toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - số 1087 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1087 ngày 07/8/2014 - Bảo đảm an toàn cho Khu di tích Khảo cổ 18 Hoàng Diệu (Tr.7) - Tuyên truyền quảng bá về Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa và Di sản thế giới Tràng An - Ninh Bình (Tr.4) - Triển lãm “Âm vang chiến thắng trận đầu - Chủ quyền biển đảo Việt Nam những bằng chứng lịch sử” (Tr.9) 9 cầu thủ của CLB Ninh Bình bị cấm thi đấu quốc tế (Tr.13) - Biến dạng trong trùng tu một số di tích tại Hà Nội - Đâu là căn nguyên? (Tr.20) trONg số NàY Ảnh: BAOBINHDINH Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Nguyên với các vùng du lịch khác Tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt vừa họp phiên thứ tư để sơ kết 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm việc triển khai các hoạt động trong Năm Du lịch. Đồng chủ trì phiên họp có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng - Huỳnh Đức Hòa. (Xem tiếp trang 3) Hoà trong không khí tưng bừng, phấn khởi cùng cả nước hướng đến kỷ niệm 69 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9, tối 01/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã tổ chức Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V-2014. Dự Liên hoan có 60 đoàn đến từ 23 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng với 63 đoàn trong nước, với tổng cộng trên 1.500 võ sư, võ sĩ, cùng hàng nghìn du khách trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã đến dự. (Xem tiếp trang 4) Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7 cho thấy: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2014 ước đạt 564.736 lượt khách, tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng đã tăng 4,6% so với tháng 6/2014. Kết quả này đã góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng của năm 2014 ước đạt 4.852.621 lượt khách, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy sau 2 tháng liên tiếp giảm, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại, tháng 6 khách du lịch đến Việt Nam giảm gần 20% so với tháng 5 và tháng 5 giảm 9,62% so với tháng 4/2014. (Xem tiếp trang 11) Biểu diễn võ trong Lễ Khai mạc Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V-2014 tại Bình Định

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

95 views

Category:

News & Politics


2 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1087. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1087 ngày 07/8/2014

- Bảo đảm an toàn cho Khu di tíchKhảo cổ 18 Hoàng Diệu

(Tr.7)- Tuyên truyền quảng bá về Năm Du lịch quốc gia 2015 -Thanh Hóa và Di sản thế giớiTràng An - Ninh Bình

(Tr.4)- Triển lãm “Âm vang chiến thắngtrận đầu - Chủ quyền biển đảoViệt Nam những bằng chứnglịch sử”

(Tr.9)9 cầu thủ của CLB Ninh Bình

bị cấm thi đấu quốc tế (Tr.13)

- Biến dạng trong trùng tumột số di tích tại Hà Nội - Đâu là căn nguyên?

(Tr.20)

trONg số Này

Ảnh:

BAO

BIN

HD

INH

Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Nguyênvới các vùng du lịch khác

Tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổchức Năm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt vừa họp phiên thứ tưđể sơ kết 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ6 tháng cuối năm việc triển khai cáchoạt động trong Năm Du lịch. Đồngchủ trì phiên họp có Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh; Bí thưTỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh LâmĐồng - Huỳnh Đức Hòa.

(Xem tiếp trang 3)

Hoà trong không khí tưng bừng, phấn khởi cùng cả nước hướng đến kỷ niệm69 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9, tối 01/8 tại thành phốQuy Nhơn, tỉnh Bình Định đã tổ chức Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Namlần thứ V-2014. Dự Liên hoan có 60 đoàn đến từ 23 nước và vùng lãnh thổ trênthế giới, cùng với 63 đoàn trong nước, với tổng cộng trên 1.500 võ sư, võ sĩ,cùng hàng nghìn du khách trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã đến dự.

(Xem tiếp trang 4)

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/7 cho thấy:

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2014 ước đạt 564.736lượt khách, tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng đã tăng 4,6% sovới tháng 6/2014. Kết quả này đã góp phần đưa tổng lượng khách quốc tếđến Việt Nam trong 7 tháng của năm 2014 ước đạt 4.852.621 lượt khách,tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy sau 2 tháng liên tiếp giảm,lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng trở lại, tháng 6 khách dulịch đến Việt Nam giảm gần 20% so với tháng 5 và tháng 5 giảm 9,62% sovới tháng 4/2014.

(Xem tiếp trang 11)

Biểu diễn võ trong Lễ Khai mạc

Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Namlần thứ V-2014 tại Bình Định

Page 2: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1087 l 07.8.2014

Chiều ngày 29/7 tại Hà Nội, Bộtrưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh đã có buổi tiếp và làm việc vớiChủ tịch Tập đoàn CJ Hàn Quốc tạiViệt Nam - Chang Bok Sang về tăngcường hợp tác trong lĩnh vực điệnảnh.

Tại buổi tiếp, ngài Chang BokSang đánh giá cao mối quan hệ hợptác giữa Việt Nam-Hàn Quốc trêncác lĩnh vực, trong đó có Điện ảnhđang từng bước phát triển tốt đẹp.Nhân dịp này, ngài Chang Bok Sangthông báo kết quả hợp tác giữa Tậpđoàn CJ và Đài Truyền hình ViệtNam (VTV), hai bên đã ký hợp đồnghợp tác sản xuất phim truyền hìnhtrong thời gian tới và sẽ được phátsóng trên khung giờ vàng của VTV3vào cuối năm 2014.

Ngài Chang Bok Sang cho biếtthêm: Tập đoàn CJ đang xúc tiếnthành lập công ty liên doanh với ViệtNam trong việc sản xuất các tácphẩm điện ảnh tại Việt Nam, đồngthời cử các chuyên gia sản xuấtphim sang Việt Nam và tuyển chọn

nhân lực triển vọng tại Việt Namsang đào tạo tại Hàn Quốc để từngbước hoàn thiện các khâu từ sảnxuất, đầu tư thông qua những bíquyết và công nghệ của CJ E&M,trước mắt có thể sản xuất từ 5-7phim/năm. Ngoài ra, Tập đoàn CJmong muốn hỗ trợ các địa phươngcủa Việt Nam giới thiệu các tácphẩm điện ảnh đến với đồng bàonghèo ở vùng sâu, vùng xa. Đồngthời, mong muốn nhận được sự quantâm, ủng hộ của Bộ trưởng HoàngTuấn Anh về hợp tác điện ảnh giữahai bên, cũng như mong muốn BộVHTTDL hỗ trợ giới thiệu nhữngđịa điểm văn hoá, lịch sử tiêu biểucủa Việt Nam và cho phép đoàn làmphim quay hình tại các địa điểm đó.

Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh đánh giá cao sựhợp tác, hỗ trợ của lãnh đạo Tậpđoàn CJ đối với điện ảnh Việt Namtrong thời gian qua. Bộ trưởng ủnghộ những kiến nghị, đề xuất của Tậpđoàn CJ trong việc hợp tác đầu tư,sản xuất các tác phẩm điện ảnh, giới

thiệu, quảng bá văn hoá, lịch sửcũng những Di sản văn hoá tiêu biểucủa Việt Nam đến với đất nước, conngười Hàn Quốc.

Bộ trưởng khẳng định, việc Tậpđoàn CJ triển khai sản xuất bộ phimvề Hoàng tử Lý Long Tường là mộtsự kiện có ý nghĩa, khi bộ phim hoànthành sẽ là một dấu ấn quan trọngminh chứng sự hợp tác giữa hainước Việt Nam-Hàn Quốc. Bộtrưởng lưu ý, nội dung trong phimnên lựa chọn quay những danh lamthắng cảnh đẹp, những Di sản vănhoá của mỗi quốc gia, tiêu biểu nhưVịnh Hạ Long, Vườn quốc giaPhong Nha-Kẻ Bàng, Tràng An củaViệt Nam, đảo Jeju của Hàn Quốc,qua đó giúp người dân mỗi nướccũng như du khách quốc tế hiểu hơnvề nét đẹp, sự hấp dẫn của mỗi quốcgia qua Điện ảnh. Trong quá trìnhtriển khai, Tập đoàn CJ cần có sựhợp tác chặt chẽ cùng với các đơn vịchức năng thuộc Bộ VHTTDL đểtriển khai, thực những yêu cầu đặt ra.

H.PHượng

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Chủ tịch Tập đoàn CJ Hàn Quốctại Việt Nam

Sáng ngày 25/7/2014 tại Hà Nội,Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hộithảo về tình hình du lịch thế giới vàtác động đến du lịch Việt Nam; Thựctrạng và tác động của chính sách đơngiản hóa thủ tục nhập cảnh đối vớidu lịch thế giới và Việt Nam.

Báo cáo tình hình du lịch thế giớivà tác động đến du lịch Việt Namđưa ra những đánh giá về bối cảnhdu lịch thế giới, dự báo tình hình, xuhướng nổi trội của du lịch thế giới vàkhu vực, đặc biệt xem xét những tác

động đến du lịch Việt Nam đồng thờiphân tích các nước là điểm đến cạnhtranh với Việt Nam và các nước cóngành du lịch phát triển. Theo Hiệphội Lữ hành Châu Á Thái BìnhDương (PATA), năm 2013, Việt Namnằm trong top 5 quốc gia ASEAN cólượng khách du lịch quốc tế đếnnhiều nhất, chủ yếu là các nướcĐông Bắc Á (chiếm 49%), tiếp theolà Đông Nam Á (19%), Châu Âu(14%), Bắc Mỹ (7%), Châu ĐạiDương (4%) và các nước khác (7%).

Dự báo đến năm 2030, Đông Nam Ásẽ trở thành khu vực thu hút kháchquốc tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên,du lịch Việt Nam cũng phải đối diệnvới những thách thức không nhỏ từsự cạnh tranh quyết liệt của các nướctrong khu vực có ngành du lịch pháttriển (Malaysia, Thái Lan,Singapore…), chính sách thị thựcnhập cảnh, marketing du lịch… Từviệc phân tích những cơ hội và tháchthức, báo cáo đã đề ra các giải pháp,kiến nghị phát triển du lịch Việt Nam

Hội thảo tình hình du lịch thế giới tác động đến du lịch Việt Nam và chính sách thủ tục nhập cảnh

Page 3: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1087 l 07.8.2014

Theo báo cáo tại phiên họp, thựchiện kết luận của Ban Chỉ đạo, BanTổ chức Năm Du lịch quốc gia 2014- Tây Nguyên - Đà Lạt tại các phiênhọp trước, trong 6 tháng đầu năm,tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh khu vựcTây Nguyên đã tích cực phối hợp,triển khai hiệu quả, đúng tiến độ cácnội dung hoạt động được phê duyệttrong chương trình Năm Du lịchquốc gia 2014 - Tây Nguyên - ĐàLạt.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm,nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, dulịch được tổ chức, đặc biệt là chuỗihoạt động trong Chương trình NămDu lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên- Đà Lạt với sự tham gia của nhiềuđịa phương như: TP. Hồ Chí Minh,Bình Thuận, Đồng Nai, BìnhDương, Bình Phước, Bà Rịa-VũngTàu, Tây Ninh, Ninh Thuận, KiênGiang, Tuyên Quang, Gia Lai,Khánh Hòa...

Bên cạnh đó, Năm Du lịch quốcgia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt đãchú trọng đẩy mạnh xây dựng sảnphẩm mới, đặc biệt là việc đưa vàokhai thác 06 tour du lịch đặc trưngtại tỉnh Lâm Đồng và các tour dulịch mới tại Đắk Lắk, Gia Lai, KonTum, Đắk Nông đã giới thiệu đượccác sản phẩm du lịch đa dạng củavùng Tây Nguyên, đẩy mạnh tínhliên kết phát triển du lịch vùng TâyNguyên với các vùng du lịch khác.

Đồng thời, việc triển khai hiệu

quả các chương trình liên kết pháttriển du lịch giữa Lâm Đồng với cácđịa phương (TP. Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa,Nghệ An) đã thu hút một lượngkhách lớn đến Đà Lạt - Lâm Đồngthông qua kết nối tour, tuyến giữacác đơn vị du lịch.

Theo thống kê, khách du lịchđến Lâm Đồng trong 6 tháng đầunăm 2014 đạt 2,3 triệu lượt khách,tăng gần 8% so với cùng kỳ năm2013; trong đó khách quốc tế là130.000 lượt, khách nội địa là2.169.000 lượt. Riêng lượng kháchNga đến tham quan và nghỉ dưỡngtại Đà Lạt đã đạt 15.000 lượt.

Phát biểu tại phiên họp, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giácao sự quyết tâm, nỗ lực, chủ động,tích cực triển khai các hoạt độngNăm Du lịch quốc gia 2014 TâyNguyên - Đà Lạt của Tổng cục Dulịch, Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng,các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và cáctỉnh/thành liên quan trong thời gianqua. Trong thời gian tới, Bộ trưởngyêu cầu các Bộ, ngành và địaphương cần tiếp tục phối hợp, đẩymạnh công tác tuyên truyền, quảngbá để thúc đẩy thu hút khách du lịchtrong và ngoài nước đến TâyNguyên - Đà Lạt.

Đặc biệt, Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt cần chútrọng đẩy mạnh xây dựng sản phẩmmới và triển khai các tour, tuyến du

lịch, làm nổi bật các sản phẩm dulịch đa dạng của vùng Tây Nguyên,cũng như đẩy mạnh tính liên kếtphát triển du lịch vùng Tây Nguyênvới các vùng du lịch khác, kiểm soátvà nâng cao chất lượng dịch vụ dulịch, bảo vệ môi trường. Bộ trưởngyêu cầu các đơn vị liên quan rà soátlại các chương trình lễ hội của cácđịa phương, trong đó phải bám sátmục đích, yêu cầu chương trình đãđề ra.

Bộ trưởng lưu ý Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, cần ràsoát lại kịch bản Lễ Bế mạc gắn vớiLễ hội Trà Bảo Lộc, Hội thảo quốctế về du lịch, chương trình nghệthuật đêm Bế mạc cũng như việcchuyển giao Năm Du lịch quốc gia2015 cho Thanh Hoá. Bộ trưởngnêu rõ: Qua việc tổ chức Năm Dulịch quốc gia cần nâng cao nhậnthức cho người dân, doanh nghiệp,để người dân cũng như doanhnghiệp tham gia. Đồng thời, đâycũng là dịp để chúng ta tuyêntruyền, quảng bá về đất nước ViệtNam thân thiện, mến khách, cónhiều tiềm năng, giá trị văn hoá nổibật là các Di sản văn hoá vật thể vàphi vật thể thế giới… Thông quaNăm Du lịch quốc gia tạo sự liênkết mạnh mẽ hơn, để thu hút ngàycàng đông du khách quốc tế và nộiđịa đến khám phá và trải nghiệm.

M.ước

Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Nguyên... (Tiếp theo trang 1)

như tăng cường sự phối hợp chặt chẽgiữa các Bộ, ngành liên quan; thànhlập đơn vị xúc tiến du lịch với cơ chếhoạt động linh hoạt; tăng cường nhânsự, tài chính, ứng dụng công nghệthông tin nhằm đẩy mạnh e-marketing; xây dựng các sản phẩmdu lịch đặc thù đáp ứng nhu cầu từngphân đoạn khách; đẩy mạnh liên kết

với các nước chung biên giới để khaithác hiệu quả khách du lịch đườngbộ; áp dụng chính sách chiết khấunguồn thu từ thuế đối với các doanhnghiệp du lịch…

Các đại biểu tại Hội thảo đềuthống nhất những vấn đề mà báo cáođã đề ra, đồng thời đưa ra nhữngnhận xét, góp ý như cần cụ thể hóa

hơn nữa những giải pháp chủ yếuphát triển du lịch Việt Nam; đưa ralộ trình cụ thể cho các giải pháp,kiến nghị; đề xuất Bộ VHTTDL phốihợp với Bộ Giao thông vận tải kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ miễn thịthực nhập cảnh cho công dân 5 nướcPháp, Đức, Anh, Úc, Ấn Độ…

H. PHượng

Page 4: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

4 số 1087 l 07.8.2014

quản lý nhà nước

Trong khuôn khổ chương trìnhKhảo sát tuyến điểm du lịch NinhBình-Thanh Hoá, sáng 02/8 tạithành phố Thanh Hóa, đã diễn raTọa đàm công tác tuyên truyềnquảng bá về Năm Du lịch quốc gia2015 - Thanh Hóa và Di sản thế giớiTràng An-Ninh Bình.

Thay mặt UBND tỉnh ThanhHóa, Phó Chủ tịch Vương Văn Việtcho biết, để chuẩn bị tốt cho NămDu lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóavới chủ đề “Kết nối các di sản thế

giới”, từ nhiều năm qua, tỉnh ThanhHóa đã thực hiện hàng loạt các chủtrương, giải pháp, kế hoạch đồng bộcho phát triển du lịch. Đến nayThanh Hóa đã xây dựng được 25quy hoạch phục vụ cho phát triển dulịch, kêu gọi được 66 dự án đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng du lịch vớitổng vốn đăng ký 23.280 tỷ đồng.Toàn tỉnh hiện có 672 cơ sở lưu trúvới 14.000 phòng (trong đó có 85 cơsở lưu trú được xếp hạng từ 1-4sao), 50 doanh nghiệp kinh doanh lữ

hành (trong đó có 4 doanh nghiệp lữhành quốc tế). Mục tiêu của du lịchThanh Hóa trong năm 2015 sẽ đónđược 5,5 triệu lượt khách du lịch,trong đó có 125.000 lượt kháchquốc tế; tổng thu từ khách du lịchước đạt 3.500 tỷ đồng.

Phát biểu tại Tọa đàm, Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch - NguyễnVăn Tuấn khẳng định, trong thờigian qua, Bộ VHTTDL đã phối hợpchặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa đểchuẩn bị cho các hoạt động Năm Du

Tuyên truyền quảng bá về Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa và Di sản thế giới Tràng An-Ninh Bình

Trong diễn văn Khai mạc Liênhoan, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ôngLê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnhBình Định nhấn mạnh: Liên hoanVõ cổ truyền Việt Nam lần thứ V-2014, với chủ đề: “Bảo tồn và pháthuy võ cổ truyền Việt Nam” vớinhiều Chương trình Văn hoá, nghệthuật, thể thao và ẩm thực đặc sắcthể hiện nét độc đáo của Võ cổtruyền dân tộc Việt Nam nói chungvà Võ cổ truyền Bình Định nóiriêng đã được hình thành và lưutruyền bao thế hệ cho đến ngày naycùng với sự phát triển của dân tộctrong quá trình dựng nước và giữnước. Đặc biệt nét mới của Liênhoan là lần đầu tiên chương trình cótrình điểm nhấn: Lễ hội đường phố,thi người đẹp võ thuật, thi đấu vàbiểu diễn võ thuật, tham quan dulịch văn hoá; lễ hội Bá Trạo (Lễ cầungư cho ngư dân ra khơi bám biểnvà khai thác an toàn thuận lợi và thuđược nhiều sản phẩm) và sự biểudiễn của Đoàn võ thuật Sumo,Karatedo và Kiếm đạo của NhậtBản sẽ làm cho Liên hoan lần nàycó nhiều nét mới và thu hút đông

đảo du khách trong và ngoài nước. Cùng với tiến trình hội nhập

quốc tế ngày càng sâu rộng, Võ cổtruyền Việt Nam đã và đang ngàycàng lan tỏa khắp các châu lục trênthế giới. Bình Định tự hào là “Miềnđất võ” từ bao đời nay. Võ cổ truyềnBình Định đã được Bộ VHTTDLquyết định công nhận là: Di sản vănhoá phi vật thể quốc gia. Liên hoanlần này, cũng là dịp để người dânBình Định và trong nước tri ân côngđức của triều đại Tây Sơn, của vịanh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ trong sự nghiệp chốnggiặc ngoại xâm xây dựng đất nước.Đồng thời đây còn là cơ hội để kếtnối Bình Định với các nhà đầu tư,kết nối Bình Định với bạn bè trongnước và quốc tế mở ra một thời kỳmới trong hợp tác phát triển, nhất làlĩnh vực kinh tế-văn hoá và du lịch.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh nhấnmạnh: Bình Định là một trongnhững cái nôi của võ cổ truyền ViệtNam. Lịch sử đã ghi nhận thời TâySơn là giai đoạn hưng thịnh và phát

triển rực rỡ nhất của võ cổ truyềnBình Định gắn liền với tên tuổi củacác thủ lĩnh thời Tây Sơn, vớinhững chiến công hiển hách củangười anh hùng dân tộc QuangTrung-Nguyễn Huệ. Trải qua thờigian, võ cổ truyền Bình Định đãkhông ngừng được chọn lọc, nângcao và hội tụ các giá trị tinh hoa dântộc, trở thành một thành tố văn hoáđậm đà bản sắc, bám rễ và ăn sâuvào đời sống tinh thần của nhân dân.

Thay mặt cho các huấn luyệnviên và vận động viên trong nước vàquốc tế, Võ sư Natali Nicokosheva(Đoàn Tinh võ đạo Nga) phát biểu:Bình Định - miền đất tươi đẹp vàgiàu truyền thống võ thuật của ViệtNam, đối với chúng tôi là một cuộctrở về cội nguồn đầy ý nghĩa. Theoluyện tập võ cổ truyền Việt Nam từnhiều năm nay, chúng tôi đã trảinghiệm để thấy rằng đây là mộtphương pháp rèn luyện tinh thần vàthân thể hữu hiệu. Nó còn góp phầngiúp cho chúng tôi vượt qua nhiềuthách thức để có thể sống an vui vàhữu ích cho xã hội.

t.t.n

Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam... (Tiếp theo trang 1)

Page 5: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

5số 1087 l 07.8.2014

quản lý nhà nước

Ngày 29/7/2014, Bộ VHTTDLban hành Thông báo số 2480A/TB-BVHTTDL thông báo kết luận củaThứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tạibuổi họp về việc quản lý, bảo vệ Disản Văn hóa Thế giới Khu Trungtâm Hoàng thành Thăng Long-HàNội.

Theo đó, tại buổi họp, sau khinghe lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Disản Thăng Long - Hà Nội và BanQuản lý dự án xây dựng Nhà Quốchội và Hội trường Ba Đình (mới) báocáo việc tiếp thu, xử lý những nộidung được nêu trong Đơn kiến nghịsố 45/LT.HSH ngày 18/7/2014 củaHội Khoa học Lịch sử Việt Nam, HộiDi sản văn hóa Việt Nam, Hội Khảocổ học Việt Nam, cùng Văn bản sốCLT/HER/WHC/APA/164 ngày25/7/2014 của Trung tâm Di sản Thếgiới UNESCO đề nghị Việt Nam gửibáo cáo về việc xây dựng Nhà Quốchội có khả năng ảnh hưởng tới giá trịnổi bật toàn cầu của khu di sản, Thứtrưởng Đặng Thị Bích Liên kết luận:

Việc Hội Khoa học Lịch sử ViệtNam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam,Hội Khảo cổ học Việt Nam và cáccơ quan thông tấn báo chí phản ánhđã giúp các cơ quan quản lý nhànước nhìn nhận sâu sắc và rút ranhiều bài học kinh nghiệm trongviệc quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa

Thế giới Khu trung tâm Hoàngthành Thăng Long-Hà Nội. Quakiểm tra thực tế, cho thấy hoạt độngxây dựng hiện nay đã có những ảnhhưởng nhất định tới việc bảo vệ disản văn hóa Khu Trung tâm Hoàngthành Thăng Long - Hà Nội. Để bảovệ di sản, Bộ VHTTDL đề nghị cácđơn vị liên quan thực hiện một sốviệc sau:

Ủy ban nhân dân thành phố HàNội chỉ đạo: Rà soát lại sự phối hợpcủa các cơ quan liên quan, làm rõtrách nhiệm từng đơn vị trong việcquản lý và bảo vệ Di sản Văn hóaThế giới Khu trung tâm Hoàngthành Thăng Long-Hà Nội; Kiểm traphương án thi công so với bản vẽ đãđược phê duyệt để xác định có haykhông việc xâm hại đến khu di sản.Chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di sảnThăng Long - Hà Nội tăng cườngphối hợp với Ban Quản lý dự án xâydựng Nhà Quốc hội và Hội trườngBa Đình (mới) và cử cán bộ giám sátcác hoạt động xây dựng có khả năngảnh hưởng đến khu di sản; Khẩntrương thực hiện phương án lấp cátcác hố khai quật khảo cổ như kếhoạch đã được phê duyệt.

Ban Quản lý dự án Nhà Quốc hộivà Hội trường Ba Đình (mới) gửibáo cáo và phương án xử lý về BộVHTTDL và Bộ Xây dựng trước

ngày 05/8/2014. Trước mắt cần dọnvệ sinh và đảm bảo phần đất thuộcdiện tích của khu di sản luôn sạchsẽ, nghiên cứu điều chỉnh phương ántổ chức thi công để không làm ảnhhưởng tới khu di sản, dịch chuyểncác container, nhà vệ sinh vào vị tríphù hợp.

Giao Cục Di sản văn hóa: Phốihợp với Thanh tra Bộ VHTTDL,Ban Quản lý dự án xây dựng NhàQuốc hội và Hội trường Ba Đình(mới), Trung tâm Bảo tồn Di sảnThăng Long - Hà Nội thành lập tổcông tác khắc phục các vấn đề nhưnêu trong Đơn kiến nghị số45/LT.HSH ngày 18/7/2014 của HộiKhoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Disản văn hóa Việt Nam và Hội Khảocổ học Việt Nam. Kiểm tra phươngán thi công con đường phía Đông vàphía Bắc Nhà Quốc hội trong ngày29/7/2014 theo Dự án đã được BộVHTTDL thỏa thuận; Tổ chức buổihọp trong thời gian từ ngày 06-10/8/2014 với các bên liên quan đểthống nhất phương án khắc phục,tổng hợp trình Lãnh đạo BộVHTTDL báo cáo Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định và trả lờiHội Khoa học Lịch sử Việt Nam,Hội Di sản văn hóa Việt Nam, HộiKhảo cổ học Việt Nam.

H.Quân

Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi họp về việc quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa Thế giới Khu Trung tâmHoàng thành Thăng Long - Hà Nội

lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóacũng như tuyên truyền, quảng báhình ảnh Di sản thế giới Tràng An-Ninh Bình đến với du khách trongnước và quốc tế. Thông qua chuyếnkhảo sát này, Tổng cục Du lịchmong muốn các cơ quan thông tấnbáo chí có thêm những trải nghiệm

mới và nhận ra sự khác biệt tại mỗiđiểm đến và có ý kiến đóng góp chotỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình để tổchức tốt cho Năm Du lịch quốc gia2015 - Thanh Hóa, phát huy giá trịcủa các di sản, cũng như trong hoạtđộng liên kết, kích cầu du lịch nộiđịa và thu hút khách quốc tế... Riêng

tỉnh Thanh Hóa, cần chú trọng tậptrung phát triển du lịch cho các điểmtrọng tâm như Sầm Sơn, Lam Kinh,Hàm Rồng và Thành Nhà Hồ để tạora diện mạo mới cho du lịch XứThanh chứ không nên đầu tư mộtcách dàn trải.

Đ.AnH

Page 6: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

6 số 1087 l 07.8.2014

quản lý nhà nước

Ngày 28/7/2014, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số1266/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạchchung đô thị Ninh Bình đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theođó, đô thị Ninh Bình sẽ được quyhoạch thành trung tâm văn hóa-lịchsử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩaquốc tế. Đây cũng chính là một trongbốn mục đích được Chính phủ quyđịnh tại Quyết định này.

Theo Quy hoạch, khu vực BáiĐính (thuộc phân vùng hai), trong đócó khu vực phát triển đô thị Bái Đínhsẽ là đô thị mới và khu du lịch tâmlinh, có chức năng hỗn hợp và đặc thùriêng, hoạt động tương đối độc lập hỗtrợ và chia sẻ với khu vực đô thị tậptrung về nhà ở, du lịch... Quần thểdanh thắng Tràng An (thuộc phânvùng ba) là vùng lõi di sản văn hóa -thiên nhiên danh thắng Tràng An, baogồm ba khu vực là Cố đô Hoa Lư, khudu lịch Tràng An-Tam Cốc-Bích Độngvà rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lưđược bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa.

Cố đô Hoa Lư, bao gồm toàn bộkhu vực thành nội, thành ngoại, cácdi tích lịch sử… là khu vực có giá trịđặc biệt về lịch sử, văn hóa, khảo cổ,cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyềnthống, phong tục tập quán, lối sốngđịa phương. Khu vực này sẽ đượcbảo tồn, cải tạo không gian kiến trúccảnh quang đô thị và tôn vinh vănhóa, lịch sử truyền thống của Cố đôHoa Lư, bảo tồn các di tích hiện hữucủa Khu di tích lịch sử, bảo vệ, tôntạo hệ thống cảnh quan di sản tựnhiên, cảnh quan di sản văn hóa cùngvới việc hoàn chỉnh hệ thống cảnhquan nhân tạo; bảo tồn toàn bộ cácdãy núi đá vôi trong khu vực, baogồm núi đơn lẻ. Phát huy giá trị ditích phục vụ phát triển du lịch vănhóa, sinh thái và kinh tế địa phương,kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng đểkhông ảnh hưởng đến bảo tồn di sản,khống chế tỉ lệ tăng dân số, khôngphát triển mở rộng các khu sân cưhiện hữu tại đây; xây dựng hoànthiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ

thống hạ tầng xã hội, hệ thống dịchvụ và cơ sở hạ tầng du lịch.

Khu du lịch Tràng An-Tam Cốc-Bích Động là khu vực có giá trị đặcbiệt về địa chất, địa hình, địa mạo,khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnhquan thiên nhiên, di tích lịch sử-vănhóa và di vật có giá trị nghiên cứu,khảo cứu khoa học, thăm quan phụcvụ mục đích du lịch. Theo địnhhướng phát triển, khu vực này sẽđược bảo vệ tôn tạo hệ thống cảnhquan di sản tự nhiên và văn hóa; xâydựng hoàn chỉnh hệ thống cảnh quannhân tạo và mạng lưới giao thôngthủy, xây dựng mạng lưới các côngtrình dịch vụ du lịch theo mô hìnhsinh thái, quy mô vừa và nhỏ.

Quy hoạch cũng nêu rõ việc bảotồn các vùng cảnh quan sinh thái đặcbiệt quan trọng như Tràng An-TamCốc-Bích Động, rừng nguyên sinhđặc dụng Hoa Lư cần được các bênthực hiện theo đúng quy định củaLuật Di sản văn hóa.

t.Huệ

Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến 2030, tầm nhìn 2050

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyếtđịnh số 2369/QĐ-BVHTTDL ngày29/7/2014 về việc phê duyệt kế hoạchgiám sát, truyền thông việc thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa năm 2014. Theo kế hoạch, mụctiêu cần đạt được là kiểm tra, đánh giágiám sát việc thực hiện Chương trìnhđể chỉ đạo điều hành Chương trình đạtkết quả cao nhất; quảng bá nhữngthành tựu, kết quả đạt được củaChương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa giai đoạn 2012-2015 thông quaviệc thực hiện các Dự án thành phần.

Phạm vi, đối tượng giám sát,truyền thông là kết quả thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về

văn hóa trong hai năm 2012-2013 vàsáu tháng đầu năm 2014 của các dựán thành phần ban hành theo quyếtđịnh số 4490/QĐ-BVHTTDL ngày16/11/2012 ban hành Quy chế hoạtđộng của Ban Chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóagiai đoạn 2012-2015 của Bộ trưởng BộVHTTDL.

Nội dung của kế hoạch: Tổ chứccác đoàn, các đợt kiểm tra toàn diệnviệc thực hiện chương trình tại các địaphương. Đoàn 1 khảo sát khu vực TâyNguyên (10-20/8/2014), Đoàn 2 khảosát khu vực Tây Nam bộ (25/8-05/9/2014). Đoàn 3 khảo sát khu vựcBắc Trung bộ (15-25/9/2014). Đoàn 4

khảo sát khu vực Trung du miền núiphía Bắc và đồng bằng Bắc bộ (29/9-06/10/2014).

Tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng (làm các phóng sự,in ấn tài liệu nhằm quảng bá việc thựchiện và các thành tựu đạt được trongquá trình triển khai thực hiện chươngtrình thuộc các dự án thành phần, cụthể như sau: Tổ chức các đợt tuyêntruyền theo hình thức đặt bài tuyêntruyền trên một số báo in ra hàng ngàyvà một số báo điện tử; phối hợp tổ chứcsản xuất các phim tài liệu, phóng sựtruyền hình, tuyên truyền trên sóngtruyền hình.

Đ.ngọc

Phê duyệt kế hoạch giám sát, truyền thông việc thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014

Page 7: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

7số 1087 l 07.8.2014

quản lý nhà nước

Tại Công văn số 2466/BVHTTDL-DSVH ngày 28/7/2014 của BộVHTTDL gửi Bộ Xây dựng về đảmbảo an toàn cho Khu di tích Khảo cổ18 Hoàng Diệu sau khi Bộ VHTTDLnhận được Kiến nghị khẩn cấp số45/LT.HSH ngày 18/7/2014 của 03Hội: Khoa học Lịch sử Việt Nam; Disản văn hóa Việt Nam; Khảo cổ họcViệt Nam về việc thi công hạng mụckỹ thuật của Nhà Quốc hội đã ảnhhưởng nghiêm trọng đến khu vực C

- D của Khu Di sản Thế giới HoàngThành Thăng Long - Hà Nội. Theođó, Bộ VHTTDL đề nghị Bộ Xâydựng xem xét chỉ đạo cơ quan chứcnăng đề xuất biện pháp khắc phụcnhững sự cố làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến khu vực C - D của Khu Disản này; tiếp tục duy trì công tácđảm bảo chất lượng, an toàn và quantâm đến công tác vệ sinh môitrường, phải có chế tài xử phạtnghiêm các nhà thầu không giữ gìn,

đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây làvấn đề hết sức quan trọng do đó BộXây dựng cần quan tâm chỉ đạo,tránh để tình hình có diễn biến phứctạp thêm. Đặc biệt và việc các thôngtin về di sản bị hư hại được thôngbáo tới UNESCO sẽ gây bất lợi tớiBáo cáo đánh giá hàng năm củaUNESO đối với Di sản Hoàng thànhThăng Long Hà Nội, ảnh hưởng tớiuy tín của đất nước.

t.Huệ

Ngày 28/7/2014, Bộ VHTTDL phêduyệt Kế hoạch tổ chức gặp mặt, giaolưu học sinh, sinh viên, VĐV tiểu biểudân tộc thiểu số các cơ sở đào tạo thuộcBộ. Hoạt động này có tên gọi: Chươngtrình gặp mặt, giao lưu học sinh, sinhviên, VĐV tiêu biểu dân tộc thiểu sốcác cơ sở đào tạo thuộc Bộ VHTTDLvà một số trường tiêu biểu thuộc địaphương. Chương trình là hoạt độngđịnh kỳ hai năm một lần được BộVHTTDL tổ chức nhằm góp phầnkhích lệ HS, SV, VĐV dân tộc thiểu sốphấn đấu, thi đua học tập, rèn luyện tốt.Đồng thời, Chương trình giúp các emcó thêm hiểu biết về giao lưu văn hóacộng đồng, học hỏi, tìm hiểu các dântộc anh em, góp phần gìn giữ, phát huy

bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu sốtrong văn hóa cộng đồng các dân tộcViệt Nam, đồng thời là dịp để Lãnh đạoBộ, các cơ quan Trung ương gặp gỡ,thăm hỏi, động viên; Thể hiện sự quantâm của Đảng, Nhà nước đối với HS,SV, VĐV dân tộc thiểu số của các cơsở đào tạo VHTTDL.

Đối tượng tham gia gồm: HS, SV,VĐV là dân tộc thiểu số, học hệ chínhquy tập trung dài hạn, có thành tích họctập hoặc chuyên môn và rèn luyện tốt,tư cách đạo đức tốt, đang học tập tạicác trường đại học, cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp và dạy nghề thuộc 26 cơsở đào tạo trực thuộc Bộ, do các trườnglựa chọn, đề cử. Những nội dung hoạtđộng chính: Tổ chức Gặp gỡ, tuyên

dương HS, SV, VĐV như chương trìnhvăn nghệ, báo cáo đề dẫn về tình hìnhHS, SV, VĐV dân tộc thiểu số năm2013 trong các cơ sở đào tạo trực thuộcBộ; một số báo cáo điển hình của HS,SV, VĐV có thành tích tốt trong họctập, chuyên môn, rèn luyện, vượt khó;trao Bằng khen của Bộ trưởng BộVHTTDL cho HS, SV, VĐV dân tộcthiểu số có thành tích tốt trong học tập,rèn luyện, hoặc có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn đã cố gắng vươn lên tronghọc tập và rèn luyện năm học 2012,2013…

Thời gian tổ chức Chương trình: 05ngày, dự kiến từ ngày 24-28/10/2014,tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Huệ oAnH

Gặp mặt học sinh, sinh viên, VĐV tiểu biểu dân tộc thiểu số

Bảo đảm an toàn cho Khu di tích Khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Từ ngày 20/7 đến ngày 29/7, SởVHTTDL tỉnh Hà Giang đã tổ chứctuyên truyền lưu động với chủ đề “Biêngiới và biển đảo Việt Nam” trên địa bàn8 xã, phường của thành phố Hà Giang.

Chương trình được thực hiện bằngnhiều hình thức tuyên truyền như:Triển lãm ảnh, tuyên truyền miệng,tuyên truyền cổ động trực quan, tuyêntruyền bằng xe ô tô chuyên dụng…Đặc biệt, các tiết mục văn nghệ cổ

động, tiểu phẩm ca ngợi quê hương, đấtnước, biển đảo của Tổ quốc được dàndựng công phu đã thu hút sự quan tâmvà ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quầnchúng nhân dân.

Ông Hồ Việt Sơn - Giám đốc Trungtâm Văn hóa-Triển lãm tỉnh Hà Giangcho biết: Hoạt động tuyên truyền lưuđộng có ý nghĩa thiết thực nhằm phổbiến các chủ trương, nghị quyết củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước, giúp nhân dân nắm rõ được tìnhhình biên giới, biển đảo Việt Nam.Thông qua tuyên truyền, người dân đãhiểu rõ hơn về luật biển, vấn đề về chủquyền biên giới và hải đảo... Từ đó,mỗi người dân sẽ thể hiện trách nhiệmcủa mình bằng những hành động, việclàm cụ thể, đồng thời khơi dậy tinhthần yêu nước, đoàn kết của nhân dânnơi địa đầu Tổ quốc.

V.toàn

Tuyên truyền lưu động “Biên giới và biển đảo Việt Nam”

Page 8: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

8 số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

Từ ngày 01-15/8, tại TP. BắcNinh đã tổ chức Triển lãm bản đồ vàtrưng bày tư liệu “Hoàng Sa, TrườngSa của Việt Nam - Những bằngchứng lịch sử và pháp lý”. Trước khiđược trưng bày tại Bắc Ninh, nhữngtư liệu, hiện vật đã được trưng bàytại 9 tỉnh/thành ven biển trên cảnước. Triển lãm trưng bày các tưliệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm vàgần 100 bản đồ được tập hợp cácnguồn tư liệu đã công bố của các nhànghiên cứu ở trong nước và quốc tế.Đáng lưu ý là phiên bản của các vănbản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ vàPháp ngữ do triều đình phong kiếnViệt Nam và chính quyền Pháp ở

Đông Dương ban hành từ thế kỉXVII đến đầu thế kỉ XX, trong đó cóChâu bản triều Nguyễn liên quantrực tiếp đến vấn đề khai thác, quảnlý, xác lập và thực thi chủ quyền củaViệt Nam đối với hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa dưới triềuNguyễn (1802-1945).

Bên cạnh 65 bản đồ chứng minhchủ quyền của Việt Nam do phươngTây công bố từ thế kỉ XVII đến naylà 4 tập Atlas cùng 30 bản đồ do nhànước Trung Quốc xuất bản qua cácthời kì, chứng minh Trung Quốckhông quản lý hai quần đảo HoàngSa và Trường Sa. Triển lãm cũngtrưng bày bộ Atlas Universel do

Philippe Vandermaelen - nhà địa lýhọc người Bỉ xuất bản, đây là bộ tạiliệu giá trị góp phần chứng minh chủquyền của Việt Nam đối với quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bốncuốn Atlas do nhà Thanh và chínhphủ Trung Hoa Dân Quốc xuất bản,các tài liệu này là minh chứng haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sanằm ngoài cái gọi là “Chủ quyềnlịch sử của Trung Quốc” như TrungQuốc công bố hiện nay.

Dự kiến cuối năm nay, Triển lãm“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháplý” sẽ được trưng bày tại Mỹ.

Kiều oAnH

Triển lãm, trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Chiều 01/8, Đoàn công tác của BộVHTTDL do Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh dẫn đầu đã về thăm và làm việc tạiBình Định. Tiếp và làm việc với Bộtrưởng có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịchUBND tỉnh Lê Hữu Lộc cùng đại diệncác Sở, ngành liên quan của tỉnh.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Mai Thanh Thắng đã báocáo hai nội dung chính gồm: dự án mởrộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trungvà công tác chuẩn bị hồ sơ trìnhUNESCO công nhận Bài Chòi là di sảnvăn hoá phi vật thể của nhân loại.

Với dự án mở rộng, nâng cấp Bảotàng Quang Trung (có tổng mức đầu tưhơn 211 tỉ đồng, trong đó vốn ngânsách Trung ương hơn 126 tỉ đồng, vốnđịa phương hơn 52 tỉ đồng, còn lại huyđộng xã hội hóa), khâu bồi thường, giảiphóng mặt bằng đã hoàn thành trongnăm 2013. Tuy nhiên, tiến độ thực hiệndự án đang chậm so với kế hoạch đượcduyệt. Nguyên nhân vì thiếu kinh phí.Cụ thể, trong năm 2013 và đến giữanăm 2014 này, ngân sách Trung ương

mới chỉ hỗ trợ 8 tỉ đồng (4 tỉ/năm) đểthực hiện dự án.

Về công tác chuẩn bị hồ sơ trìnhUNESCO công nhận Bài Chòi là di sảnvăn hoá phi vật thể của nhân loại, BìnhĐịnh là địa phương được Bộ VHTTDLgiao chủ trì thực hiện. Không gian BàiChòi lập hồ sơ bao gồm 6 tỉnh/thành:Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định,Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Vướng mắc hiện nay với công tácchuẩn bị hồ sơ là có một tỉnh chưa cóvăn bản đồng thuận của UBND tỉnhgửi về Bộ VHTTDL. UBND tỉnh BìnhĐịnh cũng đã có văn bản đề nghị xácđịnh tên gọi di sản là “Nghệ thuật BàiChòi dân gian của người Việt ở TrungBộ” thay cho tên gọi “Tục chơi BàiChòi mùa Xuân của người Việt ở NamTrung Bộ” vì không bao quát được nộihàm của di sản này.

Lộ trình chuẩn bị hồ sơ thời gian tớiđược UBND tỉnh Bình Định đề ra nhưsau: lập Ban Chỉ đạo, Ban Cố vấn, banxây dựng hồ sơ và tổ giúp việc; khảosát, nghiên cứu điền dã tại 10 tỉnh

duyên hải miền Trung; xây dựng bản đồđiện tử; tổ chức Liên hoan Nghệ thuậtBài Chòi dân gian toàn quốc và hội thảoquốc gia về di sản Bài Chòi tại TP. QuyNhơn; tổ chức hội thảo quốc tế về di sảnBài Chòi với chủ đề được xác định là“Nghệ thuật Bài Chòi dân gian miềnTrung Việt Nam và những hình thứcnghệ thuật độc diễn tương đồng trên thếgiới”... Tại buổi làm việc, các đại biểucũng đưa ra một số đề xuất, gợi ý cácgiải pháp để Bình Định triển khai hainội dung trên đạt hiệu quả.

Phát biểu kết luận buổi làm việc,Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh lưu ý, Bình Định cần sớm khắcphục những vướng mắc, đẩy nhanhthực hiện dự án mở rộng, nâng cấp Bảotàng Quang Trung, trước mắt là hoànthành nâng cấp Bảo tàng Quang Trungtừ bảo tàng cấp 2 lên cấp 1. Bên cạnhđó, hồ sơ trình UNESCO công nhậnBài Chòi là di sản văn hoá phi vật thểcủa nhân loại phải hoàn thành trongtháng 02/2015.

V. HóA

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định

Page 9: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

9số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 01/8, tại Bảo tàng tỉnhQuảng Ninh, Sở VHTTDL phối hợpvới Cục Chính trị Quân chủng Hảiquân tổ chức khai mạc Triển lãm“Âm vang chiến thắng trận đầu -Chủ quyền biển đảo Việt Namnhững bằng chứng lịch sử”. Đây làhoạt động thiết thực kỷ niệm 50 nămChiến thắng trận đầu (ngày 02 và05/8/1964-ngày 02 và 05/8/2014)của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Với chủ đề “Chiến thắng trậnđầu”, Triển lãm giới thiệu 28 bứcảnh tư liệu quý giá và 12 hiện vật(Thư của đồng bào cả nước gửi Hảiquân và Phòng không không quânsau chiến thắng trận đầu 02/8 và05/8; Thư của Bác Hồ khen quândân Quảng Ninh bắn rơi 100 máy

bay Mỹ và sưu tầm hiện vật vềAnvaret - viên phi công Mỹ bị bắnrơi đầu tiên ở miền Bắc cách đây 50năm), cùng các tư liệu, hình ảnh vềcuộc kháng chiến chống Mỹ oanhliệt của quân và dân ta từ các tỉnhQuảng Bình, Thanh Hóa... đếnQuảng Ninh.

Về chủ đề “Chủ quyền biển đảo”,Triển lãm đã tái hiện sinh động chủquyền biển đảo qua 14 pano là cácghi chép của các nhà hàng hảiphương Tây và bản đồ Việt Nam quacác thời kỳ, cùng các tài liệu gốc và4 bản tấu thuộc Châu bản triềuNguyễn. Ngoài ra, Triển lãm giớithiệu sưu tập đá san hô chủ quyền ởdiện mạo khác, mô phỏng bản đồViệt Nam với chủ quyền gồm 2 quần

đảo Hoàng Sa, Trường Sa giúpngười xem dễ hình dung và hiểu rõhơn về biển đảo quê hương. Cùngvới đó là các hình ảnh, mô hình vềcuộc sống và nhiệm vụ của ngườichiến sỹ Hải quân nhân dân ViệtNam đang ngày đêm gìn giữ chủquyền biển đảo Tổ quốc.

Triển lãm là sự kiện văn hóaquan trọng nhằm tôn vinh nhữngchiến công của quân dân QuảngNinh và Hải quân nhân dân ViệtNam trong chiến thắng trận đầu;khơi dậy niềm tự hào, biết ơn củamọi tầng lớp nhân dân và giáo dụcthế hệ trẻ về truyền thống anh hùngbảo vệ Tổ quốc. Triển lãm diễn ra từngày 01-18/8.

Đức Kiên

Triển lãm “Âm vang chiến thắng trận đầu - Chủ quyền biển đảoViệt Nam những bằng chứng lịch sử”

Bốn bộ phim xuất sắc đã đượcvinh danh tại Lễ trao giải Búp SenVàng 2014 do Hội Điện ảnh ViệtNam tổ chức tại Hà Nội, tối 3/8.

Ở hạng mục phim tài liệu, tácphẩm “Một ngày bình thường” - tácgiả Nguyễn Duy Linh đạt Búp SenVàng (do Ban Giám khảo bìnhchọn) và “Bao giờ về?” của đạo diễnPhạm Lê Dung giành Búp Sen Vàng(khán giả bình chọn). Hạng mụcphim truyện: Ban Giám khảo bìnhchọn cho tác phẩm “Sắc màu dịuêm” - đạo diễn Nguyễn Trung Kiên;khán giả bình chọn cho phim “Hạtcam và con mèo vàng không tuổi”của đạo diễn Nguyễn Lê HoàngViệt. Đây là những tác phẩm đượcđánh giá cao nhất trong số 15 tácphẩm được đề cử tranh giải.

Tiếp nối những thành công của 4mùa giải trước, Búp Sen Vàng 2014với chủ đề “Nơi sóng bắt đầu” được

tổ chức nhằm tôn vinh các tác phẩm(phim truyện và phim tài liệu ngắn)và các nhà làm phim trẻ xuất sắcnhất trong một năm qua của dự án.Đặc biệt, đây là năm thứ 5 giảithưởng Búp Sen Vàng được tổ chức,là dịp nhìn lại quá trình kiến tạocộng đồng làm phim trẻ lớn nhấtViệt Nam của trung tâm TPD.

Điểm nhấn của Lễ trao giải nămnay là màn nhạc kịch nói về hànhtrình của một lớp học làm phimmang đến những tiếng cười và cảmxúc khó quên cho khán giả. Bêncạnh đó, những “ngọn sóng” đầutiên, những đạo diễn đã trưởngthành từ Dự án 10 tháng 10 phim doTrung tâm hỗ trợ phát triển tài năngđiện ảnh TPD khởi xướng cách đây11 năm cũng xuất hiện với nhữngchia sẻ vô cùng ý nghĩa về hànhtrình của những nhà làm phim trẻ.

Cùng với hệ thống giải thưởng

chính gồm 4 giải Búp Sen Vàngdành cho những phim truyện vàphim tài liệu xuất sắc nhất, Trungtâm hỗ trợ phát triển tài năng điệnảnh TPD còn trao bằng khen cho cácbạn học sinh cấp 1, 2 - những “nhàlàm phim nhí” đã xuất sắc hoànthành khóa học với những bộ phimthú vị; trao giải Cống hiến cho 3 đạodiễn trẻ có nhiều cống hiến trong dựán Chúng ta làm phim.

Trong dịp này, 06 phim ngắnxuất sắc nhất (03 phim tài liệu, 03phim truyện) được tuyển chọn qua 3vòng từ hơn 100 bộ phim dự thi đãđược giới thiệu đến khán giả. Đây lànhững bộ phim được lựa chọn bởihội đồng giám khảo là những nhàlàm phim, nhà báo uy tín trong nướcvà trên thế giới, trong đó có đạo diễn3 lần đoạt giải Oscar cho phim tàiliệu Mark Jonathan Harris.

Yến nHi

Vinh danh bốn bộ phim xuất sắc giải Búp Sen Vàng 2014

Page 10: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

10 số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

Chiều 29/7, Sở VHTTDL thànhphố Hà Nội đã tổ chức họp báo côngbố các hoạt động Kỷ niệm 60 nămNgày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Sự kiện này được chọnlà hoạt động trọng tâm của chuỗinhững ngày lễ lớn năm 2014 của HàNội và đất nước.

Theo đó, từ ngày 20/9 đến hếttháng 12/2014, nhiều hoạt động thểhiện tình cảm và đạo lý “Uống nướcnhớ nguồn” của người Việt Nam; giớithiệu những nét đẹp văn hóa của HàNội với bạn bè quốc tế; cầu nối giữanhững người đã trải qua hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mỹcứu nước với thế hệ trẻ ngày nay sẽđược tổ chức. Đặc biệt, vào tối 10/10,Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ bắn pháo hoa tại30 quận, huyện, thị xã trong thành phốchào mừng Ngày lễ lớn.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm, sẽcó nhiều hoạt động diễn ra trước,trong và sau Ngày kỷ niệm (ngày10/10), gồm: Triển lãm chuyên đềảnh: “60 năm Giải phóng Thủ đô”;sưu tầm hiến tặng hiện vật, hình ảnhcủa nhân dân Thủ đô và cả nước tạiBảo tàng Hà Nội; Liên hoan du lịchlàng nghề truyền thống năm 2014;

Trưng bày “Giới thiệu các địa điểm,di tích liên quan đến sự kiện lịch sử,cách mạng kháng chiến giai đoạn1946-1954”; Hội thảo khoa học “Giảiphóng Thủ đô - Sự kế tiếp và pháttriển giá trị văn hóa, nghệ thuật quânsự 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”;Chương trình Phố sách, “Tuần lễ thờitrang Hà Nội 2014”; “Ngày hội vănhóa hòa bình”… Bên cạnh đó, tại VănMiếu - Quốc Tử Giám sẽ diễn ra Tuầnlễ thời trang Hà Nội 2014 với chủ đề“Hương sắc Hà Nội” cùng hơn 250 bộáo dài trong 15 bộ sưu tập của các nhàthiết kế, dựa trên chất liệu và cảmhứng từ các làng nghề truyền thốngViệt Nam và mang tính ứng dụng caotrong cuộc sống hiện đại.

n.Huệ

Nhiều chương trình nghệ thuật dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, tối 27/7,tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Liên hoannghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuậnlần thứ 10 - năm 2014 đã kết thúc tốt đẹp.

Liên hoan nghệ thuật quần chúngtỉnh Ninh Thuận lần thứ 10 đã quy tụ 21đoàn nghệ thuật với gần 600 diễn viênkhông chuyên, nhạc công đến từ các cơquan, ban, ngành và 7 huyện, thành phốtrên địa bàn tỉnh. Các đoàn đã đem đếnhội diễn 118 tiết mục ở các thể loại: đơnca, song ca, tam ca, tốp ca, múa, tiểuphẩm, hòa tấu và độc tấu nhạc cụ; thu

hút hơn 3.000 lượt người xem. Theo đánh giá của Ban Giám khảo,

các tiết mục tham gia hội diễn lần này đãđược các đơn vị đầu tư công phu từ trangphục, đạo cụ, hòa âm, nhạc đệm… Nộidung chương trình của các đơn vị có kếtcấu hợp lý, chặt chẽ, tập trung chủ yếuvào các chủ đề về người lính, về biển đảothiêng liêng của Tổ quốc, ca ngợi tìnhyêu quê hương đất nước, ca ngợi ngànhnghề, giới thiệu thành tựu kinh tế-xã hộicủa tỉnh. Nhiều tiết mục đặc sắc, có chấtlượng cao, được thể hiện sinh động

nhằm tôn vinh chủ đề của chương trìnhmà các đơn vị đã xây dựng. Đặc biệt, bangiám khảo đánh giá có nhiều tiết mục đạttrình độ nghệ thuật cao như các tiết mụcmúa “Tình đất tình người” của Công antỉnh; tiết mục “Hương sen” của thànhphố Phan Rang Tháp Chàm; “Thươngquá Việt Nam” của huyện Thuận Bắc…

Kết thúc hội diễn, Ban Tổ chức đãtrao 68 huy chương cho các tiết mục.Đoàn biểu diễn của huyện Ninh Sơnđoạt giải Nhất toàn đoàn.

L.KHánH

Tối 30/7, tại thành phố Quy Nhơn,tỉnh Bình Định, Hội Nghệ sĩ Việt Namđã trao 6 Huy chương Vàng và 9 Huychương Bạc cho các tài năng trẻ sânkhấu Tuồng trong cuộc thi Tài năng trẻDiễn viên sân khấu Tuồng chuyênnghiệp toàn quốc diễn ra từ ngày 25-30/7.

Hội Nghệ sỹ Việt Nam cũng đã traogiải diễn viên trẻ xuất sắc cho 13 nghệsĩ và bằng khen cho 6 tập thể đoànnghệ thuật tham gia Cuộc thi lần này.

Theo Nghệ sỹ Nhân dân Lê Tiến Thọ -Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu ViệtNam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảocuộc thi: Từ 40 trích đoạn Tuồng từ:tuồng thầy, tuồng truyện, tuồng lịch sử,tuồng đồ, tuồng dân gian, tuồng hiệnđại... của 40 diễn viên tham gia cuộcthi, Hội đồng Giám khảo đã thấy đượcnhiều diễn viên thực sự tài năng cảtrong thanh, sắc, phục, tinh, khí, thầnkhá vẹn toàn và điêu luyện. Nhiều diễnviên nắm bắt, thẩm thấu được vai diễn

và tính đặc thù của sân khấu Tuồng; tạora được hình tượng nhân vật, làm giàungôn ngữ tuồng truyền thống. Tuynhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều diễnviên mắc nhiều lỗi nghề nghiệp; hạnchế về sự am hiểu nhân vật khi thamchiếu các tiêu chuẩn tam cương - ngũthường cũng như đặc trưng của nghệthuật Tuồng truyền thống; chưa hiểuhết tích trò nên khi biểu diễn không thểhiện được ý, thần của nhân vật...

n.Huệ

Trao giải cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Tuồngchuyên nghiệp toàn quốc 2014

Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận

Page 11: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

11số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

So với tháng 7/2013, lượng kháchquốc tế đến Việt Nam tháng 7 năm2014 có giảm nhưng trong 7 tháng đầunăm, lượng khách quốc tế đến ViệtNam theo mục đích của chuyến đi đềutăng. Cụ thể, lượng khách đến du lịch,nghỉ ngơi tăng 13,9%; khách đến vìcông việc tăng 16,1%; khách đến thămthân tăng 19,5% và khách đến vì cácmục đích khác cũng tăng 21,1% so vớicùng kỳ năm 2013. Thống kê cũng chothấy, đa số các thị trường khách đềutăng so với cùng kỳ năm 2013, trongđó tăng nhiều nhất là thị trường HồngKông (tăng 111,3%); tiếp đến là Đức(tăng 99,4%); Nga tăng 27%; Lào tăng26,7%; Trung Quốc tăng 26%,…

Trong năm 2014, ngành du lịch đặt

ra mục tiêu đón 8-8,2 triệu lượt kháchquốc tế và phục vụ 37,5 triệu khách nộiđịa, tổng thu du lịch đạt khoảng240.000 tỷ đồng. Theo Tổng cục Dulịch: Dự kiến trong tháng 8/2014, Nghịquyết về phát triển du lịch trong tìnhhình mới sẽ được Chính phủ banhành. Một trong những nội dung màTổng cục Du lịch đề xuất là tăngcường công tác xúc tiến quảng bá vàhuy động nguồn lực. Theo đó, ngoàisử dụng ngân sách nhà nước, sẽ lấychính nguồn thu từ khách du lịch đểđóng góp một phần cho công tácquảng bá. Nếu làm được như vậy thìngành du lịch sẽ có hàng triệu đô lacho công tác xúc tiến quảng bá. Điềunày hoàn toàn khả thi, đây cũng là

thông lệ quốc tế và nhiều nước pháttriển đã triển khai.

Ngành du lịch đang tập trung cácnguồn lực để tăng cường thu hút kháchtừ các thị trường quốc tế có nguồnkhách lớn, nhu cầu lưu trú dài hơn, chitiêu cao. Bộ VHTTDL đã có Công văngửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xemxét điều chỉnh chính sách thị thực đốivới thị trường khách du lịch từ Liênbang Nga. Theo đó, Bộ đề nghị Thủtướng Chính phủ xem xét, kéo dài thờigian miễn thị thực từ 15 ngày như hiệnnay lên 30 ngày cho khách du lịch từcác nước đã được đơn phương miễn thịthực, trước mắt là đối với khách từ thịtrường Nga...

Yến nHi

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng... (Tiếp theo trang 1)

Trong chương trình Liên hoan quốctế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ Vnăm 2014, tối 02/8 tại quảng trườngđường Nguyễn Tất Thành - Quy Nhơn,tỉnh Bình Định, đã diễn ra khai mạc Lễhội đường phố với chủ đề: “Bình Định-Miền đất võ - Hội tụ toả sáng” với sựtham gia của hàng trăm võ sư, võ sinh,diễn viên và nghệ nhân.

Tại lễ hội, các diễn viên, nghệ nhân,võ sư và võ sinh đã biểu diễn kết hợpmúa, hát, đạo cụ chiêng trống cùng với

múa rồng... trên nền âm nhạc uyểnchuyển hào hùng, sâu lắng. Đồng thời,màn hình LED lớn trên sân khấu giớithiệu những nét đặc sắc về văn hóaBình Định và của đất nước; tái hiện cácthời kỳ hào hùng của lịch sử Việt Namqua các trích đoạn: Nhớ về “Quốc TổHùng Vương”, “Non Tây áo vải cờđào”, “Quyện sắc hương đất trời BìnhĐịnh” và “ Hội tụ - Miền đất võ”. Sauđó các đoàn diễu hành trên đường phốNguyễn Tất Thành.

Ông Nguyễn An Pha - Chủ tịch HộiLiên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh,thành viên Ban Tổ chức cho biết: Lễhội đường phố lần này có quy môhoành tráng hơn trước với đội ngũtham gia biểu diễn chủ yếu là nhữngnghệ nhân dân gian võ, Tuồng, BàiChòi, Bá Trạo… Lễ hội góp phầnquảng bá những nét đặc sắc về đấtnước, con người và văn hoá tỉnh BìnhĐịnh với bạn bè trong nước và quốc tế.

Vũ MinH

Lễ hội “Bình Định-Miền đất võ - Hội tụ toả sáng”

Ngày 30/7, tại thành phố Quy Nhơn,hơn 100 trẻ em tại các địa phương trongtỉnh Bình Định đã tham gia Diễn đàn trẻem tỉnh Bình Định năm 2014.

Nhiều vấn đề được các em nêu ra tạidiễn đàn nhằm được sự tư vấn, trợ giúpcủa đại diện các Sở, Ban, ngành nhưviệc có thầy cô sử dụng bạo lực, hành vithiếu văn minh trong quá trình giảngdạy; tình trạng bạo lực học đường, thiếusân chơi cho trẻ em; tình hình tai nạn

thương tích, đuối nước ở trẻ em... Đặcbiệt, nội dung các em tập trung sự quantâm nhất là vấn nạn xâm hại tình dục ởtrẻ em. Theo các em, vấn nạn xâm hạitình dục ở trẻ em ngày càng nhiều; nhiềutrường hợp đối tượng xâm hại là ngườithân trong gia đình nên các em khôngthể tố cáo...

Tại diễn đàn, đại diện các Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội, Hội Phụnữ, Công an, Tỉnh Đoàn Bình Định... đã

tham vấn, trao đổi và hướng dẫn nhiều kỹnăng bổ ích cho các em trong việc phòngtránh các vấn nạn xã hội xảy đối với mìnhvà bạn bè cùng trang lứa; liên hệ với cácđơn vị, tổ chức khi có vấn nạn xảy ra.

Trong chương trình, kế hoạch phòngchống xâm hại trẻ em thời gian tới, tỉnhBình Định sẽ tiếp tục nhân rộng nhiềumô hình phòng tránh tình trạng trẻ emlàm trái pháp luật.

trần nguYện

Phòng chống xâm hại trẻ em

Page 12: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

12 số 1087 l 07.8.2014

Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi, quyếtliệt, ngày 28/7, tại thành phố Hải Dương,Giải vô địch Cử tạ trẻ quốc gia 2014 doTổng cục Thể dục thể thao phối hợp vớiSở VHTTDL tỉnh Hải Dương tổ chức đãkết thúc.

Tham dự giải năm nay có 135 vậnđộng viên nam, nữ của 23 đoàn đến từcác tỉnh/thành, ngành trong cả nước như:Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, thànhphố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Hưng Yên,Lào Cai, Nghệ An, Bộ Công an... Các

vận động viên thi đấu 3 nội dung là cửgiật, cử đẩy và tổng cử (gồm cử giật vàcử đẩy) ở 8 hạng cân từ 56kg đến trên105kg đối với nam và ở 7 hạng cân từ48kg đến trên 75kg đối với nữ.

Kết thúc, Ban Tổ chức đã trao giảiNhất đồng đội nữ cho đội tuyển HảiPhòng, giải Nhì cho đội tuyển HảiDương và giải Ba cho đội tuyển thànhphố Hà Nội.

Giải Nhất đồng đội nam được traocho đội thành phố Hồ Chí Minh; giải

Nhì là đội Ninh Bình và giải Ba là độiBộ Công an.

Về toàn đoàn, giải Nhất được traocho đội tuyển Hà Nội, giải Nhì cho độicủa Bộ Công an và giải Ba thuộc về độicủa thành phố Hải Phòng,

Việc tổ chức giải năm nay nhằmkiểm tra công tác đào tạo các vận độngviên trẻ và tuyển chọn các vận động viênxuất sắc cho đội tuyển trẻ quốc gia đi thiđấu ở các giải quốc tế..

A.tùng

Hòa trong không khí sôi nổi, đậm đàbản sắc dân tộc của Liên hoan quốc tế Võcổ truyền Việt Nam lần thứ V, tối 03/8,tại Quảng trường trung tâm thành phốQuy Nhơn, tỉnh Bình Định, đã diễn ra lễbế mạc và trao giải Vô địch Võ thuật cổtruyền toàn quốc lần thứ III năm 2014.

Sau 5 ngày thi đấu (từ ngày 30/7 đến03/8), vượt qua 37 đoàn dự thi hai nộidung chính là Đối kháng và Quyền thuật,đoàn vận động viên đến từ thành phố HồChí Minh đã xuất sắc đạt thành tích caonhất với tổng cộng 10 Huy chươngVàng, 3 Huy chương Bạc, 4 Huy

chương Đồng; tiếp theo là đoàn BìnhĐịnh với 8 Huy chương Vàng, 7 Huychương Bạc và 4 Huy chương Đồng; vềthứ 3 là đoàn Khánh Hòa với 3 Huychương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2Huy chương Đồng. Tuy không giànhđược vị trí nhất toàn đoàn, nhưng cácvận động viên đến từ “đất võ” Bình Địnhđã không phụ lòng khán giả tỉnh nhà khigiành tới 4 Huy chương Vàng ở nội dungđối kháng, nhiều nhất trong các đoàn.

PGS-TS Hoàng Vĩnh Giang - PhóChủ nhiệm Ủy ban Olympic Châu Á,Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban

Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoànVõ thuật cổ truyền Việt Nam cho biết:Các đoàn tham dự giải lần này đã có sựchuẩn bị về mặt lực lượng, chuyên mônkhá tốt, thể hiện qua nhiều trận đấu cótrình độ chuyên môn cao. Kết quả trênđã thể hiện khách quan, trung thực, phảnánh chính xác chuyên môn của các độidự giải. Trong 5 ngày, 156 trận đấu đốikháng và chương trình hội thi của 37đoàn các tỉnh/thành, ngành trong cảnước đã diễn ra sôi nổi, kịch tính, thu hútđông đảo người hâm mộ võ thuật.

Hồ tHAnH

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu Giải Võ thuật cổ truyền toàn quốc 2014

Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, ngày03/8, tại Trung tâm huấn luyện Thể thaoquốc gia Hà Nội, Giải vô địch Bắn súngtrẻ toàn quốc lần thứ 23 năm 2014 đãchính thức khép lại.

Không nằm ngoài dự đoán của giớichuyên môn, đoàn Hà Nội với lực lượngvận động viên đông đảo, được đầu tư bàibản đã dẫn đầu bảng tổng sắp huychương với 12 Huy chương Vàng, 8Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng.Đứng thứ hai là đoàn TP. Hồ Chí Minhvới 8 Huy chương Vàng, 7 Huy chươngBạc, 6 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3thuộc đoàn Hải Dương với 5 Huychương Vàng, 3 Huy chương Bạc và

Huy chương 3 Đồng. Tổng thư ký Liên đoàn Bắn súng,

Trưởng bộ môn Bắn súng, Bắn cungTổng cục Thể dục thể thao - NguyễnĐức Úynh cho biết: Giải đấu năm nayđã có 12 kỷ lục quốc gia mới được thiếtlập, trong đó có 7 kỷ lục cá nhân thuộcvề các vận động viên Bùi Hồng Phongcủa đoàn TP. Hồ Chí Minh ở nội dung25m súng ngắn bắn nhanh nam và 25msúng ngắn thể thao nam; Nguyễn ThịHoan và Phùng Việt Dũng của đoàn HàNội ở nội dung 10m súng trường di độngnữ và 50m súng trường 3x40 nam; TiêuCông Đạt và Ngô Quốc Hưng của đoànHải Dương ở nội dung 10m súng ngắn

hơi nam; Hoàng Minh Phụng của BộCông an ở nội dung 25m súng ngắn thểthao nam. 5 kỷ lục quốc gia mới đồngđội thuộc về đoàn Hà Nội, TP. Hồ ChíMinh, Hải Dương, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Úynh,kết quả trên là cơ sở để Ban Tổ chứcgiải đánh giá lại chất lượng đào tạo củacác huấn luyện viên cũng như chấtlượng thi đấu của các vận động viên trẻ;đồng thời sẽ xem xét, tuyển chọn nhữngvận động viên có thành tích xuất sắc bổsung cho đội tuyển Bắn súng Việt Namtham dự các giải đấu lớn trong khu vựcvà thế giới.

M.Huân

Hà Nội giành vị trí Nhất toàn đoàn Giải vô địch Bắn súng trẻtoàn quốc lần thứ 23

Giải vô địch Cử tạ trẻ quốc gia 2014: Hà Nội đoạt giải Nhất toàn đoàn

Page 13: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

13số 1087 l 07.8.2014

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)cho biết: Liên đoàn Bóng đá Châu Á(AFC) đã công bố bảng xếp hạng tháng6 năm 2014. Theo đó, Việt Nam xếphạng 15 trong tổng số 46 thành viên củaLiên đoàn Bóng đá Châu Á. Với kếtquả này, Việt Nam sẽ có đại diện đượcquyền tham dự Giải vô địch Bóng đácác câu lạc bộ Châu Á mùa giải 2015-2016 (AFC Champions League).

Theo quy định của Liên đoàn Bóngđá Châu Á: Chỉ có các Liên đoàn thànhviên xếp hạng 24 trở lên trên bảng xếphạng Châu Á, dựa trên các tiêu chuẩnvề kỹ thuật (thành tích thi đấu, cơ cấutổ chức, hệ thống các giải chuyênnghiệp, cơ sở vật chất…) mới đủ điều

kiện để tham gia Giải vô địch bóng đácác câu lạc bộ Châu Á. Đây là sân chơiđỉnh cao dành cho các câu lạc bộ. Theocách tính của Liên đoàn Bóng đá ChâuÁ: Việt Nam đạt 28,243 điểm và tạmthời đứng thứ 15 Châu Á. Các vị trí dẫnđầu bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóngđá Châu Á lần lượt thuộc về Hàn Quốc(95,212 điểm), Saudi Arabia (87,832điểm), Iran (83,159 điểm), Nhật Bản(78,655 điểm) và Uzbekistan (62,477điểm). So với các Liên đoàn thành viênAFC thuộc khu vực Đông Nam Á, ViệtNam xếp ở vị trí thứ hai sau Thái Lan(36,498 điểm, hạng 13 Châu Á).

Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đáViệt Nam - Trần Quốc Tuấn cho biết:

Do bóng đá Việt Nam đã tham gia vàohệ thống cấp phép của Liên đoàn Bóngđá Châu Á nên việc thực hiện tốt cáctiêu chí về thể thao, cơ sở vật chất, nhânsự và quản lý hành chính, pháp lý vàtiêu chí về tài chính là yêu cầu bắt buộcnếu các câu lạc bộ bóng đá của ViệtNam muốn tham gia vào đấu trườngGiải vô địch bóng đá các câu lạc bộChâu Á.

Hiện tại, Liên đoàn Bóng đá ViệtNam đang triển khai hệ thống cấp phépcâu lạc bộ. Đây là một bước đi cần thiếtvà quan trọng để đưa bóng đá Việt Namvào đúng quỹ đạo phát triển chuyênnghiệp, bền vững.

HuY Long

Thông tin từ Liên đoàn Bóng đáViệt Nam ngày 01/8 cho biết: Liênđoàn Bóng đá Châu Á (AFC) đã rathông báo đình chỉ thi đấu đối với 9cầu thủ của Câu lạc bộ xi măng TheVissai Ninh Bình (XM The V.NinhBình) do có liên quan đến dàn xếp tỷsố khi thi đấu ở AFC Cup 2014 đangbị tạm giữ để phục vụ công tác điềutra. Thông báo này được gửi tới Liênđoàn bóng đá Việt Nam vào ngày 31/7.

9 cầu thủ bị đình chỉ thi đấu quốctế gồm: Nguyễn Mạnh Dũng, TrầnMạnh Dũng, Chu Ngọc Anh, LêQuang Hùng, Nguyễn Xuân Phú, PhanAnh Tuấn, Nguyễn Văn Hưng, Lê VănDuyệt và Nguyễn Gia Từ. Lệnh cấmthi đấu quốc tế của Liên đoàn bóng đáChâu Á đối với các cầu thủ trên kéodài từ nay đến ngày 20/11/2014. Sauđó, căn cứ vào quyết định của tòa án,Liên đoàn Bóng đá Châu Á sẽ cónhững thông báo tiếp theo liên quanđến nhóm cầu thủ này. Quyết định cấmthi đấu này này căn cứ theo đề nghịcủa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, dựatrên điều 136 Quy định kỷ luật của

Liên đoàn Bóng đá Châu Á. Trongthông báo, Liên đoàn Bóng đá Châu Ághi rõ: “Chủ tịch Ủy ban kỷ luật Liênđoàn Bóng đá Châu Á đã ra quyết địnhmở rộng đình chỉ thi đấu đối với 9 cầuthủ Việt Nam thuộc Câu lạc bộ XMVissai Ninh Bình có hiệu lực ở cấpLiên đoàn Bóng đá Châu Á”.

Theo thông tin từ cơ quan cảnh sátđiều tra tỉnh Ninh Bình, hồ sơ vụ tiêucực tại AFC Cup 2014 của 9 cầu thủXM V.Ninh Bình đã được chuyển choViện kiểm sát nhân dân tỉnh NinhBình. Vụ việc sẽ được đưa ra xét xửcông khai trong tháng 8 này.

Trước đó, ngày 31/7, thực hiện ýkiến chỉ đạo của Tổng cục Thể dục thểthao về việc chấn chỉnh công tác tổchức các giải bóng đá chuyên nghiệpquốc gia năm 2014, Liên đoàn Bóngđá Việt Nam đã có Công văn số737/LĐBĐVN-TCTĐ gửi Công ty Cổphần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam(VPF) và các câu lạc bộ tham dự cácgiải bóng đá chuyên nghiệp năm 2014yêu cầu tăng cường công tác tổ chứccác lượt trận cuối cùng của giải Vô

địch quốc gia Eximbank 2014 và Cúpquốc gia Kienlongbank 2014.

Theo đó, Công ty Cổ phần bóng đáchuyên nghiệp và Ban Tổ chức cácgiải cần phối hợp chặt chẽ với địaphương, cơ quan chức năng, câu lạcbộ, Ban Tổ chức sân thực hiện nghiêmtúc yêu cầu trong Điều lệ giải, Quy chếbóng đá chuyên nghiệp, Quy định vềkỷ luật. Đồng thời kiểm soát chặt chẽquá trình thực thi nhiệm vụ của các lựclượng chuyên môn như: Giám sát trậnđấu, giám sát trọng tài, cán bộ chuyênmôn, đảm bảo thực hiện nghiêm túccác quy định về thời gian, tác phongsinh hoạt...

Câu lạc bộ cần phối hợp chặt chẽ,toàn diện với Ban Tổ chức giải, tuyệtđối không thực hiện hành vi xin điểm,nhường điểm, dàn xếp tỷ số dưới mọihình thức; tăng cường việc quản lý,giám sát chặt chẽ cầu thủ; tuyên truyền,giáo dục các cầu thủ về đạo đức nghềnghiệp, tinh thần thể thao cao thượng,tuyệt đối chống nạn bạo lực sân cỏ, cáđộ bóng đá, dàn xếp tỷ số.

nAM AnH

9 cầu thủ của CLB Ninh Bình bị cấm thi đấu quốc tế

Việt Nam sẽ tham gia giải vô địch Bóng đá các CLB Châu Á

Page 14: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

14 số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

Sáng 30/7, tại Hà Nội, Cục Văn thưvà Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) đã tổchức Lễ đón nhận “Bằng Di sản tư liệuChâu bản triều Nguyễn thuộc Chươngtrình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương của UNESCO”.

Tại buổi Lễ, bà Katherine MullerMarin - Trưởng đại diện Văn phòngUNESCO Hà Nội đã trao bằng Di sảntư liệu Châu bản triều Nguyễn cho Bộtrưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình.

Châu bản triều Nguyễn được ghidanh vào Danh mục Di sản tư liệuthuộc Chương trình Ký ức Thế giới khuvực Châu Á - Thái Bình Dương bởinhững giá trị nổi bật về nội dung phongphú, hình thức độc đáo, tính duy nhất,không thể thay thế và có tầm ảnh hưởnglớn trong khu vực và thế giới… Đó làcác tài liệu hành chính của triềuNguyễn, triều đại cuối cùng trong lịchsử phong kiến Việt Nam từ năm 1802đến 1945. Hiện nay, Châu bản triềuNguyễn đang được bảo quản tại Trungtâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Vănthư Lưu trữ Nhà nước, gồm 85.000 vănbản của 11 triều vua nhà Nguyễn. Cáctài liệu này hình thành trong hoạt độngquản lý nhà nước, được soạn thảo chủyếu bằng chữ Hán, chữ Nôm và một sốít văn bản bằng cả chữ Hán Nôm, chữPháp và chữ Việt của Hoàng đế BảoĐại - vị vua cuối cùng của triềuNguyễn. Khối tài liệu được viết tay trêngiấy dó bằng bút lông bởi một loại mựctruyền thống mài thủ công và được soạnthảo bởi các thư lại có khả năng vănchương và chữ viết đẹp. Châu bản lànhững tài liệu độc bản được nhà vua

phê duyệt trực tiếp lên một bản duynhất bằng mực màu son đỏ. Sau đóChâu phê được sao lại bằng bút mựcđen lên 2 bản phó để chuyển cho cơquan thực thi và cơ quan viết sử củatriều đình. Bản duy nhất có bút tích phêduyệt của Hoàng đế được lưu lại Nộicác gọi là Châu bản. Các hình thức ngựphê trên Châu bản rất phong phú như:Châu điểm, Châu phê, Châu khuyên,Châu mạt, Châu sổ, Châu cải… Châuđiểm là một nét son vua chấm lên đầuvăn bản thể hiện sự chấp thuận các vấnđề trình trong văn bản. Châu phê là mộttừ, một câu hoặc một đoạn văn thể hiệnquan điểm và ý kiến chỉ thị của nhà vua.Châu khuyên là các vòng son khuyên lêntên người hoặc điều khoản được nhà vuachấp thuận. Châu mạt là nét son nhà vuaphết lên những chỗ không được chấpthuận. Châu sổ, Châu cải là nét son nhàvua gạch sổ trực tiếp lên những chỗ saisót trong văn bản và viết chữa lại bêncạnh. Những tài liệu này có giá trị caophục vụ việc nghiên cứu toàn bộ hệthống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,con người Việt Nam giai đoạn thế kỷXIX và nửa đầu thế kỷ XX. Việc ghidanh và Danh mục Di sản đồng nghĩavới việc Châu bản triều Nguyễn sẽ cóđiều kiện để phát huy tiềm năng vốn cócủa nó, nhất là cho công tác nghiên cứulịch sử. Thông qua Chương trình Ký ứcThế giới của UNESCO, các di sản tưliệu sẽ có cơ hội để phát huy giá trị vàngày càng gần hơn với công chúng và xãhội. Đặc biệt với giá trị về nội dung vàgiá trị pháp lý, Châu bản triều Nguyễn lànhững tài liệu gốc đặc biệt quan trọng

trong việc xác lập chủ quyền, cương giớivà lãnh thổ Việt Nam. Châu bản góp rấtnhiều thông tin làm căn cứ pháp lý đểchứng minh chủ quyền và giải quyếtnhững vấn đề tranh chấp trên biển Đônghiện nay. Sau khi Châu bản triều Nguyễnđược công nhận là di sản tư liệu thuộcChương trình ký ức khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Cục văn thư và Lưutrữ Nhà nước sẽ chỉ đạo Trung tâm Lưutrữ quốc gia I xây dựng kế hoạch và triểnkhai các hoạt động nhằm bảo tồn và pháthuy hơn nữa giá trị của khối tài liệu này.Cụ thể như việc tập trung xây dựngwebsite song ngữ Việt - Anh về Châubản để quảng bá rộng rãi trên toàn thếgiới; tăng cường việc xuất bản ấn phẩmvề Châu bản, dịch Châu bản từ chữ HánNôm sang tiếng Việt để công chúngđược tiếp cận dễ dàng hơn; tăng cườnghợp tác với các cơ quan thông tấn, báochí để đẩy mạnh công tác tuyên truyềnvề Châu bản tới nhân dân trong nước vàbạn bè quốc tế…

Hiện nay Việt Nam đã có 4 Di sảntư liệu được công nhận, trong đó có 2Di sản tư liệu được ghi vào Danh mụcDi sản tư liệu thế giới, đó là Mộc bảntriều Nguyễn - năm 2009; 82 Bia đácác khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc(1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc TửGiám, Hà Nội - năm 2010. Hai Di sảntư liệu thế giới khu vực Châu Á-TháiBình Dương là Mộc bản Kinh PhậtChùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang -năm 2012 và Châu bản triều Nguyễnđược UNESCO công nhận ngày15/5/2014.

H.Yến

Đón nhận “Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn”

Bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi, chiều

31/7, tại huyện Bắc Trà My (QuảngNam), Lễ hội Văn hóa - Thể thao cáchuyện miền núi tỉnh Quảng Nam lầnthứ 18, năm 2014 đã chính thức khéplại. Ban Tổ chức đã trao: Giải Nhất toànđoàn thuộc về huyện Bắc Trà My,

huyện Phước Sơn đứng thứ Nhì vàhuyện Tiên Phước xếp thứ Ba.

Lễ hội thu hút sự tham gia của gần2.000 vận động viên, nghệ nhân, diễnviên quần chúng đến từ 9 huyện miềnnúi, gồm: Đông Giang, Tây Giang,Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My,

Phước Sơn, Hiệp Đức, Nông Sơn và iênPhước.

Các vận động viên tham gia thi đấuthể thao ở 6 nội dung gồm: Bóng đánam, bóng chuyền, bắn ná, đẩy gậy, kéoco và việt dã leo núi. Ngoài ra, các vậnđộng viên còn thi 2 môn thể thao quân

Page 15: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

15số 1087 l 07.8.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Chính phủ vừa ban hành Nghị địnhsố 62/2014/NĐ-CP về việc xét tặngdanh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và“Nghệ nhân Ưu tú” cho công dân ViệtNam đang nắm giữ, truyền dạy và pháthuy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.Nghị định chính thức có hiệu lực từ07/8/2014, bao gồm 5 chương, 18 điềuvà quy trình xét cũng qua ba cấp tỉnh,bộ và cấp Nhà nước như đối với danhhiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Thực tế, trong một thời gian dài, cácnghệ nhân dân gian đã có những đónggóp không nhỏ trong việc bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống,nhưng họ vẫn chưa được hưởng chế độưu đãi thỏa đáng. Hay nói cách khác,vẫn chưa có một danh hiệu nào để ghinhận những công lao, đóng góp của cácnghệ nhân trong việc bảo tồn kho tàngvăn hóa dân gian của dân tộc.

Được soạn thảo cách đây 12 năm,phải tới bây giờ, Nghị định số62/2014/NĐ-CP về việc xét tặng danhhiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệnhân Ưu tú” mới được ra đời, bởi cókhông ít lý do. Lâu nay khi xét tặng danhhiệu cho các nghệ nhân, có nhiều bất cậpchưa thể tháo gỡ. Đơn cử như quy địnhđể có được danh hiệu nghệ nhân các cấp,người được xét nhất thiết phải có học trò,phải có thành tích, giải thưởng. Điều nàykhông phù hợp với thực tế, bởi từ baođời nay, sự tồn tại của nhiều loại hình disản luôn ở mức nguy cơ báo động bởikhông có người kế tục.

Theo nhà nghiên cứu Bùi TrọngHiền, rất nhiều giá trị văn hóa nghệ thuậtcổ truyền mang tính đặc thù, nên việcxác định ngưỡng để công nhận “thành

tích” là rất khó thực hiện? Ví dụ với nghệnhân Hát kể trường ca các tộc TâyNguyên, hiện nay chỉ còn số lượng đếmtrên đầu ngón tay, việc kêu gọi thanhniên nghe họ hát đã khó chứ chưa nóiđến việc có học trò theo nghiệp. Hay vớinhững nghệ nhân lão thành như cụNguyễn Phú Đẹ, danh cầm Ca Trù cuốicùng còn lại của lớp nghệ nhân thế kỷXX, cụ tìm đâu ra “giải thưởng” để đượcphong tặng danh hiệu?

Cũng theo nhà nghiên cứu Bùi TrọngHiền, tiêu chí mặc định rằng muốn trởthành “Nghệ nhân Nhân dân”, ngườithực hành di sản buộc phải đạt danh hiệu“Nghệ nhân Ưu tú” trước đó. Như vậy,lớp các bậc nghệ nhân lão thành ở tuổi80-90, giả sử các cụ muốn trở thành“Nghệ nhân Nhân dân” thì trước nhấtphải có được cái giấy chứng nhận “ưutú”, điều đó thật khó với cái tuổi xề chiềucủa đời người.

Bởi vậy, không khó hiểu khi lấy ýkiến xây dựng Dự thảo Nghị định số62/2014/NĐ-CP đã có rất nhiều luồng ýkiến khác nhau. Thế nên, trong hơn 12năm kể từ khi được xây dựng, dự thảocứ trong tình trạng “lưu ban” năm nàyqua năm khác. Phần lớn ý kiến cho rằng,các tiêu chí được nêu ra là chưa phù hợpvới thực tế, nếu không nói là “đánh đố”và đẩy các nghệ nhân vào thế thiệt thòi...Đơn cử, hồ sơ xét tặng phải có “các tàiliệu chứng minh tri thức, kỹ năng vànhững đóng góp đối với sự nghiệp bảovệ di sản văn hóa phi vật thể gồm: Băng,đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năngđang nắm giữ; bản sao có công chứng

hoặc chứng thực giấy chứng nhận hoặcquyết định tặng thưởng huân chương,huy chương, giải thưởng, bằng khen vàcác tài liệu liên quan...”.

Có thể hình dung, với khối lượng lớnnhững nghệ nhân cao tuổi, đặc biệt nghệnhân các tộc thiểu số mà hiện rất nhiềungười còn chưa biết chữ, việc làm thủtục xin phong danh hiệu sẽ khó khăn đếnnhường nào. Đó là chưa kể một số thủtục rườm rà khiến nhiều nghệ nhân nảnlòng khi làm thủ tục xét tặng. Nhànghiên cứu, phê bình âm nhạc NguyễnQuang Long từng tiếp xúc nhiều vớinghệ nhân dân gian nói: “Nghệ nhân chủyếu lớn tuổi, ở khu vực nông thôn, ít cậpnhật văn bản, chính sách. Thủ tục rườmrà quá làm khó họ, nhất là với ngườixứng đáng”. Còn chút băn khoăn là cácnghệ nhân được phong tặng danh hiệusẽ được nhận một khoản tiền thưởng.Nhưng cái thiết thực đối với các nghệnhân là một chế độ ưu đãi bảo hiểm y tế,tạo điều kiện cho họ được biểu diễn,truyền dạy, bảo tồn vốn cổ… lại chưađược Nghị định đề cập tới.

Hy vọng, Nghị định số 62/2014/NĐ-CP được ban hành, sẽ là cơ sở để tháogỡ những bất cập nêu trên. Hơn thế, ghinhận tài năng và cống hiến của nghệnhân là cả một quá trình dài. Với nhữngngười cả đời cống hiến cho nghệ thuậttruyền thống, có lẽ danh hiệu đích thực,danh hiệu cao quý nhất với họ, chính làxã hội ghi nhận những đóng góp của họtrong việc gìn giữ các giá trị văn hóatruyền thống mà cha ông để lại.

tHế Hùng

Tôn vinh nghệ nhân

sự (bắn súng ngắn quân dụng (5+5) củabộ đội thường trực; ba môn quân sựphối hợp (nam-nữ) của dân quân tự vệvà 2 môn thể thao công an nhân dân(bắn súng ngắn quân dụng K59 (CZ83).

Về hoạt động văn hóa, nghệ thuậttại lễ hội, các đoàn tham gia thi ở 4 nộidung: Trưng bày, triển lãm; biểu diễncồng chiêng và trang phục truyền

thống; tái hiện nghi thức và ẩm thựctrong lễ cưới truyền thống và hội diễnnghệ thuật quần chúng các huyệnmiền núi.

Lễ hội là dịp tôn vinh, bảo tồn cácgiá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, disản đa sắc màu của cộng đồng các dântộc thiểu số trên địa bàn tỉnh QuảngNam. Đây cũng là dịp tăng cường đoàn

kết, giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằmnâng cao sức khỏe, thể lực, cải thiện đờisống văn hóa, tinh thần cho đồng bào ởmiền núi của tỉnh.

Lễ hội Văn hóa-Thể thao các huyệnmiền núi tỉnh Quảng Nam lần thứ 19năm 2018 sẽ được tổ chức tại huyệnNam Giang.

Hải PHong

Page 16: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

16 số 1087 l 07.8.2014

thônG tin trao đổi

Ngày 01/8, tỉnh Thừa Thiên Huế đãtổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụngdự án “Xây dựng và quản lý cơ sở dữliệu văn hóa ẩm thực Huế”, do ViệnVăn hóa Nghệ thuật miền Trung phốihợp Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huếthực hiện.

Dự án đã thu thập, đưa vào thư mụcvăn hóa ẩm thực Huế 625 công trình, sảnphẩm; đồng thời đã tiến hành số hóa11.659 trang tài liệu văn bản, 43 phim tưliệu về ẩm thực Huế với thời lượng 581phút, 685 ảnh tư liệu, cùng hệ thống phầnmềm tích hợp dữ liệu phục vụ tra cứu cơsở dữ liệu ẩm thực Huế.

Việc xây dựng và quản lý cơ sở dữliệu văn hóa ẩm thực Huế còn hướngđến việc tìm về những giá trị nguyênbản của văn hóa ẩm thực Huế, đặc biệtchú trọng đến phương thức chọn lựathực phẩm, nghệ thuật chế biến ăn uống,

không gian và phương thức thể hiện,tính chất xã hội, nghi lễ trong chuyện ănuống của người Huế... Đây là những vấnđề đang được đặt ra và cần được nghiêncứu một cách bài bản, xây dựng thànhchiến lược cụ thể từ giai đoạn hiện naycũng như lâu dài về sau.

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế chobiết: Cố đô Huế chứa đựng trong mìnhnhiều di sản văn hóa đặc trưng nổi bật,đặc biệt tiêu biểu là văn hóa ẩm thực Huếvới trên 1.700 món ăn, bao gồm ẩm thựccung đình, ẩm thực dân gian, ẩm thựcchay... Ẩm thực Huế vì thế đã trở thànhmột sản phẩm văn hóa - du lịch đặc sắc,được khẳng định trong vai trò và vị thếcủa Huế - một trung tâm văn hóa, du lịchquan trọng của cả nước.

Để phát huy giá trị ẩm thực Huế, từnay đến 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế xác

lập quyền sở hữu trí tuệ đối với 3 đến 4sản phẩm tiêu biểu đặc trưng gồm: búnbò Huế; cơm vua Huế (một sản phẩm củacơm cung đình Huế); xây dựng nhãn hiệutập thể cho sản phẩm đặc sản mè xửngHuế và sản phẩm đặc sản ruốc Huế. TỉnhThừa Thiên Huế hỗ trợ đăng ký bảo hộra nước ngoài từ 1-2 sản phẩm (đặc sảnbún bò Huế, mè xửng Huế), nhằm hìnhthành và phát triển các thương hiệu đặcsản của địa phương có khả năng tạo rasản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranhtrên thị trường trong và ngoài nước.

Dự án “Xây dựng và quản lý cơ sởdữ liệu văn hóa ẩm thực Huế” góp phầnphục vụ cho công tác nghiên cứu, quảnlý cũng như bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa Huế; quảng bá, phát huy vànâng cao chất lượng ẩm thực Huế tronghoạt động du lịch cũng như trong đờisống nhân dân... Q.Việt

Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu văn hóa ẩm thực Huế

Vào 20 giờ tối 04/8, tại Quảngtrường đường Trường Chinh và NguyễnTất Thành - TP. Quy Nhơn đã diễn ra Lễbế mạc và Chung kết Cuộc thi Ngườiđẹp Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền ViệtNam lần thứ V-2014.

Cuộc thi bình chọn Người đẹp Liênhoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lầnthứ V-2014 có 13 thí sinh đăng ký thamgia (8 thí sinh Việt Nam và 5 thí sinh đếntừ các quốc gia: Ba Lan, Ma-rốc, Nga,Pháp và Ý).

Qua vòng thi bán kết gồm 3 nộidung: trình diễn trang phục dân tộctruyền thống, trang phục áo dài ViệtNam và biểu diễn võ thuật, Ban Tổ chứcđã xác định 11 thí sinh vào vòng chungkết. Mỗi thí sinh sẽ thi tài năng khiếu võthuật để Ban Giám khảo chọn ra 5 thísinh lọt vào vòng ứng xử…

Sau phần thi ứng xử, kết quả, danhhiệu cao nhất Cuộc thi bình chọn Ngườiđẹp Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền ViệtNam lần thứ V-2014 đã thuộc về thí sinh

mang số báo danh 19 - ChanyshevaMaria (đoàn Tinh võ đạo Nga), Á khội1 thuộc về nữ võ sĩ Trần Thị Tuyết Trinh(Trung tâm võ thuật cổ truyền BìnhĐịnh) và Á khôi 2 thuộc về nữ võ sĩngười Pháp Morgane (CLB Võ thuật võKinh Vạn An phái - Cộng hòa Pháp). 4giải phụ, gồm: Trình diễn võ thuật ấntượng nhất và Gương mặt khả ái nhấtđều thuộc về Trần Thị Tuyết Trinh;Trang phục tự chọn đẹp nhất thuộc vềthí sinh Chanysheva Maria, Hình thểđẹp nhất thuộc về Ngô Thị Kim Phận(võ đường Phi Long Hùng, Kon Tum).

H.Quân

Chung kết cuộc thi Người đẹp Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V-2014

Ngày 31/7, Trung tâm Bảo tồn di sảnThăng Long-Hà Nội trưng bày triển lãm24 phương án thi tuyển phương án thiếtkế kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trịKhu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệuthuộc Trung tâm Hoàng thành ThăngLong (Hà Nội) để lấy ý kiến cộng đồng,ý kiến hội nghề nghiệp chuyên môn.

Ngay tại triển lãm, đông đảo nhândân và giới chuyên môn đã dành sự quan

tâm đến các phương án thi tuyển, đặcbiệt là 6 phương án đoạt giải chính thức.Hai phương án đoạt giải Nhì (không cógiải Nhất) thuộc Studio Milou SingaporePte.Ltd và Viện Kiến trúc quốc gia - BộXây dựng. Triển lãm kéo dài đến 30/8.Sau khi triển lãm kết thúc, ý kiến củacộng đồng và giới chuyên môn sẽ đượctổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dânThành phố làm cơ sở trình Thủ tướng

Chính phủ xin ý kiến chọn phương ánkiến trúc.

Đây là lần triển lãm lấy ý kiến côngchúng lần thứ hai. Trước đó, từ ngày30/4-08/5, cả 6 phương án đoạt giải đãđược triển lãm tại Hội trường 19C đườngHoàng Diệu thuộc Trung tâm Bảo tồn disản Thăng Long-Hà Nội nhằm giới thiệu,lấy ý kiến công chúng.

t.tâM

Lấy ý kiến về 24 phương án kiến trúc khu di tích 18 Hoàng Diệu

Page 17: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

17số 1087 l 07.8.2014

thônG tin trao đổi

Theo Sở VHTTDL Kiên Giang, từđầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang đónhơn 2,4 triệu lượt du khách trong nướcvà quốc tế, đạt 60% kế hoạch năm. Cácđiểm du lịch Hà Tiên, Kiên Lương vàPhú Quốc thu hút phần lớn lượng dukhách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặcbiệt, lượng du khách đến đảo ngọc PhúQuốc tăng đột biến vào những dịp lễ,Tết và nhất là trong kỳ nghỉ hè, mỗingày Phú Quốc đón 5.000-6.000 dukhách.

Tỉnh Kiên Giang đã tập trung nhiềunguồn lực phát triển du lịch, triển khaidự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu dulịch như: Hòn Trẹm - Chùa Hang, MũiNai - Hà Tiên, Cảng Bãi Vòng, Di tíchlịch sử Nhà tù Phú Quốc, Cảng RạchGiá, Công viên văn hóa An Hòa, trùngtu tôn tạo di tích tháp Cù Là, di tíchChùa Phật Lớn, Chùa Hộ Quốc... Tuynhiên, hạ tầng phục vụ du lịch và laođộng có tay nghề trong ngành du lịchcòn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu,nhất là vào mùa cao điểm. Toàn tỉnhhiện có hơn 2.510 lao động phục vụtrực tiếp trong ngành du lịch, nhưng chỉcó khoảng 600 lao động đã qua đào tạo,chiếm 23,9%.

Ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủtịch UBND huyện Phú Quốc cho biết:Nhu cầu lao động có tay nghề trong lĩnhvực du lịch đang là vấn đề nan giải củađịa phương. Phú Quốc thiếu cán bộ làmdu lịch chuyên nghiệp và hướng dẫnviên du lịch có chuyên môn, thiếungười có trình độ ngoại ngữ, nhất làtiếng Nga. Cuối năm nay và đầu năm2015, Phú Quốc đưa vào khai thác, sửdụng nhiều khu resort cao cấp, nhàhàng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 saovới hơn 2.000 phòng nghỉ phục vụkhách du lịch đến đảo và ước tính cầnkhoảng 6.000 lao động mới.

Những tháng cuối năm 2014, tỉnhKiên Giang sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớnnhư: Lễ hội kỷ niệm 146 năm ngày hysinh của Anh hùng dân tộc NguyễnTrung Trực; Lễ giỗ nữ liệt sĩ Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân Phan ThịRàng (nguyên mẫu của nhân vật chị Sứtrong tác phẩm “Hòn đất”) và Ngày hộiVHTTDL dân tộc Khmer, dự kiến thuhút hàng triệu du khách tham dự. Ngoàiviệc thực hiện đồng bộ các phương ánđảm bảo an toàn cho du khách, tỉnhtăng cường triển khai hạ tầng thiết yếuphục vụ tại các điểm, khu du lịch trên

địa bàn. Lượng khách du lịch đến đảo Phú

Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăngmạnh trong những tháng cuối năm, nhấtlà dịp lễ 02/9, Giáng sinh, Tết Dươnglịch 2015. Để đáp ứng nhu cầu của dukhách đến đảo ngọc tham quan, nghỉmát, các hãng hàng không VietnamAirlines, Vietjet Air... cùng các phươngtiện vận tải hành khách đường biển từđất liền đến Phú Quốc tiếp tục tăngchuyến, đảm bảo giao thông giữa đảovà đất liền được thông suốt. Kiên Giangđẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công hệthống cấp điện trung và hạ thế; mở rộnghệ thống giao thông đến các dự án quymô lớn trên đảo Phú Quốc như: dự ándu lịch của Tập đoàn Vinpearl ở BãiDài, các dự án Khu du lịch Bãi Trường,Bãi Khem, Bãi Sao; huy động thêmnguồn lực của các nhà đầu tư để xâydựng kết cấu hạ tầng du lịch trên đảoPhú Quốc. Huyện Phú Quốc phối hợpvới các trường chuyên ngành du lịch kýhợp đồng đào tạo nguồn lực lao độngđạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vàtrình độ ngoại ngữ phục vụ nhu cầuphát triển du lịch.

MinH HạnH

Kiên Giang tập trung nhiều nguồn lực phát triển du lịch

Mặc dù là một trong những ngànhbị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từnhững căng thẳng ở Biển Đông,nhưng 6 tháng đầu năm nay, Du lịchViệt Nam vẫn đạt được những kết quảđáng khích lệ.

Theo thông tin từ Tổng cục Dulịch, lượng khách du lịch quốc tế đếnViệt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014ước đạt 4.287.885 lượt khách, tăng21,11% so với cùng kỳ năm 2013.Mặc dù chịu ảnh hưởng kép từ nhữngcăng thẳng ở Biển Đông, nhưng nhìnchung, lượng khách từ các thị trườngquốc tế đều tăng so với 6 tháng của

năm 2013. Cụ thể: Hồng Kông (TrungQuốc) tăng 140,61%; Đức tăng115,87%; Lào tăng 38,83%;Campuchia tăng 30,09%; Nga tăng25,95%; Tây Ban Nha tăng 25,73%…

Không ai có thể ngờ rằng, du lịchViệt Nam 6 tháng qua vẫn đạt đượcnhững con số đáng nể đến như thế!Bởi khi những căng thẳng ở BiểnĐông kéo dài, du lịch Việt Nam đãvấp phải khó khăn chưa từng thấy từtrước tới nay.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cụctrưởng Tổng cục Du lịch cho biết:Trung Quốc vốn là thị trường có số

lượng khách quốc tế đứng đầu củangành Du lịch Việt Nam (chiếmkhoảng 25% tổng số khách quốc tếđến Việt Nam hàng năm). Trong thờigian diễn ra căng thẳng ở Biển Đông,Trung Quốc đã khuyến cáo người dânkhông nên đi du lịch Việt Nam. Ngaylập tức, khách du lịch Trung Quốcsang Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng.Khách du lịch Trung Quốc qua cáccửa khẩu quốc tế bằng đường bộ hầunhư không còn. Các tour khách TrungQuốc vào Việt Nam bằng đường hàngkhông cũng bị hủy. Khách Trung

(Xem tiếp trang 19)

Du lịch Việt Nam: Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công

Page 18: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

thônG tin trao đổi

18 số 1087 l 07.8.2014

Đờn ca tài tử Nam Bộ vừa đượcUNESCO công nhận là Di sản Vănhóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Chớp cơ hội ngàn vàng ấy, nhiều hãnglữ hành, công ty du lịch đã đưa Đờn catài tử vào khai thác trong các tour,tuyến du lịch. Điều này góp phầnquảng bá trực tiếp môn nghệ thuậttruyền thống đến với du khách songcũng đặt ra nỗi lo về việc bảo vệ di sảnnhân loại.

Thực tế cho thấy trong giai đoạnĐờn ca tài tử ngày càng mai một, đaphần giới trẻ thà nghe nhạc… “nhảmnhí” mà không để mắt tới dòng nhạctruyền thống này vì nó “cải lươngquá!”. Việc các nhà hàng, khách sạn,tour du lịch đưa Đờn ca tài tử vàochương trình phục vụ du khách là điểmsáng đối với chính bộ môn nghệ thuậtnày và tạo điều kiện cho các nghệnhân, câu lạc bộ biểu diễn. Song cũngcó một thực tế là việc đưa nghệ thuậtĐờn ca tài tử vào phục vụ du lịch đãphát sinh nhiều vấn đề chưa hay, chưađẹp. Tham gia đoàn khảo sát du lịch tạimột số tỉnh/thành trọng điểm, trong đócó Tiền Giang, nhiều phóng viên cảmthấy chạnh lòng về việc Đờn ca tài tửđược đem ra phục vụ du khách ở nơitạm nghỉ chân.

Với lịch trình chật kín, để đượcthưởng thức Đờn ca tài tử, đoàn nhàbáo quốc tế đã chọn cách bỏ bớt mộtsố điểm đến thú vị khác. Tới được CồnThới Sơn (thành phố Mỹ Tho), mọiháo hức, mong chờ dường như bị sựmệt mỏi của chặng đường dài, khôngkhí nóng bức cùng thời gian gấp gápđánh tan. Trong khi các ca nương, tàitử đang trau chuốt, nắn nót từng nốtnhạc, lời ca thì ở dưới một số ngườitìm võng nằm ngủ hoặc gục xuốngbàn, một số khác lịch sự hơn hướngánh mắt lên khu vực biểu diễn songcũng không quên tham gia những câu

chuyện rôm rả xung quanh. Buổi biểudiễn nhanh chóng trôi qua, đoàn dukhách lại khẩn trương tiếp tục cuộchành trình. Ít người cảm thấy tiếc nuốikhi vừa bỏ qua một di sản tinh thầnvừa được thế giới ghi nhận.

Chị Nikulina Elena (Đài Tiếng nóinước Nga) cho hay: Với 15 phút,người biểu diễn chưa thể truyền tải hếtcái hồn, cốt của nghệ thuật Đờn ca tàitử; người nghe dù chăm chú đến mấycũng chưa thể nắm bắt được cái đẹp,sâu lắng trong dòng nhạc cổ truyềnnày. Ấy là chưa nói đến những ngườinghe không hiểu tiếng Việt như kháchdu lịch quốc tế.

Cảm thông với hoàn cảnh khó khăncủa người chơi Đờn ca tài tử trong xãhội ngày nay, GS.TSKH Tô NgọcThanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dângian Việt Nam đã từng phải thốt lên tạimột buổi hội thảo lớn rằng, ông rấtbuồn vì người ta đem một dòng nhạctinh tế đến nhường ấy để thay thế chocác loại nhạc chuyên phục vụ trongcác tiệm ăn ven đường. Ông càng buồnhơn khi những người tổ chức biểu diễntrong các tiệm ăn ấy trả thù lao quá“bèo” cho các nhạc công, ca nương đãphải đem tài năng, sự thăng hoa, ngónđờn gan ruột tập luyện bao năm ròngchỉ để phục vụ khách ăn uống. Nỗibuồn của ông càng lớn hơn khi ViệtNam dù đã có cố gắng bảo vệ, tôn vinhnhưng di sản văn hóa, nhất là với Disản văn hóa được thế giới công nhậnvẫn chưa được phát huy đúng tầm giátrị.

Việt Nam đã xác định du lịch làmột hình thức quảng bá hữu hiệu giátrị văn hóa dân tộc cũng như đóng góptích cực cho việc bảo tồn vốn quý quốcgia. Điều quan trọng là phải làm thếnào để tận dụng, phát huy hết lợi thếđó, đồng thời có thể tạo ra các gói sảnphẩm du lịch từ di sản để giới thiệu,

quảng bá giá trị văn hóa nghệ thuật dântộc từng vùng miền đến đông đảo dukhách trong và ngoài nước.

Một trong những câu trả lời hiệuquả nhất đã được thành phố Hội An,tỉnh Quảng Nam thực hiện nhiều nămqua, đó là tổ chức các tour du lịch theokhông gian lễ hội, tổ chức nhữngkhông gian biểu diễn theo định kỳ tạiNhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền số66 đường Bạch Đằng và số 39 đườngNguyễn Thái Học (thành phố Hội An).Đến những nơi này, du khách đượcthưởng thức các tiết mục nghệ thuậttruyền thống của địa phương trongkhông gian trang trọng, riêng biệt vàocác khung giờ cố định 10 giờ 15 phút,15 giờ 30 phút hoặc 17 giờ 30 phúthàng ngày. Buổi biểu diễn diễn ratrong khoảng một giờ đồng hồ, vớinhiều tiết mục được đầu tư công phu,chọn lọc kỹ càng với sự trình diễn củacác giọng ca, tiếng đàn của nhữngnghệ sĩ chuyên nghiệp. Chương trìnhnày phần nào sẽ giúp khán giả cónhững cảm nhận khá đầy đủ, nắm bắtđược cái hồn của những tác phẩm nghệthuật truyền thống.

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh TiềnGiang - Nguyễn Ngọc Minh cho biết:Trong các sản phẩm du lịch chúng tađang giới thiệu, quảng bá loại hìnhnghệ thuật độc đáo của dân tộc với sựtham gia biểu diễn của các nghệ nhânđang trực tiếp thực hành, bảo tồn, pháthuy giá trị di sản truyền thống. Do đó,cần phải lựa chọn các tiết mục phùhợp, tránh làm tràn lan, xô bồ. TiềnGiang đã, đang thực hiện một dự ándài hơi về việc bảo tồn, phát huy nghệthuật Đờn ca tài tử trên địa bàn giaiđoạn 2013-2015 và tới năm 2020.

Trong đó, tỉnh coi Đờn ca tài tử làgốc, Cải lương là ngọn để tiến hành cáchoạt động bảo tồn, phát huy giá trịnhững môn nghệ thuật truyền thống này.

Khai thác bài bản để phát huy giá trị di sản

Page 19: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

thônG tin trao đổi

19số 1087 l 07.8.2014

Một hội thảo quy mô và một chươngtrình nghệ thuật hoành tráng đã được tổchức. Rạp hát cải lương đầu tiên củaViệt Nam - rạp hát Thầy Năm Tú (tạithành phố Mỹ Tho) và nhà của BạchCông Tử (người có nhiều đóng góptrong việc lưu giữ, phát triển nghệ thuậtĐờn ca tài tử, Cải lương) đã được trùngtu, tôn tạo làm nơi trình diễn Đờn ca tàitử cho du khách tới tham quan. TiềnGiang cũng tổ chức tập huấn, truyền dạyĐờn ca tài tử cho các thế hệ nghệ sĩ trẻqua hệ thống đào tạo của Hội Văn họcnghệ thuật, trường trung cấp văn hóanghệ thuật tỉnh và ở các huyện, thành.

“Hiện đã có 95 trong số 120 ca nương,tài tử hoạt động trong lĩnh vực du lịchtham gia tập huấn. Số còn lại sẽ tiếp tụcđược học tập tại các lớp đào tạo sắp tới”- ông Nguyễn Ngọc Minh cho biết.

Trả Đờn ca tài tử về không gian củanó, trả nghệ nhân về đúng chất tài tửlà điều mà nhiều nhà quản lý văn hóaở các tỉnh/thành phía Nam, nhất là cácđịa phương có Đờn ca tài tử hướng tới.Để làm được điều đó cần có sự thamgia tích cực của các nhà quản lý và cảlực lượng doanh nghiệp du lịch. Hiệnnay, một số tỉnh/thành đã chủ động ràsoát chất lượng các chương trình biểu

diễn Đờn ca tài tử tại các điểm đến dulịch và ra một số quy định nhằm đảmbảo vệ, giữ gìn giá trị nghệ thuật Đờnca tài tử. Cụ thể như: Dàn nhạc phảiđảm bảo ít nhất 3 loại nhạc cụ, ít nhất4 người biểu diễn, quy định thời lượngvà số bài bản biểu diễn…

Rất mong các doanh nghiệp du lịchhợp tác với các nhà quản lý văn hóa,tìm hiểu, đưa ra ý kiến, kiến nghị, gópphần điều chỉnh nhằm khai thác Đờnca tài tử phù hợp để vừa phát triển dulịch vừa bảo vệ, phát huy các giá trị disản quý báu mà ông cha để lại.

t.t.n

Du lịch Việt Nam... (Tiếp theo trang 17)

Quốc vào Việt Nam bằng đường biểnkhông đáng kể.

Trước những khó khăn khônlường, thế nhưng, với quyết tâm củanhững người làm du lịch, biến nhữngkhó khăn, thách thức thành cơ hội vànguồn lực, ngay lập tức, du lịch ViệtNam đã có những ứng phó kịp thời vàsáng tạo.

Một loạt các cuộc họp báo thôngtin về tình hình trong nước và các hoạtđộng quảng bá nhằm khẳng định:“Việt Nam luôn là điểm đến an toàn,thân thiện và hấp dẫn” được tiến hành.Đặc biệt, Bộ VHTTDL đã có các vănbản và công điện kịp thời gửi đến cáctỉnh/thành, đơn vị cam kết đảm bảo antoàn, an ninh, trật tự cho các du kháchkhi sang du lịch Việt Nam. Tổng cụcDu lịch cũng đã có các văn bản gửiđến Tổng cục Du lịch, Cục Du lịch,Đại sứ quán các nước tại Việt Namthông báo và khẳng định, những căngthẳng ở Biển Đông không ảnh hưởnggì tới sự an toàn của các du khách khisang du lịch Việt Nam. Quan trọngnhất, Việt Nam đã sáng suốt và nhanhnhạy khi quyết định chuyển hướng thịtrường để bù đắp sự sụt giảm khách từthị trường Trung Quốc. Tạm dừng các

hoạt động xúc tiến quảng bá tại TrungQuốc trong thời gian diễn ra căngthẳng ở Biển Đông, Việt Nam điềuchuyển và đẩy mạnh quảng bá, xúctiến du lịch ở các thị trường trọngđiểm khác. Không chỉ có vậy, chúngta còn thực hiện động viên các doanhnghiệp du lịch, khuyến khích họ hìnhthành các tour khuyến mại, kích cầu,đảm bảo quyền lợi chính đáng, tuyệtđối an toàn cho du khách…

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớhình ảnh xúc động của lãnh đạo BộVHTTDL khi xuống tận tàu, đón đoànkhách du lịch Trung Quốc sang ViệtNam giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng”; rồitổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi thôngtin với những đoàn khách Trung Quốcđể họ hiểu đúng về người bạn lánggiềng, về môi trường du lịch an toànvà thân thiện, hấp dẫn ở Việt Nam…

Trong lịch sử phát triển, Du lịchViệt Nam đã nhiều lần gặp khó khăn.Còn nhớ đại dịch SARS và cúm AH5N1 từ năm 2003-2005, đã làm chodu lịch Việt Nam một thời gian dàiphải điêu đứng. Khách quốc tế sangViệt Nam sụt giảm nghiêm trọng màkhông biện pháp gì có thể cứu vãn nổi.Chỉ khi Việt Nam chứng minh được

đã khống chế và dập tắt hoàn toàn đạidịch này mới lấy lại được niềm tin củakhách du lịch quốc tế.

Khi các đại dịch vừa qua đi thì cơnkhủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầutừ năm 2007 lại ập đến, ảnh hưởngnghiêm trọng tới sự tăng trưởng củadu lịch Việt Nam. Khi túi tiền của các“thượng đế” không “rủng rỉnh” thì dulịch chính là hoạt động đầu tiên bị cắtgiảm. Để đạt được những con số nhưtrong kế hoạch đề ra là điều vô cùngkhó khăn với một nước mà ngành dulịch mới chỉ chập chững như ở ViệtNam. Thế nhưng, con số tăng trưởngnăm sau luôn cao hơn năm trướcchính là phần thưởng cho những nỗlực không mệt mỏi của các cán bộ,nhân viên ngành công nghiệp khôngkhói này.

Nhìn lại chặng đường phát triểnvới nhiều khó khăn để thêm tự hào vàmột lần nữa khẳng định sự đúng đắncủa đường lối cũng như chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam. Với sự“an toàn, thân thiện và hấp dẫn”, hyvọng du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục vượtqua khó khăn, thử thách, chiếm đượclòng tin của du khách.

KiM tHoA

Page 20: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1087 l 07.8.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHAN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNg kIêN, THế HùNg

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNg Ty TNHH mộT THàNH vIêN

IN và văN HóA PHẩm

Vụ vi phạm trong trùng tu ditích Chùa Sổ (huyện ThanhOai, Hà Nội) gần đây và

trước đó là vi phạm trong trùng tuĐình Quang Húc (huyện Ba Vì), xâydựng tấm bình phong Lăng NgôQuyền (thị xã Sơn Tây) và có thể viphạm tại các di tích khác chưa bị pháthiện, đã ít nhiều làm biến dạng di tích,tạo nên dư luận không tốt. Nhưng cũngtừ những vụ việc này khiến người tađặt ra câu hỏi: Một dự án trùng tu ditích phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Disản văn hóa, từ việc lập dự án, triểnkhai dự án, chọn đơn vị thi công, tưvấn giám sát, có sự thỏa thuận từ CụcDi sản văn hóa, Sở VHTTDL, phêduyệt của đơn vị chủ quản… nhưngsai phạm vẫn diễn ra. Vậy đâu là cănnguyên vấn đề này?

Dự án tu bổ di tích Chùa Sổ đangtạm dừng thi công do chủ đầu tưkhông đảm bảo quy định trong thựchiện thi công tu bổ di tích như: Khôngdựng nhà bao che, không thực hiệnviệc đánh dấu ký hiệu các cấu kiện,thành phần kiến trúc di tích khi hạgiải.Trong đó nhà bao che do Banquản lý dự án tự ý loại bỏ để không tốnkinh phí. Bên cạnh đó, một lầu lục giáckhông có trong nội dung thỏa thuậncủa Cục Di sản văn hóa bỗng dưngmọc lên cho thấy sự buông lỏng quảnlý của chính quyền xã Tân Ước.

Còn Đình Quang Húc khi tu bổ,đơn vị thi công đã tô điểm cho bức nghimôn bằng sơn công nghiệp, đôi nghêtrước hậu cung được thay mới bằng đôinghê có kích thước to hơn, thanh xàkhám lửng đáng phải sử dụng thanh cũnay được làm mới, hệ thống cột khi vánối bị siêu vẹo, mối vá chưa đúng kỹthuật các con kìm ở bờ trạch, bờ chảyđược làm mới không đúng thiết kế.Ngay tại thời điểm xảy ra vi phạm tạiĐình Quang Húc, ông Bạch Công Tiến

- Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vìcũng thừa nhận: Nhà thầu tổ chức thicông chưa đúng thiết kế, giải pháp tubổ tùy tiện, nhiều chi tiết sai sót kỹthuật dẫn ảnh hưởng tới giá trị gốc củadi tích, gây bức xúc trong nhân dân.

Tấm bình phong lăng Ngô Quyềnkhi xây dựng không đảm bảo mỹthuật, vị trí xây dựng chưa phù hợp,rãnh thoát nước sau lăng không đượcxây dựng theo đúng thỏa thuận củaCục Di sản văn hóa.

Nhận định về vấn đề này, ôngTrương Minh Tiến - Phó Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội thẳng thắn cho biết:Để xảy ra tình trạng trên do một số chủđầu tư chưa có nhiều hiểu biết trongtrình tự đầu tư, tu bổ di tích. Theo quyđịnh của Luật Di sản văn hóa, đơn vịthi công tu bổ, trùng tu di tích phải cóchứng chỉ hành nghề, người thi côngphải được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụnhưng có thể họ chưa đáp ứng yêu cầu.Không loại trừ trường hợp người ta cóthể mượn chứng chỉ hành nghề để bổsung vào hồ sơ pháp nhân nhằm quamắt cơ quan chức năng. Một mặt, mộtsố đơn vị tư vấn giám sát chưa tuân thủtheo quy định của luật, buông lỏnggiám sát. Ông Trương Minh Tiến cũngkhẳng định, để xảy ra trường hợp vi

phạm trong tu bổ, trùng tu di tích chắcchắn Ban quản lý dự án hoặc đơn vị thicông hoặc tư vấn giám sát có vấn đề.

Trước thực trạng một số di tíchtrong quá trình tu bổ, trùng tu xảy ra viphạm, sắp tới Sở VHTTDL Hà Nội cókế hoạch tổ chức rà soát các Ban quảnlý dự án tu bổ di tích, trước hết xemxét chứng chỉ đào tạo tu bổ di tích; tiếpđó là chứng chỉ hành nghề của đơn vịthi công, tư vấn giám sát.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giámđốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết:Căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị, Sởsẽ mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụriêng để nâng cao nghiệp vụ trongcông tác tu bổ di tích. Đồng thời, Sởcũng bổ sung thêm một số quy địnhtrước khi triển khai tu bổ công trình,thống nhất cách thức khi hạ giải cáccấu kiện, trong quá trình thi công…Đặc biệt, tại Ban giám sát cộng đồngcần có cán bộ có chuyên môn về ditích (có thể là người trong Ban quản lýdi tích danh thắng Hà Nội) tư vấn, giúpđỡ về vấn đề chuyên môn. Công tácchọn nhà thầu thi công nhất thiết phảilà đơn vị có năng lực, đảm bảo cóchứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệmtrong tu bổ di tích.

t.t.n

Biến dạng trong trùng tu một số di tích tại Hà Nội - Đâu là căn nguyên?

Chùa Sổ phơi mưa nắng vì không có mái che khi hạ giải theo đúng luật