hueuni.edu.vn · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ lÊ quỲnh chÂu xaÏc...

161
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO ĐẠI HC HUHLÊ QUNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIAÏ TRË NÀNG LÆÅÜNG TRAO ÂÄØI COÏ HIÃÛU CHÈNH NITÅ (ME N ), TÈ LÃÛ TIÃU HOÏA HÄÖI TRAÌNG CAÏC CHÁÚT DINH DÆÅÎNG CUÍA MÄÜT SÄÚ LOAÛI THÆÏC ÀN VAÌ ÆÏNG DUÛNG TRONG THIÃÚT LÁÛP KHÁØU PHÁÖN NUÄI GAÌ THËT LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU- 2014

Upload: others

Post on 11-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

HỒ LÊ QUỲNH CHÂU

XAÏC ÂËNH GIAÏ TRË NÀNG LÆÅÜNG TRAO ÂÄØI

COÏ HIÃÛU CHÈNH NITÅ (MEN), TÈ LÃÛ TIÃU HOÏA HÄÖI TRAÌNG CAÏC

CHÁÚT DINH DÆÅÎNG CUÍA MÄÜT SÄÚ LOAÛI THÆÏC ÀN VAÌ ÆÏNG DUÛNG

TRONG THIÃÚT LÁÛP KHÁØU PHÁÖN NUÄI GAÌ THËT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2014

Page 2: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

HỒ LÊ QUỲNH CHÂU

XAÏC ÂËNH GIAÏ TRË NÀNG LÆÅÜNG TRAO ÂÄØI

COÏ HIÃÛU CHÈNH NITÅ (MEN), TÈ LÃÛ TIÃU HOÏA HÄÖI TRAÌNG CAÏC CHÁÚT DINH

DÆÅÎNG CUÍA MÄÜT SÄÚ LOAÛI THÆÏC ÀN VAÌ ÆÏNG DUÛNG TRONG THIÃÚT LÁÛP

KHÁØU PHÁÖN NUÄI GAÌ THËT

Chuyên ngành: Chăn nuôi

Mã số: 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS. TS. Hồ Trung Thông

2.PGS. TS. Đàm Văn Tiện

HUẾ - 2014

Page 3: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu

và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác

giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Hồ Lê Quỳnh Châu

Page 4: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án Tiến sĩ này được thực hiện tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học

Huế dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hồ Trung Thông và PGS. TS. Đàm

Văn Tiện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy về định hướng khoa học,

liên tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

Tôi xin chân thành cám ơn GS. Velmurugu Ravindran và Th.S. Don Thomas

(Viện Thú y, Khoa học động vật và Y sinh học, Đại học Massey, New Zealand) đã

đóng góp ý kiến về phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ nhiều tài liệu tham khảo. Lời

cám ơn chân thành xin gửi đến PGS. TS. Vũ Chí Cương, PGS. Tanaka Ueru đã

động viên và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu này. Xin chân thành cám ơn GS. Vũ

Duy Giảng đã khích lệ hướng nghiên cứu và PGS. TS. Nguyễn Minh Hoàn đã giúp

đỡ xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong các loại

thức ăn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm, các Thầy

Cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của

mình. Xin gửi lời cám ơn đến các em sinh viên Chăn nuôi - Thú y, Sư phạm Kỹ

thuật Nông lâm thực tập tốt nghiệp từ 2009 – 2012 và các học viên cao học (Thái

Thị Thúy, Nguyễn Văn Hoàng, Trương Thị Hồng Nhân, Hoàng Trung Thành, Trần

Thị Lan Hương và Diệp Thị Lệ Chi) đã tham gia, giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm

nghiên cứu.

Cuối cùng là sự biết ơn tới Ba Mẹ, gia đình và những người bạn thân thiết vì

đã liên tục động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức khỏe

và các khía cạnh của cuộc sống trong cả quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Hồ Lê Quỳnh Châu

Page 5: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  iii

MỤC LỤC

Trang 

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .............................................................................. xi

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3

4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................5

1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam........................... 5

1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà ......................................................5

1.1.2. Các phương thức chăn nuôi ..............................................................................9

1.1.3. Hệ thống sản xuất giống..................................................................................12

1.1.4. Thức ăn và dinh dưỡng cho gà........................................................................13

1.1.5. Tình hình chăm sóc và quản lý đàn gà............................................................15

1.2. Các hệ thống biểu thị giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm.................... 16

1.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số ........................................................... 16

1.2.2. Hệ thống năng lượng.......................................................................................18

1.2.3. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tiêu hóa.......................................................21

1.3. Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa chất dinh

dưỡng trong thức ăn cho gia cầm.................................................................................. 24

1.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia

cầm ............................................................................................................................24

Page 6: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  iv

1.3.2. Các phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa.........................................................31

1.4. Ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần.................... 44

1.5. Kết quả đánh giá giá trị MEN và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại

thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam .................................................................................... 45

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................46

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 46

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................47

2.2.1 Các nghiên cứu tiền đề......................................................................................47

2.2.2. Các thí nghiệm chính .......................................................................................53

2.3. Xử lý thống kê........................................................................................................ 68

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................69

3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp)

đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm............................................ 69

3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN của

thức ăn thí nghiệm......................................................................................................... 74

3.3. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu

hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà................................... 77

3.3.1. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các thức ăn thí nghiệm..............77

3.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của các thức ăn thí nghiệm..............87

3.4. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid

trong các loại thức ăn cho gà......................................................................................... 93

3.4.1. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ..........................................................93

3.4.2. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong các thức ăn thí nghiệm ..................94

3.5. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với một

số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng ................................................... 99

3.6. Thí nghiệm 6. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao

đổi của các thức ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của phương trình .............105

3.6.1. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn

cho gà ......................................................................................................................105

3.6.2. Kiểm tra độ chính xác của phương trình hồi quy..........................................109

Page 7: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  v

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................115

1. Kết luận ...............................................................................................................115

2. Đề nghị ................................................................................................................116

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..........................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................119

PHỤ LỤC

Page 8: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh

ADE Năng lượng tiêu hoá biểu kiến Apparent digestible energy

ADF Xơ không hòa tan trong môi trường acid

Acid detergent fiber

AIA Khoáng không tan trong acid Acid insoluble ash

AID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến Apparent ileal digestibility

AME Năng lượng trao đổi biểu kiến Apparent metabolizable energy

AMEN hay MEN

Năng lượng trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ

Nitrogen-corrected apparent metabolizable energy

AOAC Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống

Association of Official Analytical Chemists

Ash Khoáng tổng số Total ash

ATD Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần biểu kiến

Apparent total tract digestibility

CF Xơ thô Crude fiber

CP Protein thô/protein tổng số Crude protein

cs. Cộng sự

DCP Dicalcium phosphate

DDGS Bã ngô Distillers dried grains with solubles

DE Năng lượng tiêu hóa Digestible energy

DM Vật chất khô Dry matter

ĐVT Đơn vị tính

EE Lipid thô/lipid tổng số Ether extract

ELISA Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn Feed conversion ratio

FE Năng lượng trong phân Fecal energy

FEf Năng lượng phân có nguồn gốc từ thức ăn

Fecal energy of feed

GE Năng lượng thô/Năng lượng tổng số

Gross energy

HI Năng lượng nhiệt Heat increament

Page 9: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  vii

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh

KPĐC Khẩu phần đối chứng

KPTN Khẩu phần thí nghiệm

ME Năng lượng trao đổi Metabolizable energy

NDF Xơ không hòa tan trong môi trường chất tẩy trung tính

Neutral detergent fiber

NE Năng lượng thuần Net energy

NEg Năng lượng thuần cho sản xuất Net energy for growth

NEl Năng lượng thuần cho tiết sữa Net energy for lactation

NEm Năng lượng thuần cho duy trì Net energy for maintenance

NfE Dẫn xuất không nitơ Nitrogen-free extractives

NIRS Quang phổ cận hồng ngoại Near infrared reflectance spectroscopy

NRC Hội đồng nghiên cứu quốc gia National Research Council

NSP Polysaccharide phi tinh bột Non-starch polysaccharides

NT Nguyên trạng

OM Chất hữu cơ Organic matter

PHILSAN Hội các nhà dinh dưỡng động vật Phillipines

Philippine Society of Animal Nutritionists

SE Sai số chuẩn Standard error

SID Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn

Standardised ileal digestibility

TB Trung bình

tdt Trích dẫn theo

TME Năng lượng trao đổi đúng True metabolizable energy

UE Năng lượng trong nước tiểu Urinary energy

UEe Năng lượng nước tiểu có nguồn gốc nội sinh

Endogenous urinary energy

UEf Năng lượng nước tiểu có nguồn gốc từ thức ăn

Urinary energy of feed

Page 10: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  viii

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2009-2013................5

Bảng 1.2. Tổng sản lượng thịt gà broiler thế giới từ 2009 đến tháng 4/2013.............6

Bảng 1.3. Tổng sản lượng thịt gà tây thế giới giai đoạn 2008-2012...........................7

Bảng 1.4. Tổng sản lượng trứng gia cầm thế giới giai đoạn 2000-2010 ....................7

Bảng 1.5. Số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam giai đoạn

2000-2010 ...................................................................................................................8

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.................48

Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm........................................................................................52

Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí

nghiệm......................................................................................................................53

Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS .......................55

Bảng 2.5. Hàm lượng amino acid tổng số trong các thức ăn thí nghiệm..................61

Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm xác

định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid.....................................................62

Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần

thí nghiệm..................................................................................................................65

Bảng 3.1. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp

trực tiếp .....................................................................................................................70

Bảng 3.2. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp

gián tiếp.....................................................................................................................70

Bảng 3.3. So sánh giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián

tiếp ở 2 giai đoạn tuổi................................................................................................72

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến lượng nitơ tích lũy...................................74

Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà ...........75

Bảng 3.6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm ............................75

Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của ngô ................78

Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của cám gạo.........79

Page 11: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  ix

Bảng 3.9. Giá trị MEN của bột sắn ............................................................................81

Bảng 3.10. Giá trị MEN của đậu tương nguyên dầu..................................................82

Bảng 3.11. Giá trị MEN của bột cá............................................................................84

Bảng 3.12. Giá trị MEN của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm ..................85

Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô .........................87

Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo..................88

Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn....................89

Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương ...............90

Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột cá......................91

Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo

và thức ăn protein thực vật ........................................................................................92

Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein

động vật .....................................................................................................................93

Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng.................93

Bảng 3.21. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong các thức ăn thí

nghiệm.......................................................................................................................97

Bảng 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid trong các thức ăn thí

nghiệm.......................................................................................................................98

Bảng 3.23. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .......................100

Bảng 3.24. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.......101

Bảng 3.25. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .....101

Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................102

Bảng 3.27. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm........................................102

Bảng 3.28. Chất lượng thịt xẻ của gà thí nghiệm....................................................103

Bảng 3.30. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà thí nghiệm (theo trạng thái tươi)..105

Bảng 3.31. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN dựa trên thành phần các

chất dinh dưỡng tổng số ..........................................................................................106

Bảng 3.32. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong 5 loại thức ăn

kiểm chứng ............................................................................................................109

Page 12: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  x

Bảng 3.33. Kết quả xác định giá trị MEN trong 5 loại thức ăn kiểm chứng phương

trình hồi quy bằng thí nghiệm in vivo .....................................................................110

Bảng 3.34. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong thức ăn .............111

Page 13: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

  xi

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa AME, TME và lượng ăn vào .......................................20

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng amino acid ăn vào ....23

Hình 1.3. Các phần amino acid khác nhau ở dịch hồi tràng .....................................23

Sơ đồ 1.1. Cân bằng năng lượng ở gia cầm ..............................................................21

Page 14: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi gà là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống lâu đời

và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi ở Việt Nam [119].

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có những bước

tiến đáng kể. Tuy nhiên hiện nay, trong khi ngành chăn nuôi gia cầm thế giới đang

phát triển mạnh, chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó

khăn, thách thức [1], [240]. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với ngành

chăn nuôi ở nước ta là nguồn thức ăn nguyên liệu. Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào

nguồn thức ăn nhập khẩu. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng sức tiêu thụ các

sản phẩm gia cầm trên thế giới, nhu cầu về các loại thức ăn nguyên liệu chính như

ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt và bột cá cũng tăng cao [180]. Khoảng cách về nhu

cầu và nguồn cung cấp trong thực tế sẽ ngày càng lớn [180]. Do đó, việc khai thác

triệt để giá trị dinh dưỡng của thức ăn nguyên liệu, tận dụng các phụ phẩm ngành

công nghiệp chế biến trong xây dựng khẩu phần nhằm giảm áp lực về nguồn cung

cấp đối với ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi ngày càng trở nên quan trọng.

Trước đây, việc xây dựng khẩu phần thường có xu hướng dư thừa chất dinh

dưỡng do không chắc chắn về tính sẵn có của các chất dinh dưỡng (đặc biệt là các

amino acid và phosphorus) hoặc nhu cầu dinh dưỡng [181]. Hiện nay, vấn đề này

không còn được chấp nhận do việc xây dựng khẩu phần như vậy rất lãng phí và chất

dinh dưỡng dư thừa được đào thải qua phân là nguồn gây ô nhiễm môi trường [181].

Việc xây dựng các khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sẽ

giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn [181]. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng

hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị

dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết.

Giá trị tiềm năng của một loại thức ăn có thể được xác định thông qua các

phân tích hóa học. Tuy nhiên, theo McDonald và cs. (1998), giá trị dinh dưỡng thực

của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu chỉnh các thất

thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (tdt [163]). Trong khi

Page 15: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam

đang được biểu thị ở dạng thành phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao

đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các công thức ước tính [6], [11]. Các nghiên

cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch đáng kể về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn

xác định bằng phương pháp in vivo và phương pháp ước tính [5], [8]. Như vậy, có

thể thấy rằng khả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh

dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy, việc

tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của các loại

thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng

vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.

Từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị năng lượng

trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng

của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt” đã

được thực hiện.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Bổ sung và cập nhật dữ liệu về năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ

tiêu hóa các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong cơ sở dữ

liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam từ đó góp phần gia tăng độ chính xác của dữ

liệu và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam đến gần với thực tiễn sản xuất.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

(i) Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn cho gà (bao gồm ngô, cám

gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu,

khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa,

khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm)

thông qua giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất

dinh dưỡng.

Page 16: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

(ii) Xây dựng và xác định độ chính xác của các phương trình hồi quy ước tính

giá trị MEN trong ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương

dựa trên mức độ các chất dinh dưỡng tổng số.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi tại Phòng

nghiên cứu gia cầm Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm

thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ năm

2008 đến 2013.

Tổng cộng 39 mẫu thuộc 18 loại thức ăn thí nghiệm (ngô, cám gạo nguyên

dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu

tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt

cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) đã được sử

dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Bổ sung dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các

chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các

loại thức ăn cho gà ở Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu

phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.

- Giúp rút ngắn thời gian đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh

nitơ trong thức ăn thông qua sử dụng phương trình hồi quy.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khoáng không tan

trong acid chlohydric (AIA) làm chất chỉ thị trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của

thức ăn cho gà.

- Đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn phổ biến cho gà bằng thí

nghiệm trên động vật trong chính điều kiện thực tế ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu về

Page 17: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gà và góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến

gần với thực tiễn sản xuất .

- Đã xác định được 40 phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao

đổi có hiệu chỉnh nitơ (bao gồm 8 phương trình cho ngô, 12 phương trình cho cám

gạo, 12 phương trình cho bột sắn, 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho

khô dầu đậu tương) có độ chính xác cao (chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính từ

phương trình hồi quy so với giá trị in vivo từ -9,14% đến + 9,45%) từ thành phần

các chất dinh dưỡng tổng số bằng kết quả của các thí nghiệm in vivo trong điều kiện

thực tế ở Việt Nam.

Page 18: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà

1.1.1.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi gà thế giới

Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới

phát triển mạnh trong những năm qua. Sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn sản

lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 2009, sản lượng thịt gà broiler thế giới đạt 73,6 triệu

tấn; thịt lợn là 100,6 triệu tấn; thịt bò và thịt bê là 57,1 triệu tấn [240]. Đến tháng 4

năm 2013, sản lượng thịt gà broiler đã tăng lên 79% so với thịt lợn và 147% so với

thịt bò và thịt bê. Từ năm 2009 đến 4/2013, sản lượng thịt gà thế giới tăng 14,9%;

trong khi đó sản lượng thịt lợn, thịt bò và bê chỉ tăng lần lượt là 6,80% và 0,61%

(bảng 1.1).

Bảng 1.1. Sản lượng các loại thịt chính trên thế giới giai đoạn 2009-2013

(ĐVT: 1000 tấn)

Năm Thịt gà broiler Thịt lợn Thịt bò và bê

2009 73.612 100.567 57.180 2010 77.893 102.968 57.303 2011 80.811 102.015 57.058 2012 82.774 105.519 57.257

4/2013 84.610 107.412 57.527 Thay đổi 2009/2013 14,9% 6,80% 0,61%

Thịt gà được tính theo khối lượng thịt đã được sơ chế; Thịt lợn, thịt bò và thịt bê được tính theo khối lượng thịt xẻ

(Nguồn: [240])

Đến tháng 4 năm 2013, sản lượng thịt gà broiler thế giới là 84,6 triệu tấn,

tăng 1,1 triệu tấn so với sản lượng ước tính sẽ đạt vào tháng 10/2013, trong đó tăng

trưởng chính ở 3 quốc gia là Mỹ, Thái Lan và Nga (bảng 1.2). Xuất khẩu thịt gà

broiler thế giới đạt 10,3 triệu tấn, tăng 262 nghìn tấn so với dự báo, phần lớn là do

sự đóng góp của Mỹ, Thổ Nhĩ Kì và Ukraina [240]. Tổng sản lượng thịt gia cầm

của một số quốc gia và thế giới được trình bày ở bảng 1.2.

Page 19: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

Bảng 1.2. Tổng sản lượng thịt gà broiler thế giới từ 2009 đến tháng 4/2013

(ĐVT: triệu tấn)

Quốc gia 2009 2010 2011 2012 10/2013* 4/2013

Mỹ 15.935 16.563 16.694 16.621 16.341 17.012Trung Quốc 12.100 12.550 13.200 13.700 14.100 14.050Brasil 11.023 12.312 12.863 12.645 13.005 12.835EU-27 8.756 9.202 9.320 9.510 9.580 9.550Ấn Độ 2.550 2.650 2.900 3.160 3.420 3.420Mexico 2.781 2.822 2.906 2.958 2.950 2.975Nga 2.060 2.310 2.575 2.830 2.850 2.950Argentina 1.500 1.680 1.770 1.936 2.022 2.022Thổ Nhĩ Kì 1.250 1.430 1.614 1.687 1.700 1.700Thái Lan 1.200 1.280 1.350 1.550 1.450 1.560Indonesia 1.409 1.465 1.515 1.540 1.550 1.550Khác 13.048 13.629 14.104 14.637 14.575 14.986Tổng 73.612 77.893 80.811 82.774 83.543 84.610

*: dự báo

(Nguồn: [240])

Tổng sản lượng thịt gà tây của thế giới chỉ chiếm khoảng 6,6% so với tổng sản

lượng thịt gà broiler. Theo thống kê của USDA (2013), tổng sản lượng thịt gà tây của

thế giới năm 2012 là 5.498 triệu tấn. Phần lớn thịt gà tây được sản xuất ở các nước

Mỹ (2.675 triệu tấn), EU-27 (2.020 triệu tấn), Brasil (510 triệu tấn) [240] (bảng 1.3).

Sản lượng thịt gà tây nhập khẩu cao nhất là ở Mexico với 170 triệu tấn vào năm 2012,

chiếm 46,96% tổng sản lượng thịt gà tây xuất khẩu thế giới. Trong khi đó, Mỹ đứng

đầu về xuất khẩu thịt gà tây với tổng lượng xuất khẩu là 336 triệu tấn vào năm 2012,

chiếm 50,37% tổng lượng thịt gà tây xuất khẩu của thế giới [240].

Về sản lượng trứng gia cầm, từ năm 2000 đến 2010, sản lượng trứng gia cầm

thế giới tăng 2,5% mỗi năm, từ 51 triệu tấn đến 63,8 triệu tấn (bảng 1.4). Tốc độ

tăng trưởng hằng năm về sản lượng trứng gia cầm khác nhau theo từng khu vực.

Tốc độ tăng trưởng về sản xuất trứng gia cầm ở châu Phi vào khoảng 4,7% mỗi

năm; ở châu Á là 2,9%/năm; ở châu Mỹ là 2,3%. Sản lượng trứng gia cầm của châu

Đại Dương chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các khu vực khác trên thế giới, tốc độ tăng

trưởng giai đoạn 2000-2010 là 5,0%/năm. Ở châu Âu, tốc độ tăng trưởng về sản

lượng trứng gia cầm là thấp nhất (1,1%/năm).

Page 20: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

Bảng 1.3. Tổng sản lượng thịt gà tây thế giới giai đoạn 2008-2012

(ĐVT: triệu tấn)

Quốc gia 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng sản lượng

Mỹ 2.796 2.535 2.527 2.592 2.675EU-27 1.830 1.795 1.946 1.950 2.020Brazil 465 466 485 489 510Canada 180 167 159 160 165Nga 39 31 70 90 100Mexico 15 11 11 13 14Nam Phi 7 8 8 8 8Trung Quốc 5 5 6 6 6Tổng 5.337 5.018 5.212 5.308 5.498

(Nguồn: [240])

Bảng 1.4. Tổng sản lượng trứng gia cầm thế giới giai đoạn 2000-2010

(ĐVT: triệu tấn)

Khu vực 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Châu Phi 1,9 2,2 2,4 2,5 2,6 2,6 2,8Châu Mỹ 10,4 11,7 12,3 12,3 12,5 12,6 12,8Châu Á 29,0 32,6 33,0 34,5 36,2 37,2 37,4Châu Âu 9,5 9,9 10,1 10,0 10,2 10,3 10,5Châu Đại Dương 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3Thế giới 51,0 56,6 57,9 59,6 61,8 62,8 63,8

(Nguồn: [61])

1.1.1.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam

Với đặc thù là một nước đang phát triển, kinh tế đang ngày càng phát triển,

ngành chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc

dân ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia

cầm nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ

sang trang trại quy mô lớn, chất lượng con giống và thức ăn cũng tốt hơn nhiều do đó

đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Trong những năm gần đây, số lượng đàn gia cầm

của nước ta ngày càng tăng (196,1 - 286,8 triệu con từ 2000-2010) [61]. Tốc độ tăng

đàn trung bình từ năm 2000 - 2003 là 9,94%/năm (bảng 1.5). Giai đoạn 2004-2008,

Page 21: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

tổng đàn gia cầm ở nước ta giảm xuống so với năm 2003 do tình hình dịch bệnh diễn

biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Số liệu thống kê ở bảng 1.5 cho

thấy từ năm 2007 đến 2010, số lượng đàn gia cầm lại tăng lên nhanh chóng từ 226,0

triệu con năm 2007 đến 286,8 triệu con vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2% so

với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh đó, số lượng các loại sản phẩm mà ngành gia cầm

mang lại cũng chiếm vị trí không nhỏ (bảng 1.5).

Bảng 1.5. Số lượng đàn gia cầm và sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam

giai đoạn 2000-2010

Năm Số lượng gia cầm

(triệu con) Sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán (nghìn tấn)

Trứng gia cầm (nghìn tấn)

2000 196,1 292,9 185,4 2001 218,1 308,0 200,5 2002 233,3 338,4 226,5 2003 254,6 372,7 242,6 2004 218,2 316,4 197,0 2005 219,9 321,9 188,0 2006 214,6 344,4 198,5 2007 226,0 358,8 223,0 2008 248,3 448,2 247,0 2009 280,2 518,3 390,0 2010 286,8 531,4 326,1

(Nguồn: [61])

Theo Tổng cục Thống kê (2012), năm 2011 tổng đàn gia cầm cả nước là

322,569 triệu con [10]. Sự phân bố của đàn gia cầm là không đồng đều giữa các

vùng. Đàn gia cầm chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng (83,165 triệu

con); tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (68,726 triệu con), đồng

bằng sông Cửu Long (66,361 triệu con), Trung du và miền núi phía Bắc (65,927 triệu

con), vùng Đông Nam Bộ (24,121 triệu con) và Tây Nguyên (14,248 triệu con) [10].

Thời điểm 01/10/2012 đàn gia cầm có 308,5 triệu con, bằng 95,63% so

với 01/10/2011, trong đó đàn gà có 223,7 triệu con, giảm 3,85% [10]. Nguyên

nhân của việc giảm đàn gia cầm chủ yếu là do giá bán thấp trong khi chi phí

đầu vào luôn ở mức cao, và lượng gia cầm nhập vào Việt Nam theo đường

chính ngạch và tiểu ngạch với giá bán thấp hơn so với giá trong nước. Mặc dù

Page 22: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

đàn gia cầm giảm, sản lượng thịt gia cầm hơi giết bán vào năm 2012 tăng 4,8%

so với cùng kỳ năm trước [10].

Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam gặp nhiều khó

khăn, giá gà sống tại các trang trại chăn nuôi giảm mạnh [1]. Nguyên nhân của việc

giảm giá này là nguồn cung tăng mạnh trong khi sức tiêu thụ giảm, gia cầm nhập

lậu vào Việt Nam được bán với giá rất thấp, và thông tin dịch cúm A/H7N9 đe dọa

[1] khiến phần lớn người tiêu dùng không dám mua thịt gia cầm. Đến năm 2015,

các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng ở nước ta sẽ không được bảo hộ thuế, chính

sách trợ cấp trong cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) [43].

Khi chính sách bảo hộ bị dỡ bỏ, sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng của Thái

Lan, Indonesia hay Malaysia có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Việt Nam mà

không qua bất cứ rào cản nào. Với thực trạng con giống, công nghệ, quy mô đàn,

giá thành… như hiện nay, chắc chắn sản phẩm chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh

với các nước trong khu vực. Ngay cả khi bỏ qua cạnh tranh đến từ AFTA, nhiều

năm trở lại đây ngành chăn nuôi trong nước cũng đã phải đối mặt sức ép rất lớn từ

sản phẩm nhập khẩu ngoài khu vực như Mỹ, Brazil, EU… [238], [239]. Chính vì

vậy, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung hay chăn nuôi gà nói riêng sẽ còn gặp

nhiều thách thức trong thời gian tới. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, ngành chăn

nuôi đang có dấu hiệu phục hồi. Giá bán sản phẩm tăng kết hợp với thời gian quay

vòng ngắn đã kích thích nhiều hộ chăn nuôi trước đây bỏ trống chuồng bắt đầu chăn

nuôi trở lại. Theo dự báo của USDA (2012), tổng lượng thịt gia cầm (bao gồm gà

thịt và gà tây) tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn 2012-2021 sẽ tăng 37% [239]. Tổng

sản lượng thịt gia cầm sẽ tăng 27%. Trong khi đó tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu

vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 49% [239].

1.1.2. Các phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới được chia thành

ba hình thức cơ bản, đó là (1) chăn nuôi thâm canh công nghiệp, (2) chăn nuôi bán

thâm canh, (3) chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh [59]. Hiện nay ở Việt

Nam đang tồn tại cả 3 phương thức chăn nuôi gà nói trên [60]. Ngành gia cầm chăn

thả nhỏ lẻ chiếm 2/3 sản lượng và 1/2 thị trường trực tiếp và có tầm quan trọng rất

lớn trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn [2].

Page 23: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

10 

1.1.2.1. Phương thức chăn nuôi quảng canh

Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu

khắp vùng nông thôn Việt Nam [60]. Mỗi hộ chăn nuôi có khoảng 50 con gà, chủ

yếu là các giống địa phương [49], [236]. Giống gà chủ yếu được nuôi trong hình

thức này là gà Ri, có khối lượng trung bình 1,2-1,6 kg lúc 6 tháng tuổi, sản lượng

trứng là 45-60 quả/mái/năm [236]. Gà tự ấp và nuôi con; tuy nhiên, đôi khi gà con

cũng được mua từ các chợ địa phương để bổ sung vào đàn [236].

Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là chi phí đầu vào và đầu ra thấp

[236]. Đàn gia cầm được thả rông trong sân hoặc vườn, tự tìm kiếm thức ăn và tận

dụng phụ phẩm nông nghiệp, rác thải nhà bếp [49], [236]. Lượng thức ăn sử dụng

để nuôi gà không tập trung vào hiệu quả sản xuất mà phụ thuộc vào các loại thức ăn

hạt sẵn có và nhu cầu ăn của gia cầm [60], [236]. Thông thường, gia cầm được thả

và cho ăn vào buổi sáng, cho ăn lại vào buổi tối và nhốt trong chuồng suốt đêm [60],

[236]. Chuồng trại sử dụng trong hệ thống nuôi này có kết cấu đơn giản, vườn thả

không có hàng rào bao che [119], [236]. Thời gian nuôi kéo dài [49]. Mặt khác, do

ít có sự đầu tư về lao động và tài chính, nguồn thu nhập từ hình thức chăn nuôi gia

cầm này chỉ được xem là nguồn thu phụ trong hộ gia đình [236]. Do thả tự do, môi

trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết

nóng, chết rét, tỉ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao [236]. Tuy vậy,

phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như phù hợp với điều kiện

tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân; cung cấp thức ăn động vật cho người dân nông

thôn và góp phần giảm suy dinh dưỡng cộng đồng; thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm

linh của Việt Nam [151]. Mặc dù chưa đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu

được chưa lớn, song hầu hết số hộ lao động nông nghiệp thường áp dụng phương

thức chăn nuôi này [49].

1.1.2.2. Phương thức chăn nuôi bán thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi

truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến [236]. Điều đó có nghĩa là chế độ dinh

dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn [236]. Mục tiêu

của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự

Page 24: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

11 

cung tự cấp [100]. Gà được nuôi từng lứa, mỗi lứa từ 200 – 500 con hoặc có khi lên

đến 1.000 con [119]. Các trang trại khác nhau về quy mô, đầu tư kỹ thuật và sự nối

kết với thị trường [49]. Bên cạnh các nguồn thức ăn sẵn có, đàn gà cũng có thể được

nuôi bằng thức ăn công nghiệp [236]. Trong phương thức chăn nuôi bán thâm canh,

tỉ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn

nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ [119], [236].

Từ năm 1990, một số trang trại vùng ven đô thị ở Việt Nam đã dịch chuyển

từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh [60]. Những năm gần đây

phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các vùng đồng

bằng, trung du, ven đô thị trong các nông hộ có điều kiện về vốn và diện tích vườn

tương đối lớn [119]. Hàng ngàn trang trại đã được xây dựng với quy mô chăn nuôi

từ 500 – 2.000 con/lứa và số lứa nuôi trong năm trung bình từ 1-3 lứa [119]. Các

giống gà lông màu nhập nội như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, gà lai đang

được sử dụng nhiều cho phương thức chăn nuôi này [49], [119].

1.1.2.3. Phương thức chăn nuôi thâm canh công nghiệp

Chăn nuôi thâm canh công nghiệp bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ

năm 1974 [119]. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đi vào phát triển trong khoảng hơn 10 năm

trở lại đây [35]. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi thâm canh công nghiệp là vốn

đầu tư cao, quản lý tốt và thời gian nuôi ngắn, gà được nuôi nhốt với quy mô đàn từ

hơn 2.000 – 1000.000 con [35], [60]. Hệ thống chuồng trại được kiểm soát bán tự động

hoặc tự động trong việc cung cấp thức ăn, nước uống; kiểm soát độ ẩm, hệ thống thông

gió, chiếu sáng và quản lý chất thải [35]. Điểm đáng chú ý trong phương thức nuôi gà

thâm canh công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ,

các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung nhập khẩu trứng

hoặc con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ ở nước ngoài [119]. Việc đầu tư

xây dựng và sản xuất giống ông bà ít được quan tâm, trung bình nước ta phải nhập

1.000.000 con gà giống bố mẹ và 4.000 – 5.000 con gà giống ông bà mỗi năm để sản

xuất gà thương phẩm [60]. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức thâm canh

công nghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và

năng suất chăn nuôi so với các nước trong khu vực và trên thế giới [119].

Page 25: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

12 

1.1.3. Hệ thống sản xuất giống

1.1.3.1. Hệ thống nhân giống

Công tác giống của các quốc gia đều được tổ chức theo sơ đồ hình tháp, bao

gồm: đỉnh tháp với số lượng vật nuôi ít nhất là đàn hạt nhân, giữa tháp với số lượng

vật nuôi lớn hơn là đàn nhân giống, đáy tháp với số lượng vật nuôi đông nhất là đàn

thương phẩm [149]. Trong sản xuất chăn nuôi hiện nay tồn tại hai hệ thống có tên là

hạt nhân khép kín và hạt nhân mở [80], [85]. Trong hệ thống hạt nhân khép kín, chỉ

có một chiều chuyển dịch gen từ đỉnh tháp xuống đáy tháp [80], [85]. Trong hệ

thống nhân giống hạt nhân mở, dòng dịch chuyển gen còn có thể di chuyển từ lớp

thấp hơn lên lớp cao hơn [80], [85]. So với hệ thống hạt nhân khép kín, hệ thống hạt

nhân mở đạt được tiến bộ di truyền nhanh hơn, giảm được khả năng giao phối cận

huyết [198].

1.1.3.2. Hệ thống sản xuất con lai

Các hệ thống sản xuất con lai cũng được tổ chức theo hệ thống sơ đồ hình

tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau. Hệ thống

sản xuất con lai được tổ chức như sau [120]:

- Đàn cụ-kỵ: nhân các dòng, giống thuần.

- Đàn ông-bà: lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời ông bà.

- Đàn bố-mẹ: lai giữa hai đàn bố-mẹ tạo ra đời con là con lai giữa 3 hoặc 4

dòng giống khác nhau.

- Đàn thương phẩm: các con lai giữa 3 hoặc 4 dòng giống khác nhau được

nuôi để sản xuất sản phẩm cuối cùng (thịt, trứng hoặc sữa).

Hệ thống sản xuất này kết hợp giữa chọn lọc ở các dòng giống thuần với lai

giống ở các đời lai tiếp theo.

1.1.3.3. Các giống gà ở Việt Nam

Các giống gà nội

Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hóa từ lâu đời, chẳng

hạn như gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tàu Vàng [60]. Ngoài ra, Việt Nam còn sở

hữu 28 giống gà địa phương với các đặc điểm di truyền khác nhau [60]. Nhiều

giống gà đang được bảo tồn và phát triển, chẳng hạn như gà Ác, gà H’Mông (Tieu

Page 26: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

13 

và cs., 2008 tdt [60]). Một số giống quý chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà

Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía [60]. Các giống gia cầm địa phương có chất lượng thịt

cao, dễ nuôi nhưng tốc độ sinh trưởng rất chậm (1,3 – 1,5 kg/con với thời gian nuôi

là 90 ngày), sản lượng trứng thấp (70 - 100 quả/mái/năm) [235]. Do năng suất thấp,

các giống gà nội chủ yếu được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng

canh [49]. Vì vậy, việc sản xuất và cung cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi

thực hiện theo hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ tại địa phương [236].

Các giống gà nhập nội

Từ năm 1990, một số nông hộ đã chuyển từ phương thức chăn nuôi quảng

canh sang sang phương thức chăn nuôi bán thâm canh [60]. Nhiều giống gà phù hợp

với loại hình trang trại nhỏ đã được nhập khẩu và phát triển như gà Tam Hoàng,

Lương Phượng, Kabir, Sasso, ISA Colour … [235]. Một số nghiên cứu về các giống

gà này đã cho thấy chúng có khả năng thích nghi tốt và đã được phát triển ở Việt

Nam [3]. Sử dụng các nguồn thông tin di truyền, nhiều con lai từ 2 hoặc 3 giống đã

được thử nghiệm và phát triển [60]. Khả năng sinh trưởng của con lai giữa giống nội

địa và giống ngoại nhập tương tự như khả năng sinh trưởng trung bình của giống bố

mẹ, tuy nhiên chúng có ưu điểm là dễ chăm sóc và cho chất lượng thịt tốt hơn [60].

Ngoài ra, nhiều giống gà có sức sản xuất cao cũng đã được nhập khẩu vào

Việt Nam phục vụ cho hệ thống chăn nuôi thâm canh, chẳng hạn như các giống gà

chuyên thịt Arbor Acress (Pháp); Ross 208, 308 và 508 (Vương Quốc Anh); Avian

(Thái Lan); Lohman (Đức); Cobb, Hubbard (Mỹ); và các giống gà chuyên trứng

như Leghorn (Cuba); Goldline 54, Hisex Brown (Hà Lan); Brown Nick, Hyline

(Mỹ); ISA Brown (Pháp) [60], [235]. Tuy nhiên, do sự khác biệt về khí hậu, điều

kiện chăn nuôi nghèo nàn và thức ăn chất lượng thấp, năng suất của các giống nhập

nội khi đưa vào sản xuất ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 90% so với năng suất chuẩn

của giống [60].

1.1.4. Thức ăn và dinh dưỡng cho gà

1.1.4.1. Thức ăn và dinh dưỡng trong hệ thống chăn nuôi quảng canh

Trong hệ thống chăn nuôi quảng canh, gia cầm được cho ăn bằng các loại

thức ăn hạt và phụ phẩm nông nghiệp như ngô, sắn khô, khoai lang khô, tấm gạo và

Page 27: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

14 

cám gạo [49], [60]. Rác thải nhà bếp cũng là một trong những nguồn thức ăn cho

gia cầm trong hệ thống chăn nuôi này [60], [236]. Mức độ cung cấp thức ăn bổ sung

cho gia cầm ở loại hình nuôi này phụ thuộc vào tầm quan trọng của sản xuất chăn

nuôi đối với hộ gia đình hay tính sẵn có của các nguồn phụ phẩm [60], [236]. Trong

hệ thống chăn nuôi quảng canh, không có tiêu chuẩn về cho ăn và chăm sóc [60].

Gia cầm không bao giờ được cho ăn theo nhu cầu dinh dưỡng, do đó sức sản xuất

của gia cầm trong hệ thống chăn nuôi này thường thấp [60]. Để thu được hiệu quả

sản xuất cao, nông dân được khuyến khích sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với một

lượng ngô hoặc cám gạo thích hợp [60]. Tuy nhiên, giá thức ăn trộn theo công thức

này thường đắt do phải sử dụng bột cá hoặc khô dầu đậu tương, vì vậy chỉ một số ít

nông dân có thể thực sự trộn thức ăn theo tỉ lệ đúng [60].

1.1.4.2. Thức ăn và dinh dưỡng trong hệ thống bán thâm canh

Trong hệ thống chăn nuôi bán thâm canh, tất cả chất dinh dưỡng gia cầm cần

đều được cung cấp trong thức ăn, thường ở dạng thức ăn cân bằng dinh dưỡng mua

từ các công ty thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, do giá thành của thức ăn công nghiệp

thường cao, các hộ chăn nuôi sử dụng các thức ăn sẵn có hoặc trộn thức ăn công

nghiệp đậm đặc với các thức ăn sẵn có [180]. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng có

thể tự trộn thức ăn tại chỗ để nuôi gà [180]. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề như giá

thành cao của thức ăn nguyên liệu (đặc biệt là thức ăn giàu protein) và các thức ăn

bổ sung [60] nên rất khó để có được khẩu phần có cân bằng dinh dưỡng tốt cho gà

trong hệ thống chăn nuôi này.

1.1.4.3. Thức ăn và dinh dưỡng trong hệ thống chăn nuôi thâm canh

Trong hệ thống chăn nuôi thâm canh công nghiệp, gà được nuôi bằng thức ăn

công nghiệp cân bằng tốt về dinh dưỡng. Thức ăn công nghiệp được xây dựng đáp

ứng nhu cầu dinh dưỡng theo các giai đoạn tuổi, hướng sản xuất của vật nuôi [181].

Việc xây dựng các công thức thức ăn được thực hiện dựa trên nhu cầu dinh dưỡng

của các nhóm gia cầm khác nhau đã được công bố ([160], [174]) và giá trị dinh

dưỡng của các thức ăn nguyên liệu (chủ yếu là ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt và

bột cá). Các premix vitamin, vi khoáng; các nguồn cung cấp Ca, P; các amino acid

công nghiệp cũng được sử dụng để cân đối chất dinh dưỡng trong các khẩu phần.

Page 28: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

15 

Ngoài ra, các chất bảo quản, chất chống mốc, một số loại thuốc phòng bệnh, …

cũng được bổ sung vào trong thức ăn.

1.1.5. Tình hình chăm sóc và quản lý đàn gà

Mục đích của việc quản lý là cung cấp những điều kiện đảm bảo cho sinh

trưởng tối ưu của gia cầm [23]. Việc quản lý gia cầm liên quan đến kiểm soát tình

hình sức khỏe đàn gia cầm; đảm bảo chuồng trại được duy trì phù hợp cho các điều

kiện ấp nở, nuôi con, sinh trưởng và đẻ trứng; đảm bảo việc tiêm phòng vaccine

theo khuyến cáo và chương trình cho ăn phù hợp [81]. Tuy nhiên, ở các nước đang

phát triển, điều kiện hạn chế về chuồng trại, thức ăn, tiêm phòng vaccine, con

người… là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đàn gia cầm [81].

Ở Việt Nam, việc quản lý sức khỏe đàn gia cầm còn gặp nhiều khó khăn, đặc

biệt là trong hệ thống chăn nuôi quảng canh. Người nông dân đã trở nên quen với các

nguy cơ dịch bệnh và khí hậu, họ ít chú ý đến việc phòng ngừa và xử lý những những

mối đe dọa này [60]. Trong phương thức chăn nuôi này, nhiều loài (gà, vịt, vịt xiêm)

và nhiều giống ở các độ tuổi khác nhau được nuôi cùng trong một đàn; vì vậy, việc

tiêm phòng vaccine cho tất cả cá thể là rất khó khăn [60]. Các loại vaccine được đóng

chai ở quy cách 1.000 liều/chai đã đưa giá vaccine lên cao là một trong những nguyên

nhân gây khó khăn cho việc tiêm phòng ở quy mô chăn nuôi quảng canh [60]. Người

nông dân khó biết được tình hình của đàn gà khi mà đàn gia cầm được thả rông cả

ngày và chỉ được nhốt lại vào ban đêm [60]. Tỉ lệ đàn gà nuôi chăn thả tự do được

tiêm phòng trong nông hộ chỉ đạt khoảng 30 - 40% tổng đàn [60].

Tình hình sức khỏe đàn gia cầm trong hệ thống chăn nuôi bán thâm canh

được nông dân quan tâm hơn so với trong hệ thống chăn nuôi quảng canh [60]. Gà

broiler được tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle, đậu gà, Gumboro, … Gà giống

được tiêm phòng bệnh Marek, Gumboro và các loại bệnh khác trước giai đoạn đẻ

trứng [60]. Đối với hệ thống chăn nuôi thâm canh công nghiệp, với sự đầu tư lớn về

kinh tế và kỹ thuật, dịch bệnh trong các trại gia cầm được quản lý theo quy trình

nghiêm ngặt cho mỗi loại gia cầm [60].

Page 29: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

16 

1.2. Các hệ thống biểu thị giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm

1.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số

Hệ thống phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của

thức ăn là hệ thống Weende hay phân tích gần đúng do Henneberg và Stohmann

thiết lập vào giữa thế kỉ 19 tại Trạm thí nghiệm Weende, Đức [83], [140]. Hệ thống

phân tích này chia thức ăn thành 6 nhóm: độ ẩm, khoáng, protein tổng số, lipid tổng

số, xơ thô và dẫn xuất không nitơ [140]. Trong đó hàm lượng độ ẩm, khoáng,

protein tổng số, lipid tổng số, xơ thô được xác định bằng các phương pháp phân tích

[83]. Hàm lượng ẩm được xác định là lượng mất đi khi sấy mẫu ở nhiệt độ cao

(100oC, 105oC hay 130oC), sấy chân không ở 60oC, đông khô, sấy trong lò vi sóng

hay chưng cất Dean-Stark đến khi có khối lượng không đổi [18], [83], [140]. Hàm

lượng khoáng tổng số được xác định bằng cách nung mẫu ở 550oC – 600oC cho đến

khi loại hết carbon [18], [140]. Phần còn lại sau khi nung chứa các thành phần vô cơ

trong thức ăn. Tuy nhiên, phần khoáng này có thể chứa các chất có nguồn gốc hữu

cơ như sulphur và phosphorus trong protein, và một số chất có thể bị bay hơi trong

quá trình khoáng hóa như sodium, chloride, potassium, phosphorus và sulphur [140].

Chính vì vậy, hàm lượng khoáng không thật sự đại diện trọn vẹn cho các thành

phần vô cơ trong thức ăn cả về mặt số lượng và chất lượng [140].

Trong hệ thống Weende, hàm lượng protein tổng số được tính toán từ hàm

lượng nitơ trong thức ăn [83]. Lượng nitơ này được xác định bằng phương pháp

Kjeldahl từ hơn 100 năm nay [140]. Trong phương pháp này, các chất hữu cơ bị

phân giải bởi acid sulphuric đậm đặc để chuyển toàn bộ nitơ trong thức ăn (trừ nitơ

ở dạng nitrate và nitrite) thành ammonia ở dạng sulphate [83], [140]. Hỗn hợp chất

xúc tác (gồm K2SO4 và thủy ngân hoặc đồng hoặc selen) được sử dụng để tăng

điểm sôi của acid [83]. Ammonia được giải phóng nhờ NaOH và được thu trong

dung dịch acid chuẩn [140]. Lượng nitơ thu lại được xác định bằng cách chuẩn độ

hoặc bằng phương pháp so màu tự động [83], [140]. Ngoài ra, hàm lượng nitơ trong

thức ăn cũng có thể được xác định bằng các phương pháp khác, chẳng hạn như

phương pháp Dumas hoặc NIRS [83]. Với giả thiết rằng nitơ chiếm 16% trong

protein, protein tổng số được tính bằng cách nhân hàm lượng nitơ với hệ số 6,25

Page 30: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

17 

[83], [140]. Tuy nhiên, đây không phải là protein thực vì phương pháp này định

lượng nitơ từ các nguồn khác nhau, bao gồm protein, các amino acid tự do, các

amine và nucleic acid [140].

Lipid tổng số được xác định bằng cách chiết xuất mẫu trong dung môi hữu

cơ (petroleum ether hoặc diethyl ether) trong thời gian nhất định [18], [140]. Phần

còn lại sau khi loại bỏ dung môi là lipid tổng số, bao gồm lipid, các acid hữu cơ,

alcohol và sắc tố [140]. Carbohydrate của thức ăn chứa 2 phần là xơ thô và dẫn xuất

không nitơ [140]. Xơ thô được xác định bằng cách thủy phân phần còn lại của mẫu

sau khi xác định lipid thô bằng các dung dịch acid và kiềm; phần hữu cơ còn lại

chính là xơ thô [140]. Xơ thô chứa cellulose, lignin và hemicellulose; tuy nhiên,

không phải tất cả các thành phần trên đều có trong thức ăn [140]. Dẫn xuất không

nitơ được tính bằng cách lấy 1000 trừ đi tổng hàm lượng độ ẩm, khoáng, protein thô,

lipid tổng số và xơ thô (tính bằng g/kg) [140]. Dẫn xuất không nitơ bao gồm các

loại đường, fructan, tinh bột, pectin, acid hữu cơ và sắc tố [140].

Trong những năm gần đây, quy trình các phương pháp phân tích gần đúng bị

nhiều nhà dinh dưỡng chỉ trích do đã cũ và không chính xác, đặc biệt là đối với

phương pháp phân tích xơ thô, khoáng và tính toán hàm lượng dẫn xuất không nitơ

[140], [242]. Năm 1967, Van Soest đã phát triển quy trình phân tích xơ mới bao

gồm xơ không hòa tan trong môi trường trung tính (NDF) và xơ không hòa tan

trong môi trường acid (ADF) [242]. NDF là phần còn lại sau khi thủy phân mẫu với

dung dịch sodium lauryl sulphate và ethylenediamine tetraacetic acid (EDTA); phần

này chủ yếu gồm lignin, cellulose và hemicellulose – được xem là phần chứa vách

tế bào [83], [140]. ADF là phần còn lại sau khi thủy phân mẫu với acid sulphuric

0,5M và cetyltrimethyl-ammonium bromide; phần này đại diện cho lignin thô,

cellulose và silic của thực vật [83], [140].

Ở động vật dạ dày đơn, thuật ngữ xơ thực phẩm thường được sử dụng. Nó

bao gồm lignin và các polysaccharide không thể phân giải bằng các enzyme nội

sinh ở động vật dạ dày đơn [140]. Do đó, việc phân tích hàm lượng xơ thực phẩm

trong phòng thí nghiệm là rất khó; thay vào đó, thuật ngữ polysaccharide phi tinh

bột (NSP) được chấp nhận [140]. Ở hầu hết các loại thức ăn, NSP cùng với lignin

được xem là đại diện cho các thành phần chính của vách tế bào [140].

Page 31: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

18 

Cùng với sự phát triển của khoa học dinh dưỡng, nhiều phương pháp phân tích

mới đã được phát triển nhằm đánh giá chính xác và cụ thể hơn thành phần các chất

dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với động vật dạ dày đơn, thành phần các amino acid,

các acid béo có ý nghĩa hơn so với giá trị protein thô, lipid thô trong xây dựng khẩu

phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi [83]. Do đó, các kỹ thuật sắc ký khí-

lỏng, sắc ký hiệu năng cao, sắc ký trao đổi ion, sắc ký pha đảo ... đã được sử dụng để

định lượng các amino acid, các acid béo [140]. Các nguyên tố khoáng trong thức ăn

cũng có thể được định lượng thông qua phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử

[83]. Năng lượng thô được định lượng bằng thiết bị bomb calorimeter [83]. Tuy nhiên,

các chất dinh dưỡng tổng số chỉ phản ánh giá trị tiềm năng của thức ăn; một phần

chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ không được tiêu hóa và bị đào thải ra ngoài [163].

Chính vì vậy, các hệ thống năng lượng và chất dinh dưỡng tiêu hóa đã được xây dựng

và phát triển nhằm biểu thị chính xác hơn giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

1.2.2. Hệ thống năng lượng

Giá trị năng lượng trong thức ăn có thể được biểu thị ở 4 dạng, bao gồm

năng lượng thô (GE), năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và

năng lượng thuần (NE) .

1.2.2.1. Năng lượng thô (GE)

Năng lượng thô của thức ăn là năng lượng sinh ra ở dạng nhiệt khi đốt cháy

hoàn toàn một đơn vị khối lượng thức ăn thành CO2 và H2O [160]. Yếu tố quyết

định đầu tiên đối với hàm lượng năng lượng thô của một chất hữu cơ là mức độ oxy

hóa của chất đó, được thể hiện thông qua tỉ lệ C và H với O [140]. Mặc dù giá trị

năng lượng thô của thức ăn phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng nhưng

không thể dự đoán hiệu quả chuyển hóa năng lượng nếu chỉ dựa vào giá trị năng

lượng thô [68]. Thông thường, giá trị năng lượng thô không có ý nghĩa trong sản

xuất chăn nuôi do không tính đến phần năng lượng thất thoát trong quá trình tiêu

hóa, hấp thu và trao đổi chất [140], [68].

1.2.2.2. Năng lượng tiêu hóa (DE)

Không phải tất cả năng lượng thô đều được cơ thể động vật sử dụng. Một

Page 32: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

19 

phần năng lượng bị mất đi dưới dạng các chất bài tiết. Năng lượng tiêu hoá biểu

kiến (ADE) là năng lượng của tổng các chất hữu cơ tiêu hoá, được tính bằng phần

còn lại sau khi đem năng lượng thô của thức ăn ăn vào (GE) trừ đi năng lượng thô

trong phân thải ra (FE) [161]. Năng lượng thô trong phân (FE) bao gồm năng lượng

của phần thức ăn không được tiêu hóa (FEf) và các sản phẩm trao đổi chất của cơ

thể (FEm) như các dịch tiêu hóa, biểu bì ruột bị bong ra. FEm là năng lượng hao phí

trong hoạt động duy trì của cơ thể, không phụ thuộc vào thức ăn. Năng lượng tiêu

hóa đúng (TDE) là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng thô của thức ăn

(GE) trừ đi năng lượng phân nguồn gốc thức ăn (FEf). Vì vậy, ADE luôn thấp hơn

GE và TDE. Tuy nhiên, đối với những loại thức ăn được tiêu hóa và hấp thu hoàn

toàn như dextrose và dầu ngô, TDE = GE do FEm = 0 [212].

Đối với gia cầm, phân và nước tiểu được thải ra đồng thời, do đó rất khó để

xác định các giá trị năng lượng tiêu hóa biểu kiến (ADE) hay năng lượng tiêu hóa

đúng (TDE) của thức ăn, ... Để khắc phục nhược điểm này, gia cầm được phẫu thuật

làm hậu môn giả, tuy nhiên cho đến nay vẫn rất ít số liệu có giá trị được công bố.

Phân tích hóa học uric acid trong chất thải gia cầm (phân và nước tiểu) cho phép

ước tính giá trị ADE nhưng phương pháp này cho sai số rất cao [212]. Chính vì vậy,

các giá trị DE không được sử dụng trong thiết lập khẩu phần cho gia cầm [160].

1.2.2.3. Năng lượng trao đổi (ME)

Năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) là phần năng lượng còn lại sau khi lấy

năng lượng tiêu hóa trừ đi năng lượng trong nước tiểu (UE) và các sản phẩm khí

thải từ quá trình tiêu hóa [161]. Ở một số loài động vật, đặc biệt là ở các động vật

nhai lại, năng lượng khí giải phóng từ quá trình lên men do vi sinh vật ở ống tiêu

hóa là đáng kể [212]. Tuy nhiên, ở gia cầm, năng lượng khí là rất thấp và thường

được bỏ qua [212].

Tương tự như năng lượng trong phân, năng lượng trong nước tiểu (UE) bao

gồm năng lượng trong các hợp chất hấp thu từ ống tiêu hóa và bài tiết trong nước

tiểu (UEf) và năng lượng nội sinh trong các sản phẩm của quá trình dị hóa ở mô bào

(UEe) [212]. UEe là năng lượng hao phí trong hoạt động duy trì của cơ thể [212].

Đối với gia cầm, năng lượng trao đổi đúng (TME) là phần năng lượng còn lại sau

khi lấy năng lượng thô của thức ăn (GE) trừ đi phần năng lượng đào thải có nguồn

Page 33: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

20 

gốc từ thức ăn (FEf + UEf) [160], [212]. Mối quan hệ giữa AME, TME và lượng ăn

vào (FI) được thể hiện ở hình 1.1. Mối quan hệ này đã được Jonsson và McNab

công bố từ năm 1983 (tdt [135]).

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa AME, TME và lượng ăn vào

(Nguồn: Jonsson và McNab, 1983 tdt [135])

1.2.2.4. Năng lượng thuần (NE)

Năng lượng thuần là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng trao đổi

đúng trừ đi năng lượng nhiệt (nhiệt sinh ra trong quá trình lên men, tiêu hoá, hấp

thu, hình thành sản phẩm, hình thành và bài tiết chất thải mà không được sử dụng

cho mục đích duy trì thân nhiệt): NE = TME – HI [161]. Đây là năng lượng năng

lượng sẵn có dùng cho duy trì chức năng của cơ thể (NEm) và năng lượng tạo nên

các sản phẩm (NEp) như thịt, trứng, lông, ... [161]. Năng lượng thuần có thể chỉ bao

gồm năng lượng sử dụng cho duy trì chức năng của cơ thể (NEm) hoặc năng lượng

dùng cho duy trì và sản xuất (NEm+p) [160]. Do sự sai khác về hiệu suất sử dụng

năng lượng thuần cho chức năng duy trì hoặc cho các chức năng sản xuất nên không

có giá trị NE tuyệt đối cho mỗi loại thức ăn [160]. Vì vậy, năng lượng sản xuất, một

đơn vị phổ biến xác định giá trị năng lượng sẵn có, rất ít khi được sử dụng [160].

Các dạng năng lượng và tỷ lệ giữa các dạng năng lượng của thức ăn trong cơ

thể gia cầm được Smith (1993) thể hiện ở sơ đồ 1.1.

Page 34: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

21 

 

Sơ đồ 1.1. Cân bằng năng lượng ở gia cầm

(Nguồn: [222])

1.2.3. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tiêu hóa

Chất lượng của một loại protein thức ăn không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng

protein mà còn chịu ảnh hưởng bởi các amino acid cấu thành protein đó, tỉ lệ tiêu

hóa, việc sử dụng về mặt sinh lý của các amino acid sau quá trình tiêu hóa và tỉ lệ

oxy hóa bắt buộc tối thiểu [184]. Việc sử dụng amino acid được quyết định bởi tỉ lệ

các amino acid dùng để tổng hợp protein [71]. “Tính sẵn có về mặt sinh học” là một

thuật ngữ bao gồm tất cả các quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa [168]. Tính

sẵn có về mặt sinh học thường được định nghĩa là lượng amino acid được hấp thu

theo một phương thức thích hợp cho việc sử dụng [168].

Năng lượng thuần cho duy trì

Năng lượng tiêu hóa (DE; 77,78% )

Năng lượng thô (GE; 100%)

Năng lượng trong phân (FE; 22,22%)

Năng lượng trao đổi (ME;72,22% )

Năng lượng trong nước tiểu (UE; 5,56%)

Năng lượng thuần (NE; 38,99 - 61,11%)

Năng lượng nhiệt (HI; 11,11 - 33,33%)

Năng lượng thuần cho sản xuất

Page 35: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

22 

“Tỉ lệ tiêu hóa” là thuật ngữ có liên quan đến “tính sẵn có về mặt sinh học”,

đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa [168]. Tỉ lệ amino acid thường được

đánh giá bằng cách tiến hành thí nghiệm cân bằng dinh dưỡng [168]. Các thử

nghiệm tiêu hóa chỉ đánh giá tiêu hóa và hấp thu amino acid, không liên quan đến

việc sử dụng amino acid đó [168]. Khái niệm “amino acid tiêu hóa” không liên

quan đến sự tiêu hóa các amino acid, mà chỉ đề cập đến khả năng tiêu hóa của các

liên kết peptide nối các amino acid trong một protein khẩu phần [72].

Trong một số trường hợp, một amino acid có thể được “tiêu hóa” nhưng

không “sẵn có” cho con vật sử dụng [184]. Điều này có thể xảy ra ở những thức ăn

bị tác động bởi nhiệt độ cao trong quá trình chế biến [168], chẳng hạn như bột

protein động vật và các loại khô dầu. Đối với hầu hết các thức ăn thông thường,

việc biểu thị protein trong thức ăn dưới dạng các amino acid tiêu hóa mặc dù không

phải là lý tưởng nhưng có thể phản ánh đúng hơn so với các amino acid tổng số về

hàm lượng thực sự trở thành “sẵn có” cho các hoạt động duy trì và sản xuất [142].

Tiêu hóa amino acid có thể được biểu thị qua tiêu hóa biểu kiến, tỉ lệ tiêu hóa

đúng hay tiêu hóa tiêu chuẩn, tỉ lệ tiêu hóa thực.

1.2.3.1. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến

Tiêu hóa amino acid biểu kiến bao gồm tiêu hóa amino acid từ nguồn gốc nội

sinh và từ khẩu phần [13], [184]. Giá trị tiêu hóa biểu kiến chịu tác động của lượng

thức ăn ăn vào và hàm lượng protein (hoặc amino acid) trong khẩu phần [25]. Khi

lượng protein ăn vào thấp, hàm lượng amino acid nội sinh trong dịch tiêu hóa tăng

lên (tương quan với protein trong thức ăn) [184]. Vì vậy, ở các khẩu phần thí

nghiệm chứa hàm lượng protein (hay amino acid) thấp, kết quả tính toán tỉ lệ tiêu

hóa amino acid biểu kiến sẽ thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa thực sự [184]. Khi lượng

protein ăn vào tăng lên, tỉ lệ amino acid nội sinh sẽ giảm xuống, tỉ lệ tiêu hóa amino

acid biểu kiến gia tăng và đến gần tỉ lệ tiêu hóa đúng [142] (hình 1.2).

Page 36: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

23 

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và lượng amino acid ăn vào

(Nguồn: [142])

1.2.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa đúng

Hình 1.3. Các phần amino acid khác nhau ở dịch hồi tràng

Tỉ lệ tiêu hóa amino acid đúng là tỉ lệ tiêu hóa sau khi “tiêu chuẩn hóa” tỉ lệ

tiêu hóa biểu kiến bằng cách hiệu chỉnh tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến bằng lượng amino

acid nội sinh cơ bản [13]. Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ “tỉ lệ tiêu hóa amino acid

tiêu chuẩn” được sử dụng thay cho “tỉ lệ tiêu hóa amino acid đúng” (Jondreville và

cs., 1995 tdt [13]). Thất thoát amino acid nội sinh cơ bản là lượng thất thoát amino

acid nội sinh tối thiểu, chỉ phụ thuộc lượng chất khô ăn vào, không chịu ảnh hưởng

Page 37: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

24 

của thành phần thức ăn hoặc khẩu phần [51], [145]. Việc xác định hàm lượng amino

acid nội sinh cơ bản có thể được thực hiện bằng cách sử dụng khẩu phần không

chứa nitơ hoặc phương pháp nuôi dưỡng peptide [46]. Tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn

không bị ảnh hưởng bởi lượng ăn vào [142]. Chính vì vậy, sử dụng tỉ lệ tiêu hóa

tiêu chuẩn cho phép so sánh các thành phần thức ăn ngay cả trong trường hợp hàm

lượng amino acid khác nhau đáng kể [20], [92].

1.2.3.3. Tỉ lệ tiêu hóa thực

Tỉ lệ tiêu hóa amino acid thực là tỉ lệ tiêu hóa sau khi hiệu chỉnh tỉ lệ tiêu hóa

biểu kiến bằng tổng hàm lượng amino acid nội sinh (bao gồm nội sinh cơ bản và nội

sinh đặc thù) [48]. Các thất thoát nội sinh đặc thù chịu sự tác động của các đặc tính

sẵn có của thức ăn, chẳng hạn như sự có mặt của các yếu tố kháng dinh dưỡng có

thể kích thích bài tiết nội sinh [226]. Việc phân tách các amino acid nội sinh ra khỏi

các amino acid không tiêu hóa có nguồn gốc từ khẩu phần ở cuối hồi tràng sau khi

cho ăn bằng một protein đặc thù có thể thực hiện vào những năm gần đây bằng kỹ

thuật pha loãng đồng vị (Schulze, 1994 tdt [184]) và kỹ thuật homoarginine [31].

Kết quả đánh giá thất thoát amino acid nội sinh xác định được bằng các kỹ thuật

này cao hơn nhiều so với kết quả xác định được dựa vào các phương pháp truyền

thống [199], [218]. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là phương pháp sử

dụng để xác định thất thoát nội sinh đặc thù đòi hỏi nhiều lao động, chi phí cao và các

thiết bị đặc biệt [218], [226]. Mặt khác, hiện nay dữ liệu về tỉ lệ tiêu hóa thực vẫn

còn thiếu, gây hạn chế trong việc sử dụng hệ thống này. Chính vì những lý do trên,

hệ thống tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng phổ biến hơn so với các hệ

thống tiêu hóa thực và tiêu hóa biểu kiến [168], [184].

1.3. Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa chất

dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm

1.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho

gia cầm

Trong nhiều năm qua, giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) được sử

dụng để ước tính năng lượng trong thức ăn gia cầm. Hầu hết các giá trị AME đều

được hiệu chỉnh đến trạng thái cân bằng nitơ (AMEN) [212]. Năng lượng trao đổi

Page 38: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

25 

được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu

điểm và nhược điểm riêng. Có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng

trao đổi trong thức ăn thành 4 nhóm sau:

1.3.1.1. Thử nghiệm sinh vật học trực tiếp

Phương pháp này đã được sử dụng từ rất sớm [90], [217]. Thử nghiệm sinh vật

học trực tiếp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gia cầm được cho ăn bằng 1 khẩu

phần hay thức ăn đã biết trước giá trị năng lượng tổng số. Sau đó, chất thải thải ra

được thu thập và phân tích hàm lượng GE. Giá trị AME được tính toán dựa trên sự

chênh lệch về giá trị GE ăn vào và GE đào thải [212]. Hiện nay có 2 phương pháp

liên quan đến định lượng lượng ăn vào và lượng đào thải được sử dụng là phương

pháp thu chất thải tổng số và phương pháp sử dụng chất chỉ thị trong khẩu phần [246].

Phương pháp thu chất thải tổng số: Trong phương pháp thu chất thải tổng số,

gia cầm được nuôi bằng khẩu phần thí nghiệm trong vài ngày và tiến hành xác định

tổng lượng thức ăn ăn vào, lượng chất thải thải ra trong quá trình thí nghiệm [246].

Phương pháp thu tổng số cần giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thu mẫu đủ dài để

giảm sai số trong quá trình thu chất thải [206]. Thông thường, thí nghiệm được kéo

dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai

đoạn thu gom mẫu; hoặc 3 ngày thích nghi và 4 ngày thu gom mẫu. Bomb

calorimeter được sử dụng để xác định giá trị năng lượng trong thức ăn và chất thải.

Giá trị AME được tính toán theo phương trình sau:

AME = (GEi × Qi - GEe × Qe)/Qi

Trong đó: GEi là mật độ năng lượng tổng số trong thức ăn ăn vào (cal/g);

GEe là mật độ năng lượng tổng số trong trong chất thải (cal/g); Qi là lượng thức ăn

ăn vào (g); Qe là lượng chất thải thải ra (g).

Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thu chất thải tổng số thường gặp một

vài khó khăn. Tình trạng tạp nhiễm của chất thải do thức ăn rơi vãi, lông vũ, lông tơ

ảnh hưởng đến việc định lượng chất thải. Ngoài ra, sự biến động về độ ẩm trong khi

ăn do thay đổi của môi trường và do quá trình chế biến (nghiền) cũng làm ảnh

hưởng đến kết quả [213]. Do đó, phương pháp sử dụng chất chỉ thị được phát triển.

Page 39: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

26 

Phương pháp sử dụng chất chỉ thị: Để việc xác định giá trị năng lượng trao

đổi được thuận tiện hơn, các chất chỉ thị được bổ sung vào khẩu phần ăn và áp

dụng chế độ cho ăn tự do ở động vật thí nghiệm. Hóa chất không tiêu [246] hoặc

xơ thô [15] có thể được dùng làm chất chỉ thị liên quan đến lượng chất thải thải ra

và lượng thức ăn ăn vào. Khi áp dụng phương pháp này, việc định lượng lượng ăn

vào và lượng đào thải là không cần thiết. Nồng độ chất chỉ thị và năng lượng thô

trong thức ăn và chất thải được phân tích. Giá trị AME được tính toán theo công

thức sau [147]:

AME (KJ/g) = GEi - (Ti/Te) × GEe

Trong đó GEi là mật độ năng lượng tổng số trong thức ăn ăn vào (KJ/g); GEe

là mật độ năng lượng tổng số trong trong chất thải (KJ/g); Ti là tỉ lệ % chất chỉ thị

trong thức ăn; Te là tỉ lệ % chất chỉ thị trong chất thải.

Nhiều loại chất chỉ thị được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hàm lượng

AME hoặc các thí nghiệm tiêu hóa bao gồm Cr2O3 (Edin, 1918 tdt [246]), BaSO4

[253], silica [75], Fe2O3 [24], lignin [110], xơ thô [15], polyethylene [201], AIA

[245], TiO2 [233]. Việc sử dụng chất chỉ thị nào trong nghiên cứu cũng tồn tại

những hạn chế. Chất chỉ thị phải được định lượng ở trong thức ăn và chất thải và

kết quả định lượng có ảnh hưởng đến sự biến động trong số liệu AME. Việc sử

dụng Cr2O3 làm chất chỉ thị có hạn chế là nó có thể bị phân tách ra khỏi chất thải

khi nghiền [246]. Theo Sibbald (1982), các chất chỉ thị phải được phân bố đồng

đều trong thức ăn và chất thải, có cùng tốc độ di chuyển với thức ăn và không

được hấp thu trong đường tiêu hóa [213]. Đối với Cr2O3 và BaSO4, các chất này

không hoàn toàn là chất trơ và có thể được hấp thu trong đường tiêu hóa [248].

Bên cạnh đó, một số vấn đề khi sử dụng Cr2O3 làm chỉ thị cũng đã được phát hiện,

đặc biệt là các tác động nguy hiểm, có khả năng gây ung thư [172] cũng đã được

thông báo. Ngoài ra, việc sử dụng chất chỉ thị trong nghiên cứu cũng đồng nghĩa

với việc đòi hỏi các phân tích đi kèm, từ đó có thể kéo theo sai số trong nghiên

cứu. Chính vì vậy, việc lựa chọn chất chỉ thị nào để sử dụng trong thí nghiệm trao

đổi chất là vấn đề rất quan trọng.

Page 40: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

27 

Cho đến nay đã có nhiều biến đổi trong nhóm thử nghiệm AME trực tiếp.

Thành phần khẩu phần cơ sở ([141], [217]), trạng thái sinh lý [141], tỉ lệ thức ăn thí

nghiệm ([90], [175], [217]) là những biến động quan trọng trong nghiên cứu. Vohra

(1972) cũng đã thảo luận những biến động trong kết quả nghiên cứu liên quan đến

tuổi, giới tính, giống và loài ở gia cầm thí nghiệm [246]. Ngoài ra, các phương pháp

cho ăn và thu chất thải khác nhau cũng đã được thông báo.

Trong phương pháp của March và Biely (1973), gà trống Leghorn giai đoạn 3

tuần tuổi bị cho nhịn đói qua đêm, sau đó cho gà ăn thức ăn là khẩu phần cơ sở hoặc

khẩu phần thí nghiệm (thay thế 25% khẩu phần cơ sở bằng lúa mì) trong 3 ngày [137].

Tiếp theo, gà lại tiếp tục bị cho nhịn đói qua đêm trước khi thu chất thải. Chất thải thu

được trong 3 ngày được trộn đều, đồng hóa, đông khô và cân khối lượng [11].

Du Preez và cs. (1984) đã công bố phương pháp mới để đánh giá giá trị ME

trong thức ăn [55]. Trong quy trình này, gà thí nghiệm bị cho nhịn đói trong 16 giờ.

Sau đó cho ăn thức ăn trong 1 ngày. Chất thải được thu thập trong 3 ngày kể từ sau

khi kết thúc cho ăn [55].

Năm 1978, Farrell đã phát triển phương pháp đánh giá nhanh giá trị ME trong

thức ăn ở gia cầm [63]. Với phương pháp này, hằng ngày gà trống trưởng thành được

huấn luyện ăn khoảng 100g thức ăn dạng viên trong vòng 1 giờ. Khi bắt đầu thí

nghiệm, gà bị cho nhịn đói trong 32 giờ, sau đó cho ăn một lượng thức ăn đã cố định

trước trong 1 giờ. Chất thải được thu trong 42 giờ tiếp theo [63]. Phương pháp này

cũng đã được Son và cs. (2009) sử dụng để đánh giá giá trị AME trong ngô. Tuy

nhiên, nhóm tác giả này chỉ thu chất thải trong vòng 32 giờ sau khi cho gà ăn [223].

Với quy trình thí nghiệm tương tự, một kỹ thuật cho ăn khác đã được sử

dụng để đưa thức ăn vào đường tiêu hóa của gà. Loại thí nghiệm này được thực hiện

trên gà trống lớn 60 tuần tuổi. Sibbald (1976) đã sử dụng 1 ống thủy tinh đường

kính 5,5mm luồn vào thực quản của gà thông thẳng đến diều. Một lượng thức ăn ép

viên (đường kính 4,76mm) được cho vào ống và đẩy xuống diều của gà thí nghiệm

bằng đũa thủy tinh [210]. Sau khi cho ăn, gà được đưa trở lại chuồng và đặt 1 khay

sạch phía dưới chuồng để thu chất thải. Cân khối lượng chất thải thu được chính xác

trong 24 giờ sau khi cho ăn [210]. Kỹ thuật này cũng đã được một số nhóm tác giả

khác sử dụng [64], [244].

Page 41: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

28 

Nhiều tác giả cũng đã công bố kết quả xác định giá trị AME trong thức ăn thí

nghiệm bằng phương pháp sai khác [196], [208], [247]. Tuy nhiên, thời gian thí

nghiệm, chế độ nuôi và cách thu mẫu chất thải khác nhau giữa từng nhóm tác giả.

Để xác định giá trị AME trong thức ăn thí nghiệm, Vohra và cs. (1982) đã huấn

luyện gà trống trưởng thành ăn thức ăn dạng bột trong 1 giờ [247]. Chất thải được

thu mỗi 12 giờ trong 48 giờ tiếp theo. Thức ăn thí nghiệm được trộn vào khẩu phần

cơ sở với tỉ lệ 50% (khẩu phần thí nghiệm). Giá trị AME của thức ăn thí nghiệm

được tính toán dựa trên giá trị AME của khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm

bằng phương pháp sai khác [247].

Trong khi đó, Scott và cs. (1998) tiến hành thí nghiệm trên gà giai đoạn từ 4

đến 17 ngày tuổi [208]. Thức ăn thí nghiệm (hạt ngũ cốc xay) được trộn vào khẩu

phần cơ sở với tỉ lệ 80%. Chất chỉ thị là Celite hoặc Cr2O3 được bổ sung vào các

khẩu phần. Gà thí nghiệm được cho ăn bằng khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí

nghiệm (gồm 20% khẩu phần cơ sở và 80% thức ăn thí nghiệm) từ 4-17 ngày tuổi

với chế độ nuôi là cho ăn tự do. Chất thải được thu trong vòng 24 giờ để đánh giá

giá trị AME ở ngày tuổi thứ 8 (AME8) và ở ngày tuổi thứ 16 (AME16) [208]. Cũng

sử dụng phương pháp thí nghiệm như trên, Scott và Hall (1998), Robbins và Firman

(2005) lại tiến hành mổ gà thu dịch hồi tràng để đánh giá giá trị AME trong thức ăn

thí nghiệm [196], [207].

Một số tác giả khác lại sử dụng phương pháp hồi quy để đánh giá giá trị

AME của thức ăn [118], [243]. Đối với phương pháp này, khẩu phần cơ sở được

thiết lập đảm bảo đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu dinh dưỡng của gà ở giai đoạn

thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm được sử dụng để thay thế khẩu phần cơ sở với tỉ

lệ tăng dần. Gà được cho nuôi bằng các khẩu phần trong 7 ngày. Chất thải được

thu thập trong khoảng 3 hoặc 4 ngày cuối của thí nghiệm. Giá trị AMEN của thức

ăn thí nghiệm được tính toán bằng cách ngoại suy đến 100% theo phương trình

hồi quy tuyến tính giữa giá trị AMEN và tỉ lệ thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần

[118], [243].

Ngoài ra, giá trị AME trong 1 loại thức ăn còn có thể được xác định bằng

cách sử dụng duy nhất thức ăn thí nghiệm để nuôi gà. Phương pháp này đã được

Hullard và cs. (1999), Sales và Janssens (2003c) sử dụng để đánh giá giá trị AME

Page 42: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

29 

trong nhiều loại thức ăn khác nhau như ngô, đậu, lúa mì, lúa mạch, lúa miến, kê ,…

[97], [205]. Gà được cho ăn bằng thức ăn thí nghiệm trong 7-11 ngày. Chất thải

được thu trong 3-4 ngày cuối của thí nghiệm. Lượng thức ăn ăn vào và lượng chất

thải đào thải được theo dõi để tính toán giá trị AME [97], [205].

1.3.1.2. Thử nghiệm sinh vật học gián tiếp

Phương pháp này được Yoshida và Morimoto (1970) tiến hành lần đầu tiên

trên gà 1 hoặc 2 tuần tuổi nhằm đánh giá năng lượng sinh học sẵn có trong thức ăn

[255]. Đặc biệt, phương pháp này có thể thực hiện với lượng mẫu thức ăn chỉ từ 5-

50g. Gà thí nghiệm được cho nhịn đói để giữ khối lượng cơ thể ở mức thấp nhất.

Sau đó, gà được cho ăn bằng các khẩu phần chuẩn hoặc khẩu phần kiểm tra có chứa

5% mẫu thức ăn thí nghiệm trong 6 ngày. Lượng ăn vào và tăng trọng của gà thí

nghiệm trong 6 ngày thí nghiệm được theo dõi. Đường chuẩn được xây dựng dựa

trên tương quan giữa tốc độ sinh trưởng của gà và các mức năng lượng trong các

khẩu phần chuẩn. Giá trị năng lượng sẵn có trong mẫu thức ăn thí nghiệm được tính

toán dựa trên đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa mức năng lượng

của khẩu phần và tăng trọng của gà [255]. Phương pháp này cũng đã được Squibb

(1971) sử dụng và cải tiến để tính toán giá trị ME ở ngô và lúa mì [225].

Phương pháp này không được các nhà sản xuất thức ăn quan tâm do kết quả

có độ biến động cao và chi phí cho công lao động lớn [215]. Mặt khác, thời gian để

thực hiện phương pháp này dài tương đương với thời gian triển khai thử nghiệm

sinh vật học trực tiếp [215]. Ưu điểm duy nhất của phương pháp này chính là nó

không đòi hỏi các thiết bị phòng thí nghiệm phức tạp [215].

1.3.1.3. Thử nghiệm vật lý học gián tiếp

Hầu hết các nỗ lực nhằm tìm ra mối quan hệ gần gũi giữa giá trị ME và các

tính chất vật lý của thức ăn đều thất bại. Tuy nhiên, Lockhart và cs. (1961) đã nhận

thấy rằng các giá trị ME của yến mạch gia tăng cùng với mật độ khối [130]. Tuy

nhiên, Sibbald và Price (1976), Coates và cs. (1977) không tìm thấy mối quan hệ

tương tự giữa giá trị ME và mật độ khối ở lúa mạch và lúa mì [45], [216]. Vì vậy,

việc sử dụng thử nghiệm vật lý để đánh giá giá trị ME ít có giá trị trong xây dựng

công thức thức ăn do độ chính xác thấp [215].

Page 43: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

30 

1.3.1.4. Thử nghiệm hóa học gián tiếp

Từ năm 1940, Fraps và cs. đã tuyên bố rằng có thể dự đoán giá trị AME

trong thức ăn từ các giá trị protein thô tiêu hóa, lipid tiêu hóa và dẫn xuất không

nitơ tiêu hóa [70]. Titus (1955) đã tìm thấy một loạt các hệ số tiêu hóa cho phép tính

toán giá trị AME của từng loại thức ăn [234]. Sau đó, nhiều nhóm nghiên cứu khác

đã phát triển các phương trình dự đoán giá trị ME dựa trên protein, lipid và

carbohydrate sẵn có [27], [40], [217]. Janssen và cs. (1979 tdt [160]) đã tiến hành

một loạt nghiên cứu về tương quan giữa thành phần hóa học của các loại thức ăn

khác nhau và giá trị năng lượng trao đổi. Bằng phân tích hồi quy, các nhà khoa học

đã thiết lập được các phương trình ước tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh

nitơ (kcal/kg chất khô) [160]. Tuy nhiên, NRC không đề cập đến phương trình nào

cho kết quả ước tính giá trị năng lượng trao đổi từ thành phần hóa học tốt nhất. Cho

đến nay vẫn chưa có nghiên cứu so sánh các phương trình khác nhau với một giá trị

xác định [160].

Thử nghiệm hóa học gián tiếp được các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi sử

dụng để ước tính giá trị ME của các nguyên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm

cuối cùng. Thử nghiệm này có thể hoàn tất trong 24 giờ với chi phí tương đối thấp.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế. Giá trị ước tính từ các

phương trình dự đoán không thể chính xác hơn so với khi sử dụng phương pháp thử

nghiệm sinh vật học trực tiếp. Ngoài ra, sự biến động về thành phần hóa học của

thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của giá trị AME ước tính. Các giá trị

AME của một số nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu có hàm lượng xơ thô cao,

thường khó dự đoán chính xác bằng phương trình [215].

Cho đến nay, xác định giá trị năng lượng trao đổi bằng thí nghiệm nuôi động

vật trong cũi trao đổi chất là phương pháp được sử dụng phổ biến [202], [208],

[237]. Các thí nghiệm ME thường chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian

ngắn. Trong khoảng thời gian đó, lượng nitơ tích lũy sẽ không thay đổi ở gia cầm

giai đoạn đang phát triển. Tuy nhiên, trong cùng một thí nghiệm, lượng nitơ tích lũy

ở các cá thể là không giống nhau. Qua thời gian, tất cả protein trong cơ thể sẽ được

chuyển hóa và cuối cùng lượng nitơ tích lũy sẽ bị đào thải ra ngoài. Do thời gian

Page 44: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

31 

hạn chế của thí nghiệm ME, quá trình chuyển hóa protein sẽ được tính qua công

thức toán học bằng cách sử dụng hiệu số hiệu chỉnh [133]. Hiện có 2 hệ số tích lũy

nitơ được sử dụng rộng rãi để hiệu chỉnh giá trị năng lượng trao đổi là 8,22 kcal/g

và 8,73 kcal/g [159]. Việc hiệu chỉnh giá trị năng lượng trao đổi bằng lượng nitơ

tích lũy được thực hiện dựa trên giả định rằng sự oxy hóa protein ở mô bào sẽ sản

sinh uric acid có năng lượng thô là 8,22 kcal/g nitơ [91]. Tuy nhiên, nghiên cứu của

Coulson và Huges (1930) cho thấy chỉ có 60 đến 80% nitơ trong nước tiểu của gà

tồn tại dưới dạng uric acid ([160], tdt [212],). Ngoài ra, Titus và cs. (1959 tdt [212])

cũng đã nhận thấy trong nước tiểu của gà, ngoài uric acid còn có các hợp chất khác

chứa nitơ. Do đó theo các tác giả, hệ số hiệu chỉnh nitơ tích lũy là 8,73 kcal/g. Giá

trị hiệu chỉnh được cộng thêm vào giá trị năng lượng đào thải cho mỗi gam nitơ tích

lũy. Hiệu chỉnh về trạng thái cân bằng nitơ là rất cần thiết khi so sánh giá trị năng

lượng trao đổi xác định trên gia cầm ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

1.3.2. Các phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa

1.3.2.1. Phương pháp in vitro

Phương pháp sử dụng để đánh giá tiêu hóa protein trong thức ăn được chia

thành 2 nhóm: phương pháp in vitro và phương pháp in vivo. Các kỹ thuật in vitro

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm do những ưu điểm như đơn giản, chi phí thấp

và không cần sử dụng động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả in vitro đến nay

vẫn chưa được chấp nhận để ứng dụng trong lập khẩu phần. Các phương pháp in

vitro bao gồm thử nghiệm hóa học, thử nghiệm enzyme, thử nghiệm vi sinh vật, kỹ

thuật quang phổ cận hồng ngoại (NIRS) và xét nghiệm miễn dịch.

Thử nghiệm hóa học

Các phương pháp hóa học sử dụng để đánh giá tính sẵn có của các amino acid

hầu hết đều liên quan đến lysine do lysine là amino acid giới hạn thứ 2 trong ngũ

cốc và hầu hết các khẩu phần cho gia cầm. Carpenter (1960) đã phát triển phương

pháp dựa trên phản ứng của nhóm –amino của lysine với fluorodinitrobenzene

(FDNB) để đánh giá hàm lượng lysine sẵn có [39]. Phương pháp này dựa trên cơ sở

chỉ có các phân tử lysine với gốc –amino tự do là sẵn có về mặt dinh dưỡng đối với

động vật. Phương pháp liên quan đến phản ứng giữa nhóm –amino tự do của lysine

Page 45: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

32 

trong protein thử nghiệm và FDNB để hình thành –dinitrophenyl-lysine (–DNPL)

được giải phóng sau khi thủy phân và được đo bằng phương pháp so màu. Đối với

các thức ăn giàu carbohydrate và nghèo protein, –DPNL không bền vững trong quá

trình thủy phân acid. Do đó, trong trường hợp này, –DPNL được tính toán dựa trên

sự chênh lệch giữa hàm lượng lysine tổng số và lysine phục hồi sau quá trình thủy

phân acid của dinitrophenylated protein [195]. Một số phương pháp hóa học khác

có thể sử dụng để định lượng lysine phản ứng bao gồm phương pháp sử dụng 2,4,6-

trinitrobenzenesulfonic acid (TNBS) [108], O-methylisourea (OMIU) hay phản ứng

guanidinate hóa [138], furosine (Erbersdobler và Zucker, 1966 tdt [98]), gắn với

thuốc nhuộm sulfonate hóa như acid orange 12 [98] và xác định lysine tổng số sau

phản ứng khử với borihydrite (NaBH4) (Thomas, 1972 tdt [98]).

Thử nghiệm enzyme

Việc đánh giá chất lượng protein có thể được thực hiện thông qua thử nghiệm

enzyme ở mức độ in vitro với một enzyme (thông thường là pepsin) hay một hỗn hợp

các enzyme dạ dày, tụy và ruột [113]. Hỗn hợp enzyme có thể ở dạng tương đối tinh

hoặc là dịch tiêu hóa ở ruột non [140]. Trong các phương pháp phân giải protein bằng

1 loại enzyme duy nhất, phương pháp thủy phân pepsin được sử dụng để đánh giá tỉ

lệ tiêu hóa nitơ ở các nguồn nguyên liệu protein động vật trong nhiều năm qua [144].

Thử nghiệm pepsin được chấp nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp thức ăn do nó

tương đối đơn giản, không đắt tiền, nhanh và có thể tiến hành so sánh nhiều mẫu

trong cùng thời gian. Việc sử dụng phương pháp đơn enzyme có thể hữu hiệu trong

đánh giá tỉ lệ tiêu hóa một chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đánh giá tiêu hóa protein

bằng cách sử dụng pepsin, đánh giá tiêu hóa tinh bột bằng enzyme amylase, … Tuy

nhiên, do sự tiêu hóa 1 chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi tiêu hóa các chất dinh

dưỡng khác, các phương pháp đa enzyme được cho là đáng tin cậy hơn trong việc

đánh giá chất lượng dinh dưỡng của thức ăn ở mức độ in vitro [26].

So với thử nghiệm pepsin, việc sử dụng 2 hoặc nhiều enzyme với các peptide

đặc trưng khác nhau dẫn đến phân giải protein tốt hơn. Trong thử nghiệm đa

enzyme, phương pháp thay đổi pH [93] đã được chứng minh là đầy triển vọng đối

với việc đánh giá phân hủy nhiệt ở enzyme và được ứng dụng rộng rãi trong công

Page 46: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

33 

nghiệp thức ăn và thực phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này bị chỉ trích do tính nhạy

cảm của nó đối với khả năng đệm của dịch huyền phù protein, các phenolic acid và

các hợp chất ion hóa khác. Để khắc phục các vấn đề trên, Pedersen và Eggum

(1983) đã đưa ra phương pháp pH-stat, trong đó giá trị pH được giữ không đổi bằng

cách chuẩn độ với dung dịch 0,1M NaOH và ghi nhận lượng NaOH sử dụng [173].

