2. thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

23
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG The solutions to promote sustainable growth of the export Viet Nam’s rice ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, nông nghiệp đã ngày càng trở nên hiện đại, tiên tiến hơn. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền sản xuất nông nghiệp vẫn theo quy mô nhỏ lẻ và manh mún, chưa ứng dụng triệt để lợi thế của khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp. Sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam thời gian qua góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng sự tăng trưởng này chưa thật sự bền vững do Việt Nam vẫn chưa dành được thế chủ động trong xuất khẩu; tỷ lệ nông hộ nghèo đói nhìn chung thì có giảm, nhưng vẫn có không ít nông hộ còn đói nghèo hơn so với mặt bằng chung; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao . Vì vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững là một vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo việt nam tăng trưởng bền vững” để nghiên cứu. Abstract Agriculture is a special production(industry) and plays a critical role to social- economic development of a country. Nowadays, thanks to the development of science and technology, agricultural production becomes more and more efficient. However, as a developing country, Việt Nam has a small scale of agricultural production with limited application of advanced technologies, causing low efficiency. Recently, although the 1

Upload: donguyet

Post on 31-Jan-2017

245 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM

TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

The solutions  to promote sustainable growth of  the export Viet Nam’s rice

ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, nông nghiệp

đã ngày càng trở nên hiện đại, tiên tiến hơn. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền sản xuất nông

nghiệp vẫn theo quy mô nhỏ lẻ và manh mún, chưa ứng dụng triệt để lợi thế của khoa học - kỹ thuật tiên

tiến vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp. Sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam thời gian qua góp

phần tăng trưởng kinh tế nhưng sự tăng trưởng này chưa thật sự bền vững do Việt Nam vẫn chưa dành

được thế chủ động trong xuất khẩu; tỷ lệ nông hộ nghèo đói nhìn chung thì có giảm, nhưng vẫn có

không ít nông hộ còn đói nghèo hơn so với mặt bằng chung; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng

cao . Vì vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững là một vấn đề cấp thiết đối với Việt

Nam. Để giải quyết được vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt

hàng gạo việt nam tăng trưởng bền vững” để nghiên cứu.

Abstract

Agriculture is a special production(industry) and plays a critical role  to social-economic

development of a country. Nowadays,  thanks  to the development of science and

technology, agricultural production becomes more and more efficient. However, as a developing

country, Việt Nam has a small scale of agricultural production with limited application of advanced

technologies, causing low efficiency. Recently, although the development of Việt Nam’s agriculture

has contributed greatly to the growth of the economy, this development is not sustainable because

(1) Việt Nam has not controlled the export of agriculture products yet, (2) a considerable number of

local peasants are under-educated and under-living, and (3) the natural environment is more and

more polluted. Therefore, the sustainable development of agricultural production would definitely

be a main concern, among others. To address this issue, the author proposes the study of “The

solutions to promote sustainable growth of the export of Viet Nam’s rice”.

1

Page 2: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng

hóa và tăng trưởng bền vững

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa

Để hiểu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa,

trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là “thương

mại quốc tế” bởi xuất khẩu hàng hóa là một

phần quan trọng trong hoạt động này. Thương

mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ

giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau

(trong đó đối tượng trao đổi thường vượt ra

ngoài phạm vi điạ lý của một quốc gia) thông

qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.

Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất

trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó

vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh

tế quốc tế. 

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt

động khác nhau. Trên giác độ của một quốc gia

đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung

của thương mại quốc tế bao gồm:

- Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu

hình.

- Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vô

hình. 

- Gia công thuê cho nước ngoài hoặc/và

thuê nước ngoài gia công

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

- Xuất khẩu tại chỗ

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

hàng hóa

Thứ nhất, về người tiêu dùng, khách hàng

trong hoạt động xuất khẩu là các cá nhân, tổ

chức, hay các quốc gia nước ngoài.

Thứ hai, thị trường xuất khẩu rộng lớn và

phức tạp hơn nhiều so với thị trường trong nước

vì thị trường xuất khẩu chứa đựng nhiều rủi ro.

