cƠ sỞ ĐỊa lÝ cho quẢn lÝ tÀi nguyÊn nƯỚc lƯu vỰc …

216
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN *** Trịnh Minh Ngọc CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hà Nội, năm 2018

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

Trịnh Minh Ngọc

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, năm 2018

Page 2: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

Trịnh Minh Ngọc

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Mã số: 62.85.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Vũ Văn Phái

2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn

Hà Nội, năm 2018

Page 3: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận

án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Nghiên cứu sinh

Trịnh Minh Ngọc

Page 4: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

LỜI CẢM ƠN

Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động

viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS

Vũ Văn Phái và PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn, hai người thầy đã hướng dẫn, động

viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và

đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt

quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không

chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau

này.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên và tập

thể giảng viên, cán bộ Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,

nơi tôi đang học tập và công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ

để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất về

mặt thời gian, vật chất và tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh

Trịnh Minh Ngọc

Page 5: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................IV

MỤC LỤC............................................................................................................. V

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................IX

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................... X

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2

4. Luận điểm bảo vệ............................................................................................... 3

5. Những điểm mới của luận án ............................................................................ 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 3

7. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 4

8. Cơ sở tài liệu của luận án .................................................................................. 4

9. Cấu trúc luận án ................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN

LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ................................ 6

1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực

sông trên thế giới và Việt Nam .............................................................................. 6

1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6

1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 11

1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu............................................................................... 16

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn

i

Page 6: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

19

1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các

hợp phần cảnh quan học. .................................................................................... 19

1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu

vực ..................................................................................................................... 22

1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên

nước hữu hiệu .................................................................................................... 24

1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông . 32

1.2.5. Khung đánh giá DSPIR ............................................................................ 37

1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu .................................... 43

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................ 43

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 45

1.3.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 47

Tiểu kết chương 1: ............................................................................................. 47

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ................................ 49

ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN ....................... 49

2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 49

2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ............................................................... 49

2.2.1 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy ....................................................................... 49

2.2.2 Nhóm yếu tố động lực vận chuyển dòng chảy............................................ 53

2.2.3. Nhóm yếu tố mặt đệm .............................................................................. 60

2.2.4. Nhóm yếu tố cản trở dòng chảy ............................................................... 66

2.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu .................................................................. 69

2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội .................................................... 73

2.4.1. Dân số và vấn đề cấp nước sinh hoạt ........................................................ 73

2.4.2. Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế ................... 74

2.5. Phân vùng địa lý thủy văn quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông

Thạch Hãn ........................................................................................................... 87

ii

Page 7: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

2.5.1. Cơ sở phân vùng địa lý thủy văn ............................................................... 87

2.5.2. Đặc điểm của các tiểu vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn ....... 90

Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 91

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ........... 93

3.1. Tính toán mức độ dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng ................................ 93

3.1.1. Các phương pháp sử dụng để tính toán tài nguyên nước trên lưu vực sông

Thạch Hãn .......................................................................................................... 93

3.1.2. Tính toán các chỉ thị dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng ........................... 96

3.2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn ..................................................................................................................... 133

3.2.1. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp theo các tiểu vùng ................ 133

3.2.3. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn

......................................................................................................................... 135

3.3. Định hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn trên cơ sở mức độ

tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước ............................................................. 137

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................ 149

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................ 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 150

iii

Page 8: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CLN Chất lượng nước

DSPIR Driver (Động lực) - State (Trạng thái) - Pressure (Áp lực) -

Impact (Tác động) - Response (Ứng phó)

GIS Hệ thống thông tin địa lý

GWP Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu

HST Hệ sinh thái

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

KTTV Khí tượng thủy văn

KT-XH Kinh tế - xã hội

LVS Lưu vực sông

NCKH Nghiên cứu khoa học

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS Nuôi trồng thủy sản

PTBV Phát triển bền vững

QLTH Quản lý tổng hợp

QLTHTNN quản lý tổng hợp tài nguyên nước

TNMT Tài nguyên môi trường

TNN Tài nguyên nước

UNCED Hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và phát triển

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc

UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VSMT Vệ sinh môi trường

WQI Chỉ số chất lượng nước

iv

Page 9: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy và khả năng

thích ứng, trong các lĩnh vực có nguy cơ lộ diện cao

42

Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn 75

Bảng 2.2. Thống kê số lượng của một số vật nuôi chính trong giai

đoạn 2005- 2010

76

Bảng 2.3. Một số thông tin phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị

giai đoạn 5 năm 2007 - 2012

79

Bảng 3.1. Định mức dùng nước trong công nghiệp chủ chốt 93

Bảng 3.2. Phân chia các tiểu vùng hành chính đơn vị theo trạm khí

tượng để tính toán CROPWAT.

95

Bảng 3.3. Kết quả tính Chỉ thị CSs. cho lưu vực sông Thạch Hãn 97

Bảng 3.4. Kết quả tính toán Chỉ thị Cv tại các trạm lưu vực sông

Thạch Hãn

98

Bảng 3.5. Chỉ số biến động nguồn nước của 12 tiểu vùng 98

Bảng 3.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị 101

Bảng 3.7. Thống kê lượng gia súc, gia cầm trong các huyện năm 2012 106

Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng các loại cây 108

Bảng 3.9. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình NAM 109

Bảng 3.10. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng 111

Bảng 3.11. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng mùa kiệt 112

Bảng 3.12. Kết quả tính toán chỉ số DPd cho 12 tiểu vùng 115

Bảng 3.13. Bảng quy định các giá trị qi, BPi trong tính toán WQI 122

Bảng 3.14. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thông qua giá trị WQI

và EHp tương ứng

122

Bảng 3.15. Giá trị WQI và EHp cho 12 tiểu vùng 123

Bảng 3.16. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái của các tiểu vùng 126

Bảng 3.17. Cơ sở xác định thông số năng lực quản lý mâu thuẫn 132

Bảng 3.18. Các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước

lưu vực sông Thạch Hãn

138

v

Page 10: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông và các

tác nhân ảnh hưởng đến nó

21

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá tính dễ bị tổn thương và quá trình

QLTHTNN

26

Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình

huống và nhu cầu thay đổi.

28

Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị 34

Hình 1.5. Khung đánh giá DPSIR cho tổn thương tài nguyên nước 40

Hình 1.6. Mối quan hệ giữa DPSIR và khái niệm dễ bị tổn thương 41

Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Thạch Hãn 50

Hình 2.2. Sơ đồ nhiệt độ trung bình qua các thời kỳ tại khu vực nghiên cứu 51

Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng TNN lưu vực sông Thạch Hãn 58

Hình 2.4. Bản đồ phân vùng địa lý thủy văn LVS Thạch Hãn 89

Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT 93

Hình 3.2. Sơ đồ chỉ số biến động nguồn nước cho các tiểu vùng 99

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho 12 tiểu vùng

sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

101

Hình 3.4. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp

cho các tiểu vùng năm 2012

102

Hình 3.5. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động du lịch, dịch vụ của

các tiểu vùng

103

Hình 3.6. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị 104

Hình 3.7. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 104

Hình 3.8. Biểu đồ nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp (trồng trọt và chăn

nuôi) cho các tiểu vùng lưu vực

106

Hình 3.9. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm hiệu

chỉnh (1979 - 1989) tại trạm Gia Vòng

108

Hình 3.10. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm

kiểm định (1990 - 2000) tại trạm Gia Vòng

109

Hình 3.11. Kết quả tính toán lượng nước cần cho nhu cầu bảo vệ môi

trường cho các tiểu vùng LVS Thạch Hãn

110

Hình 3.12. Sơ đồ chỉ số sức ép nguồn nước cho các tiểu vùng 112

Hình 3.13. Sơ đồ chỉ số tiếp cận nguồn nước sạch cho các tiểu vùng 116

Hình 3.14. Sơ đồ điểm lấy mẫu CLN mặt lưu vực sông Thạch Hãn 120

Hình 3.15. Sơ đồ chỉ số ô nhiễm nguồn nước cho các tiểu vùng 123

Hình 3.16. Sơ đồ chỉ số sinh thái cho các tiểu vùng 126

Hình 3.17. Kết quả chỉ số tổn thương của các tiểu vùng 133

Hình 3.18. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương TNN LVS Thạch Hãn 135

vi

Page 11: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Nước là tài nguyên quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống trên Trái

Đất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một quốc gia. Cùng với

sự phát triển của nhân loại, tình trạng thiếu nước đáng dần trở thành phổ biến,

nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều đó đòi hỏi phải

tìm ra giải pháp phù hợp để khai thác, quản lý, bảo vệ bền vững tài nguyên nước,

nói cách khác là thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông. Tài

nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên khác như đất, không

khí và sinh vật của lưu vực sông. Sự phát triển kinh tế - xã hội và muôn loài trên lưu

vực sông sẽ bị đe dọa nếu tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái, cạn kiệt.

Vì thế, bắt đầu từ thế kỷ XXI, các nhà quản lý tài nguyên nước đã quan tâm đến

hướng tiếp cận quản lý để phát triển bền vững. Các nguyên tắc quản lý tài nguyên

nước được đề ra sau Hội nghị Liên hiệp quốc về con người (Stockholm,1972) và

cho Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992)

phải đảm bảo mục tiêu: sử dụng hiệu quả và bảo tồn tài nguyên nước, đảm bảo tính

toàn vẹn và phục hồi sinh thái, đảm bảo nước sạch và đảm bảo tính công bằng trong

quá trình ra quyết định

Tại Việt Nam, Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 và Luật Tài

nguyên nước số 17/2013/QH3 về Quản lý lưu vực sông được ban hành có nội dung

nhằm hướng dẫn tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông với các quy hoạch

thành phần : phân bổ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên môi trường nước, khắc

phục khó khăn do hậu quả của tài nguyên nước thực hiện các Điều ước quốc tế về

lưu vực sông; tổ chức điều phối và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Theo Nghị

định này và danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban

hành, lưu vực sông Thạch Hãn là một trong những lưu vực sông nội tỉnh quan trọng

trong địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thạch Hãn là một lưu vực sông chính trong nội tỉnh Quảng Trị có tiềm năng

nguồn nước rất phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho mọi hoạt động sản

Page 12: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

2

xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, giao thông vận tải,… cho tỉnh

Quảng Trị. Cho đến nay nền kinh tế ở lưu vực sông Thạch Hãn được đánh giá là

phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của lưu vực. Đồng bào ở các vùng sâu,

vùng xa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao, diện tích rừng tự nhiên giảm

nhanh, phát triển kinh tế ở một số vùng không cân đối, thiếu tính bền vững, tần suất

thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... xảy ra ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự

phát triển bền vững của lưu vực. Hiện nay, trên lưu vực đã có các quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội nhưng các quy hoạch này do các địa phương, các ngành xây

dựng riêng rẽ, chưa phối hợp nhau. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo

vệ môi trường trên lưu vực chưa gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ môi trường của lưu vực. Đồng thời cơ chế, chính sách quản lý lưu

vực sông Thạch Hãn còn chưa đồng bộ và phù hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ

mục tiêu sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Trước yêu cầu của thực tế của

vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Thạch

Hãn, việc đề xuất các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông

bền vững, cần thiết phải xác lập được cơ sở khoa học trong quản lý tài nguyên nước

lưu vực sông Thạch Hãn. Do vậy, luận án: “Cơ sở địa lý cho quản lý tài nguyên

nước lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở

khoa học theo cách tiếp cận địa lý là công cụ để tư vấn các nhà quy hoạch đề xuất

các phưong pháp quản lý hòan thiện hơn và đạt được mục tiêu trong các chương

trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững lưu vực sông.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập cơ sở địa lý trên cơ sở phân chia các tiểu vùng địa lý thủy văn và

đánh giá mức độ dễ bị tổn thương phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước

lưu vực sông Thạch Hãn.

3. Nội dung nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Page 13: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

3

- Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phân vùng

địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn.

- Xây dựng bộ chỉ thị DPSIR đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên

nước.

- Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng trên

lưu vực sông Thạch Hãn.

- Định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên cơ sở mức độ dễ bị tổn

thương.

4. Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: Với tính chất khác biệt về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội,

lưu vực sông Thạch Hãn được phân chia thành 12 tiểu vùng địa lý thủy văn phục vụ

cho quản lý TNN.

Luận điểm 2: Mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước của các tiểu vùng được

đánh giá theo nhóm chỉ thị DSPIR là cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý

tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn.

5. Những điểm mới của luận án

- Đã phân chia lưu vực sông Thạch Hãn thành 4 vùng bao gồm 12 tiểu vùng

phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

- Đã đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu

vùng trên lưu vực sông Thạch Hãn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp

nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng địa lí tổng hợp.

Page 14: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

4

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng sử dụng tài nguyên

nước lưu vực sông Thạch Hãn một cách hợp lý; xét đến tính dễ bị tổn thương của

tài nguyên nước theo không gian và thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý, quy hoạch tại

khu vực nghiên cứu. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên

cứu và giảng dạy.

7. Giới hạn nghiên cứu

- Giới hạn khoa học: tập trung nghiên cứu phân vùng địa lý thủy văn và đánh

giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước.

- Giới hạn không gian: toàn bộ lưu vực sông Thạch Hãn.

8. Cơ sở tài liệu của luận án

Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các

công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài, các chương trình, các dự

án… Các tài liệu được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu, như tài liệu ở thư

viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương); Các đề

tài khoa học cấp Nghị định thư, Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài cấp

cơ sở và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện. Trong đó có các đề tài Nghiên cứu

sinh trực tiếp tham gia và chủ trì bao gồm: Đề tài BĐKH19: Đánh giá mức độ tổn

thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung

trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi (PGS.TS.

Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Các Dự án chuyển giao công nghệ giữa Sở TNMMT

tỉnh Quảng Trị và Đại học Khoa học tự nhiên như: Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh

Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn chủ trì); Thu thập, tổng hợp và đánh giá

dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường vùng biển, đảo trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị; Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh

Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Đánh giá tình hình xói lở và bồi

lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị (PGS.TS.

Trần Ngọc Anh chủ trì); Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn

Page 15: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

5

tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Quy hoạch tổng thể tài

nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng 2020 (PGS.TS. Nguyễn

Thanh Sơn chủ trì); Đề tài cấp cơ sở Nghiên cứu, đánh giá khả năng dễ bị tổn

thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn (NCS. ThS. Trịnh Minh Ngọc

chủ trì)….

Các tài liệu chuyên ngành thuộc Khoa Địa lý; Khoa Khí tượng thủy văn và

hải dương học; các tài liệu thuộc các sở ban ngành của tỉnh Quảng Trị: sở Khoa học

và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông

thôn, sở Văn hóa thể thao và du lịch, sở Kế hoạch và Đầu tư..

Đồng thời, Nghiên cứu sinh còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương; Các tài liệu từ mạng Internet, từ

Website của các trường đại học, từ các tạp chí chuyên ngành trên Thế giới và Việt

Nam; Các công trình, bài báo nghiên cứu sinh đã thực hiện trong quá trình thực hiện

luân án các tài liệu thu được từ thực địa… Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng

cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án.

9. Cấu trúc luận án

Luận án được thực hiện bao gổm 3 chương cùng với mở đầu, kết luận, phụ

lục và tài liệu tham khảo:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quản lý tổng hợp tài

nguyên nước lưu vực sông

Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến tài nguyên nước lưu vực

sông Thạch Hãn

Chương 3: Đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn phục vụ quản lý tổng hợp.

Page 16: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN

LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG

1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực

sông trên thế giới và Việt Nam

1.1.1. Trên thế giới

Lưu vực sông (LVS) được nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và hướng tiếp cận

khác nhau. Theo hướng phân tích lưu vực, đơn vị được sử dụng trong đánh giá tổng

hợp là lưu vực sông. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên theo lưu vực

sông là nội dung quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu

vực. Ưu tiên hàng đầu trong quản lý tài nguyên nước của các quốc gia là quản lý tài

nguyên nước theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Do ý nghĩa và tầm quan

trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề này luôn được quan tâm và

nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và xác định chiến lược

đúng đắn về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước (TNN

)đã được định hướng trong tuyên bố các hội nghị quốc tế về quản lý TNN, như Kế

hoạch hành động Mar del Plata (1997), Tuyên bố New Delhi (1990) và được củng

cố trong chương 18 của lịch trình thế kỷ XXI.

Nhiều Hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm đưa ra những thỏa thuận và

nguyên tắc làm cơ sở cho PTBV tài nguyên nước trong tương lại, trước mắt đáp ứng

mục tiêu cấp nước an toàn trong thế kỷ XXI. Nhiều nước đã xây dựng những định

hướng và chính sách cụ thể để PTBV tài nguyên nước của mình.

Những sự kiện quan trọng của thế giới để thực hiện PTBV tài nguyên nước

đó là việc thành lập Hội đồng nước thế giới và đưa ra “Tầm nhìn nước thế giới

trong thế kỷ XXI” tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ nhất họp tại Markech, tháng

3/2000. “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI” lại tiếp tục được thảo luận tại

Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague, Hà Lan và bản Tuyên bố Laye về

một Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường đã được Hội nghị Bộ trưởng của

Page 17: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

7

các nước thông qua với tiêu đề tổng quát là : một thế giới an ninh về nước trong thế

kỷ XXI ” gồm 10 thông điệp và 6 chỉ tiêu cần đạt được đều hướng tới PTBV tài

nguyên nước.

Bước vào thế kỷ XXI để thực hiện Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI,

các nước trên thế giới đều có những đổi mới trong quản lý TNN và quản lý LVS để

quản lý TNN của nước mình theo hướng PTBV. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đá

được áp dụng trong quản lý TNN các LVS trên thế giới để nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn nước của LVS. Thí dụ các nghiên cứu về khai thác sử dụng nguồn nước

theo hướng đa ngành, đa mục tiêu; nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn nước trong

giới hạn của ngưỡng khai thác; nghiên cứu dòng chảy môi trường và các biện pháp

nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trong các sông chính ; các nghiên cứu

và áp dụng các biện pháp để quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, khôi phục

nguồn nước của các sông bị suy thoái và cạn kiệt; nghiên cứu về thể chế chính sách

để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước.

Nhiều nước trên thế giới đã thu được kết quả khá quan trọng trong các nghiên cứu

và ứng dụng quản lý tổng hợp (QLTH) TNN theo hướng phát triển bền vững như

Pháp, Nhật Bản, Úc, Srilanka, Trung Quốc, Mỹ.

Pháp đã thu được nhiều kết quả trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước và

hệh sin thái (HST) thủy sinh sông Seine-Normandy thông qua thực hiện các biện

pháp quản lý kiểm soát lượng nước thải vào sông ; vận động người dân dùng các

hóa chất tẩy rửa không có phốt phát để phục hồi chất lượng nước của dòng sông đã

bị ô nhiễm nghiêm trọng; chú ý bảo tồn các vùng đất ướt nhằm thu hút các loài

động thực vật bản địa trước kia đã bị mai một do nước ô nhiễm, xây dựng nhà máy

xử lý nước thải sinh hoạt, không cho xả trực tiếp xuống đầm lầy.

Nhật Bản cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và

áp dụng các kết quả nghiên cứu QLTHTN nước cho 5 lưu vực sông chảy qua vùng

Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km2 và dân số trên 27 triệu người.

Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu nhằm bảo vệ môi

Page 18: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

8

trường nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông, giám sát hệ sinh thái nước và

quản lý rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái vốn

rất phong phú và đa dạng của vùng này.

Tại Úc cũng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công QLTH TNN lưu

vực sông Muray -Darling (Úc). Khi lưu vực sông này phải đương đầu với những

vấn đề nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái

thủy sinh bị suy thoái. Một Ủy ban liên chính phủ và các bang có sông Muray-

Darling chảy qua được thành lập và thông qua một khái niệm ngưỡng, còn gọi là

“CP”, nó chính là cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường

hợp nguồn nước kha hiếm như dịch vụ thương mại nước, dòng chảy môi trường, và

đảm bảo quyền sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo các năm khác tùy

thuộc vào nguồn nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 ban thuộc lưu

vực sông trong thời đoạn khan hiếm nước.

Một kết quả nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề thể chế của LVS Murray -

Darling, đó là phân vùng địa lý thủy văn để đáp ứng nhanh và có hiệu quả các yêu

cầu của các bên liên quan. Các tiểu vùng này được phân chia theo ranh giới LVS và

Ban lãnh đạo của từng tiểu vùng sẽ có quyền cấp giấy phép sử dụng nước, vận hành

và duy tu bảo dưỡng tất cả các công trình trong tiểu vùng mà không phải lệ thuộc

vào các bên liên quan.

Thái Lan có nhiều kết quả trong nghiên cứu QLTHTNN LVS Chao Phraya là

một trugn tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái Lan và cũng là nơi đóng đô của thủ đô

Bangkok với tổng dân số trong lưu vực lên tới 23 triệu người khi dòng sông này

phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do nhu cầu ngày càng tăng lên của các

hộ dùng nước ở hạ du. Vấn đề cạn kiệt nguồn nước cũng như xung đột về nước

ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu sông ngày càng bị ô nhiễm nước thải

hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông. Một nghiên cứu tổng thể về chia sẻ, phân

bố một cách công bằng nguồn nước trong LVS cho các hộ dùng nước mà vẫn đảm

bảo nhu cầu nước cho các HST hạ du đã được thực hiện, song chưa thực sự kết thúc

Page 19: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

9

vì còn gặp một số rào cản trong quá trình đo lường các điều kiện của lưu vực bằng

hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS Chao Praya.

Trên lưu vực sông Ruhna - Srilanka tình trạng nguồn nước ngày càng suy

kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất lắp máy 120MW và cung cấp

nước tưới cho 52.00ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt. Một kế hoạch QLTHTNN cho

LVS Ruhuna được tiến hành bao gồm phân bổ nước tưới với những giải pháp sử

dụng nước tối ưu, triệt để tiết kiệm điện để giảm công suất phát điện. Bên cạnh đó

một chiến dịch vận động sự tham gia của cộng đông, đặc biệt là của phụ nữ vào

chương trình trên đã được thực hiện khá hiệu quả.

Trung Quốc là một quốc gia hiện có với một nền công nghiệp phát triển khá

nhanh nhưng vẫn giữa sản xuất nông nghiệp như một ngành truyền thống. Do đó

chất thải từ 2 lĩnh vực sản xuất nàyđã gây ô nhiễm nặng nề môi trường nói chung và

môi trường nước nói riêng ở nhiều LVS. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo định

hướng QLTHTNN nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước điển hình là kết

hợp thu lệ phí phát thải ô nhiễm nguồn nước và tiền trợ cấp cho khắc phục ô nhiễm.

Chính sự kết hợp hợp đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hệ

thống xử lý nước thải cũng như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó,

một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực cộng đồng cũng là một trong những biện

pháp mạnh để QLTNN theo hướng PTBV.

Trong quản lý LVS, nhiều nghiên cứu QLTHTNN đã được thực hiện và thực

thi có kết quả trên nhiều lưu vực sông lớn trên thế giới, tập trung vào những vấn đề

như : phát triển thể chế chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường

lưu vực sông ; phương pháp luận và áp dụng các công cụ kỹ thuật để lập quy hoạch

LVS ; nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan quản lý lưu vực sông phù hợp với

điều kiện cụ thể của từng nước và thực hiện trong thực tế. Từ các kết quả nghiên

cứu này nhiều cơ quan quản lý LVS đã được thành lập trên các lưu vực sông lớn

của thế giới và hoạt động có hiệu quả nhất là ở các nước phát triển. Ví dụ, tại Tây

Ban Nha và Pháp, các nhà quản lý đã tiến hành quản lý nước lưu vực trong nhiều

Page 20: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

10

thập kỷ. Tây Ban Nha đã có 9 Nhà chức trách quản lý lưu vực sông

(Confederaciones Hidrográficas) trong hơn 75 năm, và từ năm 1964, Pháp đã có 6

Ủy ban lưu vực (COMITES de Bassin) và Cơ quan về tài nguyên nước ('Agencesde

l'Eau). Ở Đức, Hiệp hội Ruhr (Ruhrverband), là một trong những tổ chức lưu vực

sông ở bang Bắc Rhine-Westphalia, được thành lập vào đầu năm 1899 như một liên

minh tự nguyện của các công trình nước và sản xuất thủy điện. Các ủy ban quốc tế

về nước được thành lập từ nhiều năm trước ở châu Âu, Ví dụ ở sông Rhine, sông

Meuse Scheldt, Moselle và sông Sarre, và hồ Geneva. Ở Hoa Kỳ, Ủy ban quản lý

sông Tennessee được thành lập vào năm 1933. Ở Úc, hiệp định Murray năm 1992

trao quyết định thành lập Ủy ban lưu vực sông Murray-Darling chịu trách nhiệm

phối hợp, lập kế hoạch và quản lý bền vững nguồn nước nước, đất đai và môi

trường. Vào năm 1909, Hiệp ước Boundary Waters giữa chính phủ Mỹ và Canada

đã thành lập một Ủy ban Quốc tế nguồn nước chia sẻ chung lưu vực. Tại khu vực

Đông Nam Á, Hiệp định về hợp tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê

Kông đã được ký kết vào năm 1995 và dẫn tới việc thành lập Ủy ban sông Mê

Kông. Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban lưu vực hồ Chad được thành lập vào

đầu những năm 1960, trong khi ở Senegal, tổ chức phát triển Sông Gambia đã được

thành lập trong những năm 1970. Tại Quebec, Luật Tài nguyên nước Canada thi

hành năm 1992 đã quy định thành lập các cơ quan quản lý nước tổng hợp ở cấp lưu

vực, trước tiên trên 33 lưu vực chính. Tại Mexico vào năm 1992, Brazil vào năm

1997, và Ma-rốc và Algeria sửa đổi luật nước họ và giới thiệu một cách tiếp cận

quản lý lưu vực theo định hướng QLTHTNN. Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả 27

nước thành viên xây dựng kế hoạch quản lý nước theo lưu vực [65,98,103] .Tại các

nước này, việc quản lý tổng hợp LVS đã mang lại những thành công trong việc khai

thác hiệu quả nguồn nước của lưu vực; đồng thời bảo vệ môi trường nước và các hệ

sinh thái trong lưu vực.

Tóm lại: Các thành tựu thu được trong nghiên cứu và thực hiện QLTHTNN

LVS là khá đa dạng và phong phú trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. Công

tác QLTHTNN theo lưu vực sông đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

Page 21: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

11

quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chính sách tài nguyên nước được áp dụng cho toàn

bộ lưu vực nhằm giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa vùng thượng lưu,

trung lưu và hạ lưu đồng thời cho phép theo dõi, đánh giá và quản lý nguồn nước

theo một hệ thống thống nhất. Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của

các nước trên thế giới là rất bổ ích, có thể tham khảo để vận dụng một cách linh

hoạt vào trong quá trình QLTHTNN các lưu vực sông của nước ta theo hướng

PTBV.

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.1. Xây dựng luật pháp, phát triển thể chế chính sách quản lý tổng

hợp tài nguyên nước

Luật tài nguyên nước năm 1998 và gần đây nhất là Luật tài nguyên nước

năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6 vừa qua là văn bản pháp

luật quan trọng nhất để thực hiện QLTHTNN, quản lý lưu vực sông và PTBV tài

nguyên nước. Khoản 2 điều 63 quy định “Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước

gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ

NN&PTNT”. Ngày 15/6/2000, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định thành lập Hội

đồng Quốc gia tài nguyên nước và ngày 28/6/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ban

hành quy chế hoạt động của Hội đồng Quốc gia về TNN và có văn phòng tại Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.. Năm 2003 Hội đồng cũng đã họp để bàn về

việc xây dựng kế hoạch phát triển và QLTH TNN.

Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2008 được Chính phủ phê

duyệt năm 2006 đã chỉ ra TNN Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững

như: phần nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta chiếm tỷ lệ lớn (63 %),

lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay còn thấp (3840 m3/người/năm). TNN

phân bố không đều trong các vùng và không đều theo thời gian trong năm gây khó

khăn cho sử dụng nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã ảnh hưởng tiêu cực với

TNN, và sự biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến suy giảm nguồn nước. Từ đó

chiến lược đã đặt ra mục tiêu, xác định các định hướng và giải pháp cho khai thác

Page 22: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

12

sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, giảm thiểu các tác hại do nước gây ra

để thực hiện QLTHTNN theo hướng PTBV.. Có thể nói thông qua việc xây dựng,

phê duyệt và thực hiện Chiến lược, nước ta đã có một hướng đi rất rõ ràng để khắc

phục các tồn tại trong khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ và thực hiện phát triển bền

vững tài nguyên nước.

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Nghị định, Thông

tư hướng dẫn về xây dựng và phát triển thể chế, chính sách quản lý tài nguyên nước

chuyển đổi quản lý TNN theo hướng quản lý tổng hợp. Một số Nghị định quan

trọng đã ban hành và thực hiện trong thực tế như: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP

của Chính phủ về cấp phép khai thác sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước, Nghị

định số 12/2008/NĐ-CP về quản lý LVS. Nghị định 112/2008/NĐ-CP của chính

phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa

thủy điện, thủy lợi. Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý khác liên quan đến tài

nguyên nước LVS như: Luật Môi trường, Luật thủy sản, Luật phát triển và bảo vệ

rừng, Luật phòng chống thiên tai, Luật Đê điều...

Hệ thống các văn bản pháp luật nói trên đã đưa ra được khuôn khổ chung về

thế chế, chính sách cho thực hiện QLTHTNN và quản lý LVS ở nước ta. Tuy nhiên

do còn thiếu các hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trong thực tế cũng có những

khó khăn hạn chế nhất định.

Cho đến nay ở Việt Nam đã có các cơ quan QLTHTNN theo LVS được

thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

là: Ban quản lý LVS Hồng - Thái Bình; Ủy ban sông Mê kông Việt Nam; Ban chỉ

đạo lâm thời khai thác và bảo vệ LVS Cầu: Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai - Sài

Gòn; Hội đồng quản lý LVS Nhuệ - Đáy. Trong thời gian tới sẽ có các Ủy ban lưu

vực sông (thống nhất) thành lập theo Luật tài nguyên nước năm 2012 và theo vùng

để QLTHTNN theo hướng phát triển bền vững.

Page 23: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

13

1.1.2.2. Các đề tài, dự án

Trong các giai đoạn vừa qua Nhà nước đã quan tâm và dành nhiều kinh phí

cho các đề tài, dự án QLTHTNN lưu vực sông ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu

PTBV tài nguyên nước.

Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2010 đã đưa ra 17 đề án, dự án được

ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 trong đó có nhiều đề án rất cần thiết

và quan trọng như : (i) kiểm kê, đánh giá TNN Quốc gia và xây dựng hệ thống

thông tin dữ liệu về TNN, (ii) điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước

cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước, (iii) chia sẻ TNN, ưu tiên nguồn nước cho

sinh hoạt và đảm bảo phát điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong

trường hợp xảy ra hạn hán, (iv) xác định , bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì

HST thủy sinh đối với các hồ chứa, đập thủy dâng thủy điện, thủy lợi. Các đề án

trên đều đang được triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Để ngăn chặn tình hình suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nước đang xảy ra vô

cùng nghiêm trọng trên 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và LVS Đồng Nai,

nhà nước đã cho thực hiện 3 đề án tổng thể BVMT của 3 lưu vực sông này với

nguồn vốn đầu tư đến chục ngàn tỷ đồng nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 sẽ

khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước của lưu vực sông nói trên, đưa chất lượng

nước sông đạt tiêu chuẩn loại B.

Theo yêu cầu quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường lưu vực sông, Bộ

TNMT cũng đã đầu tư kinh phí cho thực hiện rất nhiều dự án điều tra đánh giá

TNN,điều tra khảo sát chất lượng nước hoặc điều tra đánh giá dòng chảy môi

trường đã thực hiện trên các LVS Hồng - Thái Bình, các lưu vực sông vùng ven

biển miền Trung và Tây Nguyên như sông Vu Gia -Thu Bồn, sông Hương, Trà

Khúc, sông Ba, sông Đồng Nai.

Nhằm nâng cao năng lực quản lý tổng hợp TNN cho các cơ quan quản lý cấp

trung ương và địa phương , một dự án về “Nâng cao năng lực đánh giá quản lý

TNN Việt Nam” (CAPAS) đã được thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nam, Nam

Page 24: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

14

Định, Ninh Bình, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Định và Phú Yên (2008 - 2012),

bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về TNN và nâng cao năng lực quản lý TNN của

các tỉnh này

1.1.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học

Để tạo các cơ sở khoa học cho việc QLTHTNN, quản lý lưu vực sông ở

nước ta, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ về khai thác sử

dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, BVMT các lưu vực sông đã được các nhà

khoa học của nhiều cơ quan nghiên cứu và các trường đại học thực hiện. Một trong

những nghiên cứu tiêu biểu là Chương trình KC12 - Chương trình NCKH tổng hợp

và toàn diện về cân bằng nước trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - đã được thực hiện

trong những năm 1990. Kết quả của chương trình đã góp phần phát triển các

phương pháp tính toán, tổng hợp được nhiều quy luật cân bằng nước phục vụ cho

phát triển kinh tế của từng tỉnh, từng LVS trên tất cả các vùng của đất nước.

Nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước và cấp Bộ đã theo hướng nghiên cứu cơ

sở khoa học cho QLTHNN, quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường các LVS lớn ở

nước ta đã được các cơ quan nghiên cứu như các Viện nghiên cứu, Trường đại học

về TNN của nước ta thực hiện đã tạo những cơ sở khoa học ban đầu cho

QLTHTNN và bảo vệ môi trường LVS như đề tài K08.05 của Đại học Mỏ địa chất

“Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp

lý TNN vùng Tây Nguyên” (2004) [13] ; Đề tài NCKH cấp Bộ của Viện Quy hoạch

thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để PTBV lưu vực sông

Hồng” (2008) [29], Đề tài NCKH cấp Bộ của Đại học thủy lợi “Nghiên cứu cơ sở

khoa học và kinh nghiệm thực tiễn QLTHTNN lưu vực sông Ba ” (2004) [22].

Các đề tài nghiên cứu theo hướng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo

vệ tài nguyên môi trường điển hình là để tài NCKH cấp nhà nước KC08.25 của

Viện Địa lý “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT

lưu vực sông Ba và sông Côn” (2005) [21], đề tài NCKH cấp nhà nước KC08.27

của Viện Khí tượng thủy văn “Nghiên cứu giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài

Page 25: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

15

nguyên, BVMT và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô - sông Chảy” (2005) [33];

Đề tài NCKH của viện Địa lý “nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng hợp sử dụng

hợp lý dải cát ven biển Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận” (2005). Các đề

tài này bước đầu đã đưa ra giải pháp tổng thể cho khai thác sử dụng bảo vệ tài

nguyên mà trọng tâm là tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững.[82]

Các nghiên cứu có tính chuyên sâu về mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên,

môi trường LVS, điển hình là các đề tài nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi

như “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông

Đà” (2011) [79]; đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên

dòng chính và giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt LVS

Hương” (2010). Đề tài : “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý PTBV tài

nguyên nước lưu vực sông , ứng dụng cho LVS Mã” (2010) ;

Một số đề tài đã nghiên cứu về cơ sở khoa học cho khai thác sử dụng hợp lý

và bảo vệ tài nguyên nước, thí dụ các nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước

và dòng chảy mô trường, nghiên cứu giải pháp chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước

ở hạ lưu các LVS điển hình là các nghiên cứu của trường Đại học thủy lợi “Nghiên

cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nước và

dòng chảy môi trường lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc” (2004); đề tài của Viện

Khoa học Thủy Lợi “Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường lưu vực sông

Hồng - sông Thái Bình, đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường phù

hợp với các yêu cầu PTBV tài nguyên nước trên LVS Hồng - Thái Bình” (2011).

[52,61].

Cũng có các đề tài đi vào nghiên cứu đề xuất chiến lược, chính sách cho

quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường các lưu vực sông, như đề tài của Viện Quy

hoạch Thủy Lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược PTBV lưu vực sông Vu Gia - Thu

Bồn” (2004) ; đề tài của Đại học Thủy lợi “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát

triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai” (2004) [44].

Page 26: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

16

Hiện nay, để thực hiện Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản

lý lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cho triển khai lập quy hoạch

lưu vực sông cho các lưu vực sông lớn để trình Nhà nước phê duyệt làm cơ sở cho

quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông. Việc lập các quy hoạch hiện nay

mới trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi các quy hoạch hoàn thành và được phê

duyệt sẽ là cơ sở rất tốt cho phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông ở

nước ta. Những nghiên cứu tổng hợp đã nêu ở trên cho thấy trong các giai đoạn vừa

qua, Nhà nước đã làm rất nhiều để xây dựng và phát triển thể chế chính sách,

nghiên cứu cơ sở khoa học cho thực hiện QLTHTNN ở nước ta. Đây là tiền đề cho

QLTHTNN cho các lưu vực sông nhỏ, lưu vực sông nội tỉnh của Việt Nam theo

hướng bền vững trong các thập kỷ tới.

1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu

Chính phủ đã ban hành Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 nhằm

hướng dẫn Quản lý lưu vực sông với các nội dung cần tiến hành bao gồm: điều tra

cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch lưu vực sông; bảo vệ

môi trường nước lưu vực sông; điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước

đối với các lưu vực sông; hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu

vực sông; tổ chức điều phối lưu vực sông; trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Nghị

định nêu rõ: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập và trình Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) phê

duyệt nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông, đề án quy hoạch lưu vực sông đối với lưu

vực sông nội tỉnh). Theo Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về Quản lý

lưu vực sông và Danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban

hành, các hệ thống sông thuộc tỉnh Quảng Trị: Bến Hải và Thạch Hãn, Ô Lâu, Sê

Băng Hiêng và Xê Pôn đều thuộc nhóm lưu vực sông nội tỉnh. Quản lý tổng hợp lưu

vực sông Thạch Hãn là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đưa ra các phương án quản lý

lưu vực sông hợp lý và đúng đắn. địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và lưu vực sông

Thạch Hãn nói riêng. Được sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành, các địa

phương trên lưu vực, việc quản lý tài nguyên nước đã có những bước chuẩn bị tích

Page 27: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

17

cực để chuyển hình thức quản lý tài nguyên nước từ truyền thống sang quản lý tổng

hợp. Khu vực nghiên cứu là trọng tâm nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án trong cả

nước, trong đó điển hình là : [3, 5, 6, 25, 28, 31, 36, 50, 57, 69, 81…] Bộ sách

chuyên khảo các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị do Sở

Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị tổ chức biên soạn với sự tham gia của các

chuyên gia như “Địa mạo và Địa chất tỉnh Quảng Trị” do Lê Đức An và Uông

Đình Khanh biên soạn, “Tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn văn Vinh và

Nguyễn Thành Long biên soạn, “Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và

đời sống” do Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Công Hiếu biên soạn, “Tài nguyên nước

tỉnh Quảng Trị - Thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp” do Nguyễn Thị

Nga và TS. Lại Vĩnh Cẩm biên soạn, “Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị” Nguyễn Hữu

Tứ biên soạn. Theo hướng nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ khai thác

sử dụng hợp lý lãnh thổ có các nghiên cứu như Phan Thanh Hải “Nghiên cứu khả

năng thích nghi của cây điều (Anacardium occidentale L.) đối với khí hậu, đất đai

các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (2008); Nguyễn Văn Tân

“Đánh giá phân hạng đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đá mẹ bazan ở tỉnh

Quảng Trị” (1994); Lê Hữu Phúc « Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất vùng gò đồi ở tỉnh

Quảng Trị », 1994; Hoàng Phước “Cải tạo môi trường vùng cát ven biển tỉnh

Quảng Trị bằng biện pháp kỹ thuật tài nguyên nước” (1995); Lê Quang Vĩnh

“Nghiên cứu điều kiện sinh thái và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng

xuất cà phê chè ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” (2001). Theo hướng nghiên

cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên tìm kiếm các giải pháp hạn chế thiên tai gồm

có: “Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam

Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị” (Trần Ngọc Anh), “Đánh giá mức độ tổn thương về

kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung trong bối

cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi” (Nguyễn Thanh

Sơn); Nghiên cứu của Đào Đình Châm về “Nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông

Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị phục vụ thoát lũ và giao thông thuỷ”, 2012. Một số nhóm

tác giả tiến hành nghiên cứu khu vực theo hướng đánh giá tài nguyên nước, đất và

Page 28: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

18

cân bằng nước lưu vực từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài

nguyên này. Tiểu biểu là các công trình của Ngô Đình Tuấn “Đánh giá tài nguyên

nước, nhu cầu cân bằng nước hệ thống các lưu vực ven biển miền Trung”, Nguyễn

Thanh Sơn nghiên cứu nhiều đề tài về tài nguyên nước Quảng Trị như “Xây dựng

luận cứ về điều kiện khí hậu - thủy văn và chất lượng môi trường nước mặt cho việc

xây dựng Tiểu vùng kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị” , “Quy hoạch, quản lý, khai

thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị“;

Nghiên cứu của Nguyễn Trường Khoa về “Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất

ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước các

cửa sông tỉnh Quảng Trị”, (2003); Nguyễn Diệu Trinh về “Nghiên cứu, đánh giá

tài nguyên nước vùng sinh thái đặc thù Bình - Trị - Thiên phục vụ khai thác sử dụng

hợp lý”, (2012). Nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn tỉnh Quảng Trị” do Nguyễn Văn Lâm thực hiện. Đoàn Văn Cánh

và Lê Tiến Dũng đã hoàn thành công trình “Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng

Trị”, trong đó đóng góp đáng kể nhất là đã xây dựng được bản đồ địa chất thủy văn

tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1:100.000, đã sơ bộ tiến hành phân vùng địa chất thủy văn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu còn tập trung đưa ra phân

tích tài nguyên và môi trường và các biện pháp riêng lẻ đối với một vấn đề cụ thể.

Đối với vấn đề tài nguyên nước, các nghiên cứu về quản lý mới chú trọng đến sử

dụng phát triển các mô hình trong tính toán cân bằng nước, chưa có các cơ sở để

thực hiện quản lý nhu cầu sử dụng nước hợp lý theo hướng phát triển bền vững.

Hầu hết nghiên cứu chú trọng quản lý nguồn cung cấp là chủ yếu, chưa quan tâm

đến nhu cầu sử dụng của người dùng nước và chưa chịu trách nhiệm về việc có đáp

ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dùng, trong khi đó quản lý tổng hợp tài nguyên

nước phải thực hiện quản lý theo nhu cầu sử dụng nước, giải quyết các mẫu thuẫn,

sức ép tại các khu vực có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lưu vực sông..

Chính vì vậy, việc chuẩn bị các cơ sở và điều kiện cần thiết để từng bước tiến tới

thực hiện được quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho lưu vực là hết sức cần thiết

nhằm thực hiện việc quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp và thống nhất.

Page 29: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

19

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn

1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các

hợp phần cảnh quan học.

“Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp của các hiện tượng và các đối tượng

mà trong đó địa hình, khí hậu thủy văn, thỗ nhưỡng, thực vật, động vật và các đặc

trưng cho hoạt động của loài người ở một trình độ nhất định nào đó hợp thành một

thể thống nhất. Nó xuất hiện trùng lặp một cách điển hình trong phạm vi của một

địa đới nào đó trên trái đất” (AcBer, 1931) [38]. Nói cách khác cảnh quan địa lý

(hay còn gọi là cảnh quan) là một quần tụ có quy luật của các yếu tố cảnh quan. Các

yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi

của các yếu tố khác ở những mức độ khác nhau. Các yếu tố cảnh quan cơ bản của

địa lý tự nhiên bao gồm: Khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, động

thực vật. Khi tác động đến một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố khác. Ví dụ

phá rừng dẫn đến sự thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ không khí, giảm độ ẩm, tăng

bốc hơi. Và tất yếu dẫn đến thay đổi về thủy văn, tăng dòng chảy lũ, giảm dòng

chảy mùa cạn, thay đổi về thỗ nhưỡng, tăng xói mòn, rửa trôi, làm đất bị kiệt màu

và làm thay đổi nơi cư trú, giảm tính đa dạng của động vật... Hiện nay các nhà

nghiên cứu thừa nhận 2 quy luật phân hoá phổ biến của các yếu tố cảnh quan. Đó là

quy luật địa đới và phi địa đới. Đồng thời cũng xem xét đến sự phân hoá theo kiến

tạo và theo ô địa lý. Mặt khác người ta cũng đề cập đến sự phân hoá liên quan đến

hoạt động kinh tế của con người, vì đó là nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng

và ngày càng chi phối sự phân hoá của địa lý tự nhiên. Cùng với sự phát triển kinh

tế, các tác động tích cực ngày càng gia tăng mà hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, gây

nên sự biến đổi của cảnh quan địa lý trên quy mô lớn. Tuy nhiên hai quy luật địa

đới và phi địa đới vẫn là chung nhất, tổng quát nhất.

Đối với một lưu vực sông, nước và và nền tảng nhiệt là hai nhân tố quan

trọng hình thành và phát triển cảnh quan (xem hình 1.1). Trong một thể thống nhất,

Page 30: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

20

các hiện tượng thuỷ văn, mà trước hết là dòng chảy giữ một địa vị trọng yếu. Rõ

ràng dòng chảy là một sản phẩm của cảnh quan và ngược lại nó ảnh hưởng tới cảnh

quan. Trong một khu vực nào đó nếu không có dòng chảy và các dạng khác của nó

như bốc hơi, nước trong đất, thì nói chung không thể tồn tại bất cứ cảnh quan nào.

Trong các yếu tố cảnh quan thì khí hậu là quan trọng nhất. Khí hậu để lại những vết

tích không thể xoá mờ được trên cảnh quan. Trong khí hậu thì mưa và và nhiệt độ

mặt đất là hai yếu tố đặc biệt quan trọng. Khí hậu, địa hình và nham thạch cùng ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành thổ nhưỡng và thực vật.

Ngược lại thổ nhưỡng và thực vật cũng có tác dụng rất lớn đến các thành phần của

dòng chảy như bốc hơi, nước trong đất. Mỗi một đơn vị cảnh quan đều có một loại

hiện tượng thuỷ văn tương ứng, các đới tự nhiên có các đặc điểm thuỷ văn khác

nhau. Ví dụ trong các đới rừng (taiga, hỗn hợp hoặc nhiệt đới), nói chung lượng

mưa năm đều lớn hơn bốc hơi, dòng chảy phong phú, mật độ lưới sông lớn, hệ

thống sông ngòi phát triển. Còn trong các đới thảo nguyên, lượng mưa thường nhỏ

hơn hoặc xấp xỉ lượng bốc hơi. Do đó dòng chảy nhỏ hơn, mật độ lưói sông thưa.

Trong tình hình khả năng bốc hơi vượt hẳn lượng mưa, dòng chảy càng nghèo nàn

hơn, lưới sông thưa thớt và thường xuyên xuất hiện những lưu vực đơn độc, dòng

sông không chảy ra tới biển mà chỉ chảy vào các hồ nội địa.

Tính địa đới của hiện tượng thủy văn biểu hiện ở tính dao động của dòng

chảy. Trong một khu vực nào đó, lượng dòng chảy năm phân bố từ lớn đến nhỏ thì

sự biến đổi của dòng chảy trong năm và trong nhiêù năm sẽ từ ổn định đến không

ổn định. Theo sự giảm dần của dòng chảy, mật độ lưới sông cũng trở nên thưa thớt.

