quản trị hoạt động sản xuất

17
TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 1 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH PHỤ LỤC Lời mở đầu.............................................2 Phần 1: Giới thiệu về Suntory PepsiCo Việt Nam.........3 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:. . .3 1. Giới thiệu công ty PepsiCo toàn cầu:................................3 2. Giới thiệu Suntory PepsiCo Việt Nam:...............................4 II. Chức năng và nhiệm vụ của Suntory PepsiCo Việt Nam: ..................................................... 5 III. Sơ đồ tổ chức của SPVB:.........................5 IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:....................6 1. Sản phẩm sản xuất bao gồm:.....................................6 2. Thị trường khai thác:........................................... 6 3. Đối thủ cạnh tranh:.............................................7 Phần II: Trình bày và thuyết minh dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas.......................................9 I. Sơ đồ quy trình sản xuất nước giải khát có gas:. . .9 II. Thuyết minh quy trình:...........................9 1. Xử lý nước:................................................... 9 2. Xử lý đường và hương liệu:......................................10 3. Xử lý gas (CO 2 ):............................................... 10 4. Xử lý bao bì:................................................. 10 5. Chiết rót, đóng thùng:..........................................10 GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Upload: tran-tuan

Post on 27-Jan-2016

26 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Quản trị hoạt động sản xuất

TRANSCRIPT

Page 1: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 1 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

PHỤ LỤCLời mở đầu.................................................................................................................2

Phần 1: Giới thiệu về Suntory PepsiCo Việt Nam.................................................3

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:............................................3

1. Giới thiệu công ty PepsiCo toàn cầu:...................................................................................3

2. Giới thiệu Suntory PepsiCo Việt Nam:.................................................................................4

II. Chức năng và nhiệm vụ của Suntory PepsiCo Việt Nam:............................5

III. Sơ đồ tổ chức của SPVB:................................................................................5

IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:.....................................................................6

1. Sản phẩm sản xuất bao gồm:................................................................................................6

2. Thị trường khai thác:............................................................................................................6

3. Đối thủ cạnh tranh:...............................................................................................................7

Phần II: Trình bày và thuyết minh dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas 9

I. Sơ đồ quy trình sản xuất nước giải khát có gas:.............................................9

II. Thuyết minh quy trình:...................................................................................9

1. Xử lý nước:............................................................................................................................9

2. Xử lý đường và hương liệu:................................................................................................10

3. Xử lý gas (CO2):..................................................................................................................10

4. Xử lý bao bì:........................................................................................................................10

5. Chiết rót, đóng thùng:.........................................................................................................10

III. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas

của SPVB:.............................................................................................................11

1. Ưu điểm:..............................................................................................................................11

2. Nhược điểm:........................................................................................................................11

Phần III: Một số ý kiến đề xuất để nâng cao năng suất, khắc phục nhược điểm12

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 2: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 2 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

Lời mở đầuSuntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) là một trong những công ty sản xuất

nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam. Kể từ khi liên minh này được thành lập

SPVB đã nhanh chóng phát triển, đạt được nhiều thành quả lớn trong ngành

công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam, mang lại nguồn thực phẩm có nhiều

giá trị cho xã hội, đồng thời góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng nghìn

người lao động trên khắp Việt Nam.

Để đạt được thành quả trên, bên cạnh hệ thống marketing, bán hàng đa

dạng và rộng khắp, SPVB phải sở hữu một hệ thống sản xuất khép kín với năng

suất lớn và chất lượng đạt đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để tạo ra đủ lượng

sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao và ngày một khắc khe của khách

hàng.

Để hiểu hơn về hệ thống sản xuất của SPVB, nhóm 08 lớp B20QTH quyết

định chọn đề tài: “Mô tả và thuyết minh dây chuyển sản xuất sản phẩm nước

giải khát có gas của Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt

Nam”.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 3: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 3 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

Phần 1: Giới thiệu về Suntory PepsiCo Việt Nam

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

1. Giới thiệu công ty PepsiCo toàn cầu:

PepsiCo là:

- Công ty nước giải khát và thực phẩm tiện dụng lớn nhất tại Bắc Mỹ và

lớn thứ hai trên thế giới.

- Công ty có doanh thu lên đến gần 66 tỷ USD (2011).

- PepsiCo sản xuất và kinh doanh hơn 500 loại sản phẩm, có mặt tại gần

200 quốc gia, với đội ngũ hơn 285,000 nhân viên trên toàn cầu.

Các thương hiệu lớn nhất của PepsiCo bao gồm:

a. Pepsi – Cola:

- 1898 – Caleb Bradham mua quyền sáng chế cho thương hiệu Pepsi-Cola.

- 1902 – Thương hiệu Pepsi-Cola được đăng ký.

- 1923 – Công ty tuyên bố phá sản, được mua lại với giá 35,000 USD.

- 1931 – Một lần nữa phá sản, Charles G. Guth mua lại với giá 10,000

USD.

- 1934 – Doanh số của Pepsi-Cola tăng vọt tại Mỹ.

- 1941 – Thâm nhập Châu Âu.

- 1947 – Mở rộng sang Phillipines và Trung Đông.

- 1964 – Diet Pepsi – nước ngọt giành cho người ăn kiên đầu tiên trên thị

trường.

- 1965 – Pepsi-Cola và Frito-Lay hợp nhất thành PepsiCo.

- 1970 – Doanh thu của PepsiCo vượt mức 1 tỷ USD.

- 1991 – Lợi nhuận của PepsiCo vượt mức 1 tỷ USD.

b. Tropicana:

- 1947 – Anthony Rossi thành lập công ty đóng gói Manatee River.

- 1957 – Đổi tên thành Tropicana, kinh doanh trái cây tươi và nước trái cây,

đặc biệt là cam.

- 1965 – Nhận đơn đặt hàng quốc tế đầu tiên từ Châu Âu.

- 1969 – Cổ phiếu niêm yết lần đầu tiên ở NYSE.

- 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá 3,3 tỷ USD.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 4: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 4 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

c. Quaker Oats và Gatorade:

- 1901 – Công ty Quaker Oats chuyên sản xuất ngũ cốc và các loại thực

phẩm dinh dưỡng được thành lập.

- 1960 – Tiến sĩ Dana tạo ra một công thức nước uống chống lại sự mất

nước của cơ thể (Gatorade) cho đội bóng trường đại học bang Florida, Mỹ và

được công ty Stockely mua lại.

- 1970 – Gatorade phát triển sang các môn bóng chày, bóng rổ, tennis, điền

kinh…; ký hợp đồng với ngôi sao bóng rồi Michael Jordan.

- 1983 – Công ty Quaker Oats mua lại Stokely.

- 2001 – PepsiCo mua lại Quaker Oats bao gồm cả nhãn hiệu Gatorade.

d. Frito-Lay:

- 1932 – Elmer Doolin thành lập Frito.

- 1938 – Herman W. Lay mua lại một công ty sản xuất khoai tây chiên.

- 1961 – Frito và H.W.Lay sáp nhập thành Frito-Lay, đạt 13 tỷ USD trong

kinh doanh các món ăn nhẹ có thành phần tự nhiên và không chất béo.

- 1965 – Frito-Lay và Pepsi-Cola hợp nhất thành PepsiCo.

2. Giới thiệu Suntory PepsiCo Việt Nam:

a. PepsiCo tại Việt Nam:

- 24/12/1991 – Công ty nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do

liên doanh giữa SP.Co và Marcondray – Singapore với tỉ lệ góp vốn 50-50. Xây

dựng nhà máy nước giải khát tại Hóc Môn.

- 1994 – PepsiCo gia nhập thị trường Việt Nam với 2 nhãn hiệu Pepsi và

7Up với số vốn góp là 30%.

- 2003 – PepsiCo mua 3% cổ phần còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải

khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting,

Twister, Lipton Ice Tea.

- 2005 – Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam có thị phần

nước giải khát có gas lớn nhất Việt Nam. Tung ra sản phẩm thực phẩm đầu tiên

nhãn hiệu Snack Poca.

- 2008 – 2012 – Lần lượt khánh thành các nhà máy nước giải khát và thực

phẩm tại Bình Dương, Cần Thơ, Biên Hòa – Đồng Nai và đặc biệt là nhà máy

nước giải khát và thực phẩm lớn nhất Đông Nam Á tại Bắc Ninh.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 5: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 5 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

b. Giới thiệu Suntory và liên minh Suntory PepsiCo tại Việt Nam:

- 1899 – Suntory Holdings Limited được thành lập tại Nhật, là một công ty

nước giải khát và thức uống bổ dưỡng.

- 2011 – Thành công trong mảng nước giải khát tại Châu Á với doanh thu

đạt hơn 23 tỷ USD.

- Suntory có hơn 28,500 nhân viên ở Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Châu Á

Thái Bình Dương.

- 23/10/2012 – Công bố thành lập liên doanh Suntory PepsiCo với số vốn

góp của Pepsi là 49% và Suntory 51%: Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory

PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Vietnam Beverage – SPVB).

II. Chức năng và nhiệm vụ của Suntory PepsiCo Việt Nam:

Sự kết hợp giữa Suntory và PepsiCo tại Việt Nam tạo ra một sự hợp tác

đẳng cấp nhằm mục đích:

- Tận dụng hệ thống sản xuất và phân phối tuyệt với của PepsiCo trên khắp

Việt Nam.

- Tận dụng kinh nghiệm, chuyên môn của Suntory trong việc phát triển

thành công mảng nước giải khát cho các thị trường Châu Á.

- Tăng cường sự hợp tác mạnh mẽ sẵn có giữa PepsiCo và Suntory trên

toàn cầu.

- Tiếp tục đầu tư cho các nhãn hàng PepsiCo, đầu tư cho tiếp thị, tổ chức và

đổi mới sản phẩm nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

- Cùng chia sẻ lợi ích với cộng đồng, thúc đẩy phát triển xã hội.

III. Sơ đồ tổ chức của SPVB:

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 6: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 6 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

IV. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

1. Sản phẩm sản xuất bao gồm:

- Nước ngọt có gas: Pepsi-Cola, 7Up, Revive, Mirinda Sarsi, Mirinda

Orange, Mountain Dew, C.C lemon…

- Nước uống tăng lực: Sting.

- Nước uống đóng chai: Aquafina.

- Nước trái cây: Twister, Tropicana Frutz.

- Trà: Lipton, Tea Plus.

2. Thị trường khai thác:

- Qua hơn 20 năm phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam, SPVB đã

chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Với hệ thống sản phẩm đa

dạng và chất lượng cao, SPVB đã đáp ứng được nhu cầu ngày một khắc khe của

người tiêu dùng. Cùng với chiến lược marketing hiệu quả, đội ngũ bán hàng

chuyên nghiệp, mạng lưới phân phối của SPVB đã bao phủ khắp 63 tỉnh thành

trong cả nước, thâm nhập vào cả thị trường bình dân lẫn cao cấp. Điều này càng

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 7: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 7 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

chứng minh chuỗi các giá trị bền vững mà SPVB xây dựng qua nhiều thời kỳ đã

và đang góp sức thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Về định hướng của công ty trong 5 năm tới: SPVB đặt mục tiêu và tầm

nhìn sẽ tiếp tục củng cố và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành nước giải khát nói

chung và trở thành doanh nghiệp nước giải khát đạt doanh thu 1 tỉ USD đến năm

2018 song song với việc tiếp tục duy trì các giá trị của công ty. Trong tương lai,

Suntory PepsiCo Việt Nam sẽ phát triển các dòng sản phẩm đáp ứng thị hiếu và

nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời, sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu

phát triển bền vững và đem lại nhiều lợi ích cho cán bộ công nhân viên trong

công ty, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi mà SPVB hoạt động kinh

doanh và sản xuất.

3. Đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ lớn nhất, cạnh tranh trực tiếp và gay gắt nhất đối với SPVB là

CoCa Cola Việt Nam – cũng là một công ty có quy mô kinh doanh tương đương

cùng với nhiều kinh nghiệm và năng lực tài chính, mạng lưới phân phối không

hề thua kém. SPVB nhận định đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và lâu dài

của mình.

- Ngoài ra, một số công ty như Tân Hiệp Phát Group, URC… cũng là

những đối thủ tiềm năng của SPVB trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát

triển.

V. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của SPVB từ 2013 – 2015:

Kể từ khi thành lập liên minh Suntory PepsiCo, SPVB đã đạt được nhiều

thành công to lớn trong cả hoạt động kinh doanh lẫn hoạt động xã hội.

- SPVB có tới 54 đơn vị sản phẩm với 5 nhà máy, hơn 2.300 lao động trực

tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp. 

- Tháng 4 - 2013, một mốc son đánh dấu sự phát triển vượt bậc của SPVB

với sự tung ra thị trường Việt Nam các sản phẩm trà Olong Tea+ Plus.

- Năm 2014: C.C.Lemon của Suntory Nhật Bản được người tiêu dùng đón

nhận bằng tất cả niềm tin về chất lượng sản phẩm đã được khẳng định vị trí hàng

đầu.

- Năm 2015: SPVB đạt tăng trưởng hơn 200 triệu két/thùng.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 8: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 8 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

Những cột mốc trên đã khẳng định thành công của SPVB hôm nay và đặt

nền tảng tăng trưởng trong tương lai, nhắm đến mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD

vào năm 2018.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 9: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 9 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

Phần II: Trình bày và thuyết minh dây chuyền sản xuất

nước giải khát có gas

I. Sơ đồ quy trình sản xuất nước giải khát có gas:

II. Thuyết minh quy trình:

Thành phần chính cấu thành sản phẩm nước giải khát có gas bao gồm:

Nước, đường tinh luyện, hương liệu và gas (CO2). Các thành phần này được

phối trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp (tùy vào loại sản phẩm sản xuất) ở nhiệt

độ 4-50C tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, chiết vào bao bì và đóng thùng.

1. Xử lý nước:

- Nước thô được lấy từ giếng khoan rồi tiến hành xử lý để có được nước uống

với chất lượng tốt nhất.

- Quá trình xử lý bao gồm: Quá trình lọc cát loại bỏ cặn lẫn trong nước, thêm

chlorine khử trùng, khuấy trộn với dung dịch nước vôi để loại bỏ hoàn toàn

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 10: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 10 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

chlorine và kết tủa trong nước, cuối cùng lọc tinh thu được nước tinh hoàn toàn

đáp ứng được nhu cầu sản xuất nước giải khát theo tiêu chuẩn.

2. Xử lý đường và hương liệu:

- Đường sử dụng để sản xuất nước giải khát có gas là đường trắng tinh

luyện, hoàn toàn không được lẫn tạp chất hoặc mùi lạ.

- Đường tinh luyện sau khi được nhập vào kho sẽ được hòa tan trong nước

tinh để có được đường đơn với tỉ lệ phối trộn tùy vào loại sản phẩm sản xuất tạo

thành siro đơn (Simple Syrup).

- Hương liệu là thành phần quan trọng nhất trong sản phẩm, tạo ra mùi vị

đặc trưng cho sản phẩm nước giải khát. Hương liệu được PepsiCo pha chế và

chuyển về các nhà máy trên khắp thế giới. Công thức pha chế, hương liệu là đặc

trưng riêng của PepsiCo và được bảo mật tuyệt đối.

- Hương liệu phối trộn với siro đơn theo tỉ lệ thích hợp sẽ được siro mùi

(Finished Syrup). Đây là dung dịch gốc để tạo thành nước giải khát có gas.

3. Xử lý gas (CO2):

- CO2 được nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp CO2 thực phẩm ở dạng rắn

với độ tinh khiết > 99.9%. CO2 dùng cho sản xuất là loại không mùi, không

được lẫn bất kỳ mùi lạ nào, đây là yếu tố gây cảm giác tê, lạnh ở đầu lưỡi, tạo sự

sảng khoái khi sử dụng nước ngọt có gas.

4. Xử lý bao bì:

- Có 3 loại bao bì được sử dụng trong sản xuất nước giải khát có gas là chai

thủy tinh, chai nhựa và lon, được phân thành 2 loại:

+ Bao bì quay vòng: Chai – có thể thu hồi và tái sử dụng).

+ Bao bì không quay vòng: Chai nhựa (PET), lon – không thể tái sử dụng.

- Bao bì sau khi được kiểm tra, phân loại và rửa sạch sẽ được đưa vào dây

chuyền chiết rót, tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

5. Chiết rót, đóng thùng:

- Đầu tiên, siro mùi sẽ được phối trộn với nước tinh theo tỉ lệ thích hợp ở

nhiệt độ 4-50C.

- CO2 được sục trực tiếp vào sản phẩm ở nhiệt độ thấp (để làm tăng khả

năng hòa tan của CO2 trong dung dịch) tạo thành nước giải khát có gas hoàn

chỉnh, đưa vào máy chiết (Filler).

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 11: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 11 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

- Bao bì đã được rửa sạch cũng đồng thời được đưa vào filler. Các đầu

chiết trong filler sẽ lần lượt chiết rót sản phẩm vào trong bao bì tương ứng. Sau

khi chiết, bao bì đã chứa sản phẩm được đưa vào máy đóng nắp, tạo thành sản

phẩm hoàn chỉnh.

- Dòng sản phẩm được di chuyển theo băng chuyền đi đến khu vực đóng

thùng. Trên đường đi có bố trí một máy kiểm tra thể tích mực chiết trong sản

phẩm (filtec). Do trong quá trình chiết, có khả năng sẽ xảy ra hiện tượng chiết

lưng (không đủ thể tích) nên filtec có nhiệm vụ phát hiện và loại bỏ chai/lon

thành phẩm đó ra khỏi dây chuyền, đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn về

thể tích.

- Sản phẩm sau khi qua khỏi Filtec (đã đúng tiêu chuẩn về thể tích) sẽ được

cho đi qua máy đóng code. Nội dung của code in trên sản phẩm thể hiện thông

tin về ngày, giờ sản xuất sản phẩm và nhà máy nơi sản xuất sản phẩm đó.

- Cuối cùng, sản phẩm được đóng thùng/két theo đúng số lượng quy định,

đưa vào kho lưu trữ trước khi xuất bán.

III. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của dây chuyền sản xuất nước giải khát có

gas của SPVB:

1. Ưu điểm:

- Hệ thống sản xuất khép kín, đảm bảo kiểm soát tốt về chất lượng sản

phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Trong quá

trình sản xuất luôn có đội ngũ QC Technician thường xuyên theo dõi, đo đạt các

chỉ tiêu theo tiêu chuẩn để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố.

- Máy móc hiện đại, gần như hoàn toàn tự động, cho năng suất sản xuất

cao.

2. Nhược điểm:

- Đối với sản phẩm chai nhựa và lon, máy Filtec hoạt động bằng cách đá

những chai, lon không đạt ra khỏi dây chuyền, điều này không thể thực hiện đối

với chai thủy tinh, vậy nên khi sản xuất nước giải khát bao bì chai thủy tinh phải

bố trí thêm người quan sát trên dây chuyên để loại bỏ sản phẩm không đạt. Đôi

khi việc kiểm tra bằng mắt người có thể dẫn đến sai sót.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8

Page 12: Quản trị hoạt động sản xuất

TIỂU LUẬN MÔN HỌC - 12 - Khoa QTKD, Lớp B20QTH

Phần III: Một số ý kiến đề xuất để nâng cao năng suất, khắc phục

nhược điểm

- Tiếp tục hiện đại hóa trang thiết bị, dùng máy móc thay thế con người để

gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao độ chính xác trong công tác.

- Đào tạo đội ngũ vận hành, quản lý chất lượng có đủ chuyên môn, kinh

nghiệm để kịp thời ứng phó với các sự cố bất ngở có thể xảy đến trong sản xuất.

GVHD: ThS. Mai Thị Hồng Nhung Nhóm 8