đề cương chiết xuất

15
Câu 1: các quan miện về loài, cách gọi tên Khái niêm: loài là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân loại, các quan điểm về loài liên quan đế sự phát triển của môn hệ thống học, và liên quan đến quan điểm triết học về sinh giới. có 3 quan điểm: Loài duy danh: các nhà duy danh cho rằng, chỉ có những cá thể là hiện thực, còn loài là trừu tượng. là khái niệm ro con người tạo ra để xem xét 1 số lượng lớn cá thể 1 cách tổng thể. Loài hình thái: là loài có thật trong tự nhiên bao gồm nhiều cá thể có đặc điểm hình thá giống nhau. Loài sinh học: trong tự nhiên loài là tập hợp những quần thể được cách ly về mặt sinh học trong quá trình tiến hóa, giao phối tự do với nhau để được thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ, cách ly với các loài khác về sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính. Cách đặt tên: tên đặt cho mỗi loài bằng 2 từ la tinh. Từ la tinh đứng đầu viết hoa chỉ Chi, từ đứng sau không viết hoa là chỉ tính ngữ loài. Từ cuối cùng viết tắt chỉ tên tác giả Tính ngữ của loài có thể là 1 tính từ hoặc 1 danh từ. Tính ngữ thể hiện: Hình thái…..nơi mọc của cây….mùa hoa nở….công dung…. Màu sắc1 bộ phân của cây…. Danh từ chỉ tên người. Câu 2: các taxon bậc trên loài.

Upload: linh-pham

Post on 15-Dec-2014

53 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: đề cương chiết xuất

Câu 1: các quan miện về loài, cách gọi tên

Khái niêm: loài là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân loại, các quan điểm về loài liên quan đế sự phát triển của môn hệ thống học, và liên quan đến quan điểm triết học về sinh giới. có 3 quan điểm:

Loài duy danh: các nhà duy danh cho rằng, chỉ có những cá thể là hiện thực, còn loài là trừu tượng. là khái niệm ro con người tạo ra để xem xét 1 số lượng lớn cá thể 1 cách tổng thể.

Loài hình thái: là loài có thật trong tự nhiên bao gồm nhiều cá thể có đặc điểm hình thá giống nhau.

Loài sinh học: trong tự nhiên loài là tập hợp những quần thể được cách ly về mặt sinh học trong quá trình tiến hóa, giao phối tự do với nhau để được thế hệ con cái hoàn toàn hữu thụ, cách ly với các loài khác về sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính.

Cách đặt tên: tên đặt cho mỗi loài bằng 2 từ la tinh. Từ la tinh đứng đầu viết hoa chỉ Chi, từ đứng sau không viết hoa là chỉ tính ngữ loài. Từ cuối cùng viết tắt chỉ tên tác giả

Tính ngữ của loài có thể là 1 tính từ hoặc 1 danh từ.

Tính ngữ thể hiện:

Hình thái…..nơi mọc của cây….mùa hoa nở….công dung…. Màu sắc1 bộ phân của cây…. Danh từ chỉ tên người.

Câu 2: các taxon bậc trên loài.

Chi: là phạm trù khoa học gồm 1 hoặc nhiều loài có liên hệ chặt chẽ với nhau bởi các mối quan hệ họ hàng.

Các chi là một phức hợp không liên tục cảu loài, nhưng sự không liên tục đó không lớn đến mức làm mờ các khung của chi. Các chi khác biệt với nhau về sự đứt quãng rõ rệt.

Họ: bao gồm các chi có quan hệ họ hàng với nhau, có nguồn gốc chung và cách biệt với các họ khác về sự đứt quãng rõ rệt.

Page 2: đề cương chiết xuất

Tên họ = tên chi + aceae

Vd: dioscorea ------dioscoreacea

Bộ: bao gồm 1 họ hay 1 số họ có liên quan chặt chẽ với nhau, về mặt hệ thống sinh trong hệ thống phát sinh thực vật.

Tên bộ = tên chi + ales.

Vd; dioscoreales.

Câu 3: các giai đoạn nghiên cứu một hợp chất trong tự nhiên.

Trước hết về mặt nguyên liệu: phải đúng tên khoa học, tránh nhầm lẫn để có được nguyên liệu tốt. và phai có hàm lượng hoạt chất cao ồn đinh. Muốn vậy cần xác định đúng thời điểm thu hái cho từng loại cây.

