chay tuệ linh - giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

14
GIẢI PHÁP MỚI CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TỰ MIỄN Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam CHỦ BIÊN: GS.TSKH. TRẦN VĂN SUNG TỰ HÀO TRÍ TUỆ VIỆT Hotline: 0912 5711 90 CÔNG TY TNHH TUỆ LINH Tầng 5 tòa nhà 29T1 - Hoàng Đạo Thúy - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 04. 62824344 * Fax: 04. 62824263 * Website: tuelinh.vn 1900 6482 0912 571190 www.tuelinh.vn Tư vấn: NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 2014 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Địa chỉ: Số 352 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04. 37625922 - Fax: 04. 37625923 Chịu trách nhiệm xuất bản: ...................................... Chủ biên: GS.TSKH Trần Văn Sung Số giấy phép xuất bản:.......................... SXB:.......................................... In xong và nộp lưu chuyển tháng.....năm 2014 In tại: .............................................................................. Mọi thông tin xin liên hệ:....................................................

Upload: tue-linh-group

Post on 21-Jul-2015

344 views

Category:

Health & Medicine


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

GIẢI PHÁP MỚI CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TỰ MIỄN

Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

CHỦ BIÊN: GS.TSKH. TRẦN VĂN SUNG

TỰ HÀO TRÍ TUỆ VIỆT

Hotline: 0912 5711 90

CÔNG TY TNHH TUỆ LINHTầng 5 tòa nhà 29T1 - Hoàng Đạo Thúy - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà NộiTel: 04. 62824344 * Fax: 04. 62824263 * Website: tuelinh.vn

1900 64820912 571190www.tuelinh.vn

Tư vấn: NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC2014

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌCĐịa chỉ: Số 352 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

ĐT: 04. 37625922 - Fax: 04. 37625923Chịu trách nhiệm xuất bản: ......................................

Chủ biên: GS.TSKH Trần Văn SungSố giấy phép xuất bản:..........................

SXB:..........................................In xong và nộp lưu chuyển tháng.....năm 2014In tại: ..............................................................................

Mọi thông tin xin liên hệ:....................................................

Page 2: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

2 3

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

I. TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

1. Bệnh tự miễn là gì?

Có thể nói bệnh tự miễn là một trong 10

bệnh nguy hiểm, gây tử vong nhiều nhất và

không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh liên

quan trực tiếp tới hệ miễn dịch của cơ thể (cơ

quan đóng vai trò là hàng rào bảo vệ của cơ

thể khỏi các tác nhân gây bệnh). Tự miễn tức

là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính

các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả

là tự hủy hoại chính mình.

Bình thường, ngay từ khi sinh ra hệ miễn

dịch của cơ thể đã có chức năng nhận diện

những yếu tố “lạ - quen” đối với cơ thể, để

hình thành các kháng thể chỉ chống lại các

yếu tố “lạ”, bảo vệ các yếu tố “quen”. Nhưng vì

một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị

biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố “lạ” mà hệ

miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được,

dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng

thể chống lại các tế bào của chính mình và

gây ra bệnh tự miễn.

Tự miễn khác xa với dị ứng. Trong dị ứng, hệ

miễn dịch của cơ thể tấn công quá mức vào

những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ như

phấn hoa, bụi bặm, thuốc,…) gây ra tình

trạng viêm, còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự

hủy diệt các mô, các tế bào của chính cơ thể

và gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng

trên nhiều mô, nhiều cơ quan. Bệnh tự miễn

thường có tính chất hệ thống.

Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch rất khó có

thể sửa chữa được, do vậy cho đến nay người

ta chưa thể tìm được những phân tử thuốc

đủ thông minh để chỉ tiêu diệt những phản

ứng miễn dịch bất lợi và vẫn đảm bảo duy trì

được hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh tự miễn

Mặc dù bệnh tự miễn đã được biết đến từ

rất lâu nhưng cho đến nay nguyên nhân

chính xác gây ra các bệnh này vẫn chưa được

biết rõ. Các nhà khoa học cho rằng có nhiều

V. CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY

THUỐC VIỆT NAM

Page 3: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

4

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

yếu tố kết hợp dẫn đến sự phát sinh của các

bệnh lý này như yếu tố di truyền, giới tính,

nội tiết và các kích thích từ môi trường.

- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy

nếu cha mẹ mắc bệnh tự miễn thì con cái của

họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình

thường rất nhiều lần và đồng thời người ta

cũng nhận thấy sự có mặt của một số gen

hoặc tổ hợp gen có liên quan trực tiếp đến sự

phát triển của nhiều loại bệnh tự miễn như

Lupus ban đỏ, Xơ cứng bì, Nhược cơ, Viêm

khớp dạng thấp…

- Yếu tố giới tính và nội tiết: các bệnh tự

miễn thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ

thường gặp là 3/1. Nghiên cứu cũng cho

thấy việc bổ sung nội tiết tố nữ tổng hợp làm

tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn như Lupus

ban đỏ hệ thống.

- Yếu tố môi trường: Vai trò của yếu tố môi

trường như hóa chất, tia xạ, thuốc… đối với

sự phát sinh các bệnh tự miễn được chứng

minh là khá rõ ràng. Các nhà khoa học cho

rằng đây có thể là nguyên nhân làm thay đổi

cấu trúc tế bào, biến đổi chúng thành những

vật lạ đối với cơ thể và kích hoạt hệ miễn dịch

cơ thể sinh ra các tự kháng thể chống lại

chính mình. Cũng có một giả thuyết khác

cho rằng các hóa chất này gây tổn hại một

cách trực tiếp lên hệ miễn dịch, làm thay đổi

chức năng của hệ miễn dịch, khiến chúng

mất khả năng phân biệt “lạ”, “quen”. Môi

trường ô nhiễm như hiện nay càng làm tăng

nguy cơ mắc các bệnh này.

Các yếu tố trên có thể hiệp đồng làm tăng

nguy cơ khởi phát bệnh hoặc gây ra những

đợt tiến triển nặng của bệnh. Tuy nhiên, quá

trình ảnh hưởng của chúng đối với các bệnh

tự miễn như thế nào thì cho đến nay vẫn còn

là một ẩn số.

Việc không biết rõ đâu là nguyên nhân gây

bệnh, quá trình hình thành và khởi phát

bệnh ra sao dẫn đến không thể tìm được

phương pháp chữa bệnh hiệu quả tận gốc.

Các biện pháp trong điều trị hiện nay chỉ

giúp làm giảm triệu chứng, làm giảm những

đợt tiến triển nặng của bệnh và giúp kéo dài

tuổi thọ, không loại bỏ được hoàn toàn căn

nguyên của bệnh.

3. Các loại bệnh tự miễn thường gặp

Bệnh tự miễn có thể gặp ở bất kì cơ quan

5

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

nào trong cơ thể. Theo thống kê của tổ chức

Y tế thế giới (WHO) thì hiện đã có hơn 80 loại

bệnh tự miễn khác nhau, số người mắc các

bệnh này là gánh nặng lớn cho cộng đồng và

xã hội.

Một số bệnh tự miễn thường gặp:a. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn được

đặc trưng bởi tình trạng tổn thương ngoài da

kèm theo các tổn thương nội tạng như ảnh

hưởng trên thận, khớp, tim mạch. Bệnh

thường gặp ở phụ nữ trẻ, lứa tuổi từ 20 – 40,

khi mà hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh

nhất. Bệnh tiến triển thành từng đợt và mức

độ trầm trọng của bệnh có xu hướng tăng ở

các đợt tiến triển sau.

Trong tên của bệnh, Lupus là một từ latin có

nghĩa là “chó sói”, xuất phát từ việc người

bệnh thường có ban đỏ đặc trưng ở mặt

giống như hình vết cắn của chó sói. Từ ban

đỏ để chỉ một dấu hiệu phổ biến thường gặp

ở hầu hết các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ

thống. Từ hệ thống được sử dụng do bệnh

gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan

trong cơ thể.

Nguyên nhân của lupus ban đỏ hệ thống

vẫn là một ẩn số

Cũng giống như các bệnh tự miễn khác,

nguyên nhân gây bệnh không được biết rõ

nhưng các chuyên gia cho rằng Lupus ban

đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của

nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là

các yếu tố di truyền, môi trường, nội tiết.

Theo các nhà nghiên cứu thì những anh chị

em ruột của các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ

thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần

so với người thường. Ngoài ra, các trường

hợp chịu ảnh hường nhiều của môi trường

như nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh

nắng mặt trời cũng có nguy cơ mắc bệnh cao

hơn. Đặc biệt, bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ

trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều gấp 9 lần nam

giới), sau khi mãn kinh cả tỷ lệ mắc và mức

độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời

kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Page 4: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

6

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

b. Viêm khớp dạng thấp

Theo y học hiện đại thì Viêm khớp dạng

thấp cũng là một bệnh tự miễn rất thường

gặp, bệnh khá phổ biến ở các nước khí hậu

nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh

không chỉ gây tổn thương ở các khớp mà

còn ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan

khác của cơ thể.

Đặc điểm của bệnh Viêm khớp dạng thấp

rất khác với Viêm khớp thông thường. Trong

Viêm khớp dạng thấp thì các khớp bị tổn

thương thường có tính chất đối xứng hai

bên, có tính di chuyển từ khớp này sang

khớp khác và đặc biệt có hiện tượng cứng

khớp kéo dài vào buổi sáng, về lâu dài sẽ dẫn

đến biến dạng các khớp, dẫn đến bàn tay gió

thổi, bàn tay lạc đà... Cơ chế bệnh sinh của

hai loại bệnh này cũng rất khác nhau. Viêm

khớp thông thường gây ra do sự thiếu hụt

canxi hoặc cơ thể bị lão hóa làm giảm khả

năng sinh ra các dịch nhầy bôi trơn các khớp,

dẫn đến khô khớp, đau khớp khi vận động và

lâu dài sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Với Viêm

khớp dạng thấp thì người ta thấy rằng sự tổn

thương khớp không phải do những nguyên

nhân trên mà do hệ miễn dịch của cơ thể đã

sản sinh ra một loại kháng thể, được đặt tên

là “yếu tố dạng thấp” và hình thành phức hợp

miễn dịch lắng đọng ở các khớp, gây tổn

thương khớp. Phức hợp này lắng đọng ở cơ

quan nào trong cơ thể thì sẽ gây tổn thương

ở cơ quan đó. Do đó, bệnh có tính chất hệ

thống, có khả năng lan từ khớp này sang

khớp khác.

Người bị Viêm khớp dạng thấp sẽ bị khó

khăn trong vận động, sinh hoạt như: đi lại,

cầm nắm, kéo theo teo cơ gây giảm sút hiệu

quả công việc. Nguy cơ tử vong cũng có thể

xảy ra với những người suy giảm chức năng

vận động.

c. Vẩy nến

Bệnh Vẩy nến được biết đến từ thời thượng

cổ và là một trong những bệnh da liễu rất

hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước

trên thế giới. Bệnh biểu hiện thành chấm, vết

hoặc mảng nền viêm đỏ, phủ vảy nhiều lớp,

màu trắng đục như nến nên gọi là Vẩy nến.

Bệnh Vẩy nến được cho là do sự rối loạn

điều tiết tạo nên một lớp màng ngăn bám

chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào

nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi

chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết

bình thường thì nó nổi lên thành từng mảng

7

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

vẩy trắng.

Các triệu chứng của bệnh Vẩy nến gây ra

nhiều khó khăn cho sinh hoạt của bệnh

nhân. Điển hình là các thương tổn ở da,

móng và khớp. Người bệnh phải hạn chế rất

nhiều trong sinh hoạt và làm việc. Những

vùng da bị tổn thương bị mất đi tính thẩm

mỹ và làm cho họ mất tự tin trong cuộc sống.

Sau một thời gian tiến triển, các thương tổn

có thể lan ra toàn thân và ảnh hưởng đến các

cơ quan khác trong cơ thể.

Người mắc bệnh Vẩy nến buộc phải chấp

nhận chung sống với bệnh suốt đời. Bệnh

dai dẳng khó chữa và hiện chưa có phương

pháp điều trị tận gốc, các thuốc sử dụng

trong điều trị chỉ có tác dụng điều trị triệu

chứng, không chữa được căn nguyên bệnh.

Hơn nữa việc dùng thuốc kéo dài còn gây ra

rất nhiều tác dụng không mong muốn như

làm teo da, mỏng da, gây nhiễm trùng,

nhiễm khuẩn thứ phát.

d. Bệnh Nhược cơ – căn bệnh dễ gây tử

vong

Nhược cơ là một trong những bệnh tự miễn

hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng nghiêm

trọng nhất đến sức khỏe con người. Bệnh

đặc trưng bởi tình trạng sức cơ của người

bệnh yếu dần. Mặc dù cấu trúc cơ bình

thường, sức khỏe của các hệ cơ quan khác

bình thường nhưng người bệnh lại không

thể làm được việc gì dù nhỏ nhất.

Những biểu hiện sớm nhất thường gặp ở

bệnh nhân nhược cơ là:

+ Sụp mi.

+ Tổn thương các cơ nói, cơ nhai, cơ hô hấp,

cơ nuốt.

+ Tổn thương các cơ ở chi và thân. Trong

những giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí

còn không thể nhấc được tay lên đồng thời

các cơ hô hấp cũng yếu dần, bệnh nhân chỉ

ngồi để thở và có nguy cơ tử vong do suy hô

hấp.

Page 5: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

8

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

Bằng các nghiên cứu của y học hiện đại,

người ta đã nhận ra rằng bệnh Nhược cơ có

liên quan trực tiếp đến các phản ứng miễn

dịch trong cơ thể và đặc biệt ảnh hưởng đến

việc dẫn truyền các xung động thần kinh

điều khiển hoạt động của cơ. Trong bệnh

Nhược cơ, vì một lý do nào đó mà cơ thể tự

sinh ra một loại tự kháng thể “phá hủy” các

chất nhận những tín hiệu thần kinh, làm cho

các chất dẫn truyền thần kinh không vận

chuyển được các tín hiệu đến tế bào cơ, dẫn

đến cơ không vận động được. Điều này

không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

các quá trình vận động của cơ thể mà còn

gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động

sinh lý, nặng nhất là cơ hô hấp không hoạt

động được, dẫn đến khó thở, suy hô hấp và

tử vong nhanh chóng. Hiện nay vẫn chưa có

giải pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

4. Những khó khăn trong điều trị các bệnh tự

miễn hiện nay

Có thể nói bệnh tự miễn ảnh hưởng rất

nặng nề đến chất lượng cuộc sống của

người bệnh và cần phải được điều trị tích cực

để kéo dài tuổi thọ. Các nhà khoa học cũng

như các hãng dược trên thế giới đã đầu tư rất

nhiều công sức nhằm tìm ra nguồn gốc của

vấn đề và giải pháp để chữa trị những sai

lệch của hệ miễn dịch. Thế nhưng cho đến

nay người ta vẫn chưa thể tìm được phương

pháp đặc trị để chữa những bệnh này.

Các biện pháp đang được sử dụng trong

điều trị hiện nay chủ yếu được sử dụng để

chữa triệu chứng của bệnh và làm giảm nguy

cơ biến chứng, giúp nâng cao chất lượng

cuộc sống cho người bệnh.

Các thuốc tân dược được dùng để điều trị

chủ yếu hiện nay là các thuốc ức chế miễn

dịch như azathioprine, cyclophosphamide,

corticoids, cyclosporin A… Các thuốc ức chế

miễn dịch này có tác dụng làm giảm phản

ứng miễn dịch của cơ thể, ngăn cản quá trình

hình thành các tự kháng thể và các phức hợp

miễn dịch. Do đó, làm giảm tần suất các đợt

cấp và quá trình tiến triển của bệnh. Tuy

nhiên, các thuốc này không thể phân biệt

được đâu là các phản ứng miễn dịch bất lợi

cho cơ thể và đâu là các phản ứng miễn dịch

có lợi cần thiết để bảo vệ cơ thể. Do đó tất cả

các thuốc tân dược điều trị bệnh tự miễn

hiện nay đều “tạm thời” huỷ tất cả hệ miễn

dịch của cơ thể khi sử dụng và gây ra rất

nhiều tác dụng không mong muốn. Trước

hết phải kể đến nguy cơ mắc các bệnh cơ hội

như bội nhiễm do vi khuẩn, vi rút, nấm gây ra

khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.

Azathioprin, cyclophosphamide còn gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến hệ tạo máu, độc

cho tủy xương, độc cho thai nhi, làm cho thai

nhi chậm phát triển hoặc phát triển không

9

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ BỆNH TỰ MIỄN

bình thường, tăng nguy cơ mắc các khối u ác

tính đặc biệt là u lympho và các ung thư da

khác, Cyclosporin thì rất độc với thận có thể

gây suy thận cấp và mãn, các thuốc corticoid

thì làm xốp xương, teo thượng thận… Điều

khó khăn nhất là các thuốc trên mặc dù độc

tính nhiều nhưng lại không chữa dứt điểm

được bệnh, chỉ dùng thời gian ngắn trong

những đợt cấp tính, sau đó phải ngừng

thuốc, khi có đợt tái phát tiếp theo lại dùng,

như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ

người bệnh trong khi đó bệnh thì ngày càng

tiến triển nặng hơn.

Chính vì những lý do trên mà nhiều người

thường tìm đến với các thuốc cây cỏ để chữa

bệnh, nhưng trong nhiều năm qua, đã có

hàng nghìn loại dược liệu khác nhau được

sàng lọc mà vẫn chưa tìm được câu trả lời

thích đáng. Bởi lẽ việc tìm kiếm loại dược liệu

có hoạt tính ức chế miễn dịch một cách chọn

lọc là rất khó khăn. Các dược liệu như Kim

ngân hoa, Thổ phục linh, Núc nác, Ké đầu

ngựa… mới chỉ dừng lại ở tác dụng thanh

nhiệt, tiêu độc, chống viêm, hỗ trợ điều trị

các triệu chứng bên ngoài ở mức độ rất nhẹ,

chứ chưa có tác động vào căn nguyên gây

bệnh.

Hoa Chay và

Quả Chay cắt miếng

Page 6: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

10

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

II. CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN

ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC

DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ

MIỄN

Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và từ

những quan sát thực tế của mình, Giáo sư,

bác sĩ Phan Chúc Lâm (nguyên Chủ tịch Hội

Thần kinh học Việt Nam, Nguyên chủ nhiệm

khoa Thần Kinh, Bệnh viện Trung ương quân

đội 108) đã nhận thấy dịch chiết lá Chay bắc

bộ có tác dụng ức chế miễn dịch trên thực

nghiệm và ông đã sử dụng dịch chiết này để

chữa thử nghiệm cho những bệnh nhân

nhược cơ nặng vào những năm 1980. Kết

quả là những bệnh nhân này đã được Giáo

sư chữa lui bệnh đồng thời ông còn nhận

thấy khi sử dụng dược liệu này để điều trị

bệnh nhân không bị bất kỳ tác dụng không

mong muốn nào như khi sử dụng các thuốc

tây y. Phương pháp trị bệnh này ưu việt hơn

rất nhiều so với các phương pháp điều trị

hiện nay. Điều này đã tạo nên một hướng đi

mới cho các nhà khoa học trong việc tìm

kiếm giải pháp điều trị mới cho bệnh nhân

mắc Nhược cơ nói riêng và các bệnh tự miễn

nói chung.

1. Giới thiệu về cây Chay bắc bộ

Cây Chay còn có tên là Chay ăn trầu, Chay

vỏ tía, Chay bắc bộ. Tên khoa học là Artoca-

pus tonkinensis A. Chey, thuộc họ Dâu Tằm

(Moraceae). Cây Chay là loại cây gỗ, cao từ 10

– 15m, thân nhẵn, cành non có lông màu

hung nâu, cành già có màu nâu sẫm, lá mọc

hình so le, mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt

dưới có lông và các đường gân. Hoa đực và

hoa cái ở cùng một cây, quả hình tròn không

đều, lúc còn non thì vỏ nhẵn và xanh nhạt,

khi chín màu vàng có lông nhung, bên trong

có nhiều hạt màu trắng ngà, được bọc một

lớp cùi màu đỏ, ăn được, có vị ngọt, hơi chua.

Dân gian hay dùng lá, quả, vỏ rễ để làm thức

ăn và làm thuốc. Đặc biệt, cây càng hái lá thì

lá càng ra nhanh.

Chay bắc bộ gần như là loài cây đặc hữu của

Việt Nam, ít được tìm thấy ở các quốc gia

khác trên thế giới, cây phân bố tự nhiên ở

nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai

Châu, Bắc Cạn… hiện được trồng ở nhiều

tỉnh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Công dụng của cây Chay theo kinh nghiệm

dân gian

Cây mọc hoang dại nhưng do tập tục ăn

trầu bằng vỏ Chay nên nhân dân ta ở miền

núi như Hà Bắc, Hà Giang, Tuyên Quang,

Thanh Hóa... đã trồng cây Chay để lấy vỏ, lá

và quả.

Quả Chay chín có thể dùng ăn sống, nấu

canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu

canh. Nhân dân dùng quả Chay để chữa phổi

11

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi,

đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn,

có thể dùng quả Chay ăn trực tiếp hoặc ép

lấy nước uống. Nếu không có quả Chay tươi

thì dùng quả Chay khô hay rễ Chay sắc uống.

Sở dĩ quả Chay chữa phổi nóng, ho ra máu,

chảy máu cam hiệu quả là do quả này chứa

rất nhiều vitamin C thiên nhiên và các acid

amin…

Vỏ rễ Chay có màu đỏ dùng để nhai với trầu

không. Theo Đông y thì lá và rễ Chay dùng

để sắc uống, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi

gối, tê thấp và chữa rong kinh, bạch đới; còn

dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g

dạng thuốc sắc và được nhân dân dùng phổ

biến. Lá và rễ có thể thu hái quanh năm, chỉ

cần phơi hay sấy khô mà không phải chế

biến gì khác. Đặc biệt, dân gian còn lưu

truyền bài thuốc sử dụng cây Chay có công

dụng chữa tê thấp đau lưng, mỏi gối rất hiệu

quả: lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g,

Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn

200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Tác dụng đặc biệt của cây Chay bắc bộ

đối với các bệnh tự miễn

2.1. Chay bắc bộ giúp điều trị bệnh Nhược

Bằng thử nghiệm tại Bệnh viện Quân y 103

năm 1995, Đại tá, GS.BS Phan Chúc Lâm đã

khẳng định rằng dịch chiết nước từ lá Chay

bắc bộ giúp làm giảm và hết các triệu chứng

lâm sàng ở 90% bệnh nhân nhược cơ nặng

trong tổng số 31 bệnh nhân thử nghiệm, đặc

biệt thuốc làm giảm nhanh triệu chứng sụp

mí mắt ở bệnh nhân, đây là triệu chứng điển

hình và thường gặp nhất ở bệnh nhân nhược

cơ. Trong khi đó, so sánh với nhóm bệnh

nhân điều trị bằng thuốc tân dược như

prednisolone, cyclophosphamide (các thuốc

ức chế miễn dịch đang được dùng phổ biến

hiện nay) thì chỉ làm thuyên giảm và hết các

triệu chứng lâm sàng ở 88% số bệnh nhân

thử nghiệm, còn nhóm cắt bỏ tuyến ức thì

chỉ làm giảm triệu chứng lâm sàng ở 70 % số

bệnh nhân điều trị. Nghiên cứu này còn

nhận thấy tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn thứ

phát ở nhóm nhược cơ nặng được điều trị với

prednisolon tăng lên, đây là một trong

những tác dụng phụ thường gặp khi sử

dụng các thuốc tân dược ức chế miễn dịch,

trong khi đó ở nhóm dùng chế phẩm từ lá

Chay bắc bộ thì không có hiện tượng này.

Điều này chứng tỏ rằng dịch chiết lá Chay tác

Page 7: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

12

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

động trên hệ miễn dịch của cơ thể một cách

đặc hiệu và chọn lọc, không gây ra các tác

dụng không mong muốn như các thuốc tây

y. Thuốc chỉ tác động đến các phản ứng miễn

dịch sai lệch của cơ thể mà không làm ảnh

hưởng đến chức năng miễn dịch bảo vệ cơ

thể của hệ. Đây được coi là một ưu điểm rất

lớn, giúp các bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ

cũng như các bệnh tự miễn khác có thể

dùng thuốc điều trị lâu dài mà không lo ngại

về các phản ứng phụ của thuốc.

2.2. Chay bắc bộ giúp điều trị Viêm khớp

dạng thấp

Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trường

Đại học Y Hà Nội phối hợp với Viện Karolin-

ska - Thụy Điển cho thấy lá cây Chay bắc bộ

có tác dụng làm giảm mức độ viêm của các

khớp và giảm số khớp bị viêm trên mô hình

chuột được gây viêm khớp dạng thấp bằng

collagen. Đồng thời còn nhận thấy dược liệu

Chay bắc bộ còn có tác dụng ức chế sự gia

tăng số lượng tế bào ở hạch bạch huyết và

làm gia tăng số lượng tế bào tự hủy, giúp

điều hòa miễn dịch một cách hiệu quả, do đó

giúp giảm số lần xuất hiện những đợt cấp

tiến triển của bệnh nhân Viêm khớp dạng

thấp.

Nghiên cứu của TS. Trịnh Thị Thủy (Viện Hóa

học Việt Nam) và các cộng sự phối hợp với

Trường Đại học Perugia, Italia cũng cho thấy

dịch chiết lá Chay có tác dụng ức chế sự sản

xuất các cytokine, là một chất trung gian

kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, do đó

ức chế quá trình hình thành các ổ viêm. Đây

được cho là cơ chế chính tạo nên tác dụng

chống viêm giảm đau của vị dược liệu này.

2.3. Chay bắc bộ giúp giảm phản ứng thải

ghép của cơ thể

Quá trình cấy ghép các cơ quan là quá trình

đưa các yếu tố lạ từ bên ngoài vào cơ thể. Khi

đó, hệ miễn dịch sẽ nhận diện cơ quan cấy

ghép là yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và kích

thích hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể

kháng lại yếu tố lạ và tiến hành quá trình thải

loại các mảnh ghép này. Do đó, với những

bệnh nhân cấy ghép cơ quan (như ghép da,

ghép gan, thận…) cần phải sử dụng các

thuốc ức chế miễn dịch nhằm ức chế phản

ứng thải ghép của cơ thể. Trong nghiên cứu

của GS. Phan Chúc Lâm và cộng sự đã cho

thấy dịch chiết lá Chay bắc bộ có tác dụng

13

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

làm giảm quá trình thải ghép tương tự như

Cyclosporin A.

2.4. Chay bắc bộ giúp ức chế sự phát triển

của tế bào ung thư

Dịch chiết lá Chay bắc bộ có tác dụng ức chế

và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

tủy xương cấp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng

dịch chiết lá Chay có khả năng ức chế biểu

hiện của một số gen liên quan đến quá trình

ung thư tủy xương, dẫn đến việc ức chế sự

tăng sinh của tế bào ung thư và kích thích tế

bào chết theo chương trình nhưng hầu như

không làm chết tế bào lành, đồng thời còn

làm tăng tác dụng của những thuốc thường

được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư

này như aracytidine, doxorubicine. Những

gen mà vị dược liệu này tác động đến có thể

là những gen quan trọng trong việc tìm kiếm

các loại thuốc mới hoặc là các gen đánh dấu

sinh học cho bệnh ung thư tủy xương cấp

tính và có thể mở đường cho các phương

pháp điều trị mới.

3. Thành phần hóa học tạo nên tác dụng

của lá Chay bắc bộ

Sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm trên

động vật cũng như trên người bệnh, các nhà

khoa học của Việt Nam cũng như quốc tế đã

rất ngạc nhiên vì những tác dụng tuyệt vời

của lá Chay bắc bộ và kì vọng có thể ứng

dụng vị thuốc này trong điều trị các bệnh

cường miễn dịch. Đây là vị dược liệu đầu tiên

trên thế giới được đánh giá là có tác dụng ức

chế miễn dịch chọn lọc rất mạnh (chỉ ức chế

miễn dịch gây bệnh mà không ảnh hưởng

đến các miễn dịch có lợi của cơ thể), hơn nữa

lại không hề có độc tính. Vì vậy Viện Hoá học

– Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam đã thiết lập đề tài trọng điểm cấp Quốc

gia để nghiên cứu toàn diện về cây Chay bắc

bộ. Đề tài được thực hiện bởi GS.TSKH Trần

Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hoá học

Việt Nam.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này, các

nhà khoa học đã nhận thấy trong dịch chiết

lá Chay có một hàm lượng lớn các �avonoid

có hoạt tính sinh học mạnh. Nhóm nghiên

cứu đã tiến hành chiết tách và phân lập được

4 hoạt chất được cho là thành phần chính có

tác dụng ức chế miễn dịch là maesopsin,

alphitonin, kaempferol và artonkin. Bốn hoạt

chất này thuộc nhóm auronol glycoside, một

Page 8: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

14

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

nhóm chất hiếm được tìm thấy trong tự

nhiên và có hoạt tính sinh học rất mạnh,

trong đó có hai hoạt chất mới được tìm thấy

và chưa có tài liệu nào trên thế giới công bố

về các hoạt chất này. Cả bốn chất này đều có

hoạt tính chống viêm nhưng mức độ kháng

viêm là khác nhau, trong đó chất mới

artonkin (đặt theo tên latin của cây Chay bắc

bộ) được chứng minh là có hoạt tính ức chế

sản sinh các cytokine mạnh, do đó đây là

chất ức chế miễn dịch mạnh và chống viêm

mạnh nhất.

Các hoạt chất từ lá Chay nói trên sau đó

được thử nghiệm so sánh tác dụng ức chế

miễn dịch với chất Cyclosporin A, một thuốc

tốt nhất hiện nay trong điều trị bệnh tự

miễn. Kết quả cho thấy hoạt lực của dịch

chiết lá Chay mạnh tương đương so với

Cyclosporin A ở liều từ 15 -25mg/ml.

Những nghiên cứu trên của GS.TSKH Trần

Văn Sung và cộng sự đã làm sáng tỏ các tác

dụng sinh học của cây Chay bắc bộ và hoàn

toàn có thể ứng dụng để điều trị cho các

bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn như Lupus

ban đỏ, Viêm khớp dạng thấp, Nhược cơ, Vẩy

nến... Những bằng chứng khoa học trên đã

cho thấy rằng việc sử dụng cây Chay trong

điều trị không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm

dân gian mà có cơ sở khoa học rõ ràng, đồng

thời tác dụng của vị dược liệu này không

thua kém gì các thuốc tân dược hiện nay mà

còn giúp hạn chế được các tác dụng không

mong muốn của thuốc, giúp bệnh nhân có

thể sử dụng được lâu dài. Đây sẽ là một loại

thuốc không thể thiếu cho bệnh nhân tự

miễn trong tương lai.

4. Ứng dụng dược liệu Chay bắc bộ trong

điều trị bệnh

Những phát hiện mới từ dược liệu Chay bắc

bộ đã mở ra một hướng đi mới trong điều trị

các bệnh tự miễn. Kết quả của các đề tài

nghiên cứu cấp nhà nước đã cho thấy hoàn

toàn có thể ứng dụng vị dược liệu này để làm

thuốc chữa bệnh.

Đề tài sau đó đã được chuyển giao cho

Công ty TNHH Tuệ Linh tiếp tục đầu tư

nghiên cứu giai đoạn lâm sàng để chuyển

thành thuốc (Công ty Tuệ Linh là một trong

những đơn vị đi đầu trong công tác phát

triển và bảo tồn cây thuốc Việt Nam với các

sản phẩm như Giảo cổ lam, Cà gai leo, Tỏi tía).

Công ty Tuệ Linh sau đó đã kết hợp với Viện

Hoá học Việt Nam để tiếp tục tiến hành

những nghiên mới từ khâu trồng trọt

nguyên liệu sạch đến khâu thu hái chế biến

nguyên liệu lá Chay đạt chuẩn và xây dựng

công thức bào chế để thử nghiệm trên động

vật và trên người.

Nghiên cứu mới đã cho thấy khi sử dụng hệ

dung môi phối hợp giữa cồn và nước ở một

15

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

CHAY BẮC BỘ - CÂY THUỐC MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CHỨNG MINH CÓ TÁC DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TỰ MIỄN

tỷ lệ nhất định thì thu được sản phẩm cao lá

Chay có hàm lượng hoạt chất cao hơn gấp 2

lần so với chỉ dùng nước sắc thông thường,

đồng thời còn nhận thấy trong cao chiết cồn

chứa một số thành phần hoạt chất mà trong

cao chiết nước không có. Hiện Công ty Tuệ

Linh đã tiến hành quy hoạch vùng nguyên

liệu cây Chay rộng lớn hàng trăm hecta sử

dụng biện pháp nhân giống bằng giâm

cành. Đồng thời cũng nghiên cứu bào chế ra

sản phẩm thực phẩm chức năng Chay Tuệ

Linh với thành phần chính là chiết xuất

chuẩn hóa từ lá Chay kết hợp với các thành

phần khác như Núc Nác, Thổ Phục Linh, Kim

Ngân để tiến hành thử lâm sàng tại Bệnh

viện E trên bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp

và đang lập đề tài thử lâm sàng tại bệnh viện

Da liễu Trung ương trên bệnh nhân Lupus

ban đỏ và Vẩy nến.

Sản phẩm này đã được Công ty Tuệ Linh

phối hợp với Trung tâm Dược lý & Dược lâm

sàng - Trường Đại học Y Hà Nội tiến hành thử

độc tính và đánh giá hiệu lực. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, Chay Tuệ Linh là một sản phẩm

an toàn, không gây độc cho cơ thể và có hoạt

tính chống viêm, giảm đau rất tốt, đồng thời

thuốc có tác dụng rất chọn lọc trên hệ miễn

dịch của cơ thể, đó là ức chế các miễn dịch

đặc hiệu của cơ thể nhưng lại làm tăng các

miễn dịch không đặc hiệu, do đó sẽ không

gây ra tác dụng bội nhiễm khi sử dụng kéo

dài giống như đối với các thuốc tân dược ức

chế miễn dịch hiện nay.

Chay Tuệ Linh được các nhà khoa học

đánh giá cao, hứa hẹn khả năng trở thành

sản phẩm Đông Dược hàng đầu trong

phòng ngừa, điều trị và hỗ trợ điều trị các

bệnh tự miễn.

Công dụng:

- Thanh nhiệt giải độc, mát gan.

- Giúp làm giảm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

- Giúp làm giảm triệu trứng trong hỗ trợ điều trị viêm

khớp dạng thấp.

Đối tượng sử dụng: - Người bị viêm khớp dạng thấp.- Người bị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay do chức năng gan suy giảm.

Tiếp thị và phân phối bởi:Công ty TNHH Tuệ LinhĐịa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

w w w. t u e l i n h . v n

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

SĐK: 22374/2013/ATTP-XNCB

Thành phần: - Cao Núc nác: 1000mg, Bột Thổ phục linh: 1000mg, Cao Kim Ngân: 500mg, Chiết xuất lá Chay: 1000mg, Cao sói rừng: 500mg

Page 9: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

16

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

III. Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA

1. GS. BS. Hoàng Bảo Châu

Nguyên Viện Trưởng Viện Y học Cổ truyền

Việt Nam

“… Tôi đã cùng với GS. Phan Chúc Lâm

nghiên cứu tìm tòi về bệnh nhược cơ trong

rất nhiều năm. Thực sự chúng tôi thấy rằng

khi sử dụng các thuốc tây y như predniso-

lone, cyclophosphamide không hiệu quả

trong điều trị bởi lẽ bệnh nhân có nguy cơ

mắc các bệnh cơ hội do hệ miễn dịch của cơ

thể suy giảm như viêm phổi, nhiễm nấm, vi

rút… Chúng tôi đã tiến hành điều trị thử

nghiệm cho một số bệnh nhân bị nhược cơ

nặng bằng nước sắc lá Chay bắc bộ. Kết quả

là chúng tôi đã chữa khỏi bệnh cho những

bệnh nhân này và trong quá trình dùng

thuốc bệnh nhân không gặp phải bất kỳ tác

dụng phụ nào. Điều này là rất đáng mừng…”

2. GS.TSKH. Trần Văn Sung

Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa học – Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

“...Đề tài nghiên cứu về cây Chay bắc bộ

nằm trong nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về

Khoa học và công nghệ theo Nghị định thư

Việt Nam – Italia. Kết quả của nghiên cứu

được các nhà khoa học đầu ngành của Italia

đánh giá rất cao. Họ đã từng sàng lọc rất

nhiều loại thảo mộc khác nhau trên khắp thế

giới để tìm kiếm thuốc mới cho bệnh nhân

tự miễn nhưng chưa tìm thấy 1 loài nào có

hoạt tính tốt như ở cây Chay bắc bộ của Việt

Nam. Thành phần hóa học trong vị dược liệu

này rất hiếm được tìm thấy trong tự nhiên, có

hoạt tính mạnh và tính chọn lọc cao. Do đó

đây sẽ giải pháp cho bệnh nhân tự miễn

trong tương lai …”

3. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

Giám đốc Trung tâm Dược lý & Dược lâm

sàng - Trường Đại học Y Hà Nội

“... Tôi đã tiến hành thử tác dụng dược lý của

rất nhiều loại sản phẩm có nguồn gốc thảo

dược. Nhưng tôi rất ấn tượng với kết quả

nghiên cứu khi đánh giá tác dụng ức chế

miễn dịch của dịch chiết lá Chay chuẩn hoá

17

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

do Viện Hóa học cung cấp. Sản phẩm này

làm giảm đáng kể các miễn dịch đặc hiệu của

cơ thể trong khi đó lại làm tăng các miễn

dịch không đặc hiệu, như vậy là có tính chọn

lọc rất cao. Tôi đánh giá tác dụng của sản

phẩm không thua kém gì các thuốc tân dược

hiện nay…”

4. PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần

Phó giám đốc Viện Y Học Cổ truyền Việt

Nam

“... Bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, Viêm

khớp dạng thấp, Eczema tổ đỉa, Vẩy nến... là

những bệnh mà nền y học hiện nay đang rất

lúng túng và khó khăn trong giải pháp điều

trị, các thuốc tân dược rất nhiều độc hại và

không chữa khỏi hẳn, việc nhà nước ta

nghiên cứu thành công một dược liệu có tác

dụng ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch

mạnh có ý nghĩa không chỉ trong nước mà

còn ở tầm quốc tế. Lần đầu tiên trên thế giới

phát hiện một cây thuốc có chứa hoạt chất

ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch lại không

hề có độc tính, hứa hẹn cho ra đời một thuốc

mang tầm quốc tế trong tương lai từ dược

liệu Việt Nam, có thể chữa khỏi bệnh Lupus

ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, Vẩy nến…”

Công dụng:

• Tác động lên hệ miễn dịch, giúp điều hòa hệ miễn dịch

cơ thể

• Thanh nhiệt, giải độc

• Hỗ trợ liệu pháp điều trị mề đay, mẩn ngứa, viêm khớp

dạng thấp.

Đối tượng sử dụng: • Người lớn và trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.• Người bị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Tiếp thị và phân phối bởi:Công ty TNHH Tuệ LinhĐịa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

w w w. t u e l i n h . v nSản phẩm này không phải là

thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnhSĐK: 22374/2013/ATTP-XNCB

Thành phần: Cao lỏng ( 1:1 ) Chay bắc bộ, Cao lỏng ( 1:1 ) Núc nác, Cao lỏng ( 1:1 ) Thổ phục linh, Cao lỏng ( 1:1 ) Kim ngân, Cao lỏng ( 1:1 ) Sói rừng. Phụ liệu vừa đủ 110 ml

SIRO CHAY TUỆ LINH

Page 10: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

18

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

IV. CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

1. Tôi bị lupus ban đỏ có dùng được sản

phẩm từ cây Chay bắc bộ không?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự

miễn dịch và cần phải dùng các thuốc ức chế

miễn dịch để điều trị. Dịch chiết chuẩn hoá

từ lá Chay bắc bộ có tác dụng ức chế miễn

dịch rất tốt, mạnh tương đương những

thuốc tân dược tốt nhất hiện nay như cyclo-

sporin A. Hơn nữa lại có tác dụng ức chế

chọn lọc (tức là chỉ ức chế miễn dịch gây

bệnh mà không làm mất đi tác dụng kháng

khuẩn của cơ thể) và không hề có độc. Do

đó, những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn

như lupus ban đỏ, Vẩy nến, Nhược cơ… đều

có thể dùng sản phẩm này để chữa bệnh và

có thể dùng lâu dài.

2. Có thể dùng lá Chay bắc bộ kết hợp với

thuốc điều trị được không? Có cần kiêng

kị gì không?

Người đang dùng thuốc điều trị Lupus ban

đỏ, Vẩy nến, Viêm khớp dạng thấp có thể

dùng dịch chiết chuẩn hoá từ lá Chay bắc bộ

uống xen kẽ. Trong thời gian điều trị nên hạn

chế ăn các thức ăn có chứa nhiều acid như

Chanh, Khế, Dấm, Sữa chua do các hoạt chất

trong Chay có bản chất kiềm, nên không

dùng với thức ăn có acid vì sẽ làm mất tác

dụng. Hạn chế ăn thịt có màu đỏ như trâu,

bò, dê… vì các thịt này dễ gây acid máu làm

bệnh tiến triển nặng thêm.

Theo nghiên cứu thì nước sắc lá Chay hỗ trợ

làm tăng tác dụng của thuốc tân dược ức chế

miễn dịch, ngoài ra nước sắc lá Chay còn có

ưu điểm là làm tăng bạch cầu hạt nên giảm

được tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

thứ phát do thuốc tân dược gây nên.

3. Chay bắc bộ có tác dụng thế nào với

bệnh Vẩy nến và dùng song song với

Corticoid có được không?

Không nên sử dụng corticoid để điều trị vẩy

nến toàn thân. Nếu lạm dụng thuốc này sẽ

có nguy cơ dẫn đến vẩy nến thể da đỏ toàn

thân, vẩy nến thể mủ cùng hàng loạt các tác

dụng phụ không mong muốn khác do Corti-

coid như: loãng xương, bị giữ nước, bị rối

loạn tuyến thượng thận, tiểu đường... Điều

trị bệnh Vẩy nến cần tuân thủ nguyên tắc

“nội công, ngoại ẩm” tức là dùng thuốc chữa

nguyên nhân bên trong kết hợp dưỡng da từ

bên ngoài. Chay bắc bộ có tác dụng hỗ trợ

điều trị Vẩy nến do có khả năng ức chế miễn

dịch mạnh, giảm phản ứng viêm và dùng

được lâu dài do không có độc. Người bệnh

cần mát xa kỹ những vùng da tổn thương

hàng ngày bằng dầu Dừa trộn với dầu Gấc và

Sữa ong chúa, dầu Dừa đặc biệt tốt cho việc

hồi phục những tế bào da bị tổn thương,

cùng với các dưỡng chất trong dầu Gấc, sữa

19

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

ong chúa giúp nuôi dưỡng các tế bào da

non, hạn chế việc chết và bong tróc da.

4. Bố tôi hơn 40 tuổi bị bệnh Nhược cơ tự

miễn. Xin hỏi có thể điều trị thuốc tây

cùng với thuốc nam được không?

Về điều trị, hiện nay không có biện pháp

điều trị triệt để bệnh Nhược cơ tự miễn.

Thường giảm triệu chứng bằng cách uống

thuốc ức chế men cholinesterase, thuốc ức

chế miễn dịch. Do tìm được bằng chứng liên

quan giữa nhược cơ và u tuyến ức, tăng sinh

bất thường tuyến ức nên có thể phẫu thuật

tuyến này, nhưng sự phục hồi hoàn toàn

phải mất vài năm. Vì vậy, bệnh nhân nên điều

trị kết hợp giữa thuốc tây theo chỉ định của

bác sĩ với các thuốc có tác dụng hỗ trợ điều

trị hiệu quả như dịch chiết chuẩn hoá từ

Chay bắc bộ.

5. Cháu nhỏ nhà tôi bị viêm da dị ứng thể

chàm (bệnh viện Da liễu chẩn đoán là

Eczema) thì có dùng được dịch chiết lá

Chay không?

Dịch chiết lá Chay được chứng minh có tác

dụng ức chế miễn dịch dịch thể và chống

viêm mạnh, do vậy nếu mắc chứng viêm da

toàn thân thể chàm nặng thì có thể dùng

được vì cây không có độc. Tuy nhiên rất cần

phối hợp mát xa bằng dầu Dừa sẽ rất hiệu

quả.

6. Tôi được biết nước sắc lá Chay có tác

dụng điều hòa miễn dịch rất hiệu quả. Vậy

tôi có thể tự đun nước lá Chay lên uống

được không?

Lá Chay có chứa rất nhiều gôm, nhựa và lớp

sáp trên bề mặt lá, nếu đun sắc bằng nước

nóng sẽ kéo theo tất cả các chất này vào dịch

nước sắc. Các chất này làm cản trở quá trình

hấp thu hoạt chất chính khi uống do đó hiệu

quả điều trị không cao. Hơn nữa khi so sánh

dịch chiết nước đơn thuần và dịch chiết

bằng dung môi nước kết hợp với ethanol

theo tỷ lệ nhất định chúng tôi còn nhận thấy

các hoạt chất chính đa số chỉ được tìm thấy

trong dịch chiết cồn nước. Do vậy không nên

tự ý đun nước lá Chay để uống, dùng như vậy

sẽ không có hiệu quả. Nếu tự bào chế thì nên

làm theo cách sau: phơi khô 100g lá Chay và

nghiền nhỏ, cho rượu 40-50độ ngập dược

liệu và ngâm trong ba ngày, thỉnh thoảng lắc

đều. Gạn lấy rượu rồi đun nhỏ lửa để đuổi

rượu và cô đặc lại sẽ được dung dịch cao

lỏng 1:1. Chia ba lần uống trong ngày.

Page 11: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

20

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

7. Tôi xin hỏi cây Chay có mấy loại và cách

phân biệt các loại đó?

Chi Artocarpus (họ Dâu tằm, Moraceae) ở

Việt Nam có 15 loài trong đó có 2 loài có tên

tiếng Việt là Chay gồm Chay (Artocarpus

lakoocha) và Chay bắc bộ (Artocarpus tonki-

nensis). Trong đó chỉ có loài A.tonkinensis là

có tác dụng ức chế miễn dịch còn loài

A.lakoocha thì không. Cả hai loài Chay này

đều là những cây gỗ to cao, muốn phân biệt

chúng rất khó, chúng khác nhau chủ yếu ở

đặc điểm của lá và quả. Lá của loài Artocar-

pus lakoocha có chóp tròn, góc tù, quả có

nhiều u không đều, khi chín thịt quả có màu

vàng. Trong khi loài Artocarpus tonkinensis

thì lá có đầu nhọn, gốc tròn, quả tròn đều

không có nhiều u cục, khi chín thịt quả có

màu hồng. Tuy nhiên, sự phân biệt này cần

do các chuyên gia về dược liệu đánh giá.

Người dân không nên tự ý thu hái và sử dụng

dược liệu để tránh nhầm lẫn và gây ra các tác

dụng không mong muốn.

8. Muốn mua chế phẩm từ cây Chay bắc bộ

thì mua ở đâu?

Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia từ cây Chay

bắc bộ hiện đã được GS.TSKH Trần Văn Sung

- chủ nhiệm đề tài chuyển giao độc quyền

cho Công ty TNHH Tuệ Linh sản xuất sản

phẩm Chay Tuệ Linh. Đây là công ty đi đầu

trong việc bảo tồn và phát triển cây thuốc

nam với những dược liệu nổi tiếng như Giảo

cổ lam, Cà gai leo, Tỏi tía, dầu Gấc… Toàn bộ

quy trình chiết xuất chuẩn hoá các chất sinh

học trong lá Chay được chuyển giao và thực

hiện trên dây chuyền hiện đại đảm bảo tối đa

hàm lượng hoạt chất cũng như tăng khả

năng hấp thu vào cơ thể.

9. Ngoài Chay bắc bộ còn có thể dung

dược liệu nào khác chữa bệnh tự miễn như

Lupud ban đỏ, vẩy nến không?

21

Giải pháp mới cho người mắc bệnh tự miễn

CHUYÊN MỤC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Bệnh Lupud ban đỏ hệ thống và bệnh vẩy

nến là bệnh tự miễn rất khó điều trị. Theo

thông tin mới nhất thì hiện chỉ có cây Chay

bắc bộ là được chứng minh có tác dụng ức

chế miễn dịch đặc hiệu nên có thể tác động

vào căn nguyên gây bệnh. Các công trình

nghiên cứu của viện Hóa học và của Ytalia đã

chứng minh rõ ràng tác dụng ức chế miễn

dịch chọn lọc của cây này. Các dược liệu khác

như Kim ngân, Ké đầu ngựa, Thổ phục linh…

chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng

bên ngoài ở mức độ rất khiêm tốn chứ

không hề có tác dụng đối với căn nguyên

của bệnh, do vậy dung thường xuyên các

dược liệu trên cũng tốt nhưng sẽ tốn nhiều

tiền mà lợi ích mang lại không đáng kể.

Nhiều sản phẩm từ dược liệu cũng quảng

cáo tác dụng tốt trên bệnh tự miễn như

lupus ban đỏ, vẩy nến nhưng không hề

chứng minh được tác dụng trên lâm sang và

trên thực tế người bệnh dùng cũng không

thấy có hiệu quả.

10. Tại sao trong công dụng sản phẩm

Chay Tuệ Linh không nói rõ điều trị bệnh

tự miễn như Lupud ban đỏ, Vẩy nến?

Sản phẩm từ cây Chay được GS.TSKH Trần

Văn Sung chuyển giao độc quyền cho Công

ty Tuệ Linh sản xuất dưới dạng thuốc mang

tên Regimun. Sản phẩm Chay Tuệ Linh được

sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng để

đem thử lâm sàng nhằm đăng ký thành

thuốc chữa bệnh, do vậy chưa được ghi điều

trị bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, vẩy nến.

Tuy nhiên tác dụng của dịch chiết chuẩn hóa

lá Chay bắc bộ thì đã chứng minh có tác

dụng trên nên có thể dung được cho bệnh

nhân này. Tuy nhiên cần lưy ý nguyên tắc

“nội công, ngoại ẩm” vừa uống dịch chiết lá

Chay vừa mát xa kỹ bằng dầu Dừa bên ngoài,

hiệu quả sẽ không ngờ.

Chay (Artocarpus lakoocha) Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis)

Công dụng:

- Thanh nhiệt giải độc, mát gan.

- Giúp làm giảm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

- Giúp làm giảm triệu trứng trong hỗ trợ điều trị viêm

khớp dạng thấp.

Đối tượng sử dụng: - Người bị viêm khớp dạng thấp.- Người bị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay do chức năng gan suy giảm.

Tiếp thị và phân phối bởi:Công ty TNHH Tuệ LinhĐịa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

w w w. t u e l i n h . v n

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

SĐK: 22374/2013/ATTP-XNCB

Thành phần: - Cao Núc nác: 1000mg, Bột Thổ phục linh: 1000mg, Cao Kim Ngân: 500mg, Chiết xuất lá Chay: 1000mg, Cao sói rừng: 500mg

Page 12: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

22

CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM

các học thuyết như âm dương, ngũ hành,

kinh lạc rồi từ đó quy tính vị của thuốc, gán

thuốc vào các kinh mạch rồi phối hợp các vị

với nhau, một thang thuốc thường có nhiều

vị quân, thần, tá, sứ. Thuốc nam dùng ít vị và

thường có dược tính rất mạnh. Đây thực sự là

thế mạnh của chúng ta, là lợi thế so sánh rất

quan trọng trong lĩnh vực dược giúp chúng

ta có thể hội nhập thành công.

Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa coi trọng

và tìm cách phát huy đúng mức tiềm năng

quý giá này. Hàng chục héc ta rừng nguyên

sinh bị mất đi mỗi năm, hàng nghìn cây

thuốc quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nạn khai thác dược liệu ồ ạt không có kiểm

soát để bán sang Trung quốc đang hủy hoại

nghiêm trọng nguồn tài nguyên. Điều đau

xót là sau đó chúng ta lại nhập nhiều dược

liệu về để bán cho dân. Hầu hết các dược liệu

nhập khẩu đều bị ô nhiễm nặng chất bảo

quản độc hại, nhiều vị bị rút bớt một phần

Cây thuốc nam – lợi thế to lớn của ngành

dược nước ta

Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái

thực vật đa dạng bậc nhất trên thế giới. Theo

thống kê sơ bộ, nước ta có hơn 12 nghìn loài

thực vật trong đó có hơn 5000 loài có thể

dùng làm thuốc (đa dạng đứng hàng thứ hai

trên thế giới), đặc biệt có nhiều cây đặc hữu

quý hiếm như Sâm Ngọc linh hoặc những

cây hầu như chỉ thấy ở Việt Nam như Nhó

đông, Chay bắc bộ, Gấc nếp, Trinh nữ hoàng

cung, Tỏi tía...

Bên cạnh sự đa dạng về sinh thái, chúng ta

còn có một nền tri thức sử dụng cây thuốc

độc đáo và có những đặc sắc riêng. Đó là

những kinh nghiệm chữa bệnh được đúc rút

từ chính cuộc sống lao động của nhân dân ta

qua hàng nghìn năm lịch sử, không cần phải

lý luận phức tạp, chỉ coi trọng tác dụng thực

tế. Trong khi đó y học phương Bắc dựa vào

23

CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM

hoặc hầu hết hoạt chất chính. Đó là lý do

ngày càng có nhiều ca nhiễm độc khi bồi bổ

bằng thuốc bắc (huỷ gan, suy thận, lột da

toàn thân…). Tại sao chúng ta đang ngồi

trên đống thuốc mà lại chịu chết trên đống

thuốc ấy? Tại sao chúng ta cứ bán tống bán

tháo tài nguyên quý giá để rồi lại nhập

những hàng thải loại về dùng? Người dân

nước ta hàng nghìn năm nay cứ sinh đẻ là

uống chè Vằng, Giảo cổ lam; đau bụng đi

ngoài thì có Vàng đắng, Sa nhân; viêm xoang

thì có cây Cỏ hôi; liệt dương vô sinh có Sâm

cau; suy thận, đái đục, đái đỏ có Tầm gửi Gạo,

Cỏ mần trầu, Mã đề; viêm gan, xơ gan có Cà

gai leo, Mật nhân; mề đay, luput ban đỏ, thấp

khớp có cây Chay bắc bộ. Với khoa học hiện

đại chúng ta đã chứng minh chất glycoalka-

loid trong Cà gai leo chính là thuốc tân dược

mới cho bệnh viêm gan vi rút B và xơ gan mà

không một bài thuốc bắc nào có thể so sánh;

chất gypenosid trong cây Giảo cổ lam hạ

đường máu, mỡ máu không kém thuốc tân

dược; chất AT2,6 trong cây Chay ức chế miễn

dịch mạnh và có thể chữa bệnh Lupus ban

đỏ, viêm khớp dạng thấp mạnh như Cyclo-

sporin A mà không hề có độc tính; Alkaloid

trong Trinh nữ Hoàng cung chữa u vú, tử

cung và tiền liệt tuyến; để sửa chữa tổn

thương tế bào thận, chữa suy thận thì không

gì bằng cây Tầm gửi gạo; chống viêm khớp,

thoái hoá khớp thì không gì bằng Hy thiêm,

Sáng mắt không gì hơn dầu Gấc nếp…Đó

chính là một nền hoá dược của tương lai.

Một hướng đi rất sáng mà cả thế giới đang

hướng tới. Thay vì tự tổng hợp hoạt chất

trong các phòng thí nghiệm với rất nhiều

độc tính thì chúng ta nhờ cây cối tổng hợp từ

thiên nhiên và chiết xuất lấy, vừa đảm bảo an

toàn vừa có hiệu lực mạnh.

Thực trạng tình trạng bảo tồn và phát triển

cây thuốc nam hiện nay.

Mặc dù tiềm năng của cây thuốc nam là rất

to lớn, nhưng hiện nay việc bảo tồn và phát

triển chưa được quan tâm đúng mức, dẫn

đến chưa phát huy được lợi thế đó. Đi sâu tìm

hiểu nguyên nhân dẫn đến việc cây thuốc

nam chưa phát triển đúng tầm thì có thể

thấy những bất cập sau:

Một là: Khác với thuốc bắc, thuốc nam

thường sử dụng theo kinh nghiệm, không có

lý luận hỗ trợ và thường không được ghi vào

kinh sách chính thống (hay giấu kỹ và chỉ

truyền trong gia đình) nên rất khó tiếp cận tri

thức. Mặt khác do thông tin được truyền bá

môt cách không chính thống và không được

sự vào cuộc của các nhà khoa học nên thuốc

nam hay bị “thần bí” hóa. Nhiều “lang băm”

có một bài thuốc gia truyền chỉ để chữa được

một bệnh cụ thể nhưng lại dùng nó chữa

nhiều bệnh và “quảng cáo không đúng sự

thật”, sự tiếp tay của báo lá cải và một vài

phóng viên không có chuyên môn đã “lăng

Page 13: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

24

CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM

ít rủi ro, nếu không khỏi bệnh thì lại làm sản

phẩm khác).

+ Chi phí marketing để người dân biết đến

sản phẩm thuốc nam là rất lớn vì đều là cây

thuốc lạ lẫm, với tình trạng làm hàng nhái

tràn lan như hiện nay thì đây quả thật là một

rủi ro cao cho các Công ty, trong khi làm

thuốc bắc thì rất sẵn và giá rẻ mặc dù chất

lượng thì có nhiều bất cập nghiêm trọng.

Ba là: Thủ tục đăng ký bản quyền, nhất là

bản quyền tri thức còn rất khó khăn, phức

tạp và có phần nhiêu khê nên người dân có

tri thức cứ “giấu” biệt gây khó khăn khi tiếp

cận. Hơn nữa tình trạng vi phạm bản quyền

tràn lan đã gây nhiều quan ngại cho các

công ty muốn phát triển thuốc nam. Để đưa

một cây thuốc nam vào thị trường thành

công đòi hỏi nhiều công sức, tiền của và thời

gian. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn là đua

nhau làm theo mà chẳng cần biết đề tài đó

họ nghiên cứu những gì? hoạt chất nào

trong cây có tác dụng? chiết xuất nó thế

nào? thậm chí còn dùng nhầm cả dược liệu

(vì dược liệu thường có nhiều loài rất gần

nhau, ví dụ Trinh nữ hoàng cung, Cà gai leo,

Giảo cổ lam rất dễ nhầm lẫn). Chưa có chế tài

đủ mạnh để bảo vệ những công ty đi tiên

phong tránh được những người “ăn bám”

này dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn”

đang là nguyên nhân làm giảm lòng tin của

người dân vào thuốc nam hiện nay.

xê” nhiều bài thuốc “chữa ung thư đặc dị” do

các “kỳ nhân”, “người rừng” phát hiện. Những

thông tin đồn thổi về “dược liệu thần kỳ” như

Lược vàng, Hoàn ngọc, Xạ đen…lan truyền

chóng mặt. Kết quả là sau khi tiêu tốn nhiều

tiền thuốc mà bệnh nhân vẫn chết thì đổ tại

“không hợp thuốc”. Tất cả những điều đó

đang làm xói mòn niềm tin của người dân

vào cây thuốc nam.

Hai là: Không có nhiều Công ty trong nước

chú trọng phát triển thuốc nam một cách bài

bản và khoa học, một phần vì thói quen làm

ăn chụp giật, muốn nhanh chóng kiếm tiền

nên chọn các bài thuốc bắc có sẵn trong

sách rồi nhập nguyên liệu về bào chế, rồi

quảng cáo thật mạnh rằng “viêm gan xơ gan

đã có…”; “viêm xoang đã có…”)… mà chẳng

chứng minh được tác dụng “vì sao có, có như

thế nào, dùng lâu dài có độc tính không…”,

Phần khác vì lựa chọn con đường phát triển

thuốc nam có những khó khăn sau:

+ Nguyên liệu thuốc nam phải mất nhiều

công sức mới có được: Phải đi thu mua nhiều

nơi, phải phơi sấy, chế biến, trồng

trọt…trong khi dùng thuốc bắc thì chỉ cần

gọi điện đặt hàng là có hàng chục tấn, đủ

loại giá cả.

+ Dùng thuốc nam phải có tri thức, có

nghiên cứu đầy đủ trong khi thuốc bắc thì có

sẵn phương thang ghi trong các sách, chỉ

việc làm theo rồi quảng cáo để bán (nhàn và

25

CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM

Bốn là: Thiếu một quy hoạch phát triển vùng

dược liệu tầm cỡ quốc gia. Việc tuân thủ giao

ước giữa người nông dân trồng dược liệu và

các công ty thường không được thực hiện

nghiêm chỉnh, thiếu chuyên nghiệp, hay vì

cái lợi trước mắt mà phá vỡ giao ước, nên

việc trồng trọt dược liệu ở nước ta thường

phát triển tự phát và theo phong trào, rất

không bền vững. Lúc thì đắt đỏ, đua nhau

làm, lúc thì phá sạch làm “phân xanh”

Những nguyên nhân nêu trên đã và đang

góp phần cản trở con đường phát triển của

dược liệu Việt Nam.

Công ty TNHH Tuệ Linh kiên trì định

hướng và tiên phong trong việc bảo tồn

và phát triển cây thuốc nam

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhất là tình

trạng hay làm nhái, nhưng nhận thấy đây là

con đường rất đúng đắn để bảo tồn và phát

triển cây thuốc Việt Nam, đưa dược liệu Việt

Nam hội nhập thế giới, giúp xóa đói giảm

nghèo và giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập

khẩu. Công ty TNHH Tuệ Linh đã kiên trì định

hướng bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt.

Lần lượt từng cây thuốc nam được soi rọi

dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và giới

thiệu ra công chúng đã khẳng định được

chất lượng vượt trội và được đông đảo nhân

dân tín nhiệm. Tính từ lúc thành lập Công ty

Tuệ linh đã giới thiệu được hàng chục cây

thuốc quý và bỏ ra hàng chục tỷ đồng cho

nghiên cứu khoa học về dược liệu. Là Công

ty đầu tiên đưa cây Giảo cổ lam ra thị trường

cho bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp,

tiếp đó là cây Cà gai leo và Mật nhân cho

bệnh viêm gan vi rút B mãn tính, xơ gan; khôi

phục lại việc trồng Tỏi tía để trích ly dầu tỏi

cho bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu, cúm ho

dai dẳng; cây Chay bắc bộ cho bệnh tự miễn

như lupud ban đỏ, eczema, vẩy nến; Tầm gửi

gạo cho bệnh thận; Thảo quả, Húng chanh

cho bệnh ho; Gấc nếp tốt cho mắt…Những

cây thuốc mà Công ty Tuệ Linh đưa ra thị

trường đều được nghiên cứu kỹ lưỡng với

những bằng chứng khoa học không thể phủ

nhận, được thử độc tính cẩn thận, thử tác

dụng dược lý tại các trung tâm lớn và thử

lâm sàng trên bệnh nhân. Hiện nay Công ty

đang tiếp tục đầu tư tiền để nghiên cứu các

cây thuốc trên tại Nga, Đức, Slovakia nhằm

tìm đường xuất ngoại cho dược liệu Việt

Nam và bước đầu đã xuất khẩu được các sản

phẩm từ Giảo cổ lam. Việc làm trên đã góp

phần xóa đói giảm nghèo cho người nông

dân nước ta, mỗi năm đã có hang chục tỷ

đồng đến tay nông dân Quảng nam nhờ

trồng Cà gai leo, hàng chục tỷ đồng đến với

người dân Sơn la, Mộc châu nhờ thu hái

trồng trọt Giảo cổ lam…

Page 14: Chay Tuệ Linh - Giải pháp cho người mắc bệnh tự miễn

27

CÔNG TY TUỆ LINH VỚI CON ĐƯỜNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM

Việc bảo tồn và phát triển cây thuốc nam có

ý nghĩa rất quan trọng, giúp xóa đói giảm

nghèo, gìn giừ tài nguyên cho muôn đời sau.

Mặc dù rất nỗ lực nhưng khả năng có hạn

nên Công ty Tuệ Linh cũng chỉ giới thiệu

được một vài cây thuốc, còn hàng nghìn cây

thuốc quý đang chờ các Công ty tâm huyết

khai thác và bảo tồn. Để làm được việc này

đòi hỏi người dân phải đồng lòng ủng hộ

bằng cách ủng hộ hàng chính hãng, hàng có

bảo hành bởi lẽ chỉ những công ty tâm huyết

với dược liệu họ mới trồng trọt cẩn thận, mới

nghiên cứu chuyên sâu va không ngừng

nâng cao chất lượng. Những công ty chụp

giật chỉ chạy theo lợi nhuận, đã làm nhái thì

càng rẻ càng tốt nên thường thu mua

nguyên liệu trôi nổi, không đảm bảo chất

lượng.

GIAO CÔ LAM Thành phần: - Cao khô Giảo cổ lam 500 mg.- Phụ liệu vừa đủ

Công dụng:- Giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp.- Giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.- Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.- Tăng khả năng làm việc, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Đối tượng sử dụng: - Bệnh nhân mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2.Bệnh nhân mệt mỏi căng thẳng, khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

SĐK: 14100/2013/ATTP-XNCB

Thành phần: Cao cà gai leo, Cao giảo cổ lam, Phụ liệu vừa đủ.

Công dụng:• Tăng cường chức năng gan trong hỗ trợ điều trị các trường hợp: viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, làm thuyên giảm các triệu trứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.• Tăng cường chức năng giải độc gan, giúp bảo vệ tế bào gan.• Hạn chế tổn thương tế bào do rượu, hóa chất độc hại gây nên.

Đối tượng sử dụng: • Người có chức năng gan suy giảm do viêm gan virus, viêm gan B mạn tính, xơ gan.• Người bị men gan cao, vàng da, mệt mỏi, đau tức hạ sườn, mẩn ngứa, mề đay.• Người uống rượu bia nhiều. Sản phẩm này không phải là thuốc và không

có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

SĐK: 21349/2013/ATTP-XNCB

CÀ GAI LEO TUỆ LINH

Thành phần: - Dầu tỏi tía nguyên chất 50mg- Phụ liệu vừa đủ

Công dụng:Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp do virus, các trường hợp ho và cảm cúm dai dẳng. Phòng ngừa và hỗ trợ cảm cúm thông thường.Giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.Giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em uống để tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm, cholesterol máu cao, gan nhiễm mỡ.

SĐK: 141/2014/ATTP-XNCB

DẦU TỎI TUỆ LINH

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Thành phần: - Cà gai leo 250mg- Mật nhân: 250mgCông dụng:

- Tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virus, xơ gan, men gan cao.- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động.- Hỗ trợ điều trị men gan cao, làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.- Giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan.- Tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hóa chất độc hại gây nên.

Đối tượng sử dụng: - Người suy giảm chức năng gan do viêm gan virus, viêm gan B mạn tính, xơ gan.- Người bị men gan cao, vàng da, mệt mỏi, đau tức hạ sườn.- Người uống rượu bia nhiều.

GIẢI ÐỘC GAN TUỆ LINH

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

GPQC: 6494/2013/ATTP-XNCB

Thành phần: Cao Cỏ mần trầu, Bột Thổ phục linh, Cao Mã đề, Cao Lá cối xay, Cao Rễ cỏ tranh, Cao Tầm gửi gạo, Cao Kim tiền thảo. Phụ liệu vừa đủ 1 gói 4g

Công dụng:• Lợi niệu, giải độc, giúp tăng khả năng đào thải độc tố, các chất thải tích tụ lâu ngày trong máu và cơ thể qua thận. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu và bàng quang.• Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp và mãn tính dẫn đến đái đục, đái buốt, đau thắt lưng.• Hỗ trợ điều trị chứng suy thận.

SĐK: 6803/2014/ATTP-XNCB

DƯỠNG THẬN TUỆ LINH

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Thành phần: Dầu gấc nếp 400mgTá dược vừa đủ

Công dụng:- Tốt cho da, mắt và tim mạch- Cung cấp các dưỡng chất giúp tăng cường thị giác- Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt như khô giác mạch, nhìn mờ, nhức mỏi mắt- Giúp làm đẹp da, sáng mắt

SĐK: 6269/2013/ATTP-XNCB

DẦU GẤC TUỆ LINH

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

w w w. t u e l i n h . v n

(Giờ hành chính)

26

Nhà máy Usapha đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, là công ty con thuộc Tập đoàn Tuệ Linh