guide to immunisation for babies - vietnamese · • viêm màng não mủ hib (haemophilus...

23
A guide to childhood immunisations for babies up to 13 months of age. (VIETNAMESE) [p.1] Hướng dn chng nga giai đon u thơ cho trnhđến 13 tháng tui chng nga cách an toàn nht để bo vcon bn [p.2] ‘Hai scan thip trong lĩnh vc y tế cng đồng có tác động ln nht đến sc khocon người trên toàn thế gii đó là nước sch và vc-xin.’ TChc Y Tế Thế Gii [p.3] Quyn sách hướng dn này mô ttt ccác loi chng nga định kgiai đon u thơ cho trnhđến 13 tháng tui. Ni dung 4 Tóm tt 6 Mt scâu hi thông thường vchng nga 17 Chương trình chng nga giai đon u thơ 18 Các loi chng nga cho trđược hai, ba và bn tháng tui 18 Vc-xin DTaP/IPV/Hib 22 Vc-xin phế cu (PCV) 23 Vc-xin MenC 24 Các loi chng nga cho trkhong 12 và 13 tháng tui 24 Vc-xin Hib/MenC 25 Vc-xin MMR 30 Vc-xin phế cu (PCV) 31 Các loi chng nga khác 32 Vc-xin BCG 33 Vc-xin viêm gan B 35 Đề phòng bnh viêm màng não và nhim trùng huyết 39 Li khuyên khi cho trem đi du lch 42 Chú gii thut ngBìa sau Chương trình chng nga định kgiai đon u thơ – hướng dn tra cu nhanh vcác loi chng nga cho con bn

Upload: others

Post on 11-Jun-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

A guide to childhood immunisations for babies up to 13 months of age. (VIETNAMESE) [p.1] Hướng dẫn chủng ngừa giai đoạn ấu thơ cho trẻ nhỏ đến 13 tháng tuổi chủng ngừa cách an toàn nhất để bảo vệ con bạn [p.2] ‘Hai sự can thiệp trong lĩnh vực y tế cộng đồng có tác động lớn nhất đến sức khoẻ con người trên toàn thế giới đó là nước sạch và vắc-xin.’ Tổ Chức Y Tế Thế Giới [p.3] Quyển sách hướng dẫn này mô tả tất cả các loại chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ cho trẻ nhỏ đến 13 tháng tuổi. Nội dung 4 Tóm tắt 6 Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa 17 Chương trình chủng ngừa giai đoạn ấu thơ 18 Các loại chủng ngừa cho trẻ được hai, ba và bốn tháng tuổi 18 Vắc-xin DTaP/IPV/Hib 22 Vắc-xin phế cầu (PCV) 23 Vắc-xin MenC 24 Các loại chủng ngừa cho trẻ khoảng 12 và 13 tháng tuổi 24 Vắc-xin Hib/MenC 25 Vắc-xin MMR 30 Vắc-xin phế cầu (PCV) 31 Các loại chủng ngừa khác 32 Vắc-xin BCG 33 Vắc-xin viêm gan B 35 Đề phòng bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết 39 Lời khuyên khi cho trẻ em đi du lịch 42 Chú giải thuật ngữ Bìa sau Chương trình chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ – hướng dẫn tra cứu nhanh về các loại chủng ngừa cho con bạn

[p.4] Tóm tắt Chủng ngừa là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn phòng những bệnh nguy hiểm. Bằng cách đi chủng ngừa theo đúng thời gian hướng dẫn, bạn có thể bảo vệ con bạn trong suốt giai đoạn ấu thơ phòng các bệnh: • bạch hầu • uốn ván • ho gà • Viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) • bại liệt • viêm màng não C (não mô cầu nhóm C) • viêm phế cầu • sởi • quai bị, và • rubella (bệnh sởi Đức) Các bệnh này có thể rất nghiêm trọng. Việc chủng ngừa cho con bạn không chỉ bảo vệ con bạn mà nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh này lây lan và bảo vệ những trẻ em khác, những trẻ không thể chủng ngừa được do bị những tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.5] Toàn bộ chương trình chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ được ghi ở bìa sau. Ngoài ra còn có thêm thông tin chi tiết về tất cả các loại vắc-xin tại địa chỉ www.immunisation.nhs.uk Hoặc, hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành (practice nurse) hay điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ (health visitor) của bạn. Bạn cũng có thể gọi điện cho Tổ Chức NHS Direct số 0845 4647. [p.6] Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.7] Chủng ngừa là gì? Chủng ngừa là một cách bảo vệ phòng những căn bệnh nguy hiểm. Một khi chúng ta đã được chủng ngừa, cơ thể của chúng ta có khả năng chống lại các bệnh tật tốt hơn nếu chúng ta có tiếp xúc với chúng. Vắc-xin tác dụng như thế nào? Vắc-xin chứa một thành phần nhỏ của vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, hoặc những lượng rất nhỏ những chất hoá học mà vi khuẩn sản sinh ra. Vắc-xin tác dụng bằng cách làm cho hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể (các chất đẩy lui vi trùng và bệnh tật). Nếu con bạn có tiếp xúc với vi trùng, các kháng thể sẽ nhận dạng nó và sẵn sàng bảo vệ cho con bạn. Bởi vì vắc-xin đã

được sử dụng rất thành công ở Vương Quốc Anh nên các bệnh như bạch hầu gần như đã biến mất khỏi quốc gia này. Có một số bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ hoặc gây ra tổn thương lâu dài cho sức khoẻ của trẻ. Việc chủng ngừa được thực hiện để làm cho hệ miễn dịch của con bạn sẵn sàng đẩy lui các bệnh đó nếu con bạn tiếp xúc với chúng. Khi nào thì con tôi nên được chủng ngừa? Điều quan trọng là con bạn được chủng ngừa phòng các loại bệnh theo đúng tuổi – các loại vắc-xin đầu tiên được chủng ngừa vào lúc hai tháng tuổi. Các bé sẽ được bổ sung các liều tiếp theo của các vắc-xin chủng ngừa này khi được ba và bốn tháng tuổi. Các loại vắc-xin chủng ngừa khác được tiêm cho bé vào lúc khoảng 12 và 13 tháng tuổi, rồi sau đó trong khoảng từ ba và năm tuổi (trước khi con bạn bắt đầu đi học), và trong những năm tuổi thiếu niên (xem bảng chi tiết ở bìa sau quyển sách này). Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.8] Tại sao trẻ nhỏ được chủng ngừa sớm như vậy? Các bệnh này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là ta phải chắc chắn trẻ được bảo vệ càng sớm càng tốt để phòng ngừa nhiễm các bệnh này. Tại sao con tôi cần nhiều hơn một liều vắc-xin? Phần lớn các loại vắc-xin chủng ngừa được tiêm nhiều hơn một lần để tạo khả năng miễn dịch trong cơ thể con bạn. Ví dụ, vắc-xin DTaP/IPV/Hib cần có để tạo khả năng miễn dịch trong cơ thể trẻ. Các liều nhắc lại (booster doses) được tiêm sau đó để tạo khả năng tự bảo vệ lâu dài hơn. Làm sao tôi biết khi nào thì đến lúc chủng ngừa cho con tôi? Phòng khám bác sĩ hay phòng khám bệnh viện của bạn sẽ gởi thông báo cuộc hẹn cho bạn để đưa con bạn đến chủng ngừa. Hầu hết các phòng khám và trung tâm y tế đều có các phòng chủng ngừa đặc biệt hoặc khoa nhi. Nếu bạn không thể đến bệnh viện được, hãy liên lạc với phòng khám của bệnh viện để hẹn một cuộc gặp khác. Tất cả các loại chủng ngừa giai đoạn ấu thơ đều miễn phí. Điều gì sẽ diễn ra tại cuộc gặp? Bác sĩ hay điều dưỡng viên sẽ giải thích qui trình chủng ngừa cho bạn và trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có. Vắc-xin được tiêm vào bắp đùi. Nếu tôi đã bị nhỡ cuộc hẹn chủng ngừa thì sao? Nếu bạn đã bị nhỡ cuộc hẹn hoặc hoãn việc chủng ngừa, hãy hẹn một cuộc gặp khác. Việc sắp xếp lịch chủng ngừa lại có thể chọn ở phòng khám cũ mà không cần phải bắt đầu qui trình lại từ đầu. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.9]

