một số danh lam thắng cảnh tỉnh quảng trị

81
1 MỘT SỐ DANH LAM, THẮNG CẢNH TỈNH QUẢNG TRỊ I. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA XẾP HẠNG ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CỦA QUỐC GIA 1. Các di tích thuộc đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trị a. Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc địa phận của xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn hơn 40m về phía Tây Bắc; cách thị trấn huyện lỵ Gio Linh theo tỉnh lộ 75 và Quốc lộ 14 chừng 16km về phía Tây Bắc. b. Các điểm vượt đường 9 của đường dây 559: Đó là tên gọi của một cụm di tích nằm trong hệ thống di tích Đường Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn). Các điểm này bao gồm những cầu/cống với các tên gọi: Cầu Khe Xom, Cầu Xom Rò, Cầu Du Tiên nằm trên Quốc lộ 9 từ km 41 đến km 47, ở phía tây thành phố Đông Hà, thuộc địa phận xã Đakrông, huyện Đakrông. Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị là di tích quốc gia đặc biệt. 2. Khu vực đôi bờ Hiền Lương: Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho một cụm di tích ở hai bên bờ sông Bến Hải tại khu vực cầu Hiền Lương - nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước hơn 20 năm, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của cả dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụm di tích này nằm ở điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, cách thị

Upload: votram

Post on 04-Jan-2017

255 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

1

MỘT SỐ DANH LAM, THẮNG CẢNH TỈNH QUẢNG TRỊ

I. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA XẾP HẠNG ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CỦA QUỐC GIA

1. Các di tích thuộc đường Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trịa. Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm

trên trục đường 15, thuộc địa phận của xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn hơn 40m về phía Tây Bắc; cách thị trấn huyện lỵ Gio Linh theo tỉnh lộ 75 và Quốc lộ 14 chừng 16km về phía Tây Bắc.

b. Các điểm vượt đường 9 của đường dây 559: Đó là tên gọi của một cụm di tích nằm trong hệ thống di tích Đường Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn). Các điểm này bao gồm những cầu/cống với các tên gọi: Cầu Khe Xom, Cầu Xom Rò, Cầu Du Tiên nằm trên Quốc lộ 9 từ km 41 đến km 47, ở phía tây thành phố Đông Hà, thuộc địa phận xã Đakrông, huyện Đakrông.

Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị là di tích quốc gia đặc biệt.

2. Khu vực đôi bờ Hiền Lương: Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho một cụm di tích ở hai bên bờ sông Bến Hải tại khu vực cầu Hiền Lương - nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước hơn 20 năm, nơi ghi dấu cuộc đấu tranh bền bỉ, bi hùng của cả dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụm di tích này nằm ở điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam và cách thành phố Đông Hà 22km về phía Bắc.

Bến Hải/ Hiền Lương là một trong những con sông lớn của tỉnh Quảng Trị, nằm dọc trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông trên bản đồ Việt Nam. Sông Bến Hải nguyên là sông Minh Lương, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về phía Đông, đổ ra biển bằng cửa Tùng Luật (Cửa Tùng). Tên Hiền Lương là lấy theo tên gọi của một làng quê ở ven bờ Bắc, nơi con sông được hợp lưu bởi sông Sa Lung và sông Bến Hải.

Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là di tích quốc gia đặc biệt.

3. Thành Cổ Quảng Trị và các di tích ghi dấu 81 ngày đêm

Page 2: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

2

a. Thành Cổ Quảng Trị: Nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị thuộc khu phố 4, phường 2; cách Quốc lộ 1A chừng 2km về phía Đông, Thành Cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở cai trị của Nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thuộc thời Pháp và thời ngụy quyền miền Nam. Trong cuộc tổng tấn công giải phóng Quảng Trị năm 1972 của quân giải phóng, Thành Cổ là nơi được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986.

b. Bến sông Thạch Hãn: Bến sông này nằm ở phía bờ Nam sông Thạch Hãn thuộc địa phận phường 2, thị xã Quảng Trị. Địa điểm này đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Di tích nguyên là một bến sông của các chuyến đò ngang qua lại trên sông Thạch Hãn nối thị xã Quảng Trị bền bờ Nam với xóm làng vùng Triệu Thượng, huyện Triệu Phong ở bên bờ Bắc. Đây là tuyến giao thông thủy có ý nghĩa quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa của dân cư hai bên bờ từ rất lâu đời.

c. Chốt thép Long Quang: Đây là tên gọi để chỉ một địa điểm từng là nơi ghi dấu của một tuyến trận địa chốt kiên cường Long Quang-Linh Yên của các đơn vị bộ đội chủ lực quân giải phóng thuộc trung đoàn 64, sư đoàn 390 cùng lực lượng dân quân du kích địa phương trong cuộc chiến đấu oanh liệt với quân ngụy Sài Gòn trong và sau thời gian diễn ra chiến dịch chống phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972. Chốt được xây dựng trên hệ thống đê chắn cát, chắn nước biển xâm nhập của dân địa phương. Địa điểm này nằm ở bìa làng Long Quang về phía Đông, trên một vùng cát giáp với thôn Linh Yên, thuộc xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (đường từ thị xã Quảng Trị về Cửa Việt) chừng 4km về hướng Bắc; cách thị xã Quảng Trị chừng hơn 12km về phía Đông Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

d. Ngã ba cầu Ga: Ngã ba cầu Ga là tên gọi để chỉ một khu vực nằm ở bờ Bắc sông Thạch Hãn, tại điểm đầu mối của con đường liên xã nối từ Quốc lộ 1A ở đoạn đầu cầu Ga (cầu Thạch Hãn) với vùng dân cư

Page 3: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

3

phía Tây của xã Triệu Thượng, ở vào địa phận làng An Đôn, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Địa điểm này gắn với một sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc cuộc tổng tiến công của quân giải phóng trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị tháng 4/1972. Đó là cuộc chiến đấu oanh liệt và sự hy sinh dũng cảm của trung đoàn 9, sư đoàn 304 do Mai Quốc Ca chỉ huy chốt giữ đầu cầu Quảng Trị trong khi làm nhiệm vụ đánh thọc sâu để chặn đường rút chạy của tàn quân Ngụy từ Đông Hà, Ái Tử qua cầu Thạch Hãn sang thị xã Quảng Trị. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Ngã ba cầu Ga nằm trên trục Quốc lộ 1A, ở đầu cầu Thạch Hãn, cách trung tâm thị xã Quảng Trị chừng 1km nên là một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Qua các giai đoạn từ thời Pháp đến thời Mỹ, để bảo vệ cầu Thạch Hãn, án ngữ trực Quốc lộ 1A, chính quyền ngụy đã cho xây dựng ở đây thành một cứ điểm với nhiều lô cốt kiên cố, đài quan sát xung quanh và một lực lượng lính canh phòng để nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của quân giải phóng tư hướng Bắc vào phía Tây xuống, nhất là kiểm soát sự thâm nhập của du kích từ vùng phía Tây Triệu Phong vào thị xã.

e. Ngã ba Long Hưng: Là tên gọi để chỉ một địa điểm ở đoạn tiếp nối giữa Quốc lộ 1A với con đường chạy ven vùng ngoại vi phía Nam dẫn vào trung tâm thị xã nằm trên địa phận làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách trung tâm thị xã Quảng Trị chừng hơn 1km về phía Tây Nam. Điểm tiếp nối này tạo ra một ngã ba đường nên có tên là Ngã ba Long Hưng. Địa điểm này gắn với sự kiện lịch sử về cuộc chiến đấu oanh liệt của lực lượng bộ đội chủ lực quân giải phóng với quân ngụy Sài Gòn trong chiến dịch phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Ngã ba Long Hưng nằm trên trục Quốc lộ 1A, ngoại vi của thị xã Quảng Trị về phía Nam nên là một vị trí rất lợi hại án ngữ trên trục đường Quốc lộ và trên trục đường đi vào thị xã và Thành Cổ. Chính vì thế, địa điểm này như là một tiền đồn hội đủ các điều kiện để có thể xây dựng một trận địa chốt bảo vệ Tây Nam thị xã Quảng Trị.

f. Nhà thờ Long Hưng: Nhà thờ Long Hưng ở làng Long Hưng, xã Hải Phú, nằm cạnh trục đường Quốc lộ 1A về phía Đông. Cách Cầu Trắng (bắc qua kênh N1 thuộc công trình thủy nông Nam Thạch Hãn)

Page 4: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

4

trên trục Quốc lộ 1A chừng 200m về phía Nam. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Di tích nguyên là nhà thờ đạo Thiên chúa của giáo dân thôn Long Hưng. Công trình này xây dựng từ 1955 - 1956. Kiến trúc bằng bê tông, cốt thép với một thánh đường nằm theo chiều dọc như vẫn thường thấy ở nhiều nhà thờ khác. Toàn bộ có tổng diện tích là 1.220m2. Phía trước là một ngôi nhà bát giác phía trên có gắn thánh giá, phía sau là giáo đường rộng có hành lang hai bên. Toàn bộ trông như hình một cây thánh giá.

g. Nhà thờ Tri Bưu: Nhà thờ Tri Bưu nằm trên địa phận làng Tri Bưu (Cổ Vưu), một làng phía Đông Nam thị xã Quảng Trị (nay thuộc phường I); cách đường liên xã nối Thành Cổ với vùng đồng bằng Hải Lăng chừng 100m về phía Đông Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Di tích nguyên là một nhà thờ của giáo dân đạo Thiên chúa thuộc giáo xứ Tri Bưu được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ XVII và được xây dựng quy mô từ cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Khu vực nhà thờ khá rộng bao gồm một thánh đường và một số công trình phụ trợ khác nằm sâu vào bên trong. Năm 1953, nhà thờ được dựng lại tương đối kiên cố. Sau đó bị hư hại, mãi đến năm 1971 mới được tu sửa khang trang.

h. Trường Bồ Đề: Nằm trên con đường chính của thị xã Quảng Trị: đường Trần Hưng Đạo; cách Quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía Đông (nay thuộc địa phận phường 2). Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 235/QĐ-VH ngày 12/12/1986 nằm trong cụm di tích liên quan đến sự kiện 81 ngày đêm của Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.

Trường được xây vào năm 1959 do Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị phát tâm quyên góp trong phong trào tiết kiệm gạo Bồ Đề từ trong dân chúng. Đó là một trường dân lập đặt dưới bảo trợ của Giáo hội Phật giáo. Ngôi trường xây dựng khá kiên cố bằng bê tông cốt thép, gồm 2 tầng, mỗi tầng từ 2-3 phòng, có khu nhà giành cho giáo viên. Trong nhiều năm, trường đã giảng dạy cho hàng ngàn học sinh ở bậc tiểu học. Chỉ riêng năm 1969-1970 có 1.400 học sinh. Đặc biệt với các trẻ mồ côi, nhà trường đã chăm sóc dạy dỗ một cách chu đáo, tận tình.

Page 5: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

5

Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) là di tích quốc gia đặc biệt.

4. Địa đạo Vịnh Mốc: Là tên gọi của một di tích lịch sử và cũng là tên gọi của một làng quê miền biển Vĩnh Linh-làng chài Vịnh Mốc. Tên địa danh này được dân địa phương phép lại từ hai chữ Vịnh (vùng biển được tạo thành do 2 mũi đất là mũi Lay và mũi Si ăn sâu ra biển tạo thành một đường vòng cung) và Mốc (cột mốc dựng từ xưa để phân định ranh giới đất đai giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật).

Địa đạo Vịnh Mốc là một trong số hàng chục địa đạo có cấu trúc tương đối quy mô thuộc hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được thiết lập trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt còn khá nguyên vẹn và đang được quản lý, sử dụng và khai thác tốt trong tham quan du lịch.

Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển có độ cao so với mực nước biển là 28m; thuộc địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá (trung tâm huyện lỵ) khoảng 18km về phía Đông Nam; cách thị xã Đông Hà hơn 40km về phía Đông Bắc. Ngoài khơi cách bờ biển Vịnh Mốc gần 30km là đảo nhỏ tiền tiêu Cồn Cỏ anh hùng. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 09/VH-QĐ ngày 21/5/1975.

Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2408/QĐ-TTg xếp hạng di tích “Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” là di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

II. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA XẾP HẠNG QUỐC GIA1. Bến đò Tùng Luật: Đó là tên của bến đò ngang trên sông Bến Hải

thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương lịch sử 7km về phía Đông và cách Cửa Tùng 2km về phía Tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B-một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ. Cách gọi tên này có ý nghĩa để phân biệt với một loạt bến đò khác cùng chung một nhiệm vụ trong tuyến vận tải phục vụ chiến trường miền Nam như: bến đò A (xã Vĩnh Sơn), bến đò C (thôn Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang). Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 2410/QĐ-VH ngày 02/9/1996.

Bến đò Tùng Luật có từ hàng trăm năm trước là điểm quan trọng trên tuyến đường giao thông huyết mạch phục vụ đắc lực cho việc giao

Page 6: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

6

lưu kinh tế và nhu cầu đi lại của các khu dân cư vùng Đông Bắc Gio Linh và Đông Nam Vĩnh Linh ở hai bên bờ sông Bến Hải. Đây còn là một bộ phận không thể tách rời của thương cảng Tùng Luật-một thương cảng cổ có từ thời Chăm và liên tục phát triển trong các thế kỷ XVI-XVIII.

2. Cảng quân sự Đông Hà: Cảng quân sự Đông Hà nằm ở bờ Nam sông Hiếu, cạnh Quốc lộ 1A và cầu Đông Hà trên địa phận thôn Điếu Ngao thuộc phường II, thành phố Đông Hà; cách cảng biển Cửa Việt chừng 13km về phía Tây. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-VH ngày 12/12/1986.

3. Chiến khu Ba Lòng: Là tên gọi chung cho một khu vực nằm trên một thung lũng dọc theo tả, hữu ngạn của thượng nguồn sông Thạch Hãn, ở vào địa phận 3 xã: Hải Phúc, Ba Lòng và Triệu Nguyên, thuộc vùng đồi núi phía Nam huyện Đakrông hiện nay. Phía Tây Bắc của Ba Lòng giáp Động Mài, phía Đông Nam giáp xã Hải Lệ (huyện Hải Lăng), phía Tây Nam giáp dãy Động Chè (ranh giới của 2 xã Ba Lòng và Tà Long), phía Đông Bắc lấy đỉnh Động Ho làm ranh giới với vùng Cùa (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ). Thung lũng Ba Lòng có chiều dài 30km, chiều rộng 2km; cách thị xã Quảng Trị chừng 10km về phía Tây theo đường sông Thạch Hãn; cách thành phố Đông Hà khoảng 45km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 9. Chiến khu Ba Lòng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 01-1999/QĐ-BT ngày 04/01/1999.

4. Chùa Bảo Đông và bia, môn Trần Đình Ân: Khu di tích này bao gồm phế tích của một khu đền tháp Chăm và một nhà bia ghi dấu lưu niệm về một nhân vật có tên tuổi dưới thời các chúa Nguyễn là Trần Đình Ân (1625-1706), người làng Hà Trung, huyện Gio Linh. Ngoài ra, trong khu vực này hiện có một số vườn nhà dân cùng với một ngôi chùa của khuông hội Phật giáo làng Hà Trung mang tên Bình Trung Tự (xây dựng năm 1995). Di tích nằm cạnh Quốc lộ 1A về phía Tây, cách ga xe lửa Hà Trung 100m về phía Bắc, thuộc địa phận làng Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 2009/QĐ-VH ngày 15/11/1991.

5. Chùa Sắc Tứ: Chùa Sắc Tứ tọa lạc trên một vùng đồi phía Tây Nam làng Ái Tử, thuộc địa phận của thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong; cách Quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía Tây. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 2009/QĐ-VH ngày 15/11/1991.

Page 7: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

7

Từ rất lâu, tên chùa Sắc Tứ đã trở thành tên gọi rất đỗi thân quen của dân chúng Quảng Trị. Những bần tăng, bổn đạo, thiện nam, tín nữ thì coi chùa là đất tổ của mình, còn dân bách tính trong thiên hạ thì ngưỡng vọng ngôi chùa như là một trung tâm từ thiện.

6. Căn cứ Tân Sở: Tân Sở (vùng đất mới) nằm giữa một bình nguyên đất đỏ ba zan có tên gọi là Cùa. Tân Sở nằm trong địa bàn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 10km về phía Tây Nam.

Di tích Căn cứ Tân Sở đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 65/QĐ-BVHTT ngày 16/01/1995. Đây không chỉ là một di tích thành lũy quân sự cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, một địa điểm lịch sử ghi dấu những sự kiện quan trọng của phong trào Cần Vương chống Pháp đầu thế kỷ XX mà còn là một di tích khảo cổ học có ý nghĩa đối với khu vực miền Trung.

7. Căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên: Đây là tên của hai cứ điểm quân sự mạnh trong tuyến phòng thủ chiến lược mang tên Hàng rào điện tử Mc.Namara hay còn được gọi là Phòng tuyến Magénot Phương Đông - một hệ thống phòng ngự hỗn hợp bao gồm nhiều phương tiện chiến tranh và thiết bị điện tử hiện đại nhất, được mang chính tên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc.Namara (1961-1967), nằm trong kế hoạch thử nghiệm chiến trường tự động hóa, điện tử hóa của Mỹ ở Việt Nam. Trên toàn bộ tuyến hàng rào điện tử, hệ thống các cứ điểm là một trong những yếu tố được cho là cực kỳ quan trọng. Có tất cả 17 cứ điểm mạnh nằm rải rác từ bờ biển lên đến biên giới Việt-Lào; trong đó giữ vai trò xương sống chủ chốt là hai căn cứ mạnh nhất là Dốc Miếu và Cồn Tiên. Vì vậy gọi căn cứ Dốc Miếu-Cồn Tiên là chỉ để một di tích từng nổi tiếng một thời chống Mỹ: Hàng rào điện tử Mc.Namara. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-VH ngày 12/12/1986.

Căn cứ Dốc Miếu được xây dựng trên điểm dốc thứ 3 của một ngọn đồi đất đỏ bazan, ở vị trí án ngữ trục Quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Gia Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh gần 3km về phía Bắc.

Căn cứ Cồn Tiên nằm trên một ngọn đồi bazan to và rộng nhất vùng Gio Linh. Trung tâm căn cứ cách tỉnh lộ 75 hơn 1km về phía Bắc; cách Quốc lộ 14 (Đường Trường Sơn) 1km về phía Đông; ở vào địa phận làng Trung An, xã Gio An, huyện Gio Linh.

8. Đình làng Câu Nhi và danh nhân Bùi Dục Tài: Đây là cụm từ dùng để chỉ những di tích tiêu biểu, có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ

Page 8: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

8

thuật thuộc làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng bao gồm: Đình làng Câu Nhi, chùa Quan Khố-nơi gắn với danh nhân Bùi Dục Tài. Hai địa điểm này nằm gần kề nhau trong một khu vực đầu làng Câu Nhi, trên con đường liên xã nối Quốc lộ 1A với các xã Hải Tân, Hải Hòa; ở về phía hữu ngạn của sông Ô Lâu (sông phân giới Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và được hai nhánh của con sông này bao bọc về cả ba phía: mặt Nam, mặt Tây và mặt Bắc; cách Quốc lộ 1A chừng 4km về phía Đông. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13/3/2001.

Đình làng Câu Nhi thuộc xã Hải Tân xưa có tên là Câu Lãm-một làng có tiếng văn vật. Mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều nhân vật vang bóng một thời như: Hoàng Bôi, Hoàng Phúc, Trần Hữu Mậu, Bùi Văn Tú, Hoàng Trinh… trong đó nổi danh là Bùi Dục Tài. Các tài liệu hiện còn cho biết làng được thành lập từ đầu thế kỷ XV nhờ công lao của 12 họ (Bùi, Hoàng, Nguyễn, Phạm, Trần, Lê, Đào, Đỗ, Trương, Phan, Đặng, Đề) trong đó đứng đầu là vị tiền khai khẩn Bùi Trành.

Trong số rất nhiều những nhân vật có tên tuổi ở làng Câu Nhi, Bùi Dục Tài nổi lên như một ngôi sao của đất Ô Lâu-người được coi là tiến sĩ khai khoa của xứ Đàng Trong, nhân vật làm rạng danh truyền thống học hành, khoa cử của làng Câu Nhi và của Quảng Trị.

Bùi Dục Tài có hiệu là Minh Triết, sinh năm Đinh Dậu (1477), con của Bùi Sĩ Phường cháu đời thứ 5 của ngài thủy tổ Bùi Trành. Từ nhỏ, do ý thức bất đồng về thái độ làm việc của các quan lại địa phương, Bùi Dục Tài đã nuôi chí học hành với mong muốn đỗ đạt, ra làm quan để giúp dân. Bằng ý chí vượt khó, tư chất thông minh, chỉ trong vòng 12 năm (1490-1501), Bùi Dục Tài đã tỏ tường Tứ Thư, Ngũ Kinh, Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông khảo…

9. Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm: Đình làng Nghĩa An và hệ thống giếng Chăm nằm bên bờ Bắc sông Hiếu thuộc địa phận làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà; cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị về phía Bắc trên dưới 2km theo trục giao thông bộ. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 2997/QĐ-VH ngày 05/01/1996.

Lịch sử xây dựng Đình làng gắn với lịch sử xây dựng và phát triển cùng những biến động về chính trị-xã hội từng diễn ra trên vùng đất làng Nghĩa An. Qua ký ức của nhiều thế hệ dân làng thì lúc đầu, ngôi đình chỉ là một ngôi nhà gỗ lợp tranh được xây dựng trên cơ sở một nền đình lộ thiên. Kiến trúc theo kiểu một ngôi nhà rường 3 gian 2 chái

Page 9: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

9

nhưng kết cấu đơn giản, xung quanh không có tường che và được bố trí theo chiều dọc. Sự hiện diện của quy cách ngôi đình như vậy cho chúng ta cảm nhận đó mới chỉ là một bước phát triển cao hơn từ một kiểu đình lộ thiên mà ngày nay vẫn còn tồn tại khá nhiều nơi ở vùng đồng bằng Quảng Trị; mặt khác nó cũng là cơ sở để có thể đoán định được thời gian tạo lập buổi đầu là trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.

Hệ thống Giếng Chăm: Đây là các giếng đơn có cấu trúc theo kiểu giếng khơi, đào sâu trong lòng đất để khai thác mạch nước ngầm, có hình dạng vuông hoặc tròn. Kỹ thuật xây dựng là sử dụng phương thức xếp, kè đá-loại đá phiến thạch lấy từ các vùng đồi trung sinh hay đá cuội bazan, khác hoàn toàn với kỹ thuật xếp kè đá của người Việt. Dưới đáy mỗi giếng bao giờ cũng được lát một khung gỗ với một tấm gỗ lim (hoặc gỗ trai to bản). Những giếng này chỉ đơn thuần một chức năng là lấy nước cho sinh hoạt.

10. Đình làng Hà Thượng: Ngôi đình nằm về phía Đông của làng Hà Thượng, thị trấn Gio Linh, huyện GIo Linh; cách Quốc lộ 1A chưa đầy 1km về phía Đông và cách đường 75B khoảng 800m về phía Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QĐ-BVHTT ngày 25/01/1991.

Đình tọa lạc trên một khu đất rộng với tổng diện tích là 8.450m2. Toàn bộ khuôn viên bao gồm một tòa đại đình và 4 ngôi miếu thờ 4 vị thần: miếu thờ Thành Hoàng, Miếu thờ ông Lê Hiếu (người có công lớn trong việc bảo vệ sổ bộ của làng) và hai miếu thờ hai vị khai khẩn họ Lê, họ Nguyễn. Trước đình là khu đất nguyên trước đây là chợ Cầu, được lập vào năm Canh Tỵ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1667). Nay chợ đã chuyển sang vị trí khác.

12. Hệ thống công trình khai thác nước cổ Gio An: Nằm rải rác phía Bắc và Nam đường 75 trên địa phận các làng An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn, Thanh Khê, Tân Văn thuộc xã Gio An, phía Tây huyện Gio Linh là một hệ thống công trình khai thác nước cổ sử dụng chất liệu đá xếp có trên 30 giếng (vũng) với nhiều kiểu cấu trúc độc đáo, mang tính chất đa chức năng, phục vụ đắc lực cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người trải bao đời nay. Nhằm bảo vệ những công trình khai thác nước cổ có một không hai này, ngày 13/3/2001, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra Quyết định số 08-2001/QĐ-BVHTT công nhận 14 giếng tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống này vào hạng di tích quốc gia.

Hệ thống này mang những tên gọi thuần Việt, do chính những người dân Việt vùng này đặt tên và phân bố khá đều trên từng khu vực của

Page 10: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

10

các làng. Đó là các giếng Ông, giếng Bà, giếng Tép, giếng Gai của làng Hảo Sơn; giếng Máng của làng Long Sơn; giếng Họng, giếng Đìa, giếng Cây Bàng, giếng Trằm, giếng Tranh, giếng Pheo, giếng Bộng, giếng Đàng của làng Tân Văn; giếng Trạng, giếng Đào, giếng Phường, giếng Lợi, giếng Búng của làng An Nha; giếng Côi, giếng Dưới, giếng Nậy, giếng Dù, giếng Mít, giếng Trọng, giếng Phường, giếng Sợi, giếng Kính của làng An Hướng; giếng Gái, giếng Nậy của làng Thanh Khê…

13. Nhà tù Lao Bảo: Hay còn gọi là nhà đày Lao Bảo nằm ở phía Tây Nam Quốc lộ 9, trên địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo. Di tích đã được xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QĐ-BVHTT ngày 25/01/1991.

Trên một vùng đất nguyên là rừng núi chập chùng, hiểm trở, xa dân cư, nhà tù Lao Bảo nằm gần biên giới của hai quốc gia Lào-Việt và bị kẹp giữa hai con sông Hiếu Giang ở phía thượng nguồn, chảy về phía Việt Nam ra biển Đông và sông Xê Băng Hiêng chảy về phía Lào ra sông Mê Kông. Trước khi Quốc lộ 9 được người Pháp mở mang để giao lưu buôn bán và thực hiện ý đồ thực dân trên toàn cõi Đông Dương thì đất này còn rất hoang vu, đường sá khó khăn, hiểm trở.

Do hội đủ các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, biệt lập nên dưới thời phong kiến, triểu Nguyễn đã cho xây dựng tại đây một đồn trấn thủ vùng biên giới gọi là Bảo Trấn Lao (đồn trấn giữ Ai Lao). Tên địa danh Lao Bảo đã được giản lược và từ đó lấy tên của cái đồn biên giới này.

14. Sân bay Tà Cơn: Sân bay Tà Cơn là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968 nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Địa danh này đã từng gắn với nhiều sự tích liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Hiện nay, di tích nằm trên địa phận thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa; cách đường Trường Sơn (đường 14 nối từ Khe Sanh vào Hướng Lập) hơn 400m về hướng Đông Bắc; cách trung tâm huyện lỵ Hướng Hóa - thị trấn Khe Sanh 3km về hướng Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.

15. Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1973-5/1975): Địa điểm khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (từ tháng 6/1973 đến tháng 5/1975) nằm ở thôn Tân Hòa thuộc địa phận thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ; cách Quốc lộ 9 hơn 200m về phía Bắc; cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 154/QĐ-VH ngày 25/01/1991.

Page 11: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

11

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất đại diện cho cách mạng miền Nam, là khối đại đoàn kết toàn dân, đại diện cho nguyện vọng, ý chí của toàn thể nhân dân miền Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời từ hội nghị hiệp thương giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam vào ngày 23/5/1969 và được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ 6-8/6/1969) lập ra.

16. Vụ thảm sát làng Tân Minh năm 1947: Làng Tân Minh nằm ở phía Tây đường 75B thuộc xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách Quốc lộ 1A và thị trấn huyện lỵ Gio Linh chừng hơn 4km về phía Đông Nam; cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà 14km về phía Đông bắc. Địa điểm Xóm Giữa-khu vực trung tâm của di tích Vụ thảm sát làng Tân Minh năm 1947 đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 65QĐ-VH ngày 15/11/1991.

Làng Tân Minh nguyên xưa là một phần của làng Lại An với tên gọi là Lại An Đông, Dưới thời vua Tự Đức bắt đầu có sự phân chia nhưng chỉ trong phạm vi tín ngưỡng, tang tế chứ vẫn chung điền thổ, thuế má… Cho đến sau Cách mạng tháng Tám thành công, thể theo nguyện vọng của những người dân ở Lại An Đông, Uỷ ban hành chính huyện Gio Linh đồng ý tách Lại An Đông ra khỏi làng Lai An để thành lập một làng mới có tên gọi là Tân Minh thuộc xã Linh Phùng, huyện Gio Linh.

17. Vụ thảm sát làng Mỹ Thủy năm 1948: Mỹ Thủy là một làng nằm phía Nam của xã Hải An, huyện Hải Lăng; cách thị trấn huyện lỵ Hải Lăng và Quốc lộ 1A chừng 15km về phía Đông theo tỉnh lộ 8 (đường từ ngã ba Diên Sanh về bãi tắm Mỹ Thủy). Địa điểm khu vực phía Bắc đường tỉnh lộ 8, đầu làng Mỹ Thủy - trung tâm diễn ra vụ thảm sát làng Mỹ Thủy năm 1948 đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 38-2001/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2001.

Mỹ Thủy là một làng biển nằm trên triển Đông của cồn cát đại trường sa được hình thành tương đối muộn từ sau thế kỷ XVII. Cũng như nhiều làng biển khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân Mỹ Thủy từ lâu đời đã gắn chặt cuộc sống của mình với biển bằng sự chống chọi với sóng gió và những nỗi lo toan vất vả cực nhọc trong kế mưu sinh. Chính trong hoàn cảnh đó đã hun đúc nên trong con người Mỹ Thủy đức tính chịu thương, chịu khó, đôn hậu, bao dung và một tấm lòng khẳng khái, kiên trinh.

Page 12: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

12

III. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH CÔNG NHẬN CẤP TỈNH

a. LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA KHẢO CỔ1. Di chỉ Đá Nổi: Đá nổi là một làng quê nằm trong thung lũng Ba Lòng,

ở bờ Nam thượng nguồn sông Thạch Hãn, thuộc xã Ba Lòng, huyện Đakrông, trên địa bàn vùng rừng núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị; cách trung tâm huyện lỵ thị trấn Đakrông chừng hơn non 10km về phía Nam.

2. Di chỉ Lòi Rú-Bàu Đông: Di chỉ nằm trên một vùng đồi cát có tên là Lòi Rú, bên cạnh một bàu nước khá rộng gọi là Bàu Đông, thuộc địa phận làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh; cách bến đò Mai Xá khoảng 1km về phía Tây; cách đường xuyên Á (từ Đông Hà về cảng Cửa Việt) chừng 1,5km về phía Bắc.

3. Khu đền tháp Chăm Câu Hoan: Di tích này nằm trên một đồi cát ở phía Bắc làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, cách trục tỉnh lộ 8 (đường về Mỹ Thủy) gần 1km về phía Tây Bắc và cách thị trấn Hải Lăng 3km về phía Đông. Địa điểm này nằm trong một khu đất có tên gọi là Cồn Chùa, thôn Đông. Tại đây, bên cạnh một ngôi chùa làng thuộc khuôn hội Phật giáo Câu Hoan, còn có nhiều dấu tích cho thấy sự tồn tại của một khu đền tháp Chăm có quy mô tương đối lớn của một vùng. Đó là khu đền tháp chăm Châu Hoan.

4. Khu đền tháp Chăm Dương Lệ: Địa điểm khu đền tháp Dương Lệ nằm cạnh con đường liên xã (nối các xã Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Thuận) trên một gò đất khá cao có tên gọi là Cồn Giàng thuộc làng Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong; cách di tích thành Thuận Châu hơn 2km về phía Đông Nam; cách tỉnh lộ 8 chừng 3km về hướng Bắc. Những dấu tích hiện còn tại khu vực này cho thấy về sự hiện diện của một khu đền tháp Chăm có quy mô tương đối lớn.

Khu đền tháp Dương Lệ đã hoang phế từ trước khi người Việt đến định cư (thế kỷ VX) và theo thời gian, tất cả dần dần đổ nát sau đó. Cho đến nay, trên Cồn Giàng Dương Lệ là nơi chính quyền đã cho san ủi để xây dựng lên đó một nghĩa trang liệt sĩ của xã/

5. Khu đền tháp Chăm Trung Đơn: Di tích này nằm trong một khu vực gọi là Lùm Tháp ở phía Bắc làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách thị trấn Hải Lăng khoảng 6km về phía Đông. Phía Đông Bắc có một nhánh của sông Vĩnh Định (Cổ Hà) chảy qua, phía Tây Nam là con đường dẫn từ tỉnh lộ 8 đi vào làng. Đây chính là phế tích của một công trình kiến trúc đền tháp của người Chăm xưa.

Page 13: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

13

6. Tháp Chăm An Xá: Di tích tọa lạc cạnh con đường liên thôn, trải ra trên một khu vực rộng chừng 2 ha, là đất thổ cư của hơn 4 hộ gia đình ở làng An Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, cách đường 76 gần 1km về phía Nam. Khu đền tháp An Xá cách dòng sông Bến Hải-con sông lơn của một vùng rộng thuộc hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh hơn 2km về phía Đông Nam. Địa điểm này nằm trên địa hình gần cuối của miền đồi nên khu đền tháp An Xá được coi là điểm xa nhát trong bản đồ phân bố hệ thống di tích đền tháp Chăm toàn cùng Quảng Trị

7. Tháp Chăm Bích La: Địa điểm Tháp Chăm Bích La nằm ở xóm Chùa, làng Bích La Trung, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (đường từ thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) gần 100m về phía Bắc.

8. Tháp Chăm Duy Viên: Địa điểm này nằm trên một gò đất cao khoảng 2m ở bờ Nam sông Sa Lung thuộc địa bàn thôn Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1 gần 1km về phía Tây và cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Nam.

9. Tháp Chăm Kim Đâu: Di tích nằm trên một cồn đất giữa cánh đồng, bên bờ Nam một nhánh sông con thuộc hệ chi lưu của sông Hiếu trên địa phận của làng Kim Đâu, xã Cam An, (Cam Giang cũ), huyện Cam Lộ cách xa làng chừng gần 1km về hướng Bắc; cách trung tâm thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị 5km về hướng Đông Bắc.

10. Tháp Chăm Ngô Xá: Di tích nằm bên bờ sông Vĩnh Định, thuộc xóm Đồng Bái, làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, cách tỉnh lộ 68 hơn 100m về phía Tây.

11. Tháp Chăm Thạch Hãn: Nhà thờ Đá Hàn (Thạch Hãn) nằm cạnh đường Nguyễn Trãi về phía Nam, thuộc phường 1, thị xã Quảng Trị là một giáo đường đạo Thiên Chúa của làng Thạch Hãn. Nguyên xưa đây là một khu đến Tháp Chăm đã bị hoang phế. Từ những năm đầu thế kỷ, các giáo dân ở làng Thạch Hãn cho dựng lên trên khu vực này một nhà thờ Thiên chúa để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo của người dân trong vùng. Trong chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trải qua cuộc tranh chấp quyết liệt giữa lực lượng quân giải phóng và quân đội ngụy miền Nam năm 1972, nhà thờ đã bị hư hại. Đến năm 2000, bằng sự đóng góp của các giáo dân, nhà thờ Đá Hàn đã được xây dựng lại khang trang.

12. Tháp Chăm Trà Liên: Di tích nằm trên một vùng cát thuộc xóm Nam Bồi, làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A (đoạn cầu Phước Mỹ) gần 2km về phía Đông, cách sông Thạch Hãn chưa đầy 1km về phía Tây Bắc. Địa điểm này nằm cạnh khu vực nguyên là lỵ sở dinh chúa Nguyễn –dinh Trà Bát, cách gần 1km về hướng Đông Bắc.

13. Tháp Chăm Trà Lộc: Di tích nằm trên triền một đồi cát thuộc phía Tây Nam làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Khu vực này có tên

Page 14: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

14

là Lùm Giàng-một khu rú cấm với hệ sinh thái thực vật vùng cồn cát được bảo tồn khá nguyên vẹn-nằm giữa hai bàu nước tương đối lớn thuộc hai làng: Bàu Giàng Trà Lộc (còn gọi là trằm Trà Lộc) và bàu Ông Vần làng Trà Trì. Ở đây có nhiều cây cối tự nhiên rậm rạp, chạy dài theo chiều Bắc Nam với bề rộng chừng hơn trăm mét, bề dài tới hơn 1km, có tác dụng làm thành một vành đai chắn cát đùn lấp đồng ruộng ở phía Đông. Địa điểm này là nơi tọa lạc của một công trình kiến trúc tháp Chăm mà ngày nay đã bị đổ nát và hoang phế.

14. Khu công xưởng chế tác đồ đá Hướng Lập: Khu công xưởng chế tác đồ đá ở Hướng Lập là tên gọi chung cho một hệ di tích khảo cổ học gồm 4 địa điểm: Cù Bai, Bản Rạc, Sê Pu, Tà Păng thuộc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Các di tích này đã được các chuyên gia khảo cổ học ở Viện Khảo cổ học việt Nam và Khoa sử Trường Địa học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học) phát hiện vào năm 1978. Từ sau năm 1979, vùng đất thuộc Bản Rạc và Tà Păng-nơi có hai địa điểm di chỉ nằm trong hệ di tích này đã thuộc đất bạn Lào. Vì thế trên lãnh thổ thuộc tỉnh Quảng Trị/Việt Nam chỉ có hai địa điểm di chỉ là Cù Bai và Sê Pu.

Công xưởng Cù Bai: Cù Bai thuộc Hướng Lập ở vào 16040,25’’ độ vĩ Bắc và 108080’2’’ độ kinh Đông, cách đường Trường Sơn hiện nay chừng hơn 10km về hướng Tây Nam. Bản Cù Bai nằm sát biên giới Việt –Lào, địa hình như một thung lũng bồn địa được bao bọc xung quanh bởi các ngọn đồi trung sinh và các dãy núi đá vôi. Trong lòng núi đá vôi có nhiều hang động. Suối Apai-một chi lưu đổ ra sông Xê Băng Hiêng chảy qua khu vực Cù Bai theo hướng Tây nam-Đông bắc.

Bản Sê Pu thuộc Hướng Lập Bắc, cách địa điểm Đồn biên phòng 605 hiện tại hơn 7km về phía Đông; cách đường Trường Sơn chừng hơn non 2km về phía Nam. Toàn khu vực của bản Sê Pu là một bồn địa được bao bọc 4 phía bởi các núi đồi: núi Cà Ta (phía Bắc giáp Lào), đồi Lòng (phía Tây), Ca Xô (phía Đông) và 2 con suối là Sê Pu (ở hướng Đông Nam) và Tà Tủi (ở phía Tây và Tây Nam), thuộc hệ chi lưu của sông Xê Băng Hiêng.

15. Khu hang Dơi và hang động Lèn Tân Lâm: Hang Dơi và các hang động lèn Tân Lâm nằm ở phía Bắc quốc lộ 9, trong vùng núi Đầu Mầu thuộc địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 12km về phía Tây. Vùng núi này hiện đang đặt dưới sự quản ký của Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm.

16. Khu vực thành Cổ Lũy: Thành Cổ Lũy là tên dùng theo địa danh để gọi cho một di tích thành cổ nằm ở bên bờ Bắc sông Bến Hải, cách cửa biển Cửa Tùng (cửa Tùng Luật) hơn 1km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận làng Phước Mỹ (xưa có tên là phường Trầu hay Cổ Lụy/Cổ Lũy, sau đổi tên thành Mỹ Thành rồi Cổ Mỹ, Tân Mỹ) họp với Cổ Trai và Tùng Luật với

Page 15: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

15

những dãy đồi basaltic ngang dọc là thế đắc địa cho việc án ngữ trên một vùng có cửa biển. Đây là một di tích thành cổ không kém phần quan trọng về mặt chiến lược quân sự cũng như có ý nghĩa nhiều mặt về lịch sử, văn hóa.

b. LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT: 1. Bia “Qúa Vĩnh Định Hà thập nhị vận” và “Vĩnh Định Hà cảm

tác”: Đây là 2 tấm bia đá được dựng trên một khu đất sát bờ sông Vĩnh Định về phía Đông. Địa điểm này nằm trong khu vực tiếp giáp giữa làng Thi Ông (Hải Vĩnh) và Hội Yên (Hải Quế) nhưng thuộc đất một xóm tách biệt của làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 (đường từ Diên Sanh về Mỹ Thủy) tại điểm cầu Hội Yên chừng hơn 500m về phía Bắc.

2. Chùa Chơn Bảo: Chùa Chơn Bảo là ngôi chùa của khuôn hội Phật giáo làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng; nằm cách quốc lộ 1A khoảng 200m về phía Đông.

3. Chùa Diên Thọ: Chùa Diên Thọ (chùa Diên An) nằm ở phía Đông thị trấn huyện lỵ Hải Lăng, trêm địa bàn làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 chừng gần 500m về phía Đông bắc.

Chùa được xây dựng trên một đồi cát, xung quanh được bao bọc bởi các khu rừng cây thuộc hệ sinh thái thực vật trên đất cát. Phía trước là một chằm nước nối với bàu Chùa làng Câu Hoan. Phong cảnh và địa cuộc khá hữu tình. Đây là một ngôi chùa làng được xây dựng khá sớm và hiện còn giữ những nét cổ kính nguyên sơ nhất so với nhiều ngôi chùa khác trên vùng đất Quảng Trị.

4. Chùa Long An: Chùa Long An nằm bên tả ngạn dòng Thạch Hãn, thuộc địa phận làng Xuân An (Xuân Yên), xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A xuôi về phí Đông khoảng 2km. Ngôi tổ đình này được tạo lập vào những năm cuối thế kỷ XIX. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp bị đốt cháy, sau đó được dân làng tu sửa lại bằng tranh đơn sơ.

5. Chùa Long Phước: Địa điểm này nằm ở ven chân của một quả đồi, phía Nam cách đồng Trạng, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 2km về phía Bắc. Nguyên là khu vực có sự tồn tại một ngôi chùa với kiến trúc tương đối bề thế, khang trang gồm cổng tam quan ở phía trước, 2 nếp chùa song ngang dựng theo mô thức nhà rường 5 gian 2 chái từng nổi tiếng một thời trên vùng đất thuộc xứ Cồn Tiên-Bái Trời: Chùa Long Phước (Long Phúc tự) Trải qua những năm chiến tranh cùng thiên tai, lụt bảo, ngôi cổ tự này đã bị hoang phế và đỗ nát từ trước những năm 80 (thế kỷ XX). Đến nay, khu vực này chỉ còn một nền đất hoang tàn và cỏ dại.

6. Chùa Trung Đơn: Chùa Trung Đơn còn có tên gọi là Thiên Bảo Tự, do vua Minh Mạng phong trong một dịp ngự giá theo sông Vĩnh Định ra

Page 16: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

16

Quảng Trị. Chùa nằm trong khu vực nguyên là phế tích của một khu đền tháp Chăm thuộc địa phận làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách thị trấn Hải Lăng khoảng 5km về phía Đông; cách tỉnh lộ 8 chừng 1km về phía Đông nam.

7. Địa điểm lỵ sở dinh chúa Nguyễn (1558-1626): Địa điểm lỵ sở dinh chua Nguyễn là tên gọi cho một cụm di tích liên quan đến các thủ phủ Ái Tử, Trà Bát và Cát Dinh được chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chp xây dựng trong thời gian 68 năm đóng đô ở trên vùng cát Ái Tử/Quảng Trị. Hai địa điểm Cát Dinh và Trà Bát nằm trên địa phận của làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1 (đoạn cầu Phước Mỹ) từ 300m-1km về phía Đông. Địa điểm Ái Tử nằm trên địa phận làng Ái Tử, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1 chừng 1,5km về phía Đông.

8. Đình làng Câu Hoan: Đình làng Câu Hoan nằm cách tỉnh lộ 8 khoảng 50m về phía Bắc, thuộc làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng. Đình làng Câu Hoan được xây dựng rất sớm từ thế kỷ XVII và đã qua nhiều lần tu tạo. Bộ khung gỗ nguyên là ngôi nhà của một vị thượng thư bộ lễ của làng Hà Trung (Gio Linh) được dân làng mua về làm đình trong lần đại tu năm 1909. Toàn bộ khung gỗ đều bằng gỗ mít. Bộ mái nguyên trước lớp băng ngói liệt. Trong những năm chiến tranh, bộ mái ngôi đình bị bom đạn làm sụt đổ nên đến năm 1987 phải thay thế ngói móc.

9. Đình làng Diên Khánh: Đình làng Diên Khánh là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng. Ngôi đình nằm cách trụ sở UBND xã 500m về phía Tây; cách đường liên thôn chừng hơn 200m về phía Đông.

Ngôi đình xưa được tạo lập từ rất sớm nhưng trong chiến tranh đã bị hư hại. Năm 1973, một đơn vị lính Thủy quân lục chiến ngụy cho sửa lại đình để làm nơi đóng chốt. Ngôi đình hiện nay là kết quả của những lần trùng tu trước đây. Năm 1992, xây dựng lại tiền đình. Năm 2000, xây cổng trụ và bình phong.

10. Đình làng Hà Trung: Ngôi đình Hà Trung là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Hà Trung, nay thuộc khóm 7, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 200m về phía Đông.

Đình làng tọa lạc trên một khu đất cao thoáng mát. Mặt chính diện hướng ra cánh đồng mênh mông ở phía trước, lưng tựa vào xóm làng trù phú tươi xanh, trông rất uy nghiêm và bề thế. Trong một khuôn viên là một tòa đại đình nằm ngang và một ngôi miếu thờ 3 vị khai khẩn của làng (Trần Ngọc Thả, Trần Văn Đông, Nguyễn Mổ Đại Lang) ẩn nấp dưới tán của một cây si già.

Page 17: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

17

11. Đình làng Lập Thạch: Ngôi đình nằm sát bờ Tây sông Thạch Hãn, trên địa phận làng Lập Thạch, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A chừng 1,5km về phía Đông; cách trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà chừng hơn 3km về phía Đông Nam.

12. Đình làng và chợ Diên Sanh: Đình làng Diên Sanh nằm trước chợ Kẻ Diên (Diên Sanh) thuộc làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và thương mại của một làng có từ rất sớm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị và có bề dày lịch sử gắn với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Đình làng và chợ Diên Sanh nằm ngay trên trục tỉnh lộ 8; cách trung tâm thị trấn huyện lỵ Hải Lăng chừng hơn 1km về phía Đông.

13. Đình làng Văn Trị: Ngôi đình làng Văn Trị nằm bên bờ Nam một nhánh của sông Ô Lâu, sát con đường làng Văn Trị, thuộc xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; cách UBND xã Hải Tân gần 3km về phía Đông Bắc; cách đường Liên xã (từ Hải Tân về Hải Hòa) chừng gần 2km về phía Bắc.

Văn Trị là một làng được hình thành tương đối muộn so với nhiều làng cổ vùng Hải Lăng. Làng Văn Trị được tách ra từ làng Văn Qũy vào thế kỷ XVIII. Vì thế các thiết chế văn hóa như đình, chùa, đền miếu cũng được xây dựng muộn.

14. Đình làng Mai Đàn: Đình làng Mai Đàn là một công trình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của làng xã hiện còn giữ được nhiều giá trị nghệ thuật. Ngôi đình nằm giữa làng Mai Đàn, thuộc xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng hơn 1km và cách thị trấn Hải Lăng khoảng 2km về phía Đông bắc.

Làng Mai Đàn là một trong những làng cổ hình thành khá sớm trên vùng đất Hải Lăng (thế kỷ XV). Ngôi đình được tạo dựng trong giai đoạn đầu ở vào thời điểm nào, quy mô ra sao thì cho đến nay không còn ai nhớ và không có tài liệu ghi lại. Tuy nhiên, kiến trúc của ngôi đình hiện còn đến nay cho thấy nó được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX. Dân địa phương cho hay đầu thế kỷ ngồi đình có trùng tu lại một lần. Đến năm 1980, do ngôi đình bị ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh làm hư hại một phần nên làng cho sửa lại một lần nữa mới có được như hiện trạng ngày nay.

15. Đình làng Mỹ Chánh: Ngôi đình nằm trên trục tỉnh lộ 49b, thuộc địa phận làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Đông.

16. Đình làng Trâm Lý: Ngôi đình tọa lạc ở khu vực trung tâm, nằm cạnh con đường làng; là công trình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân làng Trâm Lý thuộc xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân –Quy-Vĩnh khoảng 800m về phía Nam.

Page 18: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

18

17. Giáo xứ Diên Sanh: Được xây dựng cạnh đường tỉnh lộ số 8, thuộc địa phận làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng là giáo đường của giáo dân xã Hải Thọ và một số vùng phụ cận.

18. Hệ thống công trình khai thác nước cổ An Mỹ: Hệ thống công trình khai thác nước An Mỹ nằm ở ven triền phía Tây của dải cồn cát ngoài, thuộc địa phận làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 5km về phía Đông. Hệ thống này bao gồm một số giếng được coi là khá điển hình trong toàn bộ các công trình khai thác nước mang tính chất “dẫn thủy nhập điền” tồn tại trên các địa hình đồi cát, đụn cát ở vùng Quảng Trị. Những công trình này thường có quy mô không lớn, cấu trúc đơn giản, phân bố trên từng khu vực với mật độ thấp. Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục được làm rõ hơn dưới các gốc độ lịch sử, văn hóa nhưng nhiều ý kiến đều cho rằng chủ nhân tạo ra hệ thống dẫn thủy cổ này là người Chăm bản địa (từ những thế kỷ đầu công nguyên).

19. Hệ thống công trình khai thác nước cổ Gio Sơn: Hệ thống công trình khai thác nước Gio Sơn nằm cách đường 74 hơn 500m về phía Tây Nam, thuộc địa phận làng Trung An, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh. Đây là hệ thống các công trình khai thác nước cổ mà dân địa phương quen gọi là giếng, nằm trong hệ thống giếng cổ thuộc vùng đồi đất đỏ bazan Tây Gio Linh với sự tương đồng về địa hình phân bố, quy mô cấu trúc và chức năng phục vụ. Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu đã cho rằng chủ nhân tạo ra hệ thống dẫn thủy cổ này là người Chăm bản địa (từ những thế lỷ đầu công nguyên). Khi người Việt từ Bắc vào định cư ở đây (thế kỷ XVI-XV00) họ đã tiếp nhận công trình thủy lợi này và vẫn sử dựng cho đến tận này nay.

20. Hệ thống công trình khai thác nước cổ Liêm Công - Rú Lịnh: Hệ thống công trình khai thác nước Liên Công - Rú Lịnh là tên gọi để chỉ những giếng nước cổ nằm ở phía Tây làng Liên Công Đông, Liêm Công Tây, các giếng nằm trong và ngoài khu Rú Lịnh, thuộc xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh. Các công trình này phân bố dưới chân các đồi đất đỏ bazan phía Tây làng; cách tỉnh lộ 70 (đường về Rú Linh) gần 200m về hướng Đông. Riêng có 2 giếng thì nằm trong khu vực Rú Lịnh.

21. Khu đình làng và chợ phiên Cam Lộ: Khu di tích này nằm cạnh trục đường 71 về phía Bắc trên địa phận xóm Đông Định, làng Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ; cách quốc lộ 9 hơn 1km về phía Đông bắc; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ khoảng 2km về phía Đông Nam.

22. Khu đình, miếu và chợ Bích La: Khi đình, miếu và chợ Bích La nằm trên ngã ba một con đường liên thôn, ở một địa thế khá đẹp đầu làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 chừng 2km về phía Đông nam.

Page 19: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

19

23. Khu chợ Thuận và Thành Thuận Châu: Chợ Thuận và Thành Thuận Châu nằm trên khu đất tiếp giáp của ba làng Vệ Nghĩa (Triệu Long), Đại Hào và Phúc Lộc (Triệu Thuận); cách đường tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) 1km về phía Tây và cách thị xã Quảng Trị 10km về hướng Đông Bắc.

24. Khu nhà dài người Pa Kô, bản Tà Rụt: Tà Rụt là tên địa danh của một bản làng người Pa Kô nằm ven trục quốc lộ 14 (đường Trường Sơn) trên địa phận xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách cầu treo Đakrông 50km về phía Nam. Người Pa Kô (Pa Kô có nghĩa là ở phía núi cao) là nhóm chính trong cộng đồng người Tà Ôi, thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, cư trú chủ yếu ở phia Đông và phía Tây Trường Sơn (cả Việt lẫn Lào) trên địa hình vùng núi cao (từ 1.500-1.600); trong đó, tập trung đông nhất là địa bàn 4 xã A Bung, A Ngo, A Vao, Tà Rụt của huyện Đakrông.

25. Làng văn hóa dân tộc Bản Cát: Làng văn hóa dân tộc Bản Cát nằm sâu trong một thung lũng phía hữu ngạn thượng nguồn sông Đakrông (tại km58, quốc lộ 9), thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 10km về phía Đông.

26. Miếu bà Chúa Ngọc: Ngôi miếu thờ tọa lạc ở phía Nam xóm Chùa, bên bờ một bàu nước có tên là Bàu Đá, thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã gần 1km về phía Đông bắc.

27. Miếu Nghè Phương Sơn: Miếu Nghè Phương Sơn nằm trên một cồn cát phía Đông của làng Phương Sơn; trong một khu vực thờ cúng có cả miếu bà chúa Ngọc, miếu Thành hoàng bổn thổ, miếu Khai canh…thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong.

28. Miếu “Trảo Trảo Phu Nhân”: Địa điểm của ngôi miếu này nằm trên một bãi cát vên sông Thạch Hãn về phía Tây, thuộc địa phận của làng Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông. Địa điểm này nằm cách không bao xa khu vực Dinh Ái Tử của chúa Nguyễn Hoàng.

29. Nhà thờ La Vang: Nhà thờ La Vang tọa lạc tại thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải lăng (làng La Vang ngày xưa); cách thị xã Quảng Trị 4km về phía Tây nam.

c. LOẠI HÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ1. Bãi cát thôn 3: Địa điểm này nằm trên một bãi cát dài chạy dọc theo

bờ biển thuộc địa phận thôn 3, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 1km về phía Nam. Đây là một bãi cát với địa hình nhấp nhô và nhiều cây dại lúp xúp.

2. Bãi cát thôn 8: Địa điểm này nằm trên một bãi cát trắng dài chạy từ trung tâm làng về hướng Tây nam đến một động cát cao lúp xúp cây dại, cây chắn gió có tên là Đồi Gác. Toàn bộ khu vực này gọi là bãi cát Thôn 8,

Page 20: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

20

thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Đây là nơi ghi dấu những chiến công vang dội của lực lượng vũ trang xã Triệu Vân đã lập nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

3. Bãi khách rừng A Lang: Bãi khách rừng A Lang nằm trên đường liên xã, giáp ranh giữa hai xã A Dơi và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa. Nguyên xưa nơi đây là một khu rừng cây rậm rạp, địa hình hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển.

4. Bãi cát Gia Độ: Địa điểm này là một bãi đất bồi ven sông, nằm về phía Bắc thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, cách trụ sở UBND xã chừng 1km về phía Đông. Nơi đây đã ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân xã Triệu Độ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

5. Bãi sông An Đôn: Là một vùng đất phù sa màu mỡ nằm bên bờ Bắc sông Thạch Hãn; cách quốc lộ 1A ở khu vực di tích Ngã ba Cầu Ga khoảng 500m về phía Tây, thuộc địa phận làng An Đôn, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.

6. Bến đò Dương Xuân: Bến đò Dương Xuân là một trong ba bến đò chính (Bến đò Lá Hẹ, Việt Yên, Dương Xuân) qua lại trên sông Thạch Hãn, nằm trên địa phận làng Dương Xuân, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía tây bắc.

7. Bến đò Mai Xá: Bến đò Mai Xá nằm ở bờ Bắc sông Hiếu, thuộc thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã chừng 1,5km về phía Nam; cách đường xuyên Á từ Đông Hà về Cửa Việt chừng hơn 500m về phía Bắc.

8. Bến đò Phú Liêu: Bến đò Phú Liêu là một bến đò ngang trên sông Vĩnh Định, nắm ở phía tTây nam của thôn Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Đông bắc.

9. Bến lội Giàng Phao: Bến lội nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận làng Giàng Phao, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Tây.

10. Bến phà Phúc Lâm: Nằm ở bờ Bắc sông Sa Lung, thuộc địa phận thôn Phúc Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Tây. Nguyên xưa, bến phà Phúc Lâm làm nhiệm vụ đưa đón nhân dân và vận chuyển hàng hóa qua lại trên sông Sa Lung; là tuyến giao thông quan trọng nối liền các xã Vĩnh Linh, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy của huyện Vĩnh Linh.

11. Bến suối Tà Long: Suối Tà Long bắt nguồn từ dãy núi phía Nam địa bàn xã Hải Phúc, huyện Đakrông, đổ ra sông Ba Lòng (đoạn giữa hai thôn

Page 21: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

21

Hà Vụng và Đá Nổi). Bến suối Tà Lòng nằm về phía Đông con đường liên xã Ba Lòng-Hải Phúc; cách bến đò Đá Nổi khoảng 1km về phía Nam, thuộc xã Hải Phúc, huyện Đakrông.

12. Bia công tích làng An Khê: Bia công tích làng An Khê được dựng lên sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Bia nằm trong khuôn viên đình làng An Khê, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách đường 74 khoảng 3km về phía Tây.

13. Bình độ 100: Di tích thuộc làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 1km về phía Tây. Nguyên xưa, đây là một đồi đất cao nhấp nhpp với nhiều loại cây dại lúp xúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chiến tranh du kích.

14. Các địa điểm thuộc bến đò Thượng Đông, Phan Hiền, Dục Đức, Tiên An: Di tích này là những bến đò ngang ở thôn Thượng Đông, thôn Phan Hiền, thôn Dục Đức và thôn Tiên An, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây. Những bến đó này đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam mà trực tiếp mà khu vực Vĩnh Linh đối với chiến trường Quảng Trị.

15. Cao điểm 28: Cao điểm này là một đồi cát có độ cao 28m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông Bắc.

16. Cao điểm 31: Cao điểm 31 là một đồi cát có độ cao 31m so với mặt nước biển, nằm ở phía Bắc Cửa Việt, thuộc địa phận xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 2,5km về phía Đông nam.

17. Cao điểm Ka Tăng và Tà Phúc: Cao điểm Ka Tăng (hay còn gọi là Cu Vơ 1) và Tà Phúc (Cu Vơ 2) nằm trên hai ngọn đồi cạnh nhau, thuộc địa bàn xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND xã khoảng 6km về phía Tây Bắc.

18. Cao điểm Phu Nhoi: Cao điểm Phu Nhoi nằm ở ranh giới của 2 xã Húc và Pa Tầng, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 12km (theo đường chim bay) về phía Nam.

19. Căn cứ Khe Mương: Khe Mương là tên gọi của một vùng căn cứ địa cách mạng thuộc 4 làng: Khe Mương, Cồn Tàu, Tân Điền, Trấm ở phía Tây xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 9km về phía Tây.

20. Căn cứ La Vang: Căn cứ La Vang nằm ở địa phận làng Phú Hưng (làng La Vang ngày xưa), thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Tây Bắc.

21. Căn cứ Quán Ngang: Căn cứ Quán Ngang nằm ở hai bên trục đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh; cách thị trấn huyện lỵ Gio Linh khoảng 4km về phía Nam.

Page 22: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

22

22. Căn cứ Tân Điền: Căn cứ Tân Điền thuộc thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 4km về phía Tây.

23. Cầu Bốn Thước: Cầu bốn thước nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt, thuộc địa phận làng Lương Sơn, xã Hải Sơn; cách nghĩa tranh liệt sĩ xã khoảng 20m về phía Nam.

24. Cầu Dài: Cầu Dài nằm trên quốc lộ 1A đoạn bắc qua sông Nhùng, thuộc địa phận làng Xuân Lâm, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách ngã 3 Diên Sanh tại thị trấn huyện lỵ Hải Lăng chừng 1km về phía Bắc.

25. Cầu Đúc khe xóm Chùa: Cầu Đúc Khe Xóm Chùa nằm trên trục đường liên xã Hải Quế-Hải Dương, thuộc địa phận làng Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã 200m về phía Đông Nam; cách tỉnh lộ 8 chừng 2km về phía Nam.

26. Cầu La Buồm: Cầu La Buồm bắc qua sông Nhùng, nối hai làng Trâm Lý và Quy Thiện thuộc xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Quy –Vĩnh chừng 1km về phía Tây nam.

27. Cầu Lai Phước: Cầu Lai Phước nằm trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Vĩnh Phước, là ranh giới giữa thành phố Đông Hà và huyện Triệu Phong; cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 3km về phía Nam.

28. Cầu Khe Van: Khe Van là chiếc cầu sắt được thực dân Pháp khởi dựng vào những năm đầu của thế kỷ XX cùng với việc xây dựng con đường Quốc lộ 9 nối Đông Hà/ Việt Nam với Lào. Câu bắc qua một khe nước bên hữu ngạn thượng nguồn sông Cam Lộ tại vị trí km 29 quốc lộ 9 (Đông Hà đi Lao Bảo) thuộc địa phận làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Hướng Hóa.

29. Cầu Rào Quán: Cầu Rào Quán bắc qua thượng nguồn sông Thạch Hãn tại vị trí km53 quốc lộ 9, thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông.

30. Cầu sắt Đông Hà: Cầu sắt Đông Hà hay còn gọi là “Cầu tàu” được Pháp xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Cầu bắc qua sông Hiếu, nối phường 3 với phường Đông Thanh, thuộc thành phố Đông Hà.

31. Cầu sắt Phương Lang: Cầu bắc qua một con hói nhỏ nằm trên trục tỉnh lộ 68 (từ thị xã Quảng Trị về Mỹ Thủy), thuộc địa phận làng Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng.

32. Chi khu quân sự Mai Lĩnh: Chi khu Mai Lĩnh là tên gọi của một trung tâm hành chính, quân sự của quận lỵ Mai Lĩnh (thay cho quận lỵ Ba Lòng trước đó) dưới thời ngụy quyền Sài Gòn được thiết lập từ sau Hiệp định Pari. Địa điểm này nằm hai bên trục đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách thị xã Quảng Trị 4km về phía Tây Nam.

33. Chiến khu Ba Cầu: Đây là căn cứ kháng chiến chống Pháp của huyện Hải Lăng (từ năm 1947-1954), nằm trên một vùng đồi núi có tên là

Page 23: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

23

Hố Mua, thuộc địa phận làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Tây.

34. Chiến khu Thủy Ba: Chiến khu Thủy Ba nằm trên một vùng đồi trung du thuộc địa phận thôn Thủy Ba, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá - huyện lỵ Vĩnh Linh chừng 7km về phía Tây Nam.

35. Chợ An Nha: Chợ An Nha nằm trong địa phận làng An Nha (cạnh chợ mới ngay nay), thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 200m về phía Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chi bộ Đảng An Nha đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tích cực tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống thuế và giành được nhiều thắng lợi.

36. Chợ Cam Thủy: Chợ nằm cạnh miếu Thành hoàng, thuộc làng Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cạnh trục đường 71 (Cam Lộ đi Ngã Tư Sòng); cách cầu Đuồi 500m về phía Đông Bắc. Chợ được xây dựng trong kháng chiến chống Pháp.

37. Chợ Định cư: Chợ nằm ở trung tâm thôn I, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cạnh đường Quốc phòng. Đây là nơi giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong thôn với các vùng lân cận. Chợ được lập dưới thời Mỹ, trong khu định cư của dân xã Triệu Lăng nên gọi là chợ Định cư.

38. Chợ Hà Tây: Chợ Hà Tây nằm ở trung tâm xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 200m về phía Đông. Đây là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các thôn trong xã và một vài làng lân cận.

39. Chợ Hôm: Địa điểm này nằm trên bờ sông Thạch Hãn, thuộc làng Lập Thạch, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà. Đây là một chợ làng được hình thành khá sớm trong lịch sử; là nơi trao đổi hàng hóa, buôn bán của một số làng ở phía Nam thành phố Đông Hà và nhiều làng ở phía Đông Bắc huyện Triệu Phong.

40. Chợ Kênh: Nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thôn Võ Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách cầu Hiền Lương 1,2km về phía Nam.

41. Chợ Lùm Lòi: Chợ Lùm Lòi là tên gọi một chợ kháng chiến của ta trong thời kỳ chống Pháp. Chợ thuộc địa phận xóm Rú, nằm về phía Tây Nam của làng Văn Vận, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Quy-Vĩnh khoảng 1km về phía Tây nam.

42. Chợ Phong An: Chợ Phong An nằm ở thôn Hiệp Khế, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A khoảng 4km về phía Tây. Đây là một trong những chợ kháng chiến tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị trong thời kỳ 1946-1954.

43. Chợ Sãi: Chợ Sãi nằm trên địa phận xóm Bành và xóm Hà, thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong; cách di tích nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn 100m về phía Đông Nam.

Page 24: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

24

44. Chùa An Thái: An Thái là tên gọi một làng quê nằm bên hữu ngạn sông Cam Lộ, mặt trước nhìn ra hướng Nam là trung tâm của một vùng rộng lớn, ở đây có cả bến thuyến tấp nập người bán kẻ mua ở chợ Phiên Cam Lộ. Mặt sau lưng tựa vào những dải đồi trung du cao dần về phía Tây bắc và có tuyến đường Trường Sơn chạy qua.

45. Chùa Hải Chữ: Tọa lạc trên một gò đất cao thuộc địa phận thôn Hải Chữ, xã Trung Giang, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1,5km về phía Tây.

46. Chùa Kim Long: Là một ngôi chùa làng còn có tên gọi Kim Quang Tự, thuộc làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 gần 500m về phía Bắc. Ngôi chùa xưa đã bị hư hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay được làm lại từ tháng 7/1989.

47. Chùa Ngô Xá: Chùa được nâng cấp xây dựng từ một niệm phật đường của thôn lấy tên là chùa Ngô Xá, thuộc thôn Ngô Xá, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong; nằm cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) hơn 20m về phía Đông.

48. Chùa Phước Điền: Chùa Phước Điền tọa lạc ở xóm Đại Phước (nằm bên bờ Bắc sông Cổ Hà), thôn Phước Điền, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 2,5km về phía Tây.

49. Cồn Hàng: Đây là một cồn cát cao nằm ở phía Đông làng Văn Phong, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông nam.

50. Cồn Lăng: Cồn Lăng là tên gọi của một khu nghĩa địa nằm cạnh con đường liên thôn, thuộc xóm Cồn, làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 400m về phía Tây nam.

51. Cồn Muồng: Cồn Muồng là một gò đất cao, nơi có nhiều mộ chí và có nhiều lùm cây leo chằng chịt nằm ở khu vực xóm Cộ, thuộc thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) chừng 2,5km về phía Tây Bắc.

52. Cồn Mụ Bạt: Đây là một vùng đất cao nằm trên trục đường liên xã Triệu Độ -Triệu Thuận, thuộc địa phận thôn Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 300m về phía Tây Bắc.

53. Cồn Ràng: Nằm trên địa phận làng An Hướng, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 2km về phía Bắc. Đây là một khu rừng rậm rạp, cây cối um tùm, phía trong là những lối đi hẹp nằm chen giữa các lùm cây.

54. Cổng làng Tân Trà: Nằm đầu làng Tân Trà, trên một con đường làng liên thôn nối các làng nằm ven tả ngạn sông Thạch Hãn, thuộc địa phận

Page 25: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

25

làng Tân Trà, xã Ba Lòng, huyện Đakrông; cách sông Thạch Hãn chừng gần 1km về phía Tây.

55. Đài anh hùng: Đài anh hùng nằm ven đường quốc lộ 1A về phía Đông, trên một ngọn đồi đất đỏ bazan khóm Nam Hải, thị trấn Hồ Xá; cách UBND huyện Vĩnh Linh gần 4km về phía Nam.

56. Đài tưởng niệm anh hùng Kiều Ngọc Luân: Được xây dựng vào tháng 5/1983, trên sân Trường THCS Triệu Đông, nằm cạnh sông Vĩnh Định; cách UBND xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong khoảng 100m về phía Đông Bắc.

57. Đàn âm hồn: Nằm trên địa phận xóm Bàu, thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong nguyên là một nơi thờ cúng của nhân dân thôn Đạo Đầu. Đàn nằm cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) chừng 1km về phía Đông.

58. Đảo Cồn Cỏ: Cồn Cỏ là một đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển Đông, thuộc địa phận quản lý hành chính của huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng (Vĩnh Quang) khoảng 28km.

59. Địa đạo Bình Minh: Được xây dựng trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan. Thuộc thôn Tân Bình, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Tây Nam.

