tài liệu hướng dẫn thực hành dược lâm sàng.v2

26
TS.DS. Võ Thị Hà Bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội, Khoa Dược, Đại học Y Dược Huế 07/03/2016 Tài liệu thực hành Dược lâm sàng V2

Upload: ha-vo-thi

Post on 08-Jan-2017

2.492 views

Category:

Health & Medicine


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

TS.DS. Võ Thị Hà

Bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội,

Khoa Dược, Đại học Y Dược Huế

07/03/2016

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng V2

Page 2: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 1

Nội dung thực hành lớp D4 do Giảng viên Võ Thị Hà phụ trách

1. Lịch thực hành ..................................................................................................................... 2

2. Chia nhóm, tổ thực hành cho các buổi thực hành kể trên ................................................... 2

3. Tổ chức buổi thực hành ....................................................................................................... 2

4. Đánh giá .............................................................................................................................. 3

5. Thực tập tìm thông tin thuốc ................................................................................................ 4

6. Giới thiệu vai trò của DS lâm sàng, hoạt động DLS trong BV ......................................... 22

7. Sai sót trong sử dụng thuốc và can thiệp dược .................................................................. 25

8. Xét nghiệm máu, hóa sinh máu, nước tiểu, dịch cơ thể .................................................... 25

9. Tư vấn sử dụng thuốc tại quầy thuốc cộng đồng .............................................................. 25

10. Phân tích ca lâm sàng ........................................................................................................ 25

Page 3: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 2

Thực hành Dược lâm sàng – Hệ CQ Lớp D4

1. Lịch thực hành do Giảng viên Võ Thị Hà phụ trách

Tuần Nội dung thực hành

7-13/3/2016 Thực tập tìm Thông tin thuốc

14-20 Giới thiệu vai trò của DS lâm sàng, hoạt động DLS trong BV

21-27 Sai sót trong sử dụng thuốc và can thiệp dược

28.3-3/4/2016 Xét nghiệm máu, hóa sinh máu, nước tiểu, dịch cơ thể

4-10/4/2016 Tư vấn sử dụng thuốc tại quầy thuốc cộng đồng

Chưa xác định

thời gian

Phân tích ca lâm sàng

2. Chia nhóm, tổ thực hành cho các buổi thực hành kể trên

- Lớp chia làm 5 nhóm: Nhóm 1 (34 SV), Nhóm 2 (33 SV), Nhóm 3 (35 SV), Nhóm 4

(33 SV), Nhóm 5 (34 SV)

- Mỗi nhóm lại chia làm 6 tổ. Mỗi tổ ít nhất 5 sinh viên.

Nhóm 1 và Nhóm 5: Tổ 1 gồm STT 1-6. Tổ 2 gồm STT 7-12. Tổ 3 gồm STT

13-18. Tổ 4 gồm STT 19-24. Tổ 5 gồm STT 25-29. Tổ 6 gồm STT 30-34

Nhóm 2 và Nhóm 4: Tổ 1 gồm STT 1-6. Tổ 2 gồm STT 7-12. Tổ 3 gồm STT

13-18. Tổ 4 gồm STT 19-23. Tổ 5 gồm STT 24-28. Tổ 6 gồm STT 29-33.

Nhóm 3: Tổ 1 gồm STT 1-6. Tổ 2 gồm STT 7-12. Tổ 3 gồm STT 13-18. Tổ 4

gồm STT 19-24. Tổ 5 gồm STT 25-30. Tổ 6 gồm STT 31-35.

3. Tổ chức buổi thực hành

Trước buổi thực hành 1 tuần:

o Giảng viên sẽ gửi chủ đề riêng cho từng tổ thông qua lớp trưởng, nhóm

trưởng để chuẩn bị tổ chuẩn bị slide báo cáo vào buổi thực hành.

Ngày thực hành:

o Các tổ lần lượt báo cáo. 15 phút/1 tổ X 6 tổ = 1h30 phút

Thời gian báo cáo miệng: 10 phút. Số lượng slide: 10-15 slide. Có thể

chỉ một người đại diện báo cáo hoặc nhiều người cùng báo cáo cho một

tổ.

Sau khi Tổ báo cáo, sẽ có 5 phút dành cho các tổ khác và giảng viên

đặt câu hỏi.

Page 4: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 3

o Giảng viên giới thiệu bằng slide = 1h30

o Thảo luận, tổng kết = 30 phút

Một ngày sau khi kết thúc buổi thực hành

Tổ trưởng gửi slide báo cáo đã được sửa chửa, bổ sung theo góp ý của mọi người về

địa chỉ email của giảng viên phụ trách: [email protected]. Tiêu đề email:

“Slide-Nhóm A-Tổ B”

4. Đánh giá

- Mỗi buổi báo cáo thực hành sẽ có một điểm chung cho 1 tổ.

- Tiêu chuẩn đánh giá :

+ Nội dung slide : 6 điểm

+ Kỹ năng báo cáo : 2 điểm (Báo cáo đúng thời gian : 0,5 điểm).

+ Chất lượng thảo luận, trả lời câu hỏi : 2 điểm

Page 5: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 4

5.Thực tập tìm thông tin thuốc

Mục tiêu:

Sau buổi thực hành, sinh viên có thể:

1. Phân biệt nguồn thông tin cấp 1, cấp 2, cấp 3 và ưu – nhược điểm của chúng.

2. Thực hiện tra cứu thông tin thuốc một cách hệ thống để trả lời câu hỏi trên lâm sàng

3. Nắm một số nguồn thông tin chuyên môn quan trọng

Giới thiệu

Cung cấp thông tin thuốc là một trách nhiệm cơ bản của tất cả các dược sĩ. Với khối lượng

thông tin thuốc ngày càng phong phú, đa dạng cũng như vai trò của dược sĩ trong việc tư vấn

dùng thuốc an toàn, hiệu quả, kinh tế ngày càng được nhấn mạnh, thì việc dược sĩ có kĩ năng

cung cấp thông tin thuốc chính xác là cực kì quan trọng.

Các hoạt động thông tin thuốc

Có nhiều hoạt động thông tin thuốc khác nhau được thực hiện bởi DS phụ thuộc vào từng cơ

sở y tế. Bao gồm:

- Trả lời câu hỏi về thông tin thuốc của bệnh nhân, cán bộ y tế

- Biên soạn các tài liệu giáo dục về các chủ đề liên quan thuốc như sử dụng thuốc hợp lý, cập

nhật hướng dẫn điều trị, thông tin cảnh giác dược

- Cung cấp thông tin đánh giá về hiệu quả, an toàn, chi phí thuốc để xây dựng danh sách thuốc

phục vụ đấu thầu thuốc

- Tham gia biên soạn các hướng dẫn điều trị, các phác đồ điều trị, các protocol dùng thuốc,

các tiêu chuẩn đánh giá thuốc

- Tham gia vào việc đánh giá và phòng các phản ứng có hại của thuốc, hoạt động cảnh giác

dược

Các loại nguồn thông tin thuốc

Cấp Ưu điểm Nhược điểm

Cấp 1: Các nghiên

cứu lâm sàng, các

bài báo khoa học

(ca bệnh, bệnh

chứng, đoàn hệ,

RCT…)

• Cung cấp thông tin chi tiết,

phong phú

• Hầu hết được thẩm định

(peer-reviewed) => đáng tin

cậy

• Khả năng ứng dụng các kết

quả nghiên cứu vào chăm sóc

bệnh nhân

• Cập nhật hơn so với nguồn

cấp hai và cấp ba

• Kết luận có thể không đúng vì chỉ

dựa vào một thử nghiệm, thiếu tính

khái quát

• Phương pháp sai => kết luận sai

• Yêu cầu người đọc có kĩ năng

đánh giá mức độ tin cậy

• Cần nhiều thời gian để thông tin

được chấp nhận rộng rãi

Page 6: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 5

Cấp 2: Các cơ sở

dữ liệu cho phép

tra cứu danh mục

hay tóm tắt các tài

liệu thông tin cấp

một (PubMed,

Embase,…)

• Truy cập nhanh đến thông tin

cấp một

• Giúp nhìn bao quát và/hoặc

thông tin ngắn gọn về chủ đề

• Thông tin thường được cập

nhật

• Các thông tin nhìn chung dẫn

từ các nguồn được thẩm định

• Có một “độ trễ” về thời gian

• Số lượng tạp chí đưa vào danh

mục phụ thuộc vào tiêu chí, nội

dung của từng CSDL

• Yêu cầu người đọc có kĩ năng tìm

kiếm thông tin

Cấp 3: chọn lọc,

tóm tắt từ nguồn

thông tin cấp một,

được chấp nhận

như tài liệu chuẩn

trong thực hành y

dược (sách giáo

khoa, sách chuyên

khảo, hướng dẫn

điều trị…)

• Thuận tiện, dễ tiếp nhận

• Được chia thành các lĩnh vực

cụ thể (tương tác thuốc, dùng

thuốc trong thai kì, tác dụng

phụ…)

• Thường được chấp nhận

trong thực hành lâm sàng

• Ngắn gọn, súc tích, độ khái

quát hóa cao

• Có một “độ trễ” về thông tin

• Hạn chế về dung lượng văn bản

=> thông tin không đầy đủ

• Thường có ảnh hưởng bởi tác giả

(nhấn mạnh/hạn chế…)

• Mất tính chính xác và tin cậy nếu

tài liệu cấp một không tốt

Yêu cầu của thông tin thuốc

Yêu cầu đối với thông tin thuốc là: khách quan, trung thực; chính xác đầy đủ; được phân tích

và so sánh; được biểu diễn dưới dạng bảng biểu, hình vẽ; được định hướng đối tượng cần

cung cấp thông tin; luôn được cập nhật theo dõi và luôn được hệ thống hóa [1].

Đối với thông tin thuốc trong quảng cáo, cần đạt các tiêu chuẩn đạo đức cần thiết. Thông tin

thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử

dụng thuốc [5].

Phương pháp có tính hệ thống để trả lời câu hỏi về thông tin thuốc

Khi một dược sĩ (DS) nhận được câu hỏi của nhân viên y tế hay bệnh nhân. DS có những lựa

chọn sau:

- Trả lời ngay lập tức từ trí nhớ của mình

- Gọi lại để trả lời sau

- Trả lời câu hỏi để cung cấp một thông tin đúng, hoàn chỉnh về vấn đề đó.

Trong trường hợp thứ 3, DS cần áp dụng "phương pháp có tính hệ thống để trả lời câu hỏi về

thông tin thuốc" (tên tiếng Anh là "Sytematic Approach for Responding to Drug Information

Request"). Phương pháp này được đề xuất lần đầu tiên bởi Watanabe và cộng sự năm 1975.

Phương pháp được thay đổi ít nhiều theo thời gian. Phương pháp này gồm 8 bước:

Bước 1: Xác định thông tin về người đặt câu hỏi

Page 7: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 6

- Nhận "câu hỏi ban đầu"

- Thông tin về người đặt câu hỏi như nghề nghiệp (vd, bác sĩ, dược sĩ, y tá, bệnh nhân) để

biết được kiến thức, kinh nghiệm của họ, và điều chỉnh ngôn ngữ, nội dung câu trả lời cho

phù hợp với từng đối tượng.

Ví dụ: Nếu một bệnh nhân và bác sĩ hỏi về thuốc mới Prandin® tác dụng như thế nào

(đặc điểm được dược lý), thì mức độ chuyên sâu cũng như ngôn ngữ trả lời với hai đối

tượng là khác nhau. Ví dụ, DS không nên thông tin với bệnh nhân rằng thuốc mới này

là thuốc đầu tiên thuộc nhóm meglitinide được công nhận và là thuốc làm hạ glucose

huyết bằng cách giải phóng insulin để điều trị đái tháo đường type 2. Câu trả lời này

không thích hợp vì bệnh nhân không quen với các thuật ngữ chuyên môn này. Tương

tự, DS cũng không nên thông tin với bác sĩ là thuốc mới này hoạt động bằng cách cải

thiện con đường mà cơ thể chuyển hóa đường, giúp hạ đường trong máu".

- Cách thức gửi câu trả lời:

+ Phương tiện: địa chỉ, email, số điện thoại, fax.

+ Khối lượng thông tin: Thông tin cần cung cấp trong bao nhiêu trang giấy.

+ Sự khẩn cấp của câu trả lời: cần trả lời ngay, sau vài giờ hay sau vài ngày, vài tuần.

Bước 2: Xác định câu hỏi thực sự

Các câu hỏi có thể chia làm 2 loại:

Câu hỏi đính tính: mục đích nhằm tìm hiểu ý nghĩa của một hiện tượng. Chúng hỏi về

kinh nghiệm của một cá nhân hay quần thể về một tình huống nào đó.

Câu hỏi định lượng: mục đích nhằm tìm hiểu mối liên hệ nguyên nhân-hệ quả bằng cách

so sánh hai hay nhiều cá nhân/quần thể liên quan về kết quả liên quan đến một can

thiệp/phơi nhiễm nào đó.

Các mô hình đặt câu hỏi

Các mô hình đặt câu hỏi sau sẽ giúp xác định các từ khóa quan trọng của câu hỏi.

A.Câu hỏi định tính: Mô hình PS

Trong đó:

P - Patient/population: bệnh nhân/quần thể

S - Situation: hiện tượng, tình huống

Mô hình PS: "Kinh nghiệm của P trong tình huống S như thế nào ?"

Ví dụ: "Sử dụng thuốc amoxicillin để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc cho bệnh nhân

trước khi tiến hành thủ thuật răng miệng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gì cho bệnh

nhân ?"

B. Câu hỏi định lượng: Mô hình PICO(T)

Page 8: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 7

Câu hỏi định lượng có thể có nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả có thể trình bày dưới mô hình

PICO(T). Trong đó:

P - Patient/population: bệnh nhân/quần thể

I - Intervention: can thiệp hay phơi nhiễm

C-Comparator: tình huống đối chứng, tình huống so sánh

O-Outcome: kết quả

T-Time: quảng thời gian theo dõi, đánh giá

PICO(T) Bệnh

nguyên

Chẩn đoán Liệu pháp

điều trị

Phòng bệnh Tiên lượng

P-Population

(bệnh

nhân/quần

thể)

Đặc điểm của bệnh nhân/quần thể (như giới, tuổi, dân tộc) với tình trạng

bệnh. Ví dụ: bệnh nhân nam châu Á 56 tuổi bị đái tháo đường typ 2

I - Intervention

(can thiệp hay

phơi nhiễm)

Phơi nhiễm

một yếu tố

nguy cơ nào

đó

Công cụ hay

thủ thuật

chẩn đoán

nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp nào đó

C-Comparator

(Đối chứng)

Vắng mặt

một yếu tố

nguy cơ nào

đó

Công cụ hay

thủ thuật

chẩn đoán

thay thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

Thuốc hay

thủ thuật can

thiệp thay

thế

O-Outcome

(Kết quả)

Tiến triển

của bệnh

Hiệu quả

của chẩn

đoán

Hiệu quả

quản lý bệnh

Hiệu quả

phòng bệnh

Giảm tái

phát hoặc

không xuất

hiện bệnh

mới

T-Time

(Thời gian)

Quảng thời gian cần để can thiệp phát huy hiệu quả HOẶC thời gian theo

dõi bệnh nhân. Ví dụ: 6 tháng theo dõi trẻ sau sinh.

Bệnh nguyên:

"Liệu P phơi nhiễm với I sau một thời gian T có nguy cơ cao hơn bị O khi so sánh với C ?"

Ví dụ: "Liệu một phụ nữ hút thuốc lá sau thời gian 10 năm hoặc hơn có nguy cơ cao

hơn bị ung thư vú khi so sánh với phụ nữ không hút thuốc lá ?"

Chẩn đoán:

Page 9: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 8

"Liệu P thực hiện I thì hiệu quả hơn C sau một thời gian T để O ?"

Ví dụ: "Liệu việc trao đổi với bố mẹ và trẻ 5-10 tuổi bởi bác sĩ là hiệu quả hơn so với

chỉ trao đổi với bố mẹ sau một quá trình thăm khám 4 tuần trong việc chẩn đoán trầm

cảm ?"

Liệu pháp điều trị:

"Với P, liệu I có dẫn đến O khi so sánh với C sau một quảng thời gian T ?"

Ví dụ: "Với bệnh nhân bị loãng xương, liệu dùng dụng cụ cố định hông có dẫn đến

giảm chấn thương do ngã khi so sánh với liệu pháp dùng thuốc điều trị loãng xương

chuẩn ?

Phòng bệnh:

"Với P, liệu I có dẫn đến O khi so sánh với C sau một thời gian T ?"

Ví dụ: "Ở khoa cấp cứu, liệu việc xây dựng một bồn rửa tay vô khuẩn ở hành lang có

làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện so với không xây dựng bồn rửa tay vô

khuẩn sau thời gian 1 năm thử nghiệm ?"

Tiên lượng

"Liệu thực hiện I với P có dẫn đến O sau thời gian T khi so sánh với C ?"

Ví dụ: "Liệu việc gửi tin nhắn nhắc nhở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 điều trị tại

nhà dùng thuốc có dẫn đến bệnh nhân ít quên dùng thuốc hơn sau thời gian 6 tháng

điều trị đầu tiên khi so sánh với việc không gửi tin nhắn nhắc nhở ?"

Dược sĩ cần xác định:

- Câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể hay câu hỏi chung chung. Nếu liên quan

đến một bệnh nhân cụ thể thì chẩn đoán bệnh, các thuốc điều trị và thông tin y khoa liên quan

đến bệnh nhân

- Diễn đạt lại "câu hỏi ban đầu" thành "câu hỏi thực sự" để phục vụ cho việc tìm kiếm

câu trả lời được hiệu quả. Bởi vì đôi khi câu hỏi được diễn đạt không chính xác hoặc người

đặt câu hỏi có thể không biết làm sao đặt câu hỏi cho phù hợp.

Ví dụ: DS được hỏi "Liều của amoxicillin (Amoxil®) là bao nhiêu ?". Đây là câu hỏi

định tính nên áp dụng mô hình PS, ở đây Liều của amoxicillin là S -Situation. Câu hỏi

này có thể được trả lời lập tức (và có thể không chính xác) rằng liều thông thường là

500mg mỗi 8h. Câu hỏi này cũng có thể được trả lời chính xác hơn nếu thu thập thông

tin chung liên quan đến P-Patient/Population (bệnh nhân/quần thể). Cần xác định là

Page 10: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 9

liệu câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể hay là câu hỏi chung chung để điều trị

một bệnh nào đó. Nếu câu hỏi liên quan đến một bệnh nhân cụ thể, thì những thông tin

quan trọng sau phải được bổ sung như tuổi, cân nặng, tiền sử dị ứng, loại nhiễm

khuẩn, các bệnh mắc kèm, các thuốc dùng kèm, dạng bào chế ưu tiên (nhũ dịch đường

uống, viên nang, viên có thể nhai được), chức năng thận. Liều amoxcillin có thể là

500mg cho mỗi 8h đối với nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc 2g như một liều đơn một

giờ trước các thủ thuật để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc. Liều amoxicillin còn thay

đổi tùy theo chức năng thận và tương tác thuốc. Sau khi hỏi thêm về thông tin chung,

DS có thể xác định được câu hỏi thực sự là "Liều của amoxicillin (Amoxil®) trước

một thủ thuật về răng để phòng nhiễm khuẩn nội tim mạch ở bệnh nhân nam 18 tuổi là

bao nhiêu".

Bước 3: Phân loại câu hỏi thực sự

Phân loại câu hỏi là bước quan trọng vì giúp phát triển chiến thuật tìm kiếm thông tin hiệu

quả hơn và xác định nguồn thông tin nào cần dùng.Ví dụ về phân loại các câu hỏi thành các

chủ đề : Tác dụng có hại của thuốc, cảnh giác dược/Chống chỉ định/Liều-Cách dùng/Điều

chỉnh liều khi suy thận/Tương kị, ổn định/Tương tác thuốc/Sự có sẵn của thuốc/Bào chế/Xác

định chế phẩm thuốc bằng cảm quan/Dược động học/An toàn cho phụ nữ có thai/Độc

tính/Thực hành dược/Dược điều trị.

Ví dụ: Nếu câu hỏi về liều của amoxicillin thì có thể phân loại là "Liều". Và các sách

tra cứu sau có thể hữu ích "Dược thư quốc gia Việt Nam", "American Hospital

Formulary Service", "Facts and Comparisons". Nếu liên quan đến tương tác thuốc giữa

warfarin (Coumadin®) và aspirin thì câu hỏi nên phân loại là "Tương tác thuốc" và

nên tìm ở cuốn sách chuyên về tương tác thuốc như "Drug Interaction Facts" và

"Hansten and Horn's Drug Interactions Analysis and Management".

Bước 4: Phát triển chiến lược tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm

Chọn nguồn tài liệu tra cứu: DS nên chọn và ưu tiên các nguồn thông tin dựa trên khả năng

tìm được thông tin mong muốn cao nhất. Có thể lập một danh sách các nguồn tài liệu tham

khảo theo các phân loại này để dễ định hướng tìm nguồn thông tin. Tuy nhiên, mỗi DS tùy

theo tính chất công việc hiện tại nên tự lập một danh sách các tài liệu tham khảo cho mỗi cá

nhân (xem Phụ lục).

Chọn thủ thuật tìm kiếm

Ví dụ: với bệnh nhân bị loãng xương, liệu dùng dụng cụ cố định hông có dẫn đến giảm

chấn thương do ngã khi so sánh với liệu pháp dùng thuốc điều trị loãng xương chuẩn ?

Xác định các từ khóa quan

trọng theo mô hình

PICO(T).

P: bệnh nhân loãng xương

I: dụng cụ cố định hông

C: thuốc

O: chấn thương do ngã

Page 11: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 10

Tìm từ đồng nghĩa, gần

nghĩa, trái nghĩa

P: nhuyễn xương, yếu xương, loạn dưỡng xương

I: dụng cụ chấn thương chỉnh hình, dụng cụ cố định xương,

Tìm từ tiếng Anh, Pháp

(dùng các từ điển chuyên

ngành Việt-Anh, Việt Pháp,

từ điển online, Google

translator)

P: loãng xương : osteoporosis

I: dụng cụ cố định hông: hip protector

dụng cụ chấn thương chỉnh hình:

O: fractures

Sử dụng các thuật toán tìm

kiếm như AND (tìm các từ

đồng thời), OR (tìm ít nhất

một trong các từ khóa), "...."

(tìm chính xác toàn bộ từ

trong ngoặc kép)

"osteoporosis hip protector"

"osteoporosis AND hip protector"

"osteoporosis AND hip protector AND guideline"

" osteoporosis drug hip protector fractures"

Các trang tìm kiếm Google scholar: http://scholar.google.fr/schhp?hl=fr

Google

Pubmed: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed

Thường phải áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau, thay đổi từ khóa, thay đổi cách phối hợp,

thây đổi ngôn ngữ tìm kiếm, thay đổi cơ sở dữ liệu tìm kiếm, thay đổi thủ thuật tìm kiếm tiếp

theo sau khi tìm được một vài từ khóa chính xác hơn từ những tài liệu ban đầu tìm kiếm

được....Cùng với kinh nghiệm và thời gian, DS sẽ dần hình thành kĩ năng tìm kiếm hiệu quả

hơn.

Tiến hành tìm kiếm có tính hệ thống

- Làm quen với 3 cấp độ nguồn thông tin. Việc tìm kiếm nên đi từ cấp độ 3 (như sách tham

khảo) bởi vì thông tin thường cô động, hệ thống, dễ sử dụng; sau đó tiến đến cấp độ 2 (như

các cơ sở dữ liệu PubMed, International Pharmaceutical Abstracts) để có được nhiều nguồn

thông tin tổng hợp và cuối cùng dùng cấp độ 1 (như các nghiên cứu đơn lẻ, các nhận định,

đánh giá gửi nhà xuất bản (letters to the editor)).

- Nên tra cứu ở những nguồn thông tin khác nhau, ở cả 3 cấp độ để tận dụng được ưu điểm

của từng cấp độ.

Ví dụ:

Để tra liều của amoxicillin để dùng trước khi phẫu thuật răng miệng nhằm phòng viêm

nội tim mạc. Nguồn tài liệu ưu tiên nhất là sách tra cứu chuyên ngành như American

Hospital Formulary Service [AHFS] or Facts and Comparisons) được tra cứu đầu tiên.

Tuy nhiên, sau khi tham khảo hai nguồn này, có sự khác nhau về khuyến cáo liều. Một

nguồn thì khuyến cáo dùng liều amoxicillin 2g đường uống một giờ trước thủ thuật

răng và nguồn khác khuyên dùng liều 3g một giờ trước thủ thuật và 1.5g 6h sau liều

Page 12: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 11

đầu tiên. Bởi vì sự khác nhau này, sách chuyên khảo về Nội khoa và bệnh nhiễm

khuẩn được tra cứu; những sách này cũng ủng hộ việc dùng liều amoxicillin 3g một

giờ trước thủ thuật và 1.5g 6h sau liều đầu tiên. Để bảo đảm là thông tin cập nhật nhất,

tiến hành tra cứu thông tin cấp độ 2 (như PubMed, Iowa Drug Information Service

[IDIS], and International Pharmaceutical Abstracts [IPA]) và một bài báo cập nhật về

hướng dẫn điều trị về dự phòng nhiễm khuẩn nội tim mạc được tìm thấy. Khuyến cáo

mới này khuyến cáo dung amoxicillin 2g đường uống một giờ trước thủ thuật răng và

liều thứ 2 không được yêu cầu dùng.

Câu hỏi về tương tác thuốc, thì nguồn thông tin đầu tiên nên tìm trong cuốn sách

chuyên về tương tác thuốc như Hansten and Horn's Drug Interactions Analysis and

Management, Drug Interaction Facts and Comparisons. Nếu sách chuyên về tương tác

thuốc không có, thì các sách tra cứu thông tin thuốc đầy đủ như Drug Facts and

Comparisons, American Hospital Formulary Service, Micromedex nên được chọn thay

vì các sách dạng bỏ túi thường chỉ đề cập hạn chế thông tin.

Bước 5: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin

- DS cần đối chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau để bảo đảm sự thống nhất giữa các

nguồn.

- DS cần áp dụng kĩ năng đánh giá thông tin, các kiến thức về xác suất thống kê như đánh giá

thiết kế nghiên cứu, xử lý thống kê, hạn chế, khả năng áp dụng, độ chệch (bias).

Bước 6: Soạn và cung cấp câu trả lời

- Cung cấp câu trả lời bằng miệng hoặc bằng văn bản hoặc cả hai.

- Soạn câu trả lời phù hợp với kiến thức nền của từng đối tượng đặt câu hỏi. (Mẫu về thư trả

lời cho nhân viên y tế xem ở Phụ lục 1).

Bước 7: Lưu trữ

- Lý do nên lưu trữ bao gồm:

+ Là bằng chứng thể hiện vai trò, giá trị của DS đối với cơ sở y tế

+ Là thông tin tra cứu nếu có câu hỏi tương tự trong tương lai

+ Bằng chứng lưu trữ trong trường hợp có vấn đề về pháp lý

- Nội dung lưu trữ bao gồm: câu hỏi cuối cùng, các tài liệu tham khảo, câu trả lời, và theo dõi.

Tham khảo mẫu lưu trữ ở Phụ lục 2.

- Phương pháp lưu trữ:

Page 13: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 12

+ Bằng văn bản giấy

+ Lưu trong máy tính tạo cơ sở dữ liệu số

Bước 8: Theo dõi

- Mục đích theo dõi:

+ xác minh về tính hợp lý, tính đúng, và tính đầy đủ của câu trả lời đã cung cấp, sự thỏa mãn

của người đặt câu hỏi.

+ xem xét lại câu hỏi vì do có thêm thông tin mới hoặc có sự thay đổi về tình huống/ tình

hình, những thay đổi này làm thay đổi câu trả lời

- Phương pháp theo dõi: bằng email, điện thoại, hay văn bản giấy

Ví dụ: Bác sĩ hỏi về mối liên hệ giữa nồng độ homocysteine tăng và bệnh mạch vành.

BS còn hỏi thêm thông tin liên quan đến kê folic acid để làm giảm homocysteine. Sau

khi tiến hành tra phương pháp có tính hệ thống sửa đổi, bằng chứng cho thấy có tồn tại

mối liên hệ giữa bệnh mạch vành và nồng độ homocystein. Và những thông tin về thử

nghiệm lâm sàng đầu tiên ủng hộ việc dùng folic acid để giảm nồng độ homocysteine.

Vài tuần sau, DS tiếp tục tìm kiếm thông tin và có thêm nhiều bằng chứng ủng hộ hiệu

quả của folic acid làm giảm homocysteine. DS nên theo dõi thông tin cập nhật này và

bổ sung thông tin cho bác sĩ để khẳng định thêm câu trả lời ban đầu.

Trách nhiệm của dược sĩ

- Bên cạnh chỉ trả lời trực tiếp câu hỏi, DS nên cung cấp các giải pháp đối với vấn đề điều trị

liên quan.

- Khi lưu trữ thông tin, cần chú ý bảo mật thông tin cá nhân cho bệnh nhân, bác sĩ (nếu được

yêu cầu).

Page 14: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 13

Phụ lục 1: Mẫu thư gửi cán bộ y tế về thông tin thuốc

Ngày 1 tháng 4 năm 1992

Kính gửi: BS. Nguyễn Văn X. - Khoa Hô hấp

KHOA DƯỢC

DS.CKII. Nguyễn Văn A

Trưởng khoa dược

[email protected]

Đơn vị Dược lâm sàng

[email protected]

DS. Nguyễn Văn B

Phụ trách dược lâm sàng

[email protected]

DS. Nguyễn Văn C

Phụ trách dược chính

[email protected]

DS. Nguyễn Văn D

Phụ trách phân phát thuốc

[email protected]

Thư kí

Điện thoại: XXX-XXX-

XX

Chào các đồng nghiệp!

Cảm ơn các bạn đã gửi thông tin về trường hợp bệnh nhân nam P., sinh ngày

15/4.1951, nhập viện để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính.

Các đồng nghiệp đã đặt câu hỏi về độc tính trên tim của việc dùng 1330mg

fluorouracile trong Protocol điều trị 5FU 800mg/m2 + CDDP 30mg/m2 ở bệnh

nhân. Bệnh nhân P. có triệu chứng đau thắt ngực và điện tim đồ bất thường sau

khi dùng thuốc 3 ngày.

Tiến hành tổng hợp thông tin trong y khoa, cho thấy:

Những ca đầu tiên bị độc tính trên tim khi dùng fluorouracile đã được báo cáo

từ năm 1975. Tỷ lệ bị biến chứng trên tim là thấp (1.6 đến 2%).

Các triệu chứng của độc tính trên tim do fluorouracile là:

- đau thắt ngực khi nghĩ ngơi, giảm khi dùng dẫn chất nitrat

- bất thường trên điện tim đồ: lêch lên trên đoạn ST và sóng T đảo nghịch

Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn vào ngày thứ 2-3 của điều trị, kéo dài

ngẫu hứng 1 đến 2 giờ. Trong những nghiên cứu này, thuốc được dùng với liều

15mg/kg/ngày. Trong những năm gần đây, số ca miêu tả về ADR này tăng lên

có thể liên quan đến việc dùng tăng liều, tuy nhiên điều này chưa có nghiên

cứu tiến hành để khẳng định. Cơ chế có thể là co thắt mạch vành, thay đổi tế

bào cơ tim đã được chứng minh trên động vật.

Khuyến cáo mạnh là KHÔNG NÊN DÙNG LẠI fluorouracile ở bệnh nhân có

tiền sử gặp vấn đề về tim khi dùng hóa trị liệu. Một tổng hợp các nghiên cứu

khác nhau cho thấy dùng lại thuốc trên 14 bệnh nhân, thì 12 bệnh nhân bị tái

phát (đau ngực co thắt, thay đổi điện tim), trong đó 1 bệnh nhân đã tử vong.

Tóm lại, những độc tính trên tim mạch trên bệnh nhân P. rất có khả năng là do

dùng fluorouracile. Việc dùng lại 5FU có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cân nhắc tiến hành hội chẩn để chọn một thuốc khác thay thế ?

Vì thông tin về ADR nghiêm trọng này còn thiếu trong dữ liệu cảnh giác dược

Việt Nam, nên việc báo cáo ADR này cho trung tâm DI và ADR quốc gia là rất

cần thiết và hữu ích. Đơn vị dược lâm sàng đề nghị sẽ chịu trách nhiệm viết

báo cáo, sau đó gửi cho các đồng nghiệp bổ sung, hoàn chỉnh ?

Page 15: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 14

Thông tin về trường hợp này đã được lưu trữ với kí hiệu hồ sơ là CGD1. Nếu

quý đồng nghiệp cần thông tin bổ sung, chúng tôi rất sẵn lòng.

Xin cảm ơn!

DS. Nguyễn Văn B

TLTK: Martindale, 29th.

Escudier B et al. Carrdiotoxicité du 5 FU. La Presse Médicale. 1986, 15, 36,

1819-21.

Samoun M. et al. Carrdiotoxicité du 5FU: deux obervations. La Presse

Médicale. 1991,20, 10, 458-460.

Monk MR et al. Muocardial ischemia with fluorouracil and fluoxuridine

ttherapy. Clinical pharmacy. 1987,6,659-661.

Page 16: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 15

Phụ lục 2

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ TRA CỨU, THAM KHẢO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

Loại hình

thông tin

Hình

thức

tài

liệu

tra

cứu

Tên tài liệu tra cứu

Ưu

tiên

phải

Khuyến

khích

Thông tin

chung

Sách Dược thư Quốc gia Việt Nam x

Dược thư Quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến cơ sở,

2007 x

British National Formulary X

Martindale: The Complete Drug Reference X

AHFS Drug Information X

Drug Information Handbook X

Handbook of Clinical Drug Data X

Trực

tuyến

Micromedex – DrugDex X

Phản ứng

có hại của

thuốc

Sách Meyler’s Side Effects of Drugs X

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Sử dụng

thuốc trên

những đối

tượng đặc

biệt

Sách Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em (Bệnh

viện Nhi TW) x

Drug Prescribing in Renal Failure X

Drugs in Pregnancy and Lactation X

Geriatric Dosage Handbook X

Pediatric Dosage Handbook X

British National Formulary for Children X

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Tương tác

thuốc

Sách Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định X

Stockley's Drug Interactions X

Page 17: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 16

Loại hình

thông tin

Hình

thức

tài

liệu

tra

cứu

Tên tài liệu tra cứu

Ưu

tiên

phải

Khuyến

khích

Stockley's Drug Interactions Pocket Companion X

Phần

mềm

Drug Interaction Facts X

Trực

tuyến

Micromedex – DrugReax X

Tương

hợp –

tương kị

thuốc tiêm

Sách Handbook on Injectable Drugs X

Injectable Drugs Guide X

Trực

tuyến

Trissel’s IV Compatibility

STABILIS:

http://www.stabilis.org/index.php?codeLangue=VN-

vn

X

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Bào chế Sách Dược Điển Việt Nam x

The United States Pharmacopeia – National

Formulary (USP/NF) X

The British Pharmacopeia (BP) X

Handbook of Pharmaceutical Expicients X

Dược

động học

Sách Dược động học những kiến thức cơ bản (Hoàng

Kim Huyền) x

Basic Clinical Pharmacokinetics X

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Ngộ độc

thuốc

Sách Clinical Management of Drug Overdose X

Kháng

sinh

Sách Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

(Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh) x

The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy X

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Page 18: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 17

Loại hình

thông tin

Hình

thức

tài

liệu

tra

cứu

Tên tài liệu tra cứu

Ưu

tiên

phải

Khuyến

khích

Dược liệu Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ

Tất Lợi) x

Natural Medicine Comprehensive Database X

Dược lâm

sàng/điều

trị/ y khoa

nói chung

Sách Cẩm nang điều trị nội khoa (sách dịch từ Manual of

Medical Therapeutics) x

Các nguyên lý y học nội khoa Harrison

(sách dịch từ Harrison’s Principles of Internal

Medicine)

X

Dược lâm sàng (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học

Dược Hà Nội) x

Dược lâm sàng và điều trị (Bộ môn Dược lâm sàng -

Đại học Dược Hà Nội) X

Dược lý học lâm sàng (Bộ môn Dược lý - Đại học Y

Hà Nội) X

Goodman & Gilman’s: The Pharmacological Basis

of Therapeutics X

Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs X

Clinical Pharmacy and Therapeutics X

Textbook of Therapeutics: Drug and Disease

Management X

Trực

tuyến

Therapeutic Guidelines - eTG complete X

Hướng

dẫn điều

trị

Sách Các Hướng dẫn điều trị, phác đồ điều trị (Bộ Y tế đã

ban hành) x

Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa

(Hội Tim mạch Việt Nam) X

Nghiệp vụ

thông tin

thuốc

Sách Drug Information: A Guide for Pharmacists

X

Page 19: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 18

Loại hình

thông tin

Hình

thức

tài

liệu

tra

cứu

Tên tài liệu tra cứu

Ưu

tiên

phải

Khuyến

khích

Các tài liệu có liên quan khác

2. Giới thiệu một số tài liệu tham khảo liên quan đến DLS. Phạm Công Khanh và CLB SV

DLS – ĐH Y Dược Huế. Link:

3. Nhịp cầu dược lâm sàng có một danh sách các tài liệu tham khảo

(https://docs.google.com/document/d/1w86XN-

c1nskRCBRRS9w8_f1txnQ3EPlkAdclydfElwU/edit).

Sáu chủ đề cho 6 tổ

Trường hợp 1.

Thông tin chung :

Bệnh nhân Nguyễn Thị P., nữ, 67 tuổi

Lý do nhập viện : sốt, ho, thở nhanh, ý thức chậm chạp

Diễn biến bệnh

Bà P bị ho đờm, sốt, khó thở và đau ngực đã 3 ngày nay. Người nhà phát hiện bà P thở nhanh,

lơ mơ không tỉnh táo nên đưa bà vào viện cấp cứu lúc nửa đêm.

Tiền sử bệnh : Rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp cách đây 10 năm. Cách đây 3 năm bà P đã

bị cơn nhồi máu cơ tim và đã được mổ đặt cầu nối động mạch vành.

Tiền sử gia đình : không có gì đặc biệt

Lối sống : không có gì đặc biệt

Tiền sử dùng thuốc :

Trước khi nhập viện bà P đang dùng các thuốc :

- Aspirin 75mg 1 lần /ngày

- Simvastatin 40 mg 1 lần vào buổi trưa

- Atenolol 25 mg 1 lần/ngày

Page 20: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 19

- Ramipril 5 mg 1 lần/ngày

- Furosemid 20 mg 1 lần/ngày

- Amlodipin 10 mg 1 lần/ngày

- Isosorbid mononitrat giải phóng chậm 60 mg 1 lần/ngày

- Glycerid trinitrat ngậm dưới lưỡi khi có đau ngực

Tiền sử dị ứng

Không có

Khám bệnh

Cân nặng 57kg

Chiều cao : 150 cm

Nhịp tim : 110 lần/phút

Huyết áp 140/92 mmHg

Nhiệt độ 38,2 độ C

Nhịp thở 26/phút

Độ bão hòa oxy máy động mạch : 89% khi thở oxy 2l/phút

Bệnh nhân có rối loạn ý thức

Nghe phổi : ran ẩm, ran nổ bên phổi phải

Cận lâm sàng

Kết quả xét nghiệm vào sáng hôm sau :

- Creatinin : 110 micromol/L (Clcr khoảng 40 mL/phút)

- Ure : 9,6 mmol/L (2,5-8 mmol/L)

- CRP : 164 mg/L (<10 mg/L)

- Bạch cầu : 28 x 109/L (4-11 x 109/L)

- BC đa nhân trung bình : 25 x 109 /L (2-7,5 x 109/L)

- Các kết quả glucose, lipid máu, điện giải đồ không có gì đặc biệt.

Page 21: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 20

- AFB đờm âm tính

- Cấy máu : có nhiễm cầu khuẩn Gram (+) trong 1 chai cấy máu, chưa có xét nghiệm

định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ.

- Cấy đờm : chưa có kết quả

- AST, ALT : bình thường

- Điện tim : không có gì đặc biệt

- Troponin T < 0,01 ng/ml (âm tính)

Chẩn đoán : viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng – suy thận/Tăng huyết áp, nhồi máu cơ

tim đã đặt cầu nối động mạch vành.

Thuốc sử dụng trên bệnh nhân

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định các thuốc sau :

- Thở oxy : 5l/phút

- Ceftriaxon 2g tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày

- Moxifloxacin 400 mg truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày

- Paracetamol 500 mg khi sốt >38,5 độ C

- Enoxaparin 40 mg tiêm dưới da 1 lần/ngày

Tiếp tục duy trì các thuốc

- Atenolol 25mg 1 lần/ngày

- Ramipril 5mg 1 lần/ngày

- Furosemid 20mg 1 lần/ngày

- Amlodipin 10mg 1 lần/ngày

- Isosorbid mononitrat giải phóng chậm 60mg 1 lần/ngày

Câu hỏi :

1. Tìm các hướng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ?

2. Cách pha chế ceftriaxon, moxifloxacin ? Những lưu ý về tương kỵ, bảo quản của dung

dịch pha tiêm ? Có thể pha 2 thuốc để truyền chung một lần ?

Page 22: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 21

3. Liều của các thuốc đã hợp lý chưa ?

4. Có tương tác thuốc nào không ? Cách xử lý ?

5. So sánh khả năng hạ huyết áp của Atenolol và rampipril trên bệnh nhân?

Tổ 1 : trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để trả lời câu hỏi 1 và 2.

Tổ 2 : trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để trả lời câu hỏi 3 và 4

Tổ 3 : trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để trả lời câu hỏi 5

Tổ 4 : Khoa dược muốn lập một danh sách các loại thuốc nào không nên được bẻ đôi, không

được nghiền. Trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để lập được danh sách này ?

Tổ 5 : Trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để soạn tài liệu điều chỉnh liều các thuốc

kháng sinh khi bệnh nhân suy thận.

Tổ 6 : Y tá hỏi: “Có thể tiêm truyền IV chậm ceftriaxon và gentamicin cùng một lúc qua cổng

tiêm chữ Y được không ? Trình bày các bước/chiến lược tìm thông tin để trả lời câu hỏi trên.

Page 23: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 22

6. Giới thiệu vai trò của DS lâm sàng, hoạt động DLS trong BV

Mục tiêu buổi thực hành

- Hiểu rõ vì sao hoạt động của dược sĩ dược lâm sàng là quan trọng, cần thiết được triển

khai

- Nắm rõ một số hoạt động dược lâm sàng quan trọng

- Triển khai hiệu quả một số hoạt động dược lâm sàng trong các tình huống thực tế.

Các hoạt động của người dược sĩ dược lâm sàng (DS DLS) trong thực tế rất phong phú và đa

dạng, tùy thuộc vào năng lực, trình độ, số lượng đội ngũ dược cũng như đặc điểm của khoa

dược, yêu cầu của bệnh viện và các yếu tố môi trường làm việc, cũng như các quy định của

Bộ y tế, hướng dẫn của các hội chuyên môn, nghề nghiệp.

Tình huống:

Bệnh viện X với 300 giường, có 5 khoa lâm sàng là Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Ung thư. Khoa

Dược có 10 nhân viên: 2 dược sĩ trung học và 5 DS đại học phụ trách cung ứng và phân phối

thuốc cho bệnh và 3 DS đại học phụ trách hoạt động Dược lâm sàng:

- DS Nguyễn Văn A phụ trách về Dịch vụ cung cấp thông tin thuốc;

- 1 DS Nguyễn Thị B đi các khoa lâm sàng tất cả buổi sáng/ngày, theo dõi các hồ sơ bệnh án

của bệnh nhân và phụ trách thực hiện xem xét sử dụng thuốc trên bệnh nhân, nếu có vấn đề

trong sử dụng thuốc sẽ trao đổi với bác sĩ, y tá hay bệnh nhân).

- 1 DS Nguyễn Thị C phụ trách các hoạt động DLS khác.

Tổ 1: Nếu bạn là DS Nguyễn Văn A, bạn sẽ triển khai những hoạt động gì để thực hiện Dịch

vụ cung cấp thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân hay cộng đồng.

Gợi ý:

- Có những hình thức/hoạt động cung cấp thông tin thuốc nào (drug information

services, drug information centers, drug information activities)

- Có những tài liệu nào hướng dẫn thực hiện hoạt động thông tin thuốc

- Nên ưu tiên thực hiện những hoạt động nào với số lượng nhân lực quá hạn chế: chỉ 1

DS phụ trách

- ......

Tổ 2: Nếu bạn là DS Nguyễn Thị B, bạn sẽ tổ chức, triển khai hoạt động gì để giúp tối ưu sử

dụng thuốc cho các khoa lâm sàng mà bạn đi.

Gợi ý:

- Từ khóa tiếng Anh: ward-based clinical pharmacy services/activities

- Phân bố thời gian đi lâm sàng sao cho bảo đảm đi đủ cả 5 khoa lâm sàng

Page 24: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 23

- Vì số lượng BN điều trị của BV lớn (>300 bệnh nhân nội trú), cần có những biện pháp

gì để bảo đảm xem xét sử dụng thuốc hiệu quả nhất, phát hiện nhiều được nhiều sai sót

trong sử dụng thuốc nhất.

- Phương pháp xem xét sử dụng thuốc (medication review) của bệnh nhân tiến hành như

thế nào

Tổ 3: Theo yêu cầu của trưởng Khoa Dược cần đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý và báo

cáo tác dụng có hại của thuốc (ADR) trong bệnh viện, và giao nhiệm vụ đó cho DS Nguyễn

Thị C phụ trách. Nếu bạn là DS Nguyễn Thị C, bạn sẽ triển khai như thế nào ?

Gợi ý:

- Từ khóa tiếng Anh: ADR management, pharmacovigilance (cảnh giác dược)

- Tài liệu nào hướng dẫn thực hiện công tác cảnh giác dược, quản lý ADR trong bệnh

viện .

- Các cách thức báo cáo

- Báo cáo cho tổ chức nào

- Làm sao tăng khả năng xác định ADR trên bệnh nhân trong khi chỉ đòi hỏi ít thời gian

vì chỉ có 1 DS phụ trách quản lý ADR

Tổ 4: Trưởng Khoa dược muốn nâng cao năng lực của 3 dược sĩ DLS nên cho phép 3 dược sĩ

mỗi năm tham gia một khóa học đào tạo liên tục kéo dài ít nhất 1 tuần về DLS do các cơ sở

khác tổ chức. Cũng như yêu cầu các dược sĩ sau khi được đào tạo tiến hành đào tạo lại cho

các đồng nghiệp khác, cũng như đòi hỏi các DS chủ động tự đào tạo liên tục, nâng cao năng

lực cho mình.

- Từ khóa tiếng Anh: continuing medical education (CME), Continuing Professional

Development (CPD)

- Có những khóa học đào tạo liên tục về DLS tại Việt Nam nào mà 3 DS có thể tham

gia ?

- Có những khóa học đào tạo liên tục nào về DLS trên thế giới mà 3 DS có thể tham gia

(hội nghị, qua internet, youtube, tạp chí, sách...)

Tổ 5: Người dược sĩ có thể hỗ trợ rất lớn cho đội ngũ y tá, điều dưỡng của bệnh viện để nâng

cao chất lượng sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Các hoạt động nào người dược sĩ DLS có thể

triển khai ?

Gợi ý:

- Y tá thường phụ trách công đoạn tiêm thuốc, đưa thuốc cho bệnh nhân, cung cấp

thông tin cơ bản về sử dụng thuốc cho bệnh nhân, theo dõi điều trị (ADR, hiệu quả)....

- Các hình thức can thiệp: soạn tài liệu gì, tổ chức đào tạo, tập huấn cho y tá như thế

nào. Lam sao đánh giá hiệu quả của những hoạt động này của dược sĩ..

Page 25: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 24

Tổ 6: Trưởng khoa dược được ban giám đốc bệnh viện phê chuẩn dự án “Ứng dụng công

nghệ thông tin” trong các hoạt động của Dược lâm sàng của Khoa. Ban giám đốc bệnh viện

yêu cầu Khoa Dược cung cấp các giải pháp ứng dụng CNTT có thể triển khai trong bệnh viện.

Gợi ý:

- Giải pháp công nghệ thống tin: hồ sơ bệnh nhân điện tử, Kê đơn bằng máy tính

(Computerized Physician Order Entry), Hệ thống bơm tĩnh mạch (Intravenous

Systems), hệ thống mã vạch, Công cụ hỗ trợ ra quyết định (Support system for clinical

decision making), phần mềm quản lý sử dụng thuốc, chia sẽ dữ liệu....

Page 26: Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2

Tài liệu thực hành Dược lâm sàng – Võ Thị Hà Trang 25

7. Sai sót trong sử dụng thuốc và can thiệp dược

Sai sót trong sử dụng thuốc (medication error-ME) là một trong những vấn đề lớn của hệ

thống y tế. Người dược sĩ được đào tạo chuyên sâu về thuốc và sử dụng thuốc sẽ đóng vai trò

quan trọng trong việc phòng ME thông qua các hoạt động của mình, trong đó một hoạt động

rất quan trọng gọi là can thiệp dược (pharmacist intervention).

Tổ 1 : Trình bày định nghĩa, phân loại, nguyên nhân của sai sót trong sử dụng thuốc.

Tổ 2 : Trình bày định nghĩa, phân loại, nguyên nhân của sai sót trong sử dụng thuốc.

Tổ 3 : Trình bày các biện pháp nhằm hạn chế sai sót trong sử dụng thuốc.

Tổ 4 : Trình bày các biện pháp nhằm hạn chế sai sót trong sử dụng thuốc.

Tổ 5 : Trình bày một ca lâm sàng/tình huống có sai sót trong sử dụng thuốc và các hoạt động

giải quyết/khắc phục.

Tổ 6 : Trình bày một ca lâm sàng/tình huống có sai sót trong sử dụng thuốc và các hoạt động

giải quyết/khắc phục.

8. Xét nghiệm máu, hóa sinh máu, nước tiểu, dịch cơ thể

Mỗi tổ sẽ được giao một ca lâm sàng để phân tích những bất thường về chỉ số xét nghiệm. Ca

lâm sàng sẽ gửi 1 tuần trước khi buổi thực tập.

9. Tư vấn sử dụng thuốc tại quầy thuốc cộng đồng

Mỗi tổ sẽ được giao một tình huống tư vấn sử dụng thuốc tại một quầy thuốc cộng đồng.

Thông tin về tình huống tư vấn sẽ được gửi 1 tuần trước khi buổi thực tập bắt đầu. Trong tình

huống, giảng viên sẽ đóng vai trò là bệnh nhân còn mỗi tổ sẽ đóng vai là đội ngũ bán thuốc tại

quầy thuốc.

10. Phân tích ca lâm sàng

Mỗi tổ sẽ được giao một ca lâm sàng 1 tuần trước khi buổi thực hành bắt đầu.