Với đới bán hoang mạc và hoang mạc thì hầu như hòan toàn không có sông suối, số

sông ngòi có lượng dòng chảy gián đoạn nhiều hơn. Đặc điểm về tính địa đới còn

biểu hiện ở mức độ xâm thực sông ngòi, lượng dòng chảy tỷ lệ nghịch với lượng

ngậm cát trong sông. Tính phần tầng theo đai cao của các hiện tượng thủy văn thể

hiện ở các đặc điểm: lượng mưa sinh ra dòng chảy trong sông hoặc băng tuyết trên

núi tăng theo độ cao lưu vực (dĩ nhiên tương ứng với một độ cao nhất định); lượng

dòng chảy tương đối (môđun dòng chảy ) cũng tăng theo độ cao của lưu vực; sự

Page 31: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

21

biến đổi của dòng chảy sẽ giảm khi tăng độ cao lưu vực; thành phần hoá học nước

sông cũng biến đổi theo độ cao. Độ khoáng hoá của nước sẽ giảm dần theo độ cao

lưu vực.

Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông

và các tác nhân ảnh hưởng đến nó

Như vậy, lưu vực sông như một hệ thống tự nhiên, dòng chảy là dòng vật

chất và năng lượng kết nối các hợp phần địa lý. Các bộ phận và các thành phần địa

lý (tự nhiên và nhân văn) của lưu vực sông có mối quan hệ tương hỗ với nhau và

ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của lưu vực sông. Khi xét đến các hiện

tượng thủy văn, thường dùng phương pháp phân vùng địa lý thủy văn, ngoài ra cần

tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tiểu địa hình địa phương.

Page 32: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

22

1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu

vực

Trong quá trình phát triển, con người chủ động khai thác tài nguyên thiên

nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng để phục vụ cho cuộc sống bản thân.

Tuy nhiên, khả năng khai thác tài nguyên, sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên

khác nhau, biến chúng thành các sản phẩm có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đa

dạng của con người và thông qua đó mức độ tác động của con người vào môi

trường cũng như tính chất của sự tác động đó lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ

phát triển của từng quốc gia.

1.2.2.1. Tác động tích cực

Thứ nhất, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng có

khả năng sử dụng một cách tối ưu giá trị của một khối lượng tài nguyên nhất định.

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, người ta hiện thực hóa việc

tiết kiệm năng lượng tiêu thụ để làm ra một đơn vị sản phẩm và tiết kiệm trong sinh

hoạt, trong khi sản xuất vẫn tăng và sinh hoạt người dân vẫn tiện nghi. Ví dụ, chế

tạo ra các hệ thống lọc nước phục vụ con người, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước

phục vụ sản xuất và tưới tiêu

Thứ hai, cùng với sự phát triển của kinh tế, con người ngày càng biết biến

tài nguyên thiên nhiên thành các loại năng lượng cung cấp cho các hoạt động kinh

tế. Ví dụ, sử dụng năng lượng nước để làm thủy điện. Đồng thời làm giảm khó khăn

đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, ví dụ, phát triển hệ thống dẫn nước tới các

vùng khô hạn hoặc khó khăn (đồi núi, sa mạc...)

1.2.2.2. Tác động tiêu cực

Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công

nghệ phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người có những bước tiến rõ rệt, nhân loại

tạo ra ngày càng nhiều và phong phú những của cải vật chất, tinh thần cho con

người. Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu

cầu sản xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng

Page 33: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

23

đầu nguồn khiến tài nguyên nước đang được khai thác triệt để khiến việc suy thoái

chất lượng nước là khó kiểm soát và ngăn chận hiệu quả. Nhiều dòng sông đang bị

ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do mang nhiều độc chất từ các

chất thải kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vô cơ từ sinh hoạt, các dư lượng hóa

dược nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước dưới đất cũng bị tụt giảm,

nhiều nơi bị nhiễm mặn, nhiễm asenic hoặc bị thông tầng khiến các chất ô nhiễm

trên mặt đất thấm xuống các vỉa nước ngầm. Nhiều tiểu vùng công nghiệp, tiểu

vùng dân cư, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước hiệu quả và tất cả đổ vào các

kênh mương, sông rạch lộ thiên và hệ thống cống rãnh công cộng khiến thủy vực bị

ô nhiễm vượt gấp hàng trăm thậm chí hàng chục ngàn mức cho phép của Tiêu

chuẩn Quốc gia. Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm

trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Bão lũ được xem là thiên tai gây

thiệt hại lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Bắc. Lũ lớn

gây nên nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản, còn làm cho môi trường xấu đi như

gây ra các hiện tượng sạt đất, lở núi, xói mòn mạnh vùng dốc và xâm thực ven biển.

Trong khi xu thế thiếu nước nhưng năm gần đây gây khô hạn đang đe dọa vùng

Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên. Hiện tượng nắng nóng kéo dài và

lượng mưa suy giảm khiến tình hình sử dụng nước thêm khó khăn. Điều kiện thiếu

nước và nhiệt độ cao đe dọa tình hình cháy rừng. Rừng bị hủy hoại sẽ khiến cho

việc điều tiết nguồn nước trong mùa khô vô cùng hạn chế. Hiện tượng nước biển

dâng cũng tham gia làm tài nguyên nước xấu đi về mặt chất lượng. Nguồn nước

ngầm ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như một tác động dây chuyền như giảm mực

thủy cấp và nhiễm mặn.

Hơn thế nữa, vấn đề mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nước còn gây ra

những khó khăn thêm cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Những khác biệt về

điều kiện khí hậu, thủy văn gây ra sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa - mùa khô,

gây những mâu thuẫn về dùng nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các địa

phương, giữa khai thác nước mặt và nước dưới đất, mâu thuẫn giữa các ngành dùng

nước (cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, du lịch), đặc biệt nổi

Page 34: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

24

bật nhất là mâu thuẫn giữa thủy điện và nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước và ổn

định phát triển kinh tế - xã hội, môi trường phía hạ lưu đập. Có thể thấy, các nguyên

nhân gây ra mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước bao gồm: phân bố tài nguyên

nước không đều theo không gian và thời gian; kinh tế - xã hội phát triển nhanh làm

gia tăng nhu cầu và thay đổi cơ cấu, tỷ trọng dùng nước; các hồ chứa, phần lớn là

công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khả năng điều tiết hạn chế; sử dụng nước chưa tiết

kiệm; quản lý nhà nước về tài nguyên nước phân tán và chưa phù hợp...

Tóm lại, con người và quản lý tài nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ.

Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi

trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên nước

nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại

và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên nói chung

và tài nguyên nước nói riêng theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu con người biết

giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên thì mối quan

hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục

bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó và làm cho tài

nguyên môi trường tự nhiên phải hứng chịu những áp lực nhất định. Trong mối

quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối

môi trường xã hội, là tiền đề cho các chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường

hợp lý, hay nói cách khác là khả năng ứng phó với các áp lực nói trên. Để bảo đảm

cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng hợp về tài nguyên nước và

các tác động của con người đến tài nguyên nước nhằm duy trì mối quan hệ thân

thiện giữa con người và tài nguyên nước, kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu

cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội, đó chính là đánh giá về khía

cạnh tổn thương tài nguyên nước.

1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên

nước hữu hiệu

Ngày nay, trước những sức ép phát triển kinh tế - xã hội của con người, tài

nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng,

Page 35: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

25

kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian

trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra

khủng hoảng về nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên

nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người vì

vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà luôn là chủ

đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế. Giải quyết các vấn đề liên

quan đến tài nguyên nước cần thiết phải xem xét các yếu tố có liên quan trên quan

điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát

triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Trước đây tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành,

nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo các đơn vị sử dụng nước

riêng lẻ và không có sự kết nối. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý

tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên

nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất

và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội

một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái

thiết yếu”, đây được coi là nền tảng của công tác quản lý tổng hợp nguồn nước. Như

vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế

hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp,

cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và

nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng

lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước;

giữa các đối tượng sử dụng nước.

Nói một cách tổng quát, quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận

với ý nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu lực hơn vì

mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến

trách nhiệm các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước;

và một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên và dịch

vụ nước trong ngành nước.

Hội nghị Dublin cũng đưa ra 4 nguyên tắc trong QLTHTNN đã được đưa ra

(gọi tắt là nguyên tắc Dublin). Những nguyên tắc này đã phản ánh sự thay đổi nhận

thức về tài nguyên nước. Trong đó chú ý nhất là Nguyên tắc số 1 cho rằng: Nước

ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy

Page 36: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

26

trì sự sống, sự phát triển và môi trường (xem hình 1.2). Nguyên tắc này chỉ rõ nước

duy trì cuộc sống dưới mọi hình thức và được yêu cầu cho nhiều mục đích, chức

năng và dịch vụ khác nhau. Do đó, quản lý tổng hợp, phải xem xét các yêu cầu về

các nguồn lực và các mối đe dọa đối với nó. Quản lý toàn diện không chỉ liên quan

đến việc quản lý hệ thống tự nhiên mà còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các hoạt động

của con người tạo ra nhu cầu về nước, xác định việc sử dụng đất và tạo ra các sản

phẩm gây lãng phí nước. Muốn tiếp cận quản lý tổng hợp và đảm bảo phát triển bền

vững phải tính đến các thành phần cán cân nước, các hoạt động phát triển và tác

động tại mỗi vùng, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài

người và thiên nhiên. Chính vì vậy, khi tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước,

cần thiết phải xem xét những yếu kém trong hệ thống tài nguyên nước nội tại của

một vùng, những sức ép và mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên nước, hay nói cách

khác chính là mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tài nguyên nước.

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và quá trình

QLTHTNN

Hơn thế nữa, trước những thách thức trong tương lai đối với quản lý tài

nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể chế,

xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát

triển tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển

và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên

Page 37: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

27

khác sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử

dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Các

hoạt động quản lý cần được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương

và quản lý thống nhất theo lưu vực sông, quản lý cả về số lượng và chất lượng.

Chính sách bảo vệ tài nguyên nước phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở

đánh giá cao giá trị kinh tế của nước và giá trị của nước đối với cộng đồng. Bên

cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm mạnh mẽ

hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên,

quản lý lưu vực là một quá trình lặp đi lặp lại. Quản lý lưu vực phải bao gồm các

bước tuần tự khi tiến hành hoạch định chính sách, quy hoạch Bước đầu tiên là soạn

thảo ra các mục tiêu chính sách rộng lớn (xem hình 1.3). Các bước tiếp theo là xác

định rõ các vấn đề quản lý nước phải giải quyết (xác định vấn đề), danh sách các

chiến lược tiềm năng (làm thế nào chúng ta sẽ đạt được điều đó), đánh giá mỗi

chiến lược trong số này, lựa chọn một chiến lược hay sự kết hợp các chiến lược,

thực hiện chiến lược, đánh giá kết quả, bài học từ những kết quả này và điều chỉnh

kế hoạch của chúng ta để thực hiện nó tốt hơn trong tương lai. Các bước này nằm

trong cả một quá trình. Tất nhiên, trong thực tế, quá trình này có thể bị gián đoạn

bởi các lực tác động từ bên ngoài, và quá trình quản lý “học dần dần thông qua thực

nghiệm” (learning-by-doing management cycle) giúp chúng ta kết hợp những gì, mà

chúng ta học được trong quá trình quy hoạch và quản lý nước và đưa vào tính toán

các thông tin mới. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể thích nghi với cách chúng

ta quản lý nước như thế nào đối với hoàn cảnh đang thay đổi, ví dụ, như những thay

đổi về chính trị, thảm họa thiên nhiên và những thay đổi về nhân khẩu. Do đó, cần

thiết phải xác lập được các thông tin hỗ trợ các nhà quyết định sử dụng các dữ liệu

và mô hình khác nhau trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước giải quyết các vấn

đề liên quan đến nguồn nước. Trên thực tế, các thông tin này phải đảm bảo đầy đủ

về các mặt sử dụng và khai thác tài nguyên nước, sản xuất điện năng, phòng tránh lũ

lụt vào bảo vệ môi trường. Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định như vậy đối với các

vấn đề tài nguyên nước đã bắt đầu xuất hiện giữa những năm 1970. Tuy nhiên, các

Page 38: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

28

hệ thống mới chỉ dừng lại ở cộng cụ trong quản lý ở một khía cạnh nào đó của việ

ckhai thác sử dụng tài nguyên nước, chưa có hệ thống nào đề cập đến vấn đề quản

lý tổng hợp và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây để giải quyết những

cấp bánh trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững, nhiều nhà

khoa hoc đã tiếp cận theo hướng đa ngành trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp

trong quản lý tổng hợp quy mô lưu vực sông. Các chương trình, dự án đã được thực

hiện với hệ thống các chỉ thị thị dễ bị tổn thương kết hợp sử dụng các mô hình thủy

văn, hệ thống thông tin, phân tích đa tiêu chí. Phương pháp này có giá trị để trợ giúp

trong việc tạo lập ra quyết định mà trong đó bao gồm những thỏa thuận của các bên

liên quan, nhận thức xã hội, và phối hợp giữa những người ra quyết định. Đó chính

là sử dụng Khung đánh giá tổn thương và các chỉ thị dễ bị tổn thương trong tiếp

cận quản lý tổng hợp ở quy mô lưu vực.

Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình huống

và nhu cầu thay đổi.

Page 39: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

29

Khái niệm về mức độ dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm

qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu

tố để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây khái

niệm mức độ dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt

là trong vấn đề quản lý tài nguyên nước. Theo Varis và cộng sự (2012), khái niệm

về tính dễ tổn thương còn đa chiều về mặt lý thuyết. Điều đó đẫn đến những cách

tiếp cận khác nhau để tính toán tổn thương, hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến việc

so các nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu (Jun và nnk., 2011). [91]

Về lý thuyết, trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về tính tổn

thương được tiếp cận theo nhiều hướng, liên ngành hay trong một khoa học cụ thể

(ví dụ khoa học máy tính, tâm lý học, môi trường…) nhằm đáp ứng cụ thể yêu cầu

nghiên cứu.Turner và cộng sự (2003) đã đưa ra định nghĩa mang tính cơ bản về mức

độ dễ bị tổn thương trong bối cảnh phát triển bền vững: “dễ bị tổn thương là mức

độ mà một hệ thống, hệ thống con, các thành phần của hệ thống phải đối mặt với

các tác hại do tiếp xúc với một nguy cơ (tình thế gây ra các biến cố tai hại), mâu

thuẫn, hay áp lực/sức ép”. [98].

Trong bối cảnh phát triển bền vững, Bizikova và cộng sự (2009) đã đưa ra

một định nghĩa về mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng khá phổ biến: “Mức độ

dễ bị tổn thương là khả năng của một hệ thống có thể bị tổn hại khi chịu một áp lực

(ví dụ như mối đe dọa). Nó được định nghĩa như là một hàm bao gồm độ lộ diện,

tính nhạy và độ thích ứng. Độ lộ diện có thể là do hệ thống tiếp xúc với một nguy cơ

như hạn hán, xung đột, hay biến động về giá cả, hay các nguy cơ tiềm ẩn các điều

kiện về môi trường, kinh tế - xã hội, thể chế. Mức độ nghiêm trọng của các tác động

không chỉ phụ thuộc vào độ lộ diện, mà còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của đơn vị

cụ thể tiếp xúc với nguy cơ đó (như một hệ sinh thái, một lưu vực, 1 hòn đảo, 1 hộ

gia đình, làng xóm, thành phố, hay quốc gia) và năng lực đối phó và thích nghi của

hệ thống đó.” [98]

Page 40: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

30

Cùng với sự phát triển của khái niệm dễ bị tổn thương, một số nghiên cứu về

đánh giá tổn thương/bền vững, xây dựng các chỉ thị tổn thương/bền vững, giảm nhẹ

và đánh giá hành động đã và đang được thực hiện ở các tổ chức khác nhau trên thế

giới (Gleick 1990; Laneetal, 1999, Meigh và cộng sự năm 199, MCSD 200; UNDP-

GEF, 2000, Vogel 2001; IPCC 2001; Kabat và cộng sự, 2002; Adger và cộng sự,

2004; Brooks và cộng sự 2005). Những nghiên cứu đầu tiên là đa ngành trong lĩnh

vực tự nhiên và bắt đầu cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về tính bị tổn thương

vớí sự liên quan đến biến đổi khí hậu tòan cầu. “Tổn thương là mức độ, mà một hệ

thống dễ bị, hay không có khả năng đối phó với, bất lợi đối với các ảnh hưởng của

sự thay đổi môi trường. Mức độ dễ bị tổn thương của một hệ thống tự nhiên và kinh

tế - xã hội được xác định bởi đặc tính, cường độ, và tỉ lệ của nguy cơ về các mặt và

mức độ nhạy cảm của hệ thống và khả năng ứng phó của nó” (IPCC 2001; NERI

2002). Do đó, mức độ tổn thương do đó có thể được mô tả là sự kết hợp của ba yếu

tố độ phơi nhiễm, tính nhạy của hệ thống và các đặc điếm liên quan đến các yếu tố

mô tả khả năng thích ứng của hệ thống. [99,100]

Liên quan đến khía cạnh quản lý tài nguyên nước, Huang Cai (2009) đã định

nghĩa mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên nước đối với các thay đổi theo thời

gian là “các đặc điểm yếu kém và sai sót của hệ thống tài nguyên nước làm cho hệ

thống đó khó vận hành khi đối mặt với sự thay đổi của kinh tế - xã hội và môi

trường” [103]. Tài nguyên nước, là “máu” của các hệ sinh thái tự nhiên, có một vai

trò không thể thiếu đối với hầu hết các chức năng của hệ sinh thái. Nước cũng là

một trong những nguồn lực quan trọng nhất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế

- xã hội của một xã hội. Hậu quả của sự bùng phát của dân số, phát triển kinh tế

nhanh chóng, và quản lý yếu kém của tài nguyên nước, nước ngày càng trở nên

khan hiếm. Do đó quản lý nước bền vững được nằm trong danh sách ưu tiên của các

chương trình nghị sự quốc gia. Xây dựng một chính sách tài nguyên nước tổng hợp

sẽ yêu cầu các kiến thức hỗ trợ tích hợp, sự hiểu biết về mức độ dễ bị tổn thương

của tài nguyên nước. Tổn thương là khái niệm như đã nói ở trên, thường dùng để

mô tả điểm yếu, hay các sai sót còn tồn tại trong hệ thống, độ lộ diện của một hệ

Page 41: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

31

thống đối với một mối đe dọa cụ thể. Từ góc độ quản lý tài nguyên nước, dễ bị tổn

thương có thể được định nghĩa là “các điểm yếu kém của hệ thống tài nguyên nước

làm cho hệ thống khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của nó khi đối diện

với hệ thống kinh tế - xã hội và sự thay đổi môi trường”. Do đó, dễ bị tổn thương tài

nguyên nước được xem xét ở hai vấn đề: (1) độ phơi nhiễm của hệ thống tài nguyên

nước đối với các sức ép ở quy mô lưu vực sông, và (ii) khả năng của hệ sinh thái và

xã hội có thể đối phó với các mối đe dọa đến các chức năng lành mạnh của một hệ

thống tài nguyên nước. [113]

Như vậy, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước đối với các thay

đổi theo thời gian là một quá trình điều tra và phân tích đánh giá độ nhạy của hệ

thống đối với các mối đe dọa tiềm năng, và để xác định những thách thức đối với hệ

thống trong giảm thiểu những rủi ro liên quan đến những hậu quả tiêu cực của các

hoạt động tác động. Đánh giá tổn thương của hệ thống tài nguyên nước như vậy có

liên quan đến cân bằng cung và cầu nước, hệ thống sở hữu và các chính sách hỗ trợ

quản lý và bảo vệ nước, cũng như sự biến đổi thủy văn dưới tác động của khí hậu và

môi trường. Nó cũng xem xét các rủi ro đối với các cộng đồng xung quanh có thể

ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài

nguyên nước hiệu quả có vai trò trong việc hướng tới xây dựng quy hoạch sử dụng

tài nguyên nước hiệu quả. Trong thực tế, đánh giá tổn thương tài nguyên nước cần

phải xác định động lực, ước tính các áp lực, hiểu rõ hiện trạng và xu hướng, phân

tích các tác động và xác định các ứng phó đối với các yếu kém trong hệ thống tài

nguyên nước.

Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước là một quá trình

điều tra, khảo sát và phân tích hệ thống tài nguyên nước, từ đó đánh giá khả năng

nhạy cảm của hệ thống tài nguyên nước trước những thay đổi của các yếu tố tác

động nhằm đề xuất các biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Quá trình này bao gồm việc xem

xét cân bằng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu, xem xét các chính sách quản lý và

bảo tồn nguồn nước, sự thay đổi của tài nguyên nước dưới ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu và các nhân tố môi trường khác. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các tác

Page 42: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

32

động của nhân tố xã hội, con người ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một

đánh giá khả năng dễ bị tổn thương hiệu quả là phải đưa ra được hướng dẫn về sử

dụng nước bằng cách cung cấp một kế hoạch nhằm tăng cường an ninh nguồn nước,

các chính sách nhằm giảm nhẹ thiên tai và các tác động ảnh hưởng đến nguồn nước,

làm suy giảm tính bền vững của nguồn nước. Để đánh giá khả năng dễ bị tổn

thương cho bất kỳ một đối tượng nào, người ta thường xây dựng các chỉ thị để định

hướng cho việc quản lý. [112]

1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông

Có hai hướng tiếp cận chính trong đánh giá tính hay khả năng tổn thương và

bị tổn thương: các nghiên cứu về tổn thương thường chú trọng đến các nghiên cứu

khi một hệ thống phải hứng chịu với một hiện tượng thiên tai, hay nguy cơ rủi ro

nào đó (ví dụ như lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ, và biến đổi khí hậu…). Các nghiên cứu

này thường tập trung phân tích mối nguy hiểm của các thiên tai và thiệt hại kinh tế -

môi trường do các thiên tai gây ra. Hướng tiếp cận thứ hai là nghiên cứu mức độ dễ

bị tổn thương của hệ thông khi hệ thống không bị tác động bởi thiên tại, hay nguy

cơ rủi ro mà tập trung nghiên cứu khả năng gây ra áp lực, mâu thuẫn và các tác

động tiềm tàng đối với hệ thống khi đối diện với một mục tiêu nào đó (ví dụ. phát

triển bền vững, quản lý tổng hợp…). Những nghiên cứu này thường áp dụng cho

đối tượng là các tài nguyên tái tạo và không thể tái tạo với mục đích sử dụng hợp lý.

Một Khung đánh giá để đánh giá tổn thương được xây dựng bao gồm các chỉ thị

xem xét tất cả các thành tố của hệ thống tài nguyên nước. Trong nghiên cứu ở cấp

độ lưu vực này cũng đã sử dụng để xác định độ tổn thương và đề xuất các chiến

lược thích ứng phù hợp. Trên thế giới hiện nay có nhiều loại Khung được sử dụng

đánh giá tổn thương như Khung kiểm toán tư bản, Khung chủ đề/Khung mục tiêu,

Khung hệ thống, Khung theo ngành hay lĩnh vực, và Khung nhân quả. Trong đó

Khung nhân quả là Khung được sử dụng đánh giá các nguồn tài nguyên và các vấn

đề môi trường do nó sử dụng mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và

đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân -- kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề

Page 43: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

33

môi trường, hậu quả và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao

gồm các chỉ thị về điều kiện tự nhiên, -kinh tế -- xã hội của vùng nghiên cứu.

Để thiết lập một phương pháp có thể xác định mức độ tổn thương của hệ

thống tài nguyên nước; cần thiết phải xét đến các chỉ thị và số của dễ bị tổn thương

được sử dụng bởi các tác giả trước đây. Có nhiều ví dụ về các chỉ thị cấp quốc gia

có liên quan đến tính tổn thương. Một số chỉ thị được xây dựng như là các các chỉ

thị phúc lợi con người nói chung, hiện trạng kinh tế cũng như phát triển, trong khi

đó các chỉ thị khác đặc biệt để đánh giá tổn thương. [89,103].

Theo UNEP, chỉ thị là một tập hợp số liệu thành một thông tin tổng hợp về

một khía cạnh môi trường của một quốc gia hoặc một địa phương. Theo Luật Bảo

vệ môi trường Việt Nam (2005) thì chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp Chỉ thị

để chỉ ra đặc trưng của môi trường. Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất

lượng môi trường, theo diễn biến chất lượng môi trường, nhiều chỉ thị môi trường

hợp lại thành một bộ chỉ thị môi trường của một nước hoặc một vùng, một địa

phương.

Các chỉ thị có thể dựa trên các đo đạc vật lý, hóa học hay sinh học gắn liền

với chất lượng tài nguyên thiên nhiên nhiên hay môi trường [40,41]. Chúng có thể

khái quát một số khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên hay hoạt động của

con người. Để sử dụng trong khuôn khổ phát triển bền vững, các chỉ thị môi trường

cần phải tạo mối liên quan giữa các khía cạnh môi trường và các yếu tố kinh tế - xã

hội. Một đặc trưng then chốt của chị thị môi trường là giúp nắm bắt được sự thay

đổi theo thời gian. Mức độ yêu cầu, khái quát thông tin có thể biểu diễn theo mức

độ tự thấp đến cao như hình 1.4.

- Chỉ thị (indicator): là một tham số hay số đo cùng cung cấp thông tin, mô

tả tình trạng của một hiện tượng/môi trường/khu vực. Các chỉ thị truyền đạt các

thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các

giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ

Page 44: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

34

liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng,

các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.

- Chỉ số (index) là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay

nhân với trọng số. các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính

toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó ví dụ như

Chỉ số chất lượng nước, chỉ số phát triển con người và tổng sản phẩm quốc dân.

- Các tham số (parameter) hay số đo (metric) là một đặc tính được đo hay

quan sát. Các chỉ thị khác với số đo. Các chỉ thị ở mức cao hơn, các chỉ thị chỉ ra sự

tiến bộ về phía mục tiêu, còn số đo (metric) đo tiến bộ về chỉ thị đó. (Sibel

Koyluoglu, Ford Motor Company) Ví dụ, chất lượng không khí là một chỉ thị môi

trường, lượng phát thải NOx, SOx là các số đo. Các chỉ thị là các số đo chỉ ra hiện

trạng của một hệ thống nào đó. Các số đo kết xuất từ 2 hay nhiều kết quả đo, các số

đo này không cần nói ra với chúng ta các ý nghĩa của chúng về hệ thống. (John

Reap).

Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị [40]

Page 45: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

35

Chức năng của chị thị và chỉ số môi trường: chỉ thị và chỉ số môi trường có ý

nghĩa tác động rất lớn đối với cộng đồng cũng như các nhà lãnh đạo những người ra

quyết định. Ý nghĩa của các chỉ thị môi trường được thể hiện như sau:

- Hiệu quả thông tin : chúng giảm số lượng các đo lường và các Chỉ thị mà

cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường.

- Đơn giản hóa thông tin: chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản hóa quá

trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường được cung cấp

cho người sử dụng.

- Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường

và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi tình trạng môi trường.

- Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để

hoạch định một môi trường bền vững tương lai.

Xuất phát từ các vấn đề trên nhiều tác giả đã khái quát các chức năng cơ

quản của chỉ thị môi trường bao gồm: (1) tạo ra một cách nhìn tổng quan về sự tiến

bộ; (2) tập trung vào sự chú ý công chúng; (3) Làm gia tăng sự quan tâm của lãnh

đạo đối với môi trường; (4) khuyến khích sự thay đổi hành vi, định hướng hành

động ; (5) khuyến khích tập trung vào sự phát triển bền vững hơn là vào tăng

trưởng kinh tế thuần túy [36]. Trên thế giới, có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu

sử dụng các chỉ thị cho các lưu vực sông trên thế giới. Điển hình vào năm 2006,

Henrique M.L Chaves và Suzana Alipaz trong nghiên cứu về “ chỉ số bền vững lưu

vực sông” đã đưa ra bộ chỉ thị HELP) thủy văn - môi trường, cuộc sống và chính

sách của lưu vực [105]. Các chỉ thị này đã được UNESSCO công nhận và sử dụng

rộng rãi vào các nghiên cứu cụ thể ở Brazin, Costa Rica, Malaysia. Bộ chỉ thị HELP

thích hợp trong đánh giá phát triển bền vững lưu vực sông với nghiên cứu tích hợp

mang lại lợi ích cho xã hội, kinh tế và môi trường cho các bên liên quan. Ưu điểm

của nghiên cứu này là đưa ra các tham số phụ có khả năng áp dụng cho một lưu vực

cụ thể, tính toán không phức tạp. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là các chị

thỉ có thể không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường hay số liệu

Page 46: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

36

thông kê của Việt Nam và coi trọng số của các chỉ thị là bằng nhau. Iwan Juwana

(2012), đã đưa ra bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cho lưu vực sông thông qua ba

chỉ số đánh giá: chỉ số nghèo nước (WPI), chỉ số bền vững nước Canada (CWSI),

chỉ số phát triển bền vững lưu vực sông (WSI) [88]. Chỉ số nghèo nước thể hiện

mức độ về lượng đánh giá đủ/không đủ/ thiếu nước của lưu vực sông. Chỉ số phát

triển bền vững lưu vực sông đánh giá tính bền vững theo 3 khía cạnh kinh tế, xã hội

và môi trường. Chỉ số bền vững nước Canada (CWSI) được trung tâm tài nguyên và

môi trường và Trung tâm nghiên cứu chính sách Canada thực hiện. Đây là chỉ số

được xây dựng với khoảng 60 chỉ thị được lượng hóa và tính toán dựa trên các lĩnh

vực kinh tế, sinh thái, tài nguyên nước kèm theo đánh giá các vấn đề giáo dục,

nghèo đói và cơ sơ hạ tầng… ở quy mô cộng đồng. Ưu điểm của ba chỉ số đánh giá

này là tổng hợp được tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến tính bền vững về tài nguyên

nước trên lưu vực. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chỉ thị cồng kềnh

và chưa đưa ra được trọng số (tỉ trọng) của từng chỉ số. Ở Việt Nam, các chỉ thị

đánh giá mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng cho các lĩnh vực đánh gi tính tổn

thương về lũ lụt, tính tổn thương tài nguyên đất, tài nguyên nước và nước ngầm.

Điển hình là các nghiên cứu của “Dự án thông tin và báo cáo môi trường” của Cục

bảo vệ Môi trường và cơ quan trợ giúp quốc tế Đan Mạch 2005 xây dựng các chỉ thị

về môi trường cho 3 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên. Dự án đánh giá ngành

nước TA 0404-VIE (2008) do ADB tài trợ xây dựng bộ chỉ số ngành nước cho đánh

giá bền vững lưu vực sông; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đề xuất bộ chỉ số

đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong “Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của

tài nguyên nước dưới đất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai”;

Nghiên cứu bộ chỉ số tổn thương về lũ lụt cho 3 lưu vực sông Lam, Thạch Hãn --

Bến Hải, Vu Gia Thu Bồn trong đề tài BĐKH-19 do Nguyễn Thanh Sơn chủ trì

[36,59]. Về mặt thể chế chính sách, Bộ TNMT đã ban hành thông tư 43.2015/TT-

BTNMT về việc sử dụng các chỉ thị môi trường và các số liệu quan trắc môi trường

[11]. Những nghiên cứu và chỉ thị ban hành trên đã đặt nền móng cho các nghiên

Page 47: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

37

cứu sử dụng bộ chỉ thị trong đánhg giá tài nguyên đất, tài nguyên nước, các vấn đề

môi trường, đo đạc bản đồ và khí tượng thủy văn.

1.2.5. Khung đánh giá DSPIR

Như đã phân tích ở trên, các khung đánh giá nhân quả thường được các nhà

khoa học sử dụng trong đánh giá tài nguyên và các vấn đề môi trường theo mục tiêu

phát triển bền vững. Một số khung đánh giá tổn thương tài nguyên nước đã được

các tổ chức quốc tế sử dụng trong đánh giá tổn thương như khung đánh giá GIWA-

Phân tích chuỗi nhân quả, khung đánh giá Water Footprint - Dấu chân nước, khung

ICPDR và bộ chỉ thị khung Châu Âu về tài nguyên nước, và khung đánh giá

DSPIR.

Khung đánh giá DPSIR đầu tiên đưa vào sử dụng trong đầu những năm

1990, mô hình bao gồm các hoạt động của con người, áp lực, hiện trạng của môi

trường, tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người và những ứng phó. Trong

những năm gần đây, một số đánh giá tính dễ tổn thương, một phần dựa trên khuôn

khổ DPSIR đã được tiến hành hoặc do các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế ( ví

dụ như, Bizikova và cộng sự, 2009;. UNESCO-IHP, 2011a, b; Huang và Cai, 2009;

Babel và Wahid, 2008; Jun và cộng sự, 2011;. UNEP và WCR, 2008;. Varis và

cộng sự, 2012). [99].

Khung đánh giá DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt

động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một

cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường; cũng như minh họa và làm rõ những

mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường

mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác

định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân - quả này có thể được nhiều

người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể

mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu

chuỗi/ liên hệ được các yếu tố/ thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo Khung.

Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả thì các chỉ thị lại

Page 48: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

38

cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng

lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng. [111]

Khung DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S),

những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc

gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự thay đổi

hiện trạng môi trường và những ứng phó (R) từ xã hội chống lại những tác động

không mong muốn này. Khung minh họa cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến

hiện trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới

hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực riêng (nông

nghiệp, giao thông, công nghiệp,..). Những ứng phó này bao gồm những mục tiêu

và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không mong muốn về

tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái

cũng như điều kiện sống của con người.

Trên thế giới, các nước phát triển ở Châu Âu đã nghiên cứu sử dụng chỉ thị

dễ bị tổn thương của tài nguyên nước trong công tác quản lý tài nguyên và môi

trường. Đặc biệt Khung phân tích DPSIR (Driver (Động lực) - Pressure (Áp lực) -

State (Trạng thái) - Impact (Tác động) - Response (Ứng phó) được các nước thành

viên trong tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) sử dụng trong đánh giá chỉ

thị môi trường. Từ Khung phân tích DPSIR, OECD đã đi tiên phong trong việc xây

dựng các bộ chỉ thị môi trường. Các nước thành viên của OECD đã thường xuyên

sử dụng các bộ chỉ thị môi trường quốc tế đầu tiên này để thực hiện các báo cáo

hiện trạng môi tường và phân tích các chính sách khác. Có thể nói rằng, chỉ thị đánh

giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước của một lưu vực sông là một chỉ

thị mang tính tổng hợp. Chỉ thị này phản ánh không những các sức ép của điều kiện

tự nhiên, mà còn phản ánh được cả những tác động của các hoạt động xã hội, hoạt

động phát triển kinh tế, và đặc biệt nó còn phản ánh được tác động của hiệu quả

quản lý đến tài nguyên nước của một lưu vực sông. Khung đánh giá DPSIR với mỗi

một vấn đề được xác định, tiến hành xây dựng ma trận DPSIR và phân tích để đưa

ra được các nguyên nhân và đề xuất giải pháp ứng phó. Khung đã được nhiều nhà

Page 49: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

39

khoa học dùng để phân tích quản lý tổng hợp các hệ sinh thái, đới bờ biển và ứng

dụng trong việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường. Động lực thường là các yếu tố vĩ

mô, ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tự nhiên, hay là “nguyên nhân sâu xa”. trong khi đó,

áp lực là các nguyên nhân trực tiếp của vấn đề, chúng gây nên sự thay trạng thái

(môi trường, hệ thống sinh kế). Sự thay dổi này dẫn dến các tác động mang tính lâu

dài, trên diện rộng như sự thay đổi các quá trình, chức năng của hệ tự nhiên; hậu

quả của nó là làm thay đổi các sản phẩm mà con người khai thác từ hệ tự nhiên,

phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các giá trị tồn tại, bảo tồn. Điều

đó đòi hỏi các bên tham gia có những giải pháp thích ứng với sự thay đổi của trạng

thái. [117]

Sơ đồ về DPSIR (hình 1.5) mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi

trường (S), những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực

tiếp hoặc gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của

sự thay đổi hiện trạng môi trường và những ứng phó (R) từ xã hội chống lại những

tác động không mong muốn này. Khung minh họa cả những hoạt động xã hội ảnh

hưởng đến hiện trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã

hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực

riêng (nông nghiệp, giao thông, công nghiệp,..). Những ứng phó này bao gồm

những mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không

mong muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này

lên hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người.

Khung đánh giá DPSIR đã đáp ứng yêu cầu một cách rõ ràng cho các mục

tiêu đánh giá tổn thương. Tuy rằng khái niệm “Sensitivity”- tính nhạy cảm là thành

phần quan trọng trong đánh giá tổn thương, nhưng nó lại không được xét đến trực

tiếp ở yếu tố tào trong DPSIR. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Maxim và

Spangenberg (2006) về kết hợp khung đánh giá DPSIR và đánh giá tổn thương. Ông

cho rằng Khung là ưu thế khi xem xét tổn thương về mặt các tác động xã hội. Mỗi

phần tử của khung đánh giá DPSIR (Động lực, Áp lực, Hiện trạng, Tác động, ứng

phó) được liên kết với một trong những thành phần chính của khái niệm dễ bị tổn

Page 50: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

40

thương (Áp lực, Độ phơi nhiễm, độ nhạy, Tác động tiềm ẩn, Khả năng thích ứng,

Tổn thương) theo định nghĩa IPCC (Hình 1.6).

Hình 1.5. Khung đánh giá DPSIR cho tổn thương tài nguyên nước [105]

Động lực phản ánh những thay đổi tiềm ẩn trong kinh tế và xã hội (tốc độ

tăng trưởng dân số, thay đổi sử dụng đất), có thể bao gồm cả biến đổi khí hậu.

Page 51: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

41

Hình 1.6. Mối quan hệ giữa DPSIR và khái niệm dễ bị tổn thương [107]

Động lực phản ánh những thay đổi tiềm ẩn trong kinh tế và xã hội (tốc độ

tăng trưởng dân số, thay đổi sử dụng đất), có thể bao gồm cả biến đổi khí hậu.

Áp lực được định nghĩa là các hoạt động tiêu cực của con người ảnh hưởng

đến môi trường (nước). Tuy nhiên, ở đây nó được định nghĩa là bất kỳ các hoạt

động nào của con người (ví dụ như xả nước thải) hay các hiện tượng tự nhiên (giảm

lượng mưa) được gây ra bởi các nguồn động lực và ảnh hưởng đến môi trường. Vì

vậy, cả Áp lực cũng như Động lực đều được coi là sức ép đến tài nguyên.

Hiện trạng theo cách tiếp cận này chính là hiện trạng của tài nguyên nước

(bao gồm cả chất, lượng và hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên nước). Mặt

khác là nó cũng là các điều kiện về môi trường, kinh tế - xã hội, các chính sách ảnh

hưởng đến tài nguyên nước. Trong trường hợp này Hiện trạng tương ứng với độ lộ

diện của tài nguyên nước. Tính nhạy của hệ thống tài nguyên nước, là các yếu tố

Page 52: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

42

môi trường, kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách được để ra với những áp lực tiêu

cực gián tiếp mà hệ thống nhận được.

Tác động trong trường hợp này, bao gồm cả tác động hiện tại và các tác động

tiềm ẩn (biến đổi khí hậu, biến động tài nguyên nước...). Tuy nhiên, Impact - Tác

động trong DPSIR thường là một biến số thực nghiệm có thể đo lường được và

được hiểu trong khái niệm tổn thương tài nguyên nước là tác động tiềm năng. Như

vậy các thành phần trong khung cũng là bộ chỉ thị có thể được sử dụng đánh giá tổn

thương tải nguyên nước.

Để đánh giá tính dễ tổn thương của các nguồn tài nguyên nước, các chỉ thị sẽ

được tổng hợp đánh giá thông qua các chỉ số phụ. Qua đó, bộ chỉ thị có thể được

đánh giá cho từng lĩnh vực nhằm đạt được phát triển bền vững (môi trường, xã hội,

kinh tế và quản lý). Điều này cho phép xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến

tài nguyên nước, đó có có thể là tác động tiêu cực, các tác động nhạy cảm nhất hay

có khả năng lớn nhất để tăng tính rủi ro đối với quản lý một nguồn tài nguyên.

Mặt khác, các chỉ thị này sẽ được tổng hợp thành các thành phần dễ bị tổn

thương. Theo khái niệm trình bày trong NERI (2002), việc phân loại này sẽ cho

phép phân biệt các hệ thống có dễ bị tổn thương hay không hay có dễ thích nghi với

các thay đổi theo thời gian, hay nói cách khác hệ thống có linh hoạt trước những

thay đổi về tự nhiên và kinh tế - xã hội, thay vì chỉ xác định một mức độ dễ bị tổn

thương. (Bảng 1.1)

Bảng 1.1. Mức độ dễ bị tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy và khả năng thích ứng,

trong các lĩnh vực có nguy cơ lộ diện cao (NERI, 2002).

Mức độ dễ bị tổn thương đến nguồn tài nguyên

Độ nhạy

Cao

Thấp

Khả năng ứng phó

-------------------------------------------

Thấp Cao

Hệ thống dễ bị tổn thương Sự thích nghi hệ thống

Hệ thống linh hoạt hay

không linh hoạt

Hệ thống đàn hồi

Page 53: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

43

Các đánh giá tổn thương sẽ bao gồm việc tính toán chỉ số dễ bị tổn thương,

cũng như các đại diện đồ họa bằng sơ đồ radar.

Hầu hết các bộ chỉ thị hiện đang được sử dụng rộng rãi và chấp nhận bởi các

tổ chức quốc tế (EU, UNWater, UNEP, OECD, FAO, vv) hoặc đã được sử dụng bởi

các nhà nghiên cứu đánh giá tổn thương (ví dụ Huang và Cai, 2009; Sullivan, 2011;

Hamouda và cộng sự, 2009). Dựa trên tổng hợp của nghiên cứu sinh, một số các chỉ

thị bền vững thường được sử dụng để đánh giá tài nguyên nước được đề xuất bởi

các tổ chức quốc tế bao gồm 48 chỉ thị. Mô tả từng loại chỉ số, lý do lựa chọn và

phân loại theo DPSIR được đề cập chi tiết trong phụ lục 14.

Các tiêu chí lựa chọn và chỉ thị không những cần phải có giá trị khoa học mà

còn phải phản ánh quan điểm của các bên liên quan. Mặt khác, các bên liên quan tại

địa phương nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề tổn thương. Mặt khác,

các chỉ số đóng một vai trò quan trọng trong khái niệm và thực hiện các biện pháp

thích ứng. Như vậy, xem xét lại lựa chọn với sự hỗ trợ của các bên liên quan sẽ có

tầm quan trọng rất lớn.

Dựa vào các lý do đó, luận án sử dụng bộ chỉ thị DISPR được ban hành bởi

tổ chức OECD để đánh giá tài nguyên nước cho khu vực nghiên cứu nhằm làm rõ

những yếu tố nhạy cảm của hệ thống tài nguyên nước và những yếu kém trong quản

lý tài nguyên nước hợp lý.

1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm chính được sử dụng trong luận án bao gồm quan điểm hệ

thống - tổng hợp , quan điểm bền vững.

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Theo quan điểm này, tài nguyên

nước lưu vực sông Thạch Hãn - đối tượng nghiên cứu của luận án là một hệ thống

với các bộ phận cấu thành có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và

phụ thuộc vào nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Tài

Page 54: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

44

nguyên nước bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác của lưu vực sông (khí hậu, địa

hình, mạng lưới thủy văn và hải văn, thổ nhưỡng...) và các hoạt động của con người

trên lưu vực. Do vậy, khi nghiên cứu tài nguyên nước LVS Thạch Hãn cần phải

xem phân tích đầy đủ các yếu tố cảnh quan trong lưu vực và tác động của các yếu tố

này đến tài nguyên nước lưu vực sông.

1.3.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Các sự vật, hiện tượng mà địa lý

nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử, tức là chúng có tính vận động theo

thời gian. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quản lý tài nguyên nước

chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển của thời đại và sự phát triển nhận thức của con

người trong tương lai. Trước đây, quản lý tài nguyên nước chỉ sử dụng các phương

pháp cổ điển như đánh giá cảnh quan, phân vùng quản lý, hay tính toán cân bằng

nước hệ thống cho lưu vực. Ngày nay, trên thế giới ưu tiên sử dụng các phương

pháp mới hiện đại như viễn thám và GIS, sử dụng các bộ chỉ số trong quản lý tổng

hợp lưu vực. Các phương pháp này kết hợp với các phương pháp đánh giá và phân

tích vùng, tính toán cân bằng nước mang lại nhìn tổng quan về các vấn đề tài

nguyên nước trong lưu vực, đảm bảo tính sáng tạo, khoa học và mang tính dự báo

cho tương lai.

1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững: ngày nay đánh giá điều kiện tự

nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế đều phải tuân thủ nguyên tắc

phát triển bền vững. Phát triển bền vững phải đảm bảo đồng thời cả 3 yếu tố: kinh

tế, xã hội, môi trường. Điều đó được thể hiện trong việc khai thác, sử dụng hợp lý

tài nguyên thiên nhiên, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, đồng thời các cách thức

khai thác tốt nhất, bảo đảm nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm bảo cân bằng

sinh thái và cải thiện môi trường tự nhiên. Phát triển bền vững được coi là tiêu chí

ưu tiên hàng đầu trong hoạt động động sử dụng và bảo vệ tài nguyên lưu vực. Vận

dụng quan điểm này vào luận án khi tiến hành đề xuất kiến nghị định hướng theo

không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo

vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.

Page 55: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

45

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thu thập có

chọn lọc nhiều tài liệu liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu. Các tài liệu của đề tài

luận án thu thập được bao gồm: tài liệu lưu trữ (các đề tài dự án, các báo cáo hiện

trạng, quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của tỉnh Quảng Trị, báo cáo hiện trạng

tài nguyên nước mặt, nước ngầm và bản đồ địa hình, địa mạo, thảm thực vật, bản đồ

hiện trạng sử dụng đất, rừng, tài nguyên nước) và các tài liệu từ kết quả khảo sát,

điều tra thực địa. Do các tài liệu được thu thập nhiều nguồn khác nhau nên đã được

chuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, số liệu (đối với các dạng tài liệu

văn bản, số liệu thống kê) và nội dung, tỉ lệ bản đồ, nhằm làm rõ các đặc trưng của

điều kiện tự nhiên và nhân văn tác động đến sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông

Thạch Hãn.

1.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý, nhất là

đối với nghiên cứu lưu vực sông Thạch Hãn - một đối tượng địa lý tự nhiên. Trong

quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu đã đi thực thế lãnh thổ nghiên cứu theo hai

mùa mùa mưa và mùa khô, đồng thời tìm hiểu, chụp ảnh minh họa sơ bộ về hiện

trạng sử dụng tài nguyên nước của lưu vực sông tại đơn vị hành chính trực thuộc

của lưu vực: thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Gio Linh, huyện Cam Lộ,

huyện Hướng Hóa, huyện Đakrông.

1.3.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn xã hội học, chuyên gia

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng

nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt

định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được

là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn

cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Vận

dụng phương pháp này, đề tài đã sử dụng trên 300 phiếu điều tra xã hội học dành

Page 56: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

46

cho các hộ gia đình và trên 100 phiếu đánh giá các cán bộ quản lý Sở, Ban, Ngành

có liên quan hoạt động sử dụng và phát triển tài nguyên nước (phương án lấy mẫu

ngẫu nhiên) để tìm hiểu hiện trạng và các chính sách quản lý tài nguyên nước ở lưu

vực. (xem các phụ lục 14, 15)

1.3.2.4.Phương pháp mô hình hóa thủy văn

Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các

đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô

hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu)

và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực. Ứng dụng phương

pháp này, luận án sử dụng 2 mô hình CROPWAT và MIKE NAM trong tính toán

lượng nước sử dụng và lượng nước đến cho lưu vực sông Thạch Hãn. Mô hình

CROPWAT được sử dụng để tính toán nhu cầu nước cho cây trung và lập kế hoạch

tưới dựa trên dữ liệu cung cấp bởi người sử dụng. Mô hình cho phép tính toán nhu

cầu sử dụng nước cho cây trồng dựa trên các dữ liệu về khí hậu, cây trồng và đất

của địa phương. Đối với luận án, việc tính toán cân bằng nước, đặc biệt lượng nước

rất có ý nghĩa lớn trong đánh giá hiệu quả, phân bổ nguồn nước trên lưu vực, đảm

bảo phát triển kinh tế cho các ngành dùng nước giúp cho việc quản lý tài nguyên

nước sông Thạch Hãn một cách tổng hợp và bền vững. Tuy nhiên, số liệu đo đạc

dòng chảy thu thập được do nhiều lý do khách quan bị gián đoạn trong một số thời

kỳ. Vì thế luận án sử dụng mô hình MIKE NAM do DHI Đan Mạch xây dựng tính

toán dòng chảy đến tại lưu vực sông Thạch Hãn. Mô hình sử dụng chuỗi khí tượng,

thủy văn thực đo để khôi phục dữ liệu dòng chảy từ mưa.

d) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS):

- Phương pháp bản đồ: được thực hiện trong quá trình đồng bộ, biên chỉnh,

xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ sản phẩm nhằm đưa ra cái nhìn trực quan và

sinh động và rõ nét các vấn đề tài nguyên nước trên lưu vực. Đồng thời, thông qua

phân tích các bản đồ thành phần và bản đồ tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước

Page 57: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

47

cho phép nhìn nhận mâu thuẫn nội tại tại từng tiểu vùng của lưu vực, góp phần đưa

ra định hướng giải pháp phù hợp cho từng khu vực trên lưu vực.

- Hệ thống thông tin địa lý (GIS): được sử dụng để chỉnh sửa, biên tập và thể

hiện các bản đồ chuyên đề, bản đồ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông,

tích hợp các lớp thông tin của bản đồ sản phẩm để thành lập bản tổn, tách chiết,

tổng hợp và thể hiện thông tin trên các bản đồ chuyên đề nhằm đánh giá, định

hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường trên lưu vực.

1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Tiểu kết chương 1:

1. Tiếp cận theo hướng Quản lý tổng hợp, đảm bảo tài nguyên nước được sử

dụng bền vững, hướng tới nền tăng trưởng xanh là mục tiêu tất yếu. Từ đó đã đặt

ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng,

bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và

phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác và quản lý theo lưu vực - một phương

thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế

giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều

quốc gia nghiên cứu áp dụng.

2. Đã có nhiều tác giả trong và ngòai nước nghiên cứu lưu vực sông Thạch

Hãn theo hướng quản lý tổng hợp. Tuy nhiên làm thế nào để quản lý tổng hợp lưu

vực mang lại hiệu quả cao nhất, đề xuất định hướng quản lý cho phù hợp, xác định

các chính sách bảo vệ và phát triển nguồn nước và hơn hết, cần nỗ lực hơn nữa

trong việc thay đổi nhận thức của toàn cộng đồng về giá trị của tài nguyên nước, về

Page 58: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

48

tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước để các chính sách quản lý, bảo vệ

nguồn nước thực sự đi vào đời sống. Luận án mạnh dạn nghiên cứu sử dụng các

phương đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước là cơ sở khoa học để

cac nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, và các chuyên gia tiếp cận, khai

thác thông tin về tài nguyên nước có liên quan đến việc ra quyết định các chính sách

bảo vệ tài nguyên và môi trường hợp lý.

Page 59: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

49

Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ

ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN

2.1. Vị trí địa lý

Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16o18’ đến 16

o54’ vĩ độ Bắc

và từ 106o36’ đến 107

o18’ kinh độ Đông. Phía đông giáp biển Đông, phía Tây giáp

lưu vực sông Sêpôn, phía Nam giáp lưu vực sông Ô Lâu và tỉnh Thừa Thiên Huế,

phía Bắc giáp lưu vực sông Bến Hải .

Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, có chiều dài 150km. Dòng

chính Thạch Hãn, đoạn thượng nguồn (sông Đakrông) chảy quanh dãy núi Da Ban,

khi về tới Ba Lòng, sông chuyển hướng Đông Bắc và đổ ra biển tại Cửa Việt với

diện tích lưu vực 2660 km2

nằm trên các TP. Đông Hà, Quảng Trị và các huyện

Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa. Đặc điểm sông Thạch Hãn là:

trắc diện dọc của sông dốc, có lòng sông hẹp, đáy sông cắt sâu vào địa hình, phần

đồng bằng hạ du mở rộng, chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm

17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13

sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III [50] (xem hình 2.1)

2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

2.2.1 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy

Khí hậu là nhân tố quan trọng nhất, chủ đạo của các quá trình thuỷ văn. Còn

trong các yếu tố thuỷ văn thì dòng chảy là yếu tố quan trọng nhất. Khu vực nghiên

cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình:

gió mùa Tây Nam khô nóng về mùa hạ, gió mùa Đông Bắc ẩm ướt về mùa đông.

Nhưng trong vùng lại hình thành tiểu vùng khí hậu (vùng Hướng Hóa) khác biệt so

với khi hậu chung và rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây cà

phê. Các yếu tố khí hậu như độ ẩm không khí, độ bốc hơi, nắng bức xạ nhiệt độ

thay đổi theo mùa. Khí hậu của khu vực được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm

như sau:

Page 60: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

50

Page 61: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

51

- Mùa khô: bắt đầu từ tháng III đến tháng VIII thời tiết khắc nghiệt, hướng

gió thịnh hành là Tây Nam (gió phơn) khô, nóng ít mưa thường gây hạn hán kéo dài

- Mùa mưa: từ tháng IX đến tháng II năm sau, hướng gió chính là Đông Bắc.

Mùa này thường xuất hiện những cơn bão lớn kèm theo mưa kéo dài tạo nên những

trận lũ lớn gây ngập lụt ở khu vực địa hình trũng trong tỉnh.

Các yếu tố đặc trưng của khí hậu trong vùng như sau:

a) Nhiệt độ. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, trung bình

hầu hết các vùng trong lưu vực khoảng 24 – 25 oC; chênh lệch nhiệt độ giữa hai

mùa khá lớn, tháng có nhiệt độ cao nhất khoảng 35 – 40 oC (tháng V và tháng VII,

tháng thấp nhất khoảng 18oC có khi xuống tới 8 – 9

oC (tháng I và tháng II). Nhiệt

độ trung bình các tháng tại một số trạm trong tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở hình

2.2 [50].

Hình 2.2. Sơ đồ nhiệt độ trung bình qua các thời kỳ tại khu vực nghiên cứu

2. Độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi

Độ ẩm không khí trung bình cả năm từ 80 – 90 %, kéo dài từ tháng IX đến

tháng IV năm sau, tháng cao nhất lên đến 9 %. Trái lại thời kỳ từ tháng V đến tháng

VIII có gió mùa Tây Nam khô nóng thì độ ẩm thường xuống dưới 50 % , có khi

xuống dưới 30 %. Vào các tháng mùa hè (từ tháng V đến tháng VII), lượng bốc hơi

chiếm 7 – 75 % lượng bốc hơi cả năm, đây là một trong những nguyên nhân làm

hao hụt nguồn nước gây khô cạn, đất đai nứt nẻ... ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông

Page 62: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

52

lâm nghiệp và dễ gây nạn cháy rừng. Kết quả quan trắc nhiều năm cho thấy lượng

bốc hơi trung bình cả năm là 1508,6 mm.

c) Chế độ mưa. Lượng mưa hàng năm vào loại trung bình so với các lưu vực

khác trong tỉnh. Bình quân lưu vực có lượng mưa là 2360 mm. Lượng mưa hàng

năm phân bố không đều theo không gian do chảy qua các vùng địa lý tự nhiên rất

khác nhau. Lượng mưa năm biến đổi ít theo không gian trong phạm vi từ 2200 mm

(trạm Khe Sanh) đến 2500 mm (trạm Đông Hà) và cao hơn mức trung bình của cả

nước. Số ngày mưa trong năm dao động trong khoảng 130 - 180 ngày và tập trung

chủ yếu vào các tháng IX, X và XI, lượng mưa trong các tháng này chiếm tới 70 -80

% lượng mưa cả năm và thường hay có bão. Lượng mưa trong năm của khu vực

nghiên cứu phân bố không đều cả về không gian và thời gian, vì vậy mùa mưa

thường gây úng lụt, mùa khô ít mưa dẫn đến hạn hán. Về chế độ phân phối mưa

theo mùa: các kết quả phân mùa mùa khô cho thấy tại lưu vực sông Thạch Hãn và

các lưu vực sông Bến Hải, Ô Lâu, vùng cát ven biển - nằm ở phía Đông dãy Trường

Sơn, sườn khuất gió mùa Tây Nam nhưng đón gió mùa Đông Bắc thịnh hành kiểu

mưa dị thường của vùng nhiệt đới gió mùa: mưa hè, thu - đông. Tháng V đã có

lượng mưa đạt tiêu chuẩn tháng mùa mưa nhưng sau đó bị ngắt quãng tới 3 tháng

(VI, VII, VIII) do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn đối với gió mùa Tây Nam. Vì vậy,

tới tận tháng IX, mùa mưa mới chính thức bắt đầu và kết thúc vào tháng XI và XII,

chỉ kéo dài 3 - 4 tháng, nghĩa là chỉ kéo dài trong thời kỳ có hoạt động xen kẽ, tranh

giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống thời tiết phía Nam (bão, dải hội tụ nhiệt

đới, khối không khí nóng ẩm phía Nam và khối không khí lạnh phía Bắc) gây ra

mưa lớn diện rộng. Mặc dù chỉ kéo dài 3 - 4 tháng nhưng tổng lượng mưa của mùa

mưa khá lớn, nằm dao động trong khoảng 1564 mm đến 1716 mm, chiếm từ 64 %

đến 73 % tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn nên mùa khô ở các khu vực này

rất dài, tới 8 hoặc 9 tháng, từ tháng XII đến tháng I đến tháng VIII. Tuy vậy tổng

lượng muă của mùa khô cũng chỉ đạt từ 640mm đến 880mm, chiếm từ 27 % đến 36

% tổng lượng mưa năm [56].

Page 63: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

53

d) Chế độ gió. Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc mang khí lạnh vận chuyển

theo hướng Bắc - Nam và Đông - Bắc duy trì từ tháng XI đến tháng III. Vào mùa

hạ, gió mùa hạ thổi theo hướng Tây Nam vượt qua Trường Sơn vào khu vực nghiên

cứu gây ra thời tiết khô nóng (gió Lào). Cuối mùa hạ, phù hợp với sự dịch chuyển

của dải hội tụ nhiệt đới là chế độ mưa rào phong phú. Các hiện tượng bão (xoáy

thuận nhiệt đới) và áp thấp nhiệt đới là loại hình nhiễu động thời tiết có gió mạnh

nhất trong khu vực. Ngoài ra, ở đây còn có những dạng hoàn lưu địa phương sau

ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người: gió đất - biển, gió khô nóng.

e) Các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Khu vực nghiên cứu thuộc vùng xảy ra

nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mang tính thiên tai như: bão, lụt, hạn hán, gió

khô nóng, mưa đá. Nhìn chung, các hiện tượng thời tiết cực đoan này đã mang lại

hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trong sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp nói riêng,

trong hoạt động kinh tế nói chung mà cả đến tài sản và sức khoẻ, vật chất và tinh

thần của người dân. Bão và hội tụ nhiệt đới thường gặp từ tháng VI đến tháng X,

thường xuyên là ở nửa cuối mùa hạ: các tháng VII - X, nhiều nhất là trong tháng IX.

Mưa đá chỉ có thể quan sát thấy ở khu vực đồi núi phía Tây trong tháng IV tháng V.

Tần suất hoạt động của mưa đá rất thấp, đây thực sự là yếu tố không thuận lợi của

điều kiện khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. [62, 63]

2.2.2 Nhóm yếu tố động lực vận chuyển dòng chảy

2.2.2.1. Địa hình

Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ Tây sang Đông, đổ ra biển. Do sự phát

triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình ở vùng này rất phức tạp. Theo chiều

Bắc Nam, phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông - đèo thấp.

Theo chiều Tây - Đông, địa hình ở đây có dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng, đồi

thấp ven biển. Có thể phân chia địa hình ở đây theo các dạng đặc trưng sau: - Vùng

cát ven biển: chạy dọc từ Cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều

rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3 - 4 km, dài đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng bằng và

biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ +6 ÷ +4 m. Cát ở đây di chuyển theo các

Page 64: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

54

dạng cát chảy theo dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo dạng

nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di chuyển

chiếm chỗ của đồng bằng. Tuy nhiên, dạng địa hình này có khả năng cải tạo thành

vùng trồng cây trồng cạn nếu như có nước để cải tạo. [3]

a) Vùng đồng bằng:

- Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và

cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài

mòn và bồi tụ. Ở đây có các vùng đồng bằng rộng lớn như:

+ Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1,0 ÷ 2,5 m; địa hình

bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Xuôi theo chiều dài

dòng chảy của sông Sa Lung, dạng đồng bằng này có tới gần 8.000 ha.

+ Đồng bằng dọc sông Cánh Hòm: là dải đồng bằng hẹp chạy từ phía Nam

cầu Hiền Lương tới bờ Bắc sông Thạch Hãn, thế dốc của dải đồng bằng này là từ 2

phía Tây và Đông dồn vào sông Cánh Hòm. Cao độ bình quân dạng địa hình này từ

+0,5 ÷ 1,5m đã cải tạo để gieo trồng lúa nước.

+ Đồng bằng hạ du sông Vĩnh Phước và đồng bằng Cam Lộ: địa hình bằng

phẳng, tập trung ở Triệu Ái, Triệu Thượng (Vĩnh Phước). Cao độ bình quân dạng

địa hình này từ +3,0 ÷ 1,0 m. Đây là cánh đồng rộng lớn của Triệu Phong và TP.

Đông Hà. Địa hình đồng bằng có cao độ bình quân từ +2,0 ÷ 4,0 m, dải đồng bằng

này hẹp chạy theo hướng Tây - Đông, kẹp 2 bên là các dãy đồi thấp.

+ Địa hình đồng bằng phù sa phân bố ven sông nằm kẹp giữa vùng gò đồi

phía Tây và vùng cát ven biển, các cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao không đều là

thành tạo của các quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông và các dải đất dốc

tụ được khai phá từ lâu dọc theo Quốc lộ 1A từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng.

+ Một dạng địa hình nữa trong vùng nghiên cứu là các thung lũng hẹp độc

lập diện tích khoảng 5 - 50 ha cũng đã được khai thác để trồng lúa nước.

b) Vùng núi thấp và đồi:

Page 65: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

55

Địa hình vùng đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những tiểu vùng nhỏ

dạng bình nguyên như tiểu vùng đồi Hồ Xá (Vĩnh Linh) và tiểu vùng Cùa (Cam

Lộ). Độ dốc vùng núi bình quân từ 15 ÷ 18 % . Địa hình này rất thuận lợi cho việc

phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình

này là 200 - 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của

tỉnh Quảng Trị, dạng địa hình này chiếm tới 50 % diện tích tự nhiên của các lưu vực

sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và

nuôi trồng thuỷ sản. Trên bậc địa hình này thích hợp với các loại cây lâu năm như

hồ tiêu, cao su, cà phê và các loại cây ăn quả …[43, 63].

2.2.2.2. Mạng lưới thủy văn

a) Hệ thống sông suối.

Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm

17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Hiếu (Cam

Lộ), 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2660

km2, độ dài sông chính là 150 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình

quân lưu vực là 20,1 %, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là

0,92 km/km2. Nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta nên dòng chảy năm

của các sông suối trong lưu vực sông Thạch Hãn cũng khá dồi dào. Môđun dòng

chảy năm bình quân đạt 44,8 l/skm2, ứng với lớp dòng chảy hàng năm khoảng

1442,8 mm [49].

Trong phạm vi lưu vực sông Thạch Hãn, chuẩn dòng chảy năm phân phối

không đều theo không gian, biến đổi phù hợp với sự biến đổi của lượng mưa năm,

nghĩa là cũng theo xu thế tăng dần theo độ cao địa hình với phạm vi biến đổi từ 30

l/skm2 đến 60 l/skm

2. Hằng năm, trên toàn bộ sông suối trên lưu vực sông Thạch

Hãn có tổng lượng dòng chảy trên lưu vực khoảng 3,92 km3. Nhìn chung, dòng

chảy trên lưu vực sông Thạch Hãn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ mặc dù chỉ kéo

dài 4 tháng (từ tháng VIII đến tháng XI hoặc từ tháng IX đến tháng XII) nhưng mức

độ tập trung dòng chảy trong mùa lũ khá lớn, chiếm tới 62,5 – 80 % tổng lượng

Page 66: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

56

dòng chảy cả năm. Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII hoặc tháng I, kết thúc vào tháng

VII hoặc VIII, kéo dài tới 8 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm

khoảng 20 - 37,5 % tổng lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt trong vùng thường

chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm

khoảng gần 30 % tổng lượng dòng chảy trong năm. Sự phân phối không đều đã gây

ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng đó càng trở nên khốc liệt vào

các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh. Tuy nhiên, vào

khoảng tháng 5 - 6 trong vùng thường có mưa tiểu mãn bổ sung lượng nước cho

mùa kiệt. (hình 2.3)

2.2.2.3. Hải văn

a) Sóng biển. Tại vùng biển khu vực nghiên cứu có các quan trắc sóng trực

tiếp tại trạm hải văn đảo Cồn Cỏ (thuộc mạng lưới trạm hải văn quốc gia) đại diện

cho sóng vùng biển ngoài khơi. Ngoài ra, tại khu vực Cửa Việt đó có quan trắc sóng

trong vùng ven bờ trong thời gian 2 năm 1982 - 1983, đại diện cho sóng biển vùng

ven bờ. Chế độ sóng ngoài khơi (trạm Cồn Cỏ): ở vùng biển khu vực nghiên cứu

chủ yếu là sóng gió, chế độ sóng ở vùng này chịu ảnh hưởng của chế độ gió hai

mùa: mùa đông và mùa hạ. Vào mùa đông chế độ sóng gió chịu ảnh hưởng chủ yếu

của gió mùa Đông Bắc, độ cao sóng khoảng 0,5 - 0,7 m. Vào mùa hè trong những

tháng đầu mùa hè (khoảng tháng IV đến tháng VI) sóng gió thịnh hành theo hướng

Đông Nam độ cao sóng là 0,5 - 0,75 m, từ tháng 7 đến tháng 9 hướng sóng thịnh

hành là Tây Nam, độ cao sóng trung bình 0,5 - 0,75 m. Sóng cực đại: đã quan trắc

được tại Cồn Cỏ đến 8 m hướng Đông Bắc trong thời gian trận bão 16/X/1985. Độ

cao sóng lớn nhất theo hướng Bắc đạt đến 7,5 m.

b) Thuỷ triều: Vùng ven biển tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của chế độ

bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần triều lên và

hai lần triều xuống cách khoảng trên dưới 6 giờ. Chênh lệch độ cao giữa hai lần

nước lớn và chênh lệch độ cao giữa hai lần nước cũng không rõ rệt. Trong thời kỳ

nước cường độ lớn thủy triều ở Cửa Tùng khoảng 0,4 m. Mực nước cao nhất đã

quan trắc được tại Cồn Cỏ là 2,05 m vào tháng X/1983 (trong cơn bão 26/X1983 -

cao hơn mực nước tần suất 1 %), mực nước thấp nhất đó quan trắc được là -0,04 m.

Page 67: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

57

Mực nước cực đại tính toán tần suất 1% tại Cồn Cỏ là 2,03 m, mực nước cực tiểu

tính toán tần suất 99 % là - 0,08 m . Mực nước dâng do bão tại vừng ven bờ khoảng

1,5 m với tần suất 1 %, là 1 m với tần suất 4%. Theo những tính toán lý thuyết mực

nước dâng tại đây có thể trên 2 m.

c) Dịch chuyển phù sa ven bờ biển: Theo các tính toán lượng dịch chuyển

phù sa bằng số liệu quan trắc sóng trong 2 năm 1982 - 1983 tại khu vực Cửa Việt

dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Tây Bắc là 850 ngàn m3/

năm, còn dòng

dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Đông Nam Tây Bắc là 50 ngàn m3/năm. Kết quả

là dòng dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 800 ngàn m3/năm có hướng

từ Đông Nam lên phía Tây Bắc. Kết quả tính toán tương tự tại cửa Thuận An - Tư

Hiền theo mô hình SEDTRAN là 540 ngàn m3/năm về phía Đông Nam, 110 ngàn

m3/năm về phía tây Bắc. Kết quả là dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là

430 ngàn m3/năm có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tính toán lượng dịch

chuyển phù sa bằng dữ liệu quan trắc sóng ngoài khơi (đảo Cồn Cỏ) trong 10 năm

1992 - 2000 tại khu vực ven bờ huyện Hải Lăng dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về

phía Tây Bắc là 208 ngàn m3/năm, dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Đông

Nam là 841 ngàn m3. Kết quả là dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 633

ngàn m3/năm có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam [3].

Tuy nhiên theo tính toán lượng dịch chuyển phù sa bằng dữ liệu quan trắc

sóng ven bờ (Cửa Việt) trong 2 năm 1982 - 1983 tại khu vực ven bờ huyện Hải

Lăng dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Tây Bắc là 294 ngàn m3/năm, dòng

dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Đông Nam là 65 ngàn m3/năm. Kết quả là dòng

dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 230 ngàn m3/năm có hướng từ Đông Nam

lên Tây Bắc. Từ những kết quả có vẻ trái ngược trên, đặc biệt về hướng dịch chuyển

phù sa ven bờ cho thấy: mặc dù số liệu sóng tại Cửa Việt chỉ quan trắc trong thời

gian 2 năm song lại được quan trắc ở vùng ven bờ nên có tương đồng cao hơn so

với sóng quan trắc ngoài khơi (Cồn Cỏ).

Page 68: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

58

Page 69: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

59

Vì vậy, ưu tiên sử dụng kết quả tính dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ Hải

Lăng theo dữ liệu quan trắc sóng tại cửa Việt, lượng dịch chuyển phù sa chủ đạo

trong năm có hướng từ Đông Nam lên phía Tây Bắc với mức 230 ngàn m3/năm.

Điều này có thể giải thích là do hướng sóng chủ đạo Đông Bắc (45 độ) có hướng

gần như trực giao với đường bờ (40 độ) nên góc sóng đổ rất nhỏ so với đường bờ

làm giảm thiểu hiệu ứng dòng ven bờ và dòng dịch chuyển phù sa ven bờ [5].

2.2.2.4.Tai biến môi trường

a) Lũ lụt. Lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn có thể xảy ra trong 3 thời kỳ trong

năm: Lũ tiểu mãn thường xảy ra vào tháng V, VI và năm nào cũng xảy ra lũ tiểu

mãn. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, lũ đỉnh

nhọn, lên và xuống nhanh, thường xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời

sống dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Lũ sớm xảy ra vào tháng VI đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có tính chất

thường xuyên nhưng lũ có tổng lượng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ nhanh. Thời

kỳ xảy ra lũ sớm thường vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy, mực nước lũ cao

hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là ảnh hưởng tới sản

xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối

tháng XI đầu tháng XII hằng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ

này có thể xảy ra lũ quét sườn dốc gây đất đá lở hay lũ ngập tràn ở hạ du. Lũ này

thường đi liền với bão gây thiệt hại lớn cho kinh tế - xã hội, gây chết người và hư

hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng. Tính chất lũ kéo dài từ 5 - 7 ngày, đỉnh lũ cao,

tổng lượng lớn kết hợp với địa hình trũng thấp, khó thoát nước ở nhiều nơi gây ra

ngập lụt trong nhiều ngày. Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại, hiện tượng lũ lụt

này chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ lụt gây ra.

b) Xói lở, bồi lấp cửa sông ven biển: Trên toàn bộ bờ biển khu vực nghiên

cứu có 29 đoạn bị sạt lở, đứng thứ tư về số lượng đoạn bờ bị sạt lở (trong đó các

đoạn sạt lở có chiều dài từ 1.000 - 5.000 m chiếm tỷ lệ lớn) trong các tỉnh duyên hải

miền Trung. Tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển sạt lở so với chiều dài bờ biển mỗi tỉnh rất

Page 70: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

60

cao: 29,5 km/80 km chiếm 37 % tổng chiều dài bờ biển. Mức độ lấn sâu vào đất liền

(bờ bị sạt lở tính từ khi bắt đầu cho tới nay) rất lớn, nơi ít nhất vào khoảng 50 m và

nơi nhiều nhất có thể đạt tới 200 - 250 m. Khu vực bị xâm thực, xói lở nhanh và

mạnh là đoạn bờ phía bắc mũi Lay với tốc độ xói lở trung bình từ 15 - 20 m/năm, có

nhiều nơi đạt trên 100m/năm. Sự vượt trội về tốc độ xói lở ở các khu vực này được

quyết định bởi sự hội tụ nhiều điều kiện làm tăng cường xâm thực, phá hủy của tác

nhân sóng. Sự xâm thực xói lở bờ biển ở đây qua nghiên cứu cho thấy chỉ xảy ra

chủ yếu và mạnh nhất vào mùa thu đông, cực đại là vào từ tháng X đến tháng XI.

Sự vượt trội về cường độ và tốc độ xói lở bờ biển vào thời kỳ này được quyết định

bởi độ lớn của sóng hướng sóng Đông Bắc chiếm tần suất rất lớn. Ngoài ra, còn có

sự tác động tăng cường của nước dâng do bão, lũ. [3]

c) Hạn hán. Do nắng nóng thường kéo dài vào mùa khô nên lượng nước trên

các sông, suối, ao, hồ và kênh nương thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang

ở mức thấp và có nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới. Mùa mưa thường kết thúc

sớm hơn so với nhiều năm từ 15 - 20 ngày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng

thiếu nước nghiêm trọng đối với cây trồng, nhất là cây lúa vụ hè thu. Vào mùa khô,

toàn tỉnh có hơn 15.000 ha lúa và hoa màu vụ hè thu thiếu nước tưới. Riêng huyện

miền núi Hướng Hóa chiếm diện tích lớn nhất.. Hiện mực nước của các hồ, đập ở

các địa phương chỉ còn chưa đầy 40 %, chỉ đủ nước tưới cho cây trồng đến trung

tuần tháng VII.

2.2.3. Nhóm yếu tố mặt đệm

Sau khí hậu thì thổ nhưỡng, thành phần thạch học là nhân tố quan trọng ảnh

hưởng đến dòng chảy sông ngòi. Nếu khí hậu quyết định sự tiềm tàng của dòng

chảy thì thổ nhưỡng lại quyết định độ lớn của dòng chảy. Thực tế cho thấy khu vực

có lượng mưa lớn chưa đủ để sản sinh ra dòng chảy phong phú vì dòng chảy còn

phụ thuộc vào khả năng nguồn nước của thổ nhưỡng và kiến trúc địa tầng của lưu

vực. Ở những nơi thổ nhưỡng có khả năng thấm lớn, cấu tạo địa chất tương đối rời

rạc thì dòng chảy sẽ yếu đi. Ngược lại ở những tiểu vùng đất có khả năng thấm tốt,

tầng phong hoá dày, nếu cường độ mưa không đủ lớn để vượt cường độ thấm thì

Page 71: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

61

dòng chảy mặt gần như không hình thành rộng khắp chừng nào lớp đất mặt chưa

bão hoà. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng và nham thạch đối với dòng chảy theo hai

hướng ngược nhau. Nó có thể làm tăng hoặc giảm lượng dòng chảy, đồng thời có

thể làm điều hoà hoặc thất thường thêm chế độ dòng chảy. Một số đá có lượng thấm

nước kém và không thấm nước (đá magma phong hóa, cát kết, á cát, á sét, cát pha

sét, sét kết) có cấu tạo rắn chắc tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành dòng chảy

mặt ở lưu vực.

2.2.3.1. Thành phần thạch học - đặc điểm địa chất thủy văn

Mặc dù có diện tích không lớn nhưng cấu tạo địa chất của khu vực nghiên cứu

rất phức tạp, đa dạng gồm 9 hệ tầng trầm tích (cả lục nguyên lẫn phun trào), 8 phức

hệ magma xâm nhập và các đá bazan Pliocen-Pleistostocen (N2-Q), Holocen

(QIV)…, ngoài ra còn có mặt các biến loại khác như quarzit, đá silic, các đá cuội

kết đa sắc, cuội kết vôi, thạch anh tinh thể... cũng khá phổ biến. [14]. Dựa theo đặc

tính thấm hút của các loại đá, có thể phân chia ra thành các tầng chứa nước như sau:

a)Tầng chứa nước lỗ hổng: tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ tứ được phát

hiện trong các lưu vực sông, trong đồng bằng và cồn cát ven biển. Các tầng chứa

nước có bề dày rất lớn từ 10 - 30 m đôi chỗ đạt tới 35 m. Các thành phần trầm tích

hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn (bột sét). Vì vậy, phần

lớn các tầng chứa nước lỗ hồng có độ giàu nước và trung bình và lớn. Về chất lược,

nhìn chung nước sạch, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào việc cấp nước đô

thị và nông nghiệp. Tuy nhiên, nước dưới đất dễ bị nhiễm bẩn do có quan hệ thủy

vực với các dòng khối nước mặt. Một phần diện tích tầng chứa nước lỗ hổng bị

nhiễm mặn không thể làm nguồn cấp nước ăn uống sinh hoạt như thị xã Quảng Trị,

thành phố Đông Hà. Nguồn bổ sung cho các tầng chứa nước này là nước mưa,

dòng chảy mặt thấm qua các lớp phủ có độ dẫn tốt (chủ yếu là cát) trên địa hình

vùng cát, vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ. Miền thoát nằm chung với các thung lũng

sông lớn và bờ biển. Dựa vào khả năng chứa nước có thể chia ra làm 3 nhóm: Tầng

chứa nước tốt là các trầm tích Holocen thượng (QIV3) nguồn gốc sông biển, gió

Page 72: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

62

phân bố dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch

anh cỡ hạt vừa đến thô có độ mài tròn và chọn lọc tốt; các trầm tích Pleistocen giữa

trên, nguồn gốc sông, biển (amQII-III), các trầm tích này không lộ trên mặt đất, được

phát hiện ở Gio Linh ở độ sâu 18 - 32 m, thành phần chủ yếu là cát, cuội sỏi xen lẫn

cát, sét mức độ mài tròn và chọn lọc tốt. Các tầng chứa nước này có bề dày từ 15 -

53 m. Chất lượng nước thuộc loại nhạt và siêu nhạt. Tầng chứa nước trung bình là

các trầm tích nguồn gốc sông, biển tuổi Pleistocen (amQIII) lộ ra ở Vĩnh Chấp, Hải

Xuân, Hải Lệ, Hải Lăng huyện Hải Lăng. Thành phần chủ yếu là sét và cát thạch

anh nhỏ lẫn ít cuội sỏi, dày 30 - 35 m. Độ khoáng hóa trung bình. Tầng chứa nước

nghèo nước không có khả năng khai thác liên tục bao gồm các trầm tích có tuổi địa

chất dQI-II và adQII-II phân bố rải giá ven rìa đồng bằng Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh

Sơn, Gio Châu... Thành phần trầm tích gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá

gốc, chiều dày 11 m [58].

b) Tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst: phân bố trên diện tích rộng,

chiếm 4/5 diện tích toàn tỉnh; nằm trong đới nứt nẻ phong hóa và các đới phá hủy

kiến tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Negoen. Thành phần bao gồm

các trầm tích lục nguyên, trầm tích cacbonat và các đá, biến chất và phun trào.

Nước khe nứt không nằm trong một hệ thống thủy lực liên tục mà trong các bồn,

đới nứt nẻ cách biệt với nhau. Mặt nước ngầm có dạng bậc thang, độ sâu mực nước

5 – 10 m và đôi chỗ sâu hơn. Động thái của nước biển đổi theo mùa, có sự lệch pha

giữa lượng mưa, lượng dòng chảy với độ cao mực nước ngầm. Nước thuộc loại siêu

nhạt và nhạt, khá phù hợp với tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt. Do địa hình dốc,

lớp phủ phong hóa có tính thấm yếu nên khả năng tự bảo vệ tốt. Dựa vào tính thấm

và độ giàu nước của đất đá có thể chia thành 3 nhóm: Các tầng chứa nước tốt có

tuổi Kmg, J1hn, J2hn. Các trầm tích Mezozoi phát triển ở phần phía Nam khu vực và

một dài hẹp ở Nam động Sá Mùi. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên:

cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và trầm tích cacbonat đá vôi, sét vôi... Do phân bố

rải rác theo đứt gãy nên các tràm tích bị nứt vỡ tạo nên các khối nứt nẻ khả năng

thấm nước tốt. Nước nhạt, giàu nước nhưng phân bố hẹn nên khả khăng khai thác bị

Page 73: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

63

hạn chế. Các tầng chứa nước nghèo nước điển hình là các thành tạo bazan (βQIV;

βN2-Q1) chủ yếu phân bố ở Đông Bắc lưu vực gồm các đá bazan olivin cấu tạo đặc

xít và cấu tạo dạng sủi bọt, nứt nẻ từ yếu đến trung bình. Ngoài ra còn có các thành

tạo O3-D1ld có thành phần trầm tích chủ yếu gồm cát bột kết, kết sét kến, đá phiến.

Các thành tạo này đều là tầng chứa nước không áp, chất lượng nước thuộc thể loại

nước nhạt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên, do có thể ảnh

hưởng của các phá hủy kiến tạo nên có thể khai thác bằng các lỗ khoan có thể khai

thác bằng những công trình riêng lẻ, biệt lập.

- Các thể địa chất chứa nước rất kém (coi như không chứa nước): bao gồm

các thành tạo cách nước Holocen trung hạ có nguồn gốc sông, biển (amQIV1-2

) phân

bố ở vùng trũng và châu thổ sông Bến Hải, Quảng Trị, lộ ra ở Hồ Xá, Quảng Trị,

Đông Hà và huyện Triệu Phong. Thành phần trầm tích là sét chứa vỏ sò. Đây là

những lớp mỏng hay thấu kính cách nước nằm trên tầng chứa nước Pleistocen và

Holocen. Các thể không chứa nước bao gồm các toàn bộ đá magma xâm nhập trong

vùng. Đá magma nguyên khối ít nứt nẻ, các khe nứt có bề rộng rất hẹp nên Chỉ số

thấm rất thấp 10-9

cm/s, vì thế được coi là không chứa nước. Tuy nhiên trên diện

phân bố đá magma đôi khi cũng gặp các vị trí có thể khoan để bơm hút với lưu

lượng 2 l/s. Đó là những nơi nằm trong các đới phá hủy kiến tạo và có thể phát hiện

các nguồn nước khoáng, nước nóng ở đó.

2.2.3.2. Thổ nhưỡng

Lưu vực sông Thạch Hãn có thể được phân chia thành các nhóm đất mang

các đặc điểm khác nhau

a) Nhóm đất cồn cát trắng, vàng và đất cát biển . Nhóm đất này có mặt ở

hầu hết các huyện ven biển. Cồn cát trắng có độ phì nhiêu thấp hơn, hàm lượng sét

có trong đất thấp, dao động trong khoảng 2 % - 4 %, mùn rất nghèo và hầu như

không đáng kể (đạt 0,1 % - 0,2 %). Các thành phần tổng số và dễ tiêu rất nghèo. Đất

cồn cát trắng có địa hình cao hơn so với cồn cát vàng, độ dốc thường 30 - 50, với

những dạng này thường không ổn định, có thể di chuyển và san lấp cả những dải đất

Page 74: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

64

canh tác nông nghiệp, đất khô và thiếu ẩm nghiêm trọng. Vì vậy, trên loại đất này,

trồng phi lao là thích hợp.

b) Nhóm đất mặn. Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng của

phù sa sông, biển hoặc hỗn hợp sông - biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn,

có thể là do mặn tràn hoặc của mạch nước ngầm mặn.

c) Nhóm đất phèn. Nhóm đất này hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa

sông phủ trên những thực vật giàu lưu huỳnh trong điều kiện ngập nước quanh năm,

giàu sét, đất yếm khí. Diện tích nhóm đất phèn tại khu vực nghiên cứu không nhiều

và hiện đang được khai thác sử dụng vào mục đích trồng lúa hoặc trồng cói. Khi

canh tác trên loại đất này cần chú ý đến việc cải tạo đất như thau chua, rửa phèn

bằng nước ngọt, kết hợp bón nhiều lân.

e) Nhóm đất phù sa. Tổng diện tích loại đất này chiếm 12,29 % tổng diện

tích đất tự nhiên của vùng. Đây là loại đất được hình thành do quá trình bồi lắng

phù sa của sông hoặc suối.

f) Nhóm đất đỏ vàng. Nhóm đất này có diện tích lớn nhất vùng chiếm 52,3

% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng đồi núi phía Tây, ở độ cao tuyệt đối

từ 25 m đến 900 m, hình thành trên sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác

nhau. Nhìn chung nhóm đất này chua, độ no bazơ thấp, khoáng sét phổ biến là

kaolin, có quá trình tích luỹ Fe và Al trong đất tương đối cao.

g) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

thường được phân bố ở độ cao từ 900 - 1900 m. Trong phạm vi vùng nghiên cứu

diện tích phân bố của loại đất này không nhiều.

Do điều kiện nhiệt độ giảm, độ ẩm cao hơn ở độ cao này, mặt khác ít bị con

người chặt phá nên thảm thực bì còn khá tốt. Do địa hình dốc chia cắt mạnh, nên

xảy ra hiện tượng xói mòn đất mạnh, đất thưòng có tầng mỏng đến trung bình, mức

độ phong hoá yếu hơn vùng đồi, màu đất thường ngả sang vàng vì ẩm hơn, đất có

phản ứng chua, độ no bazơ thấp, hàm lượng mùn trong đất thường giàu, nhất là ở

những nơi còn rừng trung bình 4 % - 6 %, mùn thường thô, do nằm ở trên cao nên

Page 75: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

65

mức độ phân giải hữu cơ chậm. Nhóm đất này tốt nhưng có nhược điểm là nằm ở vị

trí cao, dốc nhiều, xói mòn mạnh. Ngoài việc khai thác phát triển rừng, trên nhóm

đất còn có thể trồng cây ăn quả và chăn nuôi .

h) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Nhóm đất này trong vùng cũng có diện tích

đáng kể. Phần lớn loại đất này thuộc loại đỏ vàng nhưng nằm ở địa hình dốc, cây

cối trơ trụi bị xói mòn mạnh nên sỏi đá trơ trên mặt, đá lộ đầu nhiều, có tầng đất

mỏng dưới 10 cm. Đây là loại đất thoái hoá mạnh, rất nghèo dinh dưỡng, do đó

phương hướng cải tạo đất này chủ yếu là phục hồi lại chế độ lý hoá tính của đất,

trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, trên đất này để cải thiện dần điều kiện tiểu

khí hậu cho từng khu vực, giữ độ ẩm, giảm dần sự xói mòn của đất.

Trong các nhóm đất, nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất 357.191 ha

(bằng 75,27 % diện tích tự nhiên). Một số loại đất tuy qui mô không lớn nhưng có

chất lượng tương đối tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở khu

vực nghiên cứu như: đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan (Fk, Fu), nhóm đất phù

sa (P), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)… Các loại

đất này chiếm khoảng 28,5 % tổng diện tích tự nhiên và khoảng 30 % diện tích các

loại đất được điều tra phân loại thổ nhưỡng. Đa phần các loại đất này có tầng dầy

trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng nhìn chung từ trung bình đến giàu, phân

bố tương đối tập trung trên địa hình khá bằng, gần các trung dân cư, các trục giao

thông… Đây là các loại đất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và phần lớn

diện tích đã được khai thác sử dụng. Nhiều vùng nông sản chính có giá trị kinh tế

của khu vực nghiên cứu đã và đang được hình thành trên các vùng đất này như vùng

cà phê chè ở Hướng Hoá, vùng hồ tiêu ở Tân Lâm, vùng cao su, hồ tiêu ở Vĩnh

Linh, Gio Linh (chủ yếu trên đất bazan), vùng lúa của các đồng bằng Vĩnh Linh,

Triệu Phong, Hải Lăng (chủ yếu trên đất phù sa)…

Nhìn chung, tài nguyên đất tại khu vực nghiên cứu tuy có một số hạn chế về

độ màu mỡ, tầng dầy nhưng nếu được tổ chức đầu tư, khai thác sử dụng một cách

Page 76: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

66

đồng bộ, hợp lý theo hướng thâm canh thì khả năng mở rộng đất cho phát triển nông

- lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tiềm năng đáng kể.

2.2.4. Nhóm yếu tố cản trở dòng chảy

Thực vật ảnh hưởng đến dòng chảy thường thông qua lớp thổ nhưỡng. Ảnh

hưởng trực tiếp của thực vật về phương diện ngăn chặn nước chảy trên bề mặt

không nhiều lắm, trái lại nó giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp thổ

nhưỡng. Đất rừng ngậm nước tốt vì có một lớp dày trên mặt là lớp thực vật bị phân

huỷ. Một khi tỷ lệ rừng thay đổi thì loại rừng cũng dần bị thay đổi và kéo theo là

thay đổi về chế độ dòng chảy sông ngòi.

Ảnh hưởng trực tiếp của thực vật không biểu hiện rõ như các yếu tố trên,

trước hết nó làm giảm tốc độ chảy trên mặt. Ngoài ra, cây cối hút nước làm tăng

lượng bốc thoát hơi trên thân cây lá và cũng làm giảm lượng dòng chảy. Ảnh hưởng

của thực vật đến dòng chảy thể hiện trên cả hai mặt, làm giảm lượng dòng chảy lũ,

đồng thời làm tăng lượng dòng chảy mùa cạn. Lớp phủ trên mặt đất làm chậm quá

trình tập trung nước mặt, do đó hạn chế một phần mức độ dữ dội của các trận lũ.

Mặt khác, do bộ rễ làm cho đất tơi xốp, cùng với lớp mùn do thực vật phân

huỷ làm tăng khả năng thấm nước, làm chậm quá trình tập trung nước. Nước được

giữ lâu hơn trên mặt làm tăng lượng nước thấm, cung cấp cho sông vào mùa cạn.

Trong điều kiện mưa nhiều và dòng chảy phong phú như ở nước ta thì ảnh hưởng

của thực vật có ý nghĩa hơn cả là ở sự điều hoà dòng chảy và chống xói mòn.

2.2.4.1. Các đới thực vật chính:

a) Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp: Phân bố chủ

yếu ở độ cao từ 700 - 1.500 m, như ở dãy núi trung bình từ động Ba Lê đến động A

Doa, trên khối núi thuộc động A Pông ở Tiểu vùng Bảo tồn Thiên nhiên Đăkrông.

Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ được nhiều tính chất nguyên sinh, tán rừng

chia 4 tầng. Độ tán che dao động trong khoảng 0,7 - 0,8; có những chỗ đạt tới 0,9.

Tổ thành thực vật chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ

Page 77: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

67

Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae), họ Đậu (Leguminoisae), họ

Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae).

b) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp: Kiểu quần xã

thực vật này ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông thường ít bị tác động, về căn bản

vẫn còn giữ được tính nguyên sinh. Các họ chiếm ưu thế trong tổ thành thực vật là

họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) họ Long não (Lauraceae), họ

Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sồi dẻ

(Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae)...

c) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau

khai thác: Đây là kiểu quần thụ có nguồn gốc trực tiếp của kiểu rừng trình bày ở

trên. Rừng ở đây bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ xây dựng và thương mại.

Các loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác chọn đến cạn kiệt như Lim

xanh (Erythrophleum fordii), Giổi (Manglietia, Michelia), Re (Cinnamonum), Sưa

(Dalbergia spp.).

d) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục

hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng kín thường xanh mưa ẩm

nhiệt đới, nhưng do các hoạt động khai phá làm nương rẫy và nạn lửa rừng đã làm

mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó được bỏ hoang nhiều năm và rừng non đã

xuất hiện. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như

Vạng trứng (Endospermum chinense), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời giấy

(Litsea mollis), Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macarenga spp)...

e) Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt:

Kiểu này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt

đới và là hậu quả trực tiếp của quá trình rải chất độc hóa học trong chiến tranh, làm

nương rẫy hoặc khai thác kiệt mà chưa phục hồi lại rừng.

f) Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác: Đây cũng là hậu quả trực tiếp của quá

trình canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh. Đầu tiên là lớp thảm cây gỗ bị

chặt trắng và đốt lấy đất canh tác. Sau nhiều lần như thế đất trở nên bị rửa trôi

Page 78: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

68

mạnh, tầng đất nông và xương xẩu, chỉ thích hợp với các loài cây bụi và cỏ như

sim, mua.

2.2.4.2. Các kiểu thực vật phi địa đới:

a) Rừng trên các đụn cát: Rừng còn trên các đụn cát tương đối ổn định với

thành phần thực vật thường gặp như Mại liễu (Miliusa bangoiensis), Duối ô rô

(Taxatrophis illicifolia), Me rừng (Phyllanthus emblica), Dé (Breynia baudounii, B.

coreaceae), Bồ ngót lông (Sauropus villosus), Kim mộc (Fluggea virosa), Cò ke

lông (Grewia hirsuta), Cóc kèn (Derris brevipes), Trắc biến màu (Dalbergia

discolor)...

b) Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát: Đây là trạng thái thảm thực vật

cây bụi thứ sinh hình thành sau khi rừng trên các đụn cát bị khai thác làm đất canh

tác và cả sau khi khai thác gỗ. So với rừng thì trảng cây bụi có diện tích lớn hơn

nhiều và phân bố rộng hơn với thành phần loài cây nghèo nàn hơn. Trên các cồn cát

sát biển, sườn phía biển luôn có gió mạnh thường gặp các loài cây bụi nhỏ, thân dai,

thường có gai mọc kín.

c) Trảng cỏ thứ sinh: Trên các đụn cát ở khu vực nghiên cứu thường có các

trảng cỏ cao 0,1 - 0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế trảng cây bụi và rừng bị

mất đi trong quá trình khai thác. Nơi kế tiếp với bãi triều thường gặp phổ biến trảng

cỏ cao rất đặc trưng, đó là quần xã Cỏ lông chông (Spinifex littoreus).

