chÀo mỪng ÐẠi hỘi ÐẠi biỂu hỘi nÔng dÂn tỈnh nam ÐỊnh...

20
CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023 Đ/c Nguyễn Hùng Mạnh - TUV, Chủ tịch HND tỉnh làm việc với Công ty DAIWA Yushi Nhật Bản về việc khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật chế biến và xuất khẩu cám gạo tại Nam Định. Hội thi Nông dân tuyên truyền về phòng, chống tội phạm Ông Trần Kiều - hội viên nông dân xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường “biến” bãi rác thành công viên xanh góp phần xây dựng nông thôn mới. Lễ công bố và đón nhận danh hiệu “Huyện Hải Hậu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015” của Thủ tướng Chính phủ. Cán bộ, hội viên nông dân xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường tham gia làm đường giao thông xây dựng Nông thôn mới. Đội tuyển của HND tỉnh Nam Định tham gia hội thi “Nhà nông đua tài” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 21

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Đ/c Nguyễn Hùng Mạnh - TUV, Chủ tịch HND

tỉnh làm việc với Công ty DAIWA Yushi Nhật

Bản về việc khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật chế biến

và xuất khẩu cám gạo tại Nam Định.

Hội thi Nông dân tuyên truyền về phòng,

chống tội phạm

Ông Trần Kiều - hội viên nông dân xã Xuân

Tiến, huyện Xuân Trường “biến” bãi rác thành

công viên xanh góp phần xây dựng

nông thôn mới.

Lễ công bố và đón nhận danh hiệu “Huyện

Hải Hậu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015”

của Thủ tướng Chính phủ.

Cán bộ, hội viên nông dân xã Xuân Thành,

huyện Xuân Trường tham gia làm đường

giao thông xây dựng Nông thôn mới.

Đội tuyển của HND tỉnh Nam Định tham gia

hội thi “Nhà nông đua tài” do Trung ương

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 21

Page 2: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Hội chợ triển lãm nông nghiệp - thương mại

khu vực đồng bằng sông Hồng tổ chức tại

tỉnh Nam Định năm 2014.

Đ/c Lại Xuân Môn - UVTW Đảng, Chủ tịch BCH

Trung ương HND Việt Nam trao quà cho các

hội viên nông dân nghèo, gia đình chính sách

tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy trong ngày

hội xuống đồng, xây dựng nông thôn mới

năm 2017

Các đ/c lãnh đạo UBND tỉnh và HND tỉnh trao

cúp vinh danh “Nông dân điển hình tiên tiến”

5 năm 2010 - 2015

Ban Tổ chức giải bóng chuyền “Bông lúa

vàng” tỉnh Nam Định lần thứ nhất năm 2018 -

Cúp Agribank trao giải cho các đội

Đ/c Nguyễn Thanh Long - Phó Chủ tịch

Thường trực HNDT thăm mô hình nuôi thỏ

nhà anh Triệu Đình Hợi

Đ/c Tô Xuân Hiệp - Phó Chủ tịch HND tỉnh

thăm mô hình bò sinh sản tại xã Yên Hưng,

huyện Ý Yên

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH22

Page 3: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 23

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Hội Nông dân huyện Giao Thủy

với công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh

Xác định công tác xây dựng tổ chức Hội là nhiệm vụ trọng tâm

xuyên suốt, là nền tảng để tổ chức thực hiện thắng lợi công tác Hội và phong trào nông dân ở cơ sở, nhiệm kỳ qua Hội Nông dân Huyện Giao Thủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thi đua và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Để thực hiện tốt nội dung này, Hội Nông dân huyện đã tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tập huấn nghiệp vụ cho cán

Đồng chí Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch Thường trực TW HND Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc cho HND huyện Giao Thủy

bộ Hội, hàng năm phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng vận động quần chúng và kiến thức về nghiệp vụ công tác Hội cho các đồng chí Chi hội trưởng trở lên. Bên cạnh thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Hội Nông dân huyện Giao Thủy còn quan tâm củng cố tổ chức cơ sở Hội với nhiều giải pháp như: Tập hợp, thu hút nông dân vào Hội, nâng cao chất lượng hội viên, các cấp Hội đã tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng tổ chức Hội, đặc biệt

là công tác vận động nông dân tham gia tổ chức Hội trong toàn huyện để đưa ra các giải pháp khắc phục một cách thường xuyên. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo và cùng với Hội Nông dân cơ sở thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, nắm chắc số lượng hội viên; đồng thời giao chỉ tiêu thi đua phát triển hội viên trên tổng số hộ nông dân hiện có của từng cơ sở để cơ sở có kế hoạch vận động nông dân tham gia tổ chức Hội đạt tỷ lệ cao hơn, đến nay tổng số hội viên toàn huyện là 39.196 đạt 92,3% hộ nông dân có hội viên (tăng 1.540 hội viên so với đầu nhiệm kỳ). Song song với đó Hội Nông dân huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng hội viên, và duy trì nề nếp sinh hoạt theo Điều lệ. Nội dung, phương thức hoạt động đổi mới phù hợp với yêu cầu của hội viên vì vậy thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia sinh hoạt với tỷ lệ trên 85%, công tác xây dựng Quỹ hội, thu nộp hội phí cũng được các cấp Hội trong huyện quan tâm, tổng số Quỹ hội toàn

