khung hoang tai chinh 2008 - tran thi thuy tram

68
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...................1 DANH MỤC CÁC BẢNG......................................3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...........................4 PHẦN MỞ ĐẦU............................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................6 1. Khủng hoảng tài chính..................................................................... 6 1.1. Khái niệm................................................................................................6 1.2. Khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế..........................................6 1.3. Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế..............7 1.4. Phân loại khủng hoảng tài chính........................................................7 1.4.1. Khủng hoảng ngân hàng......................7 1.4.2. Khủng hoảng tiền tệ........................8 1.4.3. Khủng hoảng kép............................8 1.4.4. Khủng hoảng nợ quốc gia....................8 1.4.5. Khủng hoảng thị trường chứng khoán.........8 1.4.6. Khủng hoảng cán cân thanh toán.............8 1.4.7. Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản......8 1.4.8. Khủng hoảng ngân sách......................9 2. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính.............................................. 9

Upload: tram-tran

Post on 11-Apr-2017

683 views

Category:

Documents


21 download

TRANSCRIPT

Page 1: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.............................................1

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ..................................................................4

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................6

1. Khủng hoảng tài chính...................................................................................6

1.1. Khái niệm...................................................................................................6

1.2. Khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế..................................................6

1.3. Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.........................7

1.4. Phân loại khủng hoảng tài chính...............................................................7

1.4.1. Khủng hoảng ngân hàng..................................................................7

1.4.2. Khủng hoảng tiền tệ.........................................................................8

1.4.3. Khủng hoảng kép.............................................................................8

1.4.4. Khủng hoảng nợ quốc gia................................................................8

1.4.5. Khủng hoảng thị trường chứng khoán.............................................8

1.4.6. Khủng hoảng cán cân thanh toán.....................................................8

1.4.7. Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản........................................8

1.4.8. Khủng hoảng ngân sách...................................................................9

2. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính.............................................................9

2.1. Nguyên nhân bên ngoài.............................................................................9

2.2. Nguyên nhân bên trong..............................................................................9

Page 2: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008.........10

A. DIỄN BIẾN.........................................................................................................10

1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.......................10

1.1. Tại Mỹ......................................................................................................10

1.1.1. Trước năm 2007.............................................................................10

1.1.2. Năm 2007.......................................................................................11

1.1.3. Năm 2008.......................................................................................12

1.1.4. Năm 2009.......................................................................................14

1.2. Tại châu Âu..............................................................................................15

1.3. Tại các châu lục khác..............................................................................16

B. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHTC TOÀN CẦU 2008.............................17

1. Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng.....................................................17

1.1. Nợ dưới chuẩn.........................................................................................17

1.2. Chứng khoán hóa.....................................................................................18

1.3. Các công ty định mức tín nhiệm..............................................................18

1.4. Công cụ đầu tư kết cấu............................................................................19

1.5. Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng.......................................................19

1.6. Mua bán khống........................................................................................20

1.7. Khủng hoảng niềm tin..............................................................................20

2. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng........................................................20

C. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHTC 2008 ĐẾN THẾ GIỚI...............................23

1. Hệ thống ngân hàng......................................................................................23

2. Thị trường chứng khoán...............................................................................23

3. Tốc độ tăng trưởng GDP...............................................................................24

Page 3: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

4. Thương mại quốc tế......................................................................................26

5. Đầu tư quốc tế................................................................................................27

6. Các khoản nợ quốc gia..................................................................................28

7. Giá đồng USD................................................................................................29

8. Giá cả các mặt hàng trên thế giới.................................................................30

D. ẢNH HƯỞNG CỦA KHTC TOÀN CẦU 2008 ĐẾN VIỆT NAM................31

1. Hệ thống ngân hàng......................................................................................31

2. Thị trường chứng khoán...............................................................................31

3. Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát..........................................................31

4. Hoạt động thương mại..................................................................................32

5. Đầu tư nước ngoài.........................................................................................33

6. Sản xuất nông nghiệp...................................................................................33

7. Sản xuất công nghiệp....................................................................................33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.....................................................................34

1. Cục Dự trữ Liên bang - FED........................................................................34

2. Chính phủ Mỹ................................................................................................34

3. Kế hoạch của Barack Obama.......................................................................35

4. Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước.......................................35

5. Việt Nam trong việc ứng phó với tác động của khủng hoảng.....................36

6. Một số khuyến nghị khi thực hiện “gói kích thích kinh tế”........................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................37

Page 4: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

ADB The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

BOE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh

CDO Collateralized Debt

Obligations

Giấy nợ đảm bảo bằng tài sản

CDS Credit Default Swap Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín

dụng

DJIA Dow Jones Industrial Average Chỉ số bình quân công nghiệp

Dow Jones

EU European Union Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang

GM General Motors Một hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

LIBOR The London Interbank Offered

Rate

Lãi suất liên ngân hàng London

MBS Mortgage Backed Securities Chứng khoán đảm bảo bằng tài

sản thế chấp

Moody Một cơ quan xếp hạng tín dụng

NBER National Bureau of Economic

Research

Cục nghiên cứu kinh tế Mỹ

ODA Official Development

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Page 5: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

SEC Securities and Exchange

Commission

Ủy ban Chứng khoán

SPV Special Purpose Vehicle Các bộ phận mục đích đặc biệt

UAW United Automobile Workers Hiệp hội Công đoàn ô tô Mỹ

UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development 

Diễn đàn Thương mại và Phát

triển Liên Hiệp quốc

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

  Asset-Backed Securities Chứng khoán được đảm bảo bằng

tài sản

  Commercial Paper Thương phiếu

  Economic Stimulus Act of 2008 Đạo luật Kích thích Kinh tế

  Emergency Economic

Stabilization Act of 2008

Đạo luật Ổn định khẩn cấp nền

kinh tế

  Naked short sale Bán khống vô căn cứ

  Short Sale Bán khống

BĐS Bất động sản

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

HK Hồng Kông

HQ Hàn Quốc

NHNN Ngân hàng nhà nước

TTTC Thị trường tài chính

BTC Bộ Tài Chính

Page 6: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế............................7

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP một số nơi trên thế giới......................................25

quí I năm 2008, 2009................................................................................................25

Bảng 3: Tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới năm 2008 - 2012....................26

Bảng 4: Các khoản vay và chi ngân sách của Mỹ năm 2007 – 2013.......................28

Bảng 5: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới ngày 12/01/2009 tăng giảm so với ngày

12/09/2008................................................................................................................29

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam năm 2007-2010...................31

Bảng 7: Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước........................................36

Page 7: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones của Mỹ năm từ tháng 09/2002

đến tháng 09/2013.....................................................................................................13

Biểu đồ 2: Tỉ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn trong toàn bộ thị trường

cho vay ở Mỹ ...........................................................................................................17

Biểu đồ 3: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ từ 01/01/2001 đến

01/01/2014................................................................................................................21

Biểu đồ 4: Diễn biến TTCK toàn cầu ngày 12/01/2009 theo tỉ lệ phần trăm tăng

giảm so với ngày 12/09/2008....................................................................................24

Biểu đồ 5: Dòng vốn FDI của thế giới và một số nhóm nước từ năm 1995 – 2013 và

dự báo năm 2014 – 2016...........................................................................................27

Biểu đồ 6: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới ngày 12/01/2009 tăng giảm............30

so với ngày 12/09/2008.............................................................................................30

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2014...........................31

Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam từ 11

tháng 2007 - 2012.....................................................................................................33

Page 8: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

8

PHẦN MỞ ĐẦU

Năm 2008, tài chính thế giới gặp phải nhiều khó khăn. Với điểm khởi đầu là

cuộc khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cuộc khủng hoảng

này đã dẫn đến sự đổ vỡ của hàng loạt định chế tài chính lớn, nhiều tổ chức tín dụng

bị quốc hữu hoá và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Các

nhà kinh tế coi cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất

kể từ Đại khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Khủng hoảng tài chính bùng

phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế

tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 đã chứng kiến

nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với khủng hoảng.

Page 9: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khủng hoảng tài chính

1.1. Khái niệm

Khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường tài chính, khiến cho nó

không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất là: (1) ổn định giá trị đồng tiền

hoặc các tài sản tài chính như một phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản, và (2) là

trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu quả nhất 1. Hệ quả

là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm

mạnh về sản lượng, việc làm, giảm phát, hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát.

Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là sự giảm giá dây chuyền của các đồng

tiền; lãi suất tín dụng gia tăng khiến cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt giảm làm cho hoạt

động sản xuất kinh doanh bị suy giảm. Ngoài ra, việc các NHTM không hoàn trả

được các khoản tiền gửi của người gửi tiền hay các khách hàng vay vốn, gồm cả

khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho

ngân hàng; chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định; thị trường cổ phiểu sụt

giá nhanh chóng cũng là những dấu hiệu báo trước của khủng hoảng.

1.2. Khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và

trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế, nó bắt nguồn từ bản chất của chủ

nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội2.

Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời

gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm ( hay tốc độ tăng trưởng kinh tế âm

liên tục trong hai quý) 3.

1 Lê Hồng Nhật (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số 25/2009, tr.207-216.2 Trần Bình Trọng (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.3 Nguyễn Như Ý (2011), Tài liệu Lý thuyết môn Kinh tế vĩ mô, NXB Tổng Hợp, TPHCM.

Page 10: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

10

1.3. Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế

Bảng 1: Phân biệt khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng tài chính Khủng hoảng kinh tế

Nền kinh tế tiền tệ Nền kinh tế thực

Liên quan đến cấu trúc tài chính Liên quan đến cấu trúc nền kinh tế

Mức giá tài sản tài chính (S&P 500, NYSE…) Sản lượng (GDP)

Đầu tư tài chính Đầu tư thực

Bong bóng giá tài sản (chứng khoán, bất động sản)

Mức giá chung của nền kinh tế (lạm phát, CPI…)

Sự sụp đổ các định chế tài chính Suy giảm sản lượng, thất nghiệp, đình trệ sản xuất, tồn kho

Dòng chu chuyển vốn quốc tế (FDI, FII, vay nợ quốc tế…)

Quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Tác động đến nền kinh tế thực Tác động đến nền kinh tế tiền tệ

1.4. Phân loại khủng hoảng tài chính

1.4.1. Khủng hoảng ngân hàng

Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân

hàng.4 Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính

hệ thống. Nếu việc trên không lan rộng, lãi suất tín dụng sẽ được tăng lên (để huy

động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng

sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng kinh tế.5

4 Hạ Thị Thiều Dao (2013), “Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế vĩ mô Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, số 07/2013.5 Fratianni, M. và Marchionne, F. (2009), The Role of Banks in the Subprime Financial Crisis, Indiana University, USA.

Page 11: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

11

1.4.2. Khủng hoảng tiền tệ

Khủng hoảng tiền tệ nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá

một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách

nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra

một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối.

1.4.3. Khủng hoảng kép

Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng

xảy ra đồng thời với nhau.

1.4.4. Khủng hoảng nợ quốc gia

Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều, sử dụng không hiệu

quả vốn nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng buộc phải xin hoãn

nợ, xóa nợ thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ.

1.4.5. Khủng hoảng thị trường chứng khoán

Xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh, ngoài tầm kiểm soát hay thị

trường bị đông cứng vì không có giao dịch tạo ra sự thâm hụt giữa tiền (chứng

khoán) vào so với tiền ra thị trường chứng khoán (quỹ chứng khoán).

1.4.6. Khủng hoảng cán cân thanh toán

Khủng hoảng cán cân thanh toán xảy ra khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn

hơn ngoại tệ vào gây nên thâm hụt.

1.4.7. Khủng hoảng khả năng tính thanh khoản

Nếu các loại khủng hoảng ở trên liên quan đến cả ba mặt: số lượng, thời hạn

và chủng loại tiền thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân dối chủ yếu liên

quan tới thời hạn và chủng loại của tài sản giống như tiền và một số loại tài sản đặc

thù.

Page 12: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

12

1.4.8. Khủng hoảng ngân sách

Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khi các nguồn thu bù

đắp thâm hụt (in tiền, vay nợ trong và ngoài nước) bị hạn chế hay không thể lạm

dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.

2. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính

2.1. Nguyên nhân bên ngoài

Hệ thống tài chính được coi như huyết mạch trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế

suy thoái, tức là nền sản xuất hàng hóa giảm sút, không thu được lợi nhuận. 6 Các

ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với một lượng tiền mặt lớn để trả cho

người gửi, dẫn đến nguy cơ phá sản. Trên thị trường chứng khoán lúc này giá trị

thực của các công ty niêm yết sẽ tụt dốc làm xuất hiện tình trạng bán tháo cổ phiếu,

trái phiếu…Các tài sản do các tổ chức định chế tài chính nắm giữ cũng bị mất giá

nghiêm trọng. Tính thanh khoản của thị trường theo đó cũng đi xuống. Tình trạng

làm ăn thua lỗ, phá sản của các công ty, tập đoàn sản xuất cũng kéo theo những

khoảng đền bù khổng lồ từ các công ty bảo hiểm làm cho các công ty này cũng bị

sụp đổ theo do không đủ khả năng chi trả.

Suy thoái kinh tế là vấn đề mang tính chu kỳ do đó khủng hoảng tài chính bắt

nguồn từ suy thoái kinh tế cũng mang tính chu kỳ.

2.2. Nguyên nhân bên trong

Trên thị trường tài chính, khủng hoảng có thể do nguyên nhân từ hoạt động

bên trong của chính nền tài chính ấy. Trong nền tài chính của bất kỳ một quốc gia

nào dù phát triển đến đâu cũng phải đối mặt với những vấn đề như: thông tin không

cân xứng, chọn lựa đối nghịch, rủi ro đạo đức,…7

6 Nguyễn Như Ý (2011), Tài liệu Lý thuyết môn Kinh tế vĩ mô, NXB Tổng Hợp, TPHCM.7 Sử Đình Thành (2006), Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Lao động Xã hội, TPHCM.

Page 13: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

13

CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

TOÀN CẦU 2008

A. DIỄN BIẾN

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều

lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán), là nguồn gốc trực tiếp của

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010.

1. Diễn biến cuộc khủng   hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Theo Alan Greenspan (cựu Thống đốc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ), cho rằng

đây là cuộc khủng hoảng cả thế kỷ mới gặp một lần.8 Nó xuất phát từ khủng hoảng

tài chính Mỹ và lan sang hàng loạt các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như EU,

Nhật, Nga,…gây nên tổn thất vô cùng nặng nề, khiến cho nền kinh tế thế giới đi

xuống.

1.1. Tại Mỹ

1.1.1. Trước năm 2007

Năm 2000: Bong bóng Dot-com vỡ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi

suất cho vay qua đêm liên ngân hàng nhằm cứu nền kinh tế khỏi suy thoái.

Từ tháng 05/2001 đến 12/2002: Sau 11 đợt giảm, lãi suất liên ngân hàng từ

6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất, dẫn đến việc đi vay ồ

ạt kể cả nhằm mục đích đầu cơ, từ đó hình thành nên bong bóng nhà ở.

Năm 2002 - 2004: Tại các bang Arizona, California, Florida, Hawaii, và

Nevada giá cả nhà đất tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.

Năm 2005: Có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12%

mua chỉ để không. Vào tháng 08/2005 bong bóng nhà đất ở Mỹ bắt đầu rạn vỡ. Thị

8 Thu Nga (2008), “Kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng thế kỷ”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/kinh-te-my-lam-vao-cuoc-khung-hoang-the-ky-2695315.html, ngày 15/09/2008.

Page 14: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

14

trường bất động sản tạm gián đoạn tại một vài bang ở Mỹ vào cuối hè năm 2005 khi

tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35%.9

Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm khiến cho số lượng nhà

bị dư thừa.

1.1.2. Năm 2007

- Tháng 07/2007: Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ,

tăng 75% từ 2006.10 Chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng cửa với mức 14.000 điểm.

- Tháng 08/2007: Mức hệ số chiết khấu còn 5.75%. Country Financial, tập

đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp địa ốc của Mỹ bị phá sản do nợ khó đòi.

- Tháng 09/2007: Northern Rock, nhà cho vay thế chấp lớn thứ năm tại Anh,

sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản,

đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền

khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này.11

- Ngày 15–17/10/2007: Citigroup – Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ,

công bố lợi nhuận quý 3 giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên

tới 6,5 tỷ USD. Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông báo

lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng

tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn.

- Tháng 11/2007: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân

hàng vay với lãi suất thấp.

9 Les Christie (2007),”Homes: Big drop in speculation”, Cable News Network, http://money.cnn.com/2007/04/30/real_estate/speculators_fleeing_housing_markets/index.htm, ngày 30/04/2007.10 RealtyTrac Staff (2008), “U.s. foreclosure activity increases 75 percent in 2007”, RealtyTrac, http://www.realtytrac.com/content/press-releases/us-foreclosure-activity-increases-75-percent-in-2007-3604?accnt=64847, ngày 30/01/2008.11 Nguyễn Minh (2008), “Anh quốc hữu hóa ngân hàng lâm nạn”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/anh-quoc-huu-hoa-ngan-hang-lam-nan-2693070.html, ngày 18/02/2008.

Page 15: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

15

- Tháng 12/2007: Tổng thống Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ cho thêm 1,2

triệu chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng.

FED hạ lãi suất quỹ liên bang xuống còn 4.25%.

1.1.3. Năm 2008

- Ngày 11/01/2008: Bank of America, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị

vốn hóa và tiền gửi, đã bỏ ra 4 tỷ USD để mua lại Countrywide Financial.12 Cục Dự

Trữ Liên bang tiếp tục hạ lãi suất 50 điểm xuống 3.5%.