Nếu một số bệnh đã biến mất khỏi quốc gia này, tại sao chúng ta cần phải chủng ngừa để phòng chúng? Ở Vương Quốc Anh, các bệnh này đã được đẩy lui nhờ có tỷ lệ chủng ngừa cao. Trên thế giới, có trên 15 triệu người chết hằng năm do các bệnh nhiễm trùng. Hơn một nửa trong số này là trẻ em dưới năm tuổi. Hầu hết các trường hợp tử vong này lẽ ra có thể phòng ngừa được bằng cách chủng ngừa trước. Bởi vì ngày càng có nhiều người đi du lịch ra nước ngoài và ngày càng có nhiều người đến tham quan đất nước này, có một nguy cơ là họ sẽ mang những bệnh này vào Vương Quốc Anh. Các bệnh này có thể lây sang những người chưa được chủng ngừa và như vậy con bạn có nguy cơ bị lây nhiễm nhiều hơn nếu trẻ chưa được chủng ngừa. Việc chủng ngừa không chỉ bảo vệ con bạn, nó còn giúp bảo vệ gia đình bạn và toàn thể cộng đồng, đặc biệt là những trẻ em, vì lý do sức khoẻ kém, không thể chủng ngừa được. Hãy nhớ rằng việc chủng ngừa cho con bạn không bao giờ là quá muộn. Thậm chí nếu con bạn đã bị nhỡ một lần chủng ngừa và lớn tuổi hơn so với tuổi được hướng dẫn cho chủng ngừa, hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn để sắp xếp cho con bạn được chủng ngừa. Làm sao chúng ta biết được các vắc-xin là an toàn? Trước khi chúng được cho phép sử dụng, tất cả các loại thuốc (kể cả các vắc-xin) đều đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của chúng. Sau khi chúng đã được cấp phép, độ an toàn của các vắc-xin tiếp tục được theo dõi. Bất kỳ tác dụng phụ hiếm hoi nào bị phát hiện đều có thể bị xem xét đánh giá thêm. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng các vắc-xin thì nằm trong số những loại thực sự an toàn nhất. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng chủng ngừa là cách an toàn nhất để bảo vệ sức khoẻ của con bạn. Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.10] Tôi lo rằng con tôi sẽ bị khó chịu vì tiêm vắc-xin. Con bạn có thể khóc và khó chịu trong vài phút, nhưng trẻ nhỏ thường sẽ trở lại bình thường sau khi được dỗ dành. Liệu con tôi có bị tác dụng phụ gì do tiêm vắc-xin không? Một số trẻ nhỏ sẽ bị các tác dụng phụ. Trẻ có thể: • bị đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức ở chỗ bị tiêm (tình trạng này sẽ từ từ tự biến mất) • bị kích thích khó chịu đôi chút và cảm thấy không được khoẻ, hoặc • bị nóng (sốt). (Xem thêm trang 21). Sốt là gì? Sốt là bị nóng trên 37,50C. Sốt khá phổ biến ở trẻ em nhưng thường ở mức độ nhẹ. Nếu mặt con bạn sờ vào thấy nóng và trông đỏ hoặc ửng đỏ, cháu có thể bị sốt. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của bé bằng một cái nhiệt kế. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.11] Cách xử lý sốt

Giữ cho con bạn được mát mẻ bằng cách: • đảm bảo rằng trẻ không mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp nhiều lớp chăn, và • cho trẻ uống nhiều nước mát Một liều paracetamol hoặc dung dịch ibuprofen có thể giúp hạ sốt cho con bạn. Đọc các hướng dẫn sử dụng trên chai thuốc thật cẩn thận. Bạn có thể cần cho trẻ uống thêm liều thứ hai sau bốn đến sáu giờ. Hãy nhớ, không bao giờ cho trẻ em dưới 16 tuổi uống các loại thuốc có chứa aspirin. Nếu bạn lo lắng về con mình, hãy tin vào bản năng của bạn. Trao đổi với bác sĩ của bạn hoặc gọi điện cho Tổ Chức NHS Direct số 0845 46 47. Gọi bác sĩ ngay nếu như, vào bất cứ lúc nào, con bạn bị: • sốt 39oC hoặc cao hơn, hoặc • co giật. Nếu phòng khám đóng cửa và bạn không thể liên lạc được với bác sĩ của bạn, hãy tin vào bản năng của mình và đến phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất. Tôi lo rằng con tôi có thể sẽ bị dị ứng. Liệu cháu có thể chủng ngừa vắc-xin được không? Vâng. Bệnh suyễn, eczema, sốt mùa hè, không dung nạp thức ăn và dị ứng không ngăn cản việc con bạn được chủng ngừa vắc-xin trong chương trình chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ. Nếu bạn có vướng mắc gì, hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn. Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.12] Một số trẻ bị dị ứng với vắc-xin phải không? Rất hiếm, trẻ em có thể có phản ứng dị ứng ngay sau khi được chủng ngừa. Phản ứng này có thể là bị nổi sẩn hoặc ngứa làm ảnh hưởng đến một phần hoặc khắp cơ thể. Bác sĩ hoặc điều dưỡng viên tiêm vắc-xin sẽ biết cách xử lý phản ứng này. Đây không phải là một lý do để từ chối đi chủng ngừa thêm. Thâm chí có trường hợp hiếm thấy hơn, trẻ em có thể có phản ứng dữ dội, trong vòng vài phút sau khi được chủng ngừa vắc-xin, gây ra khó thở và có thể làm trẻ bị ngất đi. Hiện tượng này được gọi là phản ứng phản vệ (anaphylactic reaction). Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có một trường hợp phản ứng phản vệ xảy ra trong khoảng một triệu lượt chủng ngừa. Những người phụ trách chủng ngừa vắc-xin được huấn luyện để đối phó với các phản ứng phản vệ và trẻ em sẽ khoẻ lại hoàn toàn sau khi được điều trị. Phản ứng phản vệ là một phản ứng dị ứng dữ dội và tức thời mà cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các loại vắc-xin cho trẻ nhỏ có chứa chất thiomersal không? Không có loại vắc-xin định kỳ nào được mô tả trong quyển sách này có chứa thiomersal.

Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.13] Có lý do nào mà con tôi không nên đi chủng ngừa không? Có rất ít lý do tại sao trẻ nhỏ không thể chủng ngừa được. Các loại vắc-xin không nên tiêm cho trẻ nhỏ nếu trẻ đã bị: • một phản ứng phản vệ được xác nhận với một liều vắc-xin trước đây, hoặc • một phản ứng phản vệ được xác nhận với thuốc neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B

(các kháng sinh được thêm vào trong các vắc-xin với liều lượng rất nhỏ). Nói chung, trẻ em bị ‘ức chế miễn dịch’ thì không nên được chủng ngừa các loại vắc-xin được điều chế từ những sinh vật sống (live vaccines). Trẻ em bị ức chế miễn dịch bao gồm: • những trẻ mà hệ thống miễn dịch bị ức chế do trẻ đang được điều trị một bệnh nặng như ghép

tạng hoặc ung thư, hoặc • những trẻ bị một tình trạng sức khoẻ kém có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, như thiếu hụt miễn

dịch nguyên phát nặng (severe primary immunodeficiency). Nếu đây là trường hợp của con bạn, bạn phải báo cho bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn biết trước khi chủng ngừa. Họ sẽ cần phải hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn về việc sử dụng các loại vắc-xin điều chế từ những sinh vật sống, như vắc-xin MMR và BCG. Ngoài ra không có lý do nào khác để không nên chủng ngừa vắc-xin. Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.14] Nếu con tôi bị bệnh vào ngày hẹn đi chủng ngừa thì sao? Nếu con bạn bị một bệnh nhẹ không kèm theo sốt, như bị cảm lạnh, cháu nên đi chủng ngừa bình thường. Nếu con bạn bị bệnh kèm theo sốt, hãy hoãn việc chủng ngừa cho tới khi trẻ đã hồi phục. Điều này là để tránh tình trạng sốt có liên quan đến vắc-xin, hoặc trường hợp vắc-xin làm tăng thêm tình trạng sốt mà con bạn đang bị. Nếu con bạn: • bị rối loạn chảy máu, hoặc • bị co giật không có liên quan đến sốt. Hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành

hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn trước khi con bạn được chủng ngừa. Co giật là gì? Co giật (fits) cũng còn được gọi là seizures (lên cơn co giật) hay convulsions (cơn rung giật). Một số trường hợp co giật có liên quan đến sốt nhưng một số khác thì không. Những cơn co giật (seizures) có liên quan đến sốt (cũng có thể gọi là cơn co giật do sốt hoặc cơn rung giật do sốt) là rất hiếm trong sáu tháng đầu đời và phổ biến nhất là trong năm thứ hai sau khi chào đời. Sau tuổi này, tần xuất đó giảm đi và những cơn co giật hiếm khi xảy ra sau lứa tuổi lên năm. Phần lớn trẻ em bị co giật do sốt đều phục hồi hoàn toàn sau đó. Khi một cơn co giật xảy ra trong vòng một thời gian ngắn sau khi được chủng ngừa, có thể nó không phải là do vắc-xin hay sốt gây ra. Nó có thể là do một vấn đề sức khoẻ nào đó mà chưa được phát hiện. Nếu con bạn bị co giật sau khi chủng ngừa, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia để tư vấn về việc điều tra tìm hiểu thêm nguyên nhân và về việc chủng ngừa trong tương lai. Nếu phòng khám đóng cửa và bạn không thể liên lạc được với bác sĩ của bạn, hãy trực tiếp đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.15] Con tôi bị sinh non. Trẻ sinh non nên đi chủng ngừa lần đầu khi nào? Trẻ sinh non có thể bị rủi ro nhiễm trùng nhiều hơn. Những trẻ này nên được chủng ngừa theo thời gian biểu được hướng dẫn bắt đầu từ hai tháng tuổi, dù cho trẻ sinh non đến mức nào. Con tôi có phải đi chủng ngừa không? Ở Vương Quốc Anh, cha mẹ có thể quyết định nên cho con mình đi chủng ngừa hay không. Việc chủng ngừa được khuyến nghị bởi vì nó giúp con bạn có khả năng bảo vệ phòng các bệnh nguy hiểm mà phần lớn trong đó có thể gây ra tử vong. Trên thế giới, nhiều trẻ em ngày nay được bảo vệ theo định kỳ bằng các loại vắc-xin. Vì vậy, một số bệnh nguy hiểm nhất thế giới có thể biến mất trong một thời gian ngắn. Tôi phải chờ trong bao lâu trước khi tôi có thể đưa con tôi đi bơi? Trái với suy nghĩ của nhiều người, bạn có thể đưa con bạn đi bơi vào bất cứ lúc nào trước và sau khi được chủng ngừa. Có cách nào khác để chủng ngừa cho con tôi không? Không có cách nào khác được chứng minh có hiệu quả để chủng ngừa cho con bạn. Khoa Liệu Pháp Vi lượng Đồng Căn (một tổ chức có đăng ký của các bác sĩ có trình độ trong lĩnh vực liệu pháp vi lượng đồng căn) cũng tuân theo các hướng dẫn của Bộ Y Tế và khuyên các bậc cha mẹ nên đưa con đi chủng ngừa các loại vắc-xin đạt tiêu chuẩn trừ khi có những chống chỉ định y học. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.trusthomeopathy.org Một số câu hỏi thông thường về chủng ngừa [p.16] Tại sao chương trình chủng ngừa này thỉnh thoảng được thay đổi? Các chương trình chủng ngừa được xem xét lại theo định kỳ để đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều được cung cấp vắc-xin bảo vệ phòng những bệnh có thể phòng ngừa được. Khi các loại vắc-xin mới được đưa ra sử dụng, hoặc khi có nghiên cứu cho thấy rằng việc cho chủng ngừa vào những thời gian khác nhau làm cải thiện khả năng bảo vệ, thì khi ấy chương trình sẽ được thay đổi. Một số thay đổi gần đây trong chương trình chủng ngừa ở Vương Quốc Anh là: • giới thiệu một loại vắc-xin phế cầu mới (PCV) cho trẻ được hai và bốn tháng tuổi, với một

liều nhắc lại khi trẻ lên 13 tháng tuổi. • thay đổi cách tính thời gian chủng ngừa vắc-xin MenC, bao gồm thêm một liều nhắc lại khi

trẻ lên 12 tháng tuổi, và • thêm một liều nhắc lại vắc-xin Hib khi trẻ lên 12 tháng tuổi. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.17] Chương trình chủng ngừa giai đoạn ấu thơ [p.18] Chương trình chủng ngừa giai đoạn ấu thơ

Các loại chủng ngừa được tiến hành cho trẻ nhỏ được hai, ba và bốn tháng tuổi, với các liều bổ sung khi trẻ lên 12 và 13 tháng tuổi. Các loại chủng ngừa cho trẻ hai, ba và bốn tháng tuổi Bạn sẽ được cấp các vắc-xin DTaP/IPV/Hib, MenC và PCV để chủng ngừa cho con bạn trong bốn tháng đầu đời của con bạn – xem bảng chi tiết ở trang 19. Các loại vắc-xin này được mô tả dưới đây, cùng với các bệnh mà chúng phòng ngừa. Vắc-xin DTaP/IPV/Hib Con bạn nên được chủng ngừa vắc-xin DTaP/IPV/Hib khi trẻ được hai, ba và bốn tháng tuổi. Vắc-xin DTaP/IPV/Hib bảo vệ phòng năm căn bệnh khác nhau - bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b). Con bạn nên có một liều nhắc lại vắc-xin Hib (kết hợp với MenC) khi lên 12 tháng tuổi; và các liều nhắc lại để phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt trước khi đến tuổi đi học; và một liều nhắc lại nữa vắc-xin phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu và bại liệt trong khoảng từ 13 đến 18 tuổi. Vắc-xin DTaP/IPV/Hib có hiệu quả như thế nào? Các nghiên cứu đã cho thấy rằng vắc-xin DTaP/IPV/Hib rất hiệu quả trong việc bảo vệ con bạn phòng năm căn bệnh nguy hiểm này. Các liều nhắc lại là cần thiết để kéo dài sự bảo vệ này khi con bạn lớn lên. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.19] Chương trình chủng ngừa ban đầu định kỳ cho trẻ nhỏ được hai, ba và bốn tháng tuổi Mỗi liều vắc-xin được tiêm một lần vào bắp đùi. Tuổi chủng ngừa Chủng ngừa bệnh Vắc-xin sử dụng Hai tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt,

viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) và viêm phế cầu

DTaP/IPV/Hib và PCV

Ba tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) và viêm màng não C

DTaP/IPV/Hib và MenC

Bốn tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b), viêm màng não C và nhiễm trùng phế cầu

DTaP/IPV/Hib, MenC và PCV

Bệnh bạch hầu là gì? Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm thường bắt đầu bằng chứng đau họng và có thể nhanh chóng gây ra khó thở. Nó có thể gây tổn thương tim và hệ thần kinh và, trong những trường hợp nặng, có thể gây tử vong.

Trước khi vắc-xin bạch hầu được đưa ra chủng ngừa ở quốc gia này, đã có đến 70000 ca bị bạch hầu mỗi năm, gây ra đến 5000 ca tử vong. Bệnh uốn ván là gì? Uốn ván là một bệnh có ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà có thể dẫn đến co cứng các cơ, gây khó thở và có thể gây ra tử vong. Bệnh này gây ra bởi các vi trùng được tìm thấy trong đất và phân, và chúng xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt hở hoặc vết bỏng. Bệnh uốn ván không thể lây từ người sang người. Các loại chủng ngừa cho trẻ được hai, ba và bốn tháng tuổi [p.20] Bệnh ho gà là gì? Ho gà là một bệnh có thể gây ra những cơn ho và nghẹn thở kéo dài làm cho người bệnh bị khó thở. Ho gà có thể kéo dài tới mười tuần. Trẻ dưới một tuổi là có nguy cơ mắc bệnh ho gà nhiều nhất. Đối với những trẻ này, bệnh ho gà rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Nó thường không nguy hiểm bằng ở trẻ lớn tuổi hơn. Trước khi vắc-xin ho gà được đưa ra chủng ngừa, số ca ho gà trung bình được báo cáo hằng năm ở Vương Quốc Anh là 120000 và 92 ca trẻ em tử vong vào năm trước khi vắc-xin ho gà được đưa ra chủng ngừa. Bệnh bại liệt là gì? Bệnh bại liệt gây ra do một loại virus tấn công vào hệ thần kinh và có thể làm bại liệt cơ bắp vĩnh viễn. Nếu nó ảnh hưởng đến các cơ ở ngực hoặc não, bệnh bại liệt có thể gây tử vong. Trước khi vắc-xin bại liệt được đưa ra tiêm chủng, đã có khoảng 8000 trường hợp bị bại liệt ở Vương Quốc Anh trong những năm bị bệnh dịch này. Nhờ sự thành công liên tục của vắc-xin bại liệt nên đã không còn ca nhiễm bệnh bại liệt tự nhiên nào ở Vương Quôc Anh trong hơn 20 năm qua (ca cuối cùng là vào năm 1984). Bệnh Hib là gì? Hib là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) gây ra. Nó có thể dẫn đến một số bệnh rất nguy hiểm như ngộ độc máu (nhiễm trùng huyết), viêm phổi và viêm màng não. Vắc-xin Hib chỉ bảo vệ con bạn phòng bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra - nó không bảo vệ phòng bất kỳ một loại bệnh viêm màng não nào khác. Bệnh viêm màng não mủ Hib có thể gây tử vong nếu nó không được điều trị nhanh chóng. Trước khi vắc-xin Hib được đưa ra sử dụng, đã có khoảng 800 ca bị viêm màng não mủ Hib ở trẻ nhỏ mỗi năm. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk

[p.21] Có nhiều loại bệnh viêm màng não do các loại vi khuẩn và virus gây ra (xem phần bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết). Sau khi chủng ngừa vắc-xin DTaP/IPV/Hib Con bạn có thể bị một vài phản ứng phụ dưới đây, thường là nhẹ. • Thông thường con bạn sẽ bị khó chịu trong một thời gian có khi đến 48 giờ sau khi được tiêm

vắc-xin. • Con bạn có thể bị sốt nhẹ (xem trang 10) • Bạn có thể nhận thấy một cục u nhỏ chỗ con bạn tiêm thuốc. Hiện tượng này có thể kéo dài

trong vài tuần nhưng sẽ dần dần biến mất. Nếu bạn nghĩ con mình có bất kỳ phản ứng gì khác đối với vắc-xin DTaP/IPV/Hib và bạn lo lắng về điều đó, hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn. Các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng có thể báo cáo các tác dụng phụ đáng nghi ngờ của các loại vắc-xin và thuốc qua Chương Trình Yellow Card Scheme. Việc này có thể thực hiện trực tuyến bằng cách truy cập website www.yellowcard.gov.uk hoặc gọi điện đường dây nóng Yellow Card qua số Điện Thoại Miễn Phí 0808 100 3352 (hoạt động từ thứ hai đến thứ sáu, 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều). Các loại chủng ngừa cho trẻ được hai, ba và bốn tháng tuổi [p.22] Vắc-xin phế cầu (PCV) Con bạn nên được chủng ngừa vắc-xin PCV khi trẻ được hai và bốn tháng tuổi. Viêm phế cầu là gì? Viêm phế cầu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não nhưng nó cũng gây ra viêm tai (viêm tai giữa), viêm phổi và một số bệnh nguy hiểm khác. Vắc-xin PCV giúp bảo vệ phòng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não, và cũng phòng một số bệnh khác như viêm tai nặng (viêm tai giữa), và viêm phổi do các vi khuẩn phế cầu gây ra. Vắc-xin này không bảo vệ phòng tất cả các loại bệnh viêm phế cầu và cũng không phòng bệnh viêm màng não do các loại vi khuẩn hoặc virus khác gây ra (xem phần bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở trang 35). Sau khi chủng ngừa vắc-xin PCV Trong mỗi mười trẻ được chủng ngừa thì có một hoặc hai trẻ có thể bị sưng tấy, đỏ hoặc đau nhức ở chỗ tiêm thuốc hoặc bị sốt nhẹ (xem thêm các trang 10 và 21). Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk

[p.23] Vắc-xin MenC Con bạn nên được chủng ngừa vắc-xin MenC khi trẻ được ba và bốn tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ phòng các bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết (ngộ độc máu) do vi khuẩn ‘não mô cầu nhóm C’ gây ra. Trước khi vắc-xin MenC được đưa ra chủng ngừa, bệnh này đã gây ra khoảng 1500 ca nhiễm bệnh và 150 ca tử vong mỗi năm. Vắc-xin MenC không bảo vệ phòng bệnh viêm màng não do các loại vi khuẩn hoặc virus khác gây ra (xem trang 35). Vắcxin MenC có hiệu quả như thế nào? Kể từ khi vắc-xin MenC được đưa ra chủng ngừa, số trẻ nhỏ dưới một tuổi bị bệnh nhóm C đã giảm khoảng 95%. Một liều nhắc lại vắc-xin MenC trong năm thứ hai là cần thiết để mang lại khả năng bảo vệ lâu dài hơn. Cả hai bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết đều là những bệnh rất nặng. Xem trang 35 để có thông tin mô tả các bệnh này, các dấu hiệu và triệu chứng của chúng, và những việc cần làm để xử lý chúng. Sau khi chủng ngừa vắc-xin MenC Con bạn có thể bị đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức chỗ bị tiêm vắc-xin. Khoảng một nửa trong tất cả trẻ được tiêm vắc-xin này có thể cảm thấy bứt rứt khó chịu, và khoảng một trong 20 trẻ có thể bị sốt nhẹ (xem thêm các trang 10 và 21). Các loại chủng ngừa cho trẻ được hai, ba và bốn tháng tuổi [p.24] Các loại chủng ngừa cho trẻ khoảng 12 và 13 tháng tuổi Con của bạn sẽ cần một liều kết hợp vắc-xin Hib/MenC khi lên 12 tháng tuổi để tăng cường khả năng bảo vệ phòng các bệnh viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) và nhiễm trùng não mô cầu C. Liều nhắc lại này sẽ bảo vệ con bạn trong giai đoạn đầu tuổi ấu thơ. Con bạn sẽ được chủng ngừa liều vắc-xin MMR thứ nhất khi lên 13 tháng tuổi để bảo vệ phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, và một liều nhắc lại vắc-xin PCV để giúp bảo vệ lâu dài hơn phòng các bệnh nhiễm trùng phế cầu như viêm màng não, viêm phổi và viêm tai giữa – xem bảng chi tiết ở trang 25. Con của bạn sẽ cần một liều vắc-xin MMR thứ hai trước khi đến tuổi bắt đầu đi học. Các loại chủng ngừa định kỳ ban đầu cho trẻ nhỏ 12 và 13 tháng tuổi Mỗi liều vắc-xin được tiêm một lần vào bắp đùi hoặc phần trên cánh tay. Vắc-xin Hib/MenC Con bạn nên được chủng ngừa một liều nhắc lại vắc-xin Hib/MenC khi trẻ lên 12 tháng tuổi. Liều nhắc lại này giúp bảo vệ lâu dài hơn để phòng hai nguyên nhân của bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Sau khi được chủng ngừa liều nhắc lại vắc-xin Hib/MenC Con bạn có thể bị đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức chỗ bị tiêm. Khoảng một nửa trong tất cả trẻ nhỏ được tiêm vắc-xin này có thể cảm thấy bứt rứt khó chịu, và tỷ lệ khoảng một trong 20 trẻ có thể bị sốt nhẹ (xem thêm các trang 10 và 21). Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk

[p.25] Tuổi chủng ngừa Chủng ngừa bệnh Vắc-xin sử dụng Khoảng 12 tháng tuổi Viêm màng não mủ Hib (Haemophilus

influenzae typ b) và viêm não mô cầu C Liều nhắc lại Hib/MenC

Khoảng 13 tháng tuổi Sởi, quai bị, rubella và viêm phế cầu

MMR và liều nhắc lại PCV

Vắc-xin MMR Con của bạn nên được chủng ngừa liều vắc-xin MMR đầu tiên vào lúc khoảng 13 tháng tuổi. MMR bảo vệ con bạn phòng các bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức). Vắc-xin MMR là gì? Vắc-xin MMR chứa các phiên bản virus bệnh sởi, quai bị và rubella đã bị làm suy yếu đi. Do các loại virus này đã bị làm suy yếu nên những người được tiêm vắc-xin này sẽ không thể lây bệnh cho những người khác. Vắc-xin này được đưa vào cơ thể bằng cách nào và khi nào? Vắc-xin này được tiêm vào bắp đùi hoặc phần trên cánh tay. Vắc-xin này được tiêm cho trẻ vào khoảng 13 tháng tuổi sau khi khả năng miễn dịch mà trẻ nhận được từ người mẹ giảm dần. Nó được tiêm nhắc lại khi trẻ ở giữa khoảng ba và năm tuổi. Vắc-xin MMR có hiệu quả như thế nào? MMR đã giúp đẩy lui gần như toàn bộ ba bệnh này ở trẻ em kể từ khi được đưa ra chủng ngừa ở Vương Quốc Anh năm 1988. Các loại chủng ngừa cho trẻ khoảng 12 và 13 tháng tuổi Bệnh sởi là gì? Bệnh sởi do một loại virus rất dễ lây nhiễm gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh sởi sẽ bị sốt cao, phát ban và thường cảm thấy khó ở trong người. Trẻ em thường phải nghỉ ngơi trên giường khoảng năm ngày và có thể nghỉ học tới mười ngày. Người lớn có thể bị ốm trong thời gian lâu hơn. Khó có thể nói nhóm người nào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do bệnh sởi. Các biến chứng của bệnh sởi có ảnh hưởng đến một trong mỗi 15 trẻ. Các biến chứng này bao gồm nhiễm trùng ngực, co giật, viêm não (nhiễm trùng não) và tổn thương não. Trong các trường hợp rất nghiêm trọng, bệnh sởi gây ra tử vong. Trong năm 1987 (năm trước khi vắc-xin MMR được đưa ra chủng ngừa ở Vương Quốc Anh), có 86000 trẻ em đã bị bệnh sởi và 16 trường hợp đã tử vong. Nó được lây truyền bằng cách nào? Bệnh sởi là một trong những bệnh dễ lây nhiễm nhất. Một cái hắt hơi hoặc ho cũng có thể lan truyền virus sởi trên một khu vực rộng. Do bệnh sởi rất dễ lây lan nên có nhiều khả năng con bạn sẽ bị mắc bệnh sởi nếu cháu không được bảo vệ. [p.27]

Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị do một loại virus gây ra, có thể dẫn đến sốt, nhức đầu và làm cho các tuyến ở vùng mặt, cổ và quai hàm bị sưng lên đau đớn. Bệnh quai bị có thể gây ra hậu quả điếc vĩnh viễn, viêm màng não do virus (viêm màng bao phủ não) và viêm não. Hiếm khi bệnh quai bị gây ra sưng đau tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Bệnh quai bị kéo dài khoảng từ bảy đến mười ngày. Trước khi vắc-xin MMR được đưa ra chủng ngừa, có khoảng 1200 người ở Vương Quốc Anh đã nhập viện vì bệnh quai bị mỗi năm. Nó được lây truyền bằng cách nào? Bệnh quai bị được lây truyền theo cùng một cách giống như bệnh sởi. Nó cũng dễ lây nhiễm như bệnh cúm. Bệnh rubella là gì? Bệnh rubella (sởi Đức) là một loại bệnh do virus gây ra. Ở trẻ em, bệnh này thường nhẹ và có thể bị mắc bệnh mà không nhận biết được. Nó gây phát ban trong thời gian ngắn, làm cho các tuyến bị sưng và viêm họng. Bệnh sởi Đức rất nguy hiểm đối với thai nhi. Nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng thị giác, thính giác, tim và não của thai nhi. Tình trạng này được gọi là hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Nhiễm bệnh rubella trong ba tháng đầu mang thai gây tổn thương thai nhi với tỷ lệ chín trong mười trường hợp. Trong nhiều trường hợp như thế này, phụ nữ mang thai bị lây bệnh từ chính con cái của họ, hoặc con của bạn bè họ. Trong năm năm trước khi vắc-xin MMR được đưa ra chủng ngừa, có khoảng 43 trẻ được sinh ra mỗi năm ở Vương Quốc Anh mang hội chứng rubella bẩm sinh. Nó được lây truyền bằng cách nào? Bệnh rubella được lây truyền theo cùng một cách giống như bệnh sởi và quai bị. Nó cũng dễ lây nhiễm như bệnh cúm. Các loại chủng ngừa cho trẻ khoảng 12 và 13 tháng tuổi [p.28] Sau khi chủng ngừa vắc-xin MMR Ba loại virus khác nhau trong vắc-xin này hoạt động ở những thời điểm khác nhau và có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây: • Sáu đến mười ngày sau khi được chủng ngừa, khi thành phần sởi trong vắc-xin bắt đầu tác

dụng, khoảng một trong mười trẻ có thể sẽ phát sốt và phát ban giống như ban của bệnh sởi và nôn mửa (xem lời khuyên về điều trị sốt ở trang 11).

• Khoảng một trong mỗi 1000 trẻ được chủng ngừa có thể bị một cơn co giật do bị sốt. Hiện tượng này được gọi là ‘co giật do sốt’ (febrile convulsion) (xem trang 14). Tuy nhiên, nếu trẻ đã không được chủng ngừa và bị mắc bệnh sởi thì trẻ sẽ có nguy cơ bị co giật nhiều hơn gấp năm lần.

• Hiếm khi trẻ em có thể bị các triệu chứng giống như bệnh quai bị (sốt và các tuyến bị sưng lên) trong khoảng ba tuần sau khi được chủng ngừa khi mà thành phần quai bị trong vắc-xin bắt đầu tác dụng.

• Rất hiếm khi, trẻ có thể bị ban có dạng những nốt nhỏ giống như bầm tím trong vòng sáu tuần sau khi được chủng ngừa. Hiện tượng này thường do các thành phần sởi và rubella trong vắc-xin gây ra. Nếu bạn thấy những nốt như vậy, hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách xử lý vấn đề này và cách bảo vệ cho con bạn trong tương lai.

• Có ít hơn một trong số một triệu trẻ bị viêm não (sưng não) sau khi được chủng ngừa vắc-xin MMR, và có rất ít bằng chứng rằng nó thực sự là do vắc-xin này gây ra.

Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh sởi thì nguy cơ mắc bệnh viêm màng não là giữa một trong 200 và một trong 5000. Các tác dụng phụ sau khi chủng ngừa liều thứ hai thậm chí còn ít gặp hơn và thường nhẹ hơn (xem thêm trang 21). Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.29] Dị ứng với trứng Vắc-xin MMR có thể an toàn tiêm cho trẻ bị dị ứng mạnh (phản ứng phản vệ) với trứng. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì, hãy trao đổi với điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ, điều dưỡng viên thực hành hoặc bác sĩ của bạn. MMR và bệnh tự kỷ Đã có rất nhiều câu chuyện trên các phương tiện truyền thông liên kết vắc-xin MMR với bệnh tự kỷ. Điều này đã làm cho một số bậc cha mẹ trì hoãn việc chủng ngừa vắc-xin MMR cho con mình hoặc không cho trẻ chủng ngừa – dẫn đến những đợt bộc phát bệnh sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập trên khắp thế giới đã không tìm thấy bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào cho những liên kết như vậy. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy không có mối liên kết nào cả. Vắc-xin MMR là cách an toàn nhất để bảo vệ con bạn phòng bệnh sởi, quai bị và rubella. Các loại chủng ngừa cho trẻ khoảng 12 và 13 tháng tuổi [p.30] Vắc-xin phế cầu (PCV) Con của bạn nên được chủng ngừa một liều nhắc lại vắc-xin PCV khi đến 13 tháng tuổi. Vắc-xin này mang lại khả năng bảo vệ lâu dài hơn để phòng bệnh nhiễm trùng phế cầu. Sau khi chủng ngừa liều nhắc lại vắc-xin PCV Trong mỗi mười trẻ được chủng ngừa thì có một hoặc hai trẻ có thể bị sưng tấy, đỏ hoặc đau nhức ở chỗ tiêm thuốc hoặc bị sốt nhẹ (xem thêm trang 21). Việc cho con tôi tiêm các vắc-xin MMR và PCV cùng một lúc có làm cho hệ miễn dịch của cháu bị quá tải không? Không. Từ khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ đã bảo vệ trẻ phòng các vi trùng có trong môi trường xung quanh trẻ. Không có sự bảo vệ này, trẻ nhỏ sẽ không thể đối phó với hàng chục ngàn vi khuẩn và virus có ở da, mũi, họng và ruột của trẻ. Khả năng bảo vệ này kéo dài suốt đời. Về lý thuyết, một em bé có thể phản ứng hữu hiệu với khoảng 10000 vắc-xin cùng một lúc. Hệ miễn dịch của trẻ có thể và dễ dàng đối phó các vắc-xin MMR và phế cầu cùng một lúc. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk

[p.31] Các loại chủng ngừa khác [p.32] Vắc-xin BCG Bảo vệ trẻ phòng bệnh lao (TB) Vắc-xin BCG không nằm trong chương trình chủng ngừa dành cho tất cả trẻ em. Vắc-xin BCG được cấp cho những trẻ mà có nhiều rủi ro hơn những trẻ khác do tiếp xúc gần gũi và lâu dài với người bị bệnh lao. Nếu vắc-xin này được cấp, nó thường là khi bạn và con bạn còn ở bệnh viện, nhưng nó cũng có thể được cấp sau đó. Bệnh lao là gì? Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng thường có ảnh hưởng đến phổi. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể, như các tuyến bạch huyết, xương, khớp và thận. Hầu hết các trường hợp bệnh có thể chữa khỏi bằng trị liệu. Lao phổi cũng có thể gây ra một dạng viêm màng não rất nghiêm trọng. Sau khi chủng ngừa Một chỗ giộp hoặc một chỗ đau có thể xuất hiện chỗ tiêm thuốc. Nếu nó có xuất hiện, nó sẽ lành lại dần dần, và tốt nhất là bạn đừng băng kín chỗ đó lại. Chỗ đau có thể sẽ để lại một vết sẹo nhỏ. Nếu bạn lo lắng hoặc cho rằng chỗ đau đã bị nhiễm trùng, hãy đi gặp bác sĩ (xem thêm trang 21). Mặc dù lao phổi không còn phổ biến ở Vương Quốc Anh nhưng nó vẫn gây ra tử vong cho khoảng hai triệu người trên thế giới mỗi năm. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.33] Vắc-xin viêm gan B Bảo vệ trẻ phòng viêm gan B Viêm gan B không nằm trong chương trình chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ. Vắc-xin này hiện đang được cấp cho trẻ nhỏ mà có mẹ bị viêm gan B để giúp trẻ phòng bệnh này. • Liều thứ nhất được tiêm một thời gian ngắn sau khi sinh. • Liều thứ hai được tiêm khi trẻ được một tháng tuổi. • Liều thứ ba được tiêm khi trẻ được hai tháng tuổi. • Một liều nhắc lại được tiêm khi trẻ lên 12 tháng tuổi để có được khả năng bảo vệ lâu dài hơn. Việc thử máu được tiến hành ở tháng thứ 12 để kiểm tra xem trẻ có phát triển bệnh viêm gan B không.

Bệnh viêm gan là gì? Viêm gan là một bệnh nhiễm trùng gan do các loại virus viêm gan gây ra. Vắc-xin viêm gan B chỉ bảo vệ phòng virus loại B, nhưng không phòng viêm gan do các loại virus khác gây ra. Virus viêm gan B được lây truyền qua đường máu nhiễm bệnh từ người mẹ sang con. Nếu bạn mang thai và bị viêm gan B, hoặc nếu bạn bị bệnh trong khi mang thai, bạn có thể lây bệnh cho con bạn. Con của bạn có thể không bị bệnh ngay sau khi sinh nhưng trẻ có nguy cơ cao trở thành người mang mầm bệnh và sẽ bị viêm gan nặng sau này. Một số người mang virus trong máu của mình mà không hề biết. Các loại chủng ngừa khác [p.34] Phụ nữ có thai ở Vương Quốc Anh được cho thử viêm gan B trong thời gian chăm sóc tiền sản. Nếu bạn bị viêm gan B, bạn nên cho con bạn chủng ngừa sau khi sinh để phòng cho trẻ khỏi bị nhiễm bệnh. Nếu trẻ đã được chủng ngừa thì việc cho bú sữa mẹ là an toàn. Sau khi chủng ngừa Các tác dụng phụ của vắc-xin viêm gan B thường là rất nhẹ. Trẻ có thể bị đỏ, sưng hoặc đau ở chỗ tiêm thuốc. Hiện tượng này kéo dài trong vài ngày (xem thêm trang 21). Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk và nhập từ khóa ‘hepatitis B’ (viêm gan B) trong ô tìm kiếm. [p.35] Đề phòng bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết Cả hai bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết đều là những bệnh rất nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng và biết cần phải làm gì nếu bạn nhận thấy chúng. Những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết có thể là tương tự như bệnh cảm lạnh hay cúm (sốt, nôn mửa, bị kích thích khó chịu, bất an trong người). Tuy nhiên, những người bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết có thể trở bệnh nặng trong vòng vài giờ, cho nên điều quan trọng là có được hiểu biết về các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh này. Bệnh viêm màng não là gì? Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não. Viêm màng não có thể gây ra bởi một số loại vi khuẩn và virus khác nhau. Việc nhiễm các vi khuẩn não mô cầu cũng có thể gây ra các bệnh như viêm màng não, nhiễm trùng huyết (ngộ độc máu), viêm màng ngoài tim (viêm màng bao quanh tim) và viêm khớp (sưng khớp). Bệnh nhiễm trùng huyết là gì? Nhiễm trùng huyết là một bệnh rất nguy hiểm khi mà dòng máu đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu tay chân lạnh, da tái xanh, nôn mửa và rất buồn ngủ hay khó đánh thức dậy xảy đến một cách nhanh chóng. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng huyết, hãy đi khám bệnh khẩn cấp.

Đề phòng bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết [p.36] Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng chính của bệnh viêm màng não bao gồm: • khóc the thé, rên rĩ • dễ bị kích thích khó chịu khi được ẵm lên • thóp phồng lên • ngủ lơ mơ và phản ứng chậm hơn – khó đánh thức dậy • mềm nhũn và lơ đãng hoặc cứng đờ với những cử động giật giật • không chịu ăn, nôn mửa • da nhợt nhạt, có vết trên da hoặc tái xanh, và • sốt.

Các triệu chứng chính của bệnh nhiễm trùng huyết có thể gồm: • cách thở nhanh và bất thường • da nhợt nhạt, có vết trên da hoặc tái xanh • sốt với tay và chân lạnh • run rẩy • không chịu ăn, nôn mửa • có những vết đỏ hoặc đỏ tía không biến mất khi được ấn vào (hãy làm thử nghiệm bằng ly

thủy tinh được giải thích ở trang 38) • bị đau hoặc kích thích khó chịu ở cơ bắp hoặc đau chi hoặc đau khớp dữ dội • mềm nhũn • buồn ngủ nhiều

Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.37] Ở trẻ lớn tuổi hơn, thiếu niên hoặc người lớn, các triệu chứng chính của viêm màng não có thể bao gồm: • cổ bị cứng (kiểm tra xem họ có thể cúi xuống chạm mặt vào đầu gối hoặc chạm trán vào đầu

gối của mình không) • nhức đầu nhiều (lý do này chưa đủ để cần đến sự giúp đỡ về y tế) • không thích ánh sáng chói • nôn mửa • sốt • ngủ lơ mơ, phản ứng chậm hơn và mơ hồ, và • bị nổi ban Các triệu chứng chính của bệnh nhiễm trùng huyết có thể gồm: • buồn ngủ, phản ứng chậm hơn, lơ đãng hoặc mơ hồ (một dấu hiệu xuất hiện sau ở bệnh nhiễm

trùng huyết) • đau dữ dội, đau nhức ở các cánh tay, chân và khớp • tay và chân rất lạnh • run rẩy • thở gấp

• có những vết đỏ hoặc đỏ tía không biến mất khi được ấn vào (hãy làm thử nghiệm bằng ly thủy tinh được giải thích ở trang 38)

• nôn mửa • sốt, và • tiêu chảy, chuột rút bao tử. Đề phòng bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết [p.38] Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng não và nhiễm trùng huyết được liệt kê ở các trang trước. Điều quan trọng cần nhớ là không phải ai bị bệnh này cũng đều phát triển tất cả các triệu chứng được liệt kê trên. Nếu một người có một vài triệu chứng liệt kê trên, đặc biệt là các vết màu đỏ hoặc đỏ tía, hãy đi khám bệnh khẩn cấp. Nếu bạn không thể liên lạc với bác sĩ của bạn, hoặc vẫn lo lắng sau khi được tư vấn, hãy tin vào bản năng của bạn và đưa con bạn đến phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất. Cách ‘thử nghiệm bằng ly thủy tinh’ Ấn mạnh mặt bên của một ly uống nước bằng thủy tinh trong suốt lên chỗ nổi ban để bạn có thể nhìn xem chỗ bị ban có mờ dần và mất đi dưới sức ấn không. Nếu nó không đổi màu, hãy liên lạc bác sĩ của bạn ngay lập tức. Tôi có thể có thêm thông tin ở đâu? Cả hai tổ chức Meningitis Research Foundation và Meningitis Trust đều có cung cấp thông tin về bệnh viêm màng não. Hãy gọi đường dây giúp đỡ miễn phí 24 giờ của Tổ Chức Meningitis Research Foundation số 080 8800 3344 hoặc vào website www.meningitis.org Gọi đường dây giúp đỡ miễn phí 24 giờ của Tổ Chức Meningitis Trust số 0845 6000 800 hoặc vào website www.meningitis-trust.org Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hoặc điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn để được tư vấn, hoặc gọi cho Tổ Chức NHS Direct số 0845 4647 Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.39] Lời khuyên khi cho trẻ em đi du lịch [p.40] Nếu con bạn chuẩn bị đi nước ngoài, đảm bảo rằng con bạn đã được chủng ngừa định kỳ gần đây nhất. Con bạn có thể cũng cần chủng ngừa thêm. Liên hệ phòng khám bác sĩ của bạn hoặc một bệnh viện cho người du lịch trước để biết thông tin cập nhật về các loại chủng ngừa mà con bạn có thể cần. Thời gian chủng ngừa của hầu hết các loại vắc-xin cho người du lịch có thể tiến hành trong một giai đoạn bốn tuần, nhưng sẽ cần có nhiều thời gian hơn nếu phải chủng ngừa ban đầu (lần đầu) vắc-xin DTaP/IPV/Hib. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn có ít thời gian hơn trước khi khởi hành, bạn vẫn cần phải đến một bệnh viện để

chắc chắn rằng bạn có được sự bảo vệ tốt nhất có thể cũng như có những thông tin về việc giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở nước ngoài. Con bạn có thể cần được chủng ngừa phòng các loại bệnh khác như sốt vàng, và cần có chứng chỉ chủng ngừa làm bằng chứng trước khi con bạn có thể nhập cảnh một số nước. Giấy chứng nhận chủng ngừa bệnh sốt vàng bắt đầu có giá trị và hiệu lực mười ngày sau khi được chủng ngừa. Đề phòng bệnh sốt rét Sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà bạn có thể bị nhiễm do muỗi chích. Đây là một vấn đề lớn ở các nước nhiệt đới. Nếu con bạn đi du lịch tới một khu vực có sốt rét, con bạn sẽ cần sự bảo vệ. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.41] Phòng muỗi chích Bạn nên làm tất cả những gì bạn có thể để giúp con bạn phòng muỗi chích. • Vào ban ngày và ban đêm, sử dụng quần áo che kín cả tay và chân. • Bôi thuốc chống côn trùng lên da và sử dụng mùng chống muỗi đã được ngâm trong thuốc

diệt côn trùng. Sử dụng thuốc chống muỗi thích hợp với trẻ nhỏ. Hỏi ý kiến dược sĩ bán thuốc cho bạn để được tư vấn thêm. Không có vắc-xin chủng ngừa bệnh sốt rét, nhưng bác sĩ của bạn sẽ có thể cho bạn lời khuyên về việc uống các thuốc phòng sốt rét. Các thuốc phòng sốt rét không giúp bảo vệ hoàn toàn, nhưng chúng quan trọng khi bạn đi du lịch đến một số nơi trên thế giới. Chúng có thể rất khó uống nhưng một số thuốc được điều chế đặc biệt cho trẻ em. Để biết thêm thông tin Bạn có thể nhận quyển Tư vấn sức khoẻ cho người đi du lịch (Health advice for travellers), một quyển sách mỏng cung cấp thông tin do Bộ Y Tế xuất bản, từ sở bưu điện hoặc bằng cách liên lạc đường dây đặt Các Ấn Phẩm của Bộ Y Tế (DH Publications) số 08701 555 455 bất cứ lúc nào, trích mã số T7 Health advice for travellers. Bạn cũng có thể có thêm thông tin từ website của Bộ Y Tế tại www.dh.gov.uk Lời khuyên khi cho trẻ em đi du lịch

