cÂy cao lƯƠng thỨc Ăn chĂn nuÔi...

16
CÂY CAO LƯƠNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XANH Tác giả: Joao Vendramini, Yoana Newman, John Erickson, Wilfred Vermerris, and David Wright Dịch và biên tập: Đỗ Thanh Tùng Cây cao lương (Sorghum bicolor [L.] Moench) là loại cây trồng hàng năm, ngắn ngày và ưa nóng (tổng hợp Cac bon theo chu trình C4). Cao lương sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và nhiều nắng. Cao lương là cây trồng có nguồn gốc xuất phát từ khoảng 3.000 năm trước đây. Đầu tiên, người ta chủ yếu chọn tạo giống để phục vụ nhu cầu trồng lấy hạt, kế đó mới chọn để trồng lấy thức ăn xanh. Tuy nhiên, việc chọn tạo để trồng lấy thức ăn xanh cũng đã xảy ra từ hàng trăm năm trước. Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh có dạng hình tương tự như cao lương trồng lấy hạt nhưng cây cao hơn và có chất lượng thức ăn xanh cao hơn. Nhìn chung, cao lương có thể chia làm 2 dạng: dạng thức ăn xanh (chủ yếu làm thức ăn xanh và cho gia súc ăn) và dạng lấy hạt (chủ yếu để dùng cho con người (không được bàn luận trong tài liệu này). Người ta chia thêm cao lương thức ăn xanh thành 4 loại: (a)Cao lương lai F1, (b) cỏ sudan, (c) Cao lương x sudan (cũng gọi là sudan lai), và (d) cao lương ngọt. Loại cuối chủ yếu dùng làm mật và gần đây cũng được dùng làm nguyên liệu chất đốt sinh học. A. Cao lương lai F1 Cao lương lai F1 (thường được gọi là cao lương thức ăn xanh) có chiều cao cây từ 2,4 – 3 m và đường kính thân khá lớn. Các giống hầu hết được chọn tạo để thu hoạch một lần hoặc thu hoạch để ủ chua. Loại cây này có thể cho năng suất tương đương với cây ngô thức ăn xanh ủ chua nhưng chất lượng thường thấp hơn. Các giống có chứa tính trạng gân lá nâu (BMR) với các mô bó mạch màu nâu do hàm lượng lignin thấp có đặc điểm dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, tính trạng này cũng làm tăng khả năng đổ ngã của một số giống. Cao lương lai F1, giống như cây ngô có thể cho ra một cây trồng thức ăn xanh chiếm tới 50 % hạt/tổng khối lượng tùy thuộc và giống và thời kỳ chín lúc thu hoạch. Việc thận trọng chọn giống BMR và tính toán thời điểm thu hoạch phù hợp là cần thiết để tối đa hóa tổng hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (TDN). Hàm lượng Protein thô và dễ tiêu thường đạt cao nhất khi thu hoạch ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tuy nhiên năng suất VCK lại tăng lên khi cây trưởng thành hơn. Thu hoạch ở giai đoán chín sáp sẽ làm cho tỷ lệ TDN giảm xuống nhưng lại tối đa được tổng khối lượng TDN thu hoạch/ ha. B. Cỏ sudan Cỏ sudan có thân cây mềm hơn, đẻ nhánh rất nhiều và nhiều lá hơn Cao lương lai F1. Cây cho rất ít hạt, và tốc độ tái sinh sau khi cắt hoặc cho bò gặm ưu thế hơn hẳn Cao lương lai F1. Vì lý do này, chúng thường được trồng để cho gặm cỏ tạm thời. Thêm nữa, loại này thường hấp thụ HCN ít hơn Cao lương lai F1. C. Cao lương x sudan Các giống lai cao lương x sudan có tiềm năng năng suất cao nhất so với bất kỳ một loại cây trồng hàng năm nào nếu đủ nước tưới hoặc có đủ mưa. Cao lương x sudan thường được dùng để ủ chua. Khi cho gặm cỏ, cao lương x sudan cần phải đạt chiều cao trên 60 cm. Ở giai đoạn này cao lương x sudan sẽ có giá trị TDN lớn hơn mức 53- 63% và tỷ lệ protein thô đạt từ 9 – 15%. Các giống có tính trạng gân lá nâu BMR gia súc thường thích ăn hơn. Nghiên cứu ở Texas chỉ ra rằng các giống BMR có thể có chất lượng thức ăn cao hơn loại không có tính trạng BMR từ 5- 8 %.

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÂY CAO LƯƠNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XANH Tác giả: Joao Vendramini, Yoana Newman, John Erickson, Wilfred Vermerris, and David Wright

Dịch và biên tập: Đỗ Thanh Tùng

Cây cao lương (Sorghum bicolor [L.] Moench) là loại cây trồng hàng năm, ngắn ngày và ưa nóng

(tổng hợp Cac bon theo chu trình C4). Cao lương sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ tương

đối cao và nhiều nắng. Cao lương là cây trồng có nguồn gốc xuất phát từ khoảng 3.000 năm trước

đây. Đầu tiên, người ta chủ yếu chọn tạo giống để phục vụ nhu cầu trồng lấy hạt, kế đó mới chọn

để trồng lấy thức ăn xanh. Tuy nhiên, việc chọn tạo để trồng lấy thức ăn xanh cũng đã xảy ra từ hàng

trăm năm trước. Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh có dạng hình tương tự như cao lương trồng lấy

hạt nhưng cây cao hơn và có chất lượng thức ăn xanh cao hơn.

Nhìn chung, cao lương có thể chia làm 2 dạng: dạng thức ăn xanh (chủ yếu làm thức ăn xanh và cho

gia súc ăn) và dạng lấy hạt (chủ yếu để dùng cho con người (không được bàn luận trong tài liệu

này). Người ta chia thêm cao lương thức ăn xanh thành 4 loại: (a)Cao lương lai F1, (b) cỏ sudan, (c)

Cao lương x sudan (cũng gọi là sudan lai), và (d) cao lương ngọt. Loại cuối chủ yếu dùng làm mật và

gần đây cũng được dùng làm nguyên liệu chất đốt sinh học.

A. Cao lương lai F1 Cao lương lai F1 (thường được gọi là cao lương thức ăn xanh) có chiều cao cây từ 2,4 – 3 m và đường

kính thân khá lớn. Các giống hầu hết được chọn tạo để thu hoạch một lần hoặc thu hoạch để ủ chua.

Loại cây này có thể cho năng suất tương đương với cây ngô thức ăn xanh ủ chua nhưng chất lượng

thường thấp hơn. Các giống có chứa tính trạng gân lá nâu (BMR) với các mô bó mạch màu nâu do

hàm lượng lignin thấp có đặc điểm dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, tính trạng này cũng làm tăng khả

năng đổ ngã của một số giống. Cao lương lai F1, giống như cây ngô có thể cho ra một cây trồng

thức ăn xanh chiếm tới 50 % hạt/tổng khối lượng tùy thuộc và giống và thời kỳ chín lúc thu hoạch.

