chỦ trƯƠng - chÍnh sÁch · in tại: công ty tnhh 1 tv in và thương mại thiên hải...

32
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: TRẦN THỊ THÙY YÊN Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN THỊ THÙY YÊN NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: TRUNG HIẾU Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Địa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3545090 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 19/2019/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 02/12/2019 In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) Số lượng: 500 cuốn, khổ 19x26,5cm Nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2020 ISSN 1859-0144 03/2020 2 3 4 5 7 10 12 13 14 15 16 17 19 21 22 23 24 26 29 30 32 Trong số này: Ảnh bìa: Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đại học Huế CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH l Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam l Lần đầu tiên quản lý cơ sở pha chế khí theo phương thức “hậu kiểm” l Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: Quan tâm các đối tượng người già trong phòng chống COVID-19 l Công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của SKhoa học và Công nghệ l Bộ Khoa học và Công nghệ: Sẵn sàng những giải pháp ứng phó lâu dài HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ l Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế l Xác định các gene gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng ở huyện Phong Điền l Chế tạo nano bạc và ứng dụng để đơn giản hóa quy trình nuôi cấy mô l Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn dê tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế l Đem giống cây chất lượng đến với người dân l Tìm giải pháp quản lý bệnh khảm lá sắn tại huyện Phong Điền l Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm việc với Đại học Huế về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin l Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với UBND huyện A Lưới về việc thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế l Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 l Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2020 l Tám công trình nghiên cứu đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 l Công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện nCoV CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 l Ra mắt ứng dụng khai báo sức khỏe toàn dân l Tiếp tục triển khai các phương án mới phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh l Thành lập “Sở chỉ huy tiền phương” trong phòng chống dịch COVID-19 l Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm việc với doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác phòng chống dịch COVID-19

Upload: others

Post on 26-Aug-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chịu trách nhiệm xuất bản:TRẦN THỊ THÙY YÊN

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN THỊ THÙY YÊNNGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:TRUNG HIẾU

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 118 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa,

thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên HuếĐiện thoại: 0234.3545090

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 19/2019/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 02/12/2019

In tại:Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại

Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế)Số lượng: 500 cuốn, khổ 19x26,5cm

Nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2020

ISSN 1859-014403/2020

2

3

4

5

7

10

12

13

141516

17

19

21

22

23

24

26

29

30

32

Trong số này:

Ảnh bìa: Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đại học Huế

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCHl Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Naml Lần đầu tiên quản lý cơ sở pha chế khí theo phương thức “hậu kiểm”l Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: Quan tâm các đối tượng người già trong phòng chống COVID-19l Công bố danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệl Bộ Khoa học và Công nghệ: Sẵn sàng những giải pháp ứng phó lâu dài

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ l Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huếl Xác định các gene gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng ở huyện Phong Điềnl Chế tạo nano bạc và ứng dụng để đơn giản hóa quy trình nuôi cấy môl Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn dê tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huếl Đem giống cây chất lượng đến với người dânl Tìm giải pháp quản lý bệnh khảm lá sắn tại huyện Phong Điềnl Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm việc với Đại học Huế về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tinl Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với UBND huyện A Lưới về việc thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huếl Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020l Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2020l Tám công trình nghiên cứu đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020l Công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện nCoV

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19l Ra mắt ứng dụng khai báo sức khỏe toàn dânl Tiếp tục triển khai các phương án mới phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnhl Thành lập “Sở chỉ huy tiền phương” trong phòng chống dịch COVID-19l Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm việc với doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác phòng chống dịch COVID-19

Page 2: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

THU HÚT CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 87/2014/

NĐ-CP về điều kiện áp dụng chính sách thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Khi chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN quan trọng, có ảnh hưởng ở tầm quốc gia hoặc đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hoặc của một địa phương hoặc cho sự phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực KH&CN của Việt Nam và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã được ứng dụng, chuyển giao tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn hoặc có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam và đang làm việc tại bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu, trường đại học hoặc doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

- Có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc, đạt giải thưởng về KH&CN hoặc đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam.

- Có bằng tiến sỹ và đang giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong ít nhất 3 năm tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam.

- Có bằng tiến sỹ và đã làm việc ít nhất 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KH&CN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Căn cứ tình hình thực tiễn và theo đề nghị của cơ quan có nhu cầu sử dụng người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN ở Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thống nhất với Bộ KH&CN báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng chính sách thu hút đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định trên nhưng chứng minh được khả năng đóng góp có hiệu quả khi tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 5, Điều 6 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về chính sách tuyển dụng, lao động, học tập và tiền lương. Cụ thể, người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước các cấp; được xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam được hưởng mức lương theo thỏa thuận. Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở: Tính chất, quy mô và tầm ảnh hưởng của nhiệm vụ KH&CN; Trình độ, năng lực và hiệu quả đóng góp của cá nhân; Mức lương của các vị trí tương đương trong các tổ chức nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm e và bổ sung điểm i khoản

Ngày 01/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2020/NĐ-CP trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020.

Page 3: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

2 Điều 10 về các chính sách khác. Theo đó, trong thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ hoạt động KH&CN tại Việt Nam, được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo, khoa học quốc tế có nội dung gắn với nhiệm vụ KH&CN đang hợp tác triển khai tại Việt Nam, mỗi năm không quá 1 lần; được hỗ trợ kinh phí để tổ chức hội thảo KH&CN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tại Việt Nam; hỗ trợ kinh phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, đăng

ký bảo hộ giống cây trồng là kết quả trong quá trình hợp tác với các cơ quan, đơn vị, tổ chức KH&CN của Việt Nam. Kinh phí hỗ trợ nêu tại quy định này được cấp từ Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được tham gia các chương trình, đề án đẩy mạnh hợp tác, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Thể Phụng

Ngày 15/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2018/NĐ-CP về kinh

doanh khí, thay thế Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016, trong đó Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước; quản lý, thanh tra, kiểm tra về đo lường, chất lượng khí sản xuất, chế biến, nhập khẩu, pha chế, giao nhận, vận chuyển và lưu thông trên thị trường;

Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị đo lường trong kinh doanh khí theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường; Quy định việc sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến và pha chế khí; quy định việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm; Xây dựng, ban hành quy định về đăng ký cơ sở pha chế khí.

Thực hiện trách nhiệm được Chính phủ giao tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP, Bộ KH&CN đã triển khai nghiên cứu, xây dựng Thông tư và ngày 10/12/2019, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt

Nam. Theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN, cách thức quản lý khí (LPG, LNG, CNG) được quản lý theo chuỗi từ sản xuất, nhập khẩu, pha chế, vận chuyển đến lưu thông trên thị trường.

Điểm mới trong nội dung của Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN thể hiện tại Điều 14 “Công bố cơ sở pha chế khí”. Đây là nội dung quy định mới, thể hiện phương thức quản lý khác biệt so với các quy định trước đây về “đăng ký cơ sở pha chế khí”, thể hiện quản lý nhà nước theo phương thức “hậu kiểm”.

Đối tượng áp dụng Thông tư này là thương nhân kinh doanh khí bao gồm: thương nhân sản xuất, chế biến khí; thương nhân pha chế khí; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí; thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai; thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí; trạm nạp, trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; và cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí.

Thông tư số 20/2019/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí và hoạt động công bố cơ sở pha chế khí tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/3/2020.

Thanh Thảo

LẦN ĐẦU TIÊN QUẢN LÝ CƠ SỞ PHA CHẾ KHÍ THEO PHƯƠNG THỨC “HẬU KIỂM”

Page 4: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

Thực hiện chi trả lương hưu đến tận nhà cho người dân

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế đã khuyến cáo những người lớn tuổi hạn chế ra đường, không đến những nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh.

Với trên 31.000 đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh, đây là những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao cần phải được nhà nước bảo vệ.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện phương án cấp phát lương hưu và các khoản trợ cấp hàng tháng đến từng hộ gia đình. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cung cấp đầy đủ địa chỉ của những người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng trên địa bàn về cơ quan Bảo hiểm Xã hội cấp huyện để thực hiện chi trả tại nhà trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Thăm khám và cấp thuốc cho người cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh mãn tính đang điều trị ngoại trú

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc hạn chế đi lại tụ tập đông người trong thời điểm này là hết sức cần thiết; đặc biệt là những người cao tuổi, người bị bệnh mạn tính như tiểu đường, hen suyễn hay cao huyết áp... là những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất khi đến những nơi đông người. “Điện thoại, thăm khám và phát thuốc về tận nhà cho bệnh nhân cao tuổi, người bị bệnh mãn tính đang điều trị ngoại trú là phương án tối ưu nhất trong tình hình hiện nay”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện phương án phân loại bệnh nhân theo

danh mục bệnh mãn tính được các cơ sở khám chữa bệnh điều trị ngoại trú phải khám và cấp thuốc định kỳ để thực hiện điện thoại thăm khám và phát thuốc về tận nhà cho bệnh nhân, kéo dài thời hạn cấp thuốc cho bệnh nhân 2 tháng một lần nếu vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh và không ảnh hưởng đến liệu trình điều trị bệnh, hạn chế để bệnh nhân mãn tính đến bệnh viện trong mùa dịch. Bên cạnh đó, việc thực hiện các kỹ thuật y khoa khác phải bố trí thực hiện khoa học, linh động, phù hợp, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ngăn chặn, kiên quyết xử lý việc đưa các thông tin sai lệch về dịch COVID-19

Thời gian gần đây, lợi dụng những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều cá nhân đã đưa ra những thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội gây hoang mang lo sợ cho người dân.

Khẳng định “Việc những cá nhân đưa những thông tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19 không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm xã hội mà còn vi phạm quy định của pháp luật. Do đó cần xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân này”. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cần tăng cường rà soát, xử lý nghiêm, cương quyết đối với những cá nhân cố tình phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang lo sợ cho người dân.

Nhằm chung tay cùng cơ quan chức năng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi mọi người dân cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh; không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh; kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định của pháp luật.

HT (Nguồn: thuathienhue.gov.vn)

CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ: QUAN TÂM CÁC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI GIÀ TRONG PHÒNG CHỐNG COVID-19

Chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp hàng tháng đến tận nhà; thăm khám và cấp thuốc cho bệnh nhân bệnh mãn tính đang điều trị ngoại trú; tăng cường công tác truyền thông, xử lý các thông tin sai lệnh liên quan đến dịch COVID-19... là những nội dung quan trọng được Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 24/3/2020.

Page 5: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆNgày 23/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 770/QĐ-UBND

phê duyệt công bố danh mục thủ tục hành chính (TTHC) chuẩn hóa phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2335/QĐ-UBND ngày 19/10/2018; Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 23/4/2019 và Quyết định số 2463/QĐ-UBND ngày 08/10/2019. Cụ thể:

Lĩnh vực Hoạt động KH&CN (28 TTHC): Bổ nhiệm giám định viên tư pháp; Miễn nhiệm giám định viên tư pháp; Đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước; Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người; Đánh giá đồng thời thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước mà có tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, môi trường, tính mạng, sức khỏe con người; Đặt và tặng giải thưởng về KH&CN của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước và nhiệm vụ KH&CN do quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực KH&CN tài trợ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước; Đăng ký thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được mua bằng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; Cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu cho tổ chức KH&CN; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN; Thay đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN; Cấp Giấy

chứng nhận hoạt động lần đầu cho văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN; Cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN; Thay đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN; Cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ KH&CN); Cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ KH&CN); Giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh; Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu; Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu; Mua sáng chế, sáng kiến; Hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức KH&CN; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện giải mã công nghệ; Hỗ trợ tổ chức KH&CN có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân (07 TTHC): Khai báo thiết

Page 6: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

bị X-quang chẩn đoán trong y tế; Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế); Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế); Sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế); Cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế); Cấp mới và cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế); Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở (đối với công việc sử dụng thiết bị X-quang y tế).

Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (06 TTHC): Cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (đối với dự án địa phương quản lý); Thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (đối với dự án địa phương quản lý); Chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (đối với dự án địa phương quản lý); Đánh giá, nghiệm thu và công nhận kết quả thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (đối với dự án địa phương quản lý).

Lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường, Chất lượng (19 TTHC): Công bố sử dụng dấu định lượng; Điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng; Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng hàng đóng gói sẵn nhập khẩu; Cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân; Cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận; Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KH&CN ban hành; Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; Thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực đánh giá sự phù hợp được chỉ định; Cấp lại Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; Đăng ký tham dự sơ tuyển xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia; Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; Miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu; Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị khác:

Lĩnh vực Hoạt động KH&CN (05 TTHC): Thủ tục xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm

vào chức danh nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính (hạng II); Thủ tục xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh trợ lý nghiên cứu, kỹ thuật viên (hạng IV), nghiên cứu viên, kỹ sư (hạng III); Thủ tục xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác; Thủ tục xem xét kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu cho cá nhân giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức KH&CN công lập; Thủ tục yêu cầu hỗ trợ từ Quỹ phát triển KH&CN.

Hương Trà

Page 7: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: SẴN SÀNG NHỮNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ LÂU DÀI

Do đó, sau kết quả ban đầu về bộ kit phát hiện nhanh virus

SARS-CoV-2, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các trường, viện để có được những giải pháp đó. Tại cuộc họp lấy ý kiến các nhà khoa học lần thứ hai của Bộ KH&CN, diễn ra vào ngày 17/3/2020, các nhà khoa học đã tiếp tục đề xuất một số hướng quan trọng mà theo họ, có khả năng hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường kiểm soát dịch bệnh và cả sinh phẩm phục vụ điều trị, đó là sử dụng robot, sản xuất các kháng thể đơn dòng và phát triển các bộ kit phát hiện nhanh để khoanh vùng đối tượng trước khi sử dụng bộ kit phát hiện chính xác người nhiễm virus đã có.

Học hỏi kinh nghiệm dùng robot của quốc tế

Dịch COVID-19 lây lan nhanh trên toàn cầu, do đó mỗi quốc gia đều có những phương thức và giải pháp ứng phó riêng biệt. Việc học hỏi cách thức kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia khác cũng là một cách tối ưu những giải pháp của mình. Với tâm thế đó, không chỉ GS.TS. Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương mà GS.TS. Lê Bách Quang, thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.10/16-20, cũng đều thống nhất ở quan điểm: cần học hỏi cách làm của quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, trong việc dùng robot vào việc hỗ trợ công việc của các nhân viên y tế, bác sĩ điều trị… bệnh nhân nhiễm coronavirus. Trong môi trường có những tác nhân và mầm bệnh nguy hiểm như SARS-CoV-19, robot có thể thay thế các nhân viên y tế thực hiện các công việc chăm

sóc bệnh nhân hay thanh trùng, khử khuẩn khu vực cách ly. Đây là cách làm vừa giảm tải số lượng công việc của nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, vừa giúp thúc đẩy công việc điều trị tốt hơn trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Đây là cách thức mà Trung Quốc đã thực hiện rất hiệu quả trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và đặc biệt là Vũ Hán, với hơn 90.000 người bị lây nhiễm. Do số lượng người cần chăm sóc quá lớn, lượng nhân viên y tế được bổ sung từ nhiều vùng khác cũng không đủ để giảm tải công việc. Vì vậy, chính quyền Hồ Bắc thực hiện nhanh một dự án với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và áp dụng thử nghiệm tại bệnh viện Wuchang, theo thông tin từ Washington Post. Những robot nối mạng 5G đảm trách nhiệm vụ kiểm tra thân nhiệt, phát thuốc, hướng dẫn các quy định ở bệnh viện và khử trùng. Là sản phẩm của các nhà khoa học Trung Quốc và

Việc cần phải có những giải pháp hữu hiệu để có thể ứng phó với dịch COVID-19, ngay cả trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, đang đặt ra những bài toán mới cho các nhà khoa học Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc phát biểutại cuộc họp lấy ý kiến các nhà khoa học lần thứ hai

của Bộ KH&CN diễn ra ngày 17/3/2020

Page 8: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CloudMinds, một công ty công nghệ AI, các robot này không chỉ có khả năng thực hiện những chức năng trên mà có khả năng định vị và tránh vật cản trên đường, do đó không làm ảnh hưởng đến những người nó gặp trong khi thực thi nhiệm vụ. Trước những hiệu quả ban đầu, những dự án như thế tiếp tục được tiến hành để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trở lại. Một trong số đó là dự án hợp tác của nhà sản xuất Siasun và Viện nghiên cứu Tự động hóa Thẩm Dương (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) nhằm phát triển một robot có thể thay thế các y tế trong việc thực hiện các xét nghiệm lấy dịch họng của bệnh nhân.

Hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đã đem lại gợi ý cho Việt Nam trong việc ứng dụng robot, điều mà ở một mức độ nào đó có thể thực hiện được. Hiện tại, nhiều trường đại học của Việt Nam và một số viện nghiên cứu ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có những nghiên cứu liên quan đến robot, hệ điều hành thông minh, tự động hóa… hay tham gia các chương trình KH&CN quốc gia do Bộ KH&CN và bộ ngành khác quản lý. Bên cạnh đó, có một vài công ty tại Việt Nam cũng có năng lực thiết kế và chế tạo như Công ty Chế tạo máy 3C do anh Trương Trọng Toại sáng lập vào năm 2014 với năng lực về các hệ thống điều khiển chính xác và thông minh, robot cho nghành bán dẫn, y tế, robot công nghiệp…

Nếu việc tập hợp các nhà nghiên cứu và sản xuất được thực hiện như cách thức Việt Nam có được bộ kit phát hiện nhanh virus SARS-CoV-19 mà Học viện Quân y và công ty Việt Á thực hiện thời gian qua thì chúng ta có thể chờ đợi vào những robot chuyên dụng mà chúng ta tự phát triển để sẵn sàng ứng phó với bệnh dịch. Do đó, tại phiên họp này, TS. Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho rằng, cần ưu tiên phát triển các loại robot có chức năng khử trùng, diệt khuẩn làm sạch phòng ốc và chăm sóc bệnh nhân.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị

Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 22/01/2020, đến nay Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và giải pháp sáng tạo

trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe bệnh nhân. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 để hướng dẫn phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị. Tuy nhiên về lâu dài, Việt Nam cần có những sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Đó là ý kiến mà các chuyên gia y tế đưa ra trong phiên họp bàn tại Bộ KH&CN.

Hiện tại, về hướng điều trị, Bộ KH&CN đã phê duyệt một đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus Corona mới” và trực tiếp giao cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chủ trì, phối hợp thực hiện cùng Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Từ hơn 20 năm nay, lopinavir/ritonavir (LPV/r) được dùng để phối hợp liều cố định trong điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS. Đây cũng là loại thuốc mà một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, sử dụng trong điều trị cho người nhiễm coronavirus. Nguyên nhân khiến họ lựa chọn lopinavir/ritonavir là do loại biệt dược này rất hiệu quả trong việc loại trừ các protein gai bám của virus corona lên tế bào người khi xâm nhập tế bào, tương tự cách thức nó loại bỏ protein gai bám của virus HIV/AIDS. Tuy nhiên, lopinavir/ritonavir lại ẩn chứa một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa…, thậm chí ảnh hưởng đến gan, tụy của người dùng. Do đó, việc học hỏi cách thức của quốc tế cần phải có sự chọn lọc nhất định. Đây là lý do để Bộ KH&CN giao nhiệm vụ cho các đơn vị đánh giá, nhìn nhận lại sự hiệu quả và an toàn của thuốc trước khi quyết định áp dụng trong điều trị trên thực tế.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đã đề xuất thêm một giải pháp khác trong điều trị, đó là dùng kháng thể đơn dòng. Đây là các các phân tử immunoglobulin do tế bào tạo ra để nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn như các vi khuẩn hoặc virus, ngay khi chúng xâm nhập tế bào. GS.TS Trương Nam Hải (Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết, việc dùng kháng thể đơn dòng là một giải pháp hết sức hữu hiệu

Page 9: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH

và chính xác và “nói nôm na thì đây là cách để chúng ta không cho các gai của virus corona cơ hội bám vào tế bào”. Cái khó của việc dùng kháng thể đơn dòng là mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope (vị trí cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên) của kháng nguyên duy nhất và gắn một cách đặc hiệu với một kháng nguyên tương ứng, do đó nhà khoa học phải sàng lọc giữa rất nhiều kháng thể để có được đúng loại kháng thể đơn dòng đặc hiệu với virus corona.

Việc dùng kháng thể đơn dòng để vô hiệu hóa virus cũng là một phần trong xu hướng điều trị bệnh dịch của thế giới hiện nay và nhìn rộng ra, là một phần của y học chính xác. Vào ngày 20/2/2020, Jason McLellan, nhà sinh học cấu trúc tại Trường Đại học Texas tại Austin, Mỹ xuất bản một công trình phân tích cấu trúc của coronavirus trên Science, trong đó đề cập đến việc gai protein của virus liên kết với một thụ thể trên các tế bào người và gợi ý đó là đích tiềm năng cho các loại vaccine hoặc các liệu pháp điều trị, ví dụ một loại thuốc có khả năng ngăn chặn thụ thể này, từ đó có thể khiến coronavirus khó xâm nhập các tế bào hơn.

Ở thời điểm hiện nay, không chỉ có một số trường, viện thuộc Bộ Y tế mà có một số trường, viện và phòng thí nghiệm khác ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… đã có những nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu về các kháng thể đơn dòng. Đây sẽ là cơ hội để Bộ KH&CN cùng Bộ Y tế tuyển chọn, đặt hàng để có thể nghiên cứu, phát triển và sản xuất những sản phẩm hiệu quả, chính xác và độ an toàn cao.

Và những chuẩn bị khácĐể có được những giải pháp hữu hiệu bổ

trợ cho các kịch bản ứng phó và kiểm soát dịch bệnh toàn diện, Việt Nam cần triển khai thêm

nhiều hướng nghiên cứu quan trọng khác. Các chuyên gia đã tiếp tục đề xuất một số vấn đề quan trọng khác như nghiên cứu sự biến đổi gene và lưu hành của SARS-CoV-2 trên động vật, nhất là động vật có những tiếp xúc gần gũi người; đánh giá môi trường có virus lưu hành; thiết kế và chế tạo hệ thống khử khuẩn toàn thân có thể dùng ở các môi trường công cộng như sân bay, bệnh viện, bến tàu, trường học...

Cũng trong hướng góp phần ứng phó dịch bệnh trên diện rộng và lâu dài, Bộ KH&CN đã giao cho Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, virus bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019 (nCoV-2019) tại Việt Nam”. Việc hiểu được sâu hơn bản chất dịch tễ học và những biểu hiện lâm sàng của bệnh từ đề tài này sẽ gợi ý rất nhiều cho cách thức phòng chống, điều trị bệnh cũng như gợi ý cho các cơ quan quản lý những giải pháp ứng phó hiệu quả.

Về lâu dài, việc đi sâu vào nghiên cứu cơ bản về các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ sinh học như protein, hệ gene… cùng với đầu tư cho nghiên cứu về các dịch bệnh mới nổi, bệnh truyền nhiễm thông qua các chương trình KH&CN quốc gia, Quỹ NAFOSTED… sẽ là cơ hội quý giá để các nhà khoa học Việt Nam có đủ điều kiện và năng lực tiếp cận với những phát triển mới của thế giới. Mặt khác, những nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu liên ngành, quy tụ các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học phân tử, miễn dịch học, virus học, sinh học tiến hóa, tin sinh học, tự động hóa, công nghệ thông tin… cũng là nơi có thể đem lại những giải pháp tổng thể, hiệu quả và góp phần giải quyết rốt ráo các vấn đề lớn.

