quẢn lÝ hỆ sinh thÁi biỂn - ntu.edu.vnntu.edu.vn/portals/73/chuong trinh dao tao norhed...

69
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Page 2: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

MỤC LỤC

Trang

1. Thông tin chung về chương trình 1

2. Mục tiêu đào tạo 1

3. Đối tượng đào tạo 3

4. Nội dung chương trình 3

5. Tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá; và điều kiện tốt nghiệp 7

6. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy 7

7. Phụ trách các hướng nghiên cứu của đề tài luận văn 8

8. Đề cương các học phần 9

Page 3: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

1

1. Thông tin chung về chương trình:

Tên chương trình: Quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

Marine Ecosystem Management and Climate Change.

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ.

Định hướng đào tạo: Nghiên cứu.

Khối lượng kiến thức: 67 tín chỉ.

Thời gian đào tạo: 2 năm, toàn thời gian.

Khoa quản lý: Sau Đại học.

2. Mục tiêu đào tạo:

2.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm các mục tiêu chung như sau:

- Đào tạo những cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ kiến thức chuyên sâu và hiện đại về lĩnh vực quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành Thủy sản và Nuôi trông thủy sản.

- Trang bị cho học viên kiến thức chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự thay đổi của hệ sinh thái biển do tác động của biến đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản lý và giải quyết những vấn đề thuộc hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

2.2. Chuẩn đầu ra:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có khả năng:

1) Độc lập nghiên cứu, ứng dụng kiến thức mới vào thực tế hoạt động quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

2) Phân tích, tổng hợp, nhận xét độc lập về các vấn đề kinh tế nói chung và quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu nói riêng.

3) Nhận dạng được cấu trúc và phân tích xu hướng phát triển kinh tế -xã hội trong lĩnh vực sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

4) Phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế trong quản lý hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu.

Page 4: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

2

5) Nắm vững và có khả năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học.

6) Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn.

2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng làm việc tốt tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý có liên quan đến ngành Quản lý hệ sinh thái biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hoặc có thể tiếp tục làm nghiên cứu sinh.

3. Đối tượng đào tạo:

Những người đang làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các cơ quan nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính sự nghiệp; các sinh viên đã tốt nghiệp đại học.

4. Nội dung chương trình:

4.1. Cấu trúc chương trình:

TT Nội dung Số học phần Số tín chỉ

1. Kiến thức chung 2 7

2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành - Bắt buộc - Tự chọn

10 8 2

45 35 10

3. Luận văn thạc sĩ - 15

Tổng - 67

4.2. Danh mục học phần:

Mã học phần

Tên học phần Số tín chỉ Học phần tiên quyết

1. Kiến thức chung 7

POS502 Triết học

Philosophy

4(4-0)

GS505 Giới thiệu văn hóa Việt Nam

Introduction to Vietnamese culture

4(4-0)

GS506 Phương pháp luận nghiên cứu Research Methodology

3(3-0)

Page 5: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

3

2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành 45

2.1. Các học phần bắt buộc 35

ECS518 Kinh tế vi mô và toán

Microeconomics and Mathamatics 5(5-0)

FIE508 Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển

Marine Resource Economics and Management 5(5-0)

AQ536 Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển Marine Biodiversity and Ecology

5(5-0)

AQ537 Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ Coastal Habitats and Wetlands

3(3-0)

FIE505 Quản lý biển và quy hoạch không gian biển Marine Governance and Spatial Planning

5(5-0)

FIE504 Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Risk and Vulnerability Management with Climate Change

5(5-0)

AQ538 Khai thác và nuôi trồng thủy sản Aquaculture and Fisheries

5(5-0)

GS507 Chuyên đề nghiên cứu Research seminar

2(2-0)

2.2. Các học phần tự chọn 10

FIE506 Xung đột sử dụng nguồn lợi tự nhiên Conflicts in Natural Resource Use

5(5-0)

AQ539 Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Sustainable Aquaculture Development and Climate Change

5(5-0)

FIE507 Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản Aquaculture Economics and Management

5(5-0)

FIE509 Kinh tế và quản lý vùng bờ Coastal Zone Management and Economics

5(5-0)

ECS519 Kinh tế môi trường 5(5-0)

Page 6: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

4

Environmental Economics

3. Luận văn 15

ACE601 Luận văn thạc sĩ 15 GS501

Tổng cộng: 67

4.3. Mô tả các học phần:

POS502 Triết học 4(4-0) Khái luận về triết học, bản thể luận, phép biện chứng, nhận thức luận, học

thuyết hình thái kinh tế - xã hội, triết học chính trị, ý thức xã hội, và triết học về con người.

GS505 Giới thiệu văn hóa Việt Nam 4(4-0) Học phần này giúp sinh viên nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam,

lịch sử và những phong tục tập quán phong phú xưa và nay của người Việt Nam ở từng vùng miền. Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và công cụ để khám phá, phân tích thấu hiểu văn hóa, xã hội Việt Nam xưa và nay. Các chủ đề chính bao gồm: người Việt và tiếng Việt, lịch sử và lập pháp, tư tưởng và tôn giáo, hệ thống giáo dục, các dân tộc Việt Nam....

GS506 Phương pháp luận nghiên cứu 3(3-0) Học phần cung cấp kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, từ

việc lựa chọn và đặt tên đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, quy hoạch thực nghiệm, tổ chức thực hiện cho đến cách viết, trình bày luận văn khoa học.

ECS518 Kinh tế vi mô và toán 5(5-0) Là học phần cơ sở đối với ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, nhằm

cung cấp cho học viên những kiến thức về: (i) Các khái niệm và công cụ trong phân tích kinh tế vi mô; (ii) Các mô hình ra quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế thị trường như người tiêu dùng, nhà sản xuất và sự điều tiết của Nhà nước; (iii) Ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ để khắc phục thất bại của thị trường, (iv) Ứng dụng lý thuyết trò chơi vào chiến lược cạnh tranh.

FIE508 Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển 5(5-0) Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết về quản lý nguồn lợi biển từ

góc độ kinh tế. Với các chủ đề về thủy sản và những ngành có liên quan đến biển như nuôi trồng thủy sản và du lịch. Đồng thời cung cấp cho học viên những kiến thức về mô hình kinh tế sinh học và áp dụng vào thực tiễn. Học phần cũng bao gồm xác định các giá trị môi trường biển và vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến môi trường biển.

AQ536 Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển 5(5-0) Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết cơ bản về hệ sinh thái và đa

dạng sinh học biển, chú trọng vào khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (ví dụ

Page 7: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

5

như sự tương tác giữa sinh vật và động vật biển), các hệ sinh vật và môi trường sống. Các hệ sinh vật sẽ được mô tả qua sự thích nghi môi trường sống của chúng, ví dụ như vùng địa lý khác nhau.

AQ537 Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ 3(3-0) Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức chung về đất ngập

nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ: hệ sinh thái, tác động của môi trường và con người đối với vấn đề này. Học phần bao gồm các bài giảng và thực địa đến các vùng đất ngập nước, vì thế học viên sẽ nắm bắt được các kĩ năng cơ bản về sinh học, hệ sinh thái và khả năng của chúng, các mẫu thu thập được sẽ được phân tích tại phòng thí nghiệm và sẽ được báo cáo thuyết trình.

FIE505 Quản lý biển và quy hoạch không gian biển 5(5-0) Học phần này cung cấp cho học viên sự hiểu biết về việc điều chỉnh nguồn

tài nguyên biển và các vùng ven biển. Học phần cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan các quan điểm lý thuyết khác nhau về quản lý và phát triển tài nguyên biển với các hình thức khác nhau. Đồng thời tiếp cận với các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu và việc quản lý biển. Quản lý biển không chỉ là quản lý về tài nguyên sinh vật mà còn quản lý về không gian, đáy biển, song song với việc mở rộng và tiếp cận mục tiêu theo một khuôn khổ nhất định.

FIE504 Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu 5(5-0) Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết về biến đổi khí hậu và ảnh

hưởng kinh tế xã hội. Đặc biệt người học sẽ được nghiên cứu về việc quản lý rủi ro(liệt kê các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu) và đánh giá rủi ro với các tài nguyên ven biển và nguồn thủy sản. Đồng thời thảo luận các vấn đề biện pháp khắc phục và thích nghi với biến đổi khí hậu.

AQ538 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 5(5-0) Học phần này cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về kiến thức

khoa học của biến đổi khí hậu tác động trực tiếp và gián tiếp đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản và sử dụng các kiến thức liên quan để ứng phó, thích ứng và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi biến đổi khí hậu lên nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

GS507 Chuyên đề nghiên cứu 2(2-0) Mục tiêu của môn học này là tư vấn, hướng dẫn cho học viên hoàn thiện đề

cương luận văn thạc sĩ. Học viên trình bày đề cương và giảng viên sẽ góp ý. FIE506 Xung đột sử dụng nguồn lợi tự nhiên 5(5-0)

Học phần này cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về các xung đột khác nhau giữa các bên sử dụng/ quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nó bắt đầu bằng phúc lợi xã hội và các xung đột của con người bao gồm: dân số phát triển, đa luật, nghèo đói và các vấn đề đa phương. Bên cạnh đó, học phần này sẽ giúp học viên biết cách giải quyết các xung đột giữa các mục tiêu phát triển con người và phát triển hệ sinh thái.

AQ539 Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu 5(5-0)

Page 8: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

6

Học phần này sẽ giúp cho học viên hiểu biết hơn về lý thuyết và thực tiễn đối với tác động ngày càng tăng của phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững về tăng trưởng sản xuất và quản lý môi trường. Điều tất yếu là việc tiếp cận đa ngành và tranh luận làm sáng tỏ việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, giảm nghèo, đời sống nông thôn dễ rủi ro về kinh tế trong việc biến đổi khí hậu. Cải thiện đa dạng sinh học là điều kiện tiên quyết cho việc thảo luận phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Đồng thời học viên sẽ được hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên. Phân tích và đánh giá một cách toàn diện về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững bao gồm: quản lý sử dụng đất đai, quản lý nuôi trồng thủy sản và quản lý rủi ro sẽ được giải quyết.

FIE507 Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản 5(5-0) Học phần cung cấp cho người học các vấn đề được lựa chọn liên quan đến

quản lý kinh tế và nuôi trồng thủy sản: nhu cầu sản xuất, giá cả nuôi trồng thủy sản… Đồng thời cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản của kinh tế liên quan đến nuôi trồng thủy sản: quản lý tài chính, phân tích đầu tư và tiếp thị ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

FIE509 Kinh tế và quản lý vùng bờ 5(5-0)

Học phần này tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý vùng bờ từ góc độ kinh tế. Vùng bờ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, giải trí, du lịch và phát triển công nghiệp….Các hoạt động này tạo ra sự cạnh tranh và xung đột giữa các ngành điều này đòi hỏi có sự hợp tác và quản lý liên ngành một cách hiệu quả. Học phần này sẽ trang bị các kiến thức cho người học về các khía cạnh kinh tế và quản lý vùng bờ từ đó giúp người học có khả năng tư duy, phân tích và đánh giá đúng về tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ. Ngoài việc theo học các giờ học lý thuyết, học viên sẽ phải làm bài luận cá nhân và các bài thuyết trình, thảo luận và làm việc nhóm. Các bài giảng sẽ cung cấp cho người học từ các khái niệm cơ bản tới các mô hình và các ứng dụng quan trọng.

ECS519 Kinh tế môi trường 5(5-0) Học phần cung cấp cho người học các chủ đề liên quan đến việc ứng dụng

kinh tế phúc lợi đến trong các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chủ đề về phát triển bền vững, thất bại thị trường, ô nhiễm môi trường và định giá môi trường sẽ được nghiên cứu trong học phần này.

ACE600 Luận văn thạc sĩ 15 tc Luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, quản lý trong ngành Kinh tế

Nông nghiệp, ngành Thủy sản, Nuôi trồng thủy sản, hệ sinh thái biển và biến đổi khí hậu, và các ngành liên quan, do học viên đề xuất hoặc nhà trường giao, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng ngành chấp thuận. Nội dung của Luận văn được cấu trúc bao gồm từ việc lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, bối cảnh nghiên

Page 9: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

7

cứu, phát triển lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn, lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp, trình bày kết quả, bàn luận và các đề xuất.

5. Tổ chức đào tạo; kiểm tra, đánh giá; và điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Nha Trang.

6. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy:

TT Học phần Giảng viên phụ trách 1. Triết học TS. Thị Hiền Vinh

Nguyễn Trọng Thóc

2. Giới thiệu văn hóa Việt Nam TS. Nguyễn Thị Ngân

3. Phương pháp luận nghiên cứu PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh

PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa TS. Lê Anh Tuấn

4. Kinh tế vi mô và toán TS. Lê Kim Long TS. Phạm Thị Thanh Thủy

5. Kinh tế môi trường TS. Quách Thị Khánh Ngọc

6. Kinh tế và quản lý nguồn lợi biển GS. Claire Armstrong

7. Hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển GS. Audrey Geffen GS. Karin Pittman

8. Đất ngập nước và môi trường sống dưới nước vùng bờ

TS. Pransiscu Baduge Terney Pradeep Kumara

9. Quản lý biển và quy hoạch không gian biển GS. Jahn Petter Johnsen

10. Quản lý tổn thương và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu

TS. Akhmad Fauzi

11.

Khai thác và nuôi trồng thủy sản

TS. Lê Minh Hoàng TS. Phạm Quốc Hùng

12. Xung đột sử dụng nguồn lợi tự nhiên GS. Oscar Amarasinghe

13. Phát triển nuôi trồng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

GS. Curtis M. Jolly

14. Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản GS. Curtis M. Jolly

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh

15. Kinh tế và quản lý vùng bờ GS. Ola Flaaten

TS. Quách Thị Khánh Ngọc

16. Chuyên đề nghiên cứu PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa

TS. Lê Anh Tuấn

Page 10: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

8

7. Phụ trách các hướng nghiên cứu của đề tài luận văn:

TT Hướng nghiên cứu Giảng viên phụ trách

1. Kinh tế và quản lý nghề cá GS. Claire Amrstrong GS. Ola Flaaten

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Kim Long TS. Phạm Thị Thanh Thủy

TS. Quách Thị Khánh Ngọc TS. Akhmad Fauzi

2. Kinh tế và quản lý nuôi trồng thủy sản GS. Curtis M. Jolly

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Anh Tuấn

TS. Phạm Quốc Hùng TS. Lê Minh Hoàng

3. Kinh tế và quản lý môi trường PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa TS. Quách Thị Khánh Ngọc

TS. Lê Kim Long TS. Phạm Thị Thanh Thủy

TS. Akhmad Fauzi

4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển và chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu

GS. Claire Amrstrong

GS. Curtis M. Jolly TS. Akhmad Fauzi

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Quách Thị Khánh Ngọc

PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa GS. Jahn Petter Johnsen

5. Đa dạng sinh học biển và vai trò đối với đời sống kinh tế cộng đồng người dân.

GS. Claire Amrstrong GS. Henrik Glenner

TS. Phạm Thị Thanh Thủy GS. Jahn Petter Johnsen

GS. Oscar Amarasinghe

6. Đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động quản lý liên quan đến hệ sinh thái biển

GS. Ola Flaaten

TS. Lê Kim Long TS. Phạm Thị Thanh Thủy

TS. Quách Thị Khánh Ngọc

Page 11: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

9

7. Hoạch định chính sách để quản lý hệ sinh thái biển

GS. Jahn Petter Johnsen

GS. Oscar Amarasinghe TS. Pransiscu Baduge Terney Pradeep Kumara PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh

8. Kinh tế và quản lý hệ sinh thái các khu bảo tồn biển

GS. Claire Amrstrong GS. Ola Flaaten

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Quách Thị Khánh Ngọc

TS. Phạm Thị Thanh Thủy

8. Đề cương các học phần

8.1. Đề cương học phần (tiếng Việt)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: TRIẾT HỌC

Philosophy Mã số: POS502 Thời lượng: 4(4-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Tô Thị Hiền Vinh, Nguyễn Trọng Thóc Bộ môn quản lý: Lý luận chính trị 2. Mô tả, Mục tiêu, Nội dung, Học liệu và Kiểm tra – Đánh giá học phần: Thực hiện theo chương trình môn học Triết học khối không chuyên ngành Triết học trình

độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ban hành tại Thông tư số 08/2013/TT-BGD-ĐT ngày 08/3/2013 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

____________________________________

Page 12: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

10

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Thông tin học phần: Tên học phần: GIỚI THIỆU VĂN HÓA VIỆT NAM

Introduction to Vietnamese culture Mã số: GS505 Thời lượng: 4 (4-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Nguyễn Thị Ngân Khoa quản lý: Khoa Sau Đại Học 2. Mô tả: Học phần này giúp sinh viên nghiên cứu khái quát về văn hóa Việt Nam, lịch sử và

những phong tục tập quán phong phú xưa và nay của người Việt Nam ở từng vùng miền. Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và công cụ để khám phá, phân tích thấu hiểu văn hóa, xã hội Việt Nam xưa và nay. Các chủ đề chính bao gồm: người Việt và tiếng Việt, lịch sử và lập pháp, tư tưởng và tôn giáo, hệ thống giáo dục, các dân tộc Việt Nam.... Sinh viên sẽ tìm hiểu các chủ đề thông qua các hoạt động giảng bài, thảo luận, phỏng vấn, làm nghiên cứu, trình bày, tham quan tìm hiểu các di tích văn hóa. Các hoạt động đều nhằm giúp sinh viên có cơ hội cọ sát, hòa nhập với cộng đồng người Việt, từ đó nhận thức đúng, tích cực về những vấn đề đặt ra của môn học.

3. Mục tiêu: Học phần nhằm giúp sinh viên hiểu được văn hóa của người Việt, những phong tục,

tập quán của họ, từ đó họ có nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về bản thân và vị trí của họ trong cộng đồng thế giới. Kiến thức về nền văn hóa của dân tộc khác sẽ giúp sinh viên thành công trong công tác, làm việc với những người đến từ các quốc gia khác, các nền văn hóa khác. Các bài tập nghiên cứu và tiểu luận sẽ giúp họ phát triển kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng viết giúp ích cho họ trong quá trình học tập.

4. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, học viên có thể:

1) Hiểu được quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. 2) Phân tích được các ảnh hưởng của nước ngoài đếncon người và văn hóa Việt. 3) Hiểu được lịch sử và phân tích được sự hình thành bản sắc văn hóa Việt. 4) Đàm luận được về gia đình truyền thống và biến chuyển của gia đình Việt trong xã

hội hiện đại.

Page 13: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

11

5) Phân biệt được sự độc đáo, khác biệt của ba miền văn hóa: Bắc, Trung, Nam. 6) Hiểu được sự đa dạng tôn giáo trong xã hội Việt Nam. 7) Nhận biết những tập quán, phong tục của các nhóm dân tộc Việt tiêu biểu. 8) Nhận biết những xu hướng văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện tại.

5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Địa lý, con người và ngôn ngữ 10 4 6 2. Lịch sử và lập pháp 8 4 4 3. Tư tưởng và tôn giáo 8 4 4 4. Văn học, nghệ thuật và kiến trúc 7 3 4 5. Giáo dục 4 2 2 6. Ẩm thực 4 2 2 7. Gia đình 4 2 2 8. Phong tục, lễ hội 4 2 2 9. Nghệ thuật biểu diễn 4 2 2 10. Xã hội Việt Nam hiện đại 7 3 4

6. Học liệu:

1) Nguyen Thi Dieu and Mark W.Mc Leod (2007), Culture and Customs of Vietnam. 2) Nguyen Van Huyen (2013), The Civilization of Vietnam. 3) Neil Jamieson, Understanding Vietnam. 4) D.R. SarDesai, Vietnam: Past and Present (4th Ed.) 5) Robert Templer, Shadows and Wind: A view of Modern VietNam.

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Tiểu luận 1 30 2. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Nguyễn Thị Ngân Tiến sĩ

Ngày cập nhật cuối cùng: / /2014 ___________________________________

Page 14: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

12

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

Research Methodology Mã số: GS506 Thời lượng: 3(3-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Ngô Đăng Nghĩa, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh Khoa quản lý: Khoa Sau Đại Học 2. Mô tả: Môn học này đề cập đến Đại cương về Khoa học và Nghiên cứu khoa học, và các

phương pháp tìm, chọn và thực hiện đề tài Khoa học – Công nghệ. 3. Mục tiêu:

Trang bị, hướng dẫn các kỹ năng cho người học phương pháp chọn và thực hiện một đề tài khoa học công nghệ.

4. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, học viên có thể:

1) Xây dựng được 1 đề cương cho 1 đề tài khoa học – công nghệ. 2) Thu thập, xử lý, trình bày, phân tích, và đánh giá,... thông tin về chủ đề nghiên cứu.

Khẳng định câu trả lời cho chủ đề đặt ra ở đề tài, với chứng lý xác đáng. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. 1.1. 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.4 1.2. 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4

Đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học Đại cương về Khoa học Khái niệm Phân loại Vai trò và thuộc tính Quy luật hình thành và phát triển Đại cương về nghiên cứu khoa học Khái niệm Phân loại Sản phẩm đặc trưng Thuộc tính

15 15 0

2. 2.1

Tư duy logic trong nghiên cứu khoa học – công nghệ Tư duy logic

15 10 0

Page 15: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

13

2.2

2.3

2.4

Xây dựng khái niệm, thực hành phán đoán, suy luận, luận chứng trong nghiên cứu KHCN Quy luật và quy tắc tư duy logic phải tuân thủ trong nghiên cứu KHCN Chu trình nhận thức chân lý khách quan – nhận thức chủ đề nghiên cứu KHCN

3. 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8

Phương pháp thực hiện đề tài khoa học công nghệ Xác định đề tài, loại hình và đề cương nghiên cứu Thu thập thông tin Xử lý thông tin Sắp xếp và trình bày thông tin Xây dựng giả thuyết Kiểm định giả thuyết Công bố kết quả nghiên cứu Đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ kết quả nghiên cứu

15 15 0

6. Học liệu:

1) Nguyễn Cảnh (1993), Quy hoạch thực nghiệm, Trường ĐHBK, Tp. Hồ Chí Minh. 2) Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. KH&KT, Hà Nội. 3) Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết Luận văn, Luận án, Biên khảo khoa học, Nxb.

Trẻ. 4) Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Trẻ. 5) Trung Nguyên (2000), Phương pháp luận nghiên cứu, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. 6) Lê Doãn Tá, Tô Duy Hợp, Vũ Trọng Dung (2008), Giáo trình Logic học, Nxb. Chính

trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần (viết/vấn đáp/…) 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Nguyễn Thị Kim Anh Ngô Đăng Nghĩa Lê Anh Tuấn

Phó giáo sư, tiến sĩ Phó giáo sư, tiến sĩ Tiến sĩ

____________________________________

Page 16: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

14

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KINH TẾ VI MÔ VÀ TOÁN

Microeconomics and Mathematics Mã số: ECS518 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Lê Kim Long, Phạm Thị Thanh Thủy Bộ môn quản lý: Kinh tế học 2. Mô tả: Là học phần cơ sở đối với ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, bao gồm các kiến

thức về: (i) Các khái niệm và công cụ trong phân tích kinh tế vi mô; (ii) Các mô hình ra quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế thị trường như người tiêu dùng, nhà sản xuất và sự điều tiết của Nhà nước; (iii) Ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ để khắc phục thất bại của thị trường, (iv) Ứng dụng lý thuyết trò chơi vào chiến lược cạnh tranh.

3. Mục tiêu:

Cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng đánh giá và khả năng phân tích các sự kiện kinh tế vi mô ở trình độ nâng cao, góp phần cải thiện mức độ hiểu biết của người học đối với quy luật thị trường ở các nước đang phát triển. Học phần sẽ góp phần trang bị cho người học kiến thức để có thể phân tích các vấn đề có liên quan ở những học phần ứng dụng khác sau này.

4. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, học viên có thể:

1) Thảo luận được nhiều vấn đề kinh tế đang diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng;

2) Áp dụng kiến thức của môn học để phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế; 3) Sử dụng kiến thức nền tảng của kinh tế học vi mô cho các môn học chuyên ngành sau

này. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Thị trường 5 5 0 2. Điều kiện ràng buộc về ngân sách 6 6 0 3. Lý thuyết về sở thích người tiêu dùng 5 5 0 4. Lý thuyết về độ hữu dụng 6 6 0 5. Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng 8 8 0

Page 17: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

15

6. Lý thuyết cầu và phương trình Slutsky 6 6 0 7. Lý thuyết thặng dư người tiêu dùng, và cầu thị trường 8 8 0 8. Lý thuyết về cân bằng thị trường 6 6 0 9. Lý thuyết tối đa hóa lợi nhuận, và tối thiểu hóa chi phí 9 9 0 10. Lý thuyết đường cong chi phí, và lý thuyết cung doanh

nghiệp 5 5 0

11. Lý thuyết cung ngành, và độc quyền thị trường 6 6 0 12. Ngoại tác 5 5 0

6. Học liệu:

1) Hal R. Varian. Intermediate Microeconomics: A Modern Approach. 2) Knut Sydsæter and Peter J. 2008. Hammond. Essential Mathematics for Economic

Analysis. Prentice Hall. 3) Theodore C. Bergstrom and Hal R. Varian. Workouts in Intermediate

Microeconomics. 7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần (viết/vấn đáp/…) 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Lê Kim Long Phạm Thị Thanh Thủy

Tiến sĩ Tiến sĩ

____________________________________

Page 18: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

16

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI BIỂN

Marine Resource Economics and Management Mã số: FIE508 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Claire Armstrong Khoa quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần đề cập đến vấn đề (1) Quản lý nguồn lợi biển từ góc độ kinh tế với các chủ

đề về thủy sản và những ngành có liên quan đến biển như nuôi trồng thủy sản và du lịch; (2) Kiến thức về mô hình kinh tế sinh học và ứng dụng của các mô hình này vào thực tiễn; (3) Học phần cũng bao gồm xác định các giá trị môi trường biển và vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến môi trường biển.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho người học các kiến thức tổng quan về quản lý nguồn lợi biển từ góc độ kinh tế, và các mô hình kinh tế quản lý nguồn lợi biển, giúp học viên có thể ứng dụng vào thực tiễn.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích, đánh giá các quy luật kinh tế của nguồn lợi biển 2) Phân tích, đánh giá các chính sách quản lý nguồn lợi biển hiện tại 3) Cách xây dựng chính sách quản lý nguồn lợi biển

5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Lý thuyết và thực tiễn kinh tế và quản lý nguồn lợi biển 55 55 2. Bài tập, thảo luận 20 20

6. Học liệu:

1) Armstrong, C.W. (2007). A note on the ecological-economic modeling of marine reserves. Ecological Economics 62, 242-250.

2) Beaumont, N.J., M.C. Austen, S.C. Mangi and M. Townsend (2008). Economic valuation for the conservation of marine biodiversity. Marine Pollution Bulletin 56, 386-396.

3) Flaaten, O. (2008), Lecture notes on Fisheries Economics and Management,

Page 19: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

17

University of Tromsø. Hannesson, R. 1998. Marine Reserves: What Would They Accomplish? Marine Resource Economics, 13, 159-170.

4) Hannesson, R. (2003): Aquaculture and fisheries. Marine Policy, 27, 169-178 Hartwick and Olewiler (1998). The Economics of Natural Resource Use. Chapter 5.

5) Johnston and Tyrrel (2005). A Dynamic model of sustainable tourism. Journal of Travel Research, 44,124-134.

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần (viết/vấn đáp/…) 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Claire Armstrong

Giáo sư

____________________________________

Page 20: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

18

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN

Marine Biodiversity and Ecology Mã số: AQ536 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Karin Pittman, Audrey Geffen Bộ môn quản lý: Nuôi thủy sản nước mặn 2. Mô tả: Học phần đề cập đến lý thuyết cơ bản về hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển, chú

trọng vào khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (ví dụ như sự tương tác giữa sinh vật và động vật biển), các hệ sinh vật và môi trường sống. Các hệ sinh vật sẽ được mô tả qua sự thích nghi môi trường sống của chúng, ví dụ như vùng địa lý khác nhau.

3. Mục tiêu:

Trang bị các kiến thức cho người học, giúp người học nắm bắt được các cơ sở lý thuyết về đa dạng sinh học biển bao gồm: thành phần loài, các mối quan hệ và chức năng và cấu trúc của các loài khác nhau; đa dạng sinh học của khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, sự khác nhau giữa các vùng miền.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích được sự khác nhau về đặc điểm sinh học và sinh thái biển giữa các khu vực

nhiệt đới và cận nhiệt đới. 2) Đánh giá được khả năng thích nghi môi trường sống của một số hệ sinh thái, đặc biệt

là hệ sinh thái biển khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Âm thanh của đại dương 5 5 0 2. Môi trường đại dương 6 6 0 3. Quy luật sinh thái và tiến hóa của sinh vật biển 6 6 0 4. Môi trường hóa lý 7 7 0 5. Sự sinh sản, phân tán và di cư 5 5 0 6. Những sinh vật biển có xương sống và các bộ phận sinh

dục khác 6 6 0

7. Năng suất, thực phẩm và biến đổi khí hậu 5 5 0 8. Sự đa dạng của sinh vật không xương sống gần đáy biển 6 6 0

Page 21: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

19

9. Các vùng đất đá thủy triều, đầm, rừng ngập mặn, cửa sông và các vùng rạn san hô

7 7 0

10. Cỏ biển, san hô đá, tảo bẹ và san hô 6 6 0 11. Đa dạng sinh học và việc bảo tồn đại dương 6 6 0 12. Thủy sản và thực phẩm từ biển 6 6 0 13. Tác động môi trường đến hoạt động công nghiệp và đời

sống 4 4 0

6. Học liệu:

1) Marine Biology (Function, Biodiversity, Ecology), Fourth Edition, Jeffrey S. Levinton. Oxford University Press. ISBN: 9780199857128

2) Seminar notes and primary scientific literature 3) Compendium

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Bài tập/Bài tập lớn/Tiểu luận/Dự án/Đồ án 2 20 2. Thuyết trình 1 10 3. Thi kết thúc học phần: vấn đáp 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Karin Pittman Audrey Geffen

Giáo sư Giáo sư

____________________________________

Page 22: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

20

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

DƯỚI NƯỚC VÙNG BỜ Coastal habitats and wetlands

Mã số: AQ537 Thời lượng: 3(3-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: P.B. Terney Pradeep Kumara Bộ môn quản lý: Nuôi thủy sản nước lợ 2. Mô tả: Học phần này đề cập những kiến thức chung về đất ngập nước và môi trường sống

dưới nước vùng bờ: hệ sinh thái, tác động của môi trường và con người đối với vấn đề này. Học phần bao gồm các bài giảng lý thuyết và thực địa đến các vùng đất ngập nước, lý thuyết cơ bản về sinh học, hệ sinh thái và khả năng của chúng.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho người học các kiến thức về đất ngập nước và các hệ sinh thái sống dưới nước vùng bờ, nắm bắt được tầm quan trọng và mối đe dọa giữa môi trường và con người; Hướng dẫn người học cách phân tích các các mẫu thí nghiệm về môi trường sống của hệ sinh vật.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích được đặc điểm sinh học của các hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước. 2) Phân tích được đặc điểm môi trường sống của các hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước. 3) Đánh giá tác động môi trường và con người đến hệ sinh thái vùng đất ngập nước.

5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8

Hệ sinh thái ven biển Giới thiệu San hô Thảm cỏ biển Đầm phá và cửa sông Rừng ngập mặn Cồn cát Bãi biển Tảo thảm

15 15 0

Page 23: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

21

1.9 2.10

2.11

Bãi đá Hiện trạng và các mối đe dọa đến môi trường sống ven biển Thuyết trình (seminar)

2. 2.1

Thực địa Công tác thực địa cho từng môi trường sống

15 15 0

3. 3.1 3.2 3.3 3.4

Quản lý môi trường sống ven biển Tác động biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái/ thích nghi Công cụ quản lý, đánh giá Phản hồi và thảo luận Lập kế hoạch quản lý

15 15 0

6. Học liệu:

1) IUCN. 2009. Mangroves for the future national strategy and action plan. An ecosystem-based integrated coastal management in Sri Lanka. Colombo, Sri Lanka.

2) National Science Foundation. 2000. Natural Resources of Sri Lanka; Conditions and Trends. National Science Foundation, Colombo, 302 p.

3) Olsen S. , D. Sadacharan, J. I. Samarakoon, A. T. White, H. J. M. Wickramaratne and M. S. Wijeratne (editors). 1992. Coastal 2000. Recommendations for a Resource Management Strategy for Sri Lanka’s Coastal region, Volume I and II.CRC Technical Report No. 2033, CCD-CRMP Sri Lanka and Coastal Resource Centre, The University of Rhodes Island, 81+21 p

4) Ricke, K.L.,Orr, J.C., Schneider,and Caldeira,K, (2013). Risks to coral reefs from ocean carbonate

5) Mclead, E., (2013). Ocean Acidification: The Next Big Threat to Coral Reefs?[on line] Availble at: http://blog.nature.org/science/2013/05/20/ocean-acidification-the-next-big-threat-to-coral-reefs/.

6) Palmquist, D., (2013). Can Mangroves Adapt to Rising Seas? [on line] Available at: http://blog.nature.org/science/2013/08/08/mangrove-sea-level-rise-climate-change-adaptation/

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 20 2. Bài tập/Bài tập lớn/Tiểu luận/Dự án/Đồ án 2 10 3. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký P.B. Terney Pradeep Kumara

Tiến sĩ

____________________________________

Page 24: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

22

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: QUẢN LÝ BIỂN VÀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN

BIỂN Marine Governance and Spatial Planning

Mã số: FIE505 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Jahn Petter Johnsen Bộ môn quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần đề cập đến nguồn lợi biển và các vùng ven biển, các quan điểm khác nhau

về quản lý và phát triển tài nguyên biển; gắn liền với quản lý hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Quản lý biển không chỉ là quản lý về tài nguyên sinh vật mà còn quản lý về không gian, đáy biển, song song với việc mở rộng và tiếp cận mục tiêu theo một khuôn khổ nhất định.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho học viên kiến thức tổng quan các quan điểm khác nhau về quản lý và phát triển tài nguyên biển; cách tiếp cận các vấn đề liên quan đến quản lý biển gắn liền với quản lý hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Học phần trang bị cho học viên cách phân tích các chính sách quản lý nguồn lợi biển và thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích, đánh giá các chính sách quản lý nguồn tài biển hiện tại. 2) Xây dựng chiến lược/chính sách về hoạch định không gian biển, và quản lý tài nguyên

biển. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Lý thuyết quản lý 25 20 5 2. Lý thuyết hoạch định 15 10 5 3. Bài tập, thảo luận có sự hướng dẫn của giáo viên 35 10 25

6. Học liệu:

1) Berkes, F. (1998). Sacred Knowledge. Traditional Ecological Knowledge and Resource Management. Taylor and Francis. (Chapter 1 and 10).

2) Hardin, G. (1968). The Tragedy of the Commons. Science 162: 1243-1248.)

Page 25: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

23

3) Hannesson, R. (2006). The privatization of the oceans: Cambridge: MIT press. Chap. 3 Property rights in fisheries (25p)

4) The Sunken Billions, The economic justification for fisheries reform, World Bank. (Chapter 1-5 (59p) http://siteresources.worldbank.org/EXTARD/Resources/336681-1224775570533/SunkenBillionsFinal.pdf

5) Jentoft, S.(2004) Institutions in fisheries: what they are, what they do and how they change. In Hersoug, B., S. Jentoft and P. Degnbol (2004) Fisheries Development: The Institutional Challenge. Delft: Eburon. P.205-228

6) Jentoft, S. (2005). Fisheries Co-management as Empowerment. Marine Policy 29(1) 1-7.

7) Johnsen, J.P. (2013) Is fisheries governance possible? Fish and Fisheries (1-17) 8) Ostrom, E. (1990). The Evolution of Institutions for Collective Actions. Cambridge.

Chapter 1 Reflections on the Commons, pp 1-28. 9) Part 2: Ecosystem Approach to Fisheries Management Toolbox

http://www.fao.org/fishery/eaf-net/topic/166272/en 10) Marine Spatial Planning Guide, Unesco , A Step-by-Step Approach toward

Ecosystem-based Management,http://www.unesco-ioc-marinesp.be/uploads/documentenbank/d87c0c421da4593fd93bbee1898e1d51.pdf

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Jahn Petter Johnsen Giáo sư

____________________________________

Page 26: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

24

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: QUẢN LÝ TỔN THƯƠNG VÀ RỦI RO TRONG

BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Risk and Vulnerability Management with Climate Change

Mã số: FIE504 Thời lượng: 5 (5-0) Loại: bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Akhmad Fauzi Bộ môn quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần đề cập đến các lý thuyết liên quan đến biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế xã hội, các cách thức quản lý rủi ro (liệt kê các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu) và đánh giá rủi ro với các tài nguyên ven biển và nguồn thủy sản; đồng thời các biện pháp khắc phục và thích nghi với biến đổi khí hậu.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về các ảnh hưởng kinh tế xã hội do biến đổi khí hậu kí hậu gây ra; cung cấp công cụ đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro và các biện pháp khắc phục và thích nghi với biến đổi khí hậu hiện nay tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích, đánh giá vai trò cũng như hiệu quả của các biện pháp khắc phục và thích

nghi với biến đổi khí hậu hiện nay. 2) Đánh giả rủi ro có thể xảy ra đối với tài nguyên biển khi có biến đổi khí hậu. 3) Xây dựng cách thức quản lý rủi ro ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Giới thiệu khái niệm quản lý tổn thương liên quan đến biến đổi khí hậu

6 6 0

2. Yếu tố quyết định rủi ro: tiếp xúc và tổn thương 6 6 0 3. Tìm hiểu về sự liên quan giữa biến đổi khí hậu và

nguy cơ rủi ro 6 6 0

4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người 6 6 0 5. Giới thiệu về sự phân tích chi phí lợi ích 5 5 0

Page 27: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

25

6. Chiết khấu và các khía cạnh liên thời 5 5 0 7. Rủi ro và không chắc chắn 6 6 0 8. Các nhóm thuyết trình 1 5 2 3 9. Các nhóm thuyết trình 2 5 2 3 10. Các nhóm thuyết trình 3 5 2 3 11. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 5 5 0 12. Các dụng cụ và kỹ thuật để đánh giá rủi ro của biến

đổi khí hậu 10 5 5

13. Tình huống: Đánh giá rủi ro đối với nghề cá và các cộng đồng ven biển

5 5 0

6. Học liệu:

1) IPCC. 2012. Managing the risks of extreme events and disasters to advance climate change adaption. Cambridge University Press.

2) Commonwealth Australia. 2006. Climate Change impacts and Risk Management. Government of Australia

3) Olmos, S. 2001. Vulnerbaility and adaptation to climate change: Concepts, Issues, Assessment Methods

4) Care, 2011 Understanding Vulnerability to climate change 5) IPCC. 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability 6) Adger, W. Nell. Social Vulverability to Climate Change and extremes in coastal

Vietnam. World Development 27(2) 249-269 7) Klein and Nicholas. 1999. Assessment of coastal vulnerability to climate change.

Ambio 28(2): 182-187 7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Akhmad Fauzi

Tiến sĩ

____________________________________

Page 28: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

26

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Aquaculture and Fisheries Mã số: AQ538 Thời lượng: 5 (5-0) Loại: bắt buộc Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Phạm Quốc Hùng, Lê Minh Hoàng Bộ môn quản lý: Nuôi thủy sản nước mặn 2. Mô tả: Học phần đề cập đến kiến thức khoa học của biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động trực

tiếp và gián tiếp đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản; các kiến thức liên quan đến ứng phó, thích ứng và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi biến đổi khí hậu lên nghề cá (NC) và nuôi trồng thủy sản (NTTS).

3. Mục tiêu:

Cung cấp cho người học một cái nhìn tổng quan về biến đổi khí hậu và tác động của nó đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản; trang bị cho người học các công cụ phân tích nhằm ứng phó, thích ứng và giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng gây ra bởi biến đổi khí hậu lên nghề cá (NC) và nuôi trồng thủy sản (NTTS).

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản. 2) Xây dựng các biện pháp ứng phó, thích ứng và khắc phục những hậu quả nghiêm

trọng của biến đổi khí hậu lên nghề cá và nuôi trồng thủy sản. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. 1.1 1.2 1.3

Sinh thái và cơ học BĐKH lên NC nội địa và biển Cơ học chủ yếu trong hệ thống biển và nước ngọt BĐKH lên hệ sinh thái và sinh sản Kịch bản tác động BĐKH lên hệ sinh thái

25 25 0

2. 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5

Tác động BĐKH đến nghề cá Đóng góp nghề cá cho an ninh thực phẩm Đóng góp nghề cá cho sinh kế và phát triển kinh tế Xu hướng và hiện trạng của nghề cá Sự nhạy cảm của nghề cá đến BĐKH Ảnh hưởng BĐKH và khả năng phục hồi

25 25 0

Page 29: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

27

2.6 2.7 2.8 2.9

2.10 2.11

Bối cảnh kinh tế xã hội của nghề cá Nghề cá và sự giảm nhẹ của BĐKH Đóng góp nghề cá lên các khí nhà kính Tác động của hoạt động giảm thiểu toàn cầu lên nghề cá Các tác động chính của BĐKH lên nghề cá Thích ứng của nghề cá đối với BĐKH

3. 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

BĐKH lên nuôi trồng thủy sản Tác động trực tiếp lên NTTS Tác động gián tiếp lên NTTS Tác động xã hội của BĐKH lên NTTS Tác động tiềm năng của NTTS lên BĐKH Giải pháp thích ứng NTTS đối với BĐKH

25 25 0

6. Học liệu:

1) Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng. 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội.

2) Barange, M.; Perry, R.I. 2009. Physical and ecological impacts of climate change relevant to marine and inland capture fisheries and aquaculture. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp. 7–106.

3) Daw, T.; Adger, W.N.; Brown, K.; Badjeck, M.-C. 2009. Climate change and capture fisheries: potential impacts, adaptation and mitigation. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. Pp.107-150.

4) De Silva, S.S. and Soto, D. 2009. Climate change and aquaculture: potential impacts, adaptation and mitigation. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp. 151-212.

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Seminar 1 30 2. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Lê Minh Hoàng Phạm Quốc Hùng

Tiến sĩ Tiến sĩ

____________________________________

Page 30: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

28

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: XUNG ĐỘT SỬ DỤNG NGUỒN LỢI TỰ NHIÊN

Conflicts on Natural Resources Uses Mã số: FIE506 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Oscar Amrasinghe Bộ môn quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần này đề cập đến các xung đột khác nhau giữa các bên sử dụng/ quản lý tài

nguyên thiên nhiên. Nó bắt đầu bằng phúc lợi xã hội và các xung đột của con người bao gồm: dân số phát triển, đa luật, nghèo đói và các vấn đề đa phương; Các phương pháp giải quyết xung đột giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn hệ sinh thái.

3. Mục tiêu:

Cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về sự xung đột có thể xảy ra giữa các bên liên quan sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên; đồng thời trang bị cho người học các công cụ để giải quyết xung đột giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn hệ sinh thái.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Tìm ra nguyên nhân gây ra xung đột trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 2) Xây dựng biện pháp giải quyết xung đột giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn hệ

sinh thái. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. 1.1 1.2 1.3

Khái niệm về nhân an sinh Phúc lợi xã hội là gì? Quan niệm xã hội về phúc lợi Khía cạnh của phúc lợi (vật chất, quan hệ, nghiên cứu phúc lợi)

15 15 0

2. Định nghĩa và nguyên nhân của xung đột 15 15 0 3. Giải quyết xung đột 15 15 0 4. Giá trị không khai khoáng tài nguyên 15 15 0 5. Giải quyết các xung đột giữa mục tiêu phát triển con

người và y tế. 15 15 0

Page 31: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

29

6. Học liệu:

1) Allison, E. H., and F. Ellis. (2001);The livelihoods approach and management of small-scale fisheries. Marine Policy 25, (5): 377-388.

2) Amarasinghe, O. and Bavinck, M. (2011) Building resilience: Fisheries cooperatives in southern Sri Lanka. In: S. Jentoft and A. Eide (eds.) Poverty Mosaics: Realities and Prospects in Small-scale Fisheries. Dordrecht, The Netherlands: Springer, pp. 383–406.

3) Bavinck, M., R. Chuenpagdee, M. Diallo, P. van der Heijden, J. Kooiman, R. Mahon and S. Williams. (2005); Interactive fisheries governance – A guide to better practice. Delft: Eburon Academic Publishers.

4) Bavinck, M., Lorennzo Pellegrini & Erik Mostert. (2014); Conflicts over Natural Resources in the Global South. CRC Press, Taylor & Francis Group, London, UK, 204 p.

5) Borrini-Feyerabend, G., Farvar, M. T., Nguinguiri, J. C. & Ndangang, V. A. (2000): Co-management of Natural Resources: Organising, Negotiating and Learning-by-Doing. GTZ and IUCN, Kasparek Verlag, Heidelberg (Germany).

6) www.buzzle.com/articles/thomas-malthus-theory-of-population.html. 7) www.en.wikipedia.org/wiki/Demographic_transition.

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 20 2. Seminar 2 10 3. Thi kết thúc học phần: 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Oscar Amrasinghe

Giáo sư

____________________________________

Page 32: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

30

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG BỀN VỮNG THÍCH

ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Sustainable Aquaculture Development and Climate Change

Mã số: AQ539 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Curtis M. Jolly Bộ môn quản lý: Nuôi thủy sản nước ngọt 2. Mô tả: Học phần này sẽ đề cập đến lý thuyết và thực tiễn đối với tác động ngày càng tăng của

phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững đến tăng trưởng sản xuất và môi trường. Môn học này sẽ, thông qua việc tiếp cận đa ngành và tranh luận, làm sáng tỏ nuôi trồng thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến an toàn thực phẩm, giảm nghèo, đời sống nông thôn; sự tương tác giữa phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên. Phân tích và đánh giá một cách toàn diện về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững bao gồm: quản lý sử dụng đất đai, quản lý nuôi trồng thủy sản và quản lý rủi ro.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho người học kiến thức tổng quát nhằm nắm bắt được tác động của nuôi trồng thủy sản trong điều kiện biến đổi khí hậu đến môi trường, sản xuất và đời đống xã hội của người dân; cung cấp các công cụ phân tích và đánh giá toàn diện nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, trong đó chú trọng cải thiện đa dạng sinh học.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Phân tích tác động của biến đổi khí hậu vào tính bền vững nuôi trồng thủy sản. 2) Phân tích và đánh giá toàn diện về phát triển nuôi trồng nuôi trồng thủy sản bền vững

5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Giới thiệu tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế

6 5 1

2. Những tác động của nuôi trồng thủy sản đến việc xóa đói giảm nghèo

7 5 2

3. Nuôi trồng thủy sản bền vững 8 6 2 4. Các kỹ thuật mới và tính bền vững của nuôi trồng 7 5 2

Page 33: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

31

thủy sản 5. Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững sản lượng

nuôi trồng thủy sản 5 5 0

6. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá và nuôi trồng thủy sản

5 4 1

7. Những ảnh hưởng nhẹ của biến đổi khí hậu đối với các rủi ro nuôi trồng thủy sản.

5 5 0

8. Phân tích lợi ích chi phí về các biện pháp giảm thiểu tác động

6 4 2

9. Chi phí phân tích hiệu quả của các biện pháp để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu vào nuôi trồng thủy sản

6 5 1

10. Nuôi trồng thủy sản, biến đổi khí hậu và an toàn thực phẩm.

5 4 1

11. Nuôi trồng thủy sản, biến đổi khí hậu và quản lý tổn thương

5 4 1

12. Nuôi trồng thủy sản và sản xuất lương thực 5 5 0 13. Nuôi trồng thủy sản và sức khỏe con người 5 5 0

6. Học liệu:

1) Brander, K. M. 2007. Global fish production and climate change, Proceedings of the National Academy of Science, USA, 104, 19709-19714.

2) Cai, J. C. Jolly, N. Hishamunda, N. Ridler, C. Ligeon & P. Leung. 2012. Review on aquaculture’s contribution to socio-economic development: enabling policies, legal framework and partnership for improved benefits; In R. P. Subasinghe, J.R. Arthur, D. M. Bailey, S. S. De Silva, M. Halmart, N. Hishamunda, C.V. Mohan & P. Sorgelos, eds. Farming the Waters for People and Food. Proceedings of the Global Conference on Aquaculture. 2010, Phuket, Thailand. 22-25 September 2010. Pp. 265-302. FAO, Rome and NACA, Bankok.

3) Cochrane, K., C De Young, D. Soto, T. Bahri, 209.Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of scientific knowledge; FAO Fisheries and Aquaculture, Technical Paper 530.

4) Hishamunda, N, J. Cai & L. PingSun. 2009. Commercial aquaculture and economic growth, poverty alleviation and food security; FAO Fisheries and Technical Paper. 512. FAO, Rome.

5) Jolly, C.M., Umali-Maceina, G. & Hishamunda, N. 2009. Small-scale aquaculture: a fantasy or economic opportunity. In Bondad-Reantaso, M.G. and Prein, M. (eds). Measuring the contribution of small-scale aquaculture: an assessment. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 534. Rome, FAO. pp. 87-100.

6) Lewis D. 1997. Rethinking aquaculture for resource-poor farmers: perspectives from Bangladesh; Food Policy. Vol. 22. No.6:533-546.

7) Subasinghe,R. P. J.R. Arthur, D. M. Bailey, S. S. De Silva, M. Halmart, N. Hishamunda, C.V. Mohan & P. Sorgelos, eds.2012. Farming the Waters for People and Food. Proceedings of the Global Conference on Aquaculture, Phuket, Thailand. 22-25 September 2010. Pp. 265-302. FAO, Rome and NACA, Bankok.

8) Wurts, W. A. 2000. Sustainable Aquaculture in the twenty-first century, Reviews in Fisheries Science, 8(2): 141-150.

Page 34: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

32

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Cutis M. Jolly

Giáo sư

____________________________________

Page 35: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

33

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Aquaculture Economics and Management Mã số: FIE507 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Curtis Jolly, Nguyễn Thị Kim Anh Bộ môn quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần đề cập đến vấn đề được lựa chọn liên quan đến quản lý kinh tế và nuôi

trồng thủy sản: nhu cầu sản xuất, giá cả nuôi trồng thủy sản…; các khái niệm cơ bản của kinh tế liên quan đến nuôi trồng thủy sản: quản lý tài chính, phân tích đầu tư và tiếp thị ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

3. Mục tiêu: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý kinh tế và nuôi

trồng thủy sản, nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản về phân tích đầu tư và tiếp thị sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản.

4. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, học viên có thể:

1) Có các kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý kinh tế và nuôi trồng thủy sản. 2) Áp dụng được các nguyên tắc kinh tế và kinh doanh của các doanh nghiệp vào nuôi

trồng thủy sản. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Giới thiệu - Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản - Nghề cá trên thế giới - Phát triển nuôi trồng thủy sản - Nhu cầu và tiêu thụ cá

9 9 0

2. Sản xuất nuôi trồng thủy sản 9 9 0 3. Nhu cầu và giá cả 11 11 0 4. Tiếp thị sản phẩm của ngành nuôi trồng trồng thủy

sản 12 12 0

5. Quản lý nuôi trồng thủy sản 9 9 0 6. Phân tích các chính sách và kế hoạch quản lý nuôi 10 10 0

Page 36: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

34

trồng thủy sản 7. Ứng dụng thực tế 15 15 0

6. Học liệu:

1) Anderson, Lee G. 1986, The Economics of Fisheries Management, Baltimore: Johns Hopkins University Press.

2) Bjorndal, Trond, 1990, The Economics of Salmon Aquaculture, Boston: 3 Blackwell Scientific Publications.

3) Curtis M. Jolly and Howard A. Clonts. 1993. Economics of Aquaculture. Food Products Press. (J&C)

4) Other readings will be assigned for selected topics. 7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thảo luận nhóm 1 20 3. Thi kết thúc học phần 1 50

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Curtis Jolly

Nguyễn Thị Kim Anh

Giáo sư

Phó Giáo sư

____________________________________

Page 37: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

35

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ

Coastal Zone Management and Economics Mã số: FIE509 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Ola Flaaten, Quách Thị Khánh Ngọc Bộ môn quản lý: Kinh tế thủy sản 2. Mô tả: Học phần này tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý vùng bờ từ góc độ kinh

tế. Vùng bờ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, giải trí, du lịch và phát triển công nghiệp….Các hoạt động này tạo ra sự cạnh tranh và xung đột giữa các ngành điều này đòi hỏi có sự hợp tác và quản lý liên ngành một cách hiệu quả.

3. Mục tiêu:

Trang bị các kiến thức cho người học về các khía cạnh kinh tế và quản lý vùng bờ từ đó giúp người học có khả năng tư duy, phân tích và đánh giá đúng về tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ; đồng thời cung cấp các công cụ để phân tích sự phát triển vùng bờ dưới giác độ cạnh tranh và hợp tác trong điều kiện các nguồn lợi hạn chế.

4. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, học viên có thể:

1) Phân tích và đánh giá đúng về tầm quan trọng của quản lý tổng hợp vùng bờ. 2) Có khả năng phân tích các chính sách quản lý vùng bờ thông qua các tình huống cụ

thể hiện nay. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. Kinh tế phúc lợi 10 10 0 2. Định giá các giá trị môi trường vùng bờ 14 12 2 3. Phân tích lợi ích - chi phí 13 10 3 4. Khu bảo tồn biển 12 10 2 5. Quản lý tổng hợp vùng bờ 16 14 2 6. Nguồn lợi vùng bờ và đói nghèo 10 8 2

6. Học liệu:

Page 38: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

36

1) Perman, R., Y, Ma., J, McGilvray, and M, Common. 2005. Natural Resource and Environmental Economics, , 3rd Edition.

2) Kim Anh Thi Nguyen and Ola Flaaten (2011). A Mekong Vietnamese small-scale fishing community, In Svein Jentoft and Arne Eide (Eds.) Poverty Mosaics - Realities and Prospects in Small-Scale Fisheries, pp.335-357. Springer, Berlin.

3) Reithe, S., C. Armstrong and O. Flaaten (2011). The economics of MPAs revisited. Manuscript, September 2011, The Norwegian College of Fisheries Science, University of Tromsø.

4) Bene, C., B. Hersoug & E.H. Allison. 2010. Not by rent alone: Analysing the pro-poor functions of small-scale fisheries in developing countries. Development Policy Review, 28, pp. 325-358.

5) Flaaten, O. (2010). Fisheries rent creation and distribution – the imaginary case of Codland. Marine Policy 34:1268-1272.)

6) Ngoc, Q.T.K. and O. Flaaten (2010). Protected areas for conflict resolution and management of recreational and commercial fisheries. Marine Resource Economics 25: 409-426.

7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Seminar 2 30 2. Thi kết thúc học phần (viết/vấn đáp/…) 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Ola Flaaten

Quách Thị Khánh Ngọc

Giáo sư

Tiến sĩ

____________________________________

Page 39: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

37

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin học phần: Tên học phần: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Environmental economics Mã số: ECS519 Thời lượng: 5(5-0) Loại: Tự chọn Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Học phần tiên quyết: Không Giảng viên biên soạn: Quách Thị Khánh Ngọc Khoa quản lý: Kinh tế học 2. Mô tả: Học phần đề cập đến các chủ đề liên quan đến việc ứng dụng kinh tế phúc lợi đến

trong các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chủ đề về phát triển bền vững, thất bại thị trường, ô nhiễm môi trường và định giá môi trường sẽ được nghiên cứu trong học phần này.

3. Mục tiêu:

Trang bị cho người học các công cụ cơ bản của kinh tế phúc lợi để phân tích các vấn đề môi trường từ quan điểm hiệu quả, cung cấp các phương pháp kiểm soát phát thải, phân tích lợi ích chi phí và định giá giá trị môi trường.

4. Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong học phần, học viên có thể: 1) Nhận diện được các ngoại tác gây ô nhiễm môi trường. 2) Định giá môi trường. 3) Phân tích các vấn đề chính sách môi trường hiện tại dựa trên lý thuyết kinh tế phúc

lợi. 4) Xây dựng biện pháp kiểm soát phát thải và phân tích lợi ích chi phí cho các phương

pháp sử dụng. 5. Nội dung:

Trong đó TT Chủ đề Tổng số tiết LT TH

1. 1.1 1.2.

Giới thiệu về kinh tế môi trường Sự ra đời của kinh tế môi trường Những vấn đề cơ bản của kinh tế môi trường

10 10 0

2. 2.1 2.2

Thất bại thị trường và môi trường Hàng hóa công Ngoại tác

14 14 0

3. 3.1

Kiểm soát ô nhiễm môi trường: mục tiêu và công cụ Mô hình hóa ô nhiễm môi trường dưới góc độ kinh tế

17 17 0

Page 40: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

38

3.2 3.3

3.4

Mức ô nhiễm tối ưu Tiêu chí lựa chọn các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường Các công cụ giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả

4. 4.1 4.2

Phân tích lợi ích chi phí Đánh giá dự án Phân tích lợi ích chi phí và tiêu dùng

17 17 0

5. 5.1 5.2

Định giá môi trường Các lợi ích môi trường Các kỹ thuật đánh giá môi trường

17 17 0

6. Học liệu:

1) Perman, R., Y, Ma., J, McGilvray, and M, Common. 2005. Natural Resource and Environmental Economics, 3rd Edition.

2) Field, B. and Field, M. 2002. Environmental Economics: An Introduction. Boston, McGraw Hill.

3) Kolstad, C. 2004. Environmental Economics. Oxford University Press. 7. Kiểm tra và Đánh giá: TT Hình thức kiểm tra, đánh giá Số lần đánh giá Trọng số (%) 1. Kiểm tra giữa kỳ 1 30 2. Thi kết thúc học phần (viết/vấn đáp/…) 1 70

Giảng viên biên soạn:

Họ và tên Chức danh, học vị Chữ ký Quách Thị Khánh Ngọc

Tiến sĩ

____________________________________

Page 41: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

39

8.2. Đề cương học phần (tiếng Anh)

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Introduction to Vietnamese culture Course code: GS505 Credits: 4 (4-0) Prerequisite: Elective course Level: Master students Instructor: Nguyen Thi Ngan Responsible Department: Graduate Department 2. Course description: This Introduction to Vietnamese Culture course will provide you the opportunity to

explore Vietnam’s rich history of regional and cultural traditions as well as its contemporary society. It is designed to helpyou learn about and understand the culture and society of Vietnam encompassing its past and present. Students will have opportunities to experience the origins and civilizations of Vietnam; the evolution of Vietnamese culture; and the emergence of civil society in contemporary Vietnam. Topics to be examinedare (and not limited to) Vietnamese people and language, history and institutions, thought and religion, ethnic diversity, education, literature, cuisine; family, rituals, festivals and leisure activities, and performing arts.

Through lectures, discussions, guest speaker interviews, mini research projects and presentations, students will be exposed to authentic contents of Vietnamese culture and society.In addition, the course will include excursions to local historic and cultural sites, thus students will have the opportunity to further engage Vietnamese culture and to interact with local people. Students will gather authentic materials from their traveling sites, interact with local peoples, and observe religious rituals and festivals for discussions and assignments for the course.

3. Course objectives:

1)

The purpose of the course is to help students gain insights about Vietnamese culture, people, traditions as well as its contemporary society thereby understanding themselves and their place in the world. Knowledge of other culture can help students achieve greater success in encounters with collaborators from other countries and cultures. Research and writing assignments will assist students in improving their research and writing skills which can be directly applied in their studies.

4. Expected learning outcomes:

1) Understand the origins of the Vietnamese people and its civilization. 2) Analyze foreign influences in Vietnamese people and culture. 3) Examine the evolution of the Vietnamese culture and its cultural core. 4) Examine the construction of Vietnamese historical cultural identity.

Page 42: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

40

5) Discuss the dynamics of the Vietnamese family. 6) Understand the cultural significance and uniqueness of three regions: North, Central,

South. 7) Examine the religious rich mixture of Buddhism, Taoism, Confucianism, Catholicism, in

Vietnamese daily activities, festivals, and rituals. 8) Examine cultural practices of particular Vietnamese ethic minority groups. 9) Identify urban culture trends and popular culture in contemporary Vietnam.

10) Learn to appreciate societal, cultural and sub-cultural diversity and an interest in things and ways of life of the Vietnamese people.

5. Course content:

Total hours No. Topic Lecture Discussion/assignment

1. Session 1: Land, People, and Language 4 8 2. Session 2: History and Institutions 4 4 3. Session 3: Thought and Religion 4 4 4. Session 4: Literature, Art and Architecture 3 4 5. Session 5: Education 2 2 6. Session 6: Cuisine 2 2 7. Session 7: Family and Gender 2 2 8. Session 8: Rituals and Festivals 2 2 9. Session 9: Performing Arts 2 2 10. Session 10: Themes in contemporary

Vietnamese society 3 4

6. Course materials:

1) Nguyen Thi Dieu and Mark W.Mc Leod (2007), Culture and Customs of Vietnam. 2) Nguyen Van Huyen (2013), The Civilization of Vietnam. 3) Neil Jamieson, Understanding Vietnam. 4) D.R. SarDesai, Vietnam: Past and Present (4th Ed.) 5) Robert Templer, Shadows and Wind: A view of Modern VietNam.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%)

1 Writing assignment 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Nguyen Thi Ngan PhD

Page 43: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

41

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Research Methodology Course code: GS506 Credits: 3(3-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Nguyen Thi Kim Anh, Ngo Dang Nghia, Le Anh Tuan Responsible Department: Graduate Studies 2. Course description: The course is about concepts related to science and scientific method, the steps in process

of research from observing the phenomenon, rising question, building hypothesis, induce prediction and testing by experiment. The knowledge and skill of building a research project is included in the course and the technique to write a scientific paper is presented.

3. Course objectives:

1) Present and explain the concepts related to science, technology, scientific methods, classify the different research methods.

2) Determine the topic and know how to build a research project. 4. Expected learning outcomes:

1) Carry out the steps properly in scientific methods 2) Writing the report/paper.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/assignment

1. General in science and Scientific method - Basic Concepts - History of science - Steps in scientific methods

15 0

2. Building an research project - Determine the problem - Overview -Building the hypothesis - Approach method - Design experiment - Sampling - Data anlysis - Publish

15 0

Page 44: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

42

3. Writing an report/paper - Writing the Introduction, Methods, Results, Discussion and Conclusion - Expressing result in tables, graphs. - References

15 0

6. Course materials:

1) Ngo Dang Nghia (2014), Scientific Method, Course, Nha Trang University. 2) Kothari C.R. (2004), Research Methodology, New AGE International Publishers. 3) David Lindsay (1995), “A Guide to Scientific Writing”, Western University, Australia. 4) Day R.A. (1994), How to write and publish a scientific paper, Cambridge University Press.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%)

1 Mid – term exam 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Nguyen Thi Kim Anh

Ngo Dang Nghia Le Anh Tuan

Asso. Professor Asso. Professor

PhD

Page 45: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

43

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Microeconomics and Mathematics Course code: ECS518 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Le Kim Long, Pham Thi Thanh Thuy Responsible Department: Economics 2. Course description: The course is about: (i) Concepts and tools in analyzing microeconomics; (ii) Decision

models of consumers, producers, and intervention of the government; (iii) Externalities and the invisible hands of the government to fix the failure of the market; (iv) Game theory and its application on competitive strategies.

3. Course objectives:

Provide students knowledge, skills to evaluate and analyze economics issues at advanced levels, to understand economic rules at developing countries.

4. Expected learning outcomes:

1) Students are able to discuss ecnomics issues. 2) Students are able to analyze and evaluate economic issues. 3) Students are able to use this course ad a source to study other subjects.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Marketing 5 0 2. Conditions of budget constraints 6 0 3. The theory of consumer interests. 5 0 4. The theory of usefulness 6 0 5. The theory of consumer choice 8 0 6. Needs theory and Slutsky equation 6 0 7. Theory of consumer surplus, and marketing demand 8 0 8. The theory of marketing equilibrium 6 0 9. The theory maximize profits and minimize costs 9 0

10. Theory of cost curve, and the theory of providing businesses 5 0 11. Theory of supplying industry and marketing monopoly 6 0 12. Externalities 5 0

Page 46: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

44

6. Course materials:

1) Hal R. Varian. Intermediate Microeconomics: A Modern Approach. 2) Knut Sydsæter and Peter J. 2008. Hammond. Essential Mathematics for Economic

Analysis. Prentice Hall. 3) Theodore C. Bergstrom and Hal R. Varian. Workouts in Intermediate Microeconomics.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term test 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Le Kim Long

Pham Thi Thanh Thuy

PhD

PhD

Page 47: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

45

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Marine Resource Economics and Management Course code: FIE508 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Prof. Claire Armstrong Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: This course is about marine management, from an economic perspective. The focus

will be on fisheries, but also other marine use will be presented, such as aquaculture and tourism, bioeconomic models, and their applications to different fisheries and management options. The course will also include aspects of valuation of marine environments in a broader sense.

3. Course objectives:

1) To give a broad understanding of marine management, from an economic perspective. 2) To obtain knowledge of the foundations of bioeconomic models

4. Expected learning outcomes:

1) Analyze and evaluation the economic rules of marine resources. 2) Analyze and evaluation the policies to manage marine resources present. 3) Develop management plans of marine resources.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Theories and practice of marine and resource economics

and management 55 0

2. Seminars 20 6. Course materials:

1) Armstrong, C.W. (2007). A note on the ecological-economic modeling of marine reserves. Ecological Economics 62, 242-250.

2) Beaumont, N.J., M.C. Austen, S.C. Mangi and M. Townsend (2008). Economic valuation for the conservation of marine biodiversity. Marine Pollution Bulletin 56, 386-396.

3) Flaaten, O. (2008), Lecture notes on Fisheries Economics and Management, University of Tromsø. Hannesson, R. 1998. Marine Reserves: What Would They Accomplish? Marine Resource Economics, 13, 159-170.

Page 48: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

46

4) Hannesson, R. (2003): Aquaculture and fisheries. Marine Policy, 27, 169-178 Hartwick and Olewiler (1998). The Economics of Natural Resource Use. Chapter 5.

5) Johnston and Tyrrel (2005). A Dynamic model of sustainable tourism. Journal of Travel Research, 44,124-134.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term paper 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

Claire Armstrong

Professor

Page 49: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

47

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Marine Biology and Biodiversity Course code: AQ536 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Prof. Karin Pittman, and Prof. Audrey Gefen Responsible Department: Marine Aquaculture 2. Course description: The subject gives a basic introduction to Marine Biology and Biodiversity,

emphasising on selected tropical and subtropical communities (e.g. interactions between marine plants and/or animals), organisms and habitats. The organisms will be described on the basis of their ecological adaptations, and examples from different local geographical areas will be given.

3. Course objectives:

1) To give students a thorough understanding of marine biodiversity, including species composition.

2) To give students a thorough understanding structural relationships in different communities.

4. Expected learning outcomes:

1) Analyze levels of marine biodiversity in different areas. 2) Analyze the structural relationships of different communities.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Sounding the Deep 5 0 2. The Oceanic Environment 6 0 3. Ecological and Evolutionary Principles of Marine Biology 6 0 4. The Chemical and Physical Environment 7 0 5. Reproduction, Dispersal, and Migration 5 0 6. Marine Vertebrates and Other Nekton 6 0 7. Productivity, Food Webs, and Global Climate Change 5 0 8. The Diversity of Benthic Marine Invertebrates 6 0 9. The Tidelands Rocky Shores, Soft-Substratum Shores,

Marshes, Mangroves, Estuaries, and Oyster Reefs 7 0

10. Sea Grass Beds, Rocky Reefs, Kelp Forests, and Coral 6 0

Page 50: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

48

Reefs 11. Biodiversity and Conservation of the Ocean 6 3 12. Fisheries and Food from the Sea 6 2 13. Environmental Impacts of Industrial Activities and Human

Populations 4 0

6. Course materials:

1) Marine Biology (Function, Biodiversity, Ecology), Fourth Edition, Jeffrey S. Levinton. Oxford University Press. ISBN: 9780199857128.

2) Seminar notes and primary scientific literature . 3) Compendium.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Requested seminar reports 2 20 2 Student presentation 1 10 3 Final exam Oral 70

Instructor:

Full name Signature Karin Pittman Audrey Geffen

Professor Professor

Page 51: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

49

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Coastal Habitats and Wetlands Course code: AQ537 Credits: 3(3-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: P.B. Terney Pradeep Kumara Responsible Department: Brackishwater Aquaculture 2. Course description: This course is about different types of coastal habitats/wetlands, their functions,

ecological services and functions, uses of and benefits derived, environmental and anthropogenic impacts, conservation and management of coastal habitats. The course includes lectures and field visits to major wetland sites. During the field visits students will learn the basic biology, ecology, functions and services of coastal ecosystems. Samples will be collected through standers sampling procedures and analyzed at the laboratories. Further, field activities include discussions, meetings with stakeholders; review of current management tools and with final feed back to the classroom in the form of presentations and reports.

3. Course objectives:

1) To provide the students with the biology and ecology of coastal ecosystems along with its functions and services

2) To understand the importance and threats of environmental and anthropogenic 4. Expected learning outcomes:

1) To understand the stakeholder ecosystem interactions, management tools available 2) To develop a management plan for a particular ecosystem concerned.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Coastal ecosystems

Introduction Coral reefs Sea grass Lagoons and estuaries Mangroves Sand dunes Beaches and spits

15 0

Page 52: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

50

Algal beds Rocky beaches Current status and threats to coastal habitats Feedback seminar

2. Field excurssions Field work for each habitat specified

0 15

3. Management of coastal habitats Climate change impacts on marine ecosystems/ resillence Management tools review Feedback and discussions Preparation of a management plan

15 0

6. Course materials:

1) IUCN. 2009. Mangroves for the future national strategy and action plan. An ecosystem-based integrated coastal management in Sri Lanka. Colombo, Sri Lanka.

2) National Science Foundation. 2000. Natural Resources of Sri Lanka; Conditions and Trends. National Science Foundation, Colombo, 302 p.

3) Olsen S. , D. Sadacharan, J. I. Samarakoon, A. T. White, H. J. M. Wickramaratne and M. S. Wijeratne (editors). 1992. Coastal 2000. Recommendations for a Resource Management Strategy for Sri Lanka’s Coastal region, Volume I and II.CRC Technical Report No. 2033, CCD-CRMP Sri Lanka and Coastal Resource Centre, The University of Rhodes Island, 81+21 p

4) Ricke, K.L.,Orr, J.C., Schneider,and Caldeira,K, (2013). Risks to coral reefs from ocean carbonate

5) Mclead, E., (2013). Ocean Acidification: The Next Big Threat to Coral Reefs?[on line] Availble at: http://blog.nature.org/science/2013/05/20/ocean-acidification-the-next-big-threat-to-coral-reefs/.

6) Palmquist, D., (2013). Can Mangroves Adapt to Rising Seas? [on line] Available at: http://blog.nature.org/science/2013/08/08/mangrove-sea-level-rise-climate-change-adaptation/

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term exam 1 20 2 Seminars 2 10 3 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

P.B. Terney Pradeep Kumara

PhD

Page 53: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

51

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Marine Governance and Spatial Planning Course code: FIE505 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Prof. Jahn Petter Johnsen Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: The course is about how marine resources and coastal areas are governed. First, the

course gives an historical overview of different theoretical perspectives on marine resource governance and the development of a variety of different management regimes and instruments. Second, the focus is on the challenges related to developing instruments that can cope with the complexity following from more ecosystem oriented approaches, climate change issues and broader societal concerns related to marine governance. As a consequence, marine governance is not only about the living resources, but also about the use of the whole marine space, from the seabed, via the water column, to the air above the surface. Parallel to the expansion in approach the goal and target oriented conventional governance frameworks, become replaced by more plan- and process oriented frameworks that do not aim directly to specific goals, but that focus indicators, evaluation and response.

3. Course objectives:

1) To give an understanding of how marine resources and coastal areas are governed. 2) To give an historical overview of different theoretical perspectives on marine resource

governance and the development of a variety of different management regimes and instruments.

4. Expected learning outcomes:

1) Analysis and evaluation the policies to manage marine resources present. 2) Develop strategies / policies on marine spatial planning, and management of marine

resources. 5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Governace theory 20 5 2. Planning theory 10 5 3. Writing assignment under supervision 10 25

Page 54: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

52

6. Course materials: 1) Berkes, F. (1998). Sacred Knowledge. Traditional Ecological Knowledge and

Resource Management. Taylor and Francis. (Chapter 1 and 10). 2) Hardin, G. (1968). The Tragedy of the Commons. Science 162: 1243-1248.) 3) Hannesson, R. (2006). The privatization of the oceans: Cambridge: MIT press. Chap. 3

Property rights in fisheries (25p) 4) The Sunken Billions, The economic justification for fisheries reform, World Bank.

(Chapter 1-5 (59p) http://siteresources.worldbank.org/EXTARD/Resources/336681-1224775570533/SunkenBillionsFinal.pdf

5) Jentoft, S.(2004) Institutions in fisheries: what they are, what they do and how they change. In Hersoug, B., S. Jentoft and P. Degnbol (2004) Fisheries Development: The Institutional Challenge. Delft: Eburon. P.205-228

6) Jentoft, S. (2005). Fisheries Co-management as Empowerment. Marine Policy 29(1) 1-7.

7) Johnsen, J.P. Is fisheries governance possible? Fish and Fisheries 2013 Pp.1-17 8) Ostrom, E. (1990). The Evolution of Institutions for Collective Actions. Cambridge.

Chapter 1 Reflections on the Commons. Pp 1-28. 9) Part 2: Ecosystem Approach to Fisheries Management Toolbox

http://www.fao.org/fishery/eaf-net/topic/166272/en 10) Marine Spatial Planning Guide, Unesco , A Step-by-Step Approach toward Ecosystem-

basedManagement,http://www.unesco-ioc-marinesp.be/uploads/documentenbank/d87c0c421da4593fd93bbee1898e1d51.pdf

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term exam 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Jahn Petter Johnsen

Professor

Page 55: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

53

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Risk and Vulnerability Management with Climate

Change Course code: FIE504 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Akhmad Fauzi Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: This course is about climate change and its socio-economics. Particular attention will

be given to study of risk management (enumerate risk related to climate change), and vulnerability assessment for coastal and fishery resources. In addition, some aspects of coastal communities social resilience in response to extreme events and climate change will also be discussed

3. Course objectives:

1) To provide a broad understanding of climate change and its socio-economics. 2) To study of risk management (enumerate risk related to climate change), and

vulnerability assessment for coastal and fishery resources. 4. Expected learning outcomes:

1) Analyze and evaluate the role and effectiveness of remedial measures and adapt to climate change now.

2) Evaluate the risks that may occur to the marine resources upon climate change. 3) Develop the risk management practices to cope with climate change.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Introduction to concept of vulnerability related to climate

change 6 0

2. Determinants of Risks: Exposure and Vulnerability 6 0 3. Understanding the links between climate change and the

risk 6 0

4. Climate change impact on human system 6 0 5. Introduction to benefit costs analysis 5 0 6. Discounting and intertemporal aspects 5 0 7. Risk and Uncertainty 6 0

Page 56: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

54

8. Group presentation 1 2 3 9. Group presentation 2 2 3

10. Group presentation 3 2 3 11. Valuing the impact of climate change using revealed

preference and stated preference 5 0

12. Tools and Techniques for assessing risks related to climate change

5 5

13. Case studies : Risk assessment to fisheries and coastal communities

5 0

6. Course materials:

1) IPCC. 2012. Managing the risks of extreme events and disasters to advance climate change adaption. Cambridge University Press.

2) Commonwealth Australia. 2006. Climate Change impacts and Risk Management. Government of Australia

3) Olmos, S. 2001. Vulnerbaility and adaptation to climate change: Concepts, Issues, Assessment Methods

4) Care, 2011 Understanding Vulnerability to climate change 5) IPCC. 2007. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability 6) Adger, W. Nell. Social Vulverability to Climate Change and extremes in coastal

Vietnam. World Development 27(2) 249-269 7) Klein and Nicholas. 1999. Assessment of coastal vulnerability to climate change.

Ambio 28(2): 182-187 7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term exam 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

Akhmad Fauzi

Ph.D

Page 57: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

55

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Aquaculture and Fisheries Course code: AQ538 Credits: 5(5-0) Course type: Obligatory Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Le Minh Hoang, Pham Quoc Hung Responsible Department: Marine Aquaculture 2. Course description: The subject provides an overview of climate change (CC) that impacts directly and

indirectly on fisheries and aquaculture, serious consequences that caused by climate change on fisheries (F) and aquaculture (A).

3. Course objectives:

1) To give students an overview of climate change on aquaculture and fisheries. 2) To help students to analyze, explain, adapt and overcome climate change on fisheries

and aquaculture. 4. Expected learning outcomes:

1) Analyze and evaluate the effect of climate change on fisheries and aquaculture. 2) Analyze, explain, adapt and overcome the serious consequences of climate change on

fisheries and aquaculture. 5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1.

Ecology and physics of CC on marine and inland fisheries - Main physics of marine and freshwater systems - Climate change on ecosystem and reproduction - Scenarios of climate change impacts on ecosystems

25 0

2. Climate change on fisheries - Contributions of fisheries to food safety - Contributions of fisheries to livelihood and developed economic - Trends and current status of fisheries - Sensitivity of fisheries on CC - Influence of CC and recovered ability - Socio-economic context of fisheries - Fisheries and limitation of CC

25 0

Page 58: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

56

- Contributions of fisheries to greenhouse gas - Global limited activities on fisheries - Main impacts of CC on fisheries - Adaptation of fisheries to CC

3. Climate change on aquaculture - Directly impacts on aquaculture - Indirectly impacts on aquaculture - Social impacts of CC on aquaculture - Potential impacts of aquaculture on CC - Adapted solutions of aquaculture to CC

25 0

6. Course materials:

1) Nguyen, V.T., Nguyen, T.H., Tran, T., Pham, T.T.H., Nguyen, T.L., Vu, V.T. 2010. Climate change and impact in Vietnam. Institute of meteorological science and the environment. Publishers of scientific and technical – Hanoi. (in Vietnamese)

2) Barange, M.; Perry, R.I. 2009. Physical and ecological impacts of climate change relevant to marine and inland capture fisheries and aquaculture. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp. 7–106.

3) Daw, T.; Adger, W.N.; Brown, K.; Badjeck, M.-C. 2009. Climate change and capture fisheries: potential impacts, adaptation and mitigation. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp.107-150.

4) De Silva, S.S. and Soto, D. 2009. Climate change and aquaculture: potential impacts, adaptation and mitigation. In K. Cochrane, C. De Young, D. Soto and T. Bahri (eds). Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of current scientific knowledge. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 530. Rome, FAO. pp. 151-212.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Requested seminar reports 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Le Minh Hoang

Pham Quoc Hung

PhD

PhD

Page 59: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

57

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Conflicts on Natural Resources Course code: FIE506 Credits: 5(5-0) Course type: Elective Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Oscar Amrasinghe Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: The course about various conflicts that emerge among diverse stakeholders who are

using/managing natural resources. It starts with a few introudctory lectures on human wellbeing and then probes into an array of causes that threaten wellbeing and generating conflcits. These include, among other things, Population growth, Plural Laws, Vulnerability and poverty, market failures (Externalities), common property, multi-stakeholder problems, etc. The course will also deliver a few lectures on diverse conflcit resolving mechansims. The final lectures of the course will address the clash between human development goals and ecosystem health goals and discuss the role of Interactive Governance in resolving this clash.

3. Course objectives:

1) To understand complexity of conflicts arising from the use of natural resources and the causes of such conflicts.

2) To study the impact of conflicts on human wellbeing. 4. Expected learning outcomes:

1) To study mechanisms of conflicts resolution adopted by diverse communities. 2) To understand governance arranegemnts that could be adaopted to cope with conflicts .

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. The Concept of Human Wellbeing

What is wellbeing wellbeing? Social Conception of wellbeing Dimensions of wellbeing (material, relational an subjective, researching wellbeing)

15 0

2. Definition and Causes of Conflicts 15 0 3. Conflict Resolution 15 0 4. Non-Extractive Values of Natural Resources 15 0

Page 60: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

58

5. Addressing the Clash Between Human Development Goals and Ecosystem Health Goals.

15 0

6. Course materials:

1) Allison, E. H., and F. Ellis. (2001);The livelihoods approach and management of small-scale fisheries. Marine Policy 25, (5):377-388.

2) Amarasinghe, O. and Bavinck, M. (2011) Building resilience: Fisheries cooperatives in southern Sri Lanka. In: S. Jentoft and A. Eide (eds.) Poverty Mosaics: Realities and Prospects in Small-scale Fisheries. Dordrecht, The Netherlands: Springer, pp. 383–406.

3) Bavinck, M., R. Chuenpagdee, M. Diallo, P. van der Heijden, J. Kooiman, R. Mahon and S. Williams. (2005); Interactive fisheries governance – A guide to better practice. Delft: Eburon Academic Publishers.

4) Bavinck, M., Lorennzo Pellegrini & Erik Mostert. (2014); Conflicts over Natural Resources in the Global South. CRC Press, Taylor & Francis Group, London, UK, 204 p.

5) Borrini-Feyerabend, G., Farvar, M. T., Nguinguiri, J. C. & Ndangang, V. A. (2000): Co-management of Natural Resources: Organising, Negotiating and Learning-by-Doing. GTZ and IUCN, Kasparek Verlag, Heidelberg (Germany).

6) www.buzzle.com/articles/thomas-malthus-theory-of-population.html 7) www.en.wikipedia.org/wiki/Demographic_transition

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term exam 1 20 2 Seminars 2 10 3 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

Oscar Amrasinghe

Professor

Page 61: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

59

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Sustainable Aquaculture Development and Climate

Change Course code: AQ539 Credits: 5(5-0) Course type: Elective Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Curtis M. Jolly Responsible Department: Freshwater Aquaculture 2. Course description: The course is about growing impact of sustainable aquaculture on production growth

and environmental management. The course adopts a multi-disciplinary approach and brings to light the debate on aquaculture contribution to food security, poverty alleviation, rural livelihoods, economic vulnerability and landscape management in the light of climate change. Improving biodiversity as a prerequisite for sustainable aquaculture is one of the key points discussed. The net benefits of sustainable aquaculture production on environmental and landscape changes are evaluated. The focus will be on aquaculture and the aquatic environment but the effects of climate change on the alteration of aquaculture contribution to sustainable economic growth will be examined, evaluations of mitigation and adaptation measures to implement sustainable aquaculture development while efforts to conserve the landscape and aquatic environment with climate change are examined, interactions between aquaculture development, sustainability, climatic change and resource management.

3. Course objectives:

1) To understand the impact of aquaculture in the context of climate change on the environment, production and social life of the people.

2) To understand the analysis methods and comprehensive evaluation the development of sustainable aquaculture.

4. Expected learning outcomes:

1) Analysis the impact of climate change on the sustainability of aquaculture. 2) Analysis and comprehensive evaluation the aquaculture development for sustainable

aquaculture 5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Introduction on the importance of aquaculture to economic

development 5 1

2. The effects of aquaculture on poverty alleviation; 5 2

Page 62: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

60

3. Sustainable aquaculture; Measuring the contribution of small-scale aquaculture: an assessment.

6 2

4. New technologies and aquaculture sustainability; 5 2 5. Climate change fish production and aquaculture

sustainability; 5 0

6. Climate change implications for fisheries and aquaculture; Climate change implications for aquaculture

4 1

7. The effects of mitigation of climate change on aquaculture risks

5 0

8. Cost Benefit analysis on mitigation measures; 4 2 9. Cost effectiveness analysis of mitigation measures to

minimize the effects of climate change on aquaculture 5 1

10. Aquaculture, climate change and food security 4 1 11. Aquaculture, climate change and vulnerability 4 1 12. Aquaculture and food production 5 0 13. Aquaculture and human health 5 0

6. Course materials:

1) Brander, K. M. 2007. Global fish production and climate change, Proceedings of the National Academy of Science, USA, 104, 19709-19714.

2) Cai, J. C. Jolly, N. Hishamunda, N. Ridler, C. Ligeon & P. Leung. 2012. Review on aquaculture’s contribution to socio-economic development: enabling policies, legal framework and partnership for improved benefits; In R. P. Subasinghe, J.R. Arthur, D. M. Bailey, S. S. De Silva, M. Halmart, N. Hishamunda, C.V. Mohan & P. Sorgelos, eds. Farming the Waters for People and Food. Proceedings of the Global Conference on Aquaculture. 2010, Phuket, Thailand. 22-25 September 2010. Pp. 265-302. FAO, Rome and NACA, Bankok.

3) Cochrane, K., C De Young, D. Soto, T. Bahri, 209.Climate change implications for fisheries and aquaculture: overview of scientific knowledge; FAO Fisheries and Aquaculture, Technical Paper 530.

4) Hishamunda, N, J. Cai & L. PingSun. 2009. Commercial aquaculture and economic growth, poverty alleviation and food security; FAO Fisheries and Technical Paper. 512. FAO, Rome.

5) Jolly, C.M., Umali-Maceina, G. & Hishamunda, N. 2009. Small-scale aquaculture: a fantasy or economic opportunity. In Bondad-Reantaso, M.G. and Prein, M. (eds). Measuring the contribution of small-scale aquaculture: an assessment. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper. No. 534. Rome, FAO. pp. 87-100.

6) Lewis D. 1997. Rethinking aquaculture for resource-poor farmers: perspectives from Bangladesh; Food Policy. Vol. 22. No.6:533-546.

7) Subasinghe,R. P. J.R. Arthur, D. M. Bailey, S. S. De Silva, M. Halmart, N. Hishamunda, C.V. Mohan & P. Sorgelos, eds.2012. Farming the Waters for People and Food. Proceedings of the Global Conference on Aquaculture, Phuket, Thailand. 22-25 September 2010. Pp. 265-302. FAO, Rome and NACA, Bankok.

8) Wurts, W. A. 2000. Sustainable Aquaculture in the twenty-first century, Reviews in Fisheries Science, 8(2): 141-150.

7. Course assessment:

Page 63: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

61

No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid – term exam 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

Curtis M. Jolly

Professor

Page 64: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

62

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Aquaculture Economics and Management Course code: FIE507 Credits: 5(5-0) Course type: Elective Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Curtis M. Jolly, Nguyen Thi Kim Anh Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: This course covers selected topics in the aquaculture economics and management:

production demand, aquaculture price,... It also gives basic concepts economy related to aquaculture: financial management, investment analysis and marketing applications in aquaculture.

3. Course objectives:

1) Understand the issues related toaquaculture economics and management. 2) Understand the fundamentals of investment analysis and product marketing of

aquaculture industry. 4. Expected outcomes for students:

1) Apply the principles of economics and business businesses in aquaculture. 5. Course details:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Introduction

Importance of Aquaculture World Fish Production Growth of Aquaculture Consumption and Demand of Fish

9 0

2. Aquaculture Production 9 0 3. Demand and Price 11 0 4. Marketing in Fisheries and Aquaculture 12 0 5. Aquaculture Management 9 0 6. Analyzing Aquaculture Planning and Policy 10 0 7. Practical Applications 15 0

6. Course materials:

Page 65: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

63

1) Anderson, Lee G. 1986, The Economics of Fisheries Management, Baltimore: Johns Hopkins University Press.

2) Bjorndal, Trond, 1990, The Economics of Salmon Aquaculture, Boston: 3 Blackwell Scientific Publications.

3) Curtis M. Jolly and Howard A. Clonts. 1993. Economics of Aquaculture. Food Products Press. (J&C)

4) Other readings will be assigned for selected topics. 7. Course evaluation: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Mid-term test 1 30 2 Group Discussions and Participation 1 20 3 Final exam 1 50

Instructor:

Full name Signature Curtis M. Jolly

Nguyen Thi Kim Anh

Professor

Associate professor

Page 66: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

64

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Coastal Zone Management and Economics Course code: FIE509 Credits: 5(5-0) Course type: Elective Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Ola Flaaten, Quach Thi Khanh Ngoc Responsible Department: Fisheries Economics 2. Course description: This course focuses on the use and management of the coastal zone (CZ) from an

economic perspective. CZs are used for many purposes, such as fisheries, aquaculture, recreation, tourism, industrial development and waste depositing. In most cases such uses have developed both competitively and through cooperation and management. When discussing CZ management from an economic point of view, we build on economic analyses in the fields of microeconomics, fisheries, aquaculture, environment, development and tourism. In addition to economic concepts material, some material from other social sciences and natural sciences will be used. The teaching will consist of lectures, individual essays and presentations, seminars and group work. Lectures will be on a selected range of key economic concepts, models and applications.

3. Course objectives:

1) To provide tools for analysing CZ development, competitively and cooperatively, when the resources are limited and have competing ends. Further the aim is to nurture the students’ capacity for critical thinking about the importance of integrated CZ management.

4. Expected learning outcomes:

1) Students can get insight into the theoretical and practical challenges of CZ management.

5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Welfare economics 10 0 2. Valuing the coastal zone environment 12 2 3. Cost – benefit 10 3 4. Marine protected areas (MPAs) 10 2 5. Integrated coastal zone management (ICZM) 14 2 6. Coastal resources and poverty 8 2

Page 67: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

65

6. Course materials:

1) Perman, R., Y, Ma., J, McGilvray, and M, Common. 2005. Natural Resource and Environmental Economics, 3rd Edition.

2) Kim Anh Thi Nguyen and Ola Flaaten (2011). A Mekong Vietnamese small-scale fishing community, In Svein Jentoft and Arne Eide (Eds.) Poverty Mosaics - Realities and Prospects in Small-Scale Fisheries, pp.335-357. Springer, Berlin.

3) Reithe, S., C. Armstrong and O. Flaaten (2011). The economics of MPAs revisited. Manuscript, September 2011, The Norwegian College of Fisheries Science, University of Tromsø.

4) Bene, C., B. Hersoug & E.H. Allison. 2010. Not by rent alone: Analysing the pro-poor functions of small-scale fisheries in developing countries. Development Policy Review, 28, pp. 325-358.

5) Flaaten, O. (2010). Fisheries rent creation and distribution – the imaginary case of Codland. Marine Policy 34:1268-1272.)

6) Ngoc, Q.T.K. and O. Flaaten (2010). Protected areas for conflict resolution and management of recreational and commercial fisheries. Marine Resource Economics 25: 409-426.

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Seminar 2 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature Ola Flaaten

Quach Thi Khanh Ngoc

Professor

PhD

Page 68: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

66

COURSE SYLLABUS 1. Course information: Tittle: Environmental Economics Course code: ECS519 Credits: 5(5-0) Course type: Elective Prerequisite: Nil Level: Master Instructor: Quach Thi Khanh Ngoc Responsible Department: Economics 2. Course description: This course provides the topics related to the application of the welfare economic for

natural resource and the environment issues. The topic of sustainable development, market failure, environmental pollution and environmental evaluation will be studied in this course.

3. Course objectives:

1) Provide knowledge of externalities and environmental pollution and the relationship between economic theory and instruments to control emissions, the cost-benefit analysis and environmental valuation.

2) To give students a thorough understanding basic tool of economics used to analyze environmental issues from the efficiency perspective.

4. Expected learning outcomes:

1) Analyse environment policy based on relevant theory. 5. Course content:

Total hours No. Topics Lecture Discussion/

assignment 1. Introduction to environment economics 10 0 2. Market failure and environment 14 0 3. Pollution control: targets and instruments 17 0 4. Cost and benefit analysis 17 0 5. Environment valuation 17 0

6. Course materials:

1) Perman, R., Y, Ma., J, McGilvray, and M, Common. 2005. Natural Resource and Environmental Economics, 3rd Edition.

2) Field, B. and Field, M. 2002. Environmental Economics: An Introduction. Boston, McGraw Hill.

3) Kolstad, C. 2004. Environmental Economics. OxfordUniversity Press.

Page 69: QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI BIỂN - ntu.edu.vnntu.edu.vn/Portals/73/chuong trinh dao tao norhed 2015.pdf · đổi khí hậu, có khả năng phân tích các chính sách quản

67

7. Course assessment: No. Evaluation Times Percentage (%) 1 Requested seminar reports 1 30 2 Final exam 1 70

Instructor:

Full name Signature

Quach Thi Khanh Ngoc

PhD

------------------------------------------------------------