2.2.4.3.Các phụ kiểu thực vật:

a) Trảng cỏ chịu ngập thứ sinh và các quần xã thủy sinh ở đầm, ao, hồ: Phân

bố trên các địa hình bằng phẳng và trũng thấp ở đồng bằng hay ở các thung lũng núi

tồn tại các khu vực ẩm, lầy với mức độ ngập nước khác nhau. Nơi ngập nông có thể

cạn một thời gian ngắn vào mùa khô thường có các trảng cỏ cao 0,5 – 1 m với độ

che phủ khoảng 70 – 80 %.

b) Rừng ngập mặn: Do không có hệ thống đảo che bên ngoài, sóng tác động

trực tiếp vào bờ đã hạn chế sự phát triển của rừng ngập mặn ở các tỉnh Bắc Trung

Page 79: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

69

Bộ nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng. Rừng chỉ phát triển ở sâu trong cửa

sông và trong các vũng vịnh khuất sóng.

c) Trảng cỏ, trảng cây bụi trên bãi cát biển và các bãi đá ven biển: Kiểu thảm

thực vật này thường gặp ở các bãi cát ngập triều khá phổ biến ở các cung lõm của

bờ biển. Do bị sóng tác động mạnh và thường xuyên trên bãi triều hầu như không

có thực vật cây gỗ [20].

Trong vài năm gần đây, diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu tăng bình quân

khoảng 1%/năm. Một số diện tích rừng đã giao cho các hộ gia đình quản lý, tình

trạng phá rừng làm rẫy ngày càng giảm, chưa kể việc trồng cây phân tán trong nhân

dân hàng năm khoảng 2 triệu cây các loại. Rừng tự nhiên cơ bản đã được bảo vệ,

rừng trồng với nhiều loại cây được bố trí thích hợp cho các vùng sinh thái khác

nhau, từng bước giới thiệu và trồng thử nhiều loại cây mới (cả cây bản địa và nhập

nội). Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung thảm che của các hệ thống

sông trong tỉnh còn ít, ảnh hưởng đến khả năng giữ gìn và cung cấp nước. Khi đã

mất thảm che của rừng thì vấn đề xói mòn thoái hóa đất, vấn đề lũ lụt, bồi lắng các

dòng sông, hồ đập... đang trở nên gay gắt ở nhiều nơi.

2.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu

Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, theo số liệu quan sát cho thấy xu thế chung từ

cuối thế kỷ XIX đến nay, nhiệt độ trung bình không khí và đại dương toàn cầu tăng

lên. Kết quả đo đạc và nghiên cứu cho thấy thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong

thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2007). Từ các năm 1995-2006 có đến 11 năm nằm

trong số 12 năm nhiệt độ lớn nhất theo số liệu đo đạc nhiệt độ toàn cầu từ 1850.

Nhiệt độ trong 100 năm 1906-2005 tăng 0,74°C [(0.56÷0.92)°C] lớn hơn so với giai

đoạn 100 năm 1901-2000 là 0,6°C [(0.4÷0.8)°C]. Xu hướng trong 50 năm từ 1956-

2005 là 0,13°C [(0.10-0.16)°C] gần gấp đôi so với giai đoạn 100 năm từ 1906 đến

2005. Nhiệt độ tăng lên cao hơn ở các vĩ độ cao ở bắc bán cầu: nhiệt độ ở bán cầu

Bắc trung bình tăng gần gấp đôi của toàn cầu trong giai đoạn 100 năm qua. Nhiệt

độ ở đất liền tăng nhanh hơn đại dương. Theo quan trắc từ năm 1961 thì nhiệt độ

Page 80: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

70

đại dương tăng ở cả độ sâu ít nhất là 3000m. Đại dương đã chiếm 80% lượng nhiệt

của hệ thống khí hậu.Theo kết quả phân tích từ khinh khí cầu và vệ tinh thì tốc độ

nóng lên ở giữa tầng đối lưu và thấp hơn giống với tốc độ của nhiệt độ bề mặt.

Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30o .

Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm

1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC,

2007). Tương ứng với sự nóng lên toàn cầu, mực nước trung bình đại dương cũng

tăng lên do băng tan và sự giãn nở nhiệt đại dương. Mực nước biển tăng với tốc độ

trung bình 1.8mm/năm trong giai đoạn 1961-2003. Tốc độ là 3.1mm/năm trong giai

đoạn 1993-2003. Cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự phân bố dị thường

của nhiệt độ. Trên các đại lục ở bán cầu Bắc, trong những năm gần đây xuất hiện

hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao và thấp. Những biến đổi này càng làm trầm trọng

hơn những tác động của các yếu tố khác đến tài nguyên nước. Nhiệt độ tăng, còn

làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừa gây

thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi

trường. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, đô thị hóa, công

nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang

mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp ngày càng gia tăng. Dưới tác động của

BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ

nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn cho ngành nông nghiệp. Thiên

tai, bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ

biển, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng

thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa, xảy ra ở khu vực nghiên cứu nói

riêng và ở miền Trung nói chung.

Khu vực nghiên cứu là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai

thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn và mức độ ảnh hưởng lớn

như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ quét, hạn hán, lốc tố, dông, sét, sạt lở

đất, úng hạn, xâm nhập mặn, triều cường,...

Page 81: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

71

2.2.5.1. Biến đổi khí hậu làm tần suất bão, mưa lũ gia tăng: Những năm gần

đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Thống kê 12 năm trở lại đây (1998

- 2009), trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của 24 cơn bão và áp

thấp nhiệt đới (trung bình 02 cơn/1 năm). Điển hình là cơn bão số 6 (Xangsane)

năm 2006 tuy không đổ bộ trực tiếp trên địa bàn tỉnh nhưng đã gây ra gió lớn (cấp

8, giật cấp 9) và mưa to gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng, với: 73 xã, phường,

thị trấn của 9 huyện, thị xã với mức ngập từ 0,5 - 3m, làm thiệt hại nặng, giá trị thiệt

hại lên đến trên 202 tỷ đồng.

Năm 2008, cơn bão số 7 (từ ngày 27 - 30/IX/2008) đã đi qua đảo Cồn Cỏ và

ven bờ ngoài khơi của tỉnh gây gió mạnh cấp 9, giật cấp 12 trên đảo Cồn Cỏ; gió

mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 10 ở vùng ven biển gây thiệt hại nặng nề: về cây công

nghiệp như cao su tiểu điền đang trong thời kỳ thu hoạch bị gãy, đổ, hư hỏng trên

700 ha và sản xuất nông nghiệp vụ lúa hè thu trong thời kỳ thu hoạch bị thiệt hại

3.300 ha, hoa màu thiệt hại 980 ha và thiệt hại về cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh

doanh khác (nhất là ở huyện đảo Cồn Cỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão). Giá trị

thiệt hại trên 150 tỷ đồng.

Năm 2009, cơn bão số 9 (từ ngày 27/IX - 03/X/2009) không đổ bộ trực tiếp,

nhưng đã gây ra gió lớn (cấp 9, giật cấp 10) và mưa to gây ngập lụt sâu trên diện

rộng, bị bị thiệt hại nặng cơ sở hạ tầng, sản xuất - kinh doanh, môi trường và tổng

số hộ dân trực tiếp phải sơ tán là 58.359 hộ dân,... giá trị thiệt hại lên đến gần 2.500

tỷ đồng.

2.2.5.2.Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ, số đợt hạn hán: Trong 5 năm

gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán

gay gắt trong vụ đông xuân, nhất là từ đầu năm 2010 một số địa phương trong tỉnh

đang đối mặt với nguy cơ hạn hán (không có nước sản xuất, thiếu nước sạch trong

sinh hoạt kéo dài); dịch bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi nhất là cây lúa.

Nhiều đợt nắng nóng kéo dài và liên tiếp xảy ra, nhiệt độ có thể nói cao nhất từ

trước tới nay (39 -400c) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người người dân….

Page 82: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

72

Gió Tây Nam khô nóng hàng năm tập trung chủ yếu từ tháng III đến tháng

VIII (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng 3 - 4 và 7 - 8) điển

hình là các năm 1993, 1998, 2003 và 2005. Tính trung bình cho những năm hạn vừa

có khoảng 30 - 40 xã có diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn

nước tưới và khô nóng. Tổng thiệt hại về kinh tế từ năm 1993 đến năm 2009 do hạn

hán, nắng nóng, gió Tây Nam khô nóng, xâm nhập mặn trên 520,5 tỷ đồng (trong

đó diện tích các loại cây trồng bị hạn nặng là 50.332 ha, mất trắng là 33.141 ha).

2.2.5.3. Biến đổi khí hậu làm gia tăng lũ lụt: Mùa lũ lụt chính vụ thường xảy

ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, những năm gần

đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu nên trên địa bàn thường xảy ra lũ sớm

vào giữa tháng VIII đến đầu tháng Ĩ và lũ muộn từ cuối tháng VII đến đầu tháng I,

đặc biệt là hiện tượng lũ trái mùa đã xảy ra vào tháng II năm 2006.

Từ năm 1999 trở lại đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt lũ lớn, kéo dài

nhiều ngày nhất là từ năm 2005 đến 2009. Có 03 đợt lũ lớn đặc trưng đó là: Trận lũ

lịch sử tháng XI năm 1999 (tổng thiệt hại kinh tế lên đến trên 564 tỷ đồng); Đợt lũ

lịch sử đặc biệt trên lưu vực sông Bến Hải từ ngày 06 đến 09/10/2005 (giá trị thiệt

hại lên đến trên 185 tỷ đồng); Đợt lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 9 từ ngày 27/Ĩ -

03/X/2009 (giá trị thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng).

2.2.5.4. Các loại hình thiên tai khác:

a) Sụt lún đất: Xảy ra ngày 18/2/2006 tại thôn Tân Hiệp, xã Cam Tuyền,

huyện Cam Lộ với phạm vi sụt lún khoảng 02 ha, sụt lở 38 hố rộng từ 4 - 8m, sâu từ

3 - 8m, có hố sâu trên 10m.

b) Rét hại rét đậm: Trong những năm trở lại đây, hầu như năm nào tỉnh cũng

xảy ra rét đậm, rét hại. Đặc biệt năm 2008 (từ cuối tháng I đến hết tháng II), xảy ra

nhiều ngày rét đậm, rét hại, kết quả thiệt hại: Diện tích lúa bị ảnh hưởng 10.034 ha;

Lạc bị chết và thiệt hại 2.706 ha; Ngô bị thiệt hại 500 ha; Rau đậu các loại bị thiệt

hại 1.270 ha, cao su bị chết 47 ha và trên 500 ha cà phê đang ra hoa bị ảnh hưởng

nặng và có khoảng 2.500 trâu, bò bị chết.

Page 83: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

73

Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai, lũ bão gây ra trên địa bàn tỉnh từ năm

1989 - 2009 là: 4.647,7 tỷ đồng.

2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

2.4.1. Dân số và vấn đề cấp nước sinh hoạt

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Trị là 599.221

người (301.793 nữ và 297.428 nam), trong đó, dân số thành thị là 167.954 người và

dân số nông thôn 431.267 người. Toàn tỉnh có 144.106 hộ, bình quân 4,38

người/hộ. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc chính (Kinh, Vân Kiều, Pa Cô), trong đó

dân tộc Kinh chiếm 91,4 % tổng số dân, dân tộc Vân Kiều chiếm 6,7 % và dân tộc

Pa Cô chiếm 1,8 %. Đồng bào dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở hai huyện

Đakrông, Hướng Hoá và phân bố một ít ở một số xã thuộc các huyện Gio Linh,

Vĩnh Linh và Cam Lộ [41].

Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 129 người/km2 (thấp hơn mức trung

bình của cả nước 260 người/km2 và ở khu vực Bắc Trung Bộ là 207 người/km

2).

Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, đa số tập

trung với mật độ cao tại các thành phố, thị xã, khu vực thị trấn - nơi có nhiều lợi thế

về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, sinh kế...: mật độ cao nhất là ở thành phố

Đông Hà (1.137 người/km2), thị xã Quảng Trị (314 người/km

2); thấp nhất là ở

huyện Đakrông (30 người/km2) và Hướng Hóa (65 người/km

2). Dân số ở thành thị

tăng lên (152.485 người năm 2005, năm 2012 là 167.954 người), nhưng ở nông

thôn lại giảm xuống (437.791 người năm 2005, năm 2012 là 431.267 người). [20]

Về hiện trạng cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn: TP. Đông Hà đang sử

dụng nguồn nước mặt trên sông Vĩnh Phước với công suất 15000 m3/ng.đêm; với

công suất này mới đảm bảo cấp cho 60 % số dân sống trong thị xã. Nguồn nước cấp

không ổn định vì dựa vào lưu lượng cơ bản của sông Vĩnh Phước. Các thị trấn nhỏ

như Hướng Hoá, Đakrông, Cam Lộ, Ái Tử đều có hình thức cấp tập trung nhưng

cũng mới chỉ ở khối cơ quan huyện với tiêu chuẩn 50 l/người/ngày bằng nguồn

Page 84: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

74

nước ngầm tại chỗ, quy mô mỗi điểm cấp cho từ 200 - 300 người. Hiện tại đang xây

dựng nhà máy nước tại Gio Linh sử dụng nước ngầm với công suất 15.000 m3/ngày

đêm cấp cho Đông Hà và Gio Linh [54,55].

Hầu hết người dân đều sử dụng nguồn nước tự nhiên (nước mặt, nước ngầm).

Theo chương trình nước sạch nông thôn của tỉnh Quảng Trị hiện nay đã cung cấp

được nguồn nước sạch cho 30 % số dân nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi.

Vùng ven biển nơi nước ngầm tầng sâu bị nhiễm mặn chưa cấp nước cho dân được,

vẫn nhờ vào nguồn nước từ các kênh mương thấm xuống tầng nông.

Công tác cấp nước công nghiệp dân sinh, đô thị tập trung không phải là mới

mẻ nhưng nó mới khởi đầu và còn nhiều vấn đề cần đầu tư, từ tạo nguồn, thiết bị

dẫn và phân phối nước. Việc cấp nước ở nông thôn theo quy mô công nghiệp hiện

nay chưa đặt ra, chủ yếu là lấy trực tiếp nước mặt ở sông và giếng khơi từ nguồn

nước ngầm sẵn có Phần lớn người dân vùng nông thôn khai thác nước sinh hoạt tự

do theo kinh tế gia đình và xả thải trực tiếp ra vườn, cống, rãnh. Lượng nước và rác

sinh hoạt tuy không nhiều so với các ngành kinh tế khác nhưng lại xả thải trực tiếp

ra môi trường, không qua xử lý nên nguy cơ ô nhiễm cao, khi có mưa, dòng chảy

mặt sẽ đưa nước thải ra sông suối và ngấm xuống nước dưới đất gây ô nhiễm nguồn

nước. Hơn nữa việc khoan giếng chủ yếu dưới hình thức thủ công, không đảm bảo

kỹ thuật, cũng là một vấn đề đáng lưu ý trong công tác bảo vệ môi trường ở địa

phương.

2.4.2. Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế

2.4.2.1. Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính trong toàn lưu vực. Trong toàn ngành

nông - lâm - ngư nghiệp thì ngành nông nghiệp là chiếm tỉ trọng lớn nhất (79,86 %

năm 2012) tiếp đến là ngành thủy sản (15,28 % năm 2012) và cuối cùng là ngành

lâm nghiệp (4,83 % năm 2012 [20].

Trồng trọt là ngành then chốt và phát triển theo hướng vừa đa dạng hóa cây

trồng vừa thâm canh tăng năng suất. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình kinh tế

Page 85: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

75

trang trại (236 trang trại cây trồng hằng năm - cây lúa, ngô, khoai, sắn, lạc và 432

trang trại trồng cây lâu năm - cây cao su, cà phê, tiêu, điều). Kinh tế hộ gia đình

hoạt động có hiệu quả. Việc “dồn điền đổi thửa” ở nhiều địa phương đang thực hiện

và bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô tập

trung. Một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung đã và đang hình thành, phát triển

như vùng lúa khoảng 9.000 ha ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh;

vùng sắn nguyên liệu ở Hướng Hóa và các huyện khác trong tỉnh với diện tích

8.500 ha; vùng cao su trồng tập trung, cao su tiểu điền và vùng hồ tiêu tập trung ở

các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ; vùng cà phê ở huyện Hướng Hóa, vùng

rau đậu thực phẩm trên vùng cát ven biển.

Sự phát triển của nông nghiệp kèm theo việc sử dụng phân bón và hóa chất

bảo vệ thực vật ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự tồn lưu của hóa chất bảo vệ thực

vật trong môi trường gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Việc sử dụng

nhiều phân bón vô cơ cũng đã gây ra sự suy giảm chất lượng đất và sự phú dưỡng

của thủy vực, vùng cửa sông và cửa biển.

Nhằm mục đích điều tiết nước phục vụ canh tác nông nghiệp cũng như các

hoạt động dân sinh kinh tế khác, trên lưu vực sông Thạch Hãn đã được xây dựng

một số các công trình thủy lợi, chủ yếu là các hồ chứa nước tiêu biểu sau (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn

TT Tên hồ chứa Địa điểm Đơn vị quản lý Dung tích (triệu m

3)

Chứa Hữu ích

1 Kinh Môn Gio Linh XNKTN Gio Linh 18,2 15,9

2 Ái Tử Triệu

Phong - 15,5 15,3

3 Nghĩa Hy Cam Lộ XNKTN Đông Hà 3,27 3,24

4 Khe Mây Đông Hà XNKTN Đông Hà 1,2 0,8

5 Nam Thạch

Hãn Hải Lăng

XNKTN Nam Thạch

Hãn 9,3

Dự án thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị là công trình trọng điểm cấp Nhà nước,

bao gồm các hạng mục: Tiểu vùng đầu mối (gồm đập chính và đập phụ (tràn xả lũ));

tuyến năng lượng (gồm cửa lấy nước; đường hầm áp lực; nhà van; tháp điều áp; tổ

Page 86: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

76

hợp nhà máy bán ngầm với hai tổ máy; trạm phân phối điện ngoài trời, đường dây

mạch kép 110 KV); các hệ thống: đường chuyên dùng và quản lý, hệ thống tiểu

vùng phụ trợ và tiểu vùng nhà hành chính. Trong đó, Nhà máy Thuỷ điện Quảng Trị

trên sông Rào Quán có công suất 64MW với 2 tổ máy, toàn bộ hồ chứa có dung tích

163 triệu m3, dung tích chống lũ 30 triệu m

3.

Ngành chăn nuôi tuy có bước phát triển khá nhưng ngành chăn nuôi còn

phân tán và quy mô nhỏ, đầu ra chưa ổn định và đặc biệt, dịch bệnh luôn tiềm ẩn.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại, trang nuôi

công nghiệp có quy mô lớn (năm 2008 toàn tỉnh có 56 trang trại). Năm 2012, tổng

giá trị ngành chăn nuôi đạt 723,59 tỷ đồng, tăng 24,5 % so với năm 2007 [20].

Bảng 2.2. Thống kê số lượng của một số vật nuôi chính trong giai đoạn 2005- 2010

STT Vật nuôi Đơn vị

tính

2005 2006 2007 2008 2009

1 Trâu Con 40.914 38.066 39.731 35.617 32.561

2 Bò Con 65.938 73.772 77.457 69.086 67.916

3 Lợn Con 253.929 228.600 236.704 221.674 235.692

4 Dê Con 9.901 11.985 13.997 14.168 14.414

5 Gia cầm 1000

Con

1828,6 1.163,4 1.299,2 1.497,4 1.566,7

Nguồn: [20]

Theo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và của các

huyện trong vùng đến năm 2020 thì: các địa phương sẽ tập trung cao độ cho vùng

chuyên canh, tăng diện tích lúa 2 vụ chủ động được nước tưới tạo ra năng suất cao,

chất lượng tốt. Không mở rộng diện tích trồng lúa ở những nơi không chủ động

được nguồn nước tưới. Phấn đấu tạo ra giá trị hàng hoá cao trên 1 đơn vị diện tích

canh tác bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên vùng gò đồi và vùng núi thấp

tiếp tục mở rộng và thâm canh cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng lúa ở vùng

ven biển không chủ động được nước tưới hoặc năng suất thấp có thể chuyển sang

nuôi trồng thuỷ sản [20].

Trên cơ sở tiềm năng đất đai, nguồn nước trên địa bàn tỉnh bố trí sản xuất

cây trồng cạn theo các vùng có quy mô tập trung như sau:

Page 87: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

77

- Vùng trồng cây công nghiệp dài ngày ở vùng đồi các huyện: Hướng Hoá,

Đakrông.

- Vùng cây màu lương thực tập trung ở đồng bằng và vùng đồi thấp của các

huyện Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, Hải Lăng.

- Quy hoạch cây công nghiệp chủ yếu cho các loại cây như lạc, ớt ở các

huyện Gio Linh, Đakrông, Cam Lộ, Triệu Phong.

Hiện tại ngành chăn nuôi chưa phát triển với đúng tiềm năng của nó. Nguyên

nhân chính là chính sách đầu tư trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, do đó tỷ

trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp còn rất thấp. Các công

trình cấp nước cho nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu tưới tiêu đã được đầu tư

đáng kể là các hệ thống thuỷ nông, các hồ chứa, các trạm bơm tưới tiêu, các hệ

thống kênh rạch, tuy vậy do thiết kế và vận hành độc lập nên hiệu quả phát huy

chưa cao.

Việc canh tác cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp đòi hỏi sử dụng

một lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và theo đó là nguy cơ ô nhiễm

nguồn nước gồm:

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón thải trực tiếp ra nguồn nước

sông hồ không được xử lý và kiểm soát gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt phục

vụ nước sinh hoạt nông thôn.

- Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất phân bón ngấm vào đất và gây

nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm tầng nông, ảnh hưởng tới chất lượng nước các

giếng khoan và giếng đào.

- Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ cũng dẫn đến về sự suy giảm chất

lượng đất và sự phú dưỡng các thủy vực, vùng cửa sông và ven biển.

- Sự phát triển chăn nuôi tuy đem lại sinh kế nhưng cũng phải quan tâm tới

vấn đề chất thải chăn nuôi. Do ở nhiều vùng, đặt biệt là khu vực nông thôn, việc thu

gom và xử lý chất thải chăn nuôi còn hạn chế, nên đã gây ô nhiễm không khí cục bộ

Page 88: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

78

và ô nhiễm nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm). Một số nơi đã áp dụng mô

hình xử lý chất thải chăn nuôi để tạo khí sinh học như ở xã Cam An, huyện Cam

Lộ, một số diểm ở thị xã Quảng Trị, … nhưng do mô hình chưa được nhân rộng và

kiểm soát tốt nên chất thải chăn nuôi vẫn gây lo lắng về môi trường.

Mặt khác, do trong chiến tranh (giai đoạn 1961 - 1971) nhiều vùng ở khu vực

nghiên cứu bị rải chất độc da cam/dioxin, nên đến nay nhiều vùng đầu nguồn lưu

vực sông Hiếu, rừng vẫn chưa tái tạo được, mà chỉ có cây bụi phát triển. Những

điều đó đã ảnh hưởng đến sự tập trung nước và gây lũ lụt nhanh ở vùng hạ lưu, gây

xói mòn và rửa trôi các chất rắn (đất, cát, sét ..), hợp chất bảo vệ thực vật và dioxin

vào các lưu vực, thâm nhập vào chuỗi thức ăn và gây lo lắng về sức khỏe cộng

đồng.

2.4.2.2. Thủy sản

Do được khuyến khích, nên ngành thuỷ sản đã phát triển mạnh trong nhiều

năm qua nhằm phát huy lợi thế về biển, sông, hồ. Trong giai đoạn 2007 - 2012 diện

tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước ngọt tăng nhanh ở các huyện Vĩnh Linh,

Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh (bảng 2.3). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 81

trang trại nuôi trồng thủy sản, trong đó có 5 trại giống tôm, đáp ứng phần nào nhu

cầu giống cho nuôi trồng thuỷ sản (đáp ứng khoảng 50 % nhu cầu tôm giống của

tỉnh). Đánh bắt xa bờ phát triển chưa mạnh do gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật tài

chính và kinh nghiệm. Tàu thuyền đánh cá công suất nhỏ dưới 20 CV chiếm 75 %

và hoạt động đánh bắt chủ yếu ở vùng ven bờ, nên năng suất thấp. Tổng công suất

tàu thuyền giảm từ 38.063 CV năm 2000 còn khoảng 30.122 CV năm 2005 do giảm

số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ. Chế biến thuỷ sản xuất khẩu còn kém phát

triển do nguồn nguyên liệu không đều (không đủ cho chế biến quanh năm), quy mô

nhỏ và thiếu kinh nghiệm về thị trường [42, 46].

Page 89: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

79

Bảng 2.3. Một số thông tin phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị

giai đoạn 5 năm 2007 - 2012

TT Thông tin Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009

1

Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 365.406 451.728 513.744 528.852 689.095

Khai thác Triệu đồng 201.958 271.880 259.089 315.532 339.526

Nuôi trồng Triệu đồng 163.448 179.848 254.655 213.320 349.569

2

Diện tích nuôi ha 2.235,8 2.387,8 2.506,9 2.518,2 2.876,7

2.1. Diện tích nước mặn,

lợ ha 853,1 782,7 798,7 805,0 1.031,2

Nuôi cá ha - - - - -

Nuôi tôm ha 850,8 739,8 781,5 797,6 1.022,2

Nuôi hỗn hợp và thủy

sản khác ha - 41,0 13,0 5,5 7,1

Ươm, nuôi giống thủy

sản ha 2,3 1,9 4,2 1,9 1,9

2.2 Diện tích nước ngọt ha 1.382,7 1.605,1 1.708,2 1.713,3 1.845,5

Nuôi cá ha 1.349,8 1.577,5 1.672,4 1.679,6 1.814,7

Nuôi tôm ha - - 2,0 6,3 3,0

Nuôi hỗn hợp và thủy

sản khác ha 4,7 4,0 5,0 - -

Ươm, nuôi giống thủy

sản ha 28,2 23,6 28,8 27,5 27,8

3

Sản lượng Tấn 18.289,5 19.620,7 20.708,8 21.550,7 23.739,7

Khai thác Tấn 14.870,6 15.915,0 16.168,5 16.447,3 16.911,7

Nuôi trồng Tấn 3.418,9 3.705,7 4.540,3 5.103,4 6.828,0

Nguồn: [20]

Nói chung, sự phát triển nhanh nuôi trồng thuỷ sản như một sinh kế đem lại

nhiều nguồn lợi cho địa phương, nhưng cũng gây áp lực đáng kể lên môi trường.

Hầu hết các mô hình nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt hiện nay đều không chú trọng

xử lý nước “đầu vào” và “đầu ra”, nên chưa kiểm soát được chất lượng nước vào và

ra của các ao nuôi, nhiều khi dẫn đến phát sinh dịch bệnh tràn lan, giảm năng suất

thu hoạch, tăng đói nghèo hoặc tái nghèo và gây ô nhiễm các nguồn nước, tác động

bất lợi đến đa dạng sinh học các hệ sinh thái thuỷ vực, chẳng hạn, sự phát triển nuôi

tôm trên cát thiếu kiểm soát đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến môi trường ở vùng

ven biển huyện Hải Lăng.

c) Công nghiệp

Trong giai đoạn 2007 - 2012, tỷ trọng phát triển công nghiệp của khu vực

kinh tế Nhà nước và khu vực có vồn đầu tư nước ngoài tuy có tăng, nhưng tăng

chậm: khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 26,33 % (năm 2005) và 27,31 % (năm

Page 90: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

80

2009); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,99 % (năm 2005) và 10,29 %

(năm 2009). Trong khi đó, tỷ trọng phát triển công nghiệp của khu vực kinh tế

ngoài Nhà nước hầu như không tăng, nhưng luôn chiếm chủ yếu: 63,68 % (năm

2005) và 62,40 % (năm 2009) [55].

Các ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp theo giá

thực tế bao gồm:

Công nghiệp chế biến: 826.444 triệu đồng (2005), 1.088.604 triệu đồng

(2007) và 2.605.536 triệu đồng (2012); trong đó, chiếm phần lớn là công nghiệp sản

xuất thực phẩm và đồ uống, sản phẩm khoáng phi kim loại, sản phẩm gỗ và lâm

sản, sản phẩm cao su và chất dẻo, sản phẩm từ kim loại, sản xuất đồ gỗ gia dụng…,

[2];

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước: 121.983 triệu đồng

(2005), 124.090 triệu đồng (2007) và 426.170 triệu đồng (2012);

Công nghiệp khai thác: 140.169 triệu đồng (2005), 142.736 triệu đồng

(2007) và 281.460 triệu đồng (2012); trong đó chủ yếu là khai thác đá và các mỏ

khác, khai thác quặng kim loại.

Trong lưu vực Thạch Hãn, các cơ sở sản xuất công nghiệp hầu hết tập trung

tại TP. Đông Hà và đoạn đầu đường 9 [43,44]. Công nghiệp ở đây chủ yếu là vật

liệu xây dựng (xi măng) và công nghiệp lắp máy. Hiện nay tỉnh Quảng Trị đã triển

khai cấp nước cho các tiểu vùng công nghiệp chính:

- Cụm công nghiệp TP. Đông Hà sử dụng chung với cấp nước sinh hoạt với

lượng sử dụng hiện tại 1500 m3/ngày đêm. Cho đến nay nước cấp cho công nghiệp

ở đây khá ổn định, đảm bảo số lượng và chất lượng.

- Khu công nghiệp đường 9: các ngành chủ yếu ưu tiên phát triển trong tiểu

vùng công nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng gồm: sản xuất xi măng, công

nghiệp xay, nghiền đá, công nghiệp bê tông đúc sẵn với diện tích 700 ha.

Page 91: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

81

- Khu công nghiệp Nam Đông Hà - Ái Tử: các ngành nghề ưu tiên phát triển

gồm công nghiệp cơ khí, công nghiệp lắp ráp, sửa chữa, công nghiệp chế biến lâm

sản. Tổng diện tích cho phát triển các tiểu vùng công nghiệp này khoảng 600 ha.

- Khu công nghiệp Cửa Việt: Các ngành nghề ưu tiên phát triển trong khu

này là chế biến hải sản, nông sản, công nghiệp chế biến Silicát, công nghiệp đóng

tàu và sửa chữa tàu thuyền. Tổng diện tích sử dụng khoảng 500 ha.

- Khu công nghiệp Khe Sanh: Ưu tiên phát triển chế biến cà phê, công

nghiệp chế biến cao su, công nghiệp chế biến hoa quả và chế biến mía đường với

tổng diện tích sử dụng cho tiểu vùng công nghiệp khoảng 200 ha.

Công nghiệp là hoạt động dùng nước chiếm vị trí thứ hai trong tỉnh. Hầu hết

các ngành công nghiệp đều phải dùng đến một lượng nước nhất định, tuỳ theo sản

phẩm của ngành, ngành dùng nhiều nước nhất phải kể đến ngành sản xuất giấy, chế

biến nông sản (tinh bột sắn, cà phê) sản xuất bia và sản xuất thực phẩm, đồ uống,

chế biến cao su. Cùng với việc sử dụng, khai thác trữ lượng lớn là nguồn nước thải

lớn đổ ra môi trường. Hiện nay, quy mô công nghiệp tại khu vực nghiên cứu chưa

lớn nên ô nhiễm công nghiệp diện rộng chưa xảy ra, tuy nhiên về cục bộ, chất lượng

nước sinh hoạt xung quanh các cơ sở, nhà máy sản xuất công nghiệp đều có mức độ

ô nhiễm cao so với các điểm khác.

Khai thác mỏ khoáng sản hiện diễn ra khá mạnh dọc dải cát ven biển khu

vực nghiên cứu. Khi khai thác và sơ tuyển quặng đã thải ra lượng phế thải lớn

không được thu gom, xử lý. Đồng thời các khu vực khai thác sau khi khai thác

xong không được chôn lấp, hồi phục lại môi trường, các khu vực này cũng là con

đường gây ô nhiễm nước dưới đất nhất là các mong cắt sâu vào các tầng chứa nước.

Nguồn nước bị khai thác tràn lan khiến mực nước ngầm nhiều nơi bị hạ thấp, nước

mặt cạn kiệt. Một số nơi, việc khai thác nước biển để tuyển quặng cũng đã làm cho

nước dưới đất bị nhiễm mặn.

Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phân bố

rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã phát thải một lượng đáng kể các chất ô nhiễm vào

Page 92: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

82

không khí là một trong các nguồn nhân tạo gây ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh,

bao gồm: khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch, ngói;

khai thác đá…); chế biến gỗ, nông sản (cà phê, cao su, tinh bột sắn…); khai thác

khoáng sản… Các hoạt động đó đã phát thải vào không khí các chất ô nhiễm như

bụi, SO2, NO2, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC hay các hydrrocacbon - CxHy)…

bụi và tiếng ồn.

Một số hoạt động công nghiệp làm phát sinh bụi, nước thải và chất thải rắn

gây ô nhiễm môi trường đất (do không được thu gom và xử lý đúng quy định) như:

bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm đất

khu vực lân cận; chất thải (nước thải và chất thải rắn) từ hoạt động sản xuất thép, cơ

khí, gốm sứ, gia công kim loại, sửa chữa ôtô, xe máy... chứa nhiều kim loại nặng,

dầu mỡ...; chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ

khó phân huỷ, sunfua... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất...

Tuy nhiên các hoạt động sản xuất làm phát sinh nhiều bụi như sản xuất xi

măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đá xây dựng…) tuy có gây ô nhiễm đất bởi bụi

chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ độc hại khác nhau, nhưng mức độ ô nhiễm nói

chung là không nghiêm trọng. Đáng lo ngại là các hoạt động của các cơ sở sản xuất

có nguy cơ gây ô nhiễm đất như: Các cơ sở thu mua và chế biến mủ cao su , các cơ

sở sản xuất giấy, bột giấy, chế biến gỗ, dệt nhuộm …

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 5 năm 2006-2010, lượng

rác thải rắn do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra chiếm 28,5 % trong tổng

lượng chất thải rắn của toàn tỉnh.Tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị,

việc thu gom và xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp đều do Công ty Môi trường

Đô thị đảm nhiệm. Tuy nhiên, do năng lực thu gom của Công ty này còn hạn chế,

nên vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất xả chất thải trực tiếp ra môi trường xung quanh

mà không không được thu gom và xử lý. Nhiều cơ sở sản xuất và các bãi chứa chất

thải rắn nằm gần các tiểu vùng dân cư, nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe

cộng đồng. Tỷ lệ thu gom chất thải nguy hại ở nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp còn

Page 93: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

83

thấp. Mặt khác, tuy đã xác định được các nguồn phát sinh chất thải nguy hại, nhưng

lại chưa phân loại được riêng các chất thải nguy hại, mà hầu hết các chất thải nguy

hại công nghiệp vẫn được thu gom chung với CTR đô thị và cuối cùng được đổ vào

các bãi thải tập trung.

Trừ khu công nghiệp Nam Đông Hà đang đi vào xây dựng hệ thống xử lý

nước thải, các KCN và cụm công nghiệp khác hầu như chưa có hệ hệ thống xử lý

nước thải, nên gây lo lắng về môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Áp lực lên môi

trường lớn nhất là các ngành công nghiệp chế biến và khai thác vật liệu xây dựng,

khai thác quặng kim loại.

Do khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong

các ngành công nghiệp và xây dựng, nên áp lực lên môi trường sẽ ngày càng tăng,

do khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước còn

hạn chế (cả về tài chính, nguồn nhân lực, kỹ thuật và kinh nghiệm, nhận thức). Mặc

dù hầu hết các công trình, dự án đầu tư phát triển trong khu vực công nghiệp - xây

dựng đều phải thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Cam

kết bảo vệ môi trường và Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, song nói chung, do

ý thức của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thi công... trong việc tuân thủ pháp

luật bảo vệ môi trường và các quy định về môi trường chưa thực sự nghiêm túc và

thường xuyên. Trong khi đó, cơ quan quản lý môi trường địa phương (Phòng Quản

lý môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường, Sở Công

an...) còn hạn chế về nguồn lực (nhân sự, tài chính, kỹ thuật). Những điều đó cũng

đóng góp vào những áp lực lên môi trường ở địa phương

Ngành công nghiệp sản xuất năng lượng ở tỉnh Quảng Trị (hầu hết là thuỷ

điện) cũng gây áp lực lên tài nguyên và đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng sinh

học các thuỷ vực. Các công trình đập, hồ chứa ở đầu nguồn (cho mục đích thuỷ

điện, thuỷ lợi…) như công trình thuỷ điện Rào Quán, đập ngăn Nam Thạch Hãn

(trên sông Thạch Hãn), các công trình thuỷ điện sẽ xây dựng trên sông Đăkrông

(thuỷ điện A Chò, Đakrông 2, 3 và 4) đã và sẽ tác động tiềm tàng đến dòng chảy các

Page 94: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

84

sông và do đó sẽ tác động đến môi trường và hệ sinh thái các thuỷ vực. Ngoài ra,

một số đập ngăn mặn, đập thuỷ lợi ở hạ lưu các sông cũng sẽ tác động đến chế độ

thuỷ văn của các sông và do vậy, cũng tác động đến môi trường và hệ sinh thái các

lưu vực.

2.4.2.4. Các ngành khác

a) Y tế : Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng

đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh.

Người dân có thể đến trung tâm y tế của huyện với khẩu độ đường 8 - 10 km. Các

cụm khám đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh bảo vệ sức

khỏe nhân dân. Tuy nhiên ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát

triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới

trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở

một số địa phương. Tập quán sinh hoạt, ý thức bảo vệ môi trường nhất là môi

trường nước và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng chưa cao, theo thống kế cho thấy

các loại bênh liên quan đến việc sử dụng nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn (sốt rét, tiêu chảy,

bệnh phụ khoa). Chính vì vậy, việc cấp nước sạch và tuyên truyền ý thức sử dụng

nước ạch cho ăn uống, sinh hoạt và bảo vệ nguồn nước là nhiệm vụ cần thiết góp

phần nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ

bệnh tật [8].

b) Giáo dục : Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xóa mù

chữ. Lực lượng lao động vùng nông thôn có tới 60 % đã qua trình độ văn hóa cơ sở

20 % số lao động có trình độ văn hóa phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng

bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao. Công tác giáo dục về

vệ sinh môi trường và sinh hoạt sạch uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh trong giáo

dục nhà trường đã được đề cập tới song kết quả chưa cao. Do hầu hết các em ở nông

thôn, nhất là đồng bào dân tộc còn nhiều phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, chưa

có ý thức và không chú ý đúng mức tới vệ sinh môi trường chính mình đang sinh

Page 95: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

85

sống, hơn nữa đời sống còn nhiều khó khăn nên công tác giáo dục và nhất là giáo

dục từng bước đối với vệ sinh môi trường là nhiệm vụ cấp thiết [42].

c) Ngành giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy

nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Nếu như ở

vùng đồng bằng ven biển đã có đường ô tô đến trung tâm xã và thậm chí tới nhiều

xóm nhỏ tụ điểm dân cư thì với vùng núi đặc biệt huyện miền núi Đakrông và

Hướng Hóa đường ô tô tới trung tâm nhiều xã là chưa có.

Đường thủy có trục đường theo sông Thạch Hãn, sông Cam Lộ từ biển vào

sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thủy này cũng chỉ cho phép thuyển trọng tải 10

tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi

trung chuyển hàng hóa ra Bắc vào Nam. Nhìn chung, hiện tại mạng lưới giao thông

trong vùng khá thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên nhiều tuyến

đường này trong mùa mưa lũ vẫn bị ách tắc do lũ gây ra. Để đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông thương buôn bán, trong vùng

nghiên cứu cần phát triển thêm và hiện đại hóa đường giao thông [20].

d) Ngành dịch vụ thương mại, du lịch: Phát triển kinh tế dịch vụ là xu hướng

ngày càng gia tăng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hướng phát triển của khu vực là đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng của ngành với sự tham gia của các thành phần kinh tế và chú trọng phát triển

dịch vụ thương mại gắn liền với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Phát triển về du lịch: Khu vực nghiên cứu là một trong các vùng có bề dày văn hóa

lịch sử và tiềm năng du lịch phong phú, bao gồm: [20, 42] Về biển, có các bãi tắm

đẹp (Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ) và tương lai gần là đảo du lịch (đảo Cồn Cỏ);

Về rừng và suối nước nóng, có rừng nguyên sinh Rú Lịnh, tiểu vùng bảo tồn thiên

nhiên Đakrông, suối nước nóng và hệ thống hang động;

Về tiểu vùng du lịch sinh thái, có tiểu vùng du lịch Khe Gió, Trằm Trà Lộc, tiểu

vùng du lịch nghỉ mát Khe Sanh; Về di tích chiến tranh,Quảng Trị có hệ thống di

tích chiến tranh đồ sộ, độc đáo, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như

Thành cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Nghĩa trang liệt sĩ

Page 96: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

86

Trường Sơn, Hàng rào điện tử Mc. Namara, Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn,

Nhà đày Lao Bảo, Đường Hồ Chí Minh huyền thoại… Gần đây du lịch hoài niệm

về chiến trường xưa ở khu vực nghiên cứu có xu thế ngày càng tăng; Các lễ hội văn

hoá truyền thống: Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Pa Cô, Lễ hội cướp cù ở

Gio Linh, Lễ hội đua thuyền ở các huyện thị, Lễ hội Kiệu La Vang… và gần đây có

thêm các loại hình lễ hội mới - lễ hội cách mạng như Lễ hội Thống nhất non

sông, Thả hoa trên sông Thạch Hãn, Nhịp cầu xuyên Á (4 năm tổ chức 1 lần)...

Do được chú trọng đầu tư, nên ngành du lịch đã có những bước phát triển

tích cực. Trong giai đoạn vừa qua, số khách du lịch và doanh thu có xu hướng tăng

lên, nhưng không nhiều. Tuy vậy, do đang trong quá trình phát triển, nên hiệu quả

hoạt động du lịch vẫn chưa cao, chưa đáp ứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có.

Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ du lịch còn hạn chế, quy mô nhỏ so với các

tỉnh trong khu vực, thiếu các cơ sở lưu trú, tiểu vùng du lịch và dịch vụ cao cấp để

thu hút khách trong nước và nước ngoài [10].

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng gây áp lực lên môi trường nếu không

được kiểm soát tốt. Các chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, dầu mỡ từ các

thuyền vận tải…) sẽ gia tăng và do nhiều khi là các nguồn thải không điểm, nên khó

khăn cho việc thu gom và xử lý. Mặt khác, sự phát triển du lịch thiếu kiểm soát có

thể tác động xấu đến cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái như sự quá tải vào

mùa hè ở các bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt…; nhiều khách sạn, nhà nghỉ, siêu thị,

chợ… được xây dựng, nhưng thiếu hệ thống xử lý nước thải.

Các hoạt động của quốc gia và địa phương, cộng với các hoạt động hợp tác

quốc tế về BVMT đem lại nhiều lợi ích cho khu vực trong nhiều năm qua, nhưng có

thể thấy rằng, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: - Môi đang có dấu hiệu ô

nhiễm cục bộ ở khu vực công nghiệp, thủ công nghiệp, đô thị và làng nghề như ô

nhiễm không khí do bụi, khí độc; ô nhiễm nước mặt bởi các chất rắn lơ lửng, chất ô

nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh…; ô nhiễm đất canh tác và trầm tích

sông, hồ bởi hoá chất bảo vệ thực vật… Điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều nơi

Page 97: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

87

chưa tốt. Việc quản lý, thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt ở khu vực đô

thị và nông thôn còn nhiều hạn chế. Tình trạng khai thác khoáng sản bất hợp lý, nạn

phá rừng và khai thác tài nguyên thiếu kiểm soát… vẫn còn xảy ra.

- Việc triển khai Luật bảo vệ môi trường chưa được sâu rộng và triệt để.

Nhận thức của cộng đồng về BVMT chưa đồng đều; ý thức tự giác ở một bộ phận

nhân dân còn hạn chế, nên vẫn xả rác bừa bãi ra môi trường; ý thức chấp hành Luật

bảo vệ môi trường của một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa cao.

- Công tác quản lý và quan trắc môi trường chưa đáp ứng tốt các nhu cầu đặt

ra, chẳng hạn, thiếu trang thiết bị quan trắc, đặc biệt là quan trắc các chất độc trong

môi trường; cán bộ cấp huyện còn thiếu kinh nghiệm…

Những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ yếu vẫn là các

nguyên nhân chủ quan. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển còn

thiếu gắn bó chặt chẽ với BVMT và phát triển bền vững. Công tác tuyên truyền giáo

dục, nâng cao nhận thức về BVMT cho các cấp còn hạn chế. Hợp tác quốc tế về

BVMT còn thụ động và chưa có kế hoạch rõ ràng…

2.5. Phân vùng địa lý thủy văn quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông

Thạch Hãn

2.5.1. Cơ sở phân vùng địa lý thủy văn

Các nguyên tắc phân vùng địa lý chung gồm có địa đới, phi địa đới, tuy

nhiên ở khu vực nghiên cứu nhỏ các biểu hiện của địa đới không thể hiện rõ nên

trong luận án chỉ áp dụng nguyên tắc phân vùng theo phi địa đới – đai cao. Cụ thể

dựa trên đai cao, khu vực nghiên cứu được phân chia ra thành 4 vùng:

a. Vùng núi thấp thượng lưu sông Thạch Hãn (K1): có độ cao 500 – 600m

phân bố ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông được chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng Đakrong (K11): có dòng chảy chính là sông Dakrông

- Tiểu vùng Rào Quán (K12): với dòng chảy chính là sông Rào Quán

Page 98: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

88

- Tiểu vùng Thạch Hãn (K13): với dòng chảy chính là sông Ba Lòng đổ vào

bờ trái sông Rào Quán

b. Vùng đồi trung lưu sông Thạch Hãn (K2): có độ cao 400 -500m phân bố ở

các huyện Cam Lộ, Gio Linh, thành phố Đông Hà được chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng thành phố Đông Hà (K21): với dòng chảy chính là hạ lưu sông

Vĩnh Phước

- Tiểu vùng Ái Tử (K22): với dòng chảy chính là sông Ái Tử

- Tiểu vùng Vĩnh Phước (K23): với dòng chảy chính là thượng lưu sông

Vĩnh Phước

c. Vùng đồi núi thấp lưu vực sông Cam Lộ (K3): có độ cao 150-250m phân

bố ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông được chia thành 3 tiểu vùng

- Tiểu vùng sông Cam Lộ (K31): với dòng chảy chính là hạ lưu sông Cam Lộ

- Tiểu vùng Bắc Đakrông (K32): với dòng chảy chính là thượng lưu sông

Cam Lộ

- Tiểu vùng Hướng Hóa (K33): với dòng chảy chính là trung lưu sông Cam

Lộ

d. Vùng đồng bằng hạ lưu sông Thạch Hãn (K4): có độ cao địa hình 1,5 -

15m phân bố tại các huyện Gio Linh, Triệu Phong.

- Tiểu vùng đồng bằng ven biển Triệu Phong (phía Nam Cửa Việt) (K11):

với dòng chảy chính là sông Vĩnh Định

- Tiểu vùng đồng bằng cao Gio Linh (K42): với dòng chảy chính là sông

Trúc Khê.

- Tiểu vùng đồng bằng ven biển Gio Linh (phía Bắc Cửa Việt) (K43): với

dòng chảy chính sông Thạch Hãn đổ ra Cửa Việt.

Page 99: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

89

Page 100: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

90

2.5.2. Đặc điểm của các tiểu vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn

Vùng Tiểu vùng Đặc điểm

Vùng

núi

thấp

thượng

lưu

sông

Thạch

Hãn

Tiểu vùng

Đakrông

- Lượng mưa >1800 mm

- Lưu lượng TB năm 30 m3/s

- Mực nước ngầm sâu >100m

- Chất lượng nước tốt

- Mật độ dân số <150 người/km2.

Tiểu vùng Rào

Quán

- Lượng mưa >1800m

- Lưu lượng TB năm 12 m3/s

- Mực nước ngầm sau >100m

- Chất lượng nước tốt

- Mật độ dân số150 - 300 người/km2.

Tiểu vùng

Thạch Hãn

- Lượng mưa >1800mm.

- Lưu lượng TB năm 20 m3/s

- Mực nước ngầm 50 -100m

- Chất lượng nước có nhiều nơi bị nhiễm mặn.

- Mật độ dân số 150 - 300 người/km2.

Vùng

đồi

trung

lưu

sông

Thạch

Hãn

Tiểu vùng thành

phố Đông Hà

- Lượng nước mưa dồi dào >1800 mm

- Lưu lượng TB năm 1 m3/s

- Mực nước ngầm <50m

- Chất lượng nước tốt

- Mật độ dân số > 300 người/km2.

Tiểu vùng Ái

Tử

- Lượng mưa 1200 - 1800m.

- Lưu lượng TB năm 3 m3/s

- Mực nước ngầm <50m

- Chất lượng nước hiều nơi bị nhiễm mặn.

- Mật độ dân số150 - 300 người/km2.

Tiểu vùng Vĩnh

Phước

- Lượng nước mưa trung bình 1200 -1800m.

- Lưu lượng TB năm 8,5 m3/s

- Mực nước ngầm trung bình 50 - 100m

- Chất lượng nước có nhiều nơi bị nhiễm mặn.

- Mật độ dân số 150 - 300 người/km2.

Vùng

đồi núi

thấp

lưu vực

sông

Cam

Lộ

Tiểu vùng sông

Cam Lộ

- Lượng nước mưa trung bình 1200 -1800m.

- Lưu lượng TB năm 11 m3/s

- Mực nước ngầm nông <50m

- Chất lượng nước tốt.

- - Mật độ dân số, 150 - 300 người/km2..

Tiểu vùng Bắc

Đăkrông

- Lượng nước mưa trung bình 1200 -1800m.

- Lưu lượng TB năm 1 m3/s

- Mật độ dân cư trung bình, 150 - 300 người/km2.

- Mực nước ngầm >100m

Page 101: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

91

- Chất lượng nước tốt.

Tiểu vùng

Hướng Hóa

- Lượng mưa 1200 -1800m.

- Lưu lượng TB năm 7 m3/s

- Mực nước ngầm 50 - 100m.

- Chất lượng nước có nơi bị nhiễm bẩn.

- Mật độ dân số - 300 người/km2.

Vùng

đồng

bằng

hạ lưu

sông

Thạch

Hãn

Tiểu vùng Đồng

bằng ven biển

Triệu Phong

- Lượng mưa >1800 mm.

- - Lưu lượng TB năm 7,5 m3/s

- Mực nước ngầm <50m

- Chất lượng nước bị nhiễm mặn.

- Mật độ dân số 150 - 300 người/km2. -

Tiểu vùng đồng

bằng cao Gio

Linh

- Lượng mưa >1800 mm

- - Lưu lượng TB năm 1 m3/s

- Mực nước ngầm 50 -100m.

- Chất lượng nước nhiều nơi bị nhiễm mặn

- Mật độ dân số 150 - 300 người/km2.

Tiểu vùng ven

biển Gio Linh

- Lượng nước mưa dồi dào >1800 mm

- - Lưu lượng TB năm 0,3 m3/s

- Mực nước ngầm nông <50m

- Chất lượng nước bị nhiễm mặn.

- Mật độ dân số 150 - 300 người/km2.

Tiểu kết chương 2

1. Lưu vực sông Thạch Hãn được hình thành trong khu vực hẹp, đất đai

nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngắn.

Tiềm năng nước mặt của sông ngòi khá lớn nhưng lại phân phối rất không đều trong

năm và qua các năm, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán; làm trở ngại cho việc

sử dụng nước. Mưa lũ lớn trên sông thường do bão và áp thấp nhiệt đới, đôi khi có

sự kết hợp của không khí lạnh. Mùa lũ dài trong 4 tháng, từ tháng VIII - XI. Lũ lớn

trên báo động 3 thường xảy ra trong tháng X, IX và tháng XI ( tại các huyện như

Gio Linh, Triệu Phong). Hiện tượng nước dâng do bão và đỉnh lũ cao gặp triều

cường làm ngập lụt thêm trầm trọng. Năm 2011, 2013, 2015 xảy ra lũ lớn gây thiệt

hại nặng nề về mùa màng và nhà cửa. Người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi

trường sau lũ và kèm theo đó là các dịch bệnh.

2. Tài nguyên nước của lưu vực có sự thay đổi theo điều kiện địa hình và

chịu tác động mạnh mẽ của các quá trình tự nhiên và nhân tác. Nghiên cứu, phân

tích các nhân tố tác động đến tài nguyên nước cùng với mối liên hệ của tác động

Page 102: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

92

con người đến tài nguyên nước của lưu vực đã tạo nên sự phân chia đa dạng, phức

tạp trong hệ thống tài nguyên nước lưu vực. Luận án đã xây dựng 12 tiểu vùng tài

nguyên nước đồng thời mô tả đặc điểm của các tiểu vực phục vụ đánh giá tài

nguyên nước, ứng dụng các phương pháp nhằm quản lý tổng hợp và đề xuất các giải

pháp phù hợp cho các tiểu vùng.

Page 103: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

93

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP

3.1. Tính toán mức độ dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng

3.1.1. Các phương pháp sử dụng để tính toán tài nguyên nước trên lưu vực sông

Thạch Hãn

3.1.1.1. Các chỉ tiêu định mức - Nhu cầu sử dụng nước

Luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu định mức dùng nước được nhà nước Việt

Nam ban hành; theo tiêu chuẩn Việt Nam về chỉ tiêu sử dụng nước và chất lượng

nước (TCVN-1995); tiêu chuẩn dùng nước trong nông nghiệp và công nghiệp thực

phẩm năm 1990: tiêu chuẩn dùng nước của viện quy hoạch thủy lợi JNN-2002 [41,

49, 53].

- Nước cho nuôi trồng thủy sản tính định mức từ 8000 - 12000 m³/ha/năm

cho diện tích nuôi trồng [41, 49, 53].

- Nước sinh hoạt: bao gồm nước để ăn uống và sử dụng trong các tiện nghi

sinh hoạt hàng ngày (như tắm rửa, vệ sinh.....). Đối với nước ăn uống là nước đòi

hỏi tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất (tuân theo tiêu chuẩn vệ sinh của nơi sở tại ban

hành); còn nước sinh hoạt: đánh giá theo bản tiêu chuẩn định vị VN (tổng cục đo

lường về chất lượng). Tiêu chuẩn về nước sinh hoạt được phân theo trình độ phát

triển văn hóa, kinh tế - xã hội của từng vùng. Ví dụ: đối với khu vực miền núi: 30

lít/ngày đêm; Đối với vùng nông thôn: 50 lít/ngày đêm; đối với thị trấn thị xã (đô

thị loại 4 ): 80 lít/ngày đêm...

- Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp chủ chốt được tính theo định mức quy

định của các văn bản hiện nay được ban hành bởi các cơ quan chức năng của nhà

nước Việt Nam. Tính theo sản lượng và quy mô sản xuất của cơ sở, xí nghiệp (xem

bảng 3.1) Nhu cầu dùng nước của thủ công nghiệp và các xí nghiệp nhà máy nhỏ

được tính bằng 100 % nước sinh hoạt.

- Nhu cầu dùng nước cho giao thông thủy và bảo vệ môi trường: Đối với bảo

vệ môi trường, giao thông vận tải nhu cầu nước bằng 95 % tổng lượng nước mùa

Page 104: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

94

kiệt. Các tháng mùa kiệt có tần suất đảm bảo từ 95 % trở xuống sẽ không được sử

dụng .

Bảng 3.1. Định mức dùng nước trong công nghiệp chủ chốt

Đơn vị: 10³m³/ngày đêm.

TT Hạng mục Tiêu chuẩn

1 Nhà máy xi măng 5 m³/tấn

2 Khai thác quặng kim loại màu 130 m³/tấn

3 Cơ sở sản xuất thép cán 200 m³/tấn

4 Nhà máy đông lạnh, thủy hải sản 15 m³/ tấn

5 Cơ sở sản xuất ngói nung 2 m³/10³ viên

6 Cơ sở xản xuất gạch nung 1 m³/10³ viên

7 Nhà máy rượu 1,5 m³/10 lít

8 Nhà máy bia 2,0 m³/10l ít

9 Nhà máy sản xuất phân bón 23 m³/ tấn

Nguồn: [57]

3.1.1.2. Mô hình CROPWAT - Nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng nông

nghiệp

Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT

Page 105: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

95

Chương trình Cropwat ra đời vào năm 1992, được Tổ chức lương thực Thế

giới (FAO) xây dựng để tính toán nhu cầu nước cho cây trồng và lập kế hoạch tưới

dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi người sử dụng. Những dữ liệu này có thể được

nhập trực tiếp vào CROPWAT hoặc nhập vào từ các chương trình khác.

Để tính nhu cầu nước cho cây trồng (CRW), CROPWAT cần dữ liệu về sự

bốc thoát hơi nước ETo được đo đạc, hoặc nhập các giá trị về nhiệt độ, độ ẩm, tốc

độ gió và số giờ nắng để CROPWAT tính ETo từ công thức Penman - Monteith.

(xem hình 3.1)

Khi triển khai chương trình tính CROPWAT 8.0 cho lưu vực, các số liệu khí

tượng lấy theo 2 trạm Đông Hà và Khe Sanh.

Bảng 3.2. Phân chia các tiểu vùng hành chính đơn vị

theo trạm khí tượng để tính toán CROPWAT

Trạm Tiểu vùng hành chính sử dụng trạm đo

Đông Hà Thành phố Đông Hà, Hải Lăng, Cam Lộ, Triệu Phong,

Gio Linh

Khe Sanh Đakrông, Hướng Hóa

3.1.1.3. Mô hình MIKE NAM - Phân phối hệ thống lượng nước đến cho lưu

vực

Mô hình MIKE NAM (Nedbor - Afstromming Model) nghĩa là mô hình Mưa

- dòng chảy, là mô hình thủy văn của viện thủy điện Đan Mạch DHI, được tích hợp

như một mô-đun trong mô hình Mike 11, đây là một mô hình tất định, tập trung và

cho ước lượng mưa - dòng chảy dựa theo các cấu trúc bán kinh nghiệm [22].

Các yêu cầu đầu vào cơ bản đối với mô hình Nam bao gồm: các tham số mô hình,

các điều kiện ban đầu, các số liệu khí tượng (mưa, bốc hơi) cùng với các số liệu

dòng chảy sông để hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình.

Mô hình MIKE NAM dựa trên các cấu trúc và các phương trình vật lý sử

dụng cùng với các công thức bán kinh nghiệm, là một mô hình gộp, MIKE NAM

Page 106: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

96

xử lý mỗi lưu vực như một đơn vị riêng lẻ. Vì vậy, các tham số và các biến mô tả

các giá trị trung bình cho toàn lưu vực. Như một kết quả, một số tham số mô hình

có thể được đánh giá từ các số liệu vật lý của lưu vực, nhưng việc đánh giá tham số

cuối cùng phải được đánh giá bằng hiệu chỉnh đối với các chuỗi thời gian của các

quan trắc thủy văn.

3.1.2. Tính toán các chỉ thị dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng

Các chỉ thị để xác định tình trạng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước cho

một lưu vực bao gồm:

3.1.2.1. Chỉ thị sức ép nguồn nước (RS)

Tài nguyên nước của một lưu vực sông chính là tổng lượng nước ngọt sẵn có

cho việc duy trì hệ sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên nước của lưu

vực sông có thể được đặc trưng bởi hệ số khan hiếm nước và sự biến động lượng

mưa trên lưu vực.

a. Chỉ số khan hiếm nước (RSs)

Tình trạng khan hiếm nước của lưu vực sông có thể được thể hiện bởi lượng

nước tính theo đầu người và so sánh với lượng nước tính theo đầu người trung bình

trên toàn thế giới (1700m3/người.năm), và được xác định như sau:

(1)

R: lượng nước tính theo đầu người của lưu vực

Dựa vào kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và số dân ở

các tiểu vùng trong lưu vực, xác định được lượng nước tính theo đầu người của lưu

vực R, từ đó xác định được Chỉ thị CSs.

Từ kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước cho các tiểu vùng, luận án tiến

hành tính toán Chỉ thị CSs cho các tiểu vùng trên lưu vực (xem Bảng 3.3).

Page 107: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

97

Bảng 3.3. Kết quả tính Chỉ thị CSs. cho lưu vực sông Thạch Hãn

Tiểu Vùng

Nhu cầu sử

dụng nước

(106m

3 )

Dân số

người)

R

Chỉ số khan

hiếm nước

CSs

K11 0,428 22.074 1883,296 0

K12 0,305 14.542 1923,423 0

K13 1,032 51.858 2410,091 0

K21 0,704 22.686 3285,000 0

K22 0,421 26.691 2522,050 0

K23 1,480 57.550 . 2859,042 0

K31 1,697 54.868 2860,455 0

K32 0,308 12.901 2143,546 0

K33 0,117 5.505 1907,134 0

K41 1,396 33.812 2610,308 0

K42 0,190 8.889 2782,948 0

K43 0,111 2202 2586,374 0

Có thể thấy rằng, so sánh giá trị mức đảm bảo nước cho một người dân trung

bình trên toàn thế giới (1700m3/người/năm) và so với mức đảm bảo nước cho một

người dân ở nước ta (3840 m3/người/năm) (tính cho lượng nước nội địa tổng lượng

dòng chảy đảm bảo cung cấp đủ cho người dân. Vì thế, chỉ thị CSs = 0. Như vậy

lượng nước đến đủ cung cấp cho người dân trong vùng nên không bị tổn thương về

độ khan hiếm nước.

b. Chỉ số biến động nguồn nước (RSv)

Hệ số biến động của nguồn nước có thể được thể hiện qua hệ số biến động

Cv của tổng lượng mưa năm trung bình trên toàn lưu vực và được xác định theo

công thức:

Trong đó Cv: hệ số biến động của tổng lượng mưa năm trung bình toàn lưu vực.

Page 108: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

98

Xét chuỗi dòng chảy của các trạm đo mưa trên lưu vực sông Thạch Hãn, tiến

hành tính toán các Chỉ thị đường tần suất mưa của các trạm Cửa Việt, Đông Hà,

Khe Sanh, Thạch Hãn. Kết quả được thể hiện tại tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả tính toán Chỉ thị Cv tại các trạm lưu vực sông Thạch Hãn

TT Tên trạm Thời kỳ quan trắc Cv RSv

1 Cửa Việt 1978 - 2004 0,217 0,724

2 Đông Hà 1978 - 2004 0,206 0,687

3 Khe Sanh 1978 - 2004 0,243 0,81

4 Thạch Hãn 1978 - 2004 0,235 0,784

Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ phân bố các trạm khí tượng và trạm thủy

văn trên lưu vực sông Thạch Hãn có thể suy ra Chỉ thị RSv cho các tiểu vùng cần

tính toán. Các tiểu vùng K41, K42, K43 dùng số liệu của trạm Cửa Việt với RSv =

0,724. Các tiểu vùng K21, K23, K31 dùng số liệu trạm Đông Hà với RSv = 0,687.

Hai tiểu vùng K22, K13 dùng số liệu của trạm Thạch Hãn với RSv = 0,784. Các tiểu

vùng còn lại là K12, K11, K32, K33 dùng số liệu của trạm Khe Sanh với RSv =

0,81. (bảng 3.5)

Bảng 3.5. Chỉ số biến động nguồn nước của 12 tiểu vùng.

Tiểu vùng Tên trạm Chỉ số Cv Chỉ thị RSv

K11 Khe Sanh 0,243 0,81

K12 Khe Sanh 0,243 0,81

K13 Thạch Hãn 0,235 0,784

K21 Đông Hà 0,206 0,687

K22 Thạch Hãn 0,235 0,784

K23 Đông Hà 0,206 0,687

K31 Đông Hà 0,206 0,687

K32 Khe Sanh 0,243 0,81

K33 Khe Sanh 0,243 0,81

K41 Cửa Việt 0,217 0,724

K42 Cửa Việt 0,217 0,724

K43 Cửa Việt 0,217 0,724

Chỉ số biến động nguồn nước của các tiểu vùng trong lưu vực sông Thạch

Hãn là tương đối lớn cho thấy các tiểu vùng nói riêng và toàn lưu vực nói chung dễ

bị tổn thương theo sự biến động nguồn nước. Sự biến động về không gian là không

Page 109: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

99

đều nhau. Các tiểu vùng K11, K12, K32, K33 là những vùng biến động lớn theo

thời gian.

Dựa vào tài liệu tham khảo [24], tác giả sử dụng với các thang màu tương

ứng với giá trị, phù hợp với mức độ biến động của nguồn nước của từng tiểu vùng

như trên để thể hiện trên bản đồ kết quả kèm theo ( Hình 3.2). Chỉ thị thị biến động

lượng mưa cung cấp nước cho các tiểu vùng đạt gia trị khá cao từ 0,6 đến 0,8. Kết

quả này cho thấy trong thời kỳ nhiều năm, các nhóm năm mưa nhiều liên tục

thường xuất hiện xen kẽ với các nhóm năm mưa ít liên tục hình thành các chu kỳ

mưa không hoàn toàn. Sự xuất hiện của những nhóm năm mưa nhiều và mưa ít liên

tục này gây ra những khó khăn không nhỏ cho sản xuất và đời sống. Các tiểu vùng

K11, K12,K32, K33 là những vùng có biến động mưa nhiều nhất. Vì vậy, cần phải

có các biện pháp hợp lý cho sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên toàn lưu vực.

3.1.2.2. Chỉ thị sức ép khai thác, sử dụng nguồn nước (DP)

a) Hệ số khai thác nguồn nước (DPs)

Nguồn nước ngọt được cung cấp thông qua quá trình thủy văn tự nhiên. Khai

thác quá mức nguồn nước sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ảnh hưởng đến quá trình

thủy văn và sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tái tạo nguồn nước. Do đó, hệ số khai

thác nguồn nước được tính bằng phần trăm nhu cầu nước so với tổng lượng nước tự

nhiên hay hệ số sức ép nguồn nước có thể dùng để biểu thị khả năng tái tạo nguồn

nước:

W

WDP u

s

uW : Tổng nhu cầu nước cho các ngành trên toàn lưu vực.

W : Tổng lượng nước tự nhiên trên toàn lưu vực.

Tổng nhu cầu nước cho các ngành trên toàn lưu vực được tính toán bằng

tổng lượng nước được sử dụng cho sinh hoạt và các ngành kinh tế trong lưu vực

(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các nhu cầu sử dụng nước khác).

Page 110: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

100

Page 111: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

101

Nhu cầu nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt bao gồm nước để ăn uống và nước dùng để sử dụng cho các

tiện nghi sinh hoạt hàng ngày như: tắm, giặt, vệ sinh... Lưu vực sông Thạch Hãn

nằm trong địa bàn tỉnh Quảng Trị, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Nhu

cầu nước cho sinh hoạt ở các huyện khác nhau được tính theo các tiêu chuẩn định

mức dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị năm 2010.

Bảng 3.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị

Vùng cấp

nước Địa điểm

Tiêu chuẩn

cấp nước tính

cho các xã

(lít/người/ngày

Tiêu chuẩn cấp nước tính

cho các thị xã, thị trấn, thị

tứ (lít/người/ngày)

2005 2010 2005 2010

Rất thuận lợi

và thuận lợi Đông Hà 70 80 80 90

Tương đối

thuận lợi

Vĩnh Linh, Gio

Linh, Triệu Phong,

Hải Lăng

60 70 70 80

Khó khăn Cam Lộ 50 60 60 70

Rất Khó khăn Hướng Hóa,

Đăckrông 40 50 50 50

Nguồn: [42]

Kết quả tính toán được thể hiện trên hình 3.2 và phụ lục 2 nhu cầu sử dụng

nước cho 12 tiểu vùng trong 1 năm. Nước sinh hoạt được sử dụng nhiều ở tiểu vùng

Thạch Hãn, Vĩnh Phước, Cam Lộ và tiểu vùng đồng bằng tại các huyện Hải Lăng

và Triệu Phong. Trừ những khu vực đô thị như thành phố Đông Hà và thị xã Quảng

Trị, do địa hình, địa chất và sự phân bố dân cư nên hệ thống cấp nước tập trung của

tỉnh Quảng Trị thường được xây dựng dưới hai hình thức: đa số là nước tự chảy và

có hệ thống lọc nhưng khả năng lọc không đạt tiêu chuẩn (bảng 3.6).

Loại hình dẫn nước tự chảy chủ yếu sử dụng nguồn nước mạch lộ và khe

suối. Tiểu vùng lấy nước thường nằm ở vị trí đầu nguồn có độ chênh lệch khá lớn

Page 112: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

102

so với nơi sử dụng. Loại hình cấp nước bằng bơm dẫn chủ yếu lấy nước từ sông

suối và các nguồn nước ngầm có khả năng phục vụ số lượng dân cư lớn. Loại hình

cấp nước bằng bơm va cũng được sử dụng trong điều kiện lũ lụt.

Hệ thống cấp nước tập trung theo các quy mô khác nhau trên địa bàn Quảng

Trị chủ yếu tập trung ở vùng núi thuộc các huyện Hướng Hoá và Đakrông, nơi thôn

bản người dân tộc sinh sống, nên có công suất nhỏ, quản lý kém, chất lượng nước

suy giảm, chưa có hình thức kiểm soát. Có thể nói hầu hết vùng nông thôn Quảng

Trị khai thác nước sinh hoạt chủ yếu dùng nước ngầm tầng nông thông qua việc

khai thác giếng đào và giếng khoan. Việc khai thác nước mưa và nước mặt còn chưa

được phổ biến. Một thực trạng là phần lớn các hộ nông dân sử dụng nước dùng

chung cho cả ăn uống và các sinh hoạt khác như tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh. Việc

dùng nước chung như vậy là do điều kiện kinh tế của người dân Quảng Trị còn thấp

nên chưa xây dựng công trình khai thác và chứa nước ăn uống riêng với tiêu chuẩn

vệ sinh cao hơn. Khá nhiều hộ sử dụng tổng hợp các loại nguồn nước tùy theo điều

kiện khí hậu và tình hình khô hạn ở địa phương.

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho 12 tiểu vùng sông

Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (đơn vị: 106 m

3).

Nhu cầu nước cho ngành công nghiệp

Nhu cầu dùng nước chung cho công nghiệp được tính bằng tổng nhu cầu

dùng nước cho công nghiệp nhỏ và nhu cầu dùng nước cho các ngành công nghiệp

Page 113: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

103

chủ chốt. Các ngành công nghiệp nhỏ và công nghiệp địa phương và tiểu thủ công

nghiệp được tính gộp lại và được coi bằng định mức nước sinh hoạt trong vùng tính

toán.

Các ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên địa bàn lưu vực sông như: sản

xuất bún, bánh, chế biến thủy sản, thêu ren, nấu rượu, làm nón lá, làm mây tre

đan,… được phân bố rải rác tại các làng, thôn trong các xã thuộc huyện Hướng Hóa,

Đakrông... Từ thông tin của các ngành công nghiệp chính của lưu vực, luận án sử

dụng phương pháp tính toán lượng sử dụng nước bằng cách nhân công suất của của

các ngành công nghiệp chính với định mức sử dụng nước của chúng. Kết quả thu

được là tổng lượng nước dùng trong năm, với giả thiết các tháng sử dụng nước như

nhau, được thể hiện ở Hình 3.4 và phụ lục 3.

Hình 3.4. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp

cho các tiểu vùng năm 2012. (đơn vị: 106 m

3).

Tính đến nay, tại khu vực nghiên cứu đã và đang đưa vào 2 khu công nghiệp

có quy mô sử dụng nước tương đối lớn là Nam Đông Hà (tiểu vùng K21) và Quán

Ngang (K23). Bên cạnh 2 khu công nghiệp này, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 13

cụm công nghiệp, trong đó có 2 cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành xây dựng kết

cấu hạ tầng và có tỷ lệ lấp đầy cao (gần 100 %) cụm công nghiệp làng nghề Diên

Sanh (huyện Hải Lăng) và cụm công nghiệp Đông Lễ, TP. Đông Hà (K31). Đã có

Page 114: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

104

43 dự án đầu tư vào 8 cụm công nghiệp trên địa bàn, với tổng vốn đầu tư 439,215 tỷ

đồng, trong đó 28 dự án đã đi vào hoạt động, 15 dự án đang xây dựng giải quyết

việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong tỉnh.

Nhu cầu nước cho du lịch, dịch vụ

Nhu cầu nước cần thiết cho các hoạt động du lịch năm 2012 như: nhà nghỉ,

khách sạn, các hoạt động vui chơi, giải trí, được tính theo chỉ tiêu bằng 15 % lượng

nước sinh hoạt của dân sinh tại các thành phố, thị trấn, được tính bằng 10 % ở các

vùng nông thôn [5]. Nhu cầu nước của lưu vực phân phối theo tháng được thể hiện

ở Hình 3.5.

Hình 3.5. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động du lịch, dịch vụ

của các tiểu vùng (đơn vị: 106 m

3).

Nhu cầu nước cho các hoạt động đô thị.

Các hoạt động đô thị cần sử dụng nước như: rửa đường, tưới cây, nước cho

phòng cháy chữa cháy… được tính bằng 50 % lượng nước dùng cho sinh hoạt[5].

Kết quả tính toán được thể hiện trong Hình 3.6 và phụ lục 5.

Page 115: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

105

Hình 3.6. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị (đơn vị: 106 m

3).

Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy, hải sản.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Quảng Trị

phát triển khá rầm rộ, tỉnh đã đưa vào nuôi nhiều đối tượng: Tôm sú, cua xanh (Gio

Mai, Gio Linh, Triệu An, Triệu Phong...), cá nước ngọt (Hải Lăng, Đông Hà), cá

nước lợ (Gio Linh..), ba ba, lươn, ếch… Diện tích ao nuôi, đối tượng nuôi và sản

lượng nuôi trồng trên một đơn vị diện tích mặt nước đều tăng mạnh qua các năm từ

2004 đến 2015.

Dựa vào Bản đồ hiện trạng sử dụng đất [4, 10] và Tiêu chuẩn dùng nước của

Viện quy hoạch thuỷ lợi JNN - 2002 là 120 l/ ha cho diện tích nuôi trồng tính được

diện tích và nhu cầu nước cho thủy sản tại từng tiểu vùng (Hình 3.7).

Hình 3.7. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản

(Đơn vị tính 106m

3)

Page 116: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

106

Nhu cầu nước cho nông nghiệp

Nhu cầu nước cho nông nghiệp được tính toán bằng tổng lượng nước dùng

cho trồng trọt và chăn nuôi trong từng tiểu vùng. Nhu cầu nước cho ngành chăn

nuôi được tính theo định mức dùng nước trong chăn nuôi (theo: Quy hoạch kinh tế -

xã hội tỉnh Quảng Trị) và số lượng vật nuôi trên từng tiểu vùng thuộc lưu vực sông

Thạch Hãn. Kết quả thể hiện trong bảng phụ lục 6.

Bảng 3.7. Thống kê lượng gia súc, gia cầm trong các huyện năm 2012

Huyện Trâu Bò Lợn Gia Cầm gà Dê

Con Con con nghìn con nghìn con Con

Tp.Đông Hà 504 766 5908 53,01 23,8 84

Tx. Quảng Trị 568 760 8896 38,69 31,16 20

Vĩnh Linh 4623 9657 42752 272,52 246,72 253

Hướng Hóa 3602 9780 21134 92,62 80,81 7031

Gio Linh 4038 8360 35340 337,02 157,19 92

Đakrông 5713 4715 8521 52,01 48,64 150

Cam Lộ 2209 4844 11720 99,43 75,23 550

Triệu Phong 2129 7158 56251 438,6 305 23

Hải Lăng 2433 3842 44671 453,25 251,19 320

Nguồn: [11]

Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp, tác giả sử dụng mô hình

CROPWAT tính toán nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng cạn. Số liệu đầu vào bao

gồm số liệu khí tượng, đất và thời vụ cây trồng. Chương trình sẽ tự động cho kết

quả tính toán dưới dạng bảng và biểu đồ. Kết quả đầu ra là nhu cầu nước (WRS)

cho 1 ha đối với từng loại cây trồng. Nhu cầu nước cho các loại cây trồng còn lại

của lưu vực được tính bằng phương pháp Chỉ số đơn vị sử dụng với tiêu chuẩn dùng

nước theo công thức:

CRW = S . WRS

Trong đó: S là diện tích gieo trồng.

WRS là nhu cầu dùng nước cho 1 ha cây trồng trong một thời vụ.

Page 117: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

107

Diện tích gieo trồng của các huyện nằm trên lưu vực sông Thạch Hãn được

cho trong bảng 3.8.

Kết quả tính toán (xem Hình 3.8 và phụ lục 10) cho thấy nông nghiệp, lâm

nghiệp là hoạt động sử dụng nước chính trên địa bàn tỉnh. Ngành trồng trọt chủ yếu

là các khu vực trồng cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu, cao su, dâu tằm, chè, cà

phê. Hoạt động về nông, lâm nghiệp yêu cầu một lượng nước lớn phục vụ tưới lớn

hơn nhiều so với hoạt động chăn nuôi.

nh 3.8. Biểu đồ nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) cho

các tiểu vùng lưu vực (Đơn vị tính 106m

3)

Page 118: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

108

Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng các loại cây. Đơn vị tính: ha

Huyện/cây Đông

TX. Quảng

Trị Hướng Hóa Gio Linh Đakrông Cam Lộ Triệu Phong Hải lăng

Lúa Đông Xuân 1107,60 314,30 1056,50 3952,00 527,80 1482,00 5607,80 6673,40

Lúa Hè Thu 1039,10 270,00 986,40 3157,10 438,70 1306,50 5142,00 6521,90

Lúa Mùa

1104,40

1304,50

Ngô 20,30 73,10 264,00 998,10 60,60 1565,00 151,10 290,90

Khoai lang 38,00 4,20 116,80 297,20 194,50 56,00 716,30 795,70

Sắn 30,00 125,50 4262,80 779,30 963,60 1020,50 841,20 1347,50

Mía - - - 3,50 - - 7,00 2,00

Lạc 31,00 24,00 67,40 456,40 499,10 788,80 486,60 584,70

Cam 0,30 2,20 4,80 5,25 9,00 8,55 16,20 14,20

Dứa 2,50 3,60 93,30 10,20 286,00 8,60 7,60 10,00

Chuối 26,80 17,50 2086,00 154,30 483,10 173,30 73,30 21,00

Xoài 0,50 3,00 230,20 18,70

5,10 14,30 12,00

Cà Phê - - 4773,80 - 176,00 - - -

Hồ tiêu 1,00 9,10 183,50 425,90 37,00 307,40 34,80 62,00

Page 119: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

109

Nhu cầu nước cho giao thông vận tải và bảo vệ môi trường.

Với số liệu mưa tại các trạm thủy văn và số liệu về bốc hơi tại các trạm khí

tượng trên lưu vực, tác giả đã sử dụng mô hình Mike Nam tính ra tổng lượng nước

cho các tháng tại các huyện.

Để hiệu chỉnh mô hình MIKE NAM tìm ra bộ thông số tối ưu cho lưu vực

sông Bến Hải - trạm Gia Vòng, tác giả đã sử dụng số liệu mưa và dòng chảy của

trạm Gia Vòng trong thời đoạn 11 năm liên tục từ 1979 - 1989, số liệu bốc hơi

mượn từ trạm Đông Hà trong cùng thời đoạn. Các thông số chính của mô hình

MIKE NAM được xác định bằng công cụ hiệu chỉnh tự động Autocalibration. Kết

quả đã tìm được bộ thông số tối ưu như sau (bảng 3.9):

Bảng 3.9. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình MIKE NAM

Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF

17.2 176 0.634 780.2 33.1 0.878 0.495

Hình 3.9. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm hiệu chỉnh

(1979 - 1989) tại trạm Gia Vòng

Với bộ thông số như trên, đường quá trình lưu lượng dòng chảy trạm Gia

Vòng tính từ quá trình mưa nhờ mô hình MIKE NAM phù hợp nhất với đường quá

trình lưu lượng thực đo (Hình 3.9). Độ hữu hiệu tính theo chỉ tiêu Nash-Sutcliffe

R2= 71,3 % - đạt loại khá.

Page 120: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

110

Để kiểm tra độ ổn định của mô hình với bộ tham số đã hiệu chỉnh trạm Gia

Vòng, tác giả đã tiến hành kiểm định mô hình MIKE NAM cho lưu vực sông Bến

Hải -trạm Gia Vòng dựa theo số liệu quá trình mưa và dòng chảy ngày của 11 năm

độc lập liên tục (1990- 2000) tại trạm Gia Vòng trên sông Bến Hải và số liệu bốc

hơi cùng giai đoạn của trạm khí tượng Đông Hà.

Khi kiểm nghiệm, tất cả các thông số mô hình vẫn được giữ nguyên như đã

xác định được trong phần hiệu chỉnh. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: đường quá

trình dòng chảy tính toán và thực đo khá phù hợp với nhau (Hình 3.10), độ hữu hiệu

của mô hình đạt R2 = 73,2 %.

Sử dụng bộ thông số đã hiệu chỉnh và kiểm định ở trên, luận án tiến hành

khôi phục số liệu dòng chảy ngày cho 12 tiểu vùng đã chia như trên theo nguyên

tắc:

- Số liệu diện tích lưu vực chính là số liệu về diện tích của tiểu vùng

- Số liệu quá trình mưa ngày được thay thế bằng số liệu mưa ngày của trạm

mưa được lựa chọn để tính toán với các trọng số mưa phù hợp. Các trọng số mưa

này được xác định theo phương pháp đa giác Thiessen.

Hình 3.10. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm kiểm định

(1990 - 2000) tại trạm Gia Vòng

Page 121: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

111

Hình 3.11. Kết quả tính toán lượng nước cần cho nhu cầu bảo vệ môi trường cho

các tiểu vùng LVS Thạch Hãn (Đơn vị tính 106m

3)

Như vậy, dựa vào số liệu tính toán tổng lượng nước đến và nước sử dụng

cho các ngành trên các tiểu vùng của lưu vực như ở trên ta tính được Chỉ số sức ép

nguồn nước đối với các tiểu vùng theo bảng 3.10 và hỉnh 3.12 ( xem thêm phụ lục 6

và 7).

Bảng 3.10. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng.

Tiểu

vùng

Tổng lượng nước

đến (triệu m3)

Tổng lượng nước tiêu dùng

cho các ngành (triệu m3)

Chỉ số sức ép

nguồn nước

K11 80,0949 18,5263 0,231

K12 44,1212 20,4845 0,464

K13 266,4531 25,3223 0,095

K21 62,7505 5,3223 0,084

K22 55,3850 12,4808 0,225

K23 284,0504 24,2672 0,085

K31 433,3431 24,1104 0,055

K32 95,8074 14,9834 0,156

K33 111,5333 6,3355 0,056

K41 109,5939 40,4410 0,369

K42 32,5681 4,1086 0,126

K43 16,2497 3,0412 0,187

Page 122: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

112

Mùa kiệt trong vùng thường đến chậm hơn so với các tỉnh Đồng bằng Bắc

Bộ. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 30 % tổng lượng dòng chảy trong năm.

Sự phân phối không đều này đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất.

Bảng 3.11. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng mùa kiệt

Tiểu

vùng

Tổng lượng nước

đến (triệu m3)

Tổng lượng nước tiêu dùng

cho các ngành (triệu m3)

Chỉ số sức ép

nguồn nước

K11 24,02847 18,5263 0,771

K12 13,23636 20,4845 1,547

K13 79,93593 25,3223 0,316

K21 18,82515 5,3223 0,282

K22 16,6155 12,4808 0,751

K23 85,21512 24,2672 0,284

K31 130,0029 24,1104 0,185

K32 28,74222 14,9834 0,521

K33 33,45999 6,3355 0,189

K41 32,87817 40,4410 1,230

K42 9,77043 4,1086 0,420

K43 4,87491 3,0412 0,623

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 3.11 cho thấy, mức độ dễ bị tổn thương là

khác nhau giữa các tiểu vùng. Nếu xét trong một năm, tiểu vùng K12 và K41 là

những tiểu vùng có Chỉ số sức ép nguồn nước lớn, do vậy mức độ dễ bị tổn thương

ở các vùng này khá cao. Các tiểu vùng còn lại có mức độ dễ bị tổn thương về sức ép

nguồn nước dao động từ 0,05 - 0,2. Tuy nhiên, sự phân bố nguồn nước là không

đều theo thời gian, những tháng mùa kiệt nhu cầu sử dụng nước lớn nhưng lượng

nước đến lại ít, ngược lại những tháng mùa lũ lượng nước đến rất rồi rào, nhu cầu

sử dụng nước ít. Do vậy, vẫn còn những vùng thiếu nước về mùa kiệt, cụ thể các

vùng đó như sau: Trong 12 vùng có 3 vùng thiếu ít như vùng Cam Lộ, Hướng Hóa,

Đông Hà, Thạch Hãn cần có các giải pháp tưới tiêu khoa học, nâng cao hiệu quả

quản lý vận hành, khai thác các công trình, ngoài ra còn có biện pháp trữ nước,

chôn nước.

Page 123: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

113

Page 124: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

114

Đối với 4 vùng thiếu nước nhiều lớn nhất (cầu gấp nhiều lần cung) là

ĐakrôngĐakrông, Rào Quán, Ái Tử, đồng bằng ven biển Triệu Phong cần có các

biện pháp công trình và phi công trình để khắc phục như xây dựng các công trình

khai thác nước, nâng cấp hệ thống tưới, nâng cấp các trạm bơm tưới. Nhu cầu sử

dụng nước của các lĩnh vực trong tiểu vùng này tạo nên sức ép không nhỏ đối với

các nhà quản lý trong việc đảm bảo cung cấp nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội. Vì vậy, cần có các biện pháp giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn nước trong tương

lai.

b. Chỉ số tiếp nhận nguồn nước sạch (DPd)

Bên cạnh chỉ số sức ép nguồn nước biểu thị cho khả năng thích nghi của quá

trình tự nhiên, chỉ số khả năng tiếp nhận nguồn nước sạch cũng được xây dựng để

biểu thị tình trạng thích nghi với nhân tố xã hội. Đây là một chỉ số tổng hợp phản

ánh tác động năng lực của tất cả các hộ sử dụng nước cũng như các kỹ thuật sẵn có.

Chỉ số này có thể xác định theo tỷ số giữa tổng số dân không có khả năng tiếp cận

nguồn nước sạch so với tổng số dân trên lưu vực.

trong đó:

Pd: tổng số dân không có khả năng tiếp nhận nguồn nước sạch (người);

P: tổng số dân toàn lưu vực (người);

Trong những năm qua, mặc dù việc cấp nước cho phục vụ ăn uống sinh hoạt

trong địa bàn nghiên cứu đã được Đảng nhà nước và các tổ chức quốc tế quan tâm

đầu tư song chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế. Số công trình cấp nước

theo kiểu tập trung còn hạn chế, chủ yếu nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được

khai thác từ các giếng đào (chiếm 62,7 %). Theo kết quả điều tra của Trung tâm

Nước sạch và VSMTNT Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [14,

42], các hình thức cấp nước khu vực nghiên cứu bao gồm các nguồn: hệ thống cấp

nước tập trung, giếng khoan, giếng khơi, bể nước mưa, và các nguồn khác. Trong

Page 125: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

115

đó hệ thống cấp nước tập trung (chủ yếu do UNICEF tài trợ) được xây dựng dưới

hai hình thức là dẫn nước tự chảy chiếm 85 %, chủ yếu sử dụng các nguồn nước từ

các mạch, lộ, suối. Chủ yếu các nguồn này tập trung ở Đakrông 10 công trình,

Hướng Hóa 7 công trình, Bắc Đakrông công trình và Vĩnh Linh 1 công trình. Loại

hình cấp nước tập trung thứ hai là cấp nước bằng bơ dẫn trong tỉnh tại Vĩnh Linh,

Cam Lộ, Hải Lăng và Hướng Hóa. Các công trình trên còn ít, công suất nhỏ, và

phát huy hiệu quả kém, một số do không có công tác bảo trì nên đã bị hư hỏng

nặng. Đa phần người dân trong khu vực nghiên cứu sử dụng nguồn giếng khoan tuy

nhiên chỉ tập trung chủ yếu ở các huyện có nguồn nước ngầm phong phú (nơi có

tầng trầm tích bở rời Đệ tứ). Tổng lượng giếng khoan là >15.000 giếng. Tuy nhiên

một giếng chỉ phục vụ cho 1 - 2 hộ gia đình, tức 5 - 10 người. Còn lại, chủ yếu

người dân khai thác nước dưới hình thức giếng đào và khai thác trực tiếp từ các

sông hồ, suối.

Tác giả sử dụng số liệu thống kê điều tra hiện trạng sử dụng nước của Sở Tài

nguyên và môi trường Tỉnh Quảng Trị và tính toán được chỉ số DPd như sau: (bảng

3.12).

Bảng 3.12. Kết quả tính toán chỉ số DPd cho 12 tiểu vùng

Tiểu

vùng Tên tiểu vùng

Dân

số

Tỷ lệ sử dụng

nước sạch DPd

K11 ĐaKrông 22074 18,3 0,82

K12 Rào Quán 14542 22,72 0,77

K13 Thạch Hãn 51858 41,99 0,58

K21 TP. Đông Hà 22686 51,88 0,48

K22 Ái Tử 26961 26,55 0,73

K23 Vĩnh Phước 57550 38,77 0,61

K31 Cam Lộ 54868 44,39 0,56

K32 Bắc Đakrông 12901 29,97 0,70

K33 Hướng Hóa 5505 25,74 0,74

K41 Đồng bằng ven biển

Triệu Phong 33812 51,7 0,48

K42 Đồng bằng cao Gio

Linh 8889 37,6 0,62

K43 Đồng bằng ven biển

Gio Linh 2202 37,32 0,63

Page 126: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

116

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chủ yếu tại khu vực nghiên cứu chỉ có

tiểu vùng Thành phố Đông Hà, Tiểu vùng Đồng bằng ven biển Triệu Phong và tiểu

vùng Cam Lộ là không chịu sức ép, hay chịu sức ép thấp về sử dụng nước sạch.

Còn lại các tiểu vùng khác chủ yếu vẫn đang phải sử dụng nguồn nước bẩn từ các

nguồn nước khe, suối hay giếng đào. Các giếng đào thường được sử dụng cho vùng

nước ngầm nông, đào thủ công, chỉ phục vụ được cho 1 - 2 hộ dân (tập trung ở Cam

Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa). Vào những năm khô hạn, phần lớn các giếng bị cạn kiệt

gây khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Nhiều nơi đồng bào dân tộc

ít người (Đakrông) sử dụng nước trực tiếp từ sông, suối ao hồ không có xử lý sơ bộ.

Nước có chất lượng tốt nhưng dễ bị nhiễm bẩn do các hoạt động chăn thả súc vật,s

ản xuất của con người. Các nguồn nước ngầm tầng nông về mùa mưa thì đủ nước

dung nhưng về mùa khô phần lớn thiếu nước, chất lượng nước cũng bị xấu đi do bị

nhiễm phèn. Một số vùng thiếu nước quanh năm, tập trung ở những xã vùng cao

vùng sâu.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả sử dụng kết quả phỏng vấn trực tiếp

người dân sống tại 07 huyện thị thuộc tỉnh Quảng Trị với 335 phiếu điều tra hộ gia

đình tại 17 xã/phường. Kết quả điều tra cho thấy, mức độ tiếp cận với nước sạch của

người dân ở khu vực nghiên cứu đã được nâng cao, hầu hết người dân đã tiếp cận

và có nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, cũng có 93/335 người dân được phỏng vấn

vẫn còn phải dùng nước giếng khoan (chiếm 28 %). Nước giếng khoan được người

dân đánh giá là sạch và đủ dùng nhưng tại một số nơi người dân đã phản ánh là

nguồn nước bị nhiễm phèn và có hiện tượng thiếu nước vào mùa kiệt như ở xã Cam

Hiếu huyện Cam Lộ và thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong. Tại một số huyện, hệ

thống nước máy đã được lắp đặt và đã có chương trình khuyến khích người dân sử

dụng nước máy. Tuy nhiên, một do giá thành còn cao nên một bộ phận người dân

không dùng nước máy mà tiếp tục sử dụng nước giếng vì họ không thể chi trả chi

phí lắp đặt đường ống dẫn nước và chi phí sử dụng nước máy.

Page 127: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

117

Page 128: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

118

Dựa vào kết quả thu thập cũng cho thấy có thể thấy mức độ tiếp cận thông

tin về các chương trình tuyên truyền sử dụng nước sạch của người dân tại khu vực

nghiên cứu chưa ở mức độ cao. Có đến 39,1 % người dân được phỏng vấn không hề

được nghe thấy một chương trình tuyên truyền nào về nước sạch. Còn lại, hầu hết

người dân tiếp cận với thông tin sử dụng nước sạch thông qua các cuộc họp của

chính quyền (chiếm 39,1 %) và qua các phương tiện truyền thông (chiếm 24,2 %).

Số ít người dân truyền tai nhau về vấn đề này (chiếm 0,9 %). Có đến 94,63 % người

dân chưa từng được phỏng vấn về chính sách tài nguyên nước. Như vậy, cho dù

mức độ tiếp cận nước sạch của người dân là cao (7 2 %) nhưng nhận thức của người

dân về các thông là chưa cao. Một phần lý do cho tình trạng này không chỉ do chính

quyền chưa đưa các chính sách về nước sạch về cho người dân mà còn do người

dân còn chưa quan tâm đến vấn đề này. Có đến 23 % người dân không quan tâm

đến vấn đề thay đổi của môi trường nước và có 36 % người dân cho rằng môi

trường nước thay đổi không có tác động to lớn đến cuộc sống của họ. Chỉ có 19 %

người dân có sự quan tâm và cho rằng sự thay đổi của môi trường nước sẽ ảnh

hưởng to lớn đến cuộc sống của họ và 23 % người dân thấy sự ảnh hưởng đó nhưng

ở mức độ không đáng kể.

3.1.2.3. Chỉ số sinh thái (EH)

a. Chỉ số ô nhiễm nguồn nước (EHp)

Các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn nước và các tác động đến quá

trình thủy văn, sẽ sản sinh ra các chất thải và làm ô nhiễm nguồn nước. Chỉ thị này

theo UNDP khuyến cáo được tính toán dựa trên tổng lượng chất thải sản sinh ra trên

toàn lưu vực. Sự gia tăng khả năng dễ bị tổn thương của nguồn nước do đóng góp

của lượng chất thải có thể được biểu thị bằng hệ số giữa lượng nước thải vào nguồn

nước và tổng lượng nước trên toàn lưu vực. Tuy nhiên, với điều kiện ở Việt Nam,

số liệu tổng lượng nước thải trên toàn lưu vực rất khó thu thập hay đo đạc chính xác

được. Do đó, tác giả để xuất sử dụng phương pháp tính thay thế với các chỉ thị

tương đương. Như đã đề cập chương 1, các chỉ thị, chỉ số thay thế cần phải thỏa

Page 129: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

119

mãn điều kiện là có nội hàm tương ứng với chỉ thị, chỉ số cho sẵn, mang hiệu quả về

thông tin và có độ tin cậy cao. Các tổ chức quốc tế trên thế giới đã khuyến cáo 48

chỉ thị thường được sử dụng trong đánh giá tính bền vững của lưu vực sông và tài

nguyên môi trường. Trong số đó, có 2 chỉ thị có khả năng thay thế cho chỉ số ô

nhiễm nguồn nước đó là sử dụng chỉ số biến động BOD5 của lưu vực qua thời kỳ

nhiều năm và chỉ số WQI. Xét điều kiện của khu vực nghiên cứu, qua thu thập báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2014, tại khu vực nghiên

cứu có nhiều trạm quan trắc nước sông, hồ, và biển ven bờ (xem hình 3.14). Qua

đánh giá sơ bộ cho thấy CLN sông trên địa bàn khu vực nghiên cứu tương đối ổn

định, không có những biến động lớn. Kết quả CLN sông trên địa bàn Tỉnh năm

2010 cho thấy, chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kim loại nặng và vi

khuẩn. Tuy nhiên, vào mùa mưa CLN tại các sông suy giảm rõ rệt, nồng độ TSS

tăng cao và vượt giới hạn B1 (QCVN 08:2008/BTNMT) nhiều lần. Vào mùa khô

các sông như Thạch Hãn, Bến Hải, Hiếu Giang, Sa Lung đều có hiện tượng nhiễm

mặn kéo dài, nguy cơ phú dưỡng cũng có thể xảy ra tại các lưu vực sông Sa Lung,

Vĩnh Định. Chất lượng nước ao, hồ, đập còn tốt, hầu hết các thông số chất lượng

nước tại các hồ này đều thỏa mãn QCVN 08:2008/BTNMT giới hạn A2 (ngoại trừ

thông số TSS, tổng Fe). Do đó, nếu tính toán theo biến động BOD là không thích

hợp. Tác giả đề xuất sử dụng chỉ số Water Quality Index - WQI để tính toán thay

thế cho lưu vực.

WQI được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70 và hiện đang được áp

dụng rộng rãi ở nhiều bang. Hiện nay, chỉ số WQI được triển khai nghiên cứu và sử

dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc,

Malaysia…Một trong những bộ chỉ số nỗi tiếng, được áp dụng rộng rãi trên thế giới

là bộ chỉ số WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF (National Sanitation

Foundation - Water Quality Index). Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề

xuất và áp dụng về bộ chỉ số CLN như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh

giá số liệu CLN các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Cầu, Hương,...

Page 130: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

120

Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số CLN, tháng 07 năm 2011,

Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán

chỉ số chất lượng nước” theo Quyết định số 879/QĐ - TCMT ngày 01 tháng 07

năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định chỉ số CLN

được áp đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ

quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng

lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi

trường cho cộng đồng. Theo hướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là

một chỉ số được tính toán từ các số liệu quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả

định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu

diễn qua một thang điểm [8].

- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục

địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một

khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục;

- Các thông số được sử dụng để tính WQI trong Quyết định số 879/QĐ-

TCMT ngày 01 tháng VII năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bao

gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng

Coliform, pH; theo công thức như sau:

trong đó:

- BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định

trong bảng 3.13 tương ứng với mức i

- BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định

trong bảng 3.13. tương ứng với mức i+1

- qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi

Page 131: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

121

Page 132: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

122

- qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1

- Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ

các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát

chất lượng số liệu.

Bảng 3.13. Bảng quy định các giá trị qi, BPi trong tính toán WQI

i qi Giá trị Bpi quy định đối với từng thông số

BOD5

(mg/l)

COD

(mg/l)

N-NH4

(mg/l)

P-PO4

(mg/l)

Độ

đục

(NTU)

TSS

(NTU)

Coliform

(MNP/100ml)

1 100 ≤4 ≤10 ≤0,1 ≤0,1 ≤5 ≤20 ≤2500

2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000

3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500

4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000

5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 ≥100 >10.000

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng

với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, và tương ứng với số điểm

EHp như sau: (bảng 3.14)

Bảng 3.14. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

thông qua giá trị WQI và EHp tương ứng

Loại Giá trị

WQI

Mức đánh giá chất lượng nước EHp tương ứng

(0-1)

I 91-100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh

hoạt 0

II 76-90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp 0,25

II 51-75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và mục

đích tương đương khác 0,5

IV 26-50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục

đích tương đương khác 0,75

V 0-25 Nước ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lý

trong tương lai 1

Sau khi tính toán cho các tiểu vùng dựa vào số liệu quan trắc được kết quả

WQI và tương ứng với EHp như sau cho các tiểu vùng như sau: (bảng 3.15)

Page 133: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

123

Bảng 3.15. Giá trị WQI và EHp cho 12 tiểu vùng

Tiểu

vùng Tên tiểu vùng

WQI Phân loại chất

lượng nước EHp

Mùa

khô

Mùa

mưa

Mùa

khô

Mùa

mưa

K11 Đakrong 81 80 II II 0,25

K12 Rào Quán 81 80 II II 0,25

K13 Thạch Hãn 81 73 II III 0,375

K21 TP. Đông Hà 73 91 III I 0,25

K22 Ái Tử 58 93 III I 0,25

K23 Vĩnh Phước 90 95 I I 0

K31 Cam Lộ 89 94 I I 0

K32 Bắc Đakrông 94 97 I I 0

K33 Hướng Hóa 94 97 I I 0

K41 Đồng bằng ven

biển Triệu Phong 43 40 IV IV 1

K42 Đồng bằng cao

Gio Linh 38 64 IV III 0,75

K43 Đồng bằng ven

biển Gio Linh 34 55 IV III 0,75

Từ kết quả tính toán cho thấy, nếu xét từng số liệu CLN riêng biệt, đa số số

liệu quan trắc ở các sông đều thỏa mãn tiêu chuẩn loại A theo TVCN45952-1995

(tiêu chuẩn chất lượng nước mặt cấp cho sinh vật). Tuy nhiên, đối với các sông cần

phải lưu ý một số vấn đề trong mùa khô bao gồm: ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi

khuẩn phân, ô nhiễm amoni, và sự nhiễm mặn. Riêng đối với sông Thạch Hãn, độ

đục tăng cao khi có mưa to ở đầu nguồn. Kết quả tính toán WQI cho thấy, ở các

tiểu vùng chất lượng nước có xu thế giảm về mùa khô. Một số tiểu vùng cho kết quả

chất lượng nước tốt như Vĩnh Phước, Cam Lộ, Bắc Đakrông, Hướng Hóa. Thỏa

mãn cho đa mục đích sử dụng (cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và

bảo vệ đời sống thủy sinh nước ngọt). Một số tiểu vùng vùng đầu nguồn như Rào

Quán, Đakrông, Thạch Hãn và Đông Hà có chất lượng nước thỏa mãn cho đa mục

đích.

Page 134: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

124

Page 135: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

125

Tuy nhiên, khả năng giảm dần về cuối nguồn do bị nhiễm mặn, và tiếp nhận

nhiều chất thải từ khu vực dân cư, đô thị, vùng ven bờ, chất thải hoạt động nuôi

trồng thủy sản. Đáng chú ý là các tiểu vùng đồng bằng cao Gio Linh, đồng bằng cao

Gio Linh và đồng bằng ven biển Gio Linh có CLN xấu, thường bị nhiễm mặn nặng

nề hoặc bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động sinh hoạt hoặc nuôi tôm sú, bón

phân...(hình 3.15).

b. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái (EHe)

Sự gia tăng dân số đã kéo theo các hoạt động đô thị hóa và các hoạt động

phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Sự thay đổi

cơ cấu cây trồng cũng dẫn đến thay đổi các đặc trưng dòng chảy mặt, và có thể gây

ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chức năng của hệ sinh thái đối với việc bảo tồn

nguồn nước, làm gia tăng khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước. Do đó, tỷ

lệ diện tích đất không được che phủ bởi rừng, cây trồng có thể dùng để mô tả sự suy

giảm của hệ sinh thái làm tăng khả năng dễ bị tổn thương tài nguyên nước.

Dựa vào bản đồ sử dụng đất tỉnh Quảng Trị năm 2009 tỷ lệ 1 : 50000 ( Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị ban hành), tác giả đã tiến hành tính toán

được độ che phủ và không che phủ của thực vật cho các tiểu vùng riêng lẻ và mạng

lưới sông suối trong bản đổ để tính diện tích nước mặt trên bề mặt lưu vực. Kết quả

sau khi tính được trình bày tại bảng 3.16 và hình 3.16.

Nhìn vào bảng tổng kết và biểu đồ trên ta có thể thấy những vùng núi như

tiểu vùng K11, K12, K13 và K22 là vùng đồng bằng và thành phố nên có mật độ

che phủ cao nên ít bị tổn thương. Các tiểu vùng còn lại mật độ che phủ ít và dễ bị

tổn thương hơn. Mức độ dễ bị tổn thương do suy giảm hệ sinh thái là khá cao, tại

các tiểu vùng K31 và K31, K41 cho thấy mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái đối với

tài nguyên nước là khá lớn, sự gia tăng dân số và phát triển xã hội tác động không

nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống, làm thế nào để vừa kết hợp phát

triển con người và xã hội tại các tiểu vùng này là vấn đề quan trọng.

Page 136: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

126

Bảng 3.16. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái của các tiểu vùng

Tiểu

vùng

Tổng

diện tích

đất tiểu

vùng

(km2)

Diện tích đất

được che phủ

bởi thực vật

và diện tích

mặt nước

(km2)

Diện tích

không được

che phủ bởi

thực vật và

diện tích mặt

nước (km2)

Độ

che

phủ

(%)

Phần

trăm

không

được che

phủ (%)

Chỉ số

suy

giảm hệ

sinh

thái

(EHe)

K11 779,8 557,94 221,86 71,5 28,5 0,28

K12 263 181,03 81,97 68,8 31,2 0,31

K13 533,7 335,72 197,98 62,9 37,1 0,37

K21 18,56 2,83 15,73 15,2 84,8 0,84

K22 94,14 25,64 68,5 27,2 72,8 0,72

K23 183,9 34,98 148.92 19 81 0,81

K31 273,9 35,91 237,99 13 87 0,87

K32 148,9 98,83 50,07 66 34 0,34

K33 165,4 52,69 112,71 31,8 68,2 0,68

K41 263,5 46,37 217,13 17,6 82,4 0,82

K42 76,47 21,06 55,41 27,5 72,5 0,72

K43 25,69 7,52 18,17 29,3 70,7 0,70

Các nhà quản lý cùng với chính quyền địa phương nên có các biện pháp hài

hòa và hợp lý với sự phát triển tài nguyên nước ở hiện tại và trong tương lai. Các

tiểu vùng K33, K42, K43 là những tiểu vùng có Chỉ số sinh thái cũng khá cao từ 0,6

- 0,8, đó cũng là con số cần được quan tâm của các nhà quản lý.

Page 137: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

127

Page 138: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

128

3.1.2.4. Chỉ thị quản lý (MC)

Chỉ thị này sẽ đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của nguồn nước bằng cách

đánh giá năng lực quản lý hiện tại bằng 3 tiêu chuẩn đánh giá sau: 1) hiệu quả sử

dụng tài nguyên nước; 2) sức khỏe của con người phụ thuộc nhiều vào việc họ được

trang bị hệ thống vệ sinh hợp tiêu chuẩn; 3) khả năng giải quyết mâu thuẫn (đặc biệt

là các mâu thuẫn xuyên biên giới (huyện, tỉnh, thậm chí quốc gia).

Do đó khả năng quản lý có thể xác định bởi 3 chỉ số đại diện cho mỗi tiêu

chuẩn trên.

a. Chỉ số hiệu quả sử dụng nguồn nước (MCe)

Năng lực quản lý thể hiện ở chính sách và kỹ thuật sử dụng nước, có ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nước. Do đó, hiệu quả của hệ thống quản lý tài

nguyên nước của một quốc gia, hay của một vùng, có thể được biểu thị qua sự

chênh lệch giữa hiệu quả sử dụng nước của quốc gia hay của vùng đó với hiệu quả

sử dụng nước trung bình trên thế giới. Chỉ số này có thể được mô tả bởi tỉ số giữa

giá trị, GDP từ một m3 nước với giá trị trung bình của các quốc gia điển hình trên

thế giới (WEWM= 8,6 USD/m3) [15].

trong đó: WE: giá trị GDP từ một m3 nước của lưu vực (USD);

WEWM: giá trị GDP từ một m3 nước trung bình thế giới (USD);

Với số liệu GDP của tỉnh Quảng Trị đạt 3304000 triệu đồng và tổng lưu

lượng nước đến trong lưu vực (không tính nước sinh hoạt) là 199.4236 triệu m3 có

thể tính được chỉ số hiệu quả sử dụng nguồn nước là: MCe = 0,9036. Chỉ thị hiệu

quả sử dụng nguồn nước đạt 0,9036 là rất thấp so với toàn thế giới. Điều đó cho

thấy cũng từ lượng nước đó những sản phẩm làm ra ở lưu vực là ít hoặc nói cách

khác là chưa sử dụng hết hiệu quả của nước vào sản xuất.

Page 139: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

129

b. Chỉ số khả năng tiếp nhận vệ sinh môi trường (MCs)

Khả năng tiếp nhận các điều kiện vệ sinh môi trường phụ thuộc vào nguồn

nước sạch sẵn có trong lưu vực. Một trong những mục tiêu chủ yếu của quản lý

nguồn nước sạch là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp nhận các điều

kiện vệ sinh môi trường đảm bảo cho cuộc sống. Do đó, một hệ thống quản lý phải

đáp ứng được mục tiêu này, nghĩa là tăng cường nguồn nước cung cấp cho cộng

đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu cấp nước phục vụ cho đời sống và sản xuất. Như vậy,

khả năng tiếp nhận vệ sinh môi trường có thể được sử dụng như một thông số điển

hình để đánh giá năng lực quản lý xét về khía cạnh đảm bảo cải thiện cho các hoạt

động sinh kế của con người trong lưu vực. Tương tự với thông số có khả năng tiếp

nhận nguồn nước sạch, thông số này có thể tính toán từ tỷ lệ số dân không có khả

năng tiếp nhận vệ sinh môi trường.

trong đó: PS: tổng số dân không được tiếp nhận vệ sinh môi trường (người);

P: tổng số dân toàn lưu vực (người);

Theo thực tế ở tỉnh Quảng Trị cũng giống tình trạng chung ở nhiều vùng

nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam, phần lớn các công trình vệ sinh, chuồng trại chưa

hợp vệ sinh. Qua nghiên cứu cụ thể của dự án quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi

trường nông thôn cho đánh giá cụ thể như sau: Đối với chăn nuôi, do điều kiện tự

nhiên thuận lợi, đất đai mỗi hộ gia đình tương đối rộng nên hệ thống chuồng trại

cũng phát triển. Tuy nhiên, việc quy hoạch xây dựng chuồng trại lại tập trung phần

lớn ở những khu vực nơi các hộ gia đình dân tộc Kinh sinh sống, còn tuyệt đại đa số

đồng bào dân tộc ít người thì việc chăn nuôi gia súc còn mang tính chất tự do. Tỷ lệ

số hộ chăn nuôi toàn tỉnh là 90,4 %, số hộ chăn nuôi có chuồng trại là 93 %; trong

đó chỉ có 9,2 % công trình hợp vệ sinh. Nhiều vùng đồng bào dân tộc, hệ thống

chuồng trại được xây dựng gần với nhà ở của người dân, điều kiện vệ sinh chuồng

trại kém đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng vệ sinh chung và và sức khỏe

Page 140: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

130

cộng đồng. Đối với hiện trạng sử dụng hố xí, theo thống kê của tỉnh trong toàn bộ

khu vực nghiên cứu chỉ có 76,7 % số hộ có hố xí. Trong đó, tỉ lệ hố xí tự hoại rất

thấp, tập trung ở các khu vực thị trấn, thị tứ chiếm 2,56 %, tỷ lệ công trình thấm dội

là 2,98 %; công trình hố xí hai ngăn là 27,55 % và hố xí tạm là 43,66 %. Nhìn

chung, chất lượng công trình hố xí vệ sinh đặc biệt ở các vùng nông thôn là rất kém,

tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh là 8,51 %, số hộ xí không hợp vệ sinh chiếm 23,3 %.

Ở các khu vực thành phố và thị xã đã có công ty thu gom rác thải nên người

dân ở đây có môi trường sống tốt. Ở các vùng làng xã thuộc huyện Triệu Phong,

Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ thường có 1 tổ thu gom rác thải ở các hộ gia đình hằng

tuần do chính quyền địa phương lập ra. Vì vậy, người dân ở đây cũng được tiếp cận

với tình hình vệ sinh môi trường tốt. Chỉ có huyện Đakrông là không có công ty thu

gom rác thải hay chính quyền không lập ra tổ thu gom rác thải nên người dân không

được tiếp cận với vệ sinh môi trường. Cách xử lý rác thải của họ là chôn xuống đất

hoặc đốt, vẫn còn có những hộ gia đình thải rác cũng như nước sinh hoạt trực tiếp

vào nguồn nước gây không chỉ ô nhiễm môi trường mà ô nhiễm cả nguồn nước.

Từ số liệu thống kê trên số dân có khả năng tiếp cận vệ sinh môi trường tỉnh

Quảng Trị, có thể xác định chỉ thị khả năng tiếp cận vệ sinh môi trường của lưu vực

là 0,57. So với Việt Nam thì ở khu vực nghiên cứu có chỉ số khả năng tiếp nhận vệ

sinh môi trường khá thấp. Với thực trạng như vậy đã có ảnh hưởng nhất định đến

môi trường sống cũng như nguồn nước uống của nhân dân, nhất là các vùng ngập

lụt và vùng đất cát ven biển. Tuy nhiên, mật độ dân số chung toàn khu vực còn thấp

nên mức độ ảnh hưởng chưa lớn song, cần sớm phải có các biện pháp tuyên truyền

giáo dục và hỗ trợ nhân dân xây dựng chuồng trại và cải tạo các loại hố xí, góp phần

làm trong sạch môi trường, nâng cao khả năng làm việc, giảm tỷ lệ bệnh tật.

c. Chỉ số năng lực quản lý mâu thuẫn (MCc)

Đây là một thông số thể hiện năng lực quản lý lưu vực sông đối với các loại

mâu thuẫn xuyên biên giới (huyện, tỉnh, quốc gia). Một hệ thống quản lý tốt có thể

được thông qua hiệu quả của nó trong việc sắp xếp thể chế, thiết lập chính sách, cơ

Page 141: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

131

chế cộng đồng và hiệu quả thực hiện. Do đó, năng lực quản lý mâu thuẫn có thể

được đánh giá bằng việc sử dụng ma trận đánh giá thông số năng lực quản lý mâu

thuẫn.

Như vậy, dựa trên đánh giá thực trạng quản lý trên lưu vực sông có thể xác

định giá trị cho từng dạng năng lực quản lý. Ví dụ, đối với năng lực thể chế, trong

trường hợp thể chế được xây dựng đầy đủ và chặt chẽ, có thể định giá trị bằng

“0,0”, trong trường hợp không có thể chế giá trị sẽ được xác định bằng “0,25”. Nếu

như thể chế đã có, tùy thuộc vào việc đánh giá tính chặt chẽ của cơ chế có thể xác

định giá trị của nó từ (0,0 - 0,25) (xem bảng 3.17). Tương tự, có thể xác định giá trị

các năng lực khác về chính sách, năng lực thực thi. Chỉ số năng lực quản lý mâu

thuẫn được xác định bằng tổng các giá trị của các dạng năng lực. Tuy nhiên, có thể

nhận xét rằng, chỉ số năng lực quản lý được xác định hoàn toàn theo chủ quan, chưa

có cơ sở khoa học để xác định nó một cách chính xác.

Để xác định chỉ số quản lý mâu thuẫn tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu

điều tra cho các cán bộ công nhân viên chức tại các sở ban ngành, các bộ tỉnh

Quảng Trị. Kết quả điều tra 100 phiếu dành cho cán bộ công nhân viên chức thì có

52% số phiếu cho rằng đã thực hiện một phần các chính sách của tỉnh trong quản lý

tài nguyên nước, 78 % phiếu cho ràng các chính sách khác của tỉnh mà có phối hợp

quản lý tài nguyên nước đã thực hiện một phần, 56 % phiếu cho rằng đã có sự hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước ở tỉnh.

Hệ thống chính sách cho sự phát triển quản lý và sử dụng tài nguyên nước

vẫn chưa thật sự phát triển 76 % phiếu. 36 % phiếu cho rằng năng lực quản lý vẫn

chưa thật sự phát triển, các công cụ quản lý đã được thực hiện một phần. Các kế

hoạch đầu tư và các chương trình phát triển cũng như việc huy động tài chính cho

các cơ sở hạ tầng nguồn nước cũng đã được thực hiện một phần (62 %) phiếu.

Page 142: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

132

Bảng 3.17. Cơ sở xác định thông số năng lực quản lý mâu thuẫn [7]

Nội dung Mô tả Giá trị

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25

Thiết lập chính sách môi trường đối với sự phát triển quản lý và sử dụng TNN

Chính sách của tỉnh trong quản lý tài nguyên nước., chính sách khác của tỉnh mà có phối hợp quản lý nguồn nước, Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TNN ở tỉnh

X

Hệ thống chính sách cho sự phát triển quản lý và sử dụng tài nguyên nước

Khung pháp lý, Sự tham gia của các bên liên quan

X

Xây dựng năng lực

Đáng giá nhu cầu năng lực, chương trình phát triển năng lực, chương trình đào tạo tại chức, Quản lý TNN và các công trình nghiên cứu

X

Công cụ quản lý sự phát triển, quản lý và sử dụng TNN

phát triển tài nguyên nước, Các chương trình quản lý TNN Giám sát và quản lý thông tin, Chia sẻ kiến thức

X

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng cho quản lý và sử dụng TNN

Kế hoạch đầu tư và các chương trình phát triển, Huy động tài chính cho các cơ sở hạ tầng nguồn nước

X

Nguồn tài chính để phát triển nguồn nước

Vốn của chính phủ,Trợ cấp và cho vay đối với phát triển TNN, đầu tư của các tổ chức tài chính, đầu tư từ các nguồn tư nhân, doanh thu từ các phí sử dụng nước, chi trả cho các dịch vụ, hệ sinh thái.

X

Cải tiến quản lý nguồn nước

Cải tiến chính sách quy hoạch và các Khung làm việc hợp pháp, Khung làm việc chính sách và thể chế, các phương tiện quản lý, phát triển CSHT

X

Các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách TNN

Sử dụng nước trong nông nghiệp,sinh hoạt, công nghiệp,năng lượng, hệ sinh thái/MT, dịch vụ, các mối đe dọa: lũ lụt, hạn hán, thiếu nước,..; cấp độ quản lý, quản lý giữa các ngành, các vấn đề chính sách khác, quản lý thông tin tài nguyên

X

Page 143: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

133

Nguồn tài chính để phát triển nguồn nước tăng lên trong 20 năm gần đây (46

% phiếu).

Việc cải tiến quản lý nguồn nước đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội,

môi trường, cũng như mục tiêu phát triển quốc gia trong vòng 20 năm tới đạt mức

trung bình. Có tới 60 % số phiếu đánh giá ở mức 2,5/5 điểm trong vấn đề này.

Đối với các lĩnh vực về việc sử dụng nước, các mối đe dọa đến tài nguyên

nước, cấp độ quản lý tài nguyên nước, quản lý giữa các ngành, quản lý thông tin tài

nguyên,.. là các vấn đề được ưu tiên ở mức độ cao. Có tới 37 % số phiếu khẳng

định điều này.

Kết hợp kết quả điều tra phỏng vấn cùng với cơ sở xác định năng lực quản lý

mâu thuẫn tác giả đã xác định được năng lực quản lý mâu thuẫn cho toàn lưu vực là

0,95.

Kết quả này cho thấy đây là một chỉ số có mức độ dễ bị tổn thương cao, cần

có các biện pháp hợp lý và quan trọng để nâng cao chất lượng năng lực quản lý của

các bộ ban ngành tỉnh trong việc phát triển tài nguyên nước trong tương lai.

3.2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn

3.2.1. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp theo các tiểu vùng

Chỉ số dễ bị tổn thương của tài nguyên nước (VI) sẽ được xác định cho từng

tiểu vùng của lưu vực sông với trọng số của các chỉ thị, chỉ số bằng nhau và tổng

trọng số bằng 1.

Dựa vào bảng đánh giá lưu vực thông qua chỉ thị khả năng dễ bị tổn thương

và trọng số dễ bị tổn thương của từng tiểu vùng đã tính được ở trên ta có thể xác

định được mức độ dễ bị tổn thương của từng tiểu vùng .

Page 144: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

134

Hình 3.17. Kết quả chỉ số dễ bị tổn thương của các tiểu vùng

Từ bảng kết quả khả năng dễ bị tổn thương của các tiểu vùng thấy rằng tất cả

các tiểu vùng có giá trị dễ bị tổn thương khá cao [29]: nằm trong khoảng từ 0, 4 -

0,7. Tuy rằng toàn lưu vực nhìn chung có điều kiện tốt (lượng nước đến dồi dào,

lượng nước sạch cung cấp cho từng tiểu vùng gần như đủ, lượng nước cung cấp cho

các ngành khác tương đối). Tổng lượng nguồn nước vẫn đủ cho nhu cầu nhưng có

sự phân hóa sâu sắc theo thời gian và một số vùng xảy ra thiếu hụt nước nghiêm

trọng. Điều đó cho thấy tiểu vùng đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về hệ thống tài

nguyên nước cũng như hệ thống quản lý. Việc tái thiết lập hệ thống quản lý tài

nguyên nước trên lưu vực cần được thực hiện cả từ phía nhà nước và nhân dân. Xét

cho toàn lưu vực thì thấy khả năng quản lý còn thấp nên ảnh hưởng rất lớn tới tình

hình phân bổ và giải quyết các mâu thuẫn về tài nguyên nước, cũng như ảnh hưởng

tính bền vững của tài nguyên nước.

Các tiểu vùng K13, K31 và K32 bị tổn thương thấp nhất trong toàn lưu vực.

Nguyên nhân là do khu vực này nhận được nguồn nước đến hằng năm là dồi dào và

chịu sức ép nguồn nước cho các ngành dùng nước là không cao, đáp ứng tốt nhu

Page 145: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

135

cầu nước sạch cho người dân trong vùng. Các lưu vực còn lại là những lưu vực

đang chịu sức ép cao, cần có những nỗ lực để xây dựng một cơ chế để cung cấp

những hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chính sách nhằm giảm nhẹ các sức ép này. Tiểu

vùng K41 (vùng đồng bằng) với khả năng dễ bị tổn thương là 0,62 bao gồm các xã:

Xã Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An thuộc huyện Hải Lăng; Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu

Trạch, Triệu Lăng thuộc huyện Triệu Phong, đây là khu vực gần biển, các yếu tố

khí tượng thủy văn có nhiều biến động hơn so với các tiểu vùng khác, vì vậy nhu

cầu sử dụng nước cũng như các tác động của của nó đến tài nguyên nước có ảnh

hưởng không nhỏ đến việc phát triển tài nguyên nước trong khu vực. Kế đến là các

tiểu vùng K42 và K43 đều là các khu vực đồng bằng ven biển hoặc trung du, tài

nguyên nước dễ bị nhiễm mặn hoặc nhiễm bẩn do các hoạt động dân sinh và phát

triển kinh tế, hiện trạng vệ sinh môi trường kém. Các tiểu vùng còn lại đều có giá trị

dễ bị tổn thương cao, đây là một trong những con số đáng báo động cho các nhà

quản lý thực hiện các chính sách phát triển phù hợp cho từng vùng.

3.2.3. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch

Hãn

Dựa vào bảng đánh giá các tiểu vùng của lưu vực thông qua chỉ số khả năng

dễ bị tổn thương và trọng số tổn thương của từng tiểu vùng đã tính được ở trên ta có

thể xác định được mức độ dễ bị tổn thương của từng tiểu vùng. Bản đồ mức độ dễ

bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng lưu vực sông Thạch Hãn được xây

dựng dựa trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1:50.000. Bản đồ nền địa hình chứa các

thông tin cơ sở địa lý. đầu tiên để thành lập các bản đồ chuyên đề được xây dựng

trên hệ toạ độ VN2000, ellipsoid WGS84, lưới chiếu UTM, kinh tuyến trung ương

111o

(hình 3.18). Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông

Thạch Hãn không chỉ thể hiện được mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước mà

còn chỉ rõ vị trí địa lý, ranh giới tiếp giáp và các đặc trưng bản đồ khác như: Ủy ban

nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, ranh giới quốc gia, ranh giới huyện, ranh

giới xã, và ranh giới các tiểu vùng, đường sắt, đường bộ, đường quốc lộ và sông

suối.

Page 146: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

136

Page 147: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

137

Sử dụng cách trình bày trên bàn đổ có thể thể hiện một cách chi tiết và đầy

đủ các đặc trưng địa lý, vị trí, địa hình của toàn lưu vực, qua đó mức độ dễ bị tổn

thương được đánh giá một cách trực quan, toàn diện và đầy đủ hơn. Trên bản đồ có

4 mức độ màu sắc khác nhau, qua đó thấy rõ sự khác biệt về mức độ dễ bị tổn

thương của các tiểu vùng lưu vực sông Thạch Hãn. Tiểu vùng nào có mức độ dễ bị

tổn thương cao hơn sẽ có màu đậm hơn. Các nhà hoạch định chính sách cần tập

trung giải quyết các mâu thuẫn nội tại tại khu vực đó trước. Hơn nữa, biểu đồ phụ

tại các tiểu vùng còn thể hiện thông tin nguyên nhân chính dẫn đến sức ép, mâu

thuẫn cao đối với tùng tiểu vùng khác nhau là khác nhau. Điều này, giúp cho các

nhà quản lý tài nguyên nước ở địa phương nắm được thông tin về mặt yếu kém nhất

của các tiểu vùng và nhiệm vụ cấp bách là đưa ra các biện pháp hợp lý giải quyết

các vấn đề trọng yếu đó. Các tiểu vùng TP. Đông Hà, đồng bằng ven biển Gio Linh,

đồng bằng ven biển Triệu Phong, đồng bằng cao Gio Linh là tiểu vùng đồng bằng

và trung du, tại đây có các hoạt động nhân sinh (ngành chăn nuôi, thủy sản phát

triển) nên nhu cầu sử dụng nước tăng cao. Nhu cầu tăng cao nếu không đáp ứng

đầy đủ và kịp thời, nước dễ bị ô nhiễm cục bộ, hậu quả là kìm hãm sự phát triển

kinh tế trong vùng. Trái lại, tại các vùng núi cao như khu vực Đakrông, Hướng Hóa

có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nguồn nước ngầm bị hạn chế, trình độ phát

triển kinh tế còn thấp, nước thiếu về mùa khô, không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Các cấp quản lý cần đưa ra các biện pháp phù hợp như: nâng cao nhận thức của

người dân; sửa chữa nâng cấp công trình vận chuyển và tích trữ nước, trồng cây gây

rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

3.3. Định hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn trên cơ sở mức độ

tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực cần phải đưa ra các định

hướng quản lý tài nguyên hơp lý, đáp ứng tương đối yêu cầu dùng nước của các hộ,

giải quyết các mâu thuẫn dùng nước, tiến tới quản lý TNN bền vững. Dựa vào các

phân tích DPSIR ở trên, luận án xây dựng các thách thức và mẫu thuẫn trong QLTH

TNN cho từng khu vực của lưu vực và các giải pháp ứng phó (xem Bảng 3.18).

Page 148: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

138

Bảng 3.18. Các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn

Vấn đề Động lực

(Driver)

Áp lực

(Pressure)

Hiện Trạng

(State)

Tác động

(Impact)

Ứng phó

(Responses)

Khai thác nguồn nước

kém hiệu quả : ở các

huyện Đakrông, huyện

Hướng Hóa, huyện Hải

Lăng, huyện Cam Lộ

- Do tác động của sự

phát triển kinh tế;

- Do sự gia tăng nhu cầu dùng nước,

đặc biệt là cho nông nghiệp và sinh hoạt

- Hiệu quả sử dụng của các

công trình còn thấp;

chưa đủ công trình cấp nước

cho các nhu cầu;

- Gây lãng phí nguồn nước;

Sử dụng nước kém hiệu

quả;

- Gây ô nhiễm nguồn nước

- Tu bổ, nâng cấp các công trình sẵn có, nâng cao

hiệu quả sử dụng các công trình.

- Khai thác tối đa các công trình lợi dụng tổng hợp;

Xây dựng mới các công trình, đảm bảo tưới và cấp

nước cho tất cả các nhu cầu;

Thiếu nước cục bộ ở

các huyện Đakrông và

huyện Cam Lộ, huyện

Hải Lăng, huyện

Hướng Hóa

- Kinh tế phát triển

dẫn đến nhu cầu nước

ngày càng cao;

- Phát triển công

nghiệp, đô thị

- Nguồn nước phân bố không đồng đều

theo không gian và thời gian;

- Gia tăng nhu cầu dùng nước của các

ngành;

- Sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng

nhu cầu dùng nước và đảm bảo vệ sinh

môi trường

-Nước ngọt khan hiếm ở các

vùng núi hẻo lánh;

- Gây tác động xấu đến vệ

sinh môi trường;

- Gây mâu thuẫn trong sử

dụng TNN

-Khan hiếm nước xuất hiện

ở một số vùng, một số thời

điểm

-Dân không được sử dụng

nguồn nước sạch;

- Nguy cơ ô nhiễm cục bộ;

Không đảm bảo vệ sinh

môi trường

- Vận hành hệ thống các công trình cung cấp nước.

- Duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình cấp

và dẫn nước

- Nâng cao nhận thức người dân vè vệ sinh môi

trường

Nguồn nước suy thoái

ở thành phố Đông Hà,

huyện Gio Linh, huyện

Đakrông và huyện

Hướng Hóa

- Do tác động của sự

phát triển kinh tế;

- Tác động của biến đổi khí hậu;

- Tác động của các hoạt động khai thác

tài nguyên trên lưu vực;

- Gia tăng xả thải vào nguồn nước;

- Khai thác nguồn nước cho sinh hoạt ở

các vùng xa xôi hẻo lánh

- Tai biến thiên nhiên ngày

càng khốc liệt (lũ lụt, sạt lở...)

- Gây ô nhiễm nguồn nước

- Làm suy giảm nguồn nước

ngầm

- Ảnh hưởng đến sự phát

triển kinh tế và đời sống

người dân

- Gây ô nhiễm nguồn nước

- Làm suy giảm nguồn

nước ngầm

- Xây dựng quy hoạch phòng chống thiệt hại do thiên

tai;

- Xác định các mục tiêu chất lượng nước;

- Xác định ngưỡng khai thác sử dụng nước, yêu cầu

nước của môi trường;

- Xây dựng quy hoạch và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng quy hoạch khai thác nước ngầm hợp lý

Gia tăng mâu thuẫn về

khai thác sử dụng

nguồn nước ở thành

phố Đông Hà

- Do tác động của sự

phát triển kinh tế

- Nguồn nước phân bố không đồng đều

theo không gian và thời gian;

- Nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia

tăng

- Mâu thuẫn ngày càng gia

tăng,

- Tranh chấp về TNN xuất

hiện;

- Nguy cơ suy thoái và cạn

kiệt nguồn nước

- Ô nhiễm ngày càng tăng

- Ban hành các nguyên tắc, cơ chế chia sẻ nguồn

nước, cơ chế giải quyết tranh chấp;

- Xây dựng hệ thông qua hỗ trợ giải quyết tranh chấp

về TNN

Năng lực quản lý TNN

còn yếu ở huyện

Đakrông, huyện Hướng

Hóa

- Yêu cầu từ công tác

quản lý tài nguyên

nước

- Chưa có tổ chức lưu vực sông hợp lý;

- Đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên

nước còn thiếu và yếu về năng lực quản

- Nguồn nước đang phát triển

không bền vững cần có hiệu

quả quản lý

- Điều hảnh quản lý, phân

phối nước chưa có hệ

thống;

gây ảnh hưởng lâu dài đến

quá trình khai thác sử dụng

tài nguyên nước

- Tăng cường năng lực

cơ quan quản lý (tỉnh, địa phương, lưu vực sông);

- Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển kỹ thuật

Page 149: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

139

Cụ thể luận án đề xuất một số định hướng cho quản lý tài nguyên nước lưu

vực sông Thạch Hãn như sau:

3.4.1. Đề xuất về tổ chức quản lý tài nguyên nước

Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước ở cấp trung ương từ năm 1995 đến 2003

do Cục Quản Lý Nước và Công trình Thủy Lợi (Bộ NN & PTNT) phụ trách. Ở cấp

tỉnh thì Sở NN&PTNT là cơ quan có chức năng quản lý tài nguyên nước ở các vùng

và lưu vực sông được phân cấp. Năm 2002, Chính phủ ra Nghị định 91/2002/NĐ -

CP quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên Môi

trường. Năm 2003 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành Quyết định

600/2003 /QĐ - BTNMT thành lập Cục Quản lý Tài nguyên nước cùng với quy

định các chức năng nhiệm vụ của nó. Theo Quyết định này, Cục Quản lý Tài

nguyên nước có chức năng xây dựng và triển khai thực hiện các hệ thống quản lý tài

nguyên nước theo Luật tài nguyên nước (số 08/1998/QH10). Tháng 4 năm 2003,

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 45/203/QĐ -T Tg về việc thành lập

Sở Tài nguyên Môi trường thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sở Tài nguyên Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tài nguyên nước và các loại tài nguyên khác. Cùng với bộ máy quản lý này, Nhà

nước đã thành lập Ủy ban Tài nguyên nước Quốc gia và các Ban quản lý lưu vực

một số sông quan trọng (sông Hồng, Mekông, Đồng Nai, Cầu).

Đối với tình Quảng Trị, đề nghị thành lập 3 Ban quản lý lưu vực sông: Bến

Hải, Thạch Hãn - Ô Lâu và XêPôn - Sê Păng Hiêng để giúp tỉnh quản lý tốt các quá

trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước các lưu vực sông, nhất là việc điều phối

các nguồn nước có quy mô liên huyện (các hồ, đập dâng lớn, các hồ tạo nguồn, các

trạm bơm dọc sông, các nhà máy nước...). Các nguồn nước, các công trình thủy lợi

nhỏ giao cho các huyện, xã quản lý tuỳ theo quy mô của công trình và tính chất

phục vụ.

3.4.2. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu mâu thuẫn sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ

nguồn nước và phòng chống thiệt hại lũ lụt, hạn hán, xói mòn.

Page 150: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

140

a.) Giải pháp quản lý tài nguyên nước theo khu vực

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu nêu trên, có thể chia khu vực nghiên cứu

thành 4 vùng quản lý tài nguyên nước chính:

- Vùng 1 (Vùng núi thấp thượng lưu sông Thạch Hãn - CI) bao gồm toàn bộ

huyện Hướng Hóa, Đakrông. Địa hình chủ yếu là núi cao phân cắt mạnh, nhiều

đồng bào dân tộc sinh sống., mức độ phát triển kinh tế thấp, nguồn nước ngầm hạn

chế. Hiện trạng cấp nước còn nhiều bất cập. Cần thiết phải xây dựng thêm các công

trình thu nước, hồ chứa để tích nước mặt dùng cho các tháng mùa kiệt. Các công

trình thu nước được đặt ở lòng sông, hồ, có đủ độ sâu thuận lợi cho việc bố trí các

công trình phụ trợ khác. Nguồn nước là suối thì công trình đầu nguồn thu nước là

các đập ngăn nước. Đập này có tác dụng giữ nước và dâng nước ở phần thượng lưu

để dẫn nước vào đường ống thu nước. Đập có thể xây dựng bằng đá hộc hoặc bê

tống. Nước trên đập chảy qua các lưới chắn rác, gặn lọc sơ bộ ở đầu nguồn và chảy

vào đường ống.

- Vùng 2 (Vùng trung lưu sông Thạch Hãn - CII): bao gồm thành phố Đông

Hà, huyện Triệu Phong và huyện Cam Lộ: khu vực này chất đất phì nhiêu, rất tiện

lợi cho việc canh tác và đưa các loài cây trồng mới có năng suất chất lượng cao vào

sản xuất, khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp trồng cây

hoa màu, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại. Mức độ phát triển kinh tế

của vùng khá. Khuyến khích nhân dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

môi trường, áp dụng xử lý các chất thải chăn nuôi bằng cách ủ khô. Một số xã khá

phát triển có thể dùng mô hình Biogaz. Đặc biệt, đối với các tiểu vùng sức ép hệ

sinh thái khá cao, cần thiết phải có các chính sách bảo vệ rừng đầu nguồn hợp lý.

Rừng tự nhiên tại địa phương đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý,

nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy

đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có

biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời

Page 151: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

141

phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an,

Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng.

- Vùng 3 (vùng đồi núi thấp lưu vực sông Cam Lộ - CIII) bao gồm một phần

xã Cam Lộ, phía Bắc huyện Đakrông, và một phần huyện Hướng Hóa. Khu vực có

địa hình tương đối cao. Một số khu vực phát triển đất đá bazan nứt nẻ, mức độ phát

triển kinh tế - xã hội trung bình. Tiếp tục khuyến khích các hoạt động kinh tế như

chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, cần thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên thủy

sản gắn với quản lý tổng hợp nguồn nước. Phát triển các giống thủy sản có khả năng

chống chịu với môi trường khắc nghiệt. Phát triển năng lực bảo tồn và nhân giống

thủy sản, đồng thời hạn chế việc khai thác triệt để quá mức cho phép. Ngoài ra, việc

tích nước tại các lòng hồ thủy điện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận

chuyển công cụ, phương tiện, lương thực vào rừng để khai thác gỗ trái phép.

- Vùng 4 (vùng đồng bằng hạ lưu sông Thạch Hãn - CIV) bao gồm huyện

Triệu Phong, Gio Linh có đặc điểm địa hình thấp trũng, dân cư tương đối đông đúc,

mực nước ngầm nông nên khuyến khích chuyển đổi cơ cấu mùa vụ giơ trồng các

cây thích hợp, có thể chuyển từ những loại cây trồng cần nhiều nước (ví dụ: lúa)

sang loại cây trồng cạn ít nước hơn (ngô, lạc...). Hoặc chuyển đổi sang những loại

cây trồng ngắn hạn (sử dụng các giống lúa ngắn hạn mới) để tận dụng nguồn nước

và tránh được các tháng mùa kiệt. Đồng thời, điều chỉnh thời vụ sản xuất và thay

đổi kỹ thuật canh tác. Đối với vệ sinh môi trường nước, cần xây dựng hệ thống cống

rãnh thoát nước mưa hợp lý và cải tạo lại, xử lý nước thải bằng các công trình tự

nhiên như hồ sinh học, bãi đất ngập nước. Các công trình này có thể kết hợp với

nuôi cá, nuôi bèo, rong tảo... Để chống lũ tiểu mãn (tháng V, VI), tránh lũ chính vụ

bằng các biện pháp: thiết kế đê bao bảo vệ mùa màng; tìm giống cây ngắn ngày có

khả năng thu hoạch trước mùa bão lũ; nghiên cứu xác định chu kỳ nuôi thả gia súc,

gia cầm; mở rộng vụ hè thu; các công trình thuỷ lợi như đập dâng, hồ chứa, đê biển

phải đảm bảo chất lượng cao và có giải pháp quy hoạch hợp lý; tăng cường công tác

cảnh báo, dự báo theo quy trình nghiêm ngặt.

Page 152: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

142

b) Các giải pháp tăng cường nguồn lực cán bộ và tham gia của cộng đồng

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài

nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Tuy nhiên, hiện

tại bộ phận quản lý tài nguyên nước ở các Sở Tài nguyên và Môi trường còn rất

mỏng. Theo khảo sát của chúng tôi thì “Phòng tài nguyên khoáng sản và nước”

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị có chức năng quản lý các hệ thống

nguồn nước, đề xuất các phương án quy hoạch khai thác, sử dụng và phát triển

nguồn nước. Tuy nhiên, phòng chỉ có 2 cán bộ, một trưởng phòng và một nhân viên

đều có lĩnh vực chuyên môn không có liên quan đến nguồn nước. Cơ sở sữ liệu liên

quan đến tài nguyên nước rất hạn chế. Công cụ quản lý (máy móc, thiết bị và các

ứng dụng khoa học kỹ thuật) hiện còn yếu và thiếu. Để quản lý có hiệu quả đề nghị

tăng biên chế cho phòng ít nhất hai cán bộ có chuyên môn về quản lý tài nguyên

nước.

Theo kết quả điều tra khảo sát, hiện nay ở Quảng Trị chưa có sự tham gia

của người dân vào các khâu quy hoạch, đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành quản lý

các hệ thống nguồn nước. Vai trò của người dân chỉ dừng lại ở mức độ thành viên

của các tổ chức hợp tác quản lý và điều hành các kênh mương nội đồng. Cần tổ

chức tập huấn đến cấp xã, giáo dục người dân có ý thức trong việc bảo vệ nguồn

nước, bảo vệ chất lượng nước và thực hành tiết kiệm nước. Các giải pháp cụ thể

như sau:

c) Giải pháp về giáo dục, truyền thông

Công tác tuyên truyền vận động có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc

thực hiện Dự án. Do đời sống kinh tế, văn hóa còn thấp nên nhân dân chưa thực sự

quan tâm đến nước sạch, vệ sinh môi trường, chưa nhận thức hết những lợi ích của

việc dùng nước sạch và bảo vệ môi trường sống. Mặt khác, ngân sách Nhà nước còn

hạn chế, nguồn vốn viện trợ của nước ngoài có hạn, các công trình cung cấp nước

Page 153: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

143

và VSMT do dân tự làm là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Ngân sách chỉ đầu

tư cho các công trình ở biên giới, vùng dân tộc, hải đảo, vùng nông thôn rất khó

khăn và cần xây dựng ở các công trình công cộng khác (như trường học, trạm xá,

chợ…). Vì vậy, tuyên truyền cho người dân hiểu biết đầy đủ lợi ích của việc sử

dụng nước sạch và VSMT sống, từ đó vận động nhân dân tham gia dự án là việc

làm hết sức cần thiết. Tuyên truyền giáo dục truyền thông trong lĩnh vực cấp nước

sinh hoạt và VSMT là chức năng của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các tổ chức

đoàn thể nhằm:nâng cao nhận thức về lợi ích của vấn đề sử dụng nước sạch và vệ

sinh môi trường. Phổ biến các kiến thức áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc khai

thác sử dụng môi trường, bảo vệ các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường,

nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi

trường, bảo vệ các công trình cấp nước và VSMT đảm bảo sự phát triển bền vững.

Công tác giáo dục, tuyên truyền vào truyền thông cần phải được thực hiện rất

đa dạng dưới nhiều hình thức sinh động và tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp, lồng

ghép với các chương trình khác và sử dụng nhiều kênh truyền thông sinh động, như

thông tin tuyên truyền bằng các khẩu hiệu, áp phích, tổ chức tham quan các công

trình cấp nước và VSMT cho người dân và các cán bộ chính quyền địa phương. Tổ

chức các đội tuyên truyền viên tại các bản làng, thôn xóm; tăng cường giáo dục sức

khỏe cộng đồng trong các trường học và thông tin qua các trạm dịch vụ tư vấn. Cần

có sự kết hợp sâu rộng trong các dịp tuyên truyền chào mừng ngày lễ lớn (Ngày

Nước, Ngày Khí tượng Thế giới, Ngày Trái đất…), sự kết hợp lồng ghép tuyên

truyền các nội dung về dân số kế hoạch hóa gia đình, về nước sạch, về VSMT, về

tiêm phòng… Như vậy, vừa kinh tế, vừa hiệu quả vừa hấp dẫn. Để các hoạt động

tuyên truyền, giáo dục truyền thông đạt hiệu quả cao nhất, cần phải có sự tham gia

của các Bộ, các tổ chức liên quan và thành lập các tổ chức chức tuyên truyền giáo

dục. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có điều phối chung và có bộ phận

tuyên truyền giáo dục truyền thông ở cả TW và trong nội tỉnh. Tại tỉnh cần có hệ

thống tuyên truyền từ tỉnh đến xã, thậm chí đến từng bản làng và luôn gắn chặt với

Page 154: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

144

Trung tâm nước sinh hoạt và môi trường nông thôn tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp và

phát triển nông thôn.

d) Giải pháp về vốn

Theo như kết quả điều tra, nguồn vốn đầu tư cho các chính sách về tài

nguyên nước tại khu vực nghiên cứu không tăng lên trong 20 năm gần đây. Để đảm

bảo được mục tiêu trong thời gian tới, tăng tỉ lệ dân số nông thôn được hưởng nước

sạch và có phải hệ thống hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh thì cần đầu tư kỹ

thuật với kinh phí khá lớn. Với lượng kinh phí rất lớn này, rõ ràng cần phải có một

hệ thống chính sách hợp lý để huy động thì mới đủ vốn để thực thi chương trình

này.

Vì vậy, cần phải có các giải pháp đa dạng hóa các vốn, huy động vốn từ

nhiều nguồn, bao gồm vốn ngân sách (trung ương và địa phương tỉnh huyện, xã) và

vốn vay tín dụng. Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình dành một phần thu nhập

và Nhà nước dành phần ngân sách thích đáng với hình thức vốn vay tín dụng ưu đãi

để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Khuyến khích các thành phần

kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để phát triển cấp nước sạch và VSMT

nông thôn dưới nhiều hình thức. Thành lập hệ thống tín dụng cho nhân dân vay vốn

xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh với lãi suất ưu đãi, hệ thống trợ

cấp nhằm hỗ trợ gia đình chính sách, hộ trợ người nghèo, các vùng đặc biệt khó

khăn về nguồn nước như Hướng Hóa, Đakrông, hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống

cấp nước tập trung. Trong đó, sử dụng ngân sách từ TW cấp để đầu tư cho các công

tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quản lý, giám sát, truyền thông, vận động xã hội,

xây dựng các mô hình cấp nước và VSMT điển hình ở các vùng, đào tạo chuyên

gia, cán bộ thực hiện chương trình, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ vùng

đặc biệt khó khăn cũng như xây dựng các công trình cấp nước và bảo vệ môi trường

có quy mô lớn. Ngân sách của tỉnh và địa phương chủ yếu cấp cho việc tuyên

truyền, vận động, giám sát đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của địa

phương, tiếp nhận kỹ thuật khoa học công nghệ, hỗ trợ các gia đình chính sách, hỗ

Page 155: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

145

trợ các trường mẫu giáo, các trường học, bệnh viện, trung tâm, y tế. Thực hiện chủ

trương “Kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm” cần đẩy mạnh thông qua

việc giải quyết các chương trình nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn, huy

động sự đóng góp của người dân các vùng thị xã, thị trấn, những vùng phát triển

kinh tế - xã hội. Tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, có những vùng thu nhập của

người dân đã được cải thiện hơn trước, có thể huy động đóng góp của người dân với

tỉ lệ khoảng 30 -35 %. Còn các vùng khác, nhất là các huyện kém phát triển và tập

trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Đakrông, Hướng Hóa thì huy động tỷ

lệ đóng góp của người dân thấp hơn (khoảng 10 -15 %). Mặt khác, cần đẩy mạnh

hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và VSMT nông thôn dưới nhiều hình

thức hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính

phủ về các mặt như trao đổi kinh nghiệm, quản lý chính sách, phát triển nhân lực,

chuyển giao công nghệ cũng như huy động tài trợ vốn viện trợ không hoàn lại hoặc

vốn vay tín dụng ưu đãi.

e) Giải pháp về chính sách tuyên truyền đào tạo

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị, hầu

hết đều chưa khả năng nhận thức đâu là nguồn nước sạch hoặc ý thức về vệ sinh

môi trường. Người dân nông thôn hầu như không có điều kiện về phương tiện cũng

như nhận thức để kiểm tra xem nguồn nước mà mình đang sử dụng có hợp vệ sinh

hay không. Chính vì thế, để có thể thực hiện bảo vệ và sử dụng nguồn nước một

cách có hiệu quả thì những chính sách liên quan tới việc tuyên truyền vận động

nhân dân ý thực được tác dụng của nước sạch và lối sống hợp vệ sinh đối với cuộc

sống chính bản thân họ và của toàn xã hội có vai trò rất quan trọng. Cần tuyên

truyền, khuyến khích mọi người cùng tham gia vào nhiệm vụ cấp nước và vệ sinh

nông thôn nghĩa là xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Hoạt

động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu nước sạch và hố xí, chuồng trại

hợp vệ sinh, nâng cao hiểu biết về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh

với sức khỏe và sự phát triển xã hội.

Page 156: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

146

Tiểu kết chương 3

1. Thông qua đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các tiểu vùng thấy rằng tất cả

các tiểu vùng đều dễ bị tổn thương cao. Các tiểu vùng thành phố Đông Hà, Đồng

bằng ven biển Gio Linh, đồng bằng ven biển Triệu Phong, đồng bằng cao Gio Linh

là tiểu vùng chịu sức ép nguồn nước lớn, mà nguyên nhân là do kinh tế phát triển

nên nhu cầu dùng nước tăng cao. Nhu cầu tăng cao nếu không đáp ứng đầy đủ và

kịp thời thì dẫn đến hậu quả kìm hãm sự phát triển kinh tế trong vùng và không

cung cấp đủ nước sạch cho dân ở vùng núi và vùng sâu vùng xa, dễ bị ô nhiễm cục

bộ, nước nhiễm phèn và vôi, không đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Các cấp quản lý cần đưa ra các biện pháp phù hợp đối với từng khu vực như:

nâng cao nhận thức của người dân; thay đổi cơ chế mùa vụ, sửa chữa nâng cấp

công trình vận chuyển và tích trữ nước, trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi

trọc hay các biện pháp xử lý kỹ thuật vệ sinh môi trường nước.

Page 157: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua phân tích các nội dung đã trình bày trong luận án có thể rút ra một số kết

luận như sau

1. Tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước đối với các lưu vực là một

phương thức quản lý hiệu quả đã được nhiều quốc gia nghiên cứu và áp dụng. Đánh

giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho lưu vực là cơ sở cơ sở khoa học

để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, và các chuyên gia tiếp cận, khai

thác thông tin về tài nguyên nước có liên quan đến việc ra quyết định các chính sách

bảo vệ tài nguyên và môi trường hợp lý.

2. Lưu vực sông Thạch Hãn được hình thành trong khu vực có điều kiện tự

nhiên phong phú, cùng với ảnh hưởng của tác động nhân sinh, đã dẫn đến sự phân

hóa các đặc điểm tài nguyên nước cũng như hiện trạng sử dụng nước. Trên cơ sở

phân tích các điều kiện tự nhiên và đặc điểm sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho

phát triển kinh tế - xã hội, lưu vực sông Thạch Hãn đã được chia thành 12 tiểu vùng

địa lý thủy văn với những nét đặc trưng khác biệt.

3. Qua kết quả đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các tiểu vùng thấy rằng

tất cả các tiểu vùng đều dễ bị tổn thương cao. Tuy nhiên vẫn có sự phân hóa về

mức độ dễ bị tổn thương. Các tiểu vùng thành phố Đông Hà, Đồng bằng ven biển

Gio Linh, đồng bằng ven biển Triệu Phong, đồng bằng cao Gio Linh là tiểu vùng

chịu sức ép nguồn nước lớn, mà nguyên nhân là do kinh tế phát triển nên nhu cầu

dùng nước tăng cao. Nhu cầu tăng cao nếu không đáp ứng đầy đủ và kịp thời thì dẫn

đến hậu quả kìm hãm sự phát triển kinh tế trong vùng và không cung cấp đủ nước

sạch cho dân ở vùng núi và vùng sâu vùng xa, dễ bị ô nhiễm cục bộ, nước nhiễm

phèn và vôi, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các tiếu vùng trung du và đồi núi,

điều kiện cấp nước còn nghèo nàn, dân sinh không được tiếp cận với nước sạch. Ở

các khu vực có ngành thủy sản và chăn nuôi phát triển, nước dễ bị nhiễm bẩn do hệ

Page 158: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

148

thống chuồng trại hoặc vệ sinh môi trường thủy sản không đạt yêu cầu, hiện trạng

phát triển rừng còn thấp.

4. Các cấp quản lý cần đưa ra các biện pháp phù hợp như: nâng cao nhận

thức của người dân; cán bộ quản lý, tăng cường nguồn vốn, thay đổi cơ chế mùa vụ,

sửa chữa nâng cấp công trình vận chuyển và tích trữ nước, trồng cây gây rừng phủ

xanh đất trống đồi trọc, xã hội hóa công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

Page 159: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngoan (2015): “Xây dựng bản đồ tổn thương

tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(3S), tr. 213 – 221.

[2] Trịnh Minh Ngọc, Vũ Văn Phái, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Xuân

Dương (2013), “Thiết lập khung đánh giá DSPIR trong nghiên cứu tính dễ tổn

thương của hệ thống tài nguyên nước đối với lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng

Trị”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công

nghệ, 29(2S), tr.143 - 151

[3] Trịnh Minh Ngọc (2011), “Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên

nước lưu vực sông Thạch Hãn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên

và Công nghệ, 27(1S), tr.176-181.

Page 160: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. ADB TA 4903-VIE, (2008). Báo cáo của dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá

ngành nước Việt Nam, Hà Nội.

2. ADB, 2011. Nghiên cứu Tác động Biến đổi Khí hậu và Đềxuất các giải pháp

thích

ứng ở Đồng bằng Sông Cửu Long- Phần A. Báo cáo tổng kết.

3. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, (2007). Địa mạo và địa chất tỉnh Quảng Trị,

NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. Ngô Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Tường, Lê Hà Phương, (2013). Đánh giá

tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu

hội thảo khoa học, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

6/2013, tr. 184 - 194.

5. Trần Ngọc Anh, (2011). Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến

Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S, tr. 1-8.

6. Trần Ngọc Anh và nnk (2010). Dự án đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng

trên các dòng sông chính trên hệ thống sông Thạch Hãn. Dự án chuyển giao

công nghệ giữa Sở TN&MT tỉnh Tỉnh Quảng Trị và trường Đại học khoa học

tự nhiên, Hà Nội

7. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, (1995). Các tiêu chuẩn nhà nước

Việt Nam về môi trường, Hà Nội.

8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, (2001). Chiến lược bảo vệ môi

trường quốc gia 2001 - 2010. Nhà xuất bản Thế giới

9. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, (2002). Về việc công bố danh mục

Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. Quyết định

35/2002/QĐ-BKHCNMT.

Page 161: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

151

10. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012). Danh mục sông nội tỉnh. Ban hành

kèm theo Quyết định số 341 /QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

11. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009). Thông tư Quy định việc xây dựng Báo cáo

hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, Bộ ngành và Địa phương.

12. Bộ Tài nguyên Môi trường, (2011). Sổ tay hướng dẫn tính toán chất lượng

nước, Hà Nội

13. PGS.TS. Đoàn Văn Cảnh, (2005), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề

xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng Tây

Nguyên. Trường Đại học Mỏ Địa chất. BCTK đề tài khoa học cấp nhà nước

KC08.05. Hà Nội

14. Đoàn Văn Cảnh, Lê Tiến Dũng, (2002). Tài nguyên nước dưới đất tỉnh

Quảng Trị, Hà Nội.

15. Chính phủ, (2006). Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, Hà Nội.

16. Chính phủ, (2008). Nghị định 120/2008/NĐ - CP về quản lý lưu vực sông.

17. Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, (2015). Quản lý tổng hợp tài

nguyên nước, tình hình quản lý TNN ở Việt Nam. Hà Nội

18. Cục Quản lý nước, Bộ TN&MT, (2006). Dự thảo chiến lược quốc gia về tài

nguyên nước, Hà Nội.

19. Cục Thủy lợi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Các lưu vực

sông lớn ở Việt Nam. Văn phòng Quản lý Quy hoạch các Lưu vực sông, Bộ

NN&PTNT, Hà Nội, 2007.

20. Cục Thống kê Quảng Trị, (2014). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị.

21. Nguyễn Văn Cư, (2005), Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài

nguyên và BVMT lưu vực sông Ba và sông Côn. Báo cáo tổng kết khoa học và

kỹ thuật đề tài. KC08.25. Hà Nội

Page 162: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

152

22. Lương Hữu Dũng, (2016), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ vận hành hệ

thống liên hồ chứa kiểm soát lũ LVS Ba. Luận án tiến sĩ Khoa học Trái đất.

Hà Nội

23. Hà Hải Dương và nnk, (2012). Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương biến đổi

khí hậu. Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy lợi - Viện Khoa học Thủy lợi

Việt Nam, 07 (03/2012), http://www.vawr.org.vn/hoat dong KH-CN/Khoa

hoc cong nghe

24. Đặng Đình Đức, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá,

Nguyễn Ý Như, (2013) Nghiên cứu xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn

thương do ngập lụt cho lưu vực sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố

Hà Nội.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ Tập 29, số 1S tr. 56 - 63

25. Nguyễn Tiền Giang và nnk, (2007). Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn

nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất

các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, Hà

Nội.

26. Phạm Thị Thu Hà, Vũ Thị Thu Thảo, (2010). Ứng dụng Khung để đánh giá

hiện trạng môi trường nước mặt ở xã Cự Khê , huyện Thanh Oai, Thành phố

Hà Nội, http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10173/1/Pham%20

Thi%20Thu%20Ha.pdf.

27. Trần Đức Hạ (chủ biên) và nnk, (2009). Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước,

NXB, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Trương Quang Hải và cộng sự, (2005). Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và

đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Hạnh, (2010). Nghiên cứu xác định dòng chảy môi trường lưu

vực sông Hồng - sông Thái Bình, đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi

Page 163: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

153

trường phù hợp với các yêu cầu PTBV tài nguyên nước trên LVS Hồng - Thái

Bình. Báo cáo thống kê kết quả thực hiện đề tài. Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Hồng Huế, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Tài Tuệ,.. (2009). Đánh

giá mức độ tổn thương tài nguyên địa chất, định hướng sử dụng bền vững

vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí Địa chất (312), tháng 6 -

2009, tr. 10 - 24.

31. Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, (2015). Đánh

giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt các lưu vực sông Thạch Hãn và Bến

Hải Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Tập 31,

Số 1S tr. 48 - 55

32. Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, (2014) - Xây

dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ lụt cho lưu vực Thạch Hãn - Bến

Hải . Hội thảo Quốc gia về Biến đổi Khí hậu - Đánh giá tác động, tính dễ bị

tổn thương và đề xuất các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu Đà Nẵng,

Việt Nam tr. 105 -114.

33. Huỳnh Thị Lan Hương, (2009). Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải

pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Lô, Luận án tiến sĩ địa

lý, Hà Nội.

34. Hoàng Anh Huy, (2013). Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu,

nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn,

tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ, ĐH Quốc Gia Hà Nội - 2013.

35. X.V. Kalexnik, (1978). Những quy luật địa lý chung của Trái đất, Bản dịch

của Đào Trọng Năng, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

36. Đặng Đình Khá, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Tiền Giang,

Nguyễn Quang Hưng, Cấn Thu Văn, (2013). Xây dựng bộ mẫu phiếu điều

tra khả năng chống chịu với lũ lụt của người dân phục vụ đánh giá khả

năng dễ bị tổn thương do lũ lụt. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà

Page 164: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

154

Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Tập 29, số 2S tr. 87 - 100

37. Đặng Đình Khá, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, (2014). Xây dựng bản

đồ nguy cơ lũ, tính nhạy, khả năng chống chịu với lũ phục vụ xây dựng bản

đồ tổn thương với lũ trên lưu vực sông Lam. Hội thảo Quốc gia về Biến đổi

Khí hậu - Đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương và đề xuất các giải pháp

thích ứng với Biến đổi khí hậu Đà Nẵng, Việt Nam. tr. 115 - 119.

38. Nguyễn Hữu Khải. Nguyễn Văn Tuần, (2001). Địa lý thủy văn. Tập bài giảng.

NXB ĐHQGHN

39. Nguyễn Kim Lợi, (2012). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở

Việt Nam: Cơ sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu đề xuất,

(http://vietan-enviro.com/home/index.php/archives/3857.

40. Chế Đình Lý, (2008). Hệ thống chỉ thị và chỉ số môi trường để đánh giá và so

sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên lưu vực sông.

http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/2063/1/sedevmtt

n06-03.pdf

41. Chế Đình Lý, (2010). Phương pháp và công cụ quản lý môi trường. NXB Đại

học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

42. Bùi Thị Mai, (2010). Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Ba. Luận án tiến sĩ Địa lý

43. Thái Thành Lượm, Đào Mạnh Tiến, Bùi Quang Hạt, Lý Việt Hùng, Lê Văn

Đức, (2009). Đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội

vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên Giang), Tạp chí Địa chất (310),

tháng 2/2009, tr. 40 - 53.

44. Nguyễn Ty Niên. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai -

một yêu cầu cấp bách. http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/Tin-tuc-Su-

kien/Tin-chi-dao-dieu-hanh/

45. Lê Thị Kim Ngân, Đỗ Đình Chiến, Trần Hồng Thái, Đặng Trung Thuận,

Page 165: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

155

(2013). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở huyện Tây Sơn,

tỉnh Bình Định, Tuyển tập kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Khoa học KTTV-

MT 6/2013, tr. 263 - 271.

46. Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thanh

Hải, Phạm Hùng Thanh, (2002)/ Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ

thống tự nhiên - xã hội đới ven biển (lấy ví dụ từ đới ven biển Khánh

Hòa), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 4 - 2002, tr 25 - 33.

47. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Hồng Huế, Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ,

(2005). Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương đới ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm

Việt Nam phục vụ phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia

Hà Nội, tháng 4/2005, tr. 6 - 16.

48. Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thanh

Hải, Phạm Hùng Thanh, (2002). Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ

thống tự nhiên - xã hội đới ven biển (lấy ví dụ từ đới ven biển Khánh

Hòa), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 4/2002, tr. 25.

49. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, (2006).

Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Tỉnh Quảng

Trị, Báo cáo chuyên đề công trình “Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Tỉnh

Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020”, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Nga, Lại Vĩnh Cẩm, (2007). Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị :

thực trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp. Nhà xuất bản khoa học tự

nhiên và công nghệ.

51. Nguyễn Võ Châu Ngân, (2003). Giáo trình Tài nguyên nước lục địa. Trường

Đại học Cần Thơ

52. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, (2001). Tài nguyên

nước Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

53. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh

Page 166: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

156

môi trường nông thôn Quảng Trị, (2000). Báo cáo Quy hoạch Tổng thể cấp

nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến

năm 2010.

54. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, (2010). Báo cáo hiện trạng môi

trưởng tỉnh Quảng Trị

55. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, (2010). Báo cáo tổng hợp Kết quả

quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Quảng Trị năm 2010

56. Nguyễn Thanh Sơn và nnk, (2006). Báo cáo Quy hoạch tổng thể tài nguyên

nước Tỉnh Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020, Hà Nội.

57. Nguyễn Thanh Sơn và nnk, (2008). Báo cáo dự án điều tra, đánh giá chất

lượng nước sinh hoạt nông thôn. Dự án chuyển giao công nghệ giữa Sở

TN&MT tỉnh Tỉnh Quảng Trị và trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội

58. Nguyễn Thanh Sơn và nnk, (2009). Báo cáo Quy hoạch quản lý khai thác sử

dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng. Dự án chuyển giao

công nghệ giữa Sở TN&MT tỉnh Tỉnh Quảng Trị và trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, Hà Nội

59. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn, (2012). Các phương pháp đánh giá tính dễ

bị tổn thương lý luận và thực tiễn, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học và

công nghệ 28, số 3S, tr. 115 - 122.

60. Tiêu chuẩn - định mức quy hoạch nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

(1990), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

61. Nguyễn Đình Thành, (2003). Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán - thủy văn

thủy lực giải bài toán cân bằng nước liên lưu vực sông Thạch Hãn và Bến

Hải, Quảng Trị. Luận án TS Kỹ thuật. Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

62. Lê Bá Thảo, (1999). Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý. NXB Thế giới ,

Hà Nội.

63. Lê Bá Thảo, (2001). Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 167: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

157

64. Nguyễn Văn Thắng (chủ biên) và nnk. Môi trường và đánh giá tác động môi

trường. Tập 2: đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển tài nguyên

nước. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

65. Nguyễn Văn Thắng - Phạm Thị Ngọc Lan, (2005). Giáo trình quản lý tổng

hợp lưu vực sông. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

66. Nguyễn Diệu Trinh, (2012). Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước vùng sinh

thái đặc thủ Bình - Trị - Thiên phục vụ khai thác sử dụng hợp lý. Luận án tiến

sĩ Địa lý.

67. Ngô Chí Tuấn, Phạm Lê Phương, Lê Viết Thìn, Nguyễn Thanh Sơn,

(2015). Diễn biến khí hậu tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1993 - 2013 và thời kỳ

chịu tác động của biến đổi khí hậu 2015-2035 Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S, tr. 85 - 92

68. Trung tâm con người và thiên nhiên, (2001). Quản lý lưu vực sông ở Việt

Nam - Quyền lợi và thách thức.Báo cáo thảo luận chính sách. Hà Nội - 2011

69. Nguyễn Hữu Tứ, (2007). Thảm thực vật tỉnh Quảng Trị. Nhà xuất bản Khoa

học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội

70. Lê Anh Tuấn, Giáo trình hệ thống Tưới Tiêu, Chương 2 Quan hệ giữa Đất-

Nước- Và cây trồng, Chương 3, Nhu cầu nước và nhu cầu tưới của cây trồng.

71. Vũ Văn Tuấn, (2008). Vấn đề quản lý và giám sát chất lượng nước trong

quản lý nước tổng hợp. Hội thảo quốc gia về Quản lý tổng hợp và giám sát về

nước, Hà Nội.

72. Pannature, (2006). Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.

Nghiên cứu tài liệu kinh nghiệm và mô hình thành công. Hà Nội

73. Quốc hội nước CHXHCNVN, (1998). Luật Tài nguyên nước số

08/1998/QH10 ngày 20/5/1998.

74. UBND tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ, (2004). Báo cáo đề tài

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Nghiên cứu, đánh giá hiện

trạng chất lượng nước mặt trên cơ sở chỉ số chất lượng nước (WQI) ở một số

Page 168: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

158

vùng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị phục vụ quản lý nguồn nước và phát

triển bền vững, Đông Hà.

75. UBND tỉnh Quảng Trị, (2006). Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 2006/2010 tỉnh Quảng

Trị. Đông Hà.

76. UBND tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng

Trị, (1998). Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. Đông

Hà.

77. UBND tỉnh Quảng Trị, 2008. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Đông Hà.

78. Tô Văn Trường. Quản lý lưu vực sông thách thức và giải pháp.

http://www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/PhatTrienNuoc/150507/Qua

nLyLuuVuc.pdf

79. Nguyễn Quang Trung, (2004). Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài

nguyên và môi trường lưu vực sông Đà. Báo cáo kết quả đề tài KHCN cấp

nhà nước. KC08.04. Hà Nội

80. Trung tâm con người và thiên nhiên, (2011). Quản lý lưu vực sông ở Việt

Nam - Quyền lợi và thách thức.Báo cáo thảo luận chính sách. Hà Nội -

81. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá, (2013)

Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn: Phần

2. Áp dụng thử nghiệm tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực

sông Lam - tỉnh Nghệ An, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ 29 (2S), tr. 223 - 232.

82. Viện Địa lý, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, (2005). Nghiên cứu xây

dựng giải pháp tổng hợp sử dụng hợp lý dải cát ven biển Trung Bộ từ Quảng

Bình đến Bình Thuận. Báo cáo đề mục. KC08.21. Hà Nội.

83. Viện Quy hoạch thủy lợi, (2008). Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp

Page 169: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

159

công nghệ để PTBV lưu vực sông Hồng. BCTK đề tài KHCN cấp Bộ. Hà Nội.

84. Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thành Long, (2007). Tài nguyên đất tỉnh Quảng

Trị. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.

85. Trần Thanh Xuân, (2002). Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị. Đề tài nhánh

thuộc đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy

văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị”, Sở KHCN&MT tỉnh

Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.

Tiếng Anh

86. Alexander D. (1991), “Natural disasters”, A framework for research and

teaching disaster, 15(3), 209 - 226.

87. Allen, K. (2003), “Vulnerability reduction and the community-based

approach, in Pelling (ed.)”, Natural Disasters and Development in a

Globalising World, 170 - 184.

88. Amber Brown, Marty D. Matlock, Ph.D., P.E., C.S.E (2011). A Review of

Water Scarcity Indices and Methodologies. University of Arkansas The

Sustainability Consortium.

89. AMCOW, (2012). Status report on the application of integrated approaches

to water resources management in Africa.

90. Blaikie, P., Cannon, T., Davis, I. and Wisner, B. (1994), “At Risk: Natural

Hazards, People’s Vulnerability, and Disasters”, London: Routledge.

91. Brooks N. (2003), “Vulnerability, risk and adaptation: A conceptual

framework”, Tyndall Centre for Climate Change Research Working paper .

92. Catherine J. L, (2010), Analysing Vulnerability to Volcanic Hazards:

Application to St. Vincent, The PhD dissertation University College London.

93. Charlton Ro., (2008). Fundamentals of fluvial geomorphology. Routledge,

New York, 234 p.

Page 170: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

160

94. Conner F. R. 2007, Flood vulnerability index. www.oieau.fr/IMG/pdf/09-

WWF4_FVI.pdf.

95. Cutter S.L. (1993), Living with Risk. London: Edward Arnold. 214 pp.

96. Cutter S.L. (1996), “Vulnerability to Environmental Hazards”, Progress in

Human Geography 20(4):529-39.

97. DHI(2009), MIKE NAM Help.

98. EnviroGRIDS - FP7 European project, (2012). Integrated water

resource

sustainability and vulnerability assessment. EnviroGRIDS_deliverable

D5.8, 45p.

99. IPCC (2001a), “Climate change 2001: Impacts, Adaptation and

Vulnerability”, Summary for Policymakers, WMO.

100. IPCC-CZMS (1992), “Global Climate Change and the Rising Challenge of

the Sea. Report of the Coastal Zone Management Subgroup”,.

Intergovernmental Panel on Climate Change. Ministry of Transport, Public

Works and Water Management, The Hague, Netherlands/

101. Füssel, H-M. 2007, Vulnerability: a generally applicable conceptual

framework for climate change research, Global Environmental Change 17:

155 - 167.

102. Global Water Partnership (GWP) (2000). Integrated Water Resources

Management. TAC Background Papers No. 4, 2000.

103. Global Water Partnership (GWP) (2009). A Handbook for Integrated Water

Resources Management in Basins. Elanders, Sweden, 2009. ISBN: 978-91-

85321-72-8

104. Green, C. 2004, The evaluation of vulnerability to flooding, Disaster

Prevention and Management 13(4): 323 - 329.

Page 171: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

161

105. Khaled Mubarak, (2012). Vulnerability Assessment of Freshwater Resources

to climate change : Implications For shared Water Resources in the West

Asia region. UNEP.

106. Nick Catano, Mark Marchand, Simone Staley, and Yao Wang, (2009).

Development and validation of the watershed subtainability index (WSI) for

the watershed of the reventazón river. In cooperation with Executive Director

Guillermo Flores Marchena of COMCURE, the Commission for the

Preservation and Management of the Watershed of the Reventazón River.

107. Rasi Nezami, S., Nazariha, M., Moridi, and Baghvand, (2012).

Environmentally Sound Water Resources Management in Catchment Level

using DPSIR Model and Scenario Analysis. Int. J. Environ. Res., 7(3):569-

580,Summer 2013. ISSN: 1735-6865

108. Status Report on the Application of integrated Approaches to Water

Resources Management in Africa 2012, Africa Union a United and Strong

Africa.

109. Dao Trong Tu (2010). River Basin Organizations in Southeast Asia and

Vietnam: Challenges and Powers. A paper presented at the Regional

Workshop on Sustainable Water Resources Management in Vietnam by

Institute for Technology Development, Media and Community Assistance

(IMC), Hanoi-Vietnam, 11 December 2009.

110. UNDP, (2009), Methodologies guidlines, Vulnerability assessment of

freshwater resources to environment changes, Thailand.

111. Peter Kristensen. The DPSIR Framework. http://wwz.ifremer.fr/

dce/content/download/69291/913220/file/DPSIR.pdf

112. Villagran de Leon JC (2006). Vulnerability - conceptual and methodological

review, Studies of the university: research, counsel, education, publication

series of UNU-EHS4/2006. Bonn.

113. Vulnerability and Adaptation to Climate Change: Concepts, Issues,

Page 172: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

162

Assessment Methods 2001, Climate Change Knowledge Network Foundation

Paper, http://www.iisd.org/cckn/pdf/va_foundation_final.pdf

114. Watson B, (1992). Subtainable and environmentally devellopment of water

resouces in Autralia, WR series No. 75. New York.

115. Waterman P. and Kay R.C, (1993). Review of the applicability of the

Common Methodology for Assessment of Vulnerability to Sea-Level Rise to

the Australian Coastal Zone, In: MCLEAN, R. and MIMURA N. (eds.).

Vulnerability Assessment to Sea-Level Rise and Coastal Zone Management.

Proceedings of IPCC Eastern Hemisphere Workshop, Tsukuba, Japan, 3-6

August 1993, pp. 237-248.

116. Watts M.J. and Bohle H.G, (1993) The space of vulnerability: the causal

structure of hunger and famine, Progress in Human Geography 17, p.43-67.

117. YongYi, 1992. Policies for sustainable water resources development in the

North China region, Water resources series No. 75. NewYork.

PHỤ LỤC

Page 173: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

163

PHỤ LỤC

Bảng P1: Kết quả chỉ thị và chí số dễ bị tổn thương

của 12 tiểu vùng lưu vực sông Thạch Hãn.

Page 174: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

164

Tiểu

vùng

Sức ép

nguồn

nước

Sức ép về sử

dụng nước Hệ sinh thái

Năng lực

quản lý

Tổn

thương

K11 0,405 0,525 0,27 0,7986 0,50

K12 0,405 0,615 0,28 0,7986 0,52

K13 0,39 0,32 0,375 0,7986 0,47

K21 0,345 0,28 0,55 0,7986 0,49

K22 0,39 0,475 0,49 0,7986 0,54

K23 0,345 0,35 0,405 0,7986 0,47

K31 0,345 0,27 0,435 0,7986 0,46

K32 0,405 0,43 0,17 0,7986 0,45

K33 0,405 0,4 0,34 0,7986 0,49

K41 0,36 0,425 0,91 0,7986 0,62

K42 0,36 0,375 0,74 0,7986 0,57

K43 0,36 0,41 0,73 0,7986 0,57

Page 175: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

165

Bảng P2: Kết quả tính nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại các tiểu vùng:

Đơn vị tính 106m

3.

Tiểu

Vùng

tháng

1

tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 Năm

K11 0,0363 0,0328 0,0363 0,0352 0,0363 0,0352 0,0363 0,0363 0,0352 0,0363 0,0352 0,0363 0,4279

K12 0,0259 0,0234 0,0259 0,0251 0,0259 0,0251 0,0259 0,0259 0,0251 0,0259 0,0251 0,0259 0,3048

K13 0,0876 0,0792 0,0876 0,0848 0,0876 0,0848 0,0876 0,0876 0,0848 0,0876 0,0848 0,0876 1,0320

K21 0,0598 0,0540 0,0598 0,0578 0,0598 0,0578 0,0598 0,0598 0,0578 0,0598 0,0578 0,0598 0,7035

K22 0,0358 0,0323 0,0358 0,0346 0,0358 0,0346 0,0358 0,0358 0,0346 0,0358 0,0346 0,0358 0,4213

K23 0,1257 0,1136 0,1257 0,1217 0,1257 0,1217 0,1257 0,1257 0,1217 0,1257 0,1217 0,1257 1,4803

K31 0,1441 0,1302 0,1441 0,1395 0,1441 0,1395 0,1441 0,1441 0,1395 0,1441 0,1395 0,1441 1,6967

K32 0,0261 0,0236 0,0261 0,0253 0,0261 0,0253 0,0261 0,0261 0,0253 0,0261 0,0253 0,0261 0,3077

K33 0,0100 0,0090 0,0100 0,0096 0,0100 0,0096 0,0100 0,0100 0,0096 0,0100 0,0096 0,0100 0,1173

K41 0,1186 0,1071 0,1186 0,1148 0,1186 0,1148 0,1186 0,1186 0,1148 0,1186 0,1148 0,1186 1,3962

K42 0,0161 0,0146 0,0161 0,0156 0,0161 0,0156 0,0161 0,0161 0,0156 0,0161 0,0156 0,0161 0,1898

K43 0,0094 0,0085 0,0094 0,0091 0,0094 0,0091 0,0094 0,0094 0,0091 0,0094 0,0091 0,0094 0,1106

Page 176: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

166

Bảng P3. Nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp cho các tiểu vùng năm 2012

(đơn vị tính 106m

3).

Tiểu

Vùng

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12 Năm

K11 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

K12 0,013 0,012 0,013 0,012 0,013 0,012 0,013 0,013 0,012 0,013 0,012 0,013 0,0151

K13 0,029 0,026 0,029 0,028 0,029 0,028 0,029 0,029 0,028 0,029 0,028 0,029 0,0345

K21 0,0171 0,0155 0,0171 0,0166 0,0171 0,0166 0,0171 0,0171 0,0166 0,0171 0,0166 0,0166 0,5709

K22 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

K23 0,0304 0,0274 0,0304 0,0294 0,0304 0,0294 0,0304 0,0304 0,0294 0,0304 0,0294 0,0297 0,3568

K31 0,0450 0,0407 0,0450 0,0436 0,0450 0,0436 0,0450 0,0450 0,0436 0,0450 0,0436 0,0442 0,5295

K32 0,024 0,022 0,024 0,023 0,024 0,023 0,024 0,024 0,023 0,024 0,023 0,024 0,0282

K33 04 04 04 04 04 04 04 04 04 04 04 04 0,052

K41 0,043 0,039 0,043 0,042 0,043 0,042 0,043 0,043 0,042 0,043 0,042 0,043 0,0510

K42 0,015 0,014 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,015 0,0180

K43 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Page 177: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

167

Bảng P4: Nhu cầu sử dụng nước ngành du lịch, dịch vụ cho các tiểu vùng năm 2012 (đơn vị tính 106m

3.)

Tiểu vùng tháng 1 tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 Năm

K11 0,0036 0,0033 0,0036 0,0035 0,0036 0,0035 0,0036 0,0036 0,0035 0,0036 0,0035 0,0036 0,0428

K12 0,0026 0,0023 0,0026 0,0025 0,0026 0,0025 0,0026 0,0026 0,0025 0,0026 0,0025 0,0026 0,0305

K13 0,0088 0,0079 0,0088 0,0085 0,0088 0,0085 0,0088 0,0088 0,0085 0,0088 0,0085 0,0088 0,1032

K21 0,0060 0,0054 0,0060 0,0058 0,0060 0,0058 0,0060 0,0060 0,0058 0,0060 0,0058 0,0060 0,0704

K22 0,0036 0,0032 0,0036 0,0035 0,0036 0,0035 0,0036 0,0036 0,0035 0,0036 0,0035 0,0036 0,0421

K23 0,0126 0,0114 0,0126 0,0122 0,0126 0,0122 0,0126 0,0126 0,0122 0,0126 0,0122 0,0126 0,1480

K31 0,0144 0,0130 0,0144 0,0139 0,0144 0,0139 0,0144 0,0144 0,0139 0,0144 0,0139 0,0144 0,1697

K32 0,0026 0,0024 0,0026 0,0025 0,0026 0,0025 0,0026 0,0026 0,0025 0,0026 0,0025 0,0026 0,0308

K33 0,0010 09 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0010 0,0117

CIV 1 0,0119 0,0107 0,0119 0,0115 0,0119 0,0115 0,0119 0,0119 0,0115 0,0119 0,0115 0,0119 0,1396

CIV 2 0,0016 0,0015 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0016 0,0190

CIV 3 09 08 09 09 09 09 09 09 09 09 09 09 0,0111

Page 178: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

168

BảngP5: Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị trong các tiểu vùng năm 2012(đơn vị tính 106m)

3.

Tiểu

Vùng

tháng

1

tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 Năm

K11 0,0182 0,0164 0,0182 0,0176 0,0182 0,0176 0,0182 0,0182 0,0176 0,0182 0,0176 0,0182 0,2139

K12 0,0129 0,0117 0,0129 0,0125 0,0129 0,0125 0,0129 0,0129 0,0125 0,0129 0,0125 0,0129 0,1524

K13 0,0438 0,0396 0,0438 0,0424 0,0438 0,0424 0,0438 0,0438 0,0424 0,0438 0,0424 0,0438 0,5160

K21 0,0299 0,0270 0,0299 0,0289 0,0299 0,0289 0,0299 0,0299 0,0289 0,0299 0,0289 0,0299 0,3518

K22 0,0179 0,0162 0,0179 0,0173 0,0179 0,0173 0,0179 0,0179 0,0173 0,0179 0,0173 0,0179 0,2107

K23 0,0629 0,0568 0,0629 0,0608 0,0629 0,0608 0,0629 0,0629 0,0608 0,0629 0,0608 0,0629 0,7401

K31 0,0721 0,0651 0,0721 0,0697 0,0721 0,0697 0,0721 0,0721 0,0697 0,0721 0,0697 0,0721 0,8483

K32 0,0131 0,0118 0,0131 0,0126 0,0131 0,0126 0,0131 0,0131 0,0126 0,0131 0,0126 0,0131 0,1538

K33 0,0050 0,0045 0,0050 0,0048 0,0050 0,0048 0,0050 0,0050 0,0048 0,0050 0,0048 0,0050 0,0586

CIV 1 0,0593 0,0536 0,0593 0,0574 0,0593 0,0574 0,0593 0,0593 0,0574 0,0593 0,0574 0,0593 0,6981

CIV 2 0,0081 0,0073 0,0081 0,0078 0,0081 0,0078 0,0081 0,0081 0,0078 0,0081 0,0078 0,0081 0,0949

CIV 3 0,0047 0,0042 0,0047 0,0045 0,0047 0,0045 0,0047 0,0047 0,0045 0,0047 0,0045 0,0047 0,0553

Page 179: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

169

Bảng P6: Nhu cầu sử dụng nước trong chăn nuôi ở các tiểu vùng năm 2012 (đơn vị tính: 106m

3).

Tiểu

Vùng

tháng

1

tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 Năm

K11 0,0544 0,0491 0,0544 0,0526 0,0544 0,0526 0,0544 0,0544 0,0526 0,0544 0,0526 0,0544 0,6401

K12 0,0343 0,0309 0,0343 0,0332 0,0343 0,0332 0,0343 0,0343 0,0332 0,0343 0,0332 0,0343 0,4033

K13 0,1926 0,1740 0,1926 0,1864 0,1926 0,1864 0,1926 0,1926 0,1864 0,1926 0,1864 0,1926 2,2676

K21 0,0126 0,0114 0,0126 0,0122 0,0126 0,0122 0,0126 0,0126 0,0122 0,0126 0,0122 0,0126 0,1486

K22 0,0845 0,0763 0,0845 0,0817 0,0845 0,0817 0,0845 0,0845 0,0817 0,0845 0,0817 0,0845 0,9945

K23 0,1128 0,1019 0,1128 0,1092 0,1128 0,1092 0,1128 0,1128 0,1092 0,1128 0,1092 0,1128 1,3281

K31 0,0885 0,0799 0,0885 0,0856 0,0885 0,0856 0,0885 0,0885 0,0856 0,0885 0,0856 0,0885 1,0418

K32 0,0404 0,0365 0,0404 0,0391 0,0404 0,0391 0,0404 0,0404 0,0391 0,0404 0,0391 0,0404 0,4761

K33 0,0142 0,0129 0,0142 0,0138 0,0142 0,0138 0,0142 0,0142 0,0138 0,0142 0,0138 0,0142 0,1677

K41 0,2644 0,2388 0,2644 0,2558 0,2644 0,2558 0,2644 0,2644 0,2558 0,2644 0,2558 0,2644 3,1125

K42 0,0249 0,0225 0,0249 0,0241 0,0249 0,0241 0,0249 0,0249 0,0241 0,0249 0,0241 0,0249 0,2928

K43 0,0212 0,0192 0,0212 0,0206 0,0212 0,0206 0,0212 0,0212 0,0206 0,0212 0,0206 0,0212 0,2502

Page 180: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

170

Bảng P7: Kết quả tính toán tổng lượng cho các tiểu vùng,( đơn vị tính 106m

3)

Tiểu

vùng

Thán

g 1

Thán

g 2

Thán

g 3

Tháng

4 Tháng 5 Tháng 6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10 Tháng 11

Tháng

12

K11 0,000 1,082

4

1,816

0 2,4478 3,0320 3,5875 4,1245 4,6488 6,4155 10,8448 17,1062 24,9894

K12 0,000 0,979

4

1,695

1 2,2136

2,60,000

4 2,9321 3,2452 3,5747 4,1820 5,2445 6,9067 10,5475

K13 0,000 2,821

6

4,923

2 6,4861 7,7116 9,0821

10,735

9

12,925

6

19,702

3 33,3441 55,2345

103,486

1

K21 0,000 1,077

2

1,788

1 2,3011 2,6912

3,0,0003

9 3,2694 3,5063 4,6466 8,6770 13,0712 18,7185

K22 0,000 0,454

0

0,785

4 1,0630 1,3098 1,6026 1,9579 2,4146 3,8865 7,1496 12,3033 22,4581

K23 0,000 3,129

3

5,452

1 7,2524 8,7568 10,0417

11,194

1

12,294

4

18,120

5 33,8830 57,6078

116,318

4

K31 0,000 4,623

6

8,146

4

10,881

3 13,1827 15,0559

16,624

5

17,979

6

26,566

2 49,8373

86,0,0006

8

184,438

7

K32 0,000 1,087

5

1,937

2 2,5976 3,1705 3,6811 4,1604 4,6486 6,7191 10,8310 17,3376 39,6367

K33 0,000 0,670

2

1,208

6 1,6320 1,9788 2,4721 3,1599 4,1586 7,2964 13,8245 24,7585 50,3738

K41 0,000 1,562 2,719 3,6669 4,4815 5,1976 5,8424 6,4743 8,9152 14,7832 22,8751 33,0764

Page 181: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

171

0 5

K42 0,000 0,339

4

0,598

2 0,8083 1,0132 1,1914 1,3462 1,4823 2,2740

3,80,000

6 5,7656 13,9488

K43 0,000 0,158

3

0,281

1 0,3846 0,4895 0,5833 0,6667 0,7414 1,1479 1,8823 2,8793 7,0352

Page 182: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

172

Bảng P8. Nhu cầu sử dụng nước cho GTVT và BVMT cho các tiểu vùng năm 2012

Đơn vị tính 106m

3

Tiểu

vùng

tháng

1

tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 năm

K11 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

K12 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644 0,4644

K13 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388 1,2388

K21 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908 0,4908

K22 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187 0,2187

K23 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042 1,5042

K31 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469 2,2469

K32 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341 0,5341

K33 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335 0,3335

K41 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557 0,7557

K42 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655 0,1655

K43 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783 0,0783

Page 183: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

173

Bảng P9. Diện tích gieo trồng các loại cây. Đơn vị tính: ha

Huyện/cây Đông

Quảng

Trị

Hướng

Hóa

Gio

Linh Đakrông

Cam

Lộ

Triệu

Phong

Hải

Lăng

Lúa Đông

Xuân 1107,60 314,30 1056,50 3952,00 527,80 1482,00 5607,80 6673,40

Lúa Hè

Thu 1039,10 270,00 986,40 3157,10 438,70 1306,50 5142,00 6521,90

Lúa Mùa

1104,40

1304,50

Ngô 20,30 73,10 264,00 998,10 60,60 1565,00 151,10 290,90

Khoai lang 38,00 4,20 116,80 297,20 194,50 56,00 716,30 795,70

Sắn 30,00 125,50 4262,80 779,30 963,60 1020,50 841,20 1347,50

Mía

3,50

7,00 2,00

Lạc 31,00 24,00 67,40 456,40 499,10 788,80 486,60 584,70

Cam 0,30 2,20 4,80 5,25 9,00 8,55 16,20 14,20

Dứa 2,50 3,60 93,30 10,57 286,00 8,60 7,60 10,00

Chuối 26,80 17,50 2086,00 154,30 483,10 173,30 73,30 21,00

Xoài 0,50 3,00 230,57 18,70

5,10 14,30 12,00

Cà Phê

4773,80

176,00

Hồ tiêu 1,00 9,10 183,50 425,90 37,00 307,40 34,80 62,00

Page 184: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

174

Bảng P10: Nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp ở các tiểu vùng năm 2012 (đơn vị tính:106m

3).

Tiểu

Vùng

tháng

1

tháng

2

tháng

3

tháng

4

tháng

5

tháng

6

tháng

7

tháng

8

tháng

9

tháng

10

tháng

11

tháng

12 Năm

K11 1,1001 2,5527 4,3533 2,1700 0,8647 2,5815 1,7350 1,3764 00 00 0,0378 0,0016 16,7731

K12 2,0101 2,3028 3,5549 0,7833 3,1327 3,8505 0,0802 0,0296 00 0,3068 1,6872 1,0702 18,8084

K13 2,7122 3,1032 5,4313 3,7614 1,0874 2,0484 0,2453 0,2236 00 0,0462 0,2662 0,1616 19,0869

K21 0,2624 0,2144 0,3740 0,3590 0,1252 0,5871 0,5681 0,1409 00 02 00 0,0204 2,6518

K22 0,9084 0,9264 1,6485 1,6862 0,4592 2,2156 1,8075 0,5128 00 00 0,0019 01 10,1666

K23 1,5626 1,4281 2,8090 3,0384 0,7837 3,5965 3,0427 0,8980 00 0,0017 0,0012 0,0605 17,2224

K31 1,4632 1,2152 2,4922 2,6907 0,7860 3,3433 2,8757 0,9040 00 0,0031 0,0013 0,1014 15,8760

K32 1,3389 1,4381 2,3666 0,9224 1,9742 2,7006 0,6246 0,1880 00 0,1576 0,8770 0,5552 13,1432

K33 0,4854 0,7411 1,2154 0,4756 0,6158 1,0034 0,2939 0,2159 00 0,0472 0,2647 0,1656 5,5239

CIV 1 2,9775 2,7893 5,0155 5,5538 1,4812 7,4031 6,0869 1,5639 00 01 00 0,0029 32,8741

CIV 2 0,2887 0,2285 0,4365 0,4331 0,3110 0,7039 0,5828 0,1414 00 00 0,0094 0,0018 3,1370

CIV 3 0,2309 0,1964 0,3660 0,3813 0,1994 0,5660 0,4643 0,1155 00 00 0,0048 00 2,5246

Page 185: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

175

Bảng P11: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành. Đơn vị tính 106 m

3

Tiểu

vùng

Sinh

hoạt

Chăn

nuôi

Trồng

trọt

Thươn

g mại,

dịch

vụ và

du lịch

Hoạt

động

đô thị

Công

nghiệp

Tiểu thủ

công

nghiệp

Thủy

hải

sản

Giao

thông

và bảo

vệ môi

trườn

g

Tổng

K11 0,4279 0,6401 16,7731 0,0428 0,2139 00 0,4279 06 00 18,5263

K12 0,3048 0,4033 18,8084 0,0305 0,1524 0,0151 0,3048 08 0,4644 20,4845

K13 1,0320 2,2676 19,0869 0,1032 0,5160 0,0345 1,0320 0,0113 1,2388 25,3223

K21 0,7035 0,1486 2,6518 0,0704 0,3518 0,5709 0,7035 0,0010 0,4908 5,3223

K22 0,4213 0,9945 10,1666 0,0421 0,2107 00 0,4213 0,0055 0,2187 12,4808

K23 1,4803 1,3281 17,2224 0,1480 0,7401 0,3568 1,4803 0,0070 1,5042 24,2672

K31 1,6967 1,0418 15,8760 0,1697 0,8483 0,5295 1,6967 0,0049 2,2469 24,1104

K32 0,3077 0,4761 13,1432 0,0308 0,1538 0,0282 0,3077 0,0019 0,5341 14,9834

K33 0,1173 0,1677 5,5239 0,0117 0,0586 0,0052 0,1173 03 0,3335 6,3355

K41 1,3962 3,1125 32,8741 0,1396 0,6981 0,0510 1,3962 0,0175 0,7557 40,4410

K42 0,1898 0,2928 3,1370 0,0190 0,0949 0,0180 0,1898 0,0018 0,1655 4,1086

K43 0,0094 0,2502 2,5246 0,0111 0,0553 04 0,1106 0,0015 0,0783 3,0412

Page 186: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

176

Bảng P12: Tổng lượng nước đến trong toàn lưu vực năm 2012. Đơn vị tính 106m

3

Tiểu

Vùng

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11 Tháng 12

K11 00 1,0824 1,8160 2,4478 3,0320 3,5875 4,1245 4,6488 6,4155 10,8448 17,1062 24,9894

K12 00 0,9794 1,6951 2,2136 2,6004 2,9321 3,2452 3,5747 4,1820 5,2445 6,9067 10,5475

K13 00 2,8216 4,9232 6,4861 7,7116 9,0821 10,7359 12,9256 19,7023 33,3441 55,2345 103,4861

K21 00 1,0772 1,7881 2,3011 2,6912 3,0039 3,2694 3,5063 4,6466 8,6770 13,0712 18,7185

K22 00 0,4540 0,7854 1,0630 1,3098 1,6026 1,9579 2,4146 3,8865 7,1496 12,3033 22,4581

K23 00 3,1293 5,4521 7,2524 8,7568 10,0417 11,1941 12,2944 18,1205 33,8830 57,6078 116,3184

K31 00 4,6236 8,1464 10,8813 13,1827 15,0559 16,6245 17,9796 26,5662 49,8373 86,0068 184,4387

K32 00 1,0875 1,9372 2,5976 3,1705 3,6811 4,1604 4,6486 6,7191 10,8310 17,3376 39,6367

K33 00 0,6702 1,2086 1,6320 1,9788 2,4721 3,1599 4,1586 7,2964 13,8245 24,7585 50,3738

K41 00 1,5620 2,7195 3,6669 4,4815 5,1976 5,8424 6,4743 8,9152 14,7832 22,8751 33,0764

K42 00 0,3394 0,5982 0,8083 1,0132 1,1914 1,3462 1,4823 2,2740 3,8006 5,7656 13,9488

K43 00 0,1583 0,2811 0,3846 0,4895 0,5833 0,6667 0,7414 1,1479 1,8823 2,8793 7,0352

Page 187: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

177

Bảng P13. Danh sách các chỉ số đánh giá tổn thương tài nguyên nước đề xuất bởi các tổ chức quốc tế

Chỉ số Ứng dụng

ví dụ Mô tả Lý do

Giải

thích

Phạm

trù Nguồn dữ liệu

1. Biến đổi

khí hậu

Thay đổi lượng mưa và

bốc hơi (cả về số lượng và

biến đổi biến số)

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

2. Dân số

học

Thay đổi dân số và mật độ

dân số

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

3. Thay đổi

sử dụng đất

Thay đổi đất (Diện tích

rừng, nông nghiệp, thảm

thực vật)

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

4. Tổng

nguồn nước tái

tạo thực tế

WWAP

(2012)

Tổng tài nguyên nước tái

tạo thực tế hàng năm là

tổng khối lượng tối đa

theo lý thuyết của nguồn

nước có sẵn trong một đất

nước

Nguồn nước sẵn có, ít có khả

năng thiếu nước.

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Số

lượng

Dữ liệu đầu ra WP4

của envirogrids

(mô hình thủy văn)

5. Vết nước

Mekonnen

and

hoekstra

(2011)

Tổng lượng nước ngọt

được sử dụng để sản xuất

hàng hoá và dịch vụ tiêu

thụ bởi các cư dân của các

quốc gia.

Sự mất ổn định của việc

thiếu nước tăng lên vì nước

bốc hơi nhiều,kết hợp thành

một sản phẩm, hoặc chuyển

hướng (vết nước xanh); bốc

hơi hoặc kết hợp vào thực

vật (vết nước xanh), cũng

không cần thiết để đồng hóa

tải trọng của các chất ô

nhiễm dựa trên nồng độ nền

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Số

lượng

Dữ liệu đầu ra WP4

của envirogrids,

AQUASTAT

Page 188: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

178

tự nhiên và tiêu chuẩn chất

lượng nước xung quanh hiện

có (vết nước xám).

6. Tổng

lượng nước lấy ra

(tổng hợp của các

ngành)

WWAP

(2012)

Lượng nước hàng năm thu

hồi cho mục đích nông

nghiệp, công nghiệp và đô

thị. Nó bao gồm các

nguồn nước ngọt tái tạo

cũng như tiềm năng tái tạo

nước ngầm hoặc lấy nước

ngầm hóa thạch và sử

dụng tiềm năng của nước

khử muối hoặc nước thải

được xử lý.

Lượng nước lấy ra càng cao,

lượng nước sẵn có còn càng

ít

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Số

lượng

AQUASTAT

7. Nguồn

nạp nitơ hiện tại

WWAP

(2012)

Tổng số chất vô cơ và

lượng nitơ như lắng đọng,

định hình, phân bón, chăn

nuôi, con người và tổng

nitơ phân phối cho hệ

thống đất đai và thủy sản

Chỉ số này cung cấp một

thước đo của sự ô nhiễm

nước bằng cách lập bản đồ rõ

ràng cho mức độ của cả nito

tự nhiên và cấp nitơ cho đất

và hệ thống thủy sản

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Chất

lượng

Tất cả các dữ liệu

của chỉ số này là có

được từ nhóm phân

tích các hệ thống

nước tại Đại học

New Hampshire

.Tham số ô nhiễm

nguồn nước

Huang and

Cai (2009)

Tỷ lệ giữa tổng lượng

nước thải chưa qua xử lý

và tổng tài nguyên nước

của lưu vực sông

Tỷ lệ nước thải chưa được xử

lý cao hơn dẫn đến sự suy

thoái của chất lượng nước

ngọt

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Chất

lượng

AQUASTAT,

Dữ liệu đầu ra WP4

của envirogrids

(mô hình thủy văn)

Page 189: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

179

8. .Sự biến

đổi nguồn nước

Huang and

Cai (2009)

Chỉ số biến đổi của lượng

mưa trong vòng 50 năm

qua.

Một biến cao hơn của nước

ngọt dẫn đến xác suất cao

hơn của sự thiếu hụt nước

tạm thời

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Biến

số IPCC, AQUASTAT

9. Sự thay

đổi diện tích rừng

Hamouda

et al 2009

Thay đổi diện tích rừng là

tổng số phần trăm thay đổi

trong cả rừng tự nhiên và

rừng nhân tạo

Nạn phá rừng làm tăng lượng

mưa, xói mòn đất và trầm

tích sông, do đó tăng tính dễ

tổn thương

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Biến

số

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

10. Suy giảm

hệ sinh thái

Huang and

Cai (2009)

Thiếu đất che phủ dẫn đến

suy giảm hệ sinh thái ->

tài nguyên nước dễ bị tổn

thương

bốc hơi ngay lập tức và dòng

chảy và tăng cường sự xâm

nhập vào đất và nguồn nước

ngầm. Vì vậy, thảm thực vật

giảm biến đổi

Áp lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Biến

số

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

11. Chỉ số áp

lực nước tương

đối

WWAP

(2012)

Nhu cầu nước công nghiệp

và nông nghiệp trong nước

được cung cấp từ mạng

lưới sông. Chỉ số này cũng

được biết đến như nhu

cầu nước tương đối

(RWD)

Chỉ số này cung cấp một

thước đo của những áp lực

nhu cầu nước trong nước,

công nghiệp và nông nghiệp

liên quan đến các nguồn

cung cấp nước tại địa

phương và trên thượng

nguồn. Khu vực trải qua tình

trạng thiếu nước và thiếu

nước có thể được xác định

bởi tỷ lệ nhu cầu nướctương

ứng trên 0,2 và 0,4

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Tất cả

AQUASTAT, Dữ

liệu đầu ra WP4 của

envirogrids

Page 190: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

180

12. Chỉ số sử

dụng nước không

bền vững

WWAP

(2012)

So sánh giữa tổng nhu cầu

và nông nghiệp để cung

cấp nguồn nước tái tạo,

cho các khu vực nơi các

hoạt động không bền vững

có thể xảy ra.

Chỉ số này cung cấp một

thước đo của nhu cầu nước

của con người vượt quá

nguồn cung cấp tự nhiên

(nước thải địa phương cộng

với dòng sông).

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Tất cả

AQUASTAT, Dữ

liệu đầu ra WP4 của

envirogrids

13. Chỉ số tái

sử dụng nước

WWAP

(2012)

Tổng hợp nhu cầu sử dụng

nước ở thượng nguồn

cung cấp cho mỗi mạng

lưới sông

Với những giá trị cao đối với

chỉ số này, chúng ta có thể

mong đợi sự cạnh tranh nước

ngày càng tăng giữa những

người sử dụng, cả tự nhiên

và xã hội, cũng như ô nhiễm

và các vấn đề sức khoẻ cộng

đồng tiềm ẩn. Chỉ số tái sử

dụng nước có thể khác nhau

rất nhiều để đáp ứng với sự

thay đổi khí hậu. Các chỉ số

tái sử dụng phản ánh sự tác

động tổng hợp của các đối

thủ cạnh tranh nước trên toàn

lưu vực. Ví dụ như tăng sự

khan hiếm nước và áp lực

của các tài nguyên dựa trên

một xu hướng là sự tăng đối

với: ô nhiễm nước, vấn đề

quản trị, xung đột, các vấn đề

sức khỏe con người, hệ sinh

thái hạ lưu, cắt giảm các hoạt

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Tất cả

AQUASTAT, Dữ

liệu đầu ra WP4 của

envirogrids

Page 191: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

181

động kinh tế (tức là bỏ thủy

lợi)

14. Phát triển

nước ngầm góp

phần vào tổng

nguồn nước tái

tạo thực

WWAP

(2012)

Nước ngầm trừu tượng

như một phần của thành

phần ngầm của tổng tài

nguyên nước tái tạo thực

tế

Chỉ số này có thể được sử

dụng để đánh giá liệu có tiềm

năng để phát triển hơn nữa

các nguồn tài nguyên nước

ngầm hay nguồn nước ngầm

được khai thác quá mức.

Như một giới hạn, nó phải

được hiểu rằng khối lượng

của nguồn nước tái tạo có thể

không liên quan trực tiếp đến

khối lượng nước về mặt lý

thuyết có sẵn trên một lưu

vực bền vững.

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Tất cả

AQUASTAT, Dữ

liệu đầu ra WP4 của

envirogrids

15. .Áp lực

môi trường nước

UNEP

(2011)

Có nghĩa là dòng chảy

hàng năm trừ đi nhu cầu

nước môi trường, chia cho

tổng lượng lấy ra

Chỉ số này xem xét các yêu

cầu về môi trường nước

(EWR), hoặc các khía cạnh

về số lượng, bao gồm cả các

thành phần lưu lượng thấp và

cao. Các chỉ số có thể được

so sánh với các chỉ số áp lực

nước con người và nông

nghiệp để xem những vấn đề

có khả năng có tầm quan

trọng lớn nhất đối với các

lưu vực về số lượng.

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Môi

trường

Viện Quản lý nước

quốc tế, Dữ liệu đầu

ra WP4 của

envirogrids

(mô hình thủy văn)

Page 192: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

182

16. Áp lực

nước con người

(UNEP 2011)

UNEP

(2011)

Lượng nước sẵn có cho

mỗi người mỗi năm

Chỉ số này giao dịch với

lượng nước có sẵn cho mỗi

người mỗi năm, trên tiền đề

rằng lượng nước dành cho

mỗi người càng ít, tác động

vào sự phát triển và sức khỏe

của con người càng lớn, và

lượng nước sẵn có cho các

thành phần khác càng ít.

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Xã hội

AQUASTAT, Dữ

liệu đầu ra WP4 của

envirogrids

17. .Sức ép

nước nông nghiệp

(UNEP 2011)

UNEP

(2011)

Nước có sẵn trong lưu vực

(cho sinh hoạt, công

nghiệp và thủy lợi), chia

cho diện tích đất trồng trọt

Chỉ số này bao gồm cả nước

mưa (ngầm), nước tưới nông

nghiệp. Tỷ lệ cho các chỉ số

thủy lợi sự phụ thuộcvào

nông nghiệp trong lưu vực.

Mức độ cao hơn của thủy lợi

nói chung sẽ biểu thị mức độ

cao hơn của lượng nước rút

ra, lượng nước có sẵn ít cho

các ngành khác, và các tổn

thương tiềm ẩn để giảm

lượng mưa như do sự thay

đổi khí hậu.

Độ lộ

diện

càng

nhiều

chỉ số

càng

tăng

Kinh

tế

Dữ liệu đầu ra WP3

của envirogrids

18. Tích lũy

tổn thương

Sullian

2011

Lượng nước trữ trong các

đập nước

Cho phép điều tiết nguồn

nước (biến thiên). Tất cả

Cơ sở dữ liệu hồ

chứa và đập toàn

cầu

19. Đánh cá UNEP

2011

Tổng ước lượng cá thu

hoạch liên quan đến năng

suất cá dự kiến và tỷ lệ

Môi

trường

Cơ sở dữ liệu

Fishbase

Page 193: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

183

của các loài phi bản địa

20. Chỉ số

biến đổi đối với

chỉ số độ ẩm khí

hậu

WWAP

2012

Các Chỉ số biến đổi (CV)

cho các chỉ số độ ẩm khí

hậu (CMI) là một biện

pháp thống kê của biến đổi

trong tỷ lệ nhu cầu nước

thực vật để lắng đọng

Nó rất hữu ích cho việc xác

định các khu vực có khí hậu

biến đổi cao do có khả năng

dễ bị tổn thương về nước

định kỳ hoặc tình trạng khan

hiếm. Tăng chỉ số biến đổi

khí hậu lớn hơn năm này đến

năm khác biến động, và do

đó, ít khả năng dự đoán khí

hậu.

Độ

nhạy

càng

cao Chỉ

số càng

lớn

Môi

trường

Nhóm Phân tích các

hệ thống nước (Đại

học New

Hampshire)

21. Tiếp cận

để cải thiện vệ

sinh môi trường

UNEP

2011,

WWAP

2012

Tỷ lệ dân số sử dụng

nguồn nước uống được cải

thiện. cải thiện nguồn

nước uống bao gồm;

đường ống nước vào nhà

ở, đường ống nước tại các

bãi / lô đất, vòi nước công

cộng hoặc ống nước,

giếng khoan, giếng đào,

suối, nước mưa

Điều kiện vệ sinh được cải

thiện sẽ là một dấu hiệu của

sức khỏe dân số như sự thiếu

cải thiện vệ sinh môi trường

thường dẫn đến sự gia tăng

các bệnh liên quan đến nước,

chẳng hạn như bệnh tả và

tiêu chảy 1. Ngoài ra còn có

các khía cạnh kinh tế để xem

xét là các bệnh liên quan đến

vệ sinh kém từ nơi làm việc

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Xã hội

Tổ chức Y tế Thế

giới và Quỹ Nhi

đồng Liên Hợp

Quốc, Chương trình

Đo lường chung

(JMP)

22. Tiếp cận

cải thiện nguồn

cung cấp nước

uống

UNEP

2011,

WWAP

2012

Sử dụng cơ sở vật chất

hợp vệ sinh. Cải thiện vệ

sinh bao gồm xả nước nhà

vệ sinh , đường ống hệ

thống thoát nước, bể phốt,

Truy cập để cải thiện nguồn

cung cấp nước uống sẽ thấy

hiệu quả của lưu vực của Cơ

cấu quản lý nước. Nó cũng

sẽ là một dấu hiệu của sức

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

Xã hội

Tổ chức Y tế Thế

giới và Quỹ Nhi

đồng Liên Hợp

Quốc, Chương trình

Đo lường chung

Page 194: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

184

dội hố xí, thông gió cải

thiện nhà vệ sinh hố xí,

nhà vệ sinh tự hoại.

khỏe dân số như thiếu nước

dẫn đến sự gia tăng các bệnh

liên quan đến nước, chẳng

hạn như bệnh tả và tiêu chảy

cấp 1. Tiếp cận nguồn nước

uống được cải thiện cũng có

thể cung cấp lợi ích kinh tế

nếu ít thời gian hơn dành cho

việc đảm bảo cung cấp nước

hộ gia đình.

thấp (JMP)

23. Tuổi thọ UNEP

2011

Số năm một đứa trẻ sống

từ khi sinh ra

Tuổi thọ là một dấu hiệu cho

thấy mức độ của một số chức

năng và các kiểu mẫu trong

xã hội. Một tuổi thọ cao là

một dấu hiệu của một xã hội

mà dân số được tiếp cận với

thực phẩm dinh dưỡng và sự

chăm sóc sức khỏe.

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Xã hội WHO

24. Tỷ lệ

người suy dinh

dưỡng

WWAP

2012

Tỷ lệ phần trăm của những

người không được tiếp cận

đầy đủ, an toàn và dinh

dưỡng thực phẩm đáp ứng

nhu cầu ăn uống của họ và

sở thích thức ăn cho một

cuộc sống năng động và

khỏe mạnh.

Tỷ lệ người suy dinh dưỡng

cung cấp một thước đo của

mức độ về vấn đề đói kém

cho các khu vực / quốc gia

và do đó có thể được coi là

một sự đo lường an ninh

lương thực.

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội FAO

25. Tỷ lệ

nghèo đói

Hamouda

et al 2009 Mức dân số dưới $ 2 một

ngày là tỷ lệ dân số sống

Những người nghèo có nhiều

khả năng mắc các bệnh liên

Độ

nhạy Xã hội Ngân hàng thế giới

Page 195: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

185

dưới mức 2,00 $ một ngày

vào năm 2005 so với quốc

tế.

quan đến nguồn nước. Tương

tự họ có ít khả năng để có

biện pháp cụ thể trong

trường hợp khan hiếm nước

hoặc ô nhiễm.

càng

cao chỉ

số càng

cao

26. Hiệu quả

sử dụng nước

UNEP

2011

Các chỉ số kết hợp tổng

sản phẩm trong nước

(GDP) / đầu người / tổng

lượng rút ra

Các giá trị GDP cao và tỷ lệ

nước ngọt rút ra là thấp

hướng tới việc sử dụng nước

hiệu quả sẽ ít có khả năng tác

động tiêu cực đến hệ thống

con người và tự nhiên cũng

như cung cấp một cơ sở cho

phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Lưu vực có nguy cơ nhất sẽ

có GDP thấp và lượng nước

ngọt rút ra cao.

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Kinh

tế

CIESIN, Ngân hàng

thế giới

27. Phụ thuộc

vào nông nghiệp

UNEP

2011,

WWAP

2012

Tỷ trọng GDP nông

nghiệp vào tổng GDP cho

một lưu vực.

Nông nghiệp là ngành tiêu

thụ nước ngọt nhiều nhất.

Nước là có tầm quan trọng

then chốt để duy trì hệ thống

thủy lợi mà trong nhiều

trường hợp có những đóng

góp đáng kể cho nền kinh tế

quốc gia hoặc kinh tế lưu

vực

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

cao

Kinh

tế

Ngân hàng thế giới,

OECD

28. Phụ thuộc

vào đánh bắt cá

UNEP

2011

GDP đánh bắt cá / tổng

GDP

Ngành thủy sản là một đóng

góp đáng kể cho nền kinh tế

quốc gia và lưu vực

Độ

nhạy

càng

Kinh

tế

Ngân hàng thế giới,

FAO và trung tâm

ngành cá thế giới

Page 196: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

186

cao chỉ

số càng

cao

29. Sự phụ

thuộc vào sản

xuất năng lượng

UNEP

2011

Năng lượng liên quan

GDP chia cho tổng GDP

cho lưu vực, dựa trên mức

trung bình cho mỗi đầu

người.

Sản xuất năng lượng là rất

quan trọng để phát triển, và

sản xuất năng lượng nói

chung đòi hỏi một lượng

đáng kể các nguồn cung cấp

nước đáng tin cậy. Như vậy

các lưu vực chủ yếu dựa vào

sản xuất năng lượng liên

quan đến nước có thể dễ bị

tổn thương hơn các áp lực.

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

cao

Kinh

tế

Quản lý thông tin

năng lượng (EIA);

Ngân hàng thế giới

30. Nước tưới

tiêu

WWAP

2012

Diện tích được tưới tiêu

bằng một phần của tổng

diện tích đất canh tác

Như một thước đo của sự

phụ thuộc của nông nghiệp

của một quốc gia hoặc khu

vực về thủy lợi, Chỉ số này

cho thấy sự tổn thương của

khu vực đó về sức ép nguồn

nước, trong đó có tác động

đối với an ninh lương thực

quốc gia tùy thuộc vào mô

hình sản xuất và thương mại

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

cao

Kinh

tế Ngân hàng thế giới

31. Chỉ số của

sự phụ thuộc

Hamouda

et al 2009

Dòng chảy vào cũng như

tỷ lệ của tổng lượng nước

có sẵn

Sự phụ thuộc của các nguồn

tài nguyên nước trên lưu

lượng nước từ các nước láng

giềng

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

Quản

trị

Dữ liệu đầu ra WP4

của envirogrids

Page 197: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

187

cao

32. Khả năng

phục hồi lưu vực

sông

UNEP

2011

Sự kết hợp của các loại

hiệp ước và thành viên của

các tổ chức lưu vực sông

đối với từng đơn vị lưu

vực, tổng hợp cấp lưu vực

dựa trên dân số, diện tích,

diện tích tưới tiêu, và xả

Mức độ năng lực thể chế và

pháp lý của một lưu vực là

rất quan trọng để xác định

khả năng phục hồi của nó

hoặc dễ bị tổn thương với

biến đổi khí hậu gây ra biến

đổi nguồn nước. Chỉ số này

đánh giá khả năng chống lại

các nguy cơ của kết quả biến

đổi.Kết quả cũng chỉ ra nguy

cơ xung đột xuyên biên giới

trong phạm vi lưu vực

Độ

nhạy

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Quản

trị

Đại học Oregon

State (De Stefano,

et al, 2010.);

33. Người lớn

biết chữ

UNEP

2011

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở

lên có thể đọc và viết một

câu đơn giản ngắn về cuộc

sống hàng ngày của họ.

Các định nghĩa được lấy

từ các chỉ số HDR của

người lớn biết chữ.

Tỷ lệ người lớn biết chữ sẽ

cho biết mức độ giáo dục ở

các lưu vực và biểu thị năng

lực kiến thức để đối phó với

các vấn đề trong lưu vực.

Một dân trí có trình độ có thể

dễ dàng vượt qua các thách

thức phát triển đang phải đối

mặt, chẳng hạn như đảm bảo

môi trường bền vững, tăng

năng suất và nâng cao vị thế

của phụ nữ và tạo ra bình

đẳng giới.

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội UNESCO

Page 198: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

188

34. Cán bộ kỹ

thuật R & D

Cán bộ kỹ thuật R & D và

đội ngũ nhân viên tương

đương với những người có

nhiệm vụ chủ yếu đòi hỏi

kiến thức về kỹ thuật và

kinh nghiệm trong kỹ

thuật, khoa học vật lý và

cuộc sống (kỹ thuật viên),

hoặc khoa học xã hội và

nhân văn (nhân viên tương

đương). Họ tham gia vào

R & D bằng cách thực

hiện nhiệm vụ khoa học và

kỹ thuật liên quan đến việc

áp dụng các khái niệm và

phương pháp hoạt động,

bình thường dưới sự giám

sát của các nhà nghiên

cứu.

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội UNESCO

35. Các nhà

nghiên cứu trong

R & D

Nghiên cứu R & D được

các chuyên gia tham gia

vào các khái niệm hoặc

tạo mới kiến thức, sản

phẩm, quy trình, phương

pháp, hoặc các hệ thống

và trong quản lý của các

các dự án có liên quan.

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội UNESCO

Page 199: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

189

36. Nghiên

cứu và phát triển

chi tiêu

Chi phí cho nghiên cứu và

phát triển là hiện tại và

vốn (cả công và tư) vào

công việc sáng tạo thực

hiện một cách hệ thống để

nâng cao kiến thức, bao

gồm cả kiến thức của nhân

loại, văn hóa và xã hội, và

sử dụng các kiến thức cho

các ứng dụng mới. R & D

bao gồm nghiên cứu cơ

bản, nghiên cứu ứng dụng,

và triển khai thực nghiệm.

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội UNESCO

37. Chênh

lệch kinh tế

UNEP

2011

Chỉ số Gini là một ước

tính của sự bất bình đẳng.

Nó đo lường mức độ mà

việc phân phối thu nhập

(hoặc, trong một số trường

hợp, chi phí tiêu dùng)

giữa cá nhân, hộ gia đình

trong một nền kinh tế lệch

từ một phân phối hoàn

toàn bằng nhau.

Mức độ bất bình đẳng trong

một lưu vực là một khía cạnh

quan trọng của phúc lợi, và

chỉ ra mức độ có khả năng

tham gia vào quản trị, đại

diện trong các cơ quan công

quyền, và năng lực quản lý

môi trường âm thanh mà

xung đột có thể xảy ra giữa

nhu cầu phúc lợi và mối

quan tâm về môi trường. Bất

bình đẳng có thể dẫn đến xã

hội hay tình trạng bất ổn

chính trị, loại bỏ những ảnh

hưởng rủi ro để tạo sức khỏe,

phục hồi giáo dục xã hội do

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Xã hội Ngân hàng thế giới

Page 200: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

190

áp lực về tài nguyên nước

38. Xu hướng

trong bảo vệ môi

trường nước ngọt

WWAP

2012

Tỷ lệ diện tích của các loại

khác nhau của môi trường

sống nước ngọt được bảo

vệ theo thời gian, tốt nhất

là từ năm 1990 hoặc trước

đó

Bảo vệ đất ngập nước và hệ

sinh thái thủy sản chú giải

cho các tổ chức xã hội của

tầm quan trọng của các hệ

sinh thái và sự sẵn sàng của

họ để thực hiện các bước cụ

thể để bảo vệ các nguồn tài

nguyên có giá trị.

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội UNEP-WCMC

39. Năng lực

kinh tê GDP đầu người

Các nguồn tài chính xác định

xem chi phí biện pháp thích

ứng có thể được tiến hành

hay không.

Năng

lực

càng

cao chỉ

số càng

cao

Xã hội Ngân hàng thế giới,

OECD

40. Hiện trạng

tổn thương Chỉ số hiện trạng

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Quản

trị

Các chỉ số quốc gia

cho chính sách đối

ngoại. CIFP, Đại

học Carleton

(Toronto)

41. Tiếng nói

và trách nhiệm

Nắm được nhận thức về

mức độ mà công dân của

một quốc gia có thể tham

gia trong việc lựa chọn

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

Quản

trị Ngân hàng thế giới

Page 201: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

191

chính phủ của họ, cũng

như tự do ngôn luận, tự do

các hiệp hội, và một

phương tiện truyền thông

tự do

càng

cao chỉ

số càng

cao

42. Bất ổn

chính trị Chỉ số bất ổn chính sách

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Quản

trị

Các chỉ số quốc gia

cho chính sách đối

ngoại. CIFP, Đại

học Carleton

(Toronto)

43. Sự ổn

định chính trị và

bạo lực

Các đo lường về khả năng

chính phủ sẽ bị bất ổn

hoặc lật đổ bởi các hành vi

trái pháp luật hay bạo

lực,bao gồm bạo lực và

khủng bố nội bộ

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Quản

trị Ngân hàng thế giới

44. Hiệu quả

của chính phủ

Nắm được nhận thức về

chất lượng của các dịch vụ

công cộng, chất lượng của

các dịch vụ dân sự và mức

độ độc lập của mình khỏi

những áp lực chính trị,

chất lượng xây dựng và

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

Quản

trị Ngân hàng thế giới

Page 202: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

192

thực hiện chính sách, và

độ tin cậy của sự cam kết

của Chính phủ với các

chính sách đó

cao

45. Quy định

của pháp luật

Nắm được nhận thức, tuân

thủ theo các quy tắc của

xã hội, và đặc biệt là chất

lượng thực thi hợp đồng,

tài sản quyền, cảnh sát, và

tòa án, cũng như khả năng

của tội phạm và bạo lực

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Quản

trị Ngân hàng thế giới

46. Tham

nhũng

Chỉ số nhận thức tham

nhũng

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

thấp

Quản

trị

Chỉ số nhận thức

tham nhũng,

47. Kiểm soát

tham nhũng

Nắm bắt những nhận thức

về mức độ mà quyền lực

công cộng được thực hiện

cho mục đích cá nhân, bao

gồm các hình thức cả nhỏ

và lớn của tham nhũng,

cũng như “sự nắm bắt”

của nhà nước liên quan

Chỉ số về hiệu quả chính

sách

Khả

năng

thích

ứng

càng

cao chỉ

số càng

cao

Quản

trị Ngân hàng thế giới

Page 203: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

193

đến các cá nhân

Page 204: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

194

Phụ lục P14. Phiếu điều tra về mức độ nhận thức của người dân

đối với môi trường nước mà họ đang sử dụng.

Phần 1: Thông tin chung

1. Tên chủ hộ: Tuổi

2. Nơi cư trú: Thôn.................... Xã...............................

3. Thời gian cư trú:.....năm

4. Nghề nghiệp:.............................................................

Phần 2: Thông tin về nguồn nước trong khu vực

Câu 1: Gia đình ông bà thường sử dụng tài nguyên nước vào mục đích gì và nguồn

nước đó đến từ đâu?

Mục đích sử dụng Nguồn nước từ đâu

Nước sinh hoạt hằng ngày ( ăn, uống,

tắm giặt)

Nước thủy lợi, làm ruộng

Nước tưới vườn, chăn nuôi ở nhà

Nước vào hồ/đập nuôi thủy sản (cá,

tôm)

Nước phục vụ hoạt động sản xuất, dịch

vụ khác

Nước công cộng, bể bơi

Nước cho mục đích khác

Câu 2: Theo ông bà nguồn nước khu vực này có đảm bảo đủ nước dùng cho sinh

hoạt và các hoạt động nông nghiệp,... vào mùa kiệt không?

Không

Câu 3: Theo ông bà, trong vùng có thường xảy ra lũ vào mùa mưa không?

Page 205: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

195

Không

Nếu có, lũ gây ra những thiệt hại nào cho gia đình ông bà và địa phương?

Thiệt hại về kinh tế, phá hủy mùa màng và mất nhiều thời gian khôi phục

kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng

Ô nhiễm môi trường dẫn đến các dịch bệnh,...

Thiệt hại về người (dẫn đến chết người hoặc bị thương)

Tất cả các ý kiến trên

Ý kiến khác:............

Câu 4: Theo ông bà, sau lũ hoặc trước lũ cơ quan chính quyền có biện pháp gì để

cảnh báo hoặc khắc phục, hỗ trợ không?

Không

Nếu có, thì chính quyền đã hỗ trợ những gì?

Tiền

Lương thực

Thuốc men

Khác

Hỗ trợ này được nhận sau bao lâu:...................

Câu 5: Ông bà có nước sạch dùng sau lũ hay không?

Không

Câu 6: Theo ông bà các nguồn nước ở địa phương (ao, hồ, sông suối,...) có bị ô

nhiễm không và mức độ ô nhiễm như thế nào?

Không bị ô nhiễm (vẫn sử dụng được)

Ô nhiễm nhẹ (sử dụng được ở mức độ nhất định)

Page 206: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

196

Ô nhiễm nghiêm trọng (không thể sử dụng được)

Nếu có ô nhiễm, theo ông bà, đâu là nguyên nhân gây tổn hại đến nguồn nước này?

Do con người khai thác và chưa có biện pháp để xử lý nước thải

Do các nhà máy, xí nghiệp có trên địa bàn làm tổn thương

Do các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết

Nguyên nhân khác:......................

Câu 7: Sự thay đổi của môi trường nước có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của ông

bà không?

Có tác động to lớn

Không ảnh hưởng gì

Ảnh hưởng một chút không có gì nghiêm trọng

Chưa quan tâm đến

Câu 8: Trong khu vực thường xảy ra dịch bệnh gì?

.......................................................................................................................................

................................

Câu 9: Ông bà xả nước sinh hoạt ra đâu? (hệ thống cống rãnh, ra ao hồ,...)

.......................................................................................................................................

................................

Câu 10: Ông bà được biết đến các chương trình tuyên truyền sử dụng nước sạch

thông qua hình thức nào?

Phương tiện truyền thông

Thông qua các cuộc họp của chính quyền

Người dân truyền tai nhau

Không được nghe thấy

Câu 11: Ông bà có được phỏng vấn và tham khảo ý kiến về chính sách tài nguyên

nước không?

Page 207: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

197

Không

Câu 12: Cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm vệ sinh môi trường sống (đường xá,

cống rãnh,...)

Có công ty vệ sinh môi trường dọn dẹp

Thường tổ chức dọn dẹp vệ sinh theo đợt do chính quyền địa phương hoặc tổ

chức thanh niên phát động

Người dân tự làm

Không có ai hoặc tổ chức nào dọn dẹp

Câu 13: Gần đây có nhà máy xử lý nước thải nào không?

Có ( tên nhà máy:.......)

Không

Câu 14: Hệ thống cống thoát nước của xã hoạt động như thế nào?

Tốt

Trung bình

Kém

Không có hệ thống cống rãnh

Câu 15: Rác thải có được tổ chức thu gom tập trung hay không?

Tập trung thường xuyên hằng ngày

Theo đợt

Không có biện pháp thu gom

Câu 16: Nhà vệ sinh của ông bà thuộc loại nào?

Tự hoại

Hố tiêu

Bán tự hoại

Không có nhà vệ sinh.

Page 208: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

198

Phụ lục P15. Bảng phỏng vấn cán bộ về quản lý tài nguyên nước.

Họ và tên:

Nghề nghiệp:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Bảng phỏng vấn thu thập thông tin về quản lý sử dụng TNN (đối tượng cán bộ)

1 Chính sách, lập kế hoạch chiến lược

và Khung pháp lý

1.1 Thiết lập chính sách môi

trường đối với sự phát

triển, quản lý và sử dụng

tài nguyên nước

Khôn

g liên

quan

Chưa

phát

triển

Phát

triển

nhưng

chưa

bắt

đầu

thực

hiện

Đã thực

hiện

một

phần

Thực

hiện

hoàn

chỉnh

1.1.1 Chính sách của tỉnh trong

QLTNN

a Chính sách các nguồn

nước của quốc gia

b chính sách các nguồn nước

của địa phương, tỉnh

c kế hoạch quản lý tài

nguyên nước tổng hợp của

quốc gia

d Hiệu quả sử dụng TNN

trong quy hoạch quản lý

tổng hợp

1.1.2 Chính sách khác của tỉnh

mà có phối hợp quản lý

nguồn nước

a Chiến lược/chính sách

tổng hợp tỉnh về quản lý

TNN và đất

b chiến lược giảm nghèo liên

quan với quản lý TNN

Page 209: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

199

c Chiến lược tinh thần về

Phát triển bền vững

d Kế hoạch hành động tinh

thần liên quan với quản lý

TNN

e Kế hoạch hành động thích

ứng với BĐKH tinh với

quản lý TNN

f Chiến lược chính sách

năng lượng với quản lý

TNN

g kế hoạch nông nghiệp tinh

với quản lý TNN

h Chính sách năng lượng của

tỉnh với quản lý TNN

i Chính sách sử dụng đất

nông nghiệp với quản lý

TNN

k Chính sách bảo vệ đất

ngập nước với quản lý

TNN

l Chính sách phòng chống

các thiên tai về nước với

quản lý TNN

1.1.3 Hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực TNN ở tỉnh

a Các hợp tác về quản lý

TNN địa phương/ Tỉnh

b Hợp tác giữa các ngành

trong quản lý TNN ở tỉnh

2.1 Hệ thống chính sách cho

sự phát triển, quản lý và sử

dụng tài nguyên nước

2.1.1 Khung pháp lý

a Các cơ chế (ví dụ : hội

đồng, ủy ban) quản lý LVS

b Các cơ chế quản lý nước

ngầm

c các cơ chế quản lý các hồ

d Cấu trúc phân cấp cho

quản lý nguồn nước (khác

với các mục trên)

2.1.2 Sự tham gia của các bên

Page 210: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

200

liên quan

a các bên liên quan có thể

truy cập thông tin về việc

phát triển và quản lý TNN

b các chiến dịch nâng cao

nhận thức cộng đồng về

phát triển và quản lý tài

nguyên nước

c sự tham gia của công

chúng, các tổ chức xã hội

dân sự và các tổ chức phi

chính phủ trong quản lý

phát triển tài nguyên nước

ở cấp tỉnh

d sự tham gia của doanh

nghiệp tư nhân trong quản

lý và phát triển TNN ở cấp

tỉnh

e Lồng ghép vấn đề giới tính

trong phát triển và quản lý

TNN

Xây

dựng

năng lực

a đánh giá nhu cầu năng lực

trong quản lý tài nguyên

nước cấp Tỉnh

b chương trình phát triển

năng lực trong quản lý tài

nguyên nước các cơ

quan/các tổ chức ở cấp

tỉnh

c chương trình phát triển

năng lực trong quản lý tài

nguyên nước các cơ

quan/các tổ chức ở cấp địa

phương

d chương trình đào tạo tại

chức của nhân viên/

chuyên gia trong quản lý

TNN

e quản lý TNN trong chương

trình giáo dục kỹ thuật/

Page 211: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

201

nâng cao

f các chương trình nghiên

cứu QLTNN

3 Công cụ quản lý

3.1 Công cụ quản lý sự phát

triển, quản lý và sử dụng

tài nguyên nước

3.1.1 Phát triển tài nguyên nước

a Nghiên cứu lưu vực trong

xây dựng phát triển dài hạn

và quản lý tài nguyên nước

b đánh giá định kỳ tài

nguyên nước

c Quy tắc điều chỉnh và

hướng dẫn cho phát triển

bền vững TNN

d Các chương trình để đánh

giá phục vụ sinh thái phụ

thuộc hoặc liên quan đến

nước

3.1.2 Các chương trình quản lý

tài nguyên nước

Chương trình quản lý nước

ngầm

Chương trình quản lý nước

bề mặt

Chương trình quản lý liên

kết nước bề mặt và nước

ngầm

Chương trình phân bổ hiệu

quả các nguồn cung cấp

trong cạnh tranh sử dụng

TNN

Các chương trình phân bổ

TNN có liên quan đến các

vấn đề môi trường

Các biện pháp quản lý nhu

cầu để nâng cao hiệu quả

sử dụng nước trong tất cả

các lĩnh vực

Chương trình tái sử dụng

hoặc tái chế nước

Page 212: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

202

Chương trình đánh giá tác

động môi trường của các

dự án

Các chương trình nhằm

giải quyết sự thích ứng

biến đổi khí hậu qua quản

lý tài nguyên nước

Các chương trình hợp tác

quản lý tài nguyên nước

Các chương trình giảm

thiểu suy thoái môi trường

/ hệ sinh thái

3.1.3 Giám sát và quản lý thông

tin

a Trách nhiệm của chính phủ

đối với giám sát khí tượng

thủy văn

b Giám sát chất lượng nước

mặt

c Giám sát chất lượng nước

ngầm

d Giám sát sử dụng nước

e Giám sát sử dụng nước

hiệu quả

f Hệ thống thông tin TNN

g Dự báo và các hệ thống

cảnh báo thiên tai sớm

3.1.4 Chia sẻ các kiến thức

a Các chương trình trao đổi

thông tin và chia sẻ kiến

thức về bài học thực tiễn

b Các chương trình cung cấp

các dịch vụ trong các vấn

đề quản lý nước đối với

người sử dụng

c Các chương trình sẽ được

cải tiến và hiệu quả và các

công nghệ tiết kiệm nước

hiệu quả

d Cơ chế chia sẻ thông tin

giữa các ngành

Page 213: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

203

e Cơ chế hoàn chi phí/ Sử

dụng thuế đối với sử dụng

nước

f Thay đổi trong quản lý

nguồn nước (vd. Phí ô

nhiễm môi trường

4 Sự phát triển của các cơ sở

hạ tầng và tài chính

4.1.1 Kế hoạch đầu tư và các

chương trình phát triển

a Huy động tài chính cho

các cơ sở hạ tầng nguồn

nước

b Tài chính cho nguồn nước

bao gồm các kế hoạch đấu

tư quốc gia

c Tài chính cho tưới

d Tài chính cho thủy điện

e Tài chính cho khai thác

nước ngầm

f Tài chính cho quản lý lũ

g Tài chính cho khử mặt

nước biển

h Tài chính cho thu thập

nước mưa

i Tài chính đối với hệ sinh

thái tự nhiên (đất ngập

nước,đồng bằng ngập

lụt....

4.1.2 Huy động tài chính cho

các cơ sở hạ tầng nguồn

nước

a Tài chính cho nguồn nước

bao gồm các kế hoạch đấu

tư quốc gia

b Tài chính cho tưới

c Tài chính cho thủy điện

d Tài chính cho khai thác

nước ngầm

e Tài chính cho quản lý lũ

f Tài chính cho khử mặt

nước biển

g Tài chính cho thu thập

Page 214: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

204

nước mưa

h Tài chính đối với hệ sinh

thái tự nhiên (đất ngập

nước,đồng bằng ngập

lụt....

5 Nguồn tài chính của phát

triển nguồn nước

5.1 Nguồn tài chính để phát

triển TNN

Khôn

g có

dữ

liệu

hoặc

không

ghi lại

Khôn

g có

nguồn

vốn

nào

Giảm

trong

20

năm

gần

đây

Tăng

lên

trong

vòng 20

năm

gần đây

Biến

động

cao

khôn

g rõ

xu

hướn

g

a Vốn của chính phủ (GDP)

vào phát triển TNN

b Trợ cấp và cho vay đối với

phát triển TNN

c Đầu tư của các tổ chức tài

chính đối với TNN

d Đầu tư từ các nguồn tư

nhân ( ngân hàng và các tổ

chức tư nhân)

e Doanh thu từ các phí sử

dụng nước thuế

f Chi trả cho các dịch vụ hệ

sinh thái và các có liên

quan đến chi phí lợi ích

6 Thành quả và tác động

6.1 Cải tiến quản lý nguồn

nước

Mục

tiêu

phát

triển

kinh

tế

trong

20

năm

trước

Mục

tiêu

phát

triển

xã hội

trong

20

năm

Mục

tiêu

phát

triển

môi

trường

trong

20

năm

Mục

tiêu

phát

triển

quốc

gia

trong

20 năm

1 - 5

thấp

1-5

thấp

1-5

thấp

1-5

thấp

Page 215: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

205

đến

cao

đến

cao

đến

cao

đến cao

a cải tiến chính sách, quy

hoạch và các Khung làm

việc hợp pháp

b Cải tiến Khung làm việc

chính sách và thể chế

c Cải tiến các phương tiện

quản lý

d Phát triển các cơ sở hạ

tầng

7 Chính sách ưu tiên

7.1 Các lĩnh vực ưu tiên trong

các chính sách TNN

Khôn

g phải

là vấn

đề

quan

tâm

Ưu

tiên ít

Ưu

tiên

trung

bình

Ưu tiên

cao

Ưu

tiên

cao

nhất

7.1.1 Sử dụng nước

a Nước dùng cho nông

nghiệp

b Nước dùng cho sinh hoạt

c Nước dùng cho công

nghiệp

d Nước dùng cho năng

lượng

e Nước dùng cho hệ sinh

thái/MT

g Nước dùng cho dịch vụ

7.2.2 Các mối đe dọa đối với tài

nguyên

a Lũ lụt

b Hạn hán

c Khan hiếm nước ngầm

d Khan hiếm nước mặt

e Chất lượng nước mặt

g Chất lượng nước ngầm

7.3.1 Cấp độ quản lý

a Khả năng đưa ra thể chế

cấp quốc gia

b Khả năng đưa ra thể chế

cấp tỉnh

c Khả năng đưa ra thể chế

Page 216: CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC …

206

cấp lưu vực

d Quản lý thông qua các

doanh nghiệp tư nhân

e Sự tham gia của các bên

liên quan

g Liên kết ở các cấp và loại

quản lý

7.3.2 Quản lý giữa các ngành

a Hợp tác giữa các ngành ở

quy mô lưu vực

b Hợp tác giữa các ngành ở

quy mô tiểu vùng

7.3.3 Các vấn đề chính sách

khác

a Pháp chế

b Phát triển hạ tầng

c Tài chính trong quản lý

nguồn nước

d tài chính trong xây dựng

cơ sở hạ tầng

7.3.4 Quản lý thông tin tài

nguyên

a Kiểm soát tài nguyên

b Chia sẻ các kiến thức

7.3.5 Các loại quản lý đặc biệt

khác

a Quản lý tai biến thiên

nhiên

b Quản lý ứng phó BĐKH

c Quản lý sử dụng nước hiệu

quả