kiemtailieu.com sxsh-nha-may-duong-bien-hoa

16
ĐẠ I HC QUC GIA THÀNH PHHCHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠ I HC KHOA HC T NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG NGHMÔI TRƯỜNG Báo cáo chuyên đề SN XUT SẠCH HƠN CỦA NHÀ MÁY ĐƯỜNG BIÊN HÒA GVHD:Ths. Mai ThThu Tho NHÓM THC HI N: Nguyn Hi Âu 0922010 Lê ThTrang 0922271 Nguyn Xuân Tuyên 0922290 Nguyn ThHi Y ến 0922316

Upload: bui-phuong-anh

Post on 19-Jul-2015

112 views

Category:

Food


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo chuyên đề

SẢN XUẤT SẠCH HƠN CỦA NHÀ MÁY

ĐƯỜNG BIÊN HÒA

GVHD:Ths. Mai Thị Thu Thảo

NHÓM THỰC HIỆN:

Nguyễn Hải Âu 0922010

Lê Thị Trang 0922271

Nguyễn Xuân Tuyên 0922290

Nguyễn Thị Hải Yến 0922316

Mục lục I. Giới thiệu về công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS).

II. Đánh giá sức cạnh tranh giữa BHS với các công ty sản xuất đường trong

nước.

III. Quy trình sản xuất đường.

IV. Các phương án trong dự án sản xuất sạch hơn cho BHS.

1. Đề xuất phương án.

1.1 Nguyên liệu.

1.1.1 Giới thiệu về mía nguyên liệu.

1.1.2 Phương án đề xuất.

1.2 Năng lượng.

1.2.1 Thông tin về năng lượng.

1.2.2 Phương án đề xuất.

1.2.3 Bảng đánh giá năng lượng cho nguyên liệu đầu vào.

1.2.4 Công nghệ-kỹ thuật.

1.3 Tái sử dụng- tái chế phụ phẩm, phế phẩm.

1.4 Tuần hoàn lại nhiệt thừa giữa các giai đoạn sản xuất.

2. Nhận xét tính khả thi và hạn chế của các phương án.

2.1 Nguyên liệu.

2.2 Năng lượng.

2.3 Công nghệ-kỹ thuật.

2.4 Tái sử dụng-tái chế phụ phẩm, phế phẩm.

2.5 Tuần hoàn lại nhiệt thừa.

V. Kết luận.

I. Giới thiệu về công ty cổ phần Đường Biên Hòa:

Công ty cổ phần Đường Biên Hòa đã được thành lập 43 năm, là 1 trong những công ty

đường được thành lập sớm nhất nước ta. Nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa 1- Đồng

Nai. Công ty có các nhà máy sản xuất đường tinh luyện, rượu các loại và 1 hệ thống kho

bãi rộng lớn. Tổng diện tích mặt bằng công ty: 198.245,9 m2. Đường Biên Hòa chiếm

10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty

chiếm 70% thị phần. Tại Tây Ninh công ty có 1 nhà máy sản xuất đường thô với công

suất 3.500 tấn/ngày.

-Với tổng số lao động là 730 người, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực:

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường (đường RS đóng bao, RS +

vitamin A, RS túi lá xanh, RE túi cành mai, RE bồ sung vitamin A, RE que 8gr

túi in…), các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ

phẩm (champange đỏ 100, st napoleon 390...) và phế phẩm của ngành mía đường.

Mua bán máy móc và thiết bị vật tư ngành mía đường.

Sửa chửa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.

Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp.

Mua bán, đại lý gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư

ngành mía đường.

Dịch vụ cho thuê kho bãi-vận tải: tổng diện tích cho thuê kho bãi hơn 25.000m2,

được xây dựng khá kiên cố, hiện đại, thiết kế thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa

vào kho.

Dịch vụ ăn uống.

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại.

-Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: thủ đô Hà Nội,

thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của

công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.

II. Đánh giá về sức cạnh tranh giữa BHS với các công ty sản xuất đường trong

nước:

So với 37 công ty sản xuất đường hiện nay trong nước, đối thủ cạnh tranh

trong mảng thị trường đường tinh luyện R.E của công ty cổ phần Đường

Biên Hòa (BHS) như: công ty Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), công ty

Đường Lam Sơn (LSS), công ty Đường Nagajura…

Lợi thế cạnh tranh của công ty là có 43 năm hoạt động, thương hiệu Đường

Biên Hòa được biết nhiều hơn thương hiệu đường Mimosa của SBT hay

các thương hiệu đường khác.

Giá đường Mimosa của SBT cũng là lợi thế cho SBT cạnh tranh với BHS ở

thị trường tiêu thụ đường ở khu vực phía Nam.

Cạnh tranh vùng nguyên liệu giữa BHS với SBT ở vùng nguyên liệu mía

Tây Ninh hay vùng nguyên liệu mía ở tỉnh Đồng Nai giữa BHS với công ty

đường La Ngà(LNS).

→ Để nâng tính cạnh tranh cho BHS đối với các công ty đường khác như : SBT,

La Ngà…việc lập dự án sản xuất sạch hơn cho BHS là vấn đề tất yếu.

III. Quy trình sản xuất đường:

Mía

Rửa sơ bộ

Ép

Lọc lần 1

Cô đặc lần 1

Lọc lần 2

Cô đặc lần 2

Nấu đường

Đường thô

Năng lượng (điện,

dầu)

Ca(0H)2

Tt0=80-850C

CO2

Bùn thải

CaCO3↓

Khói(hơi nước, khí thải)

Nhiệt

Bùn thải

T=100-1050C

Nước Nước thải

Năng lượng(điện ,

dầu..)

Bã mía

Khí thải

Nhiệt

Bùn thải,

SS, CaCO3↓

Bã mía

Bã mía

Năng lượng(điện,

dầu...

Ca(0H)2

T=50-550C

CO2

Khói(khí,hơi nước)

Nhiệt

Khói(khí,hơi nước)

Nhiệt

Rĩ đường

Mật rựa

Nước

Năng lượng(dầu,

điện)

Tạp chất

Ca(OH)2

CO2

Tạp chất

Than hoat tính Màu

Năng lượng(dầu,

điện)

Khói (hơi nước,

khí)

Năng lượng(điện,

dầu) Độ ẩm

Khí

Năng lượng(dầu,

điện)

Năng lượng

(dầu, điện)

Hơi nước

Khói, nhiệt

Than hoat

tính

Bã mía

Nhiệt

Nhiệt

Đường thô

Đường hồ

Song chắn rác

Đường nguyên

Lọc

Nước đường

Lọc

Đường tinh

Nấu

Sấy

Silo

Phân loại

Đường tinh luyện

Làm nguội

Các công đoạn gây ô nhiễm cần quan tâm về sạch hơn trong từng quá trình:

Sản xuất từ mía nguyên liệu thành sản phẩm đường tinh:

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Năng lượng

điện,dầu

Nước đường

Bã mía

Khí thải,

nhiệt

Ép

Bã mía: phơi khô

làm nguyên liệu

đốt, Nguyên liệu

sản xuất biogas

Thu gom bã mía và

xử lý khí thải tập

trung

Sử dụng công

suất điện phù

hợp với công

suất máy ép

Tận dụng bã mía

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Ca(OH)2,

CO2

Nhiệt(50-55oC)

Bùn

SS và

CaCO3

Bùn sản xuất

phân vi sinh

hoặc Biogas

Thiết kế thiết bị

chứa bùn tránh rò

rĩ CaCO3 ra môi

trường

Tận dụng

nhiệt thừa từ

các quá trình

khác ( sơ đồ 1)

tính toán lượng

Ca(OH)2 vừa

đủ,Xây bột Ca(OH)2

càng mịn càng tốt

HH

Tạo kết tủa lọai

màu và lọc

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Năng lượng

điện,dầu

Phụ gia

khói

Nhiệt, hơi

nước Cô đặc

Sử dụng năng

lượng thay thế

(đánh giá

nguyên liệu)

