so 121 chuyen in

24
Số 121 tháng 6/2016 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 Cuộc sống “hai lúa” của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng T. 24 Vĩnh Long: Phát hiện giòi bò nhung nhúc trong lò mắm gia truyền Đồng Nai: Chính Quyền Mượn Đất Của Dân Rồi Giao Cho Doanh Nghiệp? Hậu Giang: Triết lý sống và nuôi dạy con của cụ ông đông con nhất miền Tây Nam bộ Yên Mỹ - Hưng Yên: Hàng Trăm Hộ dân sản xuất Kinh Doanh Lâm Nguy Cơ Phá Sản Vì… Biển Cấm? T.16 Nam Phương Linh Từ - Đồng Tháp: Công Trình Tri Ân Những Tiền Nhân Mở Cõi T.12 T. 21 T. 14 T. 17

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

174 views

Category:

News & Politics


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: So 121 chuyen in

Số 121 tháng 6/2016

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

Cuộc sống “hai lúa” của nguyên Phó Thủ tướng

Trương Vĩnh Trọng T. 24

Vĩnh Long: Phát hiện giòi bò nhung nhúc

trong lò mắm gia truyền

Đồng Nai: Chính Quyền Mượn Đất Của Dân

Rồi Giao Cho Doanh Nghiệp?

Hậu Giang:Triết lý sống và nuôi dạy con của cụ ông đông con nhất

miền Tây Nam bộ

Yên Mỹ -Hưng Yên:

Hàng Trăm Hộ dân sản xuất

Kinh Doanh Lâm Nguy Cơ Phá Sản Vì… Biển Cấm?

T.16

Nam Phương Linh Từ - Đồng Tháp:

Công Trình Tri Ân Những Tiền Nhân Mở Cõi T.12

T. 21

T. 14

T. 17

Page 2: So 121 chuyen in

02 Số 121 - Tháng 6/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

*Bỏ thu phí đường bộ với xe mô tô: Theo  Nghị  định  28/2016/NĐ-CP  ngày  20/4/2016 sửa đổi một số điều của Nghị định 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Chính phủ đã quyết định bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (xe mô tô) từ ngày 5/6/2016.

*Quy định hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH: Có hiệu lực từ ngày 16/6/2016, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Theo đó, hoạt động đầu tư từ quỹ 

BHXH, BHYT, BHTN phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

*Vi phạm về giống cây trồng, bảo vệ thực vật bị phạt tới 100 triệu đồng: Theo Nghị định số  31/2016/NĐ-CP  quy  định  xử  phạt  vi  phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ 25/6/2016, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

*Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu: Quyết định 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/05/2016 

quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có hiệu lực từ 26/06/2016. Theo đó, ngoài kinh phí quản lý hành chính được ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (bao gồm quỹ tiền lương, chi hoạt động thường xuyên, chi nghiệp vụ đặc thù, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc), các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn được ngân sách nhà nước bố trí thêm kinh phí hỗ trợ hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp,

trung tâm sáng tạo của cả nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sáng 4/6, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác  đầu  tư  và  phát  triển”.  Tới  dự có  Thủ  tướng  Chính  phủ  Nguyễn Xuân  Phúc,  Bí  thư  Thành  ủy  Hà Nội  Hoàng  Trung  Hải,  Phó  Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và trên 500 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan TW và TP.Hà Nội, đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức  quốc  tế,  các  hiệp  hội,  doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đây là hội nghị với DN lớn nhất từ trước đến nay của Hà Nội, nhằm thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-

CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Qua quan sát mấy tháng qua, tôi thấy sự chuyển động của Hà nội là đúng hướng, là rất tích cực”, Thủ tướng nói, đồng thời cho rằng Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ  chức  hội  nghị  lớn  về DN với  sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo TP, các Bộ, ngành, các hiệp hội, các DN, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế sau Hội nghị Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước ngày 29/4 tại TPHCM, với 5 nội dung rất ý nghĩa: Gặp mặt DN, giải quyết kiến nghị, kêu gọi đầu tư, ký kết hợp tác và vinh danh DN.

“Chúng  ta  cũng  thấy  được  sự quyết tâm cao độ của chính quyền Hà Nội coi phát triển DN là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành”, Thủ tướng biểu dương. Bày tỏ tin tưởng Hà Nội sẽ có chuyển biến nhanh chóng, đúng hướng, xứng đáng với niềm tin của cộng đồng DN, Thủ tướng yêu cầu Hà  Nội  cần  đi  tiên  phong  và  trở 

thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm  sáng  tạo  của  cả  nước.  Muốn như vậy, chính quyền TP phải thực sự  cầu  thị,  sẵn  sàng  đổi mới,  sẵn sàng  chấp nhận  cái mới,  có  nhiều sáng kiến khuyến khích, hỗ trợ để những  mô  hình  DN  khởi  nghiệp, DN sáng tạo mới nhanh chóng phát triển ở Hà Nội thay vì phải thành lập ở nước ngoài để thoát khỏi gánh nặng thủ tục hành chính…

Phát biểu với đại diện DN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định cam kết của TP về xây dựng môi  trường kinh doanh thông thoáng,  minh  bạch;  nâng  cao  chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.  Bí  thư  Thành  ủy  Hà  Nội  cũng cho biết, từ yêu cầu và nhiệm vụ đầy thách thức của giai đoạn 2016-2020, TP cần huy động khoảng 2,5-2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư xã hội. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chiếm khoảng 20%;  vốn  đầu  tư  khu  vực  ngoài Nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài khoảng 80%. “Tức là, đầu tư của DN trong nước và nước ngoài sẽ là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của Thủ 

đô”, ông Hoàng Trung Hải bày tỏ.Tại  hội  nghị,  Chủ  tịch  UBND 

TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung giới thiệu danh mục  các dự án mời gọi đầu  tư  vào  Thành  phố  giai  đoạn 2016-2020, gồm 52 dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư (PPP) với tổng vốn hơn 338.000 nghìn tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD); 43 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng vốn hơn 372.000 tỷ đồng (khoảng 17,5 tỷ USD).  Chủ  tịch UBND TP.Hà Nội cam kết ngay từ tháng 6/2016, các hồ sơ đăng ký DN qua mạng được giải quyết  trong 2 ngày  làm việc  (giảm 1 ngày so với quy định) đối với quá trình giao dịch trên mạng; cắt giảm đến 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư; duy trì  tỉ  lệ DN thực hiện kê khai thuế điện tử đạt 100%; nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 100%. Giảm 20% thủ tục hành chính trong các lĩnh vực giải phóng mặt  bằng,  thu  hồi  đất;  giảm  50% trong lĩnh vực quy hoạch; rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng xuống còn 21-26 ngày, giảm từ 10 đến 15 ngày so với quy định…

Trích lược Chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội phải trở thành trung tâm khởi nghiệpĐức Tuân

Tối 4/6 tại TP.Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2016.

Ngày Môi  trường Thế  giới  5/6 là hoạt động  thường niên mà Việt Nam hưởng ứng tổ chức với mong muốn và quyết tâm cùng phấn đấu vì một môi trường sống trong lành, bền vững. Bảo vệ môi  trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến  đổi  khí  hậu  là  những  nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ  luôn quan tâm sát sao và đã cụ thể hóa tại các Nghị quyết của  Đảng,  Chiến  lược  phát  triển 

kinh  tế-xã  hội,  các  Chỉ  thị,  Nghị định của Chính phủ.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hoan nghênh Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có ý tưởng mới về việc tổ chức “Tháng hành động vì môi trường”. Đây là một hoạt  động  có  ý  nghĩa,  huy  động  sự chung tay của cả hệ thống chính trị-xã hội và nhân dân trên cả nước. Phó Thủ  tướng  Trịnh  Đình  Dũng  thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi lời cảm ơn cơ quan Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam thời gian qua.

Phó  Thủ  tướng  cho  rằng  mọi 

công dân phải luôn tâm niệm bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống  của  chúng  ta hôm nay mà  là bảo vệ cho cả những thế hệ mai sau. Để thực hiện thành công, có hiệu quả “Tháng  hành  động  vì môi  trường”, Phó  Thủ  tướng  Trịnh  Đình  Dũng 

yêu  cầu  phải  rà  soát  lại  công  tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, đánh giá những điểm đã làm được, điểm chưa làm được, những vấn đề còn tồn tại về cơ chế, thể chế và pháp luật. Trên cơ sở đó báo cáo và đề xuất với  Chính  phủ  giải  pháp  đồng  bộ nhằm kiện toàn và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường, bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn lực. Phó Thủ tướng  yêu  cầu phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội và cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích các  doanh  nghiệp,  cơ  sở  sản  xuất kinh doanh  thực hiện  trách nhiệm xã hội  trong đó có trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường…

Phát động “Tháng hành động vì môi trường”Đỗ Bình

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2016 P/V

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát động “Tháng hành động vì môi trường”:

Ảnh: VGP/Xuân Tuyến

Page 3: So 121 chuyen in

3Số 121 - Tháng 6/2016

Nhân kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925-21/06/2016), nhằm tạo sân chơi vui khỏe cho những người làm báo, thắt chặt mối quan hệ của những người làm báo trên địa bàn TP.HCM, Hội Nhà báo TP.HCM phối hợp cùng CLB Phóng viên Thể thao, với sự đồng hành của Cty TNHH TM Thái Sơn Nam, tổ chức Giải bóng đá futsal Hội Nhà báo TP.HCM - Tranh Cúp Thái Sơn Nam 2016.

Đây được xem là một sân chơi vui khỏe và “danh giá” bậc nhất của làng báo TP.HCM. Nhiều  p/v  của  các  cơ quan thông tấn báo chí đã nói vui đây là “World Cup” của các p/v đang công tác  trên  địa  bàn  TP.HCM.  Việc  tổ chức  thường  niên  dành  cho  những người làm báo nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, rèn luyện TDTT duy trì sức khỏe. Giải năm nay quy tụ 16 đội bóng đến từ các cơ quan báo chí TW 

và địa phương trên địa bàn TP.Về tham dự giải futsal Hội Nhà 

báo TP.HCM 2016 gồm các Phóng viên, Nhà báo, Biên tập viên, Cán bộ, Nhân viên các đơn vị báo đài TW và địa phương trên địa bàn TP. Giải với sự góp mặt của 16 đội có phong trào  futsal mạnh  được  chia  làm  4 bảng: Báo Thời báo Mê Kông, Đài Truyền  hình TP.HCM  (HTV),  Báo Sài Gòn giải phóng, CLB Phóng viên Thể Thao 1, Đài Tiếng nói TP.HCM (VOH), Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Người Lao động,  Báo  Tuổi  trẻ,  Khăn  Quàng Đỏ, Báo Phụ nữ TP.HCM, Báo Công an TP.HCM; Báo Thanh niên, CLB Phóng viên Thể thao 2, Vnexpress, Truyền hình Let’s Việt…

Các đội thi đấu vòng tròn một lượt để chọn hai đội đầu bảng vào tranh tứ kết theo thể thức loại trực tiếp để chọn ra đội vô địch. Đội vô 

địch  sẽ nhận Cúp,  cờ, HCV và  10 triệu  đồng;  Hạng  nhì  cờ,  HCB  và 5 triệu đồng; Hạng ba cờ, HCĐ và 3 triệu đồng; Hạng tư cờ và 2 triệu đồng. Ở giải cá nhân, Vua phá lưới và Thủ môn xuất sắc nhận 1 triệu đồng,  cờ  của  BTC  giải.  Nhằm  tạo điều kiện cho các đội có cơ hội giao lưu,  tham  gia  thi  đấu  được  nhiều trận, BTC cũng sẽ tổ chức cho các đội đứng  thứ ba và  thứ  tư  ở  vòng bảng tiếp tục thi đấu loại trực tiếp cho đến khi chọn ra hai đội có thứ hạng cao nhất (có giải thưởng).

Sau buổi khai mạc, đội Báo Thời báo Mê Kông đã thắng đội Truyền hình  Let’s  Việt  với  tỷ  số  9-1;  Báo Người lao động thắng Báo Pháp luật TP.HCM với tỷ số 6-0; CLB Phóng viên Thể thao 1 thắng đội Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM 4-0; Đương kim vô địch HTV thua báo Sài Gòn giải phóng 1-3; Báo Tuổi trẻ thắng đậm báo Khăn quàng đỏ 7-1; Báo 

Phụ nữ thua Báo Công an 2-4; Báo Thanh niên đã đánh bại CLB Phóng viên Thể thao 2 với tỷ số 9-3.

Tại giải năm nay, ngoài Công ty Thái Sơn Nam là nhà tài trợ chính, BTC  cũng  đã  nhận  được  sự  đồng hành  của  các  đơn  vị:  Công Nestle’ Việt Nam, Công ty bóng Geru Sport, Liên đoàn Bóng đá TP.HCM, Hoa Sen Group, Công ty Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco), Công ty Adidas Việt Nam, Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô, Công ty Nexus, Công ty TNHH TM DV QC Minh Tú, Trung tâm TDTT Quận I, Đại diện Công ty F&N Foods PTE LTD tại TP.HCM… Giải  sẽ bế mạc vào ngày 11/6. 

0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM

Từ ngày 24-27/5, tỉnh Vĩnh Phúc bị thiệt hại do mưa bão, nhiều diện tích lúa và hoa màu có nguy cơ mất trắng. Đặc biệt ở huyện Sông Lô, ngoài diện tích lúa và thuỷ sản bị ngập, còn có thiệt hại về người do bị chết đuối và bị thương sau những trận mưa lớn.

Trận mưa  lớn vừa qua, huyện Sông Lô có 1 người bị chết do đuối nước tại xã Tân Lập và 2 người bị thương  tại  xã  Nhạo  Sơn.  Huyện có  trên 122ha  lúa,  80ha  rau màu, 90ha thủy sản bị ngập úng, 1.400m tường rào bị đổ, 345m kênh mương, 1.700m đường giao thông bị sạt lở; Sông Lô còn có trên 950ha lúa, rau màu  có  khả  năng  mất  trắng,  với tổng  thiệt  hại  khoảng  60  tỷ  đồng. 

Toàn huyện Vĩnh Tường có khoảng 600ha lúa, 120ha rau màu bị ngập úng. Trong đó, có khoảng 135ha lúa có nguy cơ bị mất trắng…

Với quan điểm “phục vụ tốt nhất nhân dân”, Phòng NN&PTNT các huyện đã cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo bà con nông dân thu hoạch lúa, rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch và triển khai các biện pháp bảo  vệ những diện  tích  lúa, thủy sản ở những vùng sâu, trũng. Cty TNHH MTV thủy lợi Liên Sơn bên cạnh các trạm bơm cố định đã cho vận hành hết công suất hàng chục trạm bơm dã chiến để cứu các diện tích lúa đã ngập úng. 

Theo  báo  cáo  nhanh  của  Văn phòng  Thường  trực  Ban  Chỉ  huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm 

cứu nạn  tỉnh, đến  trưa ngày 27/5, toàn  tỉnh  có  khoảng  1.000ha  lúa, hoa màu bị ảnh hưởng do đợt mưa lớn kèm theo giông lốc, sấm sét từ bắt đầu từ ngày 24/5. Trong đó, các huyện  Sông  Lô,  Lập  Thạch,  Vĩnh Tường, Tam Dương có diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng nhất. Tại các hồ, đập, lượng nước chứa trong hồ đều ở mức cao và khả năng tiêu thoát  lũ, nhất  là ở các vùng trũng của huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch và  Sông Lô  đều  chậm. Trước  tình hình này, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo UBND các địa phương bị thiệt hại chủ động kiểm tra, hướng dẫn dân tự khắc phục hậu quả sau thiên  tai;  lập  các  chốt  canh  gác không  cho  người,  phương  tiện  lưu thông qua các khu vực bị ngập nước, 

bị trôi cầu. Ông Nguyễn Đức Sinh, Chánh 

Văn  phòng  Ban  Chỉ  huy  Phòng chống  thiên  tai  và  Tìm  kiếm  cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Theo dự báo, trong những ngày tới rất có khả  năng  tiếp  tục  có mưa  to  trên diện rộng. Vì thế, một trong những giải pháp cấp bách hiện nay là chỉ đạo các huyện, xã, Quản lý đê nhân dân và quản lý đê chuyên trách tiến hành mở hết khẩu độ các cống dưới đê. Cùng với đó hướng dẫn bà con thu hoạch  lúa ở những vùng nước đã rút hoặc những vùng có nguy cơ ngập theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”. Đối với diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng, yêu cầu bà con nông dân sau khi nước rút mới tiến hành thu dọn đồng ruộng.  

Tỉnh Vĩnh Phúc thiệt hại do mưa bão Ly Sơn

Để góp phần giảm nhẹ những thiệt hại mà thiên tai gây ra, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh, Sở NN&PTNT trong việc xây dựng kế hoạch tu bổ và bảo vệ đê điều PCLB, đồng thời đề ra 17 nhiệm vụ PCLB có hiệu quả với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.

Với  chức  năng  là  Văn  phòng  Thường  trực của Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Phú Thọ, ngay từ đầu năm, Chi cục Đê điều và PCLB đã chủ động tham mưu cho Ban chỉ huy PCLB tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức triển khai công tác chuẩn bị PCLB để sẵn sàng đối phó với bão lũ. Bên cạnh đó, Chi cục cũng tổ chức xác định các vị trí, khu vực đê xung yếu và lập phương án hộ đê, PCLB; tổ chức lực lượng xung kích, tuần tra canh gác đê; chuẩn bị vật tư dự trữ, phương tiện hộ đê, PCLB; có phương án sơ tán dân vùng hạ lưu của 8 hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh...

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ 

cho biết: “Năm 2015 tuy diễn biến thời tiết phức tạp nhưng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, ứng cứu kịp thời khi có mưa bão, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 30,3 tỷ đồng so với năm 2014 thiệt hại là 80,3 tỷ đồng.

Tuy  công  tác  PCLB  Phú  Thọ  đã  có  nhiều chuyển biến tích cực nhưng hiện vẫn còn một số khó khăn tồn tại như: Trên địa bàn tỉnh mật độ sông suối dày, có nhiều sông lớn chảy qua là sông 

Thao, sông Đà, sông Lô, đặc biệt là trên sông Thao luôn tiềm ẩn lũ lớn; một số tuyến đê còn thấp so với thiết kế; một số ngòi lớn như ngòi Lao, ngòi Giành, sông Bứa có lưu vực rộng, độ dốc lớn, lòng suối hẹp nên luôn tiềm ẩn các trận lũ ống, lũ quét bất ngờ khiến cho công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị và hệ thống mạng lưới quan trắc số liệu khí tượng thủy văn phục vụ thông tin bão lũ ở các vùng núi còn hạn chế. Một số đơn vị, địa phương chưa dành nhiều kinh phí cho công tác tổ chức tập huấn, diễn tập thường xuyên để trang bị cho các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân kỹ năng, kiến thức về PCTT&TKCN…

Để khắc phục những khó khăn trên, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện,  thành phố,  thị xã cần tiếp tục kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ  cụ  thể  cho  từng  thành  viên;  đầu  tư  phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác PCTT&TKCN...Song song với việc thực hiện các kế hoạch, phương án PCTT&TKCN từ tỉnh đến cơ sở thì mỗi gia đình, mỗi người dân cũng cần có những biện pháp để tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình bằng cách giằng, néo mái nhà, gia cố chuồng trại, thường trực tinh thần ứng phó với thiên tai.

CHI CỤC ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH PHÚ THỌ:Sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Ly Sơn

Trạm bơm tiêu Đông Nam Việt Trì

GIẢI BÓNG ĐÁ HỘI NHÀ BÁO TP.HỒ CHÍ MINH - CÚP THÁI SƠN NAM 2016:Nhiều diễn biến hấp dẫn và tràn đầy kịch tính Phước Lập - Việt An

Page 4: So 121 chuyen in

04 Số 121 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt tin đồn thất thiệt về việc "bao bọc trái xoài chứa chất gây ung thư" khiến nhiều hộ nông dân và nhà vườn ở ĐBSCL điêu đứng...Xuất phát điểm của tin đồn này là trên một số phương tiện thông tin và mạng xã hội, trong đó nêu đích danh hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang.

Từ nhiều năm qua, để trái xoài nói riêng và trái cây nói chung đạt chất  lượng,  ngoài  việc  phòng  ngừa sâu bệnh, nhiều nhà vườn ở các tỉnh miền Tây sử dụng  túi xốp bao  cho trái xoài, túi bao chuyên dụng cho ổi, túi lưới bao nhãn…Việc dùng bao bọc trái còn giúp cho trái cây không bị trầy xước, màu sắc đẹp, dễ bán hàng. Nhiều  nông  dân  cho  biết,  việc  áp dụng phương pháp bao trái này đã mang lại hiệu quả đáng kể và được nhân rộng nhiều nơi trong khu vực.

Tuy  nhiên,  thời  gian  gần  đây rộ lên tin đồn “túi bao trái cây gây hại  cho  sức  khỏe,  chứa  chất  gây ung  thư”(?).  Thông  tin  này  như một  làn  gió  độc  tràn  qua  các  khu vườn  trồng  cây  ăn  trái  của  nông dân vùng ĐBSCL. Dù chỉ là tin đồn 

thất  thiệt,  không  có  căn  cứ  khoa học, nhưng đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái xoài. Nhiều loại trái cây rớt giá trầm  trọng  khiến nhiều nhà  vườn phải đối diện với cảnh thua lỗ sau khi thu hoạch.

Tin đồn đã khiến giá xoài tại hai tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và một số  tỉnh  lân cận bị giảm mạnh. Tin đồn xuất hiện ngay vào chính vụ thu hoạch nên gây thiệt hại càng nặng nề, giá xoài có lúc giảm tới 50%. Giá xoài cát Hòa Lộc tại Tiền Giang được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 25.000-26.000 đồng/kg, còn bán ở các chợ giá từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg, giảm 20.000-25.000 đồng so với những tháng đầu năm. Xoài cát chu có giá 13.000-15.000 đồng/kg, giảm 3.000-4.000 đồng/kg…

Ông  Nguyễn  Văn  Thanh  (43 tuổi, ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành,  tỉnh  Tiền  Giang)  cho  biết: "Bao bọc trái sẽ cho trái ngon hơn, da đẹp hơn và đặc biệt là hạn chế được sâu bệnh, nhưng từ nhiều tháng qua vì ảnh hưởng của tin đồn trên nên giá các loại trái cây bỗng dưng “tụt dốc” khiến nhiều nhà vườn chúng tôi 

không khỏi điêu đứng".Tiếp  xúc  p/v Báo Thời  báo Mê 

Kông, ông Bùi Minh Tíu (SN 1958, ngụ  ấp Hiệp  Trường,  xã  Quới  An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), một  nhà  vườn  thâm niên  cho  biết: “Nhiều nông dân ở đây đã áp dụng bao trái cho xoài để xuất khẩu sang Hàn Quốc rất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể trong việc xây dựng quê hương bằng nhiều việc thiết thực như đóng góp xây  cầu,  tu  sửa  đường,  xây  nhà tình thương cho hộ khó khăn.... Tất cả lô hàng xuất khẩu đều được giới chuyên môn kiểm dịch thực vật chặt chẽ  và  chưa  có  lô  hàng nào không đạt. Việc xuất hiện tin đồn “túi bao trái cây gây hại cho sức khỏe và chứa chất gây ung thư” đã gây ảnh hưởng đến các hộ trồng xoài ở đây. Tôi có thể khẳng định, đó chỉ là tin đồn thất thiệt nên bà con nông dân và người tiêu dùng không phải lo lắng gì”.

Theo một số chuyên gia, việc sử dụng túi bao trái không chỉ hạn chế bị nám do nắng, ngăn ngừa côn trùng tấn công và hạn chế lượng thuốc bảo vệ  thực  vật  sử  dụng  trên  cây,  làm cho trái an toàn đối với sức khỏe nên người tiêu dùng an tâm sử dụng.

Bà Mai Thị Phượng - Chủ tịch UBND xã Tân Bình,  huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp khẳng định: “Đây chỉ  là tin đồn thất thiệt, gây hoang  mang  dư  luận,  ảnh  hưởng đến việc sản xuất của bà con nông dân. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để nhanh chóng rà soát tin đồn trên nhằm tránh thiệt hại cho nông dân, bởi đa phần người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề vườn. Rất có  thể  tin đồn này xuất phát từ các thương lái để ép giá trái cây nhà vườn".

Không  chỉ  trái  xoài,  thời  gian qua,  nhiều  loại  nông  sản  khác  ở ĐBSCL cũng bị đồn thổi thất thiệt trên mạng như: nhiễm độc, ăn vào bị ung thư, chết người…khiến nông dân lâm cảnh thua lỗ, bế tắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. 

Đồng bằng sông Cửu Long:Điêu đứng vì tin đồn “bao bọc trái xoài có chứa chất gây ung thư”(?) Trung Nguyên

Theo ông Tíu, việc bao trái cây luôn được giới chuyên môn kiểm dịch thực vật

chặt chẽ khi xuất khâu

Thông tin thương lái Trung Quốc xuống tận ao nuôi cá tra để tìm mua cá thương phâm cỡ lớn với mức giá cao hơn cả giá cá tra đạt chuân, đã ít nhiều gây hoang mang cho những hộ nuôi cá tra. Trước nhiều bài học nhãn tiền về các chiêu thức thu mua lạ đời của thương lái Trung Quốc, người dân nên cân trọng và cân nhắc giữa cái lợi trước mắt và lâu dài.

*Thu mua “kiểu lạ đời”Là người  có nhiều năm kinh nghiệm  trong 

việc nuôi cá tra, anh Hoà ở xã Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) không bất ngờ trước thông tin thương lái Trung Quốc tìm mua cá tra cỡ lớn. Đây là loại cá vượt quá kích cỡ phi lê mà các do-anh nghiệp trong nước đang thu mua. Theo anh Hoà, loại cá này trong ao xuất bán không nhiều vì người nuôi nào cũng theo dõi kích thước cá phù hợp với tiêu chuẩn để xuất bán. Trong khi giá cá tra đạt chuẩn khoảng 800gram/kg mới có giá cao. Còn những con cá đã vượt mức trên một kg thì giá rẻ hơn nhiều. Trong khi đó, thương lái Trung Quốc lại đề nghị mua cá vượt chuẩn với mức giá cao hơn từ 1.000-2.000đồng/kg  so  với  cá đạt  loại  chuẩn. Hiện tại, vùng nuôi của anh là nơi đã kí hợp đồng cho một Cty thuỷ sản ở Cần Thơ nên anh không thể đáp ứng lời đề nghị “hấp dẫn” của thương lái. Tuy nhiên, đứng trước những lời đề nghị về giá cá tra như trên, nhiều hộ nuôi cá nơi xã anh đã chấp nhận, và cũng đã có không ít hộ nuôi nhỏ lẻ cũng đã bán được với giá trên. Tuy nhiên, những người nuôi cá tra cũng rất băn khoăn và cảnh giác, trước nhiều kênh thông tin về những chiêu thức mua bán không  giống ai  xuất hiện nhiều  lần, mang mác “Thương lái Trung Quốc”.

Một số hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ đầu nguồn sông 

Hậu  thuộc  tỉnh An Giang và Đồng Tháp  cũng đang được thương lái tìm mua mạnh loại cá tra cỡ lớn. Do không phải chịu ràng buộc với bất kì Cty nào nên phần lớn các hộ nuôi đã bán với giá cao và phấn khởi vì cá quá lứa này thường bán không cao hơn so với cá đạt chuẩn. Những hộ dân ở đây nuôi theo hình thức bán công nghiệp với thức ăn thiên nhiên kết hợp với thức ăn dạng viên, chất lượng cá khó đáp ứng được thị trường xuất khẩu nên phần lớn là cung cấp cho thị trường nội địa. Mặc dù một số hộ nuôi vẫn biết khi giao thương với bạn hàng Trung Quốc là “con dao hai  lưỡi” nhưng vì lợi nhuận đành bán. Nhiều ngày qua giá cá dao động khoảng 23.000 đồng/kg gây thêm sự tò mò cho người dân nuôi nhỏ lẻ và một số hộ nuôi hợp đồng với Cty trong nước. Tuy nhiên, rất nhiều người nuôi cũng đã cẩn trọng với những thông tin từ việc trên. HTX dịch vụ Châu Thành cũng xác nhận, trên địa bàn đã xuất hiện thông tin này, và cũng đã có vài hộ nuôi bán cá kích cỡ lớn xuất sang Trung Quốc. Song, đó là những hộ nuôi nằm ngoài HTX. 

*Cần tỉnh táo, cẩn trọng...Theo  khảo  sát  của  p/v  Báo  Thời  báo  Mê 

Kông, thì phần lớn những hộ bán cho thương lái Trung Quốc là những hộ nuôi nhỏ lẻ và không 

ký kết hợp đồng với bất kì doanh nghiệp nào. Đa phần các hộ dân ở đây, cũng đã thận trọng không giao thương vì đã có nhiều bài học trước từng xảy ra. Anh Hoà, hiện cũng đang có hơn 1ha diện tích ao mặt nước cá bị quá lứa, nhưng anh vẫn quyết tâm làm ăn với doanh nghiệp trong nước. “Cá đây đã đến 1,5kg rồi, mặc dù giá thấp nhưng làm ăn phải có uy tín, Cty đã hỗ trợ nhiều, người dân quanh vùng này không còn tin nhiều thương lái thu mua giá cả bất thường. Nếu không cẩn trọng mình tiếp tục lại là nạn nhân” - Anh Hoà chia sẻ.

Theo các chuyên gia trong ngành thì thời gian gần đây giá cá tra đang ổn định, người nuôi bắt đầu có lãi. Những hình thức thu mua mà thương lái Trung Quốc đang thực hiện nhằm gây mất ổn định tình hình giá cả cá tra trong nước. Nhiều bài học trước đó như vụ lá khoai mì, bông thanh long, đỉa... mà người dân nên coi đó là một bài học xương máu. Thu mua hàng hóa với hình thức không giống ai, đó là cách mà thương lái Trung Quốc  đã  và  đang  thực  hiện  đối  với  nhiều mặt hàng nông sản thủy sản của Việt Nam. Nhiều bài học nhãn tiền trong thời gian vừa qua, đã có nhiều mặt hàng điêu đứng khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, người dân ôm một đống nợ chỉ vì chạy theo hình thức làm ăn tự phát. 

Cẩn  trọng  trước  những  tin  đồn,  cân  nhắc giữa cái lợi trước mắt và lâu dài là lời khuyên của các chuyên gia kinh tế dành cho người nuôi cá tra trong tình hình thực tế hiện nay. Thiết nghĩ ngành chức năng và các hiệp hội cũng nên tìm hiểu nhiều hơn về những thông tin trên, đánh giá đúng tình hình để người dân ổn định tâm lí khi nuôi mặt hàng trên. Qua đó, các doanh nghiệp cũng phát huy vai trò chủ động của mình trong liên kết với các hộ nuôi nhằm tìm được tiếng nói chung của doanh nghiệp với người nông dân.

Đồng Tháp:Thương lái Trung Quốc… “tung chiêu” với cá tra? Huy Diệu

Cần cân trọng khi thương lái Trung Quốc mua cá tra cỡ lớn

Page 5: So 121 chuyen in

05Số 121 - Tháng 6/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Hiện tại, bưởi da xanh đang hút hàng trên thị trường, giá tăng mạnh và nhà vườn ở ĐBSCL đang rất phấn khởi. Với mức giá này, mỗi ha bưởi da xanh nông dân có thể thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Theo các nhà vườn tại hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, hiện thương lái đến tận vườn thu mua bưởi  loại  tốt  với  giá  dao  động  từ  60.000-70.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với tháng trước. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi, dù năng suất quả đạt được năm nay không bằng những năm trước do khí hậu bất thường.

Ghi nhận tại vùng trái cây thuộc huyện Cái Bè và Cai Lậy của tỉnh Tiền Giang. Giá bưởi da xanh “sốt” là do ảnh hưởng của đợt hạn mặn vừa qua, nhiều vườn bưởi bị suy kiệt dẫn đến nguồn 

cung  khan  hiếm.  Ngoài  ra,  đây  là  thời  điểm nghịch vụ, các vườn bưởi cho sản lượng rất hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn. Mặc dù giá cao, nhưng có rất ít nhà vườn có bưởi để bán, trong khi nhiều thương lái hàng ngày đến các vườn bưởi lùng sục thu mua với giá 

cao. Tình hình thương lái lùng sục tìm thu mua bưởi da xanh tại vườn còn diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. 

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, bưởi da xanh đang hút hàng, giá tăng mạnh và nhà vườn  trồng bưởi  rất phấn khởi do  thu được  lợi nhuận cao. Hiện nay, bưởi da xanh là loại trái cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại trái cây khác ở khu vực ĐBSCL. Tiền Giang hiện có vùng chuyên canh bưởi gần 4.000ha, chủ yếu là giống bưởi da xanh, còn lại là giống bưởi Năm Roi và Lông Cổ Cò, tập trung ở các huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cho rằng, giá cả cao hiện tại là vẫn chưa ổn định, các nhà vườn cẩn trọng khi nghĩ đến việc thay đổi loại cây này cho các loại cây khác.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân phấn khởi khi bưởi da xanh tăng giá Huy Diệu

Ảnh Bưởi da xanh ở Tiền Giang (anh minh hoa)

Bình Phước là tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp của khu vực Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, một vị trí có nhiều tài nguyên khoáng sản. Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp cao su, tiêu, cà phê, điều có quy mô lớn. Hiện này Bình Phước có hơn 4.500 doanh nghiệp, 12 khu công nghiệp và 30 cụm công nghiệp.

Trong buổi tọa đàm hồi đầu năm 2016, ông Võ Quang Thuận  - Chủ  tịch Hiệp hội Doanh  nghiệp  Nhỏ  &  Vừa  (DNNVV)  của tỉnh Bình Phước đã cho biết: “Hội nhập TPP đối với các DN tỉnh Bình Phước là một cơ hội lớn, nhưng các thách thức cũng không phải là nhỏ”. 

Được biết, cây cao su là thế mạnh của Bình Phước. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, giá cao su đã giảm mạnh nên các DN chuyên ngành cũng như các điền chủ nhỏ lẽ phải phá bỏ cây cao su hoặc sản xuất cầm chừng. Ngày nay, các DN này đang đứng trước xu thế hội nhập với thị trường Châu Á, nên họ vẫn còn một số  lúng  túng, khó khăn, khi phải  tuân thủ theo các điều kiện gắt gao của Hiệp định này. Như nhận định của các chuyên gia kinh tế, một trong những điểm yếu lớn nhất của các DN Việt Nam hiện nay là thiếu bản lĩnh, tầm nhìn... Các DN này có tầm cở nhỏ và vừa nên công việc sản xuất còn manh mún, hiệu quả không cao, họ đang thiếu khả năng kết nối và chia sẻ thông tin. Khi hội nhập TPP, với nhiều áp lực rằng buộc, thì hy vọng họ sẽ sớm nhận ra điều này và nhanh chóng thay đổi cung cách làm ăn và sản xuất. 

Cùng  với  ý  kiến  trên,  ông  Võ  Quang Thuận  -  Chủ  tịch  Hiệp  hội  DNNVV  tỉnh Bình Phước cũng nhận định: Các DN đang hoạt động trong môi trường mở, nên để tồn tại và phát triển được trong một sân chơi mới thì họ cần phải nhận thức sản phẩm hàng hoá được  thị  trường mở chấp nhận  thì  các DN phải  thay đổi  công nghệ,  phương  thức sản xuất,  chứng minh được nguồn gốc  của sản phẩm, cũng như họ phải tuân thủ theo các điều lệ của Hiệp định TPP. Song song vấn đề này,  ông Thuận  cũng nêu  lên một hiện trạng đang tồn tại hiện nay: Từ lâu nay, các DN của ta đang vướng phải cái tiêu chuẩn sản phẩn do Trung Quốc đưa ra, những tiêu 

chuẩn này rất dễ dàng để các DN xuất hàng cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đến khi các đầu  ra  từ phía Trung Quốc không  còn nữa, thì DN ôm hàng về “ngồi khóc”, bởi lẽ các sản phẩm này không thể bán cho nước khác được, vì tiêu chuẩn của các quốc gia khác có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn thị trường của Trung Quốc. Đây cũng là bài học cho các DN Việt Nam trong quan hệ mua bán với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, ông Thuận cũng nêu lên những bất cập trong giá thành khi tham gia thị trường sắp tới như: Việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, việc bất hợp lý thông qua giai đoạn vận chuyển trên tuyến đường dài, các chi phí phải đóng cũng là một  trở ngại  lớn,  làm đội giá  thành khi phải cạnh tranh giá cả với các nước khác.

Để  tháo  gỡ  những  khút mắc  này,  ông Trần Ngọc Trai - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh đã tổ chức những cuộc hội nghị cho các DN nắm rõ về TPP và đề ra những biện pháp cụ thể như: ưu đãi cho các nhà đâu tư; chỉ đạo đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tham mưu cho ngân hàng rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn; tạo cơ  chế ưu đãi  cho  các DN đầu  tư  thay đổi công nghệ sản xuất; cơ chế một cửa và một cửa  liên  thông…cũng như dành nhiều kinh phí hỗ trợ các DN thứ cấp. 

Ông Huỳnh Thành Chung - Tổng Giám đốc DN Hải Vương,  đánh  giá:  “Thị  trường TPP sẽ mở rộng để hàng hoá được lưu thông đến  người  tiêu  dùng  trong  toàn  khu  vực Châu Á. Nhưng có điều chúng ta có tiếp cận được  hay  không  và  tiếp  cận  như  thế  nào? Với những người làm kinh tế trong tỉnh thì chúng tôi cũng rất mong được tiếp cận với thị trường chung và rộng  lớn này, những điều kiện của TPP rất khắc nghiệt, nếu các DN không đáp ứng được thì sự đào thải là không tránh khỏi. Bởi thế, chúng tôi cũng phải lo đầu  tư  về  công nghệ  theo  chiều  sâu,  hoàn thiện về hệ thống nguồn nhân lực cũng như chứng minh nguồn gốc sản phẩm để tham gia với thị trường ở mức thuế bằng không. Để thực hiện được việc hội nhập này, các DN rất cần sự hỗ trợ mạnh để đổi mới công nghệ, được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa từ phía chính quyền, như vay  vốn ưu đãi  từ ngân hàng, thuế quan, cũng như các chi phí phát sinh không đáng có”. 

Bình Phước:Doanh Nghiệp Tìm Cách Hội Nhập Hiệu Quả

Khải Hoàn

Sáng 4/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao danh hiệu 100 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đến dự.

Từ hàng  trăm ứng viên doanh nhân  trẻ khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, sau ba vòng bình chọn (sơ tuyển, thẩm định thực tế, chung tuyển), Ban Tổ chức đã chọn ra 100 gương mặt tiêu biểu nhất. Ban Tổ chức cũng đã bình chọn 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc nhất. Đây  là  chủ  các doanh nghiệp  có  quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt trong các lĩnh vực đa dạng, từ xây dựng, cung ứng lao động, thương mại, nông nghiệp, thủy sản, logistic… 

Bên cạnh thành tích xuất sắc  trong quản  lý, điều hành  doanh  nghiệp,  các  doanh  nhân  trẻ  còn  tích  cực tham gia công tác an sinh xã hội, phát triển cộng đồng và sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng, được người tiêu dùng đánh giá cao, thân thiện với môi trường và vì sức khỏe của cộng đồng.

Được  biết,  các  doanh  nghiệp  của  những  ứng  viên được bình chọn và trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 đã tạo ra tổng doanh thu năm 2015  là 4.554  tỷ đồng  (tăng  trưởng 47,4% so với năm 2014). Những doanh nhân trẻ này đã tạo việc làm cho 10.000.

TheoChinhphu.vn

Vinh danh 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc

năm 2016P/V

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trao giải thưởng

Top 10 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2016. Ảnh TTXVN

Page 6: So 121 chuyen in

06 Số 121 - Tháng 6/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào cuối tuần trước, vấn đề đảm bảo vốn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành trụ cột của nền kinh tế lại được đặt ra bức thiết, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính hơn 20 năm qua vẫn là chiếc kiềng 3 chân khập khiễng.

Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nghị quyết 35/NQ-CP mà Chính phủ vừa ban hành về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, nước ta sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, tức gần gấp đôi so với số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.

Để làm được điều này, trong vòng 5 năm tới, làn sóng khởi nghiệp của doanh nghiệp phải tăng trưởng  mạnh  mẽ.  Điều  này  cũng  đồng  nghĩa, phải có một luồng vốn dồi dào bơm vào khu vực tư nhân, đảo bảo doanh nghiệp có đủ vốn để phát triển  và khởi  nghiệp. Tuy nhiên,  giải  được  bài toán này không hề đơn giản.    

Tại các nước trên thế giới, nhu cầu vốn của do-anh nghiệp được đảm bảo bởi ba chân kiềng: chứng khoán,  trái  phiếu,  ngân  hàng.  Trong  đó,  doanh nghiệp chỉ vay ngân hàng vốn ngắn hạn, còn vốn trung, dài hạn đều tìm kiếm ở thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, ở nước ta, kiềng ba chân này lại đang khập khiễng, gần 

như phụ thuộc toàn bộ vào trụ cột  ngân hàng. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, quy mô tín dụng ngân hàng mỗi năm khoảng hơn 200 tỷ USD (hơn 4,5 triệu tỷ đồng) trong khi quy mô thị trường cổ phiếu khoảng 60 tỷ USD và thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 1,3 tỷ USD. 

Rõ ràng, tiếp cận vốn  luôn ảnh hưởng đến sự sống còn cũng như sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp  cận vốn, bên cạnh các biện pháp giảm  lãi suất,  giảm  thủ  tục  hành  chính  trong  cấp  tín dụng, Chính phủ cần có các biện pháp phát triển thị trường vốn, tạo kênh dẫn vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế. 

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, đưa 

thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn, giảm áp lực vốn cho ngân hàng. Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đã cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2020 tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu khoảng 70% GDP (tăng gấp đôi so với hiện nay). Để làm được điều này, cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có quy định, chế tài thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường vốn để gọi được các nhà đầu tư mới.

Về phía doanh nghiệp tư nhân, để tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh bài bản, minh bạch thông tin, chứng minh khả năng sử dụng và quản lý dòng vốn tốt. Bên cạnh đó, phải thay đổi tư duy quản  lý, giảm bớt  sự phù  thuộc vào nguồn  tín dụng đắt đỏ và lãi suất bấp bênh của ngân hàng, hướng tới các kênh huy động vốn khác như các quỹ đầu tư, trái phiếu, cổ phiếu…

Hiện nay, nguồn vốn trong nước và quốc tế không thiếu, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân còn nhiều, song điểm yếu của doanh nghiệp nước ta là khả năng quản lý dòng vốn chưa tốt, minh bạch chưa cao, chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Có lẽ bước đi đầu tiên để tạo sự minh bạch, là doanh nghiệp phải sử dụng kiểm toán độc lập cho các báo cáo tài chính của mình. Bên cạnh đó, do-anh nghiệp cũng phải thường xuyên làm tốt công tác quan hệ đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũ, trên cơ sở đó gọi thêm nhà đầu tư mới.

theo bao dau tu.vn

Dẫn vốn cho khu vực tư nhân P/V

Quang cảnh tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam

Những quy định tưởng như nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng gạo, tăng giá gạo xuất khâu và tăng thu nhập cho người nông dân thì thực tế lại chỉ tăng quyền lực cho doanh nghiệp xuất khâu lớn, tạo thêm sức ép cho nông dân.

Đó là quan điểm của TS. Đặng quang  Vinh,  Viện  nghiên  cứu  và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về các quy định đối với xuất khẩu gạo tại một hội nghị mới đây. Theo ông Vinh, sản xuất trồng lúa chịu rủi ro nhiều nhất nhưng lao động trực tiếp lại được hưởng ít nhất. Thương lái  trong  nước  độc  quyền,  có  khả năng ép giá nông dân. Người nông dân bị phụ thuộc vào công ty xuất khẩu nắm trong tay việc xay xát và thị trường xuất khẩu.

 Theo phân  tích kinh  tế  chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2010) của ĐH Cần Thơ, người nông dân phải bỏ ra chi phí 4.672 đồng/kg gạo, với giá bán 5.212 đồng/kg họ thu về lợi nhuận 540 đồng/kg. Trong cả hai chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì  lợi  nhuận  trên  mỗi  hộ  trồng lúa là thấp nhất (khoảng 300USD/năm).  Công  ty  xuất  khẩu  có  lợi nhuận  cao  nhất,  khoảng  2,5  triệu USD/năm.  “Sự  công  bằng,  phân phối  trong  chuỗi  giá  trị  như  vậy có hiệu quả hay không khi  doanh nghiệp xuất khẩu ít rủi ro, có quyền lực trong tay. Họ làm thương mại ở giữa và được hưởng  lợi nhiều như vậy”, ông Vinh đặt vấn đề.

Theo  ông  Vinh,  nguyên  nhân chính xuất phát từ tư duy quản lý 

xuất khẩu gạo lạc hậu, cơ học, thiên về số lượng, không có tác dụng nâng cao  chất  lượng  gạo,  tăng  giá  gạo xuất khẩu, tăng thu nhập nông dân. “Theo tôi cảm nhận, vấn đề an ninh lương thực nhiều khi được sử dụng như con hổ giấy để tạo ra chính sách không hiệu quả. Chúng ta lo lắng an ninh lương thực cho mình và cho cả nước khác nữa, trong khi đó phải hi sinh nhiều lợi ích trong đó. Chúng ta  bán  gạo  rẻ  cho  thế  giới,  mong muốn làm sao bán được số lượng lớn để làm nghĩa vụ an ninh lương thực cho các nước khác. Điều đó là không cần thiết”, ông Vinh chia sẻ.

TS.Trần Công Thắng, Phó viện trưởng  Viện  Chính  sách  và  Chiến lược  phát  triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) cũng cho biết, trong khi nông dân các nước như Thái Lan, In-donesia, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ có lợi nhuận khoảng 0,2 - 0,3 USD/kg lúa thì nông dân Việt Nam có lợi nhuận rất thấp, chỉ khoảng 0,1 USD/kg lúa. Theo ông, nguyên nhân lúa gạo Việt có giá trị gia tăng thấp, cạnh tranh kém vì: quy mô sản xuất nông  hộ  nhỏ,  manh  mún,  chi  phí thuốc bảo vệ thực vật phân bón cao. Hiện có khoảng 85% hộ trồng lúa ở Việt Nam trồng diện tích dưới 0,5ha/hộ. Ngay tại vùng chuyên canh lúa lớn  nhất  là  Đồng  bằng  Sông  Cửu Long cũng có xấp xỉ 40% hộ trồng lúa diện tích dưới 0,5ha. 

Ngoài  ra,  thiếu  liên  kết  trong chuỗi,  nhiều  trung  gian. Khâu  hạ tầng cũng kém- cùng xuất khẩu đi Philippines  nhưng  chi  phí  từ  Việt Nam cao gần gấp 2,5 lần so với Thái Lan  (Việt  Nam  tốn  27  USD/tấn, trong khi Thái Lan chỉ tốn 12 USD); 

Bên cạnh đó, thương mại kém, công tác nghiên cứu áp dụng giống chưa phát triển…

TS. Đặng Quang Vinh cho rằng chính  Nghị  định  109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đang tăng  quyền  lực  cho  doanh  nghiệp xuất khẩu lớn,  tạo sức ép cho nông dân.  Trong  đó  có  nhiều  quy  định như buộc doanh nghiệp phải có nhà  kho 5.000 tấn gạo, nhà máy xay xát 10  tấn  gạo/giờ.  Quy  định  ra  buộc doanh nghiệp phải đầu tư nhà máy, tốn thêm khoảng 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng phải bỏ ra khoản tiền lớn còn doanh nghiệp không đáp ứng được buộc phải đóng cửa, rời bỏ thị trường xuất khẩu gạo. Sau khi có Nghị định, từ 230 doanh nghiệp xuất khẩu nay chỉ còn 80 do-anh nghiệp.

Hay  có  những  điều  kiện  khó hiểu  như  phải  đăng  ký  hợp  đồng xuất  khẩu  gạo  với Hiệp hội  lương thực VN:    “Như  thế khác nào do-anh nghiệp xuất khẩu lại phải khai báo cho một doanh nghiệp khác mà chính là đối thủ của mình. Một do-anh nghiệp nắm trong tay quyền từ chối hay cho phép một doanh nghiệp trong  xuất  khẩu. Điều  này  tạo  ra sự không bình đẳng, tạo ra rào cản cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ”, ông Vinh nhấn mạnh.

Không những thế, với hợp đồng xuất  khẩu  tập  trung,  các  bộ  và Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ định thương nhân ký kết hợp đồng và phân bổ thực hiện ủy thác xuất khẩu (80% hợp đồng được chỉ định). Quy định không được bán dưới giá sàn, những điều này, theo ông Vinh đang  tạo  cơ  chế  thiếu  cạnh  tranh. 

“Những quy định này không giúp đạt đến mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng gạo, tăng giá gạo xuất khẩu và tăng thu nhập cho người nông dân mà chỉ tăng quyền lực cho doanh nghiệp xuất khẩu  lớn,  tạo  thêm sức ép  cho nông dân”, ông Vinh nói.

Chính vì thế ông cho rằng phải thay  đổi  tư  duy,  không  chú  trọng nhiều  đến  số  lượng mà  quan  trọng là  thu  nhập  của  người  nông  dân, khuyến khích trồng lúa có chất lượng cao; không cần giữ 3,8  triệu ha đất lúa; Sửa đổi,  loại bỏ rào cản để  tạo cạnh tranh trong ngành nông nghiệp. Đối với hợp đồng tập trung, Nhà nước không nên đi buôn, ký thay cho doanh nghiệp mà hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin và dự báo, ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó cần cổ phần hóa và bán hết vốn công ty  lương  thực nhà nước:  “Vinafood có lợi ích, lợi thế nhưng vẫn kêu khó khăn. Khu vực tư nhân hoàn toàn có  thể  sản  xuất,  phân  phối  được. Nhà nước dự trữ, can thiệp khi cần thiết. Nhà nước phải cổ phần hóa, để  tạo  động  lực  cho  họ  phấn  đấu đem lại hiệu quả, lợi ích tối đa chứ không phải ngồi dựa vào pháp luật để ăn đoạn giữa trong chuỗi giá trị”.

Ngoài  ra  ông  Vinh  còn  thẳng thắn  kiến  nghị:  “Hiệp  hội  lương thực  phải  đưa  về  đúng  vị  trí  hiệp hội doanh nghiệp, bỏ quyền lực nhà nước  của  họ  trong  việc  phê  duyệt hợp đồng xuất khẩu, phân bổ hợp đồng xuất khẩu gạo nhà nước”. Ông cho  rằng,  thị  trường  nông  nghiệp rủi  ro,  phải  tạo  công  cụ  để  doanh nghiệp, nông dân quản lý rủi ro chứ không phải dùng pháp luật "nhốt" rủi ro lại.

TheoInfonet.vn

Không thể dùng luật để “nhốt” rủi ro Diệu Thùy

Page 7: So 121 chuyen in

07Số 121 - Tháng 6/2016 DOANH NGHIỆP NHỎ & VỪA ASEAN

Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thời gian này đang hồi hộp chờ đợi sự nới lỏng của thuế thu nhập DN. Các DN-NVV luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động. Vì vậy, những khoản thuế, phí được giảm cũng giúp đối tượng này giảm bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn như hiện nay.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được  coi  là  hình mẫu  cho  hợp  tác kinh  tế khu vực  trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tham gia TPP, việc mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế sẽ là cơ hội để các DN trong lĩnh vực  công  nghiệp  Việt  Nam  có  thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất 

và cung ứng toàn cầu. Từ đó, các sản phẩm công nghiệp có thể xuất khẩu sẽ trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng. 

Tuy nhiên, theo Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai, các DNNVV luôn trong tình trạng thiếu vốn hoạt động. Vì vậy, những  khoản  thuế,  phí  được  giảm cũng giúp đối tượng DN này giảm bớt áp lực trong bối cảnh hoạt động khó khăn như hiện nay. Các  chuyên gia kinh tế cũng nhận định, để bù khoản giảm thuế cho khối DNNVV, cơ quan thuế sẽ phải tăng cường công tác chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn khai lỗ, để trốn thuế thu nhập DN trong khi họ liên tục mở rộng sản xuất.

Tương quan giữa tăng trưởng và 

thu ngân sách vẫn ghi nhận một tỷ lệ khá lớn. Vào năm ngoái, số thu ngân sách ước tính được Bộ Tài chính công bố lên tới 957 nghìn tỷ đồng, tương đương  với  22,8%  GDP  thực  tế  mà Tổng cục Thống kê ước tính cho cùng thời  kỳ.  Nền  sản  xuất  trong  nước dường như đang phải gánh chịu tình trạng thuế khóa khá ngặt nghèo, bất chấp  các  cam  kết  giảm  thuế  được tuyên bố. Chi phí không chính thức vẫn rất phổ biến. Thực tế, thời gian qua thuế suất thuế thu nhập DN đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2009 thuế suất là 25%; năm 2014 mức thuế còn 22% và từ đầu năm nay thuế suất xuống  còn  20%.  Theo  các  chuyên gia trong ngành thuế, mức thuế thu nhập  DN  này  vẫn  cao  hơn  so  với nhiều nước và vùng lãnh thổ trong 

khu vực, như: Đài Loan hay Singa-pore, chỉ có trên dưới 17%.

Ông Đặng Văn Điềm, Chủ tịch Hội  doanh nhân  trẻ Đồng Nai,  cho rằng thuế thu nhập DN đối với khối DNNVV  chỉ  ở mức  10-15%  là  vừa. Ông Điềm nói: “Ở các quốc gia như Singapore, môi trường hoạt động của DN tốt hơn ở Việt Nam, nhưng mức thuế cũng chỉ có 17%. Vì vậy, Chính phủ  cũng nên  cân nhắc  về mức  độ giảm thuế cho DN. Tôi nghĩ việc giảm thuế  cho  đối  tượng  DNNVV  xuống ở mức 10-15% cũng có tác động đến thu ngân sách, nhưng không phải là lớn. Đã đến lúc đặt vấn đề thuế như là một công cụ để thúc đẩy năng lực sản  xuất  nội  địa,  không  đơn  thuần tạo lợi ích cho các đối tác nước ngoài vào khai thác thị trường nội địa”.

Đồng Nai:Doanh nghiệp Nhỏ & Vừa hy vọng “cú hích” từ thuế

Chí Nhân - Thanh Vũ

Để biến vùng đất phèn, nhiễm mặn trở thành “vương quốc” chuối, “Hai lúa” Long An - ông Võ Quốc Huy phải trải qua biết bao sóng gió, trong đó có nhiều thất bại nhớ đời. Để rồi giờ đây, khi nói tới “chuối xuất ngoại”, người ta lại nghĩ ngay tới lão nông này.

Đầu tư gần 2 triệu USD để trồng hơn 100ha chuối  với  quy  trình  “vườn  chuối  sạch”,  giờ đây chuối của “hai lúa” Võ Quốc Huy đang dần khẳng định mình với thương hiệu Fohla, vươn tới nhiều thị trường như Nhật, Campuchia, Lào …

*Chuối đạt “chuẩn” phải có quy trình sạchTrải qua gần 20 năm thấm mặn chát từ đất, 

ông Võ Quốc Huy không  từ bỏ  con đường  làm giàu từ đất mẹ. Thay vào đó, ông trăn trở làm thế nào vùng đất “chết” có thể mang lại nguồn thu nhập cho gia đình mình, cải tạo đất “chết” thành đất “sống”. Với trăn trở đó, ông không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi cải tạo mảnh đất thành vùng “đất vàng”. Ngày đầu ông Huy mang chuối về trồng ở vùng Đức Huệ - Long An, chưa có ai huyện này trồng chuối để bán. Nếu có, dân trồng chủ yếu quanh bờ ao, kiểu trồng cho có, lấy trái cho gia đình ăn. Ông bắt đầu đào bờ, cải tạo vùng đất, với kinh nghiệm sẵn có và lấy niềm vui trồng trọt làm nghị lực sống. 

Với gần 100ha chuối, để có được thành công như ngày nay, vườn chuối của ông Huy đã áp dụng quy trình trồng khép kín từ khâu giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch và đóng gói. Đặc biệt, vườn chuối của ông Huy nghiêm cấm sử dụng các loại chất kích thích. Do vậy, sản phẩm chuối của ông đạt  chất  lượng  khá  cao  và  nhanh  chóng  chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng khó tính trên thế giới. Sau khi chuối lớn tương đối, từng buồng chuối được “mặc áo” để chống mọi loại sâu bệnh, côn trùng gây hại. Đến khi thu hoạch, người nhà đóng gói bắt đầu quy trình “xử lý từng trái”, loại bỏ những trái xấu. Có khi, vì một vài trái xấu mà phải bỏ cả nải. Do trang trại quá rộng, để đảm bảo trái  chuối không bị va đập trong quá trình vận chuyển vào nhà đóng gói, ông Huy cho xây dựng hệ thống ròng rọc treo dài hàng trăm km bao quanh trang trại. Các buồng chuối khoảng 40-60 kg sẽ theo hệ thống treo tự động “chạy” về khu xử lý. Để tưới cho cây chuối, ông Huy cũng đầu tư hơn 50km đường ống được gắn xung quanh vườn nhằm tưới một cách hiệu quả nhất. 

Vừa  tham  quan  vườn  chuối  cùng  p/v,  ông Huy vừa trao đổi quá trình tạo ra một quả chuối chất lượng phải tuân thủ theo nhiều yếu tố. Để làm được điều này, người nông dân phải chăm sóc từng buồng, từng nải để quả chuối không quá to hay quá nhỏ. Ông chia sẻ kinh nghiệm: “Để có được những nải chuối đạt chuẩn thì điều cần thiết là không để chuối trổ hết nải, vì cây nuôi không đủ sức. Do đó, bông chuối cứ trổ khoảng 9-10 nải là mình phải bẻ luôn bông, không cho ra trái nữa. Trong quá trình ra nải cần chăm sóc cẩn thận từng nải chuối để chuối cho ra những nải  chuối  đẹp.  Sau  khi  thu  hoạch,  chuối  cũng được khử sạch bụi, loại bỏ phần cuống thừa để cho đẹp mắt. Sau đó, chuối được thả vào bể nước để khử khuẩn khoảng 15-20 phút rồi vớt lên đưa vào túi nylon để hút chân không rồi chuyển vào kho lạnh. Sau đó, được đóng gói và xuất ngoại”.

*Chiếm lĩnh thị trường khó tínhHiện thương hiệu Fohla đạt tiêu chuẩn Viet-

GAP,  đang  được  ông  Huy  xuất  khẩu  sang  các nước. Khi nói tới thương hiệu chuối của mình, ông Huy hóm hỉnh lý giải: “Chuối đi Tây nên lấy cái tên giống Tây. Mà “Phô-la” thì tây hay ta cũng dễ nhớ dễ đọc. Ngoài viết tắt với ý nghĩa Fruit of Huy Long An (trái cây của Huy Long An), Fohla tiếng Bồ Đào Nha còn có nghĩa là chiếc lá. Mà logo của tôi đúng là có hai chiếc lá”. Hiện nay, chuối Fohla đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như: Nhật, Dubai, Singapore, Hàn Quốc...

Ông Huy  chia  sẻ:  “Tôi  tìm hiểu  và  thấy  ở nước ta, mặt hàng chuối chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp. Theo đề án quy hoạch phát  triển  đến  năm  2020  của  Bộ  NN&PTNT, chuối là cây chủ lực ở nhiều địa phương. Bộ Công 

Thương cũng xem việc xuất khẩu chuối là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế, nên tôi bàn bạc cùng gia đình và quyết định trồng  thêm  cây  chuối”.  Vừa  trồng  thử  nghiệm vừa  đi  các  nước  tìm hiểu  thị  trường,  ông Huy biết Philippines  là nước xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới. Khí hậu, thổ nhưỡng của nước này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Họ có những chuyên gia chuối, cả cuộc đời gắn với cây chuối. Do đó, ông đã mời chuyên gia Frederick I. Silvero - có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng chuối từ Philippines về Việt Nam. Những kiến thức về chuối của vị chuyên gia không chỉ làm trang trại chuối của ông phát triển tốt, mà còn đem lại kiến thức chuyên sâu về chuối cho những nông dân đang  làm việc cho ông.  “Với kiến thức họ được tiếp nhận, biết đâu trong hàng chục nhân công này, sẽ có nhiều người trở thành những ông chủ trại chuối mới” - ông Huy nói.

Đăng ký thương hiệu FOHLA từ giữa năm 2015, đến nay ông Huy đã xuất khẩu được 500 tấn và được đón nhận khá tốt. Ông Huy đang thương lượng với các nhà nhập khẩu Nhật Bản, Malay-sia để tăng lượng xuất khẩu. “Về chất lượng, tôi tự hào với dòng chữ “Made in Vietnam” dán trên từng nải chuối vì sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh với chuối Philippines. Tôi đặt mục tiêu đến năm 2017 sẽ xuất khẩu ổn định 10.000 tấn/năm và đang nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đó” - lão nông vừa bước qua tuổi 61 chia sẻ.

Sản phẩm chuối sạch của "Hai Lúa" Long An  này được kiểm nghiệm chặt chẽ, đủ sức đi các thị trường khó tính, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang các nước Trung Đông. Các thương gia ở Dubai đã tìm về tận khu vườn triệu đô của ông Huy kiểm tra, đánh giá và đã ký nhiều đơn hàng dài hạn để chuối Việt Nam vào các nước thuộc khu vực Trung Đông. Hiện nay, giá chuối tại vườn được các công ty nhập khẩu trả từ 8.000-10.000 đồng/kg. “Trái chuối dinh dưỡng rất cao nhưng trên bàn ăn của người Việt vẫn chưa có nhiều loại trái này. Ngoài việc xuất khẩu, tôi cũng đang tìm bước đi thích hợp để tăng lượng tiêu thụ từ thị trường nội địa” - ông Huy nói.

Được biết, từ ngày 30/4, chuối xuất khẩu của Việt Nam đã được bày bán tại hệ thống siêu thị bán lẻ Don Kihote. Đây là sự xuất hiện chính thức lần đầu tiên của chuối Việt Nam tại thị trường bán lẻ Nhật Bản. 

Long An:“Hai Lúa” Làm Giàu Nhờ Xuất Khẩu Chuối Minh Quân

Ông Võ Quốc Huy bên vườn chuối của mình

Page 8: So 121 chuyen in

Số 121 - Tháng 6/201608 AN TOAN GIAO THÔNGĐƯƠNG BÔ

Từ 1.8, phạt 70 triệu đồng nếu thu phí gây ùn tắc giao thông

Minh Long Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP được Chính

phủ ban hành ngày 26.5.2016, có bổ sung các mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường b (HT GTĐB).

Đây là nội dung mới được bổ sung trong Nghị định 46-NĐ/CP,  quy định  về  xử phạt  vi  phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt, thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP. Theo đó, tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 của Điều 15 quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quản  lý, khai  thác, bảo  trì, bảo vệ kết  cấu HT GTĐB. Cụ thể:

Khoản  6,  phạt  tiền  từ  8.000.000  đồng  đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a)Để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 100 xe đến 150 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) từ 750 m đến 1.000 m; b)Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút.

Khoản  7:  phạt  tiền  từ  10.000.000  đồng  đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a)Để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 150 xe đến 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 1.000 m đến 2.000 m; b)Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 20 phút đến 30 phút.

Khoản 8: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a)Để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 2.000 m; b)Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 30 phút.

Khoản  9:  phạt  tiền  từ  50.000.000  đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thu phí đường bộ vi phạm Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này mà không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc triển khai các giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí.

Thông tin mới nhất vụ xe khách Khánh Đơn nổ tung tại Lào

Bảo Ngọc LamĐến 14h chiều 2/6, lực lượng Trạm Biên

phòng cửa khâu Cha Lo (Quảng Bình) đã cử người sang Lào phối họp với cơ quan chức năng tiếp cận hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Liên  quan  đến  vụ nổ  xe  khách Khánh Đơn trên đường chạy từ Lào về Nghệ An vào sáng 2/6, Trạm Biên phòng Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) cho biết, hiện Trạm đã cử cán bộ trực tiếp đến hiện trường phối hợp lực lượng chức năng để xử lý và điều tra nguyên nhân vụ việc. Theo ông Nguyễn 

Ngọc Tú - Trạm trưởng trạm Biên phòng cửa khẩu Cha Lo, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 5h sáng tại đất nước Lào, cách cửa khẩu Na-Tàu hơn 8km.

Hiện trường vụ nổ xe khách Khánh Đơn. (Ảnh: X.H).

“Xe khách này chạy tuyến Thà-Khẹc - Vinh, chở 13 người và bị gặp nạn trên đường đi về TP. Vinh (Nghệ An). Vụ tai nạn đã làm 8 người chết tại chỗ, chủ yếu là người ở Nghệ An và 4 người khác bị thương, đã chở 3 người về TP. Vinh để cấp cứu...”

Riêng  tài  xế  và  phụ  xe  không  bị  thương nhưng hiện đang ở tại hiện trường để phối hợp với cơ quan chức năng điều tra vụ việc.

Trong khi  đó,  trao  đổi  với  báo  chí,  ông Võ Minh Đức - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nghệ An cũng cho biết đang cử các đơn vị xác minh từ phía nhà xe Khánh Đơn.

Trước đó như thông tin đã đưa - Khoảng 5h sáng 2/6 khi xe khách của nhà xe Khánh Đơn,  mang BKS Lào: UN - 3897 chạy đến địa phận huyện Bualapha, tỉnh Khăm Muộn (Lào) bất ngờ nổ tung. Vụ tai nạn khiến 8 hành khách đi trên xe tử vong tại chỗ, 3 người khác được đưa đi cấp cứu  trong  tình  trạng  nguy  kịch. Hiện,  nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

CAO TỐC TP.HCM - LONG THÀNH - DẦU GIÂY phục vụ 20 triệu lượt phương tiện

an toànGia Anh

Sau gần 30 tháng đưa vào khai thác, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ 20 triệu lượt phương tiện an toàn với lưu lượng trung bình đạt 28.000-30.000 lượt xe/ngày đêm.

Để  đánh  dấu  sự  kiện  cao  tốc  Tp.  Hồ  Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đón phương tiện thứ 20 triệu, TC.ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức các hoạt động tri ân khách hàng…. 

Tặng hoa và quà lưu niệm cho tài xế Lê Hồng Trọng xe số 51B-18504 phương tiện thứ 20 triệu. Ảnh: Hoàng Hải/

TTXVN

Phó TGĐ Nguyễn Văn Nhi cho biết thêm, hoạt động này nằm trong chuỗi các chương trình hành động của VEC hướng tới “Vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp” theo phương châm “4 xin” (Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép) và “4 luôn” (Luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ) do Bộ GTVT phát động từ năm 2014.Việc  đưa  tuyến  cao  tốc Tp.Hồ Chí Minh  - Long Thành - Dầu Giây vào khai thác sử dụng đã góp phần giảm tai nạn GT và ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Đông Bắc Tp. đoạn TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa trước đây; 

góp phần  từng bước hình  thành nên mạng  lưới đường cao tốc cho khu vực theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Dự án còn góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng sân bay quốc tế Long Thành , đáp ứng nhu cầu phát  triển ngành Hàng không và hội nhập quốc tế; thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh như Long Thành, Nhơn Trạch, Gò Dầu, Phú Mỹ, giảm áp lực giao thông liên thành phố đối với trung tâm TP. Hồ Chí Minh, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường đô thị.

Theo khảo sát đánh giá thời gian khai thác vừa qua, các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã tiết giảm gần 30% chi phí nhiên liệu so với lộ trình cũ (Xa lộ Hà Nội- Quốc lộ 51), làm lợi cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Đông Nam bộ. Theo thống kê năm 2015, doanh thu từ du lịch tỉnh Bình Thuận chiếm tỷ trọng 7,5% GDP của tỉnh; lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng gần 9% so với  cùng kỳ. Đối  với  tỉnh Đồng Nai, địa phương có đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi qua, ngành du lịch lữ hành của tỉnh Đồng Nai năm 2015 cũng tăng trưởng 8,42% so với cùng kỳ năm ngoái…VEC đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây trở thành tuyến cao  tốc  “An  toàn nhất, hiệu quả nhất, hiện đại nhất, sạch đẹp nhất và thân thiện nhất”.

tổnghợp

Từ 1/8, phạt nặng người thờ ơ, không cứu người bị tai nạn giao thông

Vương Sơn

Không cứu giúp người bị tai nạn GT khi có yêu cầu sẽ bị phạt từ 500.000 đến 2.000.000 đồng để răn đe và giáo dục người tham gia GT.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2016 /NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt để thay thế cho Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP. Nghị định mới này sẽ có nhiều thay đổi về mức xử phạt trong một số trường hợp nhằm tăng tính răn đe, giáo dục đối với những người tham gia GT; phát huy tính tương trợ giữa con người với con người khi gặp nạn. Đặc biệt, đối với trường hợp không cứu giúp người bị TNGT  khi có yêu cầu sẽ bị xử phạt nặng.

Từ 1/8, phạt nặng người thờ ơ, không cứu người bị tai nạn GT

Theo đó, đối với cá nhân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu gặp người bị tai nạn có khả năng giúp đỡ, có yêu cầu giúp đỡ mà không cứu giúp. Đối với tập thể trong trường hợp này có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không cứu giúp người bị TNGT khi có yêu cầu; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia GT trên đường bộ.

Nghị định 46/2016 /NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2016.

Page 9: So 121 chuyen in

09Số 121 - Tháng 6/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động phụ nữ xây dựng “Tổ ấm không khói thuốc”, hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25-31/5/2016). Đây cũng là thông điệp hướng tới những giá trị sống tốt đẹp, tạo ra môi trường sống trong lành, yên ấm và khỏe mạnh từ chính tổ ấm gia đình.

Theo  khảo  sát mới  đây  của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện  có  khoảng  15  triệu  người  hút thuốc lá, nằm trong nhóm 15 quốc gia có số người hút thuốc cao hàng đầu thế giới, tiêu tốn khoảng 14 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành ở nước ta  là hơn 47% và nữ giới là 1,4%. Riêng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động, tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà lên mức gần 60% và tại nơi công cộng là hơn 40%. Vì thế, không thể xem nhẹ và thờ ơ với những số liệu đã được cập nhật, càng không thể chủ quan, coi thường tác hại từ việc hút thuốc và từ sự phơi nhiễm khói thuốc của mọi người, nhất là phụ nữ và trẻ em khi phải chịu cảnh hút thuốc lá thụ động.

Những người hút thuốc lá không chỉ tự chuốc bệnh vào người, mà còn 

làm hại cả những người xung quanh, khi 2/3 số khói lan tỏa ra môi trường mà không vào phổi  của người hút. Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có gần 6 triệu ca tử vong do các bệnh liên  quan  đến  thuốc  lá.  Trong  đó, gần 5 triệu ca tử vong tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật và đói nghèo. Thuốc lá được xác định là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có hơn 10 bệnh ung thư do khói thuốc. Một tài liệu nghiên cứu mới đây cho biết: 7.000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư từ khói thuốc lá thải ra môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe  của  con  người,  kể  cả  đối  với người hút trực tiếp hay người không hút thuốc, hút thuốc thụ động.

Phó  Chủ  tịch  nước  Đặng  Thị Ngọc Thịnh đã đánh giá  cao  sáng kiến của TW Hội LHPN Việt Nam phối  hợp  cùng  Bộ  Y  tế  trong  việc tổ chức Lễ phát động xây dựng “Tổ ấm không  khói  thuốc”. Đồng  thời, khuyến khích các cấp Hội trong cả nước cần hưởng ứng và triển khai thông qua chuỗi hoạt động giúp phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức về hút thuốc lá thụ động, ảnh hưởng của hút thuốc thụ động lên sức khỏe phụ nữ và trẻ em, hướng dẫn họ xây dựng tổ ấm không khói thuốc, tuyệt 

đối không để khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người xung quanh. Bà Thịnh nhấn mạnh: “Để thông điệp phụ nữ xây dựng “Tổ ấm không khói thuốc” thực sự lan rộng và đạt được hiệu quả thiết thực, các cấp Hội Phụ nữ cần sớm triển khai thực hiện một cách sâu rộng, giao chỉ tiêu cụ thể tới từng cấp hội và lồng ghép nội dung vào các chương trình  sinh  hoạt  ở  các  cơ  sở.  Tăng cường  công  tác  tuyên  truyền,  vận động  nhằm  hướng  đến  việc  phát huy vai  trò  của mỗi hội  viên,  phụ nữ, dù ở bất kỳ cương vị nào trong gia  đình  cũng  cần  chủ  động  lên tiếng, khuyên nhủ, vận động người thân không hút thuốc lá”.

Theo  bà  Nguyễn  Thị  Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,  Luật  Phòng  chống  tác  hại thuốc lá của nước ta ra đời từ năm 2013 và đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên,  tình  trạng vi phạm các quy định về hút thuốc vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là tại các nhà hàng, quán cà phê, bến xe, bến tàu, các tụ điểm  vui  chơi  công  cộng,  thậm  chí ở  ngay  trong  các  khuôn  viên  bệnh viện  cũng  bị  vi  phạm.  Còn  tại  các hộ gia đình, một phần do không bị ngăn cấm, một phần do “các trụ cột gia đình” hút là chính. Vì thế, phụ nữ và trẻ em là những người đang 

phải hứng chịu những tác hại rất lớn bởi khói thuốc từ chính ngôi nhà của mình. Việc phụ nữ xây dựng “Tổ ấm không khói  thuốc”  hướng  đến mục tiêu phát huy vai  trò  của  từng hội viên - phụ nữ vận động người thân không hút thuốc, kêu gọi nam giới và cộng đồng tạo ra những tổ ấm không khói thuốc, góp phần giảm tỷ lệ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của khói thuốc, từ đó giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do hút thuốc thụ động.

Lễ phát động và chuỗi các hoạt động hưởng ứng xây dựng môi trường không khói  thuốc  tại  cộng đồng,  sẽ khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò của phụ nữ trong xây dựng tổ ấm, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, chào mừng Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tiến tới Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong “Tổ ấm không khói thuốc” Minh Sơn

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có những ghi bút kỷ niệm trong Lễ phát động phụ nữ xây dựng “Tổ ấm không khói thuốc”

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) vừa qua lại một lần nữa gióng lên cảnh báo về những tác hại của việc hút thuốc lá. Tại các cơ sở y tế, việc cấm hút thuốc lá luôn được quan tâm, nhưng hiệu quả chưa cao. Bệnh viện Đa khoa Giá Rai, với sự kiên trì, quyết tâm, đã xây dựng bệnh viện “nói không với thuốc lá”.

*Không còn khói thuốc láGặp  ông  Nguyễn  Văn  Tình, 

ngụ tại xã An Trạch A, huyện Đông Hải, đang hút vội điếu thuốc tại một quán cà phê ngoài BV vào một buổi sáng  sớm,  ông  cho  biết  đang  nuôi đứa cháu bệnh. Do BV cấm không cho  hút  thuốc  nên  tranh  thủ  lúc có vợ ông đến thay, ông mới ra đây “tranh thủ làm một điếu”. Để xem tình hình thực tế, chúng tôi đi dạo khoảng 20 phút vòng quanh khuôn viên và các khoa, phòng. Hình ảnh dễ  dàng  nhận  thấy  nhất  khi  đặt chân  đến BV Đa  khoa  huyện Giá Rai hiện nay là các pa nô, khẩu hiệu cấm hút thuốc và tác hại của thuốc lá  đối  với  sức  khỏe  của mọi  người được đặt hầu hết trong khuôn viên BV. Điều đáng ghi nhận, Ban lãnh đạo BV không những tuyên truyền 

bằng  trực quan sinh động mà  còn thay đổi được thói quen hút thuốc lá nơi công cộng của tất cả bệnh nhân và  thân  nhân  người  bệnh.  Thông qua hệ thống loa nội bộ BV đã tuyên truyền nội quy đến  từng người và nhắc nhở nhẹ nhàng khi phát hiện có người hút thuốc. Dần dần nhận thức của người bệnh và thân nhân được nâng lên. Từ đó, đã tạo nên một môi trường trong sạch, lành mạnh, tạo sự thoải mái cho mọi người khi đặt chân đến nơi đây.

*Những cách làm hay và hiêu quả.Xây  dựng  BV  trở  thành  môi 

trường không khói thuốc lá được BV ĐK thị xã Giá Rai thực hiện theo lộ trình dài, bắt đầu từ khi còn ở cơ sở cũ để cán bộ, y bác sỹ và người bệnh, 

thân  nhân  làm  quen  dần. Đến  khi chuyển sang cơ sở mới, việc nghiêm cấm hút thuốc  lá chính thức đi vào nội quy, quy chế. Ban đầu thực hiện việc cấm hút thuốc lá rất khó khăn vì có quá nhiều đối tượng cùng sinh hoạt  trong  một  môi  trường  đều  có thói  quen  hút  thuốc  lá. Khói  thuốc lá không  chỉ xuất hiện nhiều  trong khuôn viên BV, mà kể cả trong phòng khám  bệnh,  trong  phòng  làm  việc. Nơi đâu cũng thấy tàn thuốc lá, nhất là trong hành lang, lối đi lại, sân vườn và trong chậu hoa cây cảnh. Việc bán thuốc lá còn được bày bán công khai ở căn tin và cổng BV, đã tạo nên bầu không khí nồng nặc, ngột ngạt vì khói thuốc. Khiến mọi người từ bỏ một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức là một điều không phải dễ. 

Lãnh đạo BV đã xác định muốn làm có hiệu quả mô hình này trước hết phải làm cho cán bộ, viên chức nhận  thức  được  tầm  quan  trọng của  tác  hại  thuốc  lá,  nhất  là  tác hại của hút thuốc lá thụ động gây phơi nhiễm cho những người xung quanh. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phải tổ chức khảo sát việc hút thuốc  lá trong cán bộ - y bác sĩ để nắm tình hình trước khi triển khai, xây dựng kế  hoạch  và  đưa  ra  được  nội  quy 

cấm hút thuốc trong BV. Mặt khác, đưa việc hút thuốc là vào công tác thi đua, bình xét. Đến nay 100% các cán bộ y bác sĩ BV không còn hút thuốc. Trong khuôn viên BV không còn  khói  thuốc,  đem  lại  một  môi trường trong sạch. 

Bác sĩ CKII, Huỳnh Văn Dũng - Giám đốc BV cho biết thêm: “Đây là một quá trình gian nan, cán bộ anh em trong BV còn quyết liệt cấm được, bệnh nhân và người nhà thì phải dùng rất nhiều biện pháp, từ mềm dẻo đến cứng rắn, phải có thời gian và kiên trì mới đạt được hiệu quả trên”. Không chỉ tuyên truyền trong BV mà qua hệ thống truyền phát thanh trong các địa phương tại thị xã giúp người dân hiểu đúng hơn về Luật phòng chống thuốc lá và có tâm lí đồng thuận khi đến BV này.

Bạc Liêu: Bệnh Viện Giá Rai “Nói Không Với Thuốc Lá” Huy Diệu

BS CKII Huynh Văn Dũng, Giám đốc BVĐK Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu

Toàn cảnh nơi tiếp nhận bệnh viện

Page 10: So 121 chuyen in

10 Số 121 - Tháng 6/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Vừa uống cà phê, vừa nghe nhạc, vừa có dịp đọc và nghiên cứu sách pháp luật. Đó là mô hình mà Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ đã duy trì, phát triển và nhân rộng nhiều năm qua. Đến nay toàn thành phố đã có 118 “Quán cà phê pháp luật”.

*“Phủ sóng” 8/9 quận, huyênHiện  trên  địa  bàn  thành  phố 

Cần Thơ xuất hiện ngày càng nhiều quán cà phê có treo biển hiệu “Quán cà  phê  pháp  luật”.  Mỗi  quán  đều trang  bị  một  tủ  sách  trong  đó  có khá nhiều văn bản pháp  luật, cho những người đến uống cà phê có thể mượn đọc tại chỗ, hoặc được photo mang về.

Theo bà Phan Quỳnh Dao, Phó Giám  đốc  Sở  Tư  pháp  thành  phố Cần Thơ, thì mô hình “Quán cà phê pháp luật” bắt đầu hình thành từ ý tưởng  “kệ sách pháp  luật”  tại một gia đình ở Quận Thốt Nốt. Ban đầu chỉ là kệ sách nhỏ với số lượng văn bản luật rất ít, nhưng gia đình đã làm riêng trên một cái kệ. Bà con hàng  xóm  ai  có  nhu  cầu  thì  đến mượn đọc. Số lượng người tới đọc và tìm hiểu ngày càng đông. Vì thế, để khuyến  khích  người  dân  tìm  hiểu thêm  pháp  luật,  nâng  cao  ý  thức chấp  hành  chính  sách  của  Đảng và  Nhà  nước,  mô  hình  “Quán  cà phê pháp luật” ra đời. Đến nay 8/9 quận/huyện  toàn  thành phố đã  có mô hình trên với số lượng khả quan là 118 quán.

P/v Báo Thời báo Mê Kông đã có  dịp  đến  quán  cà  phê  Thi  Thơ, đường  Nguyễn  Truyền  Thanh, phường Bình Thuỷ (Q. Bình Thuỷ) 

để mục  thị  tủ  sách  pháp  luật mà ngành  tư  pháp  Cần  Thơ  đang nhân rộng có hiệu quả nhiều năm qua.  Anh  Nguyễn  Hoàng  Khoa, chủ  quán  cà  phê  cho  biết  tủ  sách pháp  luật  chỗ  anh  có  khoảng  80 đầu sách. Phần lớn là được UBND phường Bình Thuỷ cung cấp, số còn lại anh tìm mua thêm ở những nhà sách  để  phong  phú  thêm  số  đầu sách của mình. Anh Khoa cho biết: “Phần lớn những người đến uống cà phê ở quán và đọc văn bản luật là những  sinh  viên,  những  học  sinh đang luyện thi, ở nơi đây vừa gần, lại tiện lợi nên thu hút khá đông và một số sinh viên mượn về đọc qua đêm”. Phần lớn các sách luật về đầu tư, xây dựng, dân sự... là được tìm đọc nhiều vì nó  cần  thiết  cho nhu cầu  người  đọc.  Bạn  Lê  Thị  Trúc Phương, đang luyện thi vào ngành Luật, trường Đại học Cần Thơ cho biết:  “Em đang  tìm  cuốn  luật dân sự  để  tìm hiểu  thêm  và  nâng  cao kiến  thức  chuyên  môn  cho  biết: “Nhiều lúc muốn tìm văn bản luật để đọc nhưng vì nhà sách ở xa quá, vô phường thì ngại lắm, còn em đến đây thường xuyên tìm đọc, mặc dù số sách còn hạn chế nhưng giúp ích cho em rất nhiều”.

Cũng  như  quận  Bình  Thuỷ, huyện Cờ Đỏ là địa phương đã xây dựng 100% mô hình này tại các xã, thị trấn của huyện. Mới đây, “Quán cà  phê  pháp  luật”  Gia  Khang  tại ấp  Thới  Xuyên,  xã  Thới  Đông  đã được khai trương. Nguồn sách được ngành tư pháp Cần Thơ hỗ trợ hoàn toàn và bước đầu đã có gần 100 đầu sách. Ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch  UBND  xã  Thới  Đông  khẳng định, UBND xã sẽ quản lý thật tốt 

tủ sách pháp luật để đảm bảo nhân dân  tham  gia  sinh  hoạt,  tìm  hiểu pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quán hoạt động hiệu quả, tiến tới tiếp tục nhân rộng mô hình “Quán cà phê pháp luật” trên địa  bàn.  Quán  cà  phê  pháp  luật Gia  Khang,  cũng  là  địa  điểm mà Trung  tâm Trợ  giúp  pháp  lý Nhà nước thành phố Cần Thơ, chọn làm điểm tổ chức buổi trợ giúp pháp lý cho đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã Thới Đông. Quán được trang  bị  tủ  sách  pháp  luật  nhằm tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  người dân  tìm  hiểu,  tiếp  cận  pháp  luật tốt hơn, phục vụ tích cực, hiệu quả sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn. 

*Xã hội hóa để dân dễ tiếp cậnTuy nhiên,  để những  “tủ  sách 

pháp luật” tại các quán cà phê này phát huy hết giá trị của nó thì cũng cần hướng  tới  việc  xã hội  hoá  cho mô hình trên. Anh Nguyễn Trường Khoa,  chủ  quán  Thi  Thơ  chia  sẻ thêm về thực tế đầu sách tại quán mình: “Nó còn khiêm tốn quá, nhiều khách đến muốn tìm những quyển sách  văn  bản  luật,  thì mình  hiểu biết cũng không nhiều nên khó lòng 

hướng  dẫn  cho  người  ta.  Những cuốn sách ở đây phần lớn là những cuốn sách mỏng,  các văn bản  luật không đầy đủ”. 

Nhìn  nhận  được  những  ưu điểm  và  hạn  chế  thực  tế  của  mô hình  “quán  cà  phê  pháp  luật”,  bà Phan  Quỳnh  Dao,  Phó  Giám  đốc Sở  Tư  pháp  thành  phố  Cần  Thơ chia  sẻ  thêm  nhiều  định  hướng tới  cho mô  hình  này  để  phát  huy hiệu quả cao hơn. Theo bà Dao thì “Để người dân đồng thuận và ủng hộ  nhiều  hơn  cho mô  hình  thì  sở tư pháp thành phố sẽ mở rộng mô hình này và sẽ xã hội hoá. Tức là số lượng  sách phục  vụ  cho người  đọc là sở cung cấp còn trang thiết bị thì sẽ do quán trang bị”. Trước mắt, sẽ thí điểm tại một số quán cà phê ở quận trung Tâm thành phố là Ninh Kiều, Bình Thuỷ và Cái Răng. Tiến đến toàn thành phố sẽ mở rộng mô hình trên để người dân có đủ điều kiện  tiếp  cận những văn bản  luật cần thiết phục vụ cho đời sống của mình. Ngoài ra sẽ nâng cao trình độ chuyên môn  của  những  chủ  quán để  hướng  dẫn  cho  người  đọc  khi cần  thiết.  Được  biết  kinh  phí  xây dựng mô hình  “quán  cà  phê pháp luật” được sử dụng từ nguồn kinh phí cho việc tuyên truyền phổ biến pháp luật. Thực tế là theo quy định chỉ được đặt tại cơ quan nhà nước, nhưng  nó  đã  được  phát  huy  hiệu quả tốt hơn khi đưa ra ngoài cộng đồng dân cư, tạo cảm giác thoải mái và hứa hẹn là nơi sinh hoạt pháp lý ở địa phương một cách hiệu quả. Hy vọng mô  hình  “quán  cà  phê  pháp luật” sẽ được tăng cả về số lượng và chất lượng để những người dân Cần Thơ có nhiều địa điểm đến bổ ích.

Cần Thơ: Mở rộng mô hình “Quán cà phê pháp luật” Huy Diệu

Những “quán cà phê pháp luật” đang được Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ nhân rộng

*Diên mạo mớiVề  Hoài  Thượng  những  ngày 

này, bước trên những con đường liên thôn, liên xã trải bê tông bằng phẳng, rộng  rãi,  đường  làng ngõ  xóm  sạch đẹp, nhà  cao  tầng mọc  lên  san  sát; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, gia công đồ gỗ mỹ nghệ, may mặc, dịch vụ  thương mại hoạt động tấp nập, hối hả…thành quả đó có được từ việc triển khai Chương trình xây dựng NTM (giai đoạn 2011-2016) góp phần ngày một nâng cao đời sống người dân, diện mạo  làng quê phát triển văn minh, hiện đại,  tình hình an ninh trật tự được giữ vững.  

Đến nay, Hoài Thượng  cơ  bản hoàn  thành  19  tiêu  chí  xây  dựng NTM. Sau 5 năm (2011-2016), Hoài Thượng đã huy động đầu tư hơn 27 tỷ đồng để xây dựng 11,7 km đường giao  thông nông  thôn, nối  liền  các thôn,  mở  ra  nhiều  triển  vọng  cho người  dân  địa  phương  phát  triển kinh  tế.  Hệ  thống  cơ  sở  vật  chất trường học,  trạm y tế được đầu tư 

xây  dựng  theo  hướng  chuẩn  hóa, xanh sạch đẹp. Chất lượng giáo dục, y tế, môi trường được nâng lên. 

*Bước chuyển mình đúng đắnĐiểm  nổi  bật  trong  XDNTM  ở 

Hoài Thượng là sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nhanh, hiệu  quả  từ  sự định hướng đúng đắn, khuyến khích phát triển các nghề phụ cho thu nhập cao của chính quyền địa phương. Đưa chúng tôi đi thăm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất màn gia công và nghề mộc tại thôn Đại Mão, Đ/c Chủ tịch UBND xã Hoài Thượng cho biết: Hiện nay, địa phương có khoảng 380 hộ tham gia phát triển nghề làm màn khung, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động với thu nhập bình quân từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.  Sản  phẩm  màn khung Hoài Thượng  có mặt  ở khắp nơi, từ Bắc vào Nam. Nghề mộc tuy mới xuất hiện ở Hoài Thượng, nhưng hiệu quả đem lại rõ rệt. Hiện xã có hơn 200 hộ mở xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng. Thương mại dịch vụ từng bước mở rộng phát triển, 

trong đó chợ Đại Mão giữ vị trí quan trọng trong giao  lưu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt cho nhân dân địa phương.

Dạo  qua  các  công  ty  TNHH Nam Tiến, Quang Hưng, Thành An, Phát Đạt, công nhân làm việc trong niềm  hăng  say,  phấn  khởi…các  chị vừa cười vừa nói, trò chuyện với tôi về cuộc sống: “Ở đây, 95% nông dân thôn Đại Mão chuyển sang làm công nhân, với chúng tôi cuộc sống nông thôn như thế này là quá ổn định, quá sướng rồi, nhờ có nghề này mà chị em đỡ vất vả, khó khăn hơn nhiều…”, chị Lê Thị Linh (sinh năm 1960) tâm sự.  

Năm 2015, giá trị sản xuất tiểu thủ  công  nghiệp,  thương  mại,  dịch vụ  của  toàn xã đạt hơn 78  tỷ đồng (tăng 56  tỷ đồng  so với năm 2011). Nhờ triển khai có hiệu quả khâu phát triển sản xuất mà đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu  người  năm  2015  đạt  hơn  30,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,9%.

Yên Phong - Bắc Ninh: Có 3 xã đăng ký về đích Nông thôn mới năm 2016

Bùi Cường

Ngay từ những tháng đầu năm 2016, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện yêu cầu 3 xã đăng ký về đích NTM năm 2016 gồm: Đông Phong, Long Châu, Đông Tiến xây dựng lộ trình, cân đối nguồn  lực  thực hiện các tiêu chí chưa hoàn thành ngay từ đầu năm. Tập trung chỉ đạo, thực hiện một số  tiêu chí  có khối  lượng công việc  còn  lớn. Tổ  chức  cho  các hộ dân, thôn xóm tham quan các xã đã về đích để học  tập những kinh nghiệm tốt, cách làm hay từ đó áp dụng  vào  địa  phương  mình.  Đẩy mạnh khai thác tốt các nguồn vốn để đầu  tư xây dựng cơ sở, kết  cấu hạ tầng nông thôn. Phát huy tốt các nguồn  lực  xã  hội  hóa,  tăng  cường công  tác  tuyên  truyền, nâng  cao ý thức tự giác, tính tự chủ của người dân  trong  xây  dựng  NTM.  Thực hiện hiệu quả cơ chế trao quyền cho người dân và  cộng đồng  trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Hoài Thượng - Thuận Thành - Bắc Ninh:Nông Thôn Mới - Diện Mạo Mới Bùi Cường

Page 11: So 121 chuyen in

11Số 121 - Tháng 6/2016 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Những năm đầu tiên biết yêu, chàng trai trẻ Vinh Sử có phần bất hạnh vì mối tình nào cũng thật trái ngang và không trọn vẹn. Đến năm 23 tuổi, Vinh Sử yêu say đắm và tình yêu của chàng được đáp lại. Cả 2 cùng tiến tới hôn nhân. Dù chỉ vỏn vẹn sống chung trong 6 năm, nhưng những dư âm về người vợ đầu tiên luôn khiến Vinh Sử xúc động và nuối tiếc.

*Tình yêu vượt qua mọi định kiến giàu nghèoNhạc sĩ Vinh Sử tự nhận xét mình  là một 

người đa tình. Ông rất dễ yêu và đã yêu thật lòng nhiều cô gái,  từ cô bạn học cùng  lớp đến cô bé hàng xóm, từ cô tiểu thư đài các đến cô nàng gánh nước nghèo khổ. Hình ảnh những người con gái ấy đến giờ vẫn còn hiện hữu rõ nét trong tâm trí ông mỗi khi nhớ về. Nhạc sĩ cho rằng thời còn trẻ, ông thất bại trong tình trường vì hai lý do, một là khi đó ông còn nhút nhát quá, yêu ai cũng không dám thổ lộ, chỉ biết thương thầm nhớ trộm, rồi vô tình để mất người ta lúc nào không hay; hai là vì cái nghèo. Nhạc sĩ đã có một thời gian dài bi quan, và không dám làm quen với bất cứ cô gái nào vì nghĩ mình nghèo. Nhạc sĩ cho rằng, những cô gái không cảm thông hay không cùng chung phận nghèo như ông sẽ không thể nào dành cho ông một  tình  yêu  chân  thành. Đúng  vậy,  trên thực tế nhạc sĩ đã không ít lần ngậm đắng nuốt cay, bàng hoàng đứng nhìn người mình yêu lên xe  hoa  cùng một  chàng  trai  nhà  giàu,  bỏ  sau lưng làng quê nghèo để đến một chân trời mới, sống trong sự sung túc, đủ đầy. Sau nhiều lần bị các cô gái “bỏ rơi”, nhạc sĩ có thương ai cũng đều giữ trong lòng, không dám nói ra vì sợ rằng sẽ phải chịu đau khổ thêm lần nữa. Tuy vậy, các ca khúc của Vinh Sử chưa bao giờ thiếu vắng hình ảnh của những người con gái, nhưng vẫn mang những giai điệu thật buồn. 

Thời đó nhà ông rất nghèo, cả nhà chỉ trông chờ vào gánh bún. Khi đó ông vẫn chỉ là một cậu nhạc sĩ trẻ vô danh, những ca khúc chưa được công nhận nhiều. Một số đồng nghiệp nhận xét rằng nhạc của ông “sến”, “quê” và buồn quá, họ khuyên ông nên thay đổi phong cách âm nhạc để được công chúng đón nhận và có thêm thu nhập. Tuy nhiên, ông vẫn chung thành với những tâm tư và gu âm nhạc khác người của mình. Năm 23 tuổi, Vinh Sử “đánh liều” yêu một cô kiều nữ gốc Hoa tên Diệp Lan. Diệp Lan bằng tuổi Vinh Sử nhưng lại tỏ ra là một người phụ nữ dịu dàng, chín chắn và đặc biệt rất yêu những tình khúc “ế ẩm” của chàng nhạc sĩ nghèo hồi đó. Vinh Sử thừa nhận ông bị Diệp Lan “đánh gục” bởi nét đẹp  kiêu  sa, mĩ miều,  quý  phái.  Trái  tim  ông hoàn toàn bị chinh phục bởi cô gái Diệp Lan. Tuy nhiên, Diệp Lan sinh ra trong một gia đình gốc Hoa vô cùng gia giáo. Vinh Sử biết phận nghèo như mình sẽ không bao giờ với tới được. Dù thế, Diệp Lan vẫn đặc biệt chú ý đến chàng nhạc sĩ còn  trẻ, nhưng  lại miệt mài  viết  lên những  ca khúc  buồn  thảm,  u  sầu.  Ít  lâu  sau,  Diệp  Lan mạnh dạn thổ lộ rằng cô đã yêu Vinh Sử, yêu cả con người ông lẫn những bài hát được  ít người công nhận. Vinh Sử vừa hạnh phúc  lại vừa  lo. Hạnh phúc vì không ngờ rằng người con gái cao sang ấy cũng có ngày dành tình cảm cho chàng nhạc sĩ nghèo, nhưng cũng lo lắng bởi biết rằng gia đình quyền quý kia sẽ không đời nào gả cô con gái duy nhất cho cậu con trai vừa nghèo vừa “lông bông” viết nhạc.

Vinh Sử và Diệp Lan giấu giếm gia đình để đến với nhau. Nhạc sĩ kể: “Diệp Lan là người duy nhất ủng hộ phong cách nhạc của tôi. Nàng nói rằng nhạc của tôi tuy buồn, nhưng rất dễ thuộc và dễ đi vào lòng người, mỗi lần nghe nhạc của tôi là nàng lại dâng trào niềm xúc động và thương cảm. Tôi biết gia đình nàng sẽ không đời nào để nàng yêu tôi, tôi cũng tâm sự thật những điều đó nhưng nàng luôn an ủi tôi, nói rằng dù tôi ng-hèo nàng cũng sẽ quyết  tâm đến được với  tôi”. Trong những đêm trốn gia đình để ngồi tâm tình với nhau, nhạc sĩ thường xuyên nói với Diệp Lan những lời thú thật về sự nghèo khó cũng như an ủi người yêu. Về sau, khắp miền Nam Bộ nơi đâu cũng ngân nga  bài  hát  “Không  giờ  rồi”  nhưng ít người biết đó chính là những lời  tâm sự của chàng trai Vinh Sử dành cho cô Diệp Lan: “Thà nghèo mà biết mến thương nhau còn hơn giàu có đổi thay mau. Chẳng lẽ nghèo hoài hay sao?... Bọn mình giờ rớt trắng đôi tay vẫn tin hạnh phúc ở tương lai. Không bao giờ tình nhạt phai…”.

*Lên đời nhờ những “ca khúc nghèo”Sau một thời gian dài, chàng nhạc sĩ không 

kiếm được tiền từ những ca khúc của mình, và để yêu được cô gái gốc Hoa kia, Vinh Sử phải đi lang thang khắp nơi kiếm việc làm, từ phụ hồ đến bưng bê ở quán cơm, đến đủ các việc lặt vặt khác. Chỉ đến khi có một người đàn ông đến tìm gặp, đó chính là ông Duy Ngọc, ông bầu đình đám của âm nhạc Việt Nam thời đó. “Ông Duy Ngọc tìm tôi và nói rằng, vô tình nghe được nhạc của tôi, ông ấy thích các bài hát của tôi viết về người nghèo nên tìm đến nhà gặp tôi. Sau đó, chính Duy Ngọc là người mang những ca khúc của tôi lên những sân khấu lớn và hết sức bất ngờ, chúng lại được khán giả ủng hộ nhiệt tình. Từ đó những người yêu nhạc mới biết đến cái tên Vinh Sử”. Rồi, đâu đâu cũng nghe nhạc Vinh Sử, đâu đâu cũng bày bán băng, đĩa nhạc Vinh Sử. Từ một cậu thanh niên nghèo lang thang, sống tạm bợ, Vinh Sử đã có thể sắm sửa cho mình nhà lầu, xe hơi. Ông tự hào về một thời huy hoàng của mình: “Khi đó, một bài hát của tôi có thể mua được 2 chiếc xe hơi. Bài “Nhẫn cỏ cho em” là ca khúc đạt kỷ lục với số lượng phát 

hành lên đến 400 ngàn bản”.Cũng nhờ có tiền mà Vinh Sử đạt được mong 

ước của mình, cưới cô gái Diệp Lan về  làm vợ. Cuộc sống với Vinh Sử chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Từ người giàu đến người nghèo, ai cũng lùng sục mua băng đĩa “Nhẫn cỏ cho em”, “Đêm lang thang”, “Nhành cây trứng cá”… Thanh niên lao động tuy nghèo khó nhưng cũng nhịn ăn nhịn uống để có thể mua được một bản nhạc Vinh Sử. Không còn khó khăn về kinh tế, cuộc sống hôn nhân của Vinh Sử và Diệp Lan cũng thật hạnh phúc. Nhạc sĩ đón cô vợ tuyệt sắc về nơi nhà lầu sang trọng, xe hơi đắt tiền. Các cô gái đều phải ghen tỵ với Diệp Lan bởi trước đó, họ chê Vinh Sử nghèo, bụi bặm không thèm để ý. Vinh Sử thời đó từ một chàng trai phải đi bộ lang thang khắp nơi, nhanh chóng bước chân lên xe hơi đời mới, chưa bao giờ phải đi xe đạp hay xe gắn máy. Diệp Lan nhờ đó cũng được hưởng thụ cuộc sống giàu sang. Hơn  nữa,  Vinh  Sử  cũng  hết  sức  chiều  chuộng vợ. Trong những buổi tiệc tùng đáng giá vài cây vàng, nhạc sĩ dẫn theo cô vợ đẹp, sắc sảo khiến bạn bè trong giới nghệ thuật phải trầm trồ thán phục cái may mắn của Vinh Sử. Từ một thanh niên hai bàn tay trắng, Vinh Sử nhanh chóng có nhà lầu, xe hơi và một cô vợ đẹp.

Hai vợ chồng hết sức thương yêu nhau. Bà Diệp Lan sinh cho nhạc sĩ 3 người con. Cuộc sống gia đình tưởng vậy là hạnh phúc trọn vẹn. Thế nhưng sau 5 năm, những mâu thuẫn giữa hai người cứ lớn dần lên. Nhạc sĩ giải thích: “Tôi là nhạc sĩ, hoạt động nghệ thuật nên tính cách cũng tự do, phóng khoáng. Chính vì tính cách lãng tử, hào hoa  của  tôi mà Diệp Lan dần xa  cách  tôi. Nàng luôn nghĩ rằng tôi yêu người khác nên mới thường xuyên đi ra ngoài, lại không chiều chuộng nàng như ngày mới cưới. Chung sống với nhau 6 năm, nàng quyết định bỏ tôi đi theo hạnh phúc mới. Tôi cũng không giữ được, đành chấp nhận để nàng ra đi”. Nhạc sĩ phân bua rằng ông có thể giã từ người vợ nếu cô ấy không còn yêu thương và cảm thông cho ông được nữa. Nhưng tình yêu với âm nhạc thì ông không thể bỏ được, bởi đó là tình yêu cao thượng và vĩnh cửu, nhất là khi những ca khúc của ông đang được công chúng đón nhận và trân trọng. Vinh Sử đành ngậm ngùi chia tay người vợ từng chung sống với ông rất hạnh phúc. Có điều, đến bây giờ ông vẫn còn cảm thấy đáng tiếc vì Diệp Lan là người phụ nữ duy nhất yêu thương và ủng hộ ông từ ngày còn là một chàng trai nghèo cho đến khi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng và giàu có. Dù bị bà Diệp Lan bỏ rơi nhưng chưa bao giờ nhạc sĩ có ý trách móc bà, thậm chí đến giờ ông vẫn còn thầm cảm ơn bà đã luôn ủng hộ và sát cánh bên ông.

Cuộc đời & Tình yêu của ông “Vua nhạc sến” Vinh Sử:

Kỳ 2: Hạnh phúc ngắn ngủi với cô vợ tuyệt sắc gốc HoaĐường Thảo

Page 12: So 121 chuyen in

12 Số 121 - Tháng 6/2016DU LỊCH VIỆT NAM - NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI

Nam Phương Linh Từ là nhà thờ tri ân anh linh các Anh hùng đất phương Nam, một địa chỉ du lịch tâm linh mới mẻ và đặc sắc. Dù mới đi vào hoạt động được hơn một năm, nhưng nơi đây đã trở thành một điểm du lịch tâm linh quan trọng của tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL. Một số hoạt động đáng chú ý tại Nam Phương Linh Từ, có thể kể đến “Lễ hội Tri ân” những người có công khai mở, gìn giữ, xây dựng vùng đất Nam bộ và là “Lễ giỗ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Câm” (1744 - đầu thế kỷ 19), tổ dòng họ Đặng ở đất phương Nam.

Công  trình  nằm  ở  vùng Nước Xoáy, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò,  tỉnh  Đồng  Tháp  với  diện  tích 5ha.  Quần  thể  là  Nhà  thờ  đúng nghĩa chứ không phải là Chùa như nhiều  người  vẫn  nghĩ.  Quần  thể gồm các khối nhà gỗ, kiểu kiến trúc 

nhà  rường  truyền  thống,  cách  tân theo phong cách Nam bộ, được thể hiện bởi những nghệ nhân tài hoa đến từ khắp cả nước. Nam Phương Linh  Từ  được  bao  bọc  bởi  2  cổng tam  quan  lớn  gọi  là  “Đông  -  Tây lưỡng môn” với “Thập lục đại trụ”, nối kết bởi 2 trường lang lợp ngói, dài  hơn  675m  gồm  240  cột  gỗ  với các hạng mục khác trong quần thể. Mỗi trường lang đều có lầu là Tàng lâu và Nghinh lâu. Quần thể có sân lễ rộng hơn 2.000m2, hơn 20.000m2 được dành cho 54 loài hoa và kiểng đặc  trưng  của mọi miền đất nước, tượng trưng cho khối đại đoàn kết của  54  dân  tộc  anh  em, mà Nam bộ là một phần của cả nước. Trung tâm của quần thể là Nam Phương Linh Từ và Đặng tộc Nam Phương Linh Từ (nhà thờ tộc Đặng ở phương Nam) đều gồm 7 gian, 2 chái, có mái hạ và hàng hiên bao quanh với trăm cột mỗi công trình. Bên cạnh là Bảo tàng  Nam  bộ  và  Bảo  tàng  Đặng tộc, mỗi bảo  tàng có diện  tích gần 1.680m2, gồm 80 cột, được thiết kế cách điệu thủy tạ, với vô sô hóa súng 

và sen là 2 loài thủy sinh đặc trưng Nam bộ. Ngoài ra còn những hạng mục  khác  như  Đàn  tế  Trời  (mùa Xuân), Đàn  tế Đất  (mùa Thu), Cô đàn, am Cô…Điểm nhấn của quần thể  là  gỗ  căm  xẻ  đỏ,  nhập  từ  các nước Asean. Ngoài các cửa, kèo, rui, mè…quần thể có 540 cột gỗ, đường kính lớn nhất là 1m và cao nhất là 8,6m. Ước tính khối lượng gỗ đã sử dụng khoảng 7.000m3.

Theo Nhà Sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN, trên quan điểm tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều về tiêu chí chọn lựa, về thời điểm tồn tại, sự cống hiến của từng nhân vật để thờ vọng một cách xác đáng nhất - Lấy mốc thời điểm từ khi mở cõi đến 1975, chia thành 3 lĩnh vực là khai mở, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam. Bước đầu, chọn  được  125  nhân  vật.  Do  vậy, Nam Phương Linh Từ thờ từ Nguyễn Huệ - Quang Trung đến các Chúa và Vua nhà Nguyễn như Chúa Sãi 

Nguyễn  Phước  Chu  (1563-1635), Nguyễn  Ánh-Gia  Long;  các  danh thần:  từ  Trần  Thượng  Xuyên, Dương Ngạn Địch, Lê Văn Duyệt, Trương Minh Giảng, Trương Vĩnh Ký,  Phan  Thanh  Giản…đến  chức sắc  tôn  giáo như Sư Thiện Chiếu, Phạm Công Tắc, Huỳnh Phú Sổ…tới các anh hùng liệt sĩ từ 1930-1975.

Ấn  tượng  nhất  về  quần  thể khi du khách đặt chân đến nơi đây không phải là kiến trúc với những phù điêu, câu đối, hoành phi, điển tích…được chạm nổi hoặc chạm lọng (thủng) tinh xảo mà là nội dung bên trong. Trước tượng đồng của 21 danh nhân có công khai mở đất phương Nam, du khách sẽ cảm nhận lịch sử 300 năm mở cõi của nhà Nguyễn. 

Trao  đổi  với  P/v  Báo  Thời báo  Mê  Kông,  ông  Đặng  Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam Group (Vinasun  Corporation),  tâm sự:“Chúng  tôi  xây  dựng  quần  thể kiến trúc này không phải để đánh bóng  tên  tuổi,  cũng  không  nhằm kinh doanh (không bán vé), mà chỉ đơn thuần là để tri ân, thờ cúng và tôn  vinh  các  bậc  tiền  nhân  đã  có công khai mở, gìn giữ và phát triển vùng đất phương Nam”. Tấm chân tình của ông, cũng là của dân Nam bộ, không phải ở số tiền hơn 400 tỉ đầu tư xây dựng quần thể mà là ở cách  thể hiện đạo  lý  “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một cách trân trọng. Chắc chắn Nam Phương Linh Từ sẽ là điểm hẹn độc đáo không thể bỏ qua  của  du  khách  trong  và  ngoài nước, là niềm tự hào chính đáng của người dân Nam bộ.

Nam Phương Linh Từ - Đồng Tháp:Công Trình Tri Ân Những Tiền Nhân Mở Cõi

Nguyên Văn Mỹ(Ủy viên BCH Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - Chủ tịch Lửa Việt Tours)

Thiên Cấm Sơn (còn gọi là Núi Cấm) - “nóc nhà” của miền Tây Nam Bộ sông nước, bao nhiêu năm vẫn mơ màng trong mây trời xứ Thất Sơn. Vẻ đẹp huyền bí của nơi đây chưa bao giờ làm giảm sự hiếu kì của du khách. Không chỉ thu hút bằng vẻ đẹp, xung quanh núi Cấm còn lưu truyền rất nhiều những chuyện linh thiêng…

Tôi tìm đến Thiên Cấm Sơn trong một buổi sáng nắng đẹp. Thiên Cấm Sơn nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên đi theo đường tỉnh 948. Lên Thiên Cấm Sơn có 3 con đường. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, ai “lớn gan” thì đi theo lối mòn lên núi. Cách thứ hai là thuê xe của mấy bác tài đã được khu du lịch này đăng kí để được chở lên tận đỉnh. Còn cách thứ ba, là đi cáp treo vừa nhanh, vừa được ngắm quang cảnh đất trời lên dần theo độ cao. Từ trên cao, Thiên Cấm Sơn hiện ra như một bức tranh có một không hai nổi lên giữa đất trời Tây Nam Bộ. Từ nơi đó có thể nhìn qua đất nước bạn Campuchia, cũng không xa từ chính tổ quốc mình trong chiều dài mở cõi.

Theo sách của các nhà phong thuỷ, cụm Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang hình cánh cung khéo dài theo phần lớn hai huyện Tri Tôn và  Tịnh Biên. Giữa miền  đồng  bằng màu mỡ, chính là nơi khí âm dương hội tụ mà núi Cấm là một Long huyệt. Thiên Cấm Sơn có rất nhiều 

loại hoa quả, chim muông cộng với rừng cây, thác nước, hang động thật kỳ thú và hấp dẫn. Ngày nay đã được  “quy hoạch” gọn gàng hơn với rất nhiều công trình kì thú. Với độ cao hơn 700m so với mặt nước biển, một hồ nước lớn trên đỉnh là chiếc gương phản chiếu bầu trời. Trên núi có chùa Phật Lớn, miếu Sơn Thần, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam, Thiền viện chùa Phật Lớn,  suối Thanh Long,  động Thủy Liêm, hang Vỗ Bồ Hong, núi Đá dựng...

Rất đông du khách lần lượt khám phá núi Cấm bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về lòng hồ, ngắm đàn cá đủ loại với số lượng lớn nuôi hàng chục năm qua. Cá ở đây rất dạn dĩ đến ven hồ để ăn thức ăn. Con nào con nấy đầu to như cái tô nổi lên trên mặt nước. Các sư thầy tu ở chùa Phật Lớn nói rằng, những chú cá này có tuổi đời vài chục năm hết rồi, quanh năm quen bước chân du khách. Không có cảnh bắt trộm vì sợ bị quả báo, nên ai cũng lắc đầu khi nghe về câu chuyện những chú cá này...

Nếu lên Thiên Cấm Sơn mà quên việc thắp nhang  cúng Phật  là một  thiếu  sót  lớn. Những chiếc  lư  hương  lớn  đặt  trước  các  chùa,  trước Quan Thế Âm,  ông  Phật Cười  luôn  nghi  ngút khói. Tượng phật Di Lạc là báu vật của núi Cấm. Tượng cao khoảng 33m nằm trên đỉnh núi, mà du khách đến lưng chừng núi là có thể thấy. Đây là một công trình độc đáo, như tư thế ngồi đang 

mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh sẽ có dịp đắm mình với phong cảnh Núi Cấm...

Nhiệt độ trên Thiên Cấm Sơn xuống nhanh vào buổi chiều tối. Đêm xuống, dưới ánh đén lung linh đủ màu sắc của chùa Vạn Linh, không khí lạnh se da cứ ngỡ mình đang dạo ven hồ Xuân Hương ở Đà Lạt. Tôi rảo bước vòng quanh, nghe sư thầy kể về chuyện ông “Bửu Sơn Kì Hương, Đức Huỳnh Phú Sổ, chuyện những ông thầy có võ công cao, những người tu đắc đạo đều đã từng ở đây”. Câu chuyện kéo dài đến tận khuya cuốn hút du khách và chỉ được dừng khi tiếng chuông chùa nện giữa canh khuya...

Khám phá vẻ huyền bí trên Thiên Cấm Sơn Huy Diệu

Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Page 13: So 121 chuyen in

13Số 121 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Gặp gỡ nữ ca sĩ xinh đẹp Dương Hàn Ni trong một buổi chiều mưa rơi nhè nhẹ tại một quán cà phê ở Gò Vấp, vẻ đẹp mong manh, dịu dàng của cô gái xứ sở Bạc Liêu như hút hồn những người xung quanh. Trò chuyện cùng Hàn Ni, càng khâm phục hơn khi cô ca sĩ này chọn một lối sống biết vì người khác, giúp được người khác là thấy lòng mình thanh thản.

Dương Hàn Ni sinh ra tại Bạc Liêu, là chị cả của hai đứa em trai, cha làm thầu xây dựng. Tuy lớn lên trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật nhưng “máu” nghệ thuật đã thấm sâu vào trong huyết quản của cô. Thời còn đi học, Hàn Ni đã  tham gia nhiều phong  trào văn nghệ của trường, cô bé Hàn Ni xinh đẹp với giọng hát líu lo như chim sơn ca đã giành nhiều giải thưởng về hát và múa. Lớn lên, thi đậu vào Đại học Kinh tế - Khoa du lịch, Hàn Ni vẫn tiếp  tục  tham  gia  phong  trào  văn nghệ của trường, có lần đại diện cho lớp đạo diễn một  tiết mục múa,  cô “ôm” luôn giải nhất toàn trường. Ra trường, sau một thời gian dài lăn lộn với đủ thứ nghề để mưu sinh, Hàn Ni 

quyết định mở một công ty chuyên về bất động sản, hoạt động được một thời gian thì công ty gặp nhiều khó khăn phải tạm ngừng hoạt động. 

Đến  lúc  này,  sở  trường  ca  hát năm xưa lại bắt đầu trỗi dậy. Trong một lần tham gia hoạt động văn nghệ tại nhà văn hóa trung tâm quận 12, với  giọng  hát  ngọt  ngào  quyến  rũ, Hàn Ni đã chinh phục được những người  tổ  chức  chương  trình,  từ  đó Dương Hàn Ni chính thức khởi sắc sự  nghiệp  ca  hát  của  mình.  Bên cạnh việc ca hát, Hàn Ni vẫn tiếp tục nghề kinh doanh, mở Công ty truyền thông  văn  hóa  Cánh  Buồm  Việt  - chuyên  về  tổ  chức  sự  kiện,  event…nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc và kinh doanh thêm lĩnh vực tài chính. Khác  với  vẻ  đẹp  bên  ngoài  mong manh, dịu dàng, thẳm sâu bên trong 

Hàn Ni là một cô gái kiên cường và đầy bản lĩnh. Hàn Ni tâm sự: “Lúc kinh doanh bất  động  sản  thất  bại, có rất nhiều người đề nghị sẽ bỏ tiền ra đầu tư, lăng xê cho tôi trở thành ca sĩ nổi tiếng nhưng đổi lại tôi phải lệ  thuộc vào họ,  tôi đã không đồng ý, nhiều người trong họ nói rằng tôi ngu. Thực ra, tôi không ngu mà chỉ là cứng đầu, không muốn ai bỏ tiền ra rồi sai khiến, tôi chỉ muốn đi lên bằng chính đôi chân của mình”.

Cô ca sĩ xinh đẹp “cứng đầu” có vẻ “mát tay” trong lĩnh vực kinh do-anh, nên công việc ngày càng phát triển thuận lợi. Làm ra được đồng tiền,  Hàn  Ni  liền  nghĩ  ngay  đến công  tác  thiện  nguyện,  cô  thường xuyên  tặng  tiền  quà  cho  những người  bệnh  và  góp  những  phần quà giúp đỡ cho những bà con ng-hèo ở những vùng sâu, vùng xa trên nhiều vùng miền của đất nước. Có lần tình cờ đến thăm một ngôi chùa sập  xệ  ở  vùng  sâu  của  tỉnh  Long An, nhìn thấy phần chánh điện đổ nát, Hàn Ni cảm thấy đau lòng, cô liền bỏ tiền ra xây lại chánh điện và còn huy động bạn bè góp tiền tặng tượng Phật, sửa nhà bếp… Đến nay 

ngôi chùa đã trở nên khang trang, có nhiều phật tử đến viếng, và tên của Dương Hàn Ni được khắc ngay trong chánh điện. Hiện, Hàn Ni còn là thành viên đại diện cho tổ chức từ thiện Trái tim Việt tại Việt Nam (tổ  chức  từ  thiện Trái  tim Việt  do một nhóm bạn  trẻ  ở Mỹ  cùng góp kinh phí hoạt động), chuyên giúp đỡ những hoàn  cảnh nghèo bệnh  tật. Hàn Ni  chia  sẻ:  “Mình giúp người không  phải  để  nghĩ  đến  phúc  báo hay  lợi  lộc mà  chủ yếu  là để  thấy lòng thanh thản, hạnh phúc…”

Sắp tới, để phát triển sự nghiệp ca hát của mình, Dương Hàn Ni sẽ kết hợp với ca sĩ Gia Phúc - thành viên cũ của nhóm La Thăng ra một album đặc sắc với tên gọi “Cõi nhớ - Nhật ký đời tôi”, dự kiến phát hành vào ngày 16/06/2016. Để có những cảnh quay đẹp, Hàn Ni đã đầu tư rất nhiều, thậm chí còn thuê cả một chiếc phà để chỉ quay một cảnh duy nhất trên sông. Đây là một album mà Hàn Ni  rất  tâm  đắc,  hy  vọng với album lần này, cô ca sĩ đáng yêu Dương Hàn Ni sẽ có một bước tiến mới và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp ca hát của mình.

Dương Hàn Ni: “Hạnh Phúc Khi Được Giúp Đời” Nguyên Thái Kim

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...gió cuốn đi...”

Xin được mượn câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để ghi lại những dòng xúc cảm trong một chuyến đi thiện nguyện về Trung tâm Nuôi dưỡng Người già neo, cô đơn và Trẻ em khuyết tật tại xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội của Báo Thời báo Mê Kông cùng các nhà hảo tâm đồng hành nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

*Những mảnh đời nhiều thua thiêt

Trong cái nắng hầm hập của Hà Nội xấp xỉ 40 độ, Đoàn thiện nguyện chúng  tôi  về Trung  tâm  (TT) Nuôi dưỡng Người già neo, cô đơn và Trẻ em khuyết tật tại xã Thụy An. Khi xe vừa xuống đến sân TT, đón chúng tôi là một số cán bộ cùng nhiều em thiếu nhi của TT. Có em, khi chúng tôi hỏi, chỉ có thể giơ tay lên thể hiện sự vui mừng…Rất giản dị, chân thành, Đ/c Nguyễn Văn Lợi - Phó Giám đốc TT chia sẻ: Hiện TT có 92 CBCNV đang nuôi dưỡng, chăm sóc 365 người gồm (175 người già và người khuyết tật; trẻ  em  khuyết  tật  dưới  18  tuổi  là 190 trẻ). Theo chế độ của Nhà nước từ 18 tuổi trở lên được hưởng chế độ của người khuyết tật còn dưới 18 tuổi 

thuộc chế độ dành cho trẻ em…Gọi là chế độ, với sự cố gắng của Nhà nước, nhưng thật ra mức cao nhất chỉ xấp xỉ  gần  1.800.000đ/người/tháng  (mà mức này cũng ít người được hưởng) và  thấp  nhất  là  700.000  đ/người/tháng…Thì  tất  cả  chi  phí mọi mặt, cũng là áp lực vô cùng lớn với đội ngũ CBCNV ở TT. 

Thăm  các  khu  ăn  nghỉ,  nuôi dưỡng được phân khu riêng theo lứa tuổi, với khả năng tự phục hồi hầu như  không  thể…mới  thấy  hết  tấm lòng, sự tận tâm, nỗ lực của đội ngũ CBCNV của TT. Có rất nhiều hoàn cảnh, mảnh đời bất hạnh khác nhau khi đến với TT…đòi hỏi tấm lòng, trái tim  thương  yêu  chân  thành  vô  bờ bến, đặc biệt của CBCNV TT… Mặc dù Nhà nước và xã hội đã có nhiều chính sách, chế độ quan tâm tới các em, tuy nhiên mức hỗ trợ để chăm sóc các em còn rất nhiều khó khăn, bởi các chế độ dinh dưỡng, theo từng độ tuổi để đảm bảo tốt nhất về sức khỏe cho các cụ và các cháu, các em. Chứng kiến cảnh hầu hết các cụ, các cháu bị khuyết tật nhưng đều mạnh khỏe,  sạch  sẽ,  mới  thấy  tấm  lòng, 

tình cảm của CNCNV nơi TT - Đúng là từ bi, đức độ. Được biết, dù nhiều khó  khăn  nhưng  CBCNV  của  TT luôn coi các cụ, các em, các cháu như ruột thịt, chăm sóc lúc khỏe mạnh, nâng giấc, túc trực lúc ốm đau…

Đi thăm, trò chuyện, tặng quà và  cùng  vui  chơi  với  các  em,  các cháu - Chúng tôi cảm nhận được sự ngây  thơ,  hồn nhiên,  nhưng  trong mỗi  ánh mắt,  nụ  cười,  hành  động của các em đều hiện lên sự khiếm khuyết của cuộc đời mà các em  là những người không may mắn phải đón  nhận.  Có  những  trường  hợp nặng, các em phải nằm liệt giường chỉ cựa quậy được tay chân, nhưng ánh mắt vẫn sáng lên sự vui mừng khi được nhận quà…Bế các em, các cháu  và  đưa món  quà nhỏ,  chúng tôi cảm nhận được tình cảm ấm áp, chân thành, sâu sắc, chạm tới trái tim của mỗi thành viên trong Đoàn.

*Hạnh phúc là sẻ chiaNhư  tâm  nguyện  của  Trưởng 

Đoàn  thiện  nguyện  Báo  Thời  báo MeKong,  cũng  là  tâm  nguyện  của những nhà hảo tâm và của toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo 

MeKong  - Những năm qua, với  sự đồng hành, tấm lòng của nhiều nhà hảo tâm, Báo MeKong đã cố gắng tổ chức những chuyến đi thiện nguyện, tới một số vùng đất xa xôi của đất nước - Nơi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, với những mảnh đời bất hạnh, gian khó... Biết những chuyến đi này chưa xứng là giọt nước trong biển  cả  của  tình  thương  yêu,  chưa thấm tháp gì so với những mảnh đời bất hạnh… Nhưng  thật  là  sau mỗi chuyến đi như thế, chúng tôi đều nỗ lực sống tử tế, hữu ích hơn... Biết cho đi và chia sẻ nhiều hơn!

Trong  chuyến  đi  này,  chúng  tôi cũng muốn gửi  lời tri ân sâu sắc tới Doanh  nghiệp  Bánh  kẹo  cao  cấp Huyền  Trang  có  trụ  sở  tại  huyện Thường Tín, Hà Nội. “Nhân - Đức” - Chỉ hai  từ ngắn gọn nhưng thật đủ đầy để nói về chị Minh Tới - Nữ do-anh  nhân  đã  xây  dựng  thành  công thương hiệu Bánh kẹo Huyền Trang - Sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng cả nước tín nhiệm vì chất lượng, giá thành và sự an toàn vệ sinh thực phẩm luôn bảo đảm tốt. Chị cũng đã tạo nhiều công ăn việc làm cho những em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em ổn định cuộc sống, coi các em như con, tạo thu nhập cho các em ổn định và gửi về chăm lo phụ giúp gia đình… Những hộp bánh, gói kẹo, phần quà của chị trong chuyến đi được chia sẻ bằng cả tấm lòng. Chị tâm sự: “Xã hội, cuộc sống đã cho chúng tôi môi trường sản xuất, kinh doanh tốt, từ đó có điều kiện quan tâm nhiều hơn tới công tác xã hội. Mỗi  chuyến đi  thiện nguyện cũng giúp chúng tôi thấu hiểu hơn giá trị của cuộc đời để mỗi chúng ta sẽ là những mảnh ghép hữu ích cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn”.

Hạnh Phúc Là Sẻ Chia! Bùi Cường

Đoàn thiện nguyện Báo Thời báo MeKong chụp ảnh lưu niệm cùng các em nhỏ tại trung tâm

Page 14: So 121 chuyen in

14 Số 121 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG QUANH TA

Dù đã bước qua tuổi 80, thế nhưng lão nông được coi là đông con nhất xứ miệt vườn vẫn hàng ngày cặm cụi bên những thửa ruộng của gia đình. Khi kể về thành tích sinh tới 22 người con, ông lão thành thật nói: “Ngày ấy cuộc sống cũng khó khăn lắm, có bữa nhà thiếu gạo, thương con nên phải nhịn để nhường cho con ăn. Nhiều đêm hai vợ chồng nằm thao thức nói không sinh nữa, nhưng sau mỗi đêm như vậy thì kiểu gì cũng có một đứa ra đời!”

*Con cái là do duyên trời cho…Về xã Nhơn Nghĩa (huyện Châu Thành A, 

tỉnh Hậu Giang), nhắc tên ông Bảy Tiễng thì ai cũng đều biết rõ. Ông Tiễng nổi tiếng là người có đông con cháu nhất trong vùng. Nhiều người còn nói vui, ông Tiễng mà đăng ký thi kỷ lục sinh con nhiều nhất Việt Nam, chắc phải giật được giải nhất. Khi nhắc tới ông, người dân nơi đây ai cũng phải khâm phục vì dù có tới 22 người con nhưng ông chưa từng để con mình một ngày phải đói ăn, thiếu mặc. Không chỉ vậy, ông còn là một trong những người đầu tiên sắm được chiếc máy tuốt lúa và xây nhà tường ở xứ này…Sau khi nghe rất nhiều những câu chuyện về  lão nông nổi tiếng này, theo chỉ dẫn của mọi người, P/V men theo con đừng nhỏ bên bờ kênh Rạch Xáng tìm đến nhà ông.

Thấy có người tới thăm, ông đang trồng cam liền bỏ cây cuốc xuống dẫn khách vào nhà. Dù đã bước qua cái tuổi 80, lão nông nhiều con bậc nhất xứ miệt vườn Phan Văn Tiễng (SN 1932) vẫn khỏe mạnh, hàng ngày vẫn xắn quần lội đồng đi làm ruộng, vẫn có thể bơi vài vòng qua con sông trước nhà. Khi được hỏi sao già rồi mà ông không nghỉ ngơi,  thì ông bảo, chừng nào đôi chân không đi được nữa ông mới nghỉ. Cái suy nghĩ phải làm để nuôi các con đến bây giờ vẫn còn thường trực trong tâm trí, dù các con đều đã khôn lớn trưởng thành.

Nhắc về con cháu mình, cụ nhớ tên biết tuổi từng người một không sót đứa nào. Ông giới thiệu, thằng lớn là Văn Cang bây giờ 62 tuổi, thằng út là Nết Em được 34 tuổi. Con ông ai cũng lập gia đình và hầu hết sống bằng nghề nông, làm vườn quanh vùng Châu Thành này. “Tao có cả thảy 22 niềm vui, trai gái mỗi bên 11 người, đứa nào giờ cũng có gia đình, con cái đề huề cả rồi. Mới ngày nào, chúng lít nhít cả đàn theo tao ra đồng đi cấy lúa, chạy đồng, giờ muốn gặp cũng khó vì mỗi đứa sống một nơi. Chỉ có ngày lễ hay đám giỗ sắp nhỏ thì mới đông đủ thôi. Nhà rộng vậy mà mỗi lần con cháu, chắt gần cả trăm tụ về không đủ chỗ chứa phải trải chiếu dưới nền gạch nằm. Lúc đó tiếng trẻ cười đùa, tiếng người lớn trò chuyện rôm rả như có hội ấy. Hàng xóm ai cũng trêu, hôm nay nhà cụ tổ chức họp dân à. Nhưng vậy mới vui chứ, chỉ sợ tụi nhỏ quên tao không về mà thôi…”, ông Tiễng vui vẻ nói.

Nhớ lại những tháng ngày vất vả nuôi con, ông  tâm  sự,  trời  không  cho  ông  được  giàu  có, 

nhưng lại cho ông cái lộc con cái, ở xứ này nào ai được vậy. Thế nhưng cũng vất vả lắm, ngày nào cũng làm quần quật từ sáng tới tận khuya. “Được cái các con đứa nào cũng ngoan ngoãn cả, tuy cho đi học nhưng cứ học tới lớp 5, 6 là đòi nghỉ hết. Khi la thì nó nói, học biết con chữ là được rồi, con về làm giúp ba mẹ cho đỡ vất vả. Nghe chúng nói vậy thì mình cũng ừ chứ biết nói sao”, ông Tiễng hoài niệm. Mới ngày nào còn “cha già con cọc”, giờ các con ông cũng đã có con cháu đề huề, tính riêng con đã hơn 40 người (cả dâu rể), thêm các cháu nữa thì “đội quân” gia đình ông riêng ba thế hệ thôi đã hơn 100 người.

Nghe tiếng ông con đàn cháu đống như vậy, nhiều  người  quả  quyết  rằng,  chắc  ông  phải  có bài thuốc bí truyền nên mới được như vậy. Nhiều người từ nơi xa còn tìm tới nài nỉ xin cụ cho loại thuốc bí truyền để về quê phổ biến cho hàng xóm hiếm muộn con. Có rất nhiều cặp vợ chồng cưới hỏi đã lâu không con cái hay tin tìm đến cụ chào hỏi, xin vuốt tay cụ lấy hên. Ai tới cụ điều tiếp đón vui vẻ nhưng hỏi chuyện bí truyền cụ cười: "Bây hỏi kỳ quá, tao nhà quê, mấy khi lên thành thị mà biết thuốc bí truyền, tăng cường sinh lực là gì. Không tin tao thì tụi bây cứ hỏi mấy nhỏ trong nhà coi tao có thần dược, thuốc tiên gì không. Chắc tại tao và lũ con có duyên từ kiếp trước".

*Triết lý nuôi con của lão nôngNói  tới  chuyên  nuôi  dạy  con,  ông  Tiễng 

thành  thật  cho  biết, mình dạy  sao  cho  chúng phải biết yêu thương, đùm bọc nhau mà sống. Dù có đói cũng phải tự làm lấy mà ăn chứ đừng làm chuyện trái với lương tâm. Nói rồi, ông chợt sững lại, buồn lặng khi nhắc tới người con thứ sáu  bởi  đây  là  đứa  con  xấu  số  nhất  của  ông. “Thằng Sáu là đứa hiểu chuyện nhất trong nhà, tao cũng dành nhiều tình cảm cho nó nhưng số kiếp nó vậy rồi. Chỉ buồn là nó vừa bước vào tuổi 30 đã bị phát bệnh, anh chị em tiếp tiền lo chạy chữa nhưng bác sĩ  lắc đầu bảo bệnh anh Sáu là bệnh ung thư máu vô phương cứu chữa. Vài 

tháng sau anh qua đời, để lại vợ dại con thơ” ông Tiễng buồn bã nói.

Tuy  rằng,  trong  nhà  hầu  nhưng  năm  nào cũng có mấy cái đám tiệc, quây quần đầy đủ con cháu  nhưng  hiếm  khi  nào  gia  đình  ông  Tiễng được chung bức hình trọn vẹn vì đông quá thợ thầy chẳng gom hết được. Chụp hình thấy người này lại chẳng thấy người kia nên cụ nhứt quyết không cho chụp hình gia đình đoàn tụ. Cụ nói con người ta quý ở tấm lòng, hình chụp rồi cũng hoen ố, phai mờ, chỉ có tình yêu thương là vĩnh cửu.

Nhiều con quá nhiều khi cũng khiến hàng xóm than phiền, nhiều người còn đùa ông rằng: “Anh Bảy ơi, dừng sinh con cho tụi này nhờ, chứ xứ này tên con tụi tôi giống tên con ông hết trơn đó nghe”. Nghe vậy ông  lật đật bàn với vợ đặt tên cho không trùng với hàng xóm, để tiện lợi và dễ nhớ tên con ông đặt xen kẽ tên con trai bằng các con số theo thứ tự, còn con gái thì theo tên hoa, quả xứ này. Nghĩ xong ông vui mừng khoe lại với mọi người, đấy nhé, “con tui toàn tên độc thôi đố ai xứ này có”. Thế nhưng, có một chuyện khiến ông luôn đau đầu đó chính là làm sao đủ chỗ để viết tên con cháu vào hộ khẩu. Chính vì vậy, nhiều lần bàn tính với các con rằng đứa nào lấy vợ gả chồng thì tách ra riêng, đất đai thì chia đều cả không phân biệt lớn bé. Nghe vậy các con ông đều vui vẻ đồng ý, không ai cãi lại nửa lời. 

Nhiều khi ông cũng thương vợ bởi ông biết phụ nữ sinh nhiều sẽ mất sức, huống chi vợ ông còn phải lo đồng áng phụ chồng nên càng chóng già. Mà ngặt nỗi ngày xưa đâu có cách kế hoạch hóa gia đình như bây giờ nên đêm vợ chồng bên nhau thủ thỉ bà  lại dính bầu. Vợ cụ Tiễng tên Lương Thị Hai, mất đã lâu do bệnh tai biến, năm bà 68 tuổi. “Số bà ấy khổ quá, lúc các con còn nhỏ thì nai lưng ra làm tới quên ăn quên ngủ. Khi chúng lớn, được nghỉ ngơi chút đỉnh thì lại đau bệnh liên miên, rồi lại mất trong bệnh tật…nhiều khi nghĩ lại tao thấy thương và có lỗi với bà ấy nhiều quá…”, ông Tiễng buồn bã.

Ngồi bên cha mình, anh Phan Văn Nết Em (34 tuổi, con út ông Tiễng) cho biết, từ ngày mẹ anh mất tới nay, sức khỏe ông Tiễng cũng kém đi hẳn. Trước kia hai ông bà rất yêu thương nhau nên khi bà mất khiến ông bị sốc nhiều lắm. Giờ ông đã già nên các con luôn chiều theo ông, chỉ mong ông sống vui vẻ với con cháu thêm nhiều năm nữa. Anh cho biết, nhà có đông anh em như vậy nhưng nghe lời cha mẹ, mọi người đều yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có khó khăn hoạn nạn gì đều chung tay góp sức. “Gia đình tôi vui nhất là mỗi dịp sum họp. Trước đây còn nhỏ, cha mẹ tôi nai lưng lo từng bữa ăn cho một đàn con đông đúc. Giờ chúng tôi đều trưởng thành hết cả rồi, thấy cha tôi vui đùa cùng đàn cháu, chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù sinh nhiều con như vậy, nhưng cha mẹ tôi có lẽ nếm đủ khó khăn vất vả, nên khi chúng tôi lập gia đình, ông bà đều khuyên sinh 1-2 đứa thôi còn tập trung lo kinh tế”, anh Nết Em tâm sự.

Hậu Giang:TRIẾT LÝ SỐNG VÀ NUÔI DẠY CON

của cụ ông đông con nhất miền Tây Nam bộ Thảo Nguyên

Ông Tiễng và con trai ngồi trò chuyện với PV

Page 15: So 121 chuyen in

15Số 121 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Hỏi: Tôi và cô ấy yêu nhau đã được 2 năm. Lúc mới quen, tôi không biết rõ về hoàn cảnh gia đình cô ấy, nhưng thấy cô ấy ăn diện sành điệu, mặc quần áo đẹp, đi xe đẹp, mặt lúc nào cũng phấn son, lại chịu chi trong các cuộc ăn uống với bạn bè nên tôi nghĩ cô ấy thuộc gia đình khá giả. Nhưng khi chính thức yêu nhau, được cô ấy dẫn về ra mắt gia đình thì tôi mới biết gia đình cô ấy cũng khó khăn, chứ không phải khá giả như tôi nghĩ. Hơn nữa, cô ấy mới tốt nghiệp đại học, hiện vẫn chưa có việc làm ổn định, nên không thể có tiền để xài sang như thế được. Tôi có hỏi cô ấy về chuyện này thì cô ấy nói là do được bố mẹ cưng chiều từ bé nên cô ấy muốn gì, thích gì bố mẹ đều mua cho, kể cả phải đi vay tiền để mua cho con họ cũng không ngại. Thực sự tôi rất yêu cô ấy và muốn xác định nghiêm túc mối quan hệ để đi đến hôn nhân. Nhưng chính vì sự nghiêm túc này mà tôi lại cảm thấy tôi và cô ấy có quá nhiều điểm khác biệt trong cách chi tiêu, vậy nên tôi băn khoăn, có nên tiếp tục yêu và lấy cô ấy làm vợ hay không?

Trả lời: Chào em! Những băn khoăn của em là có cơ sở khi gia 

đình bạn gái có thu nhập không cao mà cô ấy lại tiêu xài hoang phí như vậy. Điều này tạo cho em sự 

lo lắng về cuộc sống hôn nhân sau này nếu hai em đến với nhau. Trong cuộc sống có những thứ cần sự trải nghiệm thì bản thân mới thật sự trưởng thành. Việc bạn gái không biết tiết kiệm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Hiện tại cô ấy còn trẻ, vừa mới tốt nghiệp xong, lại chưa có công việc ổn định, ít va chạm trong cuộc sống nên chưa có sự nhìn nhận đúng đắn về giá trị đồng tiền. Thêm vào đó, với bản tính hồn nhiên, cô ấy nhìn nhận việc tiêu xài của mình cũng thật đơn giản, chưa suy nghĩ thấu đáo. Ngoài ra, việc nuông chiều của gia đình đã khiến cô ấy không nhận thức được hành vi chi tiêu của mình và sống phụ thuộc vào ba mẹ.

Ở một khía cạnh khác, việc cô ấy chia sẻ thật lòng với em về hoàn cảnh gia đình của cô ấy mà không hề che dấu, biện hộ cho bản thân cho thấy cô ấy đến với em không vì sự toan tính. Con người không ai hoàn hảo, nếu chỉ vì điều này mà chấm dứt ngay mối quan hệ tình cảm thì quả là đáng tiếc. Nếu có thể, em nên cho mình và cô ấy một cơ hội để vun vén tình cảm này.

Trước tiên, việc tìm hiểu kỹ về tính cách, sở thích  là nền tảng để hai em tìm được  tiếng nói chung. Em nên khuyến khích cô ấy tìm kiếm cho mình một công việc và xây dựng những mục tiêu trong tương lai. Em cũng nên chia sẻ những trải nghiệm của bản thân em về cuộc sống để cô ấy hiểu về giá trị đồng tiền. Đồng thời, em nên trình bày mong muốn cùng cô ấy xây dựng hạnh phúc lâu dài với ba mẹ cô ấy để cùng gia đình tạo điều kiện cho cô ấy độc lập hơn trong suy nghĩ và hành động. Nếu sau những nỗ lực đó mà cô ấy không nhận ra và vẫn sống phụ thuộc vào người khác thì có thể cô ấy không thích hợp với em và cuộc sống gia đình tương lai của hai em sẽ gặp nhiều trắc trở. Hãy nhớ rằng, từ bỏ là lựa chọn cuối cùng khi em đã nỗ lực cho tình yêu này. Chúc em có quyết định sáng suốt!

Có nên lấy một cô gái tiêu hoang?

ThS. Hoàng Minh Phú(Chuyên gia tư vấn tâm lý - Báo Thời báo Mê Kông)

Bạn đọc hỏi - Thời báo Mekong trả lời

Người dân ở xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) đến nay vẫn chưa hết hoang mang về cái chết của 3 cha con trong một gia đình. Trước cái chết tức tưởi của 2 bé gái vô tội, nhiều người dân đã không thể cầm được những giọt nước mắt.

*3 người chết và 1 thư tuyêt mênhVụ việc được phát hiện khi cha 

vợ B. đi  tập thể dục về ngang cửa hàng VLXD, điện gia dụng của B. không  thấy mở  cửa buôn bán nên thấy  lạ. Gọi  cửa mãi không ai  lên tiếng trả lời, người cha vợ cùng hàng xóm phá cửa vào trong phát hiện 2 cháu  gái  nằm  chết  ở  tầng  trệt, B. chết  trên  lầu  trong  tư  thế  treo  cổ nên trình báo công an địa phương. Ngay tại thời điểm này thì chị H. (vợ anh B.) vắng nhà. Sau đó thì thấy chị H. trở về và khóc vật vã.

Danh  tính  của  các  nạn  nhân lần  lượt  được  xác  định  là  2  cháu gái Nguyễn Ngọc Xuân A.  (8  tuổi), Nguyễn Ngọc Xuân P.  (4  tuổi) chết trên  giường  với  nghi  vấn  bị  đầu độc bằng hóa chất. Trong lúc khám nghiệm  hiện  trường,  cảnh  sát  còn phát  hiện  cha  của  2  cháu  gái  nêu trên là anh Nguyễn Xuân B. (31 tuổi, quê quận 8, TP.HCM, tạm trú xã Mỹ Khánh, TP.Long Xuyên) treo cổ tự tử trên lầu và lá thư tuyệt mệnh để của anh B. để lại trước khi chết.

Theo  thông  tin  ban  đầu, khoảng  9h30  ngày  5/6,  Công  an 

tỉnh An Giang nhận được tin báo của  người  dân  với  nội  dung  2  bé gái  tử  vong  tại  nhà  riêng  ở  ấp Bình  Khánh,  xã  Mỹ  Khánh  (TP.Long  Xuyên).  Sau  khi  nhận  tin báo,  Phòng  CSHS  Công  an  tỉnh An Giang phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an TP.Long  Xuyên,  các  ngành  chức năng  tỉnh  An Giang  tổ  chức  bảo vệ và khám nghiệm hiện  trường, khám nghiệm tử thi làm rõ nguyên nhân vụ việc. 

Ông Trần Quốc Toản (54 tuổi, hàng  xóm  anh  B.)  cho  biết:  “Vào thời  điểm  trên,  thấy  có  rất  đông công an tập trung ngay trước phía nhà  anh B.  nên mọi  người  tò mò chạy  đến  xem.  Đến  nơi,  cha  vợ của anh B. vừa khóc vừa cho biết 2  cháu  ngoại  đã  chết,  còn  chàng rể  thì  treo  cổ  tử  vong.  Nghe  tin dữ  này  khiến  mọi  người  vô  cùng kinh ngạc, bởi thường ngày thấy vợ chồng B. sống rất hạnh phúc, nhà lại khá giả, và có 2 con gái ngoan hiền, xinh xắn”. Cũng theo lời ông Toản, vào buổi tối trước khi xảy ra vụ việc, chị Nguyễn Lê Thúy H. (32 tuổi, vợ của B.) có đến nhà ông chơi và nằm lên ghế massage xem tivi. Thấy H. đến có một mình, ông Toản hỏi chồng và 2 con gái đâu, H. liền đáp cha con anh B. chở nhau đi ăn tối. H. nằm xem tivi chừng khoảng nửa giờ đồng hồ thì từ giã ra về nói đi  công  việc.  Sau  đó,  cả  nhà  ông Toản đi ngủ, mãi đến sáng hôm thì sự việc đau lòng xảy ra.

*Nghi án tự tử vì ghen tuông?Theo ghi nhận của P/V Báo Thời 

báo  Mê  Kông,  hiện  ngôi  nhà  nơi xảy ra sự vụ đã khóa cửa. Bà Đoàn Thị Nguyên (55 tuổi, ngụ cùng địa phương) cho biết, vợ chồng anh B. vừa mới sắm ô tô và có thuê tài xế riêng. Rất có thể họ có mâu thuẫn với nhau về mặt tình cảm nên trong phút nông nổi B. đã sát hại 2 con rồi tự tìm đến cái chết. “Trong buổi sáng  nay,  có  một  số  hụi  viên  tìm đến chị H. lấy tiền hốt hụi, nhưng do đang lúc bối rối nên gia đình chị này xin hoãn lại và sẽ giải quyết dứt điểm khi lo xong chuyện hậu sự”, bà Nguyên cho biết thêm.

P/V đã cố gắng liên lạc với chị H.  để  tìm  hiểu  nguyên  do,  nhưng số điện  thoại  cá nhân của chị này đã khóa máy. Người nhà chị H. cho biết, hiện gia đình rất đau buồn và chưa thể trả lời được báo chí. Trong khi đó, một nguồn tin từ cán bộ điều tra  cho  biết,  thư  tuyệt  mệnh  của anh B. để lại có nội dung là vợ chồng B. cãi nhau vì ghen tuông. Chị H. bỏ ra ngoài  thuê nhà trọ ở mấy ngày thì  xảy  ra  vụ  việc.  Theo  tìm  hiểu của P/V, anh B. là cựu cầu thủ bóng đá,  từng chơi bóng cho CLB Ngân Hàng  Đông  Á  từ  năm  2005-2008 rồi chuyển về thi đấu cho An Đô An Giang với vai  trò  là một  trung vệ. Tại đây, B. tình cờ gặp gỡ và quen biết chị H.. Trải qua một thời gian tìm hiểu, cả 2 quyết định kết hôn. Sau  khi  cưới  vợ,  B.  giải  nghệ  về mở cửa hàng bán điện gia dụng tại 

nhà. Những  lúc nhàn  rỗi, B.  cũng thường hay đi thu tiền hụi giúp cho vợ.  “Việc  đưa  đón  con  đến  trường cũng  do  B.  đảm  trách.  Anh  B.  là người hiền lành, thương yêu vợ con. Gần đây, hàng xóm có nghe giữa vợ chồng B. thường xảy ra mâu thuẫn nhưng  không  biết  họ  cãi  nhau  về chuyện gì. Nhiều người dân ở đây đồn đoán mọi chuyện từ việc anh B. ghen tuông mù quáng. Dẫu cho là nguyên nhân gì đi nữa thì người lớn tự tìm cách giải quyết. Anh B. cũng không nên làm chuyện dại dột như vậy, khiến 2 đứa trẻ vô tội phải chết oan”, một người dân phản ánh.

Ngôi nhà mà vợ chồng B. ở cũng là nơi kinh doanh buôn bán VLXD. Vợ chồng B. vốn được lòng với người dân địa phương bởi  tính hòa đồng, dễ tiếp xúc. Ông Trần Kim Ẩn - Tổ trưởng tổ 3, ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh nhận xét: “Vợ chồng anh B. sống tại địa phương luôn chấp hành đúng theo quy định pháp luật. Ngoài việc mua bán VLXD thì vợ anh B. còn làm chủ hụi và cho vay tiền. Riêng anh B. thì trước kia là cầu thủ bóng đá, nhưng giờ đã giải nghệ và chuyển sang kinh doanh tại nhà. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân cái chết được đưa ra nhưng đến hiện tại tất cả vẫn chỉ là nghi vấn”. 

Hiện  vụ  án  đang  được  Công an tỉnh An Giang tích cực điều tra. Nguyên nhân vụ việc chưa được tiết lộ.  Hai  con  của  anh  B  đang  phải khám nghiệm xem bị đầu độc bằng thuốc trừ sâu hay hóa chất gì? 

An Giang:Rúng động nghi án cựu cầu thủ bóng đá sát hại 2 con rồi tự tử?

Thanh Lâm

Page 16: So 121 chuyen in

16 Số 121 - Tháng 6/2016DÂN BIẾT - DÂN BAN

Kỳ I: Nỗi niềm ai tỏ?Thời gian qua - Hàng trăm

hộ dân sản xuất, kinh doanh say xát, chế biến lương thực và kinh doanh vận tải tại khu giãn dân thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) như “chết điếng” vì sự hiện diện của những biển cấm xe tải lưu thông vào nội thị thị trấn Yên Mỹ. Bởi lẽ, những biển cấm này vô hình chung “phong tỏa” việc kinh do-anh, giao thương của hàng trăm hộ kinh doanh tại đây.

Người dân làng Trai Trang lâu nay vẫn  luôn  tự hào vì  quê hương là  Làng  nghề  truyền  thống  xuyên nhiều thế hệ với thế mạnh chủ lực trong sản xuất kinh doanh (SXKD) là nghề say xát, chế biến lương thực. Hàng  trăm năm nay, nghề này đã nuôi  sống  biết  bao  người  cả  trong và ngoài làng, là điểm sáng về làm ăn kinh doanh của tỉnh Hưng Yên, đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Bằng Công nhận Làng nghề truyền thống năm 2005. Với đặc thù trên, hoạt  động  giao  thương  của  các  hộ kinh doanh say xát, chế biến lương thực diễn ra vô cùng sôi nổi: Hàng hóa  trong  và  ngoài  tỉnh  theo  các chuyến xe trở hàng thô về đây chế biến, rồi nhận sản phẩm tỏa đi khắp nơi giao thương, góp phần quan trọng tạo nên sự trù phú, sầm uất cho cả một vùng quê thuộc H.Yên Mỹ nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung.

Tuy  nhiên,  thời  gian  gần  đây, việc kinh doanh của hàng trăm hộ dân làng nghề đang gặp phải nhiều khó  khăn nhất  định  sau  khi  xuất hiện hàng loạt biển cấm xe ô tô tải lưu  thông  vào khu vực nội  thị  thị trấn Yên Mỹ. 

Tìm hiểu được  biết:  Thực hiện Quyết  định  số  07/2016/QĐ-UBND ngày  29/3/2016  của  UBND  tỉnh Hưng Yên (gọi tắt là Quyết định 07 của tỉnh UBND Hưng Yên) về việc Ban hành Quy định hoạt động vận tải  đường  bộ  (VTĐB)  bằng  xe  ô  tô trong đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ngày 13/4/2016, UBND huyện Yên Mỹ  đã  ban  hành  văn  bản  số 156/UBND-KTHT về việc thực hiện Quyết định 07 của UBND tỉnh Hưng Yên, gửi UBND thị trấn Yên Mỹ và Đài  truyền  thanh  huyện  để  thực hiện truyên truyền liên tục nội dung Quyết định 07 của UBND tỉnh Hưng Yên. Ngay sau đó UBND huyện đã chỉ đạo Giao thông huyện tiến hành khảo sát, thống kê các vị trí để cắm biển cấm xe tải và hạn chế thời gian hoạt động đối với xe tải có tải trọng từ 1,5-3,5 tấn trong giờ cao điểm trên 

tất cả các tuyến đường nội thị của thị Trấn Yên Mỹ. Đến ngày 17/5/2016, UBND huyện Yên Mỹ tiếp tục ban hành văn bản số 215/UBND-KTHT với nội dung cho rằng việc cắm biển đã  hoàn  thành,  đồng  thời  yêu  cầu “Công an huyện thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện những vi phạm để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, sau ngày 17/5/2016, tất cả các xe tải trên 3,5 tấn không còn được phép lưu thông qua  khu  vực  nội  thị  thị  trấn  Yên Mỹ; xe tải từ 1,5-3,5 tấn thì chỉ được hoạt  động  trong  những  khung  giờ được quy định (Mùa đông từ 18h-6h; Mùa hè từ 19h-5h)…Tuy nhiên, hai văn bản này, vẻ như chưa được triển khai thực hiện thấu đáo trong thực tế  - Nên  theo phản ánh của người dân Trai Trang - Sau khi xuất hiện những biển cấm tại các điểm đầu vào thị trấn, rất nhiều xe tải vận chuyển hàng  hóa  cho  các  hộ  kinh  doanh tại đây bị CSGT huyện Yên Mỹ xử phạt, khiến nhiều chủ xe không còn dám “bén mảng” đến giao thương. Vì vậy, việc SXKD bỗng dưng chững lại khiến hàng  trăm hộ dân  làng Trai Trang vô cùng khó khăn.

Sáng 2/6, hàng trăm hộ kinh do-anh say xát, chế biến lương thực và kinh doanh vận tải mang trong mình nỗi niềm bức xúc đến trụ sở UBND huyện,  Công  an  huyện Yên Mỹ  để mong muốn làm sáng tỏ vấn đề. Và đến  tận  thời  điểm này, họ mới  biết là có Quyết định 07 của UBND tỉnh Hưng Yên, còn trước đó chẳng ai hiểu tại sao có mấy cái biển cấm, tại sao xe hàng ngày vẫn giao thương bình thường  nay  bỗng  dưng  bị  bắt  bắt phạt…Như  vậy,  việc  cắm  biển  cấm xe vào nội thị thị trấn Yên Mỹ cũng như việc triển khai Quyết định 07 của UBND tỉnh Hưng Yên đã không được chính quyền địa phương thông báo, tuyên truyền tới người dân, như tinh thần Quyết định 07 chỉ đạo…

Cũng  trong  sáng  ngày  2/6,  khi hàng  trăm  hộ  dân  Trai  Trang  tập trung tại trụ sở UBND huyện Yên Mỹ để kiến nghị về việc cắm biển cấm, thì ông Ngô Ngọc Sơn - Phó Phòng Kinh tế Hạ tầng đã có trao đổi với người dân. Theo ông Sơn, biển cấm xe vào nội thị dù đã cắm nhưng chưa có hiệu lực  thi  hành.  Tuy  nhiên,  khi  người dân đặt câu hỏi rằng: Chưa có hiệu lực tại sao CSGT lại dựa vào biển cấm đó để bắt xe của thương lái, khiến xe tải không dám vào xuất, nhập hàng hóa  ảnh  hưởng  tới  việc  SXKD?... Thì ông Sơn không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Yến - Phó Trưởng Công an huyện Yên Mỹ trao đổi với p/v Báo Thời báo MeKong  rằng: Sau khi  có biển cẩm, CSGT có trách nhiệm triển khai kiểm soát các phương tiện quá tải trọng quy định lưu thông trong nội thị, nếu phát hiện vi phạm thì nhắc nhở  bước  đầu  chứ không  xử phạt... Tuy  nhiên,  theo  phản  ánh  của  tất cả  các  hộ  kinh  doanh  trên  địa  bàn thì hầu hết không có trường hợp nào “được nhắc nhở”…?

Hàng trăm hộ dân cũng bày tỏ băn khoăn, không biết các biển cấm này phải hiểu theo cách nào: Biển cấm với phía trên là biển hình tròn với  biểu  tượng  ô  tô  tải  được  gạch chéo bằng một nét đỏ (tức cấm ô tô tải). Dưới biển hình tròn là một biển hình  chữ  nhật  ghi  “Ô  tô  tải:  1,5-3,5  tấn.  Mùa  đông:  18h-6h.  Mùa hè: 19h-5h”. Như vậy, ghi chú này là cho phép ô tô  tải  từ 1,5-3,5 tấn hoạt động hay cấm hoạt động trong khung giờ trên? Và mùa Đông-Hè là  thời  điểm  nào?  Bắt  đầu  và  kết thúc “mùa” là khi nào?... 

Trong đơn phản ánh của hàng trăm  hộ  dân  thôn  Trai  Trang  ký tên tập thể gửi cơ quan báo chí, thì việc dựng các biển cấm xe lưu thông trong thị trấn Yên Mỹ không khác nào  “cơn ác mộng”,  đặc  biệt  là  tại 

khu  giãn  dân  (nằm  bên QL  39A), nơi có hàng trăm xưởng say xát và chế biến thực phẩm: “Các biển cấm đã cô lập, phong tỏa hoàn toàn Làng nghề chúng tôi với các phương tiện giao  thông  ngoài  tỉnh.  Biển  cấm ngay vào chợ siêu thị, khu giãn dân, họ  cấm  cả  ô  tô  chúng  tôi  về  nhà chúng tôi, vì biển cấm cách nhà chỉ gang tấc” - trong đơn bày tỏ.

Theo các hộ kinh doanh ở đây cho biết,  làng  Trai  Trang mang  đặc  thù làng nghề  truyền  thống  say xát,  chế biến thực phẩm hàng trăm năm nay. Nhà xưởng, máy móc chuyên dụng, ô tô vận tải được trang bị từ hàng chục năm nay  để  phục  vụ  SXKD  và  vẫn hoạt động bình thường. Tất cả đều mua bằng vốn vay ngân hàng. Sự phát triển của Làng nghề đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn con em địa phương, chưa kể hoạt động giao thương với bạn hàng các tỉnh luôn tấp nập. Việc những biển cấm xe này hiện diện ở những vị trí không phù hợp đã đẩy “Nguy cơ phá sản, vỡ nợ, không có khả năng trả lãi, gốc ngân hàng khi đáo nợ là rất cao. Chúng  tôi  không  còn  biết  làm  gì  để sống, từ đó khả năng dẫn đến hệ lụy xấu về an ninh trật tự, xã hội và tan nát gia đình là điều được báo trước…” - hàng trăm hộ dân Trai Trang bày tỏ.

Trong đơn, người dân làng Trai Trang cũng khẳng định Quyết định 07  của  UBND  tỉnh  Hưng  Yên  là không sai, nhưng cần áp dụng hợp lý vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, đặc biệt với nơi có tính đặc thù cao như ở Trai Trang, mới đem lại hiệu quả; đồng thời việc xiết chặt công tác quản lý của các cấp chính quyền để Quyết định được thực thi nghiêm túc, tránh phát sinh những biểu hiện sai phạm của cán bộ địa phương gây mất niềm tin ở nhân dân, cũng là điều rất cần được chú trọng, quan tâm.

Thiết nghĩ chính quyền H.Yên Mỹ  - Hưng Yên  nên  khẩn  trương triển  khai  rà  soát  lại  thực  tế  của địa phương, sớm đưa ra phương án giải quyết “Thấu tình đạt lý” trong việc dựng biển cấm ở khu vực làng nghề Trai Trang, để người dân an tâm  tiếp  tục  SXKD,  tiếp  tục  góp phần xây dựng quê hương Yên Mỹ nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung ngày  càng  phát  triển  bền  vững  - Nhất  là  khi  Cộng  đồng  Kinh  tế ASEAN đã khởi  động những bước đầu tiên. Đặc biệt, trong bối cảnh, Lãnh  đạo  Đảng  và  Nhà  nước  đặt quyết tâm cao trong việc: Xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phục vụ

Báo Thời báo MeKong sẽ tiếp tục phản ánh những diễn biến của vụ việc trong những số tiếp theo!

Yên Mỹ - Hưng Yên:Hàng Trăm Hộ Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Lâm Nguy Cơ Phá Sản Vì…Biển Cấm?

Đỗ Bình - Phùng Nguyện

Biển cấm xe cắm ở đầu đường vào khu giãn dân thôn Trai Trang, đoạn giao với QL 39A

Page 17: So 121 chuyen in

17Số 121 - Tháng 6/2016 DÂN BIẾT - DÂN BAN

Trước những thông tin thai phụ N.T.K.O tố BV Phụ sản Vuông Tròn (TP.Long Xuyên, An Giang) chân đoán sai, suýt nữa giết chết thai nhi. Đại diện phía BV, Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc BV khẳng định lời tố cáo của gia đình thai phụ là không đúng sự thật.

Trao đổi với P/V Báo Thời báo Mê Kông, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc BV Phụ sản Vuông Tròn khẳng  định,  ekip  trực  tiếp  chẩn đoán  và  điều  trị  cho  thai  phụ  O. không kết luận mang thai ngoài tử cung và  chỉ  định mổ  lấy  thai như những thông tin gia đình đưa ra.

Theo ông Hùng, vào ngày 1/5, thai phụ O. xin nhập viện trong tình trạng  bụng  đau  âm  ỉ  và  trễ  kinh nhiều ngày. Trước khi đến BV Phụ sản Vuông Tròn, chị O. đã đi khám ở phòng khám tư khác và nhận được kết  quả  chẩn  đoán  là  mang  thai

ngoài tử cung. Sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ khẳng định chị O. đã có thai nhưng khi siêu âm thì không thấy  túi  thai  trong  tử  cung. Cùng với dấu hiệu đau bụng âm ỉ kéo dài, các bác sĩ nghi ngờ chị O. mang thai ngoài tử cung nên chỉ định chị nhập viện để theo dõi thêm. Tại đây, chị O. cùng chị gái yêu cầu được tư vấn về  thai ngoài  tử  cung nên  các bác sĩ cho biết, nếu thai ngoài tử cung 

thì bắt buộc phải mổ lấy thai hoặc uống thuốc hủy thai. Theo đội ngũ bác sĩ BV Phụ sản Vuông Tròn, có thể  trong  khi  bác  sĩ  tư  vấn,  thai phụ và người nhà đã nghe không rõ nên nghĩ các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Ngoài ra, ông Hùng phủ nhận thông  tin  bệnh  viện  “ép”  thai  phụ nhập  viện,  cho  thai  phụ  vay  tiền nếu không mang đủ.

Ông  Hùng  giải  thích  thêm: “Vào ngày chị O. đến BV Phụ sản Vuông  Tròn,  chỉ  số  hCG  là  1.300, tức thai khoảng 4-5 tuần tuổi, khi ấy siêu âm chưa thể phát hiện túi thai,  kèm  theo  triệu  chứng  đau bụng  kéo  dài,  nên  chúng  tôi  hoàn toàn có quyền nghi ngờ thai ngoài tử  cung,  tuy  nhiên  không  khẳng định. Chị O. cùng gia đình nói bệnh viện chẩn đoán sai  là không đúng sự thật. Đồng thời, sau khi sự việc “không đáng có” xảy ra,  tôi đã gọi điện cho người nhà thai phụ O. để xin địa chỉ nhà, gửi thư phúc đáp. 

Tuy nhiên, gia đình thai phụ không có thiện chí, đã đưa ra những thông tin  sai  lệch  trên  báo  chí,  làm ảnh hưởng đến uy tín của BV”.

Trước đó như Báo Thời báo Me-kong đã đưa tin, thai phụ N.T.K.O (SN 1988, ngụ xã Mỹ Hòa, TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) có dấu hiệu đau bụng âm ỉ nên đến BV Phụ sản Vuông Tròn để kiểm tra. Theo người nhà chị O., tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị O. mang thai ngoài tử cung, chỉ định nhập viện để mổ gấp hoặc uống thuốc hủy thai, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Gia đình lập tức đưa chị về BV Đa khoa TW TP.Cần Thơ để điều trị cho tiện việc chăm  sóc.  Tuy  nhiên,  khi  chuyển sang BV Đa khoa TW TP.Cần Thơ kiểm tra lại thì nhận được kết quả thai nằm trong tử cung, phát triển bình thường. Gia đình chị O. tỏ ra vô cùng bức xúc trước việc BV Phụ sản Vuông Tròn chẩn đoán sai, suýt giết chết thai nhi trong bụng chị O. 

Giám đốc bệnh viện phủ nhận tố cáo “suýt giết chết thai nhi”Nguyên Thảo

BS Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc BVPS Vuông Tròn trao đổi với PV

Một gia đình liệt sỹ có 34ha đất có nguồn gốc thừa kế từ ông cố, được chính quyền mượn để canh tác, sau đó thu hồi giao cho doanh nghiệp mà không chịu đền bù thỏa đáng. Người dân đã mất hàng chục năm đi khiếu nại, nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng xem xét thấu đáo.

*Mượn đất rồi không trảGia đình ông Nguyễn Văn Cường (SN 1929, 

ngụ ấp 1, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai - ông Cường hiện đã mất) và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hồng (SN 1942) có khu đất diện tích 34ha tại  xã  Phước  Thái,  huyện  Long  Thành,  Đồng Nai. Đất này do ông cố ông Cường là cụ Nguyễn Văn Gộc mua từ trước năm 1930. Qua nhiều đời truyền lại ông Cường.

Năm 1945,  cha  ông Cường  là  ông Nguyễn Văn Diệu lấy đất này làm cứ điểm kháng chiến chống Pháp. Năm 1952, ông Diệu cùng hai người con là Nguyễn Văn Hưởng và Nguyễn Thị Hoạt bị Pháp bắt và sát hại, được chôn ở khu đất này. Căn nhà bị giặc Pháp đốt cháy nên giấy tờ liên quan đến nhà đất của gia đình ông Cường cũng bị thiêu rụi. Ông Cường may mắn thoát chết và tiếp tục hoạt động Cách mạng cùng vợ. Kháng chiến chống Mỹ, ông Cường tiếp tục dùng đất này vừa trồng trọt vừa làm cơ sở hoạt động cho những cán bộ Cách mạng như: ông Nguyễn Văn Tòng, ông Trương  Văn  Huỳnh…Thời  gian  sau,  ông  Phan Văn Mỹ chiếm đất của ông Cường. Để giữ bí mật cho Cách mạng, ông Cường không dám tố cáo. Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975,  ông Cường đòi  và được  ông Mỹ  trả lại đất vào ngày 10/3/1976. Gia đình ông Cường canh  tác  trên khu đất này được một  thời  gian thì năm 1978, ông Nguyễn Tấn Vàng - Chủ tịch UBND xã Phước Thái mượn đất của gia đình ông cho người dân địa phương canh tác, theo chính sách thời đó.

Năm 1990, Nhà nước có chính sách trả  lại đất tập đoàn và đất mượn của dân. Vợ chồng ông Cường đến xin nhận lại đất nhưng ông Nguyễn 

Thanh Bình  - Chủ  tịch  xã Phước Thái  lúc  đó, không  giải  quyết  trả  lại  đất  cho  gia  đình  ông. Năm 1991, UBND huyện Long Thành và UBND xã Phước Thái đem phần đất 34ha của gia đình ông  Cường  bán  cho  Cty  Vedan mà  không  đền bù cho gia đình ông Cường. Gia đình ông Cường khiếu nại, yêu cầu đền bù. Ngày 19/5/1992, ông Nguyễn Tấn Đức  -  Phó  Phòng Kinh  tế  huyện Long Thành yêu cầu tổ đền bù của xã Phước Thái xem xét nhưng vẫn không được giải quyết.

*Thừa nhận mượn đất, nhưng không đền bùNgày  21/8/1992,  đoàn  cưỡng  chế  do  ông 

Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch xã Phước Thái cùng  ông Đặng  Văn  Tốt  -  Chánh  Văn  phòng UBND huyện Long Thành làm đại diện đã đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Cường. Họ  buộc  ông  Cường  phải  phá  chòi  canh  rẫy, di dời mộ của cha và anh chị ông Cường. Ông Cường tiếp tục khiếu nại liên tục cho đến năm 1997. Ngày 9/8/1997, ông Cường nhận được giấy mời của UBND huyện Long Thành để giải quyết khiếu nại nhưng vụ việc của ông vẫn chưa được giải  quyết. Ngày  11/8/1997,  ông Trương Minh Nghĩa - cán bộ Phòng Kinh tế huyện Long Thành ra biên bản thông báo chỉ đền bù ba ngôi mộ với số tiền 4,5 triệu đồng và không đền bù 34ha đất của gia đình ông. Ngày 30/10/1997, ông Nguyễn Hồng Việt - Chủ tịch UBND huyện Long Thành ra Quyết định số 1178/QĐ.UBH, bác đơn khiếu nại của ông Cường đòi đền bù 34ha đất, lý dó là không có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. Đồng thời, thông báo cho ông Cường đến Tổ Đền bù - Phòng Tài chính huyện Long Thành để nhận 4,5 triệu đồng tiền hỗ trợ di dời ba ngôi mộ. Hạn chót đến ngày 15/11/1997, gia đình ông Cường phải di dời, nếu quá hạn sẽ bị cưỡng chế. Ngày 20/12/1997, đoàn cưỡng chế xuống cưỡng chế di dời ba ngôi mộ này. Gia đình ông Cường khiếu nại  tiếp.  Ngày  4/6/1998,  ông  Nguyễn  Trùng Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra  Quyết  định  số  1878/QĐ.CT-UBT  UBND, cho rằng nguồn gốc đất 34 ha của gia đình ông Cường nguyên là của cha ông Cường. Trước năm 

1972 đất này bỏ hoang hóa, sau đó chế độ cũ sử dụng lập căn cứ quân sự. Sau giải phóng Nhà nước trưng dụng giao cho Cty Citrogel, cảng Gò Dầu và Cty Vedan sử dụng. Sau khi giải tỏa thu hồi đất giao cho Cty Vedan, Nhà nước tiến hành đền bù cho 30 hộ dân sử dụng đất, trong đó ông Cường được đền bù 600m2 đất và chi phí di dời mộ. Quyết định trên của UBND tỉnh Đồng Nai không chịu đền bù quyền lợi trên 34ha đất của ông Cường, vì không có cơ sở giải quyết. Từ đó đến nay, gia đình ông Cường liên tục  khiếu nại quyết  định  nêu  trên  và  yêu  cầu  chính  quyền tỉnh Đồng Nai giải quyết cho gia đình.

Theo khoản  4, Điều  12 Luật Đất  đai  năm 1988 quy định: Việc quyết định giao đất đang sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… Thế nhưng, khi quyết định lấy  34ha  đất  của  gia  đình  ông  Cường,  UBND huyện  Long  Thành  và  UBND  tỉnh  Đồng  Nai không ra quyết định thu hồi đất đối với gia đình ông Cường. Bên cạnh đó, theo khoản 4, Điều 29, Luật Đất đai 1988, quy định: Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật. Như thế, việc gia đình ông Cường khiếu nại yêu cầu đền bù cho việc bị thu hồi 34ha đất của mình là có cơ sở. 

Anh Nguyễn Văn Tiền (con trai ông Cường) nói:  “Trong  Quyết  định  1878  của  UBND  tỉnh Đồng Nai cũng thừa nhận 34ha đất của gia đình tôi có nguồn gốc thừa kế từ các đời trước. Năm 1978, ông Vàng - Chủ tịch UBND xã Phước Thái mượn đất của gia đình tôi để chia cho dân sản xuất, chúng tôi có bản cam kết của ông Vàng và nhiều người khác khẳng định việc mượn đất này là có. Thế mà UBND tỉnh Đồng Nai  lại cho  là Nhà nước trưng dụng đất rồi không chịu đền bù cho gia đình chúng tôi vì cho rằng không có cơ sở là không thuyết phục. Chúng tôi mong muốn chính quyền tỉnh Đồng Nai sớm giải quyết dứt điểm cho gia đình chúng tôi ”.

Đồng Nai: Chính Quyền Mượn Đất Của Dân Rồi Giao Cho Doanh Nghiệp?

Nhóm P/V

Page 18: So 121 chuyen in

18 Số 121 - Tháng 6/2016DÂN BIẾT - DÂN BAN

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được các cấp, các ngành của các tỉnh thành phía Nam quan tâm, thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần giúp cho trẻ phát triển tốt cả về Trí-Thể-Mỹ, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà trẻ em trên khắp cả nước nói chung và các tỉnh thành phía Nam riêng đã được chăm sóc một cách toàn diện. Nhiều hoạt động thiết thực đã diễn ra sôi nổi mang  lại  nhiều  tiếng  cười  cho  trẻ  em,  đặc biệt là trẻ em nghèo. Nổi bật chính là sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành về những suy nghĩ và mong muốn của các em hiện nay. Từ huyện đến tỉnh, thành…đều sôi nổi tổ chức các diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”.

Tỉnh Hậu Giang đã  tổ  chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Vì môi trường  sống  an  toàn,  phòng,  chống  tai  nạn thương tích cho trẻ em”. Tháng hành động vì trẻ em năm nay được tổ chức nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Đồng thời, kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích ở trẻ em, đảm bảo cho trẻ được sống trong 

môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển…Tại Tỉnh Đồng Tháp, thư viện tỉnh cũng phối 

hợp với các đơn vị khác tổ chức chương trình “Hè vui đọc sách”, nhằm khuyến khích và phát triển phong  trào  đọc  sách  trong  cộng  đồng,  nhất  là thu hút các em thiếu nhi, tạo sân chơi an toàn, lành mạnh, giáo dục các em phát triển toàn diện về vẻ đẹp chân, thiện, mỹ, trở thành con ngoan, trò giỏi, là đội viên tốt. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt việc chăm lo, bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi mọi người đóng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em cũng như huy động các nguồn lực trong cộng đồng để chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Qua đó, giúp các em vơi bớt khó khăn, vươn lên 

hòa nhập cộng đồng. Một trong những mục tiêu cao đẹp mà năm trẻ em hướng tới đó là tạo nhiều sân chơi lành mạnh bổ ích cho trẻ em. Chính vì vậy, trong năm qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được diễn ra sôi nổi thu hút hàng ngàn em nhỏ tham gia hội thi “nét vẽ mùa xuân”, trại hè, trại sáng tác thơ văn tuổi học trò, sinh hoạt dã ngoại, tham quan về nguồn, các hội thi kể chuyện, hội diễn văn nghệ, các câu lạc bộ tài năng…Điểm đến thu hút đông đảo các em thiếu niên nhi đồng, đó là Nhà thiếu nhi huyện.

Tháng Hành động vì trẻ em cũng đồng thời là tháng đầu tiên của kỳ nghỉ hè năm 2016. Các địa  phương,  ban ngành đã  tổ  chức nhiều hoạt động hấp dẫn, lý thú, giúp các em phát triển toàn diện về sức khỏe, đạo đức, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng trí tuệ. Tăng cường truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan tổ chức, cá nhân, gia đình và bản thân trẻ em về phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông. Tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho người dân, kỹ năng nhận biết nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ em; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị  bóc  lột,  bị  xâm hại, phòng  chống  tai nạn thương tích.

Chung tay hành động vì trẻ em Thuỳ Duyên - Trọng Lê

Dự án xây trạm xử lý nước thải thành phố Việt Trì có vốn đầu tư 841 tỷ 390 triệu đồng (tương đương 40.315.760 USD). Dù chưa được cơ quan có thâm quyền cấp giấy phép nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thi công mà không có sự can thiệp từ chính quyền địa phương.

Dự án xây trạm xử lý nước thải thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 2/2/2010 giao Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ làm chủ đầu tư. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn EDCF của Hàn Quốc, với tổng mức đầu tư 735 tỷ 940 triệu đồng (tương đương 41.344.898 USD) trong đó vốn đối ứng Ngân sách Nhà nước 20%.

Toàn bộ phân thô của hệ thống bể đã hoàn thành.

Mục tiêu dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải của thành phố Việt Trì để đảm bảo chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận là sông Hồng và sông Lô. Dự án góp phần nâng cao điều kiện môi trường của khu vực đô thị, điều kiện sức khỏe của dân cư trong khu vực dự án và bảo vệ chất lượng nước của vùng hạ lưu của sông Hồng và sông Lô, nơi có đang có nhiều triệu dân đang sử dụng nguồn nước này làm nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.

Sau đó,  ngày  29/10/2013, UBND  tỉnh Phú Thọ  có  Quyết  định  số  2737/QĐ-UBND  điều chỉnh, bổ sung dự án và kế hoạch đấu thầu các gói  thầu  công  trình: Hệ  thống  thu  gom,  xử  lý nước thải thành phố Việt Trì. Theo đó, tổng mức đầu tư áp dụng theo Nghị định 70/2011/ND-CP ngày 28/8/201 của Chính phủ, sau khi điều chỉnh là 841 tỷ 390 triệu đồng (tương đương 40.315.760 USD). Ngoài  ra,  tại Quyết  định  này  cho  phép điều chỉnh, bổ sung phần xây lắp và thiết bị để đảm bảo nước thải đạt loại A khi xả xuống sông Hồng và sông Lô. Cụ thể: Điều chỉnh mương ô xy trạm xử lý số 1 và số 2; từ 1 bể thành 2 bể. Điều chỉnh bể lắng thứ cấp trạm xử lý số 1 và số 2; từ 1 bể thành 2 bể. Chống thấm toàn bộ các bể bằng sesicon. Kè xung quanh trạm xử lý. Bổ sung 6 trạm bơm tăng áp bằng bê tông cốt thép… Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ trong quá trình triển khai dự án đã phớt lờ Luật Đê điều, chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật ngang nhiên thi công các hạng mục công trình.

Ngày 15/1/2016, Hạt quản lý đê điều Việt Trì đã  lập biên bản kiểm tra bãi sông Hồng thuộc phường Minh Nông. Kiểm tra thực địa: Chủ đầu tư đã cho xây dựng tường hàng rào xung quanh; Bể lắng cát, mương ô xy hóa; Trạm bơm bùn, nhà điều hành; Trạm điện; Khu xử lý nước thải cách đỉnh kè khoảng 300m, cách chân đê khoảng 300. Khu vực nằm ở bãi sông ứng với Km98+250 đê tả sông Thao. Việc công ty cấp thoát nước Phú Thọ xây dựng khu thu gom, trạm xử lý nước thải đã vi phạm Điều 26 của Luật Đê điều. Hạt quản lý đê điều Việt Trì đề nghị Công ty cổ phần cấp thoát nước tạm dừng thi công để làm các thủ tục theo quy định của Luật Đê điều. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư, cấp đủ hồ sơ có liên quan và hoàn thành thủ tục cấp phép xây dựng trước ngày 30/1/2016.

Điều đáng nói là, chủ đầu tư “vô tư” thi công khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép xây dựng.  Cụ  thể,  đến  ngày  21/4/2016  Công  ty  cổ 

phần cấp nước Phú Thọ mới có văn bản số 137 đề nghị Sở NN&PTNT và Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ xin cấp phép thi công xây dựng công trình: Trạm xử lý nước thải sinh hoạt TP1 công suất 5.000 m3/ngày/đêm thuộc dự án Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nằm ở bãi Hạ Bạn, thành phố Việt Trì.

Trạm xử lý nước thải nằm ở bãi sông, đê tả sông Thao, nằm ngoài bảo vệ đê, ngoài hành lang thoát  lũ  sông Thao  và  nằm  trong  khu  dân  cư hiện có thuộc phường Minh Nông và xã Tân Đức, thành phố Việt Trì. Theo quy định để cấp phép thi công công trình thì UBND tỉnh Phú Thọ phải được Bộ NN&PTNT cho ý kiến thỏa thuận.

Theo  thông  tin  chúng  tôi  có  được,  ngày 27/5/2016 vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ mới có văn bản số 2023/UBND-KT gửi Bộ NN&PTNT xin  ý  kiến  thỏa  thuận  cấp  phép  thi  công  xây dựng trạm xử lý nước thải này. Mặc dù chưa có giấy phép bị  “thổi  còi”  lập biên bản kiến nghị dừng thi công công trình nhưng chủ đầu tư vẫn phớt lờ tiếp tục ngang nhiên thi công coi thường pháp luật. 

Báo Thời báo MeKong sẽ tiếp tục thông tin trong những số tiếp theo!

Công trình Trạm xử lý nước thải vẫn thi công bất chấp bị lập biên bản yêu cầu tạm dừng.

Phú Thọ: Dự án cả nghìn tỷ đồng xây dựng không phép? Thái Quang

Page 19: So 121 chuyen in

19Số 121 - Tháng 6/2016 DÂN BIẾT - DÂN BAN

Gia đình ông Long cho rằng chỉ chuyển nhượng 300m2 đất cho bà Trương Thị Nhứt nhưng Tòa phúc thâm xử buộc giao 2.009m2 đất cho bà này. Gia đình ông Long cho rằng bản án này thiếu thuyết phục, không có căn cứ và giúp sức cho việc chiếm đất của bà Nhứt.

*Rắc rối từ vụ mua bán đất không sang tênNgày  8/12/1998,  ông  Nguyễn 

Thanh Long (SN 1933, ngụ ấp 2/5 xã Long  Hậu,  huyện  Cần  Guộc,  Long An) sang nhượng bằng giấy tay cho bà Trương Thị Nhứt (SN 1957, ngụ cùng  địa  phương)  phần  đất  gò  mà theo gia đình ông Long có diện tích là 300m2 với giá 5 triệu đồng, tương đương 3 chỉ vàng. Ông Long cam kết khi  nào  được  cấp  giấy  chứng  nhận quyền sử dụng đất  (GCNQSDĐ) sẽ làm  thủ  tục  sang  tên  cho bà Nhứt. Sau đó, bà Nhứt rồi đến các con của bà cất nhà trên đất này. Ngoài ra gia đình bà Nhứt còn làm các công trình phụ xung quanh. Năm 2010, biết nhà nước  cấp GCNQSDĐ cho  ông Long diện tích 3.736m2, thửa đất 1604, bà Nhứt yêu cầu ông Long thực hiện thủ tục sang tên cho bà, nhưng ông Long không đồng ý nên bà Nhứt khởi kiện. 

Ngày 19/8/2011, bản án dân sự sơ  thẩm  số  67/2011/DS-ST  tuyên buộc  gia  đình  ông  Long  làm  thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Nhứt phần đất diện tích 1.500m2  thuộc  một  phần  thửa  số 1064.  Sau  đó,  bà Nhứt  kháng  cáo, yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng  với  diện  tích  2.009m2  đất. Ông  Long  cũng  kháng  cáo  và  chỉ đồng ý chuyển nhượng cho bà Nhứt 300m2 đất. Tại phiên tòa phúc thẩm, hai luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình bà Nhứt cho rằng: Từ khi nhận chuyển nhượng, bà Nhứt là người sử dụng toàn bộ thửa đất, xác nhận của chính quyền địa  phương  thời  điểm 

năm 1998 thì 1.000m2 đất có giá 3 chỉ vàng 24k (giá vàng 470.000 đồng/chỉ), do vậy với số tiền 5 triệu đồng hơn 1 cây vàng, tương ứng 3 công đất (3.000m2) nên đây là chứng cứ khẳng định  ông Long  chuyển nhượng hết thửa 1064 cho bà Nhứt với diện tích 3.736m2 (đo đạc chỉ 3.241,5m2). 

Phản  bác  lại,  anh  Nguyễn Thanh  Tùng  (con  trai  ông  Long, được ông Long ủy quyền đại diện cho mình) trình bày tại phiên tòa phúc thẩm: Năm 1998, hai bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng phần đất thổ, tức  đất  gò  hiện  được  bà Nhứt  cất nhà, cha anh đã đồng ý giao cho bà Nhứt 534,6m2 là có lợi cho bà Nhứt. Vì  trong  giấy  tay  chuyển  nhượng, cha anh chỉ bán cho bà Nhứt phần đất 300m2. Việc bà Nhứt cất nhà và lấn thêm phần đất xung quanh, gia đình anh không biết. Do đó, việc bà Nhứt  yêu  cầu  chuyển  nhượng  hết 3.736m2 đất cho bà  là không có cơ sở. Tại phiên hòa giải ở UBND xã Long Hậu  vào  ngày  14/6/2010,  bà Nhứt  chỉ  yêu  cầu được  công nhận 800m2, nhưng do phía gia đình anh không đồng ý nên mới phát sinh tra-nh chấp. Anh Tùng yêu cầu Tòa án chấp nhận kháng cáo của gia đình anh, bác kháng cáo của bà Nhứt.

*Những căn cứ thiếu thuyết phục của bản ánTheo  bản  án  phúc  thẩm  số 

57/2014/DS-PT ngày 28/2/2014, do Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa ông Trần Tấn Quốc ký, thì tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định là “không có căn cứ cho rằng ông Long chỉ chuyển nhượng đất gò, không chuyển nhượng đất lá xung quanh gò bởi tuy giấy tay sang nhượng ghi chuyển nhượng đất thổ cư nhưng toàn bộ thửa 1604 là đất hoa màu” và “từ khi chuyển nhượng đến nay, không có chứng cứ gia đình ông Long vẫn còn quản lý sử dụng phần đất lá. Việc hòa giải ở UBND xã, bà Nhứt yêu cầu đứng quyền sử dụng 800m2  là  trên  tinh  thần hòa giải nên không phải  chứng  cứ xác định ông Long chuyển nhượng diện tích ít hơn 800m2”.

Ngoài ra, HĐXX phiên tòa phúc thẩm  cho  rằng,  việc  gia  đình  ông Long cho rằng chỉ chuyển nhượng cho bà Nhứt phần đất gò 300m2 nhưng đồng ý để bà Nhứt sử dụng 534,6m2 là không có căn cứ nên không chấp nhận kháng cáo của ông Long. Phiên tòa phúc thẩm dựa vào lời trình bày của  người  dân  địa  phương  như  bà Bùi Thị Thêm, ông Nguyễn Trường Sơn, xác nhận của UBND xã Long Hậu thì vào thời điểm 1998, giá đất 3 chỉ vàng 24k/1.000m2, 1 chỉ vàng 24k có  giá  khoảng  từ  470.000-500.000 đồng; với số tiền 5 triệu đồng thì bà Nhứt  có  thể  mua  hơn  3  công  đất, trong khi thửa 1604 có diện tích theo giấy là 3.736m2…Từ đó, HĐXX tuyên công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Long và bà Nhứt đối với phần đất 2.009m2 tại khu B, thuộc một phần thửa đất số 1064…

Không  chấp  thuận với bản án trên, gia đình ông Long kháng cáo. Bởi theo họ, phía Tòa án đã xử không công bằng, thiếu khách quan khi bỏ 

qua nhiều chứng cứ quan trọng, vi phạm nghiêm  trọng  quy  trình  xét xử khi  không  xem xét  đến  việc  tờ giấy  sang nhượng đất  thổ  cư  giữa ông Long và bà Nhứt bị tẩy xóa mất phần ghi diện tích đất sang nhượng. Theo anh Tùng, trước khi mở phiên tòa phúc  thẩm, phía gia đình anh đã yêu cầu giám định tờ giấy sang nhượng đó và đã có hai bản kết luận giám định của cơ quan chức năng, nhưng HĐXX phúc thẩm đã không xem xét đến.

Ngoài  ra  anh  Tùng  cho  rằng, phần đất đó gia đình anh ít canh tác vì xa xôi cách trở phải đi đò. Thỉnh thoảng  mới  đến  đó  để  cắt  lá  dừa nước. Nhưng tòa lại khẳng định gia đình anh không còn quản lý, sử dụng nữa mà chỉ có bà Nhứt quản lý sử dụng là thiếu khách quan. Hơn nữa, nếu bà Nhứt đã là chủ sở hữu cả khu đất, thì tại sao trong phiên hòa giải 14/6/2010  tại UBND  xã  bà  chỉ  đòi quyền sở hữu 800m2? Lý do Tòa phúc thẩm biện luận cho việc làm đó của bà Nhứt là “trên tinh thần hòa giải” nghe rất mơ hồ, kỳ cục, thiếu thuyết phục, không bình thường chút nào. “Bên cạnh đó, việc Tòa án cho rằng bà Nhứt dùng 5 triệu đồng vào năm 1998 đủ để mua 3.000m2 đất của cha tôi rồi lấy đó làm căn cứ để buộc gia đình  tôi  giao  hơn  2.000m2  đất  cho bà Nhứt là không có căn cứ. Bởi vì, những nhân chứng khác mua đất của cha tôi và của người khác, đều cho rằng 5 triệu đồng vào thời điểm đó không thể mua hơn 3 công đất được. Phải chăng, đằng sau bản án này có điều gì khuất lấp, bất thường?” - anh Tùng  phân  tích.  Ngày  20/11/2015, gia đình ông Long đã gửi đơn yêu cầu cơ quan chức năng làm thủ tục giám đốc thẩm vụ án này, nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết. 

Báo Thời báo Mê Kông sẽ tiếp tục theo dõi và sớm thông tin đến bạn đọc trong những số tiếp theo!

Long An: Mập mờ sau một bản án phúc thẩmBài 1: Bán 300m2 đất, tòa buộc sang tên hơn 2.000m2 (!?)

Đức Thọ - Kim Quang

Bản sang nhượng giữa ông Long và bà Nhứt

UBND tỉnh Lâm Đồng xác định, UBND huyện Đức Trọng đã làm chưa đúng quy định, kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, tạo dư luận không tốt tại địa phương nên yêu cầu huyện này làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong vụ áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 huyện.

Chiều  6/6,  ông  Khổng  Minh  Nghiệp,  Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng Ban tiếp công dân cho biết, ngay sau khi UBND tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 cho bà Đàm Thị Lích (75 tuổi, ngụ số 93 Trần Hưng Đạo, tổ 13, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo huyện Đức Trọng khẩn trương thực hiện quyết định của tỉnh, đồng thời làm rõ trách nhiệm  của  những  người  liên  quan  đến  vụ  giải quyết khiếu nại đối với cụ Đàm Thị Lích.

Cụ  thể,  theo  văn  bản  số  2951/UBND-TD ngày 31/5/2016  của Chủ  tịch UBND tỉnh Lâm 

Đồng Đoàn Văn Việt ký gửi đến UBND huyện Đức Trọng về việc  giải  quyết đơn  công dân và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan  thể hiện:  “Trong  quá  trình  xem xét,  giải quyết đơn của bà Đàm Thị Lích, UBND huyện Đức Trọng đã vận dụng quy định của pháp luật chưa đúng, để vụ việc kéo dài, gây bức xúc cho người dân khiếu nại, tạo dư luận không tốt tại địa phương…UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Đức  Trọng  khẩn  trương  triển  khai  thực  hiện quyết định giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong vụ việc này, đề xuất hướng xử lý và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/6/2016”.

Sau khi “nhận lệnh” từ tỉnh Lâm Đồng, ngày 1/6, UBND huyện Đức Trọng đã ra quyết định cấp "sổ đỏ" với 563,9m2 đất ở đô thị (ODT) không thu tiền sử dụng đất của cụ Đàm Thị Lích. Đến ngày 3/6, UBND huyện Đức Trọng đã mời gia đình cụ Lích lên đóng lệ phí trước bạ với số tiền hơn 20 

triệu đồng và trao sổ đỏ cho gia đình cụ cầm về.Cũng  trong  chiều 6/6,  trao đổi  với P/V, đại 

diện gia đình cụ Đàm Thị Lích một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến luật sư Hồ Nguyên Lễ đã đồng hành và đặc biệt là sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài  nguyên  và Môi  trường Trần Hồng Hà, cảm ơn ông Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã xử lý đơn khiếu nại của gia đình một cách thấu tình đạt lý.

Trích lược Dantri

UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phải làm rõ trách nhiệm vụ áp thuế 5,7 tỷ đồngTrung Kiên

Page 20: So 121 chuyen in

20 Số 121 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Cho rằng mình đã “yểm bùa” vào những tờ vé số và khẳng định trong 10 ngày nữa người mua vé số này sẽ trúng giải đặc biệt. Với thủ đoạn trên bà O. đã lừa được nhiều người mua vé số với giá bán cao gấp 45 lần…

Nguồn tin từ Công an xã Phước Hảo, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh cho biết, đã báo cáo lên công an huyện việc nhận được đơn tố cáo của những người dân trong vùng về một đối tượng đã dùng những tờ vé số được “yểm bùa”, bán giá cao gấp 45 lần so với tờ thông thường. Trước đó, công an xã này đã nhận đơn của nhiều nạn nhân “tố” bà Trần Thị O. (SN 1969, ngụ ấp Đa Hòa, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành) có hành 

vi lừa đảo. Thủ đoạn của người phụ nữ 47 tuổi là tự nổ đã “yểm bùa” vào những tờ vé số kiến thiết, chắc chắn trong vòng 10 ngày thì người mua sẽ trúng độc đắc 1,5 tỷ đồng. Theo những nạn nhân của bà O., bà này đã tự tìm tới nhà những người dân trong vùng mời vé  số và  "nổ" như 

Trà Vinh: Vé số “yểm bùa” bán giá cao gấp 45 lần

Trung Nguyên

Ông Thạch Cân đang trao đổi với PV

Lấy chồng Đài Loan nhưng cuộc sống không như trong mộng, chị Hạnh bỏ về nước. Chồng chị là Lý A Đức đến Việt Nam để thuyết phục vợ về Đài Loan chung sống. Bị vợ từ chối, người chồng đã nhẫn tâm hạ sát người vợ mới cưới của mình bằng nhiều vết đâm.

*Chàng rể hơn mẹ vợ 4 tuổiCơ quan CSĐT Công an thành phố Cần Thơ 

cho biết đang tạm giữ hình sự đối với đối tượng Lee Ya Te (còn gọi  là Lý A Đức, SN 1942, ngụ thành phố Đài Nam, Đài Loan, Trung Quốc) để điều tra về hành vi giết người. Nạn nhân là chị La Mỹ Hạnh  (SN  1967,  ngụ  phường  An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) - vợ Lý A Đức.

Theo lời ông La Vĩ Cương (70 tuổi), cha ruột nạn nhân, Đức và chị Hạnh quen nhau hơn một năm trước. Trong một lần đáp chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam thăm gia đình, người em họ của chị Hạnh (có chồng Đài Loan) gặp gỡ và tiếp chuyện với Đức. Biết được mục đích của Đức qua Việt Nam tìm vợ nên cô gái này ngỏ lời giới thiệu chị Hạnh cho gã. Có được số điện thoại của chị Hạnh, Đức lân la ngỏ lời làm quen. Sau một thời gian tìm hiểu, gã tìm đến địa chỉ nhà chị Hạnh để gặp mặt, rồi quay về Đài Loan, nhưng vẫn giữ liên lạc với chị Hạnh. Sau hơn sáu tháng quen biết,  gã  bắt  chuyến  bay  từ Đài Loan  qua Việt Nam 7 lần để gặp mặt và ra mắt gia đình chị.

Ban đầu, thấy tuổi tác của cả hai có chênh lệch khá lớn nên ông Cương và vợ là bà Nguyễn Thị Gấm không đồng ý, vì tuổi ông Đức còn hơn tuổi của bà Gấm. Bà Gấm sinh năm 1948. Tuy nhiên,  do  nhận  thấy  tính  tình Đức  hiền  lành, cộng thêm cả hai yêu thương nhau nên cuối cùng ông bà cũng chấp thuận. Tháng 3/2014, lễ cưới của hai người được tiến hành. 

Sau khi kết hôn, chị Hạnh cùng gã qua Đài Loan chung sống. Cuộc sống nơi xứ người không như mong muốn. Nhân cơ hội về Việt Nam gia hạn thời gian lưu trú, chị quyết định không quay lại Đài Loan một  lần nữa. Thấy  chị  về đã  lâu nhưng không quay lại, gã liên lạc với chị qua điện thoại thuyết phục nhưng chị không đồng ý. Sau 

nhiều lần năn nỉ bất thành, tháng 2/2015, Đức qua Việt Nam tìm chị Hạnh. Biết chị đang sống ở nhà cha ruột thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên gã tìm đến. Tại đây, giữa Đức và chị Hạnh xảy ra tranh cãi. Trong lúc giằng co, Đức dùng nước sôi tạt vào người  làm chị bị bỏng. Tiếp đó, đối tượng này dùng dao dí vào cổ đe dọa buộc chị phải quay trở lại sống với mình. Lần đó Đức chỉ bị xử phạt hành chính vì chị Hạnh làm đơn bãi nại.

Sau đó, Đức về Đài Loan. Đến ngày 2/5/2015, Đức quay lại Việt Nam với ý định thuyết phục chị Hạnh về Đài Loan cùng gã. Khoảng 15h ngày 3/5, Đức tìm đến địa chỉ lần trước và lại xảy ra tranh cãi với chị Hạnh. Đức dùng dao đâm liên tiếp vào bụng chị Hạnh. Mặc dù được người thân đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện. Gây án xong Đức nhanh chóng rời khỏi hiện trường nhưng bị người dân và lực lượng công an bắt giữ. Một người dân sống gần đó cho biết, nghe tiếng kêu cứu của chị Hạnh mọi người liền chạy đến xem. Từ trong nhà, Đức cầm con dao hung hãn xông ra ngoài. Thấy vẻ hung hăng của Đức nên mọi người không dám lại gần. Tuy vậy những người thợ hồ gần nhà chị Hạnh vẫn cố bám theo gã cho đến khi hung thủ bị công an bắt giữ.

*Cuộc sống khắc nghiêt xứ ngườiSau buổi lễ thành hôn, chị Hạnh cùng chồng 

qua Đài Loan sinh sống. Khi còn ở Việt Nam, gã bảo cuộc sống bên đó khá đủ đầy. Hằng ngày chị Hạnh không cần phải  làm gì, mọi chi phí sinh hoạt gã có thể lo được. Qua đến nơi, chị mới biết tất cả những điều người chồng mới cưới đều trái ngược. Nơi Đức sinh sống nằm ở vùng núi hẻo lánh, ngoài số tiền hưu 4000 đài tệ nhà nước chu cấp mỗi tháng, gia tài còn lại chỉ là 3 mảnh vườn Đức khai hoang trên núi mà có được. 

Mỗi sáng, chị Hạnh phải cùng gã trèo lên núi chăm sóc vườn cây cho đến tối mịt mới về. Từ khi đón chị về bên Đài Loan sinh sống, gã chưa hề gọi bất cứ cuộc điện thoại nào về Việt Nam hỏi thăm cha mẹ vợ. Chị Hạnh dám lén lút lấy điện thoại gọi hỏi thăm cha mẹ sẽ bị gã chửi bới, đôi khi còn đánh đập vì gã cho rằng hành động của 

chị là lãng phí. Theo  lời  ông  Cương,  ngoài  những  vấn  đề 

nói trên, chị Hạnh còn phải chịu đựng thói ghen tuông vô  cớ  từ  chồng. Gã  cấm chị  tiếp xúc với người ngoài, dù  cho đó  là đồng hương  của  chị. Nếu là phụ nữ gã chỉ la mắng, còn là đàn ông, thì chị phải chịu những trận đòn ghen tuông từ chồng. Những lúc như thế chị chỉ biết  im lặng chịu đựng vì không có ai để chia sẻ. 

Trước khi  lấy Đức chị Hạnh đã có một đời chồng. Không may, người chồng này vướng bạo bệnh rồi mất vào năm 2007. Sống với chồng trước hơn 20 năm nhưng không hề có một mụn con. Nhiều người cứ nghĩ rằng chị Hạnh lấy Đức là vì mong muốn đổi đời. Nhưng mấy ai biết được tình cảm chị giành cho Đức là thật. Lần đầu đối tượng Đức về Việt Nam thuyết phục chị Hạnh qua Đài Loan chung sống chị đã không đồng ý. Nhưng chị bảo nếu Đức đồng ý sống lại đây chị vẫn đối đãi tốt với gã. Chẳng những không đón nhận ý tốt của chị, Đức còn nhẫn tâm tước đoạt đi mạng sống của vợ. 

trên. Giá bán cho mỗi tờ vé số này là 450.000 đồng, thay vì mỗi tờ chỉ 10.000 đồng, cao gấp 45 lần so với tờ vé số thông thường, nhưng cũng có người đã không tiếc bỏ ra đến vài triệu để mua, và cứ đợi mãi đến gần nửa  tháng  sau  nhưng  vẫn  không trúng độc đắc

Ông Thạch Cân - Công an viên xã Phước Hảo, phụ trách ấp Đa Hòa xác nhận: “Sau khi tiếp nhận phản ánh  của người  dân,  công an  xã đã mời bà O. đến làm việc. Tại đây, bà phủ nhận tất cả việc mình bị “tố” lừa đảo và chối bay biến, đồng thời yêu cầu  đưa  ra  bằng  chứng.  Do  người dân tự tìm đến bà mua vé số, giao dịch bằng miệng cũng không người làm chứng nên khó có cơ sở để xử lý”. 

Nhóm  p/v  tìm  đến  nhà  bà  O. để  làm rõ sự thật nhưng bà không có nhà. chồng bà O. là ông Võ Văn Trưởng (SN 1968) khẳng định không có  sự  việc  trên:  “Đó  chỉ  là  tin  đồn nhảm, nếu đúng như là sự thật thì vợ chồng tôi đã bị công an bắt rồi”.

Qua tìm hiểu, vợ chồng bà O. có tất cả 3 người con, nhưng đều không có việc làm ổn định. Con trai út của bà  là Võ Văn Hậu 21 tuổi)  từng 2 tiền  án  về  tội  “Trộm  cắp  tài  sản”, hiện  đang  chấp  hành  án  phạt  tù. Vụ việc hiện đang được ngành chức năng  tiến  hành  xác minh  làm  rõ. Báo Thời báo Mê Kông sẽ tiếp tục thông tin kịp thời đến bạn đọc trong những số tiếp theo.

Cô dâu Việt bị chồng Đài Loan sát hại tại quê nhà

Quốc An

Ông Cương chia sẻ caau chuyện bất hạnh của chị Hạnh

Page 21: So 121 chuyen in

21Số 121 - Tháng 6/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Ngày 1/6 vừa qua, người tiêu dùng miền Tây Nam Bộ hoang mang khi 2 cơ sở sản xuất, kinh doanh mắm, dưa mắm ở phường 4, phường 5 (TP.Vĩnh Long) bị phát hiện giòi bò nhung nhúc trong các ụ mắm. Điều đáng nói, đây là 2 cơ sở kinh doanh làm mắm gia truyền nhiều đời nay.

*Kinh hoàng mắm chứa giòiNgày 1/6 vừa qua, Đoàn Kiểm 

tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm  TP.Vĩnh  Long  (tỉnh  Vĩnh Long) đã phát hiện sai phạm tại 2 cơ  sở  sản  xuất,  kinh  doanh mắm, dưa mắm ở P.4 và P.5. Hai cơ sở sản xuất mắm nói trên là Minh Truyền và Mười Triều. Cả hai đều là những cơ sở sản xuất mắm gia truyền, nổi tiếng tại địa phương và các vùng lân cận. Đối  với  cơ  sở  do  ông Nguyễn Minh Truyền  làm chủ, đoàn kiểm tra phát hiện các dụng cụ chứa mắm không được vệ sinh sạch sẽ, người chế biến không có trang bị bảo hộ lao  động  chuyên dụng,  dùng  chân trần đi trên đất rồi trực tiếp đạp lên dưa  làm mắm. Khu  vực  sản  xuất mắm chật chội, ẩm ướt, gần nhà vệ sinh, thiết bị rỉ sét, cũ kỹ. Đặc biệt, khi đoàn kiểm tra mở các ụ mắm ra thì phát hiện bên trong nhung nhúc giòi bò. 

Theo thông tin người dân khu vực cung cấp, cơ sở sản xuất mắm Minh Truyền đã tồn tại 20 năm nay, do ông chủ Minh Truyền cưới cháu của bà chủ vựa mắm, được truyền nghề  lại,  sau  thành  lập  cơ  sở,  trở thành  thương hiệu mắm nổi  tiếng miền  Tây.  Cơ  sở  Minh  Truyền  là đầu mối, địa chỉ uy tín chuyên cung cấp mắm, dưa mắm cho các chợ, cửa hàng ở TP.Vĩnh Long và  các vùng lân cận. Cơ sở của ông Minh Truyền nằm  đối  diện  các  trụ  sở  Chi  cục ATTP, cách xa chưa đến 200m. Có lẽ vì vậy mà người tiêu dùng chưa bao giờ hoài nghi về chất lượng vệ sinh của cơ sở mắm này, tin dùng hơn 20 năm qua.

Tại cơ sở mắm Mười Kiều (tại đường Lò Rèn, P.4, TP.Vĩnh Long), toàn bộ số người trực tiếp sản xuất mắm đều ở trần, đi chân đất, không có dụng cụ bảo hộ lao động. Ở khu sản xuất, không khí ngột ngạt, ẩm thấp, các dụng cụ rỉ sét, không được vệ sinh sạch sẽ. Cách những ụ mắm chỉ  hơn  1m,  chủ  cơ  sở  dựng  một chuồng  gà  với  hơn  40  con,  không có gì ngăn  cách giữa nơi  sản xuất và chuồng gà. Ụ chứa mắm không được che đậy kỹ, bên trong có hàng ngàn con giòi đang bò nhung nhúc. Bà Nguyễn Thị Kim Anh, chủ cơ sở cho biết, cơ sở lấy mắm thành phẩm ở Đồng Tháp, An Giang, sau đó về ủ và đem bán cho nhiều cửa hàng ở TP.Vĩnh Long nhiều năm nay.

Sau khi phát hiện sai phạm tại 

hai cơ sở trên, bà Lê Thị Tú Anh, Trưởng Phòng y tế TP.Vĩnh Long, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết đã lập biên bản sai phạm, mời đại diện hai cơ sở lên làm việc, đồng thời yêu cầu ngay lập tức vệ sinh, làm sạch lại nơi sản xuất mắm, tiêu hủy toàn bộ mắm chứa giòi, di dời chuồng gà ra xa các ụ mắm. Đoàn sẽ thường xuyên  kiểm  tra  hai  cơ  sở  trên  và các cơ sở sản xuất mắm khác trên địa bàn.

Sau khi thông tin về những sai phạm của hai cơ sở sản xuất mắm uy  tín  hàng  đầu miền  Tây,  đa  số người dân nơi đây không khỏi bức xúc. Phần lớn cho rằng, mắm, dưa mắm bao đời nay được  coi  là  “đặc sản”  miền  Tây,  không  thể  thiếu được  trong  các  bữa  ăn  của  người miền Tây. “Nếu không được tận mắt chứng kiến hàng ngàn  con giòi bò trong ụ mắm, có lẽ tôi vẫn còn tiếp tục mua mắm của các cơ sở này về cho mọi người  trong nhà  cùng ăn. Thật sự không thể tin được món ăn hàng ngày của người dân chúng tôi lại được làm bằng cách này, những người làm mắm không bao tay, bao chân sạch sẽ, thậm chí còn đi chân đất rồi dẵm trên dưa mắm, ở trần để  làm mắm. Biết được những sai phạm của hai cơ sở này, tôi sẽ thận trọng hơn và tìm cơ sở mắm uy tín khác,  đảm  bảo  VSATTP  để  mua mắm  về  dùng”,  chị  Phương,  một người  dân  ở  phường  5,  TP.Vĩnh Long cho biết.

Anh Hoàng là một trong những người đã phản ánh lên cơ quan chức năng về quá trình làm mắm mất vệ sinh của cơ sở mắm Minh Truyền. Anh kể  lại,  trong một  lần  vô  tình đến thăm cơ sở Minh Truyền, anh bắt  gặp  hình  ảnh  những  người đàn  ông  cởi  trần  trùng  trục,  chân đi  đất  đạp  lên  dưa mắm. Ở nơi  ủ mắm,  mạng  nhện  giăng  đầy  trần nhà, sàn nhà ướt sũng nước, những bồn xi măng cũ kỹ, lại gần nhà vệ sinh. “Khi thấy tôi lẻn được vào bên trong, người tại cơ sở đuổi khéo tôi ra, nhưng ngay sau hôm đó tôi đã 

trình báo sự việc lên cơ quan chức năng,  và  chắc  chắn  tôi  sẽ  không còn lòng tin để mua mắm tại cơ sở này, dù tôi là khách hàng thân thiết nhiều năm nay. Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi không biết món ăn quen thuộc gia đình mình hay ăn có chứa những loài ấu trùng gây bệnh như vậy”, anh Hoàng cho biết.

*Mắm phải có giòi mới ngon?Phần  lớn  người  dân  sau  khi 

nghe chuyện những ụ mắm có giòi bò lúc nhúc thì không khỏi bức xúc, hoang mang. Nhưng bên  cạnh đó, một số người dân lại cho rằng, mắm có giòi là điều đương nhiên, và mắm phải  có  giòi  thì  mới  thơm  ngon. Ông  Chánh,  một  người  dân  khác ngụ P.4, TP.Vĩnh Long, cho biết ông không  cảm  thấy  ghê  rợn  khi  biết món mắm mà mình ăn hàng ngày có chứa nhiều giòi, ông nói:  “Mắm có giòi thì bình thường, giòi đâu có gây bệnh gì đâu, các loài tôm, cá khi lên men khi thành mắm phải có giòi mới thơm ngon, nếu không thì đâu còn vị của mắm”.

Không  phải  chỉ  riêng  ông Chánh,  mà  rất  nhiều  người  dân miền Tây có quan điểm giòi trong mắm là điều bình thường và không hề gây hại cho sức khỏe con người. Để xác minh thông tin này, P/V đã tìm đến TS. Lại Quốc Đạt, Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Trường Đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ. Qua trao đổi, ông Đạt cho biết, loài giòi đúng là  không  có  khả  năng  gây  bệnh nguy hiểm như ruồi, nhặng, nhưng thông  tin  mắm  phải  có  giòi  mới ngon là hoàn toàn không đúng, và giòi chỉ xuất hiện trong môi trường mất vệ sinh.

Theo ông Đạt, giòi là ấu trùng của  ruồi  nhặng,  xuất  hiện  ở  nơi ẩm thấp, nước đọng, ký sinh trong các thứ thối rữa, phân thải, những nơi  không  vệ  sinh.  Vì  thế,  nếu trong mắm có giòi thì có thể khẳng định được mắm đó được sản xuất trong môi  trường  không  đảm bảo 

VSATTP,  không  được  che  đậy  kỹ nên đã có ruồi lọt vào trong các ụ và đẻ trứng. Sau 8-20 giờ, trứng nở ra  giòi,  sau  đó  biến  thành  nhộng và trở thành ruồi bay đi. Ông Đạt cũng cho biết: “Bản thân giòi không có  khả  năng  gây  bệnh  vì  chúng không thể bay ra ngoài, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài để có thể mang bệnh vào trong những ụ mắm.  Ngoài  ra,  mắm  có  độ  mặn cao nên  có  khả năng ức  chế,  tiêu diệt  vi  khuẩn  gây  bệnh,  gây  hại. Mặc dù không có tác hại lớn về mặt thực phẩm, nhưng giòi có khả năng gây bệnh khi chúng ký sinh trên cơ thể người. Cụ thể, giòi có thể phá hoại các mô trên cơ thể người, gây ngứa, ký sinh ở mũi gây đau họng, nhức đầu, ký sinh ở mắt gây giảm thị lực, ký sinh ở tai gây ù tai, viêm xoang…  Giòi  ký  sinh  trên  da  gây mưng mủ. Vì thế không nhiều thì ít, giòi có khả năng gây hại cho con người. Nếu tiếp xúc với môi trường nhiều giòi và không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, con người rất dễ bị giòi ký sinh trên cơ thể. 

“Dù  được  chứng  minh  là  giòi không  gây  bệnh  qua  thực  phẩm, nhưng  nếu  giòi  xuất  hiện  trong thực  phẩm,  có  thể  khẳng  định  cơ sở ấy không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, và thực phẩm chúng ta tiêu thụ là thực phẩm bẩn. Như vậy, giòi xuất hiện trong mắm chắc  chắn  không  làm  mắm  thơm ngon hơn, mà  còn nói  lên  được  cơ sở sản xuất trong môi trường thiếu VSATTP. Bản thân giòi không gây bệnh, nhưng ruồi nhặng là loài sinh ra giòi có khả năng lan truyền dịch bệnh.  Nếu  những  ụ  mắm  không được che đậy kỹ làm xuất hiện giòi, thì  xung  quanh những ụ mắm đó chắc chắn có rất nhiều ruồi nhặng, loài côn trùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng  đến  sức  khỏe.  Vì  thế,  mỗi người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm chế biến sẵn hoặc bảo quản lâu ngày”, ông Đạt cho biết.

Vĩnh Long: Phát hiện giòi bò nhung nhúc trong lò mắm gia truyền

Nguyên Thảo

Giòi bò lúc nhúc trong ụ chứa mắm của cơ sở Minh Truyền

Dùng chân trần chế biến dưa mắm

Page 22: So 121 chuyen in

22 Số 121 - Tháng 6/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Công tác chống hàng giả, gian lận thương mại thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, có nhiều vướng mắc từ chính các văn bản hướng dẫn luật, sự chồng chéo trong công tác quản lý, kiểm soát, xử lý hàng giả và nhiều quy định pháp luật thiếu rõ ràng, chưa sát với thực tiễn.

Tại  Hội  thảo  về  "Chống  hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai  trò  của  doanh  nghiệp"  do  Cục Quản lý thị trường phối hợp với Báo Công Thương tổ chức sáng 25/5, có nhiều nguyên nhân lý giải cho việc hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường được đưa  ra. Trong đó,  chủ yếu liên quan đến phương thức, thủ đoạn của các đối tượng làm hàng giả; 

kinh phí, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn hay ý thức cộng đồng về hàng giả, hàng nhái còn hạn chế...

Theo ông Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, để khởi tố vụ án vi phạm hàng giả phải viện  dẫn  rất  nhiều  văn  bản  pháp luật nhưng các văn bản này lại chồng chéo,  trùng  lắp,  gây  khó  khăn  cho việc chứng minh hành vi phạm tội.

Nhiều năm qua tình trạng văn bản  pháp  luật  mâu  thuẫn,  chồng chéo,  thậm  chí  “đá”  nhau  diễn  ra khá phổ biến. Tuổi thọ của các văn bản  pháp  luật  rất  ngắn  và  không kéo  dài.  Nhiều  văn  bản  mới  được ban hành chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi, bổ sung, thay thế do không có tính khả thi, khó đi vào cuộc sống. 

Nguyên nhân của vấn nạn nói trên chủ yếu do trình độ của đội ngũ xây dựng, thẩm định văn bản ở một số Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế…

Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì cho rằng: Các văn bản về lĩnh vực này quy định chồng chéo, thiếu rõ ràng, chưa có cơ chế xử lý cán bộ chuyên trách vi phạm. Cụ thể “Nghị định 185/2013/NĐ/CP quy 

định bắt được hàng giả hàng nhái có thể loại trừ yếu tố vi phạm. Nhưng trong Nghị định 99/2013/NĐ/CP lại bảo  bắt  được  là  tịch  thu,  tiêu  hủy. Vậy phải xử lý ra sao? Xử như thế nào là do mấy anh quản lý thị trường và công an”, ông Bảo cho hay.

Ngày 22/6/2015, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ban  hành  văn  bản  quy  phạm  pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu khi ban hành văn bản trái quy định pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng sai trái trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, người ký ban hành văn bản pháp luật sai có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khó Khăn Trong Xử Lý Khi Luật Phòng Chống Hàng Giả “Đá” NhauTrắc Long - Đức Thuận

Tháng 5/2016 vừa qua, tổ tuần tra, kiểm soát Phòng Cảnh sát giao thông (PC67 - Công an tỉnh Bắc Giang) do Đại úy Nguyễn Hùng Cường làm tổ trưởng cùng 7 tổ viên làm nhiệm vụ tại Km 104+200 Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Yên Mỹ (Lạng Giang, Bắc Giang), phát hiện, bắt giữ chiếc xe tải BKS 12C-04429 do Nguyễn Quang Huy, SN 1988 ở thành phố Lạng Sơn,  tỉnh Lạng Sơn điều khiển, qua kiểm tra, phát hiện trên khoang chứa đồ phương tiện này có 17 bao tải chứa 107 đoạn ngà voi nặng 553,5kg, một bộ BKS 29C-31568. Khi  lực  lượng chức năng lập biên bản, dẫn giải đối tượng, phương tiện về trụ sở làm việc, Huy gợi ý đưa tổ công tác 500 triệu đồng để được “bỏ qua” nhưng bị từ chối. Qua đấu tranh, tên này khai số ngà voi trên hắn vận chuyển từ huyện Thường Tín (Hà Nội) về Lạng Sơn thì bị phát hiện, bắt giữ. Phòng PC67 đã bàn giao đối tượng, tang vật vụ án cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế (PC46 - Công an tỉnh) để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Ngày  27/5,  thừa  uỷ  quyền  của  Chủ  tịch  UBND tỉnh Bắc Giang, Đại tá Phạm Mạnh Thường, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang trao thưởng nóng của Chủ tịch UBND tỉnh cho 8 cán bộ, chiến sỹ của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang trong vụ phát hiện, bắt giữ vận chuyển hơn nửa tấn ngà voi, từ chối nhận hối lộ 500 triệu đồng.

Bắc Giang: Khen thưởng 8 Cảnh sát giao thông không nhận hối lộ

Bùi CườngPhát hiện thanh niên mặc áo tu có biểu hiện đáng ngờ nên lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc. Qua test nhanh kết quả cho thấy, thầy tu này dương tính với chất ma tuý.

Ngày 1/6, thông tin từ Công an TP.Vĩnh Long,  tỉnh Vĩnh Long  cho biết,  đã  xử phạt hành  chính  đối  với  nhà  sư  An  Phước  (tên tục là Phạm Hồng Thức, SN 1979, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) với số tiền 750.000 đồng về hành vi “sử dụng trái phép chất ma túy”. 

Theo hồ sơ, trước đó, khoảng 9 giờ sáng ngày 30/5, trong lúc tuần tra tại khu vực chợ Kinh Cụt  (thuộc Phường 1, TP.Vĩnh Long), lực  lượng  Công  an  bất  ngờ  phát  hiện  một người mặc đồ tu, điều khiển xe gắn máy chạy tới lui nhìn dáo dát với biểu hiện đáng ngờ. Ngay lập tức lực lượng chức năng đã mời thầy tu này về trụ sở làm việc. Qua test nhanh, kết quả cho thấy thầy tu có sử dụng chất ma túy. 

Tại cơ quan công an, thầy tu khai tên thật Phạm Hồng Thức đã xuất gia vào chùa Long Khánh (đặt tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)  pháp  danh  An  Phước  được  4  năm. Thức khai nhận, bản thân đã bị nghiện ma 

túy vào năm 2002. Sau khi được gia đình đưa vào cơ sở cai nghiện, Thức được gửi tiếp vào chùa tu, nhưng vẫn lén lút sử dụng ma túy. Trước khi bị phát hiện hai ngày, Thức điều khiển xe từ Cao Lãnh đến chợ Kinh Cụt mua ma túy sử dụng. Sáng 30/5, Thức tiếp tục đến khu vực này để mua ma túy thì bị công an bắt gặp nên không dám vào cứ mà “đảo tới, đảo lui” và bị công an phát hiện. 

Vụ việc đã được cơ quan công an thông báo về địa phương và sư trụ  trì  chùa Long Khánh để tiếp tục theo dõi quản lý. 

Vĩnh Long: Phát hiện thầy tu sử dụng ma tuý Trung Nguyên

Phạm Hồng Thức tại cơ quan công an

Tôi năm nay 27 tuổi, khi lấy vợ tôi 19 tuổi và vợ tôi lúc đó 15 tuổi, đến năm vợ tôi 18 tuổi mới đi làm đăng ký kết hôn. Hiện tại, tôi có hai con nhỏ nhưng do hai vợ chồng sống với nhau không hợp, cãi nhau. Tôi có làm thủ tục ly hôn nhưng vợ không đồng ý, cô ấy dọa là sẽ tố cáo về hành vi vi phạm của tôi, vì quan hệ với cô ấy khi chưa đủ tuổi. Vậy cho tôi hỏi vợ tôi có tố cáo được không? Nếu tố cáo thì tôi bị tội gì?

[email protected]

*Với trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:Tội  “Giao  cấu  với  trẻ  em”  được  quy  định 

tại điều 115 Bộ Luật Hình sự, cụ thể như sau: 1.Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13  tuổi đến dưới 16  tuổi,  thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm; 2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a)Phạm tội nhiều lần; b)Đối với nhiều người; c)Có tính chất loạn luân; 

d)Làm nạn nhân có thai; đ)Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; 3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a)Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; b)Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

Như thông tin bạn trình bày, lúc bạn là người đã thành niên (19 tuổi), có hành vi giao cấu với người vợ của bạn (lúc này chưa đủ 16 tuổi) là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 điều 115 nói trên. Tuy nhiên, nếu hành vi giao cấu này xảy ra từ hai lần trở lên trước khi vợ bạn đủ 16 tuổi thì bạn có thể bị truy tố theo điểm a khoản 2 điều này; hoặc nếu việc giao cấu dẫn đến vợ bạn có thai trước khi vợ bạn đủ 16 tuổi thì bạn có thể bị truy tố theo điểm d khoản 2 điều này. Ngoài ra, việc xác định thời hiệu truy 

cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội cụ thể của bạn. Nếu bạn bị truy tố theo khoản 1 điều 115 thì theo khoản 3 điều 8 và điểm a khoản 2 điều 23 BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện. Trường hợp bạn bị truy tố theo khoản 2 điều 115 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm. Theo đó, nếu bạn bị truy tố theo khoản 1 điều 115 BLHS thì đến nay đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu mức độ và hành vi phạm tội của bạn đủ yếu tố cấu thành tội  phạm để  bị  truy  tố  theo  khoản  2  điều  115 BLHS thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn. Do đó vợ bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hoặc yêu cầu khởi tố hình sự đối với bạn.

Hy vọng tư vấn trên sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn để giải quyết việc gia đình!

Luật sư của bạn : Lấy vợ 15 tuổi, vợ có kiện được không? Luật gia Trương Thị Thanh Mai

(Cty Đông Luật & Cộng sự - Ban TVPL Báo Thời báo Mê Kông)

Page 23: So 121 chuyen in

23Số 121 - Tháng 6/2016 PHƯƠNG ĐÔNG HUYỀN KỲ

Người mất của, lạc mất con thường tìm đến ông Trịnh Văn Sửu ở xã Chi Lăng (Chi Lăng, Lạng Sơn) để nhờ tìm. Sau khi hỏi thông tin, bằng vài thao tác đơn giản, ông Sửu đã giúp họ tìm được người thân, của cải bị mất.

Ông Trịnh Văn Sửu, bố vợ của cựu Bí thư xã Chi Lăng Dương Ngọc Đại, nổi tiếng với thuật tìm vật hay người mất tích. Ông Sửu năm nay xấp xỉ 90 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, nguyên  là  cán  bộ  thủy  văn  người Quảng Nam tập kết ra Bắc rồi học được  thuật  tìm  của  mất  từ  người dân  tộc  ở  huyện  Bình  Gia.  Năm 1971, ông chuyển cả gia đình về Chi Lăng sinh sống.

Người  đầu  tiên  ông  Sửu  giúp tìm của là ông Lành Văn Sìn, một thầy mo  có  tiếng  trong vùng. Bữa ấy thấy đám đông đang nhốn nháo ở nhà ông Sìn, hỏi ra biết nửa đêm, con trâu trong chuồng nhà thầy mo đã bị trộm dắt đi mất dù then vẫn còn  cài. Ông Sửu nói  với  ông Sìn: “Để tôi tìm giúp trâu cho”. Ông Sìn lắc đầu, không tin và bảo: “Ông chỉ được cái nói phét”.

Ông Trịnh Sửu giờ đã già và lẫn. Ảnh: N.N.VN.

Không hề  tự ái, ông Sửu bình tĩnh  hỏi  giờ  mất  trâu  rồi  ghi  vào một tờ giấy. Ông lại bảo gia chủ lấy con dao nhọn xiên qua tờ giấy ấy rồi cắm  xuống  trước  cửa  chuồng  trâu và phán rằng: “Nếu con trâu chưa bị  giết,  giờ  này  ngày  kia  ra  cánh đồng phía  trước mặt  tìm  là  thấy”. Khi những người giúp việc cho các thầy mo ra đồng tìm, đúng là thấy trâu thật.

Câu chuyện về tờ giấy biết tìm được vật mất của ông Sửu từ đó lan truyền khắp vùng còn nhanh hơn cả nước sông Thương mùa lũ. Hễ mất trâu bò thậm chí lạc mất người thân họ đều cậy nhờ ông Sửu tìm giúp. Thủ tục làm lễ rất đơn giản, một bò gạo, một túi kẹo hoặc gói bánh, một con dao nhọn để thắp hương làm lễ còn tiền ông Sửu không lấy.

Ông Sửu có 6 người con, 4 trai, 2 gái nhưng không một ai theo học được thuật tìm của, tìm người của bố. Muốn học được thuật này phải ngồi  thiền một  thời gian dài,  sáng nhìn  lên  mặt  trời  2  tiếng,  chiều nhìn lên mặt trời 1 tiếng, luyện sao cho tâm thật tĩnh mới mong thành công. Ở  trong  vùng  có  ông Hoàng Văn  Vản  cũng  rất  hâm mộ  thuật này,  ngỏ  ý  muốn  học  nhưng  khi nghe ông Sửu bảo, thấy những điều kiện khó quá đành bỏ dở nửa chừng. Từ  hồi  vợ mất,  ông  Sửu  suy  nghĩ quá đâm ra quên quên, nhớ nhớ, có ai nhờ vả, con cháu cũng không cho ông  thực  hiện  thuật  tìm  của,  tìm người nữa. Ông Sửu giải thích: “Khi thắp hương, tôi cúng ông bà rồi hỏi 

những chỉ dẫn như con bò, con trâu đó người ta dắt vào buộc cạnh gốc cây này, tảng đá nọ…”.

Anh Hoàng Văn Téo ở xóm Mới A xã Chi Lăng có con gái là Hoàng Thị Xuân. Năm Xuân 15 tuổi, đang học lớp 9 bỗng mất tích. Một bà bán thuốc nam  tên  là Mã Thị Nhi  kể thấy Xuân ngồi cùng đứa con trai lạ trên tàu hỏa liền đến hỏi thì cậu kia lẩn mất, còn Xuân cứ theo tàu ngược về Hà Nội. Nghe  tiếng ông Sửu  biết  tìm  người,  anh  Téo  đến nhờ. Ông Sửu hỏi ngày tháng năm sinh của Xuân, hỏi nghi đi hướng nào rồi viết vào một tờ giấy (làm lễ cho  tìm người  thì  không  cắm dao vào giấy như tìm vật) dặn anh về để dưới bát hương bàn mụ (bàn thờ phụ) cứ 12 giờ trưa thắp một nén hương,  liên  tiếp  thực  hiện  trong 15 ngày. “Trừ khi nó vượt biên còn không chỉ nửa tháng anh sẽ nhận được tin, đón được con về”, ông Sửu nói. 15 ngày sau, anh Téo nhận tin một  trung  tâm  nhân  đạo  ở  quận Hoàn  Kiếm,  Hà  Nội,  báo  xuống nhận con. Khi về Xuân bị ngơ ngẩn một thời gian rồi mới hồi phục. Anh Téo mang một  cái  chân giò, mười bò gạo nếp và hai chai bia đến tạ ơn ông Sửu.

Anh  Trần  Văn  Chiến  ở  làng Đồn  là  người  có  kỷ  lục  nhờ  ông Sửu tới 3 lần. Con trâu đầu tiên bị mất, anh nhờ ông Sửu tìm. Ông chỉ hướng,  cuối  cùng  tìm  thấy  ở  đồng Ruộng xóm Mới. Con trâu thứ hai mất ở cánh đồng Mả Tổ, tìm cả tuần không  thấy,  ông  chỉ  hướng,  anh 

tìm thấy ở bìa rừng. "Đến đợt tôi bị người ta lừa mất cái xe máy Dream Thái trị giá hơn 5 cây vàng. Tôi tìm đến nhà ông Sửu, ông hỏi bị lừa lúc mấy giờ, kẻ lừa đảo nó đi hướng nào, hình dạng nó ra sao", anh Chiến kể. Sau đó ông Sửu làm lễ rồi bảo: “Cứ về đi,  không mất được  xe đâu mà sợ”.  Chừng  một  tháng  sau,  Công an  huyện  Lục  Ngạn  (Bắc  Giang) báo anh Chiến sang lấy xe về. Như lời anh công an thì kẻ lừa đảo khai chiếc xe cứ đi được một đoạn lại chết máy nên nó gửi lại nhà dân để lừa chiếc khác. Giờ,  tuy đã  có  xe máy mới  nhưng  anh Chiến  vẫn  giữ  lại chiếc Dream làm kỷ niệm.

Ông Lăng Thạch, Bí thư xã Chi Lăng  3  năm  trước  cũng  mất  con trâu đực, tìm hai ngày không được liền nhờ đến ông Sửu, hai giờ sau thấy trâu ở cánh đồng Ải Mới. Ông Thạch bảo: “Tôi rất phục cách tìm vật của ông Sửu. Theo tôi nó không phải mê  tín  bởi  ông  ấy  không  lập đền, mở phủ, không dọa dẫm người ta có ma quỷ này nọ cũng không đòi hỏi bất cứ tiền nong gì mà toàn làm điều tốt lành cho bà con…".

st

Bà Cụ Chết Đi Sống Lại Kể Chuyện Hồn Lìa Khỏi Xác Bảo Ngọc Lam

Cách đây mấy chục năm về trước cụ đã trải qua một cơn bạo bệnh để rồi chết đi. Nhưng không ngờ, trong lúc mọi người đang nhốn nháo lo thủ tục đưa tang, thì cụ bỗng dưng chết đi sống lại trước sự kinh ngạc của người thân, bạn bè. Để rồi cũng từ đó, cụ như trở thành một người hoàn toàn khác.

*Chết sau cơn bạo bênhNgười mà chúng tôi nói tới đây là cụ bà Trần 

Thị Sương, sinh năm 1924, quê gốc tại Hội An, Sa Đéc. Nhưng năm 1954, do gia đình bị giặc Pháp truy lùng gắt gao nên đã trốn lên Tây Ninh và sống từ đó đến nay.

Ngày  2/7  -  Vào khoảng  8  giờ  tối,  đột nhiên  trong  người cảm  thấy  khó  chịu -Bà  Sương  vội  vào giường  nằm,  bỗng thấy chân tay lạnh dần. Bà cố gắng gọi người nhà nhưng  hình  như  không ai  nghe  thấy  tiếng  kêu cứu  của  bà.  Lúc  đó  bà có cảm tưởng máu trong người đặc lại, tim đập loạn, hơi thở nặng nhọc, đầu tê dần, lưỡi cứng lại không còn cử động được nữa. 

Trong lúc đau đớn, hấp hối ấy, bà bỗng thấy một vầng sáng tròn đường kính khoảng 2 thước hiện ra trên đầu như chong chóng, có một sợi dây nhỏ màu xám, nối liền vầng sáng đến đỉnh đầu 

bà, vầng sáng  càng quay nhanh, bà  càng mệt, hơi thở gần như đứt đoạn, rồi vầng sáng và sợi dây bỗng biến mất. Lúc ấy, bà thấy tự nhiên khỏe lại, liền đứng dậy nhẹ nhàng, ngó thấy xác mình đang nằm bất động. Bấy giờ, bà mới biết mình là một chơn linh đã xuất khỏi xác. Bà Sương tiếp tục  câu  chuyện:  “Lúc  này,  tôi  định  đi  ra  đằng trước liền thấy mình đi xuyên qua vách nhà, thấy người nhà tôi đang nằm ở đi văng. Tôi đến trước bàn thờ Đức chí tôn bỗng thấy có hai đấng thiêng liêng hào quang lấp lánh hiện ra, một ông mặc đạo phục màu xanh, một ông mặc đạo phục màu trắng cầm cây phướn dài, đứng ở sau lưng tôi, lạ một điều là hai đấng thiêng liêng ấy nghĩ gì tôi hiểu ngay tức khắc, chứ không phải nói ra”. 

Dù thời gian đã trôi xa mấy chục năm, bà Sương vẫn nhớ, lúc linh hồn bà xuất ra khỏi xác: “Tôi nhìn thấu qua tường nhà thấy chung quanh một màu u tối, vô số chơn hồn bị đọa qua lại, than khóc rên la nghe thảm não. Tôi cảm thấy tất cả đều là huyết nhục của mình, nên rất đau buồn vì nỗi thống khổ của họ. Lúc này, theo lời dạy của đấng thiêng liêng, chơn linh của tôi bay bổng lên cao. Ông cầm phướn giảng giải cho tôi biết: Đây là  cảnh  thiên  thai  trên  cõi  trần một bực”. Lúc này, bà thấy ở đây khắp nơi nhà cửa, cây cối, y phục con người...mọi vật giống như cõi trần. Tuy nhiên người ở đây cốt cách phong lưu đẹp đẽ, có người già râu dài, nhưng trong sắc diện vẫn còn trẻ, mọi sinh hoạt ở đây đều có vẻ an nhàn và không có tiếng động. Rồi bà gặp Thượng đế, ông nói: “Công quả con chưa đủ, chưa ở lại được, phải trở lại lập công, sẽ có thần thánh giúp”. Thế là 

ngay lập tức, có một luồng sáng từ Thượng đế bay xẹt xuống ngang đầu khiến bà Sương cảm thấy nhẹ nhàng, thông thái hắn. Tiếp đó, như có ai ở đằng sau xô bà, khiến linh hồn bà trở về với thân xác mình và tỉnh dậy sau một đêm chết đi… 

Trong ký ức của mình, bà nhớ, lúc ngồi dậy, thấy khung cảnh xung quanh nhốn nháo, tiếng khóc, tiếng nói inh ỏi. Thế rồi biết bà tỉnh dậy, ai ai cũng xúm lại xem. 

*Bỗng dưng tỉnh dậy và sống khác trước.Những cụ già trong ấp Trường Lưu cho biết, 

nếu khoảng 2 giờ đồng hồ nữa mà bà Sương không tỉnh dậy thì mọi người sẽ làm công tác khâm liệm tử thi để đưa bà nhập quan. Nhưng thật không ngờ mắt bà Sương nhấp nháy, mở dần, rồi từ từ ngồi dậy, khiến ai ai cũng tròn mắt kinh ngạc. 

Cũng từ đây, con người bà Sương như biến thành một người hoàn toàn khác. Trước khi chưa chết, bà không ăn chay, không tin có linh hồn, Thượng đế, nhưng kể từ khi sống lại, mỗi ngày bà đều ăn chay. Bà nói: “Sẵn có bàn thờ Thượng đế của ông bà ở đó, tỉnh dậy mỗi ngày tôi thắp hương thờ bốn bận, sáng trưa, chiều tối. Trước khi chưa chết, mặc dù có đó nhưng chẳng mấy khi  tôi  thắp hương”. Từ đó bà quyết sống một đời sống có tâm linh, tín ngưỡng, tin sâu nhân quả, sẵn sàng làm điều thiện. 

Bà Sương nghĩ, làm như thế sẽ cung cấp cho mọi người kiến thức,  lòng tin vào đạo, giúp họ sống tốt hơn với ông bà, cha mẹ...Đó mới  là sự giúp đỡ lâu dài và bền vững.

st

Người Đàn Ông Với Thuật Tìm Vật Bị Đánh CắpMinh Long

Bà Trần Thị Sương trước căn nhà của mình ở ấp

Trường Lưu

Anh Chiến bên chiếc xe máy tìm được. Ảnh: NNVN.

Page 24: So 121 chuyen in

24 Số 121 - Tháng 6/2016CÂU CHUYỆN CHÍNH KHÁCH

Gạt đi những bộn bề, lo toan hơn nửa đời người, từ ngày về hưu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lựa chọn cho mình cuộc sống yên bình bên cạnh vườn cây, ao cá tại quê nhà ở huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Từ một chính trị gia nổi tiếng, ông trở về làm một người nông dân thực thụ…

*Tuổi già vui thú điền viênKể từ ngày nghỉ hưu vào tháng 

7/2011, ông Trương Vĩnh Trọng trở về căn nhà ở ấp Lương Thuận, xã Lương  Quới  (huyện  Giồng  Trôm, Bến Tre) sống cuộc đời giản dị với người  vợ  của  mình.  Trong  những khoảng  thời  gian  thảnh  thơi  này, người viết mới  có dịp được gặp  lại và trò chuyện với ông - một chính trị gia bình dị giữa đời thường. Gặp gỡ vị chính khách này, có lẽ ai cũng đều ngỡ ngàng đến khó nhận ra bởi vẻ giản dị của ông. Không còn trên người bộ comple, thắt cavat mà thay vào đó  là chiếc áo sơ mi ngắn tay, quần  đùi  và  chiếc mũ  tai  bèo…tất cả đã xỉn màu vì nhuốm bùn đất. Nhưng vẫn với tính cách thân mật, gần gũi đích thực của một người con miền Tây Nam Bộ ấy, ông Trọng nở nụ cười hiền hậu mở đầu cho cuộc trò chuyện về cuộc sống của hai vợ chồng từ ngày về hưu.

Câu  chuyện  giữa  người  viết và ông Trương Vĩnh Trọng không diễn ra trên bàn hay trong nhà mà rảo bước quanh khu vườn với đầy cây ăn trái do chính tay ông trồng lên. Hướng đôi mắt về phía những cây bưởi da xanh đang nặng  trĩu quả, ông Trọng nói với giọng nhẹ nhàng:  “Đó  là  thành  quả  3  năm nay tôi chăm sóc đấy. Bảo về hưu là nhàn rỗi nhưng tôi thì bận suốt, một ngày bắt đầu từ sáng sớm cho tới tận 5 giờ chiều tôi mới được nghỉ ngơi, công việc chỉ xoay quanh khu vườn mà  thôi. Nhưng điều khiến tôi hạnh phúc hơn cả là được ở gần vợ  và  bên  con  cháu  trong  những 

năm tháng tuổi già này”.Dừa là loại quả đặc trưng ở Bến 

Tre cũng được ông Trọng trồng rất nhiều ở khu vườn của gia đình. Đứng trước một cây dừa nơi cuối vườn, ông Trọng chỉ lên trùm sai trĩu quả mà nói rằng: “Đó là loại dừa xiêm nức tiếng, nhỏ mà đầy nước, nước uống ngọt và mát  lắm. Đó cũng  là  thức uống chủ yếu gia đình tôi dùng để mời  nước  mỗi  khi  nhà  có  khách”. Nói rồi, ông bảo người cháu trèo lên cây hái trái dừa rồi nói: “Các bạn cứ uống đi, uống hết trái dừa ấy chúng ta nói chuyện tiếp…”.

Khu vườn rộng ở phía sau nhà được ông Trọng  trồng  chủ yếu hai loại  cây  chính  là  bưởi  da  xanh  và cam sành. Đứng trước một cây bưởi nặng  trĩu quả,  ông Trọng nói như một người nông dân thực thụ: “Anh thấy không, cành cây da xanh như da  ếch,  trồng 3 năm mới  cho  trái. Đây là cành chuẩn bị cho hoa rồi cho trái, nhưng yếu quá nên phải cắt bỏ đi chứ nếu có ra trái thì quả cũng không  được  ngon  mà  có  khi  còn làm gẫy cành, hại cây…”. Nhìn thấy thành quả sau ba năm chăm sóc lớn lên từng ngày, khỏe mạnh đơm hoa kết trái khiến ông cảm thấy mình có ý nghĩa hơn. Ông bảo, việc trồng cây cũng giống như “trồng người”. Nhìn cây bị sâu bệnh, héo khô cũng khiến ông  trăn  trở,  tìm  tòi  kiến  thức  để chữa trị cho cây khỏi bệnh, trở nên xanh  tốt. Mọi  thứ  trong khu vườn đều được ông Trọng tận dụng triệt để. Dưới từng gốc cây, ông tân dụng khoảng đất trống để trồng thêm rau cải phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Cành lá khô được ông gom lại đốt cháy, kết hợp với xơ dừa, ông dùng công nghệ nghiền nát ra rồi  ủ  thành  phân  hữu  cơ  bón  cho cây. Chính vì thế, vườn cây của ông tuy  rộng,  nhưng  lượng  phân  bón tự làm ra nhiều nên ông chưa phải mua phân hóa học bón bao giờ. 

Theo ông, làm nông nghiệp còn phải  gắn  liền  với  việc  bảo  vệ môi 

trường và “phải tiết kiệm thì mới có lãi”. Thành quả thu hoạch được, ông chẳng đem bán bao giờ, nhà dùng không  hết  ông  lại  đem đi  cho  con cháu, hàng xóm hay làm quà tặng cho  những  vị  khách  phương  xa. “Khách đến nhà tôi thích lắm, toàn của nhà trồng được nên không phải đi mua thứ gì, mà tất cả đều sạch cả. Gà tôi nuôi, rau tôi trồng…đoàn khách đến mấy chục người tôi cũng không  lo  thiếu  thực  phẩm”  -  ông Trọng vui vẻ chia sẻ.

Ông  Trọng  tâm  sự,  cuộc  sống điền viên vốn là mơ ước của ông từ lâu. Bởi  ông  vốn  xuất  thân  là  con nhà nông,  bố mẹ  cũng  vất  vả  bên mảnh vườn đầy cây ăn trái để nuôi anh em ông nên người. Những năm tháng hoạt động với tư cách là chính trị gia, ông vẫn không quên ký ức tuổi  thơ,  nhớ  về  cha mẹ. Ông nói: “Ngày về hưu, thời gian rỗi là nhiều. Tôi không muốn ngồi chơi mà buồn chân buồn tay, nhưng làm việc lớn thì  sức  khỏe  không  cho  phép  nên chọn  cách  điền  viên,  mướn  thêm con  cháu  trong nhà đến  làm  cùng với mình. Vừa là lao động, cũng là phút giây bình lặng ở tuổi xế chiều. Mỗi  lần được  làm việc, dạo quanh khu vườn cùng vợ, tôi thấy tâm hồn thảnh thơi hơn rất nhiều”.

*Dành trọn tình cảm, bù đắp cho vợ conNhững năm tháng tuổi già, ông 

Trọng  cũng  chỉ  có  ba  thú  vui  duy nhất  là  ở  bên  con  cháu,  trồng  cây và trò chuyện với bà con chòm xóm. Còn chuyện thế sự, từ ngày về hưu ông không có điều kiện để cập nhật thông  tin  đầy  đủ,  những  vụ  việc trong ấp  có  việc  gì  đến hỏi  ý kiến ông, ông biết đến đâu thì góp ý đến đó, không biết thì nói là không biết. Còn  chuyện  đường  lối,  chính  sách thì ông khuyên nên hỏi những người còn  đương  chức  bởi  họ  nắm  được nhiều thông tin sẽ có cái nhìn chính xác hơn. Sống giản dị và chan hòa với  bà  con  xóm  giềng  nên  nguyên 

Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng được người  dân  xã  Lương  Quới,  huyện Giồng Trôm gọi với cái tên thân mật là anh Hai Nghĩa.

Kể  về  người  vợ  của  mình, giọng  ông  Trọng  trầm  lại.  Ông nhớ  về  quãng  thời  gian mình  còn đương chức sống ngoài Hà Nội, vợ ở TP.HCM thi thoảng mới có dịp gặp nhau. Nhanh thì vài tiếng, lâu cũng chỉ được vài ngày, nhiều lần mải mê công  việc  quá  mà  ông  không  vào thăm bà, bà  lại buồn. Nhưng giận mà thương, thương ông vì công việc chính sự, vì đất nước mà phải gác đi mong ước giản đơn của con người. Những lần giận ông như thế, bà lại càng thương, càng nhớ ông hơn. Bà lại  nhấc máy  gọi  điện  nói  với  ông những lời động viên tình cảm để ông yên tâm làm tốt công việc mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Nhiều  người  bảo  quãng  thời gian về già là lúc con người ta “trở thành đứa trẻ” lần thứ 2 trong cuộc đời. Ông Trọng  thấy điều đó đúng lắm, bởi hai vợ chồng ông giờ chẳng có mong  ước  gì  lớn  lao  ngoài  việc được nhìn thấy con cháu mỗi ngày, như  những  đứa  con  lúc  còn  nhỏ mong được ở bên cha mẹ, chơi đùa cùng  với  các  cháu.  Thời  gian  ông Trọng  công  tác  tại TW, ông không có  nhiều  thời  gian  ở  bên  con  dạy bảo, chăm sóc. Nhưng ông luôn tâm niệm rằng, bố mẹ là tấm gương cho con cái học hỏi, nên cách dạy con tốt nhất  là dạy chính bản thân mình. Bản thân bố mẹ có tốt, có hoàn thiện thì con cái cũng trông vào đó là mà học hỏi,  rèn  luyện chính bản thân mình. Ông Trọng kể: “Tôi chưa bao giờ dùng roi, vọt để dạy vợ con. Con sai cũng như bố mẹ sai, trước tiên bố mẹ nên kiểm điểm bản thân mình trước. Vợ chồng sống ở quê, con cháu ở trên TP.HCM, cứ vài tuần chúng nó lại về thăm. Những ngày đó, gia đình  sum  họp  đông  vui,  đầm  ấm lắm. Nhìn con cái thành đạt, cháu ngoan ngoãn, khỏe mạnh nô đùa thì tôi cũng như được trẻ ra. Với người già, chẳng mong gì hơn là những lúc gia đình sum vầy, ấm cúng”.

Cuộc sống “hai lúa” của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

Thảo Nguyên

Ông Trương Vĩnh Trọng đang sống cuộc đời giản dị bên gia đình

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng ông Hồ Minh Sơn - Phó Tổng Biên tập Báo Thời báo MeKong

Ông Trương Vĩnh Trọng chăm sóc vườn cây của mình