Khi đã có nguyên liệu tốt cần nghiên cứu phương pháp chiết xuất. xác định sơ bộ thành phần hóa học, chiết tách riêng của các nhóm hoạt chất và đưa đi thử tác dụng dược lý, nhằm tìm ra bộ phận hoạt chất.

Từ kết quả nghiên cứu dược lý giúp ta định hướng được vị trí hoạt chất nằm ở đâu, để tách riêng nó ra bằng nhiều phương pháp. Vd: phương pháp sắc ký. Sklm, sk cột..

Bằng cách phương pháp tinh chế kết tinh ta thu được nguyên liệu sạch, sau đó nghiên cứu cấu trúc của nó bằng phương pháp quang phổ: ir, uv nmr.. trên cơ sở thông tin thu được ta xây dựng quy trình chế biến sản xuất.

Câu 4: cách thu hái nguyên liệu.

Hàm lượng hoạt chất trong cây luôn thay đổi theo thời gian, theo từng bộ phận của cây, theo mùa và theo cả giở trong ngày. Các hoạt chất trong cây chỉ là chất thứ cấp khó biết rõ sinh nguyên và vai trò của chúng trong cây rất khó có quý luật để biết khi nào chúng có hàm lượng hoạt chất nhiêu nhất trong cây. Vậy nên cần theo dõi để biết thời điểm thu hái cho phù hợp.

Page 3: đề cương chiết xuất

Thời kỳ thu hái:

việc khảo sát sự thay đổi hàm lượng hoạt chất trong cây thường là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu hoặc là kinh nghiệm đã được kiểm chứng nhiều năm. Từ đó ta có được nguyên liệu tốt và có hoạt chất tốt.

bộ phận thu hái:

các bộ phận thu hái thường là toàn cây hay các bộ phận riêng lẻ: rễ, thân, vỏ lá, hoa, quả, hạt. dựa vào nghiên cứu và kinh nghiệm thu hái ta chọn được bộ phận thu hái cho phù hợp,

kinh nghiệm thu hái.;

năm đầu tiên: cây càng lơn thì hoạt chất càng cao. ở giai đoạn ra hoa thì lá mọc ở thân cây mang hoạt chất nhiều hơn 2 lần lá mọc ở vòng lá gốc.

hao chưa npwr chứa nhiều hoạt chất. thởi kỳ hoa nở hoạt chất giảm, thời kỳ quả chín thì đế hoa và quả chứa nhiều hoạt chất.

sau khi thu hái cần xử lý và bảo quản tốt để có thế sử dụng trong thời gian dài.

Câu 5: các sử lý nguyên liệu sau khi thu hái.

Làm khô dược liệu:

Phơi khô ngoài trời: phơi trực tiếp dưới anh nắng mặt trời

Phương pháp này đơn giản rẻ tiền phù hợp với các nước khí hậu khô nóng

Trong tia nắng mặt trời có chứa tia tử ngoại, hồng ngoại có thể làm ảnh hưởng đến hoạt chất. cần xem xét khi sử dụng. không nên sử dụng với các cây có chứa tinh dầu.

Phơi âm can: phơi trong bóng râm, nơi khô thoáng, không bị ánh nắng chiều trực tiếp. dược liệu ko rải trực tiếp lên nền đất tránh ẩm mốc, rải đều hoặc xếp trên liếp vải giấy sao cho thoáng dễ bốc hơi nước.

Sấy bằng không khí khô nóng:

Page 4: đề cương chiết xuất

Phương pháp này cần thiết với các nước có khí hậu ẩm, phù hợp cho sử lý số lượng lớn. cần có thiết bị và kỹ thuật sấy tốt, tăng nhiệt độ từ từ và ổ xung hơi nóng khô đều đặn, để thỏi hết nước ra ngoài lò sấy.

Sấy bằng tia hông ngoại:

Dùng các đèn có sợi tungxten, phương pháp này cần xem xét xem có ảnh hưởng đến hoạt chất ko

Bảo quản dược lieu:

Các phương pháp cố định enzim.

Pp1; tán với đường hoặc muối trung tính. Để cho cây tươi ngay sau khi thu hái tán dược liệu với lactozo và sấy khô chân không. Nghiền cây tươi với sunfat làm cho tủa enzim.

Pp2: ổn định enzim và phá hủy enzim bằng cồn sôi. Nhúng dược liệu vào cồn sôi

Pp3: sử dụng nhiệt ẩm:

Bằng hơi nước: thực hiện do hơi nước dưới áp lực trong nồi hấp, pp này manh có thể làm hỏng hoạt chất chỉ sử dụng với các bộ phận khỏe của cây: thân, rễ

Làm cho protenin kết tủa, tinh bột tạo hồ, dược liệu tạo thành trạn thái có sừng chiết xuất sẽ khó.

Hơi cồn: cũng thực hiện như hơi nước. dược liệu giữ vài phú ở 0.5at sau đó ngừng đun và mở nồi hấp.

Pp4: sử dụng nhiệt khô: sao nhanh qua lửa hoặc cho luồng khí nóng có thể từ 86 -116 độ c đảo trong thời gian ngắn.

Các pp khác:

Tia tử ngoai: có thể sảy ra quang hóa

Các dòng điện tần số cao:

Đóng gói và bảo quản: tùy từng loại dược liệu là gì chon phương pháp đóng gói cho phù hợp. sau khi đóng gói cần bảo quản nơi khô thoáng sạch sẽ.

Page 5: đề cương chiết xuất

Câu 6: yêu cầu về dược liệu trong chiết xuất

Khi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học nếu có điều kiện nên tiến hành với cây tươi. Đối với dược liệu thu hái ở xa có thể đóng vào túi nhựa có thể giữ tươi được vài ngày

Dược liệu thu hái xong cần ổn đinh enzim, để ráo nước và làm khô tự nhiên.

Khi thu hái cần chú ý loại bỏ cây bị bện, đối với các bộ phận của cây như thân rễ cần xem xét kỹ tránh thu hái dược liệu mang cả sinh vật ký sinh, sẽ dẫn đến sai khi xác định thành phần hóa học.

Cấn xác đinh tên khoa học và giám đinh cây. Nguyên tắc là khi thông báo kết quả nghiên cứu cần phải nói rõ ngời hoặc cơ quan nào đã giám dịnh tên và hiện cây ấy được lưu mẫu ở đâu để các độc giả có thể liên hệ tham khảo.

Câu 7: phân loại hợp chất tự nhiên trong cây.

Dựa vào chức năng sinh học người ta chi các hợp chất trong cây thành 2 nhóm.

Chất trao đổi bậc 1: là các chất tham gia vào quá trình sinh trưởng của cây: hydratcacbon, lipit,, axit amin. Chúng là thành phân ko thể thiếu trong cây

Chất trao đổi bậc 2: là chất mà vai trò của chúng ko phải là để nuôi sống và phát triển cây cỏ. chúng có thể có mặt ở cây này nưng vắng mặt ở cay kia. Nhiều tác giả cho rằng chúng là chat thải góp phần giải độc cho cây.chống lại tác nhân làm hại cây, tạo màu sắc quyến rũ ong bướm.

Trong lĩnh vực nghiên cứu nhất là y học nông nghiệp, các chất trao đổi bậc 2 là đối tượng nghiên cứu quan trọng do chúng có hoạt tính sinh học: kháng sinh, diệt nấm…

Về măt phân loại hóa học hợp chất tự nhiên trong cây chia thành:

Hydratcacbon. Lipit và ax béo. ax amin. bazo amin. Ax hữu cơ. Tecpennoid. Hợp chất phenol. Glycozit.

Câu 8: tính phân cực của hợp chất tự nhiên.

Trong cây các hợp chất hữu cơ tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước, dầu béo hoặc trong tinh dầu.

Page 6: đề cương chiết xuất

Các chất tan trong nước là hydrat cacbon phân tử bé, một số poly sacarit, các glycozit muối ancaloid của các ax hữu cơ.

Các chất tan trong đâu béo và tinh dầu là các hydrocacbon, monotecpen sterol

Các chất tan trong nước là những chất phân cực và tan trong dầu là những chất không phân cực. tính phân cực của mỗi chất phụ thuộc vào trọng lượng phân tử và vào các nhóm chức. chất có mạch các bon càng dài thì phân cực kém, càng có nhiều nhóm chức phân cực thì phân cực mạnh.

Enzim tồn tại trong cây nếu ko được khống chế tốt thì sẽ làm thủy phân các glycozit làm thay đổi tính phân cực ảnh hưởng tới độ hòa tan của hc đối với dm

Câu 9: lựa chọn dung môi trong chiết xuất

Dung môi phân cực và không phân cực

Phân chia tính phân cực :

_Nước là dung môi có tính phân cực mạnh, còn ete là 1 dung môi ko phân cực

_Các dung môi không phân cực mạnh ngoài nước còn có ancol bậc thấp như metanol, etanol,..

_Các dung môi không phân cực ngoài ete còn có các hydrocabua như ete dầu hỏa, benzen, toluen, hexan,..

_Các chất nằm giữa 2 nhóm trên gọi là các chất phân cực yếu hoặc vừa như: etylaxetat, clorofoc, axeton, dietyl clorua

Các chất tan trong nước và dung môi phân cực:

Các chất điện ly: như các muối vô cơ đều tan trong dung môi phân cực

Page 7: đề cương chiết xuất

Chất phân cực: các chất hữu cơ nói chung ko ion hóa nhưng nếu chúng có chứa các nhóm hoặc nguyên tử mang điện âm có thể hình thành dây nối hydro vơi phân tử nước thì chúng có thể tan trong nướcNhững nhóm có khả năng tạo dây nối hydro như OH, CO, NO, NH2 và các halogen gọi là nhóm phân cựcCàng có nhiều nhóm phân cực thì phân tử ấy càng dễ hòa tan trong nước. Nhưng nếu mạch hydrocacbon của phân tử càng dài thì độ hòa tan càng giảm.

Chất tan trong ete và dung môi không phân cực_Các chất hữu cơ ko chứa nhóm phân cực gọi là các chất không phân cực. Hầu như các chất ko phân cực đều tan trong ete_Các chất mà phân tử có 1 nhóm phân cực yếu cũng có thể tan trong ete_Hầu hết các chất hữu cơ ko tan trong nước thì tan trong ete_Nếu 1 chất vừa tan trong nước vừa tan trong ete thì chất đó phải là chất ko ion hóa, có số cacbon ko quá 5 và có 1 nhóm phân cực nhưng ko phải là phân cực mạnh

Câu 10: phương pháp chiết xuất dược liệu

Phương pháp cổ điển: chiết xuất 1 dược liệu để nghiên cứu là dùng 1 dãy dung môi bắt đầu từ không phân cực đến phân cực mạnh để chiết xuất phân đoạn các hợp chất ra khỏi dược liệu

Cách chiết thông dụng là chiết nóng bằng máy chiết liên tục (shoxlet) hoặc chiết hồi lưu. Sau mỗi lần chiết với 1 loại dung môi, cần làm khô dược liệu rồi mới tiếp tục chiết với dung môi tiếp theo. Mỗi phân đoạn chiết, cất thu hồi dung môi và tiến hành phân tích riêng

Dựa vào tính phân cực của dung môi và của các nhóm hợp chất ta có thể dự đoán sự có mặt của các chất trong mỗi phân đoạn chiết:_Trong phân đoạn chiết ete và ete dầu hỏa có các hydrocacbon béo hoặc thơm_Trong dịch chiết clorofoc sẽ có mặt của secquitecpen, ditecpen, quinon,.._Trong dịch chiết cồn sẽ có mặt glycozit, ancaloit, flavonoit_Trong dịch chiết là nước sẽ có các glucozit, tanin, các đường, các hợp chất hydrocacbon phân tử…..

Page 8: đề cương chiết xuất

Cách chiết:

Chiết ở nhiệt độ thường: có 2 cách ngấm kiệt và ngâm phân đoạn. Phương pháp ngấm kiệt cho kết quả tốt hơn vì chiết đcc nhiều hoạt chất và ít tốn dung môi

Chiết nóng: nếu dung môi là các chất bay hơi thì áp dụng cách chiết liên tục hoặc chiết hồi lưu

Câu 11: nguyên lý SKLM

_Sắc kí lớp mỏng là 1 kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách.

_Pha tĩnh là chất hấp thụ được lựa chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích

_Pha động là 1 hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỉ lệ quy định trong từng mục tiêu cụ thể

Trong quá trình di chuyển qua lớp chất hấp thụ, các cấu tử di chuyển theo hướng pha động với những tốc độ khác nhau. Kết quả thu được 1 sắc ký đồ.

_Cơ chế của sự chia tách là cơ chế hấp thụ, phân bố, trao đổi ion, sang lọc phân tử hay phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế.

_Đại lượng đặc trưng cho sự di chuyển của chất cần phân tích là hệ số di chuyển R f

được tính bằng tỉ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi

0<Rf<1

Câu 12: chất hấp phụ silicagel

Chất hấp phụ là các oxit không tan, các oxit hydrat và các muối

Silicagel là loại bột vô định hình có kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu. Đường kính hạt càng bé thì diện tích lỗ xốp trên bề mặt càng lớn và tính hấp phụ càng cao

Page 9: đề cương chiết xuất

Về mặt hóa học silicagel vô định hình có chứa các nhóm siloxan và các nhóm silanol

Vị trí hấp phụ trên bề mặt silicagel là các nhóm silanol tức là nhóm OH gắn vào nguyên tử Si, nó có khả năng cộng hóa trụ với các hợp chất phân tích.

_Nếu đem silicagel sấy ở nhiệt độ 120- 150oC thì các phân tử nước hấp thụ trên bề mặt silicagel bị loại đi nhưng ko ảnh hưởng đến nhóm silanol

_Nếu sấy ở trên 150oC thì các nhóm silanol sẽ bắt đầu ngưng tụ và loại nước. Nếu tăng nhiệt độ lên 600 thì chỉ còn lại nhóm siloxan ko có tính hấp phụ.

(Chắc chắn có hình các bạn học hình trong sách nhé)

Câu 13: sắp xếp hệ dung môi và nêu 1 số yêu cầu lựa chọn dung môi làm pha động

Sắp xếp dung môi tăng dần theo tính phân cực:

Ete dầu hỏa-xyclohexan-cacbontetraclorua-triclorotylen-toluen-benzen-metyl clorua-clorofoc-ete etylic-etylaxetat-pyridi-axeton-n-propan-etanol-metanol-nước.

1 số yêu cầu:

_Hòa tan chất hoặc hỗn hợp chất

_Làm chuyển dịch chất cần phân tích trên chất hấp phụ

_Cho giá trị Rf nằm trong khoảng 0.2-0.8

_Cho độ phân giải thích hợp đối với hỗn hợp chất cần phân tích

_Có áp suất hơi bão hòa ko qua thấp hoặc quá cao

_Có độ tinh khiết, độ ổn định, độ nhớt thấp, đồng thời có độc tính thấp

_Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ thu hồi

Câu 14: các dụng cụ trong sắc kí lớp mỏng

_Bình triển khai, thường bằng thủy tinh trong suốt có kích thước phù hợp và có nắp đậy

Page 10: đề cương chiết xuất

_Đèn tử ngoại phát xạ bức song ngắn 254nm và 365nm

_Dụng cụ đển phun thuốc thử

_Tử sấy để hoạt hóa chất hấp phụ

_Tủ hút hơi độc

_Máy sấy dùng để sấy khô sắc ký đồ

_Một máy ảnh tích hợp để lưu giữ sắc ký đồ

_Tủ lạnh để bảo quản những thuốc thử dễ hỏng

_các ống mao quản hoặc micropipette

_bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ

Câu 15: các thao tác thực hiện trong SKLM

_Hoạt hóa bản mỏng: trước khi sử dụng cần phải cho vào tủ sấy ở 110-120oC trong 1h để nguội rồi cho vào bình hút ẩm.

_Chuẩn bị bình triển khai: các bình triển khai thường là bình thủy tinh có nắp đậy kín, kích thước thay đổi tùy theo bản mỏng sử dụng

Bão hòa dung môi trong bình triển khai bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình, rồi rót 1 lượng dung môi vừa đủ vào bình, lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Lượng dung môi sử dụng sao cho sau khi thấm đều giấy lọc còn lại 1 lớp dày khoảng 5-10mm ở đáy bình. Tiếp theo phải đậy kín nắp bình để dung môi ko bay hơi

_Chấm chất cần phân tích:

Lượng chất hoặc hỗn hợp chất cần phân tích chấm ko đc quá lớn vì làm cho vệt sắc ký lớn, kéo dài, khi đó vết của các chất có trị số R f gần nhau sẽ bị chồng lấp. Còn nếu chấm ít quá thì ko phát hiện được do độ nhạy của thuốc thử ko đủ. Nên chấm chỉ 1-2 lần.

Trên bản mỏng thì đườn xuất phát phải cách mép bản mỏng 1.5-2cm và cách bề mặt dung môi từ 0.8-1cm. Ở mép trên thì tiền tuyến dung môi phỉa cách bản mỏng ít nhất là 1cm

Page 11: đề cương chiết xuất

_Triển khai sắc kí

Đặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi

Đậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi triển khai trên bản mỏng đến tiền tuyến dung môi thì lấy bản mỏng ra khỏi bình sau đó làm bay hơi dung môi.

_Hiện vệt trên bản mỏng: có thể hiện vết bằng cách soi UV hoặc bằng phun thuốc thử (dung dịch hiện). Tùy theo từng đối tượng nghiên cứu mà có các thuốc thử đặc hiệu riêng

_Đánh giá: quan sát các vệt xuất hiện tính giá trị Rf và tiến hành định tính, phát hiện tạp chất hoặc định lượng.