b1. yvtt-hkh 2013

74
1 VÔ THƯỜNG ĐÔNG Y VỚI TRUYỀN THỐNG ĐẠO HỌC – KHÍ HÓA Phục bản tháng 07,11,12/2013 : Huỳnh Hiếu Nghị 2009 2013

Upload: hahuytoai

Post on 14-Feb-2017

61 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

1

VÔ THƯỜNG

ĐÔNG Y VỚI

TRUYỀN THỐNG

ĐẠO HỌC – KHÍ HÓA

Phục bản tháng 07,11,12/2013 : Huỳnh Hiếu Nghị

2009 – 2013

2

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày xưa, khi giao dịch thông tin còn hạn chế, Đông Tây còn cách biệt, tạo hóa cùng

nhân loại đã tùy thuận hình thành hai nền Âm Dương đối lập :

- ĐÔNG Y : Với sở trường Đạo học Khí hóa.

- TÂY Y : Với sở trường Khoa học Thực nghiệm.

Ngày nay, giao dịch thông tin đã tiến bộ đến mức toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tức là

thống nhất. Thống nhất không phải là hai mặt đối lập tiêu diệt nhau chỉ còn lại một, mà là kết

hợp hài hòa thành một khối Âm Dương thống nhất.

Ai cũng biết Đông y phát xuất từ Trung Quốc, người Trung Hoa gọi Đông y là Trung Y và

rất tự hào về các tác phẩm mà tổ tiên đã để lại cho họ. Đó là Nội (Nội Kinh, Linh khu và Tố vấn),

Nạn (Nan kinh), Thương (Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh), Kim (Kim quỹ yếu lược,

nguyên tác Tạp Bệnh Luận – Trương Trọng Cảnh).

Không ai ngờ ngay từ thời Hán, sau khi Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh

Luận, không có ai kế thừa được, đó là nguyên nhân chính làm cho Đông y suy đồi cho đến hôm

nay.

Cũng không ai ngờ tại Việt Nam có một nhà Nho sinh quán tại Quảng Nam hiệu Việt

Nhân Lưu Thủy (1887 – 1964), tu Phật và nghiên cứu Đông Y, đã khám phá hầu hết các bí chỉ

làm sách của Ngài Trọng Cảnh, Tiên sinh đã để lại hai tập sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và

Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa.

Tôi nhờ học tập trong nhóm Đông Y Hán Việt và đọc được Thương Hàn Luận Bản Nghĩa

mà thấy biết truyền thống của Đông Y là Đạo học Khí hóa. Tôi không ngại tài hèn trí mọn ghi lại

đây đôi dòng để giúp cho những người bạn muốn tiếp nối đề xướng “Chấn hưng Đông Y “ của

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy.

Trung Thu – 2008

Huỳnh Hiếu Hữu

*

3

CHƯƠNG I :

DẪN NHẬP

(Đường vào Đông Y)

Đông Y là môn học có nền tảng từ Triết học Đông phương. Triết Đông mở đầu là học

thuyết Âm Dương được mô tả bằng tượng số . Cho nên người muốn tìm hiểu Đông y cần phải :

Hiểu biết Hệ Từ.

Tỏ ngộ Chính Danh.

Dốc lòng Chánh Tín.

Nắm chắc Bản Nghĩa.

1. HỆ TỪ :

Hệ từ là lời nói (từ) buộc liền (hệ) với tượng hoặc số để cho người trước, người sau có

chỗ dựa để hiểu như nhau một sự vật.

a. Tượng :

- ○ Hình tròn, tượng vô cực hoặc thái cực.

- △ Hình tam giác, tượng tam cực, tam âm, tam dương.

- □ Hình vuông, tượng Tứ tượng, tứ bộ kinh khí.

- _____ Nét liền, tượng hào dương (cương).

- __ __ Nét đứt, tượng hào âm (nhu).

- ..v..v….

b. Số :

- Số tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.

- Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa :

Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9

Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10

4

- Số sinh thành :

Số sinh : 1,2,3,4,5

Số thành : 6,7,8,9,10

- Số Âm Dương Lão thành :

Số Lão Dương : 9 (thuận từ 7 đến 9).

Số Lão Âm : 6 (nghịch từ 10,8 đến 6).

Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên Hào Dương, số 6 đặt

tên cho Hào Âm :

- Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5.

- Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2.

- .v.v….

- Số thủy chung :

Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên].

Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh].

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy viết :

Nói về Âm Dương trong Trời Đất không ai bằng Phục Hy, Văn Vương; đến Khổng Tử viết Hệ

Từ Truyện là rốt ráo.

Nói về Âm Dương trong thân người không ai bằng Hiên Viên, Kỳ Bá; đến Trương Trọng

Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là rốt ráo.

Lại nói, Thương Hàn Luận là “ Hệ Từ Văn ” của Y Gia.

Tóm lại, người học Đông Y bỏ qua không đọc Kinh Dịch và Thương Hàn Luận nhất định

không có hiểu biết Hệ Từ, nhất định không thấu đạt được truyền thống Đông Y.

.

5

2. CHÍNH DANH :

Khoa học nào cũng có thuật ngữ, Chính Danh là hiểu biết chính xác các thuật ngữ, các

tên của sự vật.

- Đồng có tên Thái Dương nhưng lại có nghĩa rất khác nhau :

Tại Hệ Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào, tượng 4 Kinh - 4 Khí), Kinh Dịch gọi tên 4 quẻ này theo

nghĩa Thái Thiếu (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), Thái Dương có nghĩa là

Dương Nhiệt [ ] tức toàn là Dương, cách gọi này dễ có nhầm lẫn giữa Thiếu Dương

và Thiếu Âm; trái lại Đông Y truyền thống gọi tên theo tượng Kinh Khí (Dương Nhiệt,

Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn), cách gọi này tránh được nhầm lẫn giữa Dương Hàn và

Âm Nhiệt.

Tại Hệ Bát Quái (8 quẻ 3 hào, tượng 2 Kỳ Kinh và 6 Kinh - 6 Khí), Kinh Dịch gọi tên 8 quẻ

này theo tượng Tự nhiên (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài), còn Đông Y truyền

thống gọi 8 quẻ này theo tượng Kinh Lạc (Đốc, Nhâm, Thiếu Dương, Khuyết Âm, Thái

Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Dương Minh). Tại Hệ này Thái Dương có tượng 3 hào là Khảm,

Thủy [ ] tương ứng với cách gọi cả Kinh Khí là Thái Dương Hàn Khí hàm nghĩa Thái

Dương là mặt trời chiếu soi Hàn Thủy của đại dương sinh thành một Khí bao quanh quả

đất bảo vệ vạn vật gọi là Thái Dương Khí (Khí giao là Âm Dương Khí đã giao tạo thành mọi

sinh hoạt trong vũ trụ cũng như trong thân người).

Tại Hệ Tạng Tượng (16 quẻ 4 hào, tượng 4 Kỳ Kinh và 12 Kinh – 12 Khí) Kinh Dịch không

gọi tên, Đông Y truyền thống gọi là Tạng Tượng. Tại Hệ này Thái Dương Hàn Khí được gọi

thêm Thủ Túc Kinh và Tiêu Bản Khí cho rõ ràng hơn (Túc Thái Dương Kinh, Bản Hàn Khí),

đôi khi chỉ gọi Kinh rồi kế tiếp là Tạng Phủ có Khí tương ứng (Túc Thái Dương Bàng Quang

thuộc Kinh Dương Hàn – Khí Âm Hàn ).

Thái Dương còn được gọi là Cự Dương với hàm nghĩa là Kinh dài và lớn thống lãnh các

Kinh, cũng còn được gọi là Khuyết Dương với ý là Kinh khiếm khuyết và Dương vì nó hành

Hàn là Âm Khí.

- Bắt đầu tiết 1, Ngài Trọng Cảnh đã dùng ngay Hư Tự ‘Chi vi ’; Bản Nghĩa chú giải là ‘ Thái

Dương Chi Kinh Khí vi bệnh ‘ với hàm nghĩa ‘ Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi ’, là 2 mặt làm

bệnh tại Thái Dương (Bản Hàn Bản Nhiệt hoặc Tiêu Âm Tiêu Dương). Ở tiết này, hầu hết

Thời Y không hiểu được thâm ý của tác giả nên bỏ bớt chữ ‘chi ’ hoặc chữ ‘vi‘ .

- Mạch Thương Hàn tại Kinh Thái Dương là Phù Khẩn mà đôi khi nơi sách lại có mạch Phù nhi

Khẩn, Thời Y không rõ được thâm ý của tác giả khi thêm chữ ‘nhi’ giữa 2 chữ Phù Khẩn là

6

để giúp người sau phân hiểu chỗ khác nhau của bệnh tình là chỉ có Phù Khẩn thì bệnh do 1

Kinh còn Phù nhi Khẩn là bệnh do 2 Kinh.

- Các tên Phương Thang như Tiểu Sài Hồ, Đại Sài Hồ, Đại Hãm Hung, Tiểu Hãm Hung .v.v..

không nên hiểu là thang thuốc nhỏ lớn mà phải hiểu theo chủ trị của nó, đơn thuần hoặc

Âm hoặc Dương, hoặc Hàn hoặc Nhiệt thì gọi là Tiểu [小] ; còn kiêm trị cả Âm Dương, Hàn

Nhiệt thì gọi là Đại [大] .

Bước vào rừng y (Hạnh Lâm) người học còn gặp nhiều thuật ngữ không kể xiết,Tiên

sinh Việt Nhân Lưu Thủy nhờ tỏ ngộ Chính Danh nên dễ dàng làm Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn

Luận và Tạp Bệnh Luận .

3. CHÁNH TÍN :

Có lòng tin chân thật về trật tự vũ trụ vạn vật mới có thể hiểu được truyền thống

Thánh Nhân đã truyền tải. Càng là hậu học càng không nên vội vàng cố chấp chỉ một đoạn văn

mà phải xét kỹ vấn đề một cách toàn diện :

a. Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp:

Nội Kinh luận Khí Hóa có chỗ viết “ Thái Dương -Thái Âm vi Khai, Dương Minh – Khuyết

Âm vi Hạp, Thiếu Dương – Thiếu Âm vi Khu “. Người học không nên cố chấp điều này vội

vàng hiểu Thiếu Âm là Khu mà phải thận trọng xét kỹ hơn. Cùng luận Khí Hóa cũng có chỗ

viết ‘ Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí nó gặp ở giữa (Trung kiến) để cân bằng với Kinh đối

lập là Thiếu Âm chủ Nhiệt Khí ‘. Nếu đã là đối lập, Thái Dương là Khai thì Thiếu Âm tất

nhiên là Hạp, huống chi chúng nó lại chủ hai Khí Hàn Nhiệt ?

Cũng tại Nội Kinh khi luận phép trị có viết ‘Thái Dương - Thiếu Âm tòng Bản tòng Tiêu,

Dương Minh - Thái Âm tòng Bản, Thiếu Dương – Khuyết Âm bất tòng Tiêu Bản nhi tòng

Trung hiện ’.

Châm cứu kinh huyệt đồ xác định “ 3 Kinh Dương là Thái Dương – Dương Minh thì ở hai

bên còn Thiếu Dương thì ở giữa; 3 Kinh Âm là Thái Âm – Thiếu Âm thì ở hai bên còn

Khuyết Âm thì ở giữa. Điều này thêm một lần chứng minh vai trò Trung hiện và Khu

chuyển của hai Kinh Thiếu Dương – Khuyết Âm (không phải là Thiếu Dương - Thiếu Âm).

Thương Hàn Luận tiếp theo Nội Kinh cũng xác định quan hệ Khí Hóa của Lục Kinh ‘Thái

Dương -Thiếu Âm là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt, Dương Minh -Thái Âm là cặp Kinh Âm

Dương Táo Thấp, Thiếu Dương - Khuyết Âm là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện ‘ . Chứng tỏ

Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp.

7

Thánh Nhân làm Kinh chân thật không thiếu sót, Nội Kinh có chỗ sai chẳng qua do

người sao chép nhầm lẫn mà thôi, Hậu học như chúng ta không nên cố chấp mà phải hiểu theo

Tự nhiên ‘Thái Dương – Thái Âm là Khai, Dương Minh – Thiếu Âm là Hạp, Thiếu Dương –

Khuyết Âm là Khu ‘.

b. Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là gì ?

Sách Đông Y thường nói : “ Ngũ Tạng Lục Phủ “ tương ứng với Ngũ Hành Lục Khí. Thực

tế có 12 Kinh, rõ ràng có 6 Phủ 6 Tạng. Như vậy là thân người có 5 Phủ 5 Tạng đủ hình tích ứng,

với 5 Hành còn 1 Phủ 1 Tạng là con đường giao liên khí huyết nuôi dưỡng cả thân người và 5

Tạng 5 Phủ kia.

Kéo dài ngàn năm Đông Y không biết rõ ràng về Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc.

Đến thế kỷ 19 Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ Trung Tây Hối Thông, có công khám phá rõ ràng về

Tam Tiêu là con đường lưu thông của Thủy và Khí. Còn về Tạng Tâm Bào Lạc thì lại không dám

quyết là cái gì, có lẽ nỗi bức xúc này khiến tác giả viết cuốn Huyết chứng luận.

Học giả gọi Tạng Tâm Bào Lạc là màng bao tim. Việc sai lầm này phải chăng vì hời hợt

bỏ mất chữ lạc, chỉ còn hai chữ Tâm bào nên cố chấp gọi nó là màng bao tim không có chức

năng gì đáng nói. Chữ “Lạc” từ Nội Kinh có nghĩa là Mạch máu, tại sao không có ai nghĩ được

Tạng Tâm Bào lạc là Mạch máu, hệ tuần hoàn ngoài tim, đường lưu thông của Hỏa và Huyết trải

khắp châu thân và các Tạng Phủ.

Như vậy chức năng của Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là vận hành Khí Huyết

Vinh Vệ toàn thân, phù hợp với nhu cầu của cơ thể (Khí Huyết thuộc Hậu Thiên, trước nó là

Thủy Hỏa thuộc Tiên Thiên; cặp Dương Trung Hiện gồm có 2 Phủ Tam Tiêu và Đởm điều hành

Thủy Khí; cặp Âm Trung Hiện gồm có 2 Tạng Tâm Bào Lạc và Can điều hành Hỏa Huyết; bốn chất

liệu này châu lưu Doanh Vệ toàn thân.

c. Phủ Tam Tiêu không phải hành Hỏa mà thuộc hành Thủy :

Mãi đến ngày nay giới Đông Y còn cho Phủ Tam Tiêu thuộc hành Hỏa. Nếu điều này

đúng thì :

- Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc +Tam Tiêu = 4 Hỏa

- Thận + Bàng Quang = 2 Thủy.

Như vậy làm sao có được sự cân bằng Thủy Hỏa. Thiết tưởng có sai lầm này là do mê

tín ở chỗ Nội Kinh gọi Thiếu Dương tướng Hỏa không chịu đọc chức năng của Tam Tiêu là : “

Quan quyết độc, xuất phát thủy đạo “. Lại nữa, Tam Tiêu xuất phát từ Thận hệ đối lập với Tâm

Bào Lạc xuất phát từ Tâm hệ, cho nên Tam Tiêu nhất định thuộc hành Thủy. Nhân Thân có :

8

- Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc = 3 Hỏa.

- Thận + Bàng Quang + Tam Tiêu = 3 Thủy.

Như vậy Thủy Hỏa trong thân người mới cân bằng điều hòa.

Do không Chánh Tín mà giới Đông Y đã có những sai lầm kéo dài ngàn năm làm

cho ngày nay Đông Y mai một.

4. BẢN NGHĨA :

Người học Đông Y, đọc sách : “Nhân Thân Khí Hóa” của Lương Y Việt Cúc, ai cũng thấy

6 chữ : “ Trị bệnh tất cầu kỳ Bản “. Thử hỏi Bản là gì ? Nhiều người trả lời đó là nguyên nhân

sanh bệnh. Nói như vậy chưa thật xác đáng. Nếu thật biết 6 chữ này nằm tại Chương “ Âm

Dương Ứng Tượng Đại Luận “ của Nội Kinh thì nghĩa chữ “ Bản ” rõ ràng là Âm Dương. Tiên sinh

Việt Nhân Lưu Thủy còn nói : “ Thánh Nhân ưu tư về sức khỏe nên trước giải nguyên lý ‘Âm

Dương Hàn Nhiệt ‘ rồi sau làm sách Thương Hàn “ . Âm Dương là cốt lõi của Đạo học, Hàn Nhiệt

là cốt lõi của Khí hóa. Bản Nghĩa của sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là tại 4 chữ này.

*

9

CHƯƠNG II

ĐẠO HỌC

(Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối)

Theo dấu người xưa Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :

Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo.

1. ĐẠO LÀ GÌ ?

Trong Triết học Đông phương chữ Đạo không chỉ có nghĩa bắt buộc như luân lý, cũng

không chỉ có nghĩa giới răn như tôn giáo. Chữ Đạo là nhận thức của con người về qui luật tự

nhiên của Trời Đất. Đạo là con đường dời đổi (Dịch) của sự vật trong vũ trụ nhân sinh với cái thể

không dời đổi (bất Dịch) của nó là Nhất Âm Nhất Dương.

Hiện tại ai cũng biết Âm Dương là 2 mặt tương phản của sự vật, đó là hiện tượng tương

đối của sự vật gọi là Âm Dương đối lập; nhưng ít ai chịu biết gốc của sự vật là bản chất tuyệt đối

và do không thể chia lìa với gốc tuyệt đối, Âm Dương của sự vật còn được gọi là Âm Dương

thống nhất. Học thuyết Âm Dương được truyền thừa từ xưa đến nay với 3 qui luật Âm Dương

cần và đủ là Âm Dương tương đối [hiện tượng], Âm Dương Hổ căn [bản chất tuyệt đối], Âm

Dương bình hành [tuyệt đối mà tương đối].