Việc thận trọng chọn giống BMR và tính toán thời điểm thu hoạch phù hợp là cần thiết để tối đa

hóa tổng hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (TDN). Hàm lượng Protein thô và dễ tiêu thường đạt cao

nhất khi thu hoạch ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tuy nhiên năng suất VCK lại tăng lên khi cây

trưởng thành hơn. Thu hoạch ở giai đoán chín sáp sẽ làm cho tỷ lệ TDN giảm xuống nhưng lại tối đa

được tổng khối lượng TDN thu hoạch/ ha.

B. Cỏ sudan Cỏ sudan có thân cây mềm hơn, đẻ nhánh rất nhiều và nhiều lá hơn Cao lương lai F1. Cây cho rất ít

hạt, và tốc độ tái sinh sau khi cắt hoặc cho bò gặm ưu thế hơn hẳn Cao lương lai F1. Vì lý do này,

chúng thường được trồng để cho gặm cỏ tạm thời. Thêm nữa, loại này thường hấp thụ HCN ít hơn

Cao lương lai F1.

C. Cao lương x sudan Các giống lai cao lương x sudan có tiềm năng năng suất cao nhất so với bất kỳ một loại cây trồng

hàng năm nào nếu đủ nước tưới hoặc có đủ mưa. Cao lương x sudan thường được dùng để ủ chua.

Khi cho gặm cỏ, cao lương x sudan cần phải đạt chiều cao trên 60 cm. Ở giai đoạn này cao lương x

sudan sẽ có giá trị TDN lớn hơn mức 53- 63% và tỷ lệ protein thô đạt từ 9 – 15%. Các giống có tính

trạng gân lá nâu BMR gia súc thường thích ăn hơn. Nghiên cứu ở Texas chỉ ra rằng các giống BMR

có thể có chất lượng thức ăn cao hơn loại không có tính trạng BMR từ 5- 8 %.

Ở miền tây nam của Hoa Kỳ, cao lương x sudan thường được dùng làm cây thức ăn xanh để vỗ béo

trâu bò và bò sữa cái trưởng thành sau mùa đông hoặc mùa xuân. Cao lương x sudan được thiết kế

để có thể thu hoạch nhiều lần và có thể sử dụng làm cỏ khô, ủ chua, làm đồng cỏ hoặc băm xanh.

Tuy nhiên các giống lai này lại chậm khô, ngay cả khi được ép thành cuộn khi thu hoạch. Vì vậy, khi

làm cỏ khô loại này dễ bị rủi do nếu có mưa hoặc cần phải để cây khô nhất có thể trước khi thu làm

cỏ khô.

Do các loại cây trồng họ cao lượng có thể trồng bất kỳ lúc nào vì vậy chúng phù hợp với nhiều hệ

thống luân canh cây trồng khác nhau và có thể trồng xem cây vụ đông và rau. Luân canh để tối ưu

hóa lượng phân bón còn thừa lại từ cây trồng trước thường tránh được nguy hại của sâu (ví dụ sâu

đục thân). Một số người trồng rau thường gieo cao lương che bóng trước để tăng hàm lượng hữu

cơ cho đất, giữ lại dinh dưỡng cho đất, giảm cỏ dại và giảm sâu hại. Cao lương lai F1 và cao lương x

sudan sử dụng rất tốt cho công thức luân canh cây trồng nuôi bò sữa và bò thịt khi mà đòi hỏi thức

ăn cho gặm, băm xanh hoặc ủ chua chất lượng cao.

1. Chọn giống Cao lương thức ăn xanh (tất cả các loại) a. Năng suất

Một số giống cao lương x sudan có tiềm năng năng suất rất cao ở Florida và Georgia. Trong các thí

nghiệm của Trường đại học Florida và Georgia, năng suất trung bình trong 5 năm gần đây nhất

(2004- 2009) đạt năng suất VCK là 15,6 tấn/ha ở Georgia và 15,1 tấn/ha ở Florida (bảng 1). Tuy

nhiên, sự khác nhau giữa các giống có thể nhận biết được khi chúng trồng trong điều kiện tối ưu

(đủ nước và đúng mật độ) và được bón đủ phân tối ưu.

Bảng 1. Năng suất trung bình của các giống cao lương lai trong thí nghiệm của

Trường đại học Florida và Georgia từ năm 2004 – 2008.

ĐVT: Tấn VCK/ha

Địa điểm Trung bình Thấp nhất Cao nhất

Florida 15,1 6,4 28,9

Georgia 15,6 5,9 24,0

b. Sinh trưởng

Năng suất của Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng mà

tại điểm đó cây trồng được thu hoạch (bảng 2). Thu hoạch ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng đảm

bảo cho việc thu hoạch nhiều lần và cho kết quả năng suất cao nhất, năng suất thường đạt hơn 17,3

tấn VCK/ha. Năng suất thấp nhất là khi cây trồng được thu hoạch ở giai đoạn ra hoa. Không có sự

sai khác về năng suất giữa cây thu hoạch ở giai đoạn chín sữa hay chín sáp.

Bảng 2. Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng đến năng suất VCK của các giống Cao lương thức ăn

chăn nuôi xanh lai tại Florida và Georgia.

ĐVT: Tấn VCK/ha

Giai đoạn sinh trưởng Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Ra hoa 9,86 10,92 10,25

Chín sữa 9,19 15,22 13,94

Chín sáp 9,69 16,43 14,41

Sinh trưởng sinh dưỡng 17,94 18,29 18,19

c. Sự ổn định về năng suất

Tính ổn định của cao lương thức ăn chăn nuôi xanh đã được xác định dựa trên độ ổn định về năng

suất (năng suất hàng năm và hàng vụ) và tỷ lệ đổ ngã (tính bằng % số cây bị đổ ngã trên tổng số cây/

một diện tích) (bảng 3). Nhìn chung, tùy thuộc vào giống, các giống lai năng suất cao đều có thể cho

năng suất đạt trên 27,18 tấn VCK/ha trong những năm thuận lợi và có đủ nước tưới. Trong những

năm bất thuận, mưa không đều nhìn chung năng suất chỉ đạt từ 6,18 đến 18,04 tấn VCK/ha.

