chu thị nguyệt Ánh nghiÊn cỨu ĐÁnh giÁ cẢnh quan phỤc … · ĐẠi hỌc quỐc gia...

131
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Chu Thị Nguyệt Ánh

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Chu Thị Nguyệt Ánh

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản ly tài nguyên và môi trƣờng

Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hà Nội - 2013

Page 3: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

iii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các

thầy, cô giáo trong Khoa Địa ly, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên và Bộ môn

Sinh thái Cảnh quan và Môi trƣờng và phòng LAB Tài nguyên - Con ngƣời và Quy

hoạch lãnh thổ đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và

hoàn thiện luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn

Cao Huần, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập,

công tác và thực hiện luận văn này.

Tác giả xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quy báu về tài liệu của UBND

huyện Đầm Hà, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Đầm Hà.

Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình

học tập và công tác cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn.

Luận văn đƣợc thực hiện trên khuôn khổ giúp đỡ về y tƣởng, số liệu và kinh

phí từ đề tài Nafosted “Nghiên cứu cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ hoạch

định không gian sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế

và quốc phòng an ninh vùng duyên hải Đông Bắc và Trung Trung Bộ (Nghiên cứu

điểm tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Ngãi )”- MS 105.07-2013.19 và dự án “Quy

hoạch bảo vệ môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030” do GS.TS Nguyễn Cao Huần chủ trì. Xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm đề

tài, dự án đã tạo điều kiện cho tác giả đƣợc tham gia thực hiện và giúp đỡ về mặt

chuyên môn để tác giả hoàn thành luận văn.

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tích cực của quy thầy

cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 1 năm 2014

CHU THỊ NGUYỆT ÁNH

Page 4: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT .................................................................................................. 1

2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN ....................................................... 2

5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA ....................................................................................... 3

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ....................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ

CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN HUYỆN ĐẦM HÀ................................................................................. 4

1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến hƣớng nghiên cứu của luận văn 4

1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên ...................................................................................................................... 10

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 10

1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với các hoạt động phát triển kinh tế, sử

dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng .............................................................. 12

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 14

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................ 14

1.3.2. Phƣơng pháp và các bƣớc nghiên cứu .................................................... 15

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 17

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN

HUYỆN ĐẦM HÀ .................................................................................................... 19

2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 19

2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................. 22

2.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 22

2.2.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 35

2.2.3. Các quá trình tai biến thiên nhiên ........................................................... 40

2.3. Dân cƣ và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên huyện Đầm Hà ....... 41

Page 5: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

ii

2.3.1. Đặc điểm dân cƣ và lao động .................................................................. 41

2.3.2. Đặc điểm các hoạt động khai thác tài nguyên ......................................... 42

2.4. Vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân sinh trong thành tạo cảnh quan

huyện Đầm Hà ....................................................................................................... 44

2.4.1. Vai trò các yếu tố tự nhiên trong thành tạo cảnh quan huyện Đầm Hà .. 44

2.4.2. Vai trò của các hoạt động nhân sinh đối với thành tạo cảnh quan huyện

Đầm Hà ............................................................................................................. 45

2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Đầm Hà .............................................................. 46

2.5.1. Sự phân hóa cảnh quan ........................................................................... 46

2.5.2. Đặc điểm tự nhiên và động lực mùa của cảnh quan ............................... 48

2.5.3. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan ............................. 58

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 64

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN ĐẦM HÀ ....... 65

3.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá ......................................................... 65

3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

huyện Đầm Hà ....................................................................................................... 68

3.2.1. Đánh cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp ................... 68

3.2.2. Phân tích cảnh quan phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Đầm

Hà ...................................................................................................................... 84

3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trƣờng của một số loại hình sử dụng

đất nông, lâm nghiệp ......................................................................................... 86

3.3. Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản huyện Đầm Hà ............................................................................... 91

3.3.1. Cơ sở định hƣớng sử dụng cảnh quan huyện Đầm Hà ........................... 91

3.3.2. Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà .................................................. 92

3.3.3. Phân tích định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà ........................................... 94

Page 6: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

iii

3.3.4. Phân tích ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trƣờng

huyện Đầm Hà ................................................................................................... 98

3.3.5. Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và

nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà ................................................................ 101

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 115

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 118

Page 7: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Các hệ thống phân vị trong phân loại cảnh quan....................................... 6

Bảng 2. 1: Phân bố các loại đất tại huyện Đầm Hà ................................................... 31

Bảng 2. 2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đầm Hà năm 2012 (phần đất liền) .......... 36

Bảng 2. 3: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Đầm Hà ........................................ 46

Bảng 2. 4: Mối tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ huyện Đầm Hà ................. 57

Bảng 2. 5: Phân cấp chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm K [8]............................................... 57

Bảng 2. 6: Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà .......... 59

Bảng 3. 1: Phƣơng pháp xác định trọng số bằng ma trận tam giác........................... 66

Bảng 3. 2: Bảng cơ sở đánh giá chung ...................................................................... 67

Bảng 3. 3: Phân cấp mức độ ƣu tiên đối với rừng phòng hộ .................................... 69

Bảng 3. 4: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển rừng sản xuất .................................. 70

Bảng 3. 5: Mức độ ƣu tiên của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ ..... 71

Bảng 3. 6: Mức độ thích nghi của các cảnh quan cho rừng sản xuất huyện Đầm Hà

................................................................................................................................... 73

Bảng 3. 7: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển cây chè ............................................ 77

Bảng 3. 8: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển cây quế ............................................ 78

Bảng 3. 9: Mức độ thích hợp của các loại cảnh quan cho cây chè huyện Đầm Hà .. 79

Bảng 3. 10: Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với cây quế, huyện Đầm Hà

................................................................................................................................... 81

Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi đối với các mục đích phát triển

nông, lâm nghiệp huyện Đầm Hà .............................................................................. 83

Bảng 3. 12: Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc đối với nuôi tôm ven biển ............ 86

Bảng 3. 13: Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc biển khu vực nuôi cá lồng bè ....... 86

Bảng 3. 14: Chi Phí và thu nhập của 1 ha trồng quế trong 15 năm .......................... 87

Bảng 3. 15: Chi phí của 1 ha chè / năm trên địa bàn huyện Đầm Hà ....................... 89

Bảng 3. 16: Doanh thu từ 1 ha chè trên địa bàn huyện Đầm Hà ............................... 89

Bảng 3. 17: Hiệu quả môi trƣờng của một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp ....... 90

Bảng 3. 18: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu giai đoạn 2005-2012 ............................. 93

Bảng 3. 19: Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối phát triển nông, lâm nghiệp trên

các phụ lớp cảnh quan huyện Đầm Hà .................................................................... 100

Page 8: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

v

Bảng 3. 20: Thống kê định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà ........................................................ 107

Phụ lục 1.1. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với phát triển rừng phòng hộ

................................................................................................................................. 118

Phụ lục 1.2. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với phát triển rừng sản xuất

................................................................................................................................. 118

Phụ lục 1. 3. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với cây chè ...................... 118

Phụ lục 1. 4. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với cây quế ..................... 118

Phụ lục 2.1: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cho phát triển rừng phòng hộ .. 119

Phụ lục 2.2: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất, huyện Đầm

Hà ............................................................................................................................ 120

Phụ lục 2.3: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển cây chè, huyện Đầm Hà . 121

Phụ lục 2.4: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây quế, huyện Đầm Hà

................................................................................................................................. 122

Page 9: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh......... 21

Hình 2. 2: Sơ đồ địa chất huyện Đầm Hà ................................................................. 24

Hình 2. 3: Bản đồ địa mạo huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................. 26

Hình 2. 4: Lƣợng mƣa trung bình các tháng huyện Đầm Hà (giai đoạn 1977 - 2011)

................................................................................................................................... 28

Hình 2. 5: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Đầm Hà.......................................................... 32

Hình 2. 6: Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ........ 34

Hình 2. 7: Biểu đồ dân số huyện Đầm Hà giai đoạn 2000 - 2012 (đợn vị: ngƣời) ... 41

Hình 2. 8: Biểu đồ mật độ dân số các xã, thị trấn huyện Đầm Hà, năm 2012 (ngƣời/

km2) .......................................................................................................................... 41

Hình 2. 9: Bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................... 53

Hình 2. 10: Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà............................................ 55

Hình 2. 11: Nhịp điệu mùa cảnh quan huyện Đầm Hà ............................................. 58

Hình 2. 12: Bản đồ các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...... 63

Hình 3. 1: Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái (Nguyễn Cao Huần, 2005) ........ 67

Hình 3. 2: Bản đồ mức độ ƣu tiên cho phát triển rừng phòng hộ huyện Đầm Hà, tỉnh

Quảng Ninh ............................................................................................................... 72

Hình 3. 3: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng

sản xuất huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 75

Hình 3. 4: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây chè

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 80

Hình 3. 5: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây

Quế huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 82

Hình 3. 6: Diện tích đất bị ngập ở huyện Đầm Hà theo các kịch bản nƣớc biển dâng

(đơn vị km2)[10] ........................................................................................................ 99

Hình 3. 7: Bản đồ định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................... 110

Page 10: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế của con ngƣời

luôn gắn liến với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động khai thác, sử

dụng tài nguyên phần lớn chỉ chú trọng vào nhu cầu và lợi ích kinh tế mà chƣa quan

tâm đến lợi ích về môi trƣờng và sử dụng lâu bền tiềm năng của tự nhiên. Hậu quả

là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, các yếu tố tự nhiên bị biến

đổi gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và cuộc sống của con ngƣời.

Địa lý ứng dụng là một trong những hƣớng quan trọng của khoa học địa lý

xuất phát từ những vấn đề thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho các mục đích phát triển

kinh tế nhƣ: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… có y nghĩa to lớn trong nền kinh tế

quốc dân và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy cho quy hoạch lãnh thổ và

tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trƣờng.

Đầm Hà là huyện miền núi giáp biển nằm về phía bắc tỉnh Quảng Ninh mới

thành lập từ năm 2001 (đƣợc tách từ huyện Quảng Hà) có địa hình thấp dần từ tây

bắc sang đông nam, bị chia cắt bởi hai hệ thống sông lớn là sông Đầm Hà và sông

Đồng Lốc là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa dạng với đầy đủ nông,

lâm, ngƣ nghiệp và kinh tế biển gắn với quỹ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, cơ cấu

kinh tế của huyện chuyển dịch chậm và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của vùng.

Năm 2012, tỷ trọng nông lâm thủy sản là 55,61%, tăng 7,08% so với năm 2005, tỷ

trọng công nghiệp-xây dựng giảm từ 14,22% năm 2005 xuống 8,08% năm 2012, tỷ

trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ là 36,31%, giảm 0,94% so với năm 2005.

Với mục đích hỗ trợ cho phát triển bền vững kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp

tại khu vực nghiên cứu, đề tài luận văn đƣợc lựa chọn với tiêu đề: “Nghiên cứu

đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”

2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

* Mục tiêu: Xác lập luận cứ khoa học và thực tiễn trên cơ sở phân tích, đánh

giá cảnh quan cho định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên trong nông, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà.

Page 11: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

2

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên huyện Đầm Hà

- Phân tích, đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản huyện Đầm Hà

- Định hƣớng sử dụng cảnh quan trong nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy

sản huyện Đầm Hà

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu là toàn bộ phần đất liền và ven

biển theo ranh giới hành chính của huyện Đầm Hà, nằm trong toạ độ địa lý từ

khoảng 21o12’ - 21

o29’59 vĩ độ Bắc, 107

o27’56” - 107

o41’31 kinh độ Đông.

- Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn chỉ giới

hạn phạm vi nghiên cứu trong những vấn đề chủ yếu sau:

+ Nghiên cứu cảnh quan, phân vùng cảnh quan huyện Đầm Hà ;

+ Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông (chọn cây trồng có khả năng

thƣơng mại: chè, quế), lâm nghiệp (rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, đảo; Rừng

sản xuất) và phân tích cảnh quan cho nuôi trồng thủy sản;

+ Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản trên các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà.

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn là các kết quả nghiên cứu trong đề tài, dự án

do GS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, mà học viên tham gia:

+ Đề tài nghiên cứu cơ bản: “Nghiên cứu cấu trúc, chức năng cảnh quan

phục vụ hoạch định không gian sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường gắn với phát

triển kinh tế và quốc phòng an ninh vùng duyên hải Đông Bắc và Trung Trung Bộ

(Nghiên cứu điểm tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Ngãi ) - MS 105.07-2013.19”;

+Dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đề tài cũng sử dụng các kết quả có liên

quan tới nội dung nghiên cứu đã đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều dạng

xuất bản, ấn phẩm (bài báo, báo cáo Hội nghị Khoa học, báo cáo đề tài…)

Page 12: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

3

5. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA

- Kết quả:

+ Các bản đồ chính: bản đồ cảnh quan, các bản đồ thích nghi sinh thái, bản

đồ định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng

thủy sản.

+ Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

- Ý nghĩa:

+ Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong

phú phƣơng pháp nghiên cứu về cảnh quan cho lãnh thổ ven biển có cả đất liền,

biển và đảo ven bờ.

+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở dữ liệu về điều kiện tự

nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các kết quả đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu

tham khảo quan trọng cho công tác quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên của huyện.

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

- Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho

phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà.

Chƣơng 2: Phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan huyện Đầm Hà

Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Page 13: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH

GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN ĐẦM HÀ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến hƣớng nghiên cứu của luận văn

1. Các nghiên cứu về cảnh quan

Trên thế giới “cảnh quan” đƣợc nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau

từ kiến trúc cảnh quan đến sinh thái cảnh quan, địa lý cảnh quan,… Tuy nhiên, để

phục vụ cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng luận văn chỉ đề cập và

đi sâu vào các nghiên cứu cảnh quan theo hƣớng tiếp cận địa lý học.

a) Trên thế giới

Vào đầu thế kỷ XIX, thuật ngữ “cảnh quan” đƣợc sử dụng rộng rãi trong

lĩnh vực quy hoạch đô thị và du lịch theo quan niệm là “phong cảnh”.

Vào cuối thế kỷ XIX, sự ra đời của cảnh quan học đã tạo ra một bƣớc ngoặt

trong nghiên cứu địa lý tự nhiên và là cơ sở hình thành khoa học địa lý tự nhiên

tổng hợp. Đây cũng là bƣớc ngoặt chuyển từ địa lý mô tả sang nghiên cứu tổng hợp

các thành phần trong mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau và đồng thời nghiên cứu các

quy luật phân hoá địa lý.

Cuối thế kỷ XIX, cảnh quan học thực sự hình thành và phát triển mạnh ở hai

nƣớc Nga, Đức và dần trở thành một ngành khoa học độc lập. Dƣới góc độ địa lý

học của trƣờng phái Xô Viết, “cảnh quan” đƣợc hiểu theo 3 quan niệm khác nhau:

- Quan niệm xem cảnh quan là khái niệm chung: Cảnh quan biểu thị tổng

hợp thể lãnh thổ tự nhiên của một cấp bất kỳ. F.N. Minkov là ngƣời đề xuất quan

điểm này và đã đƣợc D. L. Armand, P.X. Kuzonhexov, V.P. Prokaev,… ủng hộ tích

cực. Tổng hợp thể tự nhiên (hay địa tổng thể tự nhiên) đƣợc coi là một hệ thống

không gian và thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau

trong sự phân bố và phát triển nhƣ một thể thống nhất.

- Quan niệm xem cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại: Cảnh quan không

phải là một lãnh thổ riêng biệt, mà là tập hợp một số tính chất chung điển hình cho

khu vực này hay khác, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng. Quan

điểm này đƣợc thấy trong các công trình của B.B.Polunov, Markov,

N.A.Gvozdexky,…

Page 14: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

5

- Quan niệm xem “cảnh quan” là những cá thể địa lý không lặp lại trong

không gian, là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên, thể hiện sự tác động

tƣơng hỗ giữa các hợp phần tự nhiên trong lãnh thổ xác định. Nhà địa ly đề xuất

quan điểm này là L.X. Berg, sau đó là A.A. Grigoriev (1957), N.A. Xonlxev

(1948,1949), A.G. Ixatxenko (1976, 1985). Theo quan niệm này: “Cảnh quan là một

phần riêng biệt về mặt phát sinh của một hợp phần cảnh quan, là một đơn vị phân

vùng lớn bất kỳ, đặc trƣng bằng sự thống nhất cả tƣơng quan địa đới lẫn phi địa đới,

có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng” (A.G.Ixatrenko, 1976).

Mặc dù, còn tồn tại các quan niệm khác nhau về cảnh quan, nhƣng các nhà

địa lý Xô Viết đều thống nhất coi “cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các“tổng

hợp thể tự nhiên” ở các cấp khác nhau. Cách tiếp cận và nhận thức về cảnh quan sẽ

là nguồn tri thức để lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu hợp.

Cùng với việc nghiên cứu các nhận thức về cảnh quan thì hệ thống phân vị

trong phân loại cảnh quan cũng đƣợc các nhà cảnh quan học nghiên cứu. Tuy nhiên,

tùy theo quan niệm của mỗi ngƣời và lãnh thổ nghiên cứu mà các hệ thống phân vị,

phân loại đƣợc hình thành khác nhau nhƣ: hệ thống phân loại cảnh quan của

Nhicolaev, B.B Polunov, P.W. Mitchell và I.A. Howard,… Sự khác biệt giữa các hệ

thống phân loại cảnh quan của các tác giả là vị trí cấp phân vị và dấu hiệu phân loại

(Bảng 1.1). Các bậc đơn vị có tính thống nhất cao là hệ, lớp và loại cảnh quan, còn

bậc kiểu cảnh quan có khuynh hƣớng: dƣới lớp (đại diện là V.A. Nhicolaev) và trên

lớp (đại diện là A.G.Ixatrenko)

b) Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cảnh quan chủ yếu dựa trên nền tảng

lý luận khoa học cảnh quan của các nhà khoa học Xô Viết, tuỳ từng giai đoạn mà

đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trên cơ sở đó, nhận thức về cảnh quan đƣợc dựa trên 2

quan niệm trên cơ sở thống nhất về quan niệm chung của cảnh quan:

- Cảnh quan là đơn vị phân kiểu nhƣ lớp, phụ lớp, kiểu, loại (Phạm Hoàng

Hải, 1997; Nguyễn Cao Huần, 1992, 2002; Nguyễn Thành Long, 1993; Nguyễn

Ngọc Khánh và nnk, 1997);

- Cảnh quan là đơn vị cá thể, tƣơng đƣơng với cấp vùng địa lý tự nhiên (Vũ

Tự Lập, 1976) [8]

Page 15: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

6

Bảng 1. 1: Các hệ thống phân vị trong phân loại cảnh quan

Tác giả

Đơn vị

ph.loại CQ

A.G.Ixatrenko

(1961, 1991)

V.A. Nhicolaev (*)

(1966) Vũ Tự Lập (1976)

Viện Địa lí

Viện KH&CN Việt

Nam

Đại học KHTN

ĐHQGHN

Nhận xét

1 Thống Kiểu tiếp xúc khái

quát

2 Hệ (*)

Cân bằng nhiệt ẩm

qua tính địa đới Nền tảng nhiệt, ẩm Nền bức xạ Nền bức xạ

Thống nhất và đƣợc

ứng dụng trong

nghiên cứu và trong

thực tế. 3 Phụ hệ

Hoàn lƣu khí quyển

(tƣơng tác với địa

hình)

Chế độ hoàn lƣu gió

mùa

Hoàn lƣu khí quyển (chế

độ gió mùa)

4

Kiểu

(mang tính

đới)

Điều kiện nhiệt ẩm (của đới) , cùng

đặc điểm về cấu trúc, quá trình di

động của nguyên tố hóa học.

5 Lớp (*)

Yếu tố kiến tạo sơn văn tác động

đến cấu trúc đới của CQ

Cấu trúc hình thái đại

địa hình(núi,đồng

bằng)

Nhóm kiểu địa

hình

Đại địa hình (bóc

mòn, tích tụ)

Đặc trƣng hình thái đại địa

hình

Thống nhất cả về cấp

phân vị và dấu hiệu

6 Phụ lớp Sự phân hóa của dãy vòng đai theo

chiều cao

Phân hóa theo tầng

trong lớp

Nhóm kiểu địa

hình và kiểu địa

hình

Sự phân tầng bên

trong lớp

Sự phân tầng theo đai cao

trong lớp

7 Nhóm những nét tƣơng tự địa đới của các

CQ trong phạm vi địa ô và lục địa

Kiểu chế độ thủy địa

hóa (theo mức độ

thoát nƣớc)

Nhóm kiểu địa

hình (kiểu địa

hình) và nhóm kiểu

khí hậu

(Giống V.A.Nhicolaev)

8 Kiểu Sinh khí hậu thổ

nhƣỡng

Nhóm kiểu khí

hậu và đại tổ hợp

đất

Đặc điểm sinh - khí

hậu Đặc điểm sinh - khí hậu

Trong thực tế chƣa

đủ só hiệu để thực

hiện

9 Phụ kiểu

(Chủng)

Nét khác biệt của địa đới thứ cấp

và chuyển tiếp trong cấu trúc. Phân hóa thứ cấp

Đồng nhất tất cả

các yếu tố vô cơ

Đặc điểm sinh khí

hậu cực đoan

Đặc điểm sinh khí hậu cực

đoan

10 Hạng Kiểu địa hình phát

sinh

Kiểu địa hình phát

sinh, nền nham

Kiểu địa hình phát sinh,

động lực hiện đại

11 Phụ hạng

Kiểu địa hình phát

sinh và nham thạch bề

mặt

12 Loại CQ (*)

Cùng nguồn gốc, kiểu địa hình, đá

mẹ và cấu trúc hình thái ƣu thế

Sự giống nhau của

các dạng ƣu thế

Đồng nhất toàn bộ

các ĐKTN

Mối quan hệ tƣơng

hỗ giữa nhóm quần xã

thực vật và loại đất.

Mối quan hệ tƣơng hỗ giữa

nhóm quần xã thực vật và

loại đất.

(*: Phổ biến và thống nhât quan điểm) Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu [1], [4], [8], [9]

Page 16: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

7

Dựa trên các nghiên cứu đã có và nhu cầu thực tiễn, nhiều hệ thống phân loại

cảnh quan khác nhau đƣợc xây dựng cho phù hợp với mục tiêu và lãnh thổ nghiên

cứu:

- Vũ Tự Lập (1976) đã đƣa ra hệ thống phân loại cảnh quan địa lý miền Bắc

Việt Nam gồm 8 cấp với các chỉ tiêu kèm theo [8];

- Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam của tập thể tác giả phòng Địa Lý

tự nhiên thuộc trung tâm Địa lý và tài nguyên thiên nhiên gồm 10 cấp. Hệ thống

phân loại này đƣợc tác giả ứng dụng để nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan

một số vùng nhƣ dải ven biển Việt Nam (1:250 000), Tây Nguyên (1:250 000), tỉnh

Hà Tây (1:100 000);

- Hệ thống phân loại của Hoàng Đức Triêm và cộng sự để ứng dụng xây

dựng bản đồ cảnh quan tỉnh Quảng Trị (1:200 000) gồm: hệ CQ - phụ hệ CQ - lớp

CQ - phụ lớp CQ - kiểu CQ - CQ.

Những công trình này đã cho chúng ta thấy đƣợc sự hội tụ, bổ sung giữa

cảnh quan và các ngành khoa học khác. Nếu nhƣ các ngành khoa học khác cung cấp

tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu cho cảnh quan học thì cảnh quan học lại có thể

đƣa ra đƣợc tầm nhìn tổng hợp nhất về sự phân hóa lãnh thổ của từng khu vực cụ

thể.

2. Các nghiên cứu về đánh giá cảnh quan

a) Trên thế giới

Đánh giá cảnh quan là phƣơng pháp đánh giá để xác định chất lƣợng hoặc

giá trị của cảnh quan. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc xem xét từ những năm 70 của

thế kỷ XX theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu

của các nhà địa lý Liên Xô, Anh, Mỹ…

Ở Liên Xô, trong quá trình nghiên cứu tìm hƣớng giải quyết cho việc xây

dựng một địa tổng thể phù hợp với điều kiện tự nhiên thì đã có một số công trình

ứng dụng cho việc đánh giá tổng hợp các mục đích thực tiễn. L.I. Mukhina (1973)

là ngƣời đầu tiên đƣa ra phƣơng pháp, nguyên tắc ứng dụng để tiến hành quy trình

đánh giá tổng thể tự nhiên cũng nhƣ các thành phần của chúng. Không những thế,

dƣới sự chủ trì của Mukhina, một số nhà địa lý ở Liên Xô đã biên soạn những tài

liệu hƣớng dẫn đánh giá các tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch nhƣ E.N.

Pertxik. Ngoài ra, còn có một số mô hình đánh giá tổng hợp cho các vùng lãnh thổ

khác nhau nhƣ mô hình đánh giá kinh tế - xã hội của Kunhixki (1973), mô hình

Page 17: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

8

đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cộng hòa Ucraina

của Marinhich A.M (1976),… Mặc dù các công trình này đã có hiệu quả cao, ứng

dụng thực tế, tuy nhiên nó chỉ mới dừng lại ở bƣớc đánh giá mức độ cảnh quan phù

hợp với điều kiện tự nhiên.

Từ cuối những năm 60 đến năm 70, các công trình đánh giá cảnh quan đƣợc

tiến hành mạnh mẽ. Tại Anh, đánh giá cảnh quan đƣợc nhấn mạnh nhằm tạo ra các

phƣơng pháp “khách quan” trong nghiên cứu khu vực. Theo Appleton, 1975: “Đánh

giá cảnh quan nên sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, kết hợp với sự đánh

giá của các chuyên gia”. Ngoài ra, Ukwin cũng đề xuất và mô tả 3 giai đoạn đánh

giá cảnh quan gồm: (1) xác định cảnh quan; (2) giá trị cảnh quan; (3) đánh giá cảnh

quan. Các giai đoạn này đƣợc ông mô tả rất khái quát và chƣa cụ thể, tuy nhiên đó

cũng là một trong các phƣơng pháp đƣợc phát triển và trở thành các công cụ đánh

giá cảnh quan đƣợc lặp lại trong các khu vực khác nhau (Robinson, 1976). Ngoài ý

nghĩa ứng dụng, phục vụ các mục đích thực tiễn, các công trình nghiên cứu bƣớc

đầu đã giải quyết đƣợc các vấn đề về phƣơng pháp luận, nguyên tắc nghiên cứu.

Tiếp nối các phƣơng pháp cảnh quan trƣớc đó, trong những năm gần đây,

nhiều kỹ thuật đánh giá cảnh quan đƣợc đƣa ra. Ngoài hƣớng đánh giá thích nghi

sinh thái của L.I. Mukhina, hƣớng kinh tế sinh thái còn đề cập đến nhiều khía cạnh

khác nhƣ đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp sử dụng chi phí lợi ích. Ý

tƣởng đƣợc bắt đầu vào năm 1848 của kỹ sƣ ngƣời Phát Jules Dupuit sau đó là sự

hình thành một số khái niệm đặt nền tảng cho chi phí lợi ích của nhà kinh tế ngƣời

Anh Alfred Mashall và Zvoruvkin K.B. 1968, ảnh hƣởng môi trƣờng (Leopold,

1972; Hudson, 1984; Petermann T, 1996;…)

b) Tại Việt Nam

Việt Nam kế thừa và tiếp thu các nhận thức về cảnh quan của các nƣớc tiên

tiến trên thế giới và áp dụng vào thực tiễn từ nhiều năm. Tuy nhiên, từ những năm

1970, nhất là từ sau năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về cảnh quan mới đề cập

đến cả hai vấn đề lý luận và thực tiễn, đặc biệt là ở các trƣờng đại học va viên

nghiên cƣu l ớn nhƣ: Trƣờng Đại học Tổng hợp trƣớc đây, nay là trƣờng Đại học

Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN; Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam; Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội; Trƣờng Đại học khoa học

Huế,... Trong đó, các nghiên cứu mang tính chất lý thuyết về cảnh quan ứng dụng

nhƣ: “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” (1976), “phương pháp luận và các

phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và quy hoạch lãnh

Page 18: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

9

thổ” của Vũ Tự Lập (1982); “Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái”

(Nguyễn Cao Huần, 2005).

Các công trình đã nghiên cứu và xác định vai trò của các hợp phần tự nhiên

nhƣ địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật và con ngƣời với các hoạt

động khai thác và sử dụng tài nguyên (Nguyễn Cao Huần, 1992, 2004; Phạm Hoàng

Hải, 1997; Vũ Tự Lập, 1976;...).

Trong nghiên cứu địa lý ứng dụng, trƣớc khi đƣa ra các phƣơng án sử dụng

lãnh thổ đã tiến hành đánh giá cảnh quan, về lý luận và thực tiễn của đánh giá cảnh

quan đƣợc trình bày trong các công trình của Nguyễn Cao Huần (2005). Các

phƣơng pháp đƣợc ứng dụng trong đánh giá cảnh quan nhƣ phƣơng pháp đánh giá

đất đai FAO (Nguyễn An Phong 1993), phƣơng pháp phân tích nhân tố (Đặng Mai,

1991; Nguyễn Thị Cúc 1999; Nguyễn Viết Thịnh, 2002; Nguyễn Cao Huần,

Nguyễn An Thịnh, 2004; Vũ Chí Đồng, 1998), phƣơng pháp đánh giá đất đai tự

động (ALES) và ứng dụng Hệ thông tin Địa lý trong nghiên cứu cảnh quan (Nguyễn

An Thịnh, 2007; Nguyễn Xuân Độ, 2003)

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự phát

triển mạnh của các ngành khoa học khác thì ngành cảnh quan học đang khẳng định

vị trí và vai trò quan trọng của mình.

3. Các công trình nghiên cứu tại huyện Đầm Hà

Đầm Hà là huyện mới đƣợc thành lập từ năm 2001 nên các nghiên cứu chủ

yếu ở quy mô cấp tỉnh có đề cập đến lãnh thổ huyện Đầm Hà nhƣ: Quy hoạch bảo

vệ môi trƣờng tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Cao

Huần và nnk, 2010); Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

(UBND tỉnh Quảng Ninh, 2012); Báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa dạng

sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh, 2011); Quy

hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(UBND tỉnh Quảng Ninh, 2013).

Ngoài ra, các nghiên cứu về huyện Đầm Hà không nhiều, chủ yếu là các quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành có liên quan. Hiện tại có

một số dự án và quy hoạch nhƣ: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử

dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011- 2015 huyện Đầm Hà (Viện quy hoạch và thiết kế

nông nghiệp, 2012); Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp huyện Đầm Hà đến năm

2020 và định hƣớng đến năm 2030 (UBND huyện Đầm Hà, 2011); Quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020

Page 19: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

10

(UBND huyện Đầm Hà, 2013); Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản huyện Đầm

Hà đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 (UBND huyện Đầm Hà, 2012).

Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu cũng nhƣ các tài liệu và các quy hoạch

ngành, lĩnh vực liên quan đến khu vực nghiên cứu là tài liệu quan trọng trong quá

trình thực hiện luận văn của tác giả.

1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm cảnh quan

Từ những phân tích các quan niệm về cảnh quan ở mục 1.1, có thể định

nghĩa về cảnh quan nhƣ sau:

Cảnh quan là một phức hợp các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí

hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) và các hoạt động của con ngƣời liên quan đến

khai thác, sử dụng tài nguyên trong mối tác động qua lại và tƣơng hỗ lẫn nhau bởi

dòng vật chất và năng lƣợng, tạo thành một tổng hợp thể lãnh thổ nhƣ một địa hệ

thống. Trong nghiên cứu cơ bản và thực tiễn, cảnh quan đƣợc xem là đơn vị loại

hình, đồng thời vừa là đơn vị cá thể.

- Các hợp phần thành tạo cảnh quan là những bộ phận của nền tảng rắn,

thủy quyển và khí quyển cùng với sinh quyển và thổ quyển gắn bó mật thiết với

nhau (Ixatrenko, 1962). Thêm vào đó, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên

của con ngƣời cũng là yếu tố và hợp phần làm biến đổi và thành tạo cảnh quan hiện

đại. Sự phân chia các hợp phần cảnh quan có nhiều cách khác nhau tùy theo quan

niệm và mục tiêu nghiên cứu của từng tác giả: Theo tiếp cận sinh thái, các hợp phần

cảnh quan đƣợc chia thành 2 nhóm - nhóm nguyên sinh và nhóm thứ cấp

(A.A.Krauklis, 1979); dựa vào mức độ tác động của các hợp phần có thể nhóm các

hợp phần thành 3 nhóm - các thành phần cứng, các thành phần động và các thành

phần tích cực (A.A.Krauklis, 1979). Đối với việc phân tích đặc điểm, chức năng và

động lực cảnh quan, luận án đã sử dụng cách phân chia dựa vào tính chất của các

yếu tố, các hợp phần thành tạo cảnh quan, chúng có thể đƣợc nhóm thành 3 nhóm:

(1) Hợp phần vô sinh bao gồm: nền địa chất, địa hình, và các quá trình địa

mạo, khí hậu, thủy văn;

(2) Hợp phần hữu sinh gồm: thổ nhƣỡng và thế giới sinh vật;

(3) Nhân tố thời gian và hoạt động của con ngƣời.

