vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

6
Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay PGS.TS Lê Quý Đức Văn hóa Doanh nhân 1.Những nhân tố quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam hiện nay: Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại hiện nay quy định vị thế của các giai tầng x ã hội, trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh nhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay, tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trung tâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong đời sống nhân loại. Đặt vấn đề như vậy, không phải là một sự cường điệu vai trò doanh nhân mà xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội vốn như vậy, dù ai đó có phủ nhận hoặc không thừa nhận. Chúng tôi cho rằng, nước Việt Nam ta hiện nay đang thực hiện một nhiệm vụ, một ước mơ to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”– một sự nghiệp chưa từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc. Để hoàn thành sự nghiệp đó, chúng ta phải phấn đấu thực hiện mục tiêu kép, đó là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh (mục tiêu kinh tế, vật chất); xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (mục tiêu con người, xã hội và văn hóa), gắn với giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế l à nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc. Phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa sống còn “tồn tại hay không tồn tại” đối với đất nước ta. Bởi, nền kinh tế nước ta kém phát triển, lạc hậu, lại bị chiến tranh t àn phá và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Kinh tế không phát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua tranh sinh tồn giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Nếu không phát triển được kinh tế chúng ta sẽ không thực hiện được ước vọng thiêng liêng của cha ông, nước độc lập dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do (ngược lại nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập không có ý nghĩa gì- như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói). Lớp người đi đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay không phải l à ai khác ngoài tầng lớp doanh nhân Việt nam. Cách đây hơn 60 năm, sau khi nước nhà giành lại nền độc lập, bắt tay vào snghiệp “kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giới công thương (doanh nhân – LQĐ) phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế t ài chính vững vàng và thịnh vượng”. Sự chấn hưng nền kinh tế dân tộc, doanh nhân phải l à đầu tầu, là đội quân chủ lực: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh vượng”. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Upload: tien-le

Post on 30-Oct-2014

1.913 views

Category:

Business


8 download

DESCRIPTION

Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

TRANSCRIPT

Page 1: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay

PGS.TS Lê Quý Đức

Văn hóa Doanh nhân

1.Những nhân tố quy định vị thế của doanhnhân Việt Nam hiện nay:

Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đạihiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội,trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanhnhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay,tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trungtâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong

đời sống nhân loại.

Đặt vấn đề như vậy, không phải là một sự cường điệu vai trò doanh nhân mà xuất pháttừ thực tiễn của đời sống xã hội vốn như vậy, dù ai đó có phủ nhận hoặc không thừanhận.

Chúng tôi cho rằng, nước Việt Nam ta hiện nay đang thực hiện một nhiệm vụ, một ướcmơ to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – một sự nghiệp chưa từng diễn ra trong lịch sửmấy nghìn năm của dân tộc. Để hoàn thành sự nghiệp đó, chúng ta phải phấn đấu thựchiện mục tiêu kép, đó là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh (mục tiêu kinh tế, vật chất);xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (mục tiêu con người, xã hội và văn hóa), gắn vớigiải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế lànhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc. Phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa sống còn“tồn tại hay không tồn tại” đối với đất nước ta. Bởi, nền kinh tế nước ta kém phát triển,lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Kinh tế khôngphát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua tranh sinh tồn giữa các quốc gia dântộc trong thời đại ngày nay. Nếu không phát triển được kinh tế chúng ta sẽ không thựchiện được ước vọng thiêng liêng của cha ông, nước độc lập dân phải được hưởng hạnhphúc, tự do (ngược lại nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độclập không có ý nghĩa gì - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói). Lớp người đi đầu trongxây dựng và phát triển kinh tế hiện nay không phải là ai khác ngoài tầng lớp doanh nhânViệt nam. Cách đây hơn 60 năm, sau khi nước nhà giành lại nền độc lập, bắt tay vào sựnghiệp “kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giới công thương (doanhnhân – LQĐ) phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnhvượng”. Sự chấn hưng nền kinh tế dân tộc, doanh nhân phải là đầu tầu, là đội quân chủlực: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà côngthương thịnh vượng”.

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Page 2: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam nóiriêng và doanh nhân ở mọi quốc gia dân tộc trên trường quốc tế nói chung. Thời đạingày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Vị thế củamột dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệGDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lậpđược các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt quốc tế,hoặc chỉ giữ thân phận “chầu rìa” đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế củadoanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho vị thế củaquốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ quốc gia đi thămviếng các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà chính trị, ngoại giao, còn từ khichúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các nước trên thế giới”, tháp tùng cácchính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân. Sự biến đổi ấy phần nào đã nói lên vị thếcủa doanh nhân trong hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng ta đưa ra quan điểm chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế hay “chỉ hội nhập kinh tế” với thế giới, điều đó cũng khẳngđịnh vị thế của doanh nhân. Như người ta nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếuchỉ đến “hội” thì ai cũng đi được, nhưng để “nhập” (hợp tác, liên kết, liên doanh làm ănkinh tế) với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp,doanh nhân mà thôi.

Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức tôn vinh “Thương hiệu quốc gia”. Trong số 30 doanhnghiệp, doanh nhân được tôn vinh đã có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác thànhcông với nhiều đối tác quốc tế đạt hiệu quả kinh tế và góp phần bước đầu tạo nên cácquan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh tế nước ngoài và nâng cao uy tín của hàng hóa,thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ở những nước đang phát triển, phải có một đội ngũdoanh nhân đông đảo thì kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được. Theo tạp chíForbes, một quốc gia khi chưa có những tỷ phú đô-la thì nền kinh tế nước đó chưa cókhả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, doanh nhân là nhữngchiến sỹ tiên phong trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp là những quả đấm théptrên thương trường quốc tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sau thất bại trongchiến tranh, người Nhật đã lao vào phát triển kinh tế, hình thành tầng lớp doanh nhânthay thế cho tầng lớp võ sỹ đạo, nhân vật tiêu biểu cho xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngàynay, chính tầng lớp doanh nhân đã làm nên thương hiệu của đất nước Mặt trời mọc (concháu thần mặt trời) làm nên uy tín và vị thế của Nhật bản trên trường quốc tế.

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, doanh nhân giữ vai trò hết sức to lớn, theo thống kêcủa tổ chức phát triển của Liên hợp quốc gần đây, 358 công ty xuyên quốc gia chiếm tới50% GDP toàn cầu. Như vậy, đời sống kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào hoạtđộng của các công ty đó. Cơn địa chấn về tài chính, ngân hàng vùng Đông Nam Á và

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Page 3: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

Đông Á những năm 1997-1998 vừa qua làm rung chuyển các nước như Thái Lan,Malayxia, Indonesia và cả Hàn Quốc đã chứng tỏ điều đó. Doanh nhân là tầng lớp nắmquyền lực kinh tế, một trong những quyền lực có sức khuynh đảo đời sống của các quốcgia và thế giới, chẳng hạn sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gates – người giàu nhất hànhtinh là “người làm thay đổi thế giới” ở cuối thế kỷ XX.

Doanh nhân có thể tác động mạnh mẽ đến cả đời sống chính trị, xã hội của các quốc giadân tộc. Những tập đoàn kinh tế lớn có thể làm sập đổ cả một bộ máy quyền lực haycũng có thể cứu vãn sự sụp đổ của một chính phủ. Nhiều doanh nhân lớn đã trở thànhchính khách lèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thếgiới như Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông), Berlusconi (Italia), Thạc-sỉn (Thái Lan) hay LeeMyung Bak (Hàn Quốc)…

Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xemxét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò củadoanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập của nước ta với thế giới.

Điều này được thể hiện trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?Chúng tôi xin trình bày ở phần thứ hai của bài viết.

2. Nhận thức về vai trò của doanh nhân

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đãnhận thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hộiở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanhnhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủsức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnhthì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làmgiàu đó. Chính vì vậy, trong lời phát biểu khi đón tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Văn hóadoanh nhân Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp vàdoanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá cao vai trò củađội ngũ doanh nhân Việt Nam, coi đội ngũ này như một nguồn lực quý báu của nhândân trong sự phát triển: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếutrong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhânđã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xãhội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanhnhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển cácmặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.” (Tạp chí đã dẫn).

Vai trò của doanh nhân không chỉ biểu hiện ở “nguồn của cải vật chất khổng lồ” đónggóp vào tiềm lực kinh tế mà còn tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đóigiảm nghèo, tạo điều kiện ổn định kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao vị thế của dântộc trên trường quốc tế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ ra rằng: “Đội ngũ doanh nhânViệt Nam với tinh thần yêu nước – đoàn kết – đổi mới – sáng tạo có trách nhiệm lớn xây

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Page 4: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

dựng một nền văn hóa kinh doanh (…) có uy tín và tầm cỡ quốc tế trong tiến trình hộinhập tòan cầu, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốcnăm châu như Bác Hồ hằng mong muốn” (Tạp chí đã dẫn).

Với...

Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ X năm 2006 vừa qua, một lần nữaĐCSVN đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của doanh nhân Việt Nam trong nềnkinh tế đất nước. Đó là phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư, thu hút đầu tư, tạo ra viêc làmvà nâng cao thương hiệu Việt Nam: “Đối với doanh nhân, tạo điều kiện phát huy tiềmnăng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nướcvà nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm;tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, tr.119).

Đó chính là những nhận thức mới mẻ về địa vị kinh tế của doanh nhân Việt Nam trongđời sống kinh tế cả đất nước mà ĐCSVN đã tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh nêu ra trongbức thư gửi giới công thương Việt Nam ngày 13-10-1945. Không những thế, ĐCSVNcòn trân trọng và đề cao vị thế doanh nhân trong đời sống chính trị - xã hội của dân tộc.Điều này được thể hiện ở Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20-9-2004 của Thủ tướngChính phủ về việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày truyền thống Doanh nhânViệt Nam. Như vậy, giới doanh nhân đã thực sự được công nhận như một chủ thể xã hội,có quyền tự hào về vị thế của mình như các giới khác trong xã hội. Hơn nữa, Đại hội lầnthứ X của ĐCSVN đã đưa vị trí xã hội của giới doanh nhân lên ngang hàng với các tầnglớp , giai cấp khác như nó vốn có. Trong báo cáo của Ban Chấp hành TW Đảng khóa 10trước ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng, ở phần Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết dântộc… có đoạn viết: “Chúng ta cần tiếp tục đổi mới các chính sách cụ thể đối với các giaicấp, các tôn giáo; chú trọng chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào định

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Page 5: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

cư ở nước ngoài” (Văn kiện đã dẫn, tr. 42). Nếu so sánh với Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứIX thì vị trí của doanh nhân đã được Đại hội lần thứ X nâng lên một tầm cao mới (vị tríthứ tư so với vị trí thứ mười một trước đây).

Vấn đề phát huy vai trò của doanh nhân trong đời sống xã hội hiện nay là quan điểm hếtsức cơ bản, quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với doanh nhân. ĐCSVN đã đưa raphương hướng tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thịtrường. Đó là xây dựng một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa tổng thể để chotầng lớp doanh nhân phát triển. Đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, mở cửa hội nhập quốc tế, gia nhập WTO và dân chủ hóa đời sống xã hội chính làtiền đề quan trọng để tạo ra môi trường tổng thể đó.

- Trước hết là chủ trương “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa”, “giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sản xuất”, “khuyếnkhích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng” và “phát triển nền kinh tế nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Đó là những chính sách vĩ mô rất cần thiết chotầng lớp doanh nhân xuất hiện.

- Những chủ trương cụ thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và tầng lớpdoanh nhân trong giai đoạn trước mắt. ĐCSVN chủ trương “phát triển mạnh các hộ kinhdoanh cá thể và các loại hình của doanh nghiệp tư nhân”; “Mọi công dân có quyền thamgia các hoạt động đầu tư, với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được phápluật bảo hộ, có quyền bình đảng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận cơ hội, nguồn lựckinh doanh, thông tin và nhận thông tin” (Văn kiện đã dẫn, tr. 86).

- Những chủ trương khuyến khích sự tham gia của các doanh nhân vào việc giải quyếtcác vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đây là chủ trương rất phù hợp với tính tất yếukhách quan của nền kinh tế thị trường: “Khuyến khích tư nhân mua cổ phần của cácdoanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quantrọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn bán cổ phần chongười lao động” (Văn kiện đã dẫn, tr. 137).

- Xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và ban hành các văn bản pháp luật bảođảm quyền tự do, dân chủ cho doanh nhân trong sản xuất kinh doanh. Đây là một quanđiểm mới mẻ và có ý nghĩa pháp lý rất cần thiết cho sự phát triển tự nhiên của đời sốngkinh tế - xã hội. Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định rõ: “Điều chỉnh chức năng,nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế,tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếpvào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân, có như vậy mới bảo đảm chonền kinh tế phát triển theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường” (Văn kiện đã dẫn, tr.241).

- Về quan điểm pháp luật đối với doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng đổi mới theohướng dân chủ và “thượng tôn pháp luật”, để “bảo vệ tài sản hợp pháp của các doanhnhân và doanh nghiệp. Cần loại bỏ các quy định pháp luật không phù hợp về việc khámxét nơi ở và làm việc, tịch thu hoặc giữ tài sản của công dân và doanh nghiệp. Các cơ

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net

Page 6: Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng cho doanh nhân và những doanh nghiệp vềnhững thiệt hại và cả danh dự và vật chất do những quyết định trái phát luật gây ra” (vănkiện đã dẫn, tr.237).

- Các quan điểm về văn hóa, xãhội gắn liền với quan điểm vềkinh tế nhằm thay đổi nhậnthức và tâm lý xã hội để tônvinh doanh nhân cũng là mộtchủ trương hết sức quan trọnghiện nay. Văn kiện ĐHĐBTQlần thứ X của Đảng đã địnhhướng: “Bồi dưỡng, đào tạo vàtôn vinh các doanh nhân có tài,có đức và thành đạt” (Văn kiệnđã dẫn, tr. 84). Đồng thời “bỏmọi rào cản, tạo tâm lý xã hộivà môi trường kinh doanh chocác loại hình doanh nghiệp củatư nhân phát triển, không hạnchế quy mô, mọi ngành nghề,lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luậtkhông cấm” (Văn kiện đã dẫn, tr. 87).

Trên đây là những quan điểm mang tính toàn diện của ĐCSVN về chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa và pháp luật để cho các doanh nghiệp và doanh nhân phát huy vai trò củamình trong đời sống xã hội và phát triển đội ngũ doanh nhân, một tầng lớp xã hội có vaitrò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Các quanđiểm của Đảng xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về tầng lớp doanh nhân Việt Nam,mang tinh thần đổi mới và phát triển phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống xãhội. Tất nhiên, những quan điểm mới mẻ, tích cực trên cần được cụ thể hóa trong đờisống thực tiễn và cần luật pháp hóa để bảo đảm cho chúng được thực thi trong thực tế thìmới mang lại kết quả mong muốn.

Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net