Bảng 3. Sự ổn định năng suất cây cao lương trồng ở Florida năm 2009

ĐVT: Tấn VCK/ha

Tham số ổn định Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Năng suất năm thuận lợi nhất 8,70 28,84 15,44

Năng suất năm khó khăn nhất 6,30 17,96 12,28

Năng suất trồng trong vụ xuân 15,54 25,95 20,76

Năng suất trồng trọng vụ hè 7,24 12,87 9,79

Tỷ lệ đổ ngã (%) 0 1,00 0,62

Thời vụ trồng cũng ảnh hưởng đến năng suất VCK của cao lương thức ăn chăn nuôi xanh. Nghiên

cứu trong 5 năm chỉ ra rằng khi cây được gieo trồng trong mùa xuân, năng suất thường đạt cao hơn

19,77 tấn VCK/ha. Khi trồng trong các tháng mùa hè, năng suất thường thấp.

Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh thường chống đổ khá ổn định. Trong các giống lai thí nghiệm ở

Florida năm 2009, chỉ có một vài giống bị đổ ngã nhẹ. Tỷ lệ đổ ngã trung bình của các giống này chỉ

nhỏ hơn 1% vì vậy có thể nói rằng tỷ lệ đó là khá ổn định.

d. Xử lý hạt giống

i. Hạt giống an toàn hơn

Các tiến bộ gần đây trong xử lý hạt giống cao lương đã có một số lợi thế. Chất xử lý an toàn như

Concep III ® bảo vệ cao lương tránh thuốc trừ cỏ nhóm chloroacetamide như metolachlor và

dimethenamid là những loại thuốc trừ cỏ này có hiệu lực cao đối với cỏ lá rộng và tiền nảy mầm.

Nếu không dùng chất xử lý an toàn này thì việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ đó sẽ làm tổn thương

hoặc giết chết cao lượng.

ii. Thuốc trừ sâu

Hạt giống có thể được xử lý bằng thuốc trừ sâu như Cruiser® and Gaucho®. Việc xử lý này giúp tránh

phải rải thuốc sâu vào luống gieo như thuốc Counter ®. Xử lý hạt giống giúp bảo vệ hạt cao lương

trước khi mọc mầm tránh các loại sâu nằm dưới mặt đất như ấu trùng bọ cánh cứng. Thêm nữa,

chúng được tổng hợp lại và bảo vệ cao lương sau khi mọc tránh các loại sâu trên mặt đất như bọ

xít, rầy xanh, kiến lửa và rệp anphid vàng hại mía. Việc xử lý trên cũng có thể làm tăng tỷ lệ nảy

mầm, cứng và khỏe cây và cải thiện độ ổn định của năng suất. Việc xử lý được thực hiện theo hướng

dẫn của nhà sản xuất. Hạt giống đã được xử lý sẵn bán tại các công ty giống.

iii. Thuốc trừ nấm

Nên bao hạt giống bằng một loại thuốc trừ nấm thương mại trước khi trồng. Thuốc trừ nấm sẽ làm

giảm thiệt hại từ bệnh chết xanh, đen hạt và sương mai. Các sản phẩm thương mại có thể được xem

xét là Thiram (Thiram 50 WP hoặc Gustafson 42-S), fludioxonil (Maxim 4FS),

pentachloronitrobenzene (RTU-PCNB), metalaxyl (Apron 50WP), và mefenoxam (Apron XL LS). Tất

cả các sản phẩm trên đều bảo vệ cây trồng khỏi chết xanh, ngoài ra còn bảo vệ khỏi các loại bệnh

khác tùy thuộc và thành phần cụ thể của chúng. Xử lý phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Chuẩn bị đất và lên kế hoạch canh tác a. Hiểu về năng suất mục tiêu dựa trên phương pháp của bạn. Có rất nhiều giống cao lương và phương pháp trồng trọt cũng khác nhau. Điều này dẫn đến sự bối rối và kết quả mong đợi không thực tế về năng suất. Cao lương có khả năng chịu hạn và phù hợp với nhiều loại đất, nhưng để có năng suất tối ưu thì vẫn cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng và nước phù hợp. Vì vậy, cần phải hiểu rõ về sự khác nhau về tiềm năng năng suất giữa các giống, loài cao lương, tiềm năng năng suất ở tại nơi được trồng và mục tiêu năng suất phù hợp với điều kiện của bạn. b. Thời vụ trồng Ở miền tây nam Hoa Kỳ, thời vụ trồng cao lương là tương đối rộng, do sự nảy mầm của cao lương phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ đất. Để cây phát triển tốt, thì quan trọng phải đảm bảo rằng nhiệt độ đất tại độ sâu 5,1 cm phải đạt tốt thiểu là 16,3 o. Nhiệt độ thấp sẽ làm nảy mầm và mọc kém dẫn đến cây phát triển yếu. Trồng quá sớm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng. Thời vụ có thể bắt đầu vào tháng 3 ở miền nam Florida và đầu đến trung tuần tháng 4 ở miền trung và bắc Florida. Giao trồng mới có thể bắt đầu từ khoảng 120 ngày trước ngày thu hoạch mong muốn (hoặc trước khi bắt đầu lạnh). Thời vụ trồng sau trung tuần tháng 6 có thể làm giảm năng suất và nhiễm nhiều sâu bệnh hơn. Trồng vào đầu tháng 7 cho năng suất hạn chế do bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ngày ngắn. Ở Florida cao lương ủ chua trồng sớm sẽ có thể dùng tái sinh lần 2 (chồi) nhưng nhìn chung năng suất thấp hơn lần đầu.

Hình 1. Thời vụ trồng cao lương tối ưu ở Florida

Bảng 4: So sánh nhiệt độ và lượng mưa ở Bắc florida với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (do người dịch thu thập số liệu và lập)

Tháng

Bắc Florida Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ TB cao

Nhiệt độ TB thấp

Lượng mưa

Nhiệt độ TB cao

Nhiệt độ TB thấp

Lượng mưa

Nhiệt độ TB cao

Nhiệt độ TB thấp

Lượng mưa

1 17,5 3,9 110,0 20,0 13,3 16,0 31,3 21,0 13,0

2 19.5 5,5 123,0 20,5 14,4 30,0 32,5 21,7 2,0

3 23,2 8,4 151,0 23,2 17,2 37,0 33,5 23,3 10,0

4 26,2 11,3 78,0 27,6 20,6 87,0 34,7 24,4 50,0

5 30,6 16,4 88,0 31,9 23,4 196,0 33,1 24,4 212,0

6 32,8 20,5 196,0 33,2 25,6 240,0 31,6 23,9 298,0

7 33,4 22,2 182,0 32,7 25,5 312,0 30,9 23,8 298,0

8 33,1 22,3 187,0 32,1 25,5 338,0 31,0 23,8 266,0

9 31,3 20,1 119,0 30,9 24,2 252,0 30,9 23,3 318,0

10 27,4 14,1 82,0 28,9 21,5 116,0 30,8 23,3 259,0

11 22,8 8,6 89,0 25,6 17,8 40,0 30,4 22,8 109,0

12 18,5 5,1 99,0 22,1 14,9 20,0 30,3 21,6 42,0

Theo người dịch tài liệu thì căn cứ vào số liệu bảng trên cho thấy, cao lương thức ăn xanh ở vùng lân cận Hà Nội có thể bắt đầu trồng vào và tháng 3 đến tháng 4 dương dịch đến hết tháng 9 dương lịch. Ở vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh có thể trồng vào và từ tháng 4 dương lịch trở đi và nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng quanh năm.

c. Lượng giống (số hạt /ha và khối lượng /ha) Cỏ sudan và cao lương x sudan có thể gieo vãi hoặc gieo theo hốc. Cao lương lai F1 (cắt thu 1 lần) thường được trồng với khoảng cách hàng cách hàng từ 50- 90 cm để thuận tiện cho việc thu hoạch trên đồng ruộng. Máy gieo hạt cần có đĩa gieo đặc biệt hoặc điều chỉnh để gieo cao lương. Lượng hạt giống khuyến cáo với cao lương ủ chua ở Florida là từ 6,72 đến 8,95 kg/ha nếu trồng theo hàng và từ 11,22 đến 16,80 kg/ha nếu gieo vãi. Lượng hạt giống khuyến cáo đối với cao lương x sudan ở Florida 8,95 kg đến 22,4 kg/ha nếu trồng theo hàng và 28,00 kg đến 33,63 kg/ha nếu gieo vãi. Gieo thừa lượng hạt giống có thể tăng tỷ lệ đổ ngã. Công thức tính số hạt giống/ha: Kg giống/ha x số hạt/1 kg = số hạt/ha. Bảng 5. Số hạt giống/kg của các loại cao lương khác nhau:

Loại Số hạt/kg

Cao lương lai F 1 30.800 – 37.500

Cao lương x sudan 33.000 – 46.200

Cỏ sudan 77.100 – 99.200

d. Quần thể cây trồng/chiều rộng hàng Năng suất cao lương thức ăn chăn nuôi xanh có xu hướng tăng khi trồng hàng hẹp hơn. Mật độ trồng nên điều chỉnh phù hợp với điều kiện của vùng trồng. Ở vùng hạn hoặc đất cát giữ nước kém, mật độ trồng nên ở mức khuyến cáo cao nhất. Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh nên trồng ở mật độ tương đối cao để cải thiện chất lượng thức ăn, nhưng đối với cao lương BMR thì không cần thiết. Mật độ khuyến cáo đối với cao lương BMR là 148.000 – 194.000 cây/ha (theo hàng, có tưới nước), 172.000 – 247.000 cây/ha (theo hốc, có tưới nước), 98.000 – 194.000 cây/ha (theo hàng, có mưa) và 123.000 – 194.000 cây/ha (theo hốc, có mưa). e. Phương thức canh tác Cày, bừa đất. Cày đất có thể được trong mùa thu (khô) hoặc trước khi trồng. Ở những vùng mà đất thường bị xói mòn do gió và nước, thì việc làm đất tối thiểu có thể phù hợp hơn. Cao lương có thể trồng trong điều kiện không cần làm đất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất sinh khối không khác nhau giữa làm đất tối thiểu và không làm đất. Không làm đất đã được chứng minh là có lợi cho năng suất từ các công thức luân canh cao lương liên tục. f. Phương pháp trồng Phương pháp trồng cao lương cần phải phù hợp với mục đích sử dụng. Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh có thể được trồng theo hốc, gieo vãi hoặc theo hàng. g. Độ sâu gieo hạt Độ sâu gieo hạt khuyến cáo cho cao lương lai F 1 là từ 2,54 – 3,81 cm đối với đất cát và 1,9 -3,1 cm đối với đất thịt. Hạt giống phải được gieo trong đất ẩm và có thể phải gieo sâu hơn để tận dụng độ ẩm. Tuy nhiên, gieo nông sẽ làm cây mọc nhanh hơn và giảm thiểu các loại bệnh liên quan đến những mầm chậm mọc. Cỏ sudan và cao lương x sudan phải được gieo nông hơn 2,54 cm, cụ thể là từ 0,64 – 1,27 cm đối với đất thịt và 1,27 đến 1,9 cm đối với đất cát.

3. Nhu cầu phân bón a. Thời điểm bón Đối với trồng theo hàng, bón lót có thể theo cách rải phân và cày lật trước khi gieo. Ngoài ra có thể bón phân tại thời điểm gieo trồng theo các băng liên tục cách vị trí gieo hạt giống 5 – 7,5 cm và sâu 5- 7,5 cm. Đối với gieo vãi và theo hốc thì bón lót nên rải phân và bừa vào đất trước khi trồng, chú ý không được để phân tiếp xúc trực tiếp với hạt giống. Nên chia tổng lượng phân thành một lần bón lót và 1-2 lần bón thúc. Việc này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm mất mát phân do rửa trôi, thấm hoặc bốc hơi. Nếu trồng để ủ chua thì bón thúc lần 1 nên được thực hiện khi cây đạt chiều cao 30 cm (và 60 cm nếu chia làm 2 lần bón thúc). Nếu trồng để cho gặm cỏ trực tiếp hoặc cắt để làm cỏ khô thì nên bón thúc sau mỗi lần cho gặm hoặc thu hoạch. b. Thử nghiệm dinh dưỡng đất/ cây Đất đủ độ màu mỡ là cần thiết để đạt năng suất tối ưu, thử nghiệm đất là cách để xác định độ màu mỡ. Dựa trên việc lấy đi từ đất của cây trồng, thì mức 120 N (300 kg đạm ure), 65 kg P2O5 (400 kg Super Lân) và 120 K2O (260 kg KCL) được khuyến cáo để đạt tiềm năng năng suất 46,3 tấn/ha. Hãy điều chỉnh 30-15-30 kg cho mỗi 8,8 tấn/ha đối với mục tiêu đạt năng suất. Giống như các loại cây trồng khác, dinh dưỡng dễ tiêu phải được cung cấp đầy đủ để tối ưu hóa năng suất cao lương. Duy trì dinh dưỡng đất tối ưu là rất quan trọng để đảm bảo cây trồng mọc tốt, bền lá, kháng sâu bệnh, chịu hạn, cho năng suất, chất lượng và quan trọng nhất là cho hiệu quả kinh tế. Nếu thiếu bất kỳ loại dinh dưỡng nào, sẽ có vấn đề có thể xảy ra. Vì vậy, một kế hoạch điều tiết đảm bảo đất màu mỡ là nền tảng của hệ thống canh tác cao lương thức ăn chăn nuôi xanh. Thử nghiệm đất là công cụ tốt nhất để đánh giá độ màu mỡ của đất. Thử nghiệm đất là một phân tích hóa học cho thấy vấn đề nào về đất có thể làm hạn chế năng suất. Quan trọng nhất là mẫu đất lấy phải đại diện cho khu vực trồng. Tối thiểu nhất, mỗi mảnh ruộng phải được lấy một mẫu riêng. Độ pH đất và một số dinh dưỡng sẽ khác nhau tùy vào loại đất. Cánh đồng có nhiều loại đất khác nhau cần được lấy mẫu riêng rẽ từng loại. Phân tích mẫu đất cho phép tính được lượng vôi hoặc phân bón cần dùng để bù đắp thiếu hụt hoặc mất cân bằng pH hay các thành phần dinh dưỡng dễ tiêu. Những khối lượng đó được xác định nhờ vào nhu cầu cụ thể của loại cây trồng được trồng. Thêm nữa, những khuyến cáo về thử đất từ các trường đại học về thổ nhưỡng đã được tổng hợp dựa trên các nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Vì vậy, thử đất thường xuyên và theo sát những khuyến cáo thì độ phì của đất có thể duy trì được ở mức cho năng suất tối ưu. Trong tài liệu này, tầm quan trọng của một số nguyên tố chính được tóm tắt và đặt ra các khuyến cáo chung nhất. Tuy nhiên, nên tuân theo các khuyến cáo về thử nghiệm đất riêng cho vùng trồng cụ thể vì chúng đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện ở đó. c. Đạm Lượng bón N sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất lượng đất trồng và mục tiêu sản xuất. Đối với mỗi tấn sinh khối xanh cao lương cần lấy từ đất khoảng 4,1 kg N. Nếu canh tác tốt, một số giống có thể cho năng suất trên 88 tấn (26,5 tấn VCK)/ ha trọng 1 vụ thu hoạch. Nhìn chung, cao lương lương thức ăn chăn nuôi xanh tiếp nhận 120 – 150 kg N/ha đối với mục tiêu năng suất đạt 45- 55 tấn (13 – 16,5 tấn VCK)/ha. Cao lương trồng trong điều kiện có tưới nước có thể hấp thụ tăng 30 % lượng N. Khi tính toán số lượng N cần dùng, hãy xem xét lượng N còn lại trong đất, vật chất hữu cơ, hàm lượng N trong nước tưới và lượng phận chuồng đã bón. Hãy bón giảm 20 – 40 kg N/ ha nếu vụ trước trồng lạc và đậu tương và 80 -100 kg N/ha nếu vụ trước trồng cỏ alfafa hoặc cây họ đậu vụ đông. Nhìn chung nên bón lót 1/4 đến 1/3 tổng lượng N/ha. Đối với sản xuất thức ăn ủ chua, bón lót số N

còn lại khi cây đạt chiều cao từ 45- 60 cm (khoảng 4 – 6 tuần sau trồng). Nếu để tái sinh thì hãy bón 1/2 tổng lượng đạm của vụ 1 khi cây đạt chiều cao từ 30 – 60 cm. Đối với cho gặm cỏ trực tiếp hãy bón 30 – 50 kg N/ha sau mỗi lần cho gặm. d. Lân Cao lương phản ứng với lân chỉ khi đất thiếu lân nghiêm trọng. Hãy bón lót toàn bộ lượng lân theo khuyến cáo sau khi thử đất. Đất chua chứa ít lân dễ tiêu, hãy bón lân gần luống gieo hơn để đảm bảo cây trồng có thể hấp thụ tốt. e. Ka li Ka li dễ tiêu và rất quan trọng đối với cao lương vì Ka li là một nguyên tố thiết yếu đối với cây trồng và cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh. Nhất thiết phải bón thêm Ka li bởi cây cao lương thức ăn chăn nuôi xanh hấp thụ Ka li tương đối lớn. Hợp chất Ka li thông thường nhất là KCL làm tăng độ khỏe của thân cây và vai trò lớn làm giảm đổ ngã. Các nghiên cứu gần đây cho rằng ion CL- trong KCL giúp chống đổ ngã. Nếu sản xuất cao lương để ủ chua, thì hãy bón 30 % tổng lượng Ka li đòi hỏi sau khi có kết quả thử đất ở lần bón lón. Bón thúc 70 % lượng còn lại khi cây đạt chiều cao từ 45- 60 cm (khoảng 4 – 6 tuần sau trồng). Nếu để tái sinh, hãy bón lượng Ka li bằng 50% tổng lượng ban đầu. Đối với cỏ sudan và cao lương x sudan để cho gặm cỏ trực tiếp hãy bón lót 50 % tổng lượng Ka li và bón thúc 50 % còn lại sau mỗi lần gặm hoặc cắt. f. Lưu huỳnh Phân bón cho cao lương thức ăn chăn nuôi xanh cần có đủ S để có thể cung cấp 10 kg S /ha. Do S dễ bị rửa trôi, đặc biệt đối với đất cát vì vậy bón S cùng lượt với bón Đạm có thể làm tăng hiệu quả sử dụng. g. pH Cao lương phù hợp với khoảng pH khá rộng (pH đất từ 5,5 đến 8,5) nhưng pH tối ưu là 6 – 6,5. Đất ở miền tây nam Hoa Kỳ thường có pH thấp. Đất pH thấp có thể làm rễ chậm phát triển. Thêm nữa đất pH thấp ảnh hưởng đến độ dễ tiêu của nhiều nguyên tố quan trọng. pH thấp làm giảm hiệu quả sử dụng của một số dinh dưỡng chín như N, P, K và S. Nó thường gây ra thiếu (hoặc ngộ độc) đối với một số vi lượng như Mo, Bo, Kẽm và Mn. Vì vậy, hãy điều chỉnh để đất đạt khoảng pH tối ưu. h. Vi lượng Các loại dinh dưỡng vi lượng thường ở dạng dễ tiêu khi giá trị pH đất nằm trong khoảng tối ưu. Tuy nhiên, một số loại đất lại thiếu một hay vài loại vi lượng. Hãy bổ sung vi lượng theo kết quả thử đất. Bảng 6. Khuyến cáo về dinh dưỡng

Tỷ lệ thử đất

Ka li

K thấp Ven biển: 0–60 kg/ha Vùng Pied: 0–100 kg/ha

K Trung bình Ven biển : 61–150 kg/ha Vùng Pied: 101–200 kg/ha

K cao Ven biển: 151–250 kg/ha Vùng Pied: 201–350 kg/ha

K rất cao Ven biển: 250+ kg/ha Vùng Pied: 350+ kg/ha

Lân Khuyến cáo bón N-P205-K20 kg/ha

P thấp FL FL

150-100-100 150-100-125 (K rất thấp)

150-100-50 150-100-0 150-100-0

P Trung bình

FL FL

150-50-100 150-50-125 (K rất thấp)

150-50-50 150-50-0 150-50-0

P cao FL FL

150-0-100 150-0-125

150-0-50 150-0-0 150-0-0

P rất cao FL FL

150-0-100 150-0-125

150-0-120 150-0-50

150-0-90 150-0-0

150-0-80 150-0-0

4. Quản lý nước a. Nhu cầu sử dụng nước Cao lương phản ứng với tưới nước giống như đa phần các cây trồng khác. Tuy nhiên, vì giá bán trên thị trường thấp nên chúng ít khi được tưới nước. Tăng năng suất cao lương chủ yếu do nguồn nước tự nhiện. Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh thường chủ yếu được trồng sau vụ ngô có tưới nước và thừa hưởng nước từ ngô. b. Thời điểm cần nước Ẩm độ đất rất cần thiết cho nảy mầm. Thiếu nước trong giai đoạn phân hóa đòng, ra hoa và làm hạt sẽ làm giảm năng suất hạt. Ngoại trừ giai đoạn nảy mầm thì cao lương thường sử dụng nước hiệu quản hơn và thời điểm cần nước nước không ảnh hưởng quá nhiều. Cao lương trồng trong tháng 6 ở miền tây nam Hoa Kỳ sẽ cần ít nước tưới do lượng mưa nhìn chung là đủ đến cho năng suất cao. Tuy nhiên ở những giai đoạn sinh trưởng đầu đòi hỏi nước lớn hơn, tưới nước sẽ làm tăng năng suất mạnh.

5. Làm cỏ Làm cỏ quan trọng ở những giai đoạn sinh trưởng đầu. Không nên trồng cao lương ở những ruộng bị nhiễm cỏ cao (johnsongrass). Cỏ lá rộng có thể dễ trừ bằng thuốc diệt cỏ. Đối với khuyến cáo về thuốc diệt cỏ (tiền và hậu nảy mầm), xin hãy tham khảo ấn phẩm khuyến nông của IFAS về quản lý cỏ dại đối với cao lương tại http://edis.ifas.ufl.edu/wg002

6. Bệnh cao lương Cao lương thức ăn chăn nuôi xanh ở Florida có thể nhiễm vài loại bệnh. Bao gồm bệnh thán thư (bệnh chính trên lá), bệnh đốm lá Zonate, đốm lá thô, bệnh bạc lá ngô, sọc lá vi khuẩn, rỉ sắt, nấm đầu gà trên bông và nấm. Trong đó, nấm bông đầu gà gây thiệt hại chính cho cao lương ở miền tây nam Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Trên thực tế, ít khi bệnh gây hại nghiêm trọng cho cao lương thức ăn xanh. Quản lý bệnh đối với cao lương thức ăn xanh chủ yếu bằng cách bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý. Bệnh thán thư (Colletotrichum sublineolum) Triệu chứng * Vết bệnh hình e líp màu đen, đường kính > 5 mm phát triển lan rộng, ở giữa có màu rơm xung quanh viềm trắng, màu có thể từ đỏ đến tím đen (hình 2 A,B). * Với một số giống, bệnh có thể làm rụng lá; trường hợp bị nặng cây có thể chết trước khi trưởng thành. * Bệnh có thể xảy ra trên thân, trên bông (thối bông) và trên hạt. * Điều kiện bị bệnh thường là mưa nhiều và nhiệt độ đêm cao.

Hình 2 A. Thán thư (Colletotrichum sublineolum)

Chụp bởi John Erickson, Agronomy, Đại học of Florida.

Hình 2 B. Phòng trừ * Luân canh * Sử dụng giống kháng bệnh. * Ngăn chặn cỏ dại cây hoang dại quanh ruộng. * Điều chỉnh ngày gieo trồng (trung tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 5 để tránh áp lực bệnh ở miền Bắc Florida). Nấm bông (Fusarium, Curvularia, Colletotrichum, Alternaria, and Bipolaris spp.) Triệu chứng * Thời tiết ấm, ẩm trong mùa hè dễ gây bệnh. * Nhiễm bởi một số loài nấm Fusarium spp. có thể sinh ra chất độc làm nhiễm độc gia súc. * Bông có màu sắc bất thường và nhìn thấy nấm (hình 3). * Nấm Fusarium spp. gây màu hồng trắng ở bên ngoài cụm hoa và hạt.

Hình 3.

Nấm bông (Fusarium, Curvularia, Colletotrichum, Alternaria, and Bipolaris spp.)

Chụp bởi John Erickson, Agronomy, Đại học of Florida. Phòng trừ * Có thể gây hại nặng đối với một số giống có bông dạng chặt hoặc dạng bông hấp dẫn chim trời. * Hạt màu đỏ có thể kháng loại bệnh này. * Hãy trồng để khi cây ra hoa vào các tháng mùa khô, trừ ruồi chổng cánh và sử dụng giống kháng bệnh. Nấm đầu gà (Claviceps africana) Triệu chứng * Triệu ban đầu xuất hiện dạng mụn nước trắng phồng lên trên hạt (hình 4). * Mụn nước sản sinh ra giọt sương mật và bào tử. * Hạnh nấm sclerotia phát triển trên hạt và gây mà đen bóng trên toàn bộ bông,

Hình 4.

Nấm đầu gà (Claviceps africana) Chụp bởi Curtis Rainbolt, Agronomy, Đại học of Florida.

Phòng trừ * Bệnh đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở giai đoạn sau hoặc ở những cây chín muộn. * Cao lương bất dục đực cũng dễ bị bệnh hơn. * Khi bị nhiễm bệnh thì không chữa được. Tránh trồng muộn và dùng giống kháng bệnh. * Phun thuốc sớm có thể có hiệu quả phòng nhưng làm tăng chi phí. Sọc lá vi khuẩn (Pseudomonas andropogonis) Triệu chứng * Màu tía đỏ nhạt đến nâu nhạt, xuất hiện những đường sọc (hình 5). * Vết bệnh theo bó mạch và có đạt đến chiều dài 20 cm có màu không đồng nhất. * Thời tiết nóng ẩm thích hợp cho bệnh phát triển.

Hình 5.

Sọc lá vi khuẩn (Pseudomonas andropogonis) Ảnh của Đại học khoa học nông nghiệp và môi trường Georgia

Phòng trừ * Không gây hại nặng ở Florida. * Đa số các giống cao lương thức ăn xanh đều kháng vi khuẩn bệnh này. * Luân canh cây trồng. * Dùng giống kháng bệnh * Crop rotation. * Cày lật úp xác cây trồng trước. * Tránh hoạt động chăm sóc trên đồng khi đất bị ướt. Bệnh bạc lá ngô miền Bắc (Exserohilum turcicum);

còn gọi là Bipolaris spp. hoặc Helminthosporium spp. Triệu chứng * Vết bệnh hình điếu thuốc, màu nâu nhạt đến nâu ở giữa vết (hình 6).

