ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/nỘi dung hỌc... · web viewvì vậy,...

10
PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀU TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ TỪ 27/04/2020 ĐẾN 2/05/2020 MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8 A. PHẦN ÔN TẬP: I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn tập lại nội dung bài đã học ở học kỳ 2 II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP. Tìm hiểu thêm từ sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu trên internet để hoàn thành các bài tập ở SBT. B. PHẦN BÀI HỌC MỚI: I. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI: CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG – CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (2 tiết) Tiết 1: Nhiệt năng - Tiết 2: Các hình thức truyền nhiệt. I. NHIỆT NĂNG 1. Nhiệt năng - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:

Upload: others

Post on 26-Sep-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

PHÒNG GDĐT QUẬN NINH KIỀUTRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 

TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ TỪ 27/04/2020 ĐẾN 2/05/2020MÔN: VẬT LÝ- LỚP 8

A. PHẦN ÔN TẬP:I. NỘI DUNG ÔN TẬP:

Ôn tập lại nội dung bài đã học ở học kỳ 2II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.

Tìm hiểu thêm từ sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu trên internet để hoàn thành các bài tập ở SBT.

B. PHẦN BÀI HỌC MỚI:I. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI:

CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG – CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT (2 tiết)Tiết 1: Nhiệt năng - Tiết 2: Các hình thức truyền nhiệt.

I. NHIỆT NĂNG1. Nhiệt năng- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.Chú ý: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên chúng luôn có động năng. Vì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng.- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:   + Cách 1: Thực hiện côngVí dụ: Xoa hai bàn tay vào nhau (thực hiện công) thì thấy hai bàn tay nóng lên (nhiệt năng của hai bàn tay tăng).

Page 2: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

   + Cách 2: Truyền nhiệtVí dụ:- Nhúng một chiếc thìa inox đang nguội lạnh vào một cốc nước nóng thì thấy chiếc thìa nóng dần ⇒ Nước truyền nhiệt năng cho chiếc thìa

Chú ý: Khi xác định chiều truyền nhiệt thì nhiệt năng chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.3. Nhiệt lượng- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu là Q- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (kí hiệu là J)1 kJ (kilôjun) = 1000 JVí dụ: Một vật đang có nhiệt năng là 300J. Khi thực hiện truyền nhiệt, nhiệt năng của vật tăng lên đến 700J thì phần nhiệt năng 200J nhận được gọi là nhiệt lượng.II. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT1. Dẫn nhiệta. Sự dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.Phần thí nghiệm các em đọc SGKVí dụ:- Cho các đinh được gắn bằng sáp vào các thanh đồng. Dùng đèn cồn nung nóng đầu A của thanh đồng ⇒ Các đinh rơi xuống ⇒ Nhiệt truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.

Page 3: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

b. Khả năng dẫn nhiệt của các chất- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Ví dụ:- Nồi xoong, chảo thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thức ăn sẽ nhanh chín.

- Ống xả xe máy làm bằng kim loại (thép, titan…) dẫn nhiệt tốt, nên khi xe máy hoạt động ống xả nóng rất nhanh.

- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thủy ngân).Dùng đèn cồn nung nóng miệng một ống nghiệm trong đó có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp ⇒ Miếng sáp không bị chảy ra ⇒ nước dẫn nhiệt kém

- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

Page 4: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

Ví dụ: Chim thường đứng xù lông vào mùa đông vì để tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp lông, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên hạn chế nhiệt truyền từ cơ thể ra môi trường ⇒ chim giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.

2. Đối lưuĐối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức

truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu.Phần thí nghiệm các em đọc SGK tham khảo- Chiếc đèn dầu đang cháy. Nhờ có bóng đèn mà hiện tượng đối lưu diễn ra nhanh hơn, duy trì tốt sự cháy và làm cho đèn sáng hơn.

- Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí

- Ống khói lò sử dụng ở các gia đình, các lò ở nhà máy càng cao thì quá trình đối lưu xảy ra càng nhanh, hiệu quả làm việc cao hơn.

Page 5: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

- Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí

3. Bức xạ nhiệt- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.- Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.Ví dụ:- Nhiệt do Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng bức xạ nhiệt.Ứng dụng: Nước nóng tạo ra từ Mặt Trời do các tia nhiệt truyền xuống ống nước.

