[sách] nghệ thuật sống 5

42

Upload: dang-phuong-nam

Post on 26-Jan-2017

168 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: [Sách] Nghệ thuật sống 5
Page 2: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Nghệ thuật sốngNguồn: http://www.xitrum.net

5Bạn có sợ... cô đơn?

Ngọc Hà

Bạn hoảng sợ khi phát hiện mình vẫn còn cô đơn? Không việc gì phải sợhãi cả, nếu biết tự tìm ra vấn đề và giải quyết chúng. Đơn giản thôi mà.Chúng ta hãy cùng xem xét nhé.

Những đòi hỏi của bạn đặt ra cho người yêu, chồng tương lai của bạn cóthực tế không? Bạn đang cần một anh chàng tỉ phú nhạy cảm và chi tiềnhào phóng cho bạn? Đừng như thế vì điều đó không xảy ra trong thực tế.

Bạn có so sánh bản thân với một người bạn gái mà bạn cho là hấp dẫnnhư bạn, chẳng hạn: "Hình như cô ta có nhiều cuộc hẹn hơn mình trong 2năm qua!".

Bạn có tránh mặt những chàng trai vì họ không thích hợp với mong đợi củabạn chỉ sau lần hẹn đầu tiên? Hãy cho người ta ít nhất 3 cuộc hẹn trước khiquyết định.

Bạn có từ chối đi chơi với bạn trai bởi vì anh ấy không có ngoại hình đẹp?Thỉnh thoảng bạn có bỏ hay từ chối cuộc hẹn chỉ vì nơi anh ấy sống, loại xeanh ấy đi, áo quần anh ấy mặc? Nếu lựa chọn quá nhiều, bạn sẽ trở thànhkiêu căng và nông cạn.

Bạn có nghĩ là mình thực sự hấp dẫn không? Đừng quá tự mãn. Hãy cốgắng hoàn thiện nhân cách và giá trị của mình.

Có phải bạn đã chất vấn anh ấy quá nhiều trong cuộc hẹn đầu tiên? Nếu

Page 3: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Có phải bạn đã chất vấn anh ấy quá nhiều trong cuộc hẹn đầu tiên? Nếuvậy, anh ấy sẽ cảm thấy bạn thích hỏi đố hơn là tìm hiểu và anh ấy dễ nhậnbiết là bạn xem anh ta có đạt yêu cầu không!

Bạn cảm thấy khó tìm một người đàn ông thực sự giống với hình tượngngười đàn ông lý tưởng trong đầu bạn? Làm gì có một người đàn ông lýtưởng như thế trên đời.

Những người bạn trai có cười bạn khi bạn nói với họ về loại đàn ông bạnmong chờ không?

Nếu bạn thấy mình có những ý nghĩ trên đây, hãy cố gắng sửa lại nhữngtiêu chuẩn mà bạn đặt ra cho anh ấy. Tính hài hước, khả năng biết lắngnghe, sự lôi cuốn, khôn ngoan... có thể làm thay đổi nhận thức của bạn vềbề ngoài của anh ấy nếu bạn cho anh ấy một cơ hội. Và một điều bạn cầnbiết: Đàn ông thường giỏi nhận biết hơn phụ nữ về một người không thể cótrong tưởng tượng. Một khi bạn đã loại bỏ những suy nghĩ trên, bạn sẽ tìmthấy một người yêu lý tưởng cho mình và không còn sợ cô đơn nữa.

Người bạn qua điện thoại

Ðây là lời kể lại của một người đàn ông làm việc ở Sở cảnh sát thành phốNewYork. Một hôm anh gọi điện thoại cho ai đó, nhưng lại gọi nhầm mộtsố khác. Một giọng nói lạnh lùng, khô cứng của một người đàn ông lớn tuổitrong điện thoại đã gây sự tò mò trong anh, anh quyết định gọi lại cho ôngta tìm hiểu và cuối cùng cũng làm quen được với ông ấy, biết được nhiềuđiều thú vị về ông ấy. Ðó là Adolf Meth, 88 tuổi, trước đây cũng làm việc lâunăm tại Sở cảnh sát thành phố NewYork, không gia đình, không bạn bè,những người thân thuộc với ông đều đã không còn, Adolf đã sống trong sựcô đơn của tuổi già suốt 20 năm như thế. Cho đến khi ông nhận được cúđiện thoại nhầm số... Họ đã nhận thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng, họcảm thấy thân thuộc và cần nhau, dù chỉ là qua điện thoại. Anh xem Adolfnhư là cha của mình, học hỏi nhiều điều từ ông ấy. Adolf cũng vậy, cuộcsống của ông đột nhiên như có một nguồn sáng mới, như ngọn đèn đượctiếp thêm dầu, bừng lên rực cháy....

Page 4: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Ðã qua 4 tháng anh nói chuyện với Adolf qua điện thoại mà chưa hề gặpmặt. Một tối nọ, Adolf nói với anh rằng sinh nhật lần thứ 89 của ông sắpđến. Sau khi chuẩn bị các món quà cho ông, bánh sinh nhật với 89 ngọnnến và tự tay làm cho ông tấm thiệp và nhờ tất cả các nhân viên trongphòng cảnh sát nơi anh làm việc ký tên tặng ông, anh quyết định làm ôngbất ngờ bằng cách tự tìm đến nhà ông để được gặp mặt, để được tận taygửi ông món quà...

Anh tìm đến căn hộ 1H, là nhà của ông. Nhìn và tên trên hòm thư trướccổng, anh biết anh đã tìm đúng chỗ.

Trái tim anh lúc này thật sự xúc động và hồi hộp... Anh gõ lên cửa nhàAdolf, không có tiếng trả lời, anh lại gõ mạnh hơn...

Người đưa thư gần đó nhìn anh và nói: "Không có ai sống ở đó đâu"

"Vâng", anh trả lời như không biết, vì anh nghĩ, Adolf là người sống cô độc,ít giao tiếp nên không ai biết ông, giống như cách ông nói chuyện trongđiện thoại vậy.

"Anh là họ hàng hay là gì của ông ấy?"

"Không, chỉ là một người bạn"

"Tôi rất tiếc, " anh ta nói nhỏ, "nhưng ông Meth đã mất ngày hôm kia rồi."

Chết? Adolf? Trong phút chốc, tôi chết lặng. Tôi đứng đó... sốc và không tinvào những gì mình nghe. Sau đó, tôi trấn tĩnh lại một chút, cám ơn ngườiđưa thư và quay bước trong ánh mặt trời xế trưa. Tôi bước về phía xe, mắtmờ đi...

Ði một đoạn, suy ngẫm, anh chợt cảm thấy thấm thía tình cảm bạn bè.Cuộc sống có những giây phút làm cho ta bừng tỉnh, cảm nhận đượcnhững tình cảm quý báu mà bấy lâu ta dường như lãng quên....

Lần đầu tiên, anh thật sự cảm thấy rất thân thuộc, gần gũi với Adolf...

Page 5: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Lần đầu tiên, anh thật sự cảm thấy rất thân thuộc, gần gũi với Adolf...

Từ từ, tôi cảm thấy luồng hơi nóng dâng lên trong tôi. Tôi nghe lại giọng nóiAdolf vang lên, "Nhầm số!", tôi nghe tiếng ông hỏi tôi tại sao tôi muốn gọiông lại lần nữa...

"Bởi vì ông rất quan trọng, Adolf", tôi đứng đó và nói lớn vào khoảng không."Bởi vì tôi là bạn ông."

Tôi đặt món quà sinh nhật chưa được mở phía ghế sau xe. Mở máy, tôiquay sang nhìn phía bên vai và nói thầm, "Adolf, con không gọi nhầm sốđâu, con đã tìm thấy cha."

Như cánh chim bay

Nếu bạn không mơ mộng và lên kế hoạch thực hiện giấc mơ, bạn sẽchẳng bao giờ đạt được.

Bàn tay túa mồ hôi, ly nước lạnh đã làm dịu cơn khát nhưng không làmgiảm được sự căng thẳng vốn có trong không khí ngày thi đấu hôm nay tạigiải Olympic Trẻ Toàn Quốc. Sào đang ở mức 17feet, cao hơn thành tíchtốt nhất của anh 3 inch. Michael Stone đang đương đầu với một ngày giannan nhất trong sự nghiệp nhảy sào của mình. Nhưng đây cũng chính làngày Michael Stone thực hiện giấc mơ mình tìm kiếm bấy lâu nay...