* Vết bệnh đôi khi viền quanh bằng đường màu tím nâu đỏ tối hoặc đường nhỏ thấm nước.

Hình 6.

Bệnh bạc lá ngô miền Bắc (Exserohilum turcicum); còn gọi là Bipolaris spp. hay Helminthosporium spp.

Ảnh của phòng lưu trữ cây trồng, sở NN và dịch vụ người tiêu dùng Florida. Phòng trừ * Ít gặp trên cao lương thức ăn xanh ở Florida. * Dùng giống kháng bệnh. * Luân canh với cây trồng khác. * Chôn lấp xác cây cao lương vụ trước. * Tiêu hủy cỏ cao (johnsongrass) và cây hoang dại ở vùng lân cận. Bệnh rỉ sắt (Puccinia spp.) Triệu chứng * Bệnh sinh ra vết mụn kéo dài và nổi lên trên lá và mô ngoài của cuống bông. * Các vết mụn trên lá chó chiều dài < 0,3 cm và thường viền quanh bằng một vầng sáng nâu đỏ nhạt đến nâu nhạt (hình 7). * Các vết mụn trên cuống bông thường dài hơn và có viền đỏ đến nâu. Trong phần mụn nổi lên, một khối bào tử màu đỏ đến nâu cam sẽ vỡ ra khi vỏ ngoài mụn bị vỡ. * Bào từ dễ dàng phân tán nhờ gió. Bệnh cũng gây sản sinh ra vết giống hoa cúc có màu từ nâu tối đến đen. * Thời tiết lạnh, ẩm ướt dễ bị bệnh.

Hình 7.

Bệnh Gỉ sắt (Puccinia spp.) Ảnh của Đại học Clemson.

Phòng trừ

* Không phải vấn đề lớn ở Florida. * Dùng giống kháng bệnh. * Quản lý cỏ dại họ rau răm. Bệnh đốm lá Zonate (Gloeocercospora sorghi) Triệu chứng * Vết bệnh sớm có thể tương tự như Anthracnose (thán thư). * Vết bệnh lớn hơn có thể phân biệt được vòng bằng các băng mà trắng hoặc nâu nhạt với băng ngoài mà đỏ, tím hoặc nâu (hình 8). * Bệnh phát triển khi mưa nhiều và nóng về ban đêm.

Hình 8. Bệnh đốm lá Zonate (Gloeocercospora sorghi) Ảnh của Đại học khoa học nông nghiệp và môi trường Georgia Phòng trừ * Không phải là vấn đề lớn ở Florida. * Dùng giống kháng bệnh. * Luân canh với cây trồng khác. * Chôn lấp xác cây cao lương vụ trước. * Tránh canh tác trên đồng khi lá cây bị ướt.

7. Sâu hại và tuyến trùng a. Sâu hại Các loại sâu hại gây thiệt hại về kinh tế. Nhiều loại hại ngô cũng hại cả cao lương. Ba loại sâu hại thường thấy nhất ở cao lương vùng tây năm Hoa Kỳ gồm: ruồi cao lương (Contarinia sorghicola [Coquillett]), rầy xanh (Schizaphis graminum [Rondani]), và bọ xít (Blissus insularis). Ruồi cao lương (Contarinia sorghicola [Coquillett]) Đặc tính và gây hại Ruồi cao lương là loại sâu hại nguy hiểm nhất. Nó thường nhỏ (1,3 mm), màu đỏ cam có đầu màu vàng, râu và chân màu nâu và cánh màu xám (hình 9). Ruồi cái đẻ trứng vào bông cao cao lương. ở giữ chỗ vỏ trấu mở. Do vòng đời rất ngắn (2 tuần) nên có thể xảy ra tỷ lệ hư hại lớn. Hư hại sẽ làm giảm năng suất hạt.

Hình 9.

Ruồi cao lương (Contarinia sorghicola [Coquillett]) Ảnh của Alton N. Sparks, Jr., Đại học of Georgia.

Phòng trừ Thiệt hại do ruồi có thể giảm xuống do trồng sớm và trỗ bông đồng đều làm hạn chết sự phát triển của thế hệ sâu thứ 2 trên những bông chín sau. Các giống lai chống ruồi và phun thuốc trừ sâu có thể làm giảm nhiễm. Rầy xanh (Schizaphis graminum [Rondani]) Đặc tính và gây hại

Rầy xanh có màu xanh nhạt hoặc xanh đậm (hình 10). Con trưởng thành dài xấp xỉ 1,6 mm.

Hình 10.

Rệp xanh (Schizaphis graminum [Rondani]) Ảnh của Guy Bishop, Đại học of Idaho.

Chúng sống ở phía dưới là và sản sinh ra chất thải dẻo gọi là dịch ngọt. Gây hại cho cao lương khi rầy hút nước ép khỏi cây và tiêm độc chất trở lại. Độc chất làm hư hại lá và làm yếu cây gây đổ ngã và giảm năng suất. Quần thể rầy xanh thường giảm dần về cuối vụ do bị ký sinh trùng parasitic braconid wasp (Lysiphlebus testaceipes [Cressoni]). Phòng trừ Hư hại do rệp xanh có thể kiểm soát được bằng thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ, nên phun ở nồng độ thấp để tránh gây hại cho các loại côn trùng khác. Bọ xít (Blissus insularis) Đặc tính và gây hại Bọ xít ảnh hưởng chủ yếu đến cây con. Bọ xít trưởng thành dài 4,2 mm và có màu tối với cánh trước màu trắng (hình 11 B). Ấu trùng mà từ đỏ đến đen và có một dải sáng phía bụng (hình 11 A. Trứng được đẻ ở phía sau phiến lá của những lá gốc. Vòng đời 30 – 40 ngày và thường xuất hiện 2 thế hệ bọ xít mỗi vụ sản xuất.

Hình 11 A.

Hình 11 B.

Bọ xít (Blissus insularis); A. non và B. Trưởng thành Ảnh của Lyle Buss, Đại học Florida.

Cả bọ xít non và trưởng thành đều hút dịch từ thân và dễ gây ra cây yếu, còi cọc và giảm năng suất. Phòng trừ Bọ xít gây hại có thể được hạn chế bằng cách trồng cao lương sớm và với mật độ cao. Thuốc trừ sâu nên phun trừ ở các giai đoạn sinh trưởng đầu của cao lương.

8. Tuyến trùng Nhiều loại tuyến trùng ký sinh cây trồng khác cũng có thể gây hại cho cao lương và cao lương x sudan và có thể hạn chế năng suất khi trồng cao lương liên tục. Tuy nhiên, trong số các loại tuyến trùng thì Pratylenchus spp. và Belonolaimus spp. là gây hại nhất đến năng suất của các giống lai. Những loại tuyến trùng này ở mức nào đó có thể gây hại hệ rễ cây trồng trên đất cát ráo nước nhanh. Luân canh cây trồng hợp lý sẽ phòng trừ được. Cao lương nên được luân canh với cây trồng lá rộng xen giữa các vụ gieo trồng ví dụ như đậu, bông, khoai tây, khoai lang, dưa và cây họ cà ớt. Pratylenchus (Pratylenchus sp.) Đặc tính và gây hại * Phần sinh trưởng trên đỉnh cây bị vàng và còi. * Vết bệnh trên rễ. * Mất rễ sơ cấp và rễ thứ cấp. Phòng trừ Sử dụng giống kháng có thể hạn chế được bệnh này.

9. Thu hoạch cao lương thức ăn xanh Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng lớn đến năng suất cao lương. Cao lương ủ chua nên thu hoạch tại thời điểm chín sữa để tối đa hóa năng suất VCK và chất lượng thức ăn. Cao lương băm xanh ở trước giai đoạn phân hóa đòng (xoắn nõn) đối với cây để tái sinh. Cây trồng để tái sinh cần phải giữ lại tối thiểu 2 đốt nguyên vẹn (tính từ mặt đất lên, thường là 15 cm) để tái sinh.

10. Phơi khô và bảo quản cao lương thức ăn xanh Nếu thu hoạch cỏ sudan hoặc cao lương x sudan thì tốt nhất là dùng máy ép cuốn cỏ. Nghiên cứu ở Georgia cho thấy thời gian làm khô cỏ sudan và cao lương x sudan thường dài hơn 1-2 ngày so với cỏ lâu năm. Nếu không dùng máy ép cuốn cỏ thì cần phơi thêm 3-4 ngày.

11. Chiến lược Marketing

Cao lương lai có thể cho năng suất thức ủ chua cao. Ở vùng đông bắc Florida trên đất ướt khi bón phân đạm ở mức trung bình, cao lương lai cho hàm lượng protein, TDN và năng suất tươi cao nhất ở giai đoạn chín sữa. Băm và ủ chua cho bò sữa. Cắt, để héo đế 50 -60 % ẩm độ, cuộn tròn và đóng bao để ủ chua trong các bao plastic nặng khoảng 450 kg. Các bao này có thể dự trữ, vận chuyển khi có nhu cầu của người chăn nuôi gia súc. Trồng cao lương x sudan và cỏ sudan để gặm trực tiếp cần gắn trực tiếp với hệ thống nuôi bò thịt và bò sữa. Các loại cây trồng này sử dụng dinh dưỡng đất rất hiệu quả, giúp chúng phù hợp với việc thu thập dinh dưỡng từ các cánh đồng được tưới chất thải gia súc trực tiếp (sau đó được phân giải) tạo ra chu kỳ tái chế của việc chăn nuôi trâu bò (the lagoon and spray field system). Cỏ khô của chúng có thể được dùng để chăn nuôi bò cái tơ thay thế và bò sữa. Tài liệu tham khảo Carmi, A., Y. Aharoni, M. Edelstein, N. Umiel, A. Hagiladi, E. Yosef, M. Nikbachat, A. Zenon, J. Miron. 2006. Effects of irrigation and plant density on yield, composition and in vitro digestibility of a new forage sorghum variety, Tal, at two maturity stages. Animal Feed Science and Technology 131:121-133. Dahlberg, J. 2000. Classification and characterization of sorghum. pp 99-130. In C. W. Smith and R. A. Frederiksen (ed.) Sorghum origin, history, and production. John Wiley Publishers, New York, NY. Ferrell, J. A., G. E. MacDonald, and B. J. Brecke. 2007. Weed management in sorghum – 2009. EDIS Document SS-AGR-06, Florida Cooperative Extension Service, University of Florida. Available at: http://edis.ifas.ufl.edu/wg002 Fribourg, H., and J. C. Walter. 2002. Summer annual grasses (grain) and forage sorghums, sudangrass, and millets. In: Forage Information System. Hancock, D. W. 2009. Sorghums. Univ. of Georgia Crop and Soil Sci. Dept. Fact Sheet CSS-F025. Available at:http://www.caes.uga.edu/commodities/fieldcrops/forages/species/documents/Sorghums.pdf Miron, J, E. Zuckerman, G. Adin, M. Nikbachat, E. Yosef, A. Zenou, Z. G. Weinberg, R. Solomon, and D. Ben-Ghedalia. 2007. Field yield, ensiling properties and digestibility by sheep of silages from two forage sorghum varieties. Animal Feed Science and Technology 136:203-215. Newman, Y. C. 2009. Sorghum. In Forages of Florida website. http://agronomy.ifas.ufl.edu/ForagesofFlorida/detail.php?sp=Sorghum&type=G. Stromberg, E., Phipps, P. M., Grybauskas, A. P., and R. P. Mulrooney. 2009. Diseases and Nematodes: Corn and Sorghum. Field Crops 2009. Unger, P. W. 1988. Grain and forage sorghum production with no-tillage on dryland. Agronomy Journal 80:193-197. Footnotes 1. This document is SS-AGR-333, one of a series of the Agronomy Department, UF/IFAS Extension. Original publication date July 2010. Reviewed April 2016. Visit the EDIS website at http://edis.ifas.ufl.edu. 2. Joao Vendramini, assistant professor, UF/IFAS Range Cattle Research and Education Center; Yoana Newman, assistant professor, Agronomy Department; John Erickson, assistant professor, Agronomy Department; Wilfred Vermerris, associate professor, Agronomy Department; and David Wright, professor, Agronomy Department, UF/IFAS North Florida REC; UF/IFAS Extension, Gainesville, FL 32611. This publication is a co-production with the University of Georgia Cooperative Extension, Forage and Biomass Agronomic Program (Extension Specialist Dennis Hancock) and is funded by the United Sorghum Checkoff Program. The use of trade names in this publication is solely for the purpose of providing specific information. UF/IFAS does not guarantee or warranty the products named, and references to them in this

publication do not signify our approval to the exclusion of other products of suitable composition. All chemicals should be used in accordance with directions on the manufacturer's label. Use pesticides safely. Read and follow directions on the manufacturer's label.

The Institute of Food and Agricultural Sciences (IFAS) is an Equal Opportunity Institution authorized to provide research, educational information and other services only to individuals and institutions that function with non-discrimination with respect to race, creed, color, religion, age, disability, sex, sexual orientation, marital status, national origin, political opinions or affiliations. For more information on obtaining other UF/IFAS Extension publications, contact your county's UF/IFAS Extension office. U.S. Department of Agriculture, UF/IFAS Extension Service, University of Florida, IFAS, Florida A & M University Cooperative Extension Program, and Boards of County Commissioners Cooperating. Nick T. Place, dean for UF/IFAS Extension.