dan luan ngon ngu - dh hue.ppt

39
BÀI DẪN LUẬN NGÔN NGỮ BÀI DẪN LUẬN NGÔN NGỮ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ------------ Người thực hiện : TS TRẦN THỊ MỸ Huế, năm 2006

Upload: atcak11

Post on 27-May-2015

54.703 views

Category:

Education


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

BÀI DẪN LUẬN NGÔN NGỮBÀI DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

------------

Người thực hiện : TS TRẦN THỊ MỸ

Huế, năm 2006

Page 2: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

Bài 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌCBài 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC

1. Khái niệm ngôn ngữ: Ngôn ngữ (NN) là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị NN và quy tắc kết hợp các đơn vị NN để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng NN ấy quy ước và được phản ánh trong ý thức của họ .

2. Mối quan hệ giữa Ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau: NN được hiện thực hóa trong lời nói và

lời nói chính là NN đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ .

3. Đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ học là một khoa học nghiên cứu về Ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể tồn tại hai trạng thái: trạng thái động và trạng thái tĩnh

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học- Miêu tả, tái lập và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ: xác định nguồn gốc, họ hàng của các ngôn ngữ.

- Miêu tả những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ.- Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ .-Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội , những ứng dụng của ngôn ngữ trong

xã hội.5. Ứng dụng của ngôn ngữ học: Kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học trên thế giới được

ứng dụng vào quá trình dịch thuật, dạy tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng cho người nước ngoài.6. Các bộ môn của ngôn ngữ học - Ngữ âm học nghiên cứu các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết

của ngôn ngữ .- Từ vựng học nghiên cứu từ về các phương diện: đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn

gốc, phạm sử dụng, bình diện ngữ nghĩa .- Ngữ pháp học nghiên cứu cú pháp học và từ pháp học .

Page 3: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

- Ngữ pháp văn bản nghiên cứu các hệ thống, phương thức và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản.

- Phong cách học nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt hiệu quả mong muốn trong điều kiện giao tiếp nhất định .

- Phương ngữ học nghiên cứu những đặc điểm của ngôn ngữ ở địa phương.- Ngôn ngữ học lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển của nó, hoặc thời điểm nào đó

trong lịch sử .- Ngôn ngữ học đồng đại ( ngôn ngữ học miêu tả) chuyên nghiên cứu ngôn ngữ trong trạng thái

hiện nay gồm: ngữ âm học miêu tả, từ vựng học miêu tả vv...- Ngôn ngữ học đại cương nghiên cứu những vấn đề chung của ngôn ngữ loài người, gắn liền

với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển, chức năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ .

7. Ngôn ngữ học với việc dạy tiếng Việt và ngoại ngữTrong Trường học của ta hiện nay, kiến thức về ngôn ngữ học được dạy qua các môn tiếng

Việt và sau đó ở môn học ngoại ngữ .

Page 4: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

Bài 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌCBài 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC

I Bản chất của Ngôn ngữ1.Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội: Ngôn ngữ (NN) gắn bó với đời sống con người, đồng

thời phát triển song song với hoạt động và tư duy của con người .Để khẳng định NN là hiện tượng xã hội, cần khẳng định lại một số quan điểm sau :

a. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiênb. NN không phải là bản năng sinh vậtc. NN không phải là đặc trưng chủng tộc d. NN khác với âm thanh e. NN không phải là hiện tượng cá nhân2. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệta. NN và hình thái xã hội: Theo chủ nghĩa Mác xít, NN có vị trí khác với các hiện tượng xã hội

khác. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính đặc biệt của nó là ở chổ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội loài người. Nếu không có NN thì xã hôi không tồn tại và ngược lại .

b. NN không mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp NN là tài sản chung của tất cả mọi giai cấp trong xã hội. NN không mang tính giai cấp, là hiện

tượng xã hội xuyên suốt mọi thời gian, thời đại lịch sử.II.Chức năng của Ngôn ngữ1.NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài ngườI a. Giao tiếp và chức năng của giao tiếp- Chức năng của giao tiếp: Giao tiếp có những chức năng sau :+ Chức năng thông tin còn gọi là chức năng thông báo+ Chức năng tạo lập các quan hệ

Page 5: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

+ Chức năng giải trí: Qua giao tiếp chuyện trò thân mật, stress được giải toả.+ Chức năng tự biểu hiện: Qua giao tiếp, con người tự biểu hiện mình . Nếu cuộc giao tiếp có hiệu quả, các chức năng trên đây đều được phối hợp xem xét đánh giá

trong sản phẩm NN.b. Các nhân tố giao tiếpc. NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất 2. NN là phương tiện của tư duy: Chức năng giao tiếp của NN gắn liền với chức năng thể hiện

tư duy. Bởi vì NN là hiện thực trực tiếp của tư duy.a. NN là hiện thực trực tiếp của tư duyb. NN tham gia vào quá trình hình thành tư duyc. NN thống nhất mà không đồng nhất với tư duy- NN là vật chất còn tư duy là tinh thần- Tư duy có tính nhân loại còn NN có tính dân tộc- Những đơn vị tư duy không đồng nhất với các đơn vị NN

Page 6: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

BÀI 3:BÀI 3: NGÔN NGỮ LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮ LÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU

1. Hệ thống kết cấu (cấu trúc) của NN a. Khái niệm về hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và

liên hệ lẫn nhau. Nói đến hệ thống cần có hai điều kiện:-                     Tập hợp các yếu tố đồng loại.-                     Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó .b.Khái niệm về kết cấu(cấu trúc): Kết cấu là mạng lưới của những mối quan hệ và liên hệ giữa

các yếu tố khác loại trong hệ thống. - NN là một hệ thống vì nó bao gồm nhiều yếu tố được kết cấu và hoạt động tuân theo

những quy tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối quan hệ chặt chẽ. Các yếu tố trong hệ thống NN chính là đơn vị NN .

2.Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống - kết cấu của NNa. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nóiVí dụ: Âm / b /, / f /, / v /,..... Ví dụ: màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập giữa âm vị / b / và âm vị / m /, do vậy

chúng khu biệt nghĩa của hai từ này.b. Hình vị là chuổi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý

nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.Ví dụ “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là “ Quốc” và “ kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính

phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước, kỳ: cờ. Trong tiếng Anh, từ Unfair có 2 hình vị, từ boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị

ngữ pháp.c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị) có chức

năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ ,vv..

Page 7: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

d. Câu: Câu là chuổi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo.

3. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống kết cấu NN: Sự tồn tại của hệ thống kết cấu NN được xác định không chỉ dựa vào các yếu tố ( các loại đơn vị) mà còn dựa vào những mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là mối quan hệ tồn tại trong hệ thống bao gồm quan hệ ngữ đoạn, quan hệ hệ hình.

a. Quan hệ cấp bậc (quan hệ tôn ti)b. Quan hệ ngữ đoạn ( quan hệ tuyến tính = quan hệ ngang)Trên trục hình tuyến chỉ có những đơn vị đồng dạng: Từ kết hợp với từ, hình vị kết hợp với hình

vị, âm vị kết hợp với âm vị .Ví dụ: Cô bé nhà bên cũng vào du kích .

Cái cò lặn lội bờ sông .Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non .

c. Quan hệ hệ hình ( quan hệ liên tưởng = quan hệ dọc ) là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng - ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói .Chẳng hạn, để diễn đạt hành động đã và đang diễn ra trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt,các đơn vị NN được kết hợp theo quan hệ hệ hình như sau:

- I have been learning English for a long time (1)- J’ apprends Anglais depuis longtemps (2)- Tôi đã học tiếng Anh lâu rồi . (3)

Để diễn đạt hành động đang diễn ra, các đơn vị NN được đặc trên mối quan hệ sau : - The students are writing a news- paper . (4)- Sinh viên đang viết báo . (5)Tập hợp các yếu tố ( đơn vị) theo quan hệ dọc, có thể thay thế hàng loạt yếu tố cùng hệ hình .

Page 8: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

d. Điểm khác nhau giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ

hình là quan hệ với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại nhờ sự liên tưởng của con người.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống NN được thể hiện trên ba mối quan hệ: Quan hệ cấp bậc, quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình

4. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 4.1. Khái niệm về hệ thống tín hiệu: Tín hiệu NN mang tính xã hội, được con người quy ước

với nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy .4.2 Điều kiện thoả mãn của tín hiệu: Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta thường gọi là

cái biểu đạt và nội dung biểu đạt của tín hiệu gọi là cái được biểu đạt. Tín hiệu phải nằm trong một hệ thống nhất định để xác định đặc trưng tín hiệu của mình với các tín hiệu khác .

4.3 Bản chất tín hiệu của NN: NN là một hệ thống nhưng bản chất tín hiệu của NN khác biệt về cơ bản với các hệ thống vật chất khác ở một số mặt sau:

a. Tính hai mặt của tín hiệu NN: Tín hiệu NN thống nhất giữa hai mặt: Cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt ( CBĐ) của tín hiệu NN là âm thanh ( trong NN nói ) và chữ viết trong NN viết, Còn cái được biểu đạt ( CĐBĐ) của nó là nghĩa .

Ví dụ: Tín hiệu “ Cây” trong tiếng Việt là sự kết hợp theo lược đồ sau:Âm thanh: cây ( CBĐ )Ý nghĩa: loài thực vật có lá (CĐBĐ)( CBĐ) và ( CĐBĐ) của tín hiệu NN gắn bó khăn khít với nhau không thể tách rời . b. Tính võ đoán của tín hiệu NN: Quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ mang tính quy ước được xã

hội chấp nhận .

Page 9: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

c. Giá trị khu biệt của tín hiệu NN :Cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống NN là sự khu biệt.Ví dụ: Các chữ cái trong hệ thống có những nét khu biệt: a <> b <> c <> d <> đ <> e …5. Các đặc điểm của hệ thống tín hiệu NN : Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Mọi

hệ thống tín hiệu nói chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán. 5.1. Tính phức tạp, nhiều tầng bậc Ví dụ hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép vv…5.2. Tính đa trị của tín hiệu NN Trong NN có khi một CBĐ tương ứng với nhiều CĐBĐ khác nhau ( hiện tượng đa nghĩa ) có

khi có một CĐBĐ tương ứng với nhiều CBĐ khác như các từ đồng nghĩa.5.3. Tính độc lập của tín hiệu NN5.4. Tính năng sản của tín hiệu NNVí dụ : Dễ -> dễ dàng, dễ dãi.

Đất -> đất đai, đất vườn, đất ruộng.5.5. Tính bất biến và khả biến của tín hiệu NN6. Hệ thống cấp độ và cấu trúc6.1 Hệ thống cấp độa. Hệ thống ngữ âm: Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm là Âm vị. Ví dụ: / t / / d/ có chức

năng khu biệt giữa từ “ta” và “ đa”. Cấp độ âm vị chia thành hai hệ thống : nguyên âm và phụ âm.

c. Hệ thống từ vựng: Các đơn vị từ vựng của một NN tạo nên hệ thống từ vựng của NN ấy.6.2 Hệ thống cấu trúc: Hệ thống và cấu trúc liên quan chặt chẽ nhau.

Page 10: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

I. Phân loại Ngôn ngữ theo nguồn gốc1.Phương pháp phân chia NN theo nguồn gốc ( Phương pháp so sánh - lịch sử )Bằng phương pháp so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của

các từ cơ bản, từ gốc của NN, thường là từ đơn rồi xác định quan hệ thân thuộc giữa chúng. Chẳng hạn so sánh từ Tiếng Việt và Tiếng Mường .

 TiếngViệt Tiếng Mường1. gà ca2. mắm bắm- So sánh về ngữ âm có những khác biệt và giống nhau một cách có quy luật - Cặp (1) đều là âm gốc lưỡi có sự đối lập về thanh (hữu thanh < > vô thanh)- Cặp (2) đều là âm môi nhưng một bên là âm vang ( mũi), một bên là âm không vang .- Âm đầu khác nhau có quy luật / g / <> / k / / m / <> / b /- Sự tương đồng có quy luật trên đây cho ta suy nghĩ đến quan hệ họ hàng giữa tiếng Việt và

tiếng Mường .2. Một số họ NN tiêu biểu: Các nhà NN chia các NN thành các ngữ hệ (các NN có cùng một NN

mẹ). Các hệ (họ) được chia thành các dòng, các dòng được chia thành các nhánh. Các NN trên thế giới được chia thành 20 hệ . Trong nghiên cứu NN, có 7 hệ NN thường gặp:

a. Hệ (họ) Ấn Âu có các dòng: Ấn độ, Irang, Slavơ, Ban- tích, Giecman, Rôman, Khitơ, Hi Lạp, Anbani, Acmêni .

b. Họ Kapkadơ có các dòng Tây, Nascơ, Đaghetxtan, Kactơven .c. Họ Ugo, Phần Lan có các dòng Ugo, Manxi, Madiarơ. Dòng Phần Lan gồm tiếng Phần

Lan, Estôni .d. Họ Mông Cổ

Bài 4: CÁC LOẠI NGÔN NGỮ ( PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ ) Bài 4: CÁC LOẠI NGÔN NGỮ ( PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ )

Page 11: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

a. Họ Hán - Tạng gồm dòng Hán Thái, dòng tạn Miến, dòng mèo .g. Hộ Môn – Khmer gồm dòng Munda, Xântli, Kho, dòng Môn gồm tiếng Việt, tiếng

Mường, Bana, Khmé, Katu h. Họ Mã Lai gồm dòng Mã Lai, Indonexia, dòng Polinedi..II.Phân loại các Ngôn ngữ theo hệ hình 1. Các loại hình NNCăn cứ trên đặc điểm hình thái của từ, chúng ta có thể giới thiệu một số loại hình NN sau:1.1. Các NN không đơn lập 1 1.2. Các loại hình NN khúc chiếta. Một số NN tiêu biểu: Nga, Anh, Pháp, Balan, LaTinh, Phần Lan, Giécman .b. Đặc điểm của loại hình NN khúc chiết- Từ gồm căn tố và phụ tố kết hợp tạo thành chỉnh thể chặt chẽ .Ví dụ: car / s những chiếc ô tô  Căn tố phụ tố + Khi có sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố thì có hiện tượng biến đổi ngữ âm . + Trong việc sử dụng từ vào lời nói, các ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị ngay trong thân từ. 1.1.2. Loại hình NN chắp dính : Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Băng TuĐặc điểm loại hình chắp dính: NN chắp dính có đặc điểm giống loại hình NN khúc chiết, với

một số đặc điểm riêng .- Từ gồm căn tố và các phụ tố chắp dính nhau bằng những phương thức kết hợp đặc biệt.- Ví dụ: từ căn tố ev ( phòng) người ta có thể phụ thêm các phụ tố để cho nghĩa, evler( những cái

phòng), evlerin(những cái phòng của tôi ).-Các căn tố có tính độc lập cao, chúng có thể được tách riêng ra dùng độc lập trong lời nói.-Các yếu tố ngữ pháp được biểu hiện trong thân từ, một ý nghĩa ngữ pháp chỉ biểu thị bằng một

phụ tố .

Page 12: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.1.3. Các NN hổn nhập ( hay đa tổng hợp) a. Một số NN tiêu biểu: NN Kamtratka, các NN ở Nam Mỹ và Đông nam Xibêri .b. Đặc điểm loại hình của NN này là một từ có thể tương ứng với một câu trong các NN khác.

Động từ bao gồm các phụ tố chỉ đối tượng, trạng thái của hành động. Đôi khi chủ ngữ của câu nằm trong động từ .Ví du: Inialudam ( tôi đã đến cho cô ấy cái này )

2.2  Các ngôn ngữ đơn lậpa. Một số ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình này gồm: Tiếng Việt, Hán, Thái, Mường, Khme b. Đặc điểm loại hình: Từ thường được tạo ra bằng căn tố độc lập nên không biến đổi hình thái.

Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ .Ví dụ: Những học sinh của trường này   (số nhiều ) ( sở hữu) ( chỉ định) c.Tính phân tiết: Trong các NN đơn lập, âm tiết được phân lập một cách rõ ràng: nói thành

tiếng, viết thành một chữ. Âm tiết thường trùng với hình vị .Tính phân tiết rất chặt chẽ và cố định.

 

Page 13: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

Ba bộ phận cấu thành của một NN là Ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong kết cấu NN, ngữ âm là võ chất liệu âm thanh .Từ vựng trực tiếp đánh dấu nghĩa, gọi tên sự vật, hiện tượng của thực tế. Còn ngữ pháp luôn luôn gián tiếp, không có tính chất cụ thể. Ba bộ phận này liên quan chặt chẽ với nhau: ngữ pháp liên hệ với thực tế thông qua từ vựng, cả hai chỉ lĩnh hội được thông qua ngữ âm .

-         I. Âm thanh của NN1. Âm thanh là chất liệu tất yếu của NN: Con người dùng bộ máy phát âm làm công cụ cho NN

hoạt động.Để giao tiếp con người phát ra chuỗi âm thanh khác nhau tạo thành lời nói. Chính nó là chất liệu tất yếu của NN.Âm thanh NN có những ưu điểm sau:

- Âm thanh NN có tính phân tiết cao, đó là yếu tố để mã hoá một khối lượng vô hạn những thông tin .

- Việc giao tiếp bằng ngữ âm không bị cản trở vì thiếu ánh sáng và vật cản .- Khi phát âm con người đồng thời kiểm tra âm thanh phát ra của mình .2. Mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong tín hiệu NN: NN là một sự phối hợp giữa âm thanh và

nghĩa vì âm thanh tự nó không tạo nên NN. NN của con người là NN thành tiếng. Tuy nhiên, hình thức biểu đạt bằng âm thanh của các từ trong NN không phải là âm thanh đơn thuần mà nó được kết hợp với một số yếu tố khác đó là tình huống giao tiếp và biểu đạt nghĩa.

II. cơ sở của ngữ âm 1.Những cơ sở tự nhiên của ngữ âm- Độ cao: Về độ cao, âm vô thanh cao hơn âm hữu thanh,âm i, u, ư cao hơn ê, ô ,ơ ... - Độ vang: Các nguyên âm nghe vang hơn các phụ âm - Về độ dài: NN có thể phân biệt được những âm dài, ngắn khác nhau .Ví dụ: a ngắn hơn ă An ngắn hơn ăn

Bài 5. Bài 5. NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌCNGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC

Page 14: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

2. Cơ sở sinh lý của ngữ âm: Cơ quan hô hấp, bộ máy phát âm của người, trung ương thần kinh- Khi phát âm cơ quan hô hấp gồm hai lá phổi cung cấp lượng khí cần thiết cho phát âm.- Bộ máy phát âm gồm thanh hầu, dây thanh, khoang miệng và khoang mũi đều phối hợp hoạt

động để tạo âm thanh .- Các bộ phận của khoang miệng và khoang mũi như môi, răng lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi

con, đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi, nắp họng có ảnh hưởng đến cấu tạo âm. Khoang miệng và khoang mũi nhờ sự cộng hưởng của lưỡi và môi có thể thay đổi thể tích, nhờ đó tạo nên những âm có âm sắc khác nhau .

3. Những cơ sở xã hội của ngữ âm- Âm thanh tự nó không có nghĩa nhưng nó chỉ trở thành tín hiệu NN khi được tổ chức lại và

dùng để biểu đạt tư tưởng. Âm thanh của NN được tổ chức lại trên cơ sở chức năng khu biệt.

Ví dụ: Âm / t / tự thân nó không mang nghĩa nhưng có giá trị khu biệt giữa hai từ “ ta” và “đa”- Khả năng khu biệt này của NN được quy ước trong cộng đồng người cùng sử dụng và được

hình thành trong lịch sử. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, thanh điệu cũng là yếu tố nhận diện từ .

