hội vinalab được cấp phép xuất bản tạp chí thử nghiệm ngày ... · với mục...

32
Điều chỉnh quy trình công việc để tăng sự hiệu quả và an toàn trong phòng thử nghiệm Tương lai của Truy xuất nguồn gốc thực phẩm Hội VinaLAB được cấp phép xuất bản Tạp chí "ử nghiệm Ngày nay" SỐ 29 - THÁNG 07/2017

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 14 - THÁNG 03/2016

Maket mới

Điều chỉnh quy trình công việc để tăng sự hiệu quả và an toàn trong phòng thử nghiệm

Tương lai của Truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Hội VinaLAB được cấp phép xuất bản Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay"

SỐ 29 - THÁNG 07/2017

Trong tay Bạn là Bản tin Thử nghiệm ngày nay số 29. Để phục vụ Hội viên và Bạn đọc được tốt hơn, Bản tin rất mong muốn Hội viên và Bạn đọc cho ý kiến và gửi tin, bài về hoạt động thử nghiệm.Mọi ý tưởng, ý kiến đóng góp và sự hỗ trợ của Tổ chức, Doanh nghiệp và Cá nhân đều được trân trọng ghi nhận và nghiên cứu áp dụng để nội dung, hình thức của Bản tin được liên tục cải tiến.Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý vị. Rất mong Bản tin này sẽ trở thành người bạn thân thiết, có ý nghĩa đối với Hội viên và Bạn đọc.

Bản tin Thử nghiệm ngày nay

3(3) Hội VinaLAB được cấp phép xuất bản Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay" (4) VinaLAB góp mặt tại Triển lãm hàng đầu châu Á - ProPak Asia 2017(6) Phải huy động hệ thống phòng thí nghiệm đo chất lượng thực phẩm tại các doanh nghiệp(8) Thành phần collagen được kiểm nghiệm lâm sàng như thế nào?(11) Đột phá trong việc sản sinh tế bào máu

13(13) Các nhà di truyền học sử dụng virus và công nghệ CRISPR để chống lại bệnh ở cam quýt(15) Vi khuẩn ruột đa dạng hơn gắn liền với sự di căn chậm hơn của u ác tính(17) Tương lai của Truy xuất nguồn gốc thực phẩm(20) Từ hàng không vũ trụ đến điện thoại thông minh: Thị trường quang phổ đã lớn mạnh thế nào?

23(21) VinaCert - 10 năm phát triển và trưởng thành

26(26) Điều chỉnh quy trình công việc để tăng sự hiệu quả và an toàn trong phòng thử nghiệm(26) Thách thức và xu hướng trong kiểm chứng hệ thống dữ liệu sắc ký

(Bìa 3+4): Chương trình Thử nghiệm thành thạo - VinaLAB PT - Tổng hợp (Tháng 8)

3

Hội VinaLAB

được cấp phép xuất bản Tạp chí

"Thử nghiệm

Ngày nay"

Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VinaLAB) đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép xuất bản Tạp chí "Thử nghiệm Ngày" nay số 293/GP-BTTTT, ngày 23/06/2017.

Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay" – Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam sẽ đăng tải những công trình nghiên cứu của các nhà

khoa học, các tổ chức thử nghiệm; những bài viết tổng quan trong lĩnh vực thử nghiệm và thông tin về các hoạt động của Hội được trình bày với phong cách và ngôn ngữ báo chí hiện đại hứa hẹn góp phần lan toả những thông tin giá trị, bổ ích tới đông đảo bạn đọc.

Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay" sẽ xuất bản định kỳ 02 tháng/01 số với 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Số tạp chí đầu tiên sẽ được xuất bản vào tháng 09/2017 (bài gửi đăng số 01 vui lòng gửi trước ngày 25/08/2017). Trân trọng kính mời các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thử nghiệm trong và ngoài nước tham gia viết bài cho Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay".

Tạp chí nhận bài thường xuyên. Các tác giả gửi bài báo khoa học bằng file MS. Word qua địa chỉ email. Các bài viết gửi đăng sẽ được gửi đến chuyên gia đánh giá có cùng chuyên ngành phản biện theo quy trình bình duyệt khách quan. Các bài báo đủ điều kiện được đăng trên Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay" và tác giả sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Tạp chí.

Với mục tiêu trở thành một diễn đàn khoa học, nơi cung cấp và chia sẻ thông tin, Tạp chí "Thử nghiệm Ngày nay" luôn hoan nghênh ý kiến tranh luận, trao đổi và phản biện của các nhà khoa học về nội dung của các công trình khoa học mà Tạp chí đăng tải.

Địa chỉ liên hệ:Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay – Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VinaLAB)Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Tp.Hà NộiĐiện thoại: 046.683.9670

Fax: 043.634.3449Email:

[email protected] hoặc [email protected]

Website: http://www.vinalab.org.vn

VinaLAB

4

Sự kiện được tổ chức bởi UBM BES trong thời gian

từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6 năm 2017 tại Thái Lan - một trong những thị trường năng động nhất thế giới.

ProPak Asia từ những năm đầu tổ chức tới nay đã trở thành sự kiện hàng đầu về chế biến và đóng gói tại châu Á. Năm 2017 đánh dấu cột mốc 25 năm hình thành và phát triển của ProPak Asia, quy mô triển lãm lần này lên tới 55.000 mét vuông diện tích trưng bày (mở rộng 23%) tại

Trung tâm Triển lãm Quốc tế BITEC, thành phố Bangkok. ProPak Asia lần thứ 25 được mở rộng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng ở tất cả các khu vực. Các gian hàng quốc tế đã mở rộng đáng kể, nhiều nhà triển lãm mới tham gia, và khi tới đây khách tham quan được giới thiệu những công nghệ mới nhất, sáng tạo đổi mới và giải pháp từ khắp nơi trên thế giới.

Đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức đoàn Việt Nam tham dự những sự kiện triển

lãm đầu ngành hàng năm trong khu vực như Thailand LAB, JASIS, đồng thời nhận thấy ProPak Asia là sự kiện ngành công nghiệp mang tính quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất của châu Á, Hội VinaLAB đã tổ chức đoàn tham dự ProPak Asia 2017 thành công tốt đẹp. Ông Nguyễn Hữu Thiện – Chủ tịch Hội VinaLAB làm trưởng đoàn.

Thành viên đoàn VinaLAB đã được chứng kiến các công nghệ chế biến và bao gói tiên tiến được trình bày và trình diễn bởi hơn 1.800 nhà triển lãm đến từ 42 quốc gia, 17 gian hàng quốc tế từ Úc, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Tây Ban Nha, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ và một khu vực gian hàng bánh kẹo mới bao gồm các nhà triển lãm từ Đức và Italy, hơn 45.000 du khách thương mại tới tham quan trong suốt 4 ngày triển lãm.

Trong bối cảnh Thái Lan tiến tới nền kinh tế 4.0, ProPak Asia mang lại sự đổi mới cho tất cả các nhà sản xuất lớn

VinaLAB góp mặt tại Triển lãm hàng đầu châu Á - ProPak Asia 2017Trung tuần tháng 6 vừa qua, đoàn đại biểu Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VinaLAB) đã tới tham quan Triển lãm Quốc tế ProPak Asia 2017 - sự kiện số một tại châu Á về công nghệ chế biến và đóng gói thực phẩm, đồ uống, dược phẩm – những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng trong khu vực với hàng loạt các sáng kiến đổi mới công nghệ được thiết kế nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY5

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

nhỏ. "Thái Lan dẫn đầu trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Chúng tôi được biết đến trên khắp thế giới về các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến và các nhà sản xuất đang đầu tư rất nhiều vào hoạt động kinh doanh. Đẩy mạnh nhu cầu trong chế biến và đóng gói với giá trị ngày càng cao. Thái Lan có thể hưởng lợi rất lớn từ sự phát triển trên và tiếp tục dẫn đầu trong ngành công nghiệp này, và chính tại Thái Lan, ProPak Asia đóng vai trò rất quan trọng. Hỗ trợ ngành công nghiệp để mở rộng tiềm năng và khả năng cạnh tranh thông qua việc kết nối các doanh nghiệp/ tổ chức với các nhà cung cấp tốt nhất thế giới về công nghệ chế biến và đóng gói, giúp ngành công nghiệp này thành công ở mọi cấp độ, từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Panuwat Triyangkulsri, Phó Tổng Giám đốc DIP, Bộ Công nghiệp Thái Lan cho biết.

"ProPak Asia ra đời và được xây dựng trở thành sự kiện số một châu Á về chế biến và đóng gói bao bì. Danh tiếng và uy tín của ProPak Asia đã được kiểm chứng qua chặng đường 25 năm, chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành luôn mong đợi để được chứng kiến những cải tiến mới nhất và giải pháp tốt nhất tại đây. Sự kiện càng quan trọng hơn đối với các tập đoàn lớn cũng

như doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Thái Lan tiến tới nền kinh tế 4.0 thúc đẩy nhu cầu mở rộng năng lực công nghiệp", Justin Pau, Tổng Giám đốc UBM BES nhấn mạnh.

Ngoài việc tham quan tiếp cận các công nghệ chế biến và bao gói tiên tiến tại các gian hàng trưng bày, các thành viên trong đoàn VinaLAB còn tham dự một số hội thảo, hội nghị trong khuôn khổ chương trình của ProPak Asia 2017. Tiêu biểu phải kể đến một số hội thảo, sự kiện quan trọng như: Hội nghị Sáng kiến Cải tiến Thực phẩm châu Á 2017, Cuộc thi Sáng kiến Cải tiến Thực phẩm 2017, Hội thảo về Công nghiệp nước giải khát châu Á 2017, Hội thảo giữa Hiệp hội Ngành công nghiệp nước giải khát Thái Lan và

Bộ Y tế, Hội thảo PharmaTech 2017, Hội nghị của Trung tâm Bao bì Thái Lan và TISTR 2017, Hội thảo Khuyến khích công nghiệp năm 2017, Cuộc thi FoSTAT-Nestle Bowl, Hội nghị Thực phẩm và Nước giải khát châu Á 2017, Giải thưởng Bao bì Thai Star và Asia Star năm 2016 cùng các buổi thảo luận tập trung vào SME.

Đơn vị tổ chức ProPak Asia - UBM BES là nhà tổ chức các sự kiện B2B lớn nhất trên thế giới với 3.750 nhân viên, có trụ sở tại hơn 20 quốc gia, phục vụ hơn 50 ngành kinh tế khác nhau.

VinaLAB tin tưởng rằng đến với ProPak Asia hàng năm sẽ là một hành trình luôn bổ ích và thú vị.

VinaLAB

6

Chiều 5/6, tại phiên thảo luận của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, cần phải huy động hệ thống phòng thí nghiệm đo chất lượng thực phẩm tại tất cả các doanh nghiệp hiện nay.

Phát biểu giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, trong đó có vấn đề khái niệm

"người tiêu dùng thông thái", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Phải thiết lập hệ thống dựa trên quy chuẩn, tiêu chuẩn để phân biệt thực phẩm nào an toàn, thực phẩm nào không an toàn. “Việc này không chỉ nằm ở các phòng thí nghiệm của các bộ như Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cần phải huy động hệ thống phòng thí nghiệm đo ở tất cả các doanh nghiệp. Ai đạt tiêu chuẩn thì chúng ta đều đưa vào mạng lưới này làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, phải tăng cường đầu tư để có các trang thiết bị kiểm định, kiểm chuẩn dù rằng chưa mang tính chính xác hoàn toàn về định lượng, nhưng mới định tính ở các chợ đầu mối, thậm chí ở các chợ, các siêu thị để người dân khi nhìn thực phẩm bằng mắt thường không phân biệt được sẽ có điều kiện để xác minh là thực phẩm đó có an toàn hay không.

