ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

243
www.sand.com.vn 1 MC LC PHN 1: ĐÁNH GIÁ KT QUTHC HIN K HO CH PHÁT TRI N KT -XH NĂM 2014 KHUY N NGH CHÍNH SÁCH 1. Trương Đình Tuyn: Kinh tế Vit Nam năm 2014 trin vng 2015....................................................................................................................................... 2. GS.TS Trn ThĐạt, PGS.TS Nguyn Vit Hùng, TS. Hà Qunh Hoa: Tăng trưởng và lm phát Vit Nam 8 tháng năm 2014 và dbáo............................................... 3. Bùi Trinh & Nguyn Trí Dũng: La chn chính sách trong bi cnh hin nay...................................................................................................................................... 4. TS. Phm ThThu Hng: Mt svn đề phát trin khu vc tư nhân.................................................................................................................................... 5. TS. Nguyn ThLan Hương: Vn đề tht nghip và vic làm: Hin trng và gii pháp........................................................................................................................ ......... 6. PGS.TS Bùi Tt Thng: Quan hkinh tế Vit Nam Trung Quc trong phát trin kinh tế Vit Nam................................................................................................................. 7. Bùi Trinh: Đánh giá nhân tTrung Quc vi nn kinh tế Vit Nam và nhng khuyến nghchính sách...................................................................................................... 8. TS. Nguyn Mnh Hùng: Cp nht tình hình kinh tế thế gii và mt svn đề quc tế ni bt..................................................................................................................... 9. Nhóm nghiên cu ca IMF: Trin vng toàn cu và thách thc chính sách....................................................................................................................... PHN 2: ĐÁNH GIÁ KT QUTÁI CƠ CU NN KINH TGIAI ĐON 2012 – 2014 1. TS. Lê Đăng Doanh: Tái cơ cu kinh tế: Kết quvà bài hc kinh nghim........... 2. PGS.TS Trn Đình Thiên & các cng s: Tái cơ cu doanh nghip nhà nước: Các đim nghn và gii pháp thúc đẩy.......................................................................... ..... 3. PGS.TS Nguyn Tiến Dũng & TS. Lê Hng Nht: Tái cơ cu doanh nghip nhà nước: Nhìn tgiác độ kinh tế hc thchế.......................................................................... 4. PGS.TS Nguyn Văn Trình: Tái cơ cu doanh nghip nhà nước: Tín hiu mi tkết quthc hin và gii pháp đẩy mnh cho giai đon 2014 – 2015............................. 5. TS. Trn Du Lch: i cơ cu đầu tư công: Vn đề và gii pháp.......................

Upload: dalvini-pham

Post on 06-Jul-2015

242 views

Category:

Economy & Finance


16 download

DESCRIPTION

Báo cáo số liệu tình hình kinh tế xã hội Vietnam năm 2014, dự đoán xu hướng 2015 tại diễn đàn kinh tế mùa thu bởi các chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách hàng đầu Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 1  

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2014 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1. Trương Đình Tuyển: Kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015....................................................................................................................................... 2. GS.TS Trần Thọ Đạt, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, TS. Hà Quỳnh Hoa: Tăng trưởng và lạm phát Việt Nam 8 tháng năm 2014 và dự báo............................................... 3. Bùi Trinh & Nguyễn Trí Dũng: Lựa chọn chính sách trong bối cảnh hiện nay...................................................................................................................................... 4. TS. Phạm Thị Thu Hằng: Một số vấn đề phát triển khu vực tư nhân.................................................................................................................................... 5. TS. Nguyễn Thị Lan Hương: Vấn đề thất nghiệp và việc làm: Hiện trạng và giải pháp................................................................................................................................. 6. PGS.TS Bùi Tất Thắng: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam................................................................................................................. 7. Bùi Trinh: Đánh giá nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách...................................................................................................... 8. TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Cập nhật tình hình kinh tế thế giới và một số vấn đề quốc tế nổi bật..................................................................................................................... 9. Nhóm nghiên cứu của IMF: Triển vọng toàn cầu và thách thức chính sách.......................................................................................................................

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

1. TS. Lê Đăng Doanh: Tái cơ cấu kinh tế: Kết quả và bài học kinh nghiệm........... 2. PGS.TS Trần Đình Thiên & các cộng sự: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy............................................................................... 3. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng & TS. Lê Hồng Nhật: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Nhìn từ giác độ kinh tế học thể chế.......................................................................... 4. PGS.TS Nguyễn Văn Trình: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Tín hiệu mới từ kết quả thực hiện và giải pháp đẩy mạnh cho giai đoạn 2014 – 2015............................. 5. TS. Trần Du Lịch: Tái cơ cấu đầu tư công: Vấn đề và giải pháp.......................

Page 2: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 2  

6. TS. Vũ Sỹ Cường & các cộng sự: Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước: Thực trạng và giải pháp............................................................................................................. 7. Đặng Đức Thành: Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư công, chú trọng đầu tư tương xứng: Đột phá phát triển tam nông........................................................................ 8. GS. Trần Thọ Đạt và các cộng sự: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế........................................................ 9. PGS. TS Ngô Trí Long: Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (2012-2014) và những khuyến nghị............................................................................................ 10. Th.S Đinh Tuấn Minh: Đánh giá các chương trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 và các khuyến khị chính sách............................................... 11. Bộ Giao thông Vận tải: Đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đổi mới và thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp..................................... 12. Bộ Xây dựng: Đánh giá những kết quả trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đổi mới và thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp............................................................. 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tái cơ cấu đầu tư nông nghiệp, nông thôn................................................................................................................................... 14. Các bài trình bày bằng Slide Võ Trí Thành: Kinh tế Thế giới và Việt Nam 2014-2015: Gập ghềnh phục hồi, thách thức cải cách Trương Đình Tuyển: Kinh tế Việt Nam những năm gần đây – năm 2014 và triển vọng Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF: Kinh tế toàn cầu và Việt Nam: Những diễn biến và triển vọng kinh tế vĩ mô Ts. Nguyễn Đình Cung: Tái cơ cấu DNNN: Nhìn từ cải cách thể chế kinh tế

Page 3: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 3  

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2014 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Page 4: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 4  

KINH TẾ VIỆT NAM 2014 VÀ TRIỂN VỌNG 2015

Trương Đình Tuyển Để có cái nhìn toàn diện kinh tế Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015, cần

lùi lại thời gian để nhìn lại kinh tế Việt Nam từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay để tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải và loay hoay với những giải pháp ngắn hạn; mặc dù những những thông tin này đối với nhiều đại biểu không phải là mới.

I. Kinh tế thế giới từ năm 2008 đến nay: Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro; tính bất định và độ rủi ro tăng lên

1. Tổng quan Mở đầu là sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers, làm rung chuyển thị trường

tài chính Mỹ, lan rộng sang Châu Âu và tác động đến kinh tế toàn cầu. Hệ quả: - Kinh tế thế giới suy giảm mạnh. Giai đoạn 2002-2006 GĐP toàn cầu tăng bình quân

4,06%/năm, từ năm 2007-2011 chỉ tăng bình quân 2,7% (giảm 33%) năm 2013 tăng 2,9%. - Thất nghiệp tăng cao: Trong một thời gian dài tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên đến hơn 8%,

có thời những thời điểm tới 9,2%. Khu vực đồng Euro còn cao hơn nữa, nhất là các nước Nam Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp lên đến trên 20%. Tuy nhiên, thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã giảm mạnh trong năm 2013, hiện ở mức khoảng trên 6% nhưng chưa vững chắc.

- Nợ công tăng cao, tâm hụt ngân sách lớn, đặc biệt khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro, từng đe doạ sự tồn tại của đồng tiền này và tác động đến sự ổn định toàn cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của nhiều nền kinh tế, kể cả những nền kinh tế mới nổi.

Điểm lưu ý ở đây là mặc dù nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách lớn nhưng để đối phó với suy giảm và thất nghiệp Hoa Kỳ và EU vẫn thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng và chính sách lãi suất thấp để tăng đầu tư công và tạo thị trường cho đầu tư tư nhân.

Rõ ràng họ phải lựa chọn giữa tăng trưởng và việc làm với tăng nợ công và bội chi ngân sách trong ngắn hạn.

2. Các học giả đánh giá về nguyên nhân khủng hoảng Các nhà kinh tế tiếp cận nguyên nhân khủng hoảng theo nhiều chiều cạnh khác nhau: - Đa số các nhà kinh tế cho rằng khủng hoảng bắt nguồn từ nền kinh tế tiền tệ (thị

trường tài chính) tác động đến nền kinh tế thực (Điểm cần lưu ý ở đây là từ những năm 80 của thế kỷ trước nền kinh tế tiền tệ đã thoát lý khỏi nền kinh tế thực và ngày càng phình to, hiện tổng giá trị tiền tệ lưu hành đã lớn gấp trên 4 lần giá trị của nền kinh tế thực).

Page 5: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 5  

- Một số nhà kinh tế lại cho rằng khủng hoảng lại bắt nguồn từ nền kinh tế thực - là sự vỡ bong bóng bất động sản và trong điều kiện các tài sản thế chấp bất động sản được chứng khoán hoá, kéo theo sự khủng hoảng của thị trường tài chính.

- Powel, nguyên Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lại cho rằng khủng hoảng là do sự phát triển không cân đối của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc: Mỹ tiêu dùng quá nhiều mà tích luỹ quá ít. Trung Quốc, ngược lại, tiêu dùng quá ít mà tích tích luỹ quá nhiều.

3. Tác động đến Việt Nam - Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nhưng không quá lớn. - Dòng vốn đầu tư FDI bị giảm sút. - Phản ứng chính sách trở nên khó khăn và phức tạp hơn. II. Kinh tế Việt Nam từ năm 2008 - 2013 1. Các chỉ tiêu phát triển

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng GDP (%) 5,66 5,4 6,42 6,24 5,25 5,42

CPI (%) 19,89 6,52 11,75 18,58 9,21 6,04

Đầu tư (% GDP) 43,1 42,8 41,9 36,4 33,5 30,4

Bội chi NSNN (%GDP) 4,60 6,90 5,60 4,90 4,80 5,30

Cán cân TM -18 -12,8 -12,6 -9,8 0,748 0,10

Nợ công (%GDP) 56,5 54,9 55,7 56

2. Nhận xét tổng quan Bất ổn vĩ mô kéo dài, lạm phát cao, tăng trưởng suy giảm, số doanh nghiệp ngừng

hoạt động tăng; nợ công tăng nhanh, từ mức 36,2% GDP năm 2008 đã lên đến 56% GDP năm 2013. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của Tạp chí The Economic công bố ngày 20/8/2014 thì hiện nay bình quân mỗi người dân Việt Nam phải gánh 99 USD nợ công. Tuy nhiên, có thể nói kinh tế Việt Nam năm 2013 đã chạm đáy.

2. Nguyên nhân 2.1. Các nguyên nhân có tính cơ cấu - Cơ cấu kinh tế lạc hậu:

Page 6: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 6  

+ Công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp. + Nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ phân tán manh mún, năng suát lao động và

giá trị gia tăng trên 1 ha đất thấp. Tiềm năng giải phóng của khoán hộ và kinh tế hộ đang dần vơi cạn.

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế bất ổn, không phát huy được tiềm năng của khu vực tư nhân.

+ Quan điểm kinh tế nhà nước là chủ đạo dẫn đến sự gia tăng tính độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Mặc dù số lượng DNNN đã giảm mạnh từ 12.000 doanh nghiệp đầu những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hiện nay (giảm khoảng 12 lần về số DN) nhưng việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước, nhiều tổng công ty Nhà nước với nhiều công ty con, cháu, thậm chí cả công ty chắt được ôm trong lòng nó đã làm cho tỷ trọng của DNNN trong GDP vẫn ở mức rất cao, chiếm đến 32%, tỷ trọng dư nợ tín dụng và nợ xấu của DNNN còn cao hơn.

2.2. Nguyên nhân về mô hình tăng trưởng Mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng các yếu tố đầu vào và khai thác tài

nguyên để xuất khẩu; năng suất lao động thấp. Đóng góp của nhân tố tổng năng suất bị tụt giảm.

Biểu 1. Năng suất lao động của Việt Nam so với một số nước

Theo khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 2013 thì năng suất lao động

của Việt Nam chỉ bằng ¼ của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/10 Hàn Quốc, 1/15 Singapore. Nhân tố tổng năng suất đóng góp vào tăng trưởng ngày càng giảm: Theo Báo cáo

thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013, tăng trưởng TFP đạt khoảng 3,4%, giảm xuống 0% năm 2009 và 1,8% năm 2010, tiếp tục xuống dưới 1% năm 2012.

Chính tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào làm tăng tổng cầu trong khi mô hình tăng trưởng kém hiệu quả không tạo ra nhiều nguồn cung mới, gây ra mất cân đối cung - cầu phải nhập siêu lớn là nguyên nhân gây ra lạm phát và bất ổn vĩ mô những năm qua.

Page 7: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 7  

2.3. Những nguyên nhân từ điều hành kinh tế Phản ứng chính sách ở một số thời điểm không hợp lý, làm phức tạp thêm tình hình

và khoét sâu những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng. 2.4. Những biểu hiện tương đồng trong khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

tế toàn cầu với bất ổn vĩ mô ở Việt Nam.

Nguyên nhân Kinh tế thế giới Kinh tế Việt Nam - Giá trị tiền tệ thoát ly kinh tế thực

Khủng hoảng kinh tế tiền tệ tác động đến kinh tế thực

Giá trị tài sản tài chính tăng, gấp nhiều giá trị thực

- Bong bóng bất động sản Khủng hoảng kinh tế thực tác động động đến thị trường tài chính

Sự tụt dốc của thị trường bất động sản nợ xấu tăng, tác động đến kinh tế thực

- Phát triển mất cân đối của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc

Hoa Kỳ: Tiêu dùng nhiều, tích lũy ít. Trung Quốc: Tiêu dùng ít, tích lũy nhiều.

Tiết kiệm ít, đầu tư nhiều từ mức tiết kiệm 32%/GDP (giai đoạn 2002-2006), xuống còn 29%/GDP (giai đoạn 2007-2011), trong khi đầu tư tăng từ 39% lên 44,4% trong cùng thời gian.

III. Kinh tế Việt Nam năm 2014 - Dự báo và triển vọng 1. Dự báo tháng 7 về kinh tế thế giới của IMF Tháng 7/2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh hạ mức tăng trưởng của

kinh tế thế giới mà đặc điểm nổi bất là điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng so với dự báo tháng 4/2014, trong đó có sự suy giảm của các nền kinh tế lớn.

Khái quát: Chính phủ buông lỏng, Các định chế tài chính tham lam, Cơ chế quản lý thị trường tài chính bất cẩn

Page 8: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 8  

Bảng: Dự báo kinh tế thế giới của IMF (Tháng 7)

Page 9: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 9  

2. Tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 và dự báo cả năm 2014, triển vọng 2015 Chỉ tiêu 2014 Thực hiện 6 tháng 1. Tốc độ tăng GDP (%) 5,8 5,18 Khu vực nông nghiệp 2,96 Khu vực công nghiệp và xây dựng 5,33 Khu vực dịch vụ 6,01 2. Lạm phát (% ) 7 1,38% (so với T12/013)

3. Tăng trưởng tín dụng 12-14%

1,4% (đến 26/8 mới đạt 4,5%, dù có sự tăng trưởng khá mạnh trong tháng 7 và 8 (?) nhưng vẫn thấp thua rất xa so với nức 12-14% dự kiến cho năm 2014.

4. Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Tăng 10% Tăng 14,9% so với cùng kỳ 013 Nhập khẩu Tăng 11% so với cùng kỳ 013 Chênh lệch XNK +1,3 tỷ USD ( 1,7% XK) 5. Thu – chi ngân sách Thu ngân sách Đến 15/6 đạt 48,25% dự toán năm Chi ngân sách Đến 15/6 đạt 44,6% dự toán năm. 5. Tổng đầu tư xã hội Tăng 8,2% so với cùng kỳ (30,1%GDP) 6. DS bán lẻ HH&DV Tăng 5,7% (sau khi đã loại trừ yếu tố giá) 7. Tình hình DN

DN thành lập mới Giảm 4,1% và tăng 19,3% về vốn đăng ký (so với cùng kỳ) DN giải thể hoặc ngừng hoạt động Tăng 16,3% so với cùng kỳ. DN đã ngừng hoạt động, hoạt động lại Giảm 10,7% so với năm trước.

Nhận xét: Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, lạm phát giảm, đến tháng 8 CPI mới ở mức 1,84% so với tháng 12/2014. Dự báo cả năm 2014, CPI khó vượt quá 4,5% so với tháng 12/2013. Nền kinh tế đã thoát đáy và đang vật vã để đi lên nhưng tổng cầu vẫn yếu, nợ xấu không được giải quyết hiệu quả và đang có xu hướng tăng lên, tín dụng không đến được với nền kinh tế; tốc độ phục hồi chậm.

Khu vực doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, chỉ số quản trị mua hàng theo HSBC, tuy vẫn ở mức trên 50 điểm % nhưng đã sụt giảm 4 tháng liên tục. Điều đáng lưu ý là khu vực tư nhân Việt Nam ngày càng yếu đi, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này 8 tháng năm 2014 chỉ còn chiếm 32,7% trong tổng kim ngạch của cả nước, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối FDI đã lên tới 67,3%. Hệ thống phân phối cũng đang bị các nhà đầu tư nước ngoài xâm lấn, FDI cũng đã chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Tình hình này là tốt hay xấu và liệu tăng trưởng kinh tế có đi liền với tích lũy và tăng

Page 10: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 10  

cường nội lực, gia tăng sức mạnh của DN trong nước? Đây là một câu hỏi cần được đặt ra một cách nghiêm túc.

Về tốc độ tăng trưởng: Khó đạt mức tăng trưởng 5,8% như chỉ tiêu. Nếu muốn đạt, phải tăng thêm khai thác dầu thô, khai thác than…(như đã từng làm) nhưng đây là cách tăng trưởng không hiệu quả. Vấn đề không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là cách thức tạo ra tăng trưởng. Nếu giải quyết được nợ xấu, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân, thì có thể tiếp cận đến chỉ tiêu này và tạo đà cho năm 2014 và tạo đà cho năm 2015. (Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cải cách thủ tục hải quan, môi năm có thể tiết kiệm cho nền kinh tế đến 20 tỷ USD)

Về lạm phát: Lạm phát sẽ không vượt quá 4,5% do tổng cầu thấp và giá thị trường thế giới theo dự báo không có biến động lớn.

Xuất khẩu có khả năng vượt kế hoạch. Các chỉ khác như thu chi ngân sách, mức bội dự báo đạt kế hoạch. Dự báo năm 2015: Theo IMF (như bảng trên) kinh tế thế giới năm 2015 phục hồi mạnh hơn, tăng

trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm % so với dự báo tăng trưởng năm 2014. (cao hơn khá nhiều mức tăng trưởng của năm 2013 so với 2012).

Mặc dù vậy, tình hình vẫn còn nhiều bất định: khủng hoảng Ucraina, kèm theo sự cấm vận của phương Tây với Nga, khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông... sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu

Kinh tế Việt Nam năm 2015 có mức phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6%-6,2%. Lý do: yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh đang được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và sẽ có chuyển biến trên hầu hết các tiêu chí trong nửa đầu năm 2015. Nhiều khả năng hầu hết các Hiệp định mậu dịch tư do ta đang đàm phán sẽ được hoàn thành không muộn hơn 6 tháng đầu năm 2015. Điều này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Lạm phát: Dự báo không quá 6,5% nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chính sách trung hòa tiền tệ (ngoại tệ vào Việt Nam sẽ tăng, lượng tiền VND để mua ngoại tệ sẽ lớn (gần giống như năm 2007) cần phải có giải pháp rút tiền VND về...).

Nguy cơ và các rủi ro có thể: - Nợ công tăng, đe doạ khả năng trả nợ và an toàn tài chính. Nếu tăng trưởng thấp và do

đó thu ngân sách tăng chậm, nguồn trả nợ sẽ khó khăn. Cần kiểm soát chặt chỉ tiêu này. - Thiếu quyết tâm chính trị, vướng bận Đại hội Đảng các cấp, làm trì trệ công việc. 3. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 3.1. Giải pháp ngắn hạn - Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Yêu cầu này đang được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Một công việc

không mất nhiều tiền (nói chính xác là không mất tiền nếu không sử dụng công nghệ thông

Page 11: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 11  

tin để có thể làm tốt hơn, nhưng tiếc là chúng ta thực hiện quá muộn). Trong khi chúng ta đề ra chương trình cải cách thủ tục hành chính hàng chục năm nay và báo cáo vẫn đánh giá đạt được những kết quả tích cực nhưng môi trường kinh doanh vẫn rất kém. Thế mới biết một chương trình không mô tả được thì không đo lường được, mà không đo lường được thì không quản lý được và lần này chúng ta đưa ra được tiêu chí đo lường để quản lý được nó. Cần tiếp tục đà này, tạo nên một nếp sống, một thói quen trong đội ngũ công chức Nhà nước.

- Có giải pháp hữu hiệu để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại, gắn với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thực hiện minh bạch tỷ lệ nợ xấu.

Đối với nợ xây dựng cơ bản và nợ của DNNN, trước sau nhà nước cũng phải trả, cần tìm nguồn để trả (bán cổ phần của các DNNN mà nhà nước không cần tham gia sở hữu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để trả, giải phóng bớt gánh nặng cho các tổ chức tín dụng đi đôi với việc xử lý lãnh đạo DNNN đã gây ra nợ xấu và tái cơ cấu DNNN.)

- Có chính sách để các quỹ đầu tư, kể cả các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thi trường mua bán nợ (sửa Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở).

- Trong điều kiện tổng cầu yếu, lạm phát thấp và ta đang xuất siêu, xem xét khả năng điều chỉnh hạ giá VND khoảng 3% để khuyến khích xuất khẩu và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3.2. Các biện pháp trung dài hạn 3.2. 1.Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế - Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại dựa trên ba trụ cột (thị trường, Nhà

nước và xã hội), coi đây là tiền đề quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế. - Cải cách DNNN: Tiến hành cổ phần hóa DNNN - bán hết phần vốn trong các DN

mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Đổi mới quản trị DNNN mà Nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối, coi đây là nội dung chủ yếu của tái cơ cấu DNNN. Theo đó (i) thực hiện minh bạch hóa hoạt động của DNNN; (ii) áp đặt kỷ luật thị trường trong hoạt động của DNNN; (iii) loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử giũa các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN; (iv) phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ sở hữu Nhà nước và đại diện chủ sở hữu tại DN. Tiến tới chức năng thực hiện chủ sở hữu Nhà nước khỏi cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung đã được Đảng đề ra khá sớm và phong trào xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số thành tự. Tuy nhiên, do ý nghĩa quan trọng về chính trị xã hội của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cần đạt tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thành một nội dung trọng tâm của tái cơ cấu (cùng với ba nội dung trọng tâm mà Nghị quyết của Hội nghị TƯ III đã xác định).

Tái cơ cấu nông nghiệp cần được tiến hành đồng thời trên hai hướng: + Khuyến khích tập trung ruộng đất theo các mô hình và phương thức khác nhau,

tùy thuộc vào đặc điểm từng địa bàn, nhằm tạo ra vùng sản xuát hàng hóa lớn, chuyên

Page 12: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 12  

canh. Qua đó đưa công nghiệp và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định nguồn cung, hình thành chuỗi giá trị từ nuôi trồng, chế biến đến lưu thông, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý giữa các khâu trong chuỗi giá trị đó.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến vào nông nghiệp, từng bước hình thành những tổ hợp công - nông nghiệp công nghệ cao.

+ Có cơ chế khuyến khích DN, kể cả DN FDI đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhằm tạo ra nhiều ngành nghề mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn.

3.2.2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) trong sản

xuất và quản lý, coi CNTT là một nền tảng của phương thức phát triển mới. Nâng mức đóng góp của các nhân tố tổng năng suất: khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại (TFP) vào tăng trưởng. Đây chính là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, giảm hệ số ICOR trong đầu tư

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thoát dần sự phụ thuộc về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm trung gian vào Trung Quốc.

3.2.3 Chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng chương trình hành động nhằm tận dụng các cơ hội, vượt qua những thách thức khi nước ta tham gia các Hiệp định Mậu dịch tự do mới, nhất là TPP và FTA Việt Nam - EU./.

Page 13: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 13  

TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT VIỆT NAM 8 THÁNG NĂM 2014 VÀ DỰ BÁO

GS.TS Trần Thọ Đạt PGS.TS Nguyễn Việt Hùng

TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt Kinh tế vĩ mô kết thúc tháng 8 tiếp tục được ổn định và thể hiện xu hướng phục hồi

của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng. Tổng mức bán lẻ tăng cao hơn so với tháng 7. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đạt giá trị 135,5 điểm, cao nhất tính từ tháng 3 năm 2014 đến nay. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,7%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,4%) nhưng thấp hơn mức tăng bình quân 7,3% của năm trước. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2014, tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm 2013, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (9%) và cao hơn mức trung bình của năm 2013 (12,8%). Như vậy, tín hiệu phục hồi kinh tế từ phía sản xuất là chưa rõ ràng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhưng lại thấp hơn mức tăng bình quân năm 2013, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao hơn mức trung bình của năm trước. Bài viết thực hiện đánh giá tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 thông qua các biến số phản ánh sự biến động của các thành tố thuộc về tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế cũng như việc thực thi hai chính sách cơ bản là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong thời gian qua. Qua đó,nhìn nhận tín hiệu, xu thế vận động của nền kinh tế Việt Nam và dự báo tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nền kinh tế có sự phục hồi chưa rõ ràng kể cả từ phía cung lẫn phía cầu. Hai chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã và đang thực hiện nới lỏng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả dự báo dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Việt Nam ước đạt khoảng 5,69% và tỷ lệ lạm phát ước đạt 4,5%. Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm 2014 (khoảng 6,04%) song tỷ lệ lạm phát năm 2015 sẽ cao hơn với tỷ lệ là khoảng 5,6- 6%. Điều này hàm ý lạm phát không phải là vấn đề đáng lo ngại trong ngắn hạn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch thì hiện rất cần sự nỗ lực và phối hợp hiệu quả giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa.

Từ khóa: Tăng trưởng, lạm phát, cung tiền, chi tiêu chính phủ I. Tăng trưởng 8 tháng đầu năm 2014 Hoạt động kinh tế của Việt Nam sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành

kinh tế vĩ mô đã có tín hiệu tích cực được thể hiện thông qua tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013.Trong đó, GDP quý I tăng 5,09%, quý II tăng 5,25%. Đó là tỷ lệ tăng cao trong 3 năm trở lại đây nhưng thấp hơn so với năm 2010 và 2011. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền

Page 14: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 14  

kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, cao hơn mức 2,07% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, cao hơn mức tăng 5,18% của GDP 6 tháng đầu năm 2013, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm.

Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quý 1 và quý 2 và cả năm (Thời kỳ 2009-2014)

Đơn vị: %

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Quý 1 3,14 5,84 5,43 4,75 4,76 5,09

Quý 2 4,5 6,4 5,67 4,66 5,0 5,25

Cả năm 5,4 6,42 6,24 5,25 5,42 5,8*

Ghi chú: (*) Mục tiêu tăng trưởng theo Nghị Quyết của Quốc hội Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới và trong nước,mục

tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% do Chính phủ đặt ra cho năm 2014 là khó đạt được. Trên giác độ phân tích kinh tế vĩ mô, bài viết sẽ thực hiện phân tích tình hình tăng trưởng và lạm phát của nền kinh tế nhìn từ các chỉ số phản ảnh hai mặt của thị trường hàng hóa:Tổng cầu (AD) và Tổng cung (AS).

1. Xu hướng biến động của tổng cầu Tổng cầu (AD) của nền kinh tế bao gồm: chi tiêu của hộ gia đình (C), chi tiêu đầu tư

của khu vực tư nhân (I), chi tiêu Chính phủ (G, gồm chi đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên của Chính phủ) và xuất khẩu ròng (NX). Sự biến động của tổng cầu phụ thuộc vào sự thay đổi của các thành tố trong tổng cầu. Khi C, I, G, NX tăng thì tổng cầu tăng và tăng trưởng cũng như lạm phát trong ngắn hạn cũng tăng. Để thấy được xu hướng biến động của tổng cầu theo tháng, bài viết sử dụng số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, trong các thành tố của tổng cầu, số liệu về chi tiêu của hộ gia đình không có theo tháng nên sẽ được phân tích thông qua số liệu về tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xu hướng biến động của đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư từ ngân sách nhà nước được phân tích thông qua số liệu theo tháng về giá trị tổng đầu tư của toàn xã hội (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư từ ngoài ngân sách). Do chi tiêu Chính phủ G gồm cả chi tiêu đầu tư từ ngân sách nhà nước nên chi ngân sách khi phân tích sẽ được lồng trong cả phần phân tích về đầu tư của toàn xã hội và chi ngân sách.

1.1. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 đạt 242,3 nghìn

tỷ đồng, tăng 1,49% so với tháng trước và tăng 11,97% so với cùng kỳ năm trước (Hình 1).Về xu hướng chung của 8 tháng năm 2014 cho thấy có sự tăng nhẹ về tổng mức bán lẻ so với cùng kỳ. Tháng 6, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tỷ lệ

Page 15: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 15  

cao nhất 17,15%. Tuy nhiên, tháng 7 và 8 lại chững lại với tỷ lệ thấp hơn nhưng cao hơn so với tỷ lệ tăng của tháng 2, 3, 4 và 5.

Hình 1. Tỷ lệ tăng tổng mức bán lẻ so với cùng kỳ (%)

13.3511.57 10.31

11.96 11.49

17.15

11.92 11.97

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

Jan-­‐14 Feb-­‐14 Mar-­‐14 Apr-­‐14 May-­‐14 Jun-­‐14 Jul-­‐14 Aug-­‐14

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 8 đạt 184,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm ngành hàng hóa bán lẻ, hàng vật phẩm, văn hóa, giáo dục ước tính đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng trước và là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất; hàng may mặc đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy đạt 3,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4%; lương thực, thực phẩm đạt 47,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3%; phương tiện đi lại, phụ tùng (trừ xe ô tô) đạt 13,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1%; xăng, dầu đạt 24,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 8 giảm 4,2% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013; dịch vụ lữ hành tương ứng giảm 7,7% và tăng 8,2%. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống giảm so với tháng trước và cùng bằng 99,4%. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 8 so với tháng trước của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ven biển như sau: Hà Nội tăng 1,6%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 11,3%; Hà Tĩnh tăng 2,8%; Phú Yên tăng 2,3%; Quảng Ninh tăng 1,8%; Đà Nẵng tăng 0,6%; Hải Phòng tăng 0,2%.

Tính chung 8 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1900,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,4%, cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm 2013. Thị trường giá cả ổn định là một trong những nguyên nhân làm cho hàng hóa tiêu dùng tăng khá hơn. Mặt khác, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng năm nay tăng cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước cũng góp phần kích thích tăng cầu tiêu dùng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 191,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng số và tăng 8,2%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1643,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,5%, tăng 11,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 64,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,4%, tăng 23,7%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng, kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 1431 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,3% tổng số và tăng 10,7%; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 229,7 nghìn tỷ

Page 16: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 16  

đồng, chiếm 12,1% và tăng 11,8%; dịch vụ khác đạt 219,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% và tăng 14,9%; du lịch lữ hành đạt 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 19,9%.

Hiện tại, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Vietnam CCI1tháng 82đã tăng trở lại, đạt 135,5 điểm, tăng 1,4 điểm so với tháng trước. Chỉ số hiện tại đã cao hơn chỉ số trung bình 131,6 tính từ đầu năm 2014 đến nay và đạt cao nhất kể từ tháng 3 vừa qua. Kết quả điều tra chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, 51% (tăng 4% so với tháng trước) người tiêu dùng lạc quan về tình hình kinh tế trong vòng 12 tháng tới, 60% người tiêu dùng kỳ vọng tình hình kinh tế nói chung sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 5 năm tới. Chỉ số Vietnam CCI tháng 8 tiếp tục tăng phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô được cải thiện. Theo ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ,các dữ liệu cơ bản của chỉ số niềm tin người tiêu dùng xác nhận sự chuyển hướng từ mối quan tâm chính trị trung hạn sang các chính sách cải thiện kinh tế vĩ mô ngắn hạn và chỉ số CCI của Việt Nam có nhiều khả năng sẽ dao động xung quanh mức hiện tại này hơn là tiếp tục tăng mạnh.

Như vậy, với sự gia tăng về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cũng như tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có thể thấy tín hiệu tốt từ phía tiêu dùng cuối cùng (C) trong tổng cầu của nền kinh tế.

1.2. Đầu tư Hình 2. Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ VNĐ) và tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP (%)

29.6 29.6

31.230.4

28.4

30.1

26

28

30

32

0100200300400

Q1/2013 Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014

Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ VNĐ)

Vốn đầu tư toàn XH so với GDP (%)

Ghi chú: Tỷ trọng vốn đầu tư toàn XH so với GDP được tính lũy kế từ đầu năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý 1 và 2 năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 30,1% GDP (thấp hơn tỷ lệ 30,4 của năm 2013), bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 198,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% tổng vốn và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 178 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% và tăng 7,9%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 126,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,1% và tăng 6,5%.Vốn đầu tư của khu 1 Vietnam CCI (Vietnam Consumer Confidence Index): Đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam - do Ngân hàng ANZ kết hợp cùng Roy Morgan Research thực hiện. 2 http://thoibaonganhang.vn/index.php/tin-tuc/1-chi-so-niem-tin-nguoi-tieu-dung-anz-roy-morgan-dat-135-5-diem-24468.html.

Page 17: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 17  

vực Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình đầu tư hiện tại ở Việt Nam. Vốn đầu tư toàn xã hội quý 1 và 2 đều cao hơn so với năm trước, tăng lần lượt là 6% và 21,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Hình 3. Cơ cấu đầu tư toàn xã hội Q1/2013- Q1-2014 (%)

36.9 37.1 42.7 42.7 36.5 41.1

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Q1/2013 Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014Đầu tư từ NSNN/Tổng đầu tư của toàn XH

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Cơ cấu chi đầu tư từ NSNN so với tổng đầu tư của toàn xã hội (Hình 3) Quí 2 năm 2014 tăng lên 41,1%, cao hơn mức tăng bình quân quí của năm 2013 (39,9%) và cao hơn so với Quí 1 năm nay (36,5%). Như vậy, việc tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ (tháng 2 năm 2013) vẫn chưa có tác động nhiều đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế.

• Đầu tư từ ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước tính đạt 19610 tỷ

đồng, bằng 10,6% kế hoạch năm và tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 4314 tỷ đồng, bằng 10,9% và tăng 2,6%; vốn địa phương 15296 tỷ đồng, bằng 10,5% và tăng 3,2%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm nay đạt 129046 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2013.

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính từ đầu năm đếnngày 20/8/2014

thu hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 349 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 2.985,9 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 10.232,1 triệu USD, giảm 19,0% so với cùng kỳ năm 2013 (Hình 4). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng năm nay ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Page 18: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 18  

Hình 4. FDI cấp phép, FDI đăng ký mới và FDI thực hiện theo tháng

0

1

2

3

4

5

6

Jan-­‐13

Feb-­‐13

Mar-­‐13

Apr-­‐13

May-­‐13

Jun-­‐13

Jul-­‐1

3

Aug-­‐13

Sep-­‐13

Oct-­‐13

Nov-­‐13

Dec-­‐13

Jan-­‐14

Feb-­‐14

Mar-­‐14

Apr-­‐14

May-­‐14

Jun-­‐14

Jul-­‐1

4

Aug-­‐14

FDI  cấp  phép(tỷ  $) FDI đăng ký mới (tỷ $) FDI  thực  hiện  (tỷ  $)

Ghi chú: số liệu lấy vào ngày 20 hàng tháng Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong 8 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 7000,8 triệu USD, chiếm 68,4% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1154,3 triệu USD, chiếm 11,3%; ngành xây dựng đạt 552,9 triệu USD, chiếm 5,4%; các ngành còn lại đạt 1524,1 triệu USD, chiếm 14,9%.

Trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất với 2.467,8 triệu USD, chiếm 34,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) với 1.047,1 triệu USD, chiếm 14,5%; Nhật Bản 769,9 triệu USD, chiếm 10,6%; Xin-ga-po 594,2 triệu USD, chiếm 8,2%; Đài Loan 410,0 triệu USD, chiếm 5,7%; In-đô-nê-xi-a 353,2 triệu USD, chiếm 4,9%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 295,2 triệu USD, chiếm 4,1%...

1.3. Xuất nhập khẩu • Xuất khẩu

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 7 đạt 12,92 tỷ USD, tăng 516 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại các loại và linh kiện tăng 181 triệu USD; dầu thô tăng 152 triệu USD; hàng dệt may tăng 46 triệu USD; giày dép tăng 45 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 44 triệu USD; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 35 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 ước tính đạt 13 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng trước, trong đó kim ngạch một số mặt hàng tăng ở mức cao: Gạo tăng 10,6%; than đá tăng 58,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 10,3%, trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 12%, một số mặt hàng đạt kim ngạch tăng cao: Giày dép tăng 27,8%; hàng dệt may tăng 20,9%; hóa chất tăng 53,5%.

Tính chung 8 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 97 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 31,8 tỷ

Page 19: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 19  

USD, tăng 11,1% và chiếm 32,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 65,2 tỷ USD, tăng 15,6% và chiếm 67,3%. Trong 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đạt mức tăng cao: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,2 tỷ USD, tăng 13,7%; hàng dệt, may đạt 13,6 tỷ USD, tăng 19,7%; giày dép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 23,1%; dầu thô 5,6 tỷ USD, tăng 14,3%; thủy sản đạt 5 tỷ USD, tăng 23,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 12,8%; cà phê đạt 2,5 tỷ USD, tăng 22,4%; túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 1,7 tỷ USD, tăng 36,2%. Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số mặt hàng nông sản, nguyên nhiên vật liệu giảm cả về lượng và giá trị: Điện tử máy tính và linh kiện đạt 6,5 tỷ USD, giảm 4,1%; gạo đạt 4,5 triệu tấn tương đương 2 tỷ USD, giảm 7% về lượng và giảm 3,7% về giá trị; sắn và sản phẩm của sắn đạt 2,3 triệu tấn, tương đương 739 triệu USD, giảm 1,4% và giảm 2,7%; cao su đạt 550 nghìn tấn, tương đương 992 triệu USD, giảm 9,5% và giảm 31,7%; than đá đạt 5,1 triệu tấn, tương đương 377 triệu USD, giảm 37,8% và giảm 36,2%; xăng dầu đạt 727 nghìn tấn, tương đương 692 triệu USD, giảm 17,5% và giảm 15,4%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng, Hòa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 18,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp đến là EU với 17,9 tỷ USD, tăng 13,3%; ASEAN đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,5%; Trung Quốc đạt 9,8 tỷ USD, tăng 15,2%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,6% của cùng kỳ năm 2013; Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD, tăng 12,7%; Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ USD, tăng 3,1%.

• Nhập khẩu Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 7 đạt 12,96 tỷ USD, tăng 315 triệu

USD so với số ước tính, trong đó xăng dầu tăng 180 triệu USD; sắt, thép tăng 169 triệu USD. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 ước tính đạt 12,9 tỷ USD, giảm 0,5% so với

tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD, giảm 0,5%, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,7 tỷ USD, giảm 0,5%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 8 tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,2%, khu vực kinh tế trong nước tăng 15,7%.

Tính chung 8 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 95,3 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,9 tỷ USD, tăng 13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 53,4 tỷ USD, tăng 10,9%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm nay tăng có sự đóng góp của một số mặt hàng máy móc thiết bị và nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 14,6 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2013; vải đạt 6,2 tỷ USD, tăng 16,1%; xăng dầu đạt 5,9 tỷ USD, tăng 26,7%; chất dẻo đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,5%; kim loại thường khác đạt 2,2 tỷ USD, tăng 18,8%; sản phẩm hóa chất đạt 2,1 tỷ USD, tăng 17,2%; sản phẩm chất dẻo đạt 2 tỷ USD, tăng 23,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 70,5%; bông đạt 988 triệu USD, tăng 28,3%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu 8 tháng giảm so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,2 tỷ USD, giảm 2,8%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,1 tỷ USD, giảm 0,7%; phân bón đạt 792 triệu USD, giảm 29,9%; phương tiện vận tải

Page 20: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 20  

khác và phụ tùng đạt 500 triệu USD, giảm 54,3%; cao su đạt 417 triệu USD, giảm 7,9%; xe máy và linh kiện, phụ tùng đạt 249 triệu USD, giảm 20,5%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm nay, Trung Quốc tuy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam với kim ngạch đạt 27,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng thấp hơn mức tăng 27% của cùng kỳ năm trước. Do đó nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng ước tính đạt 17,8 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2013 và thấp hơn mức tăng 50% của cùng kỳ năm 2013. Tiếp đến là ASEAN với 15,2 tỷ USD, tăng 8,4%; Hàn Quốc đạt 14 tỷ USD, tăng 5,7%; Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, tăng 8%; EU đạt 5,8 tỷ USD, giảm 9,1%; Hoa Kỳ 4,2 tỷ USD, tăng 19,9%.

• Xuất khẩu ròng Mức nhập siêu tháng 7 là 49 triệu USD, thấp hơn 250 triệu USD so với số ước tính.

Tháng 8 xuất siêu ước tính 100 triệu USD. Xuất siêu 8 tháng là 1,7 tỷ USD, bằng 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,86 tỷ USD; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,16 tỷ USD.

Hình 5. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại thực hiện theo tháng

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Hình 6. Kim ngạch nhập khẩu lũy kế từ đầu năm 2013 và 2014 (tỷ $)

0

50

100

150

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhập  khẩu  2013 Nhập  khẩu  2014 Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Page 21: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 21  

Hình 7. Kim ngạch xuất khẩu lũy kế từ đầu năm2013 và 2014 (Tỷ $)

020406080100120140

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xuất  khẩu  2013 Xuất  khẩu  2014 Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Hình 8. Xuất khẩu ròng lũy kế từ đầu năm2013 và 2014 (Tỷ $)

-­‐2

-­‐1

0

1

2

3

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NX  lũy  kế  2014 NX  lũy  kế  2013

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Hình 6 và 7 cho thấy giá trị kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu lũy kế của 8 tháng

năm 2014 đều thấp hơn so với 8 tháng năm 2013. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ròng lũy kế (Hình 8) lại cho thấy có sự thặng dư liên tục tính từ đầu năm 2014 mặc dù tính riêng tháng 2, 5 và 7/2014 cán cân thương mại là thâm hụt (xem Hình 5).

Tóm lại, việc phân tích xu hướng thay đổi của các thành phần của tổng cầu cho thấy các thành phần của tổng cầu đang có xu hướng tăng trở lại với tín hiệu lạc quan hơn về sự phát triển kinh tế khi chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đạt được mức cao nhất kể từ tháng 3. Trong thời gian tới, để có được sự bứt phá về sức cầu của nền kinh tế thì rất cần phải có sự tác động từ phía chính sách kinh tế như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính phủ.

2. Xu hướng biến động của tổng cung Số liệu từ Tổng cục Thống kê (Hình 9 và 10) cho thấy ngành có đóng góp lớn nhất

vào giá trị của GDP là ngành dịch vụ. Đứng thứ hai là công nghiệp và xây dựng. Hai quí đầu năm 2014, ngành dịch vụ đóng góp 43,8% GDP(cao hơn mức bình quân năm 2013

Page 22: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 22  

khoảng 2,5 điểm %), ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 38,84% GDP (chỉ cao hơn mức bình quân năm 2013 là 0,5 điểm %).

Hình 9. Giá trị hiện hành của GDP theo cơ cấu ngành (tỷ đồng)

0200000400000600000800000

1000000120000014000001600000

Nông,  lâm  nghiệp  và  thủy  sản Công  nghiệp  và  XD Dịch  vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 10. Cơ cấu GDP theo ngành (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.00

Nông,  lâm  nghiệp  và  thủy  sản  /GDP

Công  nghiệp  và  XD  /GDP

Dịch  vụ  /GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Như vậy, xu hướng biến động của ngành dịch vụ và công nghiệp và xây dựng sẽ có

ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi của GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, do không có chuỗi số liệu theo tháng về sản lượng của các ngành này nên việc phân tích sự thay đổi theo tháng của tổng cung được thực hiện gián tiếp thông qua chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI-Industrial Production Index) , chỉ số hàng tồng kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (SI- Stock indexes) và chỉ số quản trị mua hàng (PMI-Purchasing Managers Index).

2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)

Page 23: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 23  

Theo Tổng cục Thống kê3,chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (Hình 11) đang trong xu hướng tăng trở lại.Tháng 8, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 6,7%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,4%), trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 0,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,0%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình 8 tháng 2014 ước tính tăng bình quân so với cùng kỳ 2013 là 6,88%. Tuy nhiên, so với mức bình quân năm 2013 thì tỷ lệ này lại thấp hơn4.

Hình 11. Chỉ số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước (%)

121.1

104.4

115.2

106.1 106.7

90

95

100

105

110

115

120

125

Jan-­‐13

Feb-­‐13

Mar-­‐13

Apr-­‐13

May-­‐13

Jun-­‐13

Jul-­‐1

3Au

g-­‐13

Sep-­‐13

Oct-­‐13

Nov-­‐13

Dec-­‐13

Jan-­‐14

Feb-­‐14

Mar-­‐14

Apr-­‐14

May-­‐14

Jun-­‐14

Jul-­‐1

4Au

g-­‐14

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong mức tăng chung 8 tháng của toàn ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,1%, đóng góp 5,6 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,2%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai thác tiếp tục giảm ở mức 0,8%, làm giảm 0,2 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành sản xuất, một số ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 34,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 20,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,2%; dệt tăng 17,0%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 13,1%; sản xuất trang phục tăng 11,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%. Một số ngành có mức tăng khá: Sản xuất kim loại tăng 9,4%; sản xuất đồ uống tăng 8,1%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 5,0%; sản xuất thiết bị điện tăng 3,9%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 3,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 2,9%; khai thác than cứng và than non giảm 0,3%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 1,0%; sản xuất thuốc lá giảm 11,1%...

3http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=15127 4Chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình 12 tháng 2013 tăng bình quân so với cùng kỳ 2012 là 7,3%.

Page 24: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 24  

Trong các sản phẩm sản xuất, một số sản phẩm đạt mức tăng 8 tháng cao so với cùng kỳ năm 2013: Điện thoại di động tăng 40,4%; ô tô tăng 27,9%; thép cán tăng 22,8%; tivi tăng 20,1%; giày dép da tăng 17,6%; sữa tươi tăng 16,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,6%. Một số sản phẩm tăng khá: Điện tăng 11,7%; thủy sản chế biến tăng 10,7%; bột giặt và các chế phẩm dùng cho tẩy, rửa tăng 10,4%... Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ: Xe máy giảm 11,7%; thuốc lá điếu giảm 11,2%; khí hóa lỏng giảm 7,7%; sữa bột giảm 3,8%; than đá giảm 3,0%; bột ngọt giảm 1,5%; dầu thô giảm 0,8% (đạt 10,1 triệu tấn, xấp xỉ 70% kế hoạch năm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); phân hỗn hợp (N,P,K) giảm 0,6%; sắt, thép thô giảm 0,1%.

2.2. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (SI) Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2014,

tăng 13,4% so với cùng thời điểm năm 2013. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất đồ uống tăng 13,3%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,4%; dệt tăng 3,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,9%; sản xuất thiết bị điện giảm 1,9%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 4,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 12,8%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 54,1%; sản xuất trang phục tăng 46,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 42,6%; sản xuất kim loại tăng 36,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 33,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 30,4%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 7 tháng là 77,3%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 158,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 125,0%; sản xuất, chế biến thực phẩm 99,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 87,2%; sản xuất kim loại 89,2%.

Hình 12. Tốc độ tăng chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến các tháng so với cùng kỳ năm trước (%)

19.9

13.1

912.7 12.6 12.8 13.2 13.4

0

5

10

15

20

25

Jan-­‐13

Feb-­‐13

Mar-­‐13

Apr-­‐13

May-­‐13

Jun-­‐13

Jul-­‐1

3

Aug-­‐13

Sep-­‐13

Oct-­‐13

Nov-­‐13

Dec-­‐13

Jan-­‐14

Feb-­‐14

Mar-­‐14

Apr-­‐14

May-­‐14

Jun-­‐14

Jul-­‐1

4

Aug-­‐14

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Trong khi mức tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp tương đối ổn định, Hình 12 cho thấy chỉ số hàng tồn kho đang có xu hướng tăng. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ hàng hóa của nền kinh tế vẫn chưa có sự cải thiện sau nhiều nỗ lực của chính phủ trong điều tiết nền kinh tế.

Page 25: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 25  

2.3. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất tại Việt Nam của HSBC được xây

dựng trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các doanh nghiệp sản xuất tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam. Chỉ số trên 50 điểm cho thấy các điều kiện kinh doanh đang được cải thiện so với tháng trước, ngược lại kết quả dưới 50 điểm cho thấy sự giảm sút.

Theo số liệu thu thập được, kể từ tháng 9 năm 2013 đến nay (Hình 13), chỉ số PMI liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm. Điều này cho thấy điều kiện kinh doanh tháng sau có sự cảo thiện so với tháng trước. Tuy nhiên kể từ tháng 5, do ảnh hưởng của sự kiện Biển Đông, chỉ số PMI đã giảm liên tiếp từ mức 52,5 điểm vào tháng 5 đã giảm xuống gần sát ngưỡng 50 điểm vào tháng 8 (50,3 điểm).

Hình 13. Chỉ số quản trị mua hàng PMI

Nguồn: HSBC

Tóm lại, đối với phía cung chỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhưng chưa có sự bứt phá rõ ràng. Cùng với xu hướng tăng lên của chỉ số hàng tồn kho và xu hướng giảm của chỉ số PMI cho thấy điều kiện sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại vẫn còn khó khăn. Để thúc đẩy sản xuất, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách hỗ trợ sản xuất cùng với các chính sách thúc đẩy tổng cầu, giải phóng hàng tồn kho cho các doanh nghiệp.

II. Lạm phát 8 tháng đầu năm 2014 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2014 tăng 0,22% so với tháng trước (Hình 14). Các

nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhiều nhất với 0,45% (Lương thực tăng 0,45%; thực phẩm tăng 0,54%), chủ yếu do hoạt động thu mua gạo thực hiện hợp đồng mới xuất khẩu sang thị trường Phi-li-pin và Ma-lai-xi-a làm giá lương thực tăng và nhu cầu tiêu dùng ngày Rằm tháng Bảy làm giá thực phẩm tăng. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng nhẹ: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,32%; nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế cùng tăng 0,22% (Dịch vụ y tế tăng 0,24% do giá dịch vụ y tế tại tỉnh Phú Yên tăng 15,06% theo Nghị quyết

Page 26: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 26  

số 109/2014/NQ-HĐND); đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước: Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,31% (Giá gas giảm 1,41%; giá điện giảm 0,73%); nhóm giao thông giảm 0,06% do giá xăng dầu giảm 0,16% từ ba đợt điều chỉnh giảm giá (28/7, 7/8 và 18/8); nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%).

Hình 14. CPI các tháng năm 2014 so với tháng 12 và cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2014 tăng 1,84% so với tháng 12/2013 (Hình 15) và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm nay tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm 2013, thể hiện sự bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trường.

So sánh tỷ lệ tăng CPI tháng 8 năm 2014 so với tháng 12 năm 2013 với tỷ lệ tăng các tháng 8 của các năm trước (Hình 15) cho thấy tỷ lệ tăng 1,84% so với tháng 12/2013 là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2009. Hình 15. CPI tháng 8 so với tháng 12 và cùng kỳ năm trước thời kỳ 2009- 2014 (%)

Page 27: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 27  

15.68

8.18

23.02

5.047.5

4.31

0

5

10

15

20

25

30

T8/2009 T8/2010 T8/2011 T8/2012 T8/2013 T8/2014CPI T8 so với T12 năm trước (%)

CPI T8 so với cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Như vậy, đến hết tháng 8/2014, CPI tăng 1,84% so với tháng 12/2013. Tỷ lệ tăng

này là thấp nhất kể từ năm 2009. Như vậy,CPI của nước ta mới chỉ đạt 26,3% mục tiêu lạm phát của cả năm (7%) do Chính phủ đặt ra. Dư địa cho lạm phát những tháng cuối còn tương đối rộng, tạo điều kiện cho NHNN và Bộ Tài chính thực hiện chính sách mở rộng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

III. Chính sách kinh tế vĩ mô • Chính sách tiền tệ Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN (ngày15/1/2014) của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014. Kể từ đầu năm 2014, CSTT được thực hiện theo hướng nới lỏng. Tổng phương tiện thanh toán (Bảng2) tăng dần từ tỷ lệ 0,82% của tháng 1/2014 đã tăng lên 8,66% so với tháng 12 năm trước, thấp hơn 0,44 điểm % so với tháng 8 năm 2013 (ở mức 9,1%).

Tuy nhiên, khi nhìn vào con số về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các tháng năm 2014 so với cuối năm 2013 và tỷ lệ tương ứng từ tháng 1 đến tháng 8 của năm 2013 thì tỷ lệ của năm 2014 là thấp. Tính đến ngày 21 tháng 8 năm 2014 tín dụng tăng 4,33% trong khi của tháng 8 năm 2013 là 6,44%. Điều này cho thấy mức độ hấp thụ vốn của nền kinh tế là yếu mặc dù NHNN đã đưa ra những điều chỉnh nhằm làm giảm chi phí vay vốn như việc điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, giảm lãi suất tái chiết khấu, hạ lãi suất trần huy động tiền gửi ngắn hạn...

Bảng 2.Một số chỉ tiêu chính sách tiền tệ, 2013 - 2014

Năm Tháng Tổng phương tiện thanh toán(a)

Tăng trưởng tín dụng(a)

Lãi suất cơ bản(b)

Lãi suất tái cấp vốn(b)

Lãi suất tái chiết khấu(b)

2013

1 1,17 -0,37 9 9 7 2 2,26 -0,05 9 9 7 3 3,77 1,17 9 8 6 4 4,41 2,22 9 8 6 5 5,3 3,13 9 7 5

Page 28: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 28  

6 7,31 4,72 9 7 5 7 7,51 5,36 9 7 5 8 9,1 6,44 9 7 5 9 10,33 6,87 9 7 5

10 11,73 7,27 9 7 5 11 13,7 7,21 9 7 5 12 18,51 12,51 9 7 5

2014

1 0,82 -0,55 9 7 5 2 1,94 -1,16 9 7 5 3 2,96 0,01 9 6,5 4,5 4 4,18 1 9 6,5 4,5

23/5 5,28 1,31 9 6,5 4,5 6 7.29 3.52 9 6,5 4,5 7 7.36 3.68 9 6,5 4,5

21/8 8.66 4.33 9 6,5 4,5 Ghi chú: (a): % tăng so với cuối năm trước; (b): % năm Nguồn: NHNN

Như vậy, để đạt chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14% theo chỉ thị của Thống đốc thì NHNN cần có những giải pháp thúc đẩy nhanh hoạt động tín dụng theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, gói 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàuđánh bắt xa bờ, đóng tàu trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư) hoặc thúc đẩy tín dụng đối với những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế.

• Chính sách tài khóa Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2014 ước tính đạt

538,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa 366,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68%; thu từ dầu thô 64 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 103,7 nghìn tỷ đồng, bằng 67,3%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 124,8 nghìn tỷ đồng, bằng 67,6% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 78,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70,4%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 69,5 nghìn tỷ đồng, bằng 64,8%; thuế thu nhập cá nhân 30,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5%; thuế bảo vệ môi trường 6,9 nghìn tỷ đồng, bằng 54,7%; thu phí, lệ phí 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 61,4%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2014 ước tính đạt 627,9 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 104,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 101,7 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 445,4 nghìn tỷ đồng, bằng 63,3%; chi trả nợ và viện trợ 77,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6%.

Page 29: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 29  

Hình 16 cho thấy thu và chi ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2014 có xu hướng đều tăng. Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển 8 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 104,9 nghìn tỷ VNĐ, giảm 2,29% so với cùng kỳ và 44,5% dự toán năm.

Nếu xét tỷ trọng chi đầu tư phát triển so với chi NSNN theo tháng, Hình 17 cũng cho thấy xu hướng giảm đi. Tỷ lệ chi đầu tư phát triển so với chi NSNN trung bình tháng của năm 2013 là 20,9% thì 8 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt mức bình quân là 16,3%.

Hình16. Tổng thu NSNN, tổng chi NSNN và chi đầu tư phát triển theo tháng (nghìn tỷ VND)

0

50

100

150

200

Jan-­‐13

Feb-­‐13

Mar-­‐13

Apr-­‐13

May-­‐13

Jun-­‐13

Jul-­‐1

3

Aug-­‐13

Sep-­‐13

Oct-­‐13

Nov-­‐13

Dec-­‐13

Jan-­‐14

Feb-­‐14

Mar-­‐14

Apr-­‐14

May-­‐14

Jun-­‐14

Jul-­‐1

4

Aug-­‐14

Thu  NSNN  (nghìn  tỷ  VNĐ) Chi  NSNN   (nghìn  tỷ  VNĐ)

Chi đầu tư phát triển (nghìn tỷ VNĐ)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình17. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển so với tổng chi NSNN theo tháng (%)

38.9

15.016.3

24.218.616.6

12.518.420.518.820.6

30.3

13.813.019.5

11.6

21.614.915.5

20.4

0.05.0

10.015.020.025.030.035.040.045.0

Jan-­‐13

Feb-­‐13

Mar-­‐13

Apr-­‐13

May-­‐13

Jun-­‐13

Jul-­‐1

3

Aug-­‐13

Sep-­‐13

Oct-­‐13

Nov-­‐13

Dec-­‐13

Jan-­‐14

Feb-­‐14

Mar-­‐14

Apr-­‐14

May-­‐14

Jun-­‐14

Jul-­‐1

4

Aug-­‐14

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

NSNN tính đến 15/6/2014 ước bội chi 89,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48,9% dự toán năm 2014. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,8%, Chính phủ vẫn còn dung lượng lớn của chính sách tài khóa được sử dụng cho việc điều tiết kinh tế trong các tháng cuối năm 2014.

IV. Dự báo tăng trưởng và lạm phát Theo đánh giá triển vọng kinh tế thế giới của nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài

nước, các hoạt động kinh tế ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi kinh tế. Bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2014 là 5,8% cũng là một thách

Page 30: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 30  

thức đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Bảng 4 trình bày kết quả dự báo tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam do các tổ chức quốc tế và trong nước thực hiện.

Bảng 3. Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 (%)

Tổ chức công bố 2014 2015 Tăng trưởng Lạm phát Tăng trưởng Lạm phát

Mục tiêu của Chính phủ 5,8 7,0 6,2 5,05 ADBa 5,6 6,2 5,8 6,6 WBb 5,5 6,5 5,6 6,3 IMFc 5,6 6,3 5,7 6,2 EYd 5,4 6,5 6,4 6.0 UBGSTCQGe 5.6- 5.76 5,07

Ghi chú:(a) Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á: cập nhật tháng 4/2014; (b) Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương tháng 4/2014; (c) Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, tháng 3/2014; (d) Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh (Ernst & Young); (e) Dự báo của Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia.

Nguồn: tác giả tập hợp từ các báo cáo

Như vậy, hầu hết các tổ chức quốc tế và trong nước đều dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2014 nhỏ hơn chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra mặc dù đã có những điều chỉnh theo hướng nhìn nhận kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực hơn so với các đánh giáđã được thực hiện trước đó.

Bảng 4 trình bày tóm tắt kết quả dự báo của các tác giả về tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phátcho năm 2014 và năm 2015. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quí III và IV của năm 2014 lần lượt là 5,86% và 6,23%. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2014 là khoảng 5,69%. Điều này có nghĩa, đến cuối năm 2014, tăng trưởng kinh tế sẽ tiến gần tới mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra (5,8%).

Tỷ lệ lạm phát của năm 2014 dự báo được sẽ là khoảng 4,5%. Như vậy, so với kết quả dự báo của tác giả8 được thực hiện vào tháng 3/2014 thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hiện được dự báo thấp hơn trước và tăng trưởng trở lại gần bằng mức dự báo trước (5,7%).

Bảng 4. Kết quả dự báo tốc độ tăng GDP và CPI năm 2014 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng GDPr

Quý III 681.368 5,86% Quý IV 854.754 6,23%

Cả năm 2.688.220 5,69% 2.850.455 6,04% CPI 4,5% 5,6- 6,0% Ghi chú: - Giá trị của GDP được tính theo giá so sánh năm 2010 (đơn vị tỷ đồng) - Chỉ số giá tiêu dùng tính theo giỏ hàng năm cơ sở 2009

5http://www.baomoi.com/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-Phan-dau-dat-muc-tang-truong-58/122/14688241.epi 6http://youstock.vn/neu-khong-ho-tro-tong-cau-tang-truong-nam-2014-chi-5-6--5-7--396.html 7http://www.tapchitaichinh.vn/Uploaded/tranhuyentrang/2014_08_04/bccp2014_07.pdf 8 Chi tiết xem bài: Hà Quỳnh Hoa (2014),Dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2014 – 2015, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8 (568), tháng 4/2014, trang 15-18.

Page 31: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 31  

Nguồn: Kết quả ước tính được của tác giả

Đối với năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng dự báo được là khoảng 6,04% và tỷ lệ lạm phát khoảng 5,6%- 6%. Như vậy, so với mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát mà Chính phủ đặt ra cho năm 2015 thì tăng trưởng được dự báo thấp hơn và lạm phát thì cao hơn mục tiêu.

Tóm lại, cho đến thời điểm này sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát chắc chắn đạt được mục tiêu và tăng trưởng kinh tế năm 2014 cũng có khả năng tiến gần đến mục tiêu 5,8%. Với thực tiễn lạm phát đang xảy ra ở mức thấp (tháng 8 năm 2014 chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013) và kết quả dự báo cho năm 2014 chỉ khoảng 4,5% nên Chính phủ có thể thúc đẩy hơn nữa các kích thích đối với nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa mà không lo ngại đến vẫn đề giá cả. Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm 2014 (khoảng 6,04%) song tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn với tỷ lệ là khoảng 5,6- 6% (thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát của các năm từ năm 2004 đến nay9).

V. Kết luận Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 tiếp tục ổn định: Chỉ số giá tiêu dùng tăng

thấp, chỉ tăng 4,31% so với tháng 12/2013; Tổng mức bán lẻ tăng 11,97% so với cùng kỳ 2013; Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đạt giá trị 135,5 điểm; Cán cân thương mại thặng dư gần 2 tỷ USD; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng6,7% so với cùng kỳ; FDI giải ngân tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013... CSTT và CSTK đang được thực hiện theo chiều hướng nới lỏng. Bội chi NSNN mới đạt ở mức 48,9% dự toán năm, cung tiền và tín dụng tăng ở mức thấp so với mục tiêu đặt ra. Kết quả nghiên cứu thực hiện từ việc đánh giá tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 thông qua các biến số phản ánh sự biến động của các thành tố thuộc về tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế cho thấy nền kinh tế có sự phục hồi chưa rõ ràng kể cả từ phía cung lẫn phía cầu. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2014 được dự báo đều đạt mức thấp hơn so với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra. Tăng trưởng kinh tế ước đạt trung bình 5,69% và tỷ lệ lạm phát dự báo đạt khoảng 4,5% trong năm 2014. Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm 2014 song tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn với tỷ lệ là khoảng 5,6% - 6%. Như vậy, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế là không đáng lo ngại cho năm 2014 và Chính phủ có thể nới lỏng hơn nữa CSTT và CSTK nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.

Tài liệu tham khảo

1. ADB (2014) Asian development outlook 2014. Fiscal policy for inclusive growth, Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 14/3/2014.

2. EY (2014), Rapid-Growth Markets. Asia-Pacific focus, Oxford Economics, Published on 04 February 2014.

3. Hà Quỳnh Hoa (Tháng 4/2014), Dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2014 – 2015, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8 (568), tháng 4/2014, trang 15-18.

9 Tỷ lệ lạm phát của các năm 2004 đến năm 2013, theo Tổng cục Thống kê lần lượt là: 9,5%; 8,4%; 6,6%; 12,5%; 22,97%; 6,88%; 11,75%; 18,13%; 6,81%; 6,04%;

Page 32: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 32  

4. IMF (2014) World Economic Outlook April 2014: Recovery Strengthens, Remains Uneven, International Monetary Fund, Publication Services P.O. Box 92780, Washington, DC 20090, U.S.A.

5. NHNN (2014), Chỉ thị Số: 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014, ngày 15 tháng 01 năm 2014.06.17

6. Quốc hội (2013), Nghị quyết số: 53/2013/QH13, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2013

7. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013, “Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013- 2020”.

8. WB (2014) World Bank East Asia Pacific Economic Update April 2014: Preserving Stability and Promoting Growth, The World Bank, Washington, D.C.

9. Website Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê

Page 33: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 33  

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng

1. Dẫn nhập Trong thời gian qua đã có một số ý kiến của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn đề

xuất tiếp tục đẩy mạnh chính sách quản lý tổng cầu, cụ thể là phải có các giải pháp để tăng tổng cầu. Trong đó đặc biệt là Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) liên tục cho rằng hiện nay các doanh nghiệp rất khó khăn, tồn kho nhiều do tổng cầu đầu tư và tiêu dùng thấp. Muốn vậy phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế. Theo đánh giá của cơ quan này, tổng cầu thấp đối với cả tiêu dùng và đầu tư. Đối với với tiêu dùng, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013 nhưng mức cải thiện không lớn. Trong khi đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ (4,8% so với 13,7%). UBGSTCQG đánh giá, tổng cầu thấp khiến doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 2/2014 giảm 22,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng nhanh khiến doanh nghiệp khó giảm giá bán để giải quyết khâu tiêu thụ.

Đối với đầu tư, cũng theo ước tính của UBGSTCQG, trong 6 tháng 2014, đầu tư tư nhân ở mức 10,3% GDP, thấp hơn mức 11,1% GDP cùng kỳ 2013. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 7 tháng đầu năm chỉ tăng 2,3% so cùng kỳ (cùng kỳ 2013 tăng 6,4%).

UBGSTCQG dự báo nếu không có những biện pháp hỗ trợ tổng cầu có hiệu quả thì tăng trưởng trong năm 2014 khả năng chỉ trong khoảng 5,6%-5,7%. Do đó, tuy tăng trưởng được trong dài hạn phụ thuộc vào tổng cung, với việc cải thiện năng suất lao động, chất lượng nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khi chờ nhiều thời gian nữa để có hiệu ứng từ việc tăng cung thì phải duy trì một sức cầu hợp lý.

2. Chính sách trọng cung và chính sách quản lý tổng cầu Chính sách trọng cung có thể hiểu là được tạo dựng bằng các cải cách vi mô và đó

chính là những nền tảng vi mô của kinh tế vĩ mô (micro foundations of macroeconomics) nhằm nâng mức tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế.

Trong ngắn hạn sẽ có sự chênh lệch giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng tiềm năng do tác động của chu kỳ kinh tế và do đó chính sách quản lý tổng cầu thực chất giúp nền kinh tế hấp thụ tốt nhất các cú sốc tạo ra những thay đổi lớn về tổng cầu thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách để tác động tới các cấu phần của tổng cầu10. Việc thực hiện

10 Trong các mô hình cân bằng tổng thể và Hệ thống các tài khoản Quốc gia (System of National Accounts) tổng cầu được hiểu bao gồm cầu cho sản xuất (intermediate demand) và cầu cuối cùng (final demand). Cầu cuối cùng ở đây bao gồm chi tiêu dùng của hộ gia đinh, chi thường xuyên của Chính phủ, tích lũy gộp tài sản/đầu tư (gross capital formation) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; tổng cầu cuối cùng chính là tổng sản phẩm trong nước

Page 34: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 34  

chính sách kích cầu đã được các nhà kinh tế thống nhất 3 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng là phải kịp thời, đúng đối tượng và chỉ sử dụng trong ngắn hạn.

Trên thực tế, bên cạnh những chính sách trọng cung chủ yếu tác động đến tổng cung như chính sách công nghiệp, khoa học cộng nghệ v.v… hoặc chỉ tác động tới tổng cầu như tăng chi tiêu Chính phủ, tăng lương v.v… thì có nhiều chính sách vừa tác động lên tổng cung cũng như tồng cầu như chính sách thuế, đầu tư công v.v… Việc tách bạch tác động của chính sách có thể sẽ khó khăn nhưng quan trọng nhất trong việc thiết kế chính sách cần tính toán đến sự đánh đổi giữa hiệu quả đạt được và chi phí tạo ra11.

3. Có nên kích thích tổng cầu trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam Trên thực tế mức độ ảnh hưởng từ phía cầu trong ngắn hạn phụ thuộc năng lực cung

của nền kinh tế, nếu năng lực cung hạn chế hoặc yếu kém thì việc gia tăng tổng cầu dù với bất cứ lý do nào về cơ bản chỉ làm tăng giá và thâm hụt thương mại mà thôi, còn sản lượng thực tế sẽ không thay đổi nhiều. Ngược lại, nếu tăng trưởng tiềm năng được cải thiện và dồi dào thì việc gia tăng tổng cầu cuối cùng sẽ thực sự làm tăng sản lượng như lý thuyết Keynes đã đưa ra.

Khi xem xét và đề xuất chính sách kích cầu cần hiểu rằng quan hệ Keynes-Leontief không chỉ lượng hóa tác động từ phía cầu cuối cùng đến sản lượng mà còn lượng hóa sự ảnh hưởng từ phía cầu đến thu nhập (tổng giá trị gia tăng-gross value added) của nền kinh tế. Một tính toán cụ thể tác động mối quan hệ từ các nhân tố của cầu đến sản lượng, thu nhập và nhập khẩu để thấy được mức độ lan tỏa từ tổng cầu cuối cùng nội địa đến sản xuất sẽ là căn cứ quan trọng cho những đề xuất chính sách nói trên. Ta hay xem cụ thể đề xuất của các cơ quan khuyến nghị việc kích cầu đối với tổng ảnh hưởng từ các yếu tố của cầu:

3.1. Đối với cầu tiêu dùng (household consumption – C) có sự lan tỏa đến sản xuất giảm mạnh (-14.1%),. Trong tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm tiêu dùng cuối cùng sản phẩm sản xuất trong nước và tiêu dùng hàng nhập khẩu thì khitiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ không giúp gì cho GDP bởi vì các mặt hàng này trong nước không làm ra được mà phải nhập khẩu nên bản chất là làm giảm GDP; trong trường hợp dùng hàng sản xuất trong nước thì do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên dùng hàng trong nước thực ra cũng chỉ kích thích nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Thật vậy, số liệu thống kê cho thấy 60% nhập khẩu là cho nguyên vật liệu cho sản xuất, khoảng 30% là máy móc thiết bị, chỉ khoảng xấp xỉ 10% là cho tiêu dùng.

Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy ảnh hưởng lan tỏa từ cầu tiêu dùng đến thu nhập hiện nay giảm 20,4 điểm phần trăm so giai đoạn trước (bảng 1). Như vậy có thể thấy khi muốn kích cầu tiêu dùng không thể nói chung chung mà cần chỉ ra kích cầu tiêu dùng cần kích cầu cho nhóm hàng nào12.

Bảng 1. Hệ số lan tỏa của các nhân tố cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập

(GDP). Ý niệm này tương đồng với ý niệm tổng cầu của Keynes, ông này cho rằng khi tác động vào các nhân tố của cầu sẽ kích thích phía cung tăng trưởng và Leontief đã lượng hóa mối quan hệ này. 11 Theo Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa và hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”. 12 Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu cho thấy cần kích cầu cho nhóm sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm của công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Page 35: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 35  

giai đoạn 2000 và 2010 Năm 2000 Năm 2010

Tiêu dùng cuối cùng

Tổng đầu tư

Xuất khẩu

Tiêu dùng cuối cùng

Tổng đầu tư

Xuất khẩu

Lan tỏa từ cầu cuối cùng đến GTSX 1.27 1.35 1.53 1.09 1.12 1.70

Phần trăm thay đổi -14.1% -17.1% 11.7% Lan tỏa từ cầu cuối cùng đến thu nhập 0.60 0.43 0.69 0.48 0.41 0.59

Phần trăm thay đổi -20.4% -5.6% -13.3%

Lan tỏa từ cầu trong nước đến nhập khẩu

0.22

0.39

0.31

0.19

0.37

0.48

Phần trăm thay đổi -12.1% -3.9% 52.0%

3.2. Đối với cầu đầu tư: Tính toán của tác giả cho thấy mức độ lan tỏa của đầu tư đến sản xuất cũng giảm mạnh (-17.1%) nhưng mức độ lan tỏa giảm đến giá trị gia tăng chỉ khoảng -5.6%. Điều này cho thấy lượng tiền bỏ ra đầu tư có 17.1% không đến được với sản xuất. Theo số liệu Thống kê Việt Nam tồn tại 2 loại chỉ tiêu đều phản ánh vấn đền đầu tư là vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản13, hai chỉ tiêu này có sự khác nhau đáng kể (hình 1). Xét về cả vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản có thể thấy tỷ trọng của cầu đầu tư so với GDP giảm 9 điểm phần trăm trong giai đoan 2010 – 2012. Để ý rằng tỷ lệ để dành (saving) so với GDP đến giai đoạn hiện nay đã bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP, trong khi vẫn phải vay nợ nhiều14. Điều này có thể lý giải theo NHNN, tính đến 31/7, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,7%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2013 là 4,7%. Như vậy có thể thấy dù mức để dành của nền kinh tế là khá cao nhưng lương để dành này vẫn chỉ là tiền tệ nằm ở hệ thống ngân hàng mà không đến được với sản xuất.

Xét về cầu đầu tư thông qua hiệu quả đầu tư và mức độ lan tỏa đến sản xuất và thu nhập cho thấy về thứ tự mức độ lan tỏa, trong 3 khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài có lan tỏa tới thu nhập kém nhất. Trong các yếu tố của tổng cầu cuối cùng, đầu tư của khu vực FDI cũng là yếu tố lan tỏa tới thu nhập kém nhất15. Điều này cho thấy khu vực đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đầu tư kém hiệu quả trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nếu xét riêng đầu tư của khu vực Nhà nước, có thể thấy, đầu tư của khu vực này giảm cả về lan tỏa tới sản xuất và thu nhập16. Điều này cho thấy, đầu tư của 13 Theo giải thích trong niên giám Thống kê 2 chỉ tiêu này không có sự khác biệt. 14 Tính chung cả nền kinh tế cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu phải vay 2,2 đồng; đối với khu vực Nhà nước tỷ lệ này là 3,3 – Theo Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011- TCTK. 15 Số liệu tính toán từ bảng I/O của Việt Nam. 16 Số liệu tính toán từ bảng I/O của Việt Nam.

Page 36: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 36  

khu vực Nhà nước không tới được sản xuất mà cũng không tạo ra giá trị gia tăng, vậy lượng vốn này đã đi đâu?

Theo tính toán, rõ ràng trong giai đoạn 2006 – 2011 đã thể hiện một số điểm bất cập là cả đầu tư tư nhân và FDI lan tỏa tới sản xuất tăng nhưng lan tỏa tới thu nhập có sự khác biệt (tư nhân tăng lên trong khi FDI lại giảm mạnh), cùng với đầu tư của khu vực Nhà nước bị thất thoát, không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi hơn so với đầu tư của khu vực tư nhân. Có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, định hướng ưu tiên đầu tư của Việt Nam vẫn chưa đúng hướng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa có chọn lọc nên giá trị gia tăng mà khu vực này đem lại nếu xét cả về đầu tư và xuất khẩu đều không đáng kể (bảng 2).

Bảng 2. Ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng tới sản xuất và thu nhập (tách I = Is + Ip + FDI)

2000 2011 C Is Ip FDI E C Is Ip FDI E

Giá trị sản xuất 1.49 1.68 1.63 1.70 1.58 1.62 1.54 1.92 1.83 1.76

Giá trị tăng thêm 0.71 0.62 0.65 0.61 0.67 0.72 0.57 0.76 0.55 0.63

Nguồn: Tính toán của Phương Thảo. Do vậy, theo tính toán nói trên nếu tiếp tục chính sách kích cầu chỉ nên kích thích

vào khu vực tư nhân. Tuy nhiên, ràng buộc và chi phí chúng ta phải thấy ở đây là hệ số sinh lời của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng giảm (xem bảng 2) xuống mức chỉ khoảng trên 1%, trong khi lãi suất huy động là 6% -7% và lãi phải trả ngân hàng trên dưới 10%. Về mặt kinh tế các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất. Đấy là chưa nói đến sự đối xử thiếu bình đẳng so với khu vực FDI và DNNN cũng như vô vàn những trở ngại, nhiêu khê về mặt thủ tục hành chính cũng như các chi phí không chính thức.

Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận

trên Vốn (%) Tỷ suất lợi nhuận trên

Doanh thu (%) Doanh nghiệp Nhà nước 2011 3,0 5,2 2010 2,9 5.3 2009 3,8 7,9 2008 2,9 5,1 2007 3,6 6,8 2006 0,4 0,6 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2011 1,1 1,5

Page 37: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 37  

2010 1,9 2,7 2009 1,8 2,3 2008 1,3 1,2 2007 2,6 2,8 2006 2,0 1,7 Doanh nghiệp FDI 2011 4,4 5,1 2010 6,6 8,8 2009 9,1 11,0 2008 9,7 10,6 2007 11,7 13,1 2006 13,1 14,2

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê. Hình 1. Tỷ lệ vốn đầu tư và tích lũy gộp tài sản so với GDP

3.3. Đối với xuất khẩu tuy làm tăng sản xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá trị

gia tăng giảm (-13.3%) và quan trọng hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh (52%). Điều này khẳng định xuất khẩu ở thời điểm hiện nay cơ bản là xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên và sản phẩm gia công mà còn gây nên nhập siêu mạnh. Xét trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Đỉnh điểm là năm 2008, tổng mức nhập siêu hàng hóa là trên 18 tỷ USD. Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nhập siêu cũng không hẳn là không tốt, nếu các hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hiệu quả cho nền kinh tế cũng không cao. Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu tình hình nhập siêu và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000-2012 trong hình dưới đây. Nhập siêu có cao hay thấp thì GDP vẫn tăng trưởng khá

Page 38: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 38  

trong giai đoạn này. Năm 2012, xuất siêu là 284 triệu USD thì tăng trưởng GDP vẫn đạt được 5.03%, dù là thấp trong vòng 12 năm qua.

Hình 2. Nhập siêu hàng hóa và tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2012

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Một điểm cần lưu ý trong yếu tố này là xu hướng nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng “lấn lướt”, dần dần chiếm lĩnh thị phần của khu vực kinh tế trong nước. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52.98%, giảm xuống còn 36.93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47.02% năm 2000 lên 63.07% năm 2012. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể, khi mà khu vực kinh tế trong nước phải “nhường” 24.9% thị phần cho khu vực FDI trong giai đoạn 2000-2012.

Hình 3. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012 (%)

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả

Page 39: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 39  

Hình 4. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2000-2012 Đơn vị tính: %

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Rõ ràng là chúng ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề “tự tái cấu trúc về sở hữu” của nền kinh tế khi mà chúng ta càng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu và nhập khẩu phần lớn cũng chỉ để phục vụ cho xuất khẩu mà thôi, và cuối cùng nền sản xuất trở thành “gia công toàn diện”.

Kết quả điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất của ngày càng tăng, nếu năm 2000 tỷ lệ này khoảng 52%, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên hơn 10 điểm phần trăm (63%), kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012 cho thấy tỷ lệ này tiếp tục tăng lên (khoảng 71%). Tỷ lệ này tăng lên cơ bản do chi phí về năng lượng luôn luôn tăng, chi phí vận tải chỉ có tăng mà không có giảm, như vậy có thể dự tính tỷ lệ này đến năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 73%.

4. Một vài kết luận Qua những lập luận trên có thể thấy mọi can thiệp vào phía các nhân tố của cầu

không làm tăng thu nhập từ sản xuất mà chỉ tăng thâm hụt thương mại và rủi ro về lạm phát. Rõ ràng các chính sách quản lý tổng cầu là không phù hợp với Việt Nam hiện nay khi mà sản lượng tiềm năng không có dấu hiệu được cải thiện thông qua những chính sách trọng cung phù hợp và chi phí phải trả cho việc kích cầu có thể là sẽ rất cao.

Thời gian qua một số cơ quan đề xuất chính sách kích cầu đã tổ chức các đoàn khảo sát tới Nhật Bản để học tập kinh nghiệm nước bạn trong việc áp dụng Abenomics. Học thuyết này được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra chủ trương dựa trên "ba mũi điểm" là kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu. Đặc trưng của cơ bản của chương trình này là một "hỗn hợp tạo lạm phát, chi tiêu chính phủ và chiến lược tăng trưởng để đưa nền kinh tế ra khỏi lơ lửng trong hơn hai thập kỷ. "

Chương trình này dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng và giá cả thấp. Với nền tảng là phía cung như vậy việc kích thích ở phía cầu có thể là hợp lý. Điền này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công thì việc can thiệp vào phía cầu không làm tăng sản lượng mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô.

Page 40: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 40  

Trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến những thành quả mà chính sách trọng cung mang lại cho đất nước, đặc biệt là nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN17, v.v… Do đó, Chính phủ cũng như Quốc hội cần nhất quán quan điểm rằng ở thời điểm hiện nay chúng ta cần hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng trưởng…) để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu và kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế - về cơ bản chính là chính sách trọng cung. Trong đó, “chìa khóa” chính là cải cách về thể chế kinh tế và chính trị (điều chỉnh địa giới kinh tế tách bạch địa giới hành chính, loại bỏ kinh tế tỉnh …) để hàng triệu người năng động và có ý tưởng muốn đầu tư vào sản xuất thay vì chỉ đầu cơ đất đai hay tư vấn ăn bám vào các doanh nghiệp xây lắp; hơn 60% lực lượng lao động gia đình hay tự làm (lao động dễ bị tổn thương) mà không chỉ là 1,84% được sử dụng hiệu quả và làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; mức để dành (saving) của nền kinh tế đang ở mức cao không còn là tiền tệ nằm ở hệ thống ngân hàng hay chạy lòng vòng trong hệ thống thông qua mua trái phiếu mà phải đến được với khu vực sản xuất. Đó mới là “kế lâu bền” để đẩy mức sản lượng tiềm năng của chúng ta lên mức cao hơn và đạt được sự tăng trưởng bền vững, lâu dài hơn mà không chỉ là “kích cầu” ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý để làm đẹp báo cáo.

Hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP18, chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng quên rằng cái mà một Quốc gia thực sự được hưởng là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income – GNI) và thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable income – NDI) chứ không phải chỉ tiêu “phù phiếm” là GDP; nếu trong giai đoạn 2000 – 2006 tăng trưởng GDP và tăng trưởng GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), thì độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007 – 2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%).Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này là do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung19 sang quản lý tổng cầu. Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì sự lệch lạc ngày càng bộc lộ nhiều hơn./.

17 Theo Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh. 18 Hiện nay TCTK điều chỉnh GDP từ năm 2010 tăng lên một khoản rất lớn nhưng lại không điều chỉnh về cho những năm trước đó, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu từ năm 2000 do đó chúng tôi trừ khoản đã điều chỉnh cho tương thích với các năm trước đó. 19 Lý thuyết về trọng cung do Friedrich Hayek và Milton Friedman. Đây là những nhà kinh tế tin vào tính hiệu quả của thị trường tự do và gần như không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, Thực thi tư tưởng này là cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người vừa qua đời gần đây, cùng với Ronald Reagan được cho là 2 lãnh tụ thiên hữu đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế và xã hội phương Tây (chính xác hơn là khối Anglo Saxon) trong thập kỷ 1980.

Page 41: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 41  

Tài liệu tham khảo

1. Bruno de Souza Lopes, Estefania Ribiero da Silva & Fernando Salgueiro Perobelli (2009), “Foreign Direct Investment versus Domestic Investment: An Input – output Approach for Brazil in the years 2000 – 2005”, TD. Mestrado em Economia Aplicada FEA/UFJF 017/2009. 2. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung – Dien Vu, Pham Le Hoa, Nguyen Viet Phong. New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020, Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology Economics & Political Science,Vol.12, Issue 10, Version 1.0 2012. 3. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung-Dien Vu, 2011. Economic integration and trade deficit: A Case of Vietnam, Journal of Economic and International Finance, Vol 3(13), pp 669-675. 4. Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa và hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”. 5. Nguyễn Thị Lan Hương, “Vấn đề thất nghiệp và việc làm: Hiện trạng và các triển vọng”. 6. Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong “Khả năng phục hồi kinh tế - Cơ hội và thách thức” (2013), Viện kinh tế và quản lý thủy lợi, 2013. 7. Jiang Jianming & Masaru Ichihashi (2011), “How does FDI affect the regional economic growth in China ? Evidence from sub – regions and industries of the Jiangxi Province P.R. China”, IDEC Hiroshima University, 2011. 8. Nguyễn Phương Thảo, Ngô Văn Phong “Tổng cầu cuối cùng, sản xuất và thu nhập của Việt Nam: Một vài so sánh với Trung Quốc” (2014), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2014. 9. Niên giám thống kê năm 2000, 2005, 2013. 10. Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Nguyễn Thị Minh “Kinh tế Việt Nam: Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn” Nhà xuất bản Tri thức, 2013. 11. Shri Prakash, Shalini Sharma and F. Kasidi (2008), “Input output modeling of impact of FDI on Indian economic growth”, Birla Institute of Management Technology, 2008.

12. Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia “Báo cáo Tình hình kinh tế 8 tháng và tháng 8 năm 2014” 26/08/2014 http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2014_08_final_1_0.pdf

Page 42: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 42  

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC TƯ NHÂN

TS. Phạm Thị Thu Hằng Tổng Thư ký, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực kinh tế tư nhân được đề cập trong bài viết này bao trùm các hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp.

Tính đến 1/1/2014 cả nước đã có 764.374 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp. Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy tại thời điểm 1/1/2013, cả nước có 347.693 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 8 tháng đầu năm 2014, cả nước có 47.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 289.800 ngàn tỷ đồng, giảm 9,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Trong số các doanh nghiệp DN đang hoạt động, tỷ lệ DN khu vực tư nhân (Tổng cục thống kê sử dụng khái niệm: Doanh nghiệp ngoài nhà nước) chiếm khoảng 96%. Trong số 10,9 triệu việc làm phi nông nghiệp được toàn bộ khu vực tạo ra năm 2012 thì các số việc làm do DN ngoài nhà nước tạo ra là 6,7 triệu việc làm, chiếm 61%.

Theo kết quả Tổng điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2012 cả nước có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực này đã tạo ra 7,8 triệu việc làm phi nông nghiệp, tương đương 35% số lượng việc làm phi nông nghiệp (GSO, 2013).

Như vậy, toàn bộ khu vực tư nhân (kể các các DN ngoài nhà nước và khu vực hộ kinh doanh cá thể) tạo ra số việc làm là 14,5 triệu việc làm, chiếm 76,7 % việc làm phi nông nghiệp hiện nay. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Nhà nước cắt giảm biên chế hành chính sự nghiệp thì ý nghĩa xã hội của khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng to lớn.

Trong giai đoạn 2002-2012, kết quả chủ yếu trong tái cơ cấu đầu tư là giảm tỷ trọng đầu tư/GDP, thay đổi cơ cấu đầu tư theo chủ thể đầu tư và nguồn vốn; Năm 2000, khu vực tư nhân trong nước đóng góp 22,9 đến năm 2013 đã đóng góp 37,6%, trở thành bộ phận đóng góp lớn trong tổng vốn đầu tư.

Từ việc định hình một cách rõ ràng về khu vực tư nhân ở Việt Nam và tham chiếu các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, có thể nhận thấy một số vấn đề lớn cần đặt ra đối với sự phát triển của khu vực này như sau:

1. Chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chưa bền vững. 2. Hiệu quả kinh doanh chưa cao, tính phi chính thức chiếm ưu thế. 3. Khả năng tự chủ và sức đề kháng yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng 4. Những hạn chế do hệ thống thể chế (các khuôn khổ pháp lý, hệ thống các chính

sách hỗ trợ…).

Page 43: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 43  

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

2.1 Về chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Có nhiều dẫn chứng cho thấy khu vực kinh tế tư nhân ở Việ Nam, đặc biệt là các

doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn đang là khu vực dễ bị tổn thương nhất. Tỷ lệ DN ngừng hoạt động và giải thể cao. Trong năm 2013, cả nước có 76.955

doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 398.681 tỷ đồng, tăng 10,1% về số doanh nghiệp và giảm 14,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong năm này, cả nước có 60.737 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919 doanh nghiệp) tăng 11,9 % so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động tăng dần theo các tháng trong năm 2013, tổng số là 14.402 doanh nghiệp20.

Quy mô vốn trung bình giảm. Năm 2012, lần đầu tiên sau 10 năm, tổng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp đã giảm so với năm trước. Quy mô vốn của doanh nghiệp nhà nước đã giảm 26,1% so với năm 2011, từ mức 1.584 tỷ xuống 1.171 tỷ. Quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,6%, từ mức 25 tỷ xuống 24 tỷ. Việc quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm cho thấy thực trạng khó khăn của doanh nghiệp trong năm 2012, còn quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp nhà nước giảm chủ yếu do thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong khi đó, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp FDI lại tăng từ 270 tỷ đồng lên 307 tỷ đồng, một lần nữa cho thấy các doanh nghiệp này vẫn phát triển tốt và không chịu tác động nhiều từ bối cảnh kinh tế ở Việt Nam năm 2012.

Tỷ lệ các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ (xét theo quy mô lao động), tiếp tục có xu hướng tăng lên, từ 94% lên 95,8%. Do vậy, việc tăng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và mở rộng quy mô doanh nghiệp ở đâu đó chưa đi kèm với việc tăng số lượng việc làm mới.

Sự đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển chung của thế giới. Xét theo ngành nghề kinh doanh, giai đoạn 2007-2012 chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên Nghiên cứu chỉ số kinh doanh toàn cầu 2013 (GEM) cho thấy sự “tụt hậu” của Việt Nam. Theo cách tiếp cận của OECD, Việt Nam thuộc nhóm “Các nước phát triển dựa trên yếu tố đầu vào“ (Giai đoạn I). Những nước ở trình độ phát triển cao hơn đã chuyến sang giai đoạn II hoặc III là “Các nước phát triển dựa trên hiệu quả” và tương ứng “Các nước phát triển dựa trên đổi mới” (Xem chi tiết ở phụ lục 1). Năm 2013, lần đầu tiên VCCI tham gia cùng 70 quốc gia xây dựng chỉ số kinh doanh toàn cầu (GEM). Hình 1 cho thấy mức độ đa dạng hóa của các DN Việt Nam rất thất, thấp hơn mức độ trung bình của các nước trong nhóm phát triển ở giai đoạn I (VCCI-GEM, 2014).

20 Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KHĐT

Page 44: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 44  

Hình 1. Sự đa dạng của ngành nghề kinh doanh

Hợp tác kinh doanh, gắn kết với chuỗi cung ứng/mạng lưới sản xuất khu vực và toàn

cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Nhìn chung trong quá trình phát triển, mỗi hoạt động kinh doanh thường được tổ chức kết hợp với các hoạt động kinh doanh khác. Sự hợp tác này có thể là chính thức hoặc phi chính thức, liên quan đến sản xuất, cung cấp, tiếp thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hình 2 cho thấy sự hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng, bao gồm cả bán hàng cho các khách hàng hiện tại (29,5%) và khách hàng tương lai (22%). Một hoạt động khác cũng thường có sự hợp tác là trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Đáng tiếc là khâu phát triển ra sản phẩm mới lại ít có sự hợp tác nhất, đây chính là hạn chế khiến cho các DN Việt Nam chưa thu được nhiều giá trị gia tăng, thể hiện rõ nhất trong một số ngành đứng đầu về xuất khẩu hiện nay như may mặc, da giầy, điện tử v.v... (VCCI-GEM, 2014).

Hình 2. Hợp tác kinh doanh theo công đoạn Đơn vị: %

2.2 Về hiệu quả kinh doanh và tính phi chính thức

Trong giai đoạn 2007-2012, so sánh hiệu quả kinh doanh của các khu vực doanh nghiệp có thể thấy: Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp ngoài nhà nước nhà nước luôn thấp so với khu vực DNNN và FDI. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có chỉ số thanh toán hiện tại tốt nhất, dù có giảm đi từ 5,3 lần năm 2007 xuống còn 3,2 lần năm 2012. Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhưng chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ thua lỗ ở hai khu vực

Page 45: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 45  

doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI đang có xu hướng giảm đi, Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ thua lỗ đang ngày một tăng lên, cho thấy hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này ngày càng đặt ra nhiều vấn đề, hơn nữa, các chỉ số ROA, ROE của các doanh nghiệp nhà nước đã liên tục giảm trong hai năm 2011-2012, xuống lần lượt là 6,9% và 6,6%. (VCCI, 2014).

Điểm đáng chú ý là tính phi chính thức của khu vực tư nhân không có chiều hướng cải thiện. Sự phát triển của khu vực hộ kinh doanh cá thể năm 2012 với mức tăng trên 23% về số lượng hộ so với năm 2007 là minh chứng cụ thể về vấn đề này. Đáng chú ý, là trong số 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, có tới 1,25 triệu hộ có đăng ký kinh doanh/có mã số thuế, chiếm 27%. Trên thực tế các hộ kinh doanh cá thể này hoạt động gần như các doanh nghiệp, tuy quy mô nhỏ. Sự tồn tại khu vực tư nhân “bán chính thức” này đặt ra các câu hỏi: Tại sao các đơn vị này không đăng ký hoạt động một cách chính thức đầy đủ? và Nhà nước phải có động thái gì để khuyến khích khu vực này phát triển thành doanh nghiệp có hình thức pháp lý hiện đại hơn như: DN tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh?...

2.3. Về khả năng tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng Hoạt động của khu vực tư nhân trong một nên kinh tế bên cạnh một nền kinh tế có sự

phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc đang là một thách thức lớn hiện nay. Do ảnh hưởng của tính phi chính thức (đang khá phổ biến) và sự liên kết kinh doanh yếu kém nên các DN khu vực tư nhân Việt Nam đang chịu sự phụ thuộc khá lớn vào các DN Trung quốc, kể cả về thị trường nguyên liệu đầu vào (đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, điện tử, máy móc phụ tùng...) và về thị trường tiêu thụ (nông sản, khoáng sản...). Đây cũng chính lại là những lĩnh vực mà khu vực tư nhân tham gia tích cực nhất.

Như đã đề cập ở phần 2.1, các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam tham gia hợp tác rất hạn chế ở công đoạn phát triển sản phẩm mới. Những hạn chế này đã khiến cho DN trở nên thụ động cả ở khâu tìm kiếm thị trường lẫn khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, hay là tìm kiếm các cơ hội thị trường ở những khu vực khác. Mặt khác, năng suất lao động của Việt Nam cũng thấp, dẫn đến tình trạng giá cả không cạnh tranh so với các sản phẩm từ Trung Quốc.

Khảo sát của VCCI cho thấy phần lớn các doanh nghiệp cho rằng ký kết Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận được các thị trường lớn, được mua nguyên vật liệu từ các nước ký kết TPP với mức chi phí thấp và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng TPP chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội tham gia đấu thầu minh bạch và công khai khi mở cửa thị trường mua sắm công ở mức bình thường.

Page 46: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 46  

Hình 3. Tác động của việc tham gia vào TPP đối với doanh nghiệp

2.4. Về những hạn chế do hệ thống thể chế (các khuôn khổ pháp lý, hệ thông

các chính sách hỗ trợ…) Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng. Quyền tự do kinh doanh của doanh

nhân, doanh nghiệp và cá nhân cũng như sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt lại thể hiện khá rõ. Một bộ phận lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chưa thực sự được đối xử bình đẳng với khối DNNN, doanh nghiệp FDI. Mặc dù có số lượng áp đảo tại Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp dân doanh đang cảm nhận sự lấn át từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN và doanh nghiệp lớn có mối quan hệ thân quen. Một số chính quyền đang tập trung mọi nỗ lực vào thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi đó mọi những quy định về thủ tục hành chính được áp dụng một cách nặng nề như nhau cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô lớn nhỏ. Mặc dù có Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV nhưng các chính sách này tản mạn, chưa giảm thiểu được những thủ tục này (nhất là thủ tục thuế).

Tác động của quá trình tái cấu trúc DNNN tới phá triển khu vực tư nhân. Nhà nước hiện đang thực hiện một cách quyết liệt việc tái cấu trúc DNNN, hoàn thành kế hoạch trong năm 2015. Sự thành công của việc tái cấu trúc DNNN, đặc biệt là tiến trình cổ phần hóa sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển của khu vực tư nhân, tạo thêm nguồn lực cho sự phát triển của khu vực này. Thực tế cho thấy vẫn tồn tại sự “lấn sân” của các DNNN đối với khu vực tư nhân, trong khi DNNN chỉ nên có mặt ở những lĩnh vực quan trọng có vai trò quyết định và làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Đó là những ngành kinh tế đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và lâu dài, cần có “lực kéo” của nhà nước thông qua các tổng công ty, tập đoàn kinh tế NN. Ngược lại, ở các ngành kinh tế, nơi mà các doanh nghiệp tư nhân đã đủ lớn mạnh để có thể đảm đương được trách nhiệm phát triển ngành, thì vai trò của các DNNN, nhất là của các tập đoàn kinh tế nhà nước là không cần thiết.

Page 47: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 47  

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu, nhìn chung đều có đặc điểm chung là chất lượng nguồn nhân lực thấp, chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp vẫn còn yếu kém, không có chiến lược, định hướng kinh doanh lâu dài…Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ các DNNVV, tuy nhiên, dường như một số mục tiêu chính sách chưa đạt yêu cầu. Không những các DN có quy mô cực nhỏ, nhỏ, vừa không phát triển tương ứng thành các DN có quy mô nhỏ, vừa, lớn mà có dấu hiệu cho thấy xu thế ngược lại đang diễn ra (CIEM, 2012). Vì vậy, để thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp dân doanh cần phải có những giải pháp mang tính đột phát, có trọng tâm để tạo thêm nhiều DN có quy mô vừa và lớn, đủ hiệu quả và năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH 2015 Theo kết quả khảo sát Động thái doanh nghiệp Việt Nam (VBiS) do VCCI thực hiện

trong tháng 5/2014, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh đã được cải thiện so với năm 2013. Đáng lưu ý là doanh số bán hàng có sự cải thiện mạnh, cùng với đó là sự cải thiện về năng suất lao động. Số lượng đơn đặt hàng cũng có sự tiến bộ, trùng khớp với những chuyển biến tốt dần lên của chỉ số mua sắm PMI do HSBC công bố. Đây thực sự là thành quả nỗ lực của các doanh nghiệp, và kết quả của những chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ và đã có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã ra khỏi vùng đáy và bắt đầu phục hồi. Theo khảo sát VBiS, hiện tại có vẫn ba yếu tố tác động tiêu cực nhất đến tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 là nhu cầu thị trường trong nước giảm, giá thành sản xuất tăng và khó tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên yếu tố “khó tiếp cận vốn vay” đã trở nên không cấp thiết như trước đây.

Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Cính phủ ngày 21/5/2014 về những giải quyết khó khăn, kiến nghị thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015 đã xác định rõ nhiệm vụ của các Bộ/Ban ngành và VCCI. Để đảm bảo cho sự thành công và giải quyết được những vấn đề lớn của khu vực tư nhân, cần xem xét tập trung vào một số giải pháp sau:

3.1. Kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng Nền kinh tế nước ta 8 tháng đầu năm 2014 có một số cải thiện nhưng vẫn ẩn chứa

nhiều rủi ro. Lạm phát tuy bước đầu đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn những yếu tố dẫn đến bùng phát trở lại. Vì vậy, Nhà nước phải kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể:

+ Kiên định đối với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý, tỉnh táo trước những sức ép về tăng trưởng nhanh trước mắt song không bền vững. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về mặt dài hạn.

+ Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối... để tăng lòng tin của thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Đảng/Nhà nước, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Việc xử lý nợ đọng cần phải được thực hiện triệt để, có lộ trình và thông tin rõ ràng nhất quán để tạo niềm tin kinh doanh, nhất là đối với khu vực tư nhân trong bối cảnh Nhà nước đang thực hiện quyết liệt chương trình cổ phần hóa DNNN.

Page 48: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 48  

+ Thực hiện tốt việc quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo xu hướng giá thế giới. Công khai, minh bạch về việc xây dựng giá điện theo giá thị trường và cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, tạo điều kiện để các DN tiên liệu được xu thế giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chủ động điều chỉnh sản xuất, đảm bảo đưa ra sản phẩm với giá cả cạnh tranh.

+ Phải chuyển mạnh “Nhà nước điều hành kinh tế” sang “Nhà nước kiến tạo phát triển”, “đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi bao cấp còn tồn tại trên thực tế; minh bạch hoạt động các doanh nghiệp nhà nước...”). Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã đặt “trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh…”, “Trong giai đoạn 2015 và các năm tiếp theo cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”…).

2.2 Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ trên cơ sở tái cấu trúc DNNN và thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển theo định hướng của Nhà nước

+ Sứ mệnh mới của các DNNN “là thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt chủ đạo trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện vai trò dẫn dắt của DNNN thông qua tái cấu trúc doanh nghiệp có nghĩa là DNNN phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, nhất là khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược dựa vào nguồn lực. Như vậy mối quan hệ giữa DNNN và đối tác từ khu vực tư nhân là mối quan hệ cùng có lợi và dựa trên giá trị được xác định bởi thị trường. Phương án tái cấu trúc của DN nói chung và của DNNN nói riêng phải tính đến chiến lược phát triển ngành và sự liên kết kinh doanh giữa các DNNN và các DN thuộc khu vực tư nhân. Cần coi các doanh nghiệp là tác nhân quan trọng của tiến trình tái cấu trúc kinh tế.

+ Cần áp dụng triệt để các nguyên tắc, kỷ luật thị trường trong hoạt động của DNNN, như hạch toán đầy đủ các chi phí vốn, buộc doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp phải chịu đầy đủ trách nhiệm trong hoạt động của mình, tách bạch các hoạt động kinh doanh và hoạt động chính trị - xã hội. Để có thể thực hiện được nguyên tắc này và đảm bảo vai trò dẫn dắt, Nhà nước có thể cổ phần hoá dần dần từng bước (bán từng phần nhỏ). Cùng với các cổ đông mới, DN xác định chiến lược kinh doanh nhưng sự can thiệp của cơ quan chủ quản trong quá trình này được hạn chế ở mức độ nhất định. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh mới DNNN thực hiện “sứ mệnh mới” Nhà nước sẽ bán dần phần vốn còn lại với giá thích hợp – theo giá trị do thị trường quyết định.

+ Đề nghị Quốc hội Ban hành Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật sẽ phải đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng có những thiết chế riêng biệt để “vực dậy” nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ này. Nói các khác, cần xem xét lại hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV, tích hợp thành Luật DNNVV. Đây chính là cơ sở để Việt Nam có chiến lược trợ giúp DNNVV, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân một cách cân đối, tăng

Page 49: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 49  

tỷ lệ DN có quy mô vừa lớn tạo nên sự đột phát về chất lượng doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh. Chiến lược trợ giúp DNNVV hướng tới:

- Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh: kích thích cầu đối với các sản phẩm của các DNNVV.

- Có chính sách rõ ràng nhằm giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường và kích cầu, điều này hàm nghĩa (a) tăng cường đào tạo nhằm cải thiện các kỹ năng quản lý và (b) một thái độ tích cực của các cơ quan nhà nước đối với các hoạt động của khu vực DNNNV.

- Giảm tính phi chính thức của khu vực hộ kinh doanh cá thể. - Triển khai các công cụ tài chính: các sản phẩm phù hợp của các tổ chức tín

dụng/ngân hàng, các quỹ đầu tư tư nhân. - Dịch vụ phát triển kinh doanh luôn sẵn có với chi phí hợp lý. - Tăng cường kế nối theo chiểu dọc/chiều ngang: hiệp hội DN, chuỗi cung ứng. Tiết kiệm

các nguồn lực thông qua triển khai chung chuyên môn kỹ thuật và chia sẻ chi phí. - Mở rộng khả năng đáp ứng của Chính phủ trong huy động các nguồn lực công và tư.

+ Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015, Nhà nước phải quan tâm đến hoàn thành Kế hoạch trợ giúp DNNVV 2011-2015 đồng thời triển khai tích cực Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/5/2014 về giải quyết khó khăn, kiến nghị thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015.

+ Cần đẩy mạnh các giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 09/NQ-W của Bộ Chính trị về “Xây dựng và Phát huy vai trò doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Mỗi đơn vị phải có chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết.

3.3. Đẩy nhanh tiến trình ký kết TPP và thúc đẩy đổi mới công nghệ và kiên kết kinh doanh theo các cụm công nghiệp hoặc theo chuỗi

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định TPP là một trong những giải pháp giúp các DN khu vực tư nhân giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bên cạnh sự đa dạng hóa các nguồn cung, kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy việc tổ chức sản xuất theo cụm, ở đó các DN trong một chuỗi ngành hàng liên kết với nhau ở hầu hết các công đoạn có thể đưa ra một sản phẩm mới nhanh nhất và giá cả cạnh tranh nhất (Hình.T.Dinh, 2013). Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với đổi mới công nghệ tại các cụm, vườn ươm này là vô cùng quan trọng.

Với tiềm năng phát triển một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ ở Việt Nam, sự hình thành các Tổng công ty tư nhân xuyên suốt toàn bộ chuỗi có thể giúp cho Việt Nam có một nền nông nghiệp cạnh tranh, thiết lập được quan hệ đối tác trên cơ sở thị trường giữa “Bốn nhà”, đảm bảo sự thông suốt trong toàn bộ chuỗi giá trị (Hinh.T.Dinh , 2014).

Page 50: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 50  

3.4. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình tham vấn và xây dựng chính sách và thực hiện các dịch vụ công

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 đã chỉ rõ: “nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển.” Trong quá trình này, vai trò của các tổ chức xã hội và nhất là các hiệp hội doanh nghiệp rất quan trọng, bởi vì nó là cái cầu nối tất cả các quyết định, chính sách của Ðảng, Nhà nước, giới chuyên môn, Viện nghiên cứu đến nhà sản xuất.

Khảo sát PCI 2013 của VCCI lần đầu tiên sử dụng số liệu khảo sát đối với doanh nghiệp dân doanh tại Việt Nam để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật với việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy hiện có tới 82% doanh nghiệp trong nước chưa tham gia góp ý các dự thảo quy định, chính sách. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện trạng này là việc tiếp cận các dự thảo văn bản còn nhiều hạn chế... Nếu cơ quan soạn thảo cầu thị hơn, có phản hồi đối với những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, thì việc chấp hành chính sách và pháp luật của họ sẽ nghiêm túc hơn. Hơn thế nữa quá trình tham vấn chính sách sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu và nắm rõ hơn chiến lược phát triển của đất nước/vùng/tỉnh, để từ đó phát hiện ra các cơ hội kinh doanh, xây dựng được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách phù hợp với định hướng chung. Các giải pháp cụ thể để tăng cường mối quan hệ này là:

+ Tăng cường sự tham gia của công chúng, doanh nghiệp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, đàm phán các cam kết quốc tế (biến các chức năng này của Nhà nước thành công việc chung của cả Nhà nước – nhân dân).

+ Trong lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo cần: - > Công khai kịp thời các dự thảo quy định, chính sách có liên quan tới doanh

nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp/tổ chức đại diện cho doanh nghiệp có đủ thông tin,cơ hội và sự thuận lợi khi tham gia ý kiến. Khi lấy ý kiến ngoài dự thảo cần kèm theo các giải thích/thuyết minh, những vấn đề hoặc thay đổi căn bản của dự thảo, đánh giá tác động (trong trường hợp pháp luật quy định cần có báo cáo này), tài liệu tham khảo…;

- > Tham vấn doanh nghiệp khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động đối với các dự án luật và dự thảo nghị định liên quan đến doanh nghiệp.

- Có phản hồi rõ ràng về việc tiếp thu hay không, kèm theo giải trình đối với các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp...

+ Các tổ chức xã hội, hiệp hội doanh hiệp hoàn toàn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng, vừa hạn chế được phiền hà từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường. Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ/ngành: “nghiên cứu chuyển giao một số dịch vụ có đủ điều kiện cho VCCI thực hiện phù

Page 51: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 51  

hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế”. Đây là nhiệm vụ phải sớm được triển khai trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015.

Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Ðiều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để cạnh tranh, tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải tham gia hoạt động của hiệp hội viên, cùng tham mưu cho Chính phủ, ngành, đồng thời phải nâng cao vai trò của hiệp hội trong việc giám sát để các hội viên thực hiện nghiêm túc các cam kết, đảm bảo sự liên kết giữa các doanh nghiệp được bền chặt và có hiệu quả.

------ Tài liệu tham khảo: CIEM, 2012. Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Kết quả điều tra DNNVV

2011. GSO, 2013. Tổng điều tra cơ sở hành chính sự nghiệp 2012. Nhà Xuất bản thống kê. 2013. Đinh Tường Hinh. Phát triển công nghiệp nhẹ ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới. 2014. Đinh Tường Hinh. Các câu chuyện từ mặt trận phát triển kinh tế. Ngân hàng Thế giới.

2014. VCCI-GEM, 2014. Khảo sát kinh doanh toàn cầu 2013. Báo cáo Việt Nam.

www.vbis.vn VCCI, 2014. Báo cáo Thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013. Nhà xuất thông tin

truyền thông. 2014 VCCI-VBIS. Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014.

www.vbis.vn

Page 52: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 52  

Phụ lục 1: Các nước tham gia GEM 2013 phân theo khu vực và trình độ phát triển

Vùng

Các nước phát triển dựa trên yếu tố đầu vào (Giai đoạn I)

Các nước phát triển dựa trên hiệu quả (Giai đoạn II)

Các nước phát triển dựa trên đổi mới (Giai đoạn III)

Châu Mỹ Latin và Caribbean

Argentina, Brazil, Barbados, Chile, Colombia, Ecuador, Guatemala, Jamaica, Mexico, Panama, Peru, Suriname, Uruguay

Trinidad and Tobago

Trung Đông và Bắc Phi

Algeria, Iran, Libya

Israel

Châu Phi vùng Cận Saharan

Angola, Botswana, Ghana, Malawi, Nigeria, Uganda, Zambia

Namibia, Nam Phi

Châu Á Thái Bình Dương và Nam Á

Ấn Độ, Philippines, Việt Nam

Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan

Châu Âu – Thuộc Liên minh Châu Âu

Croatia, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Slovak Republic

Bỉ, CH Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh

Châu Âu – Ngoài Liên minh Châu Âu

Bosnia and Herzegovina, Macedonia, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ

Na Uy, Thụy Sỹ

Bắc Mỹ Canada, Puerto Rico, Hoa Kỳ

Nguồn : Amoros và Bosma (2014) - GEM 2013

Page 53: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 53  

QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

(Đánh giá nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách)

PGS.TS Bùi Tất Thắng

Viện Chiến lược phát triển

Nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế Việt Nam là một chủ đề hết sức rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi một bài tham luận nhỏ tham gia Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2014 với chủ đề chung “Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ (đầu những năm 1990) đến nay.

1. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Từ đầu thập kỷ 1990, khi quan hệ giữa hai nước Việt - Trung được bình thường hoá

thì cũng là lúc quá trình đổi mới và cải cách mở cửa đã đi qua giai đoạn khởi động ban đầu. Tuy thời điểm xuất phát của cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam không trùng nhau, nhưng công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới đều được thúc đẩy bởi nhu cầu bức bách từ thực tiễn bên trong mỗi nước. Đó chính là quá trình tìm kiếm con đường hay mô hình phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước khi mà mô hình kế hoạch hoá tập trung đã trở thành nhân tố căn bản cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Khác hẳn với những lần sửa đổi, cải tiến hay hoàn thiện công tác quản lý trước đây nhằm sửa chữa những khiếm khuyết của cơ chế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chính ngay những nguyên lý cơ sở của cơ chế này, công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới là sự thay đổi cách tiếp cận tìm kiếm mô hình phát triển, là “giải phóng tư tưởng” ở Trung Quốc và “đổi mới tư duy” ở Việt Nam, hay như cách nói của Đặng Tiểu Bình là “cuộc cách mạng lần thứ hai”. Tính chất cách mạng của cuộc cải cách mở cửa và đổi mới là: từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi này có thể được xem như sự tái hiện tư tưởng về chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin hồi đầu thập kỷ 1920 với tuyên bố rằng, “toàn bộ quan điểm của chúng ta về CNXH đã thay đổi về căn bản” (V.I. Lê nin: Toàn tập, Tập 45; tr. 428).

Giai đoạn khởi đầu quá trình cải cách mở cửa và đổi mới, hai nước Trung Quốc và Việt Nam trước khi quan hệ giữa hai nước được bình thường hoá, tuy không có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau cũng như hợp tác cùng nhau nghiên cứu, nhưng có lẽ do những vấn đề phải giải quyết có nhiều điểm tương đồng, lại thêm điều kiện để giải quyết vấn đề như nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hoá v.v... tương đối giống nhau, nên logic nội tại của quá trình cải cách mở cửa và đổi mới của hai nước đã có nhiều

Page 54: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 54  

điểm giống nhau đến mức đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn, sự kiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp ở huyện Phong Dương (tỉnh An Huy, Trung Quốc) và huyện Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng, Việt Nam) đã khởi đầu quá trình cải cách và đổi mới theo kiểu “phá rào” từ dưới lên, tiếp cận công cuộc cải cách mở cửa và đổi mới trước hết từ kinh tế v.v... Về cơ bản, người ta thấy rằng, cách thức và mục tiêu tiến hành đổi mới và cải cách đã khiến cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc tách ra thành một nhóm khác biệt hẳn với các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu và Liên Xô. Trong khi các nước Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách một cách đồng loạt và nhanh chóng, bắt đầu từ cải cách chính trị và đồng thời với nó là cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế, thì Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành cải cách một cách từ từ, tiệm tiến, mang tính thực nghiệm và xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, đồng thời cố gắng duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội, xem đó như một điều kiện tiền đề không thể thiếu của công cuộc cải cách. Sự giống nhau này khiến cho khi quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước được nối lại, nhu cầu tìm hiểu học tập kinh nghiệm của nhau và hợp tác nghiên cứu tìm ra các con đường đi thích hợp cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô trở thành cấp thiết một cách rất tự nhiên.

Ở khía cạnh thể chế kinh tế (và chính trị), lãnh đạo cấp cao của hai nước đã khẳng định phương châm 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt" và là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Với khung khổ chung này, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần cùng chia sẻ kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn về xã hội chủ nghĩa, đã từng tổ chức nhiều hội thảo chung về nghiên cứu thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, có thể nói một cách khái quát, tác động ảnh hưởng lẫn nhau về quan điểm, cách tiếp cận, thể chế, chính sách… của cải cách mở cửa với đổi mới kinh tế là không nhỏ.

2. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc Trên nền tảng quan hệ kinh tế chính trị tiến từ “bình thường hóa” (1991) đến quan

hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008), quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhất là từ khoảng giữa thập niên 2000 đến nay, thể hiện rõ nét trên 3 lĩnh vực chính sau.

2.1. Thương mại Theo số liệu thống kê, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước tăng nhanh qua các

năm, nhất là từ năm 2007 trở lại đây. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 1: Kim ngạch ngoại thương của Việt Nam

Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của Việt Nam Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt

Nam với Trung Quốc Tỷ USD Mức tăng (%) Tỷ USD Mức tăng (%)

1995 13,7 - 0,6 - 1996 18,4 34,3 0,6 0,0 1997 20,8 13,0 0,9 50,0 1998 20,9 0,5 0,9 0,0 1999 23,2 11,0 1,4 55,6

Page 55: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 55  

2000 30,1 29,7 2,9 107,1 2001 31,2 3,7 3,0 3,4 2002 36,4 16,7 3,7 23,3 2003 45,5 25,0 5,0 35,1 2004 58,5 28,6 6,5 30,0 2005 69,2 18,3 9,1 40,0 2006 84,7 22,4 10,6 16,5 2007 111,5 31,6 16,3 53,8 2008 143,4 28,6 20,9 28,2 2009 127,0 -11,4 20,8 -0,5 2010 157,0 23,6 27,9 34,1 2011 203,6 29,7 36,5 31,8 2012 228,3 12,1 41,8 14,5 2013 264,0 15,6 50,1 19,9

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, mức nhập siêu cũng tăng nhanh và ngày

càng lớn, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay. Các năm 2009 và 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu của Việt Nam, các năm 2011, 2012 và 2013 thì không chỉ giá trị tuyệt đối rất lớn, mà nhập siêu từ Trung Quốc còn xảy ra khi tổng cán cân ngoại thương cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu.

Bảng 2: Nhập siêu của Việt Nam

Năm Tổng mức nhập siêu của Việt Nam Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc Tỷ USD Mức tăng (%) Tỷ USD Mức tăng (%)

1995 2,7 - 0,0 - 1996 3,8 40,7 0,0 0,0 1997 2,4 -36,8 -0,1 -100,0 1998 2,1 -12,5 0,1 200,0 1999 0,2 -90,5 0,0 -100,0 2000 1,1 450,0 -0,1 -100,0 2001 1,2 9,1 0,2 300,0 2002 3,0 150,0 0,7 250,0 2003 5,1 70,0 1,2 71,4 2004 5,5 7,8 1,7 41,7 2005 4,4 -20,0 2,7 58,8 2006 5,1 15,9 4,2 55,6 2007 14,3 180,4 9,1 116,7 2008 18,0 25,9 11,1 22,0 2009 12,8 71,1 10,0 -10,0 2010 12,6 -1,6 12,5 25,0 2011 9,8 -22,2 13,3 6,4 2012 -0,7 107,1 16,2 21,8 2013 0,0 -70,0 23,7 46,3

Nguồn: Tính theo Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm.

Page 56: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 56  

Trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc, tương quan vị thế

rất khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của xuất - nhập khẩu của Trung Quốc đối với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam rất lớn, thì mức ảnh hưởng của xuất - nhập khẩu của Việt Nam đối với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Trung Quốc lại rất nhỏ. Hàng xuất khẩu của Việt Nam năm cao nhất cũng chưa đầy 0,7% giá trị nhập khẩu của Trung Quốc so với mức trên 25% của giá trị xuất khẩu hàng Trung Quốc trên tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam (chênh lệch trên 37 lần).

Bảng 3: Tỷ lệ phụ thuộc giá trị xuất – nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

% xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc/Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

9,9 8,1 7,5 7,7 8,6 10,5 12,1 10,8

% nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc/Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

16,0 16,5 20,3 19,8 23,6 24,0 23,6 25,3

% xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam/Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc

0,77 0,76 1,04 1,12 1,37 1,27 1,30 1,41

% nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam/Tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc

0,49 0,41 0,38 0,43 0,49 0,52 0,64 0,68

Nguồn: Tính theo Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm. Tình trạng nhập siêu do nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại có 3 loại nguyên

nhân cơ bản sau: - Cơ cấu hàng hóa gắn với trình độ công nghệ: Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang

Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản thô, các sản phẩm khai thác làm nguyên liệu như cao su, sắn, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy sản, một số loại quả như vải, nhãn, thanh long…; than đá, dầu thô, một số quặng kim loại. Ngoài ra, có một số không nhiều các sản phẩm công nghiệp gia dụng như giầy dép, hàng may mặc, đồ gỗ, đồ nhựa, linh kiện điện tử…. Nhìn chung, các sản phẩm này đều nằm ở tầng công nghệ thấp. Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về cơ bản tuy không phải loại sản phẩm chứa đựng trình độ công nghệ - kỹ thuật cao theo chuẩn mực thế giới, nhưng không chỉ cao hơn nhiều công nghệ công nghiệp hiện có của Việt Nam, mà còn nằm ở những khâu có trình độ công nghệ cao hơn, giá trị gia tăng lớn hơn. Cái gọi là sản phẩm chủ chốt của các loại công nghiệp phụ trợ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà Việt Nam thiếu vắng thì hầu như được “bù đắp” bởi hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu… để tạo ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, như hàng dệt may, giầy dép, đồ điện tử gia dụng… Hơn nữa, trên thị trường Việt Nam đâu đâu cũng có thể tìm ra những sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống thường ngày của nền công nghiệp đang được coi là “đại công xưởng” của thế giới với chất lượng chấp nhận được, mẫu mã phong phú, tiện dụng và nhất là giá cả phải chăng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang phải nhập khẩu một

Page 57: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 57  

phần giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ Trung Quốc.

Vậy là, tuy trình độ công nghệ không phải loại tiên tiến nhất thế giới (nhưng cao hơn hẳn trình độ công nghiệp của nền công nghiệp bản địa Việt Nam), cơ cấu kinh tế và sản phẩm cơ bản không khác nhau nhiều, nhưng do nắm được những bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của mỗi loại sản phẩm, sản xuất công nghiệp Việt Nam sống nhờ nhiều hơn vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu trung gian, đã qua chế biến… từ Trung Quốc. Trong khi cơ cấu xuất khẩu theo chiều ngược lại thì hầu hết là sản phẩm nguyên liệu thô, không có khả năng ảnh hưởng lớn đến chuỗi sản xuất.

- Giá cả so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế: Nhìn chung, theo các nhà kinh doanh, giá cả các loại sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn các các sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thị trường. Mặc dù chất lượng một số loại sản phẩm của Trung Quốc thấp hơn các sản phẩm cùng loại nhập từ nước khác, nhưng công năng sử dụng (ngắn hạn) vẫn đáp ứng được và điều quan trọng là phù hợp với túi tiền của người sử dụng. Điều này không chỉ đúng với các hàng hóa tiêu dùng thường nhật, mà điều đáng quan tâm là các loại hàng hóa tư liệu sản xuất, các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Có những trường hợp, hết thời gian bảo hành không lâu thì máy móc thiết bị cũng bắt đầu phải sửa chữa.

- Giá trị nhập siêu cao từ Trung Quốc còn có nguyên nhân từ việc Trung Quốc là một trong những nhà thầu lớn tại Việt Nam, nhất là các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy nhiệt điện, hóa chất… Trong quá trình thực hiện các gói thầu xây dựng này, hầu hết máy móc, thiết bị đều do Trung Quốc tự cung cấp.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, cách thức tiếp thị, cách thức làm thương mại… Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc dài gần 1.450 km, trong đó phía Việt Nam là 7 tỉnh và phía Trung Quốc là 2 tỉnh, với 9 cặp cửa khẩu. Những tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc của Việt Nam đều là những địa điểm tiến hành buôn bán tiểu ngạch, trao đổi các loại hàng hóa.

Tóm lại, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, có 3 đặc điểm lớn. Một là, hiện tại Việt Nam là nước nhập siêu với giá trị lớn (năm 2013 là 23,7 tỷ USD). Hai là, đối với một số lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam đang phải phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc. Ba là, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ các loại giá trị lớn như thiết bị điện, đồ dùng gia đình… cho đến các loại đồ dùng thông dụng như thực phẩm, đồ da, túi xách, đồ may mặc, văn phòng phẩm, các sản phẩm của đời sống tinh thần, tâm linh, đồ chơi trẻ em… vẫn thấy đủ các loại sản phẩm của Trung Quốc với khối lượng lớn.

2.2. Đầu tư Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không thuộc loại lớn. Tính đến hết

tháng 12/2013, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam gần 1.000 dự án với gần 6 tỷ USD vốn đăng ký, đứng thứ 9/100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số vốn đã giải ngân khoảng gần 1/3 số vốn đăng ký. Về quy mô vốn đầu tư bình quân trên 1 dự án, các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thuộc loại nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/2 mức bình quân chung

Page 58: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 58  

(7,1 USD/1 dự án so với gần 15 USD/1 dự án). Phần lớn FDI của Trung Quốc được đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và trải rộng trên địa bàn của 55/63 tỉnh/thành phố trên cả nước, tạo ra khoảng 100 ngàn chỗ làm việc trực tiếp. Phần đầu tư gián tiếp chính thức của Trung Quốc vào thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô còn nhỏ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam mới có 13 dự án đầu tư sang Trung Quốc với 16 triệu USD.

2.3. Du lịch Số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam tăng nhanh trong những năm

gần đây. Năm 2007 có hơn 557 nghìn lượt khách, đến năm 2013 đạt đến 1,9 triệu lượt khác. Lượng khách đến từ Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của các công ty du lịch, mức chi tiêu bình quân của khách Trung Quốc còn rất thấp. Gần đây, trên một báo mạng đăng tin: Tờ Bloomberg News dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đến Maldives, đã xin du khách Trung Quốc “hãy ăn ít mì ăn liền và nhiều hải sản địa phương hơn”. (Người đưa tin (Theo Washingtonpost); Thứ 6, 19/09/2014 15:23:17); phần nào cho thấy mức độ chi tiêu “tiết kiệm” của khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài.

3. Một vài nhận xét và khuyến nghị chính sách Từ tháng 5/2014, với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc

quyền kinh tế của Việt Nam đã làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng rãi trong xã hội về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung và đánh giá về nhân tố Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trên các phương tiên thông tin đại chúng, đã xuất hiện một số bài viết trực tiếp bàn về chủ đề tác động của Trung Quốc tới kinh tế Việt Nam với các kịch bản được dự báo khác nhau(1).

Ở góc nhìn dài hạn thì có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, diễn biến của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mang tính thăng trầm. Nhưng về cơ bản, các quan hệ kinh tế và văn hóa thì tỏ ra bền vững hơn, xuất phát cả từ lý do lịch sử lẫn nhu cầu thực tế. Song, xét ở góc độ quốc gia, để có một quan hệ kinh tế và văn hóa bền vững, bình đẳng, thì nội lực kinh tế của Việt Nam phải mạnh lên. Hàn Quốc chẳng hạn, hiện nay có quan hệ buôn bán với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc; và Hàn Quốc luôn là nước xuất siêu. Vậy, để có được vị thế quan hệ buôn bán với Trung Quốc giống như Hàn Quốc, cần phải có thời gian và có lẽ cần một cách tiếp cận khác với cách mà Việt Nam đang quan hệ kinh tế với Trung Quốc hiện nay.

Trước hết, cần khẳng định rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động có chủ ý, có tính toán, nằm trong chuỗi các hoạt động xâm lấn Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã từng cắt cáp tàu Viking II (6/2011) và tàu Bình Minh 02 (12/2012). Vì vậy, có thể nhận định chung rằng, sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sẽ là một thời kỳ quan hệ phức tạp, đấu tranh và hợp tác trong căng thẳng, khác hẳn giai đoạn “bình thường hóa” quan hệ từ 1991 đến nay, cho dù vẫn mang danh nghĩa “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Với cách nhìn nêu trên, với tư cách là quan hệ láng giềng, có thể nói nhân tố Trung Quốc luôn có tác động ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong mọi thời kỳ với các mức độ rất khác nhau. Vấn đề là tìm giải pháp cho việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong mối

Page 59: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 59  

quan hệ kinh tế đó. Trước mắt, có thể là giá trị buôn bán sẽ ít đi, lượng FDI từ Trung Quốc sẽ suy giảm, lượng khách du lịch từ Trung Quốc sẽ giảm xuống…, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Chẳng ai phủ nhận điều này trong ngắn hạn. Nhưng vấn đề là mức độ tác động đến đâu và nền kinh tế có thể vượt qua được những khó khăn nhất thời đó không? Chúng tôi thấy rằng, trong suốt những năm xảy ra chiến tranh với Trung Quốc (1979-1989), Việt Nam đã từng không quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Và xét về quan hệ kinh tế của Việt Nam thì không đâu bằng với Liên Xô (cũ), nhưng khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước này cũng chẳng còn, thực tế cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn vượt qua được. Vì thế, chúng tôi cho rằng, chẳng có lý do gì để không vượt qua được những khó khăn do trục trặc trong hệ kinh tế do Trung Quốc gây ra. Trong mọi từng lĩnh vực quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đều cho thấy tính hai mặt rõ rệt. Chẳng hạn, nếu khối lượng buôn bán suy giảm, nhiều loại máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất của Việt Nam sẽ không được cung cấp từ Trung Quốc, không lẽ các doanh nghiệp không tái cơ cấu (đành rằng không dễ) để tồn tại và phát triển? Và có thể vì vậy mà nhập siêu từ Trung Quốc sẽ giảm! Còn về FDI của Trung Quốc, với mức đã giải ngân khoảng 2 tỷ USD so với tổng mức FDI đã giải ngân gần 100 tỷ USD, chỉ chiếm 2%, cũng không phải có ảnh hưởng lớn. Mức độ ảnh hưởng của suy giảm khách du lịch từ Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Với từng doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng lớn - nhỏ tùy thuộc vào mức độ và quy mô quan hệ kinh doanh trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trên bình diện tổng thể quốc gia thì mức độ tác động ảnh hưởng lại chủ yếu chịu tác động của các chính sách kinh tế tổng thể và quan hệ kinh tế đối ngoại.

Vì vậy, chúng tôi xin đề nghị: - Quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc trong thời gian tới

sẽ bao gồm cả hợp tác và đấu tranh, rất phức tạp, khác hẳn giai đoạn 20 năm sau “bình thường hóa” vừa qua.

- Cần nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, dài hạn để xử lý những vấn đề ngắn hạn. - Điều cần tập trung ưu tiên trước mắt là tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực

cạnh tranh để nâng cao vị thế trong quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc. - Mở rộng hơn nữa các quan hệ kinh tế - thương mại với các đối tác khác, nhất là

với các nền kinh tế đã phát triển. - Tích cực tham gia xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN./. --------------------- Chú thích: (1) Một số bài viết nổi bật trong số đó có thể kể đến: - Ba kịch bản trong quan hệ kinh tế Việt – Trung; http://baodautu.vn/ba-kich-ban-

trong-quan-he-kinh-te-viet-trung.html; 16:23 | 12/07/2014. - Ba kịch bản quan hệ kinh tế Việt - Trung sau vụ giàn khoan HD-981; http://www.

thesaigontimes.vn/117503/Ba-kich-ban-quan-he-kinh-te-Viet-Trung-sau-vu-gian-khoan-HD-98. html; 14/7/2014, 17:28 (GMT+7)…

Page 60: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 60  

----------------------------------------

Page 61: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 61  

ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ TRUNG QUỐC VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Bùi Trinh I. Đặt vấn đề Gần đây nhiều ý kiến lo ngại nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tổn thương nếu quan hệ

Việt – Trung trở nên căng thẳng hơn do sự hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc (TQ) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (VN). Trong bối cảnh nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nhập khẩu, từ 16% năm 2005 đến năm 2012 tăng hơn 25%; nếu tính cả Đài Loan và đặc khu hành chính Hồng Công thì tỷ trong nhập khẩu từ khối này lên tới 34% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW thì 60% nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên vật liệu cho sản xuất, hơn 30% là máy móc thiết bị và gần 10% cho tiêu dùng cuối cùng. Những tính toán và phân tích cụ thể dưới đây có thể phần nào giúp có cái nhìn toàn diện hơn về hai nền kinh tế VN và TQ.

II. Phương pháp tính toán Bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng có dạng: Bảng 1: Bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng

Cầu trung gian (hoặc tiêu dùng trung gian) Cầu cuối cùng

Ngành 1 2 3 C G I E GO 1 Xd

11 Xd12 Xd

13 Cd1 Gd

1 Id1 E1 X1

2 Xd21 Xd

22 Xd23 Cd

2 Gd2 Id

2 E2 X2 3 Xd

31 Xd32 Xd

33 Cd3 Gd

3 Id3 E3 X3

Nhập khẩu từ nước D Md

1 Md2 Md

3 Mdc Md

g MdI Md

Nhập khẩu từ phần còn lại Mf

1 Mf2 Mf

3 MfC Mf

G MfI Mf

VA V1 V2 V3 GI X1 X2 X3

Các mối quan hệ trong bảng cân đối liên ngành Quốc gia dạng phi cạnh tranh mở rộng được biểu diễn như sau:

Trong bảng I/O Quốc gia dạng phi cạnh tranh, tất cả các phần tử của cầu trung gian và cầu cuối cùng đã được tách ra cầu là sản phẩm trong nước, cột âm về nhập khẩu nước D và nhập khẩu từ các nước khác không tồn tại trong khi 2 dòng nhập khẩu từ các nước D và nhập khẩu từ phần còn lại đước tách ra. Ở đây:

Xdij là quy mô ngành j sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước trong quá trình sản xuất ; Cdi : tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình cho sản phẩm i sản xuất trong nước ; Gdi : tiêu dùng cuối cùng của chính phủ cho sản phẩm i sản xuất trong nước ;

Page 62: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 62  

Idi : Tích lũy tài sản là sản phẩm i sản xuất trong nước ; Ei : Xuất khẩu sản phẩm i ; Md

j: (Ngành j) Sản phẩm j sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ nước D làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng j ;

Mfj : (Ngành j) Sản phẩm j sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ phần còn lại làm chi phí

trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng j; Md

c và Mfc : Tổng nhập khẩu từ nước D và từ nước ngoài cho tiêu dùng cuối cùng

của cá nhân (hộ gia đình) ; Md

g và Mfg : Tổng nhập khẩu từ vùng khác trong nước và từ nước khác cho tiêu

dùng cuối cùng của nhà nước ; Md

I và MfI : Tổng tích lũy là sản phẩm nhập khẩu từ nước D và từ nước khác ;

Quan hệ cơ bản: Trong dạng I/O dạng phi cạnh tranh các mối quan hệ được biểu diễn như sau: (Ad + Am

d + Amf).X + Yd + Ym

d + Ym

f - Md – Mf = X (1) è Ad . X + Yd + Am

d.X + Ymd – Md + Am

f.X + Ymf - Mf = X (2)

Ở đây: Ad . X là ma trận chi phí trung gian sản phẩm được sản xuất trong nước; Am

d.X là ma trận chi phí trung gian là sản phẩm nhập khẩu từ nước D; Am

f.X là ma trận chi phí trung gian là sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác; Yd là ma trận nhu cầu cuối cùng sản phẩm được sản xuất trong nước; (bao gồm cả

xuất khẩu) Ym

d và Ym

f là véc tơ nhu cầu cuối cùng sản phẩm nhập khẩu từ nước D và từ phần còn lại. Nhu cầu cuối cùng ở đây được hiểu bao gồm tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản. Dễ dàng nhận thấy:

Amd.X + Ym

d = Md (3) Am

f.X + Ymf = Mf (4)

Quan hệ (3) và (4) được hiểu nhập khẩu từ nước khác và phần còn lại được chia ra véc tơ nhập khẩu cho sản xuất (Am

d.X; Amf.X) và véc tơ nhập khẩu cho sử dụng cuối cùng

(Ymd; Ym

f) Do đó quan hệ (2) được viết lại:

Ad . X + Yd = X (5) Và:

X = (I – Ad)-1.Yd (6)

Page 63: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 63  

Như vậy, quan hệ (6) trở về quan hệ chuẩn của Leontief nội vùng ở dạng phi cạnh tranh, ma trân nghịch đảo Leontief trong nước (I – Ad)-1 phản ảnh về độ nhậy và độ lan tỏa của các ngành trong vùng đối với nền kinh tế của vùng. Ma trận này có thể chọn những ngành trọng điểm cho vùng đang nghiên cứu. Hệ số lan tỏa về kinh tế của các ngành được xác định:

Hệ số lan toả = n.BLi / ∑BLi Trong đó: BLi = ∑rij (Cộng theo cột của ma trân Leontief) Hệ số này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết ngược của ngành đó càng lớn và

khi ngành đó phát triển nhanh sẽ kéo theo sự tăng trưởng nhanh của toàn bộ các ngành cung ứng (sản phẩm, dịch vụ) của toàn hệ thống. Độ nhậy của các ngành được xác định:

Độ nhậy = n. FLi/∑FLi Trong đó: FLi = ∑ rij (Cộng theo hàng của ma trân Leontief) Các hệ số này lớn hơn 1 và càng cao có nghĩa liên kết xuôi của ngành đó càng lớn

và thể hiện sự cần thiết tương đối của ngành đó đối với các ngành còn lại. Từ quan hệ (6) có thể xác định nhân tử về thu nhập bằng cách:

V = v.(I-Ad)-1.Yd (7) ∆V = v.(I-Ad)-1.∆Yd (8) Ở đây V là tổng thu nhập từ sản xuất (Gross Value added) , v là ma trân hệ số của

các nhân tố của giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất. Quan hệ trên thể hiện sự thay đổi của thu nhập phụ thuộc vào sự thay đổi của cầu nội vùng.

Mặt khác quan hệ (2) cũng có thể được viết: X- Am

d.X = Ad . X + Yd + Ymd – Md + Am

f.X + Ymf - Mf (9)

Hay: X = (I- Am

d)-1.( Ad . X + Yd + Ymd – Md + Am

f.X + Ymf - Mf) (10)

Ma trận (I- Amd)-1được gọi là ma trận nhân tử về nhập khẩu từ nước D. Phương trình

(9) và (10) nhu cầu về nhập khẩu từ nước D lan toả bởi nhu cầu trong nước. Hệ số lan tỏa nhập khẩu từ nước D được xác định:

Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ các vùng khác trong nước = n. / ∑

Trong đó: = ∑ (Cộng theo cột của ma trận (I- Amd)-1)

Nếu ngành nào trong vùng hệ số lan tỏa này cao (lớn hơn 1) thì ngành đó của trong nước sẽ có tác động lôi kéo sản xuất của “ông hàng xóm” D phát triển Tương tự, quan hệ (2) cũng có thể viết:

X- Amf.X = Ad . X + Yd + Am

d.X + Ymd – Md + Ym

f - Mf (11) Hay:

Page 64: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 64  

X = (I- Amf)-1.( Ad . X + Yd + Am

d.X + Ymd – Md + Ym

f - Mf) (12) Ma trận (I- Am

d)-1được gọi là ma trận nhân tử về nhập khẩu từ phần còn lại. Phương trình (11) và (12) nhu cầu về nhập khẩu từ phần còn lại lan toả bởi nhu cầu nội vùng. Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ nước khác được xác định:

Hệ số lan tỏa về nhập khẩu từ nước khác = n. / ∑

Trong đó: = ∑ (Cộng theo cột của ma trận (I- Afd)-1)

Nếu ngành nào trong nước có hệ số này cao (lớn hơn 1) chứng tỏ ngành đó sẽ kích thích nhập khẩu từ nước ngoài và điều này có thể dẫn đến thâm hụt thương mại của quốc gia.

Như vậy, bảng cân đối liên ngành nội vùng dạng phi cạnh tranh sẽ cho phép chúng ta xác định được mức độ lan tỏa kinh tế, độ nhậy, mức độ lan tỏa tới nhập khẩu nước nào đó và mức độ lan tỏa tới nhập khẩu từ nước khác của các ngành từ đó xem xét phân tích nên chú trọng đầu tư tới các ngành nào để tạo ra lan tỏa tốt cho kinh tế trong nước, kinh tế các vùng khác trong nước mà không gây nên thâm hụt thương mại.

Bên cạnh đó, sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh sẽ xem xét được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tổng cầu cuối cùng trong nước ảnh hưởng tới thu nhập và sản xuất như thế nào và có những nhận định về kinh tế của vùng hoặc Quốc gia theo phía cầu.

Hình 2: Ảnh hưởng lan tỏa và ảnh hưởng ngược nội vùng

III. Nghiên cứu thực tế

Dựa trên bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc21 và Việt Nam có thể tính toán cấu trúc sơ bộ thông qua mức độ ảnh hưởng của cầu cuối cùng đến phía cung và thu nhập của hai nền kinh tế.

21 ADB, Supply and Use tables for selected Economies in Asia and the Pacific, December, 2012.

Page 65: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 65  

Bảng 2. So sánh lan tỏa từ cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập của Trung Quốc và Việt Nam

Trung Quốc Việt Nam

C I E C I E

Lan tỏa tới sản xuất 1.92 1.96 2.3 1.19 1.14 1.8

Lan tỏa tới thu nhập 0.76 0.66 0.79 0.42 0.46 0.47

Nguồn: Tính toán của Bùi Trinh Tính toán và so sánh ảnh hưởng của 2 nền kinh tế cho thấy ảnh hưởng lan tỏa từ phí

cầu đến SX và thu nhập của TQ và VN. Do phí cung dồi dao khi can thiếp vào phí cầu cuối cùng (final demand) làm tăng sản lượng và Giá trị gia tăng (Gross Value added) rất mạnh mẽ, điều này ngược lại với ta. Với Trung Quốc việc tiêu dùng nội địa lan tỏa đến thu nhập ngang với xuất khẩu (một đồng tăng lên của tiêu dùng lan tỏa đến nhập khẩu 0,76 và xuất khẩu là 0,79) trong khi ở Việt Nam lan tỏa từ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tương ứng chỉ là 0,42 và 0,47. Đầu tư cũng vậy khi họ đầu tư 1 đơn vị lan tỏa đến thu nhập 0,66 hơn ở ta gần 20 điểm phần trăm. Như vậy có thể thấy phía cung của TQ rất dồi dào manh mẽ trong khi ta yếu kém. Nhẽ ra ta cần sớm quay sang tình thần trọng cung từ lâu, từ đó đưa ra ý tưởng về cấu trúc lại nền kinh tế, nhưng lại mải miết với việc quản lý cầu cuối cùng, ngoài ra tham nhung cũng là thủ phạm trong chuyện này khi so sánh mức độ lan tỏa của đầu tư đến sản xuất của 2 giai đoạn có thể thấy lượng tiền bỏ ra đầu tư không đến được với sản xuất khoảng 17%. Ngoài ra với chính sách hướng ngoại khá toàn diện cho thấy không hẳn là chính xác, việc hướng ngoại này không chỉ đối với FDI mà cũng lệch lạc ngay cả đối với các nhân tố của cầu cuối cùng (Tiêu dùng, tích lũy và xuất khẩu), hầu như các chính sách đều hướng tới xuất khẩu mà dường như quên hẳn thị trường nội địa, trong khi mức độ lan tỏa của tiêu dùng nội địa của TQ đến sản xuất và thu nhập gần như tương đương nhau Sử dụng bảng cân đối liên ngành năm 2010 cập nhật năm cho năm 2012 theo giá 2010 của Việt Nam, phân tách xuất khẩu và nhập khẩu thành: xuất khẩu sang Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước còn lại; nhập khẩu từ Trung Quốc và nhập khẩu từ các nước còn lại từ đó tính toán mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam cho thấy, với các giả thiết: Tổng thầu ngưng trệ; Đầu tư FDI từ TQ giảm 50%; Xuất khẩu giảm 20%; Nhập khẩu giảm 20% đã đưa ra kết luận: Khi tổng thầu giảm và FDI từ TQ giảm thì nhập khẩu cũng giảm khoảng 40%; Với tình huống đó, tổng ảnh hưởng làm GDP giảm khoảng 1,68%. Tuy nhiên, nếu thay thế được tổng thầu với đối tác khác hoặc với các đối tác trong nước và sản xuất ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn thì ảnh hưởng này sẽ còn ít hơn. Bên cạnh đó, nếu thay thế xuất khẩu sang Trung Quốc bằng xuất khẩu sang các nước khác 5% và cơ cấu xuất khẩu thay đổi (chuyển tỷ trọng xuất khẩu ở khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ) thì ảnh

Page 66: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 66  

hưởng này lại làm GDP tăng 0.22% - 0,5%. Cấu trúc kinh tế mà ta cần hướng tới là chuyển xuất khẩu của khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ22.

Trong một nghiên cứu khác của một nhóm của trường đại học Kyoto cho ra kết quả nếu chuyển dịch cấu trúc của xuất khẩu 20% từ khu vực công nghiệp chế biến chế tạo sang khu vực dịch vụ thì tăng trưởng sẽ bền vững, chỉ số lan tỏa của khu vực dịch vụ sẽ cao hơn mức bình quân của nền kinh tế và tỷ trong khu vực này sẽ đạt xấp xỉ 50% GDP.

Cũng tính toán này cho một số nước Châu Á có thể so sánh một số tiêu chí của các nền kinh tế trong khu vực. Kết quả cho thấy Việt Nam và Trung Quốc là 2 Quốc gia có nền sản xuất mang nặng tính gia công nhất. Kết quả này tương đồng với nhận định của ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia của UN. Ông Việt cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế công xưởng và VN là nền kinh tế gia công. Quy mô của nền kinh tế TQ lớn hơn VN rất nhiều nhưng về bản chất đều có những nét rất tương đồng, đó là tính dễ tổn thương và hiệu quả không cao. Mặt khác, Mức độ lan tỏa từ nhu cầu cuối cùng nội địa đến phía cung có sự thay đổi tương đối lớn và rõ rệt (tăng lên từ 2,59 của năm 2007 đến 3,57 dự tính cho năm 2012, nhưng mức độ lan tỏa đến sản xuất nội địa giảm từ 1,77 năm 2007 xuống 1,66 trong năm 2012, như vậy mức độ lan tỏa đến nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ từ khoảng 1,0 năm 2007 lên 1,91 năm 2012. Điều này cho thấy nếu vẫn mải miết tác động đến phía cầu cuối cùng sẽ chỉ làm tăng thâm hụt thương mại của khu vực kinh tế trong nước.

Kết luận: Nếu kinh tế Việt Nam ngày càng kém hiệu quả và mang tính gia công, tỷ lệ chi phí trung gian trên giá trị sản xuất tăng lên xấp xỉ 20 điểm phần trăm từ năm 2000-2012, chỉ trong giai đoạn 5 năm 2007 – 2012 tỷ lệ này tăng lên gần 10 điểm phần trăm, hàm lượng giá trị gia tăng lan tỏa bởi cầu cuối cùng ngày càng thấp (thấp nhất trong các nước được so sánh trong vùng). Như vậy có thể thấy dù không có vụ dàn khoan của TQ thì nền kinh tế VN nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ có nguy cơ “đau ốm” triền miên và đến một lúc nào đó sẽ không gượng dậy được nữa.

Như vậy cộng cả vụ dàn khoan thì càng cần thực hiện nhanh chóng và quyết liệt thông điệp đầu năm của Thủ tướng, ngoài ra cấu trúc kinh tế cũng cần thay đổi chuyển hướng từ xuất khẩu của khu vực công nghiệp chế biến sang xuất khẩu dịch vụ.

Cũng cần tăng cường phía cung làm tăng cường sản xuất ra các sản phẩm có thể tiêu dùng trong nước và các chính sách ưu đãi cho xuất khẩu cũng cần cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước.

Cần tạo một sân chơi bình đẳng giữa các khu vực sở hữu (kinh tế dân doanh, kinh tế Nhà nước và FDI).

Trước sự kiện dàn khoan của TQ cần kiên trì và bình tĩnh thực hiện thông điệp đầu năm của Thủ tướng.

22 Bui Trinh, New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020, Global Journal of Human Social Science Sociology Economics & Political Science Volume 12 Issue 10 Version 1.0, 2012.

Page 67: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 67  

Bảng 3. So sánh một số tiêu chí của một số nước Á châu

Hệ số CFTG/

GO

Hệ số lan tỏa chung

Hệ số lan tỏa nội địa

Lan tỏa đến nhập khẩu

Hệ số lan tỏa

thu nhập

Hàm lượng VA trong sản

lượng SX

trong nước

1 Bangladesh 0.42 1.74 1.56 0.18 0.9 57.7% 2 Bhutan 0.39 1.65 1.31 0.34 0.8 61.1% 3 Brunei Darussalam 0.25 1.34 1.23 0.11 0.91 74.0% 4 Cambodia 0.49 1.97 1.45 0.52 0.74 51.0% 5 People's Republic of China 0.66 2.96 2.43 0.53 0.82 33.7% 6 Fiji 0.56 2.27 1.76 0.51 0.78 44.3% 7 Hong Kong, China 0.44 1.79 1.79 8 India 0.52 2.08 1.83 0.25 0.88 48.1% 9 Indonesia 0.50 2.00 1.77 0.23 0.89 50.3% 10 Malaysia 0.62 2.65 1.61 1.04 0.61 37.9% 11 The Maldives 0.47 1.88 1.41 0.47 0.75 53.2% 12 Mongolia 0.54 2.15 1.58 0.57 0.74 46.8% 13 Nepal 0.38 1.61 1.46 0.15 0.91 62.3% 14 Singapore 0.65 2.82 1.53 1.29 0.54 35.3% 15 Sri Lanka 0.45 1.81 1.53 0.28 0.85 55.6% 16 Taipei, China 0.58 2.4 1.74 0.66 0.73 42.0% 17 Thailand 0.61 2.59 1.85 0.74 0.71 38.4% 18 Viet Nam (2007) 0.63 2.73 1.73 1.00 0.63 36.4% 19 Viet Nam (2012 est.) 0.72 3.57 1.66 1.91 0.46 27.7%

Tài liệu tham khảo:

Page 68: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 68  

1. ADB, Supply and Use tables for selected Economies in Asia and the Pacific, December, 2012

2. Ahmad, N and S. Araujo (2011). “Measuring Trade in Value-Added and Income using Firm-Level data”

3. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung-Dien Vu, Pham Le Hoa & Nguyen Viet Phong “New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020” Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology Economics & Political Science Volume 12 Issue 10 Version 1.0 2012

4. Johnson, R.C. and G. Noguera (2011). “Accounting for intermediates: Production sharing and trade in value added”, Journal of International Economics, forthcoming.

5. Harry W. Richardson “Input-Output and Regional Economics” Vol. 83, No. 332, Economic Journal, 1973

6. Leontief, W. and A. Strout (1963). “Multiregional Input-Output Analysis”. In: T. Barna (ed.), Structural Interdependence and Economic Development, New York: St-Martin’s Press, 119-150.

7. Meng, B., N. Yamano and C. Webb (2010). “Application of factor decomposition techniques to vertical specialisation measurements”, IDE Discussion Paper No. 276, Institute of Developing Economies.

8. OECD “TRADE IN VALUE-ADDED: CONCEPTS, METHODOLOGIES AND CHALLENGES” http://www.oecd.org/sti/ind/49894138.pdf

9. Robert Koopman el all “ How much of Chinese exports is really made in China? Assessing Domestic value added when processing trade is pervasive” working paper Nationa Bureau of economic research, Cambridge MA 02138, June, 2008.

10. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=13106

Page 69: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 69  

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUỐC TẾ NỔI BẬT

TS. Nguyễn Mạnh Hùng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

1. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không đều Kinh tế toàn cầu đang có xu hướng phục hồi rõ nét, tuy tốc độ còn chậm và không

đồng đều. Theo báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2014 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2014 tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới đạt 3,4% năm 2014 và 4,0% năm 2015. Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển (PT) đạt 1,8% năm 2014 và 2,4% năm 2015, còn tăng trưởng GDP của các nền kinh tế đang phát triển (ĐPT) và mới nổi đạt mức tương ứng là 4,6% và 5,2%.23 Tác động của các biến cố chính trị như cuộc khủng hoảng Ukraine, bất ổn tại một số nước có mức thu nhập trung bình, quá trình tái cân đối tại Trung Quốc, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp và hạn chế năng lực... đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT xuống dưới 5% trong năm 2014 và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT tụt xuống dưới mức này.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2014 - 2015 Tăng trưởng GDP 2013 2014* 2015* Thế giới 3,2 3,4 4,0 Các nền kinh tế phát triển(**) 1,3 1,8 2,4

Mỹ 1,9 1,7 3,0 Eurozone -0,4 1,1 1,5 Nhật Bản 1,5 1,6 1,1

Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

4,7 4,6 5,2

Trung Quốc 7,7 7,4 7,1 Ấn Độ 5,0 5,4 6,4 Braxin 2,5 1,3 2,0 Nga 1,3 0,2 1,0

Các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương(a)

7,2 7,1 7,1

Đông Nam Á (ASEAN) (a) 5,0 4,8 5,2 * Số liệu dự báo (**) các nền kinh tế phát triển theo phân loại của IMF

Nguồn: IMF. 2014. World Economic Outlook, July 2014, Washington DC, Bảng 1.1, Tr.2. (a) WB. 2014. East Asia and Pacific Economic Update. The World Bank: Washington DC. Bảng 1, Tr.24

23 IMF. 2014. World Economic Outlook Update. July, 2014. International Monetary Fund: Washington DC. Table 1, Tr.2

Page 70: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 70  

Năm 2014, IMF dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,7%, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,6%, kinh tế Eurozone hoàn toàn thoát ra khỏi suy thoái và đạt mức tăng trưởng 1,1%. Trong năm 2015, trừ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn do tác động của việc tăng thuế tiêu dùng còn Mỹ và EU đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2014. Tốc độ tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế ĐPT và mới nổi tiếp tục chậm lại trong năm 2014: kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4% (thấp hơn năm 2013), còn tăng trưởng của kinh tế Nga sụt giảm mạnh do tác động tiêu cực của cấm vận kinh tế bởi Mỹ và châu Âu.24 Cho dù có việc tổ chức World Cup 2014, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh là Braxin vẫn lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đã rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật khi GDP sụt giảm hai quý liên tiếp đầu năm 2014. Trong số các nước BRIC, kinh tế Ấn Độ có triển vọng khả quan hơn cả. Tân Thủ tướng Modi đã đề ra và bắt đầu triển khai một loạt biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, khai thác tiềm năng phát triển để dần đưa nền kinh tế Ấn Độ trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững.25

Ngân hàng thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế ĐPT ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm nhẹ trong năm 2014, ở mức 7,1% và sẽ giữ nguyên tốc độ này trong năm 2015, còn tăng trưởng kinh tế của ASEAN chỉ đạt 4,8%, thấp hơn mức của năm 2013 song có thể sẽ đạt 5,2% vào năm 2015.26

Tuy nhiên, các dự báo về triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn vẫn tỏ ra khá thận trọng. WB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế ĐPT xuống 4,8% trong năm 2014 (so với mức 5,3% đưa ra vào tháng 1/2014), sau đó sẽ tăng lên 5,4% năm 2015.27 Báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2014 của IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2014. Báo cáo Đánh giá kinh tế giữa kỳ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố tháng 9/2014 cũng hạ thấp dự báo tốc độ tăng trưởng của một lọat nền kinh tế PT so với dự báo đưa ra vào tháng 5/2014.

Thương mại quốc tế khởi sắc hơn mặc dù vẫn còn tiến triển chậm, chỉ tăng trưởng ở mức 4,0% trong năm 2014 và 5,3% trong năm 2015 - thấp hơn dự báo những năm trước đưa ra.28 Các thỏa thuận thương mại đa phương mới đang được đàm phán như Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... nếu kết thúc sẽ dỡ bỏ nhiều rào cản và đem lại động lực tăng trưởng mới cho thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng tiến trình đàm phán TPP không thể kết thúc được trong năm 2014 như kỳ vọng là rất lớn khi vẫn còn nhiều bất đồng giữa một số nước tham gia, như sở hữu trí tuệ, môi trường, thuế nhập khẩu nông sản,... Ngoài ra, những đấu tranh chính trị nội bộ tại Mỹ cũng đặt ra nguy cơ Hiệp định TPP không dễ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

24 IMF. 2014. Đã dẫn. 25 PricewaterhouseCoopers (PwC) nhận định rằng từ vị trí thứ 10 trong năm 2013, Ấn Độ có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030. 26 WB. 2014. East Asia and Pacific Economic Update. The World Bank: Washington DC. Bảng 1, Tr.24 27 WB, Global Economic Prospects, June 2014 28 IMF. 2014. Đã dẫn. Trang 2.

Page 71: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 71  

Hình 1: Tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ (%) giai đoạn 2012 - 2015

Nguồn: OECD. 2014. Economic Outlook, no.95. 06/05/2014. Paris, France. Database

Hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu bắt đầu đi vào phục hồi ổn định và mở rộng mạnh đặc biệt trong các tháng gần đây. Chỉ số sản lượng của các ngành công nghiệp toàn cầu JPMorgan (chỉ số PMI dịch vụ và chế tạo toàn cầu) ở mức 55,1 điểm trong tháng 8/2014, đứng thứ 3 thuộc ngưỡng cao nhất trong vòng 3,5 năm gần đây. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp ở các nền kinh tế không đồng đều. Hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh ở Anh và Mỹ trong khi trầm lắng hơn ở khu vực châu Á và Eurozone.

Hình 2: Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu J.P Morgan

Nguồn: J.P Morgan & Markit. J.P Morgan Global Manufacturing & Services PMI.

News Release, September 04, 2014. Giá cả của nhiều hàng hóa cơ bản trong năm 2013 giảm song xu hướng phục hồi vẫn

chưa ổn định trong năm 2014. Giá dầu biến động khá mạnh trong 9 tháng đầu năm 2014 với đỉnh cao là vào tháng 6/2014 do tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông. Giá một số nông sản liên quan nhiều đến nền nông nghiệp của Việt Nam như gạo, cà phê, đường cũng không ổn định. Giá gạo và đường giảm mạnh kể từ giữa năm trong khi giá cà phê mặc dù

Thế giới T

Tăng trưởng thương mại bình quân 1990-2007

Các ngành chế tạo và dịch vụ Dịch vụ

Chế tạo

Page 72: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 72  

đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2014 song vẫn có dấu hiệu lên xuống thất thường do những lo ngại về thời tiết bất lợi đã thúc đẩy hoạt động đầu cơ. Nếu hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh với đà như hiện nay, dự báo giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào như kim loại, khoáng sản, nhiên liệu .v.v…có thể sẽ tăng.

Hình 3: Diễn biến giá của một số hàng hóa

Giá dầu thô

Giá gạo

Giá cà phê

Giá đường

Nguồn: http://www.nasdaq.com/markets Tình hình lạm phát nhìn chung vẫn được kiểm soát do nền kinh tế thế giới chưa

phục hồi đủ mạnh khiến nhu cầu của hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng chưa tăng đủ mức cao. Tỷ lệ lạm phát lõi của Mỹ sẽ tăng chậm trong năm 2014 do nền kinh tế và thị trường lao động được cải thiện song có thể chỉ mới đạt được mức 2% vào năm 2015. Tỷ lệ lạm phát lõi của châu Âu vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 1% trong năm 2014 do hoạt động kinh tế vẫn còn chưa phục hồi mạnh. Tình trạng giảm phát của Nhật Bản đã được hạn chế và mức giá đã bắt đầu tăng. Dự báo mức giá tiêu dùng ở Nhật Bản sẽ tăng khoảng 2,3% trong năm 2014, một phần là do việc triển khai áp dụng một số loại thuế tiêu dùng.29 Sức ép lạm phát lớn hơn ở các nền kinh tế mới nổi nhất là khi đồng tiền của các nền kinh tế này (trừ Trung Quốc) đang mất giá, đẩy giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu lên cao. Giá tiêu

29 Thậm chí, vào đầu năm 2014, IMF còn cảnh báo các nền kinh tế PT có thể phải đối mặt với nguy cơ giảm phát

Page 73: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 73  

dùng của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ và Trung Quốc tăng chủ yếu do sức ép tăng giá lương thực và năng lượng trong năm 2014.

Việc làm và an sinh xã hội vẫn là gánh nặng của các chính phủ trong năm 2014 và những năm tới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp toàn cầu ở mức gần 200 triệu người vào năm 2013 và sẽ tăng 3,2 triệu trong năm 2014. Đến năm 2019, sẽ có khoảng 213 triệu người thất nghiệp trên thế giới. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ vẫn ở mức khoảng 6% như hiện tại cho đến năm 2017. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, ở mức 12,3% và 11,1% tương ứng trong năm 2014. Năm 2014, mức tăng tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở khu vực Trung và Đông Nam châu Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ, ước tính khoảng 8,3%30.

Thị trường tài chính toàn cầu bớt rủi ro hơn trong năm 2014. Vì đã được dự tính trước lộ trình, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng sẽ không gây ra những cú sốc lớn trên thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu. Mặc dù điều kiện tài chính đã ổn định hơn, các nền kinh tế PT vẫn đứng trước những rủi ro không nhỏ. Bất ổn và trì trệ của kinh tế Eurozone tiếp tục là mối lo ngại lớn đối với kinh tế toàn cầu. Nợ công vẫn tiếp tục là nguy cơ đối với một số nền kinh tế PT không chỉ ở châu Âu mà cả Nhật Bản và Mỹ.

Nhìn chung, kinh tế toàn cầu đang khởi sắc hơn trong năm 2014 và các điều kiện vĩ mô ổn định hơn. Tuy nhiên, các dự báo về tình hình kinh tế trong thời gian tới vẫn còn khá thận trọng do lo ngại về tác động tiêu cực của những chính sách thiếu sự linh hoạt cần thiết nhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng nhất là khi tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế lớn vẫn còn thấp so với mức tăng trưởng tiềm năng.

2. Môi trường an ninh - chính trị thế giới không thuận lợi cho xu hướng phục hồi kinh tế

Thế giới đang đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng và xung đột, như xung đột ở Ucraina và dải Gaza, tình hình căng thẳng trên biển Đông và Hoa Đông, sự bùng phát của dịch bệnh Ebola ở Tây Phi, xung đột phe phái nghiêm trọng ở Libya, sự nổi lên của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trở thành mối đe dọa an ninh mới tại khu vực Trung Đông và xu hướng ly khai bùng phát tại nhiều khu vực... tạo ra môi trường không thuận lợi cho quá trình phục hồi kinh tế.

Trong vòng 6 năm trở lại đây, số lượng các cuộc xung đột trên thế giới có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các cuộc xung đột trong nước. Bất ổn chính trị và các vụ biểu tình bạo lực liên tục bùng phát, đặc biệt ở những quốc gia rơi vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế hoặc ngay cả ở những quốc gia đang bị cuốn theo làn sóng dân chủ hóa “Mùa xuân Ả rập”. Khoảng cách giữa các quốc gia độc tài và những điểm nóng xung đột với phần còn lại của thế giới dường như đang có xu hướng nới rộng ra.31 Theo Báo cáo Chỉ số hòa bình thế giới 2013 của Viện Kinh tế và Hòa bình, trong giai đoạn 2008-2013, môi trường hòa bình đã sa sút ở hầu hết các khu vực: châu Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Nam Mỹ, Trung Mỹ và vùng Caribe, châu Phi 30 http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_244629/lang--en/index.htm 31 Heidelberg Institute of International Conflict Research. 2013. Conflict Barometer 2012. University of Heidelberg: Germany. Tr.2

Page 74: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 74  

cận Sahara, Nga và vùng lãnh thổ Âu-Á, và đặc biệt là khu vực Bắc Phi và Trung Đông.32 Trong bối cảnh đó, nhiều nguồn lực có thể dành cho phát triển kinh tế đã phải dùng cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại các nước có tình trạng bất ổn an ninh, chính trị thường xuyên, khiến cho kinh tế của các nước này tiếp tục gặp khó khăn.

Tại Đông Á, Trung Quốc duy trì lập trường cứng rắn, triển khai các hành động khiêu khích tại các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng đồng thời kết hợp với đường lối ngoại giao kinh tế. Tại Đông Nam Á, những hành động khiêu khích của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp trên biển Đông khiến cho tình hình khu vực căng thẳng. Đặc biệt, tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến môi trường ổn định của khu vực Đông Nam Á và bị nhiều nước phản đối. Sự kiện này cũng khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam trở nên khá căng thẳng và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế giữa hai nước trên các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch… Ngoài ra, do phản ứng tiêu cực của một số người đối với hành động của Trung Quốc, trong đó có cả người lao động và các phần tử xấu, tại các khu công nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư – kinh doanh ổn định của Việt Nam.

Tình hình chính trị Thái Lan vào những tháng đầu năm 2014 cũng rất căng thẳng. Lực lượng đối lập liên tiếp biểu tình trong khi chính phủ không muốn sử dụng biện pháp mạnh nhưng lại không có giải pháp hữu hiệu để đối phó hoặc làm hài lòng người biểu tình. Mâu thuẫn giữa phe đối lập và chính quyền kéo dài đẩy đất nước Thái Lan rơi vào tình trạng tê liệt khiến cho quân đội lại một lần nữa tiến hành đảo chính. Trước đó, quân đội Thái Lan đã từng tổ chức 18 cuộc đảo chính trong đó có 11 cuộc thành công. Lần cuối cùng quân đội tiến hành đảo chính là vào năm 2006 để lật đổ Thủ tướng Thái Lan lúc đó là ông Thaksin Shinawatra.

Tình hình tại Ukraine tiếp tục rối ren trong năm 2014. Tháng 3/2014, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý và thông qua quyết định ly khai Ucraina và sáp nhập vào Nga. Việc Crimea ly khai nhanh chóng tạo ra một phản ứng dây chuyền. Tháng 4/2014, những người thân Nga ở tỉnh miền Đông Donetsk và Lugansk nổi dậy biểu tình và tuyên bố thành lập các nước độc lập đồng thời cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga, tương tự những gì diễn ra tại Crimea trước đó. Xung đột giữa lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine diễn ra dai dẳng ở Donetsk và Lugansk đã tàn phá hai tỉnh này, gây ra làn sóng tỵ nạn, tổn thất về tính mạng và tài sản cho thường dân.

Mối quan hệ giữa Nga, Mỹ và châu Âu cũng bị cuốn vào sự kiện này và trở nên căng thẳng với các biện pháp trừng phạt kinh tế, gây thiệt hại cho nhau. Việc Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine và Nga đáp trả lại bằng việc cấm nhập khẩu một số mặt hàng nông sản từ EU, Mỹ, Úc, Canada và Na Uy có thể tạo cơ hội cho nhiều nước xuất khẩu nông sản ở châu Á thâm nhập thị trường Nga, trong đó có Việt Nam với chủ trương đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.

32 Trong giai đoạn 2008-2013, trong số 158 quốc gia được báo cáo này khảo sát thì chỉ có môi trường hòa bình của 48 quốc gia được cải thiện còn môi trường hòa bình ở 110 quốc gia đã sa sút. Institute for Economics and Peace. 2013. Global Peace Index. New York. Tr.33

Page 75: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 75  

Tại khu vực Trung Đông, kể từ đầu tháng 6/2014 tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) phát triển lớn mạnh, đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của Iraq, trong đó có các khu vực có người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, gây ra các cuộc thảm sát thường dân vô tội. Lực lượng ISIL sau đó đã tuyên bố thành lập một nhà nước Hồi giáo mới theo hướng cực đoan trên vùng lãnh thổ Iraq và Syria mà họ chiếm đóng. Tháng 8/2014, Mỹ đã bắt đầu phải mở các cuộc không kích để ngăn chặn lực lượng khủng bố nguy hiểm này. Tháng 9/2014, một liên minh quốc tế nhằm chống lại lực lượng này đã được thành lập. Kể từ đầu tháng 7/2014, xung đột bùng phát trở lại ở dải Gaza giữa Israel với phong trào Hamas. Mặc dù chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận quốc tế do gây ra những hậu quả nặng nề về sinh mạng của dân thường, Israel vẫn kiên quyết tiến hành các chiến dịch để làm suy yếu phong trào Hamas. Tại Libya, tình hình bất ổn trở nên nghiêm trọng khiến cho Việt Nam phải rút các lao động về nước. Đây là lần thứ hai chúng ta phải rút các lao động khỏi Libya và điều này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu lao động ổn định ở khu vực Trung Đông.

3. Cập nhật tình hình kinh tế một số nước và khu vực Kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà tăng trưởng: tình hình sản xuất và tiêu dùng khả quan,

niềm tin vào thị trường tiếp tục tăng lên. Tháng 9/2014, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm quy mô của chương trình mua tài sản từ 25 tỉ USD/tháng hiện nay xuống còn 15 tỷ đô la Mỹ/tháng trong tháng 10/2014 và sẽ hoàn toàn dỡ bỏ trong tháng 11/2014. Fed cho biết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp từ 0-0,25% trong thời gian tương đối dài.

Ngày 4/9/2014, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) công bố quyết định cắt giảm lãi suất và đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế mới. Theo đó, ECB sẽ cắt giảm lãi suất cho vay 0,1 điểm phần trăm xuống còn 0,05%, đồng thời lãi suất tiền gửi qua đêm của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương sẽ giảm từ mức -0,1% hiện nay xuống -0,2%. Kinh tế Anh bị tác động tiêu cực do cuộc trưng cầu dân ý về việc xứ Scotland độc lập. Các nhà đầu tư đã rút 27 tỷ USD đầu tư tài chính khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong tháng 8/2014.33 Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu cho thấy đa phần cử tri Scotland nói không với việc xứ này tách khỏi vương quốc Anh để trở thành quốc gia độc lập.

Kinh tế của Nga sẽ tăng trưởng thấp do bị tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau giữa Nga và phương Tây. Theo EBRD, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Âu năm 2014 ước đạt 1,3%, thấp hơn 2,3% so với năm 2013. Theo IMF, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm 2014.34

Trong quý II/2014, GDP của Nhật Bản sau khi điều chỉnh đã sụt giảm 1,8% so với quý I/2014 và giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2013. Con số này cao hơn nhiều so với số liệu sơ bộ trước đó do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố (là giảm 6,8%). Đây cũng là mức sụt giảm mạnh nhất của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động đầu tư và chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh hơn so với kỳ vọng. Tiêu dùng cá nhân giảm 5,1% - là mức giảm mạnh nhất tính từ khi số

33 uk.reuters.com/.../uk-scotland-independence-idUKKBN0 34 IMF. 2014. Đã dẫn

Page 76: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 76  

liệu này được thống kê vào năm 1994. Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong quý II/2014 cũng giảm 5,1% so với quý I/2014. Những kết quả này làm giảm niềm tin vào khả năng phục hồi ổn định của kinh tế Nhật Bản trong quý III/2014 và trong năm 2014.35

Kinh tế Trung Quốc trong những tháng gần đây khởi sắc hơn đầu năm: các doanh nghiệp mở rộng sản xuất; thặng dư thương mại tăng; giá nhà đất đa phần giảm song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vẫn có xu hướng giảm. Những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống độc quyền, định giá và điều tra các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực từ sản xuất ôtô, dược phẩm tới sữa dành cho trẻ em, làm dấy lên lo ngại trong các nhà đầu tư nước ngoài.36 Tháng 9/2014, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm 500 tỷ nhân dân tệ (81 tỉ đô la Mỹ) cho 5 ngân hàng thương mại nhà nước thông qua các gói cho vay kỳ hạn 3 tháng với lãi suất thấp nhằm tăng khả năng thanh khoản, đối phó với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự báo. Động thái trên cho thấy Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng không phải kế hoạch kích thích kinh tế toàn diện./.

35 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2014. Báo cáo kinh tế thế giới và Việt Nam tháng 9/2014. Hà Nội 36 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2014. Báo cáo kinh tế thế giới và Việt Nam tháng 8/2014. Hà Nội

Page 77: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

www.sand.com.vn 77  

NHÓM G-20

TRIỂN VỌNG TOÀN CẦU VÀ THÁCH THỨC CHÍNH SÁCH

Hội nghị các Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính G20 Từ 20 đến 21 tháng 09, 2014

Cairns, Úc

Page 78: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

78  

TÓM TẮT Sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu vẫn tiếp tục, bất chấp những thất

bại trong năm nay. Tăng trưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2014 yếu hơn so với dự kiến của báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới IMF (WEO) tháng Tư. Mức tăng trưởng đáng thất vọng này chủ yếu phản ánh ở sự sụt giảm đáng ngạc nhiên trong quý 1 tại Hoa Kỳ, trong khi các yếu tố tiêu cực đã phần nào được giải quyết và các hoạt động kinh tế có bước tiến triển trong quý 2; cũng như sự thể hiện yếu kém ở châu Mỹ Latin; và những bước lùi bất ngờ trong khu vực đồng Euro, trong khi hoạt động bị chậm lại trong quý 2, và Nhật Bản, nơi sản lượng sản xuất ra nhiều hơn dự kiến sau khi tăng thuế GTGT; và hoạt động yếu kém ở Nga. Ở Trung Quốc, sau quý 1 yếu hơn dự kiến, chính quyền Trung Quốc đã có những động thái chính sách để hỗ trợ hoạt động kinh tế.

Cùng với chính sách hỗ trợ từ ngân hàng trung ương, điều kiện tài chính tiếp tục suy giảm nhẹ trong vài tháng qua. Sản lượng trái phiếu chính phủtiếp tục đà đi xuống và giá cổ phiếu nói chung đã tăng lên. Niềm tin đối với các thị trường mới nổi đã được cải thiện, được phản ánh trong dòng danh mục đầu tư linh hoạt và việc định giá tiền tệ cũng mạnh mẽ hoặc ít nhất là ổn định hơn. Các thước đo biến động ngầmgiảm xuống mức rất thấp từ trước đến nay sau mốc giảm tháng 5 năm 2013. Điều này dấy lên lo ngại rằng việc chấp nhận rủi ro quá mức sẽ là nguyên nhân có thể gây ra sự đảo chiều mạnh mẽ đối với tỷ lệ lãi suất ở Mỹ trong thời gian tới hoặc các sự kiện địa chính trị có thể gây ra lo ngại về những rủi ro cao hơn.

Nói về tương lai gần, sự phục hồi toàn cầu nên diễn ra mạnh mẽ hơn nhưng đồng thời nguy cơ sụt giảm đã có dấu hiệu tăng lên. Những gói hỗ trợ tài chính đặc biệt, nâng cao hiệu quả củng cố tài chính và tăng cường cân đối kế toán sẽ hỗ trợ sự phục hồi toàn cầu trong những tháng còn lại của năm 2014 và 2015. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014 sẽ vẫn còn dưới mức dự báo WEO tháng Tư, phản ánh sự yếu kém của kinh tế đầu năm. Nguy cơ sụt giảm đã tăng lên. Căng thẳng địa chính trị cao và sự đảo lộn mạnh mẽ từ nguy cơ lây lan rủi ro và áp lực từ các biến động gần đây đặt ra những rủi ro mới cho sự tăng trưởng, trong khi các nguy cơ sụt giảm khác vẫn tồn tại, bao gồm cả những thách thức liên quan đến việc bình ổn chính sách tiền tệ Hoa Kỳ, lạm phát hoặc giảm phát thấp ở một số nền kinh tế tiên tiến, và khả năng ngày càng cao của một nền kinh tế trì trệ trong trung hạn.

Chính sách ưu tiên như sau:

• Các nền kinh tế phát triển cần tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, do vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Tương tứng với sự phục hồi không đồng đều, những thách thức ngày càng trở nên khác biệtgiữa các ngân hàng trung ương lớn. Trong khi việc bình ổn chính sách tiền tệ sẽ được ưu tiền hàng đầu ở Mỹ thì khu vực đồng Euro và Nhật Bản phải tiếp tục đất tranh chống lạm phát thấp. Để giảm thiểu rủi ro ổn định tài chính do duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài và ngăn chặn sớm việc thắt chặt tiền tệ, các công cụthận trọng vĩ mô nên được coi là công cụ tiên phong. Tốc độ và thành phần của điều chỉnh tài chính cũng nên hòa hợp tốt hơn để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng dài hạn.

Page 79: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

79  

• Trong các nền kinh tế mới nổi, trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn nên tập trung vào xây dựng lại bộ đệm và giải quyết các lỗ hổng bảo mật, để chuẩn bị cho một môi trường kinh tế mà đặc trưng là lãi suất cao hơn và điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn.

• Quyết định cải cách cơ cấu là cần thiết với các nền kinh tế trong nhóm G20 nhằm để tăng sản lượng tiềm năng và giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn. Nhóm các nước có thặng dư kinh tế nên tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu nội địa hoặc thay đổi thành phần kinh tế. Trong nhóm các nền kinh tế thâm hụt, bao gồm các nước khu vực đồng Euro vừa chuyển sang trạng thái thặng dư gần đây, cải cách cơ cấu là cần thiết để cải thiện năng lực cạnh tranh.

• Cuối cùng, đối với đầu tư cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế có nhu cầu và điểm yếu được xác định rõ ràng, điều kiện hiện tại là hết sức thuận lợi cho việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy nhiên, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế ở một số nền kinh tế thì hiệu quả của quá trình đầu tư và trạng thái nợ phù hợp để giảm thiểu những đánh đổi thương mại giữa sản lượng tiềm năng tăng và tỷ lệ nợ công trên GDP cao cũng là nhân tố quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận từ tăng trưởng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn bởi một nhóm nghiên cứu từ phòng nghiên cứu của IMF, do Emil Stavrev, Florence Jaumotte, và Esteban Vesperoni làm trưởng nhóm, và bao gồm David Wang, Eric Bang, Gabi Ionescu, và Inyoung Song.

Page 80: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

80  

PHÁT TRIỂN, TRIỂN VỌNG VÀ RỦI RO Sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu vẫn tiếp tục, bất chấp những thất bại

trong năm nay. Hoạt động kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng từ khởi đầu yếu kém trong quý 1 năm 2014, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc, nhưng hiệu suất tổng thể trong nửa đầu năm nay là yếu hơn so với dự báo WEO trong tháng Tư. Với những gói hỗ trợ tài chính đặc biệt và nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, sự phục hồi được dự báo là sẽ tiếp tục, mặc dù với tốc độ vừa phải và không đồng đều. Rủi ro suy thoái mới liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và việc chấp nhận rủi ro gia tăng cũng ngày càng cao. Các rủi ro khác xuất phát từ lạm phát thấp, tình trạng trì trệ kéo dài trong các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày càng thấp trong các nền kinh tế mới nổi, và thách thức trong việc bình ổn chính sách tiền tệ ở Mỹ, đặc biệt là khả năng xảy ra bất ổn tài chính do thị trường điều chỉnh đột ngột.

1. Mặc dù thất bại trong năm nay, phục hồi toàn cầu vẫn đang được tiến hành nhưng vẫn thiếu cân bằng. Trong nhiều nền kinh tế tiên tiến, hậu quả của sự bùng nổ và cuộc khủng hoảng thừa, bao gồm cả sự bùng nổ khu vực tư nhân và nợ công cao vẫn đè nặng lên sự phục hồi bất chấp các điều kiện tài chính linh hoạt. Thị trường mới nổi tiếp tục điều chỉnh tăng trưởng kinh tế chậm lại so với tốc độ của giai đoạn bùng nổ trước khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Những cú sốc mới, bao gồm bất ổn địa chính trị cao, cũng đã làm lung lay nền kinh tế toàn cầu.

2. Hoạt động kinh tế toàn cầu đã lấy lại được đà tăng trưởng trong quý 2, nhưng vẫn không đồng đều và yếu hơn so với dự kiến WEO tháng Tư. Tăng trưởng hồi phục ở Mỹ nhưng lại chứng kiến nhiều sự sụt giảm ngoài mong đợi trong khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Trong các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc, nhờ chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng, có tác động lan tỏa tích cực đến các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, trong khi nhu cầu nội địa yếu hơn dự kiến đã đè nặng lên sự tăng trưởng ở nhiều nước Mỹ La tinh. Theo sau sự chắp vá trong quý 1 năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu lấy lại đà phát triển trên cả hai thị trường các nước phát triển và mới nổi. Cụ thể hơn:

Page 81: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

81  

* Triển vọng kinh tế đang thay đổi trong các nền kinh tế phát triển. ● Tại Hoa Kỳ, sau sự suy giảm đáng ngạc nhiên trong hoạt động của quý đầu tiên

năm 2014 (sau đó có được điều chỉnh tăng), tăng trưởng hồi phục mạnh trong quý 2. Sự hồi phục phản ánh sự dao động trong hàng tồn kho, tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ hơn và đầu tư cố định mạnh mẽ hơn, cũng như tăng trưởng trong chi tiêu chính phủ tiểu bang và địa phương. Tạo việc làm cũng có nhiều tiến triển. Trong khi xuất khẩu đã được cải thiện, xuất khẩu ròng tiếp tục là một lực cản đối với tăng trưởng. Hoạt động trong lĩnh vực nhà ở vẫn còn chậm chạp.

● Trong khu vực đồng Euro, hoạt động kinh tế bị đình trệ trong quý thứ hai của năm 2014. Tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ở Tây Ban Nha, nhưng kém hơn so với dự kiến ở những nơi khác, đặc biệt là ở Đức và Ý với GDP giảm, và ở Pháp, nơi mà hoạt động kinh tế tiếp tục là một đường thẳng. Tại Đức, việc thu hồi vốn từ các yếu tố “một lần” đã hỗ trợ tăng trưởng trong quý 1 năm 2014 (bao gồm hàng tồn kho, thời tiết ôn hòa) có thể là một nhân tố quan trọng, nhưng sự suy giảm hoàn toàn trong GDP chỉ ra rằng các yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây áp lực lên sự suy giảm hoạt động kinh tế.

● Tại Nhật Bản, việc thu hồi vốn từ các yếu tố “một lần” (tăng thuế GTGT, thuế khí thải) yếu tố đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trong quý đầu tiên là lớn hơn so với dự kiến. Kết quả trong quý 2 cho thấy sức mạnh tiêu thụ quan sát được trong quý 1 chủ yếu liên quan đến các yếu tố tạm thời, nhưng cũng có những dấu hiệu giả định cho thấy đà tăng trưởng của đầu tư.

Page 82: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

82  

v Và sự phục hồi vẫn mất cân bằng trong các nền kinh tế mới nổi.

• Ở Trung Quốc, chính sách nới lỏng do chính phủ thực hiện để đáp ứng sự suy giảm trong quý 1 đãgiúp tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2, trong đó có tăng trưởng đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng cá nhân. Xuất khẩu cũng tăng trở lại từ sự gián đoạn theo mùa trong quý đầu tiên. Một số chỉ tiêu tần suất cao cho thấy đà tăng trưởng sẽ còn được tiếp tục vào nửa cuối năm nay.

● Ở những nước khác trong khu vực châu Á mới nổi, nhu cầu bên ngoài đã hồi phục, nhờ sự phục hồi tăng trưởng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong khi nhu cầu trong nước bắt đầu nhích lên (ví dụ, Indonesia, Ấn Độ).

● Tăng trưởng ở khu vực Mỹ Latinh còn thấp hơn xu hướng, đặc biệt là ở Brazil, nơi mà hoạt động kinh tế giảm mạnh trong quý 2 do đầu tư giảm và tiêu dùng bị bão hòa, và còn ở những nơi khác. Tại Mexico, tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện phù hợp với sự phục hồi của Mỹ trong quý 2.

3. Điều kiện tài chính tiếp tục giảm, phản ánh chính sách hỗ trợ của ngân hàng trung ương. Việc định giá với hầu hết các loại tài sản chủ chốt được kéo dài liên quan đến định mức trong quá khứ. Lợi suất trái phiếu dài hạn giảm nhiềuvà còn tiếp tục giảm ở Hoa Kỳ và hầu hết các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở khu vực đồng Euro. Định giá vốn chủ sở hữu tiếp tục leo cao, do tâm lý nhà đầu tư vẫn rất tích cực bất chấp những bằng chứng khác nhau về sức mạnh của sự phục hồi và căng thẳng địa chính trị. Trong bối cảnh này, vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi vẫn tích cực, mặc dù hoạt động kinh tế nói chung ở mức yếu kém, do đó gía tiền tệ và giá cổ phiếu đã được bình ổn hoặc tăng cao ởnhiều nền kinh tế kể từ báo cáo WEO tháng Tư năm 2014. Những ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng địa chính trị với Nga và Ukraine, các cuộc xung đột tăng cường trong khu vực MENA, và vụ vỡ nợ của Argentina vẫn tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên, các biến động ngầm ở nhiều loại hàng hóa tiếp tục giảm, đạt mức thấp nhất từ trước đến nay trước tác động của Cục dự trữ Liên bang. Điều này làm gia tăng mối lo ngại về sự tích tụ của việc sử dụng đòn bẩy quá mức và việc đánh giá thấp rủi ro tín dụng có thể được điều chỉnh đột ngột trong thời gian tới có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất hoặc vì lo ngại rủi ro toàn cầu gia tăng.

Page 83: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

83  

4. Trong tương lai gần, trong khi sự phục hồi được dự báo sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2014 và năm 2015, nhưng nó sẽ vẫn kém hơn so với dự kiến trong mùa xuân. Các nhân tố quan trọng giúp đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế được xác định trong bản cập nhật WEO tháng Bảy vẫn được giữ nguyên, bao gồm nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức độ cao ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, và củng cố bảng cân đốikế toán. Triển vọng toàn cầu cho năm 2014 kém hơn nhiều so với dự kiến trong báo cáo WEO tháng Tư, thể hiện ở sự yếu kém trong đầu tư ở cấp độ toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Hơn nữa, có những lo ngại cho rằng sự phục hồi chậm chạp trong khu vực đồng euro có thể bị trì hoãn.

• Trong các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng nói chung sẽ được tăng cường trong giai đoạn 2014-2015. Một ngoại lệ là Nhật Bản, nơi kế hoạch kích thích tài chính nới lỏng sẽ khiến tăng trưởng nói chung không thay đổi trong năm 2014 và năm 2015.Hoa Kỳ dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhất và tăng trưởng cũng được dự kiến sẽ vẫn vững chắc ở Vương quốc Anh, Úc, Canada, và các nền kinh tế phát triển châu Á khác. Trong khu vực đồng Euro, tăng trưởng cần được tăng cường dần dần và không đều. Nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, tiếp tục nới lỏng tiền tệ thông qua chính sách lãi suất tiệm cận 0% và chương trình mua tài sản tư nhân của ECB, và cải thiện điều kiện cho vay, bao gồm hạn chế sự lây lan cho các nền kinh tế yếu kém và giữ mức lãi suất dài hạn thấp ở các nền kinh tế cốt lõi, sẽ hỗ trợ sự phục hồi của khu vực đồng Euro.

• Trong hầu hết các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng dự kiến sẽ tăng vừa phải trong nửa thứ hai của năm 2014 và vào năm 2015, phản ánh sự suy yếu của một số yếu tố tạm thời đã cản bước tăng trưởng trong nửa đầu năm nay, nhu cầu tăng mạnh từ các nền kinh tế phát triển, và các điều kiện tài chính toàn cầu phù hợp. Tuy nhiên,

Page 84: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

84  

tốc độ tăng trưởng của Trung Quốcđược dự kiến sẽ vẫn ở mức trung bình vào năm 2015, khi nền kinh tế chuyển tiếp đến giai đoạn phát triển bền vững hơn, và đầu tư nội địa chậm hơn. Triển vọng tăng trưởng cho khu vực Mỹ La tinh có thể được đánh dấu “giảm” so với báo cáo WEO tháng Tư cho cả năm 2014 và 2015: đầu tư và tăng trưởng tiêu dùng suy yếu ở Brazil phần lớn là do suy giảm kinh doanh và niềm tin tiêu dùng trong cuộc chạy đua tổng tuyển cử, cũng như ảnh hưởng từ tốc độ tăng trưởng thấp của một số đối tác thương mại; ở Mexico, sau quý 1 tăng trưởng chậm, tăng trưởng đã nhích lên bởi nhu cầu mạnh mẽ từ bên ngoài, và dự kiến sẽ vẫn mạnh vào năm 2015 nhờ tác động của cải cách cơ cấu kinh tế; trong khi ở Argentina, chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém và sự bất ổn chính sách, bao gồm bất ổn từ các nhà tín dụng chuộc lợi(holdout creditors), đã làm suy giảm hoạt động kinh tế. Ở Nga, những căng thẳng địa chính trị tiếp tục làm suy yếu hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế; ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính sách của mình đểtăng áp lực lên lạm phát.

5. Nguy cơ sụt giảm đã tăng lên khi nguy cơ mới phát sinh và những nguy cơ cũ vẫn còn. Trong khi một số rủi ro gây ra khủng hoảng đang suy yếu dần thì có hai nguy cơ mới đang gia tăng: (i) việc chấp nhận rủi ro ngày càng tăng và sự lạc quan của thị trường tài chính cuối cùng có thể gây ra những điều chỉnh đột ngột, và (ii) rủi ro địa chính trị. Sự gia tăng nhanh hơn dự kiến về tỷ lệ lãi suất của Mỹ và lạm phát thấp ở một số nền kinh tế tiên tiến cũng có thể làm tăng thách thức trong tương lai. Trong trung hạn, rủi ro chính bao gồm tình trạng trì trệ kéo dài trong các nền kinh tế phát triển và tiềm năng tăng trưởng đáng thất vọng ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

• Căng thẳng địa chính trị với Ukraine và Nga bị đẩy cao trong tháng tám và có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của xử phạt bổ sung. Ngoài việc là một lực cản đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực và xa hơn nữa, tình trạng bất ổn cũng có thể gây ra tác động lan tỏa lớn đối với hoạt động kinh tế trong các khu vực khác của thế giới, thông qua sự gia tăng về một lo ngại rủi ro mới trong thị trường tài chính toàn cầu, chi tiêu công hoặc thất thoát thu nhập cao hơn, hoặc gián đoạn thị trường hàng hóa, thương mại và tài chính do tăng cường các biện pháp trừng phạt. Hơn nữa, ngay cả khi không có sự leo thang của các cuộc xung đột lớn, điều này cũng có thể có tác động đáng kể đến niềm tin kinh doanh. Tương tự như vậy, rủi ro địa chính trị cao ở Trung Đông có thể dẫn đến sự gián đoạn sản xuất dầu tăng mạnh giá dầu, có tác động lan tỏa tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.

• Rủi ro đối với hoạt động kinh tế từ lạm phát thấp vẫn còn hiện hữu ở khu vực đồng Euro, và ở Nhật Bản với một mức độ thấp hơn. Lạm phát tiếp tục ở mức thấp và vẫn nằm dưới mục tiêu của ngân hàng trung ương ở nhiều nền kinh tế tiên tiến. Đặc biệt, trong khu vực đồng Euro, kỳ vọng lạm phát gần đây đã bị quên lãng. Với chính sách lãi

Page 85: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

85  

suất trong một số trường hợp gần bằng hoặc dừng ở mức0%, cơ hội để giảm lãi suất là rất hạn chế và những cú sốc tiêu cực có thể làm giảm lạm phát hay kỳ vọng lạm phát hoặc thậm chí đẩy nền kinh tế vào tình trạng giảm phát, tăng lãi suất thực tế, khi đó sẽ cản trở sự phục hồi và tăng gánh nặng nợ. ● Sự đảo chiều đột ngột của phí bảo hiểm rủi ro và áp lực từ biến động trên các thị

trường tài chính toàn cầu do thất vọng tăng trưởng hoặc các tác nhân khác. Sự gia tăng lo ngại rủi ro toàn cầu có thể liên tưởng đến sự suy giảm số lượng trái phiếu chính phủ dài hạn ở Mỹ nhưng vẫn còn dẫn đến việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu, dòng vốn đảo chiều, và áp lực tỷ giá tại các thị trường mới nổi, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu.

● Trong quá trình phục hồi, có những rủi ro liên quan đến việc bình ổn chính sách tiền tệ ở Mỹ (hoặc Anh). Thị trường lao động Mỹ đã được tăng cường nhanh hơn so với dự báo, lạm phát đã bắt đầu tăng (mặc dù nó vẫn thấp hơn mục tiêu dài hạn của FED là 2%), làm tăng khả năng chính sách tiền tệ cần được thắt chặt nhanh hơn so với dự kiến trước đây hoặc nguy cơ tiền tệthay đổi đột ngột so với kỳ vọng trong công cuộc bình ổn chính sách. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng lạc quan được phản ánh trong việc hạn chế sự phát tán rủi ro và các chỉ số biến động, chính những bất ngờ này có thể gây ra những điều chỉnh tài chính đột ngột. Như trình bày trong Phụ lục, nguồn gốc của việc thắt chặt các vấn đề liên quan đến điều kiện tài chính - triển vọng tăng trưởng trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa lành tính, bất chấp việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, trong khi những thắt chặt bất ngờ không liên quan đến sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa tiêu cực.

● Trong trung hạn, nguy cơ trì trệ kinh tế kéo dài (một thời gian dài tăng trưởng thấp và nhu cầu yếu) trong các nền kinh tế phát triển lớn, đặc biệt là khu vực đồng Euro và Nhật Bản, là không thể loại trừ. Trong khu vực đồng euro, động lực mạnh mẽ vẫn chưa xuất hiện mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì rất thấp và phục hồi không phanh, bao gồm hợp nhất tài chính và các điều kiện tài chính eo hẹp. Ngược lại, một thời gian dài tăng trưởng yếu và khoảng cách sản lượng tiêu cực lớn có thể làm xói mòn tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển, thông qua đầu tư, nghiên cứu và phát triển kém, và các hiệu ứng trễ thất nghiệp. Nhiều năm tăng trưởng chậm đã khiến cho nhu cầu giải quyết cải cách cơ cấu để nâng cao tốc độ tăng trưởng một cách dứt khoát ở một số nền kinh tế mới nổilà điều kiện tiên quyết để làm giảm nguy cơ rằng tăng trưởng tiềm năng còn gây ra nhiều thất vọng hơn nữa, đặc biệt là trong nguy cơ kinh tế trì trệ kéo dài tại các thị trường tiên tiến đã đề cập ở trên.

CHÍNH SÁCH KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG Ưu tiên chính sách tập trung vào việc hỗ trợ nhu cầu, đồng thời quản lý những rủi

ro cơ bản trong thời gian tới và tăng cường nguồn cung theo thời gian. Chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, mặc dù vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Chính sách thận trọng vĩ mô là yếu tố quan trọng đầu tiên của quốc phòng để giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng đến ổn định tài chính, liên quan đến lãi suất quá thấp và trong thời gian quá dài. Trong các nền kinh tế mới nổi, chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục chuẩn bị cho một môi trường mà đặc

Page 86: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

86  

trưng là điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn. Cải cách cơ cấu mang tính quyết định là cần thiết cho tất cả các nước để giải quyết những thách thức trong việc nâng cao tiềm năng phát triển và tại một số nước, tái cân bằng nền kinh tế vẫn còn rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong trung hạn. CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN CẦN CHỐNG LẠM PHÁT THẤP VÀ DUY TRÌ SỰ PHỤC HỒI 6. Trong khi chính sách tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi kinh tế, thách thức đặt ra đang ngày càng khác nhau giữa các nước. Với khoảng cách sản lượng lớn và tỉ lệ lạm phát ở mức dưới chỉ tiêu, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn là cần thiết với các nền kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để ngăn cản những trở ngại mang tính chu kỳ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trở thành nhân tố cấu trúc nên nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự phục hồi không đồng đều ở các nước, thách thức mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt cũng khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Anh quốc với sự phục hồi mạnh mẽ hơn, thách thức là phải thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng khi chênh lệch sản lượng giảm. Trái lại, chính sách tiền tệ ở khu vực đồng tiền chung Euro và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giữ lỏng trong một thời gian dài khi hai khu vực này phải chống lại lạm phát thấp (ở khu vực đồng tiền Euro) hoặc cố gắng để tăng liên tục lạm phát và kỳ vọng lạm phát (ở Nhật Bản). Khi một số nước bắt đầu thoái khỏi chính sách tiền tệkhông theo quy ước UMP (Unconventional Monetary Policy), liên lạc và hợp tác chuẩn hóa sẽ là chìa khóa giúp tránh hoặc quản lý cuộc chiến biến động trên thị trường tài chính. Cụ thể:

● Tại Hoa Kỳ, đạt được tốc độ thích hợp trong bình thường hóa chính sách tiền tệ được xem là thách thức chính trong khi điều này là không dễ dàng do sự không chắc chắn về vị trí theo chu kỳ và sự chuyển hóa tiền tệ. Kế hoạch hiện tại nhằm chấm dứt sự giảm dần lãi suất chính sách vào cuối năm nay và tăng trở lại từ giữa năm sau được nhận định là khá phù hợp, do độ giãn khá lớn. Tuy nhiên, có thể phải điều chỉnh thời gian gia tăng lãi suất chính sách để phù hợp với sự phát triển của lạm phát và tình trạng thất nghiệp. Vương quốc Anh phải đối mặt với những thách thức tương tự: trong khi nên nới lỏng chính sách tiền tệ từ bây giờ, nếu chi phí vượt quá tốc độ tăng năng suất hoặc độ chùng lãi suất được hấp thụ, chính sách tiền tệ cần được thắt chặt ngay lập tức, hoặc có thể xem xét sự thắt chặt tiền tệ nếu công cụ vĩ mô không đủ chứng minh rằng chính sách này có thể xử lý rủi ro trong ổn định tài chính, cần tính đến sự cân bằng liên quan giữa các nền kinh tế thực.

● Trong khu vực đồng Euro, các hành động gần đây của ECB - như chính sách cắt giảm lãi suất trong tháng Sáu và tháng Chín, lãi suất huy động âm, mục tiêu hỗ trợ ngân hàng cho các doanh nghiệp phi tài chính vay, và chương trình mua lại tài sản tư nhân - và nhiều hơn nữa nếu cần thiết, đã nhấn mạnh cam kết nâng lạm phát đạt mục tiêu. Xem xét những bằng chứng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống, các biện pháp gần đây của

Page 87: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

87  

ECB rất được hoan nghênh và sẽ mở rộng đáng kể bảng cân đối kế toán đồng thời cần tăng cường những hướng dẫn trước mắt nhằm chống lại các mối nguy hiểm gây ra bởi một thời gian dài lạm phát thấp. Điều này sẽ thúc đẩy sự tự tin, cải thiện bảng cân đối trong khu vực tư nhân, và giúp kích thích cho vay ở các ngân hàng. Cuối cùng, để giải quyết vấn đề phân mảnh, dứt khoát sửa đổi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và hoàn thành các liên minh ngân hàng là vô cùng quan trọng. ECB cần tiếp tục đôn đốc các ngân hàng chủ động trong việc huy động vốn trước khi hoàn thành đánh giá chất lượng tài sản và những kiểm tra căng thẳng liên quan.

● Tại Nhật Bản, chính sách tiền tệ đã giúp nâng lạm phát và kỳ vọng lạm phát hướng tới mục tiêu 2 phần trăm. Cho rằng tốc độ tích cực hiện tại của chính sách nới lỏng tiền tệ có thể cần được duy trì trong một thời gian dài, việc cung cấp thêm thông tin về quá trình mua tài sản sau năm 2014 có thể sẽ tăng cường tính minh bạch của thị trường. Trong trường hợp lạm phát thực tế hay dự kiến bị trì trệ hoặc quá trình tăng trưởng thất bại, Ngân hàng Nhật Bản nên hành động nhanh chóng thông qua việc mua thêm hoặc/và kéo dài tuổi thọ tài sản. Ngoài ra cũng có thể mở rộng chương trình hỗ trợ cho vay để nâng cao hơn nữa việc chuyển giao chính sách tiền tệ. Cuối cùng, thông tin liên lạc nên tập trung vào mục tiêu chung là đạt được chỉ tiêu lạm phát một cách ổn định thông qua dự báo chính xác hơn của BoJ và các giả định cơ sở.

7. Rủi ro ổn định tài chính liên quan đến lãi suất thấp trong thời gian dài dẫn đến đòi hỏi phải đưa các chính sách thận trọng vĩ mô lên hàng đầu. Rủi ro quá mức có thể xảy ra ở một số lĩnh vực (thị trường tín dụng và bảo hiểm của công ty ở Hoa Kỳ, sự bùng nổ giá nhà đất ở một số nền kinh tế tiên tiến nhỏ hơn) sau hơn năm năm tỷ lệ thấp đặc biệt (xem phụ lục). Hoàn thành cải cách các quy định tài chính và triển khai các công cụ vĩ mô thận trọng như một ưu tiên hàng đầu, là rất cần thiết để hạn chế rủi ro tài chính. Điều này cũng sẽ làm giảm nguy cơ chính sách tiền tệ thắt chặt không được đảm bảo bởi các vị trí theo chu kỳ. Nó cũng sẽ làm cho các tổ chức có hệ thống linh hoạt hơn, giúp kiềm chế giá tài sản theo chu kỳ và động lực tín dụng, và là bước đệm cho hậu quả của việc ép thanh khoản nếu biến động gia tang đột biến.

8. Tốc độ và cấu phần của điều chỉnh tài chính phải phù hợp sao cho có thể hỗ trợ cả việc phục hồi và tăng trưởng dài hạn. Củng cố tài chính cần tiếp tục tiến hành từng bước, bám chắc vào những kế hoạch trung hạn đáng tin cậy; những kế hoạch này vẫn còn thiếu ở một số nước (đặc biệt là ở Nhật Bản và Hoa Kỳ). Đồng thời, việc đề ra các chính sách tài khóa cần hỗ trợ tốt hơn tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, bao gồm cả việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, với điều kiện là các nhu cầu cơ sở hạ tầng đã được xác định; có sự trì trệ trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, quá trình đầu tư tương đối hiệu quả, và tỷ lệ nợ so với GDP không quá cao. Cụ thể:

● Tại Hoa Kỳ, đạt được thỏa thuận về một kế hoạch củng cố trung hạn đáng tin cậyđặt nợ công trên quỹ đạo đi xuống phải đượcưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ bao gồm các bước để tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, cải cách an sinh xã hội và tăng doanh thu. Trong trường hợp không có một thỏa thuận toàn diện như vậy, những nỗ lực vẫn nên tập trung vào việc xác định các cơ hội phù hợp hơn đểsử dụng ngân sách hợp lý, chi tiêu bằng các khoản tiết kiệm tài chính tương lai. Cụ thể, chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ là một ứng cử viên sáng giá, do nhu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của Mỹ. Hoa

Page 88: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

88  

Kỳ cũng nên xem xét một số thay đổi trong thủ tục ngân sách để giảm bớt sự không chắc chắn chính sách tài chính, bao gồm: (i) đạt được thỏa thuận lưỡng đảng về một mục tiêu tài chính trung hạn rõ ràng và đơn giản, (ii) một quá trình tự động làm tăng mức trần nợ công một khi đạt được thỏa thuận về các thông số ngân sách, và (iii) một chu kỳ ngân sách mà mức chi tiêu hàng năm được thống nhất trong khoảng thời gian hai năm.

● Trong khu vực đồng Euro, chính sách tài chính nói chung là khá trung tính, mặc dù một số nước vẫn đang thắt chặt, thậm chí ở tốc độ chậm hơn. Điều này cản trở sự cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ và nỗ lực giảm nợ công. Tuy nhiên, Đức, đã hoàn thành việc củng cố tài chính của mình, có thể đủ khả năng để tài trợ cho các công trình đầu tư công rất cần thiết vào cơ sở hạ tầng mà không vi phạm các quy định tài chính. Bất ngờ tăng trưởng âm lớn ở các nước khu vực đồng euro sẽ khôngphải là khởi nguồn cho những nỗ lực củng cố bổ sung, vì điều này sẽ là tự chuốc lấy thất bại. Hơn nữa, nếu rủi ro giảm phát thực và các lựa chọn chính sách tiền tệ đang cạn kiệt, các điều khoản thoái vốn trong Luật tài chính có thể cần phải được sử dụng để đáp ứng trong những trường hợp này.

● Tại Nhật Bản, giai đoạn thứ hai của việc tăng thuế tiêu thụ nên tiến hành với một tỷ lệ thống nhất (từ 8 đến 10% trong tháng 10 năm 2015). Lo ngại rằng nó có thể gây tổn hại cho các hộ gia đình có thu nhập thấp cần được giải quyết thông qua các khoản trợ cấp mục tiêu thay vì giảm thuế suất vào các mặt hàng thiết yếu. Tốc độ thu hồi tài chính trong 2014- 2015 là thích hợp, nhưng sau năm 2015 kế hoạch củng cố tài chính cụ thể vẫn còn hết sức cần thiết, cho phép linh hoạt hơn trong ngắn hạn để đối phó với nguy cơ suy giảm kinh tế. Kế hoạch giảm mức thuế suất thuế doanh nghiệp có khả năng sẽ có những lợi ích tăng trưởng, nhưng sẽ đòi hỏi các biện pháp tài chính bù đắp để ngăn chặn sự gia tăng hơn nữa những rủi ro tài chính. CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI PHẢI THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG LUÔN

THAY ĐỔI 9. Trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô vẫn là giải quyết những điểm

yếu và xây dựng lại bộ đệm chính sách. Tăng cường các hoạt động của nền kinh tế hiện đại và dần dần bình thường hóa các chính sách tiền tệ, ngụ ý rằng cácđiều kiện tài chínhbên ngoài - gồm cả sự sẵn có củacác dòng vốn và chi phí vay - cuối cùng sẽ bị thắt chặt. Khi quan điểm về rủi ro thay đổi, nền tảng kinh tế vĩ mô vững vàng hơn cũng như không gian chính sách và độ tin cậy để ứng phó đã được chứng minh là quan trọng để giảm thiểu sự bất ổn định và tràn các tín hiệu tiêu cực (xem phụ lục). Sự linh hoạt trong tỷ giá hối đoái , cùng với các chính sách và khuôn khổ kinh tế vĩ mô đáng tin cậy, cũng đã chứng minh là một công cụ thiết yếu trong đối phó với dòng vốn dễ bất ổn.

10. Hướng đi thích hợp cho các chính sách để cân bằng thúc đẩy tăng và quản lý điểm yếu kém sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia cụ thể. Một số nước nên tiếp tục xây dựng lại không gian cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vốn đã bị hạn chế - xem xét có thể cân bằng giữa xây dựng bộ đệm chính sách và làm chậm tốc độ tăng trưởng - và tăng cường khuôn khổ chính sách nơi uy tín của họ đang bị đặt dấu hỏi. Cụ thể:

● Tại Brazil, các điều kiện tài chính chậm chạp sẽ làm cho việc đạt được các mục tiêu ngân sách ban đầu cho năm 2014 trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để thỏa mãn mục tiêu thặng dư chính thức với các chính sách bền vững trong khi tiếp tục thả

Page 89: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

89  

lỏng chính sách cho vay được coi là quan trọng để giảm tổng nợ công một cách vững chắc, đồng thời gia tăng niềm tin của thị trường. Với lạm phát vẫn còn cao, thắt chặt tiền tệ có thể cần phải được tăng cườngnếu như lạm phát được kì vọng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

● Ở Ấn Độ, cần có thêm những nỗ lực để tiếp tục giảm lạm phát cao và thâm hụt tài khóa lớn. Trong khi sự nhấn mạnh vào việc củng cố tài khóa của chính phủ mới là đáng hoan nghênh, chất lượng và độ bền vững của sự củng cố này vẫn rất đáng quan tâm. Chính phủ nên nêu rõ các biện pháp cơ cấu để làm nền tảng cho lộ trìnhcủng cố, bao gồm cả cải cách trợ cấp và tiến bộ về thuếhàng hoá vàdịch vụ. Giảm lạm phát một cách bền vững cũng sẽ đòi hỏi gia tăng thêm trong tỷ lệ chính sách và một khung tiền tệ đơn giản hơn với mục tiêu rõ ràng và quyền tự trị hoạt động cho các RBI.

● Tại Trung Quốc, thách thức được đặt ra là để giảm bớt những yếu kém tích lũy được qua năm năm của chi tiêu vốn tín dụng vàchuyển sang một mô hình phát triển bền vững hơn (xem bên dưới). Thực hiện cải cách cơ cấu trong kế hoạch chi tiết của các cơ quan chức năng sẽ giúp định hướng lại nền kinh tế trong trung hạn. Tuy nhiên, các biện pháp bổ sung cũng cần thiết trong ngắn hạnđể bao hàm rủi ro, bao gồm cắt giảm chi tiêungoài ngân sách, tiếp tục giảm tăng trưởng tín dụng, và tăng trưởng đầu tư chậm hơn. Trong khi tìm kiếm sự kết hợp đúng đắn giữa giảm thiểu suy giảm mạnh mẽ hơn và duy trì tăng trưởng là một thách thức đang diễn ra, giải quyết những yếu kém mạnh mẽ sẽ đặt nền kinh tế vào trạng thái tăng trưởng an toàn và bền vững hơn.

● Một số nền kinh tế mới nổi (ví dụ như Nam Phi), phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính tư nhân bên ngoài nên sẵn sàng nhanh chóng điều chỉnh các chính sách nếu những điều kiện tài chính toàn cầu đột nhiên thắt chặt. Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách nên nhằm mục đích thiết lập lại neo danh nghĩa và thắt chặt lập trường tài khóa, trong khi thúc đẩy tiết kiệm trong nước và khả năng cạnh tranh.

TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN CẦN HÀNH ĐỘNG QUYẾT ĐOÁN VÌ SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ VÀ CÂN BẰNG HƠN

11. Một thách thức cho tất cả đó là tăng cường tiềm năng tăng trưởng của mình, những cải cách cơ cấu sẽ rất quan trọng cho điều này. Nhóm G-20 đã thiết lập mục tiêu nâng cao sản lượng tập thể ít nhất 2% so với ranh giới đã được thiết lập trong báo cáo WEO tháng 10 năm 2013 trong năm năm tới. Ngoài ra, sự tăng trưởng-tăng cường cải cách cơ cấu đặc biệt có liên quan trong trung hạn đối vớinhững nền kinh tế mới nổi lên, những nước đã trải qua một cuộc suy thoái dần dần, kéo dài và trên diện rộng trong nhiều năm qua. Hành động quyết đoán là cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đạt được mục đích chung:

● Trong nền kinh tế hiện đại với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng được xác định rõ ràng, trì trệ kinh tế và tỉ lệ chính sách đang ở mức dưới trần 0%, quy trình đầu tư công tương đối hiệu quả, và vị thế nợ có thể quản lý được, điều kiện hiện tại thuận lợi để tăng đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ như ở Đức và Hoa Kỳ). Trong nhiều nền kinh tế mới nổi, đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết để giảm bớt tắc nghẽn về cung (ví dụ như ở Brazil, Ấn Độ) và hỗ trợ phát triển kinh tế. Để tối đa hóa tốc độ tăng trưởng cổ tức của đầu tư công cộng, thì những khoảng trống sản lượng lớn, hiệu quả gia tăng của quy trình đầu tư và trạng thái nợ phù hợp là những vấn đề chủ đạo.

Page 90: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

90  

● Cải cách cơ cấu để cải thiện các chức năng của thị trường sản phẩm, các lĩnh vực không thuộc thương mại trong nền kinh tế thặng dư (Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc) nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế ở các quốc gia đang bị thâm hụt nói chung, bao gồm cả nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu, mới chuyển sang thặng dư (ví dụ như Italia). Giảm bớt các giới hạn về thương mại và đầu tư đồng thời cải thiện điều kiện kinh doanh (Indonesia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ là công cụ để nâng cao năng suất.

● Cải cách thị trường lao động là cần thiết để nâng cao sự tham gia của phụ nữ và/hoặc công nhân lớn tuổi trong nền kinh tế hiện đại, nơi đang trải qua tình trạng dân số lão hóa (Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ) hoặc nơi mà một phần quan trọng của dân số vẫn thất nghiệp (Nam Phi). Những hành động để tăng nhu cầu lao động và loại bỏ những trở ngại việc làm cũng một việc làm cấp thiết tại các nền kinh tế hiện đang chìm trong căng thẳng của khu vực đồng euro.

12. Sự mất cân bằng tài khoản vãng lai trên toàn cầu đã hẹp lại vào năm 2013, nhưng vẫn còn lớn hơn so với kì vọng. Những chính sách cần thiết để tiếp tục thu hẹp sự mất cân bằng lớn tuy có khác nhau nhưng đều bao gồm: củng cố tài khóa trung hạn, hạn chế sự dư thừa tài chính, và cải cách cơ cấu để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh trong nền kinh tế thâm hụt. Trong một số nền kinh tế dư thừa, chính sách hỗ trợ nhu cầu mạnh mẽ hơn trong nước sẽ có hiệu quả, bao gồm cả việc dịch chuyển về hướng tỷ giá hối đoái theo hướng thị trường, tránh chính sách thị trường ngoại hối được duy trì liên tục và một mặt, giảm hạn chế về tài khoản vốn. Xét về toàn thể, những động thái chính sách quan trọng trên cả hai mặt của sự mất cân bằng dư thừa, và điều chỉnh chính sách sẽ hỗ trợ lẫn nhau, với lợi ích về tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro tài chính.

13. Vì thế, tái cân bằng tăng trưởng toàn cầu là điều kiện cơ bản cho sự phát triển bền vững trong trung hạn. Trong khi nguy cơ hệ thống liên quan đến sự mất cân bằng toàn cầu đã giảm, tại nhiều quốc gia, tái cân bằng cả bên ngoài lẫn bên trong là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ở Trung Quốc, kiên định thực hiện kế hoạch chi tiết cải cách đã được công bố - đặc biệt là thông qua việc cải thiện trung gian tài chính, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ, cho phép linh hoạt hơn trong tỷ giá hối đoái do đã giảm can thiệp theo thời gian, và tăng cường mạng lưới an ninh xã hội - sẽ đưa nền kinh tế phát triển cân bằng và bền vững hơn. Để tái cân bằng và thúc đẩy tăng trưởng, Đức cần phải tăng đầu tư, cả đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và đầu tư tư nhân, tiếp tục tự do hoá các ngành dịch vụ. Trong một số nền kinh tế, điều chỉnh vị thế tài khóa của họ hoặc cải thiện khả năng cạnh tranh (Pháp, Nam Phi) và loại bỏ tắc nghẽn về cung (Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ giúp cải thiện tài khoản vãng lai và dẫn đến tăng trưởng bền vững hơn.Trong khi các lợi ích từ cải cách xuất phát chủ yếu từ các chính sách mà mỗi quốc gia cần phải thực hiện cho chính bản thân họ, phối hợp hành động có thể tạo ra sự lan truyền có lợi cho tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn. PHỤ LỤC: SỰ LAN TỎA TỪ HỖ TRỢ NỚI LỎNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Trong khi các chính sách tiền tệ không theo quy ước (UMP) đã hỗ trợ nhu cầu sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, sự suy giảm gần đây trong vấn đề biến động thị trường và điểm premium ngắn hạn đến rủi ro đang trong xu hướng gia tăng. Lãi suất thấp trong một

Page 91: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

91  

thời gian kéo dài sau khủng hoảng đã tạo động lực để tìm kiếm đòn bẩy tăng năng suất và rủi ro tín dụng - và cuối cùng đã tạo ra một sự điều chỉnh sắc nét trên thị trường. Mặc dù chỉ là tạm thời, nó vẫn mang lại một sự ổn định tài chínhcho nền kinh tế vào đầu năm 2013. Trong bối cảnh này, sự suy giảm các biến động ngầm gần đây trên thị trường giao dịch ở một mức độ thấp trong đầu năm 2013 gắn liền với thị trường định vị một mặt, mang theo rủi ro. Hơn nữa, thậm chí sau điều chỉnh tronggiai đoạn đi xuống, lãi suất dài hạn vẫn còn thấp so với lịch sử lãi suất. Cả hai sự phát triển cho thấy rằng rủi ro điều chỉnh đột ngột thị trường vẫn đang tiếp diễn.

Dựa trên nền tảng này, trong điều kiện tài chính toàn cầu sẵn sàng để thắt chặt hơn nữa như kì vọng cải thiện ở các nền kinh tế phát triển, sự lan tỏa từ việc bình ổn chính sách tiền tệ rất có khả năng xảy ra. Sự lan tỏa sẽ phụ thuộc vào cả việc bình thường hóa được quản lý bởi các trung ương tốt đến đâu- ví dụ, liệu nó có gây nên các điều chỉnh đột ngột về giá cả tài sản và biến động thị trường hay không- và trên khuôn khổ chính sách và nguyên tắc cơ bản trong các nền kinh tế được nhận. Hơn nữa, những sự lan tỏa bất lợi từ việc thoát khỏi một chính sách tiền tệ khác biệt UMP ở các nền kinh tế phát triểncó thể trở nên nghiêm trọng bởi sự suy giảm ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi (EMs), đã từng xảy ra, nhưng đã kéo dài và được đồng bộ hoá về bản chất.

Báo cáo về sự lan tỏa này trong năm 201437 cho thấy nguồn gốc của việc thắt chặt điều kiện tài chính chính là vấn đề. Thắt chặt không liên quan đến tiềm năng tăng trưởng nhanh là nguyên nhân của một diễn biến quan trọng về lãi suất trái phiếu dài hạn giữa nước cho và nước nhận38. Khi vốn chảy ra khỏi EMs, đồng tiền nội tệ bị mất giá, giá cổ phiếu giảm, và sản xuất công nghiệp giảm. Thắt chặt do tiềm năng tăng trưởng nhanhtrong nền các kinh tếtiên tiến chứng tỏxu hướng lãi suất thấp hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ hơn sẽ hỗ trợ các hoạt động kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi; giá chứng khoán và sản xuất công nghiệp đều tăng. Do đó, tiềm năng tốt hơn ở các nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra sự lan tỏa lành tính, trong khi bất ngờ thắt chặt tài chính lại có một tác động tiêu cực.

Đối với các nền kinh tế được nhận, hiệu ứng lan tỏa rất có thể sẽ khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản và các khuôn khổ chính sách của họ. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng các nền kinh tế có nền tảng mạnh mẽ, như lạm phát thấp hơn, số dư tài khoản vãng lai và dự trữ cao hơn, và một thị trường tài chính sâu hơn có thể giảm thiểu tác động lan tỏa tốt hơn từ lãi suất cao hơn ở nước ngoài. Những tác động từ các cú sốc toàn cầu sẽ có mức độ nhẹ hơn ở các nền kinh tế này, và độ tin cậy sẽ cung cấp cho họ nhiều không gian chính sách hơn để tự đối phó với cú sốc.

37http://www.imf.org/external/np/pp/eng/2014/062514.pdf 38Điều này có thể liên quan đến những cú sốc đến các khoản vay ngắn hạn, sự thay đổi trong tính ưu tiên của danh mục đầu tư theo hướng nhu cầu ngày càng cao cho dòng tiền đi từ trái phiếu và cổ phiếu, và khả năng lạm phát tăng bất ngờ không liên quan đến nhu cầu cải thiện đã được cải thiện.

Page 92: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

92  

Phân tích tình huống cho thấy sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong các nền kinh tế

phát triển sẽ tạo ra các tác động có lợi cho tăng trưởng toàn cầu.39 Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng tốt hơn ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã bù đắp cho những ảnh hưởng từ (để đáp ứng tốt hơn tăng trưởng) việc sản lượng nội sinh tăng. Các phản ứng chính sách trong nước tiếp nhận phụ thuộc vào tác động của nhu cầu bên ngoài và các điều kiện ban đầu trong nền kinh tế. Các kịch bản cho thấy GDP trong khu vực còn lại của thế giới sẽ có khoảng 1 ½ phần trăm cao hơn so với tích lũy trong đường cơ sở năm 2019 (đường màu đỏ). Trong khi tất cả các nước trong mẫu sẽ trải qua một cú sốc nhu cầu tích cực, các nước có các mối liên kết thương mại mạnh mẽ với các nước nguồn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngược lại, sự gia tăng 100 điểm cơ sở không liên quan đến sự tăng trưởng mạnh sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính và có tác động tiêu cực đến sản lượng. Kịch bản này giả định rằng sự gia tăng tác động đến lợi nhuận trái phiếu dài hạn tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, mặc dù điều nàygặp phải tác động trái ngược từ việc thực hiện chính sách tiền tệ khác biệt UMP trong khu vực đồng Euro. Điều kiện tài chính toàn cầu chặt chẽ hơn có tác động tiêu cực đến tình hình tăng trưởng. Nhìn chung, tính đến năm 2019, GDP trong các quốc gia còn lại trênthế giới sẽthấp hơn khoảng 0,6% so với mức cơ sở. Những quốc gia được nhận với các nguyên tắc cơ bản bền vững – như với mức thâm hụt tài khoản vãng lai và tỷ lệ lạm phát dưới mức trung bình đối với các nền kinh tế mới nổi -có không gian chính sách để giảm lãi suất trong nước và giảm thiểu tác động lan tỏa, và GDP của những quốc gia này sẽ chỉ tạm thời thấp hơn đường cơ sở (đường màu xanh). Ngược lại, các nước có nền tảng tương đối yếu sẽ phải trải qua tổn thất GDP tích lũy tầm 2.5% tính đến năm 2019 (đường màu đen).

Nhận thức sai lầm về nhữngdự định chính sách ở các nước nguồn hoặc suy thoái tự trị trong các nền kinh tế mới nổi có thể kích hoạt những tác động lan toả40 lớn

39Kịch bản giả định tăng trưởng mạnh hơn gây nên sự thắt chặt tiền tệ nội sinh là 100 điểm cơ bản trong tỷ lệ chính sách. 40Kịch bản giả định sự liên lạc giữa các ngân hàng trung ương là tốt ở các nền kinh tế tiên tiến. Nếu thị trường hiểu sai ý định của chính sách ngân hàng trung ương, tác động lan tỏa từviệc thoát khỏi UMP có thể được khuếch đại.

Phần còn lại của thế giới – Mức độ GDP thực

Page 93: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

93  

hơn.Nếunhững thị trường tham gia nhận định sai về các dự định chính sách của ngân hàng trung ương – có khả năng có thể dẫn đến sự biến động tài chính và sự gián đoạn tạm thời trong lãi suất ngắn hạn như trong giai đoạn suy giảm vào tháng 5 năm 2013 – sự lan tỏa có thể được khuếch đại, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, sự giảm tốcở các nướcmới nổi sẽ làm trầm trọng thêm những cú sốc toàn cầu. Diễn biến sụt giá như vậy được phân tích trong báo cáo về sự lan toả, trong đó đưa ra kết luận rằng GDP có thể giảm ở mức 1.5 –2% so với đường cơ sở.

Báo cáo hiệu ứng lan tỏa kết luận rằng liên lạc tốt giữa các nước nguồn và những nguyên tắc cơ bản bền vững trong các nền kinh tế được nhận là rất quan trọng. Những hình thức liên lạc thủ công có thể giúp tránh được những biến động trong giá tài sản hay những nhận thức sai lầm về ý định chính sách trong thị trường. Các nhà hoạch định chính sách nên giải thích về sự cân bằng và các chính sách chiến lược một cách cẩn thận, đồng thời làm rõ vai trò của những cân nhắc về ổn định tài chính trong việc đưa ra quyết định về lãi suất chính sách và bảng cân đối. Những nguyên tắc cơ bản vững bền trong các nền kinh tế được nhận có thể làm giảm sự lan truyền những cú sốc bên ngoài và tăng độ tin cậy cũng như điều kiện để đáp trả lại những cú sốc đó, đặc biệt là thông qua chính sách tiền tệ. Việc cho phép điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể hoạt động như một bộđệm hữu ích. Trong trường hợp dự trữ quốc tế đạt mức phù hợp, những tác động can thiệpcó thể được đảm bảo để tránh sự điều chỉnh gây rối loạn khi chính sách vĩ mô không có khả năng ổn định thị trường.

Ở cấp độ quốc tế, sự hợp tác giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ giúp quản lý các tác động lan tỏa và rủi ro của ảnh hưởng ngược. Bảo hiểm chống lại sự biến động thị trường thông qua các dòng thanh khoản, đặc biệt đối với những nền kinh tế dễ bị tổn thương, có thể hạn chế nguy cơ sụt giảm và sự bất ổn đang dần trở nên rộng lớn hơn.

Báo cáo lan tỏa năm 2014 cũng nghiên cứu sự tương tác của việc bình ổn tiền tệ không đồng đều với sự suy thoái tự trị ở nền kinh tế mới nổi.

Page 94: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

94  

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

Page 95: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

95  

TÁI CƠ CẤU KINH TẾ: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TS. Lê Đăng Doanh 1. Xác định nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế là sự chuyển hướng đúng đắn Đại hội Đảng XI, kết thúc ngày 19.1.2011 đề ra "Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững" với tốc độ tăng GDP/năm bình quân đạt 7-8%/năm, đề ra yêu cầu "đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bần vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng..."41 thì Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24.02.2011 đã có quyết định điều chỉnh chính sách kinh tế, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chuyển sang ổn định kinh tế vĩ mô và Hội nghị III của BCH Trung ương Đảng bế mạc ngày 10.10.2014 đã ra Nghị quyết về tái cơ cấu kinh tế, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung như sau:

"Có thể nói, một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị Trung ương lần này xem xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất, theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhất các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị "tư duy nhiệm kỳ", tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay "lợi ích nhóm" chi phối. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm 2011 - 2015 phải cụ thể hoá được những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ do Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra và gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sao cho phù hợp nhất với tình hình đất nước và thế giới trong từng thời kỳ. Quy trình và phương pháp xây dựng, tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải thực sự khoa học, đi từ tổng thể chung của cả nước, đến các vùng lãnh thổ, rồi mới đến từng địa phương, cơ sở. Theo đó, cần khẩn trương soát xét, điều chỉnh luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý

4141 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nôi, 2011.

Page 96: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

96  

đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng; đặc biệt là vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về thu chi ngân sách và đầu tư. Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hay từ chối hoặc cắt giảm các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư công. Khắc phục tình trạng phát triển quá nhiều các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản mà chưa tính toán đầy đủ khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường; cũng như tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm, dẫn đến đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp.

Nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải tính toán đầy đủ đến kế hoạch huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ; đồng thời, phải bao gồm đồng bộ các chính sách, biện pháp cụ thể, có tính khả thi, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Để cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, cần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ, khắc phục tình trạng đô la hoá; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác; từng bước giảm tỉ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sát nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.

Trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015. Tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch về tài chính. Đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường".

Như vậy, Hội nghị III của BCH Trung ương Đảng đã cụ thể hóa và phát triển đáng kể nội dung "đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế" của Đại hội XI vừa được ban hành trước đó 9 tháng.

Page 97: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

97  

Đây là một bài học kinh nghiệm cho việc chuẩn bị và ban hành Nghị quyết của Đại hội Đảng cho thời kỳ 5 năm trong điều kiện kinh tế và chính trị thế giới có những thay đổi nhanh chóng và khó lường. Đề ra những chỉ tiêu không hiện thực, quá chi tiết, vượt quá khả năng dự báo khoa học sẽ không có tác dụng tích cực mà sẽ gây ra khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.

2. Quá trình triển khai thực hiện Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định riêng về ba lĩnh vực. Trước

đòi hỏi bức bách từ thực tế, Chính phủ đã ra Nghị quyết về tái cơ cấu nông nghiệp: ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là bổ sung kịp thời và đúng đắn.

Đề án xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng được triển khai trên nhiều mảng cắt khúc, riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ và cho đến nay chưa giải quyết những cản trở chính. Việc xử lý nợ xấu trên cơ sở chưa đánh giá đầy đủ quy mô nợ xấu, cơ cấu nợ xấu (nằm ở đâu, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo ở hệ thống ngân hàng, chất lượng tài sản thế chấp v.v...?) bằng mô hình VAMC với số vốn 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước ứng ra đã không khai thông được vấn đề nợ xấu về thực chất. Không có tiền tươi thóc thật, chưa có quy chế bán lại nợ xấu, "cục máu đông" nợ xấu vẫn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế.

Các vấn đề phức tạp về sở hữu chéo, chất lượng tín dụng, nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng để huy động số vốn cao hơn nhiều lần từ ngân hàng đó vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức tín dụng vẫn chưa có lời giải.

Trong khi đó, thị trường bất động sản được Công ty Nomura đánh giá lên đến 21 tỷ USD (4,4 triệu tỷ VNĐ)42, chôn một số vốn tín dụng khổng lồ (1 triệu tỷ đồng?) với rất nhiều yếu tố tiêu cực như lừa đảo, chiếm dụng vốn, tỷ lệ đút lót, lại quả rất cao43, phải cần đến khoảng 7 năm để giải quyết, liên quan mất thiết đến nợ xấu và hoạt động ngân hàng nhưng đã không có đề án tái cơ cấu lĩnh vực này một cách toàn diện và có hệ thống mà chỉ có dự án cho vay với tổng số vốn là 30.000 tỷ đồng, được giải ngân rất chậm và chỉ có tác động rất hạn chế đến việc giải tỏa kho bất động sản đang tồn đọng trên thị trường. Các vấn đề khác của thị trường bất động sản được đề cập riêng lẻ trong những đề án khác như Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở trong khi công luận đã phát hiện những chống chéo, vướng mắc giữa các luật trên. Kết quả là bong bóng bất động sản tiếp tục tác động đến cục máu đông nợ xấu, sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.

Dư luận cho rằng với cách tiếp cận này, hành vi đầu cơ trong bất động sản không bị xử lý, những nhà đầu cơ được an toàn và không thể loại trừ khả năng sẽ có những làn sóng đầu cơ mới xuất hiện trong tương lai, lại gây tác hại lớn cho kinh tế và xã hội.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tập trung vào cổ phần hóa với tốc độ cao, trong khi các vấn đề khác rất quan trọng như đại diện chủ sở hữu, tách bạch rõ quản lý nhà

42http://vneconomy.bat-dong-san/21-ty-usd-quy-mo-thi-truong-bat-dong-san-viet-20140814045019563.htm 43 http://vov.vn/kinh-te/dia-oc/6-nghich-ly-cua-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-288554.vov

Page 98: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

98  

nước với đại diện chủ sở hữu và bổ nhiệm nhân sự, thực hiện công khai minh bạch vẫn chưa được giải quyết và chưa có tiến bộ rõ rệt nào trong thực tế.

Ngân sách nhà nước bội chi vượt xa dự toán, nợ công tăng nhanh, thu ngân sách không đủ để trang trải chi thường xuyên, phải vay mới để trả nợ cũ cũng là những đòi hỏi bức bách phải tái cơ cấu ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngân sách có hiệu quả, khắc phục tình trạng chi tiêu ngân sách lãng phí, song nhiệm vụ này không được thể hiện trong một đề án tái cơ cấu ngân sách mà chỉ được xác định trong Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách với những tác động rất hạn chế trong thực tế.

Rõ ràng rằng Quốc hội cần thực hiện quyền giám sát thu, chi ngân sách nhà nước có hiệu lực hơn và ban hành một kế hoạch tái cơ cấu và cải cách hệ thống ngân sách nhà nước.

Như vậy có thể thấy nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế đã được phát hiện và nhận thức trong quá trình chuẩn bị Đại hội XI, từng bước cụ thể hóa cho từng phần, từng lĩnh vực của nền kinh tế tùy theo độ "nóng" của vấn đề. Cách tiếp cận theo từng lĩnh vực riêng lẻ như vậy có ưu điểm là đề cập ngay, kịp thời một số vấn đề nổi cộm, song nhược điểm là thiếu tính hệ thống, chưa giải quyết được những vấn đề liên ngành phức tạp giữa các đề án. Do các đề án tái cơ cấu mang tính chất "chữa cháy", tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, nổi cộm, các vấn đề cơ bản, giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến những mất cân đối và nổi cộm này của nền kinh tế như khuyết tật của thể chế (tổ chức, luật pháp, nhân sự) đến thay đổi chính sách, động lực đòn bảy để thay đổi động cơ, hành vi của doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa được đề cập đến.

Các đề án tái cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước hay có liên quan đến đầu tư nhà nước, trừ đề án tái cơ cấu nông nghiệp có liên quan đến nông dân và hoạt động của các hộ nông dân. Trong khi đó, khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội, gặp rất nhiều khó khăn, hơn 200.000 doanh nghiệp được đăng ký theo Luật doanh nghiệp đã phải đóng cửa hay tuyên bố phá sản nhưng chưa có đề án tổng thể nào tái cơ cấu và phát triển khu vực này. Một số biện pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa như Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ có tác động rất hạn chế trong thực tế. Những nỗ lực của Thủ Tướng Chính phủ nhằm giảm bớt phiền hà đối với doanh nghiệp là rất đáng trân trọng song còn phải được chứng minh trong thực tế. Để tồn tại và tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế dân doanh cần có một đề án tái cơ cấu và phát triển toàn diện. Những vấn đề đặt ra là liên kết các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị với nông dân - ngư dân - doanh nghiệp chế biến - xuất, nhập khẩu - khoa học - công nghệ - giáo dục, đào tạo, ngân hàng, vận dụng công nghệ và quản trị tiên tiến đang rất cần được giải quyết.

Cho đến nay, các đề nghị về một đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, có xét đến các tác động liên ngành chưa được chấp nhận và chưa được xây dựng. Và đó chắc chắn không phải là một ưu điểm.

Có thể thấy hai yếu tố quan trọng chưa được đề cập thỏa đáng trong các dự án tái cơ cấu kinh tế kể trên. Trước hết là vai trò của khoa học - công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh như Nghị quyết Đại hội XI đã chỉ ra. Các chỉ tiêu về khoa học - công nghệ chưa được đề ra

Page 99: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

99  

trong các đề án tái cơ cấu của từng lĩnh vực, yêu cầu kết hợp khoa học-công nghệ với doanh nghiệp, vai trò của Bộ Khoa học - Công nghệ, các Viện và Trung tâm khoa học chưa được đề cập tới. Tái cơ cấu là cơ hội để thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ, giảm tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu, xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải, nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, sản phẩm .v.v...

Việc thay đổi các chính sách đòn bảy, cải cách thể chế để chuyển động lực phát triển kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào các mối "quan hệ", khai thác nguồn tiền vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, khai thác chênh lệch giá của đất đai, tài nguyên mỏ, rừng, biển v.v... sang phát huy khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cũng chưa được đề ra. Thực tế của số ít ỏi các doanh nghiệp vươn lên nhờ vận dụng khoa học - công nghệ cho thấy các doanh nghiệp có tiềm năng lớn chưa được khai thác và để vận dụng thành công khoa học-công nghệ, doanh nghiệp rất cần vai trò hỗ trợ và bà đỡ của nhà nước. Việc đề ra các yêu cầu đổi mới và vận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong tái cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi.

Một số đề án tái cơ cấu chủ yếu bao gồm các biện pháp và mệnh lệnh hành chính, điều chỉnh vốn đầu tư v.v... chưa chú ý thích đáng đến vai trò thị trường, khả năng đáp ứng của thị trường vốn, nhà đầu tư, chưa nhấn mạnh đúng mức sự cần thiết phải thay đổi chính sách đòn bảy kinh tế và tín hiệu thị trường. Thí dụ như việc duy trì một tỷ trọng vốn nhà nước quá cao trong các đề án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ bán cổ phần khoảng 25%-30%, nếu trừ đi phần cổ phần ưu đãi bán cho công nhân, viên chức thì tỷ lệ bán ra thị trường chỉ còn 15%-20%, không cho phép các nhà đầu tư chiến lược có đủ tỷ lệ cổ phần để tham gia Hội đồng quản trị, tác động vào nhân sự, chiến lược và quản trị của doanh nghiệp cổ phần hóa thì sẽ không có nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra để bộ máy cũ sử dụng tiền của họ mà họ không có tiếng nói nào. Và điều này thể hiện rất rõ trong tiến độ cổ phần hóa chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động được rất thấp và với tiến độ như hiện nay chắc chắn sẽ không thể thực hiện được tiến độ đã được đề ra.

Thứ hai, các nhiệm vụ tái cơ cấu được đề ra chủ yếu dựa vào phân tích thực trạng hiện tại của ngành và lĩnh vực, chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế sẽ tác động rất mạnh mẽ trong những năm sắp tới khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có hiệu lực cuối năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ được ký kết vào cuối năm 2014, Hiệp định TPP cũng đang được xúc tiến để tiến tới ký kết v.v... Các cam kết đó đề ra hàng loạt điều chỉnh, thách thức rất to lớn đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động khi Cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực cuối năm 2015 v.v...

3. Kiến nghị Nền kinh tế đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất to lớn, đòi hỏi phải có

những giải pháp kịp thời, hữu hiệu. Đề nghị Quốc hội xem xét toàn diện vấn đề tái cơ cấu kinh tế đề ra cho nền kinh tế

hiện nay, bổ sung các đề án và nội dung cần thiết để công cuộc tái cơ cấu kinh tế thực sư đem lại những hiệu quả và tiến bộ cần thiết./.

Page 100: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

100  

TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: CÁC ĐIỂM NGHẼN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY44

PGS.TS. Trần Đình Thiên và các cộng sự45

DẪN NHẬP Trước bối cảnh suy giảm và bất ổn vĩ mô trong các năm 2010-2011, Chính phủ

đã hoàn thiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Một trong những trọng tâm của Đề án này là tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Sự cần thiết phải triển khai đề án tái cấu trúc khu vực DNNN xuất phát từ việc khu vực này nắm một một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế nhưng lại hoạt động kém hiệu quả.Để triển khai chủ trương tái cơ cấu DNNN, Chính phủ đã ban hành các nhiều văn bản và đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015.

Vì vậy, cần phải có một nghiên cứu qui mô tổng kết quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN do Chính phủ đề xuất từ năm 2011 để tìm ra những mặt được và chưa được của chương trình này. Từ đó đề xuất những giải pháp về thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN. Nghiên cứu sẽ đặt mục tiêu tái cơ cấu khu vực DNNN trong mục tiêu tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: đó là phát triển nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả nhằm tạo động lực phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ xác định những chức năng và nhiệm vụ cụ thể của khu vực DNNN sau khi quá trình tái cơ cấu hoàn thành.

Nghiên cứu sẽ đánh giá việc thực hiện chương trình tái cấu trúc khu vực DNNN theo ba nội dung: (i) đẩy mạnh cổ phần hóa để thu hẹp khu vực DNNN, (ii) các DNNN thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh mà DNNN không cần nắm giữ, và (iii) nâng cao năng lực quản trị tại các DNNN.

I. VỊ TRÍ CỦA DNNN TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Điểm lại vai trò của khu vực DNNN trong nền kinh tế Việt Nam từ góc

nhìn chính thống 1.1.1.Khái niệm DNNN tại Việt Nam Khái niệm DNNN chỉ mới được đưa ra sử dụng trong khoảng hai chục năm trở lại đây.

Về cơ bản được hiểu: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Luật doanh nghiệp nhà nước, 2003).

44 Bài viết tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu về “Đánh giá tái cơ cấu DNNN: Các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu” trong khuôn khổ Dự án Chính sách Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế do UNDP tài trợ. 45 Nhóm tác giả gồm PGS.TS Trần Đình Thiên, Th.S Đinh Tuấn Minh, Th.S Nguyễn Trí Dũng và PGS.TS Tô Trung Thành.

Page 101: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

101  

1.1.2.Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam Khu vực kinh tế nhà nước, trong đó hạt nhân là các DNNN, đóng vai trò chủ đạo

trong việc phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần nhưng mang định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, theo thời gian, khái niệm “vai trò chủ đạo” cũng được mang những ý nghĩa khác nhau, được điều chỉnh theo từng bước của quá trình đổi mới.

1.2.Vị trí của DNNN trong nền kinh tế từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế Việc sử dụng DNNN như là một công cụ để điều tiết nền kinh tế có cơ sở lý

thuyết kinh tế khá yếu. Dù là từ kinh tế học phúc lợi cho đến kinh tế học thể chế mới thì việc sử dụng DNNN chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ công, với mục đích được xác định rõ ràng và có các cơ chế giám sát hiệu quả. Những kết luận trên là cơ cở lý thuyết quan trọng để giúp hầu hết các quốc gia trên thế giới tiến hành việc thu hẹp khu vực DNNN kể từ thập niên 1980 tới nay.

1.3. Định vị lại khu vực DNNN trong nền kinh tế 1.3.1. Vị trí và vai trò của khu vực DNNN tại Việt Nam hiện nay Quy mô của khu vực DNNN trong nền kinh tế Trong cơ cấu khu vực doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm 1/1/2010, các DNNN chỉ

chiếm tỷ trọng không đáng kể về số lượng doanh nghiệp, nhưng nắm giữ 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tạo ra 37,8% lợi nhuận trước thuế, đóng góp 37,4% nộp thuế và nộp ngân sách, tạo việc làm cho 19,5% số lao động.

Xu hướng chuyển đổi DNNN từ năm 2009 Có sự sụt giảm mạnh số lượng các DNNN trong các năm 2005 đến 2008, từ 4.086

DNNN xuống còn 3.287 DNNN. Tuy nhiên, quá trình này đã bị chững lại kể từ năm 2009. Số lượng DNNN chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoặc TNHH, trong đó, phần vốn của Nhà nước chiếm hơn 50% đã tăng 64% trong 5 năm, khiến tỷ lệ của doanh nghiệp loại này tăng lên 45,3% tổng số DNNN vào năm 2009.

Đánh giá vai trò của DNNN trong nền kinh tế So với các khu vực doanh nghiệp khác, khu vực DNNN nắm giữ nhiều nguồn lực

hơn nhưng giá trị sản phẩm đầu ra lại thấp hơn. DNNN chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mặc dù được nhà

nước giao cho nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, khu vực DNNN của Việt Nam không còn là khu vực tạo ra công ăn

việc làm chính cho nền kinh tế nữa. Kết quả hoạt động kinh tế không thực sự tốt nhưng các DNNN lại sử dụng đòn bẩy

tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. 1.3.2. Minh định lại vị trí và vai trò của khu vực DNNN tại Việt Nam Về tổng thể, dựa trên cơ sở lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn của thế giới và của

Việt Nam trong thời gian qua, chỉ nên sử dụng khu vực DNNN để thực hiện cung cấp một số ít các loại hàng hoá và dịch vụ công đặc thù thoả mãn một số tiêu chí nhất định.

Page 102: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

102  

Phải giảm số lượng DNNN cũng như tỷ trọng DNNN trong nền kinh tế như là một điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện được các giải pháp cải thiện năng lực quản trị trong khu vực này.

Với các DNNN còn lại sau khi đã tinh giảm, xác định lại mục tiêu của khu vực DNNN, cần chuyển mạnh sang cơ chế quỹ quản lý vốn thay vì cơ chế chủ quản để giải quyết triệt để các vấn đề về quyền tài sản và mối quan hệ uỷ thác – điều hành.

Sử dụng nguyên lý quản giám (stewardship) cho người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN và nguyên lý người đại diện quản lý (agent) cho người điều hành DNNN.

II. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC DNNN 2.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực DNNN tại các nước OECD Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giớibắt đầu tiến hành việc thu hẹp khu vực

DNNN kể từ thập niên 1980. Anh và Mỹ là các quốc gia đi đầu, sau đó lan rộng sang khắp các nước khác. Các nước có truyền thống phúc lợi xã hội như Bắc Âu cũng tiến hành giảm số lượng và cải cách mạnh mẽ khu vực DNNN trong thập niên 1990. Các nước chuyển đổi thuộc khu vực xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và Liên Xô đã tiến hành những đợt tư nhân hóa hệ thống DNNN ở quy mô lớn. Ở châu Á, từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cho tới Singapore đều thực hiện những bước tương tự.

2.1.1.Kinh nghiệm tư nhân hoá khu vực DNNN tại các nước OECD Đến đầu thập niên 2000, hơn 100 quốc gia đã tiến hành các chính sách tư nhân

hóa, dù ở các mức độ khác nhau. Tổng giá trị tài sản nhà nước được thực hiện tư nhân hóa đã lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, trong đó hơn ¾ là ở các nước thành viên OECD.

Trong quá trình tư nhân hóa,Chính phủ ở các nước OECD thường đặt ra nhiều mục tiêu: (1) thắt chặt kỷ luật tài khóa và kiểm soát chi tiêu công và nợ công; (2) thu hút thêm đầu tư từ nhiều nguồn; (3) cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN; (4) tạo lập môi trường cạnh tranh ở một số ngành độc quyền; (5) hướng tới phát triển thị trường vốn; (6) hướng đến các mục tiêu chính trị.

2.1.2. Bài học cho Việt Nam Thứ nhất, cam kết chính trị là yếu tố tối quan trọng. Thứ hai, quá trình chuyển đổi DNNN phải gắn chặt với việc xác định các mục tiêu

và lộ trình phù hợp, minh bạch và có tính giải trình đầy đủ. Thứ ba, việc thành lập một cơ quan chuyên biệt thúc đẩy và giám sát quá trình

chuyển đổi DNNN không phải là yêu cầu bắt buộc, với điều kiện là cam kết chính trị được đảm bảo ở mức cao nhất.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi DNNN không tách rời với việc duy trì và đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phù hợp.

Thứ năm, sau khi đã thu nhỏ khu vực DNNN đến một mức độ có thể kiểm soát được (dưới 10% GDP) cần tìm cách thu hẹp đầu mối quản lý khu vực DNNN bằng cách chuyển tất cả các DNNN sang cho một công ty quản lý quĩ (holding company).

Page 103: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

103  

Cuối cùng, cần lưu tâm đúng mức đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho cả quá trình chuyển đổi DNNN cũng như môi trường hoạt động cạnh tranh phù hợp, hiệu quả cho các DNNN hoạt động hậu chuyển đổi.

2.2. Định hướng vị trí của khu vực DNNN theo các ngành tại Việt Nam 2.2.1. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: sức cạnh tranh và sự hiện

diện của khu vực DNNN hiện nay tại đây là thấp hoặc trung bình, Chính phủ nên cổ phần hoá và thoái vốn toàn bộ khỏi các lĩnh vực này.

2.2.2. Lĩnh vực khai khoáng: mặt hàng khoáng sản ít nhiều có tính chuyên biệt tương đối cao nên mức độ can thiệp của nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ cao hơn, đặc biệt với các loại khoáng sản được xem là có tính chiến lược quốc gia như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Nhà nước có thể vẫn giữ cổ phần tại các doanh nghiệp lớn trong những này, tuy nhiên nên chuyển sang dạng công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm quyền chi phối để tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Với những ngành khai khoáng không có tính chiến lược quốc gia, nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp. Các ngành khai khoáng khác nên để tư nhân đảm nhận. Nhà nước nên hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để phát triển qui hoạch khai khoáng cho hợp lý.

2.2.3. Công nghiệp chế biến chế tạo: Nhà nước không nhất thiết phải nắm cổ phần tại các ngành có tính cạnh tranh cao. Với những ngành có tính độc quyền nhóm, nếu đó là nơi khu vực DNNN hiện đang hiện diện ở mức trung bình trở xuống thì nhà nước cũng nên thoái vốn nếu sản phẩm của chúng không được đánh giá lại là “có tính lợi ích chiến lược quốc gia”. Với 5 ngành có đặc tính độc quyền hoặc độc quyền nhóm mà các DNNN đang nắm vai trò chi phối, nhà nước nên cân nhắc lại đó có phải là ngành “có tính lợi ích chiến lược quốc gia” hay không.

2.2.4. Các ngành dịch vụ tiện ích: xu hướng cải cách theo hướng thị trường của các ngành dịch vụ tiện ích là phân tách các công đoạn cung ứng dịch vụ trong mỗi ngành nhằm thiết kế các cơ chế thị trường khác nhau cho mỗi công đoạn.

2.2.5.Xây dựng: các DNNN trong tất cả các lĩnh vực này nên được cổ phần hoá triệt để. Nhà nước không những chỉ cổ phần hoá mà còn nên rút toàn bộ vốn đầu tư khỏi các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này.

2.2.6. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; và kinh doanh bất động sản: hoàn toàn có thể hoạt động mà không cần có sự hiện diện của khu vực DNNN. Nhà nước nên rút khỏi toàn bộ các ngành có tính cạnh tranh.

2.2.7. Vận tải và kho bải: tách phần điều hành hệ thống mạng lưới giao thông ra khỏi các hoạt động vận tải.

2.2.8. Thông tin và truyền thông: lĩnh vực phát thanh và truyền hình cũng cần áp dụng cơ chế tương tự như các lĩnh vực cung cấp dịch vụ tiện ích và viễn thông, Việt Nam cần tách hai công đoạn này ra khỏi nhau.

Page 104: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

104  

2.2.9. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Chính phủ nên sử dụng các biện pháp điều tiết để kiểm soát các ngành này thay vì sử dụng công cụ DNNN.

2.2.10. Hoạt động dịch vụ chuyên môn, hỗ trợ, giải trí và xã hội: cần hướng vào việc tạo lập các thị trường để sao cho các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng gia nhập ngành.

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN TẠI VIỆT NAM 3.1. Thực trạng cổ phần hoá DNNN trước 2011 3.1.1.Chủ trương chính sách về cổ phần hóa các DNNN trước 2011 Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 143/HĐBT lựa chọn một

số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử nghiệm chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần. Kết quả trong các năm 1990-1991 là 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn từ năm 1996. Trong 2 năm 1996-1997, 25 DNNN đã được chuyển thành công ty cổ phần.Tính đến năm 2001, 548 DNNN đã được cổ phần hóa.

Giai đoạn 2001-2010, tiến trình cải cách DNNN bằng các biện pháp sắp xếp lại, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê DN vẫn diễn ra tương đối chậm. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam mới sắp xếp được 5.846 DNNN và bộ phận DNNN, trong đó đã cổ phần hóa 3.944 doanh nghiệp.

3.1.2. Các tác động kinh tế và xã hội của của cổ phần hoá DNNN trước 2011 Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả sau khi cổ phần hóa, thể hiện cả trên 3 phương diện: (i) chỉ tiêu tài chính; (ii) mức độ thỏa mãn của khách hàng; và (iii) mức độ thỏa mãn của người lao động. Tuy nhiên, thực tế cổ phần hóa vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế so với thực tế. Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa hầu như rất ít thay đổi so với thời điểm trước cổ phần hóa và, do đó, không giúp tăng đáng kể chất lượng của các quyết định về tài chính, sản xuất – kinh doanh và nhân sự. Xuật hiện tình trạng “lựa chọn ngược”: các nhà đầu tư của khu vực tư nhân chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp hoặc bộ phần doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hậu cổ phần hóa và/hoặc được định giá quá thấp so với giá trị thực.

3.2. Đánh giá quá trình cổ phần hoá giai đoạn 2011-2013 3.2.1. Các chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý về cổ phần hóa các DNNN

trong giai đoạn 2011-2013 Quá trình cổ phần hóa DNNN nói riêng và chuyển đổi DNNN nói chung từ năm

2011 đã có những động lực và thay đổi lớn. Tính đến đầu năm 2014, hệ thống cơ chế chính sách đối với DNNN đã được sửa

đổi, bổ sung khá nhiều. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 Nghị định, 11 Quyết định, Chỉ thị liên quan đến: cổ phần hóa DNNN.

Page 105: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

105  

3.2.2. Đánh giá mức độ đạt được và tác động của quá trình cổ phần hoá giai đoạn từ 2011 đến nay (2014)

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, chuyển biến đáng kể nhất là tổng lợi nhuận toàn khối DNNN có xu hướng tăng lên. Mặc dù số lượng DNNN có giảm xuống, cơ cấu tài sản và vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên, quy mô nợ ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn rất cao, quá trình tái cơ cấu DNNN diễn ra chậm chạp, các vấn đề đối với quá trình cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn 2001-2010 vẫn chưa được giải quyết trong giai đoạn 2011-2013.

Bước sang năm 2014, có sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ trong động thái cổ phần hóa DNNN. Với cách tiếp cận phải đặt quá trình tái cơ cấu trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường (cạnh tranh tự do, bình đẳng và hệ thống giá được thiết lập trên cơ sở chủ yếu là cung - cầu thị trường và cạnh tranh), Chính phủ đã tỏ ra quyết liệt hơn trong việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa DNNN, coi đây là hướng ưu tiên trong 3 trục chính của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Chính phủ đặt ra nhiệm vụ trong 2 năm 2014-2015, phải cổ phần hóa được 532 DNNN, tức là căn bản hoàn thành toàn bộ chương trình cổ phần hóa DNNN. So với tốc độ cổ phần hóa cực kỳ chậm chạp của những năm trước, đặt trong bối cảnh cả nền kinh tế - cả khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp – đều gặp khó khăn, đặc biệt là nguồn lực tài chính, nhiệm vụ cổ phần hóa 532 DNNN dường như là một thách thức to lớn mà Chính phủ tự đặt ra cho mình. Thực tế là trong 6 tháng đầu năm 2014, mới cổ phần hóa được 38 DN, tương đương 3,9% số DN phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015 và 10,4% kế hoạch năm 2014.

Tuy nhiên, động thái ban đầu của nỗ lực vượt qua thách thức này là tích cực và có vẻ đúng hướng, đúng cách. Việc gắn trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo DNNN với kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp đang tạo ra áp lực và động lực khá mạnh để thúc đẩy quá trình này nhanh và hiệu quả hơn trong quãng thời gian còn lại.

3.3. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá trong giai đoạn tới Trước hết là phải xác định được tư duy về vai trò của kinh tế nhà nước và DNNN

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. DNNN chỉ hoạt động trong những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn làm (ngay cả khi không có DNNN). Ngay cả với các lĩnh vực này, Chính phủ có thể cân nhắc mua các dịch vụ tương tự từ các nhà cung ứng của khu vực tư nhân.

Mục tiêu, tiến độ cổ phần hóa cũng cần được điều chỉnh. Điểm quan trọng nhất là cổ phần hóa phải hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhằm góp phần tăng cường chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế, qua đó thúc đẩy quá trình cải thiện năng lực cạnh tranh và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.

IV. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THOÁI VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÀNH CỦA DNNN

4.1. Thực trạng đầu tư vốn ngoài ngành của các DNNN trước 2011 Trong khoảng thời gian 2005-2008, các DNNN của Việt Nam lại được phép mở

rộng ngành nghề kinh doanh khá dễ dàng. Theo Nghị định 09, công ty nhà nước được

Page 106: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

106  

phép đầu tư trái ngành tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư. Hệ quả là đa phần các tổng công ty nhà nước đã đầu tư ngoài ngành.

Trong ba năm 2005-2007, liên tiếp 8 tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành nghề được thí điểm thành lập. Sau đó, năm 2009-2010, kể cả khi Vinashin bắt đầu đổ vỡ, lại có thêm 4 tập đoàn mới được hình thành. Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã đẩy mạnh thực hiện đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề, trong đó các lĩnh vực hấp dẫn nhất giai đoạn này là chứng khoán, bất động sản, đầu tư tài chính v.v…

Tính đến hết năm 2011, các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 23.744 tỷ đồng, tăng 3.056 tỷ đồng (15%) so với năm 2010. Trong đó, lớn nhất là lĩnh vực ngân hàng với 11.403 tỷ đồng, tiếp đến là bất động sản với 9.286 tỷ đồng. Đầu tư vào bảo hiểm là 1.682 tỷ đồng, chứng khoán là 696 tỷ đồng và quĩ đầu tư là 677 tỷ đồng.

Trong số các tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành, dẫn đầu là PVN, tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp cao su, EVN, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các tập đoàn ra ngoài ngành khá thấp - dưới 7%, thậm chí bị thua lỗ kéo dài. Nhiều khoản đầu tư cổ phiếu bị tổn thất hoặc không nhận được cổ tức. Các hoạt động đầu tư ngoài ngành đối với hoạt động kinh doanh của các tập đoàn và tổng công ty đã không đem lại hiệu quả như dự tính.

4.2. Đánh giá quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong giai đoạn 2011-2013

4.2.1. Các chủ trương chính sách, các văn bản pháp lý về thoái vốn tại các DNNN trong giai đoạn 2011-2013

Trước tình trạng đầu tư ngoài ngành dàn trải và kém hiệu quả của các DNNN, Chính phủ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước dừng đầu tư ra ngoài ngành, tính toán rút dần các khoản đã đầu tư ngoài ngành để tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực chính. Theo đó, từ cuối 2011 đến năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành và không có ngoại lệ.

4.2.2. Đánh giá mức độ đạt được và tác động của quá trình thoái vốn Mức độ đạt được Dựa trên kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN được Chính phủ

đặt ra vào cuối 2011 thì việc đến giữa 2014 mới chỉ thoái được khoảng 23% lượng vốn đầu tư ngoài ngành cho thấy quá trình thoái vốn vẫn chưa đạt. Quá trình thoái vốn hiện tại về cơ bản vẫn là việc các DNNN chuyển phần vốn đầu tư ngoài ngành của mình sang cho các DNNN khác.

Như vậy, xét về tổng thể nếu quá trình tiếp tục diễn biến như hiện tại thì hoặc có thể sẽ không cán được đích đề ra vào cuối 2015,hoặc nếu đạt được thì sẽ ở dưới dạng thoái vốn nội bộ khu vực DNNN, và khi đó, lại tạo gánh nặng cho quá trình cổ phần hoá DNNN.

Tác động kinh tế của quá trình thoái vốn

Page 107: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

107  

Có thể nói quá trình này này hầu như không ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế như tăng trưởng GDP, cán cân ngân sách, cán cân thanh toán, thu hút đầu tư nước ngoài, mặt bằng lãi suất và tỷ giá. Do việc thoái vốn đa phần diễn ra trong nội bộ của khu vực DNNN nên xét về tổng thể, hoạt động này cũng không tác động gì đến tình hình công nợ tại khu vực DNNN.

Ngoài ra, thoái vốn không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thoái vốn có tác động tích cực đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị thoái vốn.

4.2.3. Các trở ngại trong việc thúc đẩy quá trình thoái vốn Quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN trong thời gian qua diễn ra

chậm được lý giải vì những nguyên nhân sau: - Theo đa số các ý kiến từ các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quản lý cho rằng

nguyên nhân là do thị trường chứng khoán, bất động sản v.v… giảm sút khiến cho việc thoái vốn gặp nhiều khó khăn.

- Yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước là một nguyên nhân khiến các DNNN mới chỉ thoái được phần vốn tại các khoản đầu tư vào các công ty làm ăn tốt. Với các đơn vị kinh doanh thua lỗ, việc thoái vốn sẽ là vấn đề nan giải.

- Quy định tại Điều 21, Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, trong đó yêu cầu hoạt động kinh doanh của năm liền kề trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán gây khó khăn cho việc thoái vốn.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể cho Nghị quyết 15/NQ-CP về việc các NHTM nhà nước mua lại các phần thoái vốn tại các công ty tài chính, NHTM mà các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang nắm giữ trong trường hợp các DNNN này không tự thoái được.

- Bên cạnh các nguyên nhân trên, việc thoái vốn diễn ra chậm còn có thể do e ngại tác động về mặt kinh tế và xã hội nếu đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành.

4.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình thoái vốn ngoài ngành Cản trở lớn nhất trước đây là yêu cầu thoái vốn nhưng “phải bảo toàn phần vốn và

tài sản của Nhà nước”. Với Nghị quyết 15 của Chính phủ, rào cản này đã được tháo gỡ. Cản trở lớn nhất hiện nay là liệu DNNN có quyết tâm muốn làm theo đúng kế

hoạch hay không.Để giải quyết vấn đề này các DNNN cần lên kế hoạch rõ ràng về qui trình thoái vốn: thời điểm nào thì định giá xong, thời điểm nào thì các cơ quan có thẩm quyền phải phê duyệt, thời điểm nào thì đưa ra bán đầu giá, nếu không đấu giá thành công thì phần vốn nhà nước sẽ chuyển về cho SCIC như thế nào v.v…

Bộ Tài chính hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về tiến độ thoái vốn nên lập một website công khai kế hoạch thoái vốn tại các DNNN. Đây sẽ là cơ sở để người dân theo dõi và giám sát cũng như chủ động vào việc tham gia đấu giá doanh nghiệp.

Page 108: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

108  

V. ĐÁNH GIÁ VIỆC TÁI CẤU TRÚC QUẢN TRỊ TẠI DNNN 5.1. Thực trạng quản trị tại các DNNN trước 2011 5.1.1. Chủ trương chính sách và các văn bản pháp lý về quản trị tại các DNNN đến 2011 Trước 01/07/2010, khung pháp lý áp dụng cho quá trình cải cách các DNNN gồm

có: (i) Luật DNNN (2003), Luật doanh nghiệp (2005) và Luật chứng khoán (2006); (ii) các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa; (iii) các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện chuyển đổi thành mô hình Công ty mẹ - Công ty con (Nghị định số 111/2007/NĐ-CP);(iv) Văn bản về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước (Nghị định số 101/2009/NĐ-CP); và (v) các văn bản quy định và hướng dẫn quản lý và giám sát tài chính trong các DNNN.

Từ 01/07/2010, tất cả các DNNN chưa được cổ phần hoá, tức nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu, được chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Bộ, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu. Luật DNNN năm 2003 chính thức hết hiệu lực. Tất cả các doanh nghiệp đều chịu sự ràng buộc bởi Luật doanh nghiệp năm 2005.

5.1.2.Đánh giá hiệu quả của các mô hình quản trị trong giai đoạn trước 2011 Trước 2011, các DNNN được tổ chức theo các mô hình sau: - Các DNNN đã cổ phần hoá: áp dụng mô hình công ty cổ phần của Luật doanh nghiệp. - Các DNNN chưa cổ phần hoá,nhà nước nắm 100% cổ phần

• Công ty TNHH một thành viên: áp dụng mô hình công ty TNHH một thành viên của Luật doanh nghiệp • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: áp dụng mô hình công ty TNHH hai

thành viên trở lên của Luật doanh nghiệp • Các công ty nhà nước, bao gồm công ty nhà nước độc lập và tổng công ty

nhà nước, được tổ chức theo Luật DNNN và Nghị định 132/2005/NĐ-CP. - Mô hình công ty mẹ - con: theo Luật doanh nghiệp. - Mô hình tập đoàn: theo Nghị định Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về thí điểm

thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong giai đoạn này có ba quá trình chuyển đổi mô hình quản trị quan trọng. Thứ

nhất là việc chuyển đổi mô hình các tổng công ty 90 và 91 sang mô hình công ty mẹ-con. Thứ hai là sự hình thành các tập đoàn. Và thứ ba là việc chuyển các DNNN 100% vốn nhà nước thành các công ty TNHH một thành viên. Trong ba quá trình chuyển đổi mô hình quản trị DNNN thi chỉ có quá trình chuyển đổi từ mô hình tổng công ty - công ty thành viên sang mô hình công ty mẹ-con là có tính thay đổi cơ cấu sở hữu. Việc hình thành tập đoàn từ các tổng công ty hay việc chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành các công ty TNHH 1 thành viên hoàn toàn có tính hình thức.

Sự thay đổi về cơ cấu sở hữu theo mô hình mẹ - con đã mang lại hiệu quả khá rõ ràng cho các tổng công ty nhà nước.Nhưng do chưa có quy định hạn chế cơ cấu đầu tư trong nội bộ tổng công ty, dẫn đến tình trạng một số công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ, công ty mẹ đầu tư chi phối cả “công ty cháu” làm phức tạp quan hệ đầu tư, gây

Page 109: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

109  

tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Trong khi đó, sự hình thành các tập đoàn và việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty TNHH 1 thành viên không tạo ra được hiệu quả kinh tế rõ nét nào. Sự hình thành các tập đoàn đoàn kinh tế nhà nước dẫn đến việc đầu tư vốn nhà nước tràn lan sang rất nhiều công ty con, cháu, chắt trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

5.2. Đánh giá quá trình cải tiến cấu trúc quản trị tại khu vực DNNN giai đoạn 2011-2013

5.2.1.Chủ trương chính sách và các văn bản pháp lý về quản trị DNNN trong giai đoạn 2011-2013

Để thực hiện tái cơ cấu DNNN theo chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg, ngày 17/7/2012 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015. Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện 5 Nghị định về đổi mới cơ chế quản lý DNNN, bao gồm:

- Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

- Nghị định số 50/2013/NĐ-CP, ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

- Nghị định số 51/2013/NĐ-CP, ngày 4/05/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty;

- Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, ngày 25/6/2013 của Chính phủ về quy chế giám sát tài chính và đánh giá kết quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DNNN do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

5.2.2 Đánh giá hiệu quả của việc cải tiến mô hình quản trị DNNN Như vậy, thay đổi đáng kể nhất về việc cải tiến mô hình quản trị DNNN trong giai

đoạn vừa qua là điều chỉnh lại qui định về về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; giảm bớt quyền lực của hội đồng quản trị của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, chuyển lên cấp trên là các bộ quản lý chuyên ngành.

So với những quy định trước, quyền quyết định hầu hết nội dung quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được chuyển lên cấp chủ sở hữu cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là trách nhiệm giám sát phần công việc này từ các cấp được phân công nhiệm vụ là chủ sở hữu nhà nước. Đặc biệt, các bộ chuyên ngành có trách nhiệm lớn và trực tiếp trong giám sát doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, trách nhiệm đầu tiên là hội đồng thành viên, kế đó là bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh.

Page 110: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

110  

Những điều chỉnh trên đây chưa động chạm tới việc tách bạch chức năng quyền sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước tại các cơ quan chủ quản.

Các cải tiến mô hình quản trị DNNN trong thời gian vừa qua chưa thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét.

5.2.3.Các trở ngại trong việc cải tiến mô hình quản trị cho DNNN Nhìn chung, quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN từ 2011 tới nay hầu như vẫn dậm

chân tại chỗ, số đầu mối đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN vẫn không thay đổi, các cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước tiếp tục kiêm nhiệm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước.

Trở ngại chính cho việc cải tiến mô hình quản trị DNNN theo hướng hiện đại có lẽ là nỗi e sợ mất công cụ kiểm soát ngành hoặc thị trường khi các Bộ từ bỏ chức năng bộ chủ quản. Với các địa phương, việc trả các DNNN về cho trung ương có thể dẫn đến việc mất nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương cũng như mất đi công cụ và nguồn tài chính để thực hiện một số chính sách phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

Trở ngại thứ hai là Chính phủ vẫn chưa rõ ràng được chức năng quản giám của những người đại diện trực tiếp vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý của những người điều hành doanh nghiệp nhà nước.

Đội ngũ quản lý của các DNNN cần được hưởng thu nhập tương đương với trách nhiệm quản lý của họ.

5.3. Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh quá trình cải tiến mô hình quản trị tại các DNNN

Chính phủ cần mạnh dạn đổi mới tư duy về quản trị DNNN. Chính phủ nên thuyết phục từ bỏ chức năng đại diện quyền chủ sở hữu của các Bộ/ngành và địa phương sẽ giúp cho họ tập trung và chuyên môn hoá nhiều hơn vào việc xây dựng các chính sách quản lý và giám sát.

Chính phủ cần xây dựng và ban hành một văn bản qui định rõ ràng hai loại vị trí người quản giám là người phải vì lợi ích công và đại diện tham gia quản trị DNNN để hướng DNNN theo đuổi đúng các tôn chỉ lợi ích công; người quản lý là người được hội đồng quản trị DNNN thuê để điều hành DNNN hiệu quả theo những mục tiêu mà hội đồng quản trị đề ra./.

Page 111: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

111  

TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng46

TS. Lê Hồng Nhật47

Trong giai đoạn cải cách và hội nhập sâu rộng 2000 - 2010, Việt nam đã đạt được

nhịp độ tăng trưởng cao, khoảng 7% năm. Quy mô nền kinh tế, đo bằng GDP thực tế, vào năm 2011 đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 2000; đưa Việt nam thành nước có thu nhập trung bình, theo xếp hạng của WB48. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê trong giai đoạn này cũng chỉ ra khá rõ rằng, động lực chính cho tăng trưởng trong thời kỳ này là thuần túy dựa vào tích lũy vốn. Một quy luật cơ bản trong kinh tế học là, tích lũy vốn càng cao, thì suất sinh lợi hay hiệu quả của vốn càng giảm. Khi hiệu quả vốn đầu tư giảm dần xuống zero, thì tăng trưởng bị chững lại. Mọi nổ lực tăng trưởng hơn nữa sẽ đòi hỏi phải tăng gấp bội tỷ lệ nợ trên GDP. Hoặc ngược lại, phải chấp nhận nạn trì trệ và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Do vậy, một sự tăng trưởng lâu bền chỉ có thể dựa trên tiến bộ về tổ chức (thể chế), nhằm thu hút công nghệ làm tăng năng suất và hiệu quả. Đó cũng chính là nội hàm cơ bản của tái cơ cấu kinh tế, chủ yếu là tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn sắp tới.

I. Đặt vấn đề Biểu 1 dưới đây chỉ ra xu thế giảm rõ rệt của tỷ trọng DNNN trong nền kinh tế -

một điều hoàn toàn ngược lại với mục tiêu ban đầu là DNNN phải đóng vai trò chủ đạo49. Mặt khác, cho dù có sự suy giảm rõ rệt về tỷ trọng, DNNN vẫn được hưởng ưu đãi rất lớn về tiếp cận vốn. Theo dữ liệu thống kê 2008, chỉ riêng 8 tập đoàn và 96 tổng công ty lớn nhất đã nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, khoảng 60% tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài. Nhưng chúng chỉ tạo ra dưới 30% GDP50. Điều đó bao hàm rằng, so với các khu vực kinh tế khác, DNNN chủ yếu dựa vào tăng vốn để tăng trưởng (Biểu 2). Hệ quả là suất sinh lợi trên một đồng vốn của DNNN bị giảm xuống rất thấp theo tốc độ tăng tích lũy vốn (Biểu 3)51.

46 PGS TS, Hiệu Trưởng Đại học Kinh Tế Luật, ĐHQG, TP.HCM 47 Đai học Kinh tế Luật, ĐHQG, TP HCM 48 Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tháng 3/ 2012. Đề án: Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020. 49 Vietnam Development Report 2012, WB 50 Báo Tuổi Trẻ, 05 / 10 / 2008 51 Vietnam Development Report 2012, WB.

Page 112: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

112  

So với các khu vực khác, DNNN ngày càng phải sử dụng một lượng vốn lớn hơn

gấp nhiều lần để tạo ra một đơn vị sản phẩm (Biểu 2). Vào năm 2000, trung bình mà nói, tỷ lệ doanh thu trên vốn (thước đo suất sinh lợi của vốn) của DNNN là 19% so với 20% của toàn bộ khu vực công nghiệp. Tới năm 2008,tỷ lệ đó của DNNN rớt xuống dưới 12%, trong khi toàn bộ khu vực công nghiệp vẫn duy trì ở mức 21% (Biểu 3). Tuy nhiên, bất chấp sự sụt giảm về hiệu quả, một số tập đoàn lớn nhất vẫn đứng đầu trong việc đóng thuế thu nhập cho ngân sách nhà nước. Nhưng ngay ở “điểm sáng” này cũng có dấu hiệu suy giảm: Năm 2000, DNNN chiếm 60% nộp ngân sách so với toàn ngành công nghiệp. Tỷ lệ đó tụt xuống chỉ còn dưới 48% vào năm 2010, theo dữ liệu thống kê52.

52 Thorton Matheson 18/4/2013: Reform of State Owned Enterprises

Biểu 1: Tỷ Trọng của DNNN trong khu vực công nghiệp qua một số chỉ tiêu quan trọng

Biểu 2: So sánh tích lũy vốn của DNNN với phần còn lại của khu vực công nghiệp

Page 113: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

113  

Qua các dữ liệu thống kê vừa nêu, ta có thể sơ bộ rút ra một số nhận định sau: Tập đoàn và các DNNN được lập ra nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng ở

những lĩnh vực then chốt, như hàng không, bưu chính – viễn thông, khai thác dầu khí. Việc hình thành những tập đoàn lớn đòi hỏi khả năng tích tụ vốn lớn, mua sắm và lắp đặt các thiết bị công nghệ cao, mà tư nhân không thể làm được. Sự hình thành các tập đoàn Nhà nước lớn ở những lĩnh vực này là đòi hỏi tự nhiên trong điều kiện Việt nam. Hơn nữa, đó là các công ty độc quyền. Chúng có thể hưởng lợi nhuận độc quyền bằng việc nâng giá, mà không cần đến tiến bộ tổ chức và công nghệ. Lợi nhuận độc quyền qua giá của các công ty này chính là nguồn thu thuộc sở hữu nhà nước, mà một phần phải được nộp vào ngân sách. Vì vậy, các tổng công ty và DNNN là một công cụ đánh thuế ẩn ngầm rất hữu hiệu. Nó bù đắp cho hệ thống đánh thuế chính thức chưa hoàn thiện, do hệ thống hạch toán, kế toán và bộ máy chống thất thu, tham nhũng, có sẵn ở các nước tiên tiến, nhưng tại Việt nam thì vẫn không thể phát triển được sau 25 năm cải cách và mở cửa. Tập đoàn và các DNNN, như vậy, phục vụ 2 mục tiêu cốt lõi: duy trì tăng trưởng và bảo đảm nguồng động viên vào ngân sách theo đúng kế hoạch.

Dĩ nhiên, công cụ đánh thuế ẩn ngầm (qua nâng giá độc quyền) và đánh thuế thu nhập rất dễ chồng lấn, khó phân biệt. Nhưng tập đoàn nào chịu sức cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi phải thúc đẩy tiến bộ về tổ chức để thu hút kỹ năng và công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn thị trường hơn, thì tạo ra thu nhập ròng lớn hơn. Do đó, nó có xu hướng nộp thuế thu nhập cao hơn tập đoàn ít chịu áp lực thị trường để tồn tại. Ví dụ, Viettel (đứng thứ 2) vượt xa VNPT (đứng thứ 18) trong top 30 về đóng thuế thu nhập trong năm 201353. Cả hai tập đoàn đều ở cùng lĩnh vực viễn thông. Điều đó gợi ý rằng thị trường dày đặc (thick market), ở đó có nhiều tập đoàn, công ty cạnh tranh nhau, sẽ nâng cao hiệu quả và tăng nguồn thu thuế.

Như vậy, việc duy trì vị trí độc quyền của các tổng công ty và DNNN lớn không có nghĩa là tốt cho thu ngân sách. Như đã gợi ý, điều đó cũng cũng không tôt cho mục tiêu 53 Vietnam Report, Báo Vietnamnet và Tạp chí Thuế - Tổng cục thuế, 22/10/2013.

Biểu 3: So sánh hiệu quả của DNNN với phần còn lại của khu vực công nghiệp

Page 114: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

114  

tăng trưởng lâu bền. Vấn đề là ở chỗ, mức độ độc quyền của tập đoàn hay DNNN càng cao, thì càng làm xuất hiện 2 vấn đề nam giải: (1) Lựa chọn sai (adverse selection). Vị trí độc quyền càng được củng cố, thì càng ít chịu sức ép của thị trường để tồn tại và càng có sức mạnh lobby, giành những dự án đầu tư lớn, đòi hỏi vốn vay lớn. Khi nguồn cung vốn càng khan hiếm thì chỉ còn lại những tập đoàn, tổng công ty lớn nhất, có mức độ độc quyền cao nhất, mới có thể tiếp cận số vốn lớn vay trong nước, hoặc qua ODA, hoặc qua thị trường vốn quốc tế, do Chính phủ bảo lãnh. Điều đó dẫn đến vấn đề thứ (2) Gây hậu quả nghiêm trọng (moral hazard). Mức độ tích tụ vốn quá lớn (over - investment), làm hiệu suất sinh lời trên một đồng vốn giảm. Điều đó kích thích việc làm thất thoát vốn, hoặc đầu cơ trái ngành vào các lĩnh vực sinh lãi nhanh, như bất động sản, chứng khoán. Khi cơn sốt thị trường đang lên, thì chỉ việc ngồi thu lời. Lúc thị trường suy sụp, thì phủi tay, bỏ đi. Vì đó là sự suy sụp của cả hệ thống, nên nhà nước phải đứng ra như người bảo lãnh cuối cùng. Hệ quả là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn lớn nhất bị tăng lên (Biểu 4). Vì vậy, tỷ lệ nợ trên GDP của toàn nền kinh tế cũng tăng.

Biểu 4: Dữ liễu tài chính của các Tập đoàn, Tổng công ty lớn nhất54 Trung bình 2006 2011

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt/Equity)

1.3 1.8

Tỷ lệ nợ trên vôn chủ sở hữu (D/E, 2011)

Số lượng Tập đoàn, Tổng công ty lớn nhất

3:1 30

5:1 18

10:1 8

Vấn đề moral hazard trong quản trị tập đoàn có một cách gọi khác là “too big to fail!”, tức là quá to nên không thể để cho sụp đổ. Nhưng tự nó lại dẫn đến “too big to bail!”, tức là nợ quá lớn, nên nhà nước không còn khả năng bảo lãnh. Tái cấu trúc Tập đoàn, tổng công ty, do vậy, là đòi hỏi khách quan. Vấn đề là làm như thế nào?

Để tiếp cận dần đến câu trả lời, phần còn lại của bài viết sẽ được tổ chức như sau: Phần II đi sâu vào việc phân tích cơ chế tập trung và huy động nguồn vốn để hình thành các tập đoàn và DNNN ở các ngành và lĩnh vực then chốt. Và chỉ ra tại sao cơ chế đó cho phép đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tăng thu ngân sách, nhưng lại phản kích thích cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DNNN. Cụ thể là nền kinh tế bị mất dần lợi thế so sánh động (dynamic comparative advantage); khiến Việt nam dễ bị tổn thương nặng nề bởi suy thoái kinh tế Thế giới55. Phần III đưa ra những gợi ý về tái

54 Thornton Matheson 18/4/2013: Reform of State Owned Enterprises 55 Lợi thế so sánh động là khả năng tiếp thu tiến bộ công nghệ đã có ở các nước phát triển, cho phép tăng năng suất và hiệu quả nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương ở các nước mới nổi. Tức là khả năng các nước mới nổi tạo ra các sản phẩm rẻ hơn nhiều, nhưng ngày một đuổi kịp về chất lượng sản phẩm của các nước đã phát triển. Trong bôi cảnh

Page 115: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

115  

cấu trúc DNNN. Bao gồm việc thiết lập dần thể chế quản lý giám sát có hiệu quả vốn đầu tư và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, nhằm tăng lợi thế so sánh động trong một thế giới toàn cầu hóa. Phần IV kết luận bài viết.

I. Cơ chế tập trung vốn và đầu tư cho Tập đoàn và DNNN Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 2000 - 2010, rất nhiều dự án lớn về hạ tầng,

như điện năng, giao thông - vận tải, và khai thác dầu khí, gia công, lắp ráp xuất khẩu, phải được triển khai. Vốn được rót cho các dự án này thông qua 2 kênh chính: chi ngân sách cho đầu tư; và qua tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng chuyên dụng, như BIDV, Vietinbank, Agribank, Eximbank. Nguồn vốn chính phủ và các khoản tín dụng ưu đãi được tập trung vào chỉ một số ít Tập đoàn và Tổng công ty lớn nhất, mà chúng có chức năng triển khai các dự án lớn, tạo đà cho tăng trưởng và xuất khẩu. Nhịp độ tăng trưởng càng cao, thì số lượng dự án cần triển khai càng lớn, dẫn đến bội chi ngân sách. Điều đó buộc Ngân hàng TW phải tăng cung tiền tệ bù đắp bội chi, gây nên lạm phát. Như vậy, nhịp độ tăng trưởng, tỷ lệ bội chi Ngân sách, và lạm phát là 3 biến lượng vĩ mô cơ bản, mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như Bộ Tài chính và Ngân hàng TW phải luôn kiểm soát chặt chẽ trong giai đoạn cất cánh. Vào giai đoạn 2000 – 2005, khi các Tập đoàn và DNNN đang đóng góp tới gần 60% GDP, Nhà nước có thể ép nhịp độ tăng trưởng cao, thông qua việc bơm mạnh vốn vào khu vực này. Như đã nêu, các Tập đoàn, Tổng công ty là các tổ chức độc quyền, thuộc sở hữu Nhà nước. Sự tăng trưởng nhanh về doanh số của chúng tạo ra khoản thuế thu nhập cao cho Ngân sách, góp phần giảm áp lực lạm phát. Khi nhịp độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao và bội chi ngân sách, lạm phát, được kiểm soát, thì không ai thấy mô hình tăng trưởng dựa trên tăng tích lũy vốn vào các Tập đoàn và DNNN là có điều gì bất cập. Hành động dựa trên niềm tin như vậy, mức độ tích tụ vốn ngày càng lớn hơn. Số lượng dự án đầu tư và số tập đoàn cũng nhiều hơn. Trong khi đó, quy luật về suất sinh lợi giảm dần theo quy mô vẫn âm thầm phát triển lên. Nó như một cái phanh vô hình, hãm dần đà tăng thu nhập ròng, hiệu quả và năng suất của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Khuynh hướng đó trở nên đặc biệt rõ rệt vào sau năm 2004, khi có sự giảm đột ngột về doanh thu ròng / vốn tài sản cố định tại các DNNN, như đã chỉ ra ở Biểu 3. Điều đó kéo theo yêu cầu phải cải cách hơn nữa theo hướng thị trường.

Năm 2005 đánh dấu bởi việc bùng nổ của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, kéo dài tới năm 2008 thì thị trường chứng khoán đột ngột suy sụp. Và đến năm 2012 thì bóng bóng bất động sản cũng bị vỡ. Ít ai nhìn thấy sự biến động của 2 thị trường tài chính mới nổi này có mối liên hệ thế nào với cải cách DNNN theo hướng tăng quyền tự chủ lớn hơn, được ghi thành Luật DNNN 2005. Điểm nổi bật theo Luật này là các Tập đoàn, Tổng công ty vẫn hưởng ưu đãi trong việc tiếp cận vốn tín dụng và vốn vay nước ngoài, như ODA. Nhưng nay chúng có quyền tự chủ rất lớn trong việc ra quyết định kinh

toàn cầu hóa, lợi thế so sánh động có thể làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của Thế giới. Kỹ năng, công nghệ và vốn, có xu thế tự do chẩy mạnh về nơi có lợi thế so sánh động và rời bỏ nơi mất lợi thế so sánh động. Điều đó làm tăng xuất khẩu, việc làm và dự trữ ngoại hối ở nơi vốn đến; và tăng nhập siêu, thất nghiệp, nợ nần ở nơi vốn đi. Lợi thế so sánh tĩnh (comparative advantage), ngược lại chỉ cho phép nước nghèo dựa vào khả năng tạo ra sản phẩm giá rẻ, như gia công, lắp ráp linh kiện, hoặc khai thác khoáng sản. Đó là phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, nên chỉ được hưởng % lợi tức thấp nhất trong chuỗi giá trị gia tăng đó. Vì vậy, lợi thế so sánh tĩnh có xu hướng tự bảo toàn trật tự Thế giới, dù làm tăng sự phân hóa giữa các nước giầu và nghèo.

Page 116: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

116  

doanh, liên kết với khu vực kinh tế ngoài nhà nước, cũng như quyền huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Một đặc trưng cơ bản của việc hình thành một loạt các Tập đoàn lớn ở các ngành và lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế là mối quan hệ cân đối liên ngành. Để một tập đoàn sản xuất được, thì nó phải sử dụng sản phẩm của các tập đoàn khác như nhập lượng và ngược lại. Ví dụ, Tập đoàn điện lực (EVN) phải sử dụng sản phẩm của Tập đoàn than - khoáng sản (VINACOMIN) hoặc dầu khí của (Petro Vietnam) và ngược lại. Trong mối quan hệ liên ngành này, Ngân hàng cấp tín dụng cho bên sản xuất, để chuyển cho bên cung ứng nhập lượng, và doanh thu được chuyển ngược trở lại Ngân hàng để thanh toán tín dụng, hoặc giữ trong tài khoản của công ty, hoặc trích nộp vào ngân sách qua thuế. Thông qua việc cấp vốn ngân sách, tín dụng, cũng như quản lý các dòng thanh toán nợ và nộp thuế, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, phối hợp với Bộ Tài chính và hệ thống Ngân hàng có khả năng chi phối khá lớn đến kế hoạch sản xuất của các tập đoàn, cũng như định hướng dòng chảy của các sản phẩm, nhằm duy trì cân đối liên ngành. Quyết định giao quyền tự chủ kinh doanh cho các DNNN theo Luật doanh nghiệp 2015 về cơ bản đặt dấu chấm hết cho sự can thiệp trực tiếp của các Bộ chủ quản vào hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn và DNNN. Từ nay, họ có quyền tự ký hợp đồng với doanh nghiệp khác, kể cả ở khu vực ngoài Nhà nước hoặc xuất khẩu. Đối mặt với quy luật về suất sinh lợi giảm dần theo mức độ tích tụ vốn, từng Tập đoàn và DNNN thấy các cơ hội kinh doanh khác, bên ngoài khu vực Nhà nước hay xuất khẩu, trở nên hấp dẫn hơn. Vì vậy, họ có xu hướng lái dòng chảy vốn và giao dịch sản phẩm ra bên ngoài, nơi có suất sinh lãi hoặc doanh thu cao hơn. Nhưng nếu công ty khai thác than xuất khẩu than ngoài kế hoạch thay vì cung cấp đủ đầu vào cho công ty điện để sản xuất điện theo kế hoạch, thì sản lượng điện phải thấp đi. Vì vậy, sản lượng điện cung cấp cho việc khai thác than hoặc lọc dầu cũng bị thấp xuống, kéo theo sự sụt giảm sản lượng ở cả hai ngành này.

Cần nhấn mạnh là khu vực tư nhân hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực, mà thị trường với nhiều người mua - người bán xuất hiện một cách tự phát. Vì vậy, nó cạnh tranh hơn nhiều so với khu vực Nhà nước. Thêm vào đó, khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng chủ yếu lao động rẻ để gia công, lắp ráp linh kiện; rồi xuất khẩu thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia. Nên chúng cũng hoạt động trên một thị trường quốc tế rất cạnh tranh. Xu hướng giảm hiệu quả theo quy mô ở các Tập đoàn và DNNN, cộng với việc tăng quyền tự chủ của chúng khiến vốn, lao động, tài sản, hàng hóa chảy nhiều hơn vào khu vực ngoài nhà nước. Do vậy, tỷ trọng của khu vực Nhà nước ngày càng giảm dần, như đã chỉ ra ở Biểu đồ 1.

Có lẽ đây không phải là một xu thế bất lợi, nếu như khu vực tư nhân không phải đối mặt với quy luật hiệu quả giảm dần theo sự tăng quy mô (diminishing return to scale). Vì vậy, việc tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bằng cách bơm hơn nữa vốn vay trong và ngoài nước vào các ngành sản xuất đã dẫn đến động cơ đầu cơ, làm nóng rất nhanh thị trường chứng khoán. Tiếp đó, thị trường nhà đất cũng nóng lên, khi nguồn lợi lớn từ sốt chứng khoán (capital gain) đi săn lùng một diện tích đất rất giới hạn để phát triển địa ốc. Hạ tầng càng ít phát triển (phí xây dựng cầu đường quá cao, hạ tầng xuống cấp quá nhanh, thiếu điện, nước, bệnh viện, trường học tốt), thì thị trường địa ốc càng nóng vì càng thiếu quỹ đất để xây nhà ở các Đô thị lớn.

Page 117: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

117  

Tăng trưởng dựa vào tăng tích lũy vốn cộng với tăng quyền tự chủ cho DNNN, nhưng buông lỏng chức năng giám sát việc phân bổ và sử dụng vốn, dẫn đến ba hệ quả nghiêm trọng:

Thứ nhất, không có sự gắn kết quyền hạn với trách nhiệm. Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng TW nắm quyền phân bổ các nguồn vốn chiến lược của quốc gia. Nhưng các tập đoàn mới nắm quyền kiểm soát (control right) việc sử dụng nguồn vốn đó. Tập đoàn hiểu rõ hơn các cơ quan Bộ về cơ hội hay rủi ro về thị trường và công nghệ, mà chúng xác định sự thành bại của dự án đầu tư. Điều đó đẩy các Bộ vào thế bất lợi về thông tin khi quyết định dự án nào nên được rót vốn. Vì vậy, bất cứ DNNN nào cũng có xu hướng thổi phồng cơ hội, giấu giếm rủi ro, đi kèm với lobby để tiếp cận được nguồn lực hiếm, như nguồn vốn lớn đi vay. Doanh nghiệp càng bỏ sức và tiền của vào nghiên cứu, nắm bắt cơ hội thị trường, đổi mới công nghệ và kỹ năng cho phù hợp với đòi hỏi thị trường, thì càng có ít nguồn lực và thời gian cho lobby. Ở trường hợp xấu nhất, chỉ còn các dự án rủi ro nhất, công nghệ lạc hậu nhất, nhưng được lobby mạnh nhất sẽ được lựa chọn (adverse selection). (Ví dụ như việc mua ụ nổi của Vinalines, mà chỉ sau việc tái cấu trúc nó, thì vụ việc mới được đưa ra ánh sáng). Nếu xem lobby là một hình thức “mua quyền” thì có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận rằng, quyền tạo ra lợi tức (rent). Việc đua nhau săn lùng lợi tức đó (rent seeking) tạo ra thị trường mua và bán quyền, mà nó gắn bó lợi ích của người mua và người bán với nhau, tạo nên cái gọi là nhóm lợi ích (vested interest group)56. Hành động dựa trên niềm tin rằng, nhóm lợi ích là một thực thể, cá nhân doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư có thể lái dòng vốn đó vào những hoạt động đem lại lợi ích cá nhân; và làm tăng rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội (moral hazard). Khi sự việc trót lọt, thì không ai thấy niềm tin của mình là sai. Nhóm lợi ích đúng là đã tồn tại như một thực thể, dù là bất thành văn (không được ghi vào Luật). Nó đã trở thành một thể chế định hướng hành vi của từng cá nhân57. Vì là thể chế, nó tồn tại một cách vững chãi. Khi nền kinh tế càng dễ bị tổn thương bởi các cú sốc bên ngoài, thì kinh doanh càng khó phục hồi và phát triển. Nhưng thể chế tạo ra sự tổn thương đó không dễ thay đổi một sớm một chiều. Tái cấu trúc DNNN, do vậy, đòi hỏi phải có thời gian, có định hướng đúng, và có lộ trình.

Thứ hai, xu thế suy giảm lợi thế so sánh động của nền kinh tế. Việc tăng quyền tự chủ, nhưng buông lỏng cơ chế giám sát sử dụng vốn đầu tư, khiến cho dự án càng mạo hiểm, thì càng dễ được cấp vốn (adverse selection); và dòng vốn càng dễ bị lái vào hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán mới nổi (moral hazard). Việc ra luật DNNN 2005 và sự bùng nổ của thị trường Chứng khoán Việt Nam vào cùng năm đó, có thể không phải 56 Điều này đã được Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng chính thức khuyến cáo. 57 Một cách nôm na, khi từng cá nhân hành động dựa trên niềm tin của mình; và sau khi hành động xong, không ai thấy niềm tin của mình là sai, thì trạng thái như vậy được gọi là thể chế (không thành văn). Ví dụ, tình trạng tham nhũng là một dạng thể chế, đang chi phối hành vi của từng cá nhân; nhưng luật chống tham nhũng lại không phải là thể chế, vì nó chỉ tồn tại trên giấy. Thể chế không thành văn, hay thông lệ, có thể được Luật hóa (codification), để dễ hiểu, dễ cưỡng chế. Ví dụ như luật đi đường. Thể chế (institution), được định nghĩa như trên, rộng hơn chế độ (regime). Có thể chế văn minh; và cũng có thể chế lạc hậu, kìm hãm phát triển. Sự thay đổi thể chế có thể diễn ra tự phát. Nhưng theo D. North, người đứng đầu chế độ đóng vai trò quan trọng trong thay đổi thể chế. Vấn đề là lãnh tụ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý ỉ lại (free ridding). Họ không mất gì, nếu ý tưởng cách tân không thành. Và nếu thành thì lịch sử ghi danh. Ví dụ như Minh trị Thiên hoàng ở Nhật; Lý quang Diệu ở Singapore; Đặng tiểu Bình ở Trung quốc. Việc cải cách thể chế nhằm tạo ra lợi thế so sánh động đã cho phép Trung quốc thu hút vốn, công nghệ và du nhập kỹ năng tổ chức công nghiệp của Mỹ; để tạo ra sản phẩm rẻ hơn, xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Toàn cầu. Chỉ sau 30 năm, Trung Quốc đã vượt lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên Thế giới, sau Mỹ.

Page 118: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

118  

là một sự trùng hợp ngẫu nhiên; mà là hệ quả trực tiếp của 2 vấn đề nêu trên (adverse selection and moral hazard). Khi mà tỷ lệ giá cổ phiếu trên cổ tức (price – dividend ratio) càng tăng, thì càng nhiều tiền đổ vào bất động sản, làm giá đất, và do đó, giá của khu vực không thương mại được (non-tradabble sector) tăng theo. Điều này có nghĩa là, thu nhập trung bình tăng nhanh ở các đô thị lớn; và tăng nhanh hơn nhiều ở nhóm dân cư có thu nhập cao nhất. Tốc độ tăng thu nhập ở đô thị bị đẩy lên theo độ nóng của thị trường Chứng khoán và thị trường địa ốc, khiến cho giá của các hàng hóa thương mại được (tradable good) bị đẩy lên cao hơn mức giá thế giới. Từ giá của giầy adidas, quần áo cao cấp, cho đến xe hơi. Nói khác đi, cầu về nhập khẩu hàng cao cấp tăng, khiến nhập siêu tăng vọt, từ 13,5% vào năm 2005 lên 28,7% vào năm 2008. Tình hình chỉ được cải thiện, khi thị trường chứng khoán bắt đầu điều chỉnh vào năm 2008, khi dòng vốn ngắn hạn bị rút mạnh ra khỏi nền kinh tế, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, đồng tiền Việt bị yếu đi nhiều so với dollar Mỹ. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2005 – 2011, đồng nội tệ Việt nam đã bị mất đi khoảng gần 1/4 giá trị so với đồng dollar Mỹ58. Đó là thước đo rõ nhất của sự thụt lùi về lợi thế so sánh động, gây nên bởi cơn sốt chứng khoán – bất động sản, đi kèm với sự giảm sút hiệu quả của DNNN59. Quá trình đó bị che mờ đi bởi trì trệ kinh tế, từ sau 2012; nhưng không có nghĩa là tình hình đã được cải thiện. Thứ ba, khu vực DNNN rất dễ bị tổn thương bởi cú sốc từ nền kinh tế thế giới. Lợi thế so sánh động có một hàm ý rất cụ thể tới chiến lược đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Vốn, công nghệ, kỹ năng tổ chức công nghiệp hiện đại chỉ tìm đến nơi nào có lợi thế so sánh động cao hơn, so với “chính quốc”. Toyota, Apple, cho đến Adidas, hay bất cứ công ty xuyên quốc gia nào, cũng chỉ chọn việc đặt nhà máy sản xuất linh kiện (intermediate good) tại nơi, mà tốc độ tăng năng suất nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương. Nhưng ở Việt Nam lại đang diễn ra một xu thế ngược lại: nhịp độ tăng lương quá cao cho việc thuê các nhà quản lý, kỹ sư, hay công nhân lành nghề đến làm việc ở nơi sở tại; tốc độ giảm hiệu quả đầu tư lại quá nhanh, nếu muốn sản xuất các linh kiện phụ trợ cho xe hơi hay giày adidas. Nhưng nếu thấy trước như vậy, thì không một công ty xuyên quốc gia nào lại sản xuất linh kiện phụ trợ tại Việt Nam, mà sẽ nhập khẩu chúng từ nơi khác, có lợi thế so sánh động cao hơn, ví dụ từ Thái Lan, Indonesia, hay Trung Quốc. Việt Nam chỉ còn một lựa chọn: nhập khẩu (gần như tới hơn 80% phụ kiện, ngay ở ngành dệt may)60; và dùng lao động rẻ để lắp ráp lại thành sản phẩm cuối cùng. Nói khác đi, Việt Nam chỉ có thể tham gia vào phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu; nơi mình có lợi thế so sánh tĩnh là nhân công rẻ.

Ở các ngành công nghệ cao, như đóng tàu, điện lực, hóa chất, lọc dầu, sự lệ thuộc vào nhà cung ứng linh kiện từ nước ngoài có thể còn nghiêm trọng hơn. Do đó, các ngành công nghiệp này rất dễ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế hay bất ổn địa chính trị. Để thấy rõ, hãy xét ví dụ của Vinashin. Do trình tự lắp ráp, mỗi nhà cung ứng nước ngoài phải sản xuất theo đơn đặt hàng, trước khi biết liệu sản xuất tầu ở Vinashin có diễn ra hay

58 Dữ liệu tính dựa trên tỷ giá ngoại hối, từ 11/ 2004 đến 11/ 2011, do Bộ Tài Chính cấp. Đồng Việt mất khoảng 24,4% giá trị so với đồng Dollar. 59 Phần này sử dụng Balassa – Samuelson Effect làm khung phân tích 60 Theo Dân Trí, 26/6/2014.

Page 119: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

119  

không (Việc lắp ráp của Vinashin đứng ở khâu cuối cùng của quy trình sản xuất). Nếu vì lý do nào đó, một số khách hàng của Vinashin hủy hợp đồng đóng tầu, thì chi phí trung bình cho việc đóng tầu sẽ bị đẩy lên. Vì vậy, Vinashin phải ép giá các nhà cung ứng linh kiện xuống. Có thể tới mức không đủ lời cho họ sản xuất ra linh kiện để giao nộp cho Vinashin. Nhìn trước như vậy, nhà cung ứng sẽ ngừng sản xuất và hủy hợp đồng giao linh kiện cho Vinashin ngay khi rủi ro ép giá xuất hiện. Để hình dung rõ hơn, nếu gọi p là xác suất nhà cung ứng tiếp tục thực hiện hợp đồng sản xuất và giao linh kiện cho Vinashin; và n là số lượng các nhà cung ứng. Khi đó, là xác suất Vinashin đươc cung cấp đầy đủ linh kiện phải nhập khẩu. Khả năng nhà cung ứng linh kiện bị ép giá càng cao, thì xác suất họ tiếp tục cung hàng, p, càng nhỏ. Và nếu số lượng nhà cung ứng linh kiện càng lớn, thì dĩ nhiên n càng lớn. Vì vậy, xác suất để Vinashin tiếp tục hoạt động là có thể gần bằng zero, nếu n đủ lớn. Do đó, chỉ cần một số lượng khá nhỏ hợp đồng đóng tầu bị hủy bỏ, thì cũng đã đủ để làm Vinashin đột ngột ngừng hoạt động.

Dĩ nhiên 80% linh kiện phải nhập ngoại là rất lớn và hết sức rủi ro cho các tập đoàn. Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Do quan hệ cân đối liên ngành, Nếu Vinashin đột ngột ngừng hoạt động thì Vinalines cũng sụp theo, và ngược lại. Cũng vậy, nếu Tổng công ty Sông Đà cắt giảm quy mô, do vỡ bong bóng thị trường nhà đất, thì HUD cũng phải ra đi cùng.

Tập đoàn Điện lực, EVN và các Tổng công ty xây dựng hạ tầng, như VINAWACO và Saigon Construction, lại là một tình huống đáng chú ý khác. Cũng như Vinashin, các Tập đoàn, Tổng công ty này sử dụng nguồn vốn rất lớn của chính phủ và vốn đi vay để phát triển hạ tầng về năng lượng, sân bay, cảng biển, đường giao thông, và khu đô thị mới. Cũng giống Vinashin, các dự án của chúng phụ thuộc vào một số lượng lớn các nhà cung ứng thiết bị, linh kiện trên khắp Thế giới. Nhưng khác với Vinashin, dù thua lỗ, chúng vẫn không thể bị giải thể. Nếu Nhà nước hành động giống như các khách hàng của Vinashin, tức là hủy một số dự án kém hiệu quả nhất, khi phải đối mặt với suy thoái; thì cũng giống như Vinashin, EVN hay VINAWACO có lẽ đã bị sụp rồi. Các nhà cung ứng linh kiện nước ngoài sẽ xem hành vi đó của Chính phủ như là tín hiệu họ sẽ bị ép giá. Và hành động theo niềm tin đó, họ sẽ dừng cung cấp vật tư, thiết bị cho EVN hay VINAWACO, làm hoạt động xây dựng của chúng bị dừng lại ngay. Trên thực tế, nhiều dự án vẫn bị dừng hoặc làm dở dang; trong khi EVN và VINAWACO thì bị thua lỗ. Tức là, thua lỗ để đánh đổi cho sự sụp đổ hoàn toàn như Vinashin. Nhưng tình trạng các dự án hạ tầng, khu đô thị mới bị bỏ dở, gây lãng phí, thất thoát rất lớn, mà không ai bị quy trách nhiệm. Điều đó kích thích động cơ gây hậu quả nghiêm trọng (moral hazard). EVN hay VINAWACO vẫn tồn tại (vì không thể thiếu chúng được). Nhưng tỷ lệ hạ tầng, đô thị mới bị bỏ dở, hoặc bị xuống cấp nhanh chóng, có thể sẽ tăng lên, nếu không có cải cách quyết liệt về thể chế giám sát đầu tư công. Với các công ty này, cần phải áp đặt chính sách đấu thầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo hướng đó, chất lượng và thời hạn hoàn thành dự án phải tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế; hoặc công ty thực hiện dự án sẽ phải chịu phạt rất nặng. Tất nhiên, Nhà nước không thể tự phạt chính mình. Nhưng Bộ chủ quản có quyền bãi miễn người đứng đầu, nếu dự án do họ quản lý hoàn thành không đúng tiến độ hoặc không đạt chuẩn mực về chất lượng. Bộ chủ quản cũng có quyền mời các nhà thầu nước ngoài vào đấu thầu thực hiện dự án; mà họ sẽ buộc phải chịu phạt nặng theo đúng chuẩn mực quốc tế, nếu để xẩy ra sự cố. Điều này gợi ý rằng, Nhà nước cần phải buộc các Tập đoàn và Tổng công ty lớn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế; và người đứng đầu

Page 120: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

120  

phải chịu trách nhiệm cá nhân, nếu tổ chức do họ quản lý đã để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng61. Những bước đi về cải cách quản trị tập đoàn theo hướng như vậy đang manh nha ở Việt nam; nên cần phải làm mạnh, và làm quyết liệt.

Biểu 5: Kinh nghiệm thực tiễn: “Các ông đùa à?”

I. Một số gợi ý về giải pháp tái cấu trúc Tập đoàn và DNNN 3.1 Vấn đề trao quyền quyền tự chủ phải đi kèm với chế độ tự chịu trách nhiệm Biểu 5 đưa ra một tình huống khá phổ biến: chủ đầu tư các dự án dùng vốn Ngân

sách, có động cơ làm chậm tiến độ, giảm chất lượng công trình; nhằm gây áp lực đòi tăng chi phí đầu tư . Có hai câu hỏi được đặt ra: Thứ nhất, tại sao việc thay Tổng chỉ huy công trình lại cho kết quả tích cực ngay? Thứ hai, tại sao Ông Đinh La Thăng lại làm như vậy? Hay tại sao quyết định như vậy, dù mang tính tích cực, lại chỉ được xem như chuyện lạ dưới mắt số đông người trong xã hội?

Việc trả lời câu hỏi thứ nhất là khá đơn giản: Việc quy kết trách nhiệm và thay Tổng chỉ huy công trình là tín hiệu cho người mới nhậm chức thay thế và quản lý ở mọi cấp của dự án hiểu rõ một điều là: sẽ không có vốn rót thêm vào công trình; và nếu để tiến độ chậm hơn, chất lượng tồi hơn, thì có khả năng cao là đến lượt mình sẽ bị quy trách nhiệm và bị cách chức. Việc quan tâm đến bổng lộc (rent) mà vị trí hiện có đang đem lại, nhưng sẽ bị mất trắng nếu bị cách chức, rõ ràng đã kích thích mọi nỗ lực cần thiết để dự án được hoàn thành theo yêu cầu của Bộ trưởng.

Việc trả lời câu hỏi thứ hai khó hơn nhiều62. Theo lý thuyết về chuyển đổi thể chế, hành động quyết liệt của Ông Đinh La Thăng là một sự cách tân (innovation), hay mới lạ

61 Đây là nhận định của Lawrence Lau. Ông đã làm Phó hiệu Trưởng ĐH HK, thành viên Ban QL HK từ 2009 to 2012. Trước đó làm tại Stanford. 62 Phân tích ở đây dựa vào P. Young: Evolutionary Theory of Institutions.

Công trình nhà ga sân bay Đà nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng từ ngân sách và vốn vay, do Tổng Công ty Cảng HK miền Trung làm chủ đầu tư.Theo kế hoạch, nó sẽ được đưa vào khai thác từ quý I/2010 nhưng đã chậm tiến độ gần hai năm. Mới đây Bộ GTVT đã có văn yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý (BQL) dự án phải có giải pháp cụ thể, để hoàn thành trước 31/12/2011. Chậm nhất ngày 20/9, tất cả các nhà thầu chính, thầu phụ phải lập lại được bản tiến độ chi tiết, tiến độ tổng thể, chốt được thời gian hoàn thành từng nội dung công việc…Tuy nhiên, sáng 4/10, khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vào thị sát thì đâu vẫn hoàn đấy. Ông Hoàng Thành, Chủ tịch Hội đồng Tổng Công ty Cảng HK miền Trung, báo cáo có 350 công nhân đang thi công, nên thiếu thợ, cần tuyển dụng thêm từ Hà nội vào. Trong khi giám sát Trưởng John Malig nói rõ chỉ có 250 công nhân. Ông John Richrd Malig còn cho biết nhà thầu báo cáo đã đạt tiến độ 97% song đó là hoàn thành chứ chưa phải là hoàn thiện, vì còn rất nhiều khiếm khuyết cần phải sửa chữa. Ông cũng rất nhiều lần yêu cầu các nhà thầu trình bản tiến độ theo yêu cầu của Bộ GTVT nhưng họ vẫn không thực hiện. “Rất khó hoàn thành dự án vào cuối năm 2011 bởi tư duy chậm trễ dường như ăn sâu vào các nhà thầu. Tuy vậy vẫn không có sự thay đổi những người điều hành của các nhà thầu... Chúng tôi rất thất vọng vì các nhà thầu chưa có nỗ lực nào vượt bậc!”- ông John Malig nói. Bộ trưởng GTVT hỏi: Đấu thầu theo tiêu chí gì mà nhà thầu yếu cả năng lực, kinh nghiệm lẫn tài chính như vậy; làm gì chẳng chậm tiến độ. Ông Đinh La Thăng nhận định để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và BQL dự án. Sự điều hành lẫn tổ chức công trường là “có vấn đề”. Chưa nói đâu xa, khi đoàn công tác vào thị sát thì thấy việc chỉ huy kết nối các gói thầu hết sức lỏng lẻo, công việc giao không rõ ràng nên công nhân không có việc để làm và… không biết làm việc. Tiến độ chậm hàng năm trời, nhưng Chủ đầu tư không phạt, mà còn vui vẻ. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình. Và 15/12/2011 Nhà ga đã được chính thức khánh thành, đúng theo kế hoạch Bộ đề ra. (Tổng hợp theo báo Tin mới, 5/10/2011 và VN Express, 25/12/2011)

Page 121: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

121  

(mutation) trong quản trị công ở Việt Nam. Vấn đề là, Nhà nước phải đứng ra bảo trợ cho các dự án có ý nghĩa kinh tế - chính trị quan trọng, một khi nó gặp khó khăn. Dựa trên niềm tin đó, Tổng chỉ huy dự án có thể đổ vấy cho những lý do bên ngoài, trong trường hợp này là nhân công thiếu, để cố tình làm chậm tiến độ, mà không sợ bị trừng phạt (moral hazard). Nhưng quan trọng hơn, là để tạo cớ buộc cơ quan cấp trên phải đồng ý bơm thêm tiền vào dự án (incentive problem). Đứng trên quan điểm nhóm lợi ích, thì mọi bên đều hưởng lợi (trừ tổn thất cho xã hội). Vậy tại sao Ông Đinh La Thăng lại không hành động đúng như chủ đầu tư kỳ vọng? Cần lưu ý rằng, Ông Đinh La Thăng nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT ngay sau thời điểm Vinashin – một tập đoàn quá lớn để bị sụp đổ (too big to fail); vẫn bị tái cấu trúc, do thua lỗ của nó cũng quá lớn để Nhà nước bảo trợ (too big to bail). Nếu rủi ro Nhà nước dừng bảo lãnh là rất lớn, thì hành động của Ông Đinh La Thăng là hoàn toàn có lý. Và với hành động đó, thì việc Tổng công trình sư mới (và các nhà quản lý ở mọi cấp) nỗ lực hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, cũng rất có lý. Như vậy, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi thể chế theo hướng tích cực. Nhưng thể chế hiện hành lại có xu hướng tự bảo tồn; và sự đổi mới chỉ giống như một cú sốc trên báo chí, mà sau sự việc đơn lẻ đó, thì dưới ánh mắt số đông, đâu sẽ lại vào đấy. Mặc dù vậy, học thuyết về chuyển đổi thể chế lại khẳng định rằng, một sự mới lạ (mutation), dù nhỏ đến đâu, cũng có khả năng có tác dụng tích cực đến sự chuyển đổi thể chế trong dài hạn. Hãy xem xét kỹ hơn lập luận này:

Như đã nêu, do sự dễ tổn thương bởi suy thoái hoặc rủi ro địa chính trị; nên từ sau năm 2008, rất nhiều Tập đoàn và DNNN có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đáng báo động (Biểu 4). Nghiêm trọng nhất là Vinashin. Rõ ràng là, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao, thì rủi ro bị trừng phạt, do gây hậu quả nghiêm trọng càng lớn. Nên thay vì chọn cuộc chơi nhóm lợi ích, những người hiểu rõ tình hình nhất sẽ buộc phải phản ứng, để các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc quyền họ quản lý không bị rơi vào vết xe đổ của Vinashin. Họ phải trừng phạt những kẻ cố tình gây hậu quả nghiêm trọng, trước khi sự việc trở nên vượt tầm kiểm soát. Và cách thức quản trị DNNN tại Việt nam đã bị tip (hích nhẹ) từ trạng thái mà không ai chịu trách nhiệm trước tổn thất gây ra cho xã hội; sang trạng thái mới, mà cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm. Nếu nhiều người tin rằng, Nhà nước sẽ không thể mãi mãi bảo lãnh cho tình trạng thất thoát và nợ nần (cứ ngày một tăng), thì sẽ ngày càng có nhiều người hành động giống như Bộ trưởng Đinh La Thăng. Nhưng niềm tin của đám đông không thể thay đổi một sớm một chiều. Nên trong ngắn hạn, hành động kiên quyết chỉ giống như một điều mới lạ (mutation), mà sau đó; đâu lại vào đấy. Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ phải chọn hành động phù hợp với kỳ vọng xã hội, rằng nhóm lợi ích đang chi phối hành vi của từng cá nhân; hay tiếp tục hành động quyết liệt, như ông đã làm; tạo ra một sự giao động lên xuống về hành vi của nhà quản lý; mà nếu thành thì cả xã hội hưởng lợi. Nhưng trước mắt thì không khỏi “lệch lạc” trong cái nhìn của số đông.

Tuy nhiên, khác với kỳ vọng của tất cả chúng ta, hành động của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bắt đầu lan tỏa. Và nó sẽ lan tỏa nhanh hơn, nếu rủi ro nợ vỡ nợ của DNNN trở nên nghiêm trọng hơn; khiến đòi hỏi sự trừng phạt trở nên bức bách hơn. Nói khác đi, nguyên tắc giám sát việc sử dụng vốn đầu tư; và việc buộc người đứng đầu tổ chức do họ quản lý phải chịu trách nhiệm, nếu để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đang nổi dần lên như một chuẩn mực mới về hành vi quản lý ở Việt nam. Cho dù sự chuyển đổi về thể chế như vậy sẽ cần có thời gian. Nhưng tần suất xuất hiện chuẩn mực mới rõ ràng là

Page 122: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

122  

đang tăng lên. Và nó đã được luật hóa qua Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”, do Thủ tướng phê duyệt vào 17/7/2012. Văn bản có ghi rõ: “Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/ Giám đốc doanh nghiệp (nhà nước) v.v…” Như D. North đã nói: người đứng đầu chế độ đóng vai trò lớn lao trong việc cải cách thể chế theo hướng tích cực. Văn bản này đánh dấu một thời kỳ mới về đổi mới thể chế ở Việt nam, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.

3.2 Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng vốn đầu tư63 Việc làm rõ rằng, Nhà nước sẽ không tiếp tục rót vốn vào các dự án bị kéo dài,

chậm tiến độ; cộng với chính sách giao quyền tự chủ phải gắn liền với chế độ tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu; nói chung đã thúc đẩy việc tái câu trúc DNNN theo hướng hiệu quả ở hầu hết các nước chuyển đổi64. Nhưng thành công nhất là ở Trung quốc. Sự khác biệt về mức độ thành công là do khả năng giữ cam kết (commitment problem). Nếu DNNN tin rằng, Chính phủ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh quy định đã nêu, thì như đã phân tích, hiệu quả sẽ ngay lập tức được cải thiện. Ngược lại, nếu DNNN lại tin rằng, chính phủ vẫn sẵn sàng cứu vớt họ khi bị thua lỗ; và sẽ không bị quy kết trách nhiệm, khi để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng, thì họ sẽ có động cơ trục lợi, rồi đổ vấy thất bại hay thua lỗ cho những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài (moral hazard). Vì vậy, khả năng cam kết (credible commitment) là yếu tố quyết định sự thành bại của cải cách. Khả năng đó phụ thuộc vào tính hiệu quả của cơ chế giám sát. Nhìn chung, Chính phủ có khả năng giữ cam kết cao, ở những lĩnh vực nó giám sát được và sớm phát hiện ra những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng; mà ngăn chặn nó sẽ có lợi hơn. Ngược lại, Chính phủ sẽ khó giữ khả năng cam kết ở những lĩnh vực không phát hiện kịp thời rủi ro tiềm ẩn, và buộc phải cứu vớt Tập đoàn khi nó đã bị vỡ nợ, nếu sự sụp đổ của nó gây tác động rất tiêu cực đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu rủi ro nợ và vỡ nợ của DNNN cứ tiếp tục tăng; thì khả năng chính phủ bảo lãnh để tái cấu trúc nợ (như đã làm với Vinashin) sẽ ngày một khó hơn. Nhận thức được điều đó, thì việc giám sát các Tập đoàn ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng làm như thế nào?

Để có câu trả lời rõ ràng, chúng ta nhắc lại cách phân loại các Tập đoàn trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ. Cụ thể, chúng được phân ra thành 3 Nhóm: Thứ 1: Tập đoàn Tổng công ty thuộc 100% sở hữu Nhà nước (Quốc phòng, Năng lượng, Cơ sở hạ tầng, Xuất bản); Thứ 2: Tập đoàn, hay tổ chức, được cổ phần hóa, mà sở hữu Nhà nước chiếm ưu thế (Khai thác khoáng sản, Bưu chính – viễn thông, Tài chính – Bảo hiểm, Giao thông,

63 Vấn đề lập cơ chế giám sát, kích thích (mechanism design), được đặt ra vì có mâu thuẫn về lợi ích giữa người hay tổ chức đi thuê thầu (principal); và người hay tổ chức thực hiện thầu (agent). Chủ thầu muốn nhà thầu nỗ lực thực hiện dự án với chất lượng tốt nhất, giá thành hạ nhất. Ngược lại, nhà thầu muốn kiếm lời nhiều nhất; và ít phải hao tổn công sức nhất. Một cách nôm na, cơ chế là các hình thức tổ chức giám sát, kích thích, do chủ thầu đặt ra mà khi phản ứng với những kích thích đó, thì nhà thầu thực hiện đúng các đòi hỏi mà chủ thầu mong muốn. Vấn đề này nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Ví dụ, Chính phủ muốn kích thích việc nâng trình độ học vấn của công chức, thì các Trường “sản xuất” ra quá nhiều tấm bằng, mà chất lượng của chúng bị đặt thành vấn đề. Theo D. North, Hiệu quả của cơ chế giám sát, kích thích, giải thích sự thành bại của một công ty, tổ chức, hay một quốc gia. 64 Đây là điểm chung trong nhận định của M. Aoki, J. McMillan, Qian, Yingyi về chuyển đổi thể chế ở các nên kinh tế mới nổi.

Page 123: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

123  

Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục); Thứ 3, Tập đoàn, Tổng công ty bị thua lỗ thường xuyên; cần phải sáp nhập hoặc giải thể.

Đối với nhóm Thứ 3, cái mà chúng ta có thể làm (như ở phần II) là rút ra bài học từ thất bại của chúng, để tránh có thêm nhiều Tập đoàn như Vinashin hay Vinalines. Nó giúp cho việc lựa chọn cách xây dựng cơ chế giám sát sử dụng vốn cho Nhóm Thứ 1 và Thứ 2.

Rất nhiều lĩnh vực thuộc Nhóm 1 (Quốc phòng, Năng lượng, hạ tầng) và Nhóm 2 (Y tế, Giáo dục, Viễn thông, Giao thông) đều có cùng chung tính chất: chúng đều thuộc vào dạng hàng hóa (Public goods). Theo nghĩa, nếu một công dân được hưởng nền giáo dục, y tế, an ninh tốt, như ở Singapore, thì không loại trừ một công dân khác ở Singapore cũng được hưởng như vậy. Do đó, nếu tư nhân hóa (Việt Nam gọi là “xã hội hóa”) các dịch vụ này, thì chỉ có cá nhân hay tổ chức nào quan tâm nhất đến trật tự - an toàn nơi mình sống, mới bỏ sức vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ đó và số đông sống còn lại chỉ việc hưởng lây (free ridding). Vì vậy, ở Việt Nam, có quá ít nỗ lực xây dựng Bệnh viện, trường học, khu phố tốt như ở Singapore, hay thậm chí, như Việt nam trước đây, thời chưa có trào lưu “xã hội hóa” dịch vụ giáo dục, y tế.

Các lĩnh vực thuộc cả nhóm 1 và nhóm 2 cũng thuộc nhóm ngành chịu chi phối bởi quy luật tăng hiệu quả theo quy mô (increasing return to scale, IRTS). Hạ tầng đường xá chỉ nên được quy hoạch xây dựng, khi có một số lượng đủ lớn luồng giao thông qua lại tại đó. Bệnh viện, trường học tốt, chỉ xuất hiện ở những nơi có đủ đông dân cư có hiểu biết và thu nhập đủ cao, sẵn sàng chi trả cho chất lượng dịch vụ cao tại đó. Công ty viễn thông chỉ thu lợi cao, khi có số lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ của nó. Dịch vụ tài chính hiện đại chỉ xuất hiện, khi có rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn, cần huy động vốn và đa dạng hóa rủi ro cho việc đầu tư vào công nghệ có tiềm năng. Cũng vậy, nhiều tổ chức đầu cơ tài chính xuất hiện dày đặc, khi có sức nóng đầu cơ chứng khoán, nhà đất ở các thị trường mới nổi.

Nếu tính đến tính chất hàng hóa công (public good), cộng với tính tăng hiệu quả theo quy mô (IRTS), thì nên tăng mạnh tính cạnh tranh ở các ngành viễn thông, hàng không, bảo hiểm-tài chính. Tính đến thị trường đầy tiềm năng gần 100 triệu dân ở Việt nam, đây quả là một cơ hội rất lớn, nhưng không tự nhiên có. Điều đó có nghĩa là cần tăng cổ phần hóa các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, đi kèm với việc thu hút các Tập đoàn nước ngoài vào cạnh tranh ở các lĩnh vực này. Trong thị trường dầy đặc (thick market), nhiều người mua – người bán, thì hiệu quả kinh doanh của công ty này là thước đo đánh giá nỗ lực nâng cao năng suất và hiệu quả của các công ty khác, và ngược lại. Xét trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà nước có thể thông qua thị trường cạnh tranh quốc tế để giám sát hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn Nhà nước. Do đó, nâng cao khả năng cam kết tái cấu trúc các tập đoàn không hiệu quả.

Cổ phần hóa các Tập đoàn Nhà nước, có nghĩa là chúng buộc phải gây vốn thông qua phát hành cổ phiếu; hoặc đi vay ngân hàng thương mại với lãi suất không ưu đãi; và bị siết chặt chi ngân sách cho các Tập đoàn này. Việc làm sai nguyên tắc đó, tức là cho các Tập đoàn DNNN phát hành cổ phiếu, đi kèm với tăng vốn vay ưu đãi hoặc vốn ngân sách chi cho đầu tư, thì sẽ lại làm nóng thị trường tài chính mới nổi. Làm sụt giảm hơn nữa lợi thế cạnh tranh động; làm tăng rủi ro có thêm “Vinashin” mới và tăng tỷ lệ nợ/

Page 124: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

124  

GDP. Khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế kéo dài là điều không tránh khỏi. Điều đó bao hàm rằng, tái cấu trúc Tập đoàn DNNN phải đi kèm với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chuyên dụng. Chúng sẽ không thể tiếp tục là kênh bơm vốn với lãi suất ưu đãi tới địa chỉ đã định bởi Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính. Việc đầu tư nguồn vốn quá lớn vào một số ít Tập đoàn sẽ kích thích từng ngân hàng chuyên dụng tiếp tục bơm vốn để cứu các dự án lớn thua lỗ. Như kinh nghiệm năm 2008- 2011, khi lãi suất vay liên ngân hàng tăng vọt, thì đó là tín hiệu của tỷ lệ nợ xấu, không đòi được, đã tăng đến mức báo động. Do vậy, một yêu cầu khách quan là cần “phi tập trung hóa” các ngân hàng chuyên dụng, như Agribank. Việc phân nhỏ các ngân hàng chuyên dụng; biến chúng thành rất nhiều ngân hàng nhỏ, sẽ khiến mỗi ngân hàng chỉ có thể chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các dự án đầu tư; mở ra khả năng từng ngân hàng nhỏ sẽ sẵn sàng từ bỏ các dự án làm ăn thua lỗ, để nhẩy sang dự án sinh lãi. Tức là, khả năng cam kết tăng lên. Nói gọn lại, tái cấu trúc tập đoàn DNNN đòi hỏi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng tạo ra một thị trường vốn, gồm nhiều ngân hàng nhỏ cạnh tranh.

Trong bước đi như vậy, ngân sách chi cho đầu tư cũng phải được “tái cấu trúc”. Nó gánh vác việc cho vay vốn lớn cho các định hướng đầu tư chiến lược như trước đây. Nhưng chi Ngân sách cho đầu tư nên được dùng để khuyến khích “du nhập” tiến bộ về tổ chức và công nghệ. Tri thức công nghệ là một dạng hàng hóa công. Nhưng khả năng hấp thụ nó lại mang tính đặc thù. Nếu doanh nghiệp góp nhặt được tiến bộ công nghệ để tạo lợi nhuận độc quyền, chèn ép doanh nghiệp khác, thì hiệu quả và sản lượng của toàn ngành sẽ giảm. Ngược lại, nếu mỗi doanh nghiệp đầu tư chỉ vào lĩnh vực mà nó có ưu thế nhất; và phối hợp nhau để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh hơn, thì tri thức công nghệ lan nhanh hơn; và năng suất toàn ngành cao hơn. Ngân sách có thể dùng để kích thích sự phối hợp, bằng cách thưởng cho nỗ lực hợp tác: tăng chi đầu tư, hay giảm thuế suất, nếu các doanh nghiệp đã đạt được sự phối hợp. Cơ chế kích thích đó phải được lồng vào quy hoạch dài hạn; và được trao đổi, làm rõ với các Bộ, ngành và các Tập đoàn có liên quan. Qua đó, làm hình thành rõ kỳ vọng về chiến lược ưu tiên phát triển và hiệu quả cần đạt được trong các kỳ kế hoạch 5 năm, chi tiết ra cho kế hoạch trung hạn và từng năm. Trên thị trường vốn cạnh tranh, hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại sẽ bổ trợ cho đầu tư dài hạn từ ngân sách theo nghĩa: chúng phát đi tín hiệu sớm nhất về các dự án ít triển vọng; cho phép kịp thời điều chính, tái cơ cấu các khâu yếu kém nhất. Như vậy, khả năng giám sát và cam kết được tăng lên.

Đầu tư ngân sách cũng cần tập trung cho việc xây dựng các bệnh viện, trường học, được phân tầng theo trình độ nhận thức và khả năng chi trả của dân cư từng khu vực. Nên quy hoạch các trường, bệnh viện trọng điểm, đạt chất lượng cao ở toàn vùng, toàn quốc; và cuối cùng là ở tầm cạnh tranh quốc tế tại các đô thị lớn nhất, như Hà Nội, TP.HCM. Cách tổ chức hệ thống giáo dục và bệnh viện như vậy, có hai tác dụng: (1) Ngăn chặn tình trạng di dân và chuyển lượng cầu dịch vụ lớn lên tuyến trên, gây quá tải ở các thành phố lớn. Do đó, tiết kiệm rất lớn chi ngân sách cho nhu cầu tăng năng lượng, giao thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và an ninh ở các đô thị lớn. (2) Chúng nhằm tới việc đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được nâng lên dần theo mức độ tăng thu nhập trung bình của từng vùng. Do đó, mở ra cơ hội cho việc tuyển chọn những tài năng trẻ ở toàn quốc có cơ hội vào học tại các trường trọng điểm ở các đô thị phát triển hơn. Trong mô hình như vậy, các trường tư, bệnh viện tư đắt tiền sẽ mọc ra ở các khu vực dân

Page 125: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

125  

cư có thu nhập cao; cạnh tranh về chất lượng với trường công, mà tiêu chuẩn duy nhất là tài chứ không phải khả năng chi trả (bao hàm ngân sách chi cho đầu tư vốn người). Việc gắn bệnh viện trọng điểm với Đại học Y dược; hay gắn các công ty công nghệ cao với Đại học Công nghệ, sẽ tăng nguồn quỹ cho đầu tư tài năng trẻ của các trường; và tăng nguồn cung tài năng trẻ về các cơ sở bệnh viện, hay công ty công nghệ. Điều này không mới, nếu không nhấn mạnh rằng: Trường là nơi phải đào tạo ra tài năng có tính cạnh tranh khu vực; và các ngành công nghiệp là nơi thu hút tài năng để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh, có suất sinh lời tăng theo việc tăng quy mô thị trường (IRTS). Thị trường tài chính – bảo hiểm sẽ hiện đại hóa dần lên để làm dễ dàng cho các dòng luân chuyển vốn và lao động. 3.3 Mô hình chuỗi đô thị văn minh (Charter- city concept)65

Phần 3.2 là một cách tóm gọn những kinh nghiệm về xây dựng thể chế giám sát, kích thích, cho phép lý giải sự tăng trưởng thần kỳ ở các nước như Nhật bản sau thất bại trong Thế chiến II; Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hong Kong, Singapore trong thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh Việt Nam. Trừ trường hợp Nhật Bản, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng cam kết thay đổi về thể chế tổ chức và thu hút công nghệ, tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục của các con rồng Châu Á. Sự thay đổi thể chế đó là việc du nhập vào các xã hội truyền thống 5 nguyên lý cơ bản tạo nên các xã hội văn minh: (1) Thúc đẩy cạnh tranh (competition) (2) Luật bảo vệ quyền sở hữu và các giao dịch dựa trên quyền sở hữu đó. Bao hàm cả việc giám sát hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước (Rule of Law). (3) kích thích tiến bộ công nghệ (innovation) (4) Nhà nước đóng vai trò chính trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ công, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và an ninh xã hội (Public goods). (5) Chuẩn mực làm việc. Bao gồm cả văn hóa xin từ chức của người lãnh đạo, khi để xẩy ra hậu quả nghiêm trọng tại nơi họ quản lý (work ethic)66.

Nếu nhìn lại yêu cầu về cải cách thể chế, như đã nêu ở mục 3.2, thì trừ phi có sự hỗ trợ rất mạnh bởi nước lớn, hay bị thúc đẩy bởi hoàn cảnh, đe dọa sự sinh tồn, thì nhìn chung, cải cách sẽ rất khó thành công. Vì vậy, mặc dù các bài học thành công của các con rồng Châu Á hay Nhật bản được biết đến ở hầu hết các quốc gia đang chuyển đổi. Nhưng rất hiếm trường hợp chuyển đổi nào thành công, ngoại trừ Trung quốc dưới thời Đặng tiểu Bình. Lý do là mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm trong xã hội làm mất khả năng cam kết cải cách. Ví dụ, Agribank buộc phải bị phân nhỏ để làm tăng khả năng cam kết không cứu vớt các dự án kém hiệu quả. Nhưng nếu sự phân nhỏ Agribank làm tăng cơ hội các Ngân hàng khác “nuốt” nó qua sáp nhập (hostile take over), thì rõ ràng đó không phải điều mà Agribank muốn làm. Và nếu mọi ngân hàng thương mại đều nghĩ như Agribank, thì khó lòng mà Chính phủ sẽ tiên hành cải cách hệ thống ngân hàng (giả định như Chính phủ có ý muốn đó). Nhưng khi nhận ra điều đó, thì từng ngân hàng cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ một thay đổi gì cả. Và cải cách giẫm chân tại chỗ. Cũng vậy, giả sử Bộ Tài chính cam kết thưởng cho sự phối hợp của các doanh nghiệp, nhằm nâng tiến bộ về tổ

65 Phần này dựa vào khái niệm Charter city của Paul Rommer. Ông là cha đẻ của học thuyết tăng trưởng mới (New Growth Theory). 66 Dựa theo tổng kết của Niall Ferguson (Harvard). Ông là Kinh tế gia về lịch sử Tài chính và là chuyên gia số 1 về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Page 126: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

126  

chức, công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh. Nhưng nếu VNPT tin rằng nó quá lớn để Chính phủ hạn chế cung cấp vốn cho nó, chỉ vì nó đứng sau Viettel, thì sẽ không có một nỗ lực đổi mới nào ở VNPT. Những ví dụ nhỏ vừa nêu đủ cho thấy, cam kết cải cách càng lớn, thì lực cản càng lớn. Nếu Trung Quốc dưới thời của Đặng đã làm cải cách thành công, thì họ phải có khả năng giải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích trong cải cách. Nhờ đó, làm tăng khả năng cam kết thay đổi thể chế. Hãy thử nhìn vào kinh nghiệm Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu cải cách công nghiệp sâu rộng cùng vào năm Hong Kong (HK) trở thành khu hành chính đặc biệt của nó vào năm 1997, theo nguyên tắc “một đất nước, hai hệ thống”. Hồng Kông là Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 trên thế giới, sau London và New York; là một nền kinh tế chủ yếu về dịch vụ vốn tư bản, với suất thuế thấp và tự do thương mại. Hồng Kông được xếp hạng là một trong cities, theo cả 5 nguyên lý tạo nên xã hội văn minh: đứng đầu về tự do kinh doanh và năng lực cạnh tranh về tài chính và kinh tế (competition anh innovation); đứng đầu về hệ thống pháp lý mạnh và xã hội phi tham nhũng (rule of law and work ethic); đứng đầu về chất lượng sống và các chỉ số về phát triển con người (public goods). Những đặc trưng của đô thị văn minh này của HK rất tương phản với xã hội Trung quốc lục địa. Độ tương phản càng cao và quy mô dân số càng nhỏ so với lục địa, thì rủi ro Hồng Kông bị “thôn tính” và trở thành xã hội truyền thống, như Trung Quốc bấy giờ, càng cao; khiến một số đông tinh hoa và can đảm nhất đã rời Hồng Kông sang Canada, California, và nhiều nơi khác thuộc thế giới phương Tây. Nhưng Đặng Tiểu Bình đã nhìn thấy đó là một xã hội văn minh, ưu việt hơn hẳn xã hội truyền thống ở đại lục và ông muốn biến chuyển xã hội truyền thống đại lục thành xã hội văn minh như Hồng Kông.

Như đã nêu, đó là một cam kết cải cách thể chế quá lớn, nếu xét tới cấu trúc chính trị - kinh tế và văn hóa của Trung Hoa thời bấy giờ. Và vì vậy, cản trở về chính trị - kinh tế và văn hóa với ý định cải cách của Đặng cũng lớn một cách tương xứng, khiến xã hội có thể bị tồi đi, hơn là tốt lên. Cái tài năng của Đặng thể hiện ở việc ông ta nhận thấy 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, nếu người dân Hồng Kông, cũng như Anh, Mỹ, nhận thức thấy rủi ro Hồng Kông bị “thôn tính” càng cao, thì họ càng sẵn lòng xây dựng một Hồng Kông thứ 2, thứ 3. Điều này trùng với ý muốn của Đặng. Tức là có sự trùng hợp về lợi ích giữa lãnh đạo các nước lớn và Hồng Kông với bản thân Đặng về cải cách và hiện đại hóa Trung Quốc. Khi mẫu hình xã hội văn minh được nhân rộng dần và lan tỏa vào xã hội truyền thống ở Đại lục, thì càng có nhiều người dân ở Đại lục muốn có được cuộc sống như người Hồng Kông; tức là rủi ro Hồng Kông bị thôn tính giảm đi. Và xã hội truyền thống của Trung Hoa bắt đầu chuyển mình, từng bước một. Nhưng như vậy, thì triết lý cải cách của Trung Quốc sẽ là tuần tự, chứ không phải đồng thời (big bang therapy) như ở khối Soviet.

Thứ hai, khi một cuộc cải cách cả xã hội rộng lớn và nặng nề, như Trung Hoa, được chia nhỏ thành từng bước tiệm tiến, thì những trở ngại ngăn cản cải cách sẽ giảm xuống tương ứng; hay cam kết làm cải cách tự nhiên tăng lên. Việc tạo ra 4 đặc khu liền kề với Hồng Kông mở ra cơ hội cho tư bản Hồng Kông, Anh và Mỹ chứng minh sự ưu việt của xã hội văn minh; mà nếu thành công, thì tiếp tục nhân rộng ra nhiều Hồng Kông hơn nữa. Điều đó tạo một kích thích lớn việc du nhập thận trọng các thể chế tiến bộ, cùng vốn và công nghệ vào các đặc khu đầu tiên. Thành công ở các đặc khu này sẽ làm tăng cam kết tiếp tục lặp lại các thành công ở các đặc khu tiếp theo. Đặng đã tạo ra sự kích

Page 127: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

127  

thích mạnh nhất cho các nước Tư bản hàng đầu, tham gia vào quá trình nhân rộng Hồng Kông ở đại lục. Và dần làm chuyển biến xã hội truyền thống thành cường quốc kinh tế văn minh như Trung Quốc hiện nay, chỉ trong vòng có 30 năm.

Thứ ba, nhìn sâu hơn nữa vào tiến trình cải cách tiệm tiến ở Trung Quốc cho thấy sự sâu sắc của Đặng và giới lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc chơi với các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Tương tự như đã phân tích cho Việt Nam; Trung Quốc sau tự do hóa, tăng quyền tự chủ cho cơ sở, nhưng không kịp xây dựng thể chế giám sát và cơ chế tự chịu trách nhiệm, đã làm xuất hiện hai vấn đề nghiêm trọng: Thứ nhất, các Bộ mất khả năng giám sát các DNNN và ở vào thế bất lợi về thông tin. Thứ 2, do vậy, DNNN có thể thổi phồng các cơ hội về thị trường, công nghệ, đi kèm với lobby để chiếm dụng vốn của nhà nước. Và lái dòng vốn đó vào lợi ích tư, gây nên hậu quả nghiêm trọng, mà không sợ bị trừng phạt (nhóm lợi ích). DNNN hay tổ chức, cá nhân nào, càng bỏ nỗ lực đổi mới tổ chức, công nghệ, và nắm bắt cơ hội thị trường, thì càng ít nguồn lực cho lobby. Và càng dễ bị loại khỏi cuộc chơi lợi ích nhóm. Việc mở ra các đặc khu cho phép những cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp này đến nơi mà lobby không đem lại gì, ngoài sự trừng trị của Luật pháp. Và nỗ lực đổi mới dễ đem lại thành quả hơn. Lý do là các thể chế tổ chức tiến bộ đang được du nhập vào đặc khu. Nếu sáng tạo của họ có triển vọng đem lại suất sinh lợi cao trên một thị trường cạnh tranh quốc tế, thì vốn từ HK, London, và New York sẽ tự tìm đến họ. Vì vậy, những người có khả năng sáng tạo, có ý chí lập nghiệp (entreprenership), sẽ tìm đến đặc khu để thử tài vận. Những người hay tổ chức quen dựa vào lobby sẽ chọn ở lại mainland . Tức là chúng ta chứng kiến sự phân tách (separating equilibrium) hai thiết chế cùng tồn tại song song: Cải cách đưa đến một menu về cơ hội thị trường và tổ chức, mà từng người hay công ty tự chọn cho mình cái phù hợp nhất.

Nói như vậy, tức là lợi ích của từng nhóm người trong xã hội vẫn được bảo toàn, như trong xã hội truyền thống. Nhưng nay họ có nhiều lựa chọn hơn để làm tăng mức sống của bản thân, phù hợp với khả năng riêng của mình. Và vì vậy, lực cản xã hội đối với cải cách giảm đi rất nhiều. Hay cũng vậy, khả năng cam kết làm cải cách của Đặng (và những người ủng hộ ông ta) dĩ nhiên tăng lên.

Khi hàng triệu người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đổ đến đặc khu để tìm cơ hội cho cuộc sống mới, thì công nghiệp gia công lắp ráp, sản xuất quy mô lớn, bắt đầu phát triển lên. Khi đó, một thị trường lớn các nhu cầu về vật tư–thiết bị cho lắp ráp hàng tiêu dùng và các dịch vụ trung gian, như tài chính, kế toán, bảo hiểm, vân vân, được mở ra. Vì vậy, các đặc khu kinh tế cũng trở thành một nơi hết sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở cung ứng các sản phẩm trung gian đó. [Quá trình như vậy được gọi là liên kết về phía các đầu vào (backward linkages)].

Nhưng khi càng xuất hiện nhiều những trung tâm tài chính, bảo hiểm, các cơ sở cung ứng thiết bị, thì chi phí trung bình cho việc sản xuất, lắp ráp càng giảm đi. Hay có sự tăng hiệu quả theo quy mô (IRTS). Chính vì lẽ đó, những đặc khu này thu hút nhiều hơn các công ty đa quốc gia đến thiết lập các nhà máy lắp ráp mới tại đó. [Điều này được gọi là liên kết về phía các đầu ra (forward linkages)]67.

67 Phân tích ở đây dự vào lập luận của P. Krugman.

Page 128: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

128  

Vốn bị hút mạnh vào đặc khu do sự tăng suất sinh lợi theo tăng quy mô sản xuất, kéo theo năng suất lao động tăng nhanh hơn nhiều so với nhịp tăng tiền lương; mà nó bị nén lại, bởi có quá nhiều người có kỹ năng, đi săn việc làm ở một thị trường lao động rất cạnh tranh theo chuẩn quốc tế. Điều đó tạo ra lợi thế so sánh động (dynamic comaparative advantage) ở các đặc khu. Nó hút vốn, công nghệ mới và “lấy mất” việc làm ở Mỹ, Tây Âu. Đặc khu xuất khẩu ngược trở lại hàng hóa rẻ hơn, nhưng chất lượng đạt chuẩn nghiêm ngặt nhất ở thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước văn minh này. Điều đó tạo nên một quá trình tăng công ăn việc làm, thu nhập cá nhân; tích tụ nguồn thu về cho ngân sách; và làm tăng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Cho phép Chính phủ Trung Quốc dẹp bỏ dần các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh và thua lỗ triền miên, mà không sợ làm đảo lộn xã hội. Cam kết tái cấu trúc trở nên rất đáng tin cậy. DNNN nào sống sót được qua quá trình đào thải này, thì đơn giản là vì nó có lợi thế về quy mô (IRTS) và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Ngược lại, chuẩn quốc tế cho phép đánh giá tính hiệu quả của chúng. Nhóm lợi ích vì vậy trở nên tinh vi hơn, đẳng cấp hơn về chính trị. Tỷ lệ tham nhũng so với quy mô kinh tế (đã vượt cả Nhật Bản) đang dần nhỏ đi. Nhưng mức độ tham nhũng cũng lớn hơn cho từng cá nhân ở chóp bu của từng cấp quản lý trong xã hội. Chiến dịch “đả hổ lẫn ruồi” của Tập Cận Bình đang làm là có lý. Nó có thể lật thêm một trang mới trong cải cách thể chế ở Trung Quốc.

II. Kết luận Việt Nam có thể học gì từ kinh ngiệm Trung quốc? Thứ nhất, cần từng bước xây

dựng một xã hội văn minh theo kiểu đặc khu Hồng Kông. Vậy thì đặc khu sẽ là nơi để những người có tài, sẵn sàng chịu mạo hiểm, để tìm cơ hội cho một cuộc sống mới, phù hợp hơn với năng lực và trí lập nghiệp của họ. Ở đó, những người dựa vào nhóm lợi ích để đầu cơ, trục lợi, sẽ phải bị rơi vào vòng pháp lý. Nhìn trước như vậy, thì họ sẽ ở lại mainland. Như vậy, thể chế tiến bộ về tổ chức theo kiểu Hồng Kông phải du nhập vào đặc khu ở Việt Nam, trước khi các nhà đầu cơ đất, xây sòng bạc, tìm đến để gom đất của những người dân sở tại, khao khát chiếm đất hoang để làm giầu trong nháy mắt. Thị trường bất động sản ở các nơi dự định làm đặc khu cần phải bị đóng băng. Hoặc sẽ lặp lại câu chuyện đầu cơ và vỡ bong bóng 2012.

Nhưng nước nào sẽ giống như Hồng Kông, Anh, Mỹ,vì sự tồn tại của chính mình, mà sẵn lòng du nhập các thiết chế tổ chức, luật pháp văn minh vào đặc khu tại Việt Nam? Có lẽ đó là Nhật Bản. Họ có cùng lợi ích với Việt nam, vì ở cùng khu vực, cùng đứng trước các cơ hội, cũng như các rủi ro địa chính trị và kinh tế, đang diễn ra tại vòng cung từ Biển Hoa Đông đến Ấn Độ Dương. Nhật Bản nên là đối tác hàng đầu. Nếu Mỹ và Ấn Độ, hay Nga, hay cả Trung Quốc, qua chi nhánh của họ ở Đài Loan, Singapore, hay Hồng Kông, tham dự vào cuộc chơi, thì có lợi hơn không? Vì đằng nào thì cũng là khu kinh tế mở, nên câu hỏi không thừa. Chúng ta cần nhận thức rằng, thế giới này đang chứng kiến các cường quốc hợp tác ở những lĩnh vực, mà họ có cùng chung lợi ích, nhằm tạo thế cân bằng với một mối đe dọa tiềm tàng từ bên thứ 3. Và cạnh tranh, thậm chí gây chiến tranh lạnh ở nơi mà lợi ích địa chính trị của họ xung đột nhau; gây ra chiến tranh nóng, tại chính cái điểm có tính chiến lược đó. Tránh đối đầu và tận dụng triệt để sự trùng hợp về lợi ích với các nước lớn là bài học mà Đặng để lại. Nó có giá trị bằng cả sự cường thịnh và trường tồn của một quốc gia. Dù Nga và Mỹ có đối đầu ở các điểm nóng khác trên bàn

Page 129: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

129  

cờ thế giới. Họ có thể chia sẻ lợi ích ở điểm đang nóng lên ở Đông Nam Á. Phối hợp lợi ích, tạo thế cân bằng trong một thế giới đầy biến động, đòi hỏi phải chơi các quân bài chiến lược của mình một cách khéo léo. Điểm chiến lược hay đặc khu đó phải du nhập trước tiên thể chế luật pháp và tổ chức văn minh. Vì đấy là nền tảng tạo ra xã hội văn minh và thịnh vượng. Và đặt các bên của cuộc chơi vào lĩnh vực mà họ ở thế mạnh nhất; mà sự bổ trợ sức mạnh của họ với nhau tạo thành một Hồng Kông của Việt Nam. Chúng ta vẫn có đầy cơ hội để tiến lên thành một xã hội văn minh, cường thịnh; trong một thế giới mà láng giềng của chúng ta, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất Thế giới về GDP vào năm 2050, theo dự báo của rất nhiều tổ chức và chuyên gia có uy tín. Chúng ta là điểm nằm giữa vòng cung trên biển nối 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Nếu kể đến cả Nhật Bản và Nam Triều Tiên, thì Việt Nam đang ở một điểm vô cùng quan trọng về giao thương hàng hóa, vốn, và con người. Hãy nhìn thật xa về phía trước; và suy luận ngược trở lại xem, mình cần làm các bước đi chiến lược gì ở ngày hôm nay./.

Page 130: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

130  

TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – TÍN HIỆU MỚI TỪ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHO GIAI ĐOẠN 2014 - 2015

PGS.TS. Nguyễn Văn Trình

Phó hiệu trưởng trường cán bộ TP.Hồ Chí Minh

Từ khi chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (2011) của Đảng và Nhà nước chủ yếu tập trung trên các mặt: Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại; và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Thực chất, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế đã được đề cập từ rất lâu, trong đó vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã nhiều lần được đề cập trong nhiều kỳ đại hội toàn quốc của Đảng và trong thời gian gần đây các quyết tâm đẩy mạnh tái cấu doanh nghiệp nhà nước đã được thể hiện ở tất cả các cấp quản lý. Để nhìn nhận quá trình tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách toàn diện và trên cơ sở đó đánh giá những mặt đạt và chưa đạt nhằm đẩy mạnh hơn quá trình này trong những năm trước mắt.

Tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua: Chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước là xuyên suốt kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay. Có thể phân chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1986 – 1990: Đây là giai đoạn thực hiện hạch toán kinh doanh, tính đúng, tính đủ chi phí giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp quốc doanh. Quyết định 217-HĐBT ngày 14/11/1987, Quyết định 50/HĐBT ngày 22/3/1988 và sau đó là Quyết định 195/HĐBT ngày 2/12/1988 bổ sung Quyết định 217-HĐBT đã ban hành và quy định quyền chủ động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, trong thực tế quyền tự chủ của doanh nghiệp quốc doanh vẫn bị hạn chế, cơ chế bao cấp, xin cho vẫn chi phối các hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh. Đến cuối năm 1989 cả nước có khoảng trên 12.000 doanh nghiệp quốc doanh, với quy mô chủ yếu là vừa, nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động thấp.

- Giai đoạn 1990 - 2000: Đây là giai đoạn đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc doanh theo hai hướng: Giao khoán, bán, cho thuê, cho phá sản và cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ sở hữu 100% vốn và xây dựng, củng cố các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Quyết định 143/HĐBT ngày 10/3/1990 về việc thí điểm cổ phần hóa một vài doanh nghiệp quốc doanh, Quyết định 315/HĐBT ngày 1/9/1990, Nghị định 388/HĐBT ngày 10/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp quốc doanh, Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 và Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh, Nghị định 28/1996/NĐ-CP ngày 7/5/1996 và Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh đánh giá, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh. Số lượng doanh nghiệp quốc doanh đã giảm mạnh

Page 131: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

131  

từ 12.000 đơn vị (năm 1990) xuống còn khoảng 7.000 đơn vị vào năm 1995. Trong giai đoạn này đã có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng GDP của doanh nghiệp quốc doanh đã tăng từ 32,5% năm 1990 lên 42,2% GDP vào năm 1995 đã thể hiện sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế ngày càng gia tăng.

- Giai đoạn 2000 – 2010: Đây là giai đoạn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định như: Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002; Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004; Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước 100% vốn chủ sở hữu thành công ty cổ phần đã mở ra giai đoạn mới của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước so với giai đoạn trước chỉ là giai đoạn làm thí điểm. Trong giai đoạn 2000 - 2010 đã tiến hành cổ phần hóa gần 3.300 doanh nghiệp nhà nước, gấp gần 6 lần so với giai đoạn 1990 - 2000. Do đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP cũng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước, năm 2010 kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm tỷ trọng 33,74% GDP so với 42,2% GDP năm 1990.

- Giai đoạn 2011 đến nay: Với quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”, với ba mục tiêu: 1) Tái cơ cấu về tổ chức; 2) Tái cơ cấu về tài chính; 3) Tái cơ cấu về quản trị. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2011 – 2013 cả nước đã tổ chức sắp xếp được 180 doanh nghiệp. Trong đó, đã tiến hành cổ phần hóa được 99 doanh nghiệp; tiến hành sắp xếp dưới các hình thức khác được 81 doanh nghiệp. Nhìn chung, việc thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn này đã diễn ra quá chậm. Trong hai năm 2014 – 2015 theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải thực hiện cố phần hóa 432 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ thành lập được Ban chỉ đạo cổ phần hóa ở 146 doanh nghiệp, 26 doanh nghiệp được phê duyệt giá trị doanh nghiệp, đã tiến hành IPO được 13 tổng công ty (9 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải và 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng).

Theo báo cáo của Khối các doanh nghiệp Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Khối có 32 đơn vị, trong đó, có 28 đơn vị thuộc đối tượng cần phải tái cơ cấu. Đến đầu năm 2014 tất cả 28 đơn vị đã hoàn thành đề án tái cơ cấu, trong đó, 24 đơn vị đã được phê duyệt đề án. Theo đó, tất cả 24 đơn vị đều được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con; trong đó có 15 công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước với 100% vốn đều lệ do Nhà nước nắm giữ và tiến hành cổ phần hóa 9 công ty mẹ. Hiện đã cổ phần hóa được 3 công ty mẹ là Công ty mẹ Tập đoàn Bảo Việt, Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam. Kế hoạch thực hiện cổ phần hóa các công ty mẹ trong năm 2014 là: Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May, công ty mẹ Tổng công ty Hàng không Việt Nam; trong năm 2015 sẽ là: Công ty mẹ Tổng công ty Hàng hải, công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà, công ty mẹ Tổng công ty Đầu tư nhà và đô thị Việt Nam, công ty mẹ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng. Trong Khối có một số đơn vị công tác cổ phần hóa được triển khai rất chậm như: Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Page 132: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

132  

Nguyên nhân quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước Trung ương còn chậm được xác định như sau: 1) Việc phê duyệt đề án tái cơ cấu còn chậm; 2) Cơ chế, chính sách chưa ban hành kịp thời; 3) Thị trường chứng khoán suy giảm sâu; 3) Tình hình kinh tế - xã hội khó khăn; 4) Các đơn vị doanh nghiệp nhà nước chưa tập trung cho cổ phần hóa doanh nghiệp mình; 5) Năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp còn yếu; 6) Thiếu nguồn tài chính để thực hiện tái cơ cấu; 7) Công tác sắp xếp lao động còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn….

Những tín hiệu mới và các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới:

Từ đầu năm 2014 Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước đã quy định kiên quyết truy xét trách nhiệm đối với các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện không đúng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và đồng ý cho các doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn với giá thấp hơn mệnh giá hoặc bán cổ phần dưới giá trị sổ sách.

Trên tinh thần triển khai Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong các đơn vị thuộc mình quản lý. Đi đầu là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ….Từ đầu năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã liên tiếp tiến hành IPO các tổng công ty thuộc ngành, Bộ Xây dựng cũng đẩy mạnh IPO các doanh nghiệp thuộc bộ. TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch cổ phần hóa 29 doanh nghiệp lớn thuộc quản lý của Thành phố và vào ngày 13/3/2014 lãnh đạo 29 doanh nghiệp này đã ký cam kết hoàn thành cổ phần hóa trước 12/2015. Thành phố Hà Nội cũng đã đặt mục tiêu sắp xếp, cổ phần hóa 27 doanh nghiệp thuộc Thành phố quản lý trong năm 2014. Trong đó, cổ phần hóa 11 doanh nghiệp, 9 bộ phận doanh nghiệp, bán 2 doanh nghiệp, sáp nhập 2 bộ phận doanh nghiệp và cho phá sản 2 doanh nghiệp.

Để đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một cách có hiệu quả, trong thời gian tới cần thiết giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Quốc hội cần thiết nhanh chóng ban hành lại Luật Doanh nghiệp Nhà nước (trước đây đã có luật riêng về doanh nghiệp quốc doanh, sau đó đã bỏ luật này khi xây dựng luật doanh nghiệp chung như hiện nay), nếu không ban hành một luật riêng để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thì nhất thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp, theo đó phải bổ sung các điều luật riêng quy định việc điều chỉnh hoạt động và quản lý các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với tính chất đặc thù của chế độ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, các mục tiêu, vị trí, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Thứ hai, các bộ, ngành nhanh chóng ban hành các quyết định hướng dẫn triển khai Nghị quyết 15/ NQ-CP để làm cơ sở triển khai đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý doanh nghiệp nhà nước như: Quy chế quản trị công ty TNHH một thành viên sở hữu nhà nước, quy chế về nhà quản trị tại doanh nghiệp nhà nước 100% vốn sở

Page 133: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

133  

hữu, doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, quy định về cổ phần hóa bộ phận các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.

Thứ ba, Chính phủ ban hành quy định rõ nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước: Nhiệm vụ kinh tế - xã hội và nhiệm vụ kinh doanh. Từ đó, xây dựng hai bộ tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, do chưa phân biệt rõ hai chức năng này nên trong hạch toán dễ dẫn đến các tiêu cực, làm méo mó thị trường.

Thứ tư, Chính phủ cần nhanh chóng thay đổi cơ chế quản lý quản lý, giám sát, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước. Xóa bỏ ngay cơ chế bộ chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước, nhanh chóng thành lập cơ quan ngang bộ, chuyên trách quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Nên tái cấu trúc SCIC thành một cơ quan ngang bộ, đảm nhận việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp và bổ nhiệm một Phó Thủ tướng phụ trách. Cơ sở cho đề xuất này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp nhà nước, dù hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hay công ty TNHH một thành viên thì vẫn là một mô hình công ty đặc biệt về chế độ sở hữu, khác với các công ty trong các thành phần kinh tế khác. Trong doanh nghiệp nhà nước, hội đồng quản trị (hoặc hội đồng thành viên) đều là viên chức nhà nước, là người lao động ăn lương Nhà nước nên dễ nảy sinh các tiêu cực và dẫn đến thông tin bất cân xứng. Để giải quyết vấn đề này, SCIC với tư cách một cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp và qua đó sẽ giám sát lại hoạt động của hội đồng quản trị (hội đồng thành viên) của các doanh nghiệp nhà nước này.

Thứ năm, Chính phủ cần ban hành chính sách cho phép các địa phương được tiếp nhận vốn thu hồi được từ việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý và thành lập để địa phương tăng cường nguồn thu ngân sách địa phương phục vụ sự nghiệp đầu tư phát triển địa phương mình. Hiện nay, Chính phủ quy định các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương khi cổ phần hóa đều phải chuyển phần vốn thu hồi do bán cổ phần cho SCIC quản lý, mặc dù vốn này trước đây do ngân sách địa phương đầu tư. Đây là một vướng mắc trong cơ chế quản lý vốn sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước địa phương mà các địa phương đều lấn cấn khi tiến hành cổ phần hóa. Do đó, thời gian qua, nhiều địa phương không mặn mà lắm với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do địa phương mình quản lý và đầu tư. Vả lại, hiện tổng vốn chủ sở hữu hiện nay của khu vực doanh nghiệp nhà nước cả nước hơn 1 triệu 100 ngàn tỷ đồng, nhưng trong đó, riêng 32 doanh nghiệp của khối doanh nghiệp trung ương quản lý đã chiếm đến 94% vốn chủ sở hữu, và chiếm đến 95% tổng doanh thu của cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cả nước. Như vậy, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp địa phương rất nhỏ. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ nên cho phép phần vốn thu hồi sau cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước địa phương sẽ do địa phương quản lý. Các địa phương nên hình thành nên công ty đầu tư tài chính nhà nước giống như mô hình SCIC ở địa phương. Hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đã có Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HIFIC) thực hiện chức năng gần giống như SCIC tại TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, HIFIC còn thực hiện chức năng đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp và tài trợ vốn, cho các đơn vị, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi phục vụ sự nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh./.

Page 134: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

134  

Tài liệu tham khảo 1) Báo cáo của Chính phủ số 490/BC-CP ngày 25/11/2013: Tình hình tài chính và

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.

2) Báo cáo của Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương tại Hội nghị “Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước khối doanh nghiệp trung ương đến năm 2015” tổ chức ngày 2/4/2014 tại Hà Nội.

3) Cổng thông tin điện tử UBND Hà Nội và UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 4) Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 “Về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần

hóa, thoái vốn nhà nước tai doanh nghiệp” của Chính phủ Việt Nam. 5) PGS.TS Lê Thị Lanh, Th.S Huỳnh Đức Trường (2014), Tái cấu trúc và cải cách

khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam – Thực trạng qua 30 năm đổi mới, Tọa đàm khoa học, chủ đề: “Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới”, Ban Kinh tế Trung ương và Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 1/2014, tr.305 – 320.

Page 135: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

135  

TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP TS. Trần Du Lịch

Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội

1. Tái cơ cấu đầu tư công phải được đặt trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và phải gắn với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế

Mặc dù trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015 tập trung vào 3 nội dung: đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hệ thống ngân hàng, nhưng cần đặt 3 nội dung trên trong mục tiêu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết số 10/2011/QH 13 của Quốc hội và được Chính phủ triển khai thực hiện bởi QĐ 339/TTg-QĐ ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của việc tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên là thúc đẩy việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết TW3 (Khóa XI) xác định: “…cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước”. Như vậy, ngay trong lĩnh vực đầu tư công cũng phải đặt trong nội dung tái cơ cấu đầu tư xã hội, chứ không chỉ ở khu vực công.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chủ trương tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa thực sự đi vào thực tiễn; chưa có chính sách và giải pháp cụ thể nào tác động để dẫn dắt doanh nghiệp tham gia quá trình tái cơ cấu như trong lĩnh vực nông nghiệp hay chuyển từ nền công nghiệp gia công sang sản xuất; thay đổi nhận thức về cơ cấu kinh tế địa phương… Về tái cơ cấu đầu tư công cơ bản theo Chỉ thị 1792/CT-TTG ngày 15/10/2011 của Thủ tướng chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề chứ chưa giải quyết phần gốc. Cần chỉ rõ nguyên nhân sâu xa gây lãng phí và kém hiệu quả của đầu tư công là cơ chế phân cấp đầu tư “theo kiểu khoán trắng” cho địa phương; chính quyền TW không kiểm soát được phần ngân sách TW phân cấp cho địa phương (Bộ giáo dục chỉ kiểm soát được 2,8% tổng đầu tư cho ngành này là một điển hình). Cần lý giải do nguyên nhân nào, mà nhiều địa phương còn nghèo, ngân sách eo hẹp vẫn ưu tiên xây dựng cơ quan nhà nhà nước hoành tráng, trong khi không có tiền để đầu tư phúc lợi thiết yếu cho nhân dân.

Cần phải có chính sách đủ mạnh để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu tồng thể nền kinh tế, đặc biệt 3 lãnh vực: tái cơ cấu nền nông nghiệp và chuyển nền công nghiệp gia công sang sản xuất và phát triển kinh tế vùng thay cho cơ cấu kinh tế địa phương. Đây là những vấn đề liên quan đến quy hoạch đất nống nghiệp, kể cả đất lúa; chính sách sử dụng đất nông trường, lâm trường; xây dựng cứ điểm sản xuất nông - công nghiệp; chính sách tài chính cho những địa phương duy trì đất lúa vì an ninh lương thực; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; chính sách nội địa hóa sản phẩm…

Page 136: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

136  

2. Làm rõ phạm vi đầu tư công và chức năng đầu tư công nhằm định hướng tái cơ cấu đầu tư công (đầu tư của DNNN mang bản chất của đầu tư công) Theo luật quản lý nợ công, thì nợ công không bao gồm nợ của DNNN, trừ các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên, phạm vị của nợ công và phạm vi của đầu tư công có khác nhau. Đầu tư công là đầu tư của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đầu tư của Nhà nước thông qua các nguồn vốn như: thuế và phí; tín dụng nhà nước; công trái… Thực hiện đầu tư thông qua các cơ quan trong bộ máy nhà nước; đơn vị sự nghiệp của nhà nước và DNNN. Một bộ phận lớn DNNN đầu tư nhằm thực hiện chức năng cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng; sự nghiệp phát triển kinh tế; đầu tư vào các lãnh vực thiết yếu của nền kinh tế mà khu vực tư nhân không làm hoặc chưa đủ sức làm. Như vậy đầu tư công có phạm vi rộng hơn nợ công theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong giai đoạn 2001 - 2005 đầu tư công chiếm 53% tổng đầu tư xã hội, trong đó phần đầu tư của DNNN chiếm 14,9%. Con số tương ứng của giai đoạn 2006 - 2010 lần lượt là: 42,7% và 10,1%; năm 2013 lần lượt là: 29,1% và 8,4%. Mặt tích cực của đầu tư công trong những năm qua là: đầu tư công kích thích tăng tổng đầu tư xã hội thể hiện qua số tuyệt đối đầu tư hằng năm đều tăng, nhưng tỷ trọng so với tổng đầu tư xã hội giảm dần. Đây là một trong những tiêu chí cần thiết để phân bố đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư công. 3. Tái cơ cấu đầu tư công phải gắn với chủ trương chủ động bội chi ngân sách cho đầu tư (chính sách tài chính công tích cực) Trong nhiều năm nữa, nước ta còn phải thực hiện chính sách chủ động bội chi ngân sách bằng con đường vay nợ để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa đất nước. Đó là chính sách tài chính công tích cực trong điều kiện tích lũy của nền kinh tế còn thấp, tiết kiệm nội địa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển bền vững. Nhưng chính sách này phải kèm theo các điều kiện rất nghiêm ngặt như: phải có chiến lược nợ của Chính phủ và nợ quốc gia rõ ràng; những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư; khả năng trả nợ hàng năm, cả về VND lẫn ngoại tệ; tuân thủ nguyên tắc "phí tổn cơ hội" và tính đồng bộ trong đầu tư; chi tiêu nhà nước thật sự tiết kiệm; cơ chế phân bố vốn đầu tư minh bạch; cớ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ... Tuy nhiên, thực tế trong các năm qua, việc bội chi ngân sách nhà nước chưa thật sự tuân thủ các điều kiện nêu trên và nhiều điều kiện khác nữa, nên chính sách “tài chính công tích cực” đã trở thành nhân tố tiêu cực, có nguy cơ gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia. Nếu tiếp tục đầu tư như cách làm trong những năm qua thì hệ quả không chỉ tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công, mà còn góp phần gây bất ổn vĩ mô (lạm phát, nhập siêu…). Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa 12, đã liên tục tăng mức bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ (nhưng không tính vào bội chi) để phân bố cho các ngành và địa phương đầu tư vào các lĩnh vực mà Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, chưa có sự đánh giá mang tính định lượng nào về hiệu quả của các dự án và công trình đã sử dụng nguồn vốn này, mặc dù Chính phủ có đưa ra tiêu chí để phân bổ, nhưng chưa thấy có sự đánh giá về kết quả thực hiện một cách cụ thể. Tình trạng các ngành và địa phương đưa ra quá nhiều dự án, trong khi đó nguồn vốn rất hạn chế (khi Chính phủ

Page 137: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

137  

ban hành Chỉ thị 1792, thì chỉ có 38% số dự án mà các địa phương và bộ ngành đề nghị có khả năng cân đối nguồn vốn), nên nơi nào, ngành nào "chạy" thủ tục sớm thì được chấp thuận và giải ngân sớm, nơi nào chậm thì để lại. Cách làm này dẫn đến hệ quả là phá vỡ tính ưu tiên và tính đồng bộ của đầu tư, tình trạng "vốn nằm" khắp nơi; ngân sách phải trả lãi, nhưng dự án thì phơi sương phơi gió. Đất nước ta khó khăn mọi điều, lĩnh vực nào, địa bàn nào cũng cần phải đầu tư, chứ không chỉ ở địa bàn khó khăn hay ngành nào. Dĩ nhiên, phải có địa bàn và lĩnh vực cần phải ưu tiên, nhưng phải kèm theo điều kiện. Nếu chúng ta nhìn ở giác độ toàn cục, thì ở địa bàn khó khăn việc đầu tư là vì mục tiêu chính trị, xã hội; còn ngay địa bàn có lợi thế như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thì cũng phải đầu tư để nuôi nguồn thu chung cho đất nước, chứ không chỉ vì nơi đó. Ví dụ, ưu tiên cho nông thôn, miền núi, biên giới thì nên thực hiện theo chương trình quốc gia, có sự hỗ trợ của TW trong quá trình thực hiện, kể cả giai đoạn thiết lập dự án, triển khai thực hiện, đánh giá kết quả, chứ không nên khoán trắng cho địa phương, theo cách phân cấp như hiện nay; đầu tư cho dạy nghề phải tính đến "phần mềm" tức là sự đồng bộ của việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, đồi tượng tuyển sinh, sử dụng sau đào tạo, chứ không chỉ việc xây dựng trường lớp; ngành y tế cũng vậy... Do đó, không thể phân bố đầu tư với một cách nhìn khá đơn giản là ngành hay địa bàn, mà phải cụ thể đến từng dự án; thời điểm đầu tư, cách thực hiện... để cân đối nguồn vốn với phương châm: làm dự án nào phải dứt điểm đưa vào sử dụng; phải bảo đảm tính đồng bộ và tính lan tỏa của từng dự án. Chúng ta chưa có cơ chế trách nhiệm giải trình về đầu tư kém hiệu quả. Ngay cả Luật Đầu tư công vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá 13 cũng khó xác định trách nhiệm giải trình của những cơ quan quyết định chủ trương đầu tư kém hiệu quả; mới giải quyết phần ngọn chứ chưa giải quyết được phần gốc của vấn đề đầu tư công. 4. Tái cơ cấu đầu tư công gắn liền với mục tiêu an toàn nợ công Cơ cấu nợ công (theo khái niệm nợ công đã được định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công) của nước ta hiện nay, đang áp lực tăng nhanh nghĩa vụ trả nợ hàng năm vượt khả năng cân đối nguồn thu trả nợ của ngân sách trung ương, dẫn đến tình trạng vay để đảo nợ ngày càng lớn. Ví dụ: năm 2014 nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ là 208.883 tỷ đồng, thì phần cân đối ngân sách chỉ có 118.750 tỷ đồng, phải vay để trả nợ khoảng 90.000 tỷ đồng. Con số này sẽ tăng dần trong các năm sau và đây chính là rủi ro đáng lo ngại của nợ công. Lâu nay khi nói đến an toàn của nợ công chúng ta thường nhấn mạnh đến tỷ lệ nợ công so với GDP, mà chưa nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hơn là tổng số nợ phải trả hàng năm so với tổng thu ngân sách nhà nước. Khủng hoảng nợ công hay không tùy thuộc quan trọng ở chỉ số này. Năm 2013, chỉ số này của Việt Nam là 22,3% và chắc chắn sẽ tăng nhanh trong các năm tới. Khi tỷ lệ trên vượt mức 25% thì bắt đầu giai đoạn báo động và vượt 30% là mất an toàn. Nếu một nền tài chính công, mà việc bội chi liên tục để đầu tư trong 10 năm, mà không tạo ra được hiệu quả của một nền kinh tế có khả năng tạo ra giá trị cao hơn (tính tương đối) thể hiện sự thặng dư cho "tái sản xuất mở rộng" (căn cứ mức chênh lệch giữa nguồn thu và chi thường xuyên cộng trả nợ đến hạn), thì nguy cơ mất an toàn thực sự xảy ra. Nói cụ thể: nếu năm 2006 bắt đầu bội chi bằng nguồn vay dưới nhiều hình thức để đầu tư, ở thời điểm chưa có thặng dư giữa nguồn thu và chi thường xuyên, thì vào thời điểm

Page 138: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

138  

2016, phải có thặng dư ngân sách cho đầu tư, sau khi chi thường xuyên và trả nợ đến hạn. Chúng ta đang diễn ra tình hình ngược lại, nên có thể đánh giá là vay đầu tư không mang lại sự thặng dư cho tài nguyên ngân sách. Với cách tính như vậy tôi đề nghị phân tích và đánh giá tình hình vay nợ trong 10 năm qua và xây dựng chiến lược tài chính công trong 10 năm tới, khi đó mới có sở đánh giá về tính an toàn. Do đó, nếu không có dự báo xa, thì nhà nước hay doanh nghiệp, mà đến khi thấy sự mất an toàn xuất hiện, thì thể chống đỡ kịp. Tình trạng này được gọi là “vỡ nợ”. 5. Phân định rõ bản chất của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và trách nhiệm giải trình của mỗi loại ngân sách Theo Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước thì thực chất nợ của chính quyền địa phương cũng là nợ của Nhà nước, trong một thể chế ngân sách nhà nước lồng ghép như Việt Nam (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương lồng ghép chung là ngân sách nhà nước). Do thể chế như vậy, nên chính quyền địa phương không được tự chủ trong việc vay nợ, nên cho đến nay tỷ lệ nợ của chính quyền địa phương so với nợ công chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ này năm 2010 là 0,6% và năm 2013 là 1,6%, trong đó khoảng phân nửa là trái phiếu của chính quyền địa phương, còn lại là vay của kho bạc nhà nước và ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Do chính quyền địa phương không được tự chủ về ngân sách, nên thực chất nợ của chính quyền địa phương cũng là nợ của Chính phủ và trách nhiệm trả nợ cuối cùng vẫn là Chính phủ. Do đó, để có thể xây dựng cơ chế tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc vay nợ và cơ chế kiểm soát nợ còn tuỳ thuộc vào việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và xây dựng Luật Chính quyền địa phương theo hướng tách biệt ngân sách địa phương và ngân sách quốc gia (thuộc chính quyền trung ương), xoá cơ chế ngân sách lồng ghép. Hiện nay có nhiều địa phương muốn có cơ chế tự chủ trong vay nợ để đầu tư, theo cơ chế tự vay tự trả, nhất là những địa phương có nguồn thu ngân sách thặng dư đóng góp cho ngân sách trung ương. Tuy nhiên không thể thực hiện cơ chế tự chủ, nếu không tách biệt 2 loại ngân sách: ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. Đây là là vấn đề then chốt trong đổi mới Luật Ngân sách nhà nước. Trước hết cần hiểu đúng ngân sách địa phương. Hiện nay chúng ta xem việc thu chi được phân cấp cho địa phương là ngân sách địa phương, nên đã dẫn đến tình trạng: có địa phương, theo luật thu được 1000 tỷ đồng, nhưng chỉ đến 5.000 tỷ đồng thì ngân sách địa phương là 5.000 tỷ đồng; có địa phương thu được 50.000 tỷ đồng, nhưng chỉ được chi 20.000 tỷ đồng nên ngân sách địa phương là 20.000 tỷ đồng. Như vậy ngân sách địa phương đuợc hiểu là số tiền được chi hàng năm, bất luận số tiền đó do tài nguyên ngân sách địa phương tạo nên hay do trung ương trợ cấp. Vấn đề đặt ra là: cần hiểu ngân sách địa phương theo khía cạnh: nguồn tài nguyên ngân sách tạo ra từ địa phương (theo luật định thuộc về địa phương) dùng để trang trải các nhu cầu chi của địa phương. Nếu nguồn thu đó không đủ trang trải nhu cầu chi, thì trung ương trợ cấp, nhưng khoản trợ cấp dù lớn hay nhỏ về bản chất vẫn là ngân sách trung ương, chứ không phải ngân sách địa phương. Phần tự chủ của địa phương chỉ đối với phần thu của mình, chứ không bao gồm phần trợ cấp của trung ương. Dù 100 đồng, nhưng thuộc nguồn thu của địa phương vẫn do chính quyền địa phương quyết định (HĐND), nhưng dù chỉ 1 đồng nhưng do trung ương trợ cấp thì vẫn do Quốc hội quyết định và giám sát khoản chi đó. Quyết định chi và giám sát chỉ 2

Page 139: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

139  

nguồn nay hoàn toàn khác nhau, du cả 2 được thực hiện bỡi chính quyền địa phương theo 2 cơ chế khác nhau: cơ chế tự chủ và cơ chế uỷ nhiệm. Không thể lồng ghép 2 cơ chế này vào một gọi là phân cấp được. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những bất cập trong quản lý ngân sách hiện nay: như xin cho; đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả; thiếu trách nhiệm giải trình; thiếu động lực để khai thác nguồn tài nguyên ngân sách; che dấu nguồn thu; xây dựng kế hoạch thu thấp hơn thực tế... Đầu tư công là trung tâm của chính sách tài chính công. Do đó, cần giải quyết vấn đề từ gốc. Phải đổi mới căn bản Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung Luật Quản lý nợ công và các đạo luật khác có liên quan. Đổi mới căn bản quy trình lập và thông qua ngân sách hàng năm của Quốc hội. Nếu duy trì việc thông qua ngân sách hàng năm của Quốc hội dưới hình thức một Nghị quyết, thì cũng phải thực hiện qua 2 kỳ họp của Quốc hội (kỳ họp giữa năm thảo luận và quyết định chủ trương phân bố ngân sách, định hướng chi tiêu… và kỳ họp cuối năm mới thông qua con số cụ thể). Nâng cao vai trò của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trong việc dự toán và thẩm định ngân sách; giám sát thực thi ngân sách. Xác định vai trò tự chủ của chính quyền địa phương đối với ngân sách địa phương; và kỷ cương ngân sách trong việc thực thi ngân sách trung ương trợ cấp được thực hiện ở địa phương. Chính phủ không nên bảo lãnh cho chính quyền địa phương phát hành trái phiếu theo cơ chế tự vay tự trả và cảnh báo với thị trường đối với những khoản nợ của địa phương. Xây dựng cơ chế ngân sách “cứng”, xoá cơ chế ghi thu ghi chi, toạ chi; không duy trì các loại quỹ trong cơ quan hành chính công quyền. Nói tóm lại không có khoản chi nào của cơ quan hành chính nhà nước mà không nằm trong dự toán ngân sách đã được Quốc hội hoặc HĐND quyết định hàng năm. Nếu kỷ cương ngân sách không được thiết lập như vậy, thì không thể kiểm soát được nợ công. Phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính công theo hướng làm rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền, tránh trùng lắp công vụ; nâng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi phân quyền. Xóa cơ chế phân cấp theo kiểu khoán trắng như hiện nay, thay bằng 2 loại cơ chế: phân quyền và ủy quyền giữa TW và địa phương một cách minh bạch, trách nhiệm rõ ràng. Những vấn đề trên liên quan đến các dự án luật mà Quốc hội đang xem xét: Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Tổ chức chính phủ; Luật Ngân sách nhà nước. Ba dự luật trên có ý nghĩa quyết định để cải cách nền hành chính công và tài chính công. Quốc hội cần sớm ban hành đạo luật về “định chế phi lợi nhuận”. Chúng ta quá chú trọng đến loại hình công ty, mà bản chất của nó hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong khi đó định chế phi lợi nhuận là mô hình bổ sung cho chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường lại không quan tâm. Nếu có định chế này sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề đang đặt ra như thiếu minh bạch trong kinh doanh giáo dục, y tế; các loại dịch vụ công ích do nhà nước và tư nhân cung cấp; huy động sự đóng góp của xã hội vào đầu tư phúc lợi xã hội… Tóm lại, thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư công từ cuối năm 2011 đến nay đã mang lại những kết quả nhất định, mà điểm nổi bật nhất là các ngành và địa phương phải lựa chọn tính ưu tiên trong điều mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn, nhưng

Page 140: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

140  

việc cắt giảm đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư… cũng chỉ là giải pháp “bất đắt dĩ” không thể không làm. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải giải quyết từ gốc sự bất cập của nền tài chính công và hành chính công./. CƠ CHẾ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỂ CHẾ68

TS.Vũ Sỹ Cường và các cộng sự69

PHẦN MỞ ĐẦU Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội vừa qua, nguồn lực đầu tư nhà nước là

một trong những nguồn lực quan trọng nhất đóng góp cho tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của đầu tư công lại chưa thực sự hiệu quả và đang đặt ra yêu cầu phải thay đổi.

Cùng với sự hoàn thiện về hệ thống thể chế liên quan đến quản lý nhà nước nói chung, các thể chế liên quan đến quản lý đầu tư công cũng dần dần được cải thiện. Những thay đổi trong cơ chế phân bổ đã hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư nhà nước được phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước, đặc biệt là sự phân cấp mạnh mẽ từ trung ương xuống các cấp địa phương đã tạo ra nhiều bất cập sau một thời gian thực hiện, bao gồm: (i) lãng phí các nguồn lực quốc gia, không hiệu quả trong các hoạt động đầu tư phát triển; (ii) tình trạng tập trung quá nhiều vào một vài lĩnh vực, sự phát triển lộn xộn, bất hợp lý giữa các địa phương, vùng đang trở nên phổ biến; việc giải quyết tình trạng mất cân đối giữa các địa phương trở nên không hiệu quả; (iii) trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong hoạt động của chính quyền địa phương còn thấp, việc phân cấp và phân quyền đôi khi lại sản sinh ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, cửa quyền địa phương. Đặc biệt, sau những khó khăn và bất ổn của nền kinh tế, Nghị quyết 11 của Chính phủ được thực hiện với phương châm “cắt giảm đầu tư công” nhưng chưa đưa ra một cơ chế phân bổ mới đã làm tính hiệu quả từ các dự án đầu từ từ vốn đầu tư nhà nước càng trở nên nghiêm trọng. Nỗ lực cải thiện hiệu quả đầu tư trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư công nói riêng đang bị cản trở lớn bởi điểm nghẽn về cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước.

Nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ hiện tại và đưa ra những khuyến nghị về thể chế giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu đầu tư công nói riêng.

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

68Bài viết tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu về “Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước: Thực trạng và giải pháp thể chế” trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế do UNDP tài trợ. 69Nhóm tác giả gồm TS. Vũ Sỹ Cường, TS. Phạm Thế Anh, ThS. Nguyễn Trí Dũng , ThS. Lê Duy Bình, và PGS.TS Tô Trung Thành.

Page 141: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

141  

1. Khái quát về nguồn vốn đầu tư của nhà nước Hiện nay, ở Việt Nam các chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn nhà nước

để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (đầu tư công) như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ công trái quốc gia, vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư khác có tính chất ngân sách nhà nước, đầu tư từ các khoản vốn vay của ngân sách địa phương, đầu tư từ nguồn vốn của khu vực DNNN. Mặc dù Luật Đầu tư công đã cho phép thống nhất cách hiểu về vốn đầu tư nhà nước song do chưa có văn bản dưới luật nên nhiều quy định về đầu tư công ở Việt nam vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định trước khi có luật.

Thực tế, vai trò của đầu tư công được thể hiện rõ ở các điểm như sau: (1) đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; (2) đầu tư công góp phần định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội quốc gia; (3) đầu tư công làm gia tăng tổng cầu của xã hội. Tuy nhiên, đầu tư công cũng có những mặt trái như nguy cơ làm tăng thâm hụt ngân sách, nợ công và nguy cơ tham nhũng cao hoặc gây ra hiệu ứng chèn lấn với đầu tư tư nhân, nhất là khi đầu tư công kém hiệu quả.

2. Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam 2.1. Quy mô đầu tư Tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng lên trong thời gian qua và là nước có

tỷ lệ đầu tư/GDP vào loại cao nhất. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam (hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là vốn) đang dần suy giảm và hiện ở mức thấp.

Về cơ cấu vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, qua các năm, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các khu vực đều thường cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội.

Từ năm 2011, trước những diễn biến kinh tế vĩ mô bất ổn nghiêm trọng, Chính phủ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong 3 lĩnh vực cơ bản là đầu tư công, DNNN và ngân hàng tài chính. Kết quả của quá trình tái cơ cấu còn rất hạn chế.

Dù vai trò của đầu tư công vẫn còn rất lớn trong tổng đầu tư xã hôi nhưng hiệu quả của đầu tư, đặc biệt là đầu tư công lại đang có xu hướng giảm và ở mức thấp.

2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nhà nước Trong thời kỳ 2002- 2013, tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách có xu hướng tăng liên tục,

trong khi đó tỷ trọng vốn vay giảm mạnh qua các năm (ngoại trừ năm 2010), tỷ trọng vốn đầu tư của các DNNN tăng mạnh trong hai năm 2006-2007 và bắt đầu giảm dần từ năm 2008.

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN Vốn từ NSNN gồm 2 nguồn chủ yếu: vốn từ NSNN phân bổ cho các Bộ ngành và cho

các địa phương; vốn NSNN dành cho các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác.

Page 142: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

142  

Đầu tư từ vốn trái phiếu Chính phủ Trong khi vốn tín dụng nhà nước (TDNN) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có

quy mô tăng chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra thì tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) và đặc biệt là vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) lại cao hơn rất nhiều so với mục tiêu kế hoạch.

Vốn đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Vốn vay ODA đã chiếm từ 8-9% tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2009-2013

và bình quân trên 40% tổng vốn NSNN. Đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư của DNNN chỉ đứng sau vốn đầu tư từ NSNN. Mặc dù đã có những cải

thiện đáng kể trong việc quản lý vốn đầu tư của DNNN nhưng những hậu quả của việc đầu tư dàn trải và ngoài ngành trước đây của các doanh nghiệp này là chưa thể khắc phục.

II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC

1. Quan niệm về quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước Quản lý đầu tư công có thể được thống nhất hiểu là một hệ thống tổng thể, bắt đầu

từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

2. Kinh nghiệm các nước trong quản lý đầu tư công Trường hợp của Nhật Bản trong giai đoạn 1970-2003 Trong thập kỷ 1970, đầu tư công tăng nhanh hơn so với GDP. Đến những năm

1980, tăng trưởng đầu tư công đã chậm lại. Đầu thập kỷ 1990 đầu tư công gia tăng nhưng kể từ năm 1995, lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần do áp lực thâm hụt ngân sách.

Các lĩnh vực an sinh xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tư công, luôn ở mức từ 40-50%. Tỷ trọng của đầu tư công nghiệp lớn thứ hai, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và bảo tồn đất đai có tỷ trọng tương đối thấp, trung bình khoảng 10%/lĩnh vực mỗi năm. Đầu tư công ở Nhật Bản dường như không được theo nguyên tắc chống chu kỳ. Nói cách khác, trong giai đoạn kinh tế khó khăn thì đầu tư công không được bành trướng và, ngược lại, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng thì đầu tư được thắt chặt. Đầu tư công cho khu vực nông thôn được phân bổ nhiều hơn so với khu vực thành thị.

Trước năm 1973, hoạt động đầu tư công được phân biệt rõ ràng với hoạt động chi tiêu của Chính phủ Nhật Bản.Để đánh giá, sàng lọc dự án đầu tư công, các cơ quan Nhật Bản hiện sử dụng nhiều phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư công.

Trường hợp của Bra-xin

Page 143: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

143  

Đầu tư công ở Bra-xin (tỷ lệ so với GDP) đã liên tục giảm trong giai đoạn kể từ năm 1984.Xu hướng cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến cả quy mô và chất lượng của các dịch vụ hạ tầng được Chính phủ Bra-xin cung ứng.

Trên thực tế, tỷ lệ đầu tư công so với GDP giảm chủ yếu là do Bra-xin thực hiện cắt giảm đầu tư của Chính phủ Trung ương. Nguyên nhân chính của tình trạng này là định hướng điều chỉnh tài khóa của Bra-xin. Kể từ năm 1994, Bra-xin thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tài chính công nhằm giảm áp lực thâm hụt tài khóa.

Tuy nhiên, việc quản lý và thực hiện đầu tư công trong từng lĩnh vực còn một số hạn chế như ngành giao thông vận tải, ngành logistics. Vấn đề quan trọng ở đây là không nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của quản lý đầu tư công, bất cập về năng lực lập kế hoạch, khu vực tư nhân chưa chủ động tham gia các hoạt động đầu tư cơ bản, thủ tục hành chính, hải quan nhiêu khê, môi trường pháp lý - với nhiều cơ quan đề ra các thủ tục chồng chéo, trùng lặp - cũng tỏ ra thiếu hiệu lực…

Trường hợp của Trung Quốc Tổng đầu tư hình thành tài sản cố định của Trung Quốc đã liên tục tăng và trở

thành một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ vừa qua. Nguyên nhân là việc các cấp chính phủ Trung Quốc đều theo đuổi chính sách ưu tiên tăng trưởng kinh tế cao.

Tỷ lệ đầu tư cao trong một thời gian dài dẫn tới một số hệ quả tiêu cực:(1) làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực, và làm giảm hiệu quả tăng trưởng; (2) tạo động lực cho việc duy trì bong bóng giá.

Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ đầu tư ở mức cao:(1) Chính phủ thực hiện chiến lược tăng trưởng trong đó nhấn mạnh vai trò của cầu nội địa; (2) lãi suất thấp được duy trì trong một thời gian dài; (3) Chính phủ tăng mạnh chi ngân sách (kể cả đầu tư công) và thiếu giám sát chi tiêu công một cách chặt chẽ; (4) chưa chú tâm đến việc xây dựng khung pháp lý nhằm khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân; (5) quá trình lập kế hoạch ở tầm quốc gia chưa được hài hòa hóa với các kế hoạch phát triển cấp ngành và cấp vùng.

Kinh nghiệm của Anh, Ai-len, Hàn Quốc Nhằm bảo đảm hiệu quả thực thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư

công, Ai-len đã ban hành và vận dụng chiến lược ở tầm quốc gia để định hướng cho các quyết định đầu tư công. Trong khi đó, Anh lại dựa nhiều vào việc kết hợp hài hòa các quy trình lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch cung ứng dịch vụ công trong dài hạn. Cả Anh và Ai-len đều có những tiêu chí thực tiễn nhằm xác định các ưu tiên đối với lĩnh vực giao thông trong dài hạn. Cả Anh và Ai-len ngày càng nhấn mạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đầu tư công. Do đó, các chiến lược giao thông được rà soát và/hoặc phản biện rất kỹ lưỡng từ phía bên ngoài. Hai nước đều bố trí vốn cho các dự án được thực hiện theo nguyên tắc nhiều năm, song có độ linh hoạt nhất định để đáp ứng tiến độ công việc.

Tại Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Chi-lê, Ai-len…, việc kiểm tra, đánh giá hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm. Ở Chi-lê và Hàn Quốc, quan chức thường giữ vai trò lớn trong việc kiểm tra tài sản hoàn thành so với kế hoạch dự án. Tại Ai-len và Vương quốc Anh, đánh giá hoàn thành dự án là đánh giá tác động của dự án

Page 144: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

144  

đầu tư dựa trên kết quả đầu ra. Tại bốn quốc gia này, các dự án đầu tư đều phải được kiểm toán. Riêng Ai-len và Vương quốc Anh, cơ chế rà soát đặc biệt được thực hiện nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án.

Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn đang được tranh luận nhiều như: tác động bền vững của đầu tư nhà nước/chi tiêu nhà nước đối với tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế; thể chế và chính sách quản lý đầu tư công một cách hiệu quả; đầu tư công cần phải được thực hiện hài hòa với khung khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cả cấp quốc gia và cấp vùng.

3. Bài học từ kinh nghiệm các quốc gia trong quản lý đầu tư công Để cải thiện hiệu quả đầu tư công nói chung và phân bổ vốn đầu tư nhà nước nói

riêng thì Việt nam cần thay đổi cả tất cả các giai đoạn của quy trình quản lý đầu tư công theo hệ thống quản lý đầu tư công tiên tiến.

III. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC 1. Quy định về phân bổ vốn đầu tư nhà nước và hệ thống quản lý nhà nước 1.1. Hệ thống các văn bản về quản lý hoạt động đầu tư nhà nước Về tổng thể, hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước nói riêng và phân bổ vốn đầu

tư nói chung ở nước ta được quản lý theo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước v.v… các Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật nêu trên và các nghị định khác của Chính phủ.

1.2. Hệ thống văn bản liên quan đến phân bổ vốn đầu tư nhà nước Đó là các văn bản liên quan đến việc hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước 2002 và

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc phân bổ cụ thể vốn trái phiếu chính phủ cho các dự án được thực hiện dựa trên các Nghị quyết của Quốc hội, các chỉ thị của của Chính phủ.

1.3. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg đã nêu ra

những nguyên tắc cho việc phân bổ vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010. Sau đó, tình trạng dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư tiếp tục diễn ra. Do vậy, Thủ tướng chính phủ đã phải ban hành Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 để xác định một số nguyên tắc mới trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư nhà nước như: (1) các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư; (2) những dự án được quyết định đầu tư mà không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn thuộc ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ, làm cho dự án thi công phải kéo dài, gây lãng phí thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo dài này gây ra; (3) kể từ năm 2012, tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nên nợ đọng xây dựng cơ bản; (4) việc cấp phát và ứng chi vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước cho các dự

Page 145: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

145  

án đầu tư (trong kế hoạch) phải theo khối lượng thực hiện; (5) việc bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm.

2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Các cơ quan quản lý Nhà nước và hoạt động quản lý có liên quan trực tiếp đến phân bổ vốn đầu tư nhà nước bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ/cơ quan ngang Bộ chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh và một số cơ quan khác có liên quan gián tiếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước không giống nhau trong quá trình phân bổ vốn đầu tư nhà nước và được quy định trong Luật NSNN 2002.

3. Thực trạng quy trình phân bổ vốn đầu tư nhà nước Quy trình thực hiện một dự án đầu tư hiện nay ở Việt nam gồm tám bước như sau:

(i) Xác định chủ trương định hướng chiến lược của đầu tư nhà nước phù hợp với các quy hoạch phát triển có liên quan; (ii) Đánh giá, thẩm định ban đầu đối với các đề xuất dự án, loại bỏ các dự án không phù hợp với chủ trương định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển và khung quản lý đầu tư trung hạn; (iii) Thẩm định, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án; (iv) Rà soát, đánh giá lại kết quả thẩm định dự án; (v) Lựa chọn dự án và lên kế hoạch ngân sách; dự toán vốn đầu tư của các dự án được chọn phải phù hợp với số vốn đầu tư kế hoạch có thể cân đối được trong cùng thời kỳ; (vi) Thực hiện đầu tư, thay đổi, bổ sung (nếu cần thiết); (vii) Hoàn thành đưa vào sử dụng; và (viii). Theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế với hiệu quả kinh tế - xã hội theo thẩm định.

Xác định chủ trương, định hướng đầu tư, đề xuất dự án và sàng lọc bước đầu Từ trước đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật riêng quy định cụ thể quy

trình xác định chủ trương, đề xuất, sàng lọc bước đầu, phê duyệt chủ trương cho các chương trình, dự án đầu tư công. Điều này được nêu trong nhiều văn bản khác nhau. Trên thực tế, căn cứ chính cho xác định chủ trương, định hướng đầu tư là từ quy hoạch phát triển ngành, địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm cũng như hàng năm.

Về mặt pháp lý, việc xác định chủ trương đầu tư, xây dựng và sàng lọc dự án ở Việt Nam được lấy căn cứ từ trong rất nhiều văn bản ở các cấp khác nhau, với phạm vi khác nhau, bao trùm những khoảng thời gian khác nhau. Hiện cũng chưa có quy định riêngvề cách thức cho việc sàng lọc bước đầu sau khi có chủ trương đầu tư. Vì vậy, dù đã có một số quy định về việc đánh giá, thẩm định ban đầu đối với các đề xuất dự án, loại bỏ các dự án không phù hợp với chủ trương định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển song bước này thường được làm mang tính định tính và chủ quan.

Thẩm định, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Hiện nay việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Luật

Xây dựng. Các chương trình đầu tư công và các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng chưa được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, theo phân cấp hiện nay không có quy định riêng về thẩm quyền phê duyệt theo nguồn vốn mà tuân theo nguyên tắc chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn cấp nào quản lý thì cấp đó sẽ quyết định

Page 146: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

146  

đầu tư.Về thẩm quyền, các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm tổ chức thẩm định những dự án do mình quyết định hoặc được ủy quyền quyết định đầu tư. Thực tế hiện nay không có văn bản quy định riêng về việc cần có đánh giá độc lập với đối với thẩm định dự án đầu tư công .Vì vậy, ở Việt Nam hiện nay không có hội đồng thẩm định đầu tư công thường trực, và càng không có hội đồng thẩm định hay đánh giá đầu tư công độc lập. Vai trò quyết định và giám sát này của các cơ quan dân cử còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp địa phương.

Lựa chọn dự án và lập kế hoạch ngân sách cho dự án đầu tư Sau khi dự án được lựa chọn thì sẽ được cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư.

Cho tới trước khi có chỉ thị 1792/CT-TTg, việc lựa chọn dự án có hai đặc điểm quan trọng và hai đặc điểm này làm tăng mức phức tạp và độ bất định của kết quả lựa chọn dự án cuối cùng: (1) cấp quyết định đầu tư và cấp phê duyệt (hay chấp thuận) quyết định đầu tư có thể khác nhau. Sự phân cấp mạnh mẽ dẫn đến tình trạng có một tỷ lệ cao các dự án đầu tư do các địa phương quản lý và quyết định đầu tư, nhưng nhiều dự án trong số này cần có sự phê duyệt hay chấp thuận của trung ương; (2) có sự tách rời giữa hoạt động lựa chọn và lập dự toán cho dự án đầu tư công với hoạt động bố trí nguồn vốn dẫn tới tình trạng quy hoạch mang tính duy ý chí, trong đó một phần động cơ là tranh giành nguồn lực từ ngân sách, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Mặc dù chỉ thị 1792/CT-TTg đã phần nào giải quyết vấn đề này song đây chỉ là một văn bản dưới Luật có tính pháp lý thấp hơn Luật. Trong quá khứ đã từng có một chỉ thị về chấn chỉnh quản lý đầu tư công là chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 23/12/2003 với nhiều nội dung giống như chỉ thị 1792. Do vậy, việc thực hiện Luật Đầu tư công sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết mâu thuẫn giữa lựa chọn dự án đầu tư và bố trí nguồn vốn cho dự án.

4. Phân cấp trong quản lý đầu tư vốn nhà nước Theo quy định của Luật NSNN: - Cấp trung ương: Quốc hội giữ vai trò quyết định phương án bổ sung ngân sách

trung ương, quyết định các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng đầu tư từ NSNN và điều chỉnh dự toán NSNN khi cần thiết.

- Cấp địa phương: Việc phân quyền trong việc quyết định dự án đầu tư và phân bổ kế hoạch đầu tư phát triển đã được thực hiện mạnh mẽ kể từ năm 1997.

Một số nguyên tắc trong phân cấp trong quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước Bên cạnh những quan điểm và nguyên tắc chính thống trên thực tế, chính sách phân

cấp quản lý đầu tư công được định hướng bởi hai nguyên tắc quan trọng là “phân cấp từ trên xuống” và “nắm to, buông nhỏ”. Bên cạnh đó, chính quyền cấp tỉnh được quyền tự quyết gần như hoàn toàn đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do hầu hết chưa tự cân đối hoặc không tự cân đối được ngân sách chi thường xuyên, đa số các dự án đầu tư ở địa phương đều phải trông chờ vào nguồn trợ cấp từ trên xuống.

Nếu chỉ nhìn vào nguyên tắc thì có lẽ có có thể kết luận là tình trạng đầu tư tràn lan của các địa phương hiện nay có nguồn gốc từ chính sách phân cấp quá mức và chủ yếu do lỗi của địa phương. Mặc dù không thể phủ nhận một thực tế là nhiều địa phương đã lợi dụng nhiều khe hở của quá trình phân cấp nhưng suy đến cùng, chính sự thiếu giám sát,

Page 147: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

147  

điều phối và kỷ luật lỏng lẻo của trung ương cùng với chất lượng quy hoạch thấp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, chồng chéo và kém hiệu quả.

Phân cấp trong quản lý đầu tư ODA Theo các quy định pháp luật, nguyên tắc cơ bản trong phân bổ, quản lý và sử dụng

vốn ODA tại Việt Nam là nguyên tắc phân cấp. Sự phân cấp trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA được thể hiện ở các nội dung chính như : (i) Thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài trợ; (ii) Thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA: Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định phê duyệt: Văn kiện chương trình, dự án quan trọng quốc gia; và Văn kiện chương trình kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo. Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt văn kiện chương trình, dự án đối với các trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng. (iii) Thẩm quyền thẩm định văn kiện chương trình, dự án ODA: cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định văn kiện chương trình, dự án. (iv) Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án ODA: Thẩm quyền quyết định đầu tư được phân cấp theo loại dự án.

5. Đánh giá về cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước 5.1. Một số kết quả đạt được Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công nói chung và phân bổ

vốn đầu tư nói riêng đã dần dần được hoàn thiện. Thứ hai, có một số thay đổi theo hướng tích cực hơn của việc quản lý đầu tư công

theo hướng quản lý chặt chẽ hơn việc phân bổ vốn đầu tư. Thứ ba, tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư nhà nước

trong nền kinh tế đã nhận được sự đồng thuận. Thứ tư, trong giai đoạn 2011–2013việc quản lý các dự án sử dựng vốn NSNN và

vốn trái phiếu Chính phủ đã được chấn chỉnh từng bước. 5.2. Những hạn chế, tồn tại Thứ nhất, những hạn chế trong hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đầu

tư công:quy định chưa đầy đủ, có những điểm chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau; không có cơ sở pháp lý cần thiết để có thể ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi tình trạng đầu tư tùy tiện, giàn trải, nợ đọng trong đầu tư, đầu tư không hiệu quả, gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư; không có quy định rõ về các tiêu chí và cách đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đầu tư; quy định về các loại chi phí khác nhau, không đầy đủ, hoặc thiếu tính thực tiễn; phù hợp với các dự án đầu tư lớn, chưa phù hợp với các dự án đầu tư nhỏ ở cấp huyện, cấp xã; luật pháp về đầu tư xây đựng cơ bản không ổn định, đặc biệt các văn bản dưới luật; các quy định về phân bổ trái phiếu chính phủ liên tục được bổ sung và điều chỉnh.

Thứ hai, những hạn chế trong quy định về nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư nhà nước: mới chỉ tập trung vào vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; chưa lưu tâm tới năng lực hấp thụ của các nguồn vốn đầu tư; các tiêu chí mang tính “chia một cách công bằng” nhiều hơn là khuyến khích hoạt động đầu tư công đạt được những hiệu quả cần thiết.

Page 148: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

148  

Thứ ba, tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng trong xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý triệt để.

Thứ tư, tình trạng đầu tư khép kín và điều chỉnh vốn đầu tư còn phổ biến Thứ năm, tình trạng thiếu minh bạch trong quy trình quản lý, phân bổ vốn đầu tư

dẫn đến tình trạng trùng lắp của các dự án đầu tư. Thứ sáu, những hạn chế trong phân cấp đầu tư vốn nhà nước: phân cấp mang tính đồng

loạt, tính đặc thù rất thấp; phân cấp không đồng bộ về quyền và nghĩa vụ; phân cấp mạnh nhưng phối hợp giữa các địa phương lại yếu; phân cấp nhưng không có cơ chế giám sát thích hợp.

5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển chưa tốt, không

phù hợp thực tiễn và thiếu tầm nhìn. Thứ hai, chưa có những chỉ tiêu rõ ràng cụ thể để xác định thứ tự ưu tiên cho phân

bổ vốn đầu tư nhà nước. Thứ ba, công tác thẩm định dự án đầu tư cũng còn có rất nhiều hạn chế. Thứ tư, sai sót trong quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện và tham nhũng. Thứ năm, công tác quản lý giám sát đầu tư vốn nhà nước chưa tốt, đôi khi khá lỏng lẻo. Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa thường xuyên, liên tục, công

tác đánh giá sau đầu tư chưa được coi trọng. Thứ bảy, việc chấp hành quy định pháp luật về đầu tư không tốt và sai phạm trong

quản lý đầu tư công chưa được xử lý nghiêm minh. Thứ tám, sự hạn chế về đội ngũ nhân sự và năng lực quản lý, phân bổ vốn đầu tư. IV. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH

TẾ 1. Thực trạng cơ cấu phân bổ vốn đầu tư nhà nước 1.1. Cơ cấu ngành của đầu tư công Cơ cấu đầu tư công trong các ngành chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền

kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2012, đầu tư cho lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 77% vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người còn rất khiêm tốn. Như vậy, đầu tư công vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tương xứng. “Vận tải, kho bãi, thông tin & truyền thông” và “sản xuất, phân phối điện, khí đốt” là hai ngành luôn chiếm vị trí đầu tiên của khu vực đầu tư nhà nước trong suốt giai đoạn 17 năm (1995-2013). Ngành mất dần tầm quan trọng mà lẽ ra cần tiếp tục được ưu tiên là “giáo dục & đào tạo” và “nông nghiệp lâm nghiệp, thủy sản”. Ngành chiếm dần vị trí quan trọng trong là “Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc”.

Page 149: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

149  

Trong các ngành công nghiệp, đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đối cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thậm chí đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của đầu tư công.

1.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư nhà nước theo phân cấp hành chính Quá trình phân cấp trong quản lý ngân sách nói chung và phân cấp trong quản lý vốn

đầu tư nói riêng ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua. Tỷ lệ chi tiêu của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục được duy trì ở mức cao.

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Nộ liên tục là những vùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vốn đầu tư của nhà nước.

Do tiêu chí số thu ngân sách ở địa phương, loại đô thị có vai trò lớn trong phân bổ ngân sách nên có thể thấy rõ sự chênh lệch về tổng mức chi đầu tư trong cân đối ngân sách bình quân đầu người giữa các địa phương.

1.3. Đánh giá mức độ tập trung trong phân bổ vốn đầu tư Trong phần này để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của vốn đầu tư nhà

nước, nghiên cứu sử dụng chỉ số HHI (Herfindahl - Hirschmann Index), hay còn gọi là Chỉ số Herfindahl, là một thước đo thông dụng về mức độ tập trung kinh tế.

Hình 1: Chỉ số HHI theo ngành kinh tế (1995-2013)

(Nguồn : tính toán của các tác giả) Kết quả tính toán cho thấy mức độ tập trung ngày càng giảm của đầu tư nhà nước

theo ngành. Điều này khẳng định nhận định về tính dàn trải trong đầu tư vốn nhà nước. Trong điều kiện một quốc gia đang phát triển với nguồn lực hạn chế, có vẻ như Việt nam đang thực hiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư cho nhiều ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo sự đồng đều mà không có ưu tiên rõ rệt. Hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng không đủ vốn để tạo ra những dự án đột phá. Tình trạng dàn trải vẫn đã diễn ra liên tục và vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi trong giai đoạn gần đây.

Page 150: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

150  

Nghiên cứu cũng thực hiện việc tính toán chỉ số HHI cho vốn đầu tư nhà nước theo địa phương. Kết quả tính toán cũng giống như đầu tư theo ngành, vốn đầu tư nhà nước ở Việt nam cũng được thực hiện một cách dàn trải, đồng đều giữa các địa phương. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn nhất là từ năm 2010 đến này có vẻ như mức độ tập trung đang có xu hướng tăng lên.

2. Đầu tư công và tăng trưởng Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng theo thời gian (time series) để phân tích quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng đồng thời tính toán mức đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng.

Mô hình thực nghiệm Để kiểm định lại vai trò của tỷ trọng đầu tư công đến tỷ lệ tăng trưởng, trước tiên,

tác giả xây dựng mô hình tuyến tính ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng với tỷ trọng đầu tư công/đầu tư tư nhân và một số biến giải thích khác.

gt = α + β.Xt + γ.zt + εt Trong đó: Xt là PURI (tỉ lệ đầu tư công trên đầu tư tư nhân). PUTPR – đầu tư công/

đầu tư tư nhân (cộng thêm vốn FDI); Ztlà 1 véctơ của biến giải thích (có thể bao gồm DLZ - tốc độ tăng trưởng năng suất lao động; hoặc DLLA- tốc độ tăng trưởng lao động,).

Bảng 1: Kiểm định OLS kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế

Mô hình (1) (2) (3) (4)

PURI -1.243* DLZ 52.916*** 48.718*** 50.254*** PUTI -6.301** -5.375** -6.346** PRTI -7.287*** D1 -1.215** -2.161*** DLLA -36.806** Constant 6.058*** 10.294*** 7.733*** 11.438*** R² 0.716 0.794 0.768 0.411

Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Kết quả chạy mô hình tuyến tính để kiểm định lại vai trò của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở Bảng 1.

Mô hình (1) cho thấy tỷ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng kinh tế (kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) theo hướng tiêu cực. Khi sử dụng biến số tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư ở các mô hình (2), (3) và (4) thì các kết quả ước lượng đều mang dấu âm và có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này hàm ý tỷ lệ đầu tư công càng lớn thì càng làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Như vậy, nếu như kết quả ở phần 2 cho thấy đầu tư công càng lớn thì giá trị sản lượng GDP (tuyệt đối) gia tăng thì ở phần kiểm định này, tỷ lệ tăng đầu tư công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng giảm. Hai

Page 151: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

151  

kết quả này không mâu thuẫn và thể hiện rõ nét tình trạng đầu tư công hiện nay ở Việt Nam: gia tăng đầu tư công tiếp tục có thể gia tăng sản lượng (do đầu tư là một thành tố quan trọng của tổng cầu), nhưng do hiệu quả đầu tư công suy giảm và lãng phí nên tốc độ tăng trưởng do đầu tư công mang lại lại có xu hướng giảm dần.

Bảng 2 tóm tắt kết quả ước lượng mô hình phi tuyến với các một số biến giả phản ánh những biến động lớn về kinh tế tại Việt Nam. Có 4 mô hình phi tuyến khác nhau được ước lượng để mang lại kết quả chính xác và thuyết phục hơn. Các mô hình đều cho thấy các kết quả về hệ số co giãn tương tự nhau (trung bình 0,367). Từ đó, tỉ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân tối ưu cho phúc lợi xã hội được xác định: ϕ* = αkg / (1- αkg) = 0.367/ (1-0.367) = 0.579. Điều này tương đương với tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội tối ưu là 36.3%.

Bảng 2: Mô hình phi tuyến – hồi quy bình phương nhỏ nhất phi tuyến Mô hình (5) (6) (7) (8) Ft 46.546 142.809*** 56.356** 40.514

0.356*** 0.367*** 0.370*** 0.364***

DLZ 51.477*** 58.727*** 59.797*** DLLA -53.480*** D88 -3.019*** -1.934*** D11 1.734** D1 2.033* Constant -23.197 -77.885*** -29.536** -20.098 R^2 0.732 0.5615 0.893 0.769

Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Trước năm 2010, tỷ trọng đầu tư công/tổng đầu tư xã hội là quá lớn so với mức tối ưu về mặt xã hội. Tuy nhiên, ngay sau năm 2011, tỷ trọng này trên thực tế lại giảm xuống quá nhanh, dưới mức tối ưu trong giai đoạn nghiên cứu, trong khi chất lượng đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng chưa được cải thiện, dẫn đến quá trình suy giảm kinh tế trong những năm gần đây.

3. Đánh giá hiệu quả của đầu tư công với thực hiện các vấn đề kinh tế xã hội Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với biến giải thích là hhinc là

thu nhập bình quân của hộ gia đình hoặc tỷ lệ hô nghèo (hhpoor). Các biến phụ thuộc là pubinv và priinv lần lượt là đầu tư công và đầu tư ngoài nhà nước; pci là chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; τ biểu thị hiệu ứng cố định theo thời gian; charj là các biến số kiểm soát thể hiện đặc điểm j của chủ hộ, interj là các biến tương tác giữa biến giả vùng địa lý và biến đầu tư công và; uit là sai số của mô hình.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thực hiện hồi quy phân vị để đánh giá vai trò của đầu tư công và các biến giải thích khác đối với các nhóm thu nhập khác nhau. Vai trò tích cực của đầu tư công trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho phát triển kinh tế là không thể chối bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh đó sự đầu tư tràn lan và năng suất thấp của nó cũng gây ra những rủi ro vĩ mô nhất định.

Page 152: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

152  

Bảng 3. Kết quả hồi quy tác động của đầu tư công tới thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo Phương pháp: Dữ liệu mảng với hiệu ứng ngẫu nhiên theo tỉnh Số Thời gian: 2010 và 2012 Số tỉnh/thành phố: 63 Tổng số quan sát: 126

Biến phụ thuộc: Thu nhập bình quân Tỷ lệ hộ nghèo Biến giải thích: (1) (2) (3) (4) Hằng số 9.074*** 12.379*** 0.601*** 0.589 Đầu tư công -0.196 -0.943** -0.027 -0.024 (Đầu tư công)2 0.051* 0.000 Đầu tư ngoài nhà nước 0.322** 0.245* -0.008 -0.009 pci 0.011*** 0.012*** -0.002* -0.002* t 0.269*** 0.247*** 0.023*** 0.023*** ĐB sông Hồng -0.016 -0.008 -0.030** -0.029** Tây Bắc 0.008 0.013 0.003 0.004 Bắc Trung bộ -0.073 -0.066 -0.034 -0.033 Nam Trung bộ 0.164** 0.174** -0.073** -0.073** Tây nguyên 0.290*** 0.304*** -0.016 -0.015 Đông Nam bộ 0.245*** 0.243*** -0.106*** -0.106*** ĐB sông Mêkông 0.200*** 0.198*** -0.109*** -0.109*** R2 điều chỉnh: Thống kê DW:

0.636 1.931

0.639 1.981

0.288 1.415

0.287 1.432

Ghi chú: *, **, *** lần lượt phản ánh tham số có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán của các tác giả

Các kết quả phân tích cho thấy: (1) đầu tư công cấp tỉnh thiếu hiệu quả trong việc cải thiện thu nhập hộ gia đình và giảm đói nghèo ở địa phương; (2) đầu tư ngoài nhà nước trong khi giúp làm tăng thu nhập nhưng lại không giúp làm giảm tỷ lệ hộ nghèo; (3) sự cải thiện của các yếu tố phản ánh môi trường kinh doanh vừa làm tăng thu nhập vừa làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương; (4) cả đầu tư công và đầu tư ngoài nhà nước, đều không có tác dụng làm giảm chênh lệch giữa các nhóm thu nhập.

V. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC VÀ TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ

1. Hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho quản lý đầu tư công Cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm đẩy nhanh các nội dung tái cơ cấu đầu tư công nói chung và đổi mới phân cấp quản lý đầu tư công nói riêng.

Một số nội dung hiện có trong khuôn khổ pháp lý hiện nay cũng cần được điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả thực hiện các chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm được phân cấp ở các Bộ, ngành và địa phương.

Page 153: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

153  

Chuẩn hóa quy trình hình thành, phê duyệt, tổ chức triển khai, vận hành duy tu bảo dưỡng một dự án đầu tư công.

Hoàn hiện cơ chế pháp lý cần thiết cho việc thực hiện quản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn.

2. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển Cách làm quy hoạch hiện nay vừa làm tăng tính cục bộ của các bộ, ngành, địa

phương vừa làm giảm kỷ luật và khả năng phối hợp của trung ương. Kết quả là nguồn lực đầu tư công của quốc gia trở nên phân tán, chồng chéo, kém hiệu quả.

Đổi mới việc lập quy hoạch theo hướng: Ø Xác định rất rõ ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của đầu tư công, để từ đó có cơ sở loại bỏ những đề xuất đầu tư không thích hợp ngay từ đầu.

Ø Xác lập cân đối ưu tiên giữa quy hoạch kinh tế với quy hoạch xã hội (đặc biệt là giáo dục, y tế và môi trường).

Ø Quy hoạch phải có tính khả thi, nghĩa là những đề xuất đầu tư nhưng không có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào trong quy hoạch.

Ø Tuân thủ kỷ luật quy hoạch, nghĩa là không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu như không có luận chứng thực sự xác đáng.

Ø Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp, các ngành. Cụ thể là các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ đặc biệt, địa phương v.v. phải có đầu mối tổng hợp và phối hợp để tránh sự chồng chéo, phân tán.

Ø Cần cơ chế để thực hiện yêu cầu thẩm định độc lập với những dự án quy hoạch có vai trò quan trọng trong phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.

3. Tăng cường công tác thẩm định, đánh giá kết quả kinh tế xã hội của dự án Tập trung thẩm quyền và năng lực thẩm định dự án vào một cơ quan quản lý, tốt

nhất là Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công. Áp dụng chế độ thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho các nhóm dự án để

làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án cũng như có thể so sánh được giữa các dự án.

4. Đổi mới cơ chế lựa chọn dự án và lập kế hoạch ngân sách Cần tiếp tục tuân thủ nguyên tắc chỉ phê duyệt dự án nếu như nó có phương án bố

trí nguồn vốn đầy đủ và đáng tin cậy. Bộ Tài chính (phối hợp với các bộ ngành hữu quan) cần thẩm định chặt chẽ về khả

năng bố trí vốn, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư công quan trọng. Có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư không

đúng quy định, bố trí dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn.

Page 154: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

154  

5. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp trong đầu tư công Phân cấp nhiều hơn cho các Bộ, ngành và địa phương không có nghĩa là các cơ

quan, đơn vị này có thể phê duyệt mọi dự án. Yêu cầu về bố trí vốn theo thẩm quyền quản lý vốn nhằm tránh việc phê duyệt dự án tràn lan. Tuy nhiên, ngay cả khi các dự án bố trí đủ vốn thì vai trò điều phối ở cấp vùng và cấp toàn quốc là rất cần thiết để tránh dự án trùng lặp, đồng thời giúp từng dự án được phê duyệt sẽ mang lại tính hiệu quả ngay cả sau khi hoàn thành. Chính ở đây, Quốc hội cần thể hiện vai trò mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra các chủ trương lớn về các dự án quan trọng ở tầm quốc gia và giám sát quá trình thực hiện các dự án đó.

6. Tăng cường vai trò của các bên hữu quan trong giám sát đầu tư công Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua

việc tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công.

7. Tăng cường kỷ luật trong thực hiện các dự án đầu tư công Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án. Siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án. Tăng cường trách nhiệm với việc quản lý vận hành dự án. 8. Tăng cường hoạt động kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc Quy định đánh giá và kiểm toán dự án sau khi hoàn thành là một khâu quan trọng,

không thể tách rời của quy trình quản lý đầu tư công. Xem xét việc rút ngắn thời gian đánh giá và kiểm toán dự án để tăng hiệu lực của

các biện pháp chế tài đối với những sai phạm nếu có./.

Page 155: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

155  

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG, CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ TƯƠNG XỨNG: ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN TAM NÔNG

“NÔNG NGHIỆP – NÔNG DÂN – NÔNG THÔN”

CEO Đặng Đức Thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC)

Ủy viên BCH Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 khóa X Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 07-2008 đánh giá nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam: “Đóng vai trò chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội”.

Nhiều năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đóng vai trò trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế trước nhiều ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài. Giáo sư Michael Porter (Chuyên gia về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Đại học Harvard – Hoa Kỳ) khi được hỏi có điều gì đáng nói nhất về Việt Nam, Giáo sư đã trả lời: lao động và nông nghiệp (trả lời Đài Truyền hình Việt Nam).

A. Sơ lược tình hình ngành nông nghiệp năm 2013 Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 22-12-2013: “Sản xuất nông, lâm

nghiệp và thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng lớn của thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phía Nam làm hàng trăm nghìn hecta lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đến năng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Do đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp hơn năm trước.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 theo giá so sánh với năm 2010 ước tính đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012, bao gồm: nông nghiệp đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,47%; lâm nghiệp đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,04%; thủy sản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%.”

“Về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%” (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là 19,7%, 38,6% và 41,7%).

Thời gian qua Việt Nam đã trở thành một trong các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ và các sản phẩm thủy sản.

Page 156: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

156  

Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, đa phần nông sản xuất khẩu dưới dạng gia công, dạng thô chưa tăng giá trị, chưa có thương hiệu, không đảm bảo chất lượng…

B. Hàng loạt những câu hỏi đang chờ lời giải đáp. 1. Vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo thế giới? 2. Vì sao cần phải xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam? (Trong đó có

cây lúa Việt Nam). 3. Vì sao giá cả của nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi biến động liên tục làm

cho người chăn nuôi gánh chịu nhiều rủi ro? (Chiều hướng tăng…). 4. Vì sao người nông dân Việt Nam trồng trọt cây lúa không giàu lên trong khi

Việt Nam đang xuất khẩu lúa gạo ngày càng tăng? (Thậm chí người nông dân ngày càng có nhiều khó khăn?).

5. Vì sao nước ta đã chủ động sản xuất được phần lớn nhu cầu phân urê (cung cấp đủ cho nhu cầu); nhưng người nông dân vẫn mua phân urê với giá cao?

6. Cần làm gì để cứu ngành nông nghiệp? Giá gà bán rẻ hơn rau? Ngành chăn nuôi bế tắc? Sản xuất nông nghiệp trước nguy cơ đình đốn? Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt trong ngành cà phê… Giá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm rớt thảm hại dẫn đến người sản xuất thua lỗ?...

7. Vì sao hạt gạo Việt Nam ngày càng mất giá? (Trên thị trường thế giới) – (Hiện nay, giá gạo Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất thế giới, thậm chí còn thấp hơn cả gạo cùng loại của Ấn Độ, Pakistan…).

8. Vì sao chương trình GlobalGAP Việt phá sản từ trứng nước? (Hàng loạt chương trình phá sản).

9. Vì sao đầu tư cho nông nghiệp – nông dân, nông thông Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng phát triển? (Chỉ đáp ứng 55 – 60% yêu cầu)

10. Biện pháp đột phá nào nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào khu vực nông thôn Việt Nam? (Hiện nay đang rất hạn chế)

11. Người nông dân Việt Nam cần Nhà nước hỗ trợ gì? 12. Vì sao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm nông nghiệp

Việt Nam còn thấp? Phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng sơ chế; xuất khẩu thô chưa qua chế biến; giá trị

gia tăng rất thấp; chưa có thương hiệu; mẫu mã bao bì không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. 13. Vì sao hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm? Nông dân giảm động lực sản xuất? 14. Vì sao sản xuất nông nghiệp chưa trở thành là một trong những động lực quan

trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng bền vững? C. Các biện pháp đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn

Page 157: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

157  

Có rất nhiều công việc cần giải quyết và có rất nhiều biện pháp cần triển khai thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Tuy nhiên đề xuất cần có các biện pháp đột phá tập trung.

I. Thực hiện quy hoạch chi tiết tổng thể ruộng đất, vùng nuôi trồng Đây là một trong những biện pháp quyết định giải quyết vấn đề “Đầu ra cho nông

sản phẩm” thông qua công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu thổ nhưỡng đất đai từng vùng, miền phù hợp với sản xuất cây gì? Con gì?… Trên cơ sở công tác điều tra khoa học và tổng hợp nhu cầu sản lượng cần cho xuất khẩu, nhu cầu sử dụng nội địa, nhu cầu dự trữ an ninh lương thực quốc gia để có thể định ra quy hoạch tổng thể từng vùng, miền cho những mặt hàng nông sản phẩm chủ lực. Chú ý phân tích chất lượng đất, xây dựng bản đồ kỹ thuật hạ tầng địa chất, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ đất nông nghiệp. Quy hoạch tổng thể vùng, miền trong sản xuất nông nghiệp phải được xem là kim chỉ nam và xem là pháp lệnh để quản lý đất đai và điều hành sản xuất nông nghiệp. Hạn chế tối đa việc chuyển quyền sử dụng đất với mục đích khác mục đích sản xuất nông nghiệp.

Cần công bố công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch rừng. Chú trọng quy hoạch vùng trồng lúa, vùng trồng cà phê, vùng trồng cây cao su và những mặt hàng nông sản chủ lực…

Trong một thời gian nhất định (từ 05 năm) hoặc khi có những biến động lớn của thị trường nông sản thế giới cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch diện tích vùng sản xuất các mặt hàng chủ lực nông sản phẩm cho phù hợp.

Hiện nay luật đất đai chỉ mới quy định quyền cho thuê ruộng đất đối với hộ gia đình và cá nhân, còn đối với các công ty thì quyền này không được đề cập. Nhà nước cần bổ sung quy định: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất và kinh doanh nông sản phẩm cũng được giao ruộng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Nhà nước cần xóa bỏ chính sách hạn điền để có thể tích tụ ruộng đất, từ đó mới phát triển sản xuất hàng hóa lớn được. Cần phải gia tăng thời hạn giao đất từ 50 năm trở lên, thay vì 20 năm trước đây làm khó khăn cho việc góp vốn liên doanh bằng giá trị, quyền sử dụng đất trong thời hạn giao đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp: phải hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp chuyển sang đầu tư khu công nghiệp và dịch vụ (sân golf…). Hiện nay, nhiều nơi quy hoạch khu công nghiệp, sân golf nhưng nhiều năm bị bỏ không, không khai thác được, trong khi đất cho sử dụng sản xuất nông nghiệp thì lại thiếu. Đồng thời quy hoạch sau khi được xây dựng kỹ lưỡng sẽ phải trở thành pháp lệnh.

Cần thiết phải quy hoạch tổng thể, vùng ruộng đất, vùng nào sản xuất cây gì? Chăn nuôi con gì?

Hiện nay, bình quân mỗi hộ nông dân (với 05 nhân khẩu) ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ sở hữu 01 ha đất, đất manh mún khó thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp.

Qua tổng kết thực hiện trên khoảng 100 ha cánh đồng mẫu tại chợ mới An Giang vụ hè thu 2008, thu hoạch năng suất rất cao 09 tấn lúa/ha, (thay vì trước đây 7 đến 8 tấn/ha). Với diện tích lớn sử dụng máy móc nông nghiệp, tiết kiệm được khoảng 20% phân bón và các loại phí khác.

Trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng các số liệu hàng năm dựa trên thu hoạch từng vùng, trong sản xuất trong nước, trong xuất khẩu, sau khi cân đối dự trữ dành cho an ninh lương thực, các chuyên gia của các sở, ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Page 158: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

158  

nghiên cứu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực, đề ra quy hoạch những vùng trọng điểm cho từng sản phẩm chủ lực: cà phê, chè, tiêu, lúa,…

Tình trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tự phát, chạy theo phong trào, sản xuất tự phát theo tín hiệu thị trường ngắn hạn dẫn đến sản phẩm các mặt hàng nông sản chủ lực: lúa gạo, cà phê, tiêu, điều,… rơi vào tình trạng lúc thừa, lúc thiếu, “lúc trồng, lúc chặt bỏ”.

Để chủ động khắc phục được tình trạng này, một trong những biện pháp quan trọng quyết định là quy hoạch lại tổng thể ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất, chăn nuôi.

Đặt vấn đề quy hoạch tổng thể ruộng đất, vùng nuôi trồng không phải là vấn đề mới, nhưng cần thiết phải tổ chức lại, trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng những biến động trong thực tế nhiều năm qua. Mặt khác, cần có những biện pháp chế tài hoặc khuyến khích chặt chẽ thực hiện quy hoạch quy hoạch đất nông nghiệp như:

1. Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng chỉ cho các đơn vị, hộ sản xuất nông nghiệp vay tiền khi các hộ sản xuất này tổ chức sản xuất đúng theo quy hoạch vùng trồng trọt, chăn nuôi áp dụng gần giống như quy hoạch sử dụng đất ngành xây dựng, nơi nào đất được dùng làm nhà, nơi nào đất chỉ được xây dựng trường học, nơi nào đất chỉ được quy hoạch trồng cây xanh, công viên, nơi nào đất chỉ được chăn nuôi thủy sản…

2. Từ việc thực hiện chặt chẽ theo quy hoạch vùng sản xuất, ngành sẽ chủ động sản xuất ra số lượng nông sản phẩm có hạn, chủ động được giá đầu ra. Từ đó khắc phục tình trạng dư thừa nông sản phẩm “được mùa mất giá, được giá thì mất mùa” kể cả chủ động trong dự trữ hàng, đảm bảo an ninh lương thực.

3. Khi được hưởng chế độ vay ưu đãi, hưởng chế độ hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính phủ dành cho nông nghiệp, dành cho đầu tư máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cùng ngành ngân hàng sẽ không áp dụng chế độ hỗ trợ đối với hộ nông dân, đơn vị sản xuất nông nghiệp ở những nơi không chấp hành quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, kể cả kinh phí dành cho đào tạo nghề.

4. Rà soát lại, kiên quyết thu hồi đất nông nghiệp không sử dụng đúng theo quy hoạch. Nhất là các dự án sân golf, dự án xây dựng khu công nghiệp, đầu tư “xí đất” trong thời hạn có hiệu lực của việc triển khai thực hiện dự án nhưng chậm hoặc không triển khai.

5. Nhà nước phải gắn việc giao nhiệm vụ cho các Lãnh sự quán, các Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước, các vùng trọng điểm sản xuất và xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của nông sản trên thế giới.

Các tham tán thương mại phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm chắc những biến động về thu hoạch, về tồn kho tại các nước sở tại.

Trên cơ sở đó, cung cấp dịch vụ thông tin (có thu tiền phí dịch vụ). Định kỳ hàng quý hoặc khi có những biến động mạnh sẽ xuất bản đột xuất những bản tin đưa ra những dự báo chính xác về tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản, vật tư nguyên liệu có liên quan đến các mặt hàng chủ lực xuất nhập khẩu nông sản phẩm của Việt Nam. Từ đó các nhà kinh doanh Việt Nam có cơ sở tham khảo, tránh được những rủi ro đem đến do biến động thất thường của giá cả thế giới.

II. Giải quyết vấn đề chủ động “tiền” cho người nông dân Nhà nước có thể giải quyết vấn đề chủ động đất đai cho sản xuất quy mô lớn của người nông dân bằng cách khuyến khích thành lập càng nhiều các công ty trách nhiệm hữu hạn càng tốt; thành lập các công ty cổ phần với chức năng tổ chức sản xuất nông

Page 159: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

159  

nghiệp và kinh doanh các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp tại các địa bàn trọng điểm tại các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác… (có nghĩa là thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp). Các công ty này thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được đăng ký tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh, thành phố. Hiện nay trong thực tế đã và đang có mô hình “trang trại” và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Đây là một hình thức cấp thấp (trước khi chuyển sang mô hình công ty) nhưng cũng đạt một số hiệu quả nhất định: đã tập trung vốn (chủ động được tiền), tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn để có thể tiến hành cơ giới hóa thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp có đủ điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng. Một số địa phương đã hình thành được khu vực nông sản chuyên canh hàng hóa chủ lực: cà phê, lúa cao cấp, tiêu, điều… vùng sản xuất bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn xuất khẩu. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và thể chế hóa bằng luật pháp, tạo điều kiện cho việc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (mô hình doanh nghiệp nông nghiệp). Ví dụ mô hình một công ty sở hữu diện tích tổ chức sản xuất từ 100 hecta trở lên đến 500 hecta và hơn thế nữa tổ chức sản xuất phù hợp cho quy mô áp dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

1. Với tư cách chủ thể của một loại mô hình doanh nghiệp là “doanh nghiệp nông nghiệp” ngân hàng có thể quản lý tập trung cho doanh nghiệp vay đầu tư, thậm chí sau một thời gian xem xét hoạt động, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp nông nghiệp được vay tín chấp một phần nào, thay vì chỉ cho vay trên cơ sở có thế chấp bằng tài sản là ruộng đất.

Doanh nghiệp nông nghiệp có điều kiện tập trung nhiều người góp vốn vào (có thể góp vốn bằng tiền hoặc bằng quyền sử dụng ruộng đất…). Đồng thời doanh nghiệp có xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh từng vụ mùa hoặc từng năm; tập trung được nguồn vốn; có thể vay đầu tư ngắn hạn (vốn lưu động) để mua vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu khắc phục tình trạng người nông dân phải ứng vốn của các công ty cấp 3, cấp 4 hoặc ứng vốn của người chuyên cho vay nặng lãi tại nông thôn.

Doanh nghiệp nông nghiệp cũng có thể vay đầu tư dài hạn (10 năm – 30 năm) để mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến, hoặc đầu tư xây kho chứa lúa thành phẩm…

Các doanh nghiệp nông nghiệp chủ động được nguồn tiền với lãi suất thấp để có thể chủ động mua vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu với giá rẻ (ai bán rẻ thì mua); chủ động bán sản phẩm sau thu hoạch với giá cao (ai mua được giá thì bán), và cũng không “bán đổ, bán tháo” vì “kẹt” tiền… khắc phục được tình trạng “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.

2. Từ mô hình “doanh nghiệp nông nghiệp” (dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã nông nghiệp…) các doanh nghiệp nông nghiệp có khả năng dễ dàng tiếp cận những chính sách lãi suất kích cầu, vay ưu đãi, hoặc nhiều ưu đãi khác được triển khai từ phía Nhà nước giúp đỡ cho ngành nông nghiệp như: Chương trình tổ chức dạy nghề cho 01 triệu người nông dân hàng năm.

3. Cũng từ mô hình “doanh nghiệp nông nghiệp” các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức xây dựng thương hiệu, nâng cao trình độ quản lý, trình độ tri thức; đồng thời trên cơ sở quy mô của mình, doanh nghiệp nông nghiệp có nhiều chương trình hợp tác dễ dàng

Page 160: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

160  

với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước (thành lập các website giao lưu giữa những người sản xuất và mua bán nông sản phẩm), chủ động ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm của mình có thể trước hoặc sau khi thu hoạch sản phẩm, chủ động giải quyết được đầu ra cho nông sản phẩm.

Người nông dân trước nay hoạt động mang tính chất manh mún, riêng lẻ, khó chủ động hợp tác được. Vì vậy, nông dân và cả doanh nghiệp nông nghiệp phải thông thạo các phương tiện hiện đại (công nghệ thông tin, internet…) để có thể tiếp thị bán sản phẩm tới tận các công ty đa quốc gia…

4. Từ việc giải quyết chủ động “tiền” cho nông dân; cần xây dựng các tiêu chuẩn cho các sản phẩm để tổ chức nhiều sàn giao dịch nông sản phẩm, sàn giao dịch vật tư nông nghiệp, công khai tại các vùng trọng điểm sản xuất nông sản sản phẩm trong nước, kể cả tổ chức gọi thầu quốc tế cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu…). Trước mắt, là các sàn giao dịch cafe, gạo, cao su, rau (quả),… Thông qua các sàn giao dịch nông sản phẩm, vật tư nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp có quyền chủ động mua vật tư giá thấp nhất, cạnh tranh nhất, đồng thời bán được nông sản thành phẩm giá tốt nhất.

5. Thông qua mô hình “doanh nghiệp nông nghiệp”, giải quyết chủ động “đất đai cho sản xuất quy mô lớn” của người nông dân.

Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước cần thiết phải có từng vùng sản xuất quy mô lớn, sử dụng được hết công suất máy móc, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Phương pháp nhanh nhất, ít tốn kém nhất là kêu gọi góp vốn thành lập công ty cổ phần trên cơ sở quy ra giá trị quyền sử dụng đất ruộng…

Chỉ có trên cơ sở đó công ty, doanh nghiệp nông nghiệp mới có điều kiện vốn, nguồn nhân lực để có thể từng bước đưa công nghệ sinh học vào sản xuất, phục vụ cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành tối đa, tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý. Đây là một điểm then chốt để chủ động được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế. Cũng từ đó doanh nghiệp nông nghiệp dễ dàng sản xuất theo quy trình hiện đại đòi hỏi chất lượng cao: quy trình Global GAP, thực hiện công nghệ sản xuất sạch; từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản. Sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, làm tăng giá trị và tạo ra thương hiệu mạnh cho nông sản phẩm Việt Nam.

6. Trên cơ sở mô hình doanh nghiệp nông nghiệp, từng bước doanh nghiệp nông nghiệp tiến hành mua bảo hiểm từng vụ, từng mặt hàng nông sản phẩm của mình, đảm bảo giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh triền miên của ngành sản xuất nông sản phẩm từ nhiều năm nay.

III. Cần giảm bớt tầng lớp trung gian trong việc bán hàng thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu đến người nông dân. Nguyên nhân

Giá đầu vào của nông sản phẩm chính là giá của thức ăn gia súc, giá phân bón, thuốc trừ sâu…

Page 161: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

161  

Hàng năm nước ta phải nhập khẩu một số lượng lớn từ các nước: Mỹ, Nga, Trung Quốc, các nước Trung Đông (Quatar, Ả rập Seut)… do sản xuất trong nước không đủ cho sử dụng.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã mạnh dạn đầu tư với động thái hết sức tích cực, nhằm mục đích chủ động nguồn phân bón tại chỗ: xây dựng một số nhà máy sản xuất phân bón như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Khí điện Đạm Cà Mau, Nhà máy sản xuất DAP Đình Vũ (Hải Phòng)… từng bước giảm hướng nhập khẩu phân bón hàng năm. Tuy nhiên, hiệu quả để giảm được giá cả đầu vào của nông sản phẩm hầu như chưa có tác dụng đáng kể.

Có 02 nguyên nhân chính gây thường xuyên tăng giá đầu vào của nông sản phẩm: 1. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam thường

xuyên mua phân bón, nguyên liệu thức ăn gia súc… qua trung gian của các nước khác mà không mua trực tiếp được tận gốc những nơi có hàng

Các doanh nghiệp Việt Nam vốn ít, còn non trẻ, đa phần kinh doanh nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu… dựa trên thông tin của những công ty trung gian (của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc…), tức là mua bán dựa trên thông tin được cung cấp bởi người bán như thông tin giá cả chuẩn bị lên xuống, trữ lượng tồn kho nguyên vật liệu, phân bón của thế giới. Đây thường là những thông tin khó tin cậy chỉ có lợi cho người bán. Mặt khác, do các nhà máy sản xuất phân bón của thế giới thường có những quan hệ lâu đời về tài chính (như ứng vốn trước lấy hàng sau…) với các công ty trung gian mua bán thương mại của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… cho nên việc các công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành của Việt Nam khó mua thẳng tận gốc hàng mà đa phần phải mua qua các công ty trung gian, đa phần bị mua giá cao.

Doanh nghiệp Việt Nam còn quá mới mẻ, yếu về nhiều mặt trên thương trường quốc tế: hiện tại, hầu như chưa có đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nào củaViệt Nam đặt đơn vị của mình (văn phòng đại diện, ban kinh doanh xuất nhập khẩu…) tại những vùng sản xuất trọng điểm của nước ngoài, do đó trong mua bán ngoại thương thường rất đói thông tin, đa phần là những thông tin sai lệch, thiếu chính xác.Từ đó dẫn đến những quyết định mua hàng thường bị “hớ” giá. Và đó chính là tại sao giá nhập nguyên vật liệu, phân bón… vào Việt Nam thường cao.

Trong khi đó, mặc dù chỉ là những công ty trung gian thương mại như Mitsubishi của Nhật, Toffer của Đức, Samsung của Hàn Quốc,… lại đặt văn phòng nghiên cứu chuyên sâu rất nhiều chuyên gia, nhiều năm (vài chục năm nay) tại các vùng trọng điểm sản xuất phân bón, sản xuất lương thực trên toàn thế giới. Chính vì nguyên nhân này, mà ngành kinh doanh xuất nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu, thức ăn gia súc,… nhiều năm nay thường xuyên là ngành kinh doanh bấp bênh không ổn định, đầy rủi ro và thỉnh thoảng có những công ty bị phá sản do không nắm được thông tin: giá thế giới đang xuống mạnh, trong lúc người bán lại thông tin đang “khan hiếm hàng” dẫn đến người mua thua lỗ nặng (nhập hàng trong lúc giá cao, bên cạnh đó lại mua số lượng lớn).

Một đặc điểm khác của ngành vật tư phân bón thế giới luôn thường xuyên bị biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chủ động từ Chính phủ của các nước. Ví dụ: Trung Quốc hiện nay đang giảm thuế xuất khẩu phân bón trong nước từ 110% xuống còn 10%. Ngay lập tức toàn bộ phân bón xuất đi từ Trung Quốc giảm giá

Page 162: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

162  

mạnh gây tác động mạnh vào giá phân bón, ảnh hưởng giá phân bón thế giới xuống sâu.Trong khi đó nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam hoàn toàn bất ngờ.

Nhà nước Việt Nam giao nhiệm vụ cho các Tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước nắm thông tin để cung cấp cho Việt Nam những thông tin kinh tế không chuyên ngành, nhưng trách nhiệm được giao cũng không rõ ràng và chỉ mang tính chất tham khảo, không ràng buộc về quyền lợi vật chất. Do đó, doanh nghiệp chưa sử dụng được kênh thông tin này. Những lý do chính này đã là nguyên nhân thường xuyên đẩy giá nhập khẩu của Việt Nam cao hơn giá thế giới.

2. Người nông dân phải mua vật tư, nguyên liệu phân bón, thuốc trừ sâu… thông qua nhiều tầng nấc trung gian. Đặc điểm này làm giá đầu vào của nông sản phẩm luôn luôn cao Đa phần người nông dân không có tiền mặt để mua trực tiếp, họ không có quyền lựa chọn và mặc cả “giá đầu vào” của nông sản phẩm. Thực tế rất nhiều năm nay, người nông dân phải thường xuyên ứng tiền, ứng hàng trước vào đầu vụ của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh ngành vật tư nông nghiệp cấp 3, cấp 4 tại các tỉnh. Phần ứng trước này được cộng với lãi suất rất cao và sẽ được thu hồi dần hoặc thu dần khi người nông dân thu hoạch sản phẩm. Do đó, giá của vật tư (giá của đầu vào của nông sản phẩm) thường xuyên bị đội lên rất cao, kể cả nhiều lúc người nông dân bị “trệt” bán sản phẩm với giá rẻ để trừ nợ.

Toàn bộ chi phí vận chuyển hàng, chi phí thuộc khâu lưu thông phân phối từ các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước hoặc từ các công ty nhập khẩu từ nước ngoài thông qua từ cấp 1 đến 2, 3, 4, mọi chi phí đều cộng lại vào giá bán cho người nông dân gánh chịu hết. Đó là chưa kể những lúc khan hiếm hàng do hàng nhập về chưa kịp, nhà máy sản xuất phân bón trong nước không còn hàng tồn kho. Vì lợi nhuận, các công ty trung gian đẩy giá lên cao, làm thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Ngay cả hiện nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Cà Mau; vì là công ty cổ phần (bộ máy bán hàng chia thành 5 công ty con) với số lượng rất đông nhân viên, khi hàng đến người nông dân đa phần phải mua với giá cao; tăng giá thành và giảm lợi nhuận của người nông dân.

IV. Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư công, chú trọng đầu tư tương xứng cho nông nghiệp

Chiến lược phát triển kinh tế căn cứ trên nguồn lực (trong đó, kể cả nguồn vốn vay dài hạn hoặc mời được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam).

Căn cứ vào thế mạnh của quốc gia xác định tỷ lệ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế biến (phục vụ nông nghiệp); đầu tư cho hệ thống kho tàng, biển cảng (phục vụ xuất khẩu nông nghiệp); đầu tư cho hệ thống đường giao thông nông thôn (trong đó ưu tiên tập trung đầu tư cho giao thông phục vụ xuất nhập khẩu)…

Tỷ lệ đầu tư đề nghị (trên toàn ngành) 30-35% đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp… thay vì từ trước tới nay chỉ dưới 20% trên tổng mức chi đầu tư công cả nước hàng năm.

Biện pháp khắc phục a. Nhà Nước cần đặt nặng trách nhiệm của các Tham tán thương mại kinh tế của

Việt Nam tại các nước có vùng kinh tế sản xuất trọng điểm.

Page 163: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

163  

Bên cạnh đó, nên có cơ chế thoáng cho các tham tán thương mại cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu trên cơ sở có qui định thu tiền dịch vụ cung cấp thông tin. Cần có quy chế giá cả dịch vụ rõ ràng, minh bạch.

b. Tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu mở văn phòng, trạm đại diện hoặc thành lập các công ty con tại nước ngoài, tạo cơ chế trong việc chuyển tiền trong giao thương, sử dụng trong kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hướng đến sự phát triển bền vững. Hiện nay, việc chuyển tiền ngoại tệ qua lại phục vụ cho phát triển kinh doanh thương mại rất khó khăn do quá nhiều thủ tục phải xét duyệt.

c. Cần củng cố Hiệp hội phân bón mạnh. d. Nghiên cứu ký kết các hợp đồng dài hạn với các nhà máy cung cấp phân bón để

đảm bảo nguồn cung cấp và giá ưu đãi so với giá mua hàng từng chuyến. Trên cơ sở đó phối hợp các ngành chuyên môn của Bộ Công Thương tham dự hoặc

tổ chức mời “Đấu thầu ngắn hạn giao hàng phân bón có ấn định số lượng – thời gian giao hàng cụ thể” như nhiều nơi trên thế giới mở thầu thường xuyên. Trên cơ sở đó giá thành nhập khẩu sẽ có được giá tốt, giảm được phí qua trung gian.

e. Tổ chức những chợ (sàn giao dịch phân bón) phân bón giao dịch nông sản phẩm (thành phẩm) tại những vùng trọng điểm sản xuất lúa, nông sản.

Qua đó đấu giá và bán công khai mang tính cạnh tranh sản phẩm nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp, nông sản phẩm chế biến và nông sản phẩm sau thu hoạch.

f. Có cơ chế giải quyết cho người nông dân chủ động khâu “tiền” để từ đó có thể chủ động lựa chọn mua vật tư nông nghiệp giá tốt, bán sản phẩm thu hoạch được của mình cùng với giá tốt nhất.

g. Nhà nước giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cụ thể mức đầu tư công tương xứng vào ngành nông nghiệp.

V. KẾT LUẬN Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân, vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông

thôn, nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhất là trong thời kỳ biến đổi khí hậu thế giới ngày càng tăng. Nông nghiệp Việt Nam góp nguồn thu ngoại tệ lớn; góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tất cả những điều quan trọng trên nói lên sự cần thiết Nhà nước cần tập trung đột phá phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn./.

Page 164: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

164  

TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ70

GS. Trần Thọ Đạt và các cộng sự71

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng để đánh giá kết quả

tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam theo Đề án 254. Kết quả cho thấy, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định trong quá trình tái cơ cấu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tuy nhiên các kết quả của quá trình tái cơ cấu là khá hạn chế và thiếu tính dài hạn, nhiều mục tiêu tái cơ cấu không đạt như xử lý triệt để nợ xấu, sở hữu chéo, cải thiện quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất làm quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam còn chậm và chưa đạt kết quả như kỳ vọng là do còn thiếu một cách tiếp cận tổng hợp xử lý tổng thể các vấn đề của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là còn thiếu một khung khổ pháp lý mang tính hệ thống cho thực hiện quá trình tái cơ cấu trong bối cảnh tái cơ cầu kinh tế.

Từ khóa: tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam, ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề án 254.

1. Kết quả thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2014 1.1. Những thành công

Thứ nhất, về cơ bản đã kiểm soát được tình hình của các NHTM cổ phần yếu kém. Khả năng chi trả của các ngân hàng này đã được cải thiện đáng kể, tài sản của Nhà nước và quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm soát, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; không để xảy ra các đợt rút tiền hàng loạt ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt ở một số NHTM cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.

Thứ hai, từng bước giảm bớt số lượng các NHTM thông qua cơ cấu lại. Trong số 9 NHTMCP yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại. Trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 01 ngân hàng còn lại. Hiện nay, các ngân hàng này đang tích cực triển khai các giải pháp cơ 70 Bài viết tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu về “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế” trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” của Ủy ban Kinh tế do UNDP tài trợ. 71Nhóm tác giả gồm GS. Trần Thọ Đạt, TS. Đặng Ngọc Đức, TS. Nguyễn Đức Hiển và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Page 165: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

165  

cấu lại theo đúng phương án được duyệt. Một số NHTMCP yếu kém được xác định trong năm 2013 đang được NHNN áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo xây dựng phương án tái cơ cấu. Đến nay, số lượng NHTMCP giảm bớt 5 ngân hàng qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất (Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phương Tây, Đại Á).

Thứ ba, chất lượng hoạt động của các NHTM đã được cơ cấu lại có một số chuyển biến tích cực. Cho đến nay, tất cả các phương án cơ cấu lại NHTM cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Sau khi sáp nhập, hợp nhất hoặc phương án cơ cấu lại được NHNN chấp thuận, các ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN. Đối với các ngân hàng không thuộc diện yếu kém bắt buộc phải tái cơ cấu đã triển khai các giải pháp cơ cấu lại, xử lý nợ xấu; tập trung củng cố, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và tăng cường năng lực tài chính, quản trị, hoạt động và năng lực cạnh tranh. Một số ngân hàng đang thực hiện sáp nhập, mua lại TCTD khác để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh.

Thứ tư, đã bước đầu thực hiện sắp xếp lại các TCTD phi ngân hàng và Quỹ Tín dụng Nhân dân. NHNN đã chỉ đạo xây dựng và trình NHNN phương án cơ cấu lại, đồng thời đề nghị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cơ cấu lại các TCTD này. Hiện nay, đa số các TCTD phi ngân hàng đã trình hoặc đang hoàn thiện phương án để trình NHNN phê duyệt. Năm 2013, có 02 công ty tài chính đã được hợp nhất, mua lại với 02 NHTM, giải thể, rút giấy phép 01 công ty cho thuê tài chính và 01 công ty tài chính đã được NHNN ủng hộ chủ trương bán lại cho tổ chức khác. Một số TCTD phi ngân hàng quá yếu kém, chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích đem lại từ việc duy trì hoạt động, NHNN đang rà soát, đánh giá và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý thông qua giải thể, phá sản.Một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước đang trong quá trình đàm phán bán lại công ty tài chính cho nhà đầu tư khác. Những TCTD phi ngân hàng hoạt động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại theo Quyết định số 254/QĐ-TTg để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đối với quỹ tín dụng nhân dân, Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) Trung ương đã hoàn thành việc chuyển mô hình hoạt động thành Ngân hàng Hợp tác xã nhằm thực hiện tốt mục tiêu liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND, góp phần giúp các QTDND cơ sở hoạt động hiệu quả theo nguyên tắc hợp tác xã.

Thứ năm, tăng cường năng lực tài chính đối với các TCTD.Năng lực tài chính của hệ thống từng bước được lành mạnh thông qua tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các TCTD vẫn nỗ lực cải thiện năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động. Năm 2012, vốn điều lệ toàn hệ thống tăng 11,29% và đến cuối năm 2013 vốn điều lệ của toàn hệ thống là 423,98 nghìn tỷ đồng, tăng 31,8 nghìn tỷ đồng (8,12%) so với cuối năm 2012.

Bên cạnh đó, ngày 31/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt 02 Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC). Ngoài ra, để triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu quy định tại Quyết định số 843, gắn với các giải pháp tổng thể cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Đề án 254, NHNN đã

Page 166: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

166  

trình và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 363/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD”.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã ban hành và gửi NHNN kế hoạch xử lý nợ xấu đến 2015; đồng thời, các TCTD đã và đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong khả năng tài chính của mình, song song với việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các khách hàng. Về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC, mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, còn thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất nhưng kết quả đạt được bước đầu của VAMC có vai trò quan trọng và tạo nền tảng cho việc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đặc biệt là tạo được niềm tin về tính khả thi của một công cụ xử lý nợ xấu rất đặc thù. Tính đến hết tháng 8/2014, VAMC báo cáo đã mua được 59.511 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với các NHTM báo cáo đã tự xử lý thêm được 20.000 tỷ đồng so với 12/2013 VND, nâng tổng số nợ xấu được xử lý khoảng 105.000 tỷ đồng.Kết quả bước đầu đạt được là nợ xấu đã được kiềm chế và có xu hướng giảm; các giải pháp xử lý nợ xấu phát huy tác dụng ngay trong thời gian qua chủ yếu xuất phát là từ sự nỗ lực, quyết liệt của ngành Ngân hàng, trong khi nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm triển khai các giải pháp xử lý xử lý nợ xấu được giao trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai có kết quả các giải pháp xử lý nợ xấu theo phân công tại Quyết định số 843 trong khi vẫn bảo đảm tiếp tục tái cơ cấu, tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và ngân hàng, nâng cao và trò và hiệu quả quản lý nhà được, chỉ đạo, điều hành của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD: Ngoài các văn bản liên quan tới hoạt động của VAMC, để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại các TCTD và bảo đảm cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh, Chính phủ và NHNN đã ban hành các văn bản như: Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 01/2013/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt; Các Thông tư của NHNN bao gồm các quy định về phân loại nợ, trích lậpvà sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013); kiểm soát, toán độc lập, cấp phép; quản lý mạng lưới; niêm yết cổ phiếu của các TCTD trên thị trường chứng khoán; ngân hàng hợp tác xã; mua, bán nợ xấu; kiểm soát đặc biệt TCTD, v.v...

Ngoài ra, NHNN đang khẩn trương hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; ủy thác, nhận ủy thác, quy định về quản lý rủi ro của các TCTD.

1.2. Phân tích định tính kết quả tái cơ cấu

Page 167: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

167  

Tính đến 30/6/2014, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 1 NHTM nhà nước (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), 37 ngân hàng TMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 1 ngân hàng chính sách và 1 ngân hàng hợp tác xã. Với tổng số lượng là 38 ngân hàng, các ngân hàng thương mại đang đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và là đối tượng chính của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015. Do vậy, phần nghiên cứu đánh giá kết quả của hệ thống ngân hàng trước và sau tái cấu trúc cũng sẽ tập trung vào các ngân hàng thương mại nói trên.

1.2.1. Tác động của tái cơ cấu đến sự phát triển tài chính Một trong những mục tiêu chính của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại là phát

triển hệ thống tài chính quốc gia. Ngoài ra, việc tái cấu trúc cũng giúp đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các ngân hàng và cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng đó.Vì vậy, nghiên cứu này sẽ xem xét sự phát triển tài chính toàn diện trên những khía cạnh: (1) Tăng trưởng tài chính; (2) Sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng; (3) Khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng.

• Tăng trưởng tài chính (financial deepening): Khi đánh giá tăng trưởng tài chính, Shaw (1973) lần lượt quan sát các góc độ: Quy mô

ngành ngân hàng, huy động tiết kiệm, sự kích thích cho tiết kiệm dài hạn, sự cải thiện trong lưu chuyển tiền tệ đối với hệ thống ngân hàng. Đối với trường hợp của Việt Nam, nhóm nghiên cứu áp dụng các chỉ tiêu sau đây để phân tích những thay đổi của hệ thống ngân hàng:

(1) Các tỷ lệ M2/GDP, tín dụng cá nhân/GDP đại diện cho quy mô của ngành ngân hàng (2) Tỷ lệ M1/M2được sử dụng như một phương pháp đo lưởng truyền thống của huy động tiết kiệm. Trong đó: M1: bằng tổng lượng tiền mặt (M0) và tiền mà các ngân hàng thương

mại gửi tại ngân hàng trung ương; M2: bằng M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Quy mô ngành ngân hàng

Tăng trưởng về quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam từ năm 2008 đến 2013 không ổn định theo thời gian. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, quy mô ngành ngân hàng liên tục tăng. Cụ thể, năm 2008, chỉ số M2/GDP và tín dụng cá nhân/GDP năm 2008 lần lượt là 0,86 và 1,08. Sang năm 2010, M2 và tín dụng cá nhân đã gấp 1, 16 và 1,27 lần GDP. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2011, quy mô ngành ngân hàng có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, đến cuối năm 2012, tỷ lệ M2/GDP và tín dụng cá nhân/GDP chỉ còn 0,95 và 1,13, cao hơn năm 2008 nhưng thấp hơn 2009. Năm 2013, quy mô ngành ngân hàng đã tăng trưởng trở lại, M2/GDP đạt 0,97 lần và tín dụng cá nhân/GDP đạt 1,21 lần.

Như vậy, sau một thời gian phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng những năm 2008 – 2010, từ năm 2011, hệ thống ngân hàng bắt đầu thu hẹp quy mô cùng với những thương vụ mua bán, sáp nhập của quá trình tái cơ cấu, tập trung chủ yếu vào năm 2012. Đến cuối năm 2013, hệ thống ngân hàng dần đi vào ổn định và quy mô tăng trưởng trở lại.

- Huy động tiết kiệm Các dữ liệu thống kê ngành ngân hàng cho thấy tỷ lệ huy động tiết kiệm giảm dần

qua các năm. Sự suy giảm tỷ lệ huy động tiết kiệm cũng không đồng nhất qua các năm. Đặc

Page 168: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

168  

biệt, trong hai năm 2009 và 2010, tỷ lệ huy động tiết kiệm giảm mạnh, chỉ số M1/M2 năm 2008 là 1,01 đã giảm xuống còn 0,27 vào cuối năm 2010. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong giai đoạn 2009 – 2010, lãi suất cơ bản liên tục được giảm xuống, các ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng thay vì tăng trưởng huy động tiết kiệm.

Tuy nhiên, bắt đầu từ 2011, với chính sách ổn định kinh tế cùng các biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tỷ lệ huy động tiết kiệm M1/M2 đã duy trì ở mức 0,25 năm 2011 và 0,24 năm 2012.

• Sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng Sự cạnh tranh cũng là một trong những điều kiện để nền kinh tế phát triển. Nhóm

nghiên cứu tiến hành so sánh sự cạnh tranh của ngân hàng trước và sau quá trình tái cấu trúc qua thước đo “mức độ tập trung tài sản” (tiền gửi). Mức độ tập trung tài sản là tỷ lệ nắm giữ tổng tiền gửi của nhóm 5 ngân hàng đứng đầu (Barth, Caprio, Levine, 2001) qua các năm. Nếu tỷ lệ này ngày càng giảm đi chứng tỏ sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gia tăng và ngược lại. Để đo lường sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng, nghiên cứu thu thập dữ liệu 5 ngân hàng TMCP không bị mua bán, sáp nhập giai đoạn 2011 - 2013 và luôn nằm trong top các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất là: ACB, BIDV, Vietinbank, MBBank và Vietcombank. Tỷ lệ nắm giữ tiền gửi của 5 NHTM này so với tổng tiền gửi của toàn bộ hệ thống các NHTM như sau:

Bảng 1.1: Tỷ lệ nắm giữ tiền gửi của 5 NHTM lớn nhất so với tổng tiền gửi của hệ thống các NHTM giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

%Tổng tiền gửi của 5 NHTMCP lớn nhất / Tổng

tiền gửi của tất cả các NHTM

46.06% 42.84% 42.64% 43.96% 40.82% 40.13%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Như vậy, trong 6 năm từ 2008 đến 2013, tổng tiền gửi tại toàn bộ hệ thống các

NHTM và tổng tiền gửi tại 5 ngân hàng TMCP lớn nhất đều liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, có thể nhận thấy mức độ cạnh tranh đang ngày càng tăng lên, đặc biệt trong hai năm 2012 và 2013. Cụ thể, tỷ lệ nắm giữ tiền gửi của 5 ngân hàng TMCP lớn nhất so với cả hệ thống các NHTM từ 46,6% năm 2008 xuống chỉ còn 42,64% năm 2010 và đạt 40,13% năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt để nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển.

• Khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng Các chỉ số của khả năng sinh lợi, bao gồm ROA, ROE là những chỉ số quan trọng

để đánh giá khả năng cải thiện sau tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng (Xiaoqing và Shelagh Heffernan, 2005). Kết quả ROA và ROE cho thấy sự khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng đạt mức cao nhất vào năm 2009, khi hệ thống ngân hàng thương mại bùng nổ, tăng trưởng tín dụng đạt mức cao. Tỷ lệ ROA và ROE giữ ổn định trong hai năm

Page 169: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

169  

tiếp theo là 2010 và 2011. Mặc dù vậy, sang đến năm 2012, khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại sụt giảm nghiêm trọng. ROE từ 12,87% năm 2011 chỉ còn 6,55% năm 2012 (giảm 49%). Tương tự, ROA năm 2012 cũng giảm gần một nửa so với năm 2011. Kết quả này phản ánh chính xác thực tế khi kể từ năm 2011, ngành ngân hàng bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Sang năm 2013, nhờ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu với những biện pháp cứng rắn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cùng những thương vụ mua bán, sáp nhập xử lý những ngân hàng yếu kém, khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực.

1.2.2. Tác động của tái cấu trúc đến kết quả hoạt động của các NHTM Trong phần này, nghiên cứu phân tích các chỉ số dựa trên nền tảng các tiêu chí của

CAMEL (Capital adequacy, Assets quality, Management efficiency, Earnings performances, Liquidity) cho từng nhóm trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Trong các tiêu chí của CAMEL, các chỉ số được lựa chọn như sau:Để đánh giá Độ an toàn vốn (Capital Adequacy) của các ngân hàng, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ CAR được xác định như trong Basel II.Với chất lượng tài sản (Assets quality), tỷ lệ phần trăm của nợ xấu là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chỉ tiêu này.Đối với hiệu quả quản lý (Management efficiency), tỷ lệ được sử dụng cho từng nhóm ngân hàng để so sánh qua các năm là tỷ lệ chi tiêu/thu nhập.Kết quả hoạt động (Earnings performance) được đo lường thông qua các chỉ số ROA, ROE và NIE (Net interest earnings - thu nhập ròng từ lãi suất cho vay).Cuối cùng, tính thanh khoản (Liquidity) được xác định bởi tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao/các khoản tiền gửi của nhóm ngân hàng được đánh giá.

Nghiên cứu tiến hành đánh giá hai nhóm ngân hàng chính sau: (1) Nhóm 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam và không bị mua bán, sáp nhập giai đoạn 2011 - 2013 ; (2) Nhóm các ngân hàng bị mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013.

• Nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất (theo tổng tài sản) Như đã đề cập ở phần xác định tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất gồm: ACB, BIDV, Vietinbank, MBBank và Vietcombank. Trước hết, về độ an toàn vốn, hệ số CAR của 5 ngân hàng trên tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2011, suy giảm ở năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013. So với giai đoạn trước quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, độ an toàn vốn của nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất đã tăng lên đáng kể. Thực tế, hệ số CAR của nhóm ngân hàng này được nâng lên sau khi thông tư 13/2010/TT-NHNN được ban hành ngày 20/8/2010 thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tư 13 là tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9 %. Mặc dù trước đó, hệ số CAR bình quân của nhóm ngân hàng này xấp xỉ 10%, các ngân hàng vẫn tăng hệ số CAR lên mức an toàn.

Bảng 1.2: Hệ số CAR bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2009 - 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Page 170: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

170  

CAR 9.94% 9.91% 12.74% 11.29% 11.73%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Tiếp theo, về chất lượng tài sản được xác định bởi tỷ lệ nợ xấu, số liệu tổng hợp từ

các báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm xuống trong giai đoạn 2008 – 2010 và tăng lên trong ba năm tiếp theo. Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng

tài sản) giai đoạn 2008 – 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ nợ xấu 2.54% 1.79% 1.71% 1.75% 2.05% 2.18%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Trong ba năm 2008 – 2010, ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ cùng sự tăng

trưởng liên tục của nền kinh tế. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp hoạt động tốt, khiến các khoản vay nhanh chóng được thu hồi và làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, nền kinh tế suy thoái đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp này không trả được nợ, tạo ra nhiều nợ xấu cho ngân hàng. Đồng thời, trong giai đoạn 2009, 2010, các ngân hàng giảm lãi suất tối đa, cho vay ồ ạt cũng là một lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, về hiệu quả quản lý, tỷ lệ chi tiêu/thu nhập tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2012 và giảm nhẹ năm 2013. Như vậy, trong 5 năm liên tiếp, hiệu quả quản lý của 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất liên tục bị suy giảm, với chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập đạt được. Sang năm 2013, hiệu quả quản lý đã có dấu hiệu được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ chi tiêu/thu nhập vẫn ở mức cao. Bảng 1.4: Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất

(theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 – 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chi tiêu/Thu nhập 0.400 0.417 0.413 0.414 0.459 0.454

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Thứ tư, về kết quả hoạt động, các chỉ số ROA và ROE của 5 ngân hàng TMCP có

tổng tài sản lớn nhất giảm dần từ 2008 đến 2013, đặc biệt giảm mạnh trong 2012 và 2013. Đối với thu nhập thuần từ lãi vay, chỉ tiêu NIE tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011 và giảm dần trong hai năm 2012, 2013. Các kết quả này phản ánh khá rõ những khó khăn chung của ngành ngân hàng và của nền kinh tế, khi trong 2012 và 2013, nền kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không trả được nợ cho ngân hàng khiến các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro và giảm đáng kể lợi nhuận.

Page 171: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

171  

Bảng 1.5: Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) bình quân, hệ số sinh lợi trên vốn CSH (ROE) bình quân và thu nhập thuần từ lãi vay (NIE) bình quân của nhóm 5

ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROE 0.1842 0.1952 0.1897 0.1972 0.1307 0.1104

ROA 0.0131 0.0129 0.0121 0.0119 0.0094 0.0089

NIE (tỷ VNĐ) 4,839.63 5,209.57 7,431.73 11,387.73 11,208.27 10,704.11

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Cuối cùng, tính thanh khoản của các ngân hàng trong nhóm 5 ngân hàng TMCP có

tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP cũng giảm dần theo thời gian. Cụ thể, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao/tổng tiền gửi từ 5% năm 2008 chỉ còn 2,1% năm 2013, có nghĩa là tỷ lệ này đã giảm hơn một nửa trong vòng 6 năm.

Bảng 1.6: Chỉ số thanh khoản bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng tiền gửi 0.050 0.036 0.043 0.031 0.027 0.021

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Nhìn chung, xét theo các tiêu chí của CAMEL, 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản

lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam không nhận được những sự thay đổi khả quan từ quá trình tái cơ cấu. Trên các khía cạnh: chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý, kết quả hoạt động và tính thanh khoản, 5 ngân hàng này đều có kết quả giảm sút so với giai đoạn trước tái cơ cấu (2008 – 2010). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do những khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng bắt đầu từ năm 2011 đã kéo theo những khó khăn cho các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP này.

• Nhóm các ngân hàng TMCP thực hiện mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013 Trong giai đoạn 2011 – 2013, các ngân hàng thương mại yếu kém đã bị khoanh

vùng và lần lượt được tiến hành các thương vụ mua bán, sáp nhập hoặc được NHNN phê duyệt cho tự tái cấu trúc. Trong phần này, nhóm nghiên cứu phân tích các chỉ số CAMEL của nhóm các ngân hàng được mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cơ cấu sau: HDBank, LienVietpostbank, Navibank, PVcombank, SCB, SHB và Tienphongbank.

Đầu tiên, về độ an toàn vốn, hệ số CAR trung bình của bảy ngân hàng trong nhóm được tái cấu trúc tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2012 và giảm mạnh năm 2013. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình sáp nhập của một số ngân hàng khỏe mạnh vào các

Page 172: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

172  

ngân hàng yếu kém (ba ngân hàng yếu kém là ngân hàng TMCP SCB, ngân hàng TMCP Đệ Nhất và ngân hàng TMCP Tín Nghĩa sáp nhập với nhau thành SCB cuối năm 2011, Habubank sáp nhập vào SHB cuối năm 2012, DaiA Bank sáp nhập vào HDBank cuối năm 2013), khiến mức tăng của tài sản đã điều chỉnh rủi ro cao hơn so với mức tăng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2, từ đó dẫn đến giá trị hệ số CAR giảm sút dù vẫn ở mức bảo đảm.

Bảng 1.7: Hệ số CAR bình quân của của nhóm các ngân hàng TMCPđược tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

CAR 14.2% 12.7% 17.9% 19.5% 14.0%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Thứ hai, chất lượng tài sản được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu bình quân của bày ngân

hàng được phân tích tăng lên vào năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. So với 2011, tỷ lệ nợ xấu của bảy ngân hàng trong nhóm được tái cơ cấu tăng lên gấp đối trong năm 2012. Trước khi tái cơ cấu, các ngân hàng được sáp nhập vào SHB và SCB đều là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức báo động. Do vậy sau khi diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập vào cuối năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB và SCB tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2013, các ngân hàng hậu sáp nhập đã cơ cấu lại tổ chức, xử lý nợ xấu thành công, khiến tỷ lệ nợ xấu trung bình của bảy ngân hàng này giảm xuống chỉ còn 3,48%, tức là giảm 1,19% so với năm 2012. Bảng 1.8: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc

giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ nợ xấu 1.63% 1.54% 3.04% 2.34% 4.67% 3.48%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Xét trên khía cạnh hiệu quả quản lý, tỷ lệ chi tiêu/thu nhập của 7 ngân hàng được tái

cấu trúc tăng lên đột ngột trong 2 năm liên tiếp 2011 - 2012 và giảm mạnh vào năm 2013. Trên thực tế, cả chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động của bảy ngân hàng này giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tốc độ giảm của thu nhập nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản chi, từ đó dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ chi tiêu/thu nhập giai đoạn 2009 – 2012, đặc biệt là năm 2012 khi chi tiêu đã vượt quá thu nhập. Sang năm 2013, do những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc ngân hàng, chi tiêu bình quân của bảy ngân hàng này đã giảm xuống đáng kể, khiến cho tốc độ giảm của chi tiêu lớn hơn tốc độ giảm của thu nhập.

Bảng 1.9: Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Chi tiêu/Thu nhập 45.10% 37.61% 45.47% 76.29% 107.83% 69.23%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Page 173: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

173  

Thứ tư, về kết quả hoạt động, các chỉ số ROE và ROA đều đạt mức cao nhất năm 2009, sau đó giảm dần qua các năm 2010, 2011 và 2012. Đặc biệt, ROE và ROA bình quân của 7 ngân hàng năm 2012 chỉ lần lượt bằng 26% và 23% so với ROE và ROA của năm 2009. Đối với số liệu về thu nhập thuẩn từ lãi suất, mặc dù các con số liên tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại trong hai năm 2012 và 2013. Như vậy, các chỉ số trên đã phản ánh chính xác những tác động của suy thoái kinh tế cùng với quá trình mua bán, sáp nhập và tự tái cơ cấu năm 2011 và 2012 đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Sang đến năm 2013, hoạt động tái cấu trúc của các ngân hàng đã dần đi vào ổn định, khiến kết quả hoạt động của các ngân hàng này dần được hồi phục, ROE và ROA năm 2013 đều đạt gấp đôi số liệu năm 2012. Bảng 1.10: Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) bình quân, hệ số sinh lợi trên vốn CSH (ROE) bình quân và thu nhập thuần từ lãi vay (NIE) bình quân của nhóm các

ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROE 0.0740 0.1054 0.0935 0.0740 0.0277 0.0425

ROA 0.0168 0.0124 0.0092 0.0072 0.0029 0.0040

NIE (tỷ VNĐ) 379.90 412.97 610.21 990.14 1,155.51 1,310.03

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính Tiêu chí cuối cùng của CAMEL đánh giá tính thanh khoản của nhóm các ngân

hàng tái cấu trúc được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.11: Chỉ số thanh khoản bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái

cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng tiền gửi 0.105 0.053 0.049 0.031 0.023 0.014

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính So với những thay đổi tích cực các tiêu chí khác, tiêu chí tính thanh khoản chưa có

sự cải thiện sau quá trình tái cấu trúc. Giá trị bình quân của tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao và tổng tiền gửi của bảy ngân hàng trong nhóm tái cấu trúc giảm dần qua các năm. Trong vòng 6 năm, tỷ lệ này đã giảm 7,5 lần (10,5% năm 2008 và 1,4% năm 2013).

Tóm lại, kể từ năm 2011 đến nay, hoạt động của các ngân hàng TMCP trong nhóm được tái cơ cấu đã có những biến chuyển tích cực như giảm tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả quản lý và kết quả hoạt động bước đầu đã được cải thiện. Trong khi đó, các ngân hàng này vẫn cần rất nhiều nỗ lực để duy trì tỷ lệ an toàn vốn và đưa tính thanh khoản lên mức cao hơn.

Từ hai nhóm ngân hàng được nghiên cứu: nhóm 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất và không trải qua mua bán, sáp nhập hay tự tái cơ cấu; và nhóm 7 ngân hàng bị mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013, các kết quả cho thấy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có tác động khác nhau đến những nhóm ngân hàng khác

Page 174: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

174  

nhau. Cụ thể, quá trình tái cấu trúc không có ảnh hưởng rõ rệt đối với các ngân hàng có quy mô lớn, đang chiếm lĩnh thị trường và không bị tái cơ cấu, trong khi các ngân hàng vừa trải qua tái cơ cấu trực tiếp lại có được những kết quả tích cực trong năm 2013.

1.3. Phân tích định lượng kết quả tái cơ cấu Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu phi

tham số DEA để tính toán hiệu quả về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của bảy ngân hàng trước khi tái cấu trúc hoặc tự tái cấu trúc (năm 2011) và sau khi thực hiện tái cấu trúc (năm 2013), từ đó rút ra nhận xét về kết quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc tại những ngân hàng này. Bảy ngân hàng được phân tích gồm có: NHTMCP phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank), NHTMCP LienVietPostBank, NHTMCP Nam Việt (NaviBank), NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank), NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). NHTMCP Tiên Phong (TPBank), NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Bảy ngân hàng này chính là bảy thực thể ra quyết định (DMUs) trong mô hình. Đối với hiệu quả về lợi nhuận, các chỉ tiêu đầu vào là chi phí từ lãi vay và chi phí hoạt động, các chỉ tiêu đầu ra lần lượt là thu nhập từ lãi vay và thu nhập hoạt động (số liệu chi tiết xem phần phụ lục). Đối với hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu đầu vào là tiền thanh toán cho nhân viên và nhà cung cấp, các chỉ tiêu đầu ra được sử dụng để phân tích là tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng.

Sử dụng phần mềm MaxDEA 6.2 chạy mô hình phân tích bao dữ liệu phi tham số DEA, nhóm nghiên cứu thu được các kết quả đánh giá hiệu quả về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của 7 ngân hàng như sau:

a. Hiệu quả về lợi nhuận (profit efficiency) Bảng 1.12: Kết quả mô hình DEA đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của ngân hàng

trước và sau tái cấu trúc

STT Ngân hàng Hiệu quả về lợi nhuận 2011 Hiệu quả về lợi nhuận 2013

1 HDBank 1.00000 0.93978

2 Lienvietpostbank 1.00000 1.00000

3 Navibank 0.95397 0.81332

4 PVcombank 0.67122 n/a

5 SHB Bank 0.93006 0.95855

6 TPBank 0.63192 0.99266

7 Vietinbank 1.00000 1.00000

Như vậy, kết quả chạy mô hình DEA đã cho thấy sự thay đổi hiệu quả về lợi nhuận của các ngân hàng liên quan đến mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013.

Đầu tiên, đối với ngân hàng HDBank, hiệu quả lợi nhuận sụt giảm sau khi tiến hành sáp nhập DaiABank. Sự thay đổi này có thể được giải thích như sau: Trước M&A, HDBank là ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh và không bị xét vào nhóm ngân hàng yếu kém. Ngược lại, DaiABank lại là ngân hàng có quy mô nhỏ và hoạt động mang

Page 175: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

175  

tính chất địa phương với tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng. Do vậy, sau khi DaiABank sáp nhập, HDBank phải gánh tỷ lệ nợ xấu khá lớn (hơn 5%) của DaiABank, khiến cho mức độ hiệu quả lợi nhuận của HDB bị giảm từ 1 điểm năm 2011 xuống 0,93 điểm năm 2013.

Ngoài HDBank, ngân hàng thứ hai cũng bị suy giảm hiệu quả lợi nhuận sau tái cơ cấu là Navibank. Khác với HDBank, Navibank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tự tái cấu trúc. Tuy nhiên, kết quả mô hình DEA cho thấy quá trình tự tái cấu trúc của Navibank đã không tạo được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, so với năm 2011, hiệu quả lợi nhuận của Navibank năm 2013 đã bị giảm tới 0,14 điểm. Kết quả này khá tương đồng với kết quả thu thập được từ báo cáo tài chính của Navibank, khi đến 31/12/2013 trong cơ cấu tài sản có của Navibank có tới hơn 3.100 tỷ đồng các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu, trong đó các khoản lãi và phí phải thu tăng mạnh từ 1.325 tỷ đồng đầu năm 2013 lên tới hơn 2.231 tỷ đồng cuối 2013.

Đối với ngân hàng LienVietPostBank và Vietinbank, cả trước và sau quá trình mua bán, sáp nhập, hai ngân hàng này đều đạt mức hiệu quả lợi nhuận bằng 1. Thực tế, LienVietPostBank được sáp nhập từ hai tổ chức tín dụng có tình hình tài chính lành mạnh. Tương tự, trước khi bán cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, VietinBank cũng không nằm trong nhóm các ngân hàng bị khoanh vùng yếu kém. Chính vì vậy, cho dù có sự thay đổi về sở hữu, hai ngân hàng LienVietpostbank và Vietinbank đều không gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu quả về lợi nhuận.

Cuối cùng, kết quả mô hình DEA cho thấy sự chuyển biến tích cực về hiệu quả lợi nhuận của PVcombank, SHB và TPBank sau tái cấu trúc. Sau khi hợp nhất PVFC và Westernbank, hiệu quả về lợi nhuận của PVcombank có sự thay đổi nhẹ, tăng 0,06 điểm. Đối với SHB, từ hiệu quả lợi nhuận đạt 0,93 điểm năm 2011, sang năm 2013, hiệu quả về lợi nhuận đã đạt 0,96 điểm. Điều này thể hiện rằng quá trình sáp nhập Habubank vào SHB bước đầu đã thành công tốt đẹp. Tương tự như SHB, TPBank từ mức hiệu quả lợi nhuận chỉ đạt 0,63 điểm năm 2011 đã tăng lên đến 0,99 điểm năm 2013. Kết quả này có được là do TPBank đã tự tái cấu trúc thành công với việc tận dụng thế mạnh của cổ đông chiến lược là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI. Theo như số liệu từ các báo cáo tài chính, sau hai năm thực hiện tái cơ cấu, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 3000 tỷ đồng lên tới 5.500 tỷ đồng, vốn huy động dân cư tăng 2 lần, tăng trưởng tín dụng tăng gấp đôi, nợ xấu giảm 6,4% xuống còn 2,7%, số lượng khách hàng tăng 3 lần.

b. Hiệu quả sản xuất (production efficiency) Bảng 1.13: Kết quả mô hình DEA đánh giá hiệu quả sản xuất của ngân hàng

trước và sau tái cấu trúc

STT Ngân hàng Hiệu quả sản xuất 2011 Hiệu quả sản xuất 2013

1 HDBank 0.61362 1.00000

2 Lienvietpostbank 0.62392 0.75447

3 Navibank 1.00000 0.46902

4 PVcombank 1.00000 n/a

Page 176: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

176  

5 SHB Bank 0.57565 1.00000

6 TPBank 0.18166 0.65768

7 Vietinbank 0.68691 0.84887

Với đầu vào là chi phí thanh toán cho nhân viên và nhà cung cấp, đầu ra là cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng, những thay đổi về hiệu quả sản xuất của bảy ngân hàng trước và sau tái cấu trúc có một số điểm khác biệt so với sự thay đổi của hiệu quả về lợi nhuận.

Ngân hàng duy nhất bị suy giảm về hiệu quả sản xuất là Navibank. Đối với Navibank, hiệu quả sản xuất của Navibank thay đổi theo chiều hướng tiêu cực trong giai đoạn 2011- 2013 do quá trình tự tái cấu trúc chưa đạt được thành công rõ rệt.

Về PVcombank, sau khi hợp nhất PVFC và Westernbank vào tháng 9/2013 và đổi tên thành PVcombank, PVcombank chưa công bố báo cáo tài chính vào cuối năm 2013 để đưa ra được những nhận định ban đầu.

Cuối cùng, cả năm ngân hàng còn lại là HDBank, LienVietpostbank, SHB, Tienphongbank và Vietinbank đều có các chỉ số hiệu quả sản xuất tăng theo thời gian. Đối với HDBank, do sáp nhập DaiABank vào cuối năm 2013 nên hiệu quả sản xuất của HDBank chưa thể hiện sự suy giảm. Ngoài ra, trong khi LienVietpostbank và SHB chứng tỏ những thành công hậu mua bán sáp nhập thì Tienphongbank lại thể hiện ngân hàng này đang đi đúng hướng trong quá trình tự tái cơ cấu giai đoạn vừa qua. Vietinbank sau khi bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài chiến lược là Bank of Tokyo đã có những sự chuyển biến đáng kể về hiệu quả sản xuất.

Tóm lại, kết quả đánh giá 7 ngân hàng đã thực hiện mua bán, sáp nhập và tái cấu trúc trong giai đoạn vừa qua cho thấy các ngân hàng có sự chuyển biến về hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả sản xuất rất khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương án tái cấu trúc phù hợp và thực hiện tái cấu trúc một cách triệt để là điều rất quan trọng. Mỗi ngân hàng có đặc điểm, điều kiện và nguồn lực khác nhau, khiến quá trình tái cấu trúc đòi hỏi sự linh hoạt nhất định của nhà quản lý. Trong giai đoạn 2014 – 2015, các ngân hàng cần đẩy mạnh tiến độ tái cấu trúc của mình để đạt được các mục tiêu đã đề ra và góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam.

1.4. Những hạn chế của quá trình tái cơ cấu và các nguyên nhân chủ yếu Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo Đề án 254 đã đi

được 2/3 chặng đường. Bên cạnh các thành công đã chỉ ra tại phần trên, đối chiếu với các mục tiêu đề ra của Đề án, quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-6/2014 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Một là, quá trình cơ cấu lại tài chính của các ngân hàng bị chậm trễ và không đạt mục tiêu đề ra.

Một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 của Đề án 254 là hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của các tổ chức tín dụng hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực và lành mạnh tài chính. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn 2011-2013 là giải quyết nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu của các NHTM hiện nay đang rơi vào tình

Page 177: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

177  

trạng bế tắc vì VAMC không thể bán hoặc xử lý được nợ xấu đã mua. Thời gian qua, ngành ngân hàng mới chỉ giải quyết được việc “dọn dẹp” phần lớn nợ xấu về một đầu mối VAMC với vai trò như một “kho” lưu giữ nợ xấu của các TCTD. Theo báo cáo của VAMC, tính đến hết tháng 8/2014, công ty đã mua được 59.511 tỷ đồng nợ gốc từ 35 tổ chức tín dụng. Tuy vậy, cho đến nay VAMC chưa bán được một khoản nợ xấu nào. Với cơ chế như hiện nay, sau khi mua lại nợ xấu từ các TCTD, VAMC thực hiện ủy quyền thu hồi nợ xấu cho các TCTD. Như vậy, có thể khẳng định việc cơ cấu tài chính của các TCTD thông qua xử lý thu hồi nợ xấu vẫn đang trong tình trạng bế tắc trong khi áp lực gia tăng nợ xấu đối với các TCTD ngày càng lớn. Theo số liệu NHNN vừa cập nhật, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống sau khi giảm xuống mức 3,5% vào tháng 12 năm 2013 đã bắt đầu tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2014, đạt mức 4,84% vào cuối tháng 6/2014.

Hai là, xử lý sở hữu chéo trong các TCTD còn lúng túng và không đạt hiệu quả. Hiện nay, xử lý sở hữu chéo đang là một trong hai vấn đề nổi cộm và nan giải nhất

của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bên cạnh việc xử lý nợ xấu. Hệ thống các TCTD Việt Nam hiện đang tồn tại 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau: Nhóm 1 là sở hữu của các ngân hàng trong nước và nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh; Nhóm 2 là cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM trong nước; Nhóm 3 là cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ; Nhóm 4 là sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP; Nhóm 5 là sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP; Nhóm 6 là sở hữu ngân hàng cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.

Cho tới nay, sở hữu chéo đã có xu hướng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thức được tác động tiêu cực của sở hữu chéo đối với an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng, an toàn của hệ thống TCTD nói chung, và đặc biệt là những cản trở của sở hữu chéo đối với quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, NHNN Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý sở hữu chéo, gắn với quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Nhìn về mặt tổng thể của quá trình xử lý sở hữu chéo được triển khai từ năm 2011 cho tới nay, các biện pháp được NHNN Việt Nam triển khai theo một hệ thống gồm ba nhóm đan xen, hỗ trợ lẫn nhau: Nhóm 1: Đánh giá tình trạng sở hữu chéo tại hệ thống TCTD; Nhóm 2: Xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách và triển khai các biện pháp giám sát, ngăn ngừa sở hữu chéo gia tăng; Nhóm 3: Triển khai các biện pháp xử lý toàn diện và dứt điểm tình trạng sở hữu chéo. Trong số 45 giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong Đề án 254, có đến 24 giải pháp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xử lý sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD.

Một trong những giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất được NHNN kỳ vọng để xử lý triệt để sở hữu chéo là yêu cầu các TCTD trong liên minh tiến hành sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2013 mới chỉ có 2 trường hợp sáp nhập và hợp nhất do quan hệ sở hữu chéo đó là trường hợp NHTMCP Sài Gòn được hợp nhất từ 03 ngân hàng gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa và trường hợp thứ hai là giữa Sacombank và Eximbank.

Giải pháp được kỳ vọng thứ hai để xử lý sở hữu chéo được đề cập trong Đề án 254 là yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thoái vốn trong các TCTD với mục tiêu hoàn thành trước 31/12/2015. Nghị định 15/NĐ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp

Page 178: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

178  

đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quy định 4 cách thức thoái vốn Nhà nước tại các NHTM72 song thực tế triển khai cả 4 cách thức này đều đang gặp nhiều khó khăn làm cho thời hạn hoàn thành thoái vốn Nhà nước tại các TCTD trước ngày 31/12/2015 có thể không đạt mục tiêu đề ra. Việc giải quyết sở hữu chéo trong các TCTD chậm trễ là một trong những cản trở lớn nhất đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay. Một số ý kiến cho rằng, giải pháp dựa vào thị trường để tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém làm tăng tính nghiêm trọng và phức tạp của tình trạng sở hữu chéo. Theo nguyên tắc “tuyệt đối không dùng tiền của nhà nước để tái cấu trúc mà cần tiền thực của khu vực tư nhân”, nhưng nếu tiền thực của khu vưc tư nhân không có, mà vẫn phải thực hiện mua bán, hợp nhất hay sáp nhập trên hình thức thì tiền ảo của khu vực tư nhân phải được sử dụng. Điều đó có nghĩa là tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém sẽ làm gia tăng tính nghiêm trọng và phức tạp của tình trạng sở hữu chéo hiện nay hay nói cách khác chúng ta đối mặt với thực tế đang dùng sở hữu chéo để tái cấu trúc ngân hàng.

Nghị định 01/2014 về sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính được sở hữu vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM theo quyết định của Thủ tướng nhằm bơm được một lượng tiền thực vào ngân hàng gặp khó khăn qua đó giải quyết thanh khoản. Tuy nhiên, nếu nguồn tài chính không được minh bạch thì nguy cơ chính tình trạng sở hữu chéo hiện nay lại là cơ sở để các nhóm liên kết tăng cường sở hữu chéo dựa vào các đề án tái cấu trúc được thiết kế lỏng lẻo. Tóm lại, việc cho phép nhà đầu tư mới tham gia nhưng lại không dựa trên nguyên tắc giảm sở hữu chi phối hay giảm sở hữu chéo thì sẽ không thể xử lý được một cách bền vững những nút thắt trên.

Ba là, quá trình cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các NHTM còn chậm, chưa đạt yêu cầu của mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Mục tiêu cơ bản và lâu dài của quá trình tái cơ cấu ngân hàng là tạo dựng được các NHTM lành mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến. Đề án 254 đã đề ra 7 giải pháp cơ cấu lại hoạt động và 13 giải pháp cơ cấu lại quản trị của các TCTD. Tuy vậy, sau gần 3 năm, kết quả cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các NHTM còn khá khiêm tốn, hệ thống quản trị của các NHTM vẫn chưa có những thay đổi rõ nét. Nhiều vụ việc sai phạm điển hình của ngành ngân hàng như vụ Nguyễn Đức Kiên làm thất thoát 1400 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo 4000 tỷ đồng của 3 ngân hàng, 9 tổ chức và 3 cá nhân đều xảy ra tại các NHTM được đánh giá cao về năng lực quản trị và chất lượng dịch vụ như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Cho đến nay, NHNN mới chỉ có dự thảo Thông tư quy định về hệ thống quản trị rủi ro tối thiểu làm cơ sở cho các TCTD xây dựng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, các quy

724 giải pháp là: (1) Chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư tại các công ty đại chúng; (2), (3) Thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các NHTM của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, có thể giao các NHTM NN mua lại hoặc chuyển NHNN Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu; (4) Giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu tại Nghị quyết này mà thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Page 179: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

179  

định nội bộ theo quy định của Luật các TCTD. Chậm nhất đến ngày 01/6/2016, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này để phù hợp với lộ trình cơ cấu lại hệ thống TCTD theo Đề án 254/QĐ-TTg và lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam. Tuy nhiên, các văn bản luật này mới dừng lại chủ yếu đối với rủi ro tín dụng còn các loại rủi ro còn lại chưa được quan tâm nhiều hoặc chưa được đề cập chính thức trên một văn bản nào.

Bốn là, quá trình sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD còn chậm trễ và không đạt mục tiêu đề ra.

Năm 1991, số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng thương mại song đến năm 2011 (thời điểm trước khi ban hành Đề án tái cơ cấu các TCTD), hệ thống các TCTD đã có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 33 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 1 ngân hàng hợp tác xã, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 29 công ty tài chính và cho thuê tài chính, 02 tổ chức tài chính vi mô và nhiều quỹ tín dụng nhân dân; trong đó hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước. Như vậy hệ thống các TCTD của Việt Nam là khá lớn về số lượng song về năng lực tài chính của các TCTD còn rất hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp; mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh. Hiện nay, NHTM của Việt Nam có mức vốn điều lệ thấp hơn rất nhiều so với các NHTM của các nước trong khu vực. Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng như các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tính đến ngày 30.12.2010, theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản trong hệ thống đã lên tới gần 3,5 triệu tỉ đồng (175 tỉ USD) và dư nợ cho vay ở mức 125 tỉ USD, tương đương với 120% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế (Thái Lan là 100%, Hàn Quốc 80%). Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn rất nhiều so với tăng trưởng GDP (30% năm trong 3 năm từ 2008 đến 2010), các ngân hàng đã tạo ra một lượng cung tiền cực kỳ lớn và hậu quả là lạm phát cao. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn rẻ trước đó đã đầu tư tràn lan kém hiệu quả và nợ xấu đang là vấn đề thời sự nhất của ngành ngân hàng.

Trước thực trạng trên, một trong những biện pháp quan trọng nhất được NHNN Việt Nam thực hiện để tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 là thực hiện M&A các TCTD yếu kém với nhau hoặc giữa các TCTD yếu kém với các TCTD mạnh hơn. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2017, hệ thống NHTM còn lại khoảng 15 ngân hàng, trong đó đến cuối năm 2015 phấn đấu có 1-2 ngân hàng có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

Từ năm 2011 cho đến nay, đã có 5 vụ sáp nhập và hợp nhất các TCTD, bao gồm: hợp nhất giữa Ngân hàng Liên Việt và Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện vào năm 2011; NHTMCP Sài Gòn (SCB) hợp nhất từ 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín nghĩa vào tháng 12/2011; HabuBank sáp nhập với SHB vào năm 2012; Western bank hợp nhất với PVFC thành Ngân hàng Đại chúng PvcomBank vào năm 2013; cuối cùng, vào tháng 11 năm

Page 180: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

180  

2013, DaiABank cũng chính thức được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank). Như vậy, giai đoạn 2011-2013, sau quá trình sáp nhập và hợp nhất các TCTD đã có 5 NHTM yếu kém “biến mất” ra khỏi danh sách các NHTM của Việt Nam. Con số này so với số lượng các NHTM cũng trong tình trạng yếu kém mới chỉ chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Năm 2014, mục tiêu đặt ra của NHNN là tiếp tục sáp nhập và hợp nhất 6-7 NHTM song cho đến nay vẫn chưa chính thức có vụ sáp nhập, hợp nhất nào hoàn thành do việc tìm các đối tác trong M&A là không dễ dàng cũng như có nhiều rào cản về pháp lý và sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhìn lại quá trình sáp nhập và hợp nhất các TCTD trong giai đoạn 2011-2013 cho thấy vai trò của NHNN là khá mờ nhạt, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các TCTD sau sáp nhập và hợp nhất dường như không có gì73. Việc chậm trễ trong M&A các TCTD yếu kém đang thách thức các mục tiêu của Đề án 254. Nếu như trong năm 2015, NHNN không có các đột phá trong M&A các TCTD thì chắc chắn các mục tiêu quan trọng của Đề án 254 là không hoàn thành.

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2013 còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chưa có sự đồng bộ với tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu các DNNN.

Ba nhiệm vụ trọng tâm được xác định có quan hệ chặt chẽ với nhau trong tái cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là:(i) tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, (ii) tái cấu trúc đầu tư công, và (iii) tái cơ cấu các DNNN. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2013, quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM chưa có sự gắn kết và phối hợp đồng bộ với 2 nhiệm vụ còn lại. Việc tái cơ cấu các DNNN thông qua cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các DNNN không cần sự nắm giữ cổ phần của Nhà nước hết sức chậm trễ trong khi phần lớn nợ xấu của hệ thống NHTM lại đến từ các DNNN có quan hệ với ngân hàng74.

Thứ hai: mục tiêu và các ưu tiên cho tái cơ cấu được xác lập chưa phù hợp. Đề án 254 đề ra quá nhiều mục tiêu và giải pháp tái cơ cấu các TCTD cho giai

đoạn 2011-2015 cũng như cho từng năm75. Việc Đề án tái cơ cấu quá chú trọng vào việc ưu tiên thực hiện xử lý các TCTD yếu kém thông qua M&A trong khi chưa có các cơ chế xử lý kiên quyết và triệt để nợ xấu và vấn đề sở hữu chéo cũng như vấn đề quản trị trong các TCTD dẫn đến các kết quả tái cơ cấu không như mong muốn và không đảm bảo cho hệ thống các TCTD phát triển bền vững. 73Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu tại 5 TCTD đã hoàn thành M&A cho thấy, mặc dù trong Đề án sáp nhập và hợp nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế và các chính sách ưu đãi song sau hợp nhất khi TCTD làm việc với Bộ Tài chính, NHNN thì câu trả lời là quy định của pháp luật không cho phép. 74Theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2012, có 30/92 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần. Cụ thể: 08 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có tỷ lệ lên đến trên 10 lần; 10 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tỷ lệ từ 5-10 lần; 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tỷ lệ từ 3-5 lần, 05 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có lỗ hợp nhất là 5.823 tỷ đồng, 05 công ty mẹ có lỗ phát sinh là 3.104 tỷ đồng. Lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tính đến ngày 31/12/2012 là 51.988 tỷ đồng; lỗ lũy kế theo báo cáo của 09 công ty mẹ đến ngày 31/12/2012 là 13.100 tỷ đồng. 75Đề án đề ra 45 giải pháp khác nhau.

Page 181: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

181  

Thứ ba: thiếu khuôn khổ pháp lý cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Khuôn khổ pháp lý có liên quan đến các khía cạnh chủ yếu của quá trình tái cơ cấu

các TCTD như: xử lý nợ xấu, M&A các TCTD, quản trị rủi ro của các TCTD, sở hữu chéo trong các TCTD, quản lý vốn Nhà nước và vấn đề thoái vốn Nhà nước tại các TCTD, sự can thiệp của Nhà nước vào các TCTD yếu kém, vấn đề phá sản của các TCTD…đều đang thiếu và không đồng bộ. Trong quá trình tái cơ cấu từ năm 2011 đến nay, NHNN đã ban hành một số văn bản hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản trị hệ thống ngân hàng song mang tính chắp vá và không đồng bộ. Những hạn chế về thể chế và khuôn khổ pháp lý đã làm cho quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2013 gặp nhiều khó khăn như: việc xử lý nợ xấu của các TCTD rơi vào tình trạng bế tắc, quá trình M&A các TCTD yếu kém không đạt mục tiêu đề ra, không quản lý được tình trạng sở hữu chéo trong các TCTD.

Thứ tư: thiếu quyết tâm chính trị và sự phối hợp chưa đồng bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong tái cơ cấu.

Trước khi Đề án 254 được được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 1/3/2012, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng để quá trình tái cơ cấu đạt hiệu quả cần có sự quyết tâm lớn về chính trị trong thực hiện tái cơ cầu thông qua việc thành lập một Ủy ban liên ngành hoặc Ủy ban tái cơ cấu ngân hàng do Thủ tướng hoặc 1 Phó Thủ tướng đứng đầu. Kinh nghiệm tái cơ cấu của các nước cho thấy76, những kiến nghị này là có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Tuy vậy, cuối cùng Đề án 254 được thông qua dưới hình thức quyết định của Thủ tướng và cơ quan thường trực triển khai Đề án là NHNN Việt Nam. Việc giao cho NHNN thường trực triển khai Đề án trong điều kiện vai trò và vị thế độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ còn khá hạn chế cũng như việc Đề án có mối quan hệ với nhiều Bộ, ngành khác như vấn đề tái cơ cấu các DNNN của Bộ Tài chính, vấn đề tái cấu trúc đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành khác đã làm cho hiệu quả thực hiện Đề án trong giai đoạn 2012-2014 không cao như kỳ vọng cũng như mục tiêu đề ra của Đề án. Trước sự phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, sau gần 3 năm thực hiện Đề án, ngày 11/3/2014, trên cơ sở Tờ trình của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 363/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD”. Việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành cho dù là quá chậm trễ song được kỳ vọng sẽ giúp cho việc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD trong thời gian tới.

1.5. Bài học kinh nghiệm Từ những thành công và hạn chế của quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD của

Việt Nam giai đoạn 2011-2013, nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

76Nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu (1997) qua khảo sát chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của 24 nước trên 6 khu vực lãnh thổ cho thấy, chỉ 20% số quốc gia đạt hiệu quả cao trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có NHTW đứng đầu thực hiện quá trình tái cơ cấu, với những quốc gia đạt hiệu quả thấp con số này lên đến 100%.

Page 182: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

182  

Một là, việc chẩn đoán bản chất và hiện trạng hệ thống ngân hàng để xác lập mục tiêu, phạm vi và chiến lược tái cơ cấu là yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Đối với hệ thống các TCTD của Việt Nam, căn bệnh lớn nhất hiện nay là vấn đề nợ xấu và sở hữu chéo. Việc e ngại khi tính toán lại nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế cũng như công bố các thông tin về nợ xấu và sở hữu chéo chỉ làm tăng nguy cơ phát bệnh trầm trọng hơn trong tương lai. Mục tiêu và các thứ tự ưu tiên của các giải pháp cần phải được xác lập lại. Nhóm nghiên cứu cho rằng từ bản chất căn bệnh của các TCTD Việt Nam hiện nay, năm 2015 nên tập trung vào xử lý dứt điểm nợ xấu của các TCTD thông qua tạo dựng hành lang pháp lý đủ thẩm quyền và khả thi cho VAMC và xử lý vấn đề sở hữu chéo. Cần thay đổi chiến lược và biện pháp M&A các TCTD như hiện nay từ hình thức “tự nguyện” sang “bắt buộc” thậm chí cho tuyên bố phá sản một số TCTD yếu kém để làm thanh lọc hệ thống.

Hai là, hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải là ưu tiên số một trong quá trình tái cơ cấu

Sau khi chẩn đoán bệnh của hệ thống, việc cần làm ngay là hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Một hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ sẽ giúp cho quá trình tái cơ cấu nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí. Đối với thực trạng cơ cấu TCTD như Việt Nam, khuôn khổ pháp lý phải thay đổi theo hướng tạo cho NHNN một quyền lực đủ mạnh để thực hiện tái cơ cấu hệ thống. Cần cho phép NHNN mua lại cổ phần tại một số NHTMCP để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước trong việc thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng, của các cổ đông hiện đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ, cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng sau khi các cổ đông thoái vốn, tăng tính hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các TCTD; áp dụng biện pháp phá sản một số NHTM và TCTD phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và QTDND theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các giải pháp xử lý khác nhưng không thành công hoặc không có hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở không gây các tác động lớn về mặt xã hội cũng như hệ thống.

Ba là, cần sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thực hiện tái cơ cấu đồng bộ hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu các DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành ngân hàng vì hệ thống ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với các ngành và lĩnh vực khác. Đối với Việt Nam, để tái cấu trúc thành công hệ thống ngân hàng cần thực hiện đồng bộ với tái cơ cấu các DNNN và tái cơ cấu đầu tư công.

2. Đề xuất hoàn khuôn khổ pháp lý chủ yếu cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Để thực hiện thành công các mục tiêu của quá trình tái cơ cấu hệ thống các NHTM giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020, kinh nghiệm quốc tế cho thấy Việt Nam cần có thể chế và khuôn khổ pháp lý có tính chất đặc biệt và đột phá, đảm bảo nguyên tắc vận hành theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thể chế và hành lang pháp lý cho tái cơ cấu phải thay đổi quan điểm hiện nay là “không để đổ vỡ các tổ

Page 183: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

183  

chức tín dụng thay đổi bằng quan điểm "không để người gửi mất tiền". Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tóm lược những đề xuất chủ yếu về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo 6 khía cạnh pháp lý chính có liên quan đến tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam:

2.1. Khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam đang song song thực hiện cả hai mô hình xử lý nợ xấu phổ biến trên thế

giới hiện nay là mô hình tập trung và mô hình phi tập trung. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy mô hình phi tập trung tại Việt Nam đang thể hiện sự yếu kém và thiếu hiệu quả khi các công ty quản lý tài sản của các NHTM chưa thể thực hiện tốt được chức năng vai trò của mình. Đối với VAMC, bản thân công ty này cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc bán nợ vì thiếu một thị trường mua bán nợ cùng các tiêu chuẩn đồng bộ.

Dựa trên kinh nghiệm của cả những quốc gia thành công và quốc gia thất bại trong quá trình xử lý nợ xấu và kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu tại VAMC và một số NHTM, nhóm nghiên cứu đề xuất giải quyết những vướng mắc pháp lý trong xử lý nợ xấu của các NHTM như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng lộ trình phù hợp đối với từng nhóm ngân hàng cho việc áp dụng phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro:Với lộ trình cụ thể cho từng nhóm ngân hàng lành mạnh và yếu kém, việc áp dụng Thông tư 02 và Thông tư 09 sẽ không gây sốc cho thị trường, tránh làm tổn thương niềm tin của thị trường do việc hoãn hiệu lực nhiều lần.

Thứ hai, xây dựng quy trình đánh giá doanh nghiệp trước khi công bố trên CIC: Cần phải có quy trình đánh giá toàn diện thực trạng của từng doanh nghiệp đối với từng khoản vay, từng dự án đầu tư trước khi xác định nhóm nợ của doanh nghiệp trên CIC, tránh gây khó khăn cho những doanh nghiệp gặp rủi ro tạm thời đối với những dự án nhất định.

Thứ ba, phát triển đồng bộ mô hình xử lý nợ xấu phi tập trung cùng với mô hình tập trung: Mô hình tập trung là mô hình xử lý nợ xấu ngắn hạn trong 5 năm, trong khi đó mô hình phi tập trung là mô hình hoạt động dài hạn cả trong và hậu tái cơ cấu. Vì vậy việc phát triển đồng bộ cả hai mô hình sẽ giúp kết quả quá trình xử lý nợ xấu được duy trì và phát huy, ngay cả khi giai đoạn tái cơ cấu 2011- 2015 đã kết thúc.

Thứ tư, đề xuất cơ chế đặc biệt cho VAMC: VAMC cần có được những quyền hạn đặc biệt như có một đạo luật riêng về xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu các vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu và đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ. Đạo luật về xử lý nợ xấu cho VAMC cần có những cơ chế đặc biệt cho VAMC như sau:

(1) Trao cho VAMC quyền xử lý các khoản nợ xấu đứng trên cương vị của người cho vay và không cần thông qua sự chấp thuận của những khách hàng nợ trong quá trình mua bán nợ. Như vậy, VAMC có thể bán nợ trực tiếp cho bên mua sau khi khoản nợ được định giá bởi một tổ chức định giá độc lập mà không cần có sự đồng ý của cả bên cho vay (tổ chức tài chính) và bên vay (khách hàng nợ). Điều này sẽ giúp VAMC đẩy nhanh quá trình mua bán nợ và tránh được những tranh chấp phát sinh.

(2) VAMC cần có quyền chỉ định quản trị viên đặc biệt xử lý nợ đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn và không có khả năng trả nợ. Quản trị viên này sẽ lên kế hoạch và thực hiện phương án triển khai xử lý tài sản sau khi đã được thông qua. Trong khoảng thời gian đó, những hoạt động chống lại công ty và hoạt động xử lý nợ của quản trị viên

Page 184: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

184  

đặc biệt sẽ bị nghiêm cấm. Khi đó, VAMC sẽ tránh được những cản trở của khách hàng nợ và tập trung toàn bộ vào quá trình xử lý nợ.

(3) Liên quan đến tài sản đảm bảo, VAMC cần có quyền hạn đủ lớn để tịch thu tài sản đảm bảo, bao gồm cả bất động sản, mà không cần phải thông qua tòa án.

Có thể thấy, cả ba điều khoản trên sẽ giúp VAMC giải quyết được những vướng mắc hiện thời làm chậm trễ quá trình xử lý nợ, bao gồm: quy trình thủ tục khi xảy ra kiện tụng tài tòa án, sự không đồng thuận giữa các bên về giá bán nợ và khó khăn trong việc xử lý và tịch thu tài sản.

(4) Đối với ban điều hành của VAMC, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan. Cụ thể, cần có đại diện từ Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, lĩnh vực tư nhân, và lĩnh vực đầu tư nước ngoài tham gia vào ban điều hành của VAMC, từ đó có thể huy động hết nguồn lực và các kinh nghiệm về quản lý, đầu tư và các kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình xử lý nợ xấu.

(5) Cuối cùng, VAMC cũng cần được xem xét tăng vốn điều lệ nhằm tạo sự tin tưởng với các nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ chế lương cho nhân viên theo kết quả đạt được, thay vì cơ chế lương cào bằng như hiện nay, nhằmthúc đẩy hiệu quả công việc lên mức cao nhất.

Thứ năm, cần cóhướng dẫn cụ thể về việc xử lý các khoản nợ xấu đối với NHTM. Trước hết, NHNN cần ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc ủy quyền của VAMC cho các NHTM trong việc xử lý nợ xấu. Đồng thời, việc ban hành các hướng dẫn cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu (tỷ lệ chiết khấu, thời gian xử lý) cũng sẽ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc loại bỏ các khoản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính.

Thứ sáu, xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thành công của Hàn Quốc và sự thất bại của Nhật Bản, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xử lý nợ xấu. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có việc điều chỉnh sửa đổi Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản, là rất cần thiết đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Thứ bẩy, xây dựng thị trường mua bán nợ.Một thị trường mua bán nợ thật sự bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp sẽ giúp huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia xử lý nợ xấu. Để xây dựng thị trường, cần đồng bộ hóa các thủ tục quy trình mua bán nợ và quốc tế hóa các chuẩn mực kế toán cho thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả. Việc xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa VAMC và AMCs của các NHTM để tạo lập thị trường cũng là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ tám, phát triển thị trường trái phiếu và tạo hành lang pháp lý cho chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Xây dựng một thị trường vốn sâu rộng với nhiều công cụ khác nhau, đặc biệt là việc thiết lập thị trường trái phiếu giúp tạo ra một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Một số chính sách thúc đẩy thị trường trái phiếu như: Đơn giản hóa quy trình phát hành trái phiếu với các quy định về phân loại trái phiếu theo các mức độ rủi ro phù hợp với nhà đầu tư, bảo hiểm cho thị trường trái phiếu…

Page 185: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

185  

Chứng khoán hóa là một hoạt động có vai trò quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM khi giúp các ngân hàng có thể chuyển giao rủi ro sang cho các tổ chức khác, làm thay đổi vai trò của ngân hàng từ việc cho vay và “nắm giữ” rủi ro tín dụng thành cho vay, chứng khoán hóa, và “chuyển giao” rủi ro tín dụng, qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM.

Bên cạnh việc bán toàn bộ khoản nợ xấu, còn một kênh để đẩy nợ xấu ra hệ thống ngân hàng là chứng khoán hóa các khoản nợ, thông qua việc phát hành trái phiếu được đảm bảo các tài sản có giá trị còn lại. Các khoản vay của khách hàng được tập hợp theo từng nhóm có cùng mức xếp hạng tín dụng. Dựa trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ nhóm tài sản tài chính sẵn có, ngân hàng phát hành các chứng khoán nợ. Các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ và chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục TSBĐ được đem ra chứng khoán hóa. Phương pháp này cho phép phát hành đa dạng các chứng khoán với các kỳ hạn và lãi suất khác nhau, do đó có lợi thế là thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và giảm được chi phí quản lý của các AMC tại các doanh nghiệp. Trái phiếu có thể được phát hành bằng đồng nội tệ hay dưới các ngoại tệ khác nhau rất linh hoạt. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của thị trường chứng khoán và đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa. Do đó, để có thể phát triển hoạt động chứng khoán hóa, không thể chỉ dựa vào nỗ lực của các NHTM mà cần có sự đảm bảo về hành lang pháp lý và sự hỗ trợ của Chính phủ.

NHNN Việt Nam cần sớm nghiên cứu ban hành quy chế về chứng khoán hóa trong điều kiện hướng đến đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro cho từng ngân hàng đơn lẻ cũng như toàn hệ thống. Việc ban hành quy chế này nên thực hiện trên cơ sở nghiên cứu những thất bại trong phát triển chứng khoán hóa của các quốc gia, đặc biệt là Mỹ. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam cần phối hợp với các Bộ ban ngành liên quan để sớm xây dựng các văn bản pháp quy và các tổ chức trong điều hành các thị trường phái sinh (cụ thể là thị trường hoán đổi tín dụng) cũng như các thị trường liên quan đến chứng khoán hóa (thị trường chứng khoán, thị trường BĐS và thị trường bảo hiểm). Theo đó, các văn bản pháp lý và các tổ chức được xây dựng theo hướng hạn chế tối đa sự nguy hiểm bắt nguồn từ tính liên thông giữa các thị trường trên khi kinh tế vĩ mô trở nên bất ổn. 2.2. Khuôn khổ pháp lý về mua bán, sáp nhập, hợp nhất các TCTD

Để thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập và hợp nhất các TCTD trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần hoàn thiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, các văn bản pháp luật cần thống nhất khái niệm mua lại tổ chức tín dụng. Cụ thể, mua lại tổ chức tín dụng cần được hiểu là mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng bị mua lại. Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.

Thứ hai, cần có thêm quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số và bổ sung các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể gián tiếp tham gia vào hoạt động mua bán, sáp nhập các TCTD. Bên cạnh yêu cầu tổ chức tín dụng mua lại cổ phiếu của mình, đối với các cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng trước khi bị mua lại, hợp nhất, sáp nhập, các cổ đông này có thể yêu cầu công ty phát hành thêm cổ phiếu cho mình để họ đảm bảo được tỷ lệ nắm giữ như trước. Đối với trường hợp cổ đông chiến lược là cổ đông nước ngoài có thể cho phép tỷ lệ vượt quá 30%.

Page 186: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

186  

Ngoài ra, các văn bản pháp luật cần bổ sung những chủ thể gián tiếp tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng (công ty luật, công ty kiểm toán, công ty môi giới), kèm theo các điều kiện chặt chẽ để các chủ thể này được tham gia hoạt động mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Thứ ba, các văn bản pháp luật cần nghiên cứu và xây dựng quy định định giá tài sản khi thực hiện mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, các văn bản này cần phản ánh được đầy đủ giá trị hữu hình và vô hình của tổ chức tín dụng. Việc định giá một tổ hức tín dụng không nhất thiết sử dụng một phương pháp cụ thể, mà có thể áp dụng nhiều phương pháp tuỳ vào điều kiện của từng tổ chức tín dụng. Do trong giao dịch M&A luôn tồn tại hai lợi ích trái ngược nhau của bên mua và bên bán, bên mua luôn muốn mua tổ chức tín dụng với giá rẻ, còn bên bán muốn bán tổ chức tín dụng với giá cao nhất, nên nhiều thương vụ M&A thất bại chủ yếu là do vấn đề không xác định được mức giá phù hợp cho cả bên mua và bên bán. Chính vì vậy, việc định giá tài sản khi thực hiện M&A có thể được quy định giao cho một chủ thể gián tiếp thực hiện, ví dụ là công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo tính khách quan và đưa ra được một mức giá phù hợp.

Thứ tư, cần chuẩn hóa lại mẫu hợp đồng mua bán, sáp nhập các TCTD. Ngoài những nội dung chính được nêu trong Luật Doanh nghiệp và Thông tư 04/2010/TT-NHNN, hợp đồng mẫu mua lại và sáp nhập các tổ chức tín dụng cần được nghiên cứu và xây dựng và quy định các lĩnh vực đặc thù như (i) điều kiện mua lại và sáp nhập, (ii) quyền và nghĩa vụ các bên, (iii) Việc phối hợp giải quyết các khoản nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng bị mua lại/sáp nhập, (iv) các điều khoản khác như giải quyết tranh chấp và phương án lao động.

Thứ năm, cần quy định cụ thể thời điểm cung cấp thông tin khi mua bán, sáp nhập các TCTD. Ngoài ra, các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng là những thông tin quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hoặc bị mua lại hoặc của các bên tham gia hợp nhất. Vì vậy, để đảm bảo không có bất kỳ ảnh hưởng hay biến động nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia mua bán, sáp nhập, thời điểm công bố quy định nên được quy định là sau khi các tổ chức tín dụng đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận.

Cần bổ sung quy định hợp đồng sáp nhập chỉ được ký khi các bên đã được NHNN chấp thuận sáp nhập vào khoản 4 Điều 8 của Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Bên cạnh đó, cần quy định rõ các nội dung của hợp đồng phải được công bố cho các chủ nợ và người lao động và những nội dung không cần công bố. Để tiết kiệm chi phí và thời gian gửi hợp đồng đến các chủ nợ và người lao động, có thể công bố những nội dung phải công bố của hợp đồng lên website chính thức của tổ chức tín dụng có liên quan.

Thứ sáu, cần ban hành các chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế cho các tổ chức tín dụng mua lại hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian 2 năm. 2.3. Khuôn khổ pháp lý về sở hữu chéo trong các TCTD

Một trong những nguyên nhân chủ quan lớn nhất tạo kẽ hở cho tình trạng sở hữu chéo phát triển tràn lan là hệ thống các quy định pháp luật về quản lý và hạn chế sở hữu chéo chưa chặt chẽ hoặc chưa đồng bộ với các văn bản khác. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm kiểm soát sở hữu chéo là vô cùng cần thiết.

Page 187: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

187  

Thứ nhất, đối với quy định về công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu cổ phần. Cụ thể, theo Điều 26, Thông tư số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về

việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: cá nhân, tổ chức và nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng (trong trường hợp này là ngân hàng) mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo Khoản 1, Điều 55, Luật các TCTD, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD. Do vậy, kết hợp hai quy định này với nhau, sẽ có rất ít cổ đông cá nhân của ngân hàng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu. Mặc dù khoản 3, điều 55 của Luật các TCTD đã quy định: cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD, nhưng quy định về “người có liên quan” hiện nay cũng chưa rõ ràng, do vậy, việc lách luật như trên hoàn toàn có thể xảy ra. Với những phân tích như vậy, có thể thấy để phát hiện được các mối quan hệ sở hữu chéo, cần mở rộng đối tượng công bố thông tin, đặc biệt là nhóm đối tượng là người có liên quan, đồng thời cần hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ngân hàng mà ở đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Cụ thể, các đối tượng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu ngân hàng là: (i) Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên; (ii) người có liên quan của các cổ đông phải công bố thông tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%. Việc quy định này sẽ giúp cho việc xác định quan hệ sở hữu chéo dễ dàng hơn.

Thứ hai,bổ sung phạm vi quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng và mở rộng đối tượng phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu.

Theo Điều 55, luật Các TCTD 2010: cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD; Cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5%, tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của TCTD; Các tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Tuy nhiên, như đã nêu ở phần 3.4.1, quy định hiện hành về người có liên quan của cổ đông không bao trùm hết, dù có mở rộng đối tượng phải công bố thông tin sở hữu thì sự nhập nhằng trong các mối quan hệ liên quan vẫn tạo cơ hội cho sở hữu chéo được che giấu, không xác định được ai là người sở hữu cuối cùng. Thông qua những pháp nhân và thể nhân khác nhau, một cá nhân có thể sở hữu vượt những quy định trên. Do vậy, để khắc phục khó khăn trong quản lý, giám sát sở hữu, đầu tư chéo, cần hoàn thiện quy định hiện hành về xác định rõ “người liên quan“, bổ sung quy định về “người sở hữu cuối cùng“ và trao cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền xác định “người sở hữu cuối cùng“ dựa trên nguyên tắc theo luật định. Cụ thể, đối với quy định về người có liên quan, trước mắt, đối với trường hợp, cổ đông cá nhân tuy chỉ sở hữu một lượng cổ phần tuân thủ Điều 55 Luật các TCTD 2010 nhưng nếu tính cả các bên liên quan của họ như vợ/chồng, gia đình của vợ/chồng có thể sẽ làm cho tỷ lệ sở hữu cao hơn mức quy định. Trong Luật hiện nay chỉ quy định cổ đông và các bên liên quan bao gồm gia quyến của chính cổ đông đó mà chưa bao gồm gia quyến của gia đình vợ/chồng của cổ đông đó. Do đó, NHNN cần mở rộng đối tượng về các bên liên quan trong Luật các TCTD 2010.

Thứ ba, đối với các quy định về thành phần của ban quản trị và ban điều hành:NHNN quy định số lượng thành viên ban quản trị của NHTM trong trường hợp điều lệ của của NHTM không có quy định.

Page 188: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

188  

Như đã nêu ở Chương 3, theo thông lệ quốc tế, ban quản trị phải có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 11 thành viên. Đồng thời, phải có xấp xỉ 1/3 số thành viên là các thành viên độc lập và không thuộc ban điều hành của ngân hàng (IFC, 2011). Sau cuộc khủng hoảng 1997, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã buộc các công ty muốn niêm yết phải có tối thiểu là 1/4 thành viên của ban quản trị là các thành viên độc lập từ bên ngoài. Thành viên độc lập phải có những tiêu chí khắt khe như là cá nhân không đang làm việc cho ngân hàng, hoặc công ty trực thuộc ngân hàng, hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc ngân hàng trong một thời gian nhất định; không có mối quan hệ với những người có liên quan mà người đó sở hữu một lượng cổ phần nhất định của ngân hàng… Các thành viên độc lập có vai trò đưa ra các quyết định có tính khách quan và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các cổ đông nhỏ lẻ do các cổ đông lớn, cổ đông có quyền kiểm soát NHTM thông qua sở hữu chéo gây ra.

Ngoài ra, cần tách biệt rõ ràng gữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, theo đó không cho phép thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của ngân hàng kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Trên thực tế, tại Việt Nam, theo khoản 1, điều 48, luật các TCTD cho phép hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH được quyền bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc/Giám đốc. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có thể dẫn đến việc xung đột về lợi ích khi Tổng giám đốc (là một trong những chủ sở hữu) đưa ra những quyết định phục vụ cho một nhóm lợi ích mà không quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ.

Hơn nữa, cần xác định rõ một pháp nhân không thể là thành viên ban quản trị cho dù một cá nhân đại diện cho pháp nhân đó có thể được bầu vào ban quản trị. Như vậy, cá nhân được bầu vào ban quản trị của NHTM chỉ có thể hành động với tư cách là một thành viên ban quản trị chứ không phải với tư cách là đại diện của pháp nhân, tức là cá nhân đó phải hành động vì lợi ích của tất cả các cổ đông chứ không phải chỉ vì riêng lợi ích của pháp nhân được cá nhân đó đại diện.

Tương tự, NHNN cũng cần có quy định về ban điều hành của NHTM nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo có thể xảy ra như tổng giám đốc/giám đốc không được đồng thời là tổng giám đốc/giám đốc của một doanh nghiệp khác. Theo thông lệ quốc tế, tổng giám đốc/giám đốc không nên tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài những việc liên quan tới vai trò quản lý, điều hành doanh nghiệp và việc quản trị các công ty con của ngân hàng.

Thứ tư, tách bạch chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM. Từ điều 103 về góp vốn, mua cổ phần và điều 107 quy định về các hoạt động kinh

doanh khác của NHTM trong Luật các TCTD 2010, có thể thấy những quy định này đã xóa đi ranh giới giữa chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những “lỗ hổng” tạo điều kiện cho sở hữu chéo gây ra những sai phạm về đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD, từ đó làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các khu vực thị trường (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) trên thị trường tài chính quốc gia.

Cụ thể, mặc dù Thông tư 13/2010/TT-NHNN đã quy định hoạt động của ngân hàng đầu tư phải được tách khỏi hoạt động của NHTM, theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, bằng việc sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này bằng cách tác động bằng

Page 189: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

189  

những phương pháp khác nhau để ngân hàng B (mà ngân hàng A đang đồng sở hữu) mua trái phiếu của Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ của ngân hàng A. Những hoạt động này vô hình chung đã gắn rủi ro trong hoạt động đầu tư vào huy động và cho vay thương mại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, dẫn đến khả năng lan truyền rủi ro giữa các khu vực của thị trường tài chính. Trong khi tình trạng nhập nhằng giữa hai chức năng đang diễn ra như vậy, nhiều ngân hàng Việt Nam lại thông báo sẽ trở thành tập đoàn tài chính. Bản chất của tập đoàn tài chính là vừa có chức năng đầu tư, vừa có chức năng thương mại, điều này khiến cho vấn đề quản lý càng trở nên khó khăn.

Do vậy, trong thời gian tới, luật cần bổ sung thêm các quy định liên quan đến tập đoàn tài chính đồng thời cơ quan quản lý cần có những biện pháp chế tài hạn chế các NHTM thực hiện những nghiệp vụ như ủy thác đầu tư chứng khoán.

Thứ năm, luật đã có quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của các cá nhân cũng như các tổ chức trong NHTM. Tuy nhiên, để quy định này có hiệu quả hơn, luật nên bổ sung quy định cụ thể rõ ràng hơn về mức sở hữu cổ phần tối đa với từng loại cổ đông.

Với cổ đông cá nhân có thể phân chi tiết hơn như: cá nhân tham gia quản lý, cá nhân không tham gia quản lý…Với cổ đông là tổ chức có thể phân thành các nhóm: tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính, tổ chức là cơ quan, DNNN…

Thứ sáu, cần nghiêm cấm các hành vi lợi dụng sở hữu chéo để vượt qua các quy định về tỷ lệ sở hữu, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; các quy định về hạn chế cho vay, giới hạn tín dụng cũng như phân loại, trích lập dự phòng rủi ro. Với những sai phạm bị phát hiện, cần có cơ chế xử phạt thật nghiêm bao gồm nâng các mức phạt hành chính nhằm gia tăng kỷ luật đối với các NHTM khác. 2.4. Khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM

Việc tuân thủ các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và chuẩn mực an toàn vốn là những giải pháp quan trọng trong cơ cấu lại tài chính của hệ thống NHTM theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Để đảm bảo an toàn hoạt động toàn bộ hệ thống ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc, NHNN cần có các giải pháp toàn diện đối với vấn đề này. Cụ thể, các giải pháp có thể thực hiện trong thời gian tới gồm:

Trong năm 2014, NHNN cần hoàn thiện Thông tư số 13/2010/TT-NHNN với mục tiêu hướng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II. Điều này sẽ tạo hành lang cho quá trình tái cấu trúc NHTM nói chung và tăng cường nội lực cho việc xử lý nợ xấu nói riêng. Cụ thể:

Thứ nhất, thay đổi cách tính CAR. Theo đó, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN nên quy địnhlại phần tính mẫu số của công thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.

Thứ hai, Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mô, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; Thông tư 13/2010/TT-NHNN cũng cần xây dựng việc tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM.

Page 190: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

190  

Thứ ba, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN nên khắc phục những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại điều 5. Cụ thể, Thông tư 13 cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Đối với các khoản phải thu, hệ số rủi ro được xác định dựa trên loại hình TSBĐ (giấy tờ có giá, BĐS…) và đối tượng (Chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, công ty trực thuộc, các TCTD khác…), nhưng đồng thời phải chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc theo đặc điểm khoản tín dụng.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy tài chính (Vốn tự có/Tổng Tài sản) của các NHTM. Hệ số này sẽ tồn tại song song với hệ số an toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro) khi đánh giá về mức độ an toàn vốn của NHTM trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Theo đó, NHNN cần khảo sát và xây dựng mô hình đo lường để xác định chính xác giới hạn tối thiểu của hệ số Vốn tự có so với Tổng tài sản có của NHTM. Điều này đúng với khuyến nghị của ủy ban Basel (cụ thể trong Basel III) về việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM đang phải kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn hoặc suy giảm. Trên thực tế, khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn, cho vay bảo đảm bằng BĐS đôi khi có mức độ rủi ro tương đương cho vay không bảo đảm, bởi lẽ, trong bối cảnh thị trường BĐS đóng băng, NHTM cũng không thể bán BĐS để thu hồi nợ xấu.

Thứ năm, bên cạnh việc sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN, NHNN Việt Nam cần có lộ trình cụ thể về thời gian trong việc áp dụng Basel II và Basel III trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai.

Thứ sáu, tăng cường yêu cầu an toàn vốn với mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Đối với việc quản lý mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, để tránh tối đa rủi ro chéo, NHNN nên dựa theo khuyến nghị của Ủy ban Basel.

Điều này có nghĩa là đối với các tập đoàn tài chính, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cần được xác định ở mức cao hơn so với mô hình tổ chức tài chính chỉ hoạt động lĩnh vực ngân hàng. Trong điều kiện cụ thể, các tập đoàn tài chính cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn hơn mức 9% hiện nay được quy định trong Thông tư 13/2010/NHNN. Mức chênh lệch phải đủ đảm bảo tránh tối đa rủi ro chéo phù hợp với giới hạn đầu tư vào các công ty con trực thuộc ngân hàng mẹ. 2.5. Khuôn khổ pháp lý về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các TCTD thực hiện tái cơ cấu

Thứ nhất, đề xuất cần có các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí hợp lý liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay (đặc biệt là thuế VAT); Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm đối với các TCTD sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất; Miễn, giảm thuế, phí hợp lý đối với QTDND nhằm khuyến khích các TCTD tham gia tích cực vào quá trình xử lý các TCTD yếu kém, hỗ trợ các TCTD giảm gánh nặng về tài chính trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu.

Thứ hai, thực hiện cho vay, hỗ trợ nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý dưới hình thức tái cấp vốn đối với các TCTD tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém từ nguồn tiền cung ứng của NHNN để bảo đảm khả năng chi trả và tạo nguồn vốn cho mở rộng hoạt động.

Page 191: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

191  

Thứ ba, kiến nghị cho phép TCTD yếu kém, các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém thực hiện có lộ trình việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định nhằm hỗ trợ về thời gian cho TCTD khắc phục tồn tại tài chính cũng như hỗ trợ các TCTD tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất giảm bớt áp lực về thời gian xử lý tổn thất.

Thứ tư, cho phép các TCTD yếu kém, các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém (thông qua sáp nhập, hợp nhất) được duy trì và có lộ trình xử lý một số vi phạm phát sinh do việc sáp nhập, hợp nhất, cơ cấu lại như sở hữu cổ phần, cấp tín dụng … vượt giới hạn, chưa đáp ứng đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động. 2.6. Khuôn khổ pháp lý cho sự can thiệp của Nhà nước trong xử lý các TCTD yếu kém

Thứ nhất, cần xác lập cơ chế cho phép NHNN mua lại cổ phần tại một số NHTMCP để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước trong việc thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng, của các cổ đông hiện đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ, cũng như sự ổn định của hệ thống ngân hàng sau khi các cổ đông thoái vốn, tăng tính hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các TCTD.

Thứ hai, áp dụng biện pháp phá sản một số TCTD, trước hết là đối với các TCTD phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và QTDND, sau đó là các NHTM yếu kém theo quy định của pháp luật sau khi đã áp dụng các giải pháp xử lý khác nhưng không thành công hoặc không có hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở không gây các tác động lớn về mặt xã hội cũng như hệ thống. Đối với một số NHTM yếu kém, biện pháp cần làm ngay là công khai các thông tin liên quan đến các ngân hàng này để sau đó có thể xem xét cho phá sản./.

Tài liệu tham khảo

Aggelopoulos E., Georgopoulos A. and Siriopoulos C. (2010), “Comparative efficiency analysis of Greek bank branches in the light of the financial crisis”, European Economics and Finance Society (EEFS), 9th Annual Conference, June 3-6, Athens. Carl-Johan, L., Tomás, J., Charles, E., Anne-Marie, G., Marc, Q., Leslie T. (1999), “Financial Sector Crisis and Restructuring. Lessons from Asia”, IMF occasional paper, No. 188 Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes, (1978), “Measuring the efficiency of decision making units”, European Journal of Operational Research 2, 429-444. Farrell, M.J., (1957), “The measurement of productive efficiency”, Journal of Royal Statistical Society A 120, 253-281. Stefan, I., Steven, A. S., and Dong H. (2004), “Issues in the Establishment of Asset Management Companies”, IMF Policy Discussion Paper, Monetary and Financial Systems Department

Page 192: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

192  

Thomas M. (2008), “Managing Turbulent Times, a Malaysian Experience”, Association of professional bankers, 20th Anniversary Convention – 2008 Yue P (1992). “Data Envelopment Analysis and Commercial Bank Performance: A Primer with Applications to Missouri Banks.” Federal Reserve Bank of St. Louis Economic Review 74(1): 31-45. Trần Thọ Đạt và nhóm nghiên cứu (2014), Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế”, Đại học KTQD.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (2012-2014) VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

PGS.TS Ngô trí Long Những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt nam đã có những

bước phát triển đáng kể cả về quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Bên cạnh những mặt đạt được thì hệ thống NHTM Việt nam cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Do đó, việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt nam hoạt động hiệu quả hơn là việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa XI) khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

I. TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – KHÂU THEN CHỐT CỦA TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ

1. Sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với

khu vực đầu tư của nền kinh tế với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay. NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính xã hội. NHTM là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố như: năng lực quản trị điều hành, nền tảng công nghệ, đội ngũ nhân sự, chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Trong những trường hợp nào của một quốc gia sẽ tiến hành tái cơ cấu hệ thống NHTM:

- Khi hệ thống NHTM phát sinh những vấn đề bất ổn và có nguy cơ đẩy hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng kéo dài, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống. Có

Page 193: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

193  

những dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM bất ổn trầm trọng cần phải thực hiện tái cấu trúc. Khủng hoảng kinh tế kéo dài, môi trường kinh doanh của ngân hàng xấu đi nghiêm trọng dẫn đến các mặt hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn giảm sút làm cho hệ thống ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn, hệ thống ngân hàng suy yếu đe dọa sự bất ổn của nền kinh tế của quốc gia. Khi khuôn khổ giám sát và quản lý yếu kém.

- Khi nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi hệ thống NHTM phải thay đổi để thích ứng, đảm bảo các hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả. Mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm hồi sinh hệ thống NHTM yếu kém và duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM.

Những lý do để Việt nam cần phải tái cơ cấu đối với hệ thống NHTM: Những năm qua hệ thống NHTM trong nước đã có những bước phát triển đáng kể

cả về quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Hệ thống các NHTM Việt Nam được chia làm 2 nhóm dựa vào quan hệ sở hữu: một là, các NHTM do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; hai là, nhóm các NHTM cổ phần. Hệ thống các NHTM Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và nguồn vốn sở hữu sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính sự phát triển nhanh về mặt số lượng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB..., các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.

Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những năm vừa qua. Trên thực tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang đóng vai trò chi phối thị phần tín dụng (86,47% toàn hệ thống), đây là nguồn vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, từ đó giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại. Bên cạnh đó, NHNN đã xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với yêu cầu hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại.

Page 194: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

194  

Hệ thống công nghệ ngành ngân hàng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Điều này được thể hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh toán, thì ngày nay nhờ có đổi mới công nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây. Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng thương mại đã đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chẳng hạn như: dịch vụ như ATM, POS, EDC, internet banking, telephone banking, ngân hàng trực tuyến...từ đó đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Bên cạnh những kết quả trên, tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam những năm qua cho thấy còn những tồn tại: Tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định, có xu hướng giảm. Những năm đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu tốc độ tăng trưởng huy động vốn duy trì trên 20%, nhưng những năm tiếp theo tỷ lệ tăng huy động chỉ đạt trên 12%. Một số điểm đáng chú ý trong hoạt động huy động vốn từ 2008 - 2012: lãi suất huy động vốn có diễn biến phức tạp; lãi suất thực tế vượt lãi suất quy định; dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM tăng lên khá mạnh. Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng dư nợ bình quân khá cao trên 21,2%. Hoạt động tín dụng của các NHTM những năm qua còn chứa ẩn rất nhiều hạn chế: tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động vượt xa mức cho phép của NHNN làm cho tính thanh khoản của hệ thống luôn căng thẳng; tín dụng tăng trưởng nóng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm thấp; cơ cấu kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động không cân đối.

Hoạt động tín dụng của các NHTM phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng, nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, khiến chất lượng của các khoản tín dụng rất thấp, đây đã trở thành những khoản nợ xấu. Nợ xấu của hệ thống NHTM giai đoạn 2008 - 2012 có xu hướng gia tăng: năm 2008 là 2,17%; năm 2009 là 2,05%; năm 2010 là 2,165%; năm 2011 là 3,3% và năm 2012 tăng vọt lên 8,6%. Đây là con số NHNN công bố, nhưng theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings năm 2011 không thể thấp hơn hai con số vào khoảng 13%. Nợ xấu ngân hàng đứng ở mức cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc có quá nhiều ngân hàng không phải là điều xấu, vấn đề chính là các ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong đó vấn đề nợ xấu trong các ngân hàng – những tài sản không sinh lời của các doanh nghiệp là thách thức lớn nhất đối với hệ thống các NHTM. Chính tình hình nợ xấu của các ngân hàng ngày càng trầm trọng khiến cho yêu cầu tái cấu trúc ngân hàng không thể chậm chễ hơn nữa. Mặc dầu chúng ta đã thành lập VAMC để xử lý nợ xấu, nhưng cho tới hiện nay hiện nay nợ xấu vẫn là 'ung nhọt' của các NHTM.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - “CAR”) có thể giảm sụt nếu các NHTM trích lập quĩ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN. Thời gian qua, theo báo cáo của các NHTM đa số các NHTM đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II. Tuy nhiên, tỷ lệ CAR còn có khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như các NHTM tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch

Page 195: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

195  

toán đúng, đủ dự phòng cho các khoản nợ. Tình hình thanh khoản của các NHTM đôi lúc còn bấp bênh, năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản; nay tình hình này đã được cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhưng chưa chắc chắn. Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng. Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng / tổng vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Vì vậy NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN, có hiệu lực vào tháng 10 năm 2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng cho vay / vốn huy động lại có xu hướng tăng lên, trong khi tín dụng tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Những bất ổn về kinh tế vĩ mô ở trong nước, đặc biệt là lạm phát cao trong những năm trở lại đây và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Bên cạnh đó, những biến động lớn và đột ngột về lãi suất, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất. Vì vậy, hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của không ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng. Năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ rủi ro. Năng lực đánh giá, thẩm định, quản lý tín dụng và giám sát sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và nhiều tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản, nên khi giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh. Vi phạm quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng dẫn đến nợ xấu lớn ở nhiều tổ chức tín dụng. Qua công tác thanh tra, nhiều tổ chức tín dụng được phát hiện vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động tín dụng như giới hạn cho vay một khách hàng và người có liên quan, đặc biệt là việc cấp các khoản vay có giá trị rất lớn đối với cổ đông lớn và người có liên quan. Khách hàng vay có tình hình tài chính kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ, giải thể, phá sản, sử dụng vốn vay sai mục đích và phương án đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ vay ngân hàng. Hệ thống pháp luật còn bất cập, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, phá sản, giải thể doanh nghiệp, thi hành án dân sự, xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường,

Page 196: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

196  

song thị trường bất động sản chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp, chậm được cải thiện. Sự trì trệ kéo dài của thị trường bất động sản, thị trường tài chính gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng không thuận lợi. Trong nền kinh tế chuyển đổi, đang phát triển như Việt Nam, tổ chức tín dụng vẫn là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế, nên diễn biến chỉ số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và ngược lại. Xuất phát từ thực tiễn cuối năm 2011, tình trạng khu vực ngân hàng Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, có thể là nhân tố kích hoạt cho sự đổ vỡ kinh tế: lãi suất cho vay tăng cao lên đến trên 20% và kéo dài từ 2009 - 2011; thanh khoản của hệ thống NHTM gặp khó khăn, lãi suất cho vay liên ngân hàng lên tới 30% - 40%; nợ xấu tăng nhanh; hiệu quả và lợi nhuận giảm sút… đặt ra yêu cầu về tái cơ cấu hoạt động của hệ thống. Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011 - 2016 là thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được xem là khâu then chốt nằm trong chiến lược tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa XI) khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro. 2. Nội dung tái cơ cấu hệ thống NHTM

Nội dung tái cơ cấu hệ thống NHTM bao gồm: tái cơ cấu tài chính; tái cơ cấu hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống quản trị; tái cơ cấu sở hữu.

Tái cơ cấu tài chính của NHTM là tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của các NHTM và xử lý nợ xấu. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh, nhưng vốn tự có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Quy mô và chất lượng vốn tự có của NHTM tạo nền tảng cho hoạt động, đảm bảo sự an toàn, duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM. Trong quá trình tái cơ cấu tài chính NHTM, một nội dung hết sức quan trọng là phải biết chính xác số nợ xấu để có các bước xử lý có hiệu quả. Xử lý nợ xấu có thể cấu trúc lại nợ, xử ký tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp,…

Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM là củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm các nội dung: tái cơ cấu về dịch vụ; tái cơ cấu về nhân sự; tái cơ cấu về công nghệ; tái cơ cấu về mô hình tổ chức hoạt động.

Page 197: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

197  

Tái cơ cấu hệ thống quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NHTM, bởi tính đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh tiền, nên có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tái cơ cấu hệ thống quản trị của NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường, thỉ quản trị của NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tái cơ cấu sở hữu NHTM có ý nghĩa quyết định tới chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM. Theo hình thức sở hữu có thể phân chia thành các loại hình NHTM: ngân hàng thuộc về sở hữu tư nhân; ngân hàng thuộc về sở hữu của các cổ đông (NHTM cổ phần); ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước; ngân hàng liên doanh. Theo xu hướng chung tại các nước, việc tái cơ cấu sở hữu là giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực sở hữu cho các thành phần kinh tế khác. Hầu hết các quốc gia đều chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thông NHTM và có vai trò rất lớn trong quá trình tái cơ cấu NHTM; Tổ chức quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM (rà soát đánh giá tình hình hoạt động của toàn hệ thống; lập phương án tái cơ cấu hệ thống NHTM trình Chính phủ phê duyệt); Điều phối, hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu (hỗ trợ giải quyết vấn đề thanh khoản, làm trung gian giữa các NHTM, thực hiện và làm đầu mối hoàn chỉnh các quy đinh pháp luật có liên quan đến hoạt động NHTM, kiểm soát môi trường vĩ mô, cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài ); Đánh giá về tái cơ cấu hệ thống NHTM.

II. KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (2012 - 2014) Tháng 3/2012, tại Quyết định số 254/QĐ - TTg ngày 01/03/2012, Chính phủ thông

qua Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Bắt đầu từ 2011- 2012, tập trung hỗ trợ thanh khoản; rà soát, phân loại TCTD và thực hiện mua bán sáp nhập ngân hàng yếu kém và đến năm 2014 hoàn thành căn bản tái cơ cấu tài chính và 2015 hoàn thành căn bản tái cơ cấu hoạt động và quản trị.

Sau một năm, ngày 11/3/2013 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 363/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.

Sau hơn 2 năm thực hiện triển khai đề án “Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, đánh giá về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có nhiều ý kiến khác nhau về thành công cũng như hạn chế. Tuy nhiên, để đánh giá một cách có căn cứ cần dựa vào những mục tiêu và lộ trình của đề án; đồng thời dựa trên những tiêu chí đánh giá của nhiều quốc gia đã thực hiện. Để đánh giá hiệu quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các quốc gia, thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường so sánh việc thực hiện các mục tiêu trước và sau tái cấu trúc, như: khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; sự cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính; khôi phục niềm tin của công chúng,….

Page 198: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

198  

Căn cứ vào mục tiêu, cũng như lộ trình của đề án, bước đầu có thể đánh giá kết quả về những thành công và hạn chế của quá trình tài cơ cấu hệ thống NHTM trong 2012 - 2014 như sau:

1. Những kết quả bước đầu - Khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện. Các Đề án và hành lang pháp lý, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu đã được thiết

lập tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng, tháng 5/2013, Chính phủ thông qua đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” (Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 31/5/2013). Để tạo sự đồng thuận, quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội đối với các đề án, NHNN đã ban hành kế hoạch hành động, thành lập ban chỉ đạo liên ngành triển khai các đề án, tập trung thanh tra toàn diện, giám sát tích cực, yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và xác định các tổ chức tín dụng yếu kém cần cơ cấu lại. NHNN đã chủ trì hoặc với các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành nhiều văn bản đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu như: Quyết định số 48/2013/TTg-QĐ ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012; Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013; Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013,…

Trên cơ sở hành lang pháp lý được ban hành, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang được triển khai và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận giúp hoạt động ngân hàng từng bước được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh. NHNN đã tiến hành thanh tra toàn diện pháp nhân 32 tổ chức tín dụng trong năm 2012 và 25 tổ chức tín dụng trong năm 2013 để phân loại, đánh giá đúng thực trạng tài chính, hoạt động, quản trị của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, NHNN đã xác định được một số tổ chức tín dụng yếu kém hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn hoạt động cần được ưu tiên tập trung cơ cấu lại. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và kiểm toán độc lập, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng phương án cơ cấu lại nhằm khắc phục những yếu kém, vi phạm pháp luật và thực hiện các giải pháp cơ cấu lại phù hợp. Riêng đối với 9 ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại, NHNN đã thành lập tổ giám sát tại từng ngân hàng để giám sát chặt chẽ, toàn diện và bảo vệ tài sản tại các ngân hàng; chỉ đạo các NHTM nhà nước hỗ trợ thanh khoản và tham gia cơ cấu lại; thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu đối với từng ngân hàng với sự tham gia của một số bộ, ngành, địa phương. Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.

- Các ngân hàng được tái cơ cấu bước đầu đã có sự thay đổi năng lực tài chính, an toàn hệ thống đã dần được cải thiện.

Nhiệm vụ cơ cấu lại được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm tổ chức tín dụng cả trong nước và nước ngoài. Bước đi đầu tiên của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng có thể được đánh dấu bằng động thái khoanh vùng nhóm tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng đã và đang diễn ra, chủ yếu thực hiện theo nguyên

Page 199: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

199  

tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật.

Sau khi xác định chín ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại (bao gồm: SCB, Ðệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank), NHNN đã tiến hành các biện pháp kiểm soát tình hình hoạt động của các ngân hàng này. Ðồng thời, phối hợp các bộ, ngành, địa phương phê duyệt và chỉ đạo triển khai phương án cơ cấu lại đối với từng ngân hàng. Trong đó phải kể đến là sự hợp nhât 03 ngân hàng: NHTM cổ phần Sài gòn, ngân hàng Đệ nhất và ngân hàng Việt nam Tín nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng, nhưng sau khi sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và sự hỗ trợ của NHNN thông qua khoản vay tái cấp vốn. Sau khi sát nhập, NHTM cổ phần Sài gòn bảo đảm an toàn tài sản Nhà nước, đảm bảo các khoản chi trả các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Kết quả bước đầu của tái cơ cấu hệ thống NHTM có thể thấy rõ qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài, sáp nhập một số NHTM cổ phần với nhau.

Các NHTM yếu kém có nguy cơ đổ vỡ cũng đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý thông qua các giải pháp thích hợp nhờ đó mà thị trường tiền tệ bước đầu dần đi vào ổn định.

- Từng bước lành mạnh hóa tài chính, trọng tâm là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lương, thưởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nhờ đó, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã từng bước được xử lý, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng từng bước được cải thiện dần. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước kết quả bước đầu, các ngân hàng vẫn còn một chặng đường dài đầy thách thức phía trước trong tiến trình tái cơ cấu để có thể đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong toàn bộ hệ thống như mục tiêu đề án đã đưa ra. Bên cạnh những thành công, quá trình thực hiện cho thấy, vẫn còn quá nhiều hạn chế, khả năng khó hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ về đích đúng hạn của Đề án vào năm 2015. 2. Những hạn chế

- Các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên đáng kể về quy mô vốn và tài sản nhưng các thương vụ sáp nhập, hợp nhất thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập, hợp nhất về mặt cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị. Chúng ta đều biêt rằng tái cơ cấu chỉ có hiệu quả sau khi việc mua bán, sát nhập tạo ra một sắc diện mới cho chủ thể cũ. Phần lớn các ngân hàng được tái cơ cấu vừa qua

Page 200: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

200  

đã có sự thay đổi ban đầu, chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng bước đầu có hiệu quả khi tổ chức mạnh mua tổ chức yếu. Song, phải thừa nhận một thực tế, tái cơ cấu mới chỉ dừng lại ở "bình mới rượu cũ", chưa có sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất lẫn lượng, cũng như phương thức hoạt động.

- Tốc độ tăng nợ xấu tuy có giảm nhưng quy mô vẫn lớn. Nợ xấu ngày càng khó xác định và đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý cơ bản và bài toán giải quyết “nợ xấu” vẫn nan giải. Ðề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 đặt ra lộ trình đến năm 2015 hoàn thành cơ bản xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, mục tiêu này khó có thể thực hiện được bởi cho đến nay, mặc dù tốc độ tăng nợ xấu có giảm nhưng quy mô nợ xấu còn rất lớn, rủi ro hệ thống vẫn còn và khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của nợ xấu.

Đáng chú ý, sau khi NHNN ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.

Theo báo cáo tài chính ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014, cho thấy lợi nhuận của nhiều ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ. Đặc biệt, nợ xấu của các ngân hàng cũng đồng loạt tăng. Theo công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống hiện cuối tháng 6/2014 ở mức 4,17% tổng dư nợ cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013. Đến thời điểm này, tổng nợ xấu đã xử lý khoảng 210.000 tỷ đồng, hiện còn lại khoảng 161.000 tỷ đồng. Nợ cũ chưa giải quyết dứt điểm lại phát sinh nợ mới. Vì vậy, nếu không giải quyết dứt điểm thì đây là điểm nghẽn của nền kinh tế; còn tồn tại nợ xấu cao thì nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn. Trong khi đó hãng xếp hạng tín dụng Moody's ước tính là 10-15%. Nợ xấu vẫn là 'ung nhọt' của các ngân hàng thương mại. Nếu xét về tỷ lệ nợ xấu, thì đáng nói nhất nằm ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần khi đa số các tổ chức có tỷ lệ vượt 3% - ngưỡng an toàn do NHNN và các tổ chức quốc tế đặt ra.

Liên quan đến nợ xấu nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý nợ xấu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và chúng ta mới chỉ thực hiện khoanh vùng nợ xấu chứ chưa xử lý dứt điểm được, xử lý nợ xấu còn nhiều nan giải. Quý 4 năm ngoái khi công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đi vào hoạt động và những khoản nợ đầu tiên được mua, người ta đã hy vọng nhìn thấy khả năng xử lý nợ xấu. Nhiều người cho rằng một cơ chế xử lý nợ đã ra đời, giống như ở các nước trong các cuộc khủng hoảng trước đây, và cơ chế này sẽ mang lại hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của một tổ chức như VAMC ở các quốc gia khác thực chất là Nhà nước bỏ tiền ra mua nợ, ôm khoản nợ đó một thời gian, sau đó khi kinh tế phục hồi, thị trường tài chính, bất động sản ấm lên, nhưng VAMC của Việt nam không như vậy. VAMC mua nợ bằng giấy, giấy đó là trái phiếu đặc biệt, được mang lên giao dịch với Ngân hàng Nhà nước để vay tiền. Bán nợ, cầm giấy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục đòi nợ và thêm một công đoạn mới là mỗi năm trích dự phòng rủi ro 20% tổng giá trị tờ giấy

Page 201: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

201  

cầm ấy. Hiện VAMC đang gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thông qua đấu giá. VAMC đã tổ chức ba lần đấu giá nhưng đều thất bại. VAMC đấu giá theo cách thông thường, giá bán không linh hoạt, nên không làm cho thị trường nợ chuyển động, thất bại là ở đó. VAMC công bố đến cuối tháng 8 năm 2014 đã mua được tổng cộng 59.000 tỉ đồng nợ xấu. Con số này có thể thấp hơn số nợ xấu phát sinh từ tháng 10 năm 2013 đến nay. VAMC ôm nợ, mà chưa xử lý được thì làm sao nợ giảm được? Cái cần hiện nay là cho VAMC một cơ chế thị trường và một nguồn lực tài chính khoảng 3.000 – 5.000 tỉ đồng để xử lý nợ xấu. Cơ chế ấy là cho phép VAMC bán đấu giá tài sản theo giá thị trường, bán đến khi có người mua. Vướng mắc này cần được tháo gỡ. Còn cứ với cách thức tiến hành hiện tại, sẽ chẳng có ngân hàng nào giải thể, phá sản vì nợ, nhưng sẽ nợ đến chết.

- Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa được hạn chế và kiểm soát hiệu quả.

Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 yêu cầu tất cả các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Áp lực tăng vốn điều lệ đã buộc các ngân hàng phải liên kết với nhau thông qua nắm giữ cổ phần của nhau. Việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2010 đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bùng nổ một cách mạnh mẽ. Để có đủ vốn cung cấp cho nền kinh tế với quy mô lớn và thường xuyên, thì các tổ chức tín dụng buộc phải liên kết sở hữu với nhau. Việc sáp nhập các tổ chức tín dụng với nhau theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 đến năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã khiến cho một nhóm ngân hàng hoặc cá nhân trở thành chủ sở hữu của nhiều ngân hàng khác. Hiện trạng mạng lưới sở hữu chéo ở Việt Nam vẫn đang hết sức phức tạp, đã tạo thành một ma trận chằng chịt đến mức báo động, dù các quy định khống chế tình trạng này không thiếu, mà rất ít thông tin được công khai.

Trên thực tế, luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có những quy định rõ ràng về vấn đề sở hữu cổ phần của các cá nhân và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để lách luật, các tổ chức tín dụng đã hoặc thông qua trung gian để mua cổ phần của các tổ chức tín dụng đã mua cổ phần của mình, hoặc cá nhân thì tìm cách núp bóng người khác để sở hữu cổ phần ngân hàng vượt quá con số quy định là 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng như quy định.

Vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Sở hữu chéo đã gây nên một số tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của một số tổ chức tín dụng gây ra những cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống.

Có nhiều ý kiến phản ánh vấn đề sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng ngày càng nóng hơn, nhất là khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Page 202: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

202  

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng triển khai còn chậm, chưa thật sự hiệu quả. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhắc NHNN quyết liệt và đẩy nhanh tái cơ cấu. Tại

phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2014 vừa qua, một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mà nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, có những vướng mắc vượt tầm giải quyết của ngân hàng đó, hay của chính NHNN. Nhiều chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, phải quyết liệt hơn nữa tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, mà trọng tâm đầu tiên vẫn là xử lý nợ xấu phải mạnh mẽ và dứt điểm. Tại các kỳ họp Quốc hội (khóa XIII) yêu cầu đặt ra là NHNN phải tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Nhưng hơn 2 năm qua tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa chuyển biến tích cực như mong đợi.

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các ngân hàng chuyển biến chậm. Bộ máy quản lý và quy trình hoạt động còn cồng kềnh với số lượng lao động và số lượng chi nhánh, phòng giao dịch quá nhiều nhưng phân bổ không hợp lý và làm việc kém hiệu quả. Ngoài ra việc triển khai mô hình mới còn chậm và trình độ nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển thể chế quản trị ngân hàng hiện đại.

- Năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế ở mọi cấp điều hành. Trình độ quản trị ngân hàng vẫn chưa đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế. Việc thiểu các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, sự hạn chế về trình độ của những người điều hành vẫn là nhân tố hạn chế hiệu quả hiệu quả quản lý tại các ngân hàng. Sự thiếu rõ ràng và minh bạch trong mối quan hệ giữa hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát cũng như chưa có được những cơ chế giải quyết triệt để dẫn tới giảm tính độc lập của ban kiểm soát khi thực hiện vai trò của mình.

Hiệp ước Basel I ra đời năm 1988, nhưng phải 17 năm sau Việt Nam mới bắt đầu thực hiện với sự ra đời của hai quyết định quan trọng: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/04/2005, Quyết định này sau đó đã được thay thế bằng Thông tư 13/2010/TT-NHNN, ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN, ngày 27/09/2010, về đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các quy định này nhìn chung đã theo tinh thần của Basel I. Tuy nhiên, mức độ vận dụng Basel I của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ do thiếu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM lớn dù đã đạt mức 8%, nhưng các tỷ lệ này được tính toán trên cở sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vậy, bao giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tuân thủ hoàn toàn Basel I? Còn Basel II đến khi nào? Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia châu Á đã triển khai Basel II cho thấy, thường phải mất từ 5 năm đến 7 năm kể từ lúc bắt đầu đến khi hoàn toàn tuân thủ. Do đó, nếu không triển khai nghiêm túc từ đầu, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn cách đích Basel II khá xa. Trên thực tế, các NHTM tuy đã đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% theo Basel II, nhưng nếu trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định của NHNN, chắc chắn tỷ lệ này sẽ sụt giảm, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi con số nợ xấu chưa xác định chính xác là bao nhiêu.

Page 203: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

203  

Hiện tại tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động cho vay của ngân hàng, công tác thanh tra giám sát ngân hàng… chưa thực sự phản ánh chính xác hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam.

3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế - Nguyên nhân từ thể chế và kinh tế vĩ mô Hệ thống pháp luật về lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn thiếu, chóng chéo, bất cập

hoặc chậm sửa đổi, bổ sung, áp dụng những quy định quan trọng tạo điều kiện cho ngành phát triển phù hợp với các chẩn mực quốc tế và lộ trình hội nhập, như Luật phá sản, Luật Mua & Bán, Sát nhập, hợp nhất ngân hàng,…Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả cao trong bối cảnh các NHTM phát triển nhanh về quy mô và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các tiêu chuẩn cấp phép, các chuẩn mực an toàn chưa chặt chẽ, chưa kiềm chế mức độ rủi ro gia tăng trong hoạt động ngân hàng. Nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng và kỷ cương, kỷ luật, an toàn trong hoạt động ngân hàng không được đề cao. Sự thiếu minh bạch về thông tin và các hành vi cố ý làm trái quy định pháp luật trong ngân hàng chưa đuợc xử lý nghiêm.

Việc quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ chưa hiệu quả. Chẳng hạn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN về hoạt động giám sát từ xa của NHNN mới chỉ được thể hiện trong nội dung giám sát chất lượng tài sản bằng việc thống kê các khoản nợ quá hạn, hoặc trong việc giám sát các giới hạn tín dụng của NHTM mà điều này chưa đủ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NHTM, vì cần phải có thêm những đánh giá định tính khác như đánh giá tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá quy trình cấp tín dụng của ngân hàng. Hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM chủ yếu vẫn mang tính theo dõi, giám sát một cách riêng lẻ với từng ngân hàng, mà chưa thấy được xu hướng chung của cả hệ thống; chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm của các NHTM. Do vây, rủi ro hệ thống và khủng hoảng thanh khoản có thể xẩy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của nợ xấu vẫn còn.

Kinh tế vĩ mô tuy bước đầu có sự phục hồi, song sự chuyển biến chưa thực sự rõ nét, thể hiện: thị trường bất động sản chưa được phá băng, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, sức mua còn thấp, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp,… nên việc việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Cùng với nó là thị trường tài chính trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư cũng hạn chế.

- Nguyên nhân từ các NHTM Chưa chủ đông tự tái cơ cấu, nợ xấu chưa được xác định một cách đầy đủ, chưa

thực sự nghiêm túc chấp hành những quy định về cho vay và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Trình độ và năng lực của các cấp lãnh đạo, cũng như nhân viên còn nhiều hạn chế, chưa nỗ lực trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, chưa tìm ra hướng đi riêng trong hoạt động ngân hàng.

Việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều bên và mất nhiều thời gian với nhiều thủ tục, quy định. Do vậy, việc tái cơ cấu hệ

Page 204: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

204  

thống ngân hàng, việc xử lý cần có lộ trình, từng bước, thận trọng và bằng nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng cũng cần quyết liệt hơn nữa. III. KHUYẾN NGHỊ

Để đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong những thời gian còn lại của đề án để đạt được những mục tiêu đã định, xin có một số khuyến nghị sau:

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý Rà soát hệ thống văn bản pháp lý theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với

thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo tính đặc thù của nền kinh tế Việt nam, tạo điều kiện thông thoáng cho các NHTM Việt nam, nâng cao hiệu lực quản lý.

Chẳng hạn hệ thống pháp luật về M&A. Tuy những quy định pháp luật hiện hành đã đề cập đến hoạt động M&A, nhưng khái niệm chưa được chuẩn hóa, chưa thống nhất với các văn bản khác. Các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Nhưng bản chất của M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể như: kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, cung cấp thông tin, bảo mật, chuyển giao xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần , cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, thương hiệu , cơ chế giải quyết tranh chấp,… Hiện cũng chưa có các văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình M&A rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn trong việc xác lập các giao dịch, địa vị mỗi bên mua bán cũng như hậu quả pháp lý sau M&A. Hoặc vấn đề sử hữu chéo cần có văn bản pháp quy cũng như việc kiểm soát việc thực thi các điều khoản quy định. Ví dụ bổ sung thuật ngữ sở hữu chéo vào trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN đồng thời hình sự hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn ngừa hành vi này (bổ sung vào luật dân sự). Hoàn thiện các văn bản pháp lý khác chi phối hoạt động của các NHTM, đến việc đổi mới hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, minh bạch hóa trong hoạt động ngân hàng.

2. Nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ NHNN cần tham gia, hỗ trợ sâu hơn để xử lý những vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Ví dụ, một khoản nợ xấu có thể do một vài nhân hàng quản lý, khi giải quyết mỗi ngân hàng đều cố gắng giành phần lợi cho mình, dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có. Trong trường hợp này NHNN cần tham gia với vai trò tư vấn, sắp xếp, góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và giảm chi phí xã hội phát sinh. Hoặc trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đó là vấn đề huy động vốn. Việc tăng vón có thể dẫn tới tình trạng sở hữu chéo ngày càng trầm trọng. Do vậy, việc kiểm soát từ xa, giám sát tại chỗ NHNN phải kiểm soát được tính minh bạch của các luồn tiền khi NHTM tăng vốn. Vấn đề nợ xấu, NHNN cần đôn đốc, giám chặt chẽ qúa trình bán, xử lý nợ xấu giữa các NHTM và VAMC theo đề án Chính phủ đã phê duyệt. Chính phủ theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách thường xuyên. Chính phủ cho triển khai cổ phần hóa sâu rộng hơn bằng cách bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng đã cổ phân hóa là: VCB, BIDV, Vietinbank và MHB. Đối với NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam – Agribank cần được cổ phần hóa, nhưng vẫn đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Bởi hoạt động của

Page 205: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

205  

Agribank chưa hiệu quả, nợ xấu cao. Tuy nhiên, trước khi cổ phần hóa cần được tái cấu trúc lại, phấn đấu giảm nợ xấu. Từng bước nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với NHTM trong nước, đặc biệt là những định chế tài chính quốc tế có uy tín, với những kinh nghiệm, nguồn lực (về con người, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, tiếp cận thị trường vốn quốc tế) sẽ là nhân tố thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam.

3. Đối với việc xử lý nợ xấu Một trong những vấn đề mang tính quyết định đối với chương trình tái cơ cấu hệ

thống và cũng là nhiệm vụ nặng nề đối với các tổ chức tín dụng là phương án xử lý nợ xấu. Để xử lý tận gốc vấn đề nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng, trước mắt cần minh bạch hóa thông tin nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Để thực hiện vấn đề này, NHNN phải có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo các thông tin về nợ xấu do các tổ chức này cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng chấp hành các quy định về hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu; đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; ban hành các cơ chế, quy định an toàn hoạt động ngân hàng như phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy chế cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp,ủy thác; xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng... Cần có biện pháp xử phạt thích đáng đối với các tổ chức tín dụng vi phạm.

Đối với các tổ chức tín dụng cần tích cực xử lý nợ xấu: thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; các tổ chức tín dụng tăng cường năng lực quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với công ty Quản lý tài sản (VAMC) để triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng vay: củng cố, chấn chỉnh, tái cơ cấu hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ.

NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, tín dụng; triển khai các giải pháp xử lý hàng tồn kho, nợ đọng trong xây dựng cơ bản; khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; phát triển thị trường bất động sản; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất xây dựng và ban hành chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đối với công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và hoạt động mua, bán tài sản bảo đảm để thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ và hỗ trợ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quyền của chủ nợ, nghĩa vụ của bên vay, bên bảo đảm tại Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự.

VAMC đã được thành lập hơn một năm, cho tới nay mới phát huy tác dụng ở góc độ là góp phần làm sạch bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng trước mắt, trong

Page 206: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

206  

ngắn hạn để giúp chúng trở nên lành mạnh hơn nhằm khai thông tín dụng cho nền kinh tế và giúp hệ thống ngân hàng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài hơn. VAMC đang vừa làm vừa điều chỉnh, và nhiệm vụ chính cũng chỉ là cái túi để nợ xấu của ngành ngân hàng. Muốn VAMC giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu thì tốt nhất là hãy tạo ra một sân chơi chung, rộng hơn về quy mô và thông thoáng hơn về luật lệ với sự tham gia của các tổ chức AMC hiện thời hay sẽ thành lập từ nhiều nguồn lực khác mà không nhất thiết phải làm tổn hại đến ngân sách nhà nước. Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cho các tổ chức quốc tế cũng như cá nhân quan tâm đến việc đầu tư vào các khoản nợ xấu này có cơ hội tiếp cận. Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho đối tác ngoại thì các thủ tục hành chính, pháp lý cũng cần phải được cải cách theo hướng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư sau khi họ quyết định mua. Cần phải nhận thức được rằng Việt Nam cần phải tìm một giải pháp toàn diện, triệt để, và hữu hiệu hơn cho vấn đề nợ xấu, chứ không nên đơn thuần quan niệm rằng thành lập VAMC là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề này, hoặc đặt quá nhiều hy vọng vào VAMC trong việc giải quyết nợ xấu.

Vấn đề xử lý nợ xấu đến nay được hy vọng hơn khi NHNN - Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 16 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 7 năm 2014. Theo thông tư, tổ chức tín dụng được trao quyền rộng hơn so với trước trong quá trình xử lý tài sản của khách hàng để thu hồi nợ như được quyền bán tài sản không qua đấu giá, quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ việc thu giữ tài sản, quyền ký trên các giấy tờ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện thi hành... Song, một vấn đề đặt ra liệu các tổ chức tín dụng có thể tự mình tiến hành theo những quy phạm pháp luật nêu trên hay vẫn phải trông chờ vào sự phối hợp của các ngành hữu quan. Trên thực tiễn việc thi hành án dân sự cho thấy hiệu lực pháp luật trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu theo các quyết định tòa tuyên án hiện vẫn còn quá nhiều bất cập. Đây là lý do còn hoài nghi Thông tư 16 liệu có đi vào cuộc sống hay không.

Đã đến lúc cần hình thành một thị trường mua bán nợ giữa các doanh nghiệp ngoài các tổ chức tín dụng.

4. Về sở hữu chéo Phải xác định sự tồn tại sở hữu chéo là một tất yếu khách quan, đặc biệt là trong tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cần cấp bách giải quyết vấn đề tiêu cực trong sở hữu chéo đang hình thành một cách mạnh mẽ, khó kiểm soát hiện nay. Có 3 rủi ro lớn xuất phát từ sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng, đó là thâu tóm ngân hàng, nợ xấu và tăng vốn ảo, từ đó dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống.

Vấn đề sở hữu chéo của các tổ chức tín dụng Việt Nam cần được xử lý từng bước, thận trọng và bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Muốn vậy, phải minh bạch hóa thông tin về tỷ lệ và đối tượng sở hữu, thậm chí cần phải cưỡng chế bằng những biện pháp hành chính, cũng như xử phạt nặng đối với các cá nhân và tổ chức tín dụng tìm cách lách luật, lạm dụng vấn đề sở hữu chéo để vi phạm pháp luật, tư lợi cá nhân, thao túng thị phần, làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng. NHNN

Page 207: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

207  

coi việc thúc đẩy các NHTM nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. NHNN phải có kế hoạch buộc các NHTM phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết. Để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện gia đình trị trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các NHTM cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu để chỉnh sửa. Ví dụ, vấn đề hệ thống giám sát tài chính, vấn đề minh bạch hóa thông tin, vấn đề tách ra đến mức nào giữa cái gọi là ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố gây nguy hại cho toàn hệ thống. Việc các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua.

5. Cần minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng Phải rà soát lại và chấn chỉnh công tác thống kê, xử lý dữ liệu, chất lượng số liệu

tài chính còn thấp nên mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa đáng tin cậy. Chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo lường một cách chính xác hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như ROA, tỷ lệ nợ xấu, và các hệ số vốn.

Phải nhất quán trong việc công bố các thông tin, số liệu trong hoạt động ngân hàng nói riêng và tất cả các hoạt động kinh tế khác nói chung. Với tư cách là cơ quan đứng đầu và giám sát tất cả các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN cần thể hiện sự nhất quán và sự thuyết phục trong thông tin về số liệu, đặc biệt là nợ xấu, tránh tạo tâm lý hoang mang và nghi ngờ trong dư luận, gây mất niềm tin của dư luận đối với hệ thống ngân hàng và tạo nên tâm lý chưa thực sự tin tưởng vào các số liệu của Ngân hàng.

NHNN cần hướng các NHTM chủ động công bố và minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro. Sớm xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quản trị rủi ro toàn diện theo Basel I, Basel II và Basel III để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

6. Tiếp tục sáp nhập, cho phá sản các ngân hàng yếu kém Luật Phá sản được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 đã có điểm mới, chính thức

luật hóa các quy định về phá sản tổ chức tín dụng. Quan điểm nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng đã được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh trong phiên họp chính phủ vừa qua.

Đối với các NHTM có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì NHNN nên tiếp tục chỉ đạo cho sáp nhập và mạnh dạn cho phá sản những ngân ưu tiên chi trả đầu tiên. Nếu việc sáp nhập, phá sản được thực hiện một cách bài bản thì sẽ giúp các NHTM hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh. Trước khi sáp nhập hoặc phá sản, nhà nước cần thận trọng để xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như thuê một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào vốn góp (đối với ngân hàng sáp nhập), hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở để giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và vay của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, đi cùng là sự trả giá và phải trả giá, thay vì chỉ với giải

Page 208: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

208  

pháp ghép vào một thực thể khác bằng sáp nhập, hợp nhất để xử lý. 7. Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM

NHTM cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên một số phương diện chính như: vốn tự có, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Để thực hiện được điều đó, các NHTM cần phải từng bước tăng vốn điều lệ, xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ cho phù hợp với điều hiện hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, cũng như đảm bảo cho các NHTM nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập trong khu vực và thế giới; trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính và tài sản có rủi ro; khi cho vay hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình cho vay và đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc cho vay và đầu tư vào những doanh nghiệp sân sau của ngân hàng.

8. Đổi mới và kiện toàn công tác nhân sự Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống các ngân

hàng. Một đội ngũ cán bộ không có hoặc hạn chế về trình độ, yếu kém về đạo đức thì sẽ khó lòng đưa NHTM phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra, thậm chí sẽ đẩy ngân hàng xuống vực sâu của khủng hoảng. Do đó, NHNN và các NHTM cần đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, điều đó cần được thực hiện từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến khâu bổ nhiệm cán bộ, làm sao để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.

KẾT LUẬN Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải làm cho thị trường tài chính nói chung và ngân

hàng nói riêng hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, giảm dần các biện pháp hành chính của Nhà nước. Đã đến lúc cần phải từ bỏ việc sử dụng các biện pháp hành chính và khuôn mẫu hoạch định chính sách dựa trên các biện pháp hành chính.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa các NHTM hoạt động lành mạnh, hiệu quả hơn, góp phần đưa hệ thống tài chính của nước ta phát triển ổn định. Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi cần được sự đồng thuận, quan tâm ủng hộ và giám sát của cả hệ thống chính trị. Trong khuôn khổ của một bài viết, chỉ đánh giá một số khía cạnh về kết quả, hạn chế và những khó khăn đang đặt ra đối với hệ thống NHTM, qua đó đưa ra một số khuyến nghị cơ bản gợi ý nhằm tái cơ cấu lại hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Hy vọng rằng những khuyến nghị trên đây sẽ góp phần nhỏ vào việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay./.

Page 209: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

209  

ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Th.S. Đinh Tuấn Minh

1. Dẫn nhập Vấn đề tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế Việt Nam được đặt ra từ cuối 2011 khi nền

kinh tế rơi trở lại vào bất ổn vĩ mô. Thực ra, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế đã được đặt ra từ năm 2008 khi lạm phát tăng vọt và tăng trưởng kinh tế giảm sút đột ngột so với năm 2007. Tuy nhiên, trong năm 2009 và 2010, ý tưởng này đã không được đem ra bàn thảo chi tiết. Thay vào đó là chương trình kích cầu nền kinh tế thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4%. Hệ quả là, tuy nền kinh tế đã chặn được đà giảm sút tăng trưởng kinh tế vào cuối năm 2009 và có mức tăng trường năm 2010 cao hơn năm 2008 nhưng kèm theo đó là lạm phát vượt hai con số. Ngân hàng nhà nước (NHNN) liên tục phải phá giá tiền đồng, đẩy các mức lãi suất chính sách và lãi suất huy động tăng mạnh lên tới 14%, khiến lãi vay tăng cao. Hoạt động kinh doanh của các khu vực kinh tế bắt đầu rơi vào trì trệ trở lại. Không những thế nền kinh tế còn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kép. Thâm hụt ngân sách ở mức trên 5% GDP trong nhiều năm khiến cho nợ công của nền kinh tế ngày càng tăng cao, còn thâm hụt cán cân thương mại ở mức 10-15% GDP trong các năm 2007-2010 đã khiến cho dự trữ ngoại hối quốc gia bị sụt giảm mạnh (xem Hình 1).

Hình 1: Tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (2002-2010)

Nguồn: GSO

Từ đầu năm 2011, Chính phủ đã bắt đầu chuyển hướng điều hành nền kinh tế theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết số 11 của Chính phủ ban hành vào tháng 2.2011 phản ánh nội dung này. Kết quả là lạm phát đã được ghìm cương, bắt đầu xu hướng giảm từ tháng 8.2011, và đến cuối năm 2011 tỷ giá bắt đầu ổn định hơn. Nhưng cái giá phải trả của chương trình ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ theo đuổi là tăng trưởng kinh tế năm 2011 giảm xuống còn 5,89%.

Đó là thời điểm mà yêu cầu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế được đặt ra. Bởi nếu không tái cơ cấu lại nền kinh tế để tìm động lực tăng trưởng mới thì nền kinh tế sẽ khó có thể tìm lại được giai đoạn đạt tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát vừa phải như những

Page 210: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

210  

năm 2002-2007. Yêu cầu này đã được Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào tháng 10.2011 nhìn nhận. Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được ban hành. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế cần tập trung thực hiện tái cơ cấu ba lĩnh vực: tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Đầu năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020”. Ngoài ba nội dung tái cơ cấu được đưa ra trong Hội nghị lần thứ 3, bản Đề án mới này thêm hai trọng tâm tái cơ cấu nữa là tái cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật và dịch vụ, và tái cơ cấu kinh tế vùng.

Bản báo cáo này sẽ đánh giá lại việc triển khai chương trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong ba năm 2011-2013 theo ba nội dung trọng tâm trên. Công việc đánh giá này sẽ bao gồm các nội dung: điểm lại những công việc mà Chính phủ đã làm được, tìm hiểu những nút thắt cần tháo gỡ, và đưa ra những khuyến nghị thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Cấu trúc của bài nghiên cứu như sau. Phần tiếp theo của báo cáo sẽ đánh giá chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Phần 3 đánh giá chương trình tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trọng tâm là các ngân hàng và định chế tài chính. Phần 4 đánh giá chương trình tái cơ cấu khu vực DNNN, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Phần 5 là phần đánh giá tổng hợp và đề xuất các khuyến nghị chính sách để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng chất lượng hơn.

2. Đánh giá chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công 2.1. Thực trạng đầu tư tại Việt Nam trước 2011

2.1.1. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, theo đó tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Qua các năm, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các khu vực đều thường cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng GDP (xem Hình 2). Trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (tăng 2,5 lần). Hệ quả là tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41,9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á77 và cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới trong khoảng thời gian 1960-1980.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, 2001-2010 77 Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam chỉ thấp hơn so với Trung Quốc (44,2%), nhưng cao hơn nhiều so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Indonesia (24,9%), Malaysia (21,9%) và Philippines (15,3%). Qua các năm, tỷ trọng này đều có xu hướng giảm ở hầu hết các nước, trong khi ở Việt Nam lại tăng mạnh và luôn duy trì ở mức cao

Page 211: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

211  

Nguồn: GSO

2.1.2. Chất lượng tăng trưởng thấp Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này có chất lượng tăng trưởng tương đối thấp.

Trong giai đoạn 1961-1980, đầu tư/GDP trung bình của Hàn Quốc là 23,3%, Đài Loan 26,2%, trong khi tốc độ tăng sản lượng lần lượt là 7,9% và 9,7%. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 37,2%, gần bằng Trung Quốc (38,8%), nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ là 7,6% so với 9,7% của Trung Quốc (Tô Trung Thành, 2013).

Hiệu quả tăng trưởng cũng có thể được xem xét thông qua thước đo hiệu quả vốn đầu tư: hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio – ICOR). Có khá nhiều các con số ước tính hệ số ICOR, và đều cho thấy ICOR của Việt Nam là tương đối cao, hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư của Việt Nam là tương đối thấp78. Theo tính toán của Viện kinh tế quản lý trung ương, ICOR của Việt Nam trung bình khoảng 4,8 trong giai đoạn 2000-2008 và 5,4 trong giai đoạn 2006-2008; cao hơn nhiều các nước công nghiệp mới trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế (1961-1980) như Đài Loan (2,7), Hàn Quốc (3,0), và một số nước trong khu vực như Thái Lan (4,1 trong giai đoạn 1981-1995) và Trung Quốc (4,0 trong giai đoạn 2001-2006) (xem Hình 3).

Hình 3: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác

78 Một số thống kê còn đưa ra con số 4,7 trong giai đoạn 1996-2000, tăng lên 5,1 (giai đoạn 2001-2005) và 6,1 (giai đoạn 2006-2010). Trong khi đó, ICOR ở các nước trong giai đoạn phát triển tương đương với Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều (Đài Loan 2,7 (1981-1990), Hàn Quốc 3,2 (1981-1990), Nhật Bản 3,2 (1961-1970), Trung Quốc 4,1 (1991-2003).

Page 212: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

212  

Nguồn: Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng (2013)

2.1.3. Đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước lớn nhưng kém hiệu quả Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,8% năm 2001 xuống còn 38,1% năm 2010. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giảm sút này không phải do nhà nước hạn chế bớt đầu tư công, mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn đã như phản ánh trong Hình 1.

Mặc dù đầu tư công trong thập niên qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét mối tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR). Hệ số ICOR trong thời kỳ 2000-2007 cho khu vực kinh tế nhà nước là 7,8 cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2, và cao hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 3,2 (Bùi Trinh, 2009).

2.1.3. Nguyên nhân đầu tư kém hiệu quả Hiệu quả đầu tư thấp của nền kinh tế Việt Nam là có thể qui về các nguyên nhân sau : - Đầu tư công thiếu quy hoạch, dàn trải và phân tán: Đầu tư công chủ yếu được

thực hiện theo Luật ngân sách năm 2004 và Quyết định 210/2006/QĐ-TTg về phân bổ ngân sách đầu tư phát triển. Theo các văn bản này thì các địa phương được quyền chủ động thẩm định và quyết định đầu tư cho các nhóm dự án A, B, và C. Việc phân bổ vốn đầu tư công cho các địa phương được tiến hành dựa theo các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính. Những qui định này dẫn đến đầu tư công tại các địa phương có tính phong trào, phá vỡ các qui hoạch tổng thể.

- Phân cấp quyết định đầu tư công chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư: Các qui định hiện nay cho phép các địa phương quyết định về việc xây dựng dự án nhưng nguồn vốn thì lại được bố trí từ trung ương. Một nguyên nhân khác dẫn đến những bất cập trong phân cấp đầu tư là hệ thống ngân sách lồng ghép của Việt Nam. Hiện tại, đa phần các nguồn thu từ địa phương đều được nộp lên trung ương, rồi sau đó trung ương lại phân bổ lại ngân sách cho địa phương.

- Đầu tư công chưa thể hiện vai trò là “bà đỡ” cho nền kinh tế: Trong những năm vừa qua, đầu tư nhà nước của Việt Nam chủ yếu hướng vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Page 213: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

213  

Khoảng 40%-45% tổng số vốn đầu tư nhà nước trong giai đoạn 2005-2010 được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng như điện, nước, vận tải và thông tin. Trong khi đó đầu tư vào lĩnh vực khoa học, giáo dục, và đào tạo cũng như lĩnh vực ý tế và trợ giúp xã hội giảm tương ứng từ 6,75% và 3,37% năm 2005 xuống còn 5,55% và 2,7% năm 2010. Điều này cho thấy đầu tư nhà nước vẫn chưa thực sự chú trọng thời phát triển nguồn vốn nhân lực trong giai đoạn trước đây.

- Chưa huy động được nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong những năm trước đây, Chính phủ đã khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo các hình thức BOT và BT. Tuy nhiên, hầu hết các dự án xây dựng theo hình thức này đều dựa trên nguồn vốn vay được chính phủ bảo lãnh. Điều này khiến cho lượng vốn thu hút từ đầu tư tư nhân thực chất không nhiều. Ngoài ra, tư nhân có thể lạm dụng bảo lãnh của chính phủ để hưởng lợi, trong khi gánh nặng rủi ro lại đặt lên vai nhà nước (Nguyễn Xuân Thành, 2013).

- Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ gắn với đầu tư nước ngoài để tăng độ lan tỏa: Đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam nhiều đa phần là do các ưu đãi về thuế, đất đai, và chi phí năng lượng rẻ. Việt Nam chưa hình thành được ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút hoặc giữ chân được các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Điều này khiến cho độ lan tỏa của FDI đối với đầu tư trong nước thấp. 2.2 Các kết quả đạt được của chương trình tái cơ cấu đầu tư

2.2.1. Nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu đầu tư Khác với hai nội dung tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng và tái cơ cấu khu

vực DNNN vốn có đề án tái cấu trúc riêng, nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu đầu tư chỉ được đề cập trong Quyết định 339/QĐ-Ttg ban hành vào tháng 2.2013 về tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Tư tưởng chủ đạo của chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, là giảm đầu tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng, và đặt đầu tư xã hội trong mối quan hệ cân đối với các biến số cơ bản khác của nền kinh tế. Các nội dung cụ thể của chương trình tái cấu trúc đầu tư trong giai đoạn 2013-2020 theo đề án này là:

- Huy động khoảng 30% - 35% GDP cho đầu tư phát triển, duy trì ở mức hợp lý các cân đối lớn của nền kinh tế;

- Đầu tư nhà nước chiểm khoảng 35% - 40% tổng đầu tư xã hội; - Tăng dần tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, dành khoảng 20% - 25% tổng chi

ngân sách cho đầu tư phát triển; - Đổi mới cơ bản cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu

tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước; - Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. 2.2.2. Kết quả đạt được và chưa đạt được trong giai đoạn 2011-2013 Mặc dù tới tận tháng 2.2013 nội dung tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công,

mới được Thủ tướng chính phủ thông qua nhưng tinh thần này đã được thực hiện ngay từ

Page 214: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

214  

năm 2011 trong nội dung ổn định kinh tế vĩ mô về cắt giảm đầu tư công. Đây có lẽ là nội dung thành công nhất của chương trình tái cơ cấu đầu tư trong những năm vừa qua.

Trong hai năm 2011-2012, Chính phủ đã chủ động đình hoãn, cắt giảm số lượng lớn các dự án đầu tư, tập trung vốn vào các dự án trọng điểm, và tăng cường giám sát chất lượng đầu tư công. Kết quả là đầu tư công đã giảm từ mức 17,2% GDP giai đoạn 2005-2010 xuống còn 13,5% GDP năm 2011 và 12,7% GDP năm 2012. Cắt giảm đầu tư công đã kéo theo sự sụt giảm đầu tư từ khu vực FDI và khu vực tư nhân, cụ thể lần lượt từ 10,8% và 15,1% năm 2010 xuống còn 8,9% và 14% năm 2011, và 7,8% và 13% năm 2012.

Sự sụt giảm vốn đầu tư trên cả ba khu vực khiến tỷ trọng đầu tư/GDP đã giảm đáng kể, từ mức bình quân 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn hơn 36,4% năm 2011 và 33,5% năm 2012, và ước đạt 30,4% năm 2013, nằm trong vùng mục tiêu mà Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội, đầu tư từ khu vực nhà nước, sau khi đã giảm từ mức 39% thời kỳ 2006-2010, xuống còn 37,4% trong 2 năm 2011-2012, thì đã tăng trở lại lên mức 40,4% trong năm 2013, vượt ra ngoài vùng mục tiêu của Đề án. Ngoài ra, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối ngân sách nhà nước tiếp tục sụt giảm, xuống mức 19,9% năm 2013, thấp hơn mức sàn giới hạn mà Đề án đề ra.

Hai nội dung thay đổi cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công và mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân thì hầu như chưa đạt được những kết quả đáng kể. Thành tựu đáng ghi nhận nhất có lẽ là chủ trương cân đối vốn đầu tư từ các nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ cho các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện theo kế hoạch trung hạn. Việc phân bổ và giao vốn trái phiếu Chính phủ trung hạn giai đoạn 2012 - 2015 đã tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc sắp xếp, bố trí nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, theo đó tập trung bố trí vốn cho các dự án có khả năng hoàn thành trong các năm 2012 - 2013, giảm dần tỷ lệ nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, với việc Luật đầu tư công vừa mới được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2015, còn Luật qui hoạch và vẫn chưa được hoàn thiện và thông qua khiến cho việc cắt giảm đầu tư công và tránh đầu tư dàn trải trong ba năm 2011-2013 vẫn chỉ mang tính tình huống. Sức ép nới lỏng đầu tư công trong năm 2013 từ phía các địa phương ngày một lớn có thể khiến cho Chính phủ phải tiếp tục nới lỏng đầu tư công trong các năm tiếp theo (Nguyễn Đình Cung, 2013). Về khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài nội dung cho phép tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA, Chính phủ vẫn chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý để thực hiện cơ chế hợp tác nhà nước và tư nhân đầu tư (PPP). Chính vì thế, tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như điện và khí đốt, cấp nước và xử lý nước thải, giao thông vận tải và kho bãi, và truyền thông vẫn chưa được cải thiện (Nguyễn Xuân Thành, 2013).

Bảng 1: Tổng kết kết quả đầu tư công giai đoạn 2011-2013 Nội dung Mục tiêu Kết quả Đánh giá

Tỷ trọng đầu phát triển trên GDP

30-35% 2011: 36,4% 2012: 33,5% 2013: 30,4%

Đạt

Cơ cấu đầu tư nhà nước trên tổng đầu tư

35-40% 2011: 37,1% 2012: 37,9%

Chưa đạt

Page 215: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

215  

xã hội 2013: 40,4% Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng

chi ngân sách

20-25% 2011: 29,5% 2012: 22,9% 2013: 19,9%

Chưa đạt

Cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn

đầu tư công

Khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, nâng cao hiệu quả đầu tư

- Xây dựng xong Luật đầu tư công - Chưa xây dựng

xong được Luật qui hoạch và Luật quản lý và sử dụng vốn

nhà nước

Chưa đạt

Mở rộng cơ hội cho tư nhân đầu tư

Xây dựng các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Xây dựng xong Luật đầu tư công

Chưa Đạt (Luật Đầu tư công chưa có hiệu lực ở thời điểm đánh giá)

Nguồn: tổng hợp bởi tác giả 2.3 Các nút thắt cản trở chương trình tái cơ cấu đầu tư Kết quả của chương trình tái cơ cấu đầu tư đạt được khá khiêm tốn trước hết là do

việc triển khai xây dựng đề án tổng thể của chương trình này diễn ra chậm chạp. Mặc dù chủ trương đã được thông qua từ tháng 10.2011 nhưng mãi đến tháng 2.2013 thì những nội dung chính của chương trình mới được đưa ra trong Đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.

Cản trở thứ hai là tư tưởng ỷ lại của các chính quyền địa phương vào vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Trước thực trạng tổng cầu tiếp tục suy yếu, nhiều ý kiến yêu cầu mở rộng đầu tư nhà nước đã được đưa ra. Theo Nguyễn Đình Cung (2013), thì “Thực tế điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cỏ vẻ như đang có phần thiên về ý kiến loại này”. Các đòi hỏi ra tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành các dự án dở dang, bị cắt giảm ngân sách đầu tư trong hai năm 2011-2012, được đưa ra ngày một nhiều. Hệ quả là Chính phủ phải đề xuất tăng bội chi ngân sách cho năm 2014 lên 5,3%. Trên thực tế, phân bố vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ theo khung khổ kế hoạch đầu tư trung hạn về cơ bản đã bị thay đổi để thực hiện các dự án dở dang loại này.

Cản trở thứ ba là cơ chế đầu tư phân tán theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố vẫn chưa được giải quyết. Thiếu vắng Luật qui hoạch và Luật đầu tư công là một lỗ hổng lớn về mặt thể chế để các địa phương tiếp tục đầu tư theo phong trào. Đầu tư công sẽ tiếp tục bị phân bổ bình quân, dàn đều cho các tỉnh thay vì theo chất lượng dự án.

Cuối cùng, tính công khai và trách nhiệm giải trình cho việc sử dụng các nguồn lực công vẫn chưa được chú trọng. Vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn mờ nhạt. Chưa có những qui định về minh bạch thông tin dự án để khuyến khích sự tham gia giám sát của các tổ chức dân sự cũng như truyền thông đối với các dự án đầu tư công.

3. Đánh giá chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng 3.1 Thực trạng hệ thống tín dụng-ngân hàng Việt Nam trước 2011

Trong những năm 1990, hệ thống tín dụng-ngân hàng của Việt Nam bị chi phối bởi khu vực nhà nước với 80% tổng tài sản thuộc về bốn ngân hàng quốc doanh lớn (năm 1998). Bước sang thập niên 2000, thị trường tài chính tiền tệ đã có bước tăng trưởng

Page 216: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

216  

nhanh chóng cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán và hàng loạt các NHTMCP được thành lập. Mặc dù tăng nhanh về số lượng và tổng tài sản, hệ thống ngân hàng vẫn chưa thực sự phát triển, một bộ phận NHTM cổ phần là những ngân hàng quy mô nhỏ, quản trị rủi ro kém và rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính vẫn lấy NHTM làm trung tâm, theo đó, tín dụng ngân hàng đóng vai trò chủ chốt cung cấp vốn cho sự vận hành của nền kinh tế. Đến cuối 2010, qui mô của thị trường tín dụng lên tới 125% GDP, lớn gấp 4 lần giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và khoảng 10 lần giá trị của thị trường trái phiếu (Đinh Tuấn Minh, 2013). Những đặc điểm trên khiến hệ thống tín dụng - ngân hàng đối diện với nhiều rủi ro lớn, trong đó phải kể đến là rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, và nguy cơ khủng hoảng hệ thống. Đa phần những rủi ro này đã được bộc lộ trong các năm 2010-2011 khi những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao và đồng nội tệ mất giá xảy ra. 3.1.1. Thanh khoản căng thẳng Hệ thống ngân hàng đã xảy ra tình trạng thanh khoản căng thẳng trong một thời gian dài từ cuối 2010 đến hết 2011, một số ngân hàng nhỏ đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Khi NHNN điều chỉnh tăng các mức lãi suất chính sách để chống chọi lại với lạm phát và ổn định tỷ giá, một cuộc đua lãi suất huy động đã diễn ra. Từ đầu năm 2011 có thời điểm lãi suất huy động liên tục vượt mức trần 14%, lên đến 17-18%. Lãi suất liên ngân hàng hẫu như đã duy trì ở mức trên 20% trong suốt nửa đầu của năm 2011 (xem Hình 4). Không những thế, từ tháng 9 đến cuối 2011, thanh khoản của thị trường liên ngân hàng gần như bị ngưng trệ. Các giao dịch trên thị trường phát sinh chủ yếu giữa các ngân hàng có thanh khoản đảm bảo. Để vay được tiền trên thị trường liên ngân hàng, các TCTD buộc phải có tài sản thế chấp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống tín dụng Việt Nam xảy ra hiện tượng này. (Xem thêm Đinh Tuấn Minh, 2012).

Hình 4: Lãi suất VND liên ngân hàng năm 2011

Nguồn: thu thập bởi tác giả.

3.1.2. Nợ xấu tăng cao Chính sách kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ từ đầu 2011 dẫn đến mặt bằng lãi suất của nền kinh tế tăng vọt. Thêm nữa, NHNN đưa ra chủ trương kiểm

Page 217: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

217  

soát và hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực “phi sản xuất” như bất động sản và chứng khoán. Hệ quả là thị trường chứng khoán lao dốc, thị trường BĐS đóng băng. Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán bắt đầu rơi vào thua lỗ, phá sản. Tiếp đến là tình trạng đóng cửa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ quả là tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng bắt đầu tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD đã tăng từ mức 3,07% cuối 2011 lên mức 4,08% cuối 2012, và lên đến 4,62% vào tháng 9 năm 2013. Nếu dựa theo kết quả giám sát từ xa của NHNN thì nợ xấu ước khoảng 8,8% tính đến cuối 2012. 3.1.3. Nguy cơ khủng hoảng hệ thống Giữa thị trường tài chính tiền tệ với các thị trường tài sản như thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán luôn có quan hệ rủi ro chéo mới nhau. Khi các thị trường tài sản suy giảm sẽ dẫn đến hiệu ứng giảm giá trị tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng và vì thế sẽ đe dọa hệ thống ngân hàng; và ngược lại, khi hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng mất thanh khoản sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng tại các thị trường tài sản, khiến cho các thị trường này suy giảm. Đây là một vòng xoáy có thể kéo toàn bộ nền kinh tế đi xuống. Điều này tưởng như đã thực sự diễn ra tại Việt Nam trong năm 2011. Khi một số ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng mất thanh khoản, các NHTM khác có quan hệ sở hữu chéo với các ngân hàng nhỏ cũng bắt đầu bị ảnh hưởng, khiến cho nguồn tín dụng cấp cho nền kinh tế bị thiếu hụt nghiêm trọng. NHNN đã phải liệt bất động sản vào danh sách “lĩnh vực phi sản xuất” để không được ưu tiên cho vay từ hệ thống ngân hàng. Cộng hưởng với việc mặt bằng lãi suất liên tục tăng khiến cho các dự án bất động sản không còn vốn để tiếp tục thực hiện và đã phải dừng lại cho dù đang chuẩn bị khởi công/thi công hay hoàn thiện. Hậu quả thị trường BĐS đóng băng kéo theo việc tồn kho của rất nhiều ngành nghề sản xuất hỗ trợ cho bất động sản như sắt thép, vật liệu xây dựng, xi măng v.v… Sự suy thoái của bất động sản khiến hệ thống ngân hàng đối diện với khối nợ xấu, tuy chưa khiến một ngân hàng nào đó phá sản, nhưng đã đến mức độ báo động đe dọa sự tồn tại của nhiều tổ chức tín dụng. 3.1.4. Những nguyên nhân bất ổn hệ thống tín dụng Chính sách cung tiền mở rộng kích thích tín dụng: nguyên nhân của những bất ổn trong năm 2011 xuất phát từ việc “phanh gấp” cung tiền để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng đang được duy trì ở mức rất cao trước đó. Trong các năm 2006-2010, tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm là 35,5%, trong khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2011 chỉ là 10,9%. Mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn: hệ thống tín dụng Việt Nam trước khi tái cơ cấu phải đối mặt với các mất cân đối như cân đối về kỳ hạn, mất cân đối vế lĩnh vực đầu tư và mất cân đối về nguồn huy động. Do chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, các doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và khu công nghiệp, vốn đòi hỏi các nguồn vốn dài hạn, trong khi huy động của hệ thống tín dụng đa phần là huy động ngắn hạn.79 Ngoài ra, hệ thống ngân hàng xảy ra tình trạng các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận các 79 Theo ông Nguyễn Văn Bình, phó Thống đốc NHNN, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng khá lớn khoảng 77% tổng dư nợ cho vay, trong khi vốn huy động của các ngân hàng lại chủ yếu là ngắn hạn. Dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán cũng chiếm đến 45% (Theo báo Pháp luật TPHCM, 29.06.2011).

Page 218: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

218  

nguồn vốn rẻ giống như các ngân hàng lớn (tái chiết khấu thông qua cầm cố trái phiếu chính phủ tại NHNN, được kho bạc Nhà nước và các tổng công ty nhà nước mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn với khối lượng lớn, làm dịch vụ giải ngân vốn ODA cho Chính phủ). Hệ quả là các ngân hàng nhỏ phải phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng. Đây chính là mầm mống gây ra tình trạng mất thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ khi bất ổn vĩ mô xảy ra. Cấu trúc sở hữu chồng chéo: cấu trúc sở hữu chồng chéo của hệ thống tín dụng Việt Nam là di sản của một loạt các chính sách được đưa ra trước đó như sự tham gia của các ngân hàng nhà nước tại các ngân hàng cổ phần, sự hình thành các ngân hàng liên doanh, việc chuyển đổi các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị, việc cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư đa ngành, việc cho phép các tập đoàn tư nhân và các NHTM thành lập công ty chứng khoán, quĩ đầu tư v.v... (xem Đinh Tuấn Minh, 2012). Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất đã tạo ra rủi ro hệ thống đối với toàn bộ nền kinh tế. Khi một tổ chức tín dụng sự sụp đổ có thể khiến cho toàn bộ hệ thống ngân hàng tê liệt, kéo theo sự đóng băng của các thị trường tài sản như bất động sản và chứng khoán. Yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ tối thiểu quá nhanh: việc yêu cầu các NHTM phải tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỷ vào cuối 2011 khiến cho các ngân hàng nhỏ, đặc biệt là các ngân hàng chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị, buộc phải phát triển với tốc độ nhanh để tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm.80 Tín dụng cho khu vực DNNN lớn: tín dụng cho khu vực DNNN (chiếm khoảng 30% tổng dư nợ) cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng cao. Các DNNN đã vay mượn quá mức, từ đó tích tụ rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của khu vực DNNN đã lên đến 2,52 lần vào năm 2009, cao hơn nhiều so với mức 1,78 lần của khu vực tư nhân và 1,39 lần của khu vực vốn FDI. Các DNNN trung ương thậm chí có tỷ lệ này cao hơn, lên tới 3,53 lần. Với việc Vinashin phá sản, Vinalines và một loạt các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lớn như EVN, Sông Đà, v.v. rơi vào kinh doanh thua lỗ, hệ thống NHTM đã phải đối diện với nợ xấu tăng cao.

3.2 Các kết quả đạt được của chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng – ngân hàng

3.2.1. Nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng – ngân hàng Chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng – ngân hàng được thực hiện qua Đề án

“cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1.3.2012) và sau đó được nhắc lại qua Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế. Những nội dung cơ bản của bản Đề án là:

- Trong giai đoạn 2013-2015 cần tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các TCTD: xử lý nợ xấu hệ thống và từng tổ chức tín dụng, phát triển ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán, xử lý tình trạng sở hữu chéo, và minh bạch hóa hoạt động tín dụng. 80 Số liệu của 10 ngân hàng chuyển đổi từ nông thôn ra thành thị cho thấy tổng tài sản của nhóm này đã tăng tới 343,6% trong vòng 3 năm. Lưu ý rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm này chỉ tăng 285,6%. Các khoản mục “chứng khoán kinh doanh” hoặc “chứng khoán đầu tư” trong báo cáo tài chính của các ngân hàng này tăng rất nhanh phản ánh tình trạng các ngân hàng này đã phải lún sâu vào đầu tư mạo hiểm như thế nào.

Page 219: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

219  

- Hướng đến năm 2020 Việt Nam có hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại (an toàn, đa dạng về cấu trúc sở hữu, qui mô và loại hình), có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng công nghệ và kỹ năng quản trị tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao vai trò chi phối của các TCTD Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhà nước. - Rà soát và phân loại các NHTMCP, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,

và các TCTD khác để có biện pháp xử lý thích hợp. - Chấn chỉnh hoạt động của các TCTD vi mô và tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD nước ngoài hoạt động và cạnh tranh bình đẳng ở Việt Nam. Từ khi có chủ trương tái cơ cấu cuối 2011, NHNN đã tiến hành phân loại hệ thống

NHTM thành ba nhóm: (i) nhóm có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực qui mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột trong hệ thống, (ii) nhóm có tình hình tài chính lành mạnh nhưng qui mô nhỏ, và (iii) nhóm có tình hình tài chính khó khăn, buộc phải thực hiện tái cơ cấu. Tiếp đến, NHNN đề ra ba nội dung hoạt động của năm 2012 là: (i) củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, (ii) lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính, và (iii) tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng. Và, cuối cùng, năm 2013 được xem là năm tiến hành giai đoạn hai của nhiệm vụ lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng thông qua các giải pháp như (i) xây dựng các qui định về an toàn vốn, (ii) xử lý mạnh mẽ nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC, và (iii) tăng cường quản trị rủi ro, hướng đến chuẩn mực Basel II.

3.2.2. Kết quả đạt được và chưa đạt được trong giai đoạn 2011-2013 Kết quả lớn nhất của chương trình cơ cấu lại hệ thống tín dụng-ngân hàng là

NHNN đã đảm bảo được thanh khoản, đẩy lùi ngui cơ đổ vỡ hệ thống. Trong năm 2012 hầu như không xảy ra hiện tượng căng thẳng thanh khoản kể cả tại các ngân hàng nhỏ có nguy cơ mất thanh khoản trong năm 2011. Điều này được phản ánh qua các diến biến sau: (i) số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc; (ii) hoạt động tại thị trường liên ngân hàng đã bình thường trở lại với lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh từ mức trên 20% xuống còn 10-12%/năm; (iii) không còn hiện tượng đua lãi suất huy động công khai; và (iii) các TCTD đã mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ để đầu tư và dự phòng thanh khoản (Tô Ánh Dương, 2013).

Kết quả đạt được thứ hai là trong quá trình tái cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém thì an toàn của hệ thống vẫn được kiểm soát, tiền gửi của nhân dân được chi trả bình thường. Chín ngân hàng nhỏ đã được đưa vào chương trình phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau như hợp nhất (SCB, Ficombank, TinnghiaBank), sáp nhập (Habubank vào SHB), và tự tái cơ cấu (TienphongBank, TrustBank, Navibank, Westernbank, và GP Bank) trong hai năm 2012 và 2013.

Tuy nhiên, trong năm 2013, tiến trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng- ngân hàng có dấu hiệu chững lại. Thứ nhất, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm và tỷ lệ nợ xấu cao trong nền kinh tế vẫn chưa thực sự được đẩy lùi. Tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng cao trong năm 2012 và 2013. Theo số liệu báo cáo của các TCTD thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ mức 3,07% cuối 2011 lên mức 4,08% cuối 2012, và lên đến 4,62% vào tháng 9 năm 2013. Nếu dựa theo kết quả giám sát từ xa của NHNN thì nợ xấu ước khoảng 8,8% tính đến cuối 2012. Đặc

Page 220: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

220  

biệt nợ xấu nhóm 5 đã tăng mạnh tại hầu hết các tổ chức tín dụng, kể các các NHTM mạnh trong năm 2013.

Việc phê duyệt và triển khai Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)" để xử lý nợ xấu vào giữa năm 2013 được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế xử lý nhanh hơn nợ xấu của nền kinh tế. Tính đến hết ngày 28.8.2014, VAMC đã mua được 59 nghìn tỷ đồng nợ xấu từ 35 TCTD. Do khối lượng nợ xấu được mua trong 3 tháng cuối 2013 tương đối lớn (39 nghìn tỷ đồng) nên đã giúp nợ xấu toàn hệ thống giảm xuống mức 3,8% vào cuối 2013. Tuy nhiên, các hoạt động mua nợ xấu của VAMC trong năm 2014 diễn ra rất chậm, khiến cho nợ xấu của hệ thống lại có xu hướng quay trở lại.

Hoạt động chính của VAMC trongn thời gian vừa qua thực chất vẫn chỉ là chuyển tạm thời nợ xấu từ sổ sách của các NHTM sang VAMC thay vì được bán đứt. Trong tổng số nợ xấu mua vào, VAMC mới thu hồi được 1.253 tỷ đồng. Có thể nói, chừng nào VAMC còn chưa tìm được khách hàng để bán các khoản nợ xấu này thì chừng đó chúng vẫn chưa được xử lý. Hay nói cách khác, nợ xấu của hệ thống tín dụng mới chỉ giảm trên giấy tờ mà chưa giảm thực chất. Bởi các khoản nợ xấu này, nếu không được VAMC xử lý, sau 5 năm sẽ quay trở lại các ngân hàng thương mại, nên có lẽ đây là lý do các ngân hàng thương mại không còn mặn mà trong việc bán lại nợ xấu cho VAMC. Thay vào đó, các NHTM có xu hướng chủ động xử lý, dù tốc độ xử lý có chậm đi chăng nữa.

Bảng 2: Tình hình hoạt động của VAMC từ 01.10.2013 – 28.8.2014

Nguồn: Lê Thanh, Báo Tuổi trẻ 05.09.2014 (http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140905/xu-ly-no-xau-theo-co-che-thi-truong/641815.html)

Thứ hai, NHNN đã quyết định lùi việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ tháng 6.2013 sang tháng 6.2014. Động thái này tuy giúp các NHTM giảm được trích lập dự phòng nhưng đã khiến cho nội dung tái cơ cấu theo hướng nâng cao chuẩn mực an toàn hệ thống của NHNN bị chậm lại.

Page 221: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

221  

Thứ ba, việc giải quyết vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rốt ráo. Đến cuối 2013, vẫn còn có hiện tượng nhiều ngân hàng có các cổ đông nắm giữ tỷ lệ sở hữu trên 5% và của các thành viên gia đình trên 20%. Ngoài ra, tình trạng các ngân hàng sở hữu lẫn nhau hoặc ngân hàng sở hữu lòng vòng bởi các doanh nghiệp kinh doanh vẫn chưa được giải quyết. NHNN vẫn chưa đưa ra được những hướng dẫn cụ thể để giám sát hiện tượng này.

Và cuối cùng, vấn đề minh bạch thông tin vẫn chưa thực sự có tiến triển. Số liệu về nợ xấu vẫn mù mờ. Thông tin chính thức về kết quả tái cơ cấu các NHTM yếu kém nhìn chung còn ít như: cổ đông và cơ cấu sở hữu, vốn và cơ cấu vốn, kết quả kinh doanh từ thời điểm tái cơ cấu, số nợ xấu, cơ cấu nợ xấu và các con nợ chủ yếu, những thay đổi trong quản trị nội bộ, giải pháp tái cơ cấu tiếp theo và thời hạn hoàn thành tái cơ cấu đối với từng ngân hàng cụ thể…

3.3 Các nút thắt cản trở chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng - ngân hàng Cản trở lớn nhất là vấn đề minh bạch thông tin, đặc biệt là các thông tin về nợ xấu.

Hiện tại, các số liệu về hoạt động của hệ thống ngân hàng chưa được cung cấp thường xuyên, vẫn còn có sự khác biệt giữa các con số do các TCTD cung cấp và do hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN cung cấp. Khi không có các số liệu chính xác, việc đề ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống sẽ trở nên khó khăn.

Thứ hai, thị trường BĐS chưa hồi phục, làm cho quá trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi, bất động sản cũng là nguồn thế chấp tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp cũng như người dân trong việc vay vốn của ngân hàng, lên tới 60% tổng tài sản đảm bảo của hệ thống ngân hàng, nên khi thị trường BĐS suy giảm, những khoản nợ xấu, nợ quá hạn được thế chấp bởi bất động sản sẽ rất khó thanh lý. Việc thanh lý mạnh các tài sản thế chấp sẽ khiến cho giá BĐS bị suy giảm thêm và làm trầm trọng thêm tình hình nợ xấu của nền kinh tế.

Và cuối cùng là cản trở từ các khoản nợ xấu và nợ quá hạn liên quan đến khu vực DNNN. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9.2012 thì “DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”.81 Tuy nhiên, nợ xấu tại khu vực DNNN rất khó giải quyết quyết bằng các biện pháp thị trường. Khác với các DN tư nhân, các DNNN rất khó có thể bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Vì vậy, các khoản nợ mà các DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của NSNN dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn, v.v... Trong bối cảnh NSNN đang tiếp tục thâm hụt và nợ công ở mức cao thì việc giải quyết nợ xấu của khu vực DNNN sẽ thực sự là một bài toán nan giải.

4. Đánh giá chương trình tái cơ cấu khu vực DNNN 4.1 Thực trạng khu vực DNNN của Việt Nam trước 2011

81 Chú thích 14 trong Báo cáo số 822/BC-UBTCNS13 của Uỷ ban Tài chính-Ngan sách, Quốc hội khoá VIII về “Thẩm tra sơ bộ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012” trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 17.09.2012.

Page 222: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

222  

4.1.1. DNNN nhận được ưu đã lớn Theo quan điểm chính thống, kinh tế nhà nước được coi là chủ đạo, trong đó

DNNN là một bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước. Đây là lý do khiến cho DNNN vẫn được ưu tiên những điều kiện tốt nhất để phát triển. Các DNNN có rất nhiều đặc quyền. Hầu hết tài nguyên, khoáng sản được giao cho các DNNN nắm giữ, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế hay tổng công ty lớn. Nhiều DNNN trong một thời gian dài không phải chịu áp lực cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế có tiếng nói và vị thế lớn đối với việc xây dựng các chiến lược, chính sách, chương trình đầu tư của nhà nước. Cụ thể:

- Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê năm 2009 thì DNNN chiếm 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

- 88 tập đoàn, tổng công ty nắm giữ gần 365.818 ha đất – gấp 5 lần tổng quỹ đất cho các cụm công nghiệp địa phương.

- Luôn được nhận vốn trực tiếp từ NSNN (chiếm 9% dự toán chi NSTW năm 2008 và 2,3% năm 2011).

- Luôn nhận được “ngân sách mềm” từ chính phủ khi gặp khó khăn. Các DNNN thường nhận được các hình thức hỗ trợ như bổ sung vốn, khoanh nợ, giãn nợ v.v…

4.1.2. Hoạt động kinh doanh của khu vực DNNN kém hiệu quả Tuy nhiên, bất chấp việc nắm một một nguồn lực rất lớn trong nền kinh tế, khu vực

DNNN lại hoạt động kém hiệu quả. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê năm 2009, khu vực DNNN chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế, và 20% giá trị sản xuất công nghiệp. Còn theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực DNNN năm 2012 tiếp tục giảm sút so với năm 2011. Cụ thể, tổng nợ của 73 tập đoàn kinh tế và tổng công ty là 1.334.903 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 (so với 1,77 năm 2011); tổng tài sản/nợ phải trả là 1,6. Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 5% so với năm 2011, tổng nộp ngân sách giảm 12% so với số thực hiện năm 2011. Lỗ của các tập đoàn và tổng công ty khoảng 2.253 tỷ đồng, và có khoảng 10 đơn vị có số lỗ lũy kế lên đến tổng cộng 17.730 tỷ đồng. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp được đánh giá là xấu và thiếu lành mạnh. Nghiên cứu của hai tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2012) cho thấy ICOR của khu vực DNNN cao hơn mặt bằng chung và cao hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Cụ thể, trong khi ICOR chung của cả nước giai đoạn 2007-2012 là 6,3 thì ICOR của khu vực DNNN là 8,4, còn khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 3,8.

4.1.3. Vai trò chủ đạo của khu vực DNNN ngày càng mờ nhạt DNNN chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mặc dù được nhà nước

giao cho nhiệm vụ này. Ngoại trừ Viettel, hoạt động của DNNN trong các ngành công nghệ cao, công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, cơ khí chính xác, thiết bị quang học v.v... khá yếu kém và mờ nhạt. Hầu hết các tổng công ty hoạt động trong những lĩnh vực này đều đạt mức lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ. Một số DNNN giữ vị trí then chốt chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngành, lĩnh vực hoặc địa

Page 223: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

223  

phương (điện, công nghiệp tàu thủy, cơ khí, giao thông vận tải, cung cấp nước sạch v.v...). Chất lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội của nhiều DNNN chưa cao.

Bên cạnh đó, khu vực DNNN không còn là khu vực tạo ra công ăn việc làm chính cho nền kinh tế nữa. Mức độ đóng góp ngân sách của khu vực này cũng đã giảm mạnh, chỉ còn 37,4% vào cuối 2009. Mặc dù DNNN thường được coi là có đóng góp nhiều trong các hoạt động xã hội và từ thiện nhưng những đóng góp này là không rõ ràng. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và từ thiện thì mức độ đóng góp từ khu vực DNNN chưa hẳn đã nhiều hơn, nếu không muốn nói là kém hơn, so với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

4.1.4. Nguyên nhân khu vực DNNN hoạt động kém hiệu quả Hiệu quả đầu tư thấp trong các DNNN xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tựu trung

có thể qui về các nguyên nhân dưới đây. Quá trình cổ phần hóa DNNN bị chững lại từ 2009: việc cổ phần hoá DNNN lớn,

tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước hầu như chững lại trong những năm vừa qua. Thị trường chứng khoán sụt giảm được xem là nguyên nhân chính. Các nhà đầu tư bị hạn chế về nguồn tài chính để mua cổ phần, mặt khác họ cũng thiếu lạc quan về việc đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hoá. Bản thân các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá và cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng chưa muốn thực hiện cổ phần hoá ở thời điểm này với e ngại thu hồi vốn nhà nước ở mức độ không mong muốn. Ngoài ra, các qui định về định giá DNNN và qui định ngành nghề nhà nước tiếp tục nắm giữ tỷ lệ cổ phần tại DNNN cũng cản trở quá trình cổ phần hóa.

Cơ chế thực hiện chức năng sở hữu có quá nhiều đầu mối: chủ thể thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước rất phân tán. Theo thống kê của ông Trần Tiến Cường thuộc viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đến cuối năm 2011, Việt Nam có tới 101 đầu mối quản lý trực tiếp 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Với số lượng đầu mối quản lý lớn như vậy, việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN trở nên rất khó giám sát. Các quyết định về nhân sự, về phương hướng phát triển kinh doanh, về thụ hưởng quyền lợi từ kết quả hoạt động của DNNN trở nên khó ăn nhập với nhau. Cách thức thực hiện giám sát chủ yếu căn cứ vào các báo cáo của doanh nghiệp, trong khi cơ chế xác định tính xác thực của các báo cáo này còn bị bỏ ngỏ.

Hệ thống mục tiêu của các DNNN không rõ ràng: bản thân các chỉ tiêu giao nhiệm vụ thường do doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký với cơ quan chủ sở hữu trước khi thực hiện. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN, song mức độ yêu cầu cao nhất chỉ là “cao hơn năm trước.” Ngoài ra, không có các thước đo đánh giá việc thực hiện các mục tiêu xã hội của DNNN.

Thông tin kém minh bạch: cơ chế minh bạch hoá thông tin của DNNN 100% vốn nhà nước, tổng công ty, tập đoàn kinh tế đặc biệt yếu kém. Việc tiếp cận với thông tin có kiểm chứng (ví dụ báo cáo tài chính được kiểm toán) hoàn toàn khó khăn. Ngoại trừ các DNNN là công ty đại chúng hoặc đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhìn chung thông tin cập nhật và xác thực về hoạt động của DNNN không được công bố.

Page 224: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

224  

Hệ thống khuyến khích trong các DNNN vẫn còn mang tính hành chính, chưa tương thích với cơ chế thị trường: tuyển dụng và quản lý lao động tại DNNN chưa vận hành đầy đủ quy luật cạnh tranh để thu hút nhân lực. Chế độ tiền lương, tiền thưởng quy định đối với DNNN vẫn nặng tính hành chính và bình quân chủ nghĩa. Tiền lương trả cho lao động có trình độ thấp thường cao hơn mức lương trên thị trường và ngược lại trả lương cho lao động có kỹ thuật cao lại thấp hơn. Đối với người đại diện chủ sở hữu tại DNNN, hiện chưa hình thành được quy chế tiền lương gắn liền với các tiêu chuẩn về trách nhiệm quản lý.

4.2 Các kết quả đạt được của chương trình tái cơ cấu khu vực DNNN 4.2.1. Nội dung chương trình tái cơ cấu DNNN Chương trình tái cơ cấu DNNN được thể hiện qua Quyết định số 929/QĐ-TTg

(17/7/2012) phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2012-2015 và Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vào tháng 3.2013. Đề án tổng thể đã xác định một số nội dung cơ bản, bao gồm:

- Định vị lại vai trò và thu hẹp phạm vị kinh doanh của DNNN. - Đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các DNNN mà Nhà nước không cần

nắm giữ 100% sở hữu. Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính.

- Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

4.2.2. Kết quả đạt được và chưa đạt được trong giai đoạn 2011-2013 Kết quả đạt được thường được của quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN trong thời

gian vừa qua khá khiêm tốn, chỉ mới dừng lại ở việc phê duyệt các kế hoạch tái cơ cấu thay vì những hành động cho các kết quả cụ thể. Các kết quả được nhắc đến là:

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tất cả các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91. Cụ thể, tính đến tháng 8.2013, Thủ tường đã phê duyệt 100/101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015. Trong đó, phê duyệt Đề án tái cơ cấu của 17/21 tập đoàn, tổng công ty 91; quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với 2 tập đoàn trong ngành xây dựng.

- Chính phủ hành Nghị định số 99/NĐ-2012 (15/11/2012) về phân công phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Phần lớn các tập đoàn, tổng công ty đã rà soát, phân loại và xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và ngành nghề không

Page 225: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

225  

liên quan. Trên cơ sở đó, đã xác định được các khoản mục đầu tư cần phải thoái vốn, kế hoạch thoái các khoản vốn đầu tư ngoài ngành; tiến hành phân loại các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên. Ngoài ra, một số tập đoàn, tổng công ty đã ban hành mới, bổ sung sửa đổi các quy chế quản lý nội bộ; cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và sắp xếp lại cán bộ,.v.v...

Trong khi đó những mặt chưa đạt được của quá trình tái cơ cấu khu vực DNNN lại rất dễ nhận ra. Thứ nhất, tiến trình cổ phần hóa hết sức chậm. Năm 2012 chỉ cả nước chỉ cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp (bằng 14% kế hoạch) và năm 2013 cũng chỉ cổ phần hóa 16 doanh nghiệp.

Thứ hai, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành đang gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư ngoài ngành của các DNNN sang các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quĩ đầu tư hầu như chưa thoái được vốn trong năm 2012-2013. Tính đến hết 2013, các DNNN mới chỉ thoái được hơn 4 nghìn tỷ đồng trên hơn 21 nghìn tỷ đồng phải thoái vốn đến hết 2015.

Và thứ ba, chưa có những chuyển biến rõ nét về việc giảm các đầu mối quản lý các DNNN. Tình trạng minh bạch thông tin tại các DNNN vẫn dậm chân tại chỗ. Các thông tin về hoạt động của các DNNN chỉ được biết đến rất chậm chạp qua các báo cáo tổng hợp của Chính phủ thay vì các bản báo cáo tài chính chi tiết như ở các doanh nghiệp niêm yết.

4.3 Các nút thắt cản trở chương trình tái cơ cấu khu vực DNNN Cản trở lớn nhất cho việc tiến hành tái cơ cấu khu vực DNNN là tư duy kinh tế nhà

nước giữ vị trí chủ đạo, trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế này. Rõ ràng để đảm nhiệm được vai trò chủ đạo thì khu vực DNNN sẽ vẫn còn phải đủ lớn và các DNNN sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị và xã hội ngoài các nhiệm vụ kinh doanh chính. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu thu hẹp khu vực DNNN vào các lĩnh vực thuần túy công ích, phục vụ an sinh xã hội. DNNN vẫn giữa vị thế độc quyền tại nhiều ngành nghề quan trọng, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.

Cản trở thứ hai là các qui định liên quan đến thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Các qui định về thực hiện bảo toàn và phát triển vốn tại DNNN chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Khi nền kinh tế suy thoái, rất khó có thể tìm được nhà đầu tư mua lại phần vốn của nhà nước như giá trị sổ sách. Các qui định về định giá vốn tại DNNN cũng rườm rà không theo nguyên tắc thị trường, cản trở quá trình thoái vốn của các DNNN.

Cản trở thứ ba là rất khó rút bỏ các đặc quyền đặc lợi cũng như ngân sách mềm cho các DNNN. Hiện nay, DNNN kinh doanh thua lỗ, không thanh toán được các khoán nợ đến hạn, không bị phá sản. Nhà nước về cơ bản vẫn đứng ra gánh chịu các khoản nọ cho doanh nghiệp dưới hình thức giản nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ v.v… Điều này khiến cho những người đại diện chủ sở hữu và những người quản lý DNNN thiếu động lực trong việc tái cơ cấu DNNN.

Cản trở thứ tư là cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đối với DNNN hiện nay. Việc vận hành DNNN được thực hiện không chỉ qua hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc mà còn chịu sự chỉ đạo của đảng ủy và các cơ quan chủ quản cấp trên. Do DNNN chịu nhiều đầu mối quản lý nên rất khó xác định được người phải trách nhiệm trong việc vận hành

Page 226: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

226  

DNNN. Đây là lý do khiến cho các hoạt động tái cơ cấu như cổ phần hóa hoặc thoái vốn ngoài ngành tại các DNNN diễn ra chậm chạp.

5. Đánh giá tổng hợp và các khuyến nghị chính sách 5.1 Đánh giá tổng hợp Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã khởi động và triển khai được hơn 2

năm, kể từ hội nghị TW 3 vào tháng 10.2011. Thành tựu lớn nhất của công cuộc này cho đến nay có lẽ là khâu thay đổi nhận thức và chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự cần thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng. Các thành tích triển khai tái cơ cấu được ghi nhận thực tế mang nội dung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tạo lập được mô hình tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Những nội dung như cắt giảm đầu tư công hay yêu cầu các ngân hàng yếu kém phải tự tái cơ cấu qua các hình thức sáp nhập hay hợp nhất thực chất hướng vào việc kiểm soát lạm phát và giảm căng thẳng thanh khoản, giúp cho môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở lên ổn định hơn.

Cho đến nay, các nội dung tái cơ cấu nền kinh tế đã nhận được sự ủng hộ cao từ giới hoạch định chính sách, giới chuyên gia, và cộng đồng doanh nghiệp. Tinh thần chủ đạo của công cuộc tái cơ cấu hướng đến xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu đã được chấp thuận, và trở thành nền tảng cho việc tiến hành các chương trình tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu khu vực tín dụng-ngân hàng, và tái cơ cấu khu vực DNNN.

Tuy nhiên, việc triển khai các nội dung tái cơ cấu bắt đầu chững lại khi đụng đến lợi ích của các thành phần kinh tế khác nhau. Trong lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư công, đó là các khó khăn trong việc cân bằng lợi ích giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau, và mối quan hệ của DNNN với đầu tư công. Trong lĩnh vực tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng, đó là xung đột lợi ích của các cổ đông tại các TCTD khác nhau. Và trong lĩnh vực tái cơ cấu khu vực DNNN, đó là lợi ích của các cơ quan chủ quản, của đội ngũ quản lý doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa hoặc thoái vốn đầu tư ngoài ngành.

Một điều đáng chú ý là các khó khăn trong các nội dung tái cơ cấu nền kinh tế đều qui tụ về khu vực DNNN. Đầu tư công hầu hết đều được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua các DNNN. Vấn đề nợ xấu tại khu vực DNNN là một cản trở lớn đối với việc tái cơ cấu hệ thống tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu khu vực DNNN lại bị cản trở bởi chủ trương của Đảng và Nhà nước về thành phần kinh tế chủ đạo.

Minh bạch thông tin cũng trở thành một vấn đề cản trở các chương trình tái cơ cấu. Các thông tin và số liệu về đầu tư công vẫn đang phân tán tại các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ ngành chủ quản, và các tỉnh thành. Thông tin và dữ liệu tại các DNNN vẫn như là những ốc đảo, không ai nắm rõ, ngay cả tại các cơ quan chủ quản. Các thông tin và số liệu về hệ thống tín dụng ngân hàng thiếu hệ thống và không được cung cấp định kỳ. Việc chia cắt và kém minh bạch thông tin tại các cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế khiến cho việc đánh giá và xử lý các vấn đề lợi ích tổng thể luôn chậm chạp và kém chính xác.

Những trở ngại đối với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nêu trên đã được Chính phủ và giới chuyên gia nhìn nhận và dần qui về một nguyên nhân căn bản: vấn đề thể

Page 227: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

227  

chế. Hệ thống thể chế kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam vẫn có nhiều rào cản về xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và phát huy quyền làm chủ của người dân. Quan niệm kinh tế nhà nước làm chủ đạo là vấn đề thể chế; mối quan hệ ngân sách giữa trung ương và địa phương là vấn đề thể chế; các qui định về quản lý, điều hành, và giám sát DNNN là vấn đề thể chế; và việc xử lý các mối quan hệ giữa NHNN, các cơ quan giám sát tài chính với các NHTM cùng với các cổ đông của chúng cũng là vấn đề liên quan đến thể chế.

5.2 Các khuyến nghị chính sách Dưới đây là các khuyến nghị chung cũng như các khuyến nghị riêng cho từng nội

dung tái cơ cấu nền kinh tế để giúp nền kinh tế Việt Nam mau chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng mới bền vững và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn.

5.2.1. Các khuyến nghị chung - Cần hình thành một ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế: trong bối cảnh tồn tại các rào

cản về lợi ích cục bộ và thông tin chia cắt, Chính phủ nên hình thành một Ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế. Ủy ban này sẽ phối hợp với các cơ quan chính phủ khác triển khai và giám sát các chương trình tái cơ cấu.

- Đẩy nhanh việc hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường: rà soát và xem xét lại các bộ luật và các nghị định có các điều luật hạn chế sự tham gia của tư nhân kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, hạn chế tư nhân tiếp cận nguồn vốn và tài nguyên đất đai, và hạn chế tư nhân tham gia các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách. Nhanh chóng xóa bỏ độc quyền nhà nước tại các lĩnh vực điện, viễn thông, xăng dầu v.v…, để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

- Đưa ra các quy định thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu, sở hữu ngân hàng và mua bán bất động sản: để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh hơn, nguồn lực từ bên ngoài rất quan trọng. Muốn thế, Việt Nam cần thiết lập và cải tiến các qui định liên quan đến mua bán nợ xấu, sở hữu ngân hàng, và bất động sản – những điểm thắt của nền kinh tế.

- Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô: tránh vì mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn để chiều theo sức ép của các nhóm lợi ích mà hi sinh ổn định vĩ mô. Trong suốt quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô cần được coi là tiền đề.

5.2.2. Các khuyến nghị thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công - Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các Luật qui hoạch, Luật đầu tư công, mô

hình PPP để tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư công và khuyến khích tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công.

- Thay đổi lại cơ chế thu chi ngân sách để tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyết định ngân sách. Địa phương cần được chủ động hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu để có thể thu xếp nguồn tài chính cho cho các dự án phát triển địa phương.

- Thay đổi lại qui trình chi ngân sách trung ương cho các dự án tại địa phương để tăng trách nhiệm giải trình. Các địa phương có quyền chủ động xây dựng dự án để xin ngân sách trung ương. Tuy nhiên, trung ương phải chịu trách nhiệm đánh giá các dự án tại địa phương có phù hợp với qui hoạch tổng thể hay không, phương án đầu tư có hiệu quả

Page 228: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

228  

và khả thi hay không. Một khi đã cấp vốn, trung ương cần có trách nhiệm giám sát địa phương thực hiện đúng các nội dung của dự án.

5.2.3. Các khuyến nghị thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống tín dụng – ngân hàng - Thực hiện thông tư 02 đúng thời hạn: vào tháng 6.2014 để hệ thống phản ánh đầy

đủ thông tin về nợ xấu tại các TCTD. Dừng chủ trương cho phép các TCTD được đảo nợ hoặc khoanh nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN để phản ánh chính xác hơn hiện trạng nợ xấu của hệ thống tín dụng.

- Cần thay đổi cách thức hoạt động của VAMC: cho phép tổ chức này được huy động thêm vốn từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài để có thể tiến hành nghiệp vụ mua đứt nợ xấu, rồi đẩy mạnh các hoạt động bán ra thị trường.

- Giám sát các quan hệ sở hữu, đặt ra lộ trình dể chấm dứt các mối quan hệ sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng hiện nay: Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần đầu tư hệ thống thông tin để thu thập và giám sát tất cả các thông tin về quan hệ sở hữu, mua bán cổ phần tại các TCTD. Bên cạnh đó, NHNN cần đưa ra lộ trình và các qui định hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết các mối quan hệ sở hữu chéo đã tồn tại do các chính sách hoặc do việc buông lỏng quản lý trước đây.

5.2.4. Các khuyến nghị thúc đẩy tái cơ cấu khu vực DNNN - Cần giảm qui mô khu vực DNNN không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà cả tỷ

trọng của khu vực này trong nền kinh tế. Mặc dù trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của DNNN vào GDP đã giảm, xuống còn khoảng 25%-27% GDP, nhưng rõ ràng vẫn ở mức rất cao so với các nước trên thế giới. Chính phủ cần có định hướng để giảm đóng góp của khu vực này vào GDP ở mức 15-17% vào năm 2015, và xuống mức dưới 10% vào năm 2020.

- Cải cách cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước theo hướng tập trung và chuyên nghiệp. Nên chuyển đổi mạnh mẽ việc quản lý các DNNN dưới dạng quỹ quản lý vốn (SCIC) thay vì trực thuộc chính phủ, các bộ, hoặc UBND tỉnh. Trong giai đoạn còn nhiều DNNN như hiện nay có thể nhà nước cần vài công ty kiểu SCIC. Mỗi một công ty quản lý vốn sẽ phụ trách một lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ công nào đó. Các SCIC này nên được đặt dưới sự quản lý tạm thời của một Uỷ ban cải cách DNNN có vai trò tương đương một bộ trong Chính phủ. Uỷ ban này có sứ mệnh thực hiện việc tái cơ cấu các DNNN để giảm qui mô và số lượng các DNNN về một mức mục tiêu nào đó, chẳng hạn tỷ trọng đóng góp vào GDP chỉ còn dưới 10% vào năm 2020.

- Cải cách hệ thống trách nhiệm và khuyến khích trong việc quản trị DNNN theo hướng người đại diện vốn chủ sở hữu là giám quản của Nhà nước; người điều hành DNNN được hưởng lợi ích theo cơ sở thị trường. Các giám quản sẽ có trách nhiệm giám sát hoạt động của DNNN hoặc được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị của DNNN. Để đảm bảo người được bổ nhiệm trong hội đồng quản trị của DNNN làm việc vì lợi ích của nhà nước thì người được bổ nhiệm này không được nhận lương hay tiền của doanh nghiệp. Trong khi đó, chế độ lương bổng cho CEO và/hoặc ban điều hành của DNNN sẽ do hội đồng quản trị đề xuất thông qua hội nghị cổ đông hàng năm. Lương bổng cho CEO và/hoặc ban điều hành cần đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Page 229: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

229  

- DNNN phải là khu vực tiên phong về minh bạch thông tin. Cần áp dụng các chuẩn mực tài chính kế toán và công khai hóa thông tin của các công ty niêm yết đối với các DNNN. Các DNNN cũng cần công khai các mục tiêu chính sách, chỉ rõ các chi phí thực hiện để theo đuổi các mục tiêu phi thương mại cũng như các khoản nhận hỗ trợ từ Chính phủ. Bản thân Chính phủ hàng năm cũng cần làm một báo cáo hợp nhất về hoạt động của toàn bộ các công ty quản lý vốn và các DNNN trực thuộc các công ty quản lý vốn./.

Tài liệu tham khảo Bùi Trinh, 2009, “Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”.

Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam. Bùi Trinh - Nguyễn Việt Phong, 2012, “Tính toán hiệu quả đầu tư trong các thành

phần kinh tế và hàm ý chính sách”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03/2012. Đinh Tuấn Minh, 2013, “Tái cấu trúc triệt để khu vực doanh nghiệp nhà nước để

tạo đà tăng trưởng kinh tế”, trong Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh và Nguyễn Thị Minh, Kinh tế Việt Nam: từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, NXB Tri Thức.

Đinh Tuấn Minh, 2012, “Bất ổn thị trường tài chính”, chương 3 Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ Nguyễn Xuân Thành, 2013, “Tái cơ cấu đầu tư công 2011-2012: những đánh giá ban đầu”, trong Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân - Kinh tế Việt Nam 2013: Tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại, NXB Tri Thức, tr. 293-405.

Nguyễn Đình Cung, 2013, “Tái cơ cấu kinh tế: một vài quan sát về kết quả và vấn đề”, Báo cáo tại Hội nghị tổng kết tái cơ cấu kinh tế tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tháng 12.2013: Từ thách thức vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, UBKT Quốc hội chủ trì, NXB Tri thức.

Tô Ánh Dương, 2013, “Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam: một năm nhìn lại”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân- kinh tế Việt Nam năm 2013: Tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại, NXB Tri thức, Tr. 559-588.

Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng, 2013, “Thách thức còn ở phía trước”, chương 1 Báo cáo kinh tế vĩ mô 2013: thách thức còn ở phía trước, UBKT Quốc hội chủ trì, NXB Tri thức.

Page 230: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

230  

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2014

ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA, ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XI, Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 17-01-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN và phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành cũng như thống nhất từ chủ trương đến việc kịp thời triển khai các nhóm giải pháp đồng bộ, công tác cổ phần hóa và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

I. Công tác cổ phần hóa DNNN Đến tháng 01-2011, Bộ Giao thông vận tải có 94 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,

gồm: 04 doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam); 90 doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập (15 Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; 30 công ty do các Công ty mẹ - Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ; 03 công ty thuộc các Trường Đại học; 05 công ty thuộc Bộ; 13 công ty thuộc Cục Hàng hải Việt Nam; 24 doanh nghiệp thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam). Các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ cao, vượt so với quy định (có doanh nghiệp lên đến 10 lần), lãi suất tín dụng cao, một số doanh nghiệp đã đầu tư, mở rộng quá nhanh, trong khi quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.

Để giải quyết tình trạng trên, trong 3 năm qua, Bộ đã thực hiện cổ phần hóa 54 doanh nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp quy mô lớn như Tổng công ty Hàng không Việt Nam và 10 Tổng công ty 90 do Bộ quyết định thành lập (năm 2011, cổ phần hóa 07 doanh nghiệp; năm 2012, cổ phần hóa 03 doanh nghiệp và năm 2013, cổ phần hóa 44 doanh nghiệp).

Trong công tác cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng phương án cổ phần hóa theo hướng Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tham gia làm cổ đông chiến lược (trong số 10 tổng công ty đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa, có 9/10 tổng

Page 231: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

231  

công ty nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, 7/10 tổng công ty đã lựa chọn được cổ đông chiến lược). Đến nay Bộ Giao thông vận tải còn 42 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (tổng số tại thời điểm đầu năm 2011 có 94 doanh nghiệp, trong giai đoạn 2011 - 2013 Bộ đã thành lập mới 09 doanh nghiệp, đồng thời, thực hiện sắp xếp được 61 doanh nghiệp, bao gồm: cổ phần hóa 54 doanh nghiệp, chuyển thành tổng công ty 02 doanh nghiệp, hợp nhất 02 doanh nghiệp, phá sản 02 doanh nghiệp, giải thể 01 doanh nghiệp). Bộ sẽ tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc diện cổ phần hóa trong năm 2014, 2015.

II. Công tác sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Bộ đã tiến hành chuyển 10 doanh nghiệp thuộc Cục Hàng hải Việt Nam về 2 Tổng

công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và miền Nam; chuyển 24 doanh nghiệp từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam về các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6 và Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long; chuyển Công ty Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa (doanh nghiệp thuộc Bộ) về làm đơn vị thành viên của Tổng công ty Vận tải thủy; hợp nhất 03 Tổng công ty Cảng hàng không thành 01 tổng công ty; phá sản 02 doanh nghiệp; giải thể 01 doanh nghiệp; thành lập mới 09 doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012-2015 của 04 Tập đoàn, Tổng công ty. Bộ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu 15 Tổng công ty thuộc Bộ. Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của 03 Tổng công ty. Bộ đã phê duyệt Điều lệ của 17 Tổng công ty và 08 công ty thuộc Bộ.

Thực hiện tái cơ cấu, các doanh nghiệp thuộc Bộ đã tập trung thu gọn đầu mối, thoái vốn, chuyển nhượng vốn v.v… tại các doanh nghiệp ngoài lĩnh vực kinh doanh chính hoặc hoạt động kém hiệu quả để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, đến nay các Tổng công ty đã hoàn thành việc thoái vốn tại 39 doanh nghiệp. Tổng số tiền thu về là 780,681 tỷ đồng.

III. Những kết quả đạt được Các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa đã nâng cao hiệu

quả hoạt động, khắc phục các hạn chế, yếu kém. Thứ nhất, việc thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trên cơ sở hợp

nhất 3 Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam đã tạo ra một doanh nghiệp có năng lực mạnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ, thống nhất và đồng bộ các chiến lược, quy hoạch của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống cảng hàng không; tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng điểm từng công trình, dự án; đưa công nghệ quản trị doanh nghiệp mới, thống nhất hiệu quả hơn; tăng cường năng lực điều tiết vĩ mô, đảm bảo phát triển đồng bộ, hài hòa các cảng hàng không, sân bay trong phạm vi cả nước. Sau khi được hợp nhất, Tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả, tập trung được nguồn vốn để thực hiện các dự án lớn, trong đó, một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Nhà ga T1 (mở rộng) sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Bài, sân bay Tuy Hòa, sân bay Phú Quốc v.v..., một số dự án đang tiếp tục thực hiện như: Nhà khách VIP A sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Thọ Xuân, nhà ga sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, dự án kéo dài, nâng cấp đường hạ cất cánh sân bay Plei-ku, sân bay Cam Ranh

Page 232: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

232  

v.v..., phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nói chung và của từng vùng miền nói riêng, tạo thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại của nhân dân.

Thứ hai, việc chuyển các doanh nghiệp từ Bộ, Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng cục Đường bộ Việt Nam về các Tổng công ty nhằm thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc chuyển các Công ty Hoa tiêu hàng hải về 02 Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải làm cho nhiệm vụ dẫn tàu của hoa tiêu gắn kết chặt hơn với nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải của các Tổng công ty. Hai nhiệm vụ công ích này bổ trợ cho nhau, qua đó giúp cho việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải được dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.

Đối với các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau khi được điều chuyển, đã nhận được sự hỗ trợ của các Tổng công ty về thiết bị, công nghệ, việc làm. Đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính, do vậy, đến nay các doanh nghiệp này đã hoàn thành việc cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Thứ ba, thông qua tái cơ cấu, cổ phần hóa, các doanh nghiệp đã giải quyết được các tồn tại, bước đầu lành mạnh hóa tình hình tài chính, vốn điều lệ tăng, giảm được hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ, bình quân giảm 50%. Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp giải quyết chính sách lao động dôi dư cho 14.200 người, với tổng số tiền nhận được là 575,3 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, cổ phần hóa đã tinh giảm bộ máy gián tiếp; phương thức quản lý được đổi mới, các công việc lớn của doanh nghiệp như: đầu tư, phân phối lợi nhuận đều được thảo luận dân chủ trong Đại hội cổ đông v.v... Vì vậy, đã tạo ra khí thế mới, làm việc có năng suất, hiệu quả hơn so với trước khi được sắp xếp, cổ phần hoá.

IV. Những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình tái cơ cấu

Trên cơ sở những kết quả bước đầu đã đạt được, những hạn chế trong tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian qua, có thể đưa ra một số giải pháp trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như sau:

Một là, việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến khâu tổ chức thực hiện, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Hai là, phải bám sát thực tiễn, nắm bắt, đề xuất kịp thời các cơ chế, chính sách để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế triển khai, Bộ đã nghiên cứu, đề xuất cụ thể một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp, báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (cơ chế về đối chiếu công nợ, về lựa chọn tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn bán cổ phần lần đầu v.v…).

Ba là, phải có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu. Trong điều kiện thị trường vốn khó khăn, thị trường chứng khoán

Page 233: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

233  

ảm đạm như hiện nay, để cổ phần hóa thành công thì doanh nghiệp phải tìm được nhà đầu tư chiến lược, thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện bán đấu giá công khai (IPO).

Bốn là, Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo quyết liệt, ngay từ đầu năm đã ban hành các Nghị quyết về công tác sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp, thể hiện quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm và các bước đi thích hợp trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị tổ chức thực hiện. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân, xét mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp là một căn cứ để đánh giá và bình xét thi đua khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đồng thời, nếu lãnh đạo các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa theo kế hoạch sẽ xem xét vai trò, trách nhiệm cá nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm cả việc điều chuyển công tác (Nghị quyết số 26-NQ/BCSĐ, ngày 26-12-2012, của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT). Cụ thể, năm 2013, Bộ Giao thông vận tải đã điều chuyển, thay đổi Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8.

V. Kế hoạch thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa DNNN trong năm 2014 Trong năm 2014, Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các Tổng công ty thực hiện quyết liệt Đề

án tái cơ cấu đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án tái cơ cấu phù hợp tình hình thực tiễn của các Tổng công ty; tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo Đề án được phê duyệt; đẩy mạnh tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; tiến hành cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước còn lại nhà nước không cần giữ 100% vốn; hoàn thành thủ tục cổ phần hóa 11 Tổng công ty theo quy định; cổ phần hóa 27 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, gồm: 3 doanh nghiệp thuộc Bộ (trong đó thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nhà nước nắm giữ trên 75% vốn điều lệ); 12 doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty; 2 doanh nghiệp thuộc các Trường và 10 Đoạn Quản lý đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam); thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, trong tổng số 10 bệnh viện thuộc Cục Y tế giao thông vận tải; cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa 9 doanh nghiệp cảng biển còn lại thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải đường sắt v.v... Trong 9 tháng đầu năm 2014, các đơn vị thuộc Bộ đã thực hiện cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp (Tổng công ty Đường sắt việt Nam 02 doanh nghiệp, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 05 doanh nghiệp, Tổng công ty Xây dựng đường thủy 01 doanh nghiệp, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc 03 doanh nghiệp, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 01 doanh nghiệp).

Nhằm tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp (quy định về mức chi phí phục vụ công tác cổ phần hóa; quy định về mua, bán, giao doanh nghiệp v.v...).

Page 234: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

234  

Ngày 06-3-2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP, về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó yêu cầu làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan xử lý chậm quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính; quy định đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước v.v...

Với những giải pháp cụ thể của Chính phủ tại Nghị quyết số 15/NQ-CP nêu trên, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 12-3- 2014 và những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện thời gian vừa qua, đồng thời với việc triển khai quyết liệt của các cơ quan, đơn vị thì hoàn toàn có thể hy vọng rằng, hết năm 2015, các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải sẽ cổ phần hóa và thoái được toàn bộ vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh không thuộc ngành, lĩnh vực kinh doanh chính theo đúng kế hoạch đã đề ra./.

Page 235: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

235  

BỘ XÂY DỰNG: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN

HÓA, ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU CÁC DNNN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN THUỘC BỘ XÂY

DỰNG TRƯỚC NĂM 2011 - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ngay từ năm 1997, Bộ Xây dựng đã quan tâm đến công tác sắp xếp, đổi mới

DNNN với việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa theo Quyết định số 202/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại một số đơn vị. Mặc dù vậy, trong suốt 03 năm từ 1997 đến hết năm 2000, Bộ Xây dựng cũng chỉ cổ phần hóa được 19 doanh nghiệp và bộ phận DNNN có quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng.

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 - Khóa IX của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết trên (Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 và Quyết định số 51/2004/QĐ-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ), công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của Bộ Xây dựng có nhiều chuyển biến và rõ nét nhất vào những năm 2003 - 2006. Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các Tổng công ty, Công ty trực thuộc căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu sắp xếp, đổi mới DNNN ở từng thời kỳ, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị để tiến hành rà soát, lập phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc phạm vi quản lý của mình, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện qua nhiều giai đoạn. Có thể đánh giá khái quát kết quả cổ phần hóa các DNNN thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 1997- 2010 như sau :

1. Kết quả cổ phần hóa Tính đến hết năm 2010, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cổ phần hóa 339 đơn vị gồm

219 DN và 120 bộ phận doanh nghiệp, trong đó có 05 Tổng công ty và 11 Công ty độc lập trực thuộc Bộ. Với kết quả này, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ đã tích cực được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo hướng cổ phần hóa. Đến cuối năm 2010, những DNNN trực thuộc Bộ Xây dựng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong những lĩnh vực then chốt để tham gia điều tiết nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội của Đảng, của Nhà nước như: tổng thầu EPC, cơ khí xây dựng, đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp năng lượng (thủy điện, nhiệt điện v.v…); nguyên liệu cơ bản (xi măng, vật liệu xây dựng v.v…); cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp (đường xá, cấp thoát nước, khu công nghiệp v.v…); phát triển khu đô thị (nhà ở, khu dân cư v.v…) và tư vấn xây dựng.

Thông qua cổ phần hóa DNNN đã đa dạng hóa sở hữu vốn nhà nước, xác định được rõ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và vốn của các nhà đầu tư khác, từ đó gắn được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Đồng thời vốn, tài sản nhà nước trong các DN cổ phần hóa đã được đánh giá lại theo quy định, làm minh bạch được tài chính DN, làm rõ được công nợ, xử lý được

Page 236: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

236  

nhiều tồn đọng về vốn, tài sản, đất đai để từ đó có phương án sử dụng hợp lý hơn. Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại 339 đơn vị cho thấy, phần vốn nhà nước được xác định lại tăng lên so với sổ sách là 5.576,756 tỷ đồng, nâng tổng số vốn nhà nước tại các DN này từ 4.785,498 tỷ đồng lên 10.485,307 tỷ đồng, bằng 2,19 lần so với giá trị vốn nhà nước theo sổ sách.

Lao động tại các DN cổ phần hóa cũng được sắp xếp lại để thích ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Qua cổ phần hóa đã có 188.790 lao động được sắp xếp lại, trong đó có 30.968 lao động không có nhu cầu sử dụng được hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền là 818,656 tỷ đồng, trong đó kinh phí đề nghị Nhà nước cấp là 758,819 tỷ đồng và khả năng thanh toán từ Quỹ mất việc làm của doanh nghiệp là 59,836 tỷ đồng.

Các công ty cổ phần hóa đã chủ động huy động được nhiều vốn ngoài xã hội để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao trình độ cho người lao động. Theo báo cáo của Công ty cổ phần đến năm 2010 cho thấy, vốn ngoài xã hội (trừ phần vốn nhà nước) được huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là 10.298,47 tỷ đồng (chưa tính đến phần thặng dư vốn khi phát hành thêm cổ phiếu và bán bớt phần vốn nhà nước). Việc huy động vốn của các Công ty cổ phần thông qua tăng vốn điều lệ phát hành thêm cổ phiếu và thông qua việc bán bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã dẫn đến thay đổi cơ cấu vốn đầu tư của các Tổng công ty. Theo báo cáo của các Công ty cổ phần cho thấy tại thời điểm phê duyệt phương án cổ phần hóa : Tỷ lệ DN Nhà nước giữ chi phối là 71,62%, không chi phối là 27,36% và không nắm giữ 1%. Đến năm 2010, tỷ lệ DN Nhà nước giữ chi phối giảm xuống còn 51,03%, tỷ lệ DN Nhà nước không chi phối tăng lên và là 38,27% và tỷ lệ DN Nhà nước không nắm giữ tăng lên chiếm 10,68%.

Trên cơ sở xác định rõ chủ sở hữu, công tác quản trị doanh nghiệp đã được đổi mới để đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp theo mô hình mới, nhất là đối với các Công ty cổ phần đã niêm yết, công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải được đổi mới để đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch của tình hình tài chính doanh nghiệp đối với các cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước.

Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực so với trước khi cổ phần hóa. Kết quả kinh doanh năm 2010 so với năm trước khi cổ phần hóa của các Công ty cổ phần đạt được như doanh thu tăng 2,10 lần, nộp ngân sách tăng 3,87 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 5,87 lần, thu nhập bình quân tăng 2,17 lần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 27,54%, cổ tức bình quân 12,29%. Do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhiều DN đã tạo được uy tín cho các nhà đầu tư ngoài xã hội nên huy động được nhiều vốn ngoài xã hội để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị và quản lý thông qua phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ hoặc bán bớt phần vốn nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Công ty cổ phần hoạt động đạt hiệu quả cao cũng còn không ít doanh nghiệp hoạt động còn khó khăn do còn phải gánh những khoản lỗ từ DNNN chuyển sang, năng lực cạnh tranh thấp, thiếu vốn sản xuất, trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu, từ đó dẫn đến kinh doanh khó khăn, mất cân đối tài chính, làm ăn hiệu quả thấp hoặc bị thua lỗ, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động, thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Page 237: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

237  

2. Một số bài học kinh nghiệm Về công tác chỉ đạo, điều hành: Ngay sau khi có các Nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng đã có Chỉ thị gửi đến Thủ trưởng, cấp ủy Đảng các đơn vị trực thuộc để quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn về định hướng sắp xếp, phát triển DNNN đến toàn thể Đảng viên, CBCNV các đơn vị trực thuộc; đồng thời Bộ cũng kiện toàn ngay Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp do 01 Đồng chí Thứ trưởng làm trưởng ban để chỉ đạo công tác này để hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết. Theo đó, nhiều công việc được thực hiện như Bộ đã tổ chức xây dựng chương trình hành động, trong đó nêu nội dung công việc cụ thể, chi tiết về tiến độ và phân công trách nhiệm cho từng đơn vị thực hiện; tổ chức xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp DNNN của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua nhiều giai đoạn; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức các Chỉ thị, Quyết định, Công văn hướng dẫn; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Bộ với Lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp dưới hình thức các cuộc họp chuyên đề để nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, phát hiện và tìm giải pháp xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến để các đơn vị cùng học tập.

Tại các Tổng công ty và Công ty trực thuộc Bộ, việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ cũng được thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức linh hoạt như ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động của Tổng công ty; tổ chức các buổi tập huấn cho Đảng viên, CBCNV trong các đơn vị thành viên nghiên cứu, quán triệt, học tập; đồng thời phân công Đảng ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị cấp dưới.

Với việc tổ chức thực hiện như trên, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của Lãnh đạo, CBCNV trong các doanh nghiệp và vì vậy, Nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới DNNN đã dần đi vào cuộc sống và thực sự là chủ trương đúng đắn, đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho doanh nghiệp mà còn góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới nền kinh tế theo đúng mục tiêu đề ra. Do đó, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo các Quyết định ở từng thời kỳ.

Về triển khai cổ phần hóa: Việc tổ chức thực hiện cổ phần hóa DNNN luôn bám sát các Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; xây dựng kế hoạch cổ phần hóa hàng năm, quy định và hướng dẫn quy trình cụ thể để các đơn vị căn cứ tổ chức thực hiện. Kết quả là hầu hết các DN thực hiện đảm bảo tiến độ được phê duyệt. Tính đến hết năm 2010, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cổ phần hóa 339 DN.

Việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã xác định được cơ cấu sở hữu vốn tại DN (Nhà nước, người lao động trong DN, cổ đông chiến lược và cổ đông khác), đã xác định được rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các cán bộ quản lý, điều hành chủ chốt của DN. Đồng thời, thông qua cổ phần hóa, vốn nhà nước được xác định lại phù hợp với giá thị trường, từ đó nâng được giá

Page 238: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

238  

trị phần vốn nhà nước so với sổ sách. Thông qua đấu giá bán cổ phần nhiều lần trên thị trường, đã huy động được nhanh, nhiều vốn ngoài xã hội để tái đầu tư mở rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, đòi hỏi DN phải nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, nhất là đối với các Công ty cổ phần đã niêm yết vì nhu cầu DN phải minh bạch về tài chính, hoạt động có hiệu quả.

Sau cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự phát triển, đạt hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trong xã hội. Qua đó, giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước tập trung hơn vào chức năng quản lý nhà nước, dần tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu vốn nhà nước của Bộ.

Về phương thức cổ phần hóa: Qua nhiều năm cổ phần hóa DNNN của Bộ Xây dựng cho thấy, cổ phần hóa chủ yếu thực hiện theo các phương thức: cổ phần hóa bộ phận DN, cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên và cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty. Việc cổ phần hóa theo các phương thức như trên đã tạo sự bất cập trong quản lý, điều hành của Công ty mẹ - Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên khi triển khai các dự án quy mô lớn; đồng thời hạn chế việc thu hút cổ đông chiến lược tham gia, nhất là cổ đông chiến lược nước ngoài; đặc biệt, đối với các DNNN quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không có cổ đông chiến lược, do đó không khai thác huy động được thế mạnh của cổ đông chiến lược vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế hiệu quả kinh doanh.

Các cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần chưa thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình. Cổ đông thiểu số như người lao động còn có tư tưởng “làm công, ăn lương” là chính; còn cổ đông thiểu số bên ngoài chỉ quan tâm đến cổ tức và giá cả cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, chưa phát huy được tác động tích cực của những nhân tố mới đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Nhà nước mặc dù có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho Công đoàn trong DN cổ phần hóa, nhưng do Công đoàn doanh nghiệp không có Quỹ hợp pháp nên chính sách này hầu hết không thực hiện được đối với các DNNN của Bộ Xây dựng khi cổ phần hóa, vì vậy vai trò của Công đoàn tham gia quản lý doanh nghiệp rất hạn chế.

II. KẾT QUẢ CỔ PHẦN HÓA, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 9/2014

1. Bối cảnh Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn thực sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây dựng do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước. Đầu tư công cắt giảm, thị trường xây dựng bị thu hẹp, nhiều công trình, dự án phải giãn tiến độ hoặc đình hoãn; thị trường bất động sản đóng băng và phục hồi chậm, tồn kho bất động sản lớn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn và kéo dài v.v… đã làm suy giảm đà tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cùng với việc giải quyết các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng xác định tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó thực

Page 239: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

239  

hiện cổ phần hóa theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 1568/CT-TTg ngày 19/8/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, số 03/2012/CT-TTg ngày 17/01/2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các Quyết định phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng. Ngay từ năm 2011, Bộ Xây dựng đã ban hành các chỉ thị, văn bản gửi các Tổng công ty chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và triển khai kế hoạch cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Tính đến tháng 9/2014, Bộ Xây dựng đã hoàn thành những công việc chủ yếu như sau :

2. Kết quả cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN 2.1. Kết quả cổ phần hóa Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1428/QĐ-TTg về việc kết

thúc thí điểm Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, theo đó đã chuyển 07 Tổng công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 02 Tổng công ty cổ phần về trực thuộc Bộ Xây dựng. Do việc ổn định lại công tác tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty nên tiến độ cổ phần hóa còn chậm so với kế hoạch cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến hết năm 2012, Bộ Xây dựng chỉ hoàn thành cổ phần hóa 01 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.

Tính đến đầu năm 2013, Bộ Xây dựng còn 14 Công ty mẹ - Tổng công ty và 17 công ty con trực thuộc các Tổng công ty phải cổ phần hóa. Trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã thực hiện cổ phần hóa được 12 DN gồm: 05 Công ty mẹ Tổng công ty (Viglacera, Viwaseen, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng và LICOGI) và 07 Công ty con (03 DN thuộc LICOGI, 02 DN thuộc HUD và 02 DN thuộc VNCC).

Trong 09 tháng đầu năm 2014, Bộ Xây dựng đã rà soát, đẩy mạnh công tác cổ phần, đồng loạt triển khai tại 19 DN gồm 09 Công ty mẹ - Tổng công ty và 10 công ty con cổ phần hóa cùng Công ty mẹ. Đến nay, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của 09/09 Tổng công ty; hoàn thành phê duyệt giá trị doanh nghiệp và đang thẩm định phương án cổ phần hóa của 01 Tổng công ty và 02 công ty con. Đang xác định giá trị doanh nghiệp tại 05 Tổng công ty (gồm: FiCO, CC1, COMA, SÔNG ĐÀ, LILAMA) và tiến hành xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tại 04 Tổng công ty (gồm: VICEM, IDICO, HUD, VNCC).

Nhìn chung giai đoạn 2011-2015, số lượng doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phải thực hiện cổ phần hóa không nhiều nhưng đều có qui mô lớn với giá trị doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng đến gần 20.000 tỷ đồng, trong đó có 14 Công ty mẹ - Tổng công ty. Dự kiến đến cuối năm 2015, về cơ bản Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa và không còn DNNN.

2.2. Kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 03/2012/CT-TTg ngày 17/01/2012

về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày

Page 240: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

240  

17/7/2012 về việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Bộ Xây dựng đã tích cực triển khai và chỉ đạo các Tổng công ty xây dựng, trình Bộ phê duyệt các đề án tái cơ cấu Tổng công ty. Đến nay, Bộ đã hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và phê duyệt 13/13 đề án tái cơ cấu của các Tổng công ty trực thuộc Bộ.

Việc tái cơ cấu các Tổng công ty thuộc Bộ tập trung vào 4 nội dung chính gồm: tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp, trong đó tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh tập trung vào các ngành chính như: xây lắp, tổng thầu EPC, đầu tư bất động sản, vật liệu xây dựng, đầu tư và kinh doanh thủy điện, cơ khí xây dựng v.v... Kiên quyết thoái vốn tại các ngành không thuộc ngành nghề kinh doanh chính như khách sạn, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán v.v... trước năm 2015. Đến hết năm 2015, 14 Tổng công ty sẽ tập trung thoái toàn bộ vốn góp tại 158 doanh nghiệp với tổng giá trị 5.052,78 tỷ đồng (bằng 18% tổng số tiền đầu tư vào các doanh nghiệp khác); thực hiện phá sản 01 doanh nghiệp, giải thể 01 doanh nghiệp, chuyển giao 01 doanh nghiệp và sáp nhập 13 doanh nghiệp.

Hiện nay, các Tổng công ty đang tích cực thực hiện theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trong đó trọng tâm là công tác cổ phần hóa và thoái vốn. Đến quý II/2014, các Tổng công ty đã và đang thực hiện thoái vốn tại 42 danh mục với giá trị 2.172,11 tỷ đồng, chiếm 43,22% kế hoạch thoái vốn, trong đó đã thoái vốn thành công tại 19 danh mục (tăng 03 danh mục so với năm 2013) với tổng giá trị là 497,16 tỷ đồng, đạt 9,89% kế hoạch thoái vốn và đang thực hiện thoái vốn tại 23 danh mục (tăng 5 DN so với năm 2013) với tổng giá trị 1.674,95 tỷ đồng, chiếm 33,33% kế hoạch thoái vốn.

Cùng với công tác thoái vốn, Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu một số doanh nghiệp xi măng đang gặp khó khăn. Cùng với đó, các Tổng công ty thuộc Bộ đã chủ động thực hiện sáp nhập một số công ty con, công ty liên kết; sáp nhập, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm làm tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; sáp nhập các công ty cấp II vào công ty cấp I, thực hiện giảm dần giá trị vốn góp của nhà nước tại các công ty cổ phần mà nhà nước không cần thiết nắm giữ cổ phần chi phối theo nội dung đề án tái cơ cấu được phê duyệt.

Đồng thời, các Tổng công ty cũng xây dựng các kế hoạch tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động, hệ thống nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ, hoàn thiện Chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa. Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn, kiểm tra và giám sát của Công ty mẹ đối với người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác.

Quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, các Kết luận, văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu các Tổng công ty rà soát, xây dựng tiến độ kế hoạch tái cơ cấu, đặc biệt là công tác cổ phần hóa, thoái vốn; Tiếp tục rà soát, bổ sung những doanh

Page 241: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

241  

nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ để xây dựng lộ trình thoái vốn; đồng thời Bộ Xây dựng đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, và đôn đốc việc thực hiện này. Đối chiếu với nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch chung giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh những mặt đã đạt được như trên, trong thực hiện cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như:

Trong công tác cổ phần hóa: (i) Trong việc xác định giá trị doanh nghiệp còn có một số bất cập như khi xử lý tài chính phải hoàn nhập lại dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ điều kiện để loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, dẫn tới sau khi cổ phần hóa công ty cổ phần không có nguồn quỹ để bù đắp cho những tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ phải thu khó đòi tồn tại từ giai đoạn là doanh nghiệp nhà nước; phương pháp định giá các khoản đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp chưa niêm yết theo phương pháp vốn chủ sở hữu chưa phản ánh được tính thị trường của các khoản đầu tư; khoản góp vốn bằng ngoại tệ được định giá lại theo tỷ giá hiện thời, trong khi doanh nghiệp nhận góp vốn đã vốn hóa khoản góp vốn này theo tỷ giá tại thời điểm nhận vốn góp dẫn tới khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị ngoại tệ không được đơn vị nhận góp vốn thừa nhận, tạo nguồn vốn ảo cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa; việc tính lợi thế kinh doanh căn cứ vào lợi nhuận bình quân 3 năm gần nhất là chưa phản ánh đúng lợi thế kinh doanh do khoảng thời gian quá ngắn, không phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có tính chất chu kỳ; tại thời điểm bàn giao doanh nghiệp, trong khi các tài sản khác không định giá lại thì việc phải định giá lại các khoản đầu tư tài chính là không phù hợp về tính chất tài chính, việc này có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại quy mô vốn điều lệ của công ty cổ phần và xử lý rất phức tạp; (ii) Sự khó khăn chung của nền kinh tế, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự suy giảm của thị trường chứng khoán tác động lớn đến việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài khi thực hiện cổ phần hóa, đặc biệt là việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược rất khó khăn.

Trong công tác thoái vốn: (i) Tiến độ thực hiện thoái vốn còn chậm do những vướng mắc như tình hình thị trường chứng khoán khó khăn nên ít nhà đầu tư quan tâm mua cổ phần; (ii) chưa có đầy đủ văn bản hướng dẫn Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên việc triển khai còn lúng túng, rụt rè; (iii) Chưa có văn bản hướng dẫn việc chuyển giao vốn, chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.

3. Kế hoạch cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN đến hết năm 2015 và một số giải pháp thực hiện

Định hướng của Bộ Xây dựng đến năm 2015 là quyết tâm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp trực thuộc. Chỉ đạo quyết liệt việc kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh

Page 242: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

242  

nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời Bộ Xây dựng kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt nhằm đạt được các mục tiêu đề ra như: Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trực thuộc; Tạo điều kiện để doanh nghiệp giải phóng sức sản xuất, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Xây dựng, phát triển các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trở thành những đơn vị kinh tế vững mạnh trong ngành xây dựng, có cơ cấu hợp lý, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, phát huy tốt các nguồn lực và đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của các đơn vị sau cổ phần hóa.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2015 Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ các DNNN trực thuộc. Đồng thời Bộ tiếp tục thực hiện các nội dung của đề án tái cơ cấu DNNN, xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể hoàn thành việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các công ty mẹ, 100% kế hoạch thoái vốn và các mục tiêu sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp khác đã đề ra.

Để thực hiện được kế hoạch trên, Bộ Xây dựng đã đề rà một số giải pháp như: (i) Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các hình thức chỉ đạo bằng văn bản, tổ chức hội thảo, cuộc họp phổ biến v.v…; quy định việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, tái cơ cấu là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) Thực hiện cổ phần hóa các công ty con đồng thời với Công ty mẹ để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và lựa chọn được phương án cổ phần hóa phù hợp hơn; (iii) Phê duyệt kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa cụ thể, bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc; Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra; (iv) Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý để cổ phần hóa; áp dụng các biện pháp xử lý linh hoạt, hữu hiệu, dứt điểm đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn về tài chính, lao động; (v) Thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hóa, nhất là đối với các doanh nghiệp có nhiều tài sản là đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị v.v… khi xác định giá trị doanh nghiệp; (vi) Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh v.v… để giải quyết các vấn đề vướng mắc khi cổ phần hóa như việc xác định giá trị doanh nghiệp, phương án sử dụng đất, phương án cổ phần hóa; (vii) Tăng cường quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hoá; (viii) Chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát và lập kế hoạch, lộ trình bán tiếp phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần xét thấy không cần thiết nắm giữ; (ix) Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu của các DNNN theo từng quý; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình tái cơ cấu, nhất là trong việc thoái vốn tại các khoản đầu tư kém hiệu quả, ngoài ngành nghề kinh doanh chính.

4. Kiến nghị Để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, giải quyết những khó khăn vướng

mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng kiến nghị:

Page 243: Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014

 

243  

(i) Đối với công tác cổ phần hóa: sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo hướng DN cổ phần hóa được giữ lại Quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp, có phương pháp định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường; Sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

(ii) Đối với công tác thoái vốn: sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp./.