- Mặt xã hội của ngữ âm còn thể hiện ở chỗ nó cho phép hệ thống ngữ âm có thể có những biến hoá trong quá trình phát triển lịch sử .

Ví dụ: Phụ âm ghép bl trong blời ( trời) của tiếng Việt cổ đã biến mấtIII . Khoa học về ngữ âm1.      1. Âm vị học nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm, tức nghiên cứu đặc điểm sử dụng hay

chức năng ngữ âm trong từng NN. Âm vị học và ngữ âm học không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.

Page 15: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.      Các chi nhánh của ngữ âm học gồm ngữ âm học đại cương - Ngữ âm học miêu tả - Ngữ âm học lịch sử - Ngữ âm học thực nghiệm .

2.      Kí hiệu ghi âm. Kí hiệu ngữ âm được đặt ra có lý do của nó. Một vài kí hiệu ngữ âm của tiếng Việt có những nét khu biệt so vơi hệ thống ngữ âm quốc tế .

Ví dụ: Chữ c [k] ch [ c] th [t’] IV. Đơn vị ngữ âm 1.Các đơn vị đoạn tínha. Âm tiết : Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong lời nói. Âm tiết có tính chất trọn

vẹn, được phát một hơi, nghe thành một tiếngb. Âm tố: Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trên ngữ tuyến .Ví dụ: [ a] [u] [e]Âm tố có hai loại chính: nguyên âm và phụ âm .c. Âm vị: Âm vị là tổng thể các đặc trưng khu biệt, là đơn vị đoạn tính nhỏ nhất có

chức năng khu biệt nghĩa .Ví dụ: / d/ /t / / b / là 3 âm vị có đặc trưng khác nhau, /b/ là phụ âm hai môi, /t/ là phụ

âm vô thanh, /d / là phụ âm xát trong “ ba” “ ta” “ da”d. Âm vị và âm tố Âm vị và âm tố là 2 loại đơn vị liên quan với nhau nhưng không giống nhau. Âm vị

là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện NN, đã được khái quát hoá từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày. Âm tố là đơn vị cụ thể thuộc bình diện lời nói .

Page 16: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

2. Các đơn vị siêu đoạn tính 2.1 Thanh điệu2.2 Trọng âm-         2.3 Ngữ điệu3. Sự biến đổi ngữ âm a. Nguyên nhân của sự biến đổi ngữ âm Trong giao tiếp ngôn ngữ, các âm vị đoạn tính được thể hiện bằng các âm tố cụ thể, chúng luôn

kết hợp với các âm tố khác. Dòng lời nói được phát ra nhanh và liên tục nên các âm tố có thể bị mất hoặc được nối với các âm tố sau. Vì vậy dùng âm thanh lời nói bị ít nhiều thay đổi. Đó chính là sự biến đổi ngữ âm trong lời nói .

Ví dụ: - Bank [baenk], - Neuf heures [ Noevoer]b. Sự đồng hoáVí dụ: Các từ tiếng Pháp có cấu âm “ isme” materialisme, âm tố [m] thường bị tắt do ảnh hưởng

sự đồng hoá của âm tố [ s] đứng trước. Hiện tượng này thường thấy rõ trong “Tourism” ( tiếng Anh)

c. Sự dị hoá: Ví dụ Nation [ Nasjõ] âm tố [t ] bị nhược hoá biến thành [s] để thích nghi với nhị trùng âm đứng sau .

Page 17: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

I.Tính đơn lập của âm tiết tiếng Việt : Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt là tính đơn lập thể hiện ở các điểm sau :

1.Ranh giới dứt khoát trong ngữ lưuVí dụ: Ao / thu / lạnh / lẽo/ nước/ trong / veo .2. Ranh giới của âm tiết trùng với ranh giới của hình vịII.Cấu tạo âm tiết tiếng Việt1.Các thành tố cấu tạo âm tiết trong tiếng Việta. Phân giải các bộ phận âm đoạn của âm tiếng Việt. Căn cứ vào cấu tạo từ láy thường gặp, từ

láy có cấu trúc láy phụ âm đầu và láy vần .

Bài 6. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Bài 6. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

Page 18: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

Các thành tố tạo thành âm tiết tiếng Việt- Cấu trúc âm tiết tiếng ViệtỞ dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt bao gồm 5 thành phần được thể hiện ở mô hình sau :

Page 19: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Âm đầua. Đặc điểm: Âm đầu tiếng Việt đều là phụ âm đơn, có chức năng mở đầu âm tiết, tạo âm sắc

cho âm tiết. Trong tiếng Việt có 21 phụ âm đầu thể hiện trên các chữ viết sau: b/ b/, t/t/, th/ t’/, đ/ d, tr/ tr/, ch, /c/,k – c- q /k/,m/m/m/n/n,nh/ /n/, ng- ngh /n/, ph /f/, v/ /, x/s, d,gi, g/z/,s/s,/r//z/, kh/x/, g -gh/, h/h/, l/ l/.

Tiếng Việt không có âm tắc, – âm xác và âm rung .b.Sự thể hiện chữ viết của âm đầu Bình thường, mỗi âm vị được ghi bằng một chữ cái tương ứng .Có 1 âm vị được ghi bằng 3 con chữ ghép lại như / n / – ngh .c.Chức năng của phụ âm đầu Nhờ chức năng phân biệt cuả phụ âm đầu mà ta có cơ sở sử dụng các con chữ đứng đầu âm tiết

để viết tắt .2. Âm đệma. Đặc điểm: Âm đệm [ w ] hoặc [ u ] là âm vị duy nhất ở vị trí thứ 2 trong cấu tạo âm tiết, nối

phụ âm đầu với phần còn lại của vần .Ví dụ: Hoa [hwa]b. Cấu tạo và chức năng: Âm đệm có cấu tạo như nguyên âm chính nhưng nó khác với âm

chính [ u] ở vị trí và chức năng đảm nhiệm trong âm tiếtSo sánh: Lụt - Luật [ lw t] .3. Âm chính :Âm chính là hạt nhân của âm tiết. Đặc trưng của âm chính là nguyên âm sắc chủ

yếu của âm tiết ( âm vị âm tiết tính).4. Âm cuối

Bài 7. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT VÀ BIẾN THỂ CỦA NÓBài 7. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT VÀ BIẾN THỂ CỦA NÓ

Page 20: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.Thanh điệu1.1.Định nghĩa: Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng trong một âm tiết khi nói, nó có

chức năng khu biệt và nhận điện từ .Ví dụ: Cà / cá / cả .1.2. Miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt1.3. Phân loại các thanh điệu Phân loại thanh điệu theo độ âm ( âm vực ) :-         Thanh điệu có âm vực cao: Không dấu, thanh ngã, thanh sắc -         Thanh điệu có âm vực thấp: huyền ,hỏi, nặng 1.4.Quy luật phân bố các thanh điệu 2.Trọng âm tiếng Việt3. Ngữ điệu tiếng Việt

Bài 8. CÁC ĐƠN VỊ SIÊU ĐOẠN TÍNHBài 8. CÁC ĐƠN VỊ SIÊU ĐOẠN TÍNH

Page 21: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Vấn đề chữ viết a. Khái niệm: Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đường nét dùng để ghi lại ngôn ngữ

thành tiếng .b. Các loại hình chữ viết: Có 2 loại hình chữ viết chính .- Chữ ghi ý- Chữ ghi âm2. Chữ viết tiếng Việt. ( Chữ Quốc ngữ) : Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm vị, xây dựng trên

cơ sở chữ cái La tinh .2.1 Chữ viết trong nhà trườnga. Yêu cầu: Đối với học sinh trong nhà trường, yêu cầu trước tiên là chữ viết đúng, đẹp, nhanh .b. Một số đề nghị về chữ viết Trong nhà trường chữ viết tay có thể viết nghiêng hoặc đứng, không nên viết nữa nghiêng, nữa

đứng một cách tuỳ tiện .c. Các dấu phụd. Các dấu ngắt câu2.Vấn đề chính tả a. Khái niệm chính tả: Chính tả là lối viết hợp với chuẩn của một ngôn ngữ. Trong các loại

hình văn bản, chính tả phải thống nhất trên toàn quốc và giữa các thế hệ .b.Vấn đề chính tả tiếng Việtc. Vấn đề chuẩn chính tả trong nhà trường d. Một số quy định về chuẩn chính tả

Bài 9. CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢBài 9. CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ

Page 22: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Khái niệm từ vựng : Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp tất cả những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ bao gồm từ và các đơn vị tương đương. Các đơn vị này có cấu trúc hình thức chặt chẽ và đánh dấu nghĩa, có khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo câu, lời nói.

2. Cấu tạo từ2.1 Từ gốc và từ tạo2.2 Đơn vị cấu tạo từ2.3 Từ vị và các biến thể a. Biến thể hình thái học là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ. Ví dụ : Je mange, nous mangeons, see ->saw

boy -> boys, box -> boxesb. Biến thể ngữ âm – hình thái học : là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, chứ

không phảI là những hình thái ngữ pháp của nó.Ví dụ : Giời – Trời , sờ - rờ

c. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa : MỗI từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng chỉ 1 trong những ý nghĩa của nó được thể hiện thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một biến thể từ vựng - ngữ nghĩa.

3. Các phương thức cấu tạo từ :Trước hết cần phân biệt từ gốc và từ tạo mới.Từ gốc là từ được cấu tạo bằng hình vị có sẳn không thể giải thích lý do cấu tạo. Khi nói đến phương thức cấu tạo, chúng ta chỉ đề cập đến từ tạo mới. Các cơ chế tạo từ được gọi là phương thức tạo từ

3.1 Phân loại các từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo. Xét về mặt cấu tạo, a.Từ đơn là những từ chỉ có 1 từ tố.Từ đơn có thể là một âm tiết hoặc nhiều âm tiết .Ví dụ: Nhà ,

cây ,người ( từ 1 âm tiết ) Tắc kè, chào mào, xà phòng, (từ đơn nhiều âm tiết )b. Từ phức là những từ do ít nhất 2 từ tạo nên, có thể do các từ tố cơ sở tạo nên hoặc từ tố cơ sở

và từ tố thứ sinh tạo nên .c.Từ phái sinh là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố: manly, kindness, homeless

Bài 10. TỪ VỰNG Bài 10. TỪ VỰNG

Page 23: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

3.2 Các phương thức cấu tạo từ 4. Nghĩa của từ4.1 Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ) (dénotation) 4.2 Nghĩa biểu niệm ( nghĩa sở biểu)( connotation) (sens significatif )4.3 Nghĩa ngữ dụng(nghĩa sở dụng)( nghĩa biểu thái ): Nét nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm của

người nói và tác động đến tình cảm người nghe.Ví dụ: Các nét nghĩa biểu thái khác nhau của từ chết, từ trần, lìa đời, toi mạng, toi, nghẻo, tỏng ..4.4 Nghĩa ngữ pháp ( Nghiã cấu trúc) - Nghĩa ngữ pháp đánh dấu từ loại của từ, biểu thị ý nghĩa chung nhất của từ: Danh từ chỉ sự vật,

sự việc, hiện tượng.... Động từ chỉ hoạt động, trạng thái ,tính từ chỉ tính chất , trạng thái vv...

4.5 Nghĩa liên tưởng: Xuất phát từ những ý nghĩa biểu vật và biểu niệm, chúng có thể kết hợp những liên tưởng cá nhân tạo nên ý nghĩa liên hội. Chẳng hạn từ chiều thường gợi cảm giác buồn, từ ra đi thường gợi cảm giác xót thương, chia cách vv...Nghĩa liên hội chưa được ngôn ngữ hoá trong hệ thống từ điển nhưng lại chi phối nhiều trong cách dùng từ trong ngôn bản.

5.Sự biến đổi ý nghĩa của từ6. Các loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa6.1.Từ nhiều nghĩa ( từ đa nghĩa)Ví dụ: “Rồi y sẽ chết mà chưa kịp làm gì cả, chết mà chưa sống ! (...) chết là thường . Chết ngay

trong lúc sống mới thật là nhục nhã”(Nam Cao)6.2.Các ý nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa7. Các phương thức biến đổi nghĩa của từ (phưong thức chuyển nghĩa)7.1 Từ tự thân đa nghĩa : Một từ có thể chỉ sự vật, hiện tượng không hoàn toàn giống nhau

trong thực tế khách quan được gọi là từ đa nghĩa .Ví dụ:bureau bàn giấy date ( n ) : ngày     phòng làm việc date (v ) : hẹn hò

Page 24: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

7.2 Hoán dụ: (Métonymie) Phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ tất yếu giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy .

7.3 Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Ẩn dụ (métaphore) là cách chuyển tên gọi sự vật, sự việc, đặc tính.... dựa trên sự liên tưởng so sánh ngầm những sự vật, thuộc tính, sự việc giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

-Ẩn dụ do chuyển từ loại: Trong tiếng Việt, một số hiện tượng chuyển từ loại của một số động từ có thể kéo theo hàng loạt ẩn dụ tu từ .

Ví dụ: Em đi như chiều đi .(1) Gọi chim vườn bay hết . Em về tựa mai về (2). Rừng non xanh lộc biếc . Em ở trời trưa ở( 3) Nắng sáng màu xanh che (4) . ( Tình ca ban mai )* (1) ly biệt, (2) hội ngộ, (4) đợi chờ, (5) hy vọng, tin tưởng

Page 25: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.      Các nhóm từ 1.1  Nhóm từ đồng âm: Những từ có âm phát ra giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Cần phân biệt 2 loại từ đồng âm, từ đồng âm từ vựng và từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp .1.2. Nhóm từ đồng nghĩa : từ đồng nghĩa là những từ có thể khác âm nhưng có quan hệ với nhau

về ngữ nghĩa, ít nhất có chung một nét nghĩa.Ví dụ: Chết, từ trần, lìa đời, qua đời.

1.3. Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về lôgích.Ví dụ: Đẹp ≠ xấu .

2.      Các lớp từ vựng và cơ sở phân lớp2.1. Phân chia lớp từ vựng theo nguồn gốc: Từ vựng tiếng Việt có thể chia thành hai lớp từ :a.Từ thuần Việtb.Từ vay mượn2.2.   Phân chia lớp từ vựng theo phạm vi sử dụng: Từ vựng tiếng Việt đựơc phân loại thành các

lớp từ sau:a .Từ toàn dân và từ địa phươngb. Tiếng lóng: Tiếng lóng là từ ngữ được sử dụng hạn chế trong tầng lớp xã hội nào đó. Bản thân

của tiếng lóng là muốn bí mật, che giấu mục đích nào đó, trong phạm vi giới của mình .c.Từ nghề nghiệp3.Thuật ngữ a. Khái niệm thụât ngữ: Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ, gồm những từ và

cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các khái niệm khoa học và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người .

b. Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ-   Tính chính xác-   Tính hệ thống-   Tính quốc tế

BÀI 11. LỚP TỪ VỰNG VÀ CƠ SỞ PHÂN LỚPBÀI 11. LỚP TỪ VỰNG VÀ CƠ SỞ PHÂN LỚP..

Page 26: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1 . Phương thức cấu tạo từ trong các NN. Mỗi ngôn ngữ đều có phương thức cấu tạo từ và phương thức ngữ pháp đặc trưng của ngôn

ngữ ấy. 2. Các loại ý nghĩa ngữ phápCó nhiều hướng phân loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau trong các loại hình ngôn ngữ khác nhau.2.1 Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ hoặc ý nghĩa chức năng và ý nghĩa ngữ pháp tự thân.2.2 Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời1.      Phương thức ngữ pháp4. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

BÀI 12. CẤU TẠO CỦA TỪ VÀ Ý NGHĨA NGỮ PHÁPBÀI 12. CẤU TẠO CỦA TỪ VÀ Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

Page 27: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Định nghĩa phạm trù ngữ pháp: Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghiã ngữ pháp, được thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau. Chẳng hạn phạm trù số có 2 mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. Phạm trù thời có các mặt đối lập ở hiện tại, quá khứ, tương lai.

2 Các phạm trù ngữ pháp phổ biến

BÀI 13.BÀI 13. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁPPHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

Page 28: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Các kiểu quan hệ ngữ pháp: Quan hệ ngữ pháp nảy sinh trên cơ sở các quan hệ về nghĩa và chức năng của mỗi đơn vị trong kết cấu ngữ pháp lớn hơn .

Trong tiếng Việt, quan hệ ngữ pháp có thể được qui thành 3 kiểu chính :Quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ chủ - vị .1.1. Quan hệ đẳng lập; Kiểu quan hệ giữa các từ trong một cấu trúc không phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ: Anh và em, thông minh và chăm chỉ .1.2. Quan hệ chính - phụ: Quan hệ chính - phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành

tố chính và một thành tố phụ. Chức vụ cú pháp của thành tố chính được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ cú pháp của thành tố phụ đã được xác định ngay trong tổ hợp.

BÀI 14. BÀI 14. QUAN HỆ NGỮ PHÁP (Cấu trúc ngữ pháp QUAN HỆ NGỮ PHÁP (Cấu trúc ngữ pháp ))

Page 29: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.3. Quan hệ chủ - vị: Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cú pháp của cả hai đều được xác định .

1.4.Tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp trong câu: Mỗi từ trong câu có thể có quan hệ với một hoặc nhiều từ khác nhau. Câu càng nhiều từ thì càng chứa nhiều mối quan hệ .

1.5. Mô tả các quan hệ ngữ pháp bằng sơ đồ.

Page 30: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.6. Đơn vị ngữ pháp1.6.1.Hình vị (morphème ): là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ. Một

từ có thể gồm một hoặc nhiều hình vị .Ví dụ: - Từ gồm một hình vị: Nhà, vườn ( Maison, jardin) ( house, garden)- Từ gồm 2 hình vị: Nhà máy, nhà tranh, nhà vườn. Maisons, houses, house- boat (nhà thuyền).a.Cách phân xuất hình vị Ví dụ : “Books” cho phép phân chia thành 2 hình vị : Hình vị ngữ pháp “s” chỉ số nhiều được

kết hợp với hình vị từ vựng (danh từ )của nó.b. Biến thể của hình vịCác hình tố “es”, “s” biểu thị số nhiều, “a” và “an” cùng biểu thị mạo từ bất định, sự sai biệt về

ngữ âm của chúng có thể giải thích được và có tính qui luật .Các yếu tố khác nhau biểu thị một hình vị như trên được gọi là biến thể của hình vị.

1.6.2.Từ: Xét về hoạt động của từ trong lời nói, khác với hình vị, từ có khả năng hoạt động độc lập,trực tiếp tạo nên cụm từ và câu; hình vị, tuy có nghĩa, nhưng không trực tiếp tạo nên cụm từ và câu.

Ví dụ; Nhà máy là từ gồm 2 hình vị , không thể tách từ “nhà máy” thành 2 hình vị riêng biệt để kết hợp vào câu: Tôi đến nhà máy.

1.6.3.Cụm từ: Trong lời nói, từ có thể đứng một mình hoặc kết hợp với một số thành tố khác để làm các thành tố cú pháp.

Page 31: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

4.Câu a. Khái niệm câu: Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất trong giao tiếp, có chức năng thông báo

một sự việc, một ý kiến, hoặc biểu hiện một tình cảm, cảm xúc .b. Thành phần câu: Lối phân tích câu theo thành phần là lối phân tích phổ biến trong nghiên

cứu. Thành phần câu có 2 loại : Thành phần chính và thành phần phụ, thành phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ được gọi là nòng cốt câu. Các thành phần phụ gồm bổ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ ,định ngữ vv...

c. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp: - Hướng chia thành 2 loại: câu đơn, câu ghép .- Hướng chia thành 3 loại: câu đơn, câu phức, câu ghép .- Cả 2 hướng đều được dựa trên kết cấu chủ - vị làm cơ sở để phân loại câu .- Hướng chia cấu tạo cú pháp câu thành 2 loại có quan niệm câu phức thực chất là câu đơn phức

hoá thành phần

d. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp: Ứng với mục đích giao tiếp, câu có thể được gọi là câu hỏi ( câu nghi vấn) , câu cảm thán, câu tường thuật, câu mệnh lệnh .

