hồn việ - kinhsamthatson.files.wordpress.com · thay. và họ đã tìm thấy trong túi áo...

2
Hn Vit Sống Sống mà vô dụng, sống làm chi, Sống chẳng lương tâm, sống ích gì? Sống trái đạo người, người thêm tủi, Sống quên ơn nước, nước càng khi. Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn, Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ. Sống sao nên phải, cho nên sống, Sống để muôn đời, sử tạc ghi. Chết Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài, Chết đáng là người đủ mắt tai. Chết được dựng hình tên chẳng mục, Chết đưa vào sử chứ không phai. Chết đó, rõ ràng danh sống mãi, Chết đây, chỉ chết cái hình hài. Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi, Chết cho hậu thế, đẹp tương lai. Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao blà xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sđiện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo tchối. Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cnhư thế, li tiếp tc lc cộc đi qua những con đường gp ghềnh để đến khu mHàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông bài thơ viết nghch ngoạc ghi trên. (Lê Minh Quốc, Du Ấn Để Lại, NXB Văn Học 1997, tr.325). * Khi tướng Tàu Thoát Hoan âm mưu dụ dỗ mua chuộc, Trần Bình Trọng (1259- 1285) anh hùng Việt Nam tuyên bố: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi.” Trần Bình Trọng chết khi mới 26 tuổi đời. * Nguyn Trung Trực anh hùng chống Tây tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cnước Nam mi hết người Nam đánh tây” Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên, Yêu gian đàm khí hữu long tuyn, Anh hùng nhược ngvô dung địa. Bo hận thâm cừu bất đái thiên. * Sau 6 lần cưa chân anh hùng tình báo Nguyễn văn Thương, Viên Sĩ quan CIA- Mphi thốt lên: - Thương à, tao thua mày rồi, mày không phải là người. Mày là sinh vật thép!” Anh hùng Nguyễn văn Thương kể li kniệm đáng nhớ nhất là vào năm 1986, trong một cuc gp ggiữa phái đoàn quân sMqua thăm Việt Nam, một viên đại tá Mỹ đã hỏi Nguyễn Văn Thương. “Trong chiến tranh, người Mđã tra tấn anh, đã cưa đứt hai chân anh, vậy anh có căm thù người Mkhông?” Nguyễn Văn Thương trả li: “Tôi căm thù chứ, ngày ấy tôi căm thù người Mtàn ác đã cưa chân tôi nhưng sau này hòa bình rồi, tôi hiểu đó là chiến tranh mà. Chiến tranh thì phải chiến đấu loi trừ, tiêu diệt nhau, có kẻ thng người thua. Người thắng là chúng tôi, người thua là các ông cũng đều mt mát cả. Bây giờ tôi không căm thù người Mmà chỉ căm thù chiến tranh, căm thù chế độ tng thng Mthời đó đã ra lệnh cho lính Mỹ tàn sát người Việt Nam chúng tôi. Nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình, lên án và phản đối chiến tranh thì tại sao tôi lại căm thù họ?Dân tộc ta thào từ ngàn xưa có những người Vit khí phách siêu phàm, cao thượng, hy sinh thân mình để bo vtquc, bo vging dòng Hồng Lạc. Chúng ta tin chắc rằng dân Vit vn tn tại mãi với lch snhân loại. Sydney, 10-12-2017, KVân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/ Nguyn An Ninh Bài Thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyn An Ninh Thi sĩ Đông Hồ dch: Theo vic binh nhung thutrtrai, Phong trần hăng hái tuốt gươm mài. Anh hùng gặp phi hồi không đất, Thù hận chang chang chẳng đội tri. Giặc Pháp dùng chính sách ngu dân đầu độc dân Việt. Đức Huỳnh Giáo Chủ chng chính sách ngu dân của giặc pháp bằng nhng quyn sm ging thc tỉnh lòng dân thi hành tứ trng ân, quan trọng nhứt là ân đất nước đồng bào, kêu gọi toàn dân chng giặc Tây Mỹ: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, Sưu cao thuế nng vậy thì thiết tha!” Ngày 16-4- 1947, Đức Thầy vào Đốc Vàng viết thơ {thông điệp} ký thác cho Việt Minh đánh 3 cuộc chiến chống Tây Mỹ Tàu. Nguyễn văn Thương

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hồn Việt

Sống

Sống mà vô dụng, sống làm chi,

Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?

