lich su hsv

11
Lich su Hoi sinh vien Viet Nam Những chặng đường vẻ vang của Hội Sinh viên Việt Nam Từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, lớp trẻ học đường trong nước đã dấy lên phong trào "tìm đường hướng mới" bàn việc vận động sinh viên tranh đấu và tìm đọc những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Học sinh, sinh viên đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc ở Thượng Hải đưa về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội); xuống đường đưa tang cụ Phan Châu Trinh; đòi trả tự do cho trí thức trẻ yêu nước Nguyễn An Ninh... tinh thần đó đã cổ vũ cho các cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên học sinh trước cách mạng. Các thế hệ thanh niên Việt Nam tự hào về lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ sớm đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc, trực tiếp tham gia dựng Đảng, dựng Đoàn dưới ngọn cờ của Người. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến đã trở thành người chủ thực sự của đất nước mình.

Upload: hoangtruc

Post on 29-Nov-2014

2.025 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Lich su hsv

Lich su Hoi sinh vien Viet Nam

Những chặng đường vẻ vang của Hội Sinh viên Việt Nam

 

Từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, lớp trẻ học đường trong nước đã dấy lên phong trào "tìm đường hướng mới" bàn việc vận động sinh viên tranh đấu và tìm đọc những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.

Học sinh, sinh viên đi đầu trong các cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc ở Thượng Hải đưa về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội); xuống đường đưa tang cụ Phan Châu Trinh; đòi trả tự do cho trí thức trẻ yêu nước Nguyễn An Ninh... tinh thần đó đã cổ vũ cho các cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên học sinh trước cách mạng.

Các thế hệ thanh niên Việt Nam tự hào về lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ sớm đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc, trực tiếp tham gia dựng Đảng, dựng Đoàn dưới ngọn cờ của Người.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân và tuổi trẻ Việt Nam sau hơn 80 năm dưới ách nô lệ của thực dân, phong kiến đã trở thành người chủ thực sự của đất nước mình.

Với khí thế ấy, học sinh, sinh viên nước ta vô cùng phấn khởi, tự hào về thắng lợi vĩ đại của dân tộc, đã nêu cao tinh thần yêu nước, vừa tích cực học tập, vừa tham gia bảo vệ, xây dựng chính quyền nhân dân non trẻ và anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược theo lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.

Ngay sau ngày độc lập, đông đảo học sinh, sinh viên đã hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tích cực tham gia phong trào "diệt giặc dốt" xóa nạn mù chữ cho đồng bào, trước hết là cho bộ phận không nhỏ trong thanh niên; hàng ngàn học sinh, sinh viên của các trường ở thủ đô Hà Nội, thành phố Huế... hăng hái, tình nguyện ra các vùng ngoại vi của thành phố, về nông thôn cùng nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để "diệt giặc đói"; đặc biệt trong

Page 2: Lich su hsv

các đoàn quân Nam tiến, có trên 2 vạn học sinh, sinh viên các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội đã tình nguyện lên đường chi viện cho chiến trường phía Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của học sinh, sinh viên ngày một dâng cao, tiêu biểu cho tinh thần ấy là cuộc đấu tranh ngày 9/1/1950 của hơn 2.000 học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn đòi thả ngay những người bạn bị bắt và mở lại trường học.

Trong cuộc đấu tranh ấy đã xuất hiện tấm gương hy sinh anh dũng của Trần Văn Ơn..., sự hy sinh đó đã dấy lên trong thanh niên và nhân dân cả nước lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Với tinh thần đó, Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (tháng 2/1950) tại căn cứ Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hằng năm làm ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trong 56 năm qua, Hội Sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong mỗi bước trưởng thành của phong trào thanh niên Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam. Năm 2000, Hội Sinh viên Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý "Huân chương Độc lập hạng nhất".

Lich su Hoi sinh vien Viet Nam (Ky 2)

Tính đến nay, Hội Sinh viên Việt Nam đã trải qua 7 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi đại hội là một mốc son đánh dấu sự phát triển của sinh viên Việt Nam, của phong trào sinh viên và công tác Hội Sinh viên Việt Nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 29 đến 31/7/1955. Tham dự đại hội có 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu sinh viên miền Nam và đại biểu lưu học sinh ở nước ngoài. Đại hội quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh viên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam.

