quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

40
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CĐXD NAM ĐỊNH Số: /QĐ – CĐXDNĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nam Định, ngày tháng năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định ban hành kèm theo Quyết định số 878/QĐ-BTC ngày 13/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 52/2009/NĐ-CP Căn cứ Thông tư 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC; Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ qua nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước; Căn cứ Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

Upload: trannhan

Post on 10-Feb-2017

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

BỘ XÂY DỰNGTRƯỜNG CĐXD NAM ĐỊNH

Số: /QĐ – CĐXDNĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nam Định, ngày tháng năm 2015

QUYẾT ĐỊNHVề việc ban hành Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

tại Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH

Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định ban hành kèm theo Quyết định số 878/QĐ-BTC ngày 13/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 52/2009/NĐ-CP

Căn cứ Thông tư 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC;

Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ qua nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính;

Căn cứ Nghị định 103/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/08/2014 của Bộ thông tin và truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;

Page 2: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-CĐXDNĐ ngày10/10/2014 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên.

Xét đề nghị của Ông Trưởng phòng Quản trị - Đời sống.

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng tài sản

Nhà nước tại Trường Cao đẳng Xây dựng Nam ĐịnhĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định về

quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định đã ban hành trái với Quy định này.

Điều 3. Trưởng các đơn vị, cán bộ, viên chức và học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Như điều 3;- Lưu: VT, QT-ĐS.

HIỆU TRƯỞNG

Page 3: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

BỘ XÂY DỰNGTRƯỜNG CĐXD NAM ĐỊNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nam Định, ngày tháng năm 2015

QUY ĐỊNHVỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH(Ban hành kèm theo Quyết định số ngày / /2015của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định)

Phần 1NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích của quy định1. Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản của Nhà nước giao cho Nhà trường,

đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Khai thác và sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát.

3. Phát huy quyền làm chủ của tập thể, dân chủ, công khai trong việc quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước.

4. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ.5. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý,

sử dụng tài sản.Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định việc quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại Trường Cao

đẳng Xây dựng Nam Định.2. Đối tượng áp dụngTất cả các đơn vị, cá nhân được Nhà trường giao quản lý và sử dụng tài sản. Điều 3. Nguyên tắc quản lý tài sản1. Tất cả các loại tài sản Nhà nước do Nhà trường quản lý và sử dụng, phải được

quản lý tập trung, thống nhất và được phân công, phân cấp cho các đơn vị, cá nhân quản lý.

1

Page 4: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

2. Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

3. Tài sản phải được hạch toán đầy đủ về mặt hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong mua, bán, thuê, cho mượn, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Tài sản phải được giữ gìn, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ của Nhà trường.

5. Tài sản thuộc phạm vi của Nhà trường quản lý phải được giao cụ thể đến từng đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý.

6. Việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện công khai, minh bạch.7. Việc thanh lý tài sản Nhà nước tại Nhà trường phải được lãnh đạo Nhà trường

quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.8. Hồ sơ tài sản phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định của Nhà nước.Điều 4. Tài sản Nhà nước tại nhà trường1. Đất: là toàn bộ đất ở 3 cơ sở đã được UBND tỉnh Nam Định giao Nhà trường

quản lý và sử dụng.2. Nhà cửa, hạ tầng kỹ thuật: Là toàn bộ vật kiến trúc, công trình trên đất bao gồm:a. Hạ tầng kỹ thuật: Sân, bồn hoa, thảm cỏ, đường, tường rào, trạm xử lý nước, hệ

thống thoát nước,...b. Nhà cửa: Nhà làm việc, hội trường, nhà lớp học, nhà thi đấu đa năng, kí túc xá,

xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà bảo vệ,...3. Phương tiện vận chuyển: Xe ôtô4. Máy móc thiết bị: Thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy,

thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị phòng cháy chữa cháy,...5. Các tài sản khác: Như điện, nước, điện thoại, internet, phần mềm tin học,...Điều 5. Mục đích sử dụng tài sản Nhà nước tại Nhà trường1. Phục vụ chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường.2. Phục vụ các hoạt động sự nghiệp của Nhà trường.3. Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Nhà trường.

2

Page 5: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Phần 2NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Chương 1QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 6. Quy định chung1. Đất đai của Nhà trường là tài sản được Nhà nước giao cho Nhà trường quản lý

và sử dụng. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích.

2. Việc quản lý, sử dụng đất tại Nhà trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiêm cấm sử dụng đất được giao để xây dựng các công trình vào mục đích khác.

3. Hiệu trưởng giao cho các đơn vị thuộc Nhà trường, sử dụng đất nhằm khai thác và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả phục vụ các nhiệm vụ của đơn vị mình quản lý.

4. Trưởng các đơn vị, cá nhân được Hiệu trưởng giao quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện theo Quy định này và các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý, sử dụng đất.

5. Các đơn vị được giao quản lý đất không được tự ý ký hợp đồng liên doanh, liên kết với các cá nhân và tổ chức bên ngoài để sử dụng đất đai của Nhà trường; không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của Nhà trường.

Điều 7. Trách nhiệm của Hiệu trưởng1. Chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà trường; ban

hành các văn bản liên quan nhằm khai thác có hiệu quả đất đai được giao phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập quy hoạch chi tiết xây dựng của Nhà trường để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tất cả các hoạt động đầu tư, công trình xây dựng trong phạm vi đất được Nhà nước giao.

3. Xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị trong Nhà trường và quy định về phạm vi, diện tích, thời gian, trách nhiệm và quyền sử dụng đất của các đơn vị đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của Nhà trường.

4. Xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch, chiến lược đầu tư xây dựng mới công sở, quyết định các hạng mục đầu tư xây dựng mới trên phần đất được Nhà nước giao trong phạm vi quyền hạn và kinh phí.

3

Page 6: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

5. Quyết định việc điều chuyển, thu hồi, bố trí, sắp xếp nơi làm việc của các đơn vị phù hợp với quy mô, chức năng, nhiệm vụ được giao; xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định của Nhà trường và quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 8. Trách nhiệm của phòng Quản trị - Đời sống1. Tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong quản lý, sử dụng đất đai.2. Tổ chức xác định mốc giới, diện tích đất Nhà trường ủy quyền cho các đơn vị

quản lý; giám sát và hướng dẫn việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch, mục đích sử dụng đã được Hiệu trưởng phê duyệt nhằm khai thác hiệu quả.

3. Cập nhật, lưu trữ, quản lý và bổ sung hồ sơ về đất đai.4. Tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây

dựng trong khuôn viên đất của Nhà trường; căn cứ theo kế hoạch và quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng trong lĩnh vực đầu tư các công trình xây dựng mới và tổ chức thực hiện các bước lập kế hoạch đầu tư theo quy định của Nhà nước.

5. Tổ chức giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai của các cá nhân, đơn vị sử dụng; đề nghị Hiệu trưởng xử lý đơn vị, cá nhân vi phạm quy định của Nhà trường và quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; thu hồi đất hoặc công trình sử dụng không đúng mục đích hoặc không hiệu quả trong phạm vi quản lý.

6. Là đầu mối trong việc giải quyết tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất, tiếp nhận và trình Hiệu trưởng các yêu cầu hợp lý của các đơn vị về quản lý đất và công sở nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng; tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai thuộc Nhà trường quản lý.

Điều 9. Quản lý cảnh quan, môi trường của Nhà trường1. Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý a. Có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường công sở. Nghiêm cấm mọi

hành vi phá hoại cảnh quan, môi trường thuộc phạm vi quản lý của Nhà trường.b. Các đơn vị khi có nhu cầu sử dụng các công trình kiến trúc, kể cả các công

trình liên quan như tường rào, cổng…thì phải đề nghị bằng văn bản gửi về phòng Quản trị - Đời sống để trình Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Trách nhiệm của phòng Quản trị - Đời sống a. Lập kế hoạch tôn tạo cảnh quan môi trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.b. Phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch cải tạo cảnh quan, môi

trường.c. Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường của các tổ chức, cá

nhân; đề nghị Hiệu trưởng xử lý các trường hợp vi phạm.

4

Page 7: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 2QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ LÀM VIỆC, HỘI TRƯỜNG

Điều 10. Yêu cầu chung1. Toàn bộ hạng mục công trình của Nhà trường có sơ đồ thể hiện rõ vào bản quy

hoạch tổng thể đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải được sử dụng đúng công năng thiết kế, đúng mục đích sử dụng.

2. Phần sử dụng chung là phần được dùng cho các cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên trong trường cùng sử dụng, bao gồm các phòng làm việc, phòng họp, hội trường, Nhà thể thao đa năng, hành lang, cầu thang, các khu vệ sinh chung, các hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc...

3. Các cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên trong trường có quyền bình đẳng trong việc sử dụng phần sử dụng chung và có nghĩa vụ chấp hành các quy định về quản lý sử dụng phần sử dụng chung.

4. Không gây cản trở làm ảnh hưởng đến an toàn, thuận tiện trong đi lại  tại hành lang, cầu thang. Không để các đồ dùng và trang thiết bị làm việc dùng riêng của đơn vị và cá nhân tại các khu vực hành lang, cầu thang.

5. Khi vận chuyển trang thiết bị phải tránh va chạm gây sứt xát tường, sàn nhà 6. Giữ gìn các khu vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí. Không đổ rác sinh hoạt

và các loại rác khác vào các chậu rửa, bồn vệ sinh...7. Nhà để xe của trường được dùng để xe máy, xe đạp cho học sinh, sinh viên, cán

bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và khách đến liên hệ công tác. 8. Không tự ý trồng, đặt chậu hoa, thay đổi loại cây, vị trí cây cảnh trong khuôn

viên trường khi chưa có sự đồng ý của Hiệu trưởng. 9. Đặt, treo panô, băng rôn và khẩu hiệu trong trường phải phù hợp với nội dung

quảng cáo, cổ động được phê duyệt và bảo đảm mỹ quan, dễ nhìn. 10. Không đem các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường vào nhà

làm việc, hội trường, nhà thể thao đa năng.11. Hết giờ làm việc phải tắt các thiết bị điện, nước và khóa cửa. Điều 11. Duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất1. Nhà trường thực hiện việc sửa chữa và định kỳ bảo dưỡng toàn bộ cơ sở vật

chất theo chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.2. Phòng Quản trị - Đời sống phụ trách công tác duy tu, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật

chất.3. Các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời các hư hỏng, làm giấy

đề nghị để trình Hiệu trưởng duyệt kế hoạch sửa chữa.

5

Page 8: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

4. Các đơn vị và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người có trách nhiệm thực hiện việc duy tu, sửa chữa đối với phần sử dụng mà mình được giao quản lý.

5. Không làm sai lệch thiết kế hiện trạng trong quá trình duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường. Trường hợp cần thiết phải thay đổi thiết kế thì bộ phận, cá nhân đang sử dụng đề xuất phương án và chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa sau khi được Hiệu trưởng đồng ý.

Điều 12. Đối với nhà làm việc1. Bố trí sắp xếp nơi làm việcPhòng Quản trị - Đời sống căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức, chức năng, nhiệm vụ,

số lượng cán bộ, viên chức của đơn vị làm việc tại Nhà trường xây dựng phương án bố trí sắp xếp phòng làm việc cho hợp lý báo cáo để Hiệu trưởng phê duyệt.

 2. Quản lý, sử dụng nhà làm việca. Diện tích sử dụng và các thiết bị trong phòng làm việc được giao cho các đơn

vị trực tiếp quản lý, sử dụng và hàng năm lập báo cáo kiểm kê tài sản.b. Trong các phòng phải được bố trí hợp lý, gọn gàng, thuận lợi cho cán bộ viên

chức và đảm bảo các điều kiện làm việc.c. Khi được sắp xếp vị trí làm việc mới thì cán bộ viên chức phải bàn giao vị trí

làm việc cũ.Điều 13: Đối với nhà hội trường 1. Hội trường: Để tổ chức hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác phục vụ cho

công tác đào tạo và nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. 2. Hệ thống chiếu sáng, âm thanh và các thiết bị khác trang bị tại hội trường giao

phòng Quản trị - Đời sống quản lý và vận hành. Trong trường hợp các đơn vị sử dụng muốn gắn thêm các thiết bị điện khác phải có sự đồng ý của Ban Giám hiệu và phải chịu sự giám sát của phòng Quản trị - Đời sống.

3. Về công tác trang trí khánh tiết phòng Quản trị - Đời sống kết hợp với phòng chức năng thực hiện.

6

Page 9: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 3 QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ GIẢNG ĐƯỜNG, KÍ TÚC XÁ,

NHÀ ĂN TẬP THỂ

Điều 14. Yêu cầu chung 1. Tất cả cán bộ viên chức có trách nhiệm bảo vệ tài sản, trang thiết bị và giữ gìn

môi trường sạch đẹp.2. Đối với học sinh, sinh viên a. Học sinh, sinh viên không tự ý di chuyển tài sản của Nhà trường ra khỏi vị trí đã

sắp xếp, lắp đặt trong phòng học, phòng kí túc xá, nhà ăn tập thể khi chưa có sự đồng ý của người quản lý.

b. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và bỏ rác vào thùng rác. Khoá van nước sau khi dùng. Thực hiện tiết kiệm điện, nước trong khi sử dụng.

c. Học sinh, sinh viên có trách nhiệm bảo quản tài sản, trang thiết bị của Nhà trường (nếu thấy có hư hỏng báo cho bộ phận quản lý để giải quyết).

d. Nghiêm cấm học sinh, sinh viên mang các chất gây nghiện, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng hóa quốc cấm… vào phòng học, kí túc xá, nhà ăn.

e. Học sinh, sinh viên làm mất, hư hỏng tài sản phải đền bù thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo các quy định của Nhà trường và pháp luật.

3. Đối với người quản lý được giao quản lý tài sản của Nhà trườnga. Ngăn ngừa, phát hiện báo cáo kịp thời cho các đơn vị chức năng và cùng phối

hợp xử lý giải quyết các hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường.b. Quản lý, giữ gìn trang thiết bị, tài sản và bảo đảm khu giảng đường, kí túc xá,

nhà ăn luôn sạch đẹp. Nếu trang thiết bị, tài sản bị hư hỏng phải làm giấy đề nghị duyệt Ban Giám hiệu chuyển phòng chức năng để lập kế hoạch sửa chữa.

Điều 15. Đối với nhà giảng đường1. Các đơn vị làm việc theo lịch làm việc. Giảng viên và học sinh, sinh viên lên

lớp theo thời khóa biểu do phòng Đào tạo lên kế hoạch. Các trung tâm đào tạo phải kết hợp với phòng Đào tạo để lập kế hoạch giảng dạy, học tập.

2. Giảng viên và học sinh, sinh viên sử dụng giảng đường, lớp học phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sử dụng tại nhà giảng đường.

3. Người phục vụ mở phòng học, kiểm tra tắt điện, khoá cửa,…khu giảng đường theo kế hoạch đào tạo của Nhà trường. Giảng viên có nhu cầu sử dụng giảng đường ngoài thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy phải báo với cán bộ tại phòng chờ giảng để bố trí phòng học phù hợp.

7

Page 10: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

4. Khi cơ sở vật chất tại các giảng đường, lớp học bị hư hỏng, thiếu,… cần bổ sung, sữa chữa thì cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên phản ánh với đơn vị phụ trách quản lý giảng đường để kịp thời bổ sung và lập kế hoạch sửa chữa.

5. Đối với việc sử dụng trang thiết bị tại nhà giảng đường a. Phòng Quản trị - Đời sống chịu trách nhiệm về việc quản lý tài sản và trang

thiết bị trong các phòng học nhà giảng đường.b. Giảng viên sử dụng thiết bị trình chiếu trong phòng học phải thực hiện theo

đúng quy trình kỹ thuật.c. Trong giờ lên lớp, giảng viên là người chịu trách nhiệm trước Nhà trường về

việc quản lý trang thiết bị trong phòng học. Nếu có sự cố kỹ thuật, cần liên hệ với bộ phận chức năng để khắc phục sự cố.

d. Học sinh, sinh viên chỉ được phép sử dụng trang thiết bị trình chiếu trong trường hợp giải bài tập hoặc thuyết trình các vấn đề liên quan đến nội dung môn học được sự đồng ý của giảng viên môn học đó. Giảng viên môn học phải có mặt tại lớp trong suốt thời gian sinh viên sử dụng thiết bị và phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hư hỏng do việc sử dụng thiết bị không đúng quy trình gây ra.

e. Học sinh, sinh viên làm hư hỏng trang thiết bị trong phòng học sẽ phải bồi thường và chịu kỷ luật theo quy định của Nhà trường, pháp luật.

Điều 16. Đối với nhà kí túc xá1. Phòng Công tác – Học sinh sinh viên lên kế hoạch, bố trí, quản lý và lập danh

sách học sinh, sinh viên trong ký túc xá, tổ chức quản lý học sinh, sinh viên, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị trong ký túc xá. Tổ chức các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa trong khu ký túc xá, kịp thời giải quyết các trường hợp vi phạm nội quy kí túc xá.

3. Tài sản tại phòng ở kí túc xá giao cho học sinh, sinh viên ở trong phòng sử dụng và phải chịu trách nhiệm giữ gìn bảo quản không được phép tự ý tháo gỡ, tự sửa chữa.

4. Tài sản trang bị tại những nơi công cộng thuộc tài sản của kí túc xá (tài sản Nhà trường), học sinh, sinh viên có trách nhiệm giữ gìn bảo quản. Ban quản lý kí túc xá phối hợp với các phòng chức năng khảo sát lập kế hoạch sửa chữa định kỳ.

Điều 17. Đối với nhà ăn tập thể1. Nhà ăn tập thể thực hiện theo cơ chế đấu thầu do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ,

được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.2. Phòng Quản trị - Đời sống là đơn vị trực tiếp quản lý nhà ăn tập thể.3. Tổ chức hoặc cá nhân quản lý, kinh doanh theo hợp đồng đã ký với Nhà trường.4. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nhà thầu phải đảm bảo môi trường và tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

8

Page 11: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 4QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÒNG MÁY, PHÒNG THÍ NGHIỆM, XƯỞNG

THỰC HÀNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH

 Điều 18. Mục đích sử dụng phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hànhPhòng máy (phòng học đa năng, phòng máy tính, phòng chuyên ngữ, phòng máy

chiếu...), phòng thí nghiệm (phòng thí nghiệm cơ đất, phòng thí nghiệm vật liệu, phòng thí nghiệm lý, hóa, môi trường...), xưởng thực hành (xưởng nề, xưởng mộc, xưởng điện, xưởng hàn, xưởng cốt thép và các phòng trang bị máy móc thiết bị khác) chỉ được sử dụng với mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động dịch vụ của nhà trường. Sử dụng ngoài mục đích trên phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng. Nghiêm cấm sử dụng cho mục đích cá nhân.

Điều 19. Quyền và trách nhiệm của phòng Quản trị - Đời sống1. Quyền hạn a. Quản lý trang thiết bị có quyền đề xuất với lãnh đạo Nhà trường việc mua sắm

trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.b. Kiểm tra, theo dõi việc quản lý sử dụng của các phòng máy, phòng thí nghiệm,

xưởng thực hành để đảm bảo an toàn tránh thất thoát tài sản, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Nhà trường.

c. Đề xuất với lãnh đạo nhà trường thuê đơn vị tư vấn đến kiểm tra sự cố tìm nguyên nhân hư hỏng máy, các trang thiết bị trong các phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.

2. Trách nhiệm a. Phòng chức năng, tổ tư vấn chịu trách nhiệm tư vấn về chất lượng các trang thiết

bị máy móc khi mua sắm phục vụ cho công tác đào tạo của Nhà trường.b. Soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp đề xuất nội quy sử dụng để trang bị cho các

phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.c. Tính toán tiền điện, nước, khấu hao máy móc tài sản theo quy định của nhà

nước trong thời gian sử dụng đối với trường hợp phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành hoạt động dịch vụ. Giá trị khấu hao và các khoản khác trong hoạt động dịch vụ phải được thể hiện trong hợp đồng dịch vụ của Nhà trường trước khi sử dụng phòng máy, phòng thí nghiệm xưởng thực hành.

Điều 20. Quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành

1. Quyền hạna. Người được giao quản lý phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành được

hưởng chế độ theo quy định hiện hành về chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên.

9

Page 12: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

b. Chủ động trong công việc sửa chữa những thiết bị máy móc gặp sự cố đơn giản. Nếu sự cố không thể khắc phục được thì lập biên bản báo ngay cho đơn vị, phòng chức năng để trình Ban Giám hiệu và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

2. Trách nhiệm a. Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản trong phòng máy, phòng thí nghiệm,

xưởng thực hành. b. Thường xuyên kiểm tra, vận hành máy tính, dụng cụ, thiết bị nhằm đảm bảo cho

máy móc luôn ở trạng thái hoạt động.c. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tập huấn và hỗ trợ ký thuật khi cần thiết. Đối với

cán bộ quản lý phòng thí nghiệm khi hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phải có chứng chỉ thí nghiệm viên của phần thí nghiệm đó.

d. Nếu xảy ra sự cố mất máy, hỏng máy và các trang thiết bị trong các phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành do nguyên nhân chủ quan (sau khi có biên bản kiểm tra sự cố của chuyên môn và phòng chức năng kết luận) thì những cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường và các hình thức kỷ luật khác tuỳ theo mức độ vi phạm.

e. Đề xuất phòng chức năng mua vật tư, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy móc và cải tạo phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành khi thấy cần thiết.

g. Khi hết ca thực hành hoặc thay đổi giáo viên hướng dẫn phải thể hiện việc giao nhận trên nhật ký quản lý phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và có xác nhận chữ ký của giảng viên, giáo viên tiếp nhận, bàn giao. Chỉ được sử dụng các phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành khi có lịch giảng dạy, lịch thi hoặc các yêu cầu khác do Ban Giám hiệu phê duyệt.

h. Đối với các hoạt động dịch vụ của nhà trường thì người được giao quản lý phải bàn giao tài sản và hiện trạng thiết bị máy móc cho người thực hiện nhiệm vụ và kết hợp với người thực hiện nhiệm vụ khi có chuyên môn và được điều động.

Điều 21. Quyền và trách nhiệm của giảng viên, giáo viên hướng dẫn1. Quyền hạna. Phổ biến nội quy sử dụng phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đối

với các lớp học buổi đầu tiên để HS-SV biết và thực hiện.b. Được sử dụng phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành khi có lịch giảng

dạy theo thời khoá biểu, lịch thi, lịch công tác của Nhà trường.c. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát HS-SV trong quá trình sử dụng phòng máy,

phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Lập biên bản khi có sự cố gửi về bộ phận quản lý xử lý theo chức năng nhiệm vụ được giao.

10

Page 13: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

d. Khi hết thời gian học tập tại phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành thì bàn giao ngay cho cán bộ quản lý.

2. Trách nhiệm a. Chỉ sử dụng phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành theo mục đích

trong Điều 3 của quy chế này.b. Trong lúc giảng dạy tại phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành giảng

viên, giáo viên phải chịu trách nhiệm về bảo vệ toàn bộ tài sản, trang thiết bị trong các phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành do mình hướng dẫn.

c. Khi nhận, bàn giao phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành phải ký vào biên bản bàn giao (hoặc nhật ký quản lý) của cán bộ quản lý phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.

d. Giám sát HS-SV về việc chấp hành thực hiện nội quy phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.

e. Nếu máy, các thiết bị có sự cố trong ca hướng dẫn báo cho quản lý và phòng chức năng để kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

f. Không được tự ý di chuyển, thay đổi hiện trạng phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cài đặt các phần mềm lạ nếu không được sự đồng ý của đơn vị phụ trách, quản lý phòng máy.

g. Các giảng viên, giáo viên muốn cài đặt phần mềm và sử dụng phòng máy để giảng dạy ngoài chương trình đào tạo của Nhà trường, phải báo cáo Hiệu trưởng đồng ý mới được triển khai.

h. Các đơn vị, bộ phận mở các lớp liên kết đào tạo không thuộc Nhà trường quản lý trực tiếp phải lập kế hoạch và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

i. Gương mẫu trước HS-SV trong việc thực hiện quy chế bảo vệ tài sản và giữ gìn vệ sinh phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Hướng dẫn HS-SV làm vệ sinh phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành trước khi ra về.

k. Đối với các hoạt động dịch vụ của nhà trường khi được điều động phải có trách nhiệm thực hiện các công việc được giao.

Điều 22. Trách nhiệm của học sinh - sinh viên1. Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của Nhà trường, nội quy, quy định của

phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành.2. Xuất trình thẻ sinh viên hoặc chứng minh thư khi vào phòng máy, phòng thí

nghiệm, xưởng thực hành, có trách nhiệm bảo vệ tài sản công và chấp hành sự phân công, giao nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên giảng dạy thực hành, giám sát của cán bộ quản lý phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành .

Điều 23. Phân lịch giảng dạy - lịch thi

11

Page 14: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Phòng Đào tạo kết hợp với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng chủ trì bố trí lịch giảng dạy, lịch thi tại các phòng máy, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành đảm bảo nguyên tắc không tập trung quá nhiều giờ hoặc gián đoạn quá dài thời gian gây quá tải hoặc sự cố máy do độ ẩm của thời thiết.

Điều 24. Cài đặt các chương trình phần mềm phục vụ học tập1. Khoa - Bộ môn chịu trách nhiệm cài đặt các phần mềm thông dụng đã đăng ký

giảng dạy được Hiệu trưởng duyệt.2. Các đơn vị trực tiếp sử dụng khi cài đặt các phần mềm chuyên ngành để phục

vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu phải có giấy đề nghị được phê duyệt của Hiệu trưởng.

12

Page 15: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 5QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ THỂ THAO ĐA NĂNG

Nhà thể thao đa năng Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định là công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước với mục tiêu phục vụ công tác đào tạo, luyện tập, thi đấu TDTT của học sinh, sinh viên và cán bộ viên chức. Để khai thác hiệu quả, đúng mục đích sử dụng Ban Giám hiệu Nhà trường ban hành một số quy định khai thác, sử dụng cụ thể sau:

Điều 25. Đơn vị quản lý, khai tác sử dụng1. Giao Bộ môn GDTC – QP là đơn vị trực tiếp quản lý việc khai thác sử dụng,

quản lý tài sản trang thiết bị, dụng cụ TDTT, tổ chức các hoạt động thể thao tại nhà thể thao đa năng.

2. Phòng Quản trị-Đời sống chịu trách nhiệm về quản lý tài sản cố định, vệ sinh môi trường.

Điều 26. Các hoạt động chủ yếu hiện nay tổ chức tại nhà thể thao đa năng1. Giảng dạy chính khóa môn Giá dục thể chất cho học sinh, sinh viên.2. Các hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức.3. Hoạt động dịch vụ TDTT cho tổ chức, cá nhân ngoài trường cho người có nhu

cầu.Điều 27. Thời gian mở cửa nhà thể thao đa năng1. Hoạt động chính khóa theo thời khóa biểu hàng tuần.2. Hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên: Thời gian từ 17h00 – 19h00 các

ngày thứ 3, thứ 6 hàng tuần.3. Hoạt động ngoại khóa của cán bộ viên chức: Thời gian từ 17h00 – 19h00 các

ngày thứ 2, thứ 4, thứ 5 hàng tuần.4. Thời gian các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật tùy vào nhu cầu, điều kiện hoạt động

của học sinh, sinh viên và cán bộ viên chức Nhà trường sẽ có kế hoạch hoạt động cụ thể.

Điều 28. Trách nhiệm của người tham gia hoạt động TDTT tại nhà thể thao đa năng

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị TDTT.

2. Giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm.3. Trang phục (quần áo, giầy) thể thao phải phù hợp với quy định của các môn thể

thao.4. Thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh, trật tự.5. Cấm mang vào nhà thi đấu các loại vũ khí, chất đẽ cháy nổ.

13

Page 16: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

6. Giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.7. Về kinh phí;a. Đối với HSSV: Nhà trường miễn phí tiền điện, nước, hỗ trợ cho mượn dụng cụ

TDTT khi học tập và ngoại khóa.b. Đối với CB, VC: Cán bộ, viên chức tự túc kinh phí tiền điện, nước và bóng

luyện tập.8. Các tập thể, cá nhân tham gia hoạt động TDTT tại nhà thể thao đa năng nếu làm

mất, hư hỏng tài sản, trang thiết bị dụng cụ TDTT phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định.

Các đơn vị trong trường, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên phổ biến tới học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức Nhà trường.

14

Page 17: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 6QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ

Điều 29. Bố trí trang thiết bị làm việcCăn cứ vào các quy định của Nhà nước, tình hình thực tế và khả năng kinh phí

Nhà trường sẽ trang bị, bố trí địa điểm thiết bị và phương tiện làm việc bảo đảm điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập.

Điều 30. Quản lý trang thiết bị1. Trang thiết bị khi nhập kho và xuất kho phải được lập biên bản giao, nhận tài

sản cố định giữa người giao và người nhận, biên bản phải được lập theo đúng quy định ( quy cách, mã hiệu tài sản, xuất xứ tài sản, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, thông số kỹ thuật máy,…) và phải có lý lịch trang thiết bị kèm theo, có phiếu nhập, xuất kho theo quy định hiện hành.

2. Đối với trang thiết bị theo quy định của pháp luật phải đăng ký lưu hành, đăng ký kiểm định, thì đơn vị, cá nhân được giao quản lý tài sản phải chủ động phối hợp với phòng chức năng lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng và định kỳ đăng ký kiểm định theo quy định của Nhà nước.

3. Trang thiết bị giao cho đơn vị, cá nhân nào thì đơn vị, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng quy định chung của Nhà trường.

4. Đối với trang thiết bị dùng chung của Nhà trường do phòng Quản trị - Đời sống lập sổ theo dõi và xây dựng quy định, quy trình sử dụng cho từng loại trang thiết bị.

Điều 31. Trang bị, mua sắm trang thiết bị1. Việc trang bị, mua sắm trang thiết bị theo điều 29 của quy định này.2. Phòng Quản trị - Đời sống tập hợp đề nghị đối chiếu với định mức, tiêu chuẩn

và khả năng về kinh phí, tình hình thực tế đề xuất Lãnh đạo trường cho mua sắm, điều chuyển, trang bị.

Điều 32. Quản lý, sử dụng trang thiết bị1. Trang thiết bị tại Nhà trường phải được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ;

bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động của Nhà trường. Nghiêm cấm việc sử dụng trang thiết bị không đúng mục đích, làm thất thoát, hư hỏng gây thiệt hại trang thiết bị của Nhà trường.

2. Không tự ý đổi, trao đổi, cho, tặng, biếu trang thiết bị làm việc của Nhà trường; điều chuyển trang thiết bị làm việc giữa các phòng, khoa, bộ môn trực thuộc, trung tâm, cá nhân khi chưa được phép của lãnh đạo Nhà trường.

3. Các đơn vị, cá nhân khi có nhu cầu mang trang thiết bị của Nhà trường ra ngoài trường phải có giấy đề nghị được lãnh đạo duyệt và báo với bộ phận bảo vệ để giám sát việc xuất, nhập.        

Điều 33. Theo dõi và kiểm kê trang thiết bị15

Page 18: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

1. Theo dõiPhòng Quản trị - Đời sống phối hợp với phòng Tài chính kế toán lập kế hoạch vào

sổ sách theo dõi sử dụng trang thiết bị tại Nhà trường bao gồm: a. Tổng hợp danh mục trang thiết bị làm việc của từng đơn vị, số lượng, quy cách

và ngày trang bị.b. Nguồn gốc, xuất xứ trang thiết bị.c. Các biên bản bàn giao liên quan đến việc trang bị, mua sắm, tiếp nhận, thu hồi,

điều chuyển và thanh lý trang thiết bị của đơn vị.2. Kiểm kê trang thiết bịa. Việc kiểm kê trang thiết bị trong Nhà trường được thực hiện định kỳ hàng năm

theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý của Nhà trường. b. Hàng năm sau khi có báo cáo kết quả kiểm kê trang thiết bị phòng Quản trị -

Đời sống phối hợp với phòng Tài chính kế toán báo cáo Ban Giám hiệu về tình trạng của từng loại tài sản để xây dựng kế hoạch sửa chữa, thanh lý, mua sắm bổ sung.

Điều 34. Bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị1. Các đơn vị, cá nhân được giao quản lý và sử dụng trang thiết bị phải có trách

nhiệm bảo quản, thường xuyên vệ sinh trang thiết bị để tăng hiệu quả sử dụng. 2. Trong quá trình sử dụng các trang thiết bị nếu có sự cố, hư hỏng hoặc phát hiện

thất thoát đơn vị, cá nhân phải báo cho phòng Quản trị - Đời sống lập biên bản kịp thời để nghị lãnh đạo trường xem xét, xử lý.

Điều 35. Điều chuyển, thu hồi trang thiết bị1. Trang thiết bị tại Nhà trường được thực hiện điều chuyển, thu hồi trong các

trường hợp sau:a. Sử dụng không đúng mục đích.b. Trang thiết bị không còn nhu cầu hoặc giảm nhu cầu sử dụng.c. Trang thiết bị phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc.e. Theo yêu cầu quản lý của Nhà trường.2. Khi điều chuyển, thu hồi phòng chức năng lập kế hoạch, báo cáo Ban Giám

hiệu duyệt.Điều 36. Thanh lý trang thiết bị1. Trang thiết bị hết hạn sử dụng, trang thiết bị hư hỏng hoặc chi phí sửa chữa cao,

không hiệu quả, Phòng Quản trị - Đời sống tổng hợp, phối hợp với Phòng Tài chính kế toán đề xuất thành lập hội đồng thanh lý trang thiết bị theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Việc thanh lý trang thiết bị phải công khai, minh bạch đúng trình tự theo quy định.

16

Page 19: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 7QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐIỆN, NƯỚC

Điều 37. Mục đích, yêu cầu1. Nâng cao nhận thức, ý thức tiết kiệm của cán bộ viên chức, người lao động và

học sinh, sinh viên nhà trường trong việc sử dụng điện, nước; tăng cường sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo về việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí điện, nước trong Nhà trường.

2. Quy định việc sử dụng điện, nước đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệmĐiều 38. Quản lý, sử dụng chung1. Tập thể, cá nhân sử dụng điện, nước của Nhà trường phải có ý thức bảo

quản,giữ gìn các thiết bị tránh gây hư hỏng làm lãng phí, thất thoát điện nước trong khi sử dụng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải báo ngay cho Phòng Quản trị - Đời sống để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Ngắt tất cả các trang thiết bị khi không sử dụng hoặc khi ra khỏi phòng làm việc.

3. Chỉ sử dụng máy điều hòa trong khi làm việc và trong điều kiện nhiệt độ không khí cao hoặc thấp. Khi bật máy điều hòa, cửa phòng phải khép kín. Định kỳ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy điều hòa để tránh tổn thất.

4. Đèn bảo vệ: Mùa đông bật vào lúc 17h30 tắt vào 6h sáng, mùa hè bật vào lúc 18h30 tắt vào 5h sáng. Sử dụng hợp lý đèn chiếu sáng hàng lang, khu vực sân trường. Sử dụng loại đèn tiết kiệm điện năng, công suất phù hợp.

5. Cán bộ viên chức luôn kiểm tra nhắc nhở sinh viên có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước trong Nhà trường.

6. Không sử dụng điện, nước phục vụ mục đích riêng.Điều 39. Công tác kiểm tra, báo cáo1. Phòng Quản trị - Đời sống phối hợp với các đơn vị thường xuyên kiểm tra phát

hiện kịp thời việc sử dụng điện, nước của từng đơn vị, cá nhân khi hết giờ làm việc không tắt đèn, quạt, máy điều hòa, các thiết bị điện khác gọi điện báo ngay cho người phụ trách đơn vị biết và ghi vào sổ theo dõi báo cáo lãnh đạo Nhà trường.

2. Phòng Quản trị - Đời sống kiểm tra thường xuyên hệ thống điện, nước đã lắp đặt tại các địa điểm trong Nhà trường. Thực hiện sửa chữa thay thế kịp thời các thiết bị điện, nước bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng.

17

Page 20: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 8QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE Ô TÔ

Điều 40. Những quy định chung1. Xe ô tô: Là tài sản chung của Nhà trường, được sử dụng để phục vụ công việc

liên quan đến hoạt động của Nhà trường.2. Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chịu trách nhiệm

xem xét và giải quyết nhu cầu sử dụng xe.3. Phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm quản lý, điều động xe và nhân

viên lái xe4. Quản lý và sử dụng xe phải được thực hiện đúng các quy định hiện hành của

Nhà nước. Không sử dụng xe cho nhu cầu cá nhân mà chỉ phụ vụ nhiệm vụ chung của Nhà trường.

Điều 41. Những trường hợp được sử dụng xe của trường1. Ban giám hiệu đi công tác.2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên: tùy thuộc vào yêu cầu

nhiệm vụ, số lượng người đi công tác và yêu cầu tiết kiệm chi phí lãnh đạo nhà trường xem xét và quyết định điều động xe phục vụ.

3. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.Điều 42. Thủ tục đăng ký sử dụng xe    Cá nhân, tập thể được cử đi công tác đăng ký với phòng Tổ chức – Hành chính để

phòng Tổ chức – Hành chính báo cáo lãnh đạo xem xét và bố trí xe phục vụ khi cần thiết.

Điều 43. Trách nhiệm trong quản lý và sử dụng xe1. Trách nhiệm của người sử dụng xea. Sử dụng xe đúng mục đích, đi về đúng thời gian, đúng lộ trình đã được duyệt.b. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông.c. Ký xác nhận sổ ghi lộ trình hoạt động của xe ô tô để làm cơ sở cho lái xe thanh

toán và theo dõi quản lý quá trình sử dụng xe.2. Trách nhiệm của phòng Tổ chức – Hành chínha. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm xe...b. Phối hợp với phòng Tài chính Kế toán trong việc xây dựng định mức nhiên liệu

cho các loại xe.c. Xác nhận tiêu hao nhiên liệu hàng tháng của xe

3. Trách nhiệm của phòng Tài chính – Kế toán

18

Page 21: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

a. Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính trong việc xây dựng định mức nhiên liệu cho các loại xe; thanh toán chi phí chuyến đi cho lái xe.

b. Kiểm tra, theo dõi và thanh toán các khoản chi bảo hiểm, kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng sử dụng xe.

4. Trách nhiệm của Lái xea. Để xe đúng nơi quy định tại gara Nhà trường.b. Phải lập Sổ nhật trình sử dụng xe và lập sổ lý lịch cho xe mà mình quản lý về

việc sử dụng, sửa chữa, kiểm định, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng…c. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giao thông, bảo đảm an toàn cho

người, phương tiện.d. Quản lý, sử dụng xe, thực hiện bảo hiểm, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa kịp

thời, đảm bảo xe hoạt động an toàn, hiệu quả.e. Không tự ý vận hành xe khi:- Chưa có sự điều động của Lãnh đạo nhà trường - Xe đang hỏng.- Xe đang trong thời gian sửa chữa.- Xe đã hết thời hạn lưu hành.

19

Page 22: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 9QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CƠ QUAN, MÁY PHÔ TÔ,

MẠNG INTERNET NỘI BỘ

Điều 44. Về trang bị điện thoạiNhà trường trang bị điện thoại cố định tại phòng làm việc cho lãnh đạo, các

phòng chức năng để phục vụ nhiệm vụ chung của Nhà trường. Điều 45. Quy định về sử dụng điện thoại 1. Các đơn vị được trang bị máy điện thoại cố định có trách nhiệm quản lý, sử

dụng đúng mục đích, tiết kiệm, không sử dụng cho nhu cầu cá nhân.2. Các cán bộ viên chức khác khi cần sử dụng điện thoại cố định phục vụ

nhiệm vụ được giao báo cáo lãnh đạo phòng Tổ chức – Hành chính và ghi sổ theo dõi của văn thư về sử dụng điện thoại.

Điều 46. Quy định về quản lý, sử dụng máy phô tô1. Máy photocopy dưới sự quản lý của phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Khảo

thí đảm bảo chất lượng để phục vụ cho công tác đào tạo.2. Đối với nhân viên phụ trách và vận hành máya. Chịu trách nhiệm trước Nhà trường về mọi hoạt động của máy.b. Đảm bảo việc sử dụng máy đúng mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch Nhà trường

giao.c. Khi có vấn đề phát sinh phải báo cáo đơn vị quản lý để kịp thời giải quyết.d. Chịu trách nhiệm quản lý máy, vật liệu dùng để in tài liệu phù hợp với công

việc, đảm bảo chất lượng.e. Lập sổ theo dõi chi tiết các tài liệu đã phô tô.3. Đối với tài liệu được phô tôa. Tài liệu phải có nội dung phục vụ cho công việc chung của Nhà trường và được

lãnh đạo Nhà trường duyệt cho in ấn.b. Khi phô tô tài liệu, mọi cá nhân phải ghi vào sổ theo dõi.Điều 47. Quy định về quản lý, sử dụng mạng internet nội bộ1. Hệ thống mạng Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định bao gồm: Hệ thống máy

chủ, đường truyền internet được chia về phòng làm việc của các đơn vị.2. Địa chỉ Website của Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định là:

http://www.cdxdnd.edu.vn. Hộp thư điện tử của Nhà trường có phần mở rộng @cdxdnd.edu.vn.

3. Quy định chung a. Nghiêm cấm sử dụng hệ thống mạng của Nhà trường để tuyên truyền, kích

động, chống phá Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

20

Page 23: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

b. Nghiêm cấm dưới mọi hình thức đối với việc phát tán các thông tin chưa được công bố của Nhà trường hoặc khi chưa có sự đồng ý của Lãnh đạo Nhà trường.

c. Sử dụng hệ thống mạng internet phục vụ công việc và văn hóa lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng mạng internet của Nhà trường để khai thác, lưu trữ các dữ liệu thông tin không lành mạnh.

4. Đối với website chính thức của Nhà trườnga. Chức năng của Website: Cung cấp, trao đổi thông tin chính thức, công khai,

theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường.b. Nhiệm vụ của trang Website- Quảng bá, thông tin về các hoạt động, thành tựu của Nhà trường với cơ quan

quản lí cấp trên, với các cá nhân và đơn vị có liên quan.- Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quản lí, điều hành của Nhà trường và của cấp trên có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường;

- Cung cấp trực tuyến thông tin, trao đổi và xử lí thông tin trong nội bộ nhằm phục vụ các hoạt động quản lí, điều hành, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.

c. Nguồn cung cấp thông tin cho trang WebsiteCác đơn vị trong Nhà trường có trách nhiệm viết và gửi tin, bài (bài nghiên cứu,

bài viết chuyên sâu) về lĩnh vực hoạt động của Nhà trường và các thông tin khác phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn.

d. Quản lí trang Website- Website của Nhà trường hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu.- Ban biên tập Website chịu trách nhiệm biên tập và quản lý nội dung thông tin và

báo cáo Ban Giám hiệu đưa thông tin lên Website của Nhà trường.- Chuyên viên quản trị mạng có trách nhiệm, thực hiện các biện pháp kĩ thuật để

đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động của Website; theo dõi việc đưa thông tin lên website, nghiên cứu, đề xuất kế hoạch nâng cấp, phát triển Website của Nhà trường khi cần thiết.

21

Page 24: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Chương 10QUẢN LÝ SỬ DỤNG THƯ VIỆN

Điều 48. Mục đích sử dụng thư viện Phòng đọc thư viện chỉ được sử dụng với mục đích tra cứu và đọc tài liệu phục vụ

cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm việc sử dụng thư viện vào mục đích khác.

Điều 49. Trách nhiệm của cán bộ quản lý thư viện1. Chịu trách nhiệm về quản lý, phục vụ tốt người đọc (bao gồm giảng viên, cán bộ

công nhân viên, học sinh sinh viên), bảo vệ tài sản trong phòng đọc.2. Chỉ tổ chức phục vụ phòng đọc theo mục đích và đối tượng sử dụng. 3. Nhắc nhở học sinh sinh viên chấp hành quy định về sử dụng thư viện, bảo vệ tài

sản công và có tinh thần phục vụ tốt. 4. Hướng dẫn cho người đọc tra cứu, tìm kiếm, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn

tài liệu của thư viện. 5. Đề xuất giải pháp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cải tạo thư viện. 6. Đảm bảo vệ sinh, trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy trong thư viện thật tốt. Điều 50. Trách nhiệm của người đọc1. Xuất trình thẻ khi vào thư viện, có trách nhiệm bảo vệ tài sản công và chấp hành

sự chỉ đạo của cán bộ quản lý. 2. Không mang vật dễ cháy nổ, không hút thuốc, không mang nước uống, thức ăn,

không vứt rác. Tuyệt đối giữ gìn trật tự và vệ sinh trong thư viện tốt nhất. 3. Vào thư viện chỉ sử dụng cho việc khai thác thông tin phục vụ học tập, nghiên

cứu khoa học. Không chơi game, nghe nhạc và các hoạt động mang tính giải trí khác. 4. Không được tự ý di chuyển hoặc thay đổi tháo ráp bất kỳ thiết bị nào trong thư

viện. 5. Trước khi ra về bàn giao tài liệu cho người quản lý, xếp bàn ghế cho ngăn nắp. Điều 51. Thời gian sử dụng thư việnPhòng đọc thư viện, thư viện điện tử mở cửa các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Thứ

6; nghỉ các ngày lễ tết theo qui định. Thời gian mở cửa: Sáng từ 07h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00

22

Page 25: Quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Phần 3TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 52. Trách nhiệm thực hiệnPhòng Quản trị - Đời sống phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường tổ chức

thực hiện Quy định này.Điều 53. Khen thưởng, kỷ luậtĐơn vị cá nhân có thành tích trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản sẽ được

tuyên dương, khen thưởng, vi phạm các nội dung quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Điều 54. Điều khoản thi hành1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về quản lý

và sử dụng tài sản trái với quy định này đều bãi bỏ. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị có liên quan

phản ánh về Phòng Quản trị - Đời sống để tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU TRƯỞNG

23