Tận dụng nhiệt và

hơi nước tránh thất

thoát nhiệt ra môi

trường

Bổ xung vừa đủ

O2 .Phun hơi với

dầu.Công suất

điện phù hợp

Tận dụng bã mía ép

để đốt, bảo quản

than hợp lý để tăng

hiệu quả quá trình

đốt(nếu dùng than)

Kĩ thuật tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Tẩy màu bằng than

hoạt tính

Tận dụng nước

màu và than

hoạt tính (sơ đồ

2)

Sử dụng các hóa

chất tiết kiệm mà

không ảnh hưởng

đến chất lượng sản

phẩm

Hoàn nguyên

than hoạt tính

ở nhiệt độ

200oC

Than hoạt tính có

độ mịn cao tăng

diện tích tiếp xúc,

tăng hiệu quả lọc

Than hoạt

tính

Nước đường

Nước màu

Than hoạt tính

bão hòa cặn

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Năng lượng

điện,dầu

Nước đường

Khí thải

Hơi nước

và nhiệt Nấu

Sử dụng nguyên

liệu thay thế(

đánh giá nguyên

liệu)

Làm bằng các thiết

bị cách nhiệt tốt,

tránh những bức

xạ nhiệt

Bổ xung vừa đủ

O2 . Phun hơi với

dầu. Công suất

điện phù hợp.

Tận dụng nhiệt

vào các quá trình

khác( sơ đồ)

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Kĩ thuật

tái chế

Kĩ thuật bảo

tồn MT

Kĩ thuật tiết kiệm

năng lượng

Kĩ thuật tiết

kiệm tài nguyên

Năng lượng

điện,dầu

Không khí

Độ ẩm

Hơi nước

và nhiệt Sấy

Làm bằng các thiết

bị cách nhiệt tốt,

tránh những bức

xạ nhiệt.

Bổ xung vừa đủ

O2 . Phun hơi với

dầu. Công suất

điện phù hợp

Tận dụng nhiệt

vào các quá trình

khác( sơ đồ 2)

ổn định

bằng xilo

Làm bằng các thiết

bị cách nhiệt tốt,

tránh những bức

xạ nhiệt

Thổi gió bằng hệ

thống khí tuần

hoàn Sơ đồ 2

Sử dụng hiệu quả

năng lượng, bảo

trì hệ thống

thường xuyên

Gió có độ

ẩm < 50%

Năng lượng

(điện)

Hơi nước và

nhiệt ( nhỏ)

IV. Phương án trong dự án sản xuất sạch hơn cho nhà máy đường Biên Hòa:

Theo 4 tiêu chí: Thay thế, Giảm thiểu , tái chế cuối cùng là xử lí

1. Đề xuất các phương án.

1.1Nguyên liệu.

1.1.1 Giới thiệu về mía nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu chính là mía nguyên liệu và đường thô.

Mía cung cấp cho nhà máy đường chủ yếu ở các vùng trong tỉnh Đồng Nai (Trảng

Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu) ngoài ra còn 1 số vùng nguyên liệu lớn thuộc tỉnh

Tây Ninh.

Mùa vụ trồng mía: do đặc điểm địa lý Đông Nam Bộ là vùng đất cao, mùa khô

kéo dài đến 5-6 tháng. Để giải quyết vấn đề nước tới vào mùa khô nên phải tận

dụng tuyệt đối lượng nước mưa vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

- Vụ đầu mùa mưa trồng vào tháng 5-6 thu hoạch sau 10-12 tháng. Vụ trồng này do

đất ẩm, mầm mía mọc nhanh, đẻ nhánh nhanh, sinh trưởng tốt → cho năng suất

cao.

- Vụ cuối mùa mưa, trồng khoảng tháng 10-11, thu hoạch sau 12-15 tháng do đó

năng suất tỉ lệ đường cao hơn vụ đầu mùa mưa.

