Đánh giá rủi ro kiểm toán deloitte

152
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.4 Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán Tổ chức nhân sự kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau: 1.4.2 Quy trình kiểm toán Hiện nay Deloitte Việt Nam đang áp dụng Hệ thống kiểm toán AS/2 của Deloitte Touche Tohmatsu đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế của Việt Nam. Hệ thống theo tiêu chuẩn của AS/2 bao gồm: Quy trình kiểm Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B Managing Partner (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc) Partner (Phó Tổng Giám đốc) Directors (Giám đốc kiểm toán) Senior Manager (Trưởng phòng) Manager (Phó phòng) Senior (KTV có thâm niên) Junior (Trợ lý kiểm toán) 1

Upload: tung-lam

Post on 11-Jan-2016

21 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

deloitte

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.4 Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán

Tổ chức nhân sự kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

1.4.2 Quy trình kiểm toán

Hiện nay Deloitte Việt Nam đang áp dụng Hệ thống kiểm toán AS/2 của

Deloitte Touche Tohmatsu đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế của

Việt Nam. Hệ thống theo tiêu chuẩn của AS/2 bao gồm: Quy trình kiểm toán

AS/2, hồ sơ kiểm toán AS/2 và Phần mềm kiểm toán ứng dụng AS/2

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B

Managing Partner (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc)

Partner (Phó Tổng Giám đốc)

Directors (Giám đốc kiểm toán)

Senior Manager (Trưởng phòng)

Manager (Phó phòng)

Senior (KTV có thâm niên)

Junior (Trợ lý kiểm toán)

1

Page 2: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.4.3 Quy trình kiểm toán AS/2

Quy trình kiểm toán AS/2 được thực hiện theo các bước công việc sau:

Sáu bước công việc trên được được chi tiết thành những công việc cụ thể từ

khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán và được thể hiện

trên sơ đồ sau:

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B

Smart Audit Support Technology (Phương pháo kiểm toán)

Audit System 2

CommonDocumentation

(Hồ sơ kiểm toán)

Audit Approach (Hướng dẫn

kiểm toán)

Đánh giá và quản lý rủi ro

Chất lượng kiểm toán

Quản lý hợp đồng kiểm toán

Chuẩn bị xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

Các bước công việc kiểm toán

2

Page 3: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 3

Bước 1:Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toánLựa chọn nhóm phụ trách hợp đồngThiết lập nhóm kiểm toán

Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Kế hoạch kiểm toán chiến lượcTìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanhTìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộTìm hiểu chu trình kế toánThực hiện những thủ tục phân tích sơ bộXác lập mức trọng yếu

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Đánh giá mức độ rủi ro của các sai sót tiềm tàngLập kế hoạch quy trình kiểm toánLập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộLập kế hoạch kiểm toán chi tiếtTổng hợp và trao đổi, thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát

Thực hiện các quy trình phân tích và kiểm tra chi tiếtĐánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán Thực hiện xem xét lại BCTC

Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

- Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán

- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc- Tổng hợp các ghi chép- Phát hành báo cáo kiểm toán

Bước 6: Những công việc thực hiện sau kiểm toán

Đánh giá chất lượng hợp đồng

Page 4: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Các bước công việc trên gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sự đầy đủ khi

thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như tránh việc chồng chéo. Đây là một hệ

thống đầy đủ, thống nhất và khép kín.

Mỗi giai đoạn kiểm toán được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán. Trước hết

những công việc đánh giá, xử lý rủi ro kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp

đồng kiểm toán là những công việc mà Ban Giám đốc có sự tham mưu của các

chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán. Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm

toán, trên cơ sở phân công của cấp trên, các trưởng nhóm và các kiểm toán viên

có kinh nghiệm sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Tiếp

đó, các kiểm toán viên cùng các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện kiểm tra các BCTC

để thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Sau đó

Kiểm toán viên phụ trách sẽ phát hành báo cáo dự thảo để thống nhất với khách

hàng và các bước điều chỉnh cuối cùng để đưa ra báo cáo kiểm toán chính thức.

1.4.4. Hồ sơ kiểm toán theo AS/2

Hồ sơ được trình bày theo thứ tự công việc và rất chi tiết cho từng giai đoạn

kiểm toán. Hồ sơ được sắp xếp thành File Hồ sơ kiểm toán và là nơi kiểm toán viên

lưu vào các tài liệu thu thập được phục vụ cho cuộc kiểm toán.

Sau đây là các chỉ mục cơ bản trong hồ sơ kiểm toán theo AS/2:

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 4

Page 5: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN AS/2

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 5

TÊN CÔNG VIỆC

1000 Lập kế hoạch kiểm toán

1100 Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

1200 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát

1300 Các điều khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán

1400 Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng

1500 Tìm hiểu về quy trình kế toán

1600 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

1700 Xác định mức độ trọng yếu

1800 Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán

2000 Báo cáo

2100 Báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng

2200 Báo cáo tài chính

2300 Tóm tắt kiểm toán

2400 Báo cáo khác

3000 Quản lý cuộc kiểm toán

3100 Đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khách hàng

3200 Quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán

3300 Các cuộc họp của khách hàng

4000 Hệ thống kiểm soát

4100 Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ

4300 Kiểm soát hệ thống bằng máy tính không có rủi ro cụ thể

4400 Kiểm soát các chu trình áp dụng không có rủi ro cụ thể

5000 Kiểm tra chi tiết tài sản

5100 Tiền

Page 6: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 6

5100 Tiền

5200 Các khoản đầu tư

5300 Các khoản phải thu

5400 Hàng tồn kho

5500 Chi phí trả trước

5600 Tài sản

5700 Tài sản cố định vô hình và các tài sản khác

6000 Kiểm tra chi tiết công nợ

6100 Phải trả người cung cấp

6200 Chi phí trích trước (dồn tích)

6300 Nợ dài hạn

6400 Thuế

7000 Kiểm tra chi tiết nguồn vốn

7100 Nguồn vốn

8000 Kiểm tra chi tiết Báo cáo lãi - lỗ

8100 Doanh thu

8200 Giá vốn hàng bán

8300 Chi phí hoạt động

8400 Thu nhập khác, chi phí khác

Page 7: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.4.5. Phần mềm kiểm toán ứng dụng

Đó là một dạng phần mềm hỗ trợ các kiểm toán viên trong quá trình kiểm

toán, bằng việc hệ thống hoá các chỉ mục, tự động lựa chọn một số chỉ tiêu thống

kê trong việc chọn mẫu kiểm toán, được sắp xếp một cách khoa học để kiểm

toán viên lưu dữ liệu của hồ sơ kiểm toán, đồng thời tiết kiệm được thời gian

kiểm toán. Phần mềm kiểm toán AS/2 là một công cụ hết sức hiệu quả giúp cho

cuộc kiểm toán luôn đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ áp dụng phần mềm kiểm toán

này mà công việc kiểm toán ngày càng được nâng cao chất lượng.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 7

Page 8: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM

TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY

2.1 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC

Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25,

Trọng yếu và rủi ro kiểm toán, “ Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà KTV có

thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài

chính và đó là các sai sót nghiêm trọng”.

Kiểm toán viên cần đánh giá ba loại rủi ro kiểm toán sau:

- Rủi ro cố hữu: Là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một

khoản nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có

một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào. Rủi ro này liên quan đến

hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

- Rủi ro kiểm soát: Đây là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ

thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai

phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng

không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả do đó đã không phát

hiện và ngăn chặn các sai phạm này.

- Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận mà

không được ngăn chặn hay phát hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ và

cũng không được KTV phát hiện thông qua các phương pháp kiểm

toán.

VSA số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cho thấy vai trò của việc đánh giá

rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch: “Kế hoạch kiểm toán phải

được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh

trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 8

Page 9: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” và

“khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về

rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được

thông qua thử nghiệm cơ bản”.

VSA 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” quy định về

cỡ mẫu như sau: “Kiểm toán phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương

pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu. Cỡ

mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán có thể chấp

nhận được càng thấp, thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.” Như vậy rủi ro kiểm

toán có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cỡ mẫu đồng thời ảnh hưởng tới quá

trình thu thập bằng chứng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của cuộc

kiểm toán. Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV phải sử dụng

khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro tiềm tang thấp đến mức có thể

chấp nhận được.

VSA 240 “Gian lận và sai sót” cũng quy định: “Khi lập kế hoạch và khi

thực hiện kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những

gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và phải trao

đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị) về mọi gian lận hoặc sai sót

quan trọng phát hiện được.”

Như vậy có thể thấy đánh giá rủi ro kiểm toán được đề cập đến trong suốt

cuộc kiểm toán, cho thấy tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của nó tới công việc

kiểm toán BCTC.

Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là thực sự cần thiết.

Thông qua đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ đánh giá được rủi ro phát hiện, nhóm

kiểm toán viên sẽ xác định được kế hoạch kiểm toán, xây dựng chương trình

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 9

Page 10: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

kiểm toán phù hợp. Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định số lượng bằng chứng kiểm

toán cần thu thập và tiến hành thu thập những bằng chứng kiểm toán có hiệu lực.

Đây là một công việc rất quan trọng giúp kiểm toán viên cũng như công ty kiểm

toán giữ được uy tín nghề nghiệp, đạt được hiệu quả kiểm toán mong muốn,

giảm thiểu khả năng sai sót, nghĩa vụ pháp lý và có được những thuận lợi để phát

triển tốt trong tương lai.

Chính vì vậy mà công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rất quan trọng và

cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ cao.

2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực hiện với

phần mềm kiểm toán AS/2 kết hợp với sự đánh giá của các kiểm toán viên giàu

kinh nghiệm. Công việc này được thực hiện ở ba bước đầu theo quy trình kiểm

toán tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu đó là: Những công việc trước khi

thực hiện hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch

kiểm toán chi tiết.

Để có thể hiểu cụ thể hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong

kiểm toán BCTC tại Deloitte Việt Nam, tôi xin phép được trình bày minh hoạ

hai khách hàng cụ thể của Deloitte Việt Nam, đưa ra những phân tích về những

điểm khác nhau giữa hai khách hàng này, trên cơ sở các kiểm toán viên đã áp

dụng những hướng dẫn chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu vào quy trình đánh

giá rủi ro kiểm toán.

2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC

Đối với mọi khách hàng, trước khi bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán,

Deloitte Việt Nam đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Đây là công việc tiền kiểm toán với mục đích xác định có thể tiếp tục kiểm toán

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 10

Page 11: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

cho một khách hàng cũ hoặc thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng

mới, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Các tài

liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này được lưu tại:

- Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.

- Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán.

Với tính chất là một công ty kiểm toán độc lập, hàng năm, Deloitte Việt

Nam tiến hành gửi thư chào hàng đến tất cả các khách hàng, kể cả khách

hàng truyền thống và khách hàng mới. Thư chào hàng này nhằm mục đích

giới thiệu cho khách hàng những dịch vụ cùng với những bảo đảm mà

Deloitte Việt Nam cung cấp. Đó cũng là cơ sở để thiết lập các điều khoản

trong hợp đồng. Trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập

những thông tin chung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những

nhận định ban đầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện

kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Những thông tin này thường tập

trung vào: đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách

hàng, hình thức sở hữu, quy mô của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ

cấu tổ chức bộ máy quản lý,… và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán

chung.

Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Deloitte Việt

Nam quy định có thể đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mức

sau:

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám

đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho

Deloitte Việt Nam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với

khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 11

Page 12: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì Giám đốc phải xem

xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp

nhận hay tiếp tục với khách hàng thì công ty cần thu thập ý kiến của

các chuyên gia tư vấn.

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì công ty không chấp nhận

hợp đồng kiểm toán vì khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán không

đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu.

Để thu thập được các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng

kiểm toán, KTV dựa vào các cách thức sau:

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách

hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm

toán trước kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng.

- Trao đổi với KTV tiền nhiệm đối với khách hàng truyền thống của

Deloitte Việt Nam song năm nay có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực

hiện hợp đồng kiểm toán đó.

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước.

- Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.

- Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng công ty khách hàng.

Trong năm kiểm toán 2007, phòng kiểm toán 1 của Deloitte Việt Nam đã

thực hiện kiểm toán cho hai khách hàng là Trường Đào tạo nghề mỏ X và

công ty Y.Trong đó, công ty Y là khách hàng truyền thống, trường X là

khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của Deloitte Việt Nam. Qua quá

trình thu thập thông tin nhằm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán,

KTV đã thu được kết quả như sau:

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 12

Page 13: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trường đào tạo nghề mỏ X, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng

công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt

Nam) đã được đổi tên theo Quyết định số 1097/QĐ – TCCB ngày 22/7/1997 của

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Hoạt động chính của nhà trường là: Đào tạo công

nhân kỹ thuật khai thác mỏ, vận hành và sửa chữa máy mỏ phục vụ sản xuất kinh

doanh của ngành công nghiệp Than và công nghiệp khai thác mỏ khác; bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành về

khai thác than và tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nâng bậc cho công nhân mỏ theo

kế hoạch và yêu cầu của các Công ty than và Tổng Công ty Than Việt Nam; hợp

tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và

ngoài nước để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản

xuất, dịch vụ gắn với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội

ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường. Ngoài ra, Nhà trường còn hoạt

động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113086 ngày 20/4/2000 của

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh với các ngành nghề kinh doanh sau: sản

xuất chế biến than, các loại vật liệu xây dựng; xây lắp và sửa chữa đường dây

trạm điện hạ thế.

Nguồn thu của trường có hai nguồn: Nguồn sự nghiệp (Kinh phí được

TCT, Nhà nước cấp, nguồn thu học phí); nguồn từ sản xuất kinh doanh (là nguồn

thu từ bán than cho Công ty Cảng và kinh doanh than)

Trụ sở chính của Nhà trường đóng tại Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.

Ban lãnh đạo của Nhà trường bao gồm 5 thành viên, cụ thể như sau:

STT Họ và tên Chức vụ

1 Ông Nguyễn Văn Sỹ Hiệu trưởng

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 13

Page 14: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

3

4

5

Ông Đỗ Thiện Triệu

Ông Trần Ngọc Hoàng

Ông Vũ Hồng

Ông Nguyễn Quốc Quân

Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

Trưởng phòng kế toán

Tập đoàn than bổ nhiệm Deloitte Việt Nam làm kiểm toán viên nhằm xác

nhận số liệu và thay đổi phương cách thức kiểm toán sau nhiều năm Nhà trường

được kiểm toán bởi Kiểm toán nội bộ. Khách hàng mong muốn Deloitte Việt

Nam sẽ làm thật kỹ, tất cả bút toán điều chỉnh đưa ra Nhà trường sẽ đồng ý điều

chỉnh nếu phù hợp với chế độ tài chính kế toán. Qua tìm hiểu những thông tin bổ

sung, trao đổi với Hội đồng Quản trị của Tập đoàn, Kiểm toán nội bộ phía Tập

đoàn, nhóm Kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam nhận thấy một số điểm như

sau:

- Trong năm 2006, Nhà trường không gặp rủi ro gì lớn liên quan đến

hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách kế toán áp dụng để lập BCTC

tuân thủ theo chuẩn mực kế toán và hệ thống kế toán Việt Nam. Doanh thu của

Nhà trường được thực hiện bán cho công ty Cảng và kinh doanh theo đơn giá

bán theo quy định của Tập đoàn, việc giao than phải qua giám định của

Vinacontrol và Công ty đo lường giám định của Tập đoàn. Chi phí phát sinh của

Nhà trường thực hiện theo kế hoạch của Tập đoàn giao. Đối với nguồn thu sự

nghiệp theo đơn giá quy định về đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo và phải nộp

vào kho bạc Nhà nước.

Đây là lần đầu tiên Deloitte Việt Nam tiến hành kiểm toán cho trường X,

song Tập đoàn lại là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam và nhóm kiểm

toán viên nhận thấy: Hoạt động của Nhà trường đơn giản, quy mô nhỏ, Hệ thống

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 14

Page 15: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

kiểm soát nội bộ của Nhà trường và của Tập đoàn rất tốt nên nhóm kiểm toán

viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với trường X là trung bình.

Do đó Deloitte Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán với trường X cho năm

kiểm toán 2007.

Công ty Y là một công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số

54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo

quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về

việc thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng

Công ty xi măng Việt Nam, công ty Y đã được tiến hành cổ phần hoá. Ngày

01/05/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 0603000105, công ty Y chính thức trở thành công ty cổ phần và

hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty là 900 tỷ VND.

Trụ sở chính : Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm

từ xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác; kinh doanh

các ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, cụ thể như sau:

STT Họ và tên Chức vụ

1

2

3

4

Ông Trịnh Công Loan

Ông Bùi Văn Tròn

Ông Nguyễn Huy Quế

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT

Uỷ viên HĐQT

Uỷ viên HĐQT

Uỷ viên HĐQT

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 15

Page 16: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5 Ông Bùi Hồng Minh Uỷ viên HĐQT

Ban Giám đốc gồm 6 thành viên cụ thể như sau:

STT Họ và tên Chức vụ

1

2

3

4

5

6

Ông Bùi Văn Tròn

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Đinh Quang Dũng

Ông Nguyễn Trường Giang

Ông Nguyễn Huy Quế

Ông Bùi Hồng Minh

Giám đốc

Phó Giám đốc ĐT&XDCB

Phó Giám đốc sản xuất

Phó Giám đốc tiêu thụ

Phó Giám đốc cơ điện

Kế toán trưởng

Công ty Y là khách hàng kiểm toán lâu năm của Deloitte Việt Nam, nhóm

kiểm toán thực hiện kiểm toán cho công ty Y không thay đổi. Thực tế cho thấy

trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán cho công ty Y, kiểm toán viên

không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng. Nhưng trong năm 2007, công ty Y

tiến hành bán đấu giá cổ phần ra thị trường, do đó có khả năng sẽ xảy ra nhiều

sai phạm. Mặt khác, có rất nhiều cổ đông và các nhà đầu tư quan tâm đến thông

tin chính xác của kiểm toán viên. Từ thực tế trên, kiêm toán viên đánh giá rủi ro

chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty Y ở mức cao hơn bình thường.

Deloitte Việt Nam chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty Y cho năm kiểm

toán 2007.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 16

Page 17: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sau khi có quyết định thực hiện hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm

kiểm toán thì các kiểm toán viên phải cam kết về tính độc lập của mình trong

quá trình thực hiện kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong

những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Bản cam kết

này được coi là cơ sở chắc chắn và ràng buộc về tính độc lập của kiểm toán viên.

Mặt khác, hàng năm DTT đều cử các chuyên gia sang Deloitte Việt Nam để rà

soát lại tính độc lập của KTV trong các cuộc kiểm toán. Nếu phát hiện có sự vi

phạm quy chế về tính độc lập của KTV, DTT có quyền bác bỏ vị trí thành viên

của Deloitte Việt Nam trong hãng kiểm toán DTT. Do vậy, để đảm bảo danh

tiếng và sự phát triển bền vững của công ty, Deloitte Việt Nam luôn yêu cầu các

nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ quy chế về tính độc lập của KTV. Sau đây là

bảng cam kết về tính độc lập đối với công ty Y.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 17

Page 18: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Số 8 Phạm Ngọc ThạchĐống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP

Kính gửi: Tổng Giám đốc

Từ nhóm kiểm toán: Công ty Y

Phòng : Kiểm toán 1

Khách hàng: Công ty Y

V/v : Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên

Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong

Bản quy chế nhân viên của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và theo đúng yêu

cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin

cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là:

(a) đã thực hiện đúng quy chế và

(b) không có dấu hiệu nào được xem là vi phạm đến quy chế về tính độc lập của

kiểm toán viên, trừ những điểm dưới đây:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Thành viên nhóm kiểm toán Vị trí trong nhóm Chữ ký Ngày tháng

Trần Ngọc Anh Chủ nhiệm kiểm toán

Trần Minh Tuấn Kiểm toán viên

Nguyễn Văn Long Kiểm toán viên

Lê Quang Dũng Kiểm toán viên

Bùi Thị Hằng TL Kiểm toán viên

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 18

Page 19: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên được lập tương tự đối với

Nhà trường X. Các bản cam kết này được lưu ở phần đầu của hồ sơ kiểm toán

năm cùng với bản phê duyệt hợp đồng kiểm toán. Để có cơ sở đảm bảo cho bản

cam kết tính độc lập của mình, kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam phải trả lời

các câu hỏi về tính độc lập như sau:

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

CÂU HỎI VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Khách hàng: Công ty cổ phần Y Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2007

Câu hỏi Có Không

1. Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến

hành kiểm toán không?x

2. Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không? x

3. Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách

hàng không?x

4. Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? x

5. Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công

ty khách hàng không?x

6. Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ

cho khách hàng không?x

7. Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những

người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám

đốc, các trưởng phó phòng và những người tương đương) của

khách hàng không?

x

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 19

Page 20: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8. Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng

không?x

9. Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ

sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không?x

10. Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm

bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

về tính độc lập.

x

Sau khi đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và cam kết về

tính độc lập của KTV đối với khách hàng kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập

biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng với Nhà trường X và với công

ty cổ phần Y. Các bản hợp đồng này sẽ được Giám đốc nghề nghiệp phụ trách

thay mặt Ban Giám đốc Deloitte Việt Nam ký duyệt. Sau đây là biên bản tiếp tục

cung cấp dịch vụ cho khách hàng đối với công ty Y và Nhà trường X

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

BIÊN BẢN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG

THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

Họ và tên khách hàng: Công ty cổ phần Y

Kỳ kiểm toán : 31/12/2007

Là khách hàng của Deloitte Việt Nam: 1997

Loại hình kinh doanh: Sản xuất clinker, xi măng

PHÂN LOẠI

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 20

Page 21: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Xin mời đánh dấu vào ô thích hợp

Nhà nước Kiểm toán chung Tạm ngừng hoạt động

Đầu tư nước ngoài Chuẩn bị hoạt động

Dự án Đã niêm yết DTT

Cổ phần Không thuộc DTT

Các doanh nghiệp khác (xin ghi rõ)

ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Theo dõi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng tới công

tác kiểm toán

Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã

được xác định phải được trình

bày chi tiết theo từng mục)

Đối chiếu chi tiết

trong Mục 1210

Phong cách và tính chính

trực của Ban quản lý

Không có vấn đề gì Số 1,2 và 3

Cơ cấu quản lý và tổ chức Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9

Loại hình kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả tài chính Không có vấn đề gì Số 12 và 13

Đặc thù của công tác kiểm

toán

Nhằm mục đích xác nhận tính

trung thực và hợp lý của

BCTC kết thúc ngày

31/12/2007

Số 14, 15,16

Các mối quan hệ kinh

doanh và các bên liên quan

Không có rủi ro Số 17

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 21

X X

Page 22: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hiểu biết và kinh nghiệm

về khách hàng này

KTV của Deloitte Việt Nam

đã thực hiện kiểm toán từ

năm 1997 nên có thể kết luận

Số 18 và 19

Khả năng của việc cố ý

trình bày sai

Không có Số 20

ĐÁNH GIÁ RỦI RO BỔ SUNG

Vấn đề kế toán/kiểm toán trong kỳ của năm trước

(Kèm theo bản copy của form 3281):……………………………………………..

Phí kiểm toán: Năm trước:440.000.000 đồng

Đề nghị cho năm nay: 570.000.000 đồng

Số ngày/giờ tính phí : Năm trước: 3034h Dự kiến cho năm nay: 2890h

Liệu mức phí của chúng ta có đủ để đáp ứng

được yêu cầu của khách hàng không: Có

Dấu hiệu khách hàng thuê kiểm toán viên khác: Không

(Tên đơn vị kiểm toán đó)

Đánh giá chung về rủi ro : Cao hơn bình thường

(Chỉ khoanh tròn một mục)

ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH : KTV đảm bảo tính độc lập trong cuộc

kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa Deloitte Việt Nam và khách

hàng.

(Đối chiếu với cuốn Cẩm nang hướng dẫn thực hành 1420 và 1430)

QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 22

Page 23: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

qUYẾT ĐU Tiếp tục dịch vụ kiểm toán

(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách

khách hàng)

Xgvd Không tiếp tục dịch vụ kiểm toán ………………………………

(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách khách hàng)

Các quyết định khác …………………………………………….

(Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách khách hàng)

Ghi chú: Nếu rủi ro được đánh giá là cao và nếu có quyết định tiếp tục triển khai

dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục 1210.

Sự chấp nhận của TV.BGĐ thứ hai:………… Ngày:………………………

Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro (chỉ áp dụng

với rủi ro vượt mức bình thường) :…….......... Ngày:………………………

Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung (chỉ để

chỉ ra rằng hợp đồng kiểm toán đã được ký):….Ngày:………………………

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

BIÊN BẢN TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG

THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 23

X

Page 24: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Họ và tên khách hàng: Trường Đào tạo nghề Mỏ X

Kỳ kiểm toán : 31/12/2007

Năm bắt đầu : 2007

Hoạt động kinh doanh: Đơn vị đào tạo học viên và kinh doanh than

Kiểm toán viên của các năm trước: Không áp dụng

Lý do thay đổi kiểm toán viên : Không áp dụng

Dịch vụ cung cấp : Kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2007

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Nhà nước

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã

được xác định phải được trình

bày chi tiết theo từng mục)

Đối chiếu chi tiết

trong Mục 1210

Phong cách và tính chính

trực của Ban quản lý

Không có vấn đề gì Số 1,2 và 3

Cơ cấu quản lý và tổ chức Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9

Loại hình kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả tài chính Không có vấn đề gì Số 12 và 13

Đặc thù của công tác kiểm

toán

Nhằm mục đích xác nhận tính

trung thực và hợp lý của

BCTC kết thúc ngày

Số 14, 15,16

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 24

Page 25: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

31/12/2007

Các mối quan hệ kinh

doanh và các bên liên quan

Không có rủi ro Số 17

Hiểu biết và kinh nghiệm

về khách hàng này

Chưa có Số 18 và 19

Bản chất của các sai sót cố

hữu

Không có Số 20

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN

Có vấn đề gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước: Không áp

dụng

Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không: Không áp dụng

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN: Trung bình

Phí kiểm toán dự tính: 270.000.000 đồng (chưa bao gồm VAT)

Thời gian kiểm toán dự tính: 900 giờ

Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích: Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập

trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán

với khách hàng.

Quyết định của thành viên Ban giám đốc về việc cung cấp dịch vụ cho khách

hàng : Có

Vấn đề cần lưư ý trong biên bản tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng là rủi

ro kiểm toán trong phần đánh giá tổng hợp có thể không đồng nhất với rủi ro

kiểm toán mong muốn được kiểm toán viên sử dụng sau này. Rủi ro kiểm toán

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 25

Page 26: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

trong phần đánh giá tổng hợp này chỉ là cơ sở để chấp nhận hay không chấp

nhận hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được kiểm toán

viên sử dụng sau này chỉ được xác định sau khi kiểm toán viên đã tìm hiểu các

thông tin chi tiết và toàn diện hơn đối với khách hàng kiểm toán. Mặt khác, mức

rủi ro kiểm toán mong muốn cũng tuỳ thuộc vào uy tín và chất lượng kiểm toán

của bản thân công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán danh tiếng thường yêu

cầu rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn mức trung bình để có thể tạo niềm tin

cho những người sử dụng thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.

Như vậy KTV Deloitte Việt Nam đã đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng

kiểm toán đối với Nhà trường X ở mức trung bình và rủi ro chấp nhận hợp đồng

kiểm toán đối với công ty Y là cao hơn mức trung bình. Mặc dù công ty Y là

khách hàng truyền thống, trong các năm kiểm toán trước, KTV đã xác nhận tính

trung thực và hợp lý của BCTC công ty Y nhưng do trong năm công ty Y niêm

yết trên thị trường chứng khoán nên để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp,

KTV vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấp nhận hợp đồng kiểm toán đối với

công ty Y ở mức cao hơn bình thường.

Hợp đồng kiểm toán phải được lập phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán

Việt Nam số 210 – “Hợp đồng kiểm toán”. Các điều khoản thoả thuận trong hợp

đồng kiểm toán giữa Deloitte Việt Nam và các công ty khách hàng được lưư ở

chỉ mục 1300 – “Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán”. Hợp đồng kiểm

toán được coi là một trong những cơ sở để kiểm toán viên lập kế hoạch chi tiết

cho cuộc kiểm toán.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 26

Page 27: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính

Do trường X là khách hàng kiểm toán trong năm đầu nhưng có quy mô

nhỏ và hoạt động đơn giản, hơn nữa Tập đoàn Than – Khoáng sản đã là khách

hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam nên kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán

mong muốn đối với trường X ở mức trung bình. Tương tự như vậy với công ty

Y.

2.3.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc quan trọng và là cơ sở

cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân

sự, khối lượng công việc, thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán.

Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềm tàng thường dựa vào một

số yếu tố ảnh hưởng sau:

Đặc điểm của Ban giám đốc

Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân

viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ

Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị

Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị

Các thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh

Các chính sách kế toán mà công ty khách hàng áp dụng

Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm

Tất cả các thông tin trên được kiểm toán viên thu thập và lưu trong Chỉ

mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát”. Trong quá trình

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 27

Page 28: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính, có 3 mức độ được kiểm toán

viên sử dụng: mức trung bình, mức cao hơn trung bình và mức rất cao.

