so 146 chuyen in

24
Số 146 tháng 12/2016 [email protected] [email protected] www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 T.08 Cục Hành chính - Quản trị II: 40 NĂM NỖ LỰC PHÁT TRIỂN Cơ Hội Cho Phát Triển Kinh Tế Đà Nẵng Mối Tnh Sâu Đậm Ca Nhà Văn Ngưi Và Dịch Giả Nổi Tiếng Vit Nam Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội: CÒN NHIỀU THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC Đại Học Quốc Gia Hà Nội: Tiên Phong Xây Dựng Chương Trnh Khởi Nghip Hội nghị cấp cao APEC 2017 : GẶP NHỮNG NGƯỜI chở Lãnh tụ PHIDEL CASTRO vào thăm chiến trưng miền Nam T.23 T.04 T.24 T.16 T.19

Upload: han-nhung

Post on 20-Jan-2017

101 views

Category:

News & Politics


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: So 146 chuyen in

Số 146 tháng 12/2016

[email protected]@yahoo.comwww.vilacaed.org.vn

Phát hành thứ 5 hàng tuần

Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850

T.08

Cục Hành chính - Quản trị II: 40 NĂM NỖ LỰC

PHÁT TRIỂN

Cơ Hội Cho Phát Triển Kinh Tế Đà NẵngMối Tinh

Sâu Đậm Cua Nhà Văn Ngươi Y

Và Dịch GiảNổi Tiếng Viêt Nam

Mở rộng đối tượng tham gia

Bảo hiểm xã hội: CÒN NHIỀU

THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC

Đại Học Quốc Gia Hà Nội:

Tiên Phong Xây Dựng

Chương Trinh Khởi Nghiêp

Hội nghị cấp cao

APEC 2017:

GẶP NHỮNG NGƯỜIchở Lãnh tụ

PHIDEL CASTRO vào thăm chiến trương miền Nam

T.23

T.04T.24 T.16 T.19

Page 2: So 146 chuyen in

02 Số 146 - Tháng 12/2016THEO DÒNG THỜI SỰ

Giá bán tại Viêt Nam: 4.800đ

Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Pho Tổng Biên tập: Hô Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyên Hưu Tho, P.Hòa Cường Băc, Q.Hai Châu, TP.Đà NẵngVăn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.Tài khoan: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công AnĐơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001

Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575

Vào ngày 24/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam đã rời Xiêm Riệp (Campu-chia) về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 9.

Tại Hội nghị lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Xăm-đéc Tê-chô Hun-xen và Thủ tướng Lào Thông-lun Xi-xô-lít đã rà soát tình hình hợp tác CLV kể từ Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 8 tại Viêng-chăn, cũng như trao đổi về tình hình, triển vọng của Khu vực Tam giác phát triển CLV và vai trò của hợp tác CLV đối với sự phát triển của mỗi nước.

Các nhà Lãnh đạo một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó keo sơn của ba nước láng giềng anh em Campuchia, Lào và Việt Nam, vì sự phát triển, thịnh vượng của mỗi quốc gia và của Hiệp hội ASEAN, vì hoà bình, ổn định của cả khu vực. Đồng thời chia sẻ quan điểm chung là, ba nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tận dụng cơ hội phát triển mới, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Các nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường kết nối giữa ba nền kinh tế cả về hạ tầng cứng, hạ tầng mềm. Thống nhất đẩy mạnh thực hiện “Kế hoạch hành động về kết nối ba nền kinh tế”, mở rộng quy mô thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh việc phát huy tốt nội lực, cần phải có môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi các do-anh nghiệp kinh doanh, đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển CLV và đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho triển khai các dự án, chương trình hợp tác cụ thể trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và các bên cùng có lợi.

Ba nước tiếp tục phối hợp, bảo đảm môi trường an ninh - chính trị hoà bình và ổn định. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động hợp tác về văn hoá, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân trong thời gian tới; phối hợp chặt chẽ để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của

Liên hợp quốc, tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động, khó lường, cả 3 nước có quy mô nền kinh tế còn thấp, có nhiều khó khăn càng phải tăng cường hợp tác, dựa vào nhau, cùng thống nhất lập trường, tiếng nói chung trong đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đẩy mạnh tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho hợp tác CLV trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no, hạnh phúc của người dân ba nước.

Đóng góp vào thành công của Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 7 đề xuất mới của Việt Nam và được các đại biểu hoan ng-hênh, đánh giá cao. Đó là: (i) Xây dựng cơ chế để phương tiện đăng ký tại các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển CLV được đi lại thuận tiện trong Khu vực không hạn chế về số lượng; (ii) Thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Việt Nam - Bà Vẹt, Campuchia trong năm 2017; (iii) Thiết lập cơ chế đối thoại định kỳ giữa đại diện các cơ quan của Chính phủ Campuchia, Lào, Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào ba nước để kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp; (iv) Việt Nam sẽ tăng số lượng học bổng đào tạo dạy nghề cho hai nước Campuchia và Lào, huấn luyện tham gia các cuộc thi tay nghề ASEAN, nâng mức học bổng để tăng chất lượng cuộc sống của sinh viên hai nước Campuchia và Lào; (v) Kêu gọi Lào, Campuchia tham gia Công ước về Luật sử dụng dòng nước quốc tế cho mục đích phi giao thông thủy, đồng thời cùng Việt Nam nghiên cứu tham

gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các dòng nước xuyên biên giới và hồ quốc tế; (vi) phối hợp xây dựng Chương trình của Chính phủ 3 nước cùng vận động ODA của các quốc gia và đối tác phát triển; xây dựng Chương trình chung xúc tiến đầu tư và du lịch của ba nước; (vii) Tập đoàn Viễn thông Viettel sẵn sàng đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử và cam kết áp dụng từ ngày 01/01/2017 mức cước gọi giữa các thuê bao của Viettel tại ba nước rẻ tương đương với mức cước trong nước.

Thủ tướng Campuchia Hun-xen đã thể hiện sự nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhấn mạnh cần phát triển mạng 4G và đề nghị Viettel hợp tác với Unitel Lào và Metphone Campuchia để triển khai xây dựng các điểm cầu truyền hình họp trực tuyến qua mạng giữa ba Thủ tướng và giữa các cơ quan ba nước để tổ chức các hội nghị trực tuyến, tạo thuận lợi trong việc trao đổi công việc, tiết kiệm thời gian đi lại và ngân sách. Thủ tướng Lào Thông-lun Xi-xô-lít cũng nhất trí với các đề xuất này.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao CLV-9, thông qua danh sách 15 dự án ưu tiên của khu vực Tam giác phát triển CLV để phối hợp vận động đầu tư từ các đối tác phát triển, và chứng kiến Lễ ký “Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong Khu vực Tam giác phát triển CLV”. Các nhà Lãnh đạo nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao CLV-10 tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng ba nước đã chủ trì họp báo chung. Các nhà Lãnh đạo đã dành khoảng 1 giờ đồng hồ để thông báo kết quả Hội nghị và trực tiếp trả lời các câu hỏi của báo chí. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đề xuất ba nước tiến

CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAMPhát Huy Mọi Nguồn Lực Cùng Nhau Phát Triển

Minh Sơn

Thủ tướng ba nước chủ trì họp báo sau khi kết thúc Hội nghị

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị

Đọc tiếp trang 03

Page 3: So 146 chuyen in

3Số 146 - Tháng 12/2016 0THEO DÒNG THỜI SỰ

Sáng ngày 26/11 (27/10 Âm lịch), UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức trọng thể Lễ Giỗ lần thứ 87 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, giáo dục truyền thống Cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của Cụ Nguyễn Sinh Sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Đ/c Lê Vĩnh Tân - Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cùng các vị nguyên là Lãnh đạo qua các thời kỳ của các Bộ, Ban, Nghành TW; Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp cùng hàng ngàn người dân đã về thắp hương tưởng nhớ đến công ơn to lớn của Cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Tại buổi lễ, Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - Trưởng Ban Tổ chức lễ giỗ đã ôn lại lịch sử, ý nghĩa ngày giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với lòng thành kính và tri ân, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” theo đạo lý ngàn đời của dân tộc.

Nhân dịp này, Đại diện Quỹ

Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc đã trao Bảng vàng tượng trưng cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ. Trong 6 năm qua, Quỹ Khuyến học Nguyễn Sinh Sắc đã trao hơn 23 ngàn suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học và hàng ngàn suất quà cho các trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Bà Đặng Thị Mai Yên - Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc cho biết: “Kể từ ngày khánh thành đến nay, KDT đã có trên 7,5 triệu lượt người thăm quan. Lượng khách đến với KDT ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước”.

Biển đảo và thềm lục địa có vị trí chiến lược to lớn đối với quốc phòng an ninh và sự phát triển phồn vinh của đất nước. Việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo cần được định hướng rõ ràng và theo đuổi nhất quán.

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ban hành Kế hoạch tuyên truyền của Bộ TT&TT về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức 5 hội nghị “Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa” ở 5 khu vực trên toàn quốc.

Theo ông Đoàn Công Huynh, Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT), hiện công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn thiếu đồng bộ, chưa đồng đều ở các đơn vị truyền thông và ở các lĩnh vực

truyền thông khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh truyên truyền về biển, đảo. Muốn đạt mục tiêu trên, vai trò của đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở rất quan trọng. Thông qua đội ngũ này có thể xây dựng các nội dung thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả đến người dân trên cả nước, nâng cao hơn nữa nhận thức về cơ sở pháp lý, để qua đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đẩy Mạnh Tuyên Truyền Biển Đảo Một Cách Đồng Bộ

Hoàng Thiên

Ông Đoàn Công Huynh - Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở phát biểu tại Hội nghị

Ngày 27/11, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Hội nghị họp mặt tri ân các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động, chăm lo cho người nghèo.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Hoàng Năng, cho biết: Năm 2016, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, với chương trình “Giảm ng-hèo bền vững” giai đoạn 2016-2020, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để một ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” do UBTW MTTQ Việt Nam phát động, MTTQ các cấp đã tiếp tục duy

trì và phát huy các mô hình, cách làm hiệu quả sáng tạo, linh hoạt, đa dạng phù hợp với tình hình mới của từng địa phương. Tiêu biểu như: mô hình “Phòng khám từ thiện” của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng; mô hình “Phòng khám từ thiện đông y” của Chùa Khánh Vân Nam Viện; mô hình “Tổ xe ôm tự quản vượt nghèo” phường Long Phước… đã chăm sóc tốt cho người nghèo tại địa phương, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tạo nên sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân.

Ghi nhận những đóng góp tích cực, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã tặng Biểu trưng và hoa cho 154 Tập thể - Cá nhân tiêu biểu trong công tác vận động, chăm lo người nghèo.

TP. Hồ Chí Minh:Tri ân Tập thể - Cá nhân tiêu biểu

trong vận động, chăm lo cho ngươi nghèoQuốc Định

Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung và Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Hoàng Năng trao Biểu trưng và hoa cho các đơn vị.

Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người - Bộ Y tế đã phối hợp với Ban Trị sự chùa Giác Ngộ - TP.HCM tổ chức buổi lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng, cho các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử đang tu tập tại chùa.

Buổi lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng tại chùa Giác Ngộ là chương trình tuyên truyền, vận động và tiếp nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng đầu tiên được tổ chức với hình thức sinh hoạt Phật giáo cho các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử. Buổi lễ vừa là nơi giao lưu, chia sẻ

của những tấm lòng vàng đã hiến máu, đăng ký hiến xác, giác mạc sau khi chết, vừa là nơi các tầng lớp nhân dân, tăng ni, phật tử có thể giãi bày những thắc mắc của mình xung quanh vấn đề hiến tặng mô, tạng cho y học và được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, các bậc tu hành trả lời.

Kết thúc buổi lễ, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã tư vấn, hướng dẫn và tiếp nhận được 449 người viết đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng và hiến xác sau khi chết, chết não của nhân dân, tăng ni, phật tử tham dự. Theo thông tin từ Thượng tọa Thích Nhật Từ, toàn bộ buổi Lễ đăng ký hiến tặng mô, tạng tại chùa Giác Ngộ ngày 27/11 đã ghi nhận hơn 225,000 lượt truy cập và cũng hơn 11.000 lượt người xem trọn vẹn chương trình trên kênh video phát trực tiếp của Thượng tọa Thích Nhật Từ.

449 ngươi đăng ký hiến mô, tạng tại chùa Giác Ngộ

Trí Đức

Đồng Tháp: Lễ Giỗ lần thứ 87 Cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phước Lập

Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ Trưởng Bộ Nội vụ cùng Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thắp hương

tưởng nhớ Cụ Nguyễn Sinh Sắc

tới các cuộc gọi từ Phnom Penh, Vientiane, Hà Nội và các tỉnh khác của 3 nước đều có mức giá cước như nhau và ở mức thấp để các nhà đầu tư, người dân được hưởng lợi. Điều này có thể hoàn toàn khả thi khi hiện nay, Viettel đã thiết lập mạng di động ở cả 3 nước (trong đó có mạng

Metfone ở Campuchia, Unitel tại Lào) và các mạng khác sẽ tham gia sau.

Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị lần này một lần nữa khẳng

định cam kết và vai trò, đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa ba quốc gia trên các lĩnh vực, góp phần vào hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực Tiểu vùng Mekong cũng như đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Tiếp theo trang 02

Page 4: So 146 chuyen in

04 Số 146 - Tháng 12/2016CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2016, sau gần 1 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và 2 năm triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhiều thủ tục hành chính đã được ngành BHXH đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm. Một số chuyên gia cho rằng, cùng với giải pháp thu hút người dân tham gia thì việc tăng cường giám sát bảo vệ quyền lợi của người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH. Việc này đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết liệt vào cuộc.

Thực tế, Luật BHXH 2014 có nhiều bổ sung, điều chỉnh về chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, Luật đã bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng lao động từ 1 - 3 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người đi làm việc ở nước ngoài; nhóm này được tham gia BHXH cho chế độ hưu trí và tử tuất. Luật cũng mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc bỏ quy định khống chế trần tuổi tham gia, quy định mức sàn thu nhập tối thiểu đóng BHXH tự nguyện bằng chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn để phù hợp với khả năng tham gia của người dân, linh hoạt phương thức đóng. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, số người tham gia BHXH bắt buộc trên cả nước

mới có trên 12,4 triệu người, tương đương 23,4% số người lao động; hơn 192.000 người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy, các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH chưa thực sự hiệu quả.

Một số ý kiến cho rằng, việc tuân thủ pháp luật về BHXH của nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động chưa nghiêm, tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm còn nan giải. Đặc biệt, pháp luật về BHXH chưa quy định cơ chế xử lý nợ BHXH, khoản nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, người sử dụng lao động bỏ trốn. Như vậy, mục tiêu đến năm 2020 đạt 50% số lao động tham gia BHXH sẽ còn nhiều thách thức. Theo BHXH Việt Nam, mặc dù mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH được coi là sự tiến bộ, tích cực của Luật BHXH 2014. Nhưng với những bất cập như hiện nay, để đạt được mục tiêu này cũng là thách thức không hề nhỏ. Nhất là khi cơ quan BHXH không còn công cụ khởi kiện với những đơn vị,

doanh nghiệp nợ lớn. Nếu không có những giải pháp hữu hiệu, những tiến bộ quan trọng của Luật BHXH rất khó đi vào thực tiễn.

Gần đây, Văn phòng Chính phủ có Thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Hiện nay, tỷ lệ BHXH mới đạt khoảng 23-25%. Thực trạng này đòi hỏi BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các giải pháp Chính phủ đã đề ra. Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, giải pháp cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và bền vững quỹ BHXH, bảo đảm cân bằng thu chi; đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng số người tham gia BHXH, trước hết là đối với số người lao động có hợp đồng lao động, vận động người không tham gia quan hệ lao động tham gia BHXH.

Để thực hiện Luật BHXH 2014 thu hút đối tượng tham gia BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các văn

bản hướng dẫn, phối hợp với BHXH Việt Nam xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, việc nắm đầy đủ thông tin về người lao động vẫn đang bất cập do thiếu cơ chế liên thông dữ liệu giữa các cơ quan liên quan. Hiện Bộ LĐ-TB&XH đang tích cực tìm các giải pháp quản lý lao động, đồng thời tăng cường tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Theo Vụ BHXH - Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay số người lao động có quan hệ lao động chỉ chiếm 41%, trong khi lao động thuộc khu vực phi chính thức lên tới 59%, mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 2% lao động được tuyển dụng vào khu vực chính thức. Như vậy, đến năm 2020, số lao động trong khu vực chính thức, khối có tiền lương vẫn chưa đạt tỷ lệ 50%, số lao động dừng tham gia BHXH cũng rất lớn. Trong 7 tháng năm 2016 đã có trên 47 nghìn người nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần; ngành BHXH đã giải quyết chế độ BHXH cho trên 5 triệu lượt người, tăng hơn 685 nghìn lượt so với cùng kỳ 2015.

Các chuyên gia cho biết, để tăng độ bao phủ BHXH, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách bảo toàn, cân đối và tăng trưởng quỹ BHXH nhằm tạo sự hấp dẫn cũng như niềm tin của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và cải cách thủ tục hành chính nhằm mở rộng nhiều đối tượng tham gia BHXH. Đặc biệt, nhiệm vụ này cần được quán triệt tới các ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền chung tay thực hiện. Bởi đây là việc làm bảo đảm an sinh xã hội và mang tính định hướng về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.

Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội: CÒN NHIỀU THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC Trí Bảo

Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Sau khi Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có Chỉ thị số 20, UBND tỉnh có Kế hoạch số 24, Chỉ thị số 03 để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, đồng thời quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của BHXH, BHYT, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều

hình thức như: tổ chức tọa đàm, đối thoại, diễn đàn về chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vị và do-anh nghiệp, tập huấn truyền thông, tổ chức các hội thi; mở các chuyên trang, chuyên mục “Hộp thư bạn xem đài”, “Dân hỏi chính quyền trả lời” trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, “Hỏi - Đáp” trên Báo Bạc Liêu... Bằng những phương thức này, thông tin đã lan truyền rất sâu rộng đến cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Kết quả, người tham gia các loại hình bảo hiểm hàng năm đã tăng lên, năm 2014 độ bao phủ BHYT so với dân số của tỉnh đạt 53.15%, năm 2015 là 67.44% và chín tháng đầu năm 2016 đạt 76.73%. Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu còn có chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo bằng 30% mức đóng, như vậy hộ cận nghèo cũng như hộ nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT. Chủ trương này đã tạo tâm

lý phấn khởi, đồng tình trong nhân dân, có tác động tích cực đến công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bạc Liêu còn một số tồn tại: một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế còn thấp; công tác phối hợp tuyên truyền giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên; một số doanh

nghiệp cố tình nợ, trốn, lách đóng BHXH, BHYT.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, tỉnh Bạc Liêu đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp: tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; vận động các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình; tăng cường tuyên truyền trong các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp còn nợ, chậm, có biểu hiện trốn, lách đóng BHXH, BHYT,… bằng các hình thức tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động” và “Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân” trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

Bạc Liêu: Tăng cương sự lãnh đạo cua Đảng trong công tác BHXH, BHYT

Bảo Long

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam

Page 5: So 146 chuyen in

05Số 146 - Tháng 12/2016 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Ngay từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), huyện Kim Bôi đã tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, từ đó tạo tiền đề quan trọng góp phần nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Xác định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, Đảng viên tích cực triển khai đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình nhằm chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân theo tinh thần Nghị quyết TW4.

Huyện Kim Bôi có 17/28 xã thuộc diện hưởng chế độ 135-CP trong đó có 12 xã nằm trong vùng CT-229, việc thu hút đầu tư rất khó khăn đặc biệt các dự án có yếu tố

nước ngoài; Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, trật tự an toàn xã hội còn tồn tại bức xúc, một số bộ phận nhân dân còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, do vậy chưa phát huy hết nội lực... Trên cơ sở kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân, Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch về khắc phục sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy phụ trách cơ sở, theo dõi việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình. Song song với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Huyện ủy Kim Bôi tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Công tác kiểm tra, giám sát cũng được tăng cường góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội được đẩy mạnh, gắn với nhiệm vụ chính trị, thực tế và sát với cơ sở.

Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm sau khi tự phê bình và phê bình, BCH Đảng bộ huyện ban hành các Nghị quyết, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Với những biện pháp tích cực, cụ thể, việc thực hiện kế hoạch khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đạt được những kết quả tích cực: Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, học tập, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy theo hướng chất lượng, hiệu quả, xây dựng chương trình hành động sát với thực tế có tính khả thi; tổ chức xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT của cấp ủy, trong đó có kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), thực

hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; gắn kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các cơ quan, đơn vị, từ đó góp phần tạo niềm tin trong nhân dân và sự đồng thuận xã hội.