Page 20: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

11

Trong đó, nền địa chất và đại khí hậu là yếu tố quyết định sự thành tạo địa

hình; địa hình có vai trò phân bố lại nền nhiệt ẩm của từng khu vực, đồng thời là

yếu tố quan trọng đối vơi sự hình thành khí hậu và thủy văn địa phƣơng và lớp vỏ

phong hóa tƣơng ứng. Khí hậu địa phƣơng và lớp vỏ phong hóa hình thành sinh

quần thể và tƣơng tác lẫn nhau tạo thành lớp phủ thổ nhƣỡng theo thời gian, con

ngƣời thông qua các quá trình hoạt động sản xuất của mình đã tác động lên cảnh

quan cho phù hợp với “nhu cầu của mình” và góp phần không nhỏ vào sự phát triển

của cảnh quan. Do vậy, yếu tố thời gian và hoạt động của con ngƣời hiện nay đã trở

thành một trong số các nhân tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành cảnh

quan. Hơn nữa, sự trao đổi vật chất và năng lƣợng giữa các bộ phận cấu thành riêng

lẻ quy định về tính hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan, biến chúng thành một hệ

thống vật liệu thống nhất, thành phần này phụ thuộc vào thành phần khác, thành

phần này ảnh hƣởng đến thành phần khác.

Phân loại cảnh quan là sự nhóm gộp các thể địa lý cùng cấp theo một số dấu

hiệu chung chủ đạo, mỗi cấp đặc trƣng riêng về dấu hiệu phân loại. Tùy theo quy mô

và mức độ phức tạp của lãnh thổ mà số lƣợng các cấp phân vị đƣợc lựa chọn khác

nhau, nhƣng không đƣợc bỏ qua các cấp phân vị chính. Dựa trên phân tích các hệ

thống phân loại ở một số nƣớc trên thế giới (chủ yếu ở Nga, Ucraina, Ba Lan, Đức,

Tiệp Khắc,…), hệ thống phân loại tại Việt Nam đƣợc sử dụng gồm: hệ/phụ hệ →

lớp/phụ lớp → kiểu/phụ kiểu → hạng → loại cảnh quan→ kiểu các đơn vị hình thái.

Trong hệ thống này, các hệ/phụ hệ, lớp/ phụ lớp và loại cảnh quan là các cấp đơn vị

chính đƣợc chấp nhận và sử dụng trong mọi nghiên cứu. Kiểu và phụ kiểu đƣợc chấp

nhận, nhƣng trong thực tiễn nghiên cứu cấp này xếp dựa vào chỉ số sinh khí hậu đã

gặp một số khó khăn về dữ liệu đầu vào không đủ độ tin cậy về số lƣợng cũng nhƣ

chất lƣợng, và gây ra tính không lôgic khi thực hiện phân chia cấp này (nhiều trƣờng

hợp số kiểu cảnh quan lại ít hơn số phụ lớp cảnh quan). Vì vậy, bậc Kiểu cảnh quan

xếp trƣớc Lớp cảnh quan theo A.G. Ixatrenko là hợp lý và khả thi hơn.

Đồng quan điểm với A.G. Ixatrenko, dựa vào phân tích khoa học và kinh

nghiệm nghiên cứu, kiểu cảnh quan đƣợc chúng tôi xem xét xếp trên lớp cảnh

quan, dựa vào các tiêu chí về điều kiện nhiệt ẩm, cụ thể là tính nhịp điệu mùa của

cảnh quan.

b) Đánh giá cảnh quan

- Khái niệm: Đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của các cảnh

quan cho các loại hình sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng cảnh quan có yêu cầu

nhất định đối với các yếu tố và chỉ tiêu sinh thái. Đánh giá cảnh quan đƣợc thực hiện

Page 21: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

12

trên cơ sở đối sánh, phân cấp mức độ thuận lợi của các loại cảnh quan đối với các loại

hình sử dụng.

Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích sử

dụng cụ thể nào đó (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, tái định cƣ…).

Đánh giá cảnh quan là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lý ứng dụng, có vị trí

quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch

đƣa ra quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Cho nên, đánh giá cảnh

quan là bƣớc trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài

nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

NCCB § GCQ SDHLTN vµ BVMT

Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu thuộc tính

của các địa tổng thể. Từ các kết quả của nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh

tế sinh thái các cảnh quan để cho ra mức độ phù hợp của cảnh quan đối với loại

hình sử dụng.

Sử dụng kết quả đánh giá cảnh quan để đƣa ra các phƣơng án lựa chọn hoạch

định lâu dài, tƣơng đối phù hợp với hiệu quả cao của việc sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố trí hợp lý nhất các kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh thổ.

Đánh giá cảnh quan bao gồm 5 bƣớc cơ bản (Nguyễn Cao Huần, 2005): (1)

Đánh giá thích nghi sinh thái hay còn gọi là đánh giá mức độ thuận lợi; (2) Đánh giá

ảnh hƣởng môi trƣờng; (3) Đánh giá kinh tế cảnh quan; (4) Đánh giá tính bền vững

xã hội; (5) Đánh giá tổng hợp. Các sản phẩm ở đầu vào và đầu ra trong từng bƣớc

đánh giá tạo thành một quy trình đánh giá kinh tế sinh thái hoàn chỉnh, một bộ phận

không thể thiếu trong giai đoạn tiền quy hoạch không gian phát triển kinh tế, sử

dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với các hoạt động phát triển kinh tế, sử dụng tài

nguyên và bảo vệ môi trường

Cảnh quan là nơi diễn ra các hoạt động khai thác tài nguyên của con ngƣời,

đồng thời cũng là đối tƣợng chính trong sử dụng tài nguyên, do đó nghiên cứu, đánh

giá cảnh quan là cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý các nguồn

tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Trong quá trình phát triển kinh tế, con

ngƣời không ngừng tác động vào cảnh quan và môi trƣờng để phục vụ lợi ích của

mình thông qua các hoạt động và tổ chức sản xuất, quy hoạch lãnh thổ nhằm góm

Page 22: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

13

phần biến đổi các cảnh quan tự nhiên thành các cảnh quan nhân sinh, cảnh quan văn

hóa. Do đó, con ngƣời đƣợc xem là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của các vấn đề

trong sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Nghiên cứu cảnh quan với tƣ cách là đối tƣợng tác động, là kết quả của mối

tác động tƣơng hỗ của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dựa trên các đặc

điểm sau:

a) Mỗi cảnh quan là một đơn vị hoàn chỉnh của bộ phận bề mặt trái đất, đƣợc

đặc trƣng bằng tính đồng nhất về chất của lãnh thổ theo nguồn gốc phát sinh, thành

phần và mối liên hệ giữa các hợp phần và các đơn vị bậc thấp, đặc trƣng sự trao đổi

vật chất và năng lƣợng.

b) Cảnh quan đồng thời là môi trƣờng sống của con ngƣời, là hệ thống tài

nguyên, là không gian phân bố các cơ sở sản xuất. Đặc biệt hơn, cảnh quan là sự

tổng hợp của các điều kiện sinh thái, tạo nên quỹ sinh thái lãnh thổ quy định tiềm

năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

c) Mỗi một đơn vị kiểu loại cảnh quan (kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại,..)

đều có chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội tƣơng ứng. Do đó, sự phù

hợp trạng thái chức năng cảnh quan với nhu cầu của xã hội là cơ sở để con ngƣời

xác định đặc điểm sử dụng thiên nhiên trong các hoạt động phát triển.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên

và với cảnh quan. Các điều kiện tự nhiên - quỹ sinh thái quyết định sự tồn tại, phát

triển và phân bố cây trồng (tự nhiên và nhân tác), vì thế mỗi loại cảnh quan phù hợp

với một số loại cây trồng nhất định. Ngƣợc lại, sản xuất nông, lâm nghiệp cũng tác

động trở lại có thể làm tăng quỹ sinh thái và thay đổi cấu trúc cảnh quan. Trên cơ sở

đó hình thành hai hệ quả đối ngƣợc nhau của việc sử dụng cảnh quan: (1) Làm suy

thoái các điều kiện và tài nguyên trong cảnh quan gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực

đến môi trƣờng sống của con ngƣời; (2) Hoạt động của con ngƣời có thể làm tăng

nhanh sự thay đổi, sự phát sinh và điều chỉnh chức năng xã hội theo hƣớng tốt lên

của cảnh quan. Nhƣ vậy, một mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hiện

hữu trong cảnh quan là nền tảng cho các hoạt động phát triển, mặt khác chúng cũng

chịu tác động của các hoạt động này theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Hai yếu tố

này là nền tảng cho sự hình thành và biến đổi cảnh quan khu vực.

Từ những điểm trên cho thấy, cần thiết nghiên cứu cảnh quan nhƣ đối tƣợng

sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong phạm vi đề tài luận văn, loại cảnh

quan và tiểu vùng cảnh quan là đối tƣợng chính cho định hƣớng sử dụng cảnh quan

phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Page 23: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

14

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm nghiên cứu đƣợc vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan nhƣ

quan điểm hệ thống - tổng hợp lãnh thổ, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển

bền vững. Các quan điểm này hỗ trợ góp phần định hƣớng nghiên cứu trong cảnh

quan nói chung và cảnh quan nhân sinh nói riêng.

a) Quan điểm hệ thống, tổng hợp lãnh thổ

Trong địa lý học, cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên phức tạp bao gồm

các hợp phần tự nhiên và nhân văn với các cấp phân vị khác nhau. Các hợp phần

cảnh quan có mối quan hệ tƣơng hỗ và tác động qua lại lẫn nhau, khi một hợp phần

thay đổi thì các hợp phần khác cũng thay đổi theo để đạt tới trạng thái cân bằng ổn

định. Sự tƣơng tác giữa các hợp phần cảnh quan là yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc

đứng và cấu trúc ngang của lãnh thổ và bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Nhƣ vậy,

đối với một lãnh thổ cụ thể có thể phân biệt hai loại cấu trúc là cấu trúc không gian

(bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian, mà đặc trƣng của nó

chính là nhịp điệu mùa.

Ngoài ra, giữa các hệ thống và hợp phần thành tạo cảnh quan cũng có mối

quan hệ với môi trƣờng bên ngoài. Do vậy, khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ

quan tâm đến mối quan hệ giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan (mối quan hệ bên

trong), mà còn phải chú y đến mối quan hệ giữa cảnh quan với môi trƣờng bên

ngoài (mối quan hệ bên ngoài).

Khi nghiên cứu cảnh quan huyện Đầm Hà, quan điểm hệ thống đƣợc vận

dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các dơn vị cảnh quan. Ngoài tiềm

năng tự nhiên của cảnh quan, các chức năng của cảnh quan (chức năng tự nhiên và

chức năng kinh tế - xã hội) cũng sẽ đƣợc xem xét và đánh giá một cách cụ thể trƣớc

khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.

b) Quan điểm phát triển bền vững

Mọi nghiên cứu cảnh quan và địa lý ứng dụng đều phục vụ vấn đề cấp thiết

của xã hội là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Theo WCED (Uỷ ban thế giới về môi trƣờng và phát triển): phát triển bền

vững là sự thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng phát

triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Nhƣ vậy, phát triển bền vững lãnh

Page 24: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

15

thổ vừa phải ổn định lâu dài vừa phải đạt đƣợc sự công bằng trong cùng một thế hệ,

giữa các thế hệ với nhau và trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Đối với khu vực nghiên cứu, quan điểm này đƣợc vận dụng trên cơ sở sử

dụng hợp lý các loại cảnh quan sao cho phù hợp với chức năng tự nhiên và chức

năng xã hội của các tiểu vùng cảnh quan.

1.3.2. Phương pháp và các bước nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp chuẩn hóa và thu thập tài liệu

Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, các tài liệu cần thu thập

bao gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tai biến thiên

nhiên liên quan đến khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, các dữ liệu thu thập chƣa đồng

bộ, đặc biệt là các dữ liệu bản đồ, do đó cần phải tiến hành chuẩn hóa số liệu nhằm

đảm bảo sự đồng bộ và tính chính xác của dữ liệu. Kết quả thu đƣợc sẽ góp phần

giảm thời gian đi thực địa và công việc trong quá trình khảo sát.

b) Phương pháp nghiên cứu cảnh quan

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu cấu trúc đứng và cấu trúc

ngang của lãnh thổ.

* Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát theo tuyến và khảo sát các điểm

chìa khóa

- Giai đoạn tiền khảo sát: đây là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác khảo

sát thực địa, nghiên cứu cảnh quan, đóng vai trò quyết định hiệu quả của giai đoạn

khỏa sát thực địa. Để phục vụ cho công tác khảo sát thực địa cần đảm bảo đƣợc 2

nội dung chính sau:

(1) Thu thập, chỉnh lý các tài liệu thu thập đƣợc liên quan đến khu vực

nghiên cứu: bản đồ địa hình và các loại bản đồ hợp phần kèm theo mô tả đặc điểm,

phân bố của các hợp phần thành tạo cảnh quan

(2) Sơ bộ vạch tuyến khảo sát và các điểm chìa khóa, xác định đƣợc sự phân

hóa lãnh thổ

(3) Đƣa ra bảng chú giải cảnh quan sơ bộ trƣớc khi đi khảo sát chi tiết

- Giai đoạn khảo sát thực địa: khảo sát theo tuyến đƣợc tiến hành theo lộ

trình đã đƣợc vạch sẵn trong giai đoạn tiền khảo sát để thấy rõ hơn sự phân hóa lãnh

thổ nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc khảo sát các điểm chìa khóa cũng đƣợc tiến hành

Page 25: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

16

song song để thấy rõ đƣợc cấu trúc đứng của cảnh quan và các đặc trƣng về địa

hình, địa mạo, thổ nhƣỡng, thực vật.

- Giai đoạn trong phòng: Đây là giai đoạn cuối cùng trong khảo sát thực địa.

Kết quả của đợt khảo sát bao gồm các bản tả tổng hợp tại điểm chìa khóa, sơ đồ các

dạng địa ly đã đƣợc khoanh vẽ trong quá trình khảo sát theo tuyến. Dựa trên các tài

liệu này cho phép ta xây dựng đƣợc lát cắt CQ và chú giải CQ.

c) Phương pháp đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan

Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan là dạng đánh giá nhằm thể hiện

mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các cảnh quan và các hợp phần của

chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó.

Phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trƣờng của một số loại cây trồng

chính nhằm đảm bảo sự bền vững về kinh tế và bền vững về môi trƣờng.

d) Phương pháp bản đồ và GIS

Hiện nay, GIS đƣợc ứng dụng nhiều trong khối ngành khoa học Trái Đất đặc

biệt trong nghiên cứu sử dụng đất, địa mạo. Phƣơng pháp GIS ứng dụng trong luận

văn nhằm xây dựng và biên tập các bản đồ chuyên đề và thành lập bản đồ cảnh

quan trên cơ sở sử dụng phần mềm mapinfo 10.5 để tích hợp các lớp thông tin của

bản đồ chuyên đề.

1.3.2.2. Các bước nghiên cứu

Luận văn đƣợc tiến hành quan 4 bƣớc chính:

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: (i) Tổng

quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài; (ii) Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên

cứu.

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

huyện Đầm Hà: (i) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên;

(ii) Dân số và đặc điểm khai thác tài nguyên; (iii) Đặc điểm và phân hóa cảnh quan

Bước 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản.

Bước 4: Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp

và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Page 26: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

17

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Những nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về các lĩnh vực liên quan đến

đề tài luận văn, các công trình nghiên cứu về huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là

những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc xác định nội dung

nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện đề tài “Nghiên cứu

đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”.

- Mục tiêu

- Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2. Nghiên cứu, phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Đầm Hà

2.1. Đặc điểm tự nhiên và

tài nguyên thiên nhiên

2.3. Đặc điểm và

phân hóa cảnh quan

2.2. Dân số, đặc điểm

khai thác tài nguyên

3. Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông,

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

4. Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Hình 1. 1: Sơ đồ các bước tiến hành

Page 27: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

18

Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở: Phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh

quan; phân tích và đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Đề xuất định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát

triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn gồm: Phƣơng pháp

chuẩn hóa và thu thập tài liệu; Các phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan; Phƣơng

pháp đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan; Phƣơng pháp bản đồ và GIS.

Page 28: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

19

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN

HUYỆN ĐẦM HÀ

2.1. Vị trí địa lý

Đầm Hà là huyện miền núi ven biển, nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh,

tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 414,414 km2, trong đó phần đất nổi là 310,25

km2, phần mặt nƣớc biển là 104,164 km

2. Về hành chính, huyện bao gồm 9 xã và 01

thị trấn; nằm trong toạ độ địa ly từ khoảng 21o12

’ - 21

o29

’59 vĩ độ Bắc, 107

o27

’56 -

107o41

’31” kinh độ Đông. Huyện Đầm Hà giáp với huyện Bình Liêu về phí bắc,

huyện Hải Hà về phía đông, huyện Tiên Yên về phía tây và huyện Vân Đồn về phía

nam.

Nằm trên trục đƣờng quốc lộ 18A, huyện Đầm Hà cách thành phố Hạ Long

120 km về phía tây nam, cách cửa khẩu quốc tế Móng cái 70 km về phía đông bắc.

Vị trí này tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng nhƣ giao lƣu văn hóa,

chính trị. Đƣờng cao tốc, đƣờng sắt Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, sân bay Vân

Đồn chuẩn bị thi công và đặc biệt, vị trí nằm bên cạnh tổ hợp công nghiệp - đô thị -

cảng biển Hải Hà đã đƣợc phê duyệt xây dựng là những nhân tố quan trọng sẽ góp

phần đƣa kinh tế Đầm Hà tăng trƣởng mạnh, thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ nội địa

cũng nhƣ ngoài nƣớc trong tƣơng lai gần.

Những điều kiện nhƣ trên là tiền đề để huyện Đầm Hà phát triển thành một

khu vực kinh tế quan trọng (bao gồm cả kinh tế biển, đảo) phía đông của tỉnh

Quảng Ninh nói riêng, đồng thời là căn cứ chiến lƣợc trong phát triển vành đai kinh

tế Vịnh Bắc Bộ của cả nƣớc. Tuy nhiên, là huyện có biên giới về phía biển, trong

phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng, huyện Đầm Hà cần quan tâm tới các

vấn đề nhạy cảm liên quan đến an ninh biển đảo, giữ vững chủ quyền trên biển

Đông.

Page 29: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

20

Page 30: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

21

Hình 2. 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 31: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

22

2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

1. Đặc điểm địa chất

Vật chất cấu tạo nên huyện Đầm Hà chủ yếu là trầm tích lục nguyên có tuổi

từ Ordovic đến Đệ tứ (Hình 2.2). Các thành tạo đá gốc hầu hết đều kéo dài theo

phƣơng đông bắc – tây nam.

- Trầm tích tuổi Ordovic: Đá cổ nhất thuộc hệ tầng Tấn Mài (O3 -Stm) tuổi

Ordovic, phân bố thành dải ở trung tâm xã Quảng Lâm và Quảng An. Thành phần

gồm cát kết thạch anh, cát kết tuf chuyển lên bột kết phân dải, xen kẽ dạng nhịp đá

phiến sét, phylit, đá phiến sericit, cát kết tufogen, dày khoảng 700m. Phần dƣới hạt

lớn, phần trên hạt nhỏ bị biến chất không đều theo đƣờng phƣơng, đá bị vò nhàu,

uốn nếp và bị ép láng bóng.

- Trầm tích tuổi Triat: Hệ tầng Bình Liêu (T2abl) phân bố phía bắc của

huyện, thuộc 2 xã Quảng Lâm, Quảng An. Trên mặt cắt phổ biến các trầm tích núi

lửa với thành phần là các thành tạo phun trào ryolit porphyr, đacit porphyr đôi chỗ

xen đá phiến sét, cát kết tuf, dày khoảng 600-700m.

- Trầm tích tuổi Jura: Hệ tầng Hà Cối (J1-2hc) phân bố chủ yếu ở xã Tân

Bình, phía nam xã Quảng Lâm, Quảng An và một phần xã Dực Yên và một ít nằm ở

trung tâm xã Đầm Hà. Thành phần chủ yếu gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét, cát

kết dạng quarzit màu nâu vàng, xám sang phân lớp xiên xen lớp mỏng hoặc thấu

kính đá vôi. Ngoài ra còn xuất hiện đá phiến sét kẹp lớp mỏng hoặc thấu kính sét

than, đá vội, sét vôi, dày từ 300-750m.

- Trầm tích tuổi Neogen: đƣợc đặc trƣng bởi hệ tầng tiêu giao với thành phần

chủ yếu là cát kết, sạn kết và sét kết với tầng dày từ 20 - 200 m đƣợc phân bố tại

khu vực xã Quảng An và Dực Yên.

- Các thành tạo bở rời tuổi Đệ tứ:

+ Các thành tạo Pleistocen thƣợng nguồn gốc biển (mQ13) phân bố khu vực

đồng bằng trung tâm huyện, ngay phía bắc đƣờng quốc lộ 18A, thành phần chủ yếu

là cát, cuội, sỏi hạt nhỏ, bột, sét, cát màu loang lổ, dày 6-8m.

+ Các trầm tích tuổi Holocen hạ - trung có nguồn gốc sông – biển (amQ21-2

)

bao gồm cát, bột sét màu xám đen; các thành tạo Holocen thƣợng (bmQ23bao gồm

cát, bột, sét chứa di tích thực vật. Các thành tạo này phân bố phía nam đƣờng quốc

lộ 18A, kéo dài ra đến tận bờ biển, bề dày chỉ từ 1-4m.

Page 32: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

23

Page 33: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

24

Nguồn: “ Dự án lập Quy hoạch Bảo vệ Môi trường huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Người chủ trì: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hình 2. 2: Sơ đồ địa chất huyện Đầm Hà

Page 34: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

25

2 Đặc điểm địa mạo

Đầm Hà có địa hình tƣơng đối đa dạng, gồm cả núi, đồi, đồng bằng, vũng

vịnh và các đảo ven bờ, trong đó địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên

của huyện, với 2 đỉnh núi cao trên 1000m là núi Đại Hoàng Mô (1.105m) và núi Tế

Hoàng Mô (l.025m). Về khái quát, địa hình Đầm Hà phân hóa nhƣ sau (Hình 2.3):

Nhóm địa hình núi bóc mòn phân bố ở phía bắc - tây bắc huyện, cấu tạo chủ

yếu bởi đá trầm tích phun trào hệ tầng Bình Liêu. Các dạng địa hình chính gồm các

bề mặt đỉnh tƣơng đối thoải; các bề mặt sƣờn núi thƣờng dốc trên 25o với quá trình

bóc mòn xảy ra mạnh. Nhóm địa hình này bao gồm các dạng địa hình sau:

(1) Bề mặt đỉnh trên 1000 m

(2) Bề mặt đỉnh trên 750 m

(3) Sƣờn bóc mòn có độ dốc trung bình >250

Địa hình đồi bóc mòn phân bố chủ yếu ở phần trung tâm của huyện, có độ

cao trung bình từ 50 – 200m, thấp dần ra biển, bị chia cắt mạnh. Địa hình đồi bị chi

phối bởi quá trình bào mòn, rửa trôi và quá trình tích tụ vật liệu tại các chân sƣờn.

Trên cơ sở hình thái và nguồn gốc, nhóm địa hình này đƣợc chia thành các đồi bóc

mòn cao (100-200m) và đồi bóc mòn thấp (20-100m). Các đồi bóc mòn do phân cắt

thềm sông, biển có độ cao 20-30m, sƣờn thoải. Các dạng địa hình đồi tại khu vực

nghiên cứu bao gồm:

(1) Đồi bóc mòn trên các đá khác nhau có độ cao 100 - 200 m

(2) Đồi bóc mòn trên các đá khác nhau có độ cao 20 - 100 m

(3) Đồi thấp móc mòn trên thềm sông cổ

(4) Đồi thấp bóc mòn trên thềm biển cổ

(5) Bề mặt tích tụ deluvi - proluvi

- Địa hình thung lũng và dòng chảy xâm thực do dòng chảy xâm thực có

hƣớng chung là tây bắc – đông nam với các bộ phận khá rõ: Phía tây bắc là phần

thƣợng nguồn các thung lũng với địa hình phân cắt mạnh, đáy thung lũng hẹp; phần

trung lƣu là đoạn đáy thung lũng rộng, phân bố nhiều cuội đá phun trào mài tròn tốt;

phần hạ lƣu thung lũng, trong phạm vi đồng bằng, các thung lũng mở rộng với các

thềm sông và bãi bồi, bao gồm: Dạng địa hình dòng chảy xâm thực - tích tụ;

Page 35: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

26

Nguồn: “ Dự án lập Quy hoạch Bảo vệ Môi trường huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Người chủ trì: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hình 2. 3: Bản đồ địa mạo huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 36: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

27

Địa hình đồng bằng của huyện Đầm Hà phân bố dọc ven biển, có độ cao đến

25m, nghiêng thoải về phía đông nam, đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình tích tụ

sông, biển, đƣợc chia thành các loại sau:

(1) Đồng bằng thềm sông lũ cao

(2) Đồng bằng thềm tích tụ sông biển cao 10 - 20 m

(3) Đồng bằng thềm sông biển cao 4 - 10 m

(4) Đồng bằng thềm tích tụ biển cao 4 - 6 m

(5) Bãi bồi sông

(6) Đồng bằng tích tụ biển sinh vật hiện đại

(7) Đồng bằng bãi bồi cửa sông

Địa hình đảo ven bờ: bao gồm đảo với địa hình bóc mòn nhƣ đảo Vạn Vƣợc,

đảo Đá Dựng… có độ cao trên dƣới 100m. Đảo Đá Dựng có cảnh quan đa dạng, lớp

phủ thực vật đƣợc bảo tồn tốt, là tài nguyên du lịch quý. Hầu hết các đảo có địa hình

đồng bằng tích tụ biển – sinh vật, địa hình đồi, với rừng ngập mặn phát triển tốt, cần

đƣợc bảo tồn.

3. Đặc điểm khí hậu, thủy - hải văn

a) Khí hậu

Khí hậu huyện Đầm Hà đƣợc đặc trƣng bởi khí hậu nhiệt đới duyên hải,

đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng V-X; Mùa đông

khô lạnh, chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc (từ tháng XI - IV).

Theo số liệu quan trắc tại trạm đo mƣa Đầm Hà giai đoạn 1977 - 2011 và số

liệu tổng hợp từ Báo cáo quy hoạch tài nguyên nƣớc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2010 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030, có thể khái quát một số yếu tố khí hậu

nhƣ sau:

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 21,80

C -22,50C, nhiệt độ thấp nhất là

11,90 - 13,1

0 (Tháng I), nhiệt độ cao nhất có thể đến 28,6

0C . Nhiệt độ giảm dần từ

nam đến bắc, từ vùng thấp lên vùng cao. Vào mùa đông, nhiệt độ có lúc xuống tới

6-80C và sƣơng muối kéo dài từ 2-4 ngày ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và

đời sống sinh hoạt của ngƣời dân

- Lượng mưa: lƣợng mƣa trung bình 2.426 mm/năm, phân bố theo hai mùa

rõ rệt.Mùa hè chiếm khoảng 84-86% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa đông, lƣợng mƣa

Page 37: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

28

rất thấp chỉ chiếm 14-16% lƣợng mƣa năm, trong đó tháng XII có lƣợng mƣa thấp

nhất với lƣợng mƣa trung bình tháng chỉ đạt 28 mm.Tháng VII có lƣợng mƣa nhiều

nhẩt với 527mm/ năm.

Hình 2. 4: Lượng mưa trung bình các tháng huyện Đầm Hà (giai đoạn 1977 - 2011)

(Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến 2030)

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm đạt 81% và có sự thay đổi giữa

các tháng trong năm: tháng III và IV độ ẩm có thể lên đến 92%, trong khi đó tháng

X - XI độ ẩm chỉ đạt 70 – 75%.

- Gió, bão:

Đầm Hà chịu ảnh hƣởng của 2 loại gió chính:

+ Mùa hè: gió Nam và Đông Nam mang theo hơi nƣớc từ biển gây mƣa

nhiều;

+ Mùa đông: gió Bắc và Đông Bắc làm cho thời tiết lạnh giá, khô hanh.

Đầm Hà cũng là khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão. Bão thƣờng xuất

hiện từ tháng V - X, tháng có nhiều bão là tháng VII và VIII, trung bình mỗi năm có

từ 3-5 cơn bão đi qua, tốc độ gió trung bình từ 30-40m/s, bão thƣờng đi kèm theo

mƣa lớn gây nên lũ lụt làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt

của ngƣời dân (UBND huyện Đầm Hà, 2012).

b) Thủy văn, hải văn

* Thủy văn

- Nước mặt: Mang đặc điểm chung của hệ thống sông suối Quảng Ninh, sông

suối Đầm Hà bắt nguồn từ dãy núi phía nam cánh cung Đông Triều-Móng Cái ở độ

Page 38: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

29

cao trên 500m, sông chảy theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam và đổ ra biển, đoạn

thƣợng lƣu có độ dốc lớn, gấp khúc và ngắn, cửa sông mở rộng đột ngột. Những

đặc điểm này ảnh hƣởng lớn đến mực nƣớc trên các con sông. Mùa mƣa, nƣớc dâng

lên rất nhanh, sau đó rút kiệt cũng rất nhanh. Mùa khô nƣớc sông xuống thấp chƣa

đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp.

Một số sông lớn nhƣ sông Đầm Hà, sông Đồng Lốc, sông Bình Hồ, sông

Chùa Sâu...đóng vai trò quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh

hoạt của toàn huyện. Ngoài ra, huyện còn có một số hồ cung cấp nƣớc sinh hoạt và

sản xuất nhƣ: hồ Đầm Hà Động (3485 ha), hồ Tân Bình (6 ha) ,...

- Nước ngầm: Đầm Hà có trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn, chất lƣợng nƣớc

khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nƣớc đƣợc nhân

dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi và giếng đào.Theo Quy hoạch tài nguyên

nƣớc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng đến 2030, các tầng chứa

nƣớc có khả năng khai thác ở huyện Đầm Hà đƣợc xác định gồm:

Tầng chứa nƣớc lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ và tầng chứa nƣớc khe

nứt trong hệ tầng Hà Cối (J1-2hc). Tổng lƣu lƣợng có thể khai thác tại khu vực này

là 1.500 m3/ngày. Phân bố chủ yếu ở thị trấn Đầm Hà.

Tầng chứa nƣớc khe nứt (t2): Tổng lƣu lƣợng có thể khai thác tại khu vực

này là 500m3/ngày. Phân bố chủ yếu ở xã Quảng An.

* Hải văn

Huyện chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ nhật triều khu vực vịnh Bắc Bộ, biên

độ dao động thuỷ triều trung bình 0,6m. Chế độ và đặc điểm hải văn huyện Đầm Hà

có một số đặc trƣng sau:

- Chế độ thủy triều: Huyện Đầm Hà có chế độ nhật triều đều. Từ tháng 6 - 8

dòng triều chủ yếu song song với đƣờng bờ, tốc độ cực đại có thể lên đến 100cm/s.

Về mùa hè nƣớc thƣờng lên vào buổi chiều, còn mùa đông nƣớc thƣờng lên vào

buổi sáng trong ngày.

- Sóng biển: mùa đông hƣớng sóng là hƣớng bắc, mùa hè là hƣớng nam. Độ

cao trung bình sóng là 0,5 - 0,8 m, bƣớc sóng là 30 - 40 m.

- Nhiệt độ nƣớc biển: mùa hè nhiệt độ nƣớc biển trung bình khoảng 28oC -

30,5oC, mùa đông 19 - 23

oC.

Page 39: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

30

- Độ mặn nƣớc biển: thay đổi theo mùa, mùa mƣa dao động từ 15-18o/oo,

mùa khô dao động từ 22-25o/oo

2.2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và thực vật

a) Thổ nhưỡng

Sự phân hóa địa chất, địa hình cùng tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa

tạo nên một tổ hợp các loại đất khá phong phú trong huyện thuận lợi cho đa dạng

hóa cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Trong lãnh thổ Đầm

Hà từ biển vào trong đất liền bao gồm 7 nhóm đất chính sau (Hình 2.5):

Nhóm đất cát (C): chủ yếu là đất cát ven biển tập trung ở các xã Đại Bình,

Tân Lập, Tân Bình và Đầm Hà với tổng diện tích khoảng 1.746 ha.