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo”. Câu này là người

nói theo Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng, chương 5 :

- Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo (1).

- Kế chi giã, Thiện dã (2).

- Thành chi giã, Tính dã (3).

- Nhân giã kiến chi vị chi Nhân (4).

- Trí giã kiến chi vị chi Trí (5).

- Bách tính nhật dụng nhi bất tri (6).

- Cố quân tử chi Đạo tiễn hỉ (7).

10

Tạm dịch như sau :

(1) Đạo là con đường dời đổi của sự vật với cái thể không dời đổi của nó là Nhất Âm Nhất Dương.

(2) Đi ra (hướng tán vạn thù) còn kế tục được Đạo gọi là Thiện.

(3) Đi vào (hướng qui nhất bản) thành tựu được Đạo gọi là Tính.

(4) Người thiên về Nhân gọi Đạo là Nhân.

(5) Người thiên về Trí gọi Đạo là Trí (Sự thật Nhân và Trí là hai mặt Âm Dương của Đạo).

(6) Bách tính là trăm họ hằng ngày dùng Đạo mà không biết.

(7) Cho nên Đạo của người quân tử (là người biết rõ đạo Nhất Âm Nhất Dương) rất hiếm có.

Kinh Dịch lại nói Thái cực “ thị sinh Lưỡng nghi ” có nghĩa Thái cực là đã sinh Lưỡng

nghi. Lưỡng nghi tức là Nhất Âm Nhất Dương. Cho nên Kinh Dịch nói : “Đạo là Thái cực “. Nghĩa

này cụ thể, hình dung được rõ ràng.

Đạo Đức Kinh nói :“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “.Có Lý giải :

Đạo sinh nhất : Đạo sinh Thái cực tức Đạo Nhất.

Nhất sinh nhị : Là Thái cực sinh Lưỡng nghi.

Nhị sinh tam : Lưỡng nghi tức Âm Dương đối lập (2), hiệp với Âm Dương thống nhất (1)

thành 3.

Tam sinh vạn vật : Âm Dương tương giao sinh vạn vật (3).

Chữ ‘sinh’ hàm nghĩa Đạo biến hóa tùy thời.

Lại nói : “Vô cực sinh Thái cực”, như vậy Đạo là Vô cực (khi chưa phân cực),cho thấy

Đạo Đức Kinh nói nghĩa chữ Đạo khi còn mập mờ, thấp thoáng, khó nhận thấy.

Trái lại theo Đồ Đại Diễn của Kinh Dịch có thể Lý giải câu nói trên của Đạo Đức Kinh

như vầy :

Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào).

Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào).

Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào).

Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào).

11

Lão Tử nói “ Đạo là Vô cực ” (sự vật khi chưa phân cực), Khổng Tử lại nói “ Đạo là

Thái cực “ (sự vật khi đã phân cực) ,vậy thì chữ Đạo chẳng qua có nghĩa ‘tùy thời ’ của Thánh

Nhân mà thôi !

a- Đạo Dịch

Loài người nhận thức vạn vật luôn dời đổi với cái thể không dời đổi là Nhất Âm Nhất

Dương làm thành sách Kinh Dịch đầy đủ 3 mặt:

Thể : Bất dịch, không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo.

Tướng : Biến dịch, dời đổi biến hóa tuần hoàn không ngừng.

Dụng : Giản dị, hai đức tính căn bản của Âm Dương.

b- Đạo Thái cực – Đạo Nhất

Thái là lớn, Cực là rất, Thái cực là cái rất lớn; Định nghĩa này e không phù hợp với nhận

định “Vạn vật các hữu Thái cực”. Cho nên cần định nghĩa lại như sau : Thái là toàn thể, Cực là

các phân cực như Âm cực Dương cực … , Thái cực là cái toàn thể gồm hết thảy các phân cực mà

chủ thể đã chia ra. Người xưa dành chữ Đạo để nói về Âm Dương thống nhất, hiệp với câu

“Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo” tức là Đạo Thái cực = Đạo Nhất :

- Nho Giáo : Đức Khổng Tử nói “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” có nghĩa là Đạo của ta dùng

“cái nhất” để quan sát tất cả.

- Phật Giáo : Tu giải thoát bằng pháp môn “bất nhị”. Kinh Hoa Nghiêm nói “Một là tất cả,

tất cả là một”.

- Công Giáo : Chúa Kitô là “con một” của Thiên chúa.

c- Đạo Trú Dạ

- Đạo (Thiên thời) : Thời thống nhất.

- Trú Dạ (Địa vị) : Thế đối lập.

Đạo Trú Dạ tức vừa nói Thời là Âm Dương thống nhất, vừa nói Vị là Âm Dương đối lập.

.

12

d- Đạo Tam Cực

Tam cực là gồm 2 cực Âm Dương đối lập và 1 cực Âm Dương thống nhất là cực Trung Hòa :

- Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa [Thiên Địa là 2 cực Âm Dương và Nhân là 1 cực Trung Hòa].

- Tam Vận : Khai (mở) – Khu (bản lề) – Hạp (đóng). [Khai Hạp là 2 cực Âm Dương và Khu là

1 cực Trung Hòa].

e- Đạo Kiền – Đạo Khôn

Kiền Khôn là 2 quẻ 3 hào thuộc hệ Bát Quái thể hiện Đạo Tam cực (Kiền là Tam Dương

– tượng cha, Khôn là Tam Âm – tượng mẹ). Nói túi Kiền Khôn là gợi ý Đạo Âm Dương thống

nhất; nói cửa Kiền Khôn là gợi ý Nghĩa Âm Dương đối lập. Phối hợp Âm Dương với 2 hào Thể và

1 hào Dụng gọi là :

- Kiền đạo thành Nam (2 hào Thể Nhu, 1 hào Dụng Cương) :

: Quẻ Chấn, Dụng Cương tại Hạ, tượng Trưởng Nam.

: Quẻ Khảm, Dụng Cương tại Trung, tưởng Trung Nam.

: Quẻ Cấn, Dụng Cương tại Thượng, tượng Thiếu Nam.

- Khôn đạo thành Nữ (2 hào Thể Cương, 1 hào Dụng Nhu) :

: Quẻ Tốn, Dụng Nhu tại Hạ, tượng Trưởng Nữ.

: Quẻ Ly, Dụng Nhu tại Trung, tượng Trung Nữ.

: Quẻ Đoài, Dụng Nhu tại Thượng, tượng Thiếu Nữ.

f- Đạo Vuông Tròn :

Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh hồ động“ có liên quan Tứ Tượng xác minh

vai trò Trung Thiên và Đạo Vuông Tròn. Kinh Dịch tỏ rõ có 3 hệ :

1 hào : Lưỡng nghi (chia 2) = Tiên Thiên = Đạo

2 hào : Tứ Tượng (chia 4) = Trung Thiên = Truyền Chuyển.

3 hào : Bát Quái (chia 8) = Hậu Thiên = Đời.

13

Tròn là tượng Thái Cực nhị phân Âm Dương, Vuông là Tứ Tượng; xưa nay Kinh Dịch

truyền thừa tượng đồ Thái Cực chính là Đồ Thái Cực nhi Tứ Tượng, cụ thể hơn dân gian Việt

Nam có truyện cổ tích bánh chưng bánh dầy cũng chính là nhắc nhớ Đạo Vuông tròn. Cơ cấu

của Dịch Lý là Trung Đạo đường liên kết giữa 2 cực Âm Dương và khởi đầu của hệ Trung Thiên

nơi Kinh Dịch là Tứ Tượng (tứ tượng – 16 tạng tượng – 64 tượng vạn vật). Đức Trọng Cảnh thừa

kế tuyệt vời hệ Trung Thiên này và làm rõ tứ bộ Sinh Lý Bệnh Lý, tiếp nối điều này Cụ Việt Nhân

Lưu Thủy cũng có một nhận định để Đời về Khí Hóa bằng câu:

Nhị Âm Nhị Dương Chi Vị Khí

Bốn chữ Âm Dương Hàn Nhiệt là Tứ Bộ Kinh Khí nơi thân người gồm có Dương Hàn - Dương

Nhiệt và Âm Hàn – Âm Nhiệt là cơ chuyển hóa từ Sinh Lý đến Bệnh Lý khi thọ bệnh và ngược lại

khi trị lành.

Từ ngàn xưa, Đức Trọng Cảnh đã để lại Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một bộ

sách bệnh lý học vô cùng quý giá nêu rõ cơ chuyển biến của nó là Khí Hóa có cơ sở là hệ Kinh

Lạc và Bộ vị Tấu nơi thân người. Chủ trương Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt với đầy đủ 3 mặt Khí

làm bệnh,Kinh thọ bệnh,Lạc truyền chuyển bệnh là một ứng dụng tuyệt vời từ Kinh Dịch truyền

thống cho nên từ đó về sau ít có người theo kịp do Kinh Dịch đã bị xuyên tạc.

Cụ Lưu Thủy tuy là người Việt nhưng thấm nhuần Nho Giáo và Phật Giáo lại nhờ hiểu

thấu Đạo Vuông tròn nên đã để lại cho dân tộc ta các di cảo đề xướng chấn hưng Đông Y vô

cùng quý giá cần được quan tâm thừa kế và phát huy.

14

2. ĐỨC LÀ GÌ ?

Đức là khả năng dùng Đạo, sử dụng 2 qui luật thống nhất và đối lập kể cả 2 tính giản

dị của Âm Dương.

Kinh Dịch Hệ Từ Hạ nói : “Thiên Địa chi đại đức viết sinh” có nghĩa Đức lớn của Trời

Đất là sinh dưỡng vạn vật, cũng như nói : Kiền Khôn , Khôn Đức … . Đức của Thánh Nhân là

khéo dụng tính Giản Dị, Cương Nhu qua 2 câu thơ bất hủ của Lục Tượng Sơn :

Giản dị công phu chung cửu đại

Chi li sự nghiệp cánh phù trầm.

Nghĩa là :

Công phu giản dị cuối cùng được lớn mạnh lâu dài.

Chi li tạo lập sự nghiệp rốt lại cũng là chìm nổi

Tôi còn nhớ thầy dạy Hán văn Trung học có đọc 2 câu thơ giúp nhớ về chữ Đức :

Chim Cúc mà đậu cành tre.

Thượng thập, hạ tứ, nhất đề chữ tâm.

彳 : Bộ sách, bước chân trái có ý nghĩa làm hoặc đi.

十 : Chữ Thập số 10, số chung tượng Tròn.

四 : Chữ Tứ số 4, tượng Vuông.

一 : Chữ Nhất nghĩa là một.

心 : Chữ Tâm, nghĩa là lòng.

Người xưa viết chữ Đức có ngụ ý muốn có Đức thì phải Một lòng làm theo Đạo Vuông Tròn.

3. Y ĐẠO – Y ĐỨC :

a- Y Đạo:

Y Đạo là con đường hành y hợp Tự nhiên theo đúng các qui luật của Âm Dương.

15

*Thân người cần có sức khỏe cường tráng, Âm Dương điều hòa là vô bệnh.

*Tâm người cần được an lạc, tư tưởng tĩnh lặng là vô niệm.

*Cá nhân lại không tách rời xã hội nên xã hội Hòa bình Thống nhất là vô cửu.

Ngành Y trong xã hội cần được nhiều ngành tương quan hổ trọ, thì Y Đạo mới trọn vẹn được.

b- Y Đức :

Y Đức là năng lực sử dụng Y Đạo. Người thầy thuốc muốn rèn luyện Y Đức, khi học phải

theo truyền thống Y Đạo, khi làm đem lại cho người bệnh sức khỏe về Thân, sức khỏe về Tâm

và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái.

4. NHẬN ĐỊNH :

Hào Thượng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu có hào từ : “ Tự Thiên hựu chi, cát vô bất

lợi “ có nghĩa ‘Tự được Trời giúp cho, mọi việc đều tốt, không gì là không lợi ‘.

Đức Khổng Tử có giải thêm ở Hệ Từ Hạ : ‘Sở dĩ được Trời giúp sức là nhờ biết thuận ‘.

Người xưa từng nói : Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong.

Có tín ngưỡng gọi Đạo là Trời, không tín ngưỡng gọi Đạo là qui luật.

Thuận qui luật thì được qui luật giúp đỡ

Trái qui luật thì bị qui luật trừng phạt.

Nào khác gì Lão Tử nói nơi Đạo Đức Kinh : “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên

pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên ”.

Tóm lại thuận qui luật Tự nhiên gọi là có Đạo, nghịch qui luật Tự nhiên gọi là thất

Đức. Hai chữ Đạo Đức rất giản dị nhưng lại rất sâu sắc. Trong đời sống thế gian 2 qui luật

Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập không bao giờ rời nhau :

Âm Dương điều hòa là Sinh lý

Âm Dương bất hòa là Bệnh lý.

Gốc Tuyệt đối là Âm Dương thống nhất = Đạo.

Ngọn Tương đối là Âm Dương đối lập = Nghĩa.

16

CHƯƠNG III

KHÍ HÓA

(Năng lực sinh hoạt của vạn vật)

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :

Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí

1. KHÍ HÓA LÀ GÌ ?

Khí : Trong Triết học Đông Phương, khí không chỉ là thể hơi, không khí, mùi hương mà

còn là môi trường và bao hàm các năng lực (Lý, Hóa…) giúp sự vật sinh hoạt, đổi dời.

Hóa : Là một trong hai từ biến hóa, hai thuộc tính dời đổi của Âm Dương :

Dương biến thành Âm

Âm hóa thành Dương.

Do Hóa là quá trình tiến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép

với nhiều từ khác như Tiến hóa, Văn hóa. Nhưng khi gặp từ Hóa người đọc cần hiểu nó nằm

trong 2 từ biến hóa.

Khí Hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật, trong vũ trụ nhân

sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chưa trong môi trường và trong bản thân sự vật.

2. TỨ TƯỢNG – TỨ KHÍ – TỨ KINH :

Nhị Âm Nhị Dương là Hệ 2 nét có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, còn gọi là Khí thì xưa nay mới

thấy lần đầu. Nét thứ nhất đọc là Âm Dương, nét thứ hai đọc là Hàn Nhiệt :

Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào của Kinh Dịch. Do tuân thủ Hệ Tiên Thiên đại diễn từ 1 đến 6

hào nên có cách đọc từ dưới lên.

17

Tứ Khí : 4 Khí Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn. Do là 2 hào trên nên

cũng đọc từ dưới lên đồng với Tứ Tượng.

: Dương Nhiệt : Táo Khí.

: Âm Hàn : Thấp Khí.

: Dương Hàn : Dương Hàn Khí .

: Âm Nhiệt : Âm Nhiệt Khí.

Tứ Kinh : cũng là 4 Kinh Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt - Âm Hàn. Nhưng là 2

hào dưới nên phải đọc từ trên xuống (2 tượng Kinh Dương Hàn, Âm Nhiệt đảo ngược với 2

tượng Khí).

: Dương Nhiệt : Dương Minh Kinh.

: Âm Hàn : Thái Âm Kinh.

: Dương Hàn : Thái Dương Kinh.

: Âm Nhiệt : Thiếu Âm Kinh.

Trong tứ bộ Kinh Khí thì Dương Nhiệt thuần Dương và Dương Hàn thuần Âm nên xưa

nay không có sự lẫn lộn, riêng Dương Hàn và Âm Nhiệt thường có sự lầm lẫn giữa trên dưới của

các nét Âm Dương Hàn Nhiệt. Cụ Lưu Thủy nói ‘Thiếu Âm là phản ảnh của Thái Dương’ (Âm

Nhiệt là phản ảnh của Dương Hàn); thực tế cho thấy rất rõ là Kinh Khí đều như vậy :

- Khí Dương Hàn ; Khí Âm Nhiệt .(tượng ở trên, đọc từ dưới lên)

- Kinh Dương Hàn ; Kinh Âm Nhiệt . (tượng ở dưới, đọc từ trên xuống)

3. PHÂN LOẠI TỨ TƯỢNG :

Tứ Tượng có vị trí không đổi, nhưng tùy cách phân loại mà có trật tự Hệ từ như sau :

a- Âm Dương Nhị Phân (hệ theo 4 thời gian)

Dương Nhiệt : Nguyên – Sinh

Dương Hàn : Hanh – Trụ

Âm Nhiệt : Lợi – Dị

Âm Hàn : Trinh – Diệt

18

b- Âm Dương tuần hoàn (hệ theo 4 mùa)

Dương Hàn : Xuân - Sanh

Dương Nhiệt: Hạ - Trưởng

Âm Nhiệt : Thu - Thâu

Âm Hàn : Đông - Tàng

c- Âm Dương đối lập (hệ theo 4 thời vận)

Dương Nhiệt : Cát - Dương

Âm Hàn : Hung - Âm

Dương Hàn : Hối – Biến

Âm Nhiệt : Lẫn - Hóa

4. TỨ KHÍ LÀM BỆNH :

a- Lưỡng nghi bệnh :

Thái Dương [Dương Hàn] làm bệnh Thương Hàn.

Thiếu Âm [Âm Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong.

Do Dương Hàn và Âm Nhiệt đầy đủ tính Âm Dương nên có khả năng tự làm bệnh và lây

truyền các Kinh khác.

*Dương Hàn (Dương Kinh Hàn Khí) : Dương Kinh bị Thương bởi Hàn Khí nên gọi là Thương Hàn.

*Âm Nhiệt (Âm Kinh Nhiệt Khí) : Nhiệt Khí bị Âm Kinh (Nhiệt + Hàn = Phong) làm bệnh tại Cơ

Nhục (Biểu Trung) nên gọi là Trúng Phong.

