bat quai chuong

215

Upload: firehorsevn

Post on 08-Aug-2015

131 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bat Quai Chuong
Page 2: Bat Quai Chuong

Mục lục

Chương 1:Khái luận về Bát quái chưởng

I. Bát quái chưởng là gì?

II. Lịch sử của Bát quái chưởng.

III. Bát quái chưởng - Ngọc trong đá.

IV. Nội dung và quá trình luyện tập Bát quái chưởng

V. Phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng.

Chương 2: Kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng.

I. Các loại chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng:

II.Các giai đoạn luyện tập bộ pháp.

Chương 3: Âm dương Bát Bàn chưởng.

I. Quá trình luyện tập Âm dương Bát Bàn chưởng.

II. Đặc trưng của Âm dương Bát Bàn chưởng.

III. Địa bàng thức - thủ pháp.

Chương 4: Bát Quái Liên Hoàn chưởng.

☻ Khởi thức.

I. Chưởng thứ nhất

II. Chưởng thứ hai.

III. Chưởng thứ ba

IV. Chưởng thứ tư

V. Chưởng thứ năm

VI. Chưởng thứ sáu

VII. Chưởng thứ bảy

VIII. Chưởng thứ tám

IX. Tham khảo

Page 3: Bat Quai Chuong

Chương 5: Kỹ thuật chiến đấu trong Bát Quái chưởng

1. Chàng chưởng.

2. Dịch chưởng.

3. Bạch viên ban chi.

4. Khổn thân đại triền.

5. Tiệt thoái.

6. Đảo ngân bình.

7. Song hoán chưởng.

8. Hồi thân đột chàng.

9. Tả hữu tích thoái.

10. Xảo khoa hoa lam.

11. Sưu đỗ chưởng.

12. Thái công điếu ngư.

13. Hoạt bộ liêu âm pháo

14. Đảo đề kim lư.

15. Cổ tý chùy.

16. Trừu thân điểm lặc.

17. Kim câu quải hoàn.

18. Kim kê đấu linh.

19. Song bão chưởng.

21. Trích chùy lặc đả.

22. Đảo bối kim nhân.

23. Liên châu tiễn (Băng quyền tam tiến).

24. Thượng bộ tà thân song dịch chưởng.

25. Hiệp kiên sưu đỗ chưởng.

26. Hồi thân tiêu lặc chưởng

Page 4: Bat Quai Chuong

28. Phiên thân La Hán chưởng.

29. Thuận thuỷ thôi chu

30. Đảo thích tử kim quán.

31. Thượng bộ hoành xung chưởng.

32. Thuận thủ khiên dương.

33. Xà hình chưởng.

34. Triền giám thoái.

Chương 6: Bát quái chưởng trị bệnh

I. Hiệu quả trị bệnh bình thường của Bát quái chưởng.

II. Ưu điểm của Bát Quái chưởng.

III. Võ sư Lưu Vân Tiêu và Bát quái chưởng.

Page 5: Bat Quai Chuong

Chương 1:Khái luận về Bát quái chưởng

I. Bát quái chưởng là gì?

1. Lý luận và tên gọi của Bát quái chưởng.

Bát quái chưởng là một trong những môn võ Bắc phái phổ biến ở Bắc Kinh vào cuối thời nhà Thanh, môn

võ này rất phức tạp về cách luyện và cách dùng, theo lý luận về võ thuật, đây là một môn cao cấp nhất.

Hai chữ bát quái trong Bát quái chưởng là dịch lý trong triết học Dịch Kinh của Trung Quốc, người ta đặt

tên này dựa theo sự kết hợp và biến hóa của âm dương, hiện tượng thay đổi của vạn vật, sự thay đổi của

bát quái, kỹ thuật của Bát quái chưởng hầu như không dùng quyền mà dùng chưởng.

2. Bát quái có tên gọi, biểu tượng, phương vị, và hiện tượng.

Trong Dịch Kinh có thuyết “Vô cực sinh thái cực, thái cực phân âm dương mà thành lưỡng nghi, lưỡng

nghi hóa ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái lại biến hóa thành tám nhân tám bằng sáu mươi bốn

quẻ”, theo thuyết này, Bát quái chưởng cũng có thuyết “Tám chưởng biến hóa thành tám nhân tám bằng

sáu mươi bốn chưởng”.

Trong nền võ thuật Trung Quốc, có rất nhiều môn phái dựa theo tư tưởng triết học sự kết hợp và biến hóa

của âm dương, tức cái gọi là hệ thống thái cực đồ rất nhiều.

Có rất nhiều người hiểu lầm, cho rằng Bát quái chưởng là một môn võ giàu tư tưởng triết học nhất, cần

phải tuân theo một cách nghiêm khắc trình tự của bát quái, vả lại chỉ có thể biến hóa đến tám loại. Thực

ra, tư tưởng này đã bó buộc kỹ thuật của Bát quái chưởng trong cái khuôn của triết học, không chỉ là Bát

quái chưởng, còn gọi là võ thuật hay những động tác trong cuộc sống thường ngày cùng đều phải tuân

theo nguyên lý của bát quái.

Bát quái trong Bát quái chưởng ý chỉ tám phương hướng(tức là góc độ tấn công cơ bản), Bát quái chưởng

vốn là nguyên tắc cơ bản tuân theo tư tưởng âm dương, còn tám phương hướng này được cấu thành ởi kỹ

thuật chiến đấu thông qua thân pháp, chưởng pháp, bộ pháp đặc biệt.

Bát quái chưởng chỉ là một môn mang tính tiêu biểu, còn thực tế người ta dựa theo cách luyện, cách dùng

và đặc trưng riêng của từng loại hình mà phân thành: Long hình bát bàn chưởng. Bát quái chuyển chưởng,

Bát quái hoán chưởng, Bát quái liên hoán chưởng, Bát quái liên hoàn chưởng, Du thân Bát quái chưởng...

Ngoài ra âm dương bát bàn chưởng cũng được coi là cùng một loại quyền pháp.

II. Lịch sử của Bát quái chưởng.

Page 6: Bat Quai Chuong

Bát quái chưởng do ai nghĩ ra? Ở thời đại nào? Cho đến nay ngay cả các chuyên gia cũng chưa có câu trả

lời chắc chắn cho vấn đề này.

Hiện nay, có một thuyết tương đối vững chắc là do một người có tên là Đổng Hải Xuyên, sống vào thời

Càn Long, Gia Khánh ở tại Chu Gia Vụ huyện Văn An tỉnh Hà Bắc truyền tới Bắc Kinh.

Tương truyền, Đổng Hải Xuyên từ nhỏ đã yêu thích võ thuật, trong một lần đi thăm bạn ở Giang Nam, đã

lạc đường tại núi Tuyết Hoa, sau đó được một đạo sĩ cứu giúp, ông ta đã theo vị đạo sĩ này học võ, lại còn

được truyền thụ sách Hà Đồ, Lạc Thư theo nguyên lý Dịch Học.

Sau đó Đổng Hải Xuyên đến Bắc Kinh, đã làm hoạn quan trong phủ của Tiêu Thân Vương. Tiêu Thân

Vương cũng là người thích võ thuật, đã từng mời các nhà võ thuật ở các nơi đến biểu diễn, ông ta lấy việc

coi võ làm vui. Có một lần, trong cung mở hội biểu diễn võ thuật, các nhà võ thuật đều đến xem, Tiêu

Thân Vương cũng thế, ông ta bảo người dâng trà lên cho mình, lúc đó Đổng Hải Xuyên dâng trà lên,

nhưng vì người rất đông, không thể nào dâng trà đến tay Tiêu Thân Vương, không còn cách nào nữa,

Đổng Hải Xuyên chỉ còn cách đi vòng ra phía sau rồi nhảy vọt qua đám đông dâng trà cho Tiêu Thân

Vương.

Thân thủ của Đổng Hải Xuyên đã khiến cho Tiêu Thân Vương phải ngạc nhiên, vì thế cho gọi Đổng Hải

Xuyên lại hỏi han, cuối cùng sai Đổng Hải Xuyên biểu diễn môn võ mà mình đã tập.

Quyền pháp mà Đổng Hải Xuyên biểu diễn (tức là Bát quái chưởng) có chỗ khác với những môn võ mà

trước nay Tiêu Thân Vương đã thấy, quyền pháp của ông ta liên miên không ngớt như dòng nước chảy,

như rồng lớn vùng vẫy, thay đổi vô cùng, người xem ai nấy cũng lấy làm kinh ngạc, Tiêu Thân Vương

cũng vui mừng muôn phần.

Lúc ấy một người hộ vệ tổng giám họ Sa ở trong Vương phủ thấy thế thì muốn phân cao thấp với Đổng

Hải Xuyên, kết quả là không may bại trận, Tiêu Thân Vương đã ban cho Đổng Hải Xuyên chức Hộ viện

tổng giám. Vì thế danh tiếng của Đổng Hải Xuyên và Bát quái chưởng đã truyền đi xa.

Khi Đổng Hải Xuyên còn sống, ông ta đã truyền thụ Bát quái chưởng cho Doãn Phúc, Trình Đình Hoa,

Sử Lập Khanh, Mã Duy Kỳ, Lưu Phụng Xuân, Lương Chấn Tấn, Trương Triệu Đông, Lý Tống Nghĩa,

Tống Trường Vinh, Mã Quý....

Gần đây, người học Bát quái chưởng vừa mới bắt đầu đã học các bài bản (sáo lộ), bởi vì bài bản là một bộ

phận quan trọng trong kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Bát quái chưởng, nếu không học các bài bản

trước, dù cho bỏ ra suốt cả đời để học Bát quái chưởng cũng khó hiểu được tinh túy thực sự của Bát quái

chưởng.

Page 7: Bat Quai Chuong

Tên Hướng Hiện tượng

Càn Tây Bắc Trời

Cấn Bắc Nuớc

Khảm Đông Bắc Núi

Chấn Đông Sấm sét

Tốn Đông Nam Gió

Ly Nam Lửa

Khôn Tây Nam Đất

Đoài Tây Đầm lầy

III. Bát quái chưởng - Ngọc trong đá.

Bát quái chưởng là một trong những môn võ Bắc phái cao cấp nhất, kỹ thuật chưởng pháp và bộ pháp của

nó rất đặc biệt. Gần đây tuy có nhiều người biết môn này, nhưng phần nhiều kỹ thuật của Bát quái chưởng

vẫn là bí truyền. Bởi vì kỹ thuật của người học và người truyền thụ vẫn chưa chín mùi, cho nên đã hiểu

lầm rất nhiều khái niệm. Người thực sự tinh thông Bát quái chưởng rất ít.

Bát quái chưởng là một môn võ phải luyện tập qua từng giai đoạn, như thế mới có thể phát huy được một

cách hài hòa.

Page 8: Bat Quai Chuong

Nhưng điều không may là, hầu như tất cả những người luyện tập đều bắt đầu học từ hình thức biến hóa

của Bát quái chưởng (tức là Bát quái chưởng thông thường), cho nên không thể nào thực sự phát huy

được.

Còn việc luyện tập theo từng giai đoạn ít nhất cũng phải đạt đến kỹ thuật cao độ của Bát quái chưởng, giai

đoạn đầu tiên của việc luyện Bát quái chưởng mang tính truyền thống là Bát quái trạm (tức là đứng trên

trang) và dựa theo khấu bộ và bài bộ mà hình thành việc luyện tập Bát quái bộ. Sau khi tập xong những

bộ pháp trên mới bước vào luyện tập Viên châu bộ pháp (Bộ pháp tròn).

Việc luyện tập các bài bản (sáo lộ) cũng phải có các giai đoạn, như “Sông nghi chưởng” (còn gọi là Tiểu

khai môn quyền, là một bài quyền đánh thẳng, bài quyền này có thể dùng để kiểm tra khả năng học tập

các động tác cơ bản của người luyện tập, còn Bát quái thoái càng phức tạp hơn, dùng để gia tăng lực

chân).

Trải qua việc luyện tập các bài bản, người luyện tập sẽ học các hình thức biến hóa của chưởng pháp, các

hình thức biến hóa của chưởng pháp này không dễ dàng như quyền pháp, Bát quái chưởng có độ khó nhất

định của nó, vượt hơn hẳn các động tác mang tính đơn thuần.

Bát quái chưởng ngoài những bài luyện tập một mình, nó còn có những phương pháp luyện tập đối luyện

và dùng để gia tăng kình lực, song nguyên tắc của nó là luyện tập theo giai đoạn và các ứng dụng của kỹ

thuật. Dù cho có thể nắm bắt được cảm giác của võ thuật, nhưng người học vẫn thiếu kinh nghiệm.

“Bát quái chưởng giống như một câu đố, chỉ có rất ít người mới có thể hiểu được. Do đó chỉ có người tìm

cách giải được câu đố này mới có thể đạt đến một trình độ nhất định, cũng có nghĩa là tìm thấy được viên

ngọc trong đá

IV. Nội dung và quá trình luyện tập Bát quái chưởng

Bát quái chưởng có rất nhiều nội dung, việc luyện tập theo giai đoạn là phương pháp luyện tập truyền

thống, nhưng giữa các nhánh với nhau có ít nhiều khác biệt, phương pháp luyện tập cơ bản và các bài bản

(sáo lộ) thường được bí truyền.

1. Phương pháp luyện tập cơ bản.

a. Bộ pháp.

- Trạm giá (đứng tấn): đứng yên ở những tư thế như ỷ mã vấn lộ, song tràng chưởng, thưởng hạ lập trang,

sau đó đồng thời luyện tập tay, mắt, thân, chân và khí công.

- Phương hình tẩu pháp (phương pháp đi theo hình vuông): đây là bài luyện tập rất quan trọng để phát huy

ninh kình toàn thân và lực móc chân của đối phương, dùng khấu lộ và bài bộ đi theo hình vuông.

- Đường nê bộ (đi theo hình tròn): đây là bộ pháp đặc biệt của Bát quái chưởng, trước đây người luyện tập

đã mất rất nhiều thời gian để luyện tập bộ pháp này, (Trong việc luyện tập bộ pháp có cách luyện tập cửu

cung bộ, tức là luyện tập đi trên gạch).

Page 9: Bat Quai Chuong

b. Thủ pháp.

- Thủ pháp bốn chữ: tức là các thủ pháp cơ bản, cổn, toàn, tranh, lý, luyện tập một tay đến luyện tập hai

tay, luyện tập theo các hướng trước, sau, trái, phải.

- Phương pháp luyện tập chưởng pháp: thực hiện luyện tập chém chưởng về các hướng khác nhau.

- Bàn trang kỷ pháp (luyện tập chưởng pháp với Mai Hoa Trang).

- Thủ pháp bốn chữ: người ta đóng cây trụ để luyện tập kình lực của các thủ pháp cổn, toàn, tranh.

- Cách luyện đi xuyên qua đối phương: người ta đóng cây trụ để giả thành đối phương, người luyện tập đi

luồn lách giữa các cây trụ này để luyện tập thủ pháp, thân pháp, bộ pháp.

2. Cách luyện chủ yếu.

d. Các bài bản (sáo lộ) cơ bản.

- Lưỡng nghi chưởng (tiểu khai môn quyền): tức là luyện tập tám kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng

theo hai hướng trái phải, lúc mới bắt đầu thì luyện tập theo đường thẳng rồi trở về, tiếp theo là luyện tập

theo hình tròn.

- Biến hóa chưởng: là luyện tập kỹ thuật lưỡng nghi chưởng kết hợp với các loại chưởng biến hóa.

e. Bài bản (sáo lộ).

- Bát quái chưởng: là tám loại quyền pháp lấy Bát quái chưởng làm trung tâm. Vừa luyện tập theo hình

tròn vừa luyện tập sang hai bên trái phải. Tám loại chưởng pháp này sẽ khác nhau tùy theo người truyền

thụ.

(Cung Ngọc Điền truyền cho Lưu Vân Tiêu).

1) Đơn hoán chưởng.

2) Song hoán chưởng.

3) Triển thân chưởng.

4) Phiên thân chưởng.

5) Tam xuyên chưởng.

6) Bối thân chưởng.

7) Song tràng chưởng.

8) Dao thân chưởng.

(Trình Hữu Long truyền cho Tôn Tích Phương)

1) Đơn hoán chưởng.

Page 10: Bat Quai Chuong

2) Song hoán chưởng.

3) Thuận thức chưởng.

4) Song thân chưởng.

5) Phiên thân chưởng.

6) Ma thân chưởng.

7) Tam xuyên chưởng.

8) Hồi thân chưởng.

(Trình Đình Hoa truyền cho Tôn Lộc Đường) ở nhánh này, Đơn hoán chưởng và Song hoán

chưởng sẽ luyện tập khác.

1) Càn khôn quái sư hình chưởng.

2) Khôn quái lân hình chưởng.

3) Khảm quái xà hình chưởng.

4) Ly quái dao hình chưởng.

5) Chấn quái long hình chưởng.

6) Cấn quái hùng hình chưởng.

7) Tốn quái phụng hình chưởng.

8) Đoài quái hầu hình chưởng.

- Nhị liên hoàn chưởng: kỹ thuật của tổ hợp bát chưởng trở thành sáu mươi bốn chưởng hoặc tám mươi

mốt chưởng, thực hiện luyện tập theo hình số tám nằm ngang.

- Các bài bản bổ trợ: (Các bài bản bổ trợ được coi là dùng để ứng dụng hoặc luyện tập các kỹ thuật

khác, gồm có Bát quái thoái quyền, Thập nhị chuyển trửu, Hậu thiên thập lục tứ thức, Thất thập nhị ám

cước, Thất thập nhị tiệt thoái, Bát quái ngạnh thủ quyền..., nhưng ở mỗi nhánh có sự khác nhau). Đối

luyện (đối luyện chính là luyện tập để phát huy năng lực ứng dụng khi chiến đấu, cũng là việc thực dụng

hóa các kỹ thuật được học trong các bài bản, đối luyện cũng đơn thuần như trong Thái cực quyền, người

ta dùng các động tác của Bát quái chưởng để luyện tập với nhau, sau đó lại tiến hành tấn công và phòng

thủ tự do, cũng coi trọng thính kình như trong Thái cực quyền).

V. Phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng.

1. Thuận hạng đề đỉnh, lưu đồn thâu khang.

Page 11: Bat Quai Chuong

Cái gọi là thuận cảnh chính là cổ và ót (tức là phần sau của đầu) phải vươn thẳng tự nhiên. Khi luyện tập,

đầu không ngửa ra sau hoặc cúi xuống hay nghiêng qua trái, qua phải.

Cái gọi là đề cảnh chính là cằm dưới kéo vào trong, đầu thẳng.

Cái gọi là lưu đồn chính là hạ mông xuống rồi thu vào trong, khi luyện tập mà mông nhấc lên thì không

ổn.

Cái gọi là thâu khang chính là cơ ở vùng hậu môn phải thu vào chứ không thể thả lỏng.

2. Tung kiên trầm trửu, thực phúc thưởng hung.

Cái gọi là tung kiên chính là hai vai phải buông xuống, khi luyện tập vai không được nhô lên. Trầm trửu

là khuỷu tay phải giữ trạng thái trầm xuống. Khi luyện tập phải cong như hình bán nguyệt.

Bụng là nơi chứa khí, cái gọi là thực phúc chính là khi luyện tập phải hít sâu hơi vào trong bụng, khi bụng

đầy khí thì sẽ có trạng thái khí trầm đơn điền, nội thả cổ thưowng.

Ngực căng ra do sự ảnh hưởng của khí trầm đơn điền, mà ngực thâu vào là do sự ảnh hưởng của buồng

tim, nó cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Do đó thư hung tức là căng ngực ra.

3. Cổn toan tranh lý, kỳ chính tương sinh

Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của kình lực khi luyện tập, cái gọi là cổn tức là động tác xoáy rút về của

cổ tay, toàn tức là cổ tay rút về thật nhanh, khi đó tay từ phía trước mặt được rút xoáy về theo hình trôn

ốc. Tranh tức là cổ tay mở ra ngoài, lý tức là cổ tay ôm vào trong, mục đích của bốn động tác này là

mượn sự rút về để sinh ra lực.

Ví như lấy động tác cổn có hình tròn mà nói, nếu xỉa về phía trước thôi thì không có lực, kình lực của cổn

chỉ có thể giữ được lực lớn nhất khi kình lực ở phía trước và phía sau nẩy sinh ra mâu thuẫn. Vì vậy khi

luyện tập cổn phải mang theo toàn, động tác xoay chuyển theo hình tròn phải là động tác theo hình trôn

ốc, tranh và lý cũng như thế.

Chỉ có hai cổ tay và hai khuỷu tay ôm nhau cũng không đủ, ta cần phải sử dụng kình lý, nhưng kình lý là

kình thu vào trong, không có kình thu ra ngoài, giả sử trong kình lý mà mang theo kình tranh, sẽ có sự đối

kháng giữa rút vào và mở ra, lúc đó cái gọi là mâu thuẫn giữa kình lực với nhau sẽ nảy sinh.

Hai chữ kỳ chính nói lên sự mâu thuẫn giữa hai sự vật khác tính chất. Kỳ chính tương sinh có thể nói

thành “nảy sinh mâu thuẫn”.

Tất cả kình lực của Bát quái chưởng đều được phát huy do bốn loại lực cổn, toàn, tranh, lý đối kháng

nhau (chú thích: mỗi nhà danh sư đều có giải thích khác nhau về bốn loại kinh lực này).

4. Long hình hầu tướng, khổ tọa ưng phiên.

Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của thân hình, thân pháp và bộ pháp khi luyện tập, một trong những đặc

điểm của động tác Bát quái chưởng là tẩu (đi), bộ hình theo hình tròn này phải được đi tự nhiên như du

long. Một trong những đặc điểm là thị (nhìn), trong Bát quái chưởng, khi di chuyển bộ pháp, khi thay đổi

tay, hoặc khi xoay người cần phải chú ý nhìn hai tay. Có câu thủ nhãn tương tùy (tay đến đâu thì mắt đến

Page 12: Bat Quai Chuong

đó), nhân ở đây chính là nhìn, nó thể hiện sự vận động của tinh thần. Tinh thần ở đây cần phải cảnh giác

giống như loài khỉ đang ôm vật mà sợ người ta giật, sự nhìn ở đây được thể hiện qua đôi mắt.

Đặc điểm thứ ba của Bát quái chưởng là tọa (ngồi), khi xoay người, hai chân phải như ngồi xuống, tuyệt

đối không nên đứng thẳng, khi xoay người hoặc đổi chưởng cũng thường có động tác tọa trang (ngồi trên

trang), động tác ngồi xổm này và thoái pháp cũng phải mạnh mẽ có lực như hổ ngồi.

Đặc điểm thứ tư trong Bát quái chưởng là phiên, cái gọi là phiên tức là động tác xoay người. Khi xoay

người cần phải lanh lẹ giống như chim ưng đang chao liệng trên không trung.

5. Ninh toàn tẩu chuyển, đăng cước ma kinh.

Cái gọi là ninh toàn tẩu chuyển chính là khi di chuyển cần phải vặn eo, vặn khuỷu tay, vặn tay, vặn cổ để

sinh ra lực vặn.

Đăng cước ma kinh tức là khi tiến về phía trước chân đi phía trước phải bước nhẹ, còn chân đi phía sau

thì phải đạp mạnh theo chân phía trước. Chân phía trước không nên bước quá sớm hoặc bước quá lớn.

6. Khúc khoái thượng nê, túc tâm hàm không.

Cái gọi là khúc thoái có nghĩa là khi bước đi hai chân phải ở trạng thái cong thích hợp, lực của thân người

dồn vào hai chân, thượng ni tức là khi hai chân bước về phía trước không nên giơ quá cao, phải giống như

lê bước trong bùn.

Túc tâm hàm không có nghĩa là khi bước đi mũi chân và gót chân đồng thời hạ xuống đất, năm ngón chân

phải như bấu xuống đất, như thế lòng bàn chân sẽ có trạng thái rỗng

7. Khởi bình lạc khấu, liên hoàn tung hoành.

Cái gọi là khởi bình chính là chân dù cho bước cao cũng phải túc lâm hàm không, tức là mặt bàn chân

phải nằm ngang. Còn khi hạ bước xuống thì ngón chân phải bấu xuống đất.

Liên hoàn là liên miên không dứt, ý thức không dứt, kình lực không tuyệt, động tác không ngừng.

8. Yêu như trụ lập, thủ dĩ luân hành.

Khi rèn luyện Bát quái chưởng cần phải lấy eo làm trụ, khi động tay trước tiên phải động thân, khi động

thân trước tiên phải động eo, eo dẫn dắt tất cả mọi hành động, khi thay chưởng thì cổ tay phải hoạt động

như hình tròn, bởi vì động tác của hình tròn tương đối nhanh nhẹn, ngoài ra cũng cố tác dụng giữ cho

động tác được liền mạch.

9. Chỉ phân chưởng ao, bài lặc bình kiên.

Cái gọi là chỉ phân chính là năm ngón tay mở ra, không khép vào với nhau, ao chưởng chính là lòng bàn

tay phải khum lại thành hình lõm. Bài lặc có nghĩa là khi di chuyển, hai cổ tay phải hoạt động theo hình

tròn, không được đẩy về phía trước, còn bình kiên có nghĩa là hai vai chuyển ngang hoặc khi xoay người

đổi chưởng thì phải giữ cho thăng bằng, không được bên cao hoặc bên thấp.

10. Trang như sơn nhạc, bộ tự thủy trung.

Page 13: Bat Quai Chuong

Cái gọi là trang chính là động tác mang tính ngừng, trang bộ trong Bát quái chưởng phải vững như núi,

không thể có động tác mạnh như đẩy núi, bộ là ý muốn nói động tác mang tính động, đường ni bộ trong

Bát quái chưởng là một loại bộ pháp trong nặng có nhẹ.

Phương pháp luyện tập Bát quái chưởng không nặng nề cũng không nhẹ nhàng.

11. Hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hạ khinh.

Trong thuyết Âm dương ngũ hành, hỏa thuộc tâm, thủy thuộc thận, tâm hỏa thận thủy. Ở phía trước có

nói đến thực phúc thưởng hung chính là tâm phải trống rỗng, mà phúc thì phải đầy đặn.

12. Ý như phiêu kỳ, hựu tự điểm đăng.

Vào thời cổ, khi luyện binh, để ra lệnh cho binh lính thay đổi trận pháp người ta dùng cờ và lửa. Còn

trong vận động của Bát quái chưởng cũng do ý thức dẫn dắt cho động tác.

13. Phúc nải khí căng, khí tự vân hành.

Như phía trước đã nói, bụng là nơi chứa khí, khi rèn luyện trước tiên phải hít sâu khí vào bụng.

Nhưng hít mạnh hay hít nhẹ? Trong Bát quái chưởng, khí tự vận hành có nghĩa là hít nhẹ như mây bay

trên bầu trời chứ không phải hít mạnh.

14. Ý động sinh tuệ, khí hành bách khổng.

Ý động sinh tuệ có nghĩa là động tác của Bát quái chưởng cũng giống như “ý như phiêu kỳ hựu tự điểm

đăng” mà phía trước đã nói, động tác có ý thức sẽ rèn luyện được sự nhanh nhạy.

Còn khí hành bách khổng có nghĩa là việc hô hấp sâu trong Bát quái chưởng sẽ giúp cho khí đi đến các bộ

phận cần thiết.

15. Triển phóng thu khẩn, động tĩnh viên tranh.

Cái gọi là “Triển phóng thu khẩn" là ý muốn nói đến sự khai hợp của tư thế. Tư thế khai là phải mở ra

một cách tự nhiên, còn tư thế hợp là phải thu vào chắc chắc. Còn “Động tĩnh viên tranh” có nghĩa là trong

động phải có tĩnh, trong tĩnh phải có động. Cực điểm của động là phát nguyên của tĩnh, cực điểm của tĩnh

là phát nguyên của động. Như thế động và tĩnh mới có thể tuần hoàn.

16. Thần khí ý lực, hợp nhất tập trung.

Tinh thần, khí công, ý thức, lực là phía trước đã nói không phải được tập luyện tách rời với nhau mà phải

hợp nhất tập trung, nếu không thể hợp nhất tập trung thì các động tác sẽ không nhất quán với nhau, không

thể hợp nhất tay chân thì không thể nào hành động được.

Cái gọi là hợp nhất chính là “tay chân tương hợp, vai mông tương hợp, khuỷu gối tương hợp, thần khí

tương hợp, khí lực tương hợp, trong ngoài tương hợp”.

Còn tập trung tức là lục hợp phải thống nhất, điều hòa, tạo thành một thể hoàn chỉnh.

17. Bát chưởng chân lý, cụ tại thử trung.

Page 14: Bat Quai Chuong

Nếu có thể hoàn toàn nắm được phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng như đã nói ở phía trước và vận

dụng phương pháp này, như thế đã có thể nắm bắt được kỹ thuật của Bát quái chưởng.

Những yếu lĩnh đã trình bày ở phía trên được dùng chung cho tất cả các động tác, cần phải hiểu và ứng

dụng trong khi luyện tập các động tác.

Page 15: Bat Quai Chuong

Chương 2: Kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng.

I. Các loại chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng:

Ở đây chúng tôi đặc biệt muốn giới thiệu thêm Thôi hoành chưởng trong quyển “Phương pháp luyện tập

Bát quái chưởng” của võ sư Lưu Vân Tiêu.

Chưởng hình cơ bản của Bát quái chưởng là năm ngón tay mở ra, lòng bàn tay lõm xuống như nắm một

trái cầu, loại chưởng hình này được gọi là Long hình chưởng, người kế thừa của lưu phái Trình Đình Hoa

đã sử dụng loại chưởng hình này.

Ngược lại, người kế thừa của môn phái Doãn Phúc có thuyết Ngưu thiệt chưởng, năm ngón tay khép lại là

điều cơ bản của chưởng này, Doãn Phúc đã truyền cho Cung Bảo Điền, Cung Bảo Điền lại truyền cho

Lưu Vân Tiêu, theo ý kiến cùa Lưu Vân Tiêu thì “Chưởng hình tự nhiên, nhưng không cố định, hình dạng

sẽ thay đổi theo ứng dụng". Lưu Vân Tiêu cho rằng chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng là ngưỡng

chưởng, phủ chưởng, thụ chưởng, bao chưởng, tích chưởng, liêu chưởng, khiêu chưởng, la toàn chưởng,

nhưng khi ứng dụng thì sẽ thay đổi tùy theo động tác.

1. Ngưỡng chưởng (thác chưởng): Lòng bàn tay ngửa lên lõm xuống, mặt bàn tay như chống lên

(H.1)

2. Phủ chưởng: Mặt bàn tay hướng xuống, như động tác đè từ trên xuống (H.2)

3. Thụ chưởng (lập chưởng): Lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ mở thành

hình chữ bát hướng lên (H.3).

Page 16: Bat Quai Chuong

4. Bão chưởng: Ngón tay cái hướng lên, khuỷu tay và cổ tay hơi cung lại, từ cổ tay cho đến ngón

tay co lại như ôm một cây gỗ lớn (H.4).

5. Tích chưởng: Ngón cái hướng lên thành lập chưởng, từ trên chém xuống (H.5).

6. Liêu chưởng: Ngón cái hướng xéo về phía trước, từ phía dưới xỉa xéo về phía trước (H.6).

7. Khiêu chưởng: Đầu ngón tay hướng lên, từ phía dưới đẩy lên trên (H.7).

8. La toàn chưởng: Ngón tay hướng lên, cổ tay đâm vặn lên phía trên (H.8).

9. Hoành thôi chưởng (hoành chưởng): Cạnh cổ tay vặn vào trong cho cạnh ngón tay trái hướng

xuống (H.9).

Page 17: Bat Quai Chuong

- Những ứng dụng của các loại chưởng pháp chủ yếu: Mỗi loại chưởng pháp có nhiều khả năng ứng

dụng, nhưng ở đây chỉ xin giới thiệu những ứng dụng mang tính cơ bản.

1. Ngưỡng chưởng: từ phía dưới đẩy chặn lên cánh tay đánh tới của đối phương; ngoài ra, khi tấn công

đối phương mà bị ngăn cản thì cũng sử dụng cách này (đẩy).

2. Phủ chưởng: từ trên đè xuống cánh tay đánh tới của đối phương, cũng có thể dùng khi đối phương chưa

kịp đánh tới (chận).

3. Thu chưởng:

a. Từ phía dưới chụp cổ tay của đối phương, nắm chắc rồi đẩy lên cao (H. 10).

b. Dùng để chụp hàm dưới hoặc bóp cổ của đối phương.

4. Bão chưởng (H. 11).

a. Dùng bộ phận từ khuỷu tay cho đến ngón tay để chặn cổ tay và thân của đối phương, khiến cho đối

phương không xoay trở được.

b. Dùng cổ tay thọc vào mặt trong của đối phương, ôm chắc lấy đối phương, còn một tay kia có thể đánh

hoặc đẩy.

Page 18: Bat Quai Chuong

5. Tích chưởng: dùng để chém vào đầu hoặc vào cánh tay đánh tới của đối phương.

6. Liêu chưởng: đẩy cổ tay đánh tới của đối phương để chặn lại thế tấn công.

7. Khiêu chưởng: một tay chụp vào cổ tay của đối phương, còn tay kia thọc xuống dưới nách của đối

phương để khoá khớp khuỷu tay lại (kéo, chụp).

8. La toàn chưởng (H 12 a-b).

a. Vặn mặt ngoài của cổ tay đánh tới của đối phương để chặn lại thế tấn công.

b. Khi bị đối phương chụp lấy tay, vặn cổ tay từ trên đánh ra.

9. Hoành thôi chưởng:

Page 19: Bat Quai Chuong

Đẩy cổ tay đánh tới của đối phương ra ngoài (H.13 a-b).

- Thủ pháp bốn chữ (cổn, toàn, tranh, lý).

Bát quái chưởng có rất nhiều loại chưởng pháp, theo sự thay đổi của các loại chưởng hình cũng có rất

nhiều kỹ thuật, nhưng về mặt căn bản thì chỉ cố bốn loại thủ pháp cổn, toàn, tranh, lý.

Bốn loại thủ pháp này cần phải trải qua luyện tập thì mới có kình lực, mà tất cả loại thủ pháp trong Bát

quái chưởng có kình lực thì mới thành công, đây cũng là những thủ pháp căn bản và kình lực căn bản

quan trọng nhất. Kình lực của các loại thủ pháp này nảy sinh do mâu thuẫn, bốn loại thủ pháp này đều vận

động theo hình xoắn, khi bốn động tác đi đến điểm cuối cùng thì bắt đầu trở lại.

- Luyện tập bốn loại thủ pháp (H.14).

- Lý: khuỷu tay hướng xuống, cổ tay xoay về như cuộn vào phía trước ngực.

- Cổn: khuỷu tay làm trụ, bộ phận từ khuỷu tay đến ngón tay xoay vào trong cho đến khi tới phía dưới thì

xoay trở lại.

- Toàn: cạnh cổ tay đánh xoáy ra phía trước.

- Tranh: cổ tay vặn một lần rồi mới đánh ra (sau khi động tác này kết thúc thì khuỷu tay hạ xuống kéo về).

Page 20: Bat Quai Chuong

- Đối luyện thủ pháp bốn chữ.

Khi tìm hiểu phương pháp đối luyện thủ pháp bốn chữ cũng là việc rèn luyện các loại kình lực, các năng

lực cần thiết trong chiến đấu thực tế và tính kình (tức là quan sát động tĩnh, phương hướng, sự mạnh yếu

của đối phương), hoá kình.

Sự tuần hoàn của 4 loại hình lực

- Động tác chuẩn bị (người mặc đồ trắng là A người mặc đồ đen là B) thủ chưởng của A và B

hướng lên; cổ tay chạm nhẹ vào nhau (H.15).

- Động tác thứ nhất: B xỉa ngón tay vào dưới nách của A. Cổ tay của A xoáy lại, đẩy tay của B

sang bên phải (H.16)

Page 21: Bat Quai Chuong

- Động tác thứ hai: B xủa đầu ngón tay vào ngực của A (tranh). Tay của A xoáy từ trên xuống

dưới chặn vào mặt ngoài bên phải tay của B (H.17)

- Động tác ba: tay của A và B vẫn chạm vào nhau. A xỉa ngón tay xuống dưới nách của B (toàn).

B xoáy cổ tay về đẩy cổ tay của A sang trái (H.18)

- Động tác bốn: A xỉa đầu ngón tay vào ngực B (tranh).

Khuỷu tay của B xoáy xuống cổ tay của A, sau đó xoáy ngược lại (cổn) (H. 19)

(Từ động tác một đến động tác bốn, hai người phải luyện tập lặp đi lặp lại với nhau).

I. Tư thế cơ bản trong Bát quái chưởng (Ỷ Mã Vấn Lộ).

Page 22: Bat Quai Chuong

Trong Bát quái chưởng, có rất nhiều bộ phận phải luyện tập hai bên trái phải, hầu như mọi tình huống đều

bắt đầu từ bên trái (nhưng cũng có ngoại lệ). Do đó, tư thế cơ bản của Bát quái chưởng cũng bắt đầu từ

bên trái. Tư thế cơ bản muốn nói ở đây là vị trí và phương hướng của tay, các môn phái tuy có chút ít

khác nhau nhưng vẫn giống nhau, gọi là ỷ mã vấn lộ. Trước khi luyện phải đứng ở tư thế này vài phút,

nắm vững tư thế cơ bản và cường hoá cước lực, đồng thời bồi dưỡng khí công và lục hợp (tức là sự tập

trung của ý, khí và tinh thần).

Yếu lĩnh của tư thế:

1) Hai chân đứng song song (như hình 1)

2) Chân trái mở sang trái, rộng bằng vai, mặt bàn tay hướng về phía trước (như hình 2).

3) Trọng tâm nằm ở chân phải, chân trái mở ra, gối hơi co, hai tay vươn ngang lên phía trước như

múc nước (hình 3).

4) Thân trên vặn sang trái, mười ngón tay mở ra, lòng bàn tay lõm xuống, tay trái đặt ở phía trước

mặt trái, tay phải đặt ngang ở phía trước bụng. Lúc này ngón út của tay trái hướng về phía trước,

ngón trỏ duỗi thẳng ra; tay phải hướng lòng bàn tay xuống phía dưới, ngón tay trỏ hướng vào mặt

trong của khuỷu tay trái. Đây chính là tư thế cơ bản của Bát quái chưởng, chân trước và chân sau

đứng thành một đường thẳng, tạo thành một hình chữ thập với hai vai và hai tay (như hình 4).

Chú ý:

1) Hai mắt nhìn ngón tay trỏ (mắt nhìn ngang, tay và mắt tương hợp, ba ngón tay hướng vào nhau).

2) Hai vai cân bằng rồi trầm xuống (bình kiên, trầm kiên).

3) Mũi hai khuỷu tay hạ xuống nhưng không mở ra ngoài (trụy trửu).

4) Xương sống lưng giữ thẳng (lập thân trung chính, hư lĩnh đỉnh kình, vĩ lữ trung chính).

5) Hai đầu gối cung lại một cách vừa phải, trọng tâm chia thành sáu phần ở chân sau, bốn phần ở chân

trước.

6) Ngực không mở ra (khép ngực thẳng lưng).

Page 23: Bat Quai Chuong

7) Đầu lưỡi chạm vào mặt sau của răng trên.

8) Hít thở nhẹ bằng mũi, đẩy khí xuống đan điền (khí trầm đan điền).

* Chú ý: Tư thế này dựa theo giải thích của Lưu Vân Tiêu, và được gọi là ỷ mã vấn lộ, không giống với

giải thích của những người khác.

Bộ pháp cơ bản của Bát quái chưởng.

Bài bản chủ yếu của Bát quái chưởng được tiến hành khi vừa đi theo vòng trònvừa thay đổi, nhưng trước

khi học tập động tác cần phải tốn thời gian để luyện tập đi vòng tròn (tẩu khuyên).

Phương pháp di chuyển này gọi là Thương Nê bộ, yếu lĩnh của nó là chân không nhấc lên cao, mặt chân

đặt song song với mặt đất, hai chân thay phiên nhau đặt xuống đất.

Luyện tập di chuyển rất quan trọng đối với Bát quái chưởng, trong luyện tập bước di chuyển, các vị

quyền sư Bát quái chưởng có khẩu quyết: “Bát quái chưởng trước nên phải biết đi”, “Đi là tổ của bách

luyện” (H.5-6-7-8-9-10-11)

Người mới học đi vòng tròn chỉ cần đi trong một vòng tròn, sau đó đi trong hai vòng tròn xếp theo hình số

tám nằm nghiêng, trước tiên tiến về phía trước theo tám hướng, sau đó đến bước luyện tập cửu cung bộ.

Page 24: Bat Quai Chuong

Chú ý và yếu lĩnh:

1) Áp dụng tư thế cơ bản của Bát quái chưởng.

2) Khi áp dụng tư thế cơ bản của Bát quái chưởng tay trái hướng vào trung tâm của vòng tròn, khi tiến

hành luyện tập đi vòng tròn, mặt phải hướng vào trung tâm của vòng tròn.

3) Khi đi vòng tròn, tư thế phải thích hợp, không nên quá cao hoặc quá thấp.

4) Tuân thủ quy tắc của tư thế cơ bản mà đi theo vòng tròn.

5) Khi đi theo vòng tròn, chân trái và chân phải tương đối gần nhau, hai gối không nên mở ra ngoài. Mặt

trong của mỗi chân hướng vào trong, mặt ngoài của mũi chân hướng ra ngoài, chân giơ lên song song với

mặt đất rồi đặt xuống (bình khởi bình lạc).

6) Đi mỗi vòng tròn sáu bước, người mới học bắt đầu từ một vòng tròn lớn mười bước trở lên, sau khi

vững vàng thì đi vòng tròn nhỏ ba, bốn bước, luyện tập vặn, xoay thân trên và khấu bộ, bài bộ.

7) Sau khi luyện tập đi vòng tròn bên trái thì tiếp theo đi vòng tròn bên phải, khi từ bên trái chuyển sang

bên phải, dùng đơn hoán chưởng tiến hành (sẽ giải thích ở phần sau).

Page 25: Bat Quai Chuong

8) Khi luyện tập đi vòng tròn, có thể luyện từ ba vòng đến mười vòng, có thể điều chỉnh tùy theo tình

trạng của sức khỏe.

9) Bộ pháp cơ bản của Bát quái chưởng (khấu bộ và bài bộ).

10) Khi luyện tập đi vòng tròn, muốn chuyển từ bên trái sang bên phải có hai phương pháp đó là khấu bộ

và bài bộ. Ngoài ra còn có những bài tập căn bản để luyện vặn, xoay, bước, chuyển thân pháp.

11) Khấu bộ và bài bộ không chỉ bị hạn chế trong khi xoay người, nó cũng được ứng dụng trong chiến

đấu thực tế, đây được coi là nguồn gốc nảy sinh kình lực trong Bát quái chưởng.

(Chữ khấu trong khấu bộ có nghĩa là bó buộc, có thể ứng dụng để móc chân của đối phương, có hai loại

chính bát tự và chính đinh tự. Chữ bài trong bài bộ có nghĩa là đẩy ra, người ta dùng mũi chân để móc

chân của đối phương, có hai loại phản bác tự và phản đinh tự. Dù là loại nào cũng phải giơ ngang và đặt

xuống ngang mặt đất).

Ngoài ra, khi thực hiện khấu bộ và bài bộ, hai gối phải ép sát vào nhau, trông giống như chiếc kéo.

II.Các giai đoạn luyện tập bộ pháp.

Trong quyển “Phương pháp luyện tập Bát quái chưởng”, Lưu Vân Tiêu đã chia việc luyện tập bộ pháp ra

thành ba giai đoạn.

Ba giai đoạn này là định giá tử, hoạt giả tử, biến giá tử. Ở giai đoạn định giá tử, người mới học sẽ luyện

tập từng bước để tạo nền tảng. Ở giai đoạn hoạt giá tử, người luyện tập phải bước nhanh, như du long hí

phụng. Ở giai đoạn cuối cùng, người luyện tập thay đổi bộ pháp khi đang tung chưởng.

Khi truyền thụ bộ pháp trong Bát quái chưởng, Cung Bảo Điền đã dùng hình tam giác, hình vuông, hình

tròn để thể hiện các giai đoạn, hình tam giác là trạm trang, hình vuông là khấu, bài bộ, hình tròn là thượng

nê bộ, trước tiên dùng cách luyện tập này để rèn luyện kình lực nền tảng cho người học Bát quái chưởng,

sau đó mới đi sâu vào hoạt giá tử và biến giá tử.

- Ứng dụng của các bộ pháp.

Bộ pháp cơ bản trong Bát quái chưởng vốn dùng để rèn luyện kình lực, nhưng trong chiến đấu thực tế

cũng có thể ứng dụng được.

- Ám cước của thượng nê bộ.

Chú thích: Ám ở đây ý muốn nói đến tuyệt kỷ.

1 Dùng mặt ngoài của bàn chân đá chặn vào bất cứ bộ phận nào trên chân trái của đối phương (H.12).

2 Dùng mặt ngoài của bàn chân đá chặn vào bất cứ vào bộ phận nào trên chân phải của đối phương (H.13)

- Ứng dụng của khấu bộ.

Page 26: Bat Quai Chuong

1) Chân trái móc trật mặt ngoài chân phải của đối phương

2) Dùng gót chân làm trụ, mũi chân xoáy vào trong cho trọng tâm của cơ thể dồn lên ống quyển, đồng

thời móc vào trái chân của đối phương.

- Ứng dụng của bài bộ

1) Chân trái móc vào mặt trong của chân phải (H. 14-15).

2) Gót chân làm trụ, mũi chân xoáy ra ngoài cho trọng tâm dồn lên ống quyển, dùng chân móc lấy ống

quyển của đối phương cho đối phương ngã xuống (H.16-17).

Page 27: Bat Quai Chuong

- Đơn hoán chưởng.

1) Ỷ mã vấn lộ: dùng ỷ mã vấn lộ để đi vòng tròn (như hình 1)

2) Hoài trung bão nguyệt: chân trái đứng yên, chân phải bước ngang qua chân trái một bước thành khấu

bộ, hai cổ tay giao nhau ở trước ngực (như hình 2).

3) Bế môn thôi nguyệt.

a. Chân phải đứng yên, chân trái mở ra ngoài thành bài bộ, cạnh ngón út của bàn tay trái hướng lên, mặt

bàn tay đẩy ra phía trước, ngón tay phải hướng xuống, mặt bàn tay hướng về phía trước, lúc này cổ tay

trái vẫn nằm song song với mặt đất, khuỷu tay phải co lại, bộ phận từ khuỷu tay đến ngón tay vẫn nằm

ngang (hình 3).

b. Trọng tâm chuyển sang chân trái (như hình 4).

4) Diệp để tàng hoa: chân trái đứng yên, chân phải đặt ở bên phải của chân trái thành khấu bộ. Phủ

chưởng của tay trái giơ ngang phía trước ngực, tay phải từ ở dưới nách trái xỉa xoáy ra. Thân trên cũng

vặn người sang trái phối hợp với tay phải, mắt nhìn mũi tay phải (hình 5)

5) Hồng nhạn xuất quần: thân trên vặn sang phải, cạnh cổ tay phải đưa sang phải. Tay phải nằm ở dưới cổ

tay trái, thân trên phối hợp với động tác của tay phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 6)

Page 28: Bat Quai Chuong

6) Ỷ mã vấn lộ:

Tay phải khi đã hướng vào trung tâm của vòng tròn thì ngừng lại, lúc đó người luyện tập ở tư thế ỷ mã

vấn lộ bên trái (hình 7).

Tiếp theo chân phải chuyển thành bài bộ, đi sang phải một vòng, sau đó biến thành đơn hoán chưởng bên

phải, lại đi tiếp, biến thành song hoán chưởng.

- Song hoán chưởng:

1) Ỷ mã vấn lộ: thực hiện đơn hoán chưởng ở hai bên trái phải, đi vòng tròn theo tư thế ỷ mã vấn lộ (hình

1)

2) Độc đạo hành vận:

a. Chân phải ngừng lại, chân trái bước về phía trước thành khấu bộ (hình 2)

b. Chân trái xoáy ra ngoài thành bài bộ, chưởng trái vươn về phía trước rồi lại đánh sang phải. Tay phải

thành phủ chưởng, đặt ở mặt trong của cổ tay trái (hình 3)

Page 29: Bat Quai Chuong

3) Hắc khùng thám chưởng.

a. Chân trái bước về phía trước, tay trái từ bên trong đánh thành một vòng tròn rồi xỉa ra phía trước. Bàn

tay hướng lên (hình 4).

b. Chân phải vươn ra phía trước chân trái (trên đường tròn chứ không phải là một đường thẳng), tay phải

đặt ở dưới cổ tay trái, ngón tay xĩa ra (hình 5).

4) Não hậu trích huy: tay phải như bị kéo về phía trước, thân trên hơi vặn, chân phải làm trụ, xoay người

sang trái, khi xoay chân trái giơ lên, tay phải phất thành hình vòng tròn ra sau đầu (hình 6).

Page 30: Bat Quai Chuong

5) Cẩm kê triệt bàn: chân trái vươn xéo sang trái, gối phải co lại, eo hạ xuống, phủ chưởng của hai tay mở

rộng sang hai bên trái phải, cạnh bàn tay hướng sang hai bên (hình 7)

6) Yến tử sao thủy: trọng tâm chuyển sang chân trái, tay trái đánh bạt lên (hình 8).

7) Hoài trung bão nguyệt: khuỷu tay trái hơi gấp lại, hổ khẩu trở thành hình tròn giở ngang ở phía trước

ngực (hình 9)

Page 31: Bat Quai Chuong

8) Diệp để tàng hoa: chân trái giữ nguyên, chân phải bước về phía trước của chân trái thành khấu bộ, tay

phải biến thành phủ chưởng, nằm ngang ở phía trước ngực, lòng bàn tay phải hướng lên rồi đánh vặn

xuống nách trái. Khi tay phải đánh ra, thân trên cũng vặn sang trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 10).

9) Hồng nhạn xuất quần: thân trên vặn lên bên phải, hai cổ tay trái phải giao nhau rồi chuyển lên phía bên

phải. Tay phải luồn xuống dưới cổ tay trái, thân trên cũng xoay để phối hợp với tay phải, mắt nhìn ngón

tay phải (như hình 11).

10) Ỷ mã vấn lộ: tay phải vặn xoáy vào trung tâm của vòng tròn thì ngừng lại, trở thành thế ỷ mã vấn lộ

bên phải (hình 12).

Page 32: Bat Quai Chuong

Tiếp theo chân phải chuyển thành bài bộ, sau khi đi vòng bên phải thì thực hiện đơn hoán chưởng bên

phải, rồi lại đi vòng tròn, tiếp theo thực hiện chưởng thứ ba.

- Đối luyện đơn hoán chưởng.

Phương pháp ứng dụng của đơn hoán chưởng trong chiến đấu thực tế có rất nhiều, khi đối luyện cũng là

đơn hoán chưởng đơn thuần, tiếp theo sẽ phát triển đến sự thay đổi phức tạp hơn. Ở đây xin giải thích

những cách luyện tập hoán chưởng nền tảng.

- Động tác thứ nhất: A và B đều đứng ở tư thế ỷ mã vấn lộ, cổ tay phải chạm nhẹ vào nhau (hình 13-14).

Page 33: Bat Quai Chuong

Chú thích: thông thường thì bắt đầu luyện tập từ tay trái.

- Động tác thứ hai: A và B cùng nhau xoay sang phải, thực hiện di chuyển trên một vòng tròn, cùng nhau

tìm kiếm sơ hở của đối phương để tấn công đối phương bằng tay trái, bên bị tấn công cũng dùng tay trái

chống lại (hình 15).

- Động tác thứ ba: A và B vẫn giữ tư thế ỷ mã vấn lộ, cùng nhau xoay sang phải, thực hiện di chuyển trên

một vòng tròn, đồng thời tìm hiểu ý đồ tấn công của đối phương và tìm cơ hội để tấn công đối phương

(hình 16).

Page 34: Bat Quai Chuong

- Đối luyện và cách dùng của song hoán chưởng.

1) Cả hai bên đều ứng dụng tư thế ỷ mã vấn lộ, tay trái chạm nhẹ vào nhau, đồng thời cùng đi trên một

vòng tròn (như hình 1).

2) A dùng tay trái chặn tay trái của đối phương, chân phải bước về phía trước, ngón tay phải xỉa vào mắt

hoặc cổ họng của đối phương (hình 2).

3) B dùng tay trái đè tay phải của A xuống, đồng thời tay phải chụp lấy tay phải của B vặn đưa lên (hình

3).

4) Tay phải của A bị B đưa lên, chân phải làm trụ rồi xoay người sang trái (hình 4)

5) A xoay người để thoát khỏi đòn tấn công của B, đồng thời lưu thông hạ người tránh đồn tấn công thứ

hai của B (hình 5).

6) A dùng tay trái luồn vào giữa hai chân của B, đồng thời nâng B lên vai (hình 6)

Page 35: Bat Quai Chuong

- Đối luyện và cách dùng của song hoán chưởng.

1) Bắt đầu tư thế chuẩn bị (hình 1), tiếp theo A dùng cổ tay trái đè tay trái của B, chân trái tiến về phía

trước đồng thời ngón tay phải xỉa vào mắt hoặc yết hầu của B (hình 2).

2) B chụp lấy tay phải của A từ phía dưới, đồng thời vặn tay phải của A lên (như hình 3).

Page 36: Bat Quai Chuong

3) A dùng ngón tay phải đã bị vặn xỉa vào mắt của B, đồng thời dùng chân trái làm trụ xoay người ngược

hướng với B (hình 4).

4) A vừa xoay người thì lập tức dùng cổ chân phải móc ngã B từ bên ngoài (hình 5).

Trong tình huống của hình 5, chân trái của B giơ lên cao tránh chân phải của A, đồng thời chân phải lùi ra

sau để dùng tay phải tấn công A. A dùng tay phải chặn lại thế tấn công bằng tay phải của B, đồng thời

xoay sang phải để thực hiện song hoán chưởng bên phải (hình 6).

Page 37: Bat Quai Chuong

- Tư thế khi đi vòng tròn.

Tư thế tiêu biểu trong Bát quái chưởng tuy là Ỷ Mã Vấn Lộ, nhưng khi luyện tập đi vòng tròn vẫn phải sử

dụng các tư thế khác. Thông thường thì đơn hoán chưởng và song hoán chưởng đều áp dụng ỷ mã vấn lộ,

nhưng sau này còn có các tư thế khác như thiên mã hành không, sư tử bão cầu, đại bàng triển xí, phiêu

mộc thế... Trình tự tiến hành của các phái không thống nhất, ngoài ra tên và cách giải thích cũng khác

nhau.

- Thiên mã hành không: khuỷu tay phải cung thành một góc tù (hơi lớn hơn 90o), lòng bàn tay hướng

vào trong, đầu hơi ngẩng lên cao. Có yếu lĩnh giống như tư thế Ỷ Ma Vấn Lộ (hình 7).

- Đại bàng triển xí: hai tay mở rộng ra hai bên, lòng bàn tay hướng lên, đầu ngẩng cao, hai khuỷu tay

hướng xuống, gọi là bình thác chưởng (hình 8).

Page 38: Bat Quai Chuong

- Viên hầu hiến quả: hai khuỷu tay co lại, khuỷu tay hợp nhau ở trước ngực, hai lòng bàn tay mở ra

hướng lên, chân phải giơ cao lên đến gối trái. Dùng thủ hình này để đi vòng tròn đồng thời dùng đại bàng

triển xí để di chuyển (hình 9).

- Sư tử bão cầu: tay trái vươn sang trái, lòng bàn tay ngửa lên, tay phải đặt ở trên đỉnh đầu, khuỷu tay co

lại, lòng bàn tay hướng xuống (hình 10).

- Phiêu mộc thế: hai khuỷu tay hơi cong, hạ xuống ở xéo trước thân, hai cổ tay xoáy vào trong, lòng bàn

tay hướng xuống, ngón tay hướng vào nhau (hình 11).

Page 39: Bat Quai Chuong

- Chuyện danh nhân bát quái chưởng (Doãn Phúc).

Người học võ ở Đổng Hải Xuyên rất nhiều, nhưng nghe nói có Doãn Phúc là nổi bật nhất.

Trong số các đệ tử của Đổng Hải Xuyên thì có Doãn Phúc và Trình Đình Hoa là giỏi nhất, hai người

thường được đem ra so sánh với nhau, có người bảo Trình Đình Hoa khi dùng Bát quái chưởng để thi đấu

với người khác thì xuất thần nhập quỷ, lúc trước lúc sau, lúc trái lúc phải khiến cho đối phương hoa mắt

không biết đối phó thế nào.

Ngược lại thì Doãn Phúc khi đối diện với đối phương thì trong khoảnh khắc đã có khả năng đánh ngã đối

thủ, người bị đánh ngã quá nhanh, làm cho những người đứng xem không thể nào biết được ông ta đã

đánh ngã đối phương bằng cách nào.

Trình Đình Hoa vì thấy Nghĩa Hòa Đoàn bị quân Đức truy lùng tàn sát cho nên rất tức giận, đã liều mình

đi tìm quân Đức nhưng đã bị bắn chết. Còn Doãn Phúc thì trở thành hộ vệ trong cung đình nhà Thanh,

đồng thời truyền thụ Bát quái chưởng cho Cung Bảo Điền, Mã Quý, Thôi Chấn Hoa và con trai của ông ta

là Doãn Ngọc Chương.

Page 40: Bat Quai Chuong

Sau khi nhà Thanh diệt vong, Cung Bão Điền đã trở về quê hương Sơn Đông ẩn cư, nhưng ông ta vẫn nổi

tiếng về môn khinh công.

Page 41: Bat Quai Chuong

Chương 3: Âm dương Bát Bàn chưởng.

Những vấn đề liên quan đến Âm dương bát bàn chưởng.

Âm dương bát bàn chưởng còn được gọi là Âm dương bát bàn chuyển hoàn chưởng, là một nhánh của Bát

quái chưởng, hai chữ âm dương trong Âm dương bát bàn chưởng có nghĩa là trời và đất, bát bàn có nghĩa

là tám hướng.

Tác giả của quyển sách này rất quan tâm đến kỹ thuật và lịch sử của Bát quái chưởng, cho nên cũng đặc

biệt lưu ý đến Âm dương bát bàn chưởng, nhưng không thể kiếm được thông tin về môn võ này, sự tồn tại

của nó vẫn là một câu đố.

Tháng 5/1982, tác giả đã đến xem đại hội giao lưu võ thuật truyền thống được tổ chức tại Tây An, đã may

mắn được xem tuyển thủ Nhậm Văn Trụ ở huyện Văn An tỉnh Hà Bắc biểu diễn Âm dương bát bàn

chưởng (lúc đó Nhậm Văn Trụ giành được giải ưu tú).

Tháng 7/1983, tác giả đi du lịch tại Trung Quốc, đã được chưởng môn của phái Âm dương bát bàn

chưởng là Võ sư Từ Vĩnh Tường dẫn đến Thạch Gia Trang học Âm dương bát bàn chưỏng.

I. Quá trình luyện tập Âm dương Bát Bàn chưởng.

1) Bát quái sinh bát thức: càn quái (đẩy), khảm quái (hất), cấn quái (dẫn), dấn quái (dắt), tốn quái (kéo),

ly quái (móc), khôn quái (chém), đoài quái (tiến).

2) Bát đại thức.

- Hiệp mã thức.

- Ưng phiên thức

- Xuyên chưởng thức.

- Tự hành thức.

- Địa bàng thức.

- Long hình thức.

- Hầu tung thức.

- Xuyên mạt thức.

3) Tám thủ pháp cơ bản: triền ty (quấn), miên nhuyễn (mềm), miên hóa (dính), hốt hoãn (chậm), hầu tung

(nhảy vọt), miêu bổ (bắt), hổ tráo (chụp), ưng phiên (lật người).

Page 42: Bat Quai Chuong

4) Tám loại thoái pháp cơ bản.

- Hoa cái thoái.

- Thần tiên la thoái.

- Ngoại tiên la thoái.

- Đề thoái thoái.

- Lý thích liên thoái.

- Ngoại thích liên thoái.

- Lý quái thoái.

- Ngoại quái thoái.

5) Bát bàn thượng hạ chi phân:

Thượng tứ bàn: xuất, nhập, thoái, hoa cái.

Hạ tứ bàn: địa, huyền, không, cửu vĩ.

6) Thủ pháp của thượng tứ bàn: 35 thủ pháp.

7) Thủ pháp của hạ tứ bàn: 18 loại thoái pháp.

8) Binh khí: âm dương bát bàn đao, âm dương bát bàn ngũ hổ xuyên lâm thương.

II. Đặc trưng của Âm dương Bát Bàn chưởng.

1) Cách đánh: chạy vòng tròn đánh vào trung tâm.

2) Thân pháp: nấp phải nhanh, né phải nhạy, thấy tay đỡ tay.

3) Ca quyết của Bát bàn chưởng: Đứng vững như núi Thái Sơn, đi tựa mãnh hổ, xuất thần nhập quỷ,

nhanh hơn điện chớp, địch dù có ngàn người, né tránh mất dạng, địch đuổi theo, sa vào trong bát bàn.

4) Bát đại thức của Âm dương bát bàn chưởng.

1. Hiệp mã thức (vô cực hiệp mã thức).

- Ca quyết: Hai chân đạp đất đầu đội trời, hít vào một hơi, khuỷu và vai buông xuống, mười ngón hơi co,

ý niệm và hơi thở phải tự nhiên.

- Giải thích động tác:

Page 43: Bat Quai Chuong

(1) Hai chân mở rộng bằng vai, ngón chân hướng vào trong, eo hạ xuống, hai tay buông xuống tự nhiên

hai bên (hình 1).

(2) Hai lòng bàn tay hướng xuống, đồng thời chậm rãi giơ ngang hai tay về phía trước (hình 2).

(3) Hai tay mở ra hai bên trái phải thành một đường thẳng (như hình 5)

(4) Hai tay buông xuống, chống vào hai eo (hình 4).

(5) Mu bàn tay hướng vào nhau ở phía trước người rồi chậm rãi giở lên (hình 5).

(6) Hai tay giơ lên lên phía trước mặt thì đẩy ra phía trước (hình 6).

Page 44: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh:

(1) Hai tay mở ra như đang chụp bóng.

(2) Hai đầu gối phải mạnh và hướng vào nhau.

(3) Chậm rãi đứng lên ở tư thế này để luyện tập khí và cước lực.

2.Ưng phiên thức.

- Ca quyết: Đứng ở tư thế vô cực hiệp mã vặn eo, trước tiên tay phải luồn vào nách trái, sau đó vai trái và

gối phải hướng vào nhau, vai trái và gối trái lại tuần hoàn.

- Giải thích động tác:

(1) Dự bị thức (vô cực hiệp mã thức).

(2) Hai chân giữ nguyên, thân trên vặn sang trái, chưởng phải đẩy ra phía sau của bên trái, tay trái đẩy

ngang tự nhiên (hình 1).

(3) Thân trên chậm rãi trở về tư thế cũ, cổ tay trái và phải giao nhau (như hình 2).

Page 45: Bat Quai Chuong

(4) Thân trên hướng sang phải, chưởng trái đẩy ra phía sau của bên phải, tay phải giơ ngang tự nhiên

(hình 3).

- Chú ý và yếu lĩnh:

Khi động tác của (2), (4) đi đến điểm cuối cùng, vai phải và gối trái trong động tác (2), vai trái và gối phải

trong động tác (4) xếp thành một đường thẳng.

3. Xuyên chưởng thức.

- Ca quyết: Đẩy, vuốt, vặn, đè để thư giãn hai vai, tả hữu xuyên chưởng giữ mang tai, xuyên chưởng như

đẩy vật chạy, thác chưởng như đè thẳng kình.

- Giải thích động tác:

(1) Dự bị thức (vô cực hiệp mã thức).

(2) Hai chân giữ nguyên, thân trên vặn sang trái, tay phải vươn sang trái, lòng bàn tay ngửa lên, ngón tay

khép lại xỉa vào nách trái, lòng bàn tay trái hướng xuống, đặt mặt ngoài của tai phải (như hình 1).

(3) Chậm rãi xoay người về phía trước của bên phải, tay trái và phải giao nhau phía trước mặt (như hình

2).

Page 46: Bat Quai Chuong

(4) Thân trên vặn sang phải, tay trái vươn sang phải, lòng bàn tay hướng lên, ngón tay khép lại xỉa ra nách

phải, lòng bàn tay phải hướng xuống, đặt mặt ngoài của mang tai trái (như hình 3).

4. Tự hành thức.

- Giải thích động tác:

(1) Dự bị thức (vô cực hiệp mã thức).

(2) Chân phải tiến một bước về phía trước, gối trái vươn ra phía sau (là một phương bộ trong quyền

thuật), ngón tay hướng vào nhau, giơ ngang cao bằng mắt đẩy ra phía trước (đây gọi là hổ đáo chưởng)

(như hình 1).

(3) Thân trên và chân phải tiến về phía trước, chân trái đá xéo lòng bàn chân ra phía trước (hình 2).

(4) Chân trái hạ xuống, thân trên giữ nguyên, chân phải đá ra phía trước.

(5) Chân trái hạ xuống, ngón tay phải hướng lên xỉa ra phía trước, ngón tay trái hướng lên, cổ tay trái giữ

ở trong tay phải (hình 3).

6) Chân trái tiến về phía trước, chưởng trái đánh ra phía trước (cao bằng mặt) (như hình 4)

7) Thân trên vặn sang phải, hai chưởng đánh xéo xuống bên phải (phản âm chưởng) (như hình 5).

Page 47: Bat Quai Chuong

5. Địa bàng thức.

Địa bàng thức là tư thế mang tính tiêu biểu của Âm dương bát bàn chưởng, có thể luyện tập đi vòng tròn

với tư thế này. Đi vòng tròn với Địa bàn thức có thể dùng âm dương bộ và dương khâu bộ, luyện tập đi

vòng tròn được thực hiện trên hai vòng tròn chồng lên nhau, sau khi đi vòng tròn trái phải thì luyện tập

thủ pháp trên đường thẳng (việc đi vòng tròn trong Âm dương bát bàn chưởng gọi là bão khuyên).

- Giải thích động tác:

Page 48: Bat Quai Chuong

Hạ đôn thức: tư thế vẫn là vô cực hiệp mã thức, tay phải giơ cao bằng vai, khuỷu tay hơi co, lòng bàn tay

hướng vào trong, tay trái chuyển thành phủ chưởng, ngón tay hướng lên. (Hơi giống với thiên mã hành

không trong bát quái chưởng), tay phải hướng lên gọi là hữu lượng chưởng thức, tay trái hướng lên gọi là

tả lượng chưởng thức (hình 1).

- Đề thoái thức: nửa thân trên giữ ở hạ đôn thức, chân phải giơ cao bằng đầu gối của chân trái (như hình

2).

Âm đạp thức: dùng hữu lượng chưởng thức để đi vòng tròn, chân trái làm trụ, chân phải đặt ở ngoài chân

trái thành hình chữ T (như hình 3).

Dương khấu bộ: dùng hữu lượng chưởng đi vòng tròn, chân phải làm trụ, chân trái đặt ở ngoài chân phải

thành hình chữ bát (như hình 4). Sau khi đi vòng tròn, gót chân sau đá ra sau (hình 5).

- Phương pháp đi vòng tròn.

(1) Bắt đầu bằng hữu lượng chưởng thức.

(2) Xoay sang phái, đi hết một vòng thì trở về điểm bắt đầu.

Page 49: Bat Quai Chuong

(3) Chuyển thành tả lượng chưởng thức để thoái, xoay người sang trái, đi hết một vòng thì trở về điểm bắt

đầu (sau khi đi hết một vòng hai bên trái phải, luyện tập thủ pháp trên một đường thẳng (hình 6).

III. Địa bàng thức - thủ pháp.

1. Thượng bộ tứ thủ.

- Giải thích động tác:

Đàm thủ: (sau khi đi vòng tròn trái phải, chân trái hướng về phía trước), dùng mu bàn tay trái đánh hất lên

phía trước (như hình 1).

Lâu thủ: dùng tay trái đánh phất xuống phía dưới ra ngoài (như hình 2).

Tích thủ: chân phải tiến một bước về phía trước, tay phải dùng cạnh bàn tay chém từ trên xuống (như

hình 3).

Khiêu thủ: dùng cạnh bàn tay phải (mặt ngón trỏ) từ trên chém xuống (như hình 4).

(Từ đây chuyển sang hữu lượng chưởng thức, sau khi giơ chân thì đi một vòng sang phải, tiếp theo bước

vào tam xuyên chưởng).

Page 50: Bat Quai Chuong

2. Tam xuyên chưởng.

- Giải thích động tác:

1) Chân phải tiến về phía trước một bước, ngón tay phải khép lại xỉa về phía trước, tay trái giữ ở phía

trước ngực (như hình 5).

2) Tư thế của thân dưới không thay đổi, ngón tay trái khép lại xỉa ra phía trước, tay phải thủ ở trước ngực

(như hình 6).

3) Tư thế thân dưới không thay đổi, tay phải xỉa ra phía trước cao bằng mặt, tay trái thủ ở phía trước ngực

(như hình 7).

Động tác của bước 2 và bước 3 phải liền mạch với nhau.

1. Tả hữu án chưởng:

- Giải thích động tác:

1) Chân phải tiến về phía trước một bước, hai chưởng trái phải đánh xéo xuống phía bên phải (hình 8).

2) Chân trái bước ra phía trước của chân phải một bước hai chưởng trái phải đánh xéo xuống bên trái

(như hình 9).

Page 51: Bat Quai Chuong

3. Long hành thức.

- Giải thích động tác.

1) Kế tiền thức.

2) Tay trái đánh luồn xuống nách phải (như hình 1).

3) Hai tay trái phải giao nhau, chưởng trái đánh ra phía trước, lòng bàn tay phải hướng lên, đặt ở dưới

khuỷu tay trái, gối trái vươn về phía trước (như hình 2).

4) Chân phải tiến về phía trước một bước, trọng tâm chia làm sáu phần ở chân trái, bốn phần ở chân phải,

tay phải xoáy vào trong rồi đánh ra phía trước, lòng bàn tay trái hướng xuống, đặt ở dưới khuỷu tay phải

(nhưhình 3).

Page 52: Bat Quai Chuong

5) Chân trái tiến về phía trước, đặt ở mặt trong của chân phải, tay trái ngửa lên, đẩy lên trên, tay phải úp

xuống đẩy xuống dưới (hình 4).

6) Hai tay trái phải giao nhau, tay phải ngửa ra đẩy lên trên, tay trái úp xuống đè xuống dưới (như hình 5)

(tiếp theo hai chân trái phải thay phiên nhau tiến về phía trước, đồng thời thực hiện Tam xuyên chưởng

theo trình tự phải, trái, phải).

Page 53: Bat Quai Chuong

4. Hầu tung hình.

- Giải thích động tác.

1) Bắt đầu từ tư thế Hữu lượng chưởng thức, hai tay khép ngón lại móc xuống dưới (thủ hình này được

gọi là Câu tràng chưởng), sau khi chân phải giơ lên thì đi một vòng sang phải (như hình 1).

2) Đi hết một vòng về đến điểm bắt đầu thì giơ chân lên, hai tay trái phải đánh ra phía sau của bên phải

(hình 2).

3) Gối trái giơ lên, hai tay trái phải trở thành Câu tràng chưởng, đi sang trái một vòng (như hình 3).

4) Về đến điểm bắt đầu, hai tay trái phải mở ra đánh ngược ra phía sau của bên trái (như hình 4).

Page 54: Bat Quai Chuong

5) Vai phải hạ xuống, đầu quay ra phía sau (như hình 5).

6) Chân phải giơ lên, tay phải gập khuỷu tay lại (hình 6).

7) Chân phải hạ xuống thay đổi tư thế, chân trái tiến về phía trước, tay trái giở lên phía trước, khuỷu tay

co lại (hình 7).

8) Chân trái tiến về phía trước, giống như bay ra, tay trái đâm ra phía trước (như hình 8).

Page 55: Bat Quai Chuong

5. Xuyên lâm thức.

- Giải thích động tác:

1) Hai tay biến thành Câu tràng chưởng, thực hiện Hữu lượng chưởng thức đề thoái (rút chân lên) (hình

1).

2) Chân phải hạ xuống, đi một vòng sang phải (Hình 2).

3) Sau khi về đến điểm bắt đầu, hai tay trở thành Câu tràng chưởng, thực hiện tư thế Tả lượng chưởng, rút

chân lên (như hình 3).

4) Hai tay mở ra, đi tiếp một vòng sang trái (như hình 4).

Page 56: Bat Quai Chuong

5) Sau khi về đến điểm bắt đầu thì hạ chân trái xuống, tay trái đánh lên bằng cạnh ngón út, chân phải đá

xéo ra phía trước (hình 5).

6) Nửa thân trên vẫn giữ nguyên, chân phải không hạ xuống mà tiếp tục đá xéo ra phía sau (hình 6).

7) Rút chân phải về, hai tay đánh ngược ra sau (như hình 7).

8) Hai tay trở thành Câu tràng chưởng, đi sang phải một vòng (như hình 8).

9) Sau khi đi hết một vòng thì trở về tư thế vô cực hiệp mã thức, đến đây đã hết Bát đại thức.

Page 57: Bat Quai Chuong
Page 58: Bat Quai Chuong

Chương 4: Bát Quái Liên Hoàn chưởng.

Giải thích động tác Bát quái chưởng: (Bài Bát quái chưởng này là do võ sư Lưu Vân Tiêu chỉnh lý,

Trương Chiếm Mai biểu diễn).

☻ Khởi thức.

1. Dự bị thức: đứng quay mặt vào trung tâm vòng tròn, hai tay buông xuống tự nhiên, lòng bàn tay hướng

về phía trước, đầu ngón út của hai tay chạm nhẹ vào đùi, hai vai mở cân bằng, mắt nhìn về phía trước

(hình 1).

- Chú ý và yếu lĩnh:

1) Toàn thân thả lỏng.

2) Lưng thẳng, đầu cúi xuống.

2. Ỷ mã vấn lo

Page 59: Bat Quai Chuong

Chân phải bước về phía trước một bước, mũi chân xoáy vào trong đồng thời hai chưởng ngửa ra đâm về

phía trước, tay phải ở phía trước, tay trái ở phía sau, hai khuỷu tay hơi co lại, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 2).

Chú ý :

1) Trọng tâm nằm ở chân sau sáu phần, chân trước bốn phần.

2) Tay phải cao bằng miệng, tay trái nằm xéo với khuỷu tay phải.

3. Diệp để tàn hoa (phải).

Chân phải tiến về phía trước chân trái một bước, ngón chân xoáy vào trong thành Khấu bộ, cạnh ngón út

bàn tay phải hướng lên, khuỷu tay co lại, kéo về phía trước vai trái, đồng thời, thân trên vặn sang phải,

tâm chưởng trái hướng lên, ngón tay đâm xuống nách phải (hình 3).

Chú ý và yếu lĩnh: mắt nhìn ngón tay cái, thông thường là ngón trỏ.

Page 60: Bat Quai Chuong

4. Hồng nhạn xuất quần (trái).

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang trái, tay trái rê ngang qua cổ tay phải rồi kéo lên phía bên trái,

tay phải hợp nhau với tay trái đang kéo lên, hai lòng bàn tay hướng lên. Mắt nhìn ngón tay trái (hình 4).

b. Đứng yên tại chỗ, thân trên lại vặn sang trái nữa, chưởng tâm của tay trái ngửa ra phía trước mặt. Tay

phải phối hợp với động tác của tay trái, úp chưởng tâm xuống, đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái. Mắt

nhìn ngón tay trái (hình 5).

(Trên đây là khởi thức của Bát quái chưởng, trước tiên là chân trái bước mở ra ngoài, tiếp theo chân phải

tiến về phía trước theo vòng tròn, sau đó thay phiên nhau bước theo vòng tròn. Tuy không nói rõ là sẽ đi

bao nhiêu vòng, nhưng theo sách này thì đi một vòng thì trở về vị trí của khởi thức).

Page 61: Bat Quai Chuong

I. Chưởng thứ nhất

1. Tử yến phao vũ (phải): Theo thức trước, sau khi đi một vòng thì trở về vị trí khởi thức, chân phải

bước ra phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, ngón tay cái của chưởng trái

hướng lên, luồn qua tay phải đẩy sang phải. Chưởng phải đặt ở dưới khuỷu tay trái, đẩy sang trái bằng

cạnh ngón tay út (hình 1).

Chú ý và yếu lĩnh: hai tay giao nhau ở trước ngực như ôm một vật, tạo thành một không gian với ngực.

2. Bế môn thôi nguyệt (trái): Chân trái hơi rê về phía trước đồng thời mở ra thành Bài bộ, thân trên hơi

vặn sang trái, ngón cái của tay trái đẩy lên phía bên trái. Tay phải cũng đồng thời xoáy ngón tay xuống

dưới, luồn xuống tay trái để đẩy ra phía trước. Mắt nhìn ngón tay phải (như hình 2).

Chú ý và yếu lĩnh: hai khuỷu tay co thành một góc tù.

3. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái thành Khấu bộ, hai đầu gối hơi khuỵu

xuống, thân người vặn sang trái, chưởng trái gập lại đặt ở vai phải, lòng bàn tay phải hướng lên, tay phải

đâm xuống nách trái. Mắt nhìn ngón tay phải (như hình 3).

Page 62: Bat Quai Chuong

4. Hồng nhạn xuất quần (phải).

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang phải, chưởng phải luồn xuống cổ tay trái rồi chuyển lên phía bên

phải, chưởng trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải, hai lòng bàn tay đều hướng lên, mắt nhìn ngón tay

phải (hình 4).

b. Thân trên lại vặn sang phải, tay phải xoáy vào trung tâm vòng tròn, ngón tay hướng lên thành Lập

chưởng, khuỷu tay trái co lại thủ ở phía trước ngực. Ngón tay hướng lên, chưởng tâm hướng xuống. Mắt

nhìn ngón tay phải (như hình 5).

Động tác bên trái của chưởng thứ nhất đã kết thúc, sau khi mũi chân phải mở ra ngoài thành Bài bộ, chân

trái tiến về phía trước một bước, đi một vòng tròn từ bên phải, sau khi trở về điểm bắt đầu thì thực hiện

động tác bên phải của chưởng thứ nhất.

Page 63: Bat Quai Chuong

5. Tử yến phao thủ (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự

hình, tâm chưởng phải ngửa lên, chưởng phải luồn qua tay trái đẩy sang bên trái. Chưởng trái nằm ở dưới

cổ tay phải, đẩy sang phải. Hai tay giao nhau trên dưới, đầu quay sang trái, mắt nhìn ngón tay phải (như

hình 6).

6. Bế môn thôi nguyệt (phải): Chân phải hơi rê về phía trước rồi mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên hơi

vặn sang phải, ngón tay phải đẩy xuống phía trước. Tay trái xoay chưởng tâm ra ngoài, luồn xuống tay

phải đẩy ra phía trước. Mắt nhìn tay trái (như hình 7).

7. Diệp để tàn hoa (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải thành Khấu bộ, hai gối hơi rùn, thân

trên vặn sang phải, chưởng phải kéo gần đến vai trái, chưởng tâm trái ngửa lên, chưởng trái đâm xuống

nách phải. Mắt nhìn ngón tay trái (hình 8).

8. Hồng nhan xuất quần (trái).

Page 64: Bat Quai Chuong

a. Hai chân giữ nguyên, thân trên vặn sang trái, chưởng trái luồn xuống cổ tay phải, chuyển lên phía bên

trái, chưởng phải rê vào mật trong của khuỷu tay trái, hai lòng bàn tay đều hướng lên, mắt nhìn ngón trái

(hình 9).

b. Thân trên lại vặn sang trái, tay trái xoay vào trung tâm của vòng tròn, ngón tay trái dựng lên thành Lập

chưởng, tay phải co lại thủ ở phía trước ngực, ngón tay hướng lên, tâm chưởng hướng xuống. Mắt nhìn

ngón tay trái (hình 10).

Động tác bên trái và bên phải của chưởng thứ nhất đã kết thúc, ngón chân trái mở ra ngoài, chân phải tiến

về phía trước một bước, đi một vòng sang trái rồi trở về điểm bắt đầu, tiếp theo thực hiện chưởng thứ hai.

II. Chưởng thứ hai.

1. Tử yến phao vũ (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, chưởng trái luồn qua cổ tay phải đẩy sang bên phải. Chưởng phải nằm ở dưới cổ tay trái, đẩy

sang trái. Hai tay giao nhau trên dưới, đầu quay sang phải, mắt nhìn tay trái (hình 1).

2. Bế môn thôi nguyệt (trái): Chân trái tiến về phía trước một bước, mũi chân hơi mở ra ngoài thành Bài

bộ, thân trên hơi vặn sang trái, ngón tay cái hướng sang trái, đẩy xuống phía dưới của bên trái. Tâm

chưởng phải đồng thời luồn xuống tay trái đẩy về phía trước. Mắt nhìn ngón tay trái (như hình 2).

3. Mảnh hổ xuất giáp (trái): Chân phải bước ra phía trước chân trái một bước, hai gối hơi rùn xuống,

thân trên hơi vặn sang trái, tay phải luồn vào mặt trong của tay trái rồi xoáy chưởng lên theo hình trôn ốc.

Page 65: Bat Quai Chuong

Ngón tay trái hướng lên, lòng bàn tay hướng về phía trước, đẩy về phía trước, mắt nhìn ngón tay trái (như

hình 3).

Chú ý và yếu lĩnh:

1) Tay phải đẩy về phía trước, cao bằng đầu, ngón tay út hướng vào mặt.

2) Khuỷu tay phải gập hơi lớn hơn 90o, khuỷu tay trái cũng hơi co lại.

3) Hai chưởng trái phải đều vươn thẳng ra.

4. Cẩm kê triệt bàn (trái):

Chưởng phải ở phía trên đánh vòng qua đầu rồi co khuỷu tay đâm xuống dưới eo, đồng thời thân trên vặn

sang trái, chân trái vươn sang bên trái, mũi chân phải xoáy ra ngoài, gối phải khuỵu xuống. Tâm chưởng

trái phối hợp với động tác của chân trái, đánh xoáy men theo đùi trái. Thân trên hơi chồm về phía trước,

mắt nhìn tay trái (như hình 4).

Page 66: Bat Quai Chuong

5. Di hoa típ mộc (trái): Chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng, gối phải vươn về phía

trước, bước về phía trước nửa bước. Tay trái xoáy ra ngoài cho chưởng tâm hướng lên cao bằng đỉnh đầu,

chưởng phải hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 5).

6. Não hậu trích huy (phải).

a. Chân phải bước về phía trước của chân trái thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự bộ, người xoay sang trái,

tâm chưởng phải hướng lên, đâm xuống nách trái. Tay trái hướng về phía trước, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 6).

Page 67: Bat Quai Chuong

b. Hai chân giữ nguyên cổ tay trái từ phía dưới giao nhau với cổ tay phải, chưởng phải chuyển xéo lên

bên phải. Thân trên phối hợp với tay phải, vặn sang phải, mất nhìn chưởng phải. Khuỷu tay trái co lại,

chưởng trái thủ ở mặt trong của khuỷu tay phải (hình 7).

c. Tâm chưởng phải hướng lên, chưởng phải đánh vòng ra sau đầu, túm chưởng trái hướng xuống, hạ

xuống ở phía trước bụng. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước (hình 8).

Chú ý và yếu lĩnh: hai khuỷu tay hơi co.

7. Hoài trung bão nguyệt (trái): Chưởng phải đặt ở phía trước eo, bàn tay úp xuống thành Phủ chưởng,

chân trái bước ra phía trước thành Bài bộ, thân trên xoay sang trái. Đồng thời khuỷu tay trái co thành một

góc tù, cạnh ngón tay cái của chưởng trái hướng lên, chưởng trái đẩy ra phía trước ngực, mắt nhìn ngón

tay cái của chưởng trái (hình 9).

Page 68: Bat Quai Chuong

Chú ý và yếu lĩnh:

1) Hai gối hơi khụyu, người giữ thăng bằng.

2) Cổ tay trái co lại giống như đang ôm một vật (gọi là Bão yêu thức).

8. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải tiến về phía trước chân trái một bước, mũi chân xoáy vào trong

thành Khấu bộ, hai gối hơi rùn, thân trên vặn sang trái.

Ngón tay cái hướng xuống, khuỷu tay co lại đặt ngang phía trước ngực, chưởng tâm phải hướng lên, ngón

tay đâm xuống nách trái (hình 10).

9. Hồng nhạn xuất quần (phải).

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang phải, khuỷu tay phải hơi co lại, tay phải luồn qua cổ tay trái đưa

lên phía bên phải, chưởng trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải, hai tâm chưởng đều hướng lên, mắt

nhìn ngón tay phải (hình 11).

Page 69: Bat Quai Chuong

b. Thân trên lại vặn sang phải, tay phải đánh xoáy vào trung tâm vòng tròn, ngón tay trái hướng lên, lòng

bàn tay hướng xuống, giống như đang ôm một vật, mắt nhìn ngón tay phải (hình 12).

(Động tác bên trái của chưởng thứ hai đã hết, tiếp theo chân phải mở mũi ra ngoài thành Bài bộ, sau đó

chân trái bước về phía trước một bước, đi một vòng tròn, tiếp theo bắt đầu những động tác bên phải của

chưởng thứ hai).

10. Tử yến phao vũ (trái): Chân trái bước ra phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, chưởng phải luồn lên cổ tay trái đẩy lên phía bên trái. Chưởng trái nằm ở phía dưới khuỷu tay

phải, đẩy cạnh ngón út sang phải, hai tay giao nhau trên dưới, đầu quay sang trái, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 13).

11. Bế môn thôi nguyệt (phải): Chân phải bước về phía trước một bước, mũi chân mở ra ngoài thành Bài

bộ, thân trên hơi vặn sang phải, tay phải đẩy cạnh ngón tay cái xuống bên phải. Tay trái cũng đồng thời

xoáy ngón tay xuống dưới, luồn qua tay phải đẩy về phía trước, mắt nhìn ngón tay trái (hình 14).

12. Mãnh hổ xuất giáp (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước, hai gối hơi rùn, thân

trên hơi xoay sang phải, tay trái luồn vào mặt trong của tay phải xoáy lên theo hình trôn ốc. Mũi tay phải

đồng thời hướng lên, đẩy tâm chưởng ra phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 15).

Page 70: Bat Quai Chuong

13. Cẩm kê triệt bàn (phải): Chưởng trái từ trên luồn tới phía trước ngực, khuỷu tay co lại hạ xuống eo,

đồng thời thân trên hơi vặn sang phải, chân phải cũng vươn sang phải, chân trái xoáy ra ngoài, gối trái rùn

xuống rồi ngồi xuống. Chưởng phải phối hợp với động tác của chân phải, lòng bàn tay hướng lên, thân

trên hơi chồm về phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 16).

14. Di hoa típ mộc (phải): Chân phải mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng dậy, gối trái đứng

thẳng dậy rồi bước về phía trước nửa bước. Tay phải xoáy ra ngoài, lòng bàn tay hướng lên như đẩy vật

lên cao, chưởng trái thủ ở phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 17).

15. Hậu não trích huy (trái).

Page 71: Bat Quai Chuong

a. Chân trái bước về phía trước chân phải, thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời người hơi

xoay sang phải, tâm chưởng trái ngửa lên, đâm xuống nách phải. Tay phải đẩy về phía trước, mắt nhìn

ngón tay trái (hình 18).

b. Hai chân giữ nguyên, tay phải giao nhau với tay trái từ ở phía dưới, chưởng trái rê xéo lên bên trái, thân

trên phối hợp với động tác của tay trái vặn sang trái, mắt nhìn chưởng trái. Khuỷu tay trái hơi co,chưởng

phải đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái (như hình 19).

c. Tiếp theo chưởng trái ở trên đầu đánh một vòng ra sau, tâm chưởng phải ngửa lên, đặt ở trước bụng, hai

mắt nhìn về phía trước (hình 20).

16. Hoài trung bão nguyệt (phải): Chưởng trái đặt ở trước eo, thành Phủ chưởng, chân phải bước về

phía trước thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải, khuỷu tay phải co lại thành một góc tù, mặt ngón tay

cái hướng lên, đẩy chưởng ra phía trước ngực, mắt nhìn ngón tay cái của tay trái (hình 21).

17. Diệp để tàn hoa (phải),

a. Chân trái bước về phía trước của chân phải một bước, ngón chân xoáy vào trong thành Khâu bộ, hai gối

hơi rùn, thân trên vặn sang phải. Ngón tay phải hướng xuống, khuỷu tay co lại hướng sang trái giơ ngang,

tâm chưởng trái cũng hướng lên, ngón tay đâm xuống nách phải (như hình 22)

Page 72: Bat Quai Chuong

b. Thân trên lại vặn sang trái, tay trái biến thành Lập chưởng hướng vào trong vòng tròn, khuỷu tay phải

co lại giơ ngang ở trước ngực, ngón tay hướng lên như đẩy vật.

18. Hồng nhạn xuất quần (trái).

a. Hai chân đứng yên, thân trên hơi vặn sang trái, tay trái luồn xuống cổ tay phải rồi đưa lên phía bên trái,

chưởng phải đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái, hai tâm chưởng hướng lên, mắt nhìn ngón tay trái (hình

23).

b. Thân trên lại vặn sang trái; tay trái biến thành Lập chưởng hướng vào trong vòng tròn, khuỷu tay co lại

đưa ngang ở trước ngực, ngón tay hướng lên như đẩy vật (hình 24).

Page 73: Bat Quai Chuong

Động tác của chưởng thứ hai đã hết, tiếp theo chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, chân phải tiến về phía

trước một bước đi một vòng sang bên trái, sau đó bắt đầu chưởng thứ ba.

III. Chưởng thứ ba

1. Tử yến phao vũ (phải): Bắt đầu từ vị trí của khởi thức, chân phải bước về phía trước chân trái một

bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, cạnh ngón cái của tay trái hướng lên, luồn qua cổ tay phải

đẩy sang bên phải, cạnh ngón út của bàn tay phái hướng lên, đẩy sang bên trái. Mắt nhìn ngón tay cái

(như hình 1).

2. Bế môn thôi nguyệt (trái): Chân trái hơi rê về phía trước đồng thời mở ra ngoài thành Bài bộ, thân

trên hơi vặn sang trái, cạnh ngón cái của bàn tay trái đẩy xuống dưới bên trái. Tay phải cũng đồng thời

xoay ngón tay xuống dưới, luồn xuống phía dưới của bàn tay trái đẩy ra phía trước. Mắt nhìn thẳng (hình

2).

Page 74: Bat Quai Chuong

3. Dao tử toàn thiên (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, người vặn sang trái. Chưởng phải giao nhau với mặt ngoài của cổ tay trái, ngón tay hướng lên

cao, đẩy ngược ra phía trước, khi chưởng phải đưa lên cao, chưởng trái hạ xuống ở trước bụng, lúc này

mu chưởng phải hướng về phía trước, tâm chưởng trái hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình

3).

- Chú ý và yếu lĩnh:

1) Hai gối khuỵu xuống, hướng vào nhau chứ không phải mở ra.

2) Hai khuỷu tay đều hơi co lại.

Page 75: Bat Quai Chuong

4. Bạch xà miên thân (phải):

Hai chân giữ nguyên, chưởng phải đánh một vòng tròn nhỏ ở trên đầu sang bên trái rồi đẩy thành Thác

chưởng, đồng thời thân trên vặn sang trái, chưởng trái hạ xuống ở trước bụng, đẩy ngược ra sau lưng, tâm

chưởng hướng ra ngoài, mắt nhìn chưởng trái (hình 4).

- Chú ý và yếu lĩnh:

1) Chưởng trái đẩy ngược ra sau lưng giống như cuộn quanh eo.

2) Thân trên phải vặn eo.

3) Hai cổ tay vươn thẳng.

5. Hoài trung bão nguyệt (trái): Chân trái từ ở phía sau thân người, bước về phía trước bên phải một

bước, người xoay sang trái. Khi người xoay qua bên trái, chân phải bước theo người, ngón chân hướng

vào trong thành Khấu bộ, hai gối hơi rùn xuống, eo hơi trầm xuống, chưởng phải từ phía trên luồn qua

trước ngực thành Phủ chưởng đặt ở bên hông phải, chưởng trái từ ở phía sau lưng chuyển về phía trước

thân, tâm chưởng hướng vào trong, đẩy ra phía trước (hình 5,6).

Page 76: Bat Quai Chuong

6. Ngọc nữ hiến thư (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái nửa bước, tay phải co lại đặt ở phía

dưới cổ tay trái đẩy ra phía trước. Cạnh ngón tay út của chưởng trái hướng lên, đặt ở phía trước vai phải.

Mắt nhìn ngón tay phải (hình 7).

- Chú ý và vếu lĩnh:

1) Hai gối hơi rùn để cho trọng tâm ổn định.

2) Chưởng phải cao bằng mắt

7. Thái sơn áp đỉnh (phải):

Ngón chân phải xoáy vào trong thành Khấu bộ, ngón chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên hơi

vặn sang trái, đồng thời chưởng phải chuyển ra sau, tâm chưởng hướng lên đặt ở trên đầu. Tâm chưởng

trái hướng lên, đặt ở trước bụng. Mắt nhìn thẳng (hình 8).

8. Hắc hùng phản bối (trái): Chân phải bước sang chân trái một bước, thân trên xoay sang trái, hai gối

rùn xuống thành Kỵ mã thức, chưởng phải chuyển thành Phủ chưởng đặt ở phía dưới của bên phải, tay

trái cũng trở thành Phủ chưởng, đặt ở phía dưới của bên trái, hai ngón tay hướng vào nhau, đẩy xuống

phía dưới, mắt nhìn chưởng trái (hình 9).

- Chú ý và yếu lĩnh: Hai khuỷu tay hơi co lại

9. Hoàng ưng dao tố (phái):

Page 77: Bat Quai Chuong

Chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, chân phải thành Khấu bộ, thân bên xoay sang trái, đồng thời ngón tay

trái vươn ra phía trước, chưởng phải đặt ở phía dưới chưởng trái, ngón tay hướng lên, đẩy xéo về phía

trước. Khi chưởng phải đẩy ra phía trước, chưởng trái rút lại ở eo. Mắt nhìn ngón tay phải (hình 10).

- Chú ý và yếu lĩnh: Tay trái chụp cổ tay của đối phương, chưởng phải đánh xỉa vào mặt của đối phương.

Hai khuỷu tay hơi co lại rũ xuống, vai trầm xuống.

10. Hoàng ưng dao tố (trái): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước, hai gối hơi rùn, ngón tay

của chưởng phải hướng lên, đồng thời đẩy ra phía trước, chưởng trái rút lại ở eo, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 11).

11. Viên hầu trích quả (trái): Mũi chân phải xoáy vào trong thành Khâu bộ, mũi chân trái xoáy ra ngoài

thành Bài bộ, thân trên xoay sang trái rồi xoay ra phía sau, ngón trỏ và ngón giữa của tay trái khép lại

(đây gọi là Kiếm quyết chỉ, ba ngón còn lại co vào trong), xỉa ra phía trước (tâm chưởng hướng lên),

chưởng phải đồng thời đẩy ra phía trước, mắt nhìn ngón tay trái, khuỷu tay trái co lại trầm xuống (hình

12).

12. Viên hầu tọa động (trái): Chân trái rê ra sau nửa bước, đứng trên mũi chân, chân phải khuỵu xuống,

eo hơi cong (đây gọi là Kê đăng bộ), chưởng phải giữ nguyên, kiếm quyết trên tay trái co lại phụ ở vai trái

(hình 13).

Page 78: Bat Quai Chuong

13. Kỳ lân thổ thư (phải): Chân trái bước về phía trước nửa bước, tiếp theo chân phải cũng tiến về phía

trước nửa bước, khi chân phải tiến về phía trước, gối trái rút lên thành Độc lập thức, tâm chưởng phải

hướng lên, đẩy ra phía trước, tay trái bỏ kiếm quyết chỉ, lòng bàn tay hướng xuống, rút về thủ ở eo trái,

khuỷu tay phải hạ xuống, khuỷu tay trái cũng co lại, mắt nhìn ngón tay phải (hình 14).

14. Phi yến sao thủy (trái): Chân trái vươn ra phía sau, mũi chân xáy vào trong thành Khâu bộ, chân

phải đồng thời cũng xoáy ra ngoài thành Bài bộ, lúc này gối phải hơi rùn xuống gọi là Phốc thoái thức.

Đồng thời tay phải xoáy vặn vào trong cho lòng bàn tay hướng lên rồi vươn ra phía trước, tay trái cũng

đẩy xoáy men theo chân trái cho lòng bàn tay hướng lên vươn ra phía trước. Thân người hơi chồm về phía

trước, mắt nhìn chưởng trái (như hình 15).

- Chú ý và yếu lĩnh: Cố gắng ngồi xuống.

15. Hoài trung bão nguyệt (trái): Gối phải vươn thẳng về phía trước, thân trên đứng thẳng dậy, mũi

chân hướng vào trong thành Bài bộ, mũi chân phải hướng vào trong thành Khâu bộ, hai gối hơi rùn,

chưởng phải chuyển thành Phủ chưởng đặt ở eo phải, khuỷu tay trái co lại, lòng bàn tay hướng vào trong,

đẩy ra phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 16).

Page 79: Bat Quai Chuong

16. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, hai chân hơi

rùn, thân trên vặn sang trái, chưởng trái co lại rút về phía trước vai phải, tâm chưởng phải hướng lên xỉa

xuống nách trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 17).

17. Hồng nhạn xuất quần (phải).

a. Hai chân giữ nguyên, thân trên vặn sang phải, chưởng phải từ ở dưới nách trái đẩy lên phía bên phải,

chưởng trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải (như hình 18).

b. Thân trên vặn sang phải, chưởng phải hướng vào trong vòng tròn, chưởng trái đặt ở trước ngực, đè

xuống phía dưới (hình 19).

Page 80: Bat Quai Chuong

Động tác phía bên trái của chưởng thứ ba đến đây kết thúc, xoay người đi sang phải vòng tròn một vòng

rồi tiếp tục thực hiện động tác phía bên phải.

18. Tử yên phao vũ (trái): Bắt đầu từ vị trí khởi thức, chân trái bước về phía trước chân phải một bước

thành Đảo bát tự hình, cạnh ngón tay cái của chưởng phải hướng lên, luồn lên trên cổ tay trái đẩy lên phía

bên trái, cạnh ngón út của chưởng trái hướng lên, đẩy lên phía bên phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 20).

19. Bế môn thôi nguyệt (phải): Chân trái hơi rê về phía trước thành Bài bộ, thân trên hơi vặn sang phải,

cạnh ngón tay cái của bàn tay phải đẩy xuống dưới bên phải, tay trái cũng luồn qua tay phải đẩy về phía

trước (hình 21).

20. Dao tử toàn thiên (trái):

Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, người xoay sang

phải. Đồng thời, chưởng phải giao nhau với mặt ngoài của cổ tay trái, ngón tay hướng lên, đâm lên phía

trên cao, chưởng phải rút về ở phía trước bụng. Đồng thời mu chưởng trái hướng về phía trước, tâm

chưởng phải hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 22).

Page 81: Bat Quai Chuong

21. Bạch xà triền thân (trái): Hai chân đứng yên, chưởng trái đánh một vòng tròn nhỏ sang bên phải ở

trên đầu, tâm chưởng hướng lên, đồng thời thân trên vặn sang phải, chưởng phải đặt ở phía trước bụng

xoáy ra sau lưng, tâm chưởng hướng ra ngoài, mắt nhìn hướng của chưởng phải (hình 23,24).

22. Hoài trung bão nguyệt (phải): Chân phải ở phía sau người, bước một bước về phía bên trái của chân

trái, thân người xoay sang phải, chân trái xoay theo người, mũi chân xoáy vào trong thành Khâu bộ, hai

gối hơi rùn, hơi ngồi xuống, đồng thời chưởng trái từ phía trên vòng qua trước ngực thành Phủ chưởng,

đặt ở bên hông trái, chưởng phải từ ở phía sau lưng vặn xoáy về phía trước, tâm chưởng hướng vào trong

(hình 25).

23. Ngọc nữ hiến thư (trái): Chân trái bước ra phía trước chân phải nửa bước, khuỷu tay trái hơi rùn,

luồn xuống, chưởng tay phải đâm ra phía trước. Cạnh ngón út của chưởng phải vẫn xoáy lên, thu về ở

ngoài vai trái. Mắt nhìn ngón tay trái (hình 26).

Page 82: Bat Quai Chuong

24. Thái sơn áp đỉnh (trái): Chân trái thành Khấu bộ, chân phải thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải,

đồng thời chưởng trái từ bên trái xoáy ra phía sau, tâm chưởng hướng lên, đặt ở trên đỉnh đầu, chưởng

phải từ mặt ngoài của vai trái lướt về phía trước bụng, hai mắt nhìn thẳng (hình 27).

25. Hắc hùng phản bối (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước, thân trên xoay sang

phải, hai gối hơi rùn thành Kỵ mã thức, chưởng trái thành Phù chưởng, đặt ở phía dưới của bên trái,

chưởng phải cũng thành Phù chưởng, đặt ở phía dưới của bên phải, hai ngón tay hướng vào nhau, cả hai

tay đè xuống. Mắt nhìn chưởng phải (hình 28).

26. Hoàng ưng dao tố (trái): Chân phải thành Bài bộ, chân trái thành Khâu bộ, thân trên xoay sang trái,

ngón tay phải hướng lên, rút về phía trước bụng, ngón tay cái hướng lên, từ ở phía dưới của bên phải đẩy

xéo ra phía trước. Khi chưởng trái đẩy xéo ra, chưởng phải rút về ở eo phải, mắt nhìn ngón tay trái (hình

29).

27. Hoàng ưng dao tố (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước, hai gối hơi rùn, ngón

tay phải hướng lên, đẩy về phía trước, chưởng trái thủ ở eo phải (hình 30).

Page 83: Bat Quai Chuong

28. Viên hầu trích quả (phải): Chân trái thành Khấu bộ, chân phải thành Bài bộ, thân trên vặn sang phải

rồi xoay ra sau, tay phải thành Kiếm quyết chỉ, tâm chưởng hướng lên, đánh ra phía trước (hình 31).

29. Viên hầu tọa động (phải): Chân phải lui ra phía sau nửa bước, đứng trên ngón chân, gối trái hơi rùn

xuống, chưởng trái giữ nguyên, chưởng phải thành Kiếm quyết chỉ đặt ở bên vai phải (hình 32).

30. Kỳ lân thổ thư (trái): Chân phải bước về phía trước nửa bước, tiếp theo chân trái bước về phía trước

một bước, chân phải nâng lên thành Độc lập thức, tâm chưởng trái hướng lên, đẩy ra phía trước, tay phải

Page 84: Bat Quai Chuong

mở Kiếm quyết chỉ ra, tâm chưởng hướng xuống, rút về phía sau eo phải, khuỷu tay trái hạ xuống, khuỷu

tay phải cũng hơi cong, mắt nhìn ngón tay trái (hình 33).

31. Phi yến sao thuỷ (phải): Chân phải vươn sang phải thành Khấu bộ, chân trái cũng thành Khấ bộ, lúc

này gối trái co lại ngồi xuống thành Phốc thoái thức, đồng thời chưởng trái vặn xoáy vào trong, tâm

chưởng hướng lên, vươn thẳng ra, tay phải cũng cũng vặn theo chân phải, tâm chưởng hướng lên, tay phải

vươn ra, thân người hơi chồm về phía trước, đầu hướng sang phải, mắt nhìn chưởng phải (hình 34).

32. Hoài trung bão nguyệt (phải): Gối trái vươn thẳng dậy, thân trên đứng thẳng dậy, chân phải thành

Bài bộ, chân trái thành Khấu bộ, hai gối hơi co lại, chưởng trái thành Phủ chưởng đặt ở eo trái, khuỷu tay

phải co lại, tâm chưởng hướng vào trong đẩy ra phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 35).

33. Dịp để tàn hoa (phải): Chân trái bước về phía trước, chân phải một bước thành Khấu bộ, hai gối hơi

rùn, thân trên vặn sang phải, chưởng phải rút lại ở phía trước vai trái, tâm chưởng trái hướng lên đâm

xuống be sườn phải, mắt nhìn ngón tay trái (hình 36).

34. Hồng nhạn xuất quần (trái).

Page 85: Bat Quai Chuong

a. Hai chân đứng yên, thân trên xoay sang trái, chưởng trái từ ở phía dưới cổ tay phải rê lên bên trái, tay

phải rê vào mặt trong của khuỷu tay trái (hình 37).

b. Thân trên lại vặn sang trái, chưỏng trái hướng vào tâm vòng tròn, chưởng phải đè xuống ở trước ngực

(hình 38).

Động tác của chưởng thứ ba đã kết thúc, đi một vòng sang trái rồi thực hiện chưởng thứ tư.

IV. Chưởng thứ tư

1. Tử yến phao vũ (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, cạnh chưởng trái hướng lên, đi vòng lên cổ tay phải đẩy sang bên phải, cạnh ngón út của bàn

tay phải hướng lên, từ phía dưới của cổ tay trái đẩy sang bên trái. Hai tay giao nhau trên dưới. Đầu nhìn

sang phái, mắt nhìn ngón tay trái (hình 1).

2. Bế môn thôi nguyệt (trái): Chân phải hơi tiến về phía trước thành Bài bộ, thân trên vặn sang trái, ngón

tay cái của bàn tay trái hướng xuống, đẩy sang bên trái. Ngón tay phải cũng hướng xuống, luồn xuống

bàn tay trái đẩy ra phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 2).

Page 86: Bat Quai Chuong

3. Cẩm kết thúc triệt bàn (phải): Chưởng trái từ phía trên luồn qua trước ngực, khuỷu tay hơi co lại giữ

ở eo trái, thân trên xoay sang phải, chân phải vươn sang bên phải, chân trái hướng vào trong, gối trái gập

lại rồi ngồi xuống. Chưởng phải phối hợp với động tác của chân phải đẩy men theo chân phải, tâm

chưởng hướng lên động tác vươn ra phía trước, thân trên hơi chồm về phía trước, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 3).

4. Di hoa tuyết típ mộc (phải): Chân phải thành Khấu bộ, thân trên vươn thẳng dậy, gối trái vươn thẳng

dậy bước về phía trước nửa bước. Chưởng phải đưa lên cao ở phía trước đầu như đang đẩy một vật,

chưởng trái hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 4).

Page 87: Bat Quai Chuong

5. Não hậu trích huy (trái).

a. Chân trái bước về phía trước chân phải, thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời thân người

xoay sang phải, tâm chưởng trái hướng lên, đâm xuống nách phải. Tay phải hướng về phía trước, mắt

nhìn ngón tay cái (hình 5).

b. Hai chân giữ nguyên, cổ tay phải giao nhau với cổ tay trái ở phía trước ngực, chưởng trái rê xéo lên

bên trái, thân trên phối hợp động tác của tay trái vặn sang trái, mắt nhìn chưởng trái, khuỷu tay co lại, bàn

tay đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái (hình 6).

Page 88: Bat Quai Chuong

c. Tiếp theo chưởng trái đánh một vòng ra sau đầu, tâm chưởng hướng lên, tâm chưởng phải hướng lên,

đặt ở phía trước bụng, hai mắt nhìn thẳng về phía trước (hình 7).

6. Độc đạo hoành vân (trái): Chân phải thành Bài bộ, chân trái bước về phía trước chân phải một bước,

gối phải rùn xuống chịu sức nặng của toàn thân. Tâm chưởng trái hướng xuống, thành Tra hoành chưởng

(tức là cạnh ngón cái hướng xuống), tâm chưởng phải hướng xuống, đặt ở eo phải, mắt nhìn ngón tay trái

(hình 8).

Page 89: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Khuỷu tay phải thành một góc tù, chưởng trái đối xứng trên dưới với chân trái.

7. Cẩm kê triệt bàn (phải): Khuỷu tay trái co lại, chưởng trái đặt ở eo trái, đồng thời chân phải vươn

sang bên phải, chân trái thành Khâu bộ, gối trái co lại ngồi xuống, chưởng phải vươn về phía trước men

theo chân phải, tâm chưởng hướng ra ngoài. Thân trên hơi chồm về phía trước, đầu hướng sang phải, mắt

nhìn chưởng phải (hình 9).

8. Di hoa típ mộc (phải): Chân trái thành Bài bộ, thân trên vươn dậy, gối phải vươn thẳng ra đứng dậy,

đồng thời tiến về phía trước nửa bước. Tay phải vặn ra ngoài cho tâm chưởng hướng lên, thành Thác

chưởng, đẩy lên cao bằng đầu. Chưởng trái hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 10).

9. Ô long triền yêu (trái).

a. Chân trái tiến về phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ và là bạt Đảo bát tự hình, hai gối hơi

rùn, hướng vào nhau, tay trái vặn cho tâm chưởng hướng lên, từ ở phía dưới cổ tay phải hướng lên, khuỷu

tay co thành một góc vuông thành Thác chưởng. Khuỷu tay phải co lại rê vào mặt trong của khuỷu tay

trái, người xoay sang, mắt nhìn chưởng trái (hình 11).

b. Chưởng trái từ bên bái rê sang phải ở sau đầu (lúc này ngón tay cái hướng xuống, tâm chưởng hướng ra

ngoài). Hai chân đứng yên, thân trên hướng sang phải, đồng thời, chưởng phải từ ở phía trước thân, luồn

qua trước bụng, khuỷu tay phải co lại, thân người xoay ra sau.

Mu chưởng phải như ép sát vào người, ngón tay cái hướng lên, đầu hướng sang phải, mắt nhìn chưởng

phải (hình 12).

Page 90: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Hai khớp vai phải mềm mại, động tác của hai chưởng và xoay người phải hài hòa với

nhau.

10. Tẩu mã hoạt hiệp (phải): Chân phải bước về phía trước của bên phải nửa bước, thân trên rê về phía

trước, chưởng phải từ ở phía sau người đẩy lên gần bằng đỉnh đầu, lúc này tâm chưởng phải hướng vào

trong, ngón tay hướng lên, chưởng trái hơi co lại, tạo thành Phủ chưởng ở phía trước ngực, ngón tay cái

hướng xuống, tâm chưởng hướng xéo ra ngoài, mắt nhìn chưởng phải (hình 13).

Page 91: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Hai khuỷu đều co lại, hai chân thành hình vòng cung.

11. Hành bộ liêu y (phải): Chân trái thành Khâu bộ, thân trên xoay sang trái, gối trái vươn thẳng về phía

trước cùa bên trái nửa bước, gối phải hơi rùn lại, khuyu tay phải co lại, chưởng phải thành Phủ chưởng

đặt ở bên phải của bụng. Chưởng trái từ ở phía trước thân xoay sang trái, tâm chưởng hướng lên. Lúc này,

thân trên chồm về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 14).

12. Thôi sơn nhập hải (phải): Chưởng trái từ ở phía dưới xoay vào trong hướng lên, khuỷu tay co lại,

thành Thác chưởng giơ cao ở đỉnh đầu, chân trái thành Bài bộ, thân trên xoay sang trái. Chân trái bước về

phía trước một bước, hai gối hơi co lại. Đồng thời, ngón tay phải hướng lên bẻ ngang ra phía trước, mắt

nhìn ngón tay phải (hình 15).

Page 92: Bat Quai Chuong

13. Biên phúc lạc địa (phải).

a. Chân phải bước ra sau chân trái rồi hơi ngồi xuống, ngón chân trái hướng vào tám vòng tròn, gót chân

phải nhón lên, chạm với mặt trong của gối trái, khuỷu tay phải co lại hướng lên trên thành Thác chưởng,

ngón tay cái hướng vào mặt. Tâm chưởng trái hướng lên, đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải (hình 16).

b. Thác chưởng trên tay phải vặn sang trái, vặn đến phía trước thì vươn thẳng ra, tâm chưởng hướng lên,

chưởng trái cũng vặn ra đến phía sau thì vươn thẳng ra, tâm chưởng hướng lên, lúc này hai chân vẫn

không thay đổi, mắt nhìn tay phải (hình 17).

Page 93: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh:

1) Khi thực hiện Yết bộ, hai chân phải hoàn toàn giao nhau.

2) Động tác vặn của các chưởng phải trong búp bê phải dùng khớp cổ tay làm trụ.

14. Phi yến sao thủy (phải): Chân trái bước về phía trước của bên trái vươn thẳng gối ra thành Khâu bộ,

gót chân phải hạ xuống, co gối lại thành Phốc bộ, chưởng trái đặt ngang với chân trái, đầu quay sang trái,

mắt nhìn chưởng trái (hình 18).

15. Hoài trung bão nguyệt (trái): Gối phải vươn thẳng dậy, người đứng thẳng dậy, chân trái thành Bài

bộ, hai gối hơi rùn, Phủ chưởng của tay phải đặt ở eo phải, khuỷu tay trái co lại, tâm chưởng hướng vào

trong, đẩy về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 19).

16. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, hai gối hơi

rùn, thân trên vặn sang trái, chưởng trái đặt ở phía trước vai phải, tâm chưởng phải hướng lên, chưởng

phải đâm xuống nách trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 20).

17. Hồng Nhạn xuất quân (phải).

Page 94: Bat Quai Chuong

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang phải, chưởng phải từ ở dưới nách trái rê lên phía bên phải,

chưởng trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải (hình 21).

b. Thân trên lại vặn sang phải, chưởng phải hướng vào tâm của vòng tròn, chưởng trái đặt ở trước ngực,

tâm chưởng hướng xuống, mắt nhìn ngón tay phải (hình 22).

Động tác bên trái của chưởng thứ tư đã chấm dứt. Sau khi đi một vòng sang phải thì tiến hành luyện tập

động tác bên phải.

18. Tử yến phao vũ (trái): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, cạnh ngón tay cái của chưởng phải hướng lên, luồn qua cổ tay trái đẩy sang trái. Cạnh ngón út

của bàn tay trái hướng lên, từ ở phía dưới của cổ tay phải, đẩy sang phải, hai tay giao nhau trên dưới, đầu

quay sang trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 23).

19. Bế môn thôi nguyệt (phải): Chân phải hơi rê về phía trước thành Bài bộ, thân trên vặn sang phải,

ngón tay cái của bàn tay phải hướng xuống, đẩy sang bên phải. Tay cái luồn xuống bàn tay phải đẩy về

phía trước, mắt nhìn tay trái (hình 24).

Page 95: Bat Quai Chuong

20. Cẩm kê triệt bàn (trái): Chưởng phải từ trên luồn qua phía ngực, khuỷu tay co lại đặt ở eo phải,

đồng thời thân trên vặn sang trái, chân trái vươn sang trái, gối phải khuỵu sâu, ngồi xuống, chưởng trái

phối hợp với động tác của chân trái xoáy vặn vào trong men theo chân trái, tâm chưởng hướng lên. Thân

trên hơi chồm về phía trước, mắt nhìn ngón tay cái (hình 25).

21. Di hoa típ mộc (trái): Chân trái thành Bài bộ, gối phải vươn thẳng ra, tiến về phía trước nửa bước.

Tay trái vặn ra ngoài, tâm chưởng hướng lên, đẩy lên cao bằng đầu như đang dẩy một vật, mắt nhìn

chưởng trái (hình 26).

Page 96: Bat Quai Chuong

22. Não hậu kích huy (phải).

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời thân

người xoay sang trái, chưởng phải ngửa lên, đâm xuống nách trái. Tay trái hướng về phía trước, mắt nhìn

ngón tay phải (hình 27).

b. Hai chân đứng yên, cổ tay phải giao nhau ở dưới cổ tay trái, chưởng phải rê xéo lên phía bên trái.

Người phối hợp với động tác của tay phải vặn sang phải, mắt nhìn chưởng phải. Khuỷu tay trái co lại,

chưởng phải đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải (hình 28).

c. Tiếp theo chưởng phải phất ra phía sau đầu, tâm chưởng hướng lên, chưởng trái ngửa tâm lên, đặt ở

trước bụng, hai mắt nhìn thẳng (hình 29).

Page 97: Bat Quai Chuong

23. Độc đạo hoành vân (phải): Chân trái thành Bài bộ, chân phải bước về phía trước chân trái một bước,

gối trái hơi rùn, chịu sức nặng của toàn thân, thân trên vặn sang phải. Tiếp theo chưởng phải úp tâm

xuống thành Hoành chưởng, tâm chưởng trái úp xuống đặt ở eo trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 30).

24. Cẩm kê triệt bàn (trái): Khuỷu tay phải co lại, chưởng phải đặt ở eo phải, đồng thời, chân trái vươn

sang trái, chân phải thành Khâu bộ, gối rùn xuống, ngồi gối xuống, chưởng trái vặn xoáy về phía trước

men theo chân trái, tâm chưởng hướng lên, thân người hơi chồm về trước, đầu quay sang trái, mắt nhìn

chưởng trái (hình 31).

Page 98: Bat Quai Chuong

25. Di hoa típ mộc (trái): Chân trái thành Bài bộ, thân trên vươn người dậy, gối phải vươn thẳng dậy rồi

bước về phía trước nửa bước, tay trái vặn xoáy ra ngoài cho tâm chưởng hướng lên thành Thác chưởng,

cao bằng đầu. Chưởng phải hướng về trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 32).

26. Ô long triền yêu (phải).

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, hai gối hơi rùn

xuống, hướng vào nhau, tâm chưởng phải hướng lên, chưởng phải từ ở dưới cổ tay trái co lên thành một

góc vuông, bàn tay chuyển thành Thác chưởng. Khuỷu tay trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải, người

xoay sang phải, mắt nhìn tay phải (hình 33).

b. Chưởng phải từ bên phải rê ra sau đầu, chuyển sang bên trái (lúc này ngón tay cái hướng xuống, tâm

chưởng hướng ra ngoài). Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang trái, đồng thời, chưởng trái từ ở phía

trước thân hạ xuống bụng, sau đó vươn ra phía sau người. Mu chưởng trái đặt ở bên người, ngón tay cái

hướng lên. Đầu quay sang trái, mắt nhìn theo hướng chưởng trái (hình 34).

Page 99: Bat Quai Chuong

27. Tẩu mã hoạt hiệp (trái): Chân trái bước về phía trước của bên trái nửa bước, thân trên rê về phía

trước, đồng thời chưởng trái từ ở phía sau giơ cao bằng đỉnh đầu. Lúc này tâm chưởng trái hướng vào

trong, ngón tay hướng lên, khuỷu tay phái co lại, từ phía trên hướng xuống phía trước ngực thành Phủ

chưởng, ngón tay cái hướng xuống, tâm chưởng hướng xéo ra ngoài (hình 35).

28. Hành bộ lưu ý (phải): Chân trái thành Khâu bộ, thân trên xoay sang phải, gối phải vươn thẳng sang

bên phải, tiến về phía trước nửa bước, gối trái rùn xuống, khuỷu tay trái co lại, hạ xuống ở trước thân

thành Phủ chưởng, đặt ở bên hông trái. Chưởng phải từ ở phía trước thân xoay sang phải, tâm chưởng

hướng lên. Lúc này thân trên chồm về phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 36).

Page 100: Bat Quai Chuong

29. Thôi sơn nhập hải (trái): Chưởng phải từ phía dưới xoáy vào trong, khuỷu tay co lại thành Thác

chưởng cạo quá đầu, chân phải thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải. Chân trái bước về phía trước một

bước, hai gối hơi rùm Đồng thời, chưởng trái hướng ngón tay lên, đẩy thẳng ra phía trước, mắt nhìn ngón

tay của tay trái (hình 37).

30. Biên phúc lạc địa (trái)

a. Chân trái bước lùi ra sau chân phải một bước, chân phải hướng vào tâm vòng tròn, chân trái nhón gót

lên, bắp chân chạm với mặt trong đầu gối phải (gọi là Yết bộ) đồng thời, khuỷu tay trái co lại thành Thác

chưởng giơ cao ở trước đầu, ngón tay cái cùng hướng với mặt. Tâm chưởng phải hướng lên, đặt ở mặt

trong của khuỷu tay trái, mắt nhìn chưởng trái (hình 38).

Page 101: Bat Quai Chuong

b. Thác chưởng trên tay trái vặn sang phải, cho đến phía trước thì tâm chưởng hướng lên, chưởng phải thì

xoay ra sau, tâm chưởng hướng lên, đồng thời hai chân đứng yên, eo hơi rùn xuống so với thức trước, mắt

nhìn chưởng trái (hình 39).

31. Phi yến sao thủy (phải): Chân phải bước về phía trước, gối vươn thẳng ra thành Khâu bộ, chân trái

hạ gót xuống, gối co lại thành Phốc bộ, chưởng phải hạ xuống ngang chân phải, đầu quay sang phải, mắt

nhìn sang chưởng phải (hình40).

32. Hoài trung bão nguyệt (phải): Gia tăng vươn thẳng ra, thân trên đứng thẳng dậy, chân phải thành

Bài bộ, chân trái thành Khâu bộ, hai gối hơi rùn, tay trái thành Phủ chưởng, đặt ở trước bụng, khuỷu tay

phải co lại, tâm chưởng hướng vào trong, đẩy ra phía trước, mắt nhìn chưởng phải (hình 41).

Page 102: Bat Quai Chuong

Động tác của chưởng thứ tư đã kết thúc.

V. Chưởng thứ năm

1. Viên hầu thâu đào (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khấu bộ, thân trên

xoay sang phải, hai gối hơi rùn, đồng thời tâm chưởng trái hướng xuống, từ khuỷu tay phải đẩy sang phải.

Tâm chưởng phải hướng xuống, đặt ở phía trước vai trái. Mắt nhìn ngón tay của bàn tay trái (hình 1).

- Chú ý và yếu lĩnh: Khi thân trên xoay sang phải, hai khuỷu trái phải co ở phía trước ngực như đang ôm

một vật.

Page 103: Bat Quai Chuong

2. Viên hầu hiến quả (trái): Chân trái thành Bài bộ, chân phải thành Khấu bộ, thân trên xoay sang trái,

hai khuỷu trái phải đặt ở trước ngực, mặt trong của cổ tay hợp vào nhau, tâm chưởng hướng lên; hai mắt

nhìn về phía trước của hai tay (hình 2).

- Chú ý và yếu lĩnh: Hai chưởng cao bằng vai, hai chưởng như đang nâng một vật.

3. Đại bàng triển xí (trái): Hai chân đứng yên, hai tay vẫn giữ Thác chưởng mở ra hai bên, mắt nhìn

chưởng trái, hai khuỷu tay chùng xuống, hơi thấp hơn vai (hình 3). (Bắt đầu từ tư thế này, đầu tiên chân

trái thành Bài bộ, chân phải tiến về phía trước một bước, đi một vòng tròn rồi thực hiện động tác tiếp

theo).

4. Thập tự ban lâu (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, hai gối hơi rùn, khuỷu tay phải co lại, từ bên phải đưa ngang sang trái, khuỷu tay trái cũng co

lại từ bên trái đưa ngang sang phải. Hai cổ tay giao nhau thành hình chữ thập, hai khuỷu tay hơi chùng

xuống, mắt nhìn ngón tay trái (hình 4).

Page 104: Bat Quai Chuong

5. Thuận thế liêu y (trái): Thân trên xoay sang trái, chân trái bước về phía trước nửa bước, chân phải

cũng bước về phía trước nửa bước hai gối hơi rùn Chưởng trái chuyển ngang sang trái, chưởng phải cũng

chuyển ngang theo chưởng trái, đặt ở phía dưới mặt trong của khuỷu tay trái. Hai tâm chưởng đều hướng

lên, mắt nhìn ngón tay trái. Hai chưởng cao bằng ngực (hình 5).

6. Hoành tảo thiên quân (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Bài bộ, tay phải

co lại, đưa lên phía trên của bên phải, chưởng trái cũng co khuỷu lại đưa rê theo khuỷu tay phải, mắt nhìn

ngón tay phải (hình 6).

7. Hoành tảo thiên quân (trái): Thân trên xoay sang trái, chân phải chuyển thành Khấu bộ, hai gối hơi

co. Khuỷu tay trái hạ xuống, đưa ngang qua phía sau của bên trái, chưởng trái cũng đi theo động tác của

tay trái, rê sang bên trái, rồi sau đó rê xuống khuỷu tay phải, mắt nhìn ngón tay trái (hình 7).

Page 105: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Tay trái hơi thấp hơn vai.

8. Dao tử phản thân (phải):

a. Chân trái làm trụ, thân trên xoay sang phải, chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành

Khấu bộ, khi thân trên xoay sang phải, chưởng phải từ phía dưới khuỷu tay trái đẩy ra, chưởng trái rê

sang phải đặt ở phía trước vai phải, hai tâm chưởng hướng lên, mắt nhìn ngón tay trái (hình 8)

b. Chân phải thành Khâu bộ, thân trên xoay sang trái, chưởng phải vặn ngược lại đặt ở trên đầu. Ngón tay

cái hướng xuống, tâm chưởng hướng ra ngoài, tâm chưởng trái hướng lên, đặt ở bụng trái, hai mắt nhìn

ngang sang bên trái (hình 9).

- Chú ý và yếu lĩnh: Động tác của bước thứ hai phải liên tục với nhau. Động tác xoay người sang trái

trong bước thứ hai rất quan trọng.

9. Cẩm kê tranh đấu (trái):

a. Gót chân phải xoáy ra ngoài, thân trên xoay sang trái, mũi chân trái nhón lên, đặt ngang với chân phải,

hai gối hơi rùn. Đồng thời, cạnh ngón tay cái của hai bàn tay hướng lên, đặt ở hai eo, mắt nhìn về phía

trước (hình 10).

Page 106: Bat Quai Chuong

b. Chân trái bước về phía trước một bước, chân phải cũng bước về phía trước nửa bước, hai chân hơi rùn,

trọng tâm rê ra tới chân sau. Hai tay vươn về phía trước, hai chưởng đẩy ra phía trước. Hai tay nằm song

song với mặt đất, mắt nhìn hai chưởng (hình 11).

10. Hoài trung bão nguyệt (trái): Chân trái bước về phía trước một bước dài, người xoay sang trái, lúc

này chân phải thành Khấu bộ, hai gối hơi rùn, đồng thời chưởng phải úp xuống, đặt ở eo phải, khuỷu tay

trái co lại như ôm một vật, mu bàn tay hướng ra ngoài, phất về phía trước, mắt nhìn ngón tay trái (hình

12).

Động tác bên trái của chưởng thứ năm đã kết thúc.

11. Viên hầu thâu đào (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, thân trên

xoay sang trái, hai chân hơi rùn, tâm chưởng phải hướng xuống, từ khuỷu tay trái đẩy xuống nách trái.

Tâm chưởng trái hướng xuống, chưởng trái đặt ở trước vai phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 13).

12. Viên hầu hiến quả (phải): Chân phải thành Bài bộ, chân trái thành Khấu bộ, thân trên xoay sang

phải, hai khuỷu tay trái phải đặt ở phía trước ngực, hai cổ tay hợp vào nhau, tâm chưởng hướng lên, hai

mắt nhìn về phía trước (hình 14).

Page 107: Bat Quai Chuong

13. Đại bàng triển xí: Thác chưởng của hai tay mở ngang ra hai bên, mắt nhìn chưởng phải. Hai khuỷu

tay rũ xuống hai chưởng hơi thấp hơn vai (hình 15).

Bắt đầu từ thế này, trước tiên chân phải thành Bài bộ, sau đó chân trái tiến về phía trước một bước, sau

khi đi một vòng thì tiếp tục động tác tiếp theo.

14. Thập tự ban lâu (trái): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo

bát tự hình, hai gối hơi rùn xuống, hai khuỷu tay co lại. Từ bên trái tay trái rê ngang sang phải, ngoài ra

tay phải rê lên cổ tay trái. Hai cổ tay giao nhau thành hình chữ thập, khuỷu tay rũ xuống, mắt nhìn ngón

tay phải (hình 16).

Page 108: Bat Quai Chuong

15. Thuận thế lĩnh y (trái): Thân trên xoay sang phải, chân phải bước về phía trước nửa bước, chân trái

cũng bước về phía trước nửa bước, hai gối hơi rùn.

Đồng thời chưởng phải rê ngang sang phải, chưởng trái đi theo động tác của chưởng phải, đặt xuống mặt

trong của khuỷu tay phải. Hai tâm chưởng đều hướng lên, mắt nhìn ngón tay phải. Hai chưởng cao bằng

ngực (hình 17).

16. Hoành tảo thiên quân (trái): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Bài bộ, chưởng

trái đưa ngang ra phía sau của bên trái, chưởng phải cũng rê xuống dưới khuỷu tay trái, mắt nhìn ngón tay

trái (hình 18).

17. Hoành tảo thiên quân (phải): Thân trên xoay sang phải, chân trái thành Khấu bộ, hai gối hơi rùn

xuống, chưởng phải phất ra phía sau của bên phải, chưởng trái cũng đi theo cảm thấy của chưởng phải, rê

xuống khuỷu tay phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 19).

Page 109: Bat Quai Chuong

18. Dao tử phản thân (trái):

a. Thân trên xoay ra sau, chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ, hai gối hơi rùn,

khi thân trên hướng ra sau, chưởng trái từ phía dưới của khuỷu tay phải đẩy sang bên phải, chưởng phải rê

sang trái, đặt ở phía trước vai trái, hai tâm chưởng hướng lên, mắt nhìn ngón tay phải (hình 20).

b. Chân trái thành Khâu bộ, thân trên xoay sang phải, chưởng trái lật chưởng lại, đặt ở trên đầu. Ngón tay

cái hướng xuống, tâm chưởng hướng ra ngoài, chưởng phải đặt ở nách trái, mắt nhìn sang bên phải (hình

21).

Page 110: Bat Quai Chuong

19. Cẩm kê tránh đấu (phải):

a. Gót chân phải xoáy ra ngoài, thân trên xoay sang phải, chân phải đặt ngang với chân trái, mũi chân

nhón lên, hai gối hơi rùn, cạnh ngón tay cái của hai chưởng hướng lên, đặt ở hai bên eo, mắt nhìn thẳng

về phía trước (hình 22).

b. Chân phải tiến về phía trước một bước, gót chân trái đi theo chân phải tiến về phía trước nửa bước, hai

gối hơi rùn xuống, trọng tâm dồn sang chân sau. Hai khuỷu tay vươn ra, hai chưởng đẩy về phía trước và

nằm song song với mặt đất, mắt nhìn hai chưởng (hình 23).

Page 111: Bat Quai Chuong

20. Hoài trung bão nguyệt (phải): Chân phải lùi ra sau một bước, thân người xoay ra sau. Lúc này chân

trái thành khấu bộ, hai gối hơi rùn. Đồng thời tay trái chuyển thành Phủ chưởng đạt ở eo trái, tay phải co

lại như đang ôm một vật, cạnh ngón tay cái đẩy lật về phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 24).

21. Diệp để tàn hoa (phải): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành Khâu bộ, hai gối hơi

rùn thân trên vặn sang phải, chưởng phải đặt ở phía trước vai trái, tâm chưởng trái hướng lên, đâm xuống

nách phải, mắt nhìn ngón tay trái (hình 25).

Page 112: Bat Quai Chuong

22. Hồng nhạn lạc quần (phải):

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang trái, chưởng trái từ ở phía dưới cổ tay phải rê lên bên trái,

chưởng phải cũng rê vào mặt trong của khuỷu tay trái (hình 26).

b. Thân trên lại vặn sang trái, chưởng trái hướng vào tâm của vòng tròn, tay phải đặt ở phía trước ngực,

đè xuống phía dưới (hình 27).

Page 113: Bat Quai Chuong

Động tác của chưỏng thứ năm đã kết thúc. Bắt đầu từ tư thế này, chân trái chuyển thành Bài bộ, sau đó đi

một vòng tròn sang trái, thực hiện tiếp chưởng thứ sáu.

VI. Chưởng thứ sáu

1. Tử yến phao vũ (phải): Bắt đầu từ vị trí của khởi thức, chân phải bước về phía trước chân trái một

bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, cạnh ngón tay cái của chưởng trái hướng lên, luồn lên bên

trên của cổ tay phải đẩy sang phải. Cạnh ngón tay út của chưởng phải hướng lên, đẩy sang bên trái, mắt

nhìn ngón tay trái (hình 1).

2. Tê ngưu vọng nguyệt (trái): Chân trái bước về phía trước của bên trái một bước nhỏ, thân trên hơi

xoay sang trái, chưởng trái đặt ở phía trên của bên trái, lúc này ngón tay cái của chưởng trái hướng xuống,

tâm chưởng hướng ra ngoài. Ngón tay của chưởng phải hướng xuống, khuỷu tay phảỉ co lại đẩy sang trái,

mắt nhìn sang trái (hình 2).

- Chú ý và yếu lĩnh: Khuỷu tay phải chùng xuống, khuỷu tay trái tạo thành một góc tù.

3. Thiên vương thác tháp (phải): Chân phải bước về phía trước một bước, chưởng trái tạo thành một

vòng tròn nhỏ, chưởng phải giơ cao ngang vai, tạo thành Thác chưởng, mắt nhìn chưởng phải (hình 3).

Page 114: Bat Quai Chuong

4. Bạch xà thổ ân (trái):

a. Chân phải thành Khâu bộ, thân trên vặn sang trái, chân trái rê sang trái nửa bước, hai gối hơi rùn,

chưởng phải xoay một vòng tròn nhỏ sang phải, ngón tay cái hướng xuống, chuyển chưởng thành Kiếm

quyết chỉ, tâm chưởng hướng lên, đặt ở phía trước vai trái, mắt nhìn chưởng phải (hình 4).

b. Gối phải vươn thẳng, gối trái co lên cao, ngón chân trái hướng xuống, tạo thành thế độc lập, mặt quay

sang trái, tâm chưởng của Kiếm quyết phải hướng lên, khuỷu tay hướng xuống, đẩy về phía trước,

chưởng phải hơi vặn, sau đó chưởng phải đẩy lên phía sau (hình 5).

5. Mãnh hổ xuất giáp (trái): Chân trái lùi ra sau, người xoay ra phía sau, tiếp theo chân phải bước

về phía trước chân trái một bước, hai gối rùn xuống, khi người xoay ra phía sau, hai chưởng trước tiên đặt

trước bụng, khi chân phải bước về phía trước thì tay phải xoáy chưởng lên theo hình trôn ốc, ngón tay của

chưởng trái hướng lên phía trên, đẩy ra phía trước, mắt nhìn ngón tay trái (hình 6).

6. Cẩm kê triệt bàn (trái): Chưởng phải từ phía trên luồn qua trước ngực, khuỷu tay co lại, bàn tay đặt ở

eo phải, đồng thời thân trên xoay sang trái, chân trái bước về phía trước, ngón chân xoay hướng vào

Page 115: Bat Quai Chuong

trong; chân phải gập gối thấp, ngồi xuống, chưởng trái phối hợp với động tác của chân trái, vươn thẳng

men theo chân trái, thân trên hơi chồm về phía trước, mắt nhìn ngón tay trái (hình 7).

7. Di hoa típ mộc (trái): Ngón chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng dậy, gối phải

vươn thẳng dậy, sau đó bước về phía trước nửa bước, tay trái xoáy ra ngoài, tâm chưởng hướng lên, đẩy

lên cao ở trước đầu, chưởng phải vẫn giữ như thức trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 8).

8. Não hậu trích huy (phải):

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời

người xoay sang trái, tâm chưởng phải hướng lên, chưởng phải đâm xuống nách trái. Chưởng trái đặt ở

phía trước vai phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 9).

b. Hai chân đứng yên, cổ tay phải giao nhau với cổ tay trái ở phía dưới, chưởng phải đẩy xéo lên trên:

Thân trên phối hợp với động tác của tay phải, vặn sang phải, mắt nhìn chưởng phải. Khuỷu tay trái co lại,

chưởng trái đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải (hình 10).

c. Chưởng phải phất vòng ra sau đầu, tâm chưởng hướng lên, tay trái tâm chưởng hướng lên, đặt ở trước

bụng, mắt nhìn về phía trước (hình 11).

Page 116: Bat Quai Chuong

9. Hoài trung bão nguyệt (trái): Gối vươn thẳng dậy, người vươn thẳng dậy, mũi chân hướng ra ngoài

thành Bài bộ, mũi chân xoáy vào trong thành Khâu bộ, hai chân hơi rùn, tay phải thành Phủ chưởng đặt ở

eo phải; cổ tay trái co lại, tâm chưởng hướng vào trong đẩy ra phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 12).

10. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, hai gối hơi

rủn, thân trên xoay sang trái, chưởng trái đặt ở phía trước vai phải, tâm chưởng phải hướng lên đâm

xuống nách trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 13).

Page 117: Bat Quai Chuong

11. Hồng nhạn xuất quần (phải):

a. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang phải, chưởng phải từ ở dưới cổ tay trái rê lên phía bên phải,

chưởng trái rê vào mặt trong của khuỷu tay phải (hình 14).

b. Thân trên lại vặn sang phải, chưởng phải hướng vào tâm vòng tròn, tay trái đặt ở phía trước ngực đè

xuống (hình 15).

Động tác bên trái của chưởng thứ sáu đã hết, đi một vòng sang phải sau đó thực hiện động tác bên phải.

12. Tử yến phao vũ (trái): Bắt đầu từ khởi thức, chân trái bước về phía trước chân phải một bước thành

Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, ngón tay cái của chưởng phải hướng lên, luồn lên phía trên của cổ tay

Page 118: Bat Quai Chuong

trái đẩy sang trái, cạnh ngón tay út của bàn tay trái hướng lên, đẩy sang phải, mắt nhìn ngón tay phải

(hình 16).

13. Tê ngưu vọng nguyệt (phải): Chân phải hơi hướng sang phải, thân trên hơi vặn sang phải, đồng thời

chưởng phải đặt ở phía trên của bên phải, lúc này ngón tay cái của chưởng phải hướng xuống, tâm

chưởng hướng ra ngoài. Đầu ngón tay của chưởng trái hướng xuống, đẩy ngang sang phải, mắt nhìn sang

phải (hình 17).

14. Thiên vương thác tháp (trái): Chân trái bước về phía trước một bước, thân trên do chân phải chống

đỡ, chưởng phải xoay một vòng tròn nhỏ, khuỷu tay rũ xuống, tạo thành Thác chưởng ở phía trước mặt,

chưởng trái tạo thành Thác chưởng cao bằng vai, mắt nhìn chưởng trái (hình 18).

Page 119: Bat Quai Chuong

15. Bạch xà thổ ân (trái):

a. Chân trái thành Khấu bộ, thân trên vặn sang phải, chân phải rê sang trái, hai gối hơi rùn, chưởng trái

hơi xoay sang phải, ngón tay hướng xuống, chưởng phải thành Kiếm quyết chỉ, tâm chưởng hướng lên,

đặt ở trước vai phải, mắt nhìn chưởng trái (hình 19).

b. Chân trái vươn thẳng, gối phải nâng lên cao, mũi chân phải hướng xuống, chân trái đứng yên, người

xoay sang phải, tâm chưởng phải hướng lên, khuỷu tay chùng xuống, đẩy ra phía trước, chưởng trái hơi

xoáy, tâm chưởng hướng lên, đẩy ra phía sau (hình 20).

Page 120: Bat Quai Chuong

16. Mãnh hổ xuất giáp (phải): Chân phải hướng ra phía sau, người xoay ra phía sau, tiếp theo chân trái

bước về phía trước chân phải một bước, hai gối hơi rùn, khi người xoay hai chưởng đặt ở phía trước bụng,

khi chân trái tiến về phía trước, tay trái đẩy xoáy lên theo hình trôn ốc, ngón tay phải cũng hướng lên, đẩy

ra phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 21).

17. Cẩm kê triệt bàn (phải): chưởng trái luồn qua phía trước ngực, khuỷu tay co lại đặt ở eo trái, đồng

thời thân trên hướng sang phải, chân phải vươn sang phải, ngón chân trái xoáy vào trong, chân trái khuỵu

gối ngồi xuống. Tay phải phối hợp động tác của chân phải đẩy men thẳng ra phía trước theo chân phải,

thân trên chồm về phía trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 22).

18. Di hoa típ mộc (phải): Mũi chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng dậy, chân phải

cũng vươn thẳng dậy, sau đó tiến về phía trước nửa bước, tay phải xoáy ra ngoài, tâm chưởng hướng lên

đặt ở phía trước đầu tạo thành Thác chưởng. Chưởng trái hướng về phía trước, mắt nhìn chưởng phải

(hình 23).

Page 121: Bat Quai Chuong

19. Não hậu trích huy (trái):

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khâu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời

người xoay sang phải, tâm chưởng trái hướng lên, đâm xuống nách phải, chưởng phải đặt ở phía trước vai

trái, mắt nhìn ngón tay trái (hình 24).

b. Hai chân đứng yên, cổ tay trái giao nhau với cổ tay phải ở phía dưới, chưởng trái đẩy xéo lên phía bên

trái, thân trên phối hợp động tác của tay trái nhích sang bên trái, mắt nhìn chưởng trái. Khuỷu tay phải co

lại, chưởng phải đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái (hình 25).

Page 122: Bat Quai Chuong

c. Chưởng trái phất vòng ra ở phía sau đầu, tâm chưởng hướng lên, tâm chưởng phải cũng hướng lên,

chuyển về đặt ở phía trước bụng, mắt nhìn về phía trước (hình 26).

20. Hoài trung bão nguyệt (phải): Tay trái thành Thác chưởng đặt ở eo trái, mũi chân phải tiến về phía

trước thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải, đồng thời khuỷu tay phải tạo thành một góc tù, ngón tay cái

hướng lên chưởng phải đẩy thẳng ra ở phía trước ngực, mắt nhìn ngón tay cái của bàn tay trái (hình 27).

Page 123: Bat Quai Chuong

21. Diệp để tàn hoa (phải): Chân trái tiến một bước về phòng thủ, mũi chân hướng vào trong thành Khấu

bộ hai gối hơi rùn, thân trên vặn sang phải, ngón tay cái hướng xuống, khuỷu tay phải co lại, đặt ở bên

trái, tâm chưởng trái hướng lên, ngón tay xỉa xuống nách phải (hình 28).

VII. Chưởng thứ bảy

1. Sư tử bão cầu (trái): Chân trái thành Bài bộ, thân trên vặn sang trái, mặt hướng vào tâm vòng tròn,

chưởng trái xoáy tròn về hướng bên trái, tâm chưởng hướng vào vòng tròn, chưởng phải phối hợp với

động tác của chưởng trái, trước tiên hướng xuống rồi lập tức xoáy vặn lên trên, đặt ở trên đầu, tâm

chưởng hướng lên, mắt nhìn ngón tay trái. Lúc này khuỷu tay phải tạo thành một góc tù, cổ tay phải tạo

thành hình tròn (hình 1).

Page 124: Bat Quai Chuong

Tư thế này gọi là Sư tử bão cầu (sư tử ôm bóng), cũng là tư thế bắt đầu trong chưởng thứ bảy, bắt đầu từ

tư thế này, trước tiên chân phải bước về phía trước một bước, sau đó đi sang bên trái một vòng, rồi thực

hiện động tác tiếp theo.

2. Sư tử cổn cầu (phải):

a. Hai chưởng đồng thời đặt ở phía trước ngực, chưởng trái đặt ở dưới chưởng phải, ngón tay hướng lên,

mắt nhìn chưởng phải (hình 2).

b. Tiếp theo hai khuỷu tay co lại, hai chưởng xoáy một vòng nhỏ sang phải, đặt ở phía trước bụng. Hai

tâm chưởng hướng xuống, ngón giữa hợp vào nhau, mắt nhìn về phía trước, lúc này thân trên vươn thẳng

dậy (hình 3).

Page 125: Bat Quai Chuong

3. Sư tử phốc cầu (phải): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước, hai gối rùn xuống, trọng tâm

dồn sang chân trái. Hai chưởng đồng thời từ ở phía trước bụng đẩy lên cao ở phía trước ngực, tâm chưởng

hướng lên, tiếp theo hai chưởng chuyển thành Phủ chưởng đánh ra phía trước. Lúc này chưởng phải đặt ở

phía trước ngực, đối diện trên dưới với bàn chân phải, chưởng trái đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải,

mắt nhìn ngón tay phải (hình 4).

4. Sư tử trương chủy (phải): Chân trái ở phía sau tiến về phía trước nửa bước, chân phải cũng tiến về

phía trước nửa bước, gối trái hơi rùn, gối phải vươn thẳng ra. Hai chưởng trước tiên đặt ở phía trước bụng

rồi đẩy lên trên, mu bàn tay hướng ra ngoài, đồng thời chưởng phải hướng ngón xuống, đẩy thẳng ra phía

trước (nhưng tâm chưởng hướng lên), mắt nhìn chưởng phải (hình 5).

5. Sư tử phiên thân (phải):

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, chưởng phải thành Thác chưởng đặt ở

phía trên đầu, ngón tay hướng về phía trước, đồng thời, cạnh ngón tay cái của chưởng trái hướng xuống,

tâm chưởng hướng về phía trước, đặt ở phía dưới khuỷu tay phải, mắt nhìn chưởng phải (hình 6).

b. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang trái, chưởng phải từ ở phía sau xoay sang phải, tâm chưởng

hướng lên, đặt ở phía bên trái của trán, chưởng trái đánh xoáy ra sau lưng, thân người vặn ra sau, cạnh

ngón tay cái hướng lên, tâm chưởng hướng ra ngoài, đặt ở phía sau eo, mắt nhìn về phía sau của bên trái

(hình 7).

Page 126: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Khuỷu tay phải tạo thành một góc 90o: Trong bước hai, trọng tâm dồn sang chân

phải.

6. Sư tử bão cầu (phải): Thân người hướng sang trái, chân trái bước ra ngoài chân phải một bước, chân

phải lại bước ra ngoài chân trái một bước, hai gối hơi rùn, thân trên do chân sau chịu đựng, đồng thời,

chưởng phải trước đặt ở sau eo phải, tiếp theo tâm chưởng hướng lên, lập tức đẩy xoáy sang phải, cho đến

khi mặt chưởng hướng vào tâm vòng tròn. Chưởng trái từ phía sau lưng xoay lên phía trên đầu, tâm

chưởng hướng lên, ngón tay cái hướng xuống (hình 8).

Đây là tư thế bắt đầu ở nửa sau của chưởng thứ bảy, đi một vòng sang phải rồi tiếp tục động tác phía sau.

7. Sư tử cổn cầu (trái):

Page 127: Bat Quai Chuong

a. Hai chưởng đồng thời đật ở phía trước ngực, tâm chưởng hướng ra ngoài. Lúc này cạnh ngón tay cái

của bàn tay trái hướng xuống, đật ở phía trên chưởng phải, chưởng phải đặt ở phía dưới chưởng trái, cạnh

ngón tay cái hướng lên, thân trên hơi chồm về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 9).

b. Tiếp theo hai khuỷu tay co lại, hai chưởng đánh một vòng tròn nhỏ sang trái, rồi đưa về đặt ở phía

trước bụng, tâm chưởng hướng xuống, hai hgón giữa hợp vào nhau, mắt nhìn về phía trước, lúc này thân

trên đã vươn thẳng dậy (hình 10).

8. Sư tử phốc cầu (trái): Chân trái bước về phía trước chân phải một bước, hai gối hơi rùn xuống, trọng

tâm dồn sang chân phải, hai chưởng đồng thời từ ở phía trước bụng đẩy lên trước ngực, tạo thành Phủ

chưởng. Lúc này, chưởng trái nằm ỏ phía trước ngực, hướng vào chân trái, chưởng phải nằm ở mặt trong

của khuỷu tay trái, hai khuỷu tay đều vươn thẳng ra (hình 11).

9. Sư tử trương chủy (trái): Chân phải ở phía sau bước về phía trước nửa bước, chân trái cũng bước về

phía trước nửa bước, gối phải hơi rùn, gối trái thẳng ra. Khi hai chân tiến về phía trước, hai chưởng trước

tiên đặt ở trước bụng sau đó khuỷu tay phải vươn thẳng lên, mu bàn tay hướng ra ngoài, lúc này, chưởng

trái hướng ngón tay xuống dưới, tâm chưởng hướng ra phía trước, đẩy ra phía trước (hình 12).

Page 128: Bat Quai Chuong

10. Sư tử phiên thân (trái):

a. Chân trái bước về phía trước một bước thành Khấu bộ, khuỷu tay trái dựng đứng lên thành Thác

chưởng đặt ở phía trước đầu, ngón tay hướng về phía trước. Đồng thời cạnh ngón tay cái của bàn tay phải

hướng xuống, tâm chưởng hướng về phía trước, đặt ở phía dưới khuỷu tay trái, mắt nhìn chưởng trái

(hình 13).

b. Hai chân đứng yên, thân trên vặn sang phải, tay phải từ ở phía sau chuyển sang bên trái, tâm chưởng

hướng lên, đặt ở bên trái đầu, đồng thời chưởng trái chuyển ra phía sau như đang quấn vòng vào người,

cạnh ngón tay trái hướng lên, tâm chưởng hướng ra ngoài, đặt ở sau bụng, mắt nhìn về phía sau (hình 14).

Page 129: Bat Quai Chuong

VIII. Chưởng thứ tám

1. Thiên mã hành khổng (trái): Chân phải từ ở phía sau bước về phía bên trái của chân trái một bước,

người xoay sang bên phải, chân trái lại bước ra bên ngoài chân phải một bước, hai gối hơi rùn, trọng tâm

dồn vào chân sau. Chưởng trái phối hợp với động tác xoay người, từ phía trên hạ xuống ở eo trái, rồi lập

tức vặn cổ tay, tâm chưởng hướng lên, luồn qua bên trái rồi giở lên cao, lúc này cạnh ngón tay út hướng

vào trong. Chưởng phải từ ở phía sau vươn sang bên phải, trước tiên chuyển thành Phủ chưởng rồi đặt ở

phía dưới khuỷu tay trái, mắt nhìn chưởng trái (hình 1). Đây là tư thế bắt đầu của chưởng thứ tám, sau khi

đi một vòng sang trái ở tư thế này thì tiến hành động tác tiếp theo.

2. Mã thương khai cung (trái):

a. Bắt đầu từ thức trước, chân trái chuyển thành Bài bộ, chân phải bước sang trái một bước, đứng song

song với chân trái, hai gối hơi rùn thành Kỵ mã thức, cổ tay trái từ phía trên giao nhau với khuỷu tay phải

ở phía trước ngực, mắt nhìn ngón tay trái (hình 2).

Page 130: Bat Quai Chuong

b. Chân phải bước ngang sang trái nửa bước, chân trái cũng theo chân phải di chuyển nửa bước, tay phải

chuyển thành Phủ chưởng, đẩy ngang xuống dưới, lúc này khuỷu tay co lại. Chưởng trái luồn qua phía

trước mặt rồi đẩy lên phía trên đầu, tâm chưởng hướng lên, cạnh ngón tay cái hướng xuống, mắt nhìn

chưỏng phải (hình 3).

3. Kim xà bàn liễu (trái): Chân phải từ ở phía sau người tiến về phía trước của bên trái, hai chân đứng

chéo nhau hơi rùn xuống, chưởng trái từ trên đầu chuyển xuống bên cạnh gối trái, khuỷu tay phải co lại,

ngón tay phải hướng lên, ở bên mang tai, mắt nhìn về phía trước (hình 4).

Page 131: Bat Quai Chuong

4. Dã mã sấm tào (trái): Chân trái bước về phía trước của bên trái một bước, trọng tâm đặt ở chân sau,

cổ tay trái vươn thẳng ra. Lúc này ngón tay cái hướng lên, phủ chưởng trên tay phải đặt ở phía trước eo

phải, mắt nhìn chưởng trái (hình 5).

- Chú ý và yếu lĩnh: Chưởng trái và mũi chân trái hướng vào nhau, khuỷu tay phải co lại, ngón tay cái của

Phủ chưởng phải hướng ra sau.

5. Kim xà bàn liễu (phải): Chân trái thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải, hai chân giao nhau hơi ngồi

xuống, chưởng phải đặt ở bên cạnh gối trái, chưởng trái đưa lên đặt ở mang tai phải, mắt nhìn sang phải

(hình 6).

6. Dã mã sấm tào (phải): Chân phải tiến một bước về phía trước của bên phải, trọng tâm đặt ở chân sau,

chưởng phải từ ở dưới đánh ra, phủ chưởng trên tay phải đặt ở phía trước eo phải, mắt nhìn chưởng phải

(hình 7).

Page 132: Bat Quai Chuong

7. Lưu hải hí thiềm (trái):

a. Hai chân giữ nguyên, tay trái từ ở phía dưới cổ tay phải vươn thẳng ra phía trước thành Phủ chưởng,

tâm chưởng phải hướng xuống, từ phía trước thân xoáy tròn sang trái, mắt nhìn về phía trước (hình 8).

b. Gối phải nâng lên, đặt bắp chân nằm ngang với mặt đất, chưởng phải từ trái hướng sang phải, sau đó từ

bên phải hướng xuống đánh một vòng tới phía trước chân phải, tâm chưởng hướng về phía trước, ngón

tay hướng xuống. Chưởng trái từ phía dưới hướng sang phải, sau đó từ bên phải đánh một vòng tròn lớn

lên phía trên, tâm chưởng hướng lên, đặt ở trên đầu, mắt nhìn thẳng (hình 9).

Page 133: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Trong bước (a) chân trái đứng hơi rùn gối. Khi thực hiện đánh tròn chưởng trong

bước hai, khuỷu tay phải vươn về phía trước, cả hai đều phải thực hiện hài hòa.

8. Đại mãng phản thân (phải):

Chân phải tiến một bước về phía trước, gối rùn xuống, chân trái vươn thẳng gối ra thành Cung tiễn thức,

ngón tay của chưởng phải từ phía dưới đẩy ra phía trước, khuỷu tay trái co lại, tâm chưởng hướng về phía

trước, đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải.

Lúc này ngón tay của chưởng trái hướng sang phải (hình 10).

9. Hắc hùng thám chưởng (trái): Chân phải chuyển thành Khấu bộ hướng sang trái, gối trái nâng lên,

mũi chân hướng xuống dưới, chân phải chống đỡ sức nặng của toàn thân. Chưởng phải xoáy một vòng

nhỏ, tâm chưởng hướng lên, rồi sau đó vươn ra phía sau. Chưởng trái từ trên đầu đánh một vòng sang trái

rồi đẩy ra phía trước. Lúc này khuỷu tay trái rũ xuống, mắt nhìn ngón tay trái (hình 11 )

10. Mãnh hổ xuất giáp (trái): Chân trái bước ra sau một bước, chân phải bước về phía trước chân trái

một bước, hai gối hơi rùn, trọng tâm dồn sang chân sau, khi xoay người, hai tay đặt ở phía trước bụng,

tâm chưởng hướng lên, tiếp theo chưởng phải xoáy theo hình trôn ốc đẩy ra phía trước đầu, chưởng trái

đẩy thẳng ra, mắt nhìn tay trái (hình 12)

Page 134: Bat Quai Chuong

11. Cấm kê triệt bàn (trái): Chưởng phải từ phía trên luồn tới phía trước ngực, khuỷu tay co lại đặt ở eo

phải, đồng thời thân trên hướng sang trái, chân trái vươn thẳng sang bên trái, mũi chân phải xoay vào

trong rồi gập thấp gối ngồi xuống, chưởng trái phối hợp với động tác của chân trái vươn thẳng ra phía

trước chân trái, tâm chưởng hướng lên (hình 13).

12. Di hoa típ mộc (trái): Mũi chân trái mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng dậy, gối phải

vươn thẳng dậy, đồng thời tiến về phía trước nửa bước, tay trái xoáy vặn ra ngoài, tâm chưởng hướng lên,

đặt ở trước đầu như đang nâng một vật, chưởng phải hướng về phía trước (hình 14).

Page 135: Bat Quai Chuong

13. Não hậu trích huy (phải):

a. Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, đồng thời

người xoay sang trái, tâm chưởng phải hướng lên, chưởng phải đâm xuống nách trái, tay trái đặt ở trước

vai phải, mắt nhìn ngón tay phải (hình 15).

b. Hai chân đứng yên, cổ tay phải giao nhau với cổ tay trái ở phía dưới chưởng phải rê xéo lên phía trên

bên phải. Thân trên phối hợp với động tác của tay phải vặn sang phải, mắt nhìn chưởng phải. Khuỷu tay

co lại bàn tay đặt ở mặt trong của khuỷu tay phải (hình 16).

c. Chưởng phải đánh phất một vòng ra sau đầu, tâm chưởng hướng lên, chưởng trái đặt phía trước bụng

mắt nhìn về phía trước (hình 17).

Page 136: Bat Quai Chuong

14. Hoài trung bão nguyệt (trái): Chân trái thành Bài bộ, chân phải thành Khấu bộ, thân trên xoay sang

trái, hai gối hơi rùn, tay phải thành Phủ chưởng, đặt ở eo phải. Khuỷu tay trái co lại, tâm chưởng hướng

vào trong, đẩy về phía trước, mắt nhìn chưởng trái (hình 18).

15. Diệp để tàn hoa (trái): Chân phải bước về phía trước chân trái một bước thành Khâu bộ, hai gối hơi

rùn, thân trên vặn sang trái, chưởng trái đặt ở phía trước vai phải, tâm chưởng phải hướng lên, đâm xuống

nách trái, mắt nhìn ngón tay phải (hình 19).

Page 137: Bat Quai Chuong

Động tác bên trái của chương thứ tám đã kết thúc, bắt dầu từ tư thế này biến thành Thiên mã hành không,

đi một vòng sang phải rồi thực hiện động tác ở bên phải.

16. Thiên mã hành không (phải): Chân phải từ phía sau bước về phía trước của bên phải một bước,

người Xoay sang phải, chân phải lại bước về phía trước của chân trái một bước nữa, hai gối hơi rùn, trọng

tâm dồn ra chân sau. Chưởng phải phối hợp với động tác xoay người, từ trên hạ xuống eo phải, tiếp theo

xoáy cổ tay từ ở phía sau đẩy lên phía bên phải. Chưởng trái từ ở phía sau người luồn qua bên trái, khuỷu

tay co lại thành Phủ chưởng, đặt ở dưới khuỷu tay phải (nằm ngang), mắt nhìn chưởng phải (hình 20).

17. Mã thượng khai cung (phải):

a. Bắt đầu từ thức trước, chân trái thành Bài bộ, chân trái bước về bên phải một bước, hai chân trái phải

đứng song song với nhau, hai gối hơi rùn thành Kỵ mã thức, chưởng phải luồn qua cổ tay trái, đẩy sang

trái, hai khuỷu tay giao nhau ở trước ngực, mắt nhìn ngón tay phải (hình 21).

Page 138: Bat Quai Chuong

b. Trước tiên chân phải rê sang phải nửa bước, chân trái cũng rê theo chân phải sang phải nửa bước, đồng

thời tay trái thành Phủ chưởng, để ngoài bên eo trái, lúc này hai khuỷu tay hơi co. Chưởng phải đi ngang

qua mặt, đẩy lên trên đầu, tâm chưởng hướng về phía trước, ngón tay cái hướng xuống, mắt nhìn chưởng

trái (hình 22).

18. Kim xà bàn liễu (phải): Chân trái từ ở phía sau tiến về phía trước của bên phải, hai chân đứng chéo

vào nhau hơi rùn xuống, chưởng phải từ trên đầu hạ xuống cạnh gối trái, chưởng trái co khuỷu tay lại,

ngón tay hướng lên, đặt ở mang tai phải, mắt nhìn về phía trước (hình 23).

19. Dã mã sấm tào (phải): Chân phải tiến về phía trước của bên phải một bước, trọng tâm dồn sang chân

trái, cổ tay vươn thẳng ra đánh xuống phía dưới, lúc này ngón tay cái hướng lên. Tay trái thành Phủ

chưởng đặt ở trước eo trái, mắt nhìn chưởng phải (hình 24).

Page 139: Bat Quai Chuong

20. Kim xà bàn liễu (trái): Chân phải thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải, hai chân giao nhau hơi rùn

xuống, chưởng trái đặt ở bên cạnh gối phải, chưởng phải đặt ở bên cạnh mang tai phải, mắt nhìn sang trái

(hình 25).

21. Dã mã sấm tào (trái): Chân trái tiến về trước một bước, trọng tâm dồn sang chân phải, chưởng trái

đánh sang bên trái, chưởng phải chuyển thành Phủ chưởng nằm ở phía trước eo phải, mắt nhìn chưởng

trái (hình 26).

22. Lưu hải hí thiềm (phải):

Page 140: Bat Quai Chuong

a. Hai chân đứng yên, tay phải từ phía dưới cổ tay trái vươn thẳng ra phía trước thành Phủ chưởng,

chưởng trái xoáy vặn, tâm chưởng hướng xuống, đánh xoáy thành hình trôn ốc sang bên phải, mắt nhìn về

phía trước (hình 27).

b. Gối trái nâng lên, bắp chân nằm ngang, chân phải chịu sức nặng của toàn thân, chưởng phải từ phải

hướng sang trái, sau đó từ trái hướng sang phải, tiếp theo đánh xoáy lên trên, tâm chưởng hướng lên, đặt ở

trên đầu, mắt nhìn về phía trước (hình 28).

23. Đại mãng phản thân (trái): Chân trái tiến về phía trước, gối khuỷu xuống, chân phải vươn gối thẳng

ra thành Cung tiễn bộ, chưởng trái hướng ngón tay xuống, đẩy thẳng ra phía trước, chưởng phải co khuỷu

tay lại, tâm chưởng hướng về phía trước, đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái, mắt nhìn chưởng trái, lúc này

ngón tay của chưởng phải hướng sang trái (hình 29).

24. Hắc hùng thám chưởng (trái): Chân trái biến thành Khấu bộ, người xoay sang phải, gối phải nâng

lên, mũi chân hướng xuống, chân trái chịu đựng sức nặng của toàn thân, chưởng trái đánh một vòng nhỏ,

Page 141: Bat Quai Chuong

tâm chưởng hướng lên, đồng thời đẩy ra phía sau. Chưởng phải từ ở trên đầu hướng ra sau rồi sau đó xoay

sang phải, tâm chưởng hướng lên đồng thời đẩy ra Phương Thiên. Lúc này khuỷu tay hạ xuống, mắt nhìn

ngón tay phải (hình 30).

25. Mãnh hổ xuất ghép (phải): Chân phải hướng ra sau, chân trái tiến về phía trước một bước, hai gối

hơi rùn, trọng tâm đặt ở chân phải, hai chưởng đặt ở trước bụng khi người xoay, tiếp theo chưởng phải

xoáy thành hình trôn ốc đánh lên phía trên đầu, chưởng trái đẩy thẳng lên phía trước (hình 31).

26. Cẩm kê triệt bàn (phải): Chưởng trái từ trên luồn qua trước ngực, khuỷu tay co lại đặt ở eo trái,

đồng thời thân trên xoay sang phải, chân phải vươn sang phải, mũi chân trái hướng ra ngoài, gối trái co lại

ngồi xuống, chưởng phải phối hợp với động tác của chân phải, vươn men theo chân phải, thân trên hơi

chồm về trước, mắt nhìn ngón tay phải (hình 32).

27. Di hoa típ mộc (phải): Mũi chân phải mở ra ngoài thành Bài bộ, thân trên vươn thẳng dậy, chân trái

vươn thẳng dậy, tiếp theo tiến về phía trước nửa bước, tay phải xoáy vặn ra ngoài, tâm chưởng hướng lên,

đặt ở trước đầu thành Thác chưởng, chưởng trái vẫn giữ nguyên, mắt nhìn chưởng phải (hình 33).

28. Não hậu trích huy (trái):

a. Chân trái bước sạng phải một bước, thành Khấu bộ, gọi là Đảo bát tự hình, người xoay sang phải, tâm

chưởng trái hướng lên, đâm vào nách phải. Chưởng phải nằm ở phía trước vai trái, mắt nhìn ngón tay trái

(hình 34).

Page 142: Bat Quai Chuong

b. Hai chân đứng yên, cổ tay trái giao nhau với cổ tay phải ở phía dưới, chưởng trái rê xéo lên phía bên

trái. Thân trên phối hợp động tác của tay trái xoay sang trái, mắt nhìn chưởng trái. Khuỷu tay phải co lại,

chưởng phải đặt ở mặt trong của khuỷu tay trái (hình 35).

c. Tay trái phất ra sau đầu, tâm chưởng hướng lên, đặt ở trên đỉnh đầu, tâm chưởng phải hướng lên đặt ở

phía trước ngực, mắt nhìn sang phải (hình 36).

30. Hoài trung bão nguyệt (phải): Tay trái thành Phủ chưởng đặt ở phía trước eo trái, mũi chân phải

hướng về phía trước thành Bài bộ, thân trên xoay sang phải, khuỷu tay trái tạo thành một góc tù, ngón tay

cái hướng lên, chưởng phải từ ở phía trước ngực đẩy ra, mắt nhìn ngón tay cái của tay phải (hình 37).

Page 143: Bat Quai Chuong

31. Thâu thức: Chân trái tiến về phía trước đứng song song với chân phải, người vươn thẳng hai tay

buông xuống, mắt nhìn thẳng về phía trước (hình 38,39).

Tư thế Hoài trung bão nguyệt cuối cùng bắt đầu từ vị trí của tư thế Khởi thức, sau đó đi một vòng tròn

bằng tư thế Dịp để tàn hoa, Hồng nhạn xuất quần rồi mới trở về vị trí của Khởi thức.

Page 144: Bat Quai Chuong

IX. Tham khảo

a. Gần đây tư thế đi vòng tròn của Khởi thức ở Trung Quốc (chưởng thứ nhất, chưởng thứ hai, chưởng

thứ ba, chưởng thứ tư) thông thường là chưởng tâm hoàn toàn hướng vào tâm vòng tròn, nhưng theo lối

cổ thì dùng cạnh ngón út hướng vào tâm vòng tròn, sách này áp dụng Tả thức.

b. Tư thế Kim kê triệt bàng, Sư tử bão cầu, Phi yến (Yến tử) sao thủy có sự khác nhau với những người

khác (phần này được biên soạn theo tài liệu của võ sư Lưu Vân Tiêu).

c. Cẩm kê triệt bàn, Bạch xà miên thân, Yến tử sao thủy là những kỹ thuật cơ bản quan trọng trong Bát

quái chưởng, cho nên cần phải luyện đi luyện lại nhiều lần.

Binh khí trong Bát quái môn:

Bát quái môn cũng luyện tập binh khí như các môn phái khác, Bát quái môn có những binh khí như bát

quái kiếm, bát quái đao, bát quái song câu, bát quái côn, bát quái thương, bát quái đại đao... Song có sự

khác nhau giữa các bậc sư phụ, cho nên dù cùng một loại binh khí cũng có lối đánh khác nhau.

Theo thuyết của võ sư Lưu Vân Tiêu: “Nếu có thể luyện Bát quái chưởng thành thục, dù gặp bất cứ loại

binh khí nào cũng có thể vận dụng kỹ thuật Bát quái chưởng để phá giải. Nếu nói đến binh khí đặc biệt

trong Bát quái môn thì có Tử mẫu uyên ương việt (còn gọi là Nhật nguyệt cô hình kiếm hoặc Càn khôn

kiếm) và Bát quái điểm huyệt châm.

Tử mẫu uyên ương việt và Bát quái điểm huyệt châm đều là loại binh khí nhỏ, trong hệ thống do võ sư

Lưu Vân Tiêu chỉnh lý, kỹ thuật đánh Tử mẫu uyên việt nằm trong Bát quái ngạnh thủ, ngoài ra Liên

hoàn chưởng cũng ứng dụng Bát quái điểm huyệt châm.

Hai loại binh khí này nhỏ, do đó nếu không thành thục kỹ thuật của Bát quái chưởng, thì trong khi chiến

đấu rất khó ứng phó với các loại binh khí dài, nếu thành thục có thể lấy nhỏ để khống chế lớn. Cho nên

gọi là Tử mẫu uyên ương việt (hình 40-41 ).

Page 145: Bat Quai Chuong
Page 146: Bat Quai Chuong

Chương 5: Kỹ thuật chiến đấu trong Bát Quái chưởng

Giải thích kỹ thuật chiến đấu trong Bát quái chưởng:

Kỹ thuật chiến đấu trong Bát quái chưởng được giới thiệu ở đây được biên soạn trên nền tảng của quyển

“Bát quái chưởng sử dụng pháp” của Diêm Đức Hoa.

Diêm Đức Hoa sinh ra tại huyện Thanh tỉnh Hà Bắc, từ nhỏ đã thích võ thuật, năm 1939 đã viết “Bát quái

chưởng sử dụng pháp” tại Thiên Tân, nghe nói thầy của ông ta là Châu Tường, đệ tử của Trịnh Đình Hoa.

Võ Lưu Vân Tiêu đã cho nó giả thiết rằng: “Sách viết về Bát quái chưởng rất nhiều, nhưng trong đó phần

nhiều là xa rời bản chất của Bát quái chưởng. Chỉ có tác phẩm “Bát quái chưởng sử dụng pháp” của Diêm

Đức Hoa viết tuy chưa có thể gọi là Bát quái chưởng tinh túy, nhưng đã hàm chứa rất nhiều phong cách

kỹ thuật của Bát quái chưởng trong đó, đáng cho các bạn tham khảo. Các kỹ thuật Bát quái chưởng được

giới thiệu trong sách này quá nửa là chịu ảnh hưởng của Thái cực quyền”.

Việc ứng dụng Bát quái chưởng ngoài mười hai quyết (khởi, lạc, bài, khâu, triền, chuyển, ninh, khiên,

cổn, toàn, tranh, lý) bộ pháp, thân pháp, thủ pháp, Thái cực quyền và Thính kình, Đổng kình khi giao đấu

với đối phương cũng phải rèn luyện, các loại kình khác như trim, lim, tùy, tẩu cũng rất quan trọng, nếu

không có những thứ này, khả năng rơi vào nguy hiểm rất lớn.

Trong quyền thuật Bắc phái, sử dụng rất nhiều thuật ngữ, những thuật ngữ này rất quen thuộc, cho nên có

người hiểu lầm rằng quyền thuật Trung Quốc có mục đích thu thập các loại thuật ngữ này hoặc có ý thần

bí hóa. Nhưng thật ra là có ý đồ để cho người học hiểu một cách chính xác các kỹ thuật (hình minh họa 1-

2).

Lấy ví dụ: thủ pháp “toàn” chính là vặn xoáy rồi đánh ra, đó chỉ là một tên gọi đơn giản, nhưng động tác

thì rất phức tạp và phải có kình, cho nên toàn kình có nghĩa là sức mạnh xoáy ra hàm chứa trong đòn đánh

ra. Nó chẳng có thần bí gì cả, nếu luyện tập bằng phương pháp chính xác thì kiìh sẽ ngày càng mạnh,

cũng giống như việc luyện tập kiếm thuật và không thủ đạo.

Trong việc luyện tập không thủ đạo, các đòn đánh, đỡ, đá nếu được luyện tập nhiều lần thì sẽ mạnh lên,

đến khi thi đấu sẽ phối hợp với chiến đấu, điều này không khác với mục đích của việc luyện tập quyền

thuật Trung Quốc.

Nguyên tắc chiến đấu của Bát quái chưởng là “Tránh chính đánh xéo”, có nghĩa là tránh đối đầu chính

diện với đối phương, phải buộc đối phương vào góc chết, người mới học phải chú ý điểm này.

Page 147: Bat Quai Chuong

Hình dưới đây được trích từ “Bát quái chưởng sử dụng pháp”.

1. Chàng chưởng.

(Trong hình, người mặc đồ trắng là A, người mặc đồ đen là B).

a. Khi B dùng chưởng phải đánh vào mặt A, A hơi hạ thấp người xuống (trọng tâm dồn sang chân trái)

đồng thời dùng tay phải chặn vào mặt trong cổ tay phải của B (hình 1).

b. A đẩy tay phải của B ra ngoài, đồng thời dùng tay trái chặn lấy (hình 2).

c. B dùng tay trái chụp lấy tay trái của A, đồng thời khi B không đề phòng, mau chóng bước chân phải về

phía trước, dùng chỏ phải thúc vào nách phải của B (hình 3).

Page 148: Bat Quai Chuong

d. B thối lui ra sau đồng thời dùng chưởng trái đánh vào mặt A. A dùng tay trái đánh hất mặt trong tay trái

của B ra ngoài, đồng thời trực tiếp đánh vào mặt B (hình 4).

e. Chân phải của B thối lui ra sau, né tránh đòn tấn công của A (hình 5).

f. A phối hợp với động tác thối lui của B, chân trái tiến về phía trước một bước, tay phải chụp lấy tay trái

của B, sau đó dùng tâm chưởng đánh vào ngực B (hình 6).

Page 149: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: khi chiến đấu, eo và vai cùng với cổ tay đều áp dụng kỹ thuật.

2. Dịch chưởng.

a. A dùng chưởng phải đánh vào ngực B, B hóp ngực vào trong để đánh đòn tấn công của A (hình 1).

b. B lại xoay người sang bên phải, né tránh đòn tấn công của A rồi dùng tay phải chụp lấy cổ tay phải của

A, đồng thời chưởng trái đè vào khuỷu tay phải (hình 2).

c. A xoáy cổ tay phải sang bên trái để né tránh đòn chéo của B (hình 3).

d. Tay phải của A lại vặn xoáy, đồng thời đánh lên phía trên để chống lại sức mạnh của B (hình 4).

Page 150: Bat Quai Chuong

e. Trọng tâm của B dồn sang chân phải, dùng vai phải chận lấy người của A, A kéo tay phải đã bị bắt

xuống phía bên phải để thoát ra, đồng thời dùng tay trái chận vào cổ tay phải của B (hình 5).

f. Tiếp theo chân phải của A lui ra phía sau để né tránh đòn tấn công bằng tay phải của B (hình 6).

g. A mau chóng bước chân phải về phía trước, đồng thời trong khoảnh khắc B không để ý, hai chưởng

đánh vào hai cổ tay của B (gọi là Ấn chưởng) (hình 7).

Page 151: Bat Quai Chuong

- Yếu lĩnh: yếu lĩnh của bước thứ sáu là phải tấn công đúng khi đối phương lơi lỏng.

3. Bạch viên ban chi.

a. A dùng chưởng phải tấn công vào ngực của B, B vừa thu ngực vào trong vừa vặn người sang phải để né

tránh đòn tấn công của A, đồng thời dùng tay phải chặn tay phải của A lại (hình 1).

b.B lập tức dùng chưởng trái chụp lấy khuỷu tay phải của A từ phía trên, sau đó tay phải chặn lấy cổ tay

phải của A (hình 2).

c. Tay phải của A xoáy chưởng thành hình trôn ốc sang bên phải, né tránh đòn kéo của B (hình 3).

Page 152: Bat Quai Chuong

d. A xoay nhanh người và kéo hai cổ tay trái phải của B gác lên vai (hình 4).

e. A dùng tay trái chụp lấy cổ tay phải của B, vác người của B lên (hình 5).

f. A ném B về phía trước (hình 6).

Page 153: Bat Quai Chuong

4. Khổn thân đại triền.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực A. A vặn người sang phải để né tránh đòn tấn công của B, sau đó

dùng tay phải chụp lấy cổ tay phải của B (hình 1, hình 2).

b. A chụp lấy tay của B, sau đó dùng chân trái tiến về phía sau lưng B một bước, lại dùng tay trái luồn

vào mặt trong cổ tay phải của B, ôm vào lưng của B (hình 3).

Page 154: Bat Quai Chuong

c. A dùng chân trái làm đòn bẩy kéo B ngã ra sau (hình 4).

Page 155: Bat Quai Chuong

- Chú ý: khi A ôm người B, phải kẹp chặt cổ tay phải của B để khóa mọi động tác của B, kỹ thuật này

giống như kỹ thuật Đại triền ty trong Bát cực quyền.

5. Tiệt thoái.

a. A dùng chưởng phải tấn công vào ngực của B, B dùng hai tay chụp lấy khuỷu tay của A, sau đó dùng

hai chưởng trái phải đè khuỷu tay phải của A xuống (hình 1).

b. Khi A bị B chụp lấy cổ tay, thuận thế chân trái giơ lên dậm vào gối phải của B (hình 2).

c. Chân phải của B lùi ra sau để tránh đòn tấn công bằng chân trái của A. Chân trái của A tiến về phía

trước, dùng ngón tay trái (ngón giữa và ngón trỏ) xỉa vào mắt của B (hình 3).

d. B dùng tay đẩy tay trái của A ra. Chân phải của A bước một bước dài ra phía sau lưng của B, sau đó hai

tay đồng thời mở ra, dùng vai phải chặn lấy ngực hoặc nách của B đẩy mạnh về sau buộc A phải ngã

xuống bên phải A (hình 4, 5).

Page 156: Bat Quai Chuong

- Yếu lĩnh: ở bước bốn, khi A chạm vào người của B, không nên quá câu nệ ở phần vai, cứ theo cự ly mà

sử dụng cổ tay, bắp đùi hoặc dùng đầu cũng được. Đòn này giống đòn Thiết kháo sơn trong Bát cực

quyền.

6. Đảo ngân bình.

a. B dùng mũi chân phải đá vào ngực A, chân trái của A thối lùi ra sau để né tránh đòn đá của B, đồng

thời dùng tay phải đỡ lấy chân phải của A (hình 1, 2)

Page 157: Bat Quai Chuong

b. Động tác của A không ngừng, trực tiếp từ phía dưới móc chân phải của B lên, đồng thời chân trái bước

một bước dài ra phía sau lưng của B, dùng chưởng phải chặn vào bụng của B (hình 3).

c. A dùng tay phải móc chân phải của B lên, đồng thời dùng chưởng trái đè vào bụng của B, lợi dụng

nguyên lý đòn bẩy để đè ngã B (hình 4).

Page 158: Bat Quai Chuong

7. Song hoán chưởng.

a. B dùng chưởng trái tấn công vào mặt của A, A xoáy tay phải chặn cổ tay trái của B để đẩy đòn tấn công

của B ra (hình 1).

b. A dùng cổ tay trái chặn tay phải của B, chân trái tiến về phía trước, dùng chưởng phải xỉa vào nách của

B (hình 2).

Page 159: Bat Quai Chuong

c. Chân trái của B hơi lùi ra sau để né tránh đòn tấn công của A, sau đó mau chóng dùng chưởng phải xỉa

xuống nách của A. A xoáy tay trái xuống dưới, chặn cổ tay phải của B lại (hình 3).

d. A dùng hai tay chặn lấy cổ tay phải của B đồng thời đẩy lên cao, sau đó chân trái tiến về phía trước một

bước, dùng chưởng trái tấn công vào nách của B (hình 4,5).

Page 160: Bat Quai Chuong

8. Hồi thân đột chàng.

a. A vừa tiến chân trái về phía trước vừa dùng chưởng trái tấn công vào ngực của B. B thu ngực vào trong

để tránh đòn tấn công của A, đồng thời xoáy vặn chưởng trái từ phía trên hất cổ tay phải của A ra ngoài

(hình 1).

b. Tiếp theo B dùng chưởng phải đánh vào vai trái của A, A vặn người sang phải để né tránh đòn tấn công

của B (hình 2).

c. A xoay người sang bên phải trở lại (hình 3).

Page 161: Bat Quai Chuong

d. Chân phải của A tiến về phía trước chặn hai tay của B lại (hình 4).

e. Chưởng trái của A ép vào mặt trong cổ tay phải, hai tay hợp lực tấn công vào ngực của B (hình 5).

Page 162: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Khi xoay người trong bước ba, cần phải chú ý cự ly của đối phương để xoay người

sang phải hoặc thối lui rồi mới xoay, khi xoay đầu lại phải dùng hai tay tấn công tay của B. Bước thứ năm

giống như động tác Tề trong Thái cực quyền.

9. Tả hữu tích thoái.

a. B tiến chân phải về phía trước đồng thời dùng quyền phải đánh vào ngực của A, A thu ngực vào trong

để né tránh đòn tấn công của B, đồng thời chân trái thối lui, chưởng phải từ phía dưới đánh xoáy ra chặn

tay phải của B lại (hình 1).

b. A rút tay phải lại rồi chụp lấy cổ tay phải của B, đồng thời dùng tay trái tấn công vào ngực của B, chân

trái đá lên chân phải của B (hình 2).

c. B rút chân phải lại (hình 3).

Page 163: Bat Quai Chuong

d. B tiến chân phải về phía trước, quyền trái đâm vào ngực của A (hình 4).

e. A lùi chân trái về phía sau để tránh đòn tấn công của B, tay phải chặn xoáy xuống cổ tay trái của B, tay

phải đấm vào ngực của B, đồng thời dùng chân phải đá vào mặt tròng chân phải của B (hình 5).

Page 164: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Động tác bốn và năm là lợi dụng lực đòn bẩy của tay và chân để đánh ngã đối

phương, đòn này giống như thu thoái trong Đường lang quyền.

10. Xảo khoa hoa lam.

a. Chân phái của B tiến về phía trước, đồng thời chưởng phải đánh vào ngực của A (hình 1).

b. A hóp ngực lại để né tránh đòn tấn công của B, đồng thời tay phải từ phía trên đè xuống chưởng phải

của B, khuỷu tay phải từ trên đè xuống khuỷu tay phải của B (hình 2,3).

Page 165: Bat Quai Chuong

c. A dùng tay trái đè chưởng phải của B ở Phương Thiên ngực của mình, chân trái tiến về phía trước một

bước, khuỷu tay trái chặn cổ tay phải của B lại, ngón tay xỉa vào mắt của B (hình 4).

d. Chân phải của B lùi ra sau để né tránh đòn tấn công của A, tay trái phất lên đánh vào đầu của A (hình

5).

e. A dùng tay phải từ phía dưới đẩy cổ tay trái của B ra, đồng thời chân trái tiến về phía trước nửa bước,

chưởng trái đánh vào ngực của B (hình 6).

Page 166: Bat Quai Chuong

11. Sưu đỗ chưởng.

a. A dùng chưởng phải tấn công vào ngực của B. tay phải của B từ phía dưới,chặn tay phải của A lại,

đồng thời chưởng trái đánh vào mặt của A (hình 1,2).

b. Chân phải của A hơi lùi ra sau, người xoay sang trái để ứng phó với đòn tấn công của B (phối hợp xoay

người), cổ tay phải xoay người văn ra để thoát đòn chụp của B (hình 3).

Page 167: Bat Quai Chuong

c. A tiến chân trái về phía trước một bước, đồng thời chưởng phải hướng lên, chưởng trái hướng xuống

tấn công vào bụng của B, chân phải của B giở lên để né tránh đòn tấn công của A (hình 4).

d. Chân phải của B tiến về phía trước, chân trái lùi ra phía sau vươn thẳng ra, chưởng trái tấn công từ phía

sau lưng của A. A dùng chân trái làm trụ, người xoay sang trái, hạ thấp tư thế để né tránh đòn tấn công

của B (hình 5).

e. Chân phải của A tiến về phía trước, hai chân mở ra dùng Hữu câu thủ đánh mạnh vào bụng dưới của B

(hình 6).

Page 168: Bat Quai Chuong

12. Thái công điếu ngư.

a. Chưởng trái của B (hoặc quyền trái) đánh thẳng vào mặt của A (hoặc ngực), A dùng tay phải chặn lại từ

mặt ngoài cổ tay trái của B (hình 1).

b. A mau chóng dùng chân phải làm trụ, người xoay sang trái, lúc này, A dùng tay trái thay tay phải chụp

lấy cổ tay của B (hoặc ống tay áo) (hình 2).

Page 169: Bat Quai Chuong

c. Chân trái của A tiến một bước ra phía sau lưng của B, đồng thời tay trái luồn xuống cổ tay phải của B

chặn lấy ngực của B (hình 3).

d. Cổ tay trái của A và chân trái lợi dụng nguyên lý đòn bẩy để đẩy ngã B (hình 4).

Page 170: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: có thể ứng dụng bước thứ hai cho đòn Bạch xà miên thân.

13. Hoạt bộ liêu âm pháo

a. B dùng quyền phải (chưởng phải) tấn công vào mặt của A. A dùng cổ tay phải chặn lấy cổ tay phải của

B từ phía bên trong (hình 1).

b. A lập tức xoay cổ tay phải, đồng thời quyền phải đấm vào mặt của đối phương (hình 2)

c. B dùng tay trái từ phía dưới đè lấy cổ tay phải của A để né tránh đòn tấn công. A xoay tay phải xuống

dưới, đồng thời dùng chưởng đánh vào bụng của đối phương (hình 3,4).

Page 171: Bat Quai Chuong

d. B lùi chân phải ra sau để né tránh đòn tấn công của A.

e. A mau chóng tiến chân phải về phía trước, quyền trái đánh vào mặt của B (hình 5).

f. B dùng tay trái chặn lấy cổ tay phải của A để né tránh đòn tấn công của A (hình 6).

g. A xoáy vặn tay trái xuống dưới, đồng thời dùng chưởng đánh xuống bụng dưới của B (hình 7).

h. B lùi chân trái về phía sau để né tránh đòn tấn công của A (hình 8).

i. Chân phải của A mau chóng tiến về phía trước, quyền phải đấm vào mặt của B (hình 9).

Page 172: Bat Quai Chuong

14. Đảo đề kim lư.

a. B dùng chưởng phải đánh vào mặt của A (Tích chưởng), chân phải của A lùi về phía sau để né tránh

đồn tấn công của B, tay phải xoáy vặn xuống chặn cổ tay phải của B (hình 1,2).

b. A dùng Thác chưởng trái từ phía dưới đẩy khuỷu tay phải của B lên, tay phải chụp ngược vào cổ tay

của B (hình 3)

Page 173: Bat Quai Chuong

c. A dùng hai tay chụp lấy cổ tay phải của B, đồng thời người xoay sang phải rồi hơi rùn xuống, dùng

lưng chặn vào người của B (hình 4).

d. A dùng tay trái chụp cổ tay phải của B, đồng thời dùng tay phải đè vào eo của B để cho B ngã lăn qua

lưng của A (hình 5).

Page 174: Bat Quai Chuong

15. Cổ tý chùy.

a. B dùng quyền trái đâm vào ngực của A, A dùng cổ tay phải chặn cổ tay trái của B (hình 1).

b. A mau chóng xoay người sang phải, chân trái lùi ra phía sau bên trái của B một bước (hình 2).

c. A đấm tay phải xoáy xuống bụng của B (hình 3,4).

Page 175: Bat Quai Chuong

d. A đồng thời mở hai tay trên dưới, dùng tay phải kéo ngã B (hình 5).

Page 176: Bat Quai Chuong

16. Trừu thân điểm lặc.

a. B bước chân trái về phía trước, quyền phải đấm vào ngực của A (hình 1,2).

Page 177: Bat Quai Chuong

b. A xoay người sang phải để tránh đòn tấn công của B, hai tay chặn cổ tay phải của B lại (hình 3).

c. A chặn cổ tay phải của B đồng thời tay phải chụp cổ tay trái của B, đẩy cổ tay trái của B lên cao,

chưởng trái đánh xuống bụng dưới của B, hoặc dùng tay trái đấm vào be sườn của B (hình 4).

Page 178: Bat Quai Chuong

17. Kim câu quải hoàn.

a. B dùng quyền phải đấm vào mặt của A. A dùng cổ tay trái chặn tròn cổ tay phải của B để tránh đòn tấn

công của B (hình 1).

b. A chặn cổ tay phải của B rồi giữ lấy, đồng thời mau chóng tiến chân trái về phía trước một bước (hình

2).

Page 179: Bat Quai Chuong

c. A dùng tay phải chụp lấy cổ tay phải của B, hoặc dùng quyền trái đâm vào mang tai của B (hoặc trái)

(hình 3)

d. A lại kéo cổ tay phải của B, đồng thời dùng chân phải móc chân phải của B từ phía bên trong (hình 4).

Page 180: Bat Quai Chuong

18. Kim kê đấu linh.

a. B đứng phía sau lưng của A, dùng tay phải tấn công cổ hoặc lưng của A (có thể chụp cổ của A, hoặc

dùng tay phải đánh vào cổ của A) (như hình 1).

b. A lập tức hơi rùn xuống để tránh đòn tấn công của B. Chân trái của B tiến về phía trước, tay trái tấn

công đầu của A (hình 2).

c. Hai tay của A mở ra, dùng chưởng trái tấn công bụng dưới của B (hoặc dùng chưởng trái đè vào bụng

dưới của B, đẩy B ngả ra phía sau (như hình 3).

Page 181: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: đây là ứng dụng của đòn Cẩm kê triệt bàn trong Bát quái chưởng.

19. Song bão chưởng.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực của A, A dùng tay phải chặn lấy cổ tay phải của B (hình 1).

b. A dùng hai cổ tay trái phải chặn tay phải của B lại, đồng thời dùng hai chưỏng đẩy vào ngực của B

(hình 2).

c. Chân phải của A tiến về phía trước, dùng hai chưởng đánh ngã B (hình 3).

Page 182: Bat Quai Chuong

20. Kim thiền thoát xác.

a. B dùng chưởng phải đánh vào mặt của A, A xoay người sang phải để né tránh đòn tấn công của B,

đồng thời dùng tay phải chặn lấy cổ tay phải của B (hình 1).

b. A dùng tay phải kéo cổ tay phải của B, kết hợp với hạ trọng tâm ngồi xuống, chân phải tiến về phía

trước (hình 2).

c. A dùng tay phải tiếp tục kéo cổ tay phải của B, tay trái đâm vào giữa hai đùi của B, chuẩn bị vác B lên

(hình 3).

Page 183: Bat Quai Chuong

d, A đẩy mạnh tay trái lên, đẩy B rơi sang bên phải (hình 4,5).

Page 184: Bat Quai Chuong

Tham khảo: đây là ứng dụng của đòn Yến tử sao thủy, có thể hất ngã đối phương ra phía sau.

21. Trích chùy lặc đả.

a. B dùng tay phải chặn cổ tay phải của A lại, Thác chưởng của tay trái đè vào khuỷu tay phải của A (hình

1)

b. Chưởng phải của A đánh vào ngực của B, B xoay người sang phải để né tránh đòn tấn công của A,

đòng thời dùng tay phải chặn tay phải của A lại, dùng Thác chưởng đè khuỷu tay phải của A (hình 2).

c. A xoáy chưởng phải, ngón tay hướng lên, thoát khỏi đòn chụp của B, đồng thời chân trái tiến một bước

về phía trước, tay trái đánh về phía B. B chặn tay trái của A lại, chân phải lùi ra phía sau để né tránh đòn

tấn công của A (hình 3).

Page 185: Bat Quai Chuong

d. Khi B lùi chân phải về phía sau, A tiến chân phải về phía trước, đồng thời vai phải ép sát vào người của

B (hình 4, 5).

e. Hai cổ tay của A đồng thời mở ra, dùng cổ tay phải hoặc vai phải gạt hất ngã B ra phía sau (hình 6).

Page 186: Bat Quai Chuong

22. Đảo bối kim nhân.

a. B dùng hai tay chụp lấy hai cổ tay của A (hình 1).

b. Hai tay của A mở ra, thoát khỏi tay của B đồng thời chụp ngược về phía hai cổ tay của B (hình 2,3).

Page 187: Bat Quai Chuong

c. A dùng tay trái kéo tay phải của B, đồng thời tay phải đâm xuống nách phải của B, tạo thành một hình

chữ thập chặn tay của B lại, chân phải tiến về phía trước đặt ở phía ngoài chân phải của B (hình 4).

d. A xoay người sang phải, lưng áp sát vào người của B (hình 5).

e. A mau chóng hạ người xuống ném B về phía trước (hình 6).

Page 188: Bat Quai Chuong

23. Liên châu tiễn (Băng quyền tam tiến).

a. A tiến chân phải về phía trước, quyền phải đấm vào ngực của B, tay phải của B từ phía trên xoáy xuống

chặn cổ tay phải của A lại (hình 1, 2).

Page 189: Bat Quai Chuong

b. Chân phải của A tiến về phía trước, quyền trái đâm về phía ngực của B (hình 3).

c. B cũng xoáy tay phải từ trên xuống dưới chặn tay trái của A lại. A bước chân phải về phía trước nửa

bước, đồng thời quyền phải đấm vào ngực của B (hình 4).

Page 190: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: đòn này giống như kỹ thuật Xung chùy ở trong Hình ý quyền hoặc Bát cực quyền.

24. Thượng bộ tà thân song dịch chưởng.

a. B dùng chưởng phải tấn công vào đầu của A (hoặc mặt), A xoáy tay phải chặn cổ tay phải của B lại

(hình 1,2)

Page 191: Bat Quai Chuong

b.A xoáy tay phải, kéo cổ tay của B đẩy lên cao, chân trái tiến về phía trước, chưởng trái chặn vào nách

phải của B (hình 3)

c.A dồn trọng tâm sang chân trái, chưởng trái đánh về phía B (hình 4)

Page 192: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Động tác trong (b) và (c) phải thực hiện liền mạch

25. Hiệp kiên sưu đỗ chưởng.

a. B dùng tay phải chụp lấy cổ tay phải của A (hình 1,2).

Page 193: Bat Quai Chuong

b. A vặn tay phải đã bị chụp đồng thời chụp ngược vào cổ tay phải của B, chân trái tiến về phía trước một

bước dùng vai trái chặn vào nách phải của B, chân phải của B bước lui ra sau, né tránh thân người của A

(hình 3)

c. Tay trái của A thành cầu thủ, đánh vào bụng của B (hình 4).

Page 194: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: Đòn này giống đòn Kháo kích và Đề đan trong Bát cực quyền.

26. Hồi thân tiêu lặc chưởng

a. B dùng chưởng đánh vào ngực của A. A dùng tay phải chặn vào cổ tay phải của B đồng thời dùng

chưởng phải đánh ngược lại (hình 1).

b. B tiến chân phải về phía trước, dùng chưởng phải đẩy tay phải của A ra, đồng thời chưởng phải đánh

vào mặt của A, A dùng tay trái đẩy tay phải của B lên cao, đồng thời chân phải tiến về phía trước né tránh

đòn tấn công của B (hình 2, 3).

Page 195: Bat Quai Chuong

c. A tiến chân trái về phía trước, gối phải nâng lên ra phía sau bên phải của B, đồng thời chưởng phải

đánh mạnh vào nách phải của B (hình 4-5).

Page 196: Bat Quai Chuong

- Chú ý và yếu lĩnh: Trong bước (c), lơi dụng khi bước chân phải ra, chưởng phải đánh ra cùng lúc.

27. Xảo phá triền yêu tố.

a. B đứng sau lưng của A, ôm lấy A ở dưới nách (hình 1)

b. A dùng tay chụp ngược vào ngón tay của B, đẩy ngón tay của B ra (hình 2).

c. Sau khi A đẩy cổ tay của B, chân trái lập tức tiến về phía trước, người vặn sang trái, đồng thời dùng

chỏ trái đánh thúc vào ngực của B (hình 3).

Page 197: Bat Quai Chuong

d. B lui người về phía sau để né tránh chỏ phải của A, A rùn người xuống, chân trái vươn về phía trước,

đồng thời dùng chưởng trái đánh vào bụng của B.

B dùng chưởng phải từ ở phía trên đè cổ tay trái của A xuống để né tránh, đồng thời tay phải đánh về

phía A (hình 4).

e. A mau chóng vặn người sang bên phải, né tránh đòn tấn công của B đồng thời dùng chưởng phải đánh

xuống bụng dưới của B (hình 5,6).

Page 198: Bat Quai Chuong

28. Phiên thân La Hán chưởng.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực của A, A dùng tay phải chặn tay phải của B lại, đồng thời kéo cổ

tay của B sang phải thì dùng chưởng trái đánh vào mặt của B (hình l).

b. B xoáy chưởng trái chặn tay trái của A lại để tránh đòn tấn công (hình 2).

c. A tiến chân phải về phía trước nửa bước, khuỵu gối hạ thấp trọng tâm đồng thời dùng chưởng phải

đánh vào ngực của B (hình 3).

Page 199: Bat Quai Chuong

d. Chân phải của B lùi ra phía sau để né tránh đòn tấn công của A (hình 4).

e. A gập gối phải, hạ thấp trọng tâm xuống để né tránh đòn tấn công của B, đồng thời chân phải đẩy ra

phía trước, đặt ở giữa hai chân của B, tiếp theo dùng chưởng trái đánh xuống bụng dưới của B (hình 5).

f. A tiếp tục vặn thân trên sang phải để né tránh đòn tấn công của B, tiếp tục dùng chưởng phải đánh

xuống bụng dưới của B (hình 6).

Page 200: Bat Quai Chuong

29. Thuận thuỷ thôi chu

a. B dùng quyền trái đánh vào ngực của A, A bước chân phải lên, người né ra sau để tránh đòn tấn công

của B, đồng thời vặn tay phải theo hình trôn ốc chặn cổ tay phải của B lại (hình 1, 2).

Page 201: Bat Quai Chuong

b. A dùng tay trái chặn cổ tay phải của B, chân phải tiến về phía trước, dùng hổ khẩu của chưởng phải

(tức là phần lõm nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ) đẩy vào yết hầu của B (hình 3).

c. A tiếp tục tiến chân phải về phía trước, bóp mạnh vào cổ họng của B (hình 4).

Page 202: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: Đây là ứng dụng của đòn Hoàng ưng diêm tố trong chưởng thứ ba của Bát quái liên hoàn

chưởng.

30. Đảo thích tử kim quán.

a. A dùng chưởng trái đánh vào ngực của B (hoặc vai), B xoay người sang phải để né tránh đồn tấn công

của A, tay trái từ trên đè xuống chưởng trái của A, đồng thời tay phải chụp lấy khuỷu tay trái của A (hình

1, 2).

Page 203: Bat Quai Chuong

b. A dùng chân trái làm trụ xoay người một vòng ra sau để thoát khỏi đòn chụp của B (hình3).

c. A mau chóng dùng chân phải đá đòn tống sau vào ngực (hoặc bụng) của B (hình 4).

Page 204: Bat Quai Chuong

31. Thượng bộ hoành xung chưởng.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực của A, A xoáy chưởng phải xuống đẩy cổ tay phải của B (hình 1).

b.Tay phải của A từ phía dưới xoáy lên chặn nắm lấy cổ tay phải của B, đồng thời kết hợp xoay người

sang phải với bước chân trái tiến về phía trước, tay trái từ cổ tay phải của B đánh chặn vào cẳng tay của B

(hình 2).

Page 205: Bat Quai Chuong

c. A dồn trọng tâm sang chân trái, tay trái chặn cổ tay phải của B, sau đó dùng chưởng phải đánh ngược

lên vào ngực của B (hình 3,4).

Page 206: Bat Quai Chuong

- Tham khảo: Trong bước (b) có thể dùng khuỷu tay để đánh ra.

32. Thuận thủ khiên dương.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực A, A xoay người sang phải để né tránh đòn tấn công của B, đồng

thời dùng tay phải chụp cổ tay phải của B, kéo sang phải và tay trái chặn vào khuỷu tay phải của B (hình

1, 2).

b. A dùng hai tay chụp lấy tay phải của B, đồng thời dùng chân phải đá móc vào mặt trong chân phải của

B (hình 3).

Page 207: Bat Quai Chuong

33. Xà hình chưởng.

a. B dùng chưởng phải đánh vào ngực của A, A xoay người sang phải để né tránh đòn tấn công của B,

đồng thời dùng tay phải chụp lấy cổ tay phải của B, tay trái xỉa vào mắt của B (hình 1).

b. A dùng chân trái làm trụ xoay người sang phải né tránh đòn phản công của B (hình 2).

Page 208: Bat Quai Chuong

c. B dùng tay phải từ phía dưới đẩy lên, đồng thời tay trái đè lấy khuỷu tay phải của A, A tiến chân phải

về phía trước, đồng thời tay trái từ phía dưới chặn tay trái của B lại (Hình 3).

d. Tay trái của A vừa chặn cổ tay phải của B, chân trái tiến về phía trước, hạ thấp trọng tâm, đồng thời

chưởng phải đánh xéo từ dưới lên ngực của B (hình 4).

Page 209: Bat Quai Chuong

34. Triền giám thoái.

a. B dùng chưởng trái đánh vào ngực của A (hoặc dùng tay trái chụp cổ tay trái của A), A vặn tay sang

trái chụp ngược lại cổ tay trái của B (hình 1,2).

Page 210: Bat Quai Chuong

b. A xoay thân trên ra phía sau để né tránh đòn tấn công của B, đồng thời dùng chân trái làm trụ, co gối

phải đá mũi chân phải vào ngực của B (hình 3).

Page 211: Bat Quai Chuong

Chương 6: Bát quái chưởng trị bệnh

Ở Trung Quốc, thậm chí trên toàn thế giới, người ta rất thích tập bài Thái cực quyền, một trong những

nguyên nhân đó là Thái cực quyền có hiệu quả rất tốt đối với việc giữ gìn sức khỏe và trị bệnh.

Mây năm gần đây, hiệu quả trị bệnh của Thái cực quyền đã được nghiên cứu và chứng minh, thế nhưng

đặc trưng của Thái cực quyền trong các cuộc nghiên cứu này không phải là sự ứng dụng của động tác

mềm mại và tròn trịa cùng với lực ý thức, mà được quyết định bởi sự vận động toàn thân một cách thích

hợp, sự vận động hô hấp sâu...

- Đặc trưng này cũng phù hợp với Bát quái chưởng, Bát quái chưởng có cùng hiệu quả trị bệnh như Thái

cực quyền, ở đây xin được giải thích mấy điều về Bát quái chưởng.

I. Hiệu quả trị bệnh bình thường của Bát quái chưởng.

1) Vì động tác mềm mại tròn trịa, trong khi luyện tập có thể khiến cho cơ bắp của toàn thân đạt đến sự thư

thái khiến cho con người có cảm giác nhẹ nhàng, đại não cũng được nghỉ ngơi và yên tĩnh, cho nên có

hiệu quả trị liệu đối với thần kinh. Ngoài ra, vì cơ bắp được thư giãn, huyết quản phản xạ cũng chậm lại,

cho nên có hiệu quả rất tốt đối với những bệnh hạ huyết áp, cao huyết áp.

2) Vì tất cả mọi động tác đều thực hiện trong trạng thái có sự chỉ đạo của ý thức cao mà không cần dùng

lực, do đó trong yên tĩnh đạt được sự tập trung tinh thần, sự hưng phấn và có thể kiểm soát, điều chỉnh hệ

thống thần kinh một cách hiệu quả, đặc biệt đối với việc giải trừ áp lực.

3) Thuộc loại vận động mang tính toàn thân, do đó mỗi khi tập Bát quái chưởng thì các cơ bắp và khớp

của toàn thân đều được vận dụng, nếu luyện tập lâu dài, có thể khiến cho các khớp được vận động một

cách linh hoạt, tính đàn hồi của các dây chằng cũng được cải thiện, đồng thời sức mạnh của cơ bắp cũng

được tăng lên.

4) Hô hấp sâu và ổn định, hoàn toàn giống như nội công trong khí công, gần đây ở Trung Quốc người ta

cho rằng có thể dùng loại khí công mới để trị liệu, gọi là Hành công, bởi vì phương pháp này là đi bộ để

luyện công, nó có hiệu quả hoàn toàn giống như Bát quái chưởng.

5) Theo cách luyện Thượng trung hạ bàn, có thể tiến hành luyện tập ở tư thế cao, cũng có thể tiến hành

luyện tập ở tư thế thấp, tùy theo tình trạng của mỗi người mà có thể thay đổi, bất luận già trẻ gái trai mạnh

hay yếu đều có thể luyện tập được.

6) Chỉ cần kiên trì luyện tập thì có thể mang lại sự cân bằng và sự hài hòa cho cơ thể.

Page 212: Bat Quai Chuong

II. Ưu điểm của Bát Quái chưởng.

1) So với Thái cực quyền, thì Bát quái chưởng có ít hình thức, do đó nhớ dễ dàng, sau khi luyện quen thì

có thể tổ hợp lại các bài Bát quái chưởng để bồi dưỡng sức sáng tạo.

2) Trái phải đều cân bằng, vừa đi trên vòng tròn, vừa thực hiện các động tác hai bên trái phải, vì không

nghiêng vào bên nào, cho nên khiến cho toàn thân được vận động một cách cân bằng.

3) Ngoài việc đi trên vòng tròn, có thể giúp cho mọi người luyện tập sức khỏe, người luyện tập có thể

luyện sức mạnh cho chi dưới và xương sống, giữ sức đàn hồi cho xương, phòng chống hiện tượng lão

hóa, làm cho đôi chân được mạnh mẽ hơn, phòng ngừa các bệnh người già.

Từ phương pháp thể thao của tiến sĩ Kiều Bản mà nhìn nhận Bát quái chưởng:

Tiến sĩ Kiều Bản Kính Tam đã khai sáng ra môn thể thao pháp, gần đây đã đạt được nhiều kỳ tích và

được giới y học quan tâm. Trong thể thao pháp, ông ta đã đưa ra bốn phương pháp hoạt động là hít thở, ăn

uống, vận động thân thể, hoạt động tinh thần, ông ta cho rằng đây là điều kiện tất yếu để cho con người

tồn tại. Nếu những điều kiện này xa rời tự nhiên, cơ thể con sẽ mất cân bằng.

Khi cơ thể mất cân bằng, người ta sẽ chữa trị bằng cách vận động các bộ phận khác. Ví dụ khi, vận động

bằng gót chân và ngón chân sẽ trị liệu chứng căng cơ vai và đau đầu... hoặc vận động cổ tay, khuỷu tay,

vai, đầu có thể trị liệu chứng mất thăng bằng.

Động tác vặn xoáy trong Bát quái chưởng là một mắt xích rất quan trọng, khi đổi chưởng, người ta đòi

hỏi sự vận động từ khớp gối, eo, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, sau khi xoay các bộ phận này, chúng ta mới

tiến hành thức tiếp theo. Quá trình này hoàn toàn giống như bài tập thể thao mà tiến sĩ Kiều Bản Kính

Tam đã đưa ra. Tác giả đã từng học môn thể thao này từ học trò của ông ta, khi luyện tập đã phát hiện ra

rằng phương pháp này có điểm giống với Bát quái chưởng, gần đây, người bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu

đường, bệnh béo phì, bệnh đau lưng, bệnh thần kinh, ngoại trừ chữa bệnh bằng cách châm cứu và thể

thao, người ta cũng luyện tập Bát quái chưởng.

III. Võ sư Lưu Vân Tiêu và Bát quái chưởng.

Năm 1972, tác giả đã đến Đài Loan học võ thuật, sau khi học xong những bài cơ bản trong Bát cực quyền,

tác giả định quay về Nhật Bản một chuyến, khi sắp đến ngày về nước, võ sư Lưu Vân Tiêu đã gọi tôi đến

chỗ ông ta, Võ sư đã bảo tôi luyện tập lại bộ pháp đi vòng tròn. Ông ta gọi đây là Thượng nê bộ, bộ pháp

cơ bản của Bát quái chưởng. Ông ta còn căn dặn trước khi đến Đài Loan, mỗi ngày đều phải luyện tập bộ

pháp này. Lúc đó, tôi chỉ học phương pháp đi vòng tròn. Cho tới lần viếng thăm võ sư Lưu tiếp theo, tôi

đã mất cả một năm, sớm tối đều luyện tập phương pháp đi này.

Cho đến năm 1973, tôi đến thăm võ sư Lưu Vân Tiêu, từ Kỷ Vũ và học trò của họ là Tô Lập Chương để

học Bát quái chưởng, các công phu cơ bản. Từ đó về sau, được võ sư Từ Kỷ, Tô Lập Chương cùng với

Page 213: Bat Quai Chuong

Đới Sĩ Triết sửa cho tôi Bát quái chưởng, tôi đã tiến thêm một bước, học Tiểu khai môn, Bát quái thoái,

cùng với Bát quái ngạnh thủ.

Võ sư Lưu Vân Tiêu xuất thân ở huyện Thương tỉnh Hà Bắc, nơi được gọi là quê hương của võ thuật, lúc

còn nhỏ ông đã theo Trương Huy Đình học Yến thanh quyền, đến năm mười tuổi thì được võ sư Lý Thư

Văn nhận làm học trò, đã học hơn mười năm Bát quái chưởng, Tích quái chưởng, Lục hợp đại thương.

Ông cũng là đệ tử đắc ý của võ sư Lý Thư Văn (cũng là đệ tử cuối cùng). Năm gần hai mươi tuổi, Lưu

Vân Tiêu đã được Đề đốc Sơn Đông là Trương Tương Nhậm mời về giúp việc. Vì thế, Lý Thư Văn cùng

với Lưu Vân Tiêu ra khỏi Sơn Đông, họ đã cùng nhau truyền dạy võ thuật trong quân đội của Trương

Tương Nhậm.

Lúc ấy, Cung Bảo Điền cũng là người dưới trướng của tướng quân Trương. Cung Bảo Điền là học trò giỏi

của Doãn Phúc, năm xưa Doãn Phúc là hộ vệ trong Tử Cấm Thành. Khi nhà Thanh bị diệt vong, ông ta đã

trở về quê hương là Sơn Đông, trở thành khách của tướng quân họ Trương này.

Vì có cơ duyên này, Lưu Vân Tiêu đã bái Cung Bảo Điền làm sư phụ, học Bát quái chưởng. Lưu Vân

Tiêu đã từng nói rằng, lâu nay ông vẫn coi Bát cực quyền là môn võ giỏi nhất cho nên tự phụ, lúc mới bắt

Page 214: Bat Quai Chuong

đầu, ông chẳng coi Bát quái chưởng ra sao cả, cho đến khi tiếp xúc với sư phụ Cung Bảo Điền thì mới

hểu ra rằng kỹ thuật của Bát quái chưởng rất sâu xa, vì thế đã bắt đầu rèn luyện chăm chỉ.

Không lâu sau, khi Lý Thư Văn từng quay trở về huyện Thương, Lưu Vân Tiêu vẫn ở lại Sơn Đông học

Bát quái chưởng. Không ngờ, trên đường quay về, Lý Thư Văn gặp kẻ thù của mình (trong một lần thi

đấu, Lý Thư Văn đã đánh chết đối thủ, gây thù chuốc oán với người ta), cho nên bị ám sát chết.

Lưu Vân Tiêu nói: “Võ công của sư phụ Lý Thư Văn rất giỏi, chỉ cần vỗ nhẹ vào đối thủ thì sẽ khiến cho

hắn ta bị trọng thương, thậm chí tử vong. Tính cách của ông ta rất lạnh nhạt, nóng nảy. Ngược lại, Cung

Bảo Điền là người rất đôn hậu, nhân cách cao vời, chưa bao giờ tranh cãi với ai cả. Lý Thư Văn là một

con người mẫu mực, ngược lại, Cung Bảo Điền còn hơn cả con người mẫu mực, làm cho người ta có một

cảm giác không thể nào suy nghĩ khác được”, ở Đài Loan, ngoại trừ võ sư Lưu Vân Tiêu là học trò, cháu

của Cung Bảo Điền cũng đã học Bát quái chưởng, người này tên là Cung Bảo Tề. Ông ta đã từng thấy

những kỳ tích của sư phụ Cung Bảo Điền khi còn sống.

Môn võ công nổi bật của Cung Bảo Điền là khinh công. Chỉ cần trong chớp mắt, ông có thể vượt qua bờ

bên kia của một con sông. Năm ông gần bảy mươi tuổi, ông sống trên một căn lầu không có cầu thang,

thế nhưng trong chớp mắt ông có thể nhảy lên lầu.

Lưu Vân Tiêu nói: “Hiện nay những người truyền thụ Bát quái chưởng, hầu như là những người học Hình

ý quyền, cho nên Bát quái chưởng đã bị biến thể. Có rất nhiều người tập Bát quái chưởng mà không coi

Bát quái chưởng là võ thuật, họ chỉ coi đó là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Nói tóm lại, trong tất

cả những môn võ ở Trung Quốc, môn khó học nhất và ít người học nhất có lẽ là Bát quái chưởng. Hầu

như tất cả mọi người đều không biết cái gốc của Bát quái chưởng mà chỉ biết bề ngoài”.

Page 215: Bat Quai Chuong