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động

xuất nhập khẩu thường là mua bán qua hợp đồng

xuất khẩu với khối lượng lớn thì hoạt động này

mới có hiệu quả.

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt

động này đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi

ro cho cả bên mua và bên bán như: thanh toán,

vận chuyển, ký kết hợp đồng....

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu là một hoạt

động mang lại nhiều lợi ích cho bên xuất khẩu

nói riêng và cả toàn thế giới nói chung nhưng

cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Để hoạt động này

được đẩy mạnh thì cần có sự hợp tác của tất

cả các bên.

2

Page 3: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong

nền kinh tế thị trường

Xét về vai trò của hoạt động xuất khẩu,

chúng ta cần xem xét trên 2 góc độ: đối với toàn

bộ nền kinh tế quốc dân và đối với bản thân các

doanh nghiệp.

- Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho

nhập khẩu, phục vụ CNH-HDH đất nước.

Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất

phát triển.

Thứ ba, xuất khẩu giúp giải quyết công ăn

việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và

thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp ngoại thương là đối tượng

trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu, vì thế

nên xuất khẩu có vai trò to lớn đối với các doanh

nghiệp này.

Thứ nhất, xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế

cho các doanh nghiệp này để lại tiếp tục duy trì

hoạt động của mình.

Thứ hai, nhờ xuất khẩu các doanh nghiệp

buộc phải cạnh tranh với các nước trên thị

trường thế giới về giá cả, chất lượng, chủng loại

sản phẩm.

Thứ ba, quá trình sản xuất hàng hóa xuất

khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao

động, vừa tăng được qui mô sản xuất lại vừa

giúp người lao động có thu nhập.

Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển

mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, với những lý luận ở trên, ta thấy

hoạt động xuất khẩu rõ ràng đóng một vai trò

quan trọng và tác động tích cực đến sự tồn tại và

phát triển của một quốc gia.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

1.1.4.1 Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối

đoái

Tỷ giá hối đoái tác động tới nhiều mặt

khác nhau của nền kinh tế, quan trọng nhất là

hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, tín dụng quốc

tế.

Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới hoạt

động ngoại thương thông qua kênh giá cả.

Thông qua tỷ giá hối đoái ta có thể tính giá xuất

nhập khẩu của một loại hàng hóa của nước này

theo tiền tệ của một nước khác. Do vậy tỷ giá

thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3

Page 4: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

1.1.4.2 Chính sách quản lý vĩ mô của nhà

nước

Một là, Chính sách thuế: Các khoản thuế

phí này tăng làm tăng giá thành và làm giảm

cung về hàng hóa. Ngược lại việc giảm các loại

thuế này có tác động kích thích làm tăng cung về

hàng hóa, qua đó các chính sách này tác động tới

cung hàng hóa cho thị trường xuất khẩu.

Hai là, Chính sách tín dụng: Các hợp

đồng kinh doanh xuất khẩu thường có giá trị lớn

và chịu các chi phí lớn khác như: chi phí vận

chuyển, chi phí kiểm định, chi phí thuê kho

ngoại quan, thuế nhập khẩu, chi phí cho thanh

toán...

Ba là, Chính sách đầu tư: Đầu tư cho cơ

sở hạ tầng, đầu tư công nghệ chế biến... sẽ có tác

dụng phát huy tối đa hiệu quả kinh tế trong sản

xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản. 

Bốn là, Các yếu tố chính trị: Mỗi sự kiện

chính trị đều có ảnh hưởng tới các hoạt động

kinh tế. Sự thay đổi về chính trị làm thay đổi

chính sách kinh tế, chính vì vậy làm tăng mức

độ rủi ro cho các doanh nghiệp.

Năm là, Yếu tố văn hóa – xã hội như: tín

ngưỡng tôn giáo, thị hiếu tiêu dùng, tục lệ...có

ảnh hưởng khá lớn tới các hoạt động kinh tế

quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu

nói riêng.

Sáu là, Hệ thống pháp luật: Hành lang

pháp lý của một quốc gia càng thông thoáng,

minh bạch và cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc

tế thì càng tạo điều kiện thuận lợi và giảm

thiểu chi phí trung gian trong xuất nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ.

Bảy là, Phương thức giao thông vận tải,

thông tin liên lạc: Giao thông vận tải và thông

tin liên lạc là một phần không thể thiếu

trong xuất nhập khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp tới

chi phí cho hoạt động này và sự đảm bảo chất

lượng cho hàng hóa.

Tám là, Hệ thống tài chính, ngân hàng:

Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong kinh

doanh ngoại thương. Mọi thanh toán trong kinh

doanh quốc tế đều thông qua hệ thống ngân

hàng.

1.2 Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền

vững

1.2.1 Khái niệm:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của

GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu

người trong một thời gian nhất định. Tăng

trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của

nền kinh tế.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

của Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững

được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là

4

Page 5: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện

tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở

kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh

tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi

trường”. Theo tác giả thì đây là định nghĩa có

tính tổng quát và nêu bật những yêu cầu và mục

tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù

hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền

vững 

Nhìn chung, trong các văn kiện này đã xác

định cụ thể, rõ ràng ba tiêu chí cần phát triển bền

vững: đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Điều

đó có nghĩa là mục tiêu phát triển của các quốc

gia không chỉ là một nền kinh tế thịnh vượng với

khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại mà còn phải

chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội, phát

triển con người và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển bền vững phải giải quyết được hài hòa

các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và

môi trường.

1.2.3 Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt

Nam

Từ nội hàm khái niệm PTBV, ta có thể

thấy, để đạt được mục tiêu PTBV cần giải quyết

các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và

môi trường. [Error: Reference source not found]

Thứ nhất, bền vững về kinh tế. Mỗi nền

kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những

yêu cầu sau: Có tăng trưởng về GDP và GDP

đầu người đạt mức cao; Sự chuyển dịch cơ cấu

GDP cũng là vấn đề quan trọng vì chỉ khi tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao

hơn trong nông nghiệp thì tăng trưởng mới có

thể đạt được bền vững; Tăng trưởng kinh tế phải

là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận

tăng trưởng bằng mọi giá.

Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền

vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia được

đánh giá bằng các tiêu chí như HDI, hệ số bình

đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế,

phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra,

bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã

hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng

trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch

giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần

lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền

không lớn.

Thứ ba, bền vững về môi trường. Quá trình

CNH-HDH, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá

trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều

tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu

cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền

vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự

nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con

người phải được bảo đảm.

5

Page 6: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

1.3 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu

bền vững mặt hàng gạo

1.3.1 Vấn đề an ninh lương thực

An ninh lương thực có thể được hiểu theo

cách sau “đủ lương thực cung cấp cho mọi

người và những người làm nghề nông có cuộc

sống tốt đẹp như những ngành nghề khác”.

Về vấn đề an ninh lương thực của Việt

Nam, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng

130 triệu người vào năm 2035 phải cần tới 36

triệu tấn thóc. Từ chỗ phải nhập khẩu lương

thực, Việt Nam đã có một sự chuyển mình đáng

tự hào, là nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ

hai trên Thế giới..

1.3.2 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu gạo sẽ thu được ngoại tệ, góp

phần vào tăng thu nhập quốc gia. Xuất khẩu gạo

bền vững không chỉ đóng góp giá trị vào sự tăng

trưởng GDP mà còn duy trì ổn định mức tăng

này, tạo nên tính ổn định cho tăng trưởng kinh

tế. Đồng thời chất lượng tăng trưởng nhờ

chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, sử dụng

hiệu quả các yếu tố đầu vào… tạo điều kiện phát

triển cho các ngành khác giúp tăng trưởng kinh

tế đồng bộ.

1.3.3 Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và

ổn định xã hội

Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo góp

phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông

thôn, giúp tạo công ăn việc làm cho người nông

dân. Khi gạo được xuất khẩu ngày càng nhiều,

cộng thêm chất lượng gạo cao hơn thì giá trị

xuất khẩu tăng, từ đó, thu nhập của người nông

dân cũng được cải thiện.

