trang trẠi ĐỘng vẬt hoang dà -...

41
i CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo Hnh phúc ----------- ---------- BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN TRANG TRẠI ĐỘNG VT HOANG DÃ ĐỊA ĐIỂM : AN KHÁNH, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP CHỦ ĐẦU TƯ :KỲ SƯ ĐOÀN PHAN DINH Đồng Tháp, Tháng 05 năm 2015

Upload: phamdiep

Post on 29-Aug-2019

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN

TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

ĐỊA ĐIỂM : AN KHÁNH, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

CHỦ ĐẦU TƯ : KỲ SƯ ĐOÀN PHAN DINH

Đồng Tháp, Tháng 05 năm 2015

Page 2: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN

TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

CHỦ ĐẦU TƯTRẠI HEO RỪNG KHỞI NGHIỆP

DIỆP HỮU TINH

ĐƠN VỊ THI CÔNGKỸ SƯ ĐOÀN PHAN DINH

Đồng Tháp, Tháng 05 năm 2015

Page 3: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Đồng Tháp, ngày 14 tháng 05 năm 2015

ĐƠN XIN THUÊ ĐẤT

Kính gửi: UBND Huyện Châu ThànhUBND Xã An Khánh

1. Cá nhân xin thuê đất: Đoàn Phan Dinh2. Địa chỉ: 192, Ấp An Hòa – Xã An Khánh – H. Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp3. Số CMND: 341598054 Cấp 14/08/2007 tại CA Đồng Tháp4. Vị trí khu đất xin thuê: Xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp5. Diện tích thuê: 1h6. Thời hạn thuê: 20 năm7. Mục đích sử dụng: Lập trang trại nuôi động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây8. Cam kết:

− Sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai;− Trả tiền thuê đất đủ, đúng hạn ;− Các cam kết khác (nếu có):

Cá nhân thuê đất(Ký và ghi rõ họ tên)

Đoàn Phan Dinh

Page 4: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Trang i

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN............................................................................................ 11.1. Căn cứ pháp lý........................................................................................................................... 11.2. Tình hình bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam ....................................................................... 21.3. Thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .......... 31.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư dự án............................................................................................. 5

CHƯƠNG II TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN................................................................................................... 62.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ............................................................................................................ 62.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ...................................................................................................... 6

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN ..................................................................................................... 73.1. Địa điểm đầu tư dự án ............................................................................................................... 73.2. Quy mô dự án ............................................................................................................................ 8

3.2.1. Hạng mục xây dựng ........................................................................................................ 83.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị ............................................................................................ 8

3.3. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................................. 93.4. Thị trường đầu ra....................................................................................................................... 9

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................................... 104.1. Động vật được nuôi ................................................................................................................. 104.2. Kỹ thuật nuôi ba ba ................................................................................................................. 10

4.2.1. Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm................................................................................. 104.2.2. Kỹ thuật nuôi ba ba giống ............................................................................................. 11

4.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng................................................................................................... 134.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.......................................................................................... 134.3.2. Kỹ thuật nuôi heo rừng từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi ...................................................... 144.3.3. Kỹ thuật nuôi heo rừng thịt ........................................................................................... 174.3.4. Kỹ thuật nuôi heo rừng sinh sản ................................................................................... 18

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................................. 215.1. Đánh giá tác động môi trường................................................................................................. 21

5.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................................ 215.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................................. 21

5.2. Tác động của dự án tới môi trường ......................................................................................... 215.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng ............................................................................... 215.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động ................................................................................. 22

5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường..................................................................................... 225.3.1. Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình .......................................................... 225.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng .................................................................. 22

5.4. Kết luận ................................................................................................................................... 23

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................................ 246.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ...................................................................................................... 246.2. Nội dung tổng mức đầu tư ....................................................................................................... 25

Page 5: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Trang ii

6.2.1. Nội dung........................................................................................................................ 256.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ............................................................................................... 27

CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................................... 287.1. Kế hoạch đầu tư ....................................................................................................................... 287.2. Tiến độ sử dụng vốn ................................................................................................................ 287.3. Vốn lưu động ........................................................................................................................... 28

CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .................................................................. 298.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ................................................................................... 29

8.1.1. Giả định về chi phí ........................................................................................................ 298.1.2. Giả định về doanh thu ................................................................................................... 32

8.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................................... 338.2.1. Doanh thu dự án ............................................................................................................ 338.2.2. Báo cáo thu nhập........................................................................................................... 348.2.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) ................................................. 34

8.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................................................................... 35

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN................................................................................................................ 36

Page 6: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Trang 1

CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.1. Căn cứ pháp lýBáo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHX HCN ViệtNam;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bảncủa Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNViệt Nam;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;

- Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấynhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng,động vật rừng nguy cấp quý hiếm;

- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thunhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thihành Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việcbảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Page 7: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 2

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình;

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chấtlượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủvề việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập vàquản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnhdự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi tr ường và cam kết bảovệ môi trường;

- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toándự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảovệ môi trường;

- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độthu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

- Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;- Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

1.2. Tình hình bảo tồn động vật hoang dã Việt NamViệt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á có sự đa dạng sinh học cao. Nhưng

trong thời gian gần đây diện tích rừng bị thu hẹp lại, nạn buôn bán động vật hoang dã vẫncòn tiếp diễn. Không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra ở các quốc gia trong khu vực và cácchâu lục khác đã và đang hình thành mạng lưới buôn bán động vật hoang dã xuyên biên giới.Chính vì khu vực sống của các loài động vật hoang dã bị thu hẹp lại, số lượng cá thể giảmnhanh chóng nên nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trên quy mô toàn cầu. Do đó, đadạng sinh học nói chung và động vật hoang dã của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt vớimột thách thức lớn về vấn đề bảo tồn.

Nguyên nhân chung dẫn đến vấn nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã xuyên biêngiới diễn biến phức tạp, trên quy mô lớn là do dân số tăng cao, dân trí thấp và đặc biệt là lợinhuận khổng lồ thu về từ việc kinh doanh các động vật hoang dã và các sản phẩm của nó.Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng góp phần khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm từ động vậthoang dã. Trong giới thượng lưu, nhu cầu này ăn sâu bén rễ tới mức họ sẵn sàng chấp nhận

Page 8: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 3

bất cứ mức giá nào để có được các món như sừng tê giác, cao hổ cốt…Việt Nam hiện tạiđang là điểm đến và là trạm trung chuyển của nhiều tổ chức tội phạm buôn bán động vậthoang dã. Do lợi nhuận từ việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã mà nhiều loài đang bịtận thu, số lượng bị suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Phongtrào đi săn bắt và buôn bán xảy ra rầm rộ, đối với tất cả loài bò sát (rùa, rắn..). Hàng năm cókhoảng 10.000 tấn rùa thuộc các loài ra khỏi rừng và bị xuất sang biên giới. Kết quả là ViệtNam có 23 loài rùa cạn và 5 loài rùa nước thì tất cả các loài đều đứng trước nguy cơ biếnmất.

Trước những thách thức đó, tại châu Á, các trang trại gây nuôi động vật hoang dã vì mụcđích thương mại đang được phát triển mạnh mẽ về số lượng. Mới đây, Hiệp hội bảo tồn độngvật hoang dã (WCS) đã phối hợp với Cục kiểm lâm Việt Nam khảo sát trên 78 trang trại gâynuôi tại Việt Nam, nhằm kiểm tra hiệu quả mô hình trang trại gây nuôi động vật hoang dãthúc đẩy công tác bảo tồn quần thể loài trong tự nhiên. Kết quả cho thấy 22 loài hiện đangđược gây nuôi tại các trang trại, trong đó có 12 loài bị đe dọa cấp quốc gia, 6 loài bị đe dọatrên toàn cầu, 4 loài được bảo vệ ở cấp quốc gia và 5 loài có tên trong phụ lục I của Côngước quốc tế về Buôn bán các loài động thực vật nguy cấp.

Đại diện Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (WCS) cho rằng: Về mặt lýthuyết, động vật gây nuôi có thể thay thế cho động vật hoang dã nhưng đòi hòi phải có sựkiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiểu biết về những tác động của thị trường và thị hiếu ngườitiêu dùng. Trang trại gây nuôi động vật hoang dã sẽ không đem lại lợi ích nào cho công tácbảo tồn nếu vật nuôi không được thả về thiên nhiên; không có các hoạt động nâng cao nhậnthức về bảo tồn cho các trang trại. Các trang trại không đóng góp kinh phí hỗ trợ cho cáchoạt động bảo tồn và không có nghiên cứu về bảo tồn nào được thực hiện trên các loài gâynuôi. Các loài vật chỉ thực sự được bảo tồn nếu chúng được thực hiện đúng vai trò của mìnhtrong hệ sinh thái tự nhiên. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nỗ lực bảo tồn nào, trongđó bao gồm các trang trại gây nuôi động vật hoang dã là phải hướng tới tăng cường công tácbảo tồn các loài động vật trong tự nhiên.

1.3. Thực trạng công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh ĐồngThápChâu Thành là một huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp.Huyện có diện tích 245,94 km2 và dân số là 149.983 người. Huyện ly là thị trấn Cái Tàu Hạnằm trên đường quốc lộ 80 cách chân cầu Mỹ Thuận 4 km về hướng tây và cách thành phốSa Đéc 12 km về hướng đông.Địa hình có hướng dốc từ sông tiền vào trong nội đồng và tương đối bằng phẳng. Cao độ phổbiến từ + 0,8 đến + 1,2, cao nhất là + 1,5, thấp nhất là + 0,7 (Theo viện khảo sát thiết kế thuỷlợi Nam bộ năm 1982). Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuậnlợi cho tưới tiêu. Huyện có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở ĐồngBằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo.Gió: Chủ yếu theo 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc (từ tháng 5 đến tháng 11), ngoài ra còncó gió chướng từ tháng 2 đến tháng 4, cá biệt vào mùa mưa thường có lốc.Bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6. Lượng bốc hơi trung bình từ 3 – 5 mm/ngày.Tổng lượng bốc hơi cả năm là 1.657,2 mm tương ứng với lượng mưa, nhưng lệch về thờigian.

Page 9: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 4

Ẩm độ: bình quân cả năm là 82,5%. Bình quân thấp nhất là 50,3% trong đó tháng 3 có ẩm dộnhỏ nhất là 32%.Nắng: là vùng có số giờ nắng cao 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng coa nhất là 9,1 giờ/ngày.Mưa: lượng mưa trung bình nhiều năm của huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm. Mùa mưabắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 90 - 92% lượng mưa cả năm, trong đótập trung vào tháng 9 và tháng 10 chiếm từ 30 - 40% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từtháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm từ 8 - 10% lượng mưa cả năm.Châu Thành là huyện thuần canh nông nghiệp, nên ngành nông nghiệp khá phát triển.

Đồng Tháp có 626.812,55 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 81.357 ha rừng đặcdụng, là nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vậtquý hiếm và đặc hữu. Theo kết quả điều tra, khảo sát bước đầu đã thống kê, ghi nhận 3.228loài động vật rừng thuộc 779 họ, 225 bộ hiện diện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do tình trạngsăn bắn, bẫy bắt và mất sinh cảnh sống chưa được kiểm soát chặt chẽ nên một số loài độngvật đang đứng trước nguy cơ suy giảm về quần thể, số lượng loài, cá biệt có loài biến mấtngoài tự nhiên.

Đứng trước thực trạng như vậy, một trong giải pháp bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD)được quan tâm, đầu tư hiện nay là công tác bảo tồn ngoại vi (Exsitu) với loại hình gây nuôisinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã quy mô hộ gia đình. Trong những năm gần đây,trên địa bàn tỉnh loại hình bảo tồn này phát triển khá mạnh. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có từ200 – 300 hộ đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản ĐVHD đã góp phần gìn giữ nguồngen, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Qua theo dõi, đến nay tỉnh tacó 1.237 trại nuôi được cấp giấy chứng nhận đăng ký với 26.163 cá thể ĐVHD. Trong đó có17.727 cá thể ĐVHD nguy cấp, quý hiếm (Hổ, Gấu Ngựa, Rùa câm, Rùa núi vàng, Kỳ đàhoa, Rắn Hổ mang, Rắn Ráo trâu, Cày hương, Cá Sấu nước ngọt) và 10.436 cá thể ĐVHDthông thường (Nhím, Lợn rừng, chim Trĩ, Hươu sao, Dúi). Cùng với việc cấp giấy chứngnhận, lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi sự phát triển số lượngcá thể, xác nhận nguồn gốc ĐVHD đến từng cơ sở, trại nuôi theo đúng quy định của phápluật. Do làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nên các vụ vi phạm được phát hiện, xửlý kịp thời. Công tác gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tíchcực, ổn định, đi vào nề nếp và được tổ chức CITES Việt Nam đánh giá cao.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác gây nuôi ĐVHD trên địa bàn các huyện, thị xã,thành phố vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Việc nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD trênđịa bàn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo thị trường do đó khi nhu cầu củathị trường bão hoà, thì sản phẩm sản xuất không có đầu ra. Tình trạng săn bắn, bẫy bắt, buônbán, vận chuyển ĐVHD còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi gâykhó khăn cho các cơ quan chức năng. Vấn đề đảm bảo an toàn sinh học ở các cơ sở nuôi nhốtchưa được quan tâm, chú trọng, nhất là các loài động vật có thể gây bệnh cho người nuôi haynuôi tập trung một số loài ĐVHD hung dữ nguy hiểm trong khu dân cư như rắn hổ mang…đang đặt ra cho các cơ quan quản lý những câu hỏi khó khăn, phức tạp...

Để quản lý có hiệu quả các cơ sở nuôi nhốt nhưng vẫn đảm bảo chính sách khuyến khíchgây nuôi, phát triển các loài ĐVHD, giảm áp lực khai thác, săn bắn ĐVHD từ rừng tự nhiên,bảo tồn được nguồn gen, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động theo quy

Page 10: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 5

định của pháp luật. Thời gian tới công tác quản lý các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã cầnthực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt các các chủ trạinuôi nhốt ĐVHD chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD.Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý ĐVHD và kỹ thuật gây nuôi ĐVHD. Nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo tồn, phát triển động vật hoang dã cho Kiểm lâm địabàn, cán bộ cấp xã phụ trách theo dõi các cơ sở gây nuôi ĐVHD. In ấn tờ rơi, tờ bướmhướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp an toàn cấp phát cho các cụm dân cư, hộ gia đình…

Hai là: Làm tốt công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm với UBND các xã, phường, thịtrấn và các ngành chức năng (Thú y, Tài nguyên và Môi trường...) để thống kê, kiểm kê đầyđủ, chính xác tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn. Tăng cường công tác thẩmđịnh các điều kiện gây nuôi, những hộ nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới cấp giấy đăngký trại nuôi.

Ba là: Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt, việc kiểmtra phải thực hiện hàng tháng, kiểm tra cần tập trung vào các nội dung như: điều kiện an toànchuồng trại cho người và vật nuôi; công tác vệ sinh môi trường, quy trình, kỹ thuật chăm sóc,ngăn ngừa dịch bệnh; tình hình cập nhật thông tin, theo dõi, ghi chép sổ sách về phát sinhtăng - giảm số lượng, chủng loại vật nuôi... Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trườnghợp vi phạm, đặc biệt là những chủ hộ lợi dụng nhập ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp đưavào đàn nuôi.

Bốn là: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình hiện đang nuôi nhốt một sốloài ĐVHD quý hiếm như hổ, gấu … nhưng tự nguyện giao nộp cho nhà nước để giảm bớtgánh nặng tài chính, đảm bảo duy trì, phát triển bền vững các loài ĐVHD nguy cấp, quýhiếm trên địa bàn tỉnh ./.

1.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư dự ánHiện nay các nước trên thế giới đang tăng cường liên kết nhằm đấu tranh với những hoạt

động buôn bán bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên thị trường quốc tế. Việc nhânnuôi, chế biến, buôn bán các loài ĐVHD (hợp pháp lẫn bất hợp pháp) cung ứng cho thịtrường không ngừng gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và sự giao thương giữacác quốc gia ngày càng tăng. Có thể nói, sản phẩm từ các loài ĐVHD được nhân nuôi sẽ dầnthay thế các sinh vật từ tự nhiên ngày càng suy kiệt. Đây là thế mạnh của các nước giàu tàinguyên đa dạng sinh học, trong đó có Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về sản phẩm từ ĐVHD, hoạt động nhân nuôicác loài hoang dã tại Việt Nam cũng được phát triển mạnh cả về số lượng và số loài. Phầnlớn các sinh vật từ ĐVHD trên thị trường hiện nay đều có nguồn gốc từ gây nuôi và đangdần thay thế những sinh vật có nguồn gốc từ tự nhiên, góp phần không nhỏ trong phát triểnkinh tế ở địa phương, tác động tích cực tới công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàinguyên đa dạng sinh học và môi trường.

Trên cơ sở đó “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” tại xã An Khánh,huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ra đời với mong muốn đáp ứng nhu cầu xã hội, gópphần bảo tồn động vật hoang dã đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đónggóp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Page 11: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 6

CHƯƠNG II TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

2.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Đoàn Phan Dinh Địa chỉ : Ấp An Hòa – Xã An Khánh – H.Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp Số CMND : 341598054 Cấp 14/08/2007 Nơi cấp : Công An Đồng Tháp

2.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây Địa điểm đầu tư : Xã An Khánh – Huyện Châu Thành – Tỉnh Đồng Tháp Mục tiêu đầu tư : Xây dựng trang trại rộng 1 ha nuôi các loại động vật hoang dã

như: baba, heo rừng, nhiếm, chim trĩ đỏ, gà đông tảo ,… Mục đích đầu tư :

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về sản phẩm từ động vật hoang dã, hoạtđộng nhân nuôi các loài hoang dã tại Việt Nam cũng được phát triển mạnh cả về số lượng vàsố loài.

- Thay thế các sinh vật từ tự nhiên ngày càng suy kiệt góp phần bảo vệ môi trường tựnhiên phát triển bền vững.

- Đáp ứng nhu cầu con giống đạt chuẩn và cung cấp sản phẩm thịt sạch cho thi trườngtiêu dùng thông qua quá trình nuôi sách với quy trinh sử lý ozon và ứng dụng công nghệ sinhhọc.

- Tận dụng lại một cách có hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp(rau, củ, quả...ởcác khu chợ đầu mối), các phế phẩm ở các khu chế biến thực phẩm( bả đậu nành, hèm rượu,bả bia, đầu cá...), các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sản ở địa phương( lục bình, rau, cỏ,chuối cây....) làm thức ăn chính. Nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 2,251,095,000 đồng (Hai tỷ, hai trăm năm mươi mốt triệu, chín

mươi năm ngàn đồng) Tiến độ thực hiện : Dự án được tiến hành từ quý III/2015 đến hết quý IV/2015 dự

án hoàn thiện và bắt đầu từ quý I/2016 dự án đi vào hoạt động.

Page 12: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 7

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

3.1. Địa điểm đầu tư dự ánDự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” được đầu tư tại xã An

Khánh, Huyện Châu Thành, Tỉnh Đồng Tháp

Hình: Vị trí đầu tư dự án

Vị trí đất dự án có địa hình gò cao không bị lũ lụt. Một phần diện tích tiếp cận vùng đầmlầy chiêm trũng. Dự kiến chủ đầu tư sẽ nuôi heo rừng và các loài động vật khác ở vùng đấtcao, riêng baba và cá sẽ được nuôi ở vùng đất thấp hơn để phù hợp với điều kiện sinh trưởngphát triển của chúng.

Ưu điểm: Cách xa khu dân cư không có tiếng ồn vì heo rừng không thích tiếng ồn,không lây lan dịch bệnh và bùng phát dịch cúm heo.

Page 13: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 8

3.2. Quy mô dự án3.2.1. Hạng mục xây dựngTổng diện tích khu trang trại: 2,000 m2

+ Diện tích khu nuôi baba: 00m2

+ Diện tích khu nuôi các con vật khác:3,000 m2

+ Diện tích trồng cỏ và cây ăn trái : 2,970 m2

+ Diện tích khu nhà ở cho nhân viên: 30m2

+ Diện tích đường đi nội bộ: 500 m2

Đv:1000 đồng

TÊN HẠNG MỤC ĐVT SốLượng

Diệntích(m2)

Tổng DiệnTích

ĐƠN GIÁ(VNĐ)

GIÁ TRỊKHÔNG

THUẾKhu chăn nuôi Baba 2,500 404,000Ao nuôi baba lấy thịt (4000 con) ao 1,5 1,500 2,000 70,000 140,000

Ao nuôi giống ao 0,7 700 700 70,000 70,000

Ao xử lý nước thải ao 0,3 300 300 60,000 60,000

Nhà bảo vệ m2 1 10 10 1,500 15,000

Kho chứa thức ăn m2 1 15 15 1,500 22,500

Kênh dẫn nuớc (dài 15m) kênh 2 7,500 15,000

Cửa ra vào cửa 1 1,500 1,500Khu nuôi heo rừng và các loàiđộng vật quý hiếm 3,000 692,000Đất chuồng nuôi heo rừng (100con) bao gồm: chuồng 10 3000 3000 347,500

- Khu nhà (khung sắt, lợp tôn,đỏ cát, xây móng) 10 30 600 850 255,000

- Sân chơi (đỏ cát 1500 m2 vàrào lưới B40 ) m² 1000 25 92,500

Chuồng nuôi các con vật khác chuồng 25 200 300 50 250,000Hệ thống trạm điện, hệ thống xửlý nước thải. trạm 3 200 400 10,000 30,000

Diện tích cây xanh cây 100 300 300 15 4500

Kho chứa thức ăn m² 1 30 30 1,500 45,000

Nhà bảo vệ m² 1 10 10 1,500 15,000

Khu nhà ở cho nhân viên m² 1 30 30 1,700 51,000

Diện tích trồng cỏ và cây ăntrái m² 2,970 -

Diện tích đường đi nội bộ m² 1,000

TỔNG CỘNG 10,000 1,147,000

3.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị

Page 14: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 9

TÊN HẠNG MỤC ĐVT SLĐƠNGIÁ

(VNĐ)

THÀNHTIỀN

TRƯỚCTHUẾ

VAT

THÀNHTIỀNSAU

THUẾNuôi Baba và Cá 18,182 1,818 20,000Máy motor cái 2 4,000 7,273 727 8,000

Hệ thống điệnHệ

thống 1 12,00010,909 1,091 12,000

Nuôi heo rừng 49,091 4,909 54,000Máy bơm nước cái 1 4,000 3,636 364 4,000Máy lấy thức ăn cái 1 50,000 45,455 4,545 50,000Nuôi các con vật khác 3,636 364 4,000Xe vận chuyển thức ăn cái 1 4,000 4,000TỔNG CỘNG 70,909 7,091 78,000

3.3. Tiến độ thực hiện dự ánDự án được tiến hành thực hiện từ quý III/2015 đến quý I/2016 bao gồm : Giai đoạn chuẩn bị đầu tư quý III/2015 và quý IV/2015 tiến hành thuê đất 20 năm và

xây dựng . Giai đoạn xây dựng là năm 2016: Kế hoạch đầu tư xây dựng trang trại và mua sắm

máy móc trang thiết bị và phát triển ra thị trường. Giai đoạn chọn và sàn lộc mua con giống tiếp tục để cải tạo nguồn gen: Quý II/ 2016

và dự án bắt đầu thu hoạch.

3.4. Thị trường đầu raTrang trại chuyên cung cấp các sản phẩm: thịt, con giống cho thị trường và bao tiêu sản

phẩm cho bà con, đồng thời hợp tác với các trang trại lớn đưa sản phẩm vào siêu thị.

Page 15: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 10

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Động vật được nuôiCác loài động vật hoang dã được nuôi trong trang trại như: ba ba, heo rừng, nhím, chim

chỉ, gà đông tảo …Tuy nhiên, trong 2 năm đầu chỉ nuôi thử nghiệm heo rừng và baba. Do đónội dung dự án sẽ tập trung phân tích kỹ thuật chăn nuôi 2 loài này.

4.2. Kỹ thuật nuôi ba baBa ba là một loài thủy sản nước ngọt, quý hiếm. Thịt ba ba ngon và bổ thường được chế

biến thành các món đặc sản cao cấp. Trứng, mai và đầu ba ba cũng là những vị thuốc đông ychữa một số bệnh. Trong những năm gần đây, con ba ba trở thành mặt hàng có giá trị cao vàđược tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhận thấy đượcgiá trị mà ba ba đem lại, Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây sẽ nuôi ba ba lấythịt và lấy giống. Muốn nuôi ba ba lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều, cần thực hiện tốt cácbiện pháp kỹ thuật sau:

4.2.1. Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm1. Chuẩn bị ao, bể nuôi:- Chọn nơi yên tĩnh, bờ ao phải xây bằng gạch chắc chắn, có rào chắn để quản lý được

ba ba trong khu vực nuôi.- Ao nuôi có kết cấu gồm: lòng ao, bờ ao, cống cấp, thoát nước, có các công trình phụ

kèm theo, sân cho ba ba lên ăn, hầm trú đông.- Diện tích ao từ 800-1000 m2, độ sâu mức nước ao 2 m để ba ba trú đông và mát về mùa

hè. Ao sẽ được đổ 1/2 diện tích cát mịn sạch có độ dày cát 15 - 20 cm, đáy ao có độ nghiêngdần về cống thoát nước.

- Góc ao có lối cho ba ba bò lên vườn hoặc bãi nghỉ ngơi để ba ba phơi nắng khi cầnthiết, cửa cống cấp và thoát nước có lưới sắt chắn.

- Trước khi thả giống cần chuẩn bị ao bể nuôi đảm bảo chất nước và chất đáy sạch .

2. Thả giống:- Mùa vụ thả ba ba giống từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch hằng năm.- Cỡ giống thả từ 100-200g/con. Trong một ao thả cùng cỡ chọn ba ba giống khoẻ mạnh,

không mang mầm bệnh.- Mật độ thả: thả 2 con/ m2 để đảm bảo môi trường sống và thu được năng suất cao.

3. Chăm sóc quản lý ao nuôi:- Phải đảm bảo nước ao luôn sạch, tránh tìn h trạng ba ba tìm đường đi vào những ngày

đầu thả giống hoặc những ngày mưa to .- Loại thức ăn: Các loại rau, cá do chủ đầu tư nuôi trồng trong trang trại dành riêng cho

ba ba. Ngoài ra còn cho ba ba ăn bột tinh.- Cách cho Ba ba ăn :+ Cho ăn theo địa điểm qui định để ba ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm

vệ sinh khu vực cho ăn.

Page 16: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 11

+ Động vật cỡ nhỏ ba ba ăn vừa miệng, có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con, độngvật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng cho ba ba ăn đều. Các phần cứng ba ba không ănđược như đầu cá, vây cá, ... nên sử dụng làm thức ăn cho động vật trên bờ, không bỏ xuốngao làm tăng khả năng ô nhiễm nước ao.

+ Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn.+ Ba ba mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, ba ba giống 2-3 lần, ba ba thịt và ba ba bố mẹ 1-2

lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng.+ Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm: ba ba mới nở 15-16%, ba ba giống 10-

12%, ba ba thịt và ba ba bố mẹ 3-6% so với trọng lượng ba ba nuôi trong ao.+ Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên

chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.+ Ba ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ), giun

quế. Sau 5-7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá là chính. Nên chọn loại c á nhiều nạc, luộc cá gỡthịt cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống.

4.2.2. Kỹ thuật nuôi ba ba giống1. Ao nuôi ba ba bố mẹ- Nguồn nước cho ao nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm, có thể cấp và thoát chủ động.

Nước cấp vào cho chảy ngầm, tránh xối mạnh ảnh hưởn g xấu đến ba ba.- Ao nuôi có diện tích từ 800 – 1000 m2, độ sâu: 2 m, đáy ao có một lớp cát mịn hoặc đất

pha cát dày 15 – 20 cm.- Bờ ao phải nhẵn, đủ rộng và có độ dốc để ba ba dễ dàng bò lên phơi nắng cũng như tìm

chổ đẻ. Trên bờ có rào lưới chắn xung quanh để tránh ba ba bò ra ngoài và trồng cây che mátlàm nơi cho ba ba nghĩ ngơi và đẻ trứng.

- Bãi đẻ trứng: Làm giữa ao hay cạnh ao, ở nơi yên tĩnh, diện tích lớn hay nhỏ tùy thuộcvào lượng ba ba trong ao.

2. Phân biệt đực, cái- Con đực: Cổ và đuôi dài hơn, mình mỏng, mai có hình ô van nhiều hơn.- Con cái: Cổ và đuôi ngắn và mập hơn, mình dày, mai có hình ô van ít hơn.

3. Chọn và nuôi ba ba bố mẹ- Ba ba bố mẹ phải đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát hay dị tật.- Nên chọn ba ba có kích cỡ từ 1 – 4 kg (tùy theo loài).- Mật độ thả: 0.5 – 1 kg/m2. Ba ba đực và cái nên thả chung một ao, tỷ lệ đực:cái là 1:3

hoặc 1:4 (nếu thả nhiều ba ba đực thì chúng sẽ cắn nhau sinh bệnh hay quấy nhiễu l àm ba bacái sinh sản không bình thường và tốn kém thức ăn).

- Giao phối: Hằng năm vào tháng 4 – 9 là mùa ba ba đẻ trứng, ba ba hay giao phối vàođêm sáng trời, con đực chủ động quay tròn quanh con cái, có con dùng đầu dúi và đầu concái, có con dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi,... Sau đó tiến hành giao phối.

4. Thức ăn và cách cho ăn- Thức ăn: Cá xay nhuyễn. Khẩu phần ăn 4 – 6% so với trọng lượng ba ba nuôi vỗ. Khi

thời tiết quá nóng, hay nhiệt độ quá thấp ba ba sẽ giảm ăn hoặc không ăn do đó cần điềuchỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ba ba ăn 2 lần/ngày tại những vị trí cố định trong ao

Page 17: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 12

đồng thời thức ăn cần được rửa sạch trước khi cho ăn, làm vệ sinh thường xuyên khu vựccho ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày thay nước 1 lần và thay nhẹ nhàng, không gây tiếng động tránhlàm ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn.

5. Đẻ trứng- Ba ba đẻ trứng vào ban đêm, chúng bò quanh ao tìm nơi đất ướt, mềm, kín đáo để làm

tổ đẻ trứng.- Ba ba dùng 2 chân sau, có khi là dùng mõm để hất đất lên tạo thành hố sâu 10 – 15 cm

làm ổ đẻ.- Ba ba dùng chân sau xếp trứng vào hố vừa mới đào và sau đó lắp đất, cát lại.- Trứng vừa đẻ vỏ mềm có tính đàn hồi, sau đó trứng cứng dần (mỗi trứng nặng từ 2 –

6g), thời gian đẻ trứng thứ nhất cách trứng thứ hai là 5 - 10 phút.- Ba ba đẻ từ 5 – 30 trứng/lần (trung bình từ 10 – 15 trứng/lần).- Sau những cơn mưa lớn ba ba không đẻ tập trung vào bãi mà đẻ rãi rác xung quanh bờ

ao, nơi có đất mềm. Vì vậy, vào những ngày này nên đi xung quanh bờ ao tìm tổ ba ba đẻ đểthu trứng.

6. Thu trứng và ấp trứng- Khi thu trứng: Lật nhẹ lớp đất, cát lên lấy trứng đem về ấp trong nhà.- Tận dụng thùng mốp chứa nước đá, trái cây,… Còn nguyên vẹn dùng làm thùng ấp

trứng ba ba. Đáy thùng được đ ổ lên 1 lớp cát mịn, sạch, ẩm, dày 5 – 7 cm. Trứng ba ba đượcđặt đều lên bề mặt cát và phải đặt phần túi hơi của trứng lên phía trên . Sau đó trải đều lêntrứng một lớp cát khoảng 3 cm và đậy nắp lại để giữ nhiệt cho thùng ấp trứng. Chú ý, saumỗi mẽ ấp nên thay cát mới và sát trùng thùng trước khi ấp tiếp mẽ sau.

- Trong thời gian ấp trứng tuyệt đối không đảo trứng và phải phun nước giữ ẩm cho cát(81 – 82%), không nên để cát quá khô hay quá ướt làm hư trứng.

- Trứng sẽ nở sau 55 – 65 ngày (ở nhiệt độ 32 – 35oC). Tuy nhiên, trứng dễ bị “ung” khinhiệt độ thấp dưới 20 oC và trên 37oC.

- Ba ba con vừa nở ra khoảng 15 phút phải cho nước vào. Nếu để khô ba ba con rất dểchết.

7. Ương ba ba giống- Ba ba mới nở được cho vào thau, xô nhựa bên trong có đặt lục bình hoặc giá thể cho ba

ba bám vào. Thức ăn cho ba ba: lòng đỏ trứng luộc chín, trùng chỉ,… Hằng ngày thay nướccho ba ba, sau 1 tuần cho ba ba ra bể ương.

- Bể ương ba ba được xây bằng xi măng hoặc lót bạt, đáy bể đổ một lớp cát khoảng 10cm. Có bãi cát cho ba ba lên nghĩ ngơi và phơi nắng.

- Vệ sinh bể bằng: Thuốc tím, Formol, Chlorine,... Sau đó bơm nước sạch vào bể, mựcnước trong bể từ 20 – 30 cm thì tiến hành thả giống.

- Trước khi thả phải tắm ba ba trong dung dịch nước muối 10%.- Mật độ thả 30 – 50 con/m2.- Cho ăn: Thức ăn cho ba ba giai đoạn này là trùng chỉ, trùng quế, cá xay nhuyễn,...

Ngày cho ăn 1 – 2 lần, thức ăn được đặt trên máng ăn. Thường xuyên theo dõi lượng thức ănđể có điều chỉnh kịp thời tránh ô nhiễm nước nuôi.

Page 18: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 13

- Trộn thêm vitamin + men tiêu hóa vào thức ăn để tăng sức đề kháng và hổ trợ tiêu hóacho ba ba.

- Sau 2.5 – 3 tháng ương nuôi, ba ba đạt trọng lượng từ 15 – 20 g/con cần chuyển sangnuôi thành giống lớn hay xuất bán.

8. Thu hoạch- Nên thu hoạch vào sáng sớm hay chiều mát.- Tháo cạn ao và dùng lưới kéo bắt ba ba, động tác cần nhẹ nhàng tránh xây xát.

Tóm lại, với kỹ thuật nuôi này, ba ba thịt và ba ba giống sẽ lớn nhanh, ít bệnh tật, chi phíthức ăn cho nuôi ba ba thấp và hiệu quả kinh tế cao.

4.3. Kỹ thuật chăn nuôi heo rừngĐà điểu có nguồn gốc Thái Lan và Việt Nam, du nhập vào nước ta vào những năm gần

đây và được Hội Khuyến Nông – Bộ Nông Nghiệp khuyến khích phát triển chăn nuôi. Ngoàigiá trị về nanh thì thịt heo rừng cũng là một sản phẩm cao cấp giàu sắt ít mỡ, hàm lượngcholesterol thấp hơn thịt thịt bò, bê, gà, heo nhà nên không gây nguy cơ thừa cân, béo phì vàbệnh tim mạch. Xét về mặt cảm quan thì nhìn gần như thịt bò, nhưng hương vị của nó lạithuộc top thịt rừng đà điểu, nai, nhiếm, dê… Có lẽ chính vì những lý do đó mà loại thịt nàymang cả ưu điểm của thịt rừng và thịt bò gộp lại. Do đó, Trang trại Heo Rừng Miền Tây sẽnuôi heo rừng và muốn nuôi heo rừng đạt năng suất cao, lãi nhiều cần thực hiện tốt các biệnpháp kỹ thuật sau:

4.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật1. Giai đoạn nuôi bú mẹ: sơ sinh -2 tháng tuổi- Khối lượng sơ sinh: 0,3-0,7 kg/con- Tỷ lệ nuôi sống: 75-85 %- Khối lượng cuối giai đoạn: 7-10 kg/con- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 1,86 kg- Xanh: 2,28 kg2. Giai đoạn heo rừng con 2-6 tháng tuổi- Tỷ lệ nuôi sống: 90-95 %- Khối lượng cuối giai đoạn: 35 kg/con- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 2,99 kgXanh: 4,34 kg

3. Giai đoạn sinh trưởng 6 -12 tháng tuổi- Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %- Khối lượng cơ thể? Đực : 55-60 kg/conCái: 50-55 kg/con

- Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 6,0-6,2 kgXanh: 4-4,5 kg(Nếu nuôi thịt giết mổ lúc 10-12 tháng tuổi)4. Giai đoạn nuôi hậu bị: 7-8 tháng tuổi- Tỷ lệ nuôi sống: 97-98 %- Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ: 80-85%

Page 19: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 14

- Khối lượng cơ thể? Đực: 40-45 kg/conCái: 35-40 kg/con

- Nên cho ăn thức ăn: Tinh: 1,3-1,4 kg/con/ngàyXanh: 1,0-1,5 kg/con/ngày

5. Giai đoạn sinh sản- Tuổi thành thụcCon đực> 8 thángCon cái > 7 tháng- Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %- Tỷ lệ ghép đực cái: 1/2- Mức ăn thức ăn:+ Tinh: 1,6-1,7 kg/con/ngày+ Xanh: tự do (thả đồng cỏ)

- Sản lượng heo rừng con/nái:+ Năm đẻ thứ nhất: 10-12 con+ Năm đẻ thứ hai: 15-22- Chi phí thức ăn /heo con sơ sinh (8 tháng đẻ) mùa sinh sản+ Năm đẻ thứ nhất: 12,4 kg/con heo con+ Năm đẻ thứ hai: 9,0- 11,6 kg/con heo con- Tỷ lệ phối: 65-68%- Tỷ lệ sinh/phối: 75-80%- Tỷ lệ ấp sinh/nuôi sống : 78,7-94,4%

4.3.2. Kỹ thuật nuôi heo rừng từ sơ sinh đến 2 tháng tuổiĐây là giai đoạn rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả

khai thác các lứa tuổi sau:1. Chuồng nuôi sinh sản kết hợp nuôi con chungNên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung

quanh yên tĩnh, tránh loại tiêng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô.... Nhànuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích.

Tuổi heo rừng Chuồng ấm (m2/con) Sân chơi (m2/con)1 - 30 ngày 0,4 - 0,5 1,030 - 60 ngày 0,5 - 0,6 1-2

Chuồng ấm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài ~ 5 m để heorừng con chạy múa theo bản năng không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là đệm lót sinh họchoặc đất nền cát được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, sợi kim loại, que nhọn .....

2. Ủ lót và chất độn chuồngTừ 1-3 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng rơm và treo ủ lá chuối để heo rừng đi lại

vững chắc và giữ ấm được phần bụng.Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào lót nền.Chức năng chạy của heo rừng con rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm

chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao . heo chạy nhảy tốt sẽ kích thích hệ tiêu hóa vàkháng bệnh tốt hơn, nên tỷ lệ hao hụt giai đoạn này quyết định rất cao.

Page 20: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 15

3. Nhiệt độ và ẩm độSau khi sinh 24 giờ heo rừng con được heo mẹ đưa vào ủ úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều

hoà thân nhiệt kém nên phả i giữ nhiệt cho nó. Ngoài sợi rốn không còn cung cấp dinh dưỡngnên heo dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến lạnh bụng khótiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.

Bảng 1: Đảm bảo nhiệt độ thích hợpTuần tuổi Nhiệt độ (oC) ẩm độ tốt nhất (%)Mới xuống chuồng 32 - 35 65 - 701 30 - 32 702 28 - 30 703 24 - 26 704 22 - 23 70>5 22 70

Từ 1 tháng tuổi luyện cho heo rừng con thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa

khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều contập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải t ăngnhiệt lên. Khi đủ ấm heo rừng con vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành.ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 - 70%.

4. Quy mô đànĐể quan sát và chăm sóc đồng đều từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi bố trí 8-12 con/ quây úm.

Quy mô lớn hơn heo rừng hạn chế vận động, tăng trưởng chậm, nếu gặp tác nhân hại độtngột gây kinh động làm chúng sợ hãi nháo nhác dẫm đạp lên nhau dễ gây chấn thương vàcác trầy xướt .

5. Ánh sáng - vận độngÁnh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích heo rừng con ăn nhiều, tiêu hoá tốt,

giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đ ủ thì 20 ngàytuổi có thể cho heo rừng con ra ngoài sân chơi để vận động, tắm nắng và tập ăn. Thời gianthả tăng từ từ theo từng ngày.

Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa, xấu thì phảinhanh chóng đưa chúng vào chuồng.

Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 w/m2 để chúng dễ dàng ăn uống. Heo rừng làđộng vật chạy vì vậy tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.

6. Chế độ dinh dưỡngHeo rừng tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự

và đang tiếp tục nghiên cứu. Các giai đoạn tuổi, khẩu phần thức ăn được cân đối nhu cầudinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt.Bảng 2: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Tháng tuổi 0-1 tháng 1-2 tháng 3-6 tháng 7-12 tháng 13-24 thángProtein (%) 20 18 17 14 12-14ME (kcal) 2750 2600 2500 2400 2400Lizin (%) 1,13 0,96 0,90 0,81 0,76Methionin(%) 0,35 0,32 0,29 0,24 0,23

Page 21: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 16

Ca (%) 1,2-1,3 1,2-1,5 1,2-1,5 1,0-1,2 0,9-1,0P (%) 0,66 0,65 0,60 0,60 0,55Vitamin A (UI) 12500 12500 12500 12500 12500Vitamin D (UI) 2500 3000 3000 3000 3000Vitamin E (UI) 40 40 40 40 40

Thức ăn nuôi đà heo rừng mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ănkhông rơi vãi.

7. Máng ăn, máng uốngMáng ăn dùng bằng bê tông hoặc ống PVC cắt đôi được bo c ạnh, không dùng máng có

các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành sứ hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà

điểu thuận tiện khi uống bằng động tác liếm. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi . Nhữngngày đầu nên cho heo rừng uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt máng ăncách xa máng uống để tạo sự vận động.

8. Chăm sóc và cách cho ănHeo rừng 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngà y thứ 3 trở đi mới bắt

đầu đi quanh chuồng và từ ngày th ứ 12 trở đi bắt đầu tập ănNếu không để sẵn thức ăn tươi ngon, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt

được và dẫn đến tắc ruột rồi chết.1 - 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày31 - 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày61 - 90 ngày tuổi cho ăn 2 - 3 lần/ngày

Phương pháp cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trongnhững tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn hổn hợp để đà điểu ă n được nhiềuthức ăn tinh hơn. Heo rừng phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăn g trọng nhưsau:

Bảng 3:Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thểTuầntuổi

Khối lượng(kg/con)

Thức ăn hh(g/con/ngày)

Thức ăn xanh(g/con/ngày)

Sơ sinh 0,85-0,91 1,00 9,3 56,02 1,22 33,8 86,03 1,92 85,6 95,04 2,94 179,2 120,05 4,56 257,1 120,06 7,62 330,6 157,07 8,23 449,2 337,08 10,12 487,7 460,09 12,24 492,4 607,0

10 15,03 654,2 676,011 18,02 653,7 680,012 20,80 747,1 700-100013 22,18 758,5 700-1000

Page 22: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 17

(Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)

Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống...

4.3.3. Kỹ thuật nuôi heo rừng thịtSau 3 tháng tuổi heo rừng theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa . Để đạt hiệu

quả kinh tế cao, trọng lượng heo rừng giết mổ phải đạt 40-45 kg/con.1. Yêu cầu chuồng trạiKhu chuồng nuôi phải có sân chơi với kích thước 2 x 6 m, heo rừng thích di lại nên sân

chơi phải có diện tích rộng, nền sân ngoài dệm lót sinh học phải có chỗ lót cát. Thói quencủa heo rừng sống ở rừng luôn thường xuyên tắm bùn để dưỡng bộ lông cơ thể và loại bỏ cácký sinh trùng ngoài da. Heo rừng cũng rất thích tắm mưa nêu không có đệm cát nước mưa sẽlàm sân lầy bùn và chân bẩn dễ gây bệnh tật. Sân chơi có trồng cây làm bóng mát cho heorừng trú nắng. Giai đoạn này heo rừng hầu như ở ngoài trờ i, vì vậy sân chơi đối với chúngrất quan trọng.

2. Điều kiện yên tĩnhHệ thần kinh heo rừng rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột

hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía nhưđề phòng hiểm hoạ, nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau,đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây thương tật.

3. Đề phòng các vật lạVì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá,

mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này,dễ gây chấn thương đường tiêu hoá.

4. Chế độ dinh dưỡngTuân theo bảng 2. Đặc biệt ở heo rừng 4 - 12 tháng tuổi nhu cầu đạm và các vitamin

phải đáp ứng đủ để đảm bảo cho sự phát triển.Heo rừng có hệ vi sinh vật ở manh tràng phát triển giúp chúng tiêu hoá xơ thô tới 60%.

Vì vậy phải bổ sung rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành, rau cỏ non được băm 3 - 4 cm đểrễ ăn, cho ăn máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh.

- Nuôi heo rừng thương phẩm cho ăn nhiều tăng trư ởng nhanh có thể giết thịt từ 6 thángtuổi.

- Thức ăn xanh cho heo rừng có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê , cỏ voi non, raumuống, rau lan... nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì heo rừng tự vặtcỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.

5. Máng ăn, máng uống(nước uống và thức ăn xanh được xử lý bằng công nghệ ozon)Heo rừng phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích

thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m. Đảm bảo 7 - 10 con/1 máng ăn.Sử dụng bồn cao su đựng nước cho heo rừng uống, sử dụng nước máy hay nước giếng

khơi, nước đủ để heo rừng uống tự do, mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trìnước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt trời.

Page 23: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 18

6. Phân nhóm và mật độ nuôiTuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 7

-10 con, mật độ nuôi đảm bảo 1 m2 nền chuồng/con và 6 m2 sân chơi/con.7. Giới thiệu khẩu phần ăn tốt nhất cho việc giết mổ lúc 3 -6 tháng tuổi

Bảng 4: Khẩu phần nuôi đà điểu thịt thâm canhChỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3Tháng tuổi (tháng) 0-2 2-6 6-9Khối lượng cơ thể (kg) 0,85-12 12-60 60-90Thức ăn cho ngày (g/ngày) 150-500 500-1655 1655-2000

Thành phần nguyên liệuBột ngũ cốc (%) 55 55 58Bột cỏ (%) 5 15 25Bột đạm (%) 40 30 17Tổng số (%) 100 100 100

Thành phần dinh dưỡngProtein (%) 21,5 18 15Lizin (%) 1,25 1 0,75Methionin(%) 0,5 0,45 0,38Ca? (%) 1,2 1,1 0,9P (%) 0,66 0,65 0,60

Chú ý:Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần sễ làm giảm hiệu xuất chuyển hoá thức ăn.

Thức ăn xanh cồng kềnh nên hạn chế thức ăn hỗn hộp cũng như dinh dưỡng thu nhận thấpdẫn đến tăng trọng thấp.

4.3.4. Kỹ thuật nuôi heo rừng sinh sản1. Giai đoạn nuôi hậu bịGiai đoạn nuôi hậu bị từ 5 - 8 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều mức ăn giảmBảng 5: Khả năng tiêu thụ thức ăn và khối lượng heo rừng

Tuầntuổi

Khối lượng(kg/con)

Thức ăn HH(kg/con/ngày)

Thức ăn xanh(kg/con/ngày)

17 26 0,2 0,818 27 0,2 1,219 27 0,2 1,220 28 0.2 1,221 29 0,3 1,222 30 0,3 1,323 31 0,3 1,524 32 0,3 1,525 33 0,4 1,526 34 0,4 1,527 35 0,4 1,528 36 0,4 Tự do chăn thả

Page 24: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 19

2.Thao tác bắt, kiểm tra và di chuyển heo rừngNuôi heo rừng phải định kỳ cân trọng lượng để kiểm soát sự tăng trưởng xem có phù

hợp với chuẩn không. Đối với những con phát triển chậm hay quá nhanh thì có biện pháptăng cường hay hạn chế bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn.

Lúc nhỏ khi bắt heo rừng tuyệt đối không được cầm vào chân mà phải đưa tay luồnxuống bụng nâng lên.

Với những heo rừng trưởng thành khi bắt 1 con cần 2 người, một người dùng tay nấmvào tai và ấn xuống, người khác nhanh chóng một bên dùng tay giữ chặt chân trước và chânsau.

Lưu ý những người bắt phải bảo hi ểm bằng đi ủng cao su để heo rừng tránh dẫm phải.Nhìn chung nếu giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nuôi tốt heo rừng khoẻ mạnh sẽ

đảm bảo vững chắc cho kết quả thành công giai đoạn tiếp theo.Từ 4 - 8 tháng tuổi điều cần chú ý nhất là tạo môi trường cho heo rừng vận động, kiểm

soát được mức độ tăng trọng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Heo rừng khoẻ mạnh có đôichân vững chắc, lông bóng mượt và óng ả, đ ôi mắt linh hoạt lanh lợi. Từ tháng tuổi trở đimàu sắc lông con đực và con cái sẽ khác biệt. Con đực lông càng đen mượt, chân và mỏchuyển màu hun đen là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con cái lông mượt nhìn săn chắc gờ lưngbống mượt là thể trạng béo tốt.

3. Giai đoạn sinh sảnHeo rừng thành thục lúc 7-8 tháng tuổi, con cái thành thục trể hơn con trống khoảng 1

tháng do vậy nếu ghép đực cái cùng lứa tuổi với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấytrong trường hợp này tất cả con đẻ ở vụ này đầu đều không phôi. Để khắc phục tình trạngnày có thể ghép heo rừng đực già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổikhông ảnh hưởng.

Con cái trưởng thành đẻ con lần đầu tầm khoản 5 -6 con. Các lần đẻ tiếp theo số con daođộng từ 7-11 con. Nếu con cái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố dẫn đến sốcon/1 lần đẻ không nhiều

- Chuồng trạiChuồng trại nuôi heo rừng gồm chuồng có mái che với kích thước từ 2 x 1,5 m trong đổ

đệm lót sinh học để heo rừng có thể vào đẻ. Sân chơi có chiều rộng 2 m và chiều dài 6 m.Cần có chiều dài lớn để chúng khi chạy lúc tăng tốc cực đại vẫn còn khoảng trống không gặpchứơng ngại vật.

Mỗi ô chuồng ghép 1 đực với 5 cái.

- Tiêu chuẩn chọn đực giốngHeo rừng đực chọn hình thể cân đối cường tráng phát triển bình thường, tính ôn hoà,

hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong, mắt lớn và linh hoạt thể trạng khôngquá béo hoặc quá gầy. Đặc biệt lưu tâm bốn chân phải đen, khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn.Cơ quan sinh dục phải lớn dài và tinh hoàn phải to . Những cá thể quá hung dữ thường khônggiữ lại làm giống vì khó kiểm soát và dễ làm chấn thương con khác trong đàn .

- Ghép đàn và phối giốngTừ 7-8 tháng tuổi ghép con đực với con cái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau.

Khi muốn giao phối con đực lượn quanh mái, có động tác chòm lên lưng con cái , nếu con cáiđồng ý cho phối thì đứng yên chờ đực leo lên với 2 chân trước để lên lưng con cái . Động tác

Page 25: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 20

phối xong là khi con đực bỏ chân xuống bỏ đi. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sángtừ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 3-5 lần/ngày.

- Nhu cầu dinh dưỡng nuôi heo rừng sinh sảnDinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống , tuy vậy kết quả

nghiên cứu về lĩnh vực này so với gia súc vẫn còn vô cùng đơn giản.Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần: Protein (%) 16,0 - 16,5, năng lượng ME (kcal)

2600 – 2650; Lizin (%) 1,1; Methionin(%) 0,4 - 0,45; Ca (%) 2,8 - 3,0; P (%) 0,45 - 0,48;Vitamin A (UI) 16000; Vitamin D (UI) 3700; Vitamin E (UI) 58,5

Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sángđến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.

Thức ăn xanh: cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác đà đ iểu ăn được. Tốt nhất là heorừng được thả ở bãi có thảm cỏ xa nh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn.

- Nước uốngHeo rừng sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí

máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay mộtlần.

- Mùa vụ sinh sản - quy luật đẻỞ Việt Nam heo rừng đẻ quanh năm.Heo rừng cái đẻ theo từng đợt, mỗi đợt 7-10 con, một năm đẻ 2 đợt, mỗi đợt 4 tháng và

thời gian bú mẹ 1-1,5 tháng.- Khối lượng và kích thước conCon đẻ đầu thường có khối lượng lớn 250 -300 g, sau khi đẻ ra thường có dính máu khô,

con cuối hoặc gần cuối thường nho hơn .Khi đẻ năm thứ 2 trở đi 80% trứng nặng 300g, chiều dài khoảng 16,5 cm, chiều rộng 13

cm, hình dạng gần như trụ tròn, ít khi có hình dạng dài. Con bình thường màu sọc dưa, mộtsọc màu vàng một sọc màu đen hoặc ngà vàng chạy dọc theo thân.

Heo rừng nuôi tốt cho sản lượng con từ 16 -24 con/nái cá biệt có con cho 28con/1 năm.

- Những công việc quản lý giống sinh sảnGhi số liệu giống, ô chuồng nuôi, tất cả các cá thể đều được đeo thẻ số bằng nhựa.Ghi chép sinh sản: Ghi chép chủng loại heo rừng phối, chủng loại con theo bầy, số lượng

con trên lứa , tỷ lệ heo hao hụt,.. Tất cả các số liệu ghi chép sẽ làm tư liệu cho công tác chọngiống trước, sau các mùa sinh sản.

Tóm lại, với kỹ thuật nuôi này, heo rừng sẽ lớn nhanh, ít bệnh tật, mang lại hiệu quảkinh tế cao cho chủ đầu tư .

Page 26: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 21

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5.1. Đánh giá tác động môi trường5.1.1. Giới thiệu chungDự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” thuộc xã An Khánh, huyện

Châu Thành, tỉnh Đồng ThápMục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và

tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa racác giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chếnhững tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu vềtiêu chuẩn môi trường.

5.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chínhphủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và camkết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môitrường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắtbuộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mụcchất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ ápdụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

5.2. Tác động của dự án tới môi trường5.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng- Việc san lấp mặt bằng có thể gây ra bụi, đất rơi vãi trên tuyến đường trong khu vực dự

án- Máy móc thi công có thể gây tiếng ồn và bụi.- Quá trình tập kết vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công có thể làm cho khu vực

dự án bị ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Page 27: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 22

- Công nhân xây dựng tập trung đông người có thể gây ra nhiều chất thải, rác thải sinhhoạt.

- Vấn đề an toàn lao động trong giai đoạn này cần phải được coi trọng hơn so với trướcđó.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công, chủ yếu từ các khu tập kết vậtliệu xây dựng, điều này cũng ít xảy ra do tính chất của công trình như đã trình bày ở trên.(Tuy nhiên, vẫn bố trí một nhà vệ sinh công cộng tự hoại tạm phục vụ công trình)

5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động- Sau khi dự án xây dựng xong và đi vào khai thác sử dụng cho một số tác động đến môi

trường có thể xảy ra là:+ Tác động do chất thải rắn+ Tác động do chất thải động vật.

5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ môi trườngCác ảnh hưởng của môi trường trong quá trình thực hiện dự án là không lớn, không

nghiệm trọng, chỉ là tạm thời, thứ yếu có phạm vi hạn chế và có thể kiểm soát, khống chế.Sau đây là một số biện pháp để bảo vệ môi trường:

5.3.1. Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình- Lập kế hoạch thi công, bố trí nhân lực hợp lý tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi

công.- Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa rút ngắn thời gian thi công tới mức

tối đa.- Tránh tình trạng làm rơi vãi vật liệu gây ô nhiễm môi trường.- Có biện pháp an toàn thi công, thời gian và trình tự thi công hợp lý. Bố trí mặt bằng

thi công thuận lợi, tránh chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau. Các máy phát, máy nổ cần đượcche chắn giảm tiếng ồn. Tránh để nguồn nước thi công rò rỉ, chảy lai láng làm ô nhiễm vùngcông trường xây dựng.

- Mặt bằng thi công phải đảm bảo cho công nhân làm việc và sinh hoạt thuận lợi. Bố tríhợp lý chỗ làm việc nghỉ ngơi ăn uống, tắm rửa, y tế và vệ sinh sạch sẽ.

- Lập rào chắn cách ly khu vực thi công, làm biển báo khu vực công trường, tăng cườngnguồn chiếu sáng nếu có thi công về đêm.

- Chú ý các tuyến đường cấp điện thi công phải hết sức hợp lý, tránh rò rỉ gây tai nạnlao động, đặc biệt chú ý đến biện pháp phòng cháy chữa cháy tại khu vực công trường đangthi công xây dựng.

5.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụngThu gom và xử lý chất thải:Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối

với các khu vực. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khixây dựng đến khi đi vào vận hành và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnhhưởng đến hoạt động của khu vực dự án và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gomvà xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải rắn, lỏng, khí.

Page 28: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 23

Khu vực xây dựng trang trại chăn nuôi sẽ phát sinh các loại chất thải, cần phải có biệnpháp như sau :

- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phương pháp Biogas tạo ra khí ga để phục vụ sảnxuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.

- Nước thải: Lắng lọc qua hệ thống xử lý trước khi đưa ra hệ thống sông ngòi.- Phần phân khô: trang trại sử dụng để trồng cỏ và các loại cây trồng khác nhằm phục vụ

cho quá trình chăn nuôi.- Phần phân nước: Toàn bộ nước tiểu và nước rửa chuồng được đưa về hầm chứa Biogas,

qua các hầm xử lý nước thải khác nhau và sử dụng chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trạiđể khử mùi và phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa trước khi đưa ra sử dụng cho cây trồng.

- Hàng ngày sử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có công suất cao để làmvệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các chế phẩm vi sinh ở khu vực chuồng trại đểkhử mùi. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệtnơi sản sinh ra ruồi, muỗi.

5.4. Kết luậnDựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình

thực hiện Dự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” thuộc Xã An Khánh,huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực cáckhu vực lân cận. Tuy nhiên với diện tích trang trại 5ha, sức tải môi trường lớn vì vậy mức độảnh hưởng tới môi trường chỉ ở mức tương đối và tạo những tác động nhỏ. Tóm lại, chủ đầutư chúng tôi cam kết sẽ thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường theo chỉ thị của cáccấp ngành để môi trường được bền vững.

Page 29: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 24

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

6.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tưTổng mức đầu tư cho Dự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” được

lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam;- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số

14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;- Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế thu nhập doanh nghiêp;- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án

đầu tư và xây dựng công trình;- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất

lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủvề việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầutư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtThuế Thu Nhập Doanh Nghiệp;

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫnchế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng công trình ban hành theo quyết định 495/QĐ-BXDngày 26/04/2013 của Bộ xây dựng;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán vàdự toán công trình;

Page 30: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 25

6.2. Nội dung tổng mức đầu tư6.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Trangtrại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây“ làm cơ sở để lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tưvà xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là 2,251,095,000 đồng (Hai tỷ hai trăm năm mươi mốt triệuchín mươi lăm ngàn đồng) bao gồm:

+ Chi phí xây dựng trang trại+ Chi phí mua trang thiết bị máy móc+ Chi phí thuê đất+ Chi phí mua giống+ Phí dự phòng

Chi phí xây dựngDựa trên bảng khái toán về tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Giá trị đầu tư xây dựng

công trình và hạ tầng là 1,147,000,000 đồng.Mặt bằng dự án:Tổng diện tích khu trang trại: 10,000 m2 (1ha)+ Diện tích khu nuôi baba và cá : 2,500m2

+ Diện tích khu nuôi các con vật khác: 3,000 m2

+ Diện tích trồng cỏ và cây ăn trái : 2970 m2

+ Diện tích khu nhà ở cho nhân viên: 30m2

+ Diện tích đường đi nội bộ: 500 m2

Để thu được 100% sản phẩm loại 1. Thì quá trình xây dựng trang trại và lắp đặt thiết bịcần được đảm bảo:

- Ao nuôi ba ba và cá phải thông thoáng và có ba tầng: mặt đứng, mặt nghiêng và đáy aođể phù hợp với điều kiện và môi trường sống của giống. Trang trại xây dựng diện tích aonuôi ba ba là 2000 m2 (2 con/m2), ứng với mỗi ao là 1000 m2. Xây dựng thêm hệ thống xử lýnước thải để đảm bảo vệ sinh ao nuôi. Xung quanh ao nuôi được trồng cây xanh che bóngmát và ăn quả. Tất cả đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phậnthành một hệ thống hoàn chỉnh.

- Khu nuôi đà điểu thương phẩm gồm 3 khu chuồng nằm dọc, khu nái sinh sản là 3 dãychuồng(mỗi dãy 20 ô), khu nuôi tơ 2 dãy chuồng(mỗi dãy 20 ô), khu nái hậu bi 2 dãy(mỗidãy 10 ô). Ứng với diện tích 2,000 m2 (20 x 100) chia làm 2 phần:

+ Khu phần nhà: diện tích 364m2 (2,6 x 140) được xây dựng bằng tường gạch, lợp tôn,nền nhà đổ cát phía dưới đệm lót sinh học ở trên, xây máng ăn. Ở giữa các chuồng có váchngăn cao 1.2m. Đây là nơi để heo rừng trú mưa, trú nắng và ăn uống nghỉ ngơi trong thờitiết khắc nghiệt.

+ Khu sân chơi là phần diện tích 1,680m2 còn lại: được bao che xung quanh là thép lướiB40 và nền đất đổ cát không lẫn sỏi đá.

Page 31: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 26

Bảng tính xây dựng và lắp thiết bị

TÊN HẠNG MỤC ĐVT SốLượng

Diệntích(m2)

TổngDiệnTích

ĐƠNGIÁ

(VNĐ)

GIÁTRỊ

TRƯỚCTHUẾ

VATGIÁ TRỊ

SAUTHUẾ

Khu chăn nuôi Baba 2,500 367,272 36,728 404,000Ao nuôi baba lấy thịt (4000 con) ao 1,5 1,500 2,000 70,000 127,273 12,727 140,000

Ao nuôi giống ao 0,7 700 700 70,000 63,636 6,364 70,000

Ao xử lý nước thải ao 0,3 300 300 60,000 54,545 5,455 60,000

Nhà bảo vệ m2 1 10 10 1,500 13,636 1,364 15,000

Kho chứa thức ăn m2 1 15 15 1,500 20,455 2,045 22,500

Kênh dẫn nuớc (dài 15m) kênh 2 7,500 13,636 1,364 15,000

Cửa ra vào cửa 1 1,500 1,364 136 1,500Khu nuôi heo rừng và các loàiđộng vật quý hiếm 3,000 35,636 656,364 692,000Đất chuồng nuôi heo rừng (100con) bao gồm: chuồng 10 3000 3000 315,909 31,591 347,500

- Khu nhà (khung sắt, lợp tôn,đỏ cát, xây móng)

10 30 600 850 231,818 23,182 255,000

- Sân chơi (đỏ cát 1500 m2 vàrào lưới B40 ) m² 1000 25 84,091 8,409 92,500

Chuồng nuôi các con vật khác chuồng 25 200 300 50 227,273 22,727 250,000Hệ thống trạm điện, hệ thống xửlý nước thải. trạm 3 200 400 10,000 27,273 2,727 30,000

Diện tích cây xanh cây 100 300 300 15 4,091 409 4500

Kho chứa thức ăn m² 1 30 30 1,500 40,909 4,091 45,000

Nhà bảo vệ m² 1 10 10 1,500 13,636 1,364 15,000

Khu nhà ở cho nhân viên m² 1 30 30 1,700 46,364 4,636 51,000

Diện tích trồng cỏ và cây ăntrái m² 2,970 -

Diện tích đường đi nội bộ m² 1,000

TỔNG CỘNG 10,000 449,272 697,728 1,147,000

Đv:1,000 đồng

Chi phí thiết bị:Dựa trên bảng khái toán về tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Giá trị đầu tư trang

thiết bị là 78,000,000 đồng bao gồm: hệ thống điện, nước; máy bơm nước; máy lấy thức ăn.

Page 32: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 27

Bảng mua máy móc thiết bị:Đv: 1000 đồng

TÊN HẠNG MỤC ĐVT SLĐƠNGIÁ

(VNĐ)

THÀNHTIỀN

TRƯỚCTHUẾ

VAT

THÀNHTIỀNSAU

THUẾ

Khu nuôi ba ba và cá 18,182 1,818 20,000

Máy bơm nước cái 2 4,000 7,273 727 8,000

Hệ thống điện hệ thống 1 12,000 10,909 1,091 12,000

Khu nuôi heo rừng 49,091 4,909 54,000

Máy bơm nước cái 1 4,000 3,636 364 4,000

Máy lấy thức ăn cái 1 50,000 45,455 4,545 50,000

Khu nuôi các con vật khác 3,636 364 4,000

Máy bơm nước cái 1 4,000 4,000

TỔNG CỘNG 70,909 7,091 78,000

Chi phí thuê đất: thời gian thuê đất là 20 năm là 404,250,000 đồng

Chi phí mua giốngTrong năm đầu tiên, trang trại dự định nuôi thí điểm hai con giống đó là: baba và heo

rừng. Số lượng nuôi baba là 4.000 con; heo rừng là 100 con. Chu kỳ sinh sản của baba là 1năm, đà điểu là 6 tháng. Trong quá trình chăn nuôi, khi đến tuổi trưởng thành, trang trại sẽtách con giống tốt để nuôi riêng và nhân giống mới và mở rộng nuôi các con vật khác: kỳ đà,dúi, nhím, gà đông tảo, chim chi ...

Chi phí mua giống = 417,200,000 đồng

Chi phí dự phòngDự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, phù hợp với Thông tư số

05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chiphí dự án đầu tư xây dựng công trình”. Chi phí dự phòng (Gxd+Gtb) x 10%= 204,645,000 đồng

6.2.2. Kết quả tổng mức đầu tưĐv: 1,000 đồng

STT Hạng mục GT trước thuế VAT GT sau thuế

1 Xây dựng trang trại 1,042,727 104,273 1,147,0002 Thiết bị trang trại 70,909 7,091 78,0003 Chi phí thuê đất 20 năm 367,500 36,750 404,2504 Chi phí mua giống 379,273 37,927 417,2005 Dự phòng phí (10%) 186,041 18,604 204,645

TỔNG ĐẦU TƯ 2,046,450 204,645 2,251,095

Page 33: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 28

CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

7.1. Kế hoạch đầu tưDự án được tiến hành thực hiện từ quý III/2015 đến quý I/2016 bao gồm : Giai đoạn chuẩn bị đầu tư quý III/2015 và quý IV/2015 tiến hành thuê đất 10 năm thả

giống. Giai đoạn xây dựng là năm 2015: Kế hoạch đầu tư xây dựng trang trại và mua sắm

máy móc trang thiết bị và thu hoạch nhỏ. Giai đoạn chọn mua con giống mới, cải cách nguồn gen: Quý I/ 2016 và dự án bắt đầu

thu hoạch lớn và phát triển manh.

7.2. Tiến độ sử dụng vốnTiến độ xây dựng dự án được thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Đơn vị : 1,000 đồng

STT Hạng mục QuýIII/2014

QuýIV/2014 Năm 2015 Năm 2016 TỔNG

1 Xây dựng trang trại 1,147,000 1,147,000

2 Thiết bị trang trại 78,000 78,000

3 Chi phí thuê đất 10 năm 202,125 202,125 404,250

4 Mua giống 417,200 417,200

5 Dự phòng phí (10%) 20,465 20,465 102,323 61,392 204,645

Tổng cộng 222,590 222,590 1,327,323 478,592 2,251,095

7.3. Vốn lưu độngNgoài những khoản đầu tư ban đầu về xây dựng trang trại và mua sắm máy móc thiết bị,

khi dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động. Vốn lưu động là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ tài sản lưu động trong quá trình sản xuất của nhà máy. Vốn lưu động của dựán bao gồm khoản phải thu bằng 20% doanh thu, khoản phải trả bằng 10% chi phí hoạt độngvà nhu cầu tồn quỹ tiền mặt bằng 15% doanh thu.

Bảng vốn lưu độngĐv:1,000 đồng

Vốn lưu động 2016 2017 2018 2019

Năm hoạt động 2 3 4 5

Khoản Phải thu 336,751 385,529 404,805 425,046

Chênh lệch +/- AR (336,751) (48,778) (19,276) (20,241)

Khoản Phải trả 140,893 106,619 107,203 106,543

Chênh lệch +/- AP (140,893) 34,274 (584) 660

Tồn quỹ TM 211,339 159,929 160,805 159,814

Chênh lệch +/- CB 211,339 (51,410) 876 (991)

Page 34: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 29

CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ

8.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từChủ đầu tư, cụ thể như sau:

8.1.1. Giả định về chi phí

Các con vật nuôi chính của trang trại: baba, đà điểu, cá, kì đà, dúi, chồn hương, chimcông, gà rừng…Số lượng nuôi con giống một vụ của trang trại được thể hiện như sau:

Đv: 1,000 đồng

Mua Giống Số lượng (con) Đơn giá Tiền Tỉ lệ sống

1 Baba 4,000 15 60,000 90%2 Các loài cá 12,000 0.6 7,200 80%3 Heo rừng 100 3,500 350,000 95%4 Chim chỉ 60 120 7,200 90%5 Nhím 20 500 10,000 90%6 Gà đông tảo 20 1,500 30,000 95%

Tổng Cộng 16,200 464,400

Chi phí mua giống:Với số lượng nuôi con giống như trên thì số lượng nhân giống của các con vật được phân

bổ theo kế hoạch như sau:

Hạng Mục Tỉ lệ Số lượng giống(con)

Số lượng con sinh ra(con)

Baba Giống 8% 288 4,838Baba bán thịt 92% 3,312Heo rừng giống 4% 4 112Heo rừng bán 96% 91Gà đông tảo giống 5% 3 66Gà đông tảo bán 95% 51Nhím giống 10% 2 18Nhím bán thịt 90% 16Chim chi giống 15% 3 21Chim chi bán 85% 16

Page 35: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 30

Bảng mua con giống mới qua các năm :Đv: 1,000 đồng

Năm Năm 1 Năm 2 Năm 3Baba 60,000Các loài cá 7,200Heo rừng 350,000Gà đông tảo 7,200Nhim 10,000Chim chi 30,000 30,000

Tổng 417,200 47,200 30,000

Theo chu kỳ sinh sản của các động vật nuôi lấy giống thì thời gian, số lượng con giốngsẽ theo bảng ước tính sau:

STT Hạng mục Số năm đẻ Số lầnđẻ/năm

Sốtrứng/

lần

Số lượngtrứng/năm

Số connở vànuôi

1 Baba ( từ tháng 4 đến tháng 9) 1 4 10 40 242 Heo rừng 2 40 283 Gà đông tảo 1 4 7 28 224 Nhím 1 1 15 15 95 Chim chỉ 2 3 4 12 7

Chi phí lương nhân viên:Chế độ tiền lương của nhân viên bao gồm:- Mức lương cơ bản và phụ cấp.- BHYT, BHXH, BHTN: 22%- Số tháng được hưởng lương: 13 tháng.- Mức tăng lương hằng năm: 5%/năm.

Chế độ tiền lương của các bộ phậnĐv: 1,000 đồng

TT Chức danh Số lượng Chi phílương/ tháng

Tổnglươngtháng

Chi phíBHXH,BHYT(tháng)

Tổnglươngnăm

Chi phíBHXH,BHYT(năm)

1 Nhân công 4 2,500 10,000 2,200 130,000 26,400Tổng chi lương 4 2,500 10,000 2,200 130,000 26,400

Page 36: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 31

Bảng lương nhân viên 5 năm đầu tiên của dự án:Đvt: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 2019Chỉ số tăng lương 1.00 1.05 1.10 1.15

Lương nhân viên 130,000 136,500 143,000 149,500

Khấu hao tài sản cố địnhTính toán khấu hao cho tài sản cố định được áp dụng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC

do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấuhao tài sản cố định. Thời gian khấu hao tài sản cụ thể như sau:

Hạng Mục Năm Phương pháp

- Chí phí xây dựng 20 Khấu hao theo đường thẳng- Chi phí thiết bị 10 Khấu hao theo đường thẳng

Chi phí thức ăn + vacxinĐv: 1,000 đồng

Hạng mụcBaba Đà điểu Các loài

cáGà

rừngChimcông Kỳ đà

Số lượng 4,000 100 12000 240 40 40

Tỷ lệ sống 90% 95% 80% 90% 95% 90%

Số lượng sống 3,600 95 9,600 216 38 36

Lượng thức ăn tinh/con/năm( kg) 3 288 1.3 3 3

Lượng thứ ăn xanh/con/ năm (kg) 0 480

Thức ăn khác(cá, phụ phẩm..)/con/năm/kg 57 2

Giá thức ăn tinh/phụ phẩm 22 16 14 14 14 12

Chi phí thức ăn 237,600 437,760 174,720 9072 1596 864

Giá thuốc + vacxin ( /con) 5 6 5 5 5

Chi phí thuốc và vacxin 20,000 600 1,200 200 200

Tổng chi phí 257,600 438,360 174,720 10,272 1,796 1,064

Chi phí điện, nước: 3% doanh thu Chi phí cải tạo xây dựng trang tại: 1% Chi phí bảo trì máy móc thiết bị: 1% Chi phí BHXH, BHYT, BHTN Chi phí xử lý chất thải: 1% doanh thu. Chi phí làm sạch các chuồng trại, ao nuôi

giống, mua hóa chất khử trùng làm sạch nguồn nước trước khi thả nuôi giống. Chi phí khác: 2% doanh thu

Page 37: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 32

Bảng chi phí hoạt động của trang trại 5 năm đầu tiênĐv: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 2019Hạng Mục CP 2 3 4 5

Chi phí điện nước 50,513 57,829 60,721 63,757

Chi phí con giống 417,200 47,200 30,000 0

Chi phí thức ăn 850,080 861,612 878,844 896,421

Chi phí thuốc + vacxin 20,600 22,200 23,310 24,476

Chi phí bảo trì máy móc 780 803 827

Chi phí cải tạo trang trại 11,470 11,814 12,168

Chi phí BHXH, BHYT, BHTN 26,400 27,192 28,008 28,848

Chi phí xử lý chất thải 16,838 17,343 17,863 18,399

Chi phí khác 23,801 21,679 21,806 21,689

TỔNG CỘNG 1,408,927 1,066,192 1,072,033 1,065,426

8.1.2. Giả định về doanh thuTheo khảo sát giá thị trường thì giá bán của các vật nuôi như sau:STT Doanh Thu Giá Đơn Vị số vụ / năm số kg/con/vụ

1 Baba bán thịt 110 ngàn đồng/ kg/con/ vụ 1 0.8

2 Heo rừng 160 ngàn đồng/ kg/ vụ 1 90

3 Gà đông tảo 350 ngàn đồng /con / vụ 2

4 Nhím 250 ngàn đồng/ kg/ vụ 1 7

5 Chim chỉ 3000 ngàn đồng/con 2

Bảng doanh thu chi tiết của trang trại từ việc bán thịt trong năm đầu tiên:Đv: 1,000 đồng

STT Bảng KH doanh thu DT bán ThịtSản Lượng Tiêu Thụ 1,843,456

1 Baba 291,4562 Heo rừng 1,392,3003 Gà đông tảo 35,7004 Nhím 28,0005 Chim chi 96,000

Page 38: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 33

8.2. Hiệu quả kinh tế8.2.1. Doanh thu dự ánKế hoạch của trang trại sẽ nuôi

Bảng doanh thu dự án trong 5 năm đầu tiên của dự ánĐVT: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 20192 3 4 5

Sản Lượng Tiêu Thụ 1,683,756 1,927,644 2,024,026 2,125,228Baba 291,456 306,029 321,330 337,397Heo rừng 1,392,300 1,461,915 1,535,011 1,611,762Gà đông tảo 35,700 37,485 39,359Nhím 28,000 29,400 30,870Chim chi 96,000 100,800 105,840Tổng Cộng 1,683,756 1,927,644 2,024,026 2,125,228

Dự án phân tích hiệu quả là 15 năm: từ năm 2014 đến năm 2029.Thời gian hoạt động của trang trại là 20 năm: từ năm 2016 đến 2035.Theo Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 về bổsung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 10% đối với các khoản thu nhập từ trồng, chăm sóc,bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạogiống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối của HTXthuộc diện miễn thuế; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản vàthực phẩm.

Cụ thể đối với dự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” được đầu tư tạixã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, thuế thu nhập doanh nghiệp được ápdụng là 10%.

Page 39: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 34

8.2.2. Báo cáo thu nhậpĐơn vị: 1,000đồng

Năm 2016 2017 2018 20192 3 4 5

Doanh thu 1,683,756 1,927,644 2,024,026 2,125,228Chi phí hoạt động 1,408,927 1,066,192 1,072,033 1,065,426Chi phí nhân công 130,000 136,500 143,000 149,500Chi phí khấu hao 65,150 65,150 65,150 65,150Lợi nhuận trước thuế 79,679 659,802 743,843 845,152Thuế TNDN (10%) 7,968 65,980 74,384 84,515Lợi nhuận sau thuế 71,711 593,822 669,459 760,637

8.2.3. Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV)Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư TIPV:

Đơn vị: 1,000 vnđNăm 2014 2015 2016 2017 2018 2019

0 1 2 3 4 5NGÂN LƯU VÀODoanh thu 1,683,756 1,927,644 2,024,026 2,125,228

Giá trị thanh lýThay đổi +/- AR 0 -336,751 -48,778 -19,276 -20,241

Tổng ngân lưu vào 0 0 1,347,005 1,878,866 2,004,750 2,104,987

NGÂN LƯU RAChi phí đầu tư ban đầu 40,930 1,327,323 478,592

Chi phí thuê đất 20,213 20,213 20,213 20,213 20,213 20,213

Chi phí hoạt động 0 1,408,927 1,066,192 1,072,033 1,065,426

Chi phí nhân công 0 130,000 136,500 143,000 149,500

Chênh lệch +/- AP 0 0 -140,893 34,274 -584 660

Chênh lệch +/- CB 0 0 211,339 -51,410 876 -991

Tổng ngân lưu ra 61,143 1,347,536 2,108,178 1,205,769 1,235,538 1,234,808

Ngân lưu ròng trước thuế -61,143 -1,347,536 -761,173 673,097 769,212 870,179

Thuế TNDN (10%) 0 7,968 65,980 74,384 84,515

Ngân lưu ròng sau thuế -61,143 -1,347,536 -761,173 673,097 769,212 870,179

Hệ số chiết khấu 1.00 0.89 0.80 0.71 0.64 0.57

Hiện giá ngân lưu ròng -61,143 -1,199,307 -608,938 477,899 492,296 496,002

Hiện giá tích luỹ -61,143 -1,260,450 -1,869,388 -1,391,489 -899,193 -403,191

Page 40: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 35

TT Chỉ tiêu Giá trị

1 Tổng mức đầu tư 2,251,095,000 đồng

2 Giá trị hiện tại thuần NPV 3,601,171,000 đồng

3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 33%

4 Thời gian hoàn vốn 6 năm 10 tháng

Đánh giá Hiệu quả

Phân tích hiệu quả của dự án là 15 năm, tuy nhiên dự án hoạt động với thời gian dài hạn20 năm.

Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằ ng năm; giá trị tài sản thanh lý tài sản,khoản tiền phải thu, sản lượng tồn kho.

Dòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp, mua sắm MMTB; chiphí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); tiền thuế nộp cho ngân sách NhàNước.

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kếtquả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 3,601,171,000 đồng > 0Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 33% > WACCThời gian hoàn vốn tính là 6 năm 10 tháng, tuy nhiên thời gian trên bao gồm cả thời gian

xây dựng. Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án

mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhàđầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

8.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hộiDự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” có nhiều tác động tích cực

đến sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực và tỉnh Đồng Tháp. Đóng góp vào sự pháttriển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nướcvà địa phương có nguồn th u ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính nhưNPV = 3,601,171,000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 33%; thời gian hoà vốn sau 6năm 10 tháng (chưa tính 02 năm chuẩn bị và xây dựng) . Điều này cho thấy dự án mang lạilợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vàođó, dự án còn đóng góp rấ t lớn cho ngân sách Nhà Nước , giải quyết một lượng lớn lực lượnglao động cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Page 41: TRANG TRẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ - heorungmientay.comheorungmientay.com/wp-content/uploads/Duan-trang-trai-ket-hop.pdf · Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang

Dự án đầu tư Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây

Trang 36

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN

Dự án “Trang trại động vật hoang dã Heo Rừng Miền Tây” thuộc xã An Khánh, huyệnChâu Thành, tỉnh Đồng Tháp không những mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư mà cònđáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần bảo tồn động vật hoang dã đồng thời tạo đà phát triểnngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước.

Riêng về mặt tài chính, dự án được đánh gi á rất khả thi thông qua kế hoạch sử dụng vốn,chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu.

Để phát huy được hiệu quả dự án, chủ đầu tư chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các cơ quanchức năng, ban ngành. Kính mong các cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ để việc thuê đất sớmđược phê duyệt và tiến hành hoạt động.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Đồng Tháp, ngày 14 tháng 05 năm 2015

Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐOÀN PHAN DINH