lời ca quan họ và truyện kiều của nguyễn du

8
QUAN HỌ BẮC NINH VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Trương Sỹ Hùng Trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy. Nguyễn Du ở lứa tuổi trưởng thành là một chàng trai tầm thước, thanh lịch có duyên thầm. Trong nhiều lần cùng mẹ đẻ Trần Thị Tần về thăm quê ngoại, anh không thể không lay động trước những lời ca tâm tình nơi thôn dã, nhất là bản thân mình sớm phải trải qua đau thương mất mát...và lẽ sống thường nhật lại dồn nén, gợi mở, lôi kéo anh vào cuộc sống lễ hội dân gian: Nay mừng dân mở tiệc quỳnh Lễ bày tiên thánh, lễ nghinh xướng tùy. Đôi tôi thực đấng nam nhi Bây giờ tôi chúc một khi thọ trường 1

Upload: pham-long

Post on 12-Apr-2017

346 views

Category:

Art & Photos


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

QUAN HỌ BẮC NINH VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Trương Sỹ Hùng

Trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy.

Nguyễn Du ở lứa tuổi trưởng thành là một chàng trai tầm thước, thanh lịch có duyên thầm. Trong nhiều lần cùng mẹ đẻ Trần Thị Tần về thăm quê ngoại, anh không thể không lay động trước những lời ca tâm tình nơi thôn dã, nhất là bản thân mình sớm phải trải qua đau thương mất mát...và lẽ sống thường nhật lại dồn nén, gợi mở, lôi kéo anh vào cuộc sống lễ hội dân gian:

Nay mừng dân mở tiệc quỳnh

Lễ bày tiên thánh, lễ nghinh xướng tùy.

Đôi tôi thực đấng nam nhi

Bây giờ tôi chúc một khi thọ trường

Mừng người thọ khảo vô cương

Bình an dân sự, ấm yên cửa nhà...(1)

Đặc biệt, trong dân ca quan họ Bắc Ninh có rất nhiều bài hát do các Nho sĩ bình dân sáng tác rồi dân gian hóa, hoặc được các tác giả có học thức tu bổ, hiệu chỉnh lời ca dân gian nên có nhiều điển tích biểu hiện tri thức thâm thúy:

Lâm Truy chút ngãi đèo bòng

Hỏi người còn nhớ hay lòng đã quên

Chữ chung tình gánh nặng đôi bên

1

Page 2: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

Dưới dòng nước chảy, đôi bên có cầu

Có lòng hạ cố đến nhau

Thầm trông trộm nhớ đến nhau đã nhiều.

Những là đắp nhớ dội sầu

Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa râm.

Ngày thì luống những âm thầm

Đêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần...chiêm bao.

Giả thiết rằng lời ca trên đã ổn định nội dung phản ánh từ trước khi Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều, với câu cuối là lục bát biến thể thì rõ ràng là tác giả dân gian đã biết đến câu chuyện trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Sau này trong Truyện Kiều, đoạn nói về Thúy Kiều bị bọn Khuyển, Ưng theo lệnh Hoạn Thư đốt nhà, lừa đẩy xác người vô chủ vào nơi ở của Thúy Kiều, vu tin nàng Kiều đã chết cháy cho Thúc Sinh biết, rồi ngầm bắt Thúy Kiều về hành hạ Nguyễn Du có vết:

Cửa người đày đọa chút thân

Sớm lăn nỉ bóng, đêm ân hận lòng.

Lâm Truy chút nghĩa đèo bòngNước bèo để chữ tương phùng kiếp sau.

Bốn phương mây trắng một màu

Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

Lần lần tháng trọn ngày qua

Nỗi gần nào biết đường xa thế này

Lâm Truy từ thuở uyên bay

Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân

(Câu 1783 - 1792)

Và đến đoạn nhờ ân uy Từ Hải, Thúy Kiều báo ân báo oán

Khi Vô Tích khi Lâm TruyNơi thì lừa đảo nơi thì xót thương

Tấm thân rày đã nhẹ nhàng

Chút còn ân oán đôi dường chưa xong.

Từ công nghe nói thủy chung

Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.

Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng

2

Page 3: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao.

Ba quân chỉ ngọn cờ đào

Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy.

(Câu 2291 - 2300)

Những bài ca quan họ day dứt nỗi niềm tâm sự của một người con gái nông thôn vùng trung du Bắc Bộ:

Cầu Ô chín thước vật thường

Tìm nơi kiếm chốn, tìm đường giả ơn.

Mưa sầu gió thảm từng cơn

Lấy ai chắc phận thờn bơn mọi bề.

Lấy ai giải tấm lòng quê

Lấy ai đội đức từ bi chuyên cần.

Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần

Chạnh niềm tưởng nhớ Châu Trần thuở xưa

Dãi dầu kể mấy nắng mưa

Thề sai, nguyệt lặn bấy giờ cậy đâu?

Xem chiều khác mặt thêm sầu

Chim kia đón gió, rồng chầu đợi mưa.

Truyện cổ dân gian Kinh Bắc kể về mối tình Trương Chi - Mị Nương, đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng bị lễ giáo ngăn trở hai người không lấy được nhau như lời hẹn ước. Cô gái chết, hiện hình vào cốc nước hàng ngày quấn quýt với người yêu. Ca dao vùng đất cổ Bắc Ninh đã tạc vào bia miệng:

Ngày xưa có anh Trương Chi

Người thì thật xấu hát thì thật hay

Thì trong truyên Kiều khi phải bán mình chuộc cha, Thúy Kiều có lời nhờ Thúy Vân thay mình giữ lời thề nguyền nguyện ước với Kim Trọng:

Biết bao duyên nợ thề bồi

Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì?

Tái sinh chưa dứt hương thề

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

(Câu 705-710)

3

Page 4: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

Trở lên đoạn đầu trong truyện Kiều, khi Nguyễn Du miêu tả chị em Thúy Kiều - Thúy Vân đi tảo mộ nhân dịp tiết Thanh Minh, lúc ra về:

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối gềnh bắc ngang (2)

(Câu 51 - 56)

Tìm trong kho tàng vốn cổ lời ca quan họ Bắc Ninh, thấy có bài hát giọng bỉ ở Bồ Sơn xưa:

Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người

Nhớ câu quan họ nhớ lời ca nay.

Tà tà bóng ngả về tây

Ai ơi có thấu thảm này cho không?

Trót qua sông tôi phải lụy thuyền

Bởi chưng trời tối nhân duyên hững hờ

Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789 Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh đang xâm lược Đại Việt. Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này mặc dù vợ đã mất, Nguyễn Du lại về ở quê ngoại Thái Bình một thời gian nữa. Tháng mười năm 1791 anh thứ tư cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh bị giết do chống quân Tây Sơn. Dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị quận Tây Sơn phá hủy. Hai năm sau (1793), Nguyễn Du về thăm quê cha đất tổ Tiên Điền. rồi vào kinh đô Phú Xuân thăm anh trai là Nguyễn Đề và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn đang làm quan thái sử ở viện cơ mật. Năm Giáp Dần (1794), Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh, giữ chức Hiệp tán nhung vụ tại Quy Nhơn. Năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long, năm 1796 về nước được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Cuối năm 1796 Nguyễn Du định tâm lẻn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, bị Quận công Nguyễn Thận phát hiện và bắt giam ở Nghệ An ba tháng. Khi được tha Nguyễn Du về ở Tiên Điền trên dưới 5 năm. Năm 1802 Gia Long diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Du được bổ chức làm quan tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau Nguyễn Du được thăng chức tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1803 Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan đón tiếp sứ nhà Thanh sang

4

Page 5: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

phong sắc cho vua Gia Long. Năm 1805 Nguyễn Du được thăng Đông các đại học sĩ, tước Du Đức hầu tại Phú Xuân. Năm 1807 Nguyễn Du được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 Nguyễn Du xin nghỉ việc về quê. Năm 1809 Gia Long lại triệu Nguyễn Du, bổ chức cai bạ Quảng Bình. Năm 1813 Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ và được cử làm chánh sứ, trong đoàn đi sứ nhà Thanh. Về nước năm 1814 Nguyễn Du được thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1816 anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820 Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ trong đoàn đi sứ nhà Thanh, đi báo tang và cầu phong. Được vua cha và vua con tín nhiệm, tiến cử, nhưng chuyến đi chưa kịp khởi hành, Nguyễn Du đã không gượng được với bệnh dịch, qua đời ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức ngày 16 tháng 9 năm 1820), hưởng thọ 54 tuổi. Thi hài Nguyễn Du được hung táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1824 di cốt của Nguyễn Du được cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

Có thể thấy tư tưởng trung quân ái quốc, giá trị phản ánh hiện thực đa dạng, phong phú biểu hiện khá rõ trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du. Mặt khác do bản thân sinh trưởng trước tuổi 40 ở đất Bắc - chủ yếu là Thăng Long, Bắc Ninh và Thái Bình xưa nên mọi hướng phát triển tư duy, đào tạo cơ bản theo chương trình Nho giáo "chuẩn kinh đô"- Thăng Long và Bắc Ninh - một vùng trung du- đồng bằng Bắc Bộ có bề dầy truyền thống. Và văn hóa một vùng biệt lập là ruộng đồng "thẳng cánh cò bay với hai loại biển, biển Đông và biển lúa" đã góp phần tạo nên một nhân cách văn hóa lớn trong người con ưu tú của miền Trung máu lửa. Với học vị ở bậc "tam trường" - tương đương với 12/12 hiện nay; nhưng Nguyễn Du đã sống và thể hiện khá rõ tâm tình, chi hướng yêu nước thương dân. Hoài niệm với nhà Lê, không ra mặt, nhưng bất hợp tác với phong trào nông dân Tây Sơn, Nguyễn Du vẫn một niềm tìm cơ hội góp phần trị nước an dân, chấp nhận làm quan cho nhà Nguyễn, mong sao có được một xã hội "thái bình thịnh trị". Từ năm 1796, Nguyễn Du quyết đi theo tiếng gọi thống nhất đất nước của nhà Nguyễn, và từ năm 1802, Nguyễn Du thỏa nguyện ý mình, song dường như ông vẫn đang băn khoăn suy tưởng điều gì chưa nói được, chưa làm được. Tầm nhìn sâu rộng, nỗi cảm thông sâu sắc với đời sống lao động cực nhọc của các tầng lớp nhân dân ntrong sáng tác truyện Kiều và Văn chiêu hồn; trong thơ chữ Hán đều in đậm dấu ấn văn hóa, tri thức khoa học của khắp các miền quê đất nước. Ở đó nếp sống văn hóa chuẩn mực Thăng Long, Kinh Bắc vẫn chiếm phần vượt trội. Vai trò chuyển tải, truyền dạy từ lời ru của mẹ, đến nhiều nhiều lần "thực địa tự nhiên"quê hương Bắc Ninh từ khi bập bẹ tập nói, tập cười...cùng với những tình cảm ruột thịt, cùng với nhà Nho, anh rể Vũ Trinh... đều góp lại trong tâm tưởng Nguyễn Du lúc bình sinh.

5

Page 6: Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du

Chính sử Đại Nam thực lục đã chép về Nguyễn Du: "Du là người Nghệ An, học rộng giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì."(3) Đại Nam liệt truyện chép tiểu truyện các danh thần, vương gia, quan chức thời Nguyễn lại đánh giá: "Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tõ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến, sợ hãi như không nói được.(4)Không nói và "nhút nhát" đã là bản chất của những bậc thiên tài, nhưng với Nguyễn Du thì những điều thâm thúy tiềm ẩn trong hầu hết các tác phẩm Hán Nôm đã chinh phục biết bao thế hệ, biết bao tộc người, biết bao tầng lớp nhân dân lao động khiến ông còn sống mãi với lịch sử nhân loại; nhân loại đã và đang tìm đến với Hà Nội, với Việt Nam để làm ăn và xây dựng; đến với Bắc Ninh với xứ sở của dân ca quan họ, của đình, chùa, lễ hội, của những danh nhân Kinh Bắc ngay từ thuở bình minh dựng nước.

(1) Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb. Văn hóa, H, 1962(2) Tất cả những câu trích truyện Kiều trong bài đều theo bản phiên âm, hiệu chú của Bùi Kỷ- Trần Trọng Kim, Nxb, Tân Việt, H, 1952(3) Đại Nam thực lục,Nxb. Giáo dục, H, 2007 - 2009(4) Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001

6