Page 4: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH24

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

huyện đạt gần 5 tỷ đồng, bình quân 125.000đồng/hội viên. Ngoài ra Hội còn thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Điều lệ gắn với việc theo dõi cập nhật hệ thống sổ sách của Hội để uốn nắn kịp thời những sai sót với phương châm “Cầm tay chỉ việc”, giúp các đồng chí Chi hội trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Kế hoạch số 101-KH/HNDT của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về việc xây dựng thành lập mô hình mới Chi, tổ hội nghề nghiệp. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã xây dựng kế hoạch chọn và chỉ đạo xã Bạch Long làm điểm. Đến nay toàn huyện đã thành lập được 6 mô hình Tổ hội nghề nghiệp gắn với Tổ hợp tác ở 6 xã, thị trấn về mô hình “Nuôi trồng thủy hải sản”, “Khai thác thủy hải sản xa bờ”, “Máy dịch vụ nông nghiệp”… với 132 thành viên tham gia, các Tổ hội đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động đề ra (Trong đó có 5 Tổ hội vừa sản xuất, khai thác phát triển kinh tế, vừa gắn với bảo vệ an ninh biên

giới tuyến biển); đặc biệt các tổ hội đã xây dựng quỹ để tương trợ, giúp đỡ nhau (Mỗi thành viên đóng góp 500.000đ/tháng) với tổng số tiền 750 triệu đồng. Các Tổ hội đã đi vào hoạt động nề nếp, nội dung sinh hoạt đa dạng, phong phú gắn với tình hình thực tế công việc của Tổ hội như mời chuyên gia nuôi trồng thủy hải sản về trao đổi khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản, phối hợp với đồn Biên phòng tổ chức quán triệt Nghị định số 71/2015 ngày 03/9/2015 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển và chuyển tải những thông tin cần thiết để

đảm bảo thông tin liên lạc trong các chuyến ra khơi, công tác hậu cần trên biển và các biện pháp hạn chế những rủi ro khi tàu thuyền ra khơi; liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Ngoài ra Hội còn thường xuyên đánh giá xếp loại chất lượng các cơ sở Hội một cách nghiêm túc, khách quan, dân chủ. Kết quả xếp loại tổ chức cơ sở Hội vững mạnh là 21/22 cơ sở đạt 95,5%; chi hội vững mạnh và khá đạt từ 95 - 98%. Cùng với công tác đánh giá, phân loại chất lượng cơ sở hội, Hội Nông dân huyện Giao Thủy còn làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong

Sinh hoạt chi Hội Nông dân tổ dân phố Lâm Dũng, thị trấn Quất Lâm

(Xem tiếp trang 32)

Page 5: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 25

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

LỰC LƯỢNG CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH

thực hiện phong trào “Ba an toàn” trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trong những năm qua, cùng với cả nước, công cuộc

đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, cùng với đó việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt làm cho bộ mặt nông thôn từng ngày thay

Hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm giai đoạn 2017-2021

giữa Hội Nông dân tỉnh và Công an tỉnh

đổi. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã tác động đến tình hình an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn nông thôn, còn địa bàn có thời gian diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm di động, tội phạm ma túy với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, đang tiềm ẩn trong cộng đồng dân cư; bên cạnh đó, hàng năm, có hàng ngàn người đi lao động ở các địa

ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN HIỂNPhó Giám đốc Công an tỉnh

phương khác, ngoài việc đem lại nguồn thu về kinh tế, nhiều người còn đưa về nông thôn các tệ nạn xã hội, đây là nguồn phát sinh tội phạm, gây mất ANTT ở địa bàn cơ sở.

Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tỉnh Nam Định đặc biệt chú trọng thực hiện Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công an về phòng, chống tội phạm; xác định đây là một chủ trương rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, xuất phát từ vai trò hết sức to lớn của hội viên nông dân trong công tác đảm bảo ANTT, Công an tỉnh và Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai mô hình phong trào “Ba an toàn” về ANTT trên địa bàn tỉnh, trong đó cụ thể hóa thành mô hình “Nông nghiệp, nông dân, nông

Page 6: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH26

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

thôn an toàn” ở địa bàn thôn, xóm. Hàng năm, đều có kế hoạch triển khai đến cơ sở thực hiện, gắn với các Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và xây dựng nông thôn mới. Qua 5 năm thực hiện, hai ngành đã đẩy mạnh các mặt công tác phối hợp, tập trung các giải pháp và đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

Một là: Tăng cường một bước công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đến quần chúng nhân dân và cán bộ, hội viên nông dân các cấp:

Ngoài việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí viết bài tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, hai ngành đã chỉ đạo lực lượng cơ sở phối hợp tập trung tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi, tổ hội, các câu lạc bộ nông dân với pháp luật; tổ chức trên 200 buổi tuyên truyền mời các báo cáo viên, tuyên truyền viên phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước, địa phương về chủ trương xây dựng nông thôn mới, chủ trương dồn điền đổi thửa, bảo vệ công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn gắn với tuyên truyền những phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm thường xuyên xảy ra ở địa bàn nông thôn.

Biên soạn và tổ chức ký cam kết thực hiện nội dung gia đình nông dân đạt tiêu chuẩn văn hóa do Trung ương Hội Nông dân phát động. Hàng năm, trong các tháng cao điểm về phòng chống ma túy, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, hai ngành đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua lồng ghép các hoạt động thể thao; tín ngưỡng dân gian, giao lưu văn nghệ hỏi đáp, tặng quà các điển

hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); các cuộc thi bằng hình thức sân khấu hóa gắn với nội dung tìm hiểu về phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội như: Hội thi “Nhà nông đua tài”, “Tiếng hát đồng quê”, “Nông dân với công tác phòng chống ma túy”… các hoạt động này được tổ chức thường xuyên và tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, địa bàn có đông đồng bào theo các tôn giáo, tạo hiệu ứng lan tỏa, gắn bó giữa chính quyền, đoàn thể, lực lượng Công an với chức sắc, tín đồ và nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT…

Hai là: Đẩy mạnh thực hiện các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT góp phần xây dựng nông thôn mới:

Hai ngành đã tổ chức khảo sát các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn thôn, xóm; thống nhất phối hợp triển khai xây dựng mô hình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn an toàn” với các nội dung: an toàn về tài sản trong nông nghiệp; an toàn về cán bộ, hội viên và nông dân; an toàn về địa bàn nông thôn, trong đó chỉ đạo tập trung xây dựng tại 48 địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT. Việc triển khai mô hình gắn với củng cố hoạt động của 13 loại hình tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở cơ sở, với 6.500 tổ chức và trên 48.000 người tham gia như: tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân, tổ tuần tra nhân dân. Thông qua phong trào, quần chúng đã cung cấp cho cơ quan chức năng trên 300 tin có giá trị; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả hàng trăm vụ việc có liên quan đến ANTT tại cơ sở … Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội và lực lượng Công an trong tỉnh đã xây dựng, sơ kết rút kinh nghiệm mô hình ở trên 20 xã, thị trấn, tiêu biểu là: xã Xuân Tiến, huyện Xuân

Page 7: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 27

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Trường; xã Liên Minh, huyện Vụ Bản; xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh; được các đơn vị, địa phương khác học tập kinh nghiệm, nhân rộng. Việc xây dựng mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần chuyển hóa tình hình an ninh trật tự tại 48 địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, số vụ việc về ANTT hàng năm đều giảm, công tác quản lý đối tượng hình sự, ma túy, kinh tế hiệu quả; tính đến tháng 7/2018: có 39/48 địa bàn được Bộ Công an đưa ra khỏi diện địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT; có 48/48 địa bàn được công nhận là xã nông thôn mới.

Ba là: Củng cố xây dựng lực lượng nòng cốt, tổ chức quần chúng làm công tác đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở:

Trong những năm qua tổ chức bộ máy công an xã, cơ sở hội, chi tổ hội được 2 ngành quan tâm củng cố, xây dựng, từng bước hoàn thiện; được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn gắn với tích cực thực hiện phong trào thi đua học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an xã và hội viên nông dân tham gia, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở cơ sở, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh Nam Định nói chung và địa bàn nông thôn nói riêng.

Với những biện pháp đồng bộ, cách làm hiệu quả, sáng tạo, có thể nói công tác phối hợp giữa các cấp Hội Nông dân với lực lượng Công an trong tỉnh đã tạo được những hiệu ứng đặc biệt trong công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn nông thôn. Hàng năm, hội viên nông dân đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng nghìn nguồn tin có giá trị; phối hợp

hòa giải hàng trăm vụ việc liên quan ANTT ở cơ sở, truy bắt hàng trăm đối tượng phạm tội, triệt phá nhiều đường dây ma túy, ổ nhóm tội phạm về hình sự... góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn tỉnh Nam Định ngày càng bình yên, văn minh.

Sau năm năm đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Hội Nông dân và Công an tỉnh Nam Định, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Phải tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể khác trong thực hiện chương trình phối hợp, quá trình thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các vấn đề phức tạp về ANTT, đang được xã hội, nhân dân quan tâm.

Thứ hai: Phải thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, hội viên nông dân với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm để động viên phong trào.

Thứ ba: Lực lượng Công an phải phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm tình hình an ninh trật tự, tâm tư nguyện vọng, bức xúc của nhân dân để kịp thời phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết. Tổ chức tốt việc phát động phong trào nông dân tham gia phòng, chống tội phạm gắn với các Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các cuộc vận động xã hội, các phong trào thi đua của Hội phát động, nhằm thu hút sự tham gia tích cực và phát huy mạnh mẽ tính chủ động sáng tạo của hội viên, nông dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội./.

Page 8: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH28

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIỮA HỘI NÔNG DÂN VỚI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH

Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn (viết tắt là Agribank) chi nhánh tỉnh Nam Định khởi sắc đạt hiệu quả trong mọi mặt. Tốc độ tăng trưởng nhiều năm trở lại đây đạt trên 20%. Dư nợ cho vay Nông nghiệp, Nông thôn đến thời điểm 30/6/2018 đạt: 10.064 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn đạt 6.938 tỷ đồng, nợ trung, dài hạn là 3.126 tỷ đồng; số khách hàng còn dư nợ: 57.725 khách hàng.

Đối với Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định việc cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn giữ vững vai trò chủ đạo, tạo ra thu nhập chính, tạo đà phát triển hoạt động kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng. Các cấp Hội Nông dân cùng đồng hành với Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã thành lập nhiều Tổ vay vốn. Đội ngũ cán bộ làm công tác Hội cũng được trưởng thành từng bước về uy tín, trình độ quản lý, trách nhiệm trước hội viên và tổ chức Hội. Từ đó, tạo được niềm tin đối với cán bộ, hội viên nông dân trong quá trình thực hiện. Thông qua hoạt động của Tổ vay vốn nội dung sinh hoạt của chi hội thêm sinh động, thiết thực với nông dân, qua đó đã tập hợp, thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức Hội góp phần củng cố xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức Hội nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Hơn thế nữa, sự khơi thông của dòng chảy tín dụng đã giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo an ninh nông thôn, an sinh xã hội.

Để đạt được kết quả trên, là do: - Các chính sách tín dụng của Chính

phủ như: Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị Định 55/2015/NĐ-CP; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ- CP; cho vay đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Cho vay chăn nuôi và thủy sản theo văn bản 1149/TTg-KTN; cho vay nuôi tôm và cá tra theo quyết định 540/QĐ-TTg; cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg; cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP đi vào cuộc sống, tháo các nút thắt trong công tác cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn;

- Sự chỉ đạo sát sao của Agribank; Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân, Sở, Ban ngành các cấp. Sự ủng hộ, đồng hành của các cấp Hội từ tỉnh đến huyện, cơ sở;

- Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định có màng lưới phủ rộng đến từng thôn xóm, đội sản xuất, có 30 điểm giao dịch gồm Văn phòng Agribank chi nhánh tỉnh Nam

Page 9: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 29

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Định, 09 Chi nhánh Ngân hàng loại II và 20 phòng giao dịch. Có 32 máy ATM đặt tại các điểm giao dịch tiện ích. Hệ thống màng lưới Tổ vay vốn gồm 6 Ban chỉ đạo huyện, 151 phòng đại diện Ban chỉ đạo tại các xã và thị trấn và 2.351 Tổ vay vốn tại các xóm, đội sản xuất... Đã thúc đẩy nguồn vốn tín dụng qua các kênh dẫn vốn hiệu quả, an toàn.

Từ năm 1999 đến nay, Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định đã cùng Hội Nông dân tỉnh Nam Định kí nhiều văn bản phối hợp cho vay đối với hội viên Hội Nông dân. Đặc biệt, ngày 23/9/2016, Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định cùng Hội Nông dân tỉnh Nam Định kí thỏa thuận liên ngành “Về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ”. Mục đích nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân tỉnh Nam Định vay vốn và sử dụng các dịch vụ tại Agribank Chi nhánh nơi cho vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Từ Thỏa thuận liên ngành này, Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định đã cùng Hội Nông dân tỉnh Nam Định thực hiện nhiều nội dung cụ thể như: Xây dựng chương trình, kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho vay thông qua Tổ vay vốn; Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin giữa hai bên nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện cho vay thông qua Tổ vay vốn; Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện; Làm tốt công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thích hợp để thực hiện có hiệu quả cho vay

thông qua Tổ vay vốn; Phối hợp đề xuất với UBND tỉnh Nam Định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, về cơ chế, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, đã đạt được các kết quả rất tích cực: Thời điểm 30/6/2018 số Tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lí: 1.839 Tổ vay vốn; Số thành viên: 41.230 thành viên; Số dư nợ: 6.540 tỷ đồng; Nợ xấu: 14,1 tỷ đồng. So với 01/01/2016: số thành viên tăng: 552 thành viên; dư nợ tăng 2.688 tỷ đồng, tốc độ tăng 69%.

Thời gian tới, ngoài tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả, Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định cùng Hội Nông dân tỉnh Nam Định cần tập trung triển khai một số công việc sau:

Một là: Tiếp tục triển khai quyết liệt các chính sách tín dụng của Chính phủ, sản phẩm dịch vụ của Agribank. Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nam Định tuyên truyền, tập huấn đến toàn bộ cán bộ hội, nhân viên, màng lưới Tổ vay vốn về mục đích, vai trò, ý nghĩa và nội dung các chính sách, sản phẩm dịch vụ.

Hai là: Phối hợp cùng với Hội Nông dân tỉnh Nam Định rà soát, kiểm tra đánh giá thực trạng hoạt động của Tổ vay vốn hàng năm; Qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để Tổ vay vốn hoạt động chất lượng, hiệu quả và gắn bó.

Ba là: Chỉ đạo các Ngân hàng loại 2, phòng giao dịch, màng lưới Tổ vay vốn tổ chức tiếp cận, nhanh chóng giải quyết các nhu cầu đủ điều kiện vay vốn của các hội viên Hội Nông dân nói riêng và mọi khách hàng nói chung./.

ThS.TRẦN DUY LONGPhòng khách hàng Hộ sản xuất và

cá nhân Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định

Page 10: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH30

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

PHÁT HUY VAI TRÒ TRUNG TÂM NÒNG CỐTtrong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới

Nông dân Hải Hậu tham gia xây dựng đường thôn xóm

Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/HU ngày 07/10/2011 của Ban

Thường vụ Huyện uỷ Hải Hậu về “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu giai đoạn 2010-2015” và xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 16/12/2011 của UBND huyện về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, Nghị quyết số 01-NQ/HNDT ngày 26/12/2013 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh về “Tiếp tục nâng cao vai trò của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015

và những năm tiếp theo”, Hội Nông dân huyện đã tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả phấn khởi trên các mặt.

Các cấp Hội trong huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, quán triệt các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới tới toàn thể cán bộ, hội viên, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và triển khai đến Hội Nông dân cơ sở. Chỉ đạo cơ sở Hội bám sát tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch phù hợp với từng đơn vị để tham gia và

tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công; đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy nội lực, vai trò chủ thể của người dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phối hợp khảo sát thực trạng đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng, đồng thời thông qua sinh hoạt chi hội, sinh hoạt câu lạc bộ, hội nghị sơ, tổng kết và trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên gương mẫu thực hiện phong trào. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện giao chỉ tiêu thi đua cho Hội cơ sở về nội dung tham gia xây dựng Nông thôn mới, cụ thể mỗi cơ sở chọn một chi hội làm điểm vận động hội viên chỉnh trang khuôn viên gia đình, sau đó phát động trong toàn xã, lấy đó làm một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm.

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy lấy dồn điền, đổi thửa là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa,

Page 11: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 31

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

trấn tích cực tham gia, có 12.300 hộ đào hố xử lý rác thải mềm tại khuân viên gia đình; có 18 xã đặt được 850 bể thống ngoài đồng ruộng để thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Hội Nông dân xã Hải Lộc thành lập tổ thu gom rác thải, có 52 chi hội nông dân có đội thu gom và xử lý rác thải. Thu gom bao bì, thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng như Hội Nông dân xã Hải Bắc, Hải Hà…Phối hợp với Hội phụ nữ tổ chức ra quân dọn vệ sinh đường dong ngõ xóm, tham gia hướng ứng tích cực ngày vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn huyện góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân nghiêm túc thực hiện hương ước, quy ước; xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, xây dựng gia đình văn hóa, gia đình nông thôn mới; xóm, tổ dân phố nông thôn mới, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do Hội tổ chức đã thu hút đông đảo nông dân tham gia nhất là các ngày lễ lớn, ngày hội văn hóa toàn dân 19/8, Quốc khánh 2/9… Trực tiếp vận động hội viên tham gia mua thẻ BHYT tự nguyện, góp phần duy trì tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn huyện đạt 85,5%.

Để góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, các cấp Hội trong huyện đã

mới bền vững và phát triển” giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân các cấp tham gia thẩm định 483 xóm, tổ dân phố đề nghị công nhận, công nhận lại, kết quả thẩm định có 477/483 xóm, tổ dân phố đạt tiêu chí, 03 xóm được UBND huyện tặng bằng khen có thành tích trong xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển trong năm 2017; đến nay có 497/546 xóm, tổ dân phố đạt nông thôn mới bền vững và phát triển (bằng 91,2%). Chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn thực hiện tốt Kế hoạch số 21-KH/HNDH, ngày 10/3/2017 của Hội Nông dân huyện về tuyên truyền, vận động nông dân phân loại rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải mềm tại hố rác gia đình và thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ngoài cánh đồng. Đến nay cả 35/35 xã, thị

Hình ảnh đường thôn xóm tại huyện Hải Hậu

góp đất mở rộng đường giao thông nội đồng. Toàn huyện đã hoàn thành dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, vận động các hộ nông dân góp được 2.361,3 ha đất, trong đó vận động nhân dân góp 25 ha đất ở, gần 150 nghìn ngày công lao động, trên 637,784 tỷ đồng (chiếm 19,6% tổng nguồn vốn huy động) để làm mới, cải tạo, nâng cấp 222 km đường trục xã, liên xã; 480 km đường trục xóm, 670 km đường dong xóm và đắp được trên 4.887 km đường giao thông và kênh mương nội đồng, 594 km đã cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới đạt tiêu chuẩn quốc gia; nâng cấp, xây mới 309 km hệ thống thoát nước dân cư và xây dựng được 150 mô hình cánh đồng lớn.

Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn

Page 12: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH32

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

tích cực khảo sát, hướng dẫn xây dựng tổ hợp tác, tham gia xây dựng Hợp tác xã kiểu mới, để gắn kết nông dân với nông dân cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Đến nay các cấp hội đã thành lập được 10 tổ hợp tác đã đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả như Tổ hợp tác trồng cây đinh lăng Hải Toàn, Hải An, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lộc…Ngoài ra các cấp Hội còn tổ chức triển khai thực hiện 3 phong trào thi đua lớn do Trung ương Hội phát động, trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hàng năm có 13.900 hộ nông dân đạt hộ SXKD giỏi các cấp, chiếm 22,2%. Cùng với đó phong trào giúp nhau giảm nghèo được các cấp hội chú trọng. Những hoạt động trên đã góp phần làm tăng hộ khá, giàu, giảm hộ nghèo toàn huyện.

Có thể nói, năm năm qua các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tích cực tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, tập trung vào tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng, nâng cấp đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng; chỉnh trang khuôn viên gia đình xanh - sạch - đẹp; phát triển mô hình sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, khang trang, sạch đẹp. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xứng đáng là trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, xây dựng huyện Hải Hậu đạt huyện nông thôn mới bền vững và phát triển, huyện nông thôn mới kiểu mẫu, giữ vững 40 năm điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước./.

ĐỖ VĂN MẠNHHUV - Chủ tịch HND huyện Hải Hậu

công tác Hội và phong trào nông dân ở địa phương, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Cũng từ việc nâng cao chất lượng cơ sở Hội, là tiền đề đẩy mạnh hoạt động các phong trào trọng tâm là “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã thực hiện phong trào với nhiều giải pháp cụ thể, qua đó đã góp phần nâng cao đời sống cho hội viên nông dân, kết quả có trên 18.000 hội viên đăng ký đạt 40% so với hộ nông dân. Tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ cho nông dân, giúp nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh; phối hợp tổ chức các buổi chuyển giao KHKT và dạy nghề cho hội viên nông dân.

Vận động nông dân phát huy vai trò nòng cốt của hội viên nông dân trong xây dựng nông thôn mới, phát động 100% cơ sở có việc làm cụ thể trong xây dựng nông thôn mới như mô hình xây dựng tuyến đường, dòng sông tự quản, mô hình con đường sáng - xanh - sạch - đẹp, mô hình đầu tư bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì, chất thải rắn trên các cánh đồng…, góp phần tích cực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Trong 5 năm qua, phong trào nông dân huyện Giao Thủy không ngừng lớn mạnh. Vị thế của tổ chức Hội đã được nâng cao trong đời sống xã hội ở nông thôn, từ năm 2012 đến nay Hội Nông dân huyện Giao Thuỷ luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu của tỉnh được Hội Nông dân tỉnh, UBND tỉnh, TW Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc./.

MAI THỊ CHUẨNHUV - Chủ tịch HND huyện Giao Thủy

(Tiếp theo trang 24)Hội Nông dân huyện Giao Thủy...

Page 13: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 33

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

Hiệu quả từ mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất gạo sạch của công ty TNHH Toản Xuân trên địa bàn huyện Ý Yên

Huyện Ý Yên có diện tích tự nhiên 241,23 km2, trong đó phần lớn diện tích là đất nông nghiệp, chủ yếu

là độc canh lúa. Do hiệu quả kinh tế từ trồng lúa không cao nên những năm gần đây, nhiều lao động nông nghiệp trong huyện không thiết tha với đồng ruộng, đi làm ăn xa. Trước tình hình trên, Huyện uỷ, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, vận động nông dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thực hiện tích tụ ruộng đất và xây dựng có hiệu quả mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi nông nghiệp hàng hóa.

Công ty TNHH Toản Xuân xã Yên Lương huyện Ý Yên là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Nam Định đầu tư xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo an toàn. Ông Trần Quốc Toản - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty TNHH Toản Xuân cho biết, ông luôn khao khát có được sản phẩm nông nghiệp sạch để giới thiệu đến người tiêu dùng. Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

tỉnh Nam Định, công ty đã đàm phán và ký hợp đồng xây dựng chuỗi liên kết với gần 15 HTX và 1.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tập trung ở các huyện Nam Trực, Ý Yên, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy với diện tích trên 1.000ha lúa chất lượng cao. Tại Ý Yên, công ty đã ký kết hợp đồng liên kết với 8 xã là Yên Lộc, Yên Minh, Yên Dương, Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Cường, Yên Ninh và Yên Trung. Các cơ sở được ký kết cùng sản xuất một giống lúa chất lượng là Bắc thơm số 7. Để xây dựng sản xuất theo chuỗi giá trị, Hội Nông dân các xã đã phối hợp với Ban Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động các hộ nông nghiệp tham gia. Công ty cử cán bộ về tư vấn với cam kết đầu tư toàn bộ từ khâu chọn giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm. Các thành viên chỉ thêm công chăm sóc theo đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật do công ty cử về cùng bám đồng, bám ruộng với hội viên nông dân. Như vậy, nông dân có ruộng yên tâm vì sản phẩm đầu ra đã có công ty chịu trách nhiệm; giá trị sản phẩm lại cao hơn giá thị trường từ 5 - 7%. Ngoài ra, công ty thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân tổ chức nhiều buổi tọa đàm giữa doanh nghiệp và nông dân. Tại đây, nông dân được nghe các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn cách giám sát quá trình sinh trưởng của cây lúa. Thông qua những buổi tọa đàm, người nông dân có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn.

