những bài văn mẫu - thễ loại viết thư

27
“Ông già Nô-en kính yêu Hàng năm cháu cứ mong đến tháng 12 cho ông và kể về những việc tốt cháu đã làm trong năm qua, chia sẻ với ông về những mơ ước của cháu trong cuộc sống cũng như về món quà Giáng sinh. Ông ạ, năm nay cháu đã giữ đúng lời hứa với ông về việc sẽ cố gắng học thật tốt. Sau một năm, cháu đã có một giải nhất toán qua mạng cấp trường, giải nhất học sinh giỏi cấp trường, giải nhì viết chữ đẹp và giải cuộc thi IOE đấy. Đặc biệt hơn, trong bảng thành tích năm qua chính là giải nhất cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia. Cháu còn nhớ hồi năm ngoái, cháu đã hồi hộp như thế nào khi chờ đợi để xem tường thuật trực tiếp hành trình đêm Nô-en của ông trên mạng. Chiều ngày 24, thời gian trôi chậm lại, để đỡ sốt ruột, cháu đã dạo mấy vòng thăm ngôi làng thân yêu và xưởng chế tạo đồ chơi của ông. Đàn tuần lộc với con Eudolph màu đỏ hình như cũng bồn chồn, gõ móng liên hồi trên mặt băng. Rồi cũng đến giờ lên đường, cháu nhớ mãi hình ảnh cỗ xe chở đầy quà của ông lao vút trên nền trời Bắc cực xanh thẳm mang theo bao niềm vui của bạn nhỏ trên thế giới. Biển Bắc cực xanh lấp lánh phía dưới. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc xe của ông bay qua thành phố đầu tiên. Cháu nhìn rất rõ trên màn hình máy tính mỗi thành phố ông ghé thăm. Mỗi hình ảnh mang cho cháu một cảm xúc khác nhau. Có những thành phố hoa lệ đầy ánh sáng như Paris, London, Tokio hay Bắc Kinh nhưng cũng có những thành phố nghèo nàn, đổ vỡ, chìm trong chiến tranh như Damas, Tripoli…

Upload: tathieubao

Post on 20-Jan-2016

39 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Thễ loại viết thư

TRANSCRIPT

Page 1: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

“Ông già Nô-en kính yêu

Hàng năm cháu cứ mong đến tháng 12 cho ông và kể về những việc tốt cháu đã làm trong năm qua, chia sẻ với ông về những mơ ước của cháu trong cuộc sống cũng như về món quà Giáng sinh.

Ông ạ, năm nay cháu đã giữ đúng lời hứa với ông về việc sẽ cố gắng học thật tốt. Sau một năm, cháu đã có một giải nhất toán qua mạng cấp trường, giải nhất học sinh giỏi cấp trường, giải nhì viết chữ đẹp và giải cuộc thi IOE đấy. Đặc biệt hơn, trong bảng thành tích năm qua chính là giải nhất cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia.

Cháu còn nhớ hồi năm ngoái, cháu đã hồi hộp như thế nào khi chờ đợi để xem tường thuật trực tiếp hành trình đêm Nô-en của ông trên mạng. Chiều ngày 24, thời gian trôi chậm lại, để đỡ sốt ruột, cháu đã dạo mấy vòng thăm ngôi làng thân yêu và xưởng chế tạo đồ chơi của ông. Đàn tuần lộc với con Eudolph màu đỏ hình như cũng bồn chồn, gõ móng liên hồi trên mặt băng. Rồi cũng đến giờ lên đường, cháu nhớ mãi hình ảnh cỗ xe chở đầy quà của ông lao vút trên nền trời Bắc cực xanh thẳm mang theo bao niềm vui của bạn nhỏ trên thế giới. Biển Bắc cực xanh lấp lánh phía dưới.

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc xe của ông bay qua thành phố đầu tiên. Cháu nhìn rất rõ trên màn hình máy tính mỗi thành phố ông ghé thăm. Mỗi hình ảnh mang cho cháu một cảm xúc khác nhau. Có những thành phố hoa lệ đầy ánh sáng như Paris, London, Tokio hay Bắc Kinh nhưng cũng có những thành phố nghèo nàn, đổ vỡ, chìm trong chiến tranh như Damas, Tripoli…

Tuy nhiên khi xe của ông bay qua, tất cả các thành phố đều trở nên sáng đèn rực bởi niềm hân hoan của các bạn nhỏ. Cháu còn cảm nhận trong thời khắc đó, cả thế giới như xích lại gần nhau hơn, ranh giới địa lý, văn hóa, niềm vui, nỗi đau bị xóa nhòa, chỉ còn hạnh phúc.

Như đồng hồ nhà cháu điểm 12 giờ đêm, màn hình máy tính hiện dòng chữ “Hanoi, Vietnam” thì cháu đã thấy rất vui sướng. Cháu vội ra ban công chờ ông nhưng chỉ thấy có một hộp quà ngoài đó. Xe của ông đã đi qua mất rồi. Mẹ cháu bảo ông vội vì còn phải chia niềm vui cho nhiều bạn nhỏ khá nữa trong đêm giáng sinh đúng không ạ?

Page 2: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Cháu mở hộp quà ra, trong đó có một ngôi sao lấp lánh và một lá thư của ông viết rằng: “Ông tặng cháu ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Ngôi sao sẽ mãi sáng lấp lánh và đem lại may mắn cho cháu chừng nào cháu còn là một em bé ngoan”. Cháu đọc thư của ông và thầm hứa sẽ cố gắng giữ cho ngôi sao mãi sáng lấp lánh.

Thế rồi cháu thiếp đi lúc nào không hay. Đêm đó, cháu mơ thấy mình được ngồi trên cỗ xe và bay trên trời cao cùng ông, xung quanh cháu là hàng triệu, hàng triệu ngôi sao xanh biếc… Suốt đêm qua, cháu treo ngôi sao ông tặng ngoài cửa sổ để hàng đêm ngôi sao không phải xa các bạn trên trời cao. Đến hôm nay, ngôi sao vẫn sáng lấp lánh chứng tỏ cháu vẫn là em bé ngoan ông nhỉ? Ông ơi, Giáng sinh năm nay cháu muốn xin ông một cuốn sách về thiên văn và vũ trụ. Cháu mơ ước trở thành một phi hành gia để có thể bay thật cao khám phá bầu trời bao la mà cháu đã cùng ông bay trong giấc mơ Giáng sinh năm trước.

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là đến giáng sinh rồi. Năm nay cháu sẽ mặc thật ấm và ra ban công đứng chờ ông trước nhé. Năm nay cháu học lớp 4 rồi, cháu đã được học khâu thêu từ đầu năm học. Cháu đã tự tay may cho ông một chiếc khăn quàng cổ. Cháu muốn tặng ông để quàng cổ cho ấm vì đêm Giáng sinh thường lạnh lắm, nhỡ ông ốm thì nhiều trẻ em ngoan sẽ không có quà mất. Năm nay, lúc bay qua nhà cháu ông bay chậm lại một chút nhé. Từ bé, cháu đã ước mơ một lần được ôm cổ, chạm vào chòm râu trắng như tuyết của ông mà nói rằng: “Ông ơi, cháu yêu ông rất nhiều. Cháu mong ước mơ của cháu sẽ trở thành hiện thực ông ạ”.

Cháu của ông:

Đề bài: Đã lâu em chưa có dịp về thăm ông bà (hoặc chú, bác, cô, dì).Em hay viết thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống của gia đình em.Bài làm. ......................., ngày18 tháng 2 năm 2005.Bà yêu quý của cháu!Đã lâu cháu chưa có dịp về quê thăm ông bà nên cháu rất nhớ ông bà, cô chú và các em ở dưới đấy và cũng muốn hỏi thăm tình hình của mọi

Page 3: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

người .Bà ơi! Chắc nét chữ của cháu chẳng thay đổi gì nhỉ? Dạo này, ông bà vẫn khoẻ chứ. Vì trời lạnh nên cháu đã xin bố mẹ mua cho ông bà mỗi người một bộ quần áo để mặc cho ấm. Độ này, ông bà có ăn được không? Ông bà còn ra đồng được không ạ? Nếu không ra đồng được hoặc ông bà thấy mệt thì phải viết thư gửi cho gia đình cháu để cháu xin bố mẹ mua cho ông bà thuốc nhé bà. Lúc nào ông bà có dịp là phải ra ngoài Hà Nội chơi để còn sinh nhật cháu bà ạ. Công việc của cô chú và việc học hành của các em chắc vẫn còn tốt. à! Vườn cây nhà mình chắc đã mọc nhiều quả rồi chứ bà. Cháu nhớ năm trước, quả khế bà cho cháu ăn khi đi đườngvề nhà ngọt lịm, tuyệt lắm bà ạ. Bà phải gửi lời hỏi thăm của cháu cho cácông bà trong làng nhé bà. Còn bây giờ, cháu sẽ kể về cuộc sống hàng ngày của gia đình cháu để bà khỏi lo nhé. ở ngoài này, bố mẹ cháu vẫn khoẻ. Cuộc sống của cả nhà cũng ổn định. Đồng thời, cháu báo cho bà một tin vui, học kỳ vừa qua cháu đã được học sinh xuất sắc đấy bà ạ. Vì năm nay là năm cuối cấp rồi nên cháu không thể lơ là việc học hành được.Nhưng mà bà ơi, ông cháu vừa mất, cháu rất buồn bà ạ. Không có ông trong nhà, cháu cảm thấy nhà như bị thiếu sự vui vẻ. Tết năm nay, không có ông, cháu rất buồn nhưng bù lại cháu cúng được bố mẹ cho đi chơi nhiều nơi thích lắm bà ạ.Thôi! Thư đã dài rồi, cháu xin được dừng bút. Cháu chúc ông bà, cô chú và các em luôn luôn mạnh khoẻ và vui vẻ, đón một cái tết thật vui. Cháu hứa sẽ học thật giỏi và nghe lời bố mẹ, thầy cô giáo để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Đề bài: Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp em.

Bài làm

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2005

Thanh thân mến!

Đã lâu rồi chưa gặp cậu, tớ nhớ cậu quá. Hôm nay tớ viết thư hỏi thăm sức khoẻ của cậu và gia đình, cũng để báo cho cậu về tình hình học tập của lớp tớ.

Cậu có khoẻ không? Thi giữa học kỳ tốt chứ? Hồi lớp ba, lớp bốn,cậu toàn được điểm 10, chắc chắn năm nay cũng thế. Bố mẹ cậu có khoẻ không? Cho tớ gửi lời

Page 4: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ cậu nhé! Năm nay chị Phương học hết cấp III đúng không? Cậu bảo chị ấy rằng tớ chúc chị ấy thi được vào trường Đại học tốt nhé! Cả cậu nữa, cố mà thi vào được cấp II tốt. Lớp cậu có ngoan không? Các bạn trong lớp học tốt chứ. Cậu biết không, lớp tớ học khá lắm, để tớ kể cho cậu nghe.

Lớp tớ có 44 bạn, hai mươi hai bạn trai và hai mươi hai bạn gái. Vì lớp tớ lớp chọn nên các bạn trong lớp tớ học khá lắm. Tớ thì chỉ mới theo kịp được thôi chứ học vẫn bình thường thôi. Trong giờ học, thỉnh thoảng các bạn ấy cũng đùa nghịch, những vẫn học đều. Lớp trưởng lớp tớ, bạn Huyền và hai bạn lớp phó, Thái và Yến rất gương mẫu. Các bạn ấy chỉ cho bọn tớ cách học tốt để khi cô hỏi bài, bạn nào cũng thuộc. Các bạn ấy học rất giỏi và chăm, luôn luôn được chọn đi thi học sinh giỏi Toán- Tiếng Việt. Tuy lớp tớ chưa được là lớp xuất sắc nhưng lớp vẫn là lớp tiên tiến- xuất sắc của trường.

Mấy hôm trước, tớ, cái Linh và cái Trúc Anh đi ăn chè. Cả buổi bọn tớ chỉ nói về cậu thôi. Cậu vốn hiền lành, dễ mến, lại còn “Hào phóng” nữa chứ! Lần nào đi ăn chè cậu cũng xung phong bao. Những ngày vui vẻ ấy sao trôi qua nhanh quá. Bây giờ, cậu ở Mỹ, tớ ở Việt Nam, ít nhất phải hai năm nữa mới được gặp lại người bạn thân thiết năm nào.

Ôi! thư đã dài thế này rồi ư? Thôi tớ phải dứng bút đây. Tớ chúc cậu xinh xắn, học giỏi và luôn luôn là bạn tốt của tớ.

Nhớ viết thư cho tớ nhé!

Bạn thân của cậu

Thư gửi mẹ. Đây là tiêu đề một bài văn của em học sinh lớp 11, trường phổ thông trung học Ams Hà Nội được nhiều người đọc. Bài văn cho chúng ta nhiều cảm xúc không ngờ...

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như

Page 5: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Page 6: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Page 7: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Page 8: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

....ngày.......tháng..........năm..........

Lan thân mến!

Lan ạ! Từ ngày hai chúng mình xa nhau đến nay thấm thoắt đã hai năm rồi nhỉ! Xa Loan, mình nhớ Loan lắm! Nhớ những buổi chiều khi hoàng hôn ngả bóng, khi chúng mình ngồi trên lưng trâu. Rồi những đêm trăng sáng, Lan cùng mình sánh vai nhau dạo chơi trên bờ sông. Ôi! Nếu mà nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa thì biết bao nhiêu kỷ niệm. Hôm nay mình viết thư để hỏi thăm sức khỏe của Lan. Và cũng với bức thư này mình muốn kể cho Lan nghe việc hình hành ước mơ trở thành cô giáo của mình, Lan bằng lòng chứ?

Lan thân mến! Những ngày mình ngồi trên lớp nghe cô giáo giảng bài, mình thấy yêu cô giáo lạ lùng. Cô đọc bài, giọng cô đọc nghe êm như ru, mình rất thích được làm nghề dạy học như cô giáo. Bắt đầu từ những ngày hôm ấy, mình tập trung những đứa trẻ trong xóm lại để mình giả làm cô giáo và đọc bài cho chúng nghe. Mình đọc rất mạch lạc và đánh vần từng chữ. Lan biết không! Mình cũng lấy phấn viết lên bảng rồi gọi tên "Em Hoa lên đọc bài!". Đứa trẻ ngô nghê đứng nghiêm trang. Hoa đọc ngượng nghịu nghe chả ra tiếng. Mặc dù vậy mà mình vẫn yêu quý chúng vô cùng.

Page 9: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Mình ngon ngọt dỗ từng đứa một để chúng nó khỏi bỏ về. Mình phát cho mỗi đứa một viên phấn rồi dạy chúng viết. Chúng chỉ vẽ ngoằn ngoèo ra đất, chẳng có đứa nào viết được một chữ. Rồi mình kiếm cho mỗi đứa một tờ bìa để chúng làm bảng. Mỗi lần mình kiểm tra, chúng lại lần lượt đưa bảng ra chấm điểm. Không có đứa trẻ nào viết thành chữ nhưng mình vẫn cho điểm khích lệ. Mình cũng không quên lấy bút mực cho vào tấm bảng mấy lời phê. Có hiểu gì đâu nhưng bọn chúng vẫn khoe với nhau rối rít Lan ạ!.

Có những buổi mình đang dạy thì mẹ mình về. Eo ôi! Mình xấu hổ quá đi được. Mình vội vàng thu dọn mọi thứ rồi chạy bén vào nhà. Nhưng rồi mẹ mình cũng biết, mẹ bảo: "Mới có học lớp bốn mà đòi làm cô giáo". Mình thẹn thùng đỏ cả mặt.

Rồi có một lần mình đang hí hoáy viết lên bảng thì cái Minh bạn cùng học của mình vào chơi. Đến nước đó thì mình còn biết chạy đường nào. Nó vừa cười vừa nhìn mình và nói: "Tuyết ơi, mai mình đến phụ dạy cùng bạn nhé!"

Mình cười vì biết nó chỉ trêu mình thôi. Thật sự là lúc đó mình cũng cảm thấy xấu hổ vô cùng và cũng từng nghĩ là thôi đừng dạy nữa. Tuy nghĩ thế, nhưng có cái gì đó cuốn hút mình dữ dội và cuối cùng mình cũng biết rằng mình không thể rời bỏ những đứa trẻ đó được. Mỗi khi nhìn thấy mình là bọn trẻ lại kêu lên rối rít: "Chị Tuyết ơi! Chị đi đâu về đấy!" Mình sung sướng nhìn những đứa trẻ có gương mặt bụ bẫm, có hai dải đuôi sam ngắn ngủn. Chúng mới thật đáng yêu làm sao!

Lan thân mến|! Mình chưa thành cô giáo mà giống như là đã trở thành cô giáo rồi vậy. Tối đến, khi học bài xong, mình lấy cuốn vở ra chuẩn bị bài, mình đọc câu hỏi trong sách giáo khoa và trả lời từng câu hỏi. Tường chừng như mình đang soạn bài hệt một cô giáo thực thụ. Có khi mình còn viết mẫu vào vở cho từng đứa những chữ với nét thanh, nét đậm hiện lên từng trang giấy lấm láp. Mình nghĩ ngày mai sẽ trao những trang giấy này cho từng đứa. Lúc ấy chắc chúng nó mừng lắm. Chúng nó sẽ yêu quý mình hơn. Chúng nó sẽ chăm chỉ học và quấn quýt bên mình.

Lan thân mến! Kể thế chắc Lan cũng nhận ra được việc mà mình đang làm rồi chứ. Ngày đêm mình mong muốn những đứa trẻ do mình dạy nó sẽ học thật giỏi. Ngày mai chúng sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ, là những người thật có ích cho đất nước.

Page 10: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Thôi thư mình viết cho Lan đã khá dài, thư sau mình sẽ viết dài hơn. Mình chúc Lan mạnh khỏe học tập tốt.

Bạn của Lan

Thư gửi Bố,

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.

Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.

Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái

Page 11: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.

Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…

Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.

Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc

Page 12: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.

Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.

Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.

Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.

Page 13: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Lá thư lần đầu tiên viết cho mẹ

Con đã viết rất nhiều, viết rất rất nhiều, nhưng chưa một lần viết về mẹ, dù mẹ là người ở bên con nhiều nhất, lâu nhất và là người thật sự yêu thương con. Hôm nay con bỗng thấy rằng...

Ánh mắt mẹ đem bình an đến cho con. Những lúc vô tình con nhìn thấy mẹ đang lặng lẽ ngắm ba bố con, con bỗng cảm thấy được ở nhà thật an toàn và ấm áp. Những khi con đi đâu về hoặc bắt đầu đi, mẹ luôn ra đến tận cửa nhìn con. Những nẻo đường con đi qua luôn cõng trên lưng một đôi mắt, như một mảnh bùa bình an.

Đôi tay mẹ trói tâm hồn con. Những món ăn, những góc nhà, những công việc thường nhật linh tinh... gắn vào từng rãnh nhỏ trong khối óc của con. Con phát hiện ra mình có một thói quen so sánh rất hay là 'Xời ơi mẹ tao nấu món này ngon hơn nhiều', 'Tao chỉ thích ăn món abc của mẹ tao thôi, tao ghiền món đó' hoặc là 'kệ tao mẹ tao dạy tao làm zậy đó, cho nó sạch nó gọn' hoặc 'ở nhà mẹ con cũng hay làm zậy cho chị em con lắm', 'mẹ con làm khác hơn, mẹ con...' Con phát hiện rằng bất kì người phụ nữ nào

Page 14: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

con gặp con đều liên tưởng đến mẹ, bất kì sống ở nơi đâu thì nếp sống ở đó đều làm con nhớ mẹ.

Bước chân mẹ khiến con an tâm. Đôi bàn chân mẹ bằng không có vết lõm, khi bước đi trên sàn gạch bông luôn phát ra những tiếng 'chách chách', hôm nào cả buổi không nghe được âm thanh đó là thể nào con cũng phải đi ra hỏi bố một tiếng 'mẹ đi đâu mất rồi', hoặc là ở nhà ngoại chỉ cần nghe âm thanh đó vang lên con biết ngay là mẹ. Âm thanh thuộc bản quyền của mẹ, rất bình thường nhưng khiến 3 bố con an tâm. Đôi khi lúc 11h trưa và 5h chiều thỉnh thoảng con rất nhớ âm thanh đó, vì giờ đó mẹ đi khắp nhà để dọn dẹp. Con nằm và nghe.

Tiếng nói mẹ đem sự trưởng thành đến cho con. Những lần mẹ dạy, những lần roi vụt lên kèm theo một câu 'từ nay chừa nghe', những trận tranh cãi nảy lửa kèm theo những cái tôi, sự bức tức kéo dài, cả những lần mẹ kể hoài hoặc nói hoài một chuyện nào đó từ sáng đến chiều (thỉnh thoảng vài tháng sau còn đem ra nói lại)... Tất cả như mưa dầm thấm đất, con chẳng bao giờ hiểu được tại sao mẹ lại nói nhiều như vậy cho đến khi con gặp phải những rắc rối từ bên ngoài. Mẹ không dạy con cách xử lý tất cả các tình huống, nhưng mẹ dạy được con chọn cách mà tất cả mọi người ít phải tổn thương lẫn nhau.

Nước mắt mẹ làm mềm tim con, nơi mà con nghĩ mẹ chẳng bao giờ hiểu nổi. Ừ thì mẹ chẳng bao giờ hiểu được tại sao con lại làm thế này, tại sao con lại làm thế kia. Bao nổ lực của mẹ cố gắng để thay đổi con đều vô ích, nhưng nước mắt mẹ làm con đau lòng, đau hơn tất cả trăm ngàn roi vọt và khiến con phải tự điều chỉnh hành vi lối sống của mình.

Và mẹ, chỉ một từ giản đơn, người phụ nữ bình thường với những việc làm cũng rất bình thường, khiến con phải rơi nước

Page 15: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

mắt giữa biết bao người khi ngồi viết những dòng này trong một quán cafe. Khiến con thấy rằng con vừa hạnh phúc lại vừa thật tầm thường so với tình yêu của mẹ.

Từ lâu lắm con đã quên những cái hôn, những cái ôm ấm áp, những lời nói yêu thương của mẹ và con. Con nghĩ những điều đó dường như không cần thiết (hay là con không đủ can đảm để làm?), vì khi con nhớ mẹ con chẳng hề nhớ đến những lần mẹ nói thương con, con chẳng nhớ đến những lần mẹ mua sắm cho con những vật dụng đắt tiền. Khi con nhớ mẹ, con nhớ trước nhất là dáng người mẹ, những việc lặt vặt mẹ hay làm, rồi đến những lần mẹ vụt roi lên, nhớ những lần bị tổng sỉ vả. Nhưng con chẳng nhớ đến vì thù dai, mà là con bỗng thấy con thương mẹ ở những lúc đó hơn hết (vì sao thì con cũng chẳng biết). 

Con không viết những dòng này vào ngày lễ Vu Lan, ngày 8-3 hay ngày gì gì khác. Con chỉ viết những dòng này vào ngày hôm nay, một ngày bình thường con cảm thấy thật sự nhớ mẹ, nghĩ về tình yêu của mẹ. Viết bằng tình cảm thật sự trong con.

Lần đầu tiên con viết về mẹ, con tốn quá chừng là nước mắt (và mất luôn phong độ của một cá nhân giữa đám đông nữa). Điều tất nhiên là con sẽ giấu nhẹm cái bài viết này như bao đứa con khác, mãi mãi mẹ chẳng bao giờ xem được. Vì mẹ yêu con rất thầm lặng, nên con cũng sẽ lặng lẽ yêu mẹ. Và mẹ, và con, sẽ luôn tự hỏi tại sao chẳng bao giờ hiểu được nhau.

Tại sao bày tỏ tình yêu với người xa lạ rất dễ dàng, nhưng lại quá khó khăn khi nói rằng con yêu mẹ?

Page 16: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

Gửi ông Osama bin Laden!

Tôi không chắc là ông sẽ đọc bức thư này, nhưng nếu những dòng chữ tôi đang viết hiện diện trong mắt ông thì tôi hy vọng ông sẽ kiên nhẫn để đọc hết nó. 

Hẳn ông sẽ cười nhạo khi biết rằng tôi - một nữ sinh trung học bình thường ở một đất nước nhỏ bé - lại dám cả gan viết thư cho một trùm khủng bố khét tiếng? Một trong những lý do khiến tôi cầm bút là muốn giúp ông tìm thấy sự thanh thản và lối thoát cho riêng mình. Đừng vội khinh thường lời nói của một cô gái 15 tuổi, tôi có đủ đức tin để hy vọng ông sẽ phải thay đổi suy nghĩ.

Đất nước của ông và đất nước của tôi ở cách nhau quá xa để chúng ta có thể quen biết nhau, mặc dù sự kiện 11.9.2001 đã đưa "tiếng tăm" của ông ra toàn thế giới. Có lẽ điều đó làm ông hãnh diện? Ông mâu thuẫn với chính phủ Mỹ nhưng không có nghĩa là ông có quyền kéo bao người dân thường vô tội vào cuộc chơi bạo lực của mình. Ông có biết bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu doanh nhân giỏi, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu người dân thường vô tội đã phải chết một cách oan uổng dưới chân tháp đôi kia không? Tôi đã nhận ra là trong cuộc sống, con người luôn luôn chọn lựa và đôi khi đó là chọn một thái độ. Vậy tại sao ông lại chọn sự tức giận và trả thù mà không phải là khoan dung? Trên ghế nhà trường, chúng tôi được giáo dục rằng: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi có cả thất vọng và nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng mất niềm tin, hy vọng, ước mơ. Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng không biết ông có học được điều ấy không? Cuộc sống luôn công bằng. Trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chẳng hề báo trước, nhưng đổi lại, ta sẽ tìm thấy sự kỳ diệu và vẻ đẹp lớn lao của lòng dũng cảm, của tình yêu thương. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách đón nhận, đối đầu để có một hướng đi riêng. Hẳn ông biết tự đáy lòng mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống. Tôi nghĩ ông cũng không nằm ngoài số đó. Ông muốn chính phủ Mỹ trả giá nhưng không phải chỉ có họ mà biết bao sinh linh vô tội khác cũng phải lìa đời

Page 17: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

khi tòa tháp đôi đổ xuống đó là mục đích của ông sao? Có lẽ ông mừng vì điều đó, làm cho Nhà Trắng phải lao đao, khốn đốn nhưng có chắc ông sẽ sung sướng khi nhìn thấy nỗi đau mất mát của biết bao gia đình? Ông đã chọn hận thù và bạo lực. Nếu những người dân thường vô tội kia họ cũng chọn cách làm như ông thì thế giới này sẽ ra sao? Giá như ông sáng suốt hơn để khoan dung thì có lẽ biết bao những giọt nước mắt oan ức sẽ không rơi xuống. Một trong những điều khó nhất và cũng quý nhất đối với con người là sự an ủi. Đã sáu năm trôi qua, ông nghĩ điều gì sẽ xoa dịu nỗi đau của những gia đình nạn nhân của vụ 11.9.2001? Tôi tin đó là sự khoan dung. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người có lương tâm trên thế giới này đều hiểu rằng cái gì đã mất là không thể lấy lại. Chúng tôi nuối tiếc, chúng tôi tổn thương nhưng không có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ trả thù giống như ông. Chúng tôi sẵn sàng tha thứ nếu ông nhận ra sai lầm để thay đổi. Nhưng liệu ông có thể khoan dung cho chính mình không? Với tôi, phương thuốc chữa khỏi mọi bệnh tật, lỗi lầm, nỗi bận tâm, ưu phiền và tội lỗi của con người, tất cả đều nằm ở một từ "yêu". Mà bản chất của yêu thương là sự khoan dung. Nó là sức mạnh tuyệt vời để sản sinh và tái tạo cuộc sống xã hội. Ông không tin ư?

Tôi xin kể ông nghe câu chuyện xảy ra vào năm 1969 khi mà nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi là học sinh da màu duy nhất trong một lớp học nọ. Cậu đã kết thân với một cô bé da trắng. Rồi họ chuyển đến ngồi cùng bàn. Vì lo lắng, mẹ của cô bé da trắng đã tới gặp cô giáo chủ nhiệm. Nhưng chứng kiến tình yêu thương của người mẹ da màu, bà mẹ ấy đã lưỡng lự. Cô ấy đã không nói ý định muốn xin chuyển chỗ ngồi cho mình nhưng vẫn tìm cách ngăn cản tình bạn ấy của hai đứa trẻ. Và món quà sinh nhật giản dị của cậu bé gốc Phi tặng người bạn da trắng chính là sợi dây yêu thương xóa nhòa định kiến về tình cảm... Câu chuyện đã làm cho tôi vô cùng xúc động về tình cảm của con người. Nếu ông cho rằng đây là chuyện trẻ con thì tôi nghĩ ông nên nghĩ lại. Hai đứa bé ấy khác ông ở chỗ chúng tôn trọng nhau và vượt qua rào cản của chế độ phân biệt chủng tộc để đến với nhau. Câu chuyện của hai đứa trẻ là bài học về sự khoan dung: nhìn nhận, đánh giá con người không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái, vị tha. "Tôi ao ước có một ngày những đứa con của tôi sẽ được

Page 18: Những bài văn mẫu - Thễ loại viết thư

sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà chỉ có thể bị phán xét bởi chính tâm hồn của họ mà thôi!". Chắc là ông hiểu câu nói đó?

Sóng không thể tự sinh ra mà chúng được hình thành từ những cơn gió từ trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngược lại, chúng ta phải sống hòa đồng trong sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng xã hội về mọi mặt. Đó là lý do mà thế giới cần đến sự khoan dung. Sự khoan dung cần thiết cho mọi mối quan hệ mà loài người trên thế giới này đã, đang và sẽ tiến hành. Điều quan trọng đối với mỗi con người không phải là những gì ta nhận được mà chính là những gì ta biết cho đi. Và tôi nghĩ ông vẫn còn sống đến giờ này đã là một khoan dung của Thượng Đế. Ông nên cảm ơn điều đó thay vì tiếp tục tức giận và khủng bố. Sao ông không nghĩ một cách cởi mở hơn rằng Trái Đất này còn sự sống, thế giới này còn chưa bị hủy diệt là chính nhờ sự khoan dung giữa con người với con người?

Ông nổi tiếng thế giới cùng với ba từ "trùm khủng bố", xin hỏi có gì đáng tự hào? Elaine Maxwell đã nói: "Tôi là sức mạnh; tôi có thể phá sạch mọi cản trở trước tôi, nếu không tôi sẽ mắc vào lưới. Chọn lựa của tôi, trách nhiệm của tôi, chiến thắng hay thất bại, chỉ có tôi giữ chìa khóa số mệnh của tôi". 

Tôi đã học được rằng thất bại không có nghĩa là gục ngã, mà chỉ là tạm dừng chân một chỗ trên con đường tiến lên phía trước. 

Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó cho cuộc sống này. Tôi hy vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng. 

Tôi hy vọng dù điều đó thật mong manh!

Chào ông!