Đối với trường X, đây là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của

Deloitte Việt Nam, song Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam là khách hàng

lâu năm. Qua tìm hiểu nhóm kiểm toán viên nhận thấy: Hoạt động của Nhà

trường năm 2006 ổn định, không có sự thay đổi nào lớn liên quan đến kết quả

hoạt động của Nhà trường; các chính sách tài chính và kế toán của Nhà trường

không có gì thay đổi so với năm trước. Chênh lệch thu chi được phân phối theo

Quy chế của đơn vị sự nghiệp áp dụng từ năm 2002; trong năm 2006, không có

sự sáp nhập chia tách hoặc là mở rộng các đơn vị thành viên trong Nhà trường;

nhà trường hoàn thành kế hoạch được giao trong năm 2006. Hơn nữa đây là đơn

vị sự nghiệp có thu với quy mô nhỏ và đơn giản, vì vậy kiểm toán viên đánh giá

ban đầu về rủi ro tiềm tàng với trường X ở mức trung bình.

Đối với công ty Y là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam, kiểm

toán viên đã có những kinh nghiệm nhất định, song trong năm công ty tiến hành

bán đấu giá cổ phần ra ngoài thị trường và niêm yết trên thị trường chứng khoán

do đó tính trung thực, hợp lý các thông tin trình bày trên BCTC có ảnh hưởng rất

lớn tới lợi ích của các nhà đầu tư. Ban Giám đốc công ty Y đã cam kết về tính

chính trực của mình, tuy nhiên các rủi ro tiềm tàng vẫn có khả năng xảy ra cao

hơn mức bình thường. Sau đây là bảng thể hiện quá trình đánh giá rủi ro tiềm

tàng đối với nhà trường X và với công ty Y:

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 28

Page 29: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của

khách hàng

Yếu tốKhách hàng

Nhà trường X Công ty Y

1. Hình thức sở hữu

công ty

Nhà nước Công ty cổ phần

2. Lĩnh vực hoạt

động kinh doanh

Đào tạo công nhân, hợp

tác với các cơ sở đào tạo,

nghiên cứu, sản xuất, chế

biến than, các loại vật

liệu xây dựng

Sản xuất và kinh doanh xi

măng và các sản phẩm từ

xi măng; sản xuất và kinh

doanh các loại vật liệu

xây dựng khác; kinh

doanh các ngành nghề

phù hợp với quy định của

pháp luật.

3. Tính chính trực

của Ban Giám đốc

- Ban lãnh đạo của Nhà

trường đều là những

người có trình độ chuyên

môn cao, có kinh nghiệm

trong quản lý đào tạo và

kinh doanh

- Ban lãnh đạo cam kết

báo cáo tài chính đã trình

bày trung thực và hợp lý

tình hình tài chính cũng

như kết quả kinh doanh

- Ban giám đốc khách

hàng đều là những người

có trình độ chuyên môn

cao, có kinh nghiệm trong

lĩnh vực kinh doanh của

khách hàng.

- Ban Giám đốc cam kết

báo cáo tài chính đã trình

bày trung thực và hợp lý

tình hình tài chính cũng

như kết quả kinh doanh

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 29

Page 30: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

của doanh nghiệp trong

năm 2007

của doanh nghiệp trong

năm 2007

4. Những áp lực bất

thường

Không có Không có

5. Các nghiệp vụ

kinh tế không

thường xuyên

Không có Không có

6. Các ước tính kế

toán

Công ty đã thực hiện theo

quy định của Bộ Tài

chính và Chuẩn mực Kế

toán

Công ty đã thực hiện theo

quy định của Bộ Tài

chính và Chuẩn mực Kế

toán

7. Quy mô của

khách hàng

Doanh thu của Công ty

năm 2006: 26.245 triệu

đồng

Doanh thu của Công ty

năm 2006: 900,878 triệu

đồng

8. Kết quả kiểm

toán các năm trước

Ý kiến chấp nhận toàn

phần

Ý kiến chấp nhận toàn

phần

2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính

Theo hướng dẫn của DTT khi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện

các công việc sau:

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Tìm hiểu môi trường kiểm soát, chu trình kế toán, các thủ tục kiểm soát

và kiểm toán nội bộ

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 30

Page 31: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Để đánh giá rủi ro kiểm soát trên BCTC, KTV Deloitte Việt Nam thu thập

các thông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mà

DTT đã xây dựng. Bảng câu hỏi này gồm 20 câu. Việc trả lời chính xác các câu

hỏi này hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá về môi trường kiểm soát, các thủ tục

kiểm soát được áp dụng tại đơn vị khách hàng và từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát.

Trong mỗi câu hỏi lớn có chứa nhiều câu hỏi bổ sung, KTV không nhất thiết

phải thực hiện các câu hỏi bổ sung. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi bổ sung

này sẽ giúp KTV có được đánh giá hoàn chỉnh về hệ thống kiểm soát nội bộ và

rủi ro kiểm soát. KTV sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau của hệ thống kiểm

soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát.

Thứ nhất, KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát: Bao gồm tất cả các yếu

tố bên trong và bên ngoài để đánh giá về môi trường kiểm soát: Đặc thù quản lý,

cơ cấu tổ chức, tổ chức nhân sự và uỷ ban kiểm soát của khách hàng,…

Thứ hai, KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán. Thông tin tìm hiểu và đánh

giá về hệ thống kế toán của khách hàng được KTV Deloitte Việt Nam lưu trong

chỉ mục 1500 – “Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng”. Để tìm hiểu hệ thống kế

toán công ty khách hàng, trước hết KTV phải xem xét các văn bản đăng ký hệ

thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ kế toán,

hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính

và các báo cáo kế toán khác. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm

toán viên căn cứ vào đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu.

Qua thảo luận với Ban lãnh đạo Nhà trường X và Ban Giám đốc công ty

Y, KTV đã xác định được các thông tin sau:

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 31

Page 32: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 4: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV

Deloitte Việt Nam đối với khách hàng X và Y

Tiêu chuẩn Trường Đào tạo nghề mỏ X Công ty Y

Chế độ kế toán

áp dụng

- Tuân theo Chế độ 9441

TC/CĐKT ngày 02/10/2001

- Tuân theo Quyết định số

1849/QĐ – BXD ngày

27/09/2005

Cơ sở lập báo

cáo tài chính

- Báo cáo tài chính được lập theo

hàng quý theo các biểu phù hợp

với quy định của Chế độ kế toán

hiện hành.

- Báo cáo tài chính được lập

bằng Đồng Việt Nam (VND),

theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp

với các quy định của Chế độ kế

toán được ban hành theo Quyết

định số 1195/QĐ-HĐQT ngày

25/10/2001 của HĐQT Tổng

công ty Than Việt Nam

- Hình thức kế toán: Nhật ký

chứng từ.

Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12

hàng năm

- Báo cáo tài chính được

lập trên cơ sở giá gốc.

- Báo cáo tài chính được

lập bằng Đồng Việt Nam

(VND) phù hợp với chế

độ kế toán được ban

hành.

-Hình thức kế toán: Nhật

ký chứng từ.

Niên độ kế toán 1/1 đến

31/12 hàng năm

Luật Kế toán

và Chuẩn

mực Kế toán

- Công ty tuân thủ Luật kế toán và

các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

và các quy định hiện hành khác

về kế toán tại Việt Nam

- Công ty tuân thủ Luật kế

toán và các Chuẩn mực

Kế toán Việt Nam và các

quy định hiện hành khác

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 32

Page 33: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

về kế toán tại Việt Nam

Ghi nhận

doanh thu

- Doanh thu bán than: Thực hiện

qua Công ty Cảng và kinh doanh

than theo đơn giá nội bộ của

Tổng Công ty giao. Khi bàn giao

sản lượng có sự giám định của

Công ty đo lường và giám định

sản phẩm. Cuối năm TCT sẽ

xuống kiểm tra và xác định lại

khối lượng mỏ cho Trường để có

cơ sở xác định sản lượng tồn

kho, sản lượng sản xuất, sản

lượng xuất bán.

- Doanh thu XDCB: ghi nhận

doanh thu bằng giá vốn và phát

hành hoá đơn với thuế suất là

10%.

- Thu hoạt động sự nghiệp:

không hạch toán doanh thu mà

hạch toán nguồn thu sự nghiệp

trên TK 461.

- Doanh thu được ghi

nhận trên cở sở giá gốc và

được ghi nhận theo thời

điểm khách hàng chấp

nhận thanh toán.

Chênh lệch tỷ

giá

Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ

các nghiệp vụ kinh doanh than

được hạch toán vào Báo cáo Kết

Các giao dịch được thực

hiện bằng VND, không

sử dụng ngoại tệ.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 33

Page 34: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

quả hoạt động kinh doanh

Nhà trường thực hiện đánh giá

lại ngoại tệ cuối năm tài chính.

Hàng tồn kho - Hàng tồn kho được xác định

trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá

gốc và giá trị thuần có thể thực

hiện được. Giá gốc hàng tồn kho

bao gồm chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp, chi phí lao động trực

tiếp và chi phí sản xuất chung,

nếu có, để có được hàng tồn kho

ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Giá gốc của hàng tồn kho được

xác định theo phương pháp bình

quân gia quyền.

- Giá trị thuần có thể thực hiện

được được xác định bằng giá bán

ước tính trừ các chi phí để hoàn

thành cùng chi phí tiếp thị, bán

hàng và phân phối phát sinh.

- Dự phòng giảm giá hàng tồn

kho của Nhà trường được trích

lập theo các quy định kế toán

- Hàng tồn kho được xác

định trên cơ sở giá thấp

hơn giữa giá gốc và giá

trị thuần có thể thực hiện

được. Giá gốc hàng tồn

kho bao gồm chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí lao động trực tiếp

và chi phí sản xuất

chung, nếu có, để có

được hàng tồn kho ở địa

điểm và trạng thái hiện

tại.

- Phương pháp hạch toán

kê khai thường xuyên.

- Nhập kho theo giá

thành sản phẩm sản xuất.

- Xuất kho theo giá đích

danh.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 34

Page 35: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hiện hành. Theo đó, Nhà trường

được phép trích lập Dự phòng

giảm giá hàng tồn kho lỗi thời,

hỏng, kém phẩm chất trong

trường hợp giá trị thực tế của

hàng tồn kho cao hơn giá thị

trường tại thời điểm kết thúc

niên độ kế toán.

Tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát

được Ban giám đốc công ty khách hàng sử dụng nhằm duy trì các hoạt động

trong đơn vị một cách tối ưu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên

ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất

kiêm nhiệm; và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Ngoài các nguyên tắc cơ bản

trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy

đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm toán độc lập

các hoạt động của đơn vị. Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho kiểm

toán viên trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về mặt thiết kế và vận

hành làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát trên Báo cáo tài chính. Deloitte đưa

ra một Bảng câu hỏi về các thủ tục kiểm soát đối với từng khách hàng tập trung

vào việc đảm bảo ba nguyên tắc trên. Dưới đây là Bảng đánh giá thủ tục kiểm

soát đối với Nhà trường X và công ty Y

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 35

Page 36: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 5: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y

Câu hỏiTrường

X

Công ty

Y

1. Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công ty

có được phân công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân

công, phân nhiệm có được thể hiện bằng văn bản

không?

Có Có

2. Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong công

ty một cách hợp lý không?Có Có

3. Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong công

ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không?Có Có

4. Quyền hạn của các cá nhân trong công ty có được

phân quyền hợp lý không?Có Có

5. Có chế độ uỷ quyền hợp lý không? Có Có

6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không? Có Có

………………………..

Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát Trung

bình

Trung

bình

KTV tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ: Quá trình đánh giá bộ phận

kiểm toán nội bộ sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thực

hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá xác

đáng rủi ro kiểm soát.

Trường Đào tạo nghề mỏ X không có ban kiểm soát, nhưng Tập đoàn có

kiểm toán nội bộ, mặt khác Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam và theo kinh nghiệm của KTV thì

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 36

Page 37: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hệ thống kiểm toán nội bộ này hoạt động có hiệu quả. Nhà trường chịu sự kiểm

soát và quản lý của Tập đoàn thông qua các chỉ tiêu kế hoạch. Cuối năm các Ban

của Tập đoàn và Bộ tài chính sẽ xuống kiểm tra và quyết toán cho Nhà trường

các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, tiền lương, lợi nhuận, chi phí, kế hoạch thu chi

sự nghiệp,…Ban Giám hiệu thực hiện kế hoạch khoán chi phí cho các phòng

theo định mức: vật tư, nhiên liệu, nhân công, chi phí chung. Nếu vượt, các tổ đội

sẽ bị trừ lương. Hàng tuần, Ban Giám hiệu, các phòng ban đều họp giao ban để

đánh giá công việc sản xuất và ra kế hoạch tiếp theo. Các Ban của Tập đoàn

thường xuyên đi kiểm tra Nhà trường nhưng không có sai phạm nào lớn phát

sinh. Cuối mỗi tháng các Phòng đều phải thực hiện quyết toán khoán chi phí với

Phòng kế toán. Để phòng ngừa gian lận xảy ra, Ban lãnh đạo yêu cầu các Ban

ngành trong Tập đoàn lập kế hoạch khoán sản lượng, chi phí, lao động, tiền

lương, an toàn vệ sinh, tỷ lệ hao hụt trong khai thác và chế biến, giá bán cụ thể

cho từng chủng loại than đến từng đơn vị thành viên và thường xuyên đi kiểm tra

kế hoạch đó. Nếu chi vượt kế hoạch, bất thường không giải trình được thì không

được quyết toán. Qua quá trình kiểm tra tại Nhà trường cũng không phát hiện

thấy các sai phạm xảy ra. Mặc dù không phát hiện gian lận, nhưng từ những năm

thành lập đến nay Tập đoàn vẫn theo cách thức quản lý nên trên. Mọi hoạt động

đều được khoán theo kế hoạch và được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo

không có sự gian lận và sai sót. Cụ thể: Việc bán hàng và giao hàng tại Nhà

trường đều phải qua trung tâm giám định của Tập đoàn, các khoản chi phí đều

phải nằm trong kế hoạch của Tập đoàn, Tập đoàn quyết toán doanh thu, chi phí

vào thời điểm cuối năm cho Nhà trường, đối với thu chi sự nghiệp được Quyết

toán bởi Bộ tài chính.Tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 37

Page 38: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

doanh, tiêu thụ than, đầu tư, và các hoạt động này đều phải báo cáo lên Tập đoàn

và được Tập đoàn phê duyệt trước khi thực hiện.

Công ty Y đã duy trì và thiết lập các thủ tục kiểm soát. Công ty không có

kiểm toán nội bộ song có Ban kiểm soát bao gồm 5 thành viên, là những cá nhân

có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp cao. Trong các năm

kiểm toán trước đây, KTV của Deloitte Việt Nam nhận thấy các BCTC của công

ty không tồn tại các sai phạm trọng yếu, KTV đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn

phần đối với các BCTC này. Trong năm kiểm toán 2007, do công ty tiến hành

bán đấu giá cổ phiếu ra thị trường, do đó còn liên quan đến những thông tin từ

phía công ty ảnh hưởng tới giá cổ phiếu như những cam kết từ phía công ty,

những tranh chấp kiện tụng liên quan đến công ty,…

Các đánh giá tổng hợp về hệ thống kiểm soát nội bộ của KTV Deloitte

Việt Nam được thể hiện trong bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với

Nhà trường X và công ty Y như sau:

Bảng 6: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường

X và công ty Y đo KTV Deloitte Việt Nam thực hiện

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

Quan điểm về tính chính trực của Ban quản

trị

Câu 1: Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với

quan điểm về tính chính trực của Ban quản lý

cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin

mà họ cung cấp không?

x x

1. Chúng ta có nhận thấy Ban quản lý có liên

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 38

Page 39: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

quan đến các hành vi được cho là vi phạm

pháp luật, làm sai lệch các thông tin tài chính,

hành vi có tính ép buộc của cơ quan chức

năng hay các tổ chức tội phạm không?

2. Liệu chúng ta có nhận biết được Ban Giám

đốc có liên quan đến những hành vi chưa là bất

hợp pháp nhưng đang trong nghi vấn gây ảnh

hưởng đến Công ty không?

3. Ban quản lý có thường xuyên thay đổi ngân

hàng giao dịch, tư vấn pháp luật, kiểm toán

viên không?

4. Ban Giám đốc có thất bại trong việc thoả

thuận với bên thứ ba có danh tiếng hay

không?

5. Liệu có khó khăn trong đời sống cá nhân

của các thành viên Ban Giám đốc không?

6. Có phải Ban Giám đốc sẵn lòng chấp nhận

mức rủi ro cao bất thường hay không?

7. Ban quản trị có bị chi phối bởi một hoặc

một số người không trung thực hay không?

8. Có cá nhân nào không có mối liên hệ về lợi

ích và điều hành nhưng vẫn tác động lên nội bộ

Công ty không?

9. Có thay đổi gì đáng kể và bất thường trong

nội bộ Ban Giám đốc trong thời gian gần đây

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 39

Page 40: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

hoặc sẽ xảy ra trong tương lai không?

10. Liệu Ban Giám đốc có thiếu kinh nghiệm

không?

Cam kết về tính chính xác và hợp lý của báo cáo

tài chính

Câu 2: Có lý do nào để băn khoăn với những

cam kết về sự hợp lý và chính xác của báo cáo

tài chính?

x x

1. Có phải Ban Giám đốc chấp nhận một

chính sách kế toán gây tranh cãi không?

2. Công ty có hiểu sai chính sách kế toán

không?

3. Ban quản lý có do dự trong việc điều chỉnh

các đề xuất do kiểm toán viên đưa ra không?

4. Công ty có các giao dịch tồn tại mà không

hiệu quả về kinh tế không?

5. Công ty có các giao dịch quan trọng với

bên thứ ba không?

6. Ban quản lý, trong đó Ban quản lý của các

đơn vị quan trọng có quá nhấn mạnh đến việc

đạt được mục tiêu về thu nhập và tỷ lệ tăng

trưởng dự kiến không?

Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ

thống thông tin và kế toán đáng tin cậy?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 40

Page 41: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

Câu 3: Có lý do nào để băn khoăn tới những

cam kết của Ban Giám đốc để thiết lập và duy

trì hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy

hay một hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin

cậy không?

x x

1. Ban Giám đốc có bỏ qua những sai phạm

nghiêm trọng trong quá trình kế toán, trong

các thủ tục kiểm soát hoặc không thể khắc

phục được những sai phạm đó không?

2. Công ty không thiết lập hoặc thiết lập

không đầy đủ các chính sách liên quan đến

việc thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc

mâu thuẫn giữa lợi ích và nguyên tắc thực

hiện?

3. Công ty thất bại trong thiết lập các thủ tục

liên quan tới việc ngăn chặn các hành vi vi

phạm pháp luật?

4. Ban Giám đốc dường như thất bại trong việc

giải trình kết quả tài chính và những chênh lệch

so với ngân sách?

5. Liệu phòng kế toán có nhân viên không

phù hợp?

6. Có phải Công ty không có đủ nguồn lực

(máy tính, xử lý dữ liệu, nhân lực tạm thời)

nhằm hỗ trợ cho nhân viên thực hiện nhiệm

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 41

Page 42: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

vụ?

7. Nhân viên quản lý, kế toán không hoàn

thành nhiệm vụ được giao?

a. Công ty có chính sách lương không hợp lý

cho nhân viên dẫn đến tuyển dụng những nhân

viên kém năng lực?

b. Doanh nghiệp có các tiêu chuẩn không phù

hợp, không rõ ràng trong việc tuyển dụng?

c. Doanh nghiệp đánh giá không hiệu quả năng

lực nhân viên?

d. Doanh nghiệp có chính sách đào tạo nhân

viên không phù hợp?

8. Doanh thu có phải là mục tiêu hàng đầu

không?

9. Bảng mô tả công việc nhân viên bao gồm

trách nhiệm, phạm vi công việc và hạn chế cụ

thể đã không được xây dựng một cách rõ ràng

hoặc không được thông báo cho nhân viên

một cách hiệu quả?

10. Công ty tồn tại các thủ tục không thích

hợp để kiểm tra đơn xin dự tuyển?

11. Kiểm toán viên tiền nhiệm có đưa ra các

sai sót và những bút toán điều chỉnh đối với

khách hàng đặc biệt là thời điểm cuối năm

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 42

Page 43: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

hoặc gần cuối năm?

12. Kết luận chung về sổ sách của Công ty là

không đầy đủ?

13. Công ty thường xuyên không đảm bảo

thời hạn lập báo cáo tài chính?

Cơ câu tổ chức quản trị

Cơ cấu tổ chức

Câu 4: Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy

mô và hình thức kinh doanh hay không?x x

1. Cơ cấu tổ chức của Công ty có phức tạp quá

không?

2. Công ty đã phải trải qua việc mở rộng quy mô

nhanh chóng?

3. Gần đây, Công ty có mua lại được các thực

thể kinh doanh khác không?

4. Công ty có nhiều đơn vị hoạt động phi tập

trung không?

5. Cơ cấu báo cáo của Công ty có phức tạp quá

không?

Cơ cấu tổ chức, quá trình kiểm soát, giám sát

và điều hành

Câu 5: Phương pháp phân công quyền hạn và

trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức

kinh doanh không?

x x

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 43

Page 44: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

1. Ban Giám đốc sử dụng phương pháp không

hiệu quả chỉ đạo và kiểm soát việc lập kế

hoạch, thực hiện và duy trì hệ thống kế toán

bao gồm cả hệ thống ứng dụng và các thủ tục

kiểm soát?

2. Ban Giám đốc không truyền đạt và quy

định không rõ ràng phạm vi quyền hạn và

trách nhiệm xử lý thông tin đối với nhân viên

kế toán?

3. Việc phân cấp truyền đạt thông tin quản lý

giữa quản lý phòng kế toán với các phòng xử

lý dữ liệu?

4. Các văn bản quy định các chính sách và thủ

tục xử lý dữ liệu không đầy đủ?

Phương pháp phân công quyền hạn và

trách nhiệm

Câu 6: Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp

lý với quy mô và hình thức kinh doanh

không? Có lý do nào để băn khoăn về khả

năng của Ban quản trị trong việc giám sát và

điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như

việc phân công trách nhiệm?

x x

Phương pháp quản lý lãnh đạo

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 44

Page 45: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

Câu 7: Có lý do nào để băn khoăn về phương

pháp quản lý lãnh đạo không?x x

1. Công ty có thiếu quá trình lập kế hoạch hay dự

toán không?

a. Việc lập kế hoạch hay dự toán có phải là

phương tiện khuyến khích cấp dưới đạt được

mục tiêu lợi nhuận bất chấp có thể làm gia

tăng nguy cơ rủi ro?

b. Việc lập kế hoạch, dự toán nói chung

không phải là phương tiện kiểm soát hiệu quả

nhằm phát hiện những sai sót trọng yếu trên

báo cáo tài chính?

c. Việc lập kế hoạch, dự toán được thực hiện

bởi cấp quản lý không phù hợp? (do những

người không có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực

kinh doanh mà họ không có trách nhiệm lập

dự toán)

d. Cấp quản lý chuyên trách không giám sát

chặt chẽ và thường xuyên có những sai lệch

so với dự toán và đưa ra những lý giải cho

những biến động lớn?

2. Phòng kiểm toán nội bộ hoạt động không

hiệu quả hay không tồn tại?

3. Nhà quản lý lãnh đạo có các phương pháp

quản lý khác mà không hiệu quả không? Nếu có

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 45

Page 46: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

thì cần mô tả chi tiết?

Ảnh hưởng của hệ thống vi tính

Câu 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy

tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức

kinh doanh không?

x x

1. Nhà quản lý không nhận thấy tầm quan

trọng của môi trường xử lý tin học?

2. Không có những hành động điều chỉnh của

Ban quản lý nhằm giải quyết những vấn đề

phát sinh liên quan tới hệ thống thông tin? (ví

dụ như sự chậm trễ trong việc tiếp nhận thông

tin, những lỗi nghiêm trọng về số liệu sử dụng

cho quản lý kinh doanh).

3. Công ty thiếu trách nhiệm giải trình về môi

trường xử lý tin học?

4. Nhà quản lý không nhận thức được những

nhân tố liên quan tới máy tính có ảnh hưởng

tới hoạt động kinh doanh của đơn vị? (ví dụ

như: tầm quan trọng của viêc kiểm soát hoặc

những ảnh hưởng của công nghệ thông tin

tiên tiến đến hệ thống ứng dụng cũng như

hoạt động kinh doanh)

5. Không có những tiêu chuẩn tuyển dụng nhân

viên hoạt động trong môi trường xử lý tin học?

(ví dụ: không có người thích hợp đúng vào vị trí

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 46

Page 47: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

chủ chốt trong Công ty và Ban lãnh đạo không

quan tâm đến vấn đề này)

6. Không có những quy định bảo đảm về hoạt

động thông tin thích hợp? (ví dụ: số lượng

nhân viên triển khai, vận hành và duy trì hệ

thống không đầy đủ)

7. Độ tin cậy của hệ thống cũng như chất

lượng nhân viên nội bộ Công ty và nhân viên

dịch vụ thuê ngoài không đủ đảm bảo? (ví dụ:

không kiểm soát được hoạt động nhân viên

thuê ngoài; việc sử dụng hệ thống thông tin

điều hành hoặc việc sử dụng máy tính của

người sử dụng cuối cùng; không kiểm soát

được những chương trình hoạt động sai

nguyên tắc hoặc bị sử dụng sai mục đích).

8. Môi trường không cung cấp các thông tin

đầy đủ và kịp thời?

9. Không có sự giám sát việc thực hiện các

thủ tục kiểm soát quan trọng?

10. Nhân viên chủ chốt hoạt động trong môi

trường xử lý tin học có thu nhập cao?

11. Không có kế hoạch chiến lược đối với môi

trường xử lý tin học hoặc kế hoạch này không

thống nhất với các kế hoạch chiến lược của các

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 47

Page 48: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

bộ phận kinh doanh khác?

12. Không có sự liên lạc giữa môi trường xử

lý tin học với người sử dụng thông tin đó?

13. Chức năng kiểm toán nội bộ trong môi

trường xử lý tin học không được thiết lập?

Hoạt động của Ban Giám đốc và nhóm kiểm

toán nội bộ

Câu 9: Ban Giám đốc và nhóm kiểm toán nội

bộ của doanh nghiệm có bất hợp lý với quy

mô và hình thức kinh doanh không?

x x

1. Có những thành viên không có đủ kinh

nghiệm và vị trí thích hợp để thực hiện công

việc hiệu quả?

2. Uỷ ban kiểm toán không có đủ số nhân viên hoạt

động độc lập?

3. Các cuộc họp của Uỷ ban kiểm toán để

thành lập các chính sách và mục tiêu hoạt

động, đánh giá hoạt động của đơn vị không

được tổ chức định kỳ theo quy định hoặc bất

thường khi cần thiết? Biên bản của các cuộc

họp này không được ghi chép và phê chuẩn?

4. Liệu có các văn bản quy định nhiệm vụ và

trách nhiệm của Uỷ ban kiểm toán trong đó có

chức năng soát xét báo cáo tài chính?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 48

Page 49: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

5. Uỷ ban kiểm toán không hiểu biết đầy đủ

về hoạt động của Công ty để thực hiện trách

nhiệm giám sát các hoạt động?

6. Không có sự phối hợp giữa Uỷ ban kiểm

toán với kiểm toán độc lập bên ngoài?

7. Uỷ ban kiểm toán không tuân thủ những

quy định nội bộ cũng như những quy định

chung ngoài Công ty?

8. Uỷ ban kiểm toán không có những hành

động thích hợp liên quan tới những hạn chế

và kiểm soát nội bộ đáng chú ý?

Hình thức và môi trường kinh doanh

Hình thức kinh doanh

Câu 10: Có lý do nào để băn khoăn với hình

thức kinh doanh của doanh nghiệp không?x x

1. Công ty đang làm ăn thua lỗ do tiến hành

hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực đang

sa sút?

2. Lĩnh vực hoạt động có ở mức cạnh tranh cao

không? (ví dụ tỷ lệ quay vòng vốn đầu tư sản

phẩm của các đối thủ tăng cao)

3. Các ước tính kế toán thay đổi khác mức bình

thường gần đây có thể gây ra những ảnh hưởng

làm gián đoạn về tài chính?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 49

Page 50: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

4. Bản chất hoạt động kinh doanh của Công ty

có liên quan đến những hoạt động bất hợp

pháp?

5. Công ty có sử dụng các kỹ thuật, phương

pháp tài trợ phức tạp không?

6. Công ty có chu kỳ hoạt động kinh doanh

dài hạn?

7. Công ty hoạt động trong môi trường kinh

doanh không ổn định?

8. Công ty có thực hiện mua lại một đơn vị

kinh doanh hoạt động trong một lĩnh vực mà

Ban Giám đốc công ty chưa có hoặc có rất ít

kinh nghiệm?

Môi trường kinh doanh

Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài nào

trong môi trường kinh doanh tác động đến

hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh

của doanh nghiệp không?

x x

1. Tình hình tài chính của Công ty tốt hơn hay

xấu hơn các đơn vị khác trong ngành?

2. Công ty có mức tăng trưởng vượt xa so với

các đơn vị khác trong ngành không?

3. Liệu các cấp lãnh đạo có tạo áp lực quản lý

để làm sai lệch kết quả tài chính?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 50

Page 51: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

4. Liệu Công ty có phụ thuộc nhiều vào các

khoản nợ?

5. Thanh toán các khoản nợ có gặp khó khăn?

Thanh toán nợ có ảnh hưởng nhiều đến tình hình

tài chính không?

6. Chúng ta có cần xem xét: những việc còn tồn

đọng chưa giải quyết những hậu quả để lại của hoạt

động quản lý sai, của hành vi gian lận do Ban quản

lý hoặc do những quy định đặt ra?

7. Công ty có bị ảnh hưởng bởi những biến động

chính trị?

8. Công ty có cung cấp những thông tin mật cho

quần chúng?

9. Công ty có bị ràng buộc trong lập báo cáo

tài chính?

10. Công ty có phải chuyển giao lợi ích hoặc

bị kiểm soát bởi công ty khác?

Các kết quả tài chính

Câu 12: Ban quản trị có chịu áp lực nào trong

việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể không?x x

1. Công ty hay một bộ phận Công ty sẽ bị

bán?

2. Ban quản lý có mong muốn thu nhập cao

không?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 51

Page 52: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

3. Công ty có dự báo kết quả tài chính khả

quan hoặc có nhiều triển vọng trên thị trường

dựa vào thu nhập hay giá cả những năm trước

không?

4. Công ty đang phát triển nhưng nguồn vốn bị

giới hạn?

5. Hoạt động của Công ty giảm sụt nhanh

chóng?

6. Công ty có phân phối đủ lợi nhuận theo mức quy

định không?

Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ rằng

doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động

trong thời gian được dự báo không?

x x

1. Công ty có thiếu vốn hoạt động hoặc các

dòng tín dụng để thúc đẩy doanh nghiệp hoạt

động ở mức tối ưu?

2. Công ty cần một lượng vốn vượt mức có

sẵn?

3. Công ty có các khoản nợ từ các nguồn bất

thường?

4. Công ty có vi phạm các điều khoản nợ và thời

hạn nợ?

5. Công ty có vi phạm các nguyên tắc về cơ

cấu vốn?

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 52

Page 53: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

6. Công ty có khả năng thanh toán các các khoản

nợ đã định?

7. Công ty có gặp khó khăn trong lưu chuyển

tiền tệ?

8. Công ty có khả năng mất khách hàng

chính?

9. Công ty có còn các khoản chưa khai báo trong

báo cáo tài chính?

Bản chất của cuộc kiểm toán

Câu 14: Có lý do nào để băn khoăn về những

ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán

không?

x x

1. Ban quản lý không cung cấp đầy đủ các

thông tin về hoạt động cho kiểm toán viên?

2. Ban quản lý yêu cầu vô lý về trách nhiệm

của công ty kiểm toán hoặc đặt ra giới hạn

thời gian để kiểm toán viên phát hành báo

cáo?

3. Công ty đặt ra giới hạn phạm vi kiểm toán?

4. Ban quản lý không sẵn sàng cung cấp

những thông tin về nghiệp vụ bất thường?

5. Đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên?

6. Nếu đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên, có lý

do gì nghi vấn về việc thay đổi kiểm toán viên

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 53

Page 54: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

tiền nhiệm không?

Câu 15: Có lý do nào để khẳng định sự tuân

thủ những Chuẩn mực Kiểm toán chung được

thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không?

x x

1. Có vấn đề gì nói rằng việc kiểm toán của

chúng ta sẽ bị thắc mắc bởi bên thứ ba về tính

độc lập không?

2. Có vấn đề tranh chấp giữa doanh nghiệp

với một khách hàng nào đó của hãng dẫn tới

việc tranh chấp lợi ích không?

3. Liệu doanh nghiệp hay bộ phận chính của

doanh nghiệp có bị bán không?

4. Kết quả của cuộc kiểm toán liệu có được

các kiểm toán viên khác tin tưởng hay không?

5. Chúng ta có nên tin tưởng vào công việc

của kiểm toán viên khác về các vấn đề trọng

yếu mà được thực hiện tại công ty thành viên

không?

6. Có những doanh nghiệp liên kết lớn hoặc

những bên có liên quan với khách hàng mà

chúng ta kiểm toán nhưng lại có những giao

dịch quan trọng có thể xảy ra không?

7. Có lý do nào khiến chúng ta cho rằng

không thể phát hành báo cáo chấp nhận toàn

phần vì lý do hạn chế phạm vi kiểm toán, vấn

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 54

Page 55: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

đề về kế toán, diễn giải số liệu và “hoạt động

liên tục” không?

Câu 16: Có vấn đề nào về kế toán trọng yếu

thường dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn

mức trung bình không?

x x

1. Có ước tính kế toán không thường xuyên xảy

ra do đặc thù của ngành và có ảnh hưởng tương

đối lớn đến báo cáo tài chính?

2. Có nghiệp vụ nào với các bên có liên quan

không?

3. Doanh nghiệp có thay đổi những chính

sách kế toán kém hiệu quả không?

4. Có xảy ra các nghiệp vụ phi tài chính

không?

5. Báo cáo tài chính có bao gồm tài sản được

mua từ bên có liên quan không?

6. Có những vấn đề liên quan đến việc lập lại báo

cáo tài chính?

Những mối liên hệ kinh doanh và các bên có

liên quan

Câu 17: Có lý do nào để khẳng định rằng chúng

ta không có những hiểu biết đầy đủ về những

nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh

doanh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong

trường hợp các doanh nghiệp khác được coi là

x x

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 55

Page 56: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Câu hỏiTrường X Công ty Y

Có Không N/A Có Không N/A

bên thứ ba trong khi đó trên thực tế là những bên

có liên quan. Điều đó có thể ảnh hưởng đến

những nhận xét khái quát về tính chính trực với

Ban quản trị

Những kinh nghiệm và kiến thức về khách

hàng

Câu 18: Có lý do nào để khẳng định rằng chúng

ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức

về khách hàng không?

x x

Câu 19: Có lý do nào để khẳng định rằng

chúng ta không có đủ nhân viên có khả năng

(bao gồm các chuyên gia về ngành chuyên

môn hoặc những chuyên gia về quy định hay

luật nước ngoài).

x x

Sai sót cố ý

Câu 20: Có những vấn đề nào khẳng định

rằng sự tồn tại khả năng gian lận của Ban

quản trị không?

x x

Kết thúc những nhận định và phân tích về hệ thống kiểm toán nộ bộ, KTV

đánh giá rủi ro kiểm soát của trường X và công ty Y đều ở mức trung bình.

2.3.2.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính

Sau khi có kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên báo

cáo tài chính, KTV tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 56

Page 57: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhà trường X là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, nhưng với

danh tiếng của Deloitte Việt Nam không cho phép dự kiến mức rủi ro kiểm toán

mong muốn cao. Hơn nữa kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

đối với Nhà trường được đánh giá ở mức trung bình vì vậy rủi ro phát hiện đối

với trường X được đánh giá ở mức thấp hơn trung bình.

Trong hai năm kiểm toán 2005 và 2006, KTV đã dự kiến rủi ro kiểm toán

mong muốn đối với công ty Y ở mức trung bình. Trong năm kiểm toán 2007,

KTV muốn nâng cao chất lượng kiểm toán bằng cách dự kiến rủi ro kiểm toán ở

mức thấp. Hơn nữa kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng của công ty Y cao hơn

trung bình và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình do vậy nên rủi ro phát hiện đánh

giá trên BCTC của Công ty Y ở mức thấp. Do vậy trong năm kiểm toán 2007,

KTV Deloitte Việt Nam phải lập kế hoạch thực hiện khối lượng công việc kiểm

toán nhiều hơn hai năm trước đây.

Song để quá trình lập kế hoạch kiểm toán được chính xác hơn, KTV cần

đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.

2.3.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Quá trình và kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và

loại nghiệp vụ được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và lưu tại

chỉ mục 1810 - “Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán” trong hồ sơ kiểm toán.

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

tương tự như đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên

phải đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên số dư

khoản mục và loại hình nghiệp vụ. Trong quá trình này, kiểm toán viên Deloitte

Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư đầu năm và các nghiệp

vụ phát sinh trong năm đối với từng khoản mục. Phù hợp với mức dự kiến rủi ro

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 57

Page 58: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

mong muốn của kiểm toán viên trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên dự kiến rủi

ro mong muốn trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ đối với Nhà trường X ở

mức thấp hơn trung bình và đối với Công ty Y ở mức thấp.

2.3.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ,

KTV phải tìm hiểu và nắm rõ những thông tin sau:

Bản chất số dư các khoản mục, các sai sót có thể xảy ra đối với từng

nhóm tài khoản.

Quy mô của các số dư của các khoản mục, tỷ trọng số dư tài khoản

so với tổng số.

Mức độ biến động, phức tạp và thường xuyên của từng loại tài

khoản so với năm trước.

Kết quả của lần kiểm toán trước với các tài khoản.

Loại tài khoản có nhiều ước tính kế toán.

Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên

Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, kiểm toán viên không thực

hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng tài khoản mà chỉ đánh giá rủi ro cho từng

nhóm khoản mục. Hơn nữa, kiểm toán viên không nhất thiết phải đánh giá cho

từng tài khoản mà chỉ cần đánh giá cho từng nhóm tài khoản có cùng bản chất.

Kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng ma trận định hướng để dự

đoán các sai sót tiềm tàng đối với các khoản mục:

Bảng 7: Ma trận kiểm tra định hướng

Hướng

dự kiến

Kết quả kiểm tra trực

tiếp

Kết quả kiểm tra gián

tiếp

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 58

Page 59: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Loại khoản mục

tiến hành kiểm

tra

kiểm

tra

Khoản mục

tài sản và chi

phí

Khoản mục

công nợ và

doanh thu

Khoản mục

tài sản và chi

phí

Khoản mục

công nợ và

doanh thu

Khoản mục tài

sản và chi phíO O U O

Khoản mục

công nợ và

doanh thu

U U U O

Trong đó: O (overstatement) – Khai khống

U (understatement) – Khai thiếu

Sai phạm ở mỗi khoản mục thường xảy ra một trong hai hướng: khai khống

hoặc khai thiếu. Đối với khoản mục doanh thu và công nợ, khách hàng có xu hướng

khai báo thiếu nên kiểm toán viên thường tập trung kiểm tra theo hướng này. Chẳng

hạn, khi một khoản mục doanh thu bán hàng không được ghi nhận hoặc ghi nhận với

giá trị thấp hơn, kết quả kiểm tra trực tiếp trên tài khoản doanh thu đó cho thấy giá trị

được ghi nhận thấp hơn thực tế. Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra gián tiếp tài

khoản các khoản phải thu khách hàng hoặc tài khoản tiền (nếu bán hàng thu tiền ngay)

sẽ thấy giá trị ghi sổ thấp hơn thực tế. Cả hai tài khoản này đếu thuộc khoản mục tài

sản của doanh nghiệp. Vì vậy kết quả kiểm tra gián tiếp trên khoản mục tài sản và chi

phí thường theo hướng khai thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện quá trình kiểm tra

tương tự đối với khoản mục tài sản và chi phí.

Phương pháp mà kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường sử dụng để đánh

giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục là phương pháp phân tích, bao gồm phân

tích ngang và phân tích dọc. Kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang bằng cách so

sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 59

Page 60: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường. Khi sử dụng phương pháp phân tích

này, cơ sở so sánh phải được kiểm toán viên tin tưởng. Nếu là khách hàng truyền

thống, cơ sở so sánh sẽ là số liệu của năm kiểm toán trước. Nếu là khách hàng trong

năm kiểm toán đầu tiên, có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, Khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Nếu

công ty kiểm toán là thành viên của một trong ba hãng kiểm toán danh tiếng còn lại của

thế giới, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam sẽ tin tưởng vào số liệu đó. Ngược lại, công

ty kiểm toán không phải là thành viên của các hãng kiểm toán danh tiếng, kiểm toán

viên Deloitte Việt Nam phải thu thập thêm thông tin đối với số liệu của năm kiểm toán

trước.

Thứ hai, Khách hàng chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán.

Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mới đi vào hoạt động. Khi đó, kiểm toán

viên phải xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy

vào dự toán đó. Kiểm toán viên dùng dự toán làm cơ sở so sánh với số liệu trong

năm hiện hành của khách hàng để phân tích.

Kiểm toán viên cũng sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu

quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng.

Công ty Y là khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam do đó KTV

sẽ lấy số liệu kiểm toán năm trước để làm cơ sở báo cáo. Nhà trường X là khách

hàng năm kiểm toán đầu tiên song KTV nhận thấy hệ thống kiểm toán nội bộ của

Tập đoàn là rất tốt do đó KTV tin cậy vào số liệu kiểm toán nội bộ cung cấp năm

trước để làm cơ sở so sánh cho năm nay.

KTV đã lập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo

kết quả kinh doanh của công ty Y như sau:

Bảng 8: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 60

Page 61: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

A. TÀI SẢN 31/12/2006 31/12/2007

Chênh lệch

Số tiền %I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 520,925,741,354 652,121,974,911 131,196,233,557 25.19%1. Tiền và các khoản tương đương tiền 45,053,405,024 109,337,480,594 64,284,075,570 142.68%2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0  

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 231,107,624,448 219,589,740,585 -11,517,883,863 -4.98%

4. Hàng tồn kho 243,937,532,237 313,015,040,026 69,077,507,789 28.32%

5. Tài sản lưu động khác 827,179,645 10,179,713,706 9,352,534,061 1130.65%II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1,608,418,821,165 1,670,247,544,072 61,828,722,907 3.84%

1. Các khoản phải thu dài hạn 4,021,910,550 4,021,910,550 0 0.00%

2. Tài sản cố định 1,603,888,346,232 1,665,717,069,139 61,828,722,907 3.85%

3. Bất động sản đầu tư 0 0 0  

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 508,564,383 508,564,383 0 0.00%TỔNG TÀI SẢN 2,129,344,562,519 2,322,369,518,983 193,024,956,464 9.06%B. NGUỒN VỐN     0  

I. Nợ phải trả 821,827,616,815 890,393,954,967 68,566,338,152 8.34%

1. Nợ ngắn hạn 479,542,532,215 521,994,887,251 42,452,355,036 8.85%

2. Vay dài hạn 342,285,084,600 368,399,067,716 26,113,983,116 7.63%

II. Nguồn vốn 1,307,516,945,704 1,431,975,564,016 124,458,618,312 9.52%

1. Vốn chủ sở hữu 1,307,516,945,704 1,431,975,564,016 124,458,618,312 9.52%

TỔNG NGUỒN VỐN 2,129,344,562,519 2,322,369,518,983 193,024,956,464 9.06%

Đối với Nhà trường X, KTV cũng lập bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối

kế toán, tuy nhiên số liệu được dùng do kiểm toán nội bộ của Tập đoàn cung cấp

vì đây là khách hàng trong năm kiểm toán đầu của Deloitte Việt Nam.

Do Nhà trường X có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ đơn giản nên trong phần

trình bày này, tôi chỉ đưa ra những nhận xét và phân tích đối với công ty Y để từ

đó hiểu rõ hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do

Deloitte Việt Nam thực hiện.

Bảng 9: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch

Số tiền %

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 61

Page 62: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 901,125,487,546 1,061,576,424,390 160,450,936,844 17.81%

2

Các khoản giảm trừ doanh thu 246,548,750 0 -246,548,750

-100.00%

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 900,878,938,796 1,061,576,424,390 160,697,485,594 17.84%

4 Giá vốn hàng bán 598,487,521,103 720,569,487,120 122,081,966,017 20.40%

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 302,391,417,693 341,006,937,270 38,615,519,577 12.77%

6

Doanh thu hoạt động tài chính 301,256,125 510,827,088 209,570,963 69.57%

7 Chi phí tài chính 98,245,102 102,256,154 4,011,052 4.08%

8

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 203,011,023 408,570,934 205,559,911 101.26%

9 Chi phí bán hàng 162,125,487,489 172,548,987,145 10,423,499,656 6.43%

10

Chi phí quản lý doanh nghiệp 45,215,487,456 43,154,789,142 -2,060,698,314 -4.56%

11

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 95,253,453,771 125,711,731,917 30,458,278,146 31.98%

12 Thu nhập khác 4,587,125,458 4,854,862,494 267,737,036 5.84%

13 Chi phí khác 78,254,789 71,646,729 -6,608,060 -8.44%

14 Lợi nhuận khác 4,508,870,669 4,783,215,765 274,345,096 6.08%

15

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 99,762,324,440 130,494,947,682 30,732,623,242 30.81%

16

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

71,828,873,596.80 93,956,362,331.0 22,127,488,734 30.81%

Qua việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

của Nhà trường X và công ty Y bằng phương pháp phân tích, kiểm toán viên sẽ

đưa ra các nhận xét, đánh giá sau:

Bảng 10: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản

Loại tài khoản Nhận định về tài khoản Đánh giá mức độ

rủi ro đối với tài

khoản

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 62

Page 63: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhà trường X Công ty YNhà

trường X

Công ty

Y

Tiền mặt

Khoản phải thu

Hàng tồn kho

Tài sản cố định

Nợ ngắn hạn

Vay dài hạn

Doanh thu thuần

Chi phí

2.3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Bản chất của quá

trình này là kiểm toán viên đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối

với từng khoản mục. Cách thức đánh giá của kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường

thực hiện thông qua quan sát, kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các quá trình kiểm soát.

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại hình

nghiệp vụ bao gồm các bước công việc sau:

Thứ nhất, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Công ty Y là khách

hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam nên kiểm toán viên có thể sử dụng hồ sơ

kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán của các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi

ro kiểm soát đối với các tài khoản và nghiệp vụ. Trong năm kiểm toán 2007, Công

ty không có sự thay đổi đáng kể. Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam không

ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục. Vì vậy khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm

soát đối với các khoản mục, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 63

Page 64: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

toán như các năm trước. Để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với từng

khoản mục, kiểm toán viên thường lập bảng câu hỏi đánh giá đối với các khoản

mục:

Bảng 11: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục

Công ty Y

Câu hỏi Có Không N/A

Khoản mục tiền

1. Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiên nhiệm

giữa thủ quỹ với các kế toán viên khác trong bộ máy

kế toán không

x

2. Cuối tháng thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện

đối chiếu với nhau không?x

3. Việc kiểm kê tiền mặt có được thực hiện một cách

thường xuyên với sự chứng kiến của ít nhất ba ngưòi

độc lập với nhau không?

x

4. Việc đối chiếu sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng với

sổ phụ ngân hàng có được tiến hành thường xuyên

không?

x

5. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay và trực tiếp

vào ngân hàng không?

6. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền có được

phản ánh đúng kỳ không?x

7. Việc quy đổi VNĐ sang USD có được sử dụng tỷ

giá giao dịch ngày hôm đó không?x

Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với khoản mục tiền ở

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 64

Page 65: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

mức trung bình

Khoản mục doanh thu

1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho

khách hàng trước không?x

2. Giá bán có thể bị thay đổi không? x

3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương

mại không?

x

4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với

khách hàng không?x

5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người

có thẩm quyền không?

x

6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích

kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng

không

x

7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng

không?

x

8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng

giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không?x

9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận

chuyển đến cho khách hàng không?.x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục

doanh thu ở mức cao hơn trung bình

Khoản mục chi phí

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 65

Page 66: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1. Công ty có thường xuyên theo dõi sự biến động của

giá vốn hàng bán không?x

2. Từng đơn đặt hàng của khách hàng và lệnh xuất

hàng ra khỏi kho có được phê chuẩn đúng đắn?x

3. Công ty có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí

không?

x

4.Có phát sinh các bút toán điều chỉnh giữa sổ kế toán

và kiểm kê thực tế thành phẩm?x

5. Giá thành sản phẩm có được công ty xây dựng theo

kế hoach không?x

6. Các loại chi phí có được phân loại và trình bày

đúng đắn?

x

7. Các loại chi phí có được ghi nhận đúng kỳ kế toán? x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục

chi phí ở mức trung bình

Khoản mục tài sản cố định

1. Các tài sản cố định sau khi mua về có được lập thẻ

tài sản cố định ngay không?

X

2. Công ty có sử dụng tài sản cố định làm thế chấp để

vay vốn?

x

3. Có thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy định

không?

x

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 66

Page 67: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4. Tất cả tài sản cố định có được ghi nhận theo giá

gốc không?

x

5. Công ty có theo dõi riêng tài sản cố định chờ thanh

lý không?

x

6. Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì

không?

x

7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản

cố định không?

x

8. Công ty có đăng ký tỷ lệ khấu hao theo quy định

không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó

không?

x

9. Các thủ tục thanh lý có được thực hiện đúng quy

định không?

x

10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định

không?

x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục

tài sản cố định ở mức trung bình

Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh

giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Trên bảng câu hỏi này, ngoài câu trả lời các vấn

đề mà kiểm toán viên đề cập, kiểm toán viên sẽ ghi nhận luôn ý kiến đánh giá

ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát của khoản mục đó. Quá trình này được

kiểm toán viên thực hiện tương tự đối với Nhà trường X.

Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát

được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích đánh giá xác đáng rủi ro kiểm

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 67

Page 68: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm

toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá lại đòi hỏi

kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, bao gồm:

- Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp.

- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp.

Các thông tin thu được trong bước công việc này sẽ được lưu tại các chỉ

mục của phần 4000, đặc biệt là chỉ mục 4300 – “Các bước kiểm soát chu kỳ kinh

doanh”. Số lượng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ do Phần mềm kiểm

toán ứng dụng trong AS/2 chọn ra. Dù hệ thống kiểm soát của khách hàng hoạt

động rất hữu hiệu nhưng kiểm toán viên cũng không bao giờ đặt niềm tin tuyệt

đối vào hệ thống đó. Vì vậy rủi ro kiểm soát thường được đánh giá ở mức trung

bình, cao hơn trung bình hoặc cao. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát

cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên

cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng

chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý

đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với loại nghiệp vụ có mức

rủi ro kiểm soát được đánh giá rất cao thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện các

thử nghiệm kiểm soát nữa mà chọn mẫu ngay để thực hiện các thử nghiệm cơ bản.

Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các soát xét đối với

nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên

quan đến từng loại nghiệp vụ cụ thể. Các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ

kiểm toán tại chỉ mục 4100 - Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát

nội bộ. Các kết luận mà kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đưa ra sẽ được lượng

hoá để làm cơ sở cho việc xác định số lượng mẫu phải kiểm tra chi tiết trong các

bước kiểm toán sau. Tuy nhiên cần phải khẳng định chắc chắn lại rằng cho dù hệ

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 68

Page 69: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì kiểm toán

viên cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào nó để đánh giá rủi ro kiểm soát

bằng không. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm

nghề nghiệp, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở

mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.

Đối với Công ty Y, kiểm toán viên đã đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

đối với nghiệp vụ doanh thu cao hơn trung bình. Kiểm toán viên tin rằng rủi ro

kiểm soát đối với nghiệp vụ này có thể thấp hơn. Vì vậy kiểm toán viên đã lựa

chọn 50 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2007 (từ 15

đến 30/12/2007), kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố: tính phê chuẩn của các hóa

đơn giá trị gia tăng, giá bán phù hợp với thông báo giá đã niêm yết, chiến lược

kinh doanh của Công ty...

Kết quả kiểm tra 50 mẫu đã chọn, kiểm toán viên không phát hiện thấy các sai

sót. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở

mức trung bình, không phải ở mức cao hơn trung bình như đánh giá ban đầu.

Quá trình đánh giá lại được kiểm toán viên thực hiện trọng tâm hướng vào

các khoản mục quan trọng và các khoản mục mà kiểm toán viên tin rằng mức đánh

giá ban đầu chưa phản ánh đúng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó.

2.3.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Rủi ro phát hiện không được kiểm toán viên đánh giá một cách trực tiếp. Nếu

kiểm toán viên đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các

mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro phát

hiện thông qua quan hệ logic. Chẳng hạn nếu rủi ro kiểm toán mong muốn dự kiến

ở mức trung bình, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá ở mức độ

cao, khi đó rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá ở mức độ thấp.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 69

Page 70: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro

kiểm toán mong muốn đối với từng số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, kiểm toán

viên lập bảng đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản và loại hình

nghiệp vụ của Công ty Y như sau:

Bảng 12: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y

Khoản mục

Rủi ro kiểm

toán mong

muốn

Rủi ro

tiềm tàng

Rủi ro

kiểm soát

Rủi ro

phát hiện

1. Tiền Thấp Trung

bình

Trung

bình

Thấp

2. Phải thu, phải trả Thấp Trung

bình

Trung

bình

Thấp

3. Hàng tồn kho Thấp Trung

bình

Trung

bình

Thấp

4. VayThấp Cao hơn

trung bình

Trung

bình

Thấp

6. Vốn chủ sở hữu và

quỹ

Thấp Trung

bình

Trung

bình

Thấp

7.Tài sản cố địnhThấp Cao hơn

trung bình

Cao hơn

trung bình

Thấp

8.Doanh thuThấp Cao hơn

trung bình

Trung

bình

Thấp

9. Chi phíThấp Cao hơn

trung bình

Cao hơn

trung bình

Thấp

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 70

Page 71: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro phát hiện đối với các số dư khoản mục và

loại hình nghiệp vụ của Công ty Y, kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm tra chi tiết

cho từng khoản mục và nghiệp vụ này. Kết quả trên cho thấy trong năm kiểm

toán 2007, kiểm toán viên phải thực hiện khối lượng công việc lớn hơn trong

năm kiểm toán 2005 và 2006 vì kiểm toán viên đã mong muốn rủi ro kiểm toán

đối với các khoản mục trong năm nay ở mức thấp thay vì mức trung bình như

các năm trước. Kiểm toán viên sẽ phải tăng cường kiểm tra chi tiết dối với các

khoản mục. Quá trình này sẽ làm chi phí kiểm toán tăng lên nhưng chất lượng

kiểm toán được nâng cao.

CHƯƠNG 3:

NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

DELOITTE VIỆT NAM

3.1 Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo

cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 71

Page 72: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thực tế cho thấy rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế,

nhu cầu kiểm toán cũng tăng lên rõ rệt. Để có được những quyết định sản xuất

kinh đúng đắn, những quyết định đầu tư thực sự mang lại lợi ích kinh tế, các

doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân rất cần đến những nhà tư vấn đáng tin cậy. Chính

vì vậy, với đặc thù của mình, Deloitte Việt Nam luôn có những hiểu biết đầy đủ

về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hỗ trợ đắc lực cho

khách hàng xác định rủi ro và tìm ra cơ hội kinh doanh thông qua công việc kiểm

toán. Deloitte Việt Nam có số lượng nhân viên chuyên nghiệp đông đảo tại các

văn phòng trên cả nước nên khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán

và tư vấn hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, quản lý rủi ro ngành

nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là rất

cao. Không những thế, với việc trở thành thành viên chính thức của Deloitte

Southeast Asia, quốc tế hoá nhân viên, nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán,

Deloitte Việt Nam đang có kế hoạch vươn ra tầm quốc tế.

Thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng toàn quốc, Deloitte Việt

Nam cung cấp những công cụ, nguồn lực và phương pháp kiểm toán hiệu quả

cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thực hiện dịch vụ kiểm toán với chất

lượng cao nhất. Deloitte Việt Nam luôn tuân thủ các chuẩn mực khắt khe về tính

độc lập, khách quan nghề nghiệp và các chuẩn mực về kỹ thuật nghiệp vụ.

Các văn phòng, chi nhánh của Deloitte Việt Nam áp dụng nhất quán

phương pháp kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính

linh hoạt khi áp dụng cho các khách hàng với những đặc thù riêng. Phương pháp

thực hiện kiểm toán của Deloitte Việt Nam là tập trung tìm hiểu kĩ tình hình hoạt

động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phương pháp kiểm toán

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 72

Page 73: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

này bao gồm đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán và kiểm

tra liên tục về hoạt động của khách hàng.

Là thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam được

trang bị phương tiện kiểm toán đặc thù – chương trình kiểm toán AS/2. Chương

trình này kết hợp phương pháp, hồ sơ kiểm toán thông thường với công nghệ

thông tin hiện đại, cho phép nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho các hợp đồng

kiểm toán. Deloitte Việt Nam đồng thời áp dụng chương trình phần mềm mang

tên Deloitte Audit Platform. Phần mềm này không những áp dụng những quy

định pháp lý mới ban hành, duy trì thế mạnh về chất lượng dịch vụ của Deloitte

Việt Nam trên thị trường mà còn tạo ra điểm nối để Deloitte Việt Nam tiếp cận

với các công cụ, kiến thức, phương pháp và nguồn nhân lực tạo nên sức mạnh

của hang kiểm toán hàng đầu thế giới.

Là bộ công cụ chuyên ngành, hồ sơ kiểm toán thông thường được lập trên

cơ sở thực tiễn qua hàng nghìn cuộc kiểm toán. Bộ công cụ này tập hợp các mô

hình công cụ lập kế hoạch kiểm toán, kiểm soát nội bộ, cơ sở dữ liệu về thủ tục

kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, mẫu chuẩn giấy tờ làm việc và các

hướng dẫn thực hiện. Theo đó, Deloitte Việt Nam đảm bảo thực hiện công việc

kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

và các quy định về kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.

Kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam được trang bị kiến thức sâu rộng về

quản lý, kiểm toán, kế toán và tích luỹ những kinh nghiệm quý báu qua nhiều

năm hành nghề. Đặc biệt, nhân viên của Deloitte Việt Nam am hiểu tường tận về

hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các quy định về thuế hiện hành tại Việt

Nam và các thông lệ quốc tế liên quan.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 73

Page 74: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đạt được những thành tựu trên là do Deloitte Việt Nam đã không ngừng

cố gắng vượt qua những khó khăn thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên, yếu tố

quan trọng nhất đó là Công ty đã xây dựng cho mình một phần mềm kiểm toán

có chất lượng, có tính khoa học và hiệu quả cao dựa trên phần mềm kiểm toán

AS/2 được Công ty kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu cung cấp, được áp

dụng vào thực tiễn phù hợp với Chế độ Tài chính - Kế toán và môi trường pháp

luật Việt Nam. Cụ thể trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán của Deloitte Việt

Nam đã có những mặt tích cực và hạn chế sau:

3.1.1. Ưu điểm

Xét riêng việc vận dụng đánh giá rủi ro kiểm toán do Deloitte Việt Nam

thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như

sau:

Một là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực

hiện theo quy trình của Deloitte nhưng vẫn tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt

Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Do vậy, chất lượng các cuộc kiểm toán

luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Đây là một ưu thế lớn

của Deloitte Việt Nam so với các công ty kiểm toán lớn khác nhất là trong thời

điểm hiện tại Deloitte Việt Nam đã chính thức là thành viên của Deloitte Touche

Tohmatsu.

Hai là, Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho việc lập

kế hoạch kiểm toán đối với toàn bộ báo cáo tài chính và từng khoản mục cụ thể.

Trong quá trình đánh giá, kiểm toán viên đã linh hoạt kết hợp với phương pháp

chọn mẫu theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte để đảm bảo đồng thời hai mục

tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán là chất lượng kiểm toán và chi phí kiểm toán.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 74

Page 75: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ba là, Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam do các chủ

nhiệm kiểm toán - là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thực

hiện nên kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao.

3.1.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình đánh giá rủi ro kiểm

toán tại Deloitte Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Một là,Trong việc miêu tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ

làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Công ty chưa chú ý

sử dụng lưu đồ mà chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật. Để đánh giá

rủi ro kiểm soát, các kiểm toán viên cấn thu thập hiểu biết về Hệ thống kiểm soát

nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương

pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi và Bảng

tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đơn vị. Tuy

nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp sử dụng lưu đồ thường được đánh

giá cao hơn vì nó dễ theo dõi và mang tính hệ thống hơn.

Hai là, Việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều

chỉnh ở mức thích hợp vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các

công ty Việt Nam.

Ba là, Thông thường trong quá trình thực hiện kiểm toán, đối với những

khách hàng có quy mô nhỏ không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ,

kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Khi đó kiểm toán

viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử

nghiệm cơ bản. Vì vậy, chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán tăng lên.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 75

Page 76: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Xuất phát từ các khía cạnh nêu trên có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy

trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là một

đòi hỏi cấp bách để Deloitte Việt Nam có thể nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm

toán của mình, khẳng định vị thế của mình khi đã gia nhập với một môi trường

năng động và chuyên nghiệp trên thế giới..

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công

ty TNHH Deloitte Việt Nam

Việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo

cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá

trình hoàn thiện cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như: phải tuân

thủ Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán và các quy định hiện hành khác tại Việt

Nam; phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của Deloitte đã đề ra vì Deloitte Việt

Nam là một thành viên của Deloitte toàn cầu; phải dựa trên tình hình thực tế của

các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khi đứng

trước xu thế hội nhập; quá trình hoàn thiện không làm mất thêm nhiều chi phí và

thời gian cho một cuộc kiểm toán vì như thế thì dù quy trình đánh giá rủi ro kiểm

toán có tốt lên nhưng hiệu quả của cuộc kiểm toán lại không đạt được; phải hoàn

thiện ngay trong bản chất của vấn đề, đó là những kiểm toán viên, người gần như

có yếu tố quyết định trong việc nhận định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

Tuân thủ những nguyên tắc trên, tôi xin phép được đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài

chính tại Deloitte Việt Nam như sau:

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 76

Page 77: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu và

mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên giấy tờ làm việc. Kiểm toán

viên có thể sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật,lưu đồ hoặc kết hợp các

phương pháp để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong các công cụ sử dụng

để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ, lưu đồ được đánh giá là công cụ miêu tả

hiệu quả vì nhận thức một sơ đồ bao giờ cũng trực quan và dễ tiếp thu hơn nhận

thức một bảng câu hỏi hay bảng tường thuật.

Tuy nhiên trong thực tế, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường chỉ sử

dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật (đặc biệt là bảng câu hỏi) để miêu tả hệ

thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên giấy tờ làm việc. Vì vậy khi thái độ

của người trả lời câu hỏi không trung thực sẽ gây khó khăn cho kiểm toán viên

trong quá trình tìm ra điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó có thể dẫn

đến kết luận không xác đáng về rủi ro kiểm soát, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả

của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán.

Do vậy để hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên

cần tăng cường việc sử dụng lưu đồ trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ

trên giấy tờ làm việc để có thể tìm ra những điểm yếu của hệ thống đó, Đặc biệt

với khách hàng có quy mô lớn, mghiệp vụ kinh doanh phức tạp, bảng câu hỏi và

bảng tường thuật không thể hiện được tất cả các vấn đề hoặc quá dài để có thể

nhận thức một cách nhanh chóng, Khi đó lưu đồ được đánh giá là công cụ hữu

hiệu nhất để khái quát và miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên

cũng cần phải kết hợp việc sử dụng lưu đồ với bảng câu hỏi hoặc lưu đồ với

bảng tường thuật để đạt được hiệu quả toàn diện trong việc đánh giá hệ thống

kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 77

Page 78: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trong hệ thống kiểm toán AS/2 mà Deloitte chuyển giao đã có hệ thống ký

hiệu sử dụng trong lưu đồ. Do đó đây là cơ sở thuận lợi để cho kiểm toán viên sử

dụng lưu đồ trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Hơn

nữa, việc sử dụng hệ thống ký hiệu do Deloitte thiết lập sẽ tạo điều kiện cho

Deloitte Việt Nam dễ dàng hội nhập với quốc tế vì tiêu chuẩn Deloitte là tiêu

chuẩn toàn cầu.

Mặt khác kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đều là những người có trình

độ chuyên môn cao do công ty có một chương trình tuyể dụng và đào tạo được

đánh giá là tốt nhất Việt Nam hiện nay. Vì vậy kiểm toán viên Deloitte Việt Nam

hoàn toàn có đầy đủ khả năng để sử dụng các ký hiệu và lưu đồ để miêu tả hệ

thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Hiện nay Ban giám đốc của Deloitte Việt Nam đang triển khai kế hoạch

đào tạo nhân viên theo các hướng dẫn mới của Deloitte. Trong kế hoạch đào tạo

này các chuyên gia của Deloitte sẽ cung cấp các kiến thức nghiệp vụ để kiểm

toán viên của Deloitte Việt Nam có thể sử dụng lưu đồ làm công cụ hữu hiệu

trong việc mô tả và nhận thức hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Để quá

trình đào tạo thu được hiệu quả cao nhất, công ty sẽ tổ chức nhiều lớp theo các

chức danh nghề nghiệp, mỗi lớp sẽ có nội dung và phương pháp đào tạo thích

hợp.

3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm đánh giá

rủi ro kiểm toán (thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện)

và rủi ro tài khoản. Trong thực tế kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam

đã thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng theo AS/2 là rất có hiệu quả.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 78

Page 79: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc khá quan trọng nó có liên

quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm

toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm

soát nội bộ.

Theo AS/2, việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán được xây dựng

trên cơ sở sau:

Độ tin cậy kiểm toán: là mức độ đảm bảo rằng các Báo cáo tài chính

không chứa đựng các sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin.

Độ tin cậy kiểm toán được xác định bằng tổng độ tin cậy mặc định, độ tin cậy

kiểm soát và độ tin cậy kiểm tra chi tiết.

Độ tin cậy mặc định: là mức độ tin cậy dựa vào các bước của quá trình

hạch toán để lập Báo cáo tài chính, nó được xác định bằng cách dựa vào đánh giá

ban đầu về rủi ro tiềm tàng và kết quả kiểm toán năm trước.

Độ tin cậy kiểm soát: là độ tin cậy dựa vào việc kiểm tra các bước kiểm

soát được khách hàng thiết lập để ngăn ngừa và phát hiện sai sót tiềm tàng.

Độ tin cậy kiểm tra chi tiết: là độ tin cậy thông qua các thủ tục kiểm tra

chi tiết được xây dựng nhằm phát hiện ra sai sót tiềm tàng xảy ra nhưng không

được phát hiện bởi quá trình kiểm soát của khách hàng.

Do vậy, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán hệ thống Kiểm soát

nội bộ để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát:

Việc xác định mức độ tin cậy này có ảnh hưởng to lớn đến quá trình thực

hiện kiểm toán vì từ trị số này, kiểm toán viên sẽ xác định được số lượng bằng

chứng cần thiết, thời gian, thủ tục kiểm toán phải thực hiện. Do đó, công việc

này phải được tiến hành theo đúng quy trình do Công ty xây dựng. Tìm hiểu về

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 79

Page 80: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hệ thống Kiểm soát nội bộ là quá trình tích luỹ thông tin và cả dựa trên kinh

nghiệm của những năm trước. Vì vậy, khi đưa ra đánh giá về thiết kế và hiệu quả

hoạt động của quy trình Kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem xét bằng

chứng thu thập được trong cả năm nay và các năm trước. Kiểm toán viên phải

xem xét:

Các thủ tục kiểm soát: là các chính sách và thủ tục được xây dựng

và thực hiện nhằm bảo đảm rằng những hoạt động mà Ban Giám đốc cho là cần

thiết để hạn chế rủi ro, được thực hiện có hiệu quả.

Môi trường kiểm soát: bao gồm những thái độ, sự nhận thức và

hành động của Ban Giám đốc doanh nghiệp về tầm quan trọng của Kiểm soát nội

bộ trong doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro: là quy trình được Ban Giám đốc sử dụng để xác

định, đánh giá và kiểm soát những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.

Thông tin và giao dịch: là những hệ thống thông tin và giao dịch

được sử dụng để có thể trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, quản lý và

kiểm soát các hoạt động cuả doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý Kiểm soát nội bộ: là quá trình đánh giá chiến

lược thực hiện lâu dài của hệ thống Kiểm soát nội bộ, phục vụ cho việc nâng cao

độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ khi tiến hành kiểm toán.

Tuy nhiên trong thực tế, đối với các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp

tư nhân chưa xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh

và chưa hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên Deloitte Việt Nam không đặt

niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này. Do vậy, độ tin

cậy kiểm soát luôn bằng 0. Vấn đề này là do nguyên nhân đặc điểm ngành kinh

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 80

Page 81: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tế đi lên từ sản xuất nhỏ hơn nữa chưa có một hệ thống chiẩn mực kế toán, kiểm

toán đầy đủ và đồng bộ.

Bảng 13: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Việt Nam

Cơ sở tin

cậy

Rủi ro chi tiết phát

hiện đượcRủi ro chi tiết phát hiện được

Tin cậy vào

hệ thống

Không tin

cậy vào hệ

Tin cậy vào hệ thống kiểm

soát nội bộ

Không

tin cậy

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 81

Page 82: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

kiểm soát

nội bộ

thống

kiểm soát

nội bộ

vào hệ

thống

kiểm soát

nội bộ

Kiểm tra

các bước

kiểm soát

nhằm xác

định các sai

sót tiềm

tàng

Kiểm tra các

bước kiểm

soát nhằm

khẳng định

độ tin cậy

vào hệ thống

kế toán

Độ tin

cậy

mặc định

0

(tối thiểu)

0

(tối thiểu)

1

(tối đa)

1

(tối đa)

1

(tối đa)

Độ tin

cậy

kiểm soát

0

(tối thiểu)

2.3

(tối đa)

2

(trung bình)

1.3

(cơ bản)

0

(tối thiểu)

Độ tin

cậy

kiểm tra

chi tiết

3

(tập trung)

0.7

(cơ bản)

0

(lý tưởng)

0.7

(cơ bản)

2

(trung

bình)

Độ tin

cậy

kiểm

toán

3 3 3 3 3

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 82

Page 83: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lập kế

hoạch và

thực hiện

kế hoạch

kiểm

toán

Tập trung

toàn bộ vào

kiểm tra chi

tiết

Kiểm tra

chi tiết ở

mức độ cơ

bản

Kiểm tra chi

tiết ở mức

độ

đại diện

Kiểm tra chi

tiết

ở mức độ

cơ bản

Kiểm tra

chi tiết ở

mức độ

trung

bình

khi kiểm toán viên không tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách

hàng (độ tin cậy kiểm soát bằng không) sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, Nếu kiểm toán viên phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc định

bằng 0. Độ tin cậy rủi ro kiểm toán luôn bằng 3 do đó độ tin cậy kiểm tra chi tiết

sẽ bằng 3. Kiểm toán viên phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung

nhất.

Thứ hai, Nếu kiểm toán viên không phát hiện rủi ro chi tiết, độ tin cậy mặc

định bằng 1. Với độ tin cậy kiểm toán bằng 3, độ tin cậy kiểm tra chi tiết sẽ bằng

2. Khi đó kiểm toán viên vẫn phải thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ trung

bình.

Trong cả hai trường hợp trên, độ tin cậy kiểm tra chi tiết luôn cao hơn khi

kiểm toán viên không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này sẽ làm

chi phí kiểm toán tăng cao. Vì vậy, để giảm chi phí kiểm toán xuống mức thích

hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam

nên đánh giá xác đáng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thiết lập độ

tin kiểm soát thích hợp.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 83

Page 84: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia

Việc sử dụng tư liệu của các chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói

chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là vấn đề cần thiết vì xét

trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, kiểm toán viên không có đủ kinh nghiệm

và hiểu biết bằng các chuyên gia về lĩnh vực đó.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thế giới ngày càng chuyên môn hóa

cao và hợp tác hóa thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó càng tăng lên. Vì

vậy vấn đề sử dụng tư liệu của các chuyên gia càng trở nên cần thiết.

Nguyên tắc số 18 – “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” quy định: “Trình độ

học vấn và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp kiểm toán viên nắm bắt được các

vấn đề kinh doanh nói chung nhưng kiểm toán viên không thể là những chuyên

gia thông thạo các ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có

nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán viên có thể thu thập ý kiến đánh giá và ý kiến xác

định từ các nguồn tài liệu của chuyên gia”

Trong thực tế, các kiểm toán viên Deloitte Việt Nam có đầy đủ điều kiện

sử dụng các nguồn tài liệu của chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán vì:

Thứ nhất, với tư cách là thành viên của hãng kiểm toán lớn trên thế giới,

Deloitte Việt Nam thường xuyên được cung cấp các tài liệu chuyên môn và các

tài liệu tham khảo của các chuyên gia,

Thứ hai, Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập luôn đi đầu trong

việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và các hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới. Vì

vậy, Deloitte Việt Nam có ưu thế trong việc tiếp cận và sử dụng tư liệu của các

chuyên gia.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 84

Page 85: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thứ ba, khách hàng của Deloitte Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực

có tính khu biệt cao, do vậy việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia là vấn đề cần

thiết và tất yếu.

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn tư liệu của chuyên gia ở Deloitte Việt

Nam rất phong phú. Tuy nhiên với số lượng lớn và hiện nay chưa được quản lý,

sắp xếp theo trật tự nên đã gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tra

cứu và sử dụng. Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu từ các

chuyên gia, Deloitte Việt Nam đang chuẩn bị thiết lập thư viện điện tử này được

đánh giá sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên trong quá trình truy cập, tìm

kiếm tư liệu của chuyên gia cũng như trao đổi tư liệu với kiểm toán viên khác.

Trong tiến trình thiết lập thư viện điện tử, yêu cầu đặt ra cho kiểm toán

viên là thái độ tích cực và chủ động trong quá trình tìm kiếm và chia sẻ các

nguồn tư liệu mới cho đồng nghiệp. Chỉ khi thực hiện được yêu cầu đó thì vai trò

cung cấp thông tin của mạng nội bộ mới đem lại hiệu quả cao. Trong tiến trình

thực hiện, Deloitte Việt Nam nên tận dụng các ưu thế sau:

Thứ nhất, Deloitte Việt Nam đã có mạng nội bộ để phục vụ cho quá trình

thiết lập thư viện điện tử. Deloitte Việt Nam đã xây dựng mỗi nhân viên Công ty

một hòm thư riêng để có thể chia sẻ thông tin. Vì vậy khi thư viện điện tử được

thiết lập mỗi kiểm toán viên đều có thể chủ động tìm kiếm và chia sẻ các thông

tin quý giá.

Thứ hai, Deloitte Việt Nam đang sở hữu một khối lượng lớn các nguồn tư

liệu của các chuyên gia, trong đó có những tư liệu mang tính độc quyền tại Việt

Nam như tư liệu của Deloitte. Do đó đây là cơ sở ban đầu để thư viện điện tử ra

đời.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 85

Page 86: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.3 Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp

Thứ nhất về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Thực sự ra đời từ năm 1991, đến nay hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt

Nam đã đi được chặng đường hơn 15 năm. Tuy vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ

nhưng kiểm toán độc lập cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Song

song với nó, môi trường pháp lý cho kiểm toán độc lập cũng dần từng bước được

hoàn thiện. Từ những văn bản pháp quy ban đầu như nghị định 07/CP ngày

29/01/1994 của Chính phủ, một số Quyết định, Thông tư của Bộ tài chính như

Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994,…mới đây sự ra đời của Nghị định số

105/2004/NĐ-CP ngày 10/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày

31/10/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh

tế quốc dân cho thấy môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt

Nam hiện nay đã được hoàn thiện khá đầy đủ, chi tiết rõ ràng, có nhiều thuận lợi,

tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển.

Đến nay, Bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ cho

thấy sự vận động không ngừng của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong

việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán hoạt động có được một nền

tảng hoạt động thống nhất.

Tuy nhiên, hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động kế toán, kiểm toán

của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Khuôn khổ

pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa

nắm vững, hiểu rõ và chưa quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực

kiểm toán mới ban hành chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập so với hệ thống các

luật khác như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Các chuẩn mực kế toán, kiểm

toán đã ban hành chưa có đủ thông tư hướng dẫn kịp thời, đầy đủ.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 86

Page 87: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhìn chung, hệ thống văn bản này chưa tương xứng với thị trường kiểm

toán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán được

ban hành có khi lại mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện công

tác kế toán, kiểm toán.

Theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trên thế giới, hoạt động kiểm

toán chỉ có thể phát triển nhanh chóng và toàn diện trong một môi trường pháp lý

đã đầy đủ bao gồm các quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm

toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp.Do đó, Chính phủ

cũng như Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý về

quản lý để đảm bảo hoạt động thành lập công ty kiểm toán, quản lý các công ty

kiểm toán, hoạt động kiểm toán được quy định rõ ràng, đầy đủ. Không có sự

mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý tới thực tiễn hoạt động.

Bộ tài chính cũng nên nhanh chóng ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán

và kiểm toán giúp cho các công ty kiểm toán thuận lợi trong khi tiến hành các

hoạt động nghề nghiệp. Việt Nam cũng nên xây dựng chương trình hỗ trợ đào

tạo các KTV quốc tế để giúp các công ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ.

Việt Nam vẫn chưa ban hành được các quy chế kiểm tra, giám sát chất

lượng kiểm toán nên chất lượng còn phụ thuộc vào chủ quan của các công ty

kiểm toán đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi cho nghề nghiệp.

Bộ tài chính chưa có chương trình đào tạo KTV, chương trình cập nhật kiến

thức hàng năm cho phù hợp theo từng loại cấp độ KTV. Đặc biệt Việt Nam đang

trong quá trình hội nhập, mở cửa và tiếp cận với nền kinh tế thế giới, hoạt động

kinh tế rất đa dạng, phức tạp, các hình thức và lĩnh vực đầu tư đang hình thành

đòi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải không ngừng nâng cao và mở rộng.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 87

Page 88: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Do vậy Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán,

kiểm toán, cụ thể:

- Bộ Tài chính tiếp tục ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán,

các thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

- Bộ Tài chính sớm xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của KTV

và công ty kế toán, kiểm toán.

- Cần tăng cường vai trò của Hội kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề

Việt Nam đối với công tác quản lý hoạt động kiểm toán như đã nêu trong điều lệ

của Hội. Hiện nay, Hội kế toán Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 76 của

IFAC và là thành viên thứ 7 của Hiệp hội kế toán Đông Nam Á (AFA). Tuy

nhiên kết quả hoạt động của Hội vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của

hội cũng như đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập.

Hiệp hội kế toán – kiểm toán Việt Nam phải trở thành hạt nhân liên kết, hợp tác

các công ty kiểm toán để nhân sức mạnh của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.

Thứ hai, về phía các Hiệp hội nghề nghiệp

Hiện nay, Hiệp hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam hoạt động còn chưa

đúng với chức năng và trách nhiệm của nó, còn mang tính hình thức. Chính vì

vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa

trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các

kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty

kiểm toán.

Để tạo điều kiện hội nhập trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các Hiệp hội

nghề nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng KTV, củng cố hoạt động

của các hiệp hội, tổ chức kế toán, kiểm toán. Bộ tài chính nên xem xét việc

chuyển giao một số chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán cho Hội

kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề Việt Nam như: Quản lý thống nhất và

chặt chẽ danh sách KTV hành nghề, danh sách Công ty kiểm toán và hoạt động

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 88

Page 89: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nghề nghiệp của KTV; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm

toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong các công ty kiểm toán.

Thứ ba, về phía công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Deloitte Việt Nam nghiên cứu để hoàn thiện việc thiết kế quy trình đánh

giá rủi ro kiểm toán theo tiêu chuẩn của Deloitte nhưng phù hợp với các doanh

nghiệp tại Việt Nam. Trước đây, khi liên doanh thực hiện chuyển giao công

nghệ, Deloitte Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu trong phạm vi toàn công ty để

hoàn thiện Hệ thống Kiểm toán AS/2 cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì

vậy trong hoàn cảnh hiện nay, Deloitte Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức một

cuộc nghiên cứu tương tự đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá

trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vừa qua,

Deloitte đã chính thức ra phiên bản (Version) IAA 2006, theo đó quy trình đánh

giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải

thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, không kể quy mô của khách hàng. Do đó có

thể thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của Deloitte Việt

Nam trong quá trình hội nhập.

Mặc dù hiện nay Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập lớn nhất

tại Việt Nam, nhưng Deloitte Việt Nam mới chỉ là thành viên của Deloitte, chưa

từng cung cấp một dịch vụ nào ra nước ngoài. Vì vậy để hội nhập một cách chủ

động, Deloitte Việt Nam nên hoàn thiện trên mọi phương diện: đào tạo nhân lực,

kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ để có thể cung cấp được dịch vụ của

công ty ra thị trường thế giới. Có như vậy mới khẳng định được vị thế và chất

lượng dịch vụ của mình trong quá trình hội nhập hoàn toàn.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 89

Page 90: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nóng. Để nắm

bắt được cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn, các cá nhân,

doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có được những thông

tin chính xác về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà cụ thể nhất là các

thông tin trong BCTC. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán cũng tăng

lên với số lượng không nhỏ. Chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng đặt ra một vấn

đề thực sự cần có sự quan tâm thích đáng.

Một trong những đặc trưng của công ty TNHH Deloitte Việt Nam là tiến

hành kiểm toán những Tổng công ty có ảnh hưởng trọng yếu tới nền kinh tế Việt

Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã có điều kiện vận dụng những

kiến thức đã học vào thực tế, được học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên

chuyên nghiệp và hiểu được quy trình kiểm toán được quốc tế hoá. Qua đó tôi đã

có những hiểu biết nhất định về dịch vụ kiểm toán, hiểu được tầm quan trọng của

ngành kiểm toán đối với nền kinh tế Việt Nam.

Chuyên đề “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công

ty TNHH Deloitte Việt Nam” của tôi đi sâu vào trình bày quy trình và thực trạng

của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán. Qua đó thấy được tầm quan trọng của nó

trong việc hoàn thiện quy trình của toàn bộ cuộc kiểm toán và áp dụng để xây

dựng quy trình chuẩn phù hợp vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.

Nguyễn Phương Hoa, của các anh chị nhân viên trong công ty đã giúp tôi hoàn

thành chuyên đề này.

Song do hạn chế về thời gian tìm hiểu thực tế và chưa đầy đủ về kiến

thức nên phần trình bày của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự

góp ý từ các thầy cô giáo, các bạn để tôi hoàn thiện hơn chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2008

Trần Hồng Phượng

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 90

Page 91: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 91

Page 92: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”

2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trong kiểm toán”

4. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA 320), số 420 (ISA 420), văn bản

chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29).

5. Quyết định số 32/2007/QĐ- BTC ban hành ngày 15/5/2007 về “Quy chế kiểm

soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”.

6.Báo đầu tư số ra ngày 24/08/2006, số ra ngày 16/08/2006

7. Website của công ty kiểm toán Hùng Vương: HungVuong Auditing Co..., Ltd

8.Thời báo kinh tế số ra ngày 17/09/2007

9. Diễn đàn chuyên môn kế toán kiểm toán đưa ngày 05/10/2007

10. Website của Bộ Tài chính, các bài viết số ra ngày:

“Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán”-23/06/2006

“Kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động và chất lượng dịch vụ các công ty kiểm

toán”

“ Kiểm toán độc lập Việt Nam: 15 năm phát triển và tiếp nối”- 15/05/2006

11. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp

“AFC- khẳng định chất lượng quốc tế”- 08/10/2007

“VACPA hướng tới tổ chức nghề nghiệp và uy tín chất lương”-.14/06/2006

12. Bảo hiểm quốc tế nguyên tắc và thực hành

13. Tài liệu tham khảo từ: luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp.

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 92

Page 93: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤCTrang

LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE

VIỆT NAM ..........................................................................................................3

1.1 Tổng quan về công ty TNHH Deloitte Việt Nam ...................................3

1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty TNHH Deloitte Việt Nam ..........9

1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ...........................................................9

1.2.2 Dịch vụ kiểm toán ................................................................................10

1.2.3 Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp .........................................11

1.2.4 Dịch vụ tư vấn thuế .............................................................................11

1.2.5 Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực ......................................12

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .............................................................12

1.4 Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam..........................16

1.4.1 Tổ chức nhân sự kiểm toán .................................................................16

1.4.2 Quy trình kiểm toán .............................................................................16

1.4.3 Quy trình kiểm toán AS/2 ....................................................................17

1.4.4. Hồ sơ kiểm toán theo AS/2 .................................................................19

1.4.5. Phần mềm kiểm toán ứng dụng ..........................................................22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM

TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY ................................23

2.1 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC ..................23

2.2 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty ...25

2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC ......................25

2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính ...............................42

2.3.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính .........................42

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 93

Page 94: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính .........................45

2.3.2.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên báo cáo tài chính .........................72

2.3.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

.......................................................................................................................72

2.3.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình

nghiệp vụ ...................................................................................................73

2.3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình

nghiệp vụ ...................................................................................................78

2.3.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình

nghiệp vụ ...................................................................................................85

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 87

3.1 Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo

tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam ...............................................87

3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................89

3.1.2. Hạn chế ..............................................................................................90

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại công ty

TNHH Deloitte Việt Nam ................................................................................91

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát...92

3.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát ...................................................................94

3.2.3 Sử dụng tư liệu của chuyên gia........................................................... 99

3.3 Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp ...................................................101

KẾT LUẬN..................................................................................................... 105

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 94

Page 95: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007............... 6

Bảng 2: CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN AS/2 ............................................ 20

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách

hàng.....................................................................................................................44

Bảng 4: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV Deloitte Việt

Nam đối với khách hàng X và Y ...................................................................... 47

Bảng 5: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Nhà trường X và công ty Y

.............................................................................................................................51

Bảng 6: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường X và

công ty Y đo KTV Deloitte Việt Nam thực hiện ............................................ 53

Bảng 7: Ma trận kiểm tra định hướng ........................................................... 74

Bảng 8: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y ............ 76

Bảng 9: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y . 77

Bảng 10: Nhận định mức độ rủi ro đối với tài khoản ................................... 78

Bảng 11: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty Y

.............................................................................................................................79

Bảng 12: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y

.............................................................................................................................85

Bảng 13: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Việt Nam .............................. 97

Biểu 1: Quy mô lao động qua từng năm................................................................5

Biểu 2: Tốc độ phát triển doanh thu của Công ty qua 3 năm................................7

Biểu 3: Tỷ trọng doanh thu loại hình khách hàng.................................................8

Biểu 4: Tỷ trọng doanh thu theo loại hình dịch vụ................................................8

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 95

Page 96: Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Deloitte

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam..................12

Trần Hồng Phượng-Kiểm toán 46B 96