[p.42] Chú giải thuật ngữ Bảng chú giải này mô tả một số thuật ngữ có liên quan đến các loại chủng ngừa cho con bạn. Vắc-xin ho gà có thành phần chất nguyên sinh Vắc-xin ho gà chỉ chứa các thành phần của các tế bào vi khuẩn ho gà, có thể tạo miễn dịch ở những người nhận vắc-xin. Phản ứng phản vệ Là một phản ứng dị ứng tức thời và mãnh liệt, cần có sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Vắc-xin DTaP/IPV Một vắc-xin kết hợp có khả năng bảo vệ phòng bốn bệnh khác nhau – bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt. Nó chứa các vắc-xin ho gà gồm các thành phần chất nguyên sinh và vắc-xin bại liệt thể bất hoạt. Vắc-xin này được tiêm cho trẻ từ ba tuổi bốn tháng cho tới năm tuổi như là một liều chủng ngừa trước khi đến tuổi đi trường. Vắc-xin dTaP/IPV Một vắc-xin kết hợp có khả năng bảo vệ phòng bốn bệnh khác nhau - bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt. Nó chứa các vắc-xin bạch hầu liều thấp, vắc-xin ho gà gồm các thành phần chất nguyên sinh và vắc-xin bại liệt thể bất hoạt. Nó có thể được dùng thay thế cho vắc-xin DTaP/IPV được chủng ngừa cho trẻ trước khi đến tuổi đi học từ ba tuổi bốn tháng cho tới năm tuổi. Vắc-xin DTaP/IPV/Hib Vắc-xin DTaP/IPV/Hib bảo vệ phòng năm bệnh khác nhau - bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b). Nó chứa các vắc-xin ho gà gồm các thành phần chất nguyên sinh và vắc-xin bại liệt thể bất hoạt. Thóp Vùng trống giữa các xương ở phần trên của sọ của trẻ nhỏ. Vắc-xin Hib/MenC Là một vắc-xin kết hợp có khả năng bảo vệ phòng các bệnh nhiễm trùng viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) và viêm não mô cầu C. Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.43] Vắc-xin bại liệt (IPV) Vắc-xin bại liệt được điều chế từ các virus đã bị tiêu diệt. Vắc-xin MenC Là một vắc-xin đơn có khả năng bảo vệ phòng bệnh nhiễm trùng não mô cầu C. Kháng sinh neomycin Là một kháng sinh được đưa vào trong vắc-xin để phòng chống nhiễm khuẩn. Vắc-xin phế cầu kết hợp (PCV - Pneumococcal conjugate vaccine)

Là một vắc-xin giúp bảo vệ phòng các bệnh nhiễm trùng do bảy loại vi khuẩn phế cầu gây ra. Kháng sinh polymyxin B Là một kháng sinh được đưa vào trong vắc-xin để phòng chống nhiễm khuẩn. Kháng sinh Streptomycin Là một kháng sinh được đưa vào trong vắc-xin để phòng chống nhiễm khuẩn. Vắc-xin Td/IPV Một vắc-xin kết hợp có khả năng bảo vệ phòng ba bệnh khác nhau - bạch hầu, uốn ván và bại liệt. Nó chứa các vắc-xin uốn ván, vắc-xin bạch hầu liều thấp và vắc-xin bại liệt bất hoạt. Nó được chủng ngừa cho lứa tuổi thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi để tăng cường khả năng bảo vệ phòng ba bệnh này. Chú giải [p.44] Chương Trình Bồi Thường Thiệt Hại Do Vắc-Xin Hầu hết việc chủng ngừa vắc-xin được thực hiện mà không có vấn đề gì xảy ra, rất hiếm khi có thể có rủi ro xảy ra. Chương Trình Bồi Thường Thiệt Hại Do Vắc-Xin (Vaccine Damage Payment Scheme) được đưa ra để giải quyết những khó khăn hiện tại và tương lai của những người bị ảnh hưởng bởi vắc-xin và gia đình của họ. Nó áp dụng cho tất cả các vắc-xin được mô tả trong quyển sách này trừ vắc-xin viêm gan B. Có một số điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi việc thanh toán bồi thường được thực hiện. Nếu bạn cần biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ: Vaccine Damage Payments Unit Department for Work and Pensions Palatine House Lancaster Road Preston PR1 1HB Điện thoại: 01772 899944 E-mail: [email protected] Để biết thêm thông tin, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk [p.45] Nếu bạn muốn có thêm thông tin tư vấn về chủng ngừa, hãy trao đổi với bác sĩ, điều dưỡng viên thực hành hay điều dưỡng viên thăm hỏi sức khoẻ của bạn, hoặc gọi cho Tổ Chức NHS Direct số 0845 4647. Để biết thêm thông tin hoặc có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng vào website www.immunisation.nhs.uk hoặc www.mmrthefacts.nhs.uk

[p.46] © Crown copyright 2006 275774 1p 2m, tháng 8 năm 2006 Phòng Thông Tin Trung Ương (COI), Bộ Y Tế xuất bản. Xuất bản lần thứ nhất, tháng tám 2006 Nội dung của tài liệu này có thể tái xuất bản mà không cần xin phép chính thức hoặc trả tiền nếu sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc trong nội bộ. Nếu bạn cần quyển sách này với số lượng nhiều hơn, vui lòng liên hệ chúng tôi và trích dẫn tựa sách A guide to childhood immunisations for babies up to 13 months of age. Thông tin liên lạc đặt các ấn bản của Bộ Y Tế E-mail: [email protected] Điện thoại: 08701 555 455 Fax: 01623 724 524 Textphone (dành cho người khiếm thính): 08700 102 870 (8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, thứ hai đến thứ sáu) www.immunisation.nhs.uk [p.47] [blank]

[p.48] Chương trình chủng ngừa định kỳ giai đoạn ấu thơ Mỗi liều vắc-xin được tiêm một lần vào bắp đùi hoặc phần trên cánh tay. Tuổi chủng ngừa Chủng ngừa bệnh Vắc-xin sử dụng Hai tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và

viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) Viêm phế cầu

DTaP/IPV/Hib và vắc-xin viêm phế cầu kết hợp (PCV)

Ba tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) Viêm màng não C (não mô cầu nhóm C)

DTaP/IPV/Hib và MenC

Bốn tháng tuổi Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) Viêm màng não C Nhiễm trùng phế cầu

DTaP/IPV/Hib, MenC và PCV

Các loại chủng ngừa không định kỳ Tuổi chủng ngừa Chủng ngừa bệnh Vắc-xin sử dụng Khi sinh (cho những trẻ có nguy cơ tiếp xúc với bệnh lao nhiều hơn những trẻ bình thường)

Bệnh lao BCG

Khi sinh (cho những trẻ mà người mẹ bị viêm gan B)

Viêm gan B Hep B

Khoảng 12 tháng tuổi Ciêm màng não mủ Hib (Haemophilus influenzae typ b) và viêm màng não C

Hib/MenC

Khoảng 13 tháng tuổi Sởi, quai bị và rubella (sởi Đức) Viêm phế cầu

MMR và PCV

Ba tuổi bốn tháng đến năm tuổi

Bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt Sởi, quai bị và rubella

DTaP/IPV hoặc dTaP/IPV và MMR

Mười ba đến mười tám tuổi

Uốn ván, bạch hầu và bại liệt

Td/IPV