Sống trái đạo người, người thêm tủi,

Sống quên ơn nước, nước càng khi.

Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn,

Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ.

Sống sao nên phải, cho nên sống,

Sống để muôn đời, sử tạc ghi.

Chết Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài,

Chết đáng là người đủ mắt tai.

Chết được dựng hình tên chẳng mục,

Chết đưa vào sử chứ không phai.

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi,

Chết đây, chỉ chết cái hình hài.

Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi,

Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.

Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông bài thơ viết nghệch ngoạc ghi trên. (Lê Minh Quốc, Dấu Ấn Để Lại, NXB Văn Học 1997, tr.325).

* Khi tướng Tàu Thoát Hoan âm mưu dụ dỗ mua chuộc, Trần Bình Trọng (1259-1285) anh hùng Việt Nam tuyên bố: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Nay ta đã bị bắt thì chỉ có chết là cùng, can gì phải hỏi lôi thôi.” Trần Bình Trọng chết khi mới 26 tuổi đời.

* Nguyễn Trung Trực anh hùng chống Tây tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh tây”

Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền, Anh hùng nhược ngộ vô dung địa. Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.

* Sau 6 lần cưa chân anh hùng tình báo Nguyễn văn Thương, Viên Sĩ quan CIA- Mỹ phải thốt lên: “- Thương à, tao thua mày rồi, mày không phải là người. Mày là sinh vật thép!” Anh hùng Nguyễn văn Thương kể lại kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào năm 1986, trong một cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn quân sự Mỹ qua thăm Việt Nam, một viên đại tá Mỹ đã hỏi Nguyễn Văn Thương. “Trong chiến tranh, người Mỹ đã tra tấn anh, đã cưa đứt hai chân anh, vậy anh có căm thù người Mỹ không?” Nguyễn Văn Thương trả lời: “Tôi căm thù chứ, ngày ấy tôi căm thù người Mỹ tàn ác đã cưa chân tôi nhưng sau này hòa bình rồi, tôi hiểu đó là chiến tranh mà. Chiến tranh thì phải chiến đấu loại trừ, tiêu diệt nhau, có kẻ thắng người thua. Người thắng là chúng tôi, người thua là các ông cũng đều mất mát cả. Bây giờ tôi không căm thù người Mỹ mà chỉ căm thù chiến tranh, căm thù chế độ tổng thống Mỹ thời đó đã ra lệnh cho lính Mỹ tàn sát người Việt Nam chúng tôi. Nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình, lên án và phản đối chiến tranh thì tại sao tôi lại căm thù họ?” Dân tộc ta tự hào từ ngàn xưa có những người Việt khí phách siêu phàm, cao thượng, hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giống dòng Hồng Lạc. Chúng ta tin chắc rằng dân Việt vẫn tồn tại mãi với lịch sử nhân loại.

Sydney, 10-12-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Nguyễn An Ninh

Bài Thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh

Thi sĩ Đông Hồ dịch: Theo việc binh nhung thuở trẻ trai, Phong trần hăng hái tuốt gươm mài. Anh hùng gặp phải hồi không đất, Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Giặc Pháp dùng chính sách ngu dân đầu độc dân Việt. Đức Huỳnh Giáo Chủ chống chính sách ngu dân của giặc pháp bằng những quyển sấm giảng thức tỉnh lòng dân thi hành tứ trọng ân, quan trọng nhứt là ân đất nước đồng bào, kêu gọi toàn dân chống giặc Tây Mỹ: “Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!” Ngày 16-4-1947, Đức Thầy vào Đốc Vàng viết thơ {thông điệp} ký thác cho Việt Minh đánh 3 cuộc chiến chống Tây Mỹ Tàu.