Thử nghiệm vi sinh vật

Trước khi kỹ thuật sắc ký trao đổi ion được phát minh, thử nghiệm vi sinh

vật thường được sử dụng để xác định hàm lượng amino acid tổng số trong protein.

Sau đó, thử nghiệm vi sinh vật được sử dụng để đánh giá tính sẵn có của protein

[134]. Các vi sinh vật thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm

Streptoccocus faecalis, Streptococcus durens, Lactobacullus arabinosus ([69], [56]),

Streptococcus zymogenes [146] và Tetrahymea pyriformis [228]. Mối quan hệ giữa

thử nghiệm trên vi sinh vật và thử nghiệm trên gà đối với các amino acid sẵn có

thay đổi phụ thuộc vào bản chất của nguyên liệu thí nghiệm nhưng nhìn chung là

khá chặt chẽ [28], [42].

Quang phổ cận hồng ngoại (NIRS)

NIRS là kỹ thuật có tiềm năng phát triển thành phương pháp đáng tin cậy để

dự đoán tiêu hóa amino acid in vivo [86], [103], [241]. Sử dụng phương pháp này

cho kết quả nhanh hơn nhiều so với các phương pháp in vitro. Tuy nhiên, phương

pháp này phụ thuộc vào việc hiệu chuẩn của thiết bị bằng số lượng mẫu tương đối

lớn với các giá trị in vivo đã biết trước. Đây chính là lý do chính làm chậm sự phát

triển của phương pháp NIRS. Thêm vào đó, các dữ liệu được hiệu chỉnh cần phải

được kiểm chứng bằng so sánh thống kê với các dữ liệu độc lập [184]. Hiện nay,

nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi sử dụng công nghệ NIRS để dự đoán hàm lượng

protein, độ ẩm, lipid và khoáng tổng số nhằm có những thông tin cần thiết trong

một loại thức ăn.

Xét nghiệm miễn dịch

Việc sử dụng kỹ thuật xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme

(ELISA) làm công cụ phân tích trong ngành công nghiệp thực phẩm cho con người

đang được quan tâm [220]. Cho đến nay, kỹ thuật này chưa được áp dụng vào lĩnh

Page 47: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

34 

vực dinh dưỡng động vật. Tuy nhiên, kỹ thuật ELISA có thể được sử dụng để đánh

giá tiêu hóa protein ở mức độ in vitro [184].

1.3.2.2. Phương pháp in vivo

Các phương pháp in vivo được sử dụng trong đánh giá tỉ lệ tiêu hóa các chất

dinh dưỡng của thức ăn và được chia thành 2 nhóm: phương pháp in vivo gián tiếp

và in vivo trực tiếp.

Phương pháp in vivo gián tiếp (thử nghiệm amino acid huyết tương)

Thử nghiệm amino acid huyết tương dựa trên nguyên tắc máu vận chuyển các

sản phẩm của quá trình tiêu hóa và hấp thu protein trong thức ăn (các peptide và

amino acid tự do) đến các mô của cơ thể phục vụ cho các quá trình đồng hóa tiếp

theo. Chính vì vậy, mức độ các amino acid tự do trong máu có thể phản ánh tính sẵn

có của protein trong thức ăn [184]. Trong phương pháp này, nồng độ các amino acid

tự do xác định được trong huyết tương của con vật bị cho nhịn đói được sử dụng

làm đối chứng và được so sánh với nồng độ amino acid tự do trong huyết tương sau

khi cho con vật ăn [155].

Thử nghiệm amino acid huyết tương có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện và

đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế. Mức độ các amino acid

tự do trong máu không chỉ phụ thuộc vào protein tiêu hóa mà còn phụ thuộc vào

trạng thái dinh dưỡng của con vật. Ở trạng thái cân bằng nitơ dương, các amino acid

tự do bị loại bỏ khỏi vòng lưu thông để sinh tổng hợp protein. Ngược lại, khi quá

trình trao đổi chất cao, các amino acid dư thừa sẽ được giải phóng vào huyết tương.

Ngoài ra, nồng độ các amino acid tự do ở huyết tương còn phụ thuộc vào rất nhiều

yếu tố như nhịp sinh học, tuổi, loài, trạng thái sinh lý, lượng thức ăn, vị trí và thời

gian lấy máu, tần suất cho ăn, việc cung cấp các chất dinh dưỡng sinh năng lượng

trong thời gian con vật bị cho nhịn đói, cân bằng amino acid và nhiệt độ phòng

[134], [214]. Do đó, việc giải thích những thay đổi trong hàm lượng các amino acid

huyết tương khi xác định tỉ lệ amino acid tiêu hóa là rất khó khăn [165]. Vì những

hạn chế trên, thử nghiệm amino acid huyết tương không được chấp nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, hàm lượng các amino acid tự do trong huyết tương có thể được sử dụng

để nhận biết amino acid giới hạn trong thức ăn gia cầm và biểu thị điểm mà ở đó

nhu cầu amino acid được đáp ứng [65], [89].

Page 48: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

35 

Phương pháp in vivo trực tiếp

Việc đánh giá trực tiếp tỉ lệ tiêu hóa amino acid có thể thực hiện thông qua 2

phương pháp là thử nghiệm sinh trưởng và thử nghiệm tiêu hóa.

Thử nghiệm sinh trưởng

Đây là phương pháp được phát triển nhằm xác định lượng amino acid trong

thức ăn được tiêu hóa, hấp thu, chuyển thành protein của cơ thể hay các chất chuyển

hóa phục vụ cho các mục đích sử dụng khác trong cơ thể [184]. Nguyên tắc của

phương pháp này là xác định khả năng của protein đối với việc thay thế một amino

acid đặc biệt trong hỗ trợ sinh trưởng. Trong thử nghiệm sinh trưởng đánh giá tỉ lệ

tiêu hóa một amino acid, amino acid đó được đưa vào khẩu phần cơ sở thiếu hụt

chính amino acid đó với nồng độ tăng dần nhằm thiết lập mối quan hệ giữa phản

ứng sinh trưởng và hàm lượng amino acid trong khẩu phần [41].

Thử nghiệm sinh trưởng trên gà đã được sử dụng để đánh giá hàm lượng

lysine sẵn có sinh học ([136], [157], [166], [169]), lysine tiêu hóa [66], methionine

[41], valine tiêu hóa [66] và tryptophan tiêu hóa [87] ở các nồng độ protein khác

nhau. Việc sử dụng thử nghiệm sinh trưởng để đánh giá hàm lượng các amino acid

sẵn có về mặt sinh học được quan tâm do các thử nghiệm sinh trưởng đánh giá phản

ứng sinh trưởng bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tính sẵn có về mặt sinh

học (tiêu hóa, hấp thu và sử dụng). Mặt khác, thử nghiệm sinh trưởng có nhiều hạn

chế nghiêm trọng. Phương pháp này tốn nhiều thời gian, chi phí cao, đặc biệt mỗi

lần chỉ cho phép đánh giá tỉ lệ tiêu hóa của duy nhất một amino acid. Ngoài ra, biến

dị di truyền ở các động vật cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên

cứu. Phương pháp thiết kế và tiến hành thí nghiệm sinh trưởng có ảnh hưởng lớn

đến kết quả nghiên cứu [125]. Ngoài các amino acid sẵn có, phản ứng sinh trưởng

chịu tác động bởi nhiều yếu tố dinh dưỡng như lượng ăn vào, hàm lượng protein

trong khẩu phần, tương tác giữa các amino acid. Do đó vấn đề được đặt ra là liệu

phương pháp thử nghiệm sinh trưởng có thích hợp để đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hay

không [184]. Cho đến nay đã có nhiều ý kiến về nhiều khía cạnh khác nhau trong

phương pháp luận của thử nghiệm sinh trưởng đã được công bố [21], [38], [125],

[167], [214].

Page 49: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

36 

Thử nghiệm tiêu hóa

Đây là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá tỉ lệ tiêu hóa. Với

phương pháp này, tỉ lệ tiêu hóa của các amino acid đều được xác định chỉ trong một

thí nghiệm. Về cơ bản, các thí nghiệm tiêu hóa xác định sự sai khác giữa amino acid

ăn vào và amino acid đào thải. Các thí nghiệm tiêu hóa được chia thành 2 nhóm dựa

trên cách thu mẫu, đó là tiêu hóa chất thải (toàn phần) và tiêu hóa hồi tràng [20],

[184]. Tiêu hóa chất thải được đánh giá thông qua việc thu mẫu chất thải từ gia cầm

nguyên vẹn hoặc đã bị phẫu thuật manh tràng hoặc làm hậu môn giả tùy theo mục

tiêu của thí nghiệm. Tiêu hóa hồi tràng có thể được chia thành 2 kỹ thuật thu mẫu là

thu dịch tiêu hóa ở hồi tràng của con vật sau khi chết hay thu từ cannula được gắn

vào phần cuối của hồi [184].

Tiêu hóa chất thải

Kuiken và Lyman (1948) lần đầu tiên đã phát triển phương pháp phân tích

nhằm đánh giá tỉ lệ các amino acid trong protein ăn vào đã biến mất trong đường

tiêu hóa [117]. Phương pháp này dựa trên cơ sở tính sẵn có của amino acid được

xác định thông qua đánh giá tỉ lệ tiêu hóa bằng cách lấy lượng amino acid ăn vào

trừ đi lượng amino acid “không được hấp thu” ở trong phân. Trong phương pháp

này, kỹ thuật thu chất thải tổng số hoặc chất chỉ thị như chromic oxide [111], AIA

[139], ytterbrium nitrate [121] hoặc ferric oxide [29] được sử dụng.

Đối với gia cầm, việc thu chất thải có thể không chính xác do phân bị tạp

nhiễm bởi nước tiểu, lông vũ, vảy và các vật liệu khác từ bên ngoài [102]. Vì vậy,

thử nghiệm này không đánh giá “tiêu hóa” như định nghĩa truyền thống mà là “có

thể chuyển hóa” do phân và nước tiểu được thải ra đồng thời ở gia cầm [184]. Các

phương pháp đã được phát triển để tách phân và nước tiểu ở gia cầm trước khi bị

đào thải ra ngoài bao gồm lắp hậu môn giả [99] và thông niệu quản ra ngoài [50].

Tuy nhiên, lượng amino acid trong chất thải có nguồn gốc từ nước tiểu thường được

bỏ qua do hàm lượng amino acid trong nước tiểu rất thấp, ảnh hưởng không đáng kể

đến việc tính toán tỉ lệ tiêu hóa [231]. Kết quả nghiên cứu của Yamazaki (1983)

cũng cho thấy không có sai khác giữa các tỉ lệ tiêu hóa thực xác định được trên gà

mái được lắp hậu môn giả và gà trống trưởng thành không phẫu thuật [254]. Tuy

Page 50: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

37 

nhiên, trong trường hợp protein bị xử lý nhiệt quá mức hay bị phân hủy do nhiệt,

các amino acid có thể bị bài tiết vào nước tiểu như các chất chuyển hóa, dẫn đến

tính toán sai tỉ lệ tiêu hóa [66], [143].

Các nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu hóa amino acid tăng lên nhanh chóng từ

lúc phương pháp thử nghiệm nhanh được phát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu [128],

[211]. Trong phương pháp này, gà trống trưởng thành bị cho nhịn đói trong 24 - 48

giờ. Sau đó, một lượng nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (thường từ 30 - 50g) được

đưa trực tiếp vào diều. Trong 48 giờ tiếp theo, toàn bộ chất thải thải ra được thu

thập và định lượng. Hàm lượng amino acid nội sinh được xác định từ chất thải của

gà bị cho nhịn đói hoặc gà được nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ [128], [211].

Việc đánh giá tỉ lệ tiêu hóa amino acid dựa trên chất thải bị chỉ trích do các tác

động của vi sinh vật ở ruột sau trong việc sử dụng protein thức ăn và phần đóng góp

của các protein vi sinh vật vào lượng amino acid đào thải ở trong phân [34]. Mặc dù

sự hiện diện của hệ vi sinh vật trong manh tràng và ruột già của gia cầm đã được

chứng minh nhưng tác động thực sự của hệ vi sinh vật này đến dinh dưỡng protein

vẫn chưa rõ ràng [184]. Hoạt động của vi sinh vật trong manh tràng có thể làm thay

đổi thành phần amino acid của chất thải, gây ảnh hưởng đến giá trị tiêu hóa tính

toán được dựa trên phân tích chất thải. Nhiều nghiên cứu đã mô tả vai trò của manh

tràng trong xác định tỉ lệ tiêu hóa. Nitsan và Alumot (1963) đã đưa ra bằng chứng

về hoạt động phân giải protein bởi vi sinh vật ở manh tràng [156]. Sau đó, nghiên

cứu của Isshiki và cs. (1974) đã cho thấy chất chứa ở manh tràng có thể thủy phân

protein [101]. Payne và cs. (1971) cũng đã chỉ ra rằng tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của

nhiều amino acid ở bột cá bị giảm xuống đáng kể, đặc biệt là threonine, khi tiến

hành thí nghiệm trên gà bị phẫu thuật cắt bỏ manh tràng [171]. Theo Parson và cs.

(1982), các amino acid được chuyển hóa bởi vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến hàm

lượng protein vi sinh vật trong chất thải và lượng protein này có thể chiếm đến 25%

protein tổng số của chất thải [168]. Do đó, việc sử dụng gà đã cắt bỏ manh tràng

hiện đang được chấp nhận rộng rãi trong các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ tiêu hóa

amino acid bằng phân tích chất thải do khắc phục được ảnh hưởng của vi sinh vật ở

manh tràng [82], [104], [106], [167].

Page 51: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

38 

Tiêu hóa hồi tràng

Payne và cs. (1968) là nhóm nghiên cứu đầu tiên cho rằng phân tích dịch hồi

tràng là phương pháp đáng tin cậy hơn để đánh giá tiêu hóa protein và amino acid

so với phân tích chất thải [170]. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm so sánh

phương pháp phân tích chất thải và phân tích dịch hồi tràng trong đánh giá tỉ lệ tiêu

hóa amino acid trong nhiều loại thức ăn như ngô, lúa miến, lúa mì, khô dầu đậu

tương, khô dầu hạt cải, bột thịt xương, bột cá, bột lông vũ… [88], [191], [192].

Những sai khác giữa tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng và toàn phần trong những nghiên cứu

này chứng tỏ có sự chuyển hóa amino acid bởi hệ vi sinh vật ở ruột già ở gà và tỉ lệ

tiêu hóa amino acid xác định được ở đoạn cuối hồi tràng chính xác hơn so với khi

đánh giá ở chất thải [184]. Phương pháp xác định tiêu hóa amino acid thông qua

phân tích dịch hồi tràng có ưu điểm là áp dụng chế độ cho ăn tự do và có thể sử

dụng gia cầm ở các lứa tuổi khác nhau [76].

Để đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng, chất chỉ thị không tiêu được bổ sung vào

khẩu phần. Có nhiều chất đã và đang được sử dụng làm chất chỉ thị trong thí

nghiệm tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là Cr2O3 và AIA. Việc sử dụng các chất chỉ

thị trong các nghiên cứu dinh dưỡng đã được Kotb và Luckey (1972) tổng hợp và

công bố [116].

Tiêu hóa hồi tràng có thể được đánh giá bằng 2 cách, tùy thuộc vào kỹ thuật

thu dịch hồi tràng. Phương pháp đơn giản nhất để thu dịch hồi tràng là giết gia cầm;

phương pháp thứ 2 là sử dụng một cannula chèn vào điểm giữa hồi tràng [177],

[232]. Trong những nghiên cứu trước đây, gà được giết bằng cách làm trật khớp cổ.

Tuy nhiên, phương pháp này bị chỉ trích vì nó làm tăng hàm lượng protein nội sinh

do làm bong các tế bào niêm mạc vào đường ruột ở thời điểm giết mổ [184]. Hiện

nay, phương pháp giết gia cầm bằng các hóa chất (chẳng hạn như pentobarbitone

sodium) được sử dụng phổ biến do phương pháp này hạn chế nhu động ruột và bong

niêm mạc đến mức thấp nhất so với các kỹ thuật giết mổ truyền thống [19].

Nhằm khắc phục những nhược điểm trong giết mổ gia cầm, phương pháp đặt

cannula hồi tràng đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng [84], [177]. So sánh giữa

kỹ thuật giết mổ (bằng cách gây mê) với kỹ thuật đặt cannula, Johns và cs. (1986b)

Page 52: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

39 

đã chỉ ra rằng tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng ở hầu hết các amino acid xác định được trên gà

trống đặt cannula thấp hơn đáng kể so với kết quả đánh giá trên gà sinh trưởng giết

mổ bằng cách gây mê, ngoại trừ arginine và glutamic acid [105]. Tuy nhiên, việc sử

dụng phương pháp đặt cannula hồi tràng bị hạn chế do những vấn đề liên quan đến

việc loại bỏ cannula, những biến động trong dòng chảy của dịch tiêu hóa và việc

cần phải sử dụng chất chỉ thị thích hợp [184]. Ngoài ra, Tanksley và cs. (1981) cũng

cho rằng thay đổi về mặt sinh lý đối với đường ruột do đặt cannula có thể gây ảnh

hưởng lên các quá trình sinh lý bình thường của con vật [229]. Bên cạnh đó, giá trị

tiêu hóa xác định được bằng phương pháp đặt canulla ở gà đã trưởng thành có thể

không phản ánh tiêu hóa ở gà broiler đang ở giai đoạn phát triển nhanh [32], [74].

Chính vì vậy, giết mổ gia cầm thu dịch hồi tràng để đánh giá tiêu hóa amino acid là

phương pháp được lựa chọn nhiều nhất [114], [189].

Các phương pháp xác định hàm lượng amino acid nội sinh bao gồm các

phương pháp cổ điển, kỹ thuật nuôi dưỡng bằng peptide kết hợp với lọc qua hệ

thống siêu lọc, kỹ thuật sử dụng các chất chỉ thị đồng vị và kỹ thuật homoarginine.

Các phương pháp cổ điển được sử dụng để xác định các amino acid nội sinh gồm có

phương pháp sử dụng khẩu phần không chứa nitơ, phương pháp hồi quy và phương

pháp nuôi đói. Đối với phương pháp đầu tiên, động vật thí nghiệm được cho ăn

bằng khẩu phần không chứa nitơ; chất thải được sử dụng để đánh giá hàm lượng các

amino acid. Với phương pháp hồi quy, động vật thí nghiệm được nuôi bằng các

khẩu phần trong đó loại thức ăn thí nghiệm có hàm lượng tăng dần. Sau đó, hàm

lượng các amino acid được phân tích trong chất thải hoặc hoặc dịch hồi tràng. Thất

thoát amino acid nội sinh được ước tính bằng cách ngoại suy đường hồi quy đến

mức zero của amino acid ăn vào. Đối với phương pháp nuôi đói, gà trống thí

nghiệm bị cho nhịn đói từ 24 - 48 giờ, sau đó tiến hành thu chất thải để đánh giá

hàm lượng amino acid. Phương pháp nuôi đói là một trong những phương pháp cổ

điển được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để ước tính amino acid nội sinh cơ bản ở

gia cầm. Các kỹ thuật trên đã được nhiều nhóm nghiên cứu thực hiện trên gia cầm

[25], [74], [162], [224].

Page 53: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

40 

Kết quả nghiên cứu của Yamazaki (1983) khi tiến hành so sánh 2 phương

pháp nuôi đói và sử dụng khẩu phần không chứa nitơ cho thấy sự bài tiết amino acid

nội sinh ở cả 2 phương pháp là tương đương [254]. Ngược lại, kết quả nghiên cứu

của Muztar và Slinger (1980) đã chỉ ra rằng amino acid nội sinh nên được xác định

ở gia cầm được nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ, không phải ở gà bị cho nhịn

đói [152]. Theo Nasset (1965), khẩu phần không chứa nitơ gây kích thích phù hợp

lên đường tiêu hóa cho việc tiết các protein nội sinh [154]. Tuy nhiên, các kỹ thuật

này bị chỉ trích do trong suốt quá trình bỏ đói hoặc không có protein trong khẩu

phần, cơ thể sẽ ở trạng thái cân bằng nitơ âm và tốc độ tổng hợp protein trong toàn

bộ cơ thể sẽ bị giảm nhanh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến dòng protein đi vào

trong ruột [184]. Theo Low (1990), việc sử dụng các khẩu phần không chứa nitơ là

không thích hợp do sự vắng mặt của protein trong khẩu phần sẽ gây ra những thay

đổi rất lớn trong quá trình trao đổi chất và con vật không còn ở trạng thái sinh lý bình

thường [134]. Vì những lý do trên, việc hiệu chỉnh tỉ lệ tiêu hóa dựa trên các phương

pháp cổ điển sẽ làm tỉ lệ tiêu hóa đúng giảm xuống so với thực tế [22]. Nhiều nghiên

cứu đã chỉ ra rằng thất thoát amino acid nội sinh khác nhau tùy thuộc vào nguồn

protein [219], hàm lượng protein trong khẩu phần [30], hàm lượng xơ trong khẩu

phần [219] và sự có mặt của các yếu tố kháng dinh dưỡng [16]. Điều này cho thấy

việc sử dụng một giá trị đầu ra duy nhất từ các phương pháp cổ điển để hiệu chỉnh

phần nội sinh là không đáng tin cậy đối với các loại thức ăn khác nhau [184].

Với phương pháp phân tích hồi quy, phương trình hồi quy được sử dụng để

tính toán hàm lượng amino acid nội sinh ở mức zero của protein ăn vào. Tuy nhiên,

điều này cũng dẫn đến sai số lớn trong kết quả ước tính, đặc biệt là trong trường

hợp điểm số liệu bé nhất và điểm zero ăn vào (theo lý thuyết) cách xa nhau [184].

Bên cạnh đó, sự phức tạp về kỹ thuật cũng như ước tính tỉ lệ tiêu hóa là lý do

phương pháp này không được chấp nhận rộng rãi, mặc dù nó đã được sử dụng để

xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng ở một số thức ăn [197], [209].

Phương pháp nuôi dưỡng peptide kết hợp với lọc qua hệ thống siêu lọc là

phương pháp sử dụng để ước tính hàm lượng amino acid nội sinh ở hồi tràng khi

cho động vật ăn bằng các peptide (từ casein thủy phân bằng enzyme - EHC), sau đó

Page 54: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

41 

dịch hồi tràng được lọc qua hệ thống lọc siêu lọc [150]. Trong phương pháp này,

khẩu phần bán tổng hợp chứa EHC là nguồn cung cấp protein duy nhất được sử

dụng để nuôi động vật. Dịch hồi tràng được thu và các phân đoạn nitơ được phân

tách bằng cách ly tâm và lọc qua máy siêu lọc. Hai phân đoạn chính được phân tách

bao gồm phần có khối lượng phân tử lớn (>10.000 Da) được sử dụng để đánh giá

amino acid nội sinh; phần có khối lượng phân tử bé chứa các amino acid có nguồn

gốc từ thức ăn không được hấp thu và các peptide kích thước nhỏ, nitơ phi protein

và các amino acid tự do nội sinh nồng độ thấp [184]. Mặc dù không bị chỉ trích như

các phương pháp cổ điển, phương pháp này chỉ có thể được dùng để hiệu chỉnh tiêu

hóa hồi tràng đối với các nguồn protein không chứa xơ và/hoặc các yếu tố kháng

dinh dưỡng, chẳng hạn như các loại bột protein động vật [53]. Kỹ thuật này có thể

cũng cho kết quả đánh giá amino acid nội sinh thấp hơn so với thực tế do một số

amino acid tự do có nguồn gốc nội sinh và các peptide nội sinh có kích thước nhỏ

có thể bị loại bỏ ở phân đoạn có khối lượng phân tử thấp [36], [123].

Kỹ thuật sử dụng các chất chỉ thị đồng vị được sử dụng trong nhiều nghiên

cứu để xác định hàm lượng các amino acid nội sinh trong nhiều năm qua. Các đồng

vị được sử dụng trong kỹ thuật này gồm có đồng vị bền (15N) và đồng vị phóng xạ

(14C, 35S, 75Se). Kỹ thuật pha loãng đồng vị 15N của Souffrant và cs. (1982, tdt

[184]) đã được nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng để phân biệt các protein nội sinh và

các protein trong thức ăn không được tiêu hóa [48], [199]. Các kết quả của các

nhóm nghiên cứu trên cho thấy hàm lượng các protein nội sinh trong dịch hồi tràng

xác định được bằng kỹ thuật pha loãng đồng vị cao hơn so với kết quả thu được khi

sử dụng khẩu phần không chứa nitơ.

Mặc dù được các nhà dinh dưỡng quan tâm, phương pháp này vẫn có nhiều

hạn chế. Việc làm giàu 15N trong các chất bài tiết nội sinh để phân tích là điều

không dễ thực hiện. Ngoài ra, việc không thể đánh giá tất cả các amino acid thu hồi

trong dịch hồi tràng ([48], [126]) và sự phục hồi nhóm tiền chất [124] cũng là

những nhược điểm của kỹ thuật này. Việc chuẩn hóa các điều kiện như tần suất cho

ăn, loại khẩu phần, quy trình và tỉ lệ truyền chất đánh dấu, kỹ thuật thu mẫu, cách

xử lý mẫu và lựa chọn các nhóm tiền chất là rất cần thiết trong so sánh các dữ liệu

để có độ tin cậy cao [73].

Page 55: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

42 

Phương pháp homoarginine là kỹ thuật do Hagemeister và Erbersdobler phát

triển vào năm 1985 [184]. Phương pháp này sử dụng homoarginine làm chất chỉ thị

để xác định hàm lượng các amino acid nội sinh. Phần lysine dư lại trong protein

thức ăn được chuyển thành homoarginine bằng cách guanidine hóa nhờ xử lý với O-

methylisourea trong môi trường kiềm [138]. Sau khi động vật được cho ăn bằng

protein đã đánh dấu, hàm lượng các amino acid nội sinh được xác định bằng cách so

sánh tỉ lệ amino acid : homoarginine trong khẩu phần và trong dịch hồi tràng.

Homoarginine không có ở trong các thức ăn thông thường [179]. Mặc dù

homoarginine được tiêu hóa và hấp thu như các amino acid khác nhưng nó không

tái xuất hiện trong chất bài tiết nội sinh ở đường ruột [218]. Nhờ các đặc tính này,

kỹ thuật homoarginine có lợi thế quan trọng so với kỹ thuật đánh dấu đồng vị.

Phương pháp homoarginine đã được sử dụng để xác định hàm lượng amino acid nội

sinh và ước tính tỉ lệ tiêu hóa đúng amino acid ở gia cầm [16], [17], [218].

Gần đây, một nhóm nhà nghiên cứu dinh dưỡng gia cầm đã hoàn tất một số

nghiên cứu định lượng thất thoát amino acid nội sinh ở gà broiler và gà tây trong

suốt 3 tuần tuổi đầu tiên nhằm thiết lập cơ sở để hiệu chỉnh giá trị amino acid tiêu

hóa hồi tràng. Mặc dù chưa xác định được các giá trị hiệu chỉnh nội sinh cơ bản tốt

nhất, nhưng những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc sử dụng khẩu phần không

chứa protein là tốt nhất do nó cho kết quả hiệu chỉnh nội sinh cơ bản thấp hơn so

với chế độ nuôi bằng khẩu phần chứa casein [20].

Phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến

Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến amino acid của một loại thức ăn có thể được đánh giá

thông qua các phương pháp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp sai khác,

phương pháp hồi quy. Trong phương pháp trực tiếp, khẩu phần thí nghiệm được xây

dựng dựa trên nguyên tắc thức ăn thí nghiệm là nguồn cung cấp protein duy nhất

trong khẩu phần. Trong trường hợp thức ăn thí nghiệm là ngũ cốc, trong 1kg khẩu

phần thí nghiệm thường chứa 918g thức ăn thí nghiệm, 20g dầu thực vật, 42g chất

bổ sung khoáng và vitamin. Trong trường hợp thức ăn thí nghiệm là bột protein,

dextrose sẽ được thêm vào để điều chỉnh hàm lượng protein tổng số trong khẩu

phần ở khoảng 16-20%. Các chất bổ sung calcium và phosphorus vô cơ được cho

Page 56: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

43 

vào các khẩu phần nếu thức ăn thí nghiệm là nguồn protein thực vật, bột máu và bột

lông vũ. Các loại thức ăn như bột cá, bột thịt và bột thịt xương có chứa hàm lượng

calcium và phosphorus cao, do đó các chất bổ sung calcium và phosphorus vô cơ sẽ

không được đưa vào khẩu phần thí nghiệm. Đối với thức ăn thí nghiệm là protein

động vật, Solkafloc hoặc bột giấy được bổ sung vào khẩu phần với tỉ lệ 30g/kg để

tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần. Ngoài ra, các vitamin và vi khoáng, chất chỉ thị

không tiêu như Cr2O3, AIA và TiO2 cũng được bổ sung vào khẩu phần. Các

carbohydrate dễ tiêu như dextrose và dầu thực vật là nguồn cung cấp năng lượng

trong khẩu phần [32], [190].

Phương pháp sai khác được xây dựng dựa trên giả thuyết rằng không có sự

tương tác giữa khẩu phần cơ sở và thức ăn thí nghiệm. Trong phương pháp sai

khác, hai khẩu phần được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa bao

gồm khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm. Khẩu phần cơ sở chứa các nguyên

liệu thức ăn cơ bản. Khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế một

phần khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm (thông thường là tỉ lệ 50 : 50). Tỉ lệ

tiêu hóa của thức ăn thí nghiệm được tính toán dựa trên sự sai khác về tỉ lệ tiêu hóa

của 2 khẩu phần và tỉ lệ từng amino acid trong các khẩu phần [153].

Phương pháp thứ 3 được sử dụng để đánh giá tỉ lệ tiêu hóa amino acid là

phương pháp hồi quy. Trong phương pháp này, gà được nuôi bằng các khẩu phần có

hàm lượng thức ăn thí nghiệm tăng dần (thông thường là 4 mức nồng độ). Tỉ lệ tiêu

hóa hồi tràng của từng khẩu phần được tính toán riêng. Sau đó, tỉ lệ tiêu hóa amino

acid hồi tràng của thức ăn thí nghiệm được tính toán bằng hồi quy tuyến tính [197].

Thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa tối thiểu cần tiến hành với 4 lần lặp lại. Số

lượng gia cầm trong mỗi lần lặp lại phụ thuộc vào lứa tuổi và lượng dịch tiêu hóa

cần thu. Thông thường thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa amino acid trong thức ăn ở

gia cầm được tiến hành trên gà giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi [32]. Gia cầm được cho

ăn bằng các khẩu phần thí nghiệm trong ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành thu dịch

hồi tràng [32], [190]. Để giảm tác động nhu động ruột đến mức thấp nhất, phương

pháp giết mổ bằng cách tiêm sodium pentobarbitone thường được sử dụng. Dịch

tiêu hóa ở nửa sau hồi tràng được thu cùng với nước cất nhằm tránh làm bong niêm

mạc ruột như trường hợp ép bằng tay [190].

Page 57: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

44 

1.4. Ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần

Các giá trị amino acid tiêu hóa đang được quan tâm sử dụng làm cơ sở để

xây dựng khẩu phần cho gia cầm. Ưu điểm lớn nhất của việc xây dựng khẩu phần

dựa trên amino acid tiêu hóa là có thể tăng tỉ lệ thức ăn các nguyên liệu thay thế

khác, đặc biệt là các nguồn protein chất lượng thấp, trong khẩu phần cho gia cầm

[32]. Điều này sẽ làm mở rộng việc sử dụng nhiều loại nguyên liệu trong khẩu phần

mà vẫn duy trì mức tăng trưởng [33].

Trước đây, nhiều nỗ lực nhằm thay thế một phần khô dầu đậu tương bằng

các thức ăn kém tiêu hóa trong khẩu phần cho gà broiler đều cho kết quả tăng

trưởng thấp hơn mong đợi do việc thay thế này thường không tính đến tỉ lệ tiêu hóa

amino acid thấp ở những nguyên liệu thức ăn đó. Tuy nhiên, hiện nay nhiều kết quả

nghiên cứu đã cho thấy tác động tốt của việc sử dụng các amino acid tiêu hóa trong

xây dựng khẩu phần cho gia cầm đối với việc gia tăng tỉ lệ các nguyên liệu thức ăn

kém tiêu hóa, chẳng hạn như khô dầu bông, khô dầu hạt cải và bột thịt xương [67],

[188], [182], [183], [249].

Việc ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần có

thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp [168]. Các phương pháp khác nhau chủ

yếu ở mức độ thay đổi ma trận thức ăn nguyên liệu/nhu cầu [168]. Phương pháp

toàn diện nhất là chuyển đổi toàn bộ nhu cầu amino acid thành các giá trị nhu cầu

amino acid tiêu hóa. Parsons (1991) đã khái quát 28 nghiên cứu đã được công bố về

nhu cầu lysine và tổng amino acid chứa lưu huỳnh đối với gà broiler, gà tây, gà đẻ

và đã đưa ra kết luận rằng nhu cầu amino acid tiêu hóa thấp hơn nhu cầu amino acid

tổng số từ 8% đến 10% [167].

Một phương pháp khác ít được sử dụng hơn là chấp nhận các giá trị amino

acid đối với ngô và khô dầu đậu tương và nhu cầu amino acid vẫn ở dạng hàm

lượng tổng số; và thay đổi các giá trị hàm lượng tổng số trong các loại thức ăn hạt

và các nguyên liệu giàu protein có liên quan đến ngô và khô dầu đậu tương dựa trên

các tỉ lệ tiêu hóa tương đối [168]. Vì vậy, trong phương pháp này, ngô và khô dầu

đậu tương là các giá trị đối chiếu [168]. Ưu điểm của phương pháp này là ít có sự

thay đổi trong ma trận thức ăn nguyên liệu [168]. Tuy nhiên, phương pháp này có 2

Page 58: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

45 

nhược điểm lớn là (1) không cực đại hóa hoàn toàn khái niệm về tỉ lệ tiêu hóa

amino acid, và (2) có thể đánh giá thấp hơn giá trị thực của các chất bổ sung amino

acid, chẳng hạn như tỉ lệ tiêu hóa đối ở lysine tinh thể là 111% so với trong khô dầu

đậu tương [168].

1.5. Kết quả đánh giá giá trị MEN và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số

loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam

Không như ở các quốc gia khác trên thế giới, cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia

cầm ở Việt Nam được xây dựng dựa trên việc phân tích thành phần các chất dinh

dưỡng tổng số và giá trị MEN ước tính từ các công thức của nước ngoài [11]. Tuy

nhiên, với các đặc điểm khác nhau về thức ăn, động vật, … nhiều kết quả nghiên

cứu trong những năm gần đây đã cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị

MEN thu được từ thí nghiệm trên động vật và giá trị tương ứng trong cơ sở dữ liệu

thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam [5], [8]. Khi tiến hành đánh giá giá trị ME của ngô,

Vũ Duy Giảng và cs. (2000) đã thông báo rằng khoảng chênh lệch giữa kết quả thu

được bằng thí nghiệm in vivo và kết quả ước tính dao động từ 0,6% đến 2,9% [5].

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai (2007) cũng cho

thấy sự khác nhau giữa giá trị ME của các giống đỗ tương khi xác định bằng phương

pháp in vivo và giá trị ước tính ở cả hai phía cao và thấp hơn từ -9,4 đến +4,8% [8].

Một số nguyên liệu thức ăn như ngô, tấm gạo, cám gạo, bột sắn, bột cá, khô dầu đậu

tương, khô dầu mè, khô dầu lạc và gluten ngô cũng đã được Lã Văn Kính và Huỳnh

Thanh Hoài (2005) sử dụng để đánh giá giá trị AME, TME và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng

protein trên gà trống được cắt bỏ manh tràng [7]. Nhìn chung, các nghiên cứu về

đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các

loại thức ăn cho gia cầm bằng thí nghiệm in vivo ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để

có thể cập nhật các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn và đưa cơ sở dữ liệu

thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đến gần thực tiễn sản xuất, việc tiến hành các thí

nghiệm in vivo đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết.

Page 59: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

46 

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà Lương Phượng: Tổng cộng 3.029 con gà Lương Phượng 1 ngày tuổi đã

được mua từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi quốc gia

từ năm 2008 - 2013. Sau đó, toàn bộ gà con 1 ngày tuổi được chuyển về nuôi chuẩn

bị ở Trại chăn nuôi thuộc Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương, huyện Hương Trà,

tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng 2.330 con gà khỏe mạnh đã được lựa chọn để tiến

hành các nội dung nghiên cứu.

- 18 loại thức ăn thí nghiệm: ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm

gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân,

DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm

thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm.

Các loại thức ăn thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên ở các đại lý thức ăn gia súc,

chợ, cơ sở xay xát gạo, công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, công ty xuất nhập

khẩu thủy sản Quảng Trị và trên ruộng của nông dân ở các tỉnh và thành phố như Hà

Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ

Chí Minh và Cần Thơ. Thông tin về nguồn gốc của các loại thức ăn sử dụng trong thí

nghiệm được người bán cung cấp và được trình bày ở bảng 2.3.

Ngô hạt chất lượng tốt được mua ở Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và

Quảng Nam. Sau đó được vận chuyển về Huế và xay thành bột trước khi sử dụng làm

thức ăn thí nghiệm. Tấm gạo và cám gạo được mua trực tiếp tại các cơ sở xay xát gạo

ở Thừa Thiên Huế. Cám gạo được sử dụng cho nghiên cứu có mùi thơm, màu vàng

nhạt. Đối với gạo lứt, lúa được mua ngay sau khi nông dân thu hoạch và xát bỏ vỏ

trấu. Sắn củ tươi mua từ ruộng của nông dân ở huyện Hương Trà và A Lưới, tỉnh

Thừa Thiên Huế được lột bỏ vỏ ngoài, xắt lát, sấy khô ở 45oC trước khi đem đi xay

thành bột để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

Hạt đậu tương được mua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi được trộn

đều, hạt đậu tương được xử lý các chất kháng dinh dưỡng theo 2 phương pháp khác

Page 60: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

47 

nhau (rang và luộc). Một nửa được đem rang thủ công bằng than cho đến khi hạt đậu

chuyển sang màu vàng, giòn và có mùi thơm. Phần còn lại được luộc ở 100oC trong

40 phút [58] và đem sấy khô ở 45oC. Sau khi xử lý các chất kháng dinh dưỡng, hạt

đậu tương được nghiền thành bột để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

Cá tươi được mua tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Sau đó, cá được phơi

dưới nắng tự nhiên trong 2 ngày đề giảm bớt độ ẩm trước khi đem sấy ở 45oC. Cá sau

khi sấy khô được xay nhỏ để sử dụng làm thức ăn thí nghiệm. Đầu và vỏ tôm tươi

được mua từ Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị, sau đó được sấy khô ở

45oC và xay nhỏ trước khi sử dụng làm thức ăn thí nghiệm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các nghiên cứu tiền đề

Trước khi tiến hành các thí nghiệm chính (xác định giá trị năng lượng trao đổi

có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số và tỉ lệ tiêu hóa amino

acid trong các loại thức ăn phổ biến cho gà), chúng tôi tiến hành thí nghiệm nhằm

đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp nghiên cứu khác nhau (trực tiếp và gián

tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm. Ngoài ra, thí nghiệm

nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi gà thí nghiệm đến kết quả xác định giá trị MEN

của thức ăn thí nghiệm cũng đã được thực hiện.

2.2.1.1 Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián

tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố : (i) phương pháp

nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp), (ii) độ tuổi (21-28 và 35-42 ngày tuổi) với tổng số

4 nghiệm thức. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn.

Tổng cộng 80 con gà Lương Phượng bao gồm 40 con gà giai đoạn 21 ngày tuổi

(trung bình 335 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) và 40 con gà giai đoạn 35 ngày tuổi

(trung bình 539 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) đã được sử dụng. Mỗi 2 con gà ở cùng

giai đoạn tuổi được bố trí vào từng cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1.

Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 10 cũi trao đổi chất với 20 con

gà cùng độ tuổi. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm dao động từ

Page 61: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

48 

24,5oC - 25,5oC. Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm và

Phòng Thí nghiệm Trung tâm thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học

Nông Lâm Huế.

Gà thí nghiệm được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được

thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi theo khuyến

cáo của NRC (1994) [160]. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất

lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn

nguyên liệu đều được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó

trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân

tích thành phần dinh dưỡng. Sau khi có thành phần dinh dưỡng, khẩu phần dự kiến

được điều chỉnh dựa trên kết quả phân tích để có khẩu phần thí nghiệm chính thức.

Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được trình

bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

TT Thành phần nguyên liệu Tỉ lệ

(%)TT Thành phần nguyên liệu Tỉ lệ

(%)1 Cám gạo 10,00 4 Bột sắn 6,55 2 Bột ngô 53,00 5 Premix vitamin* 0,20 3 Bột cá 30,00 6 Premix vi khoáng** 0,25

Thành phần dinh dưỡng 1 DM (%) 89,32 5 EE (%) 4,21 2 GE (kcal/kg) 3748 6 CF (%) 2,16 3 MEN (kcal/kg) *** 3023 7 Ash (%) 12,344 CP (%) 20,63 8 AIA(%) 4,16

* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000 UI

vitamin D3, 300 UI vitamin E, 320 mg vitamin B1, 140 mg vitamin B2, 1.000 mg niacinamide, 600

mg vitamin B6, 1.200 mcg vitamin B12, 1.000 mg vitamin C, 130 mg acid folic; ** Bio-pharmachemie

(Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg

Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride; ***

kết quả từ cơ sở dữ liệu thức ăn [11]

Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần

thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ của AIA trong thức ăn. Để tránh

sự lựa chọn thức ăn, tránh thức ăn rơi xuống khay thu chất thải làm ảnh hưởng độ

Page 62: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

49 

chính xác của kết quả thí nghiệm, thức ăn đã được ép viên (sau khi đã trộn với nước

theo tỉ lệ 2:1) bằng máy ép viên với đường kính sàng 3mm và sấy khô ở 60oC. Thức

ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.

Nuôi gà và thu mẫu đối với phương pháp trực tiếp

Tổng cộng 40 con gà giai đoạn 21 - 28 và 35 - 42 ngày tuổi ở 20 cũi trao đổi

chất được sử dụng để xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm bằng phương pháp

trực tiếp. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai

đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ nuôi là cho ăn hạn

chế (ở mức 90%). Lượng thức ăn cho gà được cố định từ ngày thứ 3 của giai đoạn

thích nghi cho đến khi kết thúc thí nghiệm, đảm bảo không có thức ăn thừa để dòng

dinh dưỡng được chảy đồng đều trong ống tiêu hóa. Lượng thức ăn được chia đồng

đều 02 bữa/ngày tại các thời điểm 7h và 17h hàng ngày. Trong 3 ngày cuối của thí

nghiệm, lượng ăn vào và lượng thải ra ở mỗi cũi trao đổi chất được xác định. Chất

thải được thu 2 lần/ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản

ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô

thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày.

Nuôi gà và thu mẫu đối với phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là AIA

Tổng cộng 40 con gà giai đoạn 21 - 28 và 35 - 42 ngày tuổi ở 20 cũi trao đổi

chất được sử dụng để xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm bằng phương pháp

gián tiếp với chất chỉ thị là AIA. Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4

ngày đầu tiên là giai đoạn thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ

nuôi được áp dụng là cho ăn tự do. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi

trao đổi chất được thu gom 2 lần/ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp

và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải

của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và

mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả

các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa

Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu

Page 63: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

50 

thức ăn được phân tích vật chất khô (DM), năng lượng tổng số (GE), protein tổng số

(CP), lipid tổng số (EE), xơ tổng số (CF), khoáng tổng số (Ash) và khoáng không tan

trong acid chlorhydric (AIA). Mẫu chất thải dạng khô được phân tích DM, GE và

AIA. Hàm lượng nitơ trong chất thải được phân tích trên mẫu tươi sau khi mẫu đã

được trộn đều. Năng lượng tổng số trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân

tích bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300). Hàm lượng AIA

trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann

và cs. (1975) [245].

Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi (ME) và giá trị năng

lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của khẩu phần thí nghiệm được tính theo các

công thức sau:

Trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp:

MEd = (GEd × Qi – GEe × Qe)/Qi [193]

Nr = (Ni – Nt)/Qi [62]

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg DM)

GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM)

GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM)

Qi: lượng thức ăn ăn vào (kg DM)

Qe: lượng chất thải thải ra (kg DM)

Nr: lượng Nitơ tích lũy (g/kg DM)

Ni: lượng Nitơ ăn vào (g DM)

Nt: lượng Nitơ đào thải (g DM)

Trường hợp sử dụng phương pháp gián tiếp:

MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe [207]

Nr = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) × 1000/100 [118]

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg DM)

GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM)

GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM)

Page 64: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

51 

AIAd: hàm lượng AIA trong khẩu phần (% DM)

AIAe: hàm lượng AIA trong chất thải (% DM)

Nr: lượng nitơ tích lũy (g/kg DM)

Nd: hàm lượng nitơ trong khẩu phần (% DM)

Ne: hàm lượng nitơ trong chất thải (% DM)

Xác định giá trị MEN từ ME: Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng

lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g.

MEN = ME - 8,22 × Nitơ tích lũy [118]

Trong đó:

MEN: năng lượng trao đổi biểu kiến có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kg).

8,22: năng lượng của uric acid (kcal/g).

2.2.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN

của thức ăn thí nghiệm

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố với tổng số 5 nghiệm

thức và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm được tiến

hành đồng thời trên gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi (21 - 28, 28 - 35, 35 - 42, 42

- 49 và 49 - 56 ngày tuổi). Tổng cộng 100 con gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi

khác nhau đã được sử dụng. Ở mỗi nghiệm thức, 20 con gà cùng độ tuổi có trọng

lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 10 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi

cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại (bảng 2.2).

Ở tất cả các nghiệm thức, gà được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Thành phần

nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng

2.1. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần thí

nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ của AIA trong thức ăn. Thức ăn được

được ép viên và sấy khô ở 60oC, sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các

chất dinh dưỡng tổng số.

Page 65: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

52 

Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm

Nghiệm thức

Thông số 21 – 28 ngày tuổi

28 - 35 ngày tuổi

35 - 42 ngày tuổi

42 - 49 ngày tuổi

49 - 56 ngày tuổi

Khối lượng gà khi bắt đầu thí nghiệm (g/con)

334,80 ± 4,43

437,15 ± 0,28

539,10 ± 3,72

856,05 ± 5,25

1028,45 ± 12,81

Số ô thí nghiệm 10 10 10 10 10

Số gà/ô 2 2 2 2 2

Tỉ lệ trống/mái 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1

Số lần lặp lại 5 5 5 5 5

Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn

thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng 1 khẩu phần với

chế độ cho ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu gom mẫu,

chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp vào cuối

đợt thí nghiệm (tương ứng với 25 - 28, 32 - 35, 39 - 42, 46 - 49 và 53 - 56 ngày tuổi ở

từng nghiệm thức), sau đó được bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu

mẫu, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu

được trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.

Phân tích hóa học

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và

mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả

các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa

Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu

thức ăn được phân tích hàm lượng DM, CP, EE, CF, Ash, GE và AIA. Mẫu chất thải

dạng khô được phân tích DM, GE và AIA. Hàm lượng nitơ trong chất thải được phân

tích trên mẫu tươi sau khi mẫu đã được trộn đều. Năng lượng tổng số trong mẫu thức

ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động

(PARR 6300). Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được xác định

theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

Page 66: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

53 

2.2.2. Các thí nghiệm chính

2.2.2.1. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ

tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo

phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 1.320 con gà Lương Phượng giai

đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 514g/con) đã được sử

dụng trong thí nghiệm đánh giá giá trị MEN (39 mẫu thức ăn) và tỉ lệ tiêu hóa các chất

dinh dưỡng tổng số (20 mẫu thức ăn) của 18 loại thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm bao

gồm 44 nghiệm thức thức ăn, trong đó 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 39 nghiệm

thức thức ăn thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 30 con

gà ở 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành

từ năm 2009 – 2013.

Tổng cộng 39 mẫu thức ăn thí nghiệm được sử dụng bao gồm:

- Nhóm thức ăn giàu năng lượng: 7 mẫu ngô, 6 mẫu cám gạo nguyên dầu, 1

mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 4 mẫu bột sắn.

- Nhóm thức ăn giàu protein: 3 mẫu đậu tương nguyên dầu, 1 mẫu khô dầu

đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 2 mẫu DDGS, 5 mẫu bột cá, 1 mẫu khô dầu

lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm

thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm.

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn

thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

TT Tên thức ăn DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE (cal/g DM)

Nguồn gốc

1 Ngô lai 1* 86,07 8,24 4,23 1,37 2,09 16,76 4449 Huế

2 Ngô lai 2 89,44 9,74 4,57 1,36 2,32 - 4467 Quảng Trị

3 Ngô Lào 89,52 9,60 6,09 1,64 2,41 - 4483 Quảng Trị

4 Ngô VN10 - 1 88,54 9,05 5,37 1,76 2,51 - 4486 Quảng Nam

Page 67: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

54 

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

TT Tên thức ăn DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE (cal/g DM)

Nguồn gốc

5 Ngô VN10 - 2 89,55 9,84 4,85 1,77 3,44 - 4450 Quảng Trị

6 Ngô Phần 89,50 10,60 4,36 1,53 2,38 - 4394 Nghệ An

7 Ngô lai F1 Quảng Nam

89,05 10,57 4,47 1,52 2,08 - 4497 Quảng Nam

8 DDGS -1* 89,91 32,31 9,22 5,24 9,49 42,48 5250 Mỹ

9 DDGS - 2* 90,62 33,29 10,20 4,60 10,79 42,06 5286 Mỹ

10 Cám gạo* 87,32 13,36 16,20 6,91 5,00 15,19 5070 Huế

11 Cám gạo X 88,13 13,79 21,16 7,41 7,52 - 5231 Huế

12 Cám gạo 4B 88,87 15,68 19,81 9,27 8,38 - 5189 Huế

13 Cám gạo 38 89,00 12,76 14,20 8,37 9,82 - 4919 Huế

14 Cám gạo Khang Dân

89,81 14,00 19,23 7,68 5,16 - 4971 Huế

15 Cám gạo trích ly*

92,55 18,41 0,54 15,21 21,07 57,95 4020 Ấn Độ

16 Cám gạo sấy* 92,96 12,83 14,02 18,36 6,09 20,03 4469 Việt Nam

17 Khô dầu đậu tương*

92,25 49,85 1,48 8,00 6,35 13,65 4476 Ấn Độ

18 Đậu tương rang

90,68 37,45 20,96 5,46 6,83 29,31 5555 Huế

19 Đậu tương luộc

88,68 37,77 21,35 5,40 6,77 16,14 5689 Huế

20 Đậu tương ép đùn*

93,12 38,34 21,54 5,44 6,58 13,07 5667 Huế

21 Đậu tương thủy phân*

89,81 47,75 1,33 6,58 4,24 10,95 4600 Ấn Độ

22 Cá cơm* 86,74 79,99 5,50 13,84 0,52 11,69 5086 Huế

23 Cá liệt 86,33 68,42 5,46 23,26 1,27 12,31 4295 Quảng Nam

24 Cá ngát 90,17 67,95 4,65 25,91 0,61 - 4263 Quảng Nam

25 Cá elap 90,78 64,93 10,31 23,06 1,15 - 4614 Quảng Nam

26 Cá ong 90,98 63,58 5,50 27,72 0,77 4194 Quảng Nam

27 Sắn KM94 -1* 91,41 1,79 0,40 1,42 2,33 5,15 4058 Huế

28 Sắn KM94 - 2 90,11 2,21 0,40 1,44 2,18 - 4070 Huế

29 Sắn nếp 90,34 2,68 0,78 1,95 2,67 - 4059 Huế

Page 68: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

55 

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

TT Tên thức ăn DM (%)

CP (%)

EE (%)

Ash (%)

CF (%)

NDF (%)

GE (cal/g DM)

Nguồn gốc

30 Sắn Ba Trăng 90,41 1,74 0,56 1,43 1,98 - 4123 Huế

31 Tấm gạo* 87,70 9,33 1,59 1,10 0,55 3,94 4263 Huế

32 Gạo lứt* 84,77 9,81 2,78 1,60 1,24 8,10 4433 Huế

33 Bột đầu tôm* 87,67 52,68 9,41 16,60 11,54 18,21 4260 Quảng Trị

34 Khô dầu lạc* 88,12 48,30 12,12 4,62 10,91 12,16 5572 Huế

35 Bột thịt xương*

96,00 53,61 2,43 40,74 2,43 25,02 3250 Ý

36 Khô dầu dừa* 93,16 21,03 14,70 7,54 14,23 50,47 5259 Philipp-

ine

37 Bột lông vũ* 94,15 91,07 4,76 3,86 0,30 61,94 5602 Argent-

ina

38 Khô dầu hạt cải*

88,34 40,84 2,85 7,89 13,69 33,16 4721 Ấn Độ

39 Bột gia cầm thủy phân*

90,93 74,13 14,91 7,57 0,50 1,04 5639 Argent-

ina * Các mẫu thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số

Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS

TT Thành phần nguyên liệu

Tỉ lệ (%) TTThành phần nguyên liệu

Tỉ lệ (%)

1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20

2 Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng** 0,25

3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO3 0,74

4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03

5 Khô dầu đậu tương 23,00 10 DCP 0,51

Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô)

1 CP (%) 23,59 4 NDF (%) 12,70

2 EE (%) 4,92 5 AIA (%) 2,10

3 Ash (%) 6,91 6 GE (kcal/kg) 4513 * Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000 UI vitamin D3, 300 UI vitamin E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg

B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg

Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride

Các loại thức ăn thí nghiệm được đánh giá giá trị dinh dưỡng lần lượt theo từng

Page 69: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

56 

năm. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ

nguyên trong suốt thời gian từng năm thí nghiệm. Thức ăn được tính toán và mua một

lần trước khi bắt đầu thí nghiệm trong mỗi năm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong

cùng một loại nguyên liệu. Tổng cộng 5 khẩu phần cơ sở (tỷ lệ các thành phần nguyên

liệu là như nhau) đã được sử dụng trong 5 năm tiến hành thí nghiệm. Các khẩu phần

chứa thức ăn thí nghiệm trong mỗi năm được thiết lập dựa trên các loại thức ăn

nguyên liệu sử dụng để xây dựng khẩu phần cơ sở năm đó.

Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt theo

khuyến cáo của NRC (1994) [160] (bảng 2.4). Các khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm

được thiết lập bằng cách thay thế 40% khẩu phần cơ sở (đối với nguyên liệu giàu năng

lượng) hoặc 20% (đối với bột sắn và nguyên liệu giàu protein) bằng thức ăn thí

nghiệm. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào các khẩu

phần với tỉ lệ 1,5% để tăng lượng khoáng không tan trong acid chlorhydric (chất chỉ

thị). Sau khi trộn đều các nguyên liệu, các khẩu phần được ép viên và sấy khô ở 60oC,

sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số.

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn

thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ cho ăn được áp dụng là

cho ăn tự do. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu

gom 2 lần/ ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở nhiệt

độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao

đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho

đến khi phân tích.

Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, toàn bộ gà ở 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 20

nghiệm thức thức ăn thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng được giết mổ.

Xác định vị trí hồi tràng và thu mẫu hồi tràng được tiến hành theo phương pháp được

mô tả bởi Bryden và Li (2004) [32]. Hồi tràng được xác định từ túi thừa Meckel đến

điểm cách van hồi - manh tràng 4 cm. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6

con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất, cho

vào cùng một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu.

Page 70: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

57 

Phân tích hóa học và tính kết quả

Các mẫu chất thải được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ [207]. Mẫu chất thải và

mẫu thức ăn được nghiền qua sàng kích thước 0,5mm trước khi đem phân tích. Tất cả

các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa

Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo AOAC (1990) [18]. Mẫu

thức ăn, mẫu dịch hồi tràng và mẫu chất thải được phân tích DM, CP, EE, CF, NDF,

Ash, AIA. Năng lượng tổng số trong mẫu thức ăn và chất thải được xác định bằng hệ

thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Hàm lượng nitơ trong mẫu chất thải

và mẫu dịch hồi tràng được phân tích trên mẫu tươi. Hàm lượng AIA trong mẫu thức

ăn, mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng được xác định theo phương pháp của

Vogtmann và cs. (1975) [245].

Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm được

tính theo công thức sau:

MEd = GEd – GEe × AIAd/AIAe [207]

Trong đó, MEd là giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg

DM), GEd là năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM), GEe là giá trị năng

lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM), AIAd là hàm lượng AIA trong khẩu phần

(%DM), AIAe là hàm lượng AIA trong chất thải (% DM).

Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy

với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức sau:

MEN = ME - 8,22 × NR

với NR = (Nd – Ne × AIAd/AIAe) × 1000/100 [118]

Trong đó, MEN là năng lượng trao đổi được tính bằng kcal/kg DM; 8,22 là

năng lượng của uric acid (kcal/g) [91], NR là lượng nitơ tích lũy (g/kg), Nd là lượng

nitơ trong khẩu phần (% DM), Ne là lượng nitơ trong chất thải (%DM).

Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính theo công

thức sau:

DD = (1 - [(ID × AF) / [(IF × AD)] ) × 100 [96]

Trong đó, DD là tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng (hoặc toàn phần) biểu kiến của chất

dinh dưỡng trong khẩu phần (%), ID là hàm lượng AIA trong khẩu phần (mg/kg), AF

Page 71: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

58 

là hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), IF là

hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải) (mg/kg), AD là hàm lượng chất

dinh dưỡng trong khẩu phần (mg/kg).

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) và tỉ lệ tiêu hóa các chất

dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác ([164],

[196], [243]) theo công thức sau: EVf = EVbd + (EVtd- EVbd)/k. Trong đó, EVf là giá

trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

(%DM); EVtd và EVbd lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) hoặc tỉ lệ tiêu hóa chất

dinh dưỡng (%DM) của khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là

tỉ lệ thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần.

2.2.2.2. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid

trong các loại thức ăn cho gà

2.2.2.2.1. Xác định hàm lượng protein và amino acid nội sinh cơ bản ở gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố. Tổng cộng 30 con gà

Lương Phượng 35 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố

trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất được sử dụng để tiến hành thí nghiệm. Tỉ lệ

trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại. Gà được nuôi

bằng khẩu phần không chứa protein. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí

nghiệm bao gồm: 78,95% tinh bột ngô; 10,00% glucose; 5,00% bột giấy; 4,10% DCP,

0,20% premix vitamin; 0,25% premix khoáng và 1,50% Celite.

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày với chế độ cho ăn tự do [114]. Vào ngày thứ

8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3

cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất, cho vào cùng

một hộp đựng mẫu, vặn chặt nắp và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Mẫu dịch hồi tràng được sấy ở 60oC. Mẫu thức ăn khẩu phần và mẫu dịch hồi

tràng được nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm trước khi phân tích hàm lượng vật

chất khô, protein, amino acid và khoáng không tan trong acid. Hàm lượng vật chất

Page 72: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

59 

khô và protein tổng số được xác định theo AOAC (1990) [18]. Hàm lượng các amino

acid được phân tích bằng phương pháp EZ:faast Amino Acid Analysis trên hệ thống

LC/MS/MS với quy trình và bộ kit do Phenomenex EZ: faastTM cung cấp ở Công ty

Cổ phần Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, thành phố Hồ Chí Minh.

Hàm lượng khoáng không tan trong acid được xác định theo phương pháp của

Vogtmann và cs. (1975) [245].

Hàm lượng amino acid nội sinh được tính theo công thức sau:

EAA = AAi (AIAd / AIAi) [189]

Trong đó: EAA: lượng amino acid nội sinh (mg/kg); AAi: hàm lượng amino

acid trong hồi tràng (mg/kg); AIAd: hàm lượng AIA trong khẩu phần (mg/kg); AIAi:

hàm lượng AIA trong hồi tràng (mg/kg).

Trong trường hợp tính lượng protein nội sinh, hàm lượng protein trong hồi

tràng (mg/kg) được thay cho AAi ở công thức trên.

2.2.2.2.2. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong các loại

thức ăn cho gà

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo

phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 570 con gà Lương Phượng 35 ngày

tuổi có trọng lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí vào 19 nghiệm thức

để xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí

nghiệm từ năm 2008 - 2013. Ở mỗi nghiệm thức, 30 con gà được bố trí ngẫu nhiên

vào 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến

hành với 5 lần lặp lại.

Các thức ăn nguyên liệu được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa

hồi tràng amino acid bao gồm 1 mẫu ngô, 1 mẫu cám gạo, 1 mẫu cám gạo sấy, 1 mẫu

cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 1 mẫu đậu tương ép đùn, 1 mẫu khô

dầu đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 1 mẫu bột cá cơm, 1 mẫu khô dầu lạc, 1

mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 2 mẫu DDGS, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu

bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm. Nguồn gốc của

các thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3. Trong tất cả các khẩu phần, thức ăn

Page 73: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

60 

thí nghiệm là nguồn cung cấp protein duy nhất. Trong trường hợp thức ăn thí nghiệm

thuộc nhóm giàu protein, glucose được trộn vào khẩu phần để điều chỉnh hàm lượng

protein tổng số trong khẩu phần khoảng 20% [32], [94]. Với các loại thức ăn thí

nghiệm là nguồn cung cấp protein động vật, khẩu phần thí nghiệm được bổ sung

thêm bột giấy với tỉ lệ 3,0% để tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần [32]. Celite được

trộn vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5% để làm chất chỉ thị [76]. Hàm lượng amino acid

tổng số trong các thức ăn thí nghiệm, thành phần nguyên liệu của các khẩu phần được

trình bày ở bảng 2.5 và 2.6.

Page 74: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

61 

Bảng 2.5. Hàm lượng amino acid tổng số trong các thức ăn thí nghiệm

Amino acid tổng số (% nguyên trạng) Nguyên liệu

DM CP Arg His Ileu + Leu

Lys Met Phe Thr Tryp Val Ala Asp Cys Glu Gly Pro Ser Tyr

Ngô 86,07 7,09 0,38 0,26 0,79 0,32 0,12 0,22 0,28 0,08 0,22 0,58 0,25 0,17 0,81 0,29 0,36 0,38 0,27

DDGS - 1 89,91 29,05 1,17 0,78 4,04 0,62 0,58 1,49 0,90 0,19 1,33 2,03 1,64 0,55 4,01 1,02 1,95 1,00 1,16

DDGS - 2 90,62 30,16 1,25 0,76 4,20 0,63 0,60 1,31 0,88 0,20 1,34 2,21 1.74 0,62 4,56 1,23 1,91 1,19 1,27

Cám gạo 87,32 11,67 1,16 0,47 0,95 0,70 0,24 0,56 0,59 0,17 0,66 0,87 1,10 0,24 1,76 0,97 0,60 0,73 0,42

Cám gạo sấy 92,96 11,93 1,20 0,40 0,90 0,78 0,29 0,52 0,51 0,19 0,62 0,90 0,99 0,29 1,53 1,05 0,54 0,70 0,50

Cám gạo trích ly 92,55 17,04 1,45 0,49 1,28 0,79 0,37 0,57 0,56 0,18 0,80 1,80 2,37 0,30 2,14 1,88 0,70 0,85 0,65

Tấm gạo 87,70 8,18 0,51 0,19 0,75 0,25 0,14 0,36 0,20 0,14 0,32 0,66 0,56 0,11 1,47 0,29 0,71 0,31 0,34

Gạo lứt 84,77 8,32 0,40 0,34 0,84 0,32 0,20 0,41 0,19 0,97 0,45 0,39 0,63 0,11 1,24 0,37 0,17 0,28 0,20

Đậu tương ép đùn 93,12 35,70 2,54 0,78 4,51 2,26 0,41 1,68 1,43 0,39 1,64 1,65 3,74 0,49 6,75 1,77 1,57 1,49 1,38

Đậu tương thủy phân 89,81 42,88 3,09 1,17 5,95 2,23 0,58 2,37 1,66 0,58 2,04 1,97 4,41 0,63 7,88 2,18 2,10 2,01 1,74

Khô dầu đậu 92,25 45,99 3,13 1,10 6,03 2,74 0,60 2,46 1,61 0,61 2,18 2,06 4,90 0,65 8,18 2,52 2,20 2,21 1,70

Khô dầu dừa 93,16 19,59 2,27 0,34 1,92 0,50 0,30 0,80 0,61 0,16 1,09 0,73 1,49 0,20 3,56 0,78 0,60 0,80 0,56

Khô dầu lạc 88,12 42,56 4,86 1,19 3,73 1,43 0,40 2,14 1,16 0,43 1,88 1,63 4,11 0,46 7,77 2,02 1,59 1,82 1,31

Khô dầu hạt cải 88,34 36,08 2,07 1,06 3,48 1,97 0,65 1,77 1,44 0,41 1,65 1,56 2,39 0,81 6,12 1,83 2,05 1,37 0,94

Bột cá cơm 86,74 69,39 4,16 1,51 8,63 4,45 2,71 3,03 3,94 0,85 3,23 4,42 6,21 0,66 8,81 3,99 3,26 3,28 1,70

Bột lông vũ 94,15 85,74 5,15 0,75 10,01 2,02 0,49 3,63 3,50 0,58 5,34 3,85 4,57 4,09 8,20 7,08 9,51 7,94 1,96

Bột gia cầm thủy phân 90,93 67,41 4,21 1,14 6,73 0,58 1,18 2,52 2,46 0,41 2,98 4,00 5,79 0,58 6,11 5,62 4,14 3,40 1,83

Bột thịt xương 96,00 51,47 3,39 0,89 4,53 2,31 0,68 1,55 1,57 0,31 2,30 3,03 3,39 0,48 6,27 6,83 4,19 1,57 1,05

Bột đầu tôm 87,67 46,18 2,43 5,88 4,41 1,88 0,53 1,71 1,26 0,20 1,91 2,00 2,45 1,63 4,27 1,66 1,10 0,90 1,36

Page 75: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

62 

Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm xác

định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid

Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên liệu có hàm lượng CP < 20% Ngô 92,70 - - - - - - Khô dầu dừa - 94,00 - - - - - Cám gạo - - 93,95 - - - - Cám gạo sấy - - - 93,95 - - - Cám gạo trích ly - - - - 93,95 - - Tấm gạo - - - - - 92,90 - Gạo lứt - - - - - - 92,9Dầu nành 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 Premix vitamin* 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Premix vi khoáng** 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CaCO3 - 1,45 - - - 1,09 1,09 DCP 3,15 0,40 1,90 1,90 1,90 1,86 1,86 NaCl 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Celite 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Nguyên liệu protein thực vật Đậu tương ép đùn 55,70 - - - - - Khô dầu đậu tương - 45,10 - - - - Đậu tương thủy phân - - 46,70 - - - DDGS - 1 - - - 69,00 - - DDGS - 2 - - - 69,00 - - Khô dầu lạc - - - - 45,56 - Khô dầu hạt cải - - - - - 55,50 Glucose 37,65 43,62 42,02 20,85 43,62 38,05 Dầu nành 2,00 6,00 6,00 6,00 6,00 2,00 Premix vitamin* 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Premix vi khoáng** 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CaCO3 - 0,33 0,33 - 1,00 - DCP 2,50 2,80 2,80 2,00 1,67 2,30 NaCl 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Celite 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguyên liệu protein động vật Bột cá 28,25 - - - - Bột lông vũ - 23,30 - - - Bột gia cầm thủy - - 30,00 - - Bột thịt xương - - - 38,86 -

Page 76: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

63 

Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Bột đầu tôm - - - - 45,53 Glucose 60,55 65,55 58,85 49,99 43,32 Dầu nành 6,00 6,00 6,00 6,00 6,00 Bột giấy 3,00 3,00 3,00 3,00 3,00 Premix vitamin* 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Premix vi khoáng** 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CaCO3 - - - - - DCP - - - - - NaCl - 0,20 0,20 0,20 0,20 Celite 1,50 1,50 1,50 1,50 1,5 Tổng 100 100 100 100 100

*Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000

UI D3, 300 UI vitamin E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg

B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg

chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4

mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được thực hiện trong 7 ngày. Chế độ nuôi được sử dụng là cho

ăn tự do [32]. Vào ngày thứ 8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa

sau hồi tràng được thu cùng với nước cất và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích.

Phân tích hóa học và tính kết quả

Mẫu thức ăn khẩu phần và mẫu dịch hồi tràng được nghiền qua sàng kích

thước 0,5 mm trước khi được sử dụng để phân tích hàm lượng vật chất khô, protein,

amino acid và AIA. Hàm lượng vật chất khô và protein tổng số được xác định theo

AOAC (1990) [18]. Hàm lượng các amino acid được phân tích bằng phương pháp

EZ:faast Amino Acid Analysis trên hệ thống LC/MS/MS với quy trình và bộ kit do

Phenomenex EZ: faastTM cung cấp ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học công nghệ

sắc ký Hải Đăng, thành phố Hồ Chí Minh. Hàm lượng khoáng không tan trong acid

được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245].

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của amino acid được tính trên cơ sở hiệu

chỉnh tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid bằng lượng amino acid nội

sinh cơ bản theo công thức dưới đây [76]:

sDC (%) = aDC (%) + [amino acid nội sinh cơ bản (g/kg chất khô)/amino

acid trong thức ăn (g/kg chất khô) × 100]

Page 77: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

64 

Trong đó: aDC (%) là tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid

sDC (%) là tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của amino acid

2.2.2.3. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với

một số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố trên gà Lương

Phượng giai đoạn 3-84 ngày tuổi. Tổng cộng 50 con gà Lương Phượng 3 ngày tuổi

có khối lượng đồng đều (trung bình 45 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 2 nghiệm

thức. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 5 lần lặp lại.

Các kết quả thí nghiệm xác định giá trị năng lượng trao đổi trong các loại

thức ăn (thí nghiệm 3) được sử dụng để lập khẩu phần cho gà thịt. Hai nhóm khẩu

phần được sử dụng trong thí nghiệm sinh trưởng nhằm kiểm tra kết quả của thí

nghiệm 3. Hai nhóm khẩu phần được xây dựng trên cùng các loại nguyên liệu có

cùng chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng và năng lượng trao đổi giống nhau.

Nhóm khẩu phần đối chứng (KPĐC) được thiết lập dựa trên các số liệu hiện có

trong cơ sở dữ liệu thức ăn gia cầm ở Việt Nam [11] cho gà thịt ở giai đoạn 0 - 2

tuần tuổi, 2 - 4 tuần tuổi và từ 4 tuổi đến khi xuất chuồng theo khuyến cáo của

PHILSAN (2003) [174]. Nhóm khẩu phần thí nghiệm (KPTN) được thiết lập bằng

cách thay đổi giá trị MEN của các loại nguyên liệu trong nhóm khẩu phần đối chứng

tương ứng bằng các giá trị MEN đã xác định được ở thí nghiệm 3. Phần chênh lệch

về năng lượng trao đổi ở nhóm khẩu phần thí nghiệm so với nhóm khẩu phần đối

chứng được điều chỉnh bằng dầu nành. Thành phần của các nhóm khẩu phần thí

nghiệm được trình bày ở bảng 2.7.

Cách nuôi và các chỉ tiêu theo dõi

Gà được cho ăn tự do 6 lần/ngày (7h, 9h, 11h30, 15h, 17h và 20h). Thức ăn

được cân khi cho ăn và cân lượng thừa vào 7h sáng hôm sau để xác định lượng ăn

vào. Nước uống cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của gà. Khối lượng gà được cân hàng

tuần và khi kết thúc thí nghiệm. Cuối giai đoạn thí nghiệm, 8 con gà ở mỗi nghiệm

thức có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lô thí nghiệm được

Page 78: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

65 

giết mổ để đánh giá chất lượng thịt. Hiệu quả của các khẩu phần được so sánh dựa

trên các kết quả thu được về khối lượng cơ thể, khả năng sản xuất thịt, tốc độ tăng

trọng, tốc độ sinh trưởng tương đối, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối, hệ số FCR, chất

lượng thân thịt ở 12 tuần tuổi và một số chỉ tiêu về chất lượng thịt (độ pH, tỉ lệ mất

nước và thành phần hóa học của thịt).

Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần

thí nghiệm

0-2 tuần tuổi 2-4 tuần tuổi 4-12 tuần tuổi Nguyên liệu KPĐC KPTN KPĐC KPTN KPĐC KPTN

Cám gạo 4,20 4,20 10,00 10,00 14,20 14,20 Ngô 57,70 57,70 50,89 50,89 41,63 41,63 Bột cá 5,00 5,00 - - - - Khô dầu đậu tương 31,18 31,18 30,40 30,40 25,80 25,80 Tấm gạo - - 6,10 6,10 16,00 16,00 Dầu nành - 4,36 - 2,27 - 2,42 Premix vitamin* 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 Premix vi khoáng** 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 CaCO3 1,27 1,27 1,63 1,63 1,70 1,70 DCP - - 0,40 0,40 0,10 0,10 Methionine 0,20 0,20 0,13 0,13 0,12 0,12 Tổng 100,00 104,36 100,00 102,27 100,00 102,42 Chi phí (đồng/kg) *** 10.069 10.841 9.173 9.603 8.855 9.369

Thành phần dinh dưỡng (tính theo nguyên trạng) DM (%) 85,37 85,98 89,69 89,89 90,39 90,24 CP (%) 21,26 19,87 19,24 18,77 18,64 17,99 EE (%) 2,75 6,64 3,31 6,07 4,29 6,22 CF (%) 3,29 2,95 3,44 3,29 2,90 2,75 Ash (%) 4,56 4,39 5,85 5,66 5,19 5,07 ME (kcal/kg) 2893 2893 2800 2800 2800 2800 Met/Lys (%) 47 47 40 40 38 38 (Met + Cys)/Lys (%) 73 73 66 66 61 61 Thr/Lys (%) 69 69 67 67 62 62 Tryp/Lys (%) 23 23 24 24 22 22 Ca/P 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5

* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamin A, 1.100.000 UI vitamin D3, 300 UI vitamin E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic; ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg Choline chloride; *** được tính dựa trên giá

các loại nguyên liệu được mua vào ngày 13/10/2012

Page 79: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

66 

Độ pH của thịt được đo bằng cách cắm trực tiếp máy đo pH chuyên dụng

(Meat pH meter, HI 99163, Hanna) ở cơ ngực và cơ đùi vào các thời điểm 30 phút

(pH30) và 24 giờ (pH24) bảo quản sau khi giết thịt [129].

Tỉ lệ mất nước bảo quản được xác định bằng cách cân khối lượng của cơ

(khối lượng trước bảo quản) và bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2 - 4oC trong

24 giờ. Sau đó, mẫu cơ được làm ráo nước bằng giấy thấm và cân lại khối lượng [9].

Tỉ lệ mất nước chế biến được tính bằng cách tiếp tục đưa mẫu vào túi nhựa

chịu nhiệt và hấp trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 85oC trong 25 phút. Sau khi hấp, túi

mẫu được lấy ra và làm mát phía ngoài túi mẫu dưới vòi nước chảy 30 phút. Làm

ráo nước mẫu thịt bằng giấy thấm và cân khối lượng sau chế biến [9]. Xác định tỉ lệ

mất nước bảo quản và chế biến (hấp) theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo

quản và sau các phép đo. Tỉ lệ mất nước là tổng của tỉ lệ mất nước bảo quản và mất

nước chế biến [9]. Thành phần dinh dưỡng (DM, CP, EE, ash) của cơ ngực và cơ

đùi được phân tích theo tiêu chuẩn AOAC (1990) [18].

2.2.2.4. Thí nghiệm 6. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng

trao đổi của các thức ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của phương trình

2.2.2.4.1. Xây dựng phương trình hồi quy

Trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình thực hiện thí nghiệm (thành

phần hóa học, thành phần các chất dinh dưỡng tiêu hóa, giá trị năng lượng trao đổi

của các loại thức ăn), các phương trình hồi quy được xây dựng để ước tính các giá

trị năng lượng của thức ăn bằng các thuật toán thống kê trên phần mềm Minitab

16.2.0 (2010).

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến:

Y = α + β1x1 + β2x2 + … + βnxn + εi

Trong đó :

Y là giá trị của biến phụ thuộc (MEN)

α là hệ số của phương trình

βi là hệ số hồi quy giữa các biến xi với biến phụ thuộc Y, biểu thị mức độ thay

đổi của biến Y khi các biến xi thay đổi.

xi là các biến ảnh hưởng đến Y, bao gồm hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số.

Page 80: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

67 

2.2.2.4.2. Kiểm tra độ chính xác của phương trình hồi quy

Độ chính xác của các phương trình hồi quy được kiểm tra bằng cách sử dụng

các mẫu thức ăn được bán trên thị trường để đánh giá độ chính xác của phương

trình bằng thí nghiệm in vivo kết hợp với phân tích in vitro (phân tích hàm lượng

các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm). Năm loại thức ăn (ngô,

cám gạo, bột sắn, bột cá, khô dầu đậu tương) được sử dụng để kiểm chứng các

phương trình hồi quy tương ứng.

Động vật và thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm kiểm chứng trên động vật cho từng loại thức ăn được thực hiện

như thí nghiệm 3. Tổng cộng 180 con gà Lương Phượng giai đoạn 35 ngày tuổi có

trọng lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn vào

6 nghiệm thức (1 nghiệm thức cơ sở và 5 nghiệm thức kiểm tra) để xác định giá trị

MEN trong 5 loại thức ăn kiểm chứng. Ở mỗi nghiệm thức, 30 con gà được bố trí

ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm

thức được tiến hành với 5 lần lặp lại.

Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt theo

khuyến cáo của NRC (1994) [160] (bảng 2.4). Các khẩu phần chứa thức ăn thí

nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 40% khẩu phần cơ sở (đối với ngô và cám

gạo) hoặc 20% (đối với bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương) bằng thức ăn kiểm

chứng. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào các khẩu

phần với tỉ lệ 1,5% để tăng lượng khoáng không tan trong acid chlorhydric (chất chỉ

thị). Sau khi trộn đều các nguyên liệu, các khẩu phần được ép viên và sấy khô ở 60oC,

sau đó được lấy mẫu để phân tích.

Nuôi gà và thu mẫu

Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn

thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu. Chế độ cho ăn được áp dụng là

cho ăn tự do. Trong giai đoạn thu gom mẫu, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được

thu gom 2 lần/ ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp và bảo quản ở

nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3

cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và sấy khô ở

60oC trước khi phân tích.

Page 81: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

68 

Phân tích hóa học và tính kết quả

Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được nghiền qua sàng với kích thước lỗ sàng

0,5 mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích đều được tiến hành tại Phòng

Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế

theo AOAC (1990) [18]. Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích DM, CP, GE

và AIA. Năng lượng tổng số (GE) trong mẫu thức ăn và chất thải được xác định

bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Hàm lượng nitơ trong

mẫu chất thải được phân tích trên mẫu tươi sau khi đã được trộn đều. Hàm lượng

AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải và mẫu dịch hồi tràng được xác định theo

phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [245]. Giá trị năng lượng trao đổi biểu

kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm và các thức ăn kiểm chứng được tính toán

như ở thí nghiệm 3.

Các loại thức ăn kiểm chứng trên cũng được phân tích hàm lượng các chất

dinh dưỡng tổng số. Giá trị các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu thức ăn này

được sử dụng để tính toán giá trị MEN dựa trên các phương trình hồi quy đã xây

dựng được cho nhóm thức ăn tương ứng. Kết quả tính toán giá trị năng lượng trao

đổi từ phương trình hồi quy được so sánh với kết quả thí nghiệm in vivo. Các

phương trình bảo đảm độ tin cậy và hệ số xác định ở mức chấp nhận được được sử

dụng để ước tính giá trị năng lượng của các thức ăn cho gà.

2.3. Xử lý thống kê

Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích

thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Minitab 16.2.0

(2010). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung

bình ± sai số của số trung bình (SEM). Đối với kết quả thí nghiệm 1 và thí

nghiệm 5, paired-samples T Test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với

độ tin cậy 95%. Kết quả thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được xử lý theo phương

pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tuyến tính tổng quát (GLM);

Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các

giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P 0,05.

Page 82: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

69 

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián

tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm

Trong cả hai trường hợp sử dụng phương pháp trực tiếp và gián tiếp, tích lũy

nitơ từ thức ăn của gà Lương Phượng giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi cao hơn so với

giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi (bảng 3.1 và bảng 3.2). Sự sai khác này có ý nghĩa thống

kê (P < 0,05). Ở cả hai giai đoạn tuổi của gà thí nghiệm, giá trị ME đều có xu hướng

cao hơn so với giá trị MEN; tuy vậy sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P >

0,05). Ngoài ra, sự sai khác giữa ME và MEN khi nghiên cứu ở gà giai đoạn 21 - 28

ngày tuổi lớn hơn so với sự sai khác giữa ME và MEN khi nghiên cứu ở gà giai đoạn

35 - 42 ngày tuổi. Điều này có thể do khả năng chuyển đổi protein thức ăn thành

protein cơ thể của gà ở giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi lớn hơn so với gà giai đoạn 35 -

42 ngày tuổi. Ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi, sự sai khác giữa giá trị ME và MEN là

142 kcal/kg DM (tương ứng với 4,97%) khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trực

tiếp, và 139 kcal/kg DM (tương ứng với 4,90%) trong trường hợp áp dụng phương

pháp thí nghiệm gián tiếp với chất chỉ thị là AIA. Ở giai đoạn 35-42 ngày tuổi, sự

chênh lệch giữa giá trị ME và MEN lần lượt là 4,32% và 4,30% tương ứng với kết

quả xác định bằng phương pháp thí nghiệm trực tiếp và gián tiếp. Như vậy, tính

trung bình cho cả 2 giai đoạn thí nghiệm và 2 phương pháp khác nhau, giá trị ME

lớn hơn 4,62% so với giá trị MEN.

Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra sự sai khác đáng kể giữa giá trị năng

lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định bằng

phương pháp in vivo (bảng 3.1 và 3.2) so với giá trị ước tính (bảng 2.1). Giá trị

MEN của khẩu phần xác định trên động vật thí nghiệm biến động từ 2530 đến 2557

kcal/kg tính theo nguyên trạng (kcal/kg NT), thấp hơn nhiều (15,40% - 16,28%) so

với giá trị ước tính (3023 kcal/kg NT) từ cơ sở dữ liệu thức ăn [11].

Page 83: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

70 

Bảng 3.1. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp

trực tiếp

Chỉ số Đơn vị tính Giai đoạn 21-28 ngày tuổi

Giai đoạn 35-42 ngày tuổi

SEM P

DM ăn vào

g/con/ngày 42,99 58,06 - -

Nitơ ăn vào

g/con/ngày 1,59 2,15 - -

GE ăn vào

kcal/con/ngày 180,42 243,62 - -

DM đào thải

g/con/ngày 15,15 ± 0,23 21,18 ± 0,37 0,37 0,000

Nitơ đào thải

g/con/ngày 0,85 ± 0,01 1,27 ± 0,03 0,03 0,000

GE đào thải

kcal/con/ngày 51,78 ± 0,83 70,24 ± 1,79 1,46 0,000

Nitơ tích lũy

g/kg DM 17,22 ± 0,30 15,03 ± 0,45 0,45 0,008

ME kcal/kg DM 2992 ± 19 2986 ± 31 24,97 0,835

kcal/kg DM 2850 ± 17 2863 ± 27 22,48 0,610

(MJ/kg DM) 11,92 ± 0,07 11,98 ± 0,12 0,10 0,589

kcal/kg NT 2546 ± 15 2557 ± 24 20,08 0,610 MEN

MJ/kg NT 10,65 ± 0,06 10,70 ± 0,10 0,08 0,596

NT: nguyên trạng; DM: vật chất khô

Sự khác nhau giữa kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn

cho gà bằng thí nghiệm trên động vật và phương pháp ước tính cũng đã được một số

tác giả thông báo. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Duy Giảng và cs (2000), giá trị

ME của ngô khi xác định bằng thí nghiệm in vivo là 3783 kcal/kg DM [5]. Trong khi

đó, kết quả ước tính giá trị ME của ngô theo Janssen (1989) (tdt [5]) là 3677 kcal/kg

DM, và ước tính theo Viện Chăn nuôi (1995) (tdt [5]) là 3758 kcal/kg DM. Độ chênh

lệch giữa phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên động vật và phương pháp ước tính

biến động từ 0,6% đến 2,9%. Ngoài ra, nghiên cứu của Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị

Page 84: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

71 

Mai (2007) cũng cho thấy giá trị ME của các giống đỗ tương khi xác định bằng

phương pháp sinh học (in vivo) hầu hết thấp hơn so với phương pháp ước tính [8].

Sự khác nhau không theo một chiều, mà cả ở hai phía cao và thấp hơn từ -9,4 đến

+4,8% [8]. Như vậy có thể thấy rằng có sự sai khác đáng kể giữa kết quả xác định

giá trị năng lượng trao đổi bằng thí nghiệm in vivo và kết quả ước tính trong cơ sở

dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay. Do đó việc xác định giá trị năng

lượng trao đổi của thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam bằng phương pháp in vivo là rất

cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn bằng phương pháp

gián tiếp

Chỉ số Đơn vị tính Giai đoạn 21-28 ngày tuổi

Giai đoạn 35-42 ngày tuổi

SEM P

Nitơ ăn vào % DM 3,70 3,70 - -

Nitơ đào thải

% DM 5,60 ± 0,03 6,01 ± 0,05 0,07 0,004

AIA trong khẩu phần

% DM 4,66 4,66 - -

AIA trong chất thải

% DM 13,01 ± 0,14 12,75 ± 0,30 0,22 0,311

GE ăn vào kcal/kg DM 4196 4196 - -

GE đào thải kcal/kg DM 3417 ± 12 3315 ± 32 29,11 0,025

Nitơ tích lũy

g/kg DM 16,89 ± 0,18 14,94 ± 0,61 0,48 0,016

ME kcal/kg DM 2972 ± 15 2981 ± 39 30,22 0,771

kcal/kg DM 2833 ± 14 2858 ± 35 27,29 0,404

MJ/kg DM 11,86 ± 0,06 11,96 ± 0,15 0,11 0,404

kcal/kg NT 2530 ± 12 2553 ± 31 24,38 0,404

MEN

MJ/kg NT 10,59 ± 0,05 10,68 ± 0,13 0,10 0,422

Page 85: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

72 

Bảng 3.3. So sánh giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp

ở 2 giai đoạn tuổi

MEN Chỉ số

Nitơ tích lũy

(g/kg DM)

ME (kcal/kg

DM) kcal/kg DM

MJ/kg DM

kcal/kg NT

MJ/kg NT

TT 16,12 ± 0,45

2989 ± 17

2857± 15

11,95 ± 0,06 

2552 ± 14 

10,68 ± 0,06

GT 15,92 ± 0,44

2977 ± 20

2846 ±18

11,91 ± 0,08 

2542 ± 16 

10,64 ± 0,07

SEM 0,23 13,26 11,33 0,05 10,12 0,04

Phương pháp

P 0,396 0,366 0,361 0,386 0,361 0,368

T1 17,05 ± 0,17

2982 ± 12

2842 ± 11

11,89 ± 0,05 

2538 ± 10 

10,62 ± 0,04

T2 14,99 ± 0,36

2984 ± 24

2861 ± 21

11,97 ± 0,09 

2555 ± 19 

10,69 ± 0,08

SEM 0,32 19,99 17,94 0,08 16,03 0,07

Độ tuổi

P 0,000 0,925 0,319 0,311 0,319 0,328

TT × T1 17,22 ± 0,30

2992 ± 19

2850 ± 17

11,92 ± 0,07 

2546 ± 15 

10,65 ± 0,06

GT × T1 16,89 ± 0,18

2972 ± 15

2833 ± 14

11,86 ± 0,06 

2530 ± 12 

10,59 ± 0,05

SEM 0,19 11,28 9,75 0,04 8,71 0,04

Phương pháp ×

T1

P 0,153 0,149 0,149 0,160 0,149 0,162

TT × T2 15,03 ± 0,45

2986 ± 31

2863 ± 27

11,98 ± 0,12 

2557 ± 24 

10,70 ± 0,10

GT × T2 14,94 ± 0,61

2981 ± 39

2858 ± 35

11,96 ± 0,15 

2553 ± 30 

10,68 ± 0,13

SEM 0,45 25,21 21,48 0,09 19,19 0,08

Phương pháp × T2

P 0,852 0,849 0,848 0,852 0,848 0,834

Phương pháp 0,623 0,656 0,665 0,684 0,665 0,671

Độ tuổi 0,000 0,945 0,454 0,446 0,454 0,460 P

Phương pháp × độ tuổi

0,780 0,791 0,796 0,812 0,796 0,815

TT: trực tiếp; GT: gián tiếp; T1: 21-28 ngày tuổi; T2: 35-42 ngày tuổi

Page 86: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

73 

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp với

chất chỉ thị là AIA không ảnh hưởng đến kết quả tính toán giá trị MEN của khẩu

phần thí nghiệm khi tiến hành thí nghiệm trên gà Lương Phượng ở cả 2 giai đoạn

tuổi thí nghiệm. Ở cả 2 giai đoạn tuổi thí nghiệm (21-28 ngày tuổi và 35-42 ngày

tuổi), lượng nitơ tích lũy và giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp

không sai khác (P > 0,05) so với kết quả khi xác định bằng phương pháp gián tiếp

với chất chỉ thị là AIA (bảng 3.3). Tính chung cho cả hai giai đoạn thí nghiệm, sự

chênh lệch về MEN giữa hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ 0,38%. Kết quả

nghiên cứu của Gheisari và cs (2007) cho thấy giá trị MEN của lúa mạch xác định

bằng phương pháp thu chất thải tổng số cao hơn so với giá trị xác định bằng phương

pháp sử dụng chất chỉ thị (2318 kcal/kg so với 2124 kcal/kg) [79]. Điều này có thể

giải thích là do sai số trong quá trình thu mẫu, lượng chất thải xác định được trong

giai đoạn thu gom thấp hơn so với thực tế dẫn đến làm tăng giá trị năng lượng trao

đổi của thức ăn. Kêt quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy sự khác biệt về hàm lượng nitơ

tích lũy ở gà giữa 2 giai đoạn tuổi thí nghiệm (P = 0,000). Tuy nhiên, không có sự

tương tác giữa phương pháp nghiên cứu và độ tuổi đến lượng nitơ tích lũy và kết quả

tính toán giá trị ME, MEN của khẩu phần (P > 0,05).

Ngược lại, khi so sánh giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các acid

béo ở gà broiler xác định bằng phương pháp thu chất thải tổng số và phương pháp

sử dụng chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric, Vogtmann và cs.

(1975) đã thông báo rằng các kết quả thu được có độ chính xác tương đương [245].

Theo tổng kết của Sales và Janssens (2003a), trong 45 nghiên cứu so sánh tỉ lệ tiêu

hóa dinh dưỡng xác định bằng phương pháp sử dụng chất chỉ thị là AIA và phương

pháp thu chất thải tổng số ở các loài khác nhau, có 26 nghiên cứu cho kết quả như

nhau, 9 nghiên cứu cho thấy số liệu thu được bằng phương pháp sử dụng chất chỉ

thị là thấp hơn và 10 nghiên cứu trong đó sử dụng phương pháp chất chỉ thị cho kết

quả cao hơn [203]. Từ các kết quả trên cho thấy phương pháp sử dụng chất chỉ thị là

khoáng không tan trong acid chlorhydric đáng tin cậy, có thể thay thế cho phương

pháp thu chất thải tổng số để xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn hoặc

trong các nghiên cứu tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở gia cầm. Phương pháp sử dụng

Page 87: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

74 

chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric trong nghiên cứu tiêu hóa ở

động vật có ưu điểm là cho kết quả chính xác hơn, hạn chế sai số trong quá trình thí

nghiệm so với việc sử dụng các chất chỉ thị khác cũng như phương pháp thu chất

thải tổng số [112], [204].

3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN

của thức ăn thí nghiệm

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy sự biến động về tỉ lệ nitơ đào thải ở các giai

đoạn tuổi khác nhau đã kéo theo sự sai khác về lượng nitơ tích lũy ở gà giữa các

giai đoạn tuổi thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy cao nhất ở giai đoạn 21 - 28 ngày

tuổi (16,89 g/kg DM thức ăn) và thấp nhất ở giai đoạn 49 - 56 ngày tuổi (13,54

g/kg DM thức ăn), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn 35 - 42 và

42 - 49 ngày tuổi sự sai khác về hàm lượng nitơ tích lũy so với giai đoạn 28 - 35

ngày tuổi là không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, lượng nitơ tích lũy của gà từ

cùng một loại thức ăn có xu hướng cao nhất ở giai đoạn gà còn nhỏ (21 - 28 ngày

tuổi) sau đó giảm nhẹ và có xu hướng ổn định ở giai đoạn gà từ 28 - 49 ngày tuổi

và thấp nhất ở giai đoạn cuối cùng (49 - 56 ngày tuổi). Các số liệu về tích lũy

nitơ từ thức ăn trong thí nghiệm này là phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và tích

lũy protein theo độ tuổi của gà.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến lượng nitơ tích lũy

Giai đoạn tuổi (ngày tuổi) Chỉ số 21 - 28 28 - 35 35 – 42 42 - 49 49 - 56

SEM P

AIA trong khẩu phần (% DM)

4,66 - -

AIA trong chất thải (% DM)

13,01

± 0,14 12,71 ± 0,13

12,75 ± 0,30

12,93 ± 0,19

12,62 ± 0,28

0,31 0,702

Nitơ ăn vào (% DM)

3,695 - -

Nitơ đào thải (% DM)

5,60c ± 0,03

6,25a ± 0,04

6,01b ± 0,05

5,89b ± 0,05

6,34a ± 0,05

0,06 0,000

Nitơ tích lũy (g/kg DM)

16,89a ± 0,18

14,04bc ± 0,33

14,94bc ± 0,61

15,70ab ± 0,45

13,54c ± 0,38

0,59 0,000

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không

có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Page 88: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

75 

Kết quả xác định giá trị ME và MEN của khẩu phần ở gà Lương Phượng giai

đoạn 21 - 56 ngày tuổi được trình bày ở bảng 3.5. Các giá trị ME và MEN của khẩu

phần thí nghiệm khi sử dụng gà có độ tuổi khác nhau trong giai đoạn 21-56 ngày

tuổi có sự biến động rất ít, có xu hướng cao nhất ở giai đoạn 28-35 ngày tuổi (3010

và 2894 kcal/kg DM) và thấp nhất ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi (2972 và 2833

kcal/kg DM). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Điều này có nghĩa là giá trị ME và MEN trong khẩu phần thí nghiệm không bị ảnh

hưởng bởi độ tuổi của gà trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi.

Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà

Giai đoạn tuổi (ngày tuổi)

Chỉ số 21 - 28 28 - 35 35 - 42 42 - 49 49 - 56

SEM P

GE ăn vào (kcal/kg DM) 4196 - -

GE đào thải (kcal/kg DM)

3417a

± 12 3236b

± 18 3315ab

± 32 3338ab

± 37 3262b

± 23 36,91 0,001

ME (kcal/kg DM)

2972 ± 15

3010

± 17 2982 ± 39

2993 ± 27

2989

± 33 39,63 0,904

MEN (kcal/kg DM)

2833 ± 14

2894 ± 15

2858 ± 35

2864 ± 24

2878 ± 30

35,44 0,520

MEN (kcal/kg NT)

2530 ± 12

2585

± 13 2553

± 31 2558

± 22 2571 ± 27

0,15 0,532

MEN (MJ/kg DM)

11,85 ± 0,06

12,11 ± 0,06

11,96 ± 0,14

11,98 ± 0,10

12,04 ± 0,13

31,66 0,520

MEN (MJ/kg NT)

10,59 ± 0,05

10,82 ± 0,06

10,68 ± 0,13

10,70 ± 0,09

10,76 ± 0,11

0,13 0,538

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không

có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm biến

động từ 2530 đến 2585 kcal/kg tính theo nguyên trạng. Giá trị này thấp hơn nhiều

so với kết quả ước tính từ bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia

cầm ở Việt Nam [11] (2530 và 2585 kcal/kg so với 3023 kcal/kg). Điều này chứng

Page 89: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

76 

tỏ rằng giá trị năng lượng trao đổi ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng theo

công thức của Nehring (1973) hiện đang được sử dụng là sai khác đáng kể so với

giá trị xác định trực tiếp trên gia cầm trong các điều kiện thực tế ở nước ta. Một số

tác giả khác khi tiến hành xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức

ăn cho gia cầm bằng phương pháp Farrell cũng đã thông báo có sự sai khác đáng kể

giữa giá trị thu được bằng thí nghiệm in vivo so với giá trị ước tính trong cơ sở dữ

liệu của thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam hiện nay [5], [8].

Sự sai khác giữa giá trị năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng trao đổi có

hiệu chỉnh nitơ (MEN) được thể hiện ở bảng 3.6. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch

đáng kể giữa giá trị ME và MEN (P < 0,001). Ở các giai đoạn tuổi thí nghiệm, giá trị

MEN luôn thấp hơn từ 3,72% đến 4,67% so với giá trị ME. Sự sai khác thấp nhất là

ở giai đoạn 49 - 56 ngày tuổi, cao nhất vào giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi. Điều này có

thể giải thích do sự thay đổi lượng nitơ tích lũy từ thức ăn của gà theo các độ tuổi

khác nhau. Tích lũy nitơ càng lớn thì sự chênh lệch giữa ME và MEN càng lớn và

ngược lại. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với công bố của Lopez và Leeson

(2007) vì các tác giả này thấy rằng khi cho ăn cùng 1 khẩu phần thí nghiệm, sự

chênh lệch giữa giá trị ME và MEN xác định được trên gà giai đoạn từ 7 đến 49

ngày tuổi là 4-5% [133].

Bảng 3.6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm

Độ tuổi

(ngày tuổi)

ME

(kcal/kg DM)

MEN

(kcal/kg DM)

P ME-MEN

(kcal/kg DM)

MEN/ME

(%)

21 - 28 2972 ± 15 2833 ± 14 < 0,001 139 ± 2 95,33 ± 0,04

28 - 35 3010 ± 17 2894 ± 15 < 0,001 115 ± 3 96,17 ± 0,07

35 - 42 2981 ± 39 2858 ± 35 < 0,001 125 ± 4 95,88 ± 0,11

42 - 49 2993 ± 27 2864 ± 24 < 0,001 129 ± 4 95,69 ± 0,09

49 - 56 2989 ± 33 2878 ± 30 < 0,001 111 ± 3 96,28 ± 0,07

Page 90: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

77 

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở gà chịu sự

tác động của độ tuổi nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về kết quả xác

định giá trị ME cũng như MEN trong thức ăn ở gà giai đoạn 21-56 ngày tuổi. Điều

này có nghĩa là trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi, có thể chọn gà ở bất kỳ giai đoạn

nào để đưa vào thí nghiệm xác định giá trị ME và MEN của thức ăn mà không làm

ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

3.3. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ

lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà

3.3.1. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các thức ăn thí nghiệm

3.3.1.1. Ngô

Kết quả tính toán giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của 7 mẫu

ngô thí nghiệm theo phương pháp sai khác được trình bày ở bảng 3.7. Giá trị MEN

trong ngô có sự biến động nhỏ, cao nhất ở ngô Lào (3693 kcal/kg DM hay 15,45

MJ/kg DM) và thấp nhất ở ngô VN10 - 2 (3351 kcal/kg DM hay 14,02 MJ/kg DM).

Sự sai khác về giá trị MEN của ngô Lào và VN10 - 2 là có ý nghĩa thống kê (P <

0,05). Kết quả của nghiên cứu này cao hơn so với một số công bố khác trên thế giới.

Theo Kocher và cs. (2003), giá trị MEN của ngô biến động từ 12,71 đến 13,04

MJ/kg DM [115]. Ngoài ra, Donkoh và Attoh-Kotobu (2009) cũng chỉ ra rằng giá

trị năng lượng trao đổi của ngô là 13,1 MJ/kg DM [52]. Trong khi đó, kết quả xác

định giá trị năng lượng trao đổi theo phương pháp Farrell của Vũ Duy Giảng và cs.

(2000) cho thấy giá trị năng lượng trao đổi của ngô đỏ biến động từ 3626 đến 3868

kcal/kg DM [5]. Ngoài ra, Dourado và cs. (2009) cũng thông báo giá trị MEN của

ngô là 3504 kcal/kg DM [54].

Kết quả ở bảng 3.7 cũng cho thấy sự sai khác đáng kể giữa giá trị MEN xác

định bằng phương pháp in vivo trong nghiên cứu này so với kết quả ước tính từ

thành phần các chất dinh dưỡng tổng số theo các công thức của Janssen (1989 tdt

[160]). Giá trị MEN ước tính cao hơn kết quả thí nghiệm từ 4,49 – 12,99% khi áp

dụng công thức của Janssen (1989 tdt [160]). Kết quả nghiên cứu của Vũ Duy

Giảng và cs. (2000) cũng cho thấy giá trị năng lượng trao đổi ước tính cao hơn so

với giá trị xác định bằng phương pháp trực tiếp là 5% [5].

Page 91: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

78 

Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của ngô

MEN Thức ăn

kcal/kg DM

MJ/kg DM

kcal/kg NT

MJ/kg NT

MEN*

(kcal/kg DM)

Ngô Lào 3693a ± 29

15,45a ± 0,12

3306a ± 26

13,83a ± 0,11

3858

Ngô VN10 - 1 3631ab

± 31 15,19ab ± 0,13

3214ab ± 27

13,45ab ± 0,11

3815

Ngô lai F1 3540abc

± 85 14,81abc ± 0,35

3152abc ± 75

13,19abc ± 0,32

3796

Ngô Phần 3461bc ± 44

14,48bc ± 0,18

3098bc ± 39

12,96 bc ± 0,16

3779

Ngô lai 1 3356c ± 64

14,04c ± 0,27

2881d ± 55

12,06d ± 0,23

3792

Ngô lai 2 3450bc ± 15

14,43bc ± 0,06

3085bc ± 13

12,91bc ± 0,05

3799

Ngô VN10 - 2 3351c ± 39

14,02c ± 0,16

3001cd ± 35

12,55cd ± 0,14

3755

SEM 69,08 0,29 61,01 0,26 -

P 0,000 0,000 0,000 0,000 -

MEN *: giá trị MEN tính theo Janssen, 1989 (tdt [160]): MEN (kcal/kg DM) = 36,21× CP + 85,4 ×

EE + 37,26 × NfE); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau

thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

3.3.1.2. Cám gạo nguyên dầu và trích ly

Giá trị MEN của 6 mẫu cám gạo nguyên dầu thí nghiệm có sự biến động lớn

(bảng 3.8). Chênh lệch giữa giá trị MEN cao nhất và thấp nhất là 1235 kcal/kg DM

hay 5,16 MJ/kg DM. Giá trị MEN cao nhất ở cám gạo 4B (2814 kcal/kg DM hay

11,77 MJ/kg DM). Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ ở cám gạo và cám

gạo Khang Dân tương tự với kết quả nghiên cứu của Rajaguru và Ravindran (1985):

9,30 MJ/kg DM [178]; Rezaei (2006): 2038 kcal/kg DM [194]. Tính theo trạng thái

thức ăn, cám gạo nguyên dầu trong thí nghiệm có giá trị MEN biến động từ 1468 –

2501 kcal/kg. Kết quả này thấp hơn so với kết quả đã công bố của Lã Văn Kính và

Page 92: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

79 

Huỳnh Thanh Hoài (2005) [7]. Khi sử dụng phương pháp Farrell để xác định giá trị

năng lượng trao đổi của cám gạo, nhóm tác giả này đã thông báo rằng cám gạo có

giá trị năng lượng trao đổi là 2665 kcal/kg nguyên trạng. Giá trị MEN của cám gạo

trích ly trong nghiên cứu này là rất thấp (3,61 MJ/kg DM), điều này có thể do tỉ lệ

khoáng tổng số và xơ thô cao trong mẫu cám gạo trích ly thí nghiệm đã gây ảnh

hưởng đến chất lượng của thức ăn.

Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của cám gạo

MEN Thức ăn kcal/kg

DM MJ/kg

DM kcal/kg

NT MJ/kg

NT

MEN*

(kcal/kg DM)

Cám gạo 4B 2814a ± 65

11,77a ± 0,27

2501a ± 57

10,46a ± 0,24

2791

Cám gạo 38 2646a ± 83

11,07a ± 0,35

2355a ± 74

9,85a ± 0,31

2683

Cám gạo Khang Dân 2170b ± 81

9,08b ± 0,34

1948b ± 73

8,15b ± 0,31

3265

Cám gạo 2118b ± 67

8,86b ± 0,28

1850b ± 58

7,74b ± 0,24

3112

Cám gạo X 1718c ± 23

7,19c ± 0,10

1514c ± 20

6,33c ± 0,09

3103

Cám gạo sấy 1579c ± 77

6,61c ± 0,32

1468c ± 71

6,14c ± 0,30

2694

Cám gạo trích ly 864d ± 38

3,61d ± 0,16

799d ± 35

3,35d ± 0,15

628

SEM 92,56 0,39 83,26 0,35 -

P 0,000 0,000 0,000 0,000 -

MEN *: giá trị MEN tính theo Janssen, 1989 (tdt [160]) (MEN (kcal/kg DM) = 46,7 × DM - 46,7 ×

Ash – 69,54 × CP + 42,94 × EE – 81,95 × CF) ; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít

nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy các mẫu cám gạo trong

nghiên cứu này đều có chất lượng cao (bảng 2.3). Tuy nhiên, khoảng biến động

của giá trị MEN trong các mẫu cám gạo nguyên dầu ở nghiên cứu này chỉ nằm ở

Page 93: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

80 

vùng giá trị thấp và trung bình so với các số liệu của Lã Văn Kính (2003): 1501

– 3199 kcal/kg nguyên trạng [6]. Điều này có thể lý giải là do sự sai khác giữa

phương pháp ước tính [6] và phương pháp thí nghiệm in vivo. Kết quả ở bảng 3.8

cũng cho thấy sự sai khác rất lớn giữa giá trị MEN xác định được bằng thí

nghiệm trực tiếp trên gà với kết quả ước tính từ thành phần hóa học của thức ăn

theo các công thức của Janssen (1989 tdt [160]). Chênh lệch giữa giá trị MEN

ước tính so với kết quả trong nghiên cứu này dao động từ là -0,82% đến

+80,66% đối với cám gạo nguyên dầu và -27,31% đối với cám gạo trích ly khi áp

dụng công thức của Janssen (1989 tdt [160]).

3.3.1.3. Bột sắn

Kết quả tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của 4 mẫu bột sắn

thí nghiệm theo phương pháp sai khác được trình bày ở bảng 3.9. Giá trị MEN của

bột sắn biến động từ 12,10 MJ/kg DM hay 10,94 MJ/kg NT (sắn Ba Trăng) đến

14,86 MJ/kg DM hay 13,59 MJ/kg NT (sắn KM94 - 1). Tính theo trạng thái vật chất

khô, sự sai khác về giá trị MEN giữa bột sắn KM94 - 1, KM94 - 2 và sắn nếp là

không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, có sự sai khác đáng kể về giá trị

MEN giữa bột sắn KM94 - 1 và sắn Ba Trăng. Điều này có thể giải thích là do sự

khác nhau về giống, điều kiện canh tác và thời vụ thu hoạch đã tác động đến giá trị

năng lượng trao đổi ở các giống sắn. Kết quả thí nghiệm của Stevenson (2006) cũng

chỉ ra rằng giá trị năng lượng trao đổi của bột sắn là 14,1 MJ/kg DM [227]. Trong

khi đó, theo CVB (1998) (tdt [77]) giá trị MEN của bột sắn là 2990 kcal/kg DM.

Ngoài ra, kết quả ở bảng 3.9 cũng chỉ ra sự sai khác về giá trị năng lượng

trao đổi ước tính theo thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và kết quả thí nghiệm

in vivo. Kết quả tính toán giá trị MEN theo công thức ước tính của Janssen (1989)

(tdt [160]) cho thấy sự chênh lệch so với kết quả thí nghiệm theo cả 2 phía cao và

thấp hơn. Trong đó giá trị MEN ước tính ở bột sắn KM94 - 1 và bột sắn nếp thấp

hơn so với kết quả thí nghiệm in vivo lần lượt là 7,41 và 1,63%. Ngược lại, kết quả

ước tính theo cùng công thức trên đối với bột sắn KM94 - 2 và bột sắn Ba Trăng

cho kết quả cao hơn giá trị thu được từ thí nghiệm là 5,32% và 14,77%.

Page 94: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

81 

Bảng 3.9. Giá trị MEN của bột sắn

Chỉ số

Đơn vị tính

Sắn KM94 - 1

Sắn nếp Sắn

KM94 – 2 Sắn Ba Trăng

SEM P

Kcal/kg DM

3552a ± 136

3292ab ± 65

3123ab ± 133

2892b ± 84

154,31 0,004

MJ/kg DM

14,86a ± 0,57

13,77ab ± 0,27

13,07ab ± 0,56

12,10b ± 0,35

0,65 0,004

Kcal/kg NT

3247a ± 124

2974ab ± 59

2814b ± 120

2615b ± 76

139,93 0,003

MEN

MJ/kg NT

13,59a ± 0,52

12,44ab ± 0,25

11,78b ± 0,50

10,94b ± 0,32

0,58 0,003

MEN*

Kcal/kg DM

3289 3238 3290 3319 - -

MEN*: giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160]): MEN (kcal/kg DM) =

39,14 × DM – 39,14 × Ash – 82,78 × CF; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất

một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

3.3.1.4. Đậu tương nguyên dầu

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của 3 mẫu đậu tương nguyên

dầu thí nghiệm được tính bằng phương pháp sai khác. Giá trị năng lượng trao đổi có

hiệu chỉnh nitơ trong 3 mẫu đậu tương nguyên dầu dao động từ 3149 kcal/kg DM

(đối với đậu tương rang) đến 4441 kcal/kg DM (đối với đậu tương ép đùn). Ngoài ra,

kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ chênh lệch về giá trị MEN trong đậu tương

nguyên dầu xử lý bằng phương pháp rang và luộc lên đến 23,51% (3149 kcal/kg

DM so với 4116 kcal/kg DM). Trong khi đó, xét theo trạng thái vật chất khô, sự sai

khác về giá trị MEN trong đậu tương nguyên dầu được xử lý bằng phương pháp luộc

ở 100oC trong 40 phút và đậu tương được xử lý bằng phương pháp ép đùn là không

có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,059). Như vậy, có thể thấy rằng việc xử lý các

chất kháng dinh dưỡng bằng phương pháp rang thủ công đã làm giảm giá trị năng

lượng trao đổi trong đậu tương khi so với phương pháp luộc. Điều này có thể do

việc xử lý nhiệt bằng phương pháp rang đã thúc đẩy phản ứng Maillard giữa nhóm

amino của amio acid và đường khử, từ đó làm giảm giá trị năng lượng trong thức ăn

[176]. Ngược lại, phương pháp ép đùn với nguyên lý sử dụng nhiệt độ cao trong

Page 95: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

82 

thời gian ngắn là phương pháp rất có hiệu quả trong việc gây biến tính các chất

kháng dinh dưỡng trong thức ăn. Áp lực được tạo ra trong quá trình ép đùn còn làm

thay đổi kết cấu của thức ăn, tăng độ ổn định của chất béo và giá trị sinh học của

protein trong đậu tương [132].

Bảng 3.10. Giá trị MEN của đậu tương nguyên dầu

Chỉ số Đơn vị tính Đậu

tương ép đùn

Đậu tương luộc

Đậu tương rang

SEM P

Kcal/kg DM 4441a ± 80

4116a ± 92

3149b ± 97

127,19 0,000

MJ/kg DM 18,58a ± 0,33

17,22a ± 0,39

13,17b ± 0,41

0,53 0,000

Kcal/kg NT 4136a ± 74

3650b ± 82

2855c ± 88

115,31 0,000

MEN

MJ/kg NT 17,30a ± 0,31

15,27b ± 0,34

11,95c ± 0,37

0,48 0,000

MEN* Kcal/kg DM 3718 3695 3667 - -

MEN* : giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160]): MEN (kcal/kg DM) =

2769 - 59,1 × CF + 62,1 × EE; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái

giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Đối với đậu tương rang, giá trị năng lượng trao đổi tham khảo từ Viện Chăn

nuôi (2001) [11] và Lã Văn Kính (2003) [6] cao hơn từ 18,04 – 36,11% so với kết

quả trong nghiên cứu này. Ngược lại, theo Lã Văn Kính (2003), giá trị năng lượng

trao đổi trong đậu tương ép đùn là 3484 kcal/kg nguyên trạng [6], thấp hơn 15,76%

so với kết quả trong nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích là do sự sai khác

giữa kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi bằng phương pháp thí nghiệm in

vivo và phương pháp ước tính.

Kết quả ở bảng 3.10 cũng chỉ ra sự sai khác đáng kể giữa giá trị MEN ước

tính và giá trị MEN thu được từ thí nghiệm in vivo. Khoảng chênh lệch giữa giá

trị MEN trong nghiên cứu này so với giá trị ước tính từ thành phần các chất dinh

dưỡng tổng số theo các công thức của Janssen (1989) (tdt [160]) dao động từ -

14,13% đến +19,45%. Mặt khác, ngay cả trong trường hợp cùng sử dụng phương

Page 96: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

83 

pháp in vivo để xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng cho kết quả

khác nhau giữa các nhóm tác giả. Kết quả nghiên cứu Zonta và cs. (2004) cho

thấy giá trị MEN của đậu tương rang là 4296 kcal/kg DM [257], cao hơn kết quả

trong nghiên cứu này (3149 kcal/kg DM). Ngược lại, theo nhóm tác giả trên,

năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong đậu tương ép đùn chỉ khoảng 3674

kcal/kg DM, thấp hơn so với kết quả trong nghiên cứu này (4441 kcal/kg NT).

Kết quả nghiên cứu của Kan và cs. (1988) trên gà broiler cũng chỉ ra rằng giá trị

năng lượng trao đổi của đậu tương nguyên dầu trong khoảng từ 3251 - 3692

kcal/kg DM hay từ 13,60 – 15,45 MJ/kg DM [109].

3.3.1.5. Bột cá

Kết quả tính toán giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong 5 mẫu

bột cá thí nghiệm theo phương pháp sai khác được trình bày ở bảng 3.11. Giá trị

MEN của các mẫu bột cá thí nghiệm biến động từ 1955 kcal/kg DM (cá ngát) đến

2313 kcal/kg DM (cá liệt). Độ chênh lệch giữa 2 giá trị MEN thấp nhất và cao nhất

là 15,51%. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về giá trị MEN giữa bột cá

cơm, cá liệt, cá elap và cá ong (P > 0,05). Tính chung cho cả 5 mẫu bột cá thí

nghiệm, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong bột cá là 2091 kcal/kg

DM, thấp hơn 26,69% so với kết quả nghiên cứu Zarei (2006) (2852 kcal/kg DM)

[256]. Ngoài ra, Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) cũng thông báo rằng giá trị năng

lượng trao đổi trong bột cá dao động từ 13,1 – 14,3 MJ/kg DM [52]. Theo nhóm tác

giả trên, giá trị dinh dưỡng của bột cá có sự biến động cao, phụ thuộc vào chất

lượng và loại nguyên liệu ban đầu cũng như từng loài cá khác nhau [52].

Sự sai khác giữa giá trị MEN của các mẫu bột cá trong nghiên cứu này so với

kết quả ước tính từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số được thể hiện ở bảng

3.11. Kết quả xác định giá trị MEN của 5 mẫu bột cá thí nghiệm bằng phương pháp

in vivo đều cho giá trị thấp hơn so với giá trị ước tính theo công thức của Janssen

(1989 tdt [160]). Giá trị MEN trong nghiên cứu này thấp hơn từ 8,70 – 32,68% so

với giá trị ước tính theo công thức của Janssen (1989 tdt [160]).

Page 97: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

84 

Bảng 3.11. Giá trị MEN của bột cá

Chỉ số Đơn vị

tính Cá liệt Cá cơm Cá ngát Cá elap Cá ong SEM P

Kcal/kg DM

2313a ± 61

2226ab ± 57

1955b ± 52

1955b ± 99

2005b ± 69

98,30 0,003

MJ/kg DM

9,68a ± 0,26

9,32ab ± 0,24

8,18b ± 0,22

8,18b ± 0,41

8,39b ± 0,29

0,41 0,003

Kcal/kg NT

1997 ± 53

1931 ± 49

1762 ± 47

1775 ± 89

1824 ± 63

87,99 0,060

MEN

MJ/kg NT

8,36 ± 0,22

8,08 ± 0,21

7,37 ± 0,20

7,43 ± 0,37

7,63 ± 0,26

0,37 0,061

MEN* Kcal/kg

DM 2534 2871 2547 2904 2550 - -

MEN* : giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160]): MEN (kcal/kg DM)

= 35,87× DM – 34,08 × Ash + 42,09 × EE ; Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất

một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

3.3.1.6. Các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy giá trị MEN thấp nhất ở khô dầu hạt cải (1711

kcal/kg DM hay 1512 kcal/kg NT) và cao nhất ở tấm gạo (4036 kcal/kg DM hay

3540 kcal/kg NT). Trong các mẫu thức ăn phụ phẩm giàu protein thí nghiệm, bột gia

cầm thủy phân có giá trị MEN cao (3355 kcal/kg DM). Không có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê về giá trị MEN giữa bột lông vũ, DDGS và khô dầu lạc; giữa bột đầu

tôm, bột thịt xương và khô dầu đậu tương; giữa đậu tương thủy phân và khô dầu

dừa; hay giữa bột thịt xương và khô dầu hạt cải khi tính ở dạng chất khô (P > 0,05).

DDGS là loại nguyên liệu giàu polysaccharide phi tinh bột (NSP), protein,

lipid và khoáng [78]. Tuy nhiên, do động vật dạ dày đơn không tiêu hóa NSP một

cách hiệu quả nên giá trị năng lượng trao đổi trong DDGS thấp hơn so với ngô

[160], [251]. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả trong nghiên cứu này. Khi

tính theo hàm lượng chất khô, giá trị MEN trong 2 mẫu DDGS thấp hơn đáng kể so

với các mẫu ngô thí nghiệm. Tuy nhiên, ở dạng nguyên trạng, giá trị MEN trong 2

mẫu DDGS thí nghiệm tương đương với trong mẫu ngô lai 1 (bảng 3.7). Kết quả

Page 98: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

85 

nghiên cứu của Adeola và Zhai (2012) cho thấy giá trị MEN trong DDGS là 2688

kcal/kg DM [12], thấp hơn so kết quả trong nghiên cứu này.

Bảng 3.12. Giá trị MEN của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm

MEN Thức ăn thí nghiệm kcal/kg

DM MJ/kg DM

kcal/kg NT

MJ/kg NT

MEN*

(kcal/kg DM)

Tấm gạo 4036a ± 70

16,89a ± 0,29

3540a ± 61

14,81a

± 0,26 3945

Gạo lứt 3572b ± 53

14,94b ± 0,22

3028bc ± 45

12,67bc ± 0,19

3876

DDGS - 1 3014c ± 60

12,61c ± 0,25

2710de ± 54

11,34de ± 0,22

2395

DDGS - 2 2942c ± 90

12,31c ± 0,38

2666de ± 81

11,16de ± 0,34

2355

Khô dầu đậu tương 1933ef ± 56

8,09ef ± 0,24

1783g ± 52

7,46g ± 0,22

2913

Đậu tương thủy phân 2577d ± 47

10,78d ± 0,20

2314f ± 43

9,68f ± 0,18

2555

Khô dầu lạc 2885c ± 59

12,07c ± 0,25

2543e ± 52

10,64e ± 0,22

2682

Khô dầu dừa 2361d ± 25

9,88d ± 0,10

2199f ± 23

9,20f ± 1,10

-

Khô dầu hạt cải 1711f ± 19

7,16f ± 0,08

1512h ± 17

6,33h ± 0,07

-

Bột gia cầm thủy phân 3355b ± 17

14,04b ± 0,07

3051b ± 15

12,76b ± 0,06

-

Bột lông vũ 3002c ± 24

12,56c ± 0,10

2827cd ± 23

11,83cd ± 0,10

3297

Bột đầu tôm 1982e ± 51

8,29e ± 0,22

1738g

± 45,10 7,27g ± 0,19

-

Bột thịt xương 1787ef ± 14

7,48ef ± 0,06

1716gh ± 13

7,18gh ± 0,06

5188

SEM 0,21 50,31 0,19 44,93 -

P 0,000 0,000 0,000 0,000 - MEN*: giá trị MEN ước tính từ các công thức của Janssen (tdt [160]) đối với các sản phẩm từ gạo: MEN

(kcal/kg DM) = 4759 – 88,6 × CP – 127,7 × CF + 52,1 × EE (Janssen và cs., 1979); đối với DDGS:

MEN (kcal/kg DM) = 39,15× DM – 39,15 × Ash – 9,12 × CP – 63,81× CF(Janssen, 1989); đối với khô

dầu đậu tương và đậu tương thủy phân: MEN (kcal/kg DM) = 2702 – 57,4 × CF + 72,0 × EE (Janssen

và cs, 1979); đối với bột lông vũ MEN = 33,2 × CP + 57,53 × EE (Janssen, 1989); đối với khô dầu lạc

MEN = 29,68 × DM + 60,95 × EE – 60,87 × CF (Janssen, 1989); đối với bột thịt xương MEN = 33,94

× DM – 45,77 × ash + 59,99 × EE (Janssen, 1989); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít

nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05

Page 99: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

86 

Kết quả trong nghiên cứu này cũng chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về kết quả

xác định giá trị năng lượng trao đổi trong các loại thức ăn thí nghiệm so với số liệu

trong các cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm hiện nay. Giá trị năng lượng trao đổi

của khô dầu dừa trong nghiên cứu này thấp hơn so với các số liệu đã công bố của

NRC (1994) (2500 kcal/kg NT) [160], Viện Chăn nuôi (2001) (10,8 MJ/kg NT)

[11] và cao hơn so với số liệu của PHILSAN (2003) (1800 MJ/kg NT) [174]. Trong

khi đó, giá trị MEN trong bột lông vũ thí nghiệm cao hơn 20,55% so với số liệu đã

công bố của Viện Chăn nuôi (2001) [11]. Ngược lại, giá trị năng lượng trao đổi

trong bột gia cầm thủy phân trong nghiên cứu này thấp hơn 5,76% so với giá trị

PHILSAN (2003) đã công bố [174]. Tương tự, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu

chỉnh nitơ của bột đầu tôm trong nghiên cứu này cũng cho kết quả thấp hơn so với

công bố của PHILSAN (2003) (1738 kcal/kg NT so với 1985 kcal/kg NT) [174].

Ngược lại, kết quả xác định giá trị MEN trong tấm gạo trong nghiên cứu này cao

hơn so với công bố của Viện Chăn nuôi (2001) và PHILSAN (2003) (3540 kcal/kg

NT hay 14,81 MJ/kg NT so với 12 MJ/kg NT và 3100 kcal/kg NT) [11], [174]. Đối

với khô dầu hạt cải, giá trị năng lượng trao đổi xác định được trong nghiên cứu này

thấp hơn đáng kể so với số liệu của Viện Chăn nuôi (2001) (1511 kcal/kg so với

2039 – 2226 kcal/kg tính theo nguyên trạng) [11] nhưng tương đương với kết quả

của Mirakzehi và cs. (2010) (1711 so với 1770 kcal/kg tính theo chất khô) [148].

Theo Longo và cs. (2004), giá trị MEN của khô dầu đậu tương là 2085 kcal/kg NT

(hay 8,72 MJ/kg NT) [131], cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này (7,46

MJ/kg NT). Một số nhóm nghiên cứu khác cũng đã thông báo rằng, giá trị năng

lượng trao đổi trong khô dầu đậu tương là 8,91 – 10,05 MJ/kg NT [47], [52], [158] .

Kết quả ở bảng 3.12 cũng chỉ ra sự sai khác về kết quả xác định giá trị MEN trong

các loại thức ăn khi tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên động vật và kết quả ước tính

từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính

so với giá trị in vivo trong các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm dao động từ -

20,54% đến +190,29%.

Page 100: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

87 

3.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của các thức ăn thí nghiệm

3.3.2.1. Ngô

Tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng tổng số của ngô được xác định ở 2 mức độ là

hồi tràng (tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng) và toàn bộ đường tiêu hóa (tỉ lệ tiêu hóa toàn

phần) bằng phương pháp sai khác. Do hoạt động của vi sinh vật tập trung ở ruột già

và các vị trí hấp thu chính của amio acid là ở không tràng và hồi tràng, từ năm 1968,

Payne và cs. đã cho rằng phân tích hồi tràng là phương pháp đáng tin cậy hơn so với

phân tích chất thải khi đánh giá tiêu hóa protein và amino acid (tdt [32]).

Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô

Chỉ số Ngô lai 1

CP (%) 79,8 ± 0,6

EE (%) 83,5 ± 0,9

CF (%) 61,0 ± 0,9

OM (%) 77,8 ± 1,3

TLTH hồi tràng

NfE (%) 77,8 ± 1,6

EE (%) 85,3 ± 0,4

CF (%) 72,1 ± 1,2 TLTH toàn phần

NDF (%) 77,3 ± 0,7

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng protein tổng số của ngô lai 1 là 79,8%, tương đương

với kết quả nghiên cứu của Huang và cs. (2006) (80%) [94]. Trong khi đó, các

nghiên cứu trên gà broiler của Ravindran và cs. (1999d) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa hồi

tràng CP của ngô là 74,4% [186]. Do các chất dinh dưỡng được phân giải ở ruột già,

tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở hồi tràng thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần

(bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tiêu hóa toàn phần EE của ngô là

85,3%, tương đương với các kết quả đã công bố trước đây: 87,5% [163]; 85,1%

[107]. Ngoài ra, tỉ lệ tiêu hóa CF toàn phần ở ngô trong nghiên cứu này chỉ chênh

lệch 2,4% so với kết quả của Onimisi và cs. (2008) (72,1% so với 74,5%) [163].

Page 101: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

88 

3.3.2.2. Cám gạo nguyên dầu và trích ly

Một trong những yếu tố hạn chế việc sử dụng cám gạo trong khẩu phần cho

gia cầm là hàm lượng phytin. Khoảng hơn 80% phosphor trong cám gạo tồn tại ở

dạng phytate-P. Phytin làm giảm giá trị sử dụng phospho và các chất khoáng khác

như Zn, Fe, Ca và Mn. Ngoài ra, phytin còn gây tác động bất lợi đến tiêu hóa

protein và hiệu quả sử dụng năng lượng do sự ức chế của các enzyme tiêu hóa như

pepsin, trypsin và α–amylase [185].

Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo

Chỉ số Cám gạo Cám gạo sấy Cám gạo trích ly

CP (%) 62,9 ± 0,5 62,1 ± 1,1  41,6 ± 0,9 

EE (%) 39,7 ± 1,1 54,9 ± 1,1  43,0 ± 0,3 

CF (%) 39,4 ± 0,7 20,3 ± 0,6  11,8 ± 0,8 

OM (%) 57,1 ± 1,3 60,3 ± 0,4  36,3 ± 1,3 

TLTH hồi tràng

NfE (%) 62,1 ± 2,4 66,3 ± 0,5  45,6 ± 2,2 

EE (%) 45,2 ± 1,1 67,6 ± 1,9  49,8 ± 1,5 

CF (%) 42,8 ± 0,9 28,7 ± 2,2  21,1 ± 0,9 TLTH

toàn phần

NDF (%) 51,0 ± 1,4 40,3 ± 2,1  21,6 ± 0,7 

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein trong cám

gạo và cám gạo sấy ở hồi tràng là 62,9% và 62,1%, tương tự với kết quả xác định ở

gà được cắt bỏ manh tràng: 64,4% [7]. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng ở

cám gạo trích ly là 41,6%. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số khác ở cám

gạo trích ly cũng thấp hơn nhiều so với ở cám gạo và cám gạo sấy. Điều này có thể

do hàm lượng xơ và khoáng tổng số trong mẫu cám gạo trích ly cao (bảng 2.3) đã

làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hàm

lượng khoáng tổng số trong mẫu cám gạo sấy cao (18,4 %DM) cũng gây ảnh hưởng

đến quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm này. Khả năng

tiêu hóa xơ thô và NDF toàn phần ở gà thí nghiệm đối với cám gạo sấy thấp hơn so

Page 102: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

89 

với cám gạo (28,7% và 40,3% so với 42,8% và 51,0%). Mặt khác, tỉ lệ tiêu hóa tiêu

đúng không bao gồm phần chất dinh dưỡng nội sinh. Do đó, tỉ lệ tiêu hóa đúng luôn

cao hơn so với tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến. Theo Bảng tiêu chuẩn về thành phần thức ăn

của Nhật Bản (1987), tỉ lệ tiêu hóa đúng các chất dinh dưỡng tổng số của cám gạo

là 20% đối với xơ thô và 50% đối với dẫn xuất không nitơ (tdt [37]). Như vậy có

thể thấy rằng kết quả về tỉ lệ tiêu hóa xơ thô và dẫn xuất không nitơ của cám gạo và

cám gạo sấy trong nghiên cứu này cao hơn so với số liệu của Nhật Bản.

3.3.2.3. Bột sắn

Bột sắn KM94 - 1 được sử dụng để xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh

dưỡng tổng số. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của bột sắn KM94 - 1

được tính từ tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở và khẩu phần chứa bột sắn thí

nghiệm. Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa protein trong bột sắn ở hồi tràng

là khá cao (77,6%). Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa EE hồi tràng so với tỉ lệ tiêu

hóa EE toàn phần là không đáng kể (52,0% so với 53,3%). Tuy nhiên, có sự sai

khác rõ rệt giữa tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng và tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô. Tỉ

lệ tiêu hóa CF trong bột sắn là 72,8% khi xác định ở hồi tràng và 81,0% khi đánh

giá trên toàn đường tiêu hóa. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng đối với NfE là

81,7%. Tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần của bột sắn là 80,6%.

Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn

Chỉ số Sắn KM94 - 1

CP (%) 77,6 ± 1,6

EE (%) 52,0 ± 3,6

CF (%) 72,8 ± 3,4

OM (%) 81,3 ± 6,3

TLTH hồi tràng

NfE (%) 81,7 ± 6,6

EE (%) 53,3 ± 1,9

CF (%) 81,0 ± 2,6 TLTH toàn phần

NDF (%) 80,6 ± 2,3

3.3.2.4. Đậu tương nguyên dầu

Đậu tương ép đùn được sử dụng để xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh

Page 103: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

90 

dưỡng tổng số. Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng trong đậu

tương ép đùn là (83,6%). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Kan và cs. (1988)

cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP trong đậu tương nguyên dầu ở gà broiler dao động từ 87 –

91% [109], cao hơn kết quả trong nghiên cứu này. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất

dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm có xu hướng thấp hơn so với tỉ lệ

tiêu hóa toàn phần (bảng 3.16). Điều này hoàn toàn hợp lý do các chất dinh dưỡng

được tiếp tục tiêu hóa và hấp thu ở ruột già nhờ hoạt động của vi sinh vật. Tuy

nhiên, mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở ruột già là không giống nhau. Lipid

chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Chính vì vậy, không có sự chênh lệch

lớn giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa toàn

phần (bảng 3.16). Ngược lại, do sự phân giải xơ xảy ra chủ yếu ở manh tràng nhờ

hoạt động của các vi sinh vật nên tỉ lệ tiêu hóa xơ trong các thức ăn thí nghiệm ở

hồi tràng thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần. Tỉ lệ tiêu hóa CF ở hồi

tràng và trên toàn đường tiêu hóa trong đậu tương ép đùn lần lượt là 63,9 và 74,4%.

Trong khi đó tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần là 82,9%.

Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương

Chỉ số Đậu tương ép đùn

CP (%) 83,6 ± 1,0

EE (%) 72,6 ± 2,3

CF (%) 63,9 ± 1,6

OM (%) 82,2 ± 0,6

TLTH hồi tràng

NfE (%) 91,9 ± 0,8

EE (%) 79,6 ± 2,2

CF (%) 74,4 ± 1,5 TLTH toàn phần

NDF (%) 82,9 ± 1,9

3.3.2.5. Bột cá

Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tổng số ở hồi tràng đối với bột cá cơm thí

nghiệm là 77,6% (bảng 3.17). Theo AFZ và cs. (2000), tỉ lệ tiêu hóa CP biểu kiến

trong bột cá ở gia cầm là 87,3% [13], cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu này.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) trên gà

broiler cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng đối với bột cá loại I lên đến 91,8% [52].

Page 104: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

91 

Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với trên

toàn bộ đường tiêu hóa là không đáng kể (bảng 3.17). Tỉ lệ tiêu hóa xơ trong bột cá

ở hồi tràng thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần. Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần

đối với xơ thô và NDF ở bột cá cơm lần lượt là 64,6% và 92,17%. Ngoài ra, kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy chất hữu cơ trong bột cá cơm đã được tiêu hóa tốt. Tỉ lệ

tiêu hóa chất hữu cơ ở hồi tràng là 75,56% ở bột cá cơm.

Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột cá

Chỉ số Cá cơm

CP (%) 77,6 ± 2,6

EE (%) 48,9 ± 1,4

CF (%) 47,9 ± 0,7

NfE (%) 67,5 ± 3,5

TLTH hồi tràng

OM (%) 75,6 ± 2,4

EE (%) 49,4 ± 1,8

CF (%) 64,6 ± 2,2 TLTH toàn phần

NDF (%) 92,2 ± 1,6

3.3.2.6. Các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm

Kết quả ở bảng 3.18 và 3.19 cho thấy sự mức độ tiêu hóa các chất dinh

dưỡng trong các mẫu thức ăn ở hồi tràng và trên toàn đường tiêu hóa. Nhìn chung,

chất hữu cơ tổng số trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm là sản phẩm từ gạo và thức ăn

phụ phẩm đều được tiêu hóa khá tốt, dao động từ 53,8% (ở khô dầu hạt cải) đến

87,9% (ở tấm gạo). Tỉ lệ tiêu hóa protein tổng số hồi tràng cao nhất ở khô dầu đậu

tương (84,1%) và thấp nhất ở bột thịt xương (58,6%). Các kết quả nghiên cứu của

Bryden và Li (2004), Huang và cs. (2007) cũng tho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến CP

hồi tràng trong khô dầu đậu tương ở gà broiler là khoảng 85 – 86% [32], [95]. Tỉ lệ

tiêu hóa CP hồi tràng ở DDGS dao động từ 62,2 – 67,7% (bảng 3.18), thấp hơn so

với giá trị tương ứng trong ngô (bảng 3.13). Điều này có thể do phản ứng Maillard

xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt khi sản xuất DDGS đã làm tỉ lệ tiêu hóa chất dinh

dưỡng trong DDGS [64].

Page 105: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

92 

Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo

và thức ăn protein thực vật

THTH hồi tràng TLTH toàn phần

Thức ăn CP (%)

EE (%)

CF (%)

NfE (%)

OM (%)

EE (%)

CF (%)

NDF (%)

Gạo lứt 80,2 ± 1,2

45,2 ± 2,7

12,6 ± 0,6

96,8 ± 0,5

79,9 ± 0,5

61,1 ± 1,5

16,8 ± 0,6

72,4 ± 1,5

Tấm gạo 75,5 ± 0,4

44,7 ± 1,4

14,3 ± 0,9

91,0 ± 1,2

87,9 ± 1,1

55,0 ± 0,4

21,7 ± 1,0

79,2 ± 2,4

Khô đậu tương

84,1 ± 1,6

67,8 ± 0,4

63,1 ± 1,2

71,0 ± 1,3

76,8 ± 1,1

69,5 ± 0,5

72,4 ± 1,3

91,8 ± 1,0

Đậu tương thủy phân

80,9 ± 1,6

67,5 ± 1,2

50,2 ± 1,2

50,3 ± 3,3

66,2 ± 2,1

71,3 ± 0,7

62,4 ± 1,2

82,6 ± 1,0

DDGS - 1 62,2 ± 0,5

62,2 ± 1,2

11,2 ± 0,2

77,1 ± 1,4

63,5 ± 0,7

81,1 ± 2,1

17,7 ± 0,7

67,8 ± 1,2

DDGS - 2 67,7 ± 1,1

56,2 ± 1,6

11,1 ± 0,5

72,0 ± 1,2

61,9 ± 0,5

76,5 ± 1,7

15,7 ± 0,4

66,1 ± 1,2

Khô dầu lạc 78,1 ± 0,5

67,8 ± 0,7

63,5 ± 1,1

76,5 ± 1,1

74,7 ± 0,6

72,5 ± 0,6

76,2 ± 0,6

70,2 ± 1,1

Khô dầu hạt cải

69,9 ± 0,4

68,7 ± 2,2

12,6 ± 0,7

50,0 ± 1,4

53,8 ± 0,6

79,2 ± 1,4

13,9 ± 1,5

56,9 ± 1,9

Khô dầu dừa 63,6 ± 0,7

57,9 ± 1,5

38,2 ± 0,6

56,8 ± 2,2

55,7 ± 1,2

66,7 ± 2,1

49,7 ± 0,9

51,8 ± 2,4

Tỉ lệ tiêu hóa lipid toàn phần trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm dao động từ

43,7- 81,1%. Trong khi đó, có sự chênh lệch lớn về khả năng sử dụng CF và NDF

ở gà thí nghiệm giữa các mẫu thức ăn thí nghiệm. Trong khô dầu đậu tương, đậu

tương thủy phân, khô dầu lạc, khô dầu dừa và bột đầu tôm, CF và NDF được tiêu

hóa khá tốt. Tuy nhiên, trong gạo lứt, DDGS, khô dầu hạt cải, bột thịt xương và bột

lông vũ, tỉ lệ CF tiêu hóa toàn phần là rất thấp (dao động từ 13,9 - 17,7%). Tỉ lệ

tiêu hóa NDF toàn phần dao động từ 49,8% ở bột thịt xương đến 91,8% ở khô dầu

đậu tương.

Page 106: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

93 

Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein

động vật

Chỉ số Bột thịt xương

Bột đầu tômBột gia cầm thủy phân

Bột lông vũ

CP (%) 58,6 ± 1,0 72,1 ± 1,1 75,0 ± 1,3 68,9 ± 0,9

EE (%) 51,4 ± 1,4 41,7 ± 0,7 70,5 ± 1,0 66,5 ± 1,4

CF (%) 11,7 ± 0,7 44,2 ± 1,5 16,4 ± 0,8 16,3 ± 0,5

NfE (%) 90,7 ± 1,3 50,2 ± 2,7 79,1 ± 5,3 77,2 ± 2,5

TLTH

hồi

tràng

OM (%) 56,8 ± 0,9 62,2 ± 0,7 74,1 ± 1,3 68,6 ± 0,9

EE (%) 59,8 ± 1,6 43,7 ± 1,5 80,4 ± 1,0 73,1 ± 1,3

CF (%) 16,2 ± 1,6 53,2 ± 3,2 26,8 ± 0,8 17,1 ± 2,9

TLTH

toàn

phần NDF (%) 49,8 ± 0,8 64,8 ± 3,1 70,0 ± 1,2 69,2 ± 1,0

3.4. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino

acid trong các loại thức ăn cho gà

3.4.1. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản

Hàm lượng protein và các amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng xác

định bằng phương pháp sử dụng khẩu phần không chứa nitơ được trình bày ở bảng

3.20. Tinh bột ngô và cellulose (bột giấy) có thể làm tăng bài tiết ở dạ dày, tụy, mật

và ruột non. Các chất bài tiết ở tụy và ruột non góp phần làm tăng tổng bài tiết nội

sinh ở mức cao nhất. Trong khi đó, các thành phần chủ yếu trong các chất bài tiết nội

sinh là các mucoprotein và enzyme tiêu hóa giàu Pro, Gly, Glu, Asp, Ser, Ala, Thr và

Val [44], [127].

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy trong các amino acid nội sinh cơ bản, Leu +

Ileu, Glu, Gly, Ala, Pro, Asp, Thr và Ser chiếm tỉ lệ cao. Kết quả nghiên cứu của

Lemme và cs. (2004) cũng cho thấy hàm lượng cao của các amino acid nội sinh cơ

bản như Glu, Asp, Leu, Thr, Pro và Ser khi sử dụng khẩu phần không chứa nitơ

[122]. Do đó, sự khác biệt trong tương quan tỉ lệ các mucoprotein có ảnh hưởng đến

các loại amino acid nói trên ở trong dịch hồi tràng [187]. Sự tồn tại với tỉ lệ cao của

Gly, Thr, Ser, Asp và Glu trong dịch hồi tràng có thể do các amino acid này được hấp

thu chậm hơn các amino acid khác trong đường ruột [230]. Ngoài ra, kết quả ở bảng

Page 107: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

94 

3.20 cũng chỉ ra rằng hàm lượng His và Met trong dịch hồi tràng của gà Lương

Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ là rất thấp. Điều này có thể do 2

amino acid này được hấp thu với tỉ lệ cao nhất trong đường tiêu hóa [252].

Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng

TT Chỉ số Đơn vị tính Lượng nội sinh cơ bản

Các amino acid thiết yếu

1 Arginine mg/kg DM 288,00 ± 20,67

2 Histidine mg/kg DM 152,30 ± 19,64

3 Leucine + Isoleucine mg/kg DM 715,25 ± 17,19

4 Lysine mg/kg DM 203,70 ± 75,47

5 Methionine mg/kg DM 107,80 ± 51,57

6 Phenylalanine mg/kg DM 290,26 ± 73,54

7 Threonine mg/kg DM 511,18 ± 32,89

8 Tryptophan mg/kg DM 103,65 ± 12,24

9 Valine mg/kg DM 429,95 ± 54,20

Các amino acid không thiết yếu

10 Alanine mg/kg DM 305,39 ± 30,26

11 Aspartic acid mg/kg DM 552,00 ± 29,90

12 Cysteine mg/kg DM 230,00 ± 19,56

13 Cystine mg/kg DM 246,24 ± 28,36

14 Glutamic acid mg/kg DM 736,60 ± 53,67

15 Glycine mg/kg DM 486,75 ± 52,13

16 Proline mg/kg DM 395,93 ± 77,39

17 Serine mg/kg DM 431,62 ± 93,59

18 Tyrosine mg/kg DM 289,23 ± 41,25

Protein tổng số g/kg DM 8,51 ± 0,23

3.4.2. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong các thức ăn thí nghiệm

Thành phần các amino acid tổng số trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm (bảng

2.5) cho thấy không có sự khác biệt lớn về hàm lượng các amino acid trong thức ăn

Page 108: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

95 

thí nghiệm so với các công bố trước đây đối với loại thức ăn tương ứng [161],

[174]. Ngoại trừ bột gia cầm thủy phân, các mẫu thức ăn giàu protein trong

nghiên cứu này đều có tỉ lệ Lys khá cao. Hàm lượng Lys trong bột cá cơm lên

đến 4,45%. Nhìn chung, các amino acid thiết yếu như His, Lys, Met và Trp trong

các mẫu nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng tương đối thấp hơn so với các mẫu

thức ăn giàu protein.

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và tiêu chuẩn (SID) các amino acid

trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21 và 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa

hồi tràng biểu kiến của protein hay amino acid luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng

tiêu chuẩn tương ứng. Các loại thức ăn càng giàu protein thì sự chênh lệch giữa

AID và SID càng thấp và ngược lại (bảng 2.5, 3.21 và 3.22).

Đối với thức ăn thí nghiệm là ngô và DDGS, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các

amino acid ở ngô cao hơn so với ở 2 mẫu DDGS. Không có sự chênh lệch lớn về tỉ

lệ tiêu hóa amino acid tương ứng giữa 2 mẫu DDGS thí nghiệm. Tỉ lệ tiêu hóa tiêu

chuẩn các amino acid dao động từ 77,4 – 95,0% đối với ngô và từ 62,0 – 80,8% đối

với DDGS. Nhìn chung, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với Lys, Thr và Val ở

2 mẫu DDGS thí nghiệm thấp hơn so với các amino acid thiết yếu khác. Trong 3

mẫu ngô và DDGS, tỉ lệ tiêu hóa Lys là thấp nhất (77,4% ở ngô và 62,0% ở DDGS).

Trong cám gạo và cám gạo sấy, tỉ lệ tiêu hóa Pro, Gly và Thr thấp hơn so với

các amino acid khác. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cao nhất là Arg (86,2% đối

với cám gạo và 87,5% đối với cám gạo sấy). Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa các amino

acid trong cám gạo trích ly là rất thấp, dao động từ 45,4% đến 59,7%. Tỉ lệ tiêu hóa

tiêu chuẩn CP ở cám gạo trích ly là 46,3%, thấp hơn nhiều so với cám gạo Huế

(68,6%) và cám gạo sấy (68,9%). Điều này có thể do hàm lượng xơ thô cao trong

cám gạo trích ly đã làm tăng hàm lượng nitơ nội sinh trong đường tiêu hóa, từ đó

làm giảm tỉ lệ tiêu hóa protein trong cám gạo. Bên cạnh đó, cân đối amino acid trong

thức ăn nguyên liệu cũng có tác động lớn đến tỉ lệ tiêu hóa protein và amino acid.

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với CP và các amino acid trong gạo lứt

có xu hướng cao hơn so với trong tấm gạo. SID đối với Lys và Gly trong gạo lứt và

tấm gạo khá thấp so với các amino acid khác. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng

tiêu chuẩn Arg và Val trong gạo lứt và tấm gạo rất cao (89,9 và 88,6%).

Page 109: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

96 

Trong nhóm nguyên liệu là đậu tương và khô dầu, các amino acid được tiêu

hóa tốt nhất ở nhóm đậu tương. Không có sự khác biệt lớn về tỉ lệ tiêu hóa các

amino acid giữa đậu tương ép đùn, đậu tương thủy phân và khô dầu đậu tương. Tỉ lệ

tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn dao động từ 80,2 - 88,3% ở đậu tương ép đùn, từ 82,7 -

90,0% ở đậu tương thủy phân và từ 83,4 - 92,9% ở khô dầu đậu tương. Nhìn chung,

không có sự biến động lớn về tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong các mẫu đậu tương,

khô dầu hạt cải và khô dầu lạc. Xu hướng này cũng đã được Ravindran và cs.

(2005) thông báo khi đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong

khô dầu đậu tương, khô dầu bông và khô dầu hạt cải [190]. Đối với khô dầu dừa, tỉ

lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn biến động khá lớn (60,4 - 84,8%).

Đối với nhóm nguyên liệu protein động vật, khoảng biến động về tỉ lệ tiêu

hóa giữa các amino acid trong bột cá cơm và bột đầu tôm thấp hơn so với các thức

ăn giàu protein động vật khác. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn đối với bột cá cơm

là 78,0 - 88,4% và đối với bột đầu tôm là 74,9 - 84,4%. Trong khi đó, khoảng biến

động về tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong bột lông vũ là 47,6 - 82,0%, ở bột thịt

xương là 59,9 - 76,6% và đối với bột gia cầm thủy phân là 70,6 - 88,5%. Trong các

loại amino acid thiết yếu, tỉ lệ tiêu hóa Lys, Thr và Trp trong bột lông vũ và bột thịt

xương là rất thấp. Trong khi đó, SID đối với Arg, His, Leu + Ileu, Thr, Val và Phe ở

bột cá cơm, bột gia cầm thủy phân và bột đầu tôm rất cao (bảng 3.22). Nhìn chung,

trong 5 loại thức ăn protein động vật thí nghiệm, bột thịt xương có tỉ lệ tiêu hóa

amino acid và protein thấp nhất. Chất lượng của bột thịt xương có thể biến động do

ảnh hưởng trong quá trình chế biến hoặc do của tương quan giữa hàm lượng protein

cơ và collagen trong nguyên liệu thô [14], [221], [250]. Collagen là protein chủ yếu

trong xương, mô liên kết, sụn và gân. Collagen thường thiếu hụt các amino acid

thiết yếu [57] và mất cân đối về thành phần các amino acid [190], từ đó làm giảm tỉ

lệ tiêu hóa các amino acid trong bột thịt xương.

Page 110: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

97 

Bảng 3.21. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid trong các thức ăn thí nghiệm

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến amino acid (%) Nguyên liệu

CP Arg His Ileu + Leu Lys Met Phe Thr Tryp Val Ala Asp Cys Glu Gly Pro Ser Tyr

Ngô 79,80 75,13 85,51 83,63 71,41 84,45 81,23 67,64 73,57 73,79 80,09 74,39 71,20 80,85 79,59 79,73 79,14 80,39

DDGS - 1 62,24 70,56 71,00 69,24 57,71 67,85 74,11 57,00 68,83 64,02 76,62 59,49 61,66 69,45 74,12 73,62 66,81 77,57

DDGS - 2 67,72 71,19 73,95 67,94 57,85 67,31 73,80 60,55 69,85 65,64 75,23 56,31 64,43 71,55 75,01 70,93 68,97 76,90

Cám gạo 62,87 84,13 78,04 69,92 70,13 71,18 67,20 62,05 75,96 63,21 69,99 66,26 66,87 75,89 64,48 57,25 65,44 74,06

Cám gạo sấy 62,13 85,12 76,22 64,06 72,20 74,95 68,77 58,47 68,53 64,60 64,95 65,67 64,45 72,94 64,92 57,80 67,85 75,89

Cám gạo trích ly 41,55 47,11 47,13 52,11 42,87 53,25 52,98 43,81 52,89 47,44 54,01 57,38 50,33 51,10 52,51 50,65 52,53 50,00

Tấm gạo 75,46 84,34 72,44 76,84 68,72 76,65 74,79 60,64 74,05 76,19 81,81 73,91 62,39 75,82 58,87 66,53 73,70 72,93

Gạo lứt 80,16 82,12 82,23 80,62 71,12 78,97 77,37 61,77 78,23 77,59 83,43 76,58 66,46 80,32 59,34 66,36 75,50 71,90

Đậu tương ép đùn 83,64 84,32 83,84 78,88 80,08 80,32 82,76 77,09 83,65 82,27 77,08 81,53 74,42 86,04 77,93 79,50 80,33 84,79

Đậu tương thủy phân 80,88 84,27 86,73 82,30 85,17 85,43 81,95 76,77 84,87 83,84 80,49 80,76 82,96 80,71 83,16 82,15 83,10 85,60

Khô dầu đậu tương 84,07 85,04 85,57 84,24 84,95 89,21 84,48 79,87 85,17 84,73 81,12 81,13 81,05 87,42 82,58 84,58 83,45 85,45

Khô dầu dừa 63,63 83,54 66,92 68,00 63,44 70,97 67,58 61,09 69,23 73,31 66,62 59,33 58,85 62,94 60,87 55,84 55,04 66,27

Khô dầu lạc 78,07 88,14 82,37 83,62 68,54 83,29 81,91 76,77 83,12 81,27 72,28 81,38 65,58 83,86 71,69 73,75 79,13 73,26

Khô dầu hạt cải 69,85 82,12 79,72 73,79 71,40 72,88 73,52 65,53 75,19 71,45 73,85 70,08 72,94 82,47 71,20 71,01 69,29 73,55

Bột cá cơm 77,59 77,84 74,93 79,77 80,07 82,20 80,86 77,36 81,54 84,31 81,55 75,92 77,33 84,30 81,45 76,96 76,89 75,26

Bột lông vũ 68,86 66,23 53,69 68,44 51,55 54,69 59,17 50,82 46,43 64,33 75,96 66,70 45,30 65,77 79,26 71,04 74,77 57,44

Bột gia cầm thủy phân 75,00 86,45 79,36 79,89 79,09 74,19 79,14 79,49 76,01 75,66 73,91 67,74 67,88 76,23 73,07 80,74 69,08 72,64

Bột thịt xương 58,57 72,65 68,75 72,14 64,21 67,79 64,65 60,81 53,67 68,88 68,99 62,89 48,02 72,68 70,80 72,88 64,94 69,82

Bột đầu tôm 72,05 80,14 75,76 77,90 74,01 78,19 75,85 73,87 74,61 76,99 71,99 77,26 75,85 76,48 72,87 72,93 72,15 74,23

Page 111: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

98 

Bảng 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid trong các thức ăn thí nghiệm

Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn amino acid (%) Nguyên liệu

CP Arg His Ileu + Leu Lys Met Phe Thr Tryp Val Ala Asp Cys Glu Gly Pro Ser Tyr

Ngô 89,90 82,18 91,00 92,05 77,41 92,85 93,40 84,63 85,38 91,67 85,00 94,98 84,33 89,27 95,14 89,60 89,70 90,32

DDGS - 1 66,61 73,78 73,53 71,54 62,00 70,27 76,65 64,43 75,80 68,23 78,59 63,89 67,11 71,85 80,36 78,59 72,44 80,82

DDGS - 2 71,62 74,22 76,58 70,18 62,11 69,68 76,72 68,22 76,54 69,84 77,05 60,48 69,31 73,67 80,22 73,65 73,75 79,89

Cám gạo 68,59 86,17 80,70 73,13 72,51 74,80 71,48 69,13 71,02 68,56 72,88 70,36 74,77 79,33 68,62 62,69 70,27 79,72

Cám gạo sấy 68,92 87,50 79,96 71,96 74,79 78,57 74,30 68,46 74,05 71,42 68,32 71,17 72,32 77,70 69,50 65,01 73,98 81,66

Cám gạo trích ly 46,29 49,08 50,23 57,65 45,42 56,10 58,05 52,83 58,57 52,73 55,69 59,68 57,96 54,50 55,07 56,21 57,57 54,40

Tấm gạo 83,76 89,65 80,19 85,82 76,36 84,05 82,33 84,55 80,81 88,76 86,16 83,20 82,56 80,56 74,63 71,77 86,86 80,90

Gạo lứt 89,12 89,87 86,47 88,63 77,10 83,94 83,95 86,68 79,24 88,62 90,88 84,78 86,08 85,90 71,57 88,78 89,92 85,61

Đậu tương ép đùn 87,26 86,21 87,12 81,53 81,59 84,67 85,64 83,07 88,13 86,67 80,18 84,00 82,29 87,87 82,53 83,73 85,16 88,30

Đậu tương thủy phân 84,26 86,18 89,24 84,62 86,93 89,02 84,31 82,70 88,28 87,89 83,48 83,17 90,00 82,50 87,46 85,76 87,22 88,99

Khô dầu đậu tương 87,41 86,93 88,41 86,67 86,47 92,89 86,89 86,37 88,63 88,76 84,16 83,44 88,33 89,26 86,53 88,24 87,44 88,94

Khô dầu dừa 64,08 84,80 71,36 71,70 67,49 74,58 71,18 69,38 75,74 77,23 70,77 63,00 70,42 64,99 67,05 62,36 60,37 71,43

Khô dầu lạc 81,72 89,29 84,86 87,33 71,30 88,52 84,53 85,28 87,73 85,68 75,91 83,98 75,38 85,69 76,36 78,57 83,71 77,51

Khô dầu hạt cải 73,76 84,33 82,00 77,06 73,04 75,53 76,13 71,18 79,23 75,59 76,96 73,76 77,44 84,39 75,44 74,09 74,32 78,44

Bột cá cơm 80,92 79,97 78,03 82,32 81,48 83,42 83,80 81,35 85,29 88,39 83,49 78,65 88,07 86,87 85,19 80,69 80,93 80,47

Bột lông vũ 72,66 68,49 61,90 71,32 55,63 63,51 62,40 56,73 53,61 67,59 79,16 71,58 47,57 69,40 82,04 72,72 76,97 64,38

Bột gia cầm thủy phân 79,17 88,52 83,39 83,11 82,84 76,97 82,63 85,81 83,72 80,03 76,22 70,63 79,93 79,88 75,69 84,59 72,93 77,43

Bột thịt xương 62,57 74,75 72,99 76,04 66,39 71,73 69,27 68,84 61,95 73,50 71,48 66,92 59,91 75,58 72,56 75,22 71,71 76,64

Bột đầu tôm 75,31 82,43 76,27 81,04 76,11 82,15 79,14 81,72 84,43 81,34 74,92 81,62 78,58 79,82 78,56 79,92 81,45 78,33

Page 112: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

99 

3.5. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối

với một số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng

Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy ảnh hưởng của thức ăn đến sự thay đổi về khối

lượng cơ thể gà ở 2 nghiệm thức. Từ tuần tuổi thứ 5 đến tuần tuổi 12, sai khác đáng

kể về khối lượng cơ thể gà giữa 2 nghiệm thức luôn có ý nghĩa thống kê. Ở tuần tuổi

12, sự sai khác về khối lượng cơ thể gà giữa 2 nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê

với P = 0,001. Vào thời điểm kết thúc thí nghiệm, gà được nuôi bằng khẩu phần

được thiết lập từ các giá trị MEN xác định được từ nghiên cứu này có khối lượng cơ

thể cao hơn 84g (tương đương với 7,45%) so với gà ở nghiệm thức đối chứng. Điều

này có thể do việc thiết lập khẩu phần dựa trên giá trị MEN thu được từ các thí

nghiệm in vivo đã cải thiện độ chính xác trong việc lập khẩu phần. Mặc dù các

nhóm khẩu phần đã được xây dựng đảm bảo sự giống nhau về giá trị MEN ở từng

giai đoạn tuổi, tuy nhiên việc sử dụng các giá trị MEN in vivo và dầu nành trong xây

dựng khẩu phần đã làm gia tăng độ chính xác về mật độ năng lượng trong nhóm

khẩu phần thí nghiệm so với nhóm khẩu phần đối chứng, đáp ứng gần hơn nhu cầu

năng lượng của gà trong quá trình thí nghiệm, từ đó giúp cải thiện sinh trưởng của

gà. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả ở các bảng 3.24 và 3.25. Tính chung

cho toàn bộ quá trình thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà ở nghiệm thức

thí nghiệm cao hơn ở nghiệm thức đối chứng là 7,65% (bảng 3.24). Sự sai khác này

là có ý nghĩa thống kê với P = 0,001. Vào tuần cuối cùng của thí nghiệm, tốc độ

sinh trưởng tương đối của gà ở nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với

gà ở nghiệm thức đối chứng (tương đương với 35,17%) (bảng 3.25). Tuy nhiên, sự

sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Khi cho ăn tự do, gia cầm tự điều chỉnh lượng ăn vào nhằm thỏa mãn nhu

cầu năng lượng của chúng [160], [200]. Do sự suy giảm về mật độ năng lượng

trong nhóm khẩu phần đối chứng so với nhóm khẩu phần thí nghiệm, gà ở nghiệm

thức đối chứng phải gia tăng lượng ăn vào hằng ngày để bù đắp phần năng lượng

thiếu hụt. Tính chung cho toàn bộ quá trình thí nghiệm, lượng thức ăn ăn vào của

gà ở nghiệm thức đối chứng cao hơn 10,24% so với ở nghiệm thức thí nghiệm

(bảng 3.26). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Page 113: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

100 

Điều này có thể giải thích là do sự biến động về lượng ăn vào giữa các cá thể hoặc

do số lượng gà thí nghiệm chưa đủ lớn để có thể biểu thị rõ rệt sự sai khác.

Việc gia tăng mật độ năng lượng trong thức ăn cho gia cầm giúp làm giảm

lượng thức ăn ăn vào ở gia cầm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy,

tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng sẽ giảm xuống. Tính chung cả đợt thí nghiệm, tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở nghiệm thức thí nghiệm thấp hơn 16,12% so với

nghiệm thức đối chứng (bảng 3.27). Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P <

0,05). Ngoài ra, mặc dù không có sự chênh lệch đáng kể về tổng lượng protein tiêu

thụ trong 12 tuần thí nghiệm ở gà giữa 2 nghiệm thức, nhưng hiệu quả sử dụng

protein ở gà trong nghiệm thức thí nghiệm cao hơn 23,78% so với ở nghiệm thức đối

chứng. Sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Như vậy, có thể thấy rằng

việc nuôi gà bằng các khẩu phần được xây dựng dựa trên các giá trị MEN thu được

trong nghiên cứu này đã cải thiện khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức

ăn ở gà Lương Phượng so với việc sử dụng các khẩu phần được thiết lập dựa trên

cơ sở dữ liệu về thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay.

Bảng 3.23. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(ĐVT: g/con)

Tuần tuổi KPĐC KPTN SEM P

3 ngày 45,40 ± 0,18 45,32 ± 0,20 0,32 0,815

1 94,95 ± 1,80 97,08 ± 1,76 2,80 0,491

2 197,60 ± 2,04 208,56 ± 2,14 3,23 0,027

3 331,81 ± 3,29 349,04 ± 7,21 8,50 0,113

4 456,72 ± 6,80 472,80 ± 5,07 6,99 0,083

5 626,32 ± 8,70 665,88 ± 4,41 9,59 0,015

6 748,48 ± 8,08 791,97 ± 4,39 8,32 0,006

7 850,28 ± 10,10 909,92 ± 5,86 14,35 0,014

8 927,36 ± 12,53 1004,23 ± 8,62 15,09 0,007

9 1000,28 ± 14,17 1065,64 ± 10,81 18,73 0,025

10 1058,60 ± 13,84 1144,84 ± 10,80 19,95 0,012

11 1111,52 ± 14,05 1188,32 ± 11,97 11,19 0,002

12 1127,88 ± 17,16 1211,80 ± 11,17 9,49 0,001

Page 114: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

101 

Bảng 3.24. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(ĐVT: g/con/ngày)

Tuần tuổi KPĐC KPTN SEM P

1 9,91 ± 0,33 10,35 ± 0,34 0,53 0,449

2 14,66 ± 0,35 15,93 ± 0,34 0,22 0,004

3 19,17 ± 0,51 20,07 ± 0,88 0,77 0,310

4 17,84 ± 1,41 17,68 ± 1,16 1,75 0,931

5 24,23 ± 0,93 27,58 ± 0,77 1,53 0,093

6 17,45 ± 0,56 18,01 ± 0,43 0,63 0,426

7 14,54 ± 0,80 16,85 ± 1,07 0,92 0,067

8 11,01 ± 0,91 13,47 ± 1,07 1,66 0,213

9 10,42 ± 1,55 8,77 ± 0,93 2,28 0,511

10 8,33 ± 0,71 11,31 ± 1,04 0,82 0,022

11 7,56 ± 0,81 6,21 ± 1,44 1,53 0,427

12 2,34 ± 1,07 3,35 ± 1,00 1,69 0,580

TB 13,33 ± 0,21 14,35 ± 0,12 0,11 0,001

Bảng 3.25. Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(ĐVT: %)

Tuần tuổi KPĐC KPTN SEM P

1 70,53 ± 1,38 72,62 ± 1,50 2,26 0,408

2 70,19 ± 1,75 72,97 ± 1,59 1,48 0,135

3 50,70 ± 1,22 50,31 ± 1,57 0,93 0,701

4 31,64 ± 2,39 30,17 ± 2,11 3,13 0,663

5 31,32 ± 1,14 33,92 ± 1,01 1,85 0,232

6 17,79 ± 0,63 17,30 ± 0,42 0,72 0,534

7 12,73 ± 0,66 13,86 ± 0,87 0,59 0,130

8 8,66 ± 0,69 9,85 ± 0,76 1,27 0,403

9 7,56 ± 1,13 5,93 ± 0,61 1,61 0,367

10 5,67 ± 0,48 7,17 ± 0,66 0,52 0,045

11 4,88 ± 0,51 3,72 ± 0,87 0,99 0,309

12 1,45 ± 0,66 1,96 ± 0,58 1,02 0,641

Page 115: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

102 

Bảng 3.26. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

(ĐVT: g DM/con/ngày)

Tuần tuổi KPĐC KPTN SEM P

1 12,43 ± 0,03 12,51 ± 0,02 0,03 0,054 2 23,67 ± 0,00 23,84 ± 0,04 0,04 0,011 3 36,78 ± 0,02 37,22 ± 0,42 0,43 0,362 4 46,41 ± 0,88 48,13 ± 0,02 0,88 0,123 5 51,89 ±2,36 51,10 ± 5,27 5,33 0,890 6 51,64 ± 1,88 46,31 ± 4,20 4,32 0,285 7 50,48 ± 1,92 43,51 ± 3,87 4,02 0,158 8 53,49 ± 1,79 47,50 ± 3,74 4,49 0,253 9 51,10 ± 2,51 45,58 ± 3,50 4,49 0,286 10 51,01 ± 2,43 41,61 ± 2,47 3,27 0,045 11 51,06 ± 3,08 41,00 ± 2,61 3,25 0,037 12 40,80 ± 2,53 34,12 ± 2,94 3,17 0,103 TB 43,40 ± 1,41 39,37 ± 2,21 2,49 0,181

Bảng 3.27. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Chỉ số KPĐC KPTN SEM P

Tổng lượng ăn vào (g/con) 3620 ± 119 3282 ± 186 209 0,181

Tổng tăng trọng (g/con) 1082 ± 17 1166 ± 11 9,45 0,001

FCR 3,35 ± 0,16 2,81 ± 0,16 0,19 0,046

Tổng protein tiêu thụ (g/con) 761,28 ± 24,50 667,35 ± 37,10 42,07 0,089

Hiệu quả sử dụng protein 1,43 ± 0,07 1,77 ± 0,12 0,12 0,045

Kết quả mổ khảo sát và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ được trình

bày  ở bảng 3.28. Do sự chênh lệch về khối lượng sống của gà trước khi giết mổ

giữa 2 nghiệm thức, khối lượng móc hàm, khối lượng thân thịt của gà giữa hai

nghiệm thức có sự sai khác đáng kể (P < 0,05). Tỉ lệ thịt móc hàm của gà ở

nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn 0,57% so với ở nghiệm thức đối

chứng. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thân

thịt giữa 2 nghiệm thức. Kết quả mổ khảo sát cũng cho thấy tỉ lệ mỡ bụng của gà ở

nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng giảm 2,18% so với gà ở nghiệm thức đối

Page 116: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

103 

chứng. Tuy vậy, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả

này tương tự với kết quả nghiên cứu của Rosa và cs. (2007) [200]. Khi nghiên cứu

trên 2 giống gà thịt PCLC và AgRoss 308, Rosa và cs. (2007) đã thông báo rằng

mặc dù mức năng lượng trong khẩu phần cải thiện sức sinh trưởng ở gà nhưng

không có ảnh hưởng đến tỉ lệ thân thịt, tỉ lệ thịt ngực và cánh [200].

Bảng 3.28. Chất lượng thịt xẻ của gà thí nghiệm

Chỉ số KPĐC KPTN SEM P

Khối lượng sống (g) 1120,63 ± 13,45 1203,75 ± 24,53 30,14 0,028

Khối lượng móc hàm (g) 918,30 ± 9,57 991,85 ± 19,13 21,60 0,011

Tỉ lệ móc hàm (%) 81,96 ± 0,40 82,43 ± 0,62 0,91 0,626

Khối lượng thân thịt (g) 771,63 ± 11,77 825,37 ± 18,79 20,88 0,037

Tỉ lệ thân thịt (%) 68,85 ± 0,52 68,56 ± 0,62 0,87 0,751 Khối lượng thịt phần trên của đùi (thigh) * (g)

101,01 ± 3,39 108,92 ± 3,11 4,19 0,101

Tỉ lệ thịt phần trên của đùi (%)

13,12 ± 0,49 13,21 ± 0,36 0,61 0,875

Khối lượng thịt phần dưới của đùi (drumstick) ** (g)

123,23 ± 2,83 138,13 ± 4,54 6,84 0,066

Tỉ lệ thịt phần dưới của đùi (%)

15,99 ± 0,42 16,77 ± 0,56 0,77 0,346

Khối lượng thịt toàn bộ đùi (* + **) (g)

224,24 ± 3,08 247,05 ± 4,74 5,01 0,003

Tỉ lệ thịt toàn bộ đùi (%) 29,11 ± 0,61 29,99 ± 0,57 0,63 0,208

Khối lượng thịt ngực (g) 117,37 ± 5,33 127,57 ± 5,12 8,15 0,251

Tỉ lệ thịt ngực (%) 15,24 ± 0,75 15,45 ± 0,49 0,89 0,819

Khối lượng cánh (g) 102,65 ± 1,77 108,62 ± 3,69 5,24 0,292

Tỉ lệ thịt cánh (%) 13,32 ± 0,28 13,18 ± 0,41 0,58 0,817

Khối lượng mỡ bụng (g) 42,83 ± 8,34 44,76 ± 5,25 10,18 0,855

Tỉ lệ mỡ bụng (%) 5,50 ± 1,04 5,38 ± 0,57 1,27 0,924

Gan (g) 21,32 ± 1,05 19,77 ± 1,33 1,56 0,351

Tim (g) 4,89 ± 0,76 4,71 ± 0,30 0,64 0,789 *: phần thịt đùi được tách ra khỏi cơ thể bằng 1 lát cắt thẳng qua khớp hông và tách khỏi nửa đùi dưới bằng 1 lát cắt thẳng qua khớp gối; **: phần thịt đùi được tách khỏi phần đùi trên bằng 1 lát

cắt thẳng qua khớp gối

Page 117: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

104 

Bảng 3.29. Tỉ lệ mất nước và giá trị pH của thịt

Chỉ số KPĐC KPTN SEM P

thịt đùi 0,75 ± 0,03 0,50 ± 0,03 0,04 0,000 Tỉ lệ mất nước bảo quản (%) thịt ngực 1,86 ± 0,13 1,61 ± 0,12 0,17 0,174

thịt đùi 7,19 ± 0,71 7,46 ± 0,88 1,26 0,835 Tỉ lệ mất nước chế biến (%) thịt ngực 20,13 ± 1,12 19,46 ± 1,42 1,30 0,621

thịt đùi 7,94 ± 0,69 7,96 ± 0,89 1,24 0,985 Tỉ lệ mất nước tổng số (%) thịt ngực 21,99 ± 1,16 21,07 ± 1,38 1,22 0,473

thịt đùi 5,38 ± 0,05 5,51 ± 0,03 0,06 0,068 pH 30 phút sau giết mổ thịt ngực 5,25 ± 0,10 5,45 ± 0,04 0,09 0,049

thịt đùi 4,59 ± 0,07 4,60 ± 0,07 0,09 0,939 pH sau 24 giờ giết mổ thịt ngực 4,44 ± 0,07 4,32 ± 0,05 0,08 0,162

Các mẫu thịt đùi và thịt ngực của gà ở 2 nghiệm thức cũng được sử dụng để

phân tích tỉ lệ mất nước, độ pH và thành phần chất dinh dưỡng tổng số. Mặc dù tỉ

lệ mất nước bảo quản ở thịt đùi của gà ở nghiệm thức đối chứng cao hơn đáng kể

so với ở nghiệm thức thí nghiệm (0,75% so với 0,50%), tỉ lệ mất nước tổng số ở

thịt đùi là giống nhau ở cả 2 nghiệm thức (P > 0,05). Không có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê về tỉ lệ mất nước bảo quản, tỉ lệ mất nước chế biến và tỉ lệ mất

nước tổng số ở thịt ngực của gà giữa 2 nghiệm thức (bảng 3.29).

Sau giết mổ 24 giờ, độ pH trong các cơ đùi và cơ ngực đều có sự suy giảm

đáng kể do hiện tượng thủy phân glycogen trong cơ sau khi giết mổ. Ở cùng thời

điểm, giá trị pH xác định được ở thịt đùi cao hơn so với thịt ngực. Điều này là do

hàm lượng glycogen trong cơ đỏ thấp hơn cơ trắng, từ đó sự phân giải yếm khí

glycogen tạo ra acid lactic ở trong cơ đỏ thấp hơn cơ trắng [4]. Không có sự sai

khác có ý nghĩa thống kê về giá trị pH của thịt đùi của gà giữa 2 nghiệm thức ở

thời điểm 30 phút và 24 giờ sau giết mổ (P > 0,05). Giá trị pH của thịt ngực của gà

ở nghiệm thức đối chứng thấp hơn đáng kể so với ở nghiệm thức thí nghiệm (5,25

so với 5,45). Tuy nhiên, ở thời điểm 24 giờ sau giết mổ, độ pH của thịt ngực của

gà trong 2 nghiệm thức là giống nhau (P > 0,05).

Page 118: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

105 

Bảng 3.30. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà thí nghiệm (theo trạng thái tươi)

Chỉ số KPĐC KPTN SEM P

thịt đùi 27,65 ± 0,63 27,17 ± 1,05 0,81 0,618 DM (%)

thịt ngực 27,26 ± 1,03 25,91 ± 0,32 0,74 0,208

thịt đùi 19,93 ± 0,35 19,19 ± 1,13 1,15 0,586 CP (%)

thịt ngực 23,75 ± 0,54 23,37 ± 0,21 0,73 0,658

thịt đùi 6,34 ± 0,52 6,59 ± 1,04 1,13 0,847 EE (%)

thịt ngực 1,26 ± 0,10 1,92 ± 0,05 0,15 0,047

thịt đùi 1,04 ± 0,02 1,05 ± 0,03 0,05 0,861 Ash (%)

thịt ngực 1,43 ± 0,19 1,35 ± 0,07 0,22 0,755

Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy hàm lượng lipid trong thịt ngực của gà ở

nghiệm thức thí nghiệm cao hơn đáng kể so với ở nghiệm thức đối chứng (1,92%

so với 1,26%, P < 0,05). Trong khi đó hàm lượng lipid trong thịt đùi của gà ở 2

nghiệm thức không có sự sai khác (P > 0,05). Không có sự khác nhau đáng kể về

hàm lượng chất khô, protein và khoáng tổng số ở thịt đùi và thịt ngực giữa 2

nghiệm thức.

3.6. Thí nghiệm 6. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng

lượng trao đổi của các thức ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của

phương trình

3.6.1. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi trong

thức ăn cho gà

Dữ liệu về thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị MEN trong 7

nhóm thức ăn khác nhau (ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, đậu tương nguyên

dầu, bột cá, thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật và phụ phẩm động vật) đã

được sử dụng để xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong từng

nhóm. Tổng cộng 104 phương trình hồi quy với hệ số R2 hiệu chỉnh cao đã được

xây dựng (bảng 3.31). Các biến trong các phương trình hồi quy được đa dạng hóa

nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các phương trình hồi quy ngay cả

khi chỉ một số phép phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng tổng số trong thức ăn

được thực hiện.

Page 119: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

106 

Bảng 3.31. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN dựa trên thành phần

các chất dinh dưỡng tổng số

Loại thức ăn

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P

Ngô

1. MEkcal = 2645 + 41,9 CP + 81,7 EE - 270 CF + 483 Ash

2. MEkcal = 50943 - 441 CP - 401 EE - 753 CF - 483 NfE

3. MEkcal = 6832 + 39,8 EE - 312 CF + 441 Ash - 41,9 NfE

4. MEkcal = 15960 - 81,9 CP - 332 CF - 133 NfE

5. MEkcal = 3023 + 65,5 EE - 274 CF + 557 Ash

6. MEMJ = 11,1 + 0,175 CP + 0,342 EE - 1,13 CF + 2,02 Ash

7. MEMJ = 213 - 1,85 CP - 1,68 EE - 3,15 CF - 2,02 NfE

8. MEMJ = 28,6 + 0,167 EE - 1,30 CF + 1,85 Ash - 0,175 NfE

9. MEMJ = 66,8 - 0,342 CP - 1,39 CF - 0,556 NfE

10. MEMJ = 12,6 + 0,274 EE - 1,15 CF + 2,33 Ash

87,9%

87,9%

87,9%

79,9%

79,5%

87,9%

87,9%

87,9%

79,9%

79,5%

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

Cám

gạo

nguyên

dầu

11. MEkcal = - 1836 + 483 CP - 148 EE - 69,4 Ash + 91,6 CF

12. MEkcal = 7321 + 391 CP - 240 EE - 161 Ash - 91,6 NfE

13. MEkcal = 46428 - 631 EE - 552 Ash - 391 CF - 483 NfE

14. MEkcal = - 8773 + 552 CP - 78,7 EE + 161 CF + 69,4 NfE

15. MEkcal = - 8025 + 387 CP + 176 CF + 70,2 NfE

16. MEkcal = - 1411 + 533 CP - 170 EE - 77,8 Ash

17. MEMJ = - 7,68 + 2,02 CP - 0,620 EE - 0,290 Ash + 0,383 CF

18. MEMJ = 30,6 + 1,64 CP - 1,00 EE - 0,673 Ash - 0,383 NfE

19. MEMJ = 194 - 2,64 EE - 2,31 Ash - 1,64 CF - 2,02 NfE

20. MEMJ = - 36,7 + 2,31 CP - 0,329 EE + 0,673 CF + 0,290 NfE

21. MEMJ = - 33,6 + 1,62 CP + 0,737 CF + 0,294 NfE

22. MEMJ = - 5,90 + 2,23 CP - 0,713 EE - 0,326 Ash

83,4%

83,4%

83,4%

83,4%

72,3%

70,8%

83,4%

83,4%

83,4%

83,4%

72,3%

70,8%

0,002

0,002

0,002

0,002

0,004

0,005

0,002

0,002

0,002

0,002

0,004

0,005

Bột

sắn

23. MENKCal = 1325 - 780 CP - 1723 EE + 1421 Ash + 953 CF

24. MENKCal = 143418 - 2201 CP - 3144 EE - 468 CF - 1421 NfE

25. MENKCal = 1609 - 549 CP - 658 EE + 1336 CF

26. MENKCal = 107606 - 1790 CP - 2518 EE - 1062 NfE

27. MEkcal = - 76704 - 942 EE + 2201 Ash + 1733 CF + 780 NfE

28. MEkcal = - 66862 + 985 Ash + 1967 CF + 684 NfE

29. MENMJ = 5,54 - 3,26 CP - 7,21 EE + 5,95 Ash + 3,99 CF

30. MENMJ = 600 - 9,21 CP - 13,2 EE - 1,96 CF - 5,95 NfE

31. MENMJ = 6,73 - 2,30 CP - 2,76 EE + 5,59 CF

32. MENMJ = 450 - 7,49 CP - 10,5 EE - 4,44 NfE

33. MEMJ = - 321 - 3,94 EE + 9,21 Ash + 7,25 CF + 3,26 NfE

72,5%

72,5%

72,3%

78,9%

72,5%

73,1%

72,5%

72,5%

72,3%

78,9%

72,5%

0,094

0,094

0,044

0,026

0,094

0,042

0,094

0,094

0,044

0,026

0,094

Page 120: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

107 

Loại thức ăn

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P

34. MEMJ = - 280 + 4,12 Ash + 8,23 CF + 2,86 NfE 73,1% 0,042

Đậu

tương

nguyên

dầu

35. MEkcal = 65408 + 714 CP - 75 EE - 13273 Ash - 2211 CF

36. MEkcal = - 155692 + 2925 CP + 2136 EE - 11062 Ash + 2211 NfE

37. MEkcal = 4540 + 357 EE - 1084 CF - 49,0 NDF

38. MEkcal = - 136894 + 1491 CP + 1944 EE - 39,1 NDF + 1524 NfE

39. MEkcal = - 1684 + 552 EE - 1235 CF - 46,0 NDF + 106 NfE

40. MEkcal = - 2249 + 198 CP - 71,0 NDF

41. MEkcal = - 262041 + 2743 CP + 3738 EE + 2876 NfE

42. MEkcal = - 17333 + 1402 EE - 2637 CF + 320 NfE

43. MEMJ = 274 + 2,99 CP - 0,313 EE - 55,5 Ash - 9,25 CF

44. MEMJ = - 651 + 12,2 CP + 8,94 EE - 46,3 Ash + 9,25 NfE

45. MEMJ = 19,0 + 1,49 EE - 4,54 CF - 0,205 NDF

46. MEMJ = - 573 + 6,24 CP + 8,13 EE - 0,164 NDF + 6,38 NfE

47. MEMJ = - 7,0 + 2,31 EE - 5,17 CF - 0,192 NDF + 0,44 NfE

48. MEMJ = - 9,4 + 0,83 CP - 0,001 EE - 0,297 NDF

49. MEMJ = - 1096 + 11,5 CP + 15,6 EE + 12,0 NfE

50. MEMJ = - 73 + 5,86 EE - 11,0 CF + 1,34 NfE

99,8%

99,8%

96,9%

95,2%

94,3%

94,0%

93,7%

90,3%

99,8%

99,8%

96,9%

95,2%

94,3%

94,0%

93,7%

90,3%

0,028

0,028

0,018

0,146

0,160

0,036

0,038

0,057

0,028

0,028

0,018

0,146

0,160

0,036

0,038

0,057

Bột cá

51. MENKcal = 17117 - 143 CP - 171 EE - 183 Ash + 151 CF

52. MEkcal = 32178 - 294 CP - 322 EE - 334 Ash - 151 NfE

53. MENKcal = - 1200 + 39,9 CP + 11,9 EE + 334 CF + 183 NfE

54. MENKcal = 20612 - 178 CP - 193 EE - 220 Ash

55. MEkcal = 2786 - 28,0 EE - 39,9 Ash + 294 CF + 143 NfE

56. MENMJ = 71,6 - 0,600 CP - 0,717 EE - 0,766 Ash + 0,630 CF

57. MEMJ = 135 - 1,23 CP - 1,35 EE - 1,40 Ash - 0,630 NfE

58. MENMJ = - 5,02 + 0,167 CP + 0,050 EE + 1,40 CF + 0,766 NfE

59. MENMJ = 86,2 - 0,745 CP - 0,806 EE - 0,920 Ash

60. MEMJ = 11,7 - 0,117 EE - 0,167 Ash + 1,23 CF + 0,600 NfE

68,7%

68,7%

68,7%

69,3%

68,7%

68,7%

68,7%

68,7%

69,3%

68,7%

0,039

0,039

0,039

0,017

0,039

0,039

0,039

0,039

0,017

0,039

Thức

ăn giàu

protein

nguồn

gốc

thực

vật

61. MEkcal = 5138 - 15,7 CP + 25,7 EE - 246 Ash - 59,4 CF - 2,61 NDF

62. MEkcal = 4838 - 11,2 CP + 29,9 EE - 238 Ash - 63,6 CF

63. MEkcal = - 804 + 43,7 CP + 85,1 EE - 187 Ash - 2,61 NDF + 59,4 NfE

64. MEkcal = - 1519 + 52,4 CP + 93,5 EE - 174 Ash + 63,6 NfE

65. MEkcal = - 19512 + 231 CP + 272 EE + 187 CF - 2,61 NDF + 246 NfE

66. MEkcal = - 18926 + 226 CP + 268 EE + 174 CF + 238 NfE

67. MEkcal = 3566 + 41,4 EE - 231 Ash - 43,7 CF - 2,61 NDF + 15,7 NfE

68. MEkcal = 4102 + 40,5 EE - 216 Ash - 73,2 CF + 6,15 NDF

98,7%

98,8%

98,7%

98,8%

98,7%

98,8%

98,7%

98,6%

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

Page 121: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

108 

Loại thức ăn

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P

69. MEkcal = 3722 + 41,1 EE - 226 Ash - 52,4 CF + 11,2 NfE

70. MEMJ = 21,5 - 0,0658 CP + 0,108 EE - 1,03 Ash - 0,249 CF - 0,0109 NDF

71. MEMJ = 20,2 - 0,0467 CP + 0,125 EE - 0,994 Ash - 0,266 CF

72. MEMJ = - 3,36 + 0,183 CP + 0,356 EE - 0,783 Ash - 0,0109 NDF +

0,249 NfE

73. MEMJ = - 6,35 + 0,219 CP + 0,391 EE - 0,728 Ash + 0,266 NfE

74. MEMJ = - 81,6 + 0,966 CP + 1,14 EE + 0,783 CF - 0,0109 NDF +

1,03 NfE

75. MEMJ = - 79,2 + 0,948 CP + 1,12 EE + 0,728 CF + 0,994 NfE

76. MEMJ = 14,9 + 0,173 EE - 0,966 Ash - 0,183 CF - 0,0109 NDF +

0,0658 NfE

77. MEMJ = 17,2 + 0,170 EE - 0,902 Ash - 0,306 CF + 0,0258 NDF

78. MEMJ = 15,6 + 0,172 EE - 0,948 Ash - 0,219 CF + 0,0467 NfE

98,8%

98,7%

98,8%

98,7%

98,8%

98,7%

98,8%

98,7%

98,6%

98,8%

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

Phụ

phẩm

động

vật

79. MEkcal = - 43 + 23,9 CP + 108 EE + 5,6 Ash - 33,1 CF + 5,6 NDF

80. MEkcal = 181 + 26,8 CP + 81,3 EE + 1,02 Ash - 28,5 CF

81. MEkcal = - 3357 + 57,0 CP + 141 EE + 38,8 Ash + 5,6 NDF + 33,1 NfE

82. MEkcal = - 911 + 43,2 CP + 68,2 EE + 9,1 Ash - 6,2 NDF

83. MEkcal = - 2668 + 55,3 CP + 110 EE + 29,5 Ash + 28,5 NfE

84. MEkcal = 518 + 18,2 CP + 103 EE - 38,8 CF + 5,6 NDF - 5,6 NfE

85. MEkcal = 284 + 25,7 CP + 80,3 EE - 29,5 CF - 1,02 NfE

86. MEkcal = 362 + 23,4 CP + 86,6 EE - 34,3 CF + 1,73 NDF

87. MEkcal = - 292 + 43,6 CP + 30,0 EE - 13,2 NDF

88. MEkcal = 200 + 26,0 CP + 90,7 EE - 38,7 NfE

89. MEkcal = 6264 - 132 EE - 76,9 Ash - 37,7 NDF - 103 NfE

90. MEkcal = 2752 + 73,9 EE - 26,2 Ash - 98,6 NfE

91. MEkcal = 4010 - 44,4 Ash - 13,5 NDF - 100 NfE

92. MEMJ = - 0,18 + 0,0998 CP + 0,453 EE + 0,0235 Ash - 0,139 CF

+ 0,0233 NDF

93. MEMJ = 0,76 + 0,112 CP + 0,340 EE + 0,0043 Ash - 0,119 CF

94. MEMJ = - 14,0 + 0,238 CP + 0,592 EE + 0,162 Ash + 0,0233 NDF

+ 0,139 NfE

95. MEMJ = - 3,81 + 0,181 CP + 0,285 EE + 0,0380 Ash - 0,0259 NDF

96. MEMJ = - 11,2 + 0,231 CP + 0,459 EE + 0,124 Ash + 0,119 NfE

97. MEMJ = 2,17 + 0,0763 CP + 0,430 EE - 0,162 CF + 0,0233 NDF -

0,0235 NfE

98. MEMJ = 1,19 + 0,108 CP + 0,336 EE - 0,124 CF - 0,0043 NfE

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

99,9%

99,8%

99,8%

99,8%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

Page 122: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

109 

Loại thức ăn

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P

99. MEMJ = 1,51 + 0,0979 CP + 0,362 EE - 0,143 CF + 0,0073 NDF

100. MEMJ = - 1,22 + 0,182 CP + 0,125 EE - 0,0552 NDF

101. MEMJ = 0,837 + 0,109 CP + 0,380 EE - 0,162 NfE

102. MEMJ = 26,2 - 0,55 EE - 0,322 Ash - 0,158 NDF - 0,431 NfE

103. MEMJ = 11,5 + 0,309 EE - 0,110 Ash - 0,412 NfE

104. MEMJ = 16,8 - 0,186 Ash - 0,0565 NDF - 0,419 NfE

100%

100%

99,9%

99,8%

99,8%

99,8%

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

MENKcal: giá trị MEN tính bằng kcal/kg DM, MENMJ: giá trị MEN tính bằng MJ/kg DM; CP, EE,

CF, Ash, NDF, NfE: hàm lượng protein tổng số, lipid tổng số, xơ thô, khoáng tổng số, xơ không

tan trong môi trường chất tẩy trung tính, dẫn xuất không nitơ tính theo phần trăm chất khô

3.6.2. Kiểm tra độ chính xác của phương trình hồi quy

Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và kết quả xác định giá trị MEN

trong 5 loại thức ăn sử dụng để đánh giá độ chính xác của các phương trình hồi

quy được trình bày ở bảng 3.32 và 3.33. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị MEN

trong ngô, bột sắn, khô dầu đậu tương và bột cá kiểm chứng tương đương với kết

quả xác định giá trị MEN trong các mẫu thức ăn tương ứng trong thí nghiệm 3.

Ngược lại, giá trị MEN của cám gạo kiểm chứng là 11,25 MJ/kg nguyên trạng, cao

hơn đáng kể so với giá trị MEN trong các mẫu cám gạo đã được sử dụng trong thí

nghiệm 3. Điều này có thể do trong cám gạo kiểm chứng có lẫn nhiều tấm gạo, từ

đó làm tăng giá trị MEN.

Bảng 3.32. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong 5 loại thức ăn

kiểm chứng

Thức ăn kiểm chứng

DM (%)

CP (%

DM)

EE (%

DM)

Ash (%

DM )

CF (%

DM)

NDF (%

DM)

NfE (%

DM)

Ngô 88,63 7,50 3,54 1,56 2,47 - 84,92

Cám gạo 87,19 15,13 18,87 7,74 7,24 - 51,02

Bột sắn 87,63 3,33 0,88 2,37 3,25 - 90,17

Bột cá 85,85 63,75 4,10 30,57 1,47 - 0,12

Khô dầu đậu tương 91,42 50,57 2,40 7,23 4,96 9,56 34,85

Page 123: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

110 

Bảng 3.33. Kết quả xác định giá trị MEN trong 5 loại thức ăn kiểm chứng phương

trình hồi quy bằng thí nghiệm in vivo

MEN Thức ăn kiểm chứng Kcal/kg DM MJ/kg DM Kcal/kg NT MJ/kg NT

Ngô 3173 ± 42 13,27 ± 0,18 2812 ± 37 11,76 ± 0,16

Cám gạo 2689 ± 78 11,25 ± 0,33 2345 ± 68 9,81 ± 0,28

Bột sắn 3529 ± 77 14,77 ± 0,32 3093 ± 68 12,94 ± 0,28

Bột cá 2121 ± 84 8,88 ± 0,35 1821 ± 72 7,62 ± 0,30

Khô dầu đậu tương 2105 ± 48 8,81 ± 0,20 1924 ± 44 8,05 ± 0,18

Các giá trị về thành phần chất dinh dưỡng tổng số của 5 loại thức ăn kiểm

chứng được sử dụng để ước tính giá trị MEN theo các phương trình hồi quy đã xây

dựng được cho nhóm thức ăn tương ứng (bảng 3.31). Kết quả cho thấy giá trị MEN

ước tính trong ngô kiểm chứng cao hơn từ 1,81% đến 8,66% so với kết quả xác

định được bằng thí nghiệm in vivo. Trong 10 phương trình hồi quy đã xây dựng để

ước tính giá trị MEN trong ngô, có 8 phương trình có thể sử dụng với độ chính xác

khá cao (bảng 3.34). Đối với thức ăn kiểm chứng là cám gạo, khoảng chênh lệch

giữa giá trị MEN ước tính so với giá trị in vivo là -0,08% đến +5,81%. Toàn bộ 12

phương trình hồi quy đã được xây dựng đều có thể sử dụng để ước tính giá trị MEN

trong cám gạo từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số (bảng 3.34).

Kết quả tính toán giá trị MEN trong bột sắn từ thành phần các chất dinh

dưỡng tổng số bằng cách sử dụng 12 phương trình hồi quy đã được xây dựng cho

thấy không có sự chênh lệch lớn giữa giá trị MEN ước tính so với giá trị MEN thu

được từ thí nghiệm in vivo. Khoảng chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính trong bột

sắn kiểm chứng so với giá trị in vivo tương ứng dao động từ -2,43% đến +4,91%.

Trong trường hợp thức ăn kiểm chứng là bột cá, khoảng chênh lệch giữa giá trị

MEN ước tính so với giá trị MEN in vivo là từ -17,98% đến -7,78%. Trong khi đó,

chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính từ thành phần hóa học và kết quả từ thí

nghiệm in vivo đối với khô dầu đậu tương kiểm chứng dao động từ +9,12% đến

+11,50%. Sau khi đối chiếu giá trị MEN ước tính từ thành phần các chất dinh

Page 124: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

111 

dưỡng tổng số và kết quả thu được từ thí nghiệm in vivo, tổng cộng 12 phương

trình hồi quy đối với bột sắn, 2 phương trình đối với bột cá và 6 phương trình đối

với khô dầu đậu tương có thể sử dụng để tính toán giá trị MEN ở trong các loại

thức ăn tương ứng ở gà (bảng 3.34).

Bảng 3.34. Các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong thức ăn

Chênh lệch*

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P % Kcal/kg MJ/kg

Ngô

MEkcal = 2645 + 41,9 CP + 81,7 EE - 270 CF + 483 Ash

87,9% 0,000 +5,13 +163 -

MEkcal = 50943 - 441 CP - 401 EE - 753 CF - 483 NfE

87,9% 0,000 +5,12 +163 -

MEkcal = 6832 + 39,8 EE - 312 CF + 441 Ash - 41,9 NfE

87,9% 0,000 +5,02 +159 -

MEkcal = 15960 - 81,9 CP - 332 CF - 133 NfE

79,9% 0,000 +1,81 +57 -

MEMJ = 11,1 + 0,175 CP + 0,342 EE - 1,13 CF + 2,02 Ash

87,9% 0,000 +5,35 - +0,71

MEMJ = 213 - 1,85 CP - 1,68 EE - 3,15 CF - 2,02 NfE

87,9% 0,000 +4,26 - +0,57

MEMJ = 28,6 + 0,167 EE - 1,30 CF + 1,85 Ash - 0,175 NfE

87,9% 0,000 +5,50 - +0,73

MEMJ = 66,8 - 0,342 CP - 1,39 CF - 0,556 NfE

79,9% 0,000 +2,30 - +0,31

Cám gạo nguyên dầu

MEkcal = - 1836 + 483 CP - 148 EE - 69,4 Ash + 91,6 CF

83,4% 0,002 +4,37 +118

MEkcal = 7321 + 391 CP - 240 EE - 161 Ash - 91,6 NfE

83,4% 0,002

+3,76 +101

MEkcal = 46428 - 631 EE - 552 Ash - 391 CF - 483 NfE

83,4% 0,002 +3,26 +88

Page 125: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

112 

Chênh lệch*

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P % Kcal/kg MJ/kg

MEkcal = - 8773 + 552 CP - 78,7 EE + 161 CF + 69,4 NfE

83,4% 0,002 +4,19 +113

MEkcal = - 8025 + 387 CP + 176 CF + 70,2 NfE

72,3% 0,004 -0,08 -2

MEkcal = - 1411 + 533 CP - 170 EE - 77,8 Ash

70,8% 0,005 +5,81 +156

MEMJ = - 7,68 + 2,02 CP - 0,620 EE - 0,290 Ash + 0,383 CF 83,4% 0,002 +4,15 +0,47

MEMJ = 30,6 + 1,64 CP - 1,00 EE - 0,673 Ash - 0,383 NfE

83,4% 0,002 +4,88 +0,55

MEMJ = 194 - 2,64 EE - 2,31 Ash - 1,64 CF - 2,02 NfE

83,4% 0,002 +1,11 +0,13

MEMJ = - 36,7 + 2,31 CP - 0,329 EE + 0,673 CF + 0,290 NfE

83,4% 0,002 +4,14 +0,47

MEMJ = - 33,6 + 1,62 CP + 0,737 CF + 0,294 NfE

72,3% 0,004 -0,01 0,00

MEMJ = - 5,90 + 2,23 CP - 0,713 EE - 0,326 Ash

70,8% 0,005 +5,51 +0,62

Bột sắn

MENKCal = 1325 - 780 CP - 1723 EE + 1421 Ash + 953 CF

72,5% 0,094 +4,41 +156 -

MENKCal = 143418 - 2201 CP - 3144 EE - 468 CF - 1421 NfE

72,5% 0,094 +4,21 +149 -

MENKCal = 1609 - 549 CP - 658 EE + 1336 CF

72,3% 0,044 +0,46 +16 -

MENKCal = 107606 - 1790 CP - 2518 EE - 1062 NfE

78,9% 0,026 +4,15 +146 -

MEkcal = - 76704 - 942 EE + 2201 Ash + 1733 CF + 780 NfE

72,5% 0,094 +3,61 +128 -

Page 126: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

113 

Chênh lệch*

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P % Kcal/kg MJ/kg

MEkcal = - 66862 + 985 Ash + 1967 CF + 684 NfE

73,1% 0,042 +0,41 +15 -

MENMJ = 5,54 – 3,26 CP – 7,21 EE + 5,95 Ash + 3,99 CF

72,5% 0,094 +4,59 - +0,68

MENMJ = 600 – 9,21 CP – 13,2 EE – 1,96 CF – 5,95 NfE

72,5% 0,094 +0,69 - +0,10

MENMJ = 6,73 – 2,30 CP – 2,76 EE + 5,59 CF

72,3% 0,044 +0,34 - +0,05

MENMJ = 450 – 7,49 CP – 10,5 EE – 4,44 NfE

78,9% 0,026 +4,91 - +0,73

MEMJ = - 321 - 3,94 EE + 9,21 Ash + 7,25 CF + 3,26 NfE

72,5% 0,094 +0,99 - +0,15

MEMJ = - 280 + 4,12 Ash + 8,23 CF + 2,86 NfE

73,1% 0,042 -2,43 - -0,36

Bột cá

MENKcal = 17117 - 143 CP - 171 EE - 183 Ash + 151 CF

68,7% 0,039 -9,14 -194 -

MEMJ = 135 - 1,23 CP - 1,35 EE - 1,40 Ash - 0,630 NfE

68,7% 0,039 -7,78 -0,69

Khô dầu đậu tương

MEkcal = - 804 + 43,7 CP + 85,1 EE - 187 Ash - 2,61 NDF + 59,4 NfE

98,7% 0,000 +9,45 +199 -

MEkcal = - 19512 + 231 CP + 272 EE + 187 CF - 2,61 NDF + 246 NfE

98,7% 0,000 +9,12 +192 -

MEkcal = - 18926 + 226 CP + 268 EE + 174 CF + 238 NfE

98,8% 0,000 +9,37 +197 -

MEkcal = 3566 + 41,4 EE - 231 Ash - 43,7 CF - 2,61 NDF + 15,7 NfE

98,7% 0,000 +9,35 +197 -

Page 127: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

114 

Chênh lệch*

Phương trình hồi quy R2

hiệu chỉnh

P % Kcal/kg MJ/kg

MEMJ = 20,2 - 0,0467 CP + 0,125 EE - 0,994 Ash - 0,266 CF

98,8% 0,000 +9,42 - +0,83

MEMJ = 14,9 + 0,173 EE - 0,966 Ash - 0,183 CF - 0,0109 NDF + 0,0658 NfE

98,7% 0,000 +9,19 - +0,81

MENKcal: giá trị MEN tính bằng kcal/kg DM; MENMJ : giá trị MEN tính bằng MJ/kg DM; CP,

EE, CF, Ash, NDF, NfE: hàm lượng protein tổng số, lipid tổng số, xơ thô, khoáng tổng số, xơ

không tan trong môi trường chất tẩy trung tính, dẫn xuất không nitơ tính theo phần trăm chất

khô; *: chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính từ phương trình hồi quy so với giá trị in vivo

Page 128: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

115 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Sự chênh lệch giữa giá trị MEN trong 39 mẫu (thuộc 18 loại) thức ăn được

xác định bằng thí nghiệm in vivo so với giá trị ước tính từ thành phần các chất dinh

dưỡng tổng số theo công thức của Janssen xảy ra ở cả 2 phía cao hơn và thấp hơn.

Khoảng chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính so với giá trị in vivo dao động từ -

27,31% (ở cám gạo trích ly) đến +190,29% (ở bột thịt xương).

1.2. Trong 20 mẫu (thuộc 18 loại) thức ăn thí nghiệm được sử dụng để đánh

giá tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số, các chất dinh dưỡng đều được tiêu

hóa tốt. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêu hóa khoáng và xơ thô cao trong mẫu cám gạo trích ly

thấp. Khả năng sử dụng CF và NDF ở gà Lương Phượng đối với nhóm thức ăn là

các sản phẩm từ gạo và phụ phẩm có sự chênh lệch lớn.

1.3. Trong các amino acid nội sinh cơ bản, Leu + Ileu, Glu, Gly, Ala, Pro, Asp,

Thr và Ser chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, hàm lượng His và Met trong dịch hồi

tràng của gà Lương Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ là rất thấp.

1.4. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của protein luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa

hồi tràng tiêu chuẩn của protein. Quan hệ này cũng được quan sát thấy ở amino

acid. Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của một amino acid luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu

hóa hồi tràng tiêu chuẩn của amino acid đó. Các loại thức ăn càng giàu protein thì

sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn càng thấp và

ngược lại. Trong 19 mẫu (thuộc 17 loại) thức ăn thí nghiệm được sử dụng để đánh

giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid, tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong cám gạo

trích ly là thấp nhất.

1.5. Việc sử dụng các kết quả về giá trị năng lượng trao đổi xác định được

trong nghiên cứu này trong thiết lập khẩu phần nuôi gà đã có hiệu quả trong cải

thiện sinh trưởng ở gà Lương Phượng. Khi được cho ăn bằng khẩu phần được xây

dựng dựa trên giá trị MEN xác định được trong nghiên cứu này, tốc độ sinh trưởng

tuyệt đối của gà Lương Phượng tăng 7,65%; lượng thức ăn ăn vào giảm 10,24%; hệ

số FCR giảm 16,12% và hiệu quả sử dụng protein tăng 23,78% so với khi được nuôi

Page 129: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

116 

bằng các khẩu phần xây dựng dựa trên các số liệu MEN từ cơ sở dữ liệu thức ăn cho

gia cầm Việt Nam. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chất lượng thịt xẻ ở

gà khi được cho ăn bằng 2 nhóm khẩu phần được thiết lập dựa trên giá trị MEN xác

định được từ thí nghiệm in vivo và từ cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm hiện nay.

1.6. Sau khi kiểm chứng độ chính xác của phương trình hồi quy bằng thí

nghiệm in vivo kết hợp với phân tích in vitro, 40 phương trình có thể được sử dụng

để tính toán giá trị MEN trong các loại thức ăn từ thành phần các chất dinh dưỡng

tổng số. Trong đó, 8 phương trình cho ngô; 12 phương trình cho cám gạo; 12

phương trình cho bột sắn; 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho khô

dầu đậu tương.

2. Đề nghị

2.1. Tiếp tục đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ

tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số, tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong các loại

thức ăn khác nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam.

2.2. Tiếp tục đánh giá độ chính xác của các phương trình hồi quy ước tính

giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong đậu tương nguyên dầu, thức ăn

giàu protein có nguồn gốc thực vật, phụ phẩm động vật.

2.3. Bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu vào tài liệu thành phần và giá trị

dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam.

Page 130: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

117 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, Lê Đức

Ngoan, 2009. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn

nuôi gà bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là khoáng không tan trong axit

cloric. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12-12/2009, 35-40.

2. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, 2010. Năng lượng và nitơ nội sinh và

ảnh hưởng của nó đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn

của gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 23(57), 5-2010, 175-183.

3. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Ảnh

hưởng của độ tuổi của gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức

ăn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 19-25.

4. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011.

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh

dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công

nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 26-33.

5. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011.

Giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu khi sử

dụng làm thức ăn nuôi gà thịt. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28

(tháng 2-2011), 34-42.

6. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thái Thị Thúy, 2012.

Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa biểu

kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp

chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 38 (tháng 10-2012), 60-69.

7. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thân Thị Thanh Trà,

Vũ Chí Cương, 2012. Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh

nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong ngô khi sử dụng làm thức ăn

nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2012, 38-45.

Page 131: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

118 

8. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, 2012.

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong một số phụ phẩm khi sử

dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 71(2), 267-276.

9. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Tanaka Ueru, Nguyễn

Văn Hoàng, 2013. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa

biếu kiến các chất dinh dưỡng trong một số loại bột cá khi sử dụng làm thức ăn

nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập 19/2013, 78-84.

Page 132: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

119 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế

hoạch 6 tháng đầu năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2. Vũ Chí Cương, Trần Thị Mai Phương, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm,

Nguyễn Thị Nga, Bạch Thị Thanh Dân (2010), Đặc điểm của hệ thống chăn nuôi

gia cầm nhỏ lẻ tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 26, tr. 60-71.

3. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng (2007), Kết quả chọn tạo hai dòng gà R1 và

R2, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 9, tr. 7-14.

4. Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011), Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của

tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng), Tạp chí Khoa học và

Phát triển, 9 (6), tr. 941 - 947.

5. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn (2000), Kết quả xác định giá trị

năng lượng trao đổi (ME) của một số loại ngô đỏ làm thức ăn cho gia cầm bằng

phương pháp trực tiếp, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, 9, tr. 95-104.

6. Lã Văn Kính (2003), Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại

thức ăn gia súc Việt Nam, NXB Nông nghiệp TPHCM.

7. Lã Văn Kính, Huỳnh Thanh Hoài (2005), Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng của

một số nguyên liệu thức ăn trên gà được cắt bỏ manh tràng, Trong: Khoa học Công

nghệ và Phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai (2007), Xác định giá trị năng lượng trao đổi

(ME) của một số giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực

tiếp, Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 4, tr. 33-37.

9. Lê Thị Thuý, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010), Khảo sát

thành phần và chất lượng thịt gà H’Mông và gà ri ở 14 tuần tuổi, Tạp chí Khoa

học Công nghệ Chăn nuôi, 25, tr. 8-13.

10. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê, NXB Thống kê.

11. Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc -

gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Page 133: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

120 

Tiếng Anh

12. Adeola O., Zhai H. (2012), Metabolizable energy value of dried corn distillers

grains and corn distillers grains with solubles for 6-week-old broiler chickens,

Poultry Science, 91 (3), pp. 712-718.

13. AFZ, Eurolysine Ajinomoto, Nutrition Aventis Animal, INRA, ITCF (2000),

AmiPig - Standardised ileal digestibility of amino acids in feedstuffs for pigs.

CD-ROM.

14. Aikison J., Capenter K.J. (1970), Nutritive value of meat meals. II. Influence

of raw materials and processing on meat meal quality, Journal of the Science of

Food and Agriculture, 21, pp. 366-372.

15. Almquist H.J., Halloran H.R. (1971), Crude fiber as a tracer in poultry

nutrition studies, Poultry Science, 50, pp. 1233-1235.

16. Angkanaporn K., Choct M., Bryden W.L., Annison E.F., Annison G. (1994),

Effect of wheat pentosans on endogenous amino acid losses in chickens, Journal

of the Science of Food and Agriculture, 66, pp. 399-404.

17. Angkanaporn K., Ravindran V., Bryden W.L. (1996), Addivity of apparent

and true ileal amino acid digestibilities in soybean meal, sunflower meal and meat

and bone meal for broiler, Poultry Science, 75, pp. 1098-1103.

18. AOAC (1990), Official methods of analysis, Published by the Association of

Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA,

19. Badaway A.M. (1964), Changes in the protein and non-protein nitrogen in the

digesta of the sheep. In Munro H.N. (Ed.) The role of the gastro-intestinal tract in

protein metabolism, Blackwell Scientific Publications, Oxford, UK, pp. 175-185.

20. Batal A.B. (2007), Comparison of methods to determine amino acid

digestibility for poultry, Nutrition Conference, Arkansas.

21. Batterham E.S. (1992), Availability and ultilisation of amino acids for growing

pigs, Nutrition Research Reviews, 5, pp. 1-18.

22. Batterham E.S. (1994) Ileal digestibility of amino acids in feedstuffs for pigs.

In D'Mello J.P.F. (Ed.) Amino acids in farm animal nutrition, CAB International,

Wallingford, UK, pp. 113-131.

Page 134: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

121 

23. Bell D.D., Weaver W.D. (2001), Commercial chicken meat and egg

production, Los Angeles, California, USA, Kluwer.

24. Bergheim O. (1926), Intestinal Chemistry. IV. A method for the study of food

utilization and digestion, The Journal of Biological Chemistry, 70, pp. 29-33.

25. Bielorai R., Iosif B. (1987), Amino acid absorption and endogenous amino

acids in the lower ileum and excreta of chicks, Journal of Nutrition, 117, pp.

1459-1462.

26. Boisen S., Eggum B.O. (1991), Critical evaluation of in vitro methods for

estimating digestibility in simple-stomach animals, Nutrition Research Reviews, 4,

pp. 141-162.

27. Bolton W. (1962), Energy value of poultry foods and complete diets, XIIth

World’s Poultry Congress Section Papers, pp. 38-42.

28. Boyne A.W., Ford J.E., Hewitt D., Shrimpton D.H. (1975), Protein quality of

feedingstuffs. 7. Collaborative studies on the microbiological assay of available

amino acids, British Journal of Nutrition, 34, pp. 153-162.

29. Bragg D.B., Ivy C.A., Stephenson E.L. (1969), Methods for determining

amino acid availability of feeds, Poultry Science, 48, pp. 2135-2137.

30. Brannon P.M. (1990), Adaption of the exocrine pancreas to the diet, Annual

Review in Nutrition, 10, pp. 85-105.

31. Bryden W.L., Angkanaporn K., Ravindran V., Imbeah M., Annison E.F.

(1996), Use of homoarginine technique to determne endogenous amino acid losses

in poultry and pigs. In Nunes A.F., Portugal A.V., Costa J.P., Ribeiro J.R. (Eds.)

Protein metabolism and nutrition, Estacao Zootecnica Nacional, Vale de Santarem,

Portugal, pp. 319-323.

32. Bryden W.L., Li X. (2004), Utilisation of digestible amino acids by broilers,

RIRDC Publication No 04/030.

33. Bryden W.L., Li X. (2010), Amino acid digestibility and poultry feed

formulation: expression, limitations and application, Revista Brasileira de

Zootecnia, 39, pp. 279-287.

Page 135: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

122 

34. Bryden W.L., Siriwan P., Annison E.F. (1990), Developments in the

estimation of amino acid availability. Proceedings of the Eighth Australian

Poultry and Feed Convention. Gold Coast, pp. 274-278.

35. Burgos S., Hong Hanh P.T., Roland-Holst D., Burgos S.A. (2007),

Characterization of poultry production systems in Vietnam, International Journal

of Poultry Science, 6 (10), pp. 709-712.

36. Butts C.A., Moughan P.J., Smith W.C., Carr D.H. (1993), Endogenous lysine

and other amino acid flows at the terminal ileum of growing pig (20kg

bodyweight): The effect of protein-free, synthetic amino acid, peptide and protein

alimentation, Journal of the Science of Food and Agriculture, 64, pp. 31-40.

37. Buwjoom T., Tangtaweewipat S., Thongwittaya N., Yamauchi K. (2004),

Chemical composition, nutrient digestibility and metabolizable energy of shiitake

mushroom stalk meal, Journal of Poultry Science, 41, pp. 322-328.

38. Carpenter K.J. (1973), Damage to lysine in food processing: its measurement

and its significance, Nutrition Abstracts and Reviews, 43, pp. 423-451.

39. Carpenter K.J. (1960), The estimation of available lysine in animal-protein

foods, Biochemical Journal, 77 (3), pp. 604-610.

40. Carpenter K.J., Clegg K.M. (1956), The metabolizable energy of poultry

feedingstuffs in relation to their chemical composition, Journal of the Science of

Food and Agriculture, 7, pp. 45-51.

41. Carpenter K.J., McDonald I., Miller W.S. (1972), Protein quality of

feedingstuffs. 5. Collaborative studies on the biological assays of available

methionine using chicks, British Journal of Nutrition, 27, pp. 7-17.

42. Carpenter K.J., Woodham A.A. (1974), Protein quality of feedingstuffs. 6.

Comparison of the results of collaborative biological assays for amino acids with

those of other methods, British Journal of Nutrition, 32, pp. 647-660.

43. Chiou Y. (2010), A two-level-games analysis of AFTA agreements: What

caused ASEAN states to move towards economic integration?, Journal of Current

Southeast Asian Affairs, 29 (1), pp. 5-49.

Page 136: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

123 

44. Chung T.K., Baker F.H. (1992), Apparent and true amino acid digestibility of

a crystalline amino acid mixture and of casein: Camparison of values obtained

with ileal-cannulated pigs and cecectomized cokerels, Journal of Animal Science,

70, pp. 3781-3790.

45. Coates B.J., Slinger S.J., Summers J.D., Bayley H.J. (1977), Metabolizable

energy values and chemical and physical characteristics of wheat and barley,

Canadian Journal of Animal Science, 57, pp. 195-207.

46. Darragh A.J., Hodgkinson S.M. (2000), Quantifying the digestibility of dietary

protein, Journal of Nutrition, 130, pp. 1850S-1856S.

47. de Avila V.S., Paula A., de Brum P.A.R., Júnior W.B., Maier J.C. (2006), Uso

da metodologia de coleta total de excretas na determinação da energia

metabolizável em rações para frangos de corte ajustadas ou não quanto aos níveis

de vitaminas e minerais, R Bras Zootec, 35 (4), pp. 1691-1695 (supl.).

48. de Lange C.F.M., Souffrant W.B., Sauer W.C. (1990), Real ileal protein and

amino acid digestibilities in feedstuffs for growing pigs as determined with the

15N-isotope dilution technique, Journal of Animal Science, 68, pp. 409-418.

49. Desvaux S., Ton V.D., Thang P.D., Hoa P.T.T. (2008), A general review and a

description of the poultry production in Vietnam, Agricultural Publishing House.

Hanoi, Vietnam.

50. Dixon J.M., Wilkinson W.S. (1957), Surgical technique for the

exteriorization of the ureters of chicken, American Journal of Veterinary

Research, 18, pp. 665-667.

51. Dolesova P., Nitrayova S., Patras P., Heger J. (2009), Effect of essential and

non-essential amino acid addition to a nitrogen-free diet on endogenous ileal

amino acid flow in growing pigs, Czech Journal of Animal Science, 54 (11), pp.

475-480.

52. Donkoh A., Attoh-Kotobu V. (2009), Nutritive value of feedstuffs for poultry

in Ghana: chemical composition, aparent metabolizable energy and ileal amino

acid digestibility, Livestock Research for Rural Development, 21 (3).

Page 137: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

124 

53. Donkoh A., Moughan P.J., Morel P.C.H. (1995), Comparison of methods to

determine the endogenous amino acid flow at the terminal ileum of the growing

rat, Journal of the Science of Food and Agriculture, 67, pp. 359-366.

54. Dourado L.R.B., Sakomura N.K., Barbosa N.A.A., Bonato M.A., Kawuauchi

I.M., Fernandes J.B.K., Costa F.G.P. (2009), Corn and soybean meal metabolizable

energy with the addition of exogenous enzymes for poultry, Brazilian Journal of

Poultry Science, 11 (1), pp. 51-55.

55. Du Preez J.J., Du A., Minnaar P., Duckitt J.S. (1984), An alternative to a

compulsive change from conventional to rapid methods of evaluating

metabolizable energy, World's Poultry Science Journal, 40, pp. 121-130.

56. Dvorak Z. (1968), Availability of essential amino acids from proteins. 1. Beef

serum albumin, Journal of the Science of Food and Agriculture, 19, pp. 71-76.

57. Eastoe J.E., Long J.E. (1960), The amino acid coposition of processed bones

and meat meal, Journal of the Science of Food and Agriculture, 11, pp. 87-92.

58. Eheukwumere F.C., Ndubisi E.C., Mazi F.A., Etusim P.E. (2008), Growth,

carcass and gut morphology of broiler finisher chickens fed raw and processed

soybean seed meal, Research Journal of Poultry Sciences, 2 (3), pp. 49-52.

59. FAO (2006), A strategic framework for HPAI prevention and control in

Southeast Asia, ECTAD, FAO, Bangkok.

60. FAO (2008), Poultry production systems in Vietnam, Prepared by Duc N.V.

and Long T., GCP/RAS/228/GER Working Paper No. 4. Rome.

61. FAO database: http://faostat.fao.org.

62. Farhat A., Normand L., Chavez E.R., Touchburn S.P. (1998), Nutrient

digestibility in food waste ingredients for Pekin and Muscovy ducks, Poultry

Science, 77, pp. 1371-1376.

63. Farrell D.J. (1978), Rapid determination of metabolizable energy of foods

using cockerels, British Poultry Science, 19, pp. 303-308.

64. Fastinger N.D., Mahan D.C. (2006), Determination of the ileal amino acid and

energy digestibilities of corn distillers dried grains with solubles using grower-

finisher pigs, Journal of Animal Science, 84 (7), pp. 1722-1728.

Page 138: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

125 

65. Fernandez-Figares I., Prieto C., Nieto R., Aquilera J.F. (1997), Free amino

acid concentrations in plasma, muscle and liver as indirect measures of protein

adequacy in growing chickens, Animal Science, 64, pp. 529-539.

66. Fernandez S.R., Parsons C.M. (1996), Bioavailability of the digestibile lysine

and valine in cottonseed and soybean meals for chicks, Poultry Science, 75, pp.

216-223.

67. Fernandez S.R., Zhang Y., Parsons C.M. (1995), Dietary formulation with

cottonseed meal on a total versus a digestible amino acid basis, Poultry Science,

74, pp. 1168-1179.

68. Food and Agriculture Organization of the United Nations (1982), Mammals in

the seas. Vol 4. Small cetaceans, seals, sirenians and otters, FAO Advisory

Committee on Marine Resources Research Working Party on Marine Mammals,

FAO, Rome.

69. Ford J.E. (1964), A microbiological method for assessing the nutritional value

of proteins. 3. Further studies on the measurement of available amino acids,

British Journal of Nutrition, 18, pp. 449-461.

70. Fraps G.S., Carlyle E. C., Fudge J. F. (1940), Metabolizable energy of some

chicken foods, Texas Agric. Exp. Stn. Bull, pp. 589.

71. Friedman M. (1996), Nutritional value of proteins from different food sources:

a review, Journal of Agricultural and Food Chemistry, 44, pp. 6-29.

72. Fuller M. (2003), Amino acid bioavailability – a brief history. In Ball R.O.

(Ed.) Digestive Physiology in pigs, Proc. 9th intl. Symposium. Vol 1.

73. Gabert V.M., Canibe N., Jorgensen H., Eggum B.O., Sauer W.C. (1997), Use

N-amino acid isotope dilution techniques to determine endogenous amino acids in

ileal digesta in growing pigs, Acta Agriculturae Scandinavia, 47, pp. 168-177.

74. Gabriel I., Lesire M., Juin H., Burstin J., Duc G., Quillien L., Thibault J.N.,

Leconte M., Hallouis J.M., Ganier P., Mézière N., Sève B. (2008), Variation in

seed protein digestion of different pea (Pisum sativum L.) genotypes by

cecectomized broiler chickens: 1. Endogenous amino acid losses, true digestibility

and in vitro hydrolysis of proteins, Livestock Science, 113, pp. 251-261.

Page 139: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

126 

75. Gallup W.D. (1929), The determinations of the digestibility of protein by

Bergheim’s method, The Journal of Biological Chemistry, 81, pp. 321-324.

76. Garcia A.R., Batal A.B., Dale N.M. (2006), A comparison of methods to

determine amino acid digestibility of feed ingredients for chickens, Poultry

Science, 86, pp. 94-101.

77. Garcia M., Dale N. (1999), Cassava root meal for poultry, Journal of Applied

Poultry Research, 8, pp. 132-137.

78. Ghazalah A.A., Abd-Elsamee M.O., Eman S., Moustafa E.S. (2011), Use of

distillers dried grains with solubles (DDGS) as replacement for soybean meal in

laying hen diets, International Journal of Poultry Science, 10 (7), pp. 505-513.

79. Gheisari A.A., Pourabadeh A.H., Pourreza J., Mahlougi M., Bahadoran R.

(2007), Determination of chemical composition and evaluation of apparent and

true metabolisable energy of different barley cultivars in broiler chicks, Journal

of Science and Technology of Agriculture and Natural Resources, 11 (41), pp.

405-415.

80. Gicheha M.G., Kosgey I.S., Bebe B.O., Kahi A.K. (2006), Evaluation of the

efficiency of alternative two-tier nucleus breeding systems designed to improve

meat sheep in Kenya, Journal of Animal Breeding and Genetics, 123 (4), pp.

247-257.

81. Glatz P., Pym R. (2007), Poultry housing and management in developing

countries, Poultry Development Review, pp. 1-5.

82. Green S., Bertrand S.L., Duron M.J.C., Maillard R. (1987), Digestibilities of

amino acids in maize, wheat, and barley meals, determined with intact and

caecectomised cockerels, British Poultry Science, 28, pp. 631-641.

83. Greenfield H., Southgate D.A.T (2003), Food composition data: production,

management and use, Second edition, Food and Agriculture Organization of The

United Nation, Rome.

84. Gurnsey M.P., James K.A.C. (1985), An improved method of ileal cannulation

of adult cockerels, Research in Veterinary Science, 39, pp. 390-391.

Page 140: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

127 

85. Harris D.L., Newman S. (1994), Breeding for profit: synergism between

genetic improvement and livestock production (a review), Journal of Animal

Science, 72, pp. 2178-2200.

86. Harrison M.D., Ballard M.R.M., Barclay R.A., Jackson M.E., Stillborn H.L.

(1991), A comparison of true digestibility for poultry and apparent ileal digestibility

in swine. A classical in vitro method and NIR spectrophotometry for determining

amino acid digestibility. In Verstegen M.W.A, Huisman J., den Hartzog (Eds.)

Digestive physiology in pigs. Pudoc Wageningen, Pudoc, pp. 254-259.

87. Harwood E.J., Shrimpton D.H. (1969), A chick biological assay for available

tryptophan, Proceedings of the Nutrition Society, 28, pp. 66A.

88. Hew L.I., Ravindran V., Ravindran G., Bryden W.L. (1996), Ileal and excreta

digestibilities of amino acids of some protein supplements for broilers,

Preceedings of the Nutrition Society of Australia, 20, pp. 201.

89. Hill D.C., McIndoo E.M., Olsen E.M. (1961), Influence of dietary zein on the

concentration of amino acids in the plasma of chicks, Journal of Nutrition, 74, pp. 16-22.

90. Hill F.W, Anderson D.L., Renner R., Carew Jr.L.B. (1960), Studies of the

metabolizable energy of grain and grain products for chickens, Poultry Science, 39,

pp. 573-579.

91. Hill F.W., Anderson D.L. (1958), Comparison of metabolizable energy and

productive determinations with growing chicks, Journal of Nutrition, 64, pp. 587-603.

92. Hoehler D., Lemme A., Ravindran V., Bryden W.L., Rostagno H.S. (2006),

Feed formulation in broiler chickens based on standardized ileal amino acid

digestibility, VIII Simposium Internacional de Nutrición Acuícola. Universidad

Autónoma de Nuevo León, Monterrey, Nuevo Léon, México. ISBN 970-694-333-5.

93. Hsu H.W., Vavak D.L., Satterlee L.D., Miller G. (1977), A multi-enzyme

technique for estimating protein digestibility, Journal of Food Science, 42, pp.

1269-1273.

94. Huang K.H., Li X., Ravindran V., Bryden W.L. (2006), Comparison of

apparent ileal amino acid digestibility of feed ingredients measured with broilers,

layers, and roosters, Poultry Science, 85, pp. 625-634.

Page 141: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

128 

95. Huang K.H., Ravindran V., Li X., Ravindran G., Bryden W.L. (2007),

Apparent ileal digestibility of amino acids in feed ingredients determined with

broilers and layers, Journal of the Science of Food and Agriculture, 87, pp. 47-53.

96. Huang R.L., Yin Y.L., Wu G.Y., Zhang Y.G., Li T.J., Li L.L., Li M.X., Tang

Z.R., Zhang J., Wang B., He J.H., Nie X.Z. (2005), Effect of dietary oligochitosan

supplementation on ileal digestibility of nutrients and performance in broilers,

Poultry Science, 84, pp. 1383-1388.

97. Hullard I., Meleg I., Fekete S., Romvari R. (1999), Studies on the energy

content of pigeon feeds. I. Determination of digestibility and metabolizable enery

content, Poultry Science, 78, pp. 1757-1762.

98. Hurrell RF, Carpenter K.J. (1974), Mechanisms of heat damage in proteins. 4.

The reactive lysine content of heat-damaged material as measured in different

ways, British Journal of Nutrition, 32, pp. 589-604.

99. Imbayashi K., Kametaka M., Hatano T. (1955), Studies on the digestion in the

domestic fowl. 1. ‘Artificial anus operation’ for the domestic fowl and the passage

of the indicator throughout the digestive tract, Tohoku journal of agricultural

research, 6, pp. 99-117.

100. International Agrifood Consulting (2006), The impact of avian influenza on

poultry sector restructuring and its socio-economic effects, FAO, Hanoi, Vietnam.

101. Isshiki Y., Yokota H., Nakahiro Y., Tasaki I. (1974), Digestion and

absorption in the cecum of chickens, Japanese Journal of Zootechnical Science,

45, pp. 488-493.

102. Ivy C.A., Bragg D.B., Stephenson E.L. (1968), Surgical exteriorizing the

rectum of growing chick, Poultry Science, 47, pp. 1771-1774.

103. Jackson D.A., Bodin J.C., Maillard R. (1996), Determination of total and

digestible amino acids by near infrared reflectance spectroscopy, Preceedings of

the Australian Poultry Science Symposium, 8, pp. 46-52.

104. Johns D.C. (1990), Determination of amino acid digestibility and availability

in poultry. In Farrell D.J. (Ed.) Recent advances in animal nutrition in Australia.

The University of New England, Armidale, NSW, pp. 65-80.

Page 142: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

129 

105. Johns D.C., Low C.K., James K.A.S. (1986b), Comparison of amino acid

digestibility using ileal digesta from growing chickens and cannulated adult

cockerels, British Poultry Science, 27, pp. 679-685.

106. Johns D.C., Low C.K., Sedcote J.R., James K.A.S. (1986a), Determination of

amino acid digestibility using caecectomised and intact cockerels, British Poultry

Science, 27, pp. 451-462.

107. Kaczmarek S., Bochenek M., Józefiak D., Rutkowski A. (2009), Effect of

enzyme supementation of diets based on maize or hominy feed on performance

and nutrient digestibility in broilers, Journal of Animal Feed Sciences, 18, pp.

113-123.

108. Kakade M.L., Liener I.H. (1969), Determination of available lysine in

proteins, Analytical Biochemistry, 27 (2), pp. 273-280.

109. Kan C.A., Scheele C.W., Janssen W.M.M.A. (1988), The energy content of

full-fat soya beans in meal and pelleted feeds for adult cocks and broilers, Animal

Feed Science and Technology, 19, pp. 97-104.

110. Kane E. A., Jacobson W.C., Moore L.A. (1950), A comparison of techniques

used in digestibility studies with dairy cattle, Journal of Nutrition, 41, pp. 583.

111. Keith M.O., Bell J.M. (1988), Digestibility of nitrogen and amino acids in

selected protein souces fed to mice, Journal of Nutrition, 118, pp. 561-568.

112. Keulen J.V., Young B.A. (1977), Evaluation of acid-insoluble ash as a

natural marker in ruminant digestibility studies, Journal of Animal Science, 44, pp.

282-287.

113. Kim I.B. (2001), Development of in vitro technique for bioavailable corn

energy value, Asian - Australasian Journal of Animal Sciences, 14 (11), pp.

1645-1646.

114. Kluth H., Rodehutscord M. (2006), Comparison of amino acid digestibility in

broiler chickens, turkeys, and pekin ducks, Poultry Science, 85, pp. 1953-1960.

115. Kocher A., Choct M., Ross G., Broz J., Chung T.K. (2003), Effects of

enzyme combinations on apparent metabolizable energy of corn-soybean meal-

based diets in broilers, Journal of Applied Poultry Research, 12, pp. 275-283.

Page 143: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

130 

116. Kotb A.R., Luckey T.D. (1972), Markers in nutrition, Nutrition Abstracts and

Reviews, 42, pp. 813-845.

117. Kuiken K.A., Lyman C.M. (1948), Availability of amino acids in some foods,

Journal of Nutrition, 36, pp. 359-368.

118. Lammers P.J., Kerr B.J., Honeyman M.S., Stalder K., Dozier W.A. 3rd,

Weber T.E., Kidd M.T., Bregendahl K. (2008), Nitrogen-corrected apparent

metabolizable energy value of crude glycerol for laying hens, Poultry Science, 87

(1), pp. 104-107.

119. Lapar M.L.A., Binh V.T., Ehui S. (2003), Identifying barriers to entry to

livestock input and output markets in South-East Asia: The case of Vietnam.

Socioeconomics and Policy Research Working Paper 56, ILRI (International

Livestock Research Institute), Nairobi, Kenya.

120. Laughlin K. (2007), Poultry genetics – Anticipating the industry requirement,

Lohmann Information, 42 (2), pp. 10-13.

121. Leibholz J. (1992), The availability of lysine in diets for pigs: comparative

methodology, British Journal of Nutrition, 67, pp. 401-410.

122. Lemme A., Ravindran V., Bryden W.L. (2004), Ileal digestibility of amino

acids in feed ingredients for broilers, World‘s Poultry Science Journal, 60, pp.

423-437.

123. Leterme P., Monmart T., Thewis A., Morandi P. (1996a), Effect of oral and

parenteral N nutrition vs N-free nutrition on the endogenous amino acid flow at

the ileum of the pig, Journal of the Science of Food and Agriculture, 71, pp.

265-271.

124. Leterme P., Thewis A., Francois E., van Leewen P., Wathelet B., Huisman J.

(1996b), The use of 15N-labeled dietary proteins for determining true ileal amino

acid digestibilities is limited by their rapid recycling in the endogenous secretions

of pigs, Journal of Nutrition, 126, pp. 2188-2198.

125. Lewis A.J., Bayley H.L. (1995) Amino acid bioavailability. In Ammerman

C.B., Baker D.H., Lewis A.J. (Eds.) Bioavailability of nutrients of animals –

Amino acids, minerals, and vitamins, Academic Press, New York, pp. 35-65.

Page 144: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

131 

126. Lien K., Sauer W., Mosenthin R., Souffrant W. (1994), Determination of ileal

amino acid digestibilities with N-isotope dilution techniques. In Souffran W.B.,

Hagemeister H. (Eds.) Proceedings of the 6th International Symposium on

Digestive Physiology in Pigs. Volume I, EAAP Publication No.80, Bad Doberan,

Germany, pp. 31-34.

127. Lien K.A., Sauer W.A., Fenton M. (1997), Muci output in ileal digesta and

excreta digestibility values, British Poultry Science, 44, pp. 588-597.

128. Likuski H.J.A., Dorrel H.G. (1978), A bioassay for rapid determinations of

amino acid availability values, Poultry Science, 57, pp. 1658-1660.

129. Liu F., Niu Z. (2008), Carcass quality of different meat - typed chickens

when achieve a common physiological body weight, International Journal of

Poultry Science, 7 (4), pp. 319-322.

130. Lockhart W.C., Bolin D.W., Olson G., Bryant R.L. (1961), The

metabolizable energy value of oats of various bushel weight, Poultry Science, 40,

pp. 327-333.

131. Longo F.A., Menten J.F.M., Pedroso A.A., Figueiredo A.N., Racanicci

A.M.C., Gaiotto J.B., Sorbara J.O.B. (2004), Determination of the energetic value

of corn, soybean meal and micronized full fat soybean for newly hatched chicks,

Brazilian Journal of Poultry Science, 6 (3), pp. 147-151.

132. Loon C.Y. (1997), Fullfat soybean meal production and utilization.

Proceedings: 5th Regional ASA feed technology and nutrition workshop, 25-29

May 1997, The Westin Chiangmai, Thailand, MITA (P) No. 044/11/96.

133. Lopez G., Leeson S. (2007), Relevance of nitrogen correction for assessment

of metabolizable energy with broilers to forty-nine days of age, Poultry Science,

86, pp. 1696-1704.

134. Low A.G. (1990), Protein evaluation in pigs and poultry. In Wiseman J., Cole

D.J.A. (Eds.) Feedstuff evaluation. Butterworth, London, pp. 91-114.

135. MacLeod M.G. (2002), Energy utilization: Measurement and prediction. In

McNab J.M., Boorman K.N. (Eds.) Poultry feedstuffs: supply, composition and

nutritive value, CABI, Oxon, UK, pp. 191- 217.

Page 145: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

132 

136. Major E.J., Batterham E.S. (1981), Availability of lysine in protein

concentrates as determined by the slope-ratio assay with chicks and comparion

with rat, pig and chemical assays, British Journal of Nutrition, 46, pp. 513-519.

137. March B.E., Biely J. (1973), Chemical, physical, and nutritional

characteristics of different samples of wheat, Canadian Journal of Animal Science,

53, pp. 569-577.

138. Mauron J., Bujard E. (1964), Guanidination, an alternative approach to the

determination of available lysine in foods. Proceedings of the Sixth International

Congress of Nutrition, Endinburgh, E & S Livingstone Ltd., Endinburgh., pp. 489.

139. McCarthy J.F., Aherne F.X., Okai D.B. (1974), Use of HCl insoluble ash as

an index material for determining apparent digestibility with pigs, Canadian

Journal of Animal Science, 54 (1), pp. 107-109.

140. McDonald P., Edwards R.A., Greenhalgh J.F.D., Morgan C.A. (2002),

Animal Nutrition, Longman Scientific & Technical (England) and John Wiley &

Sons, Inc., New York.,

141. McIntosh J.E., Slinger S.J., Sibbald I.R., Ashton G.C. (1962), Factors

effecting the metabolizable energy content of poultry feeds. 7. The effects of

grinding, pelleting, and grit feeding on the availability of the energy of wheat,

corn, oats and barley. 8. A study on the effects of dietary balance, Poultry Science,

41, pp. 445-456.

142. McNab J.M. (1989), Measuring availability of amino acids from digestibility

experiments. Proceedings of the Seventh European Symposium on Poultry

Nutrition, World’s Poultry Science Association, Girona, Spain, pp. 45-53.

143. McNab J.M. (1995), Amino acid digestibilities: determination and

application to poultry. In Rowe J.B., Nolan J.V. (Eds.) Recent advances in animal

nutrition in Australia 1995, The University of New England, Armidale, NSW, pp.

7-13.

144. Mertz E.T., Hassen M.M., Cairns-Whittern C., Kirleis A.W., Tu L., Axtell

J.D. (1984), Pepsin digestibility of proteins in sorghum and other major cereals,

Proc Natl Acad Sci USA, 81 (1), pp. 1-2.

Page 146: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

133 

145. Miller E.L. (2004), Protein nutrition requirements of farmed livestock and

dietary supply, In Protein sources for the animal feed industry, FAO Expert

Consultation and Workshop, Bangkok, Thailand, 29 April-3 May 2002.

146. Miller E.L., Carpenter K.J., Morgan C.B., Boyne A.W. (1965), Availabiity of

sulphur amino acids in protein foods. 2. Assessment of available methionine by

chick and microbiological assays, British Journal of Nutrition, 19, pp. 249-267.

147. Miller M.R., Reinecke K.J. (1984), Proper expression of metabolizable

energy in avian energetics, The Condor, 86, pp. 396-400.

148. Mirakzehi M.T., Tahmasbi A., Ghazi S. (2010), The effect of different

treatments of rapeseed meal on nitrogen digestibility and metabolizable energy in

broilers and chicks performance, Journal of Animal and Veterinary, 9 (19), pp.

2517-2521.

149. Moeller S. (2010), Evaluating genetic source. Pork industry handbook, Vol 1,

Purdue extension, pp. 482-490.

150. Moughan P.J., Darragh A.J., Smith W.C., Butts C.A. (1990), Perchloric and

trichloroacetic acids as precipitants of protein in endogenous ileal digesta from the

rat, Journal of the Science of Food and Agriculture, 52, pp. 13-21.

151. Moulaa N., Luc D.D., Dang P.K., Farnir F., Ton V.D., Binh D.V., Leroya P.,

Antoine-Moussiaux N. (2011), The Ri chicken breed and livelihoods in North

Vietnam: characterisation and prospects, Journal of Agriculture and Rural

Development in the Tropics and Subtropics, 112 (1), pp. 57-69.

152. Muztar A.J., Slinger S.J. (1980), The effect of dry matter on metabolic and

endogenous amino acid excretion in mature cockerels, Nutrition Reports

International, 22, pp. 901-906.

153. Nalle C.L. , Ravindran G. , Ravindran V. (2011), Nutritive value of peas

(Pisum sativum L.) for broilers: apparent metabolisable energy, apparent ileal

amino acid digestibility and production performance, Animal Production Science,

51, pp. 150-155.

154. Nasset E.S. (1965), Role of digestive system in protein metabolism,

Federation Proceedings, 24, pp. 953-958.

Page 147: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

134 

155. Ng L.T., Pascaud M. (1990), Plasma and tissue-free amino acids in

developing chick, Annals of Nutrition and Metabolism, 34, pp. 198-207.

156. Nitsan Z., Alumot E. (1963), Role of cecum in the utilization of raw soybean

in the chicks, Journal of Nutrition, 80, pp. 299-304.

157. Nordheim J.P., Coon C.N. (1984), A comparison of four bioassays for

determining available lysine in animal protein meals, Poultry Science, 63, pp.

1040-1051.

158. Nouri-Emamzadeh A., Yaghobfar A., Sadeghi A.A., Mirhadi S.A., Chamani

M. (2008), Determination of metabolizable energy in soybean, sunflower and

canola meals using caecectomised and intact adult cockerels, Journal of Animal

and Veterinary Advances, 7 (3), pp. 235-238.

159. NRC (1981), Nutritional energetics of domestic animals and glossary of

energy terms, National Academy Press, Washington DC.

160. NRC (1994), Nutrition requirements of poultry, National Academy Press,

Washington DC.

161. NRC (2012), Nutrition requirements of swine, National Academy Press,

Washington D.C.

162. Okumura J., Isshiki Y., Nakahiro Y. (1981), Some factors affecting urinary

and faecal nitrogen loss by chickens fed on a protein-free diet, British Poultry

Science, 22, pp. 1-7.

163. Onimisi P.A., Dafwang I.I., Omage J.J., Onyibe J.E. (2008), Apparent

digestibility of feed nutrients, total tract and ileal amino acids of broiler chicken

fed quality protein maize (Obatampa) and normal maize, International Journal of

Poultry Science, 7 (10), pp. 959-963.

164. Oryschak M., Korver D., Zuidhof M., Meng X., Beltranena E. (2010),

Comparative feeding value of extruded and nonextruded wheat and corn distillers

dried grains with solubles for broilers, Poultry Science, 89, pp. 2183-2196.

165. Papadopoulos M.C. (1985), Estimation of amino acid digestibility and

availability in feedstuffs for poultry, World’s Poultry Science Journal, 41, pp. 64-71.

Page 148: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

135 

166. Parsons C.M. (1986), Determination of digestible and available amino acids

in meat meal using conventional and cecectomized cockerels or chick growth

assays, British Journal of Nutrition, 56, pp. 227-240.

167. Parsons C.M. (1991b), Amino acid digestibilities for poultry: Feedstuff

evaluation and requirements, Kyowa Hakko technical review-1, Kyowa,

Chesterfield, MO.

168. Parsons C.M. (2002) Digestibility and bioavailability of protein and amino

acids. In McNab J.M., Boorman K.N. (Eds.) Poultry feedstuffs: supply,

composition and nutritive value, CABI, Oxon, UK, pp. 115- 135.

169. Parsons C.M., Castanon F., Han Y. (1997), Protein and amino acid quality of

meat and bone meal, Poultry Science, 76, pp. 361-368.

170. Payne W.L., Combs G.F., Kiefer R.R., Snider D.G. (1968), Investigation of

protein quality – ileal recovery of amino acids, Federation Proceedings, 27, pp.

1199-1203.

171. Payne W.L., Kifer R.R., Snider D.G., Combs G.F. (1971), Studies of the

protein digestibility of fish meal protein using cecectomized, aldult male chickens,

Poultry Science, 50, pp. 143-150.

172. Peddie J., Dewar W.A., Gilbert A.B., Waddington D. (1982), The use of

titanium oxide for determining apparent digestibility in mature domestic fowls

(Gallus domesticus), Journal Agricultural Science, 99, pp. 233-236.

173. Pedersen B., Eggum B.O. (1983), Prediction of protein digestibility by an in

vitro enzymatic pH-stat procedure, Z. Tierphysiol. Tierernähr. Futtermlttelkd., 49,

pp. 265-277.

174. PHILSAN (2003), Feed reference standards, Philippine Society of Animal

Nutritionist.

175. Potter L.M., Matterson L.D., Anorld A.W., Pudelkiewicz W.J., Singsen E.P.

(1960), Studies in evaluating energy content of feeds for chick. 1. The evaluation

of the metabolizable energy and productive energy of alpha cellulose, Poultry

Science, 39, pp. 1166-1178.

Page 149: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

136 

176. Qin G.X., Verstegen M.W.A., van der Poel A.F.B. (1998), Effect of

temperature and time during steam treatment on the protein quality of full-fat

soybean from different origins, Journal of the Science of Food and Agriculture, 77,

pp. 393-398.

177. Raharjo Y., Farrell D.J. (1984), A new biological method for determining

amino acid digestibility in poultry feedstuffs using a simple cannula, and the

influence of dietary fibre on endogenous amino acid output, Animal Feed Science

and Technology, 12, pp. 29-45.

178. Rajaguru S.B., Ravindran V. (1985), Metabolisable energy values for

growing chicks of some feedstuffs from Sri Lanka, Journal of the Science of Food

and Agriculture, 36 (11), pp. 1057-1064.

179. Rao S.L.N., Ramachandran L.K., Adiga P.R. (1963), The isolation and

characterization of L-homoarginine from seeds of Lathyrus sativus, Biochemistry,

2, pp. 298-230.

180. Ravindran V. (2010), Poultry feed availability and nutrition indeveloping

countries - Alternative feedstuffs for use in poultry feed formulations, FAO,

Rome, Italy.

181. Ravindran V. (2011), Poultry feed availability and nutrition in developing

countries - Advances in poultry nutrition, FAO, Rome, Italy.

182. Ravindran V., Bryden W.L. (1999a), Evaluation of meat and bone meal in

broiler starter diets formulated on the basis of total or digestible amino acids,

Proceedings of the Australian Poultry Science Symposium, 11, pp. 169.

183. Ravindran V., Bryden W.L. (1999b), Evaluation of broiler diets containing

graded levels of cottonseed meal and formulated on the basis of total or

digestible amino acids, Proceedings of the Australian Poultry Science

Symposium, 11, pp. 168.

184. Ravindran V., Bryden W.L. (1999c), Amino acid availability in poultry - in

vitro and in vivo measurements., Australian Journal of Agricultural Research, 50

(5), pp. 889 - 908.

Page 150: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

137 

185. Ravindran V., Bryden W.L., Kornegay E.T. (1995), Phytates: Occurrence,

bioavailability and implications in poultry nutrition, Poult. Avian Biol. Rev, 6, pp.

125-143.

186. Ravindran V., Cabahug S., Ravindran G., Bryden W.L. (1999d), Influence of

microbial phytase on apparent ileal amino acid digestibility of feedstuffs for

broilers, Poultry Science, 78, pp. 699-706.

187. Ravindran V., Hendriks W.H. (2004), Endogenous amino acid flows at

terminal ileum of broilers, layers and aldult roosters, Animal Science, 79, pp.

265-271.

188. Ravindran V., Hew L.I., Bryden W.L. (1998), Broiler feed formulations with

canola meal based on total or digestible amino acids, Proceedings of the

Australian Poultry Science Symposium, 10, pp. 209.

189. Ravindran V., Hew L.I., Ravindran G., Bryden W.L. (2004), Endogenous

amino acid flow in the avian ileum: quantification using three techniques, British

Journal of Nutrition, 92, pp. 217-223.

190. Ravindran V., Hew L.I., Ravindran G., Bryden W.L. (2005), Apparent ileal

digestibility of amino acids in feed ingredients for broiler chickens, Animal

Science, 81, pp. 85-97.

191. Ravindran V., Hew L.I., Ravindran G., Bryden W.L. (1996a) A comparison

of ileal digesta and excreta analysis to determine the digestibility of amino acids

for poultry, Proceedings XX World’s Poultry Congress, colume IV, World’s

Poultry Science Association, New Delhi, pp. 150.

192. Ravindran V., Hew L.I., Ravindran G., Bryden W.L. (1996b), Ileal

digestibilities of amino acids for broilers, Proceedings Tenth Australian Poultry

and Feed Convention, Melbourne, pp. 209-215.

193. Ravindran V., Selle P.H., Ravindran G., Morel P.C.H., Kies A.K., Bryden

W.L. (2001), Microbial phytase improves performance, apparent metabolizable

energy, and ileal amino acid digestibility of broilers fed a lysine-defident diet,

Poultry Science, 80, pp. 338-344.

Page 151: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

138 

194. Rezaei M. (2006), Utilization of mixed rice bran in laying hen diets, Pakistan

Journal of Biological Sciences, 9 (8), pp. 1420-1423.

195. Roach A.G., Sanderson P., Williams D.R. (1967), Comparion of methods for

the determination of available lysine value in animal and vegetable sources,

Journal of the Science of Food and Agriculture, 18, pp. 274-278.

196. Robbins D.H., Firman J.D. (2005), Evaluation of the metabolizable energy of

meat and bone meal for chickens and turkeys by various methods, International

Journal of Poultry Science, 4 (9), pp. 633-638.

197. Rodehutscord M., Kapocius M., Timmler R., Dieckmann A. (2004), Linear

regression approach to study amino acid digestibility in broiler chickens, British

Poultry Science, 45, pp. 85-92.

198. Roden J.A. (1995), A simulation study of open nucleus and closed nucleus

breeding systems in a sheep population, Animal Science, 60 (1), pp. 117-124.

199. Roos N., Pfeuffer M., Hagemeister H. (1994), Labelling with 15N as

compared with homoarginine suggests a lower prececal digestibility of casein in

pigs., Journal of Nutrition, 124, pp. 2404-2409.

200. Rosa P.S., Faria Filho D.E., Dahlke F., Vieira B.S., Macari M., Furlan R.L.

(2007), Effect of energy intake on performance and carcass composition of broiler

chickens from two different genetic groups, Brazilian Journal of Poultry Science,

9 (2), pp. 117-122.

201. Roudybush T., Anthony D.L., Vohra P. (1974), The use of polyethylene as an

indicator in determination of metabolizable energy of diets for Japanese quail,

Poultry Science, 53, pp. 1894-1896.

202. Rutherfurd S.M., Chung T.K., Moughan P.J. (2007), The effect of

commercial enzyme preparation on apparent metabolizable energy, the true ileal

amino acid digestibility, and endogenous ileal lysine losses in broiler chickens,

Poultry Science, 86, pp. 665-672.

203. Sales J., Janssens G.P.J (2003a), Acid-insoluble ash as a marker in digestibility

studies: A review, Journal of Animal and Feed Sciences, 12, pp. 383-401.

Page 152: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

139 

204. Sales J., Janssens G.P.J (2003b), The use of markers to determine energy

metabolizabilty and nutrient digestibility in avian species, World’s Poultry Science

Journal, 59, pp. 314 - 327.

205. Sales J., Janssens G.P.J (2003c), Methods to determine metabolizable energy

and digestibility of feed ingredients in domestic pigeon (Columba livia domestica),

Poultry Science, 82, pp. 1457-1461.

206. Schneider B.H, Flatt W.P. (1975), The evaluation of feeds through

digestibility experiments, University of Georgia Press, Athen, GA,

207. Scott T.A., Hall J.W. (1998), Using acid insoluble ash marker ratio

(diet:digesta) to predict digestibility of wheat and barley metabolizable energy and

nitrogen retention in broiler chicks, Poultry Science, 77, pp. 674-679.

208. Scott T.A., Silversides F.G., Classen H.L., Swift M.L., Bedford M.R. (1998),

Comparison of sample source (excreta or ileal digesta) and age of broiler chick on

measurement of apparent digestible energy of wheat and barley, Poultry Science,

77, pp. 456-463.

209. Short F.J., Wiseman J., Boorman K.N. (1999), Application of a method to

determine ileal digestibility in broilers of amino acids in wheat, Animal Feed

Science and Technology, 79, pp. 195-209.

210. Sibbald I.R. (1976), A bioassay for true metabolizable energy in feedingstuffs,

Poultry Science, 55, pp. 303-308.

211. Sibbald I.R. (1979), A bioassay for available amino acids and true

metabolizable energy in feedingstuffs, Poultry Science, 58, pp. 668-675.

212. Sibbald I.R. (1980), Metabolizable energy in poultry nutrition, Bioscience, 30

(11), pp. 736-741.

213. Sibbald I.R. (1982), Measurement of bioavailable energy in poultry

feedingstuffs: a review, Canadian Journal of Animal Science, 62, pp. 983-1048.

214. Sibbald I.R. (1987), Estimation of bioavailable amino acids in feedingstuffs

for poultry and pigs: A review with emphasis on balance experiments, Canadian

Journal of Animal Science, 67, pp. 221-300.

Page 153: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

140 

215. Sibbald I.R. (1975), The measurement of apparent and true metabolizable

energy in poultry feedingstuffs, Second Annual North Carolina Poultry Nutrition

Conference, pp. 43-47.

216. Sibbald I.R., Price K. (1976), A relationships between metabolizable energy

values for poultry and some physical and chemical data describing Canadian

wheats, oats, and barleys, Canadian Journal of Animal Science, 56, pp. 255-268.

217. Sibbald I.R., Slinger S.J. (1963), A biological assay for metabolizable energy

in poultry feed ingredients together with findings which demonstrate some of the

problems associated with the evaluation of fats, Poultry Science, 42, pp. 313-325.

218. Siriwan P., Bryden W.L., Annison E.F. (1994), Use of guanidinated dietary

protein to measure losses of endogenous amino acid in poultry, British Journal of

Nutrition, 71, pp. 515-529.

219. Siriwan P., W.L. Bryden., Annison E.F. (1989), Effects of dietary fibre and

protein levels on endogenous protein secretions in chickens, Proceedings

Australian Poultry Symposium, 14, pp. 143.

220. Skerritt J.H., Hill A.S. (1991), Enzyme-immunoassay for detection and

quantification of gluten in foods: collaborative study, Association of Official

Analytical Chemists, 74, pp. 257-264.

221. Skurray G.R., Herbert L.S. (1974), Batch dry rendering: Influence of raw

materials and processing conditions, Journal of the Science of Food and

Agriculture, 25, pp. 1071-1079.

222. Smith J. (1993), Poultry, CTA Macmillan, USA.

223. Son T.T, Mai N.T., Anh T.N.M. (2009), The determination of apparent

metabolizable energy (AME) of some maize varieties for poultry by direct

methods, J. Sci. Dev (Eng. Iss. 1), pp. 47-53.

224. Song G.L., Li D.F, Piao X.S., Chi F., Wang J.T. (2003), Comparisons of

amino acid availability by different methods and metabolizable energy

determination of a chinese variety of high oil corn, Poultry Science, 82 (6), pp.

1017-1023.

Page 154: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

141 

225. Squibb L. (1971), Estimating the metabolizable energy of foodstuffs with

avian model, Journal of Nutrition, 101, pp. 1211-1216.

226. Stein H.H., Sève B., Fuller M.F., Moughan P.J., de Lange C.F.M. (2007),

Invited review: Amino acid bioavailability and digestibility in pig feed

ingredients: terminology and application, Journal of Animal Science, 85 (1), pp.

172-180.

227. Stevenson M.H. (2006), The nutritional value of cassava root meal in laying

hen diets, Journal of the Science of Food and Agriculture, 35 (1), pp. 36-40.

228. Stott J.A., Smith H. (1966), Microbiological assay for protein quality with

Tetrahymena pyriformis W. 4. Measurement of availabe lysine, methionine,

arginine and histidine, British Journal of Nutrition, 20, pp. 663-673.

229. Tanksley T.D.Jr., Kanabe D.A., Purser K., Zebrowska T., Corley J.R. (1981),

Apparent digestibility of amino acids and nitrogen in three cottonseed meals and

one soybean meal, Journal of Animal Science, 52, pp. 769-777.

230. Taverner M.R., Hume I.D., Farrell D.J. (1981), Availability to pigs of amino

acids in cereal grains. 1. Endogenous levels of amino acids in ileal digesta and

faeces of pigs given cereal diets, British Journal of Nutrition, 46, pp. 149-158.

231. Terpstra K. (1978) Total and digestible amino acids. In Kan C.A., Simons,

P.C.M. (Eds.) Proceedings Second European Symposium on Poultry Nutrition.

Beekbergen, The Netherlands, pp. 97-101.

232. Thomas O.P., Crissey S.D. (1983), Recent advances in the field of amino

acid bioavailability. In Larbier M. (Ed.) Proceedings Fourth European Symposium

on Poultry Nutrition. Tours, France, pp. 82-90.

233. Titgemeyer E.C., Armendariz C.K., Bindel D.J., Greenwood R.H., Loest C.A.

(2001), Evaluation of titanium dioxide as a digestibility marker in cattle, Journal

of Animal Science, 79, pp. 1059–1063.

234. Titus H.W. (1955), The scientific feeding of chickens, The Interstate, Illinois.

235. Truc D.X. (2001), Poultry production in Vietnam has a bright future, World

Poultry - Elsevier, 17 (2), pp. 32-33.

Page 155: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

142 

236. Tung D.X., Rasmussen S. (2005), Production function analysis for

smallholder semi-subsistence and semi-commercial poultry production systems in

three agro-ecological regions in northern provinces of Vietnam, Livestock

Research for Rural Development, 17 (6).

237. Turner K.A., Applegate T.J., Lilburn M.S. (1999), Effects of feeding high

carbohydrate of fat diets. 2. Apparent digestibility and apparent metabolizable

energy of posthatch poult, Poultry Science, 78, pp. 1581-1587.

238. USDA (2011), EU 27 poultry and products annual: EU-27 poultry production

and exports to grow again in 2011 and 2012, GAIN Report Number: FR9076.

239. USDA (2012), International egg and poultry review, September 04, 15 (36).

240. USDA (2013), Livestock and poultry: World markets and trade, April 2013.

241. van Leeuwen P., verstegen M.W.A, van Lonkhuijen H.J, van Kempen G.J.M

(1991) Near infrared reflectance (NIR) spectroscopy to estimate the apparent ileal

digestiblity of protein in feedstuff. In Vestegen M.W.A., Huisman J., den Hartzog

(Eds.) Digestive physiology in pigs. Pudoc Wageningen, Pudoc, pp. 260-265.

242. Van Soest P.J. (1967), Development of a comprehensive system of feed

analyses and its application to forages, Journal of Animal Science, 26, pp. 119-128.

243. Villamide M.J., Fuente J.M., Perez de Ayala P., Flores A. (1997), Energy

evaluation of eight barley cultivars for poultry: Effect of dietary enzyme addition,

Poultry Science, 76, pp. 834-840.

244. Villamide M.J., San Juan L.D. (1998), Effect of chemical composition of

sunflower seed meal on its true metabolizable energy and amino acid digestibility,

Poultry Science, 77, pp. 1884-1892.

245. Vogtmann H., Pfirter H.P., Prabucki A.L. (1975), A new method of

determining metabolisability of energy and digestibility of fatty acids in broiler

diets, British Poultry Science, 16 (5), pp. 531-534.

246. Vohra P. (1972), Evaluation of metabolizable energy for poultry, World’s

Poultry Science Journal, 29, pp. 204-214.

247. Vohra P., Chami D.B., Oyawoye E.O. (1982), Determination of

metabolizable energy by a fast method, Poultry Science, 61, pp. 766-769.

Page 156: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

143 

248. Vohra P., Kratzer F.H. (1967), Absorption of barium sulphate and chromic

oxide from the chicken gastrointestinal tract, Poultry Science, 46, pp. 1603-1604.

249. Wang X., Parsons C.M. (1998), Dietary formulation with meat and bone

meal on a total versus a digestible or bioavailable amino acid basis, Poultry

Science, 77, pp. 1010-1015.

250. Wang X., Parsons C.M. (1998), Effect of raw material source, procesing

system, and processing temperatures on amino acid digestibility of meat and bone

meals, Poultry Science, 77, pp. 834-841.

251. Wang Z., Cerrate S., Cotto C., Yan F., Waldroup P.W. (2007), Utilization of

distillers dried grains with solubles (DDGS) in broiler diet using a standard

mutrient matrix, International Journal of Poultry Science, 6, pp. 470-477.

252. Webb K.E. (1990), Intestinal absorption of protein hydrolysis products: A

review, Journal of Animal Science, 68, pp. 3011-3022.

253. Whitson D., Carrick C.W., Roberts R.E., Haughe S.M. (1943), Utilization of

fat by chickens – A method of determining the absorption of nutrients, Poultry

Science, 22, pp. 137-141.

254. Yamazaki M. (1983), A comparison of two methods in determining amino

acid availability of feed ingredients, Japanese Journal of Zootechnical Science, 4,

pp. 729-733.

255. Yoshida M., Morimoto H. (1970), Effect of restriction of feed or energy

supply on the responses of the growing chicks, Agricultural and Biological

Chemistry, 34 (5), pp. 692-699.

256. Zarei A. (2006), Apparent and true metabolizable energy in artemia meal,

International Journal of Poultry Science, 5 (7), pp. 627-628.

257. Zonta M.C.M., Rodrigues P.B., Zonta A., de Freitas R.T.F., Bertechini A.G.,

Fialho E.T., Pereira C.R. (2004), Energia metabolizável de ingredientes protéicos

determinada pelo método de coleta total e por equações de predição, Ciênc.

agrotec., Lavras, 28 (6), pp. 1400-1407.

Page 157: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

144 

PHỤ LỤC

Page 158: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

145 

PHỤ LỤC 1

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC KHẨU PHẦN (THÍ NGHIỆM 3)

Thành phần dinh dưỡng (%DM) TT Khẩu phần

DM CP EE Ash CF NDF AIA

Thí nghiệm năm 2009

1 KPCS 86,38 23,59 4,92 6,91 3,14 12,70 2,10

2 KPCS + ngô lai 1 87,71 16,44 4,40 5,42 3,82 13,36 1,80

3 KPCS + cám gạo 93,29 18,81 9,32 7,56 3,94 14,07 2,06

4 KPCS + bột sắn KM94 - 1 87,88 18,48 3,38 6,32 3,73 13,43 2,04

5 KPCS + đậu tương ép đùn 87,93 26,21 8,69 7,12 3,81 13,19 1,91

6 KPCS + bột cá cơm 88,27 33,62 4,68 8,71 3,18 10,99 1,97

7 KPCS + khô dầu đậu tương 87,10 27,89 5,56 6,36 3,89 15,32 2,17

Thí nghiệm năm 2010

8 KPCS 88,74 23,20 3,49 6,82 3,78 9,12 2,02

9 KPCS + bột đầu tôm 89,78 29,48 4,26 10,20 5,51 13,11 2,12

10 KPCS + khô dầu lạc 89,12 28,56 4,88 6,89 4,48 10,03 1,97

11 KPCS + tấm gạo 89,44 17,99 2,91 5,22 2,51 8,16 1,81

Thí nghiệm năm 2011

12 KPCS 89,07 22,38 3,49 6,80 3,30 26,60 2,01

13 KPCS + gạo lứt 88,13 17,57 3,53 5,21 2,51 20,86 1,78

14 KPCS + bột thịt xương 88,10 28,75 2,96 14,16 2,79 26,01 2,06

Thí nghiệm năm 2012

15 KPCS 87,91 22,31 4,13 7,05 3,91 26,94 2,02

16 KPCS + DDGS1 88,10 23,73 4,32 6,86 4,68 30,03 1,84

17 KPCS + khô dầu hạt cải 87,64 26,86 3,46 7,74 5,74 28,32 2,12

18 KPCS + bột lông vũ 87,91 37,47 4,33 6,91 2,80 33,61 1,99

19 KPCS + đậu tương thủy

phân

88,1029,02 3,57 7,82 3,90 23,97 2,10

Page 159: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

146 

Thành phần dinh dưỡng (%DM) TT Khẩu phần

DM CP EE Ash CF NDF AIA

Thí nghiệm năm 2013

20 KPCS 87,91 22,31 4,13 7,05 3,91 26,94 2,02

21 KPCS + khô dầu dừa 87,64 21,92 5,77 7,37 6,13 32,32 2,33

22 KPCS + cám gạo sấy 88,39 19,44 9,83 12,12 4,47 24,00 6,04

23 KPCS + cám gạo trích ly 88,57 21,82 2,59 10,66 10,49 40,04 3,82

24 KPCS + DDGS2 89,46 24,24 4,90 6,97 5,02 30,33 1,98

25 KPCS + bột gia cầm thủy

phân 87,64 32,10 6,13 7,40 2,99 21,68 2,30

Page 160: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

147 

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM

Hình 4. Trộn khẩu phần Hình 3. Đồng hóa thức ăn

Hình 5. Ép viên thức ăn Hình 6. Gà Lương Phượng thí nghiệm

Hình 2. Tiêm vaccine cho gà Hình 1. Cân gà thí nghiệm

Page 161: hueuni.edu.vn · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIA Ï TRË NÀNG LÆÅ ÜNG TRAO ÂÄ ØI COÏ HIÃ ÛU CHÈNH NITÅ (ME

 

148 

Hình 7. Thu mẫu chất thải Hình 8. Rã đông mẫu chất thải

Hình 9. Đồng hóa mẫu chất thải Hình 10. Mổ gà thu dịch hồi tràng

Hình 11. Đo pH thịt