- Ngày 17/02/2008: Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa.13

- Tháng 03/2008: Nước Mỹ rót 200 tỉ USD nhằm cứu vãn Fannie Mae và

Freddie Mac14 thoát khỏi khó khăn.

- Tháng 04/2008: IMF thông báo đã chịu thua lỗ 945 tỉ USD.

- Ngày 17/07/2008: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã

báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla.

- Ngày 07/09/2008: Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra khi hai nhà cho vay

cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ

tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản.

- Ngày 15/09/2008: Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers

sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản.15 Sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ gồm chỉ số

Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện

11/09/2001.

12 David Ellis (2008), “Countrywide rescue: $4 billion”, Cable News Network, http://money.cnn.com/2008/01/11/news/companies/boa_countrywide/, ngày 11/01/2008.13 “Northern Rock to be nationalised”, BBC News, http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7249575.stm, ngày 17/02/2008.14 Thu Nga (2008), “Mỹ bơm 200 tỷ USD cứu 2 đại gia ngân hàng”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-bom-200-ty-usd-cuu-2-dai-gia-ngan-hang-2695342.html, ngày 08/09/2008.15 Thanh Phương (2008), “Ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ phá sản”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ngan-hang-lon-thu-4-cua-my-pha-san-2695140.html, ngày 16/09/2008.

Page 16: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

16

Biểu đồ 1: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones của Mỹ năm từ tháng

09/2002 đến tháng 09/2013

Nguồn: Macro Trends

- Ngày 23/09/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman

Sachs.16 Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman

vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

- Ngày 29/09/2008: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính

Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất. Ngay sau đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt

giảm gần 780 điểm – mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.

- Ngày 30/09/2008: Ngân hàng Wachovia, ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn

nhất Mỹ, đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup.

- Ngày 08/10/2008: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu

Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi

suất.17

16 Kiều Oanh (2008), “Tỷ phú Buffett đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, http://vneconomy.vn/the-gioi/ty-phu-buffett-dau-tu-5-ty-usd-vao-goldman-sachs-20080924021533571.htm, ngày 24/09/2008.17 Hà Linh (2008), “Các ngân hàng trung ương Âu, Mỹ đồng loạt giảm lãi suất”, Tin tức cập nhật 24/7, http://www.tin247.com/cac_ngan_hang_trung_uong_au_my_dong_loat_giam_lai_suat-3-21298900.html, ngày 08/10/2008.

Page 17: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

17

- Ngày 14/10/2008: Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỷ USD trong gói giải

cứu 700 tỷ USD cho các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ phiếu ưu đãi của

các ngân hàng này.

- Tháng 12/2008: Bộ Tài chính Mỹ dành 13.4 tỉ USD và 4 tỉ USD trong gói

giải cứu cho General Motors và Chrysler; GMAC và CIT cũng chuyển đổi thành

ngân hàng cổ phần.

1.1.4. Năm 2009

Các công ty, ngân hàng cố gắng vực dậy sau khủng hoảng. Và Chính phủ Mỹ

cũng đã nâng gói giải cứu kinh tế lên 787 tỉ USD18.

- Ngày 30/04/2009: Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc Chrysler - hãng chế

tạo ô tô lớn thứ ba của Mỹ, nộp đơn xin phá sản19. Hiệp hội Công đoàn ngành ô tô

Mỹ (UAW) sẽ nắm quyền kiểm soát lương hưu của hãng, trong khi chính quyền Mỹ

có nhiệm vụ bơm 12 tỷ USD cho Chrysler.

- Ngày 01/06/2009: General Motors chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Tổng tài sản của GM lúc bấy giờ là 91 tỷ USD, trong khi số nợ lên tới 172,81 tỷ.

Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục bơm tiền cho GM và chuyển 50 tỷ USD tiền nợ thành

60% cổ phần tại hãng xe mới hình thành sau phá sản. 20

- Ngày 01/11/2009: Tập đoàn tài chính CIT - một trong những ngân hàng hàng

đầu nước Mỹ chuyên cho vay đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã công bố

phá sản. Vụ phá sản này còn làm thiệt hại lớn cho chính phủ Mỹ khi đã bỏ 2,33 tỷ

USD vào CIT.21

18 Hương Lan (2009), “Kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã được thông qua”, Vinacorp, http://www.vinacorp.vn/news/ke-hoach-kich-thich-kinh-te-787-ty-usd-da-duoc-thong-qua/ct-329303, ngày 14/02/2009.19 “The Chrysler Bankruptcy”, Thời báo New York, http://www.nytimes.com/2009/05/01/opinion/01fri1.html, ngày 30/04/2009.20 Hữu Kỷ - Nhật Minh (2009), “Tổng thống Obama chính thức "khai tử" General Motors”, Báo điện tử VTC, http://vtc.vn/tong-thong-obama-chinh-thuc-khai-tu-general-motors.311.216214.htm, ngày 01/06/2009.21 Michael (2009), “Creditors Back CIT’s Bankruptcy”, Thời Báo New York, http://www.nytimes.com/2009/11/02/business/economy/02cit.html?_r=0, ngày 01/11/2009.

Page 18: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

18

1.2. Tại châu Âu

- Tháng 07-08/2007: Các ngân hàng tại Đức với những khoản đầu tư không

sinh lời tại thị trường bất động sản Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc khủng hoảng: Ngân

hàng công nghiệp Đức IKB, Ngân hàng bang Saxony và ngân hàng bang Bavaria.

- Ngày 09/08/2007: BNP Paribas, Ngân hàng lớn nhất của Pháp, ngưng việc

mua lại 3 quỹ đầu tư.

- Ngày 14/09/2007: Ngân hàng Northern Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm

trọng về khả năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay dưới chuẩn.

- Tháng 01/2008: Ngân hàng khổng lồ của Thụy Sỹ UBS thông báo cắt giảm

18 tỉ USD vào thị trường bất động sản Mỹ và công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD,

nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD.

- Ngày 17/02/2008: Anh quốc hữu hóa ngân hàng Northern Rock.

- Ngày 28/02/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức lầm vào khủng hoảng cho

vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ Euro.

- Ngày 16/03/2008: Ngân hàng Đức thông báo thua lỗ 141 triệu euro trong quý

1 năm 2008, trong 5 năm liên tiếp đây là lần đầu tiên ngân hàng này làm ăn thua lỗ.

- Ngày 17/07/2008: Martina-Fadesa, hãng đầu tư tài sản lớn nhất của Tây Ban

Nha tuyên bố phá sản.22

- Ngày 31/07/2008: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo

là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD.23 Deutsche

Bank trở thanh 1 trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn

cầu.

22 Edward Harrison (2008), “Martinsa Fadesa: the largest bankruptcy in Spanish history”, Credit Writedowns, https://www.creditwritedowns.com/2008/07/largest-default-in-spanish-history.html, ngày 14/07/2008.23 John O'donnell (2008), “Deutsche Bank writedowns swell beyond $11 billion”, Reuters, http://www.reuters.com/article/2008/07/31/us-deutschebank-idUSL166792520080731, ngày 31/07/2008.

Page 19: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

19

- Ngày 29/09/2008: Chính phủ Anh quyết định can thiệp để giữ lại nhà cho

vay thế chấp Bradford & Bingley. Chính phủ Hà Lan, Bỉ và Luxembourg quyết

định tiếp quản phần lớn ngân hàng Belgian - Dutsch và công ty bảo hiểm Fortis. Bộ

Tài chính Đức thông báo đã bơm hàng tỉ Euro vào nhà cho vay thế chấp Hypo Real

Estate để cứu vãn khó khăn. Chính phủ Iceland cùng ngân hàng Glinir chính thức

tuyên bố chính phủ sẽ nắm quyền kiểm soát 75 % cổ phiếu của ngân hàng này.

- Ngày 04/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp

thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh châu Âu là

Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng

nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ.

- Quý IV/2008: Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc

gia. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa

những ngân hàng hàng đầu. Đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng.

1.3. Tại các châu lục khác

- Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn

nhân là tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại

Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro

Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.

- Ngày 10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật

là Yamoto Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do các

khoản nợ đã vượt tài sản 11,5 tỷ Yen (tương đương 116 triệu USD)24. Đây được coi

là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.

24 Komaki Ito & Tomoko Yamazaki (2008), “Yamato Life Files for Bankruptcy, Citing Investments”, Bloomberg, http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=newsarchive&sid=aRGBVS4ocUWw&refer=japan, ngày 10/10/2008.

Page 20: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

20

B. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHTC TOÀN CẦU 2008

1. Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng

1.1. Nợ dưới chuẩn

Nợ dưới chuẩn chính là các khoản cho vay đối với các đối tượng có mức tín

nhiệm thấp. Họ thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định,

vị thế xã hội thấp hoặc có một lịch sử thanh toán tín dụng không tốt. Vì thế, nợ dưới

chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao, nhưng lại có mức lãi suất cũng rất hấp

dẫn.25 Đây còn là một giải pháp để cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu nhằm tối

đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong

một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng.

Qua Biểu đồ 2, ta thấy tỉ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ

năm 2006 là 23,5%, cao nhất từ trước đến nay. Và hạ xuống còn 9,2% vào năm

2007 khi cơn khủng hoảng tín dụng tồi tệ nhất nước Mỹ bắt đầu bùng nổ.

Biểu đồ 2: Tỉ lệ phần trăm cho vay thế chấp dưới chuẩn trong toàn bộ thị

trường cho vay ở Mỹ 26

1 9 9 61 9 9 71 9 9 81 9 9 92 0 0 02 0 0 12 0 0 22 0 0 32 0 0 42 0 0 52 0 0 62 0 0 72 0 0 80.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

9.5%10.6%9.8%10.4% 10.1%

7.6% 7.4% 8.3%

20.9%22.7%23.5%

9.2%

1.7%

Nguồn: Inside Mortgage Finance

25 “Subprime”, Từ điển Tài chính Investopedia, http://www.investopedia.com/terms/s/subprime.asp.26 “Financial Crisis Inquiry Commission Report”, U.S Government Trinting Office, http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/GPO-FCIC/pdf/GPO-FCIC.pdf, trang 70, hình 5.2, tháng 01/2011.

Page 21: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

21

1.2. Chứng khoán hóa

Nguyên tắc căn bản của chứng khoán hóa là biến các chứng từ tài sản thành

các sản phẩm có thể mang ra bán trên TTCK. Bất cứ chứng từ tài sản nào cũng có

thể chuyển đổi được: chứng từ tín dụng truyền thống, tín dụng bất động sản, tín

dụng thương mại, v.v… Nó đã trở thành một công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả để

thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. Chứng khoán hóa xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào

năm 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ

năm 2001.27

Khi nền kinh tế suy thoái, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản

vay thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín

dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng tăng thì việc phát mại tài

sản càng tăng, làm giá bất động sản ngày càng giảm. Vì vậy, giá trị tài sản đảm bảo

của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ

tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.

1.3. Các công ty định mức tín nhiệm

Do sự ra đời của các công ty định mức tín nhiệm nên các giấy nợ đảm bảo

bằng tài sản (CDO) rất hấp dẫn người mua, nó có mức độ rủi ro thấp nhất, được các

tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng cao. Hàng loạt những khoản vay được định giá

AAA để thực hiện chứng khoán hóa là những khoản vay thứ cấp, người đi vay

không trả được nợ, dẫn đến hiệu ứng domino trong toàn hệ thống tài chính.

Như vậy, đúng như Alan Greenspan đã nhận xét: Chính quy trình chứng

khoán hóa những khoản vay mua nhà có chất lượng tín dụng thấp - chứ không phải

bản thân các khoản vay - đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.28

27 Andreas Jobst (2008), “What is Securitisation?”, IMF’s Monetary and Capital Markets Department, Finance and Development, trang 48-49, tháng 09/2008.28 Luke Mullins (2008), “Alan Greenspan Blames Securitization for Crisis”, US News, http://money.usnews.com/money/blogs/the-home-front/2008/10/23/alan-greenspan-blames-securitization-for-crisis, ngày 23/10/2008.

Page 22: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

22

1.4. Công cụ đầu tư kết cấu

Nhiều tổ chức tín dụng của Hoa Kỳ đã lập ra các công ty con, gọi là các bộ

phận mục đích đặc biệt (SPV) để mua bán MBS (Chứng khoán đảm bảo bằng tài

sản thế chấp) và CDO. Điều này cho phép họ đặt MBS và CDO ngoài bảng cân đối

tài sản, và vì thế giảm nguy cơ bị các cơ quan giám sát tài chính nhắc nhở.

Công cụ đầu tư kết cấu (SIV) hoạt động theo hình thức huy động vốn ngắn

hạn bằng việc phát hành thương phiếu với lãi suất thấp, đầu tư vào các loại chứng

khoán được đảm bảo bằng tài sản với lãi suất cao. Các công ty SIV đi vay bằng

cách phát hành chứng khoán ngắn hạn lãi suất thấp rồi cho vay lại bằng cách mua

các chứng khoán dài hạn, nhất là mua MBS và CDO, qua đó hưởng phần chênh

lệch. Tuy nhiên, khi lãi suất của chứng khoán dài hạn lại thấp hơn lãi suất chứng

khoán ngắn hạn thì các SIV này bị lỗ.29 Theo Moody (2008), tại thời điểm tháng 7

năm 2008, giá trị tài sản của các SIV ước lên đến 400 tỷ Dollar.

Khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra, rồi lan tới các CDOs, người đi vay

không còn khả năng thanh toán thì các SIV này phải lâm vào tình trạng nguy cấp,

dẫn tới phá sản hàng loạt. Đến ngày 2-10-2008, Sigma Finance, SIV cuối cùng đã

sụp đổ.

1.5. Hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng

CDS là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên trả phí dịch vụ định kỳ

cho bên kia và được cam kết nhận đủ số tiền cho vay tín dụng nếu bên thứ ba không

trả được nợ. Khi các rủi ro tín dụng xuất hiện ngày càng nhiều ở Mỹ, dịch vụ CDS

trở nên phổ biến. Riêng năm 2007, thị trường giao dịch hoán đổi tín dụng có tổng

giá trị lên đến 62 ngàn tỉ Dollar.30

CDS giống như một hợp đồng bảo hiểm, vì chúng có thể được các chủ nợ mua

để đề phòng nguy cơ bên vay không thanh toán được nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, do 29 Huỳnh Thế Du (2008), “SIV: Cỗ máy tàn phá hệ thống tài chính toàn cầu”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/11303/, ngày 25/10/2008.30 Josh Clark (2008), “What are credit default swaps?”, How stuff works, http://money.howstuffworks.com/credit-default-swap2.htm, ngày 01/10/2008.

Page 23: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

23

không có yêu cầu cầm cố bất cứ tài sản nào nên CDS cũng có thể được sử dụng cho

các mục đích đầu cơ. Do ngày càng có nhiều các công ty của Mỹ không thanh toán

được số chứng khoán phát hành khi suy thoái kinh tế ngày một lún sâu nên sự đổ vỡ

của các CDS là điều không thể tránh khỏi.

1.6. Mua bán khống

Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn có liên quan đến

cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo

nên một áp lực giảm giá rất lớn. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua

và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ

hưởng trọn. Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống vô căn cứ (Naked

Short Sale), tức là không vay chứng khoán nữa mà liên tục ra lệnh bán vì lợi dụng

khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu.

1.7. Khủng hoảng niềm tin

GS. Joseph Stiglitz đã giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là từ sự

sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng cạnh tranh về mức độ cho vay cũng

như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu

những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Cả thị trường xuống dốc và tất cả

mọi người đều bị thua lỗ. Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin

cậy, và độ tin cậy đó đã bị xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman31 là biểu tượng đánh

dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.

2. Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng

Cơ cấu và cơ chế vận hành nền kinh tế Mỹ là nguyên nhân của cuộc khủng

hoảng tài chính. Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001

và ảnh hưởng từ cuộc khủng bố 11/9, từ tháng 05/2001 đến tháng 12/2002, Cục dự

trữ liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất liên ngân hàng từ 6,5% xuống còn 1,75%.

31 Thanh Phương (2008), “Ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ phá sản”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ngan-hang-lon-thu-4-cua-my-pha-san-2695140.html, ngày 16/09/2008.

Page 24: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

24

Trong tháng 01/2008, lãi suất liên ngân hàng đạt tỉ lệ là 4%. Tuy nhiên, đến tháng

01/2009 lãi suất đã hạ xuống chỉ còn 0.25%.

Biểu đồ 3: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ từ 01/01/2001

đến 01/01/2014 (đường màu xanh)

Nguồn: Federal Reserve System Website

FED đã giữ lãi suất quá thấp như vậy trong một thời gian quá dài, việc này

gây ra nhiều tác động xấu cho nền kinh tế. Các giải pháp nới lỏng tiền tệ đã giúp

cho việc vay tiền ngân hàng dễ dàng hơn và hạ

thấp chi phí trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế

nhưng đồng thời nó cũng làm đồng tiền bị mất

giá và dẫn tới lạm phát.

Sự buông lỏng trong cơ chế quản lí nhà nước

cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn

đến khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Cụ thể, Mỹ cho phép ngân hàng

thương mại hoạt động đa năng và rộng khắp cả nước, thay vì hạn chế mỗi ngân

hàng ở một bang. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhận tiền ký gửi và cho

vay, còn loại hoạt động sau liên quan đến chứng khoán không bị một rào cản nào

trừ một số hoạt động cần thiết. Mỹ cho mở cửa tự do và không kiểm soát mọi loại

công cụ tài chính mới xuất hiện. Cho phép công ty bảo hiểm cả những gì gần như

không thể bảo hiểm được như bảo hiểm giá trị chứng khoán, chứng khoán không có

bảo chứng, hoàn toàn chỉ dựa vào niềm tin là thị trường không bao giờ xuống dốc.

Khi thị trường xuống dốc toàn diện, các công ty này phá sản vì không có khả năng

thanh toán.

Ngoài ra, Mỹ cũng cho phép các hành động đầu tư hoàn toàn mang tính đầu

cơ, cho phép bán khống vô căn cứ (Naked short selling). Mặc dù không có chứng

khoán trong tay nhưng họ vẫn bán chứng khoán ra với giá cao nhằm mục đích đẩy

giá chứng khoán xuống, và mua lại với giá thấp. Để ngăn chặn sự sụp đổ của thị

trường, SEC đã ban hành lệnh cấm bán khống khẩn cấp đối với nhóm cổ phiếu

Page 25: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

25

ngành tài chính, vốn được coi là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Cụ thể, ngày

15/07/2008 SEC đã ban hành lệnh khẩn cấp, công bố thắt chặt việc bán khống của

19 công ty tài chính, bao gồm 2 hãng thế chấp khổng lồ Fannie Mae và Freddie

Mac, bằng cách yêu cầu nhà đầu tư phải vay chứng khoán trước khi thực hiện lệnh

bán khống.32

Mỹ là cường quốc kinh tế, khoa học công nghệ số 1 của thế giới, với chỉ số

GDP đạt 16,8 triệu Dollars.33 Vì vậy, nền kinh tế Mỹ gắn liền với các mối quan hệ

tài chính, thương mại, đầu tư quốc tế. Do đó, đồng Đô-la được sử dụng là một đồng

tiền chung cho cả thế giới, có chức năng thanh toán và dự trữ ngoại hối của các

chính phủ, ngân hàng, các công ty và của các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Mỹ

và các công ty có thể dễ dàng huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Nhưng

một khi đồng Đô-la mất giá thì giá cả, thương mại, tài chính và các tài sản có giá trị

bằng đồng Đô-la đều bị ảnh hưởng. Sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ kéo theo hiệu ứng

domino gây ra sự phá sản của hàng loạt ngân hàng các nước trên thế giới. Do những

sai lầm của Mỹ, mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã nổ ra, ảnh hưởng nặng nề

đến nền kinh tế, tài chính tiền tệ của nhiều quốc gia.

32 “SEC Enhances Investor Protections Against Naked Short Selling”, SEC, https://www.sec.gov/news/press/2008/2008-143.htm, ngày 15/07/2008.33 “GDP ranking”, World Bank, http://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pdf, cập nhật vào ngày 14/04/2015.

Page 26: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

26

C. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHTC 2008 ĐẾN THẾ GIỚI

1. Hệ thống tài chính ngân hàng

Số các ngân hàng bị phá sản, sát nhập, giải thể hoặc bị quốc hữu hóa tăng lên

nhanh chóng. Cụ thể, trong năm 2008, tại Mỹ đã có 25 ngân hàng bị phá sản, riêng

từ ngày 15/09/2008 đến cuối năm 2008 là 15 ngân hàng. Từ đầu năm 2009 đến

24/07/2009 thì số ngân hàng bị phá sản lên đến 64 ngân hàng. Từ 22/02/2008 đến

29/03/2009 có 33 ngân hàng của Mỹ và các nước EU bị mua lại. Theo số liệu IMF

công bố vào tháng 4/2010, ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2,28 nghìn tỷ USD vì

khủng hoảng tài chính, trong đó ngành ngân hàng Mỹ thiệt hại 885 tỷ USD.34

Những ngân hàng lớn trên thế giới như Northern Rock (Anh), BNP Paribas (Pháp)

và hệ thống ngân hàng của một số nước khác cũng đang gặp khó khăn.

Ngân hàng trung ương các nước thực hiện nới lỏng bằng cách cắt giảm lãi suất

để đối phó với suy thooái kinh tế và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Lãi

suất LIBOR biến động mạnh, cụ thể, LIBOR kỳ hạn qua đêm năm 2008 tăng kỷ lục

6,87%/năm35 và đến năm 2009 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,102%/năm.36

2. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh mẽ, năm 2008, thị trường chứng

khoán tài chính toàn cầu đã mất khoảng 17.000 tỷ USD37. Thị trường chứng khoán

các nước mới nổi giảm 54,72%, thị trường các nước phát triển giảm 42,72%. Mức

sụt giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc khoảng hơn

70%. Morocco và Israel là những thị trường có diễn biến tốt nhất.

34 Ngọc Diệp (2010), “IMF: Ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2,28 nghìn tỷ USD vì khủng hoảng tài chính”, Cafef, http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/imf-nganh-ngan-hang-the-gioi-thiet-hai-228-nghin-ty-usd-vi-khung-hoang-tai-chinh-20100421084855813.chn, ngày 21/04/2010.35 Nguồn: http://www.global-rates.com/interest-rates/libor/american-dollar/2008.aspx.36 Nguồn: http://www.global-rates.com/interest-rates/libor/american-dollar/2009.aspx.37 Thu Nga (theo AFP) (2009), “Chứng khoán toàn cầu mất 17.000 tỷ USD vì khủng hoảng”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/chung-khoan-toan-cau-mat-17-000-ty-usd-vi-khung-hoang-2697828.html, ngày 07/01/2009.

Page 27: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

27

Tại một số thị trường lớn từ 12/09/2008 đến 12/01/2008 thì hầu hết chỉ số

chứng khoán của các quốc gia đều giảm như Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%,

chỉ số FTSES 100 của Anh giảm 18,29%, chỉ số RTX của Nga giảm 49,06%,…

Biểu đồ 4: Diễn biến TTCK toàn cầu ngày 12/01/2009 theo tỉ lệ phần trăm tăng

giảm so với ngày 12/09/2008

Nguồn: NHNN 2009

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do bối cảnh của cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu đã khiến các nhà đầu tư phải bán tháo các cổ phiếu trong

lĩnh vực tài chính lẫn các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghiệp.

3. Tốc độ tăng trưởng GDP

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP của thế

giới giảm mạnh trong năm 2009. Cụ thể, các nước phát triển giảm từ 0,9% xuống

còn -3,8%, GDP các nước đang phát triển giảm mạnh từ 6,1% xuống chỉ còn 1,1%,

VN

-Ind

ex

HA

STC-

Inde

x

.DJI

.ND

X

.GSP

C

.FCH

I

.FTS

ES

.RTX

.SET

I

.AO

RD

.N22

5

.KS1

1

.SSE

C

.HSI

Việt Nam

Mỹ Pháp

Anh Nga Thái Úc Nhật

HQ TQ HK

-50.00%

-45.00%

-40.00%

-35.00%

-30.00%

-25.00%

-20.00%

-15.00%

-10.00%

-5.00%

0.00%

-34.42%

-34.19%

-25.81%

-32.03%-30.47%

-25.08%-18.29%

-49.06%

-30.80%

-26.89%

-31.12%

-21.73%

-8.62%

-27.81%

Page 28: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

28

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP một số nơi trên thế giới

quí I năm 2008, 2009

2008 2009

Thế giới 3.2% -1.3%

Các nước phát triển 0.9% -3.8%

Các nước đang phát triển 6.1% 1.6%

Mỹ 1.1% -2.8%

Liên minh Châu Âu 1.1% -4%

Nhật Bản -0.6% -6.2%

Trung Quốc 9% 6.5%

Châu Á 7.7% 4.8%

Châu Phi 5.2% 2%

Việt Nam 6.2% 3.3%

Nguồn: IMF 38

Trong đó, nền kinh tế Nhật Bản có tỉ lệ tăng trưởng âm, đang trong tình trạng

yếu kém do tình trạng phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ, vào thị

trường tiền tệ, chứng khoán toàn cầu cũng như giá dầu. Riêng Trung Quốc vẫn có

tốc độ tăng trưởng khá cao dù đã giảm 38,46% trong năm 2009.

Mặc khác, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ở hầu hết các nước trên thế giới. Tỷ lệ

thất nghiệp ở Mỹ tăng 6,7%, mức cao nhất kể từ 15 năm gần đây39. Các nước Châu

Âu như Tây Ban Nha, Áo, Anh,…cũng lâm vào tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tại

Châu Á, Nhật Bản có 2,7 triệu người bị thất nghiệp vào cuối năm 2008. Singapore

38 IMF World Economic Outlook 2009, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2009/01/pdf/text.pdf, tháng 4/2009.39 Minh Sơn (theo BBC, AP) (2008), “Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong 15 năm”, Tin247, http://www.tin247.com/my_ty_le_that_nghiep_dat_muc_ky_luc_trong_15_nam-2-21352954.html, ngày 05/12/2008.

Page 29: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

29

có khoảng 13.400 công nhân bị mất việc trong cả năm 2008 (cao hơn nhiều so với

con số 7.700 vào năm 2007).

4. Thương mại quốc tế

Theo WB, giá trị xuất khẩu của 44 nền kinh tế lớn trên thế giới (hiện chiếm

khoảng 75% giá trị thương mại toàn cầu) giảm khoảng 7,4% trong tháng 10/2008 và

giảm 15,4% trong tháng 11/2008 trước khi được giữ vững vào 12 và tiếp tục giảm

thêm 12,2% vào tháng 01/2009. Tính chung cả năm 2008, xuất khẩu trên toàn thế

giới tăng 2%. Tuy nhiên, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất

khẩu thế giới đã giảm mạnh xuống chỉ còn -12,5% vào năm 2009 và sau đó được

hồi phục vào năm 2010.

Bảng 3: Tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới năm 2008 - 2012

  2008 2009 2010 2011 2012

Khối lượng thương mại hàng hóa thế giới*

2.3% -12.5% 13.9% 5.0% 2.5%

Xuất khẩu

Các nước phát triển 0.9% -15.2% 13.0% 4.6% 1.5%

Các nước đang phát triển 4.3% -7.8% 15.3% 5.3% 3.5%

Nhập khẩu

Các nước phát triển -1.1% -14.1% 11.0% 2.9% 0.4%

Các nước đang phát triển 8.6% -10.5% 18.3% 8.3% 5.4%

*Trung bình của xuất khẩu và nhập khẩu Nguồn: WTO

Ở Châu Á, quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất là Trung Quốc, một thị trường

xuất khẩu khổng lồ, đang phải chịu nhiều khó khăn khi các đối tác xuất khẩu chính

như Châu Âu (đối tác chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc)

Page 30: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

30

cũng đang chìm sâu trong khủng hoảng. Trong tháng 02/2009, xuất khẩu Trung

Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái và 28% so với tháng 01/2009.

5. Đầu tư quốc tế

Trong khi lượng đầu tư quốc tế năm 2007 là 13,2% thì đến năm 2008 còn

3,5%. Do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

(FDI) toàn cầu năm 2009 đã giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1040 tỷ USD.

Biểu đồ 5: Dòng vốn FDI của thế giới và một số nhóm nước từ năm 1995 –

2013 và dự báo năm 2014 – 2016 (Đơn vị: Tỷ USD)

Nguồn: World Investment Report 2014, UNCTAD.40

Theo báo cáo Giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu hàng quý của Hội nghị Liên

Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đây là năm thứ 2 liên tiếp FDI

toàn cầu giảm và chỉ bằng xấp xỉ 50% so với năm 2007. Đến năm 2009, vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài từ những nước có thu nhập cao dành cho các nước đang phát

triển giảm khá mạnh. Nguồn vốn FDI đổ vào các nước phát triển cũng giảm 41,2%.

40 World Investment Report 2014, http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/wir2014_en.pdf, Overview, Figure 1, page XIII.

Page 31: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

31

Và Mỹ vẫn vẫn là quốc gia tiếp nhận vốn FDI lớn nhất thế giới trong năm 2009 với

137 tỷ USD cho dù con số này đã giảm 57% so với năm 2008.41

6. Các khoản nợ quốc gia

Tổng lượng nợ quốc gia của Mỹ tăng dần từ năm 2007 đến năm 2013. Năm

2008 và 2009 tăng đến 0,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, các năm còn lại tăng 0,4 – 0,6

nghìn tỷ USD.

Bảng 4: Các khoản vay và chi ngân sách của Mỹ năm 2007 – 2013

(Đơn vị: Nghìn tỷ USD)

2007 2008200

92010 2011

201

22013

Chi 2.7 2.9 3.1 3.1 3.2 3.2 3.4

Thâm hụt 0.2 0.4 0.4 0.2 0.1 0 0

Vay khác 0.3 0.3 0.4 0.4 0.4 0.5 0.4

Tổng nợ 9 9.7 10.4 11 11.5 11.9 12.3

Nguồn: U.S Government Spending42

Sau khi Dubai World tuyên bố xin khất nợ43, các nước Ireland, Mexico, Italy,

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều bị hạ thấp xếp hạng tín dụng. Các nền kinh tế phát

triển như Mỹ, Anh, Đức và Pháp cũng vấp phải sự nghi ngờ về quy mô các khoản

nợ công. Trong nhóm các nền kinh tế lớn, Nhật, Ấn Độ cũng có số nợ cao khi so

với tỷ lệ GDP. Iceland cũng phải đối mặt với tình trạng “phá sản quốc gia”, tháng

10/2009, xếp hạng tín dụng của quốc gia này bị đánh tụt thảm hại. Tháng 11/2009,

41 World Investment Report 2009, http://unctad.org/en/Docs/wir2009_en.pdf, Global Trends: FDI flows in decline, page 4-10.42 U.S Government Spending, http://www.usgovernmentspending.com/federal_budget_fy09.43 Theo SGTT (2009), “Dubai World khất nợ, lao động Việt Nam gặp khó khăn”, Báo Mới, http://www.baomoi.com/Dubai-World-khat-no-lao-dong-Viet-Nam-gap-kho/47/3580505.epi, ngày 04/12/2009.

Page 32: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

32

chính phủ Hy Lạp rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, ba cơ quan xếp

hạng tín dụng lớn lần lượt hạ thấp tín dụng của nước này.

7. Giá đồng USD

KTTC đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế

giới tăng đột biến, đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Diễn

biến đồng USD từ 12/01/2009 tăng 6,99% so với Euro ; tăng 18,06% so với GBP ;

nhưng giảm giá 17,3% so với JPY và ổn định so với CNY (NHNN 2009).

Dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các

nhà đầu tư toàn cầu đã mua Dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy

Dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.

Bảng 5: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới ngày 12/01/2009 tăng giảm so với

ngày 12/09/2008

Chỉ tiêu 12/09/08 12/01/09Tăng giảm so với 12/9

Số tuyệt đối ± %

Libor kỳ hạn qua đêm 2.15 0.10 -2.04 -2.04

Tỷ giá

    - EUR/USD 1.42 1.32 -0.10 -6.99

    - GBP/USD 1.79 1.47 -0.32 -18.06

    - USD/JPY 107.92 89.25 -18.67 -17.30

    - USD/CNY 6.8370 6.84 0.00 0.00

Nguồn: Thomson Reuters

Ngân hàng trung ương các nền kinh tế đang nổi như Hàn Quốc, Mexico,…

phải cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Điều này càng làm cho các đồng tiền

này mất giá so với đồng USD. Mặc dù vậy, đồng Yên Nhật vẫn lên giá so với USD.

Page 33: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

33

8. Giá cả các mặt hàng trên thế giới

Cuộc khủng hoảng làm cho giá cả của hầu hết các mặt hàng sụt giảm. Giá dầu

giảm đến 62,82%, đồng USD hồi phục so với các đồng tiền chủ chốt khác, hoạt

động đầu cơ cũng phần nào giảm. Sự sụt giảm của giá dầu còn làm cho các nước

phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ gặp khó khăn lớn, nhất là Iraq,

Iran, Nigieria, Mexico, Venezuela - nơi nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu dầu chiếm

tới 90% thu nhập ngân sách hoặc xuất khẩu.

Biểu đồ 6: Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới ngày 12/01/2009 tăng giảm

so với ngày 12/09/2008

Nguồn: Thomson Reuters

Dù giá cả của các mặt hàng khác giảm, riêng chỉ có giá vàng tăng 7,44% trong

thời kỳ trên là do tâm lý của nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi sang kênh đầu tư khác

an toàn hơn.

Vàng

Dầu mỏ

Thép xây dựng

Ngũ cốc

Cao su

Đường

Gas

Phân Urê

Gạo

Cà phê

-80.00% -60.00% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00%

7.44%

-62.82%

-30.77%

-23.68%

-45.65%

-9.86%

-50.94%

-72.08%

-22.86%

-12.82%

Page 34: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

34

D. ẢNH HƯỞNG CỦA KHTC TOÀN CẦU 2008 ĐẾN VIỆT NAM

1. Hệ thống ngân hàng

Về hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có một số tác động gián tiếp, tuy nhiên

cũng không đáng kể. Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm người dân dự đoán USD sẽ

xuống giá nghiêm trọng, và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD để

mua VND gửi vào. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua Chính phủ và Ngân hàng

Nhà nước đã có một số giải pháp chỉ đạo, điều hành để ổn định tỷ giá, hạ lãi suất cơ

bản để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, rà soát và kiểm soát nợ xấu của các ngân hàng

thương mại…

2. Thị trường chứng khoán

Việt Nam thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường chứng

khoán thế giới. VN-Index đã xuống dưới mức thấp và niềm tin của các nhà đầu tư

cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nhà đầu tư nước ngoài không bán chứng khoán ồ ạt

nhưng cũng không mua vào nhiều chứng khoán.

Khủng hoảng kinh tế Mỹ và toàn cầu cũng gây khó khăn cho việc phát hành

trái phiếu và chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế vì chi phí tăng cao

và ít nhà đầu tư hơn do dòng vốn khan hiếm. Nếu chúng ta phát hành để huy động

với lãi suất quá cao thì đưa về đầu tư trong nước sẽ không hiệu quả hoặc hiệu quả

thấp sẽ dẫn đến khó có khả năng trả nợ khi đến hạn.

3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát, Việt Nam đã quyết định thực hiện

chính sách tiền tệ thắt chặt. Tốc độ tăng GDP của cả năm đã giảm chậm lại từ 8,5%

năm 2007 xuống còn 5,3% vào năm 2009 và hồi phục trở lại vào năm 2010 với

6,5%.

Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam năm 2007-2010

2007 2008 2009 2010

Page 35: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

35

Tốc độ tăng GDP

8,5% 6,3% 5,3% 6,5%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát năm 2007 là 12,6% và tăng lên 19,9% vào năm 2008, sau đó lại

giảm xuống còn 6,5% vào năm 2009.

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 1995 – 2014

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

12.7%

4.5%

3.7%

9.2%

0.1% -0.6% 0.8%

4.0%

3.0%

9.5%8.4%

6.6%

12.6%

19.9%

6.5%

11.8%

18.1%

6.8%6.0%

1.8%

Nguồn: Tổng cục thống kê

4. Hoạt động thương mại

Trong 11 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt khoảng

62,28 tỷ USD, giảm 11,52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Page 36: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

36

Biểu đồ 8: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam

từ 11 tháng từ năm 2007 đến 2012

11T/2007 11T/2008 11T/2009 11T/2010 11T/2011 11T/2012-17

3

23

43

63

83

103

-10.78 -16.81 -10.95 -11.32 -9.56

0.480000000000004

43.758.01 51.33

64.69

87.83104.23

54.48

74.8262.28

76.01

97.39 103.75

Cán cân thương mại Xuất khẩuNhập khẩu

Tỷ U

SD

Nguồn:Tổng cục Hải quan

Do nhập khẩu các nước giảm nên xuất khẩu của ta giảm, hơn nữa giá cả các

mặt hàng giảm nên mặc dù tổng sản lượng hàng xuất khẩu vẫn tăng nhưng tổng kim

ngạch xuất khẩu vẫn giảm.

5. Đầu tư nước ngoài vào nước ta

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta sẽ sút giảm nhẹ vì các nước đều khó

khăn, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khó khăn hơn vì chi phí vốn sẽ đắt đỏ

hơn. Số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong những năm tới sẽ có xu

hướng giảm do nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế và các nước

được dành để cân đối bình ổn thị trường trong từng nước và quốc tế nên sẽ khó

khăn hơn trong tài trợ ODA.

6. Sản xuất nông nghiệp

Mặc dù thiệt hại nặng vì lũ lụt, thiên tai ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung

gây ra hư hỏng nặng về hoa màu, nhưng khả năng vụ mùa vẫn được bảo đảm. Năm

2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với

Page 37: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

37

năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong

nước44.

7. Sản xuất công nghiệp

Trong những tháng đầu năm, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang có

tác động mạnh, ngành công nghiệp Việt Nam phát triển chậm, với tốc độ tăng

trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) quý I chỉ tăng 2,7%. Khi những nền

kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, cùng với việc triển khai quyết

liệt các giải pháp của Chính phủ, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển khả

quan hơn, với tốc độ tăng trưởng GTSXCN Quý II đạt 4,6% và tiếp tục tăng theo

các quý.45

44 Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=1084045 Bộ công thương, “Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp năm 2009”, http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/1237-anh-gia-tinh-hinh-sn-xut-cong-nghip-nm-2009.html, ngày 04/01/2010.

Page 38: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

1. Cục Dự trữ Liên bang - FED

FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS ngay khi khủng

hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng

tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tiếp tục tiến

hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính.

Trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008), lãi suất cho vay qua đêm liên

ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2%. Lãi suất này sau đó còn

tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.

FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ

Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa

tháng 12 năm 2008, FED tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ

mặt lượng. Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho FED chủ

trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ

28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá.

Đã có 300 tỷ Dollar được FED đem cho vay theo chương trình này (tính đến

tháng 11/2008) và FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính

với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ.

2. Chính phủ Mỹ

Economic Stimulus Act of 2008 đã được ký vào ngày 13 tháng 2 năm 2008 bởi

Tổng thống George W. Bush. Theo đó, chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích

cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ Dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá

nhân.

Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic

Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ Dollar46 nhằm

46 M. Alex Johnson (2008), “Bush signs $700 billion financial bailout bill”, NBC News, http://www.nbcnews.com/id/26987291/ns/business-stocks_and_economy/t/bush-signs-billion-financial-bailout-bill/#.VTHd8yJ80VQ, ngày 03/10/2008.

Page 39: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

39

kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho

người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền

kinh tế.

3. Kế hoạch của   Barack Obama

Barack Obama, tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ, sau khi

trúng cử vào năm 2009 đã nêu ra một chương trình kích thích kinh tế trong đó Hoa

Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng các cách sau:

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950.47

Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính

phủ Hoa Kỳ theo hướng tiết kiệm năng lượng

Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống

máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng Internet băng thông rộng

Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế (Medicaid). Cấp thêm

50 tỷ Dollar ngoài khoản 20 tỷ Dollar đã được đồng ý cho ngành công nghiệp ô tô

với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.

4. Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước

Bảng 7: Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước

STT Biện pháp

01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân

02 Kiểm soát các quỹ đầu tư

03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính

04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài

05 Hạ lãi suất cơ bản

06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế

47 Ngọc Anh (2010), “Mỹ chi 50 tỷ USD xây cơ sở hạ tầng”, Báo điện tử VTV, http://vtv.vn/trong-nuoc/my-chi-50-ty-usd-xay-co-so-ha-tang-43885.htm, ngày 09/09/2010.

Page 40: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

40

07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng lớn trong 02 năm.

08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém

09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản

10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản

11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài

12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng

13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ

5. Việt Nam trong việc ứng phó với tác động của khủng hoảng

Nước ta đã sử dụng các gói kích cầu để kích thích kinh tế. Chính phủ đã ban

hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn

suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với những biện

pháp như:

Giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế;

Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân

hàng;

Hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc;

Tăng đầu tư công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ

trực tiếp cho người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế do Chính phủ đưa ra, đã mang lại

cho nền kinh tế những dấu hiệu tích cực: tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn đạt

tỷ lệ cao trong bối cảnh nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Nhiều tổ chức tài

chính quốc tế như WB nhận định rằng khả năng khủng hoảng ở Việt Nam là thấp…

Tuy nhiên, để nền kinh tế khôi phục đà tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải:

Xác định cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, phù hợp. Nên chú trọng đến chuyển

dịch cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động

Page 41: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

41

Nhìn nhận lại vai trò của nông nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu

chủ lực. Các nhà kinh tế cho rằng, dù kinh tế thế giới suy giảm thì nhu cầu đối với

lương thực, các mặt hàng nông sản không bị sụt giảm như đối với các hàng tiêu

dùng cao cấp, xa xỉ.

Tập trung khai thác, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Tính hiệu quả của khu vực doanh nghiệp và sự lành mạnh của hệ thống tài

chính – ngân hàng.

6. Một số khuyến nghị khi thực hiện “gói kích thích kinh tế”

Không nên quá chú trọng, chạy theo các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra trước khủng

hoảng kinh tế toàn cầu, mà cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế.

Với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, cần phải xác định cụ thể, chính

xác các lĩnh vực cần đầu tư theo các hướng ưu tiên.

Tăng cường và ưu tiên kích cầu cho nông nghiệp và kinh tế – xã hội nông

thôn.

Chính sách kích cầu cần quan tâm hơn nữa đến cầu tiêu dùng của người dân

và của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Bên cạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất

khẩu hàng hoá và dịch vụ đến những thị trường tiềm năng, những mặt hàng việt

nam có thế mạnh như nông sản với giá cả hợp lý.

Cần có bước cải cách sâu rộng về cơ chế quản lý, thủ tục hành chính bên

cạnh những giải pháp về kinh tế.

Page 42: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. “Financial Crisis Inquiry Commission Report”, U.S government printing

office, http://www.gpo.gov/fdsys/pkg/GPO-FCIC/pdf/GPO-FCIC.pdf, p.70 Figure

5.2, tháng 01/2011.

[2]. “GDP ranking”, World Bank,

http://databank.worldbank.org/data/download/GDP.pdf, cập nhật lần cuối vào ngày

14/04/2015.

[3]. “Lãi suất Bảng Anh thấp nhất trong 3 thế kỷ”, Cổng thông tin điện tử BTC,

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?

pers_id=2177092&item_id=2275889&p_details=1, ngày 06/02/2009.

[4]. “Northern Rock to be nationalised”, BBC News,

http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7249575.stm , ngày 17/02/2008.

[5]. “SEC Enhances Investor Protections Against Naked Short Selling”, SEC,

https://www.sec.gov/news/press/2008/2008-143.htm, ngày 15/07/2008.

[6]. “The Chrysler Bankruptcy”, Thời báo New York,

http://www.nytimes.com/2009/05/01/opinion/01fri1.html, ngày 30/04/2009.

[7]. “Tổng quát thực trạng kinh tế nhóm G20”, British Broadcasting

Corporation,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/lg/business/2009/03/090314_g20econsnapshot.sh

tml, ngày 03/09/2009.

[8]. Andreas Jobst (2008), “What is Securitisation”, IMF’s Monetary and Capital

Markets Department, Finance and Development, trang 49, tháng 09/2008.

[9]. Bộ công thương, “Đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp năm 2009”,

http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/1237-anh-gia-tinh-hinh-sn-xut-cong-

nghip-nm-2009.html, ngày 04/01/2010.

Page 43: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

43

[10]. Bob Willis (2008), “ADP Says U.S. Companies Reduced Payrolls by

157,000”, Bloomberg, http://www.bloomberg.com/apps/news?

pid=newsarchive&sid=a2OzImh4VYmA&refer=home, ngày 05/11/2008.

[11]. David Ellis (2008), “Countrywide rescue: $4 billion”, Cable News Network,

http://money.cnn.com/2008/01/11/news/companies/boa_countrywide/, ngày

11/01/2008.

[12]. David Goldman (2009), “Worst year for jobs since '45”, Mạng Tin tức

Truyền hình cáp (Cable News Network),

http://money.cnn.com/2009/01/09/news/economy/jobs_december/, ngày

09/01/2009.

[13]. Edward Harrison (2008), “Martinsa Fadesa: the largest bankruptcy in

Spanish history”, Credit Writedowns,

https://www.creditwritedowns.com/2008/07/largest-default-in-spanish-history.html,

ngày 14/07/2008.

[14]. Fratianni, M. và Marchionne, F. (2009), The Role of Banks in the Subprime

Financial Crisis, Indiana University, USA.

[15]. Hà Linh (2008), “Các ngân hàng trung ương Âu, Mỹ đồng loạt giảm lãi

suất”, Tin tức cập nhật 24/7,

http://www.tin247.com/cac_ngan_hang_trung_uong_au_my_dong_loat_giam_lai_s

uat-3-21298900.html, ngày 08/10/2008.

[16]. Hạ Thị Thiều Dao (2013), “Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến

kinh tế vĩ mô Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Trường Đại học Ngân

hàng TPHCM, số 07/2013.

[17]. Huỳnh Thế Du (2008), “SIV: Cỗ máy tàn phá hệ thống tài chính toàn cầu”,

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/11303/, ngày 25/10/2008.

[18]. Hữu Kỷ - Nhật Minh (2009), “Tổng thống Obama chính thức "khai tử"

General Motors”, Báo điện tử VTC, http://vtc.vn/tong-thong-obama-chinh-thuc-

khai-tu-general-motors.311.216214.htm, ngày 01/06/2009.

Page 44: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

44

[19]. Hương Lan (2009), “Kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã được thông

qua”, Vinacorp, http://www.vinacorp.vn/news/ke-hoach-kich-thich-kinh-te-787-ty-

usd-da-duoc-thong-qua/ct-329303, ngày 14/02/2009.

[20]. John O'donnell (2008), “Deutsche Bank writedowns swell beyond $11

billion”, Reuters, http://www.reuters.com/article/2008/07/31/us-deutschebank-

idUSL166792520080731, ngày 31/07/2008.

[21]. Josh Clark (2008), “What are credit default swaps?”, How stuff works,

http://money.howstuffworks.com/credit-default-swap2.htm, ngày 01/10/2008.

[22]. Kiều Oanh (2008), “Tỷ phú Buffett đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs”,

Thời báo Kinh tế Việt Nam, http://vneconomy.vn/the-gioi/ty-phu-buffett-dau-tu-5-

ty-usd-vao-goldman-sachs-20080924021533571.htm, ngày 24/09/2008.

[23]. Komaki Ito & Tomoko Yamazaki (2008), “Yamato Life Files for

Bankruptcy, Citing Investments”, Bloomberg,

http://www.bloomberg.com/apps/news?

pid=newsarchive&sid=aRGBVS4ocUWw&refer=japan, ngày 10/10/2008.

[24]. Lê Hồng Nhật (2009), “Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học cho Việt

Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số 25/2009, tr.207-

216.

[25]. Les Christie (2007),”Homes: Big drop in speculation”, Mạng Tin tức Truyền

hình cáp (Cable News Network),

http://money.cnn.com/2007/04/30/real_estate/speculators_fleeing_housing_markets

/index.htm, ngày 30/04/2007.

[26]. Luke Mullins (2008), “Alan Greenspan Blames Securitization for Crisis”,

US News, http://money.usnews.com/money/blogs/the-home-front/2008/10/23/alan-

greenspan-blames-securitization-for-crisis, ngày 23/10/2008.

[27]. M. Alex Johnson (2008), “Bush signs $700 billion financial bailout bill”,

NBC News, http://www.nbcnews.com/id/26987291/ns/business-

Page 45: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

45

stocks_and_economy/t/bush-signs-billion-financial-bailout-bill/#.VTHd8yJ80VQ,

ngày 03/10/2008.

[28]. Michael (2009), “Creditors Back CIT’s Bankruptcy”, Thời Báo New York,

http://www.nytimes.com/2009/11/02/business/economy/02cit.html?_r=0, ngày

01/11/2009.

[29]. Minh Sơn (theo BBC, AP) (2008), “Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục

trong 15 năm”, Tin247,

http://www.tin247.com/my_ty_le_that_nghiep_dat_muc_ky_luc_trong_15_nam-2-

21352954.html, ngày 05/12/2008.

[30]. Ngọc Anh (2010), “Mỹ chi 50 tỷ USD xây cơ sở hạ tầng”, Báo điện tử VTV,

http://vtv.vn/trong-nuoc/my-chi-50-ty-usd-xay-co-so-ha-tang-43885.htm, ngày

09/09/2010.

[31]. Ngọc Diệp (2010), “IMF: Ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2,28 nghìn tỷ

USD vì khủng hoảng tài chính”, Cafef, http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/imf-nganh-

ngan-hang-the-gioi-thiet-hai-228-nghin-ty-usd-vi-khung-hoang-tai-chinh-

20100421084855813.chn, ngày 21/04/2010.

[32]. Nguyễn Minh (2008), “Anh quốc hữu hóa ngân hàng lâm nạn”, Tin nhanh

Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/anh-quoc-huu-hoa-ngan-

hang-lam-nan-2693070.html, ngày 18/02/2008.

[33]. Nguyễn Như Ý (2011), Tài liệu Lý thuyết môn Kinh tế vĩ mô, NXB Tổng

Hợp, TPHCM.

[34]. Nguyễn Tấn Thắng, “Hiệu quả của các mô hình dự báo kinh tế: Vì sao cuộc

khủng hoảng 2007 – 2008 đã không tránh được?”, Tạp chí ABC những vấn đề kinh

tế thời đại, số 1, tháng 6/2009.

[35]. RealtyTrac Staff (2008), “U.s. foreclosure activity increases 75 percent in

2007”, RealtyTrac, http://www.realtytrac.com/content/press-releases/us-

foreclosure-activity-increases-75-percent-in-2007-3604?accnt=64847, ngày

30/01/2008.

Page 46: Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram

46

[36]. Ron Scherer (2009), “CBO: US deficit ballooning to record $1.7 trillion”,

The Christian Science Monitor,

http://www.csmonitor.com/Business/2009/0320/cbo-us-deficit-ballooning-to-

record-19-trillion, ngày 20/03/2009.

[37]. Sử Đình Thành (2006), Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Lao động Xã hội,

TPHCM.

[38]. Subprime, Từ điển Tài chính Investopedia,

http://www.investopedia.com/terms/s/subprime.asp.

[39]. Thanh Phương (2008), “Ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ phá sản”, Tin nhanh

Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/ngan-hang-lon-thu-4-cua-

my-pha-san-2695140.html, ngày 16/09/2008.

[40]. Theo SGTT (2009), “Dubai World khất nợ, lao động Việt Nam gặp khó

khăn”, Báo Mới, http://www.baomoi.com/Dubai-World-khat-no-lao-dong-Viet-

Nam-gap-kho/47/3580505.epi, ngày 04/12/2009.

[41]. Thu Nga (2008), “Kinh tế Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng thế kỷ”, Tin nhanh

Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/kinh-te-my-lam-vao-cuoc-

khung-hoang-the-ky-2695315.html, ngày 15/09/2008.

[42]. Thu Nga (2008), “Mỹ bơm 200 tỷ USD cứu 2 đại gia ngân hàng”, Tin nhanh

Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-bom-200-ty-usd-cuu-

2-dai-gia-ngan-hang-2695342.html, ngày 08/09/2008.

[43]. Thu Nga (theo AFP) (2009), “Chứng khoán toàn cầu mất 17.000 tỷ USD vì

khủng hoảng”, Tin nhanh Việt Nam, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-

khoan/chung-khoan-toan-cau-mat-17-000-ty-usd-vi-khung-hoang-2697828.html,

ngày 07/01/2009.

[44]. Trần Bình Trọng (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.