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ đoàn kết, thống nhất mọi lực lượng sinh viên trong Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, cùng với thanh niên và nhân dân cả nước đấu tranh cho hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc, đòi thực hiện tổng tuyển cử tự do hai miền Nam, Bắc theo đúng tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đại hội đã thông qua bản điều lệ, chương trình hoạt động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc, bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội do đồng chí Nguyễn Quang Toàn làm chủ tịch.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 7/5/1958. Tham dự đại hội có 228 đại biểu chính

Page 3: Lich su hsv

thức (trong đó có 21 đại biểu sinh viên miền Nam, 22 đại biểu là nữ), 200 đại biểu dự thính; Đoàn đại biểu tổ chức sinh viên quốc tế (UIE), Đại biểu sinh viên Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ... đã tham dự đại hội. Đại hội đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm và huấn thị.

Bác dạy: "Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang... Thời đại chúng ta bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, thời đại XHCN, thời đại anh hùng (không phải là anh hùng cá nhân). Vậy mong các cháu làm người thanh niên anh hùng trong thời đại anh hùng". Đại hội đã bầu anh Lê Hùng Lâm làm Tổng thư ký Trung ương Hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Hà Nội từ ngày 3 – 5/3/1962. Tham dự đại hội có 500 đại biểu thay mặt cho hai vạn sinh viên của 10 trường đại học, cao đẳng.

Đại hội đề ra các nhiệm vụ: động viên sinh viên học tập, rèn luyện, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải thiện đời sống; đoàn kết lực lượng sinh viên, tích cực đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh thống nhất Tổ quốc; phát triển quan hệ hữu nghị với sinh viên và thanh niên các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ hòa bình; cải tiến tổ chức và hoạt động của hội. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Quang làm Chủ tịch hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 6 – 7/1/1970. Nghị quyết đại hội đã nêu rõ nhiệm vụ của sinh viên các trường đại học, cao đẳng là: "Ra sức thi đua học tập tốt, xây dựng mục đích, động cơ và thái độ học tập đúng, xây dựng nền nếp học tập và rèn luyện tốt... hăng hái tham gia lao động sản xuất, tăng cường đoàn kết với đồng bào miền Nam, kiên quyết đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". Đại hội rất vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự và nói chuyện.

Thủ tướng căn dặn sinh viên Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những người vừa "hồng", vừa "chuyên" như Bác Hồ đã dạy. Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Huê làm Chủ tịch hội. Do tình hình và điều kiện cụ thể nên các trường đại học và các cấp tỉnh, thành chưa tổ chức Hội Sinh viên, Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam (từ năm 1970 lấy tên là Hội Liên hiệp sinh viên đại học) chủ yếu làm nhiệm vụ đối ngoại.

Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới, Hội nghị đại biểu Hội Sinh viên toàn quốc (7/1985) đã thông qua bản Điều lệ Hội trong điều kiện mới và quyết định đổi tên Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam thành Hội Sinh viên Việt Nam với nhiệm vụ: tổ chức, đoàn kết, hướng dẫn và cổ vũ sinh viên Việt Nam thi đua học tập và rèn luyện; cùng với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên; động viên sinh viên hăng hái tham gia hoạt động xã hội; tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với sinh viên các nước XHCN và phong trào sinh viên dân chủ trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Hội nghị lần này đã hiệp thương thông qua danh sách Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 49 ủy viên do đồng chí Vũ Quốc Hùng - Bí thư Trung ương Đoàn làm Chủ tịch Hội, đồng chí Hồ Đức Việt làm Tổng thư ký; năm 1988, đồng chí Hồ Đức Việt giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Vũ Quốc Hùng nhận công tác mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà Nội từ ngày 21 đến 23/11/1993. Tham dự đại hội có 255 đại biểu chính thức là những sinh viên tiêu biểu của trên 100 trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Page 4: Lich su hsv

Đại hội rất vinh dự được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến dự.

Trong bài phát biểu, đồng chí Đỗ Mười đã đánh giá: "Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sinh viên và học sinh nước ta luôn luôn là lực lượng hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, cùng giai cấp công nhân, nông dân, giới trí thức và đồng bào cả nước đấu tranh quyết liệt, lâu dài, giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...".

Đại hội đã thống nhất thông qua 5 chương trình hành động với các nội dung như: Người sinh viên - nhà trí thức - chuyên gia tương lai; hỗ trợ sinh viên học tập - nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; chăm lo đời sống, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên; hoạt động văn hóa - thể thao và công tác xã hội; tiếp tục củng cố và phát triển Hội.

Đại hội đã hiệp thương và cử ra Ban Chấp hành trung ương Hội khóa V gồm 49 ủy viên, đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được hiệp thương tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (mở rộng) lần thứ 6 (khóa V), đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Hồ Đức Việt nhận công tác mới.

Lich su Hoi sinh vien Viet Nam (Ky 3)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22 - 23/12/1998, Đại hội đã thống nhất phương hướng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với sinh viên và tổ chức Hội sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với 6 chương trình hành động: giáo dục và rèn luyện của sinh viên; sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; sinh viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục; sinh viên tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú và lành mạnh; sinh viên chung sức cùng cộng đồng và xây dựng Hội sinh viên Việt Nam, Đại hội nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp; đồng thời cũng giúp cho các ngành, các cấp cũng như toàn xã hội hiểu, cảm thông, tin tưởng và có trách nhiệm hơn đối với sinh viên, tổ chức Hội sinh viên.

Đại hội đã hiệp thương và cử ra Ban Chấp hành trung ương Hội khóa VI gồm 49 ủy viên, đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn được hiệp thương tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam.

Trong 5 năm của nhiệm kỳ, phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" trong sinh viên được triển khai sâu rộng với nhiều cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo sinh viên tham gia.

Sinh viên trong hành trình đến đỉnh cao tri thức

Page 5: Lich su hsv

Hội sinh viên các trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên và phòng nghiên cứu khoa học nhà trường tổ chức các hội nghị bàn về phương pháp học tập, các hội nghị khoa học, công nghệ sinh viên, thành lập các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường như Câu lạc bộ "Luật gia trẻ", Câu lạc bộ "Nhà doanh nghiệp trẻ tương lai", Câu lạc bộ "Văn học", Câu lạc bộ "Ngoại ngữ", "Giảng đường tập sự", "Ngày hội sinh viên với Internet"... Các hoạt động này thực sự đã trở thành phong trào, khơi dậy và cổ vũ sức sáng tạo của sinh viên trong những năm qua, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, được các nhà giáo, nhà khoa học quan tâm và ủng hộ. "Tuần lễ khoa học sinh viên", hội nghị khoa học sinh viên, phong trào học tập tốt, rèn luyện tốt đã được các trường duy trì thường xuyên, mỗi năm có khoảng 10.000 đề tài nghiên cứu khoa học với hàng vạn sinh viên của 250 trường đại học, cao đẳng tham gia. Trong đó đã có 1.533 công trình dự thi cấp Bộ, 557 công trình đoạt giải, nhiều công trình được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, đời sống. Trong những năm qua, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã phối hợp với nhiều bộ, ngành, các hội ngành nghề tổ chức các hội nghị khoa học, công nghệ chuyên ngành, các cuộc thi Olympic môn học như Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Olympic Hóa học, Hội nghị khoa học khối ngành sư phạm, Hội nghị khoa học, công nghệ khối ngành nông - lâm - ngư... Đặc biệt, nhiều hoạt động đã đi vào nền nếp như: Olympic Toán học, Cơ học, Tin học, Vật lý, Hội nghị khoa học công nghệ khối các trường y dược toàn quốc...

Tôn vinh tài năng

Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức đoàn thể, các hội ngành nghề đã thường xuyên và kịp thời tuyên dương trao giải thưởng cho nhiều sinh viên đạt thành tích xuất sắc như: "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học". "Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC", Giải thưởng "Sao Tháng Giêng", Giải thưởng khoa học sinh viên "EURÉKA", Giải thưởng "Loa Thành"... Thông qua các hoạt động, đã xuất hiện hàng nghìn tấm gương tiêu biểu như: Bạn Nguyễn Thị Thu Hà, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc của Hà Nội, đoạt giải thưởng nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và giải thưởng VIFOTEC; Bạn Nguyễn Bá Phong, sinh viên Trường Đại học Vinh đoạt giải nhất Olympic Tin học sinh viên toàn quốc; Bạn Trần Minh Triết, sinh viên Đại học Quốc gia TPë Hồ Chí Minh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2001, đạt 3 bằng danh dự của Viện Hóa học Hoàng gia Úc; Bạn Nguyễn Thị Quỳnh Trang, sinh viên Nhạc viện Hà Nội đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế dành cho các tài năng âm nhạc trẻ châu Á - Thái Bình Dương; Bạn Trần Nam Cường sinh viên Trường Sĩ quan lục quân II, 4 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, được tặng Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo; Bạn Trần Hoài Linh, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Vác-sa-va, Cộng hòa Ba Lan có 6 công trình và 23 bài tham gia hội thảo quốc tế; nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đoạt cúp vô địch chung kết "Cuộc thi sáng tạo robocom" khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

Đẩy mạnh khuyến học

Các quỹ khuyến học, khuyến tài, Quỹ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển với số lượng, chất lượng ngày càng cao. Trong 5 năm qua, Hội sinh viên các trường đã huy động hàng ngàn suất học bổng ngoài ngân sách hỗ trợ và trao giải thưởng cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. Các giải thưởng, quỹ tín dụng hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, khuyến khích tài năng trị giá hàng trăm tỉ đồng đã được trao cho các sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam đã tuyên dương và trao Giải thưởng "Sao Tháng Giêng" trong 3 năm học vừa qua (2000 - 2001, 2001 - 2002, 2002 - 2003) cho 346 sinh viên tiêu biểu trong toàn quốc và 24 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, trong công tác Đoàn - Hội và phong trào sinh viên. Học bổng Nguyễn Thái Bình Báo Thanh Niên trong 5 năm qua đã dành hàng tỉ đồng cho các học sinh - sinh viên nghèo hiếu học và nhiều sinh viên đã vượt qua khó khăn hoàn tất chương trình học tập...

Page 6: Lich su hsv

Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (mở rộng) lần thứ 6 (khóa VI), đồng chí Bùi Đặng Dũng, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Hoàng Bình Quân nhận công tác mới.

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 29 – 31/12/2003 với 550 Đại biểu chính thức. Đại hội đã thống nhất khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ là Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, tiến quân vào khoa học, công nghệ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với 2 phong trào hành động cách mạng của sinh viên là Phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt”, Phong trào “Sinh viên tình nguyện”.

Đồng chí Nông Đức Mạnh nhận định: "Trong sự nghiệp vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, với vai trò lực lựơng ưu tú trong thế hệ trẻ, là lớp người có học vấn, có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, được đào tạo có hệ thống, các thế hệ sinh viên chính là nguồn nhân lực có chất lượng cao rất quý báu của xã hội ta".

Trong bài phát biểu của mình, Tổng bí thư còn giao nhiệm vụ: "Đảng và Nhà nước ta luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên, vào sinh viên và không ngừng cổ vũ các bạn ra sức phát huy mọi tiềm năng sáng tạo để gánh vác những nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang và hoàn thành tốt những nhiệm vụ đó... Các bạn phải là một bộ phận của lực lượng đi đầu trong quá trình xây dựng xã hội học tập, góp sức đưa trình độ học vấn của thanh niên và nhân dân nước ta ngày càng lên cao ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng". Tổng bí thư nhấn mạnh: "Trong thời kỳ cách mạng mới, nhiều thách thức lớn đang ở phía truớc đòi hỏi các bạn phải kiên cường phấn đấu vượt qua. Song nhiều vận hội đang chờ đón các bạn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các bạn. Hãy lập thân, lập nghiệp và thực hiện hoài bão, ước mơ của mình”.

Đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương Đoàn đã khẳng định: "Sinh viên chúng ta phải ra sức nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nuôi hoài bão lớn vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước và lập thân, lập nghiệp của bản thân mình. Tổ chức Đoàn, Hội cần phát động rộng rãi phong trào thi đua học tập trong thanh niên, sinh viên, chú trọng và khuyến khích tự học, đề cao giá trị học vấn đích thực, chống thói hư danh, học tập giả dối. Cần phải góp phần tạo bước đột phá trong việc học tập của thanh niên, sinh viên với phương châm: tăng cường khả năng độc lập tư duy, chủ động truy cập kiến thức, học đi đôi với hành".

ĐH đã thông qua với sự nhất trí cao các văn kiện gồm: báo cáo của Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội khóa VI về tổng kết công tác Hội và phong trào SV trong 5 năm qua (1998-2003); mục tiêu phương hướng nhiệm vụ của công tác Hội và phong trào SV nhiệm kỳ VII (2003-2008); báo cáo sửa đổi điều lệ Hội SVVN sửa đổi; nghị quyết của ĐH.