“Bộ KH&CN sẽ xem xét tất cả những đề xuất của các chuyên gia. Với những trường hợp cấp bách tương tự như với việc phát triển bộ kit phát hiện nhanh SARS-CoV 19, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ Y tế và các bộ/ngành liên quan sớm xem xét giải quyết.” - Phát biểu của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc tại cuộc họp.

“Cần học hỏi cách làm của quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, trong việc dùng robot vào việc hỗ trợ công việc của các nhân viên y tế, bác sĩ điều trị… bệnh nhân nhiễm coronavirus.” - GS.TS. Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Duy Hiếu (Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển)

Page 10: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU (IMRT) TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC UNG THƯ ĐẦU - CỔ

TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾĐó là tên đề tài KH&CN cấp tỉnh do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì và TS.BS.

Phạm Nguyên Tường làm chủ nhiệm vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu vào ngày 17/3/2020.

Mục tiêu của đề tài là áp dụng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật xạ trị điều biến

liều trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế; Đánh giá chất lượng và hiệu quả của kỹ thuật xạ trị điều biến liều trong điều trị các ung thư đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Qua nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong phác đồ hóa - xạ đồng thời điều trị 120 trường hợp ung thư biểu mô vảy đầu - cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế, nhóm nghiên cứu đã rút ra những kết luận sau:

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật xạ trị điều biến liều các ung thư đầu - cổ

Tiến hành thử nghiệm cho 30 bệnh nhân đầu tiên đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập, tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng khắc phục để từng bước hoàn thiện quy trình, từ đó áp dụng thường quy cho tất cả các bệnh nhân ung thư đầu - cổ khác.

Tại bước đầu tiên cố định bệnh nhân, thường gặp nhất là những bệnh nhân có tâm lý không ổn định, bệnh nhân không chịu hợp tác với đội ngũ nhân viên, những bệnh nhân già yếu sợ nằm điều trị một mình… Nếu không khắc phục tình trạng này thì việc cố định tuyệt đối tư thế bệnh nhân trên bàn máy suốt thời gian xạ trị sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng xạ trị. Nhóm nghiên cứu khắc phục bằng cách làm công tác tâm lý cho bệnh nhân thật tốt: giải thích rõ quá trình xạ trị, rằng thời gian xạ trị không kéo dài lâu và không gây hại, gây đau cho bệnh nhân. Máy phát âm nhạc luôn có sẵn trong phòng máy, chúng tôi hỏi bệnh nhân có muốn nghe nhạc để cảm thấy thoải mái trong thời gian nằm xạ hay không, thích loại nhạc nào để mở ca khúc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

Bước thứ hai của quy trình là tạo khuôn cố định bệnh nhân bằng mặt nạ nhiệt. Đáng lưu ý tại bước này là độ chặt hay lỏng của mặt nạ nhiệt sẽ ảnh hưởng đến sự cố định tư thế của bệnh nhân, có thể làm sai lệch tâm trường chiếu xạ, thể tích chiếu xạ. Đội ngũ kỹ thuật viên đã phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật đắp mặt nạ nhiệt trên vùng đầu - cổ (vốn rất nhạy cảm) của bệnh nhân để làm sao bảo đảm không quá chặt (gây nên sự khó chịu, không thoải mái, thậm chí gây đau hay khó thở cho bệnh nhân) và không quá lỏng dễ tạo sự xê dịch các mốc giải phẫu. Mặt khác, cơ thể bệnh nhân sẽ thay đổi trong suốt quá trình xạ trị mà phần lớn là bệnh nhân sẽ gầy đi làm cho mặt nạ trở nên lỏng lẻo. Những trường hợp này phải được làm lại mặt nạ. Chính vì vậy, việc đắp mặt nạ, cài đặt mặt nạ mỗi ngày phải được kiểm tra thường xuyên.

Bước thứ ba của quy trình chính là chụp MRI và CT mô phỏng. Những điểm cần lưu ý tại bước này như sau:

- Quá trình chụp CT mô phỏng có sử dụng thuốc cản quang, lúc bơm thuốc vào tĩnh mạch tạo cảm giác nóng gây khó chịu làm bệnh nhân cử động làm sai lệch vị trí cố định nên phải chụp CT mô phỏng lại. Phải giải thích kỹ để tạo sự an tâm cho bệnh nhân, tránh làm cho bệnh nhân cử động gây sai lệch.

- Bệnh nhân có vật kim khí cấy ghép gây xảo ảnh trong vùng chụp (răng giả, nẹp vít kết hợp xương…). Lưu ý điều này để tạo lập mô tương đương trong khi lập kế hoạch xạ trị.

Tại bước bốn (xác định các thể tích điều trị, tổ chức lành liền kề), cần lưu ý: xảo ảnh gây khó xác định cấu trúc, tổ chức mô; việc sử dụng kỹ thuật IMRT cần vẽ xác định nhiều tổ chức thể tích phân liều điều trị và các cơ quan, mô lành

Page 11: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

chịu nguy cơ về liều xạ cần bảo vệ tối ưu. Mặt khác, việc xác định chính xác các thể tích bia cần kết hợp tham khảo thêm hình ảnh CT, MRI, PET- CT… cũ và hiện tại của bệnh nhân.

“Lập kế hoạch xạ trị” là một bước vô cùng quan trọng với mục đích là đạt được liều tối đa và sự phân bố liều đồng đều tại tất cả vùng của các thể tích bia đồng thời liều xạ vào các cơ quan chịu nguy cơ phải thấp nhất có thể, thể hiện trên trên bản đồ đường đồng liều, hình ảnh ba chiều và biểu đồ liều - thể tích. Đây là công việc của kỹ sư vật lý phóng xạ, tại bước này cần phải tính toán, xác lập kế hoạch xạ trị thông qua phần mềm chuyên dụng Monaco 5.11 để thực hiện tối ưu liều lượng và phải lưu ý những điểm sau:

- Thể tích điều trị quá sát hoặc chồng lên thể tích cần bảo vệ gây khó khăn trong quá trình lập kế hoạch tối ưu hóa.

- Sự chênh lệch về liều phân bổ cho PTV quá cao và cho OARs quá thấp nên khó khăn trong việc lập kế hoạch điều trị.

- Nhiều thể tích PTV và OARs nên khi lập kế hoạch bộ xử lý máy tính làm việc quá tải.

- Khi lập kế hoạch nhiều tổ chức OARs muốn nằm trong giới hạn cho phép thì có một số vùng sẽ nhận liều cao không mong muốn.

Trước khi bước vào điều trị chính thức, kế hoạch xạ trị phải được kiểm chuẩn chất lượng. Việc kiểm chuẩn kế hoạch thực hiện trên máy gia tốc phát ra bằng phần mềm verisoft, thiết bị đo liều Detector 1500, phantom OCTAVIUS 4D. Kế hoạch được phê duyệt cho điều trị khi chỉ số gamma đạt trên 95%. Việc kiểm tra chất lượng kế hoạch chưa đạt yêu cầu có thể do các nguyên nhân sau: Thiết lập các thiết bị đo chưa chính xác; Nhiệt độ, áp suất phòng không đúng với thực tế; Suất liều tuyệt đối của máy có thể thay đổi; Kế hoạch lập tối ưu chưa tốt.

Nếu bước kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu, sẽ tiến hành điều trị chính thức trên bệnh nhân. Trước khi xạ trị cho bệnh nhân hàng ngày cần thực hiện chụp Cone Beam CT (CBCT) nhằm kiểm tra tư thế của bệnh nhân khi xạ trị có đúng với tư thế khi mô phỏng hay không. Bước này còn được gọi là xạ trị dưới hướng dẫn của hình ảnh (IGRT - Image - Guided Radiation Therapy). Bác sĩ xạ trị kiểm tra tư thế bệnh nhân với hình ảnh 3 chiều, nếu sai số nhỏ hơn 3mm thì chấp thuận điều trị theo kế hoạch.

Quy trình xạ trị điều biến liều cho các bệnh nhân ung thư đầu - cổ đã được Hội đồng khoa học Bệnh viện Trung ương Huế thông qua.

Đánh giá chất lượng và hiệu quả của kỹ thuật xạ trị điều biến liều trong điều trị các ung thư đầu - cổ

Đánh giá đáp ứng điều trị (Theo tiêu chuẩn RECIST)

- Ung thư vòm họng: Tại u nguyên phát, đáp ứng hoàn toàn 87,9%, đáp ứng một phần 12,1%. Tại hạch cổ, đáp ứng hoàn toàn 84,4%, đáp ứng một phần 15,6%. Đáp ứng hoàn toàn chung cả u và hạch: 81,8%.

- Các ung thư đầu - cổ khác: Mức độ đáp ứng thấp hơn. Tại thời điểm kết thúc điều trị, đáp ứng chung tại u và hạch lần lượt là 85,1% và 93,2%. Có 14,9% các khối u và 6,8% hạch cổ không đáp ứng và tiến triển trong quá trình điều trị. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tại u và hạch cổ tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau điều trị lần lượt là: 44,9%-66,1%, 47,1%-62,7% và 44,8%-62,7%.

Đánh giá độc tính (theo RTOG và CTCAE 3.0)- Độc tính cấp huyết học: Các tỷ lệ này lần

lượt là: giảm huyết sắc tố 67,4%, giảm bạch cầu 30,8%, giảm bạch cầu hạt 21,7% và giảm tiểu cầu 9,2%. Không có độc tính cấp độ 3,4.

- Độc tính cấp trên chức năng gan ở độ 1 và độ 2 lần lượt là 3,3%, 3,3%. Không có độc tính độ 3, 4. Không có độc tính cấp trên chức năng thận.

- Độc tính cấp viêm da, viêm niêm mạc miệng, khô miệng là độ 1 và độ 2; độ 3 chiếm tỉ lệ thấp (viêm da độ 3: 3,3%, viêm niêm mạc miệng độ 3: 6,6%), không có độ 4.

Độc tính muộn - Khô miệng độ 1, độ 2, và độ 3 lần lượt là

75,8%,18,3% và 5,8%. - Xơ hóa da chủ yếu ở độ 1 (97,1%), không

có độ 3, 4. - Khít hàm độ 1, độ 2 lần lượt là 31,6%,

4,2%; không có độ 3, 4. 64,2% các bệnh nhân không có khít hàm.

- Có 4 trường hợp hoại tử xương hàm, chiếm 3,4%.

Các độc tính cấp và muộn là thấp so với kỹ thuật xạ trị 3DRT. Đây là ưu thế vượt trội của kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT).

Phan Trọng

Page 12: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

XÁC ĐỊNH CÁC GENE GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH DO VI KHUẨN VIBRIO GÂY RA TRÊN TÔM THẺ

CHÂN TRẮNG Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN

Tại buổi nghiệm thu, ThS Nguyễn

Văn Khanh - đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày tóm tắt về quá trình nghiên cứu, một số kết quả chính của đề tài như: phân lập và định danh được 05 loài vi khuẩn Vibrio spp. mang hai gene độc tố PirA và PirB gây bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; tạo dòng thành công hai chủng E. coli TOP10 lần lượt mang 02 plasmid tái tổ hợp pGEM/PirA và pGEM/PirB có tính ổn định di truyền tốt; phân tích trình tự nucleotide gene độc tố PirA và PirB của 05 loài vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh AHPND, kết quả so sánh mức độ tương đồng của hai gene này với trình tự đã công bố trên ngân hàng gene thế giới GenBank cho thấy chúng có mức độ tương đồng cao 100% tương ứng với các gene mã hóa protein PirA và PirB của chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V.03 (KU556825.1).