Nguyễn văn Thương

Năm Kỷ Mão 1939, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ thuyết sấm giảng báo động thời kỳ Hạ Nguơn thế giới lâm vào cảnh nguy biến triền miên chết chóc kinh hoàng; ngày 21-9-1946, Ngài tuyên bố lập đảng chính trị {Dân Xã Đảng} và đồng thời thành lập lực lượng vũ trang quân đội chống giặc Tây Mỹ giành độc lập cho nước nhà, khuyên tín đồ và toàn dân Việt hãy giữ vẹn tứ ân, quan trọng là ân đất nước đánh đuổi Tây Mỹ ra khỏi bờ cõi, bảo vệ Thánh Địa Di Lạc an toàn chuẩn bị cho ngày đại Hội Long Hoa. Trong quyển Khuyên Người Đời Tu Niệm viết năm 1939, Đức Thầy lưu lại bao lời tiên tri quý báu cho hậu thế như sau:

Tiên tri Thế Chiến Hai: Mèo kêu bá tánh lao-xao,

Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê. Con ngựa lại đá con dê,

Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao. Khỉ kia cũng bị xáo-xào,

Canh khuya Gà Gáy máu đào mới ngưng. Nói ra nước mắt rưng-rưng,

Điên biểu dân đừng làm dữ làm hung. Việc đời nói chẳng có cùng,

Đến sau mới biết Đây dùng kế hay. Bây giờ mắc việc tà-tây,

Nên mới làm vầy cho khỏi ngại-nghi. Thiên cơ số mạng biết tri,

Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi?

Đức Thầy tiên tri sau Thế Chiến Hai, nước Việt còn phải trải qua cuộc kháng chiến chống giặc Tây Mỹ vô cùng khốc liệt:

Lời lành khuyên hãy gắn-ghi. Dương-trần phải rán tu-trì sớm khuya.

Đừng ham làm chức nắc-nia, Ngày sau như khoá không chìa dân ôi!

Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm.

Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.

Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng-xà, rít to.

Bá-gia ai biết thì lo, Gác tai gièm siểm đôi co ích gì!

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, (1)

Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết-tha. Dân nay như thể không cha,

Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương! (Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939 tại Hòa Hảo)

(1) Ghi chú: Câu sấm: Hết Tây rồi đến Huê Kỳ, bị chánh quyền Bảo Đại thời Pháp kiểm duyệt, bắt buộc phải sửa lại là: Hết Đây rồi đến Dị Kỳ. Sau khi sửa chữ Tây thành Đây, và chữ Huê Kỳ thành Dị Kỳ, giáo hội mới được phép ấn hành để phổ biến cho đồng đạo. Luật Thiên Điều là: Bôi sửa kinh sấm đáng tội đày địa ngục. Sau cuộc kháng chiến chống Tây Mỹ, Đức Thầy còn tiên tri toàn dân Việt đoàn kết chống giặc Tàu:

Mị Châu ơi hỡi Mị Châu, Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha!

(Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Nhân lúc ngồi trên chuyến xe khuyến nông cùng với Đức Thầy vào tháng 6 năm Ất Dậu 1945, ông thi sĩ Việt Châu {Nguyễn Xuân Thiếp} có trao tặng cho Thầy quyển thơ Lông Ngỗng Gieo Tình do ông viết nổi tiếng thời bấy giờ, nội dung kể lại câu chuyện tình duyên Trọng Thủy Mị Châu, Đức Thầy ứng khẩu hai câu thơ trên đây coi như là trực tiếp phê bình tập thơ. Nhưng theo lý thiên cơ, Ngài mượn việc phê bình tập thơ của ông thi sĩ Việt Châu, để gởi đi một Thông Điệp rất quan trọng cho các chính khách Việt Minh thế hệ tương lai đừng vội vã tin vào lời đường mật của Trung Quốc mà gây cảnh nước mất nhà tan. Bằng hai câu sấm thi ngắn gọn, Ngài cảnh báo toàn dân Việt phải triệt để chống âm mưu giặc Tàu xâm lược! Ngài đã ra lịnh “Phải triệt để tuân lịnh!”