Nhóm đất mặn (M): tổng diện tích khoảng 2031ha, theo độ mặn đƣợc phân

ra 2 loại là mặn sú vẹt đƣớc (Mm); đất mặn nhiều (Mn). Thành phần cơ giới từ cát

pha đến thịt nhẹ. Tập trung chủ yếu ở ven biển hoặc cửa sông, phân bố ở các xã Đại

Bình, Đầm Hà, Tân Bình, Tân Lập.

Nhóm đất phèn (S): có tổng diện tích 228,77ha, chủ yếu là đất phèn tiềm

tàng, hình thành ở các vùng đất trũng do sự bồi lắng và phân hóa xác động thực vật

biển, đất có màu nâu, xám nâu. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, có khả năng phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp nhƣng còn hạn chế. Phân bố ở các xã ven biển nhƣ Đầm

Hà, Tân Bình, Đại Bình.

Nhóm đất phù sa (P):có diện tích 345,45 ha, là những dải đất hẹp chạy theo

các triền sông, hạ lƣu các con sông suối do quá trình bào mòn rửa trôi ở đầu nguồn

nhờ dòng chảy đƣa xuống, nhóm đất này thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Đất

phù sa tại khu vực nghiên cứu bao gồm 3 loại: đất phù sa không đƣợc bồi chua, đất

phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa đƣợc bồi hàng năm.

Nhóm đất đỏ vàng: bao gồm 6 loại đất:

- Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa): diện tích khoảng 1.794,0 ha, có đặc

điểm là quá trình Feralit và sự phân giải chất hữu cơ càng lên cao càng yếu, thể hiện

sự phân hóa theo độ cao, đất tích lũy mùn khá, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): diện tích 17.084,92ha. Đất này

đƣợc hình thành tại chỗ trên các sản phẩm phong hóa của loại đá Macma trung tính

và biến chất, đất có màu sắc từ đỏ vàng đến vàng đỏ, các khoáng vật nguyên sinh đã

Page 40: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

31

phân hủy triệt để. Nhóm đất này phân bố chủ yếu trên các đồi núi cao độ dốc lớn tại

Quảng An, Quảng Lâm.

- Đất nâu tím trên đá sét màu tím: đƣợc phân bố ở khu vực xã Quảng Lợi và

một phần nhỏ của xã Quảng Lâm. Loại đất này đƣợc sử dụng để trồng các loại hoa

màu.

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit: đƣợc phân bố tại phía bắc xã Quảng Lâm,

thích hợp với phát triển lâm nghiệp.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bố chủ yếu ở các đồi thấ thuộc xã Đại Bình

và các đảo ven bờ. Lọai đất này chủ yếu đƣợc sử dụng cho phát triển lâm nghiệp do

có tầng dày hạn chế, đất nghèo dinh dƣỡng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): đất có phản ứng chua đến ít chua, pH kcl

ở tầng mặt thƣờng nhỏ hơn 5, 5. Loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng để trồng các

loại hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Loại đất này đƣợc phân bố ở

xã Tân Bình.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: phân bố rải rác, đƣợc tập trung tại khu

vực xã Dực Yên.

Nhóm đất xám bạc màu: Nhóm đất này bao gồm 2 loại đất: (1) đất xám trên

phù sa cổ; (2) Đất xám glay.

Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: bao gồm 2 loại đất: Đất mùn đỏ vàng trên

đá sét và biến chất; Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, phân bố ở các bề mặt đỉnh

có độ cao trên 700 m.

Bảng 2. 1: Phân bố các loại đất tại huyện Đầm Hà

STT Loại đất Kí hiệu Phân bố

1 Đất cát Cb Đại Bình, Đầm Hà, Tân Bình, Tân Lập

2 Đất mặn Mm, Mn

3 Đất phèn S

4 Đất phù sa Pb, Pc, Pf Dọc các triền sông, hạ lƣu sông và đồng

bằng

5 Nhóm đất đỏ vàng Quảng An, Quảng Lâm, Dực Yên,

Đất vàng đỏ trên đá macma acid Fa

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến

chất

Fs

Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Tân Bình

Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Đồi thấp xã Đầm Hà và các đảo ven bờ

Đất feralit biến đổi do trồng lúa Fl Hầu khắp cả huyện

6 Nhóm đất xám X, Xg TT. Đầm Hà, Tân Lập, xã Đầm Hà

7 Đất mùn đỏ vàng trên núi Hs, Ha Các đỉnh núi cao trên 700m

Page 41: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

32

Nguồn: “ Dự án lập Quy hoạch Bảo vệ Môi trƣờng huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Ngƣời chủ trì: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hình 2. 5: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Đầm Hà

Page 42: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

33

b) Thực vật

- Vùng đồi núi: Quá trình khai thác gỗ và đốt rừng làm nƣơng rẫy đã làm

cho thảm thực vật tự nhiên đang có nguy cơ suy giảm. Khu vực đồi núi gồm các

loại thảm thực vật chính sau:

Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới khu vực đồi núi: lớp phủ thực

vật thƣờng xanh và nhiều tầng, độ che phủ lớn. Thảm thực vật có độ ẩm cao, hàng

năm đã bổ sung cho đất một lƣợng hữu cơ khá lớn. Thảm thực vật này phân bố chủ

yếu ở khu vực phía bắc xã Quảng Lâm.

+ Rừng trồng (keo, bạch đàn) trên đồi núi: phân bố rộng rãi tại khu vực đồi

núi với 2 loại cây trồng chủ yếu là bạch đàn và keo.

+ Thảm thực vật cây trồng công nghiệp: chủ yếu là quế đƣợc phân bố chủ

yếu ở bản Thanh Y, Bình Hồ, Tài Sẹc thuộc xã Quảng Lâm.

+ Thảm cây trồng nông nghiệp: đƣợc phân bố dọc theo các thung lũng và

các bãi bồi sông, chủ yếu là lúa, màu.

- Vùng đồng bằng: Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện, thảm

thực vật chủ yếu là cây nông nghiệp hàng năm (Lúa và hoa màu), nhờ sản xuất nông

nghiệp mà thảm thực vật luôn phong phú đa dạng. Ngoài ra, trên các đồi sót có

thảm rừng trồng chiếm ƣu thế. Đây là khu vực tập trung các hoạt động phát triển và

các điểm quần cƣ do đó cần quan tâm nghiên cứu tác động của con ngƣời đối với

môi trƣờng và có biện pháp để bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đời sống dân cƣ.

- Vùng ven biển: chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển với thành phần chủ

yếu: đâng, mắm, sú, trang có tác dụng phòng hộ chắn gió ven biển.

- Đảo ven bờ: Khu vực này ít chịu tác động nhân sinh. Tại các khu vực địa

hình có độ cao trên 100 m chủ yếu là rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới trên các đảo

khu vực thấp hơn, chịu ảnh hƣởng của thủy triều nên đƣợc đặc trƣng bởi rừng ngập

mặn. Khu vực thấp hơn là phần cát, không có thực vật.

Page 43: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

34

Học viên: Chu Thị Nguyệt Ánh

Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hình 2. 6: Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 44: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

35

2.2.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên nước

a) Nước mặt

Đầm Hà có hệ thống sông suối khá dày với một số hồ lớn nhƣ hồ Đầm Hà

Động diện tích 3.485 ha, hồ Tân Bình (6ha), hồ Cống Tểch. Đây là nguồn nƣớc mặt

với trữ lƣợng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các

xã trong toàn huyện. Nƣớc ngọt từ các hồ, đập nƣớc đƣợc dẫn tới các khu vực sản

xuất nông nghiệp nhờ hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc.

Theo báo cáo quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh, các khu dân cƣ

huyện Đầm Hà khai thác nƣớc mặt từ sông Đầm Hà, sông Khe Mắm với lƣu lƣợng

1.900 m3/ngày, riêng thị trấn Đầm Hà khai thác 1.000 m

3/ngày từ sông Đầm Hà.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp khai thác nƣớc sông Đầm Hà và

sông Khe Mắm với lƣu lƣợng 7.100 m3/ngày. Khu vực sản xuất nông nghiệp khai

thác 37,0 triệu m3/năm từ hồ Đầm Hà Động, hồ Tân Bình và sông Đầm Hà.Trong

tƣơng lai có thể quy hoạch sử dụng hồ Đầm Hà động thành nguồn cung cấp nƣớc

cho mục đích sinh hoạt, có qua xử ly. Nƣớc tại các sông lớn nhƣ Đồng Lốc, sông

Đầm Hà đạt tiêu chuẩn cấp nƣớc sản xuất nông nghiệp cho các xã trong huyện.

b. Nước ngầm

Đầm Hà có nguồn nƣớc ngầm khá phong phú với tổng trữ lƣợng tiềm năng

nƣớc dƣới đất là 85.102 m3/ ngày, trong đó tầng chứa nƣớc Đệ Tứ là 17.734 m

3/

ngày, tầng chứa nƣớc khe nứt là 67.369 m3/ngày. Hiện nay, mới chỉ có thị trấn Đầm

Hà đƣợc điều tra, đánh giá nƣớc dƣới đất với tổng lƣu lƣợng các lỗ khoan đã đánh

giá trong khu vực này khoảng 104 m3/ngày. Đến năm 2015, xã Quảng Lâm và

Quảng An sẽ tiếp tục đƣợc thăm dò và khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho

ngƣời dân.

2. Tài nguyên biển

Huyện Đầm Hà có chiều dài bờ biển là 21km thuộc 4 xã ven biển (xã Tân

Bình, Đầm Hà, Tân Lập, Đại Bình) và vùng lãnh hải rộng lớn với các hệ sinh thái

phong phú và đa dạng.Đây là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế

cao nhƣ tôm he, cá mực, cá song, bào ngƣ, hải sâm,...; có bãi triều rộng lớn trên

4.000ha để phát triển nuôi tôm, cá, ngao, sò, sá sùng. Đây là một tiềm năng lớn để

phát triển kinh tế biển.

Page 45: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

36

Kết quả thống kê cho thấy biển Đầm Hà có trữ lƣợng hải sản tƣơng đối lớn,

trong đó khả năng khai thác hằng năm đạt 1.500 tấn, khả năng nuôi trồng đạt 2.797

– 3.100 tấn đủ đáp ứng cho thị trƣờng trong khu vực và xuất khẩu, mang lại nguồn

lợi kinh tế lớn cho huyện.

Hiện nay, có một số dự án khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản nhƣ dự

án ứng dụng nuôi cá vƣợc thƣơng phẩm trong ao đất tại xã Đầm Hà và xã Tân Bình

và dự án nuôi tu hài thƣơng phẩm trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2009 -

2011.

3. Tài nguyên và hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất huyện Đầm Hà thống kê đến 1/1/2013 là 31.025

ha. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp là 21.947 ha, chiếm 70,74% tổng diện tích điều

tra; nhóm đất phi nông nghiệp 3.091ha, chiếm 9,96 ha; còn lại 5987 ha là diện tích

đất chƣa sử dụng(Bảng 2.2).

Nhóm đất nông nghiệp: đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 15.991,61

ha, chiếm 72,86%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 23,52%, còn lại là đất nuôi trồng

thủy sản.Diện tích đât nuôi trồng thủy sản là 793,88 ha, trong đó có535,07 ha đất

nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn và nƣớc lợ; 258,81 ha đất nuôi trồng thủy sản nƣớc

ngọt.

Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở có 250,51 ha; đất chuyên dùng có diện tích

1005,81 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 55,72 ha; đất sông suối và mặt nƣớc

chuyên dùng là 1.777,87 ha

Nhóm đất chưa sử dụng: Đất bằng chƣa sử dụng chiếm 2.108,85 ha. Nhóm

đất này phân bố manh mún, rải rác với diện tích nhỏ.

Bảng 2. 2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đầm Hà năm 2012 (phần đất liền)

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Tổng diện tích các

loại đất trong địa

giới hành chính

Tổng diện tích tự nhiên 31025,02

1 Đất nông nghiệp NNP 21947,41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5161,32

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2481,98

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1793,96

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 688,02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2679,3

Page 46: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

37

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 15991,61

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7310,85

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 8680,76

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 793,88

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,60

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3090,87

2.1 Đất ở OTC 250,51

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 196,52

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 53,99

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1005,81

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 14,03

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 22,03

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,89

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 165,14

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 803,72

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,96

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 55,72

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1777,87

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chƣa sử dụng CSD 5986,74

(Nguồn: UBND huyện Đầm Hà, 2012)

4. Tài nguyên khoáng sản

Các khoáng sản có hiệu quả kinh tế chủ yếu trong địa bàn huyện là khoáng

sét làm gạch, quặng Pyrophilit, ngoài ra có thể khai thác đá cuội, sỏi, cát ở ven các

sông, suối phục vụ tại chỗ trên địa bàn huyện.

- Quặng Pyrophilit: có trữ lƣợng ƣớc tính khoảng vài trăm ngàn tấn phân bố

ở Đèo Mây, Bình Hồ(xã Quảng Lâm), chất lƣợng quặng trung bình, trữ lƣợng các

vỉa quặng có hàm lƣợng AL2O3 trên 20%. Quặng Pyrophilit qua công nghiệp chế

biến là nguyên liệu quan trọng để sản xuất đồ sứ cao cấp và có thể phục vụ cho

TTCN sản xuất làm hàng mỹ nghệ.

- Khoáng sét: phân bố trong huyện, tập trung ở 9 điểm thuộc các xã Tân

Bình, Đầm Hà, Quảng Tân và Đại Bình với trữ lƣợng lớn khoảng 1.258 nghìn m3.

Điểm khoáng tập trung lớn nhất ở Tân Bình, Đầm Hà có diện tích 19 ha, tầng dày

trung bình 3 m, trữ lƣợng khai thác đạt 570.000 m3, có thể sản xuất mỗi năm

khoảng 20-25 triệu viên gạch trong vòng 20 năm.

- Đá cuội sỏi, cát, đá hộc: vẫn đang đƣợc khai thác ở các lòng sông, suối của

huyện, (tiêu thụ trong thị trƣờng huyện).

Page 47: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

38

- Đá ốp lát: chủ yếu đá Granit trữ lƣợng khoảng 1,5 triệu m3, có màu hồng

xanh khá đẹp, xếp vào loại giá trị kinh tế cao

2.2.2.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

a) Tài nguyên rừng

Đầm Hà là huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng

diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 là 15.991,61 ha, chiếm 51,3% tổng diện tích tự

nhiên toàn huyện bao gồm:

Phân loại theo nguồn gốc:

Rừng tự nhiên: Năm 2012, Đầm Hà có tổng diện tích là 8432,43 ha, trong đó

rừng tự nhiên sản xuất là 1.761,47 ha, rừng tự nhiên phòng hộ là 6670,96 ha với

nhiều loại gỗ quý hiếm nhƣ lim, sến, táu, giẻ…và các loại lâm đặc sản quy khác nhƣ

nấm hƣơng, ba kích…phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Lâm, Quảng An, Tân Bình.

Rừng tự nhiên có độ che phủ cao có y nghĩa quan trọng với khả năng trữ nƣớc đầu

nguồn phục phụ sinh hoạt và sản xuất.

Rừng trồng:Năm 2012, toàn huyện có 8924,32 ha rừng trồng, bao gồm rừng

trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ đƣợc phân bố chủ yếu ở xã Quảng An, Quảng

Lâm, Dực Yên, Quảng Lợi, Tân Lập, Đại Bình,... với mục đích chính là phủ xanh

đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái chống xói mòn, một số cây có giá

trị kinh tế cao nhƣ: thông, keo, bạch đàn phục vụ công nghiệp khai thác chống lò,

làm giấy và xây dựng dân dụng.

Phân loại theo mục đích sử dụng: Diện tích rừng theo mục đích sử dụng

bao gồm (Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Hà, 2012):

- Rừng phòng hộ có tổng diện tích là 10.524,08 ha

-Rừng sản xuất có tổng diện tích là 12.622,60 ha.

b) Đa dạng sinh học

- Rừng ngập mặn: phân bố ở khu vực các xã ven biển với thành phần loài khá

đang dạng. Rừng ngập mặn huyện Đầm Hà đƣợc phân thành 2 loại là rừng thuần

loài và rừng hỗn giao:

Page 48: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

39

+ Rừng thuần loài: trên bãi biển mới bồi, quần thể mắm biển mọc thuần loài, vài

chỗ có cả sú phân bố ở phía bờ hƣớng đất liền. Khu vực nƣớc lợ có bần chua mọc

thuần loài.

+ Rừng hỗn giao: chủ yếu phân bố trên bãi biển ngập triều trung bình có thành

phần phức tạp, chủ yếu hình thành rừng hỗn giao gồm các loài đâng, trang, sú,

mắm. Rừng hỗn giao gồm có 4 loại chính: đâng + mắm; đâng + sú, sú+ trang, sú +

mắm.

Nhìn chung, so với tỉnh Quảng Ninh đa dạng thành phần loài trong rừng ngập

mặn khá nghèo nàn. Toàn huyện có 7 loài cây ngập mặn (ví dụ: cây đâng, bần chua,

mắm biển, sú, trang,…), trong đó đâng và trang là 2 loài chiếm ƣu thế nhất.

- Rừng cây gỗ tự nhiên và rừng trồng: phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi

thuộc xã Quảng An, Quảng Lâm, Dực Yên, Quảng Tân, Quảng Lợi.

- Thảm cỏ biển: Tại Đầm Hà, thảm cỏ biển phân bố ở ven khu vực Đầm Buôn

(xã Đầm Hà) với diện tích 80 ha, mật độ bao phủ từ 30 - 80%, sinh lƣợng (thân đứng

gam khô/m2) là 880 - 2336 gam tƣơi/m

2. Trong tổng số 5 loài cỏ biển phát hiện đƣợc

ở Quảng Ninh thì tại khu vực Đầm Hà có tới 3 loài, bao gồm: Halophila ovalis, H.

beccarii, Zostera japonica (Giới thiệu dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi

trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan, 2002”).

- Hệ sinh thái nông nghiệp: Ngoài các giống cây nhƣ lúa, ngô, sắn, chè,

quế,… huyện Đầm Hà còn đƣợc biết đến với đặc sản “củ cải Đầm Hà”. Củ cải Đầm

Hà là loại cây có thời gian sinh trƣởng ngắn, phù hợp với điều kiện sinh thái nên

loại giống củ cải này sinh trƣởng tốt, năng suất cao và có hƣơng vị thơm ngon đặc

biệt mà củ cải ở các vùng khác không có đƣợc.

- Đa dạng động vật đáy và khu hệ cá đảo Đá Dựng:

Động vật đáy ở đây bao gồm đại diện các nhóm sinh vật nhƣ Giun, Giáp xác,

Thân mềm và Da gai. Theo tài liệu của CEETIA khu vực có 104 loài động vật đáy

thuộc 4 ngành chính: Ngành Giun dẹp; Ngành Chân đốt; Ngành Thân mềm; Ngành

Da gai. Trong các ngành này thì ngành thân mềm có thành phần phong phú hơn cả,

sau đó đến loài chân đốt, tiếp đến là ngành da gai, thấp nhất là ngành giun dẹp.

Một số loài mang lại giá trị kinh tế cao của khu vực nhƣ: Ốc mắt; Ốc hƣơng;

Sò phân bố tập trung thành bãi hải sản, đây là nguồn lợi hải sản lớn của vùng; Vạng

Page 49: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

40

là loài có kích cỡ lớn, sống ở vùng triều đến dƣới triều; Ngao là một trong những

loài có giá trị dinh dƣỡng cao và sản lƣợng khai thác nhiều; Cua biển và ghẹ có giá

trị dinh dƣỡng cao, sống ở các khu vực có nhiều hốc đá.

- Hệ sinh thái Vườn Cò - thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình: là khu vực tập trung

nhiều cò nhất tỉnh Quảng Ninh, diện tích 1 - 2 ha với rất nhiều loại, trong đó, chủ

yếu là Cò ruồi, Cò ngàng nhỏ, Cò ngàng nhỡ, Cò lùn, Cò xám,… Vào mùa đông

khu vực này tập trung 1000 con, còn mùa hè thì số lƣợng Cò thƣờng tăng 3 - 4 lần.

2.2.3. Các quá trình tai biến thiên nhiên

Huyện Đầm Hà là khu vực có nguy cơ chịu nhiều các tai biến thiên nhiên và

rủi ro về môi trƣờng khi vừa có địa hình đồi núi, vừa có địa hình vùng biển, tiếp

giáp với biển.

- Trượt lở và xói mòn đất: Đây là dạng tai biến phổ biến ở khu vực đồi núi

nƣớc ta. Tại huyện Đầm Hà, các khu vực xảy ra trƣợt lở đất phân bố chủ yếu ở khu

vực đồi núi xã Quảng Lâm, Quảng Lợi và Quảng An. Trong đó, đáng chú y là các

tuyến đƣờng giao thông lên Đầm Câu, xóm Cáu (xã Quảng An), mỏ khai thác đá tại

xã Quảng Lâm. Ngoài ra, cây keo lai tại các khu vực này đƣợc khai thác với hình

thức chặt trụi, đốt trắng nên sau mùa khai thác keo hiện trƣợng xói mòn và trƣợt lở

đất có khả năng bị xảy ra.

- Tai biến do bão, lũ: Là một huyện miền núi ven biển nên chịu ảnh hƣởng

trực tiếp của bão. Bão thƣờng đi kèm theo mƣa lớn gây nên lũ lụt, ngập lụt làm thiệt

hại cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của con ngƣời.

Năm 2008 có tổng số có 7 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển đông,

thì có 02 cơn bão (số 4 và số 6) 01 áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến huyện Đầm Hà.

Năm 2013, một số cơn bão đã gây thiệt hại và ảnh hƣởng đến huyện Đầm Hà nhƣ:

+ Cơn bão số 5 (Jebi): bão lớn kèm theo mƣa và gió to đã làm đổ 3 nhà dân,

tốc mái 129 nhà cấp 4 và 351 công trình phụ trợ;…

+ Cơn bão số 4 (bebinca): làm 50m đê xã Tân Bình bị sạt lở.

+ Cơn bão số 14 (Haiyan): làm thiệt hại khoảng 4,6 tỷ đồng - nhiều công

trình phúc lợi công cộng bị tốc mái; đổ sập 425m tƣơng bao trƣơng hoc trên đ ịa bàn

thị trấn Đầm Hà; làm vỡ, chìm 11 chiêc tàu, thuyền.

Page 50: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

41

Ngoài ra, Đầm Hà là một huyện ven biển nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của

biến đổi khí hậu, do đó các tai biến thiên nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu có

nguy cơ xảy ra nhiều hơn và cƣờng độ nguy hiểm cao hơn.

2.3. Dân cƣ và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên huyện Đầm Hà

2.3.1. Đặc điểm dân cư và lao động

a) Dân số

Tính đến 31/12/2012, huyện Đầm Hà có 37.149 ngƣời. Trong đó, dân số

nông thôn là chủ yếu chiếm 81,07% tổng số dân, số dân thị trấn chỉ chiếm 18,93%.

Hình 2. 7: Biểu đồ dân số huyện Đầm Hà giai đoạn 2000 - 2012 (đợn vị: người)

(Nguồn: Chị cục thống kê huyện Đầm Hà, 2012)

Giai đoạn 2000 - 2012, dân số có xu hƣớng tăng nhẹ, trung bình khoảng 594

ngƣời/năm, tỷ lệ tăng tự nhiên đạt 1,7%. Do đó, gia tăng dân số khu vực này chƣa

gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trƣờng (Hình 2.7).

Hình 2. 8: Biểu đồ mật độ dân số các xã, thị trấn huyện Đầm Hà, năm 2012 (người/ km2)

Năm 2012, mật độ dân số trung bình của huyện là 120 ngƣời/ km2, dân cƣ

phân bố không đồng đều giữa các địa phƣơng. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở vực thị

Page 51: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

42

trấn Đầm Hà(2026 ngƣời/km2). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Xã Quảng

Lâm (29 ngƣời/km2), Xã Đại Bình (78 ngƣời/km

2), Xã Quảng An (78 ngƣời/km

2).

(Hình 2.8)

b) Dân tộc: Huyện Đầm Hà có 11 dân tộc đang sinh sống: Kinh, Dao, Sán

Dìu, Sán Chỉ, Tày, Hoa, Nùng, Mƣờng, Thái, Thổ, Cao Lan. Trong đó, dân tộc

Kinh có 25.964 ngƣời chiếm 69,89%, dân tộc Dao có 6.666 ngƣời chiếm 17,94%,

còn lại là các dân tộc khác (UBND huyện Đầm Hà, 2012). Mỗi dân tộc có truyền

thống văn hóa khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch

cộng đồng.

c) Lao động

Theo số liệu thống kê năm 2012, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 17.921

ngƣời, chiếm 48,24% tổng dân số, tăng 2,4% so với năm 2011. Số lao động đƣợc

giải quyết việc làm mới trong năm là 850 ngƣời. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm -

thủy sản là 390 lao động, công nghiệp - xây dựng 270 lao động, lĩnh vực thƣơng

mại - dịch vụ là 208 lao động (UBND huyện Đầm Hà, Báo cáo tình hình phát triển

kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà năm 2012).

Cơ cấu lao động năm 2012: lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp là chủ yếu

chiếm 75,36%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 9,8%, lao động thƣơng mại

- dịch vụ là 14,84%. Lao động lĩnh vực nông nghiệp hiện thiếu việc làm trung bình

từ 4 - 5 tháng/năm. Do vậy, việc phát triển thủy sản và các hoạt động dịch vụ -

thƣơng mại là cần thiết nhằm giải quyết vấn đề lao động ở các vùng nông thôn ven

biển.

2.3.2. Đặc điểm các hoạt động khai thác tài nguyên

Trong hệ thống tự nhiên, con ngƣời tồn tại và phát triển trong mối tác động

tƣơng hỗ với các hợp phần tự nhiên khác nhƣ thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn,…

Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển của con ngƣời là một trong các

nhân tố quan trọng làm biến đổi và hình thành nên các cảnh quan mới. Trong đó,

các hoạt động chính đƣợc đề cập đến bao gồm: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các điểm quần cƣ,… Việc sử dụng và khai thác

không bền vững quỹ sinh thái lãnh thổ gắn liền với các nguồn tài nguyên sẽ tiềm ẩn

những nguy cơ suy thoái môi trƣờng và các hệ sinh thái, cũng nhƣ sức khỏe và đời

sống của ngƣời dân. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, các hoạt động khai thác và

sử dụng tài nguyên chính bao gồm:

Page 52: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

43

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo

trong phát triển kinh tế huyện Đầm Hà với các loại cây trồng chính nhƣ lúa, ngô,

đậu tƣơng, lạc,... Tại khu vực đồng bằng chủ yếu phát triển lúa nƣớc và hoa màu,

khu vực đồi thuộc Dực Yên, Quảng An, Đại Bình có ƣu thế với lạc, đậu tƣơng và

một số cây công nghiệp lâu năm. Các hoạt động nông nghiệp cũng chính là nguyên

nhân gây suy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất, nƣớc thông qua việc sử dụng thuốc

trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật.

- Hoạt động trồng rừng trong sản xuất lâm nghiệp: Tùy thuộc và đặc điểm

tự nhiên của địa phƣơng mà hoạt động trồng rừng tại các xã Quảng An, Quảng

Lâm, Dực Yên, Tân Bình, Quảng Tân có mục đích khác nhau. Tại khu vực gò đồi

chủ yếu là phát triển rừng trồng sản xuất phục vụ phát triển kinh tế với các loại cây

chính là keo, bạch đàn, thông. Khu vực đồi núi xã Quảng An, Quảng Lâm phát triển

rừng sản xuất kết hợp với phòng hộ và rừng trồng phòng hộ. Trong 7 năm từ 2005 -

2012, toàn huyện trồng mới đƣợc 513,9 ha rừng trồng tập trung, trong đó có hơn

400 ha rừng trồng sản xuất. Nhờ các hoạt động trồng rừng này mà điều kiện nhiệt

ẩm và dinh dƣỡng trong đất đƣợc cải thiện đáng kể, rõ rệt nhất là đối với vùng đồi

núi Quảng An, Quảng Lâm. Tuy nhiên, đối với các khu vực rừng trồng sản xuất nếu

nhƣ việc khai thác gỗ không hợp ly cũng là một các nguyên nhân gây xói mòn trên

đất dốc.

- Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Hoạt động này phổ biến tại

dải ven biển thuộc cac xã Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập và Đại Bình với các loại

hình chính: nuôi tôm nƣớc lợ, nuôi nhuyễn thể khu vực bãi triều ven biển, nuôi cá

lồng bè trên biển với các loại chính là tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá

biển,… Mặc dù ngành khai thác chiếm 63,6% tỷ trọng của ngành thủy sản,nhƣng do

quy mô tàu thuyền nhỏ, công cụ đánh bắt lạc hậu nên chủ yếu là khai thác ở khu

vực ven bờ mà ít có khả năng khai thác ở các ngƣ trƣờng xa và ngoài khơi. Đây là

một trong những nguyên nhân chính gây cạn kiệt và huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản ven

bờ.

- Hoạt động du lịch: Mặc dù có tiềm năng cho phát triển du lịch nhƣng

ngành du lịch huyện Đầm Hà vẫn chƣa phát triển. Hoạt động du lịch mới chỉ dùng ở

mức độ quy hoạch và xây dựng tại một số khu vực nhƣ: đảo Đá Dựng, Vƣờn cò, núi

Hứa. Tuy nhiên, với việc định hƣớng phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại các

khu vực này sẽ tác động mạnh đến các hệ sinh thái tự nhiên và môi trƣờng.

Page 53: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

44

Nhìn chung, các hoạt động khai thác lãnh thổ có tác động trực tiếp hoặc gián

tiếp lên sự hình thành và phát triển của các cảnh quan trong khu vực nghiên cứu

theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực đã góp phần hình thành nên các dạng cảnh quan

nhƣ ngày nay.

2.4. Vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân sinh trong thành tạo cảnh quan

huyện Đầm Hà

2.4.1. Vai trò các yếu tố tự nhiên trong thành tạo cảnh quan huyện Đầm Hà

Trong các hợp phần thành tạo cảnh quan mỗi nhân tố có vai trò nhất định

trong quá trình hình thành và phát triển của cảnh quan. Tuy nhiên, vai trò của các

nhân tố không độc lập mà đƣợc đánh giá, xem xét trong mối quan hệ tƣơng hỗ với

tất cả các yếu tố còn lại trong một hệ thống hoàn chỉnh. Do đó, mối quan hệ chặt

chẽ giữa các nhân tố thành tạo đóng vai trò quyết định đặc điểm, chức năng và động

lực cảnh quan.

Xét về vai trò và chức năng của các nhân tố thành tạo cảnh quan có nhiều ý

kiến khác nhau. Tuy nhiên, nhiều các nhà khoa học đều cho rằng mỗi hợp phần

cảnh quan có mức độ tác động đến quá trình thành tạo cảnh quan là khác nhau. N.A.

Xoisev phân biệt vai trò thành tạo cảnh quan của các hợp phần theo tính trội - kém

hay mạnh - yếu và thứ tự tác động đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Cấu trúc địa chất - nham

thạch - Địa hình - Khí hậu - Đất - thực vật - Động vật. Theo sự sắp xếp nhƣ vậy có

nghĩa là nền nham thạch là nhân tố trội và đóng vai trò quyết định sự hình thành

cảnh quan. Trên cơ sở vai trò của từng hợp phần riêng biệt và mức độ tác động có

thể xác định vai trò của các nhóm yếu tố nhƣ sau:

(1) Nền tảng rắn (địa chất, địa hình): là cơ sở cho sự hình thành và phân hóa

cảnh quan tự nhiên. Đối với huyện Đầm Hà, sự phân hóa địa hình theo hƣớng tây

bắc - đông nam đóng vai trò quan trọng đối với sự phân hóa các yếu tố khác nhƣ

thực vật, thổ nhƣỡng, các quá trình địa mạo,…. Bên cạnh đó, sự phân hóa địa hình

đƣợc xem là yếu tố quyết định trong sự hình thành 3 lớp cảnh quan tại khu vực

nghiên cứu (lớp cảnh quan núi, lớp cảnh quan đồng bằng, lớp cảnh quan ven biển và

đảo ven bờ) và các phụ lớp cảnh quan. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của cảnh

quan, nền tảng rắn có tính chất “bảo thủ”, chẳng hạn các địa hình đảo (trên các nền

đá khác nhau) cho biết sự phát triển của cảnh quan.

(2) Nhóm yếu tố động (khí hậu, thủy văn, các khối khí, hải văn, và các quá

trình tự nhiên, …): nhóm yếu tố này đóng vai trò quan trọng và quyết định sự vận

Page 54: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

45

chuyển vật chất và năng lƣợng trong nội tại cảnh quan và giữa các đơn vị cảnh quan

với nhau. Yếu tố về khí hậu là một trong các tiêu chí để xác định tính mùa của cảnh

quan tại khu vực nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh chịu

ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, mùa nòng chịu ảnh hƣởng của gió mùa tây nam,

và giữa chúng có mùa chuyển tiếp.

