khoa xÉt nghiỆm danh mỤc quy trÌnh kỸ thuẬt tên...

220
Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH Trang 1 | 220 DANH MỤC QUY TRÌNH KỸ THUẬT TT Tên Quy Trình Mã quy trình Trang Phần I: TẾ BÀO – TỔ CHỨC HỌC CƠ QUAN TẠO MÁU 1. Quy trình làm tiêu bản giọt đàn , lam áp và nhuộm giemsa XN-QTKT- HH01 05 2. Quy trình XN tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tự động Symex SX1000i XN-QTKT- HH-02 11 3. Quy trình XN tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tự động Swelab Alfa XN-QTKT- HH-03 17 4. Quy trình xét nghiệm máu lắng ( Phương pháp thủ công) XN-QTKT- HH-04 24 5. Quy trình xét nghiệm máu lắng bằng máy tự động XN-QTKT- HH-05 29 6. Quy trình đếm hồng cầu lưới thủ công (Phương pháp nhuộm xanh Cresyl) XN-QTKT- HH-06 34 7. Quy trình xét nghiệm huyết đồ ( phương pháp thủ công) XN-QTKT- HH-07 38 8. QTXN tế bào trong dịch não tủy XN-QTKT- HH-08 44 9. QTXN tế bào trong dịch màng phổi XN-QTKT- HH-09 49 10. QTXN Sức bền hồng cầu XNQTKT- HH-11 53 Phần II: ĐÔNG MÁU – CẦM MÁU 11. QT kỹ thuật nghiệm pháp dây thắt XN-QTKT- HH-10 58 12. QTXN đông máu bằng máy tự động XN-QTKT- HH-11 62 13. QTXN thời gian Prothrrombin (PT) phương pháp thủ công XN-QTKT- HH-13 68 TRUNG TÂM Y TẾ TIÊN YÊN KHOA XÉT NGHIỆM

Upload: others

Post on 27-Feb-2020

44 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 1 | 220

DANH MỤC QUY TRÌNH KỸ THUẬT

TT Tên Quy Trình Mã quy

trình Trang

Phần I: TẾ BÀO – TỔ CHỨC HỌC CƠ QUAN TẠO MÁU

1. Quy trình làm tiêu bản giọt đàn , lam áp và nhuộm giemsa XN-QTKT-

HH01 05

2. Quy trình XN tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng

máy đếm tự động Symex SX1000i

XN-QTKT-

HH-02 11

3. Quy trình XN tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng

máy đếm tự động Swelab Alfa

XN-QTKT-

HH-03 17

4. Quy trình xét nghiệm máu lắng ( Phương pháp thủ công) XN-QTKT-

HH-04 24

5. Quy trình xét nghiệm máu lắng bằng máy tự động XN-QTKT-

HH-05 29

6. Quy trình đếm hồng cầu lưới thủ công (Phương pháp

nhuộm xanh Cresyl)

XN-QTKT-

HH-06 34

7. Quy trình xét nghiệm huyết đồ ( phương pháp thủ công) XN-QTKT-

HH-07 38

8. QTXN tế bào trong dịch não tủy XN-QTKT-

HH-08 44

9. QTXN tế bào trong dịch màng phổi XN-QTKT-

HH-09 49

10. QTXN Sức bền hồng cầu XNQTKT-

HH-11 53

Phần II: ĐÔNG MÁU – CẦM MÁU

11. QT kỹ thuật nghiệm pháp dây thắt XN-QTKT-

HH-10 58

12. QTXN đông máu bằng máy tự động XN-QTKT-

HH-11 62

13. QTXN thời gian Prothrrombin (PT) phương pháp thủ công XN-QTKT-

HH-13 68

TRUNG TÂM Y TẾ TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 2 | 220

14. QTXN tời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa

(APTT ) phương pháp thủ công

XN-QTKT-

HH-14 73

15. QTXN co cục máu (Phuương pháp Budtz- Olsen) thủ

công

XN-QTKT-

HH-15 78

16. QTXN phát hiện kháng đông đường ngoại sinh (Mix test) XN-QTKT-

HH-16 82

17. QTXN thời gian máu đông ( Phương pháp Lee- White) XN-QTKT-

HH-17 87

18. QTXN thời gian máu chảy (Phương pháp Duke) XN-QTKT-

HH-18 91

Phần III: MIỄN DỊCH HUYẾT THANH VÀ TRUYỀN MÁU

19. QTXN Coombs trực tiếp XN-QTKT-

HH-19 96

20. QTXN Coombs gián tiếp XN-QTKT-

HH-20 101

21. QTXN định nhóm máu hệ ABO (kỹ thuật phiến đá) XN-QTKT-

HH-21 106

22. QTXN định nhóm máu hệ Rh(D) (kỹ thuật phiến đá) XN-QTKT-

HH-22 111

23. QTKT phát máu và chế phẩm

XN-QTKT-

HH-23 115

24. QTXN định nhóm máu hệ ABO (kỹ thuật ống nghiệm) XN-QTKT-

HH-24 120

25. QTXN định nhóm máu hệ Rh (kỹ thuật ống nghiệm) XN-QTKT-

HH-25 126

26. QTXN bất đông nhóm máu mẹ con (kỹ thuật ống nghiệm) XN-QTKT-

HH-26 130

27. QTKT rút máu trên người bệnh đa hồng cầu XN-QTKT-

HH-27 134

28. QTKT thu nhận máu ( kỹ thuật lấy máu túi dẻo) XN-QTKT-

HH-28 138

29. QTXN phản ứng hòa hợp XN-QTKT-

HH-29 143

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 3 | 220

30. QTXN lựa chọn đơn vị máu phù hợp (kỹ thuật ống

nghiệm)

XN-QTKT-

HH-40 149

31. QTXN HIV (test nhanh) XN-QTKT-

HH-30 156

32. QTXN HCV (test nhanh) XN-QTKT-

HH-31 160

33. QTXN giang mai (test nhanh) XN-QTKT-

HH-32 164

34. QTXN HbsAg (test nhanh) XN-QTKT-

HH-33 168

35. QTXN Steptococcus pyogenes ASLO (Test) XN-QTKT-

HH-34 172

36. QTXN Dengue IgG/ IgM (test nhanh) XN-QTKT-

HH-35 176

37. QTXN EV71 IgM (test) XN-QTKT-

HH-36 181

Phần IV: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC –

TRUYỀN MÁU

38. QT trước xét nghiệm XN-QTKT-

HH-37 186

39. QT sau xét nghiệm XN-QTKT-

HH-38 190

40. QT nội kiểm huyết học máy Sysmex XS1000i XN-QTKT-

HH-39 194

41. QT nội kiểm máy đông máu Sysmex CA 600 XN-QTKT-

HH-41 200

42. QT ngoại kiểm máy huyết học Sysmex XS1000i XN-QTKT-

HH-42 205

43. QT ngoại kiểm máy huyết học Swelab Alfa XN-QTKT-

HH-43 209

44. QT truyền máu và chế phẩm trên lâm sàng XN-QTKT-

HH-43 214

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 4 | 220

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Phần I:

TẾ BÀO – TỔ CHỨC HỌC CƠ QUAN TẠO MÁU

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 5 | 220

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 20/05/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-QTKT-

HH- 01

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH

LÀM TIÊU BẢN GIỌT ĐÀN, LAM ÁP VÀ NHUỘM GIÊMSA

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức vụ: Bác sĩ Khoa Xét nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 6 | 220

1. Mục đích

- Hướng dẫn nhân viên Khoa xét nghiệm làm tiêu bản giọt đàn, lam áp và

nhuộm giêmsa, giúp phân tích và chẩn đoán hình thái các tế bào máu.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện tại Khoa xét nghiệm của Trung tâm y tế

- Áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ

3. Trách Nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng

4. Thuật ngữ, từ viết tắt

KTV: Kỹ thuật viên

- TB: Tế bào

5. Nguyên lý

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ; thiết bị:

- Đồng hồ bấm dây

- Giá gỗ, bể nhuộm, cốc nhuộm

- Gạc sạch

- Lam kính, lam kéo

- Bút chì

6.2 Hóa chất và thuốc thử:

- Cồn tuyệt đối

- Giêm sa mẹ

- Nước cất

6.3 Mẫu bệnh phẩm:

- Mẫu máu toàn phần đựng trong ống nghiệm có chống đông EDTA

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 7 | 220

- Dịch hút tủy xương.

- Dịch não tủy, màng bụng, màng xương

6.4 Vật liệu khác:

- Mũ giấy, khẩu trang, áo Blaus

7. Kiểm tra chất lượng

- Hóa chất đầy đủ, còn hạn

- Chất lượng tiêu bản đạt tiêu chuẩn:

Sau khi kéo lam:

- Tiêu bản không mỏng, không dày quá

- Cách 2 đầu lam kính khoảng 1cm, 2 mép 2mm

- Tiêu bản không lỗ rỗ, lượn sóng, xước, bề mặt tiêu bản mịn

Sau khi nhuộm giêm sa;

- Tiêu bản sạch, không rách, bong tróc làm rách TB

- Nhân và nguyên sinh chất của tế bào bắt màu đẹp, hình ảnh rõ nét

- Tế bào không bị nát

- Tế bào phân bố đều trên tiêu bản

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Quy trình thực hiện:

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 8 | 220

9.1Quy trình làm giọt đàn, lam áp

Trách

nhiệm Các bước thực hiện Mô tả và tài liệu liên quan

KTV

được

phân

công

1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất nhuộm

đầy đủ

2 Chuẩn bị bệnh phẩm:

- Nhận bệnh phẩm từ nhóm chạy máy

- Nhận dịch tủy xương, dịch chọc hút

từ bộ phận làm thủ thuật

KTV

được

phân

công

1. Làm tiêu bản giọt dàn: Lắc đều ống

máu/ tủy, thao tác nhẹ nhàng, không

tạo bọt, chấm giọt máu/ tủy vừa đủ

vào đầu lam kính, cách mép trên

1cm, đặt lam kéo trước giọt máu/

tủy và lùi về sau để máu/ tủy mao

dẫn đều, chọn góc tạo bởi đầu lam

kéo với lam kính phù hợp và đẩy

đều tay về phí trước, để khô tự nhiên

2. Làm tiêu bản lam áp: Lấy mẫu bệnh

phẩm vừa đủ vào đầu lam kính, áp

một lam kính khác vào mẫu bệnh

phẩm và kéo về phía đối diện, để

khô tự nhiên

KTV được phân công

1. Ghi ký hiệu tiêu bản ( tên hoặc số) khi đã khô vào trên tiêu bản bằng bút chì.

2. Đối với lam áp, dán tem giấy trên đầu lam và ghi ký hiệu bằng bút chì.

9.2 Nhuộm giêm sa

Chuẩn bị (1)

Làm tiêu bản (2)

Đánh số tiêu bản (3)

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 9 | 220

Trách

nhiệm Các bước thực hiện Mô tả và tài liệu liên quan

KTV

được

phân

công

1. Xếp tiêu bản lên giá gỗ

2. Để khô tự nhiên hoặc sấy mát bằng

quạt sấy

3. Chuẩn bị 2 cốc giêm sa:

- Thì 1 giêm sa nguyên chất ( giêm sa

mẹ)

- Thì 2: giêm sa pha loãng tỉ lệ 1/5 ( 1

giêm sa nguyên chất, 4 nước cất)

KTV

được

phân

công

1. Nhỏ cồn tuyệt đối dàn đều tiêu bản 2. Để khô tự nhiên

KTV

được

phân

công

1. Nhuộm giêm sa 2 thì: thì 1 bằng giêm

sa nguyên chất trong thời gian 7 giây

sau đó rửa bằng nước sạch, rồi nhuộm

thì 2 bằng giêm sa pha loãng tỉ lệ 1/5

trong thời gin 7 phút ( Thời gian

nhuộm được điều chỉnh tùy từng lô

giêm sa)

2. Rửa tiêu bản bằng nước sạch, xếp tiêu

bản lên giá sạch và để khô ( hoặc sấy

khô)

KTV

được

phân

công

1. Bàn giao tiêu bản cho bác sĩ tại khoa

xét nghiệm đọc tiêu bản

2. Thu dọn dụng cụ, vệ sinh khi kết thúc

công việc

Chuẩn bị (1)

Cố định tiêu bản (2)

Nhuộm tiêu bản (3)

Kết thúc (4)

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 10 | 220

10.Đánh giá kết quả:

- Không áp dụng

11.Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Lượng máu lấykéo lam quá nhiều hoặc quá ít

- Lam kính bẩn

- KTV kéo lam không đúng quy cách làm tiêu bản mỏng quá hoặc dày quá

- Nhuộm giemsa không đủ thời gian hoặc quá lâu

12.Lưu ý:

- Bệnh phẩm máu cần được làm tiêu bản trước 4 giờ kể từ khi lấy máu

13. Lưu trữ hồ sơ

- Không áp dụng

14. Tài liệu tham khảo

- TS. Trương Công Duẩn; BSCKII. Trần Thị Hồng Thủy (2009), “ Phương pháp

làm tiêu bản xét nghiệm”

- Đỗ Trung Phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu.

Ứng dụng trong lâm sàng (Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học,2016

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 11 | 220

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-02

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM TỔNG

PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI

BẰNG MÁY ĐẾM TỰ ĐỘNG

XS 1000i

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 03/04/2017 18/04/2017 17/05/2017

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Mã tài liệu Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 03/04/2017 KTV Hằng

2.0 Mục 5; 10; 14 18/04/2017 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 12 | 220

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

ngoại vi bằng máy đếm tự động XS 1000i.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

bằng máy đếm tự động XS1000i cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng

máy đếm tự động.

- Áp dụng tại phòng Huyết học-khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa: Là quy trình phân tích các chỉ số xét nghiệm tế bào máu:

- Số lượng hồng cầu: Số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Tera/lít ( T/l = 1012 /l ).

- Số lượng bạch cầu: Số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Giga/lít ( G/l = 109/l ).

- Số lượng tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Giga/ lít ( G/l = 109/l ).

- Lượng huyết sắc tố: Hàm lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính gam/lít (g/l).

- Thể tích khối hồng cầu: Thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu

toàn phần. Đơn vị tính lít/lít ( l/l ).

- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu: lượng huyết sắc tố trung bình có

trong một hồng cầu. Đơn vị tính pico gam (pg).

- Thể tích trung bình hồng cầu: thể tích trung bình của một hồng cầu . Đơn vị

tính femtolit (fl).

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 13 | 220

-Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu: lượng huyết sắc tố có trong một đơn

vị thể tích khối hồng cầu. Đơn vị tính gam/lít (g/l).

4.2. Từ viết tắt

- WBC: Bạch cầu

- RBC: Hồng cầu

- HGB: Hemoglobin (lượng huyết sắc tố)

- HCT: Hematocrit (thể tích khối hồng cầu)

- MCV: Thể tích trung bình hồng cầu

- MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu

- MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

- PLT: Số lượng tiểu cầu

5. Nguyên lý

- Sử dụng phương pháp đo laser bán dẫn để tách quần thể tế bào và công nghệ

đếm tế bào dòng chảy huỳnh quang, ngăn lại tế bào khi qua khe đếm giúp cho

máy phân tích huyết học đo được 21 thông số xét nghiệm cộng 5 thành phần

bạch cầu.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu XS1000i.

- Kính hiển vi.

- Máy tính kết nối với máy tổng phân tích tế bào máu XS1000i.

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Ống nghiệm EDTA.

- Giá để ống nghiệm.

6.2.2. Hóa chất

-Stromalyser-4DL: 5l (dung dịch ly giải).

- CELL-PACK(PK-30L): 20 L (dung dịch pha loãng).

-Stromatolyser-4DS: 42 ml (dung dịch nhuộm bạch cầu ).

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 14 | 220

-Sulfolyser (SLS-220A) : 5l (dung dịch ly giải)

- CELL – CLEANER: 50 ml (nước rửa máy).

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành chạy mẫu bệnh nhân sau khi chạy nội kiểm đạt kết quả.

- Ngoại kiểm hàng tháng đạt.

8. Antoàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị máy: Kiểm tra hóa chất, bình nước thải và nguồn điện.

- Chuẩn bị mẫu: Mẫu phải đựng trong ống chống đông EDTA, phân tích trong

vòng 4 tiếng từ khi lấy mẫu, lắc đều 10 lần trước khi phân tích.Ghi số thứ tự trên

máy lên phiếu xét nghiệm của bệnh nhân.

- Phân tích mẫu: Đưa ống mẫu vào vị trí kim hút và nhấn tròn START. Chờ đến

khi có hai tiếp “bip”ngắn lấy mẫu ra khỏi kim hút. Quá trình phân tích hoàn

thành sau 01 phút.

-Nhập mã số bệnh nhân trên máy tính, đẩy kết quả trên máy theo số thứ tự ghi

trên phiếu, kiểm tra kết quả và duyệt kết quả.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Đối chiếu giá trị thu được của bệnh nhân với giá trị của khoảng tham chiếu

sinh học.

- Giá trị trong khoảng tham chiếu sinh học: duyệt kết quả trả cho bệnh nhân.

- Giá trị bất thường (ngoài khoảng tham chiếu) thì cần xem xét lại các yếu tố

sau: chất lượng mẫu máu, chẩn đoán bệnh, tình trạng máy,hóa chất,kỹ thuật xét

nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 15 | 220

-Nghi ngờ chạy lại mẫu máu, nếu thấy phù hợp thì in kết quả trả bệnh nhân

Tất cả các mẫu xét nghiệm bất thường đều phải làm tiêu bản máu đàn nhuộm

Giemsa để khảo sát hình thái tế bào theo quy trình XN-QTKT-VS05.

STT Chỉ số(tiếng Anh) Tên chỉ số Giá trị bình thường

1 RBC(Red blood cell) Số lượng hồng cầu

- Nam: 4.2-5.4 x

1012/l

- Nữ: 4.0-4.9 x 1012/l

2 WBC(White blood cell) Số lượng bạch cầu 4.0-10.0 x 109/l

3 HGB(Hemoglobine) Lượng huyết sắc tố - Nam: 130-160 g/l

- Nữ: 120-142 g/l

4 HC(Hematocrit) Thể tích khối hồng

cầu

- Nam: 0.40-0.47 l/l

- Nữ: 0.37-0.42 l/l

5 MCV(Mean corpuscular

volume)

Thể tích trung bình

hồng cầu 85-95 fl

6 MCH(Mean corpuscular

Hemoglobine)

Lượng HST trung

bình hồng cầu 28-32 pg

7 MCHC (Mean corpuscular

hemoglobine concentration)

Nồng độ HST

trung bình hồng

cầu

320 – 360 g/l

8 PLT(Platelet) Số lượng tiểu cầu 150-500 x 109/l

9 LY %(%Lymphocyte) Tỷ lệ %

lymphocyte 25-45 %

10 LY(Lymphocyte) Số lượng

lymphocyte 1.2-4.0 x 109/l

11 MO %(%Monocyte) Tỷ lệ % monocyte 1-4 %

12 MO(Monocyte) Số lượng

monocyte 0.05-0.40 x 109/l

13 GR %(Granulocyte) Tỷ lệ % BC hạt

trung tính 55-75 %

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 16 | 220

14 GR(Granulocyte) Số lượng BC hạt

trung tính 2.8-6.5 x 109/l

15 RDW(Red distribution

width)

Dải phân bố kích

thước HC 11-14%

16 P_LCR Tỷ lệ tiểu cầu có

kích thước lớn 0,15 – 0,5

17 MPV(Mean platelet volume) Thể tích trung bình

tiểu cầu 5-8 fl

11.Lưu ý.

- Các nguyên nhân gây sai số:

+ Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây nên hiện

tượng giảm các loại tế bào rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng.

Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng tế bào giả tạo.cần kiểm tra lại ống máu.

+ Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu,hồng cầu

non, tan máu …

+ Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ, lấy máu tay truyền hoặc lượng máu lấy làm xét

nghiệm không đủ…

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 17 | 220

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 03/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 03/04/2017 KTV Hằng

2.0 3, 14 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-03

Phiên bản: 2.0

Ngày ban

hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM TỔNG

PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI

BẰNG MÁY ĐẾM TỰ ĐỘNG

SWELAB ALFA

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 18 | 220

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng

máy đếm tự động Swelab alfa

- Thống nhất qui trình xét nghiệm nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

bằng máy đếm tự động Swelab alfa cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng

máy đếm tự động.

- Áp dụng tại phòng Huyết học-khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên hoặc cán bộ khoa xét nghiệm được giao thực hiện

quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa: Là quy trình phân tích các chỉ số xét nghiệm tế bào máu:

- Số lượng hồng cầu: Số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Tera/lít ( T/l = 1012 /l ).

- Số lượng bạch cầu: Số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Giga/lít ( G/l = 109/l ).

- Số lượng tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần.

Đơn vị tính Giga/ lít ( G/l = 109/l ).

- Lượng huyết sắc tố(HB): Hàm lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn

phần.

Đơn vị tính gam/lít (g/l).

- Thể tích khối hồng cầu (HCT): Thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít

máu toàn phần. Đơn vị tính lít/lít ( l/l ).

- Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH): lượng huyết sắc tố trung bình

có trong một hồng cầu. Đơn vị tính picogam (pg).

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 19 | 220

- Thể tích trung bình hồng cầu( MCV): thể tích trung bình của một hồng cầu .

Đơn vị tính femtolit (fl).

-Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu(MCHC): lượng huyết sắc tố có trong

một đơn vị thể tích khối hồng cầu. Đơn vị tính gam/lít (g/l).

4.2. Từ viết tắt

- WBC: Bạch cầu

- RBC: Hồng cầu

- HGB: Hemoglobin (lượng huyết sắc tố)

- HCT: Hematocrit (thể tích khối hồng cầu)

- MCV: Thể tích trung bình hồng cầu

- MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu

- MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

- PLT: Số lượng tiểu cầu

5. Nguyên lý

- Sử dụng phương pháp điện trở kháng dùng để đếm và đo kích thước của bạch

cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Phương pháp này dựa trên sự thay đổi dòng điện gây

ra bởi các tế bào khi đi qua phiến đếm Aperture theo một chiều nhất định.

Buồng đếm gồm 2 ngăn được thông nhau qua một lỗ nhỏ trên phiến Aperture. Ở

mỗi ngăn có gắn điện cực, hai điện cực của 2 ngăn trái dấu nhau. Dung môi dẫn

điện là Diluent. Từng tế bào đi từ ngăn trái đến ngăn phải qua lỗ nhỏ của phiến

Aperture. Tế bào không dẫn điện nên chính nó tạo ra một điện trở. Do đó khi đi

qua lỗ đếm, tế bào làm thay đổi điện thế vốn ổn định giữa 2 điện cực. Sự thay

đổi đột ngột điện thế giữa 2 điện cực được máy biểu hiện dưới dạng xung điện.

Tế bào có kích thước lớn tạo ra xung điện có biên độ lớn và ngược lại. Tổng số

xung điện thu được là tổng số tế bào đi qua lỗ đếm. Biên độ xung điện còn được

dùng để phân loại tế bào.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu Swelab alfa

- Kính hiển vi.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 20 | 220

- Máy tính kết nối với máy tổng phân tích tế bào máu Swelab Alfa

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Ống nghiệm EDTA.

- Giá để ống nghiệm.

6.2.2. Hóa chất

- LYSER - WH: 500 ml (dung dịch phá vỡ hồng cầu).

- HEMATOLOGYREAGENT: 20 L (dung dịch pha loãng).

- CELL – CLEANER: 50 ml (nước rửa máy).

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành chạy mẫu bệnh nhân sau khi chạy nội kiểm đạt kết quả.

- Ngoại kiểm hàng tháng đạt.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị máy: Kiểm tra hóa chất, bình nước thải và nguồn điện.

- Chuẩn bị mẫu: Mẫu phải đựng trong ống chống đông EDTA, phân tích trong

vòng 4 tiếng từ khi lấy mẫu, lắc đều 10 lần trước khi phân tích.Ghi số thứ tự trên

máy lên phiếu xét nghiệm của bệnh nhân.

- Phân tích mẫu: Đưa ống mẫu vào vị trí kim hút và nhấn START. Chờ đến khi

có hai tiếp “bip”ngắn lấy mẫu ra khỏi kim hút. Quá trình phân tích hoàn thành

sau 01 phút.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 21 | 220

-Nhập mã số bệnh nhân trên máy tính, đẩy kết quả trên máy theo số thứ tự ghi

trên phiếu, kiểm tra kết quả và duyệt kết quả.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Đối chiếu giá trị thu được của bệnh nhân với giá trị của khoảng tham chiếu

sinh học.

- Giá trị trong khoảng tham chiếu sinh học: duyệt kết quả trả cho bệnh nhân.

- Giá trị bất thường (ngoài khoảng tham chiếu) thì cần xem xét lại các yếu tố

sau: chất lượng mẫu máu, chẩn đoán bệnh, tình trạng máy,hóa chất,kỹ thuật xét

nghiệm.

-Nghi ngờ chạy lại mẫu máu, nếu thấy phù hợp thì in kết quả trả bệnh nhân

Tất cả các mẫu xét nghiệm bất thường đều phải làm tiêu bản máu đàn nhuộm

Giemsa để khảo sát hình thái tế bào theo quy trình XN-QTKT-VS05.

STT Chỉ số(tiếng Anh) Tên chỉ số Giá trị bình thường

1 RBC(Red blood cell) Số lượng hồng cầu

- Nam: 4.2-5.4 x

1012/l

- Nữ: 4.0-4.9 x 1012/l

2 WBC(White blood cell) Số lượng bạch cầu 4.0-10.0 x 109/l

3 HGB(Hemoglobine) Lượng huyết sắc tố - Nam: 130-160 g/l

- Nữ: 120-142 g/l

4 HC(Hematocrit) Thể tích khối hồng

cầu

- Nam: 0.40-0.47 l/l

- Nữ: 0.37-0.42 l/l

5 MCV(Mean corpuscular

volume)

Thể tích trung bình

hồng cầu 85-95 fl

6 MCH(Mean corpuscular

Hemoglobine)

Lượng HST trung

bình hồng cầu 28-32 pg

7 MCHC (Mean corpuscular

hemoglobine concentration)

Nồng độ HST

trung bình hồng

cầu

320 – 360 g/l

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 22 | 220

8 PLT(Platelet) Số lượng tiểu cầu 150-500 x 109/l

9 LY %(%Lymphocyte) Tỷ lệ %

lymphocyte 25-40 %

10 LY(Lymphocyte) Số lượng

lymphocyte 1.2-4.0 x 109/l

11 MO %(%Monocyte) Tỷ lệ % monocyte 1-4 %

12 MO(Monocyte) Số lượng

monocyte 0.05-0.40 x 109/l

13 GR %(Granulocyte) Tỷ lệ % BC hạt

trung tính 55-70 %

14 GR(Granulocyte) Số lượng BC hạt

trung tính 2.8-6.5 x 109/l

15 RDW(Red distribution

width)

Dải phân bố kích

thước HC 11-14%

16 P_LCR Tỷ lệ tiểu cầu có

kích thước lớn 0,15 – 0,5

17 MPV(Mean platelet volume) Thể tích trung bình

tiểu cầu 5-8 fl

11.Lưu ý.

- Các nguyên nhân gây sai số:

+ Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây nên hiện

tượng giảm các loại tế bào rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng.

Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng tế bào giả tạo.cần kiểm tra lại ống máu.

+ Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu,hồng cầu

non, tan máu …

+ Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ, lấy máu tay truyền hoặc lượng máu lấy làm xét

nghiệm không đủ…

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 23 | 220

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

-Bài giảng Huyết học-Truyền máu, ứng dụng trong lâm sàng. Chủ biên: GS.

TSKH. Đỗ Trung Phấn. ( tái bản lần thứ 03) Nhà xuất bản Y học. 2016.

-Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Tác giả: GS. Nguyễn Thế Khánh và GS.

Phạm Tử Dương. Nhà xuất bản Y học. 2003.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 24 | 220

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-04

Phiên bản: 2.0

Ngày ban

hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM MÁU LẮNG

(Phương pháp thủ công)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 04/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 04/04/2017 KTV Hằng

2.0 4; 5; 9

- Định nghĩa

- Nguyên lý

- Nội dung thực hiện

15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 25 | 220

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm máu lắng bằng phương pháp thủ công.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm máu lắng thủ công cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm máu lắng của bác sỹ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên Hoặc cán bộ khoa xét nghiệm được giao thực hiện

quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Máu lắng (VSS) là tốc độ lắng của huyết cầu sau 1 giờ hay 2 giờ.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- VSS: Máu lắng.

5. Nguyên lý

- Máu toàn phần lấy ra khỏi cỏ thể, chống đông, cho vào ống thủy tinh để đứng

thẳng. Sau một thời gian tế bào máu sẽ lắng xuống để lại cột huyết tương ở phía

trên.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1 Trang thiết bị

- Giá và ống lắng (Pachenkow hoặc Westergreen)

- Đồng hồ

- Dụng cụ pha loãng: ống nghiệm, dung dịch natricitrat 3,8%

6.2. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 26 | 220

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Phương pháp Westergreen:

- Pha loãng 1,6ml máu với 0,4 ml dung dịch natricitrat 3.8% ( tỷ lệ 1/5).

- Lắc đều, nhẹ nhàng. Dùng ống Westergreen hút máu đã pha loãng đến vạch 0.

- Lau sạch xung quanh ống máu lắng. Cắm thẳng đứng ống máu lắng lên giá

Đọc chiều cao cột huyết tuuwong sau 1 giờ và 2 giờ

9.2. Phương pháp Pachenkow

- Tráng ống pachenkow bằng dung dịch chống đông.

- Hút dung dịch chống đông natricitrat 3,8% tới vạch P (50), thổi vào ống

nghiệm nhỏ, khô sạch.

- Hút 2 lần máu tới vạch k(0) thổi vào ống nghiệm chứa natricitrat. Lắc đều nhẹ

nhàng

- Hút máu đã pha loãng vào ống Pachenkow đến vạch K

- Cắm thẳng ống máu lắng lên giá.

- Đọc kết quả sau 1 giờ và 2 giờ.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Kết quả bình thường:

+ Người lớn :

- Nam dưới 50 tuổi : nhỏ hơn 15mm/giờ

- Nam trên 50 tuổi : nhỏ hơn 20mm/giờ

- Nữ dưới 50 tuổi : nhỏ hơn 20mm/giờ

- Nữ trên 50 tuổi : nhỏ hơn 30mm/giờ

+ Trẻ em :

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 27 | 220

- Trẻ nhũ nhi : 0 – 2 mm/giờ

- Trẻ sơ sinh đến trẻ dậy thì : trung bình 3 – 13 mm/giờ

-Kết quả bất thường :

+Tốc độ lắng máu thường tăng trong những trường hợp sau đây :

- Bệnh thận

- Mang thai

- Bệnh thấp cấp

- Viêm khớp dạng thấp

- Thiếu máu nặng

- Bệnh giang mai

- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

- Bệnh của tuyến giápViêm động mạch do tế bào khổng lồ - động mạch thái

dương, động mạch não

- Đa u tuỷ xương

- Bệnh macroglobulin huyết (trong máu xuất hiện globulin miễn dịch bất

thường)

- Bệnh tăng fibrinogen máu

- Viêm mạch máu hoại tử

- Bệnh đau cơ dạng thấp (các cơ bị đau và cứng lại, thường gặp ở người lớn

tuổi)

- Tốc độ lắng máu giảm so với bình thường gặp trong những bệnh sau :

- Suy tim xung huyết

- Máu tăng độ nhớt

- Giảm fibrinogen trong máu

- Giảm protein huyết tương (do bệnh lí của gan hay thận)

- Bệnh đa hồng cầu

- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 28 | 220

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Kết quả sẽ sai lệnh khi lấy lượng mẫu quá nhiều hoặc quá ít so với vạch qui

định trên ống.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu trên máy và phần mềm trả kết quả

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Chủ biên Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật huyết học- truyền máu, ứng dụng trong lâm

sàng ( tái bản lần 3). Nhà xuất bản Y học , 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 29 | 220

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM QUY TÌNH XÉT NGHIỆM MÁU LẮNG

BẰNG MÁY TỰ ĐỘNG

Mãsố: XN-

QTKT-HH-05

Phiên bản: 2.0

Ngày ban

hành:

01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên

KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị

Hằng

Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá

Việt

Ký tên

Ngày 04/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa

đổi

Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 04/04/2017 KTV Hằng

2.0 3; 4; 5

- Trách nhiệm

- Định nghĩa

- Nguyên lý

15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 30 | 220

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm máu lắng bằng máy tự động Microsed.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm máu lắng bằng máy tự động cho các nhân

viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm máu lắng của bác sỹ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên Hoặc cán bộ khoa xét nghiệm được giao thực hiện

quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Máu lắng (VSS) là tốc độ lắng của huyết cầu sau 1 giờ hay 2 giờ.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- VSS: Máu lắng.

5. Nguyên lý

- Xác định tốc độ lắng hồng cầu (VSS) bằng cách đưa máu vào trong ống

nghiệm Westergren chuyên dụng làm xét nghiệm máu lắng và máy sẽ xác định

chiều cao của cột huyết tương trong 1 giờ, 2 giờ, biểu thị ra mm. Chiều cao kể

trên có thể chịu tác động bởi số lượng hồng cầu và nồng độ các protein có trọng

lượng phân tử cao có trong máu do sự thay đổi trong protein máu dẫn tới tình

trạng kết tụ các hồng cầu. Các tế bào hồng cầu cũng bị kết tụ trong các tình trạng

viêm và hoại tử khiến nó “lắng” nhanh hơn là khi các tế bào đứng riêng lẻ.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy máu lắng tự động Microsed.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ:

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 31 | 220

- Pipet.

- Ống EDTA.

- Ống máu lắng của máy tự động.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị

- Bật máy Microsed, máy lắc máu.

- Bệnh phẩm: dùng pipet hút mẫu bệnh phẩm(máu chống đông EDTA) vào ống

máu lắng trong khoảng 2 vạch thấp và cao của ống.

- Đặt ống máu lắng lên máy lắc trong khoảng 30s.

9.2. Tiến hành

- Ghi ví trí cần đặt ống máu lắng lên phiếu chỉ định.

- Đặt ống máu lắng vào vị trí cắm bệnh phẩm ghi trên phiếu chỉ định và nhấn

enter máy báo đèn báo màu xanh là bắt đầu đo. Đợi máy đo, khi có kết quả máy

sẽ in ra.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Kết quả bình thường:

+ Người lớn :

- Nam dưới 50 tuổi : nhỏ hơn 15mm/giờ

- Nam trên 50 tuổi : nhỏ hơn 20mm/giờ

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 32 | 220

- Nữ dưới 50 tuổi : nhỏ hơn 20mm/giờ

- Nữ trên 50 tuổi : nhỏ hơn 30mm/giờ

+ Trẻ em :

- Trẻ nhũ nhi : 0 – 2 mm/giờ

- Trẻ sơ sinh đến trẻ dậy thì : trung bình 3 – 13 mm/giờ

-Kết quả bất thường :

+Tốc độ lắng máu thường tăng trong những trường hợp sau đây :

- Bệnh thận

- Mang thai

- Bệnh thấp cấp

- Viêm khớp dạng thấp

- Thiếu máu nặng

- Bệnh giang mai

- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

- Bệnh của tuyến giápViêm động mạch do tế bào khổng lồ - động mạch thái

dương, động mạch não

- Đa u tuỷ xương

- Bệnh macroglobulin huyết (trong máu xuất hiện globulin miễn dịch bất

thường)

- Bệnh tăng fibrinogen máu

- Viêm mạch máu hoại tử

- Bệnh đau cơ dạng thấp (các cơ bị đau và cứng lại, thường gặp ở người lớn

tuổi)

- Tốc độ lắng máu giảm so với bình thường gặp trong những bệnh sau :

- Suy tim xung huyết

- Máu tăng độ nhớt

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 33 | 220

- Giảm fibrinogen trong máu

- Giảm protein huyết tương (do bệnh lí của gan hay thận)

- Bệnh đa hồng cầu

- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Máy sẽ không đọc được kết quả khi lấy lượng mẫu quá nhiều hoặc quá ít so

với vạch qui định trên ống.

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Trang 34 | 220

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-06

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH

ĐẾM HỒNG CẦU LƯỚI THỦ CÔNG

(Phương pháp nhuộm xanh Cresyl)

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 35 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm đếm hồng cầu lưới bằng phương

pháp thủ công

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2.Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Làm khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân có bệnh lý huyết học

+ Đánh giá tình trạng sinh máu của tủy xương và chất lượng hồng cầu trong các

bệnh lý huyết học có thiếu máu, mất máu…

+ Phân biệt thiếu máu lành tính hay có nguyên nhân tại tủy xương (ác tính)

3.Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4.Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- HC: Hồng cầu

5.Nguyên lý:

Hồng cầu lưới là giai đoạn trung gian giữa hồng cầu có nhân và hồng cầu

trưởng thành, được đặc trưng bởi ARN còn lại trong bào tương. Người ta có thể

nhận biệt đặc điểm này nhờ các thuốc nhuộm làm tủa ARN trong HC

6.Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm khô sạch có nút

- Lam kính, lam kéo khô sạch

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 36 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Xanh cressyl bão hòa hoặc dung dịch xanhmetylen

- Tủ ấm hoặc bình thủy 370C

- Kính hiển vi quang học.

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu chống đông bằng EDTA: 1.5 – 2ml.

7. Kiểm tra chất lượng

- Thuốc, hóa chất còn hạn, không có cặn

- Màu tiêu bản đồng đều, xác định được hình thái tế bào

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Cho vào ống nghiệm sạch 02 giọt máu xét nghiệm và 02 giọt xanh cresyl

bão hòa (hoặc Xanhmetylen). Lắc đều, đậy nút, ủ trong tủ ấm 370C trong

20 phút.

- Sau 20 phút lắc đều, làm tiêu bản máu đàn( kéo tiêu bản thật mỏng), để

khô tự nhiên.

- Đọc kết quả trên kính hiển vi với vật kính dầu.

- Tính tỷ lệ phần trăm hồng cầu lưới trong 1000 hồng cầu trưởng thành.

10. Đánh giá kết quả:

- Tỷ lệ HC lưới bình thường: 0.5- 1,5%

- Tỷ lệ HC lưới tăng khi trên 1,5%

- Tỷ lệ HC lưới giảm khi dưới 0,5%

11. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Lắc không đều khi lấy máu để ủ, khi làm tiêu bản

- Thuốc nhuộm kém chất lượng hoặc cặn.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 37 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Đọc nhầm thể vùi hoặc bạch cầu

12. Lưu ý:

- Tuân thủ thời gian ủ mẫu bệnh phẩm.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 38 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-07

Phiên bản: 1.0

Ngày ban

hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

HUYẾT ĐỒ

( Bằng phương pháp thủ công)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 39 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm huyết đồ bằng phương pháp thủ

công.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm huyết đồ bằng phương pháp thủ công cho các

nhân viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm huyết đồ bằng máy laser

3. Trách nhiệm

- 01 kỹ thuật viên (làm tiêu bản máu nhuộm giêm sa).

- 01 Bác sĩ hoặc cử nhân chuyên khoa huyết học đọc kết quả

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Huyết đồ là bản tổng kết có bình luận các biểu hiện về số lượng, hình thái, thành

phần tế bào máu ngoại vi phản ánh nhiều tình trạng sinh lý cũng như bệnh lý

của cơ thể. Qua đó, có thể đưa ra một số định hướng cho bác sỹ điều trị.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- HC: hồng cầu.

- BC: bạch cầu.

- TC: tiểu cầu.

5. Nguyên lý

- Dựa vào các đặc điểm hình thái tế bào trên tiêu bản máu nhuộm Giemsa, xanh

Cresyl. Đối chiếu các thông số đo, đếm được trên máy để tổng kết số lượng,

hình thái cũng như thành phần các tế bào máu.

6. Chỉ Định:

Khi có biểu hiện bất thường trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:

- Tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu, bất thường về công thức bạch cầu

- Thiếu máu hoặc tăng số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 40 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu.

- Có các cảnh báo bất thường sau khi chạy máy đếm tế bào.

7. Chống Chỉ Định

- Không có chống chỉ định

8. Trang thiết bị, vật tư

8.1. Thiết bị

- Máy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu KX-21.

- Kính hiển vi.

- Máy tính kết nối với máy tổng phân tích tế bào máu KX-21.

-Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Ống nghiệm EDTA;

- Giá để ống nghiệm.

- Lam kính

6.2.1 Hóa chất:

- Bộ thuốc nhộm giemsa.

- Bộ thuốc nhộm xanh cresyl.

- LYSER - WH: 500 ml (dung dịch phá vỡ hồng cầu)

- HEMATOLOGYREAGENT: 20 L (dung dịch pha loãng)

- CELL – CLEANER: 50 ml (nước rửa máy)

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- 2ml máu ngoại vi chống đông bằng ADTA

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành chạy mẫu bệnh nhân sau khi chạy nội kiểm đạt kết quả.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 41 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1 Chạy tổng phân tích mẫu

- Chạy tổng phân tích mẫu theo quy trình chạy máy huyết học KX 21: XN-

QTKT-HH04

9.2 Làm tiêu bản nhuộm giemsa

- Nhuộm giemsa theo quy trình nhộm giemsa: XN-QTKT-VS05

- Soi tiêu bản trên kính hiển vi vật kính 100:

9.3 Làm tiêu bản nhuộm xanh cresyl

- Cho vào ống nghiệm 2 giọt máu xét nghiệm và hai giọt xanh cresyl bão hoà,

lắc đều, đậy nút.

- Ủ ống nghiệm ở 37oC/20 phút.

- Lấy ống nghiệm ra, lắc đều, làm tiêu bản máu đàn (kéo tiêu bản thật mỏng), để

khô tự nhiên.

- Đọc kết quả trên kính hiển vi với vật kính dầu. Tính tỷ lệ phần trăm hồng cầu

lưới trong 1000 hồng cầu trưởng thành.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Quan sát tiêu bản, đối chiếu với các chỉ số trên máy đếm tế bào và phân tích:

+ Hồng cầu: số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố; Đặc điểm về phân bố, kích

thước tế bào, bình sắc hay nhược sắc, bất thường về hình thái hoặc các thể trong

hồng cầu (nếu có), có hồng cầu non và tỷ lệ hồng cầu lưới.

+ Bạch cầu: số lượng và công thức bạch cầu, bất thường về hình thái nếu có.

+ Tiểu cầu: số lượng và độ tập trung tiểu cầu, bất thường về hình thái nếu có.

+ Bất thường khác: ký sinh trùng sốt rét..

- Tổng hợp các thông tin và có thể đưa ra một số định hướng về bệnh như: thiếu

máu thiếu sắt, Thalassemia, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh…; Gợi ý các xét

nghiệm nên làm.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 42 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Lưu ý: Thời gian từ khi lấy máu ra khỏi thành mạch đến khi làm xét nghiệm

không quá 6 giờ

- Các giá trị bình thường:

STT Tên chỉ số Giá trị bình thường

1 Số lượng hồng cầu - Nam: 4.2 - 5.4 * 1012/l

- Nữ: 4.0 - 4.9 x1012/l

2 Số lượng bạch cầu 4.0 - 10.0 * 109/l

3 Lượng huyết sắc tố - Nam: 130-160 g/l

- Nữ: 120-142 g/l

4 Hematocrit - Nam: 0.40 - 0.47 l/l

- Nữ: 0.37 - 0.42 l/l

5 MCV 85-95 fl (femtolit = 10-15lít)

6 MCH 28 - 32 pg (picogam = 10-12 g)

7 MCHC 320 - 360 g/l

8 Số lượng tiểu cầu 150 - 500 * 109/l

9 Dải phân bố kích thước HC 11-14%

10 Thể tích khối tiểu cầu 0,016 – 0,036 l/l

11 Thể tích trung bình tiểu cầu 5-8 fl

12 Hồng cầu lưới 0,5 – 1.5%

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Sai Sót Và Xử Trí

11.1 Các nguyên nhân gây sai sót

- Lắc ống máu không kỹ:nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây nên hiện tượng

giảm các loại tế bào rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng.Nếu hút

ở phần đáy ống sẽ gây tăng tế bào giả tạo.cần kiểm tra lại ống máu.

- Máu bị đông, Hồng cầu bị vỡ,lấy máu tay truyền hoặc lượng máu lấy làm xét

nghiệm không đủ…

- Nhầm mẫu bệnh phẩm.

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 43 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Máy chạy không đúng hoặc nhầm kết quả.

11.2 Xử trí

- Báo lại lâm sàng trường hợp nhầm bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.

- Chạy lại mẫu trường hợp nhầm kết quả.

- Yêu cầu lấy lại mẫu trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong

lâm sàng ( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học, 2016

Quy trình xét nghiệm HH-TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 44 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-08

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

TẾ BÀO TRONG DỊCH NÃO TỦY

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 45 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm tế bào trong dịch não tủy.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - TTYT huyện Tiên

Yên

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân có bệnh lý màng não cần tìm nguyên nhân

+ Đánh giá thành phần tế bào trong dịch não tủy.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- HC: Hồng cầu

- BC: Bạch cầu

- TB: Tế bào

5. Nguyên lý:

Bình thường dịch não tủy trong suốt, có ít tế bào. Số lượng và thành phần

tế bào trong dịch não tủy tăng lên ở một số bệnh. Khi đó xét nghiệm tế

bào dịch não tủy có thể có giá trị trong chẩn đoán.

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ, hóa chất:

- Kính hiển vi quang học.

- Buồng đếm, Lam kính, lam kéo khô sạch

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Dung dịch phá vỡ hồng cầu gồm có

+ Acid acetic: 5ml

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 46 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Nước cất vừa đủ: 100ml

- Giêm sa, cồn cố định

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Dịch não tủy cho vào ống nghiệm vô khuẩn có nắp đậy gửi luôn tới phòng

xét nghiệm

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Quy trình kỹ thuật

- Lắc nhẹ bệnh phẩm cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 – 2ml

9.1 Đếm số lượng bạch cầu:

- Nhỏ vào ống thứ nhất 2- 3 giọt dung dịch phá vỡ HC, lắc đều, sau đó, lấy

một giọt cho vào buồng đếm, để lắng 5 phút rồi đếm bạch cầu trên kính

hiển vi.

- Với buồng đếm Nageotte: Loại buồng đếm để đếm số lượng tế bào trong

dịch não tủy, có thể tích chung 50mm3 . Chia làm 40 băng kẻ theo chiều

ngang buồng đếm, mỗi băng có thể tích = 1,25 mm3. Đếm số bạch cầu

trên 4 băng được bao nhiêu chia cho 5 để có số lượng bạch cầu trong

1mm3.

- Với buồng đếm Goriacep: đếm số lượng bạch cầu trong các khu vực dùng

đếm bạch cầu, được bao nhiêu nhân với 62,5 rồi chia cho 25, sẽ có số

lượng bạch cầu trong 1 mm3.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 47 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Đếm bằng buồng đếm Neubauer: đếm số lượng bạch cầu ở khu vực dùng

đếm bạch cầu được bao nhiêu nhân 10 chia 4, được số bạch cầu trong 1

mm3.

Kết quả:

- Bình thường trong dịch não tủy có ít tế bào ( không quá 1TB/1 mm3)

- Tăng ít: có 3 – 10 BC /mm3

- Tăng vừa: trên 10 BC/mm3

- Tăng cao: trên 100 BC/ mm3

9.2 Phân loại bạch cầu:

Ly tâm ống nghiệm thứ 2 tốc độ 2000 vòng/p trong 3 phút. Đổ nước trong ở

trên, lấy cặn làm tiêu bản giọt dày, đường kính khoảng 2cm. Để khô, cố định

bằng cồn tuyệt đối, để khô rồi nhuộm Giemsa 1/12 trong 10 phút. Rửa lại

bằng nước thường ( chú ý không dội trực tiếp vào phần bệnh phẩm, tránh làm

bong)

Để khô và đọc kết quả bằng vật kính dầu, đếm 100 TB để phân loại

10. Đánh giá kết quả:

- Tỷ lệ BC hạt tăng cao ( thường trên 75%) gặp trong viêm màng não mủ

do tụ cầu, phế cầu, não mô cầu.

- Tỷ lệ Lymphocyt tăng cao (thường trên 75%) gặp trong viêm màng lão do

lao, virus, giang mai…

- Khi thấy nhiều HC có thể do xuất huyết não, chấn thương sọ não…

- Ngoài ra có thể gặp những tế bào thâm nhiễm như tế bào của các bệnh

máu ác tính, một số tế bào biểu mô, nấm hoặc một số tinh thể…

11. Lưu ý

- Khi dịch não tủy có HC có thể do chảy máu hoặc thủ thuật chọc chạm

mạch máu, trong kết quả xét nghiệm cần ghi rõ nếu có HC

- Dịch não tủy rất dễ bị nhiễm khuẩn nên ống bệnh phẩm phải đậy nút kín

và đưa đến phòng xét nghiệm soi ngay.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 48 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

12. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Lắc không đều bệnh phẩm trước khi đếm số lượng.

- Thuốc nhuộm kém chất lượng hoặc cặn.

- Làm tiêu bản không đúng kỹ thuật: quá dày hoặc quá mỏng, rửa mạnh quá

làm bong tiêu bản, nhuộm quá đậm hoặc quá nhạt nên không nhận định

được tế bào.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14. Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Chủ biên Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học, năm

2016.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 49 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-09

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

TẾ BÀO TRONG DỊCH MÀNG PHỔI

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 50 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1.Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm tế bào trong dịch màng phổi

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân có tràn dịch màng phổi cần tìm nguyên nhân

+ Đánh giá thành phần tế bào trong dịch màng phổi.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- HC: Hồng cầu

- BC: Bạch cầu

- TB: Tế bào

5. Nguyên lý:

Dịch màng phổi xuất hiện trong các bệnh lý như: viêm phổi, viêm màng

phổi, viêm gan, ung thư gan hoặc do nguyên nhân cơ học trong các bệnh tim,

gan, thận. Mỗi bệnh, đặc điểm tế bào trong dịch có khác nhau. Xét nghiệm tế

bào trong dịch màng phổi giúp cho việc chẩn đoàn bệnh.

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ, hóa chất:

- Kính hiển vi quang học.

- Lam kính, lam kéo khô sạch

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Giêm sa, cồn cố định

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 51 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Dịch màng phổi cho vào ống nghiệm vô khuẩn có nắp đậy gửi luôn tới

phòng xét nghiệm

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Quy trình kỹ thuật

- Ly tâm ống bệnh phẩm 3000 vòng/ phút trong 30 phút. Lấy cặn

- Làm tiêu bản giọt dầy, đường kính khoảng 2cm. Để khô tự nhiên, cố định

bằng cồn tuyệt đối. Để khô.

- Nhuộm giemsa pha tỉ lệ 1/10, để 5 -7 phút

- Rửa sạch bằng nước thường, rửa nhẹ nhàng tránh bong chóc. Để khô tự

nhiên

- Đọc tiieu bản trên vật kính x 100 có dầu

10. Đánh giá kết quả:

10.1 Dịch thanh tơ huyết ( vàng chanh)

+/ Tràn dịch cấp tính:

- Do lao, giang mai: Thấy nhiều lymphocyt, tế bào biểu mô và một ít hồng

cầu

- Do bệnh tim, thận: Thấy nhiều tế bào biểu mô, một ít tế bào lymphocyt và

HC

- Do viêm màng phổi: thấy nhiều bạch cầu đoạn trung tính chưa thoái hóa

- Do lao màng phổi cấp, viêm màng phổi thứ cấp của giang mai, thấp khớp

cấp: gặp nhiều bạch cầu đoạn ưa acid.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 52 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+/ Tràn dịch mạn tính:

- Do lao màng phổi: thấy nhiều lymphocyt và TB biểu mô

- Do k phổi và K màng phổi: thấy nhiều TB biểu mô, HC và TB ung thư

10.2 Dịch mủ ( màu đục)

- Gặp trong viêm màng phổi do vi khuẩn: có nhiều BC trung tính thoái hóa

10.3 Dịch máu ( màu đỏ hồng)

- Gặp do: chấn thương phổi, màng phổi, lao có xuất huyết, k phổi, màng

phổi: Gặp nhiều HC

10.4 Dịch dưỡng chấp( màu trắng đục)

- Do vỡ ống ngực

- Do thoái hóa các TB trong môi trường không bị nhiễm khuẩn: Trên tiêu

bản thấy nhiều hạt mỡ và các mảnh TB

11. Lưu ý

- Khi dịch màng phổi có quá nhiều HC có thể do chảy máu hoặc thủ thuật

chọc chạm mạch máu.

- Dịch màng phải đậy nút kín và đưa đến phòng xét nghiệm soi ngay.

12. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Ly tâm chưa đúng quy trình

- Thuốc nhuộm kém chất lượng hoặc cặn.

- Làm tiêu bản không đúng kỹ thuật: quá dày hoặc quá mỏng, rửa mạnh quá

làm bong tiêu bản, nhuộm quá đậm hoặc quá nhạt nên không nhận định

được tế bào.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Chủ biên Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học, năm 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 53 | 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 15/04/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH- 11

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

SỨC BỀN HỒNG CẦU

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 54 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện quy trình xét nghiệm sức bền hồng cầu cho

nhân viên khoa xét nghiệm.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Làm khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

- Thực hiện đối với:

+ Sàng lọc bệnh Thalassemia.

+ Sàng lọc bệnh lý huyết sắc tố

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

5. Nguyên lý:

- Kiểm tra sức bền hồng cầu ở nồng độ dung dịch Natri clorua 0,36%.

6. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

6.1 Dụng cụ, thiết bị

- Micropipet 20_100μl + đầu côn phù hợp;

- Giá cắm ống nghiệm máu;

- Đồng hồ hẹn giờ

- Khay để đầu côn bẩn.

6.2. Hóa chất

- Bộ kít OF test.

Quy trình HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 55 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6.3. Bệnh phẩm

- 2ml máu ngoại vi của người bệnh được chống đông bằng EDTA.

- 2ml máu ngoại vi của người bình thường (mẫu chứng).

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ trong khi thực hiện kỹ thuật này.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

- Ghi tên hoặc mã số của mẫu chứng và người bênh trên mỗi ống nghiệm;

- Lấy mỗi ống nghiệm 5ml dung dịch của bộ kít OF test

- Cho vào mỗi ống nghiệm 20 μl máu;

- Lắc ống nghiệm 2-3 lần;

- Để trong nhiệt độ phòng thí nghiệm 5 phút;

- Có thể quay ly tâm rồi đọc kết quả

- Nhận định kết quả.

10. Đánh giá kết quả:

- Nhận định kết quả phải được thực hiện ngay khi đủ thời gian. Đặt ống bệnh

và ống chứng phía trước giấy có dòng kẻ ô ly và quan sát 3 hàng kẻ trên giấy:

- Âm tính: Ống nghiệm có màu đỏ rõ ràng, dòng kẻ rõ.

- Dương tính: Ống nghiệm có màu đỏ dục, dòng kẻ mờ.

11. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Đọc kết quả chậm, không đúng thời gian

- Hút máu không đủ số lượng.

Quy trình HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 56 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Không đảo đều mẫu máu trước khi hút.

- Bộ kít: quá hạn sử dụng, điều kiện bảo quản không đúng, có bất thường của

ống nghiệm trong bộ kít như màu sắc, độ trong…

12. Lưu ý:

- Kiểm tra chất lượng, hạn sử dụng bộ kít trước khi tiến hành xét nghiệm.

- Đảo đều mẫu máu và hút đủ số lượng.

- Đọc kết quả ngay sau khi đủ thời gian.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

- Quyết định số 3336/QĐ-BYT ngày 20/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Huyết học – Truyền

máu – Miễn dịch – Dịch truyền – Sinh học phân tử áp dụng tại các cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh.

Quy trình HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 57 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Phần II:

ĐÔNG MÁU – CẦM MÁU

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 58 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 15/04/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH- 10

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH

DẤU HIỆU DÂY THẮT

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 59 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện quy trình dấu hiệu dây thắt cho nhân viên khoa

xét nghiệm.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm – TTYT Tiên Yên

- Làm khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân cần đánh giá sức bền thành mạch

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- HA: Huyết áp

5. Nguyên lý:

Đánh giá sức bền thành mạch qua các nốt xuất huyết dưới da sau khi tăng

áp lực của máu trong mau mạch bằng cách tạo ra một sự ứ đọng tĩnh

mạch. Đây là một trong những xét nghiệm được sử dụng để đánh giá giai

đoạn cầm máu ban đầu.

6. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

- Máy đo huyết áp

- Đồng hồ bấm giây

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ trong khi thực hiện kỹ thuật này.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 60 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

- Kiểm tra nốt xuất huyết trên tay bệnh nhân (nếu có, cần ghi rõ để phân

biệt với nốt xuất huyết mới sau khi tiến hành kỹ thuật)

- Đo huyết áp bệnh nhân

- Duy trì áp lực bằng máy do huyết áp ở trị số trung bình giữa HA tối đa và

tối thiểu trong 10 phút.

- Tháo nhanh băng đo huyết áp, giơ cao tay bệnh nhân để máu luuw thông

bình thường.

- Đọc kết quả bằng cách đếm các nốt xuất huyết mới ở vùng dưới dải quấn

đo huyết áp.

10. Đánh giá kết quả:

- Bình thường không có nốt xuất huyết mới

- Khi có hơn 10 nốt xuất huyết mới trên diện tích 10 cm2 da, dấu hiệu dây

thắt là (+)

- Tùy theo số nốt xuất huyết mà kết quả được hiện thị là (+); (++); (+++)

- Dấu hiệu dây thắt dương tính thể hiện tình trạng sức bền thành mạch kém,

thường gặp trong các bệnh về thành mạch: thiếu Vitamin C, viêm mao

mạch, bệnh về số lượng và chất lượng tiểu cầu.

11. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Nhầm với nốt xuất huyết cũ, do không kiểm tra hoặc kiểm tra không kỹ

- Tạo áp lực quá cao hoặc quá thấp

- Không đảm bảo thời gian tăng áp lực

12. Lưu ý:

- Tuân thủ thời gian tăng áp lực.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 61 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 62 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-12

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

ĐÔNG MÁU

BẰNG MÁY TỰ ĐỘNG

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 17/04/2017 KTV Chu Thị Hằng

2.0 Mục 3; 4.1; 9 15/04/2018 Bs Trần Thị Trang

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Chu Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 17/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 63 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm đông máu trên máy SYSMEX

CA 600

- Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm đông máu trên máy SYSMEX CA

600 giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm đông máu.

- Áp dụng tại phòng Huyết học -khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện:Kỹ thuật viên, cán bộ khoa xét nghiệm được giao nhiệm vụ thực

hiện xét nghiệm này.

- Giám sát: bác sĩ, Phụ trách phòng, cán bộ QLCL .

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Đông cầm máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của

một protein hòa tan(fibrinogen) sang dạng gen rắn(fibrin) -> hạn chế mất máu,

giữ toàn vẹn thành mạch và tình trạng lỏng của máu.

Quá trình đông cầm máu là sự tác động lẫn nhau giữa 3 thành phần cơ bản :

thành mạch mái, tế bào máu, và các protein huyết tương dưới hình thức các phản

ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yêu cầu và bị điều hòa bởi các yếu tố tác

động ngược chiều là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hóa đông máu chỉ

khu trú ở nơi tổn thương.

4.2. Từ viết tắt

- PT: thời gian prothrombin(đánh giá đường đông máu ngoại sinh).

- APTT: thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần(đánh giá đường đông

máu nội sinh).

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 64 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- TT: thời gian thrombin(đánh giá giai đoạn cuối của quá trình đông máu:

fibrinogen chuyển thành fibrin dưới tác dụng xúc tác của thrombin).

5. Nguyên lý

- Xét nghiệm PT: Đo thời gian từ khi bổ sung canxi và nhiều thromboplastin đến

lúc máu (huyết tương) đông lại (đó là thời gian prothrombin) để phản ánh hoạt

tính các yếu tố đông máu tạo nên Prothrombin (phức hệ prothrombin) là yếu tố

II, V, VII, X còn gọi yếu tố đông máu theo đường ngoại sinh.

- Xét nghiệm APTT: Đo thời gian đông của huyết tương từ khi phục hồi canxi

sau khi cho huyết tương ủ với Kaolin (hoạt hoá yếu tố tiếp xúc) và cephalin (có

chức năng như yếu tố 3 tiểu cầu). Xét nghiệm này loại được ảnh hưởng của yếu

tố tiếp xúc và tiểu cầu cho nên đánh giá được chính xác hơn các yếu tố đông

máu nội sinh.

- Xét nghiệm TT: Thời gian thrombin là thời gian đông khi cho thrombin vào

huyết tương . Mục đích xét nghiệm này là đánh giá giai đoạn chuyển fibrinogen

thành fibrin

- Xét nghiệm Fibrinogen: Cho thrombin vào huyết tương, huyết tương sẽ đông

và thời gian đông tuỳ thuộc vào lượng fibrinogen. Dựa trên cơ sở đó người ta

pha dung dịch fibrinogen chuẩn ở các nồng độ khác nhau rồi cho thêm thrombin.

Kết quả lần xét nghiệm này sẽ tạo được một đường cong nồng độ fibrinogen -

thời gian.Huyết tương bệnh nhân được pha loãng và xét nghiệm thời gian đông

với thrombin rồi đối chiếu đường cong chuẩn sẽ biết nồng độ fibrinogen.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy đông máu tự động Sysmex CA 600

- Máy ly tâm.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Pipet

- Giá đựng ống nghiệm

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 65 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Cuvet

6.2.2. Hóa chấ

Stt Thành phần Dạng đóng gói Số lượng

1 PT Hộp 10 x 5 ml

2 APTT Hộp 5x5ml+5x5 ml

3 FIB Hộp 5 x 5 ml

4 TT Hộp 10 x 5 ml

5 CA clean I Lọ 50 ml

6 Cleaning solution Lọ 500 ml

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành chạy nội kiểm tra trước khi chạy mẫu bệnh nhân theo Quy trình

phân tích nội kiểm.

-Không chạy mẫu khi huyết thanh vỡ hồng cầu.

-Theo dõi kết quả trong trường hợp huyết thanh đục, màu vàng Bilirubin tăng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.2 Chuẩn bị mẫu bệnh phẩm:

- Ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút trong 10 phút.

9.2. Chuẩn bị máy:

- Kiểm tra nguồn điện và bật công tắc điện phía bên phải của máy;

- Chuẩn bị cuvet.

- Đổ nước thải

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 66 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Đổ khay chứa cuvet:

+ Đổ cuvet, rửa khay.

- Chuẩn bị hóa chất:

+ Pha Cleaning solution với nước cất tỉ lệ 5% vào đầy bình nước cất.

+ Cho hóa chất PT vào vị trí số 1 trên khay hóa chất.

+ Fibrinogen vào vị trí số 2.

+Hóa chất TT vào vị trí số 3.

+ Hóa chất APTT vào vị trí số 4.

+ CaCl2 vào vị trí số 6.

+ Cleaning solution vào vị trí số I(11).

+ CA clean I vào vị trí II(12).

+ Fib buffer vào vị trí B(13).

- Vào menu chọn Set rengents để can lại hóa chất:

+ Cài vị trí 1,2,3,4,6,11,12,13 thể tích 4ml.

- Rửa máy đầu ngày: chọn Rinserobe để rửa máy trong 6 phút.

9.3. Phân tích mẫu:

- Đặt mẫu bệnh phẩm vào khay chứa mẫu theo vị trí từ 01 đến 10.

- Chọn test cần làm sau đó ấn Start chọn First Tube(khi khay cuvet được xếp

đầy) hay Continue(khi chạy dở khay cuvet).

- Máy tự động phân tích kết quả.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

Chỉ số Giá trị bình thường Diễn giải kết quả

PT 70 – 140% Thời gian Prothrombin kéo dài có thể do thiếu hụt các yếu tố

đông máu hoạt động theo đường ngoại sinh (II, V, VII, X). Trong

4 yếu tố đó thì 3 yếu tố là II, VII, X được sản xuất tại gan và phụ

thuộc vitamin K, vì vậy khi gan bị suy hay dùng thuốc kháng

vitamin K thì PT kéo dài. Mức độ kéo dài phụ thuộc vào mức độ

giảm yếu tố và liều vitamin K đã dùng. Do vậy có thể dùng xét

nghiệm này để theo dõi điều trị kháng vitamin K. Chỉ số để điều

trị có hiệu quả là PT » 25 - 30%.

APTT 25 – 35 giây APTT kéo dài (Khi kéo dài hơn chứng trên 8 giây) là tình trạng

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 67 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

rối loạn đông máu nội sinh do thiếu hụt yếu tố có thể bẩm sinh

(hemophilia) hay do yếu tố đông máu đã bị tiêu thụ (hội chứng

đông máu rải rác) hoặc do suy gan nặng không tổng hợp được

yếu tố; cũng có thể do trong máu có chất ức chế đông máu nội

sinh; APTT kéo dài khi điều trị bằng heparin (loại heparin - tiêu

chuẩn).

TT 16 – 18 giây Khi TT bệnh nhân kéo dài hơn TT của chứng 5 giây được gọi là

TT kéo dài. TT kéo dài là do thiếu fibrinogen hoặc phân tử

fibrinogen bất thương. TT còn kéo dài do có mặt heparin hay một

số chất trung gian như PDF.

Fibrino

gen

2 – 4 g/l - Fibrinogen tăng trong viêm nhiễm.

- Fibrinogen giảm có thể do tiêu thụ (đông máu rải rác), tiêu

fibrin (tiêu sợi huyết), hay mắc bệnh không có fibrinogen.

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Trong khi phân tích mẫu không thực hiện thao tác trên khay hóa chất và khay

cuvet.

- Không tắt nguồn khi chưa hoàn tất mọi thủ tục.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm máu(trong cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của BV ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Hướng dẫn sử dụng máy.

- Hướng dẫn sử dụng hóa chất, sinh phẩm của nhà sản xuất.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 68 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

THỜI GIAN PROTHROMBIN (PT)

(Phương pháp thủ công)

Mã số: XN-

QTKT-HH-13

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 69 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm thời gian prothrombin bằng

phương pháp thủ công

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện đối với: Khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Bệnh nhân có bệnh lý huyết học

+ Đánh giá thăm dò chức năng đông máu con dường ngoại sinh

+ Khi huyết tương quá đục không đọc được bằng máy tự động

3. Trách nhiệm

- Thực hiện:Kỹ thuật viên, cán bộ khoa xét nghiệm được giao nhiệm vụ thực

hiện xét nghiệm này.

- Giám sát: bác sĩ, Phụ trách phòng, cán bộ QLCL .

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Đông cầm máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của

một protein hòa tan(fibrinogen) sang dạng gen rắn(fibrin) -> hạn chế mất máu,

giữ toàn vẹn thành mạch và tình trạng lỏng của máu.

4.2 Thuật ngữ, viết tắt:

- PT: Thời gian Prothrombin/ thời gian Quick

- I.S.I: Chỉ số độ ngạy quốc tế của của mỗi loại Promboplastin

- INR: (International Normalized Ratio) : tỷ lệ bình thường hóa quốc tế

- QLCL: Quản lý chất lượng

5.Nguyên lý:

Máu chống đông bằng Natri citrat sẽ được phát động quá trình đông máu

theo con đường ngoại sinh khi hồi phục calci và có mặt thromboplastin.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 70 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Dựa vào đặc tính này, người ta khảo sát thời gian đông của huyết tương

sau khi cho thừa thromboplastin calci để đánh giá các yếu tố đông máu

đường ngoại sinh (Phức hệ Prothrombin: II, VII, X).

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm kích thước 75 x 9.5mm

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Đồng hồ bấm giây

- Tủ ấm hoặc bình thủy 370C

- CaCl2 M/40

- Thromboplastin calci.

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu chống đông bằng natri citrat 3,2 hoặc 3,8%: 2ml (theo tỷ lệ 9

thể tích máu 1 thể tích chống đông)

7. Kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra chất lượng Promboplastin bằng mẫu huyết tương chứng

- Mẫu huyết tương chứng: pool từ ít nhất 5 người trở lên

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

9.1 Kỹ thuật:

- Cho ống máu bệnh nhân ly tâm 3000 vòng/phút trong 10 phút

- Tách lấy huyết tương làm xét nghiệm

- Phân phối 0,1ml của mẫu cần kiểm tra vào 2 ống nghiệm. Để ở bình cách

thủy 370C trong 5 phút

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 71 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Ống 1: Cho vào 0,2ml Thromboplastin. Khởi động đồng hồ ngay. Lắc đều

ống nghiệm ở bình thủy 370C trong 7 – 9 giây

- Sau 9 giây nghiêng nhẹ ống nghiệm để quan sát, đến khi xuất hiện màng

đông, bấm dừng đồng hồ lại.

- Lặp lại tương tự với ống thứ 2 của mẫu kiểm tra.

- Kết quả được tính nếu 2 ống không vượt quá 5% giây

10.Đánh giá kết quả:

- Tùy theo loại thromboplastin sử dụng mà mỗi phòng xét nghiệm có trị số

bình thường khác nhau. Thời gian Quick bình thường khi sử dụng

thromboplastin có hoạt tính đầu đủ thường từ 11 – 13 giây

- PTs > 15 giây là dài

- Cách tính tỷ lệ prothrombin từ thời gian Quick:

+ PT% = (PT chứng/ PT Bệnh). 100%

+ INR = PTR =(PT bệnh/ PT chứng)I.S.I

- Thời gian Quick kéo dài trong các trường hợp rối loạn đường đông máu

ngoại sinh( giảm nồng độ các yếu tố phức hệ prothrombin do: suy chức

năng gan hoặc thiếu Vitamin K, điều trị chống đông bằng dẫn xuất

coumarin).

11.Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Do mẫu huyết tương kiểm tra: đông dây, sai tỷ lệ chất chống đông,

- Do kỹ thuật: Tiến hành kỹ thuật sau 4 giờ với mẫu máu được bảo quản ở

nhiệt

độ phòng

- Do chất lượng Thromboplastin không đảm bảo hoặc sử dụng

thromboplastin đã bảo quản lâu sau khi chuẩn bị.

12.Lưu ý:

- Hóa chất phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-60C. Và chỉ dùng sau khi mở

trong vòng 3 tiếng.

13. Lưu trữ hồ sơ

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 72 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14. Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 73 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-QTKT-

HH- 14

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

THỜI GIAN THROMBOPLASTIN

TỪNG PHẦN HOẠT HÓA (APTT)

(Phương pháp thủ công)

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 74 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

3. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm thời gian thromboplastin hoạt hóa

từng phần bằng phương pháp thủ công

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

4. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện đối với: Khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Bệnh nhân có bệnh lý huyết học

+ Đánh giá thăm dò chức năng đông máu con dường nội sinh

+ Khi huyết tương quá đục không đọc được bằng máy tự động

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên, cán bộ khoa xét nghiệm được giao nhiệm vụ thực

hiện xét nghiệm này.

- Giám sát: bác sĩ, Phụ trách phòng, cán bộ QLCL .

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Đông cầm máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của

một protein hòa tan(fibrinogen) sang dạng gen rắn(fibrin) -> hạn chế mất máu,

giữ toàn vẹn thành mạch và tình trạng lỏng của máu. Quá trình đông cầm máu là

sự tác động lẫn nhau giữa 3 thành phần cơ bản : thành mạch mái, tế bào máu, và

các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yêu cầu và bị điều hòa bởi các yếu tố tác

động ngược chiều là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hóa đông máu chỉ

khu trú ở nơi tổn thương.

4.2 Thuật ngữ, viết tắt:

- APTT: Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa( thời gian cephalin –

Kaolin)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 75 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- QLCL: Quản lý chất lượng

5 Nguyên lý:

Thời gian phục hồi calci của huyết tương citrat hóa sau khi ủ với một lượng

thừa Kaolin ( hoạt hóa yếu tố tiếp xúc) và cephalin( thay thế yếu tố 3 của tiểu

cầu) giúp đánh giá chính xác các yếu tố khác của con đường đông máu nội

sinh. Vơi xét nghiệm này, điều kiện hoạt hóa yếu tố tiếp xúc cũng như số

lượng, chất lượng tiểu cầu trong mẫu kiểm tra không ảnh hưởng tới kết quả

xét nghiệm.

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.1 Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm kích thước 75 x 9.5mm

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Đồng hồ bấm giây

- Tủ ấm hoặc bình thủy 370C

- CaCl2 M/40

- Kaolin- cephalin của nhà sản xuất theo tỉ lệ 1:1

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu chống đông bằng natri citrat 3,2 hoặc 3,8%: 2ml (theo tỷ lệ 9

thể tích máu 1 thể tích chống đông)

7. Kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra chất lượng Kaolin- cephalin bằng mẫu huyết tương chứng

- Mẫu huyết tương chứng: pool từ ít nhất 5 người trở lên

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 76 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

9.1 Kỹ thuật:

- Cho ống máu bệnh nhân ly tâm 3000 vòng/phút trong 10 phút

- Tách lấy huyết tương nghèo tiểu cầu làm xét nghiệm

- Phân phối 0,1ml huyết tương của mẫu cần kiểm tra vào 2 ống nghiệm. Để

ở bình cách thủy 370C trong 5 phút

- Ống 1: Cho vào 0,1ml hỗn dịch kaolin -cephalin. Khởi động đồng hồ

ngay. Ủ ở bình thủy 370C trong 3 phút. Trong thời gian ủ cứ 15 giây lắc

trộn 1 lần

- Cho vào 0.1ml CaCl2 M/40, khởi động lại đồng hồ và theo dõi đến khi

xuất hiện màng đông, bấm đồng hồ dừng lại, Ghi thời gian đông

- Lặp lại tương tự với ống thứ 2 của mẫu kiểm tra.

- Kết quả được tính nếu 2 ống không vượt quá 5% giây

- Tiến hành tương tự so với mẫu chứng

10.Đánh giá kết quả:

- Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa của huyết tương bình

thường thay đổi từ 30 – 35 giây tùy loại cephalin- caolin, tùy kỹ thuật, tùy

điều kiện kỹ thuật mà từng phòng xét nghiệm sử dụng.

- Khi kết quả kéo dài trên 8 giây so với mẫu chứng gọi là thời gian

thromboplastin hoạt hóa từng phần kéo dài

- Thời gian APTT kéo dài thường gặp trong rối loạn đường đông máu nội

sinh do thiếu hụt yếu tố đông máu ( hemophilia…) hoặc do chống đông

lưu hành ( bệnh leukemia, điều trị heparin…).

11.Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Do mẫu huyết tương kiểm tra: đông dây, sai tỷ lệ chất chống đông,

- Do kỹ thuật: Tiến hành kỹ thuật sau 4 giờ với mẫu máu được bảo quản ở

nhiệt

độ phòng

- Không tuân thủ thời gian ủ kaolin- cephalin với huyết tương hoặc thời

gian ủ của chứng và bệnh không giống nhau

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 77 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Không trộn đều hỗn dịch kaolin – cephalin trước khi cho vào huyết tương

vì kaolin rất dễ lắng xuống đáy ống nghiệm

12.Lưu ý:

- Hóa chất phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-60C. Và chỉ dùng sau khi mở trong

vòng 3 tiếng.

- Trộn kỹ hóa chất trước khi tiến hành xét nghiệm.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 78 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-QTKT-

HH-15

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

CO CỤC MÁU

(Phương pháp Budtz – Olsen)

Phương pháp thủ công

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người soạn thảo:

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 79 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm co cục máu bằng phương pháp thủ

công

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện đối với: Khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Bệnh nhân có bệnh lý huyết học

+ Đánh giá thăm dò chức năng của tiểu cầu và sợi huyết.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên, cán bộ khoa xét nghiệm được giao nhiệm vụ thực

hiện xét nghiệm này.

- Giám sát: bác sĩ, Phụ trách phòng, cán bộ QLCL .

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- không áp dụng

4.2 Thuật ngữ, viết tắt:

- KTV: kỹ thuật viên

- QLCL: Quản lý chất lượng

- HC: hồng cầu

5. Nguyên lý:

Quá trình đông máu là quá trình hình thành sợi huyết. Sau đó sợi huyết sẽ co

lại, tạo lên sự co của cục đông. Mức độ co của cục đông phụ thuộc vào vai

trò của tiểu cầu và sợi huyết.