1.3.4 Góp phần bảo vệ môi trường

Việc sản xuất lúa gạo sẽ ảnh hưởng đến

các nguồn tài nguyên như đất, nước vì dư lượng

chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất sẽ

ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Cho nên,

xuất khẩu bền vững gạo sẽ hướng đến hoạt động

sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hiện đại, sử dụng

kỹ thuật công nghệ ít làm tổn hại đến môi

trường như công nghệ sinh học, biến đổi gen,

phân vô sinh…

2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất

khẩu lúa gạo tại việt nam trong giai đoạn

2010-2014

2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa

gạo ở Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, ngành

sản xuất gạo của Việt Nam đã phát triển một

6

Page 7: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

cách nhanh chóng và bền vững. Kết quả đạt

được này là do sự tăng năng suất đất đai và thâm

canh sản xuất. Sản xuất lúa gạo trong nước về

cơ bản đã tăng dần theo các năm từ 2000 đến

năm 2013, mặc dù diện tích đất lúa chỉ thay đổi

chút ít (Bảng 2-1).

Bảng 2-4 Diện tích, sản lượng và năng

suất lúa gạo của Việt Nam, 2000 - 2013

2.1.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo tại Việt

Nam

Biểu đồ 2-1: Khối lượng và giá trị xuất

khẩu gạo từ 2008 đến 2014 [Error: Reference

source not found]

Theo thống kê, xuất khẩu gạo năm 2014

đạt gần 6,38 triệu tấn, trị giá 2,96 tỷ USD (giảm

3,25% về lượng nhưng tăng nhẹ 1,03% về kim

ngạch so với năm 2013). Giá xuất khẩu bình

quân (giá FOB) là 436,92 USD/tấn. Ngoài ra,

xuất khẩu biên mậu thị trường Trung Quốc đạt

khoảng 1 triệu tấn. Năm 2014, Trung Quốc vẫn

là thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt

Nam với 2,09 triệu tấn, trị giá 891,19 triệu USD

(chiếm 31,64% về lượng và 30,16% tổng kim

ngạch). Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu

trong năm 2014 đạt 7,5 triệu tấn. Ước tính khối

lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2015 đạt 312.000

tấn, trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng

và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1/2014.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số thị

trường lớn đạt kim ngạch trên 100 triệu USD

như: Philippines (đạt 1,35 triệu tấn, tương đương

608,53 triệu USD), Malaysia (đạt 472.893 tấn,

tương đương 216 triệu USD), Indonesia (đạt

327.648 tấn, tương đương 150,62 triệu USD),

Gana (đạt 322.131 tấn, tương đương 177,86

triệu USD), Bờ biển Ngà (đạt 214.204 tấn,

tương đương 104,92 triệu USD).

Một thực tế đáng buồn trong xuất khẩu gạo

của Việt Nam không chỉ là Việt Nam chưa có

thương hiệu mạnh mà là gạo Việt Nam mang

7

Năm 2000 2005 2010 2011 2012 2013

Diện tích trồng

lúa (triệu ha)

6,67 7,33 7,49 7,65 7,75 7,9

Tổng sản lượng

(triệu tấn)

32,51 35,64 39,99 42,31 43,7 44,1

Năng suất

(tạ/ha)

42,4 48,9 53,4 55,3 56

Page 8: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

thương hiệu Trung Quốc. Trong khi gạo

Campuchia “ngồi” chễm chệ trên kệ hàng trong

các siêu thị ở Trung Quốc, các nước châu Âu thì

gạo Việt Nam vừa cập cảng đã bị các doanh

nghiệp nước nhập khẩu “thay tên, đổi họ”.

Chính vì vậy, người tiêu dùng nước nhập khẩu

không biết đến thương hiệu gạo Việt.

2.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu bền

vững của mặt hàng gạo

2.2.1 Bền vững về mặt kinh tế:

- Quy mô tăng trưởng sản xuất và xuất

khẩu: Như đã trình bày ở trên, sản lượng gạo

xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm.

Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu đạt mức

cao nhất, sau đó giảm dần qua các năm 2013 và

2014. Điều đó cho thấy, việc xuất khẩu gạo của

Việt Nam đã có chiều hướng giảm do phải cạnh

tranh gay gắt với các nước bạn. Song, việc giảm

sản lượng gạo xuất khẩu vẫn chưa đáng quan

ngại bằng việc giảm giá trị kim ngạch thu được

từ xuất khẩu. Đơn cử là trường hợp năm 2012,

sản lượng gạo xuất khẩu cao hơn năm 2011

nhưng giá trị kim ngạch thu về lại thấp hơn

2011. Điều đó chứng tỏ giá xuất khẩu của gạo

Việt Nam giảm nghĩa là chất lượng gạo xuất

khẩu của Việt Nam chưa cao. Sang năm 2013 và

2014 thì giá trị kim ngạch thu về lại có chiều

hướng đi xuống nhanh hơn. Như chúng ta đã

thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

gạo còn phụ thuộc nhiều vào biến động nhu cầu

và giá cả trên thị trường, Việt Nam chưa dành

được thế chủ động. Sở dĩ như vậy là do hoạt

động xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế

và yếu kém sau: Thứ nhất, sản xuất nhỏ, phân

tán, chưa có tổ chức nên bị giảm năng lực mặc

cả, vì vậy nông dân sẽ là người chịu thiệt thòi;

Thứ hai, tổ chức kênh phân phối hàng có nhiều

trung gian và chưa hiệu quả nên khả năng truyền

thông tin kém; Thứ ba, năng lực đàm phán ký

kết hợp đồng còn yếu, năng lực đánh giá và

nghiên cứu thị trường chưa cao dẫn đến những

kế hoạch xuất khẩu không hợp lý; Thứ tư, còn

kém trong xây dựng thương hiệu, đóng gói bao

bì nhãn mác; Thứ năm, do phần lớn các doanh

nghiệp xuất khẩu gạo có năng lực tài chính hạn

chế, không đủ vốn và chủ yếu dựa vào vốn vay

ngân hàng, nên sức cạnh tranh yếu.

- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu:

Sau nhiều năm chỉ chú trọng tăng về quy mô khi tham gia thị trường xuất khẩu gạo thì đến nay, Việt Nam đã và đang quan tâm đến việc cải thiện chất lượng gạo để nâng cao dần giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến nay, dù Việt Nam là cường quốc thứ 2 thế giới

về xuất khẩu gạo, nhưng phần lớn gạo xuất khẩu

vẫn là gạo chất lượng thấp, chưa có những

thương hiệu gạo mạnh. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, sản

8

Page 9: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

xuất lúa chưa thật sự chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, nhiều địa phương còn sử dụng các loại giống lúa cũ thoái hóa, các giống lúa cao sản ngắn ngày nhưng chất lượng thấp; Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu còn thô sơ và phân bố chưa đều; Thứ ba, sản xuất lúa đặc sản theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ trong thời gian qua cũng chưa bền vững, một số doanh nghiệp còn thiếu nguồn vốn và nhân lực thực hiện, tổ chức sản xuất của nông dân còn rời rạc.

- Mức đóng góp của xuất khẩu vào tăng

trưởng kinh tế: Như đã trình bày ở trên, rõ ràng

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất

trong các loại hàng nông sản của Việt Nam,

hàng năm kim ngạch xuất khẩu gạo khoảng trên

dưới 3 tỷ USD, đóng góp một phần đáng kể vào

thu nhập quốc dân.

2.2.2 Bền vững về mặt xã hội:

Dân số Việt Nam hiện nay có trên 90 triệu

người, trong đó dân số sống bằng nghề nông

chiếm 70% dân số cả nước, mà ngành nông

nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa, (Theo thông

tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn,

tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản

của toàn ngành nông nghiệp đạt 30,86 tỷ USD,

trong đó kim ngạch xuất khẩu gạo là 3,04 tỷ

USD– năm 2014), vì thế việc đẩy mạnh sản xuất

và xuất khẩu lúa gạo không chỉ giải quyết được

vấn đề an ninh lương thực và an sinh xã hội của

quốc gia mà còn góp phần quan trọng ổn định xã

hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn

định phát triển kinh tế.

Như chúng ta đã biết, lao động trong nông

nghiệp là lao động vất vả nhưng thu nhập có

được lại không cao, một trong những lý do đó là

năng suất thấp.

2.2.3 Bền vững về mặt môi trường

Đóng góp khoảng 24% GDP và 30% giá trị

xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp có vai trò quan

trọng trong nền kinh tế nước ta. Song, bên cạnh

những thành tựu đạt được, tình trạng ô nhiễm

môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông

thôn vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, một số

ví dụ cụ thể:

- Theo thống kê, mỗi năm khu vực nông

thôn nước ta phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải

sinh hoạt, khoảng 1,3 triệu m³ nước thải và

7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết

đều xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

- Do thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng,

tình trạng sâu bệnh gia tăng đi kèm với sự suy

giảm độ phì nhiêu của đất khiến nông dân gia

9

Page 10: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

tăng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân

bón vượt mức cho phép nhiều lần. Việc lạm

dụng thuốc bảo vệ thực vật, không tuân thủ các

quy trình kỹ thuật sử dụng đã làm cho đất bị

chai cứng, nguồn nước bị ô nhiễm, có thể gây

đột biến gen trên một số loại cây trồng.

3. Giải pháp thúc đẩy tình hình xuất khẩu

mặt hàng gạo tại việt nam tăng trưởng bền

vững.

3.1 Quan điểm của Đảng về về phát triển

bền vững và xuất khẩu phục vụ phát triển

bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020

3.1.1 Quan điểm của Đảng về phát triển bền

vững thời kỳ 2011-2020

“PTBV là cơ sở để phát triển nhanh, phát

triển nhanh để tạo nguồn lực cho PTBV. Phát

triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với

nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách

phát triển kinh tế - xã hội”.

3.1.2 Quan điểm về xuất khẩu phục vụ phát

triển bền vững ở việt nam thời kỳ 2011-2020

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát

triển kinh tế thời kỳ 2011-2020, quan điểm cụ

thể để phát triển xuất khẩu ở Việt Nam trong

thời gian tới là:

Thứ nhất, Phát triển xuất khẩu trên cơ sở

khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh

tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng

cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền

vững.

Thứ hai, Phát triển xuất khẩu trên cơ sở

khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế

ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng

cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu

chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu.

Thứ ba, Phát triển xuất khẩu góp phần

thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm

nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã

hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần

tham gia xuất khẩu.

3.2 Giải pháp xuất khẩu mặt hàng gạo

Việt Nam tăng trưởng bền vững

3.2.1 Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo tăng

trưởng cao

Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế, chính sách:

Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính

sách về đất đai; chính sách tín dụng và đầu tư

cho sản xuất lúa gạo. Bổ sung, đổi mới chính

sách và giải pháp thị trường, chú trọng phát triển

các ngành công nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản

xuất, chế biến và lưu thông lúa gạo, như sản

xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ

cơ giới nông nghiệp, các cơ sở chế biến, bảo

quản, vận chuyển,... Bên cạnh đó, Bộ, ngành

chức năng, địa phương và VFA cần rà soát việc

thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan để

10

Page 11: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là

những khó khăn về vốn, tín dụng, tài chính để

tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh của

thương nhân, thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Thứ hai: Thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu

theo hướng tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao,

đảm bảo chất lượng đồng nhất và an toàn vệ

sinh thực phẩm.

Để làm tốt điều này, trong thời gian tới,

Việt Nam cần phải tập trung vào một số hướng

chính sau: Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo

xuất khẩu với chất lượng cao; Cơ cấu lại giống

lúa theo hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

Thực hiện chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo

để nông dân yên tâm đầu tư phát triển các loại

lúa mới có chất lượng cao.

Thứ ba: Đầu tư vùng nguyên liệu xuất

khẩu: Để mở rộng qui mô sản xuất, cải thiện

chất lượng giống lúa và nâng cao lợi thế cạnh

tranh trên thị trường thế giới, cần xây dựng các

vùng nguyên liệu theo qui mô sản xuất lớn

(nông trại từ 1.000 ha – 5.000 ha), tiến hành cơ

giới hóa việc canh tác, thu hoạch, xử lý sau thu

hoạch để không chỉ giảm tổn thất về số lượng,

nâng cao chất lượng gạo, mà còn đảm bảo đáp

ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc nguyên

liệu của các nhà nhập khẩu. Đồng thời, cần phải

đẩy mạnh công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa

đảm bảo cho các vùng chuyên canh lúa xuất

khẩu sử dụng đầy đủ giống lúa đã qua xác nhận,

lúa hàng hóa có độ thuần chủng cao để đáp ứng

nhu cầu cao của khách hàng theo từng thị trường

riêng biệt.

Bên cạnh đó, phát triển các ngành công

nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, chế biến và

lưu thông lúa gạo như: sản xuất phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật, công cụ cơ giới nông nghiệp,

các cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển,...

Thứ tư: Xây dựng thương hiệu cho gạo

xuất khẩu.

Thứ năm: Mở rộng thị trường xuất khẩu:

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường với

các biện pháp như: tiếp tục giữ vững thị trường

quen thuộc và truyền thống như Malaysia,

Singapore, Trung Đông, Nam Phi,…; chinh

phục các thị trường mới như Châu Âu, Mỹ….

Thứ sáu: Huy động vốn và hỗ trợ vốn cho

xuất khẩu gạo

Đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp

đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu gạo là rất ít. Do

đó cần có các chính sách thu hút nguồn vốn đầu

tư từ nước ngoài (FDI) cho các dự án đầu tư sản

xuất nguồn giống có chất lượng cao, nâng cao

năng lực sau thu hoạch, đầu tư vào quá trình sản

xuất và bao tiêu sản phẩm, có cơ chế hỗ trợ về

thuế, về ưu đãi đầu tư, rút ngắn và đơn giản hóa

thủ tục đầu tư; Khuyến khích các công ty lương 11

Page 12: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

thực có tiềm lực về tài chính đầu tư vốn cho

nông dân sản xuất lúa và bao tiêu sản phẩm bằng

các hình thức khác nhau như hỗ trợ nguồn vật tư

đầu vào, cung cấp giống có chất lượng cao; Nhà

nước có chính sách về tín dụng cho nông dân

thông qua các hình thức tín chấp qua các tổ,

nông hội, hội phụ nữ…để đảm bảo nguồn vốn

vay; Đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông

thôn.

Thứ bảy: Hoàn thiện và tăng cường liên

kết 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh

nghiệp - nhà nước)

Có thể nói liên kết 4 nhà là một trong

những phương thức tốt nhất cho phép người

nông dân tận dụng được nhiều lợi thế để phát

triển sản xuất; nhà khoa học có điều kiện để thực

hiện năng lực chuyên môn và tăng thu nhập; nhà

doanh nghiệp có cơ hội tìm được những sản

phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường; Nhà

nước có điều kiện thể hiện rõ vai trò của mình

với tư cách người nhạc trưởng; Nhà nông cần

đứng chung với doanh nghiệp, nhà khoa học

dưới sự tác động hỗ trợ của chính sách nhà

nước. Các chủ thể này phải liên kết với nhau vì

lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của các chủ

thể khác trong chuỗi ngành hàng

3.2.2 Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng

trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội

Tăng trưởng xuất khẩu phải đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia: Cần phải thành lập một cơ quan chuyên trách về “hệ thống thông tin an ninh lương thực”, với các nhiệm vụ: Kiện toàn và tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi diễn biến sản xuất, dự báo sản lượng lương thực đối với cả nước và từng địa phương đến cấp huyện, cảnh báo diễn biến bất lợi thời tiết tác động tới an ninh lương thực để có các giải pháp ứng phó kịp thời có hiệu quả; Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo thị trường lương thực trong nước và quốc tế vừa để ổn định thị trường và an ninh lương thực quốc gia, vừa không để lỡ cơ hội xuất khẩu có hiệu quả.

Tăng trưởng xuất khẩu phải đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân: Cần thiết phải xem sản xuất lúa là một nghề chuyên nghiệp và có chính sách hỗ trợ một bộ phận nông dân duy trì sản xuất lúa vì hiện nay thu nhập của người trồng lúa là thấp nhất so với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác, trong khi đó họ lại

12

Page 13: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

có những đóng góp quan trọng cho chiến lược an ninh lương thực. Để làm tốt điều này, Chính phủ cần thực hiện một số chính sách như: Tiến hành thực hiện bảo hiểm giá lúa cho nông dân, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng (chính sách giá, chính sách thu mua lúa gạo) trong xuất khẩu gạo tránh tình trạng người nông dân thực hiện nhiều công việc nhất nhưng lại hưởng ít lợi ích nhất mà lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái và công ty xuất khẩu; Giảm bớt khâu trung gian mua lúa, tối ưu hoá hệ thống kinh doanh: gạo của nông dân - nhà máy xay lúa - nhà xuất khẩu; Cơ giới hoá trong sản xuất để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân; đồng thời hướng việc sản xuất lúa PTBV theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp đào tạo nâng cao trình độ cho người nông dân, trước tiên là giáo dục nhận thức cho họ, sau đó là đào tạo về kỹ thuật, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ,… để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.

3.2.3 Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng

trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường

Sản xuất lúa gạo ngoài việc nâng cao năng suất chất lượng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa cũng cần phải chú ý đến việc duy trì độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn sinh học. Một số giải pháp cụ thể như sau:

Trước tiên, nâng cao nhận thức về môi trường đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nhất là người nông dân bởi vì quá trình trồng lúa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất. Tổ chức tuyên truyền cho nông dân ý thức về môi trường xung quanh hoạt động trồng lúa, từ đó hướng dẫn, tập huấn cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ, cách canh tác giúp tái tạo lại đất, sử dụng các loại thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường, ít dư lượng có hại cho môi trường và con người. Đồng thời rà soát, nâng cao năng lực quản lý

nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy

định về quan trắc môi trường, đánh giá môi

trường chiến lược và đánh giá tác động môi

trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh

13

Page 14: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của

ngành nông nghiệp;

Thứ hai, thực hiện bảo vệ và cải thiện

môi trường, chống ô nhiễm tài nguyên đất trong

sản xuất nông nghiệp. 

Trong thời gian tới cần triển khai thực hiện

các giải pháp như tăng năng suất nông nghiệp

thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen

có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích

ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của

đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân

canh cây trồng. Cần lai tạo ra những giống cây

trồng kháng bệnh, ít sâu bệnh hại, chống chịu tốt

đối với môi trường sống và nhanh chóng đưa

vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục triển khai nhiều chương trình huấn

luyện cho nông dân, đặc biệt là chương trình

IPM và “3 giảm, 3 tăng”, “5 phải, 1 giảm”;

VietGAP, GlobalGAP…

Thứ ba, tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ: Trong nông nghiệp hữu

cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và các chế phẩm biến đổi gen. Do đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Tóm lại, các biện pháp về kinh tế, xã hội môi trường đều có sự liên hệ với nhau. Khi áp dụng các biện pháp để tăng trưởng xuất khẩu về mặt kinh tế, cần tính toán sự ảnh hưởng của nó đến xã hội và môi trường, để hài hòa các mục tiêu sao cho xuất khẩu tăng trưởng bền vững. Có những biện pháp chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế mà không giải quyết được các mục tiêu xã hội và môi trường thì cần xem xét và tìm giải pháp để hài hòa cả 3 yếu tố với nhau.

14

Page 15: 2. Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tại việt nam

15