[ymc] nội san sức trẻ số 35

50
S C T R

Upload: cau-lac-bo-truyen-thong-ymc

Post on 25-Jun-2015

429 views

Category:

Documents


8 download

DESCRIPTION

Nội san "Sức trẻ" được phát hành bởi Câu lạc bộ truyền thông YMC, là cơ quan ngôn luận của Đoàn trường ĐH Ngoại thương. Sức trẻ là ấn phẩm hướng tới sinh viên Ngoại thương nói riêng và tất cả các bạn sinh viên Việt Nam nói chung. Với những bài viết chất lượng và được đầu tư thiết kế kĩ lưỡng, chúng mình luôn đưa ra nhiều thông tin cũng như vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm. Nội san "Sức trẻ" rất mong muốn những góp ý từ các bạn để ngày càng hoàn thiện. ----------------------------------------------------------------- Website: http://yo.ymconline.vn/ Fanpage: www.facebook.com/ymc.ftu Email: [email protected]

TRANSCRIPT

S Ứ C T R Ẻ

S Ứ C T R Ẻ 1Mục lục“

Nhật kí người biên tập

Thân gửi những độc giả yêu quý của Sức trẻ!Tháng 11 ùa về trong những cơn gió heo may se lạnh chớm đông cùng những cái nắng vàng hanh hao. Thời gian bao giờ cũng mang đến cho các bạn trẻ một xúc cảm đặc biệt. Chợt nghĩ, xúc cảm đó có đơn thuần là xúc cảm thời gian? Hay là thời gian gắn liền với những kỷ niệm, với những ký ức không phai trong mỗi tâm hồn? Nếu vậy thì tháng 11 chắc hẳn là một khoảng thời gian rất đặc biệt.

20/11 - Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam luôn có một ý nghĩa khó diễn tả đối với học sinh, sinh viên, những người đang trên hành trình tìm kiếm tri thức. Đó là ngày những người mà chúng ta vô cùng kính trọng và yêu quý được tôn vinh. Trong những ngày này, những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành, những món quà đặc biệt,...được mang tặng các thầy, các cô.

Nội san Sức trẻ số 35 mà bạn đang cầm trên tay, chính là một trong những điều đặc biệt mà Ban biên tập muốn gửi đến các thầy các cô, những người đang lái con thuyền Ngoại thương cập bến bờ tri thức. Sức trẻ vẫn tiếp tục đồng hành với những hoạt động sôi nổi của các bạn sinh viên hướng đến thầy cô trong tháng 11 này. Bạn sẽ được gặp và lắng nghe những chia sẻ từ chính những người dạy dỗ chúng ta hàng ngày, và ngược lại, là những cảm xúc mà các sinh viên dành cho những người vẫn con thuyền tri thức vượt qua biển lớn ấy.

Thông qua tờ Nội san này, Ban biên tập muốn thay mặt tất cả các bạn sinh viên gửi lời chúc sức khỏe, thành công, hạnh phúc đến cho những giảng viên FTU đang ngày ngày miệt mài trên bục giảng. Chúng em cũng muốn cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình dạy dỗ chúng em. Tháng 11 là một khoảng thời gian đặc biệt, vì nó là tháng của thầy cô!

Ban biên tập Sức trẻ.

Nhật kí người biên tậpNhật ký ban biên tập ........................................................................................... 1373°KTin tức ...................................................................................................................2Muôn màu ngoại thương “Mong các em khiêm tốn và cầu thị” .........................................................4Món quà dành tặng thầy cô ...........................................................................6Học bằng tiếng Anh - dễ hay khó? .............................................................7“Thay đổi luôn tạo ra cơ hội”........................................................................8Tôi đi làmLàm Startup – Tại sao không phải là bạn? ...........................................10Xe ôm của hàng hóa ......................................................................................12Không gian sáchCó một “người thầy” trong trang sách...................................................13Kinh tếNobel Kinh tế 2012: Kinh tế đâu chỉ là tiền ........................................14Gương mặt trang bìaThầy Chiến: Marketing là nghệ thuật ....................................................16Góc tranh luận“Chân” giá trị ....................................................................................................18Bí kíp tôi có thểHôm nay, tôi đi làm dư án ...........................................................................20Truyên ngắnCô nàng ngoại quốc .......................................................................................22Theo dấu bồ công anhCho tôi xin một phút không im lặng .......................................................25Chuyển động trẻNhững thước phim tri ân nghề giáo .......................................................26Nhạc điện tử: dài lâu hay chớp mắt? .....................................................28Gian truân hành trình chữ “lễ” .................................................................30Lần Hồi – Mượn rung cảm thời gian ...........................................................32Hành trình gieo những mầm xanh ...............................................................33Trải nghiệm của tôiKhám phá “xứ sở diệu kì” .................................................................................34Bài dự thi “Thầy tôi tôi thế đấy”Có một phờ-tu như thế trong tôi ..................................................................36Thầy dạy triết ........................................................................................................37Cây bút chì gỗ .........................................................................................................38CrosswordTeacher’ Day Crossword Puzzle ...............................................................40

2 S Ứ C T R Ẻ

3730K

FTU chào mừng ngày 20-11Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, mùa lễ hội Ngoại thương cũng rục rịch đến gần với nhiều sự kiện đáng chú ý như Hội trại FTU’s Day vào ngày 18.11 và Đại nhạc hội Fresh Spices - cuộc thi văn nghệ dành cho tất cả các cá nhân, khối lớp với những hình thức và nội dung phong phú như múa, hát, kịch, thời trang,… Bên cạnh đó, vào đúng ngày 20.11 sẽ diễn ra màn nhảy flashmob thú vị với số lượng người tham gia dự kiến là rất lớn và hoành tráng. FTUers đừng quên hòa mình vào những hoạt động đầy màu sắc này nhé!

Các website nghe nhạc bắt đầu thu phí tải vềBắt đầu từ ngày 1.11.2012, 5 trang web lớn của Việt Nam là mp3.zing.vn, Nhac.vui.vn, Socbay.com, Nghenhac.info và go.vn chính thức thu phí tải nhạc trực tuyến với mức giá 1000đ/lần tải. Giải thích cho vấn đề này là do thói quen nghe nhạc và tải nhạc trên mạng hiện nay từ lâu đã lấn át thói quen nghe đĩa CD. Những nhà sản xuất nhạc nhiều khi bị thâm vốn đến 90% trên sản phẩm họ làm ra cho ca sĩ. Vì thế, không chỉ ca sĩ mà các nhà sản xuất đều đồng ý rằng, việc thu phí giúp họ có thêm đầu ra đầu vào, duy trì công việc sáng tạo, kinh doanh.

Tranh cử tổng thống MỹHai tháng sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Afghanistan thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng chính thức bắt đầu vào ngày đầu tháng 11. Và dường như, việc rút quân khỏi Iraq cũng như Afghani-stan cũng là một lộ trình trong kế hoạch tranh cử của đương kim Tổng thống Barack Obama. Đối thủ chính của ông Obama vẫn chưa được xác định. Song trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về kinh tế và chiến lược toàn cầu, dù ai trở thành ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp về chính sách mới có thể giải quyết được những khó khăn trên cả hai mặt trận đối nội và đối ngoại.

“Hit the spot” 2012“Hit the spot” – cuộc thi mô phỏng theo chương trình “Rung chuông vàng” do Đoàn Thanh niên Đại học Ngoại thương tổ chức với mục đích tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích, lành mạnh cho sinh viên đang theo học tại 5 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính, hứa hẹn sẽ tạo nên những phút giây căng thẳng, kịch tính và không kém phần hấp dẫn.Tiếp nối thành công của “FTU’s Golden Bell 2011”, cuộc thi năm nay được mở rộng hơn về quy mô cũng như lĩnh vực kiến thức. Vòng sơ khảo được tổ chức trong thời gian từ ngày 01/12/2012 đến ngày 9/12/2012, tại chính ngôi trường mà các sinh viên đang theo học. Vòng thi này sẽ chọn ra 20 sinh viên có điểm số cao nhất đại diện cho mỗi trường để tham dự buổi chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/12/2012 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy. Người thắng cuộc cuối cùng và các thí sinh xuất sắc nhất của từng trường sẽ được Nhà tài trợ trao phần thưởng trị giá 20 triệu đồng, chứng nhận và kỷ niệm chương của chương trình. Bạn còn chờ gì mà không đăng ký dự thi ngay sân chơi hấp dẫn này?

Đại nhạc hội K-Pop 201213 ca sỹ, nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng như SNSD, DBSK, KARA, Beast, Miss A, T-ARA, F.T.Island, Huyn A, Son Dam Bi ... sẽ tham gia Đại nhạc hội K-Pop 2012 Hà Nội được tổ chức vào ngày 29/11/2012 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây là sự kiện nhằm kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc (12/1992 – 12/2012), đặc biệt nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và Đại sứ quán hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Đài truyền hình MBC, công ty 9M Art Hàn Quốc cùng với VK Media Việt Nam. Về phía Việt Nam, hai ca sỹ Tấn Minh và Thu Minh sẽ là đại diện tham gia concert hoành tráng này. Có tổng cộng 50.000 vé ngồi và đứng với mức vé dao động từ 350.000 đến 2.500.000. Đây được coi là một đêm nhạc thú vị dành cho fan K-pop của nửa cuối năm 2012, sau đại nhạc hội Việt – Hàn diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia tháng 3 vừa qua.

3S Ứ C T R Ẻ

Chương trình sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ HitachiChương trình sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi lần thứ 12 là chương trình cộng đồng được khởi xướng bởi tập đoàn Hitachi nhằm phát hiện và tôn vinh tư duy lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội của các thủ lĩnh trẻ đến từ các trường đại học hàng đầu Châu Á. Với chủ đề năm nay: Vai trò của ASEAN đối với nền kinh tế Châu Á và toàn cầu, chương trình sẽ diễn ra trong 5 ngày với rất nhiều hoạt động sôi nổi như: Diễn đàn, Thảo luận nhóm của Sinh viên, Hoạt động ngoại khóa, Thăm nhà máy của Hitachi, Các hoạt động vì cộng đồng, Họp báo công bố những ý kiến đóng góp của sinh viên…Từ ngày 15/10 – 30/11/2012, sinh viên được Nhà trường đề cử gửi hồ sơ đăng ký tham gia chương trình qua email cho nhóm phụ trách Chương trình HYLI 12th tại Việt Nam, sau đó sẽ chọn ra 25 hồ sơ xuất sắc nhất. Tháng 1/2013, sinh viên tham gia phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng Tuyển chọn để chọn ra 4 gương mặt đại diện cho Việt Nam tham gia chương trình. Các bạn có thể truy cập trang web www.hitachi.com/society/global/hyli để biết thêm chi tiết.

Cup các câu lạc bộ thế giớiTháng 12/ 2012 giải vô địch bóng đá 6 lục địa sẽ được tổ chức tại Nhật Bản, tranh cup các câu lạc bộ thế giới của FIFA. Đây là sự kiện được nhiều người yêu mến môn thể thao vua trông đợi nhất vào dịp cuối năm 2012.

Thực hư ngày tận thế 21.12Lịch Long Count của người Maya bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên, đánh dấu theo chu kỳ 394 năm được gọi là Baktun, và Baktun thứ 13 kết thúc vào ngày 21.12.2012, đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn lịch sử trong lịch của người Maya chứ không phải kết thúc của thế giới. Như vậy, ngày 21.12.2012 không phải là ngày tận thế như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2012 (HANIFF)

Mang thông điệp “Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương thống nhất và phát triển”, LHP Quốc tế Hà Nội 2012 (HANIFF) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ 25 đến 29/11/2012 tại thủ đô Hà Nội. LHP Quốc tế Hà Nội năm nay có hơn 200 bộ phim đến từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tham dự. Trong đó, có nhiều phim thuộc các nền điện ảnh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Đặc biệt, điện ảnh Iran, vốn luôn gây chú ý tại các LHP Quốc tế uy tín như Berlin, Cannes... cũng gửi tác phẩm tham gia HANIFF lần này. Liên hoan phim năm nay sẽ chào đón 200 khách mời và đại biểu nước ngoài. Lễ khai mạc lúc 20h ngày 25/11, lễ bế mạc (20h ngày 29/11) sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV2, VTV4.

Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” 2013Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” 2013 do CLB Nhà doanh nghiệp tương lai TEC tổ chức đã chính thức phát động từ ngày 10.10.2012. Giống như fomat mọi năm, các đội dự thi sẽ trải qua ba vòng: nộp đề án, thuyết phục nhà đầu tư qua hình thức pitching – thuyết trình trong thời gian quy định, và cuối cùng là vòng chung kết. Tuy nhiên cuộc thi năm nay có một số thay đổi: Vòng 1 sẽ chia làm 2 vòng nhỏ: từ 10.10.2012 đến 25.11.2012, các đội phải nộp bản tổng quan dự án kinh doanh của mình, sau đó từ 26.01.2013 đến 10.03.2013: Đội thi vượt qua vòng 1.1 tham dự Khóa học kỹ năng khởi sự kinh doanh và hoàn thiện đề án kinh doanh chi tiết. “Khởi nghiệp cùng Kawai 2013” không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như khoa học – kỹ thuật, công nghệ thông tin, kiến trúc…, hứa hẹn sẽ nhận được những đề án chất lượng và có tính khả thi.

S Ứ C T R Ẻ4

KHIÊM TỐN

Không chỉ cầm phấn…

Ba thầy cô người viết muốn nhắc đến trong số báo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 này đều là những người vừa tham gia giảng dạy, vừa gắn bó với hoạt động Đoàn qua

nhiều thế hệ. Đó là thầy Nguyễn Văn Triệu, thầy Hoàng Ngọc Thuận và cô Lê Thu Thủy. Dù rất bận rộn, nhưng khi dành chút thời gian ít ỏi để trả lời phỏng vấn, các thầy cô không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ của mình về quãng đường đã đi qua cùng Đoàn trường Ngoại thương. Chắc hẳn nhắc đến thầy Triệu, sinh viên FTU không còn quá xa lạ. Thầy là người anh cả hơn 10 năm qua, đưa Đoàn trường đi qua nhiều thăng trầm cùng biến chuyển. Có lẽ, nhiều người tự hỏi, làm cách nào mà thầy “Bí thư” có thể quản lý và duy trì hoạt động Đoàn trơn tru, lớn mạnh đến vậy, trong khi còn phải tham gia giảng

dạy hàng trăm sinh viên? Câu trả lời là: “Dù đầu mối rất lớn nhưng qua thời gian, thầy cũng tìm ra cách quản lý khoa học và hiệu quả khi chia thành từng mảng trong phạm vi Đoàn, Hội sinh viên, Chi bộ sinh viên, và các chi đoàn”. Thầy cũng chia sẻ, một điều may mắn đó là sinh viên Ngoại thương đều rất chủ động, vì vậy phần lớn các chương trình chỉ cần định hướng hoặc nhờ các thầy cô trong trường hỗ trợ về mặt chuyên môn, còn lại là sinh viên tự đứng ra tổ chức. Một cơ chế rất “open” trên cơ sở tập trung, nhờ đó thầy có thể quản lý nhịp nhàng và khoa học cỗ máy khổng lồ mang tên Đoàn trường FTU.Còn với cô Lê Thu Thủy – giảng viên kiêm trưởng phòng Quản lý Đào tạo, dù tự nhận mình không đóng góp gì nhiều nhưng thực sự cô lại rất sát sao với hoạt động Đoàn. Đối với cô, hoạt động ngoại khóa của sinh viên Ngoại thương không những giúp nâng cao chuyên môn, bồi đắp kĩ năng, đó cũng là cơ hội để các bạn khám phá và thể hiện năng lực cá nhân. Thông qua các hoạt động đa dạng của

“MONG CÁC EM

Họ không chỉ là những người thầy ngày ngày đứng trên bục giảng mà còn là những người nâng đỡ sinh viên trong hoạt động ngoại khóa. Hơn ai hết, tâm sự từ những nhà giáo kiêm đàn anh của sinh viên vừa chân thành, thiết thực, lại ẩn chứa nhiều bài học.

VÀ CẦU THỊ”

Thầy thật sự mong Ngoại thương đã tạo được môi trường lành mạnh để hình thành một thế hệ sinh viên FTU với phong cách mới: nhân văn, trí tuệ, năng động và đoàn kết. Mong các em luôn cầu thị và khiêm tốn, dù mình có tài giỏi đến đâu.

Muôn màu Ngoại Thương

S Ứ C T R Ẻ 5Đoàn, Hội và CLB, sinh viên FTU đang từng bước nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Đó cũng là điều cô yên tâm và tự hào nhất khi thấy các thế hệ dần trưởng thành và tự tin trên con đường đã chọn. Trong khi đó, với thầy Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn lại là con đường dài đi từ những ngày tháng còn là một sinh viên FTU ngồi trên ghế nhà trường. Từng là Chủ tịch Hội sinh viên trường, Ủy viên BCH TW Hội sinh viên Việt Nam, rồi đến khi trở về trường làm giảng viên lại nhận trách nhiệm của Phó Bí thư Đoàn, có thể nói, thầy là một trong những người hiểu rõ nhất các hoạt động ngoại khóa của FTU trên nhiều góc độ. Nhìn lại sau nhiều năm, thầy cho rằng bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận cũng có một nhược điểm phát sinh, đó là giảm đi sự gắn kết. Dường như số lượng CLB quá nhiều đã phần nào làm giảm tính hỗ trợ giữa các CLB với nhau. Một nhược điểm không quá lớn, nhưng thực sự đáng để suy ngẫm.

Vì ai?Không ít sinh viên băn khoăn khi đứng trước lựa chọn nên tiếp tục hoạt động cho các hoạt động đoàn thể hay tập trung cho học tập. Chiếm quỹ thời gian lớn, nhiều trách nhiệm, không được sự ủng hộ từ gia đình… rất nhiều lí do được đưa ra khi quyết định nhưng nhiều bạn vẫn không tìm được câu trả lời. Vậy lời khuyên từ chính các thầy cô gắn bó với hoạt động Đoàn sẽ như thế nào? “Những kinh nghiệm từ hoạt động phong trào thời sinh viên đã giúp thầy sau khi ra trường không còn bỡ ngỡ. Thầy rất tự tin với những kĩ năng mềm mà mình có như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức chương trình… Và đó đồng thời cũng là lợi thế của những sinh viên năng nổ hoạt động so với các bạn chỉ tập trung 100% thời gian công sức cho việc học tập trong sách vở.” – thầy Thuận chân thành chia sẻ. Chứng kiến nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ hoạt động Đoàn và CLB, thầy Triệu cũng cùng suy nghĩ khi cho rằng sinh viên nên chịu khó tham gia nhiều hoạt động hơn bên cạnh việc học. Các chương trình tình nguyện, nghiên cứu khoa học, tư vấn tuyển dụng, đào tạo kĩ năng… thực sự là cơ hội quý giá để sinh viên gặt hái kinh nghiệm. “Việc các bạn đến trường chỉ đi học đơn thuần thôi không có gì sai, nhưng tại sao trong cùng một khoảng thời gian như thế các bạn không tham gia vào những tổ chức được định hướng bởi thầy cô, các khoa chuyên môn, nhà trường, qua đó rèn luyện bản thân, xây dựng mối quan hệ, cũng là có những sợi dây gắn bó với trường hơn. Quan trọng hơn cả, qua trải

nghiệm, các bạn trẻ sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về chính cuộc sống đang đón đợi các bạn ngoài kia”. Ngoài ra, các thầy cô cũng khuyên các FTUers nên tham gia hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết của mình. “Một khi các em nghĩ mình làm việc cho Đoàn, cho Hội, cho CLB chỉ vì những mục đích cá nhân như đặt quan hệ với thầy cô để nhờ cậy điểm số, hay làm đẹp CV giúp thăng tiến về sau, chắc chắn các em sẽ chỉ hoạt động mang tính chất nhất thời và không thực gắn bó, không thực hiểu ý nghĩa cũng như giá trị của hoạt động phong trào.” – theo lời cô Thủy. Quả thực, đôi khi, tuổi trẻ còn cần cả sự vô tư, hết mình chưa nhuốm màu thực dụng.

Trăn trở và tâm sựDù trẻ lại cùng sinh viên trong những hoạt động sôi nổi và nhiệt huyết, nhưng nhà giáo vẫn là nhà giáo, vẫn chất chứa nhiều trăn trở và suy tư với nghề, với chính thế hệ mình đang lèo lái. Cô Lê Thu Thủy tâm sự, ngày nay, không ít sinh viên mang tư tưởng “đi” thầy cô để xin nâng điểm số. Đó thực sự là một điều đáng buồn, và nhiều khi là sự coi thường với chính nghề giáo và tư cách nhà giáo. “Đối với cô và nhiều thầy cô khác, không gì quan trọng hơn là truyền đạt cho các em tri thức. Thầy cô ở Đại học có thể không gắn bó với các em như cách các thầy cô bậc trung học đã làm, nhưng đã là nhà giáo, tâm nguyện cho học sinh, sinh viên vẫn không hề thay đổi.”Cũng như vậy, nói về tình thầy trò ở bậc đại học, thầy Hoàng Ngọc Thuận

cho rằng không phải “không thật” hay “không tồn tại”, chỉ là tính chất đã thay đổi. “Thường những bạn sinh viên sẽ gắn bó hơn với thầy cô hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho mình. Kể cả 10, 20 năm sau quay lại, các bạn vẫn nhớ và về thăm thầy cô. Nhiều khi, không cần những món quà, chỉ cần các bạn nhớ đến thầy cô đã là rất quý và đáng trân trọng”. Có lẽ đó là mong muốn không chỉ của riêng ai mà của tất cả các thầy cô giáo với thế hệ sinh viên của mình.Còn với thầy Nguyễn Văn Triệu, khi được hỏi về những điều muốn gửi gắm đến sinh viên Ngoại thương, thầy thực sự đặt rất nhiều kì vọng. Trước tiên, thầy mong mỗi bạn tự tìm được cho mình một mục tiêu phấn đấu sau 4 năm đại học. Bạn muốn đạt được điều gì và trở thành ai là những câu hỏi cần phải tìm câu trả lời. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần nắm vững kiến thức cùng kĩ năng sống để không bị động trong tương lai. Những lời cuối khép lại bài viết cũng là những lời tâm huyết nhất thầy Triệu gửi tới tất cả các sinh viên trong trường: “Kể cả về sau, mong các em đừng sa đà vào lợi ích mà nên tự hỏi đã làm được gì cho đất nước. Thầy thật sự mong Ngoại thương đã tạo được môi trường lành mạnh để hình thành một thế hệ sinh viên FTU với phong cách mới: nhân văn, trí tuệ, năng động và đoàn kết. Mong các em luôn cầu thị và khiêm tốn, dù mình có tài giỏi đến đâu. Bằng khả năng của mình, hãy khiêm tốn đi lên và hoàn thành trách nhiệm của chính mình với xã hội”.

HÀ ANH TRẦN

KHIÊM TỐN “MONG CÁC EM

VÀ CẦU THỊ”

S Ứ C T R Ẻ6 Muôn màu Ngoại Thương

Nhưng mon quà giản đơn…

Vào những ngày này, sắc hoa tràn ngập trên khắp đường phố. Vẻ đẹp muôn sắc của hoa dường như là phép ẩn dụ tôn vinh nghề giáo cao quý. Với bó hoa trên tay, gài một món quà xinh xinh nho nhỏ, vậy là bạn đã có thể cùng bạn bè đến chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Món quà nhỏ ấy có thể là một món đồ handmade tự tay bạn làm, vừa độc đáo lại vô cùng ý nghĩa. Đừng lo ngại rằng nó quá bình dị, giản đơn! Nếu đã từng đọc cuốn sách “Quà tặng cuộc sống”, chắc hẳn bạn còn nhớ câu chuyện về một câu bé nhà nghèo tặng cô giáo lọ nước hoa mẹ cậu dùng dở nhân dịp giáng sinh trong khi các bạn cùng lớp đều tặng cô những món quà sang trọng. Nhưng cuối cùng, món quà của cậu bé nghèo lại được cô trân trọng nhất bởi cô đã cảm nhận được hương thơm ngọt ngào từ tình cảm ẩn chứa bên trong đó. Như lọ nước hoa kia, khi bạn thực sự tâm huyết với tấm thiệp, cuốn sổ hay chiếc khung ảnh,... do tự tay bạn cắt dán, nó cũng sẽ để lại hương thơm vương vấn mãi trong lòng thầy cô.

Ngân Hà

Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng lớn rồi thật khó để nói ra những lời yêu thương, nhưng nếu viết thư thì lại thật con nít. Vậy tại sao bạn không thử đăng những điều muốn nói lên Facebook của thầy cô? Bằng cách này, bạn còn nhận được sự chia sẻ từ chính bạn bè xung quanh mình nữa. Chiếc máy tính là một công cụ thông minh với vô vàn “bảo bối” có thể hỗ trợ bạn, điều quan trọng lúc này chỉ là: “bạn đã sẵn sàng sáng tạo chưa?”.

… và tràn đầy y nghia Bên cạnh đó, âm nhạc vẫn luôn là một món quà tuy quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ. Chẳng vì thế mà nơi giảng đường vốn quen thuộc với những đồ thị, công thức, những triết lí, học thuyết khô cứng, vào những ngày đặc biệt như vậy luôn vang lên những giai điệu du dương. Món quà tuy truyền thống nhưng mỗi thế hệ sinh viên lại tạo ra những điều mới mẻ nhờ chính tình cảm của mình. Năm nay các FTUers hãy hát hết mình nhé! Những bài ca về người giáo viên, về đất nước, về cuộc sống và cả tình yêu sẽ chở nụ cười của thầy cô ngược dòng thời gian về với những năm tháng sinh viên, để thầy cô luôn trẻ mãi. Bên cạnh những liveshow tại lớp học, bạn có thể gửi bài hát và lời nhắn của mình qua đài phát thanh VOF của

câu lạc bộ truyền thông.Thông điệp ấy sẽ được “bác đưa thư” YMC truyền tới tận những thầy cô mà các bạn yêu quý. Một ý tưởng hay ho khác cho món quà ngày 20/11 chính là flashmob. Hãy dành chút thời gian, cùng tập hợp và luyện tập một màn nhảy flash mob đặc biệt dành tặng các thầy cô. Đừng ngại ngần nếu bạn không phải một dancer, bởi lẽ hoạt động này đơn giản chỉ cần đến sự nhiệt huyết, năng nổ và đồng lòng từ tấ cả những người tham gia. Chắc chắn rằng, những động tác nhảy còn vụng về nhưng đáng yêu và chân thành của bạn hòa theo tiếng nhạc vui tươi, sôi động nhất định sẽ khiến thầy cô mỉm cười hạnh phúc. Nhắc đến ngày 20.11, trong mỗi chúng ta câu hát xưa lại như vọng về: “một bông hồng em dành tặng cô – một bài ca em hát riêng tặng thầy – những món quà bé nhỏ đơn sơ – nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ”. Giai điệu ấy không chỉ là một kỉ niệm của thời hoa học trò cất giấu trong ngăn tủ, ngay chính lúc này đây nó vẫn sống động và trọn vẹn ý nghĩa. Chỉ cần có một tấm lòng, các bạn sinh viên FTU đều có thể tạo nên những món quà bé nhỏ, chan chứa niềm kính yêu dành tặng cho các thầy cô giáo trong dịp lễ trọng đại này.

Ngân Hà

Món quà20.11 đang tới gần, các FTUers rất băn khoăn không biết mình sẽ làm gì để thể hiện lòng kính trọng với các thầy cô giáo? Một câu hỏi tưởng chừng hóc búa, nhưng thực ra lại có những đáp án phong phú và giản dị đến không ngờ.

danh tặng THẦY CÔ

S Ứ C T R Ẻ 7HỌC BẰNG TIẾNG ANH

Thử thách không đơn giản…

Thực tế là không phải toàn bộ các môn học của CTTT và CLC đều bằng tiếng Anh. Các môn Toán cao cấp, Xác suất thống kê và các môn thuộc khoa Lý luận chính trị do đặc thù nên vẫn học bằng tiếng Việt. Học bằng tiếng Anh đồng nghĩa với mức độ tập trung nghe trong giờ học phải cao hơn rất nhiều, bởi chỉ cần vài phút xao lãng là bạn có thể không hiểu những gì tiếp theo. Phương (K49 CLC TCNH) chia sẻ: “Khi bắt đầu làm quen với việc học bằng tiếng Anh, mình gần như không hiểu bài trên lớp, vì đôi lúc thầy cô nói mà mình chưa kịp dịch, hoặc không bắt kịp bài học, về nhà đọc lại rất mất thời gian”, Giáo trình bằng tiếng Anh cũng rất đa dạng. Thường thì giảng viên không bắt buộc phải dùng một loại sách cố định nào, điều đó có nghĩa là sinh viên phải đọc rất nhiều sách để hiểu được những

vấn đề mà môn học yêu cầu. “Sách tiếng Anh rất đắt, photo ra cũng cả trăm nghìn, sách gốc còn hơn nhiều lần. Bọn mình chủ yếu đọc bản mềm, nếu mua hay in hết số sách cần đọc thì rất tốn”, Linh (K48) cho biết. Là sinh viên CLC hoặc CTTT, bạn sẽ phải đối mặt với việc học luật Việt Nam bằng tiếng Anh, quen với những quyển giáo trình hàng nghìn trang, những từ tiếng Anh bình thường nhưng trong lĩnh vực toán học, kinh tế hay luật lại có nghĩa hoàn toàn không liên quan… “Thay vì quy trình bình thường là đọc – hiểu thì bọn mình phải trải qua quá trình dài hơn là đọc – dịch – hiểu”, Hằng (CLC KTĐN) chia sẻ. Một trở ngại nữa đến từ phía các thầy cô. Hoa (CLC QTKD): “Mỗi thầy cô có cách nói tiếng Anh khác nhau và cách dạy cũng khác, nhiều khi mình bị rối loạn và không quen. Nhiều lúc thực sự không hiểu thầy cô nói gì”. Được học một số môn với giảng viên Mĩ, một sinh viên CTTT chia sẻ rằng giảng viên nước ngoài có ít sự tương tác với sinh viên hơn, “có lẽ các thầy mặc nhiên nghĩ bọn mình hiểu hết những điều thầy nói nên thường không dừng lại để mình kịp hiểu”.

… nhưng “được”nhiềuDù có nhiều khó khăn trong quá trình học nhưng thực sự đây là những môn học rất thú vị. Cùng một lúc, bạn có thể luyện nghe, dịch, đọc hiểu, viết và làm quen với những giáo trình gốc của môn

học, nhất là những môn chuyên ngành, với sách do những tác giả nổi tiếng viết. “Sau một thời gian học, vốn từ của mình mở rộng đáng kể, đặc biệt là từ vựng trong kinh tế hay luật, càng tìm hiểu càng thấy bị cuốn vào đó”, Phương tâm sự. Những môn học bằng tiếng Anh là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với những kiến thức của thế giới, như Mai (CTTT K48): “Mình có cảm giác mình đang học giống như rất nhiều sinh viên trên thế giới đang học, mình được tiếp cận nhiều hơn với những tài liệu, nghiên cứu mới và biết nhiều hơn về thế giới không chỉ gói gọn ở Việt Nam”. Đối với nhiều bạn đây là quá trình tập dượt hữu ích cho việc đi du học trong tương lai. Bất kì môn học nào cũng là một thử thách, và khi vượt qua được rào cản ngôn ngữ để nắm bắt được môn học, điều ta nhận lại được còn nhiều hơn là điểm số. Một số tips để học tốt các môn học bằng tiếng Anh mà các thầy cô chia sẻ:- Đọc trước bài ở nhà và tra từ điển những thuật ngữ khó.- Có sổ ghi từ vựng theo chuyên ngành.- Tóm tắt bài học theo cách hiểu và cách diễn đạt của mình bằng tiếng Anh.- Chỉ đọc những phần liên quan đến bài học vì sách Anh thường viết khá tỉ mỉ và chi tiết.

Thủy Đôn

Với số lượng thi đầu vào khối D chiếm đa số thì việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh không phải là trở ngại quá lớn với các sinh viên FTU. Học tiếng Anh không khó, nhưng học các môn học khác bằng tiếng Anh thì sẽ thế nào? Hãy cùng tìm hiểu xem sinh viên chương trình Tiên tiến (CTTT) và Chất lượng cao (CLC) nghĩ gì về các môn học bằng tiếng Anh nhé!

DỄ HAY KHÓ?

S Ứ C T R Ẻ8

THAY ĐỔILUÔN TẠO RA

CƠ HỘINói FTU là một bức tranh muôn màu được dệt nên từ những cá tính khác nhau quả không sai. Cung không quá ngạc nhiên khi trong bức tranh ấy ta bắt gặp nhiều gương mặt tre đang không ngừng nỗ lực khám phá bản thân và mỗi người lại mang đến cho ta một cảm nhận mới cùng những bài học thú vị. Muôn màu Ngoại thương kì này sẽ giới thiệu với các bạn một FTUer như thế!

Trưởng thành hơn từ các CLBBất cứ ai đã từng tiếp xúc với Phạm Thu Hà dường như đều có chung nhận xét - một cô gái vóc dáng nhỏ bé nhưng luôn nhiệt tình và ấm áp. Là thành viên tích cực của CLB Marketing và CLB Truyền thông, Hà chia sẻ rằng việc tham gia hoạt động trong các CLB đã đem lại cho bản thân rất nhiều giá trị. “Từ những công việc rất nhỏ như tìm tin cho VOF, tham gia tổ chức cuộc thi cho MaC đến khi là một trưởng ban Tổ chức, bài học mình nhận được là vô giá”. Nhiều kiến thức, kĩ năng hơn và quan trọng theo Hà, đó là cơ hội để hiểu hơn về con người mình và dần hoàn thiện bản thân. Môi trường các CLB có lẽ là nơi có những con người tác động nhiều nhất đến Hà trong 2 năm qua ở giảng đường Đại học. So với thời cấp ba hay trước khi tham gia CLB, cô bạn khẳng định mình đã khác rất nhiều, trưởng thành sau khi đã trải qua những bước ngoặt lớn trong đời sinh viên.

Cuộc sống luôn cần sự cân bằngHoạt động CLB tích cực nhưng cô sinh viên K49 vẫn sở hữu một bảng điểm rất ổn và kha khá thành tích trong học tập. Không những giành học bổng của trường, ngay từ năm nhất Hà còn là 1 trong 60 sinh viên xuất sắc nhận được học bổng của tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Tự nhận mình không phải một người giỏi sắp xếp thời gian và đặc biệt rất hay quên, Hà tiết lộ lúc nào bên cạnh cũng phải có một quyển sổ ghi lại tất cả những công việc cần làm, nhất là những việc nhỏ nhặt nhưng lại không thể thiếu. Công việc CLB khá bận rộn, vì thế quỹ thời gian dành cho việc học không được trọn vẹn. Không giống như phần lớn các sinh viên đến gần thi mới cật lực ôm sách học, Hà dành thời gian trên lớp để nghe bài giảng của thầy cô, có khi mải nghe đến quên cả ghi chép. Theo Hà: “Nghe giảng đã là một lần sàng lọc kiến thức,

nghe bạn bè nói và tranh luận những vấn đề khó là lần sàng lọc thứ hai”. Giữa việc học và hoạt động xã hội, trong những thời điểm cụ thể, cô bạn sẽ cân nhắc việc nào quan trọng hơn thì đặt thứ tự ưu tiên lên trước. Để có được những thành tích đáng kể như vậy, quan trọng nhất là sự cân bằng trong cuộc sống. Với Hà, để dung hoà mọi thứ luôn phải có sự đánh đổi, và cô bạn sẽ cố gắng lựa chọn sao cho sự đánh đổi mang giá trị nhỏ nhất có thể. Những khi gặp phải áp lực trong công việc hay học tập căng thẳng, Hà thường giải tỏa bằng việc trò chuyện với bạn bè, hay đạp xe một mình hàng tiếng đồng hồ, “những lúc như thế mình có thể suy nghĩ được rất nhiều điều”. Tuy nhiên cách quan trọng nhất vẫn là tiếp tục cố gắng để vượt qua hết những khó khăn mà cuộc sống đặt ra trước mắt. Chỉ có như vậy thì đến lần sau, cô bạn mới đủ tự tin để vượt qua và chinh phục thêm những “đỉnh núi” gian nan mới. Hà luôn tâm đắc lời một người bạn rất thân đã nói, rằng sự

Muôn màu ngoại thương

S Ứ C T R Ẻ 9trưởng thành của một sinh viên năm hai rất khác, nó không còn là sự ngây thơ và vô tư như năm nhất, mà đó là sự trưởng thành trong nhận thức toàn diện hơn về bản thân, chính vì thế nên nó có ích và cần thiết.

Cô gái Việt Nam ở đất nước “mặt trời mọc”IPLA (International Program in Liberal Arts) là chương trình trao đổi sinh viên bằng tiếng Anh của khoa Kinh tế - Đại học Tohoku (Nhật Bản). Con đường đến với học bổng này của Hà dường như là một may mắn. Quyết định nộp hồ sơ chỉ trước 10 ngày so với thời hạn và được chọn, sau đó 3 tháng Hà nhận tin mình dành được học bổng. Hà chia sẻ mình đã phân vân nhiều vì quyết định sang Nhật tức là quá trình học ở FTU sẽ chậm lại 1 năm. “Nhưng so với việc được ra nước

ngoài, được nhìn thấy thế giới thì chi phí cơ hội không hề lớn”, với suy nghĩ đó cô gái trẻ đã lựa chọn con đường đến với nước Nhật.Ở Nhật hơn một tháng, được học tập và trải nghiệm cuộc sống cùng với rất nhiều sinh viên quốc tế khác ở đây, Hà càng vững tâm rằng quyết định của mình không sai lầm. Cố gắng lựa chọn nhiều môn học đa dạng để học được thật nhiều kiến thức, tham gia những hoạt động văn hóa do trường tổ chức, cô bạn còn trở thành leader của một sự kiện giao lưu nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Cô bạn mong muốn hiểu hơn về các quốc gia khác, đặc biệt là nước Nhật. Và quan trọng nhất là một sự trưởng thành về mặt suy nghĩ, Hà muốn tìm ra lĩnh vực mà mình đam mê, mình làm tốt nhất để theo đuổi trong tương lai. Dự định của Hà sau chuyến đi này là hoàn thành nốt chương trình học tại FTU và cố gắng kiếm học bổng để sang Nhật một lần nữa. Có thể coi đây là chuyến đi học hỏi, trải nghiệm và khám phá bản thân của cô gái trẻ.

May mắn hay nỗ lực để co được may mắn?Những tuần đầu ở Nhật, bên cạnh sự hứng khởi ở một một trường mới, những khó khăn về ngôn ngữ, sức khỏe cũng khiến Hà cảm thấy khó hòa nhập được với cuộc sống ở đây. Nhưng đó lại chính là một cơ hội để Hà tự đặt ra cho mình câu hỏi mình là ai, mình đang muốn làm gì và mình phải làm gì. Không nhiều sinh viên đi du học đặt ra được câu hỏi này, cũng có nghĩa là không nhiều người có cơ hội tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy nên nó trở thành may mắn. Nó cũng giống như việc bị lạc đường, có thể phản ứng bằng cách khó chịu, bực mình nhưng Hà

lại thấy nó rất thú vị, bởi lạc đường sẽ giúp cô bạn quen được với những người bạn mới, biết thêm được những con đường mới,…Với Hà “thay đổi luôn tạo ra cơ hội”, dù điều gì xảy ra cũng hãy biến nó thành cơ hội, từ cơ hội nhỏ đến cơ hội lớn và dần dần sẽ là cơ hội lớn nhất. Sau mỗi việc làm mình hoàn thành cô bạn đều cố gắng tìm ra ở nó một ý nghĩa nào đó để thêm tin tưởng ở bản thân.Mỗi bước đi trong cuộc sống đều xuất phát từ trái tim. Với Hà “những thứ xuất phát từ trái tim là những thứ tốt nhất” và cô bạn luôn tâm niệm “sống chân thành và làm mọi việc hết sức mình là điều quan trọng nhất”.“Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải điểm đến” – chính vì thế mà có những người vẫn đang nỗ lực từng ngày khám phá bản thân. Hi vọng cô sinh viên FTU đầy bản lĩnh sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình sau cuộc hành trình tuyệt vời này.

Phạm Thu Hà

• Anh1KinhtếquốctếK49• TừnglàtrưởngbanTổchứcCLBMarketingvà

thànhviênbanVOFCLBTruyềnthông• HọcbổngdotậpđoànSumitomodànhchosinh

viênxuấtsắc• HọcbổngchươngtrìnhIPLAvàhiệnđanglà

sinhviêntraođổi1nămcủatrườngTohoku(NhậtBản)

THUY ĐÔN

S Ứ C T R Ẻ10 Tôi đi làm

Học Đại học, tốt nghiệp ra trường, đi xin việc – có ve như, quy trình này đã trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tâm trí chúng ta, đối với cả lớp tre và những bậc phụ huynh lớn tuổi. “Có một công việc ổn định, hằng ngày đi làm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cuối tháng lãnh lương đều đặn” – sinh viên ra trường trở thành người làm công ăn lương, chỉ cần thế là đủ. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ một chút, vậy những Founder, CEO – người tuyển dụng bạn, cho bạn công việc, họ có gì khác biệt? Trở thành một người như thế, ý nghĩ đó đã bao giờ vụt qua trong đầu bạn chưa? Nếu câu trả lời là rồi (dù có thể bạn chỉ vừa nghĩ đến nó khi tôi đề cập), thì Startup là hướng đi hoàn toàn mới dành cho bạn.

Startup là gì?Startup chính là thuật ngữ tiếng Anh, dùng để nói về sự Khởi Nghiệp. Khởi Nghiệp là gì? Là khi bạn bắt tay vào gây dựng một sự nghiệp của riêng bạn, thành lập một công ty của riêng bạn, bắt đầu từ con số 0. Khởi nghiệp để làm gì? Là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Nếu bạn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp, bạn

lao vào xây dựng cho mình một thương hiệu mới, một chỗ đứng mới, bạn chính là một doanh nhân khởi nghiệp (Entre-preneur). Những entrepreneur, sau này, liệu rằng tên tuổi của họ có còn mãi hay không, điều đó mới thực sự đáng suy ngẫm và mơ ước. Luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ, họ làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

Việt Nam và bức tranh Khởi NghiệpHiện nay, ở Việt Nam, khởi nghiệp đã không còn là một phạm trù xa lạ và xa vời với giới trẻ. Ngày càng có nhiều người trẻ tài giỏi muốn thử sức mình hơn, muốn nhận nhiều thách thức hơn, muốn khẳng định bản thân với xã hội và thế giới. Theo đó, Khởi Nghiệp trở thành một “mảnh đất”

LÀM START-UPTẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ BẠN?

S Ứ C T R Ẻ 11được đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện và cơ hội khá nhiều. Giờ đây, những tổ chức, công ty, tập đoàn lớn sẵn sàng tài trợ cho các cuộc thi, khóa học, sự kiện, tọa đàm liên quan đến vấn đề này. Tiêu biểu nhất có thể kể đến Hội Trại Khởi Nghiệp VYE, cuộc thi Khởi Nghiệp của VCCI, Khởi Nghiệp cùng Kawai. Không chỉ vậy, đó còn là hàng loạt các khóa học đào tạo khởi nghiệp và các buổi chia sẻ giao lưu được diễn ra tại khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc.Tại những không gian như thế này, không chỉ học thêm những kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp mà các bạn trẻ còn được trò chuyện, trao đổi với những chuyên gia về kinh tế, những nhà đầu tư để học cách giải quyết những vấn đề thực tế gặp phải trong kinh doanh. Có thể nói rằng, đây là những cơ hội rất tốt nếu như bạn đang mang trong mình một ước mơ khởi nghiệp. Sự hỗ trợ đến từ rất nhiều phía, chỉ cần bạn đam mê và thật sự quyết tâm.

Startup chỉ dành cho người tài giỏi?Đúng, startup chỉ dành cho những người thật sự có năng lực, nhưng bạn hãy nhớ rằng, người đó có thể là bất cứ ai, không trừ bạn. Đừng “lý tưởng” hay “thần thánh hóa” những người làm startup thành công. Thực chất, họ cũng chỉ là một người rất bình thường như các bạn. Tuổi tác cũng không phải là vấn đề. Thậm chí, họ có thể không có bằng cấp cao như bạn, không tốt nghiệp từ một trường Đại học danh giá bằng bạn, cũng không có hậu thuẫn tài chính từ gia đình được như bạn, nhưng họ vẫn rất thành công (có thể là hơn bạn bây giờ). Điểm khác biệt là gì? Chính là ở tư duy. Trường lớp không dạy cho bạn cách khởi nghiệp. Thật ra, không dạy cho bạn tư duy rằng mình có thể khởi nghiệp. Đại học đơn thuần đào tạo bạn trở thành người làm thuê: một người có kỹ năng và biết cách làm việc trong một môi trường có sẵn. Từ bây giờ, đừng chỉ đi theo lối mòn đó. Hãy thử nghĩ khác đi. Vị trí của người khởi đầu sẽ như thế nào?Từ bên ngoài nhìn vào, thế giới của những người làm khởi nghiệp thành công rất hoàn hảo và đẹp đẽ. Điều này không hoàn toàn sai. Nhưng nhìn thấy một, phải thấy mười. Để có được danh tiếng, thương hiệu, chỗ đứng trong cộng đồng doanh nghiệp như bây giờ, họ phải đánh đổi những gì? Có thể trong lúc bạn đang hài lòng với những tiết học trên giảng đường và những điểm A rực rỡ trên bảng điểm; thì họ lại phải chạy đôn chạy đáo khắp mọi nơi, có khi đánh đổi bằng việc

bỏ học, đi tìm nhà đầu tư, làm việc với đối tác, đi chiêu sinh, tuyển mộ. Không chỉ thế, còn là những bất bình, phản đối từ gia đình; hoặc những lo sợ và căng thẳng của chính bản thân. Đây chỉ là một ví dụ chủ quan có thật trong thực tế, giúp các bạn hình dung một phần nào đó cuộc sống của những con người khi mới bắt tay vào khởi nghiệp. Không hề có ý gợi ý hay “khuyên nhủ” các bạn hãy bỏ học để đi làm khởi nghiệp (!).Cho nên, giữa việc vui vẻ chấp nhận một vị trí làm công ăn lương quèn nhưng dễ dàng và ổn định với việc tự đứng lên và khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng cùng đầy rẫy rủi ro và gian khổ, liệu rằng có bao nhiêu phần trăm trong chúng ta còn kiên trì làm startup?

Lời khuyên cho bạn“Đừng sợ thất bại”. Anh Nguyễn Văn Hiệp (Chairman, CEO và Founder Trung tâm tiếng Anh Step Up) chia sẻ: “Thất bại là hoàn toàn bình thường, thậm chí nên có. Chỉ thất bại rồi bạn mới có cho mình những bài học”.“Đừng ngại hỏi”. Không cần thiết bài học nào cũng cần phải tự trả giá. Bạn có thể chia sẻ khó khăn, thắc mắc của mình với những người đã khởi nghiệp trước đó. Có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những CEO, Chairman, Founder tưởng như rất khó để liên lạc và gặp mặt. Anh Nguyễn Minh Quý (CEO Nova Ads), một trong những người khởi nghiệp thành công đã nói:”Cộng đồng những nhà khởi nghiệp thành công luôn luôn nhiệt tình và thích thú với những câu chuyện khởi nghiệp. Chính tôi còn chủ động liên hệ với một số nhóm đoạt giải trong cuộc thi khởi nghiệp để có thể chia sẻ khó khăn và hỗ trợ khi cần thiết.”

“Ý tưởng không phải tất cả”. Hành trình từ ý tưởng cho đến thực tế bắt tay vào làm không dễ dàng và êm ái như bạn tưởng tượng. Đem ra thị trường thực hiện rồi, Startup đó có thành công hay không, lại là cả một câu chuyện hoàn toàn khác. Startup = Start + Up. Đừng ngại bắt đầu. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa. Hãy bắt tay vào, thực sự bước những bậc đầu tiên trước đã, rồi bạn mới có thể đứng trên cao những nấc thang thành công của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp. Có thể bắt đầu nhỏ, bạn sẽ thất bại nhỏ. Như thế, sẽ vẫn còn sức lực, tinh thần và quyết tâm để bắt đầu lại một lần nữa.

LÀM START-UPTẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ BẠN?