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.2 Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm kích thước 75 x 9.5mm

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 80 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Đồng hồ bấm giây

- Tủ ấm hoặc bình thủy 370C

- Bơm tiêm , bông, cồn sát trùng

6.3 Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu không chống đông : 3ml

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

9.1 Kỹ thuật:

- Lấy 3ml máu tính mạch phân phối dều vào 2 ống nghiệm không chống

đông ( ống đỏ)

- Để vào bình cách thủy 370C

- Sau 2 – 4 giờ đọc kết quả

10. Đánh giá kết quả:

- Dựa vào mức độ co của cục đông ( co hoàn toàn, co không hoàn toàn,

không co, cục đông bị tan)

Cục máu co hoàn toàn: tạo cục máu bờ rõ ràng, phần huyết thanh còn

lại chiếm khoảng 50 -65% thể tích máu ban đầu, không có hồng cầu tự

do.

Cục máu co không hoàn toàn: tạo cục máu, phần huyết thanh còn lại ít

( dưới 40% thể tích máu ban đầu) hoặc còn hồng cầu tự do.

Cục máu không co: không tạo riêng phần huyết thanh

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 81 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Cục máu bị nát: hầu hết HC tự do trong huyết thanh

- Tùy theo mức độ bệnh lý số lượng, chất lượng tiểu cầu hoặc sợi huyết sẽ

gây nên tình trạng cục máu không co, co không hoàn toàn hoặc bị tan

11. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Lượng máu lấy quá nhiều hoặc quá ít

- Ống nghiệm bẩn, kích thước không đẩm bảo

- Nhiệt độ bình cách thủy không đúng

12.Lưu ý: - Những trường hợp đa HC hoặc thiếu máu đều ảnh hưởng tới kết quả co cục

máu.

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 82 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

PHÁT HIỆN KHÁNG ĐÔNG

ĐƯỜNG NGOẠI SINH

(PROTHROMBIN TIME 1:1 MIX)

Mã số: XN-QTKT-

HH-16

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/05/2018 Bs Trần Thị Trang

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người biên soạn :

Tên: Trần Thị Trang

Chức Vụ: Bác sĩ Khoa Xét Nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 83 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm thời gian prothrombin bằng

phương pháp thủ công

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện đối với: Khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

2.1 Chỉ định:

- Tất cả những trường hợp kết quả xét nghiệm đánh giá đường đông máu ngoại

sinhcó thời gian kéo dài, bất thường.

2.2 Chống chỉ định:

- Không có chống chỉ định

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên, cán bộ khoa xét nghiệm được giao nhiệm vụ thực

hiện xét nghiệm này.

- Giám sát: bác sĩ, Phụ trách phòng, cán bộ QLCL .

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Đông cầm máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của

một protein hòa tan(fibrinogen) sang dạng gen rắn(fibrin) -> hạn chế mất máu,

giữ toàn vẹn thành mạch và tình trạng lỏng của máu.

4.2 Thuật ngữ, viết tắt:

- PT: Thời gian Prothrombin/ thời gian Quick

- QLCL: Quản lý chất lượng

5.Nguyên lý:

Thời gian đông của xét nghiệm PT (prothrombin time) đánh giá đường ngoại

sinh kéo dài do 2 nhóm nguyên nhân chính: thiếu hụt hoặc có chất ức chế một

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 84 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

hoặc nhiều yếu tố đông máu tham gia con đường đông máu này. Tiến hành xét

nghiệm PT với mẫu trộn huyết tương người bệnh với huyết tương bình thường

theo tỷ lệ 1:1 (PT 1:1 mix test) để phân biệt 2 nhóm nguyên nhân này: PT của

mẫu trộn sẽ điều chỉnh về bình thường nếu thiếu hụt yếu tố đông máu, PT của

mẫu trộn không điều chỉnh về bình thường trong trường hợp có chất ức chế.

6. Trang thiết bị, hóa chất

6.4 Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm kích thước 75 x 9.5mm

- Pipette Pasteur hoặc Pipette nhựa

- Đồng hồ bấm giây

- Tủ ấm hoặc bình thủy 370C

- CaCl2 M/40

- Thromboplastin calci.

6.2 Mẫu bệnh phẩm:

- Ống máu bệnh nhân chống đông bằng natri citrat 3,2 hoặc 3,8%: 2ml

(theo tỷ lệ 9 thể tích máu 1 thể tích chống đông)

- Ống chứng

7.Kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra chất lượng Promboplastin bằng mẫu huyết tương chứng

- Mẫu huyết tương chứng: pool từ ít nhất 5 người trở lên

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong

suốt quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét

nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9.Nội dung thực hiện

9.1 Kỹ thuật:

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 85 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Garo, sát trùng, lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch của người bệnh và 2ml

máu tĩnh mạch của chứng bình thường (nếu không có mẫu chứng thương

mại);

- Trộn đều máu với chất chống đông citrate natri 3,2% hoặc 3,8% theo tỷ

lệ 1 thể tích chống đông trộn với 9 thể tích máu;

- Ly tâm mạnh để thu huyết tương nghèo tiểu cầu bệnh và chứng;

- Tiến hành xét nghiệm PT đồng thời với 3 mẫu huyết tương trong cùng

điều kiện:

+ Mẫu huyết tương chứng;

+ Mẫu huyết tương bệnh;

+ Mẫu huyết tương hỗn hợp chứng và bệnh theo tỷ lệ 1:1.

- Ghi thời gian đông của cả 3 mẫu.

10. Đánh giá kết quả:

- PT của hỗn hợp bệnh và chứng điều chỉnh về bình thường: kháng đông

ngoại sinh âm tính;

- PT của hỗn hợp bệnh và chứng không điều chỉnh về bình thường: kháng

đông ngoại sinh dương tính;

- Ghi kết quả kháng đông ngoại sinh dương tính hay âm tính vào giấy xét

nghiệm;

- Điền đầy đủ ngày, tháng năm, kỹ thuật viên tiến hành và bác sĩ nhận định

kết quả xét nghiệm ký tên.

11. Nguyên nhân sai sót thường gặp:

- Mẫu huyết tương chứng không đảm bảo chất lượng;

- Mẫu huyết tương hỗn hợp bệnh và chứng không đảm bảo tỷ lê.

- Các mẫu kiểm tra: huyết tương bênh, chứng và huyết tương hỗn hợp bệnh

và chứng không được tiến hành xét nghiệm PT cùng thời điểm, cùng hóa chất

12. Lưu ý:

- Hóa chất phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-60C. Và chỉ dùng sau khi mở

trong vòng 3 tiếng.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 86 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

13. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả.

14.Tài liệu tham khảo

- Trần Văn Bé và CT.(2003): Thực hành Huyết học - Truyền máu. NXB Y

học, TPHCM, 2003.

- Đỗ Trung phấn và cộng sự. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu,

ứng dụng trong lâm sàng( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học 2016.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 87 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang

Ths.Bs Nguyễn Bá

Việt

Ký tên

Ngày 08/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 08/04/2017 KTV Hằng

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-17

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

THỜI GIAN MÁU ĐÔNG

(PHƯƠNG PHÁP LEE WHITE)

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 88 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm thời gian máu đông.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm thời gian máu đông cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm thời gian máu đông của bác sĩ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Xét nghiệm thời gian máu đông là thời gian từ khi máu ra khỏi mạch máu (tiếp

xúc với yếu tố không nội mạc) đến khi hình thành cục đông.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

5. Nguyên lý

- Xác định thời gian đông của máu từ khi máu tiếp xúc với bề mặt ống nghiệm

đến khi hình thành cục đông.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Nồi cách thủy.

- Đồng hồ bấm giây

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Bơm lấy máu 3ml.

- Giá để ống nghiệm

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 89 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Bông cồn.

6.2.1 Hóa chất:

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị 2 ống nghiệm cho mỗi bệnh nhân, ghi tên, tuổi, khoa, phòng.

- Dùng bơm tiêm nhựa lấy 3ml máu tĩnh mạch (yêu cầu động tác nhanh, gọn,

chọc chính xác, không luồn lách kim, không chọc đi chọc lại).

- Khi máu chảy vào đốc kim, bấm đồng hồ tính giờ.

- Phân phối đều vào 2 ống nghiệm đã chuẩn bị. Mỗi ống 1,5ml , lưu ý tránh làm

nổi bọt khi cho máu vào ống nghiệm.

- Để 2 ống máu vào nồi cách thuỷ 37oC.

- Sau 3 phút, cứ 30 giây nghiêng nhẹ nhàng ống 1 để kiểm tra cho đến khi máu

đông.

- Tiếp tục kiểm tra ống thứ 2 như ống thứ nhất. Bấm đồng hồ dừng lại khi máu ở

ống thứ 2 đông chặt. Thời gian đông máu là thời gian đến khi máu ở ống thứ 2

đông.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Bình thường thời gian đông của ống 1 từ 6-8 phút và của ống 2 từ 8-10 phút.

Sự chênh lệch thời gian đông giữa ống 2 và ống 1 từ 2’-2’30”. Tuy nhiên trị số

bình thường của thời gian máu đông phụ thuộc nhiều vào từng điều kiện kỹ

thuật, động tác của kỹ thuật viên, vì vậy mỗi phòng xét nghiệm nên có một trị số

riêng của mình.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 90 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Thời gian máu đông kéo dài thưòng gặp trong các trường hợp rối loạn đường

đông máu nội sinh như Hemophilia, điều trị heparin v.v...

- Thời gian máu đông có thể vẫn bình thường ở bệnh nhân có số lượng tiểu cầu

giảm nặng và ngay cả bệnh nhân Hemophilia.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Đây là một xét nghiệm thô, đơn giản nên độ chính xác bị hạn chế ngay cả khi đã tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy thời gian máu đông bình thường không có nghĩa là hệ thống đông máu bình thường.

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu, ứng dụng

trong lâm sàng (Tái bản lần 3). Nhà xuất bản Y học, 2016

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 91 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-18

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM THỜI

GIAN MÁU CHẢY

(PHƯƠNG PHÁP DUKE)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang

Ths. Bs. Nguyễn Bá

Việt

Ký tên

Ngày 06/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 10; 14 - Diễn giải kết quả

- Tài liệu tham khảo

15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 92 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện quy trình xét nghiệm thời gian máu chảy.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm thời gian máu chảy cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm thời gian máu chảy của bác sĩ

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Xét nghiệm thời gian máu chảy là thời gian từ khi tạo ra tổn thương mạch máu

đến lúc cầm được máu.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

KTV: Kỹ thuật viên.

5. Nguyên lý

- Đo thời gian từ lúc tạo ra vết thương mạch máu ở vùng chính giữa dái tai bằng

kim chích (blood lancet) cho đến khi vết thương đó cầm được máu.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Đồng hồ bấm giây

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Kim chích (Blood lancet)

- Giấy thấm

- Bông thấm

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 93 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6.2.1 Hóa chất:

- Cồn 700.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Dùng cồn sát trùng nhẹ nhàng vùng dái tai, sau đó chờ 1-2 phút cho cồn bay

hơi.

- Dùng kim chích chọc dứt khoát vào vùng chính giữa dái tai để tạo ra vết

thương dài 2mm sâu 2,5mm. Khởi động đồng hồ bấm giây.

- Cứ 30 giây một lần, dùng giấy thấm giọt máu chảy ra từ vết chích cho đến khi

máu ngừng chảy. Bấm đồng hồ dừng lại.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Thời gian máu chảy bình thường dưới 5 phút. Trị số này thay đổi ở mỗi phòng

xét nghiệm.

- Khi tạo vết chích, sau 2 phút không thấy máu chảy thì tiến hành lại ở tai đối

diện. Nếu cả 2 tai đều không chảy thì kết luận thời gian máu chảy bình thường.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả:

+ Kích thước vết chích không đạt tiêu chuẩn: quá nông hoặc quá sâu.

+ Động tác thấm máu từ vết chích quá mạnh làm bong nút tiểu cầu mới hình

thành.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 94 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Có bất thường mạch máu vùng dái tai.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Chủ biên: Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu ứng

dụng trong lâm sàng.(Tái bản lần 3). Nhà xuất bản Y học. Năm 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 95 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Phần III:

MIỄN DỊCH HUYẾT THANH VÀ TRUYỀN MÁU

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 96 / 220

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-QTKT-

HH-19

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

COOMBS TRỰC TIẾP

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 01/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 01/04/2016 KTV Chu Thị Hằng

2.0 4.1; 5; 9.2; 10;

13

- Định nghĩa

-Nguyên lý

-Nội dung thực

hiện

-Diễn giải và báo

cáo kết quả

-Tài liệu tham khảo

15/04/2018 Bs Trần Thị Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 97 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm Coombs trực tiếp.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm Coombs trực tiếp cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ (KTV có thể gọi cho bác sĩ lâm sàng chỉ

định làm Coombs trong những trường hợp bên dưới)

+ Bệnh nhân có chỉ định truyền máu nhiều lần.

+ Bệnh nhân truyền máu không có hiệu quả.

+ Bất đồng nhóm máu mẹ con.

+ Xác định nhóm máu khó.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Nghiệm pháp Coombs là xét nghiệm nhằm phát hiện kháng thể thiếu thuộc typ

IgG chống hồng cầu mà bằng những phương pháp ngưng kết thông thường

không phát hiện ra được. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể trên bề mặt hồng

cầu.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- NP: Nghiệm pháp.

- HC: Hồng cầu

- KN: Kháng nguyên

5. Nguyên lý

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 98 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Xét nghiệm Coombs trực tiếp là xét nghiệm nhằm phát hiện kháng thể

thiếu (kháng thể đơn hóa trị) thuộc typ IgG đã phản ứng đặc hiệu với kháng

nguyên(KN)

Trên bề mặt hồng cầu, nhưng không gây ngưng kết, nhưng khi có mặt của kháng

thể Coombs( anti- γ-globulin người) kháng thể (KT) này đã liên kết các KT yếu

lại với nhau trên bề mặt HC, phản ứng ngưng kết xuất hiện.

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Kính hiển vi.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Pipet.

- Ống nghiệm.

- Lam kính.

6.2.1 Hóa chất:

- Nước muối sinh lý.

- Anti globulin ( Huyết thanh Coombs)

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy 2ml máu cho vào ống có chất chống đông.

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Anti globulin bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2-6ºC.

- Hóa chất còn thời hạn sử dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 99 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

9.1. Chuẩn bị

- Thiết bị hoạt động bình thường.

- Vật tư đầy đủ.

9.2. Tiến hành

- Rửa hồng cầu bệnh nhân 3 lần bằng nước muối sinh lý.

- Pha hồng cầu bệnh nhân 5%.

- Nhỏ 1 giọt anti globulin + 1 giọt hồng cầu 5% của bệnh nhân vào ống nghiệm

trộn đều sau đó li tâm 1000 vòng/phút x 1 phút.

- Lấy ống ra khỏi máy ly tâm, lắc nhẹ, nhỏ 1 giọt dung dịch nhỏ lên lam kính

dàn mỏng.

- Soi trên kính hiển vi vật kính 10tìm đám ngưng kết.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Đám hồng cầu có từ 3 tế bào liên kết với nhau được coi là ngưng kết (Coombs

+):

Có kháng thể bất thường trên bề mặt HC của bệnh nhân

+ Dương tính rất mạnh(++++)

+ Dương tính mạnh(+++)

+ Dương tính trung bình (++)

+ Dương tính nhẹ(+)

- Âm tính: Hồng cầu không bị ngưng kết( không có kháng thể bất thường trên bề

mặt hồng cầu bệnh nhân.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Chất lượng và điều kiện bảo quản thuốc thử, 2-60C.

- Âm tính giả:

+ Rửa hồng cầu không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây âm tính giả do

các kháng thể tự do còn lại sau khi rửa sẽ trung hòa anti globulin.

+ Thao tác thực hiện chậm do đó kháng thể có thể tách khỏi hồng cầu.

+ Thuốc thử AHG mất tác dụng: do lưu trữ không đúng, nhiễm khuẩn.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 100 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Hồng cầu quá nhiều hay quá ít.

- Dương tính giả:

+ Hồng cầu ngưng kết trước khi rửa do kháng thể lạnh. Trong NP Coombs gián

tiếp một vài kháng thể có thể ngưng kết trước khi thêm anti globulin, đây là

phản ứng dương tính nhưng do kháng thể IgM chứ không phải do IgG hay bổ

thể.

+ Ống thủy tinh làm xét nghiệm bị bẩn, bụi có thể làm hồng cầu ngưng tập.

+ Lực ly tâm quá mạnh, dẫn đến ngưng tập hồng cầu có thể nhầm với phản ứng

ngưng kết.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Thông tư 27/2013- BYT của Bộ y tế hướng dẫn các hoạt động truyền máu

- Chủ biên : Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng

dụng trong lâm sàng. (tái bản lần 3). Nhà xuất bản Y học. 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 101 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 01/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-20

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

COOMBS GIÁN TIẾP

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 01/04/2017 KTV Hằng

2.0 4.1; 5; 9; 14 - Định nghĩa

- Nguyên lý

- Nội dung thực hiện

- Tài liệu tham khảo

15/04/2018 Bs Trần Thị Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 102 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm Coombs gián tiếp.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm Coombs gián tiếp cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm y tế

huyện Tiên yên

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân có chỉ định truyền máu nhiều lần.

+ Bệnh nhân truyền máu không có hiệu quả.

+ Bất đồng nhóm máu mẹ con.

+ Xác định nhóm máu khó.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Nghiệm pháp Coombs là một thử nghiệm miễn dịch Huyết học có vai trò quan

trọng trong việc phát hiện các kháng thể thiếu thuộc týp IgG chống hồng cầu mà

bằng những phương pháp ngưng kết thông thường không phát hiện ra được.

Coombs gián tiếp phát hiện kháng thể lưu hành trong huyết tương.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- NP: Nghiệm pháp.

- QT: Quy trình.

5. Nguyên lý

Ở bệnh nhân bị bệnh tự miễn trong huyết thyanh thường có kháng thể thiếu

thuộc typ IgG, để có thể phát hiện được kháng thể này phải tiến hành hai bước:

gắn kháng thể này lên bề mặt HC nhóm “O” người khỏe mạnh tạo lên một giá

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 103 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

đỡ kháng thể. Sau đó phát hiện kháng thể gắn HC nhóm “O” bằng kháng thể

Coombs. Nếu có ngưng kết, xét nghiệm cho kết quả (+) hay Coobms dương tính

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Kính hiển vi.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Pipet.

- Ống nghiệm.

- Lam kính.

6.2.1 Hóa chất:

- Nước muối sinh lý.

- Anti globulin.

- Hồng cầu [O+].

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy 2ml máu cho vào ống không có chất chống đông.

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Anti globulin ( huyết thanh Coombs) bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2-6ºC.

- Hóa chất còn thời hạn sử dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị

-Thiết bị hoạt động bình thường.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 104 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

-Vật tư đầy đủ.

9.2. Tiến hành

- Ly tâm tách huyết thanh bệnh nhân.

- Rửa hồng cầu [O+] 3 lần bằng nước muối sinh lý.

- Pha hồng cầu [O+] 5%.

- Nhỏ 1 giọt hồng cầu 5% [O+] +2 giọt huyết thanh bệnh nhân

vào ống nghiệm.

- Ủ 37º trong vòng 30 phút.

- Rửa 3 lần bằng nước muối sinh lý, ở lần rửa thứ 3 hút kiệt nước giữ lại một

giọt hồng cầu khối.

- Lấy 1 giọt hồng cầu khối pha lại thành dung dịch HC 5% trong NaCl 0.9%

- Nhỏ 1 giọt huyết thanh Coombs và 1 giọt hồng cầu 5% vào ống nghiệm

- Ly tâm 1000 vòng/phút x 1 phút, lấy ra lắc đều

- Lấy 1 giọt nhỏ lên lam kính

- Soi trên kính hiển vi vật kính 10.

- Đọc kết quả

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Dương tính: Hồng cầu bị ngưng kết (có kháng thể bất thường trong huyết

thanh bệnh nhân).

- Âm tính: Hồng cầu không bị ngưng kết (không có kháng thể bất thường trong

huyết thanh bệnh nhân bệnh nhân).

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm XN-QTQL-32.

11. Lưu ý

- Nghiệm pháp Coombs là 1 phản ứng mà trong đó tất cả các yếu tố tham gia

đều phải thực hiện rất chuẩn xác: chất lượng và điều kiện bảo quản thuốc thử,

chất lượng hồng cầu v.v. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng có thể gây sai lầm cho

phản ứng.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm:

13. Tài liệu liên quan

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 105 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Đỗ Trung Phấn, Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu, ứng dụng

trong lâm sàng, (Tái bản lần thứ 3); nhà xuất bản y học.

- Thông tư 26/2013- BYT của Bộ y tế Hướng dẫn về hoạt động truyền máu.

Quy trình xét nghiệm HH- TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 106 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số Phiên Bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 04/04/2017 KTV Hằng

2.0 4; 9; 14 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-21

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH ĐỊNH NHÓM MÁU

HỆ ABO TRÊN ĐÁ MEN

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thi Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 04/04/2018 15/04/2018 17/05/2017

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 107 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm định nhóm máu ABO trên đá

men.

- Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm định nhóm máu ABO trên đá men

giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm định nhóm máu ABO trên đá men của bác

sĩ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Nhân viên trong khoa Xét nghiệm được giao .

- Giám sát: Cán bộ QLCL và phụ trách phòng có trách nhiệm giám sát thực hiện

quy trình này.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbonhydrat

và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng hơn 46 nhóm khác nhau, nhưng có

hai hệ nhóm máu chính là hệ ABO( gồm nhóm O, A, B, AB) và hệ Rhesus (Rh)

có ảnh hưởng nhiều tới truyền máu lâm sàng.

4.2. Từ viết tắt

- HCM:Hồng cầu mẫu.

- HTM:Huyết thanh mẫu.

- KN:Kháng nguyên.

- KT:Kháng thể.

5. Nguyên lý

- Phương pháp huyết thanh mẫu: Dùng HT đã biết trước KT, cho phản ứng với

HC của bệnh nhân để xác định KN trên bề mặt HC, từ đó xác định nhóm máu

của bệnh nhân.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 108 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Phương pháp hồng cầu mẫu: Dùng HC đã biết trước KN cho phản ứng với HT

của bệnh nhân để xác định KT trong HT, từ đó xác định nhóm máu của bệnh

nhân.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Gạch men trắng.

- Pipet

- Lam kính.

- Kính hiển vi.

6.2.2. Hóa chất

- Huyết thanh mẫu: Anti A, anti B, anti AB.

- Hồng cầu mẫu: Hồng cầu mẫu A, B.

- Nước muối 0,9 %.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1.Phương pháp huyết thanh mẫu:

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 109 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Nhỏ vào 3 vị trí khác nhau mỗi vị trí 1 giọt anti A, B, AB.

- Thêm vào mỗi vị trí 1 giọt HC cần định nhóm (5% trong nước muối 0,9%).

- Trộn đều huyết thanh mẫu với hồng cầu của bệnh nhân cần định nhóm bằng

một lam kính thành một vòng tròn có đường kính 2-3 cm. Lắc nhẹ liên tục trong

vòng 1 phút rồi đọc kết quả.

9.2. Phương pháp hồng cầu mẫu:

- Nhỏ vào 2 vị trí khác nhau mỗi vị trí 2 giọt HT của bệnh nhân cần định nhóm.

- Thêm 1 giọt HCM A, B 5% vào 2 vị trí.

- Trộn đều HT của bệnh nhân với hồng cầu mẫu bằng lam kính thành một vòng

tròn có đường kính 2-3 cm. Lắc nhẹ liên tục trong vòng 1 phút rồi đọc kết quả.

- Nhóm máu được xác định khi có sự tương đồng cả 2 phương pháp huyết thanh

mẫu và hồng cầu mẫu.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

Nhóm

máu được

xác định

Huyết thanh mẫu + hồng cầu cần định nhóm Hồng cầu mẫu + huyết

thanh cần định nhóm

Chống A Chống B Chống AB Hồng cầu A Hồng cầu B

A + (-) + (-) +

B (-) + + + (-)

AB + + + (-) (-)

O (-) (-) (-) + +

11.Lưu ý:

- Nguyên nhân sai lầm trong định nhóm máu hệ ABO:

+ Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn sử

dụng.

+ Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, Mẫu máu định nhóm không lấy đúng

quy cách.

+ Dụng cụ bẩn.

+ Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 110 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Bộ y tế (2007): Quy chế truyền máu (sửa đổi)

- Đỗ Trung Phấn. (Tái bản lần 3) Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu

ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 111 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 07/04/2017 KTV Hằng

2.0 4.1; 9; 14 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH22

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ Rh (D)

(Kỹ thuật đá men)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ

tên

KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

tên

Ngày 07/04/2017 15/04/2018 22/05/2017

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 112 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm định nhóm máu Rh trên đá

men.

- Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm định nhóm máu Rh trên đá men

giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có chỉ định định xét nghiệm định nhóm máu Rh trên đá men.

- Áp dụng tại phòng Huyết Học- Khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện:Nhân viên trong khoa Xét nghiệm được giao .

- Giám sát: phụ trách phòng, cán bộ QLCL.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa trên sự có mặt của kháng

nguyên trên hồng cầu. Nhóm máu Rh là nhóm máu quan trọng thứ 2 sau hệ

ABO trong truyền máu. Hệ Rh gồm 5 KN chính: D, C, c, E, e. Trong đó kháng

nguyên “D” là quan trọng nhất.

- Người có KN-D trên bề mặt HC là ng có nhóm RH(D) dương.

- Người ko có KN- D trên bề mặt HC là ng có nhóm RH(D) âm.

4.2. Từ viết tắt

- HCM:Hồng cầu mẫu.

- HTM:Huyết thanh mẫu.

- KN:Kháng nguyên.

- KT:Kháng thể.