60. Địa đạo Hiền Dũng: Địa đạo nằm ở thôn Hiền Dũng, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, trên một vùng đồi đất đỏ bazan rộng khoảng 6ha; cách quốc lộ 1A khoảng hơn 4km về phía Đông, cách trụ sở UBND xã Vĩnh Hòa 1,5km về phía Đông Bắc. Do được phát hiện và nghiên cứu muộn hơn so với nhiều địa đạo khác trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh nên phải đến năm 1989, Địa đạo Hiền Dũng mới được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 148/QĐ-UB ngày 21/10/19998 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.

61. Địa đạo Hương Nam: Địa đạo Hương Nam nằm ở phía Đông Nam thôn Hương Nam, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, là khu vực tiếp giáp với địa bàn xã Vĩnh Trung, cách thị trấn Hồ Xá khoảng 6km về phía Đông Bắc.

62. Địa đạo Mụ Giai: Địa đạo được tạo dựng trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan thuộc xóm Của, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách bãi tắm Cửa Tùng khoảng 1km về phía Tây Nam.

63. Địa đạo Tân Lý: Địa đạo Tân Lý được đào trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan sát bờ biển, thuộc khu vực xóm Cửa, thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng khoảng 50m về phía Tây Nam.

64. Địa đạo Tân Mỹ: Địa đạo Tân Mỹ nằm trên địa bàn thôn Tân Mỹ, xã Vĩnh Giang ( giáp sông Bến Hải), huyện Vĩnh Linh, nơi chịu nhiều bom đạn của của kẻ thù, đồng thời cũng là một địa bàn hết sức quan trọng, cần thiết cho những bến đò ngang hoạt động trên sông Bến Hải.

Page 26: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

26

65. Địa điểm A Căng Tu: A Căng Tu là con đường mòn nối thông một số bản làng ở hai bên biên giới Việt-Lào nằm trên địa phận thôn A Rồng, xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây Bắc.

66. Địa điểm ấp chiến lược vùng kho: Ấp chiến lược vùng kho nhằm về phía Bắc đường 9, thuộc bản Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông; cách huyện lỵ Đakrông gần 15km về phía Tây.

67. Địa điểm ấp Trường Thọ: Trường Thọ là một ấp (thôn) có diện tích chưa đầy 1km thuộc xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m về phía Tây.

68. Địa điểm Ba Buôi: Ba Buôi là một bãi đất khá bằng phẳng, bao quanh là rừng cây rậm rạp, thuộc bản 6, xã Vĩnh Hà, cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Đông.

69. Địa điểm Ba Dốc: Địa điểm Ba Dốc là tên gọi của một địa điểm nằm trên vùng đồi đất đỏ bazan thuộc làng Lan Đình, xã Gio Phong, huyện Gio Linh-nơi có trục quốc lộ 1A chạy ngang qua. Gọi là Ba Dốc vì đường chạy ngang qua vùng đồi này phải qua 3 đoạn dốc. Di tích được gọi là địa điểm Ba Dốc là một khu vực nhỏ nằm trên một quả đồi cạnh quốc lộ 1A về phía Tây; cách trụ sở UBND xã 1km về phía Bắc.

70. Địa điểm Bãi Hà: Bãi Hà là tên địa danh của một khu rừng có nhiều khe suối, nằm ở trung tâm xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 20km về phía Tây.

71. Địa điểm bản Cù Bạc: Địa điểm này tọa lạc trên một bãi đất bằng phẳng, ở giữa một thung lũng có nhiều khe suối và rừng núi bao bọc xung quanh, thuộc địa phận bản Cù Bạc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 6km về phía Đông Bắc

72. Địa điểm Bản Thúc: Bản Thúc nằm trên một vùng núi rừng hiểm trở, đường sá đi lại rất khó khăn thuộc xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 5km về phía Tây.

73. Địa điểm bờ Bắc ngã ba Gia Độ: Địa điểm bờ Bắc ngã ba Gia Độ nằm ở đoạn hợp lưu giữa hai con sông Thạch Hãn và Hiếu Giang, thuộc địa phận phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, cách quốc lộ 1A chừng 5km về phía Đông Bắc.

74. Địa điểm cây đa thôn Phú Ngạn: Địa điểm cây đa là một gò đất hoang nằn cạnh đường 71, trên địa phận thôn Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ; cách ngã tư Sòng 3km về phía Tây.

75. Địa điểm cây mưng Bợc Trén: Địa điểm cây Mưng Bợc Trén nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc địa bàn thôn An Xuân, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách bến lội Giàng Phao 500m về phía Tây.

Page 27: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

27

76. Địa điểm Cây Tăm: Địa điểm Cây Tăm nguyên xưa là một vùng rừng núi thâm u, cây cối rậm rạp, thuộc địa phận bản I, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về hướng Đông.

77. Địa điểm chiến thắng thôn An Du Đông: Địa điểm này nằm trên địa bàn thôn An Du Đông 1, xã Vĩnh Tân (khu vực cợ Do bây giờ), thuộc huyện Vĩnh Linh. Đây là một xã nằm về phía Đông Nam huyện Vĩnh Linh, nơi có phong trào kháng chiến phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 9 năm chống Pháp.

78. Địa điểm chiến thắng An Thơ: Địa điểm này nằm trên địa phận làng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng; cách đường liên thôn An Thơ-An Nhơn khoảng 500m về phía Tây bắc.

79. Địa điểm chiến thắng Cát Lài: Động Cát Lài nằm ở phía Nam thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về phía Đông bắc.

80. Địa điểm chiến thắng Câu Nhi: Địa điểm này nằm cạnh con đường liên xã (Hải Tân-Hải Hòa) về phía Nam, thuộc địa phận xóm Chùa, làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng. Đây là địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên vùng đất xã Hải Tân.

81. Địa điểm chiến thắng Cu Đinh-Ba De: Cu Đinh-Ba De là tên địa danh một vùng đất nằm ở vùng đồi núi phía Tây huyện Gio Linh, là nơi giáp ranh của hai xã Cam Tuyền (Cam Lộ) và Linh Thượng (Gio Linh); cách Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn hơn 10km về phía Tây Nam.

82. Địa điểm chiến thắng Đập Kình: Đập Kình là một con đập ngăn mặn nằm ở đầu sông Cánh Hòm, nơi gần chỗ hợp lưu với sông Bến Hải, được nhân dân địa phương xây dựng từ xưa để không cho nước mặn thâm nhập vào đồng ruộng, nằm trên địa phận xóm Trày, làng Bạch Lộc, xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A chừng 1km về phía Đông.

83. Địa điểm chiến thắng Hà Lỗ-Câu Nhi: Địa điểm này nằm giữa vùng ranh giới của hai làng Hà Lỗ và Câu Nhi (cạnh đường liên xã Hải Tân-Hải Hòa), thuộc địa phận xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A chừng 4km về phía Đông.

84. Địa điểm chiến thắng Hạ Cờ- Chấp Lễ: Địa điểm này nằm dọc hai bên quốc lộ 1A, tại khu vực ranh giới giữa 2 thôn Chấp Lễ (Xã Vĩnh Chấp) thuộc huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 6km về phía Bắc.

85. Địa điểm chiến thắng Khe Sanh-Làng Vây: Khe Sanh-Làng Vây là tên của các địa danh, đồng thời là tên gọi của hai cứ điểm quân sự quan trọng trong hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được Mỹ-ngụy xây dựng trên khu vực lòng chảo Khe Sanh từ năm 1968, thuộc địa bàn huyện Hướng

Page 28: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

28

Hóa, tỉnh Quảng Trị, nơi có quốc lộ 9 chạy ngang qua; cách biên giới Việt-Lào (Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo) 15-20km về phía Đông.

86. Địa điểm chiến thắng Lương Điền: Địa điểm này nằm phía Tây làng Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A (tại ngã ba Mỹ Chánh) khoảng 2km về phía Đông.

87. Địa điểm chiến thắng Nam Đông-Đường 74: Địa điểm này nằm trên ranh giới hai xã Gio Hòa và Gio Sơn, huyện Gio Linh, cách nông trường Cồn Tiên 2km về phía Đông.

88. Địa điểm chiến thắng Tài Lương: Tài Lương là một làng nhỏ nằm phía Đông xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) khoảng 3km về phía Đông Bắc.

89. Địa điểm chiến thắng Thuận Đầu năm 1972: Địa điểm này nằm về phía Đông thôn Thuận Đầu, xã Hải An, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã 3km về phía Đông Bắc. Đây là nơi ghi dấu những sự kiện của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

90. Địa điểm chiến thắng Xuân Long: Địa điểm nằm về phía Tây thôn Xuân Long (giáp giới thôn Xuân Hòa), thuộc địa phận xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 3km về phía Đông.

91. Địa điểm đồn Bến Ngự: Đồn nằm cạnh chân cầu Bến Ngự, cạnh đường 75b thuộc địa phận thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 2km về phía Đông.

92. Địa điểm đồn Câu Hoan: Địa điểm này nằm ở phía Đông Bắc làng Câu Hoan, thuộc xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8, khoảng 200m về phía Đông Nam.

93. Địa điểm đồn Câu Nhi: Đồn Câu Nhi là một địa điểm quân sự quan trọng nằm sát quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng.

94. Địa điểm đồn Nhĩ Hạ: Đồn Nhĩ Hạ nằm cạnh trục đường 75b, thuộc thôn Nhĩ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông.

95. Địa điểm đồn Thủy Cần: Đồn Thủy Cần nằm trên đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) thuộc địa phận xóm Đông, thôn Thủy Cần, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh.

96. Địa điểm đồn Thượng Nghĩa: Địa điểm đồn Thượng Nghĩa nằm đầu làng Thượng Nghĩa, thuộc xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.

97. Địa điểm ghi dấu chiến thắng Ba Du-Cỗ Lũy-Phương Lang: Địa điểm này nằm ở xóm ngoài làng Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông Bắc. Nơi đây đã từng ghi dấu chiến công của và dân ta tại Ba Du-Cổ Lũy-Phương Lang trong năm 1966.

Page 29: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

29

98. Địa điểm ghi dấu chiến thắng “Bạch Đằng trên sông Hiếu”: Địa điểm này là một đoạn của con sông Hiếu, nằm về phía Nam thôn Vinh Quang Hạ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, có độ sâu từ 4 sải đến 10 sải nước; cách Tam Giang Khẩu (ngã ba Gia Hội) 300m về phía Tây; cách thị xã Đông Hà gần 2km về phía Đông.

99. Địa điểm ghi dấu trận chống càn làng Phước Sa: Làng Phước Sa nằm trống trải trên một trảng cát dài thuộc địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 15km về phía Đông.

100. Địa điểm ghi dấu trận chống càn Rẫy Dương: Rẫy Dương là vùng đất trồng hoa màu của nhân dân thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 khoảng 2,5km về phía Bắc.

101. Địa điểm ghi dấu trận chống càn rú Long Hà: Địa điểm này nằm ở bờ Bắc sông Hiếu, tại km14 đường 75b (từ Gio Linh đi Cửa Việt), thuộc thôn Long Hà, xã Gio Việt, huyện Gio Linh.

102. Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Diêm Hà: Địa điểm này nằm trên địa phận thôn Diêm Hà (thời chống Mỹ gọi thôn 5) thuộc xã Gio Hải, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1,5km về phía Nam.

103. Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Hà La: Địa điểm này nằm trong địa phận thôn Hà La, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía Tây Bắc.

104. Địa điểm ghi dấu trận đánh Pháp tại Km 8, quốc lộ 9: Địa điểm trận đánh này diễn ra tại km8 trên đường quốc lộ 9, thuộc địa phận thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ.

105. Địa điểm ghi dấu trận đánh tại ngã tư Sòng: Ngã Tư Sòng là điểm giao nhau của hai con đường là quốc lộ 1A và đường xuyên Á, thuộc địa bàn thôn Cổ Lại, xã Cam An, huyện Cam Lộ; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 3km về phía Bắc.

106. Địa điểm ghi dấu trận đánh tàu xóm Vụng: Xóm Vụng nằm ở bờ bắc Cửa Việt, thuộc thôn Tân Lợi, xã Gio Hải, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về phía Nam.

107. Địa điểm ghi dấu trận đánh vùng Sẫm: Sẫm là tên của một trảng đất ở xóm Độc Kỉnh, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã khoảng 400m về phía Tây Bắc.

108. Địa điểm giàn loa phóng thanh Tiên Sơn: Địa điểm giàn loa phóng thanh Tiên Sơn, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh nằm tại hai vị trí trên đất thổ cư của ông Phạm Đệ và ông Nguyễn Mùi, thuộc thôn Huỳnh Thượng; cách cầu sắt Tiên An chừng hơn 1000m.

109. Địa điểm hậu cứ Ban B Gio-Cam: Hậu cứ Ban B Do-Cam nằm ở triền đồi phía Đông Nam Rú Lịnh, thuộc địa phận thôn Tân Phúc, xã Vĩnh

Page 30: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

30

Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông Bắc.

110. Địa điểm làng Ruộng: Địa điểm thuộc địa phận thôn Làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây bắc.

111. Địa điểm lô cốt và nhà ga Đông Hà: Lô cốt và Nhà ga Đông Hà (cũ) nằm ở điểm giao nhau của ba con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và Lê Qúy Đôn, thuộc địa bàn khu phố I, phường I, thành phố Đông Hà,

112. Địa điểm phía Đông làng An Hưng: Địa điểm này nằm trên cánh đồng của thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) khoảng 3km về phía Đông; cách sông Vĩnh Định 500m về phía Đông Bắc. Đây là nơi đã diễn ra trận giao chiến ác liệt lực lượng vũ trang địa phương với quân ngụy Sài Gòn vào tháng 6/1965.

113. Địa điểm Pồng A Nang: Pôồng A Nang là một khu rừng tậm nằm cạnh nguồn Ca Xay, thuộc địa phận bản A Dông, thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 8km về phía Tây.

114. Địa điểm Quán Quýt: Quán Quýt (quán mum Quýt) là địa điểm nằm cạnh tuyến quốc lộ 1A cũ thuộc địa phận làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng. Nơi đây từng diễn ra một sự kiện lịch sử làm nức lòng nhân dân khắp vùng.

115. Địa điểm quận lỵ Ba Lòng: Quận lỵ Ba Lòng là tên gọi của một cơ quan hành chính, quân sự của quận Ba Lòng trong thời chống Mỹ. Địa điểm này nằm trên địa phận thôn Đá Nổi, xã Ba Lòng, huyện Đakrông; cách bến đò Đá Nổi khoảng 500m về phía Nam

116. Địa điểm quận lỵ Triệu Phong: Địa điểm nay nằm cạnh tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt), trên địa phận thôn Nạn Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong.

117. Địa điểm sở chỉ huy chiến dịch tấn công Quảng Trị năm 1972: Sở chỉ huy chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 nằm giữa một rừng núi trùng điệp, thuộc vào địa phận động Ene, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) khoảng 30km về phía Tây; cách trung tâm lâm trường Bãi Hà khoảng 12km về phía Tây.

118. Địa điểm thành lập Chi bộ Huỳnh Công: Địa điểm này nằm tại vị trí giáp ranh của bốn xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái (nay thuộc vào địa phận của đội 7, thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam) huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông Nam.

119. Địa điểm tòa Khâm sứ: Địa điểm Tòa Khâm Sứ nằm cạnh đường Ngô Quyền, thuộc địa phận phường 2, thị xã Quảng Trị; cách trụ sở UBND thị xã khoảng 20m về phía Tây bắc.

Page 31: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

31

120. Địa điểm trại tập trung Cửa Việt: Địa điểm này ở bờ Bắc Cửa Việt, thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio việt, huyện Gio Linh; cách đường xuyên Á khoảng 1km về phía Bắc.

121. Địa điểm trận địa Bàu Ngang: Bàu Ngang là tên gọi một hồ nước rộng, xung quanh cây cối rậm rạp, nằm trên ranh giới của hai xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Châu Thị khoảng 1km về phía Tây Nam.

122. Địa điểm trận địa đồi 35C: Đồi 35C nằm ở phía Nam đường Cáp Lài, thuộc thôn Phú Mỹ, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Đông Nam

123. Địa điểm trận địa đồi 74: Đồi 74 nằm trên một cụm đồi thấp, thuộc địa phận 2 thôn Đức Xá và Vĩnh Ba Đông (sau Trường THCS Vĩnh Thủy) xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã gần 1km về phía Bắc.

124. Địa điểm trận địa ĐKZ Thái Lai: Trận địa DKZ được bố trí trên đồi 21 thuộc địa bàn thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách bờ biển khoảng 200m về phía Tây Bắc. Đây là trận địa pháo bảo vệ biển cua dân quân xã Vĩnh Thái, được xây dựng để đánh trả máy bay và tàu chiến Mỹ trong thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

125. Địa điểm trận địa pháo 202 Tà Lao: Trận địa pháo 202 nằm cạnh nguồn khe Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường 14 khoảng gần 2km về phía Đông. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, theo quy ước của Bộ Tư lệnh mặt trận miền Tây Quảng Trị, địa điểm được gọi là điểm cao 202.

126. Địa điểm trận địa pháo cao xạ 12 ly 7 Thủy Tú: Địa điểm này nằm trên điểm cao 25A phía Đông Nam làng Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh; cách trung tâm thị trấn Hồ Xá khoảng 4km về phía Đông Bắc.

127. Địa điểm trận địa pháo mặt đất Mỹ Hội: Trận địa pháo mặt đất nằm ở phía Tây làng Mỹ Hội, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) khoảng 3,5km về phía Đông Bắc.

128. Địa điểm trận địa phòng không Cồn Diểu: Địa điểm này là một bãi cát đất hoang có nhiều lùm cây dại um tùm phủ kín, nằm trên cánh đồng thôn Hải Chữ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh; cách cầu Hiền Lương 2km về phía Đông.

129. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Mỹ Hội: Trận địa này nằm ở phía Nam làng Mỹ Hội, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Mụ Vài 1,5km về phía Bắc và cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Đông Nam

130. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Gia Lâm: Địa điểm này nằm trong khuôn viên nhà ông Trần Văn Ty (cạnh bờ sông Sa Lung), thuộc

Page 32: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

32

thôn Gia Lâm, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Tây.

131. Địa điểm trận địa phòng không 12 ly 7 Tân Thuận: Địa điểm này nằm sát bờ biển Cửa Tùng, thuộc thôn Tân Thuận, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài khoảng 4km về phía Đông Bắc.

132. Địa điểm trận địa phòng không Ba Vòi: Trận địa phòng không Ba Vòi thuộc địa phận thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông Nam.

133. Địa điểm trận địa phòng không Động Phường: Địa điểm này nằm tại thôn chấp Lễ, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 200m về phía Tây Bắc.

134. Địa điểm trận địa phòng không Tiên Mỹ: Địa điểm trận địa đặt tại thôn Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách ga Tiên An khoảng 2,5km về phía Đông Bắc.

135. Địa điểm trận địa súng Mác xim Nam Hồ: Trận địa Súng Mác xim đặt tại thôn Nam Hồ, xã Vĩnh Nam (cũ) nay thuộc thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh

136. Địa điểm trận địa tên lửa máy bay máy bay B52 đầu tiên: Địa điểm này nằm trên địa phận nông trường Quyết thắng, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách đồi 74 khoảng 1km về phía Tây Bắc. Đây là một vùng đồi thấp, cây cối lúp xúp, xạ giới rộng, dễ quan sát, dễ ngụy trang.

137. Địa điểm trận địa xóm Rú: Trận địa này được xây dựng tại xóm Rú, thôn Tân Trại, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách đường 70 hơn 500m về phía Bắc.

138. Địa điểm Troọc Hầm: Troọc Hầm thuộc địa phận hai thôn Huỳnh Công Đông và Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 7km về hướng Đông bắc.

139. Địa điểm Trường cấp I, II Triệu Giang: Địa điểm này nằm trong khu vực trường cấp 1-2 Triệu Giang, trên địa phận làng Tiền Kiên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A (tại cầu Mỹ Phước) hơn 2km về phía Đông.

140. Địa điểm Trường cấp I, II Triệu Vân: Địa điểm này nằm trong khu vực của trường cấp 1-2 Triệu Vân, cạnh trụ sở UBND xã hiện nay, thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong.

141. Địa điểm Trường PTCS Vĩnh Tân: Địa điểm này thuộc thôn An Du Đông 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A gần 6km về phía Đông.

142. Địa điểm Trường tiểu học Thượng Xá: Trường tiểu học Thượng Xá được xây dựng ở đầu làng, thuộc địa bàn thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông.

Page 33: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

33

143. Địa điểm Viện Quân Y 88: Nguyên xưa, địa điểm là một rừng cây rậm rạp, nằm cạnh Khe Bắp, thuộc bản Chai, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường 14b (km 32) khoảng 10km về phía Tây.

144. Địa điểm Xa La Pha Điên: Xalaphađiên là một ngọn đồi nhỏ án ngữ trên đường liên xã Hướng Lộc và Pa Tầng, thuộc huyện Hướng Hóa; ở đây có con đường mòn cắt qua là nơi đi lại sản xuất, khai thác lâm sản và trao đổi kinh tế của nhân dân hai xã từ trước đến nay.

145. Địa điểm xóm Khe: Xóm Khe là một khu dân cư thuộc khóa II, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách ngã ba Chợ Cậu khoảng 500m về phía Đông.

146. Địa điểm xóm ngoài Bích La Nam: Địa điểm này là một xóm nhỏ nằm cạnh tỉnh lộ 64, thuộc thôn Bích La Nam, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Đông Bắc.

147. Địa điểm xóm Nổ làng Trung Đơn: Địa điểm này nằm ở xóm Nổ, làng Trung Đơn, xã Hải Thành, huyện Hải Lăng; cách trường tiểu học xã Hải Thành khoảng 1km về phía Đông Nam. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã từng xảy ra hai cuộc chiến đấu ác liệt giữa lực lượng vũ trang của ta và bộ binh ngụy.

148. Địa điểm xóm Tả làng Lam Thủy: Xóm tả làng Lam Thủy nằm phía Bắc bờ sông Vĩnh Định, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Tây bắc.

149. Địa điểm xuất phát của đường dây 559: Địa điểm này thuốc địa phận xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá 15km về phía Tây; cách trục đường 15B gần 3km về phía Tây bắc. Đây là khu vực đồi núi chập chùng nguyên sinh rậm rạp. Xung quanh có rất nhiều khe suối bao bọc như: Khe Hó, Khe Chảo Chè, Khe Bò Buôi, Khe Xanh…Trong đó, Khe Hó lớn nhất và cũng là tên gọi chung cho cả địa danh này.

150. Đình làng An Lợi: Nằm trên đường liên xã Triệu Độ-Triệu Thuận, cạnh chợ An Lợi, thuộc thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong; cách đường 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

151. Đình làng Đan Quế: Đình thuộc làng Đan Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ khoảng 200m về phía Nam.

152. Đình làng Cam Vũ: Đình làng thuộc thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ.

153. Đình làng Mai Lộc: Đình làng Mai Lộc nằm tại xóm Cây Bàng, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông.

154. Đình làng Nại Cửu: Đình tọa lạc ở đầu làng thuộc khu vực đội 3 HTX Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 1km về hướng Tây Nam.

Page 34: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

34

155. Đình làng Như Lệ: Đình làng Như Lệ nằm cạnh tỉnh lộ 6 thuộc làng Như Lệ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng (nay là thị xã Quảng Trị); cách trụ sở UBND xã gần 500m về phía Nam.

156. Đình làng Nhan Biều: Đình làng nằm ở thôn Nhan Biều 2, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quộc lộ 1A hơn 1km về phía Tây.

157. Đình làng Quảng Xá: Đình làng nằm ở vị trí trung tâm của thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Châu Thị khoảng 1km về phía Nam.

158. Đình làng Thủy Cần: Đình làng Thủy Cần nằm trong địa phận thôn Thủy Cần, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài (thị trấn Hồ Xá đi Cửa Tùng) chừng 2km về phía Tây Nam.

159. Đình thôn II: Ngôi đình tọa lạc trên địa phận thôn II, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 2km về phía Nam.

160. Đồi 41: Đồi 41 nằm trong địa phận làng Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 khoảng 1km về phía Nam.

161. Đồi 82: Đồi 82 nằm về phía Bắc tỉnh lộ 75, thuộc địa bàn thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông.

162. Đồi 241: Đồi 241 là một đoạn đồi bằng phẳng chạy theo hướng Tây bắc-Đông nam, có độ cao 241m so với mực nước biển; cách trụ sở UBND huyện Cam Lộ 7km về hướng Tây nam. Trên ngọn đồi này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân đội Mỹ đã cho xây dựng ở đây thành một căn cứ quân sự mạnh trong hệ thống phòng thủ chiến lược Bắc Quảng Trị nên có tên gọi là căn cứ 241 hay còn gọi là căn cứ Caral.

163. Đồi 400: Đồi 400 nằm trong địa phận thôn A Rồng, xã A Ngo, huyện Đakrong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông Nam.

164. Đồi A Ho: A Ho là một ngọn đồi nhỏ nằm về phía Bắc thôn Pa Lình, xã A Túc, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 30km về phía Nam.

165. Đồi Ca Mu Vông: Đồi Camuvông nguyên là một rừng cây nằm trong địa bàn xã Xy, huyện Hướng Hóa; cách làng Tờ Ra 1km về phía Tây và cách trị sở UBND xã 3km về phía Đông.

166. Đồi Cà Lười: Cà Lười là ngọn núi vôi nằm giữa ranh giới 3 xã A Ngo-Tà Rụt –A Vao; cách bản La Lay-Ang Coong 500m về phía Tây; cách biên giới Việt-Lào 1 giờ đi bộ. Giữa ngọn núi có một hang động lớn, kín đáo; là địa bàn lý tưởng cho việc trú quân, cất giữ tài liệu mật của lực lượng chủ lực và cơ quan Đảng ủy miền Tây Trị-Thiên,

167. Đồi cát thôn 9: Là một gò cao khá rộng, um tùm các loại cây chắn gió, thuộc địa phận thôn 9, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã chừng 4km về phía Bắc.

Page 35: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

35

168. Đồi Cô Ca Va: Thuộc địa bàn xã A Ngo, huyện Đakrông; cách trung tâm UBND xã khoảng 3km về hướng Đông Nam.

169. Đồi Cây Gõ: Nằm trong khu vực thôn Tân Vĩnh, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1 khoảng 4km về phía Tây.

170. Đồi Cù Bốc: Cù Bốc là một ngọn đồi đất đỏ bazan, có độ cao vừa phải nằm về phía Nam thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND huyện khoảng 500m.

171. Đồi Dốc Chương: Đồi Dốc Chương nằm trong địa phận làng Thượng Nguyên, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1 khoảng 4km về phía Tây.

172. Đồi Động Cho: Động Cho là một ngọn đồi khá lớn, dày đặc cỏ tranh và cây dại, thuộc địa phận thôn Ba Ngào, xã Đakrông, huyện Đakrông; cách đường quốc lộ 9 (tại km47) khoảng 1km về phía Bắc.

173. Đồi Động Tri: Động Tri là một ngọn đồi cao nằm giữa ranh giới hai xã Hướng Tân, Hướng Hóa, cao 1009m so với mực nước biển nên còn được gọi là cao điểm 1009; cách di tích sân bay Tà Cơn khoảng 4km (theo hướng chim bay) về phía Đông Bắc.

174. Đồi Tung Hàng: Tung Hàng là một ngọn đồi có độ cao khá lớn so với các ngọn đồi xung quanh. Đồi năm ở địa bàn thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách quốc lộ 14 (tại km 44) khoảng 8km về phía Tây Bắc.

175. Đồn Công an Cửa Tùng: Địa điểm đồn Công an Cửa Tùng nằm ở bờ Bắc sông Hiền Lương, thuộc địa phận thôn An Hòa, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách Cửa Tùng khoảng 50m về phía Bắc.

176. Đồn điền mụ Rôm: Địa điểm này nằm ở phía Bắc quốc lộ 9 trong vùng cư trú và trồng cây công nghiệp của nhân dân xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa.

177. Động muối Tường Vân: Đồng muối Tường Vân nằm về phía Đông Bắc của thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách đường 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 2,5km về phía Tây Bắc.

178. Động Bồ Chao: Động Bồ Chao là một đồi đất đỏ bazan khá rộng nằm ở phía Tây của phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, giáp giới xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ; cách trung tâm thị xã Đông Hà khoảng 2km về phía Tây Bắc.

179. Động Mở: Động Mở thuộc địa phận thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Đông. Động nằm cạnh đồng muối Tường Vân, là một vùng đất có nhiều lạch nhỏ chạy ra cửa biển nên nhân dân địa phương gọi là động Mở.

180. Động Ông Do: Là một đồi cát nằm gần sát biển, thuộc địa phận thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về hướng Tây Nam.

Page 36: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

36

181. Động Quai Vạc: Động Quai Vạc nằm giữa ranh giới phường 4, thành phố Đông Hà và thôn Vĩnh Đại, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Động gồm hai mõm chính nối nhau qua dải yên ngựa, cách nhau gần 300m.

182. Động Toàn: Thuộc địa phận thôn A Ròng, xã Mò Ó, huyện Đakrông. Đây là một ngọn núi cao, xung quanh được bao bọc bởi những cánh rừng rậm rạp, địa hình khá hiểm trở.

183. Động Voi Mẹp: Voi Mẹp là ngọn núi có độ cao lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị (1.107m), thuộc địa phận xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa. Nhìn từ xa có hình dáng như một con voi đang nằm nên gọi là Động Voi Mẹp. Dưới triều Tự Đức, vua ban tặng tên gọi “Tá Linh Sơn”, bởi “khi hữu sự người ra trông về đây để cầu xin sự linh ứng”. Núi Voi Mẹp được voi là núi thiêng, là biểu trưng của sự oai hùng, kiên trung của non nước và con người Quảng Trị trong suốt quá trình lịch sử bảo vệ và xây dựng quê hương.

184. Đường mòn Dốc Chao: Đường mòn Dốc Chao nằm giữa con đường liên thôn của xã Xy và A Túc, huyện Hướng Hóa; cách trụ sở UBND xã khoảng 5km về phía Đông.

185. Đường mòn Ka Đíp: Đường mòn Ka Đíp nằm ở thôn Ka Đíp, xã Thanh, huyện Hướng Hóa; cách trung tâm xã khoảng 4km về phía Đông, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 2,5km về phía Nam

186. Đường mòn khe Ku Pu Lơ: Đường mòn khe Ku Pu Lơ nằm trên trục đường liên xã, ở điểm tiếp giáp giữa hai thôn Aho và Tamua, thuộc địa bàn của xã Thanh, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 2km về phía Nam.

187. Đường suối Pe Sai: Đường suối Pe Sai là một đoạn đường mòn ven suối nằm ở khu vực giáp giới giữa hai bản Pe Sai và bản Thuận thuộc xã Thuận, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng 30km về phía Nam.

188. Hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến - Nam Hồ: Hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến- Nam Hồ nằm trên đồi 18, thuộc địa phận hai thôn Vĩnh Tiến và Nam Hồ, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách trung tâm huyện lỵ Vĩnh Linh khoảng 4km về phía Nam.

189.Khe Cu Dông: Cu Dông là một khe nước khá lớn chảy qua đường mòn độc đạo, bao bọc xung quanh là những dãy đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, thuộc địa phận thôn A Mây, xã A Xing, huyện Hướng Hóa; cách ngã ba Tân Long khoảng 35km về phía Nam.

190.Khe Đoàn Phương Lang: Khe Đoàn Phương Lang thuộc địa phận thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 2,5km về phía Tây. Nơi được coi là địa điểm tiêu biểu ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Hải Ba/Hải Lăng.

Page 37: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

37

191. Khe La Bá: Địa điểm khe Ba Lá nằm giữa vùng rừng núi thâm u của bản II, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 4km về hướng Đông Bắc.

192. Khe Làng An: Khe Làng An là tên gọi một khe nước bắt nguồn từ dãy núi cao (Động Chè) đổ ra hữu ngạn thượng nguồn sông Thạch Hãn tại Thác Lồ, thuộc địa bàn xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông; cách trung tâm UBND xã khoảng 2km về phía Tây Bắc.

193. Khe Me: Khe Me là một con suối nhỏ nằm giữa rừng núi trùng điệp ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách nông trường Cồn Tiên 40km về phía Tây.

194. Khe Nưa: Khe Nưa nằm trong một khu rừng già, địa hình hiểm trở thuộc địa phận bản II, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 10km về phía Tây.

195. Khe Ồ: Khe Ồ là một khe nước nằm phía tả ngạn đổ ra thượng nguồn sông Thạch Hãn, cắt qua đường liên xã từ km 41 của quốc lộ 9 vào Triệu Nguyên, trên địa phận thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Bắc.

196. Khe Tiên: Nằm trong một khu rừng phía thượng nguồn sông Sa Lung, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Tây.

197. Khe U Sau: Nằm trên địa phận thôn Tà Rụt, xã Tà Rụt, huyện Đakrong; cách đường 14 (tại km 50) khoảng 200m về phía Tây. Khu vực này có địa hình hiểm trở, thác cao, suối sâu và những cánh rừng rậm bao bọc xung quanh.

198. Kho G: Nằm trong một thung lũng khá rộng, thuộc địa bàn thôn Làng Ruộng, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông; cách trục đường quốc lộ 9 tại km 31 khoảng 200m về phía Tây.

199. Khu Mã Chiềng An Hưng: Khu Mã Chiềng nằm ở đầu thôn An Hưng, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong trong một khu vực ruộng lúa xen lẪn với mồ mả; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi chợ Cạn) chừng 3km về phía Đông Bắc.

200. Khu xóm dưới Lạc Tân: Địa điểm này nằm trong một xóm nhỏ thuộc thôn Lạc Tân, xã Gio Phong (nay là khu vực 3, thị trấn Gio Linh), huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 2km về phía Đông.

201. Khu vực miếu Địa Tạng: Khu vực miếu Địa Tạng là tên gọi chung cho một di tích từng xảy ra hai sự kiện có ý nghĩa đối với lịch sử Quảng Trị. Khu vực này có hai tuyến đường giao thôn xuyên quốc gia (đường sắt và đường bộ) chạy ngang qua, thuộc địa phận làng Trường Sanh, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng. Vì có một đàn tế mà trong đó có một pho tượng Địa Tạng nên gọi là khu vực miếu Địa Tạng.

Page 38: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

38

202. Lăng Đen: Là một ngôi mộ chôn cất ngài thỉ tổ họ Nguyễn, nằm ở cồn cát phía Tây làng Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng; cách đường liên xã Xuân-Vĩnh chừng 2,5km về phía Tây Nam.

203. Lăng mộ Trung lang tướng quân Hoàng Kim Hùng: Được con cháu xây dựng nhân kỷ niệm 217 năm ngày sinh của ông (1981) tạu xứ Đùng Lau, làng Vĩnh An, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 tại km10 khoảng 800m về phía Bắc.

204. Lòi Thị: Là một đồi cát khá rộng được bao phủ bởi rừng cây tự nhiên dày đặc, nằm phía Nam thôn Tân Minh, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách UBND xã chừng 1km về phía Tây.

205. Lùm Đình: Là một lùm cây rậm rạp bao bọc lấy ngôi đình làng Linh Yên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Đông Nam.

206. Miếu An Mỹ: Nằm cách cầu Đuồi khoảng 100m về phía Bắc, thuộc làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.

207. Miếu Bà làng Trung An: Ngôi miếu thờ ngài Khai canh của dân làng Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m vể phía Tây Bắc.

208. Miếu Bà Hỏa thôn Đông: Miếu Bà Hỏa nằm ở địa phận đội 2, thôn Đông, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài chừng 1,5km về phía Đông bắc; cách quốc lộ 1A khoảng 6km về phía Đông.

209. Miếu Bà làng Thái Lai: Ngôi miếu nằm ở làng Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; cách bờ biển khoảng 100m về phía Tây. Nguyên là một ngôi miếu thờ bà Hỏa được nhân dân địa phương cho là rất linh thiêng.

210. Miếu Bà thôn Vệ Nghĩa: Nguyên là một ngôi miếu thờ Bà Thùy, nhân dân địa phương thường gọi là miếu Bà, được dựng bằng gỗ mái lợp ngói, xung quanh cây cối rậm rạp, thuộc thôn Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (nằm ở góc Tây nam thành Thuận Châu); cách tỉnh lộ 64 (Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

211. Miếu Cao Sơn: Cao Sơn là ngôi miếu cổ thờ vị thần núi nằm trong khu vực rú làng Lan Đình, xã Gio Phong, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 500m về phía Đông.

212. Miếu Lôi Chấn Cồn Khoai: Nằm trên một đồi cát ở phía Tây bắc làng Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 2km về phía Tây Bắc. Nguyên xưa, ngôi miếu khá lớn, xung quanh bao phủ bởi nhiều loại cây leo rậm rạp. Qua hai cuộc chiến tranh, ngôi miếu bị sập đổ hoàn toàn, đến năm 1971 ngôi miếu được phục dựng nguyên dạng và tồn tại từ đó cho đến ngày nay.

213. Miếu Mộc Bài: Núi được dựng trên một triền đồi cây cối um tùm, thuộc làng Nhĩ Trung, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách đường 75b

Page 39: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

39

khoảng 500m về phía Tây. Cạnh khu vực này còn có Rú Cấm là một căn cứ kháng chiến hoạt động khá mạnh ở vùng Đông Gio Linh.

214. Miếu Thành Hoàng làng Quảng Xá: là một ngôi miếu cổ thờ vị Thành hoàng làng, nằm ở địa bàn thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Nguyên xưa ngôi miếu được dựng bằng gỗ, mái lợp ngói liệt, xung quanh miếu có rất nhiều cây cổ thụ, tỏa bóng mát bao bọc, càng tạo nên vẻ thâm nghiêm, huyền bí khiến dân làng rất ít qua lại nơi này.

215. Miếu Thành Hoàng làng Thủy Trung: Đây là ngôi miếu thờ vị thủy tổ họ Nguyễn được dân làng tôn xưng làm thần Thành Hoàng. Miếu nằm ở phía Nam làng Thủy Trung, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh; cách đường Cáp Lài khoảng 2km về phía Đông Bắc.

216. Mồ Doi Diên Sanh: Mồ Doi là tên gọi của một mô đất được đắp cao giữa vùng cát, dùng làm nơi cho những người mục đồng đứng để canh và tìm trâu bò đi lạc. Mồ Doi nằm về phía Tây làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Đông.

217. Mộ Khóa Bảo- Nguyễn Hữu Đồng (1860-1920): Mộ cụ Khóa bảo được cát táng năm 1998, tại xứ Động Ngang (cạch quốc lộ 9) nằm trên ranh giới hai thôn Tân Tường và Tâm Trang, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND huyện 2km về phía Tây.

218. Mộ ông Phượng: Nằm ở giữa vùng Rú Tràm, thôn Thượng Lập, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 3km về phía Tây bắc.

219. Mốc km4, km5 đường 9A: Mốc km4, km4 đường 9A nằm trên quốc lộ 9, thuộc địa phận khu phố 5, phường 4, thành phố Đông Hà.

220.Mũi hói Kim Long: Mũi hói Kim Long hay còn gọi là Gò Bến chảy qua giữa cánh đồng làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 200m về phía Tây.

221. Ngã ba đi Hà Xá: Ngã ba nằm trên đường rẽ từ quốc lộ 1A đi Hà Xá, cách cầu Lai Phước 300m về phía Nam, thuộc địa bàn xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong. Đây là điểm nhân dân tập trung giương cao băng cờ, biểu ngữ để mít tinh kéo đi giành chính quyền tại phủ Triệu Phong trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945.

222. Ngã ba Hiền Lương: Ngã ba Hiền Lương nằm ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và tỉnh lộ 70, thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương khoảng 800m về phía Bắc.

223. Ngã ba ông Quyền: Ngã ba ông Quyền nằm ở đầu làng Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Đông bắc.

Page 40: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

40

224. Ngã tư Hội Yên: Là giao điểm của hai trục đường tỉnh lộ 8 (từ Diên Sanh đi Mỹ Thủy) và tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Hải Dương) thuộc địa phận làng Hội Yên, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng.

225. Ngầm Bến Than: Là một điểm vượt phụ nối tiếp cầu treo Bến Tắt bằng một đoạn đường dài khoảng 2km, nằm ở thượng nguồn sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thị trấn Gio Linh khoảng 30km về phía Tây bắc.

226. Nghè Thành Hoàng làng Phú Liêu: Nghè Thành Hoàng là một khu vực cây cối rậm rạp, là nơi thờ vị tiền khai khẩn của làng Phú Liêu, nằm trên địa phận làng Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 68 (thị xã Quảng Trị đi Hải Dương) khoảng 3km về phía Đông Bắc. Chính tại nơi đây, trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, lực lượng cách mạng thường xuyên tổ chức nhiều cuộc mít tin, tuyên truyền, luyện tập quân sự và đúc rèn khí giới chuẩn bị đứng lên giành chính quyền vào tháng 8/1945.

227. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn: Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường Quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây Bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây Bắc.

228. Ngõ nhà ông Phan Tường: Nhà ông Phan Tường thuộc thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong; cách cầu Lai Phước khoảng 300m về phía Tây Nam.

229. Nguồn Ba Lăng: Ba Lăng là một nguồn thác tự nhiên nằm về phía Đông thôn Kỳ Nơi, xã A Túc, huyện hướng Hóa; cách trung tâm huyện lỵ Hướng Hóa gần 35km về phía Nam.

230. Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ: Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ nằm trong khuôn viên đất thổ cư của chị Nghĩa, thuộc địa phận khóm 2, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ; cách UBND huyện khoảng 200m về phía Tây nam.

231. Nhà lưu niệm Cố tổng Bí thư Lê Duẩn: Là một di tích lưu niệm danh nhân của Đảng duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ngôi nhà nằm bên bờ sông Thạch Hãn, trên địa phận làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong; cách thị xã Quảng Trị theo tỉnh lộ 64 khoảng 3km về phía Đông. Di tích tọa lạc trong một khu vực gần chợ Sãi, nơi đây một thời vốn là trung tâm buôn bán tấp nập, nghề tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của vùng đồng bằng Triệu Phong. Chính tại ngôi nhà này, đã sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành nên một nhân cách lớn lao của một lãnh tụ cách mạng Việt Nam: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

232. Nhà ông Dương Diễn: Thuộc địa phận khóm I, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A gần 1km về phía Đông.

Page 41: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

41

233. Nhà ông Khâm: Nằm về phía Tây quốc lộ 1A (tại km 675), thuộc xóm Biền, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà; cách cầu Đông Hà gần 1,5km về phía Bắc.

234. Nhà ông Lê Kiếm: Nằm bên cạnh sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn thôn Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông.

235. Nhà ông Lê Mậu Tương: Thuộc thôn Tạc Tân, xã Gio Phong (nay là khu phố 3, thị trấn Gio Linh), huyện Gio Linh; cách quốc lộ 1A hơn 500m về phía Đông.

236. Nhà ông Lê Phó: Nhà ông Lê Phó (liệt sĩ-Bí thư Chi bộ Lai Cách năm 1940) tọa lạc trên một vùng đồi trung du, xung quanh cây cối rậm rạp thuộc địa phận đội 8, thôn Tân Định, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 4km về phía Tây Nam. Đây là nơi kín đáo, thuận tiện cho việc đi lại hoạt động cùa các cán bộ, đảng viên xã Vĩnh Chấp trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

237. Nhà ông Lê Quang Xuân: Nằm cạnh ngã ba thôn Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

238. Nhà ông Lê Táo: Nằm ở xóm trên làng Mỹ Lộc, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Nam.

239. Nhà ông Lương Khoan: Địa điểm nhà ông Lương Khoan nằm ở phía Đông nam chợ Ngô Xá, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong; cách đường 68 (thị xã Quảng Trị đi Mỹ Thủy) khoảng 200m về phía Đông Bắc.

240. Nhà ông Nghiên: Nhà ông Nghiên nằm trong địa bàn thôn Lai Xá, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Phúc Lâm gần 500m về phía Nam.

241. Nhà ông Nguyễn Đình Đăng: Ngôi nhà nằm trong một vị trí tương đối kín đáo ở phía Đông làng Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

242. Nhà ông Nguyễn Đức Úc: Nằm ở bờ Nam sông Hiếu, thuộc khu phố II, phường III, thành phố Đông Hà; cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 700m về phía Tây Bắc.

243. Nhà ông Nguyễn Khiếu: Nhà ông Nguyễn Khiếu nằm về phía Tây Bắc thôn Tân Vĩnh (cạnh bờ sông Vĩnh Phước), xã Triệu Lương (nay là phường Đông Lương), thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A khoảng 5km về phía Tây.

Page 42: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

42

244. Nhà ông Nguyễn Ngọc Châu: (tức nhà ông Nguyễn Phu) nằm ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 500m về phía Đông.

245. Nhà ông Nguyễn Sỏ: Nằm ở xóm giữa thôn Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) gần 1km về phía Tây Bắc.

246. Nhà ông Nguyễn Thược: Nằm ở làng Liêm Công Đông, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Đông Bắc.

247. Nhà ông Nguyễn Xộc: Nằm ở xóm Cống, làng Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 68 khoảng 200m về phía Đông Bắc.

248. Nhà ông Nhạn: Địa điểm nhà ông Nhạn nằm trong địa phận thôn Liêm Công Đông, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 500m về phía Bắc.

249. Nhà ông Tổng Trọng: Là tên gọi để chỉ một ngôi nhà của một vị chánh tổng thời Pháp tên là Trọng, nằm trên địa phận làng Như Lệ, xã Hải Lệ, huyện Hải Lăng; cách chợ Như Lệ khoảng 200m về phía Nam.

250. Nhà ông Trần Duy Bá: Nằm trong địa phận xóm Cống, làng Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 68 khoảng 200m về phía Đông Bắc.

251. Nhà ông Trình: Thuộc địa phận thôn Liêm Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã gần 300m về phía Bắc.

252. Nhà Tằm: Ngôi nhà nằm trên vùng đồi núi thuộc thôn Tân Tường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 (tại km515) khoảng 800m về phía Nam.

253. Nhà thờ họ Đoàn: Nguyên xưa được xây dựng khang trang, bê thế mang dáng dấp của một công trình kiến trúc cổ, là nơi thờ ngài thỉ tổ của dòng họ Đoàn. Nhà thờ nằm trên địa phận làng Gia Đăng, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã Triệu Lăng khoảng 3,5km về phía Nam.

254. Nhà thờ họ Hoàng: Nằm trong địa phận làng Điếu Ngao, nay là khu phố I, phường 2, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A (tại Bến xe) khoảng 500m về phía Đông. Nơi đây đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu về truyền thống đấu tranh của nhân dân Đông Hà trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

255. Nhà thờ họ Lê Bá: Là nơi thờ ngài thỉ tổ và những người có công lớn đối với dòng họ, nằm ở đầu làng Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 3km về phía Tây Bắc.

Page 43: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

43

256. Nhà thờ họ Lê làng An Lợi: Nằm ở địa phận xóm Trên, làng An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Nam.

257. Nhà thờ họ Lê thôn Hoàng Hà: Nằm trong khuôn viên đất thổ cư của bác Lê Tài, thôn Hoàng Hà, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách đường 75B khoảng 500m về phía Đông.

258. Nhà thờ họ Nguyễn Công: Đây là ngôi từ đường của họ Nguyễn Công, làng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng; nằm ở Bắc sông Ô Lâu; cách UBND xã 1km về phía Đông. Tại nhà thờ này, vào cuối năm 1948 Chi bộ đầu tiên của xã Hải Hòa đã được thành lập.

259. Nhà thờ họ Nguyễn Khắc: Nằm ở trung tâm thôn Lập thạch, phương Đông Lễ, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A chừng 500m về phía Đông Nam. Đây là một ngôi từ đường được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XX, mang nét kiến trúc cổ, là nơi ngài thỉ tổ của họ Nguyễn Khắc cùng những người có công trong dòng tộc.

260. Nhà thờ họ Võ Đâu Kênh: Nhà thờ họ Võ nằm trong địa phận Xóm Đùng, làng Đâu Kênh, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong; cách tỉnh lộ 64 (thị xã Quảng Trị đi Cửa Việt) khoảng 1km về phía Tây.

261. Nhà thờ Ngô Xá Đông: Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo của giáo dân đạo Thiên Chúa làng Ngô Xá và các làng lân cận. Nhà thờ nằm ở cạnh tỉnh lộ 68, trên địa phận làng Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong. Nhà thờ được xây dựng từ đầu thế kỷ XX với sự kết hợp của nghệ thuật kiến trúc cổ và phong cách kiến trúc của Tây phương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân ta với quân đội Mỹ - Ngụy.

262. Nhà vòm sân bay: Nhà vòm là một trong những công trình nằm trong khu vực sân bay quân sự Đông Hà, dùng để làm nhà trú ẩn cho các loại máy bay, nhất là máy bay lên thẳng. Công trình này hiện còn nằm trên địa phận khu phố 5, phường 5, thành phố Đông Hà. Sân bay quân sự Đông Hà nằm trong chi khu quân sự Đông Hà, một căn cứ có quy mô lớn được Mỹ-ngụy xây dựng trên địa bàn thành phố Đông Hà những năm 1965-1966 nằm trong hệ thống phòng thủ chiến lược phía Nam Vĩ tuyến 17 và cũng là căn cứ thuộc tuyến phòng thủ chiến lược trên hành lang quốc lộ 9.

263. Núi CôKaLưi: CôKaLưi là một đỉnh núi cao, cheo leo hiểm trở, lởm chởm đá tai mèo, thuộc địa bàn xã A Túc, huyện Hướng Hóa; cách thị trấn Khe Sanh khoảng gần 40km về phía Nam.

264. Phường Sắn: Phường Sắn là địa danh của một tên làng nằm ở phía Tây xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 1,5km về phía Tây. Đây là căn cứ địa và cơ sở cách mạng của ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Page 44: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

44

265. Quân cảng Cửa Việt: Nằm ở bờ Nam cửa biển Việt Yên (Cửa Việt), thuộc địa bàn thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong; cách thành phố Đông Hà gần 15km về phía Đông; cách thị xã Quảng Trị chừng 18km (theo tỉnh lộ 64) về phía Đông Bắc. Cảng Cửa Việt có diện tích khoảng 10.000m2, độ sâu trung bình từ 8m-12m, tàu 5.000 tấn có thể ra vào dễ dàng.

266. Rú Bời Lời: Rú Bời Lời là một rừng cây tự nhiên khá rậm rạp thuộc địa phận thôn Hà My, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã khoảng 1km về phía Tây Nam.

267. Rú Choi Pheo: Địa điểm Rú Choi Pheo nằm phía Tây làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A gần 2km về phía Tây.

268. Rú Hoàng Hà: Rú Hoàng Hà là một trảng cát gồm nhiều loại cây tự nhiên mọc xanh tốt nằm về phía Tây thôn Hoàng Hà, xã Gio Thành, huyện Gio Linh; cách sông Hiếu khoảng 1km về phía Tây Bắc.

269. Rú Hộp: Rú Hộp là tên gọi của một cồn cát nằm trên địa phận thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng; cách cầu Nhùng 300m về phía Đông Nam.

270.Rú Lòi Đình: Là một khu vực cây cối mọc um tùm, nằm cạnh ngôi đình làng của thôn Thượng Lập (sau năm 1945 thôn Thượng Lập được đổi thành Thượng Hòa), xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Tây Bắc.

271. Rú Trạng Nhỏ: Địa điểm này là một rú cát nằm về phía Tây nam của làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng; cách Trằm Trà Lộc khoảng 500m về phía Tây Bắc; cách đường liên xã Xuân-Quy-Vĩnh khoảng 2,5km về phía Tây.

272. Sân bay Ái Tử: Sân bay nằm kẹp giữa Quốc lộ 1A và sông Thạch Hãn, thuộc địa bàn thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong; cách thành phố Đông Hà khoảng 7km về phía Nam.

273. Thác Ky Quay: Nằm bên khe Ba Lình, đổ ra sông Đakrông tại Tà Rụt, thuộc địa phận xã A Vao, huyện Đakrông. Về mùa khô con đường liên xã Tà Rụt-A Vao nối sang biên giới Việt-Lào tại cột mốc R15 được đồng bào Pa Kô sử dụng để đi tắt.

274. Tổng trạm thông tin A30: Tổng trạm thông tin A30 nằm trên địa phận xứ Lòi, thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 3km về phía Tây Bắc.

275. Trạm chỉ huy tiền phương Bộ tư lệnh 559: Trạm chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 (Binh đoàn Trường Sơn) được bố trí xây dựng trên một ngọn đồi giáp giới giữa hai làng Phường Xuân, xã Gio An và Tân Văn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 3km về phía Bắc.

Page 45: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

45

276. Trại Cá: Trại Cá nằm trong một thung lũng khá rộng thuộc địa phận bản Trại Cá, xã Tà Long, huyện Đakrông; cách đường quốc lộ 14 (tại cây số 14) gần 1km về phía Tây, nằm trên đường liên thôn từ Trại Cá đi bản Chai, bản Bù, bản Hồ.

277. Trạm đường dây liên lạc 559: Đi qua huyện Đakrông gồm 2 trạm: trạm B7 nằm ở phía Bắc của bản Eo, cách quốc lộ 9 khoảng 2km và trạm B5 nằm ở phía Đông của bản Tà Long, xã Tà Long, huyện Đakrông, tại km số 10 của đường 14.

278. Trụ sở Đảng ủy Khu vực Vĩnh Linh năm 1965-1698: Trụ sở này nằm tại thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng gần 3km về phía Đông Nam.

279. Trụ sở Khu ủy Vĩnh Linh từ 1986-1972: Trụ sở này nằm thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá khoảng 4km về phía Đông Nam.

280. Vùng bàu Chùa Câu Hoan: Địa điểm này thuộc nhóm Thanh, làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 300m về phía Tây. Bàu nằm cạnh một ngôi chùa làng nên nhân dân địa phương gọi là Bàu Chùa. Đây là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử của quân và dân Hải Thọ/Hải Lăng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.

281. Vụ thảm sát Cùa 1947: Địa điểm vụ thảm sát, nằm trên địa phận hai làng Bảng Sơn và Định Sơn, giáp giới giữa hai xã Cam Nghĩa và Cam Chính, thuộc huyện Cam Lộ; cách trung tâm huyện lỵ Cam Lộ 10km về phía Tây nam.

282. Vụ thảm sát Hướng Điền năm 1955: Hướng Điền là một địa danh thuộc địa phận hai thôn Tân Lập và Tân Hiệp, xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách quốc lộ 14 khoảng 300m về phía Đông, trên đoạn đường từ km 47 đến km 49.

283. Vụ thảm sát làng Kim Giao năm 1948: Kim Giao là một làng nằm sâu giữa vùng đồng bằng Hải Lăng thuộc xã Hải Dương, huyện Hải Lăng; cách tỉnh lộ 8 khoảng 500m về phía Đông.

284. Vụ thảm sát Quy Thiện năm 1947: Vụ thảm sát Quy Thiện năm 1947 là tên gọi chung cho sự kiện đau thương của nhân dân hai làng Quy Thiện và Văn Vận do Pháp gây nên trên địa bàn xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Địa điểm được chọn làm nơi ghi dấu tội ác của giặc Pháp và tưởng nhớ những người đã mất trong vụ thảm sát này nằm cạnh đường liên xã Quy-Xuân-Vĩnh; cách thị xã Quảng Trị chừng gần 3km về phía Đông Nam.

285. Vụ thảm sát Trung An - Thâm Khê: Trung An và Thâm Khê là hai làng ở phía Bắc xã Hải Khê - một xã vùng biển tận cùng của huyện Hải Lăng. Trên một địa bàn do trở ngại lớn về giao thông và bị ngăn cách với bên ngoài bởi một trảng cát rộng nên người dân nơi đây thuần túy hoạt động

Page 46: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

46

về nghề biển. Trong chiến tranh, nhờ địa hình hiểm trở như vậy, xã Hải Khê là nơi có phong trào cách mạng rất phát triển. Vì thế đây cũng là một trong những mục tiêu cần tiêu diệt trong các trận càn của giặc.

286. Vườn nhà ông Hưởng: Vườn rộng chừng 100m2, ở đội 3 (cũ) thuộc làng Phú Liêu, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã 4km về phía Đông và cách sông Vĩnh Định khoảng 700km về phía Đông Bắc. Đây là nơi diễn ra vụ thảm sát đẫm máu của Pháp đối với nhân dân xã Triệu Tài vào tháng 12/1947.

287. Vườn nhà ông Phạm Chít: Nguyên trước đâu nằm cạnh chợ An Nha, thuộc địa phận làng An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh; cách đường 75 gần 600 về phía Bắc.

288. Vườn nhà ông Sam: Vườn nhà ông Sam nằm trong địa phận làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 2km vể phía Tây.

d. LOẠI HÌNH DI TÍCH DANH LAM THẮNG CẢNH1. Khu danh thắng Cửa Tùng: Bài tắm Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh

Linh; cách cầu Hiền Lương khoảng 10km về phía Đông bắc; cách địa đạo Vịnh Mốc trên 5km về phía Nam.

Cửa Tùng là một vịnh nhỏ ăn sâu vào chân dải đất đồi bazan chạy sát biển gọi là Bãi Lay. Xưa đây là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy và dựng trại cho lính ở. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, chỉ để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát.

Dưới con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là “Nữ hoàng của các bãi biển” (Lareine des plages) Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. A.Laborde – một người Pháp rất am tường về Đông Dương và Quảng Trị đã mô tả: “Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m… Từ trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời…”.

Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra biển cùng với bãi cát mịn màng. Trên đồi là khu dân cư trù mật với những vườn cây như mít, chè, dứa, chuối, chôm chôm, mãng cầu…Biển Cửa Tùng có các loại hải sản nổi tiếng như mực, ruốc (khuyết), tôm hùm, cá thu… Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát.

2. Khu danh thắng Đakrông: Nằm hai bên quốc lộ 9, tại vị trí km 50; thuộc địa bàn xã Đakrông, huyện Đakrông.

Page 47: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

47

Đây là tên gọi chung để chỉ cụm di tích - danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm có: Cầu treo Đakrông, dãy núi Ta Lung, núi Klu, suối nước nóng Klu, bản dân tộc Vân Kiều, điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50. Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái …

a.Cầu treo Đakrông: được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972-1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ. 

Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích. 

b.Dãy núi Ta Lung, núi Klu: Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ. 

c. Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ): Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm. 

Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới. 

Page 48: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

48

d. Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu): Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ. 

e. Điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50: Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích - danh thắng, cùng với Đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á Đông - Tây. Vì vậy khu di tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại. 

3. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh: Rú Lịnh nằm trên một vùng đồi đất đỏ bazan thuộc địa phận hai xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá 6km về phía Đông Nam, cách bờ biển Cửa Tùng khoảng 3km về phía Tây.

Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng; nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc.

Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm như lim, gõ, huyệnh, sến, vàng trâm, tàu tàu và cây trầm gió. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như lợn rừng, hoẵng, mang, trăn, trút, rắn, gà ri, chim trọc, quạ mỏ vàng.

4. Suối nước nóng Tân Lâm: Suối nước nóng Tân Lâm thuộc một hệ chi lưu ở thượng nguồn Sông Hiếu, nằm trong địa phận thôn cây Muồng, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; nay là đất của đội I- Xí nghiệp Liên hiệp hồ tiêu Tân Lâm.

5. Bãi tắm Cửa Việt: Cách thành phố Đông Hà 15km về phía Đông Nam, đây là bãi tắm có

diện tích rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi cát thoai thoải dài theo những rặng dương xanh ven biển. Bãi biển Cửa Việt nằm ở Bắc Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh cách đường xuyên Á khoảng 1km về phía Bắc.

6. Khu du lịch sinh thái trằm Trà Lộc:

Page 49: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

49

Trằm Trà Lộc, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Quảng Trị thuộc địa phận làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng; cách Thị xã Quảng Trị khoảng 6km về phía Ðông Nam; cách Trung tâm Hành hương đức mẹ La Vang khoảng 5km về phía Đông Bắc; cách Quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Đông Bắc.

Trằm - theo cách gọi của nhân dân địa phương là bàu nước, còn có tên là bàu Giàng, có diện tích  mặt nước khoảng 20ha, nằm giữa một vùng tiếp giáp giữa đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng. Ðây là nơi hội tụ các luồng, mạch nước từ trong các cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các các lạch nhỏ. Ở đây, dải rừng nguyên sinh kéo dài từ góc Ðông Nam bờ Trằm lên phía Tây Bắc giáp với Bàu Ông Vần tới gần 1km, chiều ngang hơn 50m. Chính dải rừng này đã tạo thành một vành đai có tác dụng chắn cát từ phía Tây tràn xuống để bảo vệ đồng ruộng.

Ðây là khu bảo tồn được nhiều gen thực vật thuộc hệ sinh thái thảm thực vật vùng cát rất quý với nhiều cây lấy gỗ lâu năm, to đến một người ôm không xuể và cao hàng chục mét; có các loại cây quý hiếm như: tran, săng ve, đá lã, trai, rỏi, tràm, bông cấu…

IV. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH MỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ

* LOẠI HÌNH DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT1. Đình làng Điếu Ngao: Đình làng Điếu Ngao nằm cạnh đường Đặng

Dung, thuộc địa phận khu phố II, phường II, thành phố Đông Hà; cách quốc lộ 1A khoảng 1,5km về phía Đông bắc. Tọa lạc trên khu đất khá rộng. Trong khuôn viên là hai công trình kiến trúc uy nghiêm bề thế; một tòa đại đình nằm ngang và một ngôi miếu thờ Thành hoàng của làng. Đình quay mặt về hướng Bắc nơi có dòng Hiếu Giang trong xanh hiền hòa chảy qua, lưng tựa vào xóm làng trù phú.

2. Đình làng Long Hưng: Đình thuộc địa phận làng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 1km về phía Đông nam. Qúa trình xây dựng đình gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển cùng với sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội của làng.

3. Giếng đá Kim Đâu: giếng nằm về phía Nam của một bàu nước rộng có tên là Bàu Đá. Bàu nước này chạy dài theo hướng Tây bắc-Đông nam thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ. Đối diện với giếng đá ở bên kia bàu nước là ngôi miếu bà Chúa Ngọc (thờ thần Thiên Y Ana Ngọc Diễn Phu-tức là vị nữ thần, thần Mẹ xứ sở, Po Naga của người Chăm đã được Việt hóa)

4. Nhà thờ họ Đặng làng Câu Hoan: Nhà thờ họ Đặng thuộc thôn 4, làng Câu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng cách tỉnh lộ 8 khoảng 500m về phía Đông Bắc. Nhà thờ họ Đặng tọa lạc trên một khu đất tương đối rộng,

Page 50: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

50

phía trước là dãi ruộng trũng (xưa là vùng đầm phá), phía sau có đồi cát che chắn. Đây là địa cuộc rất tốt cho sự hưng thịnh của dòng họ.

5. Nhà thờ họ Lê Văn làng Lương Điền: Nhà thờ họ Lê Văn thuộc địa phận làng Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng; cách quốc lộ 1A khoảng 1km về phía Đông.

6. Nhà thờ họ Nguyễn Đức làng An Thơ: Nhà thờ họ Nguyễn Đức thuộc địa phận làng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 200m vể phía Bắc.

7. Khu mộ cổ thời các chúa Nguyễn ở Văn Qũy: Khu mộ cổ nằm về phía Bắc sông Ô Lâu, trên khu nghĩa địa thuộc làng Văn Qũy, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; cách trụ sở UBND xã khoảng 3km về phía Đông.

* LOẠI HÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ1. Địa đạo 61: Địa đạo 61 được đào sâu trong lòng một quả đồi đất đỏ

bazan thuộc địa phận thôn An Hòa I, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 8km về phía Đông nam.

2. Địa điểm ấp chiến lược Lễ Môn: Ấp chiến lược Lễ Môn nằm trên địa phận làng Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh; cách UBND huyện khoảng 2km về phía Bắc.

3. Địa điêm đình làng An Tiêm: Đình nằm về phía Đông Nam làng An Tiêm, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, cách thị xã Quảng Trị chừng hơn 1km về phía Đông Bắc; cách di tích nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duanaxr khoảng 2km về phía Nam.

4. Địa điểm đồn Chấp Lễ: Đồn được xây dựng trên một khu đồi thấp gần Bàu Côộc, thuộc địa phận thôn Chấp Lễ, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh; cách thị trấn Hồ Xá 2km về phía Bắc.

5. Địa điểm đồn Mỹ Á: Đồn nằm trong địa phận xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh; cách quốc lộ 1A khoảng 4km về phía Tây Nam.

6. Địa điểm ghi dấu phong trào đồng khởi ở Cùa: Địa điểm này nằm ở trung tâm hai thôn Mai Lộc và Mai Đàn của xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.

7. Địa điểm ghi dấu tội ác vụ hành quyết nữ anh hùng Lê Thị Tuyết: Địa điểm này nằm cạnh đường liên xã Quy-Xuân-Vĩnh về phía Nam, trong khuôn viên trường tiểu học xã Hải Xuân, thuộc địa bàn thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng.

8. Địa điểm ghi dấu trận chống càn thôn Nại Cửu: Địa điểm này nằm trong địa phận đội 4, thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, cách trụ sở UBND xã khoảng 1,5km về phía Tây Nam. Nơi đây, ngày 17/02/1947, từng ghi dấu trận chiến đấu anh dũng của 12 chiến sĩ thuộc tiểu đội du kích xã Phong La (nay là xã Triệu Thành và Triệu Đông).

9. Địa điểm hầm mộ liệt sĩ thôn An Hưng: Địa điểm hầm mộ liệt sĩ thôn An Hưng nằm trong khuôn viên vườn nhà ông Tình (bà Cẩm), thuộc thị

Page 51: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

51

trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ; cách trụ sở UBND huyện khoảng 300m về phía Tây Bắc.

10. Địa điểm huyện đường Gio Linh: Huyện đường nằm trên địa phận thôn Hà Thượng, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, nay thuộc thị trấn Gio Linh; cách đương 75B gần 100m về phía Bắc.

11. Địa điểm khu tập trung Tân Tường: Khu tập trung Tân Tường nằm trên địa phận của hai thôn Phường Cội-Tân Tường, xã Cam thành, huyện Cam Lộ; cách trung tâm trụ sở UBND huyện gần 2km về phía Tây Nam. Đó là một khu đất bằng phẳng từ km 14 về đèo Đá kéo rộng ra chân Bút Sơn và cầu Cây Cui với diện tích khoảng 4km.

12. Địa điểm thành lập Huyện ủy Lâm thời Gio Linh: Huyện ủy lâm thời Gio Linh được thành lập tại xứ Ông voi, động Cồn Tiên thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh; cách chợ Nam Đông khoảng 2km về phía tây.

13. Địa điểm trận địa pháo Tân Tường: Trận địa pháo Tân Tường nằm về phía Tây nam Động Ngang, thuộc thôn Tân Tướng, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ; cách quốc lộ 9 (Tại km 15) gần 500m về phía Nam.

14. Động Đàn Bầu: Địa điểm này là một dãy đồi thoải theo hướng Tây nam-Đông bắc, mặt trước giáp ruộng (làng Phú Ngạn); mặt sau giáp Khe Lòn; cách đường 73 gần 5km về phía Nam; cách làng Phú Ngạn, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ gần 1,4km về phía Bắc.

15. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9: Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 nằm bên cạnh quốc lộ 9, trên một vùng đồi thuộc địa bàn phường 4, thành phố Đông Hà; cách trung tâm thành phố gần 6km về phía Tây. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 được nâng cấp, xây dựng từ Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Đông Hà (có từ năm 1983-1984).

16. Nhà ông Bộ Lãnh: Nhà ông Bộ Lãnh nằm cạnh đường quốc phòng, thuộc địa bàn thôn 8, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong; cách trụ sở UBND xã gần 500 về phía Bắc. Sau khi Quảng Trị được giải phóng, trạm phẫu thuật tiền phương được chuyển đến khu vực vườn nhà ông Bộ Lãnh. Địa điểm này nằm trên địa hình cao, có tầm quan sát rộng, xung quanh cây cối rậm rạp, thuận lợi cho việc cứu chữa thương bệnh binh ở mặt trận và kịp thời rút về tuyến sau khi có những sự cố bất trắc.

17. Địa điểm vụ thảm sát húc Ván và Troài: Húc Ván và Troài là hai bản của đồng bào dân tộc Vân Kiều thuộc xã Húc, huyện Hướng Hóa, cách thị trấn Khe Sanh khoảng 7km về phía Nam.

* LOẠI HÌNH DI TÍCH DANH LAM THẮNG CẢNH1. Hang động A Pô Ly Hông: Hang động A Pô Ly Hông được kiến tạo

trong một dãy núi đá vôi thuộc địa bàn xã Tà Rụt, huyện Đakrông; cách trung tâm xã (tại km 49 đường Hồ Chí Minh) khoảng 6km về phía Đông Bắc.

Page 52: Một số danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

52