- Nhiệt truyền từ bếp lửa ra môi trường xung quanh chủ yếu cũng bằng bức xạ nhiệt. Chẳng hạn như sưởi ấm hai bàn tay lên bếp lửa, hình thức truyền nhiệt từ bếp lửa sang bàn tay chủ yếu là bức xạ nhiệt.

II. HƯỚNG DẪN THAM GIA BÀI HỌC MỚI.- Xem nội dung bài 21, 22, 23 sách giáo khoa Vật lý 8.- Xem bài giảng và ghi nội dung bài học vào tập.- Liên hệ với giáo viên bộ môn để được giải đáp thắc mắc qua zalo, messenger hoặc gọi điện trực tiếp GVBM.

Page 6: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

C. PHẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.I. NỘI DUNG KIỂM TRA. Bài 1: Nhiệt năng của một vật làA. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.Bài 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.Bài 3: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng A. từ dưới lên.B. từ trên xuống.C. sang ngang.D. theo mọi hướng.Bài 4: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) thì nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.Bài 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?A. 1          B. 2          C. 3          D. 4Bài 6: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượngA. từ cơ năng sang nhiệt năng.B. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.C. từ cơ năng sang cơ năng.D. từ nhiệt năng sang cơ năng.Bài 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

Page 7: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.Bài 8: Nhiệt lượng làA. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.B. phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.C. phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.D. phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.Bài 9: Chọn câu sai trong những câu sau.A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.Bài 10: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?A. 600 J          B. 200 J         C. 100 J          D. 400 JBài 11: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?A. Đồng; không khí; nước B. Nước; đồng; không khíC. Đồng; nước; không khí D. Không khí; đồng; nước Bài 12: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào?A. Chỉ ở chất khí B. Chỉ ở chất rắnC. Chỉ ở chất lỏng D. Chất khí và chất lỏngBài 13: Chọn câu trả lời đúng: Năng lượng của mặt trời truyền xuống trái đất chủ yếu bằng cách A. bức xạ nhiệt B. dẫn nhiệt và đối lưu C. đối lưu D. dẫn nhiệt Bài 14: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường A. lỏng và rắn B. khí và rắn C. rắn, lỏng và khí D. lỏng và khíBài 15: Sắp xếp theo thứ tự từ dẫn nhiệt tốt đến dẫn nhiệt kém các chất sau là

A. không khí, nước, thuỷ ngân, đồng B. thuỷ ngân, đồng, không khí, nướcC. đồng, thuỷ ngân, nước, không khí D. nước, thuỷ ngân, đồng, không khí

Bài 16: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây ? A. Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Page 8: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,

Bài 17: Vật A truyền nhiệt cho vật B khiA. nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật BB. nhiệt độ vật A cao hơn vật BC. nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật AD. nhiệt độ vật B cao hơn vật A

Bài 18: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt nào đã xảy ra?A. Sự dẫn nhiệt B. Bức xạ nhiệt C. Đối lưu D. cả ba hình thức trênBài 19: Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là không đúng ?A. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.Bài 20: Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màuA. để dễ giặt rũ B. vì nó đẹpC. vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. vì dễ thoát mồ hôi

II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VÀ NỘP BÀI.- Học sinh làm bài và nộp theo yêu cầu của GVBM.- Giáo viên gởi đường link nội dung kiểm tra kiến thức vừa học lấy điểm cộng cho học sinh theo lịch học.- Làm bài tập ở phần kiểm tra, đánh giá gửi bài qua gmail, Zalo hoặc Messenger, lớp cho GVBM.

Thắc mắc liên hệ: - Lớp 8A1,2,3,7 liên hệ cô Ngô Mỹ Châu qua Gmail: [email protected], zalo: 0988556463, Fb: chau ngo.- Lớp 8A4,5,6 liên hệ cô Trần Thị Tuyết Mai qua Gmail: [email protected], zalo: 0776895398.

DUYỆT CỦA BGH         DUYỆT CỦA TTCM        NHÓM TRƯỞNG BỘ MÔNKT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Trần Đình Phú

Page 9: ninhkieu.edu.vnninhkieu.edu.vn/upload/26114/fck/files/NỘI DUNG HỌC... · Web viewVì vậy, bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. - Nhiệt độ của vật càng cao,