Sự kết hợp giữa công ty TNHH Toản Xuân với nông dân giúp chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, tới giai đoạn thu hoạch, đảm bảo sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt nhất. Công ty hỗ trợ hoàn toàn

Mô hình chuỗi liên kết sản xuất gạo sạch tại xã Yên Minh, huyện Ý Yên

Page 14: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH34

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

về nguyên liệu đầu vào như hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Trên cơ sở hướng dẫn và theo dõi kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công ty xây dựng quy trình sản xuất lúa sạch theo từng giai đoạn. Hạt giống chất lượng do Trung tâm Giống cây trồng Nam Định cung cấp. Phân bón và thuốc trừ sâu do công ty lựa chọn, ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Trong quá trình gieo trồng và chăm sóc cây lúa, các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp của công ty trực tiếp xuống địa phương để hướng dẫn. Hộ nông dân tổ chức thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, vừa giảm được chi phí gặt thủ công, vừa hạn chế được việc rơi vãi thóc. Sau khi thu hoạch, công ty đến tận ruộng để thu mua thóc tươi và trong vòng 3-5 giờ, thóc phải được đưa vào lò sấy để vitamin trong hạt lúa không bị phân hủy. Trên cơ sở xây dựng chuỗi liên kết, công ty TNHH Toản Xuân đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho hàng khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn để bảo quản sản phẩm. Hiện công ty đã đầu tư và đưa vào vận hành lò sấy công suất lớn, cùng dây chuyền xay xát gạo công nghệ hiện đại. Gạo sản xuất đến đâu sẽ đóng gói tới đó.

Trên mỗi bao bì đều in đầy đủ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đặc biệt, bên góc trái túi gạo được công ty in sẵn tem QRC màu xanh, đây là tem truy xuất nguồn gốc bằng điện thoại thông minh để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin khi mua sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Hiện sản phẩm gạo sạch của công ty TNHH Toản Xuân đang được tiêu thụ tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam... được người tiêu dùng đón nhận và tin cậy. Năm 2017, công ty tiêu thụ được hơn 3.000 tấn gạo sạch. Ngoài ra, sản phẩm sau sản xuất hạt gạo như cám gạo,

cũng đã được công ty Sanwa Yushi (Nhật Bản) hỗ trợ khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến và tiêu thụ.

Có thể nói, mô hình liên kết sản xuất gạo sạch của công ty Toản Xuân trên địa bàn huyện đã thu được những thành công đáng kể. Đặc biệt, qua mô hình này đã từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mô hình chuỗi liên kết sản xuất đã thu hút đông đảo hội viên tham gia, từng bước giải quyết việc làm cũng như thu nhập ổn định cho các hộ nông dân, tạo lòng tin cho người dân yên tâm sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

VŨ THỊ KIM OANHHội Nông dân huyện Ý Yên

Quy trình sản xuất lúa gạo sạch công ty TNHH Toản Xuân

Page 15: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 35

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

HIỆU QUẢ CUỘC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “VƯỜN RUỘNG KHÔNG VỎ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT” Ở CHI HỘI XÃ MỸ TIẾN

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” của Thủ tướng chính phủ,

phát huy vai trò nòng cốt của cán bộ, hội viên nông dân trong việc tuyên truyền vận động nhân dân ở khu dân cư thôn xóm tích cực hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội huyện Mỹ Lộc đã chỉ đạo mỗi cơ sở chọn một việc làm cụ thể, thiết thực. Theo đó, xã Mỹ Tiến đã nhận việc thực hiện mô hình điểm “Vườn ruộng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật”.

Xã Mỹ Tiến có tổng 601 hội viên nông dân với 6 chi hội, nhờ công tác tuyên truyền, vận động tích cực, toàn xã đã thành lập 6 tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, mỗi tổ gồm 3 người trong đó đồng chí Chi hội trưởng làm tổ trưởng. Nhằm duy trì hoạt động của các tổ, Hội Nông dân xã cấp kinh phí hỗ trợ với số tiền 3 triệu/năm.

Để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tập huấn cho 80 hội viên về việc bảo vệ môi trường ngoài đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ 36 cống đựng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho chi hội. Ngoài ra, Hội Nông dân xã còn vận động cán bộ, hội viên nông dân gây quỹ ủng hộ phong trào. Đến nay đã vận động ủng hộ được 12 triệu đồng, trong đó Chi hội Lang Xá ủng hộ 5 triệu, các chi hội khác 7 triệu đồng. Thêm vào đó phòng Tài nguyên và môi trường huyện cũng hỗ trợ cho xã 99 cống để đảm bảo bình quân cứ 3ha có 01 cống được đặt ở sát đường giao thông thủy lợi nội đồng.

Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ trên mà tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật hoạt động ngày một nề nếp, hiệu quả. Hàng năm cứ vào dịp cao điểm phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa là tổ lại phát động toàn bộ hội viên ra đồng thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật 1 lần/tuần. Bên cạnh đó, xã Mỹ Tiến còn nhận ký hợp đồng với công ty STC tổ chức tiêu hủy vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật 2 lần/năm.

Từ việc tham gia mô hình “Vườn ruộng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật”, nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, tác hại của rác thải vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật với sức khỏe con người đã được nâng lên. Đây là một việc làm thiết thực vừa có ích cho môi trường sống của người dân địa phương, vừa góp phần xây dựng NTM. Nhờ vậy, mô hình ngày được nhân rộng, có sức lan tỏa, minh chứng là đến

Hội viên nông dân bỏ vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng vào bể chứa

(Xem tiếp trang 37)

Page 16: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH36

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

HỘI NÔNG DÂN XÃ TRỰC CHÍNH VỚI PHONG TRÀO BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC,xây dựng thôn, xóm không có tội phạm, tệ nạn xã hội

Trực Chính là một xã nằm phía Đông Bắc huyện Trực

Ninh, có diện tích đất đai tự nhiên là 580,77 ha, dân số trong toàn xã có 6.452 khẩu/1.650 hộ với 9 khu dân cư thôn xóm, có 220,3 ha diện tích đất canh tác lúa, gieo trồng cây màu, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra địa phương còn có các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: Dệt khăn, nghề may, cơ khí, nghề mộc, sản xuất vật liệu xây dựng,… Với những tiềm năng và thế mạnh đó nên tình hình hoạt động của các loại tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn khó lường có thể xảy ra như: Trộm cắp, cướp giật, bài bạc, số đề, ma túy,…

Trước tình hình đó, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, với vai trò nông dân là lực lượng nòng cốt trong các phong trào, Hội Nông dân xã Trực Chính luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách và Nghị quyết của Đảng ủy về nhiệm vụ an ninh quốc phòng với hình thức đa dạng, gắn với nội dung sinh hoạt tại các chi hội vào dịp sơ kết, tổng kết, ngày thành lập Hội. Kết quả, Hội đã tuyên truyền cho 1.350 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.

Cùng với công tác tuyên truyền, Hội Nông dân xã còn phối hợp với Công an, Quân

Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng về phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân huyện Trực Ninh

sự ký kết văn bản liên tịch về thực hiện phong trào “3 giỏi 2 vững mạnh”, thường xuyên phổ biến âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, ma tuý, mua bán người, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách tôn giáo, dân tộc, các quy định pháp luật có liên quan đến đời sống nông dân và đi sâu phân tích những hình thức, thủ đoạn của các loại tội phạm và các biện pháp phòng ngừa, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhân dân. Xây dựng tổ nông dân tự quản gắn với Tổ an ninh nhân dân; vận động hội viên nông dân tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân ý thức tự giác về tình hình an ninh trật tự và phong trào “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Bên cạnh đó, Hội còn hướng dẫn các chi hội đăng ký và xây dựng “Chi hội nông dân không có tội phạm, không có ma túy, không có tệ nạn xã hội” gắn với việc xây dựng các phong trào như : “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,

Page 17: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 37

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới”;“Nông dân tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”; “Xây dựng gia đình văn hoá” ,…Ngoài ra, Hội cũng đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tiếp tục tuyên truyền thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, từng bước vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện tiêu chí về an ninh trật tự, an toàn xã hội, về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội; tuyên truyền về luật đất đai. Kết quả tổ chức được 12 cuộc, có 750 lượt người tham dự. Thông qua các lớp truyền thông, các buổi sinh hoạt Hội, cán bộ, hội viên nông dân trong xã đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp lực lượng công an xã ngăn chặn và giải quyết kịp thời nhiều vụ việc phức tạp, các hành vi vi phạm.

Với phương châm phòng ngừa là chính, Hội Nông dân và Ban công an xã đã phối hợp triển khai các biện pháp quản lý giáo dục con em ngay tại gia đình và cộng đồng. Kết hợp đồng bộ việc giáo dục con em nông dân không vi phạm pháp luật bằng cách kết

hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời Hội đã phát động cán bộ, hội viên tham gia các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, động viên thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự và ký cam kết nhiều việc làm tốt về an ninh trật tự, vì cuộc sống bình yên của nhân dân; lồng ghép chương trình phòng chống tội phạm với công tác Hội và phong trào nông dân như: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới”.

Việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thôn xóm không có tội phạm, tệ nạn xã hội và tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua của Hội Nông dân xã Trực Chính đã tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nông dân tham gia tổ chức Hội ngày càng nhiều; ý thức chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân được nâng cao; chất lượng hoạt động của tổ chức Hội được đổi mới, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị và hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa phương./.

VŨ THỊ THÚYChủ tịch HND xã Trực Chính

nay toàn bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện đã tham gia thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật rất nhiệt tình, tích cực.

Để phong trào có sức lan tỏa hơn nữa thì mỗi cán bộ, hội viên nông dân cần phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, rèn cho mình thói quen, sự tự giác trong việc vứt bỏ vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đúng nơi quy định.

Có thể nói, sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của người dân khi tham gia mô hình thu gom, xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên những cánh đồng sạch, an toàn. Đồng thời việc làm của hội viên nông dân xã Mỹ Tiến đã góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong 19 tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, sớm đưa Mỹ Tiến về đích Nông thôn mới năm 2018./.

NGUYỄN TUẤN NGỌCHUV - Chủ tịch HND

huyện Mỹ Lộc

(Tiếp theo trang 35)HIỆU QUẢ CUỘC PHÁT ĐỘNG...

Page 18: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH38

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ BỐNG BỚP tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng

Thị trấn Rạng Đông là một thị trấn ven biển của huyện Nghĩa Hưng có diện tích 1.330,78ha với trên

10.000 nhân khẩu, trong đó có 808 hộ nông dân sinh hoạt ở 12 chi hội tổ dân phố. Từ nhiều năm nay Thị trấn Rạng Đông đã chủ động quy hoạch diện tích nuôi thủy hải sản 385,19ha với các con nuôi chủ yếu cá Bống bớp, cá Mú, cá Vược, Tôm sú, các Lóc bông, cá Diêu Hồng…

Trong những năm qua, Hội Nông dân thị trấn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chủ động đưa các con nuôi có hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao

giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho địa phương với nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân nơi đây chuyển đổi đưa nhiều giống cá vào nuôi thử nghiệm nhưng đã không mang lại hiệu quả. Được thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá Bống bớp, xét thấy với đặc tính khỏe, dễ nuôi, có khả năng nhịn đói dài ngày, có thể sống trong vòng 1 tuần mà không cần ăn, chỉ cần để ướt da, do đó rất thuận lợi cho việc vận chuyển tươi sống mà không cần ướp đá lại được thị trường ưa chuộng nên cá Bống bớp nhanh chóng được người nuôi thủy sản

Mô hình nuôi cá bống bớp tại thị trấn Rạng Đông

Page 19: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018 HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH 39

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

tại thị trấn lựa chọn, đưa vào nuôi đại trà. Tiêu biểu như mô hình gia đình anh Trần Văn Hưởng ở tổ dân phố 5 với diện tích 1,1 ha lúa năng suất thấp đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy hải sản, sau một thời gian nuôi cá Vược không đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2012 anh chuyển sang nuôi cá Bống bớp để phù hợp với môi trường ao nuôi tại thị trấn Rạng Đông. Hiện nay, với các biện pháp áp dụng kỹ thuật tiên tiến, gia đình Anh Hưởng đã nuôi được cá đẻ trứng, tiến hành cho ấp nở nên nguồn cá giống rất chủ động. Hàng năm, anh đã nuôi được 5,5 vạn con cá giống, ngoài ra cá thương phẩm cũng đạt sản lượng 3,5 đến 3,8 tấn với giá từ 200.000 - 220.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, hàng năm gia đình anh thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng, thường xuyên tạo việc làm cho 04 lao động có thu nhập trung bình hàng tháng là 7 triệu đồng.

Năm 2015 được sự quan tâm động viên của Hội Nông dân thị trấn anh đã chủ động xin tham gia vào Tổ hợp tác nuôi cá Bống bớp. Hàng tháng, hàng quý Tổ hợp tác đã tiến hành họp trao đổi kinh nghiệm ươm con giống, cách phòng bệnh, chữa bệnh cho cá Bống bớp. Các hộ trong tổ hợp tác đã liên kết với nhau trong việc mua thức ăn cho cá tại cùng một cơ sở. Để chủ động về giống, 2 hộ trong tổ hợp tác là hộ ông Nguyễn Văn Sơn và ông Hoàng Văn Minh tại tổ dân phố 6 thị trấn Rạng Đông đã sản xuất được con giống tại chỗ cung cấp cho các gia đình còn lại trong tổ, do vậy đã giảm chi phí cho các hộ trong tổ liên kết rất nhiều. Việc tiêu thụ cá thương phẩm đã được tổ hợp tác đảm nhiệm với giá thị trường dao động từ 200 đến 220 nghìn đồng/kg và có thời điểm lên đến trên 300 nghìn đồng/kg.

Thông qua Tổ hợp tác các hộ đã được học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện ở việc liên kết chặt chẽ với nhau theo một chu trình khép kín từ sản xuất cung cấp con giống đến nuôi thả, và tiêu thụ sản phẩm. Cái được lớn nhất là sự thay đổi nhận thức của thành viên về mô hình kinh tế Tổ hợp tác, giúp cho từng thành viên có lợi ích tốt nhất. Tổ hợp tác đã vận động chuyển đổi thành công mô hình sản xuất, đưa các giống mới vào sản xuất, từ đó tạo ra giá trị cao gấp 5 - 6 lần trên cùng một diện tích so với trồng lúa, góp phần tăng thu nhập cho các thành viên nên đã đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị trấn.

Hiện nay, cá Bống bớp trở thành món ăn đặc sản, nếu được giới thiệu và thị trường trong và ngoài nước chấp nhận thì đây sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thực tế cá Bống bớp tại thị trấn Rạng Đông mới chỉ phân phối được ở thị trường nội địa tại một số tỉnh và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do vậy trong thời gian tới các thành viên trong Tổ hợp tác nuôi cá Bống bớp của thị trấn Rạng Đông mong muốn Hội Nông dân các cấp và các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất, giới thiệu thị trường phát triển thêm các dịch vụ để giúp các thành viên trong Tổ hợp tác, hội viên nông dân thị trấn tiêu thụ sản phẩm cá Bống bớp sang thị trường của các nước trong khu vực và trên thế giới góp phần đưa mô hình nuôi cá Bống bớp tại thị trấn Rạng Đông ngày càng phát triển bền vững./.

NGUYỄN DUY PHONGChủ tịch HND thị trấn Rạng Đông

Page 20: CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH …hoinongdannamdinh.org.vn/Images/News/so dac biet_OK_20 (1).pdf · Ông Trần Kiều - hội viên nông

BẢN TIN SỐ ĐẶC BIỆT - 2018HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ĐỊNH40

CHÀO MỪNG ÐẠI HỘI ÐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH NAM ÐỊNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023

DANH SÁCH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU TỈNH NAM ĐỊNH CÁC NĂM DO TRUNG ƯƠNG HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM BÌNH CHỌN

1. Ngao sạch Giao Thuỷ - Năm 2013

- Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung

- Địa chỉ: Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy- Giám đốc: Nguyễn Văn Cửu- Điện thoại: 02283 895 5502. Nước mắm cao đạm Sa Châu - Năm

2014

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong

- Địa chỉ:Xã Giao Châu, huyện Giao Thủy- Giám đốc: Đinh Thanh Khiết- Điện thoại: 02283 893 1843. Cá Bống bớp - Năm 2015, 2016

- Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất giống và kinh doanh thuỷ hải sản Sơn Nguyệt

- Địa chỉ: Tổ dân phố 6 thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng

- Giám đốc: Nguyễn Văn Sơn- Điện thoại: 0915 176 8324. Gạo sạch Toản Xuân - Năm 2016

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Toản Xuân

- Địa chỉ: Xã Yên Lương, huyện Ý Yên- Giám đốc: Trần Quốc Toản- Điện thoại: 02283 820 2445. Nước mắm Ninh Cơ - Năm 2016

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chế biến hải sản Nam Định

- Địa chỉ: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu

- Giám đốc: Mai Đức Thịnh- Điện thoại: 02283 876 144

BAN BIÊN TẬP