19

Thái Dương là Thái cực, Thái Dương bệnh là Thái cực bệnh, Thái Dương có Kinh có Khí,

Khí có Tiêu có Bản cũng như Thái cực có Lưỡng Nghi do đó bệnh có Thương Hàn, có Trúng

Phong.

Kinh của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong.

Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn.

Bản Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn.

Tiêu Khí của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong.

b- Tứ bộ bệnh :

- Đơn bệnh tại Tứ Kinh :

Thái Dương bệnh Hàn,Dương Minh bệnh Ôn, Thiếu Âm bệnh Phong, Thái Âm bệnh Thấp.

- Kiêm bệnh tại Tứ Kinh :

Khí Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt kết hợp làm Lưỡng nghi bệnh đã trình bày, còn

lại 2 Khí Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp có đặc điểm :

. Khí Dương Minh Táo là Dương Nhiệt, thuần Dương.

. Khí Thái Âm Thấp là Âm Hàn, thuần Âm.

Hai Khí này không tự làm bệnh, muốn làm bệnh phải có sự kết hợp với Thái Dương

(Dương Hàn) hoặc với Thiếu Âm (Âm Nhiệt).

- Dương Nhiệt + Dương Hàn làm Ôn bệnh.

- Dương Nhiệt + Âm Nhiệt làm Phong Ôn.

- Âm Hàn + Dương Hàn làm Hàn thấp.

- Âm Hàn + Âm Nhiệt làm Phong Thấp.

Tóm lại, Tứ Khí làm ra 6 bệnh danh là Trúng Phong, Thương Hàn và Ôn bệnh, Phong

Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp.

20

5. ÂM DƯƠNG – HÀN NHIỆT- TIÊU BẢN :

Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nói về Tiêu Khí, Bản Khí rất dễ hiểu :

Bản Nhiệt = Dương Nhiệt + Âm Nhiệt

Bản Hàn = Dương Hàn + Âm Hàn

Tiêu Dương = Dương Nhiệt + Dương Hàn [hiệp Bản Nhiệt]

Tiêu Âm = Âm Hàn + Âm Nhiệt [hiệp Bản Hàn]

6. KẾT LUẬN :

Đức Trọng Cảnh chủ trương dùng Tứ Tượng để luận Tứ Khí Tứ Kinh . Nhiều người cho

như thế là không đúng với Nội Kinh (chủ trương Lục Khí). Lục Khí chẳng qua là Tứ Khí Âm Dương

Hàn Nhiệt, 2 cặp đối lập này với 2 Khí Trung Hiện của chúng là Thiếu Dương và Khuyết Âm. Đây

không phải là ước tóm mà là phân tích cho rõ hơn chức năng của Lục Khí tại Lục Kinh làm thành

6 bệnh danh cốt yếu của sách Thương Hàn. Chủ trương như vậy càng làm sáng tỏ truyền thống

Đông Y là Đạo học Khí hóa và Bản Nghĩa của Tứ bộ Âm Dương Hàn Nhiệt.

*

21

CHƯƠNG IV

BỘ VỊ

(Xứ sở của Sinh Lý và Bệnh Lý)

Khí hóa là tùy Thời (Thiên tùy Địa) nói lúc Kinh Lạc làm bệnh. Bộ Vị là thuận Vị (Địa

thuận Thiên) nói chỗ Kinh Lạc bị bệnh. Người học Đông Y qua loa vội vàng theo Bát cương học

Bộ Vị chỉ 2 phần là Biểu và Lý. Sự thật của Đạo Tam Cực nói về Bộ Vị của Nhân thân Khí hóa thì

ngoài 2 cực Âm Dương đối lập là Biểu Lý, còn có 1 cực Trung Hòa. Bộ Vị gọi cực này là Tấu Lý.

1. TẤU LÝ LÀ GÌ ?

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Tấu là chỗ thông hội chân nguyên của khí Tam Tiêu.

Lý là đường Văn nét Lý trãi suốt Bì Phu tới Tạng Phủ “. Nói Tam Tiêu tức là chỉ nói Dương không

nói Âm, Âm của Tam Tiêu chính là Tâm Bào Lạc. Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc là nền tảng, đạo lộ của

Hệ Kinh Lạc, nơi Kinh Lạc thông tới ngọn, hội về gốc. Tấu Lý [!] là toàn bộ mạn lưới Kinh Lạc có

chức năng liên kết Biểu Lý làm một, điều hành, nuôi dưỡng Biểu – Lý không khác với chức năng

xung hòa Khí đối với 2 Khí Âm Dương đối lập.

[!] Trong Hán tự chữ Lý (Tấu Lý) có bộ Vương ( ) nghĩa là Văn nét, vùng đất, dặm đường …

khác với chữ Lý (Biểu Lý) có bộ Y ( ) nghĩa là trong đối với ngoài ; cho nên dùng chữ Hán để

trình bày đoạn trên không có trở ngại, trái lại nếu dùng chữ Việt thì hai chữ Lý đều giống nhau dễ

có nhầm lẫn. Người thuật đề nghị về sau dùng một chữ Tấu không kèm chữ Lý kh i nói về Bộ Vị

(Biểu – Tấu – Lý) chẳng những giản lược mà còn tránh được nhầm lẫn.

2. TẤU CÓ 2 PHẦN :

a- Tấu Bán Biểu : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu. Trong phần này Kinh Lạc

vào ra (Nội Ngoại) theo chiều ngang (Hoành).

b- Tấu Bán Lý : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Lý.Trong phần này Kinh Lạc lên

xuống (Thướng Há) theo chiều dọc (Tung). Tại Lý, Tấu Bán Lý liên kết với Cách để phân

kết phần Thượng và phần Trung; liên kết với Đái để phân kết phần Trung và phần Hạ.

22

3. BIỂU CÓ 3 PHẦN :

a- Bì Phu :

Là Biểu ngoài, phần ngoài nhất bao bọc và bảo vệ cơ thể, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí

Hóa là Hàn Khí.

- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế (Nội

Kinh).

- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Kinh túc Thiếu Âm Thận chủ

Hàn Khí (Thương Hàn Luận).

b- Cơ Nhục:

Là Biểu giữa, nơi Vinh Vệ sơ hội, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí Hóa là Phong Khí.

- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ (Nội Kinh).

- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thiếu Dương Đởm và Kinh Túc Khuyết Âm Can chủ

Phong Khí. (Thương Hàn Luận).

c- Tấu Biểu :

Là Biểu trong, nối liền mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu, có Bộ Vị Trung hiệp với

Khí hóa là Nhiệt Khí.

- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào

Lạc (Nội Kinh).

- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường và Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm chủ

Nhiệt Khí (Thương Hàn Luận).

4. LÝ CÓ 3 PHẦN :

a- Phần trên (Thượng) - Chủ Nhiệt Khí gồm có 3 Tạng : Phế - Tâm – Bào Lạc.

*Tạng Tâm Bào Lạc phát xuất từ Tâm, tùy thuộc phần trên nhưng bao gồm mạch máu khắp cơ

thể.

b- Phần giữa (Trung) – Chủ Phong Khí gồm có 6 Phủ Tạng : Vỵ, Tỳ - Đởm, Can – Tiểu

Trường, Thận.

c- Phần dưới (Hạ) – Chủ Hàn Khí gồm có 3 Phủ : Tam Tiêu - Bàng Quang - Đại Trường.

23

*Phủ Tam Tiêu thuộc Hệ Thận - Bàng Quang phát xuất tại phần dưới nhưng lưu chuyển mọi

đường nước và luồng khí khắp cơ thể.

5. VAI TRÒ CỦA BỘ VỊ :

Khí Hóa và Bộ Vị là cặp Âm Dương cũng như Thời Vị trong Kinh Dịch. Mỗi Bộ vị đều có

Kinh Lạc chủ Khí Hóa thích hợp Trung Hiệp. Cho nên trong Thương Hàn Luận Đức Trọng Cảnh

dùng từ “ Danh Viết “ để gọi tên bệnh đều là hàm ý kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh.

a- Kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh :

Tại Thiên Thái Dương sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Lưu Thủy có lời chú

như sau :

- Danh viết Thương Hàn : Chỉ bệnh tại Bì Phần.

- Danh viết Trúng Phong : Chỉ bệnh tại Nhục Phần.

- Danh viết Ôn Bệnh : Chỉ bệnh tại Tấu bán Biểu.

- Danh viết Phong Ôn : Chỉ bệnh tại Tấu bán Lý.

- Danh viết Hoành : Chỉ bệnh từ Tấu bán Biểu ra Biểu, Kinh Lạc đi Hoành (ngang).

- Danh viết Tung : Chỉ bệnh từ Tấu bán Lý vào Lý, Kinh Lạc đi Tung (dọc).

- Danh viết Cách, danh viết Đại : Chỉ bệnh tại Cách Mô là chỗ Kinh Lạc tập trung để triều

hội về Phế làm thành Mạch Tượng nơi Thốn khẩu.

b- Dùng tên thuốc gọi chứng :

Dùng thuốc gọi tên chứng là có hàm ý chứng tại Bộ Vị :

- Ma Hoàng chứng : Chứng tại Bì Phu.

- Quế Chi chứng : Chứng tại Cơ Nhục.

- Sài Hồ chứng : Chứng tại Tấu.

.

24

6. KẾT LUẬN :

Chủ trương Khí Hóa nhưng không bỏ sót Bộ Vị là nền Y học đầy đủ tánh Âm Dương. Ngày

nay số đông học Đông Y chú trọng thuyết Ngũ Hành (Vị) bỏ qua Lục Khí (Thời). Thiên lệch như

vậy trách sao Đông Y không mai một ?

*

25

CHƯƠNG V

KINH LẠC

(Nền tảng của Khí Hóa)

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :

Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh

Người xưa thường nói : “ Học Y mà không học Kinh Lạc như người đi đêm tối không có

trăng sao đèn đuốc “. Nội Kinh Linh Khu, sách chuyên nói về Kinh Lạc trong truyền thống Đông

Y. Tiếc rằng ngày nay giới Đông Y , ngành Châm Cứu thì học Kinh Lạc qua loa những đường kinh

có Huyệt, ngành Thang Dược thì học hời hợt Lý luận cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành, không hề

học Kinh Lạc; trách sao Đông Y không mai một !

Kinh Lạc trên thân người là cơ sở của Đạo học - Khí hóa (Âm Dương Hàn Nhiệt), đối

tượng cốt yếu của truyền thống Đông Y.

1. KINH LẠC LÀ GÌ ?

Kinh là những đường năng lực tạo thành một mạng lưới có chức trách vận hành khí

huyết nuôi dưỡng và điều hòa mọi sinh hoạt của cơ thể; bên trong dính kết với Phủ Tạng, bên

ngoài nối liền với thịt da và các quan khiếu.

Mỗi Kinh gồm có :

- Lạc (mạch máu) là con đường lưu thông của Huyết ( + Hỏa) dính kết với các năng lực

thuộc Ngũ Hành của Đất.

- Khí (luồng hơi) là con đường lưu thông của Khí ( + Thủy) nối liền với các năng lực thuộc

Lục Khí của Trời.

TRỜI THẦN TÂM THỂ HỒN KHÍ

NGƯỜI KHÍ PHẾ - TỲ - CAN THỂ PHÁCH KINH

ĐẤT TINH THẬN THỂ XÁC LẠC

26

Trong con người Thể Phách là mạng lưới Kinh Lạc. Khí Kinh Lạc không bao giờ rời nhau

khi con người còn sống.

Thương Hàn Luận là sách bệnh lý xiển minh Kinh Lạc từ đầu đến cuối :

- Nói Mạch tượng : Chứng của Lạc.

- Nói run rẩy, đau, cứng : Chứng của Kinh.

- Nói sợ gió, sợ lạnh : Chứng của Khí.

2. BÁT QUÁI – LỤC KINH – LỤC KHÍ :

Nói Hệ 3 nét có 8 quẻ gọi là Bát Quái. Trong Bát Quái có cha mẹ là 2 Kỳ Kinh và 6 con là

Lục Kinh hành Lục Khí.

TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ QUAN HỆ KINH KHÍ

KIỀN CHA ĐỐC DƯƠNG

KHÔN MẸ NHÂM ÂM

ĐOÀI THIẾU NỮ DƯƠNG MINH TÁO

CẤN THIẾU NAM THÁI ÂM THẤP

LY TRUNG NỮ THIẾU ÂM NHIỆT

KHẢM TRUNG NAM THÁI DƯƠNG HÀN

TỐN TRƯỞNG NỮ KHUYẾT ÂM PHONG

CHẤN TRƯỞNG NAM THIẾU DƯƠNG HỎA

27

3. TAM ÂM – TAM DƯƠNG :

Tam Âm Tam Dương thường được mô tả bằng 2 tam giác đều đối đỉnh, đỉnh cao là

Dương, đỉnh thấp là Âm, 2 Tam Âm Tam Dương là 6 và thể hiện của nó gồm có Lục Khí – Lục

Kinh.[khi trái thường Lục Khí là Lục Dâm].

a- Phân hiểu Lục Khí – Lục Dâm – Lục Kinh :

Lục Khí là 6 Khí bình thường trong Trời Đất cũng như trong con người. Lục Dâm là 6

Khí bất thường. Thân người có Lục Kinh hành Lục Khí, Lục Khí này khi bình thường làm thành

Sinh Lý, khi bất thường làm thành Bệnh Lý.

*Phân hiểu Lục Khí và Lục Dâm:

- Lục Khí : PHONG(gió) – HÀN(lạnh) – NHIỆT(nóng) – THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) – HỎA(lửa).

- Lục Dâm: PHONG(gió)– HÀN(lạnh) – THỬ(nắng) - THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) - HỎA(lửa).

(theo thứ tự thường dùng đối xứng giữa lục khí và lục dâm).

Do nhận thức Lục Dâm cũng chỉ là 6 khí bình thường chuyển biến bất thường mà ra nên

người xưa chỉ gọi Lục Dâm khác với Lục Khí nơi cặp Nhiệt Thử để phân hiểu.

Đông Y truyền thống có nhận thức bệnh lý không đơn thuần do Lục Dâm của bên ngoài tác

động mà chủ yếu là do Lục Dâm bên trong tạo ra, gắn liền với quan niệm Lục Kinh điều hành

Lục Khí, Khí làm bệnh và Kinh thọ bệnh.

Đông Y hiện nay trái lại cố chấp chỉ có Lục Dâm bên ngoài làm bệnh mà không biết đến chức

năng của Lục Kinh hành Lục Khí trong thân người.

*Phân hiểu Lục Khí và Lục Kinh:

- Lục Khí: HÀN (lạnh) – TÁO(Ráo) – HỎA(lửa) – THẤP (ẩm) – NHIỆT(nóng)– PHONG(gió).

- Lục Kinh:Thái Dương–Dương Minh – Thiếu Dương - Thái Âm – Thiếu Âm – Khuyết Âm.

(theo thứ tự đối xứng giữa lục khí và lục kinh thường dùng trong 2 sách Thương Hàn Luận và

Tạp Bệnh Luận).

Theo thứ tự đối chiếu Thái Dương hiệp nhất với Hàn, Thiếu Âm hiệp nhất với Nhiệt,

Thái Âm hiệp nhất với Thấp, Dương Minh hiệp nhất với Táo, Khuyết Âm hiệp nhất với Phong,

Thiếu Dương hiệp nhất với Hỏa. Cách gọi tên Lục Kinh của người xưa rất thuận tự nhiên, không

còn gì để nghi ngờ.

28

b- Ba mối quan hệ giữa Tam Âm và Tam Dương :

Giữa Tam Âm và Tam Dương có 3 mối quan hệ cơ bản :

1) KHÍ HÓA

Mối quan hệ Khí Hóa, Nội Kinh gọi là Trung Kiến. Trung Kiến là gặp ở giữa (Tâm) với

Kinh Khí đối lập.

2) BỘ VỊ :

THÁI DƯƠNG

HÀN KHÍ

THÁI ÂM

BÌ BỘ

DƯƠNG MINH

NHỤC BỘ

KHUYẾT ÂM

PHONG KHÍ

THIẾU DƯƠNG

TẤU BỘ

THIẾU ÂM

NHIỆT KHÍ

KINH KHÍ QUAN HỆ KINH KHÍ

THÁI DƯƠNG

HÀN KHÍ

THIẾU ÂM

NHIỆT KHÍ

DƯƠNG MINH

TÁO KHÍ

THÁI ÂM

THẤP KHÍ

THIẾU DƯƠNG

HỎA KHÍ

KHUYẾT ÂM

PHONG KHÍ

TRUNG HIỆP

TRUNG HIỆP

TRUNG HIỆP

TRUNG KIẾN

TRUNG KIẾN

TRUNG KIẾN

29

3) TRUYỀN KINH

[Hàn vào gọi là Truyền, Nhiệt ra gọi là Chuyển, gọi chung Hàn Nhiệt ra vào là Truyền Chuyển]

23/07/2013

Mối quan hệ Truyền Kinh tạm gọi là Trung chuyển. Trung chuyển là từ Kinh Dương

chuyển đến Kinh Âm hoặc ngược lại.

*Trung Quốc 1963, Trung Y Học Viện, Thương Hàn Luận giảng nghĩa (Hà nội, Nguyễn Trung Hòa

dịch, Bài giảng Thương Hàn). Trong phần Khái Luận có đề nghị xếp Thiên Thiếu Âm sau cùng của

Lục Kinh. Đề nghị này cho thấy nhóm soạn thảo hiểu chưa đúng nội dung của 2 sách Nội Kinh và

Thương Hàn Luận :

- Thiếu Âm không phải là Khu (điều này đã trình bày ở chương I).

- Thứ tự của Lục Kinh xét trong sách Thương Hàn Luận là theo thứ tự hành Kinh của Lục Kinh đã

nói rõ tại Nội Kinh : “ Ngày 1 Thái Dương, ngày 2 Dương Minh, ngày 3 Thiếu Dương, ngày 4 Thái

Âm, ngày 5 Thiếu Âm, ngày 6 Khuyết Âm, ngày 7 trở lại Thái Dương “.

4. BỆNH CỦA LỤC KINH - LỤC KHÍ :

Kinh là nơi chốn thọ bệnh, Khí là động lực làm bệnh. Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí dẫn

khởi tất cả bệnh với 2 loại bệnh phát ra từ Kinh này là Thương Hàn [Hàn] và Trúng Phong

[Nhiệt], gọi tắt là Phong Hàn (Lưỡng Nghi bệnh). Cần lưu ý do tên gọi tắt Phong Hàn mà người

sau này hiểu ‘ Phong Hàn là gió lạnh ‘ nên từ đó cố chấp chỉ có Hàn làm bệnh và lầm lẫn cho đó

là nội dung của Thương Hàn Luận.

Tuy có Lục Kinh Lục Khí nhưng chỉ có 4 Kinh Thái Dương [Dương Hàn], Thiếu Âm [Âm

Nhiệt], Dương Minh [Dương Nhiệt], Thái Âm [Âm Hàn] làm bệnh. Còn 2 Kinh Thiếu Dương [Hỏa]

KINH QUAN HỆ KINH

KHUYẾT ÂM

THIẾU DƯƠNG

THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM

DƯƠNG MINH THÁI ÂM

TRUNG CHUYỂN

30

và Khuyết Âm [Phong] chủ trì Bộ vị Tấu là đường giao thông của các thể Âm Dương Thủy Hỏa

Khí Huyết nơi thân người. Do đó, cơ thể có 4 bộ bệnh (tương ứng Tứ Tượng):

Đơn bệnh tại 4 Kinh : Hàn [tại Dương Hàn], Ôn [tại Dương Nhiệt], Phong [tại Âm Nhiệt],

Thấp [tại Âm Hàn].

Phối bệnh bởi 4 Khí : Ôn Bệnh [Hàn + Ôn], Phong Ôn [Nhiệt + Ôn], Hàn Thấp [Hàn +

Thấp], Phong Thấp [Nhiệt + Thấp].

5. BÁT QUÁI – NGŨ HÀNH :

Trên đã nói Bát Quái với Lục Kinh – Lục Khí, đây nói Bát Quái với Ngũ Hành :

TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ NGŨ HÀNH

KIỀN DƯƠNG

KIM ĐOÀI ÂM

KHÔN ÂM

THỔ CẤN DƯƠNG

LY HỎA

KHẢM THỦY

TỐN ÂM

MỘC CHẤN DƯƠNG

a- Số Sinh, Số Thành của Ngũ Hành :

Thiên nhất [1] sinh Thủy, Địa lục [6] thành chi.

Địa nhị [2] sinh Hỏa, Thiên thất [7] thành chi.

Thiên tam [3] sinh Mộc, Địa bát [8] thành chi.

Địa tứ [4] sinh Kim, Thiên cửu [9] thành chi.

Thiên ngũ [5] sinh Thổ, Địa thập [10] thành chi.

(Chữ chi cuối của mỗi câu thay thế tên Hành sau số sinh).

31

b- Hà Đồ và Ngũ Hành tương sinh :

Truyền thuyết Hà Đồ nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương sinh hiện trên lưng con

Linh Quy”.

c- Lạc Thư và Ngũ Hành tương khắc :

Truyền thuyết Lạc Thư nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương khắc hiện trên lưng

con Long Mã “.

32

d- Ngũ Hành và Địa Vị :

Ngũ Hành thuộc đất (Địa Vị) Hành Thổ dù tương sinh hay tương khắc đều ở tại trung

ương, có tính điều hòa bốn Hành bên ngoài (vai trò vị khí và huyệt Túc Tam Lý). Ngày nay để

tiện việc giảng dạy một lúc hai luật Sinh Khắc, nhiều người vẽ Hành Thổ nằm trên vòng tròn.

Điều này trái với bí chỉ “Địa Vị “ của Ngũ Hành.

e- Ngũ Hành làm bệnh:

Khi thăng bằng và điều hòa thì Ngũ Hành dù sinh hay khắc cũng là hỗ trợ cho sự sống. Ví

dụ : nhờ Mộc khắc Thổ mà Can giúp Vỵ tiết ra dịch vị (nước chua, axít) tiêu hóa thức ăn ;

cũng nhờ Mộc khắc Thổ mà Can tiết nước mật (Đởm) rót vào hành Tá tràng điều hòa

dịch Vỵ và hỗ trợ việc hấp thu.

Khi thái quá bất cập, Ngũ Hành mới làm bịnh và được luận theo luật tương khắc. Ví dụ :

theo quy luật Mộc khắc Thổ :

Khi Mộc bất cập : Mộc không tương khắc được Thổ mà còn bị Thổ khinh lờn (Vũ).

Khi Mộc thái quá : thì tương khắc đến đè bẹp Thổ (Thừa).

Tóm lại Ngũ Hành chỉ làm bịnh khi tương Thừa tương Vũ. Ví dụ : khi Mộc thái quá sinh

Can khí phạm Vỵ. Vỵ tiết quá nhiều nước chua gây bịnh loét dạ dày (bao tử).

6. KẾT LUẬN :

Bát Quái là thành phần cốt yếu của Kinh Dịch. Kinh Lạc là cơ sở của Đông Y truyền thống.

Bát Quái là biểu trưng của Đạo Tam Cực thì Kinh, Khí, Lạc là 3 thành phần nơi thân người nói lên

sự sống không tách rời con người và trời đất. Cho nên Kinh Lạc với Lục Khí và Ngũ Hành là 3 đối

tượng không thể thiếu sót của người học Đông Y.

*

33

CHƯƠNG VI

TẠNG TƯỢNG

(Chức năng của Kinh Lạc và Phủ Tạng phát huy từ Y Dịch)

Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :

- “ Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo “ là nói theo Kinh Dịch.

- “ Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí “ là có Tâm đắc.

- “ Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh “ là theo ý của Nội Kinh.

Chúng tôi sau khi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa, lĩnh hội

được một vài ý chỉ cụ chưa nói ra, nay xin phép được nói tiếp :

Tứ Âm Tứ Dương chi vị Tạng Tượng.

1. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT :

- Khi học tập Đông Y tôi đã nghe nói đến Tạng Tượng nhưng đọc sách và hỏi các thầy thì

không thấy ai nói, tìm kiếm cũng không thấy dấu vết nên nghĩ phải chăng chỉ là truyền thuyết

hoặc chỉ là huyền thoại. Khi học Kinh Dịch tôi cũng nghe nói Trung Đồ nhưng cũng không thấy

dấu vết mặc dù tìm tòi đến các di cảo của Cụ Trần Cao Vân.

Trong thập niên 1980 tại Sài gòn có 1 lương y chủ trương phổ biến “Y Dịch Lục Khí “, tôi

rất hâm mộ với mong mỏi tìm học được Tượng của Phủ Tạng, nhưng đành thất vọng vì vị này

chỉ nói theo Bát Quái, Tâm Tiểu Trường đồng là quẻ Ly thuộc Hành Hỏa.

Trong thập niên 1990 tôi kiên trì học tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và tìm hiểu thuyết

Trung Đạo của Phật Giáo tôi mới bừng tỉnh, mới thấy được Âm Dương của sự vật chỉ là hiện

tượng, còn bản chất của nó chính là cơ cấu tương giao của Âm Dương. Tôi dần dần thấy được

Đạo Tam Cực, thấy được Khí Hóa nơi Nhân thân từ bài thơ Vịnh Tam Tài của Cụ Trần Cao Vân !

Tại sao Dịch có 2 Thời loại Tiên Thiên và Hậu Thiên còn thân người thì chỉ được nêu Bộ Vị Biểu

và Lý ? Thời có 3 là Quá khứ - Hiện tại – Vị lai; Vị có ngoài - giữa – trong hoặc là trên - giữa -

dưới ? Vậy thì còn có 1 Bộ Vị nơi Nhân thân hoặc 1 Thời loại nơi Kinh Dịch là gì ? Tạng Tượng và

Trung Đồ phải chăng là sự thật và có thể tìm thấy ở chỗ này ?

34

- Kinh Dịch Đại Diễn theo Hệ Tiên Thiên (nhị phân) phát triển từng hào một gồm có : Hệ 1

hào có 2 quẻ gọi là Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ gọi là Bát

Quái rồi đến hệ 6 hào có 64 quẻ đều có hệ tên; chỉ riêng hệ 4 hào có 16 tượng và hệ 5 hào có

32 tượng là chưa có tên. Như vậy trong 2 hệ này hệ nào là Tạng Tượng ?

- Sách Nội Kinh Tố Vấn dùng từ nói về Tạng Phủ rất rõ ràng. Nếu đối chiếu thêm Tạng

Tượng thì sách Thương Hàn Luận càng xứng đáng là “Hệ Từ Văn” của Y gia.

2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :

a- Tích lũy Tư duy :

- Tượng 3 hào có 8 gọi là Bát Quái, tương ứng với Phụ Mẫu là 2 Kỳ Kinh; Lục Tử là Lục Kinh

Lục Khí.

- Đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa thấy Đức Trọng Sư chỉ nói bệnh của 4 Kỳ Kinh,như vậy :

4 Kỳ Kinh + 12 Kinh = 16 Kinh phù hợp với hệ quẻ 4 hào có 16 tượng.

- Xét thực tế 64 quẻ 6 hào có thể chia thành 3 Thời loại như sau :

. Tiên Thiên : Đại Diễn 6 lần, mỗi lần 1 hào [ 26 ] = 64

. Trung Thiên : Trung Hiệp 3 lần, mỗi lần 2 hào [43] = 64

. Hậu Thiên : Tiểu Thành 2 lần, mỗi lần 3 hào [82] = 64

- Trung Thiên phải chăng là cơ cấu chuyển hóa từ Tiên Thiên đến Hậu Thiên, là căn bản

của học thuyết Khí Hóa ? 16 quẻ 4 hào lại trùng với 16 quẻ Tứ Trung Hào mà Kinh Dịch

Hệ Từ Hạ đã đề cập càng chứng tỏ hệ quẻ 4 hào là Tạng Tượng với 2 hào dưới là Kinh và

2 hào trên là Khí.

- Nơi sách Thương Hàn Giáo Khoa Tiên sinh Lưu Thủy khẳng định : “ Kinh Khí là một mà

chẳng phải một, Kinh thọ Khí mà Hành, Khí cũng do Kinh mà riêng biệt “. Kinh Khí của

một Phủ Tạng cùng tồn tại không rời nhau từ khi con người được sinh đến khi chết. Mỗi

người là một Thái Cực có 16 tượng Kinh Khí gọi là Tạng Tượng ?

.

35

b- Hệ tên Tạng Tượng :

+ Kinh Dương Nhiệt (Dương Minh) :

c- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Nhiệt,Thuần Dương Nhiệt, Mạch Đốc.

d- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Dương Minh Vỵ.

e- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường.

f- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

+ Kinh Dương Hàn (Thái Dương) :

g- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Hàn, Thuần Dương Hàn, Mạch Đới.

h- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang.

i- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.

j- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.

+ Kinh Âm Nhiệt (Thiếu Âm) :

k- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Thuần Âm Nhiệt, Mạch Xung.

l- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm.

m- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Âm Thận.

n- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc.

+ Kinh Âm Hàn (Thái Âm) :

o- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Hàn, Thuần Âm Hàn, Mạch Nhâm.

p- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Thái Âm Phế.

q- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Thái Âm Tỳ.

r- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Túc Khuyết Âm Can.

c- Phân loại Tạng Tượng :

- Phân loại theo Nội Kinh :

+ Tứ Kỳ Kinh : Đốc, Đới, Xung, Nhâm.

+ Tứ Phủ Tạng Tiên Thiên :Tâm, Bàng Quang, Tiểu Trường, Thận.

+ Tứ Phủ Tạng Hậu Thiên : Vỵ, Phế, Tỳ, Đại Trường.

+ Tứ Phủ Tạng Trung Hiện : Đởm, Can, Tam Tiêu, Tâm Bào.

- Phân loại theo Thương Hàn Luận :

+ Tứ Phủ Tạng Bản Khí :

. Bản Nhiệt : Tâm, Vỵ.

. Bản Hàn : Bàng Quang, Phế.

36

+ Tứ Phủ Tạng Tiêu Khí :

. Tiêu Dương : Tiểu Trường, Đại Trường.

. Tiêu Âm : Thận, Tỳ.

3. KIỂM CHỨNG :

Tuy đã hệ tên và phân loại Tạng Tượng cũng nên nhìn lại chúng có quan hệ với Kinh

Dịch, Nội Kinh và Thương Hàn Luận như thế nào ?

a- Trùng Tượng với Kinh Dịch :

- Tạng Tượng là 16 quẻ 4 hào thuộc hệ Dịch Trung Thiên, có 3 hệ quẻ :

. Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào.

. Tạng Tượng : 16 quẻ 4 hào [hệ giữa của Trung Thiên].

. Tượng vạn vật : 64 quẻ 6 hào.

- Tạng Tượng là 16 Tứ Trung Hào, 4 hào là cốt lõi của 64 quẻ Dịch. Nếu kết hợp mỗi Tạng

Tượng với 2 hào Bản Mạt thuộc hệ Tứ Tượng thì cũng có 64 quẻ 6 hào.

Vì dụ : Tượng Tạng Tâm = là Tứ Trung Hào của 4 quẻ.

Thiên

Trạch

Bát

Thuần

Đoài

Thiên

Thủy

Tụng

Trạch

Thủy

Khốn

*Mỗi Tạng Tượng là cấu thành một quẻ Hổ (gồm 2 Bát Quái), chức năng của quẻ Hổ thường

trùng hợp với chức năng của Tạng Tượng.

37

Ví dụ 1 : Tượng Tạng Tâm có quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân. Tạp Quái truyện ghi Gia

nhân là Nội, trùng hợp với chức năng của Tâm chủ Doanh Nội.

Ví dụ 2 : Tượng Bàng Quang có quẻ Hổ là Lôi Thủy Giải. Tạp Quái truyện ghi Giải là Ngoại,

trùng hợp với Phủ Bàng Quang chủ Vệ Ngoại.

- Tạng Tượng cũng là 16 Tứ Trung Hào của 16 quẻ Bát Thuần và Bát Hợp :

. Bát Thuần : Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Kỳ Kinh + 4 Phủ Tạng Bản Khí.

Bát Kiền

Mạch Đốc

Thuần

Bát Khôn

Mạch Nhâm

Thuần

Bát Ly

Mạch Đái

Thuần

Bát

Khảm

Mạch Xung

Thuần

Bát

Chấn

Kinh Phế

Thuần

Bát Đoài

Kinh Tâm

Thuần

Bát Cấn

Kinh Bàng Quang

Thuần

Bát

Tốn

Kinh Vỵ

Thuần

38

. Bát Hợp :Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Phủ Tạng Trung Hiện + 4 Phủ Tạng Tiêu Khí.

Địa Thái

Kinh Đởm

Thiên

Thiên Bỉ

Kinh Can

Địa

Thủy Ký Tế

Kinh Tam Tiêu

Hỏa

Hỏa Vị Tế

Kinh Tâm Bào Lạc

Thủy

Sơn Tổn

Kinh Thận

Trạch

Trạch Hàm

Kinh Tiểu Trường

Sơn

Lôi

Hằng

Kinh Đại Trường

Phong

Phong

Ích

Kinh Tỳ

Lôi

b- Hiệp ý với Nội Kinh :

Tạng Tượng có chức năng và Kinh Khí của Phủ Tạng phù hợp với nội dung của Tố Vấn.

- Phù hợp chức năng :

*Nội Kinh nói Tâm là quan Quân chủ phát ra Thần Minh. Tạng Tượng của Tâm ngoài Tượng Ly

( ) phát xuất tuần hoàn huyết làm ấm cơ thể, còn có tượng Tốn ( ) chủ về đầu não.

Như vậy Tạng Tâm gồm cả não rất phù hợp với chức năng kể trên.

*Bàng Quang là quan Châu Đô, tàng chứa tân dịch. Tạng Tượng Bàng Quang ( ) có tượng

Khảm ( ) là tân dịch, lại gồm có 3 Âm, 1 Dương rất phù hợp với cơ thể con người gồm ¾ là

nước.

39

- Phù hợp Kinh Khí :

*Bàng Quang và Tiểu Trường đồng kinh Thái Dương (Dương Hàn).

. Túc Thái Dương Bàng Quang hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Bản Hàn.

. Thủ Thái Dương Tiểu Trường hợp với Khí Dương Nhiệt thuộc Tiêu Dương.

*Tâm và Thận đồng Kinh Thiếu Âm (Âm Nhiệt).

. Thủ Thiếu Âm Tâm hiệp với Khí Dương Nhiệt thuộc Bản Nhiệt.

. Túc Thiếu Âm Thận hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Tiêu Âm.

Các điều này phù hợp với nghĩa Tiêu Bản khí.

*Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế, khác Kinh nhưng đồng Khí Dương

Hàn ( ), đồng chủ Bì Phu, bảo vệ da lông.

*Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ, khác Kinh nhưng đồng Khí Âm Nhiệt ( )

đồng chủ Cơ Nhục, tiêu hóa Thủy Cốc.

*Bốn Kinh Trung Hiện :

. Kinh Túc Thiếu Dương Đởm là Dương Nhiệt giao với Âm Hàn.

. Kinh Túc Khuyết Âm Can là Âm Hàn giao với Dương Nhiệt.

. Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Dương Hàn Tế (tới) Âm Nhiệt.

. Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là Âm Nhiệt Tế (tới) Dương Hàn.

Bốn Kinh Trung Hiện (2 Thiếu Dương + 2 Khuyết Âm) kể trên là con đường giao tế của 4

cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt.

c- Thích nghi với Thương Hàn Luận :

Nhờ học tập Bản Nghĩa mới thấy được Tạng Tượng, tất nhiên Tạng Tượng thích nghi

với Thương Hàn Luận và cũng chính nhờ sự thích nghi này mà Thương Hàn Luận càng lúc càng

được sáng tỏ hơn. Chủ trương của Đức Trọng Cảnh là dùng Hệ Trung Thiên, đặc biệt là Đạo

Vuông Tròn, người học có thể thấy rõ :

. Tứ Kỳ Kinh (Nhâm, Đốc, Xung, Đái) cho thấy lực thăng giáng, xuất nhập nơi thân người.

. 4 Kinh Âm Dương Trung Hiện (Tam Tiêu , Tâm Bào Lạc, Đởm, Can) cho thấy vai trò thăng

bằng và điều hòa 4 chất Khí, Huyết, Thủy, Hỏa lưu hành Vinh Vệ toàn thân.

40

. 4 Kinh Âm Dương Bản Khí (Tâm - Vỵ là Bản Nhiệt, Bàng Quang - Phế là Bản Hàn) tỏ rõ tính

đối lập Hàn Nhiệt của Bản Khí cùng với yêu cầu nuôi dưỡng và bảo vệ toàn thân.

. 4 Kinh Âm Dương Tiêu Khí (Tiểu Trường - Đại Trường là cặp Phủ Tiêu Dương, Thận – Tỳ là

cặp Tạng Tiêu Âm) thể hiện qui luật Tiêu Dương tòng Bản Nhiệt và Tiêu Âm tòng Bản Hàn là

định luật muôn đời của thế vận cũng như trong thân người.

Sau đây là Đồ hình minh họa ý nghĩa của Tạng Tượng nơi Thương Hàn Luận :

4. TRUNG ĐỒ TẠNG TƯỢNG VUÔNG TRÒN :

Thời loại Tiên Thiên của Kinh Dịch có đồ Đại Diễn trật tự phát triển từng hào từ dưới lên,

nhị phân Âm Dương thuận theo đạo Trời; Thời loại Hậu Thiên của Kinh Dịch phát triển từ trên

xuống dưới thành 64 quẻ có thứ tự tùy nhận thức sinh hoạt của loài người. Như vậy 16 quẻ 4

hào Tạng Tượng có thứ tự như thế nào ? Chúng tôi đã kết luận được 2 hào dưới là Kinh và 2

41

hào trên là Khí thì thứ tự của Tạng Tượng tất nhiên chia theo 4 Kinh Khí. Đó là thứ tự được trình

bày nơi Trung Đồ vuông tròn này.

5. NHẬN ĐỊNH :

Con người nhận thức tự nhiên rồi mô tả bằng tượng số là căn bản của Triết học Đông

Phương. Dịch lý và Y lý vốn là một, việc hệ tên 16 tượng 4 hào của Kinh Dịch thành 16 Tạng

Tượng chẳng qua là dựa theo Kinh Khí cho rõ thêm chức năng của Phủ Tạng, trình bày các điều

người xưa vốn biết mà chưa nói.

Người trước dùng Bát Quái (quẻ 3 hào) nói Tâm Tiểu Trường đồng có tượng quẻ Ly

thuộc Hành Hỏa là chỉ đúng theo lý Âm Dương đối lập [hiện tượng tương đối] còn thực tế với

Tạng Tượng là quẻ 4 hào (đồng với Tứ Trung Hào của 64 quẻ tượng vạn vật) thì mới đủ thấy lý

Âm Dương thống nhất [bản chất tuyệt đối] của sự vật, đó là Tâm và Tiểu Trường đồng có quẻ

Tốn (Tâm 4 hào đọc theo quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân, Tiểu trường 4 hào đọc theo quẻ Hổ là

Thiên Phong Cấu). Phong là Khí hòa hợp của 2 khí Hàn Thủy và Nhiệt Hỏa, Thủy được Hỏa

hóa khí thành Phong rất là phù hợp Tự nhiên. Suy rộng thêm Bàng Quang có tượng Lôi

Thủy Giải, Thận có tượng Địa Lôi Phục, cả hai đồng có quẻ Lôi là Hỏa nhờ Thủy biến điện

thành Lôi , hiển lộ đầy đủ 2 mặt Âm Dương đối lập mà thống nhất.

42

CHƯƠNG VII

TRUYỀN KINH

( Đường truyền Sinh Lý và Bệnh Lý sống động)

Mở đầu bài “Tự Tự” của sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Việt Nhân Lưu

Thủy khẳng định Thương Hàn không phải là “Ngoại cảm”, cũng không phải là “Nội thương“ mà

là Truyền Kinh bệnh “. Trong thập niên 1970 tại Sài Gòn có Lương Y Việt Cúc sinh quán Gò Công,

viết “ Ngoại cảm truyền biến “ thuận theo Nội dung sách Thương Hàn Luận. Các hiện tượng này

chẳng những xác minh Thương Hàn là luận Truyền Kinh bệnh mà 3 chữ “Truyền Kinh bệnh” còn

tỏ rõ cách nói Trung Đạo gồm tất cả các bệnh từ ngoại cảm truyền biến đến Nội thương. Tuy

nhiên, bệnh bắt đầu từ Kinh nào ? Lý do nào ? Truyền Kinh theo con đường nào ?... là những

điều cần nói rõ.

1. THÁI DƯƠNG KINH :

Nội Kinh Tố Vấn chủ trương Sinh Lý, luận Kinh Thiếu Âm, chủ trì Vinh Huyết, viết

Nhiệt Bệnh Luận.

Trương Trọng Cảnh chủ trương Bệnh Lý, luận Kinh Thái Dương, chủ trì Vệ Khí, viết

Thương Hàn Luận.

Người đời sau thấy khác vội cho là Trọng Cảnh làm luận trái nghịch với Nội Kinh. Không

biết rằng Trọng Cảnh làm sách có thâm ý bổ khuyết Nội Kinh, làm cho tròn đủ hai mặt của một

vấn đề.

- Kinh Thái Dương chủ trì Vệ Khí cho nên Thái Dương bệnh tức là Vệ Khí bệnh, mở đầu cho

mọi bệnh tiếp theo.

- Kinh Thái Dương chủ Biểu, là đường kinh dài nhất trong 6 Kinh, chạy dọc 2 bên cột sống, có

các Du huyệt thông với Ngũ Tạng Lục Phủ và các thể chất trọng yếu trong thân người cho

nên cũng là đầu mối truyền bệnh khắp châu thân.

- Thương Hàn Luận trước hết nói bệnh tại Kinh Thái Dương với 3 Thiên Thượng Trung Hạ

chiếm gần nửa luận điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó về Truyền Kinh.

43

2. TRUYỀN KINH :

a- Lý do Truyền Kinh :

Thái Dương bệnh cũng tức là Thái Cực bệnh, sinh Lưỡng Nghi tức Thái Dương Khí

[Hàn] làm bệnh Thương Hàn. Thái Dương Kinh [Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Truyền bệnh cho

các Kinh khác theo các lý do sau đây :

*Kinh Thái Dương có mối tương quan khắp các Kinh.

*Sáu Kinh có mối quan hệ tuần hành chính khí theo Quỹ đạo Thái Dương, Dương Minh, Thiếu

Dương, Thái Âm,Thiếu Âm, Khuyết Âm. Bệnh Tà hoặc truyền tuần tự theo quỹ đạo hành kinh này

hoặc không truyền. Học giả có thể nắm quỹ đạo hành kinh để biết bệnh truyền hay không

truyền. Trong luận nói Thái Dương bệnh 4,5 ngày hoặc 6,7 ngày là … ý này.

*Truyền đến chỗ “Đồng khí tương cầu”.

- Thái Dương Kinh hoặc Tiêu Dương [Nhiệt] bệnh truyền các Kinh Bản Nhiệt – Tiêu Dương.

- Thái Dương Khí hoặc Tiêu Âm [Hàn] bệnh truyền các Kinh Bản Hàn – Tiêu Âm.

*Tuy Thái Dương Hàn Khí là nguyên nhân dẫn khởi tất cả bệnh nhưng kết quả đều là hoặc Hàn

hoặc Nhiệt tạo thành, không hề thấy Thương Hàn Luận thiên về Hàn hoặc Nhiệt. Bản Nghĩa

thường nói “ Hàn truyền Kinh ắt Nhiệt chuyển Hệ “ tại nhiều ca bệnh cho thấy chúng đồng là

thủ phạm làm bệnh.

b- Con đường Truyền Kinh :

Như đã nói ở chương Kinh Lạc. Kinh Lạc là cơ sở bị bệnh cũng là con đường truyền

kinh, cũng là cở sở thọ truyền. Tất cả Kinh lạc tập trung tại Tấu, cho nên nói con đường truyền

kinh là Tấu Lý.

c- Truyền Kinh làm bệnh :

Thái Dương bệnh gồm Lưỡng Nghi bệnh là Thương Hàn và Trúng Phong. Trúng Phong

là do Hàn + Nhiệt = Phong cho nên nói Kinh bệnh, nói Tiêu Dương bệnh, nói Thái Dương bệnh

truyền Thiếu Âm [Âm Nhiệt] đều làm Trúng Phong. Cho nên suy rộng ra thì Thái Dương [Bản

Hàn] làm bệnh Thương Hàn, Thiếu Âm [Bản Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong.

Thái Dương bệnh truyền Kinh làm Ôn Bệnh, Phong Ôn hoặc Hàn Thấp, Phong Thấp

đã nói ở chương Khí Hóa.

.

44

d- Truyền Kinh thọ bệnh :

Thái Dương bệnh truyền cho các Kinh khác trong 6 Kinh, Kinh được truyền thọ nhận,

có thể vừa làm bệnh, vừa thọ bệnh gồm 1 trong 6 bệnh danh chính đã nêu ở phần làm bệnh.

- Nói truyền kinh tuần tự là theo quỹ đạo hành Kinh của chính khí, ngày một Thái Dương,

ngày hai Dương Minh, ngày ba Thiếu Dương, ngày bốn Thái Âm, ngày năm Thiếu Âm, ngày

sáu Khuyết Âm, ngày bảy trở lại Thái Dương gọi là Thái Dương Thái Kinh.

- Nói truyền kinh không tuần tự là không theo quỹ đạo hành Kinh ví như ngày một bệnh

truyền thẳng vào Âm Kinh (hiện chứng của Âm Kinh).

- Nói không truyền là bệnh đã trải qua 2,3 ngày hoặc hơn mà vẫn còn thấy chứng Thái Dương

không thấy các chứng các kinh khác.

- Nói hiệp bệnh là truyền làm bệnh tại các kinh Dương kết tiếp mà kinh trước vẫn còn bệnh

như nói Thái Dương Dương Minh hiệp bệnh, Tam Dương hiệp bệnh. Trong trường hợp này

thường thấy chứng thuộc các kỳ kinh Dương như Đái hoặc Đốc.

- Nói tinh bệnh như “Nhị Dương tinh bệnh” là nói 2 kinh Dương hiệp bệnh đồng thời truyền

vào làm bệnh tại các kinh Âm.

e- Truyền Kinh khỏi bệnh :

Cần phân biệt truyền kinh làm bệnh, thọ bệnh là do tà khí (khí thiên lệch), truyền kinh

khỏi bệnh là nhờ Chính Khí hành kinh trợ giúp điều hòa.

- Bệnh Hàn gặp lúc kinh chủ Nhiệt Khí tuần hành. Nhiệt Khí trợ giúp Hàn Khí điều hòa nên

bệnh khỏi.

- Bệnh Nhiệt gặp lúc kinh chủ Hàn Khí tuần hành. Hàn Khí trợ giúp Nhiệt Khí điều hòa nên

bệnh khỏi.

3. CHUYỂN THUỘC – CHUYỂN HỆ :

Sách Thương Hàn Luận chủ trương Thái Dương Hàn Khí nên ưu tiên nói Hàn truyền

Kinh. Tuy nhiên theo qui luật Âm Dương không thể phủ nhận Nhiệt cũng làm bệnh. Khi Nhiệt

truyền bệnh thì dùng chữ chuyển để phân biệt [Hàn truyền, Nhiệt chuyển].

a- Chuyển thuộc :

Bản Nghĩa gọi là truyền trực tiếp tại Thiên Dương Minh, khi Dương Nhiệt thực thì các

Kinh chuyển thuộc Dương Minh.

45

b- Chuyển hệ :

Bản Nghĩa gọi là truyền gián tiếp cũng tại Thiên Dương Minh, luận nói : “Dương Minh

Hệ tại Thái Âm, Thái Âm đương phát thân hoàng”. Nói bệnh Dương Minh [Dương Nhiệt] truyền

cho Thái Âm [Âm Hàn]. Thái Âm mắc bệnh Thấp Nhiệt (có Âm Nhiệt làm bệnh, có chứng tiểu

tiện không lợi) thì mới phát bệnh mình vàng. Tóm lại trường hợp này phải có Thiếu Âm làm

bệnh “Ứ Nhiệt tại Lý”, cho nên gọi là chuyển Hệ.

4. CÁC ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN CHUYỂN :

- Thái Dương còn được gọi là Cự Dương, thống lãnh các kinh, làm chủ Vệ Khí, truyền kinh dẫn

khởi mọi bệnh của các kinh.Thái Dương Kinh là Kinh duy nhất dẫn khởi bệnh tật,không thể

dùng đặc điểm đó để hiểu.Thương Hàn là sách chỉ luận bệnh Hàn vì chính nó cũng có bệnh

Nhiệt do Thiếu Âm chuyển.Thương Hàn Luận thuộc bệnh không hề thiên về Hàn,cũng không

thiên về Nhiệt. Thái Dương Kinh chủ Hàn Khí và Vệ Khí dẫn khởi mọi bệnh nơi thân người.

. Tại Kinh Thái Dương, Bản Hàn Khí làm bệnh gọi là Thương Hàn, Tiêu Dương Khí làm bệnh

(do Thiếu Âm Nhiệt chuyển) gọi là Trúng Phong.

. Thái Dương Kinh bị bệnh bởi Hàn Khí gọi là Hàn. Các Kinh bị bệnh do Thái Dương Kinh dẫn

khởi, tại Dương Minh Táo [Dương Nhiệt] là Ôn, tại Thái Âm Thấp là Thấp, tại Thiếu Âm Nhiệt

là Phong.

- Hai Kinh Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt có đủ 3 chức

năng làm bệnh, truyền chuyển bệnh và thọ bệnh.

- Hai Kinh Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp là cặp kinh Âm Dương Táo Thấp vì thuần Dương

Nhiệt và thuần Âm Hàn nên không thể tự làm bệnh chỉ có chức năng truyền chuyển bệnh và

thọ bệnh. Kinh Dương Minh thọ Thái Dương làm Ôn Bệnh, thọ Thiếu Âm làm Phong Ôn.

Kinh Thái Âm thọ Thái Dương làm Hàn Thấp, thọ Thiếu Âm làm Phong Thấp.

- Hai Kinh Thiếu Dương Hỏa và Khuyết Âm Phong là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện chỉ thụ

động làm đường xá truyền chuyển và thọ 6 bệnh của 4 Kinh trên [Trúng Phong, Thương

Hàn, Ôn Bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp].

- Mọi tật bệnh đều do Thái Dương Kinh dẫn khởi, tiếp theo các Kinh đều thọ 6 loại bệnh đã

kể, bệnh do Bản Hàn gọi là truyền, bệnh do Bản Nhiệt gọi là chuyển.

.

46

5. NHẬN ĐỊNH :

Dời đổi là bản chất muôn đời của sự vật. Bệnh tật cũng không ra ngoài thông lệ này. Cho

nên Thương Hàn Luận nói : “ Truyền Kinh bệnh”. Người đời sau phủ nhận Thuyết Truyền Kinh là

trái đạo, chấp nhận Thuyết Truyền Kinh mà chỉ biết có Truyền Kinh tuần tự là sơ hốt. Người học

nắm vững Thuyết Truyền Kinh để theo dõi từng bước chuyển biến của bệnh tật thì việc trị liệu

đâu còn mơ hồ, cầu may. Huống chi luận đã nói rõ Hàn truyền, Nhiệt chuyển, bản nghĩa sở dĩ

nhấn mạnh 2 chữ “Truyền Kinh” chỉ vì Thái Dương là kinh chủ trì Vệ Khí và Hàn Khí là đầu mối

của mọi tật bệnh chứ việc làm bệnh nào có thiên lệch Hàn Nhiệt bao giờ ?

*

47

CHƯƠNG VIII

PHƯƠNG DƯỢC

(Vận dụng Lý - Pháp Tứ Bộ)

Lý Pháp Phương Dược là 4 vấn đề không thể tách rời trong trị liệu của Đông Y truyền

thống. Phần Lý đã trình bày qua các chương phía trước. Phần Pháp sẽ nói chung tại chương này,

bởi vì Phương Pháp luôn dính liền nhau.

1. CÁC PHÁP ĐIỀU TRỊ :

Đông Y có 2 pháp điều trị chính :

- Không dùng thuốc là châm cứu, xoa bóp.

- Dùng thuốc là dùng Thang Dược hoặc cao đơn hoàn tán.

Giới hạn của Chương này là Phương Dược nên không bàn các pháp châm cứu, chỉ bàn các

pháp dùng thuốc.

- Hãn : Pháp làm đổ mồ hôi trị chứng tại Biểu.

- Thổ : Pháp làm mửa trị chứng tại Lý phần trên.

- Hạ : Pháp làm đại tiện trị chứng tại Lý phần dưới.

- Hòa : Pháp điều hòa Hàn Nhiệt trị tại Lý phần giữa.

Ngoài ra còn có Pháp Ôn [làm ấm], Lương [làm mát], Tiêu [trị kết rắn], Bổ [trị hư yếu]

.v.v.. , còn lại xin giản lược.

2. MỘT SỐ PHƯƠNG DƯỢC TRONG THƯƠNG HÀN LUẬN :

Hầu hết Phương Dược trong Thương Hàn Luận đều được thiết lập theo Lý Pháp Tứ Bộ Âm

Dương Hàn Nhiệt Tiêu Bản :

48

a- Thuốc Hãn :

Tuy cùng là pháp làm đổ mồ hôi nhưng trị tại Bì Phu, tại Cơ Nhục, tại Tấu Biểu có

khác nhau.

- Ma Hoàng thang : Phát Hãn trị Thương Hàn tại Bì Phu gồm có Ma Hoàng, Quế Chi trị Dương

Hàn, Hạnh Nhân trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.

Các Phương Dược dùng trong sách Thương Hàn đều chu đáo, an toàn do trị đủ các Khí.

Thang này trị tại Bì Phu [Dương Hàn] nên không cần thuốc trị Dương Nhiệt.

Quế Chi thang : Giải Cơ điều hòa Vinh Vệ, trị Trúng Phong (Hàn loại) tại Cơ Nhục, trị Thái

dương Hàn Thấp, trị tự đổ mồ hôi. Gồm có Quế Chi trị Dương Hàn, Sinh Khương trị Âm Hàn,

Bạch Thược trị Dương Nhiệt, Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.

49

Cơ Nhục là Bộ Vị Biểu giữa có Khí Hóa là Phong [Hàn + Nhiệt]. Phương này điều trị đủ tứ khí

lại thêm thuốc điều hòa Vỵ Khí, thật là một phương Thái Cực có thể sử dụng rộng vô cùng.

Tiểu Sài Hồ thang : Hòa Hàn Nhiệt giải bệnh Thái Dương tại Tấu bán Biểu gồm có Nhân Sâm

- Sài Hồ hòa Dương Hàn, Hoàng Cầm giải Dương Nhiệt, Bán Hạ - Sinh Cương giải Âm Hàn,

Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.

Tấu Bán Biểu là Bộ Vị có Khí Hóa thuộc Nhiệt được Hàn truyền kinh làm bệnh nên dùng

phương hòa Hàn Nhiệt gồm thuốc trị đủ tứ Khí, lại có thuốc hòa Vỵ Khí. Đây cũng là phương

có phạm vi sử dụng rất rộng.

b- Thuốc Thổ : (làm cho mửa).

Qua Đế tán : Trị Hàn.

Tiểu Hãm Hung thang : Trị Nhiệt.

c- Thuốc Hạ : (làm cho đại tiện)

Trong Thương Hàn Luận có 3 thang thuốc Hạ đều có tên Thừa Khí. Thừa Khí có nghĩa

Dương Minh Táo Khí [Dương Nhiệt] thừa nhận Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt] để thành táo Khí,

đồng thời cũng thừa (nhận) Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn] để có đủ Tân dịch điều hòa Táo

Khí.

50

Điều Vỵ Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt có dư] gồm có

Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Mang Tiêu trị Bản Nhiệt [Dương Nhiệt + Âm Nhiệt], Cam

Thảo trị Âm Nhiệt.

Tiểu Thừa Khí thang : Trị Táo do Thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ] gồm

có Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Chỉ Thực trị Tiêu Dương [Dương Nhiệt + Dương Hàn], Hậu

Phác trị Bản Hàn [Âm Hàn + Dương Hàn].

Đại Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt, có dư] đồng thời

cũng thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ]. Gồm có Đại Hoàng trị Dương

Nhiệt, Hậu Phác trị Bản Hàn. Mang Tiêu trị Bản Nhiệt. Chỉ Thực trị Tiêu Dương.

51

d- Thuốc Hòa :

(Điều hòa Hàn Nhiệt tại Lý phần giữa).

Đại Sài Hồ thang : Điều hòa Hàn Nhiệt trị Tấu Bán Lý phần giữa gồm có : Sài Hồ trị

Dương Hàn (tại Tấu), Bán Hạ trị Âm Hàn, Chỉ thực trị Tiêu Dương, Hoàng Cầm trị Dương

Nhiệt, Bạch Thược trị Bản Nhiệt, Sinh Khương trị Bản Hàn, Đại Táo hòa Vỵ Khí.

3. THỜI Y LUẬN PHƯƠNG DƯỢC :

Trên đây là một số Phương Dược trong sách Thương Hàn Luận được lập Phương, dụng

Dược theo truyền thống Tứ Kinh tứ Khí. Đông Y ngày nay luận Lý Pháp chỉ chú trọng học thuyết

Âm Dương Ngũ Hành [bỏ sót Lục Khí], luận Phương Dược theo Quân Thần Tá Sứ tuy có luận lý

nhưng cũng chỗ mù mờ không đủ tính thuyết phục. Thiết nghĩ việc luận Phương Dược theo

truyền thống Tứ Kinh Tứ Khí không chỉ có ở sách Thương Hàn Luận mà còn rãi rác lâu đời ở các

thời Phương.

a- Tứ Quân thang :

Đây là bài thuốc bổ khí có tên Tứ Quân. Gồm có 4 vị : Nhân Sâm trị Dương Hàn, Phục

Linh trị Dương Nhiệt, Bạch Truật trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.

52

b- Tứ Vật thang :

Đây là bài thuốc bổ huyết có tên Tứ Vật. Gồm có 4 vị : Đương Qui trị Dương Hàn, Bạch

Thược [hoặc Xích Thược] trị Dương Nhiệt, Xuyên Khung trị Âm Hàn, Thục Địa trị Âm Nhiệt.

* Lập Phương, dụng Dược để bổ khí bổ huyết có 4 vị vừa đủ để trị Tứ Kinh - Tứ Khí rất tiện

lợi cho thầy thuốc tùy Khí Huyết mỗi người mà cân lượng nhiều ít. Phương pháp Luận này xác

thực và khoa học vô cùng.

4. KẾT LUẬN :

Ngày nay chỉ còn thấy Đông Y lập Phương, dụng Dược theo nghĩa Quân -Thần - Tá - Sứ

tuy có lý luận phù hợp nhưng cũng có chỗ thiếu xác thực, thiếu khoa học, chẳng qua là vận

dụng tư tưởng trong thời phong kiến. Đông Y truyền thống lập Phương dụng Dược theo Tứ Bộ

Kinh Khí rất khoa học và có sức thuyết phục hơn.

*

53

CHƯƠNG IX

KẾT LUẬN

( Âm Dương bình hành tức là vừa Thống Nhất vừa Đối Lập)

Đạo Đức Kinh, chương 42 Lão Tử nói : “Vạn vật cõng Âm ôm Dương, dùng xung khí để

điều hòa “. Âm trên Dương dưới [ ] là tượng Âm Dương tương giao. Xung khí là khí chân

nguyên hiện ra ở giữa (Trung Hiện) khi 2 khí Âm và Dương giao nhau. Đó là Đạo Tam Cực khuôn

mẫu thống nhất theo qui luật tự nhiên muôn đời của vạn vật.

Một nền Y học toàn cầu chưa được hoàn thành do Đông Y mai một không tương xứng với

Tây Y. Đông Y có truyền thống Đạo học Khí Hóa, lẽ ra người học hành Đông Y phải chuộng gốc,

trái lại ngày nay chỉ theo ngọn, nên không thừa kế và phát huy được.

Tại Trung Quốc trải hơn ngàn năm vào thế kỷ 19, chỉ có Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ

“Trung Tây Hối Thông” phát hiện được Phủ Tam Tiêu là nhờ có thực học chuộng gốc,

ngoài ra không có gì đáng nói kể cả “Bộ Giáo Trình Trung Y” được soạn thảo trong thời

hiện đại.

Tại Nhật Bản có Bác sĩ Thang Bản Cầu Chân viết “Hoàng Hán Y học” có tâm đắc nhưng

chỉ thiên về Phương Dược.

Tại Việt Nam may mắn hơn là giữa thế kỷ 20 có nhà Nho tu Phật, nghiên cứu Y học là

Việt Nhân Lưu Thủy viết “Thương Hàn Luận Bản Nghĩa” và “Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa”

(Nguyên tác Hán văn trong lúc học tập tôi đã tạm dịch ra Việt văn). Cuối thế kỷ 20 có

Giáo sư Huỳnh Minh Đức dịch sách : “Nội Kinh Linh Khu” và Nội Kinh Tố Vấn” , “Nan

Kinh” ngoài ra còn viết sách Dịch lý và Y lý. Người Việt Nam có thể học tập các sách này

để chấn hưng Đông Y.

Tại Hoa Kỳ tuy có trường Đại Học Đông Y, đào tạo được một số Bác sĩ Đông Y và Châm

cứu, nhưng chương trình huấn luyện cũng chỉ giới hạn theo các thầy đến từ Trung Quốc

chưa đào sâu được kinh điển, chưa thấu đáo được bản nghĩa truyền thống của Đông Y.

54

Tôi kết thúc tập sách nhỏ này với 8 Chương vắn tắt, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót đối

với lịch sử lâu dài và gia tài đồ sộ của Đông Y nhưng cũng tạm đủ cho :

*Giới Đông Y nhìn lại truyền thống của mình để có kế hoạch thừa kế và phát huy cho không còn

mai một.

*Giới Tây Y thấy được giá trị của Đông Y là khoa học tự nhiên, muôn đời không đổi, xứng đáng

được kết hợp để nghiên cứu phát triển một nền Y học thống nhất.

Kinh Dịch, Hệ Từ Truyện, Đức Khổng Tử sau khi tán dương hiệu quả rộng lớn của Dịch,

kết luận : “Cẩu phi kỳ nhân, đạo bất hư hành” nghĩa là : “Nếu như không có kỳ nhân thì Đạo

Dịch không thể lưu hành đầy đủ ở thế gian”.

Một nền Y học toàn cầu hóa đang chờ đón những “Kỳ Nhân” trong Y giới Đông Tây.

(Hết phần Chính Luận)

*

55

PHỤ LỤC 1

VẬT LOẠI THUỘC NGŨ HÀNH

VẬT LOẠI

NGŨ HÀNH

MỘC HỎA THỔ KIM THỦY

THỜI Xuân Hạ Tứ Quý Thu Đông

PHƯƠNG Đông Nam Trung Ương Tây Bắc

THIÊN CAN Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

ĐỊA CHI Dần Mão Tỵ Ngọ Thìn Tuất

Sửu Mùi

Thân Dậu Hợi Tý

KHÍ HÓA Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn

BỘ VỊ Trái Trên Giữa Phải Dưới

TƯỢNG

DƯƠNG ÂM

Chấn – Tốn Ly Cấn -Khôn Càn - Đoài Khảm

SỐ .

SINH THÀNH

3- 8 2 - 7 5 - 10 4 - 9 1 - 6

KINH DƯƠNG

PHỦ

Túc Thiếu Dg

Đởm

Thủ Thái Dg

Tiểu Trường

Túc Dg Minh

Vỵ

Thủ Dg Minh

Đại Trường

Túc Thái Dg

Bàng Quang

KINH ÂM

TẠNG

Túc Khuyết Â.

Can

Thủ Thiếu Âm

Tâm

Túc Thái Âm

Tỳ

Thủ Thái Âm

Phế

Túc Thiếu Âm

Thận

THỂ CHẤT Cân [gân] Mạch máu Nhục [thịt] Bì [da lông] Cốt [xương]

KHIẾU Mục [mắt] Thiệt [lưỡi] Khẩu [miệng] Tỵ [mũi] Nhĩ [tai] 2 tiện

CHỦ LOẠI Sắc [màu] Sú [mùi] Vị [Ngũ vị] Thanh [tiếng] Dịch[chất lỏng]

SẮC

[màu sắc]

Thương

[xanh lá]

Xích [đỏ] Hoàng [vàng] Bạch [trắng] Hắc [đen]

.

56

SÚ [Mùi] Táo [hôi] Tiêu [khê khét] Hương [thơm] Tinh [tanh] Hủ [thối]

VỊ [Ngũ vị] Toan [chua] Khổ [đắng] Cam [ngọt] Tân [cay] Hàm [mặn]

THANH Hô [la] Tiếu [cười] Ca [hát] Khấp [khóc] Thân [rên]

ÂM

[ Giọng]

Giốc

[hòa mà dài]

Chủy [phát

âm khi lưỡi

chạm răng]

Cung [to mà

hòa lưỡi ở

giữa]

Thương [cao

khi há miệng]

Vũ [thấp nhỏ]

DỊCH Lệ [nước mắt] Hãn [mồ hôi] Diên [nước dãi] Thê [nước mũi] Niệu [nước tiểu]

TÀNG [Chứa] Huyết Mạch Doanh Khí Tinh

XÁ [ở tạm] Hồn Thần Ý Phách Chí

QUAN

[chức

trách]

TẠNG Tướng quân Quân chủ Gián nghị Tướng phó Tác cường

PHỦ Trung chính Thọ thạnh Thương lẫm Truyền đạo Châu đô

XUẤT

[công

năng]

TẠNG Mưu lự Thần minh Tri châu Trị tiết Kỷ xảo

PHỦ Quyết đoán Hóa vật Ngũ vị Biến hóa Tân dịch

DU

HUYỆT

ÂM Tĩnh Huỳnh Du Kinh Hợp

DƯƠNG Du Kinh Hợp Tĩnh Huỳnh

PHÁT [chức năng] Sinh động Phát Nhiệt Vận hóa Liễm thu Tàng trữ

BIẾN ĐỘNG Ốc [nắm níu] Ưu [lo] Uế [ọe] Khái [ho] Lặc [run]

BỆNH KHÍ Ngữ [nói] Thôn [nuốt] Y [ợ] Khiếm [ngáp] Thóa [nhổ]

TÌNH CHÍ Bi [đau xót]

Nộ [giận]

Hỷ [vui] Tư [nghĩ] Ưu [lo] Khủng [sợ]

TUYỆT KHÍ

[khí thoát,chết]

Môi xanh,

lưỡi thụt,

dái teo.

Thở rút vai,

ngó sững sờ,

mắt đứng

tròng.

Miệng lạnh,

sưng chân,

gò má thũng,

ỉa són.

Há miệng

thở ra,

mồ hôi ướt

tóc,thở nhịp

một.

Răng khô, mặt

đen, đau lưng

như gãy, mồ

hôi như tắm,

Nhân trung cạn

.

57

THÔNG KHÍ Phong

[gió]

Lôi

[sấm sét]

Cốc

[thức ăn]

Thiên

[sinh khí ]

[mưa]

Ố TÀ KHÍ Phong

[gió]

Thử Nhiệt

[nắng nóng]

Thấp

[ẩm ướt]

Hàn

[lạnh]

Táo

[khô ráo]

VINH HOA

[nuôi tốt]

Trảo [móng

tay chân]

Diện .

[sắc mặt]

Thần .

[môi mép]

Mao [lông] Phát [tóc]

NGŨ CỐC Mạch [lúa] Thử [nếp] Tắc [lúa tắc] Đạo [lúa dẽ] Đậu

NGŨ SÚC Kê[gà] Mã [ngựa] Ngưu [bò] Cẩu [bò] Trư [heo]

NGŨ TRÙNG Mao [có lông

nhỏ]

Vũ[có lông

cánh]

Lỏa [như loại

trùng đất]

Giới [có vảy

cứng]

Lân [có vảy cá

như lý ngư]

NGŨ QUẢ Lý [mận] Hạnh Táo Đào Túc [ấu]

NGŨ THÁI Cửu [hẹ] Giới [kiệu] Quỳ Cửu [hẹ] Hoắc

BỘ VỊ NƠI THÂN

NGƯỜI

Đỉnh đầu.

Lòng đen mắt

Hông sườn

Bộ Sinh dục

Thịt đỏ 2 mí

mắt

Trán, đầu lưỡi

Lõm dưới ngực.

Lòng bàn tay

chân.

Mu mắt.

Đầu mũi.

Giữa lưỡi

Tứ chi.

Ấn Đường.

Lòng trắng

mắt.

Gò má phải.

Lổ mũi.

Con ngươi.

Dưới càm.

Chẫm gáy.

Eo lưng.

GHI CHÚ : Tâm Bào Lạc là quan Thần Sử xuất hỷ lạc, phát nguyên từ Tâm hệ.

Tam Tiêu là quan Quyết Độc xuất thủy đạo,, phát nguyên từ Thận hệ.

Hai Tạng Phủ này trải khắp cơ thể, có Kinh Lạc chủ trì Bộ Vị Tấu, tuy được Đông Y xếp

theo Hành Hỏa và Hành Thủy, nhưng sự thật chúng là đường giao tế Khí Huyết Thủy Hỏa khắp

ngũ Tạng, ngũ Phủ (tương ứng ngũ Hành) với công dụng dưỡng nuôi và bảo vệ cơ thể, có nhiệm

vụ điều hòa cả 5 Hành.

58

NGŨ HÀNH và SINH LÝ - BỆNH LÝ

Ngũ Hành có hai mối tương quan tuần hoàn :

Tương sinh : Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy trở lại sinh Mộc.

Tương khắc : Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim – Kim trở lại khắc Mộc.

Sinh lý = Tương sinh + Tương Khắc (chế hóa - điều hòa)

Bệnh lý = Thái quá hoặc bất cập sinh hiện tượng hoặc Thừa [khắc thái quá như đè bẹp

lên hành bị khắc] hoặc Vũ [hành bị khắc khinh lờn đôi khi khắc ngược lại hành khắc] .

Thái quá (có dư) = Tà thực (khắc hại).

Bất cập (không đủ) = Chính hư ( bị hại).

Trong trị liệu, Đông Y thường dùng luật Ngũ Hành tương sinh.

Tả = bớt = trị Tà Thực= Tả tử = bớt con = bớt mẹ (bắt mẹ phải nuôi con).

Bổ = thêm = trị Chính hư= Bổ mẫu = thêm mẹ = thêm con (bổ mẹ để nuôi con).

*

59

PHỤ LỤC 2

MỘT VÀI CẢM NGHĨ KHI HỌC TẬP

THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA

Tôi học Đông Y từ những năm đầu thập niên 1960. Năm 1967 tôi đến với Nam Dương

học phái và được Đông Y sĩ Phương Thế Minh cho biết về vị thầy là Việt Nhân Lưu Thủy và các

tác phẩm Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Nhưng mãi đến thập niên

1970, sau khi thầy Minh qua đời, tôi mới thực sự tiếp xúc được các tác phẩm này. Tuy nhiên

biến cố 30 - 04 – 1975 đã khiến tôi không còn điều kiện để học tập Đông Y. Mãi đến những năm

cuối của thập niên 1980 tôi mới tiếp tục đọc lại sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa.

1. BÚT DANH VIỆT NHÂN LƯU THỦY :

Trong suốt thời gian đọc sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tôi thường tự hỏi ý nghĩa

của bút danh Việt Nhân Lưu Thủy. Một hôm tôi tự nhận ra :

Việt Nhân : Vượt khỏi kiếp người sanh diệt = Tự Độ.

Lưu Thủy : Nước chảy xuôi dòng ra biển = Độ Tha.

Một bút hiệu không tính cách cá nhân chỉ nói 2 giai đoạn tu hành, tinh tấn trong tự độ

và bình đẳng trong độ tha. Tinh thần vô ngã này, người đọc bao giờ theo kịp ?

2. NGUYÊN VĂN VÀ BẢN NGHĨA :

Nhằm tiện việc học tập, tôi chia sách làm 2 phần : Những câu nơi sách Thương Hàn

Luận của ngài Trọng Cảnh gọi là Nguyên Văn ; Phần chú giải của Việt Nhân Lưu Thủy gọi là Bản

Nghĩa. Nhờ có Bản Nghĩa, chúng tôi mới hiểu được Nguyên Văn. Một người bạn trong nhóm

học tập nói : Trọng Cảnh nói tướng, Lưu Thủy nói tánh, lại nói : Nguyên Văn mô tả Bệnh Lý, Bản

Nghĩa chú thích bằng Sinh Lý trái thường, hai mặt đối lập bổ túc cho nhau giúp chúng tôi hiểu

được Nguyên Văn. Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thấy có người hiểu được như vậy. Chúng tôi

đồng có cảm nghĩ Lưu Thủy hiểu được Trọng Cảnh gần như chính ngài tái sanh.

60

3. CẢM NGHĨ KHÁI QUÁT :

Chúng tôi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nhiều năm, thoạt đầu thấy ngay được đây là

sách trân quý, có một không hai của Đông Y. Nhưng chúng tôi không thật sự thấu hiểu để áp

dụng thực tế. Chúng tôi mắc phải một sai lầm của đa số người đọc là muốn hiểu tác phẩm bằng

cách hạ thấp nó bằng sự hiểu biết của mình, thay vì nâng hiểu biết của mình lên cho ngang bằng

tác phẩm. Thức tỉnh từ nhận thức này, chúng tôi quay sang nghiên cứu Kinh Dịch, Kinh Phật và

sau khi đọc được sách Chu Dịch Thiền Giải của Thiền Sư Trí Húc, chúng tôi mới hiểu được tầm

vóc của Bản Nghĩa. Làm được Bản Nghĩa với nội dung phân chương và đề cương từng tiết

Nguyên Văn, chỉ có thể là một người giác ngộ. Tuy nhiên giác ngộ cũng có thời gian, quá trình từ

từng phần đến toàn giác. Bản Nghĩa cho thấy còn sót lại, một vài chỗ cần chỉnh đốn, chứng tỏ

được viết khi tác giả chưa toàn giác. Dù vậy có được Bản Nghĩa là cần thiết và may mắn cho thế

hệ đương thời. Thiển nghĩ việc chỉnh đốn và làm cho thêm sáng tỏ là nhiệm vụ của người đọc

sau này.

a- Kinh Lạc :

Kinh Lạc là nền tảng của học thuyết “Nhân Thân Khí Hóa“. Người xưa để lại sách “Nội

Kinh Linh Khu” là bằng chứng hùng hồn về vai trò của Kinh Lạc trong Đông Y truyền thống. Sách

Thương Hàn Luận tuân thủ truyền thống này nên từ đầu đến cuối đều dùng Kinh Lạc để thuyết

minh. Kinh Lạc gồm chức năng Khí Hóa là động lực sinh bệnh và hình tướng Bộ Vị là cơ sở thọ

bệnh cho nên sách Thương Hàn Luận không hề trình bày thiên lệch trong lĩnh vực này. Đọc Bản

Nghĩa thoạt đầu thấy :

Danh viết Trúng Phong chỉ bệnh tại Cơ Nhục.

Danh viết Thương Hàn chỉ bệnh tại Bì Phu.

Chúng tôi vội cố chấp : “Bộ Vị là cốt yếu đặt tên bệnh” việc cố chấp này đã khiến chúng

tôi mất khá nhiều thời gian học tập.

Có người hỏi : “Kinh Lạc có phải là Thần Kinh ? ”. Điều này rất khó trả lời bởi vì một

định nghĩa trong phương pháp hệ thống rất khác với một định nghĩa trong phân tích. Kinh Lạc là

mô tả con đường sinh hoạt gồm cả hai mặt bảo vệ và dưỡng nuôi toàn cơ thể nối liền một Phủ

hoặc một Tạng. Thần Kinh chỉ là một vật loại chức năng phân tích. Nói Kinh Lạc # Thần Kinh +

thể dịch thì có lẽ gần đúng hơn. Nhưng không thể quyết đoán mà phải đợi đến khi Đông Tây

thực sự biết mình và thật hiểu về nhau.

61

b- Tấu Lý :

Tấu Lý là một Bộ Vị đã nói tại Nội Kinh và tỏ rõ trong Thương Hàn Luận. Các tác giả

Đông Y sau này không chú trọng Kinh Lạc, chỉ nói 2 Bộ Vị Biểu và Lý, thiếu sót này là nguyên

nhân mai một của Đông Y. Tấu Lý là một Bộ Vị có thật của Nhân Thân Khí Hóa, là con đường

truyền sự sống, cũng là con đường truyền bệnh. Đã có lúc tôi vẽ Tấu Lý nằm giữa Biểu Lý, chia

cơ thể làm 3 phần rõ ràng trên một mặt phẳng, của không gian hai chiều. Sự thật không như

vậy, Biểu Lý tuy chia hai nhưng liền nhau, còn Tấu Lý được hình dung theo không gian ba chiều.

Tấu Lý là toàn bộ màn lưới Kinh Lạc của Nhân Thân tập trung [Tấu] tại Cốt Tủy [Não tủy, Tủy

sống, Tủy xương]. Tấu Lý chia hai phần : Nửa trải suốt Biểu gọi là Tấu bán Biểu ở phần này Kinh

Lạc ra vào gọi là Hoành; Nửa trải suốt Lý gọi là Tấu bán Lý, ở phần này Kinh Lạc lên xuống gọi là

Tung.

Bản Nghĩa có tán thán Đức Trọng Sư ước tóm Lục Kinh thành Tứ Kinh là Dương Nhiệt,

Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn và tạm xếp Thiếu Dương vào Dương Nhiệt và Khuyết Âm vào

Âm Hàn. Không ngờ có người cố chấp nói : “Thương Hàn Luận chủ trương Tứ Kinh Tứ Khí là sai

với chủ trương Lục Kinh Lục Khí “. Sự thật không như vậy, gọi Thái Dương = Dương Hàn là gọi cụ

thể theo Tượng; Chia Lục Kinh làm hai phần gồm Tứ Kinh Tứ Khí là hai cặp Âm Dương Hàn Nhiệt

đối lập và hai Kinh còn lại là Thiếu Dương và Khuyết Âm chẳng qua là Trung Hiện của bốn Kinh

đã nói mà thôi.

Kinh Thiếu Dương = Dương [Nhiệt + Hàn] Trung Hiện :

Túc Thiếu Dương Đởm = Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn thuộc Kinh Dương Nhiệt.

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu = Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt thuộc Kinh Dương Hàn.

Kinh Khuyết Âm = Âm [Hàn + Nhiệt] Trung Hiện :

Túc Khuyết Âm Can = Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt thuộc Kinh Âm Hàn.

Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc = Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn thuộc Kinh Âm Nhiệt.

Tóm lại không hề có việc ước tóm, mà chỉ có việc chia 6 Kinh thành 4 Kinh Khí làm bệnh

và hai Kinh Thiếu Dương và Khuyết Âm thuộc bộ vị Tấu Lý, là Bộ Vị “Trung Đạo” của Nhân Thân

Khí Hóa. Tấu Lý chẳng những gồm màn lưới của tất cả Kinh Lạc trong thân người, nó còn chuyên

trách chức năng của hai Kinh Lạc Thiếu Dương và Khuyết Âm là thanh lọc, cân bằng, lưu thông,

trao đổi các loại Khí Huyết, Vinh Vệ trong thân người :

Đởm : Chủ Thần Kinh thực vật, thanh lọc và cân bằng chất khí và chất kiềm.

Can : Chủ Thần Kinh động vật, thanh lọc và cân bằng chất huyết và chất toan.

62

Tam Tiêu : Lưu thông trao đổi chất khí và thủy.

Tâm Bào Lạc : Lưu thông trao đổi chất huyết và hỏa.

(Trên đây chỉ là trong giới hạn gợi ý cho người đọc, sau này xin các nhà khoa học bổ

chính thêm).

c- Truyền KInh :

Kinh Lạc, Tấu Lý, Truyền Kinh tuy chia làm 3 phần tựu trung cũng chỉ là chức năng của

Kinh Lạc. Truyền Kinh mô tả sự dời đổi (dịch) của bệnh. Tâm đắc về ý chỉ Truyền Kinh của sách

Thương Hàn Luận nên Bản Nghĩa rất chú trọng và dùng hai chữ Truyền Kinh khá nhiều ; điều

này khiến cho người đọc có đôi chỗ hoang mang.

Theo Sinh Lý Kinh Lạc có tuần hành theo trật tự và chu kỳ (chính khí). Thay vì dùng hai

chữ ”hành kinh” để phân biệt, Bản Nghĩa cũng dùng hai chữ “Truyền Kinh” khiến người đọc dễ

nhầm lẫn với bệnh tật (tà khí).

Theo Bệnh Lý có một khí hoặc hai khí hiệp lại làm bệnh. Có Kinh bị bệnh rồi truyền đến

Kinh khác thọ nhận thành bệnh. Lẽ ra hai chữ “Truyền Kinh” chỉ dùng trong trường hợp có

truyền, có thọ bệnh; Lại dùng chung cho cả hai mặt làm bệnh và thọ bệnh khiến người đọc trở

nên khó hiểu.

Sách Thương Hàn Luận mô tả Bệnh Lý rất rõ. Ví dụ nói :

Thái Dương Bệnh : Kinh bị bệnh.

Trúng Phong : Khí [Hàn + Nhiệt = Phong] làm bệnh.

Tại Cơ Nhục : Bộ Vị Kinh Lạc thọ bệnh.

Trong khi bệnh, chính khí cứ tuần tự hành kinh. Có trường hợp là chính quân bình (= 0)

thì khỏi bệnh. Có trường hợp chính trợ cho tà làm bệnh nặng thêm. Các trường hợp này cũng

được Bản Nghĩa gọi là Truyền Kinh. Người đọc nên hiểu như vậy.

Cần phân biệt Bệnh và Chứng. Ví dụ : Bệnh Thái Dương Trúng Phong tại Cơ Nhục và có

các chứng gây gây ghét lạnh, rờn rợn ghét gió, hâm hấp phát nhiệt. Bản Nghĩa đều chú là các

Kinh còn lại “Thọ” Thái Dương Trúng Phong. Đây không phải là truyền bệnh và thọ bệnh. Nếu

được chú là “hiện chứng thuộc” các Kinh thì người đọc ít nhầm lẫn hơn.

63

4. CẢM NGHĨ CHI TIẾT :

Nguyên Văn (1) :

Ngay từ đầu Bản Nghĩa muốn cho người đọc thấy sự thống lãnh của Thái Dương nên lời

chú bao quát khó hiểu đối với một vài người chưa quen đọc sách. Thiết tưởng không cần thắc

mắc cứ đọc tiếp đến cuối sách rồi đọc trở lại tất hiểu. Tạm thời có thể nhận thức như sau :

Đây là chứng trạng đề cương của Thái Dương bệnh.

Chi Vi Thái Dương bệnh là “Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi” bởi hai mặt Kinh Khí

hoặc Tiêu Bản, hoặc Hàn Nhiệt ..v..v..

Mạch Phù : Chứng của Lạc.

Đầu gáy cứng đau : Chứng của Kinh.

Sợ lạnh : Chứng của Khí.

Nguyên Văn (11) :

Tiết này là cuối của Chương Thể Lệ; Đầu và cuối đều nói đến sự thống lãnh thật là một

bố cục tuyệt vời của Thánh Nhân. Tiết này nói về Tấu Lý, cốt tủy là nơi Kinh Lạc tập trung.

Nguyên Văn chỉ nói chứng trạng Hàn Nhiệt tại Bì Phu và Cốt Tủy là nói ra vào tại Tấu bán Biểu,

lĩnh vực thống trị của Thái Dương (không nói đến Lý). Gặp chứng này thiết tưởng dùng Tiểu Sài

Hồ thang là hiệu nghiệm.

Nguyên Văn (41) :

Nguyên Văn nói Hàn đi muốn giải là Trọng Cảnh bảo uống thang Tiểu Thanh Long trị

Hàn Thấp, người bệnh hơi khát là bệnh muốn giải dùng thuốc này ắt khỏi. Thiết nghĩ không có

việc lưu chuyển bệnh lý tuần hành theo Tứ bộ bệnh [Hàn Thấp rồi đến Ôn Bệnh, Phong Ôn,

Phong Thấp như tại Bản Nghĩa ].

Thực tế chỉ thấy có bệnh từ Hàn sang Nhiệt hoặc ngược lại đều do phép trị thái quá chứ

không thấy có sự lưu chuyển tự nhiên của bệnh hoặc sau hai chữ “muốn giải”.

…..

Nguyên Văn (225) :

Phong Ôn là bệnh làm bởi hai khí Dương Minh [Dương Nhiệt] và Thiếu Âm [Âm Nhiệt].

Cho nên nói Dương Minh Phong Ôn hoặc Thiếu Âm Phong Ôn đều không rời khỏi hai khí đã nói.

Bản Nghĩa nói : “Trư Linh thang không thích nghi với Dương Minh Phong Ôn”, e mâu thuẩn với

Nguyên Văn (224) và hai khí hiệp lại làm bệnh Phong Ôn. Thiết nghĩ nên nói cụ thể hơn là thận

64

trọng không dùng Trư Linh thang trong trường hợp mất nhiều tân dịch trong Vỵ ráo. Ngày nay

kết hợp với Tây Y dùng truyền dịch thì trở ngại này khắc phục được chăng ?

….

5. NHẬN ĐỊNH :

Trên đây chỉ là cảm nghĩ của một cá nhân khi học tập ; Bản Nghĩa cũng là giải thích của

một tác giả đối với Nguyên Văn. Nguyên Văn mô tả Bệnh Lý theo qui luật tự nhiên. Qui luật tự

nhiên là lý sự chân thật. Tin theo Lý Sự Chân Thật mới là Chánh Tín, còn lại nên cẩn thận suy xét

kẻo là Mê tín. Bản thân tôi khẳng định nhờ đọc Bản Nghĩa mới có được hiểu biết truyền thống

“Đạo học Khí Hóa” của Đông Y. Giá trị to lớn của Bản Nghĩa không thể chối cải, nhưng làm cho

nó lợi ích và trong sáng hơn lại là trách nhiệm của người đọc sau này.

65

PHỤ LỤC 3

PHÉP XEM MẠCH

Đông Y có 4 phép xem bệnh gọi là Tứ Chẩn :

Vọng : Phép xem bệnh bằng mắt, nhìn sắc mặt, xem lưỡi, mắt, các khớp, hình dáng v.v… Văn : Phép xem bệnh bằng tai nghe, nghe tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho, cười, khóc, rên

rỉ, tiếng sôi bụng, v.v…

Các vị thầy tài giỏi (thượng công) thường dùng 2 phép trên. Sử sách còn ghi lại các

truyền thuyết về Biển Thước, Hoa Đà với các y án Vọng, Văn thần kỳ.

Vấn : Phép hỏi tìm chứng bệnh. Người thầy thuốc tùy đối tượng và hướng định bệnh. Hỏi bệnh nhân để thu thập như hỏi : Ăn ngủ, đại tiểu tiện, ưa ghét, v.v…

Thiết : Phép xem bệnh bằng tiếp xúc. Sờ nắn các bộ phận, day ấn các huyệt vị, xem xét các động mạch v.v…

Các thầy thuốc vừa và kém (trung công, hạ công) đều dùng 2 phép Vấn, Thiết làm

phương tiện chẩn đoán ; Chẳng những thiếu xót mà còn có các thầy bá Đạo khoe tài,

hù dọa người bệnh nói rằng chỉ cần xem mạch là đoán được bệnh khiến cho mạch

pháp mỗi ngày một phai mờ mà Cụ Việt Nhân Lưu Thủy đã ưu tư bày tỏ nơi các bài

Mạch Pháp của sách Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa.

Đông Y truyền thống xem mạch là dùng phép Thiết của Tứ Chẩn, góp phần tìm ra mạch

và chứng của bệnh để kết luận Lý Pháp Phương Dược trong điều trị.

Mạch và Chứng là 2 yếu tố cần và đủ trong định bệnh. Tiên sanh Việt Nhân Lưu Thủy nói :

“Thiên luận mạch hoặc Thiên luận chứng đều là phi pháp” bởi vì mạch chứng đều là biểu hiện

của Âm Dương, nhưng mạch có trước chứng. Đồng là mạch Phù khẩn có khi biểu hiện bệnh của

Thái Dương [Hàn], có khi biểu hiện bệnh của Thiếu Âm [Nhiệt], nếu không xét thêm chứng Hàn

hoặc Nhiệt thì làm sao chẩn đoán phân biệt ?

Trong phạm vi này chỉ sơ lược vị trí các động mạch, cách xem và trình bày những yếu tố

định tên mạch.

1. CÁC VỊ TRÍ CÓ ĐỘNG MẠCH THƯỜNG DÙNG :

a. Vùng cổ :

Động mạch nơi huyệt Nhân Nghênh (kinh Túc Dương Minh) để xem Vỵ khí.

.

66

b. Vùng bàn chân :

Động mạch nơi huyệt Thái Xung (kinh Túc Khuyết Âm) để xem Can khí.

Động mạch nơi huyệt Xung Dương (kinh Túc Dương Minh) để xem Vỵ khí.

Động mạch nơi huyệt Thái Khê (kinh Túc Thiếu Âm) để xem Thận khí.

c. Vùng bụng quanh rún :

Bình thường quanh rún không thấy rõ động mạch, chỉ khi các Tạng bị bệnh quanh rún

mới có, người xưa gọi là động khí :

Tâm bệnh : Động khí trên rún.

Phế bệnh : Động khí bên phải rún.

Can bệnh : Động khí bên trái rún.

Thận bệnh : Động khí dưới rún.

Tỳ bệnh : Động khí quanh rún.

Có động khí quanh rún là bệnh khó chữa. Cứu huyệt Chương Môn (kinh Túc khuyết Âm,

Tạng hội) động khí sẽ hết.

d. Vùng cổ tay :

Động mạch nơi huyệt Thần Môn (kinh Thủ Thiếu Âm) để xem Tâm khí.

Đoạn động mạch dọc theo kinh Thủ Thái Âm Phế là nơi Đông y thường dùng để xem

mạch gọi là Thốn Khẩu. Sở dĩ động mạch này được dùng xem mạch vì các lý do :

Trong Nhân Thân Khí Hóa. Phế là tạng triều hội bách mạch. Khí huyết sau khi tuần

hoàn nuôi dưỡng khắp châu thân, đỏ trở thành đen được tĩnh mạch đưa về Tim để

đưa lên Phế thanh lọc, đen trở lại đỏ rồi về Tim tiếp tục vòng tuần hoàn.

Mười hai Kinh Lạc thuộc 12 tạng phủ đều triều hội ở Cách, rồi từ Cách hội ở kinh Thủ

Thái âm Phế, nơi động mạch cổ tay có huyệt Liệt Khuyết hội với Mạch Nhâm. Cho

nên chỉ cần xem tại Thốn khẩu, biết đầy đủ khí thịnh suy của 12 Phủ Tạng.

2. SƠ LƯỢC CÁCH XEM MẠCH :

a. Chia 3 bộ :

Từ lằn chỉ khớp bàn cổ tay dọc theo kinh Phế đến huyệt Xích Trạch chia thành 12 thốn.

Cách huyệt Xích Trạch 10 thốn. Đặt ngón tay áp út gọi là bộ Xích. Trên huyệt Thái Uyên đặt

ngón tay trỏ gọi là bộ Thốn. Giữa 2 bộ Xích và bộ Thốn là bộ Quan ngón tay giữa. Đoạn động

mạch 2 thốn trên kinh Phế được phân thành 3 bộ : Thốn, Quan, Xích dùng đặt 3 ngón tay để

xem mạch.

67

Động mạch dẫn huyết từ trong ra cho nên bộ Xích là gốc, bộ Quan là thân, bộ Thốn là

ngọn.

Mỗi tay phải trái đều có 3 bộ phối hợp Tạng Phủ để xem xét như sau :

MẠCH CỔ TAY THỐN QUAN XÍCH

TAY TRÁI TÂM –Tiểu Trường

HỎA

TỲ- Vỵ

THỔ

THẬN - Bàng Quang

THỦY

TAY PHẢI PHẾ - Đại Trường

KIM

CAN – Đởm

MỘC

MỆNH MÔN – Tam Tiêu

HỎA

b. Ba cách ấn ngón tay :

Động mạch thường ở 3 vị thế nổi nơi da, ở giữa thịt, chìm sát xương, cho nên tại mỗi bộ

phải ấn ngón tay để dò xét.

Ấn nhẹ : (thí dụ nặng bằng 3 hạt đậu) để xem mạch nổi (Phù).

Ấn vừa : (thí dụ nặng bằng 6 hạt đậu) để xem mạch không nổi, không chìm (Trung).

Ấn nặng : (thí dụ nặng bằng 9 hạt đậu) để xem mạch chìm (Trầm).

Có 3 bộ mỗi bộ có 3 cách ấn, suy ra 3x3 = 9 cách xem. Người xưa gọi là “Tam Bộ Cửu Hậu”.

3. PHÂN LOẠI MẠCH THEO TRUYỀN THỐNG :

Đến đời Tống mới có sách Mạch Pháp của Vương Thức Hòa. Trước đó Mạch được phân

loại theo truyền thống.

Động Mạch biểu hiện khí huyết từ trong ra, bộ Xích là gốc, bộ Thốn là ngọn. Mạch tại bộ

Xích chìm, tại bộ Thốn nổi là hướng đi lên (Thượng). Mạch tại bộ Xích nổi, tại bộ Thốn

chìm là hướng đi xuống (Hạ).

Một Động của Mạch gồm một đến gọi là Lai và một đi gọi là Khứ.

Mạch có Động gọi là Chí, mạch ngưng không động gọi là Chỉ.

DƯƠNG THƯỢNG LAI CHÍ

ÂM HẠ KHỨ CHỈ

4. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÊN MẠCH :

Tên mạch Đông Y thường chỉ định nghĩa chữ, có mô tả thì cũng không theo một hình

thái khoa học ; là rất khó khăn cho người dạy và người học. Phân tích yếu tố định tên Mạch là

một ý kiến cá nhân có thể có sai sót xin người đọc thận trọng tham khảo.

68

a. Vị thế :

Động mạch dẫn khí huyết từ trong ra ngoài có các vị thế :

Lên xuống :

Lên : bộ Xích chìm, bộ Thốn nổi mạch có hướng đi lên (Thượng).

Xuống : bộ Xích nổi, bộ Thốn chìm mạch có hướng đi xuống (Hạ).

Nổi chìm :

Xem xét loại mạch này cần áp dụng phép Ấn ngón tay và hình dung tại bộ vị có 3 phần :

dưới da, giữa thịt, sát trên xương :

Nổi : Mạch nổi dưới da, tên PHÙ chủ bệnh tại Biểu.

Không nổi không chìm : Mạch hiện giữa thịt, tên TRUNG chủ Vị khí.

Chìm : Mạch chìm trên xương, tên TRẦM chủ bệnh tại Lý.

MẠCH PHÙ THÁI TRẦM THÁI

PHÙ TRUNG TRẦM THỰC QUÁ QUÁ

3TẦNG

Dưới Da

Giữa Thịt

Sát trên Xương

CẦN LƯU Ý :

Người xưa thí dụ sức nặng các hột đậu là nói tỷ lệ sức ấn ngón tay. Thực tế người thầy

thuốc khi gặp người bệnh hoặc mập hoặc ốm, mạch động hoặc thực hoặc hư mà có sức

ấn thích hợp cho 3 phép nhẹ, vừa, nặng. Thấy mạch có hình trạng và tính động rõ ràng

nhất ở độ ấn nào, thì theo đó định tên mạch.

Khi không bệnh có mạch TRUNG là Vỵ khí đầy đủ. Khi có mạch Phù Trầm vẫn còn tại

ngôi Trung là bệnh nhẹ. Khi mạch Phù thái quá mất ngôi trung như tên mạch PHỦ PHÍ

(canh sôi) hoặc Trầm thái quá mất ngôi trung như tên mạch ĐAN THẠCH (viên đá) là

bệnh nặng, bệnh nguy.

69

Trường hợp gặp mạch THỰC hoặc đặt tay đã thấy, không vội cho là Phù ; ấn nặng tay

đến sát trên xương vẫn còn, không bảo là Trầm ; vì hình thể và tính động của nó rõ ràng

nhất khi ấn vừa tại Trung.

b. Số động :

Số động của mạch tính theo đơn vị thời gian là một Tức (1 hô hấp).

Không mau không chậm : số động = 4. Tên mạch HOÃN chủ không bịnh, mạch

của Tỳ Vỵ khí.

Chậm : số động < 4, tên mạch TRÌ chủ bệnh Hàn.

Mau : số động > 4, tên mạch SÁC chủ bệnh Nhiệt.

CẦN PHÂN BIỆT :

Mạch TRÌ, SÁC xét theo số động khác với mạch HOẠT, SÁP xét theo tính động.

Mạch Trì vô lực là Tâm huyết hư thiếu. Mạch SÁC vô lực là Tâm khí hư thiếu.

c. Hình trạng :

Dài ngắn :

Dài : mạch từng bộ vị dài, ngoài ngang ngón tay, tên mạch TRƯỜNG chủ Khí

Huyết thịnh.

Ngắn : mạch từng bộ vị ngắn, trong ngang ngón tay, tên mạch ĐOẢN chủ Khí

Huyết suy.

Dùn thẳng :

Dùn : như dây buông thả, không rõ tên mạch, hình như Huyết áp Thấp.

Thẳng : căng như dây cung, tên Mạch HUYỀN, chủ bệnh Cao Huyết áp.

To nhỏ :

To : mạch to như cọng đũa, tên mạch ĐẠI chủ Dương thịnh.

Nhỏ : mạch nhỏ như sợi chỉ, tên mạch TẾ chủ Âm suy.

.

Cứng mềm :

Cứng: mạch cứng như đặt tay trên dây kim loại, tên mạch CƯƠNG chủ bệnh do

Táo.

Mềm : mạch mềm như đặt tay lên sợi bông, tên mạch NHU chủ bệnh do Thấp.

70

Đặc rỗng :

Đặc : mạch có ruột dày đặc, tên mạch THỰC chủ Huyết vượng.

Rỗng: mạch rỗng ruột như cọng hành,tên mạch HƯ,KHÂU chủ Huyết kém, thoát.

Cần biết thêm mạch có vỏ cứng ruột rỗng, tên CÁCH chủ bệnh lậu tinh, băng huyết.

d. Tính động :

Một động của mạch gồm 1 nửa đến gọi là Lai, 1 nửa đi gọi là Khứ. Xét tính động của

mạch tức là xét tính Lai Khứ của mạch.

LAI

________________

KHỨ

Lai khứ mau chậm :

Lai mau : tên mạch KHẨN chủ Hàn làm bệnh.

Khứ mau : tên mạch ĐỢI chủ Chánh bị thua.

Lai khứ đều mau : tên mạch HOẠT chủ bệnh nhiều đàm huyết loãng, trơn và đi

lại nhanh.

Lai khứ đều chậm : tên mạch SÁP chủ bệnh huyết khô, rít, đi lại chậm.

Lai khứ mạnh yếu :

Lai mạnh : hiện sức từ trong ra, tên mạch XÚC chủ Chính chống Tà.

Khứ mạnh : hiện sức từ ngoài vào, tên mạch ĐỢI chủ Tà nhập Lý.

Lai khứ đều mạnh : sức đi lại mạnh, tên mạch THỰC, CƯỜNG chủ Tà thịnh.

Lai khứ đều yếu : sức đi lại yếu, tên mạch HƯ, NHƯỢC chủ Chính suy.

Lai khứ cao thấp :

Lai khứ đều cao : biên độ rộng (dầy) tên mạch THỰC chủ Tâm khí thịnh.

Lai khứ đều thấp : biên độ hẹp (mỏng), tên mạch HƯ, VI chủ Tâm khí suy.

Lai khứ không rõ : lúc lắc qua lại, tên mạch ĐỘNG chủ bệnh nặng.

.

CẦN PHÂN BIỆT :

Mạch TẾ [nhỏ] xét theo hình trạng khác với mạch VI [mỏng], xét theo tính động.

Mạch SÁC [nhanh] xét theo số động khác với mạch KHẨN [gấp] và mạch HOẠT xét

theo tính động.

71

5. GHÉP TÊN MẠCH TRONG CHẨN ĐOÁN :

Kể trên là những tên Mạch đơn lẻ được định theo từng yếu tố. Trong thực tế chẩn đoán

một tên bệnh hoặc một hội chứng là tập hợp nhiều yếu tố cho nên tên Mạch cũng được

ghép phù hợp với bệnh chứng. Ví dụ trong chứng bệnh Hàn Tà tại Biểu :

Biểu mạch PHÙ.

Hàn mạch KHẨN.

Tà mạch THỰC, có lực.

Tên mạch ghép có tên là Phù Khẩn có lực. Từ đó suy ra các trường hợp tương tự.

6. XEM MẠCH TỨ TÔNG :

Đông Y tuy bao la nhưng Lý Pháp không ra ngoài Bát Cương, được trình bày nơi bảng

tóm tắt phía sau, Âm Dương bao quát là Tiên Thiên, Khí Huyết cụ thể là Hậu Thiên :

DƯƠNG KHÍ THỰC NHIỆT BIỂU

ÂM HUYẾT HƯ HÀN LÝ

Xem mạch cũng có phép giản lược, chỉ dùng Tứ Tông là 4 mạch : PHÙ, TRẦM, TRÌ, SÁC

và thêm nhận xét có lực hay không lực (có lực là Tà Thực, không lực là Chính Hư) là đủ định

bệnh theo Bát Cương.

PHÙ : có lực là bệnh tại Biểu - không lực là Âm hư.

TRẦM : có lực là bệnh tại Lý - không lực là Dương hư.

TRÌ : có lực là thực Hàn – không lực là Khí hư.

SÁC : có lực là thực Nhiệt – không lực là Huyết hư.

.

72

Có thể minh họa như sau :

NHIỆT

ÂM ÂM

HÀN

HƯ THỰC

NHIỆT

DƯƠNG DƯƠNG

HÀN

NHIỆT

BIỂU BIỂU

HÀN

THỰC HƯ

NHIỆT

LÝ LÝ

HÀN

NHIỆT

KHÍ KHÍ

HÀN

HƯ THỰC

NHIỆT

HUYẾT HUYẾT

HÀN

7. NHẬN ĐỊNH :

Phép xem Mạch theo Đông Y truyền thống không khó, rất khoa học vì nó phù hợp với

luận Âm Dương Hàn Nhiệt và luận Tam Tài trong Tự nhiên.

Dựa theo phân tích các yếu tố đặt tên mạch đã nêu, các nhà khoa học có thể chế tạo

máy móc đo đạc.

Khéo kết hợp Khoa học với Đạo học, kỹ thuật hiện đại sẽ thay được những kiến thức

thần diệu cổ truyền, sẽ khắc phục được các giới hạn của năng khiếu và óc tập trung của

loài người.

73

Phép xem Mạch của Đông Y ngày nay có khó chăng là tùy thuộc vào trình độ học tập,

tinh thần và kỹ năng của người thầy thuốc (óc nhận xét, tài biện luận, sức tập trung, độ

nhạy cảm). Bằng chứng là có những lương y suốt đời tự giới hạn và chỉ xem mạch Tứ

Tông.

Tôi không giữ bản quyền với kỳ vọng thế hệ tiếp nối sẽ làm trong sáng và lợi ích

hơn các di sản văn hóa của dân tộc Việt

.

74

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI NÓI ĐẦU

CHÍNH LUẬN

1- CHƯƠNG I : Dẫn nhập (Đường vào Đông Y)

2- CHƯƠNG II : Đạo học (Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối).

3- CHƯƠNG III : Khí hóa (Năng lực sinh hoạt của vạn vật).

4- CHƯƠNG IV : Bộ vị (Xứ sở của Sinh lý và Bệnh lý).

5- CHƯƠNG V : Kinh Lạc (Nền tảng của Khí Hóa).

6- CHƯƠNG VI : Tạng Tượng (Chức năng của Kinh Lạc và Phủ Tạng phát huy

từ Y Dịch).

7- CHƯƠNG VII : Truyền Kinh (Đường truyền, Sinh lý và Bệnh lý sống động).

8- CHƯƠNG VIII : Phương Dược (Vận dụng Lý-Pháp Tứ Bộ).

9- CHƯƠNG IX : Kết luận (Âm Dương bình hành tức là vừa Thống nhất vừa Đối

lập).

PHỤ LỤC

1- VẬT LOẠI THUỘC NGŨ HÀNH

2- MỘT VÀI CẢM NGHĨ KHI HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA

3- PHÉP XEM MẠCH

MỤC LỤC

2

3

9

16

21

25

33

42

47

53

55

59

65

74