Ví dụ : Anh đọc sách đi ! ---> Câu cầu khiến ( mệnh lệnh )

Page 32: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.Các khái niệm liên quan ngữ dụng học: Ngữ dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong xã hội.

- Ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu trước hết nội dung liên nhân và cách phản ánh hiện thực được đề cập trong ngôn bản. Các nhân tố ngữ dụng có mặt khắp nơi trong ngôn ngữ và hoạt động của ngôn ngữ.

2. Ngữ dụng học với cú pháp học- Cú pháp học nghiên cứu các câu với tư cách là những đơn vị của một hệ thống ngôn ngữ trừu

tượng còn Ngữ dụng học nghiên cứu các phát ngôn với tư cách những biến thể trong lời nói .

3. Ngữ dụng học với ngữ nghĩa học - Ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa với tư cách là cái được thông báo bởi người phát ngôn và cái

được giải thích bởi người nhận. Có nghĩa là ngữ dụng học có nhiệm vụ phân tích cái mà người ta muốn nói qua phát ngôn hơn là cái mà tự thân ý nghĩa của các từ biểu đạt trong câu. Vậy, ngữ dụng học nghiên cứu ý nghĩa ngữ cảnh của lời nói.

- Ngữ dụng học đòi hỏi nghiên cứu ý định của người nói, khảo sát cái không được thể hiện thành lời trong phát ngôn và chỉ ra những điều được thông báo

- Ngữ dụng học nghiên cứu quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe: Tìm hiểu những nhân tố qui định cái được nói và cái không được nói, nói như thế nào ( 7 ).

- Mối quan hệ giữa các bộ môn ngôn ngữ học là quan hệ tích hợp, nghĩa là những thành quả nghiên cứu của ngữ âm học, âm vị học, cú pháp học được đưa vào nghiên cứu ở bình diện nghĩa học, những thành tựu nghiên cứu của nghĩa học sẽ được đưa vào nghiên cứu ở mặt dụng học .

Bài 15. DỤNG HỌC VỚI CÚ PHÁP HỌC VÀ NGHĨA HỌCBài 15. DỤNG HỌC VỚI CÚ PHÁP HỌC VÀ NGHĨA HỌC

Page 33: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

4. Ngữ cảnh và nghĩa 4.1.Ngữ cảnh: George Yule định nghĩa ngữ cảnh là loại môi trường phi ngôn ngữ mà trong đó

ngôn ngữ được sử dụng4.2.Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩna. Khái niệm: Mỗi câu lời đều truyền đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo gồm

hai phần: phần bộc lộ trực tiếp bằng câu , chữ được gọi là nghĩa tường minh (hiển ngôn) phần không bộc lộ trực tiếp được gọi là nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ , nghĩa hàm ẩn nhờ suy lý mới nắm bắt được.

Ví dụ: Mai ân hận vì không dẫn con gái đi xem phim. Phát ngôn này ngoài nghĩa tường minh thể hiện trên câu chữ, còn có ý nghĩa hàm ẩn như sau:- Có cuộc thoại đang diễn ra, đây là một tham thoại của một nhân vật.- Có một phụ nữ tên Mai.- Mai có một người con gái.- Mai đã đi xem phim và không dẫn con gái của mình đi cùng .Ngoài ra còn có thể có những ý nghĩa hàm ẩn khác.b. Phân loại ý nghĩa hàm ẩn: Ý nghĩa hàm ẩn thường được chia thành hai loại: tiền giả định và

hàm ngôn.5. Cơ chế tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn cố ý a.Cơ chế vi phạm quy tắc chiếu vật Chẳng hạn thay đổi cách xưng hô bất thường cũng tạo nên hàm ngôn.b.Các hành động ngôn ngữ gián tiếpTrong giao tiếp, đôi khi người nói sử dụng câu với mục đích gián tiếp, chẳng hạn dùng câu cảm

thán nhưng để gợi ý.Ví dụ: Chiều nay trời đẹp quá !Hàm ngôn của câu “ Hãy dạo chơi đi vì trời đẹp !

Page 34: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

d. Sự vi phạm các quy tắc hội thoạiVí dụ:A. À, Tâm đấy à ? Tối nay có rỗi không? Đi thư giản một tí? B. Mẹ đang ốm nặng .6. Phương châm cộng tác hội thoại và ý nghĩa hàm ẩn a.Nguyên tắc về lượng: Nguyên tắc này bị vi phạm theo hai hướng, hoặc nói thừa

hoặc nói thiếu.Ví dụ: Phụ nữ là phụ nữ. Trẻ con mà !Kiểu nói này, xét về nghĩa tường minh thì quá súc tích ngắn gọn về diễn đạt, nhưng

rất phong phú về nghĩa hàm ẩn.b.Nguyên tắc về chất (nói vào đề) Ví dụ: A: Theo anh, nội thất của ngôi nhà này thế nào? B: Kiểu trưởng giả học làm sang.c.Nguyên tắc cách thức: Nguyên tắc giao tiếp là nói rõ ràng, khi cố tình nói mập mờ

thì lời nói có thể có chứa hàm ngôn.Ví dụ: A: Chị xem tấm vải này có phải lụa tơ tằm không? B: Theo chổ tôi biết, lụa tơ tằm sờ rất dịu tay.7. Lợi ích của cách nói hàm ngôn Câu nói có hàm ngôn thường có sức hấp dẫn, tăng sức thuyết phục ở người nghe.

Hơn nữa ,trong giao tiếp, người nói thường tránh đưa ra những nhận xét trực tiếp dễ xúc phạm người nghe, chọn lối nói hàm ngôn có hiệu lực thuyết phục trong nói năng; đồng thời tránh được sự thô lỗ của sự nói thẳng vào vấn đề một cách trực diện.

Page 35: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1. Ngôn ngữ và hành động ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ thực hiện các chức năng giao tiếp, chức năng phục vụ xã hội. Khi ngôn ngữ được con người sử dụng trong giao tiếp, chúng ta nói ngôn ngữ đang hành chức. Bởi vì nói là hành động, con người hành động bằng ngôn ngữ khi nói .

2. Các loại hành động ngôn ngữ.a. Hành động tại lời (locutionary act ) (locution): là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ

(ngữ âm, từ, câu, ngôn bản) để tạo ra những thông điệp, những ngôn bản có nghĩa và hiểu được.