Châu Kiều

CEO Nguyễn Minh Quý

S Ứ C T R Ẻ12

“Xe ôm” của hàng hoaCác hình thức online cho phép chúng ta có thể mua hàng mà không cần phải trực tiếp đến shop, chỉ cần order hàng hóa qua một cú điện thoại hay thậm chí là một vài thao tác click chuột trên Internet là bạn hoàn toàn có thể đợi món đồ được giao đến tận nhà mình. Đây chính là lúc cần có sự xuất hiện của những “người vận chuyển”. Công việc của các shipper chủ yếu là nhận hàng từ tay chủ shop và giao đến địa chỉ của khách rồi thanh toán tiền, không yêu cầu trình độ hay kĩ năng chuyên môn cao. Để làm tốt được việc này đòi hỏi các shippers phải là người cẩn trọng, uy tín và một điều cũng rất cần thiết nữa đó là phải thuộc đường. “Nhiều lúc mình cảm thấy mình rất giống xe ôm, phải biết mọi đường ngang ngõ dọc trong thành phố để tìm được địa chỉ của khách. Chỉ khác ở chỗ shipper là xe ôm cho hàng hóa thôi”, Hùng (Học viện Tài chính) chia sẻ.

Kiếm tiền không đơn giảnMỗi lần chuyển hàng, tùy theo khoảng cách và loại hàng hóa, các shipper nhận được từ 15000 – 30000 đồng. So với những vất vả trong quá trình làm việc thì số tiền đó chẳng thấm tháp vào đâu. Ngược xuôi qua mọi ngõ ngách, mọi con đường bất kể nắng hay mưa, không ít lần gặp khó khăn khi không tìm được địa chỉ

của khách, đủ chuyện dở khóc dở cười từ đó mà ra.“Có lần nhà khách hàng sâu trong ngõ rất khó tìm, mình lòng vòng mãi nửa tiếng đồng hồ mới tìm thấy đúng nhà, tính tiền xăng đi lại cũng bằng tiền thù lao nhận được rồi”, Hải (ĐH Thương mại) kể lại. Cũng có trường hợp khách trả lại hàng, vậy là phí cả quãng đường. Đó là chưa kể có khi gặp phải chủ hàng lừa đảo, hẹn ở ngoài lấy tiền cọc của shipper sau đó bảo giao hàng đến địa chỉ giả, toàn bộ số tiền đặt cọc mất trắng.Giá xăng tăng khiến cho không ít những người vận chuyển này phải tính đến việc sử dụng xe đạp. Nhưng thay đổi phương tiện như vậy lại không hề khả quan, vì đạp xe vừa mất thời gian lại tốn sức, nhất là với những quãng đường xa.Vì thế những shipper có kinh nghiệm thường lựa chọn cho mình một mối làm ăn nhất định và chỉ chuyên giao hàng cho những cửa hàng đó. Đó là cách duy nhất ổn định được thu nhập và giờ giấc làm việc.

Công việc tạm thờiDo tính chất không ổn định và thù lao có phần hơi “bèo bọt” nên đối với phần lớn các shippers, công việc giao hàng thuê chỉ là tạm thời. “Mình chỉ làm thêm trong lúc chưa xin được công việc có thể vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học

thôi”, Hải tâm sự. Hầu hết các shippers là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hay những người đang tìm kiếm một công việc ổn định và không muốn lãng phí thời gian trong lúc đang chờ việc.Mỗi công việc dù đòi hỏi cao hay không đều có một lợi ích nhất định. Một sinh viên đã kể với tôi rằng bạn ấy gần như đã thuộc hết các con đường ở Hà Nội sau một thời gian đi giao hàng cho quán pizza. Nhờ làm việc có hiệu quả nên bạn ấy được chủ hàng tin tưởng giao cho một vị trí quản lí trong cửa hàng đó. Hay một sinh viên khác, thường đi giao hàng đến khu nhà ở của người nước ngoài mà có cơ hội làm phiên dịch viên cho một công ti du lịch. Có thể những câu chuyện trên hiếm khi xảy ra, nhưng điều mà người viết muốn gửi gắm ở đây chính là một công việc, dù vất vả hay ở một trình độ như thế nào, đều có một ý nghĩa. Công việc nào cũng đem lại cho ta một chút gì đó, là kiến thức, là kĩ năng, hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là kinh nghiệm và niềm vui vì được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình.Nghề shipper sẽ còn phát triển trong tương lai và phía sau đó vẫn là câu chuyện của những con người cần mẫn làm công việc vận chuyển, công việc mà họ tự nhận là “xe ôm của hàng hóa”.

XE ÔM

HÀNG HÓAcủa

Thủy Đôn

Thuật ngữ “ship hàng” từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta. Khi việc kinh doanh mua bán online ngày càng phát triển, số lượng những người làm công việc này - thường được gọi bởi cái tên được Tây hóa là “ship-per” – theo đó cũng ngày càng tăng trong cộng đồng sinh viên.

Tôi đi làm

S Ứ C T R Ẻ 13

Được viết dưới dạng một cuốn hồi ký, “Người thầy” không chỉ là những chia sẻ chân thành, đáng quý của Frank Mc-Court cho những ai muốn theo đuổi nghề nhà giáo mà đó còn là một dòng chảy hoài niệm xuyên suốt 30 năm đứng trên bục giảng của chính tác giả. Dòng chảy ấy được hợp thành từ nhiều dòng chảy nhỏ hơn, cũng là những mẩu truyện sống động ông lượm lặt từ ngày đầu còn bỡ ngỡ cho tới khi được bình chọn là thầy giáo tiêu biểu của năm – một đỉnh cao trong sự nghiệp nhà giáo Mỹ.Giống như bản thân nghề nhà giáo, khởi đầu của cuốn sách cho chúng ta thấy một viễn cảnh không hề tươi đẹp với đầy những vất vả, gian nan, bất công và chán nản mà nếu không kiên định, con người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. May mắn thay, McCourt không phải là kiểu người như vậy. Suốt cả sự nghiệp, ông không ngừng đấu tranh quyết liệt để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu trong lớp học, mặc cho cuộc hôn nhân gặp đầy sóng gió, nỗ lực lấy bằng thạc sĩ ở Trin-ity College bất thành còn bản thân thì bị sa thải liên miên. Ở người thầy ấy, ta có thể thấy cháy sáng một ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, của niềm đam mê mạnh mẽ đến khó tin.Cũng bởi lẽ này, khi đề cập đến những gian truân của nghề nhà giáo, tác giả không có ý làm nhụt chí những người cô, người thầy tương lai mà ngược lại, ông khuyến khích họ vượt qua thử thách để theo đuổi giấc mơ. Thật bất ngờ và đôi chút mỉa mai, chính các trở ngại trong giai đoạn khởi nghiệp kia lại đưa McCourt đến với một trong những trường trung học uy tín nhất toàn New York – trường Stuyve-sant, nơi cuối cùng ông cũng đã tìm thấy vị trí và tiếng nói cho riêng mình. “Sự gan góc bền chí tuy không hấp dẫn như khát vọng hoặc tài năng hoặc vẻ quyến rũ, song vẫn là thứ duy nhất đã giúp tôi

vượt qua bao ngày đêm.”–lời tâm sự của người thầy cũng là bức thông điệp sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

Tuy nhiên, điều mà độc giả thấy hứng thú nhất ở cuốn sách lại là cách nhà văn gợi nên nhiều suy ngẫm sâu sắc thông qua những sự việc hết sức bình dị. Hàng loạt các tình huống thú vị trong lớp học được McCourt kể lại khiến chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ về kỉ niệm một thời “nhất quỷ nhì ma” của chính mình. Có phải

bạn từng là một trong số các thành phần “bất hảo” – lười nhác không chịu làm gì cả ngoài việc “soi mói đời tư” của thầy cô? Bạn cũng đã ít nhất một lần thông đồng với lũ bạn để giở chiêu câu giờ tinh quái cho đến tận lúc trống trường? Đến với cuốn sách, mọi kỉ niệm ấy sẽ được tái hiện sống động, vừa thân quen mà lại vừa mới lạ dưới con mắt của một thầy giáo – người trực tiếp gánh chịu hậu quả.McCourt luôn tạo ra yếu tố bất ngờ từ cách ông đặt vấn đề cho tới cách ông giải quyết những tình huống dở khóc dở cười. Không có sự nạt nộ hay các bài thuyết trình dài lê thê nhưng ông vẫn khiến cho toàn bộ học sinh phải ngỡ ngàng và sẵn sàng quy phục. Từ đây, cuốn sách đưa chúng ta đến với một nền giáo dục hoàn toàn mới, một nền giáo dục mang định hướng mở. McCourt từng trăn trở: “Rõ ràng, tôi sinh ra không phải để trở thành một trong những ông thầy gạt phăng mọi thắc mắc, yêu cầu, phàn nàn để giảng dạy theo đúng giáo án đã được soạn công phu… Tôi đã mơ tưởng đến một thứ trường học mà thầy cô là người hướng dẫn và cố vấn dày kinh nghiệm, chứ không phải giám thị nghiêm khắc”. Và xuyên suốt tác phẩm, nhiều chân lí giáo dục đã lần lượt được nhà văn đưa ra với giọng văn đa sắc và linh hoạt. Đoạn cuối của cuốn sách giống như phần hạ lưu của dòng chảy hoài niệm, giọng kể dần trở nên trầm lắng và mang tính chiêm nghiệm nhiều hơn.Câu chuyện về “Người thầy” cũng chính là câu chuyện cuộc đời Frank McCourt. Bằng bút lực và những trải nghiệm của bản thân, ông đã dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng, một thế giới văn học nơi “cái mất của nghề dạy học thành cái được trọn vẹn của công chúng đọc”

(Kirkus Reviews).

Không gian sách

Có mộtNGƯỜI THẦYtrong trang sách

Nếu như cái se lạnh của những ngày đầu

tháng 11 không đủ để đánh thức kỉ niệm về bóng hình một người

thầy vốn đã ẩn quá sâu trong tiềm thức

bạn, hãy đến với cuốn sách “Người thầy”

(Frank McCourt). Khi bất chợt bạn nhận ra mảnh kí ức của chính mình trên trang viết,

câu chuyện về một nhà giáo ở tận nửa kia Trái

Đất này sẽ mang lại những khoảnh khắc

xúc động nghẹn ngào.

HẢI ĐĂNG

S Ứ C T R Ẻ14

Kinh tế hướng tới điều gì? Một gã tay mơ hùng hổ tranh luận về lạm phát và thâm hụt ngân sách, hắn sẽ nói ‘Kinh tế tức là tiền’. Điều đó đương nhiên là không đúng. Tiền chỉ là tượng trưng cho phúc lợi xã hội. Tiền rất tiện lợi trong việc định giá, và các nhà kinh tế thích dùng giá cả để phân phối cung- cầu và tối đa hóa phúc lợi xã hội một cách dễ dàng. Nhưng thị trường không nhất thiết phải có tiền hay giá cả mới có thể tối đa hóa phúc lợi. Sự khác biệt này là trọng tâm của công trình đạt giải Nobel Kinh tế năm nayLloy Shapley (Đại học California, Los Angeles) và Alvin Roth (Đại học Standford) đạt giải nhờ nghiên cứu giải quyết các rào cản trong việc tối đa hóa phúc lợi trên thị trường mà không cần tới giá cả: các ví dụ bao gồm tìm ra đối tác phù hợp giữa người hiến thận và người nhận, sinh viên và trường học, thậm chí cả vợ và chồng. Gale và Shapley nhấn mạnh rằng thuật toán của họ không hề phức tạp, “bất kì lập luận nào đủ độ chính xác đều được coi là toán học”.

Ly thuyết trò chơi hợp tácÔng Shapley và David Gale (đã mất năm 2008) 50 năm trước đã đề ra một thuật toán để đạt được sự thỏa mãn tối đa trong trò chơi kết hợp giữa nhiều bên. Họ đã ghi nhận những điểm tương đồng giữa việc nhập học đại học (sinh viên và trường đại học thỏa mãn cả đôi bên) và hôn nhân (nam giới và nữ giới đi tìm người phù hợp nhất). Trong đời thực, không dễ dàng tìm được tình yêu đích thực, một số người tạm hài lòng với lựa chọn hạng hai, điều này dẫn tới rất nhiều vấn đề: Nếu John và Mary yêu nhau nhưng lại cưới người khác, họ sẽ mong muốn bỏ chồng-vợ hiện tại để cưới nhau. Nhưng nếu John yêu Mary, trong khi Mary yêu chồng hơn John, cả hai sẽ giữ nguyên tình trạng hiện thời.Gale và Shapley đề ra một thuật toán, ghép cặp nam-nữ để tăng tối đa các cặp đôi ổn định và giảm thiểu các cặp đôi bất ổn. Mỗi người sẽ xếp hạng người bạn đời phù hợp nhất theo thứ tự từ cao

xuống thấp. Mọi chàng trai sẽ cầu hôn cô gái xếp thứ nhất. Các cô gái sẽ từ chối mọi lời cầu hôn, chỉ chấp nhận lời cầu hôn hạng nhất trong số đó. Nhưng cô ấy không chấp nhận lời hôn đề phòng trường hợp một người cô ấy thích hơn xuất hiện lần sau. Thuật toán lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả phụ nữ thỏa mãn với lời cầu hônTương tự, giải Nobel của Shapley và Roth giải thích cho quan điểm rộng hơn về kinh tế. Đối với vô số câu hỏi về chính sách cá nhân và cộng đồng, phúc lợi không thể hiện qua giá cả, nhưng vẫn có thể cải thiện bằng nhiều cách:Hệ thống trường công ở New York và Boston đều chỉ định sinh viên theo lựa chọn ưu tiên của họ, nhưng sinh viên thường phải đưa ra quyết định trước khi biết rõ về tất cả lựa chọn. Hàng ngàn sinh viên cuối cùng phải vào học tại những trường họ không mong muốn. Roth đã giúp thiết kế thuật toán để giảm thiểu những kết hợp sai lầm

NOBEL KINH TẾ 2012 KINH TẾ ĐÂU CHỈ LÀTIỀN

Kinh tế

S Ứ C T R Ẻ 15

Ông cũng ứng dụng kĩ năng chuyên gia của mình trong việc hiến tạng. Một người không có ý định hiến thận có thể sẽ quyết định hiến nếu vợ anh ta cần. Nếu nhóm máu của họ không phù hợp, họ có thể ghép cặp với cặp đôi khác cũng gặp tình trạng tương tự. Chương trình mới về Trao đổi thận của Anh, do Roth thiết kế một phần, kết hợp nhiều chuỗi phức tạp gồm người hiến tạng và người nhận, làm tăng lượng người hiến thận, bởi người hiến tin tưởng rằng người thân của họ cũng sẽ có được một người phù hợp

Kinh tế- đâu chỉ là tiềnCông trình của Roth về việc nhận sinh viên vào trường công và hiến thận là ví dụ rõ ràng, nhưng vẫn còn vô số ví dụ khác nữa: Starbucks cho phép nhân viên ở một cửa hàng hoán đổi công việc với một nhân viên ở cửa hàng khác, nhờ đó cả hai đều được làm việc gần nhà hơn. Kết quả không làm thay đổi các thông số kinh tế (như sản phẩm hay tiền lương của nhân viên, hay lợi nhuận của Starbucks). Có thể GDP sẽ giảm do các nhân viên tốn ít tiền xăng hay vé xe bus, nhưng việc thay đổi là tự nguyện, lợi ích của cả hai người đương nhiên sẽ tăng lên.Trong mùa bầu cử, các ứng cử viên tổng thống biện hộ cho chính sách của mình theo tiêu chí tiền bạc hoặc công ăn việc làm: Đề án chăm sóc sức khỏe của Barack Obama sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bảo hiểm cho các gia đình; đầu tư vào năng lượng xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm. Đề án biên lai y tế của Mitt Romney sẽ cắt giảm chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Tuy nhiên một số ảnh hưởng lớn nhất của các chính sách đến phúc lợi xã hội lại không thể định giá. Đề án chăm sóc sức khỏe của Obama xóa bỏ rất nhiều nỗi lo của các công nhân

không có bảo hiểm khi lâm bệnh. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả được đặt ra cho các nhà sản xuất ô tô và đồ gia dụng, điều đó sẽ tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng, nhưng lại khiến họ mất đi lựa chọn: họ không thể mua một chiếc máy rửa bát hoạt động nhanh nhưng sử dụng điện không hiệu quả. Đó là một thiệt thòi về phúc lợi- kết quả này hoàn toàn ngược với phân tích chi phí- lợi ích thông thường. Theo Nick Rowe, sai lầm trong lý thuyết cộng đồng là những dự án vô dụng có thể tăng GDP, nhưng không làm tăng phúc lợi.Ngược lại, biên lại y tế của Romney không giải quyết được vấn đề chi phí chăm sóc người cao tuổi trong thời gian dài, mà chỉ có tác dụng trong giai đoạn chuyển giao. Nhưng biên lai y tế đem lại quyền lựa chọn- điều mà Chương trình chăm sóc y tế cho người cao tuổi hiện chưa có được. Nó cho phép họ sử dụng tiền chăm sóc y tế để trả cho bảo hiểm nếu thấy phù hợp hơn, đạt được phúc lợi lớn hơn thay vì chỉ nhận được chăm sóc y tế như tất cả mọi người. Giá trị của quyền lựa chọn này không dễ dàng đong đếm nhưng hoàn toàn có thật.

Nhìn lại kinh tế vi môCác nhà kinh tế vi mô thường rất giỏi khám phá những nền tảng đã cũ. Giải Nobel dựa trên một lý thuyết từ 1962: lý thuyết trò chơi cộng tác- cho rằng kết quả sẽ cải thiện nếu mọi người hành động cùng nhau; khi kiểm tra tất cả trường hợp, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng tập thể sẽ đạt được những kết quả vượt trội so với khi các cá nhân hoạt động riêng lẻ. Sau đó họ tập trung vào cốt lõi của trò chơi- những kết quả ổn định là khi các

nhóm nhỏ không thể đạt được mức tốt hơn ngay cả khi họ bỏ đi và làm theo ý mình. Tuy nhiên mấu chốt là tạo lập được hệ thống đủ bền vững trong thực tế.Và giải Nobel chỉ là một trong vô số ứng dụng kinh tế vi mô trong vấn đề đời sống. Ví dụ khác vào năm 2008, Ngân hàng Anh ứng dụng hình thức đấu giá Klemperer khi thực hiện đảm bảo thanh khoản.Kinh tế vi mô cũng tạo nền cho những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực quen thuộc. Chúng ta có thể nghĩ đến tính kinh tế học của Facebook, sở giao dịch chứng khoán, báo chí và tiền tệ. Đây là những hệ thống kết nối 2 loại người dùng. Trong khi Facebook kết nối người dùng và các nhà quảng cáo, các sàn giao dịch kết nối người bán và người mua. Trong 1 thị trường 2 phía, giá cả thay đổi có thể tạo nên 1 chuỗi các sự kiện phức tạp hơn nhiều so với nguyên lý giản đơn “giá tăng, số lượng giảm”. Hãy xem xét trường hợp 1 tờ báo địa phương muốn tăng giá bán. Giá tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng nhưng đi kèm với đó cũng là lượng đặt mua giảm xuống. Tuy nhiên, lượng độc giả thấp hơn khiến tờ báo ít có giá trị hơn dưới góc nhìn của nhà quảng cáo. Do đó, họ cắt giảm quảng cáo và giá trị của báo lại càng giảm xuống. Vòng tròn tiếp tục lặp đi lặp lại. Chi tiết này lý giải tại sao các nhà kinh tế học vi mô cũng chính là những nhà quảng cáo hàng đầu tại các công ty công nghệ tân tiến: Nhà kinh tế vi mô nổi tiếng Hal Varian là chuyên gia kinh tế trưởng tại Google, các nhà tư vấn vi mô như Susan Athey ở Microsoft, Patrick Bajari tại Amazon hay Steve Tadelis ở eBay.

THÚY HÀ(Theo The Economist)

Ông Lloy ShapleyÔng Alvin Roth

S Ứ C T R Ẻ16

THẦY CHIẾN:

MARKETING LÀ NGHỆ THUẬTCao, lịch lãm và có những bài giảng thú vị là những gì sinh viên Ngoại thương nghĩ ngay khi nhắc đến thầy Phạm Văn Chiến. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên Sức Tre đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với người thầy rất được các FTUers yêu quý này.

Được biết, thầy đã từng học ở trường ĐH Bách Khoa, 1 trường vào thời điểm đó không mấy liên quan đến kinh tế. Vậy tại sao sau hai năm theo học thầy lại chọn Ngoại Thương làm điểm dừng chân thứ 2 ạ?Thực ra, thầy không có chủ ý hay dự định gì lớn lao thời điểm đó. Ban đầu, chỉ là sự tình cờ, sau gần 2 năm học, cậu bạn trọ cùng phòng rủ thi thêm vào một trường kinh tế, lí do nó đưa ra là thi “cho vui” đã rồi tính. Nó chọn Kinh tế quốc dân vì gần Bách Khoa, thầy nghĩ mãi rồi quyết chọn Ngoại thương, vì trường này “oai”, và vì

nghe vu vơ là con gái ngoại thương xinh lắm. Cậu bạn về sau bỏ dở ý định trước kì thi, thầy đang nghỉ hè ở quê lén trốn bố mẹ ra Hà Nội thi, sau này nhập học rồi mới cho bố mẹ biết vì phải... xin tiền đóng học phí. Nhưng hóa ra, đây lại là lựa chọn bước ngoặt trong cuộc đời. Nó đã dẫn thầy theo một lối rẽ hoàn toàn khác những gì mình dự định trước đây.Thầy có thể chia sẻ một vài kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên ở cả hai trường đại học không ạ? Một trường nhiều nam, một trường nhiều

nữ, ấn tượng của thầy về môi trường thế nào ạ?Đúng là hồi đầu vào học Ngoại thương, thầy thực sự “choáng ngợp” với “vương quốc eva” này. Bên Bách Khoa, cả giảng đường may ra có vài bạn nữ. Một số ngành đặc thù còn “hiếm muộn” hơn, tuyệt nhiên không thấy bóng nữ nhi nào. Những ấn tượng đầu tiên về trường mới cũng bắt đầu từ đó, bên Bách Khoa, thấy bọn con trai (trong đó có mình) ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù, trời mùa đông lười tắm, và những “style tóc tự nhiên” được sinh ra từ việc cả tuần không gội đầu là

S Ứ C T R Ẻ16 Gương mặt trang bìa

S Ứ C T R Ẻ 17chuyện rất đỗi bình thường hồi đó, và vẫn vô tư vì chẳng biết phải ngại ngùng với ai!!. Sang Ngoại thương thì khác hẳn, thấy lũ trai trong trường (sau này có cả mình) trau chuốt hơn, quần áo phẳng phiu, phong cách, đầu tóc bóng lộn, nói khẽ cười duyên chứ không ngố tàu và nghịch dại như trai Bách Khoa.Ở cả hai ngôi trường, thầy đều có những kỉ niệm khó quên với món tiếng Tây. Hồi ở Bách Khoa, kiểm tra tiếng Anh, “trót dại” nhìn bài thằng bên cạnh, sau hóa ra đó lại là kì thi phân lớp, cuối cùng phải ngồi học môn đó với một lũ siêu phàm trong mắt mình hồi đó, giáo viên dạy cho mặt bằng đấy, thế là xác định luôn. Sang Ngoại thương, còn choáng ngợp hơn, mới học kì 1 đã thấy bọn trong lớp “bắn” tiếng Anh chiu chíu với cô giáo, mình biết phận chui tọt xuống bàn cuối, thế nào lại ngồi cạnh một thằng mà tiếng Anh hoàn toàn không có trong từ điển của nó, tư tưởng lớn gặp nhau, mình mang vốn tiếng Anh “ù ù cạc cạc” của mình ra “chém” với nó, thằng ku phục sát đất, hai thằng thân nhau từ đó, sau này khởi sự kinh doanh cũng bắt đầu với nhau.Sau khi trải nghiệm khá nhiều nghề, thành công cũng không nhỏ, con đường nào đưa thầy đến với nghề giáo ạ? Thầy thường nói “Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề”, điều này đã được minh chứng từ bản thân thầy như thế nào ạ?Đã kinh qua một vài nghề, từ nghề luật, thiết kế phần mềm, xuất bản, truyền thông... nhưng thầy thực sự chỉ thấy mình thành công khi mở trung tâm luyện thi đại học hồi còn là sinh viên Ngoại thương năm nhất. Nghe ra thì nghề này “cò con” hơn mấy nghề ở trên, nhưng thành công là có cái mình thích, và thầy thực sự đã có được điều mình thích lúc đó – sự khẳng định mình, và cả tiền - bằng chính khả năng và tư duy kinh doanh rất “hồn nhiên” lúc đó.Tưởng rằng mình đi lựa chọn nghề, nhưng hóa ra, nghề nó “âm thầm” ngắm chọn mình từ lâu, và có lẽ đó luôn là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất. Nghề giáo “ngắm” mình khi cho mình chút thành công đầu liên quan đến giáo dục, “ngắm” mình khi cho mình chút cơ duyên với việc viết sách liên quan đến giáo dục đại học khi còn là một cậu sinh viên, “ngắm” mình khi mà mình tốt nghiệp Bách Khoa với bằng cấp cũng tương đối nhưng vẫn không được dồn hết tâm huyết đi làm ngay mà phải tu thân năm cuối ở trường Ngoại thương. Và thầy bước vào nghề giáo trong một năm “nằm vùng” đó, nên đúng ra, không phải là mình chọn, mà là mình nhận ra nghề giáo đã “theo đuổi”

mình từ lâu, và gật đầu đồng ý.Đã bao giờ thầy nuối tiếc với sự lựa chọn của mình chưa ạ?Ừm, thực tế là có. Khi mình đưa ra một lựa chọn cũng là lúc mình sẽ bỏ qua những cơ hội khác, có thể với suy nghĩ lúc đó là tạm thời gác qua một bên, nhưng cơ hội thường không tồn tại lâu, nên dù có đôi chút tiếc nuối, mình cũng sẽ phải dấn thân với lựa chọn đó. Cuộc sống là vậy, nếu lựa chọn, và dám dấn thân, thì lựa chọn đó là của mình, là thứ sinh ra để thuộc về mình, chứ không phải thứ gì khác.Trong quá trình đi dạy, hẳn thầy đã có rất nhiều kỉ niệm với sinh viên Ngoại thương? Thầy có thể kể lại một vài câu chuyện cho chúng em được biết ạ?Cảm xúc trong quá trình đi dạy nhiều lắm, từ việc đứng như tượng trong những lần đầu đứng lớp, đọc theo slide giọng vẫn run run khi nhìn thấy gương mặt thất thần của sinh viên ngồi dưới, đến những giờ giảng mà mình đã bất ngờ và hạnh phúc vô cùng khi mà kết thúc buổi học, cả lớp đã đứng dậy vỗ tay.Nhưng có một kỉ niệm khá thú vị, cũng trong những học kì đầu đi giảng, thầy vào đúng lớp mà hồi trước thầy đã... học lại thể dục với lớp đấy, mà lại là dancing nữa. Lúc đó chính thầy và chắc là sinh viên K46A ngồi dưới cũng bất ngờ lắm. Sau này các bạn ấy vẫn nhắc lại chuyện đó mãi, còn truyền tai nhau là hồi trước có anh khóa trên cao cao gầy gầy đi học lại, mà dám cả gan mời hotgirl của lớp nhảy cùng, hình như lần đó bị từ chối.Sinh viên thường có câu “Nhất lượng nhì Mar”, vấn đáp marketing thường là nôi sợ hãi của nhiều sinh viên. Thầy có thể chia sẻ một vài bí kíp giúp chúng em học môn này một cách hiệu quả không ạ?Nếu dưới góc nhìn là một môn học, thì như các môn học khác, không gì khác ngoài việc cố nhớ thật nhiều, thầy vẫn mong sinh viên bây giờ hãy thay đổi “công nghệ ghi chép”, hãy dùng MindMaps mọi lúc, mọi nơi, đó là cách tốt nhất để nhớ, và từ đó học hiệu quả, với bất kì môn học nào. Còn nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị tích lũy”, hãy hiểu tinh thần của marketing – như một dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần võ sĩ đạo vậy, từ đó gây dựng nên một thứ triết lý marketing cho riêng mình, là thứ của riêng mình, không phải của Philip Kotler, không phải của thầy cô giáo dạy marketing nào. Thầy vừa nhắc đến “tinh thần market-ing”, vậy điều thầy tâm đắc nhất với môn Marketing là gì ạ?

Thầy vẫn thường nói với sinh viên, rằng marketing không chỉ là một khoa học, mà nó còn là một môn nghệ thuật. Như nhiếp ảnh là môn nghệ thuật với ánh sáng, thì marketing là nghệ thuật với nhận thức của khách hàng. Điều đó đòi hỏi người làm marketing trước hết phải là một bậc thầy về tâm lý học hành vi. Và cũng chính vì thế, mà khi đã dấn thân vào, marketing có một sức hút rất kì lạ.Thầy có những sở thích gì đặc biệt không ạ? Nhiếp ảnh có phải là niềm đam mê của thầy không ạ? Có chứ, nhưng thầy là người tham lam, nên thích nhiều thứ lắm, thích cafe “cóc” sáng cuối tuần, thích bia hơi vỉa hè sau giờ tan sở, thích cả món me đá ở quán trà chanh góc bờ hồ buổi tối. Còn chụp ảnh, nó đến tình cờ mà như được sắp đặt trước. Thuở trước thích xe cổ, ngồi ngắm xe mãi cũng chán, thế là bắt đầu rong ruổi trên những cung đường cùng những chiếc xe cũ cọc cà cọc cạch, đi và nhìn mãi lại chán, nên chiếc máy ảnh dần trở thành bạn đồng hành. Chụp ảnh bắt đầu từ đó, có lẽ nó là một thói quen, thì đúng hơn là sở thích hay đam mê.Cảm ơn thầy về buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Sau buổi trò chuyện này, hẳn các bạn sinh viên trong trường đã phần nào hiểu hơn về người thầy thú vị và gần gũi của bộ môn mang tiếng “sát thủ” trong trường. Chúng em xin chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc!

MAI VƯƠNG

Nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị tích lũy”, hãy hiểu tinh thần của marketing – như một dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần võ sĩ đạo vậy

S Ứ C T R Ẻ18 Góc tranh luận

“Chân dài” – họ là ai?Ngày nay, những câu chuyện về “chân dài” không còn hiếm hoi trên mạng. Qua hàng ngàn hàng vạn bài báo và vô số chuyện trà đá vỉa hè, “chân dài” từ chỗ nói đến những đôi chân miên man thon thả đã biến tấu thành một “thuật ngữ” đa nghĩa, đa diện. Thiên hạ nói đến “chân dài” đôi khi mỉa mai châm chọc, về một cô gái hở hang nào đó làm “nóng mắt” người qua đường, về những người làm nghề “buôn hương bán phấn” đáy cùng xã hội. Ở một góc độ khác, 2 chữ “chân dài” lại được dùng để nói tới những hot girl xinh đẹp, không chỉ có đôi chân là lợi thế mà ngay cả nhan sắc cũng hơn người. Còn khi xét đến khía cạch thực tế và mang tính “nghề nghiệp” hơn, chân

dài, không ai khác chính là người mẫu.Rất nhiều hàm ý chỉ gói gọn trong hai chữ, vì vậy đôi khi người nghe phải đoán xem người đối diện đang khen chê ra sao, thật lòng ca ngợi hay chỉ có ý mỉa mai châm chọc. Rõ ràng, chân dài là một vẻ đẹp, thậm chí là mơ ước của nhiều cô gái muốn có thân hình chuẩn mực,nhưng ở rất nhiều góc khuất, nó lại mang những câu chuyện khác.

Người ta noi……vì các cô có nhan sắc, nên các cô có quyền chọn lựa người đàn ông xuất sắc làm chỗ dựa. Vì các cô có nhan sắc, nên các cô có quyền đòi hỏi được cung phụng và nâng niu hơn những cô gái bình thường. Vì chân dài hơn, vì nổi bật hơn, vì quyến rũ hơn, nên đương nhiên các cô

có cơ hội tốt hơn để giành được địa vị trong xã hội. Xin đừng vội trách thiên hạ độc địa, bởi thực chất không ít các “giai nhân” tự cho mình cái quyền (suy nghĩ) như thế. Không phải ngẫu nhiên mà càng lúc càng nhiều cái nhìn ác cảm đối với “chân dài”. Sự thật là nhiều cô gái dựa dẫm vẻ bề ngoài để leo lên những nấc thang cao trong xã hội. Cũng không thiếu những cô nàng sống đời tầm gửi, dựa vào vẻ đẹp trời cho mà nguyện phụ thuộc “có điều kiện” vào một người đàn ông chỉ cần cái vỏ. Những cô gái đó trở thành hiện tượng ngày càng nhiều, nhiều đến mức khiến những người phụ nữ có hiểu biết tự thấy xấu hổ và tức giận, khiến những người đàn ông chin chắn coi thường và xa lánh. Hiện tượng ấy có một cái tên: “chân dài não ngắn”.

“CHÂN” GIÁ TRỊKhông khó để google search ra cụm “chân dài” trên Internet, nhưng thật sự khó để biết thật giả trong hàng nghìn kết quả hiện trên màn hình máy tính – hàng nghìn con mắt của người đời…

S Ứ C T R Ẻ 19Đúng, đó là cụm nhiều nhất người đời gắn cho các “chân dài”. Phổ biến tới mức nhiều khi trở thành một thành ngữ, một câu cửa miệng, một phản xạ vô điều kiện trong ý thức của người bình thường. Nếu các cô gái kể trên đây biết động não một chút, chắc các cô sẽ thấy tức tối lắm khi trí thông minh của mình trong mắt thiên hạ chỉ là một con số không tròn trĩnh. Nhưng nếu cứ cho mình cái quyền “kiêu”, đứng trên đầu người khác không vì lí do gì ngoài vẻ đẹp bên ngoài, thì câu nói ấy nào có sai. Buồn cười vì có những kẻ non nớt nghĩ mình chỉ cần “ngoan” để người khác nuôi là đủ, chỉ cần “hiền” để “được yêu” là viên mãn. Như một cô người mẫu ở đâu, bỗng nhiên một ngày nổi lên với cái danh “nữ hoàng” chẳng lấy gì làm danh giá, phát ngôn bạo miệng, rằng làm việc cũng chỉ cho vui vì có người “đỡ” nơi hậu trường, cho là mình may mắn lắm! Ừ thì cũng may mắn thật, nhưng biết được bao lâu? Có khác gì cưỡi trên cỗ xe hào nhoáng nhưng không bánh, ai biết đâu sẽ bị hất xuống lúc nào khi sắc đẹp đã tàn phai, vỏ son phấn nuột nà trôi đi chỉ còn trơ lại phần ruột rỗng toác không đủ sức níu kéo bất cứ trái tim nào? “Chân dài não ngắn” – lời châm biếm cay độc, thực ra lại là lời cảnh tỉnh chua chát cho những “mỹ nhân” nông cạn, chỉ biết một mà không hiểu mười.

Còn chân dài não…không ngắn?Sự nguy hiểm của câu “chân dài não ngắn” chính là việc hình thành một lối mòn đánh giá khắt khe cho bất cứ cô gái nào chân có “lỡ” dài nhưng thực muốn vươn lên. Có hiểu biết, có học thức, đối nhân xử thế khéo léo, nhưng nhiều “chân dài” lại bị người đời dèm pha những điều không thực, bị nghi ngờ những thứ chẳng xảy ra, bị thị phi ác nghiệt. Như Tăng Thanh Hà, có học thức, không scandal, có sự nghiệp riêng, tiền tài đều đủ, vậy mà khi kết hôn vẫn bị nhiều kẻ rỉ tai “chuột sa chĩnh gạo”. Hay điển hình hơn cả là Hồ Ngọc Hà, những ngày mới bỏ nghiệp mẫu qua cầm mic, cũng bị dư luận làm điêu đứng với những lời bàn tán “lại một cô người mẫu thích chơi trội”, “sớm thất bại thôi”.. Hai cô gái trên, đều nổi tiếng, đều tài năng, chân đều…dài, nhưng vẫn bị đặt dấu hỏi “chân dài não ngắn”? Người ta bảo Hồ Ngọc Hà khéo nói, Tăng Thanh Hà khôn ngoan, thiết nghĩ nếu chân họ không “dài” đến thế, họ cũng không đẹp đến vậy, chắc hẳn sẽ chẳng có lời ra tiếng vào, chẳng có nghi hoặc về thành công hay sự giàu có. Nhưng vì bốn chữ “chân dài não ngắn”, tự nhiên chân dài cũng thành cái tội, đẹp cũng là cái tội. Và vì cái ác cảm, vì sự nhìn nhận ăn sâu vào suy nghĩ mà người ta không dễ gì chấp nhận một mệnh đề khác: chân dài nhưng có hiểu biết!

Bi kịch hay vấn nạn?Giờ thì buộc phải cùng đánh giá lại chính cách nhìn nhận của một bộ phận không nhỏ coi “chân dài não ngắn” là chân lí! Họ không sai hoàn toàn, nhưng chắc

chắn không đúng hoàn toàn! Không thể phủ nhận rằng, xã hội có những cô gái thực dụng và lệch lạc, nhưng điều đó không có nghĩa mọi cô gái khác đều cùng như vậy. Đôi khi người ta bị định kiến làm cho mờ mắt, từ chỗ tỉnh táo đến chỗ thiếu công bằng. Người ta nhìn thấy quá nhiều thứ tiêu cực, quá nhiều chuyện trái ngang, đến nỗi không còn dám tin cuộc sống có những điều tốt đẹp hơn thế. Không dám tin, hay mất niềm tin vào sự tốt đẹp là một bi kịch xuất phát từ vấn nạn. Vấn nạn “chân dài não ngắn” đã kéo theo vấn nạn “không tin rằng chân dài não không ngắn”, khiến những giá trị thực sự mất chỗ đứng, bị lu mờ, bị bôi đen. Trong khi lẽ ra phải trợ lực cho những vẻ đẹp hiếm có, đáng ngưỡng mộ, phải trân trọng và ngợi ca những cô gái đẹp cả thể chất lẫn tâm hồn, thiên hạ lại loanh quanh vạch lá tìm sâu, đánh đồng họ với phần đáng buồn của xã hội. Đôi khi vì họ mất niềm tin; đôi khi lại vì những lí do rất cá nhân, rất vị kỉ như sự ghen ghét đố kị, sự mua vui cùng đám đông, cái tôi ích kỷ không muốn bất cứ ai được sống vui vẻ và trọn vẹn, dù rằng họ xứng đáng. Nếu theo vòng quay ấy, xã hội sẽ cứ ngày một u ám thêm.Dù biết mỗi người có cách đánh giá riêng, nhưng dù là vấn đề nào của xã hội đi chăng nữa, vẫn mong rằng hãy vững vàng và công tâm mà phán xét. Và phán xét thế nào để cuộc sống đẹp hơn lên, đẹp bởi con người, đẹp bởi cả những trái tim.

HÀ ANH TRẦN

“CHÂN” GIÁ TRỊ

S Ứ C T R Ẻ20

Dự án và câu chuyện muôn thuở về nhà tài trợVề lý thuyết, dự án là một tập hợp các hoạt động phức tạp với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà tài trợ. Một công việc chỉ là dự án khi đảm bảo được hai điều sau: Có nhà tài trợ và Chuẩn bị xong tài chính. Bên cạnh đó là những yếu tố như: có tính duy nhất, có tính sáng tạo, có quản lý dự án, mục đích đã được thiết lập, đã lên được kế hoạch hoạt động. Đó sẽ không phải là dự án khi đó là một công việc lặp đi lặp lại, không có thời hạn hoàn thành và chi phí quá nhỏ. Trong thực tế, hầu hết, khi làm một dự án, bạn luôn bắt đầu từ ý tưởng. Ví dụ, bạn

cảm thấy gần đây người ta sử dụng túi nilon nhiều quá. Bạn muốn thực hiện một dự án để cải thiện tình trạng này. Sau đó, bạn bắt đầu lên kế hoạch hành động dựa trên ý tưởng đó. Cuối cùng, bạn cố sức đi tìm nhà tài trợ để dự án thực hiện được. Thông thường, đây là khâu mất nhiều công sức nhất. Và nếu không có nhà đầu tư nào muốn rót tiền cho bạn, kết quả tất yếu là gì? Dẹp bỏ cả dự án! Nhưng bạn biết không, đây thực chất là con đường vòng. Hãy nhớ rằng, dự án bắt đầu và chỉ bắt đầu khi có một vấn đề/nhu cầu cần được giải quyết, có nhà tài trợ. Vấn đề của bạn không phải là Đi tìm nhà tài trợ giải quyết nhu cầu của mình mà là Giải quyết nhu cầu của nhà tài trợ!

Đừng bao giờ bắt tay vào làm mà chưa có nhà tài trợ, chưa có hậu thuẫn tài chính. Bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc, “Thế còn ý tưởng của tôi? Những ý tưởng cứu thế giới của tôi?”. Như anh Hoàng Đức Minh (CEO&Founder của tổ chức A4F-Action For The Future) đã từng nói: “Ýtưởng là do mình nghĩ ra, nhưng nó chỉ thực sự được triển khai khi gặp được các điều kiện đầy đủ.Thực ra, khi bạn có một ý tưởng và muốn thực hiện nó, bản thân bạn chính là nhà tài trợ cho dự án của mình rồi. Có điều, thông thường, bạn lại ko phải là một nhà tài trợ tốt. Thành ra dự án chết”. Ý tưởng hay những vấn đề chung của xã hội, cũng không phải một mình bạn nhìn thấy. Đừng tìm kiếm vấn đề khi có những người đã đưa nó ra và

Người ta nói, bạn có thể tìm mọi thứ trên Google. Tuy vậy, đối với từ khóa là “Dự án” hay “Dự án xã hội”, thì ngay cả Wikipedia cung chỉ cung cấp được một lượng kiến thức vô cùng hạn chế. Điều kì lạ là, đây lại là “công việc” quen thuộc của rất nhiều bạn tre năng động hiện nay. Dù chẳng cần tra cứu sách vở, các bạn ấy lại biết rất rõ công việc của mình. Học từ đâu? Từ chính thực tế của mỗi lần làm dự án.

HÔM NAY, TÔI ĐILÀM DỰ ÁN

Bí kíp: Tôi có thể

S Ứ C T R Ẻ 21cần tìm người thực hiện! Nếu bạn mới bắt đầu làm dự án, không ai tin bạn, không ai dám trao tiền cho bạn. Phải làm thế nào để tìm được nhà tài trợ? Phải cho họ thấy năng lực của bạn trước đã. Hãy bắt đầu từ những dự án nhỏ, tự bỏ tiền nếu có thể. Sẵn sàng làm cùng các đơn vị khác, vừa học được nhiều điều, bạn vừa có thể tích lũy các mối quan hệ. Ngoài ra, hãy năng tham gia các sự kiện, tổ chức các buổi hội thảo, chủ động trong việc xin contact và linh hoạt trong giao tiếp. Như thế, mối quan hệ của bạn sẽ ngày càng mở rộng hơn. Dần dần, khi người ta biết đến bạn, việc tìm nhà tài trợ cũng trở nên “êm ái” hơn. Bạn cũng có thể tự đi tìm nhà tài trợ cho mình ngay từ đầu. Những tổ chức phi chính phủ về môi trường (ví dụ Live&Learn, World Wildlife Fund International..) chắc chắn sẽ muốn đầu tư cho những dự án giảm sử dụng túi nilon. Những tổ chức lương thực thực phẩm như World Food Programme hay Hunger Free World hẳn sẽ hứng thú với những dự án xóa đói giảm nghèo. Tất nhiên, việc bạn có thể xin được tài trợ không, có thành công hay không, lại là câu chuyện khác.

Dự án = Sự kiện? Bạn đã nhầm Rất nhiều người nhầm lẫn Dự án với Sự kiện. Vậy điểm khác biệt lớn nhất ở đây là gì? Nếu như dự án là công việc đòi hỏi phải diễn ra trong một khoảng thời gian đủ dài với các mốc cụ thể và mục tiêu cụ thể, thì sự kiện chỉ là một chương trình được diễn ra trong một buổi/ngày. Làm sự kiện không yêu cầu quá cao về tính phát triển lâu dài, quy mô tài chính cũng khiêm tốn hơn (tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đơn vị tổ chức là

ai, sự kiện dành cho dịp nào, hướng đến đối tượng nào). Một dự án có thể bao gồm nhiều sự kiện. Khi đó, sự kiện chỉ là một phần của dự án. Không có chiều ngược lại. Bên cạnh đó, tính linh hoạt của dự án rất thấp. Điều này yêu cầu bạn bỏ ra nhiều công sức sao cho từng bước trong quá trình làm dự án phải thật tỉ mỉ, chắc chắn; đặc biệt là những phần quan trọng như xác định mục đích, mục tiêu của dự án và đưa ra giải pháp – chiến lược hành động. Khi dự án đã được xây dựng, nó giống như một cỗ máy lớn. Bạn không thể “đẽo cày giữa đường” rồi “nay sửa, mai sửa”, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quy trình và hoạt động của tất cả các khâu. Không ai có thể theo kịp và tạo ra một dự án hiệu quả với lối làm việc như thế. Đối với sự kiện, tính linh hoạt cao hơn và cần phải cao hơn. Khi bạn tổ chức một sự kiện, có rất nhiều yếu tố nhỏ nhặt nhưng lại có thể làm hỏng cả chương trình. Và bạn phải lường trước được tất cả những tình huống đó để đưa ra phương án dự phòng. Việc này, càng chi tiết càng tốt. Tuy thế, vẫn có những yếu tố rất khó kiểm soát. Giả dụ, địa điểm bạn chọn để tổ chức sự kiện quá nhỏ so với lượng khán giả đến tham gia. Bất đắc dĩ, vào phút chót bạn buộc phải chuyển sang một địa điểm khác. Một đội ngũ thành viên phải lập tức được thành lập để hướng dẫn người tham dự tới địa điểm mới. Đây là một ví dụ thực tế đã xảy ra gần đây mà tôi được biết.Trong trường hợp này, nếu như không linh hoạt, chương trình coi như đổ bể.

Nhom làm dự án – Họ là ai? Nếu bạn không thuộc tổ chức nào, mà đơn giản là bạn thích và cùng với một nhóm bạn bắt tay vào làm dự án, thì bạn không cần đọc mục này. Còn nếu bạn đang là thành viên của một câu lạc bộ (CLB), hoặc một tổ chức nào

đó, bạn hãy thử nghĩ xem:”Khi làm dự án, có phải nhân lực của cả tổ chức sẽ cùng làm hay không?”. Câu trả lời là không. Khi thực hiện một dự án, bạn nên có một Nhóm làm dự án, khoảng 10 người là tối đa. 10 người này sẽ lập nên một đội “core team” – là nòng cốt của dự án. Đối với “thể chế” thông thường của các CLB ở FTU thì họ sẽ là những người đến từ các ban khác nhau của CLB, trực tiếp xây dựng và chạy dự án. Lúc này, toàn bộ thành viên còn lại của tổ chức/CLB sẽ có nhiệm vụ “support” thêm về mặt tên tuổi của đơn vị thực hiện. Thực hiện dự án sẽ mang đến rất nhiều công việc, mà mỗi công việc có thể sẽ cần đến chuyên môn của nhiều ban khác nhau. Với mô hình này, sẽ tránh được những rào cản không đáng có trong việc liên lạc giữa các ban (thông qua ban lãnh đạo,trưởng dự án, trưởng ban..), tập trung được nhân sự và nâng cao hiệu quả công việc.

KếtCâu chuyện làm dự án hẳn nhiên thú vị, nhưng còn rất dài với nhiều chặng đường gian khó. Lý thuyết vẫn còn đó, chờ đợi bạn khám phá. Nhưng nếu bạn thực sự đam mê các công việc xã hội, muốn thử sức mình trong các dự án, thì đừng chỉ ngồi đây tra cứu sách vở báo chí. Lao ra ngoài và làm thử. Chỉ lúc đó bạn mới thực sự hiểu, làm dự án là công việc như thế nào.

CHÂU KIỀU

Hoàng Đức Minh (CEO&Founder của tổ chức A4F-Action For The Future)

Dự án phát túi tự hoại cho du khách để bảo vệ môi trường

LÀM DỰ ÁN

S Ứ C T R Ẻ

Mát, dễ hợp khẩu vị nhiều người, lại có thể vừa ăn vừa ngồi lai rai hàn huyên, đây những ưu điểm đó khiến món cuốn luôn là khoái khẩu của các chị em. Ở Hà Nội bây giờ các tiệm bán món cuốn rất nhiều và khá phong phú. Xin giới thiệu tới các bạn một số địa chỉ và thực đơn món cuốn ngon nhất hiện nay.

1. Bánh tráng thịt heo ở Ngụy Như Kon TumĐây là một đặc sản lâu năm của đất Đà Nẵng mà hầu như du khách nào tới đây cũng phải tấm tắc khen ngon. Món ăn này đơn giản thôi, với nguyên liệu chính là thịt lợn ba chỉ luộc, thái mỏng, ăn kèm với các loại rau sống và đồ ghém như xà lách, thơm, cà tím, dưa chuột, xoài xanh..., rồi cuốn cùng một tấm bánh phở mỏng và bánh tráng.

