phuïng vu lôøi chuùa soá 385 thaùng 07 naêm 1...

84
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016 1 Tha ́ ng 6 vơ ́ i như ̃ ng biến động ơ ̉ Viê ̣t Nam va ̀ trên thế giơ ́ i cu ̃ ng đa ̃ trôi qua, mọi ngươ ̀ i Viê ̣t Nam trong nươ ́ c đều ao ươ ́ c va ̀ hy vọng một cuộc sống thật sự bi ̀ nh an theo đu ́ ng nghi ̃ a, tư ̀ bi ̀ nh an xa ̃ hội, lương tâm, ăn uống cu ̃ ng như giao thông, v.v… Đa ̉ ng cộng sa ̉ n Việt Nam không co ̀ n mang lại cho ngươ ̀ i dân, ngay ca ̉ như ̃ ng đa ̉ ng viên cộng sa ̉ n chân chi ́ nh, niềm tin va ̀ sự tự ha ̀ o, chi ̉ duy nhất sự cha ́ n chươ ̀ ng va ̀ khinh bi ̉ . Tội nghiệp cho đồng ba ̀ o trong nươ ́ c pha ̉ i sống trong một hoa ̀ n ca ̉ nh va ̀ môi trươ ̀ ng bất xư ́ ng vơ ́ i nhân phẩm va ̀ sự tự do đi ́ ch thực ma ̀ Thiên Chu ́ a đa ̃ ban cho khi tạo dựng con ngươ ̀ i. Chu ́ ng ta đư ̀ ng quên cầu nguyện cho quê hương đất nươ ́ c Việt Nam chu ́ ng ta. Va ̀ o như ̃ ng nga ̀ y 26 đến 31 tha ́ ng 7, Đại Hội Giơ ́ i Tre ̉ Thế Giơ ́ i se ̃ được tổ chư ́ c tại tha ̀ nh phố Krakow, Ba Lan, vơ ́ i sự hiện diện cu ̉ a Đư ́ c Tha ́ nh Cha Phanxicô. Chu ́ ng ta cầu xin cho Đại Hội được tha ̀ nh công tốt đẹp, mang lại cho ca ́ c bạn tre ̉ tham dự nhiều ơn i ́ ch thiêng liêng, cu ̃ ng cố đư ́ c tin cu ̉ a họ va ̀ giu ́ p họ luôn xa ́ c ti ́ n va ̀ o ti ̀ nh yêu va ̀ sự quan pho ̀ ng cu ̉ a Thiên Chu ́ a. Gia ́ o Đoa ̀ n cu ̃ ng mơ ̀ i gọi mọi ngươ ̀ i cầu nguyện cho giơ ́ i tre ̉ , đặc biệt, giơ ́ i tre ̉ Việt Nam đang sống trong xa ̃ hội cộng sa ̉ n ơ ̉ Việt Nam. Xin cho họ biết phân định như ̃ ng điều tốt xấu, không bị nhồi sọ vi ̀ như ̃ ng tuyên truyền dối tra ́ cu ̉ a cộng sa ̉ n, để du ̀ sống trong bu ̀ n, họ vẫn “không hôi tanh mu ̀ i bu ̀ n”, tra ́ i lại luôn noi gương ca ́ c tiền nhân tư ̉ đạo anh du ̃ ng, can đa ̉ m la ̀ m chư ́ ng cho sự thật, du ̀ pha ̉ i bi ̣ bắt bơ ́ , tu ̀ đa ̀ y va ̀ ngay ca ̉ bi ̣ giết. Ki ́ nh chu ́ c quý cha, quý tu si ̃ nam nư ̃ va ̀ tất ca ̉ quý ông ba ̀ , anh chị em bi ̀ nh an, tra ̀ n đầy ơn Chu ́ a trong tha ́ ng 7 no ́ ng bư ́ c na ̀ y. PVLC

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

1

Thang 6 vơi nhưng biên đông ơ Viêt Nam

va trên thê giơi cung đa trôi qua, moi ngươi Viêt

Nam trong nươc đêu ao ươc va hy vong môt cuôc sông thât sư binh an theo

đung nghia, tư binh an xa hôi, lương tâm, ăn uông cung như giao thông,

v.v… Đang công san Viêt Nam không con mang lai cho ngươi dân, ngay ca

nhưng đang viên công san chân chinh, niêm tin va sư tư hao, chi duy nhât

sư chan chương va khinh bi. Tôi nghiêp cho đông bao trong nươc phai sông

trong môt hoan canh va môi trương bât xưng vơi nhân phâm va sư tư do

đich thưc ma Thiên Chua đa ban cho khi tao dưng con ngươi. Chung ta

đưng quên câu nguyên cho quê hương đât nươc Viêt Nam chung ta.

Vao nhưng ngay 26 đên 31 thang 7, Đai Hôi Giơi Tre Thê Giơi se đươc

tô chưc tai thanh phô Krakow, Ba Lan, vơi sư hiên diên cua Đưc Thanh

Cha Phanxicô. Chung ta câu xin cho Đai Hôi đươc thanh công tôt đep,

mang lai cho cac ban tre tham dư nhiêu ơn ich thiêng liêng, cung cô đưc

tin cua ho va giup ho luôn xac tin vao tinh yêu va sư quan phong cua Thiên

Chua.

Giao Đoan cung mơi goi moi ngươi câu nguyên cho giơi tre, đăc biêt,

giơi tre Viêt Nam đang sông trong xa hôi công san ơ Viêt Nam. Xin cho ho

biêt phân đinh nhưng điêu tôt xâu, không bi nhôi so vi nhưng tuyên truyên

dôi tra cua công san, đê du sông trong bun, ho vân “không hôi tanh mui

bun”, trai lai luôn noi gương cac tiên nhân tư đao anh dung, can đam lam

chưng cho sư thât, du phai bi băt bơ, tu đay va ngay ca bi giêt.

Kinh chuc quý cha, quý tu si nam nư va tât ca quý ông ba, anh chi em

binh an, tran đây ơn Chua trong thang 7 nong bưc nay.

PVLC

Page 2: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

NGÀY 03 THÁNG 7

BÀI ĐỌC I: Is 66, 10-14c

Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn thái bình tựa dòng sông cả.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Isaia.

Đức Chúa phán thế này: “Hãy vui mừng với Giêrusalem, hãy vì

Thành Đô mà hoan hỷ, hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô!

Hãy cùng Giêrusalem khấp khởi mừng, hỡi tất cả những người đã than

khóc Thành Đô, để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được

thỏa thích nếm mùi sung mãn vinh quang, như trẻ thơ bú no bầu sửa

mẹ. Vì Đức Chúa phán như sau: Này Ta tuôn đổ xuống Thành Đô ơn

thái bình tựa dòng sông cả, và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn

lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sửa mẹ, được bồng

ẳm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ

an ủi các ngươi như vậy; tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ

về. Nhìn thấy thế, lòng các bạn sẽ đầy hoan lạc, thân mình được tươi

tốt như cỏ đồng xanh. Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người

cho các tôi tớ biết”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 65

Đáp: Cả trái đấy, hãy tung hô Thiên Chúa.

Xướng: Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa, đàn hát lên mừng

Danh Thánh rạng ngời, nào dâng lời ca tụng tôn vinh! Hãy thưa cùng

Thiên Chúa: khủng khiếp thay, sự nghiệp của Ngài!”

Xướng: Toàn trái đất phải qùy lạy tôn thờ, và đàn ca mừng Chúa,

Page 3: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

3

đàn ca mừng Thánh Danh. Đến mà xem công trình của Thiên Chúa:

hành động của Người đối với phàm nhân thật đáng kinh sợ!

Xướng: Chúa làm cho biển khơi hóa đất liền, và dân Người đi bộ

qua sông; việc Người làm đó khiến ta hoan hỷ. Chúa uy dũng hiển trị

muôn đời.

Xướng: Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời, đến mà nghe tôi kể

việc Chúa đã làm để giúp tôi. Xin chúc tụng Thiên Chúa đã chẳng bác

lời thỉnh nguyện tôi dâng, lại cũng không dứt nghĩa đoạn tình.

BÀI ĐỌC II: Gal. 6, 14-18

Tôi mang trên mình tôi những dấu tích của Đức Gie6su.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Galata.

Thưa anh em, ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập

giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã

bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian. Quả thật,

cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một

thụ tạo mới. Chúc tất cả những ai sống theo quy tắc ấy, và chúc Israel

của Thiên Chúa được hưởng bình an và lòng thương xót của Người.

Từ nay, xin đừng có ai gây phiền toái cho tôi nữa, vì tôi mang trên mình

tôi những dấu tích của Đức Giêsu. Thưa anh em, nguyện xin Đức

Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho thần trí anh em được đầy tràn ân

sủng. Amen.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia, Ước chi lòng anh em phấn khởi vì được Đức

Kitô ban tặng bình an, và ước chi Lời Người hằng sinh hoa kết quả dồi

Page 4: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

dào trong anh em. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 10, 1-12. 17-20

Bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Một hôm, Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các

ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà

chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt

lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy

ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng

mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.

Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó,

có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy;

bằng không thì bình an của anh em sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà

ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ

thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành

nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh

em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại

Thiên Chúa đã đến gần các ông”. Nhưng vào bất cứ thành nào mà người

ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi

trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các

ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến

gần”. Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Sôđôma còn được

xử khoan hồng hơn thành đó”.

Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh

Thầy, cả ma qủy cũng phải khuất phục chúng con”. Đức Giêsu bảo các

ông: “Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã

ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực kẻ

thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng

vì qủy thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã

được ghi trên trời.

Page 5: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

5

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

Ngày 03 tháng 07

Sứ Vụ Tông Đồ

Anh chị em thân mên,

Căn tính của người Kitô hữu là truyền giáo – là sống yêu thương và

loan truyền Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người.

Chúa Giêsu được Chúa Cha sai xuống trần gian là để thực thi sứ vụ

loan báo về nước trời. Vì thế, Ngài đã nói với các Môn đệ: “Lúa chín đầy

đồng mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa.” (Lc.

10,2).

Ngay sau đó, Đức Giêsu đã sai 72 môn đệ đi rao giảng Tin Mừng.

Thực ra, sứ vụ tông đồ - sứ vụ loan báo về nước trời đã được chuẩn bị

từ rất xa xưa, từ trong thời Cựu Ước. Sứ mạng này thuộc về các ngôn sứ.

Các ngài là những người trung gian để nói lời của Thiên Chúa cho dân

Người.

Bài đọc I nói về việc tiên tri Isaia loan báo cho dân về một giai đoạn

tự do. Dân không còn bị lệ thuộc trong thân phận nô lệ ở Babylon nữa. Tuy

vậy, người dân vẫn chưa thấy bình an vì họ cần được an cư nơi vùng đất tự

do của mình. Biết được sự trăn trở của họ, Tiên tri Isaia đã trấn an họ bằng

việc loan báo Chúa sẽ ban bình an và vinh quang cho Giêrusalem. Bổn phận

của họ tin tưởng vào Người. Và ai đặt trọn niềm cậy trông nơi Chúa, họ sẽ

được bình an. Giống như người mẹ yêu thương con mình thế nào, Thiên

Chúa cũng yêu thương dân của Người như vậy.

Page 6: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Bài Phúc Âm tường thuật cho chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu sai

các Môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Ngài sai các ông từng hai người ra

đi. Khi sai đi như vậy, Ngài muốn cho các ông hiểu rằng trước khi loan báo

Tin Mừng cho người khác, chính các ông phải sống tình liên đới với nhau.

Và đây cũng là điểm tựa để các ông làm chứng cho sự thật. Khi cùng hiệp

nhất với nhau, cùng đồng tâm nhất trí với nhau trong nội dung và lời rao

giảng, các Ngài có thể đem lại niềm hy vọng cho người khác.

Nhưng, ra đi rao giảng không phải là việc làm dễ dàng. Người Môn đệ

của Chúa Giêsu phải trải qua biết bao thử thánh. Ngài nói với các ông:

“Thầy sai các con đi như chiên con đi giữa bầy sói.” (Lc 10,3). Chiên thì

hiền lành mà sói thì hung dữ. Cuộc sống và hành trình này không phải lúc

nào cũng xuôi trèo mát mái, mà luôn gặp phải những khó khăn.

Ngày nay cũng thế, sứ vụ truyền giáo luôn là công việc hàng đầu của

Hội Thánh. Và những người dấn thân trong việc rao giảng Tin Mừng luôn

gặp nhiều thử thách.

Mới đây thôi, ở các vùng truyền giáo tại quê nhà như giáo phận Lạng

Sơn, các cha vẫn đang bị bách hại khi cố gắng làm việc mục vụ cho những

người ở vùng hẻo lánh. Đây đó vẫn còn rất nhiều người luôn tìm cách ngăn

cản việc truyền rao và đem yêu thương của Chúa đến cho người khác.

Phần chúng ta, chúng ta sẽ làm gì để luôn là người môn đệ đích thực

của Chúa Giêsu?“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Lời của Chúa Giêsu

là một nhắc nhở, là một mời gọi cho mỗi chúng ta. Mỗi người chúng ta cố

gắng ra đi và đem tình thương của Chúa đến cho những người mình gặp gỡ

hàng ngày. Chỉ cần như vậy thôi là chúng ta trở nên môn đệ đích thực của

Chúa Giêsu rồi.

Cầu nguyện: Xin Chúa luôn yêu thương và đong đầy trong traí tim của

mỗi người chúng con sự nhiệt huyết và tinh thần truyền giáo. Xin Chúa

luôn gìn giữ chúng con trong tình yêu của Ngài! Amen.

Page 8: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

1. Lậy Chúa toàn năng, nhân loại đang đối diện với nhiều tai ương do

thiên nhiên và vấn nạn do con người tạo ra. Nguyện xin quyền năng vô

cùng của Chúa bao trùm trên mọi biến cố, xin khoan hồng tha thứ, xoa dịu

những đau khổ của nhân loại. Cũng xin cho mỗi chúng con biết mở rộng

lòng trí, để chia sẻ với anh chị em lâm nạn, hầu xoa dịu phần nào khổ đau

mà họ đang gánh chịu. Chúng con cầu xin Chúa.

ĐÁP: XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

2. Hiêp cung toan Giao Hôi trong lơi câu nguyên chung cho các dân

tộc bản địa, thiểu số, xin cho họ luôn được tôn trọng và bảo vệ trước nguy

cơ bị xóa bỏ bản sắc văn hóa đặc thù của mình, cùng sự tôn trọng nhân số

của sắc tộc và đời sống con người riêng của sắc tộc mình. Chúng con cầu

xin Chúa

3. Giáo Đoàn chúng con dâng lời cầu nguyện cho giới trẻ. Xin Chúa

Thánh Thần luôn hướng dẫn và ban ơn can đảm trên các bạn trẻ, để họ đủ

nghị lực đi trong con đường thánh thiện, biết từ bỏ những tệ nạn xấu, hết

tâm sức kiến tạo trí thức và thể chất tốt lành, hướng tới tương lai tươi sáng

của mình, hầu giúp ích cho bản thân, gia đình, giáo hội và xã hội hôm nay.

Chúng con cầu xin Chúa

4. Lậy Mẹ Maria, Mẹ của lòng từ bi nhân lành, xin Mẹ hỗ trợ, che chở,

hướng dẫn, để mỗi chúng con biết csn đảm làm theo thánh ý Chúa theo ơn

gọi đấng bậc mình trong mọi hoàn cảnh, nhất là nơi xã hội vật chất chao

đảo hiện nay. Xin cho niềm vui và sự hăng say, tin tưởng, phó thác, cậy

trông nới mẹ luôn tràn đầy trong cuộc sống hằng ngày của chúng con.

Chúng con cầu xin Chúa

Page 9: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

9

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

NGÀY 10 THÁNG 7

BÀI ĐỌC I: Đnl 30, 10-14

Lời Chúa ở rất gần anh em, để anh em đem ra thực hành.

Lời Chúa trong sách Đệ Nhị Luật.

Khi ấy, ông Môisen nói với dân Israel rằng: “Anh em hãy nghe tiếng

Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà giữ mệnh lệnh và thánh chỉ Người,

ghi trong sách Luật này, miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa

của anh em, hết lòng hết dạ.

Quả thế, mệnh lệnh tôi truyền cho anh em hôm nay đây, không vượt

quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời,

khiến anh em phải nói: “Ai sẽ lên trời lấy xuông cho chúng tôi và nói cho

chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?” Mệnh lệnh đó cũng không

ở bên kia biển, khiến anh em phải nói: “Ai sẽ sang bên kia biển lấy về cho

chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?” Thật

vậy, lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh

em đem ra thực hành”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 68

Đáp: Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn

phấn khởi vui tươi.

Xướng: Lạy Chúa, phần con xin dâng Ngài lời nguyện, lạy Chúa

Trời, đây giờ phút thi ân. Xin đáp lại, vì ơn cả nghĩa dày, vì Chúa vẫn trung

thành ban ơn cứu độ. Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu mà đáp lại lời con;

Page 10: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

xin mở lượng hãi hà mà đoái thương nhìn đến.

Xướng: Phần con đây, thật khốn cùng đau khổ, lạy Chúa Trời, xin

cứu vớt đỡ nâng. Con sẽ hát bài ca chuc mừng Danh Thánh, sẽ dâng lời

cảm tạ tán dương Ngài.

Xướng: Vì Chúa Trời sẽ giải cứu Sion, các thành trì miền Giuđa,

Người cũng tái thiết. Miền đất ấy sẽ trở nên gia tài của giống nòi các tôi tớ

Chúa, thành quê hương xứ sở của những người mến chuộng Thánh Danh.

BÀI ĐỌC II: Col 1, 15-20

Muôn loài đều do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Đức Kitô và cho Đức Kitô.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôsê.

Đức Giêsu Kitô là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra

trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành, trên trời

cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng

hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng

nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều

tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội

Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi

chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã

muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn

nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người

đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất

và muôn vật trên trời.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Lạy Chúa, Lời Chúa là thần khí và là sự sống;

Chúa có những lời đem lại sự sống đời đời. Halleluia.

Page 11: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

11

TIN MỪNG: Lc 10, 25-37

Ai là người thân cận của tôi?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Một hôm, có người thông luật kia, muốn thử Đức Giêsu, mới đứng

lên hỏi người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sợ sống đời đời

làm gia nghiệp?” Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?”

Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết

lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người

thân cận như chính mình”. Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm.

Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.

Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng

Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Đức Giêsu đáp:

“Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ

cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để mặc người ấy

nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường

ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi

đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người

Samari kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương.

Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó

lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.

Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn

sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ

hoàn lại bác”. Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người

thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” Người thông luật trả lời:

“Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giêsu bảo

ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.

Page 12: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

Ngày 10 tháng 07

HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY

Để làm gì?

Chương trình “60 phút mở” phát sóng trên Đài truyền hình VTV ngày 27 tháng

5 vừa qua tại Việt nam đã gây nhiều tranh cãi ngay từ tập đầu tiên. Với đề tài “Chia

sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, người dẫn chương trình là cô Tạ Bích Loan, được

biết đến với vai trò là một MC nhiều kinh nghiệm, cùng với một nhà thơ, nhà báo,

một chuyên gia tâm lý, một nhiếp ảnh gia và khách mời là một MC khá điển trai là

Phan Anh. Chương trình được dàn dựng theo chương trình rất ăn khách “60 minutes”

của đài CBS (Mỹ). Với thời lượng một tiếng đồng hồ, người xem cảm nhận được MC

Phan Anh đã rất nhã nhặn và thẳng thắn trình bày quan điểm của mình, đang khi cô

Bích Loan và những người còn lại hỏi dồn và có vẻ như là “đấu tố” anh, xung quanh

chuyện anh chia sẻ một đoạn video clip “cá chết” trên trang cá nhân của mình. Họ

xoáy vào câu hỏi “Động cơ đằng sau mỗi chia sẻ trên mạng xã hội là gì?”.

Tập tiếp theo lại gây nên một cơn bão khác với đề tài là “Làm từ thiện để làm

gì?”. Nhóm thiện chí “Xây trường vùng cao” mang 3600 cái bánh chưng, giò lụa,

quần áo…lên làm quà cho trẻ em xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La nhưng

bị chính quyền ngăn cấm, mặc dù trước đó họ đã có xin phép. Trong diễn tiến của

chương trình, khi có một anh trong nhóm giải thích lý do làm từ thiện thì cô MC Bích

Loan hỏi “Để làm gì ạ?”. Người đại diện kia trả lời “Để thể hiện được lòng thương

yêu đối với mọi người”. Cô Loan lập lại “Nhưng mà để làm gì ạ?” Câu trả lời là “Để

trong cuộc sống mình cảm thấy thanh thản”. Cô MC vẫn chưa thôi và hỏi tiếp lần thứ

ba “Nhưng mà để làm gì ạ?” Anh trong nhóm khẳng định, thanh thản để trong cuộc

sống mình sẽ làm được nhiều điều khác tốt hơn.

Không có thời gian để bàn thêm nhiều vấn đề “thời sự”, cách trao đổi, tranh luận

và những câu hỏi hay trả lời… khi xem hai tập của chương trình “60 phút mở” trên,

nhưng khi đọc và suy niệm bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, tự dưng tôi cũng muốn

hỏi: “Tại sao người Sa-ma-ri-ta-nô trong dụ ngôn lại dừng bước để cứu giúp người

Page 13: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

13

bị nạn bên đường? Ông làm như thế để làm gì? Chúa Giê-su kể câu chuyện này để

làm gì?”

“Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”

Thánh Lu-ca thuật lại rằng có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giê-

su rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”

Là người thông luật, ông biết trước câu trả lời mà ông sẽ hỏi Chúa. Thánh sử viết

rằng động cơ của ông không phải là tìm kiếm câu trả lời, tìm kiếm sự thật mà là để

“thử” Chúa Giê-su. Tuy nhiên ta không rõ ông muốn thử Chúa điều gì. Thử xem Chúa

hiểu biết Lề Luật đến mức nào? Thử xem những giáo huấn của Chúa có nghịch với

Luật Môi-sê là Luật mà người Do Thái tuân giữ nghiêm ngặt hay không? Chúa biết

ông là một người thông luật nên Ngài hỏi ngược lại ông? “Trong Lề luật đã chép như

thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông thuộc lòng Luật nên trả lời ngay. “Ngươi

hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn

ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. (Sách Đệ nhị Luật 6:4-5). Đó là

Luật mà bất cứ người Do Thái nào cũng ghi nhớ. Họ còn viết Luật này và đặt vào

những hộp hình vuông bằng da, đeo trước trán và quấn quanh tay trái trong các buổi

cầu nguyện mỗi ngày.

Luật mà người thông luật trả lời cho Chúa Giê-su là luật Môi-sê đã nhận lãnh từ

Thiên Chúa và trao cho dân chúng. Bài đọc một, Thiên Chúa nói cho dân biết luật này

không khó khăn quá sức con người. Luật ở sát bên, nơi miệng và trong lòng để có thể

thực thi. Thực thi Luật Chúa truyền là đường đưa đến sự sống. Thực hành Luật Chúa

thì sẽ có sự sống đời đời. Nhưng bởi vì không thành tâm đi tìm Chân lý, nên người

thông luật này lại vặn vẹo Chúa Giê-su (Thánh Lu-ca ghi là ông muốn “bào chữa” cho

mình) nên ông ta lại hỏi: “Nhưng ai là anh em của tôi?”

Người Do Thái đương thời hiểu “anh em”, “người thân cận” là những người

đồng bào Do Thái của mình. Như thế, yêu người thân cận, yêu anh em được đóng

khung trong tình yêu dành riêng cho đồng bào mà thôi. Còn những người khác không

nằm trong danh sách yêu thương của mình. Mình không có nghĩa vụ phải yêu thương

những người không cùng dòng máu, không cùng truyền thống, văn hóa hay ngôn ngữ

với mình.

“Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”

Để trả lời cho người thông luật, Chúa Giê-su kể cho ông nghe câu chuyện người

Page 14: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu. Sau đó Ngài hỏi ông:“Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó,

ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?”

Khi người thông luật đặt câu hỏi “Ai là anh em của tôi?”, ông lấy mình làm

trung tâm. Đây là Tình yêu vị kỷ. Chúa Giê-su muốn ông đặt câu hỏi “ Tôi là anh em

của ai?”, thì Tình yêu vị kỷ ấy sẽ chuyển hướng thành Tình yêu vị tha. Qua câu

chuyện, Ngài không chỉ cho ông một lời giải đáp mà thôi nhưng Ngài còn dạy ông

một quan niệm mới về “tình người” rộng lớn hơn. Ngài muốn cho ông hiểu định nghĩa

về “người thân cận” không quan trọng bằng thực thi bác ái với người thân cận. Và

người thân cận, người anh em là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan

điểm...

Với gợi mở của Chúa Giê-su, người thông luật đã trả lời: “Chính là kẻ đã thực

thi lòng thương xót đối với người ấy”. Thực thi lòng thương xót cho người đang đau

khổ trước mặt mình chính là yêu thương anh em, là thực hành Luật Chúa. Tình yêu vị

tha thì vô vị lợi, vô điều kiện. Tình yêu ấy không cần phải xác định đối tượng trước

khi giúp đỡ họ, không vạch ranh giới để đóng khung trong giới hạn. Tình yêu ấy không

cần phải đắn đo suy nghĩ hỏi “Để làm gì?” trước những nỗi đau của đồng loại, để

chạnh lòng thương, để đưa tay ra cứu giúp.

“Hãy đi và làm như vậy”

Sau khi người thông luật trả lời ai là người thân cận phải yêu thương, Chúa Giê-

su kết thúc cuộc nói chuyện với ông bằng một lời mời “Hãy đi và làm như vậy”.

Qua lăng kính Thần học, linh mục Charles E. Miller đã chia sẻ câu chuyện

“Người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu” như sau: “Tội lỗi ‘mai phục’ trên đường đi của nhân

loại, chực tước đoạt nhân phẩm của chúng ta, trấn lột chúng ta và cướp đi ân điển

của Thiên Chúa. Tội đánh đập ta nhừ tử, rồi bỏ mặc ta dở sống dở chết. Chúa Giê-su

đến nâng ta dậy, không phải để đặt lên lưng một con vật nào đó, mà là lên vai của

Người và đưa ta về nhà Giáo Hội. Nơi đây, chúng ta được chăm sóc cho đến lúc Người

lại đến trong vinh quang trong ngày chúng ta được sống lại”

Huy hiệu năm Thánh Lòng Thương Xót diễn tả tình yêu và lòng thương xót tột

cùng của Thiên Chúa, qua hình ảnh Chúa Giê-su Ki-tô, Người Mục Tử vác lấy nhân

loại trên vai của Ngài. Đôi mắt của Ngài hoàn toàn hòa nhập làm một với đôi mắt

nhân loại. Đôi tay Ngài gắn chặt với đôi tay và đôi chân của nhân loại. Ngài chạm vào

cõi sâu thẳm của thân phận con người. Nơi đôi tay và đôi chân của Ngài, có dấu đinh

đóng vào thập giá, cùng với màu sáng dần hơn từ trong ra ngoài của ba hình bầu dục

Page 15: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

15

đồng quy làm nền diễn tả công cuộc cứu độ con người của Chúa Ki-tô. Ngài đưa nhân

loại ra khỏi bóng đen của tội lỗi và sự chết, Ngài cứu thoát nhân loại đau khổ bằng sự

chết và Phục sinh. Ngài làm như vậy để làm gì? Chỉ có một câu trả lời duy nhất. Bởi

Ngài là Tình Yêu. Tình yêu không ở trên cao, Tình yêu cúi xuống thấp. Tình yêu

không đắn đo suy nghĩ, Tình yêu chìa tay ra cứu người hoạn nạn. Người bị đánh thừa

sống thiếu chết và bị quăng bên lề là chính nhân loại, là tôi và là anh chị em. Người

Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu không ai khác hơn chính là Chúa Ki-tô. Ngài đã rời bỏ mọi

vinh quang nơi Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên

nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra.

Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom

và chăm sóc hộ Ngài. Giáo hội là nơi chữa lành, là nơi băng bó những vết thương thể

xác và linh hồn. Chúa cũng muốn mời tôi và anh chị em theo gương của Ngài, không

ngồi đó lý luận ai là anh em của mình nhưng biết chạnh lòng thương như Ngài, để đưa

tay ra giúp đỡ những người hoạn nạn ta gặp bên đường, bất chấp những khác biệt.

Dự định kết thúc bài suy niệm ở đây, nhưng mới đọc được tin ngày 16/06 vừa

qua, Nguyên Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đi thăm bà con giáo dân

thuộc giáo xứ Đông Yên, giáo phận Vinh - nơi là tâm điểm của thảm họa môi trường

“cá chết”, tôi nghĩ Ngài là hình ảnh sống động minh họa cho hình ảnh người Sa-ma-

ri-ta-nô nhân hậu thời nay. Dù đang “ẩn tu” tại Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình nhưng

Ngài đã “xuống núi” và bày tỏ tình liên đới với anh chị em đang lâm vào cảnh khốn

khó của thảm họa. Ngài đến và tặng cho anh chị em số tiền mọi người mừng Ngài

nhân dịp kỷ niệm Ngân khánh Linh mục của Ngài. Nhiều người đã òa lên khóc vì Đức

Tổng đã bất ngờ tới tận nơi để viếng thăm họ. Chỉ nguyên sự hiện diện của Đức Tổng

đã là niềm an ủi lớn lao. Đức Cha đã “chạnh lòng thương”, đúng như khẩu hiệu Giám

Mục của Ngài, khi nhìn thấy anh chị em của mình đang đau khổ.

Tôi cũng đọc thấy nơi cuốn Phụng Vụ Lời Chúa này nhiều tấm lòng người Sa-

ma-ri-ta-nô nhân hậu. Đó là những em nhỏ hy sinh tiền tiêu vặt của mình, những anh

chị em âm thầm chăm chút cho vườn rau, hoặc hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc,

nấu chè, gói bánh, bán măng để bán lấy tiền gởi cho Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa, thực

hiện Quỹ Học bổng giúp các em nghèo hiếu học bên quê nhà. Những cử chỉ cụ thể ấy

diễn tả tình yêu dành cho tha nhân và làm cho chúng ta trở nên người Sa-ma-ri-ta-nô

nhân hậu. Ước gì chúng ta đón nhận chính Chúa là suối nguồn Tình yêu, để chúng ta

cũng luôn quảng đại mở con tim và đôi tay của mình, đáp lại lời mời của Chúa Giê-

Page 16: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

su “Hãy đi và hãy làm như vậy”.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD.

Page 17: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

17

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

NGÀY 17 THÁNG 7

BÀI ĐỌC I: St 18, 1-10a

Thưa Ngài, xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài.

Lời Chúa trong sách Sáng Thế.

Ngày ấy, Đức Chúa hiện ra với ông Abraham tại cụm sồi Mamrê, khi

ông đang ngồi ở cửa lều, vào lúc nóng nực nhất trong ngày. Ông ngước

mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông. Vừa thấy, ông liền từ cửa lều

chạy ra đón khách, sụp xuống đất lạy và nói: “Thưa Ngài, nếu tôi được

đẹp lòng Ngài, thì xin Ngài đừng đi qua mà không ghé thăm tôi tớ Ngài.

Để tôi cho lấy chút nước, mời các Ngài rửa chân rồi nằm nghỉ dưới gấc

cây. Tôi xin đi lấy ít bánh, để các ngài dùng cho chắc dạ, trước khi tiếp tục

đi, vì các ngài đã ghé thăm tôi tớ các ngài đây!” Khách trả lời: “Xin cứ làm

như ông vừa nói!”

Ông Abraham vội vã vào lều tìm bà Sara mà bảo: “Bà mau mau lấy

ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh”. Ông chạy lại đàn vật, bắt một

con bê non béo tốt, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt. Ông

lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm mà đãi khách; rồi ông đứng hầu

dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa.

Khách nói với ông: “Bà Sara vợ ông đâu?” Ông đáp: “Thưa nhà tôi

ở trong lều”. Người nói: “Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà

Sara vợ ông sẽ có một con trai”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 14

Đáp: Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa?

Page 18: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Xướng: Kẻ nào sống vẹ toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ

sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan.

Xướng: Không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã. Coi khinh

phường gian ác, trọng ai kính Chúa Trời.

Xướng: Cho vay không đạt lãi, chẳng nhận quà hối lộ mà hại đến

người ngay. Phàm ai làm những điều này không hề nao núng chuyển lay

bao giờ.

BÀI ĐỌC II: Col 1, 24-28

Mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ,

nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôsê.

Thưa anh em, giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em.

Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào

thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. Tôi đã trở

nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã ủy thách cho

tôi, liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn

vẹn, rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế

hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa. Người đã

muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao

giữa các dân ngoại: đó là chính Đức Kitô đang ở giữa anh em, Đấng ban

cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang. Chính Người là Đấng chúng

tôi rao giảng, khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự

khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Kitô.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng

ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả. Halleluia.

Page 19: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

19

TIN MỪNG: Lc 10, 38-42

Cô Marta đón Đức Giêsu vào nhà. Cô Maria đã chọn phần tốt nhất.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Một hôm, Đức Giêsu vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là

Marta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Maria. Cô này cứ

ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Marta thì tất bật lo

việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục

vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” Chúa

đáp: “Marta, Marta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một

chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy

đi”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

Ngày 17 tháng 07

Hai cách đón tiếp Chúa.

Trên bước đường rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu có những người bạn thân,

chẳng hạn gia đình ba chị em Mátta, Maria và Lazarô tại làng Bêtania. Trình thuật

Luca 10, 38-42 kể lại việc Đức Giêsu dừng chân tại Bêtania và được những người bạn

đón tiếp bằng 2 cung cách khác nhau.

1.Maria lắng nghe Lời Chúa (c.39)

Maria ngồi dưới chân Chúa và tiếp chuyện với Thầy. Ngồi dưới chân Chúa là

thái độ của người môn đệ đối với Thầy ( x. Lc 8,35; 7,16), còn nghe lời Thầy dạy dỗ

là bổn phận đầu tiên của người môn đệ (x. Lc 6,47). Nhờ đó môn sinh học biết phải

sống thế nào cho phù hợp ý Chúa.

*Ưu điểm của Maria là biểu lộ tình yêu và lòng quí mến của mình bằng cách

chăm chú nghe và ghi nhận, học hỏi những điều hay từ Đức Giê-su. Điều này sẽ rất

Page 20: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

ích lợi cho cô, nhất là về mặt tâm linh. *Khuyết điểm của Maria là dành độc quyền

nói chuyện với khách, mà không nghĩ gì tới sự khó nhọc vất vả của chị mình để tìm

cách chia sẻ công việc với chị. Chẳng hạn, thỉnh thoảng cô có thể mời chị lên tiếp

chuyện với Thầy và làm bếp thay thế chị một chút. Hai chị em thay phiên nhau, vừa

tiếp Thầy, vừa lo chuyện phục vụ Thầy thì đẹp hơn biết mấy.

2. Mátta phục vụ bàn ăn (c. 40)

Riêng Mátta với tư cách là nội trợ, đã làm tiệc chiêu đãi khách. Mátta muốn làm

“vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, nhưng cô đón Chúa theo ý thích của riêng

cô, mà chưa quan tâm đủ để tìm hiểu xem Thầy đang mong đợi điều gì. Rút cuộc,

trong niềm vui đón khách còn có sự tự mãn, vì thấy mình đảm đang quán xuyến, thấy

rằng việc tiếp đón của mình là nhất, và đòi hỏi người em phải phục vụ theo cung cách

của mình.

*Ưu điểm của Mátta là tinh thần năng động, cô biểu lộ tình yêu và sự quí mến

của mình bằng việc phục vụ, quan tâm tới nhu cầu cụ thể của người khác. Thật là một

đức tính tốt.

*Khuyết điểm của Mátta là ganh tị với em, thấy em ngồi nói chuyện với Đức

Giê-su, có vẻ nhàn nhã quá, để mình phải vất vả cực nhọc, thì đâm ra buồn phiền. Cô

không thể dấu trong bụng sự ganh tỵ đó, mà phải bộc lộ ra, đến độ có vẻ như trách

móc Đức Giê-su: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới

sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Có vẻ như cô cảm thấy không được ai chú

ý tới, nhất là không ai biết tới sự khó nhọc của mình. Cái thiếu sót này rất đáng thông

cảm vì tâm lý chung mọi người đều như vậy.

3. Đức Giêsu đưa ra nhận định (c.41-42)

Việc tiếp đón chu đáo và đúng ý nghĩa nhất là lắng nghe Lời Ngài, còn lại đều là

phụ thuộc. Lời Đức Giêsu trách nhẹ Mátta: “con băn khoăn, lo lắng nhiều chuyện

quá”, điều đó, muốn nói lên một giá trị ưu tiên, đó là lắng nghe Lời Chúa. Bởi chưng

Chúa đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ. Ngài phục vụ bằng cách

ban Lời Hằng Sống. Cho nên những ai tiếp đón Chúa, cần phải lắng nghe và hơn nữa,

phải thực thi Lời Ngài trong cuộc sống (x. Lc 6,47).

Chúa Giêsu đánh giá cao sự hy sinh, phục vụ bận rộn của Mátta. Đây là biểu hiệu

lòng mến cao độ của Mátta. Còn qua tâm tình của Maria, Chúa đã đánh giá cao thái

độ và cử chỉ của Maria. Đó là chọn chỗ nhất trong đời sống của mình, lắng nghe và

chọn Chúa làm tất cả. Chúa muốn đề cao vai trò của Maria và mong muốn chúng ta

chọn Ngài làm lẽ sống, làm gia nghiệp và là trọng tâm của đời mình .

Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ, cả hai lối sống của Mátta và Maria đều cần

thiết và bổ túc cho nhau trong điều kiện đời sống hiện tại ở trần gian. Ðiều Chúa muốn

nhắc cho Mátta ở đây là: việc cốt yếu nhất đối với người môn đệ là nghe lời Chúa và

Page 21: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

21

đem ra thực hành. Muốn làm gì thì cứ làm, nhưng đừng bao giờ vì lo lắng bận rộn

công việc mà quên đi Ðấng là trung tâm của đời mình, Đấng mà mình phải vâng nghe

và tôn vinh trong mọi sự. Chính Chúa sẽ mang lại cho đời sống và hoạt động của

chúng ta ý nghĩa cao cả nhất.

*Một chút suy tư và áp dụng câu chuyện vào đời sống gia đình và cộng đoàn

tu trì:

1- Cần quan tâm đến nhau và tìm cách làm cho nhau hạnh phúc:

Trong cuộc sống chung của gia đình hay Cộng đoàn tu trì, nếu chúng ta biết quan

tâm đến nhau, đến niềm vui, nỗi khổ, đến những nhu cầu, lo lắng, bận tâm của nhau,

thì cuộc sống chung trở nên hạnh phúc biết bao. Sự quan tâm ấy thể hiện cụ thể tình

yêu thương đối với nhau. Nếu không có tình yêu thương, nếu ai cũng chỉ nghĩ đến

mình, đến niềm vui, đến nhu cầu và lo lắng của mình, thì cuộc sống chung sẽ trở thành

hỏa ngục.

2- Cần có sự phân công hợp lý trong gia đình và trong Cộng đoàn tu trì:

Để tiếp đón Ngài cho tốt và làm hài lòng Ngài, thì phải có người tiếp chuyện với

Ngài. Vì nếu để Ngài ngồi không một mình thì quả là bất lịch sự. Nhưng cũng phải có

người lo chuyện cơm nước để tiếp đãi khách. Vì nếu tới bữa ăn mà để cho khách ra

về bụng đói, hoặc cho khách ăn một bữa cơm quá thanh đạm, thì còn gì là quí mến

khách nữa. Vì thế, phải có sự phân công: một người hầu chuyện Ngài; một người lo

chuyện cơm nước phục vụ Ngài, điều ấy thật hợp lý. Nếu cả hai cùng tiếp chuyện

Ngài, thì ai lo nấu ăn? Hay nếu cả hai đều lo nấu ăn, thì ai tiếp chuyện Ngài? Như vậy

trong đời sống gia đình và cộng đoàn tu trì cần phải có sự bổ sung cho nhau, không

“so tính hơn thiệt” và không ghen tỵ nhau.

3- Cần ưu tiên cho đời sống tâm linh hơn:

Cách trả lời của Đức Giê-su: “Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá, chỉ có

một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”,

khiến cho nhiều người nghĩ rằng Đức Giê-su đã coi việc tiếp chuyện Ngài là quan

trọng và đẹp lòng Ngài hơn chuyện lo chăm sóc bữa ăn cho Ngài. Từ đó họ suy ra

rằng việc cầu nguyện thì đáng quí và làm hài lòng Chúa hơn việc hoạt động. Nhưng

ta thử đặt vấn đề: nếu cả hai chị em đều lo ngồi hầu chuyện Đức Giê-su, mà chẳng ai

lo bữa ăn chu đáo cho Ngài, thì Ngài có hài lòng lắm không?

Là người hướng dẫn tâm linh, Ngài thấy đời sống tâm linh quan trọng hơn thể

chất, nhân đó Ngài muốn, bằng câu nói trên, cho hai chị em một bài học: cần phải lo

cho đời sống tâm linh hơn thể chất. Tại sao? Vì người đời thường có khuynh hướng

lãng quên đời sống tâm linh, mà chỉ chú tâm đến đời sống thể chất. Họ dành rất nhiều

thì giờ và năng lực vào công việc, vào chuyện cơm - áo - gạo - tiền, chuyện tiện nghi

Page 22: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

vật chất, chuyện tranh đua để hơn người khác… Đa số ít quan tâm, hoặc ít người quan

tâm và đầu tư cho đời sống tâm linh của mình. Vì thế hãy giảm bớt một chút công

việc để cầu nguyện.

4- Cần có sự quân bình giữa tâm linh và thể chất; giữa cầu nguyện và hành động:

Trong thực tế, hai khía cạnh của sự sống tâm linh và thể chất liên quan đến nhau, hỗ

trợ nhau. Khía cạnh này tốt đẹp và lành mạnh thì cũng sẽ ảnh hưởng tốt đẹp lên khía

cạnh kia. Tuy nhiên, quá quan tâm đến khía cạnh này thì sẽ bỏ bê khía cạnh kia. Do

đó, hai khía cạnh ấy của sự sống cần phải được quan tâm một cách quân bình. Không

nên quá quan tâm đến khía cạnh này mà bỏ bê khía cạnh kia, nhất là đối với người

Kitô hữu, là những người sống giữa trần gian.

*Gợi ý suy nghĩ:

1- Giữa một thời đại lắm bon chen tất bật, việc lắng nghe Lời Chúa lại càng cần thiết

hơn, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới trao ban cho ta lẽ sống và dẫn dắt ta bước vào con

đường sống thực sự.

2- Cuộc sống dồn dập hôm nay dể biến ta thành Mátta, đầy ắp những xáo động, lo âu

mất kiên nhẫn, căng thẳng… cả những người làm công tác tông đồ cũng bị cuốn hút,

trôi theo công việc. Có lẽ cần bớt việc làm và thêm giờ cầu nguyện, để cho Chúa làm

việc nơi tôi và qua tôi, thay vì tự mình bươn chải một mình.

3- Qua hình ảnh của Mátta và Maria, chúng ta có thể hiểu được rằng đời sống cầu

nguyện và đời sống hoạt động tông đồ luôn luôn phải bổ túc cho nhau. Hoạt động bề

ngoài xem ra rất rầm rộ, hoành tráng mà quên đi chiều sâu là phải cầu nguyện thì một

cách nào đó, đời sống của người phục vụ vẫn chưa quân bình. Đôi khi đánh mất niềm

tin, mất định hướng và đi vào ngỏ cụt…

4- Trong cuộc sống có những cám dỗ chúng ta khó có thể vượt thắng. Nhiều lúc chúng

ta tưởng phục vụ Chúa, nhưng thực ra chúng ta đang phục vụ chính mình. Nhìn Mátta

lăng xăng, bôn chôn phục vụ, chúng ta nhận ra hình ảnh của chúng ta. Có thể, một

cách nào đó, chúng ta làm việc này việc nọ để được khen ngợi, để phô trương, để vênh

vang công đức vv… “Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Chúng ta mời gọi kẻ khác

cộng tác, cũng là để phục vụ cho những dự định của chính mình. Có những lúc chúng

ta cầu nguyện, nhưng muốn để mình được vinh quang, để mình thành công. Chúng ta

không chấp nhận những hạn chế của mình, không chấp nhận thất bại vv…Do đó,

chúng ta tự mãn với những công việc mình đã làm được.

5- Còn tôi thì sao???

*Chúng ta cùng cầu nguyện:

Lạy Chúa, cuộc sống mỗi ngày: cơm- áo - gạo - tiền, làm cho chúng con ít quan

tâm đến Chúa. Chưa quan tâm đủ đến việc ở bên Chúa và lắng nghe Lời Ngài. Ít có

thời gian dành cho Chúa và cho anh chi em. Xin giúp chúng con biết quan tâm và lắng

Page 23: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

23

nghe Lời Chúa mỗi ngày. Vì Lời Chúa là “ánh sáng và ngọn đèn” soi dẫn bước con

đi trong cuộc sống nầy. Amen.

Gabriel Dương Văn Quốc Tiến.

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN

NGÀY 24 THÁNG 7

BÀI ĐỌC I: St 18, 20-32

Xin Chúa đừng giận, cho con nói tiếp.

Lời Chúa trong sách Sáng Thế.

Khi ấy, Đức Chúa phán với ông Abraham: “Tiếng kêu trách Sôđôma

và Gômôra thật quá lớn! Tội lỗi của chúng quá nặng nề! Ta phải xuống

xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có

hay không, Ta sẽ biết”.

Ông Abraham thưa với Chúa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành

một trật với kẻ dữ sao? Giả như trong thành có năm mươi người lành,

chẳng lẽ Ngài tiêu diệt họ thật sao? Chẳng lẽ Ngài không dung thứ cho

thành đó, vì năm mươi người lành trong đó sao? Ngài làm như vậy, chắc

không được đâu! Giết chết người lành một trật với kẻ dữ, coi ngươi lành

cũng như kẻ dữ, chắc không được đâu! Đấng xét xử cả trần gian lại không

xét xử công minh sao?” Đức Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được trong thành

Sôđôma năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành

đó”.

Ông Abraham lại nói: “Mặc dầu con chỉ là than tro bụi, con cũng xin

mạn phép thưa với Chúa: giả như trong số năm mươi người lành lại thiếu

mất năm, vì năm người đó, Ngài sẽ phá hủy cả thành sao?” Chúa đáp:

“Không! Ta sẽ không phá hủy, nếu Ta tìm được bốn mươi lăm người”. Ông

lại thưa một lần nữa: “Giả như trong thành tìm được bốn mươi người thì

sao?” Chúa đáp: “Vì bốn mươi người đó, Ta sẽ không làm”.

Page 24: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói tiếp: giả như ở đó có ba

mươi người thì sao?” Chúa đáp: “Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ

không làm”. Ông nói: “Con xin mạn phép thưa với Chúa: giả như tìm được

hai mươi người thì sao?” Chúa đáp: “Vì hai mươi người đó, Ta sẽ không

phá hủy”. Ông nói: “Xin Chúa đừng giận, cho con nói một lần nữa thôi: giả

như tìm được mười người thì sao?” Chúa đáp: “Vì mười người đó, Ta sẽ

không phá hủy Sôđôma”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 137

Đáp: Lạy Chúa, ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại.

Xướng: Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ, Ngài đã nghe lời miệng con

xin. Giữa chư vị thiên thần, xin đàn ca kính Chúa, hướng về đền thánh,

con phủ phục tôn thờ.

Xướng: Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương,

đã đề cao danh thánh và lời hứa của Ngài trên tất cả mọi sự. Ngày con

kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại, đã gia tăng nghị lực cho tâm hồn.

Xướng: Chúa tuy thật cao cả, nhưng vẫn nhìn đến kẻ thấp hèn; đứa

ngạo mạn ngông nghênh, từ xa Ngài đã biết. Cho dù con gặp bước ngặt

nghèo, Chúa vẫn bảo toàn mạng sống con. Địch thù đang hằm hằm giận

dữ, Ngài ra tay chận đứng.

Xướng: Ngài lấy tay uy quyền giải thoát con. Việc Chúa làm cho con,

Ngài sẽ hoàn tất; lạy Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Công trình do tay Ngài thực hiện, xin đừng bỏ dở dang.

BÀI ĐỌC II: Col 2, 12-14

Thiên Chúa đã cho an hem được cùng sống với đức Kitô: Thiên

Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm cho chúng ta.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôssê.

Page 25: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

25

Thưa anh em, anh em đã được cùng mai táng với Đức Kitô khi chịu

phép rửa, lại cùng được trổi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của

Thiên Chúa, Đấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết. Trước kia, anh em

là những kẻ chết, vì anh em đã sa ngã, và vì thân xác anh em không được

cắt bì, nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô: Thiên

Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta.

Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã

đưa ra chống lại chúng ta. Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh

nó vào thập giá.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Anh em đã nhận được Thần Khí làm cho nên

nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên rằng: “Abba! Cha ơi!”. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 11, 1-13

Anh em cứ xin thì sẽ được.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Một hôm, Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia, Người cầu nguyện xong,

thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy

chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông”.

Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, các anh hãy nói:

“Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau

đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội

cho chúng ono, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với

chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”.

Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và

nữa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh,

Page 26: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta

ăn cả”, mà người kia từ trong nhà đáp lại: “Xin anh đừng quấy rầy tôi, cửa

đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy

bánh cho anh được”. Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy

để cho người này vì tinh bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người nầy tất cả

những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó. Thế nên, Thầy bảo anh em: Anh

em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai

trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn

mà cho nó ư? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy, nếu anh em vối

là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương

chi Cha trên trời lại không ban thánh Thần, cho những kẻ kêu xin Người

sao?”

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN

Ngày 24 tháng 07

CẦU NGUYỆN: TÍN THÁC VÀO CHÚA-TƯƠNG QUAN VỚI CHÚA-

THỰC THI THÁNH Ý

Trong đời ai chẳng bôn ba

Nay đây mai đó có là chuyện chi!

Một lòng tín thác khắc ghi

Chúa toàn năng biết, lo gì ngày mai.... (Cảm Hứng, Lm. Xuân Hy Vọng)

Thật ra ai trong chúng ta đều có kinh nghiệm về đời sống cầu nguyện! Kể từ

khi có trí khôn, được học giáo lý, được cha me hướng dẫn đời sống đức tin, đời

sống đạo hạnh, chỉ bảo đàng lành,..chúng ta biết thưa chuyện, hàn thuyên, cầu

nguyện, khẩn nài với Chúa. Lúc còn thơ ấu, chúng ta cầu nguyện với Chúa thật

đơn sơ, ngắn gọn nhưng đầy lòng yêu mến như con thơ đang bộc bạch với cha mẹ

vậy. Rồi dần dần lớn lên, với việc học, chuyện xã hội, gia đình, nơi nhà máy xí

nghiệp, và nhiều tác động khác đến đời sống, chúng ta vẫn nỗ lực chu toàn bổn

Page 27: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

27

phận, vẫn sống đạo, chăm lo đến đời sống đức tin của bản thân cũng như của gia

đình. Tuy nhiên, cũng không ít lần, chúng ta trở nên như cỗ máy, có lẽ vì nhiều lo

toan trong đời làm chúng ta mệt mỏi, sao lãng điều cốt lõi của đời sống cầu nguyện

là gì, và khi cầu nguyện điều tiên quyết là chi? Cầu xin những gì, hay chỉ biết nài

xin Chúa cung cấp đầy đủ những nhu cầu vật chất, lấp đầy những nỗi khát vọng

không đáy...?

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đánh động mỗi người chúng ta nhìn lại đời sống

cầu nguyện – nền tảng đời sống đức tin của ta, cũng như xem lại mối tương quan

của ta đối với Cha giàu lòng nhân ái, và chúng ta nên cầu nguyện thế nào để đẹp

lòng Chúa.

Điều mà có lẽ ai trong chúng ta cũng biết, đó là: Chúa toàn tri, biết hết mọi

sự, kể cả những lời cầu xin thầm kín, ước mong sâu thẳm của chúng ta. Người

thấu rõ trước lúc chúng ta mở miệng than van, cầu xin. Vì vậy, tâm tình luôn luôn

phải có khi cầu nguyện (giao kết mối tương quan với Chúa) là: tín thác trọn vẹn

vào Thiên Chúa – người Cha nhân lành, lân ái vô biên, ‘vạy nêu anh em vôn là

nhưng ke xâu mà còn biêt cho con cái mình cua tôt cua lành, phuong chi Cha trên

trơi lai không ban Thánh Thân cho nhưng ke kêu xin Nguơi sao? " (x. Lc 11, 13).

Và một khi chúng ta đặt tin tưởng vào Người, thì dẹp bỏ những bận tâm, phiền

não, lo toan, nghi ngờ, sợ hãi, lo lắng sang một bên, vì khi lo lắng, chúng ta chẳng

thể nào tín thác, cầu nguyện được!

Với lòng tín thác ấy, chúng ta đặt mình vào trong mối tương quan với Chúa

như con trẻ đối với cha me đầy yêu thương, để cùng chuyện trò, lắng nghe. Mối

thân tình giữa ông Áp-ra-ham với Thiên Chúa trong bài đọc một diễn tả tương

quan ấy (x. St 18, 20-32). Trong thực tế, khi cầu nguyện, chúng ta thường xem

Chúa như một ông chủ nhà băng, như một chiến binh bách chiến, như nhà kinh tế,

chính trị gia xuất chúng, v.v…có thể đáp ứng mọi nhu cầu, nài van của ta, mà

chẳng đặt mối tương quan thân thiết, thân mật với Chúa. Vì thế, lời cầu nguyện

của chúng ta trở nên lời nài nỉ, thỉnh cầu hơn là bộc bạch, thổ lộ tâm can, chuyện

trò với Chúa; và đôi khi nó biến đời sống cầu nguyện của chúng ta trở nên khô

khan, cứng nhắc, rập khuôn, và bản thân chúng ta cảm thấy nhàm chán, uể oải,

mệt mỏi!

Hơn nữa, trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giê-su khẳng định ‘cứ xin thì

sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho’ (x. Lc 11, 9). Thiết nghĩ câu

nói này quá phổ biến, thậm chí người không có đạo cũng thuộc lòng từng chữ

một! Nhưng cũng khá nhiều người có đạo không hiểu hoặc hiểu nhầm câu nói

Page 28: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

này; và chính vì sự hiểu nhầm ấy đẩy họ tới hành vi không tin vào Chúa nữa, đơn

giản bởi lẽ những điều họ xin đều không được đáp ứng, hay nói theo lối suy nghĩ

của họ ‘Chúa không giữ lời Người phán “cứ xin thì sẽ được…”’ Do đó, chúng ta

nên dừng lại điểm này và suy niệm một chút để tránh mắc vào ‘vết dầu loang’ sai

lầm. ‘Cứ xin thì sẽ được…’, thế thì xin gì cũng sẽ được chăng? Kể cả xin những

điều trái ngược với Thánh ý Chúa? Ở điểm này, chúng ta nên học đòi các Thánh

nhân. Các Ngài chẳng bao giờ xin của cải vật chất, những thứ chóng qua ở trần

gian này, mà tiên vàn các Thánh xin làm trọn và làm tròn ý Chúa muốn nơi các

ngài. Xin làm theo Thánh ý Chúa, xin Thánh ý Chúa được thành sự nơi con người

thấp hèn của chúng ta, chứ chẳng phải xin bất cứ điều gì kể cả điều nhỏ nhặt, tầm

thường, và có khi chính vì những điều ấy làm cho ta xa Chúa… ‘Cứ tìm thì sẽ

gặp’, hành vi tìm kiếm đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại và tin tưởng; nhưng tìm điều

gì đây? Phải chẳng tìm ý riêng của mình và nó phải được thực hiện? Hay truy tìm

danh vọng hư vô, tiếng tăm trần thế, hoặc tìm địa vị chóng qua…? Thiết nghĩ, nếu

chúng ta tìm kiếm những sự ấy thì chắc chắn nó chẳng giúp chúng ta tiến lại gần

Chúa, mà không khéo nó đẩy ta xa lìa Người mãi mãi! Chỉ khi chúng ta ‘tìm Thánh

ý Chúa thì sẽ gặp’, và cứ tìm Chúa với tất cả lòng nhẫn nại, xác tín thì sẽ gặp được

Người. ‘Cứ gõ cửa thì sẽ mở cho’, chẳng phải gõ cửa kêu réo, van xin người khác

để cầu cạnh cho bằng gõ cửa tâm hồn chính mình để sẵn sàng đón nhận, lắng nghe

lời mời gọi của Chúa và tiếng than của tha nhân. Hơn nữa, Chúa mời gọi chúng ta

hãy vững tin gõ cửa, nài nỉ tha thiết, chuyện vãn với Chúa như con thơ nép mình

thư thái bên cha yêu, bên mẹ hiền, và chỉ lúc ấy ‘cửa sẽ mở cho’.

Thật ra, chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải đạo, nhưng Thần

Khí sẽ hướng dẫn và cầu thay nguyện giúp chúng ta trước Thiên nhan Chúa (x.

Rm 8, 26), và giúp chúng ta cầu xin những gì hợp theo Thánh ý Chúa như các

Thánh đã minh chứng qua đời sống đức tin. Các Ngài chẳng xin những gì thoải

mái, dễ dãi cho mình khi ở trần gian, cho bằng nguyện làm đẹp lòng Chúa và thực

thi Thánh ý Chúa. Chúa sẵn sàng ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Người (x.

Lc 11, 13), huống chi những nhu cầu thiết yếu, lời van nài thống thiết của chúng

ta. Khi Thiên Chúa ban Thánh Thần cho chúng ta thì đồng nghĩa với việc Người

ban chính sự sống, tình yêu lớn lao cho chúng ta, và như vậy, chúng ta trở nên

một với Người, ở trong Người, biết được Thánh ý Người, sống theo sự hướng dẫn,

chỉ bảo của Người, lắng nghe và thực hiện những điều Người thúc giục, đánh động

nơi tâm hồn, lương tâm trong sạch của chúng ta.

Page 29: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

29

Ôi Giê-su giàu lòng xót thương, con tín thác vào Chúa, con tin tưởng đặt mọi

sự trong mối tương quan thân tình với Chúa, hầu con được sống trong Ngài và

thực thi Thánh Ý Chúa.Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 30: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN

NGÀY 31 THÁNG 7

BÀI ĐỌC I: Gv 1, 2; 2, 21-23

Chuyện gì xảy ra cho con người sau bao mối bận tâm và bao gian

lao, vất vả nó phải chịu dưới ánh mặt trời.

Lời Chúa trong sách Giảng Viên.

Ông Cohelet nói: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân.

Tất cả chỉ là phù vân. Quả thế, có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu

biết mà làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của

mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều ấy cũng chỉ là phù vân

và lại là đại họa. Chuyện gì đã xảy ra cho con người sau bao mối bận tâm

và bao gian lao vất vả nó phải chịu dưới ánh sang mặt trời?

Phải, đối với con người ấy, trọn cuộc đời chỉ là đau khổ, bao conga

khó chỉ đem lại ưu phiền! Ngay cả ban đêm, nó cũng không được yên long

yên trí. Điều ấy cũng chỉ là phù vân!”

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 89

Đáp: Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài vẫn là nơi chúng con trú ẩn.

Xướng: Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi, Ngài phán bảo: “Hỡi

người trần thế, trở về cát bụi đi!” Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua

đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!

Xướng: Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng, như cỏ đồng trổi mọc

ban mai, nở hoa vươn mạnh sớm ngày, chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.

Xướng: Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm

trí được khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại! Ngài đợi đến bao giờ? Xin

chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây.

Page 31: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

31

Xướng: Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để

ngày ngày được hớn hở vui ca. Xin cho chúng con được vui hưởng, lòng

nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con. Việc tay chúng con làm, xin

Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm.

BÀI ĐỌC II: Col 3, 1-5. 9-11

Anh em hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, nơi Đức Kitô

đang ngự.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côlôsê.

Thưa an hem, anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy

tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu

Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới,

chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Thật vậy, anh em đã chết,

và sự sống mới của an hem hiện đang tiềm tang với Đức Kitô nơi Thiên

Chúa. Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được

xuất hiện với Người, và cùng người hưởng phúc vinh quang.

Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người

anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà

tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.

Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với

những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người

hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo hóa, để được ơn thông hiểu.

Vậy không còn phải phân biệt Hy Lạp hay Do Thái, cắt bì hay không cắt

bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở torng

mọi người.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời

Page 32: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

là của họ. Halleluia.

TIN MỪNG: Lc 12, 13-21

Những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy,

xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”. Người đáp: “Này anh, ai đã

đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Người

nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam,

không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của

cải đầu”.

Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng

nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì

còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế

này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả

thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình

bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống

vui chơi cho đã!” Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay,

người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay

ai?” Ấy, kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt

Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN

Ngày 31 tháng 07

NHỮNG ẢO TƯỞNG PHÙ PHIẾM

Khi viết bài chia sẻ này, cũng là lúc tôi vừa trải qua cảm nghiệm về ba thánh

Page 33: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

33

lễ an táng liên tiếp trong vòng hai ngày tại giáo xứ của tôi. Một em bé đột ngột ra

đi khi chưa tròn ba tuổi. Một ông người Ý khoảng sáu mươi và một người Pê-ru,

năm mươi bảy tuổi. Và rồi mới hôm qua, đọc tin tức Việt Nam, thấy tin buồn vì

tai nạn thảm khốc tại đèo Prenn (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) khiến bảy người

tử vong, trong đó có ba cô giáo Lê Thị Thanh Liên, Lê Uyên Quỳnh và Nguyễn

Thị Ngọc Dung, đều ở độ tuổi ba mươi bảy.

Những cái chết này gợi nhắc tôi nhớ đến tư tưởng của Cô-he-lét trích trong

sách Giảng viên hôm nay: "Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất

cả chỉ là phù vân". Tác giả nói tiếp: "Chuyện gì xảy ra cho con người sau bao mối

bận tâm và bao gian lao vất vả nó phải chịu dưới ánh mặt trời?"

Đứng bên những cỗ quan tài của em bé mới ba tuổi hay của những người

vừa ngấp nghé hưởng thọ, những câu hỏi hết sức căn bản về cuộc đời lại hiện lên

trong tâm trí tôi. Đâu là điều hệ trọng của đời người? Tiền tài, danh vọng, lạc thú,

giàu sang, cơ hàn, đâu là chỗ đứng của nó trong thế giới này? Hưởng dương hay

hưởng thọ có thực sự quan trọng không? Thánh vịnh 90 nói: "Tính tuổi thọ trong

ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao

khốn khổ. Cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi". Và rồi, Thiên Chúa có

thực sự là chuyện, là vấn đề khiến tôi bận tâm, thắc mắc hay không? Ngài có hiện

diện trong cách sống, cách suy nghĩ, hành xử của tôi không?

Có người chia sẻ với tôi. Cha! Cha xứ con muốn có thêm thánh lễ, thêm

việc đạo đức để giúp anh chị em thêm lòng đạo đức, đặc biệt trong Năm Thánh

Lòng Thương Xót; nhưng tụi con phải xin ngài "STOP", lý do là vì tụi con bận

quá. Thêm lễ. Thêm giờ đọc kinh, lần hạt là "thâm thủng" ngân sách, là "giảm trừ"

ngân quỹ của gia đình. Thôi, xin cha hãy bớt những việc đạo đức để giáo dân tụi

con được nhờ.

Đã có những ảo tưởng lôi kéo nhiều người. Ảo tưởng khi nghĩ rằng hễ có

nhiều tiền của là đương nhiên hạnh phúc sẽ đến. Ảo tưởng khi cho rằng cứ tích

trữ được nhiều tiền là tự nhiên "tiên" sẽ đến nhà, là bảo đảm vững chắc cho vận

mệnh tương lai của mình. Ảo tưởng khi nhìn nhận sức mạnh tuyệt đối của tiền

bạc, có nhiều tiền mới là người thành công trong cuộc sống. Những ảo tưởng này

Page 34: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

đã được Chúa nói tới trong bài Tin mừng hôm nay. "Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê

hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!"

Nhưng tiếc thay, những ảo tưởng đó đã bị Chúa kết án khi Ngài nặng lời trách cứ

nhà phú hộ: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì

ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?" Kẻ nào chỉ lo thu tích của cải cho mình mà không

lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.

Giàu có không phải là tội. Chúa Giêsu không kết án người giàu có. Ngài

cũng chẳng đến trần gian để giải quyết các vấn đề kinh tế. Ngài đã thẳng thắn trả

lời với đám đông dân chúng khi họ xin Ngài xử kiện: "Này anh, ai đã đặt tôi làm

người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?" Ngài chỉ lưu ý họ hãy tránh

khỏi ảo tưởng tham lam, vì sự tham lam tiền của dễ làm con người quên lãng

Thiên Chúa. Ngài đã chẳng từng cảnh tỉnh chúng ta: "Không ai có thể làm tôi hai

chủ: vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh

dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được".

Tất cả những gì, dù tốt đẹp đến đâu đi nữa, trở thành vật cản, khiến con người xa

rời Thiên Chúa, khiến cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa bị rạn

nứt, đều bị lên án. "Của Xê-da, hãy trả cho Xê-da; của Thiên Chúa hãy trả lại cho

Thiên Chúa". Những gì của thế gian, hãy trả lại cho thế gian; những gì của Thiên

Chúa, hãy trả lại cho Thiên Chúa.

Hãy đặt để Thiên Chúa vào đúng trọng tâm của cuộc sống chúng ta. Hãy

trả lại dung mạo đẹp đẽ của Cha chúng ta là Đấng giàu lòng thương xót, chậm bất

bình và hết mực khoan nhân. Đừng để những ảo tưởng của thế gian làm méo mó

dung nhan của Thiên Chúa. Hãy đặt để giá trị tiền của vào đúng vị trí của nó, để

tiền của không trở thành chủ nhân thống trị con người, nhưng trở thành phương

tiện phục vụ con người.

Xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ ái dạy chúng con biết lo làm giàu trước

mặt Cha. Đừng để chúng con bận tâm tới những ảo tưởng hão huyền về sự giàu

có của thế gian này khiến chúng con không còn nhớ đến Cha, không còn biết Cha

là ai. Amen.

Jos. Hiến, SDB

Page 35: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

35

Page 36: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Anh chị em rất thân mến,

Tư ngay 26 đên ngay 31 thang 7 tơi đây, tai thanh phô Krakow, Ba Lan,

hơn 3 triêu ngươi tre tư 180 quôc gia trên thê giơi se tưu vê đây, đê cung vơi Đưc

Thanh Cha Phanxicô cư hanh Đai Hôi Giơi Tre Thê Giơi lân thư 25. Đai Hôi Giơi

Tre Thê Giơi lân nay đăc biêt rơi vao Năm Thanh Long Thương Xot Chua. Đức

Hồng Y Stanislaw Rylko, Tông Giam Muc Krakow va cung la cưu thư ky riêng

cua Đưc Thanh Cha Gioan Phaolô II, nói rằng: Đưc Thanh Giao Hoang Gioan

Phaolô II, vị giáo hoàng người Ba Lan va la Đâng sang lâp ngay Giơi Tre Thê

Giơi, sẽ có mặt trong tinh thần tại WYD 2016, khi những người trẻ viếng mộ thánh

Faustina Kowalska tại Đền Thánh Lòng Thương Xót, đã được khánh thành bởi

chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến thăm cuối cùng của ngài

về quê hương mình vào năm 2002.

Ngoài các chương trình bình thường của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới như

học giáo lý, đàng thánh giá, đêm canh thức, lễ bế mạc, tại Krakow cũng sẽ có một

chương trình suy niệm và lần hạt Mân Côi kính Lòng Thương Xót Chúa. Nhiều

Toà Giải Tội sẽ được thiết lập đê giup ngươi tre lanh nhân bi tich hoa giai, dâu chi

ro rêt cua Long Thương Xot Chua, và Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ ban bí

tích hòa giải cho một số bạn trẻ. Một biểu tượng Cửa Thánh Lòng Thương Xót sẽ

được xây dựng tại đền thờ, nơi Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi chầu Thánh Thể

vào thứ Bảy 30 tháng 7. Sau Thánh lễ Bế Mạc, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao

những ngọn đèn thắp sáng cho năm cặp vợ chồng trẻ từ khắp năm châu để tượng

trưng việc sai đi tất cả những người tham gia WYD như những nhà truyền giáo

của lòng thương xót Chúa trên khắp thế giới.

Page 37: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

37

Giao Đoan không co đai diên chinh thưc tham dư ngay giơi tre thê giơi,

nhưng chung ta se tham dư đai hôi giơi tre vơi cac ban tre băng lơi câu nguyên,

sư hy sinh va hiêp thông trong đưc tin. Ươc gi tât ca chung ta cam nghiêm đươc

môi giây liên kêt chung ta, không phai băng mau mu thê xac, nhưng con hơn nưa,

băng tinh mên va long thương xot trong Đưc Giêsu Kitô Chua chung ta.

Giơi tre, nhưng ngươi đây ly tương va tâm huyêt, luôn thao thưc môt xa

hôi công băng, khat vong môt thê giơi đây tinh thương va muôn thưc hiên cho

băng đươc ly tương cao quý đo. Nhưng giơi tre cung la nhưng ngươi thiêu kinh

nghiêm, thiêu sư không ngoan va nhân nai, vi vây, ho thương bi lơi dung đê trơ

thanh nhưng khi cu giêt ngươi, gây hôn loan trong gia đinh, xa hôi. Giao Hôi Công

Giao muôn đông hanh vơi giơi tre, hương dân giup ho biêt xư dung long nhiêt

thanh, tâm hôn tươi tre, sưc manh thê xac đê lam cho thê giơi, nơi ho đang sông,

ngay cang tươi đep, xưng đang la ngôi nha chung cua moi ngươi hơn, như long

Chua mong ươc khi tao dưng vu tru.

Y thưc đươc nhưng kho khăn, thach đô cua xa hôi hiên nay, cung như sư

mong gion cua con ngươi, đăc biêt giơi tre, va vai tro vô cung quan trong cua

nhưng ngươi tre trong tương lai, Giáo Đoàn cũng đặc biệt mời gọi mọi người danh

cả tháng 7 này để cầu nguyện cho giới trẻ thế giới, đặc biệt giới trẻ Việt Nam, họ

là tương lai của nhân loại, của Giáo Hội và của gia đình chúng ta. Họ sẽ mang lại

cho xã hội và Giáo Hội tương lai những điều tốt đẹp, ích lợi cho nhân loại hay sẽ

là tai họa của gia đình nhân loại, tùy theo cách giáo dục, hướng dẫn của chúng ta

hôm nay. Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho gia đình Việt Nam nhiều con cái, nhưng

xin anh chị em hãy lưu tâm đến con cái, dành nhiều thời gian hơn cho con cái

chúng ta, đừng vì quá bận tâm tới tiền bạc, công việc, để rồi thiếu sự săn sóc con

cái, nhất là trong lãnh vực đức tin. Anh chị em hãy là gương mẫu của con cái, hãy

coi trọng con cái hơn tất cả mọi của cải trên cõi đời này. Mất tiền, mất nhà, chúng

ta có thể có lại được, nhưng nếu mất con, nhất là mất phần linh hồn, thì vĩnh viễn

chúng ta không thể tìm lại được, và chúng ta còn phải chịu trách nhiệm về sự mất

mát đó trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho con cái, hãy cố gắng

Page 38: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

sống va hy sinh cho con cái theo gương mẫu của Chúa Giêsu, đến để làm cho đàn

chiên được sống và được sống dồi dào.

Giao Đoan cung đang rao riêt chuân bi Đai Hôi Long Thương Xot Chua,

se đươc tô chưc tai Nibuno, Himeji, Hyogo-Ken, tư ngay 13 đên 14 thang 8. Hoan

canh chung ta môi ngươi môt nơi, xa xôi, do đo, viêc chuân bi cung rât kho khăn

va đoi hoi nhiêu hy sinh cua cac ban đai diên, đăc biêt Ban Đai Diên LCĐ Miên

Tây. Xin anh chi em câu nguyên cho viêc tô chưc đươc hoan tât tôt đep, cung như

xin anh chi em quang đai công tac đê cho Đai Hôi đươc thanh công tôt đep, lam

sang danh Chua va mang lai nhiêu lơi ich thiêng liêng cho moi ngươi tham dư.

Chung ta cung không quên câu nguyên cho đông bao cua chung ta ơ Viêt

Nam, nhât la nhưng ngươi dân đang sông ơ miên Trung, ho đang phai đôi diên vơi

môt tương lai bi đat, khi ca biên chêt ngâp biên hô, ngư dân không co công ăn viêc

lam, ngươi dân không co ca đê ăn, viên tương môt nan đoi khung khiêp đang lo

dang. Chung ta không xin Chua cho dân co lương thưc, co công ăn viêc lam ma

thôi, nhưng chung ta xin Chua diêt trư căn nguyên cua nhưng sư xâu xa, sư dư

lam phat sinh moi tai hoa, đo la sư tan ac, bât nhân, vô đao đưc cua chu nghia

công san vô thân, tư hơn 70 năm nay, đa va đang gieo răc biêt bao sư tan ac, bât

nhân, cai chêt cua hang triêu triêu ngươi vô tôi trên thê giơi va trên đât nươc Viêt

Nam cua chung ta.

Tôi xin phó thác anh chị em trong sự che chở đầy tình mẫu tử của Mẹ

Maria. Va tôi cung câu xin Thiên Chúa, Đâng Giau Long Thương Xot, chúc lành

và ban cho anh chị em luôn đươc binh an và tran đây niềm vui va hy vong. Hẹn

gặp lại anh chị em trong các thánh lễ tiếng Việt.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Page 39: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

39

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 06/2016, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng đại để

chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và của quý vị ân

nhân sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhom Gia Trương Kobe 8.000 yen

Vườn Rau Tình Thương Himeji 5.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 7.000 yen

Vườn Rau Nhân Ái 10.000 yen

Bánh chưng Fujisawa 15.000 yen

Một vị ân nhân ở Fujisawa 5.000 yen

CĐ/CG Yamato ban banh mi 10.000 yen

AC Khánh-Nhiễu bán rau (Yamato) 3.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

AC Sơn-Thơ (Yamato) 18.200 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

Bà Nguyễn thị Mầu (Saitama) 2.000 yen

Quốc Nam (Isesaki, Gunma-Ken) 3.000 yen

AC Trung-Hiêp (Karasuyama, Tochigi-Ken) 10.000 yen

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 10.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 10.000 yen

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

AC Hòa-Thanh (Himeji) 10.000 yen

Chi Ngoc Anh (Himeji) 1.000 yen

Page 40: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Tổng kết tháng này 198.200 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/06/2016) 63.548.149 yen

Ngày 18 /06/2016 đã gởi 1.700.000 yen giúp các trẻ em qua:

Cha Giải (Huế) 50.000 yen

Sơ Thuận (Khánh Hòa) 50.000 yen

Cha Hôn (Cà Mau) 50.000 yen

Cha Đắc (Gia Lai) 50.000 yen

Sơ Bich Nga (Kinh Tế Mới Đồng Nai) 50.000 yen

Sơ Kim Loan (Pleiku) 50.000 yen

Sơ Điền (A Lưới, Thừa Thiên) 50.000 yen

Sơ Phượng (Đà Nẳng) 50.000 yen

Thầy Tôn (Bà Rịa) 50.000 yen

Sơ Hợp (Vinh) 50.000 yen

Cha Nam (Sóc Trăng) 50.000 yen

Sơ Thân (Bình Thuận) 50.000 yen

Sơ Cúc (Tây Ninh) 50.000 yen

Sơ Loan (Vĩnh Long) 50.000 yen

Cha Tươi (Bến Tre) 50.000 yen

Sơ Hằng (Đồng Nai) 50.000 yen

Sơ Chi (Sàigòn) 50.000 yen

Cha Thường (Cồn Én) 50.000 yen

Sơ Hoa (Bình Dương) 50.000 yen

Sơ Lục (Lâm Đồng) 50.000 yen

Sơ Xuân (Daklak) 50.000 yen

Sơ Mến (Kontum) 50.000 yen

Sơ Thiên An (Lâm Đồng) 50.000 yen

Sơ Lệ Thúy (Nước Ngọt) 50.000 yen

Sơ Ngọc Dung (Biên Hòa) 50.000 yen

Sơ Quả (Kontum) 50.000 yen

Sơ Lan (Thừa Thiên) 50.000 yen

Sơ Mỹ (Vĩnh An) 50.000 yen

Cha Hải (Pleiku) 100.000 yen

Sơ Ngọc Anh (Vinh) 50.000 yen

Phong thuôc tư thiên dong Con Đưc Me Vô Nhiêm (Huê) 50.000 yen

Page 41: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

41

Sơ Mai (Vinh) 50.000 yen

Sơ Liên (Đà Lạt) 50.000 yen

Đã gởi về Việt Nam 83 đợt 63.375.500 yen

Tiền còn lại 172.649 yen

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em nghèo

hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2016-2017 của quý vị ân nhân sau đây:

- Duy Phương (Kamata) giúp một em: 10.000 yen

- Vy-My (Kamata) giúp một em: 10.000 yen

- CĐ/CG Mizonokuchi giúp hai em: 20.000 yen

- AC Hùng (Kamata) giúp hai em: 20.000 yen

- AC Thiện-Nhung (Fujisawa) giúp ba em: 30.000 yen

- Một vị ân nhân giúp một em: 10.000 yen

- AC Phương-Lan (Yamato) giúp một em: 10.000 yen

- AC Huy-Hà (Fujisawa) giúp hai em: 20.000 yen

- Cô Thanh Huyền (Kawaguchi) giúp một em: 10.000 yen

- Cô Nguyệt (Kawagoe) giúp một em: 10.000 yen

- AC Dũng-Anh (Kawagoe) giúp một em: 10.000 yen

- AC Vinh-Vân (Kawagoe) giúp năm em: 50.000 yen

- AC Tín-Phượng (Kawagoe) giúp một em: 10.000 yen

- AC Quỳnh-Vy (Kawagoe) giúp một em: 10.000 yen

- CĐ/CG Kawagoe giúp hai em: 20.000 yen

- Cháu Thiên Kim (Kawagoe) giúp hai em: 20.000 yen

- Tuyết Mai (Yokohama) giúp sáu em: 60.000 yen

- AC Chính-Quế (Úc) giúp hai em: 20.000 yen

- Hồng Hạnh (Úc) giúp một em: 10.000 yen

- Thảo Hồng (Úc) giúp một em: 10.000 yen

- AC Liên-Thâm (Kyryu, Gunma-Ken) giup hai em: 20.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành thật

biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả quý vị ân nhân đã quảng đại chia

sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em. Đây cũng là một hình

thức giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ quốc Việt Nam.

Page 42: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công tác

bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

NHẮN TIN VỚI QÚY VỊ ÂN NHÂN GIÚP HỌC BỔNG

Để chuẩn bị cho niên học mới 2016-2017 sẽ được khai giảng vào tháng 8

năm 2016 tại Việt Nam. Xin quý vị ân nhân thương tiếp tục gởi học bổng (10.000

yen) về cho Ban Điều Hành Nhóm, hoặc gởi cho cha Hiến, càng sớm càng tốt, để

Nhóm phân phối về Việt Nam kịp cho các em đóng tiền học.

Quý vị nào không thể tiếp tục giúp các em được nữa, xin cũng vui lòng báo

cho Nhóm biết để sắp xếp lại.

Thay mặt cho các em, Nhóm xin hết lòng cám ơn quý vị ân nhân. Xin Thiên

Chúa chúc lành cho quý vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

TIẾNG LÒNG, CÙNG ĐỌC ĐỂ CẦU NGUYỆN VÀ CHIA SẺ

Bình Thuận ngày 19 tháng 7 năm 2016

Con kính chào Cha và quý vị ân nhân.

Con là Urbano Nguyễn Bảo Sơn. Hôm nay con viết thư này để gửi lời cám

ơn sâu sắc đến Cha và quý ân nhân. Qua Sơ Anna Trần Thị Thân, Cha đã đồng

hành và giúp đỡ cho con nhiều trong thời gian qua. Nhờ sự giúp đỡ của Cha và

các ân nhân, con đã đi hết con đường học tập của mình. Con cám ơn Cha nhiều.

Hiện tại con đang tìm hiểu ơn gọi tại Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời. Xin Cha và

quý vị ân nhân tiếp tục đồng hành cùng con trong lời cầu nguyện để con trung

thành con đường con đang theo đuổi.

Một lần nữa con xin gửi lời cám ơn đến Cha và quý vị ân nhân. Nguyện xin

Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Cha và quý vị ân nhân sự bình an và ân sủng của

Ngài để Cha tiếp tục sứ vụ của Cha trong tình yêu Chúa.

Con chào Cha và quý vị ân nhân. Xin Cha tha thứ cho sự chậm trễ của con.

Urbano Nguyễn Bảo Sơn

ĐẠI HỘI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

GIÁO ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI NHẬT

NIBUNO, HIMEJI 13-14 THÁNG 8 NĂM 2016

THỨ BẢY 13/8: SỐNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA BẰNG SỰ HÒA

GIẢI, THA THỨ

10g00: Tập họp, ghi danh

Page 43: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

43

Bí Tích Hòa Giải

12g00: Cơm trưa.

13g30: Nghi thức khai mạc (tại nhà thờ: Cha Nguyễn Quốc Thuần)

14g00: Học hỏi theo Nhóm, trong khi đó, vẫn có các linh mục ngồi tòa giải tội.

- Nhóm các ông bà cao niên: Cha Nguyễn Hữu Hiến

- Nhóm các gia đình trẻ: Cha Trần Văn Bỉnh OFM Conv

- Giới trẻ:

1. Nhóm sinh viên, tu nghiệp sinh: Cha Đoàn Tận Hiến SDB và cha Hoàng Ngọc

Linh SDB

2. Nhóm trẻ sinh ra và lớn lên ở Nhật: Cha Vũ Khánh Tường SVD, Cha Bùi Duy

Thủy SDB

- Thiếu Nhi: Sơ Thủy, sơ Thoa và quý sơ.

16g00: giải lao, ca đoàn ôn hát

17g00: Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội: Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (Cha Vũ

Khánh Tường SVD)

Các Bài Đọc

- Bài đọc 1: CĐ/CG Hiroshima

- Bài dọc 2: Giới trẻ Kanto

Lời nguyện giáo dân

1. Cầu cho Giáo Hội Hoàn Vũ (CĐ/CG Tokyo)

2. Cầu cho Giáo Hội Việt Nam (CĐ/CG Hamamatsu)

3. Cầu nguyện cho các cộng đoàn (CĐ/CG Kariya)

4. Cầu nguyện cho các gia đình (CT Thăng Tiến Hôn Nhân GĐ)

18g30: Kiệu và Chầu Mình Thánh Chúa (Cha Bùi Duy Thủy SDB)

Sau khi rước kiệu về nhà thờ, Mình Thánh Chúa sẽ được đặt trên bàn

thờ để các nhóm thay phiên chầu Mình Thánh Chúa cho đến 21g00. Trong thời

gian đó, mọi người có thể ăn tối, gặp gỡ, chào hỏi bạn bè.

21g00: Thinh lặng, chuẩn bị nghỉ đêm.

CHÚA NHẬT 14/8: NGƯỜI KITÔ HỮU, SỨ GIẢ CỦA LÒNG THƯƠNG

XÓT CHÚA

06g00: Thức đậy, vệ sinh cá nhân, dọn dẹp phòng ngủ.

07g00: ăn sáng

08g00: Học hỏi theo Nhóm, trong khi đó, vẫn có các linh mục ngồi tòa giải tội.

- Nhóm các ông bà cao niên: Cha Nguyễn Hữu Hiến

Page 44: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

- Nhóm các gia đình trẻ: Cha Nguyễn Quốc Thuần.

- Giới trẻ:

- 1. Nhóm sinh viên, tu nghiệp sinh: Cha Đoàn Tận Hiến SDB và cha Hoàng

Ngọc Linh SDB

- 2. Nhóm trẻ sinh ra và lớn lên ở Nhật: Cha Vũ Khánh Tường SVD, Cha Bùi

Duy Thủy SDB

- Thiếu Nhi: Sơ Thủy, sơ Thoa và quý sơ.

10g30: Bước qua cửa Thánh

11g00: Thánh Lễ Tạ Ơn (Chúa Nhật 20 Mùa Thường Niên) Đức TGM Osaka

Các Bài Đọc

- Bài đọc 1: CĐ/CG Himeji

- Bài đọc 2: Sơ Dòng Phanxicô

Lời nguyện giáo dân

1. Cầu cho Giáo hội Hoàn Vũ (CĐ/CG Kawagoe)

2. Cầu cho Quê Hương Việt Nam (CĐ/CG Fujisawa)

3. Cầu nguyện cho vùng động đất Kumamoto (CĐ/CG Kobe)

4. Cầu nguyện cho thảm hoạ môi trường tại Việt Nam (CĐ/CG Yao)

5. Cầu nguyện cho Giáo Đoàn Việt Nam tại Nhật (CĐ/CG Hiroshima)

13g00: Ăn trưa, dọn dẹp vệ sinh, bế mạc.

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG TÁC TRONG NHỮNG NGÀY ĐẠI HỘI NĂM

THÁNH

Để Đại Hội Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Nibuno được tổ chức một

cách tốt đẹp, ích lợi cho mọi người tham dự và không làm ảnh hưởng xấu đến tu

viện của các sơ và các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh biện bên cạnh, Giáo Đoàn

đã đề ngh5 các cộng đoàn tích cực tham gia các công tác theo các sắp xếp sau đây:

THÁNH LỄ NGÀY 13/8:

Bài đọc

- Bài 1: CĐ Hiroshima

- Bài 2: Giới trẻ Kanto

Lời nguyện giáo dân:

- Cầu cho Giáo Hội: CĐ Tokyo

- Cầu cho Giáo hội Việt Nam: CĐ Hamamatsu

- Cầu nguyện cho Các cộng đoàn: CĐ Kariya

- Cầu nguyện cho gia đình: CT Thăng Tiến Hôn Nhân

Page 45: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

45

THÁNH LỄ NGÀY 14/8:

Bài đọc

- Bài 1: CĐ Himeji

- Bài 2: Sister dòng Phanxicô

Lời nguyện giáo dân

- Cầu cho Giáo hội phổ thông: CĐ Kawagoe

- Cầu cho Quê hương Việt nam: CĐ Fujisawa

- Cầu nguyện cho vùng động đất Kumamoto: CĐ Kobe

- Cầu nguyệncho thảm hoạ mội trường tại Việt Nam: CĐ Yao

- Cầu nguyện cho Giáo đoàn Việt Nam: CĐ Hiroshima

Quí Anh Chi Em trách nhiệm đọc Bài Đọc và Lời Nguyện Giáo Dân xin ngồi ở

vị trí được chỉ định, và phục sức đưng đăn.

CAC CÔNG TAC VA TRACH NHIÊM

Thánh ca: ChịTuyết Mai (Tokyo)

Phụng vụ: anh Tuệ, các sơ dòng Phanxicô

Giúp lể: Ngày 13 Himeji. Ngày 14 Kobe

Thánh giá, Nến, và Mặt nguyệt: Anh Thi va chị Thảo trách nhiệm mượn

các Sơ dòng Phanxicô

Trật tự trong Thánh Lễ, chỉ định chỗ ngồi cho các người đọc Bài đọc và Lời

nguyện giáo dân: Anh Tuệ.

Hướng dẫn địa điểm cho rước lễ: Anh Tuệ + Các trưởng cộng đoàn

Dâng lễ vật: (hai Lễ, mỗi Lễ ít là 4 em) Sơ Thủy và Sơ Thoa dòng

Aitokushimaikai. Lễ vât gồm Bánh và Rượu. Tiền oi nếu không kịp thì đem sau,

Xin tiền Oi: Anh Lam, Anh Trí, Anh Đệ trách nhiệm và các đại diện cộng

đoàn.

Chỉ định chỗ ngồi cho các người đọc bài đọc,lời nguyện giáo dân: Anh Tuệ

Phu trach ân loat thu ban đai hôi: Anh Thọ PVLC

Cả 2 Thánh lễ se đươc cử hành ngoài Lễ đài. Trong trương hơp trơi mưa, se

đươc cư hanh trong nhà thờ BV Maria.

Quí Anh Chi Em trách nhiệm đọc Bài Đọc và Lời Nguyện Giáo Dân xin ngồi

ở vị trí được chỉ định, và phục sức đưng đăn.

MC: Anh Nên và Anh Huy

Âm thanh: Anh Huy Osaka

Ẩm thực: Anh Thi và Anh Đệ, CĐ Himeji là chính, đồng thời kêu gọi các cộng

Page 46: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

đoàn khác cùng hiệp lực.

- Vấn đề ẩm thực được trao đổi bằng vé, không sử dụng tiền mặt.

- Phát hành vé ẩm thực: Anh Thọ.

- Nước trà phuc vụ 2 ngày: CĐ Himeji – Anh Thi, anh Đệ, chị Thảo

- Trưa ngày 13/8: Anh Thi Himeji.

- Tối ngày 13/8:CĐ/ Himeji

- Sáng ngày 14: Anh Thi Bánh mì + Càphê

- Trưa ngày 14: Anh Thi

* Phân ẩm thực cho các Cha và các Sơ: Anh Sơn phụ trách.

Tiếp tân: Anh Trí, Anh Sơn + Giới trẻ. Băng BTC: Chị Tuyết Mai, bảng tên: Anh

Thọ.

Trật tự: Chính, Anh Thi himeji va anh Tâm Osaka, các cộng đoàn cử người hiệp

lực

Vệ sinh: Anh Đệ himeji tổng quát, có sự hiệp lực từ các cộng đoàn

Phim ảnh: 2 người chuyên (Ngọc Kobe, Tuynh Amagasaki) những người khác

chỉ chụp tại chỗ không di chuyển khỏi vị tri.

Y tế: Chị Thuỷ Nagoya

Lêu Trại: Himeji 4, Kobe 5, các cá nhân có thể sử dụng lều riêng và dựng ở nơi

qui định

Anh Đệ trách nhiệm căng lều trại

- Chia phòng Giải tội dán bảng bằng 2 thứ tiếng (từ 4 phòng trở lên), Anh Tuệ

- Chuẩn bị phòng học tập theo nhóm: Người lớn bậc phụ huynh - Giới trẻ -

Thiếu nhi, Anh Tuệ

- Phân chia và biểu thị các phòng vệ sinh, phòng tắm, nam, nữ. Bảng nhắc nhở

không hút thuốc, không xả rác, bỏ rác theo thể loại vào nơi qui định, tôn trọng giờ

giấc, vân vân…Anh Lam.

- Chuản bị phòng bầu ban đại diện giáo đoàn, Anh Tuệ

- Làm tờ chương trình dán tường để theo dõi và bàng biểu thị các cộng đoàn:

Quỳnh Thuỵ Hiroshoma.

- Làm khán đài và các chuẩn bị, thiết kế: Anh Trí, A Nguyên.

- Trang trí Lễ đài, Bàn thờ: Sơ Thuỷ dòng Aitokushimaikai

- Căng Biểu ngữ, logo: Anh Lam phụ trách.

- Làm Bàn Thờ: Himeji (Anh Thi + Anh Đệ).

- Quản lý, trật tự phòng nghỉ: Chị Thảo + Anh Thi+ cháu Thi Himeji …..

- Trật tự, an toàn hồ bơi: Anh Cảnh.

- Sau 8 giời tối ngày 13, thanh niên sinh hoạt nhẹ nhàng tại hội trường Thánh

Page 47: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

47

Josefh (tới 21 giờ)

- Chuẩn bị 1000 bánh lê nho dùng cho giáo dân, 20 bánh trung và 2 bánh lớn.

Anh Thi + chị Thảo Himeji (đặt các Sơ dòng Phanxico)

* Mỗi người lớn tham dự được kêu gọi đóng 1000 yen như là một hình thức đóng

góp và chia sẻ công tác tổ chức, số tiền này sẽ dùng để phụ chi cho Đại Hội.

Để cho việc tiếp đón, chỗ ngủ và ẩm thực được đầy đủ, chu đáo, xin những

ai muốn tham dự vui lòng ghi tên nơi ban đại diện của cộng đoàn mình ở, đóng

góp tiền hội phí mỗi người 1.000 yen (các em từ koko trở xuống được miễn đóng

góp). Số tiền này sẽ giúp trang trải tiền thuê phòng ốc, trang trí, v.v…

Những ai có lều, cũng có thể đóng lều ở những địa điểm mà ban tổ chức chỉ

định.

Và để giữ gìn bầu khí yên tĩnh giúp cho việc dễ dàng cầu nguyện, chỉ được

ăn uống, hút thuốc ở những nơi chỉ định mà thôi.

Xin mọi người lưu ý và xin vui lòng cộng tác, để những ngày đại hội được

diễn ra tốt đẹp, ích lợi cho mọi người tham dự và để lại một ấn tượng đẹp cho

những người sống chung quanh khu vực tổ chức. Xin mọi người cũng cầu nguyện

cho việc tổ chức Đại Hội được thuận lợi, làm sáng danh Chúa.

Ban Đại Diện Giáo Đoàn

THÔNG BÁO VỀ TRẠI HÈ THIẾU NHI

Cũng như mọi năm, trại hè thiếu nhi sẽ được tổ chức tại nhà nghỉ mát của

dòng Salesio Don Bosco bên bờ hồ Norijiko, Nagano từ ngày thứ năm (18/8) đến

ngày Chúa Nhật (21/8). Xin quý vị phụ huynh vui lòng khuyến khích và cho phép

con cái tham dự. Đây là cơ hội để giúp các em biết sống chung với nhau, khám

phá thiên nhiên và giúp các em trưởng thành, cũng như là cơ hội để các em được

học thêm tiếng Việt và học giáo lý.

Vì chổ ở giới hạn và cần phải thuê xe bus, xin quý vị phụ huynh vui lòng

ghi tên cho các em tham dự trại hè càng sớm càng tốt. Chúng tôi sẽ không nhận

ghi danh tham dự sau ngày 21 tháng 7 năm 2015.

ĐỊA ĐIỂM TRẠI:

Norijiko Catholic Kyokai

3940 Shimano Machi

Omaza Tomino Azami Yazuwa

Page 48: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Kamiminochi-Gun, Nagano-Ken 389-1312

Tel. 026-258.2480

THỜI GIAN:

Từ 9g30 ngày thứ năm (18/8) đến ngày Chúa Nhật (21/8)

TRẠI PHÍ:

10.000 yen cho mỗi em.

ĐIỀU KIỆN THAM DỰ:

Tất cả các em thiếu nhi công giáo từ tiểu học lớp một đến trung học cấp 3. Vì

không có nhân sự để lo cho các em, và vì chương trình sinh hoạt hoàn tòan có tính

cách tôn giáo, do đó, chúng tôi chỉ nhận ghi danh cho các em thiếu nhi Việt

Nam công giáo, từ lớp một tiểu học cho đến hết trung học.

ĐỊA ĐIỂM TẬP TRUNG NGÀY ĐI TRẠI 18/08:

Để tiện việc đưa các em đến địa điểm xe bus chờ (nhà thờ Ignatio, Yotsuya, Tokyo),

xin quý vị phu huynh, tùy theo vùng cư ngụ, vui lòng đưa các em đến 2 địa điểm

tập họp sau đây:

1. Các em ở các vùng Fujisawa, Yamato và Atsugi:

Tập họp tại nhà ga Koza Shibuya (tuyến Odakyu) lúc 7g30 sáng thứ năm 18/8,

sẽ có người dẫn các em đến nhà thờ Yotsuya.

2. Các em vùng Tokyo, Kawaguchi, Mizonoguchi:

Xin tập trung tại trước nhà thờ Ignatiô, Yotsuya đúng 9g30 sáng thứ năm 18/8.

Xin quý vị phụ huynh lưu ý và vui lòng đưa các em đến các điểm hẹn đúng giờ,

để các em được khởi hành đúng theo chương trình đã dự liệu. Chúng tôi sẽ không

chịu trách nhiệm về các em đến trể, cũng như các em đã không ghi danh tham

dự trước.

Xe bus cũng sẽ đưa các em về lại nhà thờ Ignatio, Yotsuya vào lúc 4g00 chiều

ngày Chúa Nhật 21/8, nếu không bị kẹt xe.

NHỮNG VẬT DỤNG CẦN THIẾT PHẢI MANG THEO (xin quý vị phụ

huynh lưu ý)

- Bento cho bữa cơm trưa 18/8

- Thẻ bảo hiểm sức khỏe (photocopy)

- Tấm vải lót nệm để nằm ngủ (ra trải giường)

Page 49: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

49

- Kem, bàn chải đánh răng.

- Khăn tắm

- Quần áo ngủ

- Quần áo và đồ lót để thay trong 4 ngày.

- Quần áo tắm (tắm hồ)

- Bình nhựa để đựng nước uống khi đi dạo (bi đông)

- Áo khoác gió (phòng khi lạnh)

- Phao để tắm

LƯU Ý:

Nếu có em nào phải uống thuốc, hoặc có bệnh suyển hay phải kiêng cử trong

vấn đề ăn uống, xin quý vị phụ huynh vui lòng cho chúng tôi biết để giúp đỡ và

nhắc bảo các em.

Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến

TIN CĐ/CG FUJISAWA

GARDEN PARTY.

Nhằm mục đích giao lưu trao đổi văn hoá giữa các CĐ/CG các nước

Nhật - Việt – Hàn – Phi và Ba Tây, Giáo xứ Fujisawa sẽ tổ chức buổi Garden party

vào ngày Chúa Nhật ngày 31/7/2016 theo chương trình như sau:

09:30 : Thánh Lễ Quốc tế

11:00 : Khai mạc party ca vũ nhạc....(có gian hàng bán đồ ăn các nước )

14:00 : Bế mạc

Xin trân trọng Thông báo và kính mời tất cả quý vị trong cũng như ngoài

CĐ đến tham dự Thánh Lễ, và party chung với Giáo xứ và CĐ, hầu trao đổi nét

văn hoá, liên đới trong đức tin và trong tình yêu Chúa.

CĐ/CG Fujisawa

Kính mời

TIN CĐ/CG KAIZUKA-KAWASAKI

Theo thông lệ hàng năm, năm nay CĐCG/VN Kaizuka-Kawasaki sẽ tổ

chức lễ mừng kính Thánh Nữ Annê Lê Thị Thành là bổn mạng của cộng đoàn vào

lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật 17/7/2016, tại nhà thờ Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki.

Cộng đoàn chúng con xin kính mời quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý anh

Page 50: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

chị em các cộng đoàn gần xa đến hiệp dâng thánh lễ, để tôn kính Thánh Nữ Tử

Đạo Việt Nam .

Sau thánh lễ, sẽ có một bữa tiệc nhẹ. Kính mời quý cha, quý tu sĩ nam

nữ, quý anh chị em tham dự mừng Quan Thầy, giao lưu chia sẻ .

TM ban đại diện cộng đoàn

Trưởng ban

Phêrô Nguyễn Minh Triết

GIÁO ĐOÀN NHẬT BẢN

“Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình”

Xin mời ghi danh tham dự : KHÓA CĂN BẢN

Từ 17 giờ đến 19 giờ, ngày 23, 24 và 25 tháng 9 năm 2016

tại Nhà Tĩnh Tâm Kamakura, địa chỉ: 80 Juniso,

Kamakura-shi, Kanagawa-ken 248-0001. Tel. 0467-25-1616.

Giới thiệu đôi nét về Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

1. Ai nên dự Khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (HNGĐ) ?

Nếu ở các trường hợp sau đây, thì Chương Trình có thể thêm ích lợi cho quý vị:

Œ Hai người đạo đức, thương yêu nhau, nhưng khắc khẩu, tính tình khác nhau.

• Con cháu ngoan ngoãn, nhưng dễ nói chuyện với người ngoài, mà khó nói với

người nhà.

Ž Mình sốt sáng, vào hội đoàn, nhưng dễ làm với người khác mà khó làm với

bạn đời.

• Mình đã tốt đẹp, gia đình đã êm ấm, nhưng muốn tốt hơn, êm ấm hơn, thăng

tiến hơn.

• Nếu mình có khó khăn, vợ chồng bất bình, lại khó khăn với con cháu, bạn

hữu, v.v. thì càng nên dự Khóa.

2. Mục đích:

Mục đích của Chương Trình là “Thương Yêu Gần Gũi Bằng Việc Làm”, trên

Nền Tảng là “Khiêm Nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”. Nếu

dự trọn Khóa thì tăng thêm về: 1) Đạo Đức Bản Thân; 2) Thông Cảm Vợ

Chồng; 3) Gương Lành Cho Con; và 4) Hồn Tông Đồ Song Đôi.

Page 51: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

51

3. Phương Pháp:

Phương Pháp của Chương Trình là “Ý Chí Cảm Nghiệm Cụ Thể để Thay Đổi

Đời Sống, bằng cách Khiêm nhường Nói Ra MỘT Yếu đuối MÌNH ĐANG

Chiến đấu”, do đó Học Tập, Học Hành hơn là học hỏi lý thuyết. Gia đình tốt đẹp

nhờ thực hành nên Khóa dùng diễn giải, ít thuyết trình.

Ü Không thâu băng hoặc quay video vì Khóa là sự sống, nên phải làm ngay lúc

tham dự.

4. Ai có thể dự Khóa ?

Những Cặp đã cưới hoặc sắp cưới và tham dự Có Đôi. Nhưng có ngọai lệ, đó là

10 đôi thì có thể có vài người dự một mình, hoặc khác đạo.

5. Tổ chức thế nào ?

Cần hai ngày, 48 giờ trọn, từ 6 giờ chiều thứ Sáu đến 6 giờ chiều Chúa Nhật.

Cũng có thể tổ chức ngày khác, miễn sao đủ 6 Buổi. Nhiều nơi thuê Trung Tâm,

ở hẳn lại. Có nơi tổ chức tại Hội Trường, đêm về nhà ngủ, sáng trở lại ngay để

ăn uống sinh hoạt như ngủ tại địa điểm. •

Đừng lo về chi phí. Khi khóa viên cảm nghiệm được Ơn ích thì sẽ tình

nguyện nâng đỡ nhau.

6. Kết quả ra sao ?

Tới cuối năm 2016, sẽ xong khoảng 680 Khóa Căn Bản, và nhiều loại Khóa

khác, với khoảng 40,000 người đã tham dự Khóa. Trong số này, có vị trước đây

là chiến sỹ Phúc Âm, nay hăng say làm việc tông đồ hơn. Có cặp đã ly dị nay ở

lại với nhau; có “người lương”, sau Khóa học Đạo, chịu Rửa Tội, thành “người

giáo”. Cũng có trên 200 Quý Cha và nam nữ tu sỹ đã dự Khóa. Đã tổ chức các

Khóa ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Úc châu, Âu châu, Việt Nam và Nhật

bản. Khóa đầu tiên của Nhật bản là khóa 368 tổ chức tại Himeji từ ngày 28 đến

30 tháng 4 năm 2007. Trong 9 năm qua đã có 9 khóa Căn Bản và 1 khóa Đoàn

Sủng với 208 người đã tham dự khóa (bao gồm 5 linh mục, 5 sơ, 88 đôi vợ

chồng và 22 người đi 1 mình).

Page 52: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

v Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chúc lành cho các gia đình và ký vào Huy

Hiệu của Chương Trình ngày 28 tháng 10 năm 1994.

v Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận, ĐHY Phạm Đình

Tụng, ĐHY JB. Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể, Đức

TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Đức Cố GM Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và

nhiều Vị Giám Mục, như Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, đã khích lệ, tham dự

Khóa, hoặc đã viết văn thư nhận CT là đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành trong

Giáo Phận của các Ngài.

v Gần 30 Vị Hồng Y, TGM, Giám Mục đã thăm viếng, cầu nguyện, hoặc chủ tế

Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời.

¬ Sau khi dự Khóa thì có đường lối Sinh Hoạt cho cá nhân, vợ chồng, gia đình,

và đường lối làm việc Tông Đồ Song đôi trong Hội Thánh và Chương Trình.

¬ Tài Liệu là 30 sách cha Minh đã xuất bản, gồm 21 cuốn về Tâm Lý và Giáo

Dục; 1 cuốn về đời tư và diễn tiến hình thành Chương Trình, là cuốn “Hồi Ký

Tình Yêu Thăm Thẳm”; 5 cuốn tiếng Việt và 3 cuốn tiếng Anh làm thủ bản cho

Chương Trình. Cần sách ‘in English’ cho tuổi trẻ và người "ngoại quốc."

¬ Đài phát thanh Vatican, VOA, BBC, đài Sắc Tộc (SBS) của Liên Bang Úc

châu, và nhiều đài khác, cũng như Internet đã phỏng vấn về Chương Trình, các

sách, hoặc về Tâm Lý và Giáo Dục Gia Đình.

7. Mọi chi tiết xin liên lạc

1. Lm. P.M. Nguyễn Hữu Hiến, Tel. 090-1656-2693.

Email: [email protected]

2.AC. Kiên & Tâm, Tel. 03-3790-8920 hoặc 070-6976-2683.

Email: [email protected]

>>Mời lên hai mạng “website” là sndv.wordpress.com hay tthngdtg.net,

và Facebook:

https://www.facebook.com/ThangTienHonNhanGiaDinh

để biết Chương Trình khắp nơi, như ViệtNam và Hải Ngoại.◙

GHI CHÚ:

* Xin Ghi Danh sớm để tiện việc sắp xếp.

* Có nơi giữ trẻ và chỗ đậu xe

Page 53: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

53

PHIẾU GHI DANH:

Họ và Tên chồng (xin ghi cả tên Thánh) :……..

Sinh ngày tháng năm

Họ và Tên vợ (xin ghi cả tên Thánh) :………

Đám cưới ngày tháng năm

Địa chỉ hiện cư ngụ :

Email : Số điện thoại :

Thuộc Cộng Đoàn :

KHUÔN MẶT CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT (Lm. Bosco Dương Trung Tín)

I. Định nghĩa.

- Thương: là đau lòng

- Xót: là thương sâu xa

Lòng thương xót là sự đau lòng, xót xa trước nỗi bất hạnh của người khác,

thường được thể hiện bằng hành động cụ thể như việc giúp đỡ, an ủi(Tự điển Công

Giáo tr.211)

- Tiếng Anh : Mercy

- Tiếng Nhật : Awaremi fukai (憐れみ深い)

- 主よ、憐れみたまえ。Kinh xin Chúa thương xót chúng con.

- 慈しみの特別聖年, dịch là Năm thánh từ bi. (Chính xác hơn)

- Ta còn gọi Năm thánh Lòng Chúa thương xót(憐れみ深い).

Theo định nghĩa trên, Thiên Chúa đau lòng xót xa trước sự bất hạnh của con

người vì họ cứ ngụp lặn trong tội lỗi và đau khổ và Ngài đã sai Con Một là Đức

Giê-su Ky-tô đến để giúp đỡ, an ủi và cứu độ. “Chúng ta cần chiêm ngắm mầu

nhiệm của lòng thương xót” đó. (x.Tông chiếu Năm thánh ngoại thường về lòng

thương xót số 2 và 3)

II. Lòng thương xót của Thiên Chúa.

1. Lòng thương Chúa là “suối nguồn niềm vui, sự thanh thản và bình an”.

Chúa dựng nên con người để con người được an vui và hạnh phúc, nhưng sao

con người lại đau khổ và bất hạnh cơ chứ? Con người đâu khổ và bất hạnh là do

con người không vâng lời Thiên Chúa, không thực thi ý Chúa mà thực thi ý mình.

Tự mình, con người mang lấy đau khổ cho mình và cho người khác. Điều đó được

biểu lộ qua việc A-đam và E-và ăn trái cấm. Không phải Thiên Chúa ích kỷ, cấm

Page 54: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

không cho ăn mà Chúa muốn thử lòng con người, xem họ có vâng phục Thiên

Chúa không. Và A-đam, E-và đã bất tuân. Tội đó là tội bất tuân, không vâng lời

chứ không phải là tội ham ăn. A-đam, E-và là hình ảnh của mỗi người chúng ta

chứ không phải ai khác.

Không phải vì A-đam, E-và phạm tội mà bây giờ chúng ta chịu đau khổ, mà

chính là mỗi người chúng ta. A-đam, E-và chỉ là hình ảnh tượng trưng thôi, nên ta

không thể đổ lỗi cho ông bà nguyên tổ, tại họ mà ta khổ. Tội nguyên tổ đã nằm

sẵn trong con người chúng ta, cái tội không vâng lời Thiên Chúa. Nên khi chịu bí

tích rửa tội là ta tuyên xưng, ta sẽ vâng lời Thiên Chúa. Từ đó ta sẽ sống đời làm

con Thiên Chúa.

Thế nhưng khi chịu phép rửa tội rồi, thậm chí còn khấn dòng, còn chịu chức

nữa, ta có vâng phục Thiên Chúa, ta có thực thi thánh ý Chúa, có thực hành Lời

Chúa dạy không? Nếu chưa thì ta thực sự chưa là con Thiên Chúa đâu.

Quả thực thì chúng ta chưa thực hành Lời Chúa bao nhiêu; bằng chứng là ta

vẫn đau khổ, làm khổ mình và làm khổ người khác. Ví dụ Chúa dạy ta khiêm

nhường, hạ mình, mà ta có thực hiện đâu. Ta mà khiêm nhường, hạ mình thì đâu

có chuyện ghen ghét hay ganh tị gì; đâu có chuyện gì xảy ra. Tại ta kiêu ngạo nên

mới sinh ra chuyện đấy chứ.

Thấy người giỏi hơn mình là ta ghen, ta ghét, rồi ta tị; rồi đi nói xấu, nói hành.

Có phải là ta tự mình làm khổ mình và làm khổ cho anh chị em của mình không?

Người khác có giỏi hơn thì do người ta cố gắng; người ta cố gắng thì người ta

hưởng chứ họ đâu có lấy mất gì của mình đâu cơ chứ. Mình mà cố gắng như họ

thì mình cũng được như vậy, đâu phải họ có mà ta không có đâu. Tại ta không có

gắng đấy chứ.

Bởi đó đau khổ hay không là do mình chứ không phải do Chúa hay do người

khác. Chúa nào muốn ta đau, ta khổ bao giờ. Chúa chỉ muốn cho ta vui, ta thanh

thản, ta bình an, ta hạnh phúc thôi. Và bởi vì con người không có được điều đó

nên Thiên Chúa xót xa, đau lòng và tìm cách giúp đỡ.

2. Lòng thương xót của Thiên Chúa cứu độ chúng ta.

“Ơn cứu độ của chúng ta phụ thuộc vào lòng thương xót đó của Thiên Chúa”.

Vì Chúa thương, Chúa xót nên Chúa mới đến cứu giúp và Chúa có cả một chương

trình cứu độ con người. Chúng ta được cứu độ là do lòng thương xót nhưng không

Chúa, chứ không do công trạng gì của ta. Từ phía Chúa hoàn toàn. Đó là một mầu

nhiệm.

Tại sao Chúa lại cứu ta? Câu trả lời chỉ có một, là do Chúa có lòng từ bi, nhân

hậu; do Chúa có lòng thương xót thấy con người của chúng ta như thế, nên không

Page 55: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

55

thể không cứu.

3. Lòng thương xót Chúa là “Hành động cuối cùng và tối thượng, qua đó Thiên

Chúa đến gặp chúng ta”.

Thiên Chúa thương xót con người nên đã sai Con Một của Ngài đến làm người

để gặp gỡ và giúp đỡ con người. Nói: “đó là hành động cuối cùng”, vì trước đó

Thiên Chúa đã sai các tổ phụ, các tiên tri. Nói: là “Tối thượng” nghĩa là Thiên

Chúa làm người. Thiên Chúa đã sai chính Con của Người đến để tỏ lòng từ bi,

thương xót của Chúa. “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một

mình, để ai tin vào Người thì được sống đời đời”(x.Ga3,16)

Thiên Chúa đã sai Đức Giê-su xuống thế làm người, đó là hành động cuối

cùng và tối thượng của Thiên Chúa, để qua Con của Ngài, con người được cứu độ

chứ không chờ ai khác nữa. Thánh Phê-rô đã nói : “Ngoài Người ra, không ai đem

ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này không còn Danh nào khác được ban cho nhân loại,

để nhờ vào Danh đó mà được cứu độ”(x.Cv4,12); nghĩa là nhờ vào Danh đó mà

chúng ta được xót thương.

Đó cũng là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa, giờ đây Ngài không nói gì

nữa, những gì cần nói và muốn nói thì Ngài đã nói qua Đức Giê-su Ky-tô: “Thưở

xưa nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua cha ông, qua các

tiên tri, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy qua Thánh

Tử”(x.Dt1,1-2).

Vậy Thiên Chúa đến gặp con người qua con người của Đức Giê-su Ky-tô. Bởi

thế mới nói “Chúa Giê-su Ky-tô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha.

Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giê-su thành Na-gia-

rét. Đức Giê-su qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện

lòng thương xót của Thiên Chúa”(x.số 1)

4. Lòng thương xót Chúa là “luật cơ bản ngự trị trong con tim mỗi người đang

nhìn chân thành và đôi mắt của anh chị em mình trên đường đời”.

Trong tâm lòng của mỗi người đều có lòng thương xót của Chúa. Đó là luật

cơ bản. Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Ngài mà. Thiên Chúa có

lòng thương xót thì trong tâm lòng của con người cũng có lòng thương xót. Lòng

xót thương đó là lòng thương xót của Thiên Chúa đã được “cài đặt” trong tâm hồn

của chúng ta, để mỗi người biết nhìn chân thành vào đôi mắt của anh chị em mình

trên đường đời.

Page 56: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Gọi là luật cơ bản nghĩa là luật đầu tiên, luật thiết yếu tức là lòng thương xót

của Chúa. Từ luật cơ bản này mà ta có thể làm bao nhiêu việc khác để tỏ lòng

thương xót. Trước tiên lòng thương của Chúa cho chúng ta nhìn vào người khác

với đôi mắt chân thành chứ không phải với đôi mắt ác cảm, ghen tị, đố kỵ hay

khinh bỉ. Những người đó đang sống với ta trên đường đời, họ ở chung quanh ta

và đang làm việc với ta. Ta hãy nhìn vào họ với một lòng thương xót của Chúa và

ra tay cứu giúp đỡ khi cần.

5. Lòng thương xót Chúa là “cầu nối, liên kết giữa Thiên Chúa và con người,

trong khi mở lòng chúng ta ra cho một niềm hy vọng được yêu thương mãi, bất

chấp tội lỗi ngập tràn của chúng ta”.

Lòng thương xót Chúa là cầu nối ta với Chúa và giữa ta với nhau. Lòng thương

xót của Chúa mở lòng chúng ta ra để chúng ta nhận được lòng thương xót của

Chúa, để ta được Chúa yêu thương mãi bất chấp sự yếu đuối, bất chấp sự mỏng

dòn, bất chấp tội lỗi của chúng ta.

Không chỉ có Chúa mà từ người khác, ta cũng nhận được sự yêu thương của

họ bất chấp sự bội bạc; bất chấp sự phản bội, bất chấp sự khinh khi và ghen ghét

của ta. Điều đó ta chỉ có được khi ta biết dùng lòng thương xót. Nghĩa là bản thân

ta cũng đau lòng, xót xa khi ta đối xử tệ với Chúa, cũng như đối xử tệ với anh chị

em mình như vậy. Sự đau buồn, xót xa đó được biểu lộ qua việc ăn năn hối lỗi và

xin lỗi.

Nếu ta không dùng thì chỉ ta thiệt thôi, ta đau khổ thôi. Như cây cầu bị gãy, ta

không nhận được lòng thương xót của Chúa, cũng như lòng thương cảm của người

khác. Điều này do ta quyết định, nên ta không thể đổ thừa cho người khác hay cho

Chúa được.

6. Lòng thương xót Chúa là “lúc này hay lúc khác, chúng ta được mời gọi để

dán mắt nhìn chăm chú hơn vào lòng thương xót Chúa, để chúng ta trở thành một

dấu chỉ thuyết phục hơn cho tác động của Chúa Cha trong cuộc sống của chúng

ta”.

“Lúc này” là bây giờ, là Năm thánh này.

“Lúc khác” là dù không phải là ngày tĩnh tâm, cũng không còn trong Năm

Thánh nữa, nghĩa là lúc nào cũng vậy, ta vẫn phải dán mắt nhìn và nhìn cách chăm

chú vào lòng thương xót của Chúa. Nói cách khác là ta phải suy nghĩ và suy gẫm

về lòng Chúa thương xót luôn, để ta “trở thành một dấu chỉ cho tác động của Thiên

Chúa trong cuộc sống của ta”.

Nghĩa là khi suy nghĩ và suy gẫm về thương xót của Chúa, lòng thương xót

của Chúa sẽ tác động trên tâm hồn và cuộc sống của ta, khiến ta nên dấu chỉ cho

Page 57: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

57

lòng thương xót Chúa. Chúa đã thương xót ta thì ta cũng phải có lòng thương xót

đến người khác. Chúa đã thương xót ta nên ta phải khiêm cung, hạ mình và vâng

phục. Và ta có lòng thương xót đến người khác qua việc giúp đỡ, an ủi, chăm sóc,

quan tâm đến người khác. “Chăm” chứ đừng có “sóc”; “an” chứ đừng có “ủi”;

quan tâm chứ đừng soi mói; giúp đỡ chứ đừng có đì người ta.

III. Lòng thương xót của Đức Giê-su

Đức Giê-su là hiện thân của Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Người giảng

dạy về một Thiên Chúa là Cha hay yêu thương và tha thứ qua dụ ngôn “Người

Cha nhân hậu”(x.Lc15,11-32). Người đã biểu lộ lòng thương xót đối với người

nghèo và tội lỗi(x.Mc10,47-48) và kêu gọi mọi người có lòng thương xót

nhau(x.Mt5,7). Lòng thương xót Chúa được biểu lộ trọn vẹn nơi cái chết và sự

phục sinh của Đức Giê-su Ky-tô để cứu độ nhân loại; để cho con người trở thành

nghĩa tử của Thiên Chúa.

(Từ điển Công giáo tr.212)

IV. Kết luận

Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót chúng ta, Người đã đau lòng, đã xót xa trước

sự bất hạnh và đau khổ của ta và đã đến cứu độ chúng ta qua con người của Đức

Giê-su Ky-tô. Cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa, ta cũng hãy có lòng

thương xót đến anh chị em đang sống chung quanh mình, đang làm việc với mình.

“Sứ mệnh của ta là làm chứng cho lòng thương xót của Chúa, qua việc:

- Cầu nguyện để ta ý thức rằng con người được cứu rỗi là do lòng thương xót

của Chúa.

- Sẵn sàng làm việc tốt lành cho tha nhân.

- Góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới, tự do và tôn trọng nhân

phẩm”(Tự điển Công giáo tr.212)

V. Câu hỏi suy gẫm

1. Ta có vui mừng, thanh thản và an bình khi được Chúa tỏ lòng thương xót ta

không? Cụ thể lòng thương xót của Chúa đối với ta là gì?

2. Ta có chân thành nhìn vào đôi mắt của anh chị em mình không?

VI. Điều dốc lòng

1. CHĂM chứ đừng có SÓC; AN chứ đừng có ỦI.

2. QUAN TÂM chứ đừng SOI MÓI.

Page 58: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

VÕ SĨ TAKAYAMA UKON (I)

Ngày 21 tháng 1 năm 2016, Đức giáo hoàng

Phanxico đã chính thức công bố và ký sắc lệnh phong

chân phước cho Võ sĩ Giusto Takayama Ukon. Lễ phong

chân phước sẽ được tổ chức trong năm 2017 tại Osaka

nơi võ sĩ Ukon sinh trưởng. Ukon từ trần ngày 3 tháng 2

năm1615 trong lúc sống lưu vong tại Phi, nhưng quá

trình phong chân phước cho ngài giống như một vị tử

đạo.

Takayama Ukon là ai?

Ukon là một võ sĩ chấp nhận bị ngược đãi, từ chối quyền lực, từ bỏ danh vọng

và của cải chứ không phản bội lại lương tâm và đức tin Công giáo.

Ukon sinh năm 1552 từ một gia đình võ sĩ tại Settsu-no-kuni (Toyono-Osaka)

trong thời chiến quốc Nhật Bản. Ukon cùng với cha là võ sĩ Takayama Tomoteru

trở lại đạo Công giáo năm lên 12 tuổi và nhận tên thánh là Giusto, nghĩa là “công

chính”.

Thời chiến quốc cũng là thời loạn, các lãnh chúa và tướng quân dùng mưu

mẹo và vũ lực để gom góp quyền lực. Người tài giỏi không còn muốn phục vụ kẻ

lãnh đạo bạc nhược nữa. Người dân là những con “chốt” đổi mạng cho các trận

chiên đââm mau và trơ thanh “tế vật” cho những mưu mẹo chính trị.

Sống trong hoàn cảnh đó, cũng như các bạn bè cùng đẳng cấp, Ukon nhìn thấy

những hứa hẹn rực rở và một tương lại đầy hy vọng. Năm 21

tuổi tướng quân Nobunaga công nhận tài văn vo kiện toàn

của Ukon, và nâng ông lên làm lãnh chúa vùng Takatsuki

(Takatsuki-Osaka). Thời kỳ Ukon cai quản lãnh thổ

Takatsuki, ông xây cất nhà thờ, mời các nhà truyền giáo đến

nâng đỡ giáo dân cũng như rao giang tin mừng cho dân trong

lãnh thổ của ông. Chính Ukon là người hướng dẫn, dạy giáo

lý cho nhiều võ sĩ và đưa nhiều người vào đạo.

Để dân trong lãnh thổ Takatsuki sống theo tinh thần yêu

thương phúc âm, công bằng và bác ái, ông tổ chức chương trình giảm khổ xóa

nghèo bằng cách tạo việc làm cho dân cùng các sinh hoạt thiện nguyện chia sẻ

cơm áo v.v... Tuy Ukon là một lãnh chúa, nhưng ông luôn sống giản dị và hòa

đồng với mọi người. Có chuyện kể về ông: Ngày nọ ông đi dạo trong lãnh thổ,

nhìn thấy đám tang xa xa. Ông động lòng thương con dân, vội chân đến gần. Ukon

Page 59: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

59

cầu nguyện cho người quá cố, an ủi người gia đình rồi ông xin được vác hòm

người quá cố một đoạn đường.

Hạ mình xuống là lối sống của Ukon. Biết bao nhiêu ban bè cùng đẳng cấp

vơi ông chọn quyền lực, gom góp của cải và danh vọng. Còn Ukon thì không. Ông

chọn một lối sống khác. Lối sống của Phúc âm. Lối sống của Chúa Giêsu. “Ngài,

phận là phận của một vì Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải danh cho

được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không, là

lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta; đem thân đội lốt người

phàm, Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết

thập giá!” (Philip 2,6-8)

Nam Du ký (Còn tiếp)

LÒNG NHÂN ÁI Lm Thái Nguyên

Nhận thức về lòng nhân ái

Nhân ái là nhận biết rằng mọi người đều thực sự thuộc về mình. Lòng nhân ái

khai sinh, không phải từ nỗi băn khoăn người khác nghĩ gì về mình, mà từ nhận

thức đơn giản rằng, lòng nhân ái tự nó là quà tặng cho mọi người, và nguồn suối

ngọt ngào đó ở nơi ta. “Quà tặng phải đưa vào tận con tim chứ không phải chỉ trên

đôi tay” (Paul Claudel). Sống với mọi người có nghĩa là trao tặng lòng nhân ái của

mình cho họ. Nhờ vậy, đi tới đâu ta cũng dễ cảm thấy tình yêu đang chờ đợi mình,

đang chào đón mình. Lòng nhân ái của ta là một khung trời bao la cho phép mình

và người khác được sống tự do để thể hiện chính mình mà không phải quá câu nệ,

dè dặt hay sợ bị đánh giá. Khi lòng nhân ái thật sự được mở rộng thì ta có thể dung

chứa được mọi lối sống, mọi kiểu cách, mọi quan điểm, mọi phê bình ... của người

khác mà không cảm thấy dị ứng, bực bội hay khó chịu. Trái lại ta còn có khả năng

hướng mình và người khác tới một đồng cảm gần gũi hơn, thâm sâu hơn, cho dù

bên ngoài có những khác biệt về cách thức thể hiện. Chính lòng nhân ái cho ta ý

thức và cảm nhận trong đức tin rằng, chính Chúa vẫn đang tác tạo và làm mới lại

mọi sự nơi mọi người. Với những người có lòng từ ái bao dung thì cả vũ trụ này

là quê nhà yêu dấu, và tất cả mọi người dù là những kẻ bệ rạc nhất cũng đều là

những người anh em đáng được hưởng tình yêu thương. Không có gì có thể ngăn

cản được lòng nhân ái đích thực để làm nên một cuộc sống an vui cho con người.

Page 60: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Kiêu căng, ích kỷ, oán ghét, hận thù... cũng sẽ tiêu tan trước sức mạnh của lòng

nhân ái. Con người là cái mình có, thêm cái mình trở nên, cộng với những gì mình

sẽ làm. Cái sẽ làm chính là thể hiện lòng nhân ái: điều mà mỗi người đã có tự thâm

tâm, để làm cho con người trở nên người hơn. Thể hiện lòng nhân ái là ơn gọi đã

được định hướng do công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa. Con người

sẽ không lớn nổi thành người và càng không trở nên con người của Thiên Chúa

nếu từ chối phát triển ơn gọi này mỗi ngày cao độ hơn.

Nhìn ngắm Chúa Giêsu thể hiện lòng nhân ái

Khi đọc và suy gẫm Tin Mừng, chúng ta dễ cảm nhận sâu xa lòng nhân ái của

Đức Giêsu: Ngài bồng ẳm các em bé vào lòng, chúc lành cho chúng, và Ngài nhắc

chúng ta nhớ rằng Nước Thiên Chúa thuộc về những người giống như chúng (Mc

10, 14). Ngài sống tình nghĩa thâm giao với các bạn hữu của mình, cảm thương

bạn mình đến mức độ sa nước mắt (Ga 11, 35). Chính Ngài từng nếm cảm nỗi đói

khát, cô đơn và buồn sầu. Ngài là Thiên Chúa và là con người trọn vẹn, nhưng

thần tính của Ngài không hề làm giảm sút nhân tính chút nào. Lòng nhân ái của

Đức Giêsu được nhìn thấy rõ nhất nơi tấm lòng trắc ẩn của Ngài. “Trắc ẩn” không

chỉ là cảm thương, mà còn là cảm nếm nỗi đau khổ của người khác; là đau cái nỗi

đau của họ, khổ cái nỗi khổ của họ. Cũng như nhà thần bí thời Tung Cổ đã nói:

“Thiên Chúa đã đưa lưng để hứng trọn lấy những đòn roi đau buốt quất vào chúng

ta”. Đức Giêsu đã cảm nhận cơn đói mệt lã của đám đông đi theo Ngài trong hoang

địa (Mc 6, 35). Trái tim trắc ẩn của Ngài đã hoàn toàn đồng cảm và mang lấy nỗi

buồn đau thấu tận con tim của người quả phụ đang khóc thương vì mất đưa con

trai duy nhất của mình (Lc 7, 11). Người góa phụ này đã không xin Chúa Giêsu

làm một phép lạ, nhưng chính Ngài đã quyết định làm thế. Phải chăng Ngài nhìn

thấy trước nơi người góa phụ ấy hình ảnh của chính Mẹ yêu dấu của Ngài sẽ đón

nhận vào vòng tay mình tấm thi thể tan nát của chính Ngài sau này? Ngài cảm

nhận được lòng thống hối của người đàn bà tội lỗi đang sa nước mắt rửa chân Ngài

và lấy tóc mà lau chân Ngài: dấu chứng của một trái tim chứa chan tình yêu mến.

Lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Ngài đi đến gặp gỡ và ngay cả động chạm đến những

người mà xã hội liệt vào hạng ô uế không được phép động chạm đến (Mc 1, 14).

Lòng nhân ái của Chúa Giêsu đã làm cho Ngài có thể đi vào trong mối quan hệ

với từng người và với tất cả: những người đau ốm và những người khốn khổ,

những người nghèo cũng như những kẻ giàu có, những người quyền thế cũng như

những người bị áp bức, những người tội lỗi cũng như những người lành thánh.

Page 61: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

61

Mặc dù Ngài tiếp xúc với đám đông quần chúng, Ngài vẫn không bao giờ quên

các cá nhân và nhu cẩu riêng tư của họ, nên Ngài đã dừng chân lại với anh chàng

ăn xin Bartimê (Mc 10, 46). Cả một đám đông chen lấn xô đẩy Ngài, nhưng Ngài

vẫn cảm nhận được đức tin của người phụ nữ đang cố kín đáo động chạm đến mép

áo Ngài để được chữa lành chứng bệnh băng huyết của chị ( (Mc 5, 30). Ngài đã

cảm kích bởi lòng quảng đại của bà góa nghèo dâng cúng hai đồng bạc vào hòm

tiền của Đền Thờ, tức trọn số tiền mà bà đang có (Lc 21, 2). Cuối cùng, lòng nhân

ái vô độ của Đức Giêsu đã kết hợp muôn người trong hy tế thập giá của Ngài để

giao hòa và liên kết tất cả trong một Thần Khí (Ep 2, 14-18), để ban cho họ ơn tái

sinh (Rm 7, 4), và sự sống thần linh (Ep 2, 4-6).

Lòng nhân ái trong đời sống Kitô hữu

Là những Kitô hữu, chúng ta không thể vô cảm, vô can, hay thờ ơ lãnh đạm đối

với bao nỗi đau buồn thất vọng và những nổ lực đấu tranh của bao con người xung

quanh chúng ta . Niềm vui và nỗi khổ của họ phải có một âm vang trong cõi lòng

chúng ta. Để nên giống với Đức Kitô, chúng ta cần phải làm triển nở sâu rộng tấm

lòng nhân ái và trắc ẩn như Ngài, để biết cảm xúc với người ta, vì người ta, và

trong người ta, nhất là những người đau khổ trong thân xác và trong tâm hồn. Để

nên giống với Đức Kitô, Giáo hội khuyên chúng ta phải biết cảm nhận “những vui

mừng và hy vọng, những ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là những

người nghèo và những người đau khổ” (GS 1). Đặc biệt, chúng ta được kêu gọi

nên giống Đức Kitô trong tấm lòng và cách thái của Người Samaritanô Nhân Hậu,

bởi vì “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu thuộc về Tin Mừng khổ lụy. Quả thật,

dụ ngôn này vạch cho chúng ta thấy mối tương quan giữa chúng ta và những anh

chị em đau khổ xung quanh đời mình phải như thế nào”. Làm sao chúng ta có thể

sống hạnh phúc được trong khi có biết bao người đang đau khổ. Chỉ có ai quên

hạnh phúc của mình để tìm hạnh phúc cho kẻ khác, mới có thể gặp lại hạnh phúc

của mình tràn đầy. Hạnh phúc tiềm tàng trong ước mắt của người mà ta đã lau

khô, trong nụ cười của người mà ta đã làm tươi nở, trong những kẻ mà ta đã ủi an

khích lệ... “Chỉ cuộc đời sống cho người khác mới là cuộc đời đáng sống”

(Einstein). Có thể người ta cho mà không thương, nhưng không thể thương mà

không cho. Trong khi đó, sống tình thương là qui luật tối thượng, là sứ mạng Tin

Mừng của Kitô hữu. Sứ mạng đó là trở nên gần gũi thân thiết với những người

“lân cận” để thấu hiểu nỗi niềm và biết cách để sống với họ và cho họ. Chúng ta

không giống với Đức Kitô ở chỗ mình không có quyền năng để chữa trị các anh

Page 62: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

chị em đau yếu, tật nguyền. Có thể chúng ta không xóa được nỗi thống khổ của

người ta, nhưng chính sự hiện diện của chúng ta trong nỗi thống khổ của họ sẽ

đem lại cho họ niềm hy vọng và sự chữa trị. Chúng ta không thể bù đắp cho họ

hết những thiếu thốn và mất mát do những bất công xã hội gây ra, nhưng sự chia

sẻ của chúng ta sẽ làm vơi đi những tủi nhục và cay đắng trong đời họ. Chúng ta

không thể tạo cho họ một tâm hồn tươi mới, nhưng sự đồng hành gần gũi với họ

trong cuộc sống sẽ làm cho họ phai nhạt dần những mặc cảm, u uất, có khi là

những căm phẩn, hận thù. Khi sống như vậy, chính chúng ta cũng nhận được sự

nâng đỡ lớn lao từ nơi họ, đồng thời tìm thấy niềm vui tinh thần và nguồn nghị

lực dâng cao từ chính lòng nhân ái của mình. Suốt đời chúng ta phải theo đuổi cái

cốt yếu là đem lòng nhân hậu của Thiên Chúa vào các tương quan gia đình và láng

giềng, phục vụ cho công lý nơi đời sống xã hội và nghề nghiệp. Mỗi người chúng

ta là nhịp đập của trái tim Chúa Giêsu, nên chúng ta phải sống thân thiết làm một

với Ngài, và cũng để từ đó phát xuất chính lòng nhân ái của Ngài, chứ không phải

chỉ là lòng nhân ái thuần túy của trái tim nhân loại.

Lòng nhân ái là thập giá trổ hoa

Cánh hoa của lòng nhân ái chỉ nở ra trên cậy thập giá, là kết tinh của những

chuỗi ngày cắt tỉa có khi rất trơ trọi và thê lương, như chết đi nếp sống cũ để lối

sống mới có thể thành hình. Thể hiện lòng nhân ái là phải chấp nhận đau thương,

chấp nhận từ bỏ mình để có thể trao ban chính mình. Mẹ Têrêsa Calcutta đã định

nghĩa: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”. Trao ban không có nghĩa

là mất đi, nhưng đó là phương thức tốt nhất để giữ lại những gì mình đã cho đi, để

trở nên chính mình hơn. Những gì mình thực sự sở hữu chính là những cái mình

đã cho đi, mà sở hữu lớn lao nhất là chính sự sống mình. Chính Chúa Giêsu đã

khẳng định: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống

mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10, 39). Như vậy, tiến bước mở rộng lòng

nhân ái cũng chính là tiến bước trên con đường thập giá để hiến thân, cùng với

Chúa Giêsu để cứu độ. Đó là niềm vinh hạnh của mỗi người chúng ta được dự

phần với Chúa để mang lại bình an và hạnh phúc cho anh em mình, bởi vì chỉ có

hy sinh mới đánh đổi được tình yêu; chỉ có đau thương mới mang lại hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu, tha nhân cũng chính là bản thân con trong liên hệ thể chất

lẫn tinh thần, trong tâm hồn cũng như nơi thân xác, và cùng được cứu chuộc bởi

giá máu của Chúa. Chính Chúa đã thông phần sự sống cho chúng con để chúng

Page 63: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

63

con cũng biết thông chia sự sống cho nhau bằng tấm lòng nhân ái bao la như

chính Chúa. Con chỉ kiện toàn được bản thân mình trong mối liên đới với thân

phận của mọi người, từ những trắc trở lo âu hay những vui mừng và hy vọng của

họ; từ những thất bại chán chường hay những thành công phấn khởi của họ; từ

những sa lầy đau thương tội lỗi hay những nổ lực vươn lên rất can đảm và lành

thánh của họ ... Nhìn lại, lòng nhân ái của mỗi người chúng con còn bị truy cản

bởi quá nhiều chướng ngại: tham, sân, si... của những chấp nhất và thiển cận, của

những nông nỗi và nhẹ dạ dễ bị lung lạc bởi dư luận, thành kiến tạo nên ác cảm...

của cả những tranh giành ảnh hưởng và danh giá bề ngoài. Xin cho mỗi người

chúng con thật sự là nhịp đập của trái tim Chúa, biết cùng rung cảm chân tình và

sâu xa về từng hiện trạng trong đời sống của nhau. Amen.

Page 64: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

64 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

TRÁI TIM CỦA ĐỒNG BÀO PHẬT TỬ

Người công giáo chúng ta có kinh thành Giêrusalem nổi tiếng cổ kính. Riêng

người phật từ lại có Lumbini, đó là tên của một thị trấn thuộc thành phố Rupandehi.

“Lumbini” theo tiếng Sanskrit có ngĩa là “yêu thương”, đây chính là thánh địa của thế

giới phật giáo, nằm ở dưới chân núi Hymalaya, còn được người Việt chúng ta gọi là

Hy Mã Lạp Sơn, thuộc quốc gia Nepal. Thánh địa này nằm sát ngay trên đường biên

giới với nước láng giềng Ấn Độ. Ở đây chính là quê hương của Đức Phật và cũng là

nơi mà hoàng hậu Mayadevi hạ sinh ra thái tử Siddhartha-Gautama, người đã sáng lập

đạo Phật và sau này trở thành Phật tổ, một trong những tôn giáo có ảnh hưởng lớn

trong lịch sử nhân loại.

Trái tim Lumbini nằm cách thủ đô Nepal khoảng chừng 25 cây số về phía đông,

nơi đức Phật trưởng thành và sinh sống cho đến năm 29 tuổi. Ở đây có một khu vườn

cây rất rộng, nổi tiếng thơ mộng và xinh đẹp, rợp vóng màu xanh của những tán cây

shorea râm mát. Một cột đá tròn cao ngất, đứng vững vàng trong hàng rào che chắn,

được mang danh hiệu của nhà vua có tên là Ashok, và cũng trên cột đá này, ngai còn

ghi rõ đây chính là quê hương của Phật tổ. Đến nay vẫn còn tồn tại như một nhân

chứng của lịch sử.

Sau ngàn năm biến đổi, các nhà khảo cỗ người Nepal đã phát hiện ra cột đá “biết

nói”, bởi bên cạnh đó, nó còn lưu giữ những lời của các nhà thông thái, các vị thượng

tọa, hòa thượng và những người hành hương Trung Quốc, vang danh nhất là nhà sư

Huyền Trang ở thủ phủ Tây Tạng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xác định giá trị

lịch sử của trái tim Phật giáo Lumbini. Năm 1997, với tư cách là di sản văn hóa thế

giới, thánh địa Lumbini đã nhận được sự đề cử của Liên Hiệp Quốc về chương trình

di sản đặc biệt của nhân loại.

Từ bao năm qua, di tích Lumbini vẫn được xem là “Thánh Địa” đối với người

phật tử trên toàn thế giới. Quê hương nhà Phật là mảnh đất thiêng liêng cao quý mà

bất kỳ phật tử nào cũng mong ước có may mắn một lần được về chiêm bái, và cho đến

tận ngày hôm nay, nó vẫn giữ được dáng vẻ thiên nhiên mà không hề mất đi khoảng

Page 65: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

65

không gian trong sạch, xanh mát và tươi sang đến nao lòng. Hiện nay là một trong

những điểm hành hương, du lịch hấp dẫn, nhưng nó vẫn giữ được trong lòng nét hoang

sơ, huyền bí.

Dưới màu xanh bát ngát của núi rừng âm u, hàng ngàn vị thiền sư đang bước về

tụ tập, hàng trăm mái chùa lớn nhỏ góp mặt tại đây, được đại diện cho đạo giáo và gia

đình phật tử, từ khắp mọi nơi trên mặt đấ vẫn tồn tại, hài hòa. Những chùa đình, được

xây dựng từ ngân qũy của chính quyền và đồng bào phật tử ở các nước quyen góp ủng

hộ, nên nó luôn mang sắc thái kiến trúc cổ truyền và nét văn hóa đặc thù bản sắc dân

tộc của đa quốc gia. Nhiều mái chùa xây dựng rất kỳ công từ những vật liệu, gỗ quý

được vận chuyển từ các quốc gia, bao phủ giữa mầu xanh của đủ loại cây trái đặc

trừng của nhiều quốc gia dân tộc. Nào là ngôi chùa vàng của Miến Điện, rồi đến mái

chùa Trung Quốc được thiết kế theo dáng cỗ xưa, chùa Thái Lan cao ngạo nghễ, ngôi

chùa Việt Nam được xây dựng bằng gỗ cẩm, gỗ lim theo hình hoa sen, rồi đến chùa

Tây Tạng.

Những di tích lịch sử về quá khứ như: cây bồ đề linh thiêng có gốc to như một

cây cỗ thụ, với tàn cây um tùm hoa lá, đền thờ hoàng hậu Mayadevi, thân mẫu phật

tổ, một bệ đá xây bề thế với ngọn lửa vĩnh cửu, được thắp sáng ngày đêm, bên cạnh

một tháp xây cao được mang tên hòa bình, rồi đến ao thiêng có mạch nước trong xanh

từ nguồn đổ xuống… vẫn tồn tại và trở thành chốn thiêng liêng để các phật tử đến

thăm viếng, cầu nguyện và thiền định.

Cũng ngay tại khu vực của dãy Hy mã Lạp Sơn, một đỉnh núi được xem là cao

nhất thế giới và như chúng ta đã biết, vào đầu tháng giêng năm 1987, Đức Thánh Giáo

Hoàng Gioan Phaolô đệ II, đã có chuyến viếng thăm chính thức vì mục đích hòa bình

và đoàn kết tôn giáo với các dân tộc ở thủ phủ Shillong màu mở thuộc quốc gia Ấn

Độ. Thủ phủ Shillong nằm dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, giáp biên với thánh địa

phật giáo Lumbini, chuyến viếng thăm của Ngài đã được báo chí và các nhà quan sát

quốc tế quan tâm theo dõi và tường thuật rất linh động. Họ mô tả chuyến viếng thăm

là quan trọng, đầy mạo hiểm và kỳ lạ. Lần này có sự khác biệt rất xa, so với tất cả

những chuyến công du mục vụ trước đây của Ngài tại khắp các nước văn minh trên

thế giới. Ngài muốn đi đến và cầu nguyện cho nền hòa bình của một quốc gia còn

Page 66: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

66 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

nhiều những tranh chấp, kỳ thị vì tôn giáo, chính trị và sắc tộc. Ngài dừng chân đến

một thế giới huyền bí và hoàn toàn xa lạ với xã hội văn minh mà chúng ta đang hiện

điện. Về lề lối trang phục trong các lễ nghi đón tiếp đã có từ ngàn xưa, của các bản

làng Shillong. Chính nơi đây, nhiều bộ lạc từ lâu đã có những lần ăn thịt người. Thủ

phủ Shillong còn được gọi là “Đền thờ của thần thánh”, nó nằm trong một vị trí chiến

lược rất quan trọng, giáp biên giới với “trái tim phật giáo” và các nước lân cận như:

Nepal, Trung Quốc, Miến Điện và Bangladesh.

Đức Thánh Cha đến viếng thăm nơi này với tư cách là một vị sứ giả, đem thông

điệp hòa bình và lời chúc lành đến các nước láng giềng, trong khi các quốc gia dân

tộc này vẫn đang tồn tại những khủng hoảng trầm trọng về ý thức hệ, xung đột triền

miên về tín ngưỡng và sự độc lập của các sắc dân thiểu số. Đối với bộ lạc ở vùng đất

linh thiêng này, cách đây cả hơn một thế kỷ, họ đã sống bằng nghề săn thịt người và

dã thú. Đức Giáo Hoàng là vị khách cao quý đầy can đảm, lần đầu tiên bước chân đến

thăm bộ lạc man rợ này. Đây cũng là niềm vinh dự lớn lao đối với cư dân bản xứ,

thường có thói quen xem những người lãnh đạo tôn giáo như một vị thần linh. Đối với

thổ dân này, Đức Giáo Hoàng cũng là một trong các vị thần linh mà họ tôn kính.

Từ xa, nhìn thấy Đức Thánh Cha đứng trên một khán đài cao, được thiết kế bằng

các loại gỗ quý, tay cầm thánh giá cao, sau lưng khán đài là là dãy núi Hy Mã Lạp

Sơn hùng vỹ và tuyết trắng đã bắt đầu phủ kín trên những đỉnh núi cao, in hình ảnh

lên nền trời tươi sáng trong một ngày nắng đẹp vùng sơn cước. Trong khung cảnh lạ

lùng, lần đầu tiên diễn ra tại vùng núi rừng hoang thẳm, các bộ lạc ăn thịt người ngày

trước, hôm nay họ tỏ ra hiền lành, dễ thương và đứng rải rác khắp nơi dưới các nhánh

cây cỗ thụ, trong mùa giá lạnh. Họ đã xử dụng những thổ ngữ khác nhau, để hát lên

những bài thánh ca, được đệm theo bằng những nhạc khí thô sơ, do chính họ làm ra,

tiếng trống, tiếng kèn, thiếng chiêng, tiếng thanh la, tiếng mõ, trắc và tiếng tù và réo

lên, tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn thật đặc biệt kỳ thú.

Ngoài những bản làng, bộ lạc ra, còn có một phái đoàn đông đảo các nhà sư, tăn

gni phật tử ở thanh địa Lumbini. Họ vất vả vượt núi, băng rừng, lặn lội từ mấy ngày

trước, để đến chào đón, gặp gỡ Đức Thánh Cha, một nét son trong thế giới phật giáo.

Nói cho cùng, những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại của Lumbini,

Page 67: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

67

chính là sự có mặt thường xuyên của hàng ngàn nhà sư, ni cô đến từ khắp các lục địa.

Họ là những người có trình độ học vấn uyên thâm và thành tâm tuyệt đối với việc tu

hành. Những người này mang lại cho các đình chùa, phật viện ở đây một sức sống

thầm lặng, yên bình và sự an lành cho các lữ khách hành hương.

Để trở thành nơi nâng đỡ về mặt thể lý cho hàng triệu tín đồ phật tử, nhiều nhà

sư, tăng ni, cư sĩ đã phải học tập miệt mài trong các phật viện, các khoa phật học ở

các viện đại học phật giáo nổi tiếng tại đây. Đồng thời không ngừng tu thân trở thành

người đạo đức, để lãnh đạo về mặt tinh thần, am hiểu quy luật, triết lý nhà phật. Bên

cạnh đó, thánh địa Lumbini còn có một đội ngủ nhạc công nổi tiếng, thợ làm bếp,

người làm vườn, thợ trồng tỉa cây cối, người dọn dẹp, người bảo vệ an ninh trật tự…

Đặc biệt, tất cả những vị tham gia hanh lễ hằng ngày hoặc vào các dịp lễ lớn, theo

nghi thức cổ xưa tại các ngôi đền cổ, đặc biệt là đền thờ thân mẫu của Đức Phật. Họ

đều làm theo chỉ dẫn của ủy ban nghi lễ và phụng tự. Triết lý phật giáo được tụng

niệm hoặc răn dạy cho các phật tử, như một biểu tượng sinh động trong cuộc sống

thường nhật tại đây.

Các nhà sư, cư sĩ, ni cô đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức,

Tây Tạng, Úc, Hoa Kỳ, Canada… đều về đây để trao đổi, học tập những tư tưởng đạo

pháp. Dù đi theo thuyết đại thừa, tiểu thừa hay phật giáo Tây Tạng… thì ở thánh địa

Lumbini họ cũng dễ dàng thoải mái tìm được tiếng nói chung, cùng hành lễ vào ngày

rằm, cùng cầu nguyện cho hòa bình thế giới và sự đoàn kết với các tôn giáo bạn. Hiện

nay giới lãnh đạo quốc gia Nepal và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã lập ra một

phật viện rất lớn ngay tại khu vực này. Liên đoàn phật giáo thế giới cũng có mặt

thường xuyên để chủ trì các hoạt động về tôn giáo, xã hội. Các nhà sư ở thành địa

Lumbini đã thành lập ra nhiều hội đoàn, tổ chức các buổi quyên góp từ nhiều quốc

gia, để có thể hổ trợ cho dân nghèo trong vùng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những cây

cầu mới, trường học, lớp dạy nghề và chăm sóc y tế cũng đã được cung cấp miễn phí.

Nhiều thanh niên, thiếu nữ được mời gọi tham gia vào các lớp học khuyến khích, để

thay đổi số phận. Hiện nay, đời sống của người dân ở Lumbini đã tươi sáng hẳn lên,

ý nghĩa hơn, ngay trên mảnh đất nghèo khó, đã sinh ra con người sáng lập ra tư tưởng

“cứu nhân độ thế”

Page 68: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

68 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Bảo Quyên

- TỘI TRỌNG -

Bản thân ta, đôi khi có thái độ sống dựa theo ánh mắt của những người

khác, hơn là vì Thiên Chúa. Giả sử như: nếu mà ta phạm tội trọng thì sẽ bị

mù, hoặc sẽ mang một hiện tượng khác dị nào đó trên cơ thể, mà người

khác có thể nhìn thấy được, thì chắc hẳng, ta sẽ rất là cố gắng tránh phạm

tội trọng.

Điều này, cũng có nghĩa là: chắc có lẽ là ta sợ người khác biết ta phạm

tội trọng, hơn là sợ Thiên Chúa biết.

Tội: “Tội” là hành vi vi phạm hoặc là hành vi trái với: luật pháp, luật định,

luật buộc, luật cấm, Sáu Điều Răn Hội Thánh, Mười Điều Răn Đức Chúa

Trời.

Trọng: Chữ “trọng” diễn tả: mức độ, tầm cỡ, tính chất của sự nghiêm

trọng, trầm trọng, nặng nhẹ.

Tội trọng: Nói một cách ngắn gọn thì: tội trọng là hành vi vi phạm đến

luật định có tính chất nghiêm trọng.

Phán đoán “trọng” “nhẹ” cho bản thân: Để phân biệt cùng phán đoán

là tội trọng hay tội nhẹ, thì ta nên dựa theo Mười Điều Răn Đức Chúa Trời

và Sáu Điều Răn Hội Thánh. Tất nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố điều luật,

thì chưa đủ để xác định là trọng hay nhẹ. Nhưng, cần phải suy xét về trạng

huống khi phạm tội.

Để trở thành tội trọng, thì bản chất của tội phải là tội trọng. Đồng thời,

hành động tự vi phạm ấy phải có một ý thức đầy đủ, phải ở trong một trạng

thái hoàn toàn tự do, không bị ép buộc, với một lý trí không bệnh hoạn, và

có chủ ý ưng thuận.

Luật & sự cố tình: Thông thường, “luật” thì thường hay có mang tính

chất nghiêm trọng. Thí dụ như: “chớ giết người”, “chớ muốn vợ chồng

TRANG GIÁO LÝ

Page 69: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

69

người”, thì có luật cấm. Còn việc “đi lễ trễ”, “ngủ gật trong giờ kinh

nguyện”, thì không có luật đề cập đến.

Do đó, khi phạm luật mà có “sự cố tình”, thì có khả năng trở thành tội

trọng. “Cố tình” có nghĩa là: ta hành động trong hoàn toàn tự do, không bị

ép buộc và có đầy đủ ý thức.

Khả năng được giảm thiểu: Chỉ là khả năng được giảm thiểu tính chất

nghiêm trọng mà thôi, chứ không có nghĩa là “không bị mắc tội”. Vì lương

tâm là chuẩn phân biệt thiện ác. Tùy trường hợp, mà tính nghiêm trọng của

tội có khả năng được giảm thiểu. Thí dụ như: thiếu hiểu biết, không được

biết đến, bị ép buộc, do sự tình cờ ngẫu nhiên gây ra, vì sự nhầm lẫn, phát

sinh ngoài ý muốn (v.v).

Trong những tình huống như trên, thì tính chất nghiêm trọng có thể

được giảm thiểu, hoặc được xóa bỏ.

Nhưng, không nên viện những cớ này để tự biện minh là “không bị phạm

tội”. Vì lương tâm của mỗi cá nhân, hiểu được những luật định tự nhiên,

biết rõ về những luân lý trong luật định tự nhiên, cùng hiểu biết rõ về

nguyên tắc của luật luân lý.

Tính chất nghiêm trọng: Thí dụ: Có một người dân tộc vô học thức và

một luật sư danh tiếng, cùng phạm một tội trọng như nhau, trong một tình

huống không bệnh hoạn về mặt tâm thần, hành động trong hoàn toàn tự do

và đầy đủ ý thức, thì chắc hẳng tính chất nghiêm trọng của tội sẽ khác nhau.

Có nghĩa là: tính chất nghiêm trọng là tùy vào phẩm vị của đối tượng xúc

phạm.

Kết: Chúng ta nên biết về tội, để hướng dẫn cho những người anh chị em

của chúng ta, và sống theo như chúng ta đã hướng dẫn. Không nên xét

đoán tha nhân. Vì chúng ta không có tư cách. Xét xử là việc của Thiên

Chúa.

Page 70: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

70 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Cầu nguyện cho giới trẻ

Mẹ ru con như ca dao đồng ruộng

Lời dịu dàng hơn đất ngọt phù sa

Bác nông dân dưới nắng ấm chan hòa

Thân lao động điểm tô tình đất nước.

Lời mẹ ru như giọng hát ca đoàn

Tiếng võng đưa kẽo kẹt nắng trưa hè

Chị gánh hàng họp chợ bên bờ suối

Em mục đồng dắt trâu về xóm đạo.

Mẹ thức con khi nắng chiều vừa tắt

Bóng hoàng hôn phủ kín trước sân nhà

Tiếng chuông ngân bên xứ đạo vọng lại

Mẹ dẫn con đến thánh đường cầu nguyện.

Mẹ nuôi con từng ngày qua tháng lại

Con lớn khôn bên tình Chúa Quan Phòng

Vững đức tin phụng sự Chúa cả đời

Sống phúc âm nghe lời Ngài chỉ dạy.

Tuổi còn trẻ con vào hội thiếu nhi

Cùng lớp bạn học điều răn, giáo lý

Lời Chúa dạy như mật ong, dòng sửa

Cơn say sưa ghi nhận vào tâm não.

Bốn mươi năm mẹ âm thầm nhắc nhở

Dù thành nhân trong thế hệ lưu vong

Sống xứng đáng là nguồn gốc Việt Nam

Đem tiếng chuông đánh vọng ở xứ người.

Bảo Quyên

LỜI MẸ NHẮN NHỦ

Page 71: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

71

GIỮA THIỆN VÀ ÁC

Có một tiệm bán thức ăn nhanh làm ăn rất thịnh vượng, khi sắp đóng cửa

tiệm thì chủ tiệm đem toàn bộ số tiền lớn thu được trong ngày bỏ vào trong cái

bao giấy, nhưng nhân viên phục vụ lại không biết nên đem bao giấy này đưa cho

đôi thanh niên nam nữ vừa lái xe đến mua thức ăn nhanh..Khi đôi thanh niên nam

nữ này đang chuẩn bị ngồi trong xe ăn, mở bao giấy ra liền giật mình, vội vàng lái

xe trở về nơi tiệm vừa mua thức ăn. Lúc này trong tiệm thật quá lộn xộn, chủ tiệm

cũng đã đi đến cảnh sát địa phương báo mất tiền. Khi cảnh sát và các nhân viên

của công ty truyền hình đi đến hiện trường, thì đôi nam nữ này tức thời cũng xuất

hiện, khiến cho mọi người tung hô ca ngợi. Ký giả của công ty truyền hình lập tức

tiến hành cuộc phỏng vấn để biểu dương việc thiện của đôi nam nữ đã làm, nhưng

người thanh niên lại rất là khẩn trương từ chối, anh ta toát mồ hôi lạnh nói: “Tiên

vàn không thể, bởi vì cô gái cùng đi với tôi không phải là vợ của tôi”.

Suy tư:

Giữa thiện và ác thì là cái tâm, tâm ngã bên nào thì bên đó thắng, nhưng để cho

cái tâm nghiêng bên thiện thì thật là khó, bởi vì cái tâm đôi lúc cũng “nhìn” qua

hoàn cảnh để mà nghiêng:

- Hoàn cảnh quá nghèo nàn khốn khổ thì cái tâm của cha mẹ “nhìn” đến con

cái nheo nhóc, thế là nghiêng bên ác để có tiền.

- Hoàn cảnh cha mẹ già đau yếu luôn, thì cái tâm con cái “nhìn” đến chữ hiếu

mà bất chấp tất cả, thế là nghiêng bên ác để có tiền.

- Hoàn cảnh vào đại học mà gia đình nghèo, thì cái tâm của một vài nữ sinh viên

“nhìn” đến học phí, thế là bất chấp tất cả…

Hoàn cảnh là bãi chiến trường giữa thiện và ác đánh nhau để giành phần thắng

về mình, ai cũng có cái tâm thiện, nhưng không phải ai cũng có hoàn cảnh tốt để

cái thiện thắng cái ác.

Người Ki-tô hữu ngoài cái tâm thiện lương ra, thì còn có ân sủng của Chúa

Giê-su ban cho qua các bí tích, để hổ trợ cho cái tâm chiến thắng sự ác dù cho

gặp hoàn cảnh xấu, bi đát, bởi vì Chúa Giê-su cũng đã từng chiến thắng ma quỷ,

thế gian và tội lỗi bằng sự phục tùng Chúa Cha và bằng sự yêu thương và hy sinh

của mình.

Page 72: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

72 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Page 73: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

73

ĂN XOÀI TRỊ BỆNH

Ăn xoài thường xuyên là cách để bạn

giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng

sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim…

Xoài là loại trái cây phổ biến nhất thế

giới vì hương vị độc đáo và giá trị dinh

dưỡng tuyệt vời của nó. Một cốc xoái có thể

cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần

mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn

vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho,

kali và magiê.

1. Ngăn chặn ung thư.

Các hợp chất phenolic được tìm thấy

trong xoài như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin và methylgallat

đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Xoài

cũng là loại trái cây có hàm lượng pectin cao. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, pectin có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư đường tiêu hóa.

2. Hỗ trợ tiêu hóa.

Xoài là loại trái cây rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa.

Trong xoài có chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện thuận

lợi cho sự hấp thụ vào cơ thể, chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều

trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc. Chất xơ có trong xoài cũng giúp ích

rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.

3. Ngăn ngừa bệnh tim

Xoài là loại trái cây tuyệt vời cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ

thể và giúp chống lại bệnh tim. Xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò

quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ

homocysteine. Homocysteine là một axit amin trong máu gây tổn thương

mạch máu.

4. Giảm LDL cholesterol

Page 74: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

74 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Hàm lương pectin và vitamin C cao có trong xoài giúp làm giảm mức

LDL cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu.

5. Làm giảm huyết áp

Xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp.

Do đó, ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giảm huyết áp mà không phải

lo lắng đến tác dụng phụ.

6. Cải thiện trí nhớ.

Xoài có chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng

cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên

là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu.

Đun sôi lá xoài trong nước khoảng 15 phút, để nó qua đêm và uống nước

này vào sáng hôm sau. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.

8. Tăng cường sức khỏe của đôi mắt.

Xoài có nhiều nhiều vitamin A, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp

tăng cường sức khỏe của đôi mắt và bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm

vàng liên quan đến tuổi tác.Tăng cường sức khỏe đôi mắt bằng xoài.

9. Mang lại nhiều lợi ích cho làn da.

Xoài là loại trái cây tốt cho làn da, bởi chúng có hàm lượng vitamin A

cao. Chúng kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó

làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại.

10. Xử lý tình trạng thiếu máu.

Xoài có nhiều chất sắt, vì vậy mà chúng có thể giúp cơ thể khắc phục

tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong

xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Vì vậy mà xoài là loại trái rất có lợi đối

với phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu.

Sưu tầm

Page 75: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

75

Page 76: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

76 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

KINH NĂM THANH LONG THƯƠNG XOT Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,

và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.

Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa

và chúng con sẽ được cứu độ.

Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu

và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền;

làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna

không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo;

cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa,

và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải.

Xin cho chúng con được nghe

những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,

như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con:

“Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”

Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,

Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài

trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót:

Xin làm cho Hội Thánh

phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này.

Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển.

Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa

cũng mặc lấy sự yếu đuối

để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc,

xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài

đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa

quan tâm, yêu mến và thứ tha.

Xin sai Thần Khí Chúa đến

xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,

để Năm Thánh Lòng Thương Xót này

trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;

và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới,

có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo,

công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức,

trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót,

xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin.

Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha

và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

Phanxicô, giáo hoàng

Bản tiếng Việt của Hôi Đông Giam Muc Viêt Nam

Page 77: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

77

BÁO CÁO CÁC QUY CUA GIÁO ĐOÀN

QŨY GIÚP ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ

Giáo Xứ Takatori-Kobe 5.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 2.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 5.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân 3.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Tổng kết tháng này 20.000 yen

Tiền còn lại 307.000 yen

QŨY GIUP TRE EM BI NHIÊM HIV-AIDS TAI VN

Vườn Rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

QŨY GIÚP THỰC HIỆN TỜ PVLC

Giáo Xứ Takatori (Kobe) 20.000 yen

CĐ/CG Tokyo 20.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 15.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 10.000 yen

CĐ/CG Yamato 20.000 yen

CĐ/CG Isesaki-Gunma 10.000 yen

CĐ/CG Kawagoe 7.000 yen

CĐ/CG Nagoya 5.000 yen

CĐ/CG Karasuyama 3.000 yen

CĐ/CG Mizonoguchi 5.000 yen

CĐ/CG Himeji 15.000 yen

Bà con Công Giáo Vùng Kamata 4.000 yen

Bà con Công Giáo vùng Omori 2.000 yen

Page 78: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

78 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Bà con Công Giáo Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki 5.000 yen

Bà Võ thị Nhường (Tondabayashi, Osaka) 5.000 yen

AC Thiện-Nhung (Fujisawa) 20.000 yen

Quý Sơ Dòng Chúa Quan Phòng, CĐ Akune,

Kagoshima-Ken

20.000 yen

Đỗ Quang Hà (Tokyo) 2.000 yen

AC Liên-Thấm (Isesaki-Gunma) 10.000 yen

Têrêsa NGUYÊN THI HÔNG HAO

Sinh ngay: 20/6/1985.

Con Ông: Phêrô Nguyên Văn Hung

Va Ba: Maria Nguyên thi Huynh Lan

Hiện trú tại Shibuya, Tokyo, Nhât Ban

Muốn kết hôn với

TANIKAWA TARO

Sinh ngay: 06/02/1986

Con Ông: Tanikawa Yukyo

Và Bà: Tanikawa Sachiko

Hiện trú tại Shibuya, Tokyo, Nhât Ban

Maria LÊ THỊ THU TRANG

Sinh ngày: 21/06/1991

Con Ông: Gioan Baotixita Lê Trọng Trí

Và Bà: Maria Phạm thị Yên

Hiện trú tại: Takatori, Kobe, Nhật Bản

Muốn kết hôn với

Phaolô NGUYỄN VĂN DUY

Sinh ngày: 20/08/1991

Con Ông: Phaolô Nguyễn Văn Thiếc

Và Bà: Maria Lê thị Tuyết

Hiện trú tại: Thủy Nguyễn, Hải Phòng,

Việt Nam

LÃ MINH TUẤN

Sinh ngày: 08/05/1994

Con Bà: Lã Thị Thu Hoài

Hiện trú tại Samukawa, Nachi, Odawara,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với

Maria NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ

Sinh ngày: 11/09/1988

Con ông: Tôma Aquino Nguyễn Hoài

Phương

Và Bà: Anna Nguyễn Thị Hoàng Yến

Page 79: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

79

Hiện trú tại Giáo Xứ Nghĩa Mỹ, Xuân

Lộc, Việt Nam

Maria NGUYỄN THỊ ÁNH NGOAN

Sinh ngày: 04/06/1983

Con Ông: Gioan.Baotixita Nguyễn

Văn Tư

Và Bà: Anna Lưu Thị Anh Thu

Hiện trú tại: 246 – 0003

Seya-ku, Yokohama-shi, Nhật Bản

Muốn kết hôn với ĐẶNG TRÍ NHÂN

Sinh ngày: 22/07/1979

Con Ông: Đặng Tấn Lộc

Con Bà: Nguyễn Thị Dung

Hiện trú tại: Seya-Ku, Yokohama-Shi,

Nhật Bản

Giuse TRẦN VĂN BẰNG

Sinh ngay: 05/03/1991

Con Ông: Giuse Trần Văn Tĩnh

Và Bà: Maria Đinh thị Sen

Hiện trú tại Shin-Okubo, Tokyo, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với Maria TRẦN THỊ LỰU

Sinh ngay: 24/02/1991

Con Ông: Gioankim Trần Văn Lộc

Và Bà: Maria Đinh thị Quỳ

Hiện trú tại Shin-Okubo, Tokyo, Nhật

Bản

Maria NGUYÊN THI PHƯƠNG ANH

Sinh ngày: 06/02/1988

Con ông: Giuse Nguyễn Văn Đông

Và Bà: Maria Nguyễn Thị Liên

Hiện trú tại Yokohama, Nhật Bản

Muốn kết hôn với MAKI TAKUO

Sinh ngày: 15/04/1987

Con Ông: Maki Isao

Và Bà: Maki Fukuko

Hiện trú tạiKoinaba,Ishihara-Shi, N.Bản

Đaminh TRẦN VĂN THẮNG

Sinh ngày: 11/02/1990

Con Ông: Đaminh Trần Quang Chiều

Con Bà: Anna Nguyễn thị Lý

Hiện trú tại Nakano-Ku, Tokyo, N.Bản

Muốn kết hôn với Maria TRẦN THỊ PHƯƠNG

Sinh ngày: 15/02/1991

Con ông: Đaminh Trần Văn Cải

Và Bà: Têrêsa Lưu thị Nhung

Hiện trú tại Nakano-Ku, Tokyo, Nhật

Bản

NGUYỄN THẾ ANH

Sinh ngày: 16/06/1994

Con Ông: Nguyễn Văn Sơn

Con Bà: Nguyễn thị Tĩnh

Hiện trú tại Suginami-Ku, Tokyo, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với NGUYỄN THỊ HÀ

Sinh ngày: 26/05/1990

Con ông: Nguyễn Ngọc Thẩm

Và Bà: Nguyễn Thị Hường

Hiện trú tại Suginami-Ku,Tokyo, N.Bản

Têrêsa HUYNH THI DIÊM AI

Sinh ngày: 21/11/1991

Con ông: Giuse Huynh Manh Liên

Và Bà: Maria Đô thi Thâm

Hiện trú tại Kyryu, Gunma-Ken, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với Phanxicô Xavie PHAM NGOC SƠN

Sinh ngày: 02/02/1984

Con Ông: Phanxicô Xavie Pham Ngoc

Trinh

Và Bà: Maria Trân thi Soi

Hiện trú tại Giao Xư Phương Lâm, Xuân

Lôc, Viêt Nam

Page 80: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

80 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Ai biết các đôi hôn phối này có điều gì ngăn trở theo Giáo Luật, buộc phải trình

cho Giáo Quyền.

PHÂN ƯU

Đươc tin buôn: Cụ Ông Anrê LÊ TRUNG,

Thân sinh của quý anh Xướng và Trong (CĐ/CG

Mizonoguchi), đa được Chua goi vê vơi Ngai vào lúc 8g00 tối

ngay 28 thang 05 năm 2016 tại Nam Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Viêt Nam,

hương tho 87 tuôi.

Xin thanh kinh phân ưu vơi gia đình quý anh chị Xướng-Loan,

Trong-Ngọc cùng toan thê tang quyên. Nguyên xin Chua thương cho

linh hôn Anrê đươc sơm vê hương nhan thanh Chua trên Thiên Đang.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Liên Công Đoan Đức Mẹ La Vang

CĐ/CG Mizonoguchi

CĐ/CG Tokyo

CĐ/CG Kaizuka

CĐ/CG Fujisawa

Ban Thực Hiện PVLC

Ca Đoàn Cêcilia Tokyo

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo

PHÂN ƯU

Đươc tin buôn: Chau TRÂN NGOC QUÔC

la trương nam cua anh chi Cư-Trang, vưa qua đơi tai

Hamamatsu, hương dương 20 tuôi.

Xin thanh kinh phân ưu vơi gia đinh anh chi Cư-Trang va toan thê

tang quyên. Nguyên xin hương hôn chau sơm đươc vê miên cưc lac.

Công Đoan Công Giao Hamamatsu

Hiêp Hôi Ngươi Viêt Shizuoka-Ken

Page 81: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

81

Caûm taï

Gia đình chúng con xin chân thành cảm tạ:

Cha Nguyễn Hữu Hiến, CĐ/CG Mizonoguchi, CĐ/CG Tokyo,

CĐ/CG Kaizuka, CĐ/CG Fujisawa, Ban Thực Hiện PVLC, Ca Đoàn

Cêcilia Tokyo, Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo. cung toan thê quý ông

bà, anh chị em và các thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa gần đã điện

thoại chia buồn, phung điêu và cầu nguyện, dâng thanh lê cho cha ông

của chúng con là : linh hồn Anrê LÊ TRUNG

Đa được Chua goi vê vơi Ngai vào lúc 8g00 tối ngay 28 thang 05

năm 2016 tại Nam Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Viêt Nam, hương tho 87 tuôi.

Nguyện xin Thiên Chúa ban binh an cua Ngai cho tất cả quý Cha,

cùng quý cộng đoàn và toàn thể quý ông bà và anh chị em.

Trong lúc tang gia bối rối chắc chắn có nhiều điều thiếu xót, chúng

con xin quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn và toàn thể quý vị

niệm tình tha thứ.

Tang Gia đồng kính bái;

Lê Xướng- Lê Trong

Và tất cả con cháu

Page 82: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

82 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Lm Giuse Ngô Quang Định Koganei Catholic Church,,1-2-20 Sakura-Cho,Koganei-Shi Tokyo 184-0005, Tel. 042-384.5793; Email: [email protected]

Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến Meguro Catholic Church. 4-6-22 Kamiosaki Shinagawa-Ku, Tokyo 141-0021 Tel. 03-5435.8416; Fax.03-3491.6527; Pocket Tel: 090-1656-2693;Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Cao Sơn Thân S.j Savier House: 1-8-25 Shinohara-Kitamachi, Nada-ku, Kobe-Shi 657-0068. Tel. 078-801.0616; mobile: 090-3849.7087; Email: [email protected]

Lm Hoàng Minh Mẫn SVD Ehocho Catholic Church, 2-15 Ehocho, Sowa-Ku, Nagoya . 466-0037 Tel.052-841-4537; Pocket tel. 090-6573-1666; Email: [email protected]

Lm Gabriel Dương Văn Quốc Tiến Koshuku Catholic Church;992 Koshuku machi,Naze, Amami-Shi, Kagoshima-Ken, 894-0046 Tel/Fax 0997-54-8134, cell. 090-6864.8421; Email: [email protected]

Lm GioanKim Nguyễn Xuân Tiến Sei Columban Kai; 4-1-10 Kamiyoga, Setagaya-Ku, Tokyo 158-0098; Tel. 03-3427.9427; Fax. 03-3439.7754; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến Kainan Catholic Church; 1-13-10 Higawa; Naha-Shi, Okinawa-Ken 900-0022 Tel. 098-832-3037; Mobile: 090-9652.1309; Email: [email protected]

Lm Phaolô Phạm Minh Anh Xavier Catholic Church; 13-42 Terukuni-Cho, Kagoshima-Shi , 892-0841 Tel. 099-222.3408; Mobile: 090-9560.1705; Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Lưu Vĩnh Cửu Catholic Kinokawa Church; 160-1 Nakamitani, Kinokawa-shi, Wakayama-ken. 649-6434. Tel/fax: 0736-60-8712

Lm Bosco Dương Trung Tín Awase Catholic Church; 1-5-1 Tobaru; Okinawa-Shi 904-2164 Tel. 098-937.3598 hoặc: 090-6864.3244; Email: [email protected]

Lm Đoàn Tận Hiến, SDB Yamato Catholic Church; 7-4-1 Minami Rinkan Yamato-Shi, Kanagawa-Ken 242-0006; Phone: 0462-74.1178. Email: [email protected]

Lm Micae Nguyễn Minh Lập sdb Salesio Seminary; 3-21-12 Fujimi-Cho, Chofu-Shi, Tokyo 182-0033 Tel.042-482.3117;Fax.042-489.7645;cell.090-1216.1959; Email: [email protected]

Lm Phan Đình Hoài Koza Catholic Church; 1-4-1 Kamara, Okinawa-Shi, Okinawa-Ken 904-0005 Tel. 098-937.7064, cell phone. 080-3966.4430, Email: [email protected]

Lm Đàm Xuân Lộ Maryknoll Kai; 6-2 Kioi-Cho, Chiyoda-Ku; Tokyo 102-0094 Tel. 03-3261.7283 – Cell. 070-2157.1059

Lm Phạm Văn Chế Catholic Gushikawa Church; 58 Kiyabu, Uruma Shi, Okinawa, Japan 904-2225 Tel:098-974-3643; Email: [email protected]

Lm Bùi Đức Dũng Nago Catholic Church; 2-1-20 Onishi, Nago-Shi, Okinawa-Ken 905-0018 Tel. 0980-52.2241; mobile: 080-3995.1909, Email: [email protected]

Lm Nguyễn Xuân Vinh Catholic Shuri Church; 4-60 Shurisakiyama-Cho, Naha-Shi, Okinawa-Ken 903-0814 Tel. 098-884.4787; Mobile: 080-3963.1979; Email: [email protected] Lm Phạm Hữu Quang pss

ĐIA CHI CAC LINH MUC VIÊT NAM TAI NHÂT

Page 83: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

83

Japan Catholic Seminary, Matsuyama, Jonan-Ku, Fukuoka 814-0131 Tel. 092-8632-801; Email: [email protected]

Lm Nguyễn Hồng Tâm Sedome Catholic Church; 271-1 Sedome, Tatsugo-Cho; Oshima-Gun, Kagoshima-Ken 894-0102 Tel. 0997-62-2045; Cell. 090-5923.9339; Email: [email protected]

Lm Phaolô Hà Minh Tú Saginomiya Catholic Church; 27-181 Ose-Cho, Higashi-Ku, Hamamatsu-Shi 431-3113 Tel. 053-434-5087; mobile: 080-6628.1976/; Email: [email protected]

Lm Trần Văn Bỉnh OFM Conv Catholic Seto Church; 66 Naeba-Cho, Seto-Shi, Aichi-Ken 489-0983 Tel.0561-82-7340; Fax. 0561-84.2541; cell. 080-3399.6467; Email: [email protected]

Lm Vũ Khánh Tường Sei Ludovico Shingakuin, 25-1 Ueno Machi. Nagasaki-Shi 852-8113 Tel: 095-846-2584; Mobile: 090-4262-4345; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Trần Văn Hoài Akabane Catholic Church: 2-1-12 Akabane Kita-Ku, Tokyo 115-0045 Tel. 03-3901.2902; Mobile: 080-4452.6768, Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Mai Tâm Catholic Ninomiiya Church; 259-0123 Kanagawa-Ken, Naka-gun, Ninomiya-Machi, Ninomiya 88 Tell: 0463-71-0300 Fax: 0463-71-2939; Email: [email protected]

Lm Nguyên Quang Thuân Tamano Catholic Church; 4-15-7 Tai, Tamano-Shi, Okayama-Ken 706-0001 Tel. 0863-32.3530; mobile: 090-4109.9005; Email: [email protected]

Lm Trân Đưc Điêm SVD Nishimachi Catholic Church; 9-34 Otonashimachi, Nagasaki-Shi 852-8044 Tel. 0958-44.5755; mobile: 080-4849.5408; Email: [email protected]

Lm Tư Đăng Phuc SVD Nanzan Catholic Church; 1 Minamiyama-Cho, Showa-Ku, Nagoya 466-0835 Tel. 052-831.9131; Email: [email protected]

Lm Bùi Duy Thủy SDP Yokkaichi Salesio Shigan In; 1-8-26 Oiwake, Yokkaichi-Shi; Mie-Ken 510-0882 Tel. 059-345.5609; mobile: Email: [email protected]

Lm Nguyễn Quốc Thuần Shukugawa Catholic Church; 5-40 Kasumi-Cho; Nishinomiya-Shi, Hyogo-Ken 662-0052 Tel. 0798-22.1649; Email: [email protected]

Lm Giuse Trương Đình Hải Catholic Aioi Church; 17-1 Sakaemachi; Aioi-Shi, Hyogo-Ken 678-0008 Tel. 0791-22.0087; Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quốc Toản Kasukabe Catholic Church;5-7-15 Chuo;Kasukabe-Shi, Saitama-Ken 344-0067 Tel: 048-736.5777; Email : [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thuận Kamifukuoka Catholic Church;1-11-23 Kamifukuoka,Kamifukuoka-Shi, Saitama-Ken 356-0004 Tel : 049-261.3629; Email: asukathuan@yahoo,co.jp Lm Savio Hoàng Ngọc Linh sdb Beppu Catholic Church; 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Mobile: 080-3998.1976; Email: [email protected]

Lm Đaminh Nguyễn Cao Trí 4-5-12 Komaba; Meguro-Ku, Tokyo 153-0041 Mobile 080-4338.1977; Email: [email protected]

Lm Phêrô Phạm Hoàng Trinh Oita Catholic Church; 3-7-30 Chuo Machi, Oita-Shi 870-0035

Page 84: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 1 …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.07...ông: ³Thầy đã thấy Satan như một tia chớp từ trời

84 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 385 Thaùng 07 Naêm 2016

Mobile 090-6594.9899; Email: [email protected]