Phải huy động hệ thống phòng thí nghiệm đo chất lượng thực phẩm

tại các doanh nghiệp

7

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nói về công tác thanh tra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dù có tuyên truyền, vận động nhưng trước hết phải thực thi nghiêm trước pháp luật. Muốn nghiêm trước pháp luật phải có lực lượng thanh tra. “Vừa qua Chính phủ thí điểm tổ chức thanh tra liên ngành ở 5 quận và 10 phường tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Qua đánh giá ban đầu còn rất nhiều ý kiến góp ý, cơ bản Chính phủ đã bàn và thấy rằng cần phải xin chủ trương mở rộng ra toàn quận, huyện ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh. Dựa trên đề nghị của các tỉnh, đặc thù của các tỉnh, thành phố, dự kiến có thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai và Đồng Nai sẽ mở rộng thí điểm này. Chính phủ sẽ bàn và có văn bản của Chính phủ để cho phép mở rộng”, Phó Thủ tướng cho biết.

Về vấn đề tuyên truyền và vận động, Phó Thủ tướng cho rằng, phải làm sao huy động toàn xã hội vào cuộc và phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động. “Tuyên truyền ở đây chúng

ta hiểu thêm là từ hệ thống các tổ chức, đoàn thể cũng như các cơ quan ở tất cả các cấp. Điều quan trọng là kết hợp chặt chẽ với hệ thống máy kiểm tra để dần hình thành một thói quen là khi nói và tuyên truyền đều dựa trên bằng chứng, không mang tính suy luận. Đây cũng là khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Vì trong điều kiện toàn xã hội quan tâm đến an toàn thực phẩm như Việt Nam, nếu chúng ta không tăng cường các khả năng để người dân và các cơ quan nói dựa trên bằng chứng thì rất dễ ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch và tới xuất khẩu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, đánh giá lại vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề lớn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi vậy, cần nỗ lực rất kiên trì, nếu quyết tâm hơn, với trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là những người đứng đầu tất cả các cấp sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Theo www.dangcongsan.vn

8

Thành phần collagen

được kiểm nghiệm lâm sàng như thế nào?

9

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

Gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các sản phẩm bổ sung collagen. Và một trong những yếu tố được tìm hiểu và nhắc đến nhiều nhất chính là kiểm nghiệm lâm sàng đối với thành phần sản phẩm.

Kiểm nghiệm lâm sàng: Không phải collagen nào cũng có

Nói một cách dễ hiểu, kiểm nghiệm lâm sàng là các nghiên cứu được tiến hành trên người để xác định tính an toàn và hiệu quả của một phương pháp, hay của một thành phần nào đó (mà ở đây là thành phần collagen). Nghiên cứu này chỉ có giá trị khi được 1 đơn vị độc lập có thẩm quyền rút ra kết luận. Đối với collagen, kiểm nghiệm lâm sàng thường sẽ do các Viện nghiên cứu chuyên về collagen, da liễu… thực hiện.

Kiểm nghiệm lâm sàng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của đơn vị nghiên cứu, cũng như sự đầu tư bài bản, nghiêm túc của nhà sản xuất. Cho nên trên thực tế, dù thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm collagen, với nhiều nguồn chiết xuất khác nhau (tảo biển, da cá, da heo…) và nhiều dạng bào chế khác nhau (nước, bột, viên nén…) nhưng không phải sản phẩm nào, cả trong nước lẫn nước ngoài cũng có thành phần đã được chứng minh hiệu quả và tính an toàn qua kiểm lâm sàng, trước khi được sản xuất và đưa ra thị trường.Điều này dẫn đến một thực trạng đáng buồn. Bên cạnh những chị em đã dùng collagen và thấy được hiệu quả thì vẫn còn rất nhiều người chọn phải collagen kém chất lượng, chưa được kiểm nghiệm nên dù đã bỏ ra một số tiền lớn mua các sản phẩm này, dùng trong thời gian rất dài… nhưng hiệu quả vẫn không đáng

kể. Thực trạng này càng làm rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của kiểm nghiệm lâm sàng đối với các sản phẩm collagen trong giai đoạn hiện nay.Kiểm nghiệm lâm sàng collagen được thực hiện như thế nào?

Có rất nhiều dạng kiểm nghiệm lâm sàng đối với collagen, trong đó nghiên cứu có nhóm đối chứng với giả dược chính là dạng phổ biến nhất. (Giả dược là sản phẩm được làm với hình dạng và mùi vị giống hệt collagen được dùng để kiểm nghiệm, nhưng không có bất kỳ tác dụng nào). Trong dạng kiểm nghiệm lâm sàng này, nhà nghiên cứu sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên trong nhóm đối tượng đang gặp phải các vấn đề mà thành phần sản phẩm có thể giải quyết. Với collagen, nhóm phụ nữ có các dấu hiệu nhăn da, chùng nhão… sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi từ khoảng 30-65. Số người tham gia thử nghiệm càng lớn thì kết quả càng có ý nghĩa. Thông thường, số mẫu sẽ trên 100 người.

Sau đó, số người này sẽ được chia thành 2 nhóm bằng nhau. Trong cùng 1 thời gian xác định (thường là 4 tuần, 8 tuần), nhóm một sẽ được dùng thành phần collagen cần kiểm nghiệm, nhóm hai sẽ dùng giả dược theo hướng dẫn chi tiết của điều tra viên. Liều dùng và thời gian dùng sẽ tùy theo mục đích nghiên cứu.

Thêm vào đó, những người tham gia thử nghiệm cũng không được dùng bất kỳ loại

10

mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da nào khác, phải giữ nguyên chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như bình thường để đảm bảo hiệu quả cải thiện nếp nhăn đến từ việc dùng collagen chứ không phải từ bất kỳ tác nhân nào khác.Đo lường hiệu quả và tính an toàn của thành phần collagen như thế nào?

Hiệu quả của collagen sẽ được xác định bằng diện tích nếp nhăn da giảm được sau thời gian sử dụng. Những người tham gia sẽ được đo mật độ, diện tích nếp nhăn trên da trước khi bắt đầu liệu trình, sau khoảng 2 - 4 - 8 tuần dùng loại collagen đó, cũng như sau 2 - 4 tuần kể từ ngày cuối của liệu trình.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn xác định hiệu quả của collagen bằng sự tăng hay giảm của các thành phần cấu trúc da như lượng procollagen (nguyên liệu tạo nên collagen) và elastin (một loại sợi protein dẻo dai giúp làn da có độ đàn hồi). Collagen và elastin chính là hai thành phần chính trong lớp hạ bì

bảo vệ cấu trúc da, giúp da săn chắc; có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nếp nhăn.

Còn độ an toàn của collagen sẽ được xác định bằng việc có hay không có các tác dụng phụ xuất hiện trong suốt quá trình thử nghiệm. Nếu không có bất kỳ tác dụng nào thì thành phần collagen đạt chuẩn an toàn để sử dụng.

Được biết, một trong những thương hiệu collagen hàng đầu tại VN là Adiva cũng vừa công bố kiểm nghiệm lâm sàng thành phần 100% collagen peptide của sản phẩm. Đại diện nhãn hàng này cho biết, thử nghiệm lâm sàng thành phần collagen peptide của Adiva được thực hiện tại Đức; collagen peptide cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc giảm nếp nhăn và rất an toàn khi sử dụng. Trong thời gian sắp tới, Adiva cũng sẽ tổ chức họp báo để công bố cụ thể nội dung của kiểm nghiệm lâm sàng này.

Theo Nhịp sống kinh tế

Diện tích nếp nhăn giảm được càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả của loại collagen được kiểm nghiệm

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY11

Đột phá trong việc sản sinh tế bào máu

Lần đầu tiên, các tế bào

gốc sản sinh ra máu đã được tạo thành

trong phòng thí nghiệm.

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

12

Hai nhóm nghiên cứu độc lập đã đưa ra những phương pháp khác nhau để hình

thành được tế bào máu, mở đường cho các phương pháp điều trị nhiều bệnh về máu, đồng thời cung cấp hướng đi không giới hạn đối với việc tạo máu và truyền máu.

Trong gần 20 năm qua, các nhà khoa học đã tìm cách để sử dụng tế bào gốc phôi người tạo ra tế bào gốc hình thành máu. Cũng với tế bào gốc, các nhà khoa học đã có nhiều thành công khi phát triển các loại tế bào khác của con người. Riêng với việc sản sinh được tế bào gốc máu vẫn luôn là điều khó nắm bắt.

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ bệnh viện nhi Boston ở Massachusetts, Mỹ đã giới thiệu một nghiên cứu đột phá, thành công trong phương pháp tạo được tế bào gốc máu trong phòng thí nghiệm, có khả năng tạo ra vài kiểu tế bào máu người khi đưa vào chuột.

Ryohichi Sugimura, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích: "Bước này mở ra cơ hội để lấy tế bào từ bệnh nhân rối loạn máu, tác động vào gene để sửa chữa khuyết tật di truyền của chúng và tạo ra các tế bào máu chức năng”.

Hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh về máu hoặc những người có tế bào gốc máu bị suy nhược do hóa trị (ví dụ điều trị ung thư), thường cần đến việc cấy ghép tủy xương vì các tế bào gốc máu khỏe mạnh được tìm thấy trong tủy xương của cơ thể. Tuy nhiên, tìm được người hiến tuỷ tương đồng là rất khó khăn, đối với anh chị em ruột tỷ lệ chỉ 25%, còn cơ hội đối với người lạ còn hiếm hơn nhiều, đôi khi tỷ lệ chỉ 1/1 triệu.

Tiến trình của nhóm Boston bắt đầu với các tế bào gốc đa năng của con người được tạo ra từ các tế bào da và đưa chúng vào các hóa chất hướng sự hình thành mô bào thai có thể dẫn đến các tế bào gốc máu. Bước thứ hai liên quan đến việc phát hiện ra năm protein khuyến khích các tế bào phôi chuyển sang tế bào gốc máu.

Nhóm nghiên cứu sau đó đã cấy ghép những tế bào cuối cùng này vào chuột, và vài tuần sau, chuột được tìm thấy mang theo nhiều

loại tế bào máu người, từ các tiền thân của tế bào hồng cầu đến các tế bào lympho T và B. Điều này báo hiệu cho các nhà nghiên cứu rằng các tế bào được cấy ghép đã hoạt động chính xác như tế bào gốc máu người. Việc nghiên cứu vẫn cần những bước sâu hơn nhưng rõ ràng là con đường hướng tới việc phát triển máu trong phòng thí nghiệm đã mở, đã có tín hiệu đáng tin cậy. Điều này rất hữu ích giúp khả năng để có nguồn cung máu không hạn chế bằng cách lấy tế bào từ những người hiến tặng trong đại chúng

Newatlas cho biết thêm về nhóm các nhà khoa học thứ hai cũng thành công đối với việc hình thành tế bào gốc máu trong phòng thí nghiệm nhưng theo một quy trình hoàn toàn khác. Đó là nhóm nghiên cứu tại Viện Weill Cornell với kỹ thuật tạo ra tế bào gốc máu (HTCs) từ các tế bào nội mạch đơn giản để nối thành mạch máu.