(3) Thành phần tích cực (sinh vật quần): Thảm thực vật là kết quả của sự tác

động tƣơng hỗ giữa các thành phân tự nhiên ứng với mỗi loại sinh thái cảnh sẽ hình

thành một kiểu thảm thực vật đặc trƣng: khu vực đồi núi chủ yếu là rừng, khu vực

đồng bằng đặc trƣng bởi các hệ sinh thái nông nghiệp. Trong cảnh quan thảm thực

vật đóng vai trò trong sự điều chỉnh, phục hồi cảnh quan. Đồng thời, thảm thực vật

là một trong các yếu tố để xác định các loại cảnh quan huyện Đầm Hà.

2.4.2. Vai trò của các hoạt động nhân sinh đối với thành tạo cảnh quan huyện Đầm

Bên cạnh sự phát triển và biến đổi của các cảnh quan tự nhiên thì các hoạt

động kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của con

ngƣời cũng góp phần làm biến đổi cảnh quan cũ và hình thành các cảnh quan mới

(cảnh quan nhân sinh). Những tác động vào các thành phần khác nhau của cảnh

quan chủ yếu thông qua sự thay đổi cán cân nhiệt ẩm bằng việc thay đổi sử dụng

đất, thay đổi điều kiện khí hậu địa phƣơng, do các hoạt động sản xuất nông, lâm

nghiệp,…

Đối với huyện Đầm Hà, các hoạt động khai thác tài nguyên và hoạt động

kinh tế nhƣ sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, hoạt động du lịch, nuôi trồng và đánh

bắt thủy hải sản là các hoạt động nhân sinh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

cảnh quan thông qua quá trình sử dụng đất và khai thác tài nguyên lãnh thổ. Các

hoạt động này góp phần hình thành nên các loại thảm thực vật và các loại hình sử

dụng đất khác nhau nhƣ: lúa và hoa màu, thảm thực vật trong khu dân cƣ, cây công

nghiệp lâu năm,… Tuy nhiên, không phải các loại hình sử dụng đất nào cũng phù

hợp với quỹ sinh thái lãnh thổ, tiềm năng lãnh thổ do đó tầm văn hóa của ngƣời

quan lya và việc xác định tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển nông

nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… sẽ là căn cứ khoa học đối với quy hoạch lãnh thổ và

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Page 55: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

46

Các cảnh quan tự nhiên bị biến đổi hoặc các cảnh quan nhân sinh đƣợc thành

lập do các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bao gồm: cảnh quan rừng trồng,

cảnh quan lúa nƣớc và hoa màu,….

2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Đầm Hà

2.5.1. Sự phân hóa cảnh quan

Hệ thống phân loại cảnh quan cùng bản đồ cảnh quan là hai trong số những

sản phẩm quan trọng nhất trong nghiên cứu đánh giá cảnh quan. Cho đến nay đã có

nhiều hệ thống phân loại cảnh quan đƣợc công bố: A.G. Ixatrenko (1961, 1991),

N.A. Gvozdexki (1961), Nhicolae, P.W. Mitchell và I.A. Howard, Nguyễn Thành

Long và nnk (1993), Phạm Hoàng Hải (1993), Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Cao

Huần (1996)

Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu, sự phân hóa cảnh quan huyện

Đầm Hà đƣợc nghiên cứu và xem xét dƣới hai góc độ: Phân hóa theo kiểu và phân hóa

theo khu vực (phân vùng cảnh quan).

1) Hệ thống phân vị phân loại cảnh quan (phân hóa theo kiểu): Trên cơ sở phân

tích các hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới (chủ yếu ở Nga) và Việt Nam trong

mục tổng quan (1.1), tác giả lựa chọn hệ thống phân loại cảnh quan cho lãnh thổ nghiên

cứu bao gồm: Hệ - Phụ Hệ - Kiểu - Lớp- Phụ lớp - Loại cảnh quan

Nằm hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á và phụ hệ cảnh quan nhiệt

đới gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan huyện Đầm Hà đƣợc xác định gồm có:

2 kiểu cảnh quan - 3 lớp cảnh quan - 7 phụ lớp cảnh quan - 48 loại cảnh quan. Các

dấu hiệu phân loại cho từng cấp phân vị đƣợc cụ thể hóa trong bảng dƣới đây.

Bảng 2. 3: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Đầm Hà

TT

Cấp

phân vị

phân

loại

Dấu hiệu phân loại Tên gọi các đơn vị trong hệ thống phân loại

cảnh quan huyện Quảng Ninh

1

Kiểu

cảnh

quan

Đặc điểm riêng biệt về chỉ nhiệt

ấm và sự khác biệt của tính nhịp

điệu mùa trên nền chung.

- Kiểu cảnh quan rừng kín thƣờng xanh nhiệt

đới ẩm ƣớt, có mùa đông lạnh

- Kiểu cảnh quan hải dƣơng nhiệt đới ẩm ƣớt,

có mùa đông lạnh

2 Lớp cảnh

quan

Đặc điểm của các khối địa hình,

quy định tính đồng nhất của hai

quá trình lớn trong chu trình vật

chất bóc mòn và tích tụ

- Lớp cảnh quan núi

- Lớp cảnh quan đồng bằng

- Lớp cảnh quan ven biển và đảo ven bờ

Page 56: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

47

3

Phụ lớp

cảnh

quan

Tính phân tầng của các điều

kiện và quá trình tự nhiên

- Phụ lớp cảnh quan núi trung bình

- Phụ lớp cảnh quan núi thấp

- Phụ lớp cảnh quan đồi cao

- Phụ lớp cảnh quan đồi thấp

- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ sông,

biển

- Phụ lớp cảnh quan ngập nƣớc thủy triều

- Phụ lớp cảnh quan đảo ven bờ

4

Loại

cảnh

quan

Sự kết hợp các quần xã thực vật

tự nhiên và hiện đại với loại thổ

nhƣỡng.

- 48 loại cảnh quan

2) Phân vùng cảnh quan: Phân vùng cảnh quan là phân sự phân chia lãnh thổ

dựa vào tính không lặp lại trong không gian, có cấu trúc riêng biệt, bao gồm một tập

hợp có quy luật các loại cảnh quan. Tiểu vùng cảnh quan là đơn vị cơ bản đối với

lãnh thổ cấp huyện trong xây dựng các định hƣớng tổ chức không gian sử dụng hợp

lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Mỗi tiểu vùng CQ có tính toàn vẹn

lãnh thổ, có vị trí địa lý riêng biệt và có sự thống nhất nội tại các quá trình địa lý tự

nhiên cũng nhƣ tập hợp các hợp phần cấu tạo nên CQ.

Chỉ tiêu phân cấp tiểu vùng cảnh quan đƣợc xác định bao gồm:

i) Có cùng nguồn gốc phát sinh (tự nhiên và nhân tác);

ii) Đồng nhất tƣơng đối về các hợp phần tự nhiên, nhân sinh và các quá trình

tự nhiên chủ yếu.

iii) Có cấu trúc riêng bao gồm một tập hợp liên kết các loại cảnh quan.

Nhƣ vậy, phân vùng cảnh quan là sự phân chia lãnh thổ thành các khu vực

độc lập nhƣ địa hệ thống, không lặp lại trong không gian, đồng nhất về nguồn gốc

phát sinh và các đặc tính tự nhiên. Trên cơ sở phân tích bản đồ cảnh quan, lãnh thổ

có diện tích không lớn nhƣ huyện Đầm Hà có thể phân thành 4 tiểu vùng với các

chức năng nhất định. Các tiểu vùng cảnh quan dƣới đây đƣợc dùng làm cơ sở để

phân tích, đánh giá tiềm năng, tài nguyên và định hƣớng phát triển KT-XH của

huyện:

(I) Tiểu vùng cảnh quan rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm

(II) Tiểu vùng cảnh quan nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực

Yên - Quảng Lợi

Page 57: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

48

(III) Tiểu vùng cảnh quan quần cƣ nông thôn và nông nghiệp Tân Lập - Đầm

(IV) Tiểu vùng đất ngập nƣớc và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình

2.5.2. Đặc điểm tự nhiên và động lực mùa của cảnh quan

1. Đặc điểm cảnh quan

Hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan huyện Đầm

Hà phản ánh sự phân hóa theo không gian của các đơn vị cảnh quan từ vùng núi

phía tây bắc đến các đảo phía đông bắc.

Huyện Đầm Hà nằm trong hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á

và phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh. Toàn huyện đƣợc

phân thành 2 kiểu cảnh quan đƣợc xác định bởi đặc điểm riêng về chỉ tiêu nhiệt -

ẩm và sự biểu hiện riêng của tính nhịp điệu mùa. Kiểu cảnh quan đƣợc xác định dựa

vào chỉ số nhiệt ẩm của A.A. Grigoriev và M.I. Buduko:

tRK .1,0/

Trong đó: R: Tổng lượng mưa trung bình năm (mm/năm); t : Tổng tích ôn (0C)

Nhƣ vậy, huyện Đầm Hà có hệ số K = 3,02; mùa mƣa kéo dài từ tháng V-X, có

mùa đông lạnh với 1 tháng có nhiệt độ trung bình dƣới 180C nên đất liền chỉ có duy

nhất 1 kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm ướt, có một mùa đông lạnh

Đối với khu vực ven biển và đảo ven bờ, mặc dù không có kết quả đo đạc cụ thể

nhƣng chủ yếu chịu tác động của sóng biển nên đƣợc xác định là kiểu cảnh quan hải

dương nhiệt đới ẩm ướt, có mùa đông lạnh.

a) Kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm ướt, có một mùa đông

lạnh: Kiểu cảnh quan này có chế độ mƣa thu - đông (từ tháng V - X) với 1 mùa đông

lạnh do chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc. Trong kiểu cảnh quan đƣợc phân chia

thành 2 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan với 41 loại cảnh quan.

- Lớp cảnh quan núi: bao gồm khu vực đồi núi, chiếm 55,0 % diện tích tự nhiên

lãnh thổ, chủ yếu là các dạng địa hình có nguồn gốc bóc mòn, phân bố ở khu vực phía

tây bắc của huyện với độ cao trung bình > 100 m. Cân bằng nhiệt ẩm của khu vực phụ

thuộc chặt chẽ vào sự tƣơng tác giữa đại khí hậu và yếu tố đại địa hình lãnh thổ và

luôn bị thiếu hụt vì chức năng chủ yếu của lớp cảnh quan này là cung cấp vật chất

cho các lớp cảnh quan đồng bằng bên dƣới. Các quá trình địa mạo chủ yếu là quá

trình trọng lực, quá trình di chuyển của các khối đá (trƣợt lở, trƣợt chảy và trƣợt trôi),

Page 58: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

49

phổ biến hơn cả là trƣợt lở đất, các quá trình tạo ra bởi nƣớc chảy đã phá vỡ vật chất

rắn thành các vật liệu vỡ vụn có kích thƣớc khác nhau. Dựa trên tính phân tầng của

các điều kiện và quá trình tự nhiên, lớp cảnh quan núi đƣợc phân chia thành 4 phụ

lớp:

+ Phụ lớp cảnh quan núi trung bình (>750 m): nằm ở vị trí đầu nguồn ở độ

cao trên 750 m, phân bố ở phía tây bắc của huyện với diện tích tƣơng đối nhỏ. Quá

trình địa mạo chủ yếu là quá trình rửa trôi bề mặt, quá trình xâm thực có tiềm năng

mạnh. Lớp phủ thực vật là rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm kết hợp

với sự tích lũy mùn trong đất góp phần hình thành loại đất mùn trên núi cao. Do đó,

phụ lớp này có chức năng phòng hộ là chủ yếu và cần đƣợc bảo tồn thảm thực vật

và đa dạng sinh học.

Phụ lớp cảnh quan núi trung bình gồm 2 loại cảnh quan: Rừng kín cây lá

rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (N1)

và Rừng kín cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên đất mùn vàng đỏ trên đá

macma axit (N2). Hai loại cảnh quan đƣợc phân bố rải rác ở các bề mặt đỉnh có độ

cao trên 750m thuộc hai xã Quảng An và Quảng Lâm. Do thảm thực vật nguyên

sinh chiếm ƣu thế và ít chịu tác động nhân sinh nên thích hợp cho phát triển rừng

phòng hộ.

+ Phụ lớp cảnh quan núi thấp (200 - 750 m): chủ yếu thuộc khu vực xã

Quảng Lâm, với độ dốc trên 250, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi cát bột kết, cát kết dạng

quarzit và đá phiến sét với các loại đất Ha, Fa, Fs thuận lợi cho phát triển lâm

nghiệp. Do có độ dốc lớn nên các quá trình địa mạo chủ yếu là trƣợt lở khối, trƣợt

trôi, trƣợt chảy và xói mòn theo dòng chảy mặt. Thảm thực vật chủ yếu là rừng kín

cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới, đặc biệt khu vực phía tây bắc xã Quảng An chủ

yếu là rừng trồng sản xuất kết hợp với chức năng phòng hộ.

Phụ lớp cảnh quan này bao gồm 5 loại cảnh quan:N3, N4, N5, N6, N7. Trong

đó, các loại cảnh quan N3, N4, N5 đƣợc đặc trƣng bởi thảm thực vật rừng kín cây lá

rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm trên các loại đất Ha, Fa, Fs phân bố ở các sƣờn bóc

mòn có độ dốc trên 250 thuộc thôn Mào Sán Cáo, Sam Lục, thôn 10 (xã Quảng An),

và bản Lý Phủi, một phần nhỏ thôn Sẹc Lống Mìn (xã Quảng Lâm) nên thích hợp

cho mục đích phòng hộ. Các loại cảnh quan N6 và N7 trên các sƣờn bóc mòn có độ

dốc trên 250 với thảm rừng trồng (các loại cây chủ yếu là bạch đàn, keo) kết hợp với

loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất nên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp với

chức năng phòng hộ kết hợp với sản xuất.

Page 59: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

50

+ Phụ lớp cảnh quan đồi cao (100 - 200 m): Phụ lớp cảnh quan này chủ yếu

là địa hình đồi bóc mòn có độ cao trung bình 100 - 200 m thuộc khu vực xã Quảng

Lâm, Quảng An và phần nhỏ của xã Dực Yên. Quá trình địa mạo chủ yếu là trƣợt lở

vỏ phong hóa và rửa trôi bề mặt, loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá sét và biến

chất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng

trồng sản xuất với các loại cây chính là keo, bạch đàn, thông và cây công nghiệp lâu

năm (quế).

Trong phụ lớp cảnh quan này bao gồm 7 loại cảnh quan từ D8 - D14. Trong

đó, loại cảnh quan D9 phân bố ở khu vực xã Quảng An với thảm thực vật rừng kín

cây lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm phân bố ở thôn Nà Cáng với mục đích phát

triển rừng tự nhiên sản xuất. Các loại cảnh quan D10 phân bố ở lƣu vực hồ nƣớc

Đầm Hà Động, D12 phân bố ở xã Quảng An, D13 phân bố ở bản Siềng Lống, xã

Quảng Lâm (tiếp giáp với xã Tân Bình) có thảm rừng trồng chiếm ƣu thế. Ngoài ra,

các loại cảnh quan D8, D11, D14 phân bố ở các bản Bình Hồ, Thanh Y, bản Lý

Khoái (xã Quảng Lâm) đƣợc đặc trƣng bởi thảm cây công nghiệp lâu năm (quế),

đây là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân trong bản.

+ Phụ lớp cảnh quan đồi thấp (20 - 100 m): Phụ lớp cảnh quan này chủ yếu

là địa hình đồi thấp, gò đồi thấp bóc mòn, bề mặt tích tụ eluvi - proluvi. Đây là khu

vực chuyển tiếp giữa khu vực đồi núi xuống lớp cảnh quan đồng bằng. Quá trình địa

mạo chủ yếu là rửa trôi theo sƣờn dốc và tích tụ dƣới chân sƣờn. Phụ lớp này thuận

lợi cho phát triển sản xuất với thảm thực vật nhân tác đóng vai trò quan trọng nhƣ:

rừng trồng, lúa và hoa màu. Đặc biệt, phụ lớp cảnh quan này còn tồn tại hệ sinh

thái vƣờn Cò cần đƣợc bảo tồn. Phụ lớp này bao gồm 16 loại cảnh quan phân bố

trên các dạng địa hình khác nhau:

Các loại cảnh quan D15, D17, D18, D20, D21, D24, D26 đƣợc phân bố trên

các dạng địa hình đồi thấp và các gò đồi thoải thuộc các xã Dực Yên, Tân Bình, Đại

Bình, Tân Lập, Quảng Lợi đƣợc đặc trƣng bởi thảm rừng trồng (keo, bạch đàn) trên

địa hình thoát nƣớc tốt phát triển trên các loại đất Fs, Fq, Fe, Fp.

Loại cảnh quan D16 phân bố ở khu vực núi Hứa thuộc thôn Làng Ruộng, xã

Đại Bình. Trong loại cảnh quan này tồn tại hệ sinh thái vƣờn cò với thảm thực vật

rừng trồng chiếm ƣu thế. Khu vực này là nơi tập trung của hàng nghìn con cò với

nhiều chủng loại khác nhau do đó, đây là loại cảnh quan đƣợc ƣu tiên cho mục đích

bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 60: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

51

Loại cảnh quan D19 và D28 phát triển trên địa hình gò đồi thoải và bề mặt

tích tụ Deluvi - proluvi đƣợc đặc trƣng bởi đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất với

thảm thực vật là cây công nghiệp lâu năm.

Loại cảnh quan D22, D23, D27, D29, D30 phân bố trên các gò đồi thấp bóc

mòn thuộc khu vực xã Quảng Lợi, Quảng Tân (D23, D22, D27), các bề mặt tích tụ

deluvi - proluvi tại xã Tân Bình (D29), và các dạng địa hình dòng chảy sông suối

xâm thực tích tụ. Các loại cảnh quan này đƣợc đặc trƣng bởi thảm thực vật cây

trồng nông nghiệp lúa nƣớc và hoa màu và các loại đấtt Fs, Fe, Fl, Pb. Trong đó các

loại cảnh quan D22, D23, D27 chủ yếu đƣợc sử dụng trồng các loại hoa màu còn

các cảnh quan D29 và D30 chủ yếu trồng lúa, đặc biệt cảnh quan D30 tại một số

khu vực còn thực hiện mô hình xen canh lúa - cá

- Lớp cảnh quan đồng bằng: đƣợc phân bố ở phía đông nam lãnh thổ, chiếm

21,5% diện tích tự nhiên. Lớp cảnh quan đồng bằng đƣợc đặc trƣng bởi quá trình

tích tụ vật chất, do dòng chảy mang xuống từ lớp cảnh quan núi phía trên. Địa hình

bẳng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nƣớc dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc

cƣ trú và sản xuất của con ngƣời. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực bị ảnh hƣởng

nhiều của lũ lụt gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hƣởng mạnh đến tính mùa vụ

trong sản xuất của ngƣời dân. Bên cạnh đó, dải đồng bằng phía ngoài còn chịu tác

động mạnh mẽ của biển và là nơi có tính nhạy cảm cao, điều kiện khí hậu khắc

nghiệt. Lớp cảnh quan này chỉ có 1 phụ lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ sông biển

+ Phụ lớp cảnh quan đồng bằng tích tụ sông biển (4 - 20m): Phân bố trên

các độ cao trung bình từ 4 - 20 m, với địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình 00 -

30, đƣợc đặc trƣng bởi quá trình tích tụ mạnh và rửa trôi bề mặt yếu. Đây là khu vực

chuyển tiếp giữa khu vực đồi núi với cảnh quan ven biển. Do chịu ảnh hƣởng của 2

quá trình sông - biển nên thổ nhƣỡng chủ yếu là các loại đất phù sa, đất glay, đất

mặn, đất phèn tiềm tàng. Thảm thực vật chủ yếu là lúa nƣớc và hoa màu, vƣờn tạp

trong khu dân cƣ (thực vật trong khu dân cƣ).

Phụ lớp này bao gồm 11 loại cảnh quan. Trong đó, các loại cảnh quan DB31,

DB33, DB34, DB36, DB37, DB38, DB39, DB40 phân bố trên địa hình đồng bằng

thềm tích tụ sôn biển và bãi bồi sông đƣợc hình thành trên các loại đất Pf, Fs, X, Pc,

Xg, Mn, Pb, Sp2 với lớp phủ thực vật là cây trồng nông nghiệp là lúa và hoa màu.

Các loại cảnh quan này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực

của địa phƣơng. Các dạng cảnh quan BD32 và DB35 là các khu vực quần cƣ tập

trung với thảm thực vật trong khu dân cƣ chiếm ƣu thế (chủ yếu là vƣờn tạp),phân

Page 61: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

52

bố ở khu vực thị trân Đầm Hà, Quảng Lợi, xã Tân Bình, Tân Lập. Loại cảnh quan

DB 41 chính là đầm nuôi tôm trong đê thuộc xã Đầm Hà với thảm thực vật thủy

sinh nƣớc mặn, lợ chiếm ƣu thế.

b) Kiểu cảnh quan hải dương nhiệt đới ẩm ướt, có mùa đông lạnh

- Lớp cảnh quan ven biển và đảo ven bờ: là lớp cảnh quan đặc biệt chiếm

23,5% tổng diện tích cảnh quan, bao gồm khu vực biển ven bờ và các đảo ven bờ có

nguồn gốc phát sinh khác nhau, diện tích khác nhau. Tuy nhiên lớp cảnh quan này

có điều kiện tự nhiên đối đồng nhất, chủ yếu là sự tƣơng tác giữa biển và lớp không

khí bên trên. Lớp cảnh quan này có những chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế

đặc thù, đặc biệt là các đảo với 2 phụ lớp sau:

+ Phụ lớp cảnh quan ngập nước thủy triều ( < 2m): Khu vực này thuộc địa

phận các xã ven biển Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập và Đại Bình. Phụ lớp này chịu

tác động trực tiếp của thủy triều nên quá trình địa mạo chủ yếu là tích tụ và xói lở

bờ. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển, thực vật thủy sinh trong đầm

thủy sản nƣớc lợ và cát biển không có thực vật. Trong phụ lớp cảnh quan này, gồm

có 3 loại cảnh quan:

Loại cảnh quan BD42 với thảm thực vật thủy sinh nƣớc mặt, lợ trên đất mặn

sú vẹt, đƣớc đƣợc phân bố xen kẽ với thảm rừng ngập mặn ven biển. Đây chính là

nơi ly tƣởng để phát triển các mô hình nuôi tôm ven biển

Loại cảnh quan BD43 với thảm thực vật rừng ngập mặn trên đất mặn sú vẹt

đƣớc đƣợc phân bố dọc khu vực ven biển huyện Đầm Hà thuộc địa phận của 4 xã

Tân Bình, Đầm Hà và Tân Lập, Đại Bình. Loại cảnh quan này có chức năng chính

là phòng hộ ven biển, giảm thiểu tác động của sóng đối với bờ biển.

Loại cảnh quan BD44 - Đất cát không có thực vật phát triển trên đất cát biển,

chịu ảnh hƣởng của thủy triều và nằm tiếp giáp với rừng ngập mặn.

+ Phụ lớp cảnh quan đảo ven bờ: phụ lớp này gồm nhiều dạng địa hình khác

nhau nhƣng có chung điều kiện môi trƣờng biển đồng nhất, trong đó có 2 đảo có

ngƣời dân sinh sống là đảo Đá Dựng và đảo Vạn Vƣợc. Thảm thực vật chủ yếu là

rừng ngập mặn ven đảo, rừng kín thƣờng xanh trên các đảo và đất cát không có thực

vật. Phụ lớp này gồm 4 loại cảnh quan:

Loại cảnh quan BD45 - rừng ngập mặn trên đất mặn sú vẹt đƣớc phân bố

men theo một số đảo nhƣ khu vực núi Cuống

Page 62: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

53

Học viên: Chu Thị Nguyệt Ánh GV. Hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Hình 2. 9: Bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 63: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

54

Page 64: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

55

Hình 2. 10: Chú giải bản đồ cảnh quan huyện Đầm Hà

Page 65: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

56

Loại cảnh quan BD46 - Rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới trên các đảo phát

triển trên đất vàng nhạt trên đá cát, đƣợc phân bố ở các đảo ven bờ nhƣ đảo Vạn

Vƣợc, đảo Đá Dựng, Núi Cuống. Loại cảnh quan này có chức năng phòng hộ biển,

đảo

- Loại cảnh quan BD47 - Đất cát không có thực vật phát triển trên đất cát

biển, chủ yếu phân bố ở ven các đảo ven bờ.

- Loại cảnh quan BD48 - Mặt nƣớc biển ven bờ

2.5.2.2. Động lực mùa của cảnh quan

Động lực mùa của cảnh quan có thể đƣợc hiểu là nhịp điệu mùa của cảnh quan

là sự thay đổi trạng thái của cảnh quan theo thời gian trong năm. Động lực mùa của

cảnh quan bị chi phối chủ yếu bởi chế độ nhiệt ẩm, tức là nền nhiệt ẩm là cơ sở của

mọi quá trình tự nhiên theo mùa.

Trong nhịp điệu mùa, mối quan hệ nhiệt, ẩm đƣợc thể hiện rõ nhất qua mối

tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ. Trong đó, các chỉ tiêu về tháng mƣa

(P>100 mm), tháng khô (P<2T), tháng hạn (P<T) của Gaussen - Walter đƣợc đánh

giá là quan trọng hơn tổng lƣợng mƣa năm [8]. Trên cơ sở phân tích chỉ số nhiệt -

ẩm K và mối tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và nhiệt độ trung bình tháng trong năm

của huyện Đầm Hà cho thấy: Mùa mƣa kéo dài từ tháng V- X, mùa chuyển tiếp từ

III- IV, mùa khô kéo dài từ tháng XI năm trƣớc - II năm sau (Bảng 2.4).

- Mùa mưa hạ thu: Mùa mƣa tại huyện Đầm Hà bắt đầu từ tháng V - X do chịu

ảnh hƣởng của gió Nam và Đông Nam mang theo hơi nƣớc từ biển vào. Lƣợng mƣa

trong thời kỳ này khoảng 250 mm, chiếm 86,7% tổng lƣợng mƣa năm. Đồng thời,

đây cũng là thời gian có nền nhiệt cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình tháng

trong thời kỳ này đạt 26,40C, trong đó nhiệt độ cao nhất đạt 28,3

0C. Mặc dù nhiệt

độ khá cao nhƣng do lƣợng ẩm đƣợc bù đắp liên tục nên lƣợng bốc hơi không

nhiều. Thời gian này, các tháng đều có chỉ số nhiệt ẩm K > 3,00. Đây là điều kiện

thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, tuy nhiên các thiên tai do bão và áp thấp

nhiệt đới cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến khu vực ven biển, đặc biệt là trong sản

xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ven biển.

Page 66: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

57

Bảng 2. 4: Mối tương quan giữa lượng mưa và nhiệt độ huyện Đầm Hà

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Lƣợng

mƣa

(mm/thán

g) (P)

39 40 59 97 250 422 527 453 295 176 63 28

Nhiệt độ

(T)

13.1 15.7 16.1 22.3 25.4 27.8 28.6 28 27 23.6 21.8 15.6

Nhận xét P>2T;

P<100

mm

P>2T;

P<100

mm

P>2T;

P<100mm

P>2T;

P<100

mm

mƣa mƣa mƣa mƣa mƣa mƣa P>2T

P<100

mm

P<2T

K =

R/ (0,1.t)

0.96 0.85 1.18 1.44 3.18 5.06 5.94 5.21 3.64) 3.41 0.96 0.68

Bảng 2. 5: Phân cấp chỉ tiêu nền tảng nhiệt ẩm K [8]

Giá trị K = R/ (0,1.t) Mức độ khô - ẩm

< 1,00 Khô

1 - 1,5 Hơi khô

1,51 - 2 Hơi ẩm

2,01 - 3 Ẩm

>3 Ẩm Ƣớt

Page 67: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

58

Hình 2. 11: Nhịp điệu mùa cảnh quan huyện Đầm Hà

Mùa khô: bắt đầu từ tháng XI - II, trong thời kỳ này huyện chịu ảnh hƣởng

của gió mùa Đông Bắc gây nên thời tiết khô, lạnh, nền nhiệt thấp. Nhiệt độ thấp

nhất vào tháng I với 13,1 0C. Tổng lƣợng mƣa trong thời kỳ này đạt 175 mm, chỉ

chiếm 7,3 % tổng lƣợng mƣa năm. Trong khi đó, thời tiết khô, hanh góp phần làm

tăng lƣợng bốc hơi, cũng có nghĩa chỉ số khô hạn sẽ cao hơn. Trong giai đoạn này,

chỉ số nhiệt ẩm K < 1, do đó đây là thời kỳ lạnh và khô, xen lẫn những ngày ẩm khi

gió mùa đông bắc tràn về. Cây trồng trong thời kỳ này chủ yếu là các loại cây ƣa

khô nhƣ đỗ, lạc, củ đậu,…

Mùa chuyển tiếp: Mùa chuyển tiếp nằm trong khoảng tháng III - IV của năm,

trong thời gian này cả nền nhiệt và lƣợng mƣa đều tăng đáng kể, đồng thời ảnh

hƣởng của gió mùa cũng giảm dần nên thời tiết bớt khô, hanh. Hệ số nhiệt ẩm K của

các tháng dao động từ 1, 18 - 1,44.

2.5.3. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan

Chức năng cảnh quan đƣợc phân biệt chức năng tự nhiên và chức năng xã

hội (đầy đủ là chức năng kinh tế - xã hội - môi trƣờng). Trong nội dung ở mục này

luận văn trình bày chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội của cảnh quan

huyện Đầm Hà.

1. Tiểu vùng rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm

Tiểu vùng gồm cảnh quan:N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, D8, D9, D10

Tiểu vùng có diện tích là 10736,72 ha, chiếm 25,91% tổng diện tích tự nhiên,

nằm ở phía tây bắc huyện Đầm Hà, bao gồm một phần của xã Quảng An, Quảng

Lâm độ cao trung bình > 200m với đỉnh cao nhất 1.135m, các dãy núi kéo dài theo

phƣơng tây bắc-đông nam và đông bắc-tây nam. Mức độ phân cắt địa hình khá lớn,

mạnh dần về phía nam chuyển dần từ phía núi ra phía biển. Sƣờn dốc, độ dốc trung

bình trên 25o. Khu vực đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến sét, cát kết quaczit thuộc

hệ tầng Bình Liêu, ngoài ra còn xen kẽ các dạng nhịp đá phiến sét, thạch anh thuộc

hệ tầng Tấn Mài. Hệ thống thủy văn ở đây chủ yếu chạy theo hƣớng đông bắc-Tây

Nam và đổ xuống sông Bình Hồ, các sông trong tiểu vùng có độ dốc lớn, gấp khúc

và ngắn. Sông Bình Hồ có diện tích lớn nhất trong tiểu vùng là nguồn nƣớc chính

cung cấp cho sản xuất nông nghiệp hai xã Quảng An, Quảng Lâm. Trong tiểu vùng,

đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn, đất đƣợc hình thành trên các sản phẩm phong hóa

Page 68: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

59

của loại đá macma trung tính và biến chất. Loại đất này thích hợp cho phát triển

rừng và một số cây ăn quả lâu năm.

Hiện tại, tiểu vùng này đƣợc sử dụng chủ yếu để phát triển rừng tự nhiên,

rừng trồng và cây công nghiệp lâu năm (quế, hồi). Rừng tự nhiên chỉ còn tồn tại ở

các khu vực núi trung bình và phần phía tây bắc của xã Quảng Lâm, còn khu vực xã

Quảng An chủ yếu là rừng trồng kết với phòng hộ

Với các đặc điểm trên, khả năng bào mòn và vận chuyển vận chất tại tiểu

vùng này khá mạnh làm cho lớp vỏ thổ nhƣỡng và vỏ phong hóa mỏng hơn, cân

bằng vận chất không ổn định. Chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội của

tiểu vùng: phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, phát triển nông,

lâm nghiệp (Bảng 2.6)

2.Tiểu vùng nông thôn và nông lâm nghiệp gò đồi Dực Yên - Quảng Lợi

(gồm cảnh quan: D11,D12, D13,D14, D18,D19, D20,D21, D22,D23, D24,D28,

D29, D30)

Tiểu vùng là khu vực chuyển tiếp từ miền núi thấp phía bắc xuống đồng

bằng phía nam bao gồm một phần diện tích của xã Quảng An, Quảng Lâm, Dực

Yên, Quảng Lợi, Tân Bình với diện tích 7786,45 ha, chiếm 18,79% diện tích lãnh

thổ. Đặc điểm địa chất của vùng chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quarzit

màu xám sang thuộc hệ tầng Hà Cối. Độ dốc địa hình có sự phân hóa: khu vực

thung lũng độ dốc địa hình không lớn, chỉ vào khoảng 5-80, khu vực đồi có độ dốc

lớn hơn thay đổi từ 15-250. Mức độ chia cắt địa hình so với các tiểu vùng khác

trong huyện không lớn, chủ yếu là các sông và một số hồ nhỏ. Thổ nhƣỡng chủ yếu

là đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đá biến chất, đất biến đổi do trồng lúa nƣớc.

Các mô hình trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn quy mô

gia trại là hƣớng phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn vùng đồi của huyện. Bên

cạnh đó, khu vực hồ chứa nƣớc Đầm Hà Động có cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể

định hƣớng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái tại đây. Chức năng chính của

tiểu vùng là phòng hộ, điều tiết và lƣu giữ nguồn nƣớc,chức năng phát triển sản

xuất cũng đóng vai trò quan trọng.

Bảng 2. 6: Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà

Tiểu vùng Loại

cảnh

quan

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

% S

Đặc điểm Chức năng

Page 69: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

60

Tiểu vùng

rừng đầu

nguồn đồi

núi Quảng

An –

Quảng

Lâm

N1,N2,

N3,N4,

N5,N6,

N7,D8,

D9,D10

10736,72 25,91 - Địa hình núi thấp và

núi trung bình, xen lẫn

đồi cao;

- Cấu tạo chủ yếu bởi

đá phiến sét, cát kết

quaczit thuộc hệ tầng

Bình Liêu;

- Quá trình xói mòn,

rửa trôi bề mặt chiếm

ƣu thế.

- Phòng hộ, bảo tồn rừng

và đa dạng sinh học

- Trồng rừng kinh tế kết

hợp với phòng hộ

- Khu vực đồi cao có

chức năng phát triển kinh

tế nông nghiệp

Tiểu vùng

nông thôn

và nông

lâm

nghiệp

khu vực

gò đồi Dực

Yên -

Quảng Lợi

D11,D12,

D13,

D14,

D18,D19,

D20,D21,

D22,D23,

D24,D28,

D29, D30

7786.45 18,79 - Địa hình đồi và gò

đồi thoải

- Cấu tạo bới cuội kết,

sạn kết, cát kết dạng

quarzit màu xám sáng

thuộc hệ tầng Hà Cối

- Quá trình rửa trôi bề

mặt, xâm thực - tích tụ

chiếm ƣu thế

- Rừng phòng hộ kết hợp

với phát triển nông, lâm

nghiệp sinh thái

- Xây dựng nông thôn

mới vùng hồ

- Điều tiết và lƣu giữ

nguồn nƣớc

- Phát triển du lịch sinh

thái hồ

Tiểu vùng

cảnh quan

quần cƣ

nông thôn

và nông

nghiệp

Tân Lập -

Đầm Hà

D15,D16,

D17,

D25,D26,

D27,

BD31-

BD41

4971,48 12 - Địa hình bằng phăng,

có nguồn gốc tích tụ

sông, biển, xen kẽ một

số đồi sót và gò đồi

thoải

- Lớp phủ thực vật

nhân tác đóng vai trò

chủ yếu

- Tiếp nhận dòng chảy và

vật chất từ các tiểu vùng

đồi, núi

- Phát triển nông nghiệp

và nông thôn mới vùng

đồng bằng

- Phòng hộ và bảo vệ đa

dạng sinh học khu vực

núi Hứa

Tiểu vùng

đất ngập

nƣớc và

đảo ven

bờ Tân

Bình - Đại

Bình

BD42 -

BD48

17946,75

43.31 - Có các dạng địa hình

khác nhau: đảo và địa

hình biển

- Có điều kiện môi

trƣờng đồng nhất, chịu

tác động trực tiếp bởi

sóng

- Tiếp nhận vật chất từ

cảnh quan phía trên, vận

chuyển vật chất do dòng

triều và dòng chảy ven bờ

- Bảo tồn đa dạng sinh

học đảo

- Phát triển du lịch biển,

đảo

- Phát triển nuôi trồng

thủy sản nƣớc mặn, lợ

Page 70: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

61

(3) Tiểu vùng cảnh quan quần cư nông thôn và nông nghiệp Tân Lập -

Đầm Hà (gồm các loại cảnh quan: D15,D16, D17,D25,D26,D27, BD31- BD41)

Tiểu vùng bao gồm xã Đại Bình, xã Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà, xã Tân Lập,

Quảng Tân một phần xã Quảng Lợi và Dực Yên với diện tích 4971,48ha, chiếm

12% diện tích toàn huyện. Nằm trên nền địa chất thành phần chủ yếu là cuội kết,

sạn kết, cát kết, sét kết thuộc hệ tầng Tiêu Giao cùng với cát, cuội, hạt nhỏ thuộc

trầm tích Đệ Tứ. Địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thoải có độ dốc dƣới 80, có

nhiều sông suối nhƣ sông Đầm Hà, sông Mƣơng Trƣờng, sông Khe Mắm. Nƣớc

sông trong tiểu vùng chịu ảnh hƣởng xâm nhập mặn, và có xu hƣớng tăng về diện

tích trong một số năm gần đây. Thổ nhƣỡng của tiểu vùng phân hóa tƣơng đối đa

dạng, bao gồm đất phù sa không đƣợc bồi chua, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ

vàng, ngoài ra còn có các loại đất khác nhƣ đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng

biến đổi cho trồng lúa nƣớc.

Hiện tại, sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của tiểu vùng

với các loại cây trồng nhƣ lúa, rau, quả vụ đông, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các

mô hình hệ kinh tế sinh thái theo hƣớng VAC thuần túy hoặc các mô hình đƣợc cải

tiến cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đây cũng là khu vực tập trung

đông dân cƣ với quần cƣ nông thôn và quần cƣ đô thị nông nghiệp - thị trấn Đầm

Hà. Chức năng chính của tiểu vùng là chức năng sản xuất, trong đó nhấn mạnh đến

hoạt động sản xuất nông nghiệp.

(4) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình (gồm các

cảnh quan: BD42, BD43, BD44, BD45, BD46, BD47, BD48)

Tiểu vùng này bao gồm toàn bộ các đảo lớn nhỏ của huyện trong đó các đảo

lớn nhất nhƣ Vạn Vƣợc, đảo Đá Dựng và phần rìa ven biển chủ yếu của một số xã

nhƣ Tân Bình, Đầm Hà, Đại Bình, Tân Lập chiếm 43,31% diện tích lãnh thổ. Dải

ven biển nằm trên nền địa chất thành phần chủ yếu là cát, bột, sét, di tích thực vật

dày từ 1m đến 2m, thổ nhƣỡng chủ yếu là đất cát biển ven sông và đất mặn sú, vẹt.

Bề mặt tƣơng đối bằng phẳng. Địa hình khu vực ven biển bị chia cắt bởi một số cửa

sông lớn nhƣ sông Chùa Sâu, sông Tài Gián, sông Đầm Hà. Thảm thực vật chủ yếu

là rừng ngập mặn ở ven biển, trên các đảo có rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ

ven các đảo.

Các hoạt động phát triển chủ yếu trong tiểu vùng là rừng ngập mặn nuôi

trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tận dụng bãi triều để nuôi trồng thủy hải sản theo

Page 71: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

62

hƣớng thâm canh hoặc bán thâm canh kết hợp với rừng ngập mặn. Ngoài ra, đã có

định hƣớng phát triển du lịch sinh thái trên các đảo nhằm thu hút khách thăm quan.

Theo kế hoạch dự án đầu tiên sẽ đƣợc triển khai thực hiện trên đảo Đá Dựng, đây là

đảo có tiềm năng nhất về giá trị thẩm mỹ bãi biển cũng nhƣ độ đa dạng sinh học các

loài thực vật trên đảo.

Page 72: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

63

Hình 2. 12: Bản đồ các tiểu vùng cảnh quan huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 73: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

64

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

1. Cảnh quan huyện Đầm Hà đƣợc nghiên cứu và xem xét dƣới hai góc độ:

Phân hóa theo kiểu và phân hóa theo khu vực (phân vùng cảnh quan). Lãnh thổ huyện

Đầm Hà đƣợc phân thành: 2 kiểu cảnh quan/ 3 lớp/ 7 phụ lớp/48 loại cảnh quan, nằm

trong 4 tiểu vùng cảnh quan:

(I) Tiểu vùng cảnh quan rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm

(II) Tiểu vùng cảnh quan nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực

Yên - Quảng Lợi

(III) Tiểu vùng quần cư nông thôn và nông nghiệpTân Lập - Đầm Hà

(IV) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình

2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tự nhiên các đơn vị cảnh quan, động lực mùa

cảnh quan và các tiểu vùng là căn cứ xác định chức năng kinh tế - xã hội của cảnh

quan. Đây là cơ sở khoa học để điều chỉnh và quản lý các hoạt động khai thác sử

dụng tài nguyên đất, nƣớc, rừng trong mỗi tiểu vùng gắn với các không gian cụ thể

của mỗi loại cảnh quan,…

Page 74: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

65

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT

TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN

ĐẦM HÀ

3.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp đánh giá

Cảnh quan là tổng thể tự nhiên, là đối tƣợng mang tính tổng hợp cao của việc

nghiên cứu địa ly theo không gian, làm cơ sở cho việc định hƣớng phát triển kinh tế

(nhất là nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên

của lãnh thổ.

Trong các dạng đánh giá cảnh quan (đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá

môi trƣờng, đánh giá kinh tế, phân tích các khía cạnh xã hội) thì đánh giá thích nghi

sinh thái chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cung

cấp cơ sở khoa học cho định hƣớng quy hoạch sử dụng cảnh quan theo tiềm năng

(hay theo quỹ sinh thái) lãnh thổ phục vụ cho sử dụng bền vững tài nguyên.

Trong luận văn sẽ tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái cho các mục đích

phát triển nông, lâm nghiệp, theo các bƣớc chính sau (Nguyễn Cao Huần, 2005):

1) Thống kê đặc tính các loại cảnh quan

2) Lựa chọn các yếu tố đánh giá: dựa vào nhu cầu sinh thái của cây trồng và

tính chất của địa tổng thể theo phƣơng pháp ma trận tam giác

3) Đánh giá thành phần: gồm xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần và

đánh giá từng thành phần của cảnh quan

4) Đánh giá chung: Theo công thức tính điểm trung bình cộng

n

i

ii

A DKn

D1

1

Trong đó: DA : điểm đánh giá chung địa tổng thể A, Di: điểm đánh giá yếu tố thứ i, Ki:

hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i, i: yếu tố đánh giá, i=1, 2,...,n.

Xác định trọng số của các yếu tố: Trọng số Ki đƣợc xác định theo ma trận

tam giác với sự hỗ trợ của các chuyên gia (bảng 3.1). Tổng số lần lặp lại của một

yếu tố ghi vào cột tổng (∑). Và tính tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng trên tổng số lần so

sánh của các cặp. Vì tổng hệ số tầm quan trọng là 1, nên tƣơng ứng với tỷ lệ % của

số lần lặp lại là có hệ số k tƣơng ứng.

Page 75: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

66

Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái: Để phân hạng mức độ thích nghi sinh

thái các cảnh quan cần xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung dựa vào kết quả tính điểm

trung bình cộng. Khi xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung, các nhà khoa học thƣờng

chia thành vài cấp, thƣờng là 4, 5, 6, cấp. Mỗi cấp tƣơng ứng với những khoảng giá trị

của điểm đánh giá chung.

Khoảng điểm D của các cấp trong trƣờng hợp lấy đều nhau đƣợc tính theo

công thức:

M

DDD minmax

Trong đó:

- Dmax là điểm đánh giá chung cao nhất

- Dmin là điểm đánh giá chung thấp nhất

- M là số cấp đánh giá.

Bảng 3. 1: Phương pháp xác định trọng số bằng ma trận tam giác

Các yếu tố lựa chọn

để đánh giá

C1 C2 C3 C4 C5 Số lần lặp lại k

∑ %

C1 - C1 C3 C1/C4 C1 2,5 25 0,25

C2 - C3 C2/C4 C2/C5 1,0 10 0,1

C3 - C3 C3 4,0 40 0,4

C4 - C5 1,0 10 0,1

C5 - 1,5 15 0,15

∑ 10 100 1

Ghi chú: Cách thực hiện: So sánh từng cặp yếu tố về tầm quan trọng tương đối với đối

tượng đánh giá cụ thể. Yếu tố nào quan trọng hơn thì phải vào ô giao thoa của chúng, ví dụ

nhờ phương pháp chuyên gia C1 quan trọng hơn C2 đối với loại hình nhất định thì ghi C1

vào cột giao thoa của C1, C2. Trường hợp ngang nhau thì ghi cả C1, C2, cứ lần lượt từng

cặp ta có bảng kết quả giả định như (Bảng 3.1)

+ C1, C2…..C5: các yếu tố được lựa chọn

+ ∑: tổng số lần lặp lại của yếu tố

+ %: tỷ lệ phần trăm số lần lặp lại của yếu tố

+ k: hệ số tầm quan trọng

Page 76: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

67

Bảng 3. 2: Bảng cơ sở đánh giá chung

Cấp thích nghi Khoảng điểm

S1 (Rất thích nghi) 3

S2 (Thích nghi trung bình) 2

S3 (Kém thích nghi) 1

N (Không thích nghi) 0

Dựa trên bảng cơ sở đánh giá chung tiến hành xác định mức độ của các đơn

vị cảnh quan và thể hiện trên bản đồ.

5) Đánh giá tích hợp: là bƣớc cuối cùng trong đánh giá cảnh quan đối với tất

cả các chủ thể nhằm lựa chọn loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị cảnh quan.

Nội dung đánh giá đƣợc thự hiện nhƣ sau:

- Lập bảng tổng hợp các kết quả đánh giá cho từng loại hình sử dụng theo

từng đơn vị cảnh quan.

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

2.1. Xác định nhu cầu sinh thái 2.2. Lập bảng đặc tính các địa

tổng thể

3. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

4. Đánh giá thành phần

5. Đánh giá chung

6. Đánh giá tích hợp

7. Kiểm chứng thực tế

8. Kiến nghị sử dụng

Phù hợp với thực tiễn

Hình 3. 1: Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái (Nguyễn Cao Huần, 2005)

Page 77: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

68

- Xây dựng bảng chuẩn để lựa chọn loại hình nào đƣợc xem xét, kiến nghị sử

dụng phù hợp với các loại cảnh quan cụ thể.

Trong trƣờng hợp cụ thể có một loại cảnh quan có thể sử dụng cho một loại

hình, thì cần có sự lựa chọn ƣu tiên.

6) Kiểm chứng thực tế: Các kết quả đánh giá đƣợc kiểm chứng thực tế dựa

trên các dữ liệu thu thập đƣợc ngoài thực địa và dữ liệu thống kê.

3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

huyện Đầm Hà

3.2.1. Đánh cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp

3.2.1.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp

Đối với phát triển lâm nghiệp huyện Đầm Hà, luận văn lựa chọn đánh giá

cho 2 mục đích: phát triển rừng phòng hộ và phát triển rừng sản xuất

1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá cho phát triển lâm nghiệp

a) Đối với phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển: Đánh giá cảnh

quan cho phát triển rừng phòng hộ nhằm mục đích góp phần điều tiết dòng chảy,

hạn chế các tai biến liên quan đến trượt lở đất, xói mòn đất .

Các tiêu chí đánh giá cho phát triển rừng phòng hộ: Giá trị phòng hộ của

cảnh quan đƣợc xác định dựa trên các chỉ tiêu sau: vị trí phòng hộ; dạng địa hình,

độ dốc,loại đất.

+ Vị trí phòng hộ: Ƣu tiên bảo vệ các cảnh quan cho phòng hộ tại các khu

vực có vị trí xung yếu, nhạy cảm thuộc khu vực đồi núi, ven biển và đảo

+ Địa hình: là yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng đến mức độ xói mòn, rửa trôi

bề mặt hoặc xói lở bờ,.... Do đó, các khu vực đầu nguồn, khu vực ven biển và đảo

chịu tác động trực tiếp của sóng, gió cần chú y đến phát triển rừng phòng hộ nhằm

giảm thiểu các dạng tai biến khác nhau.

+ Độ dốc: Đối với khu vực đồi núi, độ dốc lớn là một trong các nguyên tăng

thêm độ nguy hiểm của các dạng tai biến. Tuy nhiên, đối với khu vực ven biển chịu

tác động của thủy triều có địa hình tƣơng đối bằng phảng nên yếu tố độ dốc không

là tiêu chí đƣợc xem xét.

Page 78: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

69

Trong bảng phân cấp các chỉ tiêu đối với rừng phòng hộ thì trọng số của các

yếu tố đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma trận tam giác kết hợp với ý kiến chuyên

gia (đƣợc thống kê trong phần Phụ lục 1.1).

Bảng 3. 3: Phân cấp mức độ ưu tiên đối với rừng phòng hộ

Stt Chỉ

tiêu

Trọng

số

Phân hạng ưu tiên và cho điểm

Ưu tiên cao

(3 điểm)

Ưu tiên

trung bình

(2 điểm)

Ưu tiên

thấp

(1 điểm)

Không ưu

tiên

1

Vị trí

phòng

hộ

0,66 - Đầu nguồn - thƣợng

lƣu

- Ven biển

- Đảo ven bờ

- Đầu nguồn

vùng đồi

(Trung lƣu)

-

Hạ lƣu

2 Địa

hình

0,17 Núi trung bình, núi

thấp, địa hình ven biển

bị ngập nƣớc thủy

triều, địa hình đảo ven

bờ

Đồi cao Đồi thấp

Đồng

bằng tích

tụ

3 Độ dốc

0,17

- Khu vực đồi núi và

đảo ven bờ: > 200

- Khu vực

đồi núi và

đảo ven bờ:

15- 200

- Khu vực

đồi núi và

đảo ven bờ :

15- 200

80

-150

- Khu vực

đồi núi :

00 - 8

0

b) Đối với phát triển rừng sản xuất: Rừng sản xuất có thể là rừng trồng, rừng

tự nhiên hoặc rừng tái sinh. Dựa trên đặc điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu, luận

văn chỉ tiến hành đánh giá đối với các dạng cảnh quan thuộc khu vực đồi, núi mà

không đánh giá cho các cảnh quan thuộc khu vực đồng bằng và ven biển. Các chỉ

tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá bao gồm:

+ Địa hình: bao gồm dạng địa hình, độ dốc là hai yếu tố quan trọng quyết

định không gian phát triển của cây trồng.

+ Thổ nhưỡng: Loại đất và tầng dày và độ dốc là yếu tố ảnh hƣởng đến việc

cung cấp dinh dƣỡng cho cây rừng, bố trí cây trồng và quy trình chăm sóc rừng.

Trọng số của các yếu tố đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma trận tam giác

với sự hỗ trợ của các chuyên gia (Phụ lục 1.2)

Page 79: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

70

Bảng 3. 4: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển rừng sản xuất

TT Loại

tiêu chí

Bậc

trọng

số

Mức độ thích nghi

Thích nghi

(3 điểm)

Thích nghi

trung bình (2

điểm)

Ít thích nghi

(1 điểm)

Không thích

nghi (0 điểm)

1 Thảm

thực vật 0.4

Rừng kín cây lá

rộng thƣờng xanh

nhiệt đới, Rừng

kín thƣờng xanh

trên các đảo,

Rừng trồng

cây công nghiệp

lâu năm

Vƣờn cò, Lúa và

hoa màu,

thực vật trong

khu dân cƣ, thực

vật thủy sinh

trong đầm thủy

sản nƣớc lợ

2 Loại đất 0,05 Hs, Ha, Fq, Fs,

Mm Fa, Fe, Fp,

Fl, Pb, Pf, X, Pc,

Xg, Mn, Sp2, Cb

3 Địa hình 0,15

Đồi thấp bóc mòn

trên các loại đá

khác nhau có độ

cao 20 - 100m

Đồi bóc mòn

trên các loại đá

khác nhau có độ

cao 100 - 200 m,

gò đồi thấp bóc

mòn trên thềm

biển cổ

Núi thấp, núi

trung bình, bề

mặt tích tụ deluvi

- proluvi, địa

hình đảo

Dòng chảy sông

suối xâm thực,

tích tụ, các dạng

địa hình đồng

bằng

4 Độ dốc 0,1 8 - 150

15o – 25

o >25

0 <80

5 Tầng

dầy 0,3 >100 cm 50 - 100 cm <50

-

2) Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp

* Đối với rừng phòng hộ

Trong đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng phòng hộ, những loại cảnh

quan không có các yếu tố giới hạn không ƣu tiên cho mục đích phòng hộ sẽ không

đƣợc đƣa vào đánh giá, bao gồm:

- Các loại cảnh quan thuộc khu vực đồng bằng tích tụ: DB31 - DB41,

- Các loại cảnh quan thuộc khu vực đồi núi nhƣng có độ dốc nhỏ hơn 80:

D21, D22, D23, D24, D25, D29, D30.

- Một số loại cảnh quan thuộc khu vực ven biển: BD42, BD48

Trong tổng số 48 loại cảnh quan, có 11 loại cảnh quan đƣợc đánh giá là ƣu

tiên cao, 12 loại cảnh quan có mức độ ƣu tiên trung bình, 4 loại cảnh quan ƣu tiên

thấp và 18 loại cảnh quan không ƣu tiên cho mục đích phòng hộ:

- Các cảnh quan ưu tiên cao cho phòng hộ: các cảnh quan đƣợc đánh giá là

ƣu tiên cao cho phòng hộ (điểm đánh giá từ 0,86 - 1) thuộc phụ lớp núi trung bình,

núi thấp (N1, N3, N4, N5, N6, N7), phụ lớp cảnh quan ngập nƣớc thủy triều (BD43,

BD44) và phụ lớp cảnh quan đảo ven bờ (BD45, BD46, BD47). Các cảnh quan này

Page 80: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

71

chiếm 36,49% diện tích của huyện, chủ yếu là các loại cảnh quan nằm ở vị trí nhạy

cảm và phòng hộ xung yếu ở đầu nguồn hoặc ven biển và đảo. Ngoài ra, khu vực

núi thấp và trung bình phía tây bắc có quá trình địa mạo đặc trƣng là rửa trôi bề mặt,

trƣợt lở khối nhỏ, trƣợt trôi, trƣợt chảy do đó cần thiết phải bảo vệ và quy hoạch

rừng phòng hộ đầu nguồn. Lớp phủ thực vật ở các cảnh quan núi chủ yếu là rừng tự

nhiên hoặc rừng trồng, còn khu vực ven biển và ven đảo là rừng ngập mặn với một

số loài đặc trƣng nhƣ mắn, sú, đâng. Đặc biệt, cảnh quan BD44 và BD 47 ở ven

biển hiện chƣa có thực vật nhƣng cũng đƣợc đánh giá là ƣu tiên cho mục đích

phòng hộ.

Bảng 3. 5: Mức độ ưu tiên của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ

Ưu tiên cao

(S1)

Ưu tiên trung

bình (S2)

Ưu tiên

thấp(S3)

Không ưu tiên(N) - Không

đánh giá

Loại

cảnh

quan

N1, N3, N4,

N5, N6, N7,

BD43, BD44,

BD45, BD46,

BD47

D8, D9, D10,

D11, D12,

D13, D14,

D15, D16,

D17, D18,

D19,

D20, D26,

D28

DB31, DB32, DB34, DB35,

DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41,

BD42, BD48,

D21, D22, D23, D24, D25,

D29, D30

Diện

tích (ha)

15122,67 6022,05 2635,94 17660, 74

Tỷ lệ % 36,49 14,53 6,36 42,62

- Các cảnh quan ưu tiên trung bình cho phát triển rừng phòng hộ (có điểm từ

0,7 - 0.85): chiếm 14,53% diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm các cảnh quan

thuộc phụ lớp đồi cao (D8, D9, D10, D11, D12, D13, D14) và đồi thấp (D14, D15,

D16, D17, D18, D19) với các quá trình trƣợt lở vỏ phong hóa và rửa trôi bề

mặtchiếm ƣu thế, địa hình có độ dốc trung bình từ 80 - 25

0 . Các cảnh quan này chủ

yếu trên các địa hình đồi thấp bóc mòn trên các loại đá khác nhau.

- Các cảnh quan ưu tiên thấp cho phát triển rừng phòng hộ (khoảng điểm từ

0.55 - 0.7): chiếm 6,36 % diện tích của huyện, gồm 4 loại cảnh quan D20, D26,

D27, D28 đƣợc phân bố trên các gò đồi thấp bóc mòn trên thềm sông, thềm cổ, các

bề mặt tích tụ deluvi - proluvi có độ dốc trung bình 80 - 15

0 với quá trình rửa trôi bề

mặt chiếm ƣu thế. Thảm thực vật hiện tại ở khu vực chủ yếu là rừng trồng, cây lâu

năm.

Page 81: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

72

Hình 3. 2: Bản đồ mức độ ưu tiên cho phát triển rừng phòng hộ huyện Đầm Hà, tỉnh

Quảng Ninh

Page 82: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

73

- Các cảnh quan không ưu tiên cho phòng hộ: chiếm 42,62 % diện tích của

huyện, bao gồm các cảnh quan DB31- DB40, DB41, BD42, BD48, D21 - D25,

D29, D30. Hầu hết các cảnh quan này có chức năng chính là phát triển quần cƣ và

nông nghiệp và không đƣợc đƣa vào bảng đánh giá.

* Đối với rừng sản xuất:

Dựa trên mục đích và tiêu chí đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản

xuất (bảng 3.4) và đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu, trong luận văn chỉ đánh giá các

loại cảnh quan thuộc khu vực đồi, núi và một số cảnh quan trên các đảo ven bờ. Các

cảnh quan không đƣa vào đánh giá bao gồm:

(1) Các cảnh quan thuộc địa hình đồng bằng với chức năng chính là sản xuất

nông nghiệp không phù hợp cho phát triển rừng sản xuất.

(2) Các cảnh quan ngập nƣớc thủy triều và một số loại cảnh quan ven các

đảo chịu ảnh hƣởng trực tiếp của sóng biển, với chức năng chính là phòng hộ ven

biển

Bảng 3. 6: Mức độ thích nghi của các cảnh quan cho rừng sản xuất huyện Đầm Hà

Rất thích hợp

(S1)

Thích hợp

(S2)

Kém thích

hợp (S3)

Không thích hợp (N) -

Không đánh giá

Loại cảnh quan D12, D15,

D16, D17,

D18, D20,

D21, D24,

D26,

N1, N2, N3, N4, N5, N6,

N7,

D9, D10, D13, D19, BD46

D11, D22,

D23, D25,

D27, D28,

D29, D8, D14

D30,

DB31, DB32, DB34,

DB35, DB36, DB37,

DB38, DB39, DB40,

DB41,

BD42, BD43. DB44,

BD45, BD47, BD48

Diện tích (ha) 5514,59 11288,88 2080,54 22778.09

Tỷ lệ % 12,77 27,24 5,02 54,7

Trên cơ sở kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển

rừng sản xuất, có thể phân chia thành 3 cấp độ thích nghi khác nhau: Rất thích hợp,

thích hợp, kém thích hợp. Ngoài ra, mức độ không thích hợp là các cảnh quan không

đƣợc đƣa vào đánh giá do tồn tại một số yếu tố không thỏa mãn các tiêu chí đƣa ra :

- Các loại cảnh quan rất thích hợp cho rừng sản xuất (có điểm từ 0,50 -

0,57) : bao gồm các loại cảnh quan D12, D15, D16, D17, D20, D21, D24, D26, với

tổng diện tích 5514,59 ha, chiếm 12,77 % diện tích tự nhiên của huyện. Các cảnh

Page 83: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

74

quan này đƣợc phân bố ở khu vực đồi thấp xã Quảng Lợi, Dực Yên, Đại Bình có độ

dốc trung bình 80 - 15

0. Hiện tại, thảm thực vật tại các cảnh quan này cũng là rừng

trồng sản xuất kết hợp với phòng hộ bảo vệ xói mòn đất. Đặc biệt, cảnh quan D16

phân bố ở thôn làng Ruộng, xã Đại Bình ƣu tiên cho mục đích bảo tồn do có độ đa

dạng sinh học cao với nhiều loại có khác nhau.

- Các loại cảnh quan thích hợp cho rừng sản xuất (có điểm từ 0,42 - 0,49):

các loại cảnh quan này chiếm 27,24 % diện tích tự nhiên của huyện, đƣợc phân bố ở

các khu vực :

( 1) Khu vực núi trung bình và núi thấp (N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7) thuộc

xã Quảng An và Quảng Lâm có độ dốc trung bình > 250, các loại đất chính là Hs,

Ha, Fs, Fa thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, đây là khu vực đầu

nguồn nên chức năng phòng hộ đƣợc ƣu tiên hơn chức năng phát triển sản xuất.

(2) Khu vực đồi cao và đồi thấp (D9, D10, D13, D19) thuộc xã Quảng Lâm

có độ dốc trung bình 150 - 25

0. Khu vực này khá thuận lợi cho phát triển rừng sản

xuất vì địa hình không quá dốc, với loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá sét và biến

chất rất thích hợp cho trồng rừng.

(3) Các đồi sót trên các đảo Đá Dựng, Vạn Vƣợc, và khu vực núi Cuống với

địa hình khá dốc, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi cát, bột. Mặc dù thích hợp cho phát triển

rừng sản xuất nhƣng đƣợc ƣu tiên cho mục đích phòng hộ trên đảo. Lớp phủ thực

vật chủ yếu là rừng tự nhiên.

- Các cảnh quan kém thích hợp cho phát triển rừng sản xuất (có điểm từ 0,34

- 0,41): chỉ chiếm 5,02% diện tích tự nhiên của huyện, đƣợc phân bố trên các gò đồi

thấp, các bề mặt tích tụ deluvi - proluvi, bao gồm các loại cảnh quan : D11, D22,

D23, D25, D27, D28, D29. Các cảnh quan này có thổ nhƣỡng tốt với tầng dày >

100 cm và gần các sông, suối nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hơn là lâm

nghiệp.

- Các cảnh quan không thích hợp với rừng sản xuất: chiếm 54.7% diện tích

của huyện, bao gồm các cảnh quan D30, DB31, DB32, DB34, DB35, DB36, DB37,

DB38, DB39, DB40, DB41, BD42, BD43. DB44, BD45, BD47, BD48, thuộc lớp

cảnh quan đồng bằng tích tụ, và một số cảnh quan ngập nƣớc thủy triều và nƣớc

biển.

Page 84: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

75

Hình 3. 3: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng sản

xuất huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 85: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

76

3.2.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp

1. Nhu cầu sinh thái của một số dạng cây trồng

a) Cây chè

Đặc điểm nhu cầu sinh thái của cây chè bao gồm các yếu tố sau[6]:

Lượng mưa: lƣợng mƣa thích hợp với quá trình sinh trƣởng của cây chè

khoảng 1750 - 2500 mm/ năm. Mƣa nhiều - chè sinh trƣởng mạnh, mƣa ít - chè sinh

trƣởng kém. Độ ẩm thích hợp dao động trong khoảng 80 - 85%

Nhiệt độ: đây là yếu tố quyết định cho sự sinh trƣởng của cây chè, nhiệt độ

tối ƣu nằm trong khoảng 22 - 280C, nhiệt độ dƣới 10

0C hoặc > 40

0

Địa hình: Thông thƣờng, cây chè đƣợc trồng ở những nơi có độ dốc 3 0

-250,

trên 250

không thích hợp do khả năng giữ nƣớc kém. Tuy nhiên, chè vùng cao

thƣờng có chất lƣợng tốt hơn so với chè vùng thấp.

Đất: Chè đƣợc phân bố ở các dạng địa hình khác nhau, nhƣng đƣợc trồng

trên các loại đất chính sau: Đất xám, đất đen, đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất mùn

vàng đỏ trên núi. Tấng dày của đất càng cao thì cây chè càng phát triển tốt, nếu tầng

đất mỏng 40 - 60 cm thì cây cho năng suất thấp và chóng tàn. Độ pH thích hợp cho

chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm

phải dƣới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.

Mức độ thoát nước: Chè là loại cây không chịu đƣợc ngập úng, nên các khu

vực trồng chè thƣờng có khả năng thoát nƣớc tốt, không bị ngập úng vào mùa mƣa

b) Cây Quế

Quế là loài cây thích hợp với khu vực nhiệt đới và cận nhiệt, tại Việt Nam

thƣờng trồng 3 loại giống quế: quế Thanh Hóa, Quế Srilanca (quế than) và giống

quế Trung Quốc. Ngoài ra còn một số loại quế nhƣ quế cành, quế bì và quế đỏ. Một

số đặc trƣng sinh thái của cây quế:

- Khí hậu: Quế là loại cây đƣợc phân bố tại vùng nhiệt đới, thích hợp ở các

vùng nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển tốt nhất là 220

-

250C, tuy nhiên quế vẫn có thể chịu đƣợc điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 10C hoặc

00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-38

0C. Lƣợng mƣa hàng năm ở các địa phƣơng

trồng quế thƣờng vào khoảng 1.800-2.500mm. Độ ẩm thích hợp là 80% - 90% và

độ ẩm thấp nhất không dƣới 70%.

Page 86: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

77

- Địa hình: Cây quế có thể trồng ở độ cao 200 m - 750 m, không nên trồng ở

khu vực quá cao. Độ dốc địa hình thích hợp nhất là 8 - 150, và có thể trồng quế ở

các khu vực đồi núi có độ dốc 30- 8

0, 20

0 - 25

0, đối với các khu vực có độ dốc,

>250 thì ít thích hợp trồng quế, các khu vực có độ dốc < 3

0 thì không trồng quế.

- Thổ nhưỡng: Quế có thể mọc đƣợc trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ

khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất

cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dƣỡng, nhƣng thoát nƣớc tốt. Quế

không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh

dƣỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nƣớc và đất đá vôi khô.

2. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá cho phát triển cây Quế và chè

Huyện Đầm Hà đƣợc đặc trƣng bởi khí hậu nhiệt đới duyên hải, nhiệt độ

trung bình năm 21,80

C -22,50C, lƣợng mƣa trung bình khoảng 2.426 mm/năm đƣợc

phân bố theo mùa, độ ẩm trung bình năm 81%. Các đặc điểm khí hậu này hoàn toàn

phù hợp với quá trình sinh trƣởng của cây chè và cây quế. Do đó, khi lựa chọn các

yếu tố đánh giá thì các yếu tố về khí hậu sẽ không đƣợc nhắc đến mà chỉ xét đến các

chỉ tiêu cần thiết: Độ dốc, thổ nhƣỡng, tầng dày, và thành phần cơ giới,...

a) Đối với cây chè

Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn trong đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây

chè đƣợc lựa chọn bao gồm: Loại đất, độ dốc, mức độ thoát nƣớc, tầng dày, và

thành phần cơ giới.

Trong bảng phân cấp các chỉ tiêu phục vụ phát triển cây chè, hệ số tầm quan

trọng đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma trận tam giác kết hợp với ý kiến chuyên

gia. Các cảnh quan đƣợc đƣa vào đánh giá đƣợc phân thành 4 cấp: thích nghi, thích

nghi trung bình, kém thích nghi, không thích nghi.

Bảng 3. 7: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển cây chè

TT Loại tiêu

chí

Bậc

trọng

số

Mức độ thích nghi

Rất thích hợp (3

điểm)

Thích hợp

(2điểm)

Ít thích nghi

(1 điểm)

Không thích

nghi

(0 điểm)

1 Loại đất 0.15 Fs, Fq, Fa, Fp,Fe -

Hs, Ha, Fl, Pb,

Pf, X, Pc, Xg,

Mn, Sp2, Cb

2 Độ dốc 0.3 <150

150 - 20

0 20

0 - 25

0 > 250

3 Tầng dày 0.15 > 100 cm 50 - 100 cm - -

4 Thành

phần cơ 0.1 Thịt trung bình Thịt nhẹ -

Cát

Page 87: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

78

giới

5 Mức độ

thoát nƣớc 0.3

Thoát nƣớc tốt theo

dòng chảy mặt

Thoát nƣớc

trung bình Thoát nƣớc chậm

Bị ngập úng

b) Đối với cây quế

Đơi với cây quế, các tiêu chí đƣợc lựa chọn để đánh giá và phân cấp mức độ

thích nghi bao gồm: độ cao, độ dốc, loại đất, tầng dày.

Trọng số của các yếu tố đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma trận tam giác

(ma trận chéo) kết hợp với ý kiến chuyên gia

Bảng 3. 8: Phân cấp chỉ tiêu đối với phát triển cây quế

TT Loại tiêu

chí

Bậc

trọng

số

Mức độ thích hợp

Rất thích hợp

(3 điểm)

Thích hợp

(2 điểm)

Ít thích hợp

(1 điểm)

Không thích hợp

(0 điểm)

1 Loại đất 0.15 Fa Fs Ha, Fq

Hs, Fl, Pb, Pf, X,

Pc, Xg, Mn, Sp2,

Cb

2 Độ dốc 0.25 80 - 15

0 150 - 25

0

30 - 8

0

> 250

< 30

3 Độ cao địa

hình 0.25 300 - 750 100 - 300 -

<100, >750m

4 Tầng dày 0.1 > 100 cm 70 - 100 50 - 70

5 Mức độ

thoát nƣớc 0.25

Thoát nƣớc tốt

theo dòng chảy

mặt

Thoát nƣớc trung

bình Thoát nƣớc chậm

Bị ngập úng

3. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với nông nghiệp

a) Cây chè

Trong đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây chè tại huyện Đầm Hà, các

cảnh quan có không thỏa mãn các tiêu chí đƣa ra sẽ không đƣợc đánh giá, bao gồm:

(1) Các cảnh quan khu vực núi thấp và trung bình có độ dốc > 250: N1, N2.

N3, N4, N5, N6, N7

(2) Các cảnh quan khu vực đồi nằm trên dạng địa hình dòng chảy sông suối:

D30

(3) Các cảnh quan khu vực đồng bằng tích tụ sông- biển, các cảnh quan ven

biển và đảo ven bờ

Page 88: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

79

Kết quả đánh giá đã xác định đƣợc 8 loại cảnh quan rất thích nghi, 5 loại

cảnh quan thích nghi, 9 loại cảnh quan kém thích nghi và 26 loại cảnh quan không

thích nghi cho phát triển cây chè.

- Các cảnh quan rất thích hợp với cây chè: có diện tích 4049.33 ha, chiếm

11,47% diện tích lãnh thổ, gồm các loại cảnh quan D12, D15, D16, D26, D20, D21,

D27, D28 phân bố ở khu vực đồi thấp của các xã Tân Bình, Dực Yên, Quảng Tân

với địa hình đồi thấp chiếm ƣu thế, đƣợc đặc trƣng bởi loại đất đỏ vàng trên đá sét

và biến chất, tầng dày trung bình 50 - 70 cm. Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng

chè trên địa bàn huyện còn hạn chế và chƣa đƣợc mở rộng.

Bảng 3. 9: Mức độ thích hợp của các loại cảnh quan cho cây chè huyện Đầm Hà

Rất thích hợp

(S1)

Thích hợp

(S2)

Kém thích hợp

(S3)

Không thích hợp (N) - Không đánh giá

Loại cảnh

quan

D12, D15,

D16, D20,

D21, D26,

D27, D28

D13, D14,

D18, D19

D8, D9, D10,

D11, D17, D22,

D23, D24, D25,

BD46

N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7,

D29, D30,

DB31, DB32, DB34, DB35, DB36,

DB37, DB38, DB39, DB40, DB41

BD42, BD43. BD44, BD45, BD47,

BD48

Diện

tích (ha)

4753.19 1605.21 4800.07 30282.93

Tỷ lệ % 11.47 3.870 11,58 73.07

- Các cảnh quan thích hợp với cây chè: chiếm 3,87% diện tích toàn huyện,

gồm các cảnh quan D13, D14, D18, D19, phân bố chủ yếu ở khu vực tiếp giáp giữa

xã Quảng Lâm và xã Quảng Lợi, có độ dốc trung bình từ 150 - 20

0. Lớp phủ thực

vật chủ yếu là rừng trồng và cây quế.

- Các cảnh quan kém thích hợp với cây chè: bao gồm các cảnh quan D8, D9,

D10, D11, D17, D22, D23, D24, D25, BD46 đƣợc phân bố chủ yếu ở khu vực đồi

cao có độ dốc địa hình lớn, và các khu vực địa hình gò đồi thoải thấp khả năng thoát

nƣớc chậm. Các cảnh quan này chiếm 11,58% diện tích toàn huyện.

- Các cảnh quan không thích hợp với trồng chè : chiếm 73.07% diện tích của

huyện, gồm các loại cảnh quan thuộc khu vực núi thấp và núi trung bình (N1, N2,

N3, N4, N5, N6, N7), cảnh quan đồi thấp (D29, D30), cảnh quan đồng bằng (DB31,

DB32, DB34, DB35, DB36, DB37, DB38, DB39, DB40, DB41), cảnh quan ven

biển và đảo ven bờ (BD42, BD43. BD44, BD45, BD47, BD48) có một số yếu tố

giới hạn trong sự phát triển của cây chè.

Page 89: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

80

Hình 3. 4: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây chè

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 90: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

81

b) Cây quế

Cũng tƣơng tự nhƣ đối với cây chè, các loại cảnh quan đƣợc đƣa vào đánh

giá bao gồm các cảnh quan thuộc khu vực đồi núi có độ dốc > 30 với độ cao trung

bình từ 100 - 750 m, còn các cảnh quan thuộc khu vực đồng bằng, cảnh quan ven

biển và đảo ven bờ thì không đƣa vào đánh giá do có các yếu tố không phù hợp với

sự sinh trƣởng và phát triển của cây quế.

Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá và trọng số của các yếu tố đánh giá, luận

văn đã tiến hành đánh giá mức độ thích nghi đối với các dạng cảnh quan đƣợc chọn

theo phƣơng pháp trung bình công (có tính trọng số). Kết quả đánh giá đã phân chia

mức độ thích nghi thành 3 cấp: Rất thích hợp, thích hợp và kém thích hợp. Các cảnh

quan không đƣợc đƣa vào đánh giá là các cảnh quan không thuận lợi cho phát triển

cây quế.

Bảng 3. 10: Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với cây quế, huyện Đầm Hà

Rất thích

hợp (S3)

Thích hợp

(S2)

Kém

thích hợp

(S1)

Không thích hợp (N) - Không đánh giá

Loại

cảnh

quan

N4, D12,

D13, D14

N5, N6,

N7, D8,

D9, D10,

D11

N3 N1, N2,

D15, D16, D17, D18, D19, D21, D22, D23, D24,

D25, D26, D27, D28, D29, D30,

DB31, DB32, DB34, DB35, DB36, DB37, DB38,

DB39, DB40, DB41,

BD 42, BD43. BD44, BD45, BD47, BD48

Diện

tích (ha)

3137.99 8503.23 250,18 29549.99

Tỷ lệ % 7.57 20.52 0.78 71.13

- Các cảnh quan rất thích hợp với cây quế: gồm 4 dạng cảnh quan: N4, D12,

D13, D14, chiếm 7.57 % diện tích toàn huyện. Các cảnh quan này phân bố chủ yếu ở

khu vực núi thấp có độ cao trung bình 400m - 700 m và đồi bóc mòn trên ở độ cao

100 - 200 m. Mặc dù, các cảnh quan D12 - D14 nằm trên địa hình đồi nhƣng lại có

độ dốc và loại đất phù hợp đối với cây quế.

- Các cảnh quan thích hợp với cây quế: có 8503.23 ha chiếm 20,52 % diện

tích tự nhiên của huyện, bao gồm: N5, N6, N7, D8, D9, D10, D11. Các cảnh quan

này phân bố ở khu vực núi thấp có độ cao trung bình trên 300 m với độ dốc > 250,

loại đất Fs chiếm ƣu thế . Tại các cảnh quan D8, D11 ngƣời dân cũng đang trồng

Page 91: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

82

quế và đây là nguồn lợi đối với các bản dân tộc Thanh Y, Thanh Phán sinh sống

trong vùng.

Hình 3. 5: Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây Quế

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 92: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

83

- Các cảnh quan kém thích hợp với cây quế : chỉ có cảnh quan N3 với diện

tích 250,18 ha. Loại cảnh quan nằm trên khu vực núi thấp có độ cao địa hình thuận

lợi, mức độ thoát nƣớc tốt rất phù hợp để trồng cây quế nhƣng độ dốc lớn > 250 và

loại đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha) với tầng dày < 70cm lại ít thuận lợi

đối với cây quế.

- Các cảnh quan không thích hợp với cây quế : chiếm phần lớn diện tích trên

địa bàn huyện, bao gồm: N1, N2, N3, D15, D16, D17, D18, D19, D21, D22, D23, D24,

D25, D26, D27, D28, D29, D30, DB31, DB32, DB34, DB35, DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41, BD 42, BD43. BD44, BD45, BD47, BD48.

Nhận xét chung cho đánh giá cảnh quan đối với phát triển nông, lâm

nghiệp huyện Đầm Hà: Trên cơ sở bảng tổng hợp kết quả đánh giá đối với các loại

hình sử dụng đất cho thấy:

- Khu vực núi trung bình, núi thấp, khu vực ven biển và các đảo ven bờ đƣợc

ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ (rừng trồng phòng hộ, rừng tự nhiên phòng hộ)

hoặc kết hợp giữa rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm các cảnh quan: N1, N3,

N4, N5, N6, N7, BD43, BD44, BD45, BD46, BD47.

- Các cảnh quan đồi cao thuộc xã Quảng Lâm thích hợp với trồng quế kết

hợp với phòng hộ, gồm các cảnh quan : D12, D15, D16, D17, D18, D20, D24, D26,

- Các cảnh quan thuộc khu vực đồi thấp thích hợp với các mô hình nông, lâm

kết hợp và các mô hình trồng cây lâu năm: D8, D11, D13, D14, D18, D19, D28,

D21

- Các cảnh quan đồng bằng và một số cảnh quan ven biển sẽ đƣợc ƣu tiên

cho các mục đích khác.

Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi đối với các mục đích phát triển

nông, lâm nghiệp huyện Đầm Hà

Loại

hình

SDĐ

Hạng thích nghi Hạng không thích nghi

Rất thích hợp

(S1) Thích hợp (S2)

Ít thích hợp

(S3) Không thích hợp (N)

Rừng

phòng

hộ

Loại cảnh

quan:

N1, N3, N4,

N5, N6, N7,

BD43, BD44,

BD45, BD46,

BD47

Loại cảnh quan:

D8, D9, D10,

D11, D12, D13,

D14, D15, D16,

D17, D18, D19,

Tỷ lệ % Diện

tích: 14,53

Loại cảnh

quan:

D20, D26,

D27, D28

Tỷ lệ % Diện

tích: 6,36

Loại cảnh quan:

DB31, DB32, DB34, DB35,

DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41,BD42, BD48, D21,

D22, D23, D24, D25, D29, D30,

BD48

Tỷ lệ % Diện tích: 42,62%

Page 93: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

84

Tỷ lệ % Diện

tích: 36,49

Rừng

sản

xuất

Loạicảnh quan:

D12, D15, D16,

D17, D18, D20,

D21, D24, D26,

Tỷ lệ % Diện

tích: 12,77%

Loại cảnh quan:

N1, N2, N3, N4,

N5, N6, N7, D9,

D10, D13, D19,

BD46

Tỷ lệ % Diện

tích: 27,24%

Loại cảnh

quan:

D11, D22,

D23, D25,

D27, D28,

D29, D8, D14

Tỷ lệ % Diện

tích: 5,02 %

Loạicảnh quan:

D30, DB31, DB32, DB34, DB35,

DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41,BD42, BD43.

BD44, BD45, BD47, BD48

Tỷ lệ % Diện tích:

54,7 %

Cây

Chè

Loại cảnh

quan:

D12, D15, D16,

D26, D20, D21,

D27, D28

Tỷ lệ % Diện

tích:

11.47%

Loại cảnh quan:

D13, D14, D18,

D19

Tỷ lệ % Diện

tích

3.870 %

Loại cảnh

quan:

D8, D9, D10,

D11, D17,

D22, D23,

D24, D25,

D29

Tỷ lệ %Diện

tích: 11,58%

Loại cảnh quan:

N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7,

D30, DB31, DB32, DB34, DB35,

DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41,DB42, BD43.

BD44, BD45, BD47, BD48

Diện tích:

73.07%

Cây

quế

Loại cảnh

quan:

N4, D12, D13,

D14

Tỷ lệ % Diện

tích:

7.57

Loại cảnh quan:

N5, N6, N7, D8,

D9, D10, D11

Tỷ lệ % Diện

tích

20.52

Loại cảnh

quan:

N3

Tỷ lệ % Diện

tích

0.78

Loại cảnh quan:

N1, N2, D15, D16, D17, D18,

D19, D20, D21, D22, D23, D24,

D25, D26, D27, D28, D29, D30,

DB31, DB32, DB34, DB35,

DB36, DB37, DB38, DB39,

DB40, DB41,BD42, BD43.

BD44, BD45, BD47, BD48

Tỷ lệ % Diện tích

71.13

3.2.2. Phân tích cảnh quan phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Nƣớc là nhân tố sinh thái quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy hải sản,

do đó yếu tố quyết định đến mức độ thuận lợi trong phát triển thủy sản là đặc điểm

địa hình với mức độ ngập nƣớc và chất lƣợng môi trƣờng nƣớc. Thông thƣờng, các

yếu tố đƣợc lựa chọn trong đánh giá nuôi trồng thủy, gồm có:

- Địa hình ngập úng thƣờng xuyên > 70 - 100 cm

- Nhiệt độ nƣớc điều hòa

- Không có độc tố trong môi trƣờng nƣớc

- Độ dinh dƣỡng trong nƣớc đảm bảo

- Điều kiện đánh bắt thuận lợi

Page 94: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

85

Ngoài ra, đối với phát triển ngành ngƣ nghiệp nói chung thì các tiêu chí cần

chú y đến gồm: hệ thống sông suối, ao hồ, mặt nƣớc ven biển; Địa hình thuận lợi

cho việc đánh bắt và nuôi trồng; chất lƣợng nƣớc tốt cho việc đánh bắt và nuôi

trồng thủy hải sản.

Trên địa bàn huyện Đầm Hà, nuôi thủy sản nƣớc ngọt chiếm diện tích không

đáng kể, chỉ có 69, 7 ha với hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh là chủ yếu.

Phần lớn các diện tích nuôi thủy sản nƣớc ngọt là chuyển đổi từ đất trũng trồng lúa

kém hiệu quả hoặc kết hợp với hình thức luân canh lúa - cá. Trong khi đó, nuôi thủy

sản nƣớc mặn lợ phát triển mạnh tại khu vực ven biển với các loại hình: (1) nuôi

tôm vùng nƣớc lợ trong đê cống; (2) nuôi nhuyễn thể vùng bãi triều ven biển; (3)

Nuôi cá lồng trên biển. Do đó, trong phạm vi luận văn chỉ phân tích mức độ thuận

lợi của các cảnh quan ven biển phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, nƣớc mặn.

Huyện Đầm có gần 18000 ha diện tích đất ngập nƣớc và đảo ven bờ với 21

km đƣờng bờ biển và vùng lãnh hải rộng lớn thuộc 4 xã ven biển Đầm Hà, Tân

Bình, Tân Lập, Đại Bình đƣợc đánh giá là thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy

hải sản:

(1) Cảnh quan DB40, DB 41: thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ đƣợc

đặc trƣng bởi đất phèn tiềm tàng sâu và đất mặn sú,vẹt đƣớc. Cảnh quan này trƣớc

đây đƣợc sử dụng làm đầm nuôi tôm nhƣng hiện nay đang cải tạo lại. Kết quả quan

trắc môi trƣờng nƣớc tại Đầm tôm (trong đê) thôn xóm giáo, xã Đầm Hà cho thấy

các thông số quan trắc đều thích hợp với nuôi tôm với pH 7,88; DO 7,84, độ mặn

12, 82%0.

(2) Cảnh quan BD 42: Cảnh quan này nằm xen kẽ với dải rừng ngập mặn

phòng hộ ven biển, nằm rải rác ở các xã Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập, Đại Bình với

địa hình thấp, trũng lại gần biển nên thuận lợi trong việc điều tiết nƣớc trong các

đầm nuôi tôm nƣớc lợ. Trảng rừng ngập mặn là nơi cƣ trú rất ly tƣởng cho tôm, tán

rừng che mát và ổn định nhiệt độ và giảm thoái hóa đất. Đặc biệt, khu vực này có

thể phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng

mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả quan trắc môi trƣờng tại Đầm nuôi tôm xã Đầm Hà và Tân Bình cho

thấy các kết quả quan trắc đều nằm trong giới hạn tối ƣu cho phát triển nuôi tôm sú

và tôm thẻ chân trắng theo công văn 298/TCTS-NTTS ngày 01/2/2013 về “phổ biến

mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh” (Bảng 3.12)

Page 95: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

86

(3) Cảnh quan BD44: đây là khu vực cửa sông ven biển, do bị ảnh hƣởng

bởi nguồn nƣớc ngọt từ thềm lục địa đổ ra vào mùa mƣa lũ nên độ mặn dao

động tƣơng đối lớn, từ 5 đến 32 %0. Đặc điểm chất đáy thƣờng là cát, bùn pha

cát. Thuận lợi cho việc nuôi các loài nhuyễn thể nhƣ ngao, sò, sá sùng.

Bảng 3. 12: Kết quả quan trắc môi trường nước đối với nuôi tôm ven biển

Chỉ tiêu môi

trƣờng (*)

Giới hạn tối ƣu Kết quả quan trắc

Tôm sú (*) Tôm thẻ chân

trắng (*)

Tại đầm tôm xã

Đầm Hà, ngoài đê

Vùng nuôi tôm thôn Bình

Hải, Bình Nguyên

(DO) > 4 mg/ l > 6 mg/l 8,33 mg/l 7,68

pH 7,5 - 8,5 7,5 - 8,5 8,14 7,35

Độ mặn 15%0 -25%0 5%0

- 25%0 22,5 %0 23%0-25%0

Độ trong 30 - 40 cm 30 - 40 cm 150 - 200 cm 230 - 250 cm

(*: Văn bản hướng dẫn ban hành theo công văn số 298/TSTS-NTTS về việc phổ biến mô hình nuôi tôm thành

công trong vùng dịch bệnh). Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường Khoa Địa lý, 2013

(4) Vùng biển: là khu vực có độ mặn trung bình 28 %0 và tƣơng đối ổn

định, môi trƣờng nƣớc trong sạch, đƣợc che chắn bởi các đảo xung quanh nên

khá thuận lợi cho việc nuôi cá lồng trên biển với một số loại cá nhƣ cá Song,

cá Giò, cá Hồng Mỹ, cá Tráp, cá vƣợc,... Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc

khu vực nuôi trồng thủy sản cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong

giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT đối với khu vực nuôi trồng

thủy sản.

Bảng 3. 13: Kết quả quan trắc môi trường nước biển khu vực nuôi cá lồng bè

pH nƣớc DO

(mg/l)

COD

(mg/l)

Fe

(mg/l)

Khu vực nuôi cá lồng bè xã Tân

Lập

8,1 5,7 2,1 0,001

Khu vực nuôi cá lồng bè trên biển 8,2 5,3 1,00 -

QCVN 10/2008/BTNMT đối với

khu vực NTTS 6,5 - 8,5 ≥5 3 0,1

Nguồn: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của một số loại hình sử dụng đất

nông, lâm nghiệp

Page 96: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

87

1. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây quế và chè

Trong mục này, luận văn chỉ đề cập đến giá trị kinh tế hiện tại của hai loại

cây quế và chè.

* Cây quế

Đối với huyện Đầm Hà, quế là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của

xã Quảng Lâm. Toàn xã hiện có trên 1500 ha trồng quế đƣợc phân bố chủ yếu ở bản

Tài Sẹc, Bình Hồ, Thanh Y, Lý Sáy với khoảng 200 hộ trồng quế.

Quế là loại cây có tuổi đời khá dài, mặc dù chi phí ban đầu không cao nhƣng

quế phải có tuổi từ 15 - 20 năm mới có giá trị cao. Để xây dựng 1 ha rừng quế cần

chi phí khoảng 8 - 10 triệu đồng bao gồm: Cây giống (khoảng 2000 cây), phân bón,

công trồng và chăm sóc. Trong 3 năm đầu, quế cần đƣợc chăm sóc kỹ và không có

giá trị thu hoạch nên đƣợc trồng xen canh với sắn để tăng thêm thu nhập cho hộ gia

đình, từ năm thứ 4 trở đi không tốn nhiều công chăm sóc. Quế trồng với chu kỳ 15

năm đƣợc chăm sóc tốt thì đƣợc thu hoạch và khai thác 3 lần với lợi nhuận tối đa

khoảng 470 triệu đồng/ha, trung bình trên 31 triệu/ năm:

- Từ năm thứ 6 thu hoạch lần 1 (khoảng 700 cây), với giá bán 1 cây quế

khoảng 100.000 đồng/cây.

- Từ năm thứ 10: thu hoạch lần 2: 1 cây quế có giá bán 200.000 đ/ cây

- Năm thứ 15: khai thác hết với giá bán 1 cây quế to (cả lá, thân, vỏ) khoảng

600.000 đồng/ cây - 1.000.000 đồng / cây.

Bảng 3. 14: Chi Phí và thu nhập của 1 ha trồng quế trong 15 năm

Năm

Chi Phí Doanh thu

Hạng mục Đơn

vị

tính

Số

lƣợng

Đơn

giá

(1000

đồng)

Thành

tiền

(1000

đồng)

Hạng

mục

Số

lƣợng

Đơn

giá

(1000.

Đồng)

Thành

tiền

(1000.

Đồng)

1 Giống Cây 2000 0.4 800

Phân bón Kg 300 10 3000

Trồng+

Chăm sóc

Công 100 50 5000

Chi khác 200

2. Công chăm

sóc, tỉa

thƣa

Công 40 100 4000

Bón phân Kg 200 10 2000

3 Công chăm

sóc, tỉa

Công 40 100 4000

Page 97: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

88

thƣa

Bón phân Kg 200 10 2000

4 Bón phân Kg 100 10 1000

6 Công thu

hoạch+

chăm sóc,

tỉa thƣa

Công 50 100 5000 Cây 700 100 70000

Bón phân Kg 100 10 1000

10 Công thu

hoạch,

chăm sóc,

tỉa thƣa

Công 60 100 6000 Cây 700 200 140000

Bón phân kg 100 10 1000

15 Khai thác Công 50 100 5000 Cây 500 600 300000

Tổng cộng 40000 510.000

Đối với 1 ha trồng quế sau 15 năm sẽ khai thác đƣợc gần 8.5 tấn quế tƣơi/

ha, tƣơng đƣơng với 5 tấn quế khô/ha với tổng giá trị khoảng 115 triệu đồng/ ha. Lá

tƣơi đƣợc bán với giá 1.300 đồng/ kg với mục đích chiết tách tinh dầu cũng đƣợc

khoảng 10 triệu đồng. Thân cây có thể ngâm để làm nhà sàn hoặc đƣợc bán với giá

1.000.000 - 2.000.000 đồng/ m3. Thông thƣờng mỗi ha rừng quế tại xã Quảng Lâm

sau 15 năm có thể thu về đƣợc từ 200 triệu đồng - 400 triệu đồng, tùy thuộc vào

mức độ chăm sóc và khả năng tận thu các sản phẩm từ quế (UBND xã Quảng Lâm,

2013).

So với cây quế, cây keo thời gian thu hoạch ngắn hơn cây quế (sau 6 năm)

nhƣng cho lợi nhuận thấp. Chi phí để đầu tƣ cho 1 ha trồng keo là 9 triệu đồng cho

phân bón, giống, thuốc sâu và công trồng, cho đến năm thứ 7 có thể khai thác đƣợc.

Đối với 1 ha rừng keo cho khoảng 37 tấn gỗ keo (giá bán 1.2 triệu/ tấn), đem lại thu

nhập 44,4 triệu/ ha nhƣ vậy, trừ chi phí ban đầu có thể đem lại thu nhập 35,4 triệu

đồng (UBND xã Quảng Lâm, 2013).

* Cây chè

Chè là loại cây công nghiệp lâu năm có đời sống kinh tế dài, mau cho sản

phẩm. Chè trồng 1 lần có thể thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn. Đây là cây trồng

mới phát triển trên địa bàn huyện Đầm Hà từ năm 2002 với 2 loại giống LDP1,

LDP2 và chè Ngọc Thúy nên diện tích còn hẹp, mặt khác tại địa phƣơng chƣa có

nhà máy chế biến chè nên thị trƣờng tiêu thụ còn gặp nhiều trở ngại và đem lại hiệu

quả kinh tế không cao.

Hiện nay, huyện Đầm Hà có khoảng 72,36 ha, với năng suất trung bình chỉ

khoảng 7.5 tấn/năm. Chi phí cho 1 ha chè/ năm, chƣa tính công lao động gia đình

Page 98: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

89

khoảng 13,8 triệu đồng bao gồm phân bón, thuốc kích thích sinh trƣởng, … Tuy

nhiên, hiện nay do chƣa hình thành đƣợc các đại lý thu mua lớn, cộng với hệ thống

thiết bị, quy trình chế biến của các cơ sở chế biến chè còn manh mún, chƣa đáp ứng

đƣợc yêu cầu chất lƣợng, nông dân chủ yếu bán sản phẩm thô nên giá trị thu

nhập/1ha chè thấp chỉ với giá 6000 đ/ kg chè búp tƣơi, thu nhập của ngƣời dân (sau

khi trừ chi phí) khoảng 31,2 triệu/năm. Nhƣ vậy, nếu đƣợc chăm sóc đúng kỹ thuật,

đƣợc chăm sóc và thu hái thƣờng xuyên sẽ cho năng suất khoảng 12 - 15 tấn/ năm

với thu nhập trên 40 triệu đồng/ha/năm.

Bảng 3. 15: Chi phí của 1 ha chè / năm trên địa bàn huyện Đầm Hà

Chi phí

Hạng mục Tiền (1000 đ)

1. Phân bón 6000

3. Thuốc BVTV 800

4. Vận chuyển 2000

6. Lao động thuê ngoài 5000

Tổng cộng 13.800

Bảng 3. 16: Doanh thu từ 1 ha chè trên địa bàn huyện Đầm Hà

Hạng mục Năng suất

(kg/ha/năm)

Giá/ kg (1000

đồng)

Tiền (1000 đồng)

Chè búp tƣơi 7.500 6 45.000

(Nguồn: UBND huyện Đầm Hà, 2013)

Để tăng doanh thu từ chè và mở rộng diện tích trồng chè khu vực đồi của

huyện cần đối mới công nghệ chế biến, và tiến hành sơ chế trƣớc khi bán, thành lập

cơ sở chế biến chè ngay trên địa bàn huyện.

2. Phân tích hiệu quả môi trường của một số loại hình sử dụng đất nông, lâm

nghiệp huyện Đầm Hà

Đối với lãnh thổ miền núi giáp biển nhƣ huyện Đầm Hà thì rừng phòng hộ

đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, đảo có y nghĩa quan trọng:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn đóng

vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, bảo vệ đất và giảm thiểu các dạng

tai biến tự nhiên trên đất dốc nhƣ trƣợt lở, xói mòn đất. Tuy nhiên, thành phần cây

trồng ảnh hƣởng đến khả năng xói mòn đất là khác nhau, đối với các khu vực có độ

dốc trên 250 thì các loại cây trồng nhƣ keo, bạch đàn ở giai đoạn khép tán đều có

khả năng hạn chế xói mòn đất cao hơn nhiều so với một số loại cây công nghiệp dài

ngày hay cây ăn quả lâu năm.

Page 99: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

90

- Rừng phòng hộ ven biển: đƣợc đặc trƣng bởi một số loại cây ƣa mặn nhƣ

mắn, sú, đâng, giá, trang góp phần hình thành bức tƣờng tự nhiên có tác dụng giảm

tác động của sóng biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, tăng mức độ

bồi tụ phù sa, mở rộng diện tích bãi bồi ra biển, hạn chế xâm nhập mặn vào nội

đồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.

- Rừng sản xuất: Rừng sản xuất thƣờng đƣợc trồng trên các địa hình đồi nên

ngoài giá trị kinh tế còn có giá trị về môi trƣờng. Mặc dù không nằm ở những khu

vực có vị trí xung yếu nhƣ rừng phòng hộ đầu nguồn hay rừng phòng hộ ven biển,

đảo nhƣng rừng sản xuất có một số lợi ích sau: Tăng độ che phủ rừng; Giảm thiểu

các tai biến xảy ra trên đất dốc; Cải thiện chất lƣợng đất. Bên cạnh đó, cũng có một

số ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng: suy giảm đa dạng sinh học; gia tăng nguy cơ

ô nhiễm môi trƣờng do thuốc trừu sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… suy giảm chất

lƣợng đất.

Bảng 3. 17: Hiệu quả môi trường của một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp

Loại hình sử dụng

đất

Ảnh hƣởng tích cực Ảnh hƣởng tiêu cực

1. Rừng phòng hộ

- Rừng phòng hộ đầu

nguồn

- Điều tiết nƣớc cho các dòng chảy;

- Bảo vệ đất;

- Giảm thiểu các tai biến thiên nhiên xảy ra

trên đất dốc nhƣ trƣợt lở đất, xói mòn, rửa

trôi bề mặt; lũ quét,...

-

- Rừng phòng hộ ven

biển

- Chắn gió;

- Ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển;

- Chống sạt lở bờ và các công trình ven biển;

- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi

thủy, hải sản ven bờ

- Mở rộng diện tích bãi bồi ra biển

-

2. Rừng sản xuất - Tăng độ che phủ rừng

- Giảm thiểu các tai biến xảy ra trên đất dốc

- Cải thiện chất lƣợng đất

- Suy giảm đa dạng

sinh học;

- Gia tăng nguy cơ ô

nhiễm môi trƣờng do

ảnh hƣởng của thuốc

trừ sâu, thuốc bảo vệ

thực vật;

- Suy giảm chất lƣợng

đất nếu không có biện

pháp bù lại dinh dƣỡng

cho đất;

3. Nông nghiệp

- Cây Quế - Giảm thiểu xói mòn, rửa trôi bề mặt trên

đất dốc

- Tăng độ che phủ rừng

- Cây chè - Cải thiện môi trƣờng

Page 100: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

91

- Hình thành các vành đai chống xói mòn

trên đất dốc

- Chè nên đƣợc trồng xen canh với cốt khí để

đem lại hiệu quả cải tạo đất.

Ngoài ra, một số cây công nghiệp dài ngày nhƣ quế, chè cũng đem lại hiệu

quả môi trƣờng cao:

- Cây quế: là loại cây trồng thích hợp với khu vực đồi núi có tác dụng iữ đất,

giữ nƣớc ở những vùng đồi núi dốc, tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu xói mòn, rửa

trôi bề mặt trên đất dốc.

- Cây chè: Cây chè giúp cải thiện môi trƣờng sinh thái, tăng độ che phủ cho

đất, hạn chế các dạng tai biến thiên nhiên nhƣ xói mòn đất theo dòng chảy mặt. Nếu

chè đƣợc trồng theo các vành đai hoặc trồng xen kẽ với cây cốt khí sẽ có tác dụng

cải tạo đất cao hơn là trồng độc canh.

Bên cạnh những lợi ích cải thiện môi trƣờng, trồng quế và chè cũng có một

số tác động tiêu cực nhất định nhƣ:

- Suy giảm đa dạng sinh học do sự thay thế thảm thực vật tự nhiên bằng thảm

thực vật nhân sinh;

- Gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu,

thuốc bảo vệ thực vật

- Suy giảm chất lƣợng đất nếu không có biện pháp bù lại dinh dƣỡng cho đất

3.3. Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản huyện Đầm Hà

3.3.1. Cơ sở định hướng sử dụng cảnh quan huyện Đầm Hà

Định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản huyện Đầm Hà đƣợc xác định dựa trên các căn cứ về khoa học, hiện

trạng tài nguyên, môi trƣờng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch

ngành có liên quan. Do đó, việc định hƣớng sử dụng cảnh quan huyện Đầm Hà phải

dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu sau:

(1) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực,

(2) Phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của

huyện đã đƣợc phê duyệt,

(3) Tôn trọng hiện trạng sử dụng tài nguyên đƣợc xem là hợp lý,

(4) Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Page 101: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

92

Từ những nguyên tắc trên, trong quá trình định hƣớng sử dụng cảnh quan

phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cần chú ý một số vấn đề

sau:

- Các loại cảnh quan ở khu vực đầu nguồn cần đƣợc khoanh nuôi và bảo vệ

để đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn hoặc kết hợp giữa hai chức năng phòng

hộ và sản xuất

- Các cảnh quan rừng ngập mặn vực ven biển cần đƣợc bảo tồn và phục hồi

nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ ven biển.

3.3.2. Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện

Đầm Hà. Năm 2012, giá trị sản xuất của nông, lâm, thủy sản là 674,86 tỷ đồng, tăng

3,69 lần so với năm 2005. Trong cơ cấu nội ngành, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn nhất 57,77%, ngành thủy sản 35,86%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 7,23%.

a) Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế huyện Đầm

Hà.Năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá CĐ 1994) là 91,2 tỷ đồng, tăng

35 tỷ so với năm 2010.

- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng năm 2012 là 6.168,24 ha.Một số cây trồng

chính nhƣ: Lúa (3.208,34 ha) phân bố chủ yếu ở xã Đầm Hà, Quảng Tân, Dực Yên,

ngô (1.143,1 ha) và các loại cây trồng khác nhƣ đậu tƣơng (xã Tân Lập, Đại Bình,

Đầm Hà), lạc (Dực Yên, Tân Lập, Đại Bình, Quảng An), mía (Tân Bình, Dực Yên),

…. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt cả năm đạt 17.823,69 tấn. Lƣơng thực

bình quân đầu ngƣời đạt 481 kg/ngƣời/năm.

Bên cạnh đó, huyện đã đƣa một số giống lúa năng suất cao vào sản xuất nhƣ:

Lúa Lai BT49, BTST, Bắc ƣu 903, 253, 025… Ngoài ra, một số giống lúa mới đƣợc

đƣa vào thí điểm nhƣ: ĐS1, QR6, QR7, QR8; QR9, J01, J02 ở Quảng An và giống

lúa QR1 ở xã Đầm Hà. Công tác chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, diện tích đất lúa

đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ quy hoạch vùng tập trung hình thành các vùng sản xuất

lúa chuyên canh nhƣ [16]

Page 102: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

93

+ Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung các xã: Đầm Hà,

Quảng Lợi, Quảng Tân, Quảng An…với một số giống lúa chủ lực nhƣ Lúa nếp,

Hƣơng thơm số 1, Bắc thơm…

+ Vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao: Quảng Lợi, Quảng Tân,

Quảng An, Đầm Hà…có điều kiện đất tốt, tƣới tiêu chủ động và hộ dân có trình độ

thâm canh khá, thích ứng nhanh với cơ chế thị trƣờng. Giống lúa là các giống lúa

thuần và lúa lai có năng suất và chất lƣợng cao: Bắc Ƣu, Bồi tạp Thái phong, Khang

dân 18…

Dự án chè tập trung tại xã Tân Bình đƣợc phê duyệt và thực hiện trong

Quyết định số 4385/QĐ-UBND ngày 3/12/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh với

quy mô 272ha đƣợc coi là cây xóa đói, giảm nghèo. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã

thực hiện đƣợc kết quả với tổng diện tích đã trồng đến 10/10/2007 là 191,27ha (chè

trồng mới 116,87ha; chè sản xuất 77,4ha) trong đó có 45 ha tập trung ở xã Tân Bình

với khoảng 60 hộ dân tham gia.

b) Lâm nghiệp

Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành (Giá hiện hành) là 43 tỷ đồng, gần 6

lần so với năm 2005, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 10,53%. Tỷ lệ che phủ rừng

ngày càng cao đạt 51,3% vào năm 2012 đạt tốc độ 2,9%/năm. Trong đó, diện tích

trồng rừng tập trung là 714,9 ha, tăng 3,6 lần so với năm 2005, diện tích chăm sóc

và bảo vệ rừng là 6.066,2 ha,tăng 6,78 lần so với năm 2005(Phòng nông nghiệp và

phát triển nông thôn huyện Đầm Hà, 2013).

- Rừng trồng phân bố chủ yếu ở xã Quảng An, Quảng Lợi, Dực Yên, Tân

Bình, Quảng Tân,... chủ yếu là các cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: thông, keo, bạch

đàn phục vụ làm giấy và xây dựng dân dụng.

- Rừng Tự nhiên: với mục đích phòng hộ đầu nguồn nên đƣợc bảo vệ nghiêm

ngặt phân bố chủ yếu ở phía bắc các xã Quảng An và Quảng Lâm.

Bảng 3. 18: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu giai đoạn 2005-2012

TT Hạng mục ĐVT Năm TĐT

(%/năm) 2005 2006 2007 2010 2011 2012

1 Trồng rừng tập trung Ha 201,0 804,0 1.372,0 493,0 306,9 714,9 19,87

- Rừng phòng hộ Ha 138,0 50,0 30,8

- Rừng sản xuất Ha 201,0 804,0 1.372,0 355,0 256,9 684,1 19,12

2 Trồng rừng phân tán 1000 cây 25,0 20,5 36,0 32,5 30,0 25,0

3 Chăm sóc, bảo vệ rừng Ha 895,0 950,0 1.250,0 2.259,7 4.106,9 6.066,2 31,44

4 Gỗ tròn khai thác m3 82,0 880,0 900,0 14.715,0 109,89

Page 103: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

94

5 Củi các loại 1000 ster 7,8 4,6 10,8 12,0 12,0

6 Sản lƣợng quế vỏ tấn 362,0 300,0 405,0

7 Tre, nứa, luồng khai thác 1000 cây 8,5 9,6 54,7 57,0 60,0 32,20

8 Tỷ lệ che phủ rừng % 42,0 42,1 40,7 49,2 51,3 51,3 2,90

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đầm Hà 2009; phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đầm Hà

Một số sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp nhƣ: Gỗ tròn khai thác

(14.715 m3), quế vỏ (405 tấn), củi các loại, tre nứa khai thác,… đƣợc quản lý khá

chặt chẽ nhằm bảo vệ rừng và phát triển bền vững.

c) Ngành thủy sản

Với đƣờng bờ biển dài 21 km thuộc 4 xã ven biển với nhiều bến bãi, cửa

sông và vùng bãi triều rộng trên 5.500 ha, diện tích mặt biển trên 12.000 ha là điều

kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Năm 2012, sản lƣợng

toàn ngành đạt 5.370 tấn với tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 253,64 tỷ

đồng, trong đó, nuôi trồng đạt 92,32 tỷ, khai thác là 161 tỷ.

Ngành thủy sản phát triển mạnh đẩy mạnh phát triển nuôi trồng với các

giống có giá trị kinh tế cao nhƣ: nuôi tôm, cá nƣớc ngọt, nƣớc lợ và đánh bắt, nuôi

trồng hải sản cá lồng biển. Đặc biệt, Đầm Hà là một trong 3 huyện có nguồn lợi Sá

Sùng lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Diện tích vùng cát có nguồn sá sùng và bông thùa ở

đây là 1.110 ha, tập trung ở xã Tân Bình (400 ha), Đại Bình(600 ha), Đầm Hà (100

ha) và Tân Lập (10 ha).

Bên cạnh đó, huyện cũng đã đầu tƣ nhiều dự án phát triển ngành thủy sản mà

gần đây nhất là dự án “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản huyện Đầm Hà đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Chƣơng trình chuyển đổi 300ha cấy lúa

hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2002 do dân tự đầu tƣ. Quy hoạch,

phát triển nuôi trồng thủy sản ngoài bãi triều đƣợc 360ha tại xã Tân Bình và xã

Đầm Hà. Nuôi trồng ngoài biển và công tác đánh bắt thủy sản từng bƣớc phát triển

bền vững.

3.3.3. Phân tích định hướng quy hoạch phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

a) Khái quát tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà:

Page 104: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

95

- Không gian đô thị: Đến năm 2016, thị trấn Đầm Hà sẽ thành đô thị loại IV,

nằm trong chuỗi đô thị, thị xã miền đông của tỉnh:

+ Khu thị trấn Đầm Hà: Xây dựng hai khu công viên phía Bắc và phía Nam

thị trấn kết hợp với khu cây xanh hai bên bờ sông Đầm Hà.

+ Các khu đô thị phụ cận: nằm dọc theo tuyến Tân Bình - Đƣờng Hoa phục

vụ cho Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà

+ Khu đô thị sinh thái hồ Đầm Hà Động: Phát triển thêm các thị tứ, trung

tâm cụm xã, các thị tứ nằm trên trục đƣờng liên huyện và một số trung tâm cụm xã

nằm trên các trục đầu mối đƣờng liên xã

- Không gian phát triển nông nghiệp nông thôn: Đƣợc chia thành 2 khu vực:

+ Khu vực 1: là khu vực đồng bằng ven biển gồm các xã Đại Bình, Tân

Bình, Tân Lập, Đầm Hà và thị trấn Đầm Hà

+ Khu vực 2: là vùng trung du miền núi bao gồm các xã Dực Yên, Quảng

Tân, Quảng Lợi, Quảng Lâm và Quảng An. Định hƣớng phát triển: Phát triển sản

xuất nông - lâm kết hợp; hình thành vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung;

Chăn nuôi tập trung.

- Không gian phát triển kinh tế biển và hải đảo: Phát triển đảo Vạn Vƣợc,

Núi Cuống thành cơ sở hậu cần cho nghề khai thác xa bờ, là nơi trung chuyển thuỷ

sản giữa biển với đất liền và là trung tâm thƣơng mại của nghề cá , khu du lịch sinh

thái và xa hơn là khu kinh tế – thƣơng mại ven biển.

b) Khái quát phương hướng phát triển quy hoạch ngành nông lâm nghiệp

và nuôi trồng thủy sản

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế nhiều thành phần:

(i) chuyển đổi cơ cấu ngành theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, ổn

định tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trên cơ sở khai thác có hiệu

quả điều kiện tự nhiên của vùng.

(ii) Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng cây trồng có giá

trị cao có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa qui mô lớn gắn với chế biến sản

phẩm cuối cùng theo hƣớng an toàn hƣớng tới thị trƣờng xuất khẩu

- Nông nghiệp: xác định cây trồng chủ lực trong huyện bao gồm: lúa chất

lƣợng cao, mía, chè, gấc,…

Page 105: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

96

+ Cây lƣơng thực: hình hành các vùng sản xuất tập trung”

Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao tập trung tại các xã (Đầm Hà,

Quảng Lợi, Quảng Tân, Quảng An, Tân Lập, và một phần ở Đại Bình) có chất

lƣợng đất và điều kiện tƣới tiêu tốt và giao thông nội đồng khá thuận lợi lao động có

trình độ cao.

Vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao: tập trung tại những xã (Quảng

Lợi, Quảng Tân, Quảng An, Đầm Hà): Đƣa các giống lúa thuần và lúa lai có năng

suất và chất lƣợng cao (một số giống lúa lai Bắc Ưu 025, một số giống lúa thuần

năng suất cao Khang Dân 18, Q5, QNT1…) vào sản xuất trên diện rộng để tăng sản

lƣợng và cải thiện chất lƣợng lúa gạo..

Vùng sản xuất lúa tập trung: dự kiến đến năm 2015 huyện có thêm

khoảng 389,7 ha lúa sản xuất tập trung và đến năm 2020 toàn bộ diện tích lúa trên

địa bàn huyện đều đƣợc quy hoạch tập trung.

+ Mía: Giai đoạn 2011-2015 phát triển mía theo hƣớng hàng hóa tập trung.

Phân bố trí diện tích mía đến năm 2015 đạt khoảng 95ha (tập trung tại xã Tân Bình,

Dực Yên) với sản lƣợng 2.950 tấn. Giai đoạn 2016-2020, hình thành vùng sản xuất

tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

+ Cây chè: là cây công nghiệp lâu năm chủ lực của huyện trong tƣơng lai

mặc dù gặp khó khăn trong việc triển khai phát triển trong giai đoạn 2005-2012.

Định hƣớng đến năm 2015 duy trì ổn định diện tích chè 143ha với sản lƣợng 929,5

tấn (dự án tập trung ở xã Tân Bình); đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030

mở rộng diện tích chè theo đúng quy hoạch của tỉnh với 272ha (thực hiện dự án chè

mở rộng ở xã; Quảng An, Quảng Tân, Quảng Lợi, Dực Yên, Quảng Lâm, sản lƣợng

ƣớc đạt khoảng 1.900-2.200 tấn (đủ quy mô xây dựng nhà máy chế biến chè).

- Lâm nghiệp:

+ Đối với rừng phòng hộ: Phát triển khoanh nuôi, bảo vệ tốt diện tích rừng

hiện có: rừng phòng hộ 10.524,1ha, trong đó rừng đầu nguồn 7.621,4ha; rừng ven

biển 2.902,7ha.

+ Đối với rừng sản xuất: phát triển theo hƣớng tạo vùng nguyên liệu tập

trung đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng, gỗ gia dụng...duy trì diện

tích quế 2.000ha. Phát triển vùng nguyên liệu trồng mây, song, tre, hồi, quế, nguyên

liệu giấy...tại các xã Quảng Lâm, Quảng An, Tân Bình, Dực Yên, Đại Bình; Phát

triển rừng theo hƣớng sản xuất hàng hóa hƣớng tới xuất khẩu.

Page 106: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

97

+ Phát triển mạnh diện tích rừng ngập mặn ở 4 xã Đầm Hà, Đại Bình, Tân

Bình, Tân Lập; dự kiến đến năm 2015 trồng mới 100ha; đến năm 2020 trồng mới

thêm khoảng 400ha (chủ yếu là trồng đâng, mắm, trang, sú kết hợp với biện pháp

trồng thuần và hỗn giao kết hợp với nuôi trồng thủy, hải sản).

- Thủy sản:

Đối với thủy sản nước mặn, lợ:

+ Vùng nuôi trong đê cống giới hạn từ dải đất bị nhiễm mặn dƣới mép sóng

biển đến nơi có độ ngập nƣớc từ 2m-2,5m khi thủy triều lên cao nhất. Nhƣ vậy,

vùng nuôi trong đê cống sẽ bao gồm những vùng đất lúa kém hiệu quả do nhiễm

mặn phân bố ở 4 xã ven biển: Đầm Hà, Tân Bình, Đại Bình, Tân Lập. Bố trí nuôi

chủ yếu là các loài giáp xác nhƣ tôm, cua, ghẹ...

+ Vùng nuôi ngoài đê cống là những vùng khó xây dựng đầm nuôi bao gồm

đới rừng ngập mặn, bãi nông 2 bên cửa sông và các tuyến trung triều thấp đến hạ

triều. Phân bố ở các xã Đầm Hà, Đại Bình, Tân Lập và Tân Bình. Bố trí nuôi các

loài nhuyễn thể nhƣ ngao, thời gian nuôi từ 16 - 18 tháng. Định hƣớng quy hoạch

vùng nuôi trồng ven bờ gắn với việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ứng phó

BĐKH.

+ Vùng nuôi cá biển: Bao gồm những vùng có độ mặn cao và tƣơng đối ổn

định, môi trƣơng trong sạch, ít có tai biến; tốc độ dòng chảy trung bình 0,2-0,3 m/s,

đƣợc che chắn tƣơng đối tốt bởi các đảo, núi... ít bị tác động của bão, gió.. nuôi lồng

bè là hình thức chủ đạo, chủ yếu thả cá Song, cá Giò, cá Đù Mỹ, cá Nốt, cá Tráp,

Rô biển...

Đối với thủy sản nước ngọt: chuyển đổi 160ha diện tích đất nông nghiệp

hiệu quả thấp phân bố trên địa bàn 09 xã, thị trấn: thị trấn Đầm Hà, xã Đầm Hà, Đại

Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Quảng Tân, Quảng Lợi, Quảng An, Quảng Lâm và xã

Dực Yên sang nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ. Đối tƣợng nuôi là các loài cá

nuôi là cá mè, trắm, trôi, chép lai, cá chim trắng và cá rô phi đơn tính, cá rô đồng,

…Phƣơng thức nuôi cũng áp dụng 3 hình thức nuôi: quảng canh cải tiến, bán thâm

canh và thâm canh.

2. Quy hoạch sử dụng đất huyện Đầm Hà đến năm 2020

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội, sử dụng đất

huyện Đầm Hà đƣợc phân chia thành 3 khu vực:

Page 107: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

98

- Khu vực đồng bằng ven biển: xã Đại Bình, Tân Bình, Tân Lập, Đầm Hà và

thị trấn Đầm Hà. Hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm nâng cao năng

suất đối với các loại cây trồng nhƣ lúa, rau, quả vụ đông, chăn nuôi gia súc, gia

cầm, chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản.

- Khu vực trung du miền núi: Bao gồm các xã Dực Yên, Quảng Tân, Quảng

Lợi, Quảng An và Quảng Lâm. Định hƣớng phát triển là hình thành các vùng chăn

nuôi đại gia súc (bò, dê); hình thành các khu trang trại tập trung (trồng cây công

nghiệp lâu năm, cây ăn quả); mở rộng diện tích trồng rừng(quế, hồi, cây làm giấy).

- Khu vực kinh tế biển và hải đảo: Khai thác thủy sản; tận dụng bãi triểu và

khu vực ven đảo để nuôi trồng thủy hải sản theo hƣớng thâm canh kết hợp với rừng

ngập mặn; Phát triển các đảo Vạn Vƣợc, Núi Cuống, Đảo Đá Dựng thành các khu

du lịch sinh thái.

=> Nhận xét chung về mức độ phù hợp của các quy hoạch: Nhìn chung,

việc tổ chức các không gian phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy

sản của các quy hoạch nêu trên đều phù hợp với chức năng của các tiểu vùng cảnh

quan. Tuy nhiên, có tồn tại một số vấn đề sau:

- Khu vực miền núi thuộc các xã Quảng Lâm và Quảng An đƣợc ƣu tiên cho

mục đích phát triển rừng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất.

- Không gian xung quanh lƣu vực hồ nƣớc Đầm Hà Động: không nên ƣu tiên

xây dựng khu đô thị sinh thái mà cần ƣu tiên cho mục đích phòng hộ hoặc phát triển

các mô hình nông, lâm kết hợp.

- Khu vực đảo Vạn Vƣợc, Núi Cuống, đảo Đá Dựng: trên các đồi thấp và

ven đảo cần đƣợc ƣu tiên cho mục đích phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái.

3.3.4. Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường huyện

Đầm Hà

Đầm Hà cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác của tỉnh Quảng Ninh đều

chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng do sự xuất hiện các điều

kiện khí hậu cực đoan. Dự báo đến 2020 nƣớc biển dâng sẽ làm 20,4 km2 diện tích

đất của huyện có nguy cơ bị ngập, chủ yếu tại các xã ven sông và ven biển. Đến

năm 2050, diện tích bị ngập tăng lên 20,8 km2 và diện tích bị ngập là 21,5 km

2 vào

năm 2100 (Hình 3.6). Việc mất đất sản xuất kéo theo cơ sở hạ tầng giao thông cũng

bị ảnh hƣởng và gây tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Page 108: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

99

Hình 3. 6: Diện tích đất bị ngập ở huyện Đầm Hà theo các kịch bản nước biển dâng (đơn vị km2)[10]

Huyện Đầm Hà bao gồm 3 lớp cảnh quan với mức độ ảnh hƣởng của nƣớc

biển dâng và biến đổi khí hậu cụ thể nhƣ sau (Bảng 3.17):

* Lớp cảnh quan núi: bao gồm xã Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Tân,

Quảng Lợi, Dực Yên. Lớp cảnh quan này không chịu tác động của nƣớc biển dâng

nhƣng biến đối khí hậu có thể ảnh hƣởng đến một số hoạt động kinh tế nông, lâm

nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

- Các tai biến thiên nhiên gây xói lở đất, ảnh hƣởng đến cây rừng, đặc biệt là

cây con

- Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ sƣơng muối kéo dài vào mùa đông

làm giảm năng suất và sản lƣợng rừng trồng cũng nhƣ các loại cây công nghiệp dài

ngày và sản xuất nông nghiệp

- Tại các thung lũng sông có thể xảy ra hiện tƣợng mất đất sản xuất nông

nghiệp do xói lở bờ sông, xói mòn đất ở khu vực lân cận

* Lớp cảnh quan đồng bằng: bao gồm thị trấn Đầm Hà và một phần các xã

Tân Lập, Đại Bình, Tân Bình, xã Đầm Hà. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối

với lớp cảnh quan đồng bằng cụ thể nhƣ sau:

- Ảnh hƣởng đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp

- Suy giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng nông nghiệp

- Tăng nguy cơ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

- Gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn đối với khu vực trong đê

* Lớp cảnh quan ven biển và đảo ven bờ: bao gồm khu vực ven biển thuộc

xã Đầm Hà, Tân Lập, Đại Bình, Tân Bình, các đảo ven bờ và mặt nƣớc biển ven bờ.

Page 109: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

100

Do nằm tiếp giáp với biển nên chịu ảnh hƣởng mạnh của nƣớc biển dâng và biến

đổi khí hậu, cụ thể nhƣ sau:

- Ngoài ra, các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng, gia tăng bão sẽ gây thiệt hại

nặng nề đến nuôi trồng thủy hải sản ven biển, đặc biệt là các khu vực nuôi cá lồng

trên biển.

- Mất đất ven biển, ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ven

biển, hiện tƣợng nhiễm mặn đất ven biển

- Giảm diện tích rừng ngập mặn và thành phần loài trong rừng do sự thay đổi

của một số điều kiện sinh thái.

Bảng 3. 19: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối phát triển nông, lâm nghiệp trên các

phụ lớp cảnh quan huyện Đầm Hà

Lớp cảnh

quan

Phụ lớp

cảnh quan

Lĩnh vực kinh

tế bị ảnh hƣởng

Mức độ ảnh hƣởng

Lớp cảnh

quan núi

- Phụ lớp

cảnh quan

núi trung

bình

- Lâm nghiệp - Các tai biến thiên nhiên gây xói lở đất, ảnh

hƣởng đến cây rừng, đặc biệt là cây con (Mức

độ trung bình)

- Phụ lớp

cảnh quan

núi thấp

- Lâm nghiệp - Các tai biến xói lở đất, lũ quét,… ảnh hƣởng

đến cây rừng, đặc biệt là cây con (mức độ trung

bình)

- Gia tăng cháy rừng

- Phụ lớp

cảnh quan

đồi cao

- Lâm nghiệp - Suy giảm chất lƣợng rừng trồng

- Nông nghiệp - Ảnh hƣởng đến các năng suất và sản lƣợng của

một số cây công nghiệp dài ngày

- Phụ lớp

cảnh quan

đồi thấp

- Lâm nghiệp - Suy giảm chất lƣợng rừng trồng

- Nông nghiệp - Ảnh hƣởng đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất

nông nghiệp

- Mất đất nông nghiệp khu vực ven sông do sự

gia tăng tai biến thiên nhiên

Lớp cảnh

quan đồng

bằng

- Phụ lớp

cảnh quan

đồng bằng

tích tụ sông,

biển

- Nông nghiệp - Ảnh hƣởng đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất

nông nghiệp

- Suy giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng

nông nghiệp

- Tăng nguy cơ rủi ro trong sản xuất nông

nghiệp

Lớp cảnh

quan ven

biển và đảo

ven bờ

- Phụ lớp

cảnh quan

ngập nƣớc

thủy triều

- Lâm nghiệp - Suy giảm diện rừng ngập mặn

- Thay đổi thành phần loài

- Nuôi trồng và

đánh bắt thủy

sản

- Giảm năng suất trong nuôi trồng thủy sản

- Suy giảm đa dạng sinh học của các loài cá

- Phụ lớp

cảnh quan

đảo ven bờ

- Nuôi trồng và

đánh bắt thủy

sản

- Giảm sản lƣợng nuôi cá lồng, bè trên biển

- Ảnh hƣởng đến

Page 110: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

101

3.3.5. Định hướng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; đặc điểm, chức năng

của mỗi tiểu vùng cảnh quan; kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cho phát triển

nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà; Quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch

ngành, lĩnh vực có liên quan, luận văn đã đề xuất định hƣớng sử dụng cảnh quan

phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà kết hợp

với bảo vệ môi trƣờng với các không gian sau:

1. Tiểu vùng rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm (tiểu vùng

I)

I.1: Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng tự nhiên phòng hộ: bao gồm các loại

cảnh quan N1, N2, N3, N4, N5, D30 có diện tích 3490,22 ha phân bố trên địa bàn

xã Quảng Lâm và một diện tích nhỏ phía bắc xã Quảng An với độ cao trung bình

500 m, độ dốc địa hình > 250. Do nằm ở vị trí phòng hộ xung yếu nên đƣợc ƣu tiên

cho mục đích phòng hộ và bảo tồn rừng tự nhiên.

Hoạt động ưu tiên cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: Bảo vệ rừng

tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; tạo điều kiện cho rừng tái sinh; Bảo vệ diện

tích và tỉ lệ che phủ rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Phân chia các cấp xung yếu

khác nhau để tập trung mức độ quan tâm bảo tồn.

I. 2: Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng trồng phòng hộ: phân bố chủ yếu ở

xã Quảng Lâm gần lƣu vực hồ chƣa nƣớc Đầm Hà Động, bao gồm cảnh quan N6,

N7, D10 với diện tích 1352,7 ha.

Hoạt động ưu tiên cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:

- Trồng và chăm sóc rừng đầu nguồn: định hƣớng phát triển rừng hỗn giao,

rừng nhiều tầng.

- Bảo vệ đa dạng sinh học: chống chặt phá cây mẹ, cây tái sinh.

- Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó cháy rừng.

- Đối với khu vực rừng trồng: có thể trồng rừng theo dải kết hợp với việc

trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây hoa màu...Tuy nhiên, khu vực đỉnh núi,

đƣờng chia nƣớc và gần đƣờng chia nƣớc vẫn phải tạo lập rừng phòng hộ.

Page 111: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

102

- Về chính sách: xây dựng bảo vệ rừng đầu nguồn kết hợp giữa chính quyền

và ngƣời dân. Tổ chức các lớp tập huấn trồng rừng, quản lý, khai thác lâm sản hiệu

quả.

I. 3. Cảnh quan ưu tiên phát triển nông nghiệp và quần cư nông thôn: Phân

bố chủ yếu ở quanh lƣu vực hồ chứa Đầm Hà Động thuộc xã Quảng Lâm và khu

vực thung lũng xã Quảng An, bao gồm các loại cảnh quan D8, N6, D30 với tổng

diện tích 1408,7 ha.

Hoạt động ưu tiên cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:

- Phát triển sản xuất lúa và hoa màu xung quanh các bãi bồi sông

- Duy trì và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm nhƣ quế, hồi với

mục đích kết hợp giữa phát triển kinh tế và phòng hộ, bảo vệ đất.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và các loại

thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp tránh gây ô nhiễm

nguồn nƣớc của lƣu vực.

I. 4: Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng tự nhiên phòng hộ kết hợp với rừng

sản xuất đầu nguồn

Tập trung với diện tích lớn ở khu vực phía tây xã Quảng An. Hoạt động ƣu

tiên phát triển kinh tế và BVMTgồm: N2, N5, N1, D9 với tổng diện tích 3242,6 ha.

Các hoạt động ƣu tiên phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng gồm:

- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác lâm sản, khai thác gỗ trong rừng tự

nhiên để đảm bảo khả năng tự tái sinh cho rừng.

- Có các biện pháp phòng chống các tai biến nhƣ trƣợt lở, xói mòn đất.

I.5. Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng trồng sản xuất kết hợp với phòng hộ:

bao gồm cảnh quan D10, N7 đƣợc phân bố ở khu vực đồi núi thấp phía bắc xã

Quảng An và Quảng Lâm với diện tích 1242,5 ha. Các hoạt động phát triển kinh tế

và BVMT đƣợc ƣu tiên trong tiểu vùng bao gồm:

- Trồng và khai thác, bảo vệ rừng phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm

hạn chế xói mòn đất và ô nhiễm đất.

- Hoàn thiện các chính sách, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ rừng và đất rừng

đối với hộ gia đình cá nhân tham gia trồng rừng sản xuất.

Page 112: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

103

2. Tiểu vùng nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực Yên -

Quảng Lợi (Tiểu vùng II)

II.1. Cảnh quan ưu tiên phát triển cây lâu năm

Phân bố tại khu vực đồi xã Dực Yên và một phần xã Quảng Lâm với các

cảnh quan D14, D11, D20 có tổng diện tích 881,67 ha. Các hoạt động ƣu tiên phát

triển kinh tế và BVMT:

- Phát triển và duy trì diện tích cây công nghiệp lâu năm (quế, hồi, chè)

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và các loại

thuốc bảo vệ thực vật

II.2. Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng sản xuất kết hợp với phòng hộ: bao

gồm các cảnh quan D12,D13, D20, D21 có diện tích 4881,71 ha đƣợc phân bố ở

phần phía nam xã Quảng Lâm và một phần nhỏ diện tích phía bắc xã Quảng Lợi và

một phần xã Tân Bình. Các hoạt động ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng bao gồm:

- Nâng cao chất lƣợng rừng, trồng và tái sinh rừng, khôi phục các loài cây

bản địa có sức sống tốt.

- Bảo vệ đa dạng sinh học

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng và giảm thiểu tai

biến thiên nhiên khu vực đồi, núi.

- Quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt đối với các hoạt động chặt phá rừng nhằm

duy trì chức năng phòng hộ của thảm rừng trồng

II.3. Cảnh quan ưu tiên phát triển quần cư và mô hình nông, lâm kết hợp khu

vực đồi thấp: bao gồm các loại cảnh quan D10, D12, D18, D19, D24 có diện tích

905,45 ha, được phân bố ở khu vực xã Quảng Lâm, Quảng Lợi và Tân Bình với địa

hình gò đồi thoải, độ dốc không quá lớn, thích hợp với phát triển quần cƣ và nông

lâm kết hợp. Các hoạt động ƣu tiên phát triển kinh tế và BVMT gồm:

- Xây dựng các mô hình nông, lâm kết hợp theo hƣớng bền vững nhƣ: vƣờn -

rừng, vƣờn - cây lâu năm, ….

- Giảm thiểu ô nhiễm do nƣớc thải bằng cách sử dụng bể biogas đối với các

trang trại và khu vực chăn nuôi

Page 113: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

104

II.4. Cảnh quan ưu tiên phát triển nông nghiệp khu vực gò đồi: D22, D23,

D29, D30 có tổng diện tích 1107,62 ha. Các cảnh quan này đƣợc phân bố chủ yếu

dọc theo các sông, suối và khu vực gò đồi thoải có thổ nhƣỡng tốt thuận lợi cho

trồng lúa và hoa màu. Trên địa hình thềm sông và gò đồi thoải đƣợc ƣu tiên phát

triển các cây hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu

tƣơng,…Các hoạt động ƣu tiên phát triển kinh tế và BVMT gồm:

- Phát triển sản xuất nông nghiệp tại khu vực ven sông và gò đồi

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và các loại

thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tác động của sản xuất đến môi trƣờng đất, nƣớc

và các hệ sinh thái

3. Tiểu vùng quần cƣ nông thôn và nông nghiệp Tân Lập - Đầm Hà

III.1. Cảnh quan ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái Vườn Cò núi Hứa: D16 với

diện tích 132,2 ha, phân bố ở khu vực thôn Làng Ruộng, xã Đại Bình, là một trong

những nơi tập trung nhiều Cò nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vƣờn cò nằm ở sƣờn bắc

của núi Hứa, trong cánh rừng tre, rừng bạch đàn. Không chỉ có giá trị về đa dạng

sinh học, không gian này còn là di tích lịch sử có giá trị khảo cổ với nhiều công cụ

đồ đá của ngƣời tiền sử thời sơ kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000-7.000 năm.

Các hoạt động ưu tiên phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bao gồm:

- Ƣu tiên quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: Cắm mốc giới, khoanh vùng

bảo vệ khu vực vƣờn Cò.

- Tạo cảnh quan môi trƣờng phục vụ phát triển du lịch sinh thái kết hợp với

trồng rừng kinh tế tại khu vực vùng đệm

- Phòng chống các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn đất trên núi Hứa.

III.2. Cảnh quan ưu tiên phát triển quần cư và sản xuất nông nghiệp: bao

gồm các cảnh quan D27, D25, DB31, DB32, DB33, DB35, DB36, DB37, DB34,

DB39, có tổng diện tích 3765.1 ha. Các loại cảnh quan này địa hình bằng phẳng với

độ dốc nhỏ đồng thời lại đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi các loại đất tƣơng đối màu mỡ đƣợc

đánh giá là rất thích hợp với xây dựng các điểm quần cƣ xen kẽ với sản xuất nông

nghiệp, đặc biệt là trồng lúa với diện tích khá lớn. Ngoài dạng địa hình tích tụ đƣợc

ƣu tiên sản xuất lúa và hoa màu, thì khu vực gò đồi thoải cũng đƣợc ƣu tiên cho

phát triển các loại hoa màu và cây có khả năng chịu hạn. Các hoạt động bảo vệ môi

trƣờng gồm:

Page 114: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

105

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và các loại

thuốc bảo vệ thực vật

- Quản lý chất thải rắn nguy hại trong sản xuất nông nghiệp

III.3. Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng sản xuất: bao gồm D15, D17, D26

với tổng diện tích 434,18 ha, đƣợc phân bố trên các địa hình đồi xen kẽ với khu vực

sản xuất nông nghiệp với độ dốc trung bình 150, thích hợp với phát triển rừng sản

xuất với một số loại cây chủ đạo nhƣ Keo, bạch đàn với mục đích phát triển kinh tế

kết hợp với bảo vệ đất, chống xói mòn và tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, trong

quá trình khai thác cần chú y không đƣợc chặt trắng và phải khai thác có tuần tự để

không làm mất lớp phủ và gia tăng tai biến

III.4. Các cảnh quan ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản: DB38, DB40,

BD41 với tổng diện tích 640.02 ha

Không gian này phân bố tại các khu vực thấp trũng ven sông, sát với khu vực

rừng ngập mặn ven biển, đƣợc đặc trƣng bởi các loại đất Sp2, Mn thích hợp cho

phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm.

4. Tiểu vùng đất ngập nƣớc và đảo ven bờ Tân Bình - Đại Bình

IV.1. Các cảnh quan ưu tiên phát triển rừng ngập mặn: gồm cảnh quan

BD45, BD47, BD43 với diện tích 2396.79 ha.

Cảnh quan rừng ngập mặn của huyện phân bố phía tây nam khu vực đất liền

trên địa phận các xã Đại Bình, Tân Lập và xã Đầm Hà. Giữ vai trò quan trọng cả về

kinh tế và môi trƣờng ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn cần đƣợc quản lý, sử

dụng một cách hợp lý, có kế hoạch chi tiết. Với không gian này, các hoạt động

BVMT ƣu tiên gồm:

- Khai thác hợp lý các loài thủy sản nhƣ tôm, cá, ốc…khu vực rừng ngập

mặn, tránh làm tổn thƣơng hệ sinh thái rừng.

- Đảm bảo sử dụng diện tích rừng ngập mặn hiện có đồng thời mở rộng,

trồng mới nhằm tăng diện tích rừng ngập mặn.

- Bảo vệ sự đa dạng các loài động thực vật sẵn có, nghiên cứu nuôi trồng, thả

các loài mới phù hợp với địa phƣơng nhằm tăng cƣờng các tác dụng đặc trƣng của

hệ sinh thái rừng ngập mặn nhƣ chắn sóng, chắn gió, làm giảm sự xâm nhập mặn…

Page 115: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

106

- Đối với những khu vực rừng ngập mặn bị tổn thƣơng, suy thoái cần có các

biện pháp phục hồi tạo ra nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phƣơng và giảm áp lực

đối với các khu rừng ngập mặn lân cận.

- Thiết lập những vành đai xanh, vùng đệm đối với hệ sinh thái ngập mặn

nhằm giảm nhẹ các tác động do hoạt động sử dụng đất liền kề gây ra.

IV.2. Cảnh quan ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp rừng phòng

hộ ven biển: BD42, BD43 có diện tích 1280.36 ha. Cảnh quan này được ưu tiên

phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn đảm bảo sự hài hòa giữa

bảo vệ thiên nhiên và phát triển kinh tế và tận dụng đƣợc một số ƣu thế nhƣ: Giảm

chi phí thức ăn do tôm chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên, hạn chế đƣợc dịch bệnh và

sự thay đổi nhiệt độ môi trƣờng. Mô hình này bố trí vùng đất ven biển xã Đầm Hà,

xã Tân Bình. Mở rộng mô hình này cần có những hành động trong công tác BVMT

nhƣ sau:

- Kết hợp phát triển đa dạng thành phần loài trong hệ sinh thái.

- Quản lý khai thác hợp lý các tài nguyên gắn chặt với bảo tồn cảnh quan và

nguồn gen trong hệ sinh thái.

- Mở các lớp tập huấn, giáo dục ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của mô hình

nuôi tôm sinh thái xen kẽ với rừng ngập mặn

IV.3. Cảnh quan ưu tiên phát triển rừng phòng hộ trên đảo: BD45, BD46 với

diện tích 1853.82 ha. Đối với các cảnh quan này, định hƣớng BVMT cần ƣu tiên

những hoạt động sau:

- Tăng cƣờng phủ xanh, trồng nhiều loại cây trên các đảo.

- Đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên trên đảo.

IV.4. Cảnh quan ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ: BD44 và

BD47 với diện tích 3115.78 ha. Các cảnh quan này thuộc khu vực ven biển, tiếp

giáp với đới rừng ngập mặn hiện nay, thích hợp với các loài giáp xác nhƣ ngao,

nghêu, sá sùng,…

Page 116: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

107

Bảng 3. 20: Thống kê định hướng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà

Tiểu vùng Loại cảnh quan Định hƣớng sử dụng % diện tích so với

tiểu vùng

Các hoạt động ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng

(I) Tiểu

vùng cảnh

quan rừng

đầu nguồn

đồi núi

Quảng An –

Quảng Lâm

N1, N2, N3, N4,

N5

Ƣu tiên phát triển rừng tự nhiên

phòng hộ

32.51 - Bảo vệ rừng tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Tái sinh rừng;

N6,N7, D10 Ƣu tiên phát triển rừng trồng phòng

hộ

12.60 - Trồng và chăm sóc rừng đầu nguồn

- Bảo vệ đa dạng sinh học

D8, N6, D30 Ƣu tiên phát triển nông nghiệp và

quần cƣ nông thôn (lúa, hoa màu và

cây lâu năm)

13.12 - Phát triển sản xuất lúa và hoa màu xung quanh các bãi bồi sông

- Duy trì và mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm

- Quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu

N2, N5, N1, D9 Ƣu tiên phát triển rừng tự nhiên

phòng hộ kết hợp với rừng sản xuất

đầu nguồn

30.20 - Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác lâm sản

- Có các biện pháp phòng chống các tai biến thiên nhiên

D10, N7 Ƣu tiên phát triển rừng trồng sản xuất

kết hợp với phòng hộ

11.57 - Trồng và khai thác, bảo vệ rừng

- Hoàn thiện các chính sách đối với hộ gia đình cá nhân tham gia trồng

rừng sản xuất.

(II) Tiểu

vùng cảnh

quan nông

thôn và

nông lâm

nghiệp khu

vực gò đồi

Dực Yên -

Quảng Lợi

D14, D11, D20 Ƣu tiên phát triển cây lâu năm 11.32 - Phát triển và duy trì diện tích cây công nghiệp lâu năm (quế, hồi,

chè)

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và

các loại thuốc bảo vệ thực vật

D12,D13, D20,

D21

Ƣu tiên phát triển rừng sản xuất kết

hợp với phòng hộ

62.70 - Nâng cao chất lƣợng rừng, trồng và tái sinh rừng.

- Bảo vệ đa dạng sinh học

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng

- Quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt đối với các hoạt động chặt phá rừng

D10, D12, D18,

D19, D24

Ƣu tiên phát triển quần cƣ và mô

hình nông, lâm kết hợp khu vực đồi

thấp

11.63 - Xây dựng các mô hình nông, lâm kết hợp theo hƣớng bền vững.

- Giảm thiểu ô nhiễm do nƣớc thải bằng cách sử dụng bể biogas đối

với các trang trại và khu vực chăn nuôi

D22, D23, D29,

D30

Ƣu tiên phát triển nông nghiệp khu

vực gò đồi

14.23 - Phát triển sản xuất nông nghiệp tại khu vực ven sông và gò đồi

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và

các loại thuốc bảo vệ thực vật

Page 117: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

108

Tiểu vùng Loại cảnh quan Định hƣớng sử dụng % diện tích so với

tiểu vùng

Các hoạt động ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng

(III)Tiểu

vùng quần

cư nông

thôn và

nông nghiệp

Tân Lập -

Đầm Hà

D16 Ƣu tiên bảo tồn hệ sinh thái Vƣờn cò

núi Hứa

2.66 - Ƣu tiên quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

- Tạo cảnh quan môi trƣờng phục vụ phát triển du lịch sinh thái kết

hợp với trồng rừng kinh tế tại khu vực vùng đệm

- Phòng chống các tai biến trƣợt lở đất, xói mòn đất trên núi Hứa.

D27, D25,

DB31 - DB35,

DB36, DB37,

DB39

Ƣu tiên phát triển quần cƣ và sản

xuất nông nghiệp

75.73 - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và

các loại thuốc bảo vệ thực vật

- Quản lý chất thải rắn nguy hại trong sản xuất nông nghiệp

D15, D17, D26 Ƣu tiên phát triển rừng sản xuất 8.73 - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu và

các loại thuốc bảo vệ thực vật

DB38, DB40,

BD41

Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản 12.87 - Chú y đến chất lƣợng nƣớc trong nuôi trồng thủy sản

(IV) Tiểu

vùng đất

ngập nước

và đảo ven

bờ Tân Bình

- Đại Bình

BD45, BD47,

BD43

Ƣu tiên phát triển rừng ngập mặn 13.36 - Khai thác hợp lý các loài thủy sản nhƣ tôm, cá, ốc…khu vực rừng

ngập mặn, tránh làm tổn thƣơng hệ sinh thái rừng.

- Đảm bảo sử dụng diện tích rừng ngập mặn hiện có đồng thời mở

rộng, trồng mới nhằm tăng diện tích rừng ngập mặn.

BD42, BD43 Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản

và rừng phòng hộ ven biển

7.13 - Kết hợp phát triển đa dạng thành phần loài trong hệ sinh thái.

- Quản lý khai thác hợp lý các tài nguyên gắn chặt với bảo tồn cảnh

quan và nguồn gen trong hệ sinh thái.

- Mở các lớp tập huấn, giáo dục ngƣời dân địa phƣơng về lợi ích của

mô hình nuôi tôm sinh thái xen kẽ với rừng ngập mặn

BD45, BD46 Ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ trên

đảo

10.33 - Tăng cƣờng phủ xanh, trồng nhiều loại cây trên các đảo.

- Đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên trên đảo.

BD44 và BD47 Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản

nƣớc lợ

17.36 - Chú y đến vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong nuôi trồng thủy hải

sản

BD48 Ƣu tiên phát triển đánh bắt và nuôi

trồng thủy sản nƣớc mặn

51.82 - Bảo vệ chất lƣợng nƣớc và đất tại khu vực nuôi trồng

- Phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trƣờng thông qua việc

xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái bền vững

- Có kế hoạch ứng phó với những sự cố về môi trƣờng trên biển điển

hình nhƣ tràn dầu, rò rỉ dầu từ các tàu thuyền.

Page 118: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

109

IV. 5. Cảnh quan ưu tiên phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước

mặn: BD48 với diện tích 9300 ha bao gồm toàn bộ không gian nƣớc biển ven bờ

thuộc khu vực nghiên cứu. Do đƣợc che chắn bởi hệ thông đảo ở phía nam và đông

nam nên ít sóng, thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè. Hoạt động kinh tế chủ

yếu ở đây là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nên công tác BVMT gồm:

- Bảo vệ chất lƣợng nƣớc và đất tại khu vực nuôi trồng

- Phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trƣờng thông qua việc xây

dựng các mô hình kinh tế sinh thái bền vững

- Có kế hoạch ứng phó với những sự cố về môi trƣờng trên biển điển hình

nhƣ tràn dầu, rò rỉ dầu từ các tàu thuyền.

Page 119: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

110

Hình 3. 7: Bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Page 120: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

111

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Phân tích, đánh giá cảnh quan huyện Đầm Hà cho mục đích phát triển nông,

lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đƣợc tập trung vào: phát triển rừng phòng hộ và

rừng sản xuất; Phát triển cây chè và cây quế; phân tích cảnh quan phục vụ phát triển

nuôi trồng thủy sản khu vực biển và ven biển. Kết quả đánh giá cho thấy:

- Đối với ƣu tiên cho phát triển phòng hộ: 12 loại CQ rất ƣu tiên, 12 loại CQ

ƣu tiên trung bình; 4 loại cảnh quan ƣu tiên thấp, 20 loại cảnh quan không ƣu tiên

- Đối với phát triển rừng sản xuất: 9 loại cảnh quan rất thích hợp; 12 loại

cảnh quan thích hợp; 9 loại cảnh quan kém thích hợp và 18 loại cảnh quan không

thích hợp.

- Đối với cây chè: 8 CQ rất thích hợp; 4 cảnh quan thích hợp; 10 CQ kém

thích hợp và 26 CQ không thích hợp

- Đối với cây quế: 4 loại CQ rất thích hợp; 7 loại CQ thích hợp; 1 loại CQ

kém thích hợp và 36 loại CQ không thích hợp

- Đối với phát triển nuôi trồng thủy hải sản: các cảnh quan ven biển đƣợc ƣu

tiên phát triển thủy sản gồm: Cảnh quan DB 40, DB 41, BD44, BD47 và BD48

Phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây công nghiệp dài ngày cho

thấy:

- Cây Quế: Cây quế thƣờng có chu kỳ 15 năm, có thể đem lại lợi nhuận từ

200 - 400 triệu đồng/ ha tùy thuộc vào mức độ chăm sóc và tận thu các sản phẩm từ

quế. Nhƣ vậy, thu nhập trung bình mỗi tháng có thể lên đến 31 triệu đồng/ năm.

Bên cạnh các lợi ích kinh tế trồng quế còn có tác dụng giữa đất, giữa nƣớc, giảm

thiểu các dạng tai biến tại khu vực đồi núi.

- Cây chè: Cây chè thích hợp với các dạng địa hình đồi núi thấp và đem lợi

nhuận cao nếu đƣợc chăm sóc và thu hái thƣờng xuyên. Hiện nay, thu nhập của 1 ha

chè (sau khi trừ chi phí) khoảng 31,2 triệu/năm nhƣng nếu đƣợc trồng đúng kỹ thuật

có thể lên đến 40 triệu đồng/năm.

- So với cây Quế và cây chè thì cây keo có giá trị kinh tế thấp hơn, keo đƣợc

trồng sau 6 năm thì có thể khai thác, với thu nhập trung bình (đã trừ chi phí) khoảng

35,4 triệu đồng/ ha.

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho

các mục đích phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản huyện Đầm Hà và

Page 121: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

112

các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan có thể đề xuất định hƣớng sử

dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo các

tiểu vùng cảnh quan:

(I) Tiểu vùng cảnh quan rừng đầu nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm:

Ƣu tiên phát triển rừng tự nhiên phòng hộ (N1, N2, N3, N4, N5, D30); Ưu tiên phát

triển rừng trồng phòng hộ (N6,N7, D10); Ưu tiên phát triển nông nghiệp và quần

cư nông thôn (lúa, hoa màu và cây lâu năm) (D8, N6, D30); Ưu tiên phát triển rừng

tự nhiên phòng hộ kết hợp với rừng sản xuất đầu nguồn (N2, N5, N1, D9); Ưu tiên

phát triển rừng trồng sản xuất kết hợp với phòng hộ (D10, N7)

(II) Tiểu vùng cảnh quan nông thôn và nông lâm nghiệp khu vực gò đồi: Ƣu

tiên phát triển cây lâu năm (D14, D11, D20); Ƣu tiên phát triển rừng sản xuất kết

hợp với phòng hộ (D12,D13, D20, D21); Ƣu tiên phát triển quần cƣ và mô hình

nông, lâm kết hợp khu vực đồi thấp (D10, D12, D18, D19, D24); Ƣu tiên phát triển

nông nghiệp khu vực gò đồi (D22, D23, D29, D30)

(III) Tiểu vùng quần cư nông thôn và nông nghiệp: Ƣu tiên bảo tồn hệ sinh

thái Vƣờn cò núi Hứa (D16); Ƣu tiên phát triển quần cƣ và sản xuất nông nghiệp

(D27, D25, DB31, DB32, DB33, DB35, DB36, DB37, DB34, DB39); Ƣu tiên phát

triển rừng sản xuất (D15, D17, D26); Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản (DB38,

DB40, BD41)

(IV) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ: Ƣu tiên phát triển rừng ngập

mặn (BD45, BD47, BD43); Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ

ven biển (BD42, BD43); Ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ trên đảo (BD45, BD46);

Ƣu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ (BD44 và BD47); Ƣu tiên phát triển

đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn (BD48)

Page 122: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

113

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo

tiếp cận cảnh quan học là hƣớng nghiên cứu tổng hợp, giúp đề xuất định hƣớng sử

dụng cảnh quan có tính khoa học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng

thủy sản huyện Đầm Hà.

2. Trên cơ sở phân tích các hợp phần thành tạo cảnh quan (hợp phần tự nhiên

và hợp phần xã hội), hệ thống phân loại cảnh quan huyện Đầm Hà đƣợc xem xét

theo 2 khía cạnh:

(1) Hệ thống phân kiểu: 2 kiểu/ 3 lớp/ 7 phụ lớp/ 48 loại cảnh quan.

(2) Phân vùng cảnh quan: trên sơ sở sự phân hóa kiểu loại, khu vực nghiên

cứu đƣợc phân chia thành 4 tiểu vùng cảnh quan: (I) Tiểu vùng cảnh quan rừng đầu

nguồn đồi núi Quảng An – Quảng Lâm;(II) Tiểu vùng cảnh quan nông thôn và nông

lâm nghiệp khu vực gò đồi Dực Yên - Quảng Lợi; (III) Tiểu vùng quần cư nông thôn

và nông nghiệp Tân Lập - Đầm Hà ;(IV) Tiểu vùng đất ngập nước và đảo ven bờ

Tân Bình - Đại Bình. Đặc điểm và chức năng các tiểu vùng cảnh quan là một trong

các cơ sở để đề xuất định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

3. Kết quả phân tích, đánh giá cảnh quan và hiệu quả kinh tế của một số loại

cây trồng cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho

thấy:

(1) Cảnh quan thuộc khu vực núi thấp và trung bình đƣợc đánh giá ƣu tiên

cao cho mục đích phòng hộ, hoặc kết hợp giữa phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng

kinh tế

(2) Các cảnh quan khu vực đồi cao thích hợp phát triển cây quế và rừng sản

xuất kết hợp với phòng hộ

(3) Các cảnh quan khu vực đồi thấp thích hợp với cây chè và rừng sản xuất

(4) Khu vực ven biển và vùng biển thuộc địa phận của huyện thích hợp cho

nuôi trồng thủy sản và phòng hộ ven biển, đảo

4. Kết hợp phân tích và tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan theo các tiểu

vùng cho thấy:

- Tiểu vùng I: có thế mạnh phát triển rừng phòng hộ, rừng phòng hộ kết hợp

với rừng sản xuất hoặc cây công nghiệp lâu năm

- Tiểu vùng II: có thế mạnh phát triển rừng sản xuất, các mô hình nông, lâm

kết hợp vùng gò đồi, cây công nghiệp lâu năm

- Tiểu vùng III: có thế mạnh phát triển các loại cây trồng nông nghiệp

Page 123: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

114

- Tiểu vùng IV: ƣu tiên phát triển rừng phòng hộ ven biển, đảo và nuôi trồng

thủy sản nƣớc lợ, nƣớc mặn.

Page 124: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ

sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ

môi trường Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trƣơng Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Đoàn Thị Thu Hà (2006). Xác lập

mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng đệm các khu bảo vệ

thiên nhiên. Tạp chí khoa học. ĐHQGHN.

3. Nguyên Cao Huân (2005), Đanh gia canh quan theo tiêp cân kinh tê sinh

thái, NXB Đai hoc Quôc gia Ha Nôi .

4. A.G. Ixatsenko (1976), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên

(Ngƣời dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), NXB

Khoa học, Hà Nội

5. A.G. Ixatsenko (1985). Cảnh quan học ứng dụng (Ngƣời dịch: Đào Trọng

Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải (1996). Nghiên

cứu các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (đất liền và biển).

Tạp chí khoa học. ĐHQGHN.

7. Lê Tất Khƣơng, Đỗ Ngọc Quỹ (2000). Cây chè sản xuất và chế biến, NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

8. Vũ Tự Lập (1976). Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học

và Kỹ Thuật, Hà Nội.

9. Nguyên Thanh Long va nnk (1993). Nghiên cưu xây dưng ban đô canh

quan cac ty lê trên lanh thô Viêt Nam, Trung tâm Đia ly tai nguyên , Hà Nội

10. Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (2012). Thuyết minh Quy

hoạch tài nguyên nƣớc giai đoạn 2010 - 2020 và định hƣớng đến năm 2030

11. Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (2011). Báo cáo tổng hợp

xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

12. Sở nông nghiệp và nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2012). Báo cáo quy hoạch

bảo vệ phát triển rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2015

Page 125: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

116

13. Nguyễn An Thịnh (2007). Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ

phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận án

Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội, 171 tr.).

14. Tổng cục thủy sản (2013). Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01/2/2013

về việc “Phổ biến mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh”.

15. UBND huyện Đầm Hà (2013). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Đầm Hà

16. UBND huyện Đầm Hà (2013). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

17. UBND huyện Đầm Hà (2012). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển thủy

sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

18. UBND huyện Đầm Hà (2009). Báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp huyện Đầm Hà giai đoạn 2008 - 2015, có xét đến năm 2020

19. UBND huyện Đầm Hà (2012). Báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất

ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đến

năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

20. UBND huyện Đầm Hà (2012). Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới

9 xã huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

21. UBND huyện Đầm Hà (2013). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2012

huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh

22. UBND huyện Đầm Hà (2009). Niên giám thống kê huyện Đầm Hà năm

2009

23. UBND huyện Đầm Hà (2013). Báo cáo Thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

về kinh tế của Đại hội Đảng bộ huyện Đầm Hà lần thứ XXIII giai đoạn 2011 - 2015

24. UBND huyện Đầm Hà (2013). Báo cáo đánh giá thực trạng tình hình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm chè; tình hình sản xuất cây giống lâm nghiệp phụ vụ cho

kế hoạch trồng rừng năm 2014.

25. UBND huyện Đầm Hà (2013) Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng

huyện Đầm Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Dự thảo)

26. UBND xã Quảng Lâm (2013). Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế

- xã hội - Quốc phòng - An Ninh 6 tháng đầu năm; Phƣơng hƣớng nhiệm vụ 6 tháng

cuối năm 2013.

Page 126: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

117

Tiếng Anh

1. Kane P.S. (1981). Assessing landscape attractiveness: a comparative test of

two new method. Applied Geography, Department of Geography, California

State University.

2. Shaw, D.J.B. and Oldfield, J. (2007). Landscape science: a Russian

geographical tradition. Annals of the Association of American Geographers.

Page 127: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

118

PHỤ LỤC

1. Bảng xác định trọng số của các yếu tố đánh giá bằng phƣơng pháp ma trận

tam giác (ma trận chéo)

Phụ lục 1.1. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với phát triển rừng phòng hộ

C1 C2 C3 ∑ % K

Vị trí phòng hộ C1 - C1 C1 2 50 0.67

Độ dốc C2 - C2/C3 0.5 25 0.17

Địa hình C3 - 0.5 17 0.17

∑ 3 100 1

Phụ lục 1.2. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với phát triển rừng sản xuất

A1 A2 A3 A4 ∑ K

Loại đất A1 - A2 A3/A1 A4/A1 1 0.17

Địa hình A2 - A3/A2 A4 1.5 0.25

Độ dốc A3 - A4 1 0.17

Tầng dày A4 - 2.5 0.42

6 1

Phụ lục 1. 3. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với cây chè

Chè C1 C2 C3 C4 C5 ∑ K

Loại đất (C1) - C2/c1 C3/C1 C4/C1 C5 1.5 0.15

Độ dốc (C2) - C2 C2 C2/C5 3 0.3

Tầng dày (C3) - C3 C5 1.5 0.15

TPCG (C4) - C4/C5 1 0.1

Mức độ thoát nƣớc (C5)

- 3 0.3

∑ 10 1

Phụ lục 1. 4. Xác định trọng số các yếu tố đánh giá đối với cây quế

C1 C2 C3 C4 C5 Tổng K

Loại đất C1 C2/c1 C3 C4/C1 C1/C5 1.5 0.15

Độ dốc C2 C2 C2/C4 C2/C5 2.5 0.25

Độ cao C3 C3 C3/C5 2.5 0.25

Tầng dày C4 C5 1 0.10

Mức độ thoát nƣớc - C5 2.5 0.25

Page 128: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

119

10 1

2. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với phát triển nông, lâm nghiệp

Phụ lục 2.1: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái cho phát triển rừng phòng hộ

Số hiệu

CQ

Tiêu chí đánh giá

Vị trí phòng hộ Dạng địa hình Độ dốc

Điểm đánh

giá

Bậc trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc trọng

số

Điểm

ĐG

N1 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N2 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N3 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N4 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N5 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N6 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

N7 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

D8 0.66 2 0.17 2 0.17 3 0.72

D9 0.66 2 0.17 2 0.17 3 0.72

D10 0.66 2 0.17 2 0.17 3 0.72

D11 0.66 2 0.17 2 0.17 3 0.72

D12 0.66 2 0.17 2 0.17 1 0.61

D13 0.66 2 0.17 2 0.17 2 0.67

D14 0.66 2 0.17 2 0.17 2 0.67

D15 0.66 2 0.17 2 0.17 1 0.61

D16 0.66 2 0.17 2 0.17 1 0.61

D17 0.66 2 0.17 2 0.17 3 0.72

D18 0.66 2 0.17 1 0.17 3 0.67

D19 0.66 2 0.17 1 0.17 3 0.67

D20 0.66 2 0.17 1 0.17 1 0.55

D26 0.66 2 0.17 1 0.17 1 0.55

D27 0.66 2 0.17 1 0.17 1 0.55

D28 0.66 2 0.17 1 0.17 1 0.55

BD43 0.66 3 0.17 3 - - 1.20

BD44 0.66 3 0.17 2 0.17 3 0.94

BD45 0.66 3 0.17 3 0.17 3 1.00

BD46 0.66 3 0.17 3 - - 1.00

Page 129: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

120

BD47 0.66 3 0.17 - 0.17 - 1.16

Phụ lục 2.2: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất, huyện Đầm Hà

Số

hiệu

CQ

Tiêu chí đánh giá

Thảm thực vật Địa hình Độ dốc Loại đất Tầng dày Điểm

đánh

giá Bậc

trọng

số

Điểm

DG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

DG

N1 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

N2 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

N3 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

N4 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 2 0.3 2 0.43

N5 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

N6 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

N7 0.4 3 0.15 1 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.44

D8 0.4 2 0.15 2 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.41

D9 0.4 3 0.15 2 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.49

D10 0.4 3 0.15 2 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.47

D11 0.4 2 0.15 2 0.1 1 0.05 3 0.3 2 0.39

D12 0.4 3 0.15 2 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.51

D13 0.4 3 0.15 2 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.49

D14 0.4 2 0.15 2 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.41

D15 0.4 3 0.15 3 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.54

D16 0.4 3 0.15 3 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.54

D17 0.4 3 0.15 3 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.52

D18 0.4 3 0.15 3 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.52

D19 0.4 2 0.15 3 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.44

D20 0.4 3 0.15 2 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.51

D21 0.4 3 0.15 2 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.51

D22 0.4 1 0.15 2 0.1 3 0.05 2 0.3 2 0.34

D23 0.4 1 0.15 2 0.1 3 0.05 2 0.3 3 0.4

D24 0.4 3 0.15 2 0.1 3 0.05 2 0.3 3 0.56

D25 0.4 1 0.15 2 0.1 3 0.05 2 0.3 3 0.4

D26 0.4 3 0.15 2 0.1 3 0.05 3 0.3 3 0.57

D27 0.4 1 0.15 2 0.1 3 0.05 3 0.3 3 0.41

D28 0.4 2 0.15 1 0.1 3 0.05 3 0.3 2 0.4

D29 0.4 1 0.15 1 0.1 3 0.05 1 0.3 3 0.36

Page 130: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

121

BD46 0.4 2 0.15 3 0.1 2 0.05 3 0.3 2 0.44

Phụ lục 2.3: Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển cây chè, huyện Đầm Hà

Số

hiệu

CQ

Tiêu chí đánh giá

Thành phần cơ

giới Độ dốc Loại đất

Mức độ thoát

nước Tầng dày

Điểm

đánh

giá

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

DG

D8 0.1 3 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.45

D9 0.1 3 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.45

D10 0.1 3 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.45

D11 0.1 3 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.45

D12 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

D13 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.51

D14 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.51

D15 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

D16 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

D17 0.1 2 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.43

D18 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.51

D19 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.51

D20 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

D21 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

D22 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 1 0.15 2 0.47

D23 0.1 3 0.3 3 0.2 2 0.25 1 0.15 3 0.46

D24 0.1 3 0.3 3 0.2 2 0.25 1 0.15 3 0.46

D25 0.1 3 0.3 3 0.2 2 0.25 1 0.15 3 0.46

D26 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 3 0.55

D27 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 3 0.55

D28 0.1 3 0.3 3 0.2 3 0.25 2 0.15 2 0.52

BD 46 0.1 2 0.3 1 0.2 3 0.25 3 0.15 2 0.43

Page 131: Chu Thị Nguyệt Ánh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC … · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- chu thị nguyệt

122

Phụ lục 2.4: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây quế, huyện Đầm Hà

Số

hiệu

CQ

Độ cao Độ dốc Loại đất Mức độ thoát

nước Tầng dày

Điểm

đánh

giá Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

ĐG

Bậc

trọng

số

Điểm

DG

N3 0.25 3 0.25 1 0.15 1

0.25 3 0.1 1 0.40

N4 0.25 3 0.25 1 0.15 3

0.25 3 0.1 1 0.46

N5 0.25 3 0.25 1 0.15 2

0.25 3 0.1 1 0.43

N6 0.25 3 0.25 1 0.15 2

0.25 3 0.1 1 0.43

N7 0.25 3 0.25 1 0.15 2

0.25 3 0.1 1 0.43

D8 0.25

2 0.25

2 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.43

D9 0.25

2 0.25

2 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.43

D10 0.25

2 0.25

2 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.43

D11 0.25

2 0.25

2 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.43

D12 0.25

2 0.25

3 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.48

D13 0.25

2 0.25

3 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.48

D14 0.25

2 0.25

3 0.15 2 0.25

3 0.1 1 0.48