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu ghi

Ngày 12/3/2020, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Xác định các gene gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm thẻ chân trắng ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài do ThS Nguyễn Văn Khanh làm chủ nhiệm, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế là đơn vị chủ trì.

nhận kết quả nghiên cứu, đảm bảo so với mục tiêu đề tài đồng thời cũng chỉ ra một số lỗi hình thức, thuật ngữ, cấu trúc báo cáo… nên cần bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo. Phát biểu tại buổi nghiệm thu, TS Nguyễn Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí với các nhận xét, đánh giá của hai phản biện và các thành viên Hội đồng; đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến phản biện, góp ý, nhận xét của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tổng đề tài.

Nguyễn Văn Khanh

Báo cáo kết quả đề tài tại buổi nghiệm thu

Page 13: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHẾ TẠO NANO BẠC VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ ĐƠN GIẢN HÓA QUY TRÌNH NUÔI CẤY MÔ

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã nghiên

cứu ứng dụng nano bạc vào trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nuôi cấy mô nói riêng. Các công trình khoa học đã khẳng định nano bạc có tác dụng kháng khuẩn tốt và là nguyên tố có khả năng kích thích tăng trưởng cây trồng. Các ứng dụng tiềm năng của nano bạc được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong thời gian qua là trong lĩnh vực nông nghiệp như: quản lý bệnh thực vật, tăng cường sự nảy mầm của hạt, kích thích tăng trưởng thực vật, chống nhiễm khuẩn và kiểm soát các bệnh thực vật... Trong đề tài “Chế tạo nano bạc và ứng dụng để đơn giản hóa quy trình nuôi cấy mô”, nhóm tác giả đến từ Trường Đại học Khoa học Huế đã tập trung nghiên cứu chế tạo nano bạc và ứng dụng để đơn giản hóa quy trình nuôi cấy mô nhằm tạo ra quy trình nuôi cấy mô đơn giản, chi phí thấp, thuận lợi cho việc nhân giống cây trồng.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Lê Quang Tiến Thịnh (Trường Đại học Khoa học Huế) cùng cộng sự đã tổng hợp được nano bạc sử dụng dịch chiết cây nha đam, dung dịch nano bạc có tính ổn định cao, kích thước hạt trong khoảng từ vài nano mét đến vài chục nano mét. Phương pháp tổng hợp nano bạc khá đơn giản, có thể sản xuất quy mô lớn, nano bạc đã tổng hợp có tính kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Đã nghiên cứu và đưa ra được quy trình nuôi cấy mô đơn giản, không cần sử dụng hấp tiệt trùng, không sử dụng phòng sạch, tủ cấy, đèn cồn và các thiết bị chuyên dụng trong nuôi cấy mô. Theo các nhà nghiên cứu, đây là kết quả mới, mang tính đột phá trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Đối với cây được cấy vào môi trường có bổ sung nano bạc 15 ppm trong điều kiện phòng bình thường, không sử dụng thiết bị hấp khử trùng, không sử dụng tủ cấy vô trùng, đèn cồn… kết quả cho thấy môi trường không bị nhiễm khuẩn, cây phát triển tốt.

Theo nhóm tác giả, với ý tưởng sử dụng nano bạc xử lý dụng cụ, xử lý mẫu và bổ sung vào trong môi trường nuôi cấy mô để kháng

khuẩn và nấm trong suốt quá trình nuôi cấy mô nhằm đơn giản hóa quy trình nuôi cấy mô, đề tài đã tổng hợp nano bạc với chất lượng tốt, có khả năng kháng khuẩn, nấm tốt nhằm đưa ra được quy trình đơn giản, có thể thực hiện nuôi cấy mô ở môi trường bình thường không cần sử dụng thiết bị hấp tiệt trùng, không sử dụng phòng sạch, tủ cấy, đèn cồn và các thiết bị chuyên dụng trong nuôi cấy mô. Đây là kết quả mới, mang tính đột phá trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Quy trình nuôi cấy mô đơn giản sử dụng nano bạc mang lại hiệu quả về kinh tế và xã hội rất cao:

- Không cần đầu tư các thiết bị và phòng nuôi cấy nên có thể tiết kiệm được vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô sản xuất.

- Việc đơn giản hóa quy trình nuôi cấy mô sẽ rất thuận lợi vì chi phí đầu tư rất thấp (chỉ cần đầu tư vài triệu đến vài chục triệu).

- Tiết kiệm điện. - Quy trình nuôi cấy mô sử dụng nano bạc

còn tránh được việc sử dụng các hóa chất độc hại cho môi trường và con người.

- Quy trình không cần hấp môi trường, dụng cụ nuôi cấy, đặc biệt là thao tác cấy, vào mẫu không tiến hành trong tủ cấy nên tiết kiệm được thời gian, có thể triển khai nhân giống ở quy mô công nghiệp một cách dễ dàng.

Có thể thấy, đề tài đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công nhân giống lan Hoàng thảo trầm bằng phương pháp nuôi cấy mô đơn giản sử dụng nano bạc tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế. Công trình nghiên cứu bước đầu được đã Công ty Cổ phần Y Dược MEDPHARMA ký hợp đồng mua dung dịch nano bạc để ứng dụng vào nhân giống sử dụng phương pháp nuôi cấy mô đơn giản để phát triển giống cây dược liệu trồng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian đến, các nhà nghiên cứu tiếp tục giới thiệu quy trình này đến các cá nhân/tổ chức phát triển nguồn giống bằng phương pháp nuôi cấy mô trên toàn quốc.

Thể Phụng

Page 14: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TẠI HUYỆN

MIỀN NÚI A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngày 28/02/2020, tại Hội trường UBND huyện A Lưới, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế tổ chức Hội nghị triển khai dự án nông thôn miền núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn dê tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Hội nghị có sự tham gia của đại diện đơn vị chủ trì, đơn vị chuyển giao, lãnh đạo UBND huyện A Lưới và lãnh đạo các xã cùng các hộ dân thực hiện dự án gồm xã Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Kim, Hương Phong và A Roàng.

Tại hội nghị, ThS Hoàng Nhật Linh chủ nhiệm dự án đã trình bày cụ thể mục tiêu

của dự án, nội dung, các bước thực hiện dự án, tiêu chí chọn hộ tham gia mô hình, sảm phẩm cần đạt được của dự án... Theo đó, mục tiêu của dự án là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng thành công các mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt có năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện A Lưới. Dự án bao gồm 3 nội dung chính, đó là:

(1) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và tiếp nhận thành công 08 quy trình công nghệ về chăn nuôi dê: Quy trình kỹ thuật trồng cỏ làm thức ăn; Quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng tảng đá liếm đa dinh dưỡng cho dê; Quy trình kỹ thuật, chăm sóc và nuôi dưỡng dê con theo mẹ; Quy trình kỹ thuật chọn giống, chọn phối và ghép đôi giao phối dê giống; Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê cái và dê dực sinh sản; Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê thịt thương phẩm; Quy trình kỹ thuật bảo quản, chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn; Quy trình Thú y, phòng bệnh cho dê hậu bị, dê sinh sản và dê con theo mẹ.

(2) Xây dựng mô hình nuôi dê bố mẹ trong các nông hộ theo hướng bán chăn thả với quy mô 20 dê đực/dự án, 200 dê cái/dự án, số dê con sinh ra 750 con/dự án, trọng lượng dê sơ sinh đạt tiêu chuẩn 1,9-2,1kg/con, tỷ lệ sống đạt 85-90%; mô hình nuôi dê thịt trong các

nông hộ theo hướng bán chăn thả với quy mô 500 con/dự án, sản lượng 7,5 tấn/dự án, trọng lượng bình quân 15kg/con, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; Xây dựng mô hình trồng, chế biến và dự trữ thức ăn cho dê: trồng cỏ hòa thảo (cỏ Ghi-nê, cỏ Voi VA06) và một số loại cây họ đậu làm thức ăn bổ sung cho dê trong mùa mưa rét có quy mô 20.000m2 (1.000m2/hộ) và 80 bể có thể tích 2m3 kích thước (2,0 x 1,0 x 1,0) m để ủ thức ăn, dự trữ thức ăn.

(3) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn: Đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

Hội nghị cũng đã nghe PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn, Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế trình bày những điểm mới nội bật của dự án, xu hướng phát triển của chăn nuôi dê ở Việt Nam, các quy trình kỹ thuật mà Khoa Chăn nuôi Thú y sẽ đào tạo, chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và người dân chăn nuôi dê trong khuôn khổ dự án.

Đây là dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi được Bộ Khoa học và Công nghệ tuyển chọn Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chủ trì thực hiện. Dự án thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững về chăn nuôi dê trên địa bàn huyện A Lưới, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người chăn nuôi dê, làm tiền đề cho sự phát triển thương hiệu thịt dê A Lưới trong những năm tới.

Duy Hinh

Page 15: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

để mầm bệnh trước khi gieo và tiến hành chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật. Mắt ghép cũng được lấy từ các cành bánh tẻ sạch bệnh, ở giữa tán cây mẹ thường xuyên cho năng suất, chất lượng cao.

Chị Cao Thị Thu Hoài tâm sự: “Khi chăm sóc tất cả những cây ăn trái ở đây, tôi cảm thấy rất vui. Cái vui thứ nhất là đem lại kết quả tốt nhất cho bà con nông dân hiện nay. Thứ hai, qua quá trình chăm sóc, từ những phát hiện mới mình có thể có thêm những sáng kiến để định hình những cây mới, gốc ghép mới chất lượng để giới thiệu cho bà con”. Ngoài ra, chị Hoài cho biết: “Cây ăn quả hiện nay ở nước ta rất đa dạng về loài và cho năng suất rất cao, đó là bởi công sức nghiên cứu đang không ngừng phát triển làm tăng năng suất và sức sống mạnh mẽ cho các giống cây ăn quả trong nước và giống cây nhập khẩu. Từ nhiều phương pháp lai tạo khác nhau như ghép cành, chiết, ươm hạt… mà các loại cây ăn quả của chúng ta ngày càng đa dạng hơn, chất lượng, cây khỏe, thích nghi với môi trường và “độc” hơn so với trước đây để đến với người trồng”.

Bằng những cách làm này, từ nhiều năm nay chị Thu Hoài đã làm chủ mọi kỹ thuật ghép nhân giống các loại cây ăn quả như, ghép cành, ghép mắt, ghép chắp và ghép quả trên cây có múi. Mọi loại cây giống của “Cây giống Hương Trà” khi xuất vườn đều đảm bảo mập khoẻ, sạch bệnh. Sản xuất đến đâu được các nhà vườn và thương lái đến bao tiêu hết đến đó.

Sau hơn 10 năm gây dựng thương hiệu, sắp tới “Trung tâm cây giống Hương Trà” sẽ tiếp tục thành lập một khu vườn ghép Thanh Trà Lại Bằng tại khu phố Lại Bằng, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà. Hướng đi tiếp theo này là bước tiến mới của chị Thu Hoài trong nỗ lực duy trì chất lượng giống cây đặc sản Thanh Trà và phát triển thương hiệu Thanh Trà Huế. Đam mê và tạo thu nhập tốt từ cây giống, chị Cao Thị Thu Hoài thể hiện ý chí vượt khó, lập nghiệp thành công từ niềm đam mê cây cối quê nhà.

Xuân Trường

ĐEM GIỐNG CÂY CHẤT LƯỢNG ĐẾN VỚI NGƯỜI DÂNHương Trà - một thị xã trẻ của Thừa Thiên

Huế; một đô thị mới hình thành mở ra những cơ hội lập nghiệp mới cho những người trẻ nơi đây. Có những bạn trẻ từ nhỏ đến lớn đều gắn chặt với vùng đất này. Nhưng cũng có những thanh niên trở về quê sau nhiều năm bôn ba. Chị Cao Thị Thu Hoài là trong những câu chuyện dưới đây đều có một điểm chung: lập nghiệp thành công trên quê hương nhờ ý chí và khát vọng tuổi trẻ.

Chị Cao Thị Thu Hoài sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hương Trà. Do niềm đam mê

với cây giống, muốn đem lại những cây giống tốt có năng suất cao cho bà con quê hương mình nên chị đã chọn theo hướng mặt hàng cây ăn trái. Những loại cây ăn trái ở đây đã được tuyển chọn rất kỹ từ những gốc ghép, cây ghép để đem lại cho bà con những cây có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất.

Với tâm nguyện đó, chị Cao Thị Thu Hoài (ở phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, 38 tuổi) - một cựu sinh viên của trường Cao đẳng Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh - đã quyết định gắn bó với quê hương Hương Trà. Chừng 10 năm trước, Trung tâm cung cấp cây giống với nhãn hiệu “Cây giống Hương Trà” bắt đầu hình thành tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà. Từ cơ sở này, chị Thu Hoài đã quyết tâm phát huy những kiến thức chuyên ngành trồng trọt đã học được ở trường vào việc lai ghép thử nghiệm và nhân rộng những giống cây ăn trái đặc sản. Do hiểu rõ về thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu ở đây nên chị Thu Hoài đã ghép thành công những giống cây ăn trái 3 miền như: ổi, cam, bưởi đỏ, lê Đài Loan, táo leo, mít Thái, vú sữa, măng cụt, cau, chanh giấy, chanh leo, cóc, đào (mận), xoài, nho, quýt, sầu riêng…

Để thu hút được nhiều bà con nông dân và thương lái đến thu mua cây giống cho trung tâm “Cây giống Hương Trà”, chị Thu Hoài luôn đặc biệt coi trọng đảm bảo chất lượng các loại cây giống làm ra. Bao gồm các khâu gieo ươm cây gốc ghép, lựa chọn những hạt mẩy đều, xử lý triệt

Page 16: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

TÌM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH KHẢM LÁ SẮN TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN

Trước những diễn biến hết sức phức tạp, mức

độ lây lan lớn của bệnh khảm lá sắn tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 06/03/2020, đoàn công tác của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế do PGS.TS. Lê Đình Phùng - Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn cùng các nhà khoa học - giảng viên thuộc Khoa Nông học đã có buổi làm việc, khảo sát thực địa tại huyện Phong Điền.

Sau khảo sát đánh giá tình hình bệnh hại trên đồng ruộng, lãnh đạo và các đơn vị chức năng huyện Phong Điền cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Phong Điền diện tích nhiễm bệnh khảm lá gần 950ha/1144ha sắn đã trồng, gây thiệt hại rất lớn và có thể dẫn đến nguy cơ mất trắng trong vụ này.

Qua khảo sát ban đầu, nhóm nhà khoa học Trường Đại học Nông Lâm cũng đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những nhận định ban đầu về sự bộc phát của dịch bệnh có thể do sử dụng nguồn giống không sạch bệnh, du nhập một số giống từ nơi khác về không qua kiểm nghiệm. Các nhà khoa học cũng đã thảo luận với chính quyền địa phương, bà con nông dân những giải pháp để quản lý bệnh hại như: Phương pháp chẩn đoán, sớm phát hiện cây bệnh; Áp dụng các biện pháp sử dụng giống sạch bệnh, giống kháng bệnh để chống bệnh, sử dụng chất kích kháng, các biện pháp canh tác như trồng, chăm sóc, mật độ, xen canh, luân canh; Quản lý môi giới truyền bệnh Bọ phấn…

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS. Lê

Đình Phùng cho biết nhà trường sẽ đồng hành cùng địa phương để xử lý vấn đề đã nêu trên. PGS.TS. Lê Đình Phùng cũng thống nhất với phương pháp nghiên cứu, xử lý mà nhóm các nhà khoa học của trường đã đưa ra là phải dùng nhiều biện pháp tổng hợp mới có thể giải quyết một cách triệt để bệnh khảm lá sắn. Nhưng cũng nhấn mạnh rằng nhóm nghiên cứu cần đưa ra những giải pháp ngắn hạn, trước mắt ngay trong thời điểm này và chuẩn bị cho vụ tới.

Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao và ghi nhận sự đồng hành, trách nhiệm của Trường Đại học Nông Lâm đối với bà con nông dân và chính quyền địa phương huyện Phong Điền để phòng và chống dịch khảm lá sắn. Ông cũng mong muốn Trường Đại học Nông Lâm sẽ sớm khuyến nghị những giải pháp tổng thể để phát triển cây sắn một cách bền vững.

Trước đó, ngày 25/02/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-UBND công bố dịch bệnh khảm lá sắn trên địa bàn các huyện, thị xã: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà; UBND tỉnh yêu cầu các địa phương có dịch bệnh khảm lá sắn thi hành nghiêm Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, áp dụng các biện pháp phòng trừ; Chủ động bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ công tác phòng trừ;...

Châu Phúc

Lãnh đạo huyện chia sẻ về tình hình dịch bệnh và nhữngkhó khăn mà chính quyền và bà con nông dân đang gặp phải

Page 17: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 14/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Đại học Huế về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đến năm 2025 đạt 10.000 lao động CNTT phục vụ phát triển Công nghiệp phần mềm theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 03/2/2020 của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI HỌC HUẾ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Từ năm 2019, các trường đại học thuộc Đại học Huế đang đào tạo 7 chuyên

ngành trong lĩnh vực CNTT, 5 chuyên ngành CNTT đào tạo Thạc sĩ và đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành khoa học máy tính. Kế hoạch giai đoạn 2020 - 2025, dự kiến tuyển sinh trên 10 nghìn sinh viên với hơn 10 chuyên ngành đào tạo chính về CNTT; ngoài ra sẽ thực hiện phối hợp đào tạo ngắn hạn 5 ngành với các đối tác ký kết hợp tác với Đại học Huế.

Về nguồn lực đào tạo, Đại học Huế có đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng cao; cơ sở vật chất đạt chuẩn và đang tiếp tục được đầu tư với nhiều chương trình, dự án phát triển hạ tầng CNTT. Đại học Huế cũng đang hợp tác rất tốt với hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ (trên 100 trường đại học nổi tiếng trên thế giới về CNTT) cũng như hợp tác tốt với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước về đào tạo CNTT; cùng với nhiều chính sách học bổng thu hút sinh viên vào học các ngành thuộc lĩnh vực CNTT…

Đồng tình với chủ trương của tỉnh, giao Đại học Huế và các trường đại học nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động và phối hợp thực hiện nhằm thu hút tuyển sinh lĩnh vực CNTT tại tỉnh, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết, thời gian tới Đại học Huế sẽ xây dựng mối quan hệ và ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT với các doanh nghiệp; nhưng đổi lại các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu mở rộng lĩnh vực hoạt động cũng như tìm kiếm thị trường có như vậy mới thu hút được nguồn nhân lực được đào tạo từ các cơ sở đào tạo của Đại học Huế.

PGS.TS. Nguyễn Quang Linh cũng chia sẻ, đầu vào của người học đối với các ngành học thuộc lĩnh vực CNTT phải là những học sinh

giỏi, Đại học Huế đã có chính sách thu hút bằng học bổng nhưng cũng khó trong tuyển sinh. Vì vậy, tỉnh cần có cơ chế, chính sách thu hút ngay từ bậc học phổ thông cũng như đối với sinh viên học ngành CNTT tại các trường thuộc Đại học Huế và trường đại học khác.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao những ý kiến đóng góp và đề xuất của các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; nhất là ý kiến giải quyết bài toán về cung cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo nhu cầu thị trường cũng như cơ chế, chính sách trong đào tạo và thu hút doanh nghiệp lớn về CNTT đến đầu tư tại tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, Đại học Huế không chỉ là nơi hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao mà còn là cầu nối để thu hút các doanh nghiệp CNTT đến đầu tư phát triển tại tỉnh. Vì vậy, Đại học Huế cần phải điều chỉnh chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh cũng như định hướng, giới thiệu ngành nghề và đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo CNTT nhằm thu hút lượng học sinh vào học cũng như tạo niềm tin của người dân và cộng đồng vào chiến lược phát triển CNTT của tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các trường đại học để hướng nghiệp cho học sinh ngay từ các bậc học phổ thông, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về CNTT trong các cấp học.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, phát triển nguồn lực CNTT là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; đặc biệt để Huế là điểm sáng về phát triển CNTT, quan điểm của tỉnh là thực hiện “Đồng bộ - Kiên trì - Quyết liệt” và phát triển hệ sinh thái CNTT gắn với 3 trụ cột chính là “chính quyền, cơ sở đào tạo (nhà trường) và

Page 18: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

doanh nghiệp”. Giai đoạn tới, tỉnh sẽ tập trung cho vấn đề này nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, chuyên nghiệp, đảm bảo mục tiêu đến 2025 Thừa Thiên Huế là một trong 05 tỉnh/thành phố dẫn đầu về công nghiệp CNTT theo Đề án phát triển công nghiệp CNTT của tỉnh.

Sau khi nghe đại diện Đại học Huế báo cáo thực trạng công tác đào tạo nhân lực CNTT trên địa bàn và một số kiến nghị, ngày 24/3/2020, UBND tỉnh đã có Thông báo số 109/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đại học Huế về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Đại học Huế thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì trong công tác tuyển sinh, đào tạo (với nhiều hình thức đào tạo khác nhau, chuyển đổi văn bằng) nguồn nhân lực ngành CNTT đáp ứng đến năm 2025 có 10 ngàn nhân lực làm việc trong công nghiệp CNTT theo mục tiêu của Đề án phát triển công nghiệp CNTT tỉnh đến năm 2025. Chỉ đạo các trường thành viên, các khoa trực thuộc tăng cường phối hợp với Trường Đại học Phú Xuân trong công tác tuyển sinh, đào tạo để tạo điều kiện, cùng hợp tác và phát triển. Nghiên cứu mở các ngành mới và hợp tác Trường Đại học Phú Xuân trong công tác tuyển sinh, đào tạo.

Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh khẩn trương đẩy nhanh các thủ tục để khởi công khu Trung tâm Công nghệ thông tin tập trung; trên cơ sở đó, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở

Thông tin và Truyền thông kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện Khu công viên phần mềm, CNTT tập trung tại Khu E - Đô thị mới An Vân Dương; tổng hợp và cung cấp thông tin định hướng phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo. Tăng cường hợp tác các thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung và doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động bán sản phẩm, gia công phần mềm, kêu gọi đầu tư gắn liền với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa

học tại các trường đại học, cao đẳng. Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Đại học Huế, đơn vị liên quan nghiên cứu, tổ chức các Hội thi/cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, làm đầu mối, phối hợp Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, doanh nghiệp CNTT trong kết nối thị trường lao động CNTT giữa chính quyền - cơ sở đào tạo - doanh nghiệp. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các doanh nghiệp CNTT cung cấp số lượng lao động, cơ sở đào tạo cho sinh viên, học sinh, doanh nghiệp; cung cấp đơn đặt hàng về nhu cầu thị trường nhân lực lĩnh vực CNTT đến các cơ sở đào tạo. Đại học Huế xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên nhu cầu, cam kết số lượng của các doanh nghiệp cũng như chất lượng nguồn nhân lực CNTT cung cấp cho thị trường... các doanh nghiệp CNTT thực hiện cơ chế cam kết, hợp tác với tỉnh, Đại học Huế trong việc đặt hàng lao động trong ngành công nghệ thông tin. Có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo nhằm thu hút học sinh, sinh viên, đối tượng có nguyện vọng chuyển đổi sang ngành CNTT, đối tượng từ nơi khác đến làm việc. Phối hợp Đại học Huế nghiên cứu xây dựng phòng thí nghiệm, tạo không gian riêng nhằm tạo môi trường cho sinh viên trên địa bàn tiếp cận công nghệ mới.

Xuân Bách - Vỹ Khang

Tại buổi làm việc

Page 19: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀM VIỆC VỚI UBND HUYỆN A LƯỚI VỀ VIỆC THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngày 12/3/2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2020.

Tại buổi làm việc ông Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN đã nêu mục

tiêu chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức về tạo lập, quản, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; Ưu tiên hỗ trợ phát triền tài sản trí tuệ cho các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu và tiềm năng phát triển du lịch để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Năm 2019, huyện A Lưới đã tập trung nguồn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và nguồn vốn đối ứng trong nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật. Điển hình, huyện A Lưới xây dựng dự án cấp cơ sở: “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”; dự án cấp cơ sở: “Sản xuất thử nghiệm rượu từ quả sim trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trên địa bàn huyện cũng đang triển khai các dự án Nông thôn Miền núi: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum); dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn dê tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Hiện nay, các mô hình, dự án đang được triển khai theo đúng tiến độ tại 05 xã thuộc huyện A Lưới.

Công tác sở hữu trí tuệ được huyện chú

trọng, quan tâm; đã tập trung chú trọng xây dựng dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò vàng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”; dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến Du lịch A Lưới. Đây là 2 trong số những sản phẩm chủ lực của huyện, với nhiều ưu thế và chất lượng. Chủ trương của lãnh đạo huyện và quyết tâm của một số doanh nghiệp xây dựng chuỗi sản phẩm có giá trị như Chuối Già Lùn, Thịt bò, Hoa xứ lạnh...

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện đã ghi nhận những đóng góp, hỗ trợ của ngành KH&CN đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện A Lưới trong thời gian qua. Đồng thời, kiến nghị với Sở KH&CN tiếp tục quan tâm, hỗ trợ huyện trong hoạt động KH&CN, đặc biệt là các nội dung thuộc chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, như tăng cường tập huấn, đào tạo để nâng cao

Ông Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại buổi làm việc

Page 20: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

nhận thức của người dân về lĩnh vực sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các dự án đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có giá trị trên địa bàn huyện A Lưới…

Kết luận tại buổi làm việc, ông Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN đã nhấn mạnh đến các nhiệm vụ cụ thể cho huyện A Lưới trong thời gian đến như tổ chức lớp tập huấn về nâng cao nhận thực xây dựng và quản lý thương hiệu

các đặc sản địa phương tại huyện A Lưới; hỗ trợ triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò vàng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”; dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến Du lịch A Lưới”. Đồng thời đề nghị huyện A Lưới tiếp tục phối hợp triển khai tốt các nội dung thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ cũng như các hoạt động KH&CN khác.

Ngày 05/3/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Mục tiêu chung của Chương trình là nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ... Có 05 nhiệm vụ cụ thể sẽ được thực hiện trong năm 2020, đó là:

(1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ các đặc sản địa phương: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các chuyên đề, chuyên mục: Xây dựng và phát sóng 06 chương trình trên truyền hình (VTV8, TRT) và 02 chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế/ hoặc báo chuyên ngành phù hợp. Biên soạn và ấn hành “Cẩm nang giới thiệu các thương hiệu đặc sản địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế”.

(2) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ: Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới. Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Hỗ trợ triển khai các dự án KH&CN cấp cơ sở nhằm xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương.

(3) Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ(4) Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực

tiễn: Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam. Triển khai các hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc sản (thực hiện theo Kế hoạch thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm). Lồng ghép các dự án hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và ODA để ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

(5) Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác về sở hữu trí tuệ và các hoạt động chung của Chương trình: Tiếp tục xây dựng, bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn. Tổ chức hỗ trợ, vận động, triển khai thành lập Hội sản xuất, kinh doanh dầu tràm Huế để làm chủ thể quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ ‘‘Sáng tạo nữ cố đô Huế” bắt đầu được tổ chức từ năm 2020.

Duy Hinh - Minh An

Page 21: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Đó là Kế hoạch số 67/KH-UBND đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên

Định ký ban hành vào ngày 03/3/2020. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với 01 sản phẩm đặc sản Huế. Có 02 mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp (01 mô hình áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9000 và Công cụ 5S; 01 mô hình áp dụng Tiêu chuẩn ISO 22000 và Công cụ 5S). Có ít nhất 20 doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ xây dựng ít nhất 20 tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn/hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn 05 doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch mới. Có ít nhất 5 doanh nghiệp, cơ sở được hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp; các sản phẩm đặc sản của địa phương. Có 03 doanh nghiệp/hợp tác xã/cơ sở sản xuất đặc sản Huế (tôm chua, ruốc, Mè xửng Huế,...) được hỗ trợ xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến về thực hành sản xuất tốt theo Tiêu chuẩn GMP; 02 doanh nghiệp/cơ sở sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn HACCP/ISO 22000; 01 Hợp tác xã/doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Có trên 200 lượt doanh nghiệp/hợp tác xã/cơ sở sản xuất được tham dự đào tạo, tập huấn chuyên sâu, hội thảo chuyên đề về các mô hình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng Việt GAP...

Nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong năm 2020 là xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Chả Huế. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng 02 mô hình tích hợp về áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực

dệt may, vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp. Hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng 20 tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn/hợp quy và đánh giá phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia (đối với sản phẩm nhóm 2), đánh giá phù hợp TCVN và đăng ký mã số mã vạch. Vận động, hỗ trợ 5 đến 7 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị thuộc các lĩnh vực: dệt may; sản xuất thực phẩm; vật liệu xây dựng; các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp; các sản phẩm đặc sản của địa phương. Triển khai các Đề án tư vấn, hướng dẫn xây dựng, đánh giá áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và các công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9000, ISO 22000, GMP, 5S, VietGAP, Kaizen, 5S, Lean,...).

Kế hoạch cũng đã đề ra các giải pháp cụ thể, đó là: Đào tạo đội ngũ chuyên gia về tiêu chuẩn hóa cho các sở, ngành, doanh nghiệp để hỗ trợ tư vấn và triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch. Khuyến khích thành lập mới các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tư vấn về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, năng suất - chất lượng, sở hữu trí tuệ, kiểm toán năng lượng, chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn, các tổ chức khoa học và công nghệ tham gia vào các dự án ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ. Về kinh phí: kinh phí từ ngân sách tỉnh là tập trung vào việc cải tiến công nghệ, thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tạo dựng mô hình áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến; xây dựng và áp dụng áp dụng các quy trình tiên tiến về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội; đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; cán bộ tư vấn về năng suất, chất lượng tại các sở, ngành, địa phương. Nguồn vốn của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là chủ yếu để đổi mới công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; đầu tư, tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Ý An

Page 22: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

TĂNG CƯỜNG ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NĂM 2020Đây là nội dung của Kế hoạch số 78/

KH-UBND vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành vào ngày 10/3/2020. Mục tiêu chung của Kế hoạch là phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp công nghệ cao, công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Để thực hiện Kế hoạch này có hiệu quả trong năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định các nhiệm vụ quan trọng, cụ thể là:

(1) Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường. Tổ chức diễn đàn đo lường doanh nghiệp tỉnh thường niên, hội thảo khoa học cấp tỉnh về thúc đẩy hoạt động đo lường trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; triển khai các hoạt động kỷ niệm Ngày Đo lường Việt Nam.

(2) Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp: Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng phương tiện, thiết bị đo lường tại các doanh nghiệp; rà soát, đề xuất danh mục phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất chuẩn vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; định kỳ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

(3) Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh: Xây dựng, phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; duy trì hệ thống chuẩn đo lường, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết với chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam. Triển khai áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến đối với hoạt động kiểm định đo lường, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý phòng thử nghiệm theo Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025).

(4) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường: Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra nhà nước về đo lường, triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường đối với phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

(5) Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa: Hỗ trợ 01 đến 03 doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, xây dựng phương pháp đo. Hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên địa bàn tỉnh đáp ứng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

(6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ về đo lường: Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường, ban và tiểu ban kỹ thuật. Phối hợp tổ chức tại địa phương các khóa đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia có ngành đo lường phát triển.

Võ Minh

Page 23: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TÁM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TẠ QUANG BỬU NĂM 2020

Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ KH&CN được tổ chức

hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng được trao cho tác giả của các công trình khoa học xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

Theo thông tin từ Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, Quỹ đã thông báo tiếp nhận hồ sơ đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 và nhận được 48 hồ sơ đề cử/ứng cử cho giải thưởng. Các hồ sơ tham gia Giải thưởng năm nay thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Từ kết quả đánh giá của các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ đã có 8 hồ sơ được đề cử lên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020, trong đó có 5 đề cử giải thưởng chính thuộc 4 ngành khác nhau (Toán học; Vật lý; Hóa học; Khoa học Y dược) và 3 đề cử giải thưởng trẻ thuộc ngành Vật lý, Toán học và Khoa học nông nghiệp. Trong đó, 5 đề cử giải thưởng chính gồm các cá nhân: PGS.TS. Phạm Tiến Sơn (Trường Đại học Đà Lạt) - lĩnh vực Toán học; PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường Đại học Duy Tân) - lĩnh vực Vật lý; TS Trần Mạnh Trí (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) - lĩnh vực Hóa học; PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) - lĩnh vực Khoa học Y Dược; TS Nguyễn Thạch Tùng (Trường Đại học Dược Hà Nội) - lĩnh vực Khoa học Y dược.

3 đề cử của giải thưởng trẻ gồm TS Võ Hoàng Hưng (Trường Đại học Sài Gòn) - lĩnh

vực Toán học; TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) - lĩnh vực Vật lý; TS Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) - lĩnh vực Khoa học nông nghiệp.

Theo Ban tổ chức, Hội đồng giải thưởng sẽ làm việc, xem xét và đề xuất nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019 vào cuối tháng 4/2020. Lễ trao tặng Giải thưởng dự kiến sẽ tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tính đến hết năm 2019, qua 6 đợt xét thưởng, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã được trao cho 17 nhà khoa học ở các trường đại học và viện nghiên cứu, thuộc đầy đủ các ngành, lĩnh vực trong lĩnh vực Toán học, Khoa học thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Khoa học Nông nghiệp, Khoa học Y dược, Khoa học Kỹ thuật với 14 giải thưởng chính và 3 giải thưởng trẻ.

HT

Từ 48 hồ sơ đề cử/ứng cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020, các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) đã lựa chọn được 8 hồ sơ, trong đó bao gồm 5 đề cử giải thưởng chính và 3 giải thưởng trẻ.

PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận

Giải thưởng Tạ Quang Bửu trong năm 2019

Page 24: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BỘ SINH PHẨM (BỘ KIT) PHÁT HIỆN NCOV

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết,

trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rus corona chủng mới (COVID-19), ngay chiều mùng 6 tết, Bộ KH&CN đã tổ chức buổi họp khẩn với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu bàn về các định hướng nghiên cứu góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tại buổi họp, các chuyên gia, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị Bộ KH&CN tập trung vào các hướng nghiên cứu về dịch tễ học, vi rút học, phác đồ điều trị, đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện virus corona chủng mới (nCoV).

Chỉ sau buổi họp vài ngày, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã ký Quyết định phê duyệt đặt hàng 04 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng chống dịch bệnh, trong đó có đề tài “Nghiên cứu chế

tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện.

Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc phải sớm có bộ kít phát hiện nCoV để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, các nhà khoa học thuộc Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã nỗ lực làm việc

không mệt mỏi, cả ngày nghỉ lẫn ban đêm, đến hôm nay 2 đơn vị đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo được bộ kít real-time RT-PCR one step phát hiện nCoV. Quá trình nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, bộ kít được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Bộ kít được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.

Các tiêu chí này được kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đặc biệt, bộ kít được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 05 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin

Ngày 05/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức họp báo công bố kết quả đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện. Bộ kit sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử (RT PCR và real-time RT-PCR), sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn ISO 13485, Labo kiểm định tiêu chuẩn ISO Class 8.

Toàn cảnh buổi họp báo

Page 25: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện nCoV.

Vào 16h00 ngày 03/3/2020, Hội đồng KH&CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kít real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 08/08 (100%) thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít real-time RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Ngày 04/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 02 sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh CVID-19.

GS.TS. Lê Bách Quang - Ban chủ nhiệm Chương trình KC.10 khẳng định, từ những chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự vào cuộc phối hợp với các bộ, ngành, liên quan, Bộ KH&CN đã tổ chức họp với các chuyên gia, nhà khoa học chuyên ngành để lấy ý kiến tư vấn. Đây là một “Hội nghị Diên Hồng” của các nhà khoa học được xác định với 3 nhiệm vụ lớn, cấp bách trong giai đoạn hiện nay đó là: Thứ nhất, phải sản xuất các bộ kit sinh phẩm để chẩn đoán; Thứ hai là nghiên cứu về dịch tễ học ngay từ rất sớm; Thứ ba, xây dựng các kịch bản, biện pháp ứng phó với mọi tình huống. “Tôi cho rằng với sự tư vấn của các nhà khoa học, Bộ KH&CN đã thực hiện đúng 3 nhiệm vụ lớn này. Chính nhờ đó chúng ta đã có thành công như ngày hôm nay”.

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Bộ KH&CN, đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 nhà (nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà quản lý), cũng là một nguyên nhân lớn quyết định sự thành công, GS.TS. Lê Bách Quang cho biết thêm.

Trung tướng, GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết,

các thí nghiệm kiểm định tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, tin cậy, độ lặp lại thực hiện tại Labo chuẩn thức của Công ty cổ phần Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy bộ kit đáp ứng tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.

Trung tướng Quyết cho biết thêm, khi có kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã gửi đến tạp chí virus học quốc tế Vigology. Tạp chí này đã gửi nghiên cứu đến WHO, tổ chức này lập tức liên hệ với Học viện Quân y xin phép chia sẻ nghiên cứu tới các phòng thí nghiệm khác, Trung tướng Quyết nói.

Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cho biết, hiện Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng bộ Kit này. Năng lực sản xuất của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á khoảng 10.000 bộ kít/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 03 lần. Như vậy, năng lực sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế trong tình trạng dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều thế giới.

Đây là thành công đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lúc dịch bệnh đang là mối lo ngại trên toàn thế giới, khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam, cũng như sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị nói chung và Bộ KH&CN, các đơn vị nghiên cứu nêu trên nói riêng trước những vấn đề đặt ra từ cuộc sống.

Thành Chung (Nguồn: Bộ KH&CN)

Giám đốc Học Viện Quân y Đỗ Quyếtphát biểu tại buổi họp báo

Page 26: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả tốt nhất có thể.

Ứng dụng NCOVI còn là kênh chính thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật tình hình dịch bệnh, gửi các khuyến cáo y tế, sức khoẻ tới người dân.

Không phải là ứng dụng bắt buộc khai báo y tế như người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc người dân chủ động cung cấp thông tin y tế, sức khoẻ, tương tác hai chiều với cơ quan y tế qua ứng dụng NCOVI là một trong những biểu hiện rất cụ thể của tinh thần “toàn dân chống dịch”.

Phó Thủ tướng chỉ ra 2 điểm khác biệt hết sức quan trọng của ứng dụng NCOVI so với nhiều ứng dụng tương tự đã được phát triển.

Trước đây chúng ta đã nhiều ứng dụng y tế, sức khoẻ nhưng các thông tin, chỉ dẫn

RA MẮT ỨNG DỤNG KHAI BÁO SỨC KHOẺ TOÀN DÂN

Từ ứng dụng NCOVINgày 09/3/2020, ứng

dụng khai báo sức khoẻ toàn dân mang tên NCOVI đã chính thức ra mắt. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế và một số bộ ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin đã tham dự lễ ra mắt.

Sau khi cài đặt ứng dụng NCOVI trên điện thoại thông minh, người dân nhập đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu để bắt đầu sử dụng. Người dân cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe của bản thân trong mục “Khai báo y tế toàn dân” ở màn hình chính; cập nhật tình hình sức khoẻ hàng ngày ở màn hình “Theo dõi sức khỏe”. Ngoài ra, ứng dụng này còn có mục để người dân phản ánh về những trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại nơi mình sinh sống. Các dữ liệu này được cập nhật trên thời gian thực và được định vị trên nền tảng bản đồ số Việt Nam (Vmap).

Với những người không sử dụng điện thoại hay máy tính, các thành viên khác trong gia đình có thể hỗ trợ khai báo y tế, sức khoẻ. Để góp phần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, người dân cần hết sức tự giác, có trách nhiệm không chỉ vì sức khoẻ bản thân mà cho cả gia đình và cộng đồng. Việc khai báo sớm, trung thực sẽ giúp cơ quan chức năng cách ly, khoanh vùng ổ dịch kịp thời, tránh lây lan.

Sử dụng ứng dụng NCOVI người dân góp phần cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: ứng dụng NCOVI là một trong những biểu hiện rất cụ thể của tinh thần “toàn dân chống dịch”

Page 27: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

trên đó không có tính ràng buộc về giá trị. Còn đối với ứng dụng NCOVI, các thông tin chỉ dẫn là chính thức, kể cả bản đồ vùng dịch, tình hình lẫn các chỉ dẫn trong các tình huống...

Ứng dụng NCOVI cũng khắc phục tình trạng thông tin sức khoẻ của người dùng trên các ứng dụng tương tự trước đây không được chuyển giao cho cơ quan y tế để sử dụng, thậm chí thông tin cá nhân bị sử dụng vào mục đích khác. Là ứng dụng chính thức nên tất cả những thông tin do người dân cung cấp qua NCOVI đều được nhà nước quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.

Từ phiên bản ứng dụng NCOVI đầu tiên, Phó Thủ tướng kêu gọi tất cả các doanh nghiệp có ứng dụng tương tự hoặc tốt hơn cùng ngồi lại, tham gia nâng cấp ứng dụng NCOVI và mở rộng các tính năng để phục vụ chống dịch.

Ứng dụng NCOVI hiện đã được cập nhật trên AndroiPlay và sau đó là Appstore.

Cũng tại lễ ra mắt, ứng dụng Vietnam health declaration đã được giới thiệu dành cho người nước ngoài khai báo y tế bắt buộc, cập nhật tình trạng sức khoẻ khi đến Việt Nam.

Đến Trung tâm điều hành CDC và ứng dụng phòng chống dịch Covid-19

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố kích hoạt Trung tâm điều hành mạng lưới CDC toàn tỉnh và chính thức ra mắt app COVID-19 thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus

corona (COVID-19) trên nền tảng của hai hệ điều hành điện thoại là Android và iOS đây là một thành phần của Hue-S (Ứng dụng Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế).

Hệ thống điều hành mạng lưới CDC toàn tỉnh thực hiện các chức năng tiếp nhận thông tin ca nghi nhiễm từ người dân; hỗ trợ y tế trực tuyến cho người dân trên địa bàn, trả lời hỏi đáp cũng như cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt. Đặc biệt, trên nền tảng công nghệ, Trung tâm điều hành CDC sẽ vận hành hệ thống điều hành mạng lưới CDC trên toàn tỉnh trong việc thực hiện nghiệp vụ.

Ứng dụng nhằm giúp người dân nhận biết các thông tin chính thống, thông tin sai lệch, xác minh thông tin trên môi trường mạng để người dân nắm, phòng ngừa và cung cấp các thông tin, thông báo, cảnh báo của chính quyền đến người dân. Ứng dụng cũng thực hiện tiếp nhận phản ánh nghi nhiễm; yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp; trả lời hỏi đáp của người dân và sàng lọc (tổng hợp tất các trường hợp nghi nhiễm để quản lý); hỗ trợ kịp thời cho công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng bao gồm các chức năng chính sau:

Trung tâm giám sát điều hành mạng lưới CDC được đặt tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế

Page 28: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

- Báo cáo nghi nhiễm: Khi phát hiện ở khu dân cư, các địa điểm công cộng và ngoài xã hội người có dấu hiệu nghi nhiễm virus COVID-19 thì sử dụng chức năng này để báo cáo cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ xác minh và kích hoạt quy trình đến trực tiếp hiện trường để kiểm tra và tiến hành nghiệp vụ y tế.

- Yêu cầu hỗ trợ y tế: Khi bản thân hoặc người thân trong gia đình có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 mà không có điều kiện di chuyển hoặc vì lý do nào đấy không thể đến cơ sở khám chữa bệnh thì sử dụng chức năng này để nhân viên y tế nắm thông tin và hỗ trợ kịp thời tại nơi cư trú.

- Bảo vệ bản thân: Cung cấp các thông tin liên quan giúp người dân hiểu rõ về virus COVID-19, các hình thức biểu hiện, phương thức lây nhiễm và đặc biệt là hướng dẫn các phương thức chủ động phòng tránh đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

- Hỏi đáp thông tin: Người sử dụng có thể gửi bất cứ câu hỏi nào liên quan đên dịch bệnh COVID-19 để cơ quan nhà nước trả lời một cách chính xác, đồng thời kết quả hỏi đáp này sẽ công khai giúp cộng đồng Hue-S hiểu hơn về tình hình dịch bệnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tin tức chính thống: Tổng hợp thông tin từ các trang báo chính thống, nhưng bản tin đảm bảo độ chính xác để người dân tiếp cận thông tin an toàn hơn.

- Thông tin sai lệch: Tổng hợp thông tin lan truyền trên mạng không đảm bảo độ chính xác, sai lệch gây hoang mang trong xã hội giúp người dân hiểu đúng và phòng tránh các thông tin sai sự thật.

- Xác minh thông tin: Khi người dân tiếp cận thông tin nhưng chưa biết thông tin có đủ độ tin cậy, chính xác và đảm bảo không thì sử dụng chức năng này để gửi đến cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ xác minh và trả lời trực tuyến độ chính xác của bản tin để người dân hiểu và phòng tránh việc thu nhận và lan truyền sai quy định.

- Thông báo, cảnh báo: Thông qua ứng dụng, người dân có thể nhận được thông báo tức thời từ cơ quan nhà nước đối với các vấn đề liên quan dịch bệnh.

Trong trường hợp khẩn cấp, chức năng này sẽ phát cảnh báo đến người dân để kịp thời nắm thông tin và triển khai các biện pháp phòng tránh dịch bệnh.

Ngoài ra khi sử dụng ứng dụng, người dùng còn có thể cập nhật các số liệu liên quan đến dịch COVID-19 ở địa phương, toàn quốc và trên thế giới. Ứng dụng cũng cung cấp cho người dùng danh sách, số điện thoại liên lạc các bệnh viện, và các đội phản ứng nhanh CDC cấp tỉnh và cấp huyện.

Khi cài đặt để sử dụng, ứng dụng sẽ yêu cầu người dân lưu ý: Phải đăng ký tài khoản chính xác để hỗ trợ việc cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý thông tin được chính xác và nhanh chóng; Cần bật tính năng định vị GPS để hỗ trợ các cơ quan chức năng xác định được vị trí, hiện trường nhằm điều động các lực lượng xử lý và ứng cứu kịp thời, chính xác; Không được sử dụng chức năng Báo cáo và yêu cầu hỗ trợ y tế để quấy phá hoạt động trong thời gian chống dịch. Điều này không phải hành động vì cộng đồng trách nhiệm, là vi phạm quy định.

Người dân có thể tải ứng dụng COVID-19 tại địa chỉ sau: Link tải ứng dụng:

- Android: http://bit.ly/38XKNH4- IOS: https://apple.co/3b0w2EX(Lưu ý: Hiện nay phiên bản IOS triển

khai trên dòng máy Iphone, Ipad đang trong thời gian phê duyệt. Vì vậy, khi cài đặt nếu nhận thấy chưa có biểu tượng COVID-19 trong ứng dụng vui lòng cập nhật sau khi được phê duyệt. Sở Thông tin và Truyền thông thông báo thông tin ngay sau khi phê duyệt tại Fanpage: https://facebook.com/HueIOC)

Duy Hiếu - Ngọc Hân (Tổng hợp)

Page 29: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CÁC PHƯƠNG ÁN MỚI PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Tại buổi họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã quán triệt Kết luận 172-KL/

TW của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Trên cơ sở đó, các thành viên tham dự buổi họp đã đề xuất triển khai một số phương án mới trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; trong đó, nhấn mạnh đến công tác giám sát, cách ly và xét nghiệm; tình hình bệnh nhân và những người tiếp xúc gần; công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh…

Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh triển khai rất tích cực, với rất nhiều phương án, giải pháp cụ thể nên đã kiểm

soát rất tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế cho thấy, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Do vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu tất cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt, không được chủ quan, lơ là. Trên cơ sở các phương án, chúng ta cần nghiên cứu xây dựng các kịch bản cao hơn về biện pháp cách ly, kể cả cách ly tập trung và cách ly cộng đồng. Tuyệt đối không để lúng túng, bị động, bất ngờ.

Cần thành lập ngay một khung chỉ huy gồm đầy đủ các thành phần, tổ chức, chính trị - xã hội. Không chỉ lực lượng vũ trang, mà cần huy động tất cả các lực lượng trong các tổ chức, đoàn thể để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi cần thiết. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp; nâng cao tầm kiểm soát dịch bệnh, tránh lây nhiễm chéo.

Bên cạnh đó, việc theo dõi khu vực cách ly, tránh tình trạng các nhóm tiếp xúc qua lại với nhau dễ phát sinh dịch bệnh; động viên, nhắc nhở người dân tránh tụ tập đông người, nhất là trong tổ chức ma chay, cưới hỏi; ở các nhà máy, xí nghiệp có đông người cũng cần có những phương án xử lý phòng, chống dịch thật tốt.

HT

Ngày 23/3/2020, đồng chí Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp rà soát, triển khai các phương án phòng, chống đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới hiện nay. Tham dự cuộc họp có đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chủ trì cuộc họp

Page 30: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

THÀNH LẬP “SỞ CHỈ HUY TIỀN PHƯƠNG” TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Hiện nay, trang thiết bị triển khai họp trực tuyến đã được trang bị đầy đủ cho

các sở ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tại các cuộc họp giao đầu giờ sáng, các đơn vị thực hiện đúng giờ, tham dự đủ thành phần; đối với các địa phương phải có sự tham gia của Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Trung tâm y tế, Trưởng Công an huyện. Trong các cuộc họp triển khai nhanh gọn, tập trung vào các nội dung quan trọng, phát sinh hàng ngày, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác xử lý tại các địa phương, hoạt động linh hoạt, không kể ngày hay đêm, nói đến đâu làm đến đó, không chờ phải có văn bản chỉ đạo mới thực hiện, không để xảy ra các trường hợp chậm xử lý không đáng có. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “Sở chỉ huy tiền phương” phải hoạt động và phát huy hiệu quả, mỗi thành viên trong ban chỉ đạo là một “chiến sĩ”, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, phục vụ nhân dân.

Chỉ đạo công tác phòng chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương tiếp tục giám sát, nắm chắc tình hình dân cư phát sinh trên địa bàn, lượng khách lưu trú tăng thêm, báo cáo hàng ngày tình hình phát sinh các trường hợp “F1”, “F2”; không được chủ quan sức khỏe của các trường hợp “F1” đã có kết quả âm tính “vì âm tính không có nghĩa là sẽ không phát bệnh”, phải theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên các trường hợp cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, các địa phương sẵn sàng

chuẩn bị các khu cách ly tập trung, báo cáo tình hình chuẩn bị khu cách ly để Ban chỉ đạo có phương án sử dụng khi cần thiết; trước mắt ít nhất mỗi Trung tâm y tế cấp huyện phải có 10 giường bệnh để thực hiện cách ly. Tại các khu cách ly tập trung không chỉ phải đảm bảo cung ứng đầy đủ đồ dùng, vật dụng sinh hoạt cá nhân mà phải đảm bảo các điều kiện về y tế, các phương tiện bảo hộ cũng như làm tốt công tác xử lý môi trường, thu gom rác thải... Đối với các trường hợp cách ly phải có hồ sơ cách ly gồm hồ sơ theo dõi sức khỏe, tờ khai y tế, giấy cam kết để chính quyền chủ động trong việc nắm tình hình diễn biến sức khỏe.

“Bằng mọi nỗ lực, ngành y tế phải đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người dân trong thời điểm hiện tại, quyết tâm không để có trường hợp chết vì dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, xứng đáng là trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước”, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.

Tỉnh sẽ sớm tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt tình hình phòng chống dịch cũng như tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những chính sách hỗ trợ cụ thể để cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Các sở ngành liên quan có nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh các giải pháp hỗ trợ các công nhân thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.

Về du lịch chủ trương của tỉnh là tại thời điểm hiện tại, cảng Chân Mây sẽ tạm thời không đón các tàu biển cập bến để phòng ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Về tình hình học tập của học sinh, Chủ

Tại cuộc họp ngày 13/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, Trưởng Ban chỉ đạo phòng dịch COVID-19 cho biết, để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19, bên cạnh việc duy trì giao ban trực tuyến với các sở, ngành, địa phương vào lúc 7 giờ 15 phút hàng ngày, Ban chỉ đạo sẽ thành lập “Sở chỉ huy tiền phương” trong phòng chống dịch COVID-19 tại trụ sở UBND tỉnh (16 Lê Lợi).

Page 31: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

phát biểu tại buổi họp

tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 12/4/2020. Giao sở Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình học tập thông qua sóng truyền hình của tỉnh cho khối 9 và 12 thông qua sóng truyền hình của tỉnh (TRT) đồng thời chỉ đạo Phòng giáo dục cấp huyện chủ động nắm lịch chương trình lên sóng truyền hình để triển khai học tập cho học sinh. Trong thời gian học sinh nghỉ học, Ngành giáo dục cần có giải pháp bảo quản cơ sở vật chất, hạ tầng trường lớp đảm bảo để đón học sinh khi trở lại đi học.

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, mặc dù tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, tuy nhiên tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, phức tạp, đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị phải nêu cao tinh thần chủ động, có những giải pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Tỉnh sẽ có những giải pháp khác để hạn chế việc tổ chức tập trung đông người trong việc tổ chức cưới, hỏi, hội họp, các điểm kinh doanh dịch vụ. Đề nghị các địa phương vận động người dân hạn chế tổ chức tiệc cưới, hỏi tụ tập đông người, không dựng rạp bên ngoài nhà để tổ chức, chỉ tổ chức theo nghi lễ truyền thống của địa phương. Yêu cầu các khách sạn, nhà hàng tạm thời không nhận, hợp đồng tổ chức cưới hỏi, các sự kiện tụ tập đông người.

Hiện tại, công tác cách ly tập trung đang được tỉnh triển khai thực hiện tốt, Chủ tịch

UBND tỉnh đề nghị các khu cách ly cần bố trí đảm bảo lực lượng nhân viên y tế, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp; phải thành lập ban điều hành, quy chế hoạt động. Đặc biệt là tại khu cách ly tập trung có khách nước ngoài tại Sun & Sea Resort (Phú Vang), phải thành lập ngay Ban điều hành do ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở Du lịch làm trưởng ban nhằm vận hành tốt hoạt động tại khu cách ly này đạt hiệu quả tốt; vừa đảm bảo sức khỏe cho các trường hợp cách ly, vừa để lại nhiều ấn tượng tốt về công tác chăm sóc, phục vụ du khách nước ngoài trong thời gian cách ly tại Huế.

Đối với các trường hợp khi hết thời hạn cách ly, phải có xét nghiệm lần cuối đảm bảo âm tính, có giấy chứng nhận hết thời hạn cách ly, kèm theo hồ sơ y tế.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương triển khai việc các địa phương thực hiện tốt việc khai báo sức khỏe toàn dân, triển khai theo mẫu cơ sở dữ liệu chung. Đề nghị Sở Y tế, Công an rà soát phân loại đối tượng dịch tễ; nới rộng phạm vi xét nghiệm trên diện rộng theo yêu cầu của Trung ương, tập trung vào các trường hợp cần làm ngay, tránh sơ suất.

Yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng bắt đầu từ ngày 16/3 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ...

Ý An

Page 32: CHỦ TRƯƠNG - CHÍNH SÁCH · In tại: Công ty TNHH 1 TV In và Thương mại Thiên Hải (278 Đặng Tất - tỉnh Thừa Thiên Huế) ... l Tìm giải pháp quản lý

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 03/2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ LÀM VIỆC VỚI DOANH NGHIỆP VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Chủ động phòng chống dịch ngay tại doanh nghiệp

Tham dự buổi làm việc có gần 50 doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có số lượng công nhân đông đang đóng trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp cho biết, công tác phòng chống dịch được doanh nghiệp thực hiện tốt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như hướng dẫn người lao động đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đo thân nhiệt cho công nhân khi vào công ty để ngăn ngừa dịch bệnh... Một số doanh nghiệp đã vận động người lao động hoãn tổ chức tiệc cưới để tránh tụ tập đông người, dừng các hoạt động đi công tác nước ngoài để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Tuy nhiên với diễn biến dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ thiếu nguồn khẩu trang để cung cấp cho người lao động, mong muốn tỉnh hỗ trợ và giới thiệu cho doanh nghiệp nguồn cung cấp khẩu trang để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch. “Là doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn, hơn ai hết, doanh nghiệp chúng tôi rất lo ngại việc trong doanh nghiệp có trường hợp người lao động bị nhiễm bệnh, vì vậy công tác phòng chống dịch luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Mong muốn tỉnh sẽ có những hỗ trợ để doanh nghiệp nắm được thông tin nhanh nhất về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn; hướng dẫn doanh nghiệp lên phương án nếu xảy ra trường hợp công nhân bị cách ly hay nhiễm bệnh”... Chị Đặng Thị Tuyết Nhung - Trưởng phòng hành chính nhân sự Công ty Scavi Huế chia sẻ.

Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt khó

Liên quan đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, doanh

nghiệp đang sản xuất cầm chừng, vừa gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường đầu ra, phương tiện vận chuyển hàng hóa đang gặp khó khăn; nhiều doanh nghiệp đang thiếu hụt lực lượng lao động từ sau Tết trở lại. Các doanh nghiệp lo lắng nếu dịch bệnh kéo dài thì có thể phải tạm dừng một số dây chuyền sản xuất, nhiều lao động có nguy cơ thất nghiệp, mong muốn tỉnh có chính sách hỗ trợ về đóng bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ngành y tế để chủ động các phương án khi có trường hợp xấu về dịch bệnh xảy ra trong doanh nghiệp. Tỉnh sẽ hỗ trợ các kênh thông tin nhanh nhất cho doanh nghiệp, hàng ngày đều có hai thông cáo báo chí được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Fanpage UBND tỉnh để mọi người được cập nhật tin tức về dịch bệnh; Đường dây nóng và các đội phản ứng nhanh luôn sẵn sàng để xử lý các thông tin một cách kịp thời nhất. “Đề nghị các doanh nghiệp nêu cao tinh thần chủ động trong mọi tình huống, thực hiện tốt công tác phát hiện, cách ly kịp thời để ngăn chặt dịch bệnh lây lan”.

Trước những kiến nghị về hỗ trợ các chính sách cho doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở ngành, đơn vị liên quan cần sớm có giải pháp tham mưu UBND tỉnh, “thậm chí phải tìm đến để tìm hiểu và gỡ khó cho doanh nghiệp”. Triển khai nhanh các chính sách của Trung ương về hỗ trợ doanh nghiệp để các doanh nghiệp sớm được tiếp cận, hạn chế thấp nhất các thiệt hại trong sản xuất kinh doanh.

Xuân Hảo

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp, ngày 14/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là động thái của chính quyền tỉnh nhà trong việc đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra phức tạp.