5. Nguyên lý

- Phương pháp huyết thanh mẫu: Dùng HT đã biết trước KT, cho phản ứng với

HC của bệnh nhân để xác định KN trên bề mặt HC, từ đó xác định nhóm máu

của bệnh nhân.

6. Trang thiết bị và vật tư

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 113 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Gạch men trắng.

- Pipet

- Lam kính.

- Kính hiển vi.

6.2.2. Hóa chất

- Huyết thanh mẫu: Anti D

- Nước muối 0,9 %.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành kiểm tra HTM,HCM trước khi thực hiện định nhóm máu ABO trên

đá men.

8. Antoàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Nhỏ lên đá men 1 giọt anti D.

- Thêm vào mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu cần định nhóm (10% được pha trong nước

muối 0,9%)

- Trộn đều huyết thanh mẫu với hồng cầu của bệnh nhân cần định nhóm bằng

một lam kính thành một vòng tròn có đường kính 2-3 cm. Lắc nhẹ liên tục trong

vòng 2 phút rồi đọc kết quả.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 114 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Hồng cầu bệnh nhân ngưng kết với huyết thanh mẫu: Rh(+)

- Hồng cầu bệnh nhân không ngưng kết với huyết thanh mẫu: Rh(-)

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm XN-QTQL-32.

11. Lưu ý:

- Nguyên nhân sai lầm trong định nhóm máu hệ Rh:

+ Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn sử

dụng.

+ Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, Mẫu máu định nhóm không lấy đúng

quy cách.

+ Dụng cụ bẩn.

+ Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm máu(trong cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của BV ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng

trong lâm sàng ( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học, 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 115 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-23

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

PHÁT MÁU VÀ CHẾ PHẨM

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng

Bs Trần Thị Trang

Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 05/4/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên

bản

Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ 05/04/2017 KTV Hằng

2.0 9; 14 - Nội dung thực hiện

- Tài liệu tham khảo

15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 116 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện phát máu.

- Thống nhất qui trình phát máu cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét

nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có y lệnh truyền máu và các chế phẩm máu của bác sĩ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Phát máu là quy trình bao gồm nhiều công việc kế tiếp nhau bắt đầu từ khâu

nhận bệnh phẩm, xét nghiệm hòa hợp về mặt miễn dịch huyết học giữa người

cho và người nhận đến kết thúc là khâu trả máu.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- Không áp dụng.

5. Nguyên lý

- Không áp dụng.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm

- Kính hiển vi

- Tủ lạnh

- Tủ ấm.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Ống nghiệm.

- Giá để ống nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 117 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Kéo.

- Gạch men.

- Lam kính, bút ghi kính.

- Pipet.

6.2.1 Hóa chất:

- Nước muối sinh lý.

- Anti A,B,AB,D.

- HCM: A,B.

- Anti globulin.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1 Tiếp nhận y lệnh truyền máu và chế phẩm máu:

- Khi tiếp nhận chỉ định truyền máu từ khoa lâm sàng tiến hành kiểm tra và đảm

bảo phải có đầy đủ các nội dung sau:

- Kiểm tra phiếu dự trù và y lệnh truyền máu:

+ Phải có đầy đủ các nội dung in trong phiếu xin máu và rõ ràng.

+Số lượng và tên loại chế phẩm yêu cầu: trường hợp không đáp ứng được yêu

cầu thì phải thông báo cho bác sĩ điều trị thay đổi.

- Kiểm tra bệnh phẩm:

+ Phải có 2 ống máu: 1 ống chống đông bằng EDTA và 1 ống không chống

đông (mỗi ống 1,5 – 2ml).

+ Trên ống phải ghi rõ, đầy đủ các thông tin: tên, tuổi, giới, mã số và phù hợp

với phiếu dự trù máu.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 118 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

9.2 Xét nghiệm hòa hợp:

Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất sinh phẩm.

Bước 2: Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) của bệnh nhân.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị máu/chế phẩm phù hợp cả nhóm máu hệ ABO và

Rh(D) với bệnh nhân.

Bước 4: Định lại nhóm máu hệ ABO của người cho.

Bước 5: Tiến hành làm phản ứng hòa hợp giữa máu của người cho và bệnh

nhân.

Bước 6: Ghi chép kết quả phản ứng hòa hợp vào phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả

phản ứng hòa hợp, phiếu truyền máu hoặc vào máy tính các thông tin liên quan

đến người cho, bệnh nhân và kết quả phản ứng hòa hợp rồi in phiếu truyền máu.

Bước 7: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin về người hiến máu và bệnh nhân trên

nhãn của đơn vị máu, phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản ứng hòa hợp và phiếu

truyền máu.

Bước 8: Lấy chữ ký của người lính máu vào phiếu yêu cầu máu, sổ kết quả phản

ứng hòa hợp..

-Bước 9: Tiến hành phát máu cho điều dưỡng lâm sàng

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Không áp dụng.

11. Lưu ý

- Kiểm tra đối chiếu cẩn thận trong suốt quá trình phát máu.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Phiếu lĩnh máu.

- Phiếu theo dõi truyền máu.

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 119 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- Quy trình phản ứng hòa hợp: XN-QTKT-HH04.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Thông tư 26/2013/TT- BYT. Hướng dẫn hoạt động truyền máu

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 120 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-24

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO

(Kỹ thuật ống nghiệm)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên

Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng

Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 121 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Hướng dẫn cách thức thực hiện xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO bằng kỹ

thuật ống nghiệm.

- Thống nhất quy trình xét nghiệm cho nhân viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm

– Trung tâm Y tế huyện Tiên yên

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm y tế

huyện Tiên yên

- Thực hiện đối với:

+ Bệnh nhân có chỉ định truyền máu

+ Xác định nhóm máu

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa:

- Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbonhydrat

và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng hơn 46 nhóm khác nhau, nhưng có

hai hệ nhóm máu chính là hệ ABO( gồm nhóm O, A, B, AB) và hệ Rhesus (Rh)

có ảnh hưởng nhiều tới truyền máu lâm sàng.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- NP: Nghiệm pháp.

- QT: Quy trình.

- HT: Huyết thanh

- HC: Hồng cầu

- KT: Kháng thể

- KN: Kháng nguyên

5. Nguyên lý

- Nguyên lý của xét nghiệm: phản ứng ngưng kết.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 122 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Phương pháp huyết thanh mẫu: Dùng HT đã biết trước KT, cho phản ứng với

HC của bệnh nhân để xác định KN trên bề mặt HC, từ đó xác định nhóm máu

của bệnh nhân.

- Phương pháp hồng cầu mẫu: Dùng HC đã biết trước KN cho phản ứng với HT

của bệnh nhân để xác định KT trong HT, từ đó xác định nhóm máu của bệnh

nhân.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Kính hiển vi.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Pipet.

- Ống nghiệm.

- Lam kính.

- Giá đựng xét nghiệm

- Khay inox

6.2.1 Hóa chất:

- Nước muối 9 ‰.

- Huyết thanh mẫu : anti-A, anti-B, anti- AB

- Hồng cầu mẫu : HC A, HC B

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Ống máu chống đông bằng EDTA: 1.5 – 2ml.

7. Kiểm tra chất lượng

- Huyết thanh mẫu bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 2-6ºC.

- Hóa chất còn thời hạn sử dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 123 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị

-Thiết bị hoạt động bình thường.

-Vật tư đầy đủ.

9.2. Tiến hành

• Bước1.

-Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất, sinh phẩm trước khi tiến hành xét nghiệm.

• Bước 2.

- Kiểm tra mẫu bệnh phẩm và phiếu chỉ định xét nghiệm về thông tin bệnh nhân(

họ và tên, năm sinh, số giường, khoa lâm sàng), nội dung xét nghiệm.

• Bước 3.

- Chuẩn bị mẫu của bệnh nhân: ly tâm ống máu của bệnh nhân với tốc độ 3000

vòng / phút, trong vòng 1 phút.

• Bước 4

-Pha hồng cầu cần định nhóm thành 5% ( 1 thể tích HC trong 19 thể tích nước

muối 0,9%)

• Bước 5.

- Chuẩn bị 5 ống nghiệm sạch, khô ghi nhãn lần lượt CA, CB. CAB, HC A, HC

B và ghi tên BN, số giường khoa lâm sàng trên ống nghiệm. Nếu đánh số trên

ống máu của BN thì ghi số tương ứng trên ống nghiệm.

• Bước 6.

- Nhỏ 1 giọt anti- A vào ống nghiệm đã ghi nhãn CA, 1 giọt anti-B vào ống đã

ghi nhãn CB và 1 giọt anti AB vào ống nghiệm đã ghi nhãn CAB.

- Thêm 1 giọt hồng cầu 5% của bệnh nhân vào 3 ống nghiệm trên.

• Bước 7.

- Nhỏ 2 giọt HT của bệnh nhân vào 2 ống HC A và HC B

- Cho 1 giọt HC mẫu A vào ống nghiệm ghi HC A

- Cho 1 giọt HC mẫu B vào ống nghiệm ghi HC B

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 124 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

• Bước 8

- Trộn đều bệnh phẩm và sinh phẩm một cách nhẹ nhàng.

• Bước 9.

- Ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1000 vòng / 1 phút trong vòng 20 giây.

• Bước 10. Đọc và ghi kết quả

- Nhóm máu được xác định khi có sự tương đồng cả 2 phương pháp huyết thanh

mẫu và hồng cầu mẫu.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

Nhóm

máu

được xác

định

Huyết thanh mẫu + hồng cầu cần định

nhóm

Hồng cầu mẫu + huyết

thanh cần định nhóm

Chống A Chống B Chống AB Hồng cầu

A

Hồng cầu

B

A + (-) + (-) +

B (-) + + + (-)

AB + + + (-) (-)

O (-) (-) (-) + +

11.Lưu ý:

- Nguyên nhân sai lầm trong định nhóm máu hệ ABO:

+ Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn sử

dụng.

+ Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, Mẫu máu định nhóm không lấy đúng

quy cách.

+ Dụng cụ bẩn.

+ Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả trên máy và phần mềm trả kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 125 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng

xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 126 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH25

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ Rh (D)

(Kỹ thuật nghiệm)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ

tên

Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

tên

Ngày 07/04/2017 15/04/2018 22/05/2017

Phiên bản: 2.0 Trang 127 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm định nhóm máu Rh kỹ thuật

ống nghiệm

- Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm định nhóm máu Rh giữa các nhân

viên khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có chỉ định định xét nghiệm của bác sĩ lâm sàng: Cần xác định

nhóm máu hệ Rh (D)

- Thực hiện tại phòng Huyết Học- Khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện:Nhân viên trong khoa Xét nghiệm được giao .

- Giám sát: phụ trách phòng, cán bộ QLCL.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa trên sự có mặt của kháng

nguyên trên hồng cầu. Nhóm máu Rh là nhóm máu quan trọng thứ 2 sau hệ

ABO trong truyền máu. Hệ Rh gồm 5 KN chính: D, C, c, E, e. Trong đó kháng

nguyên “D” là quan trọng nhất.

- Người có KN-D trên bề mặt HC là ng có nhóm RH(D) dương.

- Người ko có KN- D trên bề mặt HC là ng có nhóm RH(D) âm.

4.2. Từ viết tắt

- HCM:Hồng cầu mẫu.

- HTM:Huyết thanh mẫu.

- KN:Kháng nguyên.

- KT:Kháng thể.

5. Nguyên lý

- Phương pháp huyết thanh mẫu: Dùng HT đã biết trước KT, cho phản ứng với

HC của bệnh nhân để xác định KN trên bề mặt HC, từ đó xác định nhóm máu

của bệnh nhân.

Phiên bản: 2.0 Trang 128 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư, hóa chất

- Gạch men trắng.

- Pipet, lam kính.

- Kính hiển vi.

- Huyết thanh mẫu: Anti D

- Nước muối 0,9 %.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Tiến hành kiểm tra HTM,HCM trước khi thực hiện định nhóm máu ABO trên

đá men.

8. Antoàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm ống máu cần định nhóm 3000 vòng/ phút trong 3 phút

- Pha HC bệnh nhân thành 5% (1 thể tích HC trong 19 thể tích nước muối

0,9 %)

- Nhỏ 1 giọt anti D vào ống nghiệm sạch

- Thêm vào 1 giọt hồng cần định nhóm vào

- Lắc đều huyết thanh mẫu với hồng cầu của bệnh nhân cần định nhóm

- Ly tâm ống nghiệm trên: 1000 vòng/phút trong 1 phút

- Đọc kết quả

Phiên bản: 2.0 Trang 129 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Hồng cầu bệnh nhân ngưng kết với huyết thanh mẫu: Rh(+)

- Hồng cầu bệnh nhân không ngưng kết với huyết thanh mẫu: Rh(-)

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm XN-QTQL-32.

11. Lưu ý:

- Nguyên nhân sai lầm trong định nhóm máu hệ Rh:

+ Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn sử

dụng.

+ Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, Mẫu máu định nhóm không lấy đúng

quy cách.

+ Dụng cụ bẩn.

+ Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm máu(trong cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của BV ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng

trong lâm sàng ( Tái bản lần thứ 3). Nhà xuất bản Y học, 2013

- Thông tư 26/2013/ TT- BYT. Hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ y tế ban

hành.

Phiên bản: 2.0 Trang 130 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số Phiên Bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 15/04/2017 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-26

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM BẤT

ĐỒNG NHÓM MÁU MẸ CON

( Kỹ thuật ống nghiệm)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 15/05/2017

Phiên bản: 2.0 Trang 131 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm xác định bất đồng nhóm máu

mẹ- con

- Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm giữa các nhân viên khoa Xét

nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

2.1 Chỉ định

- Xét nghiệm cho người mẹ khi mang thai và trẻ em sau sinh

- Cần tìm nguyên nhân tan huyết, vàng da ở trẻ sơ sinh

2.2 Chống chỉ định:

- Không có chống chỉ định

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Nhân viên trong khoa Xét nghiệm được giao .

- Giám sát: Cán bộ QLCL và phụ trách phòng có trách nhiệm giám sát thực hiện

quy trình này.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất

cacbonhydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng hơn 46 nhóm

khác nhau, nhưng có hai hệ nhóm máu chính là hệ ABO( gồm nhóm O, A,

B, AB) và hệ Rhesus (Rh) có ảnh hưởng nhiều tới truyền máu lâm sàng.

4.2. Từ viết tắt

- HCM:Hồng cầu mẫu.

- HTM:Huyết thanh mẫu.

- KN:Kháng nguyên.

- KT:Kháng thể.

Phiên bản: 2.0 Trang 132 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

5. Nguyên lý

Xác định bất đồng nhóm máu mẹ con được thực hiện trên kỹ thuật: Định nhóm

máu hệ ABO và Rh, dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Dụng cụ, hóa chất

- Ống nghiệm sạch,

- Pipet

- Lam kính.

- Kính hiển vi.

- Huyết thanh mẫu: Anti A, anti B, anti AB, anti D

- Hồng cầu mẫu: Hồng cầu mẫu A, B.

- Nước muối 0,9 %.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Trên ống nghiệm được đánh số hoặc ghi nhãn đầy đủ thông tin của người cần

xác định .- Kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu với phiếu yêu cầu

xét nghiệm; Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu.

Phiên bản: 2.0 Trang 133 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Tiến hành xác định kháng nguyên A, B, AB của hệ nhóm máu ABO, kháng

nguyên D của hệ nhóm máu Rh

- Bước 2: Nhỏ 1 giọt thuốc thử anti vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên;

- Bước 3: Thêm 1 giọt hồng cầu 5% của người cần xác định kháng nguyên vào

ống nghiệm trên;

- Bước 4: Trộn đều, ly tâm 1000 vòng/ phút trong 20 giây.

- Bước 5: Đọc kết quả và ghi lại mức độ ngưng kết.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Phản ứng ngưng kết: Có kháng nguyên trên hồng cầu.

- Phản ứng không ngưng kết: Không có kháng nguyên trên hồng cầu.

11.Lưu ý:

- Với trẻ sơ sinh và thai nhi chỉ định nhóm hệ ABO bằng huyết thanh mẫu

12. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu kết quả xét nghiệm trên máy và phần mềm trả két quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Thông tư 26/ 2013 – BYT. Của bộ y tế ngày 16/9/2013. Hướng dẫn hoạt động

truyền máu

- Chủ biên: Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu, ứng

dụng trong lâm sàng. (Tái bản lấn 3). Nhà xuất bản y học. 2016

Phiên bản: 2.0 Trang 134 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số Phiên Bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 15/04/2017 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-27

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH RÚT MÁU TRÊN

NGƯỜI BỆNH ĐA HỒNG CẦU

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bác sĩ Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 04/04/2018 15/04/2018 17/05/2018

Phiên bản: 2.0 Trang 135 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật rút máu trên người bệnh đa hồng

cầu

- Thống nhất quy trình thực hiện quy trình giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm

Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

2.1 Chỉ định:

Người bệnh được chẩn đoán bệnh đa hồng cầu có: Hematocrit >0,45(l/l) ở nam

và > 0,42(l/l) ở nữ.

2.2 Chống chỉ định:

- Không có chống chỉ định tuyệt đối;

- Thận trọng ở người bị bệnh lý tim mạch, phụ nữ mang thai

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Nhân viên trong khoa được đào tạo chuyên ngành Huyết học .

- Giám sát: Bác sĩ

4. Thuật ngữ và chữ viết tắt

- HCM:Hồng cầu mẫu.

- HTM:Huyết thanh mẫu.

- KN:Kháng nguyên.

- KT:Kháng thể.

5. Nguyên lý

Dựa trên kỹ thuật như lấy máu từ người cho máu, nhưng trên người bệnh bị

bệnh đa hồng cầu cần nhanh chóng tháo bỏ máu để giảm độ quánh của máu,

tránh các tai biến do tăng độ quánh máu gây ra, là một phương pháp điều trị

bệnh lý tăng sinh quá mức dòng hồng cầu.

6. Trang thiết bị, y dung cụ

6.1 Dụng cụ

Phiên bản: 2.0 Trang 136 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Túi lấy máu chất dẻo loại 350 ml trở lên;

- Dây ga ro, bông băng, cồn sát trùng;

- Ống nghe, huyết áp kế;

- Cân túi máu…

6.2. Người bệnh

Người bệnh có chỉ định rút máu

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Thăm khám người bệnh, làm xét nghiệm công thức máu, độ quánh máu.

9.2. Giải thích cho người bệnh và người nhà về lợi ích của việc tháo máu và các

khó khăn khi rút máu.

9.3. Thông báo cho điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ phương tiện để tiến hành rút

máu

9.4. Thực hiện rút máu theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh: để người bệnh nằm ngửa, tư thế đầu thấp, thỏa

mái, xác định vị trí chọc kim tháo máu.

Bước 2: Chuẩn bị túi tháo máu ghi thông tin người bệnh trên túi, ghi rõ máu

hủy, làm một nút thắt mỏng cách kim khoảng 10cm, đảm bảo khi tháo máu vẫn

chảy được qua nút thắt bình thường.

Bước 3: Ga ro trên vị trí tháo máu 7-10 cm, sát trùng.

Bước 4: Chọc tĩnh mạch cho máu chảy vào túi máu.

Bước 5: Không tháo dây ga ro để máu chảy vào túi máu, có thể bảo người bệnh

nắm mở tay nhẹ nhàng để máu chảy nhanh và đều hơn, đến khi đủ lượng máu

Phiên bản: 2.0 Trang 137 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

cần tháo.

Bước 6: Thắt chặt nút thắt đã làm, tháo bỏ ga ro, rút kim, băng cầm máu vị trí

chọc.

Bước 7: Chuyển túi máu hủy theo quy chế rác thải y tế.

Bước 8: Theo dõi sát người bệnh trong quá trình rút máu và sau rút máu 15 phút.

Bước 9: Ghi chép bệnh án tình trạng trước sau tháo máu, toàn thân, mạch nhiệt

độ, huyết áp; ghi sổ thủ thuật theo quy định.

10. Nhận định kết quả

- Người bệnh thấy dễ chịu, nhiều người bệnh hết triệu trứng đau đầu, khó chịu,

các tác dụng phụ xảy ra hết nhanh.

- Máu rút đủ số lượng theo chỉ định, thủ thuật an toàn.

11. Tai biến và xử trí

- Ngất xỉu, hạ huyết áp.. . à Xử lý: nằm đầu thấp, thở sâu, rút máu tốc độ chậm

lại, trợ tim, trường hợp nặng ngừng tim, ngừng hô hấp (rất hiếm) tiến hành hồi

sức nhân tạo ngay.

- Buồn nôn và nôn: sẽ giảm dần và ổn định.

- Co giật hay co cứng cơ: sẽ giảm dần và ổn định

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Thông tư 26/2013- BTY. Hướng dẫn hoạt đọng truyền máu.

Phiên bản: 2.0 Trang 138 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 04/04/2018 15/04/2018 17/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-28

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THU NHẬN

MÁU ( Kỹ thuật lấy máu túi dẻo)

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 139 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật lấy máu túi dẻo từ người hiến

nhân đạo.

- Thống nhất quy trình thực hiện quy trình giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm

Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

2.1 Chỉ định:

Người bệnh cấp cứu cần truyền máu toàn phần, từ người nhà, người hiến nhân

đạo

2.2 Chống chỉ định:

- Không có chống chỉ định

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Nhân viên trong khoa được đào tạo chuyên ngành Huyết học .

- Giám sát: Bác sĩ

4. Thuật ngữ và chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên

- Túi dẻo: Túi chuyên dụng để thu gom máu đã có chất nuôi dưỡng và bảo quản

máu

5. Nguyên lý

Lấy máu tĩnh mạch vào túi dẻo vô trùng có chứa sẵn chất đông và chất nuôi

dưỡng hồng cầu.

6. Trang thiết bị, y dung cụ

6.1 Dụng cụ

Cân và máy lắc túi máu

- Máy hàn dây máu

- Túi lấy máu

- Bông, gạc, băng ngón Urgo, cồn 70°

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 140 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Dây ga rô.

- Khay quả đậu

- Kìm vuốt dây máu

- Hộp đựng vật sắc nhọn

- Giường / ghế lấy máu

6.2. Người hiến máu

- Người hiến máu được: Khám lâm sàng; được tư vấn rõ về mục đích, ý nghĩa

của việc hiến máu; tư vấn về những bệnh lây qua đường truyền máu để người

hiến máu tự sàng lọc nếu mình không có nguy cơ lây nhiễm mới tham gia hiến

máu.

- Người hiến máu được: Xét nghiệm 5 bệnh lây truyền qua đường máu, bao

gồm: HIV, HBsAg, HCV, Giang mai, Sốt rét; kết quả âm tính mới đủ tiêu chuẩn

hiến máu. Trường hợp lấy máu tại các buổi hiến máu tình nguyện: Xét nghiệm

sàng lọc HBsAg trước khi hiến máu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Các bước kỹ thuật:

- Hướng dẫn người hiến máu tư thế nằm trên giường

- Chọn tĩnh mạch thích hợp, thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay (hệ thống tĩnh

mạch), đặt gối ở dưới khuỷu tay (dưới vị trí định lấy máu).

- Buộc gây ga rô cách chỗ lấy máu 5cm về phía trên.

- Sát khuẩn da thật kỹ và để khô.

- Ghi họ tên người cho máu, ngày lấy, hạn dùng vào nhãn túi máu, số túi máu

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 141 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Ðưa kim vào tĩnh mạch, khi thấy máu chảy ra dây dẫn vào túi máu và lắc nhẹ

túi máu đều đặn bằng tay hoặc bằng máy.

- Cách tính trọng lượng máu định lấy: Trọng lượng cuối cùng = trọng lượng túi

+ trọng lượng thể tích máu định lấy

( VD: túi dẻo 250ml có trọng lượng 75g.

Ta có: thể tích máu định lấy 250ml = 250ml x 1,01g ( tỷ trọng máu) + 75g=

327,5g)

- Khi đủ số lượng máu yêu cầu, tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ gạc vô khuẩn

nơi lấy máu, hướng dẫn bệnh nhân gấp tay lại giữ gạc khoảng 15 phút, bỏ gạc và

dán băng Urgo.

- Đậy nắp kim, dùng kìm vuốt dây máu, hàn dây máu, chuyển túi máu về kho

bảo quản.

- Thu dọn và bảo quản dụng cụ:

+ Kim dùng một lần bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn.

+ Bông gạc bỏ vào thùng đựng rác y tế.

9.2. Ghi hồ sơ:

- Lưu: Họ tên tuổi người hiến máu, ngày giờ lấy máu, số lượng máu, các kết quả

xét nghiệm vào sổ đăng ký cho máu, sổ trữ máu các nhóm phù hợp. Ghi mã số

trên dây túi máu, lấy 1 đoạn dây lưu trữ bảo quản ở tủ - 35°C.

9.3.Chăm sóc người hiến máu:

- Cho người hiến uống nhiều nước và ăn nhẹ sau hiến máu

- Trong quá trình lấy máu, kỹ thuật viên hướng dẫn người hiến máu cách

chăm sóc và theo dõi sức khỏe, đồng thời vận động họ sẽ tham gia hiến

máu nhắc lại khi đủ điều kiện.

10. Nhận định kết quả

- Túi máu không bị đông, số lượng máu đủ theo quy định

11. Tai biến và xử trí

- Ngất xỉu, hạ huyết áp…

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 142 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Xử lý: nằm đầu thấp, thở sâu, rút máu tốc độ chậm lại, trợ tim, trường hợp

nặng ngừng tim, ngừng hô hấp (rất hiếm) tiến hành hồi sức nhân tạo ngay.

- Co giật hay co cứng cơ: sẽ giảm dần và ổn định

- Người bệnh có thể bị choáng, mệt do sợ hãi quá mức cần được nghỉ ngơi.

- Túi máu bị đông dây do thao tác kỹ thuật lấy ven chưa chính xác.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Lưu hồ sơ theo quy định

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Bộ y tế (2007): Quy chế truyền máu (sửa đổi)

- Thông tư 26/2013- BTY. Hướng dẫn hoạt đọng truyền máu.

- Chủ biên: Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu, ứng

dụng trong lâm sàng.(Tái bản lần 03). Nhà xuất bản Y học. 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 143 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 07/06/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 07/06/2017 KTV Hằng

2.0 5; 9 ;14

- Nguyên lý

- Nội dung thực hiện

- Tài liệu tham khảo

15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-29

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

PHẢN ỨNG HÒA HỢP

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 144 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm phản ứng hòa hợp.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm phản ứng hòa hợp cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

- Áp dụng: Khi bệnh nhân truyền máu, truyền chế phẩm máu.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Phản ứng hòa hợp: phản ứng chéo giữa hồng cầu người cho và huyết thanh

người nhận, giữa hồng cầu người nhận và huyết thanh người cho (tùy theo chế

phẩm máu) nhằm xác định sự hòa hợp giữa người cho và người nhận.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- HC: hồng cầu.

- HT: huyết thanh.

- KN: kháng nguyên.

- KT: kháng thể.

5. Nguyên lý

Để kiểm tra sự hòa hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận ( phát máu an

toàn), người ta trộn huyết thanh người nhận với HC người cho hoặc HC của

người nhận với HT của người cho rồi xem xét hiện tượng ngưng kết.

6. Trang thiết bị, vật tư

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 145 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm. Kính hiển vi

- Tủ lạnh, Tủ ấm.

6.2. Vật tư, dụng cụ, hóa chất

- Ống nghiệm. - Gíá để ống nghiệm

- Kéo. - Lam kính

- Pipet. - Bút ghi kính.

- Bông, gạc sạch

- Anti A,B,AB,D, Anti globulin.

- Nước muối sinh lý

- HCM: A,B.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị

- Chọn máu hoặc chế phẩm máu theo thông tin ghi trên phiếu xin phát máu

- Ly tâm máu người nhận 3000 vòng/phút trong 3 phút.

9.2. Tiến hành

9.2.1 Truyền máu toàn phần.

- Ly tâm máu người cho

- Pha hồng cầu 5% của người nhận và người cho bằng nước muối sinh lý.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 146 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Mỗi đơn vị máu toàn phần sẽ làm 4 ống: chéo I, II, 1, 2. Ghi tên bệnh nhân và

tên người cho(số dây túi máu) vào ống.

- Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 220C:

+ Nhỏ vào ống I: 2 giọt huyết thanh người nhận + 1 giọt hồng cầu 5% người

cho.

+ Nhỏ vào ống II: 2 giọt huyết thanh người cho + 1 giọt hồng cầu 5% người

nhận.

+ Ủ ống I và II 30 phút ở 220C.

+ Ly tâm 1000 vòng/ phút trong 20 giây

- Phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người:

+ Nhỏ vào ống 1: 2 giọt huyết thanh người nhận + 1 giọt hồng cầu 5% người

cho.

+ Nhỏ vào ống 2: 2 giọt huyết thanh người cho+ 1 giọt hồng cầu 5% người

nhận.

+ Ủ 30 phút ở nhiệt độ 370C.

+ Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý

+ Nhỏ 1 giọt huyết thanh Coombs vào mỗi ống

+ Ly tâm 1000 vòng/ 1 phút trong 20 giây

- Dùng pipet hút mỗi ống chéo 1 giọt dung dịch ra lam kính dàn mỏng và ghi tên

người nhận và đánh số tương úng với ống chéo sau đó soi trên kính hiển vi, vật

kính 10.

9.2.2 Truyền khối hồng cầu.

- Ly tâm ống máu người cho.

- Pha hồng cầu 5% của người cho bằng nước muối sinh lý.

- Mỗi đơn vị khối hồng cầu sẽ làm 2 ống: chéo I, 1. Ghi tên bệnh nhân và tên

người cho(số dây túi máu) vào ống.

- Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 220C:

+ Nhỏ vào ống I: 2 giọt huyết thanh người nhận + 1 giọt hồng cầu 5% người

cho.

+ Ủ ống I: 30 phút ở 220C.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 147 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Ly tâm ống I: 1000 vòng/phút trong 20 giây.

- Phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người:

+ Nhỏ vào ống 1: 2 giọt huyết thanh người nhận + 1 giọt hồng cầu 5% người

cho.

+ Ủ ống 1: 30 phút ở 370C.

+ Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý

+ Nhỏ 1 giọt huyết thanh Coombs vào ống

+ Ly tâm 1000 vòng phút/ trong 20 giây

- Dùng pipet hút mỗi ống chéo 1 giọt dung dịch ra lam kính dàn mỏng và ghi tên

người nhận và đánh số tương úng với ống chéo sau đó soi trên kính hiển vi vật

kính 10.

9.2.3 Truyền huyết tương, tiểu cầu.

- Ly tâm máu người nhận.

- Pha hồng cầu 5% của người nhận bằng nước muối sinh lý.

- Mỗi đơn vị khối tiểu cầu (huyết tương) sẽ làm 1 ống: chéo II, . Ghi tên bệnh

nhân và tên người cho(số dây túi máu) vào ống.

- Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 220C:

+ Nhỏ vào ống II: 2 giọt huyết thanh hoặc tiểu cầu người cho + 1 giọt hồng cầu

5% người nhận.

+ Ủ ống II 30 phút ở 220C.

- Ly tâm ống II: 1000 vòng/phút trong 20 giây.

- Dùng pipet hút mỗi ống chéo 1 giọt dung dịch ra lam kính dàn mỏng và ghi tên

người nhận và đánh số tương úng với ống chéo sau đó soi trên kính hiển vi vật

kính 10.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Dương tính(khi có hiện tượng ngưng kết): tiến hành chọn lại máu cho bệnh

nhân và thử lại từ đầu.

- Âm tính(không có hiện tượng ngưng kết): trả kết quả theo quy trình trong xét

nghiệm.

11. Lưu ý

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 148 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Trong trường hợp tối cần thiết, phải truyền máu mà không có thời gian làm xét

nghiệm, cần phải làm như sau :

-Chỉ làm hòa hợp trong môi trường nước muối 220 C

- Phát túi máu cùng nhóm với bệnh nhân (nếu trước đo ́ bệnh nhân đã làm xét

nghiệm nhóm máu) hoặc phát túi máu nhóm O đồng thời "nhóm máu Rh âm"

nếu không biết nhóm máu bệnh nhân, sau đó làm phản ứng chéo ngay lập tức.

- Sau khi hoàn thành phản ứng chéo, nếu thấy không tương hợp báo ngay với

bác sỹ đang điều trị bệnh nhân.

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Thông tư 26/ 2013/TT- BYT. Hướng dẫn hoạt động truyền máu

- Đỗ Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và truyền máu ứng dụng trong

lâm sàng.(Tái bản lấn 3). Nhà xuất bản Y học, 2016

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 149 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-40

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

XÉT NGHIỆM

LỰA CHỌN ĐƠN VỊ MÁU PHÙ HỢP

KỸ THUẬT ỐNG NGHIỆM

(Chọn 10 đơn vị máu ở điều kiện 22oC,

37oC và kháng globulin người)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 10/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

01 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 150 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật chọn đơn vị máu phù hợp (Kỹ

thuật ống nghiệm)

- Thống nhất quy trình thực hiện quy trình giữa các nhân viên khoa Xét nghiệm

Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

2.1 Chỉ định:

- Người bệnh truyền máu nhiều lần

- Nhóm máu khó, có kháng thể bất thường

- Người bệnh có kết quả phản ứng hòa hợp dương tính;

- Người bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch;

2.2 Chống chỉ định:

- Không có chống chỉ định

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Nhân viên trong khoa được đào tạo chuyên ngành Huyết học .

- Giám sát: Bác sĩ

4. Thuật ngữ và chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên

- BN: bệnh nhân

- Hematocrit: (HCT) Thể tích khối hồng cầu

5. Nguyên lý

Kỹ thuật được dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Tiến hành lựa chọn

10 đơn vị máu cùng nhóm hệ ABO, Rh (D) với người bệnh và làm phản ứng

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 151 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

hòa hợp ở điều kiện 22oC, 37oC và kháng globulin người (AHG), lựa chọn được

đơn vị máu hòa hợp nhất để truyền cho người bệnh.

6. Trang thiết bị, y dung cụ

6.1 Dụng cụ

- Ống nghiệm thủy tinh (12x75mm);

- Giá cắm ống nghiệm;

- Khay men hình chữ nhật (25x30 cm);

- Cốc thủy tinh có mỏ loại 500 ml;

- Bút maker;

- Pipet nhựa;

- Bơm kim tiêm;

- Ống nghiệm nhựa chống đông và không chống đông…

6.2. Hóa chất sinh phẩm

- Kháng globulin người loại IgG;

- Hồng cầu chứng;

- Nước muối sinh lý 0,9%.

6.3 Bệnh phẩm

- Mẫu máu người bệnh: 10 ml máu tĩnh mạch không chống đông và 2 ml máu

tĩnh mạch có chống đông bằng EDTA;

- Mẫu máu của 10 đơn vị máu sẽ được chọn có cùng nhóm hệ ABO, Rh (D) với

người bệnh.

7. Kiểm tra chất lượng

- Hồng cầu mẫu, HT mẫu, Anti globulin còn hạn sử dụng, không kết tủa

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 152 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị đầy đủ trước khi

làm xét nghiệm.

9.2. Nhận mẫu máu và phiếu yêu cầu lựa chọn đơn vị máu phù hợp:

Kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu của người bệnh với phiếu xét

nghiệm yêu cầu chọn máu. Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu của

người bệnh. Kiểm tra mẫu máu của 10 đơn vị máu: Các mẫu máu của đơn vị

máu phải đảm bảo không bị đông dây, không bị vỡ hồng cầu.

9.3. Tiến hành xét nghiệm chọn đơn vị máu phù hợp cho người bệnh

+ . Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện 22oC

- Bước 1: Ly tâm ống máu không chống đông của người bệnh với tốc độ 2000

vòng/phút trong vòng 3 phút để tách huyết thanh;

- Bước 2: Chọn 10 đơn vị khối hồng cầu của người cho phù hợp nhóm máu hệ

ABO và Rh(D) với người bệnh;

- Bước 3: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi đầy đủ thông tin của từng đơn

vị máu của người cho lên ống nghiệm để lấy hồng cầu từ dây túi máu của từng

đơn vị túi máu;

- Bước 4: Pha hồng cầu người cho 5% trong môi trường nước muối sinh lý (1

thể tích hồng cầu khối của người cho và 19 thể tích nước muối sinh lý);

- Bước 5: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi nhãn với đầy đủ thông tin của

người bệnh và đơn vị túi máu;

- Bước 6: Nhỏ 1 thể tích hồng cầu của người cho 5% lần lượt vào các ống

nghiệm tương ứng đã được ghi nhãn ở trên;

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 153 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Bước 7: Thêm 2 thể tích huyết thanh người bệnh lần lượt vào các ống nghiệm

trên và trộn đều;

- Bước 8: Ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1000 vòng/phút trong vòng 20

giây;

- Bước 9: Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi;

- Bước 10: Ghi kết quả vào sổ chọn máu.

9.4 Tiến hành chọn đơn vị máu phù hợp ở điều kiện 37oC và sử dụng

Anti Globulin

- Bước 1: Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, khô, ghi nhãn với đầy đủ thông tin của

người bệnh và người hiến máu;

- Bước 2: Nhỏ 1 thể tích hồng cầu của người cho 5% lần lượt vào các ống

nghiệm tương ứng với đơn vị túi máu đã được chuẩn bị ở trên;

- Bước 3: Thêm 2 thể tích huyết thanh người bệnh lần lượt vào các ống nghiệm

trên và trộn đều;

- Bước 4: Ủ các ống nghiệm trên ở bình cách thủy 37oC trong vòng 30 phút, nếu

thêm 2 giọt đệm LISS vào ống nghiệm trước khi ủ thì thời gian ủ được rút ngắn

chỉ còn 15 phút;

- Bước 5: Sau khi ủ, ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1000 vòng/phút

trong vòng 20 giây;

- Bước 6: Đọc kết quả chọn máu ở điều kiện 37oC bằng mắt thường và kính

hiển vi;

- Bước 7: Ghi kết quả chọn máu ở điều kiện 37oC vào sổ chọn máu;

- Bước 8: Sau khi đọc kết quả ở nhiệt độ 37oC, tiếp tục rửa hồng cầu trong các

ống nghiệm trên 3 lần bằng dung dịch nước muối sinh lý, lấy kiệt dịch nổi sau

mỗi lần rửa;

- Bước 9: Kết thúc lần rửa cuối, nhỏ 2 giọt AHG vào mười ống nghiệm trên;

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 154 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Bước 10: Ly tâm các ống nghiệm trên với tốc độ 1.000 vòng/phút trong vòng

20 giây;

- Bước 11: Đọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi. Đọc kết quả theo

hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm;

- Bước 12: Nhỏ 1 giọt hồng cầu chứng vào tất cả những ống nghiệm cho kết

quả âm tính ở trên (để kiểm chứng chất lượng của kháng globulin người), trộn

đều, ly tâm với tốc độ 1.000 vòng/phút trong vòng 20 giây. Đọc kết quả bằng

mắt thường và kính hiển vi, kết quả phải dương tính với mức độ từ 1+ đến 2+,

nếu ống nghiệm nào cho kết quả âm tính thì phải lặp lại xét nghiệm từ bước 1

của phần 3.2.

- Bước 13: Ghi kết quả chọn máu vào sổ chọn máu.

10. Nhận định kết quả

- Chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa huyết

thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu âm tính ở cả 3 điều kiện, nhiệt

độ (22oC, 37oC và kháng globulin người);

- Không chọn được đơn vị máu hòa hợp: Khi kết quả phản ứng hòa hợp giữa

huyết thanh người bệnh với hồng cầu của đơn vị máu dương tính với cả 10 đơn

vị máu được chọn ở 1 trong 3, 2 trong 3 hoặc cả 3 điều kiện, nhiệt độ (22oC,

nhiệt độ 37oC và kháng globulin người).

11. Lưu ý

- Thực hiện kiểm chứng theo quy định của thông tư 26/2013/TT-BYT về

"Hướng dẫn hoạt động truyền máu"

- Đọc kỹ và tuân thủ đúng các bước tiến hành kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà

sản xuất sinh phẩm hiện đang sử dụng.

- Cần thực hiện kỹ thuật lựa chọn đơn vị máu phù hợp sớm sau khi lấy mẫu

máu xét nghiệm của người bệnh.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 155 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Mẫu máu sau khi thực hiện kỹ thuật chọn đơn vị máu hòa hợp phải được lưu

giữ theo đúng quy định.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Bùi Thị Mai An (2010), Đặc điểm một số nhóm máu hệ hồng cầu và mối liên

quan với bệnh lý, Một số chuyên để Huyết học - Truyền máu tập 3, Nhà xuất

bản Y học.

- Đỗ Trung Phấn , Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng

trong lâm sàng (Tái bản lần 3), Nhà xuất bản y học năm 2016.

- Geoff Daniels and Imelda Bromilow (2009), Essential Guide to Blood

Groups, Blackwell.

- Thông tư 26/2013/TT-BYT đã được ban hành ngày 16/9/2013 về Hướng dẫn

hoạt động truyền máu.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 156 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-30

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HIV Ab

(test nhanh)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 06/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

2.0 5; 14

- Nguyên lý

- Tài liệu tham

khảo

15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 157 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm HIV Ab bằng phương pháp test

nhanh.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm HIV Ab bằng test nhanh cho các nhân viên, cán

bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm của bác sĩ lâm sàng

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- HIV là tác nhân gây lên bệnh AIDS. Kit thử nhanh phát hiện kháng thể HIV là

xét nghiệm sắc ký miễn dịch, định tính phát hiện kháng thể kháng HIV trong

máu toàn phần , huyết thanh hoặc huyết tương.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

KTV: Kỹ thuật viên.

5. Nguyên lý

-Sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch:

- Trong quá trình xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm được nhỏ vào vùng nhận mẫu

của test thử, di chuyển dọc theo test thử nhờ mao dẫn. Kháng thể kháng HIV1/2

nếu có trong mẫu bệnh phẩm sẽ phản ứng với cộng hợp kháng nguyên tái tổ hợp

HIV Env36 và kháng nguyên HIV 2 gp 36 tại vùng cộng hợp của test thử hợp

trên test Hỗn hợp tạo thành tiếp tục di chuyển gặp và phản ứng kết tủa màu với

kháng nguyên HIVgp41 và kháng nguyên tái tổ hợp HIV 2 gp36, tại vùng kết

quả làm xuất hiện một vạch màu đỏ (T) thông báo kết quả là dương tính. Nếu

không có kháng thể kháng HIV1/2 trong mẫu phẩm vạch đỏ này sẽ không xuất

hiện, kết quả là âm tính.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 158 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư, dụng cụ, hóa chất

-Gíá để ống nghiệm.

-Pipet tự động, đầu côn.

- Kit thử: HIV 1/2 human immunodeficiency virus rapid test strip

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

- Lấy que thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đi

kèm test.

- Đọc kết quả trong vòng 15 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Để đánh giá chất lượng của thanh xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng

vùng chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện

vạch đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Dương tính: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng thử

“T”.

- Âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 159 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

11. Lưu ý

- Chỉ lấy test thử ra khỏi túi khi sẵn sàng sử dụng.

- Không sử dụng kit đã hết hạn sử dụng.

- Test thử,bệnh phẩm phải để ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.

- Đọc kết quả trong vòng 15 phút.Trên 20 phút kết quả không còn chính xác.

- Kết quả có thể âm tính giả khi nồng độ kháng thể HIV thấp hơn độ nhạy của

kit thử hoặc kháng thể không có trong mẫu(ở trong những giai đoạn nhất định

của bệnh).Vì vậy kết quả âm tính không loại trừ khả năng phơi nhiễm hoặc lây

nhiễm HIV.

- Kit thử không được sử dụng là phương pháp duy nhất để chuẩn đoán lây nhiễm

HIV.Mọi kết quả dương tính phải được khảng định lại bằng các phương pháp

xét nghiệm khác như là ELISA hoặc Wester Blot.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

- Sổ lưu mẫu HIV dương tính.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 160 | 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Mục 3; 4.1 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-31

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM HCV Ab

(Test nhanh)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 01/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 161 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm HCV Ab bằng test nhanh.

-Thống nhất quy trình thực hiện xét nghiệm HCV Ab bằng test nhanh giữa các

nhân viên khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm HCV Ab bằng test nhanh của bác sĩlâm

sàng.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên hoặc cán bộ khoa xét nghiệm được giao thực hiện

quy trình này.

- Giám sát: Bác sĩ, Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Viêm gan siêu vi C là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu ảnh hưởng đến gan, do siêu

vi viêm gan C (HCV) gây ra. Bệnh thường không có triệu chứng, nhưng viêm

mạn tính có thể dẫn đến mô sẹo ở gan và cuối cùng là xơ gan. Nhìn chung, triệu

chứng của xơ gan biểu hiện rõ sau nhiều năm mắc phải. Trong một số trường

hợp, bệnh nhân xơ gan sẽ bị suy gan, ung thư gan hoặc thực quản và giãn tĩnh

mạch dạ dày có thể gây tử vong. HCV chủ yếu lây qua đường máu .

4.2. Từ viết tắt

- HCV: virus viêm gan C

- ATSH: an toàn sinh học

5. Nguyên lý

- HCV test là xét nghiệm kỹ thuật sắc ký miễn dịch, kháng nguyên kép, theo

nguyên lý dòng chảy một chiều bao gồm:

+ Vùng cộng hợp được phủ sẵn kháng nguyên HCV và IgG thỏ.

+ Vạch kết quả được phủ sẵn bởi kháng nguyên HCV tái tổ hợp.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 162 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Vạch chứng được phủ sẵn kháng thể dê kháng IgG thỏ.

- Trong quá trình xét nghiệm mẫu phẩm được nhỏ vào vùng nhận mẫu của test

thử nhờ mao dẫn. Kháng thể kháng HCV nếu có trong mẫu bệnh phẩm sẽ phản

ứng với cộng hợp vùng kháng nguyên HCV tái tổ hợp và IgG thỏ tại vùng cộng

hợp. Hóa hợp tạo thành tiếp tục di chuyển, gặp và phản ứng với kháng nguyên

HCV tái tổ hợp tại vùng kết quả làm xuất hiện một vạch màu đỏ gọi là vạch kết

quả thông báo kết quả là dương tính. Nếu không xuất hiện vạch đỏ này kết quả

là âm tính.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư, dụng cụ, hóa chất

- Giá để ống nghiệm.

- Pipet tự động, đầu côn.

- Kit thử: HCV Test

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Kit thử Onsite HCV Ab Plus Rapid Test nên được bảo quản ở nhiệt độ (2-

30ºC).

- Hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 163 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

-Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

-Lấy que thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đi

kèm test.

- Đọc kết quả trong vòng 15 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Để đánh giá chất lượng của thanh xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng

vùng chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện

vạch đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Kết quả dương tính: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và

vùng thử “T”.

- Kết quả âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11.Lưu ý.

- Kết quả có thể âm tính giả khi nồng độ kháng thể HCV thấp hơn độ nhạy của

kit thử hoặc kháng thể không có trong mẫu(ở trong những giai đoạn nhất định

của bệnh).Vì vậy kết quả âm tính không loại trừ khả năng phơi nhiễm hoặc lây

nhiễm HCV.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

- Sổ lưu mẫu HCV dương tính.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm máu(trong cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 164 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 01/04/2018 KTV Hằng

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố:XNQTKT-

HH-32

Phiên bản: 2.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

GIANG MAI BẰNG TEST NHANH

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 01/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 165 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm giang mai bằng test nhanh.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm thời gian máu chảy cho các nhân viên, cán bộ

trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm giang mai bằng test nhanh của bác sĩ lâm

sàng.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Giang mai (shyphylis) là 1 bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn

Treponema pallidum ( xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của

bệnh giang mai chủ yếu là đường tình dục mặc dù có những ca về bệnh giang

mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh. Trước khi

phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác

bệnh giang mai rất khó khăn vì nó thường nhầm lẫn với các bệnh khác đặc biệt

là trong giai đoạn 3.

4.2. Từ viết tắt

- Shyphylis: Giang mai.

- ATSH: an toàn sinh học.

5. Nguyên lý

- Là kỹ thuật sắc ký miễn dịch. Phức hợp kháng thể giang mai gắn màu được

phân bố đều trên bản giấy sắc ký ( que thử ). Kháng thể kháng giang mai được

gắn cố định tại “vạch phản ứng”. Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng

nguyên giang mai lên bản sắc ký, nếu có giang mai thì giang mai sẽ kết hợp với

kháng thể gắn màu, phức hợp này di chuyển trên giấy sắc ký sẽ bị giữ lại tại

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 166 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

vạch phản ứng do có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể nên vạch phản

ứng hiện màu.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy ly tâm. - Tủ lạnh

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Giá để ống nghiệm.

- Pipet tự động, đầu côn.

6.2.2. Hóa chất

- Kit thử SD BIOLINE Syphilis 3.0.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

- Lấy thanh thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng

của nhà sản xuất đi kèm test.

- Đọc kết quả sau 5 đến 20 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 167 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Để đánh giá chất lượng của test xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng vùng

chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện vạch

đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Kết quả dương tính: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và

vùng thử “T”.

- Kết quả âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11.Lưu ý.

- Nhỏ quá lượng huyết thanh vào giếng mẫu có thể gây dương tính giả.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

- Sổ lưu mẫu giang mai dương tính.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

-Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm đi kèm bộ test của nhà sản xuất

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 168 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-33

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

HBsAg(test nhanh)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 10/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 169 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm HbeAg bằng phương pháp

test nhanh.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm HbeAg bằng test nhanh cho các nhân viên,

cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm HbeAg bằng phương pháp test nhanh

của bác sĩ

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giá sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượngg.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Bệnh viêm gan do virus là căn bệnh chủ yếu liên quan tới gan. Hầu hết

các trường hợp cấp tính của bệnh viêm gan do virus là do các virus viêm gan A,

viêm gan B (HBV), viêm gan C gây ra. Phức hợp kháng nguyên ( complex

antigen) tìm thấy trên bề mặt HBV gọi là HbsAg. Sự có mặt của HbsAg trong

huyết thanh hoặc huyết tương cho thấy dấu hiệu của sự bị lây nhiễm virus Viêm

gan B cấp hoặc mạn tính, HbsAg bị phát hiện từ 2 – 4 tuần trước khi men ALT

có biến đổi khác thường và từ 3 – 5 tuần trước khi có triệu chứng của bệnh hoặc

triệu chứng vàng da. Kít thử chẩn đoán Viêm gan B ( HbsAg) Là công cụ xét

nghiệm nhanh định tính phát hiện sự có mặt của HbsAg trong huyết thanh hoặc

huyết tương.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- HBV: Virus viêm gan B

5. Nguyên lý

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 170 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Kít thử chẩn đoán Viêm gan B (HbsAg) là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch

định tính bằng phương pháp dòng chảy một chiều để phát hiện sự có mặt của

kháng nguyên virus Viêm gan B trong huyết thanh hoặc huyết tương. Màng kít

thử được phủ một lớp kháng thể kháng HbsAg ở vùng kết quả. Trong quá trình

làm xét nghiệm, mẫu huyết thanh hoặc huyết tương phản ứng với các thành phần

mang theo kháng thể kháng HbsAg. Hỗn hợp tạo thành thấm theo màng di

chuyển hướng lên nhờ các mao dẫn, gặp và phản ứng kết tủa màu với các kháng

thể kháng HbsAgtrên lớp màng và tạo ra vạch màu. Sự có mặt của vạch màu ở

vùng kết quả trên kít thử cho biết kết quả dương tính, ngược lại trong trường

hợp không có vạch màu là kết quả âm tính. Nhằm múc đích kiểm tra quy trình

thao tác xét nghiệm, một vạch màu luôn luôn xuất hiện tại vùng chứng ( gọi là

vạch chứng) để khẳng định rằng lượng máu đã đủ và lớp màng đã thấm tốt.

6. Trang thiết bị, vật tư, hóa chất

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

- Giá để ống nghiệm.

- Pipet tự động, đầu côn.

- Kit thử: Sinh phẩm HBsAg test

6.1. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 171 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

-Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

-Lấy que thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đi

kèm test của nhà sản xuất.

- Đọc kết quả trong vòng 15 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Để đánh giá chất lượng của thanh xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng

vùng chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện

vạch đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Dương tính: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng thử

“T”.

- Âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Chỉ lấy test thử ra khỏi túi khi sẵn sàng sử dụng.

- Không sử dụng kit đã hết hạn sử dụng.

- Test thử,bệnh phẩm phải để ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.

- Đọc kết quả trong vòng 10-15 phút. Trên 20 phút kết quả không còn chính xác.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 172 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-34

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

STEPTOCOCCUS PYOGENES ASLO

(ASLO test)

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 05/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 05/04/2017 KTV Hằng

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 173 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm ASLO.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm ASLO cho các nhân viên, cán bộ trong khoa

Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên.

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm ASLO của bác sĩ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Aslo là 1 kháng thể giúp chống lại streptolysin O- chất độc do vi khuẩn liên

cầu nhóm A sản xuất ra.

- Nồng độ bình thường <200 U/ml.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

KTV: Kỹ thuật viên.

5. Nguyên lý

- Là phản ứng ngưng kết kháng nguyên kháng thể. Sử dụng kháng nguyên mẫu

là steptolysin 0 ( bản chất là enzym ) có gắn hạt latex, khi trộn với huyết thanh

bệnh nhân có chứa aslo > 200 U/ml sẽ xảy ra ngưng kết quan sát được bằng mắt

thường.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 174 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Pipet

- Lam kính.

- Phiến nhựa nền đen.

6.2.2. Hóa chất

- Thuốc thử ASLO.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 2 phút.

- Nhỏ 1 giọt thuốc thử ASLO + 1 giọt huyết thanh bệnh nhân lên phiến nhựa .

- Trộn đều huyết thanh của bệnh nhân với thuốc thử ASLO bằng lam kính thành

một vòng tròn có đường kính 2-3 cm. Lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc

kết quả.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Dương tính:Ngưng kết.( aslo ≥ 200 U/ml)

- Âm tính: Không ngưng kết.( aslo < 200 U/ml

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm .

11. Lưu ý

- Huyết thanh sử dụng trong vòng 7 ngày nếu bảo quản ở 2-80C.

- Huyết thanh sử dụng trong vòng 3 tháng nếu bảo quản ở -200C.

- Dương tính giả: đọc kết quả quá 5 phút, phiến nhựa bẩn.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 175 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Âm tính giả: nhỏ ít bệnh phẩm, đọc kết quả sớm.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất BioApex aslo.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 176 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 07/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Mục 5; 14

- Nguyên lý

- Tài liệu tham

khảo

15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-35

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

Dengue IgG/IgM (test nhanh)

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 177 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm Dengue IgM/IgG bằng phương

pháp test nhanh.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm Dengue IgM/IgG bằng test nhanh cho các nhân

viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm Dengue IgM/IgG bằng phương pháp test

nhanh của bác sĩ.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

Thuật ngữ Dengue chỉ virus sốt xuất huyết (virus Dengue) truyền qua

muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus lưu hành rộng rãi trong các vùng nhiệt

đới và cận nhiệt đới của thế giới. Có 4 chủng được biết đến là Dengue 1, 2, 3 và

4. Người bị nhiễm virus Dengue có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, ban da,

gây xuất huyết và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu. Việc chẩn đoán sớm sốt

xuất huyết Dengue thường phải dựa vào các xét nghiệm kháng thể Dengue IgM

và IgG. Kháng thể Dengue IgM thường xuất hiện sớm vào ngày thứ 3-4 và

Dengue IgG thường xuất hiện vào ngày thứ 14 sau khi nhiễm Dengue nguyên

phát hoặc Dengue thứ phát muộn.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên.

- Vạch M: Vạch kết quả IgM

- Vạch G: Vạch kết quả IgG

5. Nguyên lý

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 178 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch:

- Vùng cộng hợp được phủ sẵn kháng nguyên Dengue tái tổ hợp và IgG thỏ.

-Vạch kết quả M được phủ sẵn bởi kháng thể chuột kháng IgM người

- Vạch kết quả G được phủ sẵn bởi kháng thể chuột kháng IgG người

- Trong quá trình xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được nhỏ vào vùng nhận mẫu của

test thử , di chuyển theo test thử nhờ mao dẫn .

- IgG kháng dengue nếu có trong mẫu bệnh phẩm sẽ gặp và phản ứng với cộng

hợp các kháng nguyên Dengue và IgG thỏ tại vùng cộng hợp.

- Hóa hợp tạo tạo thành tiếp tục di chuyển gặp và phản ứng với kháng thể chuột

kháng IgG người tại vùng kết quả G làm xuất hiện một vạch màu đỏ tại đây gọi

là vạch kết quả G thông báo kết quả là IgG dengue dương tính.

- IgM kháng dengue nếu có trong mẫu bệnh phẩm sẽ gặp và phản ứng với cộng

hợp các kháng nguyên Dengue và IgG thỏ tại vùng cộng hợp.

- Hóa hợp tạo tạo thành tiếp tục di chuyển gặp và phản ứng với kháng thể chuột

kháng IgM người tại vùng kết quả M làm xuất hiện một vạch màu đỏ tại đây Gọi

là vạch kết quả M thông báo kết quả là IgM dengue dương tính.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

-Giá để ống nghiệm.

-Pipet tự động,đầu côn.

6.2.1 Hóa chất:

- Kit thử: Sinh phẩm Dengue IgG/IgM Combo Rapid Test.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 179 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

- Lấy test thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đi

kèm test.

- Đọc kết quả trong vòng 5-25 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Để đánh giá chất lượng của thanh xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng

vùng chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện

vạch đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Dương tính IgG: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng

kết quả “G” thông báo trong mẫu phẩm chỉ có IgG kháng Dengue chứng tỏ bệnh

nhân bị nhiễm Dengue thứ phát muộn, hoặc Dengue nguyên phát sớm hoặc

trước kia đã từng bị nhiễm Dengue.

- Dương tính IgM: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng

kết quả “M” thông báo trong mẫu phẩm chỉ có IgM kháng Dengue chứng tỏ

bệnh nhân bị nhiễm Dengue nguyên phát.

- Dương tính IgM & IgG: Xuất hiện cả 3 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng kết

quả “M” , vùng kết quả “G” thông báo có cả IgM, IgG kháng Dengue trong

mẫu phẩm chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm Dengue thứ phát hoặc Dengue thứ phát

sớm.

- Kết quả âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

-Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 180 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

11. Lưu ý

- Chỉ lấy test thử ra khỏi túi khi sẵn sàng sử dụng.

- Không sử dụng kit đã hết hạn sử dụng.

- Test thử,bệnh phẩm phải để ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.

- Đọc kết quả trong vòng 25 phút.Trên 25 phút kết quả không còn chính xác.

- Kết quả có thể âm tính giả khi nồng độ kháng thể virus Dengue thấp hơn độ

nhạy của kit thử hoặc kháng thể không có trong mẫu(ở trong những giai đoạn

nhất định của bệnh).Vì vậy kết quả âm tính không loại trừ khả năng phơi nhiễm

hoặc lây nhiễm virus Dengue.

- Kit thử không được sử dụng là phương pháp duy nhất để chuẩn đoán lây nhiễm

virus Dengue.Mọi kết quả dương tính phải được khẳng định lại bằng các phương

pháp xét nghiệm khác.

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm của nhà sản xuất.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 181 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths. Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 03/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 03/04/2018 KTV Hằng

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIEN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-36

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM

EV71 IgM(Test nhanh)

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 182 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện xét nghiệm xét nghiệm EV71 bằng phương pháp test

nhanh.

- Thống nhất qui trình xét nghiệm EV71 bằng test nhanh cho các nhân viên, cán

bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học - khoa Xét Nghiệm - Trung tâm Y tế

huyện Tiên Yên

- Thực hiện khi có chỉ định xét nghiệm EV71(IgM) bằng phương pháp test

nhanh của bác sĩ

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- EV71 thuộc nhóm Enterovirus. Type EV71 là một trong những tác nhân gây

bệnh tay chân miệng và chúng còn có khả năng gây nên bệnh ở hệ thần kinh

trung ương như viêm màng não virut và hiếm hơn là các thể trầm trọng như

viêm não hay liệt kiểu bại liệt.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

TCM: Tay chân miệng.

5. Nguyên lý

-Sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy ly tâm.

- Tủ lạnh.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 183 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

-Giá để ống nghiệm.

-Pipet tự động,đầu côn.

6.2.1 Hóa chất:

- Kit thử: SD EV71 IgM.

6.3. Mẫu bệnh phẩm

- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy trình trong cuốn Sổ tay lấy mẫu.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Ly tâm mẫu xét nghiệm 3000 vòng/phút trong 3 phút.

- Lấy khay thử của kit ra khỏi vỏ nhôm và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đi

kèm test.

- Đọc kết quả trong vòng 15-20 phút.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Dương tính: khi thanh thử xuất hiện 2 vạch đỏ ở vùng chứng “C” và vùng thử

“T”.

- Âm tính: khi thanh thử chỉ xuất hiện vạch đỏ ở vùng chứng “C”.

- Trả kết quả theo quy trình trong xét nghiệm.

11. Lưu ý

- Để đánh giá chất lượng của thanh xét nghiệm. Sau khi tiến hành phản ứng

vùng chứng của thanh xét nghiệm phải xuất hiện vạch đỏ, nếu không xuất hiện

vạch đỏ phải hủy kết quả và tiến hành lại từ đầu.

- Chỉ lấy test thử ra khỏi túi khi sẵn sàng sử dụng.

- Không sử dụng kit đã hết hạn sử dụng.

- Test thử,bệnh phẩm phải để ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 184 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Đọc kết quả trong 15-20 phút.Trên 20 phút kết quả không còn chính xác.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả xét nghiệm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (trong

cuốn sổ tay lấy mẫu).

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- QT lưu mẫu bệnh phẩm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất

lượng xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm EV71 IgM của nhà sản xuất

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 185 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Phần IV:

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM

HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 186 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 15/04/2018 1/5/2018 15/5/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Mã tài liệu Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 01/05/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTT- 37

Phiênbản: 01

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH TRƯỚC XÉT NGHIỆM

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 187 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả cách thực hiện các công việc trước xét nghiệm.

- Thực hiện theo một quy trình thống nhất, tránh các sai số trước xét nghiệm.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi có bệnh phẩm bàn giao từ các khoa phòng và các bệnh nhân

ngoại trú đến lấy xét nghiệm tại phòng lấy mẫu.

- Áp dụng tại Khoa Xét nghiệm- Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV được giao nhiệm vụ nhận bệnh phẩm và KTV được giao

nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm.

- Giám sát: Nhân viên quản lý chất lượng, Phụ trách khoa.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Không áp dụng.

4.2. Từ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên

- BP: Bệnh phẩm

- BN: Bệnh nhân

- PK: Phòng khám

5. Nguyên lý

- Không áp dụng.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy tính.

- Máy in nhiệt.

6.2. Vật tư

6.2.2. Vật tư khu vực lấy mẫu:

- Bơm 3ml, bơm 5ml

- Bông cồn, banh kẹp

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 188 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Ống nghiệm chứa heparin, EDTA, Natricitrat 3.8%, ống nước tiểu

- Giá để bệnh phẩm.

- Khay để đờm, phân.

- Giá cắm lam.

6.2.2. Vật tư khu vực nhận bệnh phẩm nội trú

- Giá để bệnh phẩm.

- Khay để đờm, phân.

- Giá cắm lam.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong khoa Xét nghiệm.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Bệnh phẩm nội trú

- BP cấp cứu:

+ Điều dưỡng khoa phòng bàn giao BP vào Sổ giao nhận BP cấp cứu

+ Để bệnh phẩm vào đúng giá có ghi Cấp cứu.

- BP thường quy:

+ Điều dưỡng khoa phòng bàn giao BP vào Sổ giao nhận BP thường quy để BP

vào đúng giá có ghi tên khoa.

+ Đối với BP là đờm, phân để vào khay có ghi Phân, đờm. Đối với BP lấy vào

lam kính để vào giá cắm lam.

- KTV nhận bệnh phẩm: kiểm tra BP theo đúng quy định trong cuốn sổ tay lấy

mẫu.

+ Bệnh phẩm đạt yêu cầu: Nhận BP và in giấy xét nghiệm, ký nhận đầy đủ vào

Sổ giao nhận→ Vận chuyển vào các phòng trong khoa.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 189 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ BP không đạt yêu cầu: Vào sổ theo dõi từ chối mẫu theo biểu mẫu và trả lại

cho điều dưỡng khoa phòng. Khi điều dưỡng khoa phòng bàn giao lại BP: Thực

hiện theo quy trình đã ghi ở trên.

+ BP chưa có chỉ định xét nghiệm trên phần mềm: Liên hệ lại với khoa phòng.

9.2. Bệnh phẩm ngoại trú

- Nhận phiếu khám bệnh của BN, kiểm tra trên máy, in chỉ định XN

- Đối chiếu thông tin BN với phiếu chỉ định XN

- Nếu thông tin trên phiếu chỉ định không trùng khớp với BN thì trả lại phiếu

cho BN, hướng dẫn BN quay lại PK ban đầu để sửa đổi lại.

- Lấy mẫu bệnh phẩm theo cuốn sổ tay lấy mẫu

- Hẹn giờ trả kết quả cho BN

- KTV được giao nhiệm vụ nhận BP vận chuyển BP vào trong khoa 15 phút/ lần.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Không áp dụng.

11. Lưu ý

- Trong trường hợp BP không đạt yêu cầu mà không có mặt điều dưỡng các

khoa, KTV nhận bệnh phẩm gọi điện thông báo lý do từ chối mẫu, ghi rõ tên

người nghe điện vào sổ Theo dõi từ chối mẫu và không được sửa hộ các khoa.

- Trong trường hợp nhiều khoa phòng bàn giao BP cùng lúc, ưu tiên nhận BP

cấp cứu và khoa Yêu cầu trước.

- Trong khi nhận BN ngoại trú, lưu ý ưu tiên người già, người tàn tật, trẻ nhỏ.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ giao nhận bệnh phẩm cấp cứu

- Sổ giao nhận bệnh phẩm thường quy

- Sổ theo dõi từ chối mẫu

13. Tài liệu liên quan

1. Sổ tay lấy mẫu

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT: Hướng dẫn soạn thảo quy trình thực hành chuẩn

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 190 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 15/04/2018 1/5/2018 15/5/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Mã tài liệu Nội dung xem xét/ sửa đổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 01/05/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM Mã số: XN-

QTS 38

Phiênbản: 01

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH SAU XÉT NGHIỆM

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 191 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả cách thực hiện các công việc sau xét nghiệm.

- Thực hiện theo một quy trình thống nhất, tránh các sai sót sau xét nghiệm.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện khi trả kết quả xét nghiệm.

- Áp dụng tại Khoa Xét nghiệm- Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: KTV thực hiện xét nghiệm.

- Giám sát: Nhân viên quản lý chất lượng, Phụ trách khoa.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

- Không áp dụng.

4.2. Từ viết tắt

- KTV: Kỹ thuật viên

5. Nguyên lý

- Không áp dụng.

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

-Trang thiết bị cần sử dụng khi trả kết quả xét nghiệm.

6.2. Vật tư

- Các vật tư cần sử dụng khi làm xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong khoa Xét nghiệm.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

- Khi phân tích ra kết quả, tiến hành nhận định và trả kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 192 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Trả kết quả xét nghiệm theo đúng thời gian quy định

+ Ngoại trú

Xét nghiệm Huyết học: Sau 30 phút- 1 giờ

Xét nghiệm đông máu: Sau 1 giờ- 2 giờ

Xét nghiệm Sinh hóa: Sau 1- 2 giờ

Xét nghiệm nước tiểu: Sau 30 phút- 1 giờ

Xét nghiệm Miễn dịch (Test nhanh): Sau 30 phút- 1 giờ

Xét nghiệm Vi sinh: nhuộm soi sau 30 phút- 1 giờ, Nuôi cấy làm kháng

sinh đồ sau 3 ngày( lần 1)

+ Nội trú bệnh phẩm cấp cứu

Xét nghiệm Huyết học: Sau 30 phút

Xét nghiệm Sinh hóa: Sau 30 phút- 1 giờ

Xét nghiệm nước tiểu: Sau 30 phút

Xét nghiệm Miễn dịch (Test nhanh): Sau 30 phút

+ Nội trú bệnh phẩm thường quy: Kết quả được trả vào 11 giờ- 14 giờ cùng

ngày.

- Khi có kết quả bất thường, KTV làm xét nghiệm cần xem xét lại kết quả, và

báo lại cho lâm sàng, ghi nội dung báo lại vào Sổ phản hồi kết quả xét nghiệm

theo biểu mẫu

- Kết quả xét nghiệm bất thường, không phù hợp với chẩn đoán lâm sàng cần

báo lại cho phụ trách phòng, và hội chẩn trong phòng

+ Trong phòng hội chẩn và đưa ra thống nhất thì trả kết quả xét nghiệm.

+ Trong phòng không thống nhất và giải thích được kết quả bất thường cần báo

lại phụ trách khoa và hội chẩn trong khoa.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Không áp dụng.

11. Lưu ý

- Không áp dụng

12. Lưu trữ hồ sơ

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 193 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Sổ phản hồi kết quả xét nghiệm

13. Tài liệu liên quan

- Sổ tay lấy mẫu

- Quy định giờ trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh nội trú- Khoa Xét nghiệm

ban hành

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT: Hướng dẫn soạn thảo quy trình thực hành chuẩn.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 194 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Nội dung xemxét/ sửađổi Ngày sửa Người sửa

1.0 Viết mới 15/04/2018 Bs Trang

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mãsố: XN-

QTKT-HH-39

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH NỘI KIỂM HUYẾT HỌC

MÁY SYSMEX XS- 1000i

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên KTV Tô Thị Đức

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 01/04/2018 15/04/2018 15/05/2018

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 195 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả và hướng dẫn phân tích kết quả nội kiểm máy huyết học XS-1000i.

- Thống nhất cách phân tích kết quả huyết học XS-1000i trong khoa Xét

Nghiệm.

2. Phạm vi áp dụng

- Thực hiện đầu ngày trước khi sử dụng máy XS-1000i chạy mẫu bệnh phẩm

- Áp dụng tại phòng Huyết học - Khoa Xét nghiệm - Trung tâm Y tế huyện Tiên

Yên.

3. Trách nhiệm

-Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao nhiệm vụ tại huyết học và tuân thủ đúng

quy định

-Giám sát: Cán bộ QLCL, tổ chuyên môn chịu giám sát việc tuân thủ quy trình

và nhận định kết quả xét nghiệm.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

QC là viết tắt của từ Quality Control dịch ra là: “Kiểm tra chất lượng”

hoặc “Kiểm soát chất lượng”. Nó chỉ là một khâu trong giai đoạn xét nghiệm.

Bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết quả xét nghiệm có giá

trị tương đương với giá trị thực. QC sẽ chỉ tác động đến kết quả của từng xét

nghiệm riêng lẻ. Mục đích chính của QC là phát hiện ra các sai sót chính trong

quá trình thực hiện xét nghiệm, khắc phục và đưa ra kết quả chính xác cho bệnh

nhân.

4.2. Thuật ngũ, từ viết tắt

- BP: Bệnh phẩm

- STT: Số thứ tự

- QLCL: quản lý chất lượng

- QC : nội kiểm

- Mẫu chuẩn máy(calibrators) : là chất có thành phần không giống mẫu bệnh

phẩm bệnh nhân, có độ tinh khiết cao và giá trị đã biết trước.Mẫu chuẩn được sử

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 196 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

dụng để hiệu chuẩn máy tại giá trị máy được cài đặt và đánh giá độ chính xác.

- Mẫu kiểm chứng (controls) : là chất có thành phần tương tự như mẫu bệnh

phẩm của bệnh nhân với giá trị biết trước. Có 2 loại mẫu chứng đó là mẫu chứng

ở giới hạn bình thường và mẫu chứng ở giới hạn bệnh lý( không vượt qua giới

hạn tuyến tính của xét nghiệm).Mẫu chứng được sử dụng để đảm bảo quy trình

xét nghiệm.

5. Nguyên lý

- không áp dụng

6. Trang thiết bị và vật tư

6.1. Trang thiết bị

- Máy huyết học Sysmex XS-1000i

- Máy vi tính

- Máy in và giấy in

- Sổ ghi kết quả

- Giá cắm bệnh phẩm

6.2. Vật tư

6.2.1. Dụng cụ

- Ống nghiệm, giá để ống nghiệm.

6.2.2. Hóa chất

- Hóa chất và thuốc thử do hãng của SYSMEX Xs-1000i của nhật bản sản xuất

- Mẫu chuẩn: E check ( XE ) level 1,2,3

- Cellpack PK

- Stromatolyzer – 4DL

- Stromatolyzer – 4DS

- Sulfolyzer

- Cellclean

6.2.3 Dụng cụ

- Mũ, khẩu trang, gang tay

- Bút đánh dấu

6.2.4 Bệnh phẩm

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 197 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Mẫu chuẩn: E check ( XE ) level 1,2,3

- Bảo quản mẫu: nhiệt độ phòng ( 2- 8°C)

7. Kiểm tra chất lượng

- Phòng xét nghiệm thực hiện chạy chuẩn máy trước mỗi ngày làm xét nghiệm,

khi thay Lot QC, hay hóa chất mới.

- Trong trường hợp kết quả chạy chuẩn máy không đạt, thì không được chạy

mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và phải thực hiện tìm nguyên nhân và xử lý để

loại bỏ các sai số bằng các cách kiểm tra máy, rửa máy, sửa chữa máy, chuẩn lại

máy, kiểm tra hóa chất, kiểm tra mẫu kiểm soát, nếu cần thì thay thế. Khi xử lý

xong mới chạy mẫu bệnh nhân.

- Phòng xét nghiệm tham gia chương trình ngoại kiệm theo định kỳ, nếu có kết

quả không đạt phòng xét nghiệm phải tìm ra lỗi và khắc phục lỗi trước khi tiếp

tục làm xét nghiệm cho bệnh nhân.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm

theo quy trình về an toàn xét nghiệm.

- Thực hiện tốt những quy định về rác thải y tế.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Kỹ thuật tiến hành

- Chuẩn bị + Kiểm tra hóa chất sinh phẩm: xem hóa chất còn hay hết, hóa chất còn hạn sử

dụng không

+ Khởi động máy in, máy tính, sau đó khởi động máy huyết học Xs-1000i

+ Đợi máy tự động ủ nhiệt độ và kiểm tra background

- Chạy nội kiểm

Bước 1:

+ Tải tập tin dữ liệu QC vaod USB và giải nén tập tin

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 198 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Log off và Log in lại vào máy phân tích với tên đặng nhập Sysmex,

password c9.0

Bước 2:

+ Nhập lô QC ( Lot No)

+ Nhấn chọn biểu tượng QC Files trên thanh công cụ. Mành hình QC sẽ được

hiển thị

+ Chọn dòng tiếp theo trong danh sách QC Files và nhấn chon Input, màn

hình cài đặt QC sẽ hiển thị.

+ Trong Material: chọn trong thanh kéo xuống mức QC cần cài đặt

( Level 1.2.3)

+ Nhấm Read File

+ Trong hộp thoại Read File, nhấn chọn Browse để tạo đường dẫn đến tập

tin QC tải về trong usb, khi đó máy sẽ tự động hiển thị các lô QC có trong tập

tin, nhấn chọn mức QC cần cài đặt và nhấn ok ( lưu ý khi chon Read

target/limit). Thông tin số lô đã được cập nhật.

Bước 3:

+ Nhập giá trị Target và Limit

+ trong màn hình QC, nhấn chọn tất cả các thông số có trong dánh sách và

nhấn Read Assay để lấy các giá trị ngưỡng và giới hạn. Máy sẽ tìm số lô

trong thư mục dữ liệu sau đó hộp thoại Read Assay sẽ được hiển thị.

+ Xác nhận lại thông tin của số lô vào Target và Limit, sau đó chọn ok

+ việc cài đặt cho lô mới đã được thực hiện xong.

+ Thực hiện các bước tương tự để cài đặt cho các lô còn lại.

- Phân tích mẫu nội kiểm

+ chuẩn bị mẫu nội kiểm:

+ Kiểm tra máy đã ở trạng thái sẵn sàng- READY LED ( đèn xanh)

+ chọn MANUAL trên thanh công cụ, sau đó chọn phím QC

+ Chọn tập tin và lô QC cần phân tích rồi nhấn ok

+ Lắc trộn đều nhạ nhàng dung dịch QC vài lần

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 199 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ đưa mẫu vào Adapter vào vị trí và nhấn nút START SWITCH trên máy

phân tích để bắt đầu.

+ sau khi chạy, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình. Nhấn chọn ACCEPT

để chấp nhận dữ liệu chạy hoắc CANCEL hể hủy kết quả.

- kết thúc ngày

+ Thực hiện Shutdown máy. Tắt nguồn máy Sysmex, máy tính và máy in.

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

- Không áp dụng

11.Lưu ý

- Mọi sự cố xảy ra đều phải báo lại cho người phụ trách máy

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ theo dõi nội kiểm hàng ngày máy huyết học Sysmex Xs-1000i .

13. Tài liệu liên quan

1. Sổ tay lấy mẫu.

14. Tài liệu tham khảo

1.Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy huyết học Sysmex Xs-1000i .

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 200 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-41

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH NỘI KIỂM MÁY XÉT

NGHIỆM ĐÔNG MÁU

SYSMEX CA 600

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 07/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 07/04/2017 Bs Trần Thị Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 201 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện nội kiểm máy đông máu SYSMEX CA 600.

- Thống nhất qui trình nội kiểm máy đông máu SYSMEX CA 600 cho các nhân viên,

cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế huyện

Tiên Yên

- Thực hiện đầu ngày trước khi chạy mẫu bệnh phẩm.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

QC là viết tắt của từ Quality Control dịch ra là: “Kiểm tra chất lượng” hoặc “Kiểm

soát chất lượng”. Bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết quả xét

nghiệm có giá trị tương đương với giá trị thực. QC sẽ chỉ tác động đến kết quả của

từng xét nghiệm riêng lẻ. Mục đích chính của QC là phát hiện ra các sai sót chính

trong quá trình thực hiện xét nghiệm, khắc phục và đưa ra kết quả chính xác cho

bệnh nhân.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- Mẫu chuẩn máy(calibrators) : là chất có thành phần không giống mẫu bệnh phẩm

bệnh nhân , có độ tinh khiết cao và giá trị đã biết trước.Mẫu chuẩn được sử dụng để

hiệu chuẩn máy tại giá trị máy được cài đặt và đánh giá độ chính xác.

- Mẫu kiểm chứng (controls) : là chất có thành phần tương tụ như mẫu bệnh phẩm

của bệnh nhân với giá trị biết trước. Có 2 loại mẫu chứng đó là mẫu chứng ở giới

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 202 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

hạn bình thường và mẫu chứng ở giới hạn bệnh lý( không vượt qua giới hạn tuyến

tính của xét nghiệm).Mẫu chứng được sử dụng để đảm bảo quy trình xét

5. Nguyên lý

- Không áp dụng.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy xét nghiệm đông máu SYSMEX CA 600.

- Tủ lạnh.

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Giá để ống nghiệm.

6.2.1 Hóa chất:

- Normal Control Plasma.

7. Kiểm tra chất lượng

- Không áp dụng.

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo

quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1. Chuẩn bị hóa chất

- Chuẩn bị mẫu hóa chất: Lấy 1 lọ hóa chất Normal Control Plasma từ tủ lạnh pha

với 1 ml nước cất và để 10-20 phút ở nhiệt độ phòng(250C).

- Lắc nhẹ lọ hóa chất bằng tay 10 lần.

- Đổ hóa chất ra cup.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 203 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

9.2. Chuẩn bị máy

- Kiểm tra nguồn điện và bật công tắc điện phía bên phải của máy;

- Chuẩn bị cuvet.

- Đổ nước thải

- Đổ khay chứa cuvet:

+ Đổ cuvet

+ Rửa khay

+ Lấy 1 lượng nước cao 2cm vào khay sau đó lắp khay vào máy

- Chuẩn bị hóa chất:

+ Pha Cleaning solution với nước cất tỉ lệ 5% vào đầy bình nước cất.

+ Cho PT vào vị trí số 1 trên khay hóa chất

+ Fib vào vị trí số 2

+TT vào vị trí số 3

+ APTT vào vị trí số 4

+ CaCl2 vào vị trí số 6

+ Cleaning solution vào vị trí số I(11)

+ CA clean I vào vị trí II(12)

+ Fib buffer vào vị trí B(13)

- Vào menu chọn Set rengents để can lại hóa chất:

+Cài vị trí 1,2,3,4,6,11,12,13 thể tích 4ml

- Rửa máy đầu ngày:chọn Rinserobe để rửa máy trong 6 phút;

9.3. Tiến hành

- Đặt cup vào khay chứa mẫu theo vị trí từ 01 đến 10;

- Chọn full test sau đó ấn Start chọn First Tube

- Máy tự động phân tích kết quả.

- So sánh kết quả máy chạy ra với kết bảng kết quả đi kèm hóa chất.

- Tiến hành chỉnh vectơ với những thông số mà máy chạy ra có kết quả ngoài dải

cho phép

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 204 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Tính hệ số mới

+ Điền hệ số mới: Ấn setting Analysis Settings Conversion

phím 1 chọn những thông số cần chỉnh vectơ và điền hệ số

Quit Fix .

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

11. Lưu ý

- Hóa chất phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-60C. Và chỉ dùng sau khi mở trong vòng

3 tiếng.

12. Lưu trữ hồ sơ

- Sổ lưu kết quả nội kiểm đông máu.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng

xét nghiệm.

- Hướng dẫn sử dụng Normal Control Plasma.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 205 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-42

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH NGOẠI KIỂM MÁY

HUYẾT HỌC SYSMEX SX1000i

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 08/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Mục 4 - Định nghia, thuật ngữ 15/04/2018 Bs Trang

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 206 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện ngoại kiểm máy huyết học Sysmex XS100i

- Thống nhất qui trình ngoại kiểm máy huyết học Sysmex XS100i

cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế huyện

Tiên Yên

- Thực hiện hàng tháng khi trung tâm ngoại kiểm gửi mẫu ngoại kiểm xuống khoa.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

EQA là viết tắt của từ External Quality Assessment có nghĩa là Ngoại kiểm tra hay

gọi tắt là Ngoại kiểm. Là một hệ thống do một cơ quan độc lập bên ngoài triển khai

để đánh giá chất lượng của các phòng xét nghiệm trong cùng khu vực.

Đơn vị này sẽ gửi các mẫu đồng nhất tới các phòng xét nghiệm tham gia. Tại các

phòng xét nghiệm sẽ thực hiện phân tích như mẫu bệnh nhân. Sau đó đơn vị này sẽ

tổng hợp kết quả để so sánh và đánh giá chất lượng của từng phòng xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 207 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Qua các báo cáo đánh giá từ đơn vị này phòng xét nghiệm sẽ thực hiện cải thiện chất

lượng xét nghiệm của mình.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- EQA: Ngoại kiểm

- Mẫu chuẩn máy(calibrators) : là chất có thành phần không giống mẫu bệnh phẩm

bệnh nhân , có độ tinh khiết cao và giá trị đã biết trước.Mẫu chuẩn được sử dụng để

hiệu chuẩn máy tại giá trị máy được cài đặt và đánh giá độ chính xác.

- Mẫu kiểm chứng (controls) : là chất có thành phần tương tụ như mẫu bệnh phẩm

của bệnh nhân với giá trị biết trước. Có 2 loại mẫu chứng đó là mẫu chứng ở giới

hạn bình thường và mẫu chứng ở giới hạn bệnh lý( không vượt qua giới hạn tuyến

tính của xét nghiệm).Mẫu chứng được sử dụng để đảm bảo quy trình xét.

5. Nguyên lý

- Phân tích mẫu ngoại kiểm dựa trên kỹ thuật như phân tích với mẫu bệnh phẩm của

bệnh nhân.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu Sysmex XS100i

- Tủ lạnh.

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Giá để ống nghiệm.

6.2.1 Hóa chất:

- Normal Assay Sheet.

7. Kiểm tra chất lượng

- Mẫu còn hạn sử dụng, đúng mã, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 208 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo

quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1.Nhận mẫu ngoại kiểm

- Kiểm tra thong tin,tình trạng mẫu nhận và bảo quản mẫu theo “ hướng dẫn bảo

quản và phân tích mẫu ngoại kiểm” được gửi kèm mẫu ngoại kiểm

9.2. Thực hiện phân tích mẫu

- Chuẩn bị và phân tích mẫu theo“ hướng dẫn bảo quản và phân tích mẫu ngoại

kiểm”.

- Điền chính xác và đầy đủ thong tin trong “ biểu mẫu điền kết quả ngoại kiểm” do

trung tâm cung cấp cho khoa.

9.3 Gửi kết quả

- Gửi kết quả phân tích theo đúng lịch quy định trong “ hướng dẫn bảo quản và phân

tích mẫu ngoại kiểm”.

- Kết quả của mỗi chương trình được gửi qua email: [email protected]

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

11. Lưu ý

- Thông tin ghi trên lọ mẫu ngoại kiểm phải rõ ràng.

- Tính toàn vẹn của lọ mẫu ngoại kiểm: nắp nọ bị bật, không kín hoặc vỡ.

- Chất lượng mẫu ngoại kiểm: mẫu bị đông vón,nghi ngờ hỏng.

- Mẫu ngoại kiểm phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C ngay sau khi nhận cho đến

khi được phân tích.

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả ngoại kiểm.

13. Tài liệu liên quan

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 209 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- Hướng dẫn bảo quản và phân tích mẫu ngoại kiểm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng

xét nghiệm.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình ngoại kiểm chất lượng

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH-43

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

01/06/2018

QUY TRÌNH NGOẠI KIỂM MÁY

HUYẾT HỌC SWELAB ALFA

Nhóm biên soạn Người xem xét Người phê duyệt

Họ tên Bs Trần Thị Trang

KTV Chu Thị Hằng Bs Trần Thị Trang Ths.Bs Nguyễn Bá Việt

Ký tên

Ngày 08/04/2017 15/04/2018 15/05/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 210 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Mục 4 - Định nghia, thuật ngữ 15/04/2018 Bs Trang

1. Mục đích

- Mô tả các bước thực hiện ngoại kiểm máy huyết học SWELAB ALFA

- Thống nhất quy trình kỹ thuật cho các nhân viên, cán bộ trong khoa Xét nghiệm –

Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên.

2. Phạm vi áp dụng

- Được thực hiện tại phòng Huyết học – khoa Xét Nghiệm–Trung tâm Y tế huyện

Tiên Yên

- Thực hiện hàng tháng khi trung tâm ngoại kiểm gửi mẫu ngoại kiểm xuống khoa.

3. Trách nhiệm

- Thực hiện: Kỹ thuật viên được giao thực hiện quy trình này.

- Giám sát: Cán bộ phụ trách phòng và cán bộ quản lý chất lượng.

4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt

4.1. Định nghĩa

EQA là viết tắt của từ External Quality Assessment có nghĩa là Ngoại kiểm tra hay

gọi tắt là Ngoại kiểm. Là một hệ thống do một cơ quan độc lập bên ngoài triển khai

để đánh giá chất lượng của các phòng xét nghiệm trong cùng khu vực.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 211 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

Đơn vị này sẽ gửi các mẫu đồng nhất tới các phòng xét nghiệm tham gia. Tại các

phòng xét nghiệm sẽ thực hiện phân tích như mẫu bệnh nhân. Sau đó đơn vị này sẽ

tổng hợp kết quả để so sánh và đánh giá chất lượng của từng phòng xét nghiệm.

Qua các báo cáo đánh giá từ đơn vị này phòng xét nghiệm sẽ thực hiện cải thiện chất

lượng xét nghiệm của mình.

4.2. Thuật ngữ, chữ viết tắt

- EQA: Ngoại kiểm

- Mẫu chuẩn máy(calibrators) : là chất có thành phần không giống mẫu bệnh phẩm

bệnh nhân , có độ tinh khiết cao và giá trị đã biết trước.Mẫu chuẩn được sử dụng để

hiệu chuẩn máy tại giá trị máy được cài đặt và đánh giá độ chính xác.

- Mẫu kiểm chứng (controls) : là chất có thành phần tương tụ như mẫu bệnh phẩm

của bệnh nhân với giá trị biết trước. Có 2 loại mẫu chứng đó là mẫu chứng ở giới

hạn bình thường và mẫu chứng ở giới hạn bệnh lý( không vượt qua giới hạn tuyến

tính của xét nghiệm).Mẫu chứng được sử dụng để đảm bảo quy trình xét.

5. Nguyên lý

- Phân tích mẫu ngoại kiểm dựa trên kỹ thuật như phân tích với mẫu bệnh phẩm của

bệnh nhân.

6. Trang thiết bị, vật tư

6.1. Thiết bị

- Máy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu SWELAB ALFA

- Tủ lạnh.

- Máy lắc.

6.2. Vật tư

6.2.1 Dụng cụ:

- Giá để ống nghiệm.

6.2.1 Hóa chất:

- Swelab Alfalyse

-Swelab AlfaDiluent

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 212 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

7. Kiểm tra chất lượng

- Mẫu còn hạn sử dụng, đúng mã, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

8. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong phòng xét nghiệm Huyết học.

- Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo

quy trình về an toàn xét nghiệm.

9. Nội dung thực hiện

9.1.Nhận mẫu ngoại kiểm

- Kiểm tra thong tin,tình trạng mẫu nhận và bảo quản mẫu theo “ hướng dẫn bảo

quản và phân tích mẫu ngoại kiểm” được gửi kèm mẫu ngoại kiểm

9.2. Thực hiện phân tích mẫu

- Chuẩn bị và phân tích mẫu theo“ hướng dẫn bảo quản và phân tích mẫu ngoại

kiểm”.

- Điền chính xác và đầy đủ thông tin trong “ biểu mẫu điền kết quả ngoại kiểm” do

trung tâm cung cấp cho khoa.

9.3 Gửi kết quả

- Gửi kết quả phân tích theo đúng lịch quy định trong “ hướng dẫn bảo quản và phân

tích mẫu ngoại kiểm”.

- Kết quả của mỗi chương trình được gửi qua email: [email protected]

10. Diễn giải và báo cáo kết quả

11. Lưu ý

- Thông tin ghi trên lọ mẫu ngoại kiểm phải rõ ràng.

- Tính toàn vẹn của lọ mẫu ngoại kiểm: nắp nọ bị bật, không kín hoặc vỡ.

- Chất lượng mẫu ngoại kiểm: mẫu bị đông vón, nghi ngờ hỏng.

- Mẫu ngoại kiểm phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C ngay sau khi nhận cho đến

khi được phân tích.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 213 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

12. Lưu trữ hồ sơ

-Sổ lưu kết quả ngoại kiểm.

13. Tài liệu liên quan

- Quy trình xử lý chất thải y tế của Bệnh Viện ĐKKV Tiên Yên được xây dựng theo

Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

- Hướng dẫn bảo quản và phân tích mẫu ngoại kiểm.

14. Tài liệu tham khảo

- Quyết định 5530/QĐ-BYT về quy trình thực hành chuẩn trong quản lý chất lượng

xét nghiệm.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình ngoại kiểm chất lượng.

Quy trình xét nghiệm HH- TM

Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 2.0 Trang 214 / 220 Ngày hiệu lực: 01/06/2018

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Số phiên bản Vị trí sửa đổi Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi Người sửa đổi

1.0 Viết mới Toàn bộ quy trình 20/05/2018 Bs Trần Thị Trang

TRUNG TÂM Y TẾ TIÊN YÊN

KHOA XÉT NGHIỆM

Mã số: XN-

QTKT-HH- 44

Phiên bản: 1.0

Ngày ban hành:

QUY TRÌNH

TRUYỀN MÁU VÀ CHẾ PHẨM TRÊN LÂM SÀNG

Người phê duyệt:

Tên: Ths. Bs. Nguyễn Bá Việt

Chức vụ: Giám đốc

Chữ ký:

(Đã ký)

Người viết quy trình:

Tên: Trần Thị Trang

Chức vụ: Bác sĩ Khoa Xét nghiệm

Chữ ký:

(Đã ký)

Phiên bản: 1.0 Trang 215 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

1.Mục đích

- Hướng dẫn cán bộ y tế về quy trình truyền máu trên lâm sàng

2.Phạm vi áp dụng

- Thực hiện tại Khoa lâm sàng

- Áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng

3.Trách Nhiệm

- Thực hiện: Điều dưỡng khoa lâm sàng thực hiện theo quy trình này

- Giám sát: Bác sĩ lâm sàng hoặc điều dưỡng trưởng khoa phòng

4. Đại cương, thuật ngữ, từ viết tắt

4.1 Đại cương:

- Truyền máu tại giường bệnh là bước cuối của quy trình truyền máu lâm sàng,

Trực tiếp đưa máu của người cho vào máu của người nhận do đó đòi hỏi an toàn

cao và theo dõi cẩn trọng tại giường bệnh. Truyền máu lâm sàng gồm: chỉ định

truyền máu, dự trù máu và chế phẩm máu, lĩnh máu từ phòng Huyết học của

Khoa xét nghiệm về bệnh phòng và thực hiện truyền máu tại buồng bệnh, theo

dõi bệnh nhân và xử lý các phản ứng không mong muốn liên quan đến truyền

máu.

- Việc truyền máu thực hiện theo Thông tư 26/2013/TT-BYT có hiệu lực ngày

15/11/2013.

4.2 Chỉ định

+ Truyền máu toàn phần:

- Mất máu cấp kèm theo giảm thể tích tuần hoàn (mất máu > 30% thể tích máu,

tương ứng với > 1.500 ml máu ở người có trọng lượng khoảng 50kg);

- Truyền thay máu ( trẻ sơ sinh)

-Trường hợp bệnh nhân cần truyền hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu.

- Máu toàn phần truyền cho bệnh nhân phải phù hợp nhóm máu hệ ABO và

Rh(D) giữa đơn vị máu và người nhận

+ Truyền khối hồng cầu:

- Bệnh nhân thiếu máu

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 1.0 Trang 216 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

- Sử dụng cùng với các dung dịch thay thế đường tĩnh mạch (dung dịch keo hoặc

dung dịch điện giải) trong điều trị tình trạng mất máu cấp.

- Khối hồng cầu truyền cho bệnh nhân phải phù hợp nhóm máu hệ ABO và

Rh(D) giữa đơn vị máu và người nhận

+ Truyền khối tiểu cầu:

- Xuất huyết do giảm số lượng hoặc chức năng tiểu cầu

- Dự phòng xuất huyết khi tiểu cầu dưới 10 x 109/l (hoặc tiểu cầu dưới 20 x 109/l

trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như sốt, nhiễm trùng).

+ Truyền huyết tương tươi đông lạnh/ Huyết tương đông lạnh

- Thiếu nhiều yếu tố đông máu (bệnh nhân xơ gan)

- Điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin

- Giảm yếu tố đông máu do hòa loãng ở bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn

- Đông máu rải rác trong lòng mạch.

4.3 Chống chỉ định:

- không có chống chỉ định tuyệt đối

- Không truyền máu toàn phần, khối hồng cầu cho bệnh nhân đa hồng cầu

- Huyết tương tươi đông lạnh không được khuyến cáo sử dụng để bù thể tích

tuần hoàn.

5.Y dụng cụ, trang thiết bị

- Bông , cồn 700, băng dính

- Bộ dây truyền máu

- Bộ chống shock

- Huyết thanh mẫu định nhóm

6. An toàn

- Mặc quần áo bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, mang găng tay cao su trong suốt

quá trình thực hiện quy trình.

- Tuân thủ đúng các nội quy, yêu cầu trong truyền máu lâm sàng

7. Chuẩn bị

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 1.0 Trang 217 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

7.1. Bảo quản chế phẩm máu trước khi truyền

- Máu phải được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 20 C đến 60 C;

- Máu phải được truyền trong vòng 30 phút sau khi bỏ ra khỏi tủ lạnh.

- Huyết tương tươi/ huyết tương đông lạnh phải được rã đông trước khi truyền

7.2. Kiểm tra túi máu trước khi truyền

- Bất cứ dấu hiệu nào của tan máu trong lớp huyết tương đều là dấu hiệu cho

thấy máu đã bị nhiễm khuẩn, bị làm đông hoặc làm ấm ở nhiệt độ quá cao.

- Bất cứ dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn, ví dụ như sự đổi màu sắc của hồng cầu,

trông sẫm hơn hoặc chuyển màu tím/đen.

- Bất cứ cục máu đông nào cũng cho thấy có thể máu đã không được lắc đúng

quy cách để chất chông đông hoà đều khi lấy máu từ người cho.

- Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy túi máu bị thủng hoặc bị mở ra từ trước.

Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào tìm thấy trên túi máu thì không được

truyền đơn vị máu đó và phải thông báo ngay cho ngân hàng máu.

7.3. Kiểm tra để xác định chính xác họ tên người bệnh và chế phẩm máu

trước khi truyền

Việc kiểm tra lần cuối này phải được làm ngay tại giường người bệnh ngay

trước khi bắt đầu truyền chế phẩm máu, do điều dưỡng hoặc bác sĩ thực hiện.

7.4 Kiểm tra xác định chính xác người bệnh lần cuối cùng:

- Nếu người bệnh đang trong tình trạng hôn mê thì cần hỏi người nhà người

bệnh hoặc một nhân viên khác để xác định chính xác người bệnh.

- Kiểm tra chính xác người bệnh trên cơ sở đối chiếu với:

- Hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra các chi tiết sau trên nhãn hoà hợp dán trên túi máu xem có phù hợp

chính xác với hồ sơ người bệnh của người bệnh không:

+ Họ tên người bệnh;

+ Giường bệnh, phòng bệnh hoặc phòng mổ;

+ Nhóm máu của người bệnh;

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 1.0 Trang 218 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

+ Túi máu;

+ Nhãn hoà hợp.

- Kiểm tra ngày hết hạn của túi máu.

8. Định lại nhóm máu tại giường

- Tiến hành định nhóm máu hệ ABO bằng phương pháp huyết thanh mẫu cho

lần lượt mẫu máu của BN và túi máu

( Theo quy trình định nhóm máu hệ ABO - XN- QTKT-HH-21)

- Bác sĩ lâm sàng đọc kết quả định nhóm

- Khi thấy nhóm máu của bệnh nhân và túi máu tương đồng hệ ABO, tiến hành

truyền máu lâm sàng

9. Truyền máu lâm sàng

- Trực tiếp đưa máu (truyền máu) vào tĩnh mạch người bệnh: điều dưỡng mở

khóa dây truyền máu, từ từ 10, 20 giọt cho đến mức tối đa theo y lệnh.

10. Theo dõi truyền máu và chế phẩm máu

+ Đối với mỗi đơn vị máu truyền vào, cần phải theo dõi người bệnh ở từng giai

đoạn của quá trình truyền máu

- Trước khi bắt đầu truyền máu;

- 15 phút sau khi bắt đầu truyền máu;

- Ít nhất mỗi giờ trong quá trình truyền máu;

- Khi truyền máu xong;

- 4 giờ sau khi truyền máu xong.

+. Tại mỗi giai đoạn nêu trên, cần ghi lại thông tin vào bảng theo dõi người bệnh

Toàn trạng của người bệnh, các chỉ số sinh tồn

+. Ghi chép lại vào phiếu truyền máu

- Thời gian bắt đầu truyền máu;

- Thời gian hoàn tất truyền máu;

- Thể tích và số lượng tất cả các chế phẩm máu được truyền vào;

- Tất cả các phản ứng phụ có hại xảy ra.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 1.0 Trang 219 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018

11. Những tai biến và xử trí

11.1. Phát hiện và xử trí các tác dụng không mong muốn trong truyền máu

và ngay sau truyền máu:

- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở người bệnh đang truyền máu hoặc

chế phẩm máu, phải ngừng truyền ngay và báo cáo bác sĩ điều trị để xử trí kịp

thời. Khi cần thiết phải mời bác sĩ hoặc người phụ trách của cơ sở cung cấp máu

để phối hợp xử trí.

- Trường hợp người bệnh có phản ứng nặng hoặc tử vong có liên quan đến

truyền máu thì cơ sở cung cấp máu phải báo cáo ngay với lãnh đạo bệnh viện và

cơ sở cung cấp máu để phối hợp tìm nguyên nhân và đề xuất ý kiến giải quyết.

- Lập báo cáo tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền máu (theo mẫu

số 6), bàn giao cho cơ sở cung cấp máu các túi máu, chế phẩm máu, dây truyền

máu và các loại thuốc tiêm, dịch truyền khác sử dụng cho người bệnh vào thời

điểm xảy ra tác dụng khong mong muốn. Thời gian lưu giữ các bệnh phẩm trên

và các mẫu máu có liên quan ít nhất là 14 ngày kể từ lúc xảy ra tác dụng không

mong muốn.

- Cơ sở cung cấp máu phải xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên

nhân và lập phiếu xét nghiệm tác dụng không mong muốn liên quan đến truyền

máu.

11.2. Phát hiện và xử trí tác dụng không mong muốn xảy ra chậm sau

truyền máu:

Cơ sở điều trị sử dụng máu cần phối hợp với cơ sở cung cấp máu để xác định nguyên nhân tác dụng không mong muốn xảy ra chậm và áp dụng các biện pháp theo dõi và điều trị tích cực theo quy định của Bộ Y tế.

12. Lưu ý: -Tất cả các đơn vị máu phải được truyền trước 6h sau khi lĩnh từ cơ sở cung cấp máu.

13. Tài liệu tham khảo - Thông tư 26/2013/TT- BYT, thông tư hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ y tế, ra ngày 16/ 09/ 2013.

Quy trình xét nghiệm HH-TM Mã tài liệu: XN-QTKT-HH

Phiên bản: 1.0 Trang 220 / 220.

Ngày hiệu lực: 01/06/2018