th c hành ch Ăn nuôi heo · pdf filetr Ư ng cao ng c ng ng sóc tr Ăng...

14
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIP THY SN VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN TBMÔN CHĂN NUÔI THÚ Y THC HÀNH CHĂN NUÔI HEO LÂM THANH BÌNH 10.2009

Upload: duongtuyen

Post on 07-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIỆP THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔ BỘ MÔN CHĂN NUÔI THÚ Y

THỰC HÀNH

CHĂN NUÔI HEO

LÂM THANH BÌNH

10.2009

1

Bài 1 PHỐI HỢP KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHO HEO

1. Mục đích yêu cầu Sau khi sinh viên học xong các môn thức ăn, chăn nuôi chuyên khoa nói chung, chăn

nuôi heo nói riêng, để giúp sinh viên củng cố và thành thạo trong việc vận dụng các tiêu chuẩn ăn cho các giống, loại heo… đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật chăn nuôi phải nắm vững và thành thạo về phương pháp phối hợp khẩu phần để tính toán kế hoạch thức ăn cần thiết, cân đối theo yêu cầu phát triển của đàn heo cả về số lượng cũng như về mặt chất lượng.

Hơn nữa trên cơ sở nắm vững phương pháp phối hợp khẩu phần hàng ngày để vận dụng vào việc phối hợp bố trí một số công thức, thức ăn khô hỗn hợp theo yêu cầu phát triển quy mô lớn, công nghiệp hóa trong ngành chăn nuôi heo.

Do vậy trong bài thực tập này cần tạo ra một số điều kiện cần thiết như: thời gian các loại tài liệu về tiêu chuẩn ăn, bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn gia súc để sinh viên có thể tập tính toán từ chậm, mò mẫm biến động nhiều yếu tố, độ chính xác thấp thấp đến chỗ phải tính toán nhanh điều chỉnh ít, độ chính xác cao.

Ngoài ra, các chương trình máy tính còn giúp việc phối hợp khẩu phần thức ăn với độ chính xác cao và ít tốn thời gian hơn.

2. Nội dung và phương pháp Những tài liệu cần chuẩn bị trước:

• Tiêu chuẩn ăn của các giống heo, loại heo. • Bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi heo và

giá tiền của các loại thức ăn đó. • Chuẩn bị trước một số khẩu phần chi tiết đầy đủ tiêu chuẩn ăn và thành phần dinh

dưỡng của thức ăn được bố trí trong khẩu phần đó. Các bước thiết lập khẩu phần ăn

• Xác định rõ tuổi, trọng lượng, chức năng và loại heo dự định phối hợp khẩu phần. • Lựa chọn nhu cầu dinh dưỡng hoặc mức ăn phù hợp nhất cho loại heo đó. • Lựa chọn các loại nguyên liệu phù hợp để đảm bảo khẩu phần có dinh dưỡng cân

bằng, ngon miệng, an toàn và rẻ tiền. Phải nắm được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dự định phối hợp khẩu phần.

• Xác định lượng cần thiết cố định của nguyên liệu khoáng và vitamin Sử dụng phương pháp hình vuông để cân đối khẩu phần Ví dụ 1 : Trộn hỗn hợp A có 36% protein với bắp có 8,8% protein để tạo ra hỗn hợp có 15% protein.

6,2 % CP hỗn hợp A 36

21

15

% CP bắp 8,8 Cộng = 27,2

2

Trừ theo đường chéo (36 – 15 =21) để có số phần của bắp, và số phần của hỗn hợp A

(15-8,8 = 6,2). Hỗn hợp 15% protein sẽ gồm 6,2 phần của hỗn hợp A và 21 phần của bắp

tạo thành. Quy về tỷ lệ phần trăm như sau: 21 chia cho 27,2 và nhân với 100 ta có

77,21% bắp trong khẩu phần, chia 6,2 cho 27,2 và nhân với 100 ta có 22,79% hỗn hợp A.

Kết quả: Hỗn hợp A: 22,79 % Bắp : 77,21 % Kiểm tra kết quả phối hợp khẩu phần Trên cơ sở của khẩu phần kiểm tra lại tiêu chuẩn ứng với loại heo nào? Khẩu phần có đáp ứng với tiêu chuẩn không? Nếu không cần xét có bao nhiêu yếu tố biến động? (đơn vị, protein, tỷ lệ thức ăn tinh, tỷ số Ca/P). Thành phần khẩu phần đã phù hợp với loại heo đó chưa?

Giá thành của khẩu phần. Kiểm tra xong khẩu phần cần phát hiện những thiếu sót. Khắc phục những thiết sót trên.

Trong nội dung của phương pháp phối hợp khẩu phần cần nhấn mạnh tác dụng ý nghĩa của từng nội dung. Đặc biệt cần chú ý phần điều tra nắm tình hình cơ bản. Trong phần cơ bản cần nêu những vấn đề sau: Xét về đối tượng: Đàn heo: khi xây dựng khẩu phần cho một loại heo nào, cần nắm được quy mô cơ cấu đàn để biết được phương hướng chăn nuôi cho cơ sở đó. Nếu trong kinh doanh tổng hợp cần xét kỹ về cơ cấu để nắm vị trí tính năng sản xuất của từng loại heo để làm cơ sở cho việc vận dụng, sử dụng những loại thức ăn cho thích hợp. Xét đến nguồn thức ăn, khả năng cung cấp thức ăn, các loại thức ăn, thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn (tính theo đơn vị trên cơ sở biết số lượng các loại thức ăn). Nắm được giá tiền các loại thức ăn mà cơ sở thường dùng. Tìm hiểu khẩu phần của cơ sở đã và đang thực hiện, nhận xét hết nguyên nhân đúng sai. Sau phần điều tra cơ bản là phần phối hợp thử. Trong phần nội dung của phần phối hợp thử cần lưu ý cho sinh viên những yêu cầu cơ bản để đảm bảo cho khẩu phần có giá trị, đó là: Trong khẩu phần phải thỏa mãn đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn có nghĩa là phải đáp ứng tiêu chuẩn đã quy định. Nếu có sai số chỉ được phép sai số trong phạm vi đơn vị không quá 5%; protein tiêu hóa 10%, tỷ lệ Ca/P xê dịch trong phạm vi từ 1,2-2,1. Trong khẩu phần cần phải sử dụng nhiều loại thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị sinh vật học của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của khẩu phần. Các loại thức ăn trong khẩu phần phải đảm bảo chất lượng tốt để không làm ảnh hưởng tới sinh lý bình thường của đàn heo. Phẩm chất các loại thức ăn trong khẩu phần đảm bảo phù hợp đặc điểm tính năng sản xuất của từng loại heo và không làm ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của sản phẩm chăn nuôi heo. Các loại thức ăn khi dùng phối hợp phải là những loại thức ăn cơ sở thường chủ động được, thường xuyên có và chiếm số lượng lớn… Giá thành sản phẩm phải đảm bảo rẻ nhất.

3

Trong khi giới thiệu phối hợp thử cần giới thiệu kỹ phương pháp cố định một số yếu tố trong tiêu chuẩn để tới phần điều chỉnh chỉ cần điều chỉnh một yếu tố, ví dụ cố định tỷ lệ thức ăn tinh, cố định đơn vị, chỉ cho phép điều chỉnh lượng protein tiêu hóa. Trong việc điều chỉnh lượng protein tiêu hóa chỉ cần điều chỉnh hai trong nhiều loại thức ăn trong khẩu phần. Nếu trong khẩu phần thiếu protein tiêu hóa rút bớt tỷ lệ thức ăn thiếu protein tiêu hóa và tăng tỷ lệ loại thức ăn giàu protein. Khi khẩu phần phối hợp thử đã cân bằng về đơn vị protein tiêu hóa, tỷ lệ thức ăn tinh, nếu thiếu Ca hay P cần tiến hành them bước bổ sung để đảm bảo tỷ lệ Ca/P thỏa mản theo tiêu chuẩn. Mục đích của việc định ra tiêu chuẩn được thể hiện qua khẩu phần cho đàn heo có nghĩa là khẩu phần đó phải được đàn heo sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất. Do vậy, trong khi áp dụng khẩu phần phải có một quá trình theo dõi để biết được hiệu lực của chúng ra sao khi được thể hiện qua đàn heo. Ra bài tập về nhà, nhằm mục đích để sinh viên qua nhiều lần tính toán một cách thành thạo- nắm chắc phương pháp phối hợp khẩu phần, đảm bảo nhanh, chính xác. Nội dung yêu cầu bài tập đặt ra:

Khẩu phần phối hợp đúng tiêu chuẩn đã cho cụ thể. Đơn vị thức ăn không cho phạm vi sai số. Tỷ lệ % thức ăn tinh phải cố định. Tỷ lệ Ca/P theo yêu cầu ấn định. Sai số cho phép về lượng protein tiêu hóa trong phạm vi thấp nhất. Khẩu phần phải phù hợp với đặc điểm loại heo đó. Khẩu phần có giá thành thấp.

3. Bài tập Bài tập 1: Xác định công thức thức ăn hỗn hợp cho heo từ 30-50 kg thể trọng, giống

ngoại. Nhu cầu CP=15%, ME=3000 kcal/kg TĂ. Sai số cho phép đối với CP là 2%, ME là 5%. Các loại thức ăn như sau:

Loại thức ăn CP % ME, kcal/kg Đơn giá, đồng

Bắp Tấm Cám mịn Bột cá Bánh dầu phộng Bánh dầu dừa

8,8 8,5

11,7 50 40 20

3248 3001 2553 2874 3341 2669

9.500 9.000 9.000

18.000 10.000 8.000

Bài tập 2: Xác định công thức thức ăn hỗn hợp cho heo nái nuôi con, giống lai. Nhu

cầu CP = 15% với các nhóm thức ăn sau: Nhóm thức ăn năng lượng (A) có CP=9,78%. Nhóm thức ăn bổ sung đạm (B) có CP=36,28% Nhóm thức ăn khoáng vitamin chiếm 2% trong khẩu phần.

Bài tập 3: Với một nhãn hiệu thức ăn X được bán trên thị trường, đã được pha trộn sẵn có chứa 35% CP. Trong hướng dẫn sử dụng ghi: lấy 5kg thức ăn X trộn với 15 kg thức ăn năng lượng (A) CP= 9,8% cho các loại heo. Hãy đề nghị công thức thức ăn cụ thể

4

cho nhóm A và X đối với các loại heo khác nhau. Đề nghị hướng dẫn của nhà sản xuất đã hợp 1ý chưa?

Loại heo Nhu cầu, %CP

Heo nái 14 Heo lứa 16 Heo con 18

4. Phối trộn thức ăn Sau khi đã tính toán được công thức khẩu phần, sinh viên sẽ thực hiện phối trộn các loại thực liệu thành hỗn hợp thức ăn cho heo. Các bước tiến hành:

• Cân chính xác từng loại thực liệu theo công thức. • Nghiền hoặc xay các thực liệu dạng hạt để có được độ mịn tương đương nhau. • Trộn các loại thực liệu với nhau. Những loại thực liệu có số lượng ít phải làm lớn mẫu rồi mới tiến hành trộn vào hỗn

hợp. VD: Trộn 100kg cám mịn với 100g premix ta làm như sau: trộn 100g premix với 1kg

cám mịn, sau đó lấy hỗn hợp vừa xong trộn với 1 kg cám mịn, ta được hỗn hợp 2,1kg

gồm cám mịn và premix. Tiếp tục trộn hỗn hợp vừa có với 2kg cám mịn…Tiếp tục cho

đến hết phần cám mịn còn lại.

5

Bài 2 PHỐI HỢP KHẨU PHẦN BẰNG PHẦN MỀM WINFEED 2.8

1. Mục đích yêu cầu Nhằm giúp cho sinh viên sử dụng được phương tiện hiện đại để giải quyết vấn đề mà từ trước đến nay được xem là khó khăn, chậm chạp với nhiều sai số khi không sử dụng vi tính trong công tác phối hợp thức ăn cho heo. Hướng dẫn cho mỗi tổ sinh viên sử dụng được chương trình đi đến kết quả cuối cùng.

2. Giới thiệu Chương trình phối hợp khẩu phần WinFeed được phát triển từ năm 2004 bởi phòng thí nghiệm dinh dưỡng, đại học Cambridge, vương quốc Anh. WinFeed có khả năng phối hợp khẩu phần cho nhiều loại gia súc như trâu, bò, heo, gà, vịt, cừu, dê… WinFeed 2.8 Demo version release 3 là bản dùng thử của chương trình được tải từ địa chỉ http://www.winfeed.com

3. Cài đặt phần mềm

• Click vào biểu tượng cài đặt

• Trong cửa sổ WinFeed 2.8 Setup chọn lệnh Next

• Trong cửa sổ License Agreement, đánh dấu chọn vào dòng “I accept the terms in

the Licence Agreement”. Chọn Next. • Trong cửa sổ Installation

Key. Điền 18 chữ số vào ô trống: wf28-demo-7801-556127 (như hình). Chọn Next.

6

• Tiếp tục làm theo hướng dẫn của chương trình. Chọn Finish để hoàn tất việc cài đặt.

4. Sử dụng WinFeed

• Khởi động chương trình từ biểu tượng

• Giao diện chương trình có dạng

• Open Previously Saved Formula: Mở công thức đã lưu trước đó.

• Select Animal Requiments and Feed Store: Chọn nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn.

• New Formular with Blank Feed Store: Mở một công thức mới.

• Import Animal Requiment from Excel file: Nhập nhu cầu dinh dưỡng từ file Excel.

Các bước phối hợp khẩu phần: 1. Liệt kê và nhập giá trị dinh dưỡng từng loại thức ăn (Feed Store) 2. Ấn định tỷ lệ mức (các mức) giá trị dinh dưỡng cần đạt trong khẩu phần.

VD1: Phối hợp khẩu phần chứa 16% protein cho heo lứa từ 18-45 kg khi người chăn nuôi đã có sẵn bắp (chứa 9,5% protein) và mua được thức ăn bổ sung protein – vitamin khoảng chứa 36% protein.

Bước 1: Liệt kê loại thức ăn:

• Bắp (CP 9,5%) • Thức ăn bổ sung (CP 36%)

Nhập giá trị dinh dưỡng cho từng loại thức ăn vào chương trình

Từ giao diện chính của chương trình, chọn Feed Store như hình.

7

Giao diện Feed Store có dạng như hình sau.

• Khung Ingredients: tên các loại thực liệu • Khung Nutrients, Values, SD: giá trị dinh dưỡng các loại thực liệu

• Ta bắt đầu nhập giá trị dinh dưỡng của bắp.

o Nhập tên “Bap” vào khung Ingredients. o Trong khung Ingredients, click chuột phải chọn Add Ingredients o

• Điền tên “Bap” vào ô “Enter the ingredient name”, Chọn OK.

8

• Sau khi ta nhập tên thực liệu sẽ có như hình sau

• Bước tiếp theo là nhập giá trị dinh dưỡng cho “Bap”

o Trong dòng “Dry Matter %age”, tại cột Values ta nhập số 90 o Click chuột phải vào khung Nutrients, chọn Add Nutrients

o Điền tên “CP” vào ô Add nutrients name, chọn Ok

o Kết quả ta được như hình sau:

9

o Nhập giá tiền vào ô như hình

• Nhập giá trị dinh dưỡng của “thức ăn bổ sung” như cách trên. • Kết quả ta được như hình sau:

• Chọn vào biểu tượng để trở lại giao diện chính của chương

trình. Bước 2:

• Ấn định tỷ lệ mức (các mức) giá trị dinh dưỡng cần đạt trong khẩu phần

10

• Kết quả đạt được: Tỷ lệ phối trộn của bắp là 75,47% và của thức ăn bổ sung là 24,53%.

5. Thuyết minh kết quả Trình bày kết quả cuối cùng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và giá thành. In kết quả.

6. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Tính lại ví dụ 1 bài 1 Bài tập 2: Ta cần có khẩu phần có 15% protein. Bao gồm cám mịn (CP=11.7%, 9.000đ/kg), thức ăn hỗn hợp (CP=40%, 15.000đ/kg) và bắp (CP=8.8%, 9.500đ/kg). Giới hạn tỷ lệ cám mịn trong khẩu phần là 35%. Kết quả: cám mịn:…..%, TAHH ……%, bắp …….%. Giá: …………đ/kg.

Bài tập 3: Cùng các giá trị như bài tập 2, nhưng yêu cầu tỷ lệ bắp và cám mịn bằng nhau trong khẩu phần, và tỷ lệ bổ sung của TAHH là 16%. Kết quả: cám mịn:…..%, TAHH ……%, bắp …….%. Giá: …………đ/kg.

Bài tập 4: Tính lại bài tập 1 bài 1. Điều kiện: giá thấp nhất và sử dụng tất cả thực liệu trong bài. Kết quả: ……………………………………………………………………………………………………………………………….

Thủ thuật: Phối hợp thử một lần sau đó điều chỉnh tỷ lệ min, max của từng thực liệu trong công thức.!!!

11

Bài 3 THIẾT KẾ MÔ HÌNH CHUỒNG TRẠI - BIOGAS

1. Mục đích yêu cầu Sinh viên làm mô hình thu nhỏ về chuồng trại nuôi heo, túi ủ biogas.

2. Thực hành Yêu cầu về mô hình chuồng trại: Mỗi nhóm sinh viên sẽ thực hiện một mô hình trại heo trong đó thể hiện đầy đủ:

• Các khu vực sản xuất: nuôi heo nái, nuôi thịt, nuôi con cai sữa, nhà kho… • Các thiết kế về chuồng trại riêng biệt cho từng loại heo nuôi: chuồng đẻ, chuồng

ép, chuồng nuôi thịt… • Các bố trí, kích thước, kiểu chuồng… sinh viên tự chọn.

Yêu cầu về mô hình túi ủ biogas:

• Mỗi nhóm sẽ thực hiện một mô hình túi ủ biogas đã được học. • Phải đảm bảo được kỹ thuật tiêu chuẩn của một túi ủ biogas.

Yêu cầu chung:

• Mỗi nhóm sẽ được giao những vật liệu cơ bản để thực hiện mô hình của nhóm. • Mô hình có thể làm từ nhiều loại vật liệu kết hợp với nhau: giấy, dây kẽm, xốp,

nhựa, gỗ…

3. Kết quả - Sản phẩm • Các nhóm sẽ thuyết minh về sản phẩm của mình.

12

Bải 4 THỰC TẬP TRẠI HEO

4. Mục đích yêu cầu Hướng dẫn sinh viên thực hiện công việc của người quản lý kỹ thuật trong một cơ sở chăn nuôi heo. Sinh viên được cung cấp các kiến thức căn bản và thực hành nội dung có liên quan đến chăn nuôi heo. Sinh viên đọc trước nội dung và yêu cầu của buổi thực tập.

5. Nội dung

5.1. Quản lý đàn Mục đích: Biết được quy mô và cơ cấu đàn Thông qua đó, kiểm tra biến động đàn theo thời gian. Phân tích sự hợp lý của cơ cấu đàn, các lý do dẫn đến sự biến động đó. Nội dung: Các giống heo được nuôi trong trại Số lượng các loại heo hiện diện trong dãy chuồng Từ đó quy ra thành số lượng heo của trại. Ghi thành cơ cấu đàn. Nếu theo dõi liên tục nhiều ngày sẽ ghi nhận được sự biến động đàn về số lượng ở từng dãy chuồng.

5.2. Hiện trạng Mục đích: Ghi nhận, đánh giá và phân tích các nguyên nhân có liên quan, so sánh. Nội dung: Quan sát tình trạng sức khỏe của heo: Phân, nước tiểu: dạng, màu, mùi…

Thức ăn, nước uống: tình trạng sử dụng….

Các bất thường khác: nhịp thở, biểu hiện ngoài da

Tình trạng vệ sinh chuồng trại Phân tích để xác định nguyên nhân, nhóm nguyên nhân lien quan đến nhau.

5.3. Quy trình chăn nuôi Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng của trại. (mô tả công việc hàng ngày của trại: sáng-trưa- chiều…) Loại thức ăn sử dụng trong trại:

Có bao nhiêu loại, gồm những loại nào (ghi chép & có hình ảnh cụ thể về: tên thức ăn, hãng sản xuất, thành phần dinh dưỡng, lượng ăn hàng ngày của từng loại heo trong trại…)

13

5.4. Phòng-Trị bệnh Quy trình tiêm phòng, ngừa bệnh (phòng bệnh nào, lứa tuổi/thời gian nào phòng, thuốc sử dụng loại gì...) Trị một số bệnh thường gặp (bệnh gì, cách điều trị: những loại thuốc nào, liều bao nhiêu, trị trong bao lâu…)

5.5. Nhận xét và đề nghị Thông qua các ghi nhận và đánh giá trên, sinh viên phải đưa ra được các nhận xét để có thể đề nghị các biện pháp cần thiết.

Đề nghị có thể thực hiện ngay: Can thiệp, điều trị. Kiểm tra các chỉ tiêu có liên quan đến thân nhiệt Lên giống, phối giống…

Đề nghị để có thay đổi: Sửa chữa chuồng trại

Chuyển chuồng…

Sinh viên phải đưa ra được kết luận đánh giá hiện trạng của trại.

5.6. Bài phúc trình Sinh viên lập bài phúc trình theo nhóm. Nội dung bao gồm các phần nêu trên trong đó nội dung thứ 5 được dùng để đánh giá.