bài giảng ktcn và qlcl.docx

108
GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t? Phần I: Kinh tế công nghiệp Chương 1: Phát triển công nghiệp 1.1. Vị trí, vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân - Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: + Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ; + Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông lâm ngư nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; + Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Vị trí của công nghiệp: + Công nghiệp là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế; Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2005: Nông nghiệp: 30.7% 19.6% Công nghiệp: 25.6% 40.2% Dịch vụ: 40.3% trong 2 năm 2004, 2005. + Công nghiệp là ngành chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người; - 1 -

Upload: leduanvr

Post on 17-Feb-2015

75 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

bai giang KTCN va QLCL

TRANSCRIPT

Page 1: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Phần I: Kinh tế công nghiệp

Chương 1: Phát triển công nghiệp

1.1. Vị trí, vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1.1.1. Vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Khái niệm công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu

thành nền sản xuất vật chất của xã hội.

Công nghiệp gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:

+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ;

+ Chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông lâm ngư nghiệp thành

nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội;

+ Hoạt động dịch vụ sửa chữa các sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục giá trị

sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

- Vị trí của công nghiệp:

+ Công nghiệp là một trong ba bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế;

Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2005:

Nông nghiệp: 30.7% 19.6%

Công nghiệp: 25.6% 40.2%

Dịch vụ: 40.3% trong 2 năm 2004, 2005.

+ Công nghiệp là ngành chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ từ các loại tài

nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản

phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người;

+ Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1.2. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt

Nam theo định hướng XHCN

- Vai trò của công nghiệp:

+ Công nghiệp sản xuất và trang bị những tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, dụng cụ

sản xuất) ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tếtrong quá trình CNH, HĐH và xây

dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn XHCN;

+ Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh

tế quốc dân.

+ Công nghiệp góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có có tính chiến lược của

nền kinh tế -xã hội như: tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành

thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược... Do trình độ PT của LLSX -trang thiết

bị cơ sở vật chất -kỹ thuật, và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, từ đó hình thành

một đội ngũ lao động có tính kỷ luật, tính tổ chức và trình độ trí tuệ cao;

- 1 -

Page 2: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cải thiện đời

sống của dân cư;

- Điều kiện phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp:

+ Xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, tổ chức và phát triển công nghiệp,

phối hợp với mục tiêu kinh tế -xã hội của nền kinh tế và đáp ứng tốt nhất những yêu

cầu của các mục tiêu kinh tế–xã hội đóx:

* Xác định đúng đắn định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.

* Thu hút được các nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn để áp dụng công nghệ hiện đại.

* Chuẩn bị nguồn lực lao động đủ về số lượng, cơ cấu và có trình độ tay nghề.

+ Tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực xây dựng hệ thống kế

hoạch định hướng, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật và hoàn thiện các chính

sách quản lý vĩ mô.

1.2 Các mô hình chiến lược phát triển công nghiệp

Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định được mục tiêu dài hạn (10 năm, 20

năm) của hệ thống công nghiệp và phương thức, biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu

dài hạn ấy.

Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định trạng thái tương lai của công

nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái ấy.

1.2.1 Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu

- Khái niệm: Mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu là tập trung phát triển mạnh sản

xuất các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng tiêu dùng, để thay thế các hàng hoá lâu nay vẫn

phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tức là nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có trong nước

để sản xuất và mở rộng thị trường, tạo thêm công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ...

- Tư tưởng cơ bản của mô hình: Lấy thị trường trong nước là trọng tâm trong định

hướng phát triển các ngành công nghiệp.

- Nội dung của chiến lược:

+ Xác định tổng cầu của mỗi loại hàng hóa trên thị trường trong nước: phân tích cơ cấu

và sản lượng hàng hóa đã nhập khẩu, nhu cầu của dân cư và khả năng thanh toán của

dân cư;

+ Ban hành các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư

phát triển các DN phát triển sản xuất hàng hoá trong nước để thay thế hàng nhập khẩu

như chính sách tín dụng, thuế, thủ tục đầu tư.

+ Ban hành các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước (thuế quan, hạn ngạch nhập

khẩu, trợ cấp...). Các chính sách bảo hộ thực hiện qua ba giai đoạn:

Bảo hộ với cường độ cao trong thời gian đầu;

Giảm dần mức độ bảo hộ để các DN trong nước vươn tới trình độ cao hơn;

- 2 -

Page 3: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Xoá bỏ bảo hộ khi các DN trong nước đủ sức khống chế thị trường nội địa và có thể

vươn ra nước ngoài.

- Hạn chế của chiến lược :

+ Chính sách bảo hộ chậm được sửa đổi, gây nên sự ỷ lại của các nhà sản xuất ;

+ Dung lượng thị trường không lớn, tạo nên những cản trở cho sự phát triển sản xuất ;

+ Khả năng vươn ra thị trường nước ngoài bị hạn chế vì h / hoá kém sức cạnh tranh ;

+ Tình trạng thiếu hụt ngoại tệ không được giải toả, vì lượng NK các điều kiện sản xuất

hàng thay thế tăng lên.

1.2.2. Mô hình chiến lược hướng về xuất khẩu

- Tư tưởng cơ bản của mô hình: Phát huy lợi thế so sánh để tập trung phát triển mạnh

một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

- Cơ sở hình thành mô hình chiến lược:

+ Thuyết lợi thế so sánh: Xuất khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất trong nước

lớn hơn chi phí bình quân quốc tế và nhập khẩu những sản phẩm mà chi phí sản xuất

trong nước thấp hơn chi phí bình quân quốc tế.

+ Xu thế mở rộng phạm vi phân công lao động quốc tế và xu thế toàn cầu hóa kinh tế.

- Nội dung: Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa các nước đang phát triển tập trung phát

triển

+ Các ngành khai thác và xuất khẩu sản phẩm thô sang các nước công nghiệp phát triển.

Trở ngại của xuất khẩu sản phẩm thô:

* Cầu sản phẩm thô trên thị trường quốc tế tăng chậm và giá cả bấp bênh;

* Điều kiện trao đổi bất lợi: giá sản phẩm thô tăng chậm hơn mức độ tăng giá sản phẩm

chế biến sản phẩm phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp.

Trong 6 thỏng d?u nam 2009, lu?ng d?u thụ xu?t kh?u u?c d?t 8, 282 tri?u t? n, v?i tr?

giỏ 3, 31 t? USD, tang 23,5% v? lu?ng nhung gi?m 41,5% v? tr? giỏ so v?i cựng k?

nam ngoỏi.

Thỏng 7/2008, giỏ d?u th? gi?i ? m?c cao d?nh di?m 147,27 USD/thựng.

*Quy mô và trình độ trang bị kỹ thuật của ngành công nghiệp khai thác phụ thuộc vào

mức độ đầu tư của các nước công nghiệp phát triển.

+ Phát triển các ngành khai thác lợi thế về lao động bao gồm công nghiệp dệt - may, da

giày, lắp ráp cơ khí và điện tử...).

- Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào:

+ Định hướng và kế hoạch phát triển công nghiệp mỗi thời kỳ;

+ Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài;

+ Chính sách khuyến khích xuất khẩu;

+ Chính sách tỷ giá hối đoái;

+ Tham gia các tổ chức liên kết kinh tế phạm vi khu vực và thế giới.

- 3 -

Page 4: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

1.2.3. Mô hình chiến lược hỗn hợp

- Tư tưởng cơ bản của mô hình: Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác lợi thế so

sánh của đất nước đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả

năng sản xuất có hiệu quả.

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2001-2010: “ Phát triển nhanh các

ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trườngtrong

nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, điện tử – tin

học, một số sản phẩm và hàng tiêu dùng”.

1.3 Cơ cấu công nghiệp

1.3.1 Khái niệm và vai trò của cơ cấu công nghiệp

- Khái niệm cơ cấu công nghiệp

Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và mối quan hệ

tương tác giữa các bộ phận ấy.

+ Số lượng các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp:

* Phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội, trình độ phát triển chung của

công nghiệp;

* Phụ thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý công nghiệp của mỗi nước.

+ Mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp phản ánh

sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và kỹ thuật giữa các bộ phận trong một hệ thống thống

nhất.

- Vai trò

+ Cơ cấu công nghiệp là để xác định vị trí của bộ phận trong hệ thống, người ta xác

định hệ số vượt của bộ phận Kvi:

Kvi =

V i

V CN

Trong đó: Vi : Tốc độ phát triển bộ phận i

VCN : Tốc độ phát triển chung của công nghiệp

Các ngành công nghiệp trong điểm, mũi nhọn thường có Kvi > 1 nghĩa là tốc độ

phát triển của chúng phảI lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của toàn bộ hệ thống

công nghiệp.

+ Cơ cấu công nghiệp luôn là cơ cấu động điều chỉnh thích ứng với sự thay đổi môI

trường và yêu cầu phát triển Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

+ Kế hoạch hóa cơ cấu công nghiệp là xác định phương hướng, quy mô, tốc độ phát

triển các bộ phận hợp thành của hệ thống công nghiệp và đảm bảo mối tương quan hợp

lý giữa các bộ phận ấy.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu công nghiệp

1.3.2.1 . Thị trường

- 4 -

Page 5: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Thị trường tác động trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu công

nghiệp của mỗi nước.

- Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp, hạt nhân cơ

bản của của nền công nghiệp đất nước.

- Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của DN để thích ứng với các

điều kiện của thị trường được tổng hợp lại tạo thành sự hình thành và chuyển dịch cơ

cấu công nghiệp của đất nước.

- Không chỉ thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn có các loại thị trường khác (TT

lao động, TT khoa học -công nghệ, TT tài chính...) cũng đều có ảnh hưởng đến cơ cấu

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

- Trong cơ chế TT có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò quan trọng

trong điều tiết kinh tế vĩ mô, đó là; tạo điều kiện hình thành đồng bộ các loại thị trường;

điều tiết thị trường và tạo môi trường, điều kiện cho thị trường và cho các hoạt động

kinh doanh của DN thông qua các chính sách tài chính -tiền tệ, đầu tư, xuất nhập khẩu...

1.3.1.2. Tiến bộ khoa học -công nghệ

- Tiến bộ khoa học -công nghệ thúc đẩy sự phát triển phân công lao động xã hội.

Trình độ tiến bộ KH -CN càng cao, phân công lao động càng sâu sắc, sự phân hoá công

nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp.

- Việc thực hiện các nội dung của tiến bộ KH -Cn trong tất cả các lĩnh vực của đời

sống KT -XH đòi hỏi phải phát triển mạnh một số ngành công nghiệp.

- Tiến bộ khoa học -công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất

mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong cơ

cấu công nghiệp, mà con tạo ra những nhu cầu mới.

- Tiến bộ khoa học -công nghệ hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát

triển công nghiệp ngay cả khi những điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến cơ cấu công nghiệp phụ thuộc vào chính sách

KH -CN của đất nước.

1.3.1.3. Các nguồn lực và lợi thế của đất nước

- Các loại tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản) và các điều kiện

(thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, sông, hồ, bờ biển...), các yếu tố này hoặc trở thành đối

tượng lao động để phát triển các ngành khai thác và chế biến; hoặc trở thành điều kiện

để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp.

- Dân số và lao động được coi là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế

nói chung, công nghiệp nói riêng (Số lượng dân tạo thành thị trường tiêu thụ, trình độ

tạo KN tiếp thu kỹ thuật cao).

- Vị trí địa lý kinh tế của đất nước cũng là một nguồn lực cần được xem xét khi

xác định cơ cấu công nghiệp, điều này cho phép xác định lợi thế của đất nước.

- 5 -

Page 6: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Sự ổn định về chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh

tế, động viên đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công

nghiệp.

1.3.1.4. Môi trường thể chế

Môi trường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách...) là biểu hiện cụ thể

những quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà nước trong việc phát triển công nghiệp

và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia.

- Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nhằm thực hiện hệ thống

các mục tiêu kinh tế -xã hội nhất định (định hướng phát triển, định hướng đầu tư).

- Nhà nước tạo môi trường thể chế để khuyến khích, động viên hoặc tạo áp lực để

các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động theo định hướng đã định.

1.4 Đổi mới công nghệ trong phát triển và sản xuất kinh doanh công nghiệp

Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được

dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào

đó.

Công nghệ: - Công cụ, máy móc thiết bị, vật liệu (gọi là “phần cứng”).

- Thông tin, phương pháp, qui trình, bí quyết (2)

- Tổ chức, thể hiện trong thiết kế tổ chức, liên kết, phối hợp, quản lý (3).

- Con người (4).

(2), (3) và (4) gọi là “phần mềm”.

1.4.1. Vai trò của đổi mới công nghệ

- Đổi mới công nghệ là động lực của phát triển KT -XH, phát triển ngành.

- Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành mới đại

diện cho tiến bộ khoa học -công nghệ.

- Đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng SP, tạo ra nhiều SP mới, đa

dạng hoá SP, tăng sản lượng, tăng NS lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu...

- Đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện đời

sống và làm việc, giảm LĐ nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu LĐ theo hướng: nâng

cao tỷ trọng LĐ chất xám, LĐ có kỹ thuật, và giảm LĐ phổ thông, giản đơn.

1.4.2. Đánh giá công nghệ trong phát triển và sản xuất kinh doanh công nghiệp

+ Theo WPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) thì đánh giá công nghệ là việc

nghiên cứu có phê phán, có hệ thống và có triển vọng hoặc là sự phân tích hàng loạt ảnh

hưởng của sự phát triển công nghệ được kiến nghị.

+ Mục tiêu của đánh giá công nghệ:

- Đánh giá tính thích hợp của công nghệ cần được chuyển giao và thích nghi (chủ

yếu là tìm hiểu CN sẵn có ở các nước PT phần nào thích hợp và có cơ hội thích nghi

bên trong môi trường các nước đang phát triển).

- 6 -

Page 7: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Lựa chọn công nghệ để phát triển (nhận biết các CN ngoại nhập, trong nước phù

hợp với mục tiêu quốc gia).

- Kiểm soát các công nghệ thích hợp.

1.4.2.1. Phân tích ảnh hưởng của công nghệ được kiến nghị áp dụng

Cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng sau:

+ ảnh hưởng về kỹ thuật: công suất, năng lực, tin cậy, chất lượng SP, hiệu quả,

tính linh hoạt, qui mô về công nghệ, khả năng sẵn sàng của hạ tầng cơ sở (DV hỗ trợ).

+ ảnh hưởng về kinh tế: chi phí, nguồn khả năng sẵn có về năng lượng, vật liệu,

tài chính, nhân lực; hiệu quả mang lại; hiệu quả vốn, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và

khả năng mở rộng thị trường.

a. ảnh hưởng về kinh tế vi mô

+ Mục tiêu cơ bản của phân tích ảnh hưởng về kinh tế vi mô là xác định xem lợi

ích thu được từ một dự án có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không (sự phân tích chi phí

trên hiệu quả trực tiếp của dự án).

a.1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value- NPV)

NPV =∑t=0

n ( R t−Ct )

(1+i )t

Trong đó:

n: Thời gian đầu tư (thời gian hoạt động của dự án) “năm”.

t: Năm thứ t

Rt: Khoản thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) của năm thứ t

Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t

i: Lãi suất chiết khấu

NPV: Cho biết hiện giá tiền lời của một dự án là lớn hay nhỏ, sau khi đã

hoàn trả đủ vốn đầu tư (nếu NPV >0 dự án có lời, có thể đầu tư; nếu NPV =0 dự án

HV).

a.2. Thời gian hoàn vốn (T)

T là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi vừa bằng tổng giá trị hiện

tại của vốn đầu tư (T càng ngắn càng tốt):

∑t=0

T

R t (1+ i)−t=∑t=0

T

C t (1+i)−t

Trong đó:

Rt: Thu hồi ròng (lãi ròng + khấu hao) của năm t

Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t

a.3. Suất thu hồi nội bộ (Internal of Return - IRR)

Là lãi suất chiết khấu r mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng vừa

bằng tổng hiện giá vốn đầu tư.

- 7 -

Page 8: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Phân tích ảnh hưởng

Kỹ thuật

Môi trường

Kinh tế

Xã hội, văn hoá, tâm lý

Thông báo KQ

Mô tả công nghệ dự đoán

Qui định giới hạn

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

∑t=0

T

R t (1+r )−t=∑t=0

T

C t(1+r )−t

IRR bằng với lãi suất chiết khấu (r) mà ứng với nó NPV =0.

a.4. Tỷ số lợi ích trên chi phí (Benefit/Cost)

Cho biết tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập (D.thu) và giá trị hiện tại của CP.

B/C=∑t=0

T

Bt (1+i)−t

∑t=0

T

C t(1+i)−t

Trong đó: Bt: Thu nhập tại năm t

Ct: Chi phí tại năm t

Nếu B /C >1, Dự án có lãi; B/C = 1, dự án hoà vốn; B/C < 1, dự án lỗ.

b. ảnh hưởng về kinh tế vĩ mô

Bao gồm chi phí và lợi ích đối với Nhà nước, đối với xã hội nói chung:

+ ảnh hưởng về môi trường: tác động đến môi trường vật chất; đất, nước, không

khí; tác động đến điều kiện sống: sự thuận lợi, tiếng ồn...

+ ảnh hưởng đối với văn hoá, xã hội, tâm lý; đó là sự tác động đến cá nhân -chất

lượng cuộc sống, tác động đến xã hội -các giá trị, khả năng thích hợp của nền văn hóa

hiện có...

Phân tích ảnh hưởng của công nghệ

1.4.2.2. Đánh giá thực trạng công nghệ hiện có

Bao gồm:

- Đánh giá thực trạng công nghệ hiện có.

- Đánh giá sự đổi mới công nghệ đã thực hiện và khả năng đổi mới.

Thông qua việc đánh giá thực trạng công nghệ sẽ xác định được điểm xuất phát,

khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước trong khu vực và trên thế

giới. Đây là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch

đổi mới công nghệ (Văn bản của Bộ Khoa học - công nghệ -môi trường).

1.4.2.3. Đánh giá năng lực và nhu cầu công nghệ

- 8 -

Page 9: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Đánh giá năng lực công nghệ của các quốc gia (xác định hiện trạng và tiềm năng

của các nguồn tài nguyên TN, tình trạng và hàm lượng công nghệ của các nguồn lực

được sản xuất ra; tình trạng và cấu trúc trình độ của các nguồn nhân lực, tình trạng và

mức độ trưởng thành của các nguồn động lực về thể chế).

+ Rút ra các lĩnh vực công nghệ thích ứng từ việc phân tích các mục tiêu kinh tế –

xã hội của quốc gia và mục tiêu của khu vực sản xuất.

+ Phân loại các lĩnh vực công nghệ thích ứng thành các lĩnh vực có tầm quan trọng

chiến lược, có tiềm năng cao và các lĩnh vực khác.

+ xác định các loại công nghệ đặc thù, công nghệ chung, các chùm công nghệ

thông qua việc phân tích quá trình công nghệ.

+ Phân loại và định thời gian các nhu cầu công nghệ của quốc gia theo các miền

công nghệ.

+ Xem xét lại, điều chỉnh.

1.4.3. Lựa chọn phương hướng, trình độ và phương thức đổi mới công nghệ

1.4.3.1 Những vấn đề phải lựa chọn

- Hướng công nghệ (loại công nghệ), ví dụ như: cơ học hay hoá học, sinh học...

- Trình độ hay mức độ hiện đại của công nghệ, có thể sử dụng các cách phân loại:

-- Theo phạm vi: Đổi mới có trọng điểm (cục bộ, bộ phận) và đổi mới toàn diện, đồng

bộ có hệ thống.

-- Theo mức độ: Công nghệ truyền thống, công nghệ trung gian, công nghệ hiện đại.

-- Theo yêu cầu về vốn và lao động có: công nghệ cần ít vốn, giải quyết nhiều việc

làm (CN truyền thống và trung gian) và có CN cần nhiều vốn, ít lao động (CN hiện đại).

-- Theo tình hình sử dụng tài nguyên, phế thải có: công nghệ không phế thải và công

nghệ có phế thải, gây ô nhiễm.

- Phương thức thực hiện đổi mới: cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống,

hoặc tự có thể tự nghiên cứu công nghệ mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công

nghệ trong nước; hoặc nhập và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

1.4.3.2. Căn cứ và phương pháp lựa chọn

+ Nghiên cứu nhu cầu đổi mới công nghệ

- Căn cứ: phải từ mục tiêu phát triển KT -XH, phát triển ngành và mục tiêu phát

triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà xác định mục tiêu cụ thể, trực tiếp của

tiến bộ khoa học -công nghệ, của đổi mới công nghệ.

- Nhu cầu của tiến bộ KH -công nghệ và đổi mới công nghệ (ĐMCN) là nhu cầu

mang tính “dẫn xuất” từ là từ nhu cầu của thị trường về SP và vì DV mà xác định nhu

cầu ĐMCN và chiến lược ĐMCN.

+ Đánh giá trình độ công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành, của

doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh

- 9 -

Page 10: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Cần so sánh đánh giá những công nghệ được các đối thủ cạnh tranh sử dụng.

- Phải phân tích, đánh giá để xác định từng công nghệ cụ thể thuộc loại nào (đánh

giá chung về các xu hướng chung của tiến bộ KH -CN trong và ngoài ngành, những

công nghệ trong các lĩnh vực có liên quan, về khả năng vốn, về lao động để ĐMCN).

+ Dự đoán sự phát triển của công nghệ

- Cần xác định công nghệ đang ở đâu trong quá trình phát triển.

- Cần xác định khuynh hướng của công nghệ trong tương lai ra sao, công nghệ

thay thế nó tiến triển như thế nào và thay đổi sẽ diễn ra như thế nào.

+ Cân đối, xem xét quan hệ cung cầu về đổi mới công nghệ và xu thế phát triển

của công nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp

- Mục tiêu cụ thể của đổi mới công nghệ (tăng trưởng nhanh, bền vững, việc làm,

hiệu quả).

- Đa dạng hoá nhiều trình độ công nghệ ngay trong một doanh nghiệp theo hướng

(hiện đại hoá CN truyền thống, CN hiện có để sử dụng tốt thiết bị máy móc hiện có,

tranh thủ đi ngay vào KT -CN hiện đại với một số SP, một số khâu quyết định chất

lượng, năng suất, khả năng cạnh tranh). L chênh lệch lợi nhuận sau khi thay đổi CN.

{L = (P1 - Z1) x Q1 - (P0 - Z0) x Q0}

1.5. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp

Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, bảo đảm

thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ KT -XH đặt ra với chi phí nhỏ nhất.

- Mặt định lượng: HQKT biểu hiện ở mối tương quan giữa k /quả thu được và c /phí

bỏ ra.

- Mặt định tính: mức độ HQKT cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ

quản lý ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp và việc gắn bó của việc giải

quyết những yêu cầu và mục tiêu KT với những yêu cầu và mục tiêu chính trị– XH.

1.5.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế

1.5.1.1. Năng suất lao động

+ Chỉ tiêu năng suất lao động biểu hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng yếu tố lao động

trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh.

W =QT (1)

Trong đó: W: năng suất lao động bình quân trong thời kỳ;

Q: khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ;

T: số lượng LĐ bình quân trong kỳ or thời gian công tác trong kỳ.

+ Năng suất lao động phản ánh lượng SP mà một người lao động tạo ra trong một

đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm). Nghịch đảo của nó là suất hao phí LĐ:

- 10 -

Page 11: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

H ld=TQ (2)

Trong đó: Hlđ: suất hao phí lao động;

Hlđ: phản ánh lượng lao động hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm hay lượng

lao động chứa trong một đơn vị SP.

Khi sử dụng (1) và (2) để tính toán, phân tích và so sánh HQKT cần chú ý mấy

điểm sau:

- Với yếu tố kết quả: khối lượng sản phẩm (Q) có thể sử dụng đơn vị hiện vật

hoặc giá trị để tính toán.

-- Chỉ tiêu hiện vật phản ánh chính xác kết quả xét trên khía cạnh tạo ra giá trị sử dụng.

-- Chỉ tiêu giá trị cho phép tổng hợp kết quả trong trường hợp DN sản xuất nhiều loại

SP (or dịch vụ) khác nhau, tuy nhiên nó lại chịu ảnh hưởng của nhân tố giá cả, cơ cấu

SP.

- Với yếu tố chi phí (T):

-- Trước hết, để đánh giá trình độ quản lý và HQ toàn diện của sử dụng LĐ sống, cần so

sánh năng suất LĐ tính cho toàn bộ công nhân viên và CNV sản xuất trực tiếp.

-- Thứ hai, để đánh giá mức độ hiệu quả của một giải pháp, cần tính cả hao phí LĐ ở

khâu trước sản xuất (nghiên cứu, thiết kế, chế thử...), phục vụ sản xuất chính (sửa chữa,

sản xuất dụng cụ, khuôn Mẫu) và sau sản xuất (quảng cáo, giới thiệu, tiêu thụ...).

-- Thứ ba, việc tính toán năng suất LĐ giờ phản ánh chính xác HQLĐ sống hơn so với

tính năng suất LĐ theo ngày, tháng hoặc năm.

1.5.1.2. Suất hao phí vốn

+ Chỉ tiêu này phản ánh mức vốn hao phí để tạo ra một đơn vị SP (một đơn vị công

suất hoặc DV công nghiệp).

HV =VQ (3)

Trong đó: HV: suất hao phí vốn

V: lượng vốn sử dụng

Vốn sử dụng trong quá trình tái sản xuất của công nghiệp gồm nhiều loại: vốn đầu

tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động...

H vdt=V dt

Q (3a) H vsx=

V sx

Q (3b)

Vđt: tổng lượng vốn đầu tư cơ bản; Vsx: tổng lượng vôn sản xuất (gồm vốn

CĐ&LĐ).

+ Về nguyên tắc: suất vốn lao động càng nhỏ, hiệu quả kinh tế càng cao, và ng lại.

1.5.1.3. Thời gian hoàn vốn đầu tư

- 11 -

Page 12: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Là khoảng thời gian mà vốn đầu tư bỏ ra có thể thu hồi lại được, nhờ lợi nhuận và

khấu hao cơ bản thu được hàng năm (giả định tỷ lệ lãi suất không tính, lãi suất =0).

T v=V dt

Π +K c (4)

Trong đó: Tv: thời hạn hoàn vốn đầu tư (năm);Π : lợi nhuận thu được trong năm;

Kc: mức khấu hao cơ bản hàng năm.

+ Thời hạn hoàn vốn phụ thuộc vào:

- Tổng số vốn đầu tư phải bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

- Lượng lợi nhuận có thể thu được trong năm.

- Tỷ lệ khấu hao cơ bản hàng năm.

+ Hệ số hoàn vốn đầu tư (E), biểu hiện trong một năm, một đơn vị vốn đầu tư sẽ

được bồi hoàn bao nhiêu (giả định lãi suất là 0%).

E= 1T v

=Π +K c

V dt (5)

1.5.1.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

+ Lợi nhuận ròng hay thực lãi của đơn vị sản xuất kinh doanh là một phần của thu

nhập thuần tuý sau khi trừ thuế.Π = D - (Z + Th ± To) (6)

Trong đó: Π : tổng lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh

D: doanh thu tiêu thụ SP (or thực hiện DV)

Z: giá thành toàn bộ khối lượng SP (or dịch vụ)

Th: thuế các loại

To: tổn thất hoặc thu nhập ngoài hoạt động cơ bản

HQKT ở đây được hiểu thông qua sự so sánh kết quả (doanh thu) và các loại chi

phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tỷ suất lợi nhuận có thể tính theo giá thành, vốn sản xuất hoặc doanh thu:

- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo giá thành (Dz) phản ánh mức lợi nhuận thu

được từ một đơn vị chi phí sản xuất (or hiệu quả của một đơn vị CP).

D z=ΠZ (7)

- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo vốn sản xuất phản ánh mức lợi nhuận thu được

từ một đơn vị vốn sản xuất (or hiệu quả sử dụng vốn sản xuất)

Dv=Π

V cd+V ld (8)

Trong đó: Dv: tỉ suất lợi nhuận tính theo vốn sản xuất

Vcđ: giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định trong kỳ

- 12 -

Page 13: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Vlđ: số dư bình quân vốn lưu động trong kỳ.

- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ

một đơn vị doanh thu tiêu thụ (or thực hiện dịch vụ).

Ddt=ΠD (9)

Trong đó: Ddt: tỉ suất lợi nhuận tính theo doanh thu.

D: doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm (or dịch vụ).

Chú ý: khi sử dụng tỉ suất lợi nhuận, cần tránh quan niệm giản đơn tỉ suất lợi nhuận

càng cao, HQKT sẽ càng lớn. Tỉ suất lợin nhuận chỉ là một trong những căn cứ đánh giá

hiệu quả, chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh.

1.5.1.5. Giá trị hiện tại và tương lai của dự án đầu tư

+ Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)

NPV =∑i=0

n Bi−C i

(1+E )i(10)

+ Giá trị tương lai ròng của dự án (NFV)

NFV =∑i=0

n

( Bi−Ci )(1+E )n−i

(11)

Trong đó: Bi: thu nhập của năm thứ i

Ci: chi phí của năm thứ i

E: tỉ lệ chiết khấu (or lãi suất)

n: độ dài thời gian qui đổi (năm).

Trong các dự án, nếu dự án nào có NPV và NFV > 0, điều này chứng tỏ dự án có

lãi; khi so sánh các dự án, dự án nào có NPV và NFV lớn nhất là dự án có lợi nhất.

1.5.2. Phương pháp xét hiệu quả kinh tế

1.5.2.1. Điều kiện so sánh các phương án

+ Thực chất của xét hiệu quả kinh tế là sự so sánh mức độ hiệu quả của các phương

án để chọn lấy phương án có hiệu quả nhất (p/án tối ưu). P/án tối ưu phải là p /án phản

ánh đầy đủ những đòi hỏi của tiêu chuẩn HQKT quốc dân XHCN và đảm bảo thực hiện

tốt hệ thống các mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Các p /án đưa ra phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Thứ nhất, có khối lượng sản phẩm bằng nhau.

- Thứ hai, có PA tính toán và những căn cứ dùng để tính toán các chỉ tiêu giống

nhau.

- Thứ ba, có những tiêu chuẩn, định mức cần thiết làm căn cứ so sánh, đánh giá.

1.5.2.2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các phương án

STT Các phương án Các chỉ tiêu so sánh

- 13 -

Page 14: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Các ngành cung cấp tư

liệu lao động

Ngành có P /án (đối tượng trung tâm)

Các ngành cung cấp đối

tượng LĐ

Các ngành tiêu thụ sản

phẩm

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Năng suất

lao động

Tỷ suất vốn

đầu tư

Thời hạn

thu hồi vốn

Lợi nhuận Giá thành -

1

2

-

n

Phương án 1

Phương án 2

...

Phương án n

W1

W2

...

Wn

V1

V2

...

Vn

T1

T2

...

Tn

P1

P2

...

Pn

Z1

Z2

...

Zn

-

-

-

-

Bảng này cho phép so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của các phương án khác nhau.

P /án được coi là tối ưu về mặt lượng là p /án có tất cả các chỉ tiêu so sánh trội hơn cả.

Các tình huống lựa chọn:

- Một là, chọn phương án có nhiều chỉ tiêu từng mặt trội hơn. Tức là qui luật số lớn

làm chỗ dựa cho quyết định lựa chọn.

- Hai là, chọn p /án có chỉ tiêu trung tâm trội hơn. Chỉ tiêu này lại tuỳ thuộc vào

điều kiện và đặc điểm của từng ngành, và từng doanh nghiệp. Ví dụ, ở ngành chi phí

nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, có thể coi việc tiêu hao nguyên

vật liệu cho đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu trung tâm.

1.5.2.3. Xét hiệu quả kinh tế có tính đến những ngành có liên quan

Bên cạnh việc tính và so sánh mối tương quan “thu -chi” ở bản thân ngành có

phương án, mà còn phải tính toán và phân tích mối tương quan ấy ở những ngành liên

quan đến “đầu vào” và “đầu ra” với ngành có p /án (còn gọi là đối tượng trung tâm).

+ Trước hết, xét mối liên hệ thuộc “đầu vào” của ngành có p /án.

Hệ số liên quan phản ánh mối tương quan giữa vốn đầu tư bỏ vào đối tượng trung

tâm và vốn đầu tư bỏ vào ngành sản xuất, cung ứng đối tượng lao động cho đối tượng

trung tâm ấy. Nó được tính theo công thức sau:

K lq=V lq

V=

Q×∑i=1

n

ai Tv i

V (18)

Trong đó:

Klq: hệ số liên quan

Vlq: vốn đầu tư bỏ vào các ngành SX nguyên liệu theo k /lượng SP của đ/tượng t

/tâm

Q: khối lượng sản phẩm của đối tượng trung tâm

Ai: mức tiêu hao loại nguyên liệu thứ i cho đơn vị SP của đối tượng trung tâm

- 14 -

Page 15: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Tvi: suất đầu tư của ngành sản xuất loại nguyên liệu thứ i

V: vốn đầu tư vào đối tượng trung tâm

n: số ngành liên quan

- Chúng ta cần lựa chọn p /án có hệ số liên quan nhỏ nhất. Việc tính toán và so sánh

hệ số liên quan của các p /án cho phép xác định phương hướng đầu tư có hiệu quả.

+ Ngoài ra “đầu ra” cũng cần phân tích những cái “lợi” và cái “hại” không định

lượng được trong việc sử dụng SP của đối tượng trung tâm.

1.5.2.4. Xét hiệu quả kinh tế về mặt thời gian

+ Thứ nhất, nắm bắt thời cơ, thời điểm đầu tư, sản xuất sản phẩm. Nhu cầu là một

đại lượng biến đổi theo thời gian, nhu cầu luôn mới và do vậy nhà SX luôn cần thay

đổi.

+ Thứ hai, các p /án có các chỉ tiêu so sánh vốn đầu tư, năng suất lao động, giá

thành, lợi nhuận tương đồng nhau nhưng thời gian thực hiện khác nhau. Trong tình

huống này, p/án có thời gian thực hiện ngắn mang lại HQKT lớn hơn. Nó cho phép hạn

chế ứ đọng vốn, thúc đẩy tiến bộ KHKT, hạn chế thiệt hại do hao mòn vô hình gây ra,

góp phần tạo ra cân đối mới cho nền KTQD.

Về mặt lượng phải tính được lợi nhuận thu được do áp dụng p /án có thời gian

ngắn, lợi nhuận đó được tính:

Π 2=V.(1+Eđm)t1-t2-V (19)

Trong đó:

Π 2: lợi nhuận tăng thêm của phương án cơ thời hạn thực hiện ngắn so với p /án

cơ thời hạn thực hiện dài;

t1 và t2: thời gian thực hiện phương án thứ nhất và thứ hai (t1>t2);

Eđm: hệ số hiệu quả định mức của vốn đầu tư;

V; lượng vốn đầu tư của mỗi phương án (các p /án có lượng vốn đầu tư bằng nhau)

Ví dụ: có hai p/án xây dựng một công trình, vốn đầu tư là 100 triệu đ, đều khởi công

cùng một thời điểm, p/án 1 thực hiện trong 4 năm, p/án 2 trong 2 năm. Hệ số hiệu quả

định mức là 0, 15. So với p/án 1 thì p /án 2 thu được số lợi nhuận bổ xung là:

Π 2=100.000.000 x (1+0,15)4-2 - 100.000.000= 32.250.200 đ

+ Thứ ba, các p /án có tổng số vốn và độ dài thực hiện giống nhau, nhưng khác

nhau về lượng vốn được phân phối cho các giai đoạn trong quá trình thực hiện (lượng

vốn tạm thời chưa dùng đến không bị ứ đọng và có khả năng sinh lời).

Để so sánh các p /án này, cần qui đổi số vốn bỏ vào những đợt sau thành chi phí

của đợt đầu theo công thức sau:

V di=V i

(1+Edm)T i

(20)

Trong đó:

- 15 -

Page 16: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Vđi: lượng vốn năm thứ i tính đổi thành lượng vốn bỏ đợt đầu (năm gốc = 0);

Vi: lượng vốn năm thứ i;

Ti: thứ tự năm bỏ vốn tương ứng

Lưu ý: chọn phương án có lượng vốn qui đổi ít nhất

Ví dụ: có 2 p /án, vốn đầu tư của mỗi p /án là 400 tr đồng, thời hạn xây dựng là 3 năm,

hệ số hiệu quả định mức là 0, 15. Lượng vốn phân phối từng năm của mỗi p/án thể hiện

ở bảng sau:

Năm phương án 1 2 3

I 200.000.000 100.000.000 100.000.000

II 100.000.000 200.000.000 100.000.000

Phương án 1: Lượng vốn qui đổi là

(200.000.000+86.956.521+75.614.366)= 362.570.887 đ

Phương án 2: Lượng vốn qui đổi là

(100.000.000+86.956.521+151.228.730)= 338.185.251 đ

Như vậy, p/án 2 có lợi hơn p /án 1.

+ Thứ tư, các phương án có lượng vốn và phương thức bỏ vốn khác nhau, nhưng

thời hạn thực hiện giống nhau (dùng công thức 20 để tính toán sau đó so sánh).

1.5.2.5. Đánh giá hiệu quả xã hội của các phương án

+ Cơ sở để đánh giá hiệu quả xã hội của các phương án là những đòi hỏi về xã hội

đặt ra cho mỗi quốc gia theo quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Những nội dung chủ yếu sau:

- Tác động của SP đưa ra thị trường đến việc nâng cao mức sống vật chất và tình

thần của người lao động.

- ảnh hưởng của phân bố và hoạt động của doanh nghiệp đến đời sống chính trị,

xã hội của vùng và của cả nước.

- Tác động của phương án đến giải quyết công ăn việc làm.

- Tác động của phương án đến xoá bỏ dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành

thị, giữa miền núi và miền xuôi.

- Tác động của p /án đến nâng cao dân trí, xây dựng nền nếp và tác phong CN...

- 16 -

Page 17: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chương 2: Tổ chức sản xuất kinh doanh công nghiệp

2.1. Chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh doanh trong công nghiệp

2.1.1. Các hình thức chuyên môn hóa sản xuất trong công nghiệp

2.1.1.1. Chuyên môn hoá sản phẩm

+ Là việc tập trung sản xuất của DN vào việc chế tạo một loại SP hoàn chỉnh đến

mức độ nhất định.

+ Khi thực hiện CMHSP, DN công nghiệp tự đảm nhận việc chế tạo tất cả các bộ

phận và chi tiết cấu thành sản phẩm hoản chỉnh, tự thực hiện tất cả các khâu công nghệ

của quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm (sản xuất được khép kín).

+ Đ/kiện thực hiện: chỉ áp dụng cho các DN sản xuất các SP đơn giản về kết cấu

và công nghệ chế tạo.

+ Lợi ích: áp dụng CMHSP sẽ đảm bảo sự tập trung trong chỉ huy, điều hành sản

xuất, sự chủ động trong tổ chức mối liên hệ sản xuất.

2.1.1.2. Chuyên môn hoá bộ phận và chi tiết của sản phẩm

+ Là việc tập trung hoạt động của DN vào chế tạo một (or một số) bộ phận và chi

tiết của SP.

+ Khi áp dụng hình thức CMH này, SP hoàn chỉnh cuối cùng là kết tinh lao động

của nhiều DN độc lập.

+ Đ/kiện thực hiện:

- SP có kết cấu phức tạp và lượng nhu cầu lớn.

- Số lượng DN trong ngành nhiều.

- Tổ chức tốt mối liên hệ sản xuất giữa các DN có liên quan.

- Các bộ phận, chi tiết phải được sản xuất theo tiêu chuẩn thống nhất.

- Các DN hữu quan được phân bổ trong cự ly gần nhau để giảm CP vận chuyển

các bộ phận, chi tiết...

+ Chuyên môn hoá bộ phận và chi tiết của SP là biểu hiện cao của trình độ chuyên

môn hoá.

2.1.1.3. Chuyên môn hoá giai đoạn công nghệ chế tạo sản phẩm

+ Là tập trung hoạt động của DN vào việc thực hiện một hoặc một số giai đoạn

công nghệ của quá trình chế tạo sản phẩm.

+ Khi áp dụng hình thức CMH này, quá trình phân công lao động giữa các DN

được thực hiện bằng cách chia tách quá trình công nghệ chế tạo SP thành các giai đoạn

khác nhau và giao cho các DN độc lập đảm nhận (SP cuối cùng là kết quả của sự hiệp

tác SX của nhiều DN). Ví dụ: doanh nghiệp mạ điện phục vụ cho các DN cơ khí.

+ Đ/kiện thực hiện:

- 17 -

Page 18: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Công nghệ chế tạo SP phức tạp, việc tách các giai đoạn công nghệ để hình thành

DN độc lập bảo đảm được sự hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.

- Tổ chức tốt mối liên hệ SX giữa các DN có liên quan bằng những h /thức thích

hợp.

- Sự phân bố hợp lý các DN có liên quan để bảo đảm giảm bớt CP vận chuyển và

nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Lợi ích: áp dụng CMH giai đoạn công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho DN,

nhưng trong điều kiện môi trường KD biến động nó lại có thể gây cho DN tình trạng

khó khăn và bị động khi phải chuyển hướng SX.

2.1.1.4. Chuyên môn hoá các hoạt động phù trợ

+ Là tập trung hoạt động của DN vào việc thực hiện những công việc phù hợp cho

hoạt động chế tạo SP của các DN khác.

Ví dụ: thành lập DN cơ khí sửa chữa chuyên ngành, DN SX bao bì, nhãn hiệu

SP...

+ Việc áp dụng hình thức CMH này, các DN không phải tổ chức các bộ phận phụ

trợ của mình. Việc này làm giảm sự phân tán và lãng phí vốn đầu tư, và việc sử dụng

không hết công suất của các bộ phận ấy.

+ Các loại hình DN thuộc hình thức CMH này vẫn hoàn toàn bình đẳng với các

DN khác, SP và DV của chúng vẫn có đầy đủ tư cách HH, để trao đổi và mua bán trên

TT.

2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp

2.1.2.1. Thực chất của đa dạng hoá sản phẩm

+ K/niệm: đa dạng hoá sản phẩm của DN là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó

gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu SP, nhằm bảo đảm DN thích ứng

với sự biến động của môi trường kinh doanh.

+ Đa dạng hoá SP là một nội dung cụ thể của đa dạng hoá SX và đa dạng hoá KD

công nghiệp.

- Đa dạng hoá SX, tức là ngoài lĩnh vực truyền thống là SXCN, DN có thể thâm

nhập sang các lĩnh vực SX khác (sang lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng cơ bản...).

- Đa dạng hoá KD, DN có thể phát triển sang cả các lĩnh vực thương mại, dịch

vụ...

2.1.2.2. Các hình thức đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp

+ Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm, gồm:

- Biến đổi chủng loại: đó là quá trình hoàn thiện (hình thức & nội dung SP) và cải

tiến các loại sản phẩm đang SX để giữ vững thị trường và xâm nhập vào thị trường mới.

- Đổi mới chủng loại: là loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó

tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

- 18 -

Page 19: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

SP bổ sung là SP mới tuyệt đối (mới đối với DN &TT) hoặc SP mới tương đối

(mới đối với DN, cũ với TT).

- Hỗn hợp: là DN vừa hoàn thiện, cải tiến một số SP đang SX, vừa loại bỏ những

SP không sinh lợi, vừa bổ sung những SP mới vào danh mục SP của mình.

+ Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm, gồm:

- Đa dạng hoá theo chiều sâu nhu cầu mỗi loại SP: đó là việc tăng thêm kiểu

cách, mẫu mã của cùng một loại SP để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng

khác nhau về cùng một loại SP. Ví dụ, SX máy ảnh các loại...

- Đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu các loại SP thể hiện ở các DN chế tạo một

số loại SP có kết cấu, công nghệ SX và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, để thoả mãn

đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng. Ví dụ, DN

SX máy ảnh, ngoài ra có thể SX giấy in phóng ảnh, các hoá chất...

- Đa dạng hoá theo hướng thoát ly SP gốc, đưa SP mới vào danh mục SP của

DN. SP mới không có liên quan với SP ban đầu cả về giá trị sử dụng và công nghệ SX.

2.1.3 Kết hợp chuyên môn hóa và mở rộng đa dạng hóa sản phẩm trong công

nghiệp

2.1.3.1. Mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm trong công nghiệp

Về hình thức, khi mức độ đa dạng hoá SP càng cao, trình độ chuyên môn hoá SX

của DN càng thấp; nhưng về nội dung, đó không phải là hai quá trình đối lập nhau, mà

có quan hệ lẫn nhau:

- Thứ nhất, bản thân SP chuyên môn hoá của DN cũng phải được hoàn thiện, cải

tiến về hình thức và nội dung, tăng thêm kiểu cách, mẫu mã để đáp ứng yêu cầu đa dạng

của thị trường.

- Thứ hai, với nhiều DN, việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hoá thường

không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có. Bởi vậy, trong khi DN nâng cao trình độ CMH

thì DN vẫn cần mở rộng danh mục SP để tận dụng các nguồn lực sản xuất, đáp ứng nhu

cầu đa dạng của thị trường.

- Thứ ba, có rất nhiều phương thức thực hiện đa dạng hoá SP, nhưng đa dạng hoá

SP, nếu được dựa trên một cơ sở nền tảng các điều kiện vật chất kỹ thuật của CMH ban

đầu mang lại, sẽ giảm bớt được nhu cầu đầu tư, nâng cao được hiệu quả KD và giảm

bớt rủi ro trong kinh doanh.

2.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa kinh

doanh

- Nhu cầu thị trường

+ Kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ mỗi loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi;

+ Tính phức tạp về kết cấu sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm;

+ Nhu cầu các loại sản phẩm khác nhau có liên quan trong sử dụng;

- 19 -

Page 20: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Các loại sản phẩm có thể thay thế;

+ Sự vận động của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó.

- Khả năng của mỗi doanh nghiệp

+ Khả năng các yếu tố của quá trình sản xuất

+ Khả năng của các tài sản vô hình và hữu hình

-Các quan hệ liên kết kinh tế: Việc tham gia của doanh nghiệp vào các quan hệ liên kết

kinh tế có tác động trực tiếp tới việc xác định phương hướng và nội dung thực hiện

chuyên môn hóa và thực hiện đa dạng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Quy định trực tiếp khả năng ứng dụng một số hình thức chuyên môn hóa sản xuất;

+ Tạo điều kiện tăng khả năng của doanh nghiệp thông qua tranh thủ sự hỗ trợ từ bên

ngoài;

+ Tạo thành một tổ chức như Tổng công ty, tập đoàn kinh doanh, công ty mẹ - công ty

con để thực hiện sự phân công lao động giữa các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng

trùng lắp kém hiệu quả trong các hoạt động, phát huy khả năng sở trường của từng

doanh nghiệp.

- Trình độ tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành công nghiệp

2.2. Tổ chức liên kết kinh tế trong công nghiệp

2.2.1. Thực chất, vai trò của hoạt động liên kết kinh tế

Quan hệ KT bao gồm tất cả các HĐ KT như hoạt động mua bánQ, trao đổi, vay

mượn, tổ chức SX của các chủ thể KT. Nhưng chỉ những quan hệ KT nào phản ánh sự

phối hợp mang tính cộng đồng trách nhiệm của các chủ thể kinh tế liên quan thì mới

được coi là quan hệ LKKT.

+ Liên kết kinh tế (LKKT) là một hiện tượng hinh tế -xã hội khách quan của nền

SX hàng hoá có sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển.

+ LKKT là phạm trù phản ánh mối quan hệ “phối hợp” HĐ kinh tế giữa các chủ

thể KT với nhau, để (“tự nguyện”) thực hiện những nhiệm vụ SXKD nhất định, nhằm

đem lại “HQKT cao nhất” cho mỗi bên tham gia.

+ Các chủ thể (đối tác) tham gia hoạt động LKKT có thể là: DN SXKD, các tổ

chức KT -XH, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cấp ngành, cấp quốc

gia.

+ Nội dung của LKKT:

- LKKT với nội dung phong phú ở tất cả các khâu của quá trình tái SX mở rộng,

như chuẩn bị các yếu tố SX, SX, phục vụ cho SX, nghiên cứu ứng dụng khoa học -công

nghệ, đào tựo, bảo vệ tài nguyên môi trường, thúc đẩy quá trình lưu thông tiêu thụ SP;

- LKKT có thể diễn ra ở phạm vi không gian hẹp, như liên kết giữa các bên trong

một khu CN, một địa phương, vùng kinh tế;

- 20 -

Page 21: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Hoạt động LKKT giữa các bên có thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn là

kết thúc (liên kết KT theo từng vụ việc cụ thể) và cũng có thể diễn ra một cách thường

xuyên, liên tục nhiều năm;

- LKKT được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng liên kết giữa các chủ thể

kinh tế độc lập, và cũng có thể được thực hiện thông qua việc hình thành một loại hình

tổ chức mới, làm nhiệm vụ điều phối hoạt động của các bên tham gia (liên doanh là một

trong những biểu hiện cụ thể của HĐ LKKT).

+ Vai trò của LKKT:

- Đối với DN, LKKT tạo điều kiện cho DN có thể đi sâu vào phát triển chuyên

môn hoá có hiệu quả. Khai thác được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu,

thích ứng với cơ chế thị trường, chiến thắng trong cạnh tranh, đẩy nhanh những ứng

dụng những thành tựu của tiến bộ KH -CN, nâng cao hiệu quả SXKD, thu được lợi

nhuận cao.

- Đối với xã hội, phát triển LKKT góp phần thúc đẩy phân công lao động XH giữa

các vùng, giữa các DN trong nước và quốc tế; thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập

trung, xã hội hoá SXCN; huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước vào phát

triển KT, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.2.2. Tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế trong công nghiệp

2.2.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế

+ Phải xuất phát từ mục tiêu trực tiếp là đem lại lợi ích kinh tế cho chính DN, trên

cơ sở đó DN tự nguyện thoả thuận cách HĐ phối hợp (DN có thể tham gia or không).

+ Các DN phải lấy mục tiêu hiệu quả KT -XH làm tiêu chuẩn để phấn đấu.

+ Các DN phải tăng cường sức mạnh, phát huy vai trò của KT quốc doanh thu hút,

tận dụng được những yếu tố tích cực của các DN thuộc các thành phần KT khác nhau.

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia LKKT (cơ chế rằng

buộc).

+ Giải quyết các mối quan hệ tranh chấp phát sinh trong HĐ LKKT theo phương

châm có lý, có tình, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong quan hệ cùng có lợi và cùng chịu

rủi ro giữa các bên tham gia.

2.2.2.2. Những nội dung công việc chủ yếu cần được các doanh nghiệp quan tâm thực

hiện trong hoạt động liên kết kinh tế

+ Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của liên kết kinh tế.

- Xuất phát từ mục tiêu tổng quát về HĐ SXKD của DN trong kỳ, để đáp ứng nhu

cầu trao đổi, DN có thể thực hiện thông qua quan hệ thị trường hoặc quan hệ LKKT.

- DN phải xác định rõ nội dung cụ thể liên kết ở khâu nào, giải quyết vấn đề gì.

+ Tìm hiểu, lựa chọn xác định đúng các đối tác có thể thiết lập quan hệ liên

kết kinh tế với doanh nghiệp.

- 21 -

Page 22: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Các đối tác cần được tìm hiểu, lựa chọn đó là các chủ thể kinh tế có nhu cầu

LKKT tương ứng, có khả năng thực hiện để thực thi quan hệ thoả thuận; các đối tác có

những quan điểm sở trường, hiểu biết KD tương đồng với chủ thể liên kết và các đối tác

phải có tư cách pháp lý để hoạt động độc lập, công khai.

- Để hiểu và đánh giá đúng đối tác, các DN cần chú ý coi trọng công tác thu thập

thông tin về đối tác với nhiều nguồn khác nhau như tham quan hội chợ, triển lãm,

quảng cáo...

+ Đánh giá các điều kiện tham gia liên kết kinh tế của DN và đối tác.

- Các điều kiện tham gia liên kết của các bên là: nguồn vốn, cơ sở vật chất...

- Về nguồn vốn để góp vào LKKT bao gồm cả nguồn vốn hiện có và khả năng huy

động thêm của mỗi bên khi phương án liên kết khả thi.

- Đối với nhà xưởng, đất đai thì mỗi bên tham gia LKKT cần có đầy đủ các giấy tờ

xác định quyền sở hữu hợp pháp, đã có quy hoạch duyệt.

- Đối với máy móc thiết bị của mỗi bên, cần phải đánh giá chính xác giá trị hiện

tại ở thời điểm LKKT theo mặt bằng giá thị trường trong nước và quốc tê.

- Đối với những yếu tố khó định lượng được giá trị cụ thể, thì khi xúc tiến để đánh

giá chung có thể xếp vào nhóm những yếu tố thuộc về thế mạnh của mỗi bên tham gia,

để thảo thuận được mức giá trị.

+ Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện quan hệ LKKT thích hợp.

Trong thực tiễn có nhiều hình thức tổ chức thực hiện liên kết: thành lập C /ty, liên

doanh, tổng công ty, tổ hợp...

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn:

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành nghề SP mà các DN tham gia LKKT;

- Mục tiêu và nội dung kinh tế cần thiết lập quan hệ liên kết kinh tế giữa các bên;

- Qui mô LKKT;

- Độ dài thời gian, phạm vi không gian hoạt động của LKKT;

- Các điều kiện, khả năng tham gia LKKT của các DN;

- Trình độ quản lý hoạt động LKKT.

+ Thiết lập bộ máy quản lý và cơ chế quản lý hoạt động LKKT

- Đối với quan hệ LKKT không thường xuyên (quan hệ vụ việc) được thực hiện

thông qua hoạt động LKKT giữa các bên tham gia.

Các DN lập một bộ phận quản lý điều hành, theo dõi hoạt động của LKKT trực

thuộc giám đốc.

- Đối với những quan hệ LKKT thường xuyên ổn định, thông qua việc thành lập

các tổ chức kinh doanh mới như xí nghiệp (công ty) liên doanh, hiệp hội.... Các bên

LKKT cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của tổ chức mới theo thông lệ và thoả

thuận của các thành viên sáng lập.

- 22 -

Page 23: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Xây dựng, hoàn chỉnh luận chứng kinh tế -kỹ thuật về hoạt động LKKT giữa

DN với đối tác. Nội dung và trình tự các bước xây dựng luận chứng KT -Kỹ T liên kết,

liên doanh phải tuân thủ các qui định hiện hành của nhà nước.

2.2.2.3. Tăng cường vai trò của nhà nước thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả liên

kết kinh tế

+ Xây dựng, hoàn thiện, điều chỉnh chiến lược qui hoạch phát triển KT -XH của

quốc gia, các ngành CN, từng địa phương theo hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng

CNH, HĐH nền kinh tế đất nước.

+ Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế một cách kịp thời, đồng bộ,

tạo môi trường, hành lang pháp lý khuyến khích các DN phát triển LKKT đúng hướng,

đúng luật.

+ Xây dựng và tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng cho sản xuất nhằm tạo môi

trường vật chất thuận lợi cho các DN phát triển SXKD độc lập, đồng thời mở rộng hoạt

động LKKT giữa các DN.

+ Mở rộng quyền tự chủ cho các DN trong quan hệ LKKT, thành lập và tham gia

các tổ chức LKKT thích hợp.

+ Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích giữa các chủ thể tham gia LKKT với nhà

nước và người lao động.

+ Xây dựng và ban hành qui chế thành lập và triển khai hoạt động các loại hình tổ

chức thực hiện LKKT điển hình như hiệp hội, tổng công ty, tập đoàn kinh doanh.

2.2.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động liên kết kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế trực tiếp của hoạt động LKKT có thể biểu hiện thông qua mối

quan hệ tương quan giữa tổng chi phí bỏ ra và kết quả thu được trong mỗi chu kỳ hoạt

động LKKT.

QLK=∑i=1

n

( DT LKi−CPLKi)(1)

Trong đó:

QLK : là hiệu quả kinh tế hoạt động LKKT của DN trong kỳ;

DTLki : doanh thu của hoạt động LKKT thứ i;

CPLki : chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động LKKT thứ i.

Ngoài ra, mức độ hiệu quả hoạt động LKKT còn có thể được đánh giá bằng tỷ số

giữa kết quả thu được (doanh thu LK) so với chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động

LKKT của doanh nghiệp.

HQLK=∑i=1

n

DT LKi

∑i=1

n

CPLKi(2)

- 23 -

Page 24: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chú ý: phải xác định đúng đắn các thông số của công thức (1) và (2); phải tính

đến cả chi phí cơ hội, những thiệt hại do trượt giá, do thay đổi tỷ giá hối đoái mà DN

phải gánh chịu.

+ Các chỉ tiêu và phương pháp xác định các chỉ tiêu cá biệt phản ánh hiệu quả hoạt

động LKKT của các DN.

Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận thuần (lãi ròng) hàng năm và tổng cộng cả đời hoạt động

của một công ty liên doanh mà các DN tham gia.Π ti = DTti - CPti (3)

Trong đó:Π ti : là lợi nhuận thuần năm i;

DTti : doanh thu thuần của công ty LD năm i bằng doanh thu trừ đi thuế doanh thu

năm i của CTLD;

CPti : gồm các khoản mục chi phí sản xuất, tiêu thụ, thu thuế lợi tức và các khoản

chi phí khác được phép khấu trừ của CTLD trong năm i.

Tổng lợi nhuận thuần của CTLD trong n năm hoạt động (Pt) là:

Π t=∑i=1

n

Π ti(4)

Chỉ tiêu 2. Tỉ suất lợi nhuận thuần hàng năm so với vốn đầu tư của CTLD (HPti):

HPti=Π ti

V di (5)

Vti: là tổng vốn đầu tư của công ty LD gồm vốn cố định và vốn lưu động.

Chỉ tiêu 3. Lợi nhuận được chia (lãi thực) hàng năm và tổng lợi nhuận thực chia

của các DN tham gia công ty LD.

Lti=Π ti−Qti (6)

Trong đó:

Lti: là lợi nhuận thực (lợi nhuận chia) trong cả năm i của công ty LD;Π ti: lợi nhuận thuần năm i của công ty LD;

Qti: bộ phận lợi nhuận thuần để lập lại các quĩ công ty liên doanh trong năm i.

Tổng lợi nhuận thực chia của toàn bộ công ty LD trong cả đời HĐ được xác định như

sau: Lt=

Chỉ tiêu 4. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư tham gia liên kết kinh tế.

+ Thời hạn thu hồi vốn giản đơn (ko xét đến các yếu tố thời gian của tiền)

(8)

- 24 -

Page 25: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Trong đó:

Tgd là thời hạn thu hồi vốn đầu tư liên kết giản đơn (thông thường được tính

đến tháng, năm);

Vđt tổng vốn DN tham gia hoạt động LKKT (bao gồm cả vốn bỏ ra lần đầu,

các yếu tố vật chất khác được qui đổi là vốn góp vào hoạt động liên kết kinh tế,

vốn bỏ ra đầu tư liên kết kinh tế ở các lần tiếp theo);

Lti lợi nhuận thực thu được năm i;

Ki khấu hao cơ bản thu hồi được năm i.

+ Thời hạn thu hồi vốn có tính đến các yếu tố thời gian của tiền tệ được xác

định như sau:

2.3. Quản lý tài chính trong sản xuất sản xuất kinh doanh công nghiệp

2.3.1. Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh công nghiệp

2.3.1.1 Hình thành và phát triển thị trường tài chính

Căn cứ vào kỳ hạn chứng khoán được mua bán trên thị trường thì TTTC gồm:

+ Thị trường tiền tệ bao gồm các chứng khoán ngắn hạn (dưới 1 năm, chủ yếu là tín

phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm và giấy tờ tín dụng NH ngắn hạn);

+ Thị trường vốn gồm các chứng khoán trung hạn và dài hạn trên một năm (cổ phiếu và

trái phiếu); TT vốn lại chia thành TT vốn nợ (các khoản vốn vay ngân hàng và trái

phiếu) và TT vốn cổ phần (cổ phần thường và cổ phần ưu đãi).

- Điều kiện để hình thành đầy đủ và phát triển thị trường tài chính:

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhằm thúc đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, tăng nhu

cầu vốn, là động lực để hình thành thị trường tài chính;

+ Xây dựng và phát triển hình thức công ty cổ phần;

+ ổn định nền tài chính - tiền tệ để tạo cơ sở huy động các nguồn tiết kiệm trong các bộ

phận kinh tế trong và ngoài nước;

+ Hoàn chỉnh hệ thống kế toán, thông tin và có qui chế hạch toán thống nhất;

+ Cải tiến hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhằm phát huy đầy đủ các chức

năng của các ngân hàng đó trong cơ chế thị trường, làm nòng cốt cho các giao dịch tài

chính trên TT tài chính;

+ Tổ chức và trợ giúp các công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài

chính của các chủ thể kinh doanh và lực lượng môi giới, tạo điều kiện đa dạng hoá các

chủ thể tham gia thị trường tài chính và làm phong phú thêm hoạt động của thị trường

đó.

Điều tiết hoạt động của các tổ chức và thị trường tài chính

Hai nhóm công cụ điều tiết đó là công cụ của Ngân hàng trung ương và hệ thống

luật điều tiết thị trường tài chính:

- 25 -

Page 26: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Vai trò điều tiết của Ngân hàng TW được thể hiện qua việc sử dụng một số chức

năng sau:

+ Cho các ngân hàng thương mại vay vốn, nhằm điều tiết quan hệ cung cầu về tiền và

điều tiết lãi suất tín dụng;

+ Quy định mức dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động vào lãi suất tín dụng,

kiểm soát tín dụng ưu đãi, can thiệp vào TT ngoại hối và dòng ngoại hối, nhờ đó tác

động vào khả năng ổn định tiền tệ và nâng cao độ tin cậy của NH;

+ Cho vay theo “phương sách cuối cùng”, thông qua đó NH TW đóng vai trò là người

bảo đảm cho NH thương mại, giúp NHTM giải quyết khó khăn về TC;

+ Quy định mức vốn cổ phần tối thiểu của các NH thương mại nhằm giảm bớt rủi ro

cho các nhà đầu tư, tăng cường khả năng chi trả của các NH thương mại;

+ Thực hiện hoạt động TT mở gồm việc mua bán chứng khoán của CP trên TT chứng

khoán, nhằm điều tiết cung cầu về tiền, tăng nguồn vốn cho các HĐSXKD

Thị trường tài chính có thể được điều tiết theo hai phương thức:

+ Điều tiết theo luật: tức là được điều tiết theo các quy định của Nhà nước;

+ Điều tiết không theo luật: việc điều tiết do từng ngành CN định ra và dùng đặc thù

của ngành để tác động.

Sử dụng các công cụ tạo vốn và hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh doanh công nghiệp:

+ Chính sách huy động các nguồn vốn;

+ Nếu căn cứ vào nguồn hình thành vốn có thể được chia thành: vốn tự có của DN, vốn

ngân sách nhà nước, vốn viện trợ chính phủ, vốn viện trợ phi chính phủ.

Nếu căn cứ vào quyền sở hữu của doanh nghiệp, vốn của DN gồm: vốn nợ và vốn

cổ phần.

+ Vốn cổ phần là phần vốn thuộc sở hữu của DN và DN được hưởng mức thu nhập

tương ứng với tỷ lệ thu nhập về vốn. Vốn cổ phần xuất phát từ hai nguồn: Vốn từ lợi

nhuận để lại và vốn thu hút thêm thông qua phát hành cổ phiếu.

+ Vốn nợ là phần vốn DN được sử dụng với những điều kiện nhất định (thời hạn sử

dụng, lãi suất), nhưng không thuộc quyền sở hữu của DN. Vốn nợ xuất phát từ hai

nguồn chính: Vay các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu DN.

Bảng cấn đối tài sản trong doanh nghiệp

Nợ Có

- Lợi nhuận còn lại

- Cổ phiếu phát hành

- Nợ ngân hàng

- Trái phiếu phát hành

Vốn hữu hình

Tổng tài sản nợ = Tổng tài sản có

- 26 -

Page 27: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Cơ cấu tài chính trong DN là phạm trù thể hiện tương quan tỉ lệ giữa vốn nợ và

vốn cổ phần trong tổng vốn của DN. Tương quan đó được thể hiện qua tỉ lệ nợ của DN.

Trong đó: Vd: vốn nợ

V : tổng vốn

Tỷ lệ nợ (G) càng cao nghĩa là phần vốn nợ trong tổng vốn của DN càng lơn, do

mức độ rủi ro tài chính càng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện tài chính bình thường, các

DN có tỷ lệ nợ càng lớn thì mức thu nhập của chủ DN càng lơn.

Các công cụ chủ yếu để huy động vốn:

+ Chính sách lãi suất: Gồm lãi suất trái phiếu của CP và lãi suất tín dụng hạn mức;

+ Chính sách khuyến khích tái đầu tư: Tái đầu tư đồng nghĩa với giảm bớt tiêu dùng

hiện tại của các DN, nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai;

+ Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài;

+ Chính sách quản lý ngoại hối (nhập khẩu ngoại tệ, chế độ thuế...);

+ Mở rộng và phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nước và quốc tế, nhằm tạo

ra và tận dụng triệt để tiềm năng về vốn.

Đầu tư của chính phủ và chính sách hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh:

+ Đầu tư của CP là đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và các khoản viện trợ CP khác

nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT -XH và quốc phòng.

+ Đầu tư của CP cần nhằm cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiến bộ KH &CN,

tạo ra các SP trung gian, làm cơ sở và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của các bộ phận

khác trong nền kinh tế.

Ngoài raN, để hỗ trợ cho SXKDCN, có thể dùng chính sách tín dụng và chính sách thuế

ưu đãi.

- Trong việc qui định chính sách thuế ưu đãi, cần xác định rõ ràng đối tượng hưởng

thuế ưu đãi, xây dựng khung thuế hẹp, nhằm tạo điều kiện vận dụng đúng đắn và có cơ

chế quản lý chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả công cụ này.

- Chính sách tín dụng ưu đãi: phân phối tín dụng theo mục tiêu, quy định tỷ lệ tín

dụng ưu đãi trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NH phát triển). Ngân hàng

cần phải giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa chức năng “phát triển” và chức năng

“kinh doanh” và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các khoản tín dụng nói trên ở các DN.

2.3.2 Các công cụ tài chính tiền tệ nhằm kiểm soát hoạt động và điều tiết thu nhập

của doanh nghiệp

2.3.2.1. Chính sách thuế

Thuế là công cụ được chính phủ các nước sử dụng, nhằm tác động vào SXKD, điều tiết

thu nhập, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. CS thuế gồm:

- 27 -

Page 28: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Hệ thống các loại thuế;

- Đối tượng chịu thuế;

- Thuế suất;

- Căn cứ xác định mức thuế;

- Đối tượng hưởng ngoại lệ về thuế.

2.3.2.2. Chính sách tín dụng

Bao gồm các nội dung cơ bản là qui chế hoạt động của ngân hàng thương mại, chính

sách bảo hiểm tín dụng, chính sách lãi suất tín dụng, CS tín dụng ưu đãi...

Hệ thống tín dụng được duy trì theo hai hướng:

+ Tín dụng thương mại trên cơ sở quan hệ cung cầu có sự điều tiết của Nhà nước

thông qua Ngân hàng Nhà nước.

+ Tín dụng ưu đãi nhằm mục đích phát triển được phân phối theo lãi suất thấp hơn

và theo hạn mức nhất định.

Vai trò của ngân hàng trong việc giám sát hoạt động tài chính và sử dụng tín dụng

đúng mục đích trong SXKD CN:

- Cơ chế hoạt động của ngân hàng thương mại;

- Khả năng đánh giá tài chính của DN;

- Khả năng lựa chọn đúng đắn các đối tượng sử dụng tín dụng ưu đãi, đánh giá

hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi...

2.3.2.3 Chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là phạm trù thể hiện tương quan giá cả giữa đồng tiền của một

nước này với đồng tiền của một nước khác trên cơ sở giá trị của chúng.

- Tỷ giá hối đoái thả nổi;

- Tỷ giá hối đoái cố định;

- Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết của nhà nước.

2.3.2.4. Bảo toàn vốn

Nội dung và yêu cầu bảo toàn vốnN

Bảo toàn vốn là yêu cầu tự thân của DN, vì đó là điều kiện cần thiết cho việc duy

trì và phát triển doanh nghiệp. Bao gồm: tài chính, kinh tế và pháp lý.

- Mặt tài chính, bảo toàn vốn của DN là bảo toàn sức mua của vốn vào thời điểm

đánh giá mức độ bảo toàn vốn so với thời điểm cơ sở (thời điểm gốc) được chon.

- Mặt kinh tế, bảo toàn vốn của DN là bảo đảm khả năng hoạt động của DN so

với thời điểm cơ sở.

- Mặt pháp lý, bảo toàn vốn của DN là bảo đảm tư cách kinh doanh của DN.

Phương pháp bảo toàn vốn:

- 28 -

Page 29: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị của DN được xác định thông qua thị

trường (thị giá). Thị giá có thể bằng không hoặc bằng giá trị thực của DN, thông tin

càng không hoàn hảo thì các thông số nói trên của DN càng không hoàn hảo.

Khi đánh giá mức độ bảo toàn thực của vốn cần dựa chủ yếu vào giá trị thực của

vốn, có tính đến thị giá và giá trị thời gian của tiền tệ.

Đối với các DN Việt Nam hiện nay, việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn chủ yếu

dựa vào vấn cấp ban đầu, vốn bổ sung và mức độ trượt giá. Phương thức xác định:

- Đối với vốn cố định: Số vốn cố định được bảo toàn được tính trên cơ sở số vốn

cấp ban đầu để đầu tư TSCĐ cho DN, tính từ thời điểm giao vốn, bao gồm giá trị còn

lại của vốn CĐ và số dư khấu hao TSCĐ để lại DN.

Vốn cố định

phải bảo

toàn đến

cuối kỳ

=

Số vốn cố định

được giao or số

vốn phải bảo toàn

đầu kỳ báo cáo

-

Khấu hao

cơ bản nộp

ngân sách

kỳ báo cáo

x

Hệ số

trượt giá

kỳ báo

cáo

x

Hệ số

hao mòn

vô hình

(nếu có)

- Đối với vốn lưu động: gồm số vốn ngân sách cấp từ thời điểm giao vốn, số vốn

ngân sách cấp thêm or DN tự bổ sung trong kỳ báo cáo.

Vốn lưu động phải

bảo toàn đến cuối kỳ=

Số vốn lưu động được giao or

số vốn phải bảo toàn đầu kỳ

báo cáo

xHệ số trượt giá của

tài sản lưu động

Trong bảo toàn vốn lưu động, vấn đề quan trong là xác định hệ số trượt giá. Hệ số

này cần được xem xét và tính vào giá thành SP.

Như vậy, quá trình bảo toàn vốn gồm 2 bước:

Bước 1, DN xác định mức độ trượt giá đối với TSLĐ và mức KH do trượt giá đối

với TSCĐ để đưa vào giá thành SP và doanh thu (p/thuộc vào TT và p /tích mức trượt

giá)

Bước 2, Hạch toán tình hình bảo toàn vốn bằng cách xác định số vốn phải bảo

toàn và so sánh với mức vốn thực tế còn lại. Trong trường hợp có chênh lệch giữa hai

chỉ tiêu trên cần có hướng giải quyết như:

- Điều chỉnh lại giá trị TSCĐ cho chính xác (nếu có hiện tượng hạ thấp or nâng

cao giá trị còn lại của TSCĐ);

- Bù đắp chênh lệch bằng quỹ khuyến khích phát triển SX hoặc bằng quỹ phúc lợi

của DN.

2.3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh

công nghiệp

2.3.3.1 Các chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sử dụng vốn

+ Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả chi phí vốn đầu tư là tỉ số giữa mức tăng vốn đầu

tư và mức tăng sản lượng (ICOR):

- 29 -

Page 30: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

ICOR= ΔVΔQ

Trong đó: V : mức tăng vốn đầu tư;

Q : mức tăng sản lượng sản phẩm or dịch vụ công nghiệp tương ứng.

Nói cách khác, ICOR biểu thị lượng vốn cần đầu tư thêm để tăng thêm một đơn vị

sản phẩm công nghiệp. Như vậy, ICOR càng thấp thể hiện hiệu quả đầu tư càng cao.

+ Chỉ tiêu độ lệch về phí tổn vốn dùng để đo hiệu quả phân bổ vốn đầu tư thể hiện

chất lượng đầu tư và có thể xác định thông qua so sánh chênh lệch phí tổn về vốn giữa

các ngành, các khu vực sử dụng vốn.

V c=√∑ (C i−Cm)2

Trong đó: Vc : độ lệch phí tổn về vốn

Ci : phí tổn về vốn ngành (DN) i

Cm : phí tổn trung bình về vốn.

Ngoài ra phí tổn về vốn được xác định căn cứ vào lãi suất tín dụng và có thể tính

bằng công thức:

Cv=Rd

V

Trong đó: Cv : phí tổn về vốn;

Rd: tổng tiền lãi suất và các khoản chi phí khác về vốn;

V : tổng vốn sử dụng.

+ Tỷ lệ doanh thu trên vốn (Hd): D là doanh thu từ sử dụng vốn V.

Hd=DV

+ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (Hp); P lợi nhuận thu được do sử dụng vốn V.

Hv= LV

2.3.3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nhóm các biện pháp về vốn

- Giảm phí tổn về vốn, tức là phải lựa chọn các nguồn vốn có phí tổn thấp nhất và tối

thiểu hoá vốn sử dụng cho việc SX ra một đơn vị sản lượng or thực hiện một khối

lượng dịch vụ nhất định. Ngoài ra, cần tìm các giải pháp giảm bớt nhu cầu về vốn: giảm

nhu cầu về vốn dự trữ...

- Phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, phân bổ nguồn vốn cho các DN, khu vực có hqh.

Nhóm các biện pháp nhằm tăng sản phẩm hoặc dịch vụ công nghiệp:

+ Tạo điều kiện mở rộng thị trường;

+ Nâng cao trình độ công nghệ và trình độ lao động;

+ Các giải pháp kích thích sản xuất

- 30 -

Page 31: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- 31 -

Page 32: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chương 3: Quản lý nhà nước đối với công nghiệp

3.1. Quản lý nhà nước về kinh tế và về quản lý nhà nước đối với công nghiệp

3.1.1. Thực chất của quản lý nhà nước về kinh tế

+ Quản lý là sự tác động hướng đích của hệ thống chủ thể đến sự hoạt động của hệ

thống đối tượng bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp và công cụ làm cho

hoạt động của hệ thống bị quản lý đó vận hành đúng yêu cầu của các quy luật khách

quan và phù hợp với định hướng và mục tiêu của hệ thống chủ thể quản lý.

Các phương pháp tiếp cận khái niệm quản lý:

Thứ nhất, quản lý kinh tế được tiếp cận theo các dạng hoạt động lao động, thì quản

lý kinh tế là một dạng lao động đặc biệt.

- Đối tượng quản lý là hoạt động của hệ thống nền KT, bào gồm nhiều phân hệ

được tổ chức theo ngành, theo lãnh thổ với mọi hoạt động của các đơn vị SXKD cơ sở.

- Tính đặc thù của hệ thống chủ thể quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều tuyến,

nhiều cấp và nhiều bộ phận chức năng khác nhau, đòi hỏi sự tác động quản lý của cả hệ

thống đó phải đồng bộ, đồng hướng theo mục tiêu chung của hệ thống.

- Tính đặc thù của hệ thống công cụ quản lý, đó là cơ chế vận dụng các phạm trù

KT của nền sản xuất HH tạo thành một hệ thống các đòn bẩy lấy phương pháp KT và

đòn bẩy KT là công cụ tác động chủ yếu trong HĐQL.

Ý nghĩa: trong việc xây dựng và điều hành hệ thống quản lý.

Hai là, quản lý KT được tiếp cận theo quy trình và nội dung của hoạt động, thì

quản lý kinh tế là tổng hợp của 3 quá trình:

- Quá trình xây dựng mục tiêu: được thực hiện thông qua các hoạt động hoạch định

chiến lược, kế hoạch;

- Quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu: được thực hiện thông qua các hoạt động tổ

chức hệ thống SXKD và tổ chức hệ thống bộ máy quản lý và cơ chế HĐ của bộ máy đó;

- Quá trình điều khiển, điều hành và kiểm tra: được thực hiện thông qua các hoạt

động xây dựng cơ chế vận dụng các phạm trù KT, hình thành hệ thống các công cụ

quản lý và sử dụng các công cụ đó.

Ý nghĩa: cho phép hình dung được nội dung thiết lập hệ thống tổ chức quản lý KT,

bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động có mối quan hệ biến tướng với nhau.

Ba là, quản lý KT được tiếp cận theo phương pháp hệ thống thì quản lý gồm ba bộ

phận cơ bản:

- Hệ thống đối tượng quản lý;

- Hệ thống chủ thể quản lý;

- Hệ thống thông tin ra quyết định quản lý.

3.1.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với công nghiệp

- 32 -

Page 33: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Sự tác động của cơ chế TT vào hoạt động của nền KT có tính trực tiếp (làm cho

nền KT hoạt động năng động, kích thích nền KT phát triển và HĐSXKD có hiệu quả).

- Nền sản xuất xã hội do sự phát triển ngày càng sâu của phân công lao động xã hội, trình độ xã hội hoá của quá trình sản xuất ngày càng cao để cho toàn bộ quá trình tái sản xuất hoạt động đều đặn, nhịp nhàng, đòi hỏi phải có sự tập trung của Nhà nước.

- Bản thân từng nhà kinh doanh, từng nhà quản trị doanh nghiệp điều khiển hoạt động trong một bộ phận nhỏ hẹp - một DN, do đó tầm nhìn xa trông rộng để định hướng sự phát triển và để tránh mọi rủi ro, hoặc do khả năng tự tạo lập những điều kiện, những môi trường cho hoạt động DN bị hạn chế, họ rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

+ Riêng đối với công nghiệp sự cần thiết khách quan của sự quản lý Nhà nước:- Công nghiệp do đặc điểm của quá trình sản xuất, đặc điểm về tính đa dạng hoá

hoạt động, đa dạng hoá SP, đặc điểm về công nghệ SX mà sự phát triển của phân công lao động có trình độ sâu hơn, trình độ xã hội hoá cao hơn bất cứ một ngành nào.

- Trong công nghiệp, cơ chế thị trường tác động khá sâu rộng và mạnh mẽ, những tác động tích cực càng nhiều, song, những tiêu cực cũng không phải là ít.

- Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất to lớn có vị trí nòng cốt của cơ sở hạ tầng trong xã hội. Do đó, để tạo dựng, định hướng sự phát triển và bảo vệ bộ phận kiến trúc hạ tầng đòi hỏi Nhà nước phải quản lý cơ sở hạ tầng mà trước hết là CN.3.2. Các chức năng của quản lý nhà nước đối với công nghiệp3.2.1. Chức năng định hướng

+ Sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu tổng quát của hệ thống chủ thể quản lý Nhà nước nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.

+ Định hướng đó phải thể hiện ở mức độ tính chất, mục tiêu đạt được, thể hiện trong tăng trưởng kinh tế và trong chuyển dịch cơ cấu... Chức năng này được thực hiện thông qua hoạch định các chiến lược KT -XH, phát triển ngành, lãnh thổ...3.2.2. Chức năng tạo điều kiện, môi trường và điều tiết

Được thực hiện thông qua các hoạt động như: - Hình thành toàn diện đồng bộ các loại thị trường của các yếu tố đầu vào, bao gồm

thị trường vốn, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường sản phẩm và dịch vụ;

- Tạo môi trường ổn định về chính trị, xã hội, tâm lý, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng;- Thông qua các công cụ thuế, luật pháp để điều tiết sự phát triển và HĐ SXKD.

3.2.3. Chức năng điều hòa, phối hợp hoạt độngĐược thực hiện thông qua các hoạt động lựa chọn các phương án khác nhau về mô

hình tổ chức sản xuất xã hội, đó là các phương án tổ chức các loại liên hợp sản xuất, hợp tác sản xuất, các loại liên doanh, liên kết trong nội bộ ngành và giữa các ngành.3.2.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Qua kết quả của kiểm tra, kiểm soát mà có thể phát hiện được các nguồn lực tiềm năng, phát hiện được những sai lệch để kịp thời hoàn thiện về định hướng. Kết quả

- 33 -

Page 34: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

kiểm tra, thanh tra còn tạo ra được nguồn thông tin ngược từ đối tượng quản lý, đến hệ thống chủ thể quản lý, làm căn cứ xây dựng các phương án ra quyết định tối ưu.

- 34 -

Page 35: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

3.3. Hệ thống công cụ quản lý nhà nước đối với công nghiệp

Hình thành và sử dụng hệ thống các công cụ quản lý phù hợp với các phương pháp

quản lý có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý.

Các phương pháp đó:

3.3.1. Phương pháp hành chính - luật pháp

Đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống luật đồng bộ để tạo ra môi trường pháp lý và

khuôn khổ pháp luật cho mọi hành vi của đối tượng điều chỉnh. §

- Hệ thống luật phải bao trùm hết các đối tượng chủ yếu phải điều chỉnh bằng luật

như: luật đầu tư, thương mại...

- Hệ thống Luật phải đảm bảo tính đồng bộ, tính đồng hướng và tính thống nhất

giữa các sắc luật và các điều trong cùng một sắc luật, tránh sự trùng chéo và tác

động điều chỉnh ngược chiều nhau, thiếu tính nhất quán.

3.3.2. Phương pháp kinh tế

Là trên cơ sở nhận thức được những yêu cầu của các phạm trù kinh tế trong nền

kinh tế hàng hoá để xây dựng cơ chế hình thành và sử dụng các đòn bẩy kinh tế như là

những công cụ tác động vào quá trình phát triển và hoạt động SXKD của hệ thống công

nghiệp. Một số công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu như:

Đòn bẩy kinh tế -giá cả: giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, tổng giá cả

bằng tổng giá trị. Sự tác động của đòn bẩy KT -giá cả được thực hiện như sau:

- Thay đổi phương hướng sản xuất vào các mặt hàng cần khuyến khích sản xuất,

tạo động lực kích thích sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào;

- Mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất...

- ổn định giá cả đặc biệt đối với mức giá của các hàng hoá thiết yếu sẽ là một nhân

tố quan trọng kìm hãm tốc độ lạm phát, làm cho giá cả trở thành thước đo kết quả sản

xuất một cách chính xác hơn.

Công cụ tiền tệ tín dụng trong quản lý Nhà nước đối vối công nghiệp: tức là trên cơ

sở giữ vững giá trị đồng tiền, điều tiết mức lãi suất tác động vào đầu tư, qua đó mà tác

động làm thay đổi quan hệ cung cầu, thay đổi giá cả.

Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện tốt chức năng ổn định giá trị tiền tệ. Thực

hiện quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KD tiền tệ thông qua mức lãi suất chiết khấu,

dự trữ bắt buộc (ở NHTM) or hoạt động TT mở để điều tiết mức lãi suất trên thị trường.

Sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp: Thuế có tác

động rất mạnh mẽ đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tác động đến định hướng và quy

mô mở rộng kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Thực chất khoản thu của ngân sách từ thuế là một bộ phận giá trị thặng dư được

biểu hiện bằng tiền của các DN tập trung vào ngân sách Nhà nước.

Tác động của công cụ thuế:

- 35 -

Page 36: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

P1

P2

P P2.1

P2.2

P2.2.1

P2.2.2

P2.2.3

P2.3.1

P2.3.2

P2.3.3

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Điều chỉnh phương hướng sản xuất;

- Mở rộng hoặc hạn chế quy mô sản xuất;

- Khuyến khích sử dụng hợp lý tiết kiệm các yếu tố đầu vào;

- Đầu tư phát triển sản xuất.

Sử dụng công cụ tiền lương trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp:

Tiền lương là giá cả hàng hoá lao động được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm

hàng hoá, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ của giá trị sức lao động.

Định hướng tác động của công cụ tiền lương là tạo được động lực kinh tế để tăng

năng suất lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động và chuyển dời cơ cấu lao động

theo vùng và theo ngành nghề.

Các hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm.

Sử dụng đòn bẩy lợi nhuận trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp:

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư được tạo ra trong các doanh

nghiệp công nghiệp. Lợi nhuận phụ thuộc vào 2 yếu tố: tổng doanh thu bán hàng và

tổng chi phí sản xuất.

Vận dụng công cụ lợi nhuận được thực hiện thông qua chế độ phân phối tổng lợi

nhuận thu được trong các doanh nghiệp.

Sơ đồ mô hình lợi nhuận

Trong đó:

P: Tổng lợi nhuận;

P1: Là lợi nhuận biểu hiện ở hình thức thuế gián thu nộp vào ngân sách;

P2: Là lợi nhuận của doanh nghiệp;

P2.1 Lãi suất tiền vay của chủ nợ;

P2.2 Bộ phận lợi nhuận để lại của doanh nghiệp;

P2.2.1Bộ phận lợi nhuận biểu hiện dưới hình thức thuế TNDN, tập trung vào ngân

sách;

P2.2.2Lợi tức của chủ thể góp vốn kinh doanh;

P2.2.3Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp;

- 36 -

Page 37: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

P2.2.3.1; P2.2.3.2; P2.2.3.3 Là bộ phận lợi nhuận thành lập các quỹ: phát triển sản xuất,

phúc lợi và khen thưởng.

Việc xác định đúng đắn tỷ lệ phần trăm lợi nhuận phân phối trong sơ đồ trên là nội

dung quan trọng của công cụ này.

Phần II: Quản lý chất lượng

Chương 4: chất lượng sản phẩm và khách hàng

4.1. Sản phẩm và phân loại sản phẩm

4.1.1. Khái niệm sản phẩm

- Khái niệm:

Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa học,

sinh học… có thể quan sát được dùng để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của sản xuất

hay đời sống.

Theo quan điểm của Marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu

mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán

trên thị trường với khả năng thu hút sự mua sắm và tiêu dùng.

Theo ISO 9000: 2000 thì sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình.

Sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất

ra vật chất cụ thể và các dịch vụ.

- Các thuộc tính của sản phẩm:

+ Phần cứng của SP là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới một hình thức

cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những sản phẩm được lắp ráp, nguyên

vật liệu đã chế biến.

Phần cứng nói lên công dụng đích thực của SP (vd: trang thiết bị máy tính), hình

thành từ các thuộc tính sau:

- Thuộc tính mục đích (công dụng);

- Thuộc tính hạn chế (giới hạn sử dụng);

- Thuộc tính kinh tế kỹ thuật (thông số).

Các thuộc tính phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công

dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm.

Tính hữu ích của các thuộc tính phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ đầu tư của lao

động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.

+ Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng các

yếu tố như: thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm... đáp ứng những nhu cầu tinh

thần, tâm lý xã hội của khách hàng.

Phần mềm xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính cảm thụ, nó có ý nghĩa rất to

lơn (vd, hệ điều hành và các phần mềm máy vi tính).

- 37 -

Page 38: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì những yếu tố phần mềm lại tạo ra lợi thế

cạnh tranh khó sao chép hơn so với những yếu tố phần cứng của SP.

4.1.2 Phân loại sản phẩm

- Căn cứ theo mục đích sử dụng, sản phẩm được chia thành 3 loại:

+ Sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất;

+ Sản phẩm dùng để tiêu dùng;

+ Sản phẩm dùng để bán

- Căn cứ theo độ bền hay tính hữu hạn:

+ Hàng hóa lâu bền

+ Hàng hóa không lâu bền

+ Dịch vụ

4.2. Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm

4.2.1 Quan niệm về chất lượng sản phẩm

Quan niệm siêu việtQ: chất lượng sản phẩm là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản

phẩm (ví dụ Roll Roice, Mecxedec...).

Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các

thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó.

Quan niệm của các nhà sản xuất: chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một SP

với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước.

Trong nền kinh tế thị trường:

+ Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với mục

đích sử dụng của người tiêu dùng.

+ Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu

được từ tiêu dùng SP với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó.

+ Xuất phát từ tính cạnh tranh của SP, chất lượng cung cấp những thuộc tính mang

lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với SP cùng loại trên thị trường.

+ Theo ISO 9000, chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính

đối với các yêu cầu. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn.

Chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng SP, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi

phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó.

4.2.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm

- Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm.

- Các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết

cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang.

- Tuổi thọ của sản phẩm đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm

việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định.

- 38 -

Page 39: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Độ tin cậy của sản phẩm: Phản ánh chất lượng của sản phẩm và đảm bảo cho doanh

nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình.

- Độ an toàn của sản phẩm: Chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành, an toàn đối với

sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm đây là yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân

thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường.

- Tính tiện dụng phản ánh tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản

phẩm và khả năng thanh thế khi có những bộ phận bị hỏng.

- Tính kinh tế của sản phẩm đây là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm có tiêu hao

nguyên liệu, năng lượng.

4.2.3. Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng sản phẩm

Chất lượng là khả năng đáp ứng các các yêu cầu về chức năng kỹ thuật phản ánh

giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt được, phản ánh trình độ và điều kiện phát triển

kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực trong từng thời kỳ.

Khi nói đến chất lượng sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị sử dụng của sản

phẩm mà phải đề cập đến mặt giá trị và các dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến sản

phẩm.

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình

tạo ra sản phẩm. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các

yếu tố kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan đến mọi hoạt động trong quá trình sản

xuất kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm không ở trạng thái cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ

phụ thuộc vào sự biến động của các yếu tố sản xuất, của khoa học công nghệ và tiến bộ

kỹ thuật cũng như yêu cầu của thị trường.

Chất lượng được đánh giá trên 2 mặt mặt chủ quan và mặt khách quan. Tính chủ

quan phản ánh mức độ phù hợp của thiết kế đối với nhu cầu của khách hàng. Tính

khách quan là mức độ phù hợp của các đặc tính chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn

thiết kế đặt ra.

4.2.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh

Theo M.E. Porter (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể

hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hoá SP và chi phí thấp.

Chất lượng SP trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. C

+ Chất lượng SP tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Khách hàng lựa chọn SP

có các thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của

mình.

- 39 -

Page 40: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Chất lượng SP cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra

một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nó còn

giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và sức lực khi sử dụng SP do các DN

cung cấp.

+ Trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng SP có ý nghĩa tương đương với

tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị sử dụng, lợi ích KT -XH trên một đơn vị chi phí

đầu vào tăng lên, tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất.

+ Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tiết kiệm chi phí cho sản xuất,

giảm phế thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.

+ Nâng cao chất lượng SP là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ SP, tăng

doanh thu, lợi nhuận, trên cơ sở đó kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong DN và XH,

tạo động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới khâu tổ chức mua sắm nguyên

vật liệu, triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

4.3.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài

4.3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới

Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh

tế thế giới của mỗi quốc gia, đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế.

Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là sự phát

triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi doanh

nghiệp phải có khả năng thích ứng.

Sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội với vai trò của khách hàng

ngày càng cao.

Cạnh tranh diễn ra gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường.C

Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.V

4.3.1.2. Tình hình thị trường

Đây là nhân tố quan trọng nhất§, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát

triển chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách

hàng.S

Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào

đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường.

Nhu cầu phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận

thức, thói quen, truyền thống, phong tục tập quán, văn hoá, lối sống, và mục đích sử

dụng sản phẩm của khách hàng.

- 40 -

Page 41: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

4.3.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ

Tiến bộ KH -CN tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn,

xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm SP chính xác hơn nhờ

được trang bị những phương tiện tốt hơn, hiện đại hơn.

Công nghệC, thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu

kinh tế -kỹ thuật của sản phẩm.

Nhờ tiến bộ khoa học -công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt

hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có.

Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến hiện

đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàng và giảm chi phí

sản xuất.

4.3.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia

Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu.

Tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm

thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao

tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng.

Cơ chế quản lý kinh tế là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi

cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ

người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng sản phẩm.

4.3.1.5. Các yêu cầu văn hoá, xã hội

Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu

dùng:

+ Có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm;

+ Có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi SP phải thoả mãn

những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội của cộng đồng XH.

4.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

4.3.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp

Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí, chất

lượng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm

và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa các thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp.

Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt

ra trong mỗi DN có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng SP tạo ra.

4.3.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy

móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất

lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- 41 -

Page 42: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng caoC, phù hợp với nhu

cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Quản lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát

triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến nâng cao chất lượng SP trên cơ sở tận dụng công nghệ

hiện có với đầu tư đổi mới là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng SP.

4.3.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp

Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác

nhau. Do vậy, tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho

ổn định chất lượng sản phẩm.

Tổ chức hệ thống cung ứng tốt như: đúng về chủng loại, số lượng, chất lượng, và

đúng về thời gian. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt

chẽ đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất.

4.3.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống.

Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của DN.

Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại

phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất lượng, trình độ xây

dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu kế hoạch chất

lượng của cán bộ quản lý chất lượng.

4.4. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng

4.4.1. Khách hàng và phân loại khách hàng

- Khái niệm:

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Khách hàng là người mua hoặc có sự quan

tâm một loại hàng hóa nào đó mà sự quan tâm đó có thể dẫn tới hành động mua.

Theo quan điểm của quản lý chất lượng toàn diện: Khách hàng được hiểu là

toàn bộ những đối tượng có liên quan trực tiếp đến đòi hỏi về chất lượng, dịch vụ mà

doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của họ.

Khách hàng bao gồm khách hàng bên trong và bên ngoài:

+ Khách hàng bên trong là toàn bộ mọi thành viên, mọi bộ phận trong doanh

nghiệp có tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp nội bộ doanh nghiệp.

+ Khách hàng bên ngoài là toàn bộ những cá nhân, tổ chức có những đòi hỏi trực

tiếp về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng.

- Phân loại:

+ Căn cứ vào tầm quan trọng của khách hàng đối với DN (nguyên lý Pareto):

Nhóm khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp thường chiếm số ít

dưới 20% về số lượng so với tổng số khách hàng của doanh nghiệp nhưng tiêu thụ trên

80% sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra.

- 42 -

Page 43: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Nhóm khách hàng số đông có lợi cho doanh nghiệp chiếm trên 80% trong tổng

số khách hàng của doanh nghiệp nhưng chỉ tiêu thụ dưới 20% sản phẩm do doanh

nghiệp sản xuất ra.

Có ý nghĩa rất lớn đến thiết lập chính sách và chiến lược chất lượng sản phẩm của DN.

+ Căn cứ vào mục đích sử dụng sản phẩm:

Những người mua sản phẩm để chế biến tiếp;

Những người mua sản phẩm để bán;

Những người mua sản phẩm về tiêu dùng.

Có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định những đòi hỏi của khách hàng khi mua sản

phẩm của doanh nghiệp, nhờ đó có điều kiện tập trung thảo luận những vấn đề quan

trọng nhất đối với khách hàng.

4.4.2. Nhu cầu khách hàng

- Xác định nhu cầu khách hàng

+ Doanh nghiệp cần nắm bắt được khách hàng có nhu cầu về loại sản phẩm và

mục đích sử dụng sản phẩm đó là gì? Sau đó xác định đặc điểm của từng nhu cầu.

+ Nhu cầu thực và kỳ vọng của khách hàng gọi là chất lượng mong đợi.

+ Chất lượng mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của doanh nghiệp gọi là

chất lượng thực tế.

+ Giữa chất lượng thực tế và chất lượng mong đợi có sự khác biệt nhất định. Sự

khác biệt đó hình thành chất lượng nhận thức của khách hàng.

+ Nhu cầu bộc lộ là nhu cầu có thể phát biểu bằng lời một cách cụ thể, rõ ràng.

Nhưng nhu cầu này lại không cho biết nhiều thông tin cần thiết về chất lượng sản phẩm

cần đáp ứng khách hàng.

+ Nhu cầu thực là những nhu cầu không hoặc rất khó phát biểu bằng lời nhưng

lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản lý chất lượng (phát hiện đúng các

thuộc tính chất lượng sản phẩm cần phải thiết kế để thoả mãn khách hàng).

+ Doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm ẩn của

khách hàng. Việc xác định rõ nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng sẽ tạo ra lợi thế cạnh

tranh quan trọng cho sản phẩm của các doanh nghiệp.

+ DN phải quan tâm đến nhu cầu nhận thức và nhu cầu văn hoá. Nhu cầu nhận

thức thể hiện khả năng nhận biết đánh giá về chất lượng sản phẩm của khách hàng.

- Cấu trúc kỳ vọng của khách hàng

Các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng mong đợi có thể nhìn nhận theo một

trật tự luỹ tiến gồm ba bậc tuyệt đối, rõ ràng và tiềm ẩn.

+ Bậc tuyệt đối thể hiện những kỳ vọng cơ bản của khách hàng, là bậc thất nhất

về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bậc này bao gồm những thuộc tính chất lượng sản

phẩm mà khách hàng luôn ngầm định là dứt khoát phải có.

- 43 -

Page 44: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Bậc rõ ràng phản ánh những đòi hỏi tất yếu về những thuộc tính cụ thể của sản

phẩm, là thể hiện các yêu cầu về các thuộc tính được khách hàng nhận diện rõ ràng và

có tác động tích cực trong quá trình lựa chọn của họ. Bậc này bao gồm việc thoả thuận

những điều khoản mua bán và cân nhắc các phương án trao đổi.

+ Bậc tiềm ẩn thể hiện những thuộc tính chất lượng sản phẩm khi khách hàng

nhận được sẽ tỏ ra thích thú, là bậc đại diện cho những thuộc tính phản ánh sự gia tăng

giá trị mà khách hàng còn chưa biết đến nhưng sẽ rất vui thích khi được nhận chúng.

- Phương pháp điều tra nhu cầu của khách hàng

+ PP tổ chức các cuộc điều tra chính thức thu thập được nhiều thông tin và thông

tin chính xác hơn.

* Phương pháp này tốn kém về tài chính và phải chuẩn bị công phu về kế hoạch,

nội dung và cách thức điều tra.

* Phương pháp này thể hiện bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện

thoại, gửi thư cho khách hàng.

+ PP nhóm tập trung là một nhóm nhỏ các cá nhân bao gồm khách hàng hoặc

không phải khách hàng được tập hợp thảo luận trả lời rõ về chất lượng sản phẩm, dịch

vụ của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh.

* PP này có ưu điểm là tranh thủ được ý kiến trực tiếp của khách hàng và các

chuyên gia về chất lượng sản phẩm của DN.

* PP này có chi phí lớn so với phương pháp khác.

+ PP thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, là việc cán bộ quản lý giữ

trách nhiệm quan trọng trong doanh nghiệp thường xuyên thăm hỏi khách hàng, lắng

nghe những ý kiến của người tiêu dùng về những vấn đề đặt ra đối với chất lượng sản

phẩm của doanh nghiệp.

+ PP nghiên cứu những khiếu nại của khách hàng là nguồn thông tin quý báu

giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự thoả mãn của khách hàng về những khuyết tật của

sản phẩm, và những thiếu sót trong dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. PP này cung

cấp những thông tin cho biết khoảng chênh lệch giữa những mong đợi của khách hàng

và chất lượng thực tế của doanh nghiệp.

+ PP điều tra qua internet để thu nhập những thông tin từ khách hàng, tiếp nhận

những ý kiến và góp ý của họ về các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Dùng phương

pháp này sẽ thu được nguồn thông tin lớn, phong phú, chi phí lại rẻ.

- 44 -

Page 45: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chương 5: quản lý chất lượng

5.1. Khái niệm và vai trò của quản lý chất lượng

5.1.1. Khái niệm quản lý chất lượng

- Khái niệm: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất

lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách,

mục tiêu trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất

lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn

khổ một hệ thống chất lượng.

- Một số thuật ngữ trong quản lý chất lượng được hiểu như sau:

+ Chính sách chất lượng: toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo

cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố.

+ Hoạch định chất lượng: các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu

đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng.

+ Kiểm soát chất lượng: các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để

thực hiện các yêu cầu chất lượng.

+ Đảm bảo chất lượng: mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lượng

được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng.

+ Hệ thống chất lượng: bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực

cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.

- Đặc điểm của quản lý chất lượng

+ Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất

lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí tối ưu.

+ Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản

lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát, và điều chỉnh (QLCL chính là CL của quản lý).

+ Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ

chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý).

+ Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã

hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo

cao nhất chỉ huy.

+ Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ thiết

kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.

5.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng

- Tầm quan trọng của quản lý chất lượng, được quyết định bởi:

+ Vị trí của công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh.

+ Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời sống của

người dân và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- 45 -

Page 46: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

* Với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tiết kiệm

được lao động được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, sức lao

động, công cụ lao động và vốn…

* Với người tiêu dùng, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được các yêu

cầu của người tiêu dùng, sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng và góp phần cải thiện nâng

cao chất lượng cuộc sống.

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi các yếu tố sau:

+ Cơ cấu mặt hàng của DN có phù hợp với yêu cầu của thị trường hay không?

+ Chất lượng sản phẩm dịch vụ như thế nào?

+ Giá cả của sản phẩm dịch vụ cao hay thấp?

+ Thời gian giao hàng nhanh hay chập?

5.2. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng

5.2.1. Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng.

Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm.

+ Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm.

+ DN muốn tồn tại và phát triển thì SP sản xuất ra phải tiêu thụ được và phải có

lãi.

Quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và đáp ứng nhu cầu tốt nhất

của khách hàng.

5.2.2. Coi trọng con người trong quản lý chất lượng.

Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thànhC, đảm bảo,

nâng cao chất lượng sản phẩm.

Những người lãnh đạo phải xây dựng được chính sách chất lượng cho doanh

nghiệp và phải thiết lập được sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, chính sách và môi

trường nội bộ trong doanh nghiệp (lôi cuốn, huy động sử dụng có hiệu quả mọi ngươi

vào việc đạt được các mục tiêu vì chất lượng của doanh nghiệp).

Những người quản lý trung gian là lực lượng quan trọng trong thực hiện mục

tiêu, chính sách chất lượng của DN (họ có quan hệ với TT, khách hàng, công nhân).

Công nhân là người trực tiếp thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất

lượng (họ được trao quyền, có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao

CL).

5.2.3. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ

Chất lượng SP là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kỹ thuật,

XH… liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất

lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán.

Chất lượng SP là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các

cấp, các địa phương và từng con người.

- 46 -

Page 47: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

A B C Z

Quá trình

Hỗ trợ tạo điều kiện

Đào tạo

Uỷ quyền

Định hướng P

Quản trị theo quá trình

Mục tiêu tài chính

Thưởng phạt

Giám sát, kiểm tra

Giao nhiệm vụ

Định hướng F

Quản trị theo mục tiêu tài chính

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

5.2.4. Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải

tiến chất lượng.

Cải tiến chất lượng là sự nỗ lực không ngừng nhằm duy trì và nâng cao chất

lượng sản phẩm. Đảm bảo CL bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu

khách hàng.

Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu

suất của chất lượng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Cải tiến chất lượng được tiến hành liên tục trên cơ sở thực hiện có hiệu quả vòng

tròn chất lượng của Deming với tên gọi vòng tròn cải tiến bao gồm: hoạch định (P),

thực hiện (D), kiểm tra (C) và điều chỉnh (A).

5.2.5. Quản lý chất lượng theo quá trình

Thực hiện quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng

đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản xuất, DV sau bán hàng.

Ngoài ra còn có quản trị theo mục tiêu tài chính, theo cách này doanh nghiệp chỉ

chú ý tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng, và trong quản lý chất lượng thì quá

chú trọng đến khâu kiểm tra kết quả cuối cùng đó là kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hai phương pháp quản trị liên quan đến quản lý chất lượng

5.2.6. Nguyên tắc kiểm tra

+ Là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào.

+ Không có kiểm tra thì sẽ không biết công việc được tiến hành đến đâu, kết quả

ra sao. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện, không có đi lên.

+ Kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót, tìm những biện

pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản

phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

- 47 -

Page 48: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

5.3. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng

5.3.1. Chức năng hoạch định

- Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện,

nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng

hoá dịch vụ, từ đó xác định các yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản

phẩm dịch vụ và thiết kế sản phẩm dịch vụ.

+ Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất lượng

của doanh nghiệp.

+ Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.

- Tác dụng:

+ Định hướng phát triển chất lượng cho toàn công ty.

+ Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp các DN chủ

động thâm nhập và mở rộng thị trường.

+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn

góp phần làm giảm chi phí cho chất lượng.

5.3.2. Chức năng tổ chức

Chức năng này thực hiện các nhiệm vụ:

+ Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng. Mỗi DN cần phải lựa chọn cho mình một

hệ thống chất lượng phù hợp (hệ thống quản lý chất lượng toàn diện “TQM”, ISO 9000,

giải thưởng chất lượng Việt Nam…).

+ Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ

thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định, bao gồm:

* Làm cho mọi người thực hiện kế hoạch biết rõ mục tiêu, sự cần thiết và nội dung

công việc mình phải làm.

* Tổ chức chương trình đào tạo và giáo dục cần thiết đối với những người thực

hiện kế hoạch.

* Cung cấp nguồn lực cần thiết ở mọi nơi và mọi lúc.

5.3.3. Chức năng kiểm tra, kiểm soát

- Là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ

thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo

đúng yêu cầu đã đặt ra.

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu.

+ Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp.

+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch.

- 48 -

Page 49: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực

hiện đúng những yêu cầu.

- Đánh giá các kết quả một cách độc lập những vấn đề sau:

+ Liệu kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không?

+ Liệu bản thân kế hoạch đã đủ chưa.

5.3.4. Chức năng kích thích

Thực hiện thông qua chế độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và

áp dụng giải thưởng quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

5.3.5. Chức năng điều chỉnh, điều hoà, phối hợp

- Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn

tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước nhằm giảm dần khoảng cách

giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn

khách hàng ở mức cao hơn.

- Nhiệm vụ là phải cải tiến và hoàn thiện chất lượng theo các hướng:

+ Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm.

+ Đổi mới công nghệ.

+ Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật.

- Cần phải phân biệt rõ ràng giữa việc loại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân của

hậu quả.

+ Sửa lại phế phẩm và phát hiện những nhầm lẫn trong quá trình SX bằng việc làm

thêm thời gian là những hoạt động xoá bỏ hậu quả chứ không phải nguyên nhân.

+ Cần tìm hiểu nguyên nhân xẩy ra khuyết tật và có biện pháp khắc phục ngay từ

đầu. Nếu nguyên nhân là sự trục trặc của thiết bị thì phải xem xét lại phương pháp bảo

dưỡng thiết bị.

5. 4. Phương pháp quản lý chất lượng

5.4.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra là chỉ ra một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, đây là cách xử lý

chuyện đã rồi. Điều này có nghĩa là chất lượng không được tạo dựng nên qua kiểm tra.

Kiểm tra là sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những

yêu cầu kỹ thuật, từ đó loại bỏ các phế phẩm.

- Yêu cầu đặt ra khi tiến hành kiểm tra sàng lọc 100% sản phẩm:

+ Công việc kiểm tra cần được tiến hành một cách đáng tin cậy và không có sai

sót

+ Chi phí cho sự kiểm tra phải ít hơn phí tổn do sản phẩm khuyết tật và những

thiệt hại do ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.

+ Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- 49 -

Page 50: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Tuy nhiên, đến năm 1920 người sản xuất bắt đầu chú trọng đến việc đảm bảo ổn

định chất lượng trong những quá trình trước đó.

5.4.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng

- Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử

dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

+ Để kiểm soát chất lượng, công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng

trực tiếp tới quá trình tạo ra chất lượng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa việc sản xuất ra

những sản phẩm khuyết tật.

- Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau:

+ Kiểm soát con người;

+ Phương pháp và quá trình;

+ Đầu vào;

+ Thiết bị;

+ Môi trường.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thoả mãn người

tiêu dùng, thì đó là điều kiện chưa đủ và do đó, kiểm soát chất lượng toàn diện ra đời.

- Kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaum đưa ra năm 1951 “Total Quality

Control - TQL” được định nghĩa như sau:

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ

lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao

cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế

nhất, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng.

Kiểm soát (là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn so với kiểm tra) bao gồm các

hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau

bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào

các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm

tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thoả mãn nhu cầu khách hàng.

5.4.3. Đảm bảo chất lượng

Khách hàng đến với nhà cung cấp để xây dựng các hợp đồng mua bán là dựa trên

hai yếu tố:

+ Giá cả: giá mua, chi phí sử dụng, giá bán lại sau khi sử dụng…

+ Sự tín nhiệm đối với nhà cung cấp.

- Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng

định nếu cần để đem lại lòng tin thoả đáng sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối

với chất lượng.

Nhiệm vụ đối với nhà sản xuất:

- 50 -

Page 51: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và có hiệu quả;

+ Phải làm như thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó.

5.4.4. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

- Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở

mức tốt nhất cho phép,

- Đặc điểm nổi bật của TQM là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác

quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia

của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.

- Các đặc điểm của TQM trong triển khai thực tế bao gồm:

+ Chất lượng định hướng bởi khách hàng;

+ Vai trò lãnh đạo trong công ty;

+ Cải tiến chất lượng liên tục;

+ Tính nhất thể và tính hệ thống;

+ Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, mọi nhân viên…;

+ Coi trọng con người;

+ Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê.

- Quản lý chất lượng theo ISO 9000 là coi trọng việc xây dựng và thực hiện tiêu

chuẩn (quốc tế, quốc gia, ngành, cơ sở…) nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng đáp ứng

tốt nhất nhu cầu khách hàng. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn

hoá quốc tế ban hành năm 1987 (International Organization for Standardization).

ISO 9000 là một bộ phận hợp thành của TQM.

- 51 -

Page 52: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chương 6: Hệ thống quản lý chất lượng

6.1. Phân loại, vai trò và yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng

6.1.1. Hệ thống quản lý chất lượng và phân loại hệ thống quản chất lượng

- Khái niệm: Hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức, là công cụ, là phương tiện

để thực hiện mục tiêu và các chức năng quản lý chất lượng.

Theo ISO 9000: 2000 th ì “Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để

chỉ đạo và quản lý một tổ chức vì mục tiêu chất lượng”.

- Phân loại:

6.1.1.1. Theo nội dung

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

ISO 9000 (International Organization for Standarization).

- Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) với các

modun của hệ thống này như 5S, QCC, SS, IE, JIT, TPM …

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn “giải thưởng chất lượng”.

- Hệ thống quản lý chất lượng Q -Base áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, SQF cho các doanh nghiệp sản

xuất thực phẩm, nông sản, thuỷ sản…

- Hệ thống quản lý chất lượng QS 9000 áp dụng cho các doanh nghiệp chế tạo ô

tô.

- Hệ thống quản lý chất lượng SA 8000-SA (trách nhiệm xã hội “Social

Accountability 8000”).

SA 8000 là một công cụ chứng nhận hệ thống quản lý đòi hỏi về chính sách đối

với con người tại doanh nghiệp.

* Nó yêu cầu về an toàn, bảo hộ lao động, về thời gian làm việc, tiền lương.

* Nó hạn chế sử dụng lao động trẻ em, phân biệt đối xử, cấm sử dụng nhục hình…

Bộ tiêu chuẩn SA 8000 có 9 yêu cầu cơ bản sau:

(1) Không sử dụng lao động trẻ em.

(2) Không cưỡng bức lao động.

(3) Đảm bảo sức khỏe, vệ sinh an toàn lao động.

(4) Đảm bảo quyền tự do công đoàn, thoả ước tập thể.

(5) Không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng,

tôn giáo.

(6) Không được áp dụng các hình phạt về thể xác, lạm dụng lời nói.

(7) Đảm bảo thời gian làm việc: thời gian làm việc không quá 60 giờ /tuần, làm

thêm giờ tự nguyện, trong chu kỳ bảy ngày được nghỉ chọn một ngày.

(8) Đảm bảo tiền lương thu nhập. Không áp dụng việc kỷ luật bằng cúp lương.

- 52 -

Page 53: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

(9) Hệ thống quản lý: Hình thành cơ chế thực thi kiểm soát sự đáp ứng các đòi hỏi

trên theo suốt quá trình.

<-> Tuy nhiên, trong cùng một lúc, lựa chọn bao nhiêu hệ thống và hệ thống cụ

thể nào tuỳ thuộc vào:

Mục tiêu chất lượng phải đạt được;

Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và doanh nghiệp;

Trình độ công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

6.1.1.2. Theo chu kỳ sống của sản phẩm hoặc theo quá trình đảm bảo và cải tiến chất

lượng bao gồm các phân hệ

- Phân hệ thiết kế sản phẩm mới.

- Phân hệ sản xuất.

- Phân hệ tiêu dùng sản phẩm (sử dụng).

6.1.1.3. Theo cấp quản lý, hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:

- Các tổ chức nhà nước về quản lý chất lượng. Quản lý nhà nước thực hiện các

chức năng sau:

+ Định hướng việc đảm bảo và cải tiến chất lượng cho các doanh nghiệp.

+ Xây dựng và kiểm tra thực hiện một số tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn quốc

tế về chất lượng.

+ Cấp đăng ký chất lượng, chứng nhận và công nhận chất lượng.

- Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo và cải tiến chất

lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, và phải thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu

quản lý nhà nước về chất lượng.

6.1.2. Yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng

6.1.2.1. Yêu cầu chung

Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng

chúng trong toàn bộ tổ chức.

Xác định trình tự và tương tác của quá trình này.

Xác định các chuẩn mực, phương pháp để đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát

các quá trình này có hiệu lực.

Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ cho sự vận hành

và giám sát các quá trình này.

Theo dõi, đo lường và phân tích quá trình này.

Thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được dự định và cải tiến liên tục các quá

trình này.

6.1.2.2. Yêu cầu về hệ thống văn bản

+ Các công bố dạng văn bản về chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng.

+ Sổ tay chất lượng.

- 53 -

Page 54: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Quản lý

Huấn luyện và giáo dục của hệ thống

Thiết kế và phát triển hệ thống

Cơ quan chứng nhận

Cải tiến chất lượng

Duy trì hệ thống

Kiểm tra tài liệu Hệ thống bổ nhiệm

Thực hiện hệ thống

Thẩm định hệ thống

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

+ Các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo việc lập kế hoạch tác nghiệp và kiểm

soát có hiệu lực các quá trình.

+ Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

- Văn bản có thể khác nhau tuỳ thuộc vào:

+ Quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động.

+ Sự phức tạp và sự tương tác giữa các quá trình.

+ Năng lực con người.

6.1.2.3.Chức năng của hệ thống quản lý chất lượng

+ Thiết kế và phát triển hệ thống quản lý chất lượng.

+ Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.

+ Thẩm định hệ thống quản lý chất lượng.

+ Duy trì hệ thống quản lý chất lượng.

6.1.2.4. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng

Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng;

Duy trì các tiêu chuẩn mà công ty đạt được một cách thành công;

Cải tiến những tiêu chuẩn trong những lĩnh vực cần thiết

Kết hợp hài hòa các chính sách và sự thực hiện của tất cả các bộ phận phòng ban;

- 54 -

Page 55: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Cải tiến hiệu quả;

Tạo sự ổn định và giảm thiểu sự biến động;

Loại bỏ sự phức tạp và giảm thời gian xử lý;

Tập trung quan tâm đến chất lượng;

Bảo đảm sản phẩm và dịch vụ được phân phối đúng lúc;

Giảm chi phí hoạt động.

6.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

6.2.1. Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9000

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standardization –ISO)

thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneve – Thụy sỹ.

Thực chất của ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các

biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu

quả sản xuất -kinh doanh, chứ không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm.

Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000

Nguyên tắc 1. Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thoả mãn khách

hàng, chính vì vậy quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách

hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.

Nguyên tắc 2. Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích, định

hướng vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục

tiêu của công ty.

Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người: Việc huy động con người một cách đầy

đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát

triển của công ty.

Nguyên tắc 4. Phương pháp quá trình: Quá trình là một hoạt động hoặc một tập

hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến các đầu vào thành đầu ra.

Cách tiếp cận theo quá trình là việc nhận thấy được và quản lý được một cách hệ

thống các quá trình có mối tương tác qua lại trong một tổ chức.

Tầm quan trọng của cách tiếp cận quá trình:

- Việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

- Xem xét giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia tăng.

- Có được kết quả về tính hiệu lực và hiệu quả của mục tiêu.

- Cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường đối tượng.

- 55 -

Page 56: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

Trách nhiệm của lãnh đạo

Quản lý nguồn lực Đo lường, phân tích, cải tiến

Thực hiện sản phẩm Sản phẩm

Khách hàng

CÁCyêu cầu

Khách hàng

Thoả Mãn

Mô hình phương pháp tiếp cận quá trình

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Nguyên tắc 5. Quản lý theo phương pháp hệ thống (sẽ là tăng hiệu quả và hiệu lực

hoạt động của công ty).

Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục: Là mục tiêu của mọi công ty và điều này càng trở

nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.

Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên thực tế: tức là dựa trên sự phân tích dữ liệu và

thông tin.

Nguyên tắc 8. Quan hệ cùng có lợi với bên cung cấp: Thiết lập mối quan hệ cùng

có lợi với bên cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của hai bên.

6.2.2. Đối tượng và các trường hợp áp dụng ISO 9000

- Các tổ chức có mong muốn giàng được lợi thế nhờ việc thực thi hệ thống quản lý

chất lượng này.

- Các tổ chức có mong muốn giành được sự tin tưởng từ các nhà cung cấp của họ.

- Những người sử dụng sản phẩm.

- Các tổ chức đánh giá hoặc kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng để xác định mức

độ phù hợp của nó đối với bộ tiêu chuẩn ISO 90001.

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng

thích hợp cho tổ chức đó.

*. Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000

- Bộ tiêu chuẩn này lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987.

Lần sửa đổi thứ nhất vào năm 1994 và có giá trị đến năm 2003 (tồn tại song song

với phiên bản mới).

- 56 -

Page 57: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Lần sửa đổi thứ hai tháng 12 năm 2000, với lần sửa đổi này ra đời phiên bản ISO

9000:2000.

- Các tiêu chuẩn của phiên bản mới (ISO 9000:2000):

+ ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và thuật ngữ.

+ ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu.

+ ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động.

- Về cấu trúc, phiên bản ISO 9000: 2000 được phân nhóm thành 5 phần chính:

+ Các yêu cầu chung của Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) gồm cả các yêu

cầu về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ.

+ Trách nhiệm của lãnh đạo: trách nhiệm của lãnh đạo cao cấp đối với HTQLCL,

gồm cam kết của lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông

tin nội bộ.

+ Quản lý nguồn lực: gồm các yêu cầu về cung cấp nguồn lực cần thiết cho

HTQLCL, trong đó có các yêu cầu về đào tạo.

+ Tạo sản phẩm: gồm các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ, trong đó việc xem xét

hợp đồng, mua bán, thiết kê, sản xuất, đo lường và hiệu chuẩn.

+ Đo lường, phân tích và cải tiến: gồm các yêu cầu cho các hoạt động đo lường,

trong đó có việc đo lường sự thoả mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên

tục.

- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 có một số thay đổi chủ yếu so với ISO 9000-1994:

+ Tiêu chuẩn mới chú trọng hơn vào việc tăng cường hiệu quả của hệ thống quản

lý nhằm đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng bằng việc không ngừng cải

tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì chỉ chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng

theo tiêu chuẩn trước đây.

+ Coi trọng cải tiến liên tục. Đây là yêu cầu mang tính thực tế vì môi trường luôn

thay đổi, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

+ Đề cao sự thoả mãn của khách hàng: Khách hàng là người quyết định, khách

hàng ngày nay có sự lựa chọn rộng rãi hơn, có yêu cầu ngày càng cao hơn.

+ Tiếp tục đề cao vai trò lãnh đạo, đặc biệt qua các yêu cầu cải tiến liên tục trên

các lĩnh vực, đề cao yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức.

6.2.3. Vai trò và mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về chất lượng được xây dựng dựa trên triết lý: “Nếu hệ

thống sản xuất và quản lý tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hệ thống đó SX ra sẽ tốt”.

+ Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nhấn mạnh vào việc phòng ngừa, mục tiêu là ngăn ngừa

những khuyết tật về chất lượng.

+ Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 có thể coi là giấy thông hành để doanh nghiệp đi vào thị

trường thế giới.

- 57 -

Page 58: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Lợi ích từ việc áp dụng ISO 9000:

+ Cung cấp cho xã hội những sản phẩm có chất lượng tốt: giúp công ty quản lý

hoạt động sản xuất -kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại

trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành, làm lại.

+ Tăng năng suất và giảm giá thành: Hệ thống cung cấp phương tiện giúp cho

mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ, qua đó, sẽ

giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được

lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc.

+ Tăng tính cạnh tranh của công ty: Thông qua việc chứng nhận hệ thống quản lý

chất lượng của DN phù hợp với ISO 9000, DN sẽ có bằng chứng để đảm bảo với khách

hàng là các sản phẩm mà họ đã sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết.

+ Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng HTQLCL theo ISO

9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ

của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều

được kiểm soát. Ngoài ra nó còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định

hiệu quả quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu

quả hoạt động và nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.

6.3. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

6.3.1. Khái niệm TQM

- Theo A. Feigenbaum: “Một hệ thống có hiệu quả, thống nhất hoạt động của

những bộ phận khác nhau của một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất

lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và sử

dụng SP ở mức kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn các nhu cầu của người tiêu dùng”.

- Theo TCVN 5814-1984 “TQM-quản lý chất lượng đồng bộ là cách quản lý một

tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó,

nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lợi ích cho

các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”.

TQM đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận từ thiết kế, SX đến tiêu thụ…

TQM dựa vào sự phát triển, phân tích, truy tìm nguồn gốc của những nguyên nhân

gây ra sai sót trong toàn bộ quá trình hoạt động của công ty, để rồi từ đó đề ra các giải

pháp đảm bảo, cải tiến chất lượng.

6.3.2. Đặc điểm của TQM

- Chất lượng là số một: quy định và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng; phải

làm tốt ngay từ đầu, lấy phòng ngừa là chính, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ phế phẩm và

những chi phí sửa chữa hay làm lại.

- Định hướng vào người tiêu dùng.

- 58 -

Page 59: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Định hướng vào người tiêu dùng ngoài DN, cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên

cứu và phát triển, và thiết kế các sản phẩm mới nhằm thích ứng linh hoạt với những

thay đổi mau lẹ thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Định hướng vào người tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp.

- Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình thống kê -SPC.

Bẩy công cụ SPC (Statistical Process Control) đó là:

(1) Sơ đồ lưu trình.

(2) Sơ đồ nhân quả.

(3) Biểu đồ Pareto.

(4) Phiếu kiểm tra chất lượng.

(5) Biểu đồ phân bố mật độ.

(6) Biểu đồ kiểm soát.

(7) Biểu đồ phân tán.

- Con người - yếu tố số một trong quản trị. Cần nhấn mạnh các vấn đề:

+ Uỷ quyền.

+ Đào tạo để uỷ quyền có hiệu quả.

+ Làm việc theo nhóm.

6.3.3. Mục tiêu tổng quát của TQM

Mục tiêu tổng quát của TQM là đạt được chất lượng thoả mãn được nhu cầu của

khách hàng một cách tiết kiệm nhất.

6.3.4. Các nguyên tắc của TQM

6.3.4.1. Thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng: Là đảm bảo thích ứng về 3 mặt: Giá

(Price), hiệu năng (Performance) và thời điểm cung ứng (Punctuality).

6.3.4.2. Liên tục cải tiến chất lượng bằng việc áp dụng vòng tròn Deming

Giáo sư Deming người Mỹ, người đặt nền móng cho triều đại chất lượng, đã nêu

ra quy tắc PDCA này:

P: (Plan) kế hoạch, thiết kế;

D: (Do) thực hiện;

C: (Check) kiểm tra;

A: (Action) hoạt động.

- 59 -

Page 60: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Hiệu quả

Đảm bảo chất lượng

ISO 9000TQM

A

C

P

D

Năm

Vòng tròn Deming

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Hoạch định chất lượng (P)

Đây là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng chính

xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo.

- Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện nguồn

lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.

- Nội dung:

+ Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng;

+ Xác định khách hàng;

+ Xác định nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của khách hàng.

+ Phát triển quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩm.

+ Chuyển giao các kết quả của hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.

Tổ chức thực hiện (D)

- Thực chất đây là quá trình triển khai các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt

động, những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản

phẩm theo đúng những yêu cầu kế hoạch đã đặt ra.

- Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng

thành hiện thực.

- Mục đích, yêu cầu đặt ra:

+ Đảm bảo mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, nhận thức một cách

đầy đủ mục tiêu và sự cần thiết của chúng.

+ Giải thích cho mọi người biết chính xác những nhiệm vụ kế hoạch chất lượng cụ

thể cần thiết phải thực hiện.

+ Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến thức,

kinh nghiệm cần thiết đối với thực hiện kế hoạch.

- 60 -

Page 61: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần thiết kể cả những

phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng.

Kiểm tra (C)

- Kiểm tra chất lượng và hoạt động theo dõi, thu thập, phát hiện và đánh giá những

trục trặc, khuyết tật của quá trình, của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi

khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm.

- Mục đích của kiểm tra là phát hiện những trục trặc khuyết tật ở mọi khâu, mọi

công đoạn, mọi quá trình tìm kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc khuyết tật đó để

có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nhiệm vụ:

+ Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được

trong thực tế của doanh nghiệp.

+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch và đánh giá

các sai lệch đó trên các phương diện kinh tế -kỹ thuật và xã hội.

+ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực

hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay đổi dự kiến.

Khi thực hiện kiểm tra các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá hai vấn đề cơ

bản sau:

Vấn đề 1. Mức độ tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã vạch ra:

Quá trình có đảm bảo đúng thủ tục, yêu cầu và kỷ luật không.

Các giai đoạn có tôn trọng hay bỏ sót.

Các tiêu chuẩn có được duy trì và cải tiến không.

Tính khả thi và độ tin cậy trong thực hiện.

Vấn đề 2. Tính chính xác, đầy đủ và khả thi của bản thân các kế hoạch.

- Các loại kiểm tra

+ Kiểm tra thường kỳ hàng tháng.

+ Kiểm tra định kỳ: tạo cơ hội cho điều chỉnh trong quá trình thực hiện khi nảy

sinh tình huống không dự kiến trước và hướng dẫn, đề xuất những phương hướng và

biện pháp thực hiện kế hoạch sao cho có hiệu quả hơn.

+ Kiểm tra cuối cùng vào cuối năm kinh doanh: là đánh giá tổng quát các hoạt

động của năm đã qua. Mục tiêu của nó là:

Xác định những hoạt động nào đảm bảo chất lượng có hiệu quả và xem xét các

kết quả của chúng.

Phát hiện những kế hoạch nào không thực hiện tốt, những vấn đề nào còn chưa

được giải quyết và những vấn đề mới nào xuất hiện bất ngờ.

Tìm ra những vấn đề, yếu tố cần hoàn thiện trong các chính sách và kế hoạch

chất lượng của năm tới.

- 61 -

Page 62: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Trong hoạt động kiểm tra chất lượng, cần tập trung trước tiên vào kiểm tra quá trình.

Hoạt động điều chỉnh và cải tiến (A)

- Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp có

khả năng thực hiện được những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là hoạt

động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách

giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu

cầu của khách hàng ở mức độ cao hơn.

- Các bước công việc:

+ Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án

cải tiến chất lượng;

+ Cung cấp các nguồn lực cần thiết như: Tài chính, kỹ thuật lao động;

+ Động viên, đào tạo và khuyến khích quá trình thực hiện dự án cải tiến chất

lượng.

Khi chỉ tiêu không đạt được, cần phải phân tích tình hình nhằm xác định xem vấn

đề thuộc về kế hoạch hay việc thực hiện kế hoạch. Xem xét thận trọng để tìm ra để tìm

ra chính xác cái gì sai để tiến hành các hoạt động điều chỉnh. Tuy nhiên, phải phân biệt

rõ việc loại trừ hậu quả và loại trừ nguyên nhân của hậu quả.

Khi cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu chất lượng. Thực chất đó là quá trình cải

tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới của DN.

- Quá trình cải tiến thực hiện theo các hướng sau:

+ Thay đổi quá trình giảm khuyết tật;

+ Thực hiện công việc mới;

+ Phát triển sản phẩm mới.

- Yêu cầu đặt ra đối với cải tiến chất lượng là tiến hành cải tiến đặc điểm sản

phẩm, đặc điểm quá trình nhằm giảm những sai sót trục trặc trong thực hiện và giảm tỷ

lệ khuyết tật của sản phẩm.

- 62 -

Page 63: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Chương 7: Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng

7.1. Thực chất, vai trò của kiểm soát chất lượng bằng công cụ thống kê

7.1.1. Thực chất của kiểm soát chất lượng bằng công cụ thống kê

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê chính là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê

trong thu thập, phân loại, xử lý và trình bày các dữ liệu thống kê thu được dưới một

dạng nào đó cho phép người thực hiện quá trình có thể nhận biết được thực trạng của

quá trình, nhờ đó tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra các quyết định về chất

lượng.

Dùng các công cụ thống kê để kiểm soát biến động của các quá trình, từ đó đưa

ra những kết luận và giải pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng

những tiêu chuẩn đặt ra.

Quá trình là tổng hợp sự phối hợp của người cung ứng, người sản xuất, thiết bị,

nguyên liệu, phương pháp và môi trường trong sự kết hợp thống nhất để tạo ra sản

phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Nhờ có tiêu chuẩn hoá người ta cố gắng thống nhất và ghi lại những hoạt động

nhằm đảm bảo lặp lại quá trình đó nhưng khó có thể có hai quá trình hoàn toàn giống

nhau. Nguồn gốc của sự biến thiên của quá trình là từ các yếu tố đầu vào, người thực

hiện, thiết bị và phương pháp thực hiện.

Sử dụng các kỹ thuật thống kê:

+ Cho chúng ta biến được quá trình có ổn định và có được kiểm soát không, mức

độ biến thiên của quá trình có nằm trong giới hạn cho phép hay không.

+ Giúp DN tìm ra những nguyên nhân gây lên sự biến thiên của quá trình để có

cách giải quyết thích hợp.

Nguyên nhân chung phổ biến xẩy ra thường xuyên và nằm trong bản thân của

mỗi quá trình. Chúng sẽ không mất đi nếu quá trình đó vẫn được duy trì. Với

NN này gây ra thì quá trình ổn định và có thể kiểm soát bằng thống kê.

Nguyên nhân đặc biệt: làm cho quá trình biến động đột biến vượt quá mức cho

phép và quá trình sẽ không bình thường. Những nguyên nhân này nếu được

khắc phục thì quá trình sẽ trở lại ổn định.

7.1.2. Dữ liệu thống kê

Dữ liệu thống kê bao gồm những số liệu và những thông tin cần thiết cho việc

phân tích đánh giá vấn đề về chất lượng.

- 63 -

Page 64: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Dữ liệu bao gồm:

+ Dữ liệu giúp phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

+ Dữ liệu dùng để phân tích, cải tiến chất lượng.

+ Dữ liệu dùng để kiểm soát, điều chỉnh quá trình.

+ Dữ liệu dùng để chấp nhận hay loại bỏ quá trình.

Theo giá trị đo, dữ liệu thống kê chất lượng được chia làm hai nhóm:

+ Nhóm dữ liệu về các giá trị liên tục dùng để đo các đại lượng không đứt đoạn

như chiều dài, trọng lượng, độ bền…

+ Nhóm dữ liệu về các giá trị rời rạc để đo các đại lượng riêng biệt như số sản

phẩm hỏng trên dây truyền sản xuất, số khuyết tật trên sản phẩm…

Các yêu cầu đặt ra khi thu thập các dữ liệu thống kêC:

Thứ nhất là đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu, tránh những dữ liệu sai sót,

không tin cậy;

Thứ hai là đại diện cho tính tổng thể;

Thứ ba là đúng thời gian, khoảng thời gian và vị trí quy định.

7.1.3. Lợi ích của việc sử dụng các công cụ thống kê

Sử dụng công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng là điều kiện cơ bản đảm

bảo quản lý chất lượng có căn cứ thực tế và khoa học khi ra quyết định trong quản lý

chất lượng.

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê cho phép hoạt động một cách nhất quán hơn

và thực hiện đúng những mục tiêu đã đề ra.

Việc sử dụng các công cụ thống kê:

+ Giúp DN tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm các nguyên nhân gây ra những

vấn đề về chất lượng;

+ Giúp DN tiết kiệm được những chi phí do phế phẩm và những lãnh phí, những

hoạt động thừa;

+ Giúp DN tiết kiệm thời gian chuẩn bị và thực hiện các thao tác trong hoạt động

và nhận biết sự báo động về những trục trặc sắp xảy ra, giúp có những biện pháp ứng

phó kịp thời.

7.2. Các công cụ thống kê truyền thống trong kiểm soát chất lượng

7.2.1. Sơ đồ lưu trình

- Là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá trình sản

xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các ký hiệu

nhất định.

- Dùng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động, nhờ đó phát hiện những hạn

chế, các hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong

doanh nghiệp.

- 64 -

Page 65: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Các hoạt độngBắt đầu Quyết định Kết thúc

Không tốt

Sơ đồ lưu trình tổng quát

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Sơ đồ lưu trình giúp những người thực hiện hiểu rõ quá trình, biết được vị trí của

mình trong quá trình và xác định được những hoạt động cụ thể cần sửa đổi.

- Để thiết lập sơ đồ lưu trình cần tuân thủ những yêu cầu sau:

+ Những người xây dựng sơ đồ là những người có liên quan trực tiếp đến QT đó.

+ Tất cả các thành viên của quá trình cần tham gia vào thiết lập sơ đồ lưu trình.

+ Dữ liệu và thông tin phải trình bầy rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhận biết.

+ Trong khi xây dựng sơ đồ lưu trình càng đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt.

7.2.2. Sơ đồ nhân quả

- Là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra KQ đó.

+ Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá.

+ Nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó.

- Mục đích của sơ đồ nhân quả là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra

những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình. Từ đó đề xuất những

biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất lượng của đối tượng

quản lý.

- Sơ đồ nhân quả bao gồm: con người, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị và

phương pháp sản xuất, và đo lường (Measurement).

Ví dụ sơ đồ 4M

- Các bước xây dựng sơ đồ:

- 65 -

Page 66: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích, chẳng hạn như vết

xước của một chi tiết.

Bước 2. Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi

tiên ghi chỉ tiêu chất lượng đó.

Bước 3. Xác định yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ

các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá.

Bước 4. Tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính vừa

xác định được (tìm ra các nguyên nhân chính và phụ).

Bước 5. Trên mỗi nhánh xương của từng yếu tố chính, vẽ thêm các nhánh xương

dăm của cá thể hiện các yếu tố trong mối quan hệ họ hàng, trực tiếp gián tiếp.

Bước 6. Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ.

- Tác dụng:

+ Xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng để loại bỏ kịp thời.

+ Hình thành thói quen làm việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân gây ra trục

trặc chất lượng.

+ Đóng góp trong việc giáo dục đào tạo những người lao động tham gia vào quản

lý chất lượng.

7.2.3. Biểu đồ Pareto

- Là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo

thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được yêu tiên giải quyết trước.

- Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự yêu tiên khắc

phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng.

- Các bước lập biểu đồ Parero:

+ Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu.

+ Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.

+ Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót.

+ Xác định tỷ lệ % theo sai số tích luỹ.

+ Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên (lớn trước nhỏ

sau)

+ Vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tính.

+ Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị.

- 66 -

Page 67: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Tû lÖ % tÝch luüTû lÖ % c¸c d¹ng khuyÕt tËt

Tû lÖ

% c

¸c d

¹ng k

huyÕ

t tË

t

Ví dụ biểu đồ Pareto về các dạng đại học

7.2.4. Phiếu kiểm tra chất lượng

- Là những phiếu ghi các số liệu một cách đơn giản bằng cách ký hiệu các đơn vị

đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm.

- Mục đích của công cụ này là thu thập, ghi chép các dữ liệu CL theo những cách

thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý hợp

lý.

+ Phiếu kiểm tra để ghi chép:

Phiếu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sự phân bố của các giá trị đặc tính.

Phiếu kiểm tra để nhận biết, đánh giá sai sót theo chủng loại.

Phiếu kiểm tra để nhận biết, xem xét chỗ xẩy ra sai sót.

+ Phiếu kiểm tra để kiểm tra:

Để kiểm tra đặc tính.

Để kiểm tra độ an toàn.

Để kiểm tra sự tiến bộ.

- Các yêu cầu đặt ra khi sử dụng phiếu kiểm tra:

+ Xác định rõ ràng kiểu loại phiếu sẽ sử dụng;

+ Thiết kế phiếu phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dể nhận biết các dao động hoặc

độ phân tán của các sai sót hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng phải được ghi trên một

trang giấy;

+ Cách kiểm tra và mẫu số phải thống nhất;

+ Cách bố trí phải phản ánh theo trình tự quá trình và các hoạt động;

+ Ghi rõ nhân viên ghi phiếu kiểm tra, nơi kiểm tra và các bộ phận được thông báo

khi xuất hiện các trường hợp bất thường.

- 67 -

Page 68: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

7.2.5. Biểu đồ phân bố mật độ

- Là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một

tập hợp các dữ liệu theo những hình ảnh nhất định.

- Mục đích của loại biểu đồ này là giúp ta có những kết luận chính xác về tình hình

bình thường hay bất bình thường của chỉ tiêu chất lượng hay của quá trình.

- Các bước lập biểu đồ:

(1) Xác định giá trị lớn nhất Xmax và nhỏ nhất Xmin từ bảng dữ liệu đã cho.

(2) Tính độ rộng R của toàn bộ các dữ liệu: R= Xmax - Xmin

(3) Xác định lớp số K. Số lớp K được chọn tương ứng với số dữ liệu thu được.

(4) Xác định độ rộng của lớp: h = R/k

(5) Xác định đơn vị giá trị của giới hạn lớp = h/2

(6) Xác định các biên giới của lớp để lập biểu đồ cột, bắt đầu tại giá trị của dữ

liệu nhỏ nhất theo công thức: Xmin= ±(h/2).

(7) Lập bảng phân bố tần suất bằng cách ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần

lượt trong một cột.

(8) Vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột.

(9) Ghi các dữ liệu cần thiết trên biểu đồ.

(10) Nhận xét biểu đồ, rút ra những kết luận cần thiết.

- Biểu đồ bao gồm: phân bố chuẩn và phân bố không chuẩn.

- Ý nghĩa, có thể thấy:

+ Tỷ lệ hỏng thấp hay cao hơn chuẩn;

+ Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của các giới hạn tiêu chuẩn không?

+ Độ phân tán của dữ liệu so với giới hạn tiêu chuẩn.

- Những ứng dụng của biểu đồ phân bố mật độ:

+ Kiểm tra và phân tích, đánh giá một cách định tính và định lượng khả năng của

quá trình và thiết bị.

+ Kiểm soát quá trình.

- 68 -

Page 69: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

+ Dùng làm tài liệu báo cáo đơn giản dễ hiểu.

+ Phát hiện các sai số về đo.

7.2.6. Biểu đồ kiểm soát

- Biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá

trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không.

- Mục đích của nó là đánh giá quá trình sản xuất ở trạng thái kiểm soát hay chấp

nhận được không.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đảm bảo sự ổn định của quá trình.

+ Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của nó hoặc

giảm bớt những biến động trung.

- Đặc điểm:

+ Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát (các đường kiểm soát là

những đường giới hạn trên và dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp mà các giá trị

chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát.

+ Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được.

+ Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng

nhóm mẫu hoặc độ phân tán.

- Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát

- 69 -

Page 70: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

Bắt đầu

Thu thập số liệu

Lập bảng tính toán dữ liệu nếu cần

Tính các giá trị đường tâm, giới hạn trên và dưới

Vẽ biểu đồ kiểm soát

Dùng biểu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình

Nhận xét tình trạng của quá trình

Tìm nguyên nhân. Xoá bỏ. Xây dựng biểu đồ mới

Bình thường

Không bình thường

Kết thúc

Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

- Những vấn đề cần xác định khi lập biểu đồ:

+ Chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm tra.

+ Loại biểu đồ thích hợp.

+ Giá trị trung bình của đặc trưng chất lượng cần kiểm tra.

+ Độ dài trung bình của loại mẫu kiểm tra cho đến khi phải điều chỉnh quá trình.

- Tác dụng là nó cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt

động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được những nguyên nhân gây ra

sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp

nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn.

- Quá trình sản xuất ở trạng thái không bình thường khi:

+ Một hoặc nhiều điểm vượt ra khỏi phạm vi 2 đường giới hạn trên và dưới.

+ 8 điểm liên tiếp ở 1 bên của đường tâm.

+ 8 điểm liên tiếp có xu hướng tăng hoặc giảm liên tục.

+ 2 trong 3 điểm nằm liên tiếp trên vùng A.

+ 4 trong 5 điểm nằm liên tiếp trên vùng B.

Đường UCL

- 70 -

Page 71: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

Vùng A:ð

Vùng B:ð

Vùng C:ð

Đường tâm

Vùng C:ð

Vùng B:ð

Vùng A:ð

Đường LCL

7.2.7. Biểu đồ phân tán

- Là đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các

yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.

- Công cụ này giúp người ta đánh giá tình hình chất lượng dựa trên hai hay nhiều

dữ liệu cùng một lúc thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố đó.

- Cách lập biểu đồ:

+ Thu thập dữ liệu về các cặp biến số.

+ Vẽ đồ thị với trục tung là một biến số và trục hoành là k /quả or biến số thứ hai.

+ Xác định vị trí của các dữ kiện trên đồ thị bằng các điểm thể hiện mối tương

quan giữa hai biến số (nếu trùng nhau thì dùng những ký hiệu riêng).

+ Nhận xét mức độ liên quan giữa hai biến sô theo hệ số tương quan.

- Các dạng tương quan:

+ Tương quan dương. Nó phản ánh sự gia tăng của biến số nguyên nhân dẫn đến

sự gia tăng của biến số kết quả.

+ Tương quan âm. Đó là mối tương quan nghịch chiều khi một biến số tăng dẫn

đến kết quả giảm.

+ Không có tương quan. Dữ liệu trên biểu đồ phản ánh giữa hai biến số không có

mối tương quan nào với nhau.

Bài tập

Phần III. Tài liệu tham khảo

1.- Kinh tế và quản lý công nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2. - Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân

3. - Kế hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc

dân

4. - ISO và TQM - Nhà xuất bản thống kê

- 71 -

Page 72: Bài giảng KTCN và QLCL.docx

GV: Nguy?n Th? Ng?c Y?n Khoa Kinh t?

5. Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

6. Kinh tế và Quản lý Doanh nghiệp - Đại học Bách khoa

7. Quản lý chất lượng sản phẩm - Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật

8. Quản lý chất lượng đồng bé - Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n

9. Gi¸o tr×nh tiªu chuÈn hãa ViÖt Nam - TS. Hå V¨n Quýnh

- 72 -