Các nhà nghiên cứu dùng tế bào nội mạch tạo ra một số protein liên quan đến chức năng của tế bào gốc máu. HTCs sẽ được lập trình lại rồi cấy vào chuột, cơ thể chuột sẽ sản sinh ra nhiều tế bào máu có đầy đủ các thuộc tính di truyền của các tế bào mạch máu ban đầu. Nghiên cứu của Weill Cornell là một khám phá thú vị làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về cách tế bào gốc tự tái tạo trong cơ thể con người.

Cả hai nghiên cứu nói trên đều hướng đến hy vọng mới về chữa bệnh bạch cầu, điều chỉnh các khiếm khuyết di truyền gây ra các bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, và giảm sự khó khăn khi tìm tủy hiến tặng để cấy ghép như hiện nay.

Theo Newatlas

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY13

Các nhà di truyền học sử dụng virus và công nghệ CRISPR

để chống lại bệnh cho cam quýtCác nông dân trồng cam đang mong rằng

các nhà khoa học có thể đánh bại mầm bệnh phá hoại vụ mùa cam tại Mỹ.

Các nông dân trồng cây ăn trái tại Mỹ từ lâu đã e ngại sự tấn công của virus gây bệnh

tristeza trên cam quýt. Nhưng giờ đây, mầm bệnh này có thể là hi vọng lớn nhất của họ trong việc chống lại một dịch bệnh nguy hiểm hơn đang tàn phá những cây cam quýt trồng tại khắp miền nam nước Mỹ.

Trong tháng 2, công ty nông nghiệp Southern Gardens Citrus tại Clewiston, Florida đã đăng kí xin phép Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để được sử dụng phiên bản biến đổi gene của virus bệnh tristeza trên cam quýt (CTV) để tấn công vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh ở cam quýt. Dịch bệnh này đã làm giảm một nửa sản lượng cam của nước Mỹ trong suốt hơn nửa thập kỉ qua, và đang đe dọa phá hủy toàn bộ ngành công nghiệp trị giá 3.3 tỉ đô la này.

Thời gian dành cho công chúng đóng góp ý kiến về việc đăng kí sử dụng virus biến đổi gene này đã kết thúc vào tuần trước, và Bộ Nông nghiệp Mỹ hiện đang đánh giá các tác động tới môi trường của virus.

Các đợt thử nghiệm thực địa virus CTV biến đổi gene đã được chuẩn bị thực hiện. Nếu việc đăng kí được chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng trên thị trường. Nó cũng tạo ra cơ hội để tiếp bước các quy định và giảm sự kì thị công khai đối với cây trồng biến đổi gene.

Carolyn Slupsky, một nhà khoa học thực phẩm tại Đại học California, nói: “Hiện giờ cuộc chạy đua cứu lấy cây cam quýt đang thực sự

diễn ra. Dịch bệnh này hoành hành khắp nơi, và nó rất khủng khiếp”.

Virus biến đổi gene chỉ là một lựa chọn được nghiên cứu để chống lại bệnh vàng lá gân xanh ở cam quýt. Các dự án khác hướng tới việc sửa bộ gene của cây cam quýt bằng công nghệ CRISPR–Cas9 để tăng sức chống chịu dịch hại, hoặc thiết kế lại để biểu hiện các gene phòng vệ hoặc các nhân RNA ngắn ngăn chặn sự lây truyền bệnh. Các nông dân địa phương cũng đã đóng góp quỹ tài trợ cho một dự án quốc tế giải trình tự gene cây cam quýt để tìm kiếm nhiều vũ khí hơn chống lại bệnh vàng lá gân xanh.

Bryce Falk, một nhà nghiên cứu bệnh học ở thực vật tại Đại học California, nói: “Cơ hội nghiên cứu khoa học lớn được mở ra, chúng ta cần tận dụng lợi thế của công nghệ mới”.

Bệnh vàng lá gân xanh do một loài vi khuẩn thuộc chi Candidatus Liberibacter. Vi khuẩn này lây lan bởi loài rầy phấn châu Á (Diaphorina citri) chuyên ăn lá và hút nhựa của cây họ cam quýt. Vi khuẩn này khiến cây cam quýt ra trái đắng, méo mó, có nửa dưới màu xanh lá. Bệnh này cũng được biết đến rộng rãi bởi tên tiếng Trung là huanglongbing.

Cây ăn quả đầu tiên tại Mỹ có triệu chứng bệnh đã được ghi nhận tại Miami vào năm 2005. “Chúng tôi phải thốt lên một cách kinh hoàng”, Fred Gmitter, người đã nhân giống cây họ cam quýt mới tại Đại học Florida ở Lake Alfred nói.

14

Một số nhà nghiên cứu đã vô tình thành công khi chống lại căn bệnh này. Nhóm nghiên cứu của Gmitter công bố một giống quýt tên là Sugarbell vừa lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Mặc dù những cây trồng đó đã bị nhiễm khuẩn C. Liberibacter, người nông dân vẫn có thể thu hoạch được lượng cam ngọt tương đối nếu cây trồng được cắt tỉa và bón dinh dưỡng đúng cách. Nhưng rất khó để nối tiếp thành công ấy: lí do vì sao những cây này có độ chống chịu tương đối với căn bệnh vẫn còn là một điều bí ẩn.

Công ty Southern Gardens Citrus đã chỉnh sửa gene cho cây trồng trong nhiều năm để biểu hiện các gene lấy từ rau chân vịt mà chống lại căn bệnh. Công ty nói rằng kết quả của các đợt thử nghiệm thực địa cho thấy sự bảo vệ ở mức độ nhất định. Nhưng sẽ mất nhiều năm để phương pháp này đáp ứng được các yêu cầu pháp lý đối với việc đưa cây trồng biến đổi gene ra thị trường. Và người tiêu dùng có thể vẫn chưa hoan nghênh loại trái cây hoặc nước ép làm từ cây trồng biến đổi gene.

Vì vậy, công ty Southern Gardens Citrus đã bổ sung một phương pháp khác, và bắt đầu quá trình xin sự chấp thuận của USDA cho virus CTV biến đổi gene vào tháng 2. Thay vì biến đổi gene của cây, công ty muốn biến đổi

gene của một chủng virus CTV vô hại khiến nó sản sinh ra gene chống chịu của cây rau chân vịt. Công ty dự định ghép cành cây đã nhiễm loại virus này lên cây họ cam quýt. Vào tháng 4, USDA tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu đánh giá tác động môi trường, quá trình này thường kéo dài trong khoảng 2 năm và cần thiết để Bộ có thể xem xét trước khi cho phép loại virus biến đổi gene này được sử dụng trên thị trường.

Vì virus không biến đổi trái cây, phương pháp này có thể cho phép người nông dân tuyên bố rằng cam không bị biến đổi gene, và tránh được rào cản pháp lý cũng như giảm sự nghi ngờ của công chúng.

Đó cũng là mục tiêu của các dự án khác đang tìm kiếm gene trao đổi tính chất chống chịu bệnh dịch khi chúng bị “dập tắt”. Nếu các nhà nghiên cứu tìm được loại gene như vậy, họ có thể sử dụng công nghệ CRISPR để “tắt” chúng. Nian Wang, nhà nghiên cứu bệnh học ở thực vật tại Đại học Florida đang sử dụng hướng tiếp cận này để sửa đổi gene của cây cam, và hi vọng sẽ biết được chúng có thể chống chịu bệnh dịch không vào năm 2019. Những nhà khoa học khác đang sử dụng cách can thiệp bằng RNA trong rầy phấn để “tắt” các gene cho phép loài côn trùng này lây nhiễm vi khuẩn.

Hiện giờ, câu hỏi lớn nhất đặt ra đó là: Liệu ngành công nghiệp cam quýt có sống sót cho đến lúc những giải pháp này được áp dụng trong vườn cây ăn trái. Gmitter nói: “Đây là một căn bệnh có sức tàn phá vô cùng lớn. Người nông dân cần cách giải quyết đã từ 10 năm trước”.

Theo Nature

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY15

Vi khuẩn ruột đa dạng hơn gắn liền với sự di căn chậm hơn của

u ác tính

“Sự kết hợp của vi khuẩn trong đường tiêu hóa của các bệnh nhân u ác tính di căn có liên quan đến sự tiến triển hoặc chậm lại của bệnh ở các bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp miễn dịch”, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas báo cáo trong Hội nghị Thường niên năm 2017 của Hiệp hội Ung thư học Hoa Kỳ.

Nghiên cứu mẫu phân của 105 bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp phòng

ngừa kiểm soát miễn dịch cho thấy một số đặc tính nhất định của hệ vi sinh vật trong các bệnh nhân có tương quan với tiến triển bệnh chậm hơn, trong khi các đặc tính khác liên quan đến việc tiến triển bệnh xấu đi và nhanh hơn.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, Jennifer Wargo - Phó Giáo sư, Bác sĩ Khoa Phẫu thuật Ung thư tại Trung tâm MD Anderson nói: “Sự đa dạng hơn của vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến tỉ lệ phản ứng đối với liệu pháp điều trị cao hơn và giai đoạn sống còn không tiến triển (PFS) dài hơn”.

Wargo và cộng sự cũng phát hiện ra rằng sự phong phú của một loài vi khuẩn đặc thù

cũng liên quan đến tỉ lệ phản ứng cao hơn và giai đoạn sống còn không tiến triển dài hơn.

“Vi sinh vật dường như đã tác động tới sự phản ứng của bệnh nhân đối với liệu pháp miễn dịch, mở ra hướng đi tiềm năng trong việc sử dụng chúng để đánh giá thể trạng bệnh nhân cho liệu pháp miễn dịch và điều khiển chúng để cải thiện việc điều trị”, Wargo nói. Bà Jennifer Wargo đồng thời là Chủ tịch của Melanoma Moon Shot™ - một bộ phận của Chương trình Moon Shots do Trung tâm MD Anderson thực hiện để giảm tỉ lệ tử vong do ung thư nhờ những tiến bộ trong các liệu pháp từ các nghiên cứu khoa học.

Nhóm nghiên cứu của Wargo cũng hợp tác với Viện Parker về Liệu pháp miễn dịch cho

16

Ung thư (PICI) để phát triển đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho liệu pháp miễn dịch sử dụng vi sinh vật trong cơ thể người, với mục tiêu dự án này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật đơn bào và virus sống trong cơ thể người có số lượng đông hơn hẳn số tế bào của chính chủ. Hệ vi sinh vật này đóng vai trò chủ chốt trong rất nhiều chức năng thường ngày, gồm cả giai đoạn đầu của hệ miễn dịch và hoạt động thông thường của nó.Giai đoạn sống còn không tiến triển dài hơn

Các bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị bằng chất ức chế kiểm soát miễn dịch ngăn chặn sự kích hoạt của PD1 - một protein trong tế bào T ở hệ miễn dịch gây cản trở sự phản ứng miễn dịch. Tác dụng của thuốc là giải phóng hệ miễn dịch để tấn công khối u.

Nhóm nghiên cứu nhận ra các bệnh nhân có nhiều loại vi khuẩn đa dạng hơn trong đường ruột với giai đoạn sống còn không tiến triển (PFS) trung bình dài hơn, được xác định tại thời điểm khi bệnh của một nửa số bệnh nhân trong nghiên cứu đang tiến triển.

Với thời gian trung bình là 242 ngày, hơn một nửa trong số bệnh nhân với hệ vi sinh vật đa dạng cao không có tiến triển bệnh, trong khi những bệnh nhân với hệ vi sinh vật đa dạng trung bình có chỉ số PFS trung bình là 232 ngày, và những bệnh nhân với mức đa dạng vi sinh vật thấp có chỉ số PFS trung bình là 188 ngày.

Một số loại vi khuẩn cụ thể cũng có tác động rõ rệt. Hơn một nửa trong số bệnh nhân với lượng F.prausnitzii phong phú đã vượt ngưỡng PFS trung bình, trong khi một nửa số bệnh nhân có lượng vi khuẩn này thấp đã tiến triển bệnh trong 242 ngày.

Số lượng phong phú vi khuẩn Bacteroidales có liên quan tới thời gian tiến triển bệnh nhanh hơn, khi các bệnh nhân có lượng vi khuẩn này cao có chỉ số PFS là 188 ngày, và những bệnh nhân có lượng vi khuẩn này thấp có chỉ số PFS là 393 ngày.

Nghiên cứu đã cho thấy hệ vi sinh vật trong cơ thể người có thể bị thay đổi do chế độ ăn, tập luyện thể dục, sử dụng kháng sinh hoặc theo một nghiên cứu mới đây là cấy phân. Wargo cảnh báo rằng vẫn còn rất nhiều điều cần nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ vi sinh vật và phương pháp điều trị ung thư, và nhắc nhở mọi người không nên tự chữa trị bằng chế phẩm men vi sinh và các phương pháp khác.Làm sáng tỏ các cơ chế hoạt động của hệ vi sinh vật

Trong khi phát triển chương trình thử nghiệm lâm sàng trên người, Wargo và cộng sự cũng thực hiện nghiên cứu mẫu trên chuột và tại phòng thử nghiệm để hiểu rõ hơn cơ chế kết nối giữa vi khuẩn và hệ miễn dịch. Dự án này sẽ bao gồm cả một dự án được tài trợ bởi Stand Up to Cancer có liên quan đến việc cấy phân từ các bệnh nhân đã phản ứng với liệu pháp điều trị và từ những bệnh nhân không phản ứng cho những con chuột vô trùng, cung cấp hệ vi sinh vật có điều kiện thuận lợi và không thuận lợi để nghiên cứu kĩ hơn.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện giải trình tự 16S rRNA, một phân tích kiểm tra sự có mặt của RNA ribosome 16S để phát hiện vi khuẩn, xác định tổ hợp vi sinh vật từ mẫu phân.

Giải trình tự toàn bộ gene và kiểm soát miễn dịch được thực hiện trên khối u sau điều trị và trên một số khối u trước điều trị. Hồ sơ miễn dịch cho thấy những bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị ngăn chặn PD1 đã cho thấy sự tăng lên đáng kể của xâm nhập miễn dịch trong khối u, bao gồm sự có mặt của tế bào T CD8+, liên quan đến múc độ phong phú của một loài vi khuẩn cụ thể.Chú thích:

Giai đoạn sống còn không tiến triển: PFS (Progression-free survival) – khoảng thời gian trong quá trình và sau quá trình điều trị bệnh mà căn bệnh không tiến triển xấu đi hay bị nặng hơn.

Theo Science Daily

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY17

Tương lai của truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong tương lai sẽ như thế nào? Hãy cùng xem xét người tiêu dùng, công nghệ và nguồn cung ứng thực phẩm.

Người tiêu dùngNgười tiêu dùng của tương lai là những

khách hàng có ý thức. Họ không còn thụ động tiêu thụ thực phẩm dựa trên những nguồn sẵn có, và họ cũng không còn thuần túy tiêu thụ thực phẩm mà không nghĩ đến tác động lớn hơn ảnh hưởng tới đời sống của chính họ. Người tiêu dùng của tương lai thường nghĩ về mối liên hệ của thực phẩm, nước và năng lượng, cũng như về sức khỏe thể chất và tinh thần. Họ nhận ra những thách thức ở một khu vực sẽ ảnh hưởng đến tất cả các vùng khác, ví dụ như mất an ninh lương thực sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe như thế nào hay thiếu nước

sinh hoạt do biến đổi khí hậu. Người tiêu dùng hoàn toàn tỉnh táo cân nhắc về tác động của những lựa chọn của họ tới thế giới xung quanh. Điều này sẽ tạo áp lực cho cơ quan quản lý và ngành công nghiệp để hành động đúng đắn thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội, giao dịch thương mại công bằng và loại bỏ các thực hành sản xuất thực phẩm không bền vững hoặc phi pháp. Nếu không có truy xuất nguồn gốc, những việc trên sẽ không thể thực hiện.

Cùng lúc đó, thế hệ kế tiếp sẽ muốn theo dõi tất cả các khía cạnh đời sống của họ bằng cách sử dụng công cụ theo dõi cá nhân. Tuy nhiên, công cụ theo dõi và tính di động

William Fisher

18

vẫn chưa đủ. Họ cũng sẽ muốn công cụ đó được cá nhân hóa để phù hợp với cá tính và phong cách sống của mình, ví dụ như chiếc iPod hay iPhone có thể được tùy chỉnh với các ứng dụng để phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân. Hay thử nghĩ đến chiếc máy bán hàng tự động mới của Coca-Cola, nó có thể phối hợp gần 250 hương vị ngay tại chỗ: Bạn có thể tưởng tượng được sự ảnh hưởng về vấn đề dịch tễ và truy xuất nguồn gốc liên quan đến loại công nghệ như thế không?

Cuối cùng là xu hướng công dân khoa học. Thông qua internet và mạng xã hội, người tiêu dùng tương lai có khả năng quyết định xem sự thật là gì và tin đồn là gì, bất kể nghiên cứu khoa học tuyên bố như thế nào về vấn đề đó. Điều này tạo ra khoảng trống về niềm tin, một khoảng trống có tiềm năng bị lấp đầy bởi những người nổi tiếng. Người nổi tiếng trong khoa học (celebrity science1) cũng tạo những thách thức và cơ hội về việc phân biệt giữa lòng tin với sự thật và với suy nghĩ viển vông đơn thuần. Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng là một động lực lớn trong việc thúc đẩy sự đổi mới trong ngành công nghiệp thực phẩm. Động lực này sẽ còn lớn hơn trong tương lai, vì quan trọng nhất là người tiêu dùng của tương lai được trao quyền để tác động đến sự thay đổi.Thực phẩm

Như chúng ta đã biết, hiện nay nguồn cung thực phẩm đã toàn cầu hóa. Ví dụ, trong khi Mỹ sản xuất cà chua nhiều nhất, Mexico chiếm 71% lượng cà chua nhập khẩu và Canada là 27%. 14% sữa trâu thô để làm phô mai mozzarella được làm tại Ý, trong khi 86% sữa trâu được sản xuất tại châu Á.

Thêm vào đó, Trung Quốc sản xuất 47% lượng nấm trên toàn cầu, Mỹ sản xuất chỉ 11%. 56% lượng cá cơm được sản xuất ở Peru, trong khi pizza cá cơm đến từ Argentina, Croatia, Tây Ban Nha và Ý.

Hơn 11% gia vị của Ấn Độ được xuất khẩu sang UAE, Mỹ, châu Âu và Malaysia, và 95%

hồ tiêu thô được xuất khẩu qua Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Ngoài ra, 2.5 tỉ pounds thịt bò được xuất khẩu đến các thị trường hàng đầu tại Canada, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc và Hong Kong.

Những thay đổi trong nguồn cung thực phẩm được coi là tiến hóa hay cách mạng? Thay đổi tiến hóa được định nghĩa là những thay đổi từ từ trong một khoảng thời gian dài, dẫn tới sự chuyển mình đáng kể trong các quy tắc. Thay đổi cách mạng được định nghĩa là những thay đổi làm gián đoạn hiện trạng và biến đổi một ý tưởng, một ngành công nghiệp hay một phương cách sống chỉ sau một đêm. Ví dụ, in 3D là một công nghệ mang tính cách mạng đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành công nghiệp thực phẩm. Hãy tưởng tượng một thế giới mà người tiêu dùng có thể tự in ra thực phẩm của mình theo nhu cầu và chỉ đúng mức họ cần, về cơ bản giúp loại bỏ lãng phí và thất thoát thực phẩm! Nhưng cùng với những cơ hội đó là rất nhiều thách thức. Bạn có thể tưởng tượng những vấn đề về an toàn thực phẩm của thức ăn được in 3D không? Ai là người chịu trách nhiệm? Ai sẽ đảm bảo sự an toàn và chất lượng của những thực phẩm đó? Những hệ quả kéo theo về quy định quản lý của việc giám sát thực phẩm in 3D là gì? Nền kinh tế và động lực của hệ thống thực phẩm sẽ thay đổi nếu thực phẩm in 3D trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Cuối cùng, biện pháp truy xuất nguồn gốc cho loại thực phẩm đó là gì? Chúng ta có thể truy vết và truy xuất loại mực gốc protein được sử dụng trong những máy in 3D đó không? Đồng thời tương lai của ngành thực phẩm cũng trở nên cực kỳ đáng sợ.Công nghệ nằm ở tương lai

Một chuỗi cung ứng thực phẩm điển hình ngày nay được coi là một đường thẳng kéo từ nhà cung cấp các mặt hàng nông nghiệp tươi sống, qua các nhà sản xuất và nhà chế biến, rồi nhà phân phối tới nhà bán lẻ, và cuối cuối đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế nó là một hệ thống phức tạp của các hệ thống mạng

19BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY

lưới được kết nối với các nút giao và các cạnh, tạo thành một mạng lưới chuỗi giá trị phức tạp.

Số lượng các đầu mối trung gian và trao đổi mà thực phẩm của chúng ta phải đi qua hàng ngày rất đồ sộ. Nếu không có công nghệ và những tiến bộ trong công nghệ, việc quản lý mạng lưới phức tạp này không chỉ khó, mà còn là điều bất khả thi.

Các phát minh công nghệ sẽ mang lại kết quả là một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm có mặt ở khắp nơi, từ những con chip nano được cấy ghép có thể tự động truy vết và truy xuất vật chủ - cho dù là thực phẩm, vỏ hộp, bao bì hay người tiêu dùng, đến những chiếc xe đẩy thông minh có thể phát hiện những con chip nano ấy để tự động tính tiền cho người mua sắm tại cửa hàng bán lẻ. Còn có những chiếc tủ lạnh thông minh có thể phát hiện được thời điểm một loại thực phẩm nhất định sắp hết (ví dụ một hộp sữa, dựa vào cảm biến trọng lượng) và tự động đặt mua đồ qua Internet. Nếu chúng ta có thể lập trình công nghệ để phát hiện thực phẩm bị hỏng hay ô nhiễm mà tự động cảnh báo cho người tiêu dùng thì sao? Nếu vậy, có nghĩa rằng tình trạng đánh mã số dễ gây nhầm lẫn trong ngành thực phẩm hiện tại đã đến hồi kết. Giờ đây, giá như chúng ta có thể sử dụng công nghệ tương tự để truy vết và truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm khi chúng di chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh của mình để scan mã vạch hoặc các nhãn mác khác để tự động nhận diện nguồn gốc thực phẩm họ đang tiêu thụ, cũng như bất kỳ thông tin giá trị nào khác.

Công nghệ của tương lai sẽ không chỉ thông minh, mà còn trí tuệ một cách kỳ lạ. Các công nghệ truy xuất nguồn gốc đang được phát triển có sử dụng truy vết DNA, gene, phân tử hoặc đồng vị phóng xạ để tự động theo dõi, truy vết và kiểm tra thực phẩm khi chúng di chuyển trong chuỗi giá trị. Chìa khóa để mở ra triển vọng cho tương lai đó là chuyển tất cả dữ liệu này thành thông tin ý nghĩa; sử dụng những thông tin

này để làm giàu kiến thức; và hành động dựa trên kiến thức đó để hiểu rõ cách thức chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm. Đây không phải là một công việc dễ dàng, nhưng nó đang hiện hữu, dù chúng ta có muốn hay không.

Mấu chốt của công nghệ thực phẩm tương lai đó là phản ảnh bởi những câu từ sáo rỗng như: “tương lai đang đến”, “không có gì là bất biến trừ sự thay đổi” và “bất ngờ là điều không thể tránh khỏi nhưng việc chưa chuẩn bị trước thì có thể tránh”. Có một số yếu tố về quy định quản lý, ngành công nghiệp và công nghệ sẽ ảnh hưởng đến thay đổi này. Quan trọng nhất là tương lai của truy xuất nguồn gốc đang ở trong giai đoạn cách mạng mà không chỉ đơn giản là theo dõi thực phẩm. Giai đoạn này sẽ là sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo phổ biến mọi nơi để chuyển hóa cách chúng ta sống và duy trì bản thân qua thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày.

1Celebrity Sciene: một thuật ngữ chỉ những nhà khoa học khai thác sự chú ý để tạo ra sự quan tâm nhất định tới nghiên cứu của họ, từ đó thu nguồn tài chính tài trợ cho tương lai

Tác giả William Fisher là Giám đốc Điều hành Danh dự của Trung tâm Truy xuất Nguồn gốc Thực phầm toàn cầu.

Theo Food Safety Magazine

20

Từ hàng không vũ trụ đến điện thoại thông minh:

Thị trường quang phổ đã lớn mạnh thế nào?

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY21

Trong hai thập kỷ qua, cả công nghệ và khoa học đã có những bước tiến to lớn. Những tiến bộ ấy đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của một số ngành công ng-hiệp như: hàng không vũ trụ, y học, quốc phòng và hóa chất. Các giải pháp tiên tiến đã được phát hiện để giải quyết rất nhiều vấn đề và rào cản. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng lên qua các năm, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về công nghệ, dù là ở trong bất cứ ngành công nghiệp nào.

Cụ thể hơn, trong hoạt động R&D, thị trường quang phổ đã trở nên phổ biến hơn, nhờ

những ứng dụng công nghệ mới sử dụng khoa học phân tách.

Một báo cáo mới đây được đăng trên Progressive Markets với tựa đề “Thị trường Quang phổ Toàn cầu – Phân tích Cơ hội và Dự báo Ngành, giai đoạn 2016 – 2025” đã cho thấy thị trường này sẵn sàng lớn mạnh với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 3% trong thập kỉ tới, đạt giá trị 18.5 tỉ đô-la vào năm 2025.

Sự tăng trưởng này sẽ được củng cố bởi vô số ứng dụng công nghệ khác nhau, hai thị trường nổi bật nhất trong báo cáo là hàng không vũ trụ và điện thoại thông minh.Quang phổ kế không gian

Tháng 2 năm 2017, NASA và MIT thông báo quyết định hợp tác để phát triển quang phổ kế chấm lượng tử trong không gian. Mahmooda Sultana - Tiến sĩ, Kĩ sư nghiên cứu tại Trung Tâm Không gian Goddard của NASA tại Greenbelt, đang phối hợp với Moungi Bawendi - Giáo sư Hóa học tại MIT để phát triển nguyên mẫu cho quang phổ kế tạo ảnh, dựa trên công nghệ chấm lượng tử mới mà nhóm nghiên cứu của Bawendi là những người tiên phong phát triển.

Chấm lượng tử là loại tinh thể nano được làm từ vật liệu chất bán dẫn được phát hiện vào đầu những năm 80. Tuy mắt thường không thể

thấy được chúng, nhưng những chấm lượng tử này đã chứng minh khả năng hấp thụ các bước sóng ánh sáng khác nhau, phụ thuộc vào kích cỡ, hình dạng và thành phần hóa học của chúng. Công nghệ này đầy hứa hẹn đối với những ứng dụng khoa học phụ thuộc vào phân tích ánh sáng, bao gồm camera cho điện thoại, thiết bị y tế và dụng cụ khảo sát môi trường.

“Càng ngày nó càng trở nên tuyệt vời hơn”, Sultana nói khi nhắc đến công nghệ mà cô tin sẽ thu nhỏ và có khả năng cách mạng hóa quang phổ kế không gian, nhất là những chiếc được sử dụng trên tàu vũ trụ không người lái và các vệ tinh nhỏ. “Nó thực sự có thể đơn giản hóa việc tích hợp thiết bị”.

“Dù quang phổ kế không gian đang dần trở nên nhỏ hơn nhờ quá trình thu nhỏ, chúng vẫn còn rất lớn”, Sultana nói.

“Độ phân giải quang phổ cao hơn yêu cầu đường dẫn quang học dài đối với các thiết bị sử dụng lưới và lăng kính, khiến thiết bị trở nên cồng kềnh. Ngược lại, với các chấm lượng tử hoạt động như bộ lọc hấp thụ các bước sóng khác nhau phụ thuộc vào hình dạng và kích cỡ của chúng, chúng ta có thể tạo ra các thiết bị siêu nhỏ gọn. Nói cách khác, ta có thể loại bỏ các bộ phận quang học như lưới, lăng kính và bộ lọc nhiễu”, cô nói.

Công nghệ này cũng rất quan trọng trong việc cho phép nhà phát triển thiết bị tạo ra một số lượng gần như không giới hạn các chấm

22

khác nhau. Khi kích thước của chúng giảm đi, bước sóng của ánh sáng mà các chấm lượng tử hấp thụ sẽ giảm xuống.

Sultana đang nghiên cứu để phát triển, chuẩn hóa thông qua các kiểm tra chân không và độ rung, và chứng minh một chấm lượng tử 20x20 nhạy cảm với bước sóng rất cần thiết để chụp lại hình ảnh mặt trời và cực quang. Tuy nhiên, công nghệ này có thể được mở rộng dễ dàng để bao phủ một phạm vi các bước sóng lớn hơn, từ tia cực tím đến tia hồng ngoại, từ đó có thể có các ứng dụng vũ trụ tiềm năng trong Khoa học Trái Đất, Thái dương học (Heliophysics) và Khoa học Hành tinh.Tích hợp quang phổ kế vào điện thoại thông minh

Khoảng 1 năm sau khi phát hành, Hệ thống Si-Ware đã thu nhỏ quang phổ kế hồng ngoại dựa trên hệ cơ vi điện tử (MEMS) thành một con chip đơn.

NeoSpectra Micro là một cảm biến quang phổ cận hồng ngoại (NIR) nhỏ, cỡ con chip, có thể nhanh chóng phân tích các vật liệu tại chỗ mà không cần phải gửi mẫu đến phòng thử nghiệm. Với chức năng hoạt động tương tự một quang phổ kế tiêu chuẩn tại phòng thử nghiệm, NeoSpectra Micro được tích hợp sẽ cung cấp cho người sử dụng khả năng định lượng thành phần, phát hiện tạp chất và xác định chất lượng, đẩy nhanh việc phân tích mẫu từ thời lượng vài ngày sang vài phút mà không cần xác minh từ một phòng thí nghiệm.

Với kích thước 18x18 mm và chỉ dày 4mm, đựng trong một hộp chứa khép kín, nó có thể dễ dàng được tích hợp vào các thiết bị điện tử tiêu dùng.

“Khi tung ra thị trường mẫu sản phẩm đầu tiên, chúng tôi sử dụng sợi quang để dẫn nguồn ánh sáng đến MEMS. Chúng tôi đã thay thế nó với một vài ống kính siêu nhỏ được tích hợp trực tiếp với đi-ốt quang và nguồn sáng”, Scott Smyser - Phó Chủ tịch Điều hành của Si-Ware cho biết.

Con chip hoạt động ở khoảng bước sóng

quang phổ cận hồng ngoại cao - cao hơn 1,150 nm đến 2,500 nm. Khoảng mở rộng này cho phép đo đạc nhiều vật liệu hơn với độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, nó cho phép đo các mẫu ở dạng vật chất khác nhau, gồm mẫu dạng hạt, mặt phẳng và mẫu đất mà không cần bước chuẩn bị mẫu.

Công ty hi vọng có thể liên doanh sang thị trường tiêu dùng, từ đó cung cấp công nghệ quang phổ cho người tiêu dùng rộng rãi với các ứng dụng về an toàn và sức khỏe. Ví dụ, ngoài quang phổ kế cho điện thoại thông minh, NeoSpectra Micro có thể được thiết kế để tích hợp vào các thiết bị đeo cá nhân, từ đó quang phổ cận hồng ngoại có thể đo các chỉ số sinh hóa của cơ thể như mức độ đường và mức độ cồn mà không cần xâm lấn. Con chip còn có thể là cảm biến thông minh trong các ứng dụng Internet of Things (IoT – xu hướng công nghệ thông minh như nhà thông minh, xe tự lái, v.v.).

Thị trường quang phổ toàn cầu được kì vọng sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới. Sự bắt đầu của công nghệ và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực khoa học sẽ tiếp tục thúc đẩy tiềm năng của công nghệ này. Các khu vực phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục trở thành các thị trường dẫn đầu về quang phổ. Tuy nhiên, theo báo cáo, châu Á Thái Bình Dương cũng là một thị trường tiềm năng cho tương lai khi có cực kỳ nhiều cơ hội trong khu vực. Dù là nơi nào, R&D dự kiến sẽ cải tiến công nghệ quang phổ kế nhiều hơn nữa và tạo ra một số cơ hội mới.

Theo www.laboratoryequipment.com

23

VinaCert 10 năm phát triển và trưởng thành

Ngày 25/07/2007, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert được thành lập và là tổ chức chứng nhận đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Với tầm nhìn là tổ chức cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ tin cậy cho tất cả các bên liên quan, những năm qua, VinaCert luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, đối tác và cơ quan nhà nước. Hoạt động của VinaCert góp phần đem lại giải pháp tối ưu giúp các tổ chức, doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ cơ quan nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng…Những dấu ấn phát triển

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới: Trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu (ASEM); thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng phát triển sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, song cũng là thách thức lớn do phải đối mặt với những “hàng rào kỹ thuật” (TBT) do chính Việt Nam và các nước nhập khẩu đặt ra để bảo hộ ngành hàng sản xuất trong nước.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường và hướng đến xuất khẩu, doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa chất lượng và vị thế của sản phẩm; phải chứng minh sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các TBT. Đây chính là tiền đề để VinaCert được thành lập và cung cấp đến khách hàng giải pháp mang tên chứng nhận sự phù hợp.

Sau khi được Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) - Bộ KHCN công nhận đủ năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021, ISO/TS 22003 vào cuối năm 2007, VinaCert đã liên kết với Tổ chức chứng nhận ABS-QE (Hoa Kỳ) để cung cấp cho doanh nghiệp trong nước những dịch vụ chứng nhận sự phù hợp có giá trị tại nhiều quốc gia trên thế giới, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong xuất khẩu hàng hóa.

Nhận thấy việc phân tích, thử nghiệm sản

phẩm hàng hóa của khách hàng rất tốn thời gian và chi phí, năm 2009, VinaCert thành lập Phòng thử nghiệm đầu tiên tại Hà Nội (PTN1) và được Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) Bộ KHCN công nhận đủ năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (Yêu cầu chung về năng lực của Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn trong cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa) vào năm 2012.

Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ chứng nhận, thiết lập nền tảng phát triển vững chắc để hội nhập quốc tế, cuối năm 2014, VinaCert đã được Tổ chức Công nhận JAS – ANZ (thành viên sáng lập Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF) công nhận năng lực phù hợp ISO/IEC 17065:2012, ISO/IEC 17021:2011, ISO/TS 22003:2007 cho hoạt động chứng nhận.

Cũng trong năm 2014, cùng với việc thiết lập Phòng thử nghiệm (PTN2) tại Cần Thơ, VinaCert đã đạt công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 bởi Hiệp hội Công nhận Phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (A2LA) cho PTN1 và PTN2.

Để góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp thiết liên quan đến chất lượng an toàn thực phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, VinaCert đã thành lập Viện An toàn Thực phẩm (FSI) vào năm 2014 và được Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm phù hợp với yêu cầu các quy chuẩn tương ứng.

Theo chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động thử nghiệm, năm

24

2016, VinaCert đã hoàn thiện Phòng thử nghiệm (PTN3) tại Tp.HCM theo tiêu chuẩn quốc tế. Bằng việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ISO/IEC 17025, PTN3 đã đạt công nhận của A2LA đầu năm 2017. Với công nhận này, VinaCert trở thành tổ chức đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có 03 phòng thử nghiệm được quốc tế công nhận về năng lực cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa.

Để khai thác tối ưu nguồn lực và năng lực cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm hàng hóa, trong tháng 06/2017, VinaCert đã tiếp tục nâng cấp trang thiết bị và mở rộng PTN1 từ 260m2 lên 450m2, đáp ứng cao nhất nhu cầu phân tích, thử nghiệm hàng hóa của khách hàng.Mở rộng phạm vi được chỉ định trong nước

Giai đoạn từ năm 2015 đến nay ghi dấu bước phát triển quan trọng của VinaCert khi lần lượt đạt công nhận quốc tế cho hoạt động chứng nhận và thử nghiệm. Điều đó thể hiện những cam kết mạnh mẽ của Hội đồng Quản trị trong việc đáp ứng cho VinaCert có đầy đủ nguồn lực và năng lực, từ công nhận quốc tế đến chỉ định của các cơ quan quản lý nhà nước.Về lĩnh vực chứng nhận:

Sau khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TC-ĐL-CL) - Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận HTQL theo ISO 22000; ISO 9001/TCVN ISO 9001; đăng ký hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, VinaCert đã lần lượt được các cơ quan nhà nước: Cục Chăn nuôi; Tổng cục Thủy sản; Cục Bảo vệ Thực vật; Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT); Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế)… chỉ định thực hiện chứng nhận sự phù hợp nhiều lĩnh vực quan trọng.

Cụ thể: Cục Chăn nuôi chỉ định VinaCert là tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng TĂCN gia súc, gia cầm xuất khẩu, nhập khẩu; chứng nhận hợp quy TĂCN; chứng nhận VietGAP chăn nuôi. Cục Trồng trọt chỉ định VinaCert là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt. Cục Bảo vệ Thực vật chỉ định VinaCert là

tổ chức chứng nhận hợp quy thuốc BVTV. Tổng cục Thủy sản chỉ định VinaCert thực hiện chứng nhận VietGAP thủy sản; chứng nhận hợp quy cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp thuỷ sản; CSSX giống thuỷ sản và CSSX, kinh doanh thuỷ sản giống. Cục An toàn Thực phẩm chỉ định VinaCert thực hiện chứng nhận hợp quy thực phẩm theo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…Về lĩnh vực thử nghiệm:

Các Phòng thử nghiệm của VinaCert đã được Tổng cục TC-ĐL-CL - Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận là phòng thử nghiệm tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực hóa học, sinh học đối với các sản phẩm hàng hóa; được quốc tế công nhận năng lực theo ISO/IEC 17025... đây là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước tin tưởng chỉ định và sử dụng Phòng thử nghiệm của VinaCert phục vụ công tác quản lý.

Cụ thể: Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT chỉ định PTN1 của VinaCert là Phòng thử nghiệm TĂCN; chỉ định PTN2 của VinaCert là Phòng thử nghiệm TĂCN gia súc, gia cầm và thực hiện phương pháp xác định chất Cysteamine trong TĂCN gia súc, gia cầm; Cục Bảo vệ Thực vật chỉ định PTN VinaCert là PTN chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

Năm 2016 được xem là năm bản lề cho sự phát triển dịch vụ thử nghiệm của VinaCert. Để khai thác các tiềm năng và lợi thế của Công ty, cùng với việc tăng cường hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho các Thử nghiệm viên, mở rộng phạm vi các phép thử, VinaCert đã chính thức đưa PTN2 tại Cần Thơ vào khai thác dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thử nghiệm của khách hàng và phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng của cơ quan nhà nước.Thành tựu nổi bật

10 năm qua, ở không ít thời điểm VinaCert đã gặp phải những thử thách to lớn, nhưng chính tại những giai đoạn đó, VinaCert tiếp tục nhận được sự tin tưởng ủng hộ của cơ quan nhà nước, khách hàng và đối tác. Đó chính là động lực để VinaCert biến khó khăn thành cơ hội cải tiến, hoàn thiện HTQL và phát triển VinaCert trở

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY25

thành tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam.Bên cạnh thuận lợi vì có hệ thống chi nhánh

trải khắp các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Tp.HCM, VinaCert còn có lợi thế vì đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật giỏi chuyên môn nghiệp vụ, từng làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước: Cục An toàn Thực phẩm, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Viện Công nghiệp Thực phẩm,… Khi về làm việc tại VinaCert, các chuyên gia tiếp tục được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế IRCA đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 19011… nên rất am hiểu pháp luật về ATTP và đã thực hiện đánh giá thành công cho hơn 2.000 lượt tổ chức, doanh nghiệp với hơn 11.400 chứng chỉ được cấp.

Để đảm bảo công việc được giải quyết kịp thời, VinaCert đã đầu tư hệ thống máy chủ, phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP), trang tài liệu nội bộ… cung cấp các thông tin, tài liệu, biểu mẫu cho hơn 70 chuyên gia và 200 nhân sự của công ty một cách nhanh, chính xác, tin cậy và chuyên nghiệp.

Năm 2014, VinaCert xây dựng và quản lý website vietgap.com nhằm tạo cầu nối giữa “3 nhà”: sản xuất - phân phối và tiêu dùng. Kênh thông tin này đã giúp “3 nhà” phát huy và duy trì bền vững mối quan hệ trong chuỗi giá trị, thể hiện vai trò của các tổ chức chứng nhận trong chuỗi và việc hỗ trợ cơ quan nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm.

Cùng với hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo VinaCert còn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả. Qua đó, các hoạt động xã hội: Tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Bình; hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục khó khăn do mưa lũ; tặng quà các chiến sĩ huyện đảo Trường Sa… luôn được tập thể VinaCert hưởng ứng kịp thời.

Vì một VinaCert đoàn kết và phát triển bền vững, Chi bộ Đảng cũng đã xây dựng và

triển khai bản “Văn hóa Công ty VinaCert”, nội dung chủ đạo hướng đến những chuẩn mực chung mà mỗi thành viên cần có, cảm thấy tự hào khi được làm việc tại VinaCert.Mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác

Hàng năm, Công ty duy trì tổ chức Hội thao VinaCert mở rộng; đồng hành cùng Hội thao các Sở KH&CN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long… nhằm khuyến khích, động viên tinh thần rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường mối quan hệ giao lưu học hỏi, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa VinaCert với các tổ chức, doanh nghiệp và đối tác có liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ mà VinaCert đã và đang cung cấp dịch vụ.

Tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu năm 2017 VinaCert ký thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và Kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) nhằm nâng cao hơn nữa năng lực đánh giá sự phù hợp lĩnh vực TĂCN, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Ghi nhận sự trưởng thành của VinaCert, năm 2015, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi theo Kế hoạch số 9003/KH-BNN-TTr, ngày 02/11/2015, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn”; “Bằng khen đối với tổ chức có nhiều thành tích trong sự phát triển của ngành chăn nuôi” (năm 2017) cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thành phố và Quận Hoàng Mai.

Chặng đường 10 năm qua là nền tảng để VinaCert phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam; khẳng định thương hiệu quốc gia về thử nghiệm; mang đến giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng cao nhất yêu cầu của cơ quan nhà nước trong chặng đường tiếp theo.

VinaLAB

26

Các tổ chức cần đảm bảo đáp ứng vô số các quy định liên quan đến họ, phụ thuộc vào

tài sản và địa điểm họ hoạt động. Những quy định này có thể trải dài từ việc đảm bảo duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, ví dụ như quy định về thực hành tốt, cho đến việc đảm bảo công việc thực hiện trong phòng thử nghiệm (PTN) tuân thủ các quy định an toàn. Với nhiều quy định cần đáp ứng như vậy, và với rất nhiều cơ quan quản lý liên quan để đảm bảo các quy định được thực thi, việc các tổ chức có thể ghi nhận bất kỳ dữ liệu cần thiết nào và báo cáo lại một cách hiệu quả là rất quan trọng.

Đối với những tổ chức có quy mô toàn cầu, việc tuân thủ nhiều quy định được ban hành bởi nhiều cơ quan quản lý có thể dẫn đến hàng loạt báo cáo cần hoàn thành, với một lượng lớn dữ liệu thông tin, và ở rất nhiều định dạng khác nhau. Các PTN dành lượng tiền và thời gian khổng lồ để tạo lập và duy trì các dữ liệu an toàn. Để giảm tải, họ tìm kiếm các giải pháp có thể chủ động duy trì sự an toàn cho dữ liệu trong tổ chức với sự ảnh hưởng nhỏ và giảm chi phí.

Có thể dễ dàng thấy rằng tại sao các tổ chức rất quan tâm đến việc sử dụng phần mềm trong PTN của mình: đó là nhờ khả năng tự động hóa việc ghi nhận dữ liệu khiến thông tin trở nên minh bạch hơn, tức là thông tin có thể được báo cáo hiệu quả và các quyết định

có thể được đưa ra nhanh chóng hơn, từ đó giảm thời gian và chi phí. Vậy những giải pháp phần mềm nào đang được quan tâm?

Các tổ chức đang ngày càng quan tâm đến các hệ thống phần mềm như hệ thống quản lý thông tin PTN (LIMs) và sổ tay điện tử PTN (ELNs) để quản lý và theo dõi dữ liệu của mình. Đối với nhiều PTN, đây là một quá trình tiến triển tự nhiên trong việc sử dụng hệ thống phần mềm. Trước đây, việc quản lý dữ liệu thử nghiệm và thông tin an toàn được dựa trên quy trình bằng giấy, vì vậy khi chuyển sang dùng phần mềm để quản lý dữ liệu thử nghiệm thì việc sử dụng phầm mềm để quản lý các thông tin an toàn vận hành cũng là điều hợp lý. Đối với các tổ chức, lí tưởng nhất là có thể tìm được một phần mềm đáp ứng cả nhu cầu về dữ liệu thử nghiệm và thông tin an toàn.

Hệ thống phần mềm như ELNs và LIMSs có thể được cấu hình để nắm bắt được quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOPs) và các nguyên tắc kiểm soát an toàn được sử dụng trong PTN, thông qua việc ghi nhận đúng dữ liệu cho quy trình công việc được thực hiện trong hệ thống hoặc qua truy vấn từ cơ sở dữ liệu bên ngoài, ví dụ như khi một thiết bị bảo vệ cá nhân cần được sử dụng hoặc khi một chất có khả năng gây hại được sử dụng, như lượng dung môi gây cháy trong phản ứng hóa học đã vượt quá ngưỡng “an toàn” chấp nhận được.

Những thay đổi nhỏ trong quy trình công việc có thể mang lại sự hiệu quả và an toàn hơn cho phòng thử nghiệm.

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY27

Hầu hết các hệ thống LIMSs và ELNs cho phép việc cấu hình cách thức vận hành khi những mức kiểm soát an toàn bị vượt quá để thực hiện những biện pháp kiểm soát hành chính. Thử nghiệm viên có thể nhận được cảnh báo nếu mức kiểm soát an toàn bị vượt quá, và để tiếp tục công việc thì cần có sự phê duyệt của quản lý hoặc cán bộ kiểm soát an toàn. Thêm vào đó, có thể đánh dấu các sự kiện cho bất kỳ nhân sự cần thiết nào trong tổ chức để có thể thực hiện điều tra kĩ lương hơn và phê duyệt khi cần – đảm bảo rằng các thực hành an toàn được tuân thủ, ghi chép và đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Trong nhiều trường hợp, việc ghi nhận thông tin an toàn có thể xảy ra trong các hệ thống phần mềm này một cách tự động hoặc là một phần của quy trình công việc thử nghiệm, giúp tổ chức duy trì một quy trình hiệu quả và tạo điều kiện cho việc tuân thủ.

Bằng cách ghi nhận dữ liệu an toàn trong một hệ thống phần mềm, như ELNs hoặc LIMSs, bạn có thể làm báo cáo về dữ liệu theo cả cách chủ động và bị động. Đây là một lợi thế rõ ràng so với quy trình ghi nhận trên giấy trước đây khi thường được sử dụng một cách bị động, trong khi một sự kiện “kiểm soát an toàn” yêu cầu việc rà soát và phân tích dữ liệu lịch sử thì tìm kiếm trong các hồ sơ giấy tờ có thể rất tốn thời gian và nhân lực.

Báo cáo lập bởi phần mềm ELNs hoặc LIMSs có thể được sử dụng theo một số cách để cải thiện sự an toàn và giảm thiểu chi phí. Báo cáo có thể cho biết liệu có xu hướng của mức kiểm soát an toàn nào được sử dụng hoặc bị vượt quá trong PTN, từ đó nhấn mạnh rằng PTN cần đào tạo hoặc cần xem xét lại quy trình thử nghiệm để nắm bắt những điểm cần cải thiện, từ đó giảm số lần mức kiểm soát an toàn bị vượt quá.

Hầu hết các PTN sẽ có các thiết bị yêu cầu bảo dưỡng và hiệu chuẩn, một số còn có thể có ngưỡng vận hành an toàn. Giống như cách thức đã mô tả ở trên, hệ thống phần mềm ELNs

và LIMSs có thể được sử dụng để nắm bắt các chi tiết xung quanh những sự kiện này và bất kì biện pháp kiểm soát nào cần có. Thông tin lưu trữ được sau đó có thể dễ dàng sử dụng trong những lần vận hành kế tiếp, ví dụ như để báo cáo về lưu lượng sử dụng thiết bị và xác nhận liệu ngưỡng vận hành an toàn có được duy trì.

Hệ thống quản lý dữ liệu điện tử cũng có thể có ích khi báo cáo về việc sử dụng và loại bỏ các chất được kiểm soát. Trong nhiều quy định pháp lý, các tổ chức cần báo cáo với các cơ quan chức năng về số lượng các chất được kiểm soát đã sử dụng và xử lý một cách an toàn. Vì thông tin lưu lượng sử dụng nói chung được ghi nhận là một phần của quy trình công việc nên việc tạo ra loại báo cáo này trong ELNs hoặc LIMSs rất đơn giản và tốt ít công sức.

PTN tạo ra lượng thông tin khổng lồ, từ dữ liệu thí nghiệm đến dữ liệu an toàn được cơ quan quản lý yêu cầu lưu trữ để xác nhận xem quy trình công việc và các hoạt động có đang được thực hiện phù hợp hay không. Các giải pháp phần mềm như ELNs và LIMSs cho phép các tổ chức minh bạch hơn trong các hoạt động đang thực hiện, và chúng cũng cung cấp một số lợi ích, bao gồm truyền tải thông tin tốt hơn, phổ biến một cách thu thập và báo cáo dữ liệu đồng nhất, tránh trùng lặp, và cho phép đưa ra quyết định nhanh hơn.

Hầu hết các tổ chức đều nhận thức được những lợi ích này trong bối cảnh nghiên cứu khoa học và phát triển của họ, nhưng với một số thay đổi nhỏ trong quy trình công việc và thực tiễn, cùng thông tin có thể được sử dụng để giúp PTN an toàn hơn và hiệu quả hơn, nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí khi các nhà khoa học dành ít thời gian hơn vào việc làm báo cáo đáp ứng các yêu cầu pháp lý hoặc an toàn và có nhiều thời gian hơn cho các nghiên cứu và phát triển có giá trị.

Theo www.labmanager.com

28

Thách thức và xu hướng trong kiểm chứng hệ thống

dữ liệu sắc ký

Câu hỏi: Xu hướng gần đây trong hệ thống dữ liệu sắc ký (CDS) là gì thưa ông?Đáp: Xu hướng với các hệ thống dữ liệu sắc ký trong môi trường quy định tập trung vào tính toàn vẹn dữ liệu. CDS có liên quan đến một số công văn cảnh báo về nhiều sai sót và các vụ lừa đảo lớn kể từ năm 2005. Các hệ thống dữ liệu thiết bị khác cũng có liên quan, nhưng CDS có vai trò chính. Rất nhiều vụ kiểm chứng hệ thống trong quá khứ được thực hiện không đầy đủ, và lý do là vì chúng tôi tập trung vào ứng dụng chứ không phải là bảo vệ các ghi chép. Về cơ bản, vấn đề là có nhiều hệ thống độc lập, do đó trừ khi có bảo vệ an ninh đầy đủ, người dùng vẫn có thể truy cập đồng hồ hệ thống, thùng rác và các tệp dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trong hệ điều hành chứ không phải trong cơ sở dữ liệu. Vì vậy kiến trúc hệ thống bị sai. Một điểm khác nữa là các máy trạm độc lập chỉ có một ổ đĩa cứng, khi duy nhất điểm đó gặp sự cố, nhiều phòng thí nghiệm đã không thể sao lưu hồ sơ của họ một cách đầy đủ.Câu hỏi: Những vấn đề đó có ảnh hưởng đến PTN như thế nào?Đáp: PTN phải xem xét lại việc kiểm chứng hệ thống để tích hợp bảo vệ cho các dữ liệu điện tử được tạo ra trong quá trình phân tích, tuy nhiên, các nhà cung cấp cũng phải giải quyết vấn đề về kiến trúc hệ thống. Theo quan điểm của tôi, các máy trạm độc lập không thích hợp để chạy hệ thống dữ liệu sắc ký trong một PTN theo quy định. Bạn cần phải chuyển tất cả dữ liệu vào mạng và sao lưu hoặc lưu trữ nó trên ổ cứng, để nếu xảy ra sự cố thì bạn không bị mất dữ liệu.

Tiến sĩ Bob McDowall là một nhà hóa học phân tích với hơn 40 năm kinh nghiệm, gồm hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc với các hệ thống quản lý thông tin phòng thử nghiệm (LIMSs), các hệ thống dữ liệu sắc ký (CDSs) và các hệ thống thông tin phòng thử nghiệm khác. Bob là chủ bút Chuyên mục Tiêu điểm Chất lượng cho tờ Spectroscopy và Chuyên mục Câu hỏi về Chất lượng trong LC-GC Europe. Ông đã nhận giải thưởng LIMS năm 1997 từ Viện LIMS, ghi nhận những ý kiến đóng góp của ông về bộ môn và phương pháp giảng dạy của ông. Ông đã viết rất nhiều về điện tử và sử dụng chữ ký điện tử trong các phòng thử nghiệm, và ông là tác giả của cuốn sách Kiểm chứng Hệ thống Dữ liệu Sắc ký, ấn bản thứ hai của cuốn sách đã được xuất bản bởi Hiệp hội Hóa học Hoàng gia.

29BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY

Câu hỏi: Lợi ích chính của việc kiểm chứng hệ thống CDS là gì?Đáp: Hầu hết mọi người đều nhận thức việc kiểm chứng là một việc rất khó khăn. Họ coi đó là một gánh nặng chứ không phải một lợi ích. Tôi có một cái nhìn hoàn toàn khác - quá trình kiểm chứng hệ thống là quá trình mang lại hệ thống chuẩn phù hợp cho công việc. Nếu bạn thiết kế đúng quy trình, bạn có thể loại bỏ một lượng lớn giấy tờ và có thể giảm đáng kể chi phí tiêu tốn cho việc kiểm chứng tính hợp lệ của hệ thống từ hiệu quả gia tăng và thông lượng nhanh hơn trong PTN.Câu hỏi: Kiểm chứng CDS thường mất bao lâu?Đáp: Thời gian nhanh nhất tôi từng thực hiện là chín tuần. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, nếu bạn có kiến thức đúng về phần mềm, nguồn lực đầy đủ, và bạn biết bạn đang làm gì, tôi có thể dự đoán rằng hệ thống lõi có thể được kiểm chứng trong khoảng ba tháng. Nếu bạn không có khả năng như vậy, thì phải lâu hơn một chút, thậm chí là 12 tháng, điều này rõ ràng là không ổn vì công ty đã bỏ ra số tiền này để mua hệ thống, bản quyền và mọi thứ khác. Sau đó, bạn dành một khoảng thời gian dài chỉ để lục tung mọi thứ và cố gắng hiểu xem bạn cần làm gì, hoặc bạn không có kiến thức về kiểm chứng hệ thống máy tính và bạn dựa hoàn toàn vào nhà cung cấp để thực hiện một số việc. Có thể nếu bạn chỉ cần có một chứng chỉ IQ (chứng chỉ lắp đặt) và OQ (chứng chỉ vận hành) đơn giản của phần mềm, bạn nghĩ rằng nó đã được kiểm chứng, nhưng không gì có thể chắc chắn bằng chính sự thật. Bạn phải tự viết yêu cầu người dùng, có khả năng truy xuất nguồn gốc cho các yêu cầu của bạn, cung cấp tài liệu cấu hình ứng dụng và thiết lập bảo mật, và thể hiện được mục đích sử dụng, thường sẽ được xác nhận dựa trên các yêu cầu và cấu hình của người sử dụng. Nó không quá khó, nhưng nếu bạn không quen, nó có thể khiến bạn thấy chút bỡ ngỡ và lạ lẫm.Câu hỏi: Thách thức đối với PTN khi kiểm chứng hệ thống CDS là gì?Đáp: Trước hết, bạn hãy hiểu các quy định - bạn làm việc với những quy định gì? Chúng yêu cầu gì? Bạn diễn giải như thế nào? Thứ hai, quản lý rủi ro hiệu quả - bạn cần phải làm bao nhiêu? Một trong những thách thức lớn nhất là cố gắng để tận dụng những gì nhà cung cấp phần mềm đã làm trong quá trình phát triển và kiểm thử trước khi phát hành trong quá trình kiểm chứng hệ thống để giảm tải nhiều phần bạn tự kiểm thử. Điều mà rất nhiều công ty có thể làm sai, đó là chỉ gửi một bảng câu hỏi khảo sát bằng giấy. Tôi nghĩ bạn cần phải xem xét cách phần mềm được kiểm tra nội bộ để có thể biện minh cho việc giảm lượng công việc bạn làm trong phòng thử nghiệm để chứng minh rằng nó phù hợp với mục đích sử dụng. Một thách thức lớn khác, đó là với một hệ thống dữ liệu mới cho PTN, người sử dụng phải hiểu hệ thống hoạt động như thế nào. Nếu không, việc kiểm chứng hệ thống sẽ thất bại, đơn giản bởi vì các yêu cầu không được xác định đầy đủ, bạn nghĩ rằng hệ thống dữ liệu sẽ làm một việc nhưng nó lại thực hiện một việc gì đó hoàn toàn khác.Câu hỏi: Cách để chuyên gia PTN có thể giải quyết những thách thức này là gì?Đáp: Hiểu được các quy định – theo một cách giải thích đơn giản, dễ hiểu. Vấn đề ở đây là tất cả chúng ta làm việc theo cùng một quy định và mọi người diễn giải chúng khác nhau. Một hệ thống CDS một phần là một giải pháp sáng tạo và một phần là một ứng dụng được cấu hình, nhưng nhiều công ty áp dụng một giải pháp cho tất cả. Họ không thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả và họ áp dụng thử nghiệm quá đà. Một điểm khác là họ thường không cung cấp nguồn lực tốt cho các dự án, và đó là một trong những lý do tại sao gặp phải quãng thời gian đình trệ dài trong quá trình kiểm chứng hệ thống. Phải mất một thời gian dài vì mọi người đang làm những việc khác và họ không tập trung vào

30

dự án. Và sự thất bại trong việc tận dụng quá trình kiểm thử của nhà cung cấp bởi vì họ chỉ thực hiện quá trình trên giấy: gửi bản câu hỏi khảo sát của nhà cung cấp, đánh dấu tích vào tất cả các ô, và thế là xong.Câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra nếu hệ thống CDS không được kiểm chứng đúng cách?Đáp: Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ bị giám sát pháp lý. Bạn có thể nhận được một công văn cảnh báo. Hoặc, trong trường hợp xấu nhất của việc giả mạo dữ liệu, bạn có thể nhận được một quyết định hòa giải, một lệnh cấm vĩnh viễn, hoặc, một lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của bạn nếu bạn là một công ty nước ngoài. Nói chung nó có thể gây ra hậu quả tồi tệ cho việc kinh doanh.Câu hỏi: Cuốn sách của ông là một nguồn thông tin cho các chuyên gia PTN về việc kiểm chứng hệ thống CDS. Có nguồn thông tin nào khác mà ông thấy hữu ích không?Đáp: Phiên bản mới nhất, mặc dù được xuất bản vào năm 2012, của cuốn Thực hành tốt trong sản xuất tự động hóa - GAMP là hướng dẫn cho việc kiểm chứng dựa trên rủi ro cho các hệ thống máy tính trong phòng thử nghiệm. Nó được xuất bản bởi ISPE, Hiệp hội Dược phẩm Quốc tế, và nó có cách tiếp cận toàn diện về vấn đề kiểm chứng thiết bị và hệ thống dữ liệu cho phòng thử nghiệm.Câu hỏi: Ông kỳ vọng việc kiểm chứng hệ thống CDS sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?Đáp: Tôi muốn tự động hóa công việc này, bởi hiện tại nó hầu hết được thực hiện trên giấy, với Word và Excel. Vấn đề là, trừ khi bạn thực hiện đủ số lần, một hệ thống tự động sẽ không bao giờ hoàn vốn. Sự mong đợi luôn vượt xa khả năng truyền tải. Tôi không nghĩ rằng công việc này sẽ đơn giản hơn, bởi vì các quy định và hướng dẫn về toàn vẹn dữ liệu đang ngày càng thắt chặt.Câu hỏi: Các chuyên gia PTN cần tìm kiếm gì khi chọn hệ thống CDS cho PTN của mình?Đáp: Tôi có một bài viết mang tên "Tương lai của CDS" gồm 04 phần với một đồng nghiệp, Chris Burgess, và chúng tôi đã đưa ra 15 lĩnh vực để đề nghị. Tôi nghĩ, đầu tiên là kiến trúc. Ngay cả đối với "một hệ thống một hoặc hai thiết bị" đơn giản, bạn không có máy trạm độc lập. Bạn phải có khả năng thu thập dữ liệu trực tiếp lên máy chủ mạng. Và trong thời đại ngày nay, với khả năng xây dựng máy chủ ảo mà không quá tốn kém, việc lập luận rằng "Oh, nó sẽ tiêu tốn tiền bạc" rõ ràng là khá vô lý. Vì vậy, không cần máy trạm độc lập: lập một máy chủ ảo trên mạng, ngay cả đối với một thiết bị sắc ký đơn lẻ. Máy chủ đó sẽ giúp sao lưu dữ liệu ở PTN và vào bộ phận IT, đó chính là công việc ban đầu họ được trả tiền để thực hiện.Một điểm khác là khả năng có nhiều bằng chứng để đánh giá truy vết hiệu quả hơn. Vấn đề ở đây là có một yêu cầu rõ ràng của FDA về việc xem xét đánh giá truy vết, và bây giờ nó đã xuất hiện trong bản dự thảo hướng dẫn toàn vẹn dữ liệu. Các quy định của châu Âu cũng có một yêu cầu rõ ràng về việc rà soát thường xuyên đánh giá truy vết. Đây không phải là một yêu cầu dễ dàng với cách mà nhiều hệ thống dữ liệu được thiết lập. Bạn phải dò tìm qua nhiều dữ liệu, trong khi hệ thống đúng ra nên tự xác định xem dữ liệu nào đó đã bị sửa đổi, hoặc nếu bạn cho phép xóa. Tiếp theo là đảm bảo rằng hệ thống phải có chữ ký điện tử. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng hệ thống sẽ kiểm soát loại thiết bị của bạn, bởi vì một số hệ thống sẽ chỉ kiểm soát dữ liệu sắc ký của một nhà cung cấp cụ thể và một số hệ thống khác sẽ có phạm vi rộng hơn.

Theo www.labmanager.com

EDC - THÁNG 8

11 VPT.1.5.17.99 Phân tích các anion trong mẫu nước N_NO3-, N_NO2

-, Cl-, SO42-, F-, P_PO4

3- 2.500.000

12 VPT.1.5.17.100Phân tích kim loại trong nước và nước thải

Cu, Fe, Zn, Mn, Cr, Ni, Na, K. 2.500.000

13 VPT.1.5.17.101Phân tích kim loại nặng trong nước và nước thải

Cd, Pb, Hg, As 2.500.000

14 VPT.1.5.17.102Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân hữu cơ

N tổng, P hữu hiệu, Acid Humic, Acid Fulvic, TOC, Ẩm

2.500.000

15 VPT.1.5.17.103Phân tích dư lượng thuốc BVTV họ Carbamate, họ lân hữu cơ trong rau quả

Họ Carbamate, Họ lân hữu cơ 2.500.000

16 VPT.1.5.17.104Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong nước giải khát

pH, Cu, Zn, Fe, Đường tổng số, acid sorbic, độ chua

2.500.000

17 VPT.1.5.17.105Phân tích dư lượng độc chất trong sữa

Ca, Cu, Fe, Zn, Cd, Pb, Hg, As, Sn, Mo 2.500.000

18 VPT.1.5.17.107Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Muối Iot

Độ ẩm, hàm lượng NaCl, Tạp chất, hàm lượng Iot.

2.500.000

19 VPT.1.5.17.108Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng bia

Hàm lượng chất hòa tan ban đầu, hàm lượng ethanol, độ acid, hàm lượng diacethyl

3.000.000

20 VPT.1.5.17.177Phân tích các chỉ tiêu tính chất hóa lý của thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật

pH, Tỷ trọng tại 20°C 2.500.000

21 VPT.1.5.17.178Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong trà, chè xanh

Ẩm, tro tổng số, hàm lượng chất tan, tanin, cafein

2.500.000

22 VPT.1.5.17.179Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong thủy sản và thực phẩm

pH, hàm lượng axit, tro tổng số, N tổng, N_NH3, TVB _ N, Ca, P

2.500.000

23 VPT.1.5.17.180Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng rượu

Hàm lượng cồn, hàm lượng methanol, hàm lượng acid tổng số

2.500.000

24 VPT.1.5.17.181Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mì ăn liền

Protein thô, béo, xơ, muối, carbohydrate, tro tổng số, tro không tan, chỉ số peroxit

2.500.000

25 VPT.1.5.17.182Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước chấm

N tổng, N_NH4+, N_axit amin, NaCl 2.500.000

26 VPT.1.5.17.183Phân tích Histamin trong nước mắm

Histamin 2.500.000

27 VPT.1.5.17.184Phân tích kim loại nặng trong nước mắm

Cd, Pb, As, Hg 2.500.000

CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO - VinaLAB PT 2017 - Tổng hợp

SỐ 14 - THÁNG 03/2016

Maket mới

SỐ 29 - THÁNG 07/2017

28 VPT.1.6.17.114Phân tích Vi sinh trong nước giếng, nước máy, nước sản xuất

Tổng số VSVHK, Fecal Coliform, Coliforms, E. coli

3.000.000

29 VPT.1.6.17.115 Phân tích Vi sinh trong nước uốngColiforms tổng số, E. coli, Pseudomonas aeruginosa, Sulfite reducing clostridia, Fecal streptococci

3.000.000

AoV - PT THÁNG 8

1 VPT.2.5.17.07 Chỉ tiêu chất lượng trong chè

Hàm lượng chất tan, Hàm lượng taninHàm lượng cafein, Hàm lượng chất xơ, Hàm lượng tro tổng số, Hàm lượng tro không tan

3.000.000

2 VPT.2.5.17.52* Kháng sinh trong thủy sảnTổng Fluoroquinolone (Ciprofloxacin và Enrofloxacin), Ciprofloxacin, Enrofloxacin

3.000.000

3 VPT.2.5.17.55 Kháng sinh trong thủy sảnTetracyclineChlortetracyclineOxytetracycline

3.000.000

4 VPT.2.5.17.56Chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Ractopamine, Salbutamol, Clebuterol 3.000.000

5 VPT.2.5.17.86Kim loại trong mẫu thức ăn bổ sung

Sắt, Đồng, Mangan, Kẽm, Selen, Chì, Cadimi, Asen, Thủy ngân

4.000.000

1 VPT.2.6.17.22* Vi sinh trong sữa bột Salmonella 3.000.000

2 VPT.2.6.17.39 Vi sinh trong thực phẩm Vi khuẩn kỵ khí khử sulfit 3.000.000

3 VPT.2.6.17.44 Vi sinh trong thức ăn chăn nuôi Coliform, E.coli 3.000.000