Nghe vậy sẽ có người cho rằng “dễ ợt, tự làm cũng được”. Tuy nhiên, để hoàn thiện được món bánh tráng thịt heo thì bắt buộc phải có thứ nước mắm nêm thơm, cay, đậm đà rất đặc trưng của hương vị xứ Quảng, mà không phải nơi đâu cũng pha chế được. Đó cũng là lí do mà ở Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay những địa chỉ có bán bánh tráng thịt heo, bởi đâu phải quán nào cũng “chịu chơi”, nhập được loại nước mắm nêm này về.

Mách cho bạn một địa chỉ có bán món này khá chuẩn, đó là tiệm Con đường đặc sản, ở 99 Ngụy Như Kon Tum (gần làng sinh viên Hacinco). Nhà hàng này chuyên về những món xứ Quảng, được sinh viên cũng như dân công sở quanh đây biết khá rộng rãi. Và bánh tráng thịt

heo chính là một trong những món “linh hồn” tạo nên tên tuổi của nhà hàng.

Tại đây, một suất bánh tráng thịt heo có giá 70.000 đồng.

2. Nem lụi Kim LiênNem lụi là món ăn phổ biến, không thể thiếu trong các nhà hàng đồ ăn Huế. Ở Hà Nội có một cửa hàng chuyên bán món này nằm trên phố Lương Định Của, gần chợ Kim Liên. Tuy quán nhỏ lại khuất nhưng vẫn đông khách vì nem lụi ở đây rất ngon, thậm chí được đánh giá cao hơn cả trong các nhà hàng.Nem lụi chế biến từ thịt nạc lợn quết nhuyễn rồi trộn với bì, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính, nướng lên sẽ thơm nức mũi. Ưu điểm của quán này là không làm theo tác phong “công nghiệp”, mà chỉ khi có khách tới yêu cầu, ông chủ mới ngồi “nặn” từng que nem lụi, rồi đem nướng trên bếp than hoa đỏ rực.Vì thế từng chiếc nem luôn nóng hổi, thơm ngon dậy mùi, cuốn cùng bánh tráng, rau sống, đồ ghém mát mát chua chua, sau đó lại chấm với thứ nước lèo bùi bùi, đầm đậm, tất cả tạo nên hương vị thật khó quên cho thực khách.Giá nem lụi: 5.000 đồng/chiếc.

3. Nem nướng Nha Trang phố Hàng BôngCòn khá mới mẻ với nhiều bạn trẻ thủ đô nhưng nem nướng Nha Trang đã có một lượng “fan” nhất định. Món này có nguồn gốc từ Ninh Hòa và ở Hà Nội mới chỉ có một địa chỉ duy nhất tại 202 phố Hàng Bông.

Bò nướng cuốn bánh hỏi, bánh tráng thịt heo, nem lụi Huế... là những món cuốn chắc chắn sẽ khiến các bạn gái “nhớ nhung” trong những ngày mùa đông se lạnh này.

A

MÓN CUỐNDạo phố mùa đông cùng

1

2

3

S Ứ C T R Ẻ

Với không gian hiện đại, tiện nghi và kiến trúc hài hòa, bạn hoàn toàn thoải mái, uống café hoặc dùng thức ăn nhẹ và thưởng thức những bộ phim bom tấn của Hol-lywood qua kính 3D cùng bạn bè, gia đình tại CHUẨN QUÁN 3D CINEMA. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các bộ phim HD thuộc đủ các thể loại hấp dẫn khác. CHUẨN QUÁN có hệ thống các phòng chiếu riêng biệt cho cặp đôi, nhóm bạn hoặc gia đình. Và...CHUẨN QUÁN còn nhận tổ chức các buổi sinh nhật, offline, liên hoan, họp lớp với một không gian vô cùng lãng mạn, nhẹ nhàng. Đây quả thực là một nơi rất phù hợp với những sở thích của các bạn ! Với phương châm: ‘Sự hài lòng của các bạn là niềm vui của CHUẨN QUÁN’ thế nên CHUẨN QUÁN đưa ra mức giá xem phim cực kỳ phù hợp với mọi người vào tất cả các ngày trong tuần như sau:+ Đối với phim HD: 40k/h dành cho 2 người (20k/người/h), thêm một người trong nhóm (nhóm 3, 4, 5 người) thì thêm 15k/người. Từ người thứ 6 trở đi CHUẨN quán không thu thêm tiền xem phim nữa+ Đối với phim 3D: 60k/h dành cho 2 người (30k/người/h), ), thêm một người trong nhóm (nhóm 3, 4, 5 người) thì thêm 20k/người. Từ người thứ 6 trở đi CHUẨN quán không thu thêm tiền xem phim nữa. Nhóm bạn đi càng đông, càng vui và... càng rẻ...Hy vọng CHUẨN QUÁN sẽ mang đến cho các bạn một cảm giác thật sự thoải mái và thân thiện...!

Nem nướng Nha Trang vừa giống nem chua lại lại vừa giống nem lụi, cũng được làm từ thịt sống nướng lên, tuy nhiên mùi vị chủ đạo của nó là ngọt đậm, rất đặc trưng kiểu miền Nam. Một điểm khác biệt nữa là món này, ngoài bánh tráng, đồ ghém, rau sống và bún ra thì người ta còn ăn chung với bánh tráng chiên, tạo cảm giác giòn giòn, hay hay, rất lạ miệng.Tương tự như bánh tráng thịt heo, nước chấm của nem nướng Nha Trang cũng là loại nước tương đặc biệt và phải chuyển trực tiếp từ Ninh Hòa ra. Chủ quán còn cho biết thêm, kể cả nem nướng cũng có bí quyết gia truyền, không thể tự chế biến mà hàng tuần nhà hàng đều phải cất công “nhập khẩu”.Giá nem nướng Nha Trang: 50.000 đồng/suất.

4. Bò nướng cuốn bánh hỏi Phố Văn CaoCũng là món của miền Nam, bò cuốn bánh hỏi rất ngon nhưng chưa được

nhiều dân Hà Thành biết tới. Có lẽ vì đây chỉ là một món phụ của một nhà hàng chuyên về lẩu mắm với cái tên Lẩu mắm Bà Sáu nằm tại 65B đường Văn Cao.

Món cuốn này khá cầu kì. Nguyên liệu chính là thịt bò viên, tẩm ướp rồi nướng lên, sau đó cuốn chung với bánh hỏi. Bánh hỏi ăn rất mát giống hệt như bún như sợi của nó nhỏ li ti và được làm thành từng tấm mỏng, lúc bày ra đĩa thì người ta cuốn nó lại như hình một chiếc nem nhỏ.

Đương nhiên, thuộc họ nhà “cuốn chấm” nên bò nướng bánh hỏi cũng được ăn chung với bánh tráng cùng một số loại rau sống đồ ghém khác.

Bò nướng cuốn bánh hỏi ngon và cầu kì như vậy nên giá khá đắt: 120.000 đồng/suất.

5. Nem tai bà Hồng ở Hàng ThùngNói đến món nem tai Hà Nội thì người ta nghĩ ngay đến cửa hàng nem tai Bà

Hồng ở phố Hàng Thùng, đã nổi tiếng hàng chục năm nay. Ở đây phong cách phục vụ ngày càng “pro”, bạn đến đây ăn hay mua về đều đảm bảo không quá 2 phút là mọi thứ từ nem tai, rau sống, nước chấm... đều đã sẵn sàng.

Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt, vậy là đã có một món cuốn vừa giòn giòn vị tai lợn, vừa thơm bùi lại đậm đà vị thính, vừa mát nhờ các loại rau, và cái ngòn ngọt nước chấm. Nếu nói về bí quyết thì để có món nem tai “chuẩn” cần cả 3 yếu tố: tai lợn ngon, hấp vừa tới, thính (gạo rang) phải thơm, nước chấm phải vừa miệng.

Nhìn chung món này vào những hôm hanh háo, nhạt mồm nhạt miệng thì ắt hẳn các bạn gái mê ăn vặt đều thấy thèm thuồng. So với các món cuốn trên, giá của món nem tai bà Hồng cũng thuộc hàng bình dân nhất: 17.000 đồng/lạng.

Địa chỉ: 50 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội

Tel: 04.668.10325 – 0167.667.2345Facebook Fanpage:

http://facebook.com/ 3dcafecinemaWeb: http://cafephim3d.net/

Cafe phim 3D– CHUẨN QUÁN 3D Cinema

B

THÚY HÀ (Sưu tầm)

4 4 5

S Ứ C T R Ẻ

Nằm trong một con ngõ nhỏ gần hồ Ngoại Giao – Chùa Láng là quán Coffee 3D mang cái tên độc đáo – The0 Coffee. Được hình thành dưới ý tưởng của chủ quán – hai sinh viên đến từ ĐH Kiến trúc và ĐH Xây dựng, The0 gây ấn tượng bởi không gian trẻ trung mà ấm cúng. Với 4 tầng của The0, chắc chắn các bạn trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm rất thú vị. Tầng 1 tạo cảm giác yên bình, gần gũi thiên nhiên với không gian sách truyện, các trò chơi vui nhộn mang tính trí tuệ như cờ vua, cá ngựa, tháo lắp vòng sắt… Tầng 2 được trang trí rất bắt mắt, với ba màu chủ đạo: trắng, đỏ, đen, tạo điểm nhấn để các bạn có thể “pose” hình mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn có một tâm hồn lãng mạn, hay đơn giản muốn thư thả hơn sau một ngày học và làm mệt mỏi, bạn có thể chọn tầng 4 của The0 với tầm nhìn rộng, không gian thoáng đãng và yên tĩnh. Với wifi tốc độ cao, các bạn có thể giải trí sau những giờ học căng thẳng. Chiếc điện thoại nhỏ xinh đặt ở tầng 4 cũng giúp bạn thuận tiện hơn trong việc liên lạc với người phục vụ khi cần thiết.Điểm đặc biệt ở The0 Coffee nằm ở tầng 3 – nơi có những “rạp chiếu phim thu nhỏ”. Có rất nhiều lựa chọn cho các bạn đến với những phòng chiếu phim này: phòng chiếu nhỏ cho 2-4 người, phòng vừa cho 2-10 người và phòng lớn cho nhóm 30 người. Với âm thanh 5.1, máy chiếu 3D có độ phân giải full HD 1080 mang lại cảm giác sống động, bạn sẽ không phải mất thời gian xếp hàng mua vé.Bật mí một bí mật nho nhỏ, có rất nhiều couple đã chọn The0 Coffee để làm nơi thổ lộ tình cảm của mình đấy!!! The0 với những bức tường đẹp và lạ mắt, với đội ngũ nhân viên vui tính, chuyên nghiệp… bạn còn chờ gì nữa mà không một lần đến với địa điểm rất hấp dẫn này?

Thông tin coupon:The0 CoffeeSố 22 ngõ 80 Chùa LángĐiện thoại: 0904411144 30%Giảm giá

S Ứ C T R Ẻ CĐịa chỉ:24 ngõ 4 Đặng Văn Ngữ - SĐT: 0936120708; 090868628622 ngõ 80 Chùa Láng - SĐT: 0969355855; 0904411144

Trò chuyện cùng doanh nghiệp

S Ứ C T R ẺS Ứ C T R ẺD

THÂY TÔNhận bài từ 24/10 đến 10/11/2012

TÔI THÊ DÂY

Hãy để cuộc thi là cầu nối đưa bạn đến gần với những

người thầy cô yêu mến của mình

01 GIẢI NHẤT, trị giá 1.000.000 đồng.

01 GIẢI NHÌ, trị giá 800.000 đồng.

01 GIẢI BA, trị giá 500.000 đồng.

01 GIẢI BÌNH CHỌN ONLINE, trị giá 200.000 đồng

và nhiều quà tặng hấp dẫn khác

Tất cả các bài thi gửi vào hòm mail: [email protected]

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ

Nguyễn Quốc Huy - SĐT: 01689 187 545

Email: [email protected]

Website: http://cuocthi.ymconline.vn

CUỘC THI VIẾT

ĐƠN VỊ TỔ CHỨCĐOÀN THANH NIÊN ĐH NGOẠI THƯƠNG

CÂU LẠC BỘ TRUYỀN THÔNG YMC - FTU

TRIỂN LÃM

POSTER

S Ứ C T R ẺS Ứ C T R Ẻ E

S Ứ C T R Ẻ

Andy Flower là gì? Andy flower là cửa hàng nổi tiếng ở Hà Nội về lĩnh vực hoa tươi, hoa nghệ thuật, chuyên cung cấp các dịch vụ như: hoa tươi, hoa bó, hoa cưới, hoa khai trương, giỏ hoa, hoa lan, bình hoa... Andy flower chỉ sử dụng những loại hoa tươi nhất, được chọn lọc tỉ mỉ và hoàn toàn được thực hiện bởi những bàn tay tinh tế, tạo ra những bó hoa mà bạn có thể tự hào khi cầm trên tay. Những sản phẩm từ hoa Andy flower mang tính đầy nghệ thuật, lãng mạn và phong cách riêng.

Andy còn cung cấp những khóa học dành cho những bạn có niềm đam mê với nghệ thuật cắm hoa. Lớp học được thiết kế chuyên nghiệp với đầy đủ phụ liệu, phụ kiên phần thô và các dụng cụ cắt tỉa. Quá trình học nhẹ nhàng, thư giãn, phong cách người hướng dẫn tận tâm. Hoa và các thiêt kế được lựa chọn đúng mùa, tạo điều kiện cho học viên phát huy khả năng sáng tạo.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, bạn đã có gợi ý gì cho việc tri ân các thầy cô giáo của mình chưa nhỉ? Thử đến với shop hoa Andy để có những lựa chọn tinh tế cho những bó hoa tươi thắm mang tặng thầy cô nhé.

THẾ GIỚI

Andy trong mắt sinh viên?- Bạn Trịnh Quỳnh Trang, sinh viên ĐH Ngoại thương: Khi CLB tổ chức sự kiện, mình vẫn thường đến Andy shop chọn hoa. Hoa ở Andy đa dạng về chủng loại và các bó hoa, khách hàng như mình có khá nhiều lựa chọn khác nhau. Đến Andy bao giờ mình cũng chọn được một bó hoa ưng ý. Sắp tới CLB mình tổ chức thêm một số sự kiện, có lẽ mình không cần phải lo lắng về việc chọn hoa nữa.- Bạn Vương Trần Nghĩa, sinh viên Học viện Ngân hàng: Mình từng đến mua hoa ở Andy Flower một lần, đó là lúc mình khai trương shop quần áo do mình và một vài đứa bạn chung vốn lập ra. Lúc đó, hoa được đưa đến tận nhà thông qua dịch vụ điện hoa của Andy. Mình ấn tượng vì mấy lẵng hoa họ mang đến đẹp hơn hẳn so với trong ảnh.- Bạn Nguyễn Minh Tuấn, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa: Ngày 20/10 vừa rồi mình muốn tặng người yêu một món quà bất ngờ. Biết đến Andy thông qua một người bạn, nên mình gọi điện đến để được tư vấn chọn hoa. Kết quả là bạn gái mình đã rất thích món quà đó.

Thông tin liên hệ:Đường dây nóng: 1800 6856 (gọi miễn phí)Địa chỉ: Shop hoa Andy371 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội(cách cầu vượt ngã tư sở 100m)Điện thoại: (+84) 63292359Mobile: (+84) 0943398268Website: http://andy.vnEmail: [email protected]

Chúc bạn có những khoảng thời gian thật ý nghĩa với Andy Flower nhé!

Andy Flower

F Trò chuyện cùng doanh nghiệp

S Ứ C T R Ẻ

5

S Ứ C T R Ẻ G

S Ứ C T R Ẻ22 S Ứ C T R Ẻ

Coâ naøngngoaïi quoác

22 Truyện ngắn

Phíasauhắnlàánhhoànghônđỏlộnglẫy.Thậtlàmộtbackgroundhoànhảodễlàmxiêulòngbấtcứcôbéhaymơmộngnàorằngcáikẻđangđánhđànkiađíchthựclàmộtchànghoàngtử.Lamcũngchẳngcầnbiếthắncóphảilàhoàngtửthậthaykhông.Chỉbiếtlàhắnđangngồiđóvàhátbàiháttrongtimcô.

S Ứ C T R Ẻ 231Nhật Bản – Tokyo.

Cái nắng tháng 7 gay gắt len lỏi qua từng con phố. Từng tia nắng như những sợi dây thừng thắt chặt cổ khách bộ hành, không phải bằng cái chết ngạt mà bằng cơn khát

cháy bỏng âm ỉ nơi cổ họng.Lam vỡ mộng. Không phải là về tất cả mọi thứ, nhưng vẫn là vỡ mộng. Mọi thứ không như cô vẫn tưởng, hay đúng hơn là hằng mơ mộng về viễn cảnh du học ở xứ mặt trời mọc này. Nhật Bản không phải là những đền chùa cổ kính, không phải là những con đường rợp bóng lá vàng bay như trong những câu chuyện cô vẫn thường đọc. Nơi đây đông đúc. Bận rộn. Bước chân của con người không bao giờ ngừng nghỉ, kể cả khi thành phố đã say ngủ, ánh đèn điện vẫn giăng mắc khắp các nẻo đường. Không phải là Lam sợ cái vội vàng hối hả của thành phố, cũng không phải sợ gánh nặng cơm áo gạo tiền ở nơi đắt đỏ bậc nhất Châu Á này, chỉ là trong cô có cái gì đó vỡ tan. Niềm hi vọng, hân hoan, mong chờ khao khát của cô không giống như thế này. Lam sợ mình đã sai. Nhưng cái bản lĩnh của một cô gái không cho phép cô sợ hãi. Có lẽ cái cô cần là thời gian, một khoảng thời gian đủ để cô và thành phố này hiểu nhau. Cô thầm nhủ: “Ngày mai sẽ có gió của ngày mai thổi”.

2. Đạp chiếc xe đạp cọc cạch của mình đến tiệm mì ramen nơi Lam đang làm thêm, cô thở dài. Đã hơn ba tháng trôi qua kể từ ngày

cô đặt chân đến Tokyo. Cô đã dần quen với thành phố không bao giờ

ngủ này, quen với guồng quay công việc hối hả này. Ngày

nào cũng vậy, sáng đi học, chiều đạp xe đến

tiệm mì làm thêm, tối lại về phòng trọ hoặc thi

thoảng có đi chơi phố đêm với mấy chị cùng phòng. Mọi chuyện đã đi vào ổn định, nhưng cô biết

thiếu cái gì đó. Có lẽ là kịch tính chăng? Bởi cuộc sống của cô bây giờ chỉ có thể dùng một từ để diễn

tả: nhàm chán.Một cái gì đó thôi thúc cô. Hay đúng hơn

là một cơn điên. Cô quẳng chiếc xe đạp lại, cố gắng không nghĩ đến việc Hatake (gã

chủ tiệm) sẽ nổi điên như thế nào khi không thấy cô. Lam thả bộ qua các con

phố ở Shinjuku đến quảng trường Takashimiya Times và dừng lại. Cô

hít một hơi thật sâu, đưa tay ra hứng lấy ráng chiều ửng đỏ đang

chảy qua kẽ tay, tận hưởng cái cảm giác hạnh phúc khoan

khoái khi quẳng mọi thứ lại phía sau. Ánh mắt Lam

khẽ lơ đãng liếc về phía góc nhỏ của Takashimiya Times

nơi một đám đông đang đứng. Cô nghe trong gió có âm thanh của đàn guitar khe khẽ vang lên. Chắc lại là một kẻ lãng tử nào đó đang dùng tiếng đàn

để gạ gẫm sự hiếu kì của những người khách đi đường. Lam khẽ mỉm cười, bước tiếp. Cô không có ý định nhập cuộc vào đám đông ấy. Nhưng khi tiếng hát vang lên, là giai điệu “The Only Living Boy in New York” mà Akira* đã từng biểu diễn. Bài hát từng làm xao động trái tim cô mỗi khi nghe. Lam chen chân vào đám đông, cô muốn nghe lại bài hát ấy và cũng thấy hiếu kì về gã trai này. Đó là một tên con trai trẻ tuổi, quần jeans, áo sơ mi sọc ca rô đỏ đen, tóc nâu, đôi mắt đen xa xăm. Phía sau hắn là ánh hoàng hôn đỏ lộng lẫy. Thật là một background hoàn hảo dễ làm xiêu lòng bất cứ cô bé hay mơ mộng nào rằng cái kẻ đang đánh đàn kia đích thực là một chàng hoàng tử. Lam cũng chẳng cần biết hắn có phải là hoàng tử thật hay không. Chỉ biết là hắn đang ngồi đó và hát bài hát trong tim cô.“Tom, get your plane right on time.I know your part’ll go fine.Fly down to mexico.Da-n-da-da-n-da-n-da-da and here I am,The only living boy in new york…”Lam nhìn hắn, và… hắn nhìn Lam. Cô không biết có phải mình bị hoa mắt vì ánh hoàng hôn hay không, nhưng thực sự thì hắn đang nhìn cô. Hay ít nhất cũng là một ai đó đứng sau lưng cô. Nhưng ánh mắt của Lam vẫn hướng thẳng vào hắn. Có một cái gì đó khiến cô không thể rời mắt khỏi gã trai lạ lùng này. Mà cũng có thể do cô không muốn hắn nghĩ mình là người chiến thắng trong cuộc đấu mắt này. Một… hai… ba phút trôi qua, Lam có cảm giác như mình đã đứng đó cả một thế kỷ. Mắt hắn vẫn nhìn cô, đôi môi khẽ hát cho đến khi dứt nhạc. Xung quanh vang lên tiếng vỗ tay, Lam chợt tỉnh cơn mơ. Đã quá muộn rồi, cô phải về trước khi Hatake thực sự nổi điên lên và cho cô thôi việc. Lam rảo bước nhanh quay đi, không hề để ý rằng có một kẻ vẫn đang nhìn theo bóng cô từ phía sau.

3. Buổi tối ở tiệm Ramen vẫn đông như ngày nào. Lam (lại) thở dài. Cô vừa bị Hatake mắng cho một trận xong. Dọa nạt có, và tất nhiên có cả trừ lương. Nhưng ít nhất vẫn không bị đuổi việc, Lam thầm nhủ. Cô đang phải làm bù

cho ca chiều trốn việc. Tất bật chạy qua chạy lại, cô bỗng nghĩ đến gã trai nghêu ngao hát lúc nãy và mỉm cười. Nếu như hắn thực sự là một chàng hoàng tử thì có thể nào xuất hiện ngay lúc này, cứu cô thoát khỏi hàng đống bát mì và gã phù thủy Hatake miệng lúc nào cũng phun ra lửa này không? Giọng nói của Hatake bỗng vang lên, cắt đứt dòng suy nghĩ của cô:- Taki, tối nay có hẹn với bạn sao không nói trước? Thôi hôm nay em nghỉ sớm đi. Anh sẽ trừ vào tiền lương của em sau. – Hatake nói với giọng cáu kỉnh.Còn chưa kịp hiểu gì thì cô đã bị anh đẩy ra khỏi cửa tiệm, nhường chỗ cho khách mới vào.“Bạn à?” Lam không nhớ là mình đã hẹn gặp ai cả. “Hay là anh ấy nhầm?” Mải suy nghĩ, Lam bỗng giật mình khi thấy người đang đứng trước mặt cô. Là hắn. “New York boy”. Và cái câu đầu tiên mà hắn nói với Lam cũng gây sốc không kém cái cách mà hắn đột nhiên xuất hiện:- Cậu có muốn làm nàng thơ của tôi không?

4 . Mấy tuần nay, ngày nào Kiyoshi cũng đến tiệm mì cô làm việc. Không gọi món gì cả, cũng không ngồi vào

bàn. Hắn chọn một góc nhỏ trong quán, lôi đàn guitar ra đánh và khe khẽ hát, chờ cho đến khi cô tan ca làm.

Mấy ngày đầu Hatake phản ứng rất dữ dội, đòi cô phải đuổi ngay cái tên dở người ấy đi. Nhưng rồi thấy từ hôm Kiyoshi

xuất hiện, khách ngày càng đông, chủ yếu là mấy cô nữ sinh

S Ứ C T R Ẻ24 S Ứ C T R Ẻ24ngồi ngẩn ngơ nhìn hắn đánh đàn, Hatake mới tỏ ra “thông cảm” và dành cho Kiyoshi góc nhỏ yên tĩnh ấy.Lam nhìn hắn. Cô luôn có cảm giác khó hiểu và buồn cười khi nghĩ về hắn. Cô nhớ lại buổi tối ngày đầu gặp Kiyoshi. Sau khi nghe hắn nói câu đầu tiên, Lam biết rằng tên này không phải là người bình thường, thậm chí là hơi điên. Và cô nói với hắn điều mà cô đang nghĩ trong đầu:- Cậu có bị điên không?Hắn nhìn cô, cười lớn. Tiếng cười khiến Lam thấy mình có vẻ ngu ngốc. Cô toan bỏ đi thì hắn giữ lại:- Cậu còn chưa trả lời tôi mà?- Cậu cũng chưa trả lời câu hỏi của tôi.- Được rồi. Tôi không bị điên. Giờ đến lượt cậu.- Nếu tôi nói không thì sao?- Thì ngày nào tôi cũng sẽ tới đây cho đến khi cậu đồng ý mới thôi.- Tại sao lại là tôi?- Vì cậu là người ngoại quốc.Câu trả lời này của hắn khiến cô càng thấy mình ngu ngốc hơn. Có rất nhiều câu hỏi hiện ra trong đầu cô về gã trai lạ mặt này. Và trước khi lí trí kịp đưa ra bất cứ một câu hỏi nào, môi cô đã tự động nói:- Ok. Tôi đồng ý.Cả hắn và cô đều tỏ ra ngạc nhiên vì câu trả lời này. Hắn không hiểu sao Lam có thể đồng ý nhanh như thế, còn cô thì không hiểu tại sao mình lại nhận lời. Nhưng hắn đã hỏi, cô đã gật đầu, mọi chuyện xong.Và cái diễn biến tiếp theo thì như đã

nói, tuần nào hắn cũng đi theo cô đến chỗ làm thêm và đợi cho đến khi Lam xong việc.

Hắn là Kiyoshi, hay đến đánh đàn tại các phòng trà nhỏ. Thích sáng tác

nhạc. Nói chung là một tay nghệ sĩ đường phố đích thực. Nhưng

gần đây hắn cảm thấy khá thiếu hụt về cảm hứng, những bài hát của hắn không còn có hồn như trước nữa. Vì vậy hắn cần một nàng thơ!!!??? Lam khó mà có thể tin được cái kiểu giải thích này của hắn. Nhưng cô vẫn đồng ý, bởi đơn giản là cô muốn thêm sắc màu vào cuộc sống cũng như

hắn cần cảm hứng để sáng tác vậy.

Hắn luôn tò mò tất cả mọi điều về cô. Đại loại như:

- Sao Taki lại đến Nhật?- Taki thích màu gì?- Taki có thích trời mưa không?

- Taki có thích mèo đen không?...Lắm lúc Lam cảm thấy Kiyoshi như một đứa trẻ hay tò mò, lúc nào cũng đặt những câu hỏi ngớ ngẩn khiến người khác phải điên đầu. Nhưng cũng có lúc hắn im

phăng phắc như tượng và thu mình lại như một con mèo hiền lành. So với những lúc như thế, Lam vẫn thích một đứa trẻ lắm chuyện hơn.

5Tại quán Tocoro Cafe, Lam đang ngồi ngắm nhìn tách cà phê đã nguội. Bên li tách đã ngả màu vàng sẫm, từng giọt cà phê sóng sánh chao đảo quanh những viên đường nhỏ. Cũng buồn cười. Khi nào uống cà phê

Lam đều có cảm giác rất quý tộc. Ừ. Buồn mà uống trà đá thì không có gì để nói. Khi buồn uống cà phê mới đúng điệu, mới có cảm giác mình giống như nhân vật nữ chính trong một bức họa thời Trung cổ, ánh mắt buồn lãng mạn hướng về phía đại lộ xa xăm.Nói đến nhân vật nữ chính mới nhớ, Lam đã ngồi đây đợi Kiyoshi đã gần nửa giờ đồng hồ rồi mà vẫn chưa thấy tăm hơi hắn đâu trong khi chính hắn là người hẹn gặp, hứa hôm nay sẽ dành cho cô một món quà bất ngờ. Dù sao hôm nay cũng là một ngày trời mưa ảm đạm, cô không còn đủ cảm xúc để mà tức giận nữa. Lam hồi tưởng lại quãng thời gian quen Kiyoshi. Mới đó mà cũng đã được gần 2 tháng rồi. Cô cùng hắn đã lang thang khắp mọi nẻo đường ở Tokyo, đã đến chợ trời ở đây, cùng nhau đến công viên Shinjuku ngắm lá đỏ mùa thu đỏ rực cả một góc trời... và nhiều hang cùng ngõ hẻm khác nữa. Hai tháng. Quãng thời gian không dài nhưng đủ để cô hiểu là mình có cảm tình với gã trai kì lạ này. Nhưng cô không hiểu nổi hắn. Với hắn, cô chỉ đơn thuần là bạn? Hay là một nàng thơ thổi vào hắn luồng gió mới? Lam cũng chưa bao giờ hỏi Kiyoshi. Cô sợ câu trả lời. Sợ những buổi chiều không còn ai ngồi đàn ở góc khuất của quán. Sợ những ngày trời mưa lạnh không còn một tên điên nào rủ cô đi dầm mưa. Sợ ánh mắt đen ấm áp ngày nào giờ nhìn cô như một kẻ xa lạ không hơn không kém. Mải miên man trong dòng suy nghĩ, Lam bỗng giật mình khi nhìn thấy hắn bước vào quán. Hắn lướt qua mặt cô, cả một câu trách móc hắn đến muộn cô cũng không kịp nói. Bởi Kiyoshi đã nói trước, những lời nói dành cho cô giữa quán đông người:- Taki. Có một điều tôi phải thú nhận. Tôi đã nói dối cậu ngay từ lần đầu gặp mặt. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên ấy. Cậu đứng đó, nhìn tôi hát. Mái tóc đen dài khẽ đung đưa dưới ánh nắng chiều, ánh mắt mơ màng nhìn về phía tôi. Vì vậy tôi đã đi theo cậu. Không phải vì cậu là người ngoại quốc, càng không phải vì tôi cần một nàng thơ mà chỉ vì tôi muốn làm quen với cậu.Hắn cầm cây đàn lên:- Nếu như cậu muốn từ chối thì đừng nói gì cả nhé. Vì tôi chỉ muốn nghe câu trả lời thật lòng từ phía cậu thôi.Mọi người trong quán cười ồ lên vì sự tự tin của chàng trai kì lạ này.Và hắn lại bắt đầu tiếng đàn, cất giọng hát. Cũng là một bài hát trong tim cô, nhưng khác là nó chỉ dành riêng cho Lam mà thôi.“...Cô nàng ngoại quốcmàu môi đỏ Đôi mắt đen nhìn tôiCô nàng ngoại quốcMái tóc tựa nữ thần Cô nàng ngoại quốcĐánh cắp trái tim tôiVào một ngày ráng chiều ửng đỏ…”

Chú thích: (*) Nhân vật Akira trong truyện “Hajime là số một”.

TRÀ XENG

Truyện ngắn

S Ứ C T R Ẻ 25

Bạn có tin vào sức mạnh của những khoảng lặng trong cuộc sống?Khoảng lặng, là những khoảnh khắc ta dành cho riêng mình những suy tư, tự do thả hồn theo những dòng cảm xúc bất tận thậm chí tự mình gặm nhấm nỗi đau.Khoảng lặng, là những lúc ta được sống thật với con người bên trong, một nội tâm có thể hoàn toàn khác biệt với những gì ta vẫn thể hiện hay cố thể hiện.Nhưng đó cũng có thể là những giây phút ta chợt giật mình trong cô độc và nhận ra mình quá bé nhỏ giữa muôn vàn nỗi cô đơn xa lắc.Những người bạn thực sự, như ai đó đã nói, là những người hiểu điều ta muốn nói ngay cả khi ta chưa cất lời. Và “một nửa” tuyệt vời cũng là người có thể hiểu trái tim ta từ sâu trong những phút giây lặng im như thế!Nhưng đã bao giờ bạn cảm thấy mình cần một lời nói, dù chỉ một lời thôi, để ta biết rằng mình đang được lắng nghe, được cảm thông, được thấu hiểu. Đôi khi ta cần được nghe điều gì đó thể không còn cảm thấy mình lạc lõng giữa thế giới này. Tôi không biết bạn cảm nhận được gì

từ những khoảng lặng, cũng không quan tâm những điều bạn mong muốn được bày tỏ hay lắng nghe. Tôi là một người trẻ, tôi hiểu rằng mình chưa đủ chín chắn để cảm nhận mọi điều từ những phút tĩnh lặng, cũng không đủ nhạy cảm để đọc thấu suy nghĩ của người khác. Vậy nên, tôi cần một lời nói!Đã qua rồi một thời “trẻ trâu” hồn nhiên vô tư sẵn sàng nói to với cả thế giới rằng: tôi mến bạn X, tôi thích bạn Y... Theo từng bước trưởng thành ta học cách che giấu cảm xúc, rồi theo đó mà dần quên cách nói to như những ngày rất xa kia. Im lặng luôn là một lớp sơn vô hình hoàn hảo để phủ lên con người thực, những suy nghĩ thực. Im lặng, ta để lạc mất nhiều thứ, lỗi hẹn với nhiều người! Khi nghe ca khúc “Send it on” tôi chợt nhận ra rằng điều mình bỏ lỡ không phải là những khoảng lặng mà ngược lại, những khoảng có-tiếng-nói. Chợt nhận ra rằng tôi đã dần xa mọi người bằng cách từ chối nói và nghe theo nghĩa đen. Đã đi qua những lần như thế, chính là tự mình không cho mình cơ hội để hiểu và được thấu hiểu!Đại học là một ngôi trường mới, một môi

trường mới, những con người hoàn toàn xa lạ... Stress, mệt mỏi, tôi lặng lẽ post một status lên mạng xã hội và chờ đợi hồi âm. Một comment bất chợt từ một người không quen đã cho tôi thấy nhiều hơn những gì mình mong đợi: “Send it on!”. Giờ thì tôi đã có thể cười vui vẻ trước những điều không quen thuộc như thế. Bởi lúc này tôi có thể nghe – nói cũng sẵn sàng nghe – nói, những âm thanh có thể xoa dịu những góc lặng lạnh lẽo trong tâm hồn.Hãy dũng cảm để nói, để nghe, để trao gửi! Tình bạn còn ý nghĩa không khi ta không cùng tâm những sự niềm vui, nỗi buồn? Tình yêu còn đọng lại gì khi mọi lời yêu thương chân thành đều không được nói ra? Tình bạn dẫu thân thiết, gắn bó nhưng thiếu những lời quan tâm giản đơn cũng đủ khiến nó tự nhạt mờ dần đi. Tình yêu không có những lời từ trái tim thì mỏng manh tựa như phù du biết đâu đến một ngày đẹp trời sẽ tự biến mất.Tôi yêu phố phường náo nhiệt mỗi sáng sớm, thích đắm mình trong một nền nhạc sôi động, muốn “lê la” ở những quán vỉa hè có chút xô bồ nhưng nhộn nhịp đời sống ẩm thực...Chỉ có điều, xin đừng hiểu “nói” và “nghe” là nói nhiều hay xấu tính... Nói và nghe vốn là nhu cầu giao tiếp tất yếu trong cuộc sống. Nó cũng giúp ta mở cánh cửa lòng mình và người khác nhưng chỉ khi ta cũng đã cảm nhận và thấm thía hương vị của khoảng lặng trong đời. Hãy cùng tôi nói ra những điều tận sâu đáy lòng, để yêu thương và được yêu thương bạn nhé!

Cho toâi xin 1 phuùt khoângA word’s, just a word, ‘til you mean what you say,And love, isn’t love ‘til you give it away...

Make it strong,shine a light and send it on!

QUYNH ANH

IM LAËNG

S Ứ C T R Ẻ26

Nhưng tác phẩm tôn vinh nghề giáoĐề tài nghề giáo trong điện ảnh xưa nay thường không quá ồn ào mà với lượng phim vừa đủ, đầu tư có chừng mực vẫn xây dựng được những tác phẩm kinh điển với sự thành công gần như hoàn mĩ cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Với hình ảnh người thầy được khắc hoạ ấn tượng và muôn màu muôn vẻ là những cái tên bất hủ như: Stand and Deliver (1988), Dangerous Minds (1995), Mr. Holland’s Opus (1995), To Sir With Love (1967), The Miracle Worker (1962), The Karate Kid (1984)…Nội dung của những bộ phim này thường mang nhiều tầng ý nghĩa với những câu chuyện đôi khi thật giản dị nhưng dễ chạm đến trái tim khán giả. Như thầy giáo Jaime Escalante trong Stand and Deliver phải nhận phụ trách một lớp toàn những học sinh nghịch ngợm và bướng bỉnh. Nhưng sau tất cả những sự nổi loạn có phần trẻ con của học trò, bằng phương pháp sư phạm tuyệt vời cộng với sự tận tâm, nhiệt tình, thầy giáo Jaime đã giúp những cô cậu học sinh tinh quái của mình gặt hái được những thành công mà trước đây nằm ngoài tầm với của họ.

Còn thầy giáo Mark Thackeray trong “To sir with love” vốn trước đây là một kỹ sư chưa tìm được việc nên anh nhận lời làm giáo viên phụ trách một lớp “quậy” nhất tại một trường học ở phía đông London. Các học sinh của anh đều rất ngỗ ngược, luôn đối xử cục cằn, thô lỗ và thậm chí hành hung những người xung quanh họ. Mark đã ném bỏ cuốn chương trình được nhà trường giao cho và tự lập kế hoạch giảng dạy của riêng mình. Anh cho phép các học sinh của mình khiêu vũ trong lớp học để bớt căng thẳng và hung hăng. Mark đã khôn khéo giúp học sinh hiểu rằng tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân. Cứ như thế, sự tận tâm và các phương pháp tuyệt vời của anh đã có tác động sâu sắc đến học sinh, giúp họ dần thay đổi.Và còn rất nhiều những câu chuyện cảm động khác về người thầy được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã đi vào lòng công chúng bấy lâu nay. Như một nhà soạn nhạc truyền cảm hứng cho hàng trăm học sinh của mình (Mr. Holland’s Opus),cô giáo tận tâm đã chỉ dạy bằng cả trái tim cho cô trò nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh (The Miracle Worker), hay thầy giáo già người Nhật không chỉ dạy võ mà còn dạy học trò những bài học quan trọng trong cuộc sống. Thông điệp của những bộ phim này, đơn giản nhưng không bao giờ cũ:

NHƯNG THƯƠC PHIMTRI ÂN Ngheà giaùo

Hình ảnh người thầy từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc hoạ như một biểu tượng đẹp về những người làm công việc “khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Trong điện ảnh, đề tài này cung được khai thác trên nhiều khía cạnh với những tác phẩm còn mãi với thời gian.

GIANG MIN

Chuyển động trẻ

Phim Stand and Deliver (1988) Phim To Sir With Love (1967) Phim Half Nelson (2006)

S Ứ C T R Ẻ 27

thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy ta cách sống, cách làm người…Trong số rất nhiều bộ phim về đề tài nhà giáo thành công của điện ảnh thế giới, Half Nelson là một dấn ấn hết sức đặc biệt. Bộ phim Mỹ công chiếu năm 2006 của đạo diễn Ryan Fleck này đã đem về đề cử giải Oscar ở hạng mục “nam diễn viên chính xuất sắc nhất” cho Ryan Glos-ing. Phim kể về một giáo viên trung học tên Dan Dunne và tình bạn của anh với một học sinh của mình sau khi cô gái trẻ phát hiện anh bị nghiện thuốc. “Half Nelson” dựa trên nguyên mẫu là một bộ phim 19 phút có tên “Gowanus, Brooklyn” và được đánh giá là “gần như hoàn hảo” (Time Out NewYork). Dan là một giáo viên lịch sử dạy ở trường trung học Brooklyn, với một phong cách sư phạm hết sức đặc biệt – không đi theo phương pháp giảng dạy chuẩn mực thông thường mà ủng hộ phương pháp tiếp cận kiến thứctrên cơ sở phép biện chứng. Dường như Dan là một hình mẫu thầy giáo điển hình. Thế nhưng, có một khoảng tối của anh mà mọi người không biết, đó là thói quen sử dụng cocain. Tình cờ Drey (do Shareeka Epps thủ vai) là một học sinh nữ trong đội bóng rổ mà Dan huấn luyện đã phát hiện ra bí mật của anh. Từ đây bắt đầu một tình bạn ràng buộc giữa hai người khi mà Dan không muốn mất đi công việc hiện tại còn Drey lại cảm thấy tiếc cho thầy giáo mình. Chính Dan cũng rất mơ hồ về mối quan hệ giữa anh và Drey. Anh biết rằng mình chẳng thể làm những điều to tát như thay đổi thế giới, nhưng ít ra anh muốn làm những gì tốt nhất cho cô gái nhỏ này – một cô gái da màu luôn phải đối mặt với cuộc sống riêng cũng hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nhưng mọi thứ luôn có những giới hạn. Anh chỉ là một giáo viên bình thường, và sau tất cả, anh chẳng thể là một người bạn đúng nghĩa của cô bé. Nhưng Drey cần cả hai điều ấy nơi Dan…

“Half Nelson” không phải là một trong những bộ phim truyền cảm hứng kinh điển về nghề giáo theo nghĩa thông thường. Không có những chiến thắng, hay những bước đột phá, cũng không có những thành công về điểm số trong các bài thi hay ở các trận bóng rổ… Bộ phim không nói về những điều ấy, mà hướng đến một giá trị còn lớn hơn thế nhiều lần, một giá trị vẫn hay bị quên lãng: rằng làm thế nào để mọi người – những cá thể còn nhiều khiếm khuyết, những số phận bất hạnh và đau khổ, có thể tiếp tục công việc mỗi ngày và tìm ra một cách để quan tâm đến những thứ quan trọng khác ngoài chính bản thân họ.Với diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên chính, Half Nelson đã nhận được phản hồi rất tích cực từ công chúng ngay khi ra mắt. Một bộ phim sâu sắc, truyền cảm, mang đậm ý nghĩa nhân văn và để lại nhiều dư vị cảm xúc mà bạn nên xem nhất là trong tháng 11 này.

Và nhưng nhà giáo Việt trên màn ảnhMặc dù đề tài này được xem là một dấu lặng của điện ảnh nước ta, tuy vậy chân dung nhà giáo vẫn được khắc hoạ vô cùng sinh động từ những thước phim từ cách đây mấy chục năm. Đầu tiên phải kể đến thầy giáo Thứ giản dị, chân thành trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” (1982). Là một tri thức bị bó buộc trong bối cảnh xã hội ngột ngạt lúc bấy giờ, bao lí tưởng, hoài bão của người thầy tội nghiệp đều không thành hiện thực. Rồi cũng chính diễn viên Hữu Mười 2 năm sau lại tham gia bộ phim “Bao giờ cho đến tháng mười” với vai thầy giáo Khang. Là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, tác phẩm đã xây dựng nhân vật thầy giáo Khang để lại trong lòng người xem những ấn tượng tốt đẹp về một thầy giáo làng hiền lành ít nói lại ẩn chứa một tâm hồn sâu lắng đa cảm.

Hình tượng người giáo viên tận tụy còn được khắc họa cảm động trong bộ phim nhựa của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang năm 2002 – “Thung lũng hoang vắng”. Có người nói đây là một bài thơ đậm tính nhân văn về sự hy sinh của những người thầy, người cô trên vùng cao hẻo lánh để đem cái chữ của nền văn minh đến cho các em thơ. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của hai cô giáo trẻ là Giao và Minh – những người giáo viên dưới xuôi lên xóa mù chữ ở một ngôi trường trên rẻo cao do ông Tành làm hiệu trưởng. Bộ phim đã đạt giải Fipresci dành cho phim Châu Á tại Liên hoan phim ở Melbourne, giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam, và giải Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13. Ra mắt công chúng đúng vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 năm ngoái, bộ phim “Rừng chắn cát” đã tái hiện cuộc sống của những thầy cô giáo ở một vùng biển nghèo của Việt Nam. Mặc dù, cuộc sống vật chất không mấy khá giả, nhưng các thầy cô nơi đây vẫn luôn trăn trở về nghề, cho dù đây đó, trong môi trường giáo dục ấy vẫn còn những lỗ hổng quản lý, thậm chí cả sự suy thoái đạo đức... Bộ phim thực sự mang đến một cái nhìn đa chiều về nghề giáo và gửi gắm những giá trị về chữ tâm, chữ tài của những “người chèo đò” vẫn nặng lòng với nghiệp trồng người.

“Hay thư danh cho minh môt khoang thơi gian ranh rôi va môt không gian yên tinh đê thương thưc nhưng bô phim trên. Chăc chăn ban se chăng bao giơ quên răng:”Dưới ánh mặt trơi không có nghề nao cao quý hơn nghề day học.”

Comenxki

Phim Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) Phim Thung lũng hoang vắng (2002) Phim Rừng chắn cát (2011)

S Ứ C T R Ẻ28

Nhạc điện tử là một loại hình âm nhạc sử dụng công nghệ điện tử trong quá trình sản xuất. Lịch sử của nhạc điện tử đã được bắt đầu từ những năm 80, nhưng cho đến bây giờ, mỗi bài hát mới khi có sự góp mặt của âm thanh điện tử vẫn sẽ tạo ra một làn sóng khuấy động giới trẻ, thậm chí trở thành cơn sốt và leo lên những vị trí đầu của các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới.Tại sao những âm thanh này lại có sức cuốn hút lớn trong một thời gian dài như vậy? Có lẽ bởi thứ âm thanh mà nó tạo ra mỗi lần một khác, độc đáo và thể hiện rõ nét sự sáng tạo của các producer (nhà sản xuất âm nhạc). Khoa học kĩ thuật phát triển cũng giúp phạm vi của

các công cụ hỗ trợ cho dòng nhạc này được mở rộng không ngừng. Một ca khúc được phối bởi những âm thanh điện tử mang lại cho thính giả những cảm xúc rất khác lạ mà họ chưa bao giờ được trải nghiệm ở những bài hát trên nền nhạc cụ mộc mạc.Nhạc điện tử không được chia theo thể loại như pop, rock hay country… mà sự có mặt của nó len lỏi trong rất nhiều bài hát thuộc các thể loại khác nhau. Đối với những người sành nhạc thì không khó để phân biệt một bài hát sử dụng âm thanh điện tử với một bài hát sử dụng nhạc cụ bình thường. Bản thân nhạc điện tử cũng sinh ra nhiều “đứa con” mới, mà tiêu biểu là nhạc dubstep và kĩ thuật auto-tune.

Là một thể loại âm nhạc điện tử xuất hiện đầu những năm 2000 tại London, các âm thanh của nhạc dubstep phần lớn là electronic. Từ khi xuất hiện đến nay, dub-step như một “chất kích thích” của nhiều người. Nó hội tụ những âm thanh kì lạ, đem lại những ảo giác từ các nhạc cụ điện tử. Người nghe không quen có thể thấy khó chịu với loại nhạc này, nhưng một khi đã nghiện thì rất khó dứt khỏi nó.Hiện nay, dubstep đã trở nên vô cùng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam cũng như thế

giới. Trên facebook, những hội nghiền dubstep lần lượt xuất hiện. Các forum cũng được lập ra nhằm mục đích bàn luận, chia sẻ những hiểu biết, những bài hát mới về loại nhạc này. Một nhóm bạn trường THPT Anhxtanh còn dựng clip “Dubstep Gun 2” với những kĩ xảo cầu kì để thể hiện sự đam mê của mình với nó. Một số ca sĩ và ban nhạc cũng có ý tưởng đưa dubstep vào kết hợp với dòng nhạc chính của mình. Rõ ràng dubstep đã có sức nóng lan tỏa đến khắp mọi nơi.

Khái niệm âm nhạc điện tử và những sản phẩm của nó như dòng nhạc house, new-age, electronic dance hay nhạc DJ… đã trở nên quá quen thuộc đối với giới tre từ mấy năm nay. Không mới, nhưng nhạc điện tử cùng những ứng dụng của nó vẫn luôn “hot” và gây tranh cãi.

Nhạc điện tử - chưa bao giờ nhàm chán

Dubstep – “ảo” và “kích thích”

NHAÏC ÑIEÂN TÖÛhayLAÂU DAØi CHÔÙP MAÉT

Chuyển động trẻ

S Ứ C T R Ẻ 29Nếu ví bài hát là một món ăn thì auto-tune chính là thứ gia vị đặc biệt cho món ăn đó. Auto-tune giúp cho giọng hát của ca sĩ thay đổi được cao độ theo ý muốn, có thể trở nên méo mó và khác lạ, giống như âm thanh của robot, máy móc hay thậm chí như ma quỷ. Thực ra mục đích ban đầu khi auto-tune mới được sinh ra là để điều chỉnh cao độ của nốt chứ không phải làm méo tiếng như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, khi ứng dụng của nó được nâng cấp, nó đã phục vụ những nhu cầu cao hơn của giới làm âm nhạc.Có thể bắt gặp kĩ thuật auto-tune ở rất nhiều bài hát đang nổi hiện tại. Taylor Swift, cô công chúa của nhạc đồng quê Mĩ, vốn nổi tiếng nhờ những ca khúc country mộc mạc, cũng đã dần đưa auto-tune vào các tác phẩm của mình. Trong “Red” ở album mới nhất cùng tên của cô, đoạn cuối điệp khúc từ “Re-e-e-e-e-e-d”

đã được biến thể với auto-tune. Khác với Taylor, Ke$ha lại là một điển hình khi tận dụng auto-tune và những âm thanh điện tử trong vô số các ca khúc của cô, từ những single đầu tay như “Tik Tok”, “We R Who We R”, “Blow”,.. cho đến hit mới nhất “Die Young”. Bởi thế, fan không khỏi shock khi cô tuyên bố “sẽ cho mọi người thấy giọng hát thật của mình”.Nhờ có auto-tune “phù phép”, mọi việc trong phòng thu với các ca sĩ đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Bởi auto-tune có thể giúp chỉnh sửa cao độ và cả trường độ, nên có lẽ ca sĩ bây giờ, nhất là những ca sĩ mới vào nghề, chẳng cần phải quá lo lắng về việc luyện thanh để nâng cao chất giọng. Sau khi bước vào studio, thu âm một ca khúc, thì sử dụng công nghệ thông tin hiện đại là tất cả những gì còn lại họ phải làm để cho ra đời sản phẩm của mình.

Không ai có thể phủ nhận những tiện ích vô kể mà nhạc điện tử nói chung cũng như các sản phẩm của nó và kĩ thuật au-to-tune nói riêng mang lại. Nó phù hợp với những người thích sự đổi mới, thích bắt theo xu hướng sáng tạo trong âm nhạc. Nhờ có nhạc điện tử mà rất nhiều thể loại mới đã ra đời, kết hợp linh hoạt từ các thể loại nhạc đơn lẻ như dubstep và rock, tạo nên sự sôi động và hâm nóng những bữa tiệc tùng. Nó tạo ra những thứ mà trước đây chưa bao giờ có được trong làng nhạc Việt Nam cũng như thế giới.Dù vậy, nhạc điện tử cũng có những yếu điểm của nó. Giọng hát của ca sĩ có thể bị đánh giá sai lệch, mất đi chất tự nhiên vốn có nếu lạm dụng auto-tune. Nhiều bài hát quá chú trọng vào kĩ thuật mà quên đi một phần quan trọng không kém, đó là nội dung. Không khó khi bắt gặp những bài hát dễ thuộc, bắt tai nhưng đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài câu trong suốt cả

bài, và bởi vậy, dần dần đã xuất hiện khái niệm “nhạc thị trường”. Một vấn đề nữa là khi tổ chức các live show ca nhạc, ca sĩ sẽ lúng túng hoặc gặp khó khăn khi biểu diễn trực tiếp các ca khúc đã được hỗ trợ quá nhiều bởi công nghệ trong phòng thu.Khi những cái mới đã bão hòa, thì người ta lại muốn tìm về với những gì mộc mạc, truyền thống. Những khúc ca bất hủ xưa cũ cùng các diva nổi tiếng một thời vẫn luôn được nhắc đến trên các kênh âm nhạc. Các giải thưởng âm nhạc lớn thường niên luôn dành thời gian để tôn vinh những nghệ sĩ từ rất lâu đã cống hiến hết mình cho ngành nghệ thuật này. Trong một cuộc khảo sát nhỏ với sinh viên, 30% nói rằng họ chỉ thích nghe chất giọng thật của các ca sĩ, 45% đồng ý rằng mỗi loại nhạc đều có điểm hay riêng của nó, và 25% ủng hộ nhạc điện tử tiếp tục phát triển cũng như chiếm lĩnh nhiều hơn nữa trên thị trường âm nhạc.

Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, “Đôi khi có những lúc nhạc điện tử hỗ trợ rất đắc lực cho những biểu hiện của nhạc sĩ. Nếu như nhạc cụ sống mà không được tập kỹ càng một cách đồng đều thì cũng lổn nhổn. Điện tử có ưu điểm về tiết tấu, trường độ, cao độ rất chuẩn mực. Nó là công nghệ mới, dùng nó rất tốt, nhưng chỉ có nó không, thì cũng không được vì

nhạc sống mới là linh hồn của bản nhạc.”Cuộc sống vốn đa diện, và vì thế âm nhạc cũng đa sắc màu. Không thể có ý kiến đánh giá một cách tuyệt đối về bất kì loại nhạc nào trong thị trường âm nhạc bây giờ. Để biết được một bài hát, dù là dùng âm thanh điện tử hay nhạc cụ mộc, có tồn tại lâu bền và mang giá trị lớn hay không, có lẽ chỉ thời gian mới có thể trả lời.

PHAN LINH

Auto-tune – gia vị độc đáo của người nghệ si

Mộc mạc và giá trị bền vưng

Kết

S Ứ C T R Ẻ30

Chư “lễ” của ngày xưaThời trước, “lễ” tồn tại như một khái niệm độc lập thiêng liêng mà tất thảy mọi cá nhân đều phải coi trọng. Đó là những khuôn phép ứng xử của con người tương ứng với từng vị trí và vai trò của họ trong những mối quan hệ nhất định – giữa tôi và vua, giữa vợ và chồng, giữa trò và thầy. “Lễ” đòi hỏi sự tôn kính, cẩn trọng và đúng mực. Biết giữ lễ là không thái quá, không cực đoan, cũng không khúm núm, không run sợ. Nó chỉ xuất hiện khi có sự tương tác hai chiều cụ thể, như làm vua phải sáng, làm tôi phải trung; làm cha mẹ phải thương con, làm con phải hiếu kính cha mẹ…Trong mối quan hệ thầy trò, chữ “lễ” song hành cùng với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của con người. Chẳng thế mà: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Không chỉ thầy dạy chữ mà thầy dạy nghề cũng được tôn trọng, quý mến hết lòng. Một năm có ba ngày Tết

đầu năm thì đã có một ngày dành riêng cho thầy. Khi tết thầy đến, không chỉ có những học trò đang học, mà cả những bậc đầu bạc răng long cũng tìm về với người thầy của mình để tri ân thăm hỏi. Điều ấy diễn ra rất tự nhiên, không toan tính như một cái lẽ tất yếu của cuộc sống mà dần dần đã trở thành một nét đẹp văn hóa Việt. Chẳng đâu xa, còn nhớ những năm 70, 80 của thế kỉ trước, bóng áo trắng học trò vẫn ríu rít đến thăm thầy cô trong căn nhà đơn sơ với những món quà nhỏ bé mà chan chứa tình cảm. Có thể là một bó hoa dại ngắt bên đường, một bài thơ tự sáng tác, hay một bữa ăn tự nấu thắm đượm nghĩa tình. Chữ “lễ” khi ấy thật giản dị và hồn nhiên như chính mảnh tâm hồn sáng trong của họ vậy! Nhưng, đã qua rồi ngày tháng đó. Sự thay đổi mạnh mẽ của nhịp sống xã hội và quan niệm cá nhân đã đem lại cho những giá trị tưởng như bất biến này một diện mạo hoàn toàn mới.

Chư “lễ” được “hiện đại hoa”Xã hội hiện đại mang đến nhiều cơ hội cho tình yêu thương được bộc lộ. Giờ đây, học trò chẳng còn phải đợi đến “mùng ba tết thầy” để bày tỏ lòng tri ân, bày tỏ chữ “lễ” với thầy cô như trước nữa. Họ có ngày Phụ nữ quốc tế 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 và đặc biệt là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20-11. Tuy nhiên, nhịp sống mới hối hả kéo theo những toan tính lại phần nào làm phai nhạt giá trị cốt lõi của chữ “lễ”. Chữ “lễ” không còn được hiểu như quy tắc đối nhân xử thế giữa con người với con người nữa. Mà càng ngày, nó lại càng nghiêng về một thái cực tầm thường hơn, vật chất hơn. Đó là “lễ vật”.Trong quan niệm của không ít học sinh, sinh viên và ngay cả những người làm nghề nhà giáo hiện nay, tình thầy trò phải được cụ thể hóa bằng lễ vật. Đó có thể là

Xưa kia, cha ông ta hay có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Câu nói đề cao tầm quan trọng của chữ “lễ” tưởng như đã trở thành chân lí bất biến trong tiềm thức của người Việt. Ấy vậy mà cùng với sự đổi thay của thời thế, chữ “lễ” kia lại dần khoác lên những lớp nghĩa mới – “hiện đại” và đáng để bàn luận. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét qua mối quan hệ giữa thầy và trò.

Gian truân hanh trình chữ Leã“ “

Chuyển động trẻ

S Ứ C T R Ẻ 31

Vẫn còn đo chư “lễ” truyền thốngTrong quan niệm truyền thống, làm thầy phải nêu gương, làm trò phải kính phục cho tròn chữ “lễ”. Sau bao nhiêu thăng trầm, có những chữ “lễ” truyền thống không bị biến đổi, cũng không mất đi, chỉ đơn thuần là thu mình lại trong những góc cạnh khuất hơn của xã hội. Đó là nơi rẻo cao với những thầy cô tình nguyện sẵn sàng vượt thác, băng đèo đưa cái chữ đến với đồng bào dân tộc. Đó là trong các trại trẻ mồ côi, nơi các thầy cô cũng là những người cha, người mẹ tự bỏ tiền túi ra để mua sách, mua bút cho trẻ em lang thang cơ nhỡ. Còn là các miền quê nghèo có các lớp học nhỏ vắng mà học sinh quý trọng cô thầy như người thân trong gia đình.Ngay cả trong đội ngũ đông đảo giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cũng không ít tấm gương để lại trong lòng học trò ấn tượng sâu sắc. Họ không chỉ mang tới kiến thức mà còn dạy học trò mình chữ “lễ” của cuộc sống. Lại có những sinh viên sau bao năm tốt nghiệp vẫn đều đặn gọi điện hỏi thăm các thầy cô trung học chỉ để nghe tin rằng họ vẫn khỏe. Nhiều

người học trò dù thành đạt nhưng vẫn không quên gửi hoa, thiệp chúc mừng thầy cô giáo cũ nhân dịp lễ tết. Những khi ấy, chữ “lễ” không còn là khuôn phép mà lại thấm đượm tình người. Mỗi khi tháng 11 về mang theo cái se lạnh, người sâu sắc lại tự hỏi: “Chữ lễ

của chúng ta còn không và nếu còn thì ở đâu?”. Thực chất, chữ “lễ” vẫn luôn ẩn sâu trong tiềm thức của mỗi người. Chỉ có điều, liệu bạn có sẵn sàng để thức tỉnh nó?

những gói quà to ẩn chứa những món đồ giá trị, hoặc là chiếc phong bì “nhẹ nhàng mà hiệu quả” ẩn hiện trong một bó hoa. Điều này phổ biến đến nỗi nó gần như đã trở thành một “nét văn hóa”. Không chỉ thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”, chữ “lễ” này còn mang một sứ mệnh “cao cả” đó là làm thay đổi tình cảm thầy trò và kéo điểm một số môn mà học sinh, sinh viên vô tình học kém. Những chuyện “mua điểm”, “xin điểm” như thế diễn ra khá thường xuyên từ cấp tiểu học đến bậc đại học.Nhiều giáo viên, giảng viên coi mức tiền quà vào các dịp lễ tết như một thước đo đẳng cấp. Đối với họ, nhận được càng nhiều thì vị trí của mình càng được nâng cao trong mắt những người xung quanh. Theo như chia sẻ của một bạn có email …[email protected]: “Nếu nói giáo viên với đồng lương không đủ sống thì các bạn hãy tới những trường điểm, có rất nhiều thầy cô thay đổi xe máy như đi chợ. Họ luôn đi những chiếc xe đời mới. Đây là bài toán khó giải, tại sao cùng là giáo viên như nhau lại có người có cuộc sống thật sung túc, có người thì đạm bạc?”.Phải chăng quan hệ thầy trò giờ đây được xây dựng trên quan hệ “thuận mua vừa bán”? Phải chăng nền kinh tế thị trường đã có tác động sâu sắc đến nỗi làm biến chất cả những giá trị, những quy tắc ứng xử chuẩn mực mà cha ông ta đã đúc kết trong chữ “lễ”?

Sự biến mất của chư “lễ”Tác động của sự thay đổi đôi khi không dẫn tới sự biến chất mà lại khiến cho một bộ phận bạn trẻ quên đi chữ “lễ”. Trên các mặt báo mạng cũng như báo giấy, thỉnh thoảng lại nổi lên những bài viết phê phán thái độ thiếu tôn trọng của học sinh, sinh viên hiện nay dành cho chính người thầy dạy mình. Nghiêm trọng hơn, vụ việc một nhóm học sinh hành hung thầy giáo tại Nghệ An đầu tháng 10 vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh khiến những người trưởng thành từ thế kỉ trước không

khỏi băn khoăn: “Chữ “lễ” xưa kia nay còn đâu?”.Không dừng lại, đây có thể coi là một hiệu ứng hai chiều của xã hội bởi bên cạnh những sự việc xuất phát từ phía “trò” còn là nhiều sự việc khác từ phía “thầy”. Chỉ trong xã hội hiện đại có lẽ mới tồn tại chuyện học sinh hết bị bạo hành, nhục mạ bởi cô lại bị gạ tình, xâm phạm bởi thầy. Những người làm nghề chèo lái con thuyền tri thức ấy sẵn sàng quên đi chữ “lễ” để làm những việc trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.

HẢI ĐĂNG

Sự thương mại hóa của chữ “lễ” ngày nay (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

S Ứ C T R Ẻ32

Một sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật,

văn hóa, lịch sử và thời gian – những thứ vĩnh hằng của tạo hóa là ý tưởng

của một nhóm học sinh, sinh viên tại Hà Nội mong muốn đưa những sáng tác nghệ thuật của mình bước ra khỏi ra khỏi ranh

giới tủ kính trưng bày để tiến tới cộng

đồng. Và dự án mang tên “Lần Hồi– mượn rung cảm thời gian”

đã ra đời.

Cái tên đã nghe rung cảm!“Lần Hồi – mượn rung cảm thời gian” là triển lãm sắp đặt khám phá lịch sử, văn hóa Việt Nam dưới dạng mê cung trải nghiệm lần đầu tiên được tổ chức bởi học sinh, sinh viên tại Hà Nội, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 11. Dự án còn bao gồm các hoạt động văn hóa – giải trí độc đáo kết hợp truyền thống và hiện đại.Cuộc sống với nhiều bộn bề đôi lúc khiến con người quên không nhìn lại khóa khứ. Các tác phẩm nghệ thuật đích thực cũng có khi không tìm đến được với công chúng. Từthực tế đó, những người tổ chức dự án đã và đang dựng nên một triển lãm mang tính cộng đồng, đưa đến cho người xem những cảm nhận văn hóa – lịch sử hiện phần nào bị cuộc sống đa sự che khuất mất.

Một dự án đặc biệtÝ tưởng của dự án là dựng nên một mê cung văn hóa theo đúng nghĩa, một hành trình cảm xúc cho người xem trải nghiệm. Trong đó, các tác giả trẻ thả trôi, đan cài những giá trị lịch sử– văn hóa theo trình tự bao quát – cận cảnh, sắp đặt – không sắp đặt, âm thanh – không âm thanh, ánh sáng – không ánh sáng, lịch sử– hậu lịch sử. Qua cách thể hiện ấy, những người yêu nghệ thuật muốn viết nên câu chuyện, suy nghĩ của họ theo hình thức gói gọn trong một chữ “lạ”. Trong quá trình trải nghiệm, người xem sẽ tự tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi của bản thân mình bấy lâu nay.Bằng việc kể câu chuyện theo một cách riêng, ban tổ chức muốn mang lại cho người xem những cảm nhận về văn hóa và sự chảy trôi của lịch sử. Họ mong muốn đưa văn hóa – lịch sử trở nên gần gũi với con người Việt Nam, đặc biệt với những người trẻ tuổi.Đinh Thảo Linh – Founder của dự án (sinh viên năm 2 – ĐH Ngoại Thương) chia sẻ “Dự án Lần Hồi không do bất kỳ nghệ sĩ chuyên nghiệp hay nhà nghiên cứu nào xây dựng, mà khởi phát từ

ý tưởng và đam mê của chúng mình. Nhóm dự án đều là học sinh, sinh viên từ nhiều ngành: kinh tế, kiến trúc, xã hội, công nghệ… tựu chung ở đam mê nghệ thuật, niềm yêu với Việt Nam, với lịch sử, văn hóa và đời sống Việt.Đa số học sinh, sinh viên thường cảm nhận môn Sử là môn khô khan, áp đặt và thiếu sáng tạo. Chúng mình muốn phần nào thay đổi điều đó. Muốn mang đến cho chính những học sinh, sinh viên như chúng mình một Lịch Sử đầy rung cảm, chân thật và sống động.”

Hơn cả niềm đam mêHiện nay, dự án đã tuyển đủ số lượng tình nguyện viên, bao gồm các vị trí yêu cầu cao như kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhà làm phim, học sĩ, nhiếp ảnh gia, tài chính, PR... Con số tình nguyện viên đăng ký tham gia phỏng vấn vượt quá sự mong đợi. Họ đều là những con người nhiệt tình, đam mê với nghệ thuật và có tài năng.Nguyễn Quế Mai (K49 FTU) - chia sẻ lý do bạn quyết tâm góp mặt trong dự án này: “Trước hết là vì mình ấn tượng với cái tên Lần Hồi - một cái tên lạ và kích thích trí tò mò. Hơn nữa, khi biết mục đích của dự án là tái hiện lịch sửtheo cách tự nhiên nhất, không khuôn khổ, khô khan như học lịch sử tại trường phổ thông, mình cảm thấy rất hào hứng. Từ khi trở thành TNV của Lần Hồi, mình càng thấy thích ekip mà mình làm việc cùng. Tất cả, từ các em học sinh cấp III, đến các bạn ở KTQD, HANU, FPT... đều là những người cá tính, cởi mở và thú vị.”Ngày 12/11/2012, tại Trung tâm giải trí Xfactory – 77X Hồng Mai sẽ diễn ra một buổi triển lãm – mê cung quy mô nhỏ của Lần Hồi. Đây là buổi trải nghiệm thử dành cho các chuyên gia, đại diện các báo chí, và những người ủng hộ thân thiết của dự án. Hãy theo dõi thường xuyên trên facebook của dự án tại: https://www.face-book.com/lanhoiproject để có cơ hội “lần hồi” đầu tiên bạn nhé.

MAI VƯƠNG

Laàn Hoài MƯỢN RUNG CẢM THỜI GIAN

Chuyển động trẻ

S Ứ C T R Ẻ 33

Tập tành làm cô giáoMỗi nhóm tình nguyện viên (TNV) bao gồm 10 đến 15 người phụ trách 7-8 tiết học xanh và hoạt động theo nhóm nhỏ độc lập, với đầy đủ MC, TNV, truyền thông và TNV hỗ trợ. Mỗi một nhóm sẽ cùng nhau chuẩn bị những giáo án sao cho sinh động, dễ hiểu nhất cho các em học sinh. Các bạn như những giáo viên thực sự, giảng giải nhiệt tình và cặn kẽ kiến thức về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường khiến các em học sinh không thể rời mắt một phút nào khỏi tiết học. Đặc biệt các em học sinh còn được tham gia rất nhiều trò chơi gắn với nội dung bài giảng như trò chơi thời tiết và khí hậu, trò chơi ứng phó với biến đổi khí hậu...Bạn Trinh (TNV) chia sẻ : “ Lúc bước chân vào lớp, nhìn thấy quân giặc đông quá, mình hơi hoang mang vì không biết có “giáo dục” nổi từng này đứa trẻ không đây. Nhưng rồi mọi chuyện vượt ngoài cả sự tưởng tượng, yêu lắm bọn trẻ con khoanh tay lên bàn nghe mình nói, yêu cái kiểu các em mồm thì hô TRẬT TỰ nhưng ngay sau đó là nói luyên thuyên đủ thứ khác”.

Thành quả bước đầuMột trăm tiết học đã được diễn ra, 2000 em nhỏ trên 15 trường tiểu học đã hiểu rõ về “biến đỏi khí hậu” và làm thế nào để bảo vệ môi trường xung quanh, ý thức trong việc bảo vệ môi trường của các em đã được hình thành. Khi được hỏi, các em có thể nhắc lại một cách rành mạch những gì chúng được học. Điều này thực sự rất khó nếu không có những tiết học sinh động cộng với sự nhiệt tình, dễ mến của các anh chị trong 350 Việt Nam. Một cậu bé đã ghi lại “tâm sự” của mình sau 2 buổi học với ngôn ngữ rất dễ thương “Những điều các chị dạy

HÀNH TRÌNH GIEO NHỮNG

Biến đổi khí hậu là gì? Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai trong chúng ta cung biết, đặc biệt là các em nhỏ. Cung chính bởi vậy mà dự án “Đỡ đầu mầm xanh 2012” - Adopt A Tree 2012 do 350 Việt Nam tổ chức đã ra đời. Đây là dự án đã gây một tiếng vang lớn trên khắp địa bàn Hà Nội.

Hiểu hơn về “Adopt A Tree”Dự án “Đỡ đầu mầm xanh” (Adopt A Tree) lần đầu tiên được thực hiện thành công vào năm 2010 nhân dịp kỉ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội (với thành tựu giảng dạy tiết học môi trường cho 1000 em học sinh tiểu học và trồng 1000 cây xanh tại 20 trường Tiểu học tại Hà Nội). Mục đích của dự án là góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các em thiếu nhi về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Ngoài ra là nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường nói chung và có những hành động tích cực để ngăn chặn, giảm thiểu và thích ứng với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu nói riêng.Tiếp nối thành công của của “Đỡ đầu mầm xanh” - Adopt A Tree năm 2010, với việc nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng và giới truyền thông, 350 Việt Nam hướng đến triển khai dự án “Đỡ đầu mầm xanh 2012” - Adopt A Tree 2012 với mục tiêu giảng dạy 100 tiết học về Biến đổi khí hậu và vẽ tranh chủ đề về môi trường cho 2000 các em học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội từ 24/9 - 10/11/2012.

maàm xanh

Ảnh: 350 Việt Nam

chúng em rất đáng yêu và bổ ích. Chúng em đã học được nhiều bài học về bảo vệ môi trường. Cả lớp chúng em hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ môi trường thật tốt. Thank you các chị!”. Chắc hẳn đây sẽ là món quà quý giá nhất mà các TNV nhận dược khi tham gia vào dự án.

Và còn nhiều nhiều hơn nưa...Có những tuần phải làm việc liên tục để chuẩn bị cho các buổi học, có những hôm tối muộn mới về nhà... Nhưng tất cả các TNV đều cảm thấy rất vui bởi họ đã được đóng một phần góp công sức của mình vào sự thành công của dự án. Hơn hết đó là những kỉ niệm không thể quên, là những người bạn thân thiết như chị em trong nhà, là đoàn kết, là đội nhóm, là nụ cười của bạn bè tôi, của các em tôi. Đây mới là điều thật sự ý nghĩa, phải không các bạn?

MAI VƯƠNGẢnh: 350 Việt Nam

Chuyển động trẻ

S Ứ C T R Ẻ34

KHÁM PHÁ “XÖÙ SÔÛ DIEÄU KÌ”

“Xư sơ diêu ki” – Đó là danh hiệu mà nhà văn Mark Twain đã ưu ái dành cho Ấn Độ khi ông đến thăm đất nước này vào năm 1896. Chính nền văn hóa đa dạng, lịch sử lâu dài, những công trình kiến trúc ấn tượng, hệ động thực vật phong phú… đã tạo nên một Ấn Độ lạ thường, và là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới đối với bất kỳ du khách nào.

Cơ hội tình cờ đến với Vân Anh – một 9X

năng động và nhiều hoài bão khi bạn vượt

qua hàng trăm ứng viên khác để được

chọn tham gia chương trình trao đổi tình

nguyện viên (TNV) của tổ chức sinh viên

lớn nhất thế giới AIESEC tại Ấn Độ từ

9/8 – 20/9 vừa qua. Cùng Sức Tre lắng

nghe câu chuyện tình nguyện và trải nghiệm

6 tuần nơi “xứ thần tiên” của cô gái với nụ cười tươi tắn này bạn

nhé !

Nhờ một người bạn ở AIESEC giới thiệu về chương trình trao đổi TNV thực hiện các dự án giúp đỡ cộng đồng, Vân Anh đã nắm lấy cơ hội của mình bằng việc nộp đơn và lần lượt trải qua các vòng thử thách. Những nỗ lực không ngừng của cô bạn đã được đền đáp khi Vân Anh được chọn là đại diện của Việt Nam gửi sang trao đổi TNV quốc tế ở Ấn Độ trong vòng 6 tuần. Đây là đợt tình nguyện nhằm tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS được tổ chức tại các trung tâm y tế và các trường học ở Ấn Độ.Vân Anh chia sẻ, bạn đặc biệt yêu thích “đất nước mía đường” này từ rất lâu rồi. vì thế trước chuyến đi đã có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng. Mặc dù đây là lần đầu tiên ra nước ngoài một mình, trong đoàn 18 người cũng chỉ có Vân Anh đại diện cho Việt Nam nhưng cô gái tự tin mình sẽ có những trải nghiệm không thể quên ở vùng đất nổi tiếng với nhiều kì tích và thần thoại này.

Tuy nhiên mỗi hành trình đều có những bất ngờ không lường trước được. Khi sang đến Ấn, điều đầu tiên khác với suy nghĩ của Vân Anh trước đó là không phải hầu hết người dân bản xứ đều nói được tiếng Anh. Thường chỉ ở những thành phố du lịch thì việc giao tiếp với khách nước ngoài mới phổ biến, nhưng tiếng Anh của người Ấn cũng không dễ nghe. Chuyến bay đưa Vân Anh đến Mumbai – thành phố đông dân nhất Ấn Độ nhưng vì sân bay ở vùng hẻo lánh nên phải đi tàu mới đến được Surat (thành phố cảng phía tây, nơi làm dự án). Rắc rối bắt đầu khi lúc đó cô bạn không thể tìm được một người dân địa phương biết tiếng Anh để hỏi đường. Lúc này, việc giao tiếp hoàn toàn là “body language”. May mắn là Vân Anh vẫn mua được vé tàu và gặp một gia đình người Ấn cũng đến Surat, họ còn giúp liên lạc với ban tổ chức nên mọi chuyện cũng ổn.

“Xách balô lên và đi”

Trải nghiệm của tôi

S Ứ C T R Ẻ 35

Nhưng ngày đáng nhớKể về những hoạt động đã tham gia trong đợt tình nguyện dài ngày này, Vân Anh không giấu nổi niềm thích thú. Bạn đã cùng 17 người bạn quốc tế khác trong đoàn đến thăm những trung tâm cộng đồng và các bệnh viện để gặp gỡ những bệnh nhân nhiễm HIV. Vân Anh nhớ lại, “bọn mình được dạy rất nhiều về HIV, kể cả kiến thức chuyên môn. Sau đó là đến thăm các trung tâm dành cho trẻ em nhiễm HIV, tiếp xúc với các bệnh nhân bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hoặc từ chồng sang vợ… Đáng nhớ nhất là buổi thuyết trình trước 300 em học sinh cấp 3 về HIV/AIDS. Các em chuẩn bị những màn múa truyền thống rất công phu để chào đón bọn mình. Chương trình sau đó được quay lên TV nữa.”

Mặc dù công việc tuyên truyền đòi hỏi phải thuyết trình nhiều, môi trường làm việc mới, làm việc nhóm cùng nhiều người đến từ nhiều quốc gia… nhưng bấy nhiêu khó khăn không làm nản lòng cô gái Việt năng động và bản lĩnh. Những ngày đi khắp các trường trung học và đại học ở Surat, những buổi giao lưu với các bệnh nhân HIV… đều mang lại cho Vân Anh nhiều suy ngẫm, nhiều bài học không hề có trong sách vở.

Nhớ lại ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây, Vân Anh chia sẻ rằng Ấn Độ là đất nước rất rộng và đa ngôn ngữ. Và cô bạn đã bị choáng ngợp bởi mỗi vùng lại nói một thứ tiếng khác nhau, mang những nét văn hoá khác nhau. Dân bản xứ đặc biệt hiếu khách và cực kì chu đáo. Chính Vân Anh cũng như các bạn trong đoàn đều được người dân địa phương

mời về nhà họ dùng cơm trưa, cơm tối và thậm chí là ở lại một ngày nữa. Có gia đình còn mời đoàn khách sinh viên quốc tế đến thăm nơi con trai họ học múa truyền thống, dạy các bạn những điệu vũ đặc trưng của Ấn Độ.

Muôn màu vẻ đep ÂnĐến với Surat, Vân Anh đã bị chinh phục bởi nét đẹp truyền thống của “thành phố đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới” này. Và sau khi dự án kết thúc có 17 ngày đi du lịch, Vân Anh đã cùng người bạn Đức cùng phòng với mình lên kế hoạch thăm thú những địa điểm không thể bỏ qua ở Ấn Độ.Đầu tiên là “thành phố màu vàng” Jais-almer (tên gọi bắt nguồn từ sự hiện diện của các tòa nhà bằng đá sa thạch màu vàng và những đụn cát vàng sẫm), “mình đi xe jeep đến một ngôi làng cổ và vào sâu trong sa mạc để cưỡi lạc đà, ban đầu vì chưa quen nên suýt ngã nhưng thực sự rất vui” – Vân Anh nhớ lại. Vì là đi theo tour đến sáng hôm sau nên đêm đó Vân Anh và người bạn Đức được trải nghiệm cảm giác ngủ giữa sa mạc và ngắm sao. Đến 12h đêm thì trời mưa to, hai cô bạn được người dân dẫn vào trong nhà. Sáng hôm sau họ nấu bữa cơm rất ngon mời khách. Vân Anh kể rằng bạn cực kì hợp khẩu vị các món Ấn, đặc biệt là món đặc sản “palak pa-neer” (rau bina nấu với phô mai mềm, thảo mộc và gia vị).Hành trình tiếp tục với “thành phố màu hồng” Jaipur - nơi được xây theo lối kiến trúc của đô thị buôn bán, bao quanh bởi tường thành cao, đường phố rộng lớn

với những cửa hàng được xây bằng đá hoa cương hồng. Và sau đó là “thành phố màu xanh” Jodhpur, nằm giữa sa mạc Thar, được bao phủ bởi màu xanh nhạt mát mắt của nhiều toà nhà nho nhỏ nằm sát nhau. Đây là những thành phố đơn sắc đẹp nhất trên thế giới. Rồi từ đó cô bạn đi thẳng đến thành phố Agra bên bờ sông Tamuna để thăm quan biểu tượng của tình yêu Taj Mahal. Chiều muộn hôm đó thì đến một “nhà hàng gác mái” để chiêm ngưỡng Taj Mahal đổi màu dưới ánh hoàng hôn. Điểm đến cuối cùng là Udaipur – thành phố lãng mạn nhất nước Ấn với hồ Pichola thơ mộng. Trong kỉ niệm của Vân Anh, Ấn Độ còn hiện lên qua trang phục truyền thống sari duyên dáng kiêu sa, là những khoang tàu hoả đông nghẹt người dù đặt vé trước, là ẩm thực đa dạng với nhiều loại nước sốt cầu kì…Dù phải nghỉ học hai tuần trên lớp nhưng Vân Anh chia sẻ rằng bạn không hề hối hận với quyết định khám phá “xứ sở diệu kì” của mình. Được quen với môi trường làm việc ở nước ngoài, gặp gỡ bạn bè quốc tế, thêm hiểu biết về những vấn đề của cộng đồng cùng sự trải nghiệm ở một đất nước đậm sắc màu tín ngưỡng… là rất nhiều những điều tuyệt vời mà chuyến đi mang lại.Đi để trưởng thành, và đi để sông hết mình trong tưng khoảnh khăc. Hành trình khám phá nhưng “xư sở thần tiên” khác của Vân Anh vân se tiếp tuc, cung như hoài bao của tuôi tre là không biên giơi. Chuc cho cô ban vơi nu cươi rang rơ luôn thành công vơi nhưng ươc mơ của mình.

GIANG MIN

PROFILE:Triêu Vân Anh

Sinh viên năm 3 Kinh tế đối ngoại, ĐH Kinh tế, sĐH Quốc gia Hà NộiThực tập sinh tại AmCham Hanoi – Hiệp hội doanh nghiệp Mĩ tại Hà Nội Hiện đang làm TNV cho tổ chức phi lợi nhuận Better Life Vietnam

S Ứ C T R Ẻ36

Có mộtPhờ-tunhư thế trong tôi

Có một Phờ-tu như thế trong tôiLớp học đông vui bốn mươi đứa bạnHờn dỗi đôi khi vì dăm chuyện nông cạnRồi lại cười xòa khoác cổ bá vai.

Có một ngôi trường nằm trong tim aiMàu dây đỏ, nhiệt huyết thắm lửaBóng áo xanh những ngày hè mưa nắngXách ba lô đi khắp muôn nẻo đườngMang niềm tự hào sinh viên Ngoại ThươngTình nguyện mùa thi, mùa hè xanh tiếp nốiNhững đứa con lại trở về nguồn cộiVùng miền nào chẳng phải quê hương?

Có một Phờ-tu rất đỗi thân thươngCâu lạc bộ tôi, ôi gia đình bé nhỏ!Tổ chim con con, và những chuyện dài bất tậnVề cuộc sống, học hành, về những đắn đoNào bài vở chất chồng, nào công việc bậnVà những sẻ chia chân chất ngây ngô.Có người anh luôn nghĩ suy trăn trởCó người chị săn sóc lắng loCó người bạn sẵn sàng giúp đỡCó người em gắn bó mến yêuNhững con người lạ buổi đầu bỡ ngỡGiờ thành thân quen, xa lại nhớ thật nhiềuYêu Một Chút mỗi ngày để Yêu Mãi Cơ!

Và Ngoại Thương trong tôi là thầy cô Những giảng viên bạc đầu vì bụi phấnCòng lưng chở con chữ qua sôngSách vở nâng cao, giáo trình chồng chấtNăm tháng miệt mài nghiệp rèn lễ luyện vănDạy kinh tế, dạy làm người, cách sốngDạy tôi để cứng cáp vào đờiMai sau bay đến mọi phương trờiVẫn ghi nhớ những bài học đầu tiên nhấtLời thầy cô, tận tình, chân thật“Chúng tôi ở đây, bên bục giảng bảng đenBên những slides, giáo ánCòn các em sẽ bước ra trường và đi xa mãiĐường đời dài, tiến lên và đừng dừng lạiThương trường là chiến trường không tiếng súngLàm kinh tế, quyết liệt không nao núngNhưng cũng tùy cơ tiến lui, Khôn khéo, vững vàng, kiên cường, bình tĩnhSao cho xứng danh sinh viên Ngoại Thương.”

Có một Phờ-tu tôi vẫn hằng vấn vươngVẫn nhung nhớ những kỉ niệm chưa cũKí ức như dòng sông mùa lũAo ạt trong lòng, dào dạt yêu thươngNày phòng học, vườn hoa, thư viện, ghế đáNơi nào chẳng in dấu chân qua?Ừ, Ngoại Thương chỉ cần nho nhỏ thếĐi trên sân trường là có thể gặp người quenĐể vô tư vẫy tay chào nhau và cười toét miệngCất tiếng gọi, tíu tít kể những niềm riêng.

Tình yêu bắt đầu đơn giản vậy thôiCó một Phờ-tu như thế trong tôi…

Phan Hà Phượng Vân

Anh 27 CLC KT K50

Bài viết dự thi “Thầy tôi tôi thế đấy”

S Ứ C T R Ẻ 37

Phờ-tuNgàyđầutiênbướcchânvàolớphọcĐimuộn,chàothầy,thầygậtđầuhiềnkhô“ThầydạyTriết”-batừnghengồngộĐôichúttronglòngthấpthỏmvàlo

NguyênlíMac-LeninsaodàivàkhóNhữngvấnđềnghecứtưởng…siêunhiênTrênbụcgiảng,thầynhỏnhẹcườihiềnDướilớphọc,lũsinhviênngơngác

NhữnghômđầungheđồnthầynghiêmkhắcNhưnggiảngbài,thầynóirấtsaysưaThầysâusắc,nhẹnhàng,luônhàihướcChẳnggiốngchútnàovớimônTriếtkhóưa

Lớphọcrộng,sinhviênđôngtrămđứaMộtmìnhthầycầmviênphấnnhẹđưaCóđámồn,cóđámngủsaysưaThầylêntiếng,cảlũnhưbừngtỉnh

ThầytừngdặnsốngđừngnhậnriêngmìnhPhảibiếtchođi,cuộcđờithêmhoànhảoLờithầynóinhưdanhngônthuởnàoKhắcsâutronglòngmỗiđứachúngcon

Thầyơithầy,rồimaimốtlớnkhônNhữnglờinóingàynàothầynhắcnhởSẽlàkiếnthức,làhànhtrang,nỗinhớCủamộtthờinămnhấttinhkhôiCủamộtthờikíứcđẹpxaxôi….

Viết tặng thầy Bùi Ngọc Dung

Nguyễn Thị Lan Hương

Anh 18 KTĐN K50

S Ứ C T R Ẻ

Thaày daïy Trieát37

S Ứ C T R Ẻ38

Những ngày tháng đại học khiến tôi trưởng thành và dày dạn lên khá nhiều. Từ chuyện làm sao để đứng trước đám đông,

nói cho m phòng chặt kín người nghe về ý tưởng nghiên cứu của mình đến chuyện làm sao ra chợ, xoay sở với con cá mớ rau mà vẫn thấy tự tin.

Ngày bước chân vào giảng đường đại học, tôi không định hướng cho mình nhiều, cũng khó để tìm thấy một niềm say mê. Ngoài kiến thức sách vở và cái ngô nghê mang từ thời phổ thông lên,

tôi còn thiếu rất nhiều kĩ năng, vốn liếng trải nghiệm cũng ít ỏi. Giảng đường đại học là nơi rèn luyện cho người ta tính chủ động, tự lập vì tất cả là tự nguyện, không ai bảo ban, nhắc nhở. Còn nhớ, thầy T dạy xác suất năm nhất là người thầy định hướng và gợi mở cho tôi khá nhiều…

Tôi thường có tính lề mề, hay lên lớp muộn. Thầy nghiêm khắc, tôn trọng thì giờ, sinh viên hễ cứ vào muộn khi thầy đã cầm mic thì cứ xác định là đứng ngoài. Thế là từ dạo ấy, hôm nào tôi cũng chăm

chỉ đến sớm, ngồi đầu bàn và chăm chú nghe giảng. Những tiết học trên lớp của thầy luôn rất linh hoạt và thú vị. Thầy hay lồng ghép bài giảng với những câu chuyện đời rất hay, lũ sinh viên non nớt chỉ biết há hốc mồm lắng nghe.

Có một điều hơi lạ, thầy bắt chúng tôi đến giờ thầy phải tự chuẩn bị mỗi đứa cây bút chì gỗ. Tôi ban đầu băn khoăn vì cứ thấy nó quy củ như thời ngày xưa vậy. Nhưng lâu dần cũng quen, vì môn học thầy làm toán nhiều nên cây bút chì có ích hơn bút bi, sai thì dễ tẩy xóa,

Nhưmộtđờiongthợ,chắtchiubaochuyếnbaylặngthầm,giảndị,ngườithầynàocũngmongcóđượcmộtchútmậtngọtthơmthảochođời. Nhưngườilàmvườnvĩnhcửu,đôimắtthầyluônmongmỏimỗihạtmàbàntaymìnhgieoxuốngchiềuquasẽtựbậtmầmvàosánghômsau…

S Ứ C T R Ẻ

Caây buùt chì goã

38 Bài viết dự thi “Thầy tôi tôi thế đấy”

S Ứ C T R Ẻ 39S Ứ C T R Ẻ

Caây buùt chì goãđỡ ngại. Cũng có lẽ vì thế mà chúng tôi chăm chỉ làm toán, trong giờ thầy đứa nào cũng cắm cúi hì hụi tính toán, tẩy tẩy, xóa xóa, thấy mà có động lực học hơn hẳn.

Lũ sinh viên chúng tôi ai cũng yêu kính thầy, chả anh nào ngủ gục hay thậm thụt vào lớp khi đến giờ điểm danh. Thầy nghiêm khắc mà rất hóm hỉnh, nhiều lúc lại cưng học sinh đến lạ. Có mấy anh đến giờ thầy quên mang theo bút chì, tính thì cẩu thả nên cả giờ vừa vò đầu tính toán ghi chép, vừa hì hụi gạch xóa lem nhem đến rách cả trang giấy. Thầy thấy thương, lôi trong cặp ra một mấy cây bút chì đã chuốt đầu gọn gẽ, mang đến bàn cho mấy anh, gõ gõ vào đầu nhắc nhở…Có lần sắp đến hội trường, cả lớp cứ nóng lòng, thầy biết ý học trò cho về sớm hơn, rồi còn rút ví đóng góp vào ngân quỹ để cả lớp đi ăn liên hoan, cả lũ hỉ hả yêu thầy phải biết.

Lâu sau mới biết nhà thầy gần nhà tôi. Tôi thỉnh thoảng có qua đôi lần khi mang tập bài về giúp thầy. Phòng làm việc của thầy có rất nhiều bút chì, gọt giũa cẩn thận và ngay ngắn. Có lần tôi đánh bạo lôi điều băn khoăn trong lòng ra để hỏi. Thầy vui vẻ giảng giải “Cây bút chì thuận lợi hơn cho các em, khi làm tính toán và cả trong nhiều thứ nữa. Ở tầm tuổi các em, viết bằng cây chì rồi tự hiểu rằng “sẽ xóa được”, nên cứ dũng cảm làm, cứ sai, cứ sửa, chẳng cần phải suy nghĩ.

Nó đa dụng hơn cây bút bi, một cây bút bi luôn làm người ta bận tâm khi viết, người ta sợ người ta sai, sợ nét bút hằn trên giấy, sợ người khác biết người ta dở rồi e dè với cơ hội…”.

Thầy yêu thiên nhiên, nhà trồng nhiều cây. Tôi lại sinh ra và lớn lên ở vùng quê truyền thống làm nghề cây cảnh nên cũng có chút kĩ năng. Mấy lần rảnh rỗi, thầy bảo tôi qua chơi và giúp thầy uốn nắn cho mấy chậu cây. Có bận nghĩ vui, tôi hỏi thầy:

-Thời buổi bão giá, làm nghề giáo vất vả quá, sao thầy không đi làm kinh tế?

Thầy ôn tồn:

-Ừ, lúc thầy mới tốt nghiệp, trường giữ lại làm giảng viên. Nghề chọn người, thầy thấy mình có duyên với nghề giáo nên ở lại công tác và nghiên cứu tiếp. Cũng đôi bận khó khăn, sức khỏe không đảm bảo để đứng lớp, thầy muốn bỏ nghề để ra làm kinh tế, làm về ngân hàng nhưng thấy nơi đây giữ nhiều tâm huyết và niềm vui của mình nên thầy quyết định không từ bỏ…

Cuối học kì, nhìn lại cây chì của đứa nào cũng mòn đi trông thấy, cả lũ nhìn nhau, nhìn thầy, cứ thấy tiếc tiếc buồn buồn vì không được học thầy nữa. Thầy cười “Có anh chị nào học thầy mà ghét thầy vì suốt ngày phải mang bút chì theo như con nít không nhỉ? Đấy, cây bút chì tuy rẻ tiền dễ kiếm nhưng những gì mà anh chị

vẽ nên trên giấy, biết đâu mai này còn quý hơn là người anh em kim cương của nó đấy chứ”.

Lên năm ba, tôi chuyển đến trọ ở gần trường cho đỡ vất vả. Trước hôm dọn đồ đạc, tôi còn qua thầy chơi, uốn tỉa mấy chậu cây. Thầy tặng lại tôi một cây chì rất đẹp và dặn “Cây chì này đẹp và quý đấy, thiếu phần vỏ thì cây chì khó viết mà thiếu ruột thì vứt đi. Mai sau ra trường, bước vào một thế giới với nhiều cám dỗ phải giữ lấy phần lõi, phải có một chữ tâm như cây bút chì đấy cô nhớ chưa...”

Mỗi lấy nghe thầy nói, tôi như sáng mắt ra, tư tưởng thông nhiều điều, tự nhủ mình phải viết thật nhiều, tập nháp thật nhiều, bằng những cây bút chì. Lên năm ba, năm bốn, đi làm thêm lấy kinh nghiệm, va vấp cũng nhiều, mới thấy thấm thía những lời thầy dặn. Ở tuổi tôi, để tìm ra đam mê, cứ phải dũng cảm thử nhiều, nháp nhiều, sửa nhiều trước khi đưa ra quyết định chắc nịch bằng cây bút bi hằn lên trang giấy.

Tôi đi xa. Còn thầy tôi vẫn ở đó, đứng lớp đều, vẫn hết mình với nghề, với người. Thầy là cây chì quý và đặc biệt nhất, một cây chì thẳng chẳng bao giờ mòn với cuộc đời

PHẠM THỊ HOÀI PHƯƠNG (Anh 31 CLC KTĐN K50)

39

S Ứ C T R Ẻ40 CROSSWORD

Trách nhiệm nội dung

Phụ trách biên tập

Biên tập viên

Thiết kế mỹ thuật

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

CLB Truyền Thông YMC

B602, ĐH Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

EMAIL: [email protected]

WEBSITE: http://yo.ymconline.vn

FACEBOOK: http:/facebook.com/ymc.ftu

Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, đã tài trợ cho số nội san này.

Mọi đóng góp xin gửi về email [email protected] hoặc gọi điện

về số 01687287574 (Ms Mai)

LƯU HÀNHNỘI BỘ

NỘI SAN SỨC TRẺSỐ 35, PHÁT HÀNH NGÀY 14/11/2012

Liên hệ quảng cáo

Phụ trách ấn phẩm

Phụ trách truyền thông

Phương ChiMobile: 0978212254

Bá Duy

Thanh Nhàn, Phương Mai

Thầy Nguyễn Văn Triệu

Phương Mai

Phương Mai, Châu Kiều, Giang Min, Mai Vương, Thủy Đôn, Hà Anh Trần, Thúy Hà, Quỳnh Anh, Phan Linh, Ngân Hà, Hải Đăng, Trà Xeng

Bá Duy, Đình Hải, Tuấn Đức, Minh Ngọc, Việt Khánh, Phương Anh, Thúy Hà, Anh Ngọc, Hương Trà, Hoàng Anh, Quang Hải

ACROSS2. In India ,Teachers’ Day is on? (14) 5. Is the 248th day of the year (249th in leap years) in the Gregorian calendar (14) 6. World Teachers’ Day, held annually on ? (12) 9. Every year who launches a public awareness campaign2 highlight contribu-tions of teaching profession (2) 10. Over how many countries celebrate World Teachers’ Day? (7) DOWN 1. UNESCO inaugurated ....... ........ day? (13) 3. In whose honour is the Teachers’ Day celebrated in India? (14) 4. In Hong Kong , Teachers’ Day is on? (14) 7. Quality Teachers for Quality Education is ....... for the World Teachers’ Day 2006 (5) 8. First Saturday of June is a teacher’s day in which country? (7)

Teacher’s Day Crossword Puzzle

WEBSITE: HTTP://CUOCTHI.YMCONLINE.VNTHÔNG TIN CHI TIẾT:

FANPAGE: HTTP://WWW.FACEBOOK.COM/YMC.FTU

HOTLINE: 01689 187 545

(MR. QUỐC HUY)

17H30 - THỨ 6, NGÀY 16/11 TẠI PHÒNG D201

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

PGS. TS

NGUYỄN HOÀNG ÁNH

Câu lạc bộ truyền thông YMC - FTU Đoàn trường ĐH Ngoại thương

THÂY TÔTÔI THÊ DÂY

Đêm giao lưu

THẠC SĨ

NGUYỄN VĂN TRIỆU

NHÀ VĂN, NHÀ BÁO

TRANG HẠ

KHÁCH

MỜI

G’Brand