Ví dụ: Tạo ra một phát ngôn để xin lỗi : Tôi xin lỗi anh.b. Hành động ngoài lời: (Hành động mượn lời ) (illocutionary act) (illocution)Hành động tạo ra một phát ngôn nhờ hiệu lực của những quy ước liên quan với nó, nhằm một

chức năng cụ thể , với mục đích nhất định nào đó và có hiệu lực trong giao tiếp được goi là hành động ngoài lời.

c. Hành động sau lời (perlocutionary act) (perlocution) : Là hành động gây được hiệu quả ở người nghe nhờ phát ra lời nói trong hoàn cảnh phát ngôn nhất định. Trong giao tiếp, khi phát ra một phát ngôn là người nói chờ hiệu quả nào đó.

3. Các kiểu hành động ngoài lờia. Tuyên bố b. Biểu hiệnc. Cầu khiếnd. Hứa hẹne. Bày tỏ

BÀI 16. HÀNH ĐỘNG (HÀNH VI) NGÔN NGỮ BÀI 16. HÀNH ĐỘNG (HÀNH VI) NGÔN NGỮ

Page 36: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

4. Đích ngoài lời: Là mục đích của hành động ngôn từ. Chẳng hạn đích ngoài lời của hành động hứa hẹn là tự gán cho mình trách nhiệm thực hiện việc gì đó. Đích ngoài lời không trùng với hiệu lực ngoài lời

5. Hiệu lực ngoài lời là hiệu quả của các hành động ngôn từ.Hai hành động ngôn từ khác nhau có thể cùng một mục đích nhưng hiệu lực khác nhau.

Ví dụ: Ra lệnh và thỉnh cầu có cùng mục đích sai khiến người nghe, ra lệnh là bắt buộc thực hiện, thỉnh cầu chỉ là kêu gọi thiện chí người nghe thực hiện một hành động nào đó.

 6. Hiệu lực ngoài lời là hiệu quả của các hành động ngôn từ.Hai hành động ngôn từ khác nhau

có thể cùng một mục đích nhưng hiệu lực khác nhau. Ví dụ: Ra lệnh và thỉnh cầu có cùng mục đích sai khiến người nghe, ra lệnh là bắt buộc

thực hiện, thỉnh cầu chỉ là kêu gọi thiện chí người nghe thực hiện một hành động nào đó.7. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp. a. Hành động ngôn từ trực tiếp : Trong các cấu trúc - ngữ nghĩa có mối quan hệ trực tiếp giữa

một cấu trúc và một chức năng.Những phát ngôn có những yếu tố quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc với một chức năng là những phát ngôn có hành động ngôn từ trực tiếp (direct speech act).

b. Hành động ngôn từ gián tiếp ( Indirect speech act ): Những câu thực hiện hành động ngoài lời là hành động ngôn từ gián tiếp.

Ví dụ: Bên ngoài hành lang ồn ào quá .Hành động ngôn từ gián tiếp của câu này là yêu cầu đóng cửa lại .

Page 37: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.Giao tiếp hội thoại: Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ.2. Các yếu tố trong cấu trúc của hội thoại 3. Cặp thoại: Trong hội thoại có sự tương tác giữa người tham gia hội thoại. Ví dụ: Cặp hội thoại yêu cầu - chấp nhậnA: Cậu đi chứ ?B: Ừ, phải đi .

BÀI 17. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI BÀI 17. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

4. Câu đáp được ưu tiên: Trong cuộc thoại ,cấu trúc liên kết của cặp thoại là sự quan hệ giữa trao lời và đáp lời. Vấn đề của cặp thoại là thứ hạng ưu tiên của câu đáp có thể có .Chẳng hạn:

- Trần thuật - mệnh lệnhA: Em muốn đi thêm một đoạn nữa .B: Thôi về đi !

- Hỏi - trần thuậtA: Mấy giờ rồi ?B: tám giờ

Page 38: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

5. Sự trao đáp và thương lượng hội thoại: Sự trao đáp diễn ra qua lượt lời. Ví dụ:A: Tôi có 2 vé xem phim tối nay.B: Chúc mừng bạn. Phim gì thế ?A: Chung một dòng sông .B: Hay đấy! Chúc một buổi tối vui vẻ !

Đối với A, cuộc thương lượng không thành công và B không hiểu dụng ý của A.6. Những lời ướm: Mở đầu cuộc thoại thường là những phát ngôn có chức năng gây chú ý, mang

tính chất thăm dò. Những lời chào, lời thăm hỏi là những lời ướm mở đầu Ví dụ:

A: Tối nay anh có rảnh không ?B:Tối nay tôi ở nhà .A: Đi xem phim nhé ?

7. Những yếu tố phi lời trong cuộc thoại

Page 39: dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt

1.Khái niệm lập luận: Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm đi đến một kết luận nào đấy .Ví dụ: A: Đi xem phim với mình đi .B: Mình không đi được, Mẹ đang ốm .

Lý lẽ mà B đã viện ra để biện hộ cho lý do từ chối đi xem phim 2. Vị trí và sự hiện diện của luận cứ và kết luận3.Lập luận và lôgicha. Lập luận và lôgich : Trong lôgich, có phép quy nạp và diễn dịch, căn cứ vào các luận cứ để

đi đến kết luận. Nói đến lập luận chúng ta thường nghĩ đến lôgich, đến lý luận .Ví dụ: Mẹ về rồi, đi nấu cơm đi ! lập luận kết luận( mệnh lệnh)b.Lập luận và miêu tảTrong giao tiếp hàng ngày, ít khi miêu tả để phuc vụ miêu tả. Thường miêu tả để làm luận cứ đi

đến kết luận nào đó, hoặc đưa miêu tả vào trong các quan hệ lập luận. Ví dụ: Anh ấy hay hứa hảo .Câu miêu tả dẫn đến kết luận đánh giá về anh ta .4. Đặc tính của quan hệ lập luận5. Tác tử lập luận và kết tử lập luận - Tác tử (operateurs) lập luận là yếu tố khi đưa vào nội dung nào đó sẽ làm thay đổi tiềm năng

lập luận của nó, độc lập với thông tin miêu tả vốn có của nó .Chẳng hạn với nội dung miêu tả “ Bây giờ tám giờ” Nếu đưa các tác tử đã... rồi vào nội

dung: “ Bây giờ đã tám giờ rồi” phát ngôn hướng về kết luận: Khẩn trương lên. Đến giờ rồi.Các yếu tố chỉ, mới là nhiều ... là các tác tử lập luận .

BÀI 18. LẬP LUẬN BÀI 18. LẬP LUẬN