Giống mía trồng hiện nay: F-156, MY-5514, Ja 60-5, ROC-16…

1.1.2 Phương án đề xuất:

Ta phải mở rộng vùng nguyên liệu đồng thời hợp tác với trung tâm giống cây

trồng các tỉnh như: Đồng Nai hoặc Tây Ninh để cung cấp cho các vùng nguyên

liệu giống mới cho năng suất đường cao hơn, có thể trồng quanh năm phù hợp với

kiểu khí hậu 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) ở 2 vùng này. Ngoài ra có thể mở rộng

vùng nguyên liệu ở tỉnh Bình Dương do ở đây khí hậu có tính chất tương tự như 2

vùng nguyên liệu trên đồng thời giảm chi được phí vận chuyển mía từ vùng

nguyên liệu về nhà máy đường so với các vùng nguyên liệu khác.

Ngoài ra ta có thể thử nghiệm việc lai giống củ cải đường để phù hợp với khí hậu

nhiệt đới nước ta, hay ta có thể mở rộng vùng nguyên liệu trồng củ cải đường cung

cấp cho nhà máy ở khu vực Tây Nguyên: Đak Nông, Lâm Đồng là thích hợp hơn

hết. Giải quyết được bài toán thiếu nguyên liệu ép→thời gian sản xuất theo mùa

vụ.

Đồng thời phải có chiến lược thu mua nguyên liệu hợp lý để nâng sức cạnh với các

nhà máy khác trong vùng nguyên liệu như: nhà máy đường La Ngà Đồng Nai, nhà

máy đường Bourbon Tây Ninh.

Chọn thời gian thu mua thích hợp, thu mua trước khi mía trổ hoa (bông cờ) là tốt

nhất, vì khi ra hoa cây mía hổng ruột làm giảm năng suất và giảm lượng đường.

Hỗ trợ người nông dân trồng mía với nhiều hình thức như: vốn, giống, phân bón,

đất trồng để giảm gánh chịu rủi ro về nguyên liệu do khó mở rộng diện tích trồng

mía trong khi nhiều nhà nông dân không trồng mía mà chuyển sang trồng loại cây

khác có giá trị kinh tế hơn.

→ Việc cung cấp nguyên cho nhà máy hoạt động 24/24 cũng đã góp phần vào việc giảm

năng lượng trong quá trình sản xuất (dầu để khởi động hệ thống máy), giảm lượng nước

trong việc rửa các bộ phận cần thiết để chứa nước đường ở giai đoạn đầu sản xuất→giảm

chi phi sản xuất, giảm giá thành→nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

1.2 Năng lượng:

1.2.1 Thông tin về năng lượng:

Nhiên liệu cung cấp cho hệ thống máy móc: dầu FO.

Nguyên liệu đốt: than củi, than đá, dầu…

Cung cấp nước cho các công đoạn như rửa mía, làm nguội nồi hơi…

Điện năng cung cấp cho hệ thống chiếu sáng, khởi động động cơ…

1.2.2 Phương án đề suất:

Đo công suất ép mía của nhà máy lớn (3.500 tấn/ngày) nên ta sẽ tận dụng bã mía

sau khi ép để làm nguyên liệu đốt thay vì phải đốt bằng dầu hay bằng than…(cứ 3

tấn xã mía thì bằng hiệu suất đốt của 1 tấn dầu).

Nếu lượng bã mía đáp ứng không đủ cho việc đốt để thu nhiệt cho các giai đoạn

cần thu nhiệt thì ta sẽ sử dụng thêm nguyên liệu đốt ở đây là than củi nhưng để đạt

hiệu suất cao trong quá trình đốt ( do than có độ ẩm cao, lượng gió dư trong lò

cao, kích thước và chất lượng than thấp do chứa nhiều tạp chất)→ ta sẽ dùng bạt

che than tránh trời mưa, kiểm soát độ ẩm của than khi nhập nguyên liệu, kích

thước than đúng kỹ thuật.

Nếu lượng bã mía dư thì ta sẽ kết hợp với bùn trong quá trình lắng làm trong nước

mía để làm phân vi sinh cấp cho vùng nguyên liệu.

Thay đổi dầu DO cho FO để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.

Ngoài thay đổi công nghệ thì ta có thể thay tất cả bóng đèn sợi đốt thành bóng đèn

kiệm điện. Lượng điện tiêu thụ giảm khoảng 6% mỗi năm→giảm chi phí sản xuất.

1.2.3 Bảng đánh giá năng lượng cho nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu: Than, Điện Khí Gas từ sản xuất Biogas, bã mía, dầu FO

Tiêu chí: Kinh tế, Môi Trường, Hiệu xuất

Trên thang điểm 10

Tiêu chí

Loại năng

lượng

Tận dụng

nguyên

liệu (+2) Môi trường Kinh tế Hiệu suất Tổng điểm

Dầu FO 0 6 7 9 22

Điện 0 10 8 8 26

Bã Mía 2 4 10 6 22

Khí Biogas 2 4 10 4 20

Than 0 5 6 9 20

Theo bảng đánh giá thì nguyên liệu thích hợp cho quá trình nấu và cô đặc là điện, dầu FO

và bã mía. Các nguyên liệu này được kết hợp trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy.

Tuy nhiên khí Biogas cũng được chú ý tới bởi có thể tận dụng từ các chất thải trong quá

trình sản xuất.

1.2.4 Công nghệ- kỹ thuật.

Bảo dưỡng hệ thống dây chuyền sản xuất định kỳ.

Thay đổi bộ phận hay toàn bộ dây chuyền sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất.

Thiết kế hệ thống kiểm soát lượng gió của vào lò đốt để tăng hiệu quả đốt nguyên

liệu cung cấp nhiệt cho các giai đoạn cần sử dụng nhiệt năng (nấu đường, cô

đường..).

1.3 Tái sử dụng- tái chế phụ phẩm, phế phẩm:

Ta có thể tận dụng lượng bùn thải, bã mía, than hoạt tính trong các quá trình lý hóa

(lắng, lọc ) để xây dựng thêm khu vực sản xuất phân vi sinh ngay trong nhà máy.

Ưu điểm của việc sản xuất phân vi sinh từ bùn thải:

- Giảm chi phí trong khâu xử lý bùn sau quá trình hóa lý.

- Thu lại lợi nhuận từ phế phẩm (bùn thải…) từ việc bán phân vi sinh với giá bán

1.200 ÷ 7.500 đồng/kg.

- Có thị trường phân phối phân vi sinh ổn định như cung cấp phân vi sinh cho các

vùng nguyên liệu của chính nhà máy. Việc này sẽ dẫn đến 1 số lợi ích như:

Đầu ra ổn định cho sản phẩm phân vi sinh của nhà máy.

Giúp người dân giảm lo lắng về việc trả tiền phân bón ở giai đoạn đầu. Ở đây

ta sẽ không thu tiền phân bón ngay từ đầu mà ta sẽ trừ vào tiền bán mía cho

nhà máy của người dân.

Kéo theo ta sẽ có 1 lượng nguyên liệu cung cấp ổn định cho nhà máy sản xuất.

Ngoài ra ta có thể tận dụng bùn thải để sản xuất khí biogas.

Tận dụng phụ phẩm (rỉ đường..) để làm rượu, men bánh mì, hay phục vụ cho công

ty bánh kẹo Bibico, bột ngọt Vedan, thức ăn chăn nuôi….

1.4 Tuần hoàn lại nhiệt thừa giữa các giai đoạn sản xuất.

Tận dụng nhiệt thải để sấy khô bã mía cung cấp cho giai đoạn đốt nguyên liệu để

cung cho các giai đoạn nấu, sấy.

Sử dụng nhiệt dư ở quá trình sấy, hay làm nguội nồi hơi để tuần hoàn lại cung cấp

cho quá trình gia nhiệt → giảm được việc đốt nguyên liệu để gia nhiệt trước quá

trình lọc.

*** Sơ đồ vị trí các quá trình và tuần hoàn năng lượng trong nhà máy sản xuất đường để

giảm thiểu tối đa tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng:

***Lợi ích của các phương án trong dự án sản xuất sạch hơn cho BHS.

Dự án sản xuất sạch hơn không những giúp BHS cạnh tranh về giá thành sản

phẩm, vùng nguyên liệu, đem lại lợi nhuận kinh tế cũng như tiết kiệm chi phí

trong quá trình sản xuất, thân thiện với môi trường…

2. Nhận xét về tính khả thi và hạn chế của các phương án:

2.1 Nguyên liệu:

Phương án mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến giống mía cũng như có chính sách

phù hợp trong việc thu mua mía nguyên liệu là khả thi hơn việc áp dụng trồng thử

giống củ cải đường, do chi phí đầu tư bước đầu cao hơn phương án trên cũng như

kết quả đem lại cũng không cao.

2.2 Năng lượng:

Ép

Cô đặc1

Cô đặc 2

Thêm Ca(OH)2, CO2,50-55oC

Thêm Ca(OH)2, CO2,80-85oC

Rửa sơ bộ

Nấu

Lọc 1

Lọc 2

Sấy

Làm nguội

xilo

Hầm ủ

Biogass

Lọc

Bã mía

Nguyên

liệ

u đ

ốt

Bùn thải

gas

Nhiệt ,hơi nóng

Nhiệt ,hơi nóng

Việc thay thế dầu FO bằng DO là không khả thi do: giá thành dầu DO (khoảng

21000VND) cao hơn dầu FO(16000VND), sử dụng dầu FO cho hiệu suất ( nhiệt

tỏa ra) cao hơn đồng thời ít tốn dầu hơn dầu DO.

Tiết kiệm nước trong các giai đoạn sản xuất là thiết thực và ta có thể tính toán để

thực hiện được.

2.3 Công nghệ- kỹ thuật:

Việc thay thế mới dây chuyền sản xuất là không cả thi do chi phí đầu tư cao, việc

tiến hành cải tiến từng bộ phận thì hiệu quả không cao bằng thay thế toàn bộ

nhưng chi phí đầu tư thấp hơn nhiều.

Việc bảo dưỡng định kỳ dây chuyền sản xuất thì ta có thể tiến hành định kỳ được,

cũng như việc kiểm tra lượng gió vào lò trong quá trình đốt.

2.4 Tái sử dụng-tái chế phụ phẩm, phế phẩm:

Việc tận dụng rỉ đường cho quá trình sản xuất rượu của chính công cũng như việc

bán lại cho công bánh kẹo Bibica hay bột ngọt Vedan đều khả thi bởi vì các công

ty trên gần nhau về vị trí địa lý, nhu cầu các mặt hàng bột ngọt và bánh kẹo đều

tăng lên nên nhu cầu về nguyên liệu đầu vào đều tăng theo.

Tận dụng bùn thải làm phân vi sinh có tính khả thi hơn việc sản xuất khí biogas do

lợi ích của phân vi sinh có nhiều ưu điểm ( đã đề cập ở trên) hơn sản xuất biogas.

2.5 Tuần hoàn nhiệt thừa:

Phương án tuần hoàn nhiệt thừa có tính khả thi nhưng muốn thực hiện thì ta phải

thiết kế thêm hệ thống tuần hoàn nhiệt.

V. Kết luận:

Theo xu hướng toàn cầu hóa hội nhập kinh tế thì việc tăng tính cạnh tranh cho sản

phẩm với các công ty trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài là vấn đề mà

công ty nào cũng đang gặp phải. Do đó, công ty cổ phần Đường Biên Hòa đã tiến

hành lập nên dự án sản xuất sạch hơn để góp phần tăng tính cạnh tranh, khẳng

định vị thế của mình trên thị trường cũng như tăng lợi nhuận kinh tế cho công ty.