Michael còn nhớ, ngày bé anh toàn mơ được bay. Mẹ Michael kể bao nhiêulà chuyện về bay lượn khi anh lớn dần. Những câu chuyện kể về một vùngđất được nhìn từ trên cao, đầy màu sắc và niềm đam mê. Nhưng cũng cómột giấc mơ luôn lặp lại, Michael thấy mình đang chạy trên đường làng,cảm nhận được các viên đá dưới chân, chạy xuống dải lúa mì vàng óng,anh vượt lên chuyến xe lửa đang băng qua cánh đồng đầy gió. Hít một hơithật sâu, Michael bay bổng lên khỏi mặt đất, tung cánh lên như chim đạibàng.

Cha anh, thì ngược lại, không phải là người mơ mộng. Bert Stone là ngườirất thực tế. Khẩu hiệu của ông là: Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao

Page 6: [Sách] Nghệ thuật sống 5

rất thực tế. Khẩu hiệu của ông là: Nếu mình mơ ước điều gì thì phải laođộng để đạt được điều ấy! Và từ năm 14 tuổI, Michael đã nỗ lực luyện tậpmôn nhảy sào vì theo cậu đây là cách tốt nhất để thực hiện ước mơ bay.

Michael đang là một trong hai đấu thủ cuối cùng ở vòng chung kết cuộc thinhảy sào tạI Olympic Trẻ Toàn Quốc. Anh vượt qua mức sào 17 feet 2 inchvà 17 feet 4 inch, và giờ là lượt nhảy đợt cuối. Nếu thất bại, anh sẽ chỉ xếpthứ hai. Không có gì phải xấu hổ nhưng Michael không cho phép mình nghĩđến việc không chiếm vị trí cao nhất.

Lăn một vòng rồi thực hiện động tác xuất phát, anh biết mình đang đi trênđường chạy quan trọng nhất trong cuộc đời. Lần này dường như đườngchạy hơi khác. Anh thoáng giật mình và rồi có cảm giác như đang chạmvào đống cỏ khô ẩm ướt. Mức sào đã được nâng cao hơn 1inch. Chỉ 1 inchcao hơn kỷ lục quốc gia. Quá căng. Michael bắt đầu thấy hồi hộp, chính xáclà sợ hãi. Và rồi từ đâu đó, từ sâu thẳm trong tâm hồn, anh mường tượngthấy mẹ trong giờ khắc này. Rất đơn giản. Ngày trước mẹ luôn dặn khi cảmthấy căng thẳng, lo lắng, hoặc khiếp sợ thì hãy hít thật sau vào.

Anh đã làm như thế, vừa thả lỏng, vừa nhẹ nhàng gác sào lên chân mình,bắt đầu. Im lặng đến ngạt thở. Khi nghe tiếng hót xa xăm của những chúchim cổ đỏ bay lượn trên cao, anh biết đã đến lúc mình bay.

Lúc bắt đầu chạy nước rút, anh cảm thấy như mình trở về những gì rấtquen thuộc. Mặt đất dưới chân giống con đường làng, những viên đánhững mảng bụi và dải đồng lúa mì vàng óng. Anh hít một hơi thật sâu, vàbắt đầu bay, bay lên mà không cần gắng sức, bay lên như anh đã từng mơtrong giấc mơ ngày bé. Chỉ có điều anh biết lần này không phải là mơ. Đâylà thật. Michael bay vút lên dũng mãnh như một chú đại bàng.

Anh biết cha mẹ cũng đang mỉm cười, có khi phá ra cười. Anh đâu biếtrằng cha anh đang ôm chầm lấy mẹ anh mà khóc. Phải. Cái ông BertStone vẫn bảo: “Nếu mình mơ ước điều gì thì phải lao động để đạt đượcđiều ấy!” đang khóc rinh rích với những giọt nước mắt tuyệt vời: những giọtnước mắt tự hào. Michael vượt qua mức 17 feet 6.5 inch - đạt kỷ lụcOlympic Trẻ quốc gia và thế giới.

Page 7: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Giờ đây, không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới đều biết tới anh, cảm phục anhvà nhiều người xem anh là thần tượng, là tấm gương để noi theo.Tại saovậy?

Chắc chắn không phải vì anh là người vừa lập kỷ lục thế giới, cũng khôngphải anh là người tăng mức sào lên 9.5inch. Đơn giản lắm, anh là mộtngười mù.

Đừng...

Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạnđang bị bỏ rơi.

Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin là mình có thể làmđược và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.

Đừng lấy của cải vật chất đo lường thành công hay thất bại. Chính tâm hồncủa mỗi con người mới xác định được mức độ “giàu có” trong cuộc sốngcủa mình.

Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượtqua.

Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúpđỡ, ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

Đừng chạy chốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất củabạn.

Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

Đừng bao giờ cho là bạn đã thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ củabạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộrồi.

Page 8: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnhphúc cho người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chínhbạn.

Đừng quên tìm cho mình một người bạn thật sự, bởi bạn bè chính là điềucần thiết trong suốt cuộc đời.

Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nayvới tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạnnhư tấm gương của chúng.

Một việc nhỏ

Môt gia đình gồm 2 vợ chồng và 4 đứa con nhỏ. Dịp hè, cùng đi nghỉ mát ởmột bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bốmẹ chúng thuê một cái lều và ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vuiđùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt.

Thế rồi chợt trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn, ăn mặc xuyềnh xoàng, trên taycầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốclên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà càng khó coi. Bà cụ lẩmbẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt nhữngthứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.

Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặnchúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói tocho bà ta nghe thấy để bà ta đi chỗ khác kiếm ăn.

Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấybà từ từ tiến về phía họ. Thế rồi cụ bà dừng lại, nhìn mấy đứa trẻ dễ thươngđang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lẳng lặng làm công việc khó hiểu của mình. Còncả gia đình kia thì chẳng còn hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quánnước phía trên bãi biển.

Page 9: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàngtrong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là aivà họ... sững sờ : Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháungoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bịnhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết khônglâu vì bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽđi dọc bãi biển, tìm những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc.Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: "Ồ tôi chỉ làm một việcnhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không baogiờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi !".

Nghe xong câu chuyện người chồng vội vã chạy xuống bãi biển mong cóthể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rấtxa rồi. Bóng bà chỉ còn là một cái chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khichiều đang xuống.

Món quà giáng sinhO'Henry

Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thậtít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữaăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm.Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm lẫn, chỉ cómột đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.

Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ởđó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.

Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, JamesDillingham Young, ở thành phố NEW YORK.

Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James DillinghamYoung may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một

Page 10: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là mộtcông việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hếtlương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưngvận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ômJim, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.

Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trênbức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.

Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua choJim, Jim của cô, một món quà. Cô muốn mua một món quà thật sự có ýnghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.

Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt côsáng lên.

Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giánhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đâythuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh. Thứ còn lại làmái tóc của Della. Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, khôngkhác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộntóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.

Della bước chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lạitrước bảng hiệu "Madame Eloise". Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà tachẳng có một chút vẻ "Eloise" nào cả.

Della cất tiếng hỏi: "Bà mua tóc tôi không?"

- "Tôi chuyên mua tóc mà", bà ta đáp và bảo : "Hãy bỏ nón ra cho tôi xemtóc của cô đi".

Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.

- "Hai mươi đồng" - bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.

Page 11: [Sách] Nghệ thuật sống 5

- "Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi" - Della nói.

Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong cáccửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Ðólà môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mìnhnhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biếtrằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.

Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xucòn lại.

Ðến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩthầm :"Mình có thể làm gì với nó đây?". Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóngchuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa.Tóc của cô bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. "Chúa ơi, mìnhtrông như một con bé nữ sinh ấy!". Cô tự nhủ: "Jim sẽ nói gì khi thấy mìnhnhư thế này?"

Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọngrằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.

Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áokhoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anhđang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anhđứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: "Ðừngnhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà.Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói "Giáng sinh vui vẻ",em có một món quà rất hay cho anh này!"

- Em đã cắt mất tóc rồi à? - Jim hỏi.

- Ðúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư?Em vẫn là em mà! - Della nói.

Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: "Em nói là em đã bán tócà?"

Page 12: [Sách] Nghệ thuật sống 5

à?"

- Ðúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa,Jim?

Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn.Anh nói: "Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái nàyra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy".

Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó nhữnggiọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, nhữngchiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khitrông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹpvà rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủdài để kẹp nữa!

Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc: "Tóc em sẽ chóng dài rathôi Jim", nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim vàchạy đi lấy.

- Ðẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thíchthú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em,Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.

Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầumỉm cuời nói: "Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thìchúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em ạ".

Một cử chỉ đẹp

Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay một trạm thu phí giao thôngtrên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xehơi ngay sau mình. Bà chợt nảy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưara cho người bán vé một tờ 50 USD và bảo: "Tôi mua một vé cho tôi, và cònlại tôi mua thêm năm vé nữa cho năm chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin

Page 13: [Sách] Nghệ thuật sống 5

lại tôi mua thêm năm vé nữa cho năm chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xinbiếu hết cho ông!"

Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì sửng sốt, bà Foreman quaykính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cùng sự ngạcnhiên đầy thú vị ấy nơi năm người lái xe theo sau mà bà không hề quenbiết. Bà không cần những lời cảm ơn, chỉ là một "cử chỉ đẹp" nho nhỏ thôimà, có đáng gì đâu!

Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lạichuyện sáng nay trên đường. Ông chồng để ý thấy làm lạ, đến bữa ăn trưa,ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông chồng cũng cảmthấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy...

Buổi chiều đến trường dạy môn giáo dục công dân, ông Foreman quyếtđịnh làm một "cử chỉ đẹp" bằng cách dùng chính câu chuyện về cử chỉ đẹpcủa bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặngđi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo:"Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những câu chuyện bình thườngnho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm đượcít nhất một "cử chỉ đẹp" tương tự các em nhé!"

Ở lớp hôm ấy, có cô bé Mary vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh,lì lợm, cũng như một đứa bé lười biếng trong gia đình. Cô về nhà trong tâmtrạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một "cử chỉ đẹp"với cha mẹ. Cô lặng lẽ thu dọn, lau chùi, quét tước, nấu nướng và giặt giũxong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng và cha cô ở tòa báo trở về. Sậptối, hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự thay đổi kỳ lạ nơicô con gái đang tuổi dậy thì! Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về "cử chỉđẹp" cô đã nghe thầy giáo Foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ mọichuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một cử chỉ đẹp duy nhấtcô sẽ cố gắng thực hiện.

Sau buổi cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông Alfonse, cha của Mary, vốn làphóng viên của một tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làmviệc. Ông quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện "cử chỉđẹp"... Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khi

Page 14: [Sách] Nghệ thuật sống 5

đẹp"... Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khiđọc được bài báo. Người ta bảo nhau ít nhất mỗi ngày hãy nhớ làm một"cử chỉ đẹp" nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống...

Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng ngày chủ nhật kế đó. Một diễn giảchọn câu chuyện làm chủ đề chính cho một buổi mạn đàm ở hội trườnglớn của thị trấn. Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một câu chuyện cổ tíchđể ru nó vào giấc ngủ ngon. Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thỏathuận từ nay sẽ dành cho nhau những cử chỉ đẹp thay vì những trò giận dỗivô bổ. Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt những bã kẹo chewinggum bừa bãi. Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũngnước trên đường lên khách bộ hành. Trong nhà giam, viên cai ngục bẳntính quyết định sẽ có những cử chỉ đẹp đối với các tù nhân. Người đi muahàng ở tiệm tạp hoá nói một lời cảm ơn lịch sự, còn cô bán hàng thườnghay cau có thì đã biết mìm một nụ cười khả ái để đáp lại. Một cầu thủ bóngđá vốn nổi tiếng là chơi xấu, giờ đây trong trận đấu cuối tuần đã chạy lại đỡmột cầu thủ đội bạn bị ngã với một lời xin lỗi...

Một cử chỉ đẹp, vâng, một cử chỉ đẹp nho nhỏ mỗi ngày thôi cũng đủ đểlàm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà, và niềm vui bởi sự quan tâm đếnnhau trong yêu thương được nhen nhúm, rồi bừng cháy, lan tỏa đến tất cảmọi người.

Về nhà

Trong khi đợi bạn tôi ở sân bay, tôi đã chứng kiến những khoảnh khắcđáng quí nhất đời mình. Và chuyện đó xảy ra chỉ cách nhà tôi khoảng nửamét. Tôi thấy một người đàn ông xách 2 chiếc túi nhỏ. Anh ta dừng lại ngaycạnh tôi, nói người nhà anh đang chờ.

Đầu tiên anh ta cúi xuống đứa con trai nhỏ nhất chỉ khoảng 5 hay 6 tuổi,hôn nó thật thắm thiết. Hai cha con ôm chặt lấy nhau trông thật tình cảm.Rồi người cha lùi lại một bước, nhìn vào mắt cậu bé và nói: "Gặp lại conthật vui quá, bố nhớ con lắm!". Cậu bé bẽn lẽn cười, cúi xuống và nói: "Concũng thế ạ!".

Page 15: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Người đàn ông đứng thẳng dậy nhìn câu bé lớn hơn và nói: "Con đã thựcsự trưởng thành rồi đấy chàng trai nhỏ, cha yêu con lắm!". Rồi anh ôm cậubé thật lâu, còn khẽ cọ râu vào má nó nữa. Một bé gái, nhắm chỉ khoảng 1tuổi nắm tay mẹ đứng gần đó, cứ nhìn theo cha vẻ rất hào hứng. Ngườiđàn ông bế cô bé lên và nói: "Chào bé yêu của bố!", rồi áp chặt cô bé vàongực mình rất lâu. Rồi người đàn ông nói tiếp: "Bao giờ cũng phải để dànhđiều quan trọng nhất cho người cuối cùng!", nói xong anh choàng tay ômhôn vợ mình thật chặt. Họ cầm tay nhau cười thật hạnh phúc.

Lúc đầu tôi ngỡ rằng đây là cặp vợ chồng mới cưới, nhưng không thể bởicậu con trai lớn đã hơn 10 tuổi rồi. Đột nhiên tôi như bị "say" trước tình yêucủa một gia đình, và tôi thấy giọng mình cất lên không hề chủ ý:

- Xin chào, anh chị cưới nhau bao lâu rồi?

- Chúng tôi quen nhau 14 năm và đã cưới nhau 12 năm nay - Người đànông trả lời, vẫn nắm chặt tay vợ.

- Vậy anh xa nhà bao lâu rồi?- Tôi hỏi tiếp.

Anh ta cười, lắc đầu vẻ hối lỗi:

- Đã 2 ngày chẵn rồi đấy.

Hai ngày? Tôi thật sửng sốt! Nhìn họ mừng rỡ thế nào khi gặp nhau, tôi đãnghĩ họ phải xa nhau nhiều tuần liền, nếu không nói là nhiều tháng haynhiều năm. Tuy nhiên để tỏ sự trân trọng, tôi kết thúc câu chuyện:

- Hy vọng mai sau kia khi kết hôn, tôi cũng được như anh chị!

Người đàn ông nhìn vào mặt tôi với tia nhìn quả quyết nhất:

- Đừng hi vọng. Hãy tự mình quyết định!

Rồi anh mỉm cười:

Page 16: [Sách] Nghệ thuật sống 5

-Chúc may mắn!

Sau đó gia đình anh cùng hướng ra cửa sân bay. Tôi nhìn theo đến khi họđi khuất, đúng lúc đó bạn tôi hỏi:

- Cậu đang nhìn gì thế?

Tôi cười:

- Tương lai!

Cuộc vận động của SusieThomas R. Overton

Làm bố mẹ, chúng ta thường học được nhiều điều nơi con cái cũng nhưchúng học được từ chúng ta. Bọn trẻ gợi cho ta nghĩ về cái thời hoa mộngđầy ắp những ý tưởng và hy vọng, cái thời mà những cay đắng của cuộcđời chưa dạy cho chúng ta biết nghi ngờ chính mình mỗi khi gặp phải khókhăn và trở ngại.

Con gái Susie của tôi đang học lớp 5 khi con bé học được bài học đầu đờivề cuộc sống, cái chết và lòng trắc ẩn. Jeff, cậu bạn học của nó, bị chứngbệnh bạchcầu. Cậu bé rất yếu và rụng cả tóc, phải thường xuyên nghỉ học. Trong khimột số bạn bè tránh xa, chế giễu hoặc nhạo báng Jeff, Susie lại quan tâmchăm sóc thằng bé và hai đứa trở thành đôi bạn thân thiết.

Trong suốt thời kỳ căn bệnh của Jeff thuyên giảm, Susie và Jeff thường ởbên nhau, chơi đùa, học chung và chuyện trò. Chúng tham gia cả nhữngcuộc chạy đua tiếp sức của lớp 5K. Hai đứa chúng chẳng chịu rời nhaubao giờ.

Vì thế, quả là một cú sốc khủng khiếp đối với con bé Susie nhà tôi khichứng kiến bệnh bạch cầu bộc phát và quật ngã người bạn thân thiết nhấtcủa nó. Đó cũng là lúc cô con gái phi thường của tôi thể hiện hết khả năng

Page 17: [Sách] Nghệ thuật sống 5

của nó. Đó cũng là lúc cô con gái phi thường của tôi thể hiện hết khả năngsáng tạo và sức mạnh ý chí của nó. Điều ấy đã dạy cho chúng tôi biết thếnào là quyền năng của lòng tin.

Susie muốn làm một điều gì đó gợi cho mọi người nhớ về Jeff. Vì lúc cònkhỏe mạnh Jeff rất yêu thích môn chạy đua, Susie nảy ra ý định tổ chức mộtcuộc chạy đua tưởng niệm Jeff Castro nhân danh hiệp hội những người bịbệnh bạch cầu. Khi Susie bày tỏ với chúng tôi ý nghĩ này, chúng tôi rất tựhào và xúc động nhưng cũng rất e dè. Chúng tôi biết Susie không có mộtchút khái niệm gì về tầm quan trọng của một công việc như thế, con bécũng chẳng có kinh nghiệm hay hiểu biết gì để tổ chức chương trình ấy.Thực ra, chúng tôi cũng không biết làm cách nào để vận động một quĩ hỗtrợ. Vì vậy, chúng tôi chỉ biết lắng nghe rồi gác câu chuyện sang một bên.Chúng tôi thực sự không ngờ rằng Susie vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện ýđịnh của mình cho đến khi tìm được người có khả năng giúp đỡ nó.

Không nói trước cho chúng tôi biết, Susie tìm đến các thầy cô. Cũng nhưchúng tôi, họ đã khen ngợi ý tưởng của con bé và cố gắng giải thích choSusie rõ vì sao khó lòng thực hiện ý tưởng như thế. Bên cạnh thời gian vàcông sức phải bỏ ra, các thầy cô đã giảng giải với con bé Susie nhà tôi,conbé cần phải liên hệ và thuyết phục được những người thích hợp cũng nhưphải vận động cho được một số tiền tài trợ rất lớn. Họ đề nghị với Susiemột số chương trình đơn giản hơn.

Susie chỉ lắng nghe, không nói gì và tiếp tục làm theo cách riêng của mình.

Bạn có thể hình dung được nỗi kinh ngạc của gia đình chúng tôi, khi màchỉ độ hai tuần sau chúng tôi bắt đầu nhận được những cú điện thoại ởnhà từ Pepsi – Cola, Coors và nhiều công ty tiếng tăm khác hỏi tìm gặpSusie. Con bé đã liên hệ với các công ty này để xin tài trợ một cuộc đua, vàhọ muốn được biết thêm chitiết về chương trình tổ chức của cuộc đua ấy. Từ thời điểm đó, chúng tôihiểu rằng cô con gái của mình quyết tâm thực hiện ước mơ của nó vàchúng tôi khôngthể nào làm ngơ được – một cuộc chạy đua sẽ phải được tổ chức và chúngtôi sẽ tích cực hỗ trợ con mình.

Page 18: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Sau nhiều tháng trời hoạch định, phối hợp và vận động gây quĩ, cuộc chạyđua Jeff Castro của hiệp hội những bệnh nhân bệnh bạch cầu đã được tổchức. Liệu chương trình ấy có thành công không? Bạn hãy thử đặt cược đi!Chúng tôi đã vận động được hơn 20.000 đô-la, phân nữa số tiền này đượcdùng để thanh toán các chi phí tổ chức, và một chi phiếu 10.000 đô-lađược hân hạnh trao cho hiệp hội các bệnh nhân bệnh bạch cầu. Tất cảđược bắt đầu từ một khát vọng được thể hiện tình thương của một bé gáidành cho đứa bạn trai, một khát vọng đã đựoc nung nấu bằng ý chí và lậptrường kiên định mà không ai có thể lay chuyển được.

Bàn tay nguyện cầu

Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một giađình rất đông con. 18 đứa! Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũtrẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn – đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếngmỗi ngày và chẳng từ một bất kỳ công việc gì mà người trong làng thuêông.

Mặc dù sống trong cảnh cùng quẫn, hai người con lớn Albrecht và Albertvẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệthuật, nhưng thật đáng buồn vì người cha sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ tiềnđể gửi họ đến học viện ở Nuremberg. Sau nhiều đêm dài cùng bàn bạctrên chiếc giường chật chội, hai anh em nghĩ ra được một cách: họ sẽ gieođồng xu, người thua sẽ xuống làm việc trong hầm mỏ gần nhà kiếm tiềnnuôi người kia suốt thời gian ở học viện, và sau 4 năm người được họctrước sẽ phải lo tiền học cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh,hay nếu cần là tiền lương của công nhân hầm mỏ.

Họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht thắng và lên đường đến Nuremberg.Albert bắt đầu chuỗi ngày làm việc vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ và suốtbốn năm đều đặn gửi cho anh khoản tiền lương ít ỏi. Tại học viện, tranhcủa Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc, gỗchạm, sơn dầu của anh vượt xa các giáo sư lâu năm. Đến lúc tốt nghiệp,Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền lớn nhờ bán tranh.

Page 19: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Albrecht đã có thể kiếm được những món tiền lớn nhờ bán tranh.

Khi Albrecht trở về làng, gia đình Durer tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừngsự thành công của chàng họa sĩ trẻ. Sau bữa ăn dài thịnh soạn đầy tiếngcười và tiếng nhạc, Albrecht đứng lên nâng cốc về phía người em trai ởcuối bàn bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để anhvun đắp cho hoài bão nghệ thuật: “Và bây giờ, Albert, em trai yêu quý củaanh – Albrecht trìu mến nói – đã đến lúc em biến ước mơ của mình thànhhiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em”.

Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi góc phòng. Albert ngồi đó,nước mắt ràn rụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, chỉ có thể nghẹn ngào:“Không… không… không…”.

Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anhyêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói:

- Ôi không anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg đượcnữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em.Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải emlại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anhthì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế trên khung vải trắng.Anh ơi, đã quá muộn rồi…

Lịch sử đã lùi vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm củaAlbrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới,nhưng điều lạ lùng là phần lớn người ta biết đến tranh ông, thậm chí treotrong nhà bản sao của chỉ một tác phẩm duy nhất.

Người ta kể lại rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cảcủa người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàntay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướnglên trời. Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là “Hands”, nhưng cả thếgiới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quàtình yêu ấy là “The praying hands”. Nếu có dịp bạn được thấy bản sao củatác phẩm xúc động này, hãy dành ít phút lắng hồn mình để tự nhủ rằng: tácphẩm nghệ thuật ấy được kết tinh từ bàn tay không phải chỉ của một người

Page 20: [Sách] Nghệ thuật sống 5

phẩm nghệ thuật ấy được kết tinh từ bàn tay không phải chỉ của một ngườihọa sĩ.

Bốn người vợ của nhà vua

Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua giàu có trị vì một vương quốc hùng mạnh.Ông có đến bốn người vợ, bà hoàng nào cũng xinh đẹp. Nhà vua yêungười vợ thứ tư nhất và luôn chiều theo mọi sở thích của bà, không baogiờ từ chối. Kế đến là người vợ thứ ba, nhà vua lúc nào cũng sợ mất bà, điđâu cũng luôn muốn đưa bà đi theo. Bà vợ thứ hai là chỗ dựa tinh thần củanhà vua, bà rất tử tế, dịu dàng và kiên nhẫn. Mỗi khi nhà vua gặp chuyệnkhó khăn, ông thường tâm sự với bà và thường nhận được những lờikhuyên quý giá.

Người vợ thứ nhất của vua là người trung thành nhất, giúp vua trị vì và làmcho đất nước ngày càng giàu có nhưng nhà vua lại không dành nhiều tìnhcảm cho bà. Nhà vua luôn nghĩ rằng bà có thể tự chăm sóc lấy mình nên ítkhi để ý đến bà.

Không may, một ngày nọ vua lâm bệnh và biết rằng mình không còn sốngđược bao lâu nữa. Ông nghĩ: "Ta có đến bốn người vợ, nhưng khi ra đi, erằng lại hoàn toàn cô đơn!".

Nghĩ vậy, nhà vua gọi người vợ thứ tư đến bên cạnh và nói: "Ta yêu thươngnàng nhất, luôn dành mọi thứ tốt đẹp cho nàng. Giờ đây ta sắp chết, nàngcó theo ta để ta không cô đơn không?". Nhà vua nhận được câu trả lời: "Bệhạ rất tốt với thiếp, nhưng yêu cầu đó quá khó, thiếp không thể làm được!".Nhà vua lặng đi một lúc rồi cho gọi người vợ thứ ba, bà trả lời: "Không,thưa đức vua, cuộc sống còn đẹp lắm, sẽ có một vị vua khác đến để tiếptục che chở và chiều chuộng thiếp!". Trái tim vị vua cảm thấy lạnh buốt vìbuồn bã và thất vọng. Ngài lại gọi người vợ thứ hai: "Ta luôn được nànggiúp đỡ và khuyên giải, nàng sẽ theo ta chứ?" - Nhà vua hỏi. "Lần này thiếpkhông thể giúp được gì hơn, thưa đức vua" - người vợ thứ hai đáp - "Nhưngthiếp hứa sẽ chăm sóc bệ hạ đến những giây cuối cùng, rồi sẽ đưa bệ hạđến nơi yên nghỉ và sẽ luôn nhớ đến bệ hạ!". Nhà vua hoàn toàn tuyệtvọng.

Page 21: [Sách] Nghệ thuật sống 5

vọng.

Nhà vua không hề nhớ ra người vợ thứ nhất, cho đến khi ngài nghe thấymột giọng nói cất lên bên cạnh: "Thiếp sẽ theo ngài đến bất cứ nơi đâungài đi tới, dù đó là cõi chết". Đó chính là người vợ thứ nhất của ông. Trôngbà mệt mỏi và gầy yếu. Buồn bã và nuối tiếc vô hạn vì cách đối xử củamình, nhà vua thốt lên: "Lẽ ra ta đã phải chăm sóc và thương yêu nàngnhiều hơn mới phải!".

Bạn vừa được đọc một câu chuyện cổ tích, trong đó có vua và các bàhoàng. Chúng ta không sống trong thế giới cổ tích, nhưng bạn biết không,nếu coi mỗi chúng ta cũng giống như nhà vua đó, thì bạn hãy để ý xem,mỗi chúng ta cũng có đến bốn “người vợ” đấy.

“Người vợ” thứ tư của chúng ta là cơ thể. Hầu như ai cũng lo lắng, chămsóc đến bản thân, đến cơ thể mình nhiều nhất, làm sao để trông thật đẹpđẽ. Nhưng khi chúng ta ra đi, cơ thể ấy cũng tan biến, không để lại gì trênđời.

“Người vợ” thứ ba có tên là “địa vị và của cải” – đây chính là những thứ dễmất nhất, vì dù sao chúng cũng chỉ là vật chất. Khi chúng ta không cònsống, “địc vị” không còn và “của cải” sẽ thuộc về người khác.

“Người vợ” thứ hai là gia đình và bè bạn. Họ luôn quan tâm và giúp đỡ,luôn an ủi và khuyên giải, nhưng họ chỉ có thể chăm sóc ta đến những phútcuối cùng và nhớ thương ta.

“Người vợ” thứ nhất chính là TÂM HỒN. Không phải ai cũng nhớ đến nó khisống trong một thế giới mọi người đều phải chạy đua với của cải, địa vị đểthỏa mãn cho cái “tôi” của mình. Thế nhưng TÂM HỒN là điều duy nhấtluôn đi cùng với chúng ta đến bất cứ nơi nào chúng ta đến, và chính là thứđể mọi người nhớ mãi đến ta dù ta có ở nơi nào.

Theo Hoa Học Trò

Bơi

Page 22: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Có hai chú ếch bị rơi vào một bát kem tươi rất lớn và rất sâu. Một trong haichú ếch là kẻ lạc quan, còn chú ếch kia thì ngược lại.

- Chúng ta chết đuối mất - Chú ếch bi quan rên rỉ, rồi kêu lên tuyệt vọng -Vĩnh biệt.

Chú buông xuôi và chìm dần xuống.

Chú ếch còn lại nói kiên định: "Mình không thể nhảy ra nhưng mình cũngsẽ không bỏ cuộc. Mình sẽ bơi đến khi nào kiệt sức, rồi mình chết cũng hàilòng."

Một cách can đảm, chú ếch bắt đầu bơi để thực hiện dự định của mình.Chú ếch càng bơi, chân càng quạt mạnh thì kem tươi càng bị khuấy nênđọng lại thành bơ. Cuối cùng, chú ếch nằm ngay trên mặt bơ. Chú dễ dàngnhảy ra.

Nếu bạn không nhảy ra được, hãy tiếp tục bơi!

Những cánh thiệp ngả màu

Buổi chiều cuối năm, mọi người trong cơ quan đã ra về từ sớm. Phòngbên cạnh ông giám đốc vẫn loay hoay, cặm cụi bên đống giấy tờ. Trước khivề tôi ghé qua chào và định nói điều gì đó với sếp trong cái khoảnh khắclãng đãng của buổi chiều rất bâng khuâng này...

Bên bàn giấy nét mặt ông hân hoan lạ thường. "Công việc còn nhiều quáhả chú?" - tôi hỏi. "Này này lại đây xem với tôi" - giọng ông bỗng vồn vã.Trên mặt bàn bày ngay ngắn nhiều cánh thiệp mừng xuân, có cái còn mới,có cái ố vàng. Có những mảnh giấy nhỏ với nét chữ học trò dễ thương vàkhông thiếu những cánh thiệp mừng sinh nhật với lời lẽ hết sức chânthành: "Bạn đã 18 tuổi, đẹp trai nhưng còn yếu môn hóa, chúc bạn khắcphục được điểm yếu này...". Có cánh thiệp ghi: "Dũng tuyệt lắm, nhưngđừng hay bứt tóc nữa. Nếu không... hói đầu đấy...". Mân mê một cánh thiệp

Page 23: [Sách] Nghệ thuật sống 5

đừng hay bứt tóc nữa. Nếu không... hói đầu đấy...". Mân mê một cánh thiệpđã ngả màu, giọng ông chùng xuống: "Lúc trong lòng trống vắng thì tôisống với những tình cảm này, họ là những người bạn tuyệt vời. Thời sinhviên tôi đã trưởng thành từ những tình bạn như thế...". Gói xấp thiệp lại cẩnthận, cất vào ngăn tủ, ông giám đốc cùng tôi ra về. Ra đến cổng tôi nói đùa:"Hóa ra sếp là người hoài cổ". Mỉm cười ông nói: "Tình cảm của con ngườicó bao giờ cổ đâu chú em..."

Chiều cuối năm hoen vàng màu nắng, những gánh hàng hoa dội chợ bàycả ra đường. Vài gốc mai già xếp ngay hàng trên xe ba bánh đã lấm tấmnở vàng. Chợt nghĩ cuộc sống đã thay đổi nhiều quá, mọi cái đều hối hả,bất chợt... Ðời sống tất bật lo toan làm cho người ta quên rằng mọi thứ rồisẽ qua đi; điều còn đọng lại ở mỗi người là những gì chân thành nhất.Nhiều điều ta tưởng chừng vụn vặt lại có ý nghĩa quan trọng đối với ngườikhác biết dường nào...

Trong mỗi dịp có điều kiện bày tỏ tình cảm với nhau, đừng quên viết gì đóvề người bạn của mình bằng những lời chân thật và thân thương nhất.Chắc rằng nó thật sự có ý nghĩa, và rất có thể nó sẽ còn ở mãi bên ngườibạn của ta suốt cuộc đời...

Truyện này do bạn Dang Hoang (Email: danghoang@) gởi đến Xitrum.net

Một lời khenTiến sĩ Joel Bawilley - Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ

Cách đây đúng 40 năm, tôi còn nhớ như in khi gia đình tôi chuyển từ vùngnúi cao bang Chicago tới một khu phố nghèo ở New York để kiếm sống.New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứngkiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cốgắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa.

Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả họcsinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ độnglàm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi

Page 24: [Sách] Nghệ thuật sống 5

làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôinhững cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạttôi.Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhànghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏrơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôichẳng khó khăn gì.

Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy đượcphân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rấtnghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nêncó trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôicảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen.

Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kếtquả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầydừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thinày các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoannghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả cáclần thấy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền.

Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưathầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôiòa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vàolòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”.

Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôicũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinhxuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago.

Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôicũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôiluôn là người đứng đầu lớp. Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệluận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàngtrăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quênđược hình bóng thầy.

Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40

Page 25: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôikính yêu nhất đời. Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗngsống lại như mới. “Ồ, Joe - thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếuđuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm emchỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mìnhnhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượtqua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lạihôm ấy. Và thầy không lầm”.

Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao.

Bài học cho cuộc sống

Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhậnra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bàihọc, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con ngườimà bạn từng mơ ước. Có lẽ bạn sẽ không biết được những con người nàytừ đâu đến (bạn cùng phòng, người hàng xóm, vị giáo sư, người bạn mấtliên lạc từ lâu hay thậm chí là một người hoàn toàn xa lạ). Nhưng khi bạnthờ ơ với họ, hãy nhớ rằng trong từng khoảnh khắc họ sẽ ảnh hưởng rấtsâu sắc đến cuộc đời bạn.

Ban đầu sự việc xảy ra trông có vẻ kinh khủng, đau khổ và bất công, nhưngkhi lấy tấm gương của cuộc đời ra để đối chiếu, bạn sẽ hiểu được là nếukhông có những giây phút ấy để bạn vượt qua mọi khó khăn thì bạn khó cóthể thấy được tài năng, sức mạnh, ý chí và tấm lòng của bạn. Mọi việc đềudiễn ra có chủ đích mà không có gì gọi là tình cờ hay may rủi cả. Bệnh tật,tổn thương trong tình yêu, giây phút tuyệt vời nhất của cuộc sống bị đánhcắp hoặc mọi thứ ngu ngốc khác đã xảy đến với bạn, hãy nhớ rằng đó làbài học quý giá. Nếu không có nó cuộc đời này chỉ là một lối đi thẳng tắp,một con đường mà không hề có đích đến cũng như bạn sống từng ngàymà không hề ước mơ. Thật sự con đường đó rất an toàn và dễ chịu, nhưngsẽ rất nhàm chán và vô nghĩa.

Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành công

Page 26: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến đến cuộc đời bạn. Thành cônghay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bàihọc đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếucó ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn,hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nhĩa của sựchân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu cóai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện,không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu.

Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc những cáimà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với nhữngngười mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biếtyêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên,tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình: "Bạn là mộtcá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tinbạn thì ai sẽ làm điều ấy?"

Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy.Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chốinhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

Con bướm

Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm . Anh ta nhận thấy cái kénnày bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu,anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà khôngđược. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im nhưchịu thua. Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh talấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễdàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánhthì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm rakhông? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi.

Than ôi! Vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏbé không thể bay đi được.

Page 27: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anhkhông biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu đểvượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽđược luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếckén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.

Hy vọng

Trên bàn giữa căn phòng của một tòa nhà rộng lớn, nơi triển lãm các ditích của cuộc chiến tranh và hình ảnh các nạn nhân, có bốn cây nến đượcđốt lên. Khói và ánh sáng của chúng quyện lấy nhau. Bốn bề vắng vẻ tĩnhlặng.

Cây nến thứ nhất thở dài lên tiếng.

- Tên tôi là Hoà Bình. Ánh sáng của tôi được chiếu tỏa mọi nơi, nhưngchẳng có người nào thèm để ý tôi nữa. Họ không muốn nói với tôi, họkhông muốn tôi có mặt.

Rồi ngọn nến dần tàn và tắt lịm...

Cây nến thứ hai nói:

- Tên tôi là Niềm Tin, nhưng dường như tôi không còn hữu dụng nữa. Bởilẽ không còn bao lâu con người cũng chẳng tin vào nhau nữa. Vì thế,không có lý do gì để tôi còn sáng lên làm gì nữa.

Ðột nhiên một cơn gió mạnh thổi đến và ngọn nến cũng tắt lịm.

Với giọng buồn buồn, cây nến thứ ba cũng thì thầm:

- Tôi tên là Tình Yêu, và tôi chẳng còn hứng thú gì để bừng sáng cả, vìngười ta đã gạt tôi ra bên ngoài. Họ chỉ biết chính họ và không thèm để ýđến một ai khác để yêu thương và nâng đỡ.

Page 28: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Rồi một cơn gió ập vào và chẳng còn thấy ánh nến của nó đâu cả.

Chỉ còn trơ trọi một ngọn nến leo lét trong phòng. Một cậu bé đến cạnh câynến đang sắp tắt. Lắng nghe tiếng khóc cùng nỗi lo của nó, cậu bé an ủi:

- Ðừng lo! Ta sẽ giữ cho ánh sáng của ngươi khỏi tắt và ta sẽ đốt sángnhững ngọn nến đã tắt kia vì tên ta là Hy Vọng.

Rồi cậu bé lấy diêm thắp lại tất cả các ngọn nến.

Cuộc sống của chúng ta dường như đang chìm trong khói lửa chiến tranhvà bom đạn đang diễn ra ở một nơi trên thế giới trong những ngày qua.Phải chăng ngọn nến của Hòa Bình, của Niềm Tin, của Tình Yêu đã tắt lịmnơi tâm hồn con người?Xin đừng quá lo lắng vì chắc hẳn trên đời này còn biết bao người đang tiếptục công việc của cậu bé là thắp lên niềm Hy Vọng trên những ngọn lửacủa Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu. Vì thế, trên thế giới vẫn đang có biếtbao sứ giả đang mang niềm hi vọng cho nhân loại và cho thế giới hômnay.

Truyện do bạn Max_ep (Email: max_armani1987@) gởi đến Xitrum.net

An hưởng cuộc đời

Ngày xưa, có vị Hoàng Đế nọ muốn ban trọng ân cho một người cận thần.Nhà vua phán: "Ngươi có công lao rất lớn với ta. Kể từ cổng thành trở đi,ngươi phóng ngựa đi tới nơi nào ngươi dừng lại thì khoảng đất đó ta sẽban cho ngươi". Viên cận thần nhảy lên ngựa phóng đi, ra sức phóng ngựađể có được càng nhiều đất càng tốt. Người đó đi suốt ngày đêm, khi mệt vàđói cũng không dám ngừng nghỉ vì muốn có nhiều đất. Tới một ngày kia,sức khoẻ kiệt quệ vì đói và mệt, hắn lả đi gần chết ở trong rừng. Hắn lẩmbẩm: "Tại sao ta tham lam quá độ vậy, ta tận sức để có được nhiều đất đai.Bây giờ thì gần chết rồi ta chỉ mong có được một thước đất để được chôncất mà thôi!"

Page 29: [Sách] Nghệ thuật sống 5

o O o

Câu chuyện cổ kể trên cũng giống như cuộc đời của chúng tạ Hàng ngày,chúng ta gắng sức làm việc để mong có tiền tài, danh vọng và quyền thế.Chúng ta tận sức tới mức sao lãng sức khoẻ, đôi khi quên cả cuộc sốngvới gia đình, quên cả những cảnh đẹp thiên nhiên. Ngay cả trong nhữngbuổi họp bàn bè với danh nghĩa để giải trí, chúng ta vẫn có tư tưởng là sựgiao thiệp sẽ có lợi cho việc tạo thêm tiền tài, danh vọng hay thế lực.

Rồi một ngày kia nghĩ lại, chúng ta sẽ thấy những sự cố gắng đó vô nghĩalý. Than ôi! Lúc đó thì ta không thể quay ngược kim đồng hồ được nữa,chúng ta đã bỏ mất dịp hưởng an lạc của cuộc đời một cách chân chính.

Hãy sống tỉnh thức, để an hưởng cái đẹp của thiên nhiên, để tìm ra lẽ sốngcủa cuộc đời.

Cuộc đời rất mong manh, hãy an trú trong hiện tại.

Tay trong tay

Môt ngay he, tôi ngôi trên bai biên va ngắm nhin hai đứa tre đang chơi trêncát. Chúng say sưa xây môt lâu đai có đu công, tháp, hao va có ca kháchtham quan. Khi công trinh gân hoan thanh thi môt cơn sóng lớn âp đếnphá tan tất ca. Giơ thi chi con môt đống cát ướt ma thôi. Tôi tương bon trese khóc vi sóng đa phá tan nhưng gi chúng ky công xây dưng. Nhưngkhông! Chúng lai cung chay ra xa con nước, cươi gion, tay nắm tay va… xâydưng môt lâu đai mới.

Chúng đa day tôi môt bai hoc quan trong. Tất ca moi thứ trong cuôc sốngdu quý giá đến đâu thi cung không khác gi nhưng toa lâu đai trên cát. Chicó tinh yêu, tinh ban la vưng bên. Trước sau gi thi cơn sóng cung se đến vamang đi tất ca nhưng gi chúng ta cố công xây đắp. Nhưng bao giơ thinhưng cơn sóng se đến ? Không ai biết trước đươc ! Chi biết răng với

Page 30: [Sách] Nghệ thuật sống 5

nhưng cơn sóng se đến ? Không ai biết trước đươc ! Chi biết răng vớinhưng ai có đươc ban tay cua người khác đê nắm chăt, đê cung chia senhưng thanh công, thất bai thi mới có thê cươi vang va vươt qua moi khókhăn.

Truyện do bạn Hồng Phúc (Email: [email protected]) gởi đến Xitrum.net

Điều giản dịThẩm Hồng Thụy

Hơn 10 giờ đêm, anh mệt mỏi bước lên được căn hộ tầng 10 của mình.Chợt sững người, dưới ánh sáng vàng vọt ở hành lang, người bạn cũ thờiđại học đang ngồi nhẫn nại chờ đợi. Cuộc gặp sau gần chục năm xa đượcanh đón nhận bằng câu hỏi: "Lâu nay biến đi đâu thế, chắc nhân dịp gì mớighé?...". Bạn làm nghề đi đo đạc địa chính thay đổi địa điểm công việc nayđây mai kia, mà chỉ toàn ở ngoại thành thôi, chẳng mấy khi gặp bạn gặpbè. "Lâu quá không có tin tức gì về bạn bè, tao nhớ tụi bay, thế là bắt xe ômđi mấy chục cây số về đây, chờ đã hơn hai tiếng đồng hồ rồi".

Gợn lên trong anh một cảm giác có lỗi. Cái cảm giác của những kẻ sốngthu mình ở thành thị quá lâu, bị bao chặt bởi một kiểu sống theo quan hệmùa vụ, nhân dịp... Bạn bè, đồng nghiệp đến thăm nhau cứ "hẹn có dịprảnh...", để rồi chỉ sau vài chục phút lại gặp nhau trong quán nhậu rỉ rả, lạicười chào vờ như chẳng có lời hẹn đã qua. Thậm chí dạo anh mới đi làm,một đồng nghiệp còn khuyên rất chân thành: "Nếu các sếp không mời thìchớ tự tiện đến nhà thăm, kẻo không lại bị cho là dòm ngó hoặc là đến đểtâu hót, nịnh nọt...". Những định kiến cứ như vây bọc những con người thịthành...

Cái bắt tay của bạn bóp thật chặt dứt anh ra khỏi những suy nghĩ miên

Page 31: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Cái bắt tay của bạn bóp thật chặt dứt anh ra khỏi những suy nghĩ miênman. Thế là bạn đi... Anh ngồi bệt xuống chỗ bạn vừa đứng lên, lại miênman: Giá mà người ta luôn có thể đến thăm nhau với một lý do giản dị nhưthế, vì còn nhớ về nhau...

(Truyện do bạn Junma (Email: junma@vol) gởi đến Xitrum.net)

Ông ấy cần tôi

Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầutới bên giường bệnh của ông già. Cô nói: "Ông ơi! Con trai ông đã tới đâynày!" Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ranhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờngười thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.

Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, khôngrời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lạigần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, ngườithanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn.Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tayngười thanh niên.

Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùingùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô ytá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứngbên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanhniên, thì chàng này hỏi cô rằng: "Ông ấy là ai vậy? Tên là gì?". Cô y tá ngạcnhiên: "Tôi tưởng ông ta là cha anh?". Chàng thanh niên trả lời: "Không,ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thămngười bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây."

Cô y tá kêu lên: "Ồ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!"

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: "Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó

Page 32: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: "Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khóqua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tớiđược. Ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ôngta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!"

Thanh âm diệu kỳ

Ðó là câu chuyện của Jimmy Durante, một diễn viên hài được mời thamgia một buổi trình diễn phục vụ những cựu chiến binh trong thế chiến thứhai. Ông báo với ban tổ chức rằng lịch diễn của mình rất khít nên chỉ có thểtham gia diễn trong vài phút. Nhưng nếu họ cho phép, ông sẽ độc diễn mộtđoạn rồi đi ngay. Dĩ nhiên là ban tổ chức đồng ý.

Nhưng khi Jimmy lên sân khấu, điều thú vị đã xảy ra. Ðộc diễn xong ôngvẫn đứng lại, tiếng hoan hô càng lúc càng lớn hơn và ông cứ đứng đấy trênsân khấu. 15, 20 phút rồi cả nửa tiếng. Cuối cùng ông cũng cúi đầu chàolần cuối và rời sân khấu.

Tại hậu trường, một người hỏi ông :

- Tôi ngỡ là ông sẽ đi sau vài phút, chuyện gì thế ?

Jimmy trả lời :

- Ðúng là tôi phải đi nhưng tôi sẽ chỉ cho anh thấy tại sao tôi lại ở lại. Hãynhìn vào hàng ghế trước.

Ðó là 2 người đàn ông đều bị cụt mất một cánh tay. Một người mất cánh taymặt, người còn lại mất cánh tay trái. Cùng với nhau, họ mới có thể vỗ tayđược và họ làm điều đó một cách hết sức nhiệt tình.

Truyện do Troimua (Email: [email protected]) gởi đến Xitrum.net

Làm gương

Page 33: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Nauy, một chiều đông, tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông say rượuđang lảo đảo bước đi trên tuyết. Cậu con trai 14 tuổi của ông sau khi ngồichờ cha mình ngoài quán rượu cũng lẽo đẽo theo cha về nhà. Cậu đặt bànchân nhỏ bé của mình lên những dấu chân hằn sâu trên tuyết mà cha cậuđể lại. Những bước chân ngả nghiêng chao đảo. Bất chợt người đàn ôngquay lại, nhìn thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người sayrượu, ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè :

- Mày đi kiểu gì vậy ?

Cậu bé trả lời:

- Dạ con đi theo bước chân của cha!

Sự gương mẫu đối với trẻ em là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục.Chúng ta có thể huyên thuyên giảng giải trong hàng giờ đồng hồ songchúng chẳng nhớ bao nhiêu, thế nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ để lạinhững ấn tượng rất sâu đậm. Rồi đến một ngày, chúng ta nhìn thấy conem chúng ta nói những lời giống hệt như ta, giận dữ hệt ta, hống hách hệtta, lười biếng hệt ta … Và chúng sẽ trả lời với ta rằng :”Con đang bước theobước chân của ba mẹ!”.

Truyện do bạn đọc Dzán ép (Email: myo82@) gởi đến Xitrum.net

Sáng sớm ngày hôm sau

Ngư dân cuối cùng sống sót trong vụ bão đánh đắm tàu trôi dạt đến mộthoang đảo. Khi anh tỉnh lại, bốn bề là mênh mông biển nước, xung quanhlà những mảnh ván vỡ của tàu, còn ngư trường quen thuộc thì đã lùi xa rấtxa. Mệt mỏi hoảng loạn và tuyệt vọng, anh liên tục lẩm nhẩm cầu khẩn mộtphép màu kỳ lạ xảy ra, nhưng cảm thấy vô vọng.

Kiệt sức và chán nản vì chờ đợi, anh quyết định dựng lên một cái lều nhỏ

Page 34: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Kiệt sức và chán nản vì chờ đợi, anh quyết định dựng lên một cái lều nhỏlàm bằng những miếng vỏ tàu để chống lại thời tiết khắc nghiệt trên đảo vàchứa những tài sản cuối cùng mà anh còn giữ được.

Sang ngày thứ sáu của cuộc sống trên hoang đảo, sau chuyến lặn lội tìmkiếm thức ăn trên đảo, anh quay lại bờ biển với căn lều khi trời đã tối.Nhưng chưa kịp tới gần nó thì một tia sét giáng thẳng xuống làm căn lềubốc cháy dự dội, khói bốc ngùn ngụt. Suy nghĩ đầu tiên đến với anh là mìnhthật bất hạnh, đến một chỗ nương thân cũng chẳng còn và tất cả với anhcoi như đã hết.

Sáng sớm ngày hôm sau, chàng ngư phủ bất hạnh bị đánh thức bởi tiếngcòi của một chiếc tàu thủy đang tiến lại gần đảo. Nó đến để cứu anh.

- Làm sao các anh biết tôi đang ở đây?" - Anh hỏi vị thuyền trưởng sau khiđã yên vị trên tàu.

- Chúng tôi nhìn thấy tín hiệu cấp cứu, lửa cháy và khói bốc cao từ phíađảo. Ðó chẳng phải là tín hiệu kêu cứu của anh sao?

Con người thường dễ nản chí khi mọi việc trở nên tồi tệ, và hầu như quênmất rằng, mọi việc có thể hoàn toàn thay đổi vào "sáng sớm ngày hômsau... "

Truyện do bạn đọc Max (Email: [email protected]) gởi đến

Xitrum.net

Câu chuyện cho những ai đã là vợchồng

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắncủa anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vaianh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Page 35: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi vớinhững cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạonên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thươngtổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giốngnhư là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị,anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến nhữngkhoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chịcàng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chịmuốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nàonữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?.“Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” -chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ,và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếuthuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thấtvọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngaycả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hyvọng ở anh?

Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị :“Anh có thể làm gì đểthay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tínhcánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cáchsống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câuhỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định lydị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả haichúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết,anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trảlời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khinghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy mộtmảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa,trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

Page 36: [Sách] Nghệ thuật sống 5

trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

“Em yêu,Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giảithích những lý do mà anh không thể”.

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.

“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễsử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩnbị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Emthường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵnsàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường haybị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắtcủa mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gầnđến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoabụng cho em để em dịu cơn đau.Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ,vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quênđi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ nhưvậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh đểkhi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tócbạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để emthưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho embiết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươitắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu emhơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em,và chết…/.”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa nhữngdòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thìhãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổisáng của em, những món ăn mà em thích…”.

Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng,chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắcrằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông

Page 37: [Sách] Nghệ thuật sống 5

rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bônghoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôinổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhậnthức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảmgiác bình yên và buồn chán đó.

Những dấu chấm câu

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ nhữngcâu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơngiản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khekhẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Khônggì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sauđó là sụ thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa.Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trongnhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằngsau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệtkê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗicho tất cả, trừ chính mình.

Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi.Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nàocũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mấtcách tư duy.

Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp

Page 38: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấpvì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trongcuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩanhư vậy.

Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!

5 cách giữ gìn tình bạn đẹp

Tình bạn cũng như bông hoa, như cây non. Hoa chỉ nở rộ, cây non chỉ lớnlên khi có bàn tay vun xới. Tình bạn cũng chỉ đẹp và bền vững khi mỗingười bạn biết vun xới, chăm chút cho nó mà thôi.

1- Cùng nhau làm một vài việcTình bạn trước hết là một sự trao đổi. Hãy rủ bạn bè cùng làm, cùng thựchiện với bạn một dự định dù nhỏ nào đó, chia sẻ với nhau. Như thế sẽ làmcho người bạn thấy mình được tin tưởng, bạn ấy sẽ hài lòng. Còn bạncũng thấy vui suớng vì bạn có được tình cảm thân thiết của bạn bè.

2- Đừng luôn kể những điều phiền muộn, bực mình Kể cho bạn nghe những gì xảy ra với mình là một việc làm tốt, nó giúp giảitỏa những ức chế trong lòng bạn. Bạn bè có thể là một chỗ dựa cho bạnlắm chứ. Nhưng bạn đừng luôn luôn đem chuyện không vui của mình làmphiền bạn bè, vì bạn sẽ ép người ta nghe, đôi khi vì để tìm một sự độngviên, thương cảm mà bạn chẳng còn gì hấp dẫn người ta nữa bởi bạn bộclộ khả năng thiếu kiềm chế, thiếu tự tin của mình.

3. Luôn bên bạn bè những khi cần thiết Ai cũng có những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khichỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ, một lời nhận xét tế nhị. Hãyluôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạnmình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. "Một miếng khi đói bằng một góikhi no"; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.

4. Rút lui đúng lúc Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi ta

Page 39: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi tađã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cầnđến mình nữa, bạn hãy "rút lui có trật tự". Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn mộtngười bạn ý tứ như ta. Hãy lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng "nếu cầnđến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà".

5. Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặcmột công việc gấp rút nào đấy. Và bạn bè của bạn cũng vậy. Việc này làmcho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Hãy báo trước cho bạn sựvắng mặt của mình, đừng để họ có cảm giác bị phản bội, mất lòng tin;thông cảm cho bạn mình nếu họ quên không thông báo họ vắng mặt.

Quan sát và lắng nghe

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, sao không nói gì với tôi?". Và một chúsáo cất tiếng hót. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưnganh ta không nghe thấy.

Một người thì thầm: "Cuộc sống ơi, hãy nói gì với tôi đi chứ!". Và một tiếngsấm nổ vang trời. Đó chẳng phải là tiếng nói của cuộc sống sao? Nhưnganh ta không nghe thấy.

Một người nhìn quanh và nói: "Cuộc sống ơi, sao tôi không bao giờ nhìnthấy cuộc sống?". Và một vì sao sáng hơn. Đó chẳng phải là ánh sáng củacuộc sống hay sao? Nhưng anh ta không để ý thấy.

Một người kêu lên: "Cuộc sống ơi, tôi muốn có một điều kì diệu!". Và mộtđứa trẻ được sinh ra đời. Đó chẳng phải là một điều kì diệu sao? Nhưnganh ta không hay biết.

Một người kêu lên trong thất vọng: "Cuộc sống, hãy chạm vào tôi. Hãy chotôi biết là người vẫn ở đâu đây và có thể bảo vệ tôi". Một giọt nước trên lácây rơi xuống vai anh ta. Đó chẳng phải là cuộc sống đã nhẹ nhàng chạmvào anh ta đó sao? Nhưng anh ta lau giọt nước và bỏ đi.

Page 40: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Hạnh phúc không được đóng gói gửi cho mọi người. Nó đến từ cuộc sống,từ thiên nhiên, từ những gì tưởng như vô tình. Hạnh phúc đến, nhưng nóthường không đến theo cách mà bạn muốn.

Cơ hội

Giáo sư vật lý nổi tiếng George Gate muốn tìm một phụ tá cho mình khinghiên cứu lĩnh vực truyền điện tín. Ông đăng báo tuyển phụ tá.

Căn phòng đợi hôm ấy chật ních. Mọi người đều chọn cho mình những bộquần áo sang trọng nhất, nghiên cứu hàng chục sách về morse trước khiđến đây. Họ đều phải chờ ở phòng ngoài cho tới khi được vị giáo sư mờivào phỏng vấn.

Trong khi chờ đợi, họ tán gẫu và cố gắng thể hiện kiến thức của mình. Chỉcó một chàng trai trẻ ngồi yên lặng chú tâm quan sát phòng làm việc củaGeorge Gate. Anh đã theo dõi sát sao những công trình nghiên cứu trướcđó của vị giáo sư này và rất muốn góp sức với ông.

Nhiều giờ trôi qua, cửa phòng thí nghiệm vẫn đóng im ỉm. Nhà đợi vẫn ồnã những tiếng bàn cãi sôi nổi. Bỗng chàng trai vẫn ngồi im lặng khi nãy khẽmỉm cười, bật đứng dậy bước vào phòng thí nghiệm của giáo sư. Cánhcửa không hề khóa. Thoạt đầu họ nhìn chàng trai với ánh mắt thương hại vìcho rằng anh ta không đủ kiên nhẫn chờ và định xin bỏ cuộc. Nhưng khônglâu sau, tất cả mọi người đều bất ngờ khi thấy giáo sư George từ phòng thínghiệm bước ra cùng chàng trai trẻ.

- Xin cảm ơn mọi người đã đến đây, nhưng tôi đã tìm được người trợ lýthực sự có năng lực cho mình rồi. - Vị giáo sư chỉ vào chàng trai.

Mọi người hết sức bất bình trước quyết định đột ngột của giáo sư. Họ đãphải chờ đợi rất lâu, vậy mà thậm chí không có cả một cơ hội để chứng tỏkhả năng của mình.

Giáo sư chậm rãi giải thích:

Page 41: [Sách] Nghệ thuật sống 5

Giáo sư chậm rãi giải thích:

- Các bạn đã không để ý nhưng ngay từ khi mọi người bước vào đây, máyđiện tín của tôi đã liên tục đánh một dòng thông báo bằng tín hiệu như thếnày: “Nếu bạn giải mã được lời nhắn này, hãy bước vào gặp tôi”. Tôi biếtmọi người ở đây đều rất giỏi nhưng chỉ có một cơ hội và người biết tậptrung vào mục tiêu chính khi đến đây đã giành được cơ hội đó.

Và chàng phụ tá trẻ đó chính là Thomas Edison, người đã góp phần làmthay đổi thời đại của chúng ta. Cơ hội là cho tất cả mọi người. Nhưng chỉnhững người có đủ tập trung và nhạy bén mới đọc được thông điệp của nó.

Nghệ thuật tha thứ

Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đilặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận độngviên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòngbơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra,bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậmchí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói : “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.

Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy mộtngười khác bơi thuyền lại gần. Ðó là cô em gái. Cô em gái quăng mộtchiếc phao về phía anh ta và bảo : “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rấtnhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu vàxua tay.

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh tanằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, cònchân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta.Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn củaanh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa,người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khimỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xửkhông tốt với mình. Và “Không, cảm ơn”- Anh ta lại nói – “Cứ kệ tôi”. Anhgượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi

Page 42: [Sách] Nghệ thuật sống 5

gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏiđi xa đám đông.

Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đihỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người màanh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.

- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói –Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! – Anh ta kêu lên - Nếu có thìcháu phải cảm thấy chứ!

Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :

- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gìcháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháumuốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng.Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao ? Sựtha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, màchúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, cóphải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giậnngày càng lớn đó không?

Có một câu nói: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng cónhững sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối vớibạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm củabạn”.

Hà Nội 29.03.2007

Tổng hợp: ngvietduc (TVE)