tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty smc

95
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài : Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC Môn : Quản trị tài chính GVHD : Cô Trần Yến Phượng SVTH : Nhóm Hội Ngộ LỚP : 210704102 (DHMK7B)

Upload: bin-la-hung-saosastar

Post on 01-Dec-2014

258 views

Category:

Business


4 download

DESCRIPTION

Bài làm của nhóm Hội Ngộ, trường ĐH Công Nghiệp TP HCm 2014

TRANSCRIPT

Page 1: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2014

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư

thương mại SMC

Môn : Quản trị tài chính

GVHD : Cô Trần Yến Phượng

SVTH : Nhóm Hội Ngộ

LỚP : 210704102 (DHMK7B)

Page 2: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư

thương mại SMC

DANH SÁCH NHÓM

STT

HỌ TÊN MSSVĐánh giá (100%)

Ghi chú

1 Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 11065151 100 Tốt, TLTK rất nhiều

2 Nguyễn Thị Tố Loan 11070231 100

Tốt, còn vài lỗi chính tả và trục trặc khi gửi bài, tài liệu tìm thêm thú vị, bảng biểu định dạng sai

3 Nguyễn Văn Thường 11004316 100Tốt, nhưng sơ đồ cơ cấu bị rời khó xử lí

4 Phạm Phú Tín 11073681 100Trình bày tốt, có ý kiến phản hồi, có TLTK

5 Nguyễn Thanh Vương 11242971 100

Trình bày theo đúng đề mục dàn ý nhưng còn lỗi chính tả, định dạng công thức có lỗi

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 06 năm 2014

Page 3: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

..................................................................................................................................

................................................................................................................................

..............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

..........................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.....................................................................................................................

...................................................................................................................

.................................................................................................................

...............................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GV

Page 4: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ, bao

trùm lên toàn bộ nền kinh tế nước ta. Lợi ích của hội nhập là chúng

ta được mở rộng thị trường, tiếp thu nhiều công nghệ, phương

pháp sản xuất mới, tiên tiến và hiện đại hơn cũng như có cơ hội

phát triển về vốn, về nguồn lực, nhận được nhiều tài trợ hơn.

Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Tác hại của hội nhập là sự cạnh

tranh trở nên ngày càng gay gắt với sự xuất hiện của các đối thủ

mạnh bên ngoài biên giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước

xu thế này phải làm? Câu hỏi thực tế nhất là “Sống hay là chết?”.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp kinh doanh

hiệu quả hơn, những chiến lược sáng tạo hơn và hơn nữa phải có

một cấu trúc doanh nghiệp vững mạnh. Cấu trúc vốn và chi sử

dụng vốn tối ưu là một trong những tiêu chí quan trọng để đạt

được điều đó.

Biết quản trị cấu trúc vốn tốt sẽ giúp doanh nghiệp có tài chính

vững mạnh, dòng tiền lưu chuyển được tối ưu, đem lại hiệu quả

kinh doanh cao. Nếu ví doanh nghiệp như cơ thể người thì vốn

chính là máu, dòng vốn lưu thông linh hoạt rót vào từng bộ phận

trong doanh nghiệp một cách hợp lí đảm bảo trạng thái hoạt động

sung mãn nhất của các bộ phận.

Thị trường chứng khoán cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong

những năm 2006 - 2007 mở rộng hình thức vay vốn của doanh

nghiệp từ vay ngân hàng sang phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên từ

cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế dần đi xuống kéo theo

sụt giảm đáng kể của thị trường chứng khoán những năm sau đó

(2010). Do vậy các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rơi vào khó

khăn vì thiếu vốn. Quay lại thị trường tín dụng vay ngân hàng thì

không ổn vì lãi suất năm đó cũng khá cao, tiếp cận không dễ. Điều

này ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp.

Page 5: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Vì vậy nhóm chọn đề tài “Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử

dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC”

nhằm giúp tìm ra được cấu trúc vốn hợp lí để tối đa hóa được giá

trị doanh nghiệp, xây dựng được biện pháp quản lí dòng tiền hiệu

quả hơn nhằm tạo nên doanh nghiệp vững mạnh từ bên trong có

thể cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài quốc gia.

Đề tài gồm có ba chương nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Phân tích về cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn của

công ty cổ phần đầu tư – thương mại SMC

Chương 3: Các biện pháp tái cấu trúc vốn và hạ thấp chi phí

sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC

trong đó có sử dụng số liệu trong báo cáo tài chính của công ty cổ

phần đầu tư thương mại SMC qua 2 năm 2007 và 2008 để làm ví

dụ phân tích.

Xin cảm ơn cô Yến Phượng đã hướng dẫn thực hiện tiểu luận này.

Page 6: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU............................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................12. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................13. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................14. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................15. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................3

1.1 CÁC TỈ SỐ THANH TOÁN DÙNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN...................................................31.2 CẤU TRÚC VỐN......................................................................4

1.2.1 Cấu trúc vốn là gì?..........................................................41.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn..............................41.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn.................................61.2.4 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc vốn..........................71.2.5 Các thành phần của cấu trúc vốn và tác động tới doanh nghiệp......................................................................................71.2.6 Cấu trúc vốn tối ưu..........................................................8

1.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN..........................................................91.3.1 Chi phí sử dụng vốn là gì?...............................................91.3.2 Các chỉ số CP sử dụng vốn..............................................91.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích CP sử dụng vốn...................11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC VỐN, CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI

SMC..............................................................................13

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY....................................132.1.1 Giới thiệu về công ty.....................................................132.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển....................................142.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý................................162.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của công ty.................................17

2.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SMC...................18

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài sản của công ty..........................182.2.2 Phân tích cấu trúc vốn của công ty...............................202.2.3 Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp..............................................................322.2.4 Cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp...............................................................................................37

Page 7: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

2.2.5 Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp........................392.2.6 Nhận xét chung.............................................................42

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN VÀ HẠ THẤP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

THƯƠNG MẠI SMC..........................................................45

3.1 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH..............463.2 GIẢM CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN.......................................................473.3 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ....................483.4 NHẬN DIỆN TÌNH TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO RỦI RO PHÁ SẢN.............................................................................................48

KẾT LUẬN......................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................52

PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU SMC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY..............54

PHỤ LỤC 2: SMC: CÓ THỂ CHỐT LỜI Ở MỨC GIÁ HIỆN TẠI. 56

Page 8: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những lí do đã được nhóm giới thiệu trong phần mở đầu. Xin

được tóm gọn lại như sau:

- Hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại lợi thế cũng như bất lợi cho

các doanh nghiệp Việt do sự cạnh tranh gay gắt. Doanh

nghiệp muốn tồn tại vượt qua khó khăn phải có cấu trúc vững

mạnh. Điều đó thể hiện ở cấu trúc tài chính doanh nghiệp,

cấu trúc vốn.

- Doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu sẽ làm chủ được dòng

tiền lưu thông trong doanh nghiệp tạo tiền đề vững mạnh để

tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạnh tranh

của doanh nghiệp hơn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tiếp cận lý thuyết về cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn

theo cách giản lược nhưng vẫn dễ hiểu.

- Phân tích và nhận xét về cấu trúc vốn, chi phí sử dụng vốn

của công ty cổ phần đầu tư – thương mại SMC.

- Đưa ra các biện pháp nhằm tái cấu trúc vốn và hạ thấp chi

phí sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC.

3. Đối tượng nghiên cứu

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại SMC.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Hoạt động tổ chức vốn, đầu tư vốn và sử dụng chi phí tại công

ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại SMC.

- Tình hình tài chính của SMC trong năm 2007 – 2008.

Hội ngộ 1

Page 9: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

5. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp phân tích định qua tính toán cơ bản để

có cái nhìn chung về cấu trúc vốn của SMC.

- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích theo chiều sâu số

liệu, sau đó đưa nhận xét cho tình hình đang xảy ra.

- Lấy số liệu thứ cấp từ bảng báo cáo tài chính của SMC và tiến

hành phân tích theo phương pháp bàn thí nghiệm.

Hội ngộ 2

Page 10: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 CÁC TỈ SỐ THANH TOÁN DÙNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU

TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

* Tỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả

năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Công thức:

Current Ratio = Tàisảnlưu động

Nợ ngắn hạn

- Ý nghĩa:

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem

có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt

có tốt không.

* Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Một tỉ lệ chỉ ra liệu một công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho

đi hay không.

- Công thức:

Quick ratio = Tàisảnlưu động vàđầu tư ngắn hạn−Hàngtồn kho

Nợ ngắn hạn

- Ý nghĩa: Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của

một công ty có lành mạnh không.

* Tỉ số thanh toán tức thời

- Công thức:

Tỉ số thanh toán tức thời = Tiền

Nợ ngắn hạn

Hội ngộ 3

Page 11: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Ý nghĩa: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền

đang có của DN.

* ROA (Return on total assets)

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

- Công thức:

ROA = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

- Ý nghĩa: ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các

khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản).

* ROE (Return on common equyty)

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo

lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

- Công thức:

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốncổ phần thường

- Ý nghĩa: Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để

so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó

tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

1.2 CẤU TRÚC VỐN

1.2.1 Cấu trúc vốn là gì?

Hiểu đơn giản tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn.

Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán, đề

cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông

qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ

phần, phát hành trái phiếu và đi vay.

Hội ngộ 4

Page 12: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn

- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận

Có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy động. Khi doanh

thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả

kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này

tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ

cao và ngược lại.

- Cơ cấu tài sản

Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.

Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó

mà nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu

và vay nợ dài hạn). Ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư một

phần của nguồn vốn dài hạn, còn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành

Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của

vốn chậm thì cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ,

khai thác, chế biến…). Ngược lại những ngành nào có mức nhu cầu

về loại sản phẩm ổn định, ít thăng trầm vòng quay của vốn nhanh

(dịch vụ, bán buôn…) thì vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm

tỷ trọng lớn.

- Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động

Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn vay sẽ là cơ hội tốt nhất để

gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng vốn

người ta thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị trường

vốn. Ngược lại, khi có doanh lợi nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu trúc

vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.

- Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo

Trong kinh doanh phải chấp nhận mạo hiểm có nghĩa phải chấp

nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng

Hội ngộ 5

Page 13: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi

nhuận càng lớn). Tăng tỷ trong của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ

mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi

nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán

mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.

- Thái độ của người cho vay

Thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp có cấu trúc

vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ với cấu trúc này nó hứa

hẹn sẽ trả nợ đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ bỏ ra

cho vay. Khi tỷ lệ vốn vay quá cao sẽ làm giảm độ tín nhiệm của

người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanh

nghiệp vay thêm.

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn

Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể xác định cơ cấu vốn thông

qua các chỉ tiêu như: tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, hệ số nợ trên vốn

chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn

Chỉ tiêu Ý nghĩa

Tỷ số nợ = Nợ

Tổng vốn×

100%

Trong 100 đồng tổng vốn thì doanh

nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, tỷ số

nợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn

nghiêng về nợ.

Tỷ số tự tài trợ

= Vốnchủ sở hữu

Tổng vốn × 100%

Trong 100 đồng tổng vốn thì có bao

nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài

trợ lớn hơn 50% cho biết trong cơ cấu

vốn doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ

sở hữu hơn so với nợ.

Hệ số nợ trên vốn chủ Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì gánh bao

Hội ngộ 6

Page 14: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Chỉ tiêu Ý nghĩa

sở hữu = Nợ

Vốnchủ sở hữu

nhiêu đồng nợ, nếu hệ số này lớn hơn 1

nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả

năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và

ngược lại.

Hệ số đòn bẩy tài chính

= Tổng vốn

Vốnchủ sỡ hữu

Tổng vốn của doanh nghiệp gấp bao

nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu, khi hệ

số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 nghĩa là

trong cơ cấu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn

so với vốn chủ sở hữu, tức cấu trúc vốn

nghiêng về nợ.

Dựa vào các chỉ tiêu về cấu trúc vốn, chủ nợ thấy được mức độ an

toàn đối với những món nợ đã cho vay.

Về phía chủ doanh nghiệp, tỷ số nợ cao có nghĩa là vốn đầu tư

hoạt động kinh doanh chủ yếu từ nợ vay. Chủ doanh nghiệp sẽ

được lợi là vẫn nắm được quyền kiểm soát với một số vốn đóng

góp rất ít hoặc không cần góp thêm vốn.

Đối với nhà đầu tư, một doanh nghiệp có tỷ số nợ cao thì rủi ro tài

chính cao, vì vậy họ sẽ đòi hỏi suất sinh lời lớn hơn để có mức đền

bù tương xứng với những rủi ro này và ngược lại.

Từ phân tích trên cho thấy gia tăng lợi nhuận là điều mong muốn

của các chủ nợ, chủ sở hữu và nhà đầu tư nhưng ngược lại họ

không thích rủi ro; vì vậy các quyết định tài chính cần được xem

xét dựa trên sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

1.2.4 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là vấn đề đã được các nhà kinh tế tài chính quan tâm

và dành nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý

Hội ngộ 7

Page 15: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

tài chính tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ

tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau:

- Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lí và có lợi cho doanh

nghiệp?

- Nên vay nợ hay là không?

- Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?

Khi hiểu tường tận về cấu trúc vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu

trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ

đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gia

tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp

nhất.

1.2.5 Các thành phần của cấu trúc vốn và tác động tới

doanh nghiệp

Như đã phân tích, cấu trúc vốn bao gồm: phần nợ và phần vốn.

Nợ: Ưu và khuyết điểm

Khi dùng nợ thì lãi suất phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay

các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Vì thế tăng giá trị của

doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế

thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu

điểm.

Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu.

Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi

đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro

khác.

Vốn: Ưu và khuyết điểm

Khuyết điểm của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi

phí của nợ và cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn

càng cao hơn.

Hội ngộ 8

Page 16: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về

kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành

công ty càng lớn.

Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với

nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà

đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại

(overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho

công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.

1.2.6 Cấu trúc vốn tối ưu

* Định nghĩa: Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh

nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất có nơi

còn gọi đó là việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh

nghiệp.

* Phương pháp xác định cấu trúc vốn tối ưu:

- Phương pháp tính chỉ số chi phí vốn bình quân WACC (Weighted

Average Cost of Capital): Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn

hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức

trung bình trong ngành).

- Phương pháp xác định mức vay nợ ngắn hạn trung bình: Trong cơ

cấu nguồn vốn, để đảm bảo an toàn, nguồn vốn dài hạn (vốn chủ

sở hữu + vay dài hạn) phải đủ để cover được Tài sản dài hạn.

- Phương pháp tái cấu trúc vốn.

1.3 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

1.3.1 Chi phí sử dụng vốn là gì?

Chi phí sử dụng vốn cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới.

Hội ngộ 9

Page 17: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Chi phí sử dụng vốn được xem như là một liên kết giữa quyết định tài trợ và quyết định đầu tư.

Chi phí sử dụng vốn trở thành một “tỷ suất rào cản” (hurdle rate) mà doanh nghiệp phải đạt được từ một dự án đầu tư trước khi nó sẽ làm gia tăng tài sản của cổ đông. Thuật ngữ chi phí sử dụng vốn thường được sử dụng thay thế với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất rào cản cho các đầu tư mới, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới và cơ hội phí của sử dụng vốn.

Chi phí sử dụng vốn là một khái niệm vô cùng quan trọng khi đề cập đến chiến lược tài trợ của một doanh nghiệp,là cầu nối quan trọng giữa các quyết định đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp với việc gia tăng giá trị tài sản của các chủ sở hữu theo yêu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường.

1.3.2 Các chỉ số CP sử dụng vốn

1.2.3.1 Chi phí của nợ

Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên chi phí nợ sau thuế:

Chi phí sử dụng nợ sau thuế = rD (1 - T)

Với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí thực của vay nợ dài hạn sẽ thấp hơn bất kì của nguồn tài

trợ dài hạn nào khác bởi vì khả năng hưởng lợi từ lá chắn thuế của

chi phí lãi vay.

1.2.3.2 Chi phí cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi được xem như là một loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một doanh nghiệp. Những cổ đông ưu đãi sẽ nhận được cổ tức cố định đã được công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường . Vì cổ phần ưu đãi là một nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu nên doanh thu từ phát hành các cổ phần ưu đãi là vĩnh viễn. Một đặc điểm quan trọng quan trong của cổ phần ưu đãi là cổ tức của nó.

Tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi re :

re=I

Pb

Hội ngộ 10

Page 18: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Pb: giá bán cổ phiếu mới đã trừ chi phí phát hành.

I: Lợi tức cổ phần ưu đãi.

1.2.3.3 Chi phí của lợi nhuận giữ lại

Nếu thu nhập không được giữ lại, nó sẽ được thanh toán dưới dạng cổ tức cho các cổ đông thường. Do vậy chi phí của thu nhấp giữ lại, đối với một doanh nghiệp tương tự như chi phí sử dụng vốn cổ phần thường.

Do vậy chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại (ký hiệu re) được tính ngang bằng với chi phí sử dụng vốn cổ phần thường.

P0=D1

re−g hay

re=D1

P0

+g

re=r f+β (rm−rf )

1.2.3.4 Chi phí vốn cổ phần mới

Chi phí sử vốn từ phát hành mới cổ phần thường rne

Chi phí sử dụng vốn từ phát hành mới cổ phần thường được xác định bằng cách tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần thường sau khi xem xét đến cả yếu tố định giá thấp hơn lẫn chi phí phát hành mới.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới có thể được tính toán bằng cách xác định doanh thu phát hành thuần sau khi tính đến yếu tố bán dưới giá thị trường và trừ đi chi phí phát hành. Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều tính re.

re: chi phí sử dụng vốn cổ phần thuờng hiện hữu

P’0 doanh thu phát hành thuần.

Ta có công thức tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới như sau:

re=D1

P0'+g

Vì doanh thu phát hành thuần P’0 luôn nhỏ hơn giá trị thị trường

hiện tại P0 nên chi phí sử dụng vốn cổ phẩn thường phát hành mới,

Hội ngộ 11

Page 19: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

rne bao giờ cũng lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu re.

1.2.3.5 WACC - Chi phí vốn trung bình có trọng số

Là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn dài trợ dài hạn mà doanh nghiệp đang sử dụng .

Khi chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt đã được xác định thì chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được tính toán bằng cách nhân lần lượt các chi phí riêng biệt với tỷ lệ phần trăm tỷ trọng vốn tương ứng của chúng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, sau đó lấy tổng các giá trị theo tỷ trọng này và ta có được chi phí sử dụng vốn bình quân như sau :

WACC = jjrW

Trong đó:

+ wj: Tỷ lệ % nguồn tài trợ j trong cấu trúc vốn

+ rj: Chi phí sử dụng nguồn vốn j sau thuế.

Trong đó cần lưu ý :

- Tổng tỷ trọng các nguồn tài trợ riêng biệt phải bằng 1.

- Tỷ trọng vốn cổ phần thường We được nhân với hoặc chi phí

của thu nhập giữ lại , re, hoặc chi phí sử dụng vốn cổ phần

thường phát hành mới, rne.

- Chi phí sử dụng vốn bình quân của một doanh nghiệp sẽ

thay đổi khi quy mô của nguồn tài trợ gia tăng. Vì khi qui

mô nguồn tài trợ tăng thêm thì chi phí sử dụng vốn của các

nguồn tài trợ riêng biệt sẽ gia tăng và từ đó dẫn đến kết

qủa là chi phí sử dụng vốn bình quân tăng..

- Một trong những yếu tố khác làm cho chi phí sử dụng vốn

bình quân của doanh nghiệp gia tăng liên quan tới việc sử

dụng vốn cổ phần thường. Tỷ lệ tài trợ mới bằng nguồn vốn

cổ phần thường sẽ được tận dụng tối đa từ thu nhập giữ lại

sẳn có cho đến khi sử dụng hết và sau đó các doanh

nghiệp sẽ tài trợ bằng vốn cổ phần thường phát hành mới.

Hội ngộ 12

Page 20: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

1.3.3 Ý nghĩa của việc phân tích CP sử dụng vốn

Phân tích chi phí vốn kinh doanh nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ, toàn diện, khách quan tình hình sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Thấy được sự phân bổ vốn, khả năng tài trợ của các nguồn vốn, khả năng huy động, phát triển vốn và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Đồng thời phân tích vốn kinh doanh cũng nhằm mục đích tìm ra những mâu thuẫn nội tại trong công tác quản lý vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn, qua đó đề ra các phương hướng, biện pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý vốn trong doanh nghiệp.

Hội ngộ 13

Page 21: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC VỐN, CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI SMC

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Nằm ở vị trí chiến lược, đối diện cầu Sài Gòn, cửa ngõ phía đông của TP.HCM, trụ

sở chính của SMC được xây dựng với 8 tầng lầu theo kiến trúc hiện đại, thân thiện

với môi trường và là trung tâm điều hành hoạt động phân phối thép chuyên nghiệp

của toàn hệ thống SMC.

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC

Tên viết bằng tiếng nước ngoài:

SMC TRADING INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: SMC J.S.C

Địa chỉ: 396 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: (08) 3899 2299

Fax: (08) 3898 0909

Website: http://www.smc.vn

Email: [email protected]

Ngày thành lập: 19/8/2004

Số GPĐKKD: 0303522206

Vốn điều lệ: 295.183.610.000 đồng

* Giấy CNĐKKD: 4103002772 do Ph.ng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM

cấp cho đăng ký lần đầu ngày 18/10/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày

23/09/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 18/08/2006.

Hội ngộ 14

Page 22: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1988: Cửa hàng Vật liệu xây dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán

lẻ Vật liệu xây dựng Miền Nam được thành lập với tổng số nhân sự là 09

người.

Năm 1996: Tháng 5/1996 chuyển đổi Cửa hàng Vật liệu xây dựng số 15

thành Xí nghiệp sản xuất kinh doanh Vật liệu Xây dựng Số 1 với tổng số

nhân sự là 38 người, đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển biến mới trên con

đường phát triển của SMC

Năm 1998: Thương hiệu SMC chính thức ra đời, SMC là viết tắt của “Steel

Materials Company”

Năm 2002: SMC nhận Huân chương Lao động hạng 3 và cũng là năm Logo

SMC chính thức ra đời với biểu tượng của 2 thanh thép vừa sắc bén, vừa

mềm dẻo đang liên kết vào nhau, nó mang theo hình ảnh cách điệu của 3 từ

SMC và màu sắc xám trắng của ánh thép, xanh đen của sự bền vững.

Năm 2004: SMC cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ

phần Đầu tư Thương mại SMC với tổng vốn điều lệ 25 tỷ đồng.

Năm 2006: SMC chính thức lên Sàn giao dịch Chứng khoán và niêm yết tại

Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán: SMC

Năm 2007: Ngày 25/6/2007 Công ty TNHH MTV SMC Phú Mỹ ra đời, là

đơn vị thành viên đầu tiên của SMC với diện tích 2,3ha tại Khu Công Nghiệp

Phú Mỹ 1, Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm 2008

SMC nhận Huân chương Lao Động Hạng 2.

Tháng 5/2008, SMC lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động Trung

tâm Gia Công – Chế biến thép lá cuộn (Coil Center) tại Công ty

TNHH MTV SMC Phú Mỹ, đánh dấu bước khởi đầu trong hoạt động

gia công chế biến thép của SMC.

Ngày 10/11/2008 SMC thành lập Công ty TNHH MTV SMC Bình

Dương tại KCN Đồng An – Bình Dương, với sự ra đời của 02 đơn vị

thành viên trong năm 2007 và 2008 nâng tổng số nhân sự của SMC

lên 224 người.

Hội ngộ 15

Page 23: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Năm 2009:

Với định hướng chiến lược là trở thành một trong những nhà phân

phối các sản phẩm thép lớn và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam,

SMC không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới sản xuất kinh

doanh.

Ngày 03/07/2009 Công ty TNHH MTV SMC Hiệp Phước ra đời.

Ngày 14/12/2009 Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thép ra đời.

Năm 2010: SMC đã hoàn thành mục tiêu chiến lược 05 (năm) năm 2006 –

2010 với tổng sản lượng tiêu thụ đạt 558 ngàn tấn, trong đó 540 ngàn tấn

thép các loại và 18 ngàn tấn xi măng, lợi nhận sau thuế đạt 82 tỷ đồng, SMC

khẳng định được vị thế hàng đầu của nhà phân phối thép chuyên nghiệp khu

vực phía Nam.

Năm 2011:Ngày 10/06/2011 chính thức đưa nhà máy Cơ Khí Thép đi vào

hoạt động với 2 hệ thống thiết bị xả băng thép tấm dày đến 16mm và thiết bị

cắt tờ dày đến 20mm.

Hội ngộ 16

Page 24: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty

gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ

quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Theo quy

định, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân

sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản

trị và Ban kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị

Hội ngộ 17

CN BÌNH DƯƠNG

CỬA HÀNG 492

CN HÀ NỘI

CN AN LẠC

CỬA HÀNG 147

NHÀ MÁY THÉP SMC PHÚ MỸ

PHÒNG HÀNH

CHÁNH QUẢN

TRỊ

PHÒNGĐẦUTƯ

P.TÀI CHÍNH

KẾTÓAN

BP GIAO NHẬN KHO VẬN

P.DỰ ÁNTHỊ

TRƯỜNG

P.KDCÔNG TRÌNH

P.KDTỔNGHỢP

GIÁM ĐỐCGIÁM ĐỐCGIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁTGIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Page 25: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để

quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những

vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát

Giám đốc và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật

pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ

quy định.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông

bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành

hoạt động kinh doanh, báo các tài chính của Công ty. Ban kiểm soát Công ty hoạt

động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc của công ty gồm có Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều

hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng

ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các

quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc

và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải

quyết những công việc đã được Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ

chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ của công ty

Sản phẩm của công ty

Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty trong những năm vừa qua chủ yếu là mặt

hàng thép các loại với tỷ trọng chiếm hơn 90% doanh thu toàn Công ty và các loại

vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 10% doanh thu. Dưới đây là phân loại các

mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty:

* THÉP XÂY DỰNG : thép gân, thép tròn trơn ,thép cuộn, thép hình, thép tấm và

các loại vật liệu xây dựng khác.

Dịch vụ của công ty

Hội ngộ 18

Page 26: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy

lợi, sửa chữa nhà ở và trang trí nội ngoại thất theo quy định của pháp luật.

Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn, thiết kế và kinh doanh nhà ở theo quy

định của pháp luật.

Kinh doanh các mặt hàng điện máy kim khí, bách hóa, hàng tiêu dùng, hàng

thực phẩm.

Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và hàng xuất nhập khẩu.

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng

hoặc đi thuê.

2.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SMC

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài sản của công ty

Tài sản 2009 2010 Thay đổi %

A.Tài sản ngắn

hạn441,664,510,934 499,392,963,840 57,728,452,906 13.07%

Tiền và tương

đương tiền55,460,426,658 178,004,620,729 122,544,194,071 220.96%

Các khoản ĐTTC

ngắn hạn35,924,326,949 10,723,809,000 -25,200,517,949 -70.15%

Các khoản phải

thu227,448,280,939 184,914,647,755 -42,533,633,184 -18.70%

Hàng tồn kho 67,103,437,802 94,577,846,387 27,474,408,585 40.94%

Tài sản ngắn hạn

khác55,728,038,586 31,172,039,969 -24,555,998,617 -44.06%

B.Tài sản dài hạn 101,755,160,385 181,701,238,674 79,946,078,289 78.57%

Tài sản cố định 16,210,595,031 53,784,174,802 37,573,579,771 231.78%

Các khoản ĐTTC

dài hạn83,631,131,100 124,786,243,100 41,155,112,000 49.21%

Tài sản dài hạn

khác1,913,434,254 3,130,820,772 1,217,386,518 63.62%

Hội ngộ 19

Page 27: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

TỔNG TÀI SẢN 543,419,671,319 681,094,202,514 137,674,531,195 25.33%

Qua bảng trên cho thấy năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm

499,392,963,840 hay vớ tỷ lệ 73.32%, tài sản dài hạn chiếm 181,701,238,674 hay

27.68% trong đó tình hình biến đổi qua hai năm như sau :

Ta thấy trong năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng thêm 57,728,452,906

hay tỷ lệ tăng 13,07%, trong khi đó tài sản dài hạn tăng với một mức tăng khá cao

79,946,078,289 tương đương tỷ lệ tăng 78,57% sự gia tăng này là do:

- Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tiền và các khoản tương đương tiền 2010 tăng

lên thêm 122,544,194,071 hay 220,96% so với năm 2009, hàng tồn kho 2010

tăng 27,474,408,585 so với 2007. Nhưng bên cạnh đó ta thấy các khoản phải

thu, đầu tư tài chính ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác đã giảm.

Như vậy tập hợp những sự thay đổi này đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty

tăng 57,728,452,906 hay 13,07%. Đặc biệt tiền và các khoản tương đương tiền gia

tăng rất cao 220,96% làm cho khả năng thanh toán của công ty tăng lên. Điều này

rất có ý nghĩa cho thấy công ty muốn giữ niềm tin với khách hàng trong giai đọan

khó khăn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó các khoản phải thu cũng giảm đáng kể, điều này góp phần làm giảm

rủi ro cho doanh nghiệp.

- Trong cơ cấu tài sản dài hạn ta thấy đều tăng, đặc biệt tài sản cố định gia

tăng rất cao đạt mức 53,784,174,802 tăng thêm 37,573,579,771 hay tỷ lệ

231,78% so với 2009.

- Các khoản đầu tư Tài chính dài hạn 2010 cũng tăng thêm 41,155,112,000

hay 49,21% so với 2009. Điều này cho ta thấy công ty kỳ vọng vào tương lai

mặc dù trong bối cảnh khó khăn năm 2010.

Hai sự thay đổi lớn trên đã góp phần lớn làm cho tài sản dài hạn 2010 của công ty

tăng thêm 79,946,078,289 hay 78,57%.

Tóm lại tài sản ngắn hạn của và dài hạn của công ty đã gia tăng qua hai năm 2009

và 2010. Nhưng một câu hỏi đặt ra ở đây là cấu trúc vốn của công ty đã thay đổi

Hội ngộ 20

Page 28: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

như thế nào khi cấu trúc tài sản thay đổi như trên? Để trả lời câu hỏi này ta hãy đi

vào phần phân tích cấu trúc vốn của công ty.

2.2.2 Phân tích cấu trúc vốn của công ty

Trước khi đi vào phân tích thực trạng cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn của

công ty chúng ta cùng xem qua tóm tắt tình hình tài chính và tình hình hoạt động

của công ty qua hai năm 2009 và 2010.

*Về tình hình tài chính của công ty:

ĐVT: đồng

Chỉ Tiêu 2009 2010

Vốn chủ sở hữu 187,657,096,949 237,699,738,913

Nguồn vốn – Quỹ 187,806,295,537 236,744,990,945

Nguồn kinh phí và quỹ khác (149,198,588) 954,747,968

Nợ phải trả 355,762,574,370 443,394,463,601

Nợ dài hạn 16,532,308,383 28,705,732,261

Nợ ngắn hạn 339,230,265,987 414,688,731,340

Tổng nguồn vốn 543,419,671,319 681,094,202,514

*Về tình hình hoạt động của công ty

Tình hình doanh thu

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2009 2010

Doanh thu bán hàng hóa và dịch

vụ2,909,858,837,762 3,925,301,779,391

Doanh thu hoạt động tài chính 22,352,543,719 20,581,823,657

Thu nhập khác 938,544,754 373,047,896

Tổng doanh thu 29,735,880,724 68,662,441,982

Tình hình chi phí (không bao gồm lãi vay)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2009 2010

Giá vốn bán hàng 2,861,007,444,221 3,787,352,864,248

Chi phí bán hàng 17,721,859,720 27,022,443,718

Hội ngộ 21

Page 29: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Chí phí quản lý doanh

nghiệp6,265,246,038 12,569,735,077

Chi phí khác 232,775,707 32,242,344,991

Tổng chi phí 2,885,227,325,686 3,859,187,388,034

Tình hình thu nhập:

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2009 2010

Tổng doanh thu 29,735,880,724 68,662,441,982

Tổng chi phí 2,885,227,325,686 3,859,187,388,034

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 29,735,880,724 68,662,441,982

Lãi vay (R) 17,587,830,133 24,497,333,020

Lợi nhuận trước thuế (EBT) 29,735,880,724 68,662,441,982

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) 4,223,964,303 8,997,420,276

Lợi nhuận sau thuế 25,511,916,421 59,665,916,421

2.2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty năm 2009– 2010

Khi phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp ta phải xem xét đến tất cả sự

kết hợp của nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu

đãi, vốn cổ phần thường. Cụ thể đối với công ty đang phân tích, chúng ta cần phải

xem xét đến nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), vốn chủ sở hữu.

Cấu trúc tài chính của công ty năm 2009 và 2010 như sau:

Chỉ

tiêu

2009 2010 chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Mức %

Vốn

chủ sở

hữu

187,657,096,949 34,53 237,699,738,91334.8

950,042,641,964 26,66

Nợ phải

trả355,762,574,370 65,47 443,394,463,601 65.1 87,631,889,231 24,63

Hội ngộ 22

Page 30: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Tổng

NV543,419,671,319 100 681,094,202,514 100 137,674,531,195 26,33

Qua bảng phân tích trên ta thấy cả hai năm 2009 và 2010 nợ phải trả đều chiếm một

tỉ trọng rất lớn trong cấu trúc tài chính: năm 2009 nợ phải trả chiếm đến 65.47%,

năm 2010 nợ phải trả tăng với một tỷ lệ 24,63; nhưng do vốn chủ sở hữu tăng với tỷ

lệ cao hơn làm tỷ trọng nợ giảm không đáng kể 0.37% chiếm 65.1% tổng nguồn

vốn 2010. Nhận định ban đầu, điều này cho chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng

chi trả nợ của về công ty năm 2009 không tăng so với 2010

Ngoài ra dựa vào bảng phân tích ta thấy rằng tỷ trọng của các thành phần trong cấu

trúc tài chính năm 2010 đã thay đổi so với năm 2009, cụ thể thay đổi như sau: tỷ

trọng nguồn vốn chủ sở hữu từ 34,53% năm 2007 tăng lên 34.89% năm 2010; tỷ

trong nợ phải trả giảm từ 65,47% năm 2009 xuống 65,1% năm 2008. Bên cạnh đó

ta thấy rằng tổng nguồn vốn năm 2010 đã tăng 137,674,531,195 đồng tương ứng

với tỷ lệ tăng 26.33%.

Vậy tỷ trọng của từng thành phần trong cấu trúc tài chính và tổng nguồn vốn thay

đổi là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng:

- Do vốn chủ sở hữu năm 2010 đã tăng lên 50,042,641,964 đồng hay tăng

26,66% so với năm 2009. Điều này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2010

tăng thêm 137,674,531,195 đồng.

- Bên cạnh đó nợ phải trả năm 2010 cũng tăng đã tăng lên rất nhiều nhưng

tăng với tỷ lệ 24,63% thấp hơn tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu 26,66%. Điều này

làm cho tổng nguồn vốn năm 2010 tăng lên 137,674,531,195 đồng đạt mức

681,094,202,514.

Như vậy tỷ trọng của các thành phần trong cấu trúc tài chính thay đổi (tỷ trọng vốn

chủ sở hữu của công ty tăng lên, tỷ trọng nợ phải trả lại tăng) là do nợ phải trả và

vốn chủ sở hữu tăng không cùng tốc độ và cùng chiều nhưng tốc độ tăng vốn chủ sở

hữu cao hơng làm cho tỷ trọng nợ giảm nhưng không đáng kể.

Các chỉ số:

Chỉ số 2009 2010

Tỷ số nợ 65.47% 65.11%

Hội ngộ 23

Page 31: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Tỷ số tự tài trợ 34.53% 34.89%

Hệ số nợ trên VCSH 1.89 1.86

Hệ số đòn bẩy tài chính 2.89 2.86

Qua bảng trên cho ta thấy cấu trúc vốn của công ty nghiêng về nợ.

2.2.2.2 Nợ phải trả

Trong khoản nợ phải trả của công ty bao gồm: nơi dài hạn, nợ ngắn hạn và nợ phải

trả khác.Tình hình nợ phải trả của công ty như sau:

ĐVT: đồng

2009 2010 chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Mức %

Nợ dài

hạn 16,532,308,383 4.65 28,705,732,261 6.47 12,173,423,878 73,63

Nợ ngắn

hạn 339,230,265,987

95.3

5 414,688,731,340 93.53 75,458,465,353 22,24

Tổng nợ 355,762,574,370 100 443,394,463,601 100 87,631,889,231 24,63

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, nợ phải trả năm 2010 đã tăng lên 87,631,889,231

đồng hay tăng 24.63% so với năm 2009 (năm 2009 nợ phải trả là 355,762,574,370

đồng, đến năm 2010 thì nợ phải trả là 443,394,463,601 đồng). Tuy nhiên cả hai năm

nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả (năm 2009 nợ ngắn

hạn chiếm 95.35%, năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 93.53%). Như vậy nợ phải trả của

công ty tăng và nợ ngắn hạn tăng 22,24% nhưng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nợ

phải trả cho chúng ta thấy rằng áp lực trả nợ vay của công ty là rất nặng. Nguyên

nhân làm nợ phải trả của công ty tăng là do đâu? Đi vào phân tích chi tiết ta thấy

như sau:

– Nợ dài hạn năm 2010 tăng thêm 12,173,423,878 đồng hay tăng 73,63% so

với năm 2009 (năm 2009 nợ dài hạn là 16,532,308,383 đồng, đến năm 2010 là

28,705,732,261 đồng). Điều này làm cho nợ phải trả của công ty tăng thêm

87,631,889,231 đồng.

Hội ngộ 24

Page 32: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Như vậy ta có thể kết luận rằng nợ phải trả của công ty tăng là do cả nợ dài hạn, nợ

ngắn hạn của công ty đều tăng. Tổng nợ phải trả năm 2010 tăng lên 24,63% so với

năm 2009 và tỷ trọng của nợ ngắn hạn rất lớn, nợ dài hạn có sự thay đổi lớn so với

năm 2009 nhưng do chiếm tỷ trọng rất nhỏ 6.47% nên mặc dù tăng với mức

73,63% nhưng chỉ chiếm 12,173,423,878 so với 87,631,889,231 đồng tăng thêm

trong tổng nợ năm 2010.

Tóm lại năm 2010 tổng nợ phải trả đã tăng lên 24,53% so với năm 2009 và tỷ trọng

của các thành phần trong nợ phải trả không thay đổi nhiều cụ thể tỷ trọng nợ ngắn

hạn giảm 1.82% và tỷ trọng nợ dài hạn tăng lên tương ứng trong năm 2010.

Như đã phân tích ở trên, nợ phải trả của công ty gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.

Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi vào xem xét từng thành phần của cấu trúc tài chính ở

công ty.

2.2.2.3 Nợ dài hạn

Nợ dài hạn được xem là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc tài

chính của công ty, đặc biệt sử dụng nợ dài hạn được xem là chiến lược tài chính

trong hoạch định chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp. Bởi đây là khoản nợ làm phát

sinh chi phí tài chính cố định ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đòn bẩy của công ty

và khi sử dụng nợ để tài trợ công ty luôn được hưởng một khoản sinh lợi từ tấm

chắn thuế của lãi vay. Do đó chúng ta cần phải chú ý hơn trong việc xem xét tình

hình biến động của nợ dài hạn. Tình hình nợ dài hạn của công ty như sau:

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Mức %

Vay dài hạn 16,532,308,383 100 28,705,732,261 100 12,173,423,878 73.63

Tổng nợ dài

hạn16,532,308,383 100 28,705,732,261 100

12,173,423,878 73.63

Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ dài hạn của công ty năm 2010 tăng

12,173,423,878 đồng hay tăng 73.63% so với 2009 (năm 2009 tổng nợ dài hạn là

16,532,308,383 đồng, đến năm 2010 tổng nợ dài hạn lên đạt mức 28,705,732,261

Hội ngộ 25

Page 33: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

đồng). Điều này cho chúng ta thấy rằng năm 2010 này Công ty đã gia tăng việc sử

dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn của mình.

Trong nợ dài hạn của Công ty chỉ có nợ vay dài hạn. Trong năm 2010 Công ty đã

vay thêm nợ dài hạn mới, làm cho tổng số nợ đến năm 2010 của Công ty tăng lên

đến 12,173,423,878 đồng, một mức tăng cao nhưng do tỷ trọng trong tổng vốn nhỏ

nên tỷ lệ số nợ trên tổng tài của công ty giảm do vốn chủ sở hữu tăng cao hơn.

Chính phần nợ phải trả lãi vay này là nguồn gốc của chi phí tài chính cố định, chi

phí tài chính cố định này sẽ cho chúng ta biết được khả năng sử dụng đòn bẩy tài

chính của Công ty cao hay thấp và mức độ khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu ra

sao?

2.2.2.4 Nợ ngắn hạn

Trở lại với phần nợ phải trả ta thấy tuy nợ dài hạn là thành phần rất quan trọng trong

cấu trúc tài chính của Công ty nhưng qua hai năm ta thấy tỷ trọng của thành phần

này là rất thấp 4.65% cho năm 2009 và 6.47% cho năm 2010 trong tổng nợ phải trả.

Chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả vẫn là nợ ngắn hạn. Do đó nợ ngắn hạn anh

hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất của Công ty. Đó chính là lý do tại

sao chúng ta cũng cần xem xét đến tình hình biến động của nợ ngắn hạn. Sau đây là

tình hình nợ ngắn hạn qua hai năm của Công ty:

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vay ngắn hạn 143,016,411,208 40.20 110,730,218,671 26.70-

32,286,192,537-22,57

Phải trả người bán

184,310,708,548 51.81 281,637,344,112 67.92 97,326,635,564 52,80

Người mua trả trước

8,833,694,807 2.48 18,749,715,536 4.52 9,916,020,729 112,25

Phải nộp nhà nước

4,193,850 0.00 2,073,348,787 0.50 2,069,154,937 49337,8

Phải trả người lao

2,148,191,760 0.60 1,167,122,040 0.28 -981,069,720 -45,67

Hội ngộ 26

Page 34: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

động

Chi phí phải trả

618,057,311 0.17 256,487,234 0.06 -361,570,077 -58,50

Các khoản phải trả phải nộp khác

299,008,503 0.08 74,494,960 0.02 -224,513,543 -75,08

Tổng nợ ngắn hạn

355,762,574,370 100 414,688,731,340 100 58,926,156,970 16,56

Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 đã tăng lên

58,926,156,970 đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,56% hay so với năm 2009 (năm

2009 tổng nợ ngắn hạn của Công ty là 355,762,574,370 đồng, đến năm 2010 thì

tổng nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên đạt mức 414,688,731,340 đồng). Bên cạnh

đó tỷ trọng của từng thành phần trong nợ ngắn hạn năm 2010 này cũng thay đổi so

với năm 2009 cụ thể tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm từ 40.20% năm 2009 xuống 26.70%

vào năm 2010. Đi vào phân tích chi tiết ta thấy rằng tổng nợ vay ngắn hạn năm

2010 giảm và tỷ trọng các thành phần trong tổng nợ vay ngắn hạn thay đổi so với

năm 2009 nguyên nhân là do:

- Nợ vay ngắn hạn năm 2010 giảm 32,286,192,537 đồng hay giảm 22,57% so

với năm 2009.

- Khoản phải trả người bán năm 2010 tăng 97,326,635,564 đồng tương ứng

với tỷ lệ tăng 52,80% (năm 2009 phải trả người bán là 184,310,708,548; đến

năm 2010 thì khoản phải trả người bán là 281,637,344,112đồng) làm cho

tổng nợ ngắn hạn năm 2010 tăng.

- Khoản người mua trả trước có một tốc độ tăng cao so với năm 2009:

112,25% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 9,916,020,729 đồng.

- Khoản phải nộp cho Nhà nước thì tăng rất cao, nếu năm 2009 khoản phải

nộp cho Nhà nước là 4,193,850 đồng, sang năm 2010 lên tới mức ở mức

2,073,348,787 đồng, điều này cho ta thấy khoản phải nộp cho nhà nước tăng

tới 49337,8%, thể hiện trách nhhiệm của công ty và nghĩa vụ nạp thuế cho

nhà nước rất lớn.

Hội ngộ 27

Page 35: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Trong khi đó ba khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả, các khoản

phải nộp phải trả khác đều giảm, khoản phải trả người lao động góp phần

lớn trong việc giảm nợ chiếm 45,67% tương đương giảm 981,069,720 so

với năm 2009. Điều này thể hiện việc hòan thành nghĩa vụ với người lao

động .

Như vậy tổng nợ ngắn hạn của Công ty tăng là do hầu hết các khoản nợ đều trong

đó khoản phải trả người bán tăng nhiều nhất thể hiện việc công ty có mức chiếm

dụng vốn cao chiếm tới 67.92% tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn trừ có khoản phải

trả người lao động giảm mạnh.

Khi phân tích phần nợ phải trả của Công ty một câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta

là tại sao trong cả hai năm chúng ta phân tích tổng nợ phải trả của Công ty nợ

ngắn hạn lại chiếm một tỉ trọng quá cao so với nợ dài hạn (nợ ngắn hạn năm

2009 chiếm 95.35%, năm 2010 chiếm 93,53%), sử dụng nhiều nợ ngắn hạn có

những lợi ích gì so với nợ dài hạn? Hay có một lý do nào khác chăng? Công ty

này có giống như trường hợp của bao doanh nghiệp Việt Nam khác đó là tình

trạng lấy ngắn nuôi dài, sử dụng nợ ngắn hạn để đổ vào những khoản đầu tư dài

hạn không?

Nợ ngắn hạn của Công ty chiếm một tỉ trọng cao như vậy là do đặc điểm của ngành

chứ không phải Công ty đang sử dụng ngắn hạn để đổ vào các khoản đầu tư dài

hạn. Như chúng ta đã biết hoạt động chính của Công ty là thương mại và dịch vụ

kinh doanh sắt thép cho nên nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn của Công ty là rất lớn.

Một số thuận lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn:

- Tính linh hoạt trong việc huy động vốn do nguồn tài trợ này rất linh động dễ

dàng thay đổi nên từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty

được liên tục.

- Chi phí sử dụng vốn của nguồn tài trợ này thấp hơn so với vay dài hạn,

nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của Công ty thì nguồn nợ từ việc phải trả cho

người bán chiếm tỷ trọng khá lớn đây là nguồn nợ không tốn chi phí sử dụng

vốn chủ yếu chỉ dựa vào uy tín của Công ty. Ưu điểm mà chúng ta có thể

thấy ngay được là khi sử dụng nợ ngắn hạn chiếm dụng này Công ty sẽ

Hội ngộ 28

Page 36: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

không phải tốn chi phí trả lãi vay. Ở Công ty chúng ta khoản nợ này chiếm

một tỉ trọng khá lớn cho nên khi sử dụng khoản chiếm dụng này sẽ giúp cho

Công ty tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể.

- Ngoài ra nợ ngắn hạn có thể được tăng hoặc giảm tương ứng với các nhu cầu

tài trợ thay đổi vì thế doanh nghiệp chỉ gánh chịu chi phí tài trọ khi thật sự

cần thiết.

Như vậy việc sử dụng nợ ngắn hạn sẽ gây bất lợi gì cho Công ty?

- Tuy nhiên một khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng này

chiếm một tỉ trọng lớn như vậy thì Công ty nên thận trọng bởi vì tuy Công ty

không tốn chi phí trả lãi khi sử dụng khoản chiếm dụng này nhưng Công ty

cần cân nhắc xem khi khoản nợ này đến hạn Công ty có khả năng thanh toán

hay không? Và có thanh toán được đúng hạn hay không? Bởi nếu không

thanh toán đúng hạn Công ty sẽ bị phạt. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả

không phải là số tiền Công ty bị phạt mà là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình

hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ

như một khi Công ty thanh toán chậm hay không có khả năng thanh toán cho

nhà cung cấp thì họ sẽ không muốn cung cấp nguyên vật liệu thậm chí là sẽ

ngưng không bán hàng cho doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ

bị đình trệ do đó doanh nghiệp sẽ không thể nào cung cấp sản phẩm hàng

hóa cho khách hàng. Khi đó các nhà cung cấp khách hàng... sẽ không còn

niềm tin đối với Công ty nữa, một khi uy tín của doanh nghiệp bị mất đi thì

Công ty sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn.

- Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ

tấm chắn thuế của Công ty cũng không nhiều bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi

phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi

từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ thấp, nhất là với tỷ trọng nguồn vốn

chiếm dụng cao thì việc kỳ vọng nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế

là không có.

Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty:

Hội ngộ 29

Page 37: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Như vậy qua những gì chúng ta đã phân tích ta thấy nợ ngắn hạn cũng không kém

phần quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của Công ty, một yếu tố rất quan trọng

mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là với khoản nợ ngắn hạn mà Công ty đang có thì

khả năng thanh toán của Công ty thế nào? Có khả năng thanh toán các khoản nợ vay

ngắn hạn và nợ vay dài hạn đến hạn hay không? Bởi vì một khi nhà cung cấp, bạn

hàng hay chủ nợ nhìn vào Công ty, điều họ quan tâm đầu tiên là tình hình thanh

toán và khả năng chi trả của Công ty ra sao(đặc biệt trong thời điểm lạm phát và lãi

suất ngân hàng cao)? Để biết được khả năng thanh toán của Công ty, chúng ta sẽ lần

lượt xem xét các tỉ số thanh toán sau:

- Thứ nhất là về tỉ số thanh toán hiện hành:

Tỉ số thanh toán hiện hành =Tài sản lưu động

Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài đến hạn

Tỉ số thanh toán hiện hành 2009 =441,664,510,934

=3.37 lần148,050,211,216

Tỉ số thanh toán hiện hành 2010 =

499,392,963,840

= 3.74 lần117,813,174,342

Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Ta thấy tỉ số thanh toán hiện hành của Công ty cả hai năm đều lớn hơn 1 và rất cao.

Điều này cho chúng ta thấy cả hai năm một đồng nợ vay đều được đảm bảo bằng

3.37 tới 3.74 đồng tài sản lưu động. Tuy nhiên, tỷ số này qua 2 năm đã có sự thay

đổi rất nhiều và thay đổi theo chiều hướng tốt.

- Thứ hai là về tỉ số thanh toán nhanh:

Tuy nhiên hàng tồn kho không thể chuyển ngay thành tiền được và ngoài ra tỉ số

thanh toán hiện hành sẽ không còn chính xác nữa nếu hàng tồn kho bị mất giá trị

hoặc hư hỏng... để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ

dài hạn đến hạn người ta thường dùng tỉ số thanh toán nhanh. Tỉ số thanh toán

nhanh được tính như sau:

Hội ngộ 30

Page 38: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) =Tài sản lưu động – hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài đến hạn

Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) 2009

=374,561,073,132

= 2.53 lần148,050,211,216

Tỉ số thanh toán nhanh (Rq) 2010

=404,815,117,453

= 3.43 lần117,813,174,342

Từ số liệu tính toán trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Nhìn vào hệ số thanh toán nhanh qua hai năm ta vừa tính được ở trên cho thấy tỷ số

thanh toán hiện hành của Công ty năm 2010 cao hơn rất nhiều so với năm 2009

(năm 2009 Rc = 3.37 lần, năm 2010 Rc = 3.74 lần), tỷ số thanh toán nhanh của

Công ty năm 2009 cũng thấp hơn năm 2010 (năm 2009 Rq=2.53 lần, năm 2008

Rq=3,43 lần). Như vậy ta có thể kết luận rằng tỷ số thanh toán hiện hành đã không

phản ánh chính xác khả năng thanh toán của Công ty.

- Thứ ba là về tỉ số thanh toán tức thời:

Ngoài hai tỷ số thanh toán đã nêu trên, người ta còn dùng một tỷ số thanh toán tức

thời để đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của Công ty. Tỷ

số thanh toán tức thời này cho chúng ta biết khả năng sẵn sàng thanh toán nợ của

doanh nghiệp trong bất cứ lúc nào. Tỷ số này được tính như sau:

Tỷ số thanh toán tức thời

=Vốn bằng tiền

Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài đến hạn

Tỷ số thanh toán tức thời 2009 =55,460,426,658

= 0.37 lần148,050,211,216

Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 2010 =178,004,620,729

= 1.51 lần117,813,174,342

Qua hai năm tỷ số Ri đều tăng so với yêu cầu đặt ra của ngành, cụ thể 1 đồng nợ ở

năm 2008 chỉ được đảm bảo thanh toán tức thời có 1.60 đồng tiền mặt. Như vậy, tỷ

Hội ngộ 31

Page 39: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

số Rq đã có chiều hướng có lợi cho Công ty, Công ty có thể thanh toán tốt các

khoảng nợ phát sinh cần thanh toán đột suất.

Tóm lại với các chỉ số thanh toán vừa phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn của doanh nghiệp đã có xu hướng tăng.

2.2.2.5 Vốn chủ sở hữu

ĐVT: đồng

2009 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. NV – Quỹ 187,806,295,537100,0

8236,744,990,945 99,59 48,938,695,408 26,05

NV kinh doanh 99,972,960,000 53,271

09,967,770,00046,26 9 ,994,810,000

Thặng dư vốn cổ phần 5 9,924,599,600 31,93 59,924,599,600 25,21

Cổ phiếu quỹ (100.070.800) 0,05 (142,489,800) 0.06 ( 42,419,000)

Quỹ đầu tư phát triển 1 ,345,072,619 0,72 12,119,364,160 5,1 10,774,291,541

Quỹ dự phòng tài chính

1 ,151,817,697 0,61 2,670.996.763 1,12 1,519,179,066

Lợi nhuận chưa phân phối

2 5,511,916,421 13,59 52,204,750,222 21,96 26,692,833,801

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

(149,198,588) -0,08 954.747.968 0,4 11,103,946,556

Quỹ khen thưởng phúc lợi

(149,198,588) -0,08 954.747.968 0,4 1,103,946,556

Tổng vốn chủ sở hữu1

87,657,096,949100 237,699,738,913 100 50,042,641,964 26,67

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 50,042,641,964 đồng

hay tăng 26,67% so với năm 2009. Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh

nghiệp ngày càng tăng lên, tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng nâng

cao và ngày càng khả quan hơn, doanh nghiệp có đủ vốn, đủ sức để chủ động trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn chủ

sở hữu này là do:

Hội ngộ 32

Page 40: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Nguồn vốn, quỹ của Công ty trong năm 2010 đã tăng 48,938,695,408 đồng

hay tăng 26,05% so với năm 2009. Tỉ trọng nguồn vốn, quỹ trong nguồn vốn

chủ sở hữu năm 2010 là 9959% . Đây là một điều đáng phấn khởi cho Công

ty. Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn, quỹ là do:

Quỹ đầu tư phát triển năm 2010 tăng khá cao cụ thể là tăng

10,774,291,541 đồng . Đây là một điều tốt của Công ty để mở rộng

phát triển sản xuất kinh doanh để nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công

ty.

Quỹ dự phòng tài chính trong năm 2010 là 2,670.996.763 đồng, năm

2009 là 1 ,151,817,697. Như vậy quỹ dự phòng tài chính trong năm 2010 cũng

tăng cao, cụ thể là tăng 1,519,179,066%. Đây cũng là một điều thuận lợi trong

Công ty để mà dự phòng những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra với Công ty hoặc là

dùng để đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho Công ty.

Lợi nhuận chưa phân phối của Công ty trong năm 2010 cũng đã tăng

lên 26,692,833,801 đồng so với năm 2009, đây cũng là một nguồn vốn dùng để

bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục sinh lời cho chủ sở hữu.

Trong khi đó thì nguồn kinh phí và quỹ khác thì lại tăng, cụ thể là

trong năm 2010 nguồn kinh phí và quỹ khác là 954.747.968 đồng, năm 2009 là

(149,198,588) đồng. Như vậy so với năm 2009 thì năm 2010 nguồn kinh phí và

quỹ khác đã tăng 1,103,946,556 đồng.

Như vậy qua phân tích trên chúng ta thấy trong những năm gần đây sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triển, làm ăn có lãi và có tích lũy để đầu

tư phát triển tăng qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm thu được lợi nhuận

cho Công ty.

2.2.3 Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp

Trước khi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu

ta xem xét tình tình hoạt động của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp hoạt động có

hiệu quả với cấu trúc vốn như hiện nay hay không? Bởi vì kết quả của hoạt động

Hội ngộ 33

Page 41: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

sản xuất kinh doanh được phản ánh qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, cho nên

trước tiên chúng ta cần phải biết tỷ suất sinh lời này của doanh nghiệp như thế nào?

- Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản:

Với cấu trúc vốn như trên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty qua hai năm

như sau:

ĐVT: đồng

Cấu trúc vốn 2009 2010 Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

47,323,710,857 93,159,775,002 45,836,064,145

Lợi nhuận sau thuế (EAT) 25,511,916,421 59,665,021,706 34,153,105,285

Tổng tài sản 543,419,671,319

681,094,202,514 137,674,531,195

EAT/tổng tài sản (ROA) 4,69% 8,76% 04.07%

EAT/Vốn cổ phần (ROE) 13,59% 25,1% 11.51%

Tỷ suất sinh lợi / doanh thu 0,87% 1,52% 0.65%

Doanh thu/Tổng tài sản 5,35 5,76 0.41

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

- Nhìn vào bảng tỷ suất sinh lời ta thấy qua hai năm doanh nghiệp đều hoạt

động có lời tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2010 đã cao hơn năm 2009

(năm 2010 tỷ suất sinh lợi (ROA) là 8.76%, trong khi năm 2009 thì tỷ số này

đạt mức 4,69%. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả .

- Đồng thời chúng ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty năm 2010

cũng cải thiện hơn năm 2009 thể hiện qua con số 5,76 so với 5,35 năm 2009.

Năm 2009 doanh nghiệp sử dụng tài sản nhiều hơn 2009 nhưng do doanh thu

cũng tăng khá cao, EAT cũng tăng và ROA cũng tăng.

- Tóm lại qua phân tich ta thấy năm 2010 cùng với việc gia tăng nợ và tài sản

thì các yếu tố như ROE, ROA, EAT, và hiệu suất sử dụng tài sản đều tăng so

với 2009. Điều này cho ta thấy khả năng quản trị và tạo doanh thu của doanh

Hội ngộ 34

Page 42: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

nghiệp rất tốt mặc dù lạm phát và khủng hỏang xảy ra vào những tháng cuối

năm.

* Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu

thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và ROE:

ĐVT: đồng

2009 2010Chênh lệch

Số tiền %

Tổng doanh thu 2,933,382,701,9423,978,498,995,93

51,045,116,293,993 35.63%

Tổng chi phí 2,903,718,821,2183,909,809,553,95

31,006,090,732,735 34.65%

EBIT 47,323,710,857 93,159,775,002 45,836,064,145 96.86%

Lãi vay 17,587,830,133 24,497,333,020 6,909,502,887 39.29%

Lợi nhuận trước thuế 29,735,880,724 68,662,441,982 38,926,561,258 130.91%

Thuế thu nhập DN 4,223,964,303 8,997,420,276 4,773,455,973 113.01%

Lợi nhuận sau thuế 25,511,916,421 59,665,021,706 34,153,105,285 133.87%

Vốn chủ sở hữu 187,657,096,949 237,699,738,913 50,042,641,964 26.67%

ROE 13.59% 25.10% 11.51% 84.69%

Trong đó:

Vốn chủ sở hữubq2010 = (VCSH2009 +VCSH2010)/2

= 187,657,096,949+237,699,738,913

= 212,678,417,931

Vốn chủ sở hữubq2009 = (VCSH2008 +VCSH2009)/2

= 101,922,540,689+187,657,096,949

= 144,789,818,819

Từ bảng phân tích trên ta có thể rút ra những nhận xét như sau:

Hội ngộ 35

Page 43: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Nhìn qua hai năm ta thấy thu nhập của chủ sở hữu cụ thể là ROE của Công ty năm

2010 tăng cao so với năm 2009 (năm 2009: ROE = 13.59%, năm 2010 ROE đã tăng

lên 11.51%. Đây là một tỷ lệ khá cao.

Như vậy qua hai năm Công ty làm ăn khá hiệu quả mang lại thu nhập cao cho chủ

sở hữu. Năm 2010 ROE cao hơn năm 2007 là 11.51%, vậy có phải năm 2010 thu

nhập của chủ sở hữu đang biến động theo chiều hướng tốt hay không? để biết được

điều này chúng ta sẽ lần lượt phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của chủ sở

hữu:

- Thứ nhất là như đã phân tích ở phần trên ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty

năm 2010 đã tăng 50,042,641,964 hay tăng 26.67% so với năm 2009.

- Thứ hai là do lợi nhuận sau thuế (EAT) tăng lên 34,153,105,285 tương ứng

với tỷ lệ tăng 133.87% .Từ đó ta thấy tốc độ của lợi nhuận sau thuế cao hơn

tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, từ đó đã làm cho ROE qua 2 năm tăng khá

cao.

Như vậy, ROE năm 2010 đã tăng cao so với năm 2009 chứng tỏ năm 2010 doanh

nghiệp hoạt động đã hiệu quả hơn năm 2009. Bởi vì như chúng ta vừa phân tích trên

ROE tăng một phần là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn tốc độ

tăng của vốn chủ sở hữu, một phần khác cò do tác động của rất nhiều yếu tố khác

nữa như: EBIT, lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp... Để có một kết luận chính xác

hơn, bây giờ chúng ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến EAT:

* Thứ nhất là: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Như chúng ta đã biết EBIT của doanh nghiệp là do doanh thu và chi phí quyết định.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy rằng EBIT năm 2010 đã tăng lên 45,836,064,145

tương ứng với tỷ lệ tăng 96.86% so với năm 2009.

Ta thấy rằng năm 2010 doanh thu của Công ty đã tăng 1,045,116,293,993 đồng hay

tăng 35.63% so với năm 2009, điều này cho chúng ta thấy rằng việc kinh doanh của

doanh nghiệp hiệu quả hơn so với năm 2009.

- Vậy còn chi phí của doanh nghiệp thì như thế nào? Thực tế tổng chi phí qua

2 năm cũng đã tăng lên 1,006,090,732,735 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng

Hội ngộ 36

Page 44: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

34.65%; một tốc độ tăng rất cao. Đi vào tìm hiểu tình hình chi phí của Công

ty qua 2 năm ta thấy tình hình chi phí của doanh nghiệp như sau:

Tình hình chi phí (không bao gồm lãi vay):

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2009 2010

Giá vốn hàng bán 31,964,396,677 48,462,340,341

Chi phí bán hàng 17,721,859,720 27,022,443,718

Chi phí quản lý doanh nghiệp

2861,007,444,221 3,787,352,864,248

Chi phí khác 232,775,707 32,242,344,991

Tổng chi phí 2,910,926,476,325 3,895,079,993,298

Như vậy nhìn vào bảng tóm tắt tình hình chi phí tại Công ty ta thấy rằng chi phí

hoạt động năm 2010 tăng 984,153,516,973 đồng hay tăng 33.8% so với năm 2009

là do các chi phí cấu thành như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi

phí khác đều tăng.

Như vậy ta có thể kết luận rằng tuy việc kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 có

hiệu quả hơn năm 2009 nhưng do tốc độ tăng của doanh thu tăng cao hơn dẫn tới

EBIT tăng vượt trội 96,86%.

* Thứ hai là: Lãi vay

- Do năm 2010 doanh nghiệp vay thêm nợ mới mà còn phải trả lãi suất khá

cao nên chắc chắn phần lãi vay năm 2010 này sẽ tăng lên so với năm 2009,

cụ thể là lãi vay năm 2010 tăng 6,909,502,887 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng

39.29%.

- Ta thấy rằng EBIT năm 2010 cao hơn 45,836,064,145 đồng so với năm 2009

và mặc dù lãi vay của doanh nghiệp năm 2010 này có tăng so với năm 2009

nhưng vẫn làm cho lợi nhuận trước thuế (EBT) của doanh nghiệp tăng lên

38,926,561,258 tương ứng 130,61% .

* Thứ ba là: Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hội ngộ 37

Page 45: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Như chúng ta đã biết thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích

của việc sử dụng nợ vay. Khi sở dụng nợ vay Công ty sẽ được hưởng lợi từ tấm

chắn thuế là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp lãi vay. Tuy nhiên ta thấy trong

năm 2007 Công ty sử dụng vay với tỷ lệ

2009 2010 chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Mức %

Nợ dài hạn 16,532,308,383 4.65 28,705,732,261 6.47 12,173,423,878 73,63

Nợ ngắn hạn 339,230,265,987

95.35 414,688,731,340 93.53 75,458,465,353 22,24

Tổng nợ 355,762,574,370 100 443,394,463,601 100 87,631,889,231 24,63

Qua đó cho thấy việc sử dụng nợ năm 2010 đã tăng so với 2009, thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp 28% (mặc dù được giảm ½) nhưng khoản sinh lợi từ lá chắn

thuế cũng khá cao trên số nợ tăng thêm 87,631,889,231.

Từ những phân tích trên cho ta rút ra kết luận là:

Tổng thu nhập của chủ sở hữu của Công ty tăng, thu nhập trên vốn cổ phần (ROE)

năm 2010 cũng tăng cao hơn so với năm 2009 nhiều là do năm 2010 Công ty đã sử

dụng nhiều nợ hơn (mặc dù lãi vay tăng cao), EBIT Công ty đạt được cao hơn và

phải chịu thuế thu nhập cao hơn so với năm 2009

2.2.4 Cấu trúc vốn trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp

Giả sử tại thời điểm cuối năm T0 Công ty SMC đang có một khoản nợ với số tiền

40 triệu, sẽ phải trả vào cuối năm T1. Công ty SMC đang thực hiện một dự án, khả

năng thành công phụ thuộc vào tình hình biến động thị trường trong năm T1. Nếu

thị trường thuận lợi dự án sẽ mang lại cho Công ty 300 triệu, nếu thị trường ở mức

bình thường dự án sẽ mang lại 100 triệu. Nếu thị trường không thuận lợi dự án sẽ

mang lại 50 triệu. Để đơn giản ta giả định công ty SMC chấm dứt hoạt động sau khi

thực hiện xong dự án, bỏ qua giá trị thời gian của tiền. Với những dữ kiện như vậy,

giá trị của Công ty SMC, của chủ nợ, và chủ sở hữu có thể được ước tính như sau:

Hội ngộ 38

Page 46: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Tình hình thị trường năm T1

Xác suất

Dòng tiền thu từ dự án

Dòng tiền cho chủ nợ

Dòng tiền cho chủ sở hữu

Không thuận lợi 0.5 50 40 10

Bình thường 0.2 100 40 60

Thuận lợi 0.3 300 40 260

Giá trị hiện tại (thời điểm T0)

135 40 95

Như vậy, giá trị của công ty SMC tại thời điểm T0 là 135 triệu, trong đó giá trị

khoản nợ là 40 triệu, giá trị vốn chủ sở hữu là 95 triệu. Bây giờ ta sẽ phân tích xem

việc thay đổi cấu trúc vốn bằng cách phát hành thêm nợ sẽ ảnh hưởng như thế nào

tới giá trị của công ty, của chủ nợ, và chủ sở hữu.

Giả sử tại thời điểm T0 Công ty SMC phát hành trái phiếu mệnh giá 60 triệu, thời

hạn một năm. Số tiền thu được sẽ dùng để trả cổ tức. Giá trị của Công ty SMC và

các chủ nợ, chủ sở hữu ngay sau khi phát hành khoản nợ mới như sau:

Tình hình thị trường trong năm

T1

Xác suất

Dòng tiền thu từ dự án

Dòng tiền cho chủ nợ (cũ)

Dòng tiền cho chủ nợ (mới)

Dòng tiền cho chủ sở hữu

Không thuận lợi 0.5 50 20 30 0

Bình thường 0.2 100 40 60 0

Thuận lợi 0.3 300 40 60 200

Giá trị hiện tại (thời điểm T0) 135 30 45 60

(Lưu ý: trong trường hợp thị trường không thuận lợi, dòng tiền thu được chỉ là 50

triệu, trong khi khoản nợ phải trả là 100 triệu. Trong trường hợp này hai chủ nợ sẽ

chia nhau 50 triệu theo tỷ lệ 3/2. Chủ nợ cũ  nhận 20 triệu, chủ nợ mới nhận 30

triệu)

Nhìn vào hai bảng trên ta thấy, giá trị công ty SMC vẫn là 135 triệu, tuy nhiên giá

trị của chủ sở hữu và chủ nợ (cũ) đã thay đổi so với trước khi phát hành khoản nợ

mới. Cụ thể:

* Giá trị khoản nợ cũ: giảm từ 40 triệu xuống 30 triệu

* Giá trị khoản nợ mới: 45 triệu (bằng với giá trị hợp lý của trái phiếu tại thời điểm

phát hành).

Hội ngộ 39

Page 47: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

* Giá trị vốn chủ sở hữu:  45 + 60 = 105 triệu (45 triệu là số tiền thu được từ phát

hành trái phiếu với mệnh giá 60 triệu, số tiền này được trả cho chủ sở hữu dưới hình

thức cổ tức).

Như vậy, việc thay đổi cấu trúc vốn trong trường hợp này tuy không làm thay đổi

giá trị doanh nghiệp nhưng đã tạo ra một sự dịch chuyển giá trị (10 triệu) từ chủ nợ

sang chủ sở hữu. Bản chất của sự dịch chuyển này nằm ở chỗ khi công ty SMC tăng

nợ lên cũng có nghĩa là rủi ro tài chính tăng lên. Chủ nợ mới có thể yêu cầu mức lãi

suất cao hơn để bù đắp rủi ro tăng thêm này, nhưng chủ nợ cũ thì không thể làm như

vậy (trừ khi trong hợp đồng tín dụng ban đầu cho phép điều chỉnh lãi suất khi doanh

nghiệp phát hành thêm nợ mới). Nói cách khác chủ sở hữu đã chuyển một phần rủi

ro sang cho chủ nợ (cũ) mà không phải trả thêm chi phí, nhờ đó giá trị vốn chủ sở

hữu tăng lên. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây là hiệu ứng claim dilution.

Ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Trong ví dụ trên ta giả định việc thay đổi cấu trúc vốn không làm thay đổi các quyết

định kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó giá trị của toàn doanh nghiệp là không

đổi. Trên thực tế cấu trúc vốn còn có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh

nghiệp, theo đó không chỉ tạo ra sự dịch chuyển giá trị giữa chủ sở hữu và chủ nợ,

mà còn có thể ảnh hưởng tới giá trị của toàn bộ doanh nghiệp. Khi tỷ lệ nợ so với

vốn chủ sở hữu cao, doanh nghiệp có xu hướng ưa thích các dự án có tính rủi ro

cao, vì điều đó có lợi hơn cho chủ sở hữu (nhưng không có lợi cho chủ nợ). Hiểu

một cách đơn giản, nếu ta điều hành một công ty mà toàn bộ vốn liếng do cty bỏ ra,

lỡ có rủi ro gì cty chịu cả thì hẳn ta sẽ có xu hướng lựa chọn các dự án đầu tư có độ

rủi ro thấp. Ngược lại, nếu cty chỉ góp vào công ty đó 50% vốn, còn 50% đi vay thì

ta có thể sẽ chấp nhận đầu tư vào những dự án “được ăn cả, ngã về không” nếu lợi

nhuận kỳ vọng đủ cao. Trong trường hợp này rủi ro được chia sẻ 50/50 nhưng lợi

nhuận thì không. Nếu thành công thì ngân hàng cũng chỉ nhận được đủ vốn và lãi

theo hợp đồng thôi, phần (rất lớn) còn lại sẽ thuộc về chủ sở hữu.

Hội ngộ 40

Page 48: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.2.5 Phân tích chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

2.2.5.1 Chi phí sử dụng nợ vay

Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả

cho các khoản nợ hiện tại của mình. 

Chi phí sử dụng nợ được đo lường hoặc là trước hoặc sau thuế, tuy nhiên, bởi vì chi

phí lãi vay được khấu trừ trước thuế nên chi phí sử dụng nợ sau thuế thường được

quan tâm hơn. Đây là một phần của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài

chính còn bao gồm cả chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Lãi vay dài hạn của Công ty phải trải qua hai năm 2009 – 2010 như sau:

ĐVT: đồng

Cấu trúc vốn 2009 2010Chênh lệch

Số tiền %

Nợ dài hạn 16,481,400,012 28,660,846,844 12,189,446,832 73,90

Chi phí sử dụng nợ (rD) 11,4% 17.25% 5.85% 51.32%

Lãi vay 17,587,830,133 24,497,333,020 6,909,502,887

Chi phí sử dụng nợ sau thuế (rD) 8.208% 12,32% 4.11% 50.10%

(*) Vay Ngân hàng Công thương Việt Nam - Sở giao dịch 2, lãi suất vay bằng lãi

suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng 3%/năm để đầu tư xây dựng Nhà máy Phú Mỹ.

Khoản vay này được đảm bảo bằng nhà xưởng và máy móc thiết bị hình thành từ

vốn vay.

Qua bảng tính trên cho ta rút ra các nhận xét như sau:

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2010 lãi vay của Công ty là

24,497,333,020 đồng trong khi năm 2009 lãi vay là 17,587,830,133 tăng

6,909,502,887. Như vậy năm 2010 mặc dù đựoc hưởng lợi ích tấm chắn thuế nhiều

hơn do việc gia tăng nợ, điều này cũng đã góp phần gia tăng thu nhập cho cổ đông.

Hội ngộ 41

Page 49: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.2.5.2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Chi phí vốn chủ sở hữu gồm vốn cổ phần thường và chi phí vốn cổ phần mới. Chi

phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng chính là tỷ suất sinh lợi sau thuế vốn chủ sở hữu.

ĐVT: đồng

Cấu trúc vốn 2009 2010 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế

25,511,916,421 59,665,021,706 34,153,105,285

Vốn chủ sở hữu 187,657,096949237,699,738,91

350,042,641,964

rE 13,59% 25.10% 11,50%

% thay đổi ROE

=

EAT(08) – EAT (07) =

34,153,105,285

= 1.34%

E2007 25,511,916,421

Từ bảng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trên ta có nhận xét sau:

Như vậy qua bảng phân tích trên ta thấy rằng chi phí sử dụng vốn chủ năm 2010 đã

tăng so với năm 2009 rất nhiều. Cụ thể là chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu năm

2010 là 25.10%, năm 2009 là 13,59% Nguyên nhân là do:

- Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 50,042,641,964 đồng so với năm 2009 và lợi

nhuận sau thuế của Công ty năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 nên mặc

dù lãi sau thuế của Công ty năm 2010 có tăng so với năm 2009 nhưng chi phí

sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2010 đã tăng lên.

- Năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,34 đồng lợi nhuận ròng

cho chủ sở hữu

Hội ngộ 42

Page 50: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.2.5.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán

dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao

gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác

Cấu trúc vốn

2009 2010

Tỷ trọng

Chi phí sử dụng vốn

Tỷ trọng

Chi phí sử dụng vốn

1. Nợ vay ngân hàng

8.07% 8,208% 10.76% 12,32%

3. Vốn chủ sở hữu 91.93% 13,59% 89.24% 25,1%

WACC2009 = (8.07x8,208%)+(91.93%x13,59 %) = 13.15%

WACC2010 = (10.76%x12.32%)+(89.24%x25,10%) = 23.72%

Từ bảng tính chi phí sử dụng vốn bình quân trên ta có nhận xét như sau

Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty qua hai

năm đã tăng khá nhiều từ 13.15% năm 2009 đến 23.72% năm 2010. Sự gia tăng này

là do chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng đồng thời chi phí sử dụng vốn vay dài

hạn cũng tăng do tình hình lạm phát cao xảy ra trong năm 2010.

Như vậy chi phí sử dụng vốn cùng với cấu trúc vốn năm thay đổi đã tác động đến

thu nhập của chủ sở hữu như thế nào? Để biết được điều này chúng ta tiếp tục phân

tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu.

Tính chi phí sử dụng vốn năm 2009-2010

* Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại :

Như ta đã biết chi phí lợi nhuận giữ lại chính là chi phí sử dụng vốn cổ phần nên:

re = D1/P0 + g

- Chi phí năm 2009 : re = D2010/ P2009 + g = 330.84 / 24550 + 0,114 = 13.59%

Trong đó : D2010 = 16% * 5.514= 330,84

g = ROE2009 * tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

Hội ngộ 43

Page 51: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

= 13,59% * 84% = 11,4%

- Chi phí năm 2010: re = D2011 / P2010 + g = 368.555/20000 + 0,21084 =

22.92%

Trong đó: D2010 = 16% * 5.514= 330,84

Với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức g = 11,4% ta có: D2011 = 111,4% D2010 (ước tính)

=111,4%*330.84=368.555

g = ROE2010 * tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

= 25,10% * 84% = 21,084% (dự đóan)

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Cấu trúc vốn

2009 2010

Tỷ trọng

Chi phí sử dụng vốn

Tỷ trọng

Chi phí sử dụng vốn

1. Nợ vay ngân hàng

8.07% 8,208% 10.76% 12,32%

2. Vốn chủ sở hữu 91.93% 13,59% 89.24% 25,1%

WACC2009 = (8.07 x 8,208%) + (91.93% x 13,59 %) = 13.15%

WACC2010 = (10.76% x 12.32%) + (89.24% x 25,10%) = 23.72%

2.2.6 Nhận xét chung

2.2.7.1 Ưu điểm

- Công ty có khả năng huy động nguồn vốn không trả lãi vay cao hay nói cách

khác công ty đã tận dụng được khả năng chiếm dụng vốn.

- Doanh thu của công ty cao từ đó phát huy được đòn bẩy tài chính.

- Ban điều hành của công ty tốt thể hiện ở việc công ty đã vượt qua thời kỳ

khó khăn mà vẫn đảm bảo doanh thu tăng cao.

- Nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm tăng lên và cao hơn giá trị tài sản dài

hạn điều này thể hiện khả năng tài trợ cho các tài sản dài hản của công ty

bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này làm giảm áp lực khả năng thanh tóan

và giảm rủi ro.

Hội ngộ 44

Page 52: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Chính sách đối với người lao động tốt, điều này góp phần khích lệ tinh thần

làm việc của cán bộ, công nhân viên nâng cao năng suất từ đó làm gia tăng

giá trị cho doanh nghiệp.

2.2.7.2 Nhựơc điểm

- Khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng chiếm một tỉ trọng

lớn như vậy thì Công ty nên thận trọng bởi vì tuy Công ty không tốn chi phí

trả lãi khi sử dụng khoản chiếm dụng này nhưng Công ty cần cân nhắc xem

khi khoản nợ này đến hạn Công ty có khả năng thanh toán hay không? Và có

thanh toán được đúng hạn hay không? Bởi nếu không thanh toán đúng hạn

Công ty sẽ bị phạt. Nhưng vấn đề quan trọng hơn cả không phải là số tiền

Công ty bị phạt mà là nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh

doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ như một khi Công ty

thanh toán chậm hay không có khả năng thanh toán cho nhà cung cấp thì họ

sẽ không muốn cung cấp nguyên vật liệu thậm chí là sẽ ngưng không bán

hàng cho doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ do đó

doanh nghiệp sẽ không thể nào cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách hàng.

Khi đó các nhà cung cấp khách hàng... sẽ không còn niềm tin đối với Công

ty nữa, một khi uy tín của doanh nghiệp bị mất đi thì Công ty sẽ rơi vào tình

trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn.

- Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ

tấm chắn thuế của Công ty cũng không nhiều bởi vì nợ vay ngắn hạn có chi

phí sử dụng vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ dài hạn cho nên khoản sinh lợi

từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ thấp, nhất là với tỷ trọng nguồn vốn

chiếm dụng cao thì việc kỳ vọng nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế

là không có.

- Các khỏan phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản từ đó dẫn tới

rủi ro không thu hồi được nợ.

- Chưa đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để giảm rủi ro.

- Hiệu quả sử dụng vốn chưa tối ưu.

Hội ngộ 45

Page 53: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

2.2.7.3 Nguyên nhân

Thông qua những ưu và khuýt điểm nêu trên ta thấy nguyên nhân ở đây chủ yếu do:

- Việc sử dụng nợ ngắn hạn nhiều là do đặc thù của ngành kinh doanh, bên

cạnh đó công ty có uy tín cao nên từ đó độ tin cậy của khách hàng cao đã

giúp công ty huy động được nguồn vốn không trả lãi cao.

- Hiệu quả sử dụng vốn chưa tối ưu vì tài sản dài hạn năm 2010 chiếm 27.68%

trong cấu trúc tài sản trong khi đó tỷ lệ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu chiếm

tỷ trọng 37,57% trong tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy doanh nghiệp đã

dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, việc này làm

cho hiệu quả sử dụng vốn không cao (chi phí sử dụng vốn vay dài hạn lớn

hơn chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn).

Hội ngộ 46

Page 54: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN VÀ HẠ THẤP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC

Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài

hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa

được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với mức chi phí sử dụng

vốn là thấp nhất. Nhưng đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp

giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Ít

nhất thì chúng cũng phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành. Chính đặc

điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định

cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử

dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ

như : ngành viễn thông, điện tử…. Nói chung thì, những ngành nào

có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định ( như máy móc thiết bị,

nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ

nhiều hơn. Đơn giản là một kênh tài trợ lớn cho doanh nghiệp là từ

các ngân hàng thì họ lại thích cho vay dựa trên tài sản có đảm bảo là

tài sản cố định hữu hình hơn là các tài sản vô hình.

Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của

doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự

hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu  là sử dụng nhiều vốn cổ

phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ

trông đợi vào thặng dư vốn trong tương lai. Cổ phiếu của những

công ty như thế gọi là cổ phiếu tăng trưởng. Một công ty tăng

trưởng mạnh không cần phải đưa tiền mặt (dưới dạng cổ tức) cho

các cổ đông trong khi các chủ nợ thì đòi hỏi sự thanh toán lãi vay

(tiền mặt hoặc chuyển khoản) đều đặn hằng năm hoặc nửa năm

tùy theo hợp đồng. Còn với các doanh nghiệp đang trong giai

đoạn” sung mãn”, dư thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn

Hội ngộ 47

Page 55: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

có vay nợ như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn

bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho

các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để.

Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp là những

yếu tố có tác động rất mạnh đến nhà quản trị trong việc quyết

định một cấu trúc vốn như thế nào là tối ưu trong từng giai đoạn

với đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một yếu tố

nữa có lẽ cũng ảnh hưởng không kém đến sự lựa chọn cấu trúc vốn

cho doanh nghiệp đó là ý chí chủ quan của nhà quản lý. Nếu tất cả

mọi phân tích của ta đều tốt, ta xác định được một cấu trúc vốn

mang lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp, nhưng người có quyền

quyết định lại không thích vay nợ thì cũng đành chịu.

Tuy nhiên để định hình được một cấu trúc vốn tốt nhất, các nhà

quản trị tài chính cần phải nhận diện được những rủi ro nhằm hạn

chế thấp nhất rủi ro, cả rủi ro hệ thống lẫn rủi ro không hệ thống,

và đi tới tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp. Nhằm tăng cường khả

năng ứng dụng các mô hình tài chính và khắc phục những khó

khăn còn tồn tại góp phần xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho từng

thời kỳ phát triển của doanh nghiệp thì cần phải có những giải

pháp hỗ trợ sau:

3.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính

Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, để thực hiện được mục tiêu này cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, như kiểm

soát giá các yếu tố đầu vào, thường xuyên rà soát lại các chỉ

tiêu định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản

phẩm, cắt giảm các chi phí không cần thiết để tạo ý thức tiết

kiệm đối với nhân viên…

Hội ngộ 48

Page 56: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là

những khoản đầu tư trái với ngành nghề kinh doanh chính.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với

nhu cầu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính để

tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ, nếu

thừa vốn thì tùy theo tính chất của nguồn vốn này là tạm thời

hay lâu dài sẽ lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp nhưng nên

ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực doanh nghiệp có khả năng kiểm

soát, quản lý rủi ro để tránh hiện tượng thua lỗ mà kết quả

hoạt động kinh doanh chính không thể đủ sức gánh vác các

khoản chi phí hoặc không thể cạnh tranh với các đối thủ.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với các

doanh nghiệp vì thông qua đó có thể thấy được mục tiêu

hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là căn cứ

quan trọng xây dựng các biện pháp về phát triển sản phẩm,

thị trường tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn

cung cấp yếu tố đầu vào và huy động vốn hợp lý.

- Cần chú trọng hơn đến lập kế hoạch tài chính định kỳ đầy đủ

nhằm định hướng cho công tác quản trị tài chính doanh

nghiệp đảm bảo mục tiêu sinh lời và khả năng thanh toán.

Hơn thế nữa, thông qua kế hoạch tài chính giúp doanh

nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thử thách

để từ đó xây dựng lộ trình hoạt động kinh doanh thích hợp.

- Quan tâm thường xuyên đến việc tổ chức đánh giá, phân tích

hoạt động doanh nghiệp, trong đó tập trung phân tích tình

hình tài chính doanh nghiệp nhằm phát hiện những yếu kém

cần khắc phục và phát huy thế mạnh và trên cơ sở đó đánh

giá, dự tính rủi ro và tiềm năng trong tương lai phục vụ cho

các quyết định tài chính.

- Nâng cao năng suất lao động thông qua đầu tư đào tạo, bồi

dưỡng trình độ cho người lao động hoặc tăng cường ứng

Hội ngộ 49

Page 57: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất

kinh doanh.

3.2 Giảm chi phí sử dụng vốn

- Tăng tính thanh khoản của công ty để giảm rủi ro và giảm chi

phí sử dụng vốn: như hưởng chiết khấu thanh toán khi công

ty thanh toán các khoản nợ trước thời hạn, có chế độ thưởng

phạt hợp lý với nhữung khách hàng thường xuyên đúng (hoặc

trễ) hạn thanh toán. Bên cạnh việc chiếm dụng nợ của người

khác( như chậm trả các khoản phải trả) thì doanh nghiệp

cũng nên quan tâm đến khoản vốn bị chiếm dụng cần giữ nó

ở mức hợp lý sao cho công ty thu hồi được nợ nhanh chóng

để lượng tiền quay vòng nhanh đồng thời vẫn giữ được khách

hàng và đảm bảo năng lực cạnh tranh với những doanh

nghiệp cùng ngành.

- Sử dụng hợp lý nguồn vốn để tài trợ cho tài sản với ưu tiên

tài sản dài hạn được tài trợ bằng vốn dài hạn (vay dài hạn và

vốn chủ sở hữu) để chi phí sử dụng vốn bình quân là nhỏ

nhất.

- Đối với khoảng vay nên vay theo phương pháp giải ngân theo

yêu cầu rút vốn vay của doanh nghiệp để giảm chi phí sử

dụng vốn vì không phải trả một khoản lãi nếu như rút vốn

vay một lần ngay từ đầu.

- Nâng cao trình độ, kiến thức về tài chính – kế toán của hội

đồng quản trị và ban kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn

ngừa những quyết định của người điều hành có xu hướng đi

ngược lợi ích chung của doanh nghiệp.

3.3 Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần gia tăng mức độ tin cậy về thông tin từ các số liệu kế toán và báo cáo tài chính, đảm bảo tổ chức hoạt động kinh doanh

Hội ngộ 50

Page 58: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

hiệu quả, sử dụng tối ưu nguồn lực, giảm bớt nguy cơ xảy ra rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ tài sản, hạn chế rủi ro trộm cắp, gian lận và tuân thủ chính sách, quy định của tổ chức. Để có thể xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, doanh nghiệp cần tiến hành những biện pháp sau:

- Bản thân những người quản lý doanh nghiệp cần nhận thức

tầm quan trọng của sự minh bạch thông tin và ý thức được

đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá đúng vai trò,

chức năng và quyền hạn của hệ thống kiểm soát nội bộ là

kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp với

tiêu chí ngăn ngừa là chính, chứ không phải tìm lỗi và quy

trách nhiệm.

- Cơ cấu tổ chức cần được thiết kế hợp lý phù hợp với đặc điểm

hoạt động của công ty, đảm bảo sự phân công công việc rõ

ràng và xác định đúng trách nhiệm của từng đối tượng tham

gia vào hoạt động kinh doanh.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động của hệ

thống kiểm soát nội theo định kỳ bằng để kịp thời chấn chỉnh

những sai sót và động viên những nhân viên có sự tuân thủ

tốt những chuẩn mực đề ra.

3.4 Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản

Một vấn đề mà hiện nay ít doanh nghiệp quan tâm xác định đó chính là công cụ nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính đang ở mức độ nào và dự báo rủi ro phá sản. Công cụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ vay tài trợ hoạt động kinh doanh, tức hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là con số lớn hơn không (D/E > 0). Để xây dựng công cụ này, doanh nghiệp có thể tiến hành theo các bước:

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu tính theo giá thị trường về khả

năng sinh lời và

- khả năng thanh toán cũng như mối quan hệ giữa những chỉ

tiêu này.

Hội ngộ 51

Page 59: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

- Xây dựng tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu đã lựa chọn.

- Xác định giá trị của các chỉ tiêu cho doanh nghiệp trong từng

thời kỳ, đặc biệt là kỳ kế hoạch.

- Tiến hành phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về tình trạng

kiệt quệ tài

- chính ở cấp độ nào và mức độ tiềm ẩn xuất hiện rủi ro phá

sản.

- Kiến nghị biện pháp để cải thiện hay tiếp tục phát huy tình

trạng tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Hoặc một hướng giải quyết khác để xây dựng công cụ nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản mà doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình kinh tế lượng để xác định phương trình hồi quy Y = f (Xi) với Xi là những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng kiệt quệ tài chính, chẳng hạn suất sinh lời trên tài sản, khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận giữ lại, tỷ lệ giá thị trường của tài sản so với tổng giá trị nợ hiện tại,… còn Y là giá trị phản ánh tình trạng kiệt quệ tài chính ở cấp độ nào, ví dụ có thể phân chia thành 5 cấp độ (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) tương ứng với mỗi khoảng cách giá trị của Y.

- Luôn quan tâm biểu thức:

ROE = ROA + (ROA – RD). \f(D,E

Như vậy, điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể sử dụng nợ trong cấu trúc vốn là tỷ suất sinh lời trên tài sản lớn hơn chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế và khi đó càng tăng nợ thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng tăng. Ngược lại, doanh nghiệp không nên vay nợ nếu khả năng sinh lời của tài sản kém hơn chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế, vì việc sử dụng nợ chỉ làm giảm suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, làm giảm giá trị doanh nghiệp hay giảm giá cổ phiếu trên thị trường.

3.5 Khai thác thêm kênh huy động vốn

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua kênh truyền thống là đi vay ngân hàng hoặc gần đây là kênh thị trường chứng khoán, trong đó tập trung vào huy động vốn cổ phần. Khi thị trường chứng khoán suy giảm, các nhà đầu tư trở nên thờ ơ hơn với cổ phiếu và

Hội ngộ 52

Page 60: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng ngân hàng tăng cao nên khả năng tiếp cận của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn, để đảm bảo đủ vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, các dự án đầu tư cũng như việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý trở nên thuận lợi hơn thì cần thiết đối với các doanh nghiệp là mở rộng kênh huy động vốn, chẳng hạn như:

- Phát hành trái phiếu chuyển đổi kèm một số lợi ích nhất định

liên quan đến lĩnh vực mà đồng vốn huy động sẽ đầu tư;

- Vay vốn từ các cán bộ công nhân viên hoặc từ người thân,

bạn bè với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm có cùng kỳ hạn

một ít nhưng thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, điều

này vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho người tiết

kiệm. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ nguồn vốn này có giới hạn

về thời gian và số lượng, doanh nghiệp thường chỉ thực hiện

trong thời gian ngắn, hỗ trợ trong những lúc khó khăn về

nguồn vốn.

- Luôn duy trì, đảm bảo mối quan hệ mua bán tốt với nhà cung

cấp để có thể tăng cường khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng

thương mại từ các đối tác một cách hợp lý.

- Nếu doanh nghiệp đang sở hữu các khoản đầu tư tài chính thì

có thể thanh lý để tạo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh

doanh trong điều kiện giá thị trường thích hợp thay vì huy

động từ vốn bên ngoài.

Mặc dù việc đa dạng hóa kênh huy động vốn góp phần nâng cao khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư, phương án kinh doanh được lựa chọn nhưng doanh nghiệp cần luôn cân nhắc lựa chọn kênh huy động phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ, tránh hiện tượng tăng vốn quá mạnh hoặc vay nợ quá nhiều làm phá vỡ cơ cấu vốn, mất cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu, từ đó dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả.

Hội ngộ 53

Page 61: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

KẾT LUẬN

Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành

hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình

sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp.

Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để

tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới góc độ

hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố

khách quan và chủ quan đến hiệu quả sử dụng vốn.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện

nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế

thị trường nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại,

thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một thực

trạng nữa hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay, nhìn

chung vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên miên.

gây căng thẳng trong quá trình kinh doanh và thực hiện các chiến lược kinh doanh

của doanh nghiệp mình.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC là một công ty rất vững mạnh trên thị

trường. Cơ cấu tài chính của công ty cũng rất hợp lí, nguồn vốn vô cùng mạnh và

được phân bổ một cách khoa học để thu về nhiều lợi nhuận nhất cũng như tối thiểu

hóa những chi phí sử dụng vốn. Chính điều đó đã góp phần không thể thiếu vào

thành công to lớn của công ty.

Hội ngộ 54

Page 62: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cô Trần Thị Yến Phượng (2014), Bài giảng Quản trị tài chính,

Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh

2. Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC, Bảng cân đối kế

toán 2009 – 2010, TP Hồ Chí Minh

3. Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC, Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh 2009 – 2010, TP Hồ Chí Minh

4. Đàng Quang Vắng (2009), Cấu trúc vốn cho chiến lược phát

triển dài hạn của các công ty CP xây dựng và sản xuất vật

liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. Hồ

Chí Minh, Luận văn thạc sĩ.

5. GS.TS. Nguyễn Thị Cành (2012), Quản trị tài chính, NXB

Thống Kê

6. Nguyễn Hải Sản (2000), Quản trị tài chính, Nhà xuất bản

Thống Kê

7. PGS. TS Trần Ngọc Thơ, PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang,

PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt, TS Nguyễn Thị Liên Hoa, TS

Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện

Đại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Carl Kester (1986), Vốn và cơ cấu quyền sở hữu: Một so sánh

giũa các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản, Tạp chí Quản trị tài

chính, số 15, 25/12/2008.

9. Công ty Sirifin, Q&A - Hệ số ROA và ROE là gì?, 23/10/2008,

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/q-a-he-

so-roa-va-roe-la-gi-2693663.html

10. Dân Kinh Tế, Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn

vốn của doanh nghiệp, http://www.dankinhte.vn/cac-nhan-to-

anh-huong-den-co-cau-nguon-von-cua-doanh-nghiep/

11. Lamminhchanh, Cấu Trúc Vốn & Những Tác Động của

nó, 27/05/2007, http://archive.saga.vn/view.aspx?id=4298

Hội ngộ 55

Page 63: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

12. Minh Anh, Những nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt

Nam, http://123doc.vn/doc_search_title/118354-nhung-nhan-to-anh-huong-

cau-truc-von-cac-doanh-nghiep-viet-nam.htm

13. Mỵ Duy Huynh (2008), Chuyên đề Phân tích cấu trúc

vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần quảng cáo

sao thế giới, http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-

cau-truc-von-va-chi-phi-su-dung-von-tai-cong-ty-co-phan-

quang-cao-sao-the-gioi-18075/

14. Saga, Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp,

http://www.cic32.com.vn/Tin-Tuc/Xac-dinh-co-cau-von-toi-uu-

cho-doanh-nghiep.Detail.1168.aspx

15. Stockbiz Learning Center, Thuật ngữ khả năng thanh

toán nhanh,

http://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/terms/QU

ICKRATIO.aspx

16. TS.Phạm Thị Thủy và ThS.Nguyễn Thị Lan Anh, Hệ số

khả năng thanh toán tức thời,

http://quantri.vn/dict/details/9866-he-so-kha-nang-thanh-

toan-tuc-thoi

17. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thực trạng về cấu trúc

vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư – thương mại SMC,

29/10/2012, http://www.doko.vn/luan-van/thuc-trang-ve-cau-truc-von-va-

chi-phi-su-dung-von-tai-cong-ty-co-phan-dau-tu-thuong-mai-smc-318437

18. zVuong, Cấu trúc vốn (Capital Structure), 29/01/2007,

http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=693

Hội ngộ 56

Page 64: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU SMC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2011 2012 2013 TTM TB 3 năm

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) (%) 3,02 3,07 0,96 -0,58 2,78

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%) 13,13 12,01 4,36 -2,86 12,20

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) (%) 23,76 12,97 8,64 7,16 17,91

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) (%)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%)

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC) (%)

Hội ngộ 57

Page 65: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

20112012

2013 MRQ TB 3 năm

Nợ dài hạn/Vốn CSH

0,08 0,13 0,27 0,27 0,15

Tổng nợ/Vốn CSH 1,33 1,32 2,19 2,16 1,65

Tổng nợ/Tổng tài sản 0,76 0,72 0,81 0,81 0,77

Khả năng thanh toán hiện hành

Hội ngộ 58

Page 66: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

PHỤ LỤC 2: SMC: CÓ THỂ CHỐT LỜI Ở MỨC GIÁ HIỆN TẠI

(CTCK Maybank KimEng – MBKE)

CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC) công bố ước tính kết quả sản xuất kinh

doanh năm 2013. Theo đó, sản lượng tiêu thụ cả năm 2013 của SMC đạt 717.000

tấn (+19,3% với cùng kỳ) và doanh thu đạt 9.650 tỷ đồng (+7,6% với cùng kỳ). Tuy

nhiên, lợi nhuận sau thuế 2013 của SMC lại giảm mạnh gần 59% với cùng kỳ chỉ

đạt 28 tỷ đồng. 

Chúng tôi cho rằng sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế

của SMC có thể là do lợi nhuận gộp biên bị thu hẹp vì bị ảnh hưởng của hàng tồn

kho giá cao và do chi phí tài chính tăng cao. Như đã phân tích trước đây, tồn kho

nguyên liệu, thành phẩm và hàng hóa của SMC vào cuối tháng 6 vừa qua tăng

172% so với đầu năm, trong đó phần lớn được mua hoặc sản xuất trong quý I/2013.

Tuy nhiên giá thép cán nóng (tham khảo tại thị trường Trung Quốc) bình quân trong

quý II/2013 đã giảm gần 11% so với quý I/2013 đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận

của SMC. Do lợi nhuận sau thuế 2013 thấp hơn nhiều so với kê hoạch 70 tỷ nên

SMC cũng điều chỉnh mức cổ tức 2013 xuống còn 8% so với kế hoạch ban đầu là

15%. Trong đó, SMC đã tạm ứng 5% vào tháng 7/2013.

Trong năm 2014 SMC đặt kế hoạch sản lượng tiêu thụ 750.000 tấn sản phẩm

(+4,6% với cùng kỳ) và mục tiêu DT 10.000 tỷ (+3,6% với cùng kỳ). Tuy nhiên,

SMC lại đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2014 tăng đến 78% n/n ở mức 50 tỷ đồng.

Chúng tôi cho rằng có thể SMC kỳ vọng lợi nhuận gộp biên của công ty sẽ cải thiện

trong năm 2014 do ít bị ảnh hưởng của hàng tồn kho giá cao như trong năm 2013.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng lợi nhuận gộp biên của SMC có thể sẽ tốt hơn

năm 2013 nhờ công ty vừa đưa vào hoạt động Nhà máy gia công thép tấm cán nóng

Tân Tạo vào hoạt động vào ngày 18/12/2013 vừa qua. Nhà máy này có công suất

thiết 80.000 tấn sản phẩm/năm với vốn đầu tư 175 tỷ đồng. Nhờ vậy, năng lực gia

công thép của SMC tăng thêm 33% lên khoảng 240.000 tấn/năm. 

Vì vậy, EPS 2014 của SMC ước tính ở mức 1.694 đồng/CP, tương ứng với PE kỳ

vọng ở mức 7,26 lần. Chúng tôi cho rằng mức PE này đã tương đối hợp lý đối với

Hội ngộ 59

Page 67: Tieu luan quan tri xuat nhap khau de tai phan tich cau truc von tai cong ty SMC

Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

SMC và do đó nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ hoặc xem xét chốt lời với mức giá

hiện tại.

Hội ngộ 60