Sydney, 8-12-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Luận giải: Thế Chiến Hai bắt đầu bùng nổ từ năm Mèo Kỷ Mão 1939, khói lửa chiến tranh khốc liệt trải qua các năm Thìn Tị Ngọ Mùi Thân và chấm dứt vào năm Ất Dậu 1945 khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki và Hiroshima buộc Nhựt đầu hàng. Trục phát xít tàn rụi Thế Chiến Hai kết thúc.

Luận giải: Cụm từ “khóa không chìa”, ám chỉ ai theo Tây Mỹ bị vào tù {trại cải tạo}, không biết ngày nào ra tù. * Câu sấm: “Hết Tây rồi đến Huê Kỳ” ám chỉ khi Tây thua trận Điện Biên Phủ, thì Mỹ âm mưu đổ quân vào Việt Nam, bùng nổ cuộc chiến tranh tàn khốc hơn. {The VN War}. * Cụm từ “Sưu cao thuế nặng”, là ban ngày VNCH thâu thuế, ban đêm chiến binh du kích VC lại thu thuế, dân chịu 2 lần thuế: gọi là “thuế nặng”, một cổ chịu 2 tròng. * Qua đoạn sấm ngắn gọn, Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri quân Mỹ thua trận chiến VN, và rút chạy; những ai theo Mỹ sẽ phải vào tù {trại cải tạo}. Ngài khuyên con dân nước Việt phải giữ ân đất nước. “Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!”

Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta Bà thế giới sắc không một màu. (Đức Huỳnh Giáo Chủ ứng khẩu thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây trở về Sài Gòn năm 1945)

Khi sơn hà nguy biến, Tăng sĩ cũng phải lên đường thi hành nghĩa vụ công dân như Đức Thầy từng trải qua. Năm Đinh Hợi 1947, Đức Thầy vào Đốc Vàng ký thác cho Việt Minh đánh 3 cuộc chiến chống ngoại xâm: Tây Mỹ Tàu. Trong cõi vô vi, Đức Thầy cầm kỳ thi họa bàn cờ Bát Môn Môn Đồ Trận cho toàn dân Việt đánh thắng cả 3 cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Trước khi vắng bóng ký thác cho Việt Minh đánh 3 cuộc chiến, Đức Thầy ân cần dặn dò bổn đạo bằng những lời lẽ nghiêm minh trong lá thơ Đốc Vàng như sau: “…Hãy đóng quân y tại chỗ. Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi về sau. Phải triệt để tuân lịnh! 16 – 4 -47 - 9giờ 15 đêm Ký tên - Sổ”

Đức Thầy dặn không được lùi bước trước kẻ thù Tây Mỹ Tàu {Hãy đóng quân y tại chỗ}, và Ngài nghiêm túc ra lệnh: “Phải triệt để tuân lịnh!” Cụm từ “Sáng ngày” ám chỉ đầu thế kỷ 21, {khi Thầy viết lá thơ ký thác này vào giữa thế kỷ 20}; cụm từ “Bửu Vinh” ám chỉ lực lượng Việt Minh {lực lượng đoàn kết toàn dân Việt trên chiến tuyến chống 3 trận giặc ngoại xâm}. Ai muốn xứng đáng nhìn thấy Hội Long Hoa và diện kiến Đức Thầy, phải thi hành trọn vẹn tứ ân, nhứt là ân đất nước chống 3 trận giặc ngoại xâm. Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời. Còn kịp, mau lên kẻo trễ!

Ai được thấy Hội Long Hoa?