Cũng từ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Đảng bộ, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên chỉnh đốn tác phong lãnh đạo, đổi mới lề lối làm việc, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ. Chuyển biến rõ nét là công tác cải cách thủ tục hành chính với ý thức, tác phong phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức nâng lên; khắc phục tình trạng quan liêu, gây phiền hà cho nhân dân trong các cơ quan. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện ng-hiêm túc. Đặc biệt, việc thực hiện làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi đã có chuyển biến tích cực, gây được ấn tượng tốt trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

Quy chế hoạt động cua Ban Chỉ đạo PPPThuỳ Duyên

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (BCĐ) là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai

thực hiện mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

BCĐ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, kế hoạch, giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mô hình PPP; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện mô hình PPP. Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về PPP trong đó có hướng

dẫn việc triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong việc lập, trình và phê duyệt danh mục dự án PPP ưu tiên và cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án này; chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về PPP.

BCĐ hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và các Ủy viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế cũng quy định rõ nhiệm vụ của cơ quan thường trực của BCĐ; nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên BCĐ.

Hỗ trợ nhà ở cho người có công với Cách mạng

Thu HoàiThủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến

chỉ đạo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với Cách mạng.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài chính, Xây dựng và cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền giao vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo quy định để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với Cách mạng tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 22/2013/

QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng về nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn tất việc thẩm định số lượng nhà ở đối với người có công với Cách mạng cần hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng về nhà ở theo đúng quy định và báo cáo đầy đủ, kịp thời, thường xuyên về tình hình thực hiện chính sách với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan.

Kim Bôi - Hòa Bình:Chuyển biến từ Nghị quyết Trung ương 4 Ly Sơn - Lê Huy

Page 6: So 146 chuyen in

Vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa giới thiệu Vinamilk vào danh sách doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các nước thành viên. Bản ghi nhớ thực hiện dự án tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm: Lào, Indo-nesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Vinamilk vinh dự được chọn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH. Theo chứng nhận tự cấp xuất xứ hàng hóa trong ASEAN này, Vina-milk được quyền tự cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) cho các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc, nước giải khát, kem…

Doanh thu xuất khẩu của Vin-amilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 nghìn tỷ đồng (tương đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 châu lục, trong đó khu vực Châu Á hiện tại là thị trường

tập trung mạnh của Vinamilk.Bên cạnh những sản phẩm xuất

khẩu chính như sữa bột và sữa đặc sang các thị trường truyền thống, những năm gần đây Vinamilk dần chuyển xuất khẩu các mặt hàng khác như sữa chua ăn, sữa chua uống, các sản phẩm nước trái cây; nhằm hướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị trường quốc tế, phù hợp với các lứa tuổi, nhu cầu tiêu dùng khác nhau, khai thác hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

Song song đó, Vinamilk tiếp tục củng cố sự hiện diện, và tập trung hơn nữa tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi với rất nhiều tiềm năng, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu. Đây là bước đi khác biệt, đón đầu của Vina-milk nhằm mở rộng sang những thị trường mới, nằm ngoài các khu vực Hiệp định. Gần đây nhất Vinamilk đã chính thức ra mắt các sản phẩm sữa chua ăn tại Thái Lan, những sản phẩm được xây dựng mới hoàn toàn về mặt khẩu vị, bao bì, tính năng và hình ảnh để phù hợp với người tiêu dùng Thái.

Tại thị trường trong nước, Vin-amilk cũng vừa tiếp tục được bình chọn đứng đầu trong top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam, và vào top đầu trong Bảng xếp hạng V1000 - 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016.

Trong thời gian sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu sang Thái Lan, Phillipines và mở rộng ra các nước ASEAN, khai thác các lợi ích từ việc được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công thương. Việc Bộ Công thương cùng các ban ngành đã tin tưởng và tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa để Vinamilk trở thành doanh nghiệp đầu tiên được thí điểm tự chứng nhận này, là bàn đạp quan trọng giúp Vinamilk phát triển và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua. Việc tự cấp chứng nhận cũng giúp các sản phẩm Vinamilk nhanh chóng hiện diện tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Thái Lan, Philippines, gây được tiếng vang và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận

lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN. Theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của mình.

Bộ Công thương xác định các tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn do-anh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, đó phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công thương chỉ định cấp.

06 Số 146 - Tháng 12/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHÂP

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Diễn đàn Thanh toán điện tử lần thứ 2 (VEPF 2016).

Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá những cam kết của Diễn đàn trong năm 2015 đã được thực hiện rất ng-hiêm túc qua các bước tiến trong lĩnh vực thuế, khi 96% số doanh nghiệp (DN) đăng ký khai thuế qua mạng cùng rất nhiều hộ kinh doanh, người dân; kết nối hơn 10.000 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến xã đến huyện, tỉnh, Trung ương. Điều đó cho thấy Diễn đàn không chỉ có sức sống, mà còn hứa hẹn tiếp tục phát triển.

Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách đặt nền móng cho phát triển thanh toán điện tử như phát triển thương mại điện tử, tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của cả nền kinh tế… Cùng với đó là nỗ lực của cả cộng đồng công nghệ thông tin đã tạo ra những cải thiện về Chính phủ điện tử được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tăng 10 bậc so với trước, đặc biệt là về cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, so với những gì đã đặt ra tại VEPF 2015, tiến độ thực hiện còn rất chậm. Nhiều chương trình về ứng dụng thanh toán điện tử, cung cấp dịch vụ công qua mạng dù đã được khởi động nhưng còn rất vướng mắc từ quy định pháp luật, thói quen và hạn chế trong tiếp cận thị trường của các DN, nhà cung cấp giải pháp dịch vụ. “Đến giờ phút này, có khoảng 125.000 dịch vụ công mà Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp cung cấp cho

người dân, nhưng mới có chưa đầy 1.200 dịch vụ, chưa đầy 1%, được cung cấp trực tuyến ở cấp độ 4. Đây là một con số hiểu theo nghĩa lạc quan thì thị trường còn rất lớn nhưng cũng là con số rất đáng suy nghĩ", Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Theo Phó Thủ tướng, năm nay diễn đàn lựa chọn lĩnh vực giao thông và tiếp tục thúc đẩy các dịch vụ thuế được xem là những lĩnh vực trọng điểm và được Phó Thủ tướng kỳ vọng sẽ có những giải pháp cụ thể, khả thi để phát triển thanh toán điện tử nói chung và trong thanh toán ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển.

Tại phiên thảo luận đầu tiên của VEPF 2016, các đại diện Bộ Công thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, NAPAS chia sẻ tình hình triển khai thu nộp thuế điện tử và phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử hiện nay. Ở góc độ quản lý, Bộ Công Thương đang triển khai một loạt những giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử, như tổ chức sự kiện mang tính kích cầu, phối hợp với ngân hàng, doanh nghiệp trung gian thanh toán như Ngày mua sắm trực tuyến - On-line Friday dự kiến tổ chức vào ngày 2/12/2016.

Diễn Đàn Thanh Toán Điện Tử:Nền Móng Cho Phát Triển Thanh Toán Điên Tử

Hoàng Uyển

Vinamilk - Doanh nghiêp đầu tiên cua Viêt Nam được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN Hoàng Đức

Ảnh - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại VEPF 2016

Sản phẩm của Vinamilk đến với người tiêu dùng tại thị trường Châu Phi

Sản phẩm của Vinamilk đến với người tiêu dùng Thái Lan

Page 7: So 146 chuyen in

07Số 146 - Tháng 12/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Vừa qua tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, mặc dù đối diện không ít khó khăn như là tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhưng Sóc Trăng có những tiềm năng, thế mạnh rất lớn mà chúng ta chưa thấy được hết.

Cụ thể là đất đai rộng lớn, giao thông tương đối thuận lợi, văn hóa đặc sắc, số lượng lao động đông. Đảng bộ, chính quyền địa phương cũng có ý chí vươn lên từ khó khăn để không còn là tỉnh nghèo. “Gặp khó khăn mà chùn bước, không có

ý chí thì không bao giờ thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh thời gian qua, Thủ tướng nêu lên một số phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới đối với Sóc Trăng. Tỉnh cần xem lại quy hoạch phát triển gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.

Là một tỉnh thuần nông, Sóc Trăng cần tái cơ cấu nông nghiệp

mạnh mẽ hơn, nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng cần thúc đẩy công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị nông sản. Đưa các doanh nghiệp công nghệ cao tham gia sản xuất nông nghiệp.

Với số lượng lao động nông thôn khá lớn, Sóc Trăng cần tính toán cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm. “Để người dân ly hương lên TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai làm việc, đi đi lại lại mấy trăm cây số, người già không ai chăm sóc, ốm đau bệnh tật. Vấn đề này các đồng chí phải trăn trở”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng tỉnh cần nghiên cứu dành khoản kinh phí để giải tỏa mặt bằng, tạo đất sạch, phát triển các khu công nghiệp để thu hút đầu tư.

Sóc Trăng phải có một chương trình khởi nghiệp mạnh mẽ, tạo

điều kiện để người dân, thanh niên, đồng bào dân tộc đều có thể khởi nghiệp, không phải chỉ mãi “chân lấm tay bùn, con trâu đi trước cái cày theo sau”. Muốn thúc đẩy khởi nghiệp thì phải có môi trường đầu tư kinh doanh tốt. Các cấp, các ngành phải chuyển động, vào cuộc tích cực trong lĩnh vực này. Thủ tướng yêu cầu tỉnh coi xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. “Tại sao nghèo phải là câu hỏi đặt ra của từng Đảng bộ huyện, xã”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tỉnh giảm tỷ lệ nghèo xuống ít nhất bằng mức bình quân của ĐBSCL. Cán bộ phải lội thôn, lội xóm, nắm bắt tình hình đời sống của bà con để giải quyết kịp thời khó khăn, nhất quyết không để người dân nào thiếu đói. Đồng thời, phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Đồng bằng sông Cửu Long:Nông Nghiêp Không Thể Hội Nhập Trong Manh Mún Minh Sơn

Phát triển bền vững nông nghiệp vùng ĐBSCL là xu thế chung mà toàn xã hội đang nỗ lực hướng tới, là mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước. Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những thành tựu nổi bật về năng suất và sản lượng, đóng góp không nhỏ vào các mục tiêu liên quan đến an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đồng bộ và kém chuyên nghiệp vẫn là những cản trở cần được giải quyết sớm nếu muốn hội nhập.

*Làm gì để đón hội nhập?Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện

pháp phát triển nhanh các ngành kinh tế, trong đó có phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang dần tăng cao liên tục trong nhiều năm. Phát triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.

Với diện tích 3,8 triệu héc-ta đất nông nghiệp, thì ĐBSCL mỗi năm sản xuất ra khoảng 25 triệu tấn lúa (tương đương 50% tổng sản lượng lương thực cho cả nước), hàng triệu tấn thủy sản, hàng triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp khác, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, 90% gạo, 70% thủy sản, 60% trái cây xuất khẩu hàng năm đều có xuất xứ từ vùng đất này với kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỉ USD.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT, một trong những cơ hội rõ nét mà hội nhập mang lại cho ĐBSCL là sự mở rộng thị trường xuất khẩu do việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của các quốc gia thành viên TPP, Việt Nam - EU và cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong khuôn khổ hiệp định TPP, các nước thành viên cắt giảm trên 48% số dòng thuế nông nghiệp về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực và đạt mức trên 60% sau

10 năm, riêng Úc và Singapore thì hầu hết các dòng thuế nông sản về 0% ngay năm đầu tiên. Với thế mạnh là vùng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ĐBSCL có nhiều tiềm năng để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico và châu Âu.

Bên cạnh những tác động của quá trình hội nhập, do đặc điểm về địa lý của ĐBSCL, biến đổi khí hậu là thách thức không nhỏ cho nông nghiệp của vùng. ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển, hàng năm có 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lụt từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Hiện nay, đang phải chịu “tác động kép” của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng nóng, thủy triều cao, xâm nhập mặn… diễn ra thường xuyên hơn, cùng với việc các chu kỳ khí hậu El Nino và La Nina thay đổi kéo dài bất thường gây nên những xáo trộn đối với thời tiết, môi trường và tài nguyên tự nhiên tại ĐBSCL…

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, đáng lo ngại nhất là nhiều nông dân và doanh nghiệp do chưa hiểu biết về hội nhập quốc tế, chưa tin tưởng lẫn nhau nên chưa hợp tác tốt trong sản xuất - tiêu thụ nông sản. Còn theo TS. Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, bày tỏ lo ngại trước tình trạng phần lớn lao động nông nghiệp trong vùng có trình độ học vấn thấp, chủ yếu sản xuất bằng kinh nghiệm; chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng đồng bộ trên cơ sở chuỗi giá trị. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản lượng lúa và nhiều loại nông sản của vùng tăng nhưng nông dân chưa giàu, doanh nghiệp khó tạo vùng nguyên liệu ổn định, khó phát triển thị trường tiêu thụ.

*Kinh nghiêm không thể thay thế công nghêTheo Bộ NN&PTNT, cần quy hoạch lại sản

xuất nông nghiệp theo hướng phát huy được lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Hình thành chuỗi giá trị nông sản có giá trị gia tăng cao là điểm mấu chốt

để tháo gỡ những yếu kém và thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để thực hiện điều này, các địa phương trong vùng cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập cũng như tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất, giữa những người sản xuất nhằm tổ chức và hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm. Trước mắt, cần quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của nông dân và mối liên kết “4 nhà” theo những mô hình hợp tác kiểu mới.

Cần có định hướng chuyển các diện tích đất lúa thâm canh bị thiếu nước hoặc nhiễm mặn sang cây trồng cạn và thủy sản. Nghiên cứu xem xét chuyển đổi các vùng nuôi tôm - lúa bị xâm nhập mặn và không thể trồng lúa một vụ thành vùng chuyên tôm nuôi với hình thức quảng canh cải tiến. Tận dụng biến đổi khí hậu là cơ hội để điều chỉnh cơ cấu toàn ngành và quy hoạch vùng theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả tài nguyên tự nhiên, hướng tới một nền nông nghiệp thông minh với khí hậu và giá trị cao… Để làm được điều này, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực để tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của vùng. Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư cần tạo dựng một ĐBSCL với hình ảnh mới của sự năng động, tích cực và những cam kết về môi trường đầu tư thuận lợi khi doanh nghiệp đến làm ăn ở vùng đất không chỉ là tiềm năng mà đang trong xu hướng phát triển.

Sóc Trăng: Phát triển gắn kết với biến đổi khí hậu Thảo Nguyên

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tỉnh Sóc Trăng sẽ có bước phát triển mới, chuyển biến mới

mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn trong thời gian tới.

Page 8: So 146 chuyen in

Số 146 - Tháng 12/201608 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 ở Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tuyên bố Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng. Sự kiện này như một mốc son trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội và góp phần định hình tương lai của Đà Nẵng trong thời gian tới.

*Hội nghị APEC - Cú hích trong phát triển kinh tếTrước thềm kỷ niệm 20 năm thành phố trực

thuộc Trung ương, việc Đà Nẵng được chọn là thành phố đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 có thể được xem như “phần thưởng” hết sức ý nghĩa cho những nỗ lực trong gần hai mươi năm đổi mới và phát triển. Có thể thấy, Đà Nẵng đã tạo dựng cho mình những thương hiệu riêng như “thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường”, “thành phố phong cảnh châu Á”, “thành phố tổ chức lễ hội, sự kiện” và từng bước định vị hình ảnh của mình trên bản đồ quốc tế.

Đà Nẵng đã khởi động công tác chuẩn bị cho vai trò là thành phố APEC 2017 từ cuối năm 2014 và đang tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, chỉnh trang đô thị, triển khai công tác tuyên truyền quảng bá, các kế hoạch đào tạo nguồn lực con người và bảo đảm an ninh, y tế, lễ tân, hậu cần... Không thể phủ nhận, APEC 2017 tạo ra một

“cú hích” trong phát triển kinh tế của Đà Nẵng.Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC

2017, tại Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Đối thoại của lãnh đạo Cấp cao với các nhà lãnh đạo ABAC và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế. Việc lựa chọn địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao của nền kinh tế chủ nhà đăng cai APEC góp phần quyết định sự thành công tuyệt đối của chuỗi sự kiện trọng tâm này nói riêng và toàn bộ hoạt động của Diễn đàn nói chung. Để đáp ứng các yêu cầu của Tuần lễ Cấp cao, thành phố đăng cai phải bảo đảm cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển, giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú và dịch vụ phong phú, đạt chuẩn, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn và nguồn nhân lực chất lượng cao.

*Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ APECTheo báo cáo của Sở VH-TT&DL Đà Nẵng,

thành phố hiện có hàng chục cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3-5 sao, với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đà Nẵng có sân bay quốc tế với 150 chuyến bay/ngày để phục vụ APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng nhà ga quốc tế mới tại sân bay quốc tế. Dự kiến, dự án này sẽ chạy thử vào tháng 3/2017, đảm bảo kịp tiến độ phục vụ APEC năm 2017. Ngoài ra, để phục vụ sự kiện APEC 2017, Đà Nẵng đã đầu tư 240 tỷ đồng nâng cấp một số tuyến đường chính quan trọng của Thành phố như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Ngô Quyền, Nguyễn Hữu Thọ…

Với quy mô và tầm quan trọng của Tuần lễ Cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn APEC, sự kiện kinh tế lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có thể nói Đà Nẵng đang chạm tới một cơ hội chiến lược để khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nước và quốc tế. Có một điều chắc chắn rằng, cơ hội này không phải lẽ đương nhiên, mà chính là thành quả từ những chính sách bứt phá của thành phố trong hơn hai thập kỷ qua.

“Sự chú ý của cả thế giới sẽ đổ dồn về Đà Nẵng trong tháng 11 năm 2017 khi các nhà lãnh đạo, các Bộ trưởng và các CEO đến từ 21 nền kinh tế APEC tụ họp tại thành phố này. Đây sẽ là một cơ hội lớn để Đà Nẵng thể hiện cho thế giới thấy tiềm năng của thành phố như một cửa ngõ trung tâm quan trọng cho du lịch và đầu tư, nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành "con rồng kinh tế mới" của Việt Nam.

Hội nghị cấp cao APEC 2017: Cơ Hội Cho Phát Triển Kinh Tế Đà Nẵng

Trọng Tâm

Ngày 25/11, nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập thị xã, UBND thị xã Quảng Yên đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt vào ngày 18/11/2016.

Quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do đơn vị tư vấn Nihon Sekkei của Nhật Bản lập, có phạm vi địa giới hành chính gồm 11 phường và 08 xã của thị xã Quảng Yên với tổng diện tích trên 31.000 héc-ta, không gian mở kết nối với TP.Hạ Long, TP.Uông Bí và TP.Hải Phòng. Mục tiêu lớn nhất từ nay đến năm 2020 của thị xã là phấn đấu xây dựng Quảng Yên trở thành đô thị loại III và đến năm 2030 trở thành đô thị thông minh, đô thị sinh thái phát triển.

Hồ sơ quy hoạch chung thị xã Quảng Yên đã phê duyệt này, đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Đức Long trao cho Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên. Đồng thời, thị xã Quảng Yên cũng tổ chức việc ký cam kết triển khai các dự án của các doanh nghiệp đã được

cấp giấy chứng nhận đầu tư và các dự án đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư vào những lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn, trước sự chứng kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo các sở ngành liên quan.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - Nguyễn Đức Long đánh giá: Quy hoạch chung Quảng Yên có phân khu rất rõ ràng, rất hiếm quy hoạch nào phân khu tiềm năng rõ từng vùng, từng khu như quy hoạch chung thị xã Quảng Yên. Để đồ án đi vào thực tế đời sống xã hội, đồng chí yêu cầu các sở, ngành và địa phương trong vùng quy hoạch tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung đồ án quy hoạch đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng

thời phát huy cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết được duyệt.

Phát biểu chào mừng tại buổi lễ công bố, Đ/c Nguyễn Văn Vinh, Bí thư Thị ủy Quảng Yên nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, công tác thu hút các doanh nghiệp chiến lược đầu tư nước ngoài vào Quảng Yên được tăng cường và đến nay, đã có nhiều dự án lớn được cấp phép đầu tư. Nổi bật là Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và KCN tại Đầm Nhà Mạc của liên danh các nhà đầu tư Công ty Tập đoàn Quốc tế CDC (Đảo Cayman), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á Châu Hồng Kông với tổng diện tích 1.100ha ở khu vực các xã Tiền Phong, Liên Hoà, Liên Vị và Phong Cốc. Cùng với đó, các tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup cũng đang nghiên cứu đầu tư vào Quảng Yên...

Phát biểu bế mạc hội nghị, Đ/c Nguyễn Văn Hồi, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã khẳng định: Hội nghị là sự kiện đặc biệt quan

trọng của thị xã Quảng Yên, đánh dấu những bước đi đột phá trong chiến lược phát triển mới với những sáng kiến táo bạo và đầy tham vọng, được thể hiện thông qua Quy hoạch - Chiến lược của thị xã. Đồng thời thị xã đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế để thu hút, huy động nguồn lực đầu tư phát triển thị xã, đảm bảo tính thống nhất, bền vững và đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và thực hiện các dự án đô thị; phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tạo cơ chế quản lý đồng bộ và hiệu quả. Chú trọng khuyến khích xã hội hóa đầu tư kinh doanh các dịch vụ công của đô thị. Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án phát triển đô thị đảm bảo đúng tiến độ, giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề tại khu vực mới đô thị hóa; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi khẩn trương thực hiện các dự án. Phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp sạch), tiểu thủ công nghiệp làm động lực cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh: Công Bố Quy Hoạch Chung Đến Năm 2030, Tầm Nhin 2050

Bùi Cường

Toàn cảnh tp Đà Nẵng

Đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh trao hồ sơ quy hoạch cho

lãnh đạo TX Quảng Yên.

Page 9: So 146 chuyen in

Số 146 - Tháng 12/2016 09 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Ngày 24/11 tại TP.HCM, Công ty Đổi mới len Úc (Austra-lian Wool Innovation Limited - AWI) cùng với The Woolmark Compay (TWC) đã tổ chức buổi Triển lãm về các sản phẩm len cừu Úc lần 2. Triển lãm là cơ hội để các nguồn hàng từ len cừu Merino Úc của Việt Nam nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung được tiếp cận gần hơn với các nhà bán lẻ, cũng như là các thương hiệu quốc tế chuyên khai thác dòng sản phẩm cao cấp từ len.

*Ngành dêt may Viêt Nam: Cơ hội và thách thứcNgành công nghiệp dệt may

đã có ở Việt Nam hơn một thế kỷ nay, chưa kể đến các hoạt động thủ công truyền thống khác. Với những thành tựu đạt được nhất định, cùng với cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia TPP, đã tạo nên động lực vô cùng mạnh mẽ để các doanh nghiệp trong ngành thúc đẩy phát triển, nhằm đưa nguồn hàng Việt ra nhiều quốc gia thế giới. Một trong những thế mạnh của ngành dệt may nước ta hiện nay, đó chính là nguồn nhân lực dồi dào được qua đào tạo. Mặt khác, nguồn nhân lực Việt Nam có kinh nghiệm, tinh thần kiên trì và chịu khó trong công việc. Bên cạnh đó, máy móc trang thiết bị phục vụ cho ngành dệt may đã được đổi mới hơn 90% nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Từ 6/2012, ngành dệt may của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, khi AWI và The Woolmark Com-pany vận hành dự án “Việt Nam trên

đường hội nhập”. Hơn 4 năm qua, dự án đã góp phần trong việc khơi gợi nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành len. Và đó cũng chính là bước chuyển dịch quan trọng trong ngành dệt may của nước ta, từ các sản phẩm tầm trung như cotton, polyeste sang những sản phẩm mang tầm cao cấp như len lông cừu, cashmere, lụa hay những sản phẩm sợi pha từ các chất liệu trên. Không những vậy, dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong Hội len Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực, dịch vụ kiểm định, nghiên cứu phát triển về kéo sợi, nhuộm. Thường xuyên tổ chức đưa các đoàn chuyên gia từ Nhật, Hàn Quốc đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường, triển lãm và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể thấy, tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng len là vô cùng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn hiện nay như: tỉ lệ tăng trưởng thấp, thị trường cạnh tranh cao và yêu cầu ngày càng khắc nghiệt. Còn về phía các doanh nghiệp Việt, đa phần là quy mô vừa và nhỏ nên cũng khó

khăn trong việc huy động vốn nếu gặp rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau tạo thành sức mạnh lớn để đưa hàng Việt Nam đi xa hơn trên thị trường thế giới.

Với những tiềm năng cũng như khó khăn trước mắt của do-anh nghiệp Việt, cùng với xu thế thị trường, buổi Triển Lãm được tổ chức nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ, các thương hiệu quốc tế khai thác sản phẩm từ len cừu được sản xuất tại Việt Nam.

*Cầu nối thương mại cho các doanh nghiêpTrước 2012, hầu như các do-

anh nghiệp dệt may ở Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất ra sản phẩm từ lông cừu. Nhưng sau đó, TWC đã chuyển giao kỹ thuật, nguồn nhiên liệu, máy móc và thiết bị đến các doanh nghiệp của Việt Nam. Vì vậy, họ đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo ra những sản phẩm độc đáo về kiểu dáng và vượt trội về chất lượng. Bên cạnh đó, TWC còn tạo cơ hội xúc tiến thương mại quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm.

Triển lãm Nguồn hàng Len

Úc lần 2 với quy mô hơn 25 doanh nghiệp tham gia trưng bày. Một số tên tuổi trong ngành dệt may có thể kể đến như Agtex, Vieba, Apex Dalat... Những doanh nghiệp này trưng bày nhiều sản phẩm, trong đó chủ đạo nhất vẫn là áo len, khăn choàng, mũ, tất... Các loại vải dệt thoi và hàng may mặc dệt kim tròn từ len cừu Merino Úc.

Tiếp nối sự kiện diễn ra vào tháng 10/2015, sự kiện lần này không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi, thể hiện đam mê trong ngành dệt may. Mà trên hết, đây là cơ hội tuyệt vời để các nhà bán lẻ, các đơn vị xuất nhập khẩu xích lại gần nhau hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại cũng như đẩy mạnh sự hợp tác và phát triển dòng sản phẩm cao cấp này.

Phát biểu tại buổi triển lãm, ông Nguyễn Văn Thông, đại diện Hội len Việt Nam bày tỏ niềm tự hào với những thành quả mà Hội len Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Không chỉ là nơi tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghiên cứu, kiểm định sản xuất, mà Hội còn tạo ra cơ hội kinh do-anh và khởi nghiệp ngành len. “Với mục đích là cầu nối giữa các hội viên với các nhà cung cấp, các nhà mua hàng, nhằm từng bước hình thành chuỗi cung ứng về các mặt hàng len chất lượng cao, cho xuất khẩu. Đồng thời đáp ứng thị trường nội địa và thời trang len” - ông Thông chia sẻ.

Triển lãm nguồn hàng len Việt Nam lần 2 cũng như dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” đã đang mang lại cho ngành dệt may của nước ta một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn và tươi sáng.

Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam:Nâng Cao Giá Trị, Sức Cạnh Tranh Cua Sản Phẩm

Anh Đức

Ngày 24/11, tại Bình Dương, làm việc với Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành này.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, ngành da, giày, túi xách là ngành công nghiệp chủ lực, có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn vào xuất khẩu, rất phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày, túi xách và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

Đánh giá cao sự phát triển của ngành thời gian qua, tuy nhiên Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, hoạt động gia công để xuất khẩu vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong ngành, với trên 70% doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nguyên, phụ liệu chủ yếu là từ nước ngoài, dây chuyền, thiết bị còn chưa đồng bộ. Những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để phát triển ngành da giày thành ngành có

giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế, phải phát triển một cách mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. “Trong quá trình đó, Hiệp hội có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với Nhà nước. Hiệp hội phải chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh”, Phó Thủ tướng nói.

Đồng thời, phải động viên, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho khâu nghiên cứu, phát triển. Các doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra các trung tâm R&D quy mô, hiện đại. Hiệp hội Da, Giày, Túi xách cũng phải có một trung tâm R&D lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện. “Đây là yếu tố quyết định để có thể nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, là cốt lõi của việc phát triển ngành da giày Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng gợi ý tỉnh Bình Dương và các địa phương nghiên cứu xây dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung ngành da giày để có thể phát huy tối đa hiệu quả của cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị. Đối với lĩnh vực đào tạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, Hiệp hội và các doanh nghiệp da giày có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng mới, phát triển, đổi mới các cơ sở đào tạo, nghiên cứu hiện có. Trước mắt, có thể liên kết, xây dựng mô hình mẫu, đưa những cơ sở ng-hiên cứu của Nhà nước đến với doanh nghiệp.

Ảnh - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Giày Thái Bình

Triển Lãm Len Việt Nam 2016:Điểm Sáng Cho Các Doanh Nghiêp Dêt May

Trần Trang

Page 10: So 146 chuyen in

10 Số 146 - Tháng 12/2016 KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

Sáng ngày 26/11 tại TP.HCM, đã diễn ra Đại hội thành lập chính thức Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM. Việc thành lập Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM sẽ giúp đẩy mạnh phong trào trưng dụng đá cảnh, đá phong thủy vào cuộc sống, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên khoáng sản.

Đến tham dự Đại hội có: Đ/c Lê Thanh Hải - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM; Đ/c Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ; Đ/c Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội Đá cảnh - Đá phong thủy Việt Nam; đại diện UBND TP.HCM cùng hơn 200 Đại biểu trong cả nước.

Phát biểu tại Đại hội, Ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội Đá

cảnh - Đá phong thủy Việt Nam, cho biết: "Việt Nam là một trong những nước có thú chơi đá quý và bán đá quý sớm nhất thế giới. Qua khảo cổ học, cách đây hơn 3.500 năm chúng ta đã có 2 xưởng chế tác đá để làm đồ trang sức. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục phát huy những cái tốt đẹp của ông cha để lại và để mọi người dân hiểu được tác dụng của đá quý tới đời sống con người. Có một điều là hiện nay trên thị trường có đá thật và đá giả, vì vậy, những cửa hàng của Hội đều phải bán đá tốt, đá thật và có chứng chỉ, chứng nhận để người dân tin tưởng".

Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ tại Đại hội: “Hiền tài là sinh khí của Quốc gia, còn đá cảnh, đá phong thủy là linh khí của trời đất. Với việc thành lập Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM, sẽ

đẩy mạnh phong trào trưng dụng đá cảnh, đá phong thủy vào cuộc sống, góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên khoáng sản, nâng cao trình độ thưởng thức, nhận thức và cảm nhận đúng đắn của cộng đồng về đá cảnh - đá phong thủy, làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị trên địa bàn thành phố”.

Hội Đá cảnh - Đá phong thủy TP.HCM đặt trụ sở tại địa chỉ số 76 đường CMT8, phường 6, Quận

3, TP.HCM. Hội hoạt động với mục đích tập hợp, đoàn kết rộng rãi những cá nhân, tổ chức tại TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nghiên cứu và ứng dụng đá cảnh, đá phong thủy theo hướng thống nhất, ổn định và phát triển bền vững; hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý của Sở Tài nguyên & Môi trường và Sở Nội vụ TP.HCM.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ I gồm 27 người và 5 Ủy viên Thường trực Hội. Ông Huỳnh Kính (Thầy Thích Nhuận Tâm) được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2016-2020. Đại hội đã lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các cấp quản lý Nhà nước, ý kiến đóng góp của các Đại biểu về việc thông qua Điều lệ Hội, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Hội Đá cảnh - Đá phong thuy Nhiêm kỳ 1

Phước Lập

Ngày 23/11 vừa qua, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đã chính thức cùng với IM GROUP - đơn vị đào tạo Kinh doanh Online tại TP.HCM tổ chức chuỗi Chương trình giải đáp và cập nhật Pháp lý thương mại điện tử Việt Nam cho người kinh doanh Online.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Online tại Việt Nam, hàng ngàn người Kinh do-anh đang chuyển qua Kinh doanh Online - một lĩnh vực ít rào cản, một cách nhanh chóng và gần như quá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều thông tin về các quy định pháp lý khiến người kinh doanh Online cảm thấy hoang mang và lo lắng. Đối với những người kinh doanh vừa và nhỏ, kinh do-anh tự phát trên Internet luôn gặp rắc rối, mất nhiều thời gian về các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và những bắt buộc pháp lý đối với các website bán hàng. Như vậy bán hàng online đâu là giải pháp và kinh doanh như thế nào là hợp pháp?

Vì lẽ đó, Hiệp hội TM-ĐT Việt Nam đã phối hợp với IM GROUP - đơn vị huấn luyện kinh doanh Online tại TP.HCM đã tiến hành tổ chức Workshop nhằm làm cầu nối cập nhật sớm và chính xác nhất những thay đổi của nhà nước về pháp lý thương mại điện tử đến với người kinh

doanh Việt Nam. Workshop hoàn toàn miễn phí, tạo điều kiện tốt nhất giúp kinh doanh bền vững, lâu dài và đúng luật.

Từ tháng 11/2016, VECOM và IM GROUP chính thức thực hiện chuỗi Workshop Training “Làm thương mại điện tử sao cho đúng Luật?”, liên tục 1 tháng 1 lần, với quy mô 300 người trên một chương trình. Tại Workshop, đại diện VE-COM và người tham dự sẽ có cơ hội cùng nhau trao đổi, tư vấn, giải đáp những thắc mắc về pháp lý để kinh doanh thương mại điện tử như thế nào cho đúng luật.

Ngày 29/11/2016 sẽ diễn ra Workshop đầu tiên trong chuỗi, với sự đồng hành chia sẻ từ 2 đại diện uy tín, giàu kinh nghiệm tư vấn pháp lý TM-ĐT đến từ VECOM - Ông Nguyễn Ngọc Dũng

- Phó Chủ tịch kiêm Trưởng đại diện VECOM tại TP.HCM và Ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó Trưởng Văn phòng miền Nam Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam. Cả hai chuyên gia đều đã tích cực tham gia phổ biến các quy định pháp lý về thương mại điện tử, tuyên truyền về thương mại điện tử cho người đang kinh doanh.

IM GROUP vinh dự là đơn vị đầu tiên được VECOM hợp tác cùng thực hiện chuỗi Work-shop mang ý nghĩa cộng đồng này. Ngoài ra, IM GROUP cũng là đơn vị đào tạo Kinh doanh Online duy nhất được VECOM chứng nhận giáo trình đào tạo chuẩn. Theo đó, những bằng chứng nhận hoàn thành khóa học Kinh doanh Online cũng được chứng nhận đóng dấu bởi Hiệp hội Thương mại Điện tử.

Với sứ mệnh “Giải phóng con người trong kinh doanh từ đó đạt được tự do tài chính thật sự và hạnh phúc thật sự”, IM GROUP đã liên tục thực hiện lời hứa của mình với cộng đồng học viên và người kinh doanh Online để mang đến sự hỗ trợ trọn đời. Ngoài những hỗ trợ 1 kèm 1 thực hành ngay tại lớp học và sau lớp học, IM GROUP liên tục tổ chức các chương trình Work-shop, Offline miễn phí, các chương trình diễn đàn quy tụ những chuyên gia thực chiến hàng đầu trong ngành.

Đồng chí Lê Thanh Hải đến dự và trao bức tranh kỷ niệm, đồng thời chúc mừng Đại

hội thành công tốt đẹp

Kinh doanh Online - Nỗi băn khoăn cua ngươi khởi nghiêpThuỳ Duyên

Năm nay, diện tích bưởi ở tỉnh Hậu Giang bị thu hẹp, do bưởi bị lão hóa và thời tiết bất lợi nên số bưởi tạo hình hồ lô giảm đáng kể khiến nhiều nhà vườn nơi đây cảm thấy lo lắng cho việc chăm sóc và chuẩn bị trái để cung ứng cho dịp Tết Đinh Dậu sắp tới.

Theo những thành viên trong CLB bưởi tạo hình ở ấp Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành) cho biết, địa phương này chủ yếu trồng bưởi Năm Roi để tạo hình hồ lô bán trong dịp Tết. Do những cây

bưởi đã qua khai thác nhiều năm liên tiếp, nên hiện tại đã lão hóa, sâu bệnh. Cùng với thời tiết năm nay diễn biến bất thường, vào đầu tháng 4 âm lịch mưa, bão đến khiến cây bưởi đang bị nắng hạn gặp mưa dầm nhiều ngày nên ra bông sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch.

Nhà vườn phải tiếp tục xử lý cho cây bưởi ra bông lần thứ hai để có bưởi thu hoạch đúng dịp Tết. Tuy nhiên, tỷ lệ cho bông, đậu trái rất ít. Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB khuyến nông Phú Trí A lo lắng về tình hình trên, ông Thành tâm sự: “Nếu năm rồi các thành viên trong

Câu lạc bộ sản xuất hơn 10 ngàn trái bưởi tạo hình hồ lô thì năm nay số lượng trái bưởi tạo hình hồ lô giảm chỉ còn khoảng 3 ngàn trái”.

Ông Võ Hồng Quốc (ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành) là một trong những người có kinh nghiệm lâu năm về tạo hình bưởi hồ lô cho biết: “Mùa năm nay, tháng 3-4 có những cơn mưa bất ngờ cho nên bưởi ra bông hết, hơi sớm, do bưởi hồ lô là bưởi Tết... Nhiều khả năng thị trường Tết năm nay sẽ khan hiếm mặt hàng này”. Bưởi khan hiếm khiến nhà vườn lo lắng, hy vọng các ngành chức năng tỉnh

có biện pháp hỗ trợ các nhà vườn, để tình trạng này không còn xảy ra vào những năm tới.

Hậu Giang: Bưởi Hồ Lô Liêu Khan Hiếm Trong Dịp Tết?Trần Trang

Ảnh: Ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB khuyến nông Phú Trí A bên vườn bưởi

tạo dáng hồ lô của mình.

Page 11: So 146 chuyen in

11Số 146 - Tháng 12/2016 NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Trả lời Phóng viên Báo Thời báo Mê Kông, Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh này đã ký Quyết định số 4048/QĐ-UBND đồng ý phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp (tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam).

Theo đó, tỉnh Quảng Nam thống nhất phê duyệt hồ sơ ĐTM của dự án này, với tổng diện tích 17,3ha, công suất là 180.000 tấn/ năm. Sau khi báo cáo ĐTM của nhà máy thép Việt Pháp được chỉnh sửa và trình cơ quan chức năng có ý kiến tham mưu, sở TN-MT tỉnh đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Ngay sau đó, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt ĐTM của dự án đầu tư Nhà máy luyện cán thép Việt Pháp tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do Công ty TNHH Thép Việt Pháp làm chủ đầu tư với tổng diện tích 17,3ha, công suất là 180.000 tấn/ năm. Việc cấp phép dự án sẽ chờ thông qua một số bước đánh giá còn lại

về tính hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội cũng như sự đồng thuận của người dân địa phương.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong báo cáo ĐTM, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để theo dõi, quản lý. Số liệu giám sát phải được cập nhật đầy đủ và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà

nước kiểm tra, đánh giá diễn biến về chất lượng môi trường của khu vực. Đồng thời tuân thủ các yêu cầu về phòng ngừa, ứng cứu sự cố, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn hóa chất trong quá trình thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, thì phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho Sở TN-MT và Phòng TN-MT huyện Nam Giang để được chỉ đạo và phối hợp xử lý; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của Dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo của Dự án theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường. Tất cả các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu được sử dụng trong dự án đều không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

Quảng Nam:Phê Duyêt Hồ Sơ Đánh Giá Tác Động Môi Trương

Cho Nhà Máy Luyên Thép Viêt Pháp Trọng Tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch Quốc gia (KDLQG) Hồ Núi Cốc thuộc địa bàn: Thành phố Thái Nguyên (các xã: Phúc

Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương), huyện Đại Từ (các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu), thị xã Phổ Yên (xã Phúc Tân) và toàn bộ thắng cảnh Hồ Núi Cốc. Diện tích vùng lõi tập trung phát triển thành KDLQG là 1.200ha (không bao gồm diện tích mặt nước).

Theo định hướng, sản phẩm du lịch chính của KDLQG Hồ Núi Cốc là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao gắn liền với tài nguyên hồ, đảo trên hồ; du lịch cộng đồng gắn liền với văn hóa trà; du lịch sinh thái gắn liền với tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Tam Đảo (khu vực xã Quân Chu), hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái chè. Các sản phẩm du lịch bổ trợ như: du lịch văn hoá - tâm linh, cắm trại, dã ngoại, nghỉ dưỡng cuối tuần; dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao cao cấp; mua sắm; văn hóa ẩm thực...

Tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc: Khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du

lịch tự nhiên trên bờ và không gian mặt nước hồ; hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu chức năng, giữa các điểm du lịch trong khu vực nhằm tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn; liên kết với vùng lân cận; hạn chế tối đa tác động đến môi trường nước Hồ Núi Cốc, chuyển đổi đất nông nghiệp, đất rừng và di chuyển dân trong khu du lịch.

Mục tiêu phấn đấu trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là KDLQG. Đến năm 2030, KDLQG Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao gắn liền với thương hiệu văn hóa Trà Thái Nguyên và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.

KDLQG Hồ Núi Cốc phấn đấu đến năm 2030 đón được 4 triệu lượt khách; đạt doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Các đại biểu tham dự buổi họp báo dự án nhà máy thép Việt Pháp tại Quảng Nam.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung khu công nghiệp (KCN) Quán Ngang giai đoạn 3 với diện tích 116,74 ha vào Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2020, nâng tổng diện tích KCN Quán Ngang từ 205 ha lên 321,74 ha.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Trị tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức thực hiện quy hoạch đã được duyệt; chỉ đạo các cơ quan liên quan và chủ đầu tư, lập quy hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,

thành lập KCN theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và trình tự quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và pháp luật về đầu tư.

Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị hướng dẫn chủ đầu tư lập và trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện các thủ tục về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xử lý nước thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các quy định khi chuyển đổi đất trồng lúa theo

Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

UBND tỉnh Quảng Trị cũng phải chỉ đạo đôn đốc các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động trong KCN; trong đó có giải pháp bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người lao động theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và pháp luật về nhà ở.

KCN Quán Ngang được xây dựng tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Việc mở rộng

diện tích, nhằm tạo điều kiện cho KCN đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, khai thác và sử dụng tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ; từng bước mở rộng, liên doanh, liên kết giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Quảng Trị: Mở Rộng Khu Công Nghiêp Quán Ngang Trọng Tâm

Thái Nguyên: Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc

Hà Trung

Một góc của Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên

Page 12: So 146 chuyen in

12 Số 146 - Tháng 12/2016

Những năm qua, Việt Nam đang dần thay thế Trung Quốc là điểm đến của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp vẫn chỉ đứng thứ 3 trong cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Trong khi đó nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, chiếm 18% GDP của cả nước. Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, tiến tới sản xuất công nghệ cao mang tầm quốc tế, Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức Jica Nhật Bản vừa tổ chức hội thảo Kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam định hướng tương lai gần.

Theo đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương hiện có khoảng 10 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đầu tư vào với tổng vốn 36 triệu USD - Rau, hoa và cây ăn quả là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm để xuất khẩu, chú trọng sản xuất rau công nghệ cao. Đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Trong điều kiện thực tế của Lâm Đồng, Nhật Bản quan tâm nhất là tổ chức sản xuất, làm thế nào quản lý an toàn về đất, nước, một trong hai điều kiện vì đất và nước bị ô nhiễm thì người Nhật rất quan tâm. Vì vậy các DN Nhật Bản đã đầu tư sản xuất với quy mô lớn, họ tiến hành sản xuất các vùng đất sạch, an toàn, sản

xuất ra nông sản đạt chuẩn quốc tế cũng như tiêu chuẩn của thị trường Nhật”.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, đầu tư trực tiếp của DN Nhật vào Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn khá khiêm tốn. Chỉ có khoảng 35 DN Nhật đầu tư vào, với tổng mức đầu tư khoảng 234 triệu USD, chiếm khoảng 4,2% so với các lĩnh vực khác mà DN Nhật Bản đầu tư. Với yêu cầu ngày càng tăng cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhật Bản đang chuyển hướng mạnh mẽ vào đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Minh, Phó Vụ trưởng Vụ

Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT, cho rằng: “Cơ hội hợp tác giữa 2 DN Việt Nam và Nhật Bản mà làm tốt thì DN Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ kinh nghiệm làm nông nghiệp của DN Nhật, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tìm kiếm thị trường, phân phối sản phẩm cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp”. Theo các tỉnh có kinh nghiệm trong việc hợp tác với DN Nhật Bản, các DN Việt Nam muốn làm ăn lâu dài với DN Nhật Bản thì cần chia sẻ thông tin cụ thể của mình. Với diện tích đất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, cần liên kết lại để hợp tác sản xuất, sẵn sàng học hỏi công nghệ, nâng cao trách nhiệm DN…

8 dự án trọng điểm mà Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam được phân bổ từ Bắc vào Nam. Khu vực miền núi Tây Bắc thì hướng dẫn kỹ thuật canh tác và quản lý nước hợp lý, cung cấp cơ sở hạ tầng nông thôn; khu vực thủ đô Hà Nội tập trung cải thiện khâu lưu thông, chuỗi cung ứng lạnh; tỉnh Hà Nam thúc đẩy tập trung hóa đất nông nghiệp, nâng cao năng suất các sản phẩm giá trị gia tăng; tỉnh Lâm Đồng phát triển chế biến thực phẩm, phát triển sản phẩm; tỉnh Bình Thuận là dự án phát triển thủy lợi tưới cho 10.500ha dất nông nghiệp; khu vực ĐBSCL đặc biệt là Bến Tre và Cần Thơ sẽ tập trung vào biến đổi khí hậu và đào tạo nguồn nhân lực.

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Nhật Bản đang chuyển hướng đầu tư nông nghiệp vào Việt Nam

Nguyên Thịnh - Trần Quốc

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức hội thảo khởi động dự án “Nâng cao năng lực kinh doanh cho hợp tác xã nông nghiệp tại Việt Nam”. Với nền kinh tế thị trường ngày một phát triển mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ Hợp tác xã (HTX) hiện nay cần phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng trở nên “nóng” tại Việt Nam. Trong đó, kinh tế HTX đã được các chuyên gia chú ý nhắc tới nhiều với kỳ vọng đây sẽ thực sự là “bà đỡ” cho các hộ nông dân nước ta, nhất là khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Tại hội thảo, đại diện các HTX đã chia sẻ kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc. Nhiều ý kiến tập trung kiến nghị về chính sách hỗ trợ; nội dung cần đào tạo để khắc phục những mặt yếu của HTX trong năng lực quản lý; xây dựng phương án kinh doanh, tiếp cận thị trường...

Đây là dự án do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Hà Lan (Agri-terra) tài trợ, thực hiện tại 3 tỉnh: Hưng Yên, Quảng Nam và Đồng Nai. Thời gian thực hiện dự án từ cuối năm 2016 đến năm 2018. Kinh phí hỗ trợ của dự án bố trí theo từng năm, dự kiến trong năm 2016, kinh phí hỗ trợ là 38.362 Euro. Dự án không thực hiện đại trà mà sẽ

lựa chọn một số HTX, tổ hợp tác có năng lực, đủ điều kiện để tham gia và những mô hình điểm hoạt động hiệu quả này sẽ tiếp tục được nhân rộng. Thông qua hoạt động hội thảo, tập huấn, tham quan mô hình thực tế... dự án tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ HTX, cán bộ hội nông dân; xây dựng năng lực tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị cho các HTX; hỗ trợ cho HTX, tổ hợp tác xây dựng mạng lưới, hiệp hội, liên minh... Qua đó, thu hút nông dân tin tưởng và tích cực tham gia vào HTX và các tổ chức kinh tế tập thể.

Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, cho biết: Thực tế cho thấy kinh tế hợp tác đã và đang từng bước đầu tư, tích lũy, xây dựng để hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần mang cơ hội tăng thu nhập cho người nông dân. Bởi vì mô hình

kinh tế hợp tác nổi bật ở khả năng dẫn dắt, hỗ trợ và đảm nhiệm những công việc mà người nông dân làm không hiệu quả hoặc không làm. Đồng thời, hợp tác là tổ chức có vai trò bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong các mô hình kinh tế hợp tác.

Đoàn công tác của Tổ chức Hỗ trợ

phát triển quốc tế Hà Lan và Ban Quản lý dự án của Hội Nông dân Việt Nam vừa hoàn tất chuyến khảo sát thực tế tại 8 HTX, tổ hợp tác tiêu biểu trong tỉnh Đồng Nai, gồm: Long Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc và Tx.Long Khánh. Qua đợt khảo sát này, đoàn sẽ chọn 3 hợp mô hình tiêu biểu để tham gia vào dự án nâng cao năng lực kinh doanh của HTX nông nghiệp tại Việt Nam. Dự án sẽ hỗ trợ về vốn sản xuất, khoa học - kỹ thuật, chiến lược nâng cao sức cạnh tranh để phát triển bền vững… Từ những việc làm thiết thực như trên, nhất định các mô hình kinh tế hợp tác sẽ hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn và đồng bộ kết cấu hạ tầng, cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Hà Nội:Cấp phép thăm dò khai thác

nước khoáng nóng tại Ba Vi

Hà Trung

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp phép thăm dò, khai thác nguồn nước khoáng nóng tại thôn 5, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, cho Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung khu vực nước khoáng nóng tại thôn 5, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vào danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò, khai thác nước khoáng nóng tại khu vực trên theo quy định hiện hành của Luật Khoáng sản.

Đồng Nai: Nâng Tầm Năng Lực Kinh Doanh Hợp Tác Xã

Xuân Tài

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm trái cây và nông sản chế biến của các doanh nghiệp

và hợp tác xã ở Đồng Nai.

Page 13: So 146 chuyen in

13Số 146 - Tháng 12/2016 DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

Tối 25/11 vừa qua, tại Nhà hát Đài Truyền hình TP.HCM đã diễn ra chương trình văn nghệ “Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương” nhằm vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” do UB MTTQ TP.HCM phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức. Tại chương trình, Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng đã trao tặng cho Quỹ với số tiền là 500 triệu đồng.

Tham dự chương trình có: Đ/c Nguyễn Hoàng Năng - Chủ tịch UB MTTQ TP.HCM; Đ/c Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Ban Dân vận TP.HCM; cùng lãnh đạo các ban, ngành và hơn 45 doanh nghiệp đồng hành tham gia.

Đây là Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, “Giảm nghèo bền vững” gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từ năm 2001 đến ngày 30/9/2016, “Quỹ vì người nghèo” TP đã vận động ủng hộ được hơn 131 tỷ 581 triệu

đồng; xây mới 155 căn nhà tình nghĩa, 286 căn nhà tình thương; trao tặng gần 16.000 suất học bổng Nguyễn Hữu Thọ cho học sinh, sinh viên; tặng 42.000 thẻ BHYT, 141 phương tiện làm ăn và hàng triệu suất quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn TP với tổng số tiền chăm lo hơn 115 tỷ 439 triệu đồng.

Chương trình văn nghệ “Thành phố nghĩa tình - Kết nối yêu thương” là một trong những hoạt động kêu gọi sự đóng góp của các tầng lớp

nhân dân thành phố tiếp tục chung tay, góp phần giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo bền vững.

Theo ông Hoàng Văn Nguyễn - Chủ nhiệm Chính trị Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) cho biết, đây là chương trình thường niên mà Tổng Công ty vẫn tham gia đồng hành thường xuyên. Ngoài ra, đối với các chương trình an sinh xã hội, Tổng Công ty luôn dành một phần doanh thu để tham gia. Cụ thể: ủng hộ 2 tỷ đồng xây dựng đường nông thôn tại Bà Nò (Tiền Giang); hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, nhà tình thương (12 căn) với tổng kinh phí 800 triệu đồng; hỗ trợ Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam 300 triệu đồng; phụng dưỡng 5 Mẹ Việt Nam Anh hùng trong năm là 150 triệu đồng; tham gia cùng Bệnh viện 175 khám bệnh, phát thuốc, tặng quà tại Quảng Nam 100 triệu đồng…

Được biết, năm 2016, Tổng Công ty Thái Sơn đã ủng hộ cho các chính sách an sinh xã hội với số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng.

Với giấc mơ thay đổi diện mạo quê hương, Công ty Ngọc Phụng đang xây dựng một thương hiệu độc đáo, đa ngành nghề, tập trung hướng đến các dịch vụ vui chơi giải trí tại cao nguyên Đắk Lắk. Sắp tới, nhiều dự án quy mô lớn, ấn tượng của Ngọc Phụng sẽ được triển khai, hứa hẹn nhiều thú vị khi du khách đặt chân đến Đắk Lắk.

*Điểm nhấn Ea H’leoNằm ngay cửa ngõ phía Bắc của

tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn huyện Ea H’leo, khu du lịch sinh thái Ngọc Phụng tọa lạc tại đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Ea Drang. Đây là một điểm đến lý tưởng với các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực tổng hợp: Nhà hàng - Khách sạn - Cà phê - Karaoke - Massage… Một lợi thế lớn nhất là nơi đây có quy mô rộng, với diện tích mặt nước 27 héc-ta, đang cung cấp nước tưới cho 500 héc-ta cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân xung quanh thị trấn Ea Drang. Chưa kể, hồ thủy lợi Ea Drang có nguồn thủy sản rất phong phú. Nhận thấy vẻ đẹp tiềm ẩn cũng như tiềm năng đó, Công ty Ngọc Phụng quyết tâm xây dựng một khu giải trí sinh thái tầm cỡ trên đất Tây Nguyên. Mang đến cho huyện Ea H’leo một điểm nhấn mới.

Đến với KDL sinh thái Ngọc Phụng, mọi người được hòa mình vào khung cảnh đại ngàn một ngày bốn mùa rõ rệt. Trong không gian

thoáng đãng, đầy đủ các tiện ích, sẵn sàng phục vụ quý khách thư giãn, giải trí và nghĩ dưỡng. Nơi đây, du khách sẽ được tận hưởng một không khí thoải mái bên những tách cà phê, cùng âm hưởng phối khí đất cồng chiêng và làn gió mát trong lành đưa về từ hồ sinh thái. Những ai yêu ca hát có thể lựa chọn đến những phòng Karaoke đủ chất lượng. Phòng hát được bài trí rất thuận lợi cho không gian nhóm hoặc gia đình vui vẻ bên nhau trong ngày nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu mạnh dạn hơn, có thể thử sức cùng ban nhạc tại sân khấu ca nhạc hàng đêm. Một du khách đến từ Đức Phổ, Quảng Ngãi cho biết: “Nghe lời giới thiệu của một người quen, gia đình tôi tổ chức một chuyến du lịch cuối tuần. Mọi dịch vụ ở đây đều rất hoàn hảo, giá cả hợp lý. Có dịp nào đó, tôi giới thiệu cả cơ quan lên đây chơi”.

Để có được một khu sinh thái tầm cỡ, làm nổi bật vùng đất Ea H’leo là một câu chuyện không hề đơn giản. Ông Nguyễn Ngọc Đoan, Tổng Giám đốc Công ty Ngọc Phụng chia sẻ về tâm huyết của mình. “Khi thấy Đà Lạt có một hồ Xuân Hương, tôi lại chạnh lòng khi quê hương thứ hai của mình có hồ Ea Drang mà chưa khai thác hết tiềm năng thì thật là uổng phí. Từ đó, tôi tập trung mọi nguồn lực để xây dựng được khi vui chơi sinh thái này”. Và quả thực, công sức của vị doanh nhân tâm huyết đã không hề uổng phí. Hiện tại, mỗi tháng khu du lịch thu hút

khoảng 20.000 lượt khách đến thăm quan và lưu trú, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng quê hương.

*Những dự án triêu đôKhông dừng lại ở đó, với quyết

tâm thay đổi diện mạo vùng đất phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, sắp tới, Công ty Ngọc Phụng sẽ triển khai rất nhiều dự án mang tính trọng điểm của địa phương. Đầu tiên là Trung tâm thương mại, siêu thị 5 tầng tại bến xe cũ huyện Ea H’leo với nhiều mặt hàng cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện. Tổng đầu tư của dự án khoảng trên 200 tỷ đồng. Kế đến là Trung tâm thương mại mua sắm tổng hợp và khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, karaoke, cà phê, vật lý trị liệu, nhà hàng tiệc cưới... với tổng diện tích 6,2ha tại khu hành chính huyện Krông Buk nằm trên QL14. Vốn dự trù vào khoảng 200 tỷ đồng. Ngoài các khu trung tâm thương mại, Ngọc Phụng sẽ tiếp tục phát triển ngành nghề cốt lõi của mình

là dự án Salon ô tô tổng hợp và sửa chữa khu vực Bắc Đắk Lắk tại khu công nghiệp Ea Ral, quy mô 1,8ha với vốn đầu tư 100 tỷ.

Trong chiến lược phát triển kinh tế, Ngọc Phụng luôn quyết tâm xây dựng những dự án có quy mô lớn, hiện đại, tập trung đa ngành nghề để phát triển đồng bộ. Song song đó, 10 năm qua, công ty cũng xây dựng quỹ phúc lợi cho học sinh nghèo vượt khó và cho người nghèo toàn huyện. Mỗi năm dành ra hơn 400 triệu đồng để làm từ thiện và công tác xã hội. Để ghi nhận những đóng góp của Công ty Ngọc Phụng, UBND tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea H’leo đã nhiều lần trao tặng Bằng khen cho đơn vị.

Có thể nói, Công ty Ngọc Phụng và doanh nhân Nguyễn Ngọc Đoan là minh chứng sáng tỏ cho câu chuyện Doanh nghiệp - Doanh nhân xây dựng quê hương bằng chính thành quả kinh doanh của mình.

Tổng Giám đốc Công ty Ngọc Phụng, ông Nguyễn Ngọc Đoan: Khởi nghiệp bằng việc vừa học vừa làm thuê nhiều nghề từ năm 1986 trên vùng đất cao nguyên. Năm 1995 sản xuất bia hơi. Năm 1997 làm đại lý các loại bia, nước khoáng, nước ngọt... Đến năm 1999 bắt đầu bán xe máy. Năm 2008 mở đại lý Yamaha 3S. Năm 2009 mở cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm. Năm 2012 mở đại lý xe máy SYM 3S. Năm 2013, mở khu du lịch sinh thái Ngọc Phụng.

Đắk Lắk:Ngọc Phụng Với Giấc Mơ Thay Đổi Diên Mạo Quê Hương Huy Diệu

Thành phố Hồ Chí Minh:Tổng Công Ty Thái Sơn Ủng Hộ Quỹ Vi Ngươi Nghèo

Hoàng Uyển

Ông Nguyễn Ngọc Đoan - Tổng Giám đốc Công ty Ngọc Phụng

THAM GIA BHXH, BHYT để đảm bảo cuộc sống

& được chăm sóc sức khỏe thường xuyên.

Page 14: So 146 chuyen in

14 Số 146 - Tháng 12/2016ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Những ngày cuối năm 2016, chúng tôi đã có một hành trình qua rất nhiều địa bàn nông thôn mới (NTM) trong tỉnh Bắc Giang. Đi đến đâu, chúng tôi cũng cảm nhận được sự phấn khởi, náo nức của người dân trước những kết quả mà NTM đem lại. Khắp các miền quê là những con đường thảm bê tông láng mịn, những công trình phúc lợi xã hội khang trang, những cánh đồng trù phú... Nhờ cách làm sáng tạo mà Bắc Giang đã trở thành một trong những điểm sáng của cả nước trong chương trình NTM...

Về Nham Sơn (Yên Dũng) chứng kiến những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đạt được trong xây dựng NTM, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Toàn xã đã cứng hóa được 10,857km đường giao thông thôn, xóm, đạt tỷ lệ 93,4%; cứng hoá 8,2km đường liên thôn, đạt 100%; cứng hóa 1,6km giao thông nội đồng, đạt 50%; kênh tưới 0,66km, đạt 50%; quy hoạch xây dựng 4 điểm thu gom rác thải; cải tạo, nâng cấp và xây mới 4 nghĩa trang nhân dân; xây mới 1 nhà văn hóa thôn và khu thể thao của xã, 3 khu thể thao thôn, đồng thời cải tạo, nâng cấp trường học, Trạm y tế xã, nhà văn hóa các thôn có sẵn... 100% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; cả 3 trường học

đều đạt chuẩn Quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt gần 26 triệu đồng/năm, vượt so với mốc chuẩn khoảng 4 triệu đồng. Công tác xây dựng các mô hình sản xuất và cánh đồng mẫu được thực hiện thành công, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ KHKT mới, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo tiền đề cho xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh.

Sau 3 năm xây dựng NTM (2014-2016), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nham Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH; xây dựng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong sạch vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ). Một số tiêu chí hoàn thành ở mức cao như: 100% đường trục xã, hơn 90% đường trục thôn, ngõ xóm được cứng hóa; không còn nhà tạm, nhà dột nát... Với kết quả này, tháng 6-2016, xã Nham Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, sớm hơn so với kế hoạch 6 tháng.

Tháng 10 năm 2016, UBND xã Nham Sơn tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2016. Nhân dịp này, xã Nham Sơn được UBND tỉnh thưởng 200 triệu đồng; huyện Yên Dũng thưởng 250 triệu đồng, tặng Giấy khen và tiền thưởng cho 2 tập thể, 3 cá nhân xã Nham Sơn vì đã có thành tích xuất sắc trong phòng trào thi đua xây dựng NTM.

Thành Phố Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình: HƯỚNG TỚI THÀNH PHỐ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Ly Sơn - Lê HuyLấy phát triển công nghiệp,

thương mại là chủ đạo trong phát triển kinh tế, tuy nhiên trong những năm qua thành phố Tam Điệp vẫn luôn luôn chú trọng đến phát triển sản xuất nông nghiệp cho nông dân, đặc biệt là những xã đang triển khai xây dựng nông thôn mới (XD NTM) như: xã Quang Sơn, xã Đông Sơn và xã Yên Bình. Trong đó, xã Đông Sơn hiện đã đạt cơ bản 19/19 tiêu chí XD NTM còn hai xã Đông Sơn và Yên Bình đã đạt 12 tiêu chí trong XD NTM để tạo tiền đề cho thành phố Tam Điệp sớm hoàn thành mục tiêu thành phố đạt chuẩn NTM năm 2017.

Thời gian qua, thành phố Tam Điệp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM. Tính đến hết giai đoạn 2011-2015, Tam Điệp có tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất nông nghiệp luôn ổn định ở mức cao. Việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng chuyển biến theo hướng tích cực với sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng năm đều tăng. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 68 triệu đồng/ha. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, một số nghề như mộc, nề, cây cảnh... tiếp tục phát triển. Khu công nghiệp thành phố thu hút nhiều lao động nông thôn vào làm việc góp

phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,3%. Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm, nông dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong XD NTM nên đã tự nguyện góp công sức, trí tuệ, tiền của, hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng nâng cao.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những giống cây trồng chủ lực đem lại hiểu quả kinh tế cao như cây Dứa Đồng Giao tại xã Quang Sơn hay cây Đào phai Tam Điệp tại xã Đông Sơn, thì việc triển khai các mô hình

kinh tế mới cũng đạt được những hiệu quả cao và được nhân dân đồng thuận. Theo ông Dương Đức Đằng - Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp cho biết: Hiện tại thành phố đang triển khai các mô hình, dự án khuyến nông trên địa bàn thành phố như: mô hình bò BBB, mô hình dê cao sản, mô hình gà ri, mô hình cỏ VA06, mô hình phân bón Pow-erant trên cây nhãn, mô hình dưa lê siêu ngọt, mô hình cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng đường hàng biên... Thành Phố khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả như: hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại.

Song song với việc triển khai

thực hiện các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao là việc triển khai đồng bộ các tiêu chí trong XD NTM đã và đang đạt nhiều kết quả tốt đặc biệt trong công tác triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, cứng hóa đường giao thông nội đồng, các công trình thủy lợi , trường học, nhà văn hóa, chợ nông thôn... được xây dựng khang trang, môi trường sạch đẹp tạo nên bộ mặt mới cho nền nông nghiệp - nông thôn ở thành phố Tam Điệp.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong XD NTM, thành phố cũng gặp không ít khó khăn như: Nguồn lực thực hiện Chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng hàng năm so với kế hoạch XD NTM của các đơn vị. Một số cán bộ, công chức cơ sở trình độ, năng lực có mặt còn hạn chế. Công tác thông tin báo cáo còn chậm, nội dung báo cáo chưa đầy đủ theo quy định.

Với những nỗ lực không ngừng có thể nói thành phố Tam Điệp đang triển khai hiệu quả các tiêu chí trong XD NTM. Trong đó, vai trò then chốt là công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố Tam Điệp với sự hỗ trợ của tỉnh Ninh Bình cùng với quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội đã tạo nên một động lực to lớn để thành phố Tam Điệp sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM trong năm 2017.

Chú thích ảnh: Làm đường giao thông nông thôn ở Thành phố Tam Điệp - Ninh Bình.

Xã Nham Sơn - Yên Dũng - Bắc Giang:Nông Thôn Mới - Diện Mạo Mới

Bùi Cường

Đ/c Nguyễn Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Giang trao Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM

của Chủ tịch UBND tỉnh cho xã Nham Sơn.

Page 15: So 146 chuyen in

15Số 146 - Tháng 12/2016

hình lớp học imgroup

ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ - XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (XD NTM), bộ mặt nông thôn huyện Hạ Hòa có sự thay đổi tích cực, đời sống của người dân đã dần được nâng lên rõ rệt nhờ thụ hưởng các tiêu chí từ chương trình.

Huyện Hạ Hòa hiện có 2/32 xã đạt chuẩn NTM (Hiền Lương và Gia Điền), 04 xã đạt 15-18 tiêu chí, 20 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 06 xã đạt từ 8-9 tiêu chí. Đến nay, bình quân chung mỗi xã đạt 11,75 tiêu chí/xã. Sau 5 năm (2011-2015) XD NTM mới, diện mạo nông thôn huyện Hạ Hòa đã có sự thay đổi đáng kể. Huyện đã huy động đầu tư gần 324 tỷ đồng cho chương trình, trong đó vốn trực tiếp từ Chương trình mục tiêu Quốc gia là 75,042 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 15,442 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước đầu tư lồng ghép từ các chương trình dự án xây dựng hạ tầng vào khu vực nông thôn ước đạt: 158,503 tỷ đồng; cộng đồng dân cư đóng góp: 75 tỷ đồng... Từ nguồn vốn này, huyện Hạ Hòa đã làm mới, nâng cấp, cải tạo cứng hóa được 189,7km đường giao thông; xây mới 8 cây cầu bê tông cốt thép; 354 cống thoát nước; 24 trạm biến áp, 117km đường dây điện; 208 phòng học; 12 công trình thủy lợi, với 11,86km kênh mương được cứng

hóa... Tính đến nay tỷ lệ cứng hóa đường trục xã, liên xã đã nâng lên đạt 64,2%; đường trục thôn xóm đạt 54,46%; đường ngõ xóm đạt 60,42%; đường trục chính nội đồng đạt 16,51%; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. 91,3% hộ gia đình được dùng nước sạch hợp vệ sinh. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%; 45 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trong khu vực dân cư nông thôn, đã xóa được 342 nhà tạm; có trên 3.357 hộ xây mới, 2.883 hộ chỉnh trang nhà ở… giảm tỷ lệ nhà tạm, nhà dột nát xuống còn 13,7%. Nhờ đó bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.

Song song với công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, việc đầu tư các chương trình, đề án phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp đến từng vùng nông thôn. Đây được xem là chìa khóa giúp nông dân làm chủ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, chủ động triển khai các mô hình phù hợp để có mức thu nhập ổn định, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Huyện đã tổ chức được 109 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho 8.247 lượt người; hỗ trợ các hộ dân và các hợp tác xã mua 2.355 máy các loại để đưa cơ giới hoá vào sản xuất; 171.866 kg

phân bón; 11.018 kg lúa giống; 9.136 con gia súc, gia cầm; 2.472 gói thuốc bảo vệ thực vật… Đảm bảo giữ vững sản lượng lương thực của toàn huyện đạt bình quân trên 43.000 tấn/năm, nâng giá trị sản phẩm đạt 80 triệu đồng/ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản/năm. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được khuyến khích phát triển cho thu nhập khá như: Chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, gia công cơ khí, sửa chữa đồ gia dụng... Cơ cấu lao động nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, các mô hình kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất được hình thành và ngày càng phát huy hiệu quả. Thu nhập của người dân tăng lên qua từng năm: năm 2010 mức thu nhập bình quân là 12 triệu đồng/người/

năm, đến năm 2015 tăng lên đạt 18,8 triệu đồng/người/năm.

Tại nhiều xã, thôn, phong trào vận động cán bộ, Đảng viên tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất, hiến cây, bờ rào... để XD NTM được triển khai tích cực. Nhân dân toàn huyện đã có 3.597 hộ tham gia hiến 563.634m2 đất và nhiều cây cối, vật kiến trúc; tham gia 650.828 ngày công lao động để xây dựng đường giao thông, kênh mương, nhà văn hóa khu dân cư...

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng sức, đồng lòng của quần chúng nhân dân, tin tưởng thời gian tới, huyện Hạ Hòa sẽ có 22 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM vào năm 2020.

Hạ Hòa - Phú Thọ:Chung Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ly Sơn - Lê Huy

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XD NTM), huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả cao đặc biệt trong công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả từ những mô hình kinh tế trên toàn địa bàn huyện.

Huyện Kim Bôi hiện có 17/28 xã thuộc diện hưởng chế độ 135-CP trong đó có 12 xã nằm trong vùng CT-229, việc thu hút đầu tư rất khó khăn, hạ tầng cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng tác động bởi khí hậu diễn biến phức tạp, bất thường. Nhưng đến nay, nhờ được quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn đã có những đổi thay tích cực. Rõ nét nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, phục vụ dân sinh; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện. Nhân dân đã nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa trong xây dựng nông thôn mới là nền tảng để đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Dẫu còn muôn vàn khó khăn nhưng từ những nhận thức đó, người dân tích cực góp công, góp của, cùng chung tay XD NTM.

Năm 2016 việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư và hỗ trợ. Trong giáo dục và đào tạo huyện tiếp tục giữ

vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ… phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt chuẩn, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%.

Công tác phòng chống dịch bệnh triển khai song song với việc bảo vệ môi trường trong khu dân cư đạt kết quả tốt với việc dịch bệnh trên địa bàn ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, bên cạnh đó các đơn vị trong huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên các cơ sở chế biến thực phẩm… Ngoài ra, huyện còn triển khai đóng cửa 2 bãi rác chôn lấp tạm thời tại xóm Mỏ Đá thuộc xã Hạ Bì và xóm Lạng thộc xã Kim Bình, bàn giao lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Kim Bình... thực hiện phá hủy lều lán, phá lấp 10 lò than khai

thác trái phép tại xã Cuối Hạ.Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao

quần chúng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ “mừng Đảng, mừng xuân”, sản suất vụ hè đông, tuyên truyền trong bầu cử Quốc hội khóa 14 và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016 - 2021 tạo không khí hồ hởi, vui tươi, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân.

Cùng với các hoạt động phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và bảo vệ môi trường, huyện Kim Bôi trong 9 tháng đầu năm 2016 đã xây dựng được 72 mô hình phát triển sản xuất. Từ nguồn ngân sách huyện đã xây dựng được 05 mô hình, phối hợp với các tổ chức, các doanh nghiệp xây dựng được 19 mô hình, mô hình do dân đầu tư được 21 mô hình với 155 hộ tham gia. Trong đó đáng chú ý ở những mô hình kinh tế đem lại hiệu qua cao cho người nông dân đó là mô hình trồng dưa chuột nhật tại xã Hợp Kim, xã Hạ Bì và mô hình trồng nấm, mộc nhĩ tại xã Bắc Sơn.

Bên cạnh những mặt đạt được thì Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM tại huyện Kim Bôi vẫn còn những hạn chế như trong việc lồng ghép các chương trình, dự án khó khăn cho mỗi chương trình… cùng với đó là nguồn lực đầu tư cho XD NTM còn hạn chế, trong khi Kim Bôi vẫn đang là huyện nghèo, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, diện tích lớn, dân số thưa đã gây khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng trong NTM.

Kim Bôi - Hòa Bình:Đạt Kết Quả Cao Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ly Sơn - Lê Huy

Chú thích ảnh: Mô hình thử nghiệm giống dưa chuột Nhật của xã Hợp Kim - Kim Bôi.

Chú thích ảnh: Con đường Phi Lao ở xã Mai Tùng - huyện Hạ Hòa.

Page 16: So 146 chuyen in

16 Số 146 - Tháng 12/2016GIÁO DỤC - VĂN HÓA

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã dự Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường dân lập Nguyễn Siêu.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể thầy và trò Trường Nguyễn Siêu. Qua 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường đã trở thành cơ sở giáo dục chất lượng cao của thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mô hình đào tạo ngoài công lập tại thủ đô Hà Nội đã khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương

xã hội hoá giáo dục. Trong đó, hệ thống Trường dân lập Nguyễn Siêu xứng đáng là mô hình tiêu biểu không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, so với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới, phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, chi phí cho học tập còn chưa phù hợp so với thu nhập của đa số người dân, hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng học sinh có nhu cầu. Nhiều trường dân lập còn gặp khó khăn trong việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sự chuyển đổi giữa hệ thống trường công lập - ngoài công lập còn chưa linh hoạt. Các cơ chế, chính sách

về phát triển và quản lý hoạt động của trường dân lập còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ…

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm học 2016-2017 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng tập thể sư phạm hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Trường cần làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện mô hình giáo dục ngoài công lập trong cả nước, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới giáo dục đào tạo.

Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ phải đi trước một bước để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong giáo dục - đào tạo thì bậc đại học gần với đầu ra, gần với thị trường lao động và mục đích của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ với các giải pháp quyết liệt.

Trong hơn 20 năm qua, kế thừa truyền thống của Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, khẳng định được vai trò nòng cốt, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học và hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, tham gia tư vấn các giải pháp để giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, thời gian gần đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được một số kết quả tích cực trong việc: Tiên phong đổi mới tuyển sinh đại học theo hình thức đánh giá năng lực, kiểm định chất lượng giáo

dục đại học theo tiêu chuẩn các trường đại học ASEAN (AUN); tăng nhanh số lượng công trình, bài báo quốc tế.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Đại học Quốc gia Hà Nội đã duy trì và khẳng định vị thế là một trong những Trường hàng đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từng bước khẳng định uy tín trong khu vực. Năm 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp thứ 139 trong

danh sách 150 trường đại học hàng đầu châu Á.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,

Đại học Quốc gia Hà Nội là đại học lớn, cần phải đi tiên phong trong việc xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia, tương xứng với truyền thống lịch sử của mình; phải là nơi khuyến khích, ươm trồng những tài năng khởi nghiệp, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và của nền kinh tế; khơi dậy niềm đam mê, khát vọng khởi nghiệp, phấn đấu vươn lên đối với sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tăng cường hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học khác để tạo thêm nguồn lực; bắt kịp xu hướng và trình độ phát triển trong đào tạo, nghiên cứu khoa học của các nước trong khu vực và thế giới.

Đại Học Quốc Gia Hà Nội: Tiên Phong Xây Dựng Chương Trinh Khởi Nghiêp

Thanh Vũ - Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội:Kỷ niêm 25 năm thành lập Trương dân lập Nguyễn Siêu

Hà Trung

Ngày 24/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (1951-2016) Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Chúc mừng các thế hệ nghệ sĩ, cán bộ của Nhà hát có những đóng góp rất đáng trân trọng và ý nghĩa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh bên cạnh việc tôn vinh những giá trị truyền thống, nghệ sĩ tên tuổi, cần có cơ chế cổ vũ, khuyến khích những gương mặt mới, đáp ứng thị hiếu mới của công chúng, trong bối cảnh đất nước mở cửa, văn hóa nếp sống từ bên ngoài du nhập vào rất mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, không gian sáng tạo cho các nghệ sĩ, nhạc sĩ luôn rất rộng. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước thì công việc chính thuộc về các nghệ

sĩ. Theo Phó Thủ tướng, cha ông ta từ nghìn đời đã trao truyền lại cho chúng ta rất nhiều di sản, những tác phẩm giá trị. Thế hệ hôm nay cần không chỉ phát huy mà còn phải làm mới, làm giàu, bồi đắp những di sản đó bằng cả công nghệ, lối sống mới. Đó là trách nhiệm với thế hệ đi trước. “Làm sao các thế hệ đi trước truyền lại ngọn lửa, kinh nghiệm cho lớp sau để văn hóa truyền thống của Việt Nam được tỏa sáng, hiện đại, hội nhập nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc, để những nét văn hóa truyền thống vẫn có sức lôi cuốn đương đại”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng mong muốn giới

văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục góp thêm sức mạnh, cảm hứng vào công cuộc đổi mới, cổ vũ cái mới, cổ vũ cái tốt để đẩy lùi những thứ trì trệ lạc hậu, cái ác, cái xấu. Mỗi chương trình, tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam khi biểu diễn ở nước ngoài cần không chỉ là niềm tự hào với truyền thống đấu tranh mấy nghìn năm, với một nền văn hóa cổ truyền mà còn tự tin có thể sánh cùng các tác phẩm của thế giới.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Ảnh - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Cờ thi đua cho

lãnh đạo Trường Nguyễn Siêu trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường

LONG TRỌNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP NHÀ HÁT CA MÚA NHẠC VIỆT NAMAnh Đức

Ảnh - Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Page 17: So 146 chuyen in

17Số 146 - Tháng 12/2016 Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Sáng ngày 22/11 vừa qua, tại TP.HCM, Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ người khuyết tật (NKT) hòa nhập xã hội thông qua việc đầu tư hệ thống xe buýt thân thiện và nhân văn.

Theo Ông Lê Hoàng Minh - Phó Giám đốc Sở GT-VT TP.HCM, cho biết: Trong những năm qua, ngành GT-VT TP.HCM đã có rất nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ NKT hòa nhập cộng đồng, đã ban hành quyết định số 31/QĐ-SGTVT điều chỉnh quy trình cấp thẻ đi xe buýt miễn phí đối với NKT với trình tự và thủ tục đơn giản hơn, thời gian cấp thẻ cũng được rút ngắn hơn. Tính đến nay, Sở GT-VT TP.HCM đã cấp được 11.017 thẻ đi xe buýt miễn phí cho đối tượng là NKT, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh.

Tuy nhiên, tỷ lệ NKT tham gia sử dụng xe buýt không nhiều, điều này phần nào khiến hiệu quả sử dụng xe buýt giảm sút, đồng thời hạn chế cơ hội để NKT tham gia vào phương tiện tiện tích này.

Hội thảo đã báo cáo, Việt Nam có hơn 6 triệu NKT từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số. Trong đó, TP.HCM có 44.325 NKT chưa tiếp cận được phương tiện công cộng vì nhiều lí do như: Nhân viên xe buýt chưa biết cách hỗ trợ NKT lên xuống xe, còn có thái độ kỳ thị, xa lánh, từ chối phục vụ NKT, nhà chờ xe buýt không có khu vực dành riêng cho NKT, không có lối đi riêng dành cho xe lăn… Từ năm 2006 đến nay, TP .HCM là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã có những chính sách, chương trình triển khai miễn vé xe buýt cho NKT nhằm tạo điều kiện cho NKT tham gia sử dụng phương tiện vận tải công cộng; các phương tiện đã ưu

tiên dành 2 hàng ghế đầu cho NKT, 263/2.512 phương tiện có trang bị thiết bị nâng hạ hoặc sàn thấp thuận lợi cho NKT, trong đó, một số phương tiện mới đầu tư có thiết bị nâng hạ tự động dành riêng cho xe lăn.

Tại hội thảo, các đại biểu đại diện cho NKT, các sở, ban ngành chức năng, các doanh nghiệp xe buýt đã tham gia thảo luận để tìm ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng xe buýt của NKT, tập trung vào 4 vấn

đề: Cải thiện thái độ, kỹ năng hỗ trợ NKT của các nhân viên xe buýt, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với những hành khách tham gia sử dụng xe buýt, hoàn thiện cơ sở vật chất tại bến xe, trạm chờ xe và trên xe buýt để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của NKT và rút gọn thủ tục cấp thẻ xe buýt miễn phí cho NKT…

Ngày 23/11 đã diễn ra buổi tập huấn cho cán bộ nguồn về “Kỹ năng hỗ trợ NKT lên xuống xe buýt an toàn” ở công viên 23 tháng 9, do trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) phối hợp cùng Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thành phố. Lớp tập huấn với mục tiêu giúp cho lãnh đạo các do-anh nghiệp vận tải hiểu được sự khó khăn của người khuyết tật khi tham gia các loại hình giao thông công cộng, trong đó có xe buýt.

TP Hồ Chí Minh: Hỗ trợ cho ngươi tàn tật bằng xe buýt thân thiên và nhân văn

Đức Thọ

Trong hai ngày 24-25/11 vừa qua, Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Thùy Dung (TP. Pleiku) phối hợp với Hội Người mù tỉnh Gia Lai tổ chức tặng 100 suất quà, nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với người mù tại các xã, thị trấn trên địa bàn 3 huyện biên giới: Chư Prông, Đức Cơ, Ia Grai. Mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng (gồm chăn đắp, dầu ăn, bột ngọt, mỳ gói… và 100 ngàn đồng tiền mặt), với tổng trị giá 50 triệu đồng.

Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Quốc tế 3/12.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Gia Lai, cho biết: Việc tổ chức tặng quà, chia sẻ khó khăn với người mù đợt này của nữ chủ DNTN TM Phan Thị Thùy Dung rất đáng ghi nhận. Hiện nay, Gia Lai có hơn 900 người mù, rất cần các nhà hảo tâm, các đơn vị giúp đỡ, hỗ trợ để họ vươn lên ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

Được biết, tuy là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng những năm gần đây, DNTN TM Thùy Dung đã có những việc làm tích cực, với tinh thần tương thân, tương ái, mỗi năm đã trích kinh phí từ 30 đến 50 triệu đồng để ủng hộ, giúp đỡ người nghèo, người bị bệnh phong, người tàn tật và gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp tục hưởng ứng thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo, dự kiến những năm tới, mỗi năm doanh nghiệp sẽ ủng hộ khoảng 40 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Pleiku.

Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công tác phát hành thẻ BHYT năm 2017, BHXH tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, đối chiếu dữ liệu thẻ BHYT đã phát hành năm 2016 nhằm xác định các trường hợp người tham gia có thông tin về nhân thân trên thẻ BHYT trùng nhau hoặc đã được cấp thẻ BHYT của nhóm đối tượng khác,

hạn chế tối đa việc cấp trùng thẻ và đảm bảo mỗi người có một thẻ BHYT. Đồng thời, cơ quan BHXH tiếp tục phối hợp với các đơn vị để rà soát, bổ sung thông tin “thời điểm đủ 05 năm liên tục” cho các đối tượng có mã số mức hưởng in trên thẻ BHYT là số 3, số 4 để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT năm 2014.

Trên cơ sở rà soát, cơ quan BHXH chuyển

danh sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động xem xét, đối chiếu làm căn cứ lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2017. Cùng với việc chuẩn bị tốt cơ sở dữ liệu, chủ động triển khai thực hiện sớm, công tác cấp thẻ BHYT năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin ghi trên thẻ theo quy định, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

Tối ngày 25/11 vừa qua, tại TP.HCM, Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam (VNP+), tổ chức Lễ trao giải Dải băng đỏ 2016 nhằm tuyên dương những cá nhân đóng góp tích cực cho việc phòng chống HIV/AIDS và kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Chương trình được sự bảo trợ của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (VAAC) và Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống AIDS (PEPFAR).

Năm nay, Dải băng đỏ có chủ đề “Bảo hiểm y tế với người sống với HIV và các nhóm dễ tổn thương”. Chương trình có sự tham dự của TS. Hoàng Đình Cảnh - Cục phó Cục Phòng chống HIV/AIDS; Bs Chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y Tế TP.HCM; Bs. Tiêu Thị Thu Vân - Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP.HCM; Bà Mary Tarnowka - Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM; TS John Blandford - Giám đốc chương trình HIV/AIDS của CDC tại Việt Nam;

ông Stephen Berlinguette - Trưởng đại diện USAID tại TP.HCM; bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Quyền Giám đốc điều phối PEPFAR tại Việt Nam; cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng có tấm lòng thiện nguyện.

Dải băng đỏ 2016 bao gồm các cơ cấu giải thưởng cụ thể như sau: Giải “Tổ chức dựa vào cộng đồng tiêu biểu” trao cho nhóm G3VN, giải “Tổ chức dựa vào cộng đồng sáng tạo” trao cho nhóm G-Link, giải “Vươn lên” trao cho em Đinh Hà Vi, giải “Cống hiến” trao cho chị Tòng Thu Hà, giải “Phòng khám ngoại trú thân thiện”. Winner: Phòng khám ngoại trú quận 11; Phòng khám ngoại trú quận 6; Phòng khám ngoại trú quận 3...

Hình ảnh tại buổi lễ tập huấn.

Tuyên dương những ngươi tích cực trong phòng chống HIV

Đức Thọ

Ban tổ chức và những gương mặt thuộc các hạng mục giải thưởng.

Gia Lai: Sẻ chia khó khăn với ngươi mù

Nguyên Kim Thanh

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Chuẩn bị cho công tác phát hành thẻ bảo hiểm y tế năm 2017

Xuân Tiến

Page 18: So 146 chuyen in

18 Số 146 - Tháng 12/2016Y TẾ - SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Ngày 26/11, tại xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp với “Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ưng thư - Ngày mai tươi sáng” tổ chức khám sàng lọc miễn phí phát hiện ung thư vú sớm cho 400 phụ nữ từ 40 tuổi trở lên ở các xã trên địa bàn huyện Phú Riềng.

Đây là hoạt động nằm trong Chiến dịch “Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40,” do Bộ Y tế và Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng phát động nhằm hưởng ứng tháng Phòng chống ung thư vú thế giới. Chiến dịch đã mang lại nhiều ý nghĩa và hành động tích cực cho cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng, giúp họ nâng cao ý thức về bệnh ung thư vú cũng như thường xuyên tầm soát vú hàng năm.

Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng, được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-BNV của Bộ Y tế. Là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, từ

thiện, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng nhằm hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ về ung thư góp phần nâng cao chất lượng phòng chống ung thư ở Việt Nam. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc: không vì lợi nhuận, tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Quỹ đã mở rộng quy mô tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí

Minh, Huế và Đà Nẵng. Quỹ đã hỗ trợ cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư nghèo với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Tại buổi khám sàng lọc, chị em phụ nữ được nghe các bác sĩ giới thiệu về các triệu chứng, cách nhận biết và phòng tránh bệnh. Hiện nay việc điều trị ung thư vú đã có những bước tiến, thành tựu lớn của y học về phương pháp điều trị ung thư vú như: phẫu thuật, xạ trị, điều trị hóa chất và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học. Việc điều trị ung thư đang ở giai đoạn sớm là một yếu tố then chốt. Ngoài ra, chị em còn được các bác sĩ khám lâm sàng, siêu âm vú và chụp nhũ ảnh đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ung thư vú. Qua chương trình, giúp chị em phụ nữ nâng cao nhận thức về căn bệnh gây tử vong hàng đầu này, chủ động đi khám sàng lọc, cũng như kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình khám tầm soát ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40.

Lào Cai: Điểm sáng trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT

Đăng Phong

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Lào Cai đã có 91 đơn vị sử dụng lao động mới tham gia đóng BHXH bắt buộc với 725 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; Trong đó, đáng ghi nhận phải kể đến BHXH thành phố Lào Cai có số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia mới nhiều nhất là 53 đơn vị với 414 lao động, chiếm gần 58.24% tổng số đơn vị tăng mới; Văn phòng tỉnh có 17 đơn vị với 230 lao động, chiếm gần 18.68% tổng số đơn vị tăng mới.

Kết quả đạt được nêu trên là do ngay từ những ngày đầu năm, BHXH tỉnh Lào Cai đã thực hiện tổ chức sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ của một số phòng ban, đơn vị trực thuộc nhằm khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN; chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng. Ngày 03/6/2016, BHXH tỉnh Lào Cai đã ra văn bản số 562/BHXH-KTTN về việc đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2016.

Theo đó, BHXH tỉnh đã yêu cầu BHXH các huyện, thành phố khẩn trương khai thác các đơn vị sử dụng lao động đang tham gia đóng thuế nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc theo danh sách của Cục thuế tỉnh Lào Cai cung cấp. Bộ phận khai thác và thu nợ trực tiếp đến các đơn vị nợ, đơn vị đã đăng ký thuế mà chưa tham gia BHXH tuyên truyền, vận động đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động. Thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28/1/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020, BHXH tỉnh Lào Cai xây dựng và giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho các đơn vị trực thuộc. Để tạo thuận lợi cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHXH, tỉnh đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thực hiện nhiệm vụ như: đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN qua mạng internet; mở rộng và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, kỹ năng tuyên truyền, vận

động đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho đại lý thu; phát động các phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, phát triển đối tượng, công tác lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT; phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc tăng cường tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt công tác thu BHYT học sinh, sinh viên; chủ động phối hợp với ngành y tế rà soát các thủ tục hành chính trong công tác khám chữa bệnh nhằm tránh gây phiền hà cho người dân khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT, đảm bảo quyền lợi chính đáng, tạo lòng tin cho người tham gia BHYT…

Với quyết tâm vượt qua khó khăn, sớm hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, BHXH tỉnh Lào Cai tiếp tục khai thác và mở rộng đối tượng nhằm tăng số người tham gia và tăng số thu BHXH, BHYT; tập trung chỉ đạo công tác thu BHXH, BHYT, đặc biệt mở rộng thu ngoài quốc doanh, phối hợp với Cục Thuế tỉnh nắm bắt, vận động các đơn vị sử dụng lao động ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động; tăng cường công tác kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động để rà soát những đơn vị không đóng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, trốn đóng BHXH; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận, xét duyệt, giải quyết chế độ liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm; tích cực tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đến người sử dụng lao động, người lao động và người dân để họ nắm bắt được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH.

Truyền thông chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Sa Pa

Bình Phước:Khám sàng lọc miễn phí nhằm phát hiên ung thư vú cho 400 phụ nữ

Thanh Nam

Theo lộ trình của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết năm học 2015-2016, 100% số học sinh, sinh viên (HSSV) trong cả nước sẽ tham gia BHYT. Tuy nhiên, tại Hải Dương mục tiêu này đã hoàn thành sớm 3 năm, từ năm học 2013-2014.

Theo thống kê, năm học 2015-2016, Hải Dương có tất cả 642 trường (chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông) với 301.366 HSSV tham gia BHYT. Tổng số tiền thu BHYT HSSV năm học vừa qua đạt hơn 207 tỷ đồng, trong đó 145 tỷ đồng do HSSV

đóng và 62 tỷ đồng do ngân sách nhà nước hỗ trợ. 100% số HSSV các trường học trong tỉnh đã được nhận thẻ BHYT trước ngày thẻ có hạn sử dụng. BHXH tỉnh Hải Dương đã làm thủ tục trích 15,7 tỷ đồng từ tiền thu BHYT cấp cho các nhà trường để khám chữa bệnh ban đầu cho HSSV.

BHYT HSSV đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc chăm sóc sức khỏe học đường. Năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 68.364 lượt HSSV được khám chữa bệnh bằng BHYT, trong đó có không ít trường hợp được

BHYT chi trả với số tiền lên tới 300-500 triệu đồng. BHYT HSSV giúp rất nhiều học sinh gặp rủi ro, bệnh tật, ốm đau vượt qua được hoạn nạn, khó khăn, đồng thời giảm tải áp lực tài chính cho các gia đình.

Để thực hiện tốt công tác BHYT HSSV, hàng năm, BHXH tỉnh Hải Dương đều sớm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT HSSV. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, giải pháp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành và trường

học; đưa việc thực hiện BHYT HSSV thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong các nhà trường. Vào đầu mỗi năm học, ngành chuyên môn và các địa phương tổ chức đánh giá công tác thực hiện BHYT HSSV, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục và định hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Công tác tuyên truyền các chính sách về BHYT HSSV được các cấp, các ngành liên quan triển khai thường xuyên, liên tục, đa dạng dưới nhiều hình thức.

Nhân dịp này, đoàn cũng trao tặng 100 phần quà cho 100 hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Hải Dương: Thực hiên tích cực bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên P. Lan

Page 19: So 146 chuyen in

19Số 146 - Tháng 12/2016 CUỘC SỐNG QUANH TA

Đang có sự nghiệp ổn định tại đất nước quê hương Italia, định mệnh đã giúp Elena gặp gỡ một người đàn ông Việt Nam. Tình yêu với đất nước và con người Việt Nam trỗi dậy, thôi thúc kết hôn và về Việt Nam định cư. Đã 3 năm rồi, Elena chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình.

*Ước mơ được làm cô dâu ViêtNgười phụ nữ được nhắc đến ở đây là nhà

văn Elena Puccilo Truong, vợ của nhà văn, dịch giả nổi tiếng Trương Văn Dân. Cô Elena hiện nay đã bước sang tuổi 55, còn dịch giả Dân đã 60 tuổi, thế nhưng niềm hạnh phúc giữa họ vẫn còn như ngày đầu. Thậm chí, cuộc sống đôi lứa còn ý nghĩa hơn nhiều khi sau một thời gian dài thuyết phục gia đình, Elena đã chính thức được cùng người đàn ông mình yêu thương về mảnh đất mà cô ao ước được đặt chân đến. Hiện nay, ngoài công việc chính là viết sách, Elena còn là giảng viên tại trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM. Còn dịch giả Trương Văn Dân tập trung vào các hoạt động văn chương, trong đó chủ yếu là dịch các tác phẩm do vợ ông viết về cuộc sống tại Việt Nam.

Nói về câu chuyện tình yêu của mình, ông Dân và cô Elena thể hiện rất nhiều cung bậc cảm xúc. Riêng Elena, cô có một sự xúc động đặc biệt khi nhắc lại hành trình từ đất nước Italia đến với quê hương thứ hai trong tâm hồn cô, đó là Việt Nam. Cô kể lại: “Chúng tôi quen nhau khi còn là sinh viên, tôi học ngành văn, còn anh Dân học ngành hóa. Có lẽ là cái duyên khi ngay từ nhỏ tôi đã có ấn tượng rất đặc biệt về đất nước Việt Nam. Ngay từ khi tập tành viết truyện ngắn, trong các câu chuyện của tôi luôn có một không khí rất châu Á. Khi đó, tôi chỉ biết đến Việt Nam qua các bộ phim chiến tranh”. Và đến khi gặp cậu thanh niên ngành hóa người Việt Nam, Ele-na cho rằng đó là một cái duyên tiền định, bởi họ quý mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hơn thế, cậu sinh viên ngành hóa đặc biệt rất yêu văn chương. Họ quen nhau, nói chuyện với nhau và có thể dành cả ngày để tán gẫu.

Trương Văn Dân khi đó chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thành dịch giả hay nhà văn. Có lẽ ông sẽ chỉ tập trung vào chuyên ngành của mình, cho

đến khi gặp Elena. Biết cô bạn của mình có một tình yêu sâu sắc với Việt Nam dù chưa bao giờ được trực tiếp tiếp xúc với đất nước và con người Việt Nam, Trương Văn Dân cũng hết sức hào hứng khi giới thiệu về quê hương mình.

Thời gian trôi qua, hai người thân nhau đến mức yêu lúc nào không hay. Elena nhớ lại: “Vốn dĩ tôi rất yêu Việt Nam, và giờ đây tôi có thể thân thiết với người đàn ông Việt Nam. Anh Dân là một người đàn ông tốt. Thời gian đầu ở Italia, anh Dân nói tiếng Italia rất tệ, nhưng dù bất đồng ngôn ngữ, anh vẫn luôn hiểu điều tôi muốn. Anh cố gắng diễn đạt hết tất cả những gì mà anh muốn nói với tôi về đất nước Việt Nam. Có thể nói con người anh Dân làm tôi càng thêm có cảm tình với đất nước tôi luôn mơ đến. Gặp anh Dân, tôi mới bắt đầu nung nấu một ước mơ, đó là được làm một cô dâu Việt Nam. Nhưng gia đình tôi, họ là những người rất phong kiến”.

Cô Elena kể, khi đưa bạn trai Việt về nhà, bố mẹ cô rất quý Dân bởi vẻ hiền lành, điềm đạm và nhiệt tình. Thế nhưng khi biết họ yêu nhau chứ không đơn thuần là bạn bè bình thường, gia đình lại tỏ thái độ khó chịu trông thấy. Bố mẹ Elena quyết liệt phản đối, họ không cho phép cô lấy một người đàn ông ngoại quốc, chứ chưa nói đến một người đến từ đất nước cách xa nửa vòng trái đất. Họ vẫn yêu, nhưng trong tình yêu đó luôn chất chứa một nỗi buồn, một sự bất an.

Ra trường, Elena làm giảng viên dạy ngôn ngữ và văn hóa Pháp tại Italia. Một công việc ổn khiến cô vui, nhưng cũng thêm phiền lòng, bởi cái mơ ước được làm cô dâu Việt càng trở nên xa vời. Cuộc hôn nhân giữa hai người là một sự đấu tranh vô cùng bền bỉ với gia đình và bạn bè Elena. Cô xúc động: “Đã có lúc cha mẹ tôi muốn từ mặt tôi nếu tôi tiếp tục yêu anh Dân. Bạn bè cũng khuyên ngăn. Lý do duy nhất là cản trở về khoảng cách, còn thực tế gia đình tôi rất yêu quý con người anh Dân. Nhưng rồi chúng tôi cứ dần dần thuyết phục, từng chút từng chút một. Ở Việt Nam có câu “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, tôi không bất chấp tất cả để đến với anh Dân. Nhưng tình yêu giữa chúng tôi và tình yêu của tôi dành cho Việt Nam đã khiến cha mẹ tôi phải chịu. Thật hạnh phúc, cuối cùng giấc mơ của tôi đã trở thành hiện thực, điều mà tôi không bao giờ tưởng tượng được”.

*Giấc mơ trở thành hiên thựcĐến năm 1985, cô Elena lần đầu tiên được

đặt chân tới Việt Nam. Và tình yêu với Việt Nam cứ thế lớn dần trong cô. Do đã thương lượng với cha mẹ rằng hai người sau khi kết hôn sẽ định cư tại Italia, nên từ năm 1985, một năm ông Dân dẫn Elena về Việt Nam 1 lần, mỗi lần kéo dài 1 tháng. Mỗi lần như vậy, ông Dân tranh thủ toàn thời gian để giúp vợ mình hiểu hơn về quê hương thứ hai này.

Cho đến lúc này, ông Dân mới chính thức được gọi là “dịch giả”. Ông mong muốn được dịch các tác phẩm của vợ mình sang tiếng Việt, đó là cái nhìn của một người ngoại quốc đối với đất nước Việt Nam. Người Việt đọc những tác phẩm đó, hiểu được rằng thật ra “họ” rất đẹp, dù chỉ là những người dân lao động bình thường, hiểu được rằng phong cảnh đất nước này, các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán… đều thật đặc biệt, những vẻ đẹp mà chính họ cũng không nhận ra. Vì thế, ông bắt đầu dịch, cùng với niềm đam mê văn chương, các tác phẩm của cô Elena chỉ khi được dưới ngòi bút dịch của ông Dân mới có thể diễn đạt chính xác hoàn toàn.

Tình yêu với đất nước và con người Việt Nam lại khiến cô Elena khao khát được sống ở đây. Giữa vợ chồng cô và gia đình cô lại xảy ra một cuộc đấu tranh. Lần này dễ dàng hơn, cuối cùng cô cũng thuyết phục được gia đình và năm 2011, vợ chồng cô chính thức về định cư tại Việt Nam. Đến nay, cô đã ở mảnh đất này gần 4 năm, nhưng mỗi lần được hỏi về cảm nhận của mình, cô đều thốt lên, trầm trồ: “Việt Nam quả thực đẹp vô cùng. Tôi tin cái duyên, cái nợ là có thật. Từ khi tôi chỉ lờ mờ biết đến đất nước này qua những thước phim, cho đến bây giờ, mỗi ngày tôi càng yêu hơn. Tôi không bao giờ hối hận về quyết định của mình”. 4 năm tại Việt Nam, vợ chồng cô Elena luôn ấp ủ những dự định, kế hoạch đi du lịch xuyên Việt. Họ đã đi rất nhiều, từ Bắc, Trung, Nam, mỗi một nơi cô Elena đi qua đều giúp cô viết lên một tác phẩm mà bất cứ nhà phê bình văn học nào đọc qua cũng phải xúc động, bởi những cảm nhận sâu sắc của một người ngoại quốc về Việt Nam.

Trở lại với cuộc sống vợ chồng, ông Dân và cô Elena đã chung sống gần 30 năm nhưng tình cảm giữa họ chưa bao giờ phai nhạt. Cô Elena tâm sự: “Sống tại một nơi xa gia đình đến nửa vòng trái đất, nhiều khi tôi nhớ nhà lắm, nhất là khi nghe người ta bật nhạc giáng sinh, năm mới, tôi đều buồn đến phát khóc. Nhưng chỉ cần có anh Dân ở bên cạnh, mọi nỗi buồn đều được xua tan”. Mặc dù hai vợ chồng cô Elena không có con, nhưng trong cuộc sống gia đình họ không khi nào thiếu vắng tiếng cười. Họ đùa rằng, họ coi nhau là vợ là chồng, và cũng là con. Họ yêu nhau, chăm sóc nhau, dạy bảo nhau. Và trong trái tim của cô Elena, Việt Nam không bao giờ trở nên nhàm chán. Hiện cô đang giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Pháp tại Trường ĐH Khoa học, xã hội & nhân văn TP.HCM. Tại đây, cô có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Những tác phẩm viết về đất nước này cứ dày lên, muôn hình muôn vẻ.

Mối Tình Sâu Đậm

Cua Nhà Văn Ngươi Y Và

Dịch Giả Nổi Tiếng Viêt Nam

Thảo Nguyên

Elena và Trương Văn Dân luôn hạnh phúc bên nhau

Vợ chồng Elena - Trương Văn Dân bên cạnh những người bạn Việt Nam, cũng là những nhà văn nổi tiếng,

Đinh Cường và Nguyên Minh

Page 20: So 146 chuyen in

20 Số 146 - Tháng 12/2016DÂN BIẾT - DÂN BÀN

Trong bài viết trước, chúng tôi đã nêu việc TAND TP.HCM tuyên buộc UBND huyện Bình Chánh phải trả tiền bồi thường cho ông Nguyễn Văn Chiến theo mức giá tại thời điểm trả tiền bồi thường. Sau đó, UBND huyện Bình Chánh ra Quyết định 5139/QĐ-UBND và Quyết định 6031/QĐ-UBND về việc bồi thường. Nhưng theo ông Chiến, hai quyết định này chỉ áp dụng mức giá đền bù của năm 2003, cộng với phần hỗ trợ lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là không đúng với bản án phúc thẩm đã nêu, nên ông không chấp thuận.

*Chỉ hỗ trợ tiền lãi suất Trao đổi với P/v Báo Thời báo

Mê Kông chiều ngày 25/11, ông Nguyễn Văn Chiến (ngụ D6/179C ấp 4, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, đại diện Ủy ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh đã đến làm việc với ông và đề nghị ông nhận số tiền trả lãi theo lãi suất ngân hàng trong vụ việc yêu cầu đòi bồi thường của gia đình ông. Tuy nhiên ông Chiến không đồng ý, vì trong trường hợp của gia đình ông, nếu UBND huyện Bình Chánh chỉ trả tiền lãi phát sinh do trả chậm theo lãi suất ngân hàng là đã bỏ quên nhiều quyền lợi khác của gia đình ông. Cụ thể là đã bỏ quên không đền bù cho những phần đất khác như ông yêu cầu. Đó là tổng diện tích bị giải tỏa là 895,8m2, trong đó gồm: diện tích nhà ở là 602,9m2 và diện tích liền kề còn lại là 292,9m2, cùng nhiều quyền lợi khác.

Ông Chiến yêu cầu UBND huyện Bình Chánh và các cơ quan liên quan giải quyết cho ông theo quyết định bản án phúc thẩm số 661/2013/HC-PT của TAND

TP.HCM và phải tính bồi thường cho gia đình ông theo quy định của Nghị định 197/NĐ-CP. Theo đó, bản án phúc thẩm này buộc UBND huyện Bình Chánh phải tính mức giá bồi thường cho gia đình ông Chiến theo giá ở tại thời điểm trả tiền bồi thường… Cụ thể, ông Nguyễn Văn Chiến yêu cầu UBND huyện Bình Chánh phải tính trả tiền bồi thường cho ông như sau: 602,9m2 x 7.800.000đ/m2 x 0,4 x 0,8 x 4 (hệ số K) = 6.019.353.600 đồng; Hỗ trợ tìm nơi ở mới 20% của diện tích nhà đất ở 602,9m2 được tính là: 20% x 6.019.353.600 = 1.203.870.720 đồng; Phần diện tích liền kề được tính là: 292,9m2 x 7.800.000đ/m2 x 0,4 x 0,8 x 4 (hệ số K) = 1.642.156.800 đồng; 99m2 diện tích nhà ở vật kiến trúc tạm tính là: 99m2 x 4.500.000đ/m2 = 445.500.000 đồng.

*Cần giải quyết thỏa đángLiên quan đến sự việc này,

theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, ngày 7/7/2016, ông Lê Hải Sơn - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 3, đã gửi công văn số 1253/AND93-KTTC cho lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh, phúc đáp văn bản số 1289/UBND của UBND huyện Bình Chánh. Theo công văn này, ông Lê Hải Sơn cho rằng: Nguồn vốn đầu tư cho dự án này đã tất toán, các chi phí đầu tư bao gồm cả chi phí hỗ trợ, đền bù đã được phân bổ vào giá trị hình thành tài sản hình thành để bàn giao cho đơn vị khác quản lý, khai thác, vận hành. Ông Sơn cho rằng, Ban Quản lý dự án này đã chi trả tiền đền bù kịp thời cho ông Chiến, tổng số tiền ông Chiến đã nhận là 225.119.600 đồng. Sau đó UBND huyện Bình Chánh đã ban hành Quyết định 1688/QĐ-UBND ngày 28/3/2008. Quyết định này đã bị TAND TP.HCM cấp phúc thẩm tuyên hủy

nên sau đó UBND huyện Bình Chánh đã ban hành một số quyết định khác là Quyết định 5139/QĐ-UBND ngày 18/6/2015, Quyết định 6031/QĐ-UBND ngày 16/7/2015. Ông Sơn cho rằng, căn cứ vào Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18/6/2009, thì phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm “giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư…”, thì việc bố trí vốn để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho ông Chiến thuộc trách nhiệm của UBND huyện Bình Chánh. Do đó, ông Sơn kiến nghị UBND huyện Bình Chánh xem xét chỉ đạo các bộ phận có liên quan tham mưu tìm giải pháp về nguồn vốn để chi trả cho ông Chiến phần chi phí bồi thường và hỗ trợ lãi suất. Ông Sơn đề nghị sẽ chi trả cho số tiền là 645.334.526 đồng.

Ngày 9/8/2016, ông Lâm Văn Ba - Phó Chánh Văn phòng UBND

TP.HCM ký công văn số 7816/VP-NCPC gửi Hội đồng Thẩm định bồi thường TP.HCM về việc giải quyết khiếu nại của ông Chiến. Trong công văn này nêu rõ: Ông Lê Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM có ý kiến chỉ đạo giao Hội đồng Thẩm định bồi thường TP.HCM nghiên cứu, rà soát toàn bộ vụ việc, báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM xem xét giải quyết. Công văn này yêu cầu trong thời hạn 15 ngày Hội đồng này phải thực hiện. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy động thái gì (?). Ông Chiến đã nhiều lần gửi đơn đến lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM yêu cầu giải quyết nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

Liên quan đến sự việc này, trong đơn mới nhất gửi cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng, ông Chiến cho biết: Do buồn bực và thất vọng với hoàn cảnh gia đình, sau khi gia đình ông bị giải tỏa và đền bù không thỏa đáng, cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn, bế tắc nên vợ và hai con gái đầu của ông đã bỏ nhà vào chùa đi tu. Hiện nay chỉ còn ông và con trai út đang học lớp 12 ở nhà. Gia đình ông ly tán, hạnh phúc gia đình không còn nữa. Bản thân ông Chiến là thương binh, bệnh tật liên miên, công việc và thu nhập không ổn định, lại lâm vào cảnh “gà trống nuôi con” khiến cuộc sống của ông vất vả, cực nhọc thêm. “Giả sử tôi có lấy được tiền bồi thường thì những mất mát của gia đình tôi cũng không cách gì lấy lại được. Cuộc sống yên ấm, hạnh phúc trước kia của chúng tôi đã mất đi, ai sẽ chịu trách nhiệm? Tình nghĩa vợ chồng, cha con cũng bị mất mát, chia lìa, không tiền bạc nào có thể mua nổi những thứ đó được. Ai đền bù cho tôi những cái đã mất đi đó?” - ông Chiến nói buồn bã.

Vụ “UBND huyện Bình Chánh bồi thường sai luật”:

Chính quyền giải quyết vẫn chưa thỏa đáng?Nguyên Thịnh

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc xử lý vi phạm đất đai tại xã Thụy Lâm và xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xét báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về kiểm tra phản ánh của báo Bảo vệ pháp luật liên quan đến vi phạm đất đai tại thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo xử lý triệt để, khắc phục dứt điểm các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh và xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính

phủ trước ngày 1/4/2017.Về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất

đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh theo nội dung phản ánh của Báo Thanh Tra, UBND thành phố Hà Nội chưa báo cáo việc xem xét, xử lý hành vi vi phạm của ông Nguyễn Tuấn Đức (cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Anh), ông Đỗ Quốc Đính (nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Anh) và ông Lê Công Lộc theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thực hiện ng-hiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại văn bản số 7718/VPCP-V.I ngày 15/9/2016 của Văn phòng Chính phủ, báo

cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/2/2017.

Hà Nội: Xử Lý Vi Phạm Về Đất Đai

Hà Trung

Công văn của Văn phòng UBND TP.HCM về việc giải quyết khiếu nại của ông

Nguyễn Văn Chiến

Hà Nội thanh tra, xử lý vi phạm đất đai toàn thành phố

Page 21: So 146 chuyen in

21Số 146 - Tháng 12/2016 CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Vé số điện toán - một loại hình xổ số hiện đại đang rất được quan tâm trong cộng đồng. Đặc biệt là khi thông tin có hai người trúng giải độc đắc lên tới hơn 150 tỷ đồng, đã khiến loại hình xổ số này bùng phát mạnh. Để tăng thu nhập, không ít người bán vé số dạo hay những quầy bán vé số truyền thống đã bán kèm thêm vé số điện toán. Từ đây, đã nảy sinh hàng loạt vấn đề và tồn tại một số bất cập.

*Mỗi nơi bán một kiểuNhiều người bán vé số cho hay, hiện tại một

ngày họ có thể tiêu thụ được hàng trăm vé điện toán. Nhận thấy nhu cầu mua ngày càng nhiều đã kéo theo người bán loại vé số điện toán “dạo” cũng không ngừng tăng cao. Với mức giá lấy tại đại lý từ 9.500 - 9.700 đồng/tờ và bán ra với mức giá từ 11.000 - 12.000 đồng/tờ so với vé số truyền thống. Thế nhưng hiện nay họ lại bất an trước thông tin tràn lan trên mạng là sẽ bị phạt hành chính vì bán chênh lệch mệnh giá của loại vé số điện toán. Được biết, việc in sẵn và bán tràn lan ngoài thị trường là không đúng với loại hình vé số tự chọn. Nhiều người xem việc bán dạo là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của vé số truyền thống. Trước thông tin trên, một bộ phận người bán vô cùng lo lắng khi đa phần họ là dân nghèo, mưu sinh chủ yếu bằng nghề bán vé số.

Một người bán vé ở thành phố Cần Thơ cho

biết: “Mỗi ngày kiếm thêm ba bốn chục tờ lời cũng sáu, bảy chục ngàn, người ta bán ở vườn mình cũng không biết giá bao nhiêu nhưng mà mình bán mười ngàn thì mau hơn. Một số người bán không có lời nhiều, ví dụ vé 9.500 đồng lời 500 đồng mà phải tư vấn giải thích dữ lắm mới bán được. Một vé bán không có lời mà thu phạt hành chính nữa thì kể ra cũng cần xem xét lại”.

Mới đây, có câu chuyện rất nhiều người TP.Sóc Trăng tìm đến điểm bán vé số gần chùa Năm Ông để tìm mua vé điện toán. Đây là đại lý vé số truyền thống nhưng dán áp phích "điểm bán vé số tự chọn". Cũng giống như Trà Vinh, Sóc Trăng chưa có đại lý chính thức của Vietlott nên vé tự chọn chính là vé được in sẵn mệnh lá 10.000 đồng, song điểm này bán 11.000 đồng/vé. Người mua đi bán lại với giá 12.000 đồng nên mới có chuyện ở đây bán giá này, chỗ kia bán giá khác. Khác với vé số truyền thống, vé số điện toán, nếu bán không hết sẽ không được trả lại cho đại lý. Số tiền lời không nhiều, cộng với rủi ro về đầu ra, nhiều người bán hiện nay vừa lo bị phạt hành chính, vừa lo vé số thừa không bán hết.

*Làm sao để ổn định thị trường?Theo Luật sư Trần Văn Độ, Trưởng phòng

Luật sư Hữu Nhân ở thành phố Vị Thanh, Hậu Giang chia sẻ: “Giữa người bán dạo và người mua đã xác lập một hợp đồng dân sự có nghĩa là họ được quyền thỏa thuận mức giá, chênh lệch hai ngàn, ba ngàn hoặc hơn. Xét về góc độ pháp

lý người bán vé số dạo có vi phạm pháp lý hay không? Theo Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản, thì tờ vé số này được xem là tài sản của người bán vé số dạo và họ được toàn quyền định đoạt, vẫn được pháp luật thừa nhận, giữa người bán và khách hàng trên tinh thần tự nguyện thì không vi phạm pháp luật”.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi rằng, liệu quy định phạt hành chính đối với người dân bán vé số dạo có thật sự thuyết phục, khả thi và đúng với Bộ luật Dân sự của nước ta. Bài toán đặt ra lúc này là giải quyết tình trạng giá bán hợp lý và người bán ổn định để loại hình vé số này có thể tồn tại lâu dài cùng vé số truyền thống hiện nay. Giá bán cao hơn giá in trên vé đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định thị trường vé số trong khu vực. Điều này không đảm bảo tinh thần cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển giữa các loại hình xổ số.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa trả lời phóng viên báo cho biết công trình cao ốc 35 tầng không nằm trong danh mục các công trình phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC năm 2017. Tuy nhiên, những nhà đầu tư đã thúc đẩy tiến độ để đón đầu sự kiện này. Quan điểm của thành phố là càng có nhiều công trình càng tốt, nhưng phải được xây dựng đúng luật.

Về chủ trương của TP trong xử lý công trình xây dựng không phép này, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Muốn làm căn hộ thì phải chuyển sang đất ở, nộp thêm tiền. Về mặt kiến trúc quy hoạch, kiến trúc nhà đầu tư đưa ra chưa được đẹp, phải làm lại. Hôm nay, TP có cuộc thi thiết kế cảnh quan 2 bên bờ sông Hàn, nên cũng đưa công trình này vào để sau này điều chỉnh cho đẹp lên”.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng xác nhận thông tin trên và cho biết công trình Khu phức hợp Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại đường Như Nguyệt mới được UBND TP.Đà Nẵng thống nhất phương án kiến trúc. Chủ đầu tư

đang thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở tại Bộ Xây dựng.

Dự án trên có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, quy mô sử dụng 7.878m2 với 35 tầng. Công trình này chỉ cách tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng khoảng 1km. Điều đáng nói, công trình này chưa được các cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng cấp phép xây dựng.

Đại diện Cty Vũ Châu Long, ông Vũ Ngọc Châu cho biết: “Các ngành chức năng và chính quyền TP.Đà Nẵng đã có các văn bản thỏa thuận, đồng ý về mặt thủ tục đủ điều kiện để triển khai, chúng tôi đang hoàn tất để xin giấy phép xây dựng. Chính quyền cũng đồng ý, tạo điều kiện cho dự án vừa triển khai

xây dựng, vừa hoàn tất thủ tục xin giấy phép nên chúng tôi mới dám làm. Sở dĩ việc cấp phép xây dựng kéo dài là có việc điều chỉnh quy mô xây dựng, buộc phải thay đổi thiết kế, bổ sung diện tích nhà xe, hạng mục nhà trẻ...”.

Được biết, trước đây, khi phát hiện sai phạm, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 117/QĐ-XPVPHC ngày 8/9/2016 với mức phạt 40 triệu đồng về hành vi xây dựng không phép. Chủ đầu tư đã chấp hành nộp phạt. Song song với xử phạt hành chính, Thanh tra Sở Xây dựng cũng ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTS ngày 7/9/2016 đình chỉ thi công xây

dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo đó, tại Điều 2 của Quyết định số 219/QĐ-TTS nêu trên, giao Chủ tịch UBND quận Hải Châu chỉ đạo Chủ tịch UBND phường Thuận Phước tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công công trình vi phạm nêu trên. Theo quy định, trường hợp không chấp hành thì sẽ buộc ngừng thi công, UBND quận Hải Châu sẽ xử phạt nhà thầu theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 27 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: Không cho phương tiện chuyên chở vật liệu đến công trường, không cho công nhân vào thi công trên công trường. Tiếp theo, nếu chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công, UBND quận lập hồ sơ xử phạt hành chính theo khoản 8 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Trước mắt, Sở Xây dựng đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng xử phạt hành vi tái phạm theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời yêu cầu UBND quận Hải Châu triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn.

Đà Nẵng: Công trinh cao ốc 35 tầng, xây đến tầng 3

thi phát hiên chưa có giấy phép Trọng Tâm

Đồng bằng sông Cửu Long:LOẠN THỊ TRƯỜNG VÉ SỐ ĐIỆN TOÁN Huy Diệu

Công trình xây dựng chưa được cấp phép của Công ty Vũ Châu Long

Vé số điện toán được bán cùng với vé số truyền thống.

Page 22: So 146 chuyen in

22 Số 146 - Tháng 12/2016CUỘC SỐNG - KINH DOANH & PHÁP LUẬT

Ngồi bệt giữa tòa ngay sau khi bản án được tuyên, người đàn ông trạc hơn 50 tuổi khóc rưng rức. Cuối cùng, tòa án cũng đã bác đơn yêu cầu của nguyên đơn, trả đất lại cho ông, tài sản mà mấy chục năm nay ông và gia đình đổ mồ hôi, nước mắt mới tạo dựng được. Thế nhưng, ông không khóc vì được tuyên phần thắng về mình, mà vì ông xót xa trước tình đời, khi giá đất tăng lên - tình người đi xuống!

Một ngày cuối năm 2015, TAND huyện Bình Đại (Bến Tre) đã mở phiên tòa xét xử lại vụ tranh chấp đất đai giữa hai chị em ruột trong một gia đình. Tại tòa, ở hàng ghế bị đơn, ngoài ông Minh còn có rất nhiều anh chị em của ông, cùng hàng xóm láng giềng có mặt, với mong muốn góp thêm tiếng nói sự thật của vụ việc. Ngược lại, bên hàng ghế nguyên đơn, chỉ một mình bà Châm (chị ruột ông Minh) ngồi lẻ loi với đống giấy tờ, thi thoảng đưa ánh mắt e dè về phía các anh chị em.

Ở phần trình bày, bà Châm tiếp tục kiên quyết yêu cầu Hội đồng xét xử tuyên buộc ông Minh trả lại phần đất diện tích 1,020m2 (theo bản đồ hiện trạng ghi là thửa 20-1 trên địa bàn xã Long Hòa, Bình Đại, Bến Tre) cho mình. Theo bà Châm, hoàn cảnh gia đình bà ở TP.HCM đang khốn khó, chỉ có căn nhà chưa tới 30m2 nên rất cần mảnh đất nói trên. Nói đến đây, bà Châm bị một người em trai khác là ông Nguyễn Bình Định phản ứng kịch liệt. Ông Định cho rằng, hôm nay đến tòa để nói lên lẽ phải, vì bà Châm có hai căn nhà ở Q12 và không khó khăn như đã nói. Thêm

nữa, bà Châm đã bỏ xứ đi từ rất lâu, trong khi ông Minh đã canh tác ở đây từ hồi còn trai trẻ, mảnh đất trên phải thuộc về ông Minh mới đúng. Ông Định bày tỏ không hiểu người chị ruột của mình tranh đất với ông Minh để làm gì…

Trong từng lời nói của cả hai bên khiến người nghe có cảm giác họ không còn tình nghĩa chị em nữa. Bà Châm hùng hồn chỉ trích người em trai mình bội nghĩa vong ơn, tranh giành miếng đất của bà, còn quên ơn nghĩa khi được bà giúp cho mượn thêm 10 triệu đồng để làm ăn. Để làm rõ vấn đề, vị chủ tọa phiên tòa yêu cầu bà Châm cung cấp hóa đơn chứng từ vụ bà tố cáo ông Minh mượn tiền không trả, nhưng cuối cùng bà không trưng ra được một tờ giấy nào.

Theo ông Minh, năm 1982, gia đình cụ Nguyễn Văn Mùa (cha ông Minh bà Châm) được tập đoàn sản xuất xã Long Hòa cấp 4,820m2 đất. Thời điểm cụ Mùa nhận đất, gia đình có 6 nhân khẩu. Cuối năm 1982, ông Minh nghỉ làm việc ở Phòng Nông nghiệp huyện trở về chung sống với cha mẹ và canh tác trên diện tích khoán. Năm

1989, xã Long Hòa điều chỉnh, thu hồi và chỉ giao lại cho cụ Mùa và ông Minh 3,400m2 để canh tác. Sau đó, ông Minh chính thức chuyển hộ khẩu về tập đoàn 3, ấp 5 theo văn bản khoán số 332, được tập đoàn thông qua và được UBND xã xác nhận. Trong khi đó bà Châm cho rằng, bà và con gái được tập đoàn giao khoán đất nông nghiệp. Mẹ con bà trực tiếp sản xuất và mua máy bơm, bình xịt và thuốc trừ sâu để phục vụ sản xuất cùng với cha mẹ. Năm 1986, mẹ con bà lên thành phố làm ăn. Năm 1989, tập đoàn điều chỉnh lấy lại một công đất giao chủ cũ, còn lại 2,820m2. Năm 1994-1995, cha mẹ bà qua đời, ông Minh tự ý cắt đất giao lại xã và làm sổ đỏ 3,440m2 còn lại. Cơ sở nguyên đơn yêu cầu là do ông Minh không có hộ khẩu ở địa phương, nên không đủ tiêu chuẩn để cấp đất?!

Sau giờ nghị án, HĐXX xét thấy việc giao trả quyền sử dụng đất cho ông Minh là hoàn toàn xác đáng, vì ông đã canh tác từ rất lâu đối với mảnh đất này. Còn bà Châm và con gái đã bỏ quê đi từ năm 1986, nên cho dù có được tập đoàn cấp đất đi nữa, cũng phải bị thu hồi, vì Nhà nước cấp đất cho người dân sản xuất chứ không cấp đất để bỏ hoang. Với việc bị bác đơn khởi kiện giành quyền sử dụng đất, bà Châm còn bị tuyên phải trả án phí trên 20 triệu đồng.

Kết thúc phiên tòa, nhìn những thành viên trong một gia đình từng là anh chị em giờ phải trở mặt nhau, nhiều người cảm thấy chạnh lòng. Mảnh đất cho dù có thuộc về người nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn rằng tình nghĩa ruột thịt của họ sẽ khó còn như xưa.

Chuyện Pháp Đình:

Nước Mắt Cua Ngươi Thắng KiênXuân Tài

Chiều ngày 23/11, theo thông tin từ ông Dương Công To - Đội trưởng đội dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, sau gần 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể thanh niên tên Phạm Văn Tài (SN 1988, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Phạm Văn Tài được cho là hung thủ dùng dao đâm chết bạn gái rồi nhảy cầu Cần Thơ tự tử.

Theo ông To, thi thể nam thanh niên này được người dân phát hiện khi đang phân huỷ nặng, nổi lềnh bềnh trên đoạn sông thuộc xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cách hiện trường cầu Cần Thơ khoảng trên dưới 40km về hướng hạ lưu. Cùng ngày, ngành chức năng cũng đã hoàn tất các thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân về cho gia đình lo hậu sự.

Trước đó, sáng ngày 22/11, đích thân ông Phạm Văn Sĩ (Cha ruột Tài) đã tìm đến đội dân phòng đường thuỷ xã Mỹ Hoà để trình báo và nhờ tìm kiếm thi thể của con trai ông là Phạm Văn Tài.

Ở một diễn biến khác, theo thông tin từ cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ cho biết, trước đó, trong buổi tiệc sinh nhật tại nhà một người quen ở quận Ninh Kiều, do mâu thuẫn ghen tuông, Tài đã xuống tay đâm chết bạn gái rồi phóng xe chạy thẳng lên cầu Cần Thơ, bỏ lại xe máy rồi "mất tích" bí ẩn. Nạn nhân là chị Lê Thị Thanh H. (SN 1997, ngụ phường Thới Bình, quận Ninh Kiều). Theo người thân của chị H., giữa H. và hung thủ bắt đầu có mối quan hệ tình cảm với nhau, cả 2 cùng làm tại một quán cà phê lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Được biết, Tài và H. có tình cảm yêu đương với nhau từ hơn 3 tháng trước, cũng đã có lần cả 2 dắt nhau về ra mắt gia đình.

Theo người nhà Tài, vào khoảng gần 21h ngày 20/11, trong lúc mọi người đang chung vui trong tiệc sinh nhật tại nhà người thân của gia đình Tài, thì bất ngờ nghe được tiếng kêu cứu của H. bên ngoài. Mọi người chạy ra xem và không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng cô gái đang nằm thoi thóp trên vũng máu với nhiều vết thương trên cơ thể. Tại hiện trường, các nhân chứng còn nhìn thấy Tài đang

cầm con dao dính đầy máu. Tài cho hay, chính mình vừa đâm H., sau đó lên xe của nạn nhân phóng đi. Ngay lập tức, H. được đưa đến Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó.

Nói về việc tìm kiếm thi thể Tài, ông To cho biết: "Cái khó ở đây là không biết thanh niên này có

thực sự nhảy cầu hay không, gia đình chỉ trình báo thông tin và nhờ hỗ trợ tìm kiếm nhưng họ không dám khẳng định vụ việc. Việc nhảy cầu cũng không có nhân chứng xác nhận. Tuy nhiên đến giờ phút này thì cũng đã tìm thấy thi thể và bàn giao cho gia đình, chúng tôi mới cảm thấy nhẹ lòng”.

Cần Thơ: Phát hiên thi thể nam thanh niên nhảy cầu tự tử

Trung Nguyên

Ngành chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân về cho gia đình

Page 23: So 146 chuyen in

23Số 146 - Tháng 12/2016 CÂU CHUYỆN CHÍNH KHÁCH

Cựu Chủ tịch Cu Ba Phidel Castro vừa qua đời ngày 26/11, thọ 90 tuổi. Sinh thời, Phidel Castro là người bạn lớn, người đồng chí của Đảng và nhân dân Việt Nam.

*Nhiêm vụ đáng tự hàoChúng tôi đã may mắn được gặp một số người

trong tổ bay chở Phidel Castro vào chiến trường miền Nam và nghe họ kể lại chuyến bay đó. Họ giờ đã nghỉ hưu và đều mang cấp hàm Đại tá. Vào năm 1973, tổ bay năm người này đã từng lái máy bay chuyên cơ chở Lãnh tụ Cu Ba Phidel Cas-tro vào thăm chiến trường miền Nam Việt Nam. Năm người đó gồm: ông Nguyễn Văn Oanh (Phi cơ trưởng), ông Phan Hồng Tâm (Phi cơ phó), ông Đoàn Minh Hội (hoa tiêu), ông Nguyễn Văn Hợi (kỹ sư bay) và ông Hồ Văn A (phụ trách thông tin). Trong số họ, chúng tôi mới chỉ tìm gặp được ông Oanh và ông Hội. Ngoài năm người chính kể trên, còn có hai nữ tiếp viên nữa bay cùng, nhưng chúng tôi chưa tìm gặp được.

Để trở thành và vinh dự được chọn lái chuyên cơ, theo ông Nguyễn Văn Oanh, họ phải được lựa chọn rất kỹ. Thứ nhất là sức khỏe phải tốt, luôn đảm bảo. Thứ hai là lý lịch gia đình cũng phải đảm bảo tin cậy tuyệt đối. Riêng phi cơ trưởng thì cần thêm yêu cầu thứ ba là trình độ lái ở loại khí tượng nào cũng phải đảm bảo được an toàn. Trước khi được chọn vào tổ lái chuyên cơ, họ đều được qua Liên Xô cũ học về hàng không.

Ông Nguyễn Văn Oanh, hiện ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Quê ông ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Đi bộ đội từ năm 1953, sau năm 1954, ông được tuyển vào không quân. Từ năm 1955, ông học lái máy bay ở trường Hàng không Ba-la-xốp, thuộc Nga. Ông Oanh thuộc khóa đầu tiên của không quân Việt Nam. Ông Đoàn Minh Hội, hoa tiêu của chuyến bay trên, nhà ở đường Đống Đa, quận Tân Bình, TP.HCM. Ông Hội quê ở Sóc Sơn, Hà Nội, theo gia đình vào miền Nam từ nhỏ. 15 tuổi, Đoàn Minh Hội đi bộ đội thuộc tỉnh đội Mỹ Tho, Tiền Giang. Năm 1954, ông Hội tập kết ra Bắc. Thời gian sau, ông Hội theo học ở trường Ki-rô-vô-grát (trường Hoa tiêu cao cấp của Liên Xô cũ), thuộc Ukraine. Ông học từ năm 1965, đến 1966 thì về nước và phục vụ trong không quân. Nhiệm vụ của hoa tiêu là dẫn đường cho máy bay bay và khi lên, xuống sân bay. Nếu không có hoa tiêu, khi trời

có mây hay khi khí tượng không tốt, máy bay sẽ không hạ cánh được. Với họ, những người lính không quân, mỗi chuyến bay là một trách nhiệm và vinh dự to lớn…

*Chuyến bay lịch sửChuyến bay chở Chủ tịch Phidel Castro được

tổ chức trên chuyên cơ mang số hiệu VN 1094 do Liên Xô cũ sản xuất. Tổ bay mang ký hiệu AN24. Tiễn lãnh tụ Phidel Castro ra sân bay Gia Lâm - Hà Nội, có cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng mỗi khi nhớ lại chuyến bay chở lãnh tụ Cu Ba vào thăm chiến trường miền Nam, ông Oanh và ông Hội đều thấy tự hào. Ông Hội kể: “Cuối tháng 12/1972, chúng ta đánh thắng Mỹ với chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội. Tháng 3/1973, Chủ tịch Phidel qua thăm Việt Nam và ngỏ ý muốn đi thăm chiến trường miền Nam. Lúc đó còn nhiều tổ bay chuyên cơ khác, nhưng chúng tôi may mắn được cấp trên giao nhiệm vụ đặc biệt đó… Khoảng 8 giờ sáng ngày 16/9/1973, chúng tôi được lệnh chở lãnh tụ Phidel Castro vào thăm chiến trường miền Nam. Trước đó, chúng tôi được tin lãnh tụ Phidel sang thăm Việt Nam và có ý định vào thăm chiến trường miền Nam, nhưng không biết ai sẽ vinh dự được chở vị khách quý, vị khách đặc biệt đó. Đến khi cấp trên quyết định giao cho chúng tôi, thì chúng tôi rất phấn khởi, tự hào”.

Trên chuyến bay, Chủ tịch Phidel ngồi trong buồng khách, nhưng đã ra tận buồng lái thăm tổ lái. “Khi bay qua những địa danh quan trọng, chúng tôi đều chỉ cho ông Phidel biết. Chẳng hạn như bay qua sông Hiền Lương, có cây cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị, là nơi vĩ tuyến 17, chúng tôi chỉ cho ông thấy” - ông Oanh kể.

Do được nghiên cứu, theo dõi khí tượng thời tiết kỹ, để chuẩn bị cho chuyến bay từ mấy ngày trước đó nên chuyến bay rất thuận lợi, gặp thời tiết tốt. Khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, đoàn đáp xuống sân bay Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đó là một sân bay dã chiến, nền sân bay được lót bằng ghi sắt. Một bên sân bay là núi, bên kia là trảng cát dài và biển. Lãnh đạo và nhân dân Đồng Hới, Quảng Bình tổ chức một đoàn ra đón lãnh tụ Phidel tại sân bay. Sau đó, xe ô tô chở Chủ tịch

Phidel Castro vào thăm vùng giải phóng và chiến trường miền Nam. Để giữ bí mật tuyệt đối cho chuyến đi của lãnh tụ Phidel, ngay sau đó tổ bay được lệnh bay trở về sân bay Gia Lâm.

*Biểu tượng cho tình hữu nghị sắt sonKhi lãnh tụ Phidel Castro hoàn thành

chuyến thăm chiến trường miền Nam, tổ bay lại được lệnh bay vào Đồng Hới, chở vị khách quý về Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - lúc đó làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã ra đón đoàn ở sân bay Gia Lâm. Cả tổ bay được vinh dự chụp ảnh lưu niệm với lãnh tụ Phidel và hai nhà lãnh đạo vĩ đại của chúng ta. Bức ảnh do ông Đinh Đăng Định (người phụ trách chụp ảnh của Chính phủ) chụp. Sau đó, tổ bay được mời về dùng cơm trưa với Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Văn phòng Thủ tướng.

Gần bốn mươi năm sau ngày kỷ niệm quan trọng đó, ông Đoàn Minh Hội vẫn còn nhớ rất rõ là lúc đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp mặc một bộ quân phục màu xanh mới tinh, rất đẹp mà lần đầu tiên Đại tướng mặc. “Lúc đó, ai cũng khen là Đại tướng mặc bộ đồ đó trông rất trẻ và rất đẹp” - ông Hội cười hóm hỉnh, nói. Bức ảnh đen trắng đó đến nay vẫn còn và được những người trong cuộc coi như một báu vật của đời mình. Hiện bức ảnh đó vẫn hiện diện trang trọng trong nhà ông Nguyễn Văn Oanh và ông Đoàn Minh Hội.

Thời gian đã trôi xa, nhưng ký ức về chuyến bay đó vẫn in đậm trong lòng những người phi công già. Bởi chuyến bay đó đã trở thành lịch sử, mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, to lớn với hai đất nước, hai dân tộc, hai Chính phủ Việt Nam - Cu Ba. Chuyến bay đó mang thông điệp, ý nghĩa biểu tượng, minh chứng cho lòng yêu chuộng hòa bình, tình hữu nghị và tình cảm giai cấp vô sản quốc tế sắt son, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay biên giới quốc gia.

Vào ngày 1/5/2009, kỷ niệm 50 năm thành lập Đoàn bay 919, tổ bay năm người đã gặp mặt tại Hà Nội và chụp chung hình lưu niệm. Đoàn bay 919 là đoàn bay chuyên cơ. Ngoài trách nhiệm chở các lãnh tụ đi công cán, trong thời chiến, đoàn có thêm nhiệm vụ là vận tải quân sự, thuộc Trung đoàn Không quân vận tải. Sau hòa bình, đoàn bay trở thành đoàn bay chuyên cơ và dân dụng, thuộc hãng hàng không Việt Nam Airline.

Gặp những ngươi chở Lãnh tụ Phidel Castro vào thăm chiến trương miền Nam

Nguyên Thịnh

Bức ảnh ngày 1.5.2009 của tổ bay AN24 chụp tại Hà Nội. Trong ảnh, người ngoài cùng, bên phải là ông Oanh. Người thứ hai, từ trái qua, là ông Hội - ảnh do ông Hội cung cấp.

Chủ tịch Cu Ba Phidel Castro, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp hình lưu niệm cùng tổ bay AN24 do ông Nguyễn Văn Oanh làm cơ trưởng tại sân bay

Gia Lâm năm 1973.

Ông Nguyễn Văn Oanh và bức ảnh lưu niệm quý báu

Page 24: So 146 chuyen in

24 Số 146 - Tháng 12/2016CHỈ ĐẠO - ĐIỀU HÀNH

Sáng ngày 27/11 tại TP.HCM, Cục Hành chính - Quản trị II thuộc Văn phòng Chính phủ đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhất . Cũng trong dịp này, có một Lãnh đạo Cục được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; có 8 cán bộ, CNV được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen và 4 cán bộ, CNV nhận được Bằng khen của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Đến tham dự Lễ kỷ niệm có: Đ/c Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM; Đ/c Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đ/c Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Thủ tướng Chính phủ; Đ/c Trương Vĩnh Trọng, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng; các Đ/c Lãnh đạo đại diện các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố, cùng các Đ/c nguyên là Lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ qua các thời kỳ.

*Từ chặng đường gian khó 40 năm trước…Lật lại lịch sử cách đây 40 năm,

sau phiên họp của Hội đồng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, bộ máy làm việc của Hội đồng Chính phủ là Văn phòng Thủ tướng được tăng cường và xác định các nhiệm vụ chính, cần thiết cho hoạt động của Chính phủ và các Bộ. Yêu cầu cấp bách trong thời gian này là Văn phòng Thủ tướng phải sớm kiện toàn, thống nhất về mọi mặt, phục vụ tốt mọi hoạt động của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, Ban Thường vụ Hội đồng Chính phủ…

Từ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình mới nêu trên, ngày 29/11/1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 235-CP, thành lập Cục Quản trị II thuộc Văn phòng Thủ tướng để phục vụ các hoạt động của Hội đồng Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan đặc biệt khác về các mặt sinh hoạt, đi lại, phương tiện làm việc tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đến năm 1992, Cục Quản trị II được đổi tên thành Cục Hành chính - Quản trị II theo Quyết định số 212/TT ngày 31/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua chặng đường 40 năm, từ những năm đầu mới thành lập cho đến nay, Cục Hành chính - Quản trị II đã vinh dự phục vụ cho Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các chuyến công tác tại miền Nam để quản lý, chỉ đạo điều hành trong những năm đầu đất nước thống nhất; đóng góp tích cực phục vụ hậu cần, giúp việc Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo; thúc đẩy kinh tế - xã hội,

tổ chức lại sản xuất, phát triển nông nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới; nắm tình hình, đánh giá nhiều chính sách, giải pháp, giải quyết các vấn đề đời sống và xã hội tại các tỉnh Miền Nam để thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn mà Đại hội VI của Đảng đã đề ra. Có thể nói đây là giai đoạn cán bộ, công chức, người lao động Cục Hành chính - Quản trị II vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong thời kỳ bao cấp và không ngừng phấn đấu vươn lên để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã được Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ giao phó.

…Và tiếp tục thành quả ngày hôm nayVới tinh thần trách nhiệm cao,

đoàn kết, chung sức, chung lòng, tập thể cán bộ công chức, người lao động của Cục đã nỗ lực hoàn thành hiệu quả công tác phục vụ hậu cần kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn chủ

động đưa ra nhiều biện pháp, cải tiến công tác phục vụ để nâng tầm, bảo đảm chất lượng, yêu cầu phục vụ các hội nghị của Chính phủ được triển khai tại phía Nam.

Những năm gần đây, công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật, lễ tân phục vụ các hoạt động, sự kiện đối nội, đối ngoại, các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, tại địa bàn phía Nam luôn được thực hiện chu đáo, tận tình, hiệu quả và bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn. Đặc biệt là công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị để phục vụ lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tham dự lễ Kỷ niệm 40 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước; phục vụ Hội nghị Thủ tướng với các doanh nghiệp; Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ các chuyên gia, tri thức, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và rất nhiều chương trình hội nghị, làm việc quan trọng khác nữa.

Đồng chí Mai Tiến Dũng - Ủy viên TW Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã phát biểu chỉ đạo Cục Hành chính - Quản trị II tại buổi lễ, yêu cầu đơn vị làm tốt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn, quản lý tài chính, tài sản phương tiện, sổ sách Nhà nước theo phương thức công tác bảo vệ giữ gìn an ninh trong toàn cơ quan. Đ/c Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, ngoài nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao thì phải quản lý các công trình thật chặt chẽ, nhất là quản lý tốt Hội trường Thống Nhất và tòa nhà Cục Hành chính - Quản trị II. Tại đây có ý nghĩa lịch sử gắn liền với những thắng lợi, thành quả đạt được của Đất nước ta trong nhiều năm qua. Không dừng lại ở đó, Cục Hành chính - Quản trị II cần phối hợp với các đơn vị của Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác quản lý và báo cáo kịp thời những vấn đề nổi cộm của tình hình kinh tế - xã hội phía Nam, nhất là vấn đề nhạy cảm, bức xúc và dư luận mà xã

hội đang quan tâm để phục vụ công tác tham mưu cho Chính phủ. “Thời gian tới Văn phòng Chính phủ sẽ tăng cường thêm nhiệm vụ của Cục Hành chính - Quản trị II là đảm nhiệm phải có sự gắn kết, kết nối với địa phương các tỉnh, thành phố phía Nam, làm tốt công tác cung cấp thông tin, công tác nghiên cứu, tăng cường thêm cán bộ, tăng cường thêm công việc để kết nối” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Điều lưu ý cuối cùng mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng muốn nhắn nhủ là, Cục Hành chính - Quản trị II cần phải quan tâm đến việc học tập; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa. Tất cả các công việc đều có kịch bản; công việc phải được phân công đến từng người, từng việc, không chồng chéo. Từ đó quan tâm đến chế độ chính sách, phát huy xứng tầm của cán bộ công chức, người lao động; xây dựng Đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thay mặt Cục Hành chính - Quản trị II, Đ/c Ngô Anh Thư - Bí thư Đảng ủy, Quyền Cục trưởng Cục Hành chính - Quản trị II, xin hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phục vụ Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ngày càng tốt hơn nữa.

“Với các thành tích, kết quả đạt được như hôm nay. Thay mặt đơn vị, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng ủy, Lãnh đạo, Công đoàn Văn phòng Chính phủ; sự phối hợp công tác đầy trách nhiệm và nhiệt tình của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ; các cơ quan, đơn vị Trung ương tại TP.HCM và Đà Nẵng; Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố phía Nam, để Cục Hành chính - Quản trị II hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Văn phòng Chính phủ giao” - Ông Ngô Anh Thư khẳng định.

Cục Hành chính - Quản trị II: 40 NĂM NỖ LỰC PHÁT TRIỂN

Phước Lập - Nhân Trần

Đồng chí Mai Tiến Dũng trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc của Cục Hành chính - Quản trị II.

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Phó Vụ trưởng Vụ 1 Ban Tôn giáo Chính phủ

Đặng Trung Thành; cùng Nhà báo Hồ Minh Sơn - Phó TBT Báo Thời báo MêKông chụp ảnh lưu niệm.

Đồng chí Mai Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm