tinh khi cong

74
BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ KHÍ CÔNG I. Khí công là gì ? Đó không phải là phương tập thở đơn thuần như lâu nay người ta vẫn quan niệm như vậy. Nói chung Khí công là phương pháp luyện tập để làm chủ Khí trong cơ thể con người. Từ xưa tới nay có rất nhiều phương pháp luyện tập khác nhau, có thể phân chia như sau : • Phân loại theo tâm thức có : vô thức và ý thức. • Phân loại theo trạng thái luyện tập có : động và tĩnh. Từ đó kết hợp lại chia ra các phương pháp : • Động công ý thức. • Động công vô thức. • Tĩnh công ý thức. • Tĩnh công vô thức. 1/. Động công ý thức giống như luyện võ thuật, dựa trên cơ sở động tác hay vận động gân, cơ, xương theo chủ ý của người luyện. Động công vô thức có các động tác luyện tập xảy ra trong trạng thái vô thức, khi luyện tự nhiên xuất hiện những động tác của cơ thể không do thần kinh trung ương chỉ huy( ). 2/. Tĩnh công ý thức (hay còn gọi Tĩnh công hữu thức) bản chất là thiền định, phân chia làm hai mức : Định và Thiền. 2.1/ - Mức Định là dùng ý chí tâm thức tập trung cao độ vào một chương trình và giải quyết chương trình đó. Bản chất đó là Thiền Chỉ quán, và lại được chia ra hai loại :

Upload: novemberrain

Post on 18-Jul-2016

60 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Khi cong

TRANSCRIPT

Page 1: Tinh Khi Cong

BỨC TRANH TỔNG QUÁT VỀ KHÍ CÔNG

I. Khí công là gì ?

Đó không phải là phương tập thở đơn thuần như lâu nay người ta vẫn quan niệm như vậy. Nói chung Khí công là phương pháp luyện tập để làm chủ Khí trong cơ thể con người.

Từ xưa tới nay có rất nhiều phương pháp luyện tập khác nhau, có thể phân chia như sau :

• Phân loại theo tâm thức có : vô thức và ý thức.

• Phân loại theo trạng thái luyện tập có : động và tĩnh.

Từ đó kết hợp lại chia ra các phương pháp :

• Động công ý thức.

• Động công vô thức.

• Tĩnh công ý thức.

• Tĩnh công vô thức.

1/. Động công ý thức giống như luyện võ thuật, dựa trên cơ sở động tác hay vận động gân, cơ, xương theo chủ ý của người luyện. Động công vô thức có các động tác luyện tập xảy ra trong trạng thái vô thức, khi luyện tự nhiên xuất hiện những động tác của cơ thể không do thần kinh trung ương chỉ huy( ).

2/. Tĩnh công ý thức (hay còn gọi Tĩnh công hữu thức) bản chất là thiền định, phân chia làm hai mức : Định và Thiền.

2.1/ - Mức Định là dùng ý chí tâm thức tập trung cao độ vào một chương trình và giải quyết chương trình đó. Bản chất đó là Thiền Chỉ quán, và lại được chia ra hai loại :

• Thiền Chỉ quán động : ngoại tĩnh nội động. Nội động là do tập trung ý chí để vận khí lưu chuyển trong cơ thể.

• Thiền Chỉ quán tĩnh : ngoại tĩnh nội tĩnh, hay còn gọi là Thiền minh triết. Đưa vào trạng thái tĩnh một chương trình mang tính triết học, tập trung suy nghĩ một vấn đề về triết học, triết lý. Toàn bộ cơ thể đều được đưa vào trạng thái tĩnh lặng cả bên trong và bên ngoài, dần dần để đạt được trạng thái thăng hoa (hư tĩnh để khai mở) lên bậc cao hơn.

Page 2: Tinh Khi Cong

2.2/. Mức Thiền có hai trạng thái :

Trạng thái Thiền, và

Trạng thái "không", hay còn gọi là "vô ngã".

Cơ thể con người bao hàm mối quan hệ tổng hòa tâm sinh lý, còn gọi là tâm - thể. Gần đây quan điểm dưỡng sinh tâm thể đưa ra khái niệm làm sao đồng bộ giữa tâm (hay tâm ý, tâm thức) với cơ thể. Nhưng cơ thể phải có mối quan hệ bản chất giữa cơ thể và tư duy. Đây là một điều mà các phương pháp hiện nay không đồng bộ giữa các quá trình luyện tập. (Theo lý luận của phương Tây, con người không thể làm cho cơ thể để điều khiển những hoạt động bên trong của nội tạng, hay điều khiển các quá trình tâm thức bên trong. Người ta cho rằng hoạt động của cơ thể là dựa trên cơ sở điều khiển của hệ thống thần kinh mang tính tự động).

Dùng ý chí của bản thân điều khiển những hoạt động của cơ thể như làm chậm nhịp tim, hạ thân nhiệt, tự tăng huyết áp, làm chủ các cơ năng sinh học trong cơ thể... Nhưng làm chủ những điều đó phải thấu triệt được mối quan hệ bản chất, mối quan hệ bản chất đó lấy trung gian giữa Hệ với Khí lấy Tâm làm chính. Đó là mối quan hệ Khí - Tâm. Từ cơ sở bản chất mang tính thực thể đến các hoạt động năng lượng (bản chất của Khí là năng lượng). Bản chất của Khí không khác gì bản chất của Nhân điện, của Trường sinh học. Nhưng có điều khi đưa ra một khái niệm phải có một hệ thống lý thuyết, và một hệ thống phương pháp logic kèm theo. Nếu không đồng bộ về Tâm - Thể là ngôn không đi đôi với hành, Tâm thức hoạt động một đường, cơ thể phát triển một hướng khác.

Hy vọng rằng thông qua quá trình làm chủ cơ thể làm chủ Khí sẽ làm chủ được Tâm và Tâm thể, tạo ra một quá trình phát triển từ thể chất đến trí lực đến Tâm thức, Tâm - Thức song hành. Muốn đạt đến Thức phải có sự trao đổi thông tin, cảm nhận, phản ánh và phân tích sử lý (tiếp cận được trạng thái thông tin).

Con người phải có sự đồng bộ với nhau, có chung một nguồn gốc là vật chất. Hiện nay phương pháp luyện tập có nhiều, nhưng điều cốt yếu là phải lựa chọn phương pháp nào đem lại sự đồng bộ cho cơ thể, và bước đầu là sự đồng bộ rồi đến đỉnh cao là giải thoát. Ví dụ như phương pháp của Thiền học cũng rất tốt, nhưng Thiền học chỉ phù hợp với những người xuất thế, phải an tĩnh, quá trình hành thiện rất công phu và vất vả. Người xử thế không có khả năng theo phương pháp Thiền học. Bởi con người xử thế luôn vướng bận, luôn bị tác động, luôn có những vấn đề cần giải quyết. Con người xử thế không thể nhập định để vào Thiền được, đó là chưa nói đến học Thiền học.

Trở lại bàn về Tĩnh công ý thức. Tĩnh là gì ?

a/. Quá trình phát triển của nhân loại, của xã hội, của con người càng ngày càng động, mà càng động thì càng loạn, càng loạn càng dễ bị chi phối và con người ngày càng rơi vào tình trạng bị động. Khi đó làm gì cũng không chủ động được, làm cái này thì bị cái khác chi phối, mất khả năng làm chủ. Mọi hoạt động của con người ngày càng bị rối loạn. Con người từ hoạt động tâm trí đến hoạt động nội tại, hoạt động hệ thống đều bị rối loạn. Chính vì vậy cần phải tĩnh để cân bằng, giống như sau một ngày làm việc mệt nhọc vất vả cần có giấc ngủ, nếu không ngủ thì hại thần kinh, hại cơ thể, hao sức rất nhiều. Tĩnh để cân bằng trở lại.

Page 3: Tinh Khi Cong

Hoạt động thần kinh là hoạt động quan trọng nhất, mà hoạt động đó cần phải ở trạng thái tĩnh. Nói theo ngôn ngữ xã hội học là tĩnh để tỉnh táo. Càng suy nghĩ về một vấn đề gì càng cần phải tĩnh. Càng tĩnh bao nhiêu thì càng tỉnh táo bấy nhiêu.

Trong quá trình tập Khí công khi tu luyện thì tĩnh là đưa vào trạng thái thăng hoa (hư tĩnh mở huệ). Trạng thái thăng hoa này giống như trạng thái ý thức của con người. Trạng thái đó được phân thành nhiều dạng :

• Trạng thái ý thức là khi tư duy vẫn đang hoạt động, cơ thể trong trạng thái thức (tỉnh). Khả năng cảm nhận, phân tích tổng hợp và sử lý của tư duy đang hoạt động.

• Trạng thái vô thức là khi tư duy tạm ngừng hoạt động, cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi (ngủ).

• Trạng thái tiềm thức là tư duy hoạt động theo bản năng theo ký ức, hoạt động này mang tính di truyền, khi có điều kiện mới bộc lộ, trạng thái trong mộng.

• Trạng thái tiền ý thức là khi tư duy bắt đầu hoạt động, quá trình cảm nhận và phản ánh bắt đầu hình thành ý thức. Trạng thái này liên quan đến sự chuyển hóa mà Khí công đang quan tâm.

Trạng thái tiền ý thức là quá trình chuyển hóa Khí thành Thần, chuyển hóa năng lượng sang thông tin, từ vật chất sang ý thức. Đó là quá trình chuyển hóa Khí sang Thông tin thành Tri giác, hay là quá trình chuyển từ năng lượng sang thông tin cấp thấp rồi sang thông tin cấp cao. Luyện Khí công chính là luyện thành quá trình chuyển hóa nói trên.

Nói thêm về Thiền định. Trạng thái Thiền định giống như thụy miên. Dạng vô thức trong thôi miên học gọi là trạng thái thụy miên (tự thôi miên hoặc bị thôi miên).

b/. Công là gì ?

Từ công nói lên nhiều vấn đề. Công là công pháp, hay nói theo ngôn ngữ đương đại là phương pháp, là kỹ năng. Công phu là nói lên sự khổ luyện, công phu luyện tập. Phải trải qua một quá trình luyện tập lâu dài gian khổ mới đạt được một công phu nào đó.

Công năng là khả năng của người luyện đ• đạt được mức độ nào đó. Đối với Khí công, công năng bậc cao là khả năng làm chủ được mối qua hệ giữa cơ thể với thế giới bên ngoài, hòa đồng được tiểu vũ trụ với đại vũ trụ.

Để đạt được công năng bậc cao cần phải trải qua ba cấp độ : làm chủ Khí, làm chủ quá trình sinh học của cơ thể, làm chủ mối qua hệ với thế giới bên ngoài. Đây là nguyên tắc cơ bản của Khí công.

Mục tiêu của luyện Khí công là để luôn luôn làm chủ được ý thức của mình, làm chủ quá trình Khí và làm chủ mối quan hệ của Khí. Làm sao không để rơi vào trạng thái mất ý thức (hay còn gọi là trạng thái vô thức). Xin nhắc lại là khi luyện Tĩnh công không bao giờ để rơi vào trạng thái vô thức.

Page 4: Tinh Khi Cong

Trong trạng thái vô thức sẽ tạo ra hành động vô thức, tâm lý vô thức, hưng phấn vô thức. Trong trạng thái hưng phấn vô thức sẽ tạo ra quá trình đột phát năng lượng, và vì không có khả năng kiểm soát (vì vô thức) nên sẽ dẫn đến tình trạng loạn khí nguy hiểm (tẩu hỏa nhập ma). Tuy rằng trạng thái hưng phấn vô thức nó cũng giải tỏa được sự ức chế, khai thác được cơ chế tự động (chữa bệnh hoặc khai mở tiềm năng), nhưng lợi bất cập hại, mà cái hại thì không thể lường hết được. Nó gây nên ảo giác hoang tưởng, xuất hiện thái hư ảo cảnh( ).

Cơ thể con người tồn tại cơ chế tự điều chỉnh, cơ chế tự phát động, cơ chế tự khai mở tiềm năng. Nhưng khi con người càng duy lý bao nhiêu thì các cơ chế tự động càng mất dần, và ngày càng rơi vào trạng thái bị ức chế. Thông thường các cơ chế tự động được khai thác trong trạng thái vô thức. Nói đúng ra là được khai thác trong để có thể làm chủ được là trạng thái hư tĩnh hay thiền định. Do vậy thường có sự kết hợp giữa cơ chế tự chủ và cơ chế tự động.

Đặc điểm của các phương pháp liên quan đến trạng thái vô thức (như Thiền vô thức chẳng hạn) là sau một thời gian tập đi tập lại sẽ dẫn đến hai vấn đề :

• ý thức hóa tạo ra thói quen. Khí đ• thành thói quen thì mất đi trạng thái vô thức (không đắc khí và các kết quả luyện tập cũng mất).

• Đi vào quá trình thái quá về tâm linh, mất đồng bộ về tâm thể và sẽ dẫn đến các biến chứng rối loạn. Thái quá về hướng nào thì rối loạn về hướng đó.

Vì vậy, chỉ nên thực hiện những gì mà có thể làm chủ được.

Page 5: Tinh Khi Cong

II. Khí là gì ?Theo khoa học đương đại có các loại vật chất tồn tại ở các dạng như sau : chất rắn, chất lỏng, chất bay hơi, chất khí, plasma.

Khái niệm về Khí được chia ra Khí Tiên thiên và Khí Hậu thiên. Khí Tiên thiên là nguyên bản của Khí (Thanh khí), là tinh hoa hay là sự thăng hoa của vật chất, tương đương với khoa học đương đại là bức xạ vật chất và plasma( ). Khí Hậu thiên là không khí thông thường (thực khí hay trọc khí), đó là sự biến vi của Khí Tiên thiên, tương đương với khái niệm khí của vật lý học đương đại.

Theo Khí công và Đông y thì hơi thở của con người là khí Hậu thiên. Khí mà Khí công đề cập đến là khí Tiên thiên, là dạng bức xạ vật chất tương tự như plasma. Trong cũng như ngoài cơ thể đều có bức xạ Khí. Khí là dạng bức xạ vật chất mang thuộc tính năng lượng, vì nó giải phóng ra năng lượng ở cường độ khác nhau, ở tầm mức khác nhau.

Khí trong không gian phân loại theo cấp độ ra các dạng Khí như sau :

• Thiên khí là bức xạ vũ trụ trong không gian, mang đặc tính thuần dương, có khả năng tác động đến mọi thứ trong đó có con người. Trong đó Thiên khí Tiên thiên là tinh hoa có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.

• Địa khí là bức xạ địa khí, mang tính thuần âm, là bức xạ của các vật thể ở trên cũng như ở trong lòng trái đất. Và Địa khí Tiên thiên cũng là tinh hoa cũng có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.

• Sinh khí là Khí của môi trường sinh thái và sinh học phát sinh ra. Trong Sinh khí có Nhân khí là do con người phát sinh ra, mang đặc trưng phối hợp âm dương, nó rất quan trọng với chính ngay bản thân con người, vì có tính đồng mức sinh học rất cao. Đó là lý do tại sao phương pháp Tĩnh Khí công và phương pháp Nhân điện lại có thể chữa bệnh tốt hơn một số phương pháp khác, chính vì tính đồng mức sinh học cao của nó.

• Khí hậu, thời tiết chính là sự giao hòa giữa Thiên khí Hậu thiên với Địa khí Hậu thiên.

Nhân khí được phân ra các dạng như sau :

• Nhân khí Hậu thiên là khí trong hoạt động hô hấp gồm các thành phần

- Phế khí còn gọi là dương khí hoạt động ở phổi để cung cấp dưỡng khí cho máu.

- Vị khí hay còn gọi là thực khí, hoạt động trong dạ dày và hệ tiêu hóa, là sản phẩm của quá trình tiêu hóa.

• Nhân khí Tiên thiên là khí hoạt động trong hệ thống kinh lạc, tạng phủ và tạng hệ trong cơ thể con người, cung cấp năng lượng, điều chỉnh quá trình hoạt hóa của các chu trình sinh học. Nhân khí Tiên thiên bao gồm :

- Chân khí là khí tiên thiên sinh ra tại Đan-điền, vận hành chủ yếu trong hai mạch Nhâm Đốc, nó chính là nguyên khí trong cơ thể, là một trong những thành phần ban đầu của Tam bảo Tinh - Khí - Thần. Tính chất đặc trưng của Chân khí là mang tính Âm Dương. Chân khí sinh ra tại Đan-điền là Âm phận có bản

Page 6: Tinh Khi Cong

tính âm Thủy, nhưng lại có hoạt tính dương Hỏa; do vậy quá trình hoạt hóa của nó theo qui luật Âm Dương tiêu trưởng. Tại mạch Nhâm Chân khí giáng hạ mang theo Tâm hỏa vào Đan-điền để sinh khí, tại mạch Đốc Chân khí thăng lên đi theo n•o tủy vào n•o bộ để hóa Thần. Bổ trợ cho Chân khí là Nhiệt khí Chân dương (còn gọi là Chân hỏa), phát sinh từ huyệt Trường-cường.

- Ngũ hành khí (còn gọi là Ngũ tạng khí hay Ngũ khí) là khí Tiên thiên do Chân khí đi vào ngũ tạng mà phát sinh, bao gồm các loại như sau :

• Can khí sinh ra từ tạng Can, vận hành ở Can kinh và Đởm kinh, hành Mộc, tính phong động.

• Tâm khí sinh ra từ tạng Tâm, vận hành trong Tâm kinh và Tiểu trường kinh, hành Hỏa và tính hỏa (quân Hỏa).

• Tâm bào khí sinh ra từ Tâm bào lạc, vận hành trong Tâm bào kinh và Tam tiêu kinh, tính hỏa và thuộc hành Hỏa (Tướng hỏa).

• Tỳ khí sinh ra từ tạng Tỳ, vận hành trong Tỳ kinh và Vị kinh, hành Thổ và tính thấp.

• Phế khí sinh ra từ tạng Phế, vận hành trong Phế kinh và Đại trường kinh, hành Kim và tính táo.

• Thận khí sinh ra từ tạng Thận, vận hành trong Thận kinh và Bàng quang kinh, hành Thủy và tính hàn.

• Ngoài ra còn phải kể đến Vinh khí và Vệ khí. Vinh khí là khái niệm chung chỉ Khí vận hành ở kinh mạch bên trong cơ thể, thành phần bao gồm cả Chân khí và Ngũ khí, cả sự liên hợp giữa Chân khí và Ngũ khí. Còn Vệ khí là khái niệm chung chỉ Khí vận hành ra lạc mạch và tôn lạc thoát ra ngoài da (để phát dương khai khiếu bảo vệ cơ thể), có thành phần tương tự như Vinh khí. Vinh vệ là chỉ sự hoạt động chung, hòa hợp của Chân khí và Ngũ khí ở trong Lý và ngoài Biểu.

Không gì tốt hơn dùng năng lượng của con người để chữa bệnh cho con người vì tính đồng mức sinh học cao của nó. Không như việc truyền điện (mà không phải dạng điện sinh học) hay việc đưa thuốc vào cơ thể con người, bất kỳ là thuốc Tây y hay Đông y, bởi vì những dạng đó hầu như không có tính đồng mức sinh học, loại này phù hợp nhưng loại khác lại không phù hợp. Tương tự như con người sống trong một quần thể gồm đại đa số là những người tốt và có nhân tính, thì con người sẽ càng ngày càng tu tâm dưỡng tính tốt hơn. Ngược lại nếu sống trong một quần thể hỗn loạn thì con người không thể có điều kiện tu dưỡng tâm tính của mình, mà phải co vào vỏ bọc của mình hoặc tìm cách đi ở ẩn (lên Côn Sơn chẳng hạn).

Do tính đồng mức sinh học cao như vậy nên Nhân khí có thể có tác động rất tốt hoặc rất xấu. Ví dụ như trong một môi trường luyện tập dưỡng sinh, có người luyện Tĩnh công, có người tập Động công, có người theo Nhân điện, lại có người Tinh chất Tiên thiên là dịch chất tiết ra từ tuyến Thượng thận, được hội tụ tại Đan-điền. Đó là nguồn gốc của Nhân khí. Tinh chất Tiên thiên đó trong điều kiện mà theo cổ nhân đã nói "Hạ Tâm hỏa, góp Tốn phong, gió vào trong bụng, Tinh vụt cháy thành Khí bay lên". Tâm hỏa là năng lượng nhiệt của trái tim và màng bao tim khi hoạt động sinh ra, đưa xuống góp Tốn phong, tức là cùng với hơi thở của Phế cộng với bức xạ kích thích của ngoại khí tụ vào Đan-điền, tạo ra phản ứng kích chưng làm cho Đan-điền ấm nóng lên, đó là Chân khí đã được phát sinh và phát ra bức xạ Khí.

Khí mới sinh ra tại Đan-điền gọi là Hỗn nguyên khí, hay còn gọi là Chân khí hoặc Nguyên khí. (Nguyên khí là Khí chưa biểu hiện thuộc tính sinh học, tính năng của Nguyên khí còn đa dạng). Dù đa năng nhưng chưa có thuộc tính sinh học (hay thuộc tính ngũ hành) thì Khí vẫn không phù hợp. Chân khí muốn phù hợp phải phân Âm phân Dương ở hai mạch Nhâm Đốc, đó là hệ khí cơ bản. Khí sinh ra tại Đan-điền phân

Page 7: Tinh Khi Cong

Âm theo mạch Nhâm đi xuống, phân Dương theo mạch Đốc đi lên. Mạch Nhâm đi ở giữa ngực từ huyệt Ngân giao xuống qua các huyệt Thiên đột, Đản trung, đến Khí hải và tới Hội âm. Mạch Đốc đi ở giữa lưng (dưới da, sau cột sống) từ huyệt Trường-cường lên qua các huyệt Mệnh-môn, Linh-đài, tới Ngọc-chẩm, vòng lên Bách-hội, qua ấn-đường nối với mạch Nhâm tại huyệt Ngân giao.

Theo Y học Đông phương cổ truyền, Chân khí sau khi phân Âm Dương ở hai mạch Nhâm Đốc, thì theo các kinh mạch hoặc lạc mạch đến ngũ tạng kích thích phát sinh ngũ khí, có thuộc tính sinh học khác nhau (có thuộc tính theo ngũ hành). Các đường kinh mạch và lạc mạch nằm dưới da, và trên đó có các điểm hội tụ đặc biệt gọi là các huyệt. Các huyệt giao hội các đường kinh mạch gọi là đại huyệt, đó cũng chính là các luân xa.

Các đại huyệt cần ghi nhớ : Các huyệt đạo nằm trên mạch Nhâm.

- Ngân-giao : huyệt vị tại điểm khi ngậm miệng đưa đầu lưỡi chạm chân răng hàm trên.

- Thừa-tương : huyệt vị tại giữa chỉ môi dưới.

- Thiên-đột : huyệt vị tại giữa bờ trên xương ức.

- Đản-trung : huyệt vị tại điểm giao nhau giữa đường dọc xương ức với đường ngang nối hai đầu vú.

- Khí-hải : huyệt vị tại đường dọc giữa bụng, cách rốn xuống dưới 1 thốn 5 phân. Đây là cửa vào của Đan-điền.

- Hội-âm : vị trí tại cuối mạch Nhâm. Đối với nam giới tại điểm giữa từ hậu môn đến chân dương nang. Đối với nữ giới tại điểm giữa từ hậu môn đến mép sau của âm hộ.

Các huyệt đạo nằm trên mạch Đốc:

- Trường-cường : huyệt vị tại mỏm xương đốt sống cùng.

- Mệnh-môn : huyệt vị nằm ở sống lưng, đối xứng với huyệt Khí hải qua Đan-điền và trục Tý - Ngọ( ). Mệnh-môn là cửa ra của Đan-điền.

- Linh-đài : huyệt vị ở sống lưng, đối xứng với huyệt Đản trung qua trục Tý - Ngọ.

- Đại-chùy : huyệt vị nằm ở sống lưng, chỗ lõm ngay dưới mỏm gai sau đốt sống cổ số 7, đối xứng với huyệt Thiên đột qua trục Tý - Ngọ.

- Ngọc-chẩm : (còn gọi là huyệt Não bộ) huyệt vị ở sau gáy, trên đường dọc giữa đỉnh đầu từ chân tóc lên hai thốn, nơi tiếp giáp giữa xương sống và hộp sọ.

- Bách-hội : huyệt vị tại lõm chính giữa đỉnh đầu (chân tóc sau gáy lên 7 thốn), giao điểm của đường dọc chia đôi đỉnh đầu là đường nối hai đỉnh của vành tai.

- ấn-đường : huyệt vị tại điểm chính giữa đường nối hai đầu trong của cung lông mày.

Ngoài ra còn các huyệt vị nằm ngoài hai mạch Nhâm Đốc là:

- Lao-cung : huyệt vị tại điểm giữa lòng bàn tay, chỗ giao nhau của đường văn thứ hai (giữa) với đường kéo dài kẽ hai ngón tay giữa và ngón tay đeo nhẫn. Trong lòng bàn tay là Nội Lao-cung, đối xứng với nó lên mu bàn tay là Ngoại Lao-cung.

Page 8: Tinh Khi Cong

- Dũng-tuyền : huyệt vị tại chỗ lõm gan bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đường nối đầu ngón 2 và gót chân.

Còn một bộ vị rất quan trọng nữa của Khí công, đó là trục Tý - Ngọ (còn gọi là trục Sinh-lực của cơ thể) nằm giữa cơ thể thẳng đứng từ huyệt Bách-hội qua Đan-điền xuống đến điểm giữa của Hội âm và Trường-cường.

Cổ nhân nói "Nhân hữu tiền tam cung, hậu tam quan", có nghĩa là ở con người phía trước có ba cung và phía sau có ba quan:

- Nê hoàn cung lấy huyệt ấn-đường làm trung tâm (còn gọi là Đan-điền Thần), là cung chủ Thần.

- Khí cung lấy huyệt Đản trung làm trung tâm (còn gọi là Đan-điền Khí), là nơi giao hòa của Tiên thiên khí và Hậu thiên khí.

- Đan cung (còn gọi là Đan-điền thực hoặc Đan-điền Tinh) lấy huyệt Khí hải làm trung tâm, chính là cửa vào của Đan-điền.

- Ngọc-chẩm quan còn gọi là Sinh tử huyền quan, bộ vị lấy huyệt Ngọc-chẩm làm trung tâm.

- Giáp tích quan lấy Mệnh-môn làm trung tâm, và xung quanh bao gồm 16 huyệt khác.

- Vĩ lư quan lấy huyệt Trường-cường làm trung tâm.

Chân khí phát sinh tại Đan-điền, vận hành theo kinh mạch đi vào kích thích ngũ tạng tạo ra ngũ khí (Tâm khí, Can khí, Tỳ khí, Phế khí, Thận khí). Ngũ khí vận hành trong kinh mạch đưa năng lượng đến kích thích hoạt động của ngũ hệ.

- Tâm khí hoạt động ở hệ huyết mạch( ). Tâm bào khí hoạt động ở Tam tiêu.

Page 9: Tinh Khi Cong

- Can khí hoạt động ở hệ cân( ).

- Tỳ khí hoạt động ở hệ cơ nhục.

- Phế khí hoạt động ở hệ hô hấp.

- Thận khí hoạt động ở hệ xương khớp.

Ngũ khí vận hành trong cơ thể theo các chu trình sinh học cơ bản của sự sống.

Page 10: Tinh Khi Cong

III. Quá trình cơ bản của sự sống.Con người nói riêng và sự vật nói chung có hai xu hướng :

- Xu hướng thứ nhất là vật chất hóa, nói theo Đông y và Khí công là thực hóa. Biến dụng từ dạng chất khí sang dạng chất lỏng, rồi sang dạng chất rắn để dần dần cấu tạo nên những tổ chức của cơ thể sống.

- Xu hướng thứ hai ngược lại xu hướng thứ nhất là thanh hóa, là quá trình vi tế hóa, và thăng hoa. Biến dụng từ dạng chất rắn sang dạng chất lỏng, rồi sang dạng chất khí.

Hai xu hướng trên đồng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng. Trong quá trình sống cân bằng được hai quá trình thanh - thực là rất quan trọng. Đối với những người xuất thế thì họ chỉ quan tâm đến phần thanh mà thôi. Còn những người tại thế (bình thường) thì phải cân bằng cả thanh lẫn thực, nếu như con người bình thường đó không muốn bị rơi vào trạng thái rối loạn bế tắc, mặc dù cuộc sống thực hóa hay vật chất hóa làm cản trở quá trình thanh hóa của họ. Muốn tạo ra sự cân bằng đó con người phải cố gắng nâng cao quá trình thanh hóa bằng cách luyện Khí công hay tu Thiền. Nhưng cũng chú ý không nên để phần thanh lấn át phần thực, mà sẽ lại bị rơi vào trạng thái mất cân bằng. (Sự mất cân bằng này còn nguy hiểm hơn trường hợp khi phần thực lấn át phần thanh). Quá trình thanh - thực diễn ra nhịp nhàng, tuân theo các cơ chế hợp lý trong cơ thể sống của con người.

Quá trình sống cơ bản phụ thuộc vào tủy chất. Từ tủy chất theo quá trình thực hóa tạo ra dưỡng chất ban đầu, một phần chuyển thành năng lượng cho quá trình hoạt động của cơ thể, một phần chuyển thành huyết chất nuôi sống cơ thể con người, một phần tạo thành Tinh Hậu thiên để duy trì nòi giống. Tủy chất qua quá trình thanh hóa tạo ra Tinh chất Tiên thiên, đồn trú tại tuyến Thượng thận. Tại đó Tinh chất Tiên thiên được thanh hóa tiếp sinh ra Chân khí, vận hành theo kinh mạch đến ngũ tạng sinh ra ngũ khí. Một phần ngũ khí theo quá trình thực hóa hoạt động ở ngũ tạng, sinh ra ngũ dịch để tạo điều kiện cho hoạt động của ngũ hệ (Can dịch làm mềm dẻo hệ cân, Phế dịch giúp cho quá trình hô hấp được hanh thông, Thận dịch để giúp cho quá trình hoạt động của hệ xương khớp, Tỳ dịch giúp cho quá trình sinh tạo huyết chất duy trì tốt, Tâm dịch giúp cho sự lưu thông kinh mạch). Một phần ngũ khí qua quá trình thanh hóa đi vào phát động cơ năng hoạt động của ngũ quan (khai khiếu). Chân khí và ngũ khí lên não bộ để hóa Thần, tức là phát động cơ năng hoạt động của thần kinh. Đó là quá trình hoạt động của Tam bảo Tinh - Khí - Thần, hoạt động đó duy trì được sự sống. Nếu "Tinh kiệt tắc tử, Khí thoát tắc vong, Thần tuyệt mệnh cùng". Hoạt động của Tinh - Khí - Thần là cốt lõi tồn tại của cơ thể, trong đó Khí chiếm vị trí trung gian quan trọng, là nhịp cầu bảo vệ và cân bằng sự sống, bên trong hoàn thiện cơ thể và giải tỏa thất tình, bên ngoài thống nhất với thế giới và ngăn cản lục dâm.

Tuy vậy để đảm bảo cho cơ thể hoạt động và phát triển đồng bộ, con người không chỉ quan tâm tới phần thanh một cách thái quá, mà còn phải quan tâm đến phần thực một cách hợp lý.

Page 11: Tinh Khi Cong

IV. Mục đích luyện tĩnh khí côngThực chất luyện Khí công từ ngàn đời nay nhằm mục đích gì?

Để luôn luôn tạo ra Tinh chất mới tốt hơn. Đó là nguồn gốc tạo ra Khí chất tốt. Sau đó luyện Tinh để sinh Khí, phát động cơ năng sinh khí dồi dào đảm bảo dịch chất tốt hơn (qua quá trình thực hóa lần 2) và phù hợp hơn đối với cơ thể (nếu không tạo được sự phù hợp thì lại phản tác dụng, tạo ra cái hại). Từ Khí luyện hóa Thần, đó là quá trình thăng hoa từ dạng năng lượng sang dạng thông tin. Bức xạ Khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của hoạt động cơ năng cấu tạo gọi là năng lượng, còn bức xạ Khí không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cơ năng nhưng mang tính phản ánh (cảm nhận được) gọi là thông tin.

Luyện khí hóa Thần là quá trình luyện Khí để thanh hóa, thăng hoa và để ngày càng có tầm mức vi tế cao hơn. Để đi đến mục đích lấy năng lượng đưa vào quá trình hoạt động vi tế hóa mà phân thanh - thực. Đảm bảo cho thực khí theo mạch Nhâm đi xuống lan vào duy trì hoạt động của phủ tạng, còn thanh khí theo mạch Đốc đi lên thanh hóa phủ tạng xuất ra ngũ quan khai khiếu và tới não bộ để hóa Thần. Nếu sự vận hành của khí ngược chiều đó thì rất nguy hiểm.

Giai đoạn cuối của quá trình hóa Thần là hoàn Hư, đó là bước trở lại tìm được bản nguyên của con người, trở lại cái "nhân chi sơ, tính bản thiện" của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, con người do điều kiện sống (bệnh tật, hạn họa) đã vô tình rơi vào trạng thái đánh mất mình, đánh mất chính bản nguyên chân thiện của mình, đánh mất khả năng của mình, đánh mất quyền được sống tự do theo tự nhiên của mình. Trở lại bản nguyên là trở lại với tự nhiên. Đa phần con người bị mất cái tự nhiên trong bản thân mình, và vì thế mà bệnh tật phát sinh, hạn họa gieo tới, gặp phải cái chết trước tự nhiên. Nếu con người không có bệnh tật hạn họa, thì họ sẽ đảm bảo được sự sống tự nhiên, đảm bảo được khả năng sinh tồn của chính mình. Muốn vậy con người phải trở lại bản nguyên gốc ban đầu, trở lại con người ban đầu. Đó gọi là quá trình hoàn Hư, trở về trạng thái nguyên gốc. Xả hết độc khí trong cơ thể, tạo ra Khí chất mới, Tinh chất mới và trạng thái tâm thức mới. Và như vậy là đã trở lại con người có “tính bản thiện” ban đầu.

Page 12: Tinh Khi Cong

V. Quá trình khí hóa cơ bản Quá trình này được cổ nhân chỉ ra như sau :

Nhập - Khai - Thu - Tụ - Hành - Xả/Phát

Nhập là đưa cơ thể vào trạng thái Khí lực. Con người vốn là một tiểu vũ trụ nhưng lại hữu hạn. Đã bị hữu hạn lại thêm ngoại cảnh, bệnh tật, họa hại thì lại càng hữu hạn hơn. Con người và sự vật là hữu hạn mà lại phát triển không đúng với quá trình bản chất thì lại càng hữu hạn. Muốn phá vỡ được cái hữu hạn đó và nâng cao thể chất lên thì phải hấp thu ngoại khí hay năng lượng vô hạn của đại vũ trụ, đưa vào cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng sinh học, phù hợp với con người, hay nói khác đi là chuyển hóa thành nội khí. Có nhiều người việc thu ngoại khí đó rất tốt, song lại không chuyển hóa thành nội khí được nên kết quả của quá trình tu tập không đạt hiệu quả cao( ). Phải chuyển được ngoại khí thành nội khí mới có giá trị sinh học trong cơ thể, và như vậy mới có thể tự chữa bệnh, ổn định tự dưỡng sinh, nâng cao khả năng sống và khả năng tồn tại, thậm chí nếu gặp cơ duyên mà có thể khai mở những khả năng tiểm ẩn của con người. Quan hệ giữa ngoại khí và nội khí thông qua một lớp gọi là hào quang khí - nhân khí ngoại phát (còn gọi là lớp hào quang sinh học), bao bọc xung quanh cơ thể con người. Mối quan hệ giữa trong và ngoài cơ thể đều thông qua lớp hào quang khí đó.

Vì vậy trạng thái nhập khí là trạng thái hoạt động kích thích và phân bố lại lớp hào quang khí, đưa cơ thể vào trạng thái khí luyện. Luyện tập Khí công mà không đưa được cơ thể vào trạng thái khí luyện được là vô ích.

Luyện tập Tĩnh Khí công, trước nhất là phải tĩnh tâm. Càng tĩnh tâm bao nhiêu thì càng thu được Khí bấy nhiêu. Thứ hai là phải kích thích phân bố lại lớp hào quang khí xung quanh cơ thể, lớp hào quang khí được phân bố lại tốt bao nhiêu thì luyện Khí càng có kết quả tốt bấy nhiêu.

Dưới lớp hào quang sinh học là lớp da bao bọc cơ thể con người, dưới lớp da là một mạng lưới kinh lạc bao gồm kinh mạch, lạc mạch, tôn lạc và phù lạc. Trong mạng lưới kinh lạc đó có những điểm mang tính chất đặc biệt gọi là huyệt vị( ), trong các huyệt đó có những điểm có mức độ đặc biệt cao hơn gọi là các Đại huyệt (36) và luân xa (9). Các Đại huyệt và luân xa là nơi có tác dụng rất cao trong những việc tác động đến quá trình sinh học và lưu thông khí huyết trong cơ thể con người (trong các Đại huyệt bao gồm các Sinh huyệt, các Tử huyệt, các Du huyệt,v.v...).

Khai là sự kích thích các Đại huyệt hay luân xa trong cơ thể, kích thích hoạt động của các huyệt vị đó thu ngoại khí vào cơ thể. Khi đã thu được ngoại khí vào cơ thể rồi phải nén tụ lại để chuyển hóa thành nội khí. Khi nội khí đã dồi dào thì vận hành theo các đường kinh lạc, với các mục đích khác nhau. Trong quá trình Khí vận hành để thanh hóa các bộ vị hoặc đã sinh ra dư khí, hoặc kích thích được trọc khí hay bệnh khí tại các bộ vị. Do vậy phải xả được các loại dị khí đó ra ngoài. Các loại dị khí đó là nguồn gốc làm mất đi sự cân bằng của cơ thể, từ đó sinh ra rối loạn và đó là cơ chế sinh bệnh.

Phương thức chữa bệnh chủ yếu là lập lại sự cân bằng trong cơ thể. Thí dụ như người tâm vượng bị huyết áp cao mà thận suy gây ra chứng đau mỏi lưng. Nếu chỉ chữa huyết áp cao thì không bao giờ khỏi được, mà phải lấy cái vượng của Tâm bù cho cái suy của Thận, lúc đó cả Tâm cả Thận đều giữ được cân bằng, như vậy mới mong chữa trị được đến gốc của bệnh.

Page 13: Tinh Khi Cong

VI. Quá trình làm chủ khíQuá trình luyện tập Khí công là quá trình làm chủ Khí( ). Quá trình làm chủ Khí được diễn giải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn Hình như: là trạng thái cảm giác của khí và có thời gian, cường độ ở mức độ thấp. Đây là thời kỳ bắt đầu khi phản ứng Khí biểu hiện không rõ ràng, làm cho người luyện cảm thấy hình như nóng, hình như lạnh, hình như có, hình như không, hình như thấy nặng nặng, hình như thấy tê tê tức tức,v.v... trạng thái này gây cảm giác lẫn lộn. Khi đó nếu tập trung luyện tập, đồng thời có hướng dẫn viên hỗ trợ thì sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này, mà chuyển sang giai đoạn "có lẽ".

- Giai đoạn Có lẽ: là trạng thái cảm giác của khí và có thời gian, cường độ ở mức độ cao và rõ rệt hơn. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thực giác, tức là cảm giác thấy có lẽ nóng thật, có lẽ lạnh thật, thấy cảm giác nặng chĩu hay tê tê tức tức,v.v... Những phản ứng khí hóa có thời gian biểu hiện và có đủ mức độ biểu hiện, nghĩa là có "thực giác".

- Giai đoạn Chắc chắn : là trạng thái làm chủ được các cảm giác về sự hoạt động của khí, còn gọi là quá trình "chân giác". Muốn cho nóng thì sẽ nóng, muốn cho lạnh thì sẽ lạnh, muốn làm gì thì sẽ làm được như vậy.

Khả năng làm chủ Khí ban đầu dựa vào khả năng khí cảm. Khí cảm là sự cảm nhận về sự tồn tại và hoạt động của Khí, thông qua hệ thống thần kinh của cơ thể. Cảm giác này trải qua các thời kỳ như sau :

• Thời kỳ động khí : Khí tập trung tâm ý tới đâu, vận khí tới đâu trong cơ thể thì tại đó phải có phản ứng động khí, nghĩa là tại đó thấy có cảm giác khác bình thường.

• Thời kỳ khí cảm : trải qua 4 hiệu ứng khí cảm từ thấp đến cao. Mức độ thứ nhất là hiệu ứng nhiệt độ, thấy cảm giác nóng hoặc lạnh tại vị trí quán tụ. Mức độ thứ hai là thấy hiệu ứng áp suất, thấy cảm giác căng, tức, nặng. Mức độ thứ ba là thấy hiệu ứng lan truyền, thấy cảm giác tê chạy trong cơ thể (nếu để ý sự tê chạy đó theo các đường kinh lạc). Mức độ cuối cùng là thấy hiệu ứng nhu động, cảm giác thấy xoay đảo và vận động bên trong.

Thông qua các hiệu ứng nói trên, khi luyện tập đến mức độ cao sẽ cảm nhận được tính chất của khí. Luyện về âm khí sẽ có cảm giác mát lạnh, luyện về dương khí sẽ có cảm giác ấm nóng, luyện với xung thì phải thấy nóng rực. Luyện Tâm khí có cảm giác nhiệt nóng, luyện Can khí có cảm giác tê chạy, (Những người luyện và hành về nhân điện rất hại gan. Vì gan là tính điện (phong động) nếu lạm dụng quá thì sẽ hại về gan và mật), luyện Tỳ khí có cảm giác nặng, luyện Phế khí có cảm giác nhẹ, luyện Thận khí có cảm giác mát lạnh (Riêng về Thận khí, khi ban đầu mới luyện có thể thấy nóng, nhưng không để trạng thái đó kéo dài và nóng quá. Như vậy không đúng tính chất của Thận khí. Do tính chất bệnh lý khi tác động vào Thận thì tà khí phát ra xung quanh gây nên cảm giác nóng, sau khi đ• giải hết tà khí thì phải quán về đúng với tính khí của Thận là lạnh).

Để có khí cảm (nói khác đi là đưa được cơ thể vào trạng thái Khí luyện) phải trải qua 3 giai đoạn nói trên. Khi đã cảm nhận một cách chắc chắn thì bắt đầu thu ngoại khí, ví dụ như khi ở môi trường nóng thì thu vào để bổ Tâm, ở môi trường phong động (sấm chớp, gió b•o) thì thu vào để bổ Can, thấy môi trường

Page 14: Tinh Khi Cong

ẩm nặng thì thu vào để bổ Tỳ, môi trường khô nhẹ thì thu vào để bổ Phế, môi trường lạnh thì thu vào để bổ Thận.

Đặc biệt lưu ý đã có thu thì phải có xả.

Dựa vào nguyên lý nói trên thì khi có khí hậu nóng bức của mùa hè thu khí vào Tâm, có khí hậu giông bão sấm chớp thì thu vào Can, khí hậu ẩm ướt thu vào Tỳ, khí hậu hanh khô thu vào Phế, khí hậu lạnh giá của mùa đông thì thu vào Thận. Ngũ tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận tương ứng với ngũ hành Hỏa, Mộc, Thổ, Kim, Thủy. Từ đó tận dụng tác nhân ngoại thể để luyện tập, mà không phải chỉ nhắm mắt ngồi đó một cách thụ động.

Theo ngũ hành tương sinh thì Can là mộc, nếu gặp cây đại thụ xanh tươi tốt lành thì thu vào Can( ). Tỳ là thổ, nếu gặp nơi linh địa phải thu vào Tỳ. Phế là kim, cho nên gặp kim loại tốt thì thu vào Phế. Thận là thủy, nếu gặp nơi có nguồn nước thanh thủy hay linh thủy phải thu vào Thận mà bổ.

Còn theo ngũ hành tương khắc, ví dụ nếu Tâm hỏa vượng thì phải dùng hàn thủy để chế bớt, lấy thủy chế hỏa (trường hợp này phải hết sức cẩn thận, tránh xảy ra trường hợp hỏa cương gặp hàn cực sẽ sinh bế tắc, phải đưa hàn thủy vào Tâm một cách từ từ, không để gây co thắt tim rất nguy hiểm)... Và tương ứng như vậy với tạng và hành khác.

Làm chủ Khí cũng như làm chủ những vấn đề khác, càng làm chủ được nhiều thông số càng tốt. Trước hết làm làm chủ Khí cảm, sau rồi đến làm chủ Khí quang và cuối cùng là làm chủ Khí hình. Khí cũng như các dạng bức xạ vật chất khác, khi mức độ bức xạ cao sẽ có hiện tượng phát quang, hay gọi là xuất hiện dạng bức xạ quang sắc. Đó là đặc trưng cho bức xạ năng lượng ở tầm mức cao. Khi đã làm chủ Khí cảm, cảm nhận của con người sẽ nâng lên một bước nữa làm chủ quá trình phản ánh (bức xạ quang sắc - khí quang) và nhận biết thêm một thông số nữa của Khí là quang khí và màu sắc của nó. Màu sắc và ánh sáng ở đây mang tính chất vô hình, không thể nhận biết bằng ngũ quan được. Ngũ quan của con người bình thường có những hạn chế nhất định của nó, những gì con người không nhận biết được bằng ngũ quan không có nghĩa là điều đó không tồn tại. Mặc dù không nhận biết được nhưng nó vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đến cuộc sống của con người. Đó là những sự tồn tại vô hình, được phản ánh qua cơ quan cảm nhận của con người là vùng trán và ấn-đường. Vùng trán là nơi phản ánh, còn ấn-đường làm nhiệm vụ điều khiển. Do đó phải kích thích, khai mở được ấn-đường để có thể tiếp nhận được ánh sáng màu sắc. Con người phải trải qua một quá trình cảm nhận ánh sáng, khi nhắm mắt lại sẽ thấy nó sáng ra (vùng trán) thì đó là ánh sáng vi tế, ánh sáng vô hình. Sau đó ánh sáng đó được biểu hiện theo 5 màu cơ bản (ngũ sắc) : đỏ, xanh, vàng, trắng bạc, đen nhung. Những màu sắc đó rất rực rỡ một cách khác thường, khác hẳn những màu sắc mà con người đã cảm nhận được bằng ngũ quan thông thường. Khi đã cảm nhận được Khí quang thì cần phải rèn luyện nhiều để làm chủ được chúng, làm chủ được sự biểu hiện màu sắc mang tính đặc trưng của chúng.

Ví dụ như đồng mức tạng Tâm là màu đỏ (chẳng hạn như khi nhắm mắt lại thấy màu đỏ rực lên lập tức thu ngay về Tâm). Màu xanh tương ứng với Can, màu vàng tương ứng với Tỳ, màu trắng tương ứng với Phế, và màu đen nhung tương ứng với Thận. Khi thấy màu trắng nhưng có phớt hồng, thì có đủ lý do để nghĩ đến viêm kết ở Phế, và khi thanh xả để cho màu trắng trong trở lại tức là đã hết viêm kết.

Những màu sắc đặc trưng nói trên trong quá trình luyện tập sẽ tiến đến một vấn đề quan trọng là có khả năng hội tụ thành một khối ánh sáng hình cầu (đơn sắc hoặc ngũ sắc). Mối quan hệ giữa bên trong cơ thể con người với bên ngoài, sự tương tác giữa nội lực và ngoại lực, giữa nội khí và ngoại khí và sự cân bằng đó tạo ra khối ánh sáng hình cầu đã nói ở trên. Sự cân bằng nội ngoại tạo ra những khối ánh sáng

Page 15: Tinh Khi Cong

hình cầu tại những vị trí nhất định trên cơ thể gọi là tâm lực, mà còn gọi là hệ thống luân xa. Gọi là luân xa vì nó xoay tròn như những bánh xe. Còn tương tác giữa nội khí và ngoại khí ở tầm mức cân bằng cao sẽ tạo ra khối cầu. Trên cơ sở đó mà người ấn độ phát hiện ra và đề cập đến luân xa. (Hình tròn hoặc khối cầu là bền vững nhất, đẹp nhất, hoàn chỉnh nhất).

Trên đây là những khái niệm về việc làm chủ Khí của con người, còn sự khai mở là gì ? Khi đã đạt được hiện tượng Khí quang, hiện tượng ánh sáng, ở những tầm mức ánh sáng, tầm mức thông tin, tầm mức vi tế cao, chính những điều đó đã tác động đến quá trình hoạt động của thần kinh mang tính điều khiển, mà thông thường vẫn gọi là "cái Tâm". Khi con người mắc bệnh thì cả tâm lực, cả thể lực đều bị. Trước hết đối với thể bệnh thì phải chữa trị bằng Khí lực, bằng năng lượng (phần thực), bằng Khí cảm. Còn chữa tâm bệnh phải chữa bằng ánh sáng, bằng Khí quang, bằng năng lượng thông tin (phần thanh). Chữa trị phải theo quá trình đồng bộ, đồng mức, đồng cấp mà không thể làm ngược lại. Những bệnh rối loạn thần kinh thực vật là bệnh khó chữa trị (như rối loạn thần kinh tim), nhưng có thể xử lý được bằng cấp độ ánh sáng, đưa sự hoạt động của nó trở lại tự nhiên bằng cách tác động vào các luân xa của nó.

Sau khi đã trải qua quá trình hình như - có lẽ - chắc chắn, rồi dần dần đạt được công năng Khí quang. Khi đó muốn ra màu gì sẽ ra màu đó, muốn đỏ sẽ vận Tâm khí ra, muốn xanh sẽ vận Can khí ra,... muốn tụ thành khối hình cầu sẽ ra quả cầu, và càng luyện tốt sẽ làm chủ Khí ở tầm mức cao hơn. Tầm mức cao hơn của công năng Khí quang là công năng Khí hình. Thông thường con người có tính hướng ngoại, những cái nhìn của con người vẫn mang tính chất bề ngoài thông qua những trung gian, thông qua những so sánh. Đó là cái nhìn bề ngoài vì con người không có khả năng nhìn nhận trực tiếp và thực tế bản chất sự vật. Đã là cái nhìn bề ngoài, nhìn qua trung gian, căn cứ vào hiện tượng thì bao giờ cũng có dung sai, và như vậy khi chẩn bệnh bao giờ cũng dẫn đến sai lầm. Từ sai lầm sẽ dấn đến gây ra tác hại, ra nguy hiểm. Chỉ có điều sai ít hay sai nhiều, mức độ tác hại và nguy hiểm ít hay nhiều mà thôi. Muốn chẩn bệnh chính xác con người phải có cái nhìn bản chất, quan sát thấy thực chất của sự vật và hiện tượng. Đây chính là lợi thế của các nhà Khí công, có khả năng sử dụng khí hình nên quan sát được bản chất và nguồn gốc của bệnh lý. Từ đó đưa ra khả năng chẩn bệnh tốt và do đó sẽ có cơ sở chữa trị tốt. Cụ thể hơn nữa, một trong những công năng Khí hình của các nhà Khí công là công năng ngoại soi. Chẳng hạn như chữa bệnh tim, khi ngoại soi sẽ quan sát được cấu tạo bên ngoài, bên trong của tim và những nguyên nhân gì làm cho rối loạn chức năng của tim.v.v... Từ những quan sát thực tế đó sẽ sử lý được chính xác hơn. Khi ngoại soi là quan sát thông qua các hình ảnh sống động thực, hình ảnh bản chất, cấu tạo thực thể. Từ những kết quả đạt được do công năng Khí hình, con người sẽ nắm bắt được bản chất của sự vật và hiện tượng, và có khả năng làm chủ được nó.

Công năng Khí hình là công năng cao nhất của con người. Nó đưa con người sang một bước ngoặt mới của cuộc sống. Con người sẽ nhìn nhận đúng bản chất của mình. Sự tồn tại của con người bao gồm cả trong từ "Con" và từ "Người". Từ "Con" nói về thể chất thực thể, về bản chất động vật của con người. Từ "Người" lại nói về sự tồn tại bậc cao, có khả năng nhận biết chân thực, đó là công năng Khí hình. Khi đạt được công năng Khí hình, con người sẽ tiếp cận được tầm mức vi tế, tiếp cận được những vấn đề siêu tự nhiên hay còn gọi là tiếp cận được với thế giới tâm linh.

Khi có công năng Khí hình sẽ giải quyết cho con người nhiều vấn đề. Tất nhiên khả năng làm chủ Khí hình nói riêng, cũng như khả năng làm chủ Khí nói chung đều phải trải qua nhiều giai đoạn, từ hình như đến có lẽ rồi đến chắc chắn. Khi đã có cái nhìn chân xác, kèm theo một khả năng nhất định thì con người có thểlàm chủ hoàn toàn cuộc đời của mình.

Page 16: Tinh Khi Cong

Là một nhà Khí công phải nắm vững lý luận, phải có công năng, có quyền năng và đầy đủ kinh nghiệm. Con đường luyện Khí công không chỉ dừng lại ở mức dưỡng sinh thuần thúy mà phải được tu luyện nâng cao. Nói khác đi, muốn dưỡng sinh tốt là phải nâng cao tầm mức sinh học của cơ thể, nâng cao tầm mức tồn tại sinh học của con người. Khi luyện tập để làm chủ Khí hình và đi vào được không gian năng lượng, thì những tầm mức vật chất không thể ảnh hưởng đến con người, những rối loạn vật chất không thể nào ảnh hưởng đến con người được. Đó là kết quả của quá trình là chủ Khí.

Muốn dưỡng sinh tốt, muốn chữa bệnh tốt phải nâng cao khả năng sinh học, nâng cao khả năng tồn tại. Chính vì vậy con người phải tu luyện để dần dần thoát khỏi sự chi phối của ngoại cảnh, thoát khỏi sự rối loạn của chính bản thân mình, thoát khỏi sự bế tắc của chính mình, giành lấy quyền chủ động cho chính mình, phải là người quyết định cho chính số phận của mình. Nói khác đi, con người phải tìm lấy cái "tĩnh" để chế cái "động" của ngoại cảnh.

Page 17: Tinh Khi Cong

VII. Bản chất của phương pháp luyện khí công.Đó là bản chất của kỹ thuật "vận khí", làm sao làm chủ được Khí để vận hành nó trong cơ thể theo ý muốn của mình, theo mục đích của mình. Các yếu tố chính của quá trình Khí vận bao gồm :

1/. Hơi thở Khí công :

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu. Rất nhiều người còn nhầm lẫn rằng Khí công chỉ thuần thúy là luyện thở. Tất nhiên khâu đầu tiên của Khí công là luyện thở, qua đó không những làm cho hơi thở trong phổi và trong cơ thể của mình tốt hơn, mà còn làm cho các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể được tốt hơn. Nhưng đó chỉ là luyện cho Khí Hậu thiên. Bản chất Khí công còn luyện sao cho làm chủ được Khí Tiên thiên của con người. Như vậy hơi thở trong Khí công phải là hơi thở thể hiện được mối quan hệ đồng bộ giữa hơi thở của con người với năng lượng vận hành trong cơ thể.

Khi thở trong quá trình luyện Khí công có 4 trạng thái chính, hay còn gọi là 4 nhịp của một chu trình thở :

- Đi vào (nhịp hít vào). Thu khí từ bên ngoài vào bên trong cơ thể

- Nén tụ (nhịp nín thở). Nén tụ khí lại để kích thích tác động cho quá trình phát sinh Tiên thiên khí, phát động cơ năng và chức năng của Khí.

- Đi ra (nhịp thở ra). Đưa khí trong cơ thể ra ngoài.

- Tán xạ (nhịp ngưng thở). Tán xả dư khí, trọc khí ra xung quanh.

Trong quá trình thu vào, Khí đi từ trên xuống gọi là trạng thái giáng Khí. Quá trình đưa ra, Khí đi từ dưới lên gọi là trạng thái thăng Khí. Muốn làm chủ quá trình thu xả phải có sự đồng bộ giữa hoạt động của Khí và nhịp thở. Khi thu vào giáng Khí xuống đồng thời với nhịp hít vào, khi đưa ra Khí thăng lên đồng thời với nhịp thở ra. Tóm lại trong nhịp hít vào, Khí đi từ trên xuống và từ ngoài vào trong cơ thể. Khi nén tụ lại phải nín thở, nghĩa là không thở trong trạng thái ép căng gân cơ. Động tác nén là tạo điều kiện cho sự tụ Khí được hoàn hảo. Muốn vận khí đi phải thực hiện trong nhịp thở ra. Và muốn tán xả ra ngoài phải thực hiện trong nhịp ngưng thở. Động tác này cũng là không thở nhưng thực hiện trong trạng thái thư giãn gân cơ (ngược với trạng thái nén tụ). Vận khí ra rồi ngưng thở và thư giãn để tán xả ra ngoài.

ảnh hưởng của nhịp thở đến hoạt động của nội tạng :

Khi hít vào sẽ kích thích hoạt động của tạng Tâm, Phế. Khả năng hít vào sâu, đều, chậm thì chứng tỏ hoạt động của Phế tốt, khả năng cung cấp dưỡng khí cho máu tốt, đồng thời điều tiết được nhịp tim ổn định. Nghĩa là hít vào tốt thì hoạt động của Tâm - Phế cũng tốt.

Tương tự, khi nén tụ tốt thì kích thích hoạt động của Tỳ - Vị và hệ tiêu hóa tốt. Và thở ra tốt thì kích thích hoạt động của Can - Thận tốt. Khi ngưng thở thì kích thích hoạt động của hệ thần kinh. Nếu hệ thần kinh hoạt động kém thì phải luyện nhịp ngưng thở cho tốt (vì hoạt động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng do tán xả kém).

Chính vì lẽ trên mà hơi thở trong Khí công được phân thành 4 chu kỳ, gọi là thở bốn thì. Chu kỳ hít - nén - thở - ngưng đó có thể đồ thị hóa thành một hình vuông đều cạnh, nghĩa là trường độ của các thì phải tương đương bằng nhau. Yêu cầu của hơi thở Khí công phải sâu, đều, chậm, nhẹ nhàng. Thở sâu trong

Page 18: Tinh Khi Cong

nhịp hít vào thì mới tạo ra động năng đưa được nhiệt từ Tâm (Tâm hỏa) xuống Đan-điền để kích chưng Chân khí( ). Thở đều để tránh mọi rối loạn, để điều hòa theo tự nhiên mọi hoạt động của cơ thể. Thở chậm để tạo điều kiện về thời gian cho các quá trình sinh học trong cơ thể diễn ra được đầy đủ (trao đổi, tương tác, phản ứng). Đặc biệt càng thở chậm bao nhiêu thì càng giảm được nhịp sinh học xuống bấy nhiêu. Hơi thở càng chậm thì quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể càng chậm bấy nhiêu. Hơn nữa hơi thở phải nhẹ nhàng để tránh đột biến, nhiều người không thở được nhẹ nhàng mà Khí bị trầm xuống không thông thoáng. Ngoài ra hơi thở phải đồng bộ với hoạt động của gân cơ trong cơ thể. Khi hít vào thì hệ thống gân cơ bị ép dần lại và căng dần lên. Khi nén tụ gân cơ ở trạng thái bị căng cực độ, khi thở ra thì trạng thái đó được giãn dần, và khi ngưng thở thì hệ thống gân cơ thư giãn hoàn toàn.

Trong quá trình luyện thở 4 thì cần có sự nỗ lực và chuyên cần, mỗi ngày cố gắng một chút, ngày càng kéo dài chu kỳ hơi thở của mình lên. Khi mới tập thì có lẽ cảm thấy quá sức, nhưng càng tập càng thấy tốt dần lên. Mỗi ngày khi luyện thở cố lên một chút thì chính sự cố gắng này sẽ tạo ra phản ứng Khí hóa. Tuy nhiên trong quá trình luyện thở, luyện Khí phải tránh sự loạn động, cho nên chỉ cố một chút nếu quá đi sẽ sinh ra loạn khí. Hơi th ở mà loạn sẽ sinh ra loạn Tâm, mà hoạt động của Tâm bị rối loạn làm cho quá trình khí - huyết lên não bộ bị rối loạn và thay đổi theo. Từ đó dẫn đến rối loạn Tâm thức, Tâm thức mà rối loạn sẽ dễ dàng bị chi phối ảnh hưởng đến khả năng làm chủ của con người, kể cả khả năng làm chủ Khí. Muốn đinh Khí trước tiên Tâm phải định. Muốn tập trung được Khí thì hơi thở phải tập trung và Tâm phải tập trung (tĩnh).

Khí là một dạng bức xạ năng lượng, mà hoạt động của bức xạ năng lượng bào gồm hai thành phần : động năng và thế năng. Động năng của Khí được tạo ra nhờ hơi thở. Còn thế năng được tạo ra nhờ sự quán khí. Muốn thực hiện quá trình thu hoặc vận khí, phải quán từ trên rất cao và từ dưới rất sâu để tạo ra thế năng cho quá trình đó.

2/. Sự quán khí :

Đó là sự quán tưởng về sự hoạt động của quá trình khí. Quán là sự tập trung tư tưởng theo hơi thở. Quán tưởng có hai phương thức : tụ quán và hành quán. Tụ quán là sự tập trung tư tưởng vào một vùng hay một điểm trên cơ thể. Càng tập trung tư tưởng bao nhiêu thì Khí lực trong cơ thể càng tập trung bấy nhiêu. Hành quán là tập trung tư tưởng đi theo một đường (thường là theo đường kinh lạc trên cơ thể). Ví dụ theo mạch Nhâm từ trên xuống hoặc tuần tự theo các đại huyệt trên mạch Nhâm cũng từ trên xuống. Tương tự như vậy với các kinh lạc khác.

Trong phương pháp tư tưởng của môn pháp Tĩnh Khí công thế tụ quán là tập trung vào một vấn đề, không để bị những vấn đề khác chi phối. Hành quán là tập trung vào một chương trình vào một quá trình, không để cho những chương trình khác hay quá trình khác làm cho ảnh hưởng. Đó là Tâm pháp. Sau đó phải có sự tưởng tượng, hình dung để tạo điều kiện cho những hưng phấn thần kinh tốt, tạo ra trạng thái gần như "tự kỷ ám thị". Hưng phấn thần kinh là tạo ra năng lực hoạt động của Khí, tạo ra thế năng và động năng cho Khí. Hưng phấn thần kinh là cơ sở đầu tiên tạo điều kiện phát động Khí. Nhưng trong quá trình tạo ra hưng phấn thần kinh (có lợi cho sức khỏe) phải có sự định hướng mà không lụy vào nó. Sự tưởng tượng hình dung chỉ tồn tại trong giai đoạn hình như của quá trình làm chủ Khí mà thôi. Sang giai đoạn có lẽ và chắc chắn phải chủ động thoát ra khỏi sự tưởng tượng, mà thay bằng cảm nhận thực sự, bằng "chân giác".

Cuối cùng quá trình quán tưởng đó phải tập trung vào quá trình Khí, vào quá trình phát sinh, vận hành và biến vi hoạt dụng của Khí. Đưa vào quá trình Khí là đi vào theo các phác đồ, theo các chu trình hoạt

Page 19: Tinh Khi Cong

động của Khí. Ví dụ như Chân khí được kích chưng phát sinh tại Đan-điền và vận hành trong Nhâm Đốc nhị mạch, đó là chu trình của Đan-điền công.v.v...

3/. Khẩu quyết( ) :

Đây là một trong những yếu tố quan trọng. Khẩu quyết là tiếng đọc thầm trong đầu, chủ động hướng dẫn về từng giai đoạn của một chu trình luyện Khí nào đó. Khẩu quyết chính là mã khóa tâm thức, là một phản xạ có điều kiện, đó là sự chương trình hóa một quá trình được lập đi lặp lại nhiều lần thành phản xạ có điều kiện. Các công pháp hay phương pháp đã được chương trình hóa, khi sử dụng chỉ cần đọc thầm khẩu quyết hay mã khóa tâm thức là có thể phát động được công pháp hay phương pháp đó. Nó đảm bảo tính thời gian kịp thời và hiệu quả cao. Khi chưa lập được chương trình hóa các công pháp hay phương pháp, nếu trường hợp bình thường và có sự chuẩn bị trước thì có thể vận dụng cho việc chữa trị được. Nhưng khi ngộ sự bất thường sẽ không kịp xử lý. Ví dụ như khi đang đi ngoài đường ngộ cảm, nếu chưa quen, chưa thành thạo vận dụng các bài điều trị, chưa có mã khóa tâm thức, chưa có chương trình hóa thì việc xử lý sẽ khó khăn và không kịp thời. Vì vậy phải có quá trình công phu luyện tập, làm sao có sẵn mã khóa tâm thức, có sẵn chương trình hóa cho mọi trường hợp. Chẳng hạn như luyện Đan-điền công, phải có công phu luyện đi luyện lại nhiều lần thì khi chỉ cần đọc khẩu quyết "Đan-điền sinh khí" là tất cả các quá trình "khai, thu, tụ" đã được làm xong, rất nhanh và hiệu quả cũng rất cao, chỉ cần đọc xong khẩu quyết đã cảm thấy trong bụng (tại Đan-điền) đã ấm nóng lên rồi. Sau khi sử dụng khẩu quyết quen rồi, quá trình Khí sẽ chuyển sang tự động hóa, khi chỉ nghĩ đến phát động Khí tại Đan-điền là đã cảm giác thấy nó ấm nóng lên rồi. Và khi tự động hóa đến mức cao độ thì không cần khẩu quyết, không cần suy nghĩ mà cơ thể vẫn tự hành động. Con người chuyên cần lắm, giỏi nhất mỗi ngày chỉ luyện được 4h, còn 20h nữa luyện cách nào. Nếu bất cẩn trong 20h đó sẽ phá hủy công quả của 4h đã luyện. Vì vậy phải làm cho cơ thể nhập được vào trạng thái luyện tự động để tâm trí cho những việc khác nữa. Hoặc luyện cho cơ thể thích nghi được với thời tiết khí hậu, thích nghi với môi trường ngoại cảnh, sao cho bất cứ điều kiện nào cũng không ảnh hưởng đến cơ thể. Như vậy mới thực sự là quá trình luyện đạt được kết quả cao.

Quá trình luyện Khí công bắt đầu từ giai đoạn Tĩnh luyện, luyện tập trong trạng thái tĩnh, trong môi trường yên tĩnh. Khi tĩnh luyện đã đạt được kết quả nhất định sẽ chuyển sang giai đoạn Thiền luyện. Nghĩa là đưa cơ thể vào trạng thái tập trung cao độ, gạt bỏ được tất cả ảnh hưởng của ngoại cảnh. Nếu gặp được hoàn cảnh thuận tiện (nhất là ở các vùng linh địa yên tĩnh), phải tập trung cao độ mà chuyên cần luyện tập để thu được kết quả cao. Tuy vậy con người bình thường vẫn là người xử thế, vẫn phải sống trong cuộc sống đời thường, vì vậy sau khi đã trải qua tĩnh luyện và thiền luyện cần phải chuyển qua giai đoạn tu tập mức độ cao hơn nữa là hành luyện. Nghĩa là ngay trong khi đang làm việc, đang đi trên đường mà luyện Khí được, vẫn thu vẫn hành vẫn xả.

Tĩnh luyện, Thiền luyện và hành luyện vẫn là quá trình luyện khi cơ thể đang trong trạng thái thức. Nhưng còn tầm mức cao hơn nữa là mộng luyện, đó là luyện trong trạng thái ngủ. Đây là đưa quá trình luyện tập vào giấc ngủ để khai thác cơ chế vô thức. Chẳng hạn trước khi ngủ luyện bài Đan-điền công, sau khi kết thúc đọc khẩu quyết "Duy trì Đan-điền công" rồi đi ngủ. Như vậy trong giấc ngủ vẫn cảm giác được là mình đang điều khí. Phương pháp luyện đó gọi là mộng luyện. Đây là cơ chế tự động hóa cao nhất của quá trình luyện Khí. Đến lúc này con người có thể tùy thuộc vào điều kiện thực tại mà áp dụng các mức độ luyện tập, Tĩnh luyện, Thiền luyện, hay hành luyện hoặc mộng luyện. Qua thời gian luyện tập, sau khi đã đạt được một mức độ công năng nhất định, con người phải khai thác cơ chế hư tĩnh ( ) để dần dần đưa cơ thể vào trạng thái tiềm thức, vào trạng thái thiền định và trạng thái đại định. Trong

Page 20: Tinh Khi Cong

trạng thái hư tĩnh sẽ sinh ra cơ chế tự động, tự động điều chỉnh, tự động chữa bệnh, tự động khai mở.v.v...

Công phu hay sự tu luyện chuyên cần là một điều cực kỳ quan trọng. Phải hiểu rằng mọi khả năng của Khí công đều được nẩy sinh trong quá trình thực hành và tu luyện, thực hành trong chính bản thân mình và với điều kiện ngoại cảnh. Khả năng, công năng và quyền năng của người luyện Khí công không phải bẩm sinh hay bỗng dưng mà có, mà phải do quá trình thực thụ tu luyện với bản thân và với các tác nhân, các đối tác. Đơn giản chẳng hạn như muốn xả khí lạnh thì phải cầm vào vật nóng mà xả, nghĩa là vừa xả bớt khí lạnh vừa thu khí nóng vào để cân bằng âm dương trong cơ thể.

Tóm lại luyện Khí công khởi đầu là phải luyện thở 4 thì. Sau đó kết hợp thở 4 thì với quán tưởng hành luyện Khí, tiếp theo chuyển sang luyện quán tưởng cùng với khẩu quyết mà tạm quên đi hơi thở. Khi luyện đã tốt rồi thì chỉ cần luyện với khẩu quyết. Khi luyện với khẩu quyết có kết quả tốt thì sau đó là theo cơ chế luyện tự động. Ban đầu dùng hơi thở để tác động vào Khí và làm chủ Khí. Sau đó dùng tâm ý làm chủ Khí đồng thời làm chủ luôn cả hơi thở, khi đó hơi thở đi vào trạng thái tự động hóa. Tiến tới mức cao hơn nữa khi muốn thu Khí vào là hệ thống gân cơ trong cơ thể tự động nén lại và căng lên để Khí đi vào cơ thể, đồng thời nhịp thở cũng tự nhiên ở trạng thái hít vào. Khi muốn vận khí đi là nhịp thở tự nhiên ở trạng thái thở ra, đồng thời cơ thể tự động dãn hệ thống gân cơ và Khí sẽ dễ dàng vận hành theo ý muốn. Khi muốn tán xả cơ thể tự nhiên ngưng thở, hệ thống gân cơ tự động thư giãn hoàn toàn. Như vậy tuần tự các bước luyện trước hết lấy hơi thở làm chủ Khí, sau đó lấy Khí làm chủ hơi thở rồi làm chủ tất cả, bao trùm lên toàn bộ từ đầu đến cuối là Tâm ý phải luôn luôn làm chủ tất cả.

Page 21: Tinh Khi Cong

VIII. Các nguyên lý căn bản của khí công1/. Nguyên lý thứ nhất : Thuận tự nhiên

Các quá trình hay chu trình hoạt động của con người đối với bên trong cũng như đối với bên ngoài cơ thể đều phải thuận tự nhiên. Không được gò ép, không cố ghép cái này với cái kia. Chu trình vận khí cũng như các quá trình làm chủ Khí đều không được làm trái với quá trình tự nhiên, không làm trái với bản chất, với thuộc tính, với qui trình của nó. Phải đảm bảo thuận tự nhiên ở trong cơ thể với tự nhiên bên ngoài vũ trụ.

Khi luyện Khí công ở mức độ cao thì không còn cái gì là khó, không còn cái gì là tốt là xấu nữa, mà chỉ còn cái gì là phù hợp và không phù hợp mà thôi. Khi đã biết nguyên lý thuận tự nhiên rồi, thì điều kiện ngoại cảnh ra sao có thể đưa vào vận hành trong sự tương ứng. Chẳng hạn vào mùa đông lạnh thì kết hợp cái lạnh bên ngoài và sự tự nhiên bên trong để luyện Thận, hoặc như màu hè nóng thì kết hợp cái nóng bên ngoài và sự tự nhiên bên trong để luyện Tâm,... đó là thuận pháp hay chính pháp. Mà đã có thuận thì có nghịch và có tà pháp. Thuận pháp là phương pháp đảm bảo sự hoàn thiện, chính pháp là luôn luôn hoàn thiện. Nghịch pháp là phương pháp chỉ vì mục đích mà bất chấp tất cả, thậm chí hy sinh hoặc chà đạp lên mọi pháp lý, đạo lý, áp dụng các phương pháp tà độc, sử dụng các tà thuật, các tác nhân tà mị. Có khi dùng độc dược, các chất kích thích, thậm chí cả ma túy để ép cho cơ thể bật ra một công năng nào đó. Như vậy công năng đó không bền vững, mà nhiều khi còn rất nguy hiểm cho chính bản thân người dùng.

Theo nguyên lý thuận tự nhiên sẽ đạt được sự hoàn thiện bên trong cơ thể, và hoàn thiện cả với các mối quan hệ bên ngoài. Trong lịch sử Y học từ trước đến cho đến nay, hiện tại đang là thời kỳ Y học hóa giải và hòa đồng. Sự hóa giải nghĩa là thuận theo tự nhiên, hòa hợp với qui luật của tự nhiên. Bên ngoài nóng lên thì cơ thể nóng lên theo, bên ngoài lạnh thì cơ thể cũng lạnh theo. Không có sự sung đối và luôn luôn cân bằng. Thuận tự nhiên tức là trở về bản ngã, trở về cái nhân bản đích thực.

2/. Nguyên lý thứ hai : ý - Khí - Lực

Cổ nhân diễn giải nguyên lý này như sau : "Dụng tâm dẫn ý, dụng ý sinh Khí, dụng Khí tạo Lực".

Dụng tâm là dùng ý niệm, dùng khẩu quyết để tập trung tư duy, tập trung tư tưởng, tập trung được khí lực trong cơ thể, tập trung được năng lượng vào mục đích, tập trung vào bộ vị cần thiết để kích thích hoạt động của nó. Có tập trung cao độ thì mới tạo được lực để tác động vào các quá trình sinh học trong cơ thể.

Đây là nguyên lý cơ bản của Khí công, phải dụng Tâm là tập trung ý tưởng mới kích chưng sinh Khí và tạo được lực

3/. Nguyên lý thứ ba : Thái cực tương hợp

Nguyên lý này vận dụng theo những quan niệm của Kinh Dịch (một trong những pho triết học cổ đại Đông phương). Bao gồm những vấn đề cơ bản như sau :

3.1/- Âm - Dương cân bằng :

Trong cơ thể con người âm - dương luôn luôn cân bằng. Sự cân bằng đó dựa trên cơ sở sau :

Page 22: Tinh Khi Cong

- Bản tính là Dương thì hoạt tính là Âm. Nếu một vật thể có bản tính là dương mà hoạt tính cũng là dương thì không thể tồn tại. Ngược lại bản tính là Âm thì hoạt tính lại là Dương. Hoạt tính và bản tính của sự vật phải đảm bảo nguyên lý đó thì mới cân bằng và tồn tại.

- Âm trưởng thì Dương tiêu và ngược lại.

- Âm cực thì sinh Dương và ngược lại Dương cực thì sinh Âm.

Con người là Âm Dương tổng hòa nhưng luôn có xu hướng thiên dương (dương hóa) và thực hóa. Chính vì vậy các công pháp luyện Khí công căn bản được bổ sung tăng cường luyện Âm để khắc chế sự thiên lệch đó, dụng Âm chế Dương.

3.2/ - Qui luật ngũ hành sinh hóa và khắc chế :

Trong cơ thể con người lấy ngũ tạng làm gốc trong quá trình sinh học. Theo cổ nhân ngũ tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận tương ứng với ngũ hành Hỏa, Mộc, Thổ, Kim, Thủy. Do vậy hoạt động của ngũ tạng cũng tuân theo qui luật ngũ hành sinh khắc, và tương ứng phân ra hai quá trình đồng biến (sinh hóa) và nghịch biến (khắc chế).

• Quá trình đồng biến : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc lại sinh Hỏa. Tương ứng với ngũ tạng là Tâm hỏa sinh Tỳ thổ, Tỳ thổ sinh Phế kim, Phế kim sinh Thận thủy, Thận thủy sinh Can mộc, Can mộc lại sinh Tâm hỏa.

Nếu Can tốt thì Tâm tốt, nếu Can suy thì Tâm suy. Nếu Can mộc vượng hỏa (nhiệt) thì dẫn đến Tâm hỏa cũng vượng, gây chứng huyết áp cao.v.v...

• Quá trình nghịch biến : Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy lại khắc Hỏa. Tương ứng với ngũ tạng là Tâm hỏa khắc Phế kim, Phế kim khắc Can mộc, Can mộc khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ khắc Thận thủy, Thận thủy lại khắc Tâm hỏa.

Nếu Tỳ thổ vượng thực hỏa sẽ làm Thận thủy suy hư, mà Thận thủy suy hư dẫn đến không khắc chế được Tâm hỏa, Tâm vượng thực hỏa bốc lên đầu cũng gây chứng huyết áp cao.v.v...

Quá trình đồng biến (sinh hóa) và nghịch biến (khắc chế) phải ràng buộc lẫn nhau để tạo ra sự cân bằng trong ngũ tạng và cả trong các chu trình sinh học của cơ thể.

4/. Nguyên lý thứ tư : Nội ngoại tương đồng

Phải tạo thái tương đồng ở bên trong và bên ngoài của cơ thể con người. Quá trình sinh - hành - biến của Khí cũng phải đảm bảo sự tương đồng. Thu khí vào cơ thể cũng vậy, cũng phải đảm bảo sự tương đồng. Chẳng hạn muốn điều khí vào Tâm để phát động sinh Tâm khí thì Khí đó theo ngũ hành phải thuộc hành hỏa, theo tính chất phải nóng nhiệt có tính hỏa. Khi điều Tâm khí ra nơi khác cũng phải tương ứng theo ngũ hành và tính chất của Tâm. Các quá trình hành - biến cũng phải đảm bảo sự tương đồng, thu phải cân bằng với xả, nén tụ cũng phải cân bằng với tán xả, đưa phần thanh tốt vào phải cân bằng với xả phần thực, trọc ra ngoài (cân bằng thu thanh xả thực).

Nếu không đảm bảo nội ngoại tương đồng sẽ gây ra trạng thái mất cân bằng. Và mất cân bằng sẽ sinh rối loạn, sẽ bị nhập tà, sinh ra kết tụ trong cơ thể, và cuối cùng sinh bệnh. Không bao giờ được để xảy ra tình trạng kết tụ, bởi các chứng bệnh được sinh ra do sự kết tụ của Khí trong cơ thể. Nếu như trong cơ thể luôn luôn cân bằng, không có sự kết tụ thì không có chỗ cho ổ bệnh khu trú, trọc khí bị đào thải ra

Page 23: Tinh Khi Cong

ngoài, và bệnh tật không có cơ sở phát sinh. Cả những độc hại khác cũng vậy, chúng xâm nhập vào cơ thể, nhưng bị cơ thế cân bằng nội ngoại tương đồng nhanh chóng đào thải chúng, không cho chúng có nơi cư trú, và chúng không cơ sở tồn tại để sinh bệnh trong cơ thể.

Nội ngoại tương đồng là một trong các nguyên lý cơ bản của Khí công.

Page 24: Tinh Khi Cong

KHÍ BỆNH LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1/. Quan niệm của Đông phương về nguyên nhân gây bệnh :

1.1/. Do ngoại cảm :

Ngoại cảm theo quan niệm Đông phương cổ truyền là lục dâm tà khí, đó là các ngoại khí : phong, hàn, thấp, thử, táo, hỏa (gió độc, khí lạnh, khí ẩm, khí oi bức, khí khô hanh, khí nóng). Bất kỳ thứ nào xâm nhập vào cơ thể một cách thái quá, nếu không hóa giải được đều gây ra bệnh. Theo từng mức độ lục dâm tà khí trước hết nhập vào da (bì mao), sau nhập vào kinh lạc, tiếp tới nhập vào tạng phủ, rồi nhập vào cốt tủy, và cuối cùng nhập vào phá hoại Tam bảo( ). Lục dâm tà khí nhập vào da gọi là biến, nhập vào kinh lạc gọi là loạn, nhập vào tạng phủ gọi là bệnh, nhập vào cốt tủy gọi là tật, nhập Tam bảo sẽ dẫn đến tử vong.

Khí thấy cơ thể phát bệnh thì có nghĩa là bệnh đã xuyên phủ nhập tạng, tức là thấy biểu hiện bệnh ở một tạng thì nhiều tạng khác đã bị nhiễm bệnh rồi. Cho nên có người thấy có bệnh ở khiếu, tuy là nặng nhưng lại dễ chữa, ngược lại có bệnh tưởng nhẹ nhưng đã nhập sâu trong cốt tủy rồi( ) thì đó là bệnh nặng khó chữa, và đã nhập Tam bảo thì cái chết chỉ là trong gang tấc. Chẳng hạn thấy có chứng huyết áp cao hoặc thấp thì tức là các tạng Tâm, Can, Thận ở mức độ nào đó đã bị tổn thương. Như vậy những biểu hiện bề ngoài nhận biết được (triệu chứng) là chứng huyết áp cao hoặc thấp, còn những điều cần được chú ý và quan tâm lại nằm sâu bên trong (là các tạng và hệ chủ : Tâm, Can, Thận).

Lục dâm tà khí có xu hướng gây những chứng bệnh về thực thể, hoặc rối loạn thực thể.

1.2/. Do nội thương :

Page 25: Tinh Khi Cong

Đó là các trạng thái rối loạn tâm lý. Chẳng hạn như bị kích động giận dữ, giận quá thì hại Can, lo quá thì hại Tỳ,v.v... Theo Y học Đông phương cổ truyền đó là ảnh hưởng của thất tình đến cơ thể, thái quá mà sinh ra bệnh. Cổ nhân nói thất tình gồm : hỉ, nộ, ai, ố, ái, lạc, dục; nghĩa là các trạng thái tâm lý vui mừng, giận dữ, buồn lo, sợ hãi, yêu thương, sung sướng, ham muốn. Các trạng thái tâm lý thái quá làm cho rối loạn thần kinh thực vật, ức chế hoạt động của nó, dẫn đến rối loạn cơ năng gây ra nội thương.

Nếu lục dâm đi từ ngoài vào thì thất tình lại từ trong ra. Nội thương khởi phát từ cơ quan chỉ huy cao nhất là thần kinh trung ương. Bởi vậy gọi nội thương là bệnh tâm lý, hay còn gọi là hư bệnh. Ví dụ như giận quá mà không phát tiết ra ngoài, cứ nén lại sẽ làm hại Tâm dẫn đến ức chế não bộ...

Các cơ quan nội tạng cấu tạo trong cơ thể gọi là thực thể, và lục dâm ảnh hưởng đến chúng gây ra bệnh gọi là thực bệnh. Còn thất tình nội thương gây ra bệnh tâm lý, gây bệnh ở cơ quan điều khiển mà gọi là hư bệnh hay tâm bệnh. Hư bệnh hay tâm bệnh khó giải quyết chữa trị hơn thực bệnh. Những tổn thương ngoại cảm thành thực bệnh dần dần dẫn đến tổn thương phần thực thể, nặng dần sẽ tổn thương đến phần thanh của Khí, rồi đến phần năng lượng và thông tin (ánh sáng) của Khí.

Những ảnh hưởng của thất tình đến cơ thể con người

2/. Thế nào là bệnh ?

Đau là bệnh, suy nhược chức năng là bệnh, rối loạn chức năng là bệnh, giảm thiểu chức năng là bệnh, không khai mở được các khả năng và tiềm năng bậc cao là bệnh.

Có nhiều cách giải quyết bệnh mà Khí công đã đưa ra : đau thì phải thanh xả, lấy thanh xả là chính. Nếu suy nhược lấy bổ làm chính, rối loạn lấy hiệu chỉnh làm chính, giảm thiểu lấy kích thích làm chính, còn không khai mở được các khả năng và tiềm năng bậc cao thì phải dụng công phu để khai mở. Những cái gì thuộc phạm vi sử dụng của con người mà không được sử dụng, hay mât quyền sử dụng đều là bệnh cả, không phải cứ đau mới là bệnh. Bởi cơ chế bệnh sinh theo quan niệm Khí công thì bệnh là từ phần thông tin sang phần thực thể. Bệnh khi đủ điều kiện hội tụ ở một phần thực thể nào đó trong cơ thể mà nhận biết được, thì lúc đó phần thông tin đã nhiễm bệnh từ lâu rồi. Còn nguyên nhân gây bệnh cũng đã biểu hiện từ trước đó, nhưng bị con người coi thường bỏ qua hoặc không để ý. Nhưng cũng không nên chỉ

Page 26: Tinh Khi Cong

nhìn ở triệu chứng và giải quyết nó ở bề ngoài, mà phải tìm bản chất nguồn gốc gây ra các triệu chứng đó, chữa trị tại gốc thì triệu chứng cũng tự nhiên mất theo...

Bất kỳ bệnh ở vùng nào, do nguyên nhân gì và bất kỳ ở trạng thái nào cũng đều tạo ra trạng thái hư khí và có một lượng dư khí không có tác dụng tốt đối với cơ thể. Điều cần thiết ở đây là phải thanh xả những loại khí đó ra, đưa nó từ trong thông xả ra ngoài không để chúng khu trú lại gây độc cho cơ thể. Muốn vậy phải điều Khí từ Đan-điền đến vùng bệnh đó, kích thích vùng bệnh để tán xả các loại hư khí, dư khí ra ngoài và thông xả ra khỏi cơ thể. Muốn có đủ Khí ở Đan-điền để làm việc đó phải đưa thêm ngoại khí vào cơ thể (càng nhiều càng tốt, nhưng lưu ý là nhập phải có xuất, tránh ứ trệ), và chuyển thành nội khí tại Đan-điền rồi điều đến vùng bệnh để kích thích sau đó tán xả ra ngoài cơ thể. Đây là nguyên tắc cơ bản của Khí công chữa bệnh (Thanh Khí công).

3/. Quá trình luyện Khí công:

Quá trình luyện Khí công dựa trên cơ sở một quá trình phục hồi, ổn định và nâng cao.

Phục hồi có nghĩa là tự chữa bệnh. ổn định có ý nghĩa tự dưỡng sinh phòng bệnh. Nâng cao là phát triển khả năng sống, đưa khả năng khai mở tiềm năng vốn có thật của con người.

Con người có rất nhiều khả năng kỳ diệu, nhưng do bị ức chế, do ngoại cảnh mà không đánh thức những khả năng đó, không khai mở được chúng, vì vậy mà dần dần chúng bị mai một và con người đã gần như đánh mất chúng.

Quá trình luyện Khí công có trình tự từ thấp đến cao và ổn định. Trước hết phải phục hồi và ổn định tốt rồi mới nâng cao được. Nếu không ổn định thì khi đạt được những công năng cao (tiềm năng) sẽ khó giữ cho nó được bền vững. Tiềm năng cũng như sức khỏe của con người nếu mất đi hoặc hao mòn đi thì khó lấy lại hoặc bù đắp lại (tương tự như bệnh tái phát sẽ khó chữa hơn mới mắc lần đầu). Sau khi đã phục hồi và ổn định nếu không nâng cao tầm mức sinh học thì dễ bị mắc bệnh trở lại.

Tóm lại khi luyện Khí công phải tiến hành tuần tự cho thật tốt từng giai đoạn, từ thấp đến cao, từ phục hồi đến ổn định rồi nâng cao, và phải luôn luôn nâng cao từ tầm mức thấp đến tầm mức cao để tiến tới hoàn thiện.

4/. Các hình thức luyện Tĩnh Khí công:

4.1/. Các hình thức luyện căn bản:

- Tự luyện : Luyện một mình trong trạng thái yên tĩnh.

- Trợ luyện : Luyện trong trạng thái có người khác phát công hỗ trợ.

- Đối luyện : Luyện có đối tác, có người cùng luyện. Luyện Khí công ở mức độ cao thông thường đều có người cùng đối luyện, người phát sẽ phát tốt hơn, người thu sẽ thu tốt hơn.

- Đa luyện : Tức là luyện với Khí trận. Có nhiều loại Khí trận : Ngũ hành trận, Bát quái trận, Ngũ hành - Bát quái liên hợp trận, Cửu cung bát quái trận, Thất tinh trận, Thiên môn trận, v.v... Có thể lập trận bằng nhiều yếu tố, hoặc dùng mỗi người án một bộ vị trong trận, hoặc lập trận đá luyện. Hiệu quả của việc luyện với Khí trận rất cao.

- Dẫn luyện : Luyện với sự dẫn dắt của băng từ (đĩa, mp3 player, cassette), hoặc trong nhóm luyện tập có người dẫn và phát công hỗ trợ.

Page 27: Tinh Khi Cong

4.2/. Phương pháp luyện :

Trên thực tế có hai phương pháp đen xen nhau một cách đồng bộ, đó là tập và luyện :

- Tập là bước làm quen, tìm hiểu để nắm bắt được kỹ thuật, thực hành theo lý luận và nắm được lý luận thông qua quá trình thưc hành luyện (đó có thể gọi là luyện thử). Bước này chủ yếu để nắm được kỹ năng cơ bản, tạo thành thói quen. Giai đoạn này sự phát động Khí chỉ ở mức độ thấp (ít).

Đặc tính của quá trình tập là :

• Tập là làm cho cơ thể quen và thích hợp với quá trình Tâm - Sinh - Lý của Khí công.

• Tập là luyện từng bộ phận, từng phần; nhất là những bộ phận và phần của cơ thể tỏ ra chưa thích ứng và có vấn đề sai lạc.

• Tập là quá trình không vận khí Tiên thiên mà chủ yếu là vận khí Hậu thiên cho quen.

• Tập là tập khai mở các huyệt đạo bằng Tâm pháp không vận khí.

• Tập là không bị ràng buộc về không gian, thời gian, hay một số yêu cầu bắt buộc khác.

• Tập có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp phụ trợ như xoa bóp, day huyệt, thậm chí có thể vận động quyền cước hay thể dục.

• Tập có thể tham khảo các phương pháp khác bổ sung mà không sợ bị biến động.

• Tập là sử dụng Công phu (có thể xen lẫn Nội công, Ngoại công) nhưng cũng không phát khí mà chỉ mang tính rèn luyện làm quen, tạo lập các phản xạ cần thiết, cùng chuẩn bị các trạng thái Tâm - Sinh - Lý phù hợp.

Ngày nay con người có nhiều ràng buộc, nhiều cái chi phối Tâm. Vì vậy khi luyện khí công phải kéo dài quá trình tập cho đến khi thuần thục mới nên bắt đầu vào luyện, và xen lẫn giữa luyện và tập để đạt kết quả tốt hơn.

- Luyện là đưa cơ thể vào trạng thái Khí luyện thực sự, với quá trình tập trung vận khí cao độ, được như vậy thì luyện mới có kết quả (nhưng kèm theo vẫn phải có điều kiện thuận lợi). Luyện còn có nghĩa là làm cho cơ thể, làm cho tư duy thấm nhuần lý thuyết một cách sâu sắc, và kỹ năng trở nên thuần thục nhuần nhuyễn. Luyện trong trạng thái tập trung cao độ để đạt được bước ngoặt của công năng.

Luyện là quá trình mang đặc tính sau :

• Luyện là cơ chế chính thức đi vào Sinh khí và Hành khí.

• Luyện là vận hành khí theo các kinh mạch để đả thông hai mạch Nhâm, Đốc; đề khí Tiên thiên, tạo ngũ khí nội tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận).

• Luyện là kết hợp khí Tiên thiên và Hậu thiên nhuần nhuyễn.

• Luyện Sinh khí và Hành khí phải chịu ràng buộc về không gian và thời gian, tư thế, chế độ sinh hoạt và một số qui định nghiêm ngặt khác

• Luyện không được phép có phương pháp phụ trợ. Các phương pháp này chỉ có thể tiến hành trước hoặc sau khi luyện.

Page 28: Tinh Khi Cong

• Luyện buộc phải chuyên chú vào một phương pháp đã được chọn, không lẫn lộn, không xen kẽ; nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm.

• Trước khi luyện Tâm phải định, hơi thở phải điều hòa, không có biến động trong nội tạng, phải cắt đứt được các tạp niệm.

Trong cuộc sống đời thường hiện nay, không phải lúc nào cũng có điều kiện thuận lợi cho việc luyện. Vì vậy khi không có điều kiện thì tập cho quen, để dần nắm vững lý thuyết, nắm vững kỹ năng, đến khi có điều kiện sẽ luyện( ). Nếu chưa đủ điều kiện đã luyện thì rất dễ gây rối loạn.

Quá trình luyện Khí công phải có những giai đoạn nhất định, bởi vì con người không hoàn toàn cắt bỏ cuộc sống bình thường một thời gian dài. Do đó phải tạo ra những đợt luyện thực sự (nghiêm túc, có chuẩn bị chương trình, luyện tập trung), để tập trung luyện những quá trình vận khí cao độ.

5/. Điều kiện luyện Khí công:

Để luyện Khí công có hiệu quả cao, ban đầu phải có điều kiện tốt. Khi mới luyện Khí công, càng có điều kiện thuận lợi càng có khả năng làm chủ Khí tốt. Sau đó chủ động bớt dần những điều kiện tốt để làm sao luyện tập vẫn có kết quả, vẫn có khả năng làm chủ Khí. Cuối cùng là phải luyện được trong điều kiện không thuậnlợi, không tốt. Và bất kỳ trong điều kiện nào vẫn làm chủ được Khí. Như vậy là đã luyện thành.

Luyện Khí công ban đầu cần các điều kiện sau :

5.1/. Tĩnh Tâm :

Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng. Tâm có tĩnh thì Khí mới điều hòa. Khí có điều hòa có tĩnh mới có khả năng làm chủ được nó, mới định được Khí vận. Muốn vậy phải loại bỏ những tạp ý, tạm dẹp bỏ những suy nghĩ khác ngoài Khí công trong đầu. Cho nên có thể nói luyện Khí công cũng như đi tu, phải biết quên tạm thời, chỉ tập trung vào luyện Khí. Loại bỏ những yếu tố làm cho loạn Tâm thì mới tập trung được Khí, hội tụ và vận hành được nó.

5.2/. Quá trình sinh hoạt :

Phải giảm thiểu các hoạt động không cần thiết, nhất là trong thời kỳ luyện tập trung cao độ.

Chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng, vận động vừa phải, ăn uống những vật phẩm dễ tiêu hóa. Đúng ra mà nói, trong thời kỳ luyện tập trung cao độ phải ăn chay.

Giấc ngủ phải phụ thuộc vào thời sinh học của bản thân, phụ thuộc vào mục đích luyện. Đặc biệt phải lưu ý đến nhịp sinh học của cơ thể.

Buổi sáng, ban ngày là dương - thực, vậy muốn luyện dương luyện thực phải tiến hành vào buổi sáng và ban ngày. Ban đêm là âm - thanh, muốn luyện âm luyện thanh phải thực hiện vào ban đêm.

Kết hợp các nguyên tắc trên để luyện thế nào cho phù hợp. Có thể luyện trước khi đi ngủ, khi buổi luyện kết thúc cũng là giấc ngủ đã đến, đôi khi như vừa luyện vừa ngủ. Dần dần đưa cơ thể vào trạng thái mộng luyện, luyện trong giấc ngủ, vẫn cảm nhận được quá trình luyện nhưng vẫn đang ngủ.

5.3/. Không gian, thời gian và địa điểm :

Page 29: Tinh Khi Cong

Không gian, môi trường sinh thái, khí hậu, thời tiết, tính chất của môi trường và thời tiết đều phải phù hợp với mỗi quá trình luyện. Nếu không phù hợp thì cũng phải tốt (tốt chưa chắc đã phù hợp). Phù hợp là điều kiện hay nhất.

Thời gian liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể, đến thời sinh học của môi trường. Thời sinh học là chu kỳ biến đổi sinh học bên ngoài cơ thể, nhịp sinh học là chu kỳ biến đổi sinh học bên trong cơ thể. Nếu vận dụng được nhịp sinh học vào quá trình luyện Khí công là tranh thủ được thiên cơ. Chẳng hạn dựa vào vòng Chu thiên mà luyện sẽ đạt kết quả cao. Giờ Ngọ theo vòng Chu thiên là Tâm khí phát vượng, những người suy tim hoặc mắc chứng huyết áp thấp luyện vào giờ Ngọ sẽ có kết quả rất cao.v.v... Tùy theo từng quá trình luyện, từng công pháp mà chọn lấy thời gian trong ngày, trong tháng, trong năm để vận dụng thời sinh học và nhịp sinh học sao cho phù hợp với Thiên khí, Nhân khí.

Nói đến địa điểm là nói đến Địa khí. Không phải chọn nơi luyện chỗ nào cũng như chỗ nào. Tính chất của Địa khí ảnh hưởng đến Nhân khí, đến quá trình hoạt động sinh học của cin người. Trong một ngôi nhà, một căn phòng các góc cũng có tính chất Địa khí khác nhau. Khi có công năng Khí quang hay Khí hình thì dễ xác định được vị trí có Địa khí tốt. Nhưng bình thường thì chỉ có thể dựa vào quá trình hiệu quả đã được chiêm nghiệm, thông qua chiêm lý và nghiệm hành; nói đơn giản hơn là có sự cảm nhận tự nhiên.

Linh địa là nơi có Địa khí cực tốt. Linh địa không những là nơi có khí hậu hay môi trường sinh thái tốt, mà còn là nơi có bức xạ Địa khí tốt lành. Đô thị là nơi Nhân khí phát ra đa số ở trạng thái rối loạn, khắc phục tình trạng đó bằng cách tìm đến vùng linh địa để tránh trạng thái đó.

Tóm lại cần phải tìm được không gian, thời gian và địa điểm phù hợp để luyện Khí bởi Khí công có nghĩa là phải công phu. Bù lại sẽ đạt được hiện quả rất cao về sức khỏe, về việc khai thác các tiềm năng vốn có của con người.

Page 30: Tinh Khi Cong

ĐIỀU TỨC CÔNG (THỞ KHÍ CÔNG)

Ta phải luyện tập hô hấp như thế nào đó để phù hợp với quá trình khí, phù hợp với sự hoạt động khí. Mục tiêu của ta là khí nhưng ban đầu chúng ta dùng hơi hô hấp để tạo ra khí, tạo ra sự hoạt động khí, tạo ra sự phản ứng khí.

Khí là gì ? Ở đây khí là năng lượng, là nội lực. Nội khí là năng lượng trong cơ thể của ta, và ngoại khí là năng lượng ở bên ngoài cơ thể. Nội khí còn được gọi là nhân khí, chân khí v.v… Ngoại khí là năng lượng tồn tại trong không gian.

Điều đó cho thấy tất cả những quan niệm khác nhau về năng lượng dẫn đến phương pháp luyện tập khác nhau nhưng thực ra là một. Chỉ có một năng lượng duy nhất. Mục đích chung là tìm cách sử dụng năng lượng đó nhưng do quan niệm khác nhau sinh ra phương pháp khác nhau. Gọi là điện sinh học cũng là một cách gọi, rồi còn gọi là năng lượng sinh học, thậm chí có người còn gọi là tâm năng, năng lượng do hoạt động của tinh thần sinh ra. Như vậy là có nhiều phương pháp, chỉ có điều phương pháp nào cụ thể hơn, rõ ràng hơn, khoa học hơn mà thôi.

Bài luyện tập của chúng ta là phải hô hấp sao cho phù hợp với khí để tạo ra phản ứng khí hóa để từ đó kiểm soát được khí. Trạng thái hô hấp của chúng ta bình thường có hai thời kỳ: hít vào và thở ra. Nhưng phân tích kỹ chúng ta còn thấy có hai trạng thái nữa là: nén hơi và ngưng thở.

Bốn trạng thái hô hấp này phải được thực hiện như sau: khi ta hít vào và hít thật sâu xuống bụng dưới lúc đã đầy hơi rồi ta phải nén hơi lại, gây căng cơ hoành ngưng thở, tất nhiên đối với khí công ta không quan tâm đến phình bụng hay thót bụng mà chỉ được thư giãn và căng gồng, không giống như một số phương pháp khác. Các phương pháp đó cố phình bụng hay thót bụng là để tăng cường nhu động của ngũ tạng, còn chúng ta, chúng ta chỉ quan tâm đến khí. Chú ý khi hô hấp chỉ bằng mũi, thậm chí miệng ngậm hoàn toàn, lưỡi phải để tự nhiên đụng hàm trên. Sau đó bắt đầu thở ra và khi hết hơi ta cũng ngưng lại. Ngược lại với lúc nén hơi, lần này ngưng thở nhưng để thư giãn gân cơ. Quá trình đó có sự đồng bộ với sự chuyển động của khí trong cơ thể.

• Khi hít vào thì khí từ trên đi xuống, và từ bên ngoài đi vào cơ thể.

• Khi nén hơi thì khí ngưng tụ lại.

• Khi thở ra khí đi từ dưới lên, và từ trong ra.

• Khi ngưng thở khí phát tán ra chung quanh.

Quá trình đi lên, đi xuống, đi vào, đi ra, ngưng tụ, tán ra đều phải cân bằng với nhau và lưu thông, thông suốt. Từ đó sinh ra một quy trình hô hấp khí công là quy trình bốn thì và bốn thì phải cân bằng và bằng nhau hít vào thở ra phải bằng nhau để cho các hoạt động cân bằng.

Để có được một hơi hô hấp theo hoạt động của khí mà từ đó ta có thể làm chủ khí được thì phải thông qua các bước luyện tập như sau:

@ Bước 1: Luyện hơi hô hấp hít vào thật sâu, thật đều, chậm.

Page 31: Tinh Khi Cong

Ba tiêu chuẩn để đánh giá là:

1. Hơi hô hấp điều hòa.

2. Nhịp tim ổn định.

3. Tinh thần thanh tĩnh, ngũ quan ngưng bế.

Càng sâu, càng đều, càng chậm càng tốt. Không phải chỉ có hít hơi vào ngực mà ta có thể hít hơi vào bụng được, hít sâu vào bụng nhưng phải đều và chậm.

Ý thức gốc rễ của ba tiêu chuẩn này ban đầu là quy về hơi thở. Nếu chúng ta hô hấp vào càng sâu, càng đều, càng chậm thì hơi thở dễ điều hòa. Nhịp hô hấp đã điều hòa thì nhịp tim là ổn định. Nhịp tim đã ổn định thì tinh thần trở nên sáng suốt. Đặc biệt hô hấp phải chậm. Khi hô hấp chậm lại thì nó kéo dài nhịp sinh học, giảm khả năng gây lão hóa. Chúng ta thấy ngày nay càng ngày càng phát triển thì nhịp sinh học càng ngày càng nhanh lên. Nhịp sống càng ngày càng nhanh, càng ngày càng gấp. Con người luôn luôn bị lôi kéo trong cuộc sống nên hay gặp động loạn. Càng động càng dễ loạn. Càng loạn càng mất tự chủ càng dễ gây nên bệnh tật. Cho nên chúng ta cố gắng làm cho tĩnh lại cho định lại. Giống như người xưa, học Quy tức (hô hấp như rùa), hô hấp càng chậm bao nhiêu thì sống càng lâu. Hô hấp càng nhanh thì càng chóng già, mau chết. Khi chúng ta hô hấp chậm thì quá trình sinh hóa trong cơ thể càng hoàn thiện hơn, ổn định đinh. Sự đồng bộ của ba phần cơ thể là Tâm, Khí, Thể càng cao. Trong ta chia làm ba phần:

• Tâm : Tâm thần sự hoạt động của thần kinh.

• Khí : Sự hoạt động của khí là năng lượng.

• Thể : Là động sinh học.

Ba phần này là đồng bộ với nhau Luyện khí để cân bằng tâm thể.

Ta nêu cao nguyên lý dưỡng sinh tâm, thể. Nhưng theo phương pháp thông thường tâm dưỡng một đường, thể dưỡng một nẻo không đồng bộ với nhau. Ta phải luyện khí để cân bằng tâm thể. Bắt đầu chúng ta dùng sự hô hấp để cân bằng tâm thể. Hô hấp càng sâu càng đều càng chậm càng tốt. Làm cho hô hấp càng ngày càng điều hòa, nhịp tim càng ổn định, tinh thần càng sáng suốt, càng tập trung tư tưởng dễ hơn.

@ Bước 2: Phải luyện hô hấp phù hợp với trạng thái của cơ thể.

Khi hít vào thì Tâm, Phế và các hoạt động ở vùng ngực hoạt động tốt hơn. Nếu có bệnh tim phổi hay một bộ phận nào đó ở vùng ngực thì ta phải chú ý tập hít vào càng sâu, càng đều, càng chậm càng tốt và có thể ứng dụng ngay cho những lúc tim đau, phổi đau hay cơ quan nào đó ở vùng ngực đau. Ta chỉ cần hô hấp nhiều lần thì cơn đau sẽ giảm sẽ khỏi.

Khi ta nén hơi lại nghĩa là ta hít vào rồi ngừng lại căng giữ cơ hoành thì các hoạt động tỳ vị và hoạt động tiêu hóa vùng bụng hoạt động tốt hơn. Ví dụ khi rối loạn tiêu hóa thì chỉ cần nén hơi lại nhiều lần. Đau bụng, đau dạ dày v.v… ta cũng làm tương tự, ta sẽ thấy cơn đau sẽ giảm. Nếu về mặt tiêu hóa kém trước khi ăn ta làm vài lần trước khi ăn sự tiêu hóa sẽ tốt hơn. Hoặc lúc ăn rồi làm vài lần cũng được.

Khi chúng ta thở ra thận, lưng hay các cơ quan liên quan đến thận lưng sẽ hoạt động tốt hơn. Thí dụ chúng ta lên cơn đau mỏi vùng ngang thắt lưng, cột sống thì chúng ta tập thở ra. Đặc biệt đối với người bình thường hít vào rất dễ nhưng thở ra đều và chậm rất khó. Đôi khi ta phải đổi cách hô hấp như sau:

Page 32: Tinh Khi Cong

cho thở ra một ít rồi ngừng lại một chút, rồi lại thở ra một ít rồi lại dừng lại một ít, như vậy là giảm được tốc độ thở ra.

Chúng ta ngưng thở hoàn toàn sau khi đã thở ra hết rồi. Đây là bước thư giãn kích thích thần kinh não bộ hoạt động tốt hơn. Chúng ta đau đầu, mất ngủ rối loạn tiền, đình, say xe v.v… thì ta ngưng thở vài lần chúng ta sẽ giảm đau. Mất ngủ cũng làm như vậy, nhưng phải thở ra hết rồi ngưng mới có kết quả.

Như vậy là căn cứ vào tình trạng cơ thể của mình mà thực hành các quá trình hô hấp thích hợp trước khi ngồi luyện.

@ Bước thứ 3: Luyện hô hấp bốn thì.

Ta phải có bốn thì hô hấp và 4 thì đó phải có độ dài bằng nhau. Có hai cách luyện cho hai trạng thái cơ thể.

1. Cách thứ nhất, cho người yếu sức khỏe: Hô hấp theo phương pháp hình vuông “hít, nén, thở, ngưng” bằng nhau như bằng năm nhịp đếm. Ta có phương pháp kiểm soát theo thời gian như sau: 1 nhịp đếm = 1 giây = 1 nhịp tim = 1 satna (một đơn vị sống, đơn vị của sự tồn tại). Ta mới bắt đầu thì lấy một ô vuông với 5 giây sau tăng dần lên 6 giây và 10 giây là đạt yêu cầu. Cách này là cho người yếu.

2. Cách thứ hai, cho người khỏe và sức khỏe ổn định: Theo cách này, chúng ta hô hấp theo hình chữ nhật. Hít và thở ra là 10 giây còn ngưng và nén lúc đầu là 5 giây sau đó tăng dần lên 10 giây là đạt yêu cầu.

Nghĩa là ta cố gắng đạt đến một ô vuông với mỗi cạnh là 10 giây.

Lúc đầu ta luyện một lần rồi nghĩ, sau tăng lên hai lần liên tiếp mới nghĩ, sau đó dần dần tăng lên cho đến 10 lần liên tiếp là được. Nghĩa là thực hiện một quá trình hô hấp là 40 giây.

@ Bước thứ tư: Thở quán.

Hô hấp đến đâu là kiểm soát được hơi thở đến đấy. Để ý kiểm soát nó. Dùng tinh thần, sự cảm nhận, năng lực thần kinh để cảm nhận sự hô hấp. Làm được như vậy là bước đầu dùng hoạt động thần kinh nội tại để kiểm soát sự hoạt động sinh học trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu phương Tây nói rằng hệ thần kinh trung ương của chúng ta không thể có khả năng kiểm soát được hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật). Nhưng trong quá trình luyện tập chúng ta thấy rằng ta hoàn toàn có thể sử dụng hệ thần kinh trung ương để điều khiển hệ thần kinh thực vật. Đó là đối với người có luyện tập, có tu hành. còn đối với người không tu hành khi xảy ra sự phản xạ liên đới giữa thần kinh trung ương và thần kinh thực vật thì sẽ xảy ra sự rối loạn thần kinh và đi đến sự rối loạn cơ thể. Ngày nay bệnh tinh thần có nhiều. Có người đọc trên báo có đăng bệnh này bệnh kia là bản thân cũng mắc phải các chứng bệnh đó. Vào bệnh viện cũng dễ bị ám thị.

Đối với người tu hành, ta sử dụng hệ thần kinh trung ương để điều khiển hệ thần kinh giao cảm (tự chủ). Thông qua một quá trình luyện tập tạo ra một số phản xạ có điều kiện. Giống các thí nghiệm của Pavlốp đã tạo ra các phản xạ có điều kiện. Theo một phương thức nào đó thì đằng sau nó là ẩn chứa một quá trình chế ngự các cảm giác. Luyện tập bằng bất cứ phương pháp nào thì cũng đều tạo nên và dựa trên nền tảng một quá trình chế ngự các cảm giác. Nhưng không giống một số phương pháp thiên về tự nhiên là tự kỷ ám thị mình hay bị người khác thôi miên mình, làm mình không còn có cảm giác đau giống như tiếp thuốc giảm đau, tiêm thuốc an thần, nhưng cái thực bên trong vẫn còn. Ở đây chúng ta chế ngự cảm giác để định hướng các cảm giác đó có lợi cho cơ thể.

Page 33: Tinh Khi Cong

Như vậy luyện khí công của chúng ta phải trải qua bốn bước :

• Bước thứ nhất là luyện hô hấp: hít vào thật sâu, thật đều và thật chậm để điều hòa hơi hô hấp dẫn đến ổn định nhịp tim tạo nên một tinh thần sáng suốt.

• Bước thứ hai là luyện hơi hô hấp phù hợp với trạng thái của cơ thể.

• Bước thứ ba là luyện hô hấp bốn thì.

• Bước thứ tư hô hấp quán.

Một bản chất thần kinh của con người là luôn luôn hướng ngoại, rất ít khi tập trung vào cơ thể trừ khi xuất hiện phản ứng báo đau, cơn đau, cơn bệnh buộc phải nghĩ về nơi đau. Từ đó ta thiếu rất nhiều phản xạ trong hệ thống phản xạ trên cơ thể. Chỉ còn một hệ thống phản xạ báo đau, báo rối loạn, báo bệnh tật còn các phản xạ khác hầu như không thiết lập được. Nói rộng ra con đường của chúng ta là phải thiết lập một hệ thống phản xạ cảm giác thật tốt bên trong và bên ngoài mình. Tiếc rằng đa phần là không làm được. Không có một quá trình xây dựng phản xạ có lợi cho mình, vẫn có xu hướng hướng ngoại.

Ta đang luyện hô hấp ở đây là hô hấp bằng mũi. Thực chất còn có các loại hô hấp cao hơn là :

Hô hấp bằng da.

Hô hấp bằng tai.

Hô hấp bằng huyệt Bách Hội.

• Hô hấp bằng mũi là trao đổi ôxy trực tiếp với phổi.

• Hô hấp bằng da là sự trao đổi trực tiếp oxy qua da vào máu, giảm áp lực cho phổi và tim.

• Hô hấp bằng tai là sự tăng cường oxy cho não, cho hệ thần kinh.

• Hô hấp bằng Bách Hội là cách hô hấp của thai nhi (thai tức).

Trang Tử đã nói rằng: “Hô hấp một Chân Nhân nghĩa là từ đỉnh đầu đến gót chân”. Chúng ta luyện khí công chính là luyện hơi hô hấp này.

Page 34: Tinh Khi Cong

Điều tức công

Tương tự như một số phương pháp luyện khí khác( ), Điều tức công là công pháp nhập môn đầu tiên của môn pháp Tĩnh Khí công. Đó là công pháp luyện thở theo chu kỳ 4 thời : hít vào (H), nén tụ (N), thở ra (T), và ngưng thở (NG). Mới đầu có thể lấy nhịp đếm để ước định thời lượng cho mỗi thời. Khi mới luyện, mỗi thời theo 5 nhịp đếm, sau đó tăng dần 7 nhịp, 9 nhịp,... càng dài càng tốt. Bắt đầu vào luyện thở 4 thời thì sau một chu kỳ sẽ nghỉ một lần (nghỉ nghĩa là điều hòa hô hấp). Sau đó tăng dần, hai chu kỳ nghỉ một lần, ba chu kỳ nghỉ một lần, bốn chu kỳ nghỉ một lần,... Khi đến mười chu kỳ nghỉ một lần, nếu không thấy biến động xấu xảy ra thì có thể tăng số chu kỳ lên nữa. Hợp lý nhất là khi thở được mỗi thời 10 nhịp đến và kéo dài 10 chu kỳ.

Những điều cơ bản cần thiết về sự thở khí công :

1 - Yêu cầu cơ bản của khí công là thở sâu, đều, chậm, nhẹ nhàng và chu kỳ càng dài càng tốt.

Thở sâu : Là hít vào thật sâu để có cảm giác như xuống tận Đan-điền (vị trí giữa bụng dưới, tại bể Thận), để Nhiệt tâm khí đi xuống Đan-điền kích chưng phát sinh Chân khí.

Thở đều : Là hơi thở phải điều hòa, đồng thời đảm bảo sự cân bằng càng cao càng tốt giữa bốn chu kỳ hít, nén, thở, ngưng.

Thở chậm, nhẹ nhàng: Là thở càng chậm, càng lâu, càng nhẹ nhàng thì khí càng định, tâm càng tĩnh. Bên cạnh đó việc thở chậm làm giảm nhịp sinh học của cơ thể, khiến cho con người kéo dài sự sống được lâu hơn. Thở nhẹ nhàng sẽ tránh được loạn động bất thường.

2 - Sự hô hấp trên thực tế qua 4 chu kỳ : hít vào, nén lại, thở ra, ngưng thở. Tức là bắt đầu hít vào thật sâu, khi đủ rồi thì nén lại tại bụng dưới (Đan-điền), nén đủ thì thở ra, sau khi thở ra hết thì ngưng thở, hồi khí. Bên cạnh đó, khi hít vào khí có xu hướng thâu liễm giáng hạ. Khi nén lại khí có xu hướng tụ lại, khi thở ra khí có xu hướng xả tán ra ngoài. Đây cũng chính là sự đồng bộ khí của quá trình khí hóa căn bản trong cơ thể và quá trình khí luyện.

3 - Trong cơ thể có ngũ Tạng cơ bản : Tâm (tim), Can (gan), Tỳ (lá lách), Phế (phổi), Thận. Khi hít vào thì tốt làm cho Tâm, Phế hoạt động tốt. Khi nén lại thì Tỳ hoạt động tốt. Khi thở ra thì Can, Thận hoạt động tốt. Chính vì vậy, khi mắc bệnh tương ứng với tạng nào, thì luyện tốt chu kỳ hô hấp tương ứng là có khả năng tự chữa bệnh tốt.

4 - Có thể luyện bất kỳ lúc nào, ở đâu, và tư thế nào cũng được. Nhưng nếu ở tư thế thư giãn, bế Ngũ quan, không gian trong sạch, bên trong không loạn, bên ngoài không động là tốt nhất và có lợi nhất; trong đó có cả việc làm cho giấc ngủ dễ hơn, sâu hơn và trọn vẹn hơn (đối với tư thế tĩnh thì thế Kiết già là tốt nhất).

Bài thứ nhất : thở bốn chu kỳ

* ý nghĩa : Nâng cao hiệu suất của sự Thở, kích thích Đan-điền khí, phối hợp đồng bộ khí thở với Chân khí, vận hành chân khí trong hai mạch Nhâm, Đốc (ở dạng vô thức).

Page 35: Tinh Khi Cong

* Quá trình thực hiện :

Toàn thân trong tư thế thư giãn, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, ổn định nhịp tim, tập trung vào hơi thở.

Từ từ hít vào bằng mũi sâu xuống bụng dưới. Sau đó nén lại bụng dưới (Đan-điền). Tiếp tục từ từ thở ra bằng mũi. Cuối cùng khi thở ra hết thì ngưng thở một lúc, rồi điều hòa trở lại cơ chế hô hấp.

* Lưu ý :

- Chu kỳ ngưng rất quan trọng, vừa có ý nghĩa kích thích nâng cao hoạt động của hệ Phế, Vị ; vừa có ý nghĩa để chân khí hồi về đồng bộ với sự hô hấp tiếp theo.

- Thời gian bất kỳ, mỗi lần ít nhất là 10 lượt tập thở.

- Khi ngưng thở nên buông lỏng thư giãn toàn thân và quán tưởng tập trung tâm ý vào Đan-điền. Trong quá trình tiến hành không nên nôn nóng gấp quá và cố vượt quá khả năng chịu đựng, để chu kỳ ngưng khỏi bị biến loạn bất lợi.

- Tỷ lệ tương đối về thời gian của các chu kỳ phụ thuộc vào các loại thể trạng bệnh lý như sau :

Bệnh Tâm, Phế : Tăng kỳ hít vào, giảm nén, ngưng

Bệnh Tỳ, Vị : Tăng kỳ nén lại, giảm kỳ thở ra

Bệnh Can, Thận : Tăng kỳ thở ra và ngưng, giảm hít vào và nén lại.

- Khi tập thở đã tương đối thuần, lúc hít vào quán tưởng theo mạch Nhâm, nén thì quán tưởng tại Đan-điền. Khi thở ra quán tưởng theo mạch Đốc, ngưng thì quán tưởng tại Đan-điền.

Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà có cách luyện thở 4 thời đều nhau (hình vuông), hoặc thở không đều nhau (hình chữ nhật - hai thời hít vào, thở ra bằng nhau; hai thời nén và ngưng bằng nhau, hoặc ngược lại). Cần phải lưu ý rằng, luyện thở sao cho cuối cùng vẫn trở về thở 4 thời đều nhau (phấn đấu đạt được thời lượng 10x10 trở lên).

Bài thứ hai : thở bốn chu kỳ kép

* ý nghĩa : Nâng cao hiệu suất của sự Thở, kích thích Tâm hỏa và giáng hỏa xuống Đan-điền để đốt Tinh thành Khí, cân bằng Âm - Dương thủy hỏa trong cơ thể, vận hành tốt Nhâm - Đốc.

* Quá trình thực hiện :

Toàn thân trong tư thế thư giãn, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, ổn định nhịp tim, tập trung vào hơi thở.

Từ từ hít vào ngực quán đến Tâm, ngưng thở một chút rồi hít tiếp lần nữa thẳng xuống bụng dưới (Đan-điền), nén chặt tại đó. Sau đó từ từ thở ra bằng mũi. Cuối cùng khi thở ra hết thì ngưng lại một lúc, rồi điều hòa hô hấp trở lại bình thường.

* Lưu ý :

- Trong bài này có hai lần thở hít vào. Lần đầu thực hiện rất khó; chu kỳ đầu hơi hít vào chỉ cần một ít, sau đó hít tiếp hơi thứ hai. Không nên để hơi thứ 2 ít hơn hơi thứ nhất, sẽ gây biến loạn.

Page 36: Tinh Khi Cong

- Khi quán tưởng theo nhịp thở thì chu kỳ hít vào thứ nhất tập trung tâm ý vào Tâm (Hỏa cung), chu kỳ hít vào thứ hai quán tưởng theo mạch Nhâm xuống Đan-điền, ngưng nén lại và tập trung tâm ý vào Đan-điền. Chu kỳ thở ra quán tưởng theo mạch Đốc (từ dưới lên theo cột sống) lên Ngọc-chẩm ra ấn đường, ngưng lại quán tưởng tập trung tại ấn đường.

- Tỷ lệ tương đối về thời gian của các chu kỳ phụ thuộc vào các loại thể trạng bệnh lý như sau :

Bệnh Tâm, Phế : Tăng lần hít thứ nhất, giảm chu kỳ nén

Bệnh Tỳ, Vị : Tăng kỳ nén lại, giảm kỳ hít vào 1 và thở ra

Bệnh Can, Thận : Tăng kỳ thở ra, giảm kỳ hít vào và nén.

Page 37: Tinh Khi Cong

Quán khí công

Công pháp này làm rõ thêm về quá trình làm chủ Khí và bản chất của phương pháp luyện Tĩnh Khí công.

1. Sự quán khí :

Luyện khí công điều cốt yếu là dùng Ý để điều được Khí, chính vì vậy phải luyện quán khí. Quán Khí công có ba giai đoạn :

- Cảm nhận : Là sự nhận biết một cách tự nhiên các cảm giác khác lạ trọng cơ thể về khí, mặc dù chưa rõ ràng. Đây là giai đoạn bắt đầu thu nhận về khí cảm.

- Phân biệt : Vận dụng khả năng hình dung tưởng tượng của mình để phận biệt tương đối rõ ràng các cảm giác về khí.

- Chủ động : Dùng ý niệm của mình chủ động tạo ra cảm nhận có mục đích về khí.

Nhận biết các cảm giác về khí dựa trên trên tính chất hoạt động của nó theo từng mức độ như sau :

- Cảm giác động khí : ứng với giai đoạn nhận biết là cảm giác khí thay đổi như tê tê, như nóng ấm, như căng tức, như xoáy tụ.

- Cảm giác hành khí : ứng với giai đoạn Phân biệt là cảm giác rõ ràng về tính chất khí khi vận hành trong cơ thể.

- Cảm giác hóa khí : ứng với giai đoạn chủ động là cảm giác được sự chuyển hóa của khí, tức là phản ứng của khí trong cơ thể, đồng thời chủ động tạo ra cảm giác có lợi cho mục đích của cơ thể.

Có thể nói tóm lại một câu cho những điều nói trên là quán tưởng vận hành khí.

Quán là sự tập trung tư tưởng, bao gồm :

- Tụ quán : tập trung suy nghĩ vào một vùng hay một điểm trên cơ thể.

- Hành quán : tập trung suy nghĩ đi theo một đường( ).

Dùng quán để dẫn khí theo trình tự bài luyện kèm theo sự hình dung tưởng tượng có lợi cho sự vận hành khí tự nhiên, một cách chủ động có mục đích.

2. Luyện Quán khí công :

Trình tự theo các giai đoạn

2.1. Hít vào từ từ, quán khí từ ngoài dồn vào cơ thể, nén hơi tụ khí trong cơ thể; từ từ thở ra quán khí từ trong cơ thể dồn ra ngoài, ngưng thở phát tán khí ra ngoài không gian( ). Lặp lại vài lần đến khi cảm nhận khí rõ ràng thì từ từ dừng lại.

Page 38: Tinh Khi Cong

2.2. Hít vào từ từ, quán khí đi từ trên đỉnh đầu xuống toàn bộ cơ thể, nén hơi tụ khí ở hạ bàn (bụng dưới); từ từ thở ra quán dẫn khí từ dưới lên đỉnh đầu, ngưng thở phát tán phát tán khí ra khỏi đỉnh đầu; điều hòa hô hấp vài nhịp. Lặp vài lần đến khi cảm nhận sự vận hành của khí rõ ràng thì từ từ dừng lại.

2.3. Hít vào từ từ, quán khí đi từ trên đỉnh đầu xuống toàn bộ cơ thể, nén hơi tụ khí ở hạ bàn (bụng dưới); từ từ thở ra quán dẫn khí xuống bàn chân, ngưng thở phát tán khí ra khỏi lòng bàn chân, điều hòa hô hấp vài nhịp. Lặp vài lần đến khi cảm nhận sự vận hành của khí rõ ràng thì từ từ dừng lại.

2.4. Hít vào từ từ, quán khí đi từ trên đỉnh đầu xuống toàn bộ cơ thể, nén hơi tụ khí ở vùng bệnh, từ từ thở ra quán dẫn khí từ vùng bệnh ra vùng xả tương ứng; ngưng thở phát tán phát tán khí ra khỏi vùng xả, điều hòa hô hấp vài nhịp. Lặp vài lần đến khi cảm nhận sự vận hành của khí rõ ràng thì từ từ dừng lại.

Lưu ý : Mục đích chính của công pháp này là tạo ra được khí cảm rõ ràng chính xác vào chủ động.

Page 39: Tinh Khi Cong

Nhập khí công

Ý nghĩa : Là nguyên tắc đưa con người vào trạng thái nhập ngoại khí tốt để chuẩn bị cho các bài luyên khí tiếp theo.

Bài thứ nhất : Nhập khí Bách-hội

Bước 1 : Tập trung vào huyệt Bách-hội trên đỉnh đầu, điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng. Đọc khẩu quyết :"Bách-hội nhập khí ".

Khi có biến động khí ở huyệt Bách-hội (có cảm giác căng, hay tê, hoặc nặng...) thì chuyển sang bước thứ hai.

Bước 2 : Ngưng thở tức thời (phải lập tức nín thở tại bất kỳ trạng thái hô hấp nào). Tiếp tục đọc khẩu quyết "Bách-hội nhập khí ". Cảm giác như có một luồng khí xoáy sâu vào Bách-hội.

Khi ngưng thở đã đủ cữ thì chuyển sang trạng thái thứ ba.

Bước 3 : Điều hòa hô hấp trở lại, hơi thở để tự nhiên theo nhu cầu. Tập trung tư tưởng, đọc khẩu quyết "Thiên-khí tràn ngập cơ thể".

Bài thứ hai : Nhập khí ấn-đường

Bài này các bước tiến hành như bài trên, chỉ khác là tập trung vào huyệt ấn-đường và đọc khẩu quyết “ấn-đường nhập khí”

Lưu ý : - Trước khi tập điều hòa hô hấp, phải thư giãn cơ thể, phong bế ngũ quan

- Sự ngưng thở tức thời rất quan trọng, cần làm đúng.

- Khi làm xong bước 3 chuyển lại sang bước 1 cho đến khi huyệt Bách-hội (hay ấn-đường) động khí, và cảm giác khí chạy khắp cơ thể là đạt.

- Tập tốt bài này mới hoàn toàn có cơ sở của ý nghĩa chữa bệnh - dưỡng sinh

Page 40: Tinh Khi Cong

Đan điền công phối hợp với " thái dương công "

Đan-điền công là phương pháp luyện sinh Chân khí ở Đan-điền. Đây là công pháp cơ bản của khí công, cũng là công pháp bắt buộc phải làm tốt, để đảm bảo kết quả khí luyện dù ở bất kỳ mục đích nào.

Những vấn đề cơ bản về Đan-điền công :

1 - Chân-khí phát sinh từ Đan-điền (bể thận - bụng dưới) là thành phần chủ yếu của quá trình cơ bản trong cuộc sống Tinh - Thần - Khí.

Thông thường ta quan niệm khí là sự hô hấp, còn khí công là luyện thở. Thực chất không như vậy, đây là khí thực sự sinh ra tại Đan-điền vận hành trong Nhâm - Đốc nhị mạch, đi tới các cơ quan nội tạng, lan truyền trong kinh mạch và biến vi hoạt dụng làm năng lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động sinh học trong cơ thể. Mục đích luyện khí cơ bản là luyện Tinh sinh Khí, luyện Khí hóa Thần.

2 - Nguyên tắc cơ bản của Đan-điền công là đưa được Nhiệt tâm hỏa ở Tâm xuống - "Hạ tâm hỏa, góp Tốn phong, đốt Tinh thành Khí ". Mà ở đây Tốn phong chính là hơi thở, nhưng khí sinh ra tại Đan-điền mới là Nguyên khí, muốn thành Chân khí phải phân Âm - Dương ở mạch Nhâm - Đốc, theo nguyên tắc bất di bất dịch là " Nhâm giáng, Đốc thăng".

3 - Vận khí pháp dựa trên những yếu tố sau :

* Hơi thở : Sâu, đều, chậm, nhẹ nhàng đủ 4 chu kỳ

* Sự tập trung quán tưởng gọi là Quán khí, chia làm hai loại : Tụ quán là tập trung ý nghĩ tại một điểm, một vùng. Hành quán là tập trung ý nghĩ theo một đường định hướng (đường kinh mạch).

* Khẩu quyết : là mã khóa tâm thức, tức là tiếng nói thầm lặp đi lặp lại trong đầu theo một nội dung nào đó, tạo phản xạ có điều kiện (tương đương với Kinh, Kệ, Thần chú, Mantra...)

Khẩu quyết có tính chất điều khiển nhịp điệu, giải tỏa sự rối loạn của tâm thức, làm cho tâm thức có khả năng tập trung hơn. Khẩu quyết phải đảm bảo đúng, đủ, kịp thời.

- Bên cạnh đó có đếm số để kiểm soát thời gian đủ để khí hóa, cũng như đảm bảo sự cân bằng của bốn chu kỳ hô hấp.

Trong quá trình luyện khí công bao giờ cũng bắt đầu bằng sự hô hấp, sau đó tiếp tục bằng sự Quán khí, cuối cùng là Khẩu quyết( ).

4 - Trong quá trình luyện làm chủ khí, kết quả bắt đầu bao giờ cũng là đạt được khả năng khí cảm (tức là cảm giác về khí), rồi đến khí quang, và cuối cùng là khí hình.

Khí cảm dựa trên các hiệu ứng sau :

- Nhiệt độ : Cảm giác nóng, lạnh, ấm, mát.

- áp suất : Cảm giác căng, tức, nặng.

Page 41: Tinh Khi Cong

- Lan truyền : Cảm giác tê tê chạy.

- Nhu động : Cảm giác xoay đảo và vận động bên trong.

Lúc đầu là cảm giác ở đâu đó, sau đó là cảm giác theo nơi quán, cuối cùng là chủ động cảm giác do Khẩu quyết để có tác động khí thực tế. Có như vậy mới là luyện tốt.

5 - Lưu ý đến các giai đoạn làm chủ khí (Hình như - Có lẽ - Chắc chắn)

* ý nghĩa của công pháp : Kích phát Đan-điền, thu ngoại khí bên ngoài đưa vào, biến sinh nội khí và vận hành trong hai mạch Nhâm - Đốc.

* Quá trình thực hiện :

Toàn thân trong tư thế thư giãn, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, ổn định nhịp tim, hơi thở sâu - đều - chậm - nhẹ nhàng, tập trung tâm ý lên Bách-hội đỉnh đầu đọc khẩu quyết “Bách-hội khai mở” vài lần. Sau đó tiếp tục đọc khẩu quyết “Thu khí Bách-hội” vài lần. Từ từ hít vào đưa thẳng xuống nén tụ tại Đan-điền, đọc khẩu quyết “Đan-điền sinh khí” vài lần trong khi nén hơi. Từ từ thở ra, quán tưởng dẫn khí từ Đan-điền ta Mệnh-môn theo mạch Đốc từ dưới lên. Ngưng thở quán tưởng tập trung tại Bách-hội, đọc khẩu quyết “Bách-hội Xả khí” vài lần, điều hòa hô hấp trở lại.

* Lưu ý :

- Thời gian tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Ban đầu, mỗi lần tập lại nên dừng tại thời điểm điều hòa hô hấp cho ổn định, sau đó lại tiếp tục tập ít nhất khoảng 10 lần.

- Nếu mắc các chứng bệnh thuộc Tâm, Phế thì chú trọng ở kỳ hít vào. Các chứng bệnh thuộc Tỳ, Vị chú trọng ở kỳ nén khí. Các chứng bệnh thuộc Can, Thận chú trọng ở kỳ thở ra. Các chứng bệnh suy nhược chú trọng ở kỳ ngưng xả.

- Nếu khí cảm chưa tốt, sau khi nén tại Đan-điền, quán từ Đan-điền sang Mệnh-môn. Ngưng lại một chút, tập trung Mệnh-môn sau đó thở ra xả khí.

Page 42: Tinh Khi Cong

Thanh khí công

" khí công tổng hợp để thanh lọc nội khí "

Những điều cần biết khi luyện Thanh khí công

1 - Vùng bệnh có thể là vùng đau cấp hay mãn tính, nhưng khi luyện lấy vùng có biểu hiện bệnh lý rõ nhất.

2 - Vùng bệnh trong cơ thể có nhiều, nhưng nên chọn vùng đau nặng nhất luyện trước, sau đó lần lượt đến các vùng khác.

3 - Mấu chốt của bài này là tụ khí được cho vùng bệnh căng, tê, nóng lên (đôi khi có thể đau tức lên vì động khí) sau đó xả nóng, tê ra được theo đường và bộ vị xả.

* ý nghĩa : Thu ngoại khí, chuyển thành Chân khí; dùng nó để đưa vào vùng bệnh, đẩy trọc khí ra ngoài nhằm thanh hóa khí với đặc tính chữa bệnh cao, phù hợp với mọi bệnh trạng.

* Quá trình thực hiện :

Toàn thân trong tư thế thư giãn, bế ngũ quan, điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, ổn định nhịp tim. Tập trung tâm ý vào Bách-hội. Đọc khẩu quyết “Bách-hội khai mở” vài lần. Vẫn điều hòa hô hấp tập trung vào Bách-hội và đọc chậm khẩu quyết: “Thu khí chữa bệnh” vài lần. Từ từ thở hít vào đồng thời quán tưởng chân khí đi theo mạch Nhâm đến bụng dưới, nén chặt tại Đan-điền đọc khẩu quyết “Đan-điền sinh khí” vài lần. Tiếp tục nén hơi chuyển tâm ý đến vùng bệnh, đọc khẩu quyết “Tụ khí vùng bệnh” vài lần. Sau đó vừa thở ra vừa quán tưởng theo đường dẫn tới vị trí Xả khí, ngưng thở tập trung tâm ý vào vị trí Xả và đọc khẩu quyết “Xả khí” vài lần. Điều hòa hô hấp trở lại.

* Lưu ý :

- Xả khí có ba đường như sau (theo các kinh mạch tương ứng) :

Xả khí tại Bách-hội huyệt : Từ dưới cột sống đi lên theo mạch Đốc tới Bách-hội, áp dụng cho các chứng bệnh ở cột sống, thần kinh.

Xả khí tại Dũng-tuyền huyệt : đi từ Đan-điền theo mặt trong của chân xuống huyệt Dũng-tuyền, áp dụng cho các chứng bệnh ở chân lưng dưới, bụng dưới, Tỳ, Can, Thận.

Xả khí tại Lao-cung huyệt : đi từ ngực theo mặt trong của cánh tay ra huyệt Lao-cung, áp dụng cho các chứng bệnh ở tay, lưng trên, ngực, Tâm, Phế.

- Thời gian bắt buộc là tối trước khi đi ngủ và sáng khi mới tỉnh dậy.

- Khi xả khí mà thấy tại các vị trí xả có cảm giác nóng, lạnh, tê chạy theo các đường kinh lạc; đồng thời cảm nhận được trạng bệnh có giảm đi, sức khỏe tốt lên là đúng

Page 43: Tinh Khi Cong

Thanh khí công

phối hợp " nê hoàn công và thái dương công "

* ý nghĩa : Phối hợp sự Thu ngoại khí và sự Xả nhân khí ở Bách-hội và ấn đường để tăng hiệu suất "Thu - Xả", cũng như ứng dụng việc xả ấn đường trong các chứng trạng tương ứng.

* Quá trình thực hiện :

- Chu trình thứ nhất : Tập trung quán tưởng tại ấn đường, điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, bế ngũ quan, đọc khẩu quyết " ấn đường khai mở " vài lần. Tiếp tục đọc khẩu quyết " ấn đường thu khí ", đồng thời từ từ hít vào thẳng xuống Đan-điền và quán tưởng theo mạch Nhâm từ trên xuống. Nén hơi ở bụng dưới, tập trung quán tưởng tại Đan-điền, đọc khẩu quyết "Đan-điền sinh khí " vài lần. Sau đó từ từ thở ra quán tưởng theo mạch Đốc từ dưới lên. Ngưng thở, tập trung quán tưởng tại Bách-hội, đọc khẩu quyết " Xả khí " vài lần. Cuối cùng điều hòa hô hấp trở lại.

- Chu trình thứ hai : Tập trung quán tưởng tại Bách-hội, điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, bế ngũ quan, đọc khẩu quyết “Bách-hội khai mở” vài lần. Tiếp tục đọc khẩu quyết “Bách-hội thu khí” đồng thời từ từ hít vào thẳng xuống Đan-điền và quán tưởng theo mạch Nhâm từ trên xuống. Nén hơi ở bụng dưới, tập trung quán tưởng tại Đan-điền, đọc khẩu quyết “Đan-điền sinh khí” vài lần rồi từ từ thở ra, quán tưởng theo mạch Đốc từ dưới lên. Ngưng thở, tập trung quán tưởng tại ấn đường, đọc khẩu quyết “Xả khí” vài lần. Cuối cùng điều hòa hô hấp trở lại.

* Lưu ý :

Đây là hai chu trình đặc biệt có ý nghĩa với các chứng bệnh thần kinh-tinh thần, cũng như cân bằng hoạt động tâm sinh lý trong cơ thể.

Page 44: Tinh Khi Cong

Nội-Chu-thiên pháp

Nội-Chu-thiên pháp là công pháp luyện để cân bằng và hiệu chỉnh Ngũ khí nội tạng, cũng như đảm bảo các quá trình sinh học trong cơ thể.

Vòng Nội-Chu-thiên theo thứ tự

Phế => Tỳ => Tâm => Thận => Tâm bào => Can

Trong cơ thể có năm tạng cơ bản là : Phế (phổi), Tỳ (lá lách), Tâm (tim), Thận, Can (gan) và tạng danh định Tâm bào (màng bao tim). Các tạng này hoạt động dựa trên cơ sở cân bằng theo vòng Nội-Chu-thiên (nằm trong vòng Đại Chu thiên).

Các đặc tính của Ngũ tạng :

- Phế : tính táo (khí khô), màu trắng bạc, vượng vào giờ Dần, suy vào giờ Thân. Hệ chủ là Hô hấp và Biểu bì (da), khai khiếu ra Da.

- Tỳ : tính thấp (khí ẩm), màu vàng tươi, vượng vào giờ Tỵ, suy vào giờ Hợi. Hệ chủ là Tiêu hóa và Cơ, khai khiếu ra Mũi.

- Tâm : tính hỏa (khí nóng), màu đỏ tươi, vượng vào giờ Ngọ, suy vào giờ Tý. Hệ chủ là Huyết và Mạch, khai khiếu ra lưỡi, miệng.

- Thận : tính hàn (khí lạnh), màu đen nhung, vượng vào giờ Dậu, suy vào giờ Mão. Hệ chủ là bài tiết và xương cốt, khai khiếu ra tai.

- Tâm bào : tính thử (nhiệt khí), màu đỏ tím, vượng vào giờ Tuất, suy vào giờ Thìn. Hệ chủ là thân nhiệt, khai khiếu ra răng lợi.

- Can : tính phong (fong động, lan truyền, tê chạy), màu xanh, vượng vào giờ Sửu, suy vào giờ Mùi. Hệ chủ là gân và hệ thống cân bằng cơ thể (tiền đình), khai khiếu ra mắt.

* Quá trình thực hiện :

Bước thứ nhất : kích thích ngũ khí

Lần lượt kích thích Ngũ khí theo thứ tự Nội-Chu-thiên, với nguyên tắc chung như sau :

Điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, tập trung Bách-hội, đọc thầm khẩu quyết “Bách-hội thu khí”, từ từ hít vào, quán khí theo mạch Nhâm đi xuống. Nén hơi quán tụ tại Đan-điền, đọc khẩu quyết “Đan-điền sinh khí”. Thở ra từ từ, quán khí lên tạng Tâm (hay Tạng tương ứng), đọc khẩu quyết “Tâm khí phát sinh” (hay Danh khí khác), từ từ thở ra hết, quán khí theo kinh Tâm (hay kinh mạch khác tương ứng với tạng) từ trong ra. Ngưng thở, tụ quán tại Lao-cung tả huyệt (hay cuối đường kinh mạch của Tạng tương ứng), đọc khẩu quyết “Xả tâm khí” (hay Danh khí khác).

* Lưu ý : - Tiến hành theo thứ tự Nội-Chu-thiên.

Page 45: Tinh Khi Cong

- Có thể thay kinh âm của tạng bằng đường xả ở mặt trong cánh tay (phải cho Phế hữu, Tâm bào; trái cho Tâm và Phế tả) ra lòng bàn tay, tại Lao-cung huyệt. Hay ở mặt trong của cẳng chân (phải cho Thận hữu và Can, trái cho Thận tả và Tỳ) ra lòng bàn chân, tại Dũng-tuyền huyệt.

- Có thể sử dụng nguyên tắc cân bằng Âm - Dương để tăng hiệu quả.

Bước thứ hai : liên hợp Nội-Chu-thiên

Điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, ổn định nhịp tim, tập trung Bách-hội, đọc khẩu quyết “Bách-hội thu khí” từ từ hít vào, quán khí theo mạch Nhâm đi xuống. Nén hơi tại Đan-điền, đọc khẩu quyết “Đan-điền sinh khí”. Thở ra từ từ, quán khí từ Đan-điền lên Phế thì ngưng lại, đọc khẩu quyết “Phế khí phát sinh”.

Từ từ hít vào quán khí từ Phế xuống Tỳ (hạ sườn trái). Nén hơi, quán tụ tại Tỳ, đọc khẩu quyết “Tỳ khí phát sinh”. Từ từ thở ra, quán khí từ Tỳ lên Tâm. Ngưng thở quán tụ tại Tâm, đọc khẩu quyết “Tâm khí phát sinh”.

Từ từ hít vào quán khí từ Tâm xuống Thận. Nén hơi, quán tụ tại Thận, đọc khẩu quyết “Thận khí phát sinh”. Từ từ thở ra, quán khí từ Thận lên Tâm bào, đọc khẩu quyết “Nhiệt tâm khí phát sinh”.

Từ từ hít vào quán khí từ Tâm bào xuống Can. Nén hơi, quán tụ tại Can, đọc khẩu quyết “Can khí phát sinh”. Từ từ thở ra, quán khí từ Can ra Mệnh-môn, đi từ dưới lên theo mạch Đốc. Ngưng thở, đọc khẩu quyết “Toàn thân xả khí”, xả mạnh khí ra các bộ vị tương ứng : Dũng-tuyền, Lao-cung, Bách-hội. Điều hòa hô hấp trở lại, lặp lại vài lần cho tốt.

Bước thứ ba : hành Nội-Chu-thiên

Điều hòa hô hấp, hơi thở sâu - đều - chậm, nhẹ nhàng, tập trung Bách-hội. Thu ngoại khí từ Bách-hội, quán theo mạch Nhâm đi xuống, nén hơi để Chân khí phát sinh tại Đan-điền.

Từ từ thở ra quán khí từ Đan-điền lên Phế, ngưng thở (nửa nhịp đầu) để Phế khí phát sinh. Từ từ thở ra tiếp, quán chuyển khí từ Phế xuống Đại trường, ngưng thở (nửa nhịp cuối) xả khí theo kinh mạch xuống hai lòng bàn chân, ngưng thở thông xả mạnh ra ngoài. Trở lại vận khí từ Đan-điền lên Phế, quán tụ tại Phế quản xả khí theo kinh mạch ra hai lòng bàn tay, ngưng thở thông xả mạnh ra ngoài. Tiếp tục vận khí từ Đan-điền lên Phế, quán chuyển thông xả ra ngoài da (cảm giác : tê chạy trên mặt da, và ấm nóng hoặc mát lạnh tùy theo thể trạng của từng người).

Vận khí từ Đan-điền xuống Tỳ, ngưng thở (nửa nhịp đầu) để Tỳ khí phát sinh, quán chuyển sang Vị, ngưng thở (nửa nhịp cuối) thông xả mạnh ra lòng bàn chân trái. Trở lại quán khí từ Đan-điền xuống Tỳ, ngưng thở tập trung tại Tỳ (Tỳ khí phát sinh), từ từ thở ra quán khí tụ vào hệ tiêu hóa, thông xả mạnh ra lòng bàn chân bàn tay. Tiếp tục quán khí từ Đan-điền xuống Tỳ, ngưng thở để Tỳ khí phát sinh, từ từ thở ra quán khí tụ tại hệ xoang mũi, ngưng thở thông xả trực tiếp từ mũi ra ngoài.

Page 46: Tinh Khi Cong

Vận khí từ Đan-điền lên Tâm, ngưng thở (nửa nhịp đầu) để Tâm khí phát sinh, quán khí xuống Tiểu trường, ngưng thở (nửa nhịp cuối) thông xả mạnh ra hai lòng bàn chân. Trở lại quán khí từ Tỳ lên Tâm, tập trung tại Tâm (Tâm khí phát sinh), quán chuyển từ Tâm đến hệ huyết mạch, thông xả mạnh ra lòng bàn chân bàn tay. Tiếp tục quán khí từ Đan-điền lên Tâm, tập trung tại Tâm (Tâm khí phát sinh), quán chuyển từ Tâm lên lưỡi, ngưng thở há miệng, thông xả trực tiếp ra ngoài, ngậm miệng trở lại.

Vận khí từ Đan-điền sang Thận, nín thở tập trung tại Thận, xả khí theo đường kinh xuống lòng bàn chân trái, ngưng thở thông xả mạnh ra ngoài. Trở lại quán khí từ Đan-điền xuống Thận, nín thở để Thận khí phát sinh, quán chuyển từ Thận xuống tụ tại Bàng quang, ngưng thở (nửa nhịp đầu) xả khí theo đường kinh xuống hai lòng bàn chân, ngưng thở (nửa nhịp cuối) thông xả mạnh ra ngoài. Tiếp tục quán khí từ Đan-điền xuống Thận, ngưng thở để Thận khí phát sinh, quán lên hai lỗ tai, ngưng thở tập trung tại tai thông xả trực tiếp ra ngoài.

Vận khí từ Đan-điền lên Tâm bào lạc, ngưng thở để Nhiệt Tâm khí phát sinh (cảm giác nóng rực vùng Tâm bào), quán chuyển từ Tâm bào qua huyệt Đản trung ra lòng bàn tay phải, thông xả mạnh ra ngoài. Trở lại quán khí từ Đan-điền lên Tâm bào, ngưng thở lần lượt quán chuyển vào Thượng tiêu (lồng ngực), Trung tiêu (thượng vị), Hạ tiêu (bụng dưới) sau đó thông xả mạnh ra hai lòng bàn chân (khi quán vào Tam tiêu chỉ tiến hành trong một nhịp thở ra). Tiếp tục quán khí từ Đan-điền lên Tâm bào, ngưng thở để Nhiệt Tâm khí phát sinh, tán khí từ Tâm bào ra toàn bộ cơ thể và thông xả mạnh ra lòng bàn chân bàn tay. Lại quán khí từ Đan-điền lên Tâm bào, ngưng thở... , thở ra quán khí từ Tâm bào lên tụ tại vùng răng lợi, ngưng thở há miệng, thông xả trực tiếp ra ngoài, ngậm miệng trở lại.

Vận khí từ Đan-điền xuống tụ tại Can, xả khí theo Can kinh xuống lòng bàn chân phải, ngưng thở thông xả mạnh ra ngoài. Trở lại quán khí từ Đan-điền bào xuống Can, nín thở để Can khí phát sinh, thở ra quán chuyển xuống tụ tại Đởm, quán chuyển theo kinh mạch xuống lòng bàn chân phải, ngưng thở thông xả mạnh ra ngoài. Tiếp tục quán từ Đan-điền xuống Can, nín thở... , thở ra quán chuyển lên tụ tại mắt, ngưng thở mở mắt thông xả trực tiếp ra ngoài, nhắm mắt trở lại.

Vận khí từ Đan-điền xuống Can, quán tụ từ Can trở lại Đan-điền, thu khí Bách-hội theo mạch Nhâm đi xuống tụ tại Đan-điền, nín thở để Chân khí phát sinh, quán chuyển ra Mệnh-môn theo mạch Đốc đi lên tụ tại Ngọc-chẩm, thông xả ra ấn đường, Bách-hội. Trở lại quán khí từ Đan-điền ra mạch Đốc và xả khí toàn thân. Điều hòa hô hấp trở lại, thanh khí toàn bộ cơ thể. Từ... từ... dừng... lại...

Lưu ý : Khi luyện đến vùng có liên quan tới bệnh lý thì lặp lại đoạn đó và tập trung vào vùng bệnh, nhưng bắt buộc phải luyện đúng và đủ cả bài.

Trình tự trong một bước hành Nội-Chu-thiên : Thông tạng - Thông phủ - Thông hệ - Thông khiếu

Page 47: Tinh Khi Cong

Nguyên tắc cân bằng âm - dương nhờ hai bàn tay

1/. ý nghĩa : Nguyên tắc này sử dụng hai bàn tay để cân bằng âm - dương và bổ trợ Nội khí (trong-ngoài, phải- trái, trên-dưới, trước-sau) có giá trị tự chữa bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả khi sử dụng các bài Đan-điền công và Thanh khí công.

2/. Nguyên tắc cơ bản : Tay trái đặt vào Đan-điền, tay phải đặt vào vùng bệnh hay vùng cần trợ khí.

3/. Các nguyên tắc bổ sung :

• Trong các trường hợp cảm giác khí động và cảm giác bệnh lý tăng lên, thì sau một lúc đảo tay lại (tay phải đặt vào Đan-điền, tay trái đặt vào vùng bệnh) là có hiệu quả ngay.

• Trường hợp cần xả khí tay nào thì tay kia đặt vào vùng bệnh.

• Trường hợp vùng bệnh không thể dùng bàn tay phải thì đặt tay phải vào Đan-điền và tay trái vào vùng bệnh, sau đó nên sử dụng Thanh khí công với nguyên tắc bổ sung thứ 2.

• Trong trường hợp vùng bệnh thể hiện thành đường, hay muốn thông khí tốt đường xả ra chân; thì một tay đặt vào vùng bệnh, tay kia vuốt nhẹ (trong nhịp thở ra của bài Thanh khí công) trên chân theo đường (kinh lạc) đến vị trí cần xả (huyệt Dũng-tuyền).

* Lưu ý :

- Trong một buổi tập, sau khi luyện Nhập khí công thì sử dụng Đan-điền công với nguyên tắc cơ bản, sau đó luyện Thanh khí công với các nguyên tắc bổ sung.

- Các nguyên tắc này hoàn toàn có thể sử dụng để bổ trợ chữa bệnh cho người khác (nếu người đó đồng bộ luyện khí thì rất tốt), trong lúc đó vẫn luyện khí như bình thường và coi bộ vị tương ứng với bệnh của người khác làm vùng luyện khí, và tập trung quán tưởng về nơi đó và từ nơi đó. Nhưng sau đó phải luyện Đan-điền công và Thanh khí công một mình để loại trừ mọi khả năng không tốt.

4/. Xác định thể bệnh theo nguyên tắc cân bằng âm-dương:

Bệnh vượng là dạng "dương hữu dư ", bệnh suy là "âm bất túc".

Đặt hai bàn tay theo nguyên tắc cân bằng âm - dương :

- Vùng bệnh nóng hơn Đan-điền => dương bệnh.

- Vùng bệnh lạnh (mát) hơn Đan-điền => âm bệnh.

- Thấy khi đi từ vùng bệnh vào tay phải => bệnh vượng.

- Thấy khi đi từ tay phải ra (hoặc từ Đan-điền ra tay trái sang tay phải) vùng bệnh => bệnh suy.

Page 48: Tinh Khi Cong

Kết hợp các trạng thái trên sẽ xác định được thể bệnh là dương vượng hay dương suy, âm vượng hay âm suy. Đồng thời kết hợp theo vòng Chu thiên để định bệnh. Trên cơ sở đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Page 49: Tinh Khi Cong

TIỂU CHU THIÊN

I. Tiểu chu thiên là gì :

Tiểu chu thiên là vòng khí vận hành chu lưu trong ngày theo thứ tự của nội tạng trong cơ thể như sau : Khí bắt đầu từ Phế, rồi xuống Đại trường, lên Vị, rồi xuống Tỳ, lên Tâm, rồi xuống Tiểu trường, tới Bàng quang, rồi tới Thận, lên Tâm Bào, rồi xuống Tam tiêu, tới Đởm, rồi xuống Can.

Tiểu chu thiên pháp có tác dụng điều hoà, phục hồi nội tạng rất tốt.

II. Luyện Tiểu chu Thiên cơ bản:

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền, đưa lên tụ Khí ở Phế ( nếu cần thì xả ra hai tay ), dồn xuống tụ khí ở Đại trường.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Đại trường ( nếu cần thì xả ra hai chân ), dồn tới tụ khí ở Vị.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Vị ( nếu cần thì xả ra chân trái ), dồn tới tụ khí ở Tỳ.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Tỳ ( nếu cần thì xả ra chân trái ), dồn tới tụ khí ở Tâm.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Tâm ( nếu cần thì xả ra tay trái ), dồn tới tụ khí ở Tiểu trường.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Tiểu trường ( nếu cần thì xả ra hai chân ), dồn tới tụ khí ở Bàng quang.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền, đưa lên tụ Khí ở Bàng quang ( nếu cần thì xả ra hai chân ), dồn xuống tụ khí ở Thận.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Thận ( nếu cần thì xả ra hai chân ), dồn tới tụ khí ở Tâm bào.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Tâm bào ( nếu cần thì xả ra tay phải ), dồn tới tụ khí ở thượng tiêu.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Thượng tiêu, dồn xuống tụ ở Trung tiêu, dồn xuống tụ ở Hạ tiêu ( nếu cần thì xả ra hai chân ), dồn tới tụ khí ở Đởm.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Đởm ( nếu cần thì xả ra chân phải ), dồn tới tụ khí ở Can.

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa tới tụ Khí ở Can ( nếu cần thì xả ra chân phải ), dồn tới tụ khí ở Đan điền.

Page 50: Tinh Khi Cong

- Thu khí vào Bách hội, theo mạch nhâm xuống Sinh khí ở Đan điền đưa ra mạch Đốc thông xả lên Bách Hội.

III. Luyện Tiểu chu thiên theo thời gian:

- Từ 3 giờ đến 5 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can -> Đan điền.

- Từ 5 giờ đến 7 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can -> Phế -> Đan điền.

- Từ 7 giờ đến 9 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can-> Phế -> Đại trường -> Đan điền.

- Từ 9 giờ đến 11 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Đan điền.

- Từ 11 giờ đến 13 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can-> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Đan điền.

- Từ 13 giờ đến 15 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Đan điền.

- Từ 15 giờ đến 17 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can-> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Đan điền.

- Từ 17 giờ đến 19 giờ bắt đầu từ Đan Điền ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can-> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang -> Đan điền.

- Từ 19 giờ đến 21 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Can-> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Đan điền.

- Từ 21 giờ đến 23 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Tam tiêu -> Đởm -> Can -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Đan điền.

- Từ 23 giờ đến 1 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Đởm -> Can -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đan điền.

- Từ 1 giờ đến 3 giờ bắt đầu từ Đan Điền -> Can -> Phế -> Đại trường -> Vị -> Tỳ -> Tâm -> Tiểu trường -> Bàng quang ->Thận -> Tâm bào -> Tam tiêu -> Đởm -> Đan điền.

Phương pháp xác định dạng bệnh

và thời gian tự điều trị :

Theo sự vận hành của chu thiên chúng ta có thể đưa ra phương pháp trị liệu đơn giản và hiệu quả như sau :

a- Trạng thái khí :

Theo Chu thiên khí có ba trạng thái hoạt động như sau :

Page 51: Tinh Khi Cong

- Vượng : là khí tập trung nhiều và mạnh.

- Suy : là khí tán đi và yếu.

- Hư : là rối loạn, thay đổi trạng thái.

b- Xác định dạng Bệnh :

Chúng ta xác định dạng bệnh như sau :

- Đau nặng ở giờ Vượng là bệnh Vượng.

- Đau nặng ở giờ Suy là bệnh Suy

- Đau nặng ở giờ Hư là bệnh Hư.

c- Nguyên tắc điều trị :

Chúng ta luyện khí điều trị như sau :

- Bệnh Vượng chữa giờ Suy.

- Bệnh Suy chữa giờ Vượng .

- Bệnh Hư chữa giờ Hư.

d- Bảng xác định dạng theo vùng bệnh :

- căn cứ theo vùng Bệnh ta sẽ biết dạng bệnh theo giờ đau.

- Căn cứ theo giờ ta sẽ biết vùng cần theo dõi sẽ mạnh

( vượng ), yếu ( suy ), loạn ( hư ) lúc nào để phòng chống

Page 52: Tinh Khi Cong

e- Bảng xác định dạng theo giờ

- Căn cứ theo giờ ta sẽ biết thời gian và dạng bệnh ở đâu.

- Căn cứ theo vùng cần theo dõi Ta sẽ biết thời gian và dạng bệnh để phòng chống.

Page 53: Tinh Khi Cong
Page 54: Tinh Khi Cong

NGŨ HÀNH CÔNG

I.Ngũ hành Khí :

Ngũ hành Khí là Khí phát ra khi chân khí tác động vào ngũ tạng phát ra. Chính vì vậy Ngũ khí có tính năng sinh học rất cao. Trong dưỡng sinh Khí công Ngũ hành công có giá trị tự chữa bệnh rất tốt.

Ngũ hành công có tác dụng đặc biệt trong các chứng bệnh nội tạng, cũng như dùng đơn khí để cân bằng đa khí trong toàn bộ cơ thể.

Ngũ khí có các đặc tính cần biết như sau :

- Tâm khí : có tính nhiệt, cảm giác nóng, mầu sắc đỏ tươi, phù hợp với lửa và trời nóng.

- Can khí : có tính phong điện, cảm giác Tê, mầu sắc xanh lá cây, phù hợp với cây cối và trời gió.

- Tỳ khí có: tính Thấp ( ẩm ), cảm giác nặng, mầu sắc vàng chanh, phù hợp với đất đá và trời mưa ẩm.

- Phế khí : có tính Táo ( khô ), cảm giác nhẹ, mầu sắc Trắng bạc, phù hợp với kim loại và trời hanh khô.

- Thận khí : có tính hàn, cảm giác mát lạnh, mầu sắc đen tuyền, phù hợp với nước và trời lạnh.

Trong luyện tập khí công nếu chúng ta tận dụng các đặc tính trên thì tác dụng rất cao. Ví dụ luyện khí cho Tâm chúng ta luyện với khí nóng, màu đỏ với Tác nhân là lửa trong trời nóng thì tác dụng rất cao.

Tác nhân là đối tượng có tính năng phát khí mà chúng ta luyện tập đối diện sẽ hiệu quả tốt hơn là luyện chung chung.

Màu sắc của khí sẽ phản ánh trên trán, mà chúng ta căn cứ vào đó để xác định hiệu quả thực tế rất tốt ( còn gọi là khả năng khí quang ).

II. Hệ thống kinh mạch theo ngũ hành công :

1- Phế hệ

- Phế kinh : chạy từ Phế ra phía trên mặt trong 2 cánh tay ra đến ngón tay cái.

- Đại trường kinh : chạy từ ngón tay trỏ theo phía trên mặt ngoài của tay vào hõm vai xuống Đại tràng.

2-Tỳ hệ

- Tỳ kinh : chạy từ Tỳ xuống phía trước mặt trong của chân trái xuống đến ngón chân cái.

- Vị kinh : chạy từ ngón chân thứ hai theo chính giữa mặt trước cuả chân trái lên hông sườn vào Dạ dầy.

3- Tâm hệ

- Tâm kinh : chạy từ Tâm ra mép dưới mặt trong cánh tay trái xuống ngón út.

Page 55: Tinh Khi Cong

- Tiểu trường kinh : chạy từ ngón tay út theo phía dưới mặt ngoài tay trái lên hõm vai xuống Tiểu trường.

4- Thận hệ

- Thận kinh : chạy từ Thận theo phía sau mặt trong 2 chân xuống lòng bàn chân.

- Bàng quang kinh : chạy từ ngón út của chân theo chính giữa mặt sau của chân lên hố chậu vào Bàng quang.

5- Tâm bào hệ

- Tâm bào kinh : chạy từ Tâm bào ra chính giữa mặt trong của tay phải đến tận ngón giữa.

- Tam Tiêu kinh : chạy từ ngón áp út theo chính giữa mặt ngoài của tay phải, lên hõm vai xuống Tam tiêu.

6- Can hệ

- Can kinh : Chạy từ Can theo chính giữa mặt trong của chân phải ra ngón chân cái.

- Đởm kinh : chạy từ ngón chân áp út theo chính giữa mặt ngoài của chân phải lên hông sườn vào Đởm.

III. Ngũ hành công

1. Tâm công.

Thu khí Nóng - Đỏ vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ ở Tâm sinh Tâm khí, quán dẫn Tâm khí theo Tâm kinh (mép dưới mặt trong cánh táy trái) đi ra đầu ngón tay út, quán lên mu b n tay theo Tiểu trường kinh lên hõm vai xuống tu sinh khí tại Tiểu trường, dồn khí từ Tiểu trườngà̉ về Tâm, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

a- Thông Máu :

Dồn tới vùng cần thông máu, thông xả tương ứng.

b- Thông Hàn :

Dồn tới vùng lạnh cho nóng lên, thông xả tương ứng.

c- Thông Tâm :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội.

2. Can công.

Thu khí Tê - Xanh vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ khí ở Can, theo Can kinh đi ra đầu ngón chân cái bên phải ( nếu cần thì xả ), theo ngón chân áp út lên Đởm kinh lên hông tới Đởm ( nếu cần thì xả chân phải ), dồn khí từ Đởm về Can, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

a- Thông Gân :

Page 56: Tinh Khi Cong

Dồn tới vùng cần thông Gân, thông xả tương ứng.

b- Thông Kết :

Dồn tới vùng Kết cho tê đi, thông xả tương ứng.

c- Thông Can :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội.

3. Tỳ công.

Thu khí ẩm - vàng vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ khí ở Tỳ, theo Tỳ kinh đi ra đầu ngón chân caí bên trái ( nếu cần thì xả ), theo ngón chân thứ hai vào Vị kinh lên bụng vào Vị ( nếu cần thì xả ), dồn khí từ Vị về Tỳ, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

a- Thông Cơ :

Dồn tới vùng cần thông cơ, thông xả tương ứng.

b- Thông loạn :

Dồn tới vùng loạn cho định lại, thông xả tương ứng.

c- Thông Tỳ :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội.

4. Phế công :

Thu khí Khô - Trắng vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ khí ở Phế, theo Phế kinh đi ra đầu ngón tay cái ( nếu cần thì xả ), theo ngón Trỏ vào Đại trường kinh lên hõm vai xuống Đại trường ( nếu cần thì xả ), dồn khí từ Đại trường về Phế, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

a- Thông hơi :

Dồn tới vùng cần thông Hơi, thông xả tương ứng.

b- Thông suy :

Dồn tới vùng suy cho mạnh lên, thông xả tương ứng.

c- Thông Phế :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội.

5. Thận công :

Page 57: Tinh Khi Cong

Thu khí Lạnh - Đen vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ khí ở Thận, theo Thận kinh đi xuống lòng bàn chân ( nếu cần thì xả ), theo ngón chân út vào Bàng quang kinh lên hố chậu vào Bàng quang (nếu cần thì xả ), dồn khí từ Bàng quang về Thận, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

d- Thông Xương :

Dồn tới vùng Xương cần thông, thông xả tương ứng.

e- Thông Nhiệt :

Dồn tới vùng nóng cho mát đi, thông xả tương ứng.

f- Thông Thận :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội.

6. Tâm bào công.

Thu khí Nóngbức – Đỏ rực vào Bách Hội theo mạch nhâm xuống sinh khí ở Đan điền, dồn tới tụ khí ở Tâm bào, theo Tâm bào kinh đi ra đầu ngón tay giữa ( nếu cần thì xả ), theo Tam tiêu kinh lên hõm vai xuống Thượng tiêu, xuống Trung tiêu, xuống Hạ tiêu ( nếu cần thì xả ), dồn khí từ Hạ tiêu về Tâm bào, sau đó lựa chọn các mục đích sau :

g- Thông Máu :

Dồn tới vùng cần thông máu, thông xả tương ứng.

h- Thông Hàn :

Dồn tới vùng lạnh cho nóng lên, thông xả tương ứng.

i- Thông Tâm :

dồn xuống Đan điền, đưa ra sau mạch đốc xả lên Bách hội