ubnd tỈnh khÁnh hÒasldtbxh.khanhhoa.gov.vn/resources/docs/binh dang gioi... · web viewviệc...

23
UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VÀ XÃ HỘI Số: 11 /BC-LĐTBXH Khánh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2012 BÁO CÁO Tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2011 I. Đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Khánh Hòa. Triển khai kế hoạch năm 2011 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống như lạm phát, giá cả một số vật tư, hàng hóa thiết yếu tăng cao; dịch bệnh; bão lũ… nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nên tình hình KT - XH năm 2011 có những chuyển biến tích cực, đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với năm 2010. Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển tốt, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa tăng cao. Hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường có chuyển biến tiến bộ. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, các chương trình lễ hội, văn hóa, nghệ thuật đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân trong tỉnh, nhất là đời sống các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. 1

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VÀ XÃ HỘI

Số: 11 /BC-LĐTBXH Khánh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2012

BÁO CÁOTình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2011

I. Đặc điểm, tình hình chung của tỉnh Khánh Hòa.Triển khai kế hoạch năm 2011 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, tác động bất

lợi đến sản xuất và đời sống như lạm phát, giá cả một số vật tư, hàng hóa thiết yếu tăng cao; dịch bệnh; bão lũ… nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nên tình hình KT - XH năm 2011 có những chuyển biến tích cực, đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với năm 2010. Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển tốt, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa tăng cao. Hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường có chuyển biến tiến bộ. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, các chương trình lễ hội, văn hóa, nghệ thuật đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân trong tỉnh, nhất là đời sống các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại một số khó khăn cần có biện pháp khắc phục như: phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc; phòng chống bão lũ; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tháo gỡ khó khăn ở các doanh nghiệp và các dự án công nghiệp; có giải pháp để bình ổn giá cả thị trường; tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ và giải ngân đối với các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung.

II. Tình hình triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới.1. Việc xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. - Tình hình thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính

sách, pháp luật và ngân sách của địa phương:Trong thời gian qua, lãnh đạo UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện

lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và ngân sách của địa phương, tạo điều kiện cho các ngành chức năng có liên quan thực hiện tốt các chính sách như chính sách hỗ trợ người nghèo được vay vốn, Bảo hiểm y tế cho người nghèo; các đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2012”, “Phòng ngừa trẻ em làm trái pháp luật; tội phạm xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”; mô hình “Tư vấn, giúp đỡ cho vay vốn tạo việc làm bền vững theo Nghị quyết số 25/2009/NQ-HĐND ngày

1

Page 2: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

15/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa”; Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em…

Sau khi có Quyết định 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 của Thủ tướng về việc thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở UBND cấp tỉnh và cấp huyện, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn Ban VSTBPN. Năm 2011, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm đẩy mạnh công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và thực hiện Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện: Công văn số 1636/UBND-VX ngày 08/4/2011 về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020; Công văn số 162/UBND-VX ngày 11/1/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai Quyết định 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2015.

Triển khai thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Sở Lao động –TB&XH phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan tổ chức hội thảo góp ý xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 và đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai xây dựng theo kế hoạch đề ra.

Sở Tư pháp đã thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong các lĩnh vực của đời sống do Trung ương và địa phương ban hành. Tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách, chương trình về bình đẳng giới và các giải pháp phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.

Ngày 28/12/2010, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa (2006 – 2010). Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác VSTBPN năm 2011.

- Việc xây dựng và thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong phạm vi địa phương:

Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện các đề án: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước” và “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”.

Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cán bộ, hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện 8 tiêu chí xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, duy trì và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ: CLB gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình, CLB tiền hôn nhân, CLB gia đình phát triển bền vững, CLB Phụ nữ với Pháp luật…

Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng nội dung chuyên mục, chuyên đề về Luật Bình đẳng giới trên các chuyên mục: “Phụ nữ”, “Pháp luật và đời sống”, “Vì an ninh tổ quốc” phát thường xuyên trên sóng Phát thanh – Truyền hình tỉnh.

2

Page 3: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

Các ngành, các cấp đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nữ được tham gia vào hầu hết các lĩnh vực xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của cán bộ, công chức viên chức nữ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đội ngũ cán bộ nữ cũng như tạo điều kiện cần thiết để cán bộ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới.Các ngành, đoàn thể, địa phương tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về

Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm từng bước nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân về công tác bình đẳng giới. Hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú. Một số hoạt động tuyên truyền của các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương đã thực hiện trong năm 2011:

+ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức: Tọa đàm (“Gia đình – Nơi ấm áp những trái tim”, “Lắng nghe nhịp đập trái tim”, “Vai trò của phụ nữ trong gia đình”), Hội thảo (“Phụ nữ với công tác phòng chống bạo lực gia đình”, “Vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc),… đã thu hút 8.591 gia đình, cán bộ, hội viên, phụ nữ tham dự.

+ Nhân dịp kỷ niệm ngày 8/3 và 20/10, nhiều đơn vị trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, vui chơi, văn nghệ, đặc biệt là có lồng ghép vấn đề giới trong các hoạt động: Ban Dân tộc tổ chức hội thảo về Luật Bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ, công chức nhân ngày 8/3; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội thi “Nam công gia chánh” và tổ chức “Gặp mặt nữ cán bộ lãnh đạo tỉnh” nhân ngày 20/10/2011; tổ chức và phối hợp với các đơn vị cho nữ CBCC đi tham quan, học tập kinh nghiệm công tác chuyên môn và bình đẳng giới ở các tỉnh khác (Ban Dân tộc, Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,… )

+ Sở Tư pháp tổ chức 58 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với nhiều hình thức đa dạng và nội dung thiết thực; các lớp tập huấn kiến thức pháp luật có lồng ghép nội dung bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt “Ngày pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị định kỳ hàng tháng, tổ chức trợ giúp pháp lý cho các đối tượng có yêu cầu tư vấn về bình đẳng giới và bạo lực gia đình.

+ Hội phụ nữ các huyện, thị, thành phố phối hợp với Trung tâm tư vấn pháp lý, phòng tư pháp tổ chức 79 lớp tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho 7.290 cán bộ, hội viên, phụ nữ.

+ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức hơn 20 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Luật Bình đẳng giới và các nghị định hướng dẫn thi hành cho cán bộ cấp huyện của ngành, tập huấn Công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Luật Bình đẳng giới, tập huấn về kỹ năng lãnh đạo cho các nữ ứng cử viên HĐND,…

+ Ban quản lý dự án “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra tỉnh Khánh Hòa” tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức giới cho 27 đơn vị Thanh tra huyện, thị, thành phố và sở, ngành; đồng thời đã tổ chức tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giới cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh Khánh Hòa.

+ Công an tỉnh tổ chức tập huấn về Luật Bình đẳng giới và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới cho trên 70 lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương và thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

3

Page 4: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

+ Sở Y tế phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đưa việc giáo dục dân số vào hệ thống giảng dạy; Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục đưa giáo dục dân số, giới tính, SKSS/KHHGĐ thông qua hình thức sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, đã có sự chuyển biến quan trọng ở các lớp tập huấn, hội thảo về bình đẳng giới. Nếu trước đây còn có quan niệm vấn đề giới, bình đẳng giới là của chị em nên hầu hết chỉ có cán bộ nữ tham dự thì nay đối tượng tham dự đã có cả sự tham gia của nam giới, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, CBCC là nam giới của các sở, ban, ngành, đoàn thể. Việc cử đại biểu nam giới tham dự đã giúp cho các hội thảo về giới, bình đẳng giới thu được những thành công bước đầu. Thông qua các hội thảo, tầm quan trọng của vấn đề thực hiện bình đẳng giới đã được thừa nhận và quan tâm triển khai thực hiện.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới có sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin đại chúng với các ban, ngành, đoàn thể và được thực hiện thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương: Tuyên truyền qua bản tin “Pháp luật và cuộc sống” của Sở Tư pháp, bản tin Phòng chống tệ nạn xã hội của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, Đài Phát thanh – truyền hình Khánh Hòa duy trì thường xuyên chuyên mục, chuyên đề về Luật Bình đẳng giới trên chuyên mục “Phụ nữ”, “Pháp luật và đời sống”, “Vì an ninh tổ quốc” phát thường xuyên trên sóng Phát thanh – Truyền hình tỉnh; Phát hành 500 cuốn sách hỏi đáp về phòng chống bạo lực gia đình có lồng ghép nội dung bình đẳng giới; phát hành 25.000 tờ rơi tuyên truyền “Các quyền bình đẳng Nam - Nữ trong gia đình”, 500 cuốn sách “Các văn bản của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới”. Tiếp tục duy trì, củng cố các Tủ sách pháp luật: toàn tỉnh hiện có 3084 tủ sách pháp luật. 100% Xã, phường, thị trấn đều có tủ sách pháp luật với trung bình có từ 90 – 100 đầu sách pháp luật các loại. Qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

3. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới.Công tác thành lập, kiện toàn Ban VSTBPN được thực hiện đúng quy định theo

Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Ban VSTBPN đã được kiện toàn ở 7/8 huyện, thành, thị. Riêng huyện Cam Lâm đã thành lập Ban VSTBPN nhưng chưa đúng quy định và đã được hướng dẫn để xây dựng lại. Sở Lao động –TB&XH đang triển khai công tác thống kê danh sách cán bộ làm công tác bình đẳng giới và thư ký Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị, thành phố. Nhìn chung, các Ban VSTBPN hoạt động bước đầu đã đi vào chiều sâu và có những tham mưu cụ thể cho cấp uỷ, chính quyền trong vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.

- Nguồn nhân lực: Sở Lao động –TB&XH được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Bình đẳng giới, do biên chế của tỉnh giao cho Sở còn hạn hẹp nên công tác bình đẳng giới được ghép cùng Văn phòng Sở, phân công một cán bộ (Phó chánh Văn phòng) kiêm nhiệm công tác bình đẳng giới và giúp việc cho thường trực Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh. Ở cấp huyện, thị, thành phố, giao thêm nhiệm vụ cho cán bộ Lao động –TB&XH hoặc cán bộ phụ nữ phụ trách tham mưu triển khai thực hiện bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các đơn vị, địa phương.

- Nguồn kinh phí: Kinh phí hoạt động Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ do ngân sách địa phương đảm bảo hàng năm và được tổng hợp chung vào dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động –TB&XH theo quy định hiện hành. Thực hiện

4

Page 5: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

Thông tư 191/2009/TT-BTC ngày 1/10/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Sở đã xây dựng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2011và được cấp 63.000.000đ.

4. Công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi, quyền hạn của địa phương.

a. Công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới:Ngày 28/11/2011, Sở Lao động-TB&XH đã ban hành Kế hoạch số 1352/KH-

LĐTBXH về kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật Bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2011 của 02 đơn vị (Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động tỉnh) và 03 huyện, thị xã (thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, huyện Khánh Vĩnh) với kết quả kiểm tra như sau:

Qua kiểm tra cho thấy lãnh đạo các ngành, các cấp đã quan tâm nhiều hơn đến công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đặc biệt công tác lồng ghép các hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các đơn vị, địa phương được chú trọng. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp được kiện toàn, đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo ngành, Chủ tịch UBND ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ: Quyết định kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các địa phương; ban hành quy chế hoạt động, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị, địa phương; duy trì sinh hoạt của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; xây dựng chương trình công tác hàng năm để triển khai các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Vai trò của đồng chí Trưởng ban thể hiện ngày càng rõ nét. Cơ quan thường trực và đội ngũ cán bộ giúp việc cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các ngành, các cấp đã thể hiện được tính chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Ban. Các cán bộ phụ trách lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn ít nhất 01 lần/năm về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Ngoài ra, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các huyện, thị, thành phố cũng đã tổ chức kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ ở cấp cơ sở, qua đó đã kịp thời giải quyết, khắc phục những vướng mắc, khó khăn và hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là trong công tác thu thập số liệu thống kê các chỉ tiêu về giới, công tác báo cáo đánh giá việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép giới trong các hoạt động tại đơn vị, địa phương.

b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý pháp luật về bình đẳng giới:Năm 2011, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý pháp luật về bình đẳng giới.5. Công tác thống kê, thu thập thông tin, số liệu tách biệt giới và báo cáo

định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày

14/10/2011 về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị, địa phương có cơ sở để thu thập thông tin số liệu báo cáo về công tác bình đẳng giới nhằm giám sát, đánh giá tình hình phát triển giới, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể những nội dung, cách tính số liệu của từng chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kế phát triển giới này. Hiện tại, công tác báo cáo, thu thập thông tin số liệu ở các đơn vị, địa phương trong

5

Page 6: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc cung cấp thông tin số liệu thực hiện báo cáo chưa chặt chẽ, gắn kết ở một số cơ quan, đơn vị. Công tác theo dõi, tổng hợp các só liệu ở một số ngành, lĩnh vực còn chưa được cập nhật, chẳng hạn: Số liệu về tỷ lệ nữ trong các cơ quan quản lý nhà nước, tỷ lệ nam, nữ đi học sau đại học,… Tỉnh chưa xây dựng Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới nhưng trong thực tế đã có sự phân công, phối hợp tốt giữa các cơ quan với Sở Lao động –TB&XH như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, Sở Tư pháp… Công tác báo cáo thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới được phân công cho các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng thực hiện căn cứ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh quy định, các sở, ngành liên quan sẽ phối hợp tham gia thực hiện.

III. Kết quả thực hiện bình đẳng giới của địa phương.Xác định công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao

chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội, trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân trong toàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện và cơ hội cho phụ nữ được tham gia vào mọi hoạt động của cuộc sống, cụ thể:

1. Bình đẳng giới trên lĩnh vực Chính trị. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị trong những năm gần đây cũng tăng lên

đáng kể. Các cán bộ nữ đã không ngừng phấn đấu cống hiến cho công việc, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh. Đây là những cố gắng chung trong việc phát huy bình đẳng giới ở Khánh Hòa. Tuy nhiên để luật bình đẳng giới thực sự phát huy trong lĩnh vực chính trị, không chỉ cần đến sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền địa phương mà còn là sự phấn đấu, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong chính giới nữ. Kết quả thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị năm 2011:

- Tỷ lệ nữ đảng viên/Tổng số đảng viên: 9.384/27.816 (33,74%) (Tính đến 30/6/2011)

- Tỷ lệ nữ được kết nạp vào Đảng năm 2011/Tổng số đảng viên mới được kết nạp vào Đảng năm 2011: 352/822 (42,82%) (Tính đến 30/6/2011)

- Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI/Tổng số đảng viên thuộc cùng một cấp ủy:

+ Cấp xã: 838/3.512 (23,86%) (tăng 7,9% so với nhiệm kỳ Đại hội Đảng X)+ Cấp huyện: 51/398 (12,81%) (giảm 1,48%so với nhiệm kỳ Đại hội Đảng X)+ Cấp tỉnh: 6/55 (10,91%) (giảm 1,09% so với nhiệm kỳ Đại hội Đảng X)- Tỉnh đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại

biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016. Ngay từ đầu năm, các sở, ban, ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 -2016:

+ Sở Lao động –TB&XH đã chủ động và tích cực phối hợp Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan liên quan tổ chức thành công Khóa tập huấn cho 31 nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, trong đó: Tỉnh Khánh Hòa: 20 người, Tỉnh Lâm Đồng: 11 người.

+ Hội LHPN tỉnh đã mở 01 lớp tập huấn cho 35 báo cáo viên cấp huyện tham gia công tác bầu cử Hội đồng nhân dân, 02 lớp tập huấn cho 141 nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh và huyện. Hội phụ nữ cấp huyện tổ chức

6

Page 7: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

14 lớp tập huấn cho 1.068 nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Phát hành 1.800 tờ rơi, 710 tờ tranh cổ động tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND.

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016:

+ Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Khóa XIII/Tổng số đại biểu Quốc hội của tỉnh: 02/ 07 (28,57%)

+ Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp/Tổng số đại biểu tham gia Hội đồng nhân dân cùng cấp: 920/3.930 (Chiếm tỷ lệ 23,4%)

* Cấp tỉnh: 11/53 (20,75%) (tăng 1,57% so với nhiệm kỳ 2004-2009)* Cấp huyện: 57/304 (18,75%) (tăng 0,6% so với nhiệm kỳ 2004-2009) * Cấp xã: 852/3.573 (23,84%) (tăng 3% so với nhiệm kỳ 2004-2009)- Tỷ lệ cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh có nữ tham

gia lãnh đạo/ Tổng số cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: 12/43 cơ quan Nhà nước, chiếm 27,9%.

Trong thời gian qua, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương đã quan tâm xem xét, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo quản lý, thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị và cán bộ cấp phòng. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nữ phù hợp với đặc tính về giới, điều kiện và hoàn cảnh để tạo điều kiện cho cán bộ nữ thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn và có cơ hội phát triển.

- Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp sở, ngành và tương đương: + Trưởng ban, ngành và tương đương: 12/79 người, chiếm 15,19%.+ Phó Trưởng ban, ngành và tương đương: 15/149 người, chiếm 10,07%.

- Tỷ lệ nữ là lãnh đạo cấp phòng trở lên: 169 nữ/618 người + Trưởng phòng và tương đương: 99/263 người, chiếm 37,64%. + Phó Trưởng phòng và tương đương: 70/355 người, chiếm 19,72%.

- Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước như sau: + Tỷ lệ nữ là lãnh đạo UBND tỉnh: 0/4+ Cấp huyện có 04 nữ/58 thành viên UBND, chiếm 6,9%. + Cấp xã/phường có 86 nữ/474 thành viên UBND, chiếm 18,14%, và có 433 nữ

công chức xã, phường/1143 người chiếm 37,88%.- Đối với cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước: có 14 nữ/66 cán bộ

giữ chức danh lãnh đạo . 2. Bình đẳng giới trên lĩnh vực kinh tế.Thông qua hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình của các cấp Hội

Liên hiệp phụ nữ, trong năm 2011 đã có 6.403/6.968 phụ nữ nghèo được giúp đỡ, 4.020 phụ nữ được dạy nghề, 7.825 phụ nữ được giới thiệu việc làm với mức thu nhập bình quân từ 800.000 – 2.500.000 đ/tháng. Hoạt động này rất thiết thực và góp phần thay đổi nhận thức của xã hội đối với phụ nữ và chính người phụ nữ tự thay đổi cách nhìn nhận về bản thân. Họ không còn suy nghĩ sống phụ thuộc, ỷ lại, thay vào đó, họ rất tự chủ và tự tin trong cuộc sống. Họ vươn lên thoát nghèo với ý chí phấn đấu cao và làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình, tạo nền tảng kinh tế ổn định cho gia đình phát triển bền vững.

7

Page 8: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

Để phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận KHKT, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức KHKT, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho phụ nữ. Tổng cộng có 10.356 chị tham dự; tổ chức 95 buổi trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, có 5.635 chị tham gia, tổ chức 77 lớp nữ công gia chánh, thêu, đan song mây, tin học, làm hàng thủ công mỹ nghệ… cho 4.020 phụ nữ. Công tác đào tạo nghề được tỉnh quan tâm đầu tư nên tỷ lệ lao động nữ được đào tạo và tuyển dụng vào các doanh nghiệp làm việc tăng hơn năm trước.  Tuy nhiên việc thực hiện Bình đẳng giới trong các doanh nghiệp cũng còn những vấn đề cần được quan tâm để lao động nữ thực sự phát huy được khả năng và được hưởng đẩy đủ  những quyền lợi mà luật quy định.

3. Bình đẳng giới trên lĩnh vực lao động - việc làm.UBND tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phụ nữ như chính

sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn, chính sách vay vốn giải quyết việc làm, quan tâm đến phụ nữ nghèo, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tỷ lệ lao động nam được đào tạo/Tổng số lao động nam tại địa phương (lao động từ 15 tuổi trở lên): 155.872/321.873 chiếm tỷ lệ 48.4%.

- Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo/tổng số lao động nữ tại địa phương (lao động từ 15 tuổi trở lên): 122.471/251.093 chiếm tỷ lệ 48.8%.

- Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề/tổng số lao động được đào tạo nghề tại địa phương: 89.837/204.174 chiếm tỷ lệ 44%.

- Số lao động nữ trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ dạy nghề/tổng số lao động nữ tại địa phương: 15.196/251.093 chiếm tỷ lệ 6,1%.

- Tỷ lệ và số lượng lao động đã qua đào tạo tại địa phương/tổng số lao động của địa phương: 581.800/ 296.977 chiếm tỷ lệ 51,04 %.

Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, huy động được nguồn lực của xã hội thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đầu năm, toàn tỉnh có 24.991 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 9,40%; 33360 hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo 12,54%. Đến cuối năm 2011, toàn tỉnh giảm 2.949 hộ nghèo đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 8,21%. Tính đến 25/12/2011, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 19.907 hộ; tổng số hộ cận nghèo là 32.905 hộ.

Năm 2011, tuy ảnh hưởng kinh tế thế giới tác động, nhưng việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn ổn định, tạo việc làm cho người lao động. Nhìn chung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo tương đối tốt các chế độ chính sách cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng như ký hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, nâng bậc lương và trả công người lao động. Đồng thời, nhiều đơn vị đã tạo điều kiện, xây dựng môi trường làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động như: xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm, phòng thay quần áo cho lao động nữ, có chế độ phụ cấp ăn ca, phụ cấp độc hại, cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân. Hàng năm đã tổ chức khám sức khỏe, khám phụ khoa cho lao động nữ.

4. Bình đẳng giới trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Mặc dù còn thiếu các số liệu cập nhật, nhưng về cơ bản, trong lĩnh vực giáo dục

đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới. Kết quả này thể hiện ở số liệu học sinh 8

Page 9: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

nhập học cho thấy sự khác biệt không nhiều giữa bé trai và bé gái đặc biệt là trong các cấp học giáo dục cơ bản (Tiểu học, THCS và THPT).

4.1. Tỷ lệ học sinh đến trường theo cấp học: (2011 - 2012)Số liệu Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT GDTX

Tổng số trẻ đi học 6.975 38.764 101.137 71.987 38.173 5.738

Nữ 3.266 18.401 48.969 35.227 21.646 2.539Tỉ lệ % 46,8 47,5 48,4 48,9% 56,7 44,24.2. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học: Các địa phương đã phối hợp với ngành

giáo dục huy động tối đa trẻ ra lớp tiểu học. Kết quả thực hiện như sau:- Số trẻ 6 tuổi phải phổ cập: 19773, huy động ra lớp 1: 19766, tỉ lệ: 99,9%- Số trẻ 11 tuổi phải phổ cập: 19402, hoàn thành chương trình tiểu học: 17899, tỉ lệ: 92,3%- Số học sinh được học 2 buổi/ngày: 78927 , tỉ lệ: 78,1%, tăng so với năm học trước là 7,1%- Tổng số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh: 9, trong đó:+ Số huyện, thị, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1: 8+ Số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học: 1- Tổng số xã (phường, thị trấn) trong toàn tỉnh: 140, trong đó:+ Tổng số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học: 4, tỉ lệ: 2,9%+ Tổng số xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: 136, tỉ lệ: 97,1%,

Căn cứ Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỉnh Khánh Hòa đủ điều kiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 tại thời điểm tháng 10 năm 2011.

4.3. Công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ tiếp tục được triển khai với nhiều mô hình có hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các đoàn thể trong tỉnh.

Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã phối hợp với ngành giáo dục vận động 26 phụ nữ ra lớpxóa mù, 07 phụ nữ ra lớp sau xóa mù, 20 em học phổ cập tiểu học, 213 em học phổ cập trung học cơ sở, 117 em học phổ cập trung học phổ thông.

Tỷ lệ xóa mù chữ theo độ tuổi trên địa bàn tỉnh Năm học 2010 – 2011

Độ tuổi Người mù chữ trong độ tuổiTổng số Nữ Nam

Từ 15 đến 25 440 278 (63,2%) 162 (36,8)Từ 26 đến 35 942 501 (53,2%) 441 (46,8%)Từ 36 trở lên 27.341 17.365 (63,5%) 9976 (36,5%)

Tổng cộng 28.723 18.153 (63,2%) 10.570 (36,8%)

Với mục tiêu không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong đó có cán bộ nữ; trong năm 2011 tỉnh đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn: Về chính trị, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học… nhằm để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, đồng thời từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công

9

Page 10: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

chức theo quy định. Các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ. Số nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã tăng so với trước đây. Số cán bộ nữ có trình độ đại học, cao đẳng, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học tăng.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép giới và bình đẳng giới vào môn học Giáo dục công dân, Sinh học và các hoạt động ngoại khóa; Giáo dục kỹ năng sống ở mọi cấp học trong trường phổ thông; Giáo dục phòng chống các tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái; Đưa nội dung về bình đẳng giới vào các chương trình bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Bảo đảm giáo trình, sách giáo khoa có quan điểm đúng đắn về giới, tích cực loại bỏ thành kiến giới. Tích cực vận động và tham gia các chủ trương lớn như: vận động trẻ em và trẻ em nữ đi học thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ; vận động nữ cán bộ công chức, giáo viên học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo từng cấp học, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,… Nhìn chung, công tác triển khai thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả tích cực: Tỷ lệ giữa nam và nữ sinh trong từng cấp học, bậc học là tương đương với nhau; chính sách ưu tiên cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo, đặc biệt đối với chị em phụ nữ sau 5 năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được ưu tiên xét thuyên chuyển về quê;…

5. Bình đẳng giới trên lĩnh vực văn hóa – văn nghệ Thực hiện công tác bình đẳng giới trên lĩnh vực văn hóa – văn nghệ có những

bước chuyển biến tích cực, thể hiện sự bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các loại hình thông tin, và bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, với nội dung đề tài về văn hóa nông thôn, văn hóa truyền thống, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, chương trình ca nhạc, các buổi chiếu phim lưu động, biểu diễn nghệ thuật của các đội nghệ thuật quần chúng, các đội Thông tin lưu động,… diễn ra sôi nổi ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, nhất là các dịp mừng năm mới, lễ hội truyền thống, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước với sự tham gia của đông đảo người dân, không phân biệt độ tuổi, giới tính, tôn giáo. Qua đó, các hoạt động này đã góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của quần chúng nhân dân.

Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng, hỗ trợ trang thiết bị, chương trình hoạt động cho các điểm văn hóa cộng đồng và Nhà văn hóa cơ sở, tạo điều kiện để người dân có nơi sinh hoạt, giải trí. Các thư viện huyện, thị xã, thành phố đã cấp thẻ phục vụ đọc giả. Bổ sung nhiều bản sách, tổ chức luân chuyển sách báo phục vụ văn hóa đọc của người dân.

6. Bình đẳng giới trên lĩnh vực thể dục – thể thao.Phong trào thể dục, thể thao trong năm qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ rộng khắp

trên địa bàn tỉnh và thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia ở cả 2 giới nam, nữ và ở mọi lứa tuổi khác nhau, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp cận và tham gia của cả nam, nữ trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được thực hiện bình đẳng. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật đã có những đổi mới cải tiến về nội dung, hình thực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cả hai giới.

7. Bình đẳng giới trên lĩnh vực khoa học – công nghệ:Trong hoạt động khoa học và công nghệ, nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận

các khóa đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác chuyên môn.

10

Page 11: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

Sở Ngoại vụ đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết thủ tục cho các đoàn, cán bộ công chức viên chức của tỉnh tham dự nhiều Hội nghị, hội thảo, tập huấn tại nước ngoài với nhiều nội dung, hình thức, trong đó chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Trong đó, cán bộ, công chức nữ đi nước ngoài công tác, tham dự hội nghị, hội thảo theo kinh phí của Bộ, ngành và Đề án 165 chiếm 17% trong tổng số cán bộ, công chức đi nước ngoài. Cán bộ, công chức nữ được cử đi đào tạo ở nước ngoài chiếm 22%. Bên cạnh đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nữ có thành tích trong công tác được đi nước ngoài du lịch, thăm thân nhân chiếm 49%.

8. Bình đẳng giới trên lĩnh vực y tế và gia đình.7.1. Bình đẳng giới trên lĩnh vực y tế.Mạng lưới khám chữa bệnh được đầu tư đến cơ sở xã, phường, thị trấn,… Các

bệnh viện tuyến huyện được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới; chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, mọi người bệnh đều được hưởng chế độ khám chữa bệnh của ngành Y tế, đặc biệt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ, trẻ em.

Đa dạng hóa các biện pháp tránh thai giúp cho mọi người tự chọn phương pháp phù hợp để áp dụng: tiêm thuốc, cấy thuốc, uống thuốc viên, dụng cụ tử cung, bao cao su,…. Nhờ đó, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế đã giúp thai phụ biết được giới tính của thai nhi bằng phương pháp siêu âm. Bên cạnh đó, tư duy “trọng nam hơn nữ” vẫn còn tồn tại trong nhận thức của nhiều người dân nên dẫn đến tình trạng mất cân đối giới tính ngày càng báo động ở nước ta: tỷ lệ bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái. Để ngăn chặn tình trạng mất cân đối giới tính khi sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng, Sở Y tế đã chỉ đạo đến các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh: nghiêm cấm thông báo giới tính cho thai phụ khi siêu âm thai nhi. Tính đến năm 2011, tỷ lệ giới tính tỉnh Khánh Hòa là 108 bé nam/100 bé nữ.

Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã phối hợp với ngành y tế tổ chức chiến dịch tuyên truyền, vận động và lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS, kế hoạch hóa gia đình như khám phụ khoa, tiêm VAT, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, vận động thực hiện KHHGĐ… Tổ chức 13 lớp tập huấn về phòng chống tác hại thuốc lá, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm cho 1.102 cán bộ, hội viên và 347 cơ sở chế biến, kinh doanh ăn uống. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về giáo dục giới tính, trẻ em trong độ tuổi vị thành niên, chăm sóc con theo khoa học cho 27.600 phụ nữ, tổ chức các bữa ăn dinh dưỡng cho 3.560 cháu. Tiếp tục thực hiện nghị quyết liên tịch với Công an tỉnh về “Quản lý con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội”, các cấp Hội đã tổ chức 70 lớp tập huấn phòng chống HIV, tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho 4.078 cán bộ, hội viên, phụ nữ. Tuyên truyền kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục con em trong độ tuổi vị thành niên cho 42.511 chị. Tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động chị em tham gia tốt chiến dịch chăm sóc SKSS, cụ thể: vận động 3.292 phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ; vận động và sanh tại các trạm y tế có 443 chị; vận động 1.173 chị mua BHYT tự nguyện; khám và điều trị phụ khoa cho 37.375 chị; vận động 55.701 chị thực hiện các biện pháp tránh thai.

Sở Y tế Khánh Hòa đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu Xây dựng hệ thống Y tế Khánh Hòa từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, hướng đến công bằng hiệu quả và phát triển, đáp ứng

11

Page 12: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

7.2. Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.Công tác Gia đình được củng cố và triển khai đồng bộ, tạo được sự chuyển biến

tích cực trong nhận thức của cán bộ và nhân dân. Nhiều mô hình điểm phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới được các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở tham gia tổ chức thực hiện nghiêm túc. Đến nay toàn tỉnh có 734/818 số cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa (đạt 89,7%); 221.015/251.760 hộ gia đình văn hóa (87,8%); 535/950 làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa (56,3%). Số CLB gia đình phát triển bền vững được thành lập 495CLB/944 thôn (đạt 52%); Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập 494/944 thôn (đạt 52%); Số địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được thành lập 524/944 thôn (đạt 55,6%). Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa đã có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa, góp phần ổn định chính trị an ninh xã hội trên địa bàn.

Năm 2011 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 214 vụ bạo lực gia đình. Trong đó: bạo lực thân thể 165 vụ; bạo lực tinh thần 20 vụ; bạo lực tình dục 06 vụ; bạo lực kinh tế 23 vụ. Đối tượng bị bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ 136 vụ (chiếm tỷ lệ 63,6%), người già 30 vụ (chiếm tỷ lệ 14%) và trẻ em là 48 vụ (chiếm tỷ lệ 22,4%). Nhìn chung, các vụ bạo lực gia đình xảy ra đều được sự can thiệp của địa phương, thực hiện công tác hòa giải, góp ý tại cộng đồng dân cư để giải quyết các mâu thuẩn nhằm tạo sự thông cảm, gắn bó, hòa thuận giữa các cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình.

Theo thống kê của Công an tỉnh, trong năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ xâm hại trẻ em, trong đó: Hiếp dâm TE: 07; Cưỡng dâm TE: 01; Giao cấu với TE: 08; Dâm ô với TE: 05; Cố ý gây thương tích cho TE: 01; Cướp giật tài sản của TE: 01; Các hành vi khác: 07. Tổng số đối tượng xâm hại TE: 41, trong đó: 39 nam, 01 nữ. Kết quả xử lý: tổng số vụ hình sự: 21 với tổng số đối tượng 28; số vụ hành chính: 01 với 01 đối tượng. (số liệu báo cáo từ 20/11/2010 – 20/11/2011)

Sở Tư pháp tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng có yêu cầu tư vấn về bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Hoạt động này đã đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền bình đẳng giới đến tận các xã, phường, thị trấn, trực tiếp với đối tượng là người dân cư trú tại địa phương. Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, hạn chế vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Toàn tỉnh hiện có 144 cộng tác viên trợ giúp pháp lý và 45 Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý. Tỉnh đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa 02 chi nhánh của Trung tâm tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đi vào hoạt động. Trong năm 2011, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp pháp lý 945 vụ việc cho 1226 người, thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động 32 đợt tại các huyện trong tỉnh với 1200 lượt người tham gia, qua đó đã tiếp nhận giải quyết cho 189 trường hợp yêu cầu. Trong tổng số 2.545 người được trợ giúp pháp lý miễn phí có 1.132 người là phụ nữ; có 150/799 người có yêu cầu tư vấn về bình đẳng giới và bạo lực gia đình.

IV. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.Bình đẳng giới là một lĩnh vực mới, phạm vi rộng, triển khai thực hiện chủ yếu là

lồng ghép với các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội nên việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản của Nhà nước về công tác bình đẳng giới gặp nhiều khó khăn.

12

Page 13: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

Nhận thức về công tác bình đẳng giới trong cấp ủy, chính quyền và cán bộ công cấp, viên chức, người lao động ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế. Còn có sự nhầm lẫn giữa công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ nên chưa chú trọng, chưa quan tâm chỉ đạo công tác bình đẳng giới.

Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bình đẳng giới còn mỏng, chưa được đào tạo, bồi dưỡng và chưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, nhất là đối với cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn. Một số địa phương chưa phân công cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới, vì vậy, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn rất hạn chế. Cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các sở, ban, ngành và cấp huyện đều kiêm nhiệm nên công tác đánh giá chưa thật toàn diện (các sở, ngành chưa đánh giá được công tác bình đẳng giới trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực được phân công, chỉ báo cáo công tác bình đẳng giới ở cơ quan văn phòng). Từ đó, công tác thu thập số liệu thống kê và tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Bộ Lao động – TB&XH rất khó khăn. Một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể thường giao khoán công tác bình đẳng giới cho Ban nữ công Công đoàn đơn vị thực hiện nên việc lồng ghép, triển khai các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới còn hạn chế và chỉ xem đây là hoạt động phong trào.

Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới chưa được các cơ quan, tổ chức quan tâm đúng mức, kể cả đối với cơ quan thống kê. Điều này đã hạn chế việc phân tích giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.

Hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa còn thấp; không đồng đều ở các lĩnh vực và chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ. Số nữ tham gia lãnh đạo của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu giữ chức vụ phó.

Mặc dù vẫn còn một số hoạt động còn chậm triển khai nhưng nhìn chung, các hoạt động về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ được duy trì khá nề nếp và hiệu quả. Một số sở, ban, ngành trong tỉnh đã tích cực, chủ động hơn trong triển khai công tác và thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo đúng quy định, góp phần thúc đẩy công tác này ở hầu hết các lĩnh vực.

V. Kiến nghị, đề xuất.1. Kiến nghị với các cơ quan trung ương. - Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương về nội dung, cách

tính số liệu của từng chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu thống kế phát triển giới được ban hành tại Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia.

- Ban hành chính sách và phân bổ nguồn ngân sách tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/lần cho tất cả lao động nữ đang làm việc trong các cơ quan nhà nước.

- Đối với Bộ Lao động – TB&XH:+ Cung cấp các bộ tài liệu, đa dạng hóa các hình thức và sản phẩm truyền thông

để phối hợp cùng địa phương tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng giới tại các địa phương.

+ Hướng dẫn việc kiện toàn và quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp xã và các cơ quan, đơn vị.

+ Quan tâm chỉ đạo việc hình thành và bồi dưỡng nghiệp vụ cho bộ máy tổ chức thực thi pháp luật bình đẳng giới ở các cấp; hướng dẫn cụ thể về việc lồng ghép giới

13

Page 14: UBND TỈNH KHÁNH HÒAsldtbxh.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/binh dang gioi... · Web viewViệc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm

trong các văn bản QPPL và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đưa các chỉ tiêu có phân tích giới vào nội dung báo cáo thống kê để có cơ sở lập kế hoạch, hoạch định, triển khai, theo dõi, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.

2. Kiến nghị với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.- Quan tâm hơn nữa đến hoạt động VSTBPN thông qua việc ban hành các văn bản

tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Chỉ đạo cấp uỷ các cấp lồng ghép giới vào kế hoạch chuyên môn của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo các chỉ tiêu.

- Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới các cấp để kịp thời triển khai Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc đưa các tiêu chí về giới và thực hiện bình đẳng giới vào chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm năm, hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện.

- Bổ sung 01 biên chế chuyên trách công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của các huyện, thị xã, thành phố.

- Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về quy định phạm vi quản lý cán bộ nữ đối với từng cấp.

- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động bình đẳng giới và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở. Hàng năm, bố trí nguồn kinh phí ổn định theo dự toán để Ban vì sự tiến bộ phụ nữ địa phương chủ động triển khai thực hiện chương trình công tác. Quy định cụ thể mức kinh phí hoạt động tối thiểu cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa kính báo cáo./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC- Vụ BĐG, Bộ LĐ-TB&XH; PHÓ GIÁM ĐỐC- UBND tỉnh;- Lưu: VT, BĐG.

(Đã ký)

Trịnh Thị Hợp

14