văn kiện Đại hội Đoàn tncs hồ chí minh trường Đh khoa học tự nhiên - nhiệm...

82

Upload: ban-truyen-thong-mat

Post on 06-Apr-2016

228 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

TRANSCRIPT

Page 1: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

VĂN KIỆNĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNLẦN VIII, NHIỆM KỲ 2014 – 2017

(Dự thảo)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014

Page 2: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017
Page 3: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017
Page 4: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017
Page 5: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) lần VIII nhiệm kỳ 2014-2017 diễn ra trong bối cảnh thành phố và đất nước đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là việc hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN 2015; nền giáo dục đại học đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, cùng với sự đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM nói chung và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH KHTN) nói riêng. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐH KHTN lần thứ VII nhiệm kỳ 2012- 2014, thể hiện sự quyết tâm của Đoàn viên Thanh niên nhà trường học tập tốt, giảng dạy tốt, tích cực nghiên cứu khoa học, vững chính trị, chủ động rèn luyện kỹ năng, xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, hướng đến sự phát triển bền vững của Nhà trường.

Tập thể Đoàn viên Thanh niên Trường ĐH KHTN xin chân thành cảm ơn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM; Ban cán sự Đoàn ĐHQG-HCM; Đảng ủy- BGH nhà trường; sự hỗ trợ của Chi ủy- BCN các khoa, lãnh đạo các phòng/ban, các đơn vị phối hợp hỗ trợ công tác Đoàn và phong trào Thanh niên Trường ĐH KHTN trong suốt thời gian qua.

Tuổi trẻ Trường ĐH KHTN đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ VIII nhiệm kỳ 2014-2017.

Page 6: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017
Page 7: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 3 -

PHẦN THỨ NHẤTKẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LẦN THỨ VII NHIỆM KỲ 2012 – 2014_____________

A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCI. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 20141. Tình hình ĐVTN, cơ sở đoàn- Tổng sinh viên hệ chính quy (bậc đại học và cao đẳng): 14.302- Tổng số Đoàn viên: 11.668- Sinh viên hệ HCĐH: 538- Số lượng CBT từ 35 tuổi trở xuống: 421- Số lượng học sinh Phổ thông Năng khiếu: 1.145- Tổng số cơ sở đoàn, Chi đoàn cơ sở trực thuộc: 12 cơ sở đoàn

(Toán – Tin học, Vật lý – VLKT, Hóa học, Sinh học, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Khoa học Vật liệu, Địa chất, Môi trường, Cao đẳng tin học, CBT, Phổ thông năng khiếu); 03 Chi đoàn cơ sở trực thuộc (12HCA, 12HCB, 13HCA)

- Tổng số Chi đoàn: 1112. Nhận định tác động của tình hình kinh tế chính trị xã hộiNhiệm kỳ 2012 – 2014 của Đoàn trường ĐH KHTN diễn ra cũng

là thời điểm tuổi trẻ Thành phố đang ra sức học tập, thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tp. Hồ Chí Minh lần thứ IX (2012 - 2017), Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X (2012 - 2017). Đây cũng là giai đoạn tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Tp. Hồ Chí Minh lần thứ IX và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào thực tiễn dạy và học tập của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn bản lề để toàn thể sinh viên, cán bộ viên chức, giảng viên trường ĐH KHTN thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2010-2015, phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng lao động. Cùng với sự quan tâm, đầu tư, đòi hỏi tính thu hút,

Page 8: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 4 -

năng động ngày một cao hơn đối với tổ chức Đoàn của Đảng ủy – Ban giám hiệu đã đặt ra nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức cho BCH Đoàn trường và đội ngũ Cán bộ Đoàn phải vượt qua trong thời gian sắp tới. Trong bối cảnh tốc độ hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam ngày một phát triển nhanh chóng, thanh niên ngày nay đặc biệt là đối tượng trí thức trẻ, sinh viên, học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong học tập, rèn luyện chuyên môn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong nghề nghiệp và có nhiều loại hình vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu. Không những vậy, thanh niên ngày nay cũng nhạy cảm hơn với tình hình đất nước và quốc tế, có nhận thức đúng đắn và tính tích cực chính trị xã hội, đồng thời cũng thể hiện nhu cầu được nắm bắt các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Tất cả những điều đó cùng với một môi trường lao động sáng tạo, thuận lợi trong việc phát triển tài năng sẽ góp phần đưa lực lượng này trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong điều kiện nền kinh tế tri thức phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên không chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, năng lực hội nhập, chưa đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, không ít thanh niên đang thiếu hụt cả về kiến thức lịch sử và văn hóa dân tộc cũng như kỹ năng, khả năng tư duy độc lập. Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội, đối tượng trí thức trẻ, sinh viên, học sinh cũng chịu tác động trực tiếp của các vấn đề lạm phát, giá cả tăng cao ảnh hưởng đến các nhu cầu đời sống thiết yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan tâm chính là vấn đề học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác.

II. CÔNG TÁC GIÁO DỤCVới mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, Đoàn trường tiếp

tục đổi mới, đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, đầu tư đẩy mạnh công tác truyền thông trong mảng giáo dục. Giai đoạn 2012-2014 ghi nhận sự sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính dài hơi, có chiều sâu của các Đoàn cơ sở, bên cạnh đó cũng ghi nhận sự chủ động đăng cai tổ chức các hoạt động của Đoàn cơ sở, Chi đoàn.

Page 9: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 5 -

II.1. Thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong nhiệm kỳ 2012-2014, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đoàn trường chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Chi đoàn cụ thể hóa thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức, tác phong cán bộ, ĐVTN, sinh viên, CBT, học sinh với hình thức phong phú, đa dạng. Nội dung học tập được lồng ghép thông qua việc làm thiết thực trong chương trình rèn luyện Đoàn viên1 theo từng đối tượng, kết quả ghi nhận được cụ thể hóa thành hệ thống danh hiệu làm theo lời Bác2. Bên cạnh đó, các hình thức tạo môi trường rèn luyện được đẩy mạnh thực hiện xuyên suốt trong năm, từ những sân chơi truyền thống tìm hiểu về các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh3, cho đến việc đòi hỏi các các bạn phải vận dụng kỹ năng và chuyên môn tạo ra nhiều công trình thiết thực cho cuộc sống4. Với sự đầu tư nghiêm túc, Đoàn trường đã liên tục đạt các giải cao trong các sân chơi lớn của cấp thành5 và vinh dự nhận được bằng khen của Thành Ủy Tp. Hồ Chí Minh trong dịp “Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

II.2. Thực hiện tốt chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Đại học Khoa học Tự nhiên”; tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, pháp luật cho ĐVTN.

• Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Đại học Khoa học Tự nhiên”

1. Đã có hơn 10.600 (chiếm trên 97% Đoàn viên) phần việc làm theo lời Bác được thực hiện thông qua chương trình rèn luyện Đoàn viên hàng năm.2. Trong nhiệm kỳ đã tuyên dương 960 gương sáng ĐH Khoa học Tự nhiên, 35 chiến sĩ làm theo lời Bác, 363 Sinh viên 5 Tốt, 20 học sinh 3 tích cực 50 cán bộ trẻ tiêu biểu cấp trường, 22 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp trường3. Cuộc thi “Tuổi trẻ các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” năm 2013 xen kẽ với cuộc thi “Sáng mãi tên Người” năm 2012 và 2014 đã thu hút tổng thể 450 đội thi, 1.800 thí sinh, 7.507 lượt thi trực tuyến. 4. Đã có 68 công trình tham gia cuộc thi “Công trình thiết thực làm theo lời Bác”, trong đó nhiều công trình đã được ứng dụng thực tế.5. Đội tuyển trường đã đạt giải nhất, nhì phần thi đội tuyển và nhiều giải cá nhân trực tuyến tại cuộc thi Tầm nhìn xuyên thế kỷ và Ánh sáng thời đại do Thành Đoàn tổ chức.

Page 10: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 6 -

Đoàn trường chỉ đạo cơ sở thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ĐH KHTN” với trọng tâm xác định là phát huy vai trò hệ thống các gương điển hình. Nội dung chủ yếu tập trung vào các hoạt động gặp gỡ, giao lưu với các gương tiêu biểu; đẩy mạnh việc tuyên dương các gương sinh viên tích cực và phát huy vai trò của các bạn ở những vị trí hợp lý tại Chi đoàn, Đoàn cơ sở. Đoàn trường còn chủ động tổ chức giao lưu, gặp gỡ với các thế hệ Đoàn viên, sinh viên tiêu biểu, Bí thư Đoàn trường các thời kỳ... Nhiều chương trình được tổ chức đã góp phần xây dựng và bồi đắp ước mơ, nguyện vọng, giúp sinh viên hiểu rõ về trường, lớp, ngành nghề và mục tiêu học tập của mình6. Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ còn có hoạt động CLB Ong nghiên cứu hỗ trợ hướng dẫn các em học sinh THPT trên thành phố sinh hoạt các chuyên đề, nội dung NCKH, qua đó góp phần xây dựng tinh thần yêu thích các môn khoa học tự nhiên, đam mê nghiên cứu khoa học cho các em.

• Giáo dục chính trị tư tưởngCông tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hiện qua việc tổ

chức quán triệt, học tập và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Đoàn. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng ĐVTN cũng được đẩy mạnh từ cấp trường cho đến cấp Chi đoàn thông qua nhiều hình thức khác nhau: các trang mạng xã hội, diễn đàn điện tử, bản tin cơ sở, Chi đoàn, thông qua các đội nhóm nòng cốt và các hoạt động. Bên cạnh đó, Đoàn trường đã chỉ đạo cơ sở chú trọng thực hiện tốt và hiệu quả các diễn đàn “Nghe thanh niên nói – Nói thanh niên nghe”7 bằng nhiều hình thức. Đoàn trường tiếp tục tổ chức các buổi gặp gỡ đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên và CBT, các cơ sở Đoàn tổ chức các buổi gặp gỡ đối thoại giữa sinh viên với Chi ủy – BCN khoa nhằm tạo kênh thông tin hai chiều hiệu quả và giải quyết kịp thời những tâm tư nguyện vọng của ĐVTV đối với các vấn đề liên quan đến nhà trường, các khoa.

Phát huy vai trò Đảng viên, các chi bộ sinh viên tổ chức các hoạt động, buổi sinh hoạt chuyên đề mở rộng cho đối tượng cán bộ Đoàn 6. Các chương trình đã thu hút hơn 4.500 lượt ĐVTN tham gia, trao được 357 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ” với tổng giá trị 960 triệu đồng. 7. Tổ chức được 42 diễn đàn với hơn 10.500 lượt ĐVTN tham gia.

Page 11: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 7 -

– Hội và đối tượng Đảng nhằm nâng cao nhận thức chính trị. Tiếp tục bổ sung nhiều đầu sách, tư liệu, CD, DVD về những vấn đề lý luận, chính trị - xã hội mang tính thực tiễn, về các nội dung giáo dục vào tủ sách thanh niên tại 2 cơ sở. Phối hợp với Hội cựu chiến binh trường tổ chức các buổi báo cáo thời sự hay chiếu phim về truyền thống lịch sử, tình hình biển đảo, các vấn đề thời sự, giao lưu gặp gỡ nhân chứng lịch sử nhân các ngày lễ lớn.

• Giáo dục truyền thốngCông tác giáo dục truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng

với hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường dân tộc. Các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường, các khoa, truyền thống hiếu học và truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc được tổ chức đồng bộ từ cấp trường đến cơ sở thông qua việc phát huy các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng trong năm học để giáo dục ĐVTN.

Tham gia chương trình thăm khu căn cứ Thành Đoàn kết hợp thăm hỏi tặng quà và chúc Tết các gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng nhân các dịp lễ. Tổ chức các sân chơi về giáo dục truyền thống tạo môi trường cho ĐVTN tìm hiểu thêm về lịch sử truyền thống dân tộc8. Các Đoàn cơ sở, Chi đoàn tổ chức nhiều hoạt động tiêu biểu như: hội trại truyền thống, ngày hội truyền thống khoa, hành trình đến với bảo tàng, thi văn nghệ, thi cắm hoa dịp 20/119.

• Giáo dục đạo đức lối sốngĐoàn trường xác định giải pháp hiệu quả để thực hiện công tác

này là cuộc vận động “Viết và bình chọn Gương sáng Đại học Khoa học Tự nhiên” theo từng đối tượng đặc thù10 tạo sự lan tỏa rộng rãi trong ĐVTN, qua hệ thống các danh hiệu cụ thể góp phần hình thành

8. Đoàn trường tiếp tục phụng dưỡng và chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Trước tại Mỏ Cày – Bến Tre; 02 mẹ Việt Nam anh hùng ở quận 8 và nhiều ba má phong trào khác, các sân chơi giáo dục thu hút 2.557 lượt thi trực tuyến và 3154 thí sinh tham gia.9. Có 10 hội trại truyền thống, 06 ngày hội truyền thống khoa diễn ra hàng năm thu hút hơn 4.000 lượt ĐVTN tham gia mỗi năm. 92% Chi đoàn tổ chức hành trình đến với bảo tàng thu hút 10.500 lượt ĐVTN mỗi năm.10. Trong nhiệm kỳ tuyên dương được 960 Gương sáng ĐH Khoa học Tự nhiên.

Page 12: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 8 -

hình ảnh đẹp về sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên. Các gương sáng, gương điển hình được tuyên dương bằng nhiều hình thức: tuyên dương tại Chi đoàn, trong các hoạt động lớn cấp trường, trên các bản tin, forum, bài viết trên website Đoàn trường.

Với nội dung xây dựng nếp sống văn minh học đường, Đoàn trường định hướng Hội sinh viên trường thực hiện hiệu quả phong trào vì trường lớp xanh – sạch – đẹp, tổ chức các buổi chủ nhật xanh tại 2 cơ sở.

Triển khai thực hiện 8 phẩm chất của thanh niên thành phố thông qua các bộ ảnh, clip tuyên truyền; cụ thể hóa bằng hoạt động thường xuyên gắn liền với Chi đoàn như: vận động ăn mặc lịch sự, tuyên truyền, nhắc nhở đeo thẻ sinh viên khi tới trường, thực hiện mùa thi nghiêm túc. Cụ thể hóa cuộc vận động “4 xây – 3 chống” bằng các giải pháp của cấp trường và cơ sở Đoàn, từ đó định hướng các giá trị sống, các chuẩn mực cần có đối với thanh niên11.

TT HTSV thường xuyên phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn sức khỏe giới tính, tọa đàm phòng chống HIV – AIDS, các kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV – AIDS, về sinh sản,… nhằm định hướng lối sống tích cực trong ĐVTN.

• Giáo dục pháp luậtPhối hợp cùng phòng Công tác sinh viên tổ chức tuyên truyền luật

giao thông đường bộ, pháp lệnh về phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội cho 100% sinh viên. Các cơ sở Đoàn thực hiện giới thiệu quy chế học vụ, học chế tín chỉ, nội quy của nhà trường. 100% học sinh PTNK cam kết không sử dụng xe máy trên 50cc.

Đoàn trường tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đăng cai tổ chuỗi hoạt động “Sinh viên với pháp luật”12 với nhiều nội dung khác nhau cho toàn thể ĐVTN trong trường tham gia. Thực hiện tốt công tác phối hợp, liên tịch với phòng Thanh tra pháp chế - Sở hữu trí tuệ của trường, sở Tư pháp và Hội luật gia thành phố tổ chức các cuộc thi giáo dục pháp

11. Một số giải pháp cấp cơ sở: Cuộc thi làm phim “Ống kính Sinh viên Địa chất”. Đoàn khoa Toán tin học tổ chức chuyên mục chia sẻ “Mỗi Ngày Một Cuốn Sách”. Đoàn khoa Sinh học triển khai cuộc vận động “Xây dựng hình mẫu sinh viên khoa Sinh học 2 không - 2 có”. 12. Chuỗi hoạt động với 3 nội dung chính (diễn đàn pháp luật, lời giải pháp lý, cuộc thi “Sinh viên với pháp luật” đã thu hút trên 2.150 ĐVTN tham gia và cỗ vũ.

Page 13: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 9 -

luật nhằm bổ trợ, cung cấp thêm kiến thức về luật pháp cho sinh viên13.

Tích cực tham gia và đạt nhiều giải các cuộc thi về pháp luật do BCS Đoàn ĐHQG-HCM phát động với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến, thi tiểu phẩm, làm clip các năm 2013, 201414.

Công tác giáo dục được đầu tư thực hiện đồng bộ từ cấp trường đến cấp cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; thực hiện tốt việc nắm bắt và có hướng xử lý kịp thời trước tình hình dư luận thanh niên; phương châm chuyển hoạt động về tuyến cơ sở thực hiện hiệu quả, trong đó có nhiều mô hình, giải pháp cấp trường, cấp cơ sở được nhân rộng cấp Thành, cấp ĐHQG. Các hình thức chuyển tải nội dung giáo dục có tính sáng tạo, bắt kịp xu hướng tiếp cận của thanh niên hiện nay, công tác kết nối truyền thống tốt. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa vai trò của CLB-Đội-Nhóm cấp trường trong việc tạo môi trường rèn luyện nâng cao nhận thức cho ĐVTN còn hạn chế.

III. PHONG TRÀO “XUNG KÍCH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”Hoạt động xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội được

diễn ra sôi nổi, gắn với đặc thù từng đối tượng, nội dung phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ chính trị, từ đó tạo động lực góp phần xây dựng nhà trường để ĐVTN tham gia.

III.1. Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trườngPhong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt - tích cực nghiên cứu khoa

học” được thực hiện hiệu quả trong ĐVTN thể hiện sự chuyển biến tích cực khi gắn với việc Đoàn xung kích tham gia đổi mới phương pháp dạy và học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động và giải pháp được đề ra phù hợp cho từng đối tượng:

Tập trung nâng cao chuyên môn và phát huy vai trò của Cán bộ trẻ (CBT):

Tổ chức và vận động CBT tích cực tham gia tốt các hoạt động học

13. Tổ chức các cuộc thi “SV KHTN nói không với ma túy”, “SV KHTN với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” thu hút hơn 1.870 ĐVTN tham gia và cỗ vũ.14. Tham gia các cuộc thi pháp luật do BCS Đoàn ĐHQG-HCM tổ chức và đạt các kết quả: 1 giải nhất, 2 giải khuyến khích phần thi clip, 1 giải nhì phần thi tiểu phẩm, 2 giải nhất, 3 giải ba phần thi trắc nghiệm trực tuyến.

Page 14: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 10 -

thuật, nâng cao trình độ chuyên môn với nhiều đề tài NCKH các cấp và các bài báo khoa học hàng năm. Đoàn khối CBT vận động Đoàn viên tích cực tham gia Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế; nhiều Chi đoàn CBT đã tham gia Hội nghị khoa học cấp trường và chương trình Vườn ươm sáng tạo trẻ của Sở khoa học Công nghệ và Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh tổ chức. Tiếp tục phát động và hỗ trợ CBT thực hiện tốt phong trào 3 trách nhiệm, có tổng kết và đánh giá mức độ tham gia tại từng Chi đoàn, xem đây là tiêu chí phân tích chất lượng Đoàn viên đối với Đoàn viên Chi đoàn CBT. Lấy phong trào 3 trách nhiệm, cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” làm trọng tâm để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cho các CBT phấn đấu.

Phát huy tốt vai trò của các Chi đoàn CBT trong việc hỗ trợ về chuyên môn trong hoạt động học thuật, NCKH của sinh viên. Đặc biệt nhiều CBT rất tích cực trong việc hỗ trợ xây dựng các đội hình chuyên giải quyết nhiều vấn đề thực tế cho xã hội; CBT hỗ trợ tổ chức ôn luyện, dẫn dắt đội tuyển cho học sinh - sinh viên tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế và đạt nhiều giải thưởng cao.

Đẩy mạnh phong trào học tập sáng tạo, NCKH trong học sinh - sinh viên

Đoàn trường tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học thông qua tổ chức các cuộc thi, sân chơi học thuật cho học sinh, sinh viên như “Sàn ý tưởng”, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo Sinh viên”, chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học. Trong nhiệm kỳ qua, từ Đoàn trường đến Đoàn cơ sở đã đầu tư nhiều giải pháp hiệu quả trong việc tuyên truyền vận động sinh viên tham gia giải thưởng SVNCKH. Các sân chơi luôn được đầu tư từ hình thức, đến nội dung đã thu hút nhiều ĐVTN tham gia. Bên cạnh đó, Đoàn trường, Đoàn cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp như cuộc thi Euréka cấp thành, Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam và đạt nhiều thành tích đáng kể15. Với những kết quả về SVNCKH các cấp, Đoàn trường được nhận bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giám đốc ĐHQG- HCM và Thành Đoàn TP.HCM cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức các hoạt 15. Có 245 đề tài tham gia Euréka cấp Thành, đạt: 05 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba, 08 giải khuyến khích; 14 đề tài tham gia cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam đạt: 01giải nhất, 03 giải nhì, 02 giải ba.

Page 15: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 11 -

động Nghiên cứu Khoa học cho Sinh viên.Nhiều cuộc thi học thuật được tổ chức với quy mô từ cấp Chi đoàn

đến Đoàn cơ sở và được sự quan tâm ủng hộ từ nhà trường, Ban chủ nhiệm các khoa. Các cuộc thi học thuật cũng đã thu hút sự tham gia từ đông đảo ĐVTN và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ từ xã hội16.

Các hoạt động sáng tạo cũng được các cơ sở Đoàn chú trọng tìm kiếm giải pháp và đầu tư thực hiện. Hoạt động của các CLB học thuật đều hướng đến việc phát huy sự sáng tạo hoặc định hướng về việc xây dựng ý tưởng NCKH trong sinh viên17. Các hoạt động đã thật sự tạo được sức lan tỏa cũng như tạo được môi trường để sinh viên phát huy tính sáng tạo không chỉ trong học tập mà còn trong các mặt hoạt động đời sống, xã hội.

Trong nhiệm kỳ đánh dấu sự xuất hiện của câu lạc bộ Ong nghiên cứu, đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc liên kết các CLB học thuật các khoa hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động CLB Ong sáng tạo tại các trường THPT trên địa bàn thành phố.

III. 2. Xung kích vì an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phong trào thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội với nội dung đa dạng, thiết thực, cụ thể thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.

Trong nhiệm kỳ, Đoàn trường giữ vai trò nòng cốt và hỗ trợ cho Hội sinh viên trường trong việc thực hiện các chiến dịch tình nguyện lớn; trực tiếp định hướng Đoàn trường Phổ thông Năng khiếu tổ chức tốt chiến dịch Hoa phượng đỏ18. Việc ứng dụng trình độ chuyên môn trong hoạt động tình nguyện thông qua các đội hình chuyên, thực

16. Với 20 cuộc thi học thuật như: cuộc thi Đi tìm lời giải, Big bang, Hóa học và tôi, Vườn ươm Mendel, Thách thức, Lốc xanh, Chấn động Panage, Thế mạnh vật liệu, E-labs, Thách thức Entropy, Thách thức cùng Poseidon, … thu hút gần 1.800 đội dự thi với hơn 7.200 thí sinh và hơn 12.000 lượt ĐVTN tham gia cỗ vũ; huy động được hơn 35 doanh nghiệp hỗ trợ gần 400 triệu đồng mỗi năm. 17. Tiêu biểu như: chuỗi hoạt động Café học thuật của Đoàn khoa Sinh học, hệ thống các bài viết học thuật của Đoàn khoa Toán - Tin học; hoạt động của CLB học thuật Nes thuộc Đoàn khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật với sản phẩm là kính thiên văn và xe năng lượng Mặt Trời; cuộc thi Đạo diễn Môi trường của Đoàn khoa Môi trường. 18. Trong nhiệm kỳ (2012, 2013, 2014): có tổng cộng 2.585 ĐVTN tham gia các chiến dịch tình nguyện, 119 học sinh tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ.

Page 16: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 12 -

hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng tăng19, điều này cũng thể hiện tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong hoạt động tình nguyện của Đoàn trường – Hội sinh viên trường. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn hỗ trợ các Liên chi hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuỗi chương trình vì trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp, các ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh và hiến máu tình nguyện20. Thành lập các lực lượng thanh niên xung kích nhằm bảo vệ, nhắc nhở ý thức ĐVTN và người dân trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông21. Tiếp tục duy trì Đội Văn minh học đường đẩy mạnh công tác trực, nhắc nhở các ĐVTN thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà trường.

Đoàn trường tổ chức các cuộc thi, ngày hội với nhiều hình thức thu hút đông đảo ĐVTN tham gia22, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức đảm bảo an toàn giao thông cho sinh viên. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền vận động ĐVTN tham gia các chương trình, cuộc thi về An toàn giao thông, luật giao thông đường bộ của BCS Đoàn ĐHQG-HCM.

III.3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

Hoạt động xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc được quan tâm triển khai đồng bộ từ Đoàn trường đến Đoàn cơ sở. Đoàn trường tích cực triển khai thông qua các đợt sinh hoạt chuyên đề, tập huấn lực lượng nòng cốt, thông tin tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được tổ chức định kỳ, giúp nâng cao nhận thức của ĐVTN trước những hành động lôi kéo, kích động của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm thực hiện

19. Đã thực hiện 03 đề tài NCKH về lĩnh vực môi trường, hoá, địa chất tại huyện Bình Chánh và Cần Giờ trong chiến dịch mùa hè xanh.20. Tổ chức 04 đợt chương trình mỗi năm với sự tham gia hơn 1.000 lượt ĐVTN tham gia; mỗi tháng tổ chức 01 ngày thứ bảy tình nguyện và 01 ngày chủ nhật xanh, tổ chức 06 đợt hiến máu tình nguyện với 3.250 lượt tham gia. 21. Thành lập Đội tự quản tuyến đường thanh niên nhắc nhở sinh viên trường cùng tham gia xây dựng tuyến đường dài 400m trước cổng trường cơ sở 2 (Thủ Đức-Dĩ An) văn minh, xanh, sạch, đẹp, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh luật giao. Thành lập mặt trận Tuyên truyền môi trường trong các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh tổ chức các hoạt động tuyên truyền ý thức và phổ biến phương pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng cho người dân.22. Cuộc thi “Sinh viên với pháp luật” chủ đề An toàn giao thông thu hút 350 đội thi với 1.800 thí sinh tham gia.

Page 17: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 13 -

âm mưu “diễn biến hòa bình”. Xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng tham gia góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đoàn trường đã ký kết liên tịch, kết nghĩa với Trung Đoàn 1 (thuộc sư Đoàn 9, Quân Đoàn 4) tổ chức 2 hoạt động giao lưu gắn kết giữa ĐVTN của 2 đơn vị. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia các chương trình hướng về biên giới, biển đảo của Thành Đoàn, BCS Đoàn ĐHQG-HCM tổ chức23.

Phối hợp với Đoàn Công an thành phố tổ chức các chương trình tư vấn cho ĐVTN về một số phương pháp phòng vệ, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội.

Với sự đầu tư hình thức tổ chức đa dạng, rộng khắp cho các đối tượng đã tạo sự chủ động cho cơ sở Đoàn phát huy tính xung kích của Đoàn viên tham gia đóng góp vào phong trào chung. Trong nhiệm kỳ, phong trào NCKH được đẩy mạnh với sự đổi mới về cách tuyên truyền, đưa phong trào đến với ĐVTN nhanh hơn, ấn tượng hơn. Đã có sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong hoạt động NCKH của ĐVTN, mức độ tham gia đồng đều của các khoa cũng đã được cải thiện.

IV. PHONG TRÀO “ĐỒNG HÀNH VỚI THANH NIÊN”IV.1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, lao động, sáng

tạo, mưu sinh, lập nghiệpĐoàn trường cùng với các Đoàn cơ sở đã duy trì tốt các hình thức

hỗ trợ thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. TT HTSV giới thiệu nhiều nguồn học bổng24 tạo động lực giúp thanh niên học tập tốt hơn. Việc tổ chức và tham gia tốt các phong trào “ Học sinh 3 tích cực”, cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” đã góp phần cổ vũ, thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học sinh, giáo viên trẻ của nhà trường. Hoạt động của các câu lạc bộ - đội - nhóm học thuật 23. Vận động ĐVTN quyên góp ủng hộ 20 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, 15 triệu đồng cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”.24. Đoàn trường và Đoàn cơ sở giới thiệu tổng cộng được 685 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ 660 triệu đồng.

Page 18: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 14 -

được củng cố, nâng chất25. Hệ thống sân chơi học thuật khá đa dạng, ngày càng được đầu tư quy mô, hấp dẫn ĐVTN tham gia. Chương trình “Đồng hành cùng Sinh viên học tốt, tích cực nghiên cứu khoa học” với nhiều hoạt động, sân chơi sôi nổi: Sàn ý tưởng, cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-Ideas, giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần hỗ trợ, đồng hành cũng với ĐVTN trong việc học tập, nâng cao chuyên môn.

Hoạt động hỗ trợ thanh niên trong mưu sinh, lập nghiệp đạt kết quả tốt. Công tác chăm lo ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm thông qua hoạt động của TT HTSV giới thiệu nhiều chỗ trọ, việc làm thêm, tặng vé xe về quê đón Tết26. Kết nối tốt với nhiều doanh nghiệp, công ty, hỗ trợ các khoa tổ chức nhiều ngày hội việc làm để đưa doanh nghiệp đến gần hơn với thanh niên, sinh viên, qua đó tạo nhiều cơ hội việc làm hơn thanh niên27.

Các Đoàn cơ sở tổ chức các chương trình tọa đàm, diễn đàn với nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể: “Phương pháp học tập bậc Đại học hiệu quả” cho sinh viên năm nhất, “Giới thiệu chuyên ngành, truyền thống ngành, bộ môn” cho sinh viên năm hai, năm ba28.

IV. 2 . Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần

Công tác phối hợp với các đơn vị trong trường, đơn vị bạn tổ chức các hoạt động, chương trình tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên được chú trọng, quan tâm. Phối hợp với phòng CTSV tổ chức các buổi giáo dục sức khỏe sinh sản, phối hợp Đoàn trường ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp với bác sĩ tư vấn sức khỏe. Các cơ sở Đoàn cũng chủ động tổ chức nhiều chương trình tư vấn tâm lý cho ĐVTN.

Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đa dạng, thường xuyên từ cấp trường xuống cấp cơ sở, từng bước đáp

25. Toàn trường có 12 CLB học thuật tổ chức được 253 buổi sinh hoạt chuyên môn trong suốt nhiệm kỳ.26. Giới thiệu 2.850 chỗ trọ, 12.800 lượt việc làm thêm, 48 vé xe về quê ăn Tết cho thanh niên.27. Tổ chức 08 ngày hội việc làm, 02 ngày hội Sinh viên với doanh nghiệp kết nối được với 55 công ty, doanh nghiệp thu hút 9.600 lượt thanh niên tham gia.28. Tổ chức được 20 diễn đàn phương pháp học tập bậc đại học hiệu quả với sự tham gia của 6.500 ĐVTN tham gia; 20 buổi giới thiệu chuyên ngành với 7.700 ĐVTN tham gia.

Page 19: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 15 -

ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, rèn luyện thể chất của ĐVTN. Các cơ sở Đoàn đã phối hợp cơ sở Hội tổ chức các sân chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cấp cơ sở đã được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo thanh niên29. Tổ chức nhiều đợt kiểm tra Thanh niên khỏe và duy trì một số hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao truyền thống cho sinh viên tham gia30. Phối hợp với KTX 135B Trần Hưng Đạo, KTX ĐHQG-HCM tổ chức thêm các sân chơi văn hóa, văn nghệ cho thanh niên.

IV. 3. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng thực hành xã hội, đẩy mạnh công tác quốc tế thanh niên

• Giải pháp hỗ trợ học ngoại ngữ:Việc tạo sân chơi, môi trường học tập và nâng cao khả năng ngoại

ngữ cho ĐVTN được tổ chức thông qua vai trò của CLB Anh văn (Bee Club). Thường xuyên tổ chức sinh hoạt, tham gia các buổi giao lưu quốc tế, chủ động thiết kế các chương trình thi đua như các game-show, các buổi sinh hoạt dã ngoại, cuộc thi hát tiếng Anh. Hỗ trợ thanh niên có thể kiểm tra, đánh giá mức độ ngoại ngữ của bản thân thông qua các đợt thi thử, từ đó nâng cao tinh thần tự học tập, rèn luyện nâng cao khả năng ngoại ngữ31.

• Giải pháp hỗ trợ trang bị kỹ năng thực hành xã hộiCông tác trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên được

chú trọng. Nhiều Đoàn cơ sở chủ động tổ chức các hoạt động trang bị kỹ năng cho ĐVTN. TT HTSV thường xuyên tổ chức các hội thảo, khóa học, lớp học trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên32. Bên cạnh đó, TT HTSV cũng đã chủ động và phối hợp hỗ trợ cơ sở

29. Cơ sở tổ chức được 45 chương trình văn nghệ, thể dục thể thao thu hút 18.586 lượt.30. Trong nhiệm kỳ tổ chức chức 20 đợt kiểm tra Thanh niên khỏe với sự tham gia 8.500 ĐVTN tham gia; Festival Ca – Múa – Nhạc – Kịch lần XI, chủ đề “Khát vọng vươn xa” với 850 thí sinh tham gia dự thi và hơn 7.000 lượt sinh viên tham gia cổ vũ; Gala Sinh viên với 24 kịch bản của các Chi đoàn-chi Hội biểu diễn thu hút 1.500 ĐVTN xem và cỗ vũ; Hội thao sinh viên có tổng cộng hơn 800 vận động viên tham gia với 8 bộ môn thi đấu ở 2 bảng đội tuyển và bảng phong trào, thu hút hơn 5.000 lượt sinh viên đến tham gia cổ vũ.31. Tổ chức được 42 buổi sinh hoạt chuyên đề Anh văn cho 2.900 ĐVTN tham gia, cuộc thi hát tiếng anh Bee Music tổ chức 2 lần thu hút 150 ĐVTN tham gia; tổ chức 8 đợt thi thử TOEIC với sự tham gia của 1.658 ĐVTN. 32. Tổ chức được 31 hội thảo, khóa học, lớp học đao tạo kỹ năng thu hút 9.200 ĐVTN tham gia với một số nội dung như: Kỹ năng chuyên nghiệp – tìm việc hiệu quả, Chìa khóa thành công, Viết CV hiệu quả, Đổi mới tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp, làm việc nhóm…

Page 20: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 16 -

Đoàn tổ chức các ngày hội sách, cuộc thi về chủ đề sách nhằm trang bị thêm kỹ năng, văn hóa đọc được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo ĐVTN33.

Các hoạt động đồng hành, hỗ trợ ĐVTN được duy trì xuyên suốt, tổ chức theo tính chất đặc thù của từng đối tượng, tạo môi trường hiệu quả trong việc tập hợp thanh niên. Song vẫn chưa bảo đảm hết nhu cầu trang bị kỹ năng, các sân chơi về VHVN – TDTT cho sinh viên tại KTX. Cần chú trọng đầu tư cả về chất lượng và số lượng cho những hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng thực hành xã hội cho ĐVTN.

V. MỞ RỘNG MẶT TRẬN ĐOÀN KẾT, TẬP HỢP THANH NIÊN, XÂY DỰNG ĐOÀN VỮNG MẠNH

V. 1. Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên đạt hiệu quả tốt.

Tập hợp thanh niên thông qua hoạt động phong trào do Đoàn làm nòng cốt, Hội xuất hiện làm ngọn cờ và tập hợp thông qua thủ lĩnh của từng đối tượng thanh niên.

Vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn trường đối với Hội Sinh viên trường được đảm bảo. Phương thức tập hợp thanh niên khá đa dạng, các Đoàn cơ sở giữ vai trò nòng cốt cho các cơ sở Hội phát huy khá hiệu quả hệ thống câu lạc bộ - đội - nhóm, nhóm học tập để tập hợp thanh niên34. Cùng với sự chuyển biến tích cực về nhận thức của Đoàn viên, Chi đoàn đã thực hiện công tác tập hợp thanh niên một cách chủ động và có tính hệ thống, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn, Hội tăng lên. Tỉ lệ tập hợp thanh niên của Đoàn trường tăng so với nhiệm kỳ trước, đạt 96,8%35.

Hội Sinh viên trường tiếp tục ổn định và phát triển, số lượng hội viên tăng qua các năm36, nhiều hoạt động hướng đến công tác chăm

33. Trung tâm hỗ trợ SV tổ chức 2 đợt “Hội sách”, cuộc thi “Thuyết trình sách”, “Góc nhìn sinh viên”thu hút 4.500 lượt ĐVTN tham gia, Đoàn khoa Vật lý- VLKT tổ chức hội sách “Book for life” có khoảng hơn 600 đầu sách với sự tham gia của 1.500 ĐVTN của nhiều cơ sở tham gia. 34. Toàn trường có 472 CLB-Đội-Nhóm từ cấp Chi đoàn-chi Hội đến cấp trường, 560 nhóm học tập.35. Tỉ lệ tập hợp thanh niên đầu nhiệm kỳ là 96.0%. 36. Hội sinh viên hiện có 12.836 hội viên (tăng 5.5 % so với đầu kỳ).

Page 21: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 17 -

lo, hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, ổn định cuộc sống. Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” có nhiều chuyển biến tốt, tạo dấu ấn riêng cho công tác Hội và phong trào sinh viên của trường.

V. 2. Công tác xây dựng Đoàn có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng rõ nét.

5.2.1. Xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng chính trịCông tác xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị có chuyển biến tích

cực. Việc triển khai học tập và thi 6 bài lý luận chính trị được đổi mới hình thức học và thi tích lũy theo chuyên đề trực tuyến37. Với hình thức thi mới này giúp Đoàn viên chủ động hơn về mặt thời gian, có sự đầu tư nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu và thi tích lũy 6 chuyên đề đã học, tạo không khí thi đua sôi nổi và cảm giác tâm lý thoải mái khi tham gia thi tích lũy chuyên đề, tỉ lệ Đoàn viên tham gia và hoàn thành đạt trên 90%. Sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm, sinh hoạt chính trị trong Mùa hè xanh được duy trì thường xuyên, hiệu quả, có sự đầu tư về nội dung lẫn hình thức38. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của Đoàn viên được chú trọng hơn, đa dạng về hình thức nắm bắt, quan tâm nhiều hơn đến sự tham gia, các biểu hiện tư tưởng, nhận thức của Đoàn viên trên mạng internet39. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn được duy trì, quan tâm.

5.2.2. Nâng cao chất lượng và tính tiên tiến của Đoàn viênChất lượng và số lượng Đoàn viên từng bước được nâng lên, Ban

Thường vụ Đoàn trường kịp thời đánh giá thực tiễn, hướng dẫn một số quy trình thủ tục công tác Đoàn viên cho cơ sở. Chú trọng sâu sát cơ sở Đoàn trong việc triển khai đăng ký và thực hiện Chương trình Rèn luyện Đoàn viên gắn với việc học tập và làm theo lời Bác, qua đó

37. Tổ chức 16 lớp học với sự tham gia của hơn 7.538 Đoàn viên, tổ chức thi tích lũy 12 chuyên đề với 11.870 lượt thi tích lũy, 3.216 Đoàn viên đạt.38. Tổ chức 04 đợt sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm, trên 93% Chi đoàn tổ chức sinh hoạt chủ điểm, tỉ lệ Đoàn viên tham gia sinh hoạt đạt trên 85%; tổ chức 09 đợt sinh hoạt chính trị trong Mùa hè xanh với sự tham gia của 2.650 lượt ĐVTN tham gia.39. Xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị từ nguồn Đảng viên sinh viên thực hiện nắm bắt, định hướng tư tưởng cho ĐVTN, nắm bắt thông qua mạng xã hội, các diễn đàn, Fourum Chi đoàn…

Page 22: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 18 -

rèn luyện nâng cao nhận thức và hành động của Đoàn viên40. Đoàn trường đã thực hiện tốt công tác kết nạp Đoàn viên mới, đặc biệt là lớp Đoàn viên Lý Tự Trọng (kỷ niệm 100 năm ngày sinh anh Lý Tự Trọng)41. Công tác đánh giá phân tích chất lượng Đoàn viên cuối năm được thực hiện chặt chẽ, tỉ lệ Đoàn viên được đánh giá cao, trong nhiệm kỳ số lượng Đoàn viên xuất sắc, khá tăng, số lượng Đoàn viên trung bình, yếu giảm42.

Hướng dẫn Đoàn trường PTNK thực hiện chương trình Dự bị Đoàn viên đúng quy trình.

5.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ĐoànCông tác xây dựng đội ngũ cán bộ được Đoàn trường đầu tư thực

hiện đồng thời chỉ đạo các Đoàn cơ sở thực hiện theo quy trình: phát hiện, bồi dưỡng đào tạo, bố trí công tác và chăm lo. Công tác phát hiện được thực hiện xuyên suốt qua từng hoạt động, chương trình hay cuộc thi “Đi tìm thủ lĩnh”43 và công tác kiểm tra, đào tạo bồi dưỡng qua cuộc vận động cán bộ Đoàn - Hội giỏi chuyên môn - vững nghiệp vụ - chuẩn tác phong44.

Đoàn trường thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc giới thiệu cán bộ tham gia các lớp tập huấn của Thành Đoàn. Đoàn trường tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng theo nhóm đối tượng, theo chuyên đề và có kiểm tra đánh giá, cấp giấy chứng nhận; chỉ đạo Đoàn cơ sở chủ động thiết kế, xây dựng nội dung tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ theo đặc thù, nhu cầu của công tác45. Để tăng tính chủ động cho cán bộ trong việc tự tìm hiểu, trang bị các kỹ năng nghiệp vụ, quy trình biểu mẫu, Đoàn trường đã hệ thống hóa các quy trình

40. Số lượng Đoàn viên đăng ký thực hiện chương trình RLĐV đạt 98.8 % tổng số Đoàn viên của trường.41. Tổ chức 8 lớp Đối tượng Đoàn và kết nạp mới 1.158 Đoàn viên mới42. Tỉ lệ Đoàn viên được phân tích, xếp loại đạt 95.3 %.43. Tổ chức cuộc thi Đi tìm thủ lĩnh năm 2013, 2014 cho năm nhất và cuộc thi Đi tim tìm thủ lĩnh phiên bản MHX 2012, 2013, 2014 thu hút 585 ĐVTN tham gia, qua đó phát hiện được nhiều nhân tố giới thiệu vào các vị trí công tác. 44. Cuộc vận động cán bộ Đoàn-Hội GCM-VNV-CTP với sự tham gia trên 80% cán bộ Đoàn-Hội toàn trường và có hơn 138 cán bộ đạt danh hiệu trong nhiệm kỳ. 45. Đoàn trường và cơ sở Đoàn tổ chức tổng cộng 38 lớp tập huấn với nhiều nội dung về kỹ năng, nghiệp vụ (tư duy sáng tạo, kỹ năng quản trò, xây dựng hình ảnh cán bộ Đoàn trong thanh niên, nghiệp vụ văn bản, phương pháp tuyên truyền miệng…) cho gần 1.550 cán bộ Đoàn Hội tham gia.

Page 23: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 19 -

kèm theo các biểu mẫu, một số nội dung công tác, cách thức xử lý các tình huống, cách trả lời các câu hỏi hay gặp, mẫu các loại văn bản... đăng tải trên mục Cẩm nang cán bộ của văn phòng điện tử để các cán bộ có thể chủ động tự tìm hiểu và thực hiện.

Công tác chăm lo cho cán bộ cũng được Đoàn trường chú trọng qua việc giới thiệu các nguồn học bổng, hỗ trợ kinh phí liên lạc cho cán bộ, các cơ sở Đoàn vận động thành lập quỹ cựu cán bộ Đoàn- Hội tiến hành trao học bổng cho cán bộ Đoàn- Hội có hoàn cảnh khó khăn của cơ sở mình46.

Duy trì tổ chức buổi họp mặt cán bộ Đoàn - Hội các thời kỳ từ năm 1996 đến nay, đây là hoạt động truyền thống và là dịp để cán bộ đương nhiệm trao đổi thêm những khó khăn, thắc mắc trong quá trình công tác; tiếp thu những ý kiến góp ý, sáng kiến, kinh nghiệm từ các anh chị cựu cán bộ.

5.2.4. Nâng cao chất lượng tổ chức Chi đoàn - Đoàn cơ sởCông tác tổ chức Chi đoàn, Đoàn cơ sở tiếp tục được đổi mới,

chất lượng hoạt động của Chi đoàn, Đoàn cơ sở được nâng lên. Việc kiên trì thực hiện phương châm đẩy mạnh hoạt động về tuyến cơ sở, tuyến Chi đoàn trong công tác chỉ đạo đã tạo sự chủ động cho cán bộ Đoàn, Chi đoàn và Đoàn cơ sở, góp phần đẩy mạnh phong trào tại tuyến cơ sở Đoàn, Chi đoàn bên dưới. Đoàn trường tiếp tục chỉ đạo cơ sở định hướng Chi đoàn thực hiện 3 tiêu chí “3 nắm, 3 biết, 3 làm”, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, môi trường để Đoàn viên tự giác rèn luyện và nâng cao kiến thức cho bản thân; chủ động thiết kế, tổ chức các phong trào để Đoàn viên tham gia thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hiệu quả. Thực hiện chuẩn hóa, tin học hóa hệ thống sổ sách, lưu trữ số liệu của Chi đoàn, Đoàn cơ sở. Kịp thời định hướng, tháo gỡ những vướng mắc về tổ chức và hoạt động của cấp Chi đoàn, Đoàn cơ sở từ đó chất lượng Chi đoàn, cơ sở Đoàn có chuyển biến tích cực, tỷ lệ Chi đoàn trung bình, yếu giảm; tỷ lệ Đoàn cơ sở xếp loại xuất sắc, tiên tiến tăng, Đoàn 46. Giới thiệu 36 suất học bổng Nguyễn Điền – Bùi Minh Trực với tổng giá trị 89 triệu đồng; 25 suất học bổng của công ty cổ phần Ánh Dương tổng giá trị 210 triệu đồng cho các cán bộ có hoàn cảnh khó khăn, học tốt. Các Đoàn cơ sở trao được 138 suất học bổng với tổng giá trị 248 triệu đồng cho cán bộ có hoàn cảnh khó khăn.

Page 24: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 20 -

cơ sở trung bình giảm.5.2.5. Công tác kiểm tra, giám sátBTV Đoàn trường ban hành Quyết định số 06/QĐ-ĐTN ngày

01/4/2013 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Đoàn trường ĐH KHTN nhiệm kỳ 2012 – 2014 theo đúng chỉ đạo của BTV Thành Đoàn. Đặt trọng tâm vào việc tập huấn đội ngũ cán bộ, tham mưu cho Ban Thường vụ Đoàn trường tiến hành kiểm tra định kỳ, chuyên đề, kiểm tra đột xuất và chỉ đạo cơ sở Đoàn phân công 1 UVBCH Đoàn cơ sở phụ trách công tác kiểm tra thực hiện theo học kỳ, theo đợt hoạt động hoặc các vấn đề cần chấn chỉnh, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đoàn, công tác Đoàn phí, qua đó giúp các cấp bộ Đoàn nhận diện rõ hơn, sát hơn, tính khả thi, hiệu quả của các kế hoạch, đồng thời nắm bắt tốt hơn diễn biến tình hình cơ sở47.

V.3. Đoàn tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Ngay từ đầu mỗi năm học, Ban thường vụ Đoàn trường đã ban hành quy trình và tiêu chuẩn bình chọn Đoàn viên ưu tú để tạo động lực phấn đấu trong xuyên suốt năm học. Tổ chức tập huấn quy trình giới thiệu phát triển Đảng thường xuyên trong năm cho các Đoàn cơ sở. Phân công các đồng chí UVTV phụ trách cơ sở, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và hỗ trợ các Đoàn cơ sở làm tốt công tác giới thiệu phát triển Đảng.

Một giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng là Đoàn trường giới thiệu các sinh viên 5 tốt, gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của các khoa về cho 4 Chi bộ sinh viên nhằm đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong lực lượng tiên tiến này48. Qua đó nâng cao số lượng, chất lượng công tác giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, nâng cao số lượng và chất lượng Đảng viên mới49. Đoàn trường tạo điều kiện, môi trường để vai trò Đảng viên trẻ được phát huy tốt trong công tác Đoàn và phong trào thanh

47. Hàng năm, tổ chức 3 lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho 100% đồng chí trong UBKT và các đồng chí UVBCH phụ trách công tác kiểm tra tại cơ sở. Tiến hành kiểm tra 2 đợt định kỳ và 4 đợt chuyên đề. 48. Trong nhiệm kỳ giới thiệu danh sách 363 SV5T, 22 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.49. Trong nhiệm kỳ giới thiệu 1.058 Đoàn viên ưu tú cho Đảng, có 225 Đoàn viên ưu tú được công nhận đối tượng Đảng, 156 Đoàn viên ưu tú được phát triển Đảng (69,3% tổng số Đoàn viên ưu tú được công nhận đối tượng Đảng)

Page 25: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 21 -

niên của nhà trường.Công tác tổ chức xây dựng Đoàn có nhiều giải pháp mới, ứng

dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý Đoàn viên và công tác học thi trực tuyến chuyên đề 6 bài LLCT. Công tác thực hiện chương trình RLĐV đang từng bước được cải tiến. Cần đẩy mạnh hướng tới việc đăng ký, đánh giá kết quả thực hiện chương trình RLĐV trực tuyến.

VI. CÔNG TÁC THAM MƯU, PHỐI HỢP, CHỈ ĐẠOĐoàn trường tích cực đổi mới công tác chỉ đạo, kịp thời ban hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở trong triển khai thực hiện công tác. Đảm bảo tính kế hoạch, tính cụ thể, tính thực tiễn trong quá trình chỉ đạo hoạt động50. Tăng cường các kênh thông tin nắm bắt nhu cầu của thanh niên, phát huy tốt công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội để tuyên truyền, trao đổi thông tin, vận động thanh niên tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức. Chủ trương “chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở” được đảm bảo duy trì tốt suốt nhiệm kỳ.

Chế độ thông tin giữa Đoàn trường và cơ sở Đoàn đã nhanh chóng, kịp thời hơn thông qua việc duy trì họp giao ban cơ sở, họp giao ban Chi đoàn năm nhất, thông qua hệ thống Website Đoàn trường - Hội sinh viên trường, trang văn phòng điện tử. Công tác thi đua khen thưởng được điều chỉnh kịp thời từng năm, đảm bảo công khai, thuyết phục trong thi đua, khen thưởng51.

Vai trò tham mưu của Ban Thường vụ Đoàn trường với Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường ngày càng chủ động, hiệu quả hơn thể hiện qua việc kịp thời tham mưu các vấn đề liên quan đến thanh niên, công tác thanh niên. Công tác phối hợp với các đơn vị chức năng thông qua ký liên tịch hoạt động được phát huy, vừa đảm bảo tính xung kích của tuổi trẻ, vừa tham gia cụ thể vào các nhiệm vụ chung của trường.

50. Trong nhiệm kỳ, Ban chấp hành, ban thường vụ đã ban hành 1 Đề án, 2 Nghị quyết, 2 chương trình hành động, 6 hướng dẫn nhằm chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 51. Ban hành hướng dẫn 13-HD/ĐTN về việc điều chỉnh khen thưởng và chia cụm thi đua năm học 2014-2015.

Page 26: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 22 -

VII. CÔNG TRÌNH THANH NIÊN (CTTN)7.1. Tham gia thực hiện CTTN cấp Thành7.2. CTTN cấp trườngThực hiện công trình thanh niên “Xây dựng phòng truyền thống

Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên”.Thời gian thực hiện: tháng 4/2012 – tháng 10/2014 được chia làm

2 giai đoạn:• Giai đoạn 1: 4/2012 – 12/2012Hoàn thiện đề án, trình xin ý kiến và được sự đồng thuận của

Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường. Xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập ban phụ trách các nội dung. Thành lập ban cố vấn, ban điều hành công trình thanh niên.

Tiến hành thu thập và số hóa, lưu trữ tư liệu, tài liệu liên quan: Hiện nay đã tập trung được các hình ảnh, phim tư liệu, bài viết về truyền thống nhà trường; các loại bằng khen, cờ thi đua, các danh hiệu khen thưởng; các cá nhân tiêu biểu, những loại tập san, kỷ yếu, tài liệu tuyên truyền của các cô chú cựu sinh viên phong trào ĐH Khoa học Sài Gòn, lưu trữ những thông tin về thế hệ lãnh đạo nhà trường, các thế hệ cán bộ Đoàn – Hội các thời kỳ từ thời ĐH Tổng hợp đến thời ĐH Khoa học Tự nhiên ở cấp trường và cấp khoa.

• Giai đoạn 2 : 01/2013 – 10/2014Lập kế hoạch tổ chức cuộc thi thiết kế bố cục, phương án thi công

phòng truyền thống rộng rãi trong ĐVTN của trường.Vận động Đảng ủy – BGH nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất và địa

điểm thực hiện bước đầu.Chuẩn bị phát hành thư ngỏ đóng góp tư liệu truyền thống, vận

động nguồn kinh phí thực hiện cho các cựu sinh viên.Lên phương án xây dựng góc truyền thống Đoàn trường tại VPĐ

cơ sở 2 (Thử Đức - Dĩ An).Phối hợp với CBT khoa CNTT xây dựng phòng truyền thống phiên

bản trực tuyến.7.3. Chỉ đạo thực hiện CTTN cấp Chi đoàn và Đoàn cơ sởĐoàn trường thành lập Ban chỉ đạo CTTN cấp trường có nhiệm

Page 27: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 23 -

vụ hướng dẫn, định hướng cho cơ sở đăng ký, lựa chọn nội dung phù hợp với chuyên môn của từng khoa, từng Chi đoàn; hỗ trợ, kiểm tra và hướng dẫn các Đoàn cơ sở, Chi đoàn định hướng thực hiện CTTN. Định kỳ ban chỉ đạo CTTN tiến hành công tác kiểm tra tiến độ thực hiện CTTN của cơ sở nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện của cơ sở. Đảm bảo mỗi Chi đoàn, Đoàn cơ sở có ít nhất 01 CTTN trong nhiệm kỳ52.

VIII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

Chỉ tiêu đề ra Kết quả thực hiện Đánh giá250 đề tài sinh viên NCKH

Có 257 đề tài sinh viên NCKH

Đạt 103%

120 đề tài Ý tưởng sáng tạo SV

Có 175 đề tài Ý tưởng sáng tạo SV

Đạt 146%

Phát triển 1000 Đoàn viên mới

Kết nạp 1344 Đoàn viên mới

Đạt 134%

Bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp 150 Đảng viên từ nguồn Đoàn viên ưu tú

Kết nạp 156 Đảng viên mới

Đạt 104%

Thực hiện hiệu quả 350 CTTN

Thực hiện hiệu quả 362 CTTN các cấp

Đạt 103,4 %

B. NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMI. THÀNH CÔNGCông tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn trường trong

nhiệm kỳ vừa qua đã đáp ứng được một phần lớn nhu cầu của Đoàn viên, sinh viên của nhà trường trong các hoạt động văn - thể - mỹ, hoạt động học tập, hoạt động hỗ trợ sinh viên. Các hoạt động đã khơi dậy được khát vọng cống hiến, tính sáng tạo của Đoàn viên, sinh 52. Trong nhiệm kỳ 12 Đoàn cơ sở thực hiện được tổng cộng 23 CTTN, 339 CTTN cấp Chi đoàn.

Page 28: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 24 -

viên trong việc triển khai các chương trình mang lại hiệu quả tuyên truyền, giáo dục sâu sắc.

Hoạt động truyền thông được đầu tư và từng bước xây dựng bài bản từ cấp cơ sở đến cấp trường đã đạt những dấu ấn và hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao hình ảnh tổ chức Đoàn trong mắt ĐVTN.

Phong trào học tập NCKH phát triển nhanh, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia từ hoạt động đồng hành, trau dồi kỹ năng cho đến tham gia sân chơi học thuật các cấp, các chương trình liên kết với doanh nghiệp, đạt nhiều kết quả cao trong và ngoài trường.

Công tác giáo dục chính trị có chiều hướng tích cực, lòng tự hào dân tộc, tự hào về ngành nghề đào tạo của trường đang được hun đúc. Nhiều tập thể ĐVTN sống có lý tưởng, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, gắn bó với tổ chức Đoàn, Hội và cống hiến sức trẻ vào sự nghiệp đào tạo giáo dục của Nhà trường.

Việc chuyển trọng tâm hoạt động về tuyến cơ sở thực hiện hiệu quả. Đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, tìm kiếm, phát triển những nhân tố mới nâng cao hiệu quả hoạt động Đoàn tại cơ sở.

Công tác xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Bước đầu chuẩn hoá và xây dựng phong cách cán bộ Đoàn thông qua cuộc vận động “cán bộ Đoàn - Hội giỏi chuyên môn - vững nghiệp vụ - chuẩn tác phong”, tạo phong trào thi đua rèn luyện rộng khắp các cấp bộ Đoàn.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý Đoàn viên, công tác chỉ đạo thông qua văn phòng điện tử. Việc nắm bắt và xử lý các nhanh các vấn đề tình hình dư luận thanh niên thực hiện tốt.

C. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN1. Hạn chếTình hình chính trị trong sinh hoạt chưa đồng đều ở các Chi đoàn,

vẫn còn 1 bộ phận Đoàn viên chưa thật sự tham gia cùng hoạt động Chi đoàn. Nhiều Chi đoàn chưa đổi mới phương thức sinh hoạt, nội dung sinh hoạt không sáng tạo, không cập nhật mới gây nhàm chán trong ĐVTN. Chưa có giải pháp triệt để cho sinh viên học chậm, rớt

Page 29: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 25 -

giai đoạn trong việc tham gia hoạt động và đánh giá chất lượng Đoàn viên.

Công tác giáo dục, truyền thông chỉ mới tác động đến lực lượng ĐVTN tích cực, chủ động, chưa có tác động và chạm đến được bộ phận Đoàn viên thanh niên còn thơ ơ với hoạt động Đoàn và cộng đồng.

Cán bộ Đoàn ở cấp cơ sở tuy năng động, sáng tạo nhưng nghiệp vụ công tác Đoàn còn hạn chế, bản lĩnh chính trị chưa cao, trong quá trình công tác nhiều cán bộ Đoàn còn làm theo kinh nghiệm, chưa tìm tòi, tự rèn luyện để khắc phục những hạn chế mắc phải.

Chưa đeo bám và đưa ra giải pháp thực sự hiệu quả cho mô hình CLB Đội - Nhóm thay thế mô hình Chi đoàn truyền thống ở các khoa đã áp dụng tín chỉ triệt để. Chưa thực hiện được đề án tín chỉ hóa hoạt động Đoàn.

2. Nguyên nhânLực lượng cán bộ cấp Chi đoàn và Đoàn cơ sở chưa thường xuyên chủ

động tự trao dồi, tìm hiểu cập nhật thêm kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ, kiến thức xã hội. Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa nắm chắt tình hình ĐVTN và chỉ đạo, định hướng của Đoàn trường, đôi khi còn chủ quan trong công tác, tư duy thiết kế hoạt động thiếu tính sáng tạo nên một số hoạt động của cơ sở chưa thực sự thu hút ĐVTN.

ĐVTN vừa học lý thuyết, vừa học thực tập, thời gian học nhiều kể cả các ngày thứ 7, chủ nhật (Sinh, Hóa, Lý) nên việc tham gia hoạt động còn hạn chế. Cơ sở Đoàn khó khăn trong việc sắp xếp thời gian chung để tổ chức hoạt động hiệu quả cho sinh viên tất cả các năm.

Một số nguyên nhân khách quan: phòng học không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của ĐVTN; việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ ngày càng rõ nét; các yếu tố xã hội tác động mạnh mẽ: tình trạng giá cả leo thang, đồng tiền mất giá, vấn đề việc làm thêm, chỗ trọ cho sinh viên; sự bùng nổ của các trang mạng xã hội, nhiều tổ chức xã hội không nằm trong hệ thống chính trị thu hút ngày càng nhiều thành viên là sinh viên...

Page 30: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 26 -

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆMCông tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức - lối sống

cần phải được chú trọng đẩy mạnh gắn liền với thực tế đời sống Đoàn viên, sinh viên.

Đoàn trường cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trọng tâm về cơ sở, nâng cao tính chủ động tại cơ sở đáp ứng nhanh chóng, kịp thời với chương trình công tác theo yêu cầu của Đoàn cấp trên.

Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt các cấp đặc biệt là tập huấn các kỹ năng công tác cho người cán bộ Đoàn.

Phát huy hơn nữa sự đóng góp và tham gia của đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ trong Nhà trường nhất là các hoạt động nghiên cứu khoa học để thu hút số lượng sinh viên tham gia nhiệt tình, đông đảo hơn.

Page 31: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 27 -

BIỂU ĐỒ MINH HỌASỐ LIỆU CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNNHIỆM KỲ VII (2012 - 2014)

Số lượng Đoàn viên học và thi 6 bài LLCT

Số lượng hệ thống danh hiệu “Làm theo lời Bác”

Page 32: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 28 -

Kết quả huy động và trao các suất học bổng hỗ trợ DVTN

Công tác phát triển Đảng viên

Page 33: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 29 -

Công tác phát triển Đoàn viên mới

Kết quả chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học

Page 34: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 30 -

Kết quả phân tích chất lượng chi Đoàn qua các năm

Kết quả phân tích chất lượng Đoàn viên qua các năm

Page 35: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 31 -

Kết quả thực hiện chương trình Rèn luyện Đoàn viên

Page 36: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 32 -

Page 37: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 33 -

PHẦN THỨ HAIPHƯƠNG HƯỚNG

CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NHIỆM KỲ 2014 – 2017

_____________

A. DỰ BÁO TÌNH HÌNHĐa số Đoàn viên Thanh niên (ĐVTN) Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên (ĐH KHTN) có nhận thức chính trị- xã hội tốt, hiểu biết, quan tâm đến tình hình phát triển của đất nước; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện; có lối sống lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật; có ý chí cầu tiến, ham học hỏi, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học; có khát khao lập nghiệp, cống hiến cho xã hội.

Công tác Đoàn& phong trào Thanh niên Trường ĐH KHTN nhiệm kỳ 2014 – 2017 gắn liền với nhiều sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước, của TP. HCM và hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam, ĐHQG-HCM: đây là giai đoạn tập trung thực hiện chương trình hành động Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2012-2017, Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tp. HCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2012-2017, Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần IX nhiệm kỳ 2013-2018, Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM lần V nhiệm kỳ 2015-2020; kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2016), kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển của ĐHQG-HCM; là giai đoạn nước rút thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2010 – 2015, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ trường nhiệm kỳ 2015-2020, Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2020.

Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung Ương Đảng khóa X và chương trình hành động số 42/Ctr/TU của Thành ủy TP.HCM về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên; Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của BCH Trung Ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục& Đào tạo, Luật Giáo dục Đại học, Nghị định về ĐHQG, kết luận số 86-KL/TW của Bộ Chính trị về “Chính sách thu hút,

Page 38: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 34 -

tạo nguồn cán bộ từ Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ Khoa học trẻ…”, cùng với sự quan tâm, đầu tư, đòi hỏi ngày một cao hơn đối với hoạt động đoàn thể của Đảng ủy – Ban giám hiệu (BGH) nhà trường là động lực tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để chỉ đạo công tác Đoàn & phong trào thanh niên, đẩy mạnh các phong trào hành động trong nhà trường.

Với tốc độ phát triển của đất nước, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là việc hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN 2015 giới trí thức trẻ, học sinh - sinh viên (HS-SV) có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong học tập, rèn luyện chuyên môn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong nghề nghiệp và việc làm, có nhiều loại hình vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên đây thực sự sẽ là một thách thức lớn vì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên chưa chủ động bồi dưỡng kỹ năng, năng lực thực hành xã hội, chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động và quá trình hội nhập quốc tế, trong đó không ít thanh niên đang thiếu hụt cả về kiến thức lịch sử và văn hóa dân tộc cũng như kỹ năng, khả năng tư duy độc lập. Bên cạnh đó với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công cụ internet, các trang mạng xã hội với tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng, nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội ngày càng gia tăng cũng làm ảnh hưởng đến tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của một bộ phận thanh niên. Đặc biệt tình hình diễn biến phức tạp trên biển Đông đã tác động lớn đến đời sống, tâm tư của ĐVTN nhà trường.

Trong giai đoạn sắp tới, cơ sở đào tạo Đại học sẽ dần chuyển về cơ sở 2 (Thủ Đức-Dĩ An), chương trình đào tạo được chuyển đổi theo hướng tín chỉ hóa ngày càng rõ nét, số lượng sinh viên được tuyển sinh cũng sẽ tăng theo từng năm, nhu cầu về điều kiện học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, rèn luyện bản thân của ĐVTN sẽ ngày càng cao và đa dạng đòi hỏi sự đổi mới một cách toàn diện trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường. Tổ chức Đoàn phải thực sự là trung tâm đoàn kết, điểm đến tin cậy, tập hợp, phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường, chất xúc tác để ĐVTN rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động,

Page 39: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 35 -

đổi mới về nhận thức, tư duy và năng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội đáp ứng nhanh yêu cầu thực tiễn đặt ra.

B. MỤC TIÊU- KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG1. Mục tiêuTrên cơ sở dự báo tình hình thanh niên trong giai đoạn sắp tới,

Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên xác lập mục tiêu của công tác Đoàn trong nhiệm kỳ như sau:

- Nâng cao lòng yêu nước, nhận thức chính trị, lý tưởng cách mạng; giáo dục đạo đức lối sống, ý thức công dân, tinh thần tình nguyện vì cộng đồng cho ĐVTN.

- Tạo môi trường cho ĐVTN phát huy sức trẻ, rèn luyện toàn diện, định hướng xây dựng hình mẫu thanh niên ĐH KHTN “Sáng tri thức - Giữ vững niềm tin - Rèn kỹ năng - Vươn xa hội nhập” đáp ứng nhu cầu xã hội, tích cực đóng góp vào việc xây dựng nhà trường, cộng đồng nơi cư trú và thành phố để từ đó đủ bản lĩnh hội nhập quốc tế.

- Đồng hành với ĐVTN trong các hoạt động nâng cao chất lượng học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH); nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần; tăng cường trang bị ngoại ngữ, kỹ năng thực hành xã hội (KNTHXH), kỹ năng khởi nghiệp.

- Nâng cao vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn với Hội Sinh viên (HSV) trường, xây dựng đội ngũ Cán bộ Đoàn- Hội “Giỏi chuyên môn - Vững nghiệp vụ - Chuẩn tác phong”, xây dựng tổ chức Đoàn trường ngày càng vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, góp phần cùng Nhà trường chủ động hội nhập và phát triển bền vững.

2. Khẩu hiệu hành động

C. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG1. Nhuyễn hóa nội dung; tăng cường tính trực quan, sinh

động; nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức tiếp cận, tổ chức thực hiện, xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả

TUỔI TRẺ ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNSÁNG TRI THỨC - GIỮ VỮNG NIỀM TINRÈN KỸ NĂNG - VƯƠN XA HỘI NHẬP

Page 40: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 36 -

công tác giáo dục của Đoàn. Có giải pháp tiếp cận, nắm bắt tâm tư, tình cảm của các đối tượng Thanh niên chưa yêu thích hoạt động Đoàn- Hội.

1.1. Xác lập nội dung, cụ thể hóa giải pháp, sáng tạo trong cách thức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xác lập chủ đề, các nội dung trọng tâm của việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo từng năm. Đa dạng các phương pháp tổ chức thực hiện: diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề… trong đó chú trọng các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, tăng cường các hoạt động thực tế.

Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành những công trình, sản phẩm, phần việc thanh niên gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ học tập, mục tiêu rèn luyện bản thân của mỗi Đoàn viên, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình Rèn luyện Đoàn viên (RLĐV) “Học tập và làm theo lời Bác”. Chú ý đa dạng hóa các hoạt động theo từng nhóm đối tượng đặc thù: CBT, Sinh viên, Học sinh Phổ thông Năng Khiếu (PTNK).

• Đối với HS-SV: tích cực học tập, sáng tạo, NCKH; tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động tình nguyện; tích cực rèn luyện 05 tiêu chí “Sinh viên 5 tốt”, 03 tiêu chí “Học sinh 3 tích cực”.

• Đối với CBT (CBT): Thực hiện tốt cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, “Cán bộ công chức trẻ giỏi, thân thiện”; đổi mới phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết với thực tiễn; có ý thức tự nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực NCKH; đóng góp sáng kiến, ứng dụng chuyên môn góp phần phát triển đơn vị.

Nâng cao chất lượng, quy mô, đa dạng các hình thức tổ chức các hội thi tìm hiểu các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như “Sáng mãi tên Người”, “Tuổi trẻ với các môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”… tăng cường các hội thi trực tuyến, sân khấu hóa, chú trọng việc ứng dụng kiến thức vào việc giải quyết các

Page 41: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 37 -

vấn đề cụ thể trong đời sống, sinh hoạt và học tập, tăng cường nội dung trải nghiệm thực tế.

Đẩy mạnh công tác nêu gương, nhân rộng điển hình, tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong ĐVTN nhà trường. Phát triển hệ thống danh hiệu “Làm theo lời Bác” với đa dạng hình thức và đối tượng tuyên dương (Chiến sỹ tiêu biểu làm theo lời Bác, Gương sáng ĐH KHTN, CBT tiêu biểu, Sinh viên 5 tốt, Học sinh 3 tích cực…). Hoàn thiện công tác bình chọn tuyên dương tại từng Chi đoàn, CLB – đội – nhóm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nêu gương tiêu biểu bằng nhiều hình thức như trên các trang mạng xã hội, fanpage, kỷ yếu, bản tin, videoclip...

1.2. Tiếp tục tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ĐH Khoa học Tự nhiên” kết hợp tăng cường các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức - lối sống, pháp luật cho thanh niên trường học

• Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ĐH Khoa học Tự nhiên”Triển khai thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ĐH KHTN”

đồng bộ từ cấp trường đến cơ sở với trọng tâm hướng đến việc xây dựng tình yêu trường, ngành, nghề, yêu NCKH. Thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, giao lưu, đối thoại giữa các gương tiêu biểu, cựu sinh viên thành đạt với sinh viên.

Vận động xây dựng và thành lập CLB Thắp sáng Ước mơ các khoa, phát huy vai trò CLB cựu sinh viên, phát triển quỹ học bổng cựu sinh viên trong việc hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Phát huy vai trò các gương điển hình, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong ĐVTN.

Tiếp tục định hướng HSV trường nâng chất hoạt động CLB Ong nghiên cứu nhằm đưa hình ảnh sinh viên trường ĐH KHTN đến gần hơn với xã hội thông qua hoạt động tại các trường THPT; hỗ trợ duy trì hoạt động CLB Ong sáng tạo tại ít nhất 5 trường THPT trên địa bàn Thành phố để giới thiệu những ngành học của trường và hướng nghiệp cho các em học sinh.

• Giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTNTrọng tâm là giáo dục lòng yêu nước; nâng cao nhận thức chính trị- xã

hội; nâng cao nhận thức, cơ sở pháp lý về chủ quyền, biên giới, biển đảo.Đổi mới hình thức, phương thức tuyên truyền, tổ chức học tập,

Page 42: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 38 -

quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước, 06 chuyên đề lý luận chính trị cơ bản… cho ĐVTN nhà trường. Sử dụng tối đa các phương thức tuyên truyền trực quan, sinh động; các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), mạng xã hội trong việc tổ chức công tác tuyên truyền và các hội thi trực tuyến.

Tổ chức các diễn đàn giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền, biên giới, biển đảo. Tổ chức thực hiện các công trình, phần việc, hành động cụ thể tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; thực hiện các ấn phẩm tuyên truyền về biên giới, biển đảo.

Thường xuyên tổ chức các diễn đàn “Nghe Thanh niên nói - Nói Thanh niên nghe” với đa dạng các hình thức, tăng cường nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong ĐVTN, lưu ý quan tâm thêm đối tượng học chậm, rớt giai đoạn, điểm rèn luyện xếp loại dưới trung bình; ứng dụng các công cụ thông tin làm tăng hiệu quả các hoạt động đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường, BTV Đoàn trường - BTK HSV trường, chủ chốt các cơ sở với ĐVTN. Sử dụng hiệu quả các trang tin điện tử do Đoàn trường - HSV trường quản lý, đảm bảo đa dạng, phong phú về nội dung, tính tương tác cao, góp phần định hướng giá trị sống cho các bạn trẻ. Đẩy mạnh hoạt động của diễn đàn điện tử, fanpage, confession… của các Chi đoàn – Đoàn cơ sở nhằm kịp thời nắm bắt, định hướng tình hình tư tưởng trong ĐVTN.

Nâng cao khả năng lý luận của đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội, đội nòng cốt chính trị, Đoàn viên trong việc tuyên truyền vận động thanh niên, đặc biệt chú trọng việc củng cố và nâng chất hoạt động của CLB Lý luận trẻ theo hướng sinh hoạt chuyên đề mở rộng gắn với các vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong đời sống xã hội; phát huy vai trò Đảng viên các Chi bộ trong việc tham gia định hướng tư tưởng chính trị cho ĐVTN của trường thông qua các hoạt động của CLB và trên hệ thống diễn đàn.

• Giáo dục truyền thốngTổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, lịch sử, nâng cao

lòng yêu nước, tự hào dân tộc gắn liền với các sự kiện lịch sử, những

Page 43: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 39 -

ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị - xã hội (CT-XH) quan trọng của đất nước. Sử dụng các công cụ mạng để thực hiện công tác tuyên truyền trực quan, sinh động giới thiệu về truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, HSV... đến ĐVTN một cách hiệu quả.

Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, Ba Má phong trào và gia đình có công với đất nước, gia đình chính sách của Đoàn.

Tổ chức các sân chơi tìm hiểu lịch sử - văn hóa - xã hội, các cuộc thi ảnh, làm phim ngắn giới thiệu về đất nước, văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống, con người Việt Nam...

Tập trung giáo dục truyền thống anh hùng của nhà trường, truyền thống các khoa, ngành, truyền thống hiếu học, đam mê NCKH của sinh viên trường, giới thiệu những thành tựu của ĐHQG-HCM trong 20 năm xây dựng và phát triển. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động ở cấp Đoàn cơ sở và Chi đoàn như chủ động phối hợp với BCN các khoa, cơ sở Hội và Chi đoàn CBT tổ chức tốt các ngày truyền thống khoa, ngành; tổ chức hoặc lồng ghép các hội thi tìm hiểu về truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc trong các hoạt động lớn; phát huy, đa dạng hóa các hình thức “Hành trình đến với bảo tàng” tại Chi đoàn...

Phối hợp với Hội cựu chiến binh của trường tổ chức chiếu phim truyền thống, giao lưu nhân chứng lịch sử trong đợt kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

• Giáo dục đạo đức lối sống Nội dung trọng tâm xoay quanh cuộc vận động “4 xây, 3 chống”.

Chú trọng sử dụng các hình thức tuyên truyền trực tuyến, trực quan, sinh động thông qua hình ảnh, poster, video… Xây dựng bộ nguyên tắc văn hóa ứng xử trong ĐVTN trường ĐH KHTN bằng hình ảnh minh họa.

Tăng cường phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương thanh niên, cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Đẩy mạnh cuộc vận động viết và bình chọn Gương sáng ĐH KHTN đồng bộ từ các cấp. Thực hiện các đoạn video clip “Một ngày cùng gương sáng ĐH KHTN” nhằm tuyên truyền một cách trực quan, tạo hình ảnh gần gũi với ĐVTN. Phát huy vai trò của CLB Truyền thông. Xây dựng và phát triển các ấn

Page 44: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 40 -

phẩm, sản phẩm, kênh truyền thông giải trí, bản tin trực tuyến, định kỳ, đáp ứng nhu cầu ĐVTN, góp phần định hướng giáo dục đạo đức lối sống trong ĐVTN.

Chỉ đạo, định hướng các đơn vị thực hiện những nội dung cụ thể sau:

- Hội Sinh viên: triển khai, đầu tư giải pháp thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”; tuyên truyền xây dựng thói quen tốt trong sinh viên.

- Đoàn khối CBT: tổ chức liên hoan “CBT tiêu biểu”, tham gia tốt “Liên hoan CBT tiêu biểu” các cấp.

- Đoàn trường Phổ thông Năng khiếu: tổ chức hội thi học sinh thanh lịch, bình chọn gương học sinh tiêu biểu, học sinh 3 tích cực.

- Đội Văn minh học đường: tăng cường các hoạt động tuyên truyền xây dựng văn minh học đường, chú trọng xây dựng văn minh đô thị, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng khu đô thị ĐHQG - HCM xanh - hiện đại”.

- TT HTSV: tổ chức chương trình tư vấn đạo đức, lối sống đẹp trong ĐVTN, hình thành thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc cho ĐVTN thông qua các hoạt động giới thiệu sách hay, các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội chợ sách, ...

• Giáo dục pháp luật Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, giáo dục pháp luật như

thực hiện các ấn phẩm tuyên truyền, các cuộc thi trực tuyến, sân khấu hóa, tiểu phẩm, video clip...

Tập trung tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, các ứng xử văn hóa, nếp sống văn minh, các nội dung về quy chế học tập, quy định của nhà trường, Luật giao thông đường bộ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thanh niên, Luật biển, Luật Lao động.

Phối hợp chặt chẽ với phòng Thanh tra pháp chế - Sở hữu trí tuệ của trường xây dựng chuyên mục “Thanh niên với Pháp luật” trên website Đoàn trường, định kỳ tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến Pháp luật; tổ chức ngày hội “Tuổi trẻ với pháp luật”, chú ý đến công tác tuyên truyền chấp hành Luật giao thông đường bộ của sinh viên khu vực (Thủ Đức - Dĩ An),

Page 45: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 41 -

đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Phổ thông Năng khiếu.

Tổ chức góp ý sửa đổi Luật thanh niên. Tổ chức thực hiện hoạt động “Tuổi trẻ với pháp luật” nhằm tuyên truyền thông tin về Ngày pháp luật Việt Nam đến ĐVTN.

2. Nâng cao chất lượng, thực hiện hiệu quả phong trào “Xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

2.1. Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trườngTham gia giám sát, góp ý, phối hợp trong các hoạt động của các

tổ chức đoàn thể, xã hội, các khoa, phòng/ban trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và phục vụ của nhà trường. Tích cực xây dựng, thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường.

Thực hiện có hiệu quả phong trào “Dạy tốt - Học tốt – tích cực NCKH”, xây dựng môi trường giáo dục chủ động, thân thiện. Tập trung các giải pháp phát huy vai trò xung kích trong hoàn thành nhiệm vụ của ĐVTN nhà trường qua đó góp phần giới thiệu hình ảnh nhà trường một cách tích cực ra ngoài xã hội.

+ Phát huy vai trò xung kích của CBT trong việc đóng góp sáng kiến, cải tiến quy trình, ứng dụng chuyên môn nhằm xây dựng và phát triển đơn vị; chủ động tham gia hướng dẫn, hỗ trợ các đề tài NCKH của sinh viên; phát động phong trào tích cực, trách nhiệm, thân thiện trong công việc hàng ngày đối với CBT. Tạo môi trường rèn luyện, tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, “Cán bộ công chức, viên chức trẻ giỏi, thân thiện”

+ Phát huy vai trò xung kích của HS-SV trong học tập, sáng tạo, NCKH, khởi nghiệp. Tạo môi trường để HS-SV nâng cao chất lượng học tập, tham gia các sân chơi về học thuật, các hoạt động sáng tạo, NCKH; đề xuất các sáng kiến, cải tiến các quy trình kỹ thuật ứng dụng vào đời sống và sản xuất. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tích cực”

Định hướng nội dung thực hiện công trình, phần việc thanh niên góp phần xây dựng và phát triển đơn vị trong chương trình năm của cơ sở Đoàn.

Page 46: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 42 -

2.2. Xung kích vì an sinh xã hộiThực hiện các giải pháp nâng chất hoạt động tình nguyện, áp dụng

chuyên môn, các đề tài NCKH có tính ứng dụng vào các hoạt động tình nguyện; đa dạng hóa các loại hình tình nguyện (thường xuyên, dài hạn, ngắn hạn), quy mô (cấp trường, cấp cơ sở, Đội CTXH, Đội SVTN, chiến dịch, đợt hoạt động cao điểm, theo đối tượng) đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ĐVTN. Gắn các hoạt động tình nguyện với việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ của nhà trường.

Phối hợp, làm nòng cốt cho HSV tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các hoạt động tình nguyện truyền thống: chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, chương trình Tiếp sức mùa thi, các Ngày thứ bảy tình nguyện, Chủ nhật xanh, các Ngày cùng hành động vì môi trường, Hiến máu tình nguyện…Chỉ đạo các Đoàn cơ sở, Chi đoàn phối hợp với cơ sở Hội, Chi hội tổ chức định kỳ các hoạt động tình nguyện thường xuyên, duy trì phát huy hoạt động của các Đội sinh viên tình nguyện theo hướng gắn kết trực tiếp với một đơn vị xã hội; chủ động kết nối, tập hợp và tổ chức hoạt động cho các nhóm tình nguyện tự phát, đội nhóm tình nguyện trên mạng; chú ý thực hiện công tác kết tập lực lượng trong quá trình tổ chức các hoạt động.

Định hướng Hội sinh viên thiết kế các nội dung chăm lo thiết thực thường xuyên 6 xã nông thôn mới tại huyện Cần Giờ theo ký kết liên tịch về hỗ trợ nông thôn mới của cụm hoạt động số 1 và huyện Đoàn Cần Giờ. Phát huy vai trò CBT trong các hoạt động tình nguyện, tham gia hiệu quả chương trình “ Trí thức trẻ tình nguyện” cấp thành.

Phối hợp với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thực hiện các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình bán hàng bình ổn giá cho HS-SV.

2.3. Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậuPhối hợp với các tổ chức xã hội về bảo vệ môi trường tổ chức các

tọa đàm, diễn đàn, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức, thay đổi hành vi trong các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng

Page 47: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 43 -

trong ĐVTN và cộng đồng dân cư.Phát huy vai trò của các đội hình chuyên tuyên truyền môi trường

trong việc liên kết với các địa phương, định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Vận động ĐVTN tích cực tham gia chương trình “Giờ Trái đất”, các ngày Chủ nhật xanh, ngày hội tái chế…

2.4. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị Thành phốTăng cường truyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ an ninh,

chính trị, trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền thường xuyên, nhất quán về vấn đề biển đảo theo quan điểm của Đảng và Nhà nước cho ĐVTN; thành lập các tổ, nhóm tích cực tham gia phản tuyên truyền, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động; tăng cường tổ chức các diễn đàn mạng trong ĐVTN.

Tổ chức các hoạt động giao lưu, phối hợp, liên tịch với Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 9, Quân đoàn 4. Bước đầu phối hợp thực hiện chương trình “01 ngày làm chiến sĩ” cho ĐVTN.

Tích cực tham gia chương trình hành động “Tuổi trẻ Thành phố vì biên giới – biển đảo” và “Tuổi trẻ Thành phố xung kích giữ gìn trật tự an toàn giao thông” bằng các giải pháp cụ thể như: chiếu phim tư liệu tuyên truyền; các hội thi, gameshow tìm hiểu về biên giới, hải đảo; vận động ĐVTN tham gia chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.

Tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn đơn vị trú đóng. Phối hợp với đoàn thể và chính quyền địa phương xây dựng ký túc xá sạch đẹp, văn minh, an toàn.

Thường xuyên cảnh báo ĐVTN về ý thức bảo quản tài sản cá nhân, tinh thần cảnh giác các hiện tượng, hình thức lừa đảo của các tổ chức, cá nhân.

2.5. Xung kích vì trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn minh đô thị

Tổ chức các hoạt động thực tế; các cuộc thi hiến kế, sáng kiến; đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức, trách nhiệm của công dân, xây dựng văn hóa giao thông trong ĐVTN. Tổ chức các Ngày hội “Thanh niên với Văn hóa Giao thông”.

Page 48: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 44 -

Phát huy Đội văn minh học đường trong việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền xây dựng văn minh học đường. Tuyên truyền, vận động ĐVTN nâng cao nhận thức và hành vi ứng xử trong văn hóa giao tiếp; tăng cường các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động tại các khu vực tập trung đông sinh viên như thang máy, sảnh nhà điều hành...

Vận động ĐVTN tích cực tham gia thực hiện tốt các nội dung Cuộc vận động “Xây dựng Khu đô thị ĐHQG-HCM xanh, hiện đại” với các giải pháp:

+ Chương trình “Ngàn ghế đá, ngàn cây xanh” cho Khu đô thị; + Chương trình “ Trạm xe buýt văn minh” trong Khu đô thị; + Phát huy vai trò tổ tự quản, xây dựng “Tuyến đường thanh niên”

ngay trước cổng trường cơ sở 2 ( Thủ Đức – Dĩ An ).3. Phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, phối hợp, liên kết với

các đơn vị thực hiện có hiệu quả phong trào “ Đồng hành cùng thanh niên lập thân – lập nghiệp”

3.1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, lao động sáng tạo

Tổ chức các hoạt động tạo động lực, môi trường học tập tích cực, chủ động cho ĐVTN: tăng cường các phương pháp truyền thông trực quan trong nhà trường, tham gia xây dựng xã hội học tập, trang bị kỹ năng, kiến thức, phương pháp tự học, học tập suốt đời; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề tăng cường các hoạt động hỗ trợ sinh viên sáng tạo, tích cực NCKH: tổ chức các lớp kỹ năng phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo, phương pháp NCKH, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp từ ý tưởng sáng tạo, giao lưu, học tập kinh nghiệm với các nhà khoa học lớn …; đẩy mạnh mô hình nhóm học tập, nâng chất hoạt động của các CLB học thuật ngày càng đa dạng về nội dung, hình thức phong phú, duy trì sinh hoạt đều đặn; phát huy hiệu quả thư viện trực tuyến các đề tài SV NCKH, ngân hàng ý tưởng sáng tạo; các fanpage về học tập - NCKH, tăng cường tính tương tác thông qua việc cung cấp công cụ, tài liệu bổ ích, hình thành góc trao đổi trực tuyến, …; tham mưu cho Đảng ủy - BGH nhà trường ban hành các chính sách, điều kiện hỗ trợ cho các tài năng trẻ trên các lĩnh vực của trường ĐH

Page 49: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 45 -

KHTN. Liên kết với các đơn vị doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hỗ trợ

HS-SV trong học tập, sáng tạo, NCKH: trao học bổng cho HS-SV học tốt, tích cực NCKH; báo cáo các chuyên đề khởi nghiệp trong sinh viên; tổ chức tham quan, thực tập thực tế tại đơn vị doanh nghiệp; phối hợp phát triển, ứng dụng các ý tưởng, chuyển giao các công trình NCKH của HS-SV vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại đơn vị và cuộc sống.

Nâng cao chất lượng, đổi mới cách thức tổ chức chương trình “Sinh viên NCKH” với trọng tâm là giải thưởng “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-Ideas” và giải thưởng “Sinh viên NCKH” cấp trường: đa dạng về hình thức và cách thức triển khai thông tin; tổ chức các sàn ý tưởng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục phát huy hình thức báo cáo trực tiếp và chú trọng khâu chọn lọc, đánh giá kết quả, mời các chuyên gia trực tiếp tại các đơn vị doanh nghiệp tham gia đánh giá, phản biện; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đặt hàng các sáng kiến, giải pháp cải tiến, ý tưởng ứng dụng trực tiếp trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng số lượng các ý tưởng, các đề tài NCKH có tính ứng dụng, triển khai vào thực tế.

Phát huy các nguồn lực xã hội, đa dạng hóa các hình thức tiếp sức HS-SV có hoàn cảnh khó khăn đến trường, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ HS-SV khó khăn vay vốn học tập.

Đẩy mạnh mở rộng và nâng chất hoạt động của hệ thống các CLB học thuật với nội dung đa dạng, hình thức phong phú và sinh hoạt đều đặn; tổ chức thường xuyên các buổi báo cáo khoa học, các buổi trao đổi học thuật nhằm tăng cường môi trường và không khí học thuật trong nhà trường.

Chỉ đạo các cơ sở Đoàn tiếp tục phối hợp với cơ sở Hội duy trì và nâng chất các sân chơi học tập học thuật với phương châm “Sâu về nội dung – Đa dạng về hình thức - Chuyên nghiệp trong tổ chức”; đồng thời chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập, sáng tạo và NCKH.

3.2. Đồng hành với Thanh niên trong nghề nghiệp và việc làmPhát huy vai trò của TT HTSV trong việc giới thiệu nhà trọ, học

Page 50: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 46 -

bổng; tư vấn, giới thiệu việc làm, các hội thảo nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, tổ chức các Ngày hội việc làm; nâng chất các hoạt động, ngày hội Sinh viên với Doanh nghiệp, tập huấn kỹ năng tìm việc với hình thức sinh động, nội dung phong phú.

Liên kết với các công ty, doanh nghiệp nâng chất các chương trình đào tạo kỹ năng việc làm cho sinh viên, tạo môi trường thực tập, thực hiện các dự án thực tế. Phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp, công ty tổ chức các tọa đàm, hội thảo, diễn đàn nghề nghiệp việc làm; tổ chức các lớp tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc; tạo môi trường, điều kiện thực tập thực tế cho ĐVTN.

Xây dựng tủ sách “Thanh niên khởi nghiệp”; giới thiệu những quyển sách hay về khởi nghiệp, tổ chức các chương trình khơi gợi tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho ĐVTN. Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên.

Chỉ đạo các Đoàn cơ sở phối hợp với CLB Thắp sáng Ước mơ của khoa tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ về kỹ năng nghề nghiệp, việc làm; giao lưu doanh nhân thành đạt; phối hợp tổ chức các hoạt động trang bị kỹ năng, nghề nghiệp việc làm phù hợp với đặc thù khoa, ngành.

3.3. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần:

Tham mưu cho Đảng ủy- BGH nhà trường trong việc bổ sung cơ sở vật chất về VHVN-TDTT đáp ứng nhu cầu ĐVTN.

Định hướng thành lập và phát triển Ban thể thao trực thuộc Hội Sinh viên trường. Phát huy vai trò của HSV trường, đầu tư đổi mới nội dung, hình thức các sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phát triển, duy trì sinh hoạt, tập luyện thường xuyên của các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của ĐVTN; hoàn thiện, nâng chất công tác tổ chức, quy mô các sân chơi, hội thi VHVN-TDTT đảm bảo tính thu hút ĐVTN tham gia.

Chỉ đạo TT HTSV trường phát triển đề án “Xây dựng trung tâm tư vấn tâm lý, sức khỏe cho ĐVTN”, hình thành bộ phận có chuyên môn

Page 51: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 47 -

thực hiện việc tư vấn, giải đáp thắc mắc trực tiếp; phối hợp với các đơn vị chăm sóc sức khỏe tổ chức các hội thảo chuyên đề về tâm lý, sức khỏe cho ĐVTN.

Định hướng Hội Sinh viên trường thành lập và phát triển Đội Sinh viên Xung kích Ký túc xá, phối hợp với bộ phận quản lý Ký túc xá 135B Trần Hưng Đạo và Ban giám đốc Ký túc xá ĐHQG-HCM thường xuyên tổ chức hoạt động VHVN-TDTT cho ĐVTN.

3.4. Đồng hành với thanh niên trong rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội

Định hướng TT HTSV trường tổ chức hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho ĐVTN với trọng tâm là các kỹ năng nghề nghiệp - việc làm, xác định nhóm kỹ năng cần thiết, hoàn thiện giáo trình cơ bản cho từng đối tượng theo từng giai đoạn; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề; thiết kế các hoạt động nhằm tạo môi trường, điều kiện để ĐVTN rèn luyện, vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học áp dụng vào thực tế, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hỗ trợ, định hướng Hội sinh viên trường đầu tư thực hiện đề án “Trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho 5000 sinh viên” với mục tiêu đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên.

Tổ chức hội thảo, các hoạt động liên kết giữa nhà trường - sinh viên- doanh nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng thực hành xã hội, cung ứng nguồn nhân lực, chuyển giao KHCN.

4. Công tác Quốc tế Thanh niênTổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng ngoại giao cơ

bản theo hướng ứng dụng trong giao tiếp hàng ngày giúp ĐVTN tự tin trước bạn bè quốc tế. Đặc biệt chú trọng tổ chức các chuyên đề tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người của các nước cộng đồng ASE-AN hướng đến việc hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015.

Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường tổ chức các hoạt động trao đổi chuyên môn, giao lưu văn hóa giữa sinh viên trường với sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên các nước ASEAN và các đơn vị đã ký kết ghi nhớ hợp tác với nhà trường thông qua đó tập trung quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, hình ảnh nhà trường với bạn bè quốc tế.

Page 52: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 48 -

Duy trì phối hợp tổ chức các chương trình học tập trải nghiệm cuộc sống. Tìm kiếm, tổ chức cho ĐVTN tham gia các chương trình cộng đồng mang tính chất toàn cầu có ý nghĩa và phù hợp.

Định hướng HSV trường tiếp tục đầu tư các giải pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên trường với mục tiêu đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên trường. Phát huy và nâng chất hệ thống các CLB Ngoại ngữ từ cơ sở đến cấp trường duy trì sinh hoạt thường xuyên, định kỳ.

Chủ động liên hệ, tổ chức và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế nhằm tạo môi trường cho ĐVTN khẳng định năng lực; xây dựng đội ngũ đón tiếp sinh viên, các đoàn quốc tế khi đến tham quan trường; tổ chức các diễn đàn cho sinh viên với các cựu sinh viên là du học sinh tại các nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm kiếm học bổng và yêu cầu của môi trường đào tạo quốc tế.

5. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng Đoàn vững mạnh

5.1. Mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niênPhát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn trong việc xây dựng,

phát triển HSV trường ngày càng vững mạnh thông qua hoạt động tăng cường định hướng chính trị, phương thức làm việc; tích cực hỗ trợ nguồn lực trong tổ chức hoạt động cho HSV; hỗ trợ HSV trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ Hội; hỗ trợ HSV thành lập thêm các CLB – đội – nhóm sở thích, mở rộng mặt trận tập hợp thanh niên, duy trì và phát triển mô hình CLB – đội – nhóm tại cơ sở, nắm bắt, quản lý hoạt động của các nhóm tự phát tại đơn vị.

Tạo điều kiện tối đa cho HSV chủ động trong các hoạt động, xác lập quy chế phối hợp hoạt động giữa Đoàn và HSV từ cấp độ Đoàn cơ sở cho đến cấp trường, xác lập cụ thể nội dung trong từng mảng công tác, linh hoạt bổ trợ cho nhau trong các hoạt động, phát huy thế mạnh từng tổ chức trong hoạt động và tập hợp thanh niên.

Phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, tạo điều kiện môi trường hoạt động, xuất hiện và phát huy tối đa khả năng tập hợp sinh viên của thủ lĩnh phong trào sinh viên.

Page 53: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 49 -

5.2. Xây dựng Đoàn vững về chính trị, mạnh về tổ chức5.2.1. Xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng, chính trịXây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền nội bộ về các vấn đề

thời sự, chính trị- xã hội trong nước và quốc tế cho đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội. Thường xuyên tổ chức và nâng chất các hoạt động báo cáo chuyên đề thời sự chính trị, các vấn đề xã hội cho lực lượng cán bộ Đoàn- Hội bám sát với thực tiễn cuộc sống.

Chú trọng rèn luyện khả năng lý luận chính trị và phản biện các vấn đề xã hội cho đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội trong tuyên truyền và vận động thanh niên, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác tuyên giáo. Nâng chất và đẩy mạnh hoạt động CLB Lý luận trẻ tại 2 cơ sở.

Nâng cao nhận thức chính trị trong Đoàn viên. Đổi mới phương thức tuyên truyền, tổ chức các lớp chuyên đề tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học và thi 6 chuyên đề lý luận chính trị cho ĐVTN…đẩy mạnh các hình thức thi trực tuyến và tích lũy chuyên đề.

Ban hành các tài liệu tham khảo, định hướng, nâng cao chất lượng tổ chức các đợt sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm; gắn các sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm với các hành trình thực tế, ngày “Đoàn viên cùng hành động”. Gắn nội dung sinh hoạt định kỳ của Chi đoàn với các vấn đề thời sự, chính trị- xã hội nổi bật đang diễn ra trong nước và quốc tế.

5.2.2. Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức• Nâng cao chất lượng và tính tiên tiến của người Đoàn viênThực hiện tốt công tác phát triển Đoàn viên mới theo phương

châm “Chất lượng hơn số lượng”; tạo môi trường để Dự bị Đoàn viên, Hội viên ưu tú rèn luyện trước và sau khi tham gia các lớp Đối tượng Đoàn; tổ chức Lễ kết nạp Đoàn viên mới tập trung với nhiều hoạt động tạo ấn tượng cho Đoàn viên mới kết nạp; đảm bảo chất lượng đội ngũ báo cáo viên các lớp Đối tượng Đoàn.

Đổi mới hình thức thực hiện Chương trình RLĐV gắn với chương trình hành động “Tuổi trẻ ĐH KHTN học tập và làm theo lời Bác”, đảm bảo hướng dẫn, triển khai đồng bộ, tiêu chí đánh giá phù hợp, nâng cao tính tự giác, chủ động của Đoàn viên trong rèn luyện.

Page 54: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 50 -

Xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm đánh giá kết quả RLĐV trực tuyến, đồng bộ với kết quả phân tích đánh giá chất lượng Đoàn viên và Điểm rèn luyện Sinh viên.

Ứng dụng CNTT trong quản lý ĐV, sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý cán bộ, Đoàn viên.

• Nâng cao hình ảnh, vị thế, chất lượng đội ngũ cán bộ ĐoànXây dựng các hoạt động bổ trợ, phát huy tối đa phong trào Cán bộ

Đoàn - Hội “Giỏi chuyên môn - Vững nghiệp vụ - Chuẩn tác phong” tạo môi trường rèn luyện đồng bộ, đánh giá sự phấn đấu và trưởng thành của đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế người cán bộ Đoàn - Hội trong ĐVTN và trong nhà trường. Xây dựng diễn đàn, kênh thông tin cán bộ Đoàn - Hội trường ĐH KHTN nhằm tạo môi trường chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu gương cán bộ tạo động lực phấn đấu chung.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội theo quy trình cụ thể: phát hiện, bồi dưỡng, chuẩn hóa, phân công nhiệm vụ phù hợp và chăm lo hỗ trợ. Tạo môi trường rèn luyện nâng cao năng lực thường xuyên, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác của đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội. Xây dựng ý thức chủ động trau dồi nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị trong đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội các cấp.

Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn - Hội, chú trọng vào các nhóm kỹ năng, công cụ quản lý có tính thực tiễn cao đang được áp dụng trong các doanh nghiệp; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo chức danh, lĩnh vực công tác:

+ Xây dựng đề án đào tạo cán bộ Đoàn- Hội nguồn. + Tổ chức lớp tập huấn chức danh cán bộ Đoàn- Hội chủ chốt chất

lượng cao với các chuyên đề mang tính ứng dụng sát với thực tiễn công tác của đội ngũ này.

+ Tổ chức tập huấn theo chuyên đề, tập huấn theo nhu cầu và đặc thù của từng cơ sở.

Xây dựng chuyên mục Cẩm nang cán bộ Đoàn- Hội trên website văn phòng điện tử: hệ thống hóa các quy trình kèm hoạt động kèm theo các biểu mẫu; cách thức xử lý các tình huống, cách trả lời các câu

Page 55: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 51 -

hỏi thường gặp trong quá trình công tác... để cán bộ Đoàn - Hội chủ động tự tìm hiểu và thực hiện.

Thực hiện tốt quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tp.HCM của Thành ủy. Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ có kế hoạch, đồng bộ, khoa học, hợp lý: tiếp nhận nguồn cán bộ Đoàn THPT, có kế hoạch bố trí công tác; vận động, giới thiệu những sinh viên có thành tích tốt trong học tập – NCKH, CBT có uy tín, Đảng viên vào đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội các cấp.

Tăng cường lực lượng cán bộ Đoàn tham gia các lớp tập huấn báo cáo viên chuyên đề Đối tượng Đoàn, tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 bài LLCT cấp cơ sở. Tham mưu cho Đảng ủy trường các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, thực hiện chế độ chính sách của đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội các cấp theo quyết định của Thủ tướng, Đảng ủy ĐHQG-HCM.

• Cải tiến, nâng chất hoạt động Chi đoàn – Đoàn cơ sởPhát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở. Tiếp tục thực hiện

quan điểm chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở. Kiên trì xây dựng Chi đoàn 3 tiêu chí, Chi đoàn chủ động công tác

và thực hiện tốt vai trò nòng cốt cho Chi hội hoạt động. Chuẩn hóa, tin học hóa hệ thống sổ sách, lưu trữ số liệu của Chi đoàn, Đoàn cơ sở.

Chỉ đạo các Đoàn cơ sở đúc kết kinh nghiệm, tham khảo các mô hình Chi đoàn mạnh của từng cơ sở Đoàn để xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, gợi ý sinh hoạt định kỳ của Chi đoàn hàng tháng. Xây dựng chủ đề gần gũi với đời sống, sinh hoạt, học tập, gắn với những sự kiện chính trị -xã hội mà ĐVTN quan tâm. Xem CTTN là nội dung giải pháp cơ bản để Chi đoàn tổ chức hoạt động. Chỉ đạo Đoàn khối CBT yêu cầu các Chi đoàn CBT nắm bắt tình hình Đoàn cơ sở, Chi đoàn trung bình và khá để kịp thời định hướng và nâng chất hoạt động.

Đúc kết, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh mô hình sinh hoạt Chi đoàn trong điều kiện học chế tín chỉ. Xây dựng đề án tín chỉ hóa hoạt động Đoàn- Hội.

5.3. Công tác kiểm tra, giám sátXây dựng, ban hành và thực hiện hiệu quả quy chế hoạt động

UBKT Đoàn trường nhiệm kỳ 2014-2017.

Page 56: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 52 -

Tăng cường hiệu quả hoạt động, tính chủ động, độc lập của UBKT Đoàn trường. UBKT xây dựng các kế hoạch, chương trình cụ thể, tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Định kỳ báo cáo, tham mưu cho BTV Đoàn trường những vấn đề phát sinh trong hoạt động của cơ sở.

Tất cả các cơ sở Đoàn phân công Ủy viên Ban chấp hành phụ trách công tác kiểm tra. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho thành viên UBKT Đoàn trường và các UV BCH cơ sở Đoàn phụ trách kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ năng của công tác kiểm tra, giám sát.

Khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến ĐVTN, tham mưu xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động Đoàn- Hội tại trường.

6. Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyềnTham mưu với Đảng ủy nhà trường chỉ đạo các hoạt động của chi

bộ sinh viên gắn liền với các nội dung quan trọng của công tác Đoàn- Hội, định hướng nhận thức và xác lập vai trò tiên phong của các Đảng viên sinh viên đối với công tác Đoàn- Hội. Phối hợp với chi ủy các chi bộ sinh viên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề mở rộng với sự tham gia của các đối tượng Đảng và cán bộ Đoàn – Hội và Đoàn viên ưu tú.

Định hướng CLB Lý luận trẻ tổ chức các nội dung sinh hoạt chuyên đề về tu dưỡng, rèn luyện nhận thức và tạo môi trường phấn đấu vào Đảng cho Đoàn viên ưu tú, Sinh viên 5 tốt, cán bộ Đoàn- Hội tiêu biểu.

Phát huy vai trò Đảng viên trẻ đang sinh hoạt Đoàn - Hội. Định kỳ phối hợp với chi ủy các chi bộ sinh viên gặp gỡ trao đổi với Đối tượng Đảng, ĐV ưu tú. Tăng cường nhiều kênh thông tin để phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu những nhân tố tích cực, đủ phẩm chất, năng lực giới thiệu học lớp cảm tình Đảng và giới thiệu cho các chi bộ Sinh viên, chi bộ Khoa (đối với CBT) cho các chi bộ theo dõi, xem xét kết nạp.

7. Công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạoKịp thời tham mưu cho Đảng ủy- BGH nhà trường các chủ trương

chính sách lớn liên quan đến công tác thanh niên, công tác cán bộ Đoàn... Giám sát, phản biện, góp ý các chủ trương, chính sách, chiến

Page 57: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 53 -

lược phát triển của nhà trường.Định kỳ họp với Đảng ủy – BGH thông tin các vấn đề liên quan đến

ĐVTN và nhận ý kiến chỉ đạo, phối hợp hiệu quả với các đơn vị chức năng trong trường khi giải quyết các vấn đề liên quan đến ĐVTN. Đại diện tập thể cho quyền và lợi ích của ĐVTN, phối hợp hiệu quả với các đơn vị chức năng khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên.

Tranh thủ sự chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của Đảng Ủy và Thành Đoàn trong thí điểm tổ chức các hoạt động và trong công tác tổ chức xây dựng Đoàn.

Chỉ đạo Đoàn cơ sở chủ động thiết kế lịch gặp định kỳ Chi ủy – Ban chủ nhiệm khoa ít nhất 2 tháng/lần nhằm thông tin, báo cáo hoạt động, đề xuất ý kiến và đề nghị hỗ trợ.

Đẩy mạnh việc phối hợp tổ chức hoạt động, ký kết liên tịch với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành Đoàn, các tổ chức xã hội, các tập đoàn, doanh nghiệp chăm lo cho sự phát triển của ĐVTN, hoạt động Đoàn- Hội.

Tạo sự chủ động cho các cơ sở Đoàn. Tổ chức cho Chi đoàn đăng cai tổ chức hoạt động Đoàn cơ sở và Đoàn cơ sở đăng cai tổ chức hoạt động cấp trường. Kịp thời phát hiện và nhân rộng những mô hình, giải pháp hay.

Cải tiến chất lượng họp giao ban cơ sở, sinh hoạt Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn trường và cơ sở. Đẩy mạnh hoạt động nhóm quản trị nội dung và diễn đàn trên trang web Đoàn trường- Hội sinh viên trường, cập nhật thường xuyên nội dung các chủ trương, kế hoạch công tác để ĐVTN cùng theo dõi. Phát huy hệ thống thư điện tử liên lạc chuyển tại thông tin giữa cơ sở và Đoàn trường.

Xây dựng tính kỷ luật, thân thiện, hiệu quả của Văn phòng Đoàn trường. Phối hợp chặt chẽ với TT HTSV tổ chức hoạt động chăm lo cho ĐVTN.

8. Công trình thanh niên (CTTN)8.1. Tham gia thực hiện CTTN cấp thànhTham gia thực hiện các chương trình, công trình trọng điểm của

Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tp. Hồ Chí Minh lần IX.8.2. CTTN cấp trường

Page 58: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 54 -

Xây dựng và phát triển các hoạt động của Hội quán Khoa học 8.3. Chỉ đạo thực hiện CNTT cấp cơ sởMỗi Chi đoàn, Đoàn cơ sở có ít nhất một CTTN nội dung thiết thực

gắn với nhu cầu cụ thể của đơn vị.Tăng cường công tác triển khai, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

CTTN thông qua việc đẩy mạnh hoạt động Ban chỉ đạo CTTN

D. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU1. Tuyên dương ít nhất 800 cá nhân và tập thể theo hệ thống danh

hiệu “Làm theo lời Bác”.2. 180 đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học.3. 180 đề tài Ý tưởng sáng tạo sinh viên.4. Phát triển, bồi dưỡng, công nhận ít nhất 300 cán bộ Đoàn – Hội

giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, chuẩn tác phong.5. 100% Đoàn cơ sở, 100% Chi đoàn thực hiện hiệu quả Công

trình thanh niên.6. Phát triển mới 800 Đoàn viên. 7. Phấn đấu đạt tỉ lệ 30% Đoàn viên ưu tú được phát triển Đảng,

70% Đảng viên mới được kết nạp từ Đoàn viên ưu tú.

Page 59: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 55 -

PHẦN THỨ BABÁO CÁO

KIỂM ĐIỂM CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NHIỆM KỲ VII (2012 – 2014)_____________

I. Tình hình nhân sự Ban chấp hành Đoàn trường nhiệm kỳ VII (2012 – 2014)

Ngày 17 và 18/03/2012, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên lần thứ VII được tổ chức với 200 Đại biểu chính thức được triệu tập. Đại hội đã bầu 23 đồng chí vào BCH Đoàn trường với Ban thường vụ gồm 07 đồng chí:

1. Ông Thị Ngọc Linh Chuyên trách Đoàn Bí thư2. Nguyễn Thái Hà Chuyên trách Đoàn Phó Bí thư3. Nguyễn Triều Trung Chuyên trách Đoàn Phó Bí thư4. Lê Mai Hương Xuân CBT khoa Sinh học UVTV5. Nguyễn Vũ Linh Chuyên trách Đoàn UVTV6. Nguyễn Văn Tịnh SV khoa Vật lý K.2009 UVTV7. Lê Nguyễn Quỳnh Như SV khoa UVTV Môi trường K.2009 8. Nguyễn Văn Trường Giang SV khoa Ủy Viên Toán - Tin học K.20109. Lê Đô Na SV khoa Ủy Viên Công nghệ Thông tin K.200910. Trần Thanh Tuấn SV Ủy Viên Cao đẳng Tin học K.201111. Trần Dương Kha SV khoa Ủy Viên Điện tử Viễn Thông K.200912. Võ Hoàng Ân Học sinh Ủy Viên Phổ thông năng khiếu

Page 60: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 56 -

13. Nguyễn Minh Cảnh SV khoa Địa chất Ủy Viên K.2010 14. Nguyễn Thị Nguyệt Minh SV khoa Hóa K.2010 Ủy ViIên15. Nguyễn Hàng Dương SV khoa Ủy Viên Khoa học Vật liệu K.201016. Nguyễn Văn Tiến SV HCĐH K.2011 Ủy Viên17. Võ Thị Thu Sương SV khoa Vật lý K.2011 Ủy Viên18. Đinh Thị Thu Hiền SV khoa Ủy Viên Sinh học K.2009 19. Cao Thị Minh Thoa SV CĐTH K.2011 Ủy Viên20. Ngô Trần Hoài Thương SV khoa Ủy Viên Sinh học K.201021. Lê Ngụy Hoàng Linh SV khoa Ủy Viên Sinh học K.2011 22. Nguyễn Thị Ngọc SV khoa Ủy Viên Công nghệ Thông tin K.201123. Đỗ Ngọc Bảo Trân SV khoa Ủy Viên Sinh học K.2010 Do điều kiện học tập và công tác, một số đồng chí Ủy viên Ban

chấp hành có nguyện vọng rút tên khỏi Ban chấp hành gồm các đồng chí:

1. Đ/c Lê Nguyễn Quỳnh Như – UVTV Đoàn trường2. Đ/c Nguyễn Văn Tiến - Ủy viên Ban chấp hành 3. Đ/c Võ Hoàng Ân - Ủy viên Ban chấp hành4. Đ/c Trần Dương Kha - Ủy viên Ban chấp hành5. Đ/c Lê Đô Na- Ủy viên Ban chấp hành6. Đ/c Đỗ Ngọc Bảo Trân- Ủy viên Ban chấp hành7. Đ/c Ngô Trần Hoài Thương- Ủy viên Ban chấp hànhBan chấp hành Đoàn trường tiến hành hội nghị kiện toàn ngày

17/4/2013 bầu cử bổ sung vào Ban chấp hành 07 đồng chí gồm:1. Đ/c Trần Vũ – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường2. Đ/c Dương Nguyễn Thùy Dương – đại diện sinh viên khối

Page 61: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 57 -

HCĐH 3. Đ/c Trần Lê Minh Trúc – Bí thư Đoàn trường PTNK4. Đ/c Nguyễn Thiện Thông – Bí thư Đoàn khoa ĐTVT5. Đ/c Trần Anh Duy- UVBCH Đoàn khoa CNTT6. Đ/c Lê Phương Uyên- Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ7. Đ/c Phạm Văn Tài- UVBCH Đoàn khoa Sinh họcHội nghị cũng đã bầu bổ sung đồng chí Trần Vũ vào Ban Thường

vụ Đoàn trường. Đến tháng 02/2014, một số đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường xin rút tên, chuyển công tác:

1. Đ/c Nguyễn Minh Cảnh – Ủy viên Ban chấp hành2. Đ/c Nguyễn Hàng Dương - Ủy viên Ban chấp hành3. Đ/c Đinh Thị Thu Hiền - Ủy viên Ban chấp hành4. Đ/c Nguyễn Thị Nguyệt Minh - Ủy viên Ban chấp hành 5. Đ/c Cao Thị Minh Thoa - Ủy viên Ban chấp hành6. Đ/c Trần Thanh Tuấn - Ủy viên Ban chấp hành7. Đ/c Trần Lê Minh Trúc - Ủy viên Ban chấp hành Ban chấp hành Đoàn trường tiến hành hội nghị kiện toàn ngày

20/02/2014 bầu cử bổ sung vào Ban chấp hành 07 đồng chí gồm:1. Đ/c Nguyễn Tùng Diệp – UVTV Đoàn cơ sở CĐTH2. Đ/c Trần Phương Duy – Phó bí thư Đoàn khoa Địa chất3. Đ/c Hồ Nguyên Đán – Bí thư Đoàn khoa KHVL4. Đ/c Chu Tường Ngọc – Bí thư Đoàn khoa Hóa học5. Đ/c Lê Tây Sơn – Bí thư Đoàn trường PTNK6. Đ/c Trần Quốc Thiên – Bí thư Đoàn khoa Sinh học7. Đ/c Đặng Lý Hoàng Phi Yến – Bí thư Đoàn cơ sở CĐTHNhư vậy, trong nhiệm kỳ VII (2012 – 2014), Ban chấp hành Đoàn

trường đã chấp nhận cho 14 đồng chí ủy viên rút tên khỏi Ban chấp hành,trong đó có 01 ủy viên thường vụ, đồng thời bổ sung kiện toàn vị trí này. Hiện nay Ban chấp hành Đoàn trường gồm 23 đồng chí, trong đó có 07 ủy viên thường vụ (1 Bí thư và 2 phó bí thư).

Ban chấp hành Đoàn trường nhiệm kỳ VII (2012 – 2014) xin nghiêm túc kiểm điểm trước Đại hội Đoàn trường lần thứ VIII trên một số mặt chủ yếu như sau:

Page 62: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 58 -

II. Công tác lãnh đạo việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn lần VII, nhiệm kỳ 2012 - 2014 của Ban chấp hành Đoàn trường

1. Ưu điểm- Bám sát và quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ trong

công tác Đoàn và phong trào thanh niên do Đại hội Đoàn trường lần VII đã đề ra, xác định rõ trọng tâm trong từng giai đoạn, đảm bảo chuyển tải đầy đủ nội dung và theo sát chỉ đạo trong từng mảng công tác. Luôn đầu tư đổi mới phương pháp, cách làm phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng tiếp cận của thanh niên trong từng thời điểm.

- Phát huy được sức mạnh tập thể ĐVTN trường, tạo nhiều phong trào mới, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo. Thực hiện tốt việc chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở, phát huy được tính chủ động và thế mạnh của từng cơ sở từ cấp Đoàn cơ sở đến cấp Chi đoàn.

- Ban chấp hành Đoàn trường tham mưu tốt công tác cán bộ của Đoàn trường, do vậy đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt được tạo điều kiện đi học nâng cao về trình độ chính trị và nghiệp vụ công tác.

2. Hạn chế- Chưa quyết liệt trong thực hiện một số nội dung và hoạt động

dẫn đến một số kết quả không cao và không đảm bảo tiến độ. Kết quả thực hiện CTTN cấp trường tuy có nhiều nỗ lực nhưng chưa đạt được yêu cầu như Đại hội đã đề ra.

III. Thực hiện quy chế Ban chấp hành Đoàn trường nhiệm kỳ VII (2012 – 2014)

1. Đối với Ban chấp hành Đoàn trường:• Ưu điểm- Đều là cán bộ Đoàn trưởng thành từ phong trào cơ sở, nhiệt tình,

năng động, có năng lực tổ chức hoạt động. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, phát huy khá tốt các mặt công tác của Đoàn trường. Thể hiện được vai trò cầu nối thông tin, phản ánh được tâm tư nguyện vọng chính đáng của ĐVTN trường. Khẳng định vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn trong tổ chức Hội, góp phần cho sự vững mạnh của HSV trường.

- Đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của Ban chấp hành Đoàn

Page 63: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 59 -

trường, tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm và đề ra các giải pháp trong chỉ đạo cơ sở. Có chú trọng đến công tác tiếp thu ý kiến cũng như rút kinh nghiệm đối với những nội dung chỉ đạo trọng tâm.

- Phát huy vai trò Ủy viên ban chấp hành theo mảng công tác. Các Ban chức năng đều có nhiều sáng kiến, giải pháp đổi mới hoạt động qua từng năm.

• Khuyết điểm- Sắp xếp thời gian học tập và công tác còn gặp khó khăn và chưa

hợp lý.- Một số UV BCH chưa phát huy vai trò theo phân công mảng công

tác, chưa thể hiện tốt vai trò theo dõi, hỗ trợ hoạt động tại cơ sở.2. Đối với Ban Thường vụ Đoàn trường:• Ưu điểm- Có năng lực hoạt động, luôn học hỏi và thường xuyên bổ sung

kiến thức nghiệp vụ công tác để đáp ứng nhu cầu phong trào. Sáng tạo trong tổ chức phong trào và biết phát huy tính sáng tạo của cơ sở trong chỉ đạo hoạt động.

- Phân công công tác rõ ràng, phù hợp với sở trường của từng thành viên nên phát huy được vai trò của từng cá nhân. Duy trì chế độ họp hàng tuần và họp bất thường khi có yêu cầu, phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân chịu trách nhiệm trong tập thể Ban Thường vụ.

- Quan hệ công tác với các đơn vị trong và ngoài trường tốt, tận dụng tốt sự chỉ đạo và hỗ trợ từ phía Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường và Thành Đoàn.

- Tập thể BTV ổn định xuyên suốt nhiệm kỳ, ít biến động nên dễ thống nhất quan điểm và hỗ trợ nhau thường xuyên trong công tác.

- Tạo điều kiện tốt nhất cho UVTV học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

• Khuyết điểm- Việc lắng nghe và khơi gợi những ý tưởng sáng tạo từ cơ sở đôi

khi ít được chú ý. Công tác chỉ đạo đối với một số cơ sở chưa tốt, mức độ bám sát hoạt động của các cơ sở chưa đồng đều.

- Sắp xếp thời gian học tập và hoạt động công tác của một số đồng

Page 64: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 60 -

chí chưa hợp lý dẫn đến quá tải công tác, có ảnh hưởng nhất định đến kết quả lãnh đạo phong trào.

IV. Bài học kinh nghiệmTrên cơ sở kết quả hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh

niên trường ĐH KHTN nhiệm kỳ VII (2012 – 2014), Ban chấp hành Đoàn trường rút ra một số bài học kinh nghiệm:

- Mỗi đ/c trong BCH phải thường xuyên tự trau dồi và nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ để xứng đáng là tấm gương, đầu tàu trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động cấp trường, cấp cơ sở, qua đó kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện công tác. Chuyển trọng tâm hoạt động về Chi đoàn, Đoàn cơ sở phải song hành với sự sâu sát, trang bị những kỹ năng cần thiết cho tập thể Ban chấp hành Chi đoàn, Đoàn cơ sở.

- Tạo điều kiện để phát huy tốt nhất vai trò của Ủy viên ban chấp hành Đoàn trường. Cơ cấu đại diện tham gia Ban chấp hành Đoàn trường cần phát huy tính chủ động và có khả năng truyền tải tốt những chủ trương, định hướng chỉ đạo đến các cơ sở.

- Thường xuyên thực hiện công tác phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt BCH và trong mỗi hoạt động để kịp thời có sự điều chỉnh và khắc phục những thiếu sót trong công tác chỉ đạo.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ VII (2012 - 2014)

Page 65: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 61 -

ĐỀ ÁN CÔNG TRÌNH THANH NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ( ĐHQG – HCM)

LẦN THỨ VIII NHIỆM KỲ 2014 – 2017_____________

1. TÊN CÔNG TRÌNH:

HỘI QUÁN KHOA HỌC

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CÔNG TRÌNH:Hiện nay, công tác bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng thực hành xã

hội, định hướng nghề nghiệp lẫn rèn luyện tư duy khởi nghiệp vẫn chưa có lộ trình tổ chức định kỳ, trong khi nhu cầu của sinh viên là rất lớn.

Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc sinh hoạt cho các CLB – Đội – Nhóm còn nhiều hạn chế, trong bối cảnh nhà trường đang chuyển dần trọng tâm hoạt động về tại cơ sở 2 (Thủ Đức - Dĩ An). Tuy nhiên, không gian sinh hoạt chung giữa các CLB – Đội – Nhóm của trường vẫn chưa được hình thành.

Sinh viên trường chưa được tiếp cận nhiều với các môi trường kích thích tư duy sáng tạo, làm việc khoa học, vốn là điều rất cần thiết đối với một sinh viên học tập các môn khoa học cơ bản. Bên cạnh đó, cuộc thi Ý tưởng sáng tạo Sinh viên S-Ideas đang lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên và gặt hái được nhiều thành công, trở thành một thương hiệu của Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG – HCM) trong phong trào sáng tạo, nghiên cứu khoa học.

3. MỤC TIÊU:Thu hút các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo tổ chức các hội thảo

chuyên đề, trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp định kỳ cho sinh viên.Tạo môi trường sinh hoạt định kỳ, giao lưu giữa các CLB – Đội – Nhóm

học thuật của trường tại cơ sở 2.Hình thành không gian phát triển tư duy, định hình phong cách

suy nghĩ sáng tạo, cách làm việc khoa học trong sinh viên.

Page 66: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 62 -

Nâng cao ý thức cộng đồng, từ đó hình thành tác phong chuẩn mực của sinh viên trường.

4. YÊU CẦU:Đảm bảo được tiêu chí của Công trình thanh niên “Được người –

Được việc – Được tổ chức”. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tạo được các hoạt động bổ trợ thường xuyên và định kỳ, thiết kế hội quán theo đúng tiêu chí về kích thích tư duy sáng tạo.

Chỉ đạo sát sao, tinh thần quyết tâm thực hiện của Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban thư ký Hội sinh viên trường. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra và đánh giá theo lộ trình đề ra.

Thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như Cán bộ - Giảng viên – Sinh viên trường, và các anh chị cựu sinh viên…

Là không gian mở nhưng đề cao ý thức tự quản của sinh viên, mọi sinh hoạt tại hội quán đều do sinh viên tự phục vụ cho chính nhu cầu của mình.

5. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN5.1. Lộ trình thực hiệnGiai đoạn 1 (từ tháng 11/2014 – 12/2014): thực hiện khảo sát về

những chương trình có thể tổ chức tại Hội quán theo nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên.

Giai đoạn 2 (từ tháng 01/2015 – 03/2015): lên chi phí, lên thiết kế tổng thể, xác định quy chế hoạt động của hội quán. Trình và xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trường về việc phê duyệt đề án

Giai đoạn 3 (từ tháng 04/2015 – 12/2015): vận động quyên góp từ các bạn sinh viên thông qua hình thức bán vật dụng lưu niệm, kêu gọi tài trợ từ phía doanh nghiệp và cựu sinh viên.

Giai đoạn 4 (từ tháng 01/2016 – 03/2016): khởi công xây dựng và đưa vào hoạt động.

5.2. Phương án thiết kế, thi côngCấu trúc cơ bản: Diện tích sàn 80 - 100m2, không gian thoáng mát,

đặt tại cơ sở 2 (Thủ Đức- Dĩ An), có sức chứa 50 – 80 người, thi công dựa trên nền các phòng học có sẵn. Hội quán được chia làm 4 khu vực, bao gồm: khu vực giao lưu sinh hoạt, góc khoa học, khu vực tủ sách khởi nghiệp, khu vực tự phục vụ thức uống.

Page 67: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 63 -

Chi phí đầu tư dự kiến: 150 triệu đồng.Các yêu cầu trước khi thực hiện:+ Phát động cuộc thi thiết kế cấu trúc hội quán rộng rãi trong toàn

thể sinh viên.+ Kêu gọi sự giúp đỡ về mặt chuyên môn từ phía các khoa, chuyên

ngành mỹ thuật, kiến trúc tại một số đơn vị bạn.+ Đảm bảo nội thất và cấu trúc của hội quán được bài trí khoa học,

kích thích được tư duy sáng tạo và là không gian mở để giao lưu, sinh hoạt giữa các CLB – Đội – Nhóm.

5.3. Phương án vận động kinh phí:Vận động tài trợ từ các đơn vị doanh nghiệp.Kêu gọi sự hỗ trợ từ phía các anh chị cựu cán bộ Đoàn – Hội các

thời kỳ, các đơn vị trong trường.Tổ chức thực hiện quyên góp trong toàn thể sinh viên dưới hình

thức bán vật phẩm lưu niệm.Xin kinh phí từ ngân sách nhà trường.5.4. Giải pháp duy trì hoạt động tại hội quán• Các hoạt động định kỳVận động các đơn vị tài trợ, doanh nghiệp, diễn giả tổ chức các hội

thảo, chuyên đề về kỹ năng, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm trong tư duy sáng tạo, khởi nghiệp hàng tuần, đảm bảo các nhu cầu của sinh viên.

Các diễn đàn café học thuật do các CLB – Đội – Nhóm thực hiện định kỳ, đóng vai trò nòng cốt là CLB Ong nghiên cứu, CLB Anh văn BEE Club và sự tham gia của các CLB học thuật của các khoa.

• Các hoạt động thường xuyênHoạt động kinh doanh do các CLB – Đội – Nhóm thực hiện dựa

trên sự cho phép của BTV Đoàn trường, tạo thành một không gian café dưới hình thức tự quản, tự phục vụ của các bạn sinh viên.

• Thời gian hoạt độngTừ 08g00 – 17g30 mỗi ngày, trừ các ngày lễ.• Hình thức xây dựng nguồn quỹ hoàn vốnNguồn thu chính là từ các buổi hội thảo, diễn đàn do doanh nghiệp tổ

chức và hoạt động kinh doanh không gian café hằng ngày. Ngoài ra,

Page 68: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 64 -

Ban quản lý sẽ thu một khoản chi phí nhỏ (gọi là phí trách nhiệm) đối với các CLB – Đội – Nhóm trong trường để nâng cao ý thức tự quản trong mỗi lần sinh hoạt.

5.5. Thành lập Ban quản lý đề án:• Thành lập Ban chỉ đạo đề án:Đại diện Đảng ủy – BGH Nhà trường Trưởng banTrưởng Phòng Công tác Sinh viên Thành viênBí thư Đoàn trường Thành viên TTTrưởng phòng QTTB Thành viên

• Thành lập Ban quản lý đề án:Đ/c Bí thư Đoàn trường Trưởng banĐ/c Phó Bí thư Đoàn trường Phó banĐ/c Chủ tịch Hội sinh viên trường Phó banĐ/c Chánh văn phòng Đoàn trường Thành viênĐ/c UVBCH Đoàn trường Thành viênphụ trách mảng học tậpĐ/c UVBCH Hội SV trường Thành viênphụ trách mảng học tập Đ/c Bí thư Đoàn khối CBT Thành viên

Kiến nghị thành lập Ban cố vấn gồm các giảng viên, lãnh đạo

phòng ban chức năng, anh chị cựu sinh viên.Thành lập các tiểu ban phụ trách công trình: nội dung, thiết kế,

truyền thông, vận động tài trợ.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ VII (2012 – 2014)

Page 69: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 65 -

ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHO CÁC

HOẠT ĐỘNG ĐOÀN – HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong việc triển khai các chủ trương, phong trào, hoạt động Đoàn

thanh niên – Hội sinh viên, đặc biệt là các hoạt động mang tính giáo dục; công tác truyền thông giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần hỗ trợ tổ chức Đoàn – Hội trong việc chuyển tải các nội dung đến với đông đảo Đoàn viên – Thanh niên. Nếu phương pháp thông tin – tuyên truyền hiệu quả, trực quan, sinh động và có chất lượng thì sẽ tác động mạnh mẽ đến mức độ lan tỏa của phong trào còn ngược lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phong trào, hoạt động; dễ dẫn đến việc triển khai chỉ mang tính chất hình thức mà không đảm bảo được nội dung.

Mặc dù với chức năng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và mang tính sống còn của tổ chức, thế nhưng ở một số nơi vẫn còn tồn tại cách thức truyền thông qua loa, làm cho có, thiếu sức sống, nhàm chán dễ dẫn đến sự không thấu hiểu và nhất quán trong việc triển khai một hoạt động, phong trào; nếu chậm khắc phục, về lâu về dài sẽ làm “chết” phong trào và ảnh hưởng lớn đến hình ảnh tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên.

Chính vì điều đó, Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong nhiệm kỳ 2014 – 2017 đầu tư đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông bằng việc xây dựng và thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông cho các hoạt động Đoàn – Hội tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên”.

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHÁp dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá tình hình

công tác truyền thông tại Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong nhiệm kỳ vừa qua.

Page 70: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 66 -

2.1 THUẬN LỢI- Công tác truyền thông đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và

đón nhận từ phía các thầy cô Đảng ủy – BGH nhà trường, Chi ủy – BCN các khoa, phòng Công tác sinh viên.

- Thành Đoàn TP.HCM, Hội sinh viên Thành phố đẩy mạnh công tác chỉ đạo các cơ sở đầu tư cho công tác truyền thông thông qua nhiều giải pháp như tập huấn chuyên đề cho đội ngũ Cán bộ chủ chốt, giới thiệu nguồn Báo cáo viên về công tác truyền thông cho cơ sở,…

- Đội ngũ cựu sinh viên, cựu Cán bộ Đoàn - Hội sau khi tốt nghiệp ra trường đang công tác trong lãnh vực truyền thông sẵn sàng tham gia hỗ trợ hoạt động của Đoàn trường – Hội sinh viên trường.

- Nhiều mô hình truyền thông mới ra đời, hoạt động mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, hầu như mỗi Sinh viên đều sử dụng Facebook.

2.2 KHÓ KHĂN- Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí đầu tư phục vụ mua sắm

các thiết bị và hỗ trợ đội ngũ thực hiện công tác truyền thông còn hạn chế.

- Hình ảnh các hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức bên ngoài, các loại hình hoạt động mới dành cho giới trẻ trên nhiều phương tiện khác nhau (Internet, mạng xã hội, truyền thông đại chúng: báo chí, truyền hình)

- Nhu cầu giới trẻ ngày càng trở nên đa dạng, với sự hỗ trợ lan truyền thông tin nhanh của Mạng xã hội đã góp phần xuất hiện nhiều xu hướng, trào lưu tích cực lẫn tiêu cực; trong khi đó tổ chức Đoàn – Hội vẫn còn mang nhiều rào cản cùng với tư duy lối mòn khi thực hiện công tác truyền thông.

2.3 ĐIỂM MẠNH- Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên có truyền thống, bề dày

thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trường Đại học Khoa học Tự nhiên; có nhiều kinh nghiệm và định hướng tốt trong việc xây dựng nội dung các sản phẩm truyền thông.

- Hệ thống kênh thông tin của Đoàn trường – Hội sinh viên trường được xây dựng hoàn chỉnh gồm website www.doantn.hcmus.edu.vn và Fanpage https://www.facebook.com/hsvkhtn có số lượng thành

Page 71: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 67 -

viên ổn định- Các cơ sở Đoàn – Hội có bước chuyển biến, chủ động xây dựng

đội ngũ và chăm chút cho hoạt động truyền thông ngay tại cơ sở thông qua kênh thông tin chủ yếu là fanpage Facebook.

- Bước đầu đầu tư cho công tác truyền thông của Đoàn trường – Hội sinh viên qua việc xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho Ban truyền thông của Đoàn trường.

- Ban truyền thông đi vào hoạt động ổn định với nhiều sản phẩm truyền thông, thu hút được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

2.4 ĐIỂM YẾU- Các hoạt động truyền thông còn nhỏ lẻ, không xác định mục tiêu,

kế hoạch thực hiện dài hạn, chưa được thực hiện theo quy trình đồng bộ nên dẫn đến hiệu quả truyền thông chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm của sinh viên

- Bước đầu đã thực hiện tập huấn cho đội ngũ Cán bộ Đoàn – Hội chủ chốt và đội ngũ làm công tác truyền thông tại cơ sở về ý nghĩa của hoạt động truyền thông nhưng chưa thường xuyên, nội dung còn chưa đa dạng và phong phú.

- Một số cơ sở Đoàn – Hội còn chưa chú trọng đầu tư xây dựng các sản phẩm truyền thông; nội dung – hình thức chậm thay đổi, không bắt kịp xu hướng.

- Đội ngũ thực hiện công tác truyền thông tại các cơ sở Đoàn còn thiếu, chủ yếu là sinh viên làm do yêu thích, chưa được đào tạo bài bản, chưa có sự ổn định và thiếu định hướng lâu dài.

- Công tác truyền thông sau hoạt động gồm các bước như ghi nhận, lưu trữ hình ảnh, tư liệu; đánh giá hiệu quả chưa được quan tâm thực hiện

3. MỤC TIÊU - Nâng cao nhận thức của đội ngũ Cán bộ Đoàn – Hội toàn trường

về tầm quan trọng của công tác truyền thông trong hoạt động của tổ chức Đoàn – Hội.

- Phát huy và sử dụng hiệu quả tổng thể các phương tiện truyền thông sẵn có.

Page 72: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 68 -

- Hoàn thiện quy trình thực hiện và đưa vào sử dụng các sản phẩm truyền thông trong các hoạt động Đoàn – Hội từ cấp trường đến cấp cơ sở; có kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định mục tiêu, thông điệp cần chuyển tải; chú trọng công tác truyền thông ở cả 3 giai đoạn: trước – trong – sau trong quá trình triển khai, thực hiện các hoạt động nhằm tạo được hiệu quả truyền thông cao nhất.

- Chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền về hình ảnh tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên và ý nghĩa của các hoạt động trên hệ thống Mạng xã hội.

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN:4.1. Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác truyền thông- Đoàn trường hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban truyền thông

hiện thời và định hướng phát triển CLB truyền thông với các nhiệm vụ chính như sau:

+ Tạo môi trường cho các bạn Đoàn viên – Thanh niên yêu thích các hoạt động truyền thông có cơ hội được rèn luyện, phát huy khả năng, năng khiếu và trau dồi các kỹ năng làm việc.

+ Cập nhật và thông tin kịp thời đến Đoàn viên – Thanh niên về các hoạt động của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trường tổ chức trên hệ thống website doantn.hcmus.edu.vn và trang Fanpage chính thức của Hội sinh viên trường https://www.facebook.com/hsvkhtn với các thể loại tin bài, hình ảnh, phóng sự ngắn, v.v…

+ Thực hiện các ấn phẩm truyền thông cho các mảng công tác và cho các hoạt động, chương trình của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trường (poster, banner, backcrop, tranh - ảnh cổ động,…).

+ Tham mưu cho Ban thường vụ Đoàn trường – Ban thư ký Hội sinh viên trường các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông của Đoàn trường – Hội sinh viên trường và các cơ sở Đoàn – Hội để từ đó xây dựng phương án, vận động đầu tư cho công tác nhân sự và cơ sở vật chất của Ban.

+ Xây dựng và phát triển đội ngũ Cộng tác viên có tinh thần trách nhiệm, có năng lực để tham gia thực hiện và phát triển hoạt động truyền thông cho Đoàn trường – Hội sinh viên trường.

Page 73: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 69 -

+ Định kỳ tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật thực hiện các sản phẩm truyền thông mở rộng cho đội ngũ làm công tác truyền thông tại các khoa.

+ Tổ chức các đợt đánh giá, khảo sát, thường xuyên ghi nhận phản hồi của Đoàn viên – Thanh niên về các sản phẩm do CLB thực hiện để kịp thời thay đổi, điều chỉnh với mục tiêu ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn.

- Tổ chức các đợt tập huấn dành cho đội ngũ làm công tác truyền thông tại các cơ sở với các nội dung dành cho các đội tượng khác nhau: Lý thuyết chung về các phương tiện truyền thông, Phương pháp tuyên truyền miệng, Sử dụng hiệu quả mạng xã hội Facebook trong truyền thông cho hoạt động Đoàn – Hội, Quy trình xử lý các sự cố liên quan đến truyền thông...

- Các cơ sở Đoàn – Hội, CLB/Đội/Nhóm cấp trường chủ động xây dựng bộ phận thực hiện các hoạt động truyền thông tại cơ sở; thường xuyên tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các sản phẩm truyền thông.

- Định hướng Hội sinh viên trường hằng năm tổ chức Liên hoan CLB – Đội – Nhóm truyền thông, tăng cường mời gọi các đơn vị, các nhóm truyền thông nhằm phát hiện và nhân rộng các sản phẩm truyền thông có nội dung, hình thức hấp dẫn.

4.2. Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông truyền thốngPhương tiện truyền thông truyền thống bao gồm: tuyên truyền

miệng, hệ thống website Đoàn trường – Hội sinh viên trường; các phương tiện trực quan sinh động (Poster, banner, tờ rơi, gian hàng giới thiệu, các đoạn trailer, phóng sự đưa tin, phim ngắn, phim tổng kết, v.v...)

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác truyền thông cụ thể cho từng đợt hoạt động nhằm tạo được hiệu quả truyền thông cao nhất ở cả 3 giai đoạn: trước – trong – sau.

- Cải thiện chất lượng website hoạt động Đoàn trường – Hội sinh viên trường nhằm tăng cường tính thân thiện và hiệu quả đối với người sử dụng; đẩy mạnh nội dung thông tin trên website; phân công các Đ/c Ủy viên BTV - BTK chuyên trách phụ trách nội dung

Page 74: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 70 -

thông tin của trang web; xây dựng đội ngũ Ban biên tập website để có kế hoạch cụ thể khai thác tin, bài theo từng giai đoạn.

- Phối hợp với Phòng công tác sinh viên, bộ phận tin tức để thường xuyên cập nhật các thông tin hoạt động Đoàn – Hội lên địa chỉ trang web chính thức của nhà trường tại địa chỉ www.hcmus.edu.vn.

- Xác lập các nội dung trọng tâm gắn với các đợt kỷ niệm lớn của tổ chức Đoàn – Hội và đất nước, các chương trình hành động lớn của tổ chức Đoàn – Hội để tiến hành thực hiện hệ thống triển lãm trực quan sinh động tại hệ thống bản tin của Đoàn trường – Hội sinh viên trường tại cả 2 cơ sở với nội dung, thông điệp ngắn gọn; hình ảnh sinh động, hấp dẫn.

- Thiết lập lại quy trình xây dựng, thực hiện, kiểm duyệt các sản phẩm trực quan sinh động do các cơ sở thực hiện; cung cấp, tập huấn các cơ sở để góp phần đồng bộ hóa các sản phẩm trực quan, sinh động trong trường (clip hướng dẫn, sản phẩm mẫu, đặt ra yêu cầu cho sản phẩm, quy trình xét duyệt).

- Phát huy đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng tại từng Chi đoàn, Chi hội; thường xuyên cập nhật các thông tin hoạt động Đoàn – Hội, tình hình thời sự cho đội ngũ.

- Rà soát, kiểm tra hệ thống các bản tin trong khuôn viên nhà trường, đề xuất xin hỗ trợ bản tin tại khu vực nhà E cơ sở Linh Trung, nhà I cơ sở Nguyễn Văn Cừ, lắp đặt 1 bảng cố định tại khu vực cổng ra vào tại cơ sở Linh Trung phục vụ công tác thông tin tuyên truyền của Đoàn.

- Đề xuất nhà trường cho lắp đặt hệ thống LCD trong sân trường; - Phối hợp phòng CTSV, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Quản trị thiết bị xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng và thông tin tuyên truyền qua hệ thống LCD với các nội dung dự kiến như sau:

+ Duy trì thường xuyên: Phim giới thiệu về trường (tiếng Việt, tiếng Anh), Tư liệu lịch sử của nhà trường; Cơ cấu tổ chức bộ máy, tầm nhìn – Sứ mạng – Giá trị cốt lõi, Đội ngũ GS – PGS, Các gương mặt tiêu biểu trong các lĩnh vực, Chương trình làm việc của nhà trường, Các hoạt động truyền thống của Đoàn trường – HSV trường

+ Thay đổi: Lịch làm việc của Ban giám hiệu, tin tức từ website

Page 75: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 71 -

trường (tin, hình ảnh hoặc videoclip); Lịch các hoạt động lớn dành cho sinh viên; Gương sáng sinh viên các khoa, Trailer, Phim đưa tin về hoạt động nhà trường, hoạt động Đoàn – Hội các cấp.

4.3. Đầu tư xây dựng các hình thức truyền thông mới- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông trên hệ thống các

trang mạng xã hội Facebook của các cơ sở Đoàn - Hội. Mạng xã hội là phương tiện thông tin tích cực cần tận dụng để tập hợp, tác động thanh niên; đây là nơi tuyên truyền các hoạt động Đoàn - Hội các cấp, tổ chức các đợt khảo sát lấy ý kiến, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và lắng nghe phản hồi từ phía sinh viên một cách hiệu quả.

- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội, CLB/Đội/Nhóm phải có kế hoạch thực hiện qua 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1 – Kết nối: Đầu tư nội dung, thu hút sự quan tâm, tham gia của các bạn

+ Giai đoạn 2 – Chia sẻ: Có sự kết nối, chia sẻ, trao đổi nhằm hình thành cộng đồng

+ Giai đoạn 3 – Dẫn dắt: Tham gia định hướng các bạn- Tăng cường nắm thông tin, suy nghĩ của Đoàn viên – Thanh niên

thông qua các Nhóm, Fanpage với phương thức nhẹ nhàng; xây dựng lực lượng phản biện các thông tin chưa đúng và cung cấp thông tin để Thanh niên hiểu đúng; định hướng trào lưu, xu hướng sống đẹp bằng ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh nhân văn, việc làm thực tế.

- Liên kết Mạng xã hội với các phương tiện truyền thông truyền thống.

- Đẩy mạnh một số hình thức truyền thông mới như: truyền thông bằng vật phẩm, câu chuyện, hình ảnh mang thông điệp, sử dụng sáng tạo các trào lưu mới; truyền thông bằng nhân vật; truyền thông bằng chính người tham gia.

4.4. Tổ chức các hoạt động mang tính chất truyền thông về tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên

- Định kỳ tổ chức và chỉ đạo các cơ sở tổ chức các cuộc thi Ảnh, thiết kế Videoclip, các sản phẩm truyền thông gắn với các nội dung giáo dục lớn của tổ chức Đoàn – Hội như phát huy thói quen tốt, văn minh học đường, ý nghĩa hoạt động tình nguyện.

Page 76: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

- Trang 72 -

- Tiếp tục sáng tạo trong việc đổi mới phương thức báo cáo giới thiệu tổ chức Đoàn thanh niên – Hội sinh viên đặc biệt là đối tượng tân sinh viên.

4.5. Vận động nguồn lực cho công tác truyền thông- Tham gia cùng với nhà trường trong các hoạt động truyền thông

hình ảnh đến xã hội để từ đó xây dựng phương án, vận động nguồn kinh phó đầu tư cho công tác nhân sự và cơ sở vật chất.

5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:- Giai đoạn 1 – Năm học 2013 – 2014: Hoàn thiện quy chế hoạt

động Ban truyền thông; xây dựng, lấy ý kiến về quy trình xây dựng, thực hiện, kiểm duyệt các sản phẩm trực quan sinh động do các cơ sở thực hiện; trình Đảng ủy – BGH nhà trường phương án đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động truyền thông; tổ chức tập huấn 1 số chuyên đề cơ bản.

- Giai đoạn 2 – Năm học 2014 – 2015: Ra mắt CLB truyền thông, thực hiện quy trình thực hiện sản phẩm truyền thông tại Đoàn trường.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ VII (2012 – 2014)

Page 77: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017
Page 78: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

THÀNH TÍCH NỔI BẬTTRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNNHIỆM KỲ VII (2012 - 2014)

2 năm liền là Lá cờ đầu trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của khu vực trường họctrong toàn thành phố (Năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014)

Đơn vị liên tục dẫn đầu trong số lượng đạt các danh hiệu tiêu biểu do Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh phát động trong năm học 2013 – 2014

(11 Nhà giáo trẻ tiêu biểu, 17 Sinh viên 5 tốt cấp Thành, 8 Học sinh 3 tích cực cấp Thành phố)

Page 79: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

Lá cờ đầu trong công tác Đoàn và phong tràothanh niên Đại học Quốc gia – TP.HCM

năm học 2012 – 2013

Xuất sắc giữ vững thành tích trong các Hội thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhdo Thành Đoàn tổ chức

(Giải I Hội thi Ánh sáng thời đại năm 2012, 2014; Giải I, giải II Hội thi Tầm nhìn xuyên thế kỷ 2013)

Hội sinh viên trường vinh dự được nhậnHuân chương lao động hạng III nhân kỷ niệm 20 năm

phong trào tình nguyện hè

THÀNH TÍCH NỔI BẬTTRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNNHIỆM KỲ VII (2012 - 2014)

Page 80: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

Sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên gặt hái được nhiều giải thưởng cao trong phong trào Học tập – NCKH(11 Giải thưởng Euréka lần thứ XV - năm 2013: 03 Nhất, 01 Nhì, 01 Ba, 05 Khuyến khích, 01 luận văn xuất

sắc; 6 Giải thưởng Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam 2013: 01 Nhất, 03 Nhì và 02 Ba)

Tham gia và đạt kết quả tốt trong Hội thi trực tuyến “Bản hùng ca Tuổi trẻ” và Hội thi “Tự hào Sử việt” lần

I – năm 2013

THÀNH TÍCH NỔI BẬTTRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNNHIỆM KỲ VII (2012 - 2014)

Giải Nhất Hội thi tiếng Anh dành cho cán bộ Đoànlần I – năm 2014.

Page 81: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Xin chân thành cảm ơn

ĐẢNG ỦY – BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG

TRUNG TÂM TIN HỌCTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUỐC TẾ (ITEC)

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BAN XUẤT BẢNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM

đã đồng hành cùng Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong công tác tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 – 2017.

Lời cảm ơn

Page 82: Văn kiện Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Nhiệm kỳ VIII năm 2014 - 2017