Đại hội đề ra mục tiêu của công tác Hội và phong trào SV nhiệm kỳ VII là: tích cực bồi dưỡng góp phần hình thành thế hệ SV mới thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức lối sống lành mạnh; có sức khỏe tốt; tiếp cận và từng bước làm chủ khoa học, công nghệ; có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, khát vọng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu; xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế xã hội; xây dựng tổ chức Hội SVVN vững mạnh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khẩu hiệu hành động của SVVN trong thời gian tới là "SVVN thi đua học tập, rèn luyện, tiến quân vào khoa học công nghệ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" . ĐH đã phát động hai phong trào hành động: "Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt" và "SV tình nguyện".

Page 7: Lich su hsv

ĐH nhất trí đề ra một số giải pháp chủ yếu cho công tác Hội và phong trào SVVN nhiệm kỳ 2003-2008, trong đó trước hết là các giải pháp từ nội lực của Hội và bản thân mỗi SV như: tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội, tập trung chỉ đạo, tổ chức các phong trào hoạt động của SV ở cơ sở; đặc biệt là cấp chi hội; giải pháp về tăng cường, mở rộng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho SV học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến, giúp SV phát triển tài năng...

Điều lệ Hội SV Việt Nam sửa đổi bao gồm 7 chương, 19 điều (trong đó thành lập chương mới về công tác kiểm tra của Hội và Ban kiểm tra các cấp gồm 3 điều; bổ sung thêm một điều mới quy định về tổ chức và hoạt động của Hội SVVN ở nước ngoài; điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với kết cấu mới).

ĐH đã hiệp thương bầu cử BCH T.Ư Hội khóa VII gồm 78 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất BCH T.Ư Hội khóa VII họp cùng ngày cũng bầu ra Ban Thư ký T.Ư Hội gồm 24 người. Anh Bùi Đặng Dũng - Bí thư T.Ư Đoàn, được bầu lại giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN khóa VII.

Hội nghị bầu ra 4 Phó chủ tịch Hội SVVN nhiệm kỳ VII, gồm: chị Lâm Phương Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Thanh niên trường học (giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội); anh Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội SV TP Hà Nội; anh Tăng Hữu Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Chủ tịch Hội SV TP Hồ Chí Minh; anh Hồ Văn Đắc, Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch BCH lâm thời Hội SV TP Đà Nẵng.

Tối 31/12/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã gặp gỡ 30 sinh viên (SV) đại diện cho đoàn đại biểu SV TP Hồ Chí Minh dự Đại hội Hội SV Việt Nam lần VII trong cuộc trò chuyện kéo dài 45 phút tại Văn phòng Chính phủ.

Những SV này là các tài năng trẻ, những người từng tham dự các kỳ thi quốc tế và đạt thành tích cao, là SV tiêu biểu trong các phong trào SV 3 tốt, Mùa hè xanh... của TP Hồ Chí Minh đã báo cáo với Thủ tướng về những thành tích của mình.

Chia sẻ niềm vui với các SV, Thủ tướng căn dặn: “Thanh niên thế hệ các bác phải đi chiến đấu giải phóng dân tộc còn ngày nay mục tiêu của các cháu phải học tập giỏi giang, làm sao cho Việt Nam không thua kém các nước. Nếu các bác coi mất nước là nỗi nhục thì các cháu phải coi việc để Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu là một nỗi nhục lớn”.

Thủ tướng tin tưởng với tài năng và trí tuệ của thế hệ trẻ ngày nay, Việt Nam sẽ vượt qua được sự lạc hậu và thua kém. Giống như một người cha, Thủ tướng nhắc nhở: “SV học tốt thôi chưa đủ mà phải tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Các cụ ngày xưa đã dạy hiền tài là nguyên khí quốc gia. Tôi cũng mong các cháu trở thành những nhân tài lại vừa có tâm, có đức, như vậy đất nước mới được nhờ”.

Từ kinh nghiệm bản thân, Thủ tướng chân tình: “Do điều kiện chiến tranh, thời trẻ bác phải học 2 năm 3 lớp nên đêm không bao giờ ngủ trước 2 giờ sáng; khi ra làm việc, để hoàn thành việc gì đó thậm chí có khi 2-3 đêm liền không đủ” và kết luận rằng: “Không bao giờ lười biếng mà trở thành một cán bộ tốt, cán bộ giỏi”.

 Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (mở rộng) lần thứ 4 (khóa VII), đồng chí Lâm Phương Thanh, Bí thư Trung ương Đoàn được hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thay đồng chí Bùi Đặng Dũng nhận công tác mới, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, UVBCH, Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội.