bài foss introduction

22
CHƯƠNG TRÌNH: HUẤN LUYỆN HUẤN LUYỆN VIÊN NGUỒN MỞ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TỰ DO LÊ TRUNG NGHĨA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ MỞ BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Email: [email protected] Blogs: http://vnfoss.blogspot.com/ http://letrungnghia.mangvn.org/ Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/ HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/

Upload: le-nghia

Post on 25-Jul-2015

1.411 views

Category:

Technology


3 download

TRANSCRIPT

CHƯƠNG TRÌNH:

HUẤN LUYỆN HUẤN LUYỆN VIÊN NGUỒN MỞ

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TỰ DO

LÊ TRUNG NGHĨA

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ MỞ

BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Email: [email protected]: http://vnfoss.blogspot.com/

http://letrungnghia.mangvn.org/Trang web CLB PMTDNM Việt Nam:

http://vfossa.vn/vi/HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/

Nội dung 1. Giới thiệu

2. Sơ lược lịch sử

3. Khía cạnh pháp lý

4. Lập trình viên và động lực của họ

5. Kinh tế

6. PMTD và hành chính nhà nước (HCNN)

7. Kỹ thuật của PMTD

8. Môi trường và công nghệ phát triển

9. Trường hợp điển hình

10. Các nguồn tự do khác

Tôi có 1 quả táo, anh có 1 quả táo. Nếu chúng ta trao đổi cho nhau, thì cả tôi và anh mỗi người vẫn chỉ có 1 quả táo. Tôi có 1 ý tưởng, anh có 1 ý tưởng. Nếu chúng ta trao đổi cho nhau, thi cả tôi và anh mỗi người đều có 2 ý tưởng. - Bernard Shaw.

1. Khái niệm về sự tự do của phần mềm

- Định nghĩa phần mềm tự do (PMTD): người sử dụng (NSD) có 4 quyền cơ bản:

* Tự do chạy chương trình ở bất cứ đâu, vì bất kỳ mục đích gì và vĩnh viễn.

* Tự do nghiên cứu → truy cập mã nguồn.

* Tự do phân phối lại các bản sao → giúp được những người khác.

* Tự do cải tiến chương trình và phân phối những cải tiến đó → cần mã nguồn.

- PMTD là nói về các quyền tự do của NSD, không nói về TIỀN → dù để phát triển (PT) và sử dụng nó cần tiền cho các dịch vụ (DV) liên quan.

- PM khác không phải PMTD: Freeware, Shareware,... → không có mã nguồn

2. Động lực: 2 động lực chính: (1) Đạo đức, văn hóa cao thủ (hacker) → tri thức phải được chia sẻ tự do → Quỹ PMTD - FSF và (2) Thực dụng → ưu thế kỹ thuật và tài chính → khái niệm phần mềm nguồn mở (PMNM) → sáng kiến nguồn mở OSI. Có các động lực khác như (3) vì thú vui; (4) vì tiền → kinh doanh (KD) hướng bền vững.

3. Hệ quả của sự tự do của PM: Mã nguồn sẵn sàng → bán giấy phép sử dụng = 0 → mô hình (MH) KD DV → vừa hợp tác vừa cạnh tranh (co-opitition) để PM có chất lượng tốt hơn → có lợi cho NSD các dạng khác nhau:

Giới thiệu

3. Hệ quả của sự tự do của PM: (tiếp)

- NSD đầu cuối: không phụ thuộc vào nhà cung cấp (NCC) PM, dù cty nhỏ vẫn có thể có mã nguồn và tri thức → KD và vẫn giữ PM là tự do → mô hình PT là khác. Sự kiểm soát mã nguồn nằm không chỉ ở nhà sản xuất, mà còn ở NSD đầu cuối.

- Hành chính nhà nước: duy trì dữ liệu trong các định dạng mở → đảm bảo an ninh và tính tương hợp → chuẩn mở được PMTD quan tâm.

- LTV ở các công ty: sự tự do làm thay đổi luật chơi → cty nhỏ vẫn cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu.

- Nhà tích hợp: PMTD là thiên đường → không cần sử dụng kỹ thuật nghịch đảo.

- NCC và duy trì DV: cơ hội của mọi NCC là như nhau. Giá trị gia tăng của các DV được đánh giá cao vì giá thành PM là thấp → sự khác biệt + hiệu ứng mạng.

Tóm lược chương giới thiệu- Làm quen sơ bộ với thế giới của PMTD, khái niệm do Richard Stallman đưa ra dựa trên 4 quyền tự do.

- Tính có thể truy cập được mã nguồn và những ưu thế của nó đã tạo động lực cho quan điểm ít đạo đức hơn và thực dụng hơn, được OSI bảo vệ, đưa ra khái niệm khác: PMNM.

- Cuối cùng, các hệ quả của PMTD đối với các bên chủ chốt có liên quan.

Giới thiệu

1. Lịch sử phát triển của PMTD là lâu đời nhất, trước cả khái niệm về PMTD

- Những năm 60: phần cứng đi cùng PM, PM là tự do truy cập mã nguồn

- 30/09/69, IBM tuyên bố từ 1970 sẽ bán phần mềm riêng. PMSHĐQ ra đời.

- Những năm 70, đầu 80: PMSHĐQ áp đảo, vẫn có PMTD: Spice, TeX, Unix

- Unix: Bell Labs của AT&T năm 72, CSRG của đại học Berkeley – California

- Cuối những năm 80: AT&T đổi chính sách, hạn chế truy cập mã nguồn Unix, 1991 còn kiện đại học Berkeley về mã nguồn BSD của nhóm CSRG

2. Sự bắt đầu có định hướng của PMTD: GNU & BSD

- 1984, Richard Stallman, (1) dự án GNU – GNU không phải Unix (GNU is NOT UNIX) – mục tiêu là một OS tự do → tích hợp nhiều PM vào OS như: trình biên dịch GCC, trình soạn thảo Emacs, TeX, XWindow, … (2) đưa ra GPL (3) thành lập FSF.

- CSRG của Berkeley: (1) Từ 1973 là 1 trung tâm Unix, đặc biệt 79-80 nhưng phải có giấy phép của AT&T và ngày một khó; (2) 06/1989 Phiên bản Net-1 (No AT&T code) là Unix liên quan tới TCP/IP với giấy phép BSD; (3) 06/1991 Net-2 (No AT&T code) → tạo ra hầu như Unix tự do hoàn chỉnh; (4) 12/1991 386BSD ra đời, tiền thân của FreeBSD, OpenBSD; (5) Vụ USL của AT&T kiện BSDI, Novell mua từ USL... → PMTD là gốc của nền CNpPM và là gốc của Internet ngày nay!

Sơ lược lịch sử

3. Sự ra đời của Internet:

- Đầu những năm 70, Internet đã gắn liền với PMTD: (1) sửa lỗi, chia sẻ mã nguồn trong cộng đồng (CgĐg) các LTV và NSD khi xây dựng Internet; (2) Những năm 80 Unix BSD là triển khai tuyệt đối của các thử nghiệm TCP/IP; (3) Quan hệ chặt chẽ giữa 2 CgĐg LTV: xây Unix là CSRG và xây Internet là NSFNet; (4) Những năm 90 thì CgĐg PMTD là CgĐg đầu tiên khai thác sâu khả năng của Internet và xúc tác để tạo ra các CgĐg BSD, FSF và GNU/Linux.

4. Sự ra đời của nhân (Kernel) GNU/Linux

- Tới năm 1990, hầu hết mọi thành phần của một OS tự do đã có, cả từ dự án GNU cũng như từ các phát tán BSD, chỉ còn thiếu nhân tự do. Khi nhân ra đời sẽ mở đường cho 2 dòng OS hoàn toàn tự do: BSD và GNU/Linux.

- 07/1991 Linus Torvalds công bố dự án nhân Linux, 09/1991 phiên bản 0.01; 03/1994 phiên bản 1.0 – nhân ổn định đầu tiên. Nhân Linux theo GPL. Kết hợp với các phần mềm của dự án GNU tạo thành OS GNU/Linux như ta thấy ngày nay: Debian, RedHat, Fedora, Ubuntu và SuSE...

Sơ lược lịch sử

5. Kết thúc những năm 90 – chủ yếu trên máy chủ, chuẩn bị cho máy trạm

- (1) Giữa những năm 90: môi trường hoàn chỉnh cho GNU/Linux, BSD; (2) hiện tượng máy chủ Web Apache trên Internet; (3) 09/1998 đầu tư của Intel và Netscape vào RedHat; (4) nhiều cty kinh doanh với mô hình nguồn mở: SuSE, Mandriva...; (5) Ngoại trừ Microsoft → IBM, Sun, Oracle, Apple... chuyển các sản phẩm của mình sang GNU/Linux; (6) Các môi trường đồ họa để bàn: KDE 1.0 – 07/1998, GNOME 1.0 – 02/1999; (7) OSI ra đời 1998, từ đây có thuật ngữ PMTD, PMNM và PMTDNM.

6. Thập niên 2000

- (1) PMTD trên máy trạm: các OS Ubuntu, Fedora,... môi trường GNOME, KDE, OpenOffice.org, Firefox, ...; (2) Các chính phủ quan tâm: gnuLinEx,...; (3) Hợp tác giữa cty – cty; cty – CgĐg tình nguyện viên.

7. Tương lai như chúng ta thấy ngày hôm nay

- Được khẳng định, với hàng loạt chính sách của các quốc gia, các thị trường chứng khoán, các ngân hàng, các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ...

Tóm lược - sơ lược lịch sử- Vòng xoáy trôn ốc của PMTD từ những năm 60 cho tới nay.

Sơ lược lịch sử

“Các giấy phép của hầu hết các phần mềm được thiết kế để lấy đi sự tự do của bạn để chia sẻ và thay đổi chúng”. Richard Stallman trong GPLv2.

1. Sở hữu trí tuệ: (1) ý nghĩa khác nhau, theo ngữ cảnh khác nhau, tùy thuộc vào việc ai sử dụng nó. (2) gồm: bản quyền SH trí tuệ và SH công nghiệp... → Chống sao chép; (3) SHTT là để khuyến khích người đổi mới sáng tạo, nó là tạm thời, nó sẽ hết hạn khi chức năng khuyến khích đã hoàn thành. (4) Sự mâu thuẫn giữa bảo vệ SHTT và đổi mới sáng tạo: (a) Việc sao chép lậu tước đoạt đi của người chủ sở hữu trí tuệ lợi tức tiềm tàng từ việc bán hàng: (b) Đổi mới sáng tạo nhanh bị cản trở vì thời hạn lâu bảo vệ SHTT → PMTD ra quan điểm: lợi ích của việc sao chép & đổi mới sáng tạo đối nghịch với sự kiểm soát độc nhất 1 tác phẩm của tác giả của nó.

- Bản quyền: (1) bảo vệ sự diễn đạt của nội dung, chứ không phải bản thân nội dung; (2) để bù đắp cho lao động của tác giả tác phẩm; (3) gồm 2 quyền: đạo đức (vĩnh viễn) & SHTT (có thời hạn, 70 năm sau cái chết của tác giả, theo luật TBN); (4) Mâu thuẫn giữa sự bảo vệ diễn đạt nội dung và sự sao chép, đặc biệt là với Internet và công nghệ sao chép ngày nay trên máy tính. Khả năng tạo của cải không cần chi phí đối nghịch với … BSA.

Khía cạnh pháp lý

- Bí mật thương mại: (1) kiếm lợi từ bí mật SH thương mại và SHTT, đặc trưng là PM, nơi chỉ bán PM với các chương trình được biên dịch sẵn dạng nhị phân mà không có mã nguồn → tước đoạt vô hạn định tri thức có ích của xã hội; (2) Sử dụng kỹ thuật nghịch đảo để bắt chước sản phẩm (SP) gốc; (3) SP càng tinh vi thì bắt chước càng khó; (4) Bắt chước rồi cải tiến tạo ra các siêu cường như Mỹ, Nhật ngày nay.

- Bằng sáng chế (BSC): (1) là một phương án của bí mật thương mại. Phát minh được để lộ → bảo hộ 17-25 năm → thời gian bù đắp cho người giữ BSC; (2) BSC PM cản trở sự đổi mới sáng tạo trong PM; (3) Mỹ từng từ chối các BSC của nước ngoài khi còn là một quốc gia chưa phát triển đầy đủ; (4) BSC PM là ác mộng cho các LTV; (5) New Zealand là nước đầu tiên, 2010 (2013) loại bỏ BSC PM khỏi danh sách được bảo vệ bởi pháp luật New Zealand; (6) EU để treo.

- Thương hiệu và logo: có ảnh hưởng, dễ thấy nhất là các tên miền Internet.

2. Các giấy phép PMTD

- PMTD và PMSHĐQ đều có giấy phép khi phân phối, và về các quyền tự do thì chúng đối lập nhau → mô hình phát triển đối nghịch nhau. Mỗi phiên bản PMTD là một tác phẩm và quyền phân phối tùy vào (các) tác giả.

Khía cạnh pháp lý

2. Các giấy phép (GPh) PMTD (tiếp)

- Các loại GPh: Tổng cộng hơn 70 loại GPh khác nhau mà FSF và OSI phê chuẩn: (1) GPh dễ dãi: các quyền tự do nằm ở các lập trình viên: họ BSD, Apache, Zope PL,... (2) GPh mạnh: các quyền tự do nằm ở người sử dụng: GPL, LGPL, AGPL, MPL, IBM PL ...

- Phân phối theo vài GPh: 1 cho tự do & 1 cho thương mại: Qt với KDE, StarOffice & OpenOffice.org; Netscape Communicator & Mozilla.

- GPh cho tài liệu → mở rộng cho các loại khác, như với sách giáo khoa: CC và GFDL.

Có phần riêng cho các khía cạnh pháp lý của xã hội thông tin.

Khía cạnh pháp lý

1. Hiểu được LTV PMTD là ai, sẽ biết cách tác động vào đâu khi cần.

2. Tuổi trung bình 27; nhóm áp đảo là 21-24; hầu hết ở 23; 60% ở độ tuổi 20, 20% <20 và 20% >30 tuổi → ảnh hưởng to lớn tới từ các trường đại học!

3. Các LTV PMTD tự mô tả mình: kỹ sư phần mềm 33%; sinh viên 21%; LTV 11%, nhà tư vấn 10%, giáo sư đại học 7%, marketing 1% → Giới đại học (sinh viên, giáo sư) + công nghiệp (kỹ sư phần mềm + tư vấn)

4. 20% LTV tới từ các lĩnh vực không phải là CNTT. 20% sinh viên + 64% LTV được trả tiền → đa số được trả tiền để viết PMTD.

5. Nhân Linux: 75% mã nguồn là do 100 công ty với 3000 LTV viết, 25% còn lại do các tình nguyện viên hoặc không rõ nguồn gốc viết. (Thời điểm năm 2012 là khác).

6. Phân bố theo địa lý: Debian năm 2003: Mỹ 297, Đức 136, Anh 75, Úc 52, Pháp 51, Canada 49, TBN 34, Nhật 33, Ý 31, Hà Lan 29, Thụy Điển 27.

7. Cống hiến theo giờ: <2 là 22.5%; 2-5 là 26.1%; 5-10 là 21%; 10-20 là 14.1%; 20-40 là 9.2%; >40 là 7.1% → 80% LTV PMTD làm việc trong thời gian rỗi.

8. Động lực: phát triển kỹ năng mới, học & chia sẻ kiến thức, làm việc cộng tác, chứ không phải là tiền bạc và sự ích kỷ → liệu có đúng ở VN???

9. Uy tín lãnh đạo: sự thừa nhận của cộng đồng.

Lập trình viên và động lực của họ

1. Cấp vốn cho các dự án PMTD

- Có nhiều cách cấp vốn khác nhau, thường là từ bên ngoài dưới dạng tài trợ, có và không có việc cầu sinh lợi.

- Cấp vốn từ nhà nước: (1) từ địa phương, vùng, quốc gia, siêu quốc gia; (2) chủ yếu dưới dạng vốn R&D, thường không có yêu cầu hoàn vốn; (3) Mục đích: khoa học (trình biên dịch GNAT cho ngôn ngữ Ada), khuyến khích các chuẩn (TCP/IP), ý nghĩa xã hội (gnuLinEx).

- Cấp vốn từ tư nhân nhưng không vì lợi nhuận: như FSF & dự án GNU;

- Cấp vốn với yêu cầu cải tiến (Corel cấp vốn cho Macadamian để đóng góp mã nguồn cho dự án Wine → cả Corel và dự án Wine đều có lợi

- Cấp vốn vì có lợi ích liên quan: (1) nơi cấp vốn có lợi ích từ việc cấp vốn cho một sản phẩm có liên quan tới kinh doanh của mình như để bán sách (O'Relly → Perl), phần cứng (VA Software → VA Linux) hoặc CD chương trình (RedHat → GNOME); (2) lợi nhuận là không độc chiếm.

- Đầu tư nội bộ: thấy được cơ hội kinh doanh: Opticality Venture cấp vốn cho Zope; Ximian với Evolution; Intel & Google với MeeGo, Nokia với Symbian..

- Cấp vốn phương thức khác: Sử dụng thị trường để đưa khách hàng gặp các LTV → dự án nhỏ, ngắn hạn.

Kinh tế

2. Các mô hình kinh doanh PMTD → Tìm kiếm ưu thế cạnh tranh

- Bán PMTD thật nhiều cho một bản sao như với PMSHĐQ → phi thực tế

- Hiểu biết tốt hơn: Linux Care (Mỹ), Alcove (Pháp): nhân viên là chuyên gia

- Hiểu biết tốt hơn + hạn chế = pha trộn giữa PMTD & PMSHĐQ: Candera (SCO) đưa PMSHĐQ vào GNU/Linux; Ximian với Connector to Exchange...

- Nguồn của 1 SP PMTD: Ximian → Evolution và Mono; Zope Corp. → Zope

- Nguồn của SP + những hạn chế: Phân phối như PMSHĐQ trước, PMTD sau như artofcode LLC & Ghostscript, Ada Core Technologies & GNAT

- Nhiều giấy phép: Sleepycat & nhúng Berkeley DB; MySQL AB & MySQL

- Bán thương hiệu: bán SP và dịch vụ (DV) như một giá trị gia tăng: RedHat

3. Phân loại theo Hecker → PMTD như SP phụ: (1) bán dịch vụ liên quan; (2) để bán các PMSHĐQ khác; (3) bán thiết bị; (4) bán phụ tùng; (5) bán dịch vụ trực tuyến; (6) bán thương hiệu; (7) bán rồi giải phóng; (8) Trao đặc quyền PM.

4. Vị thế độc quyền: (1) độc quyền của PMSHĐQ khác của PMTD (không chỉ 1 Cty) (2) Các yếu tố ảnh hưởng tới vị thế độc quyền: định dạng dữ liệu, chuỗi phân phối, tiếp thị; đầu tư vào huấn luyện; phần mềm cài đặt sẵn.

Có phần riêng cho các khía cạnh kinh tế và các mô hình kinh doanh của PMTD.

Kinh tế

Nhà nước (NN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng công nghệ (CN)

1. Ảnh hưởng của PMTD lên hành chính nhà nước: nhiều tài liệu nghiên cứu

- Ưu điểm: (1) phát triển nền công nghiệp (CNp) bản địa – cạnh tranh CCDV của bất kỳ cty nào; (2) độc lập với các NCC, khác với PMSHĐQ; (3) mềm dẻo và thích nghi với yêu cầu đặc thù – nhờ có mã nguồn; (4) áp dụng dễ dàng hơn các chuẩn mở; (5) an ninh hệ thống & thông tin; (6) sẵn sàng cho lâu dài; (7) Ảnh hưởng vượt ra khỏi nhà nước – ảnh hưởng tới xã hội, các cty và công dân.

- Nhược điểm: (1) thiếu hiểu biết và cam kết chính trị từ những người ra quyết định – ưu điểm của PMTD không phải là giá thành mà là chiến lược! (2) cơ chế hợp đồng kém cỏi – chỉ thuận cho việc mua PMSHĐQ; (3) Thiếu chiến lược triển khai – hoặc coi là thứ rẻ tiền, hoặc bị cô lập...; (4) Thiếu PMTD trong một số phân khúc; (5) Tính tương hợp với hệ thống đang có – nên sử dụng chuẩn mở: (6) chuyển đổi dữ liệu – cần nỗ lực đặc biệt + tiền.

2. Hành động của NN: (1) mua PM/DV; (2) Khuyến khích sử dụng & mua sắm bằng chính sách tài chính hoặc làm gương; (3) đầu tư cho R&D SP

- Thỏa mãn nhu cầu của NN: ví dụ vài SP ngôi sao: vài GNU/Linux, LibO/OOo, FF

- Khuyến khích xã hội thông tin (XHTT), thúc đẩy R&D

PMTD và hành chính nhà nước

3. Ví dụ về một số sáng kiến pháp lý

- Dự luật Peru, 2001 và cuộc tranh luận với MS Peru của nghị sỹ Quốc hội Peru → dựa trên các nguyên tắc của NN: (1) Công dân truy cập tự do tới thông tin của nhà nước; (2) Các dữ liệu thông tin của NN phải là vĩnh cửu; (3) An ninh của nhà nước và công dân phải được đảm bảo.

- Ngày nay: Một loạt các quốc gia như: Hà Lan (2004), Anh (2009), Đan Mạch (2009); Malaysia (2004); Canada (2009); New Zealand (2003); Liên minh châu Âu (Chỉ dẫn mua sắm công về PMNM – 2010; Chỉ dẫn thực tiễn cho việc sử dụng PMTD trong khu vực nhà nước – 2010); Mỹ, 2009 với Chính phủ mở, nhấn mạnh tới các định dạng (chuẩn) mở, nhiều nước khác

- Tháng 03/2010, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế: Năm 2008 có 250 sáng kiến về chính sách PMTDNM toàn cầu; Năm 2010 tăng lên là 364 sáng kiến PMTDNM; Dự đoán năm 2012 là 500 sáng kiến. Việt Nam có 3 sáng kiến.

- Từ 2013 tới nay, do ảnh hưởng của vấn đề an toàn thông tin → sang PMTD:

* Chính phủ Anh: bắt buộc chuẩn mở từ 01/11/2013, bắt buộc ODF từ 22/07/2014

* CP Trung Quốc: tháng 05/2014: cấm Windows 8 lên PC chính phủ + Ubuntu riêng

* Chính phủ Ấn Độ: Từ 2015, các hệ thống điều hành điện tử: PMNM bắt buộc.

* Ủy ban châu Âu: Từ 2015, các hệ thống mới xây dựng ưu tiên PMTD.

* Và một số chính phủ khác ...

PMTD và hành chính nhà nước

Kỹ thuật của PMTD

Nhà thờ lớn → mã nguồn được phát triển giữa các phát hành phiên bản không là truy cập tự do, mà chỉ tới được một nhóm các LTV có đặc quyền → mô hình phát triển PMSHĐQ.

Cái chợ → mã nguồn được phát triển qua Internet → ai cũng truy cập được. Ngược lên dòng trên (NLDT): mã lệnh đóng góp của các LTV chuyển ngược về dự án PMTD gốc → rất quan trọng!

Nguyên tắc:

- Phát hành sớm

- Phát hành thường xuyên

Tiểu luận: 'Nhà thờ lớn và cái chợ' của Eric S. Raymond, 1997

2 mô hình quản lý các dự án PMTD: (1) nhà độc tài nhân từ; (2) người tài lãnh đạo

Tuân thủ mô hình phát triển PMTD, không đóng mã nguồn → tạo rẽ nhánh không cần thiết, gây hại cho đơn vị phát triển và các đơn vị sử dụng.

▲ Phát triển đúng mô hình, có đóng góp ngược lên dòng trên cho cây dự án nguồn mở gốc ban đầu.

Phát triển rẽ nhánh, không có đóng góp ngược lên dòng trên cho cây dự án nguồn mở gốc ban đầu. ►

Bán dịch vụ xung quanh phần mềm của chung cộng đồng

2012 - Phát triển nhân- Nhân Linux: 226 công ty, hơn 1.300 lập trình viên cùng cộng tác phát triển.- Các trình điều khiển phần cứng và thiết bị ngoại vi nằm trong nhân Linux.- Trung bình 70 ngày ra một phiên bản nhân mới.- Phiên bản nhân v3.2 xuất bản ngày 04/01/2012 có hơn 15 triệu dòng mã lệnh.

Kỹ thuật của PMTD

1. Môi trường phát triển (PT) PMTD thường là môi trường làm việc cộng tác, phân tán và trực tuyến trên Internet.

2. Ngôn ngữ phát triển, ban đầu, thường là C. Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ PT.

3. Môi trường phát triển tích hợp IDE (Integrated Development Environment) giúp cho công việc của LTV PM dễ dàng hơn với sự tích hợp của các ngôn ngữ, trình biên dịch, trình theo dỗi và sửa lỗi, tính đếm sự thực thi ..., ví dụ, GNU Emacs.

4. Các công cụ cơ bản làm việc cộng tác: danh sách thư điện tử, chat IRC, Forums...

5. Hệ thống quản lý mã nguồn - quản lý phiên bản: Git, Subversion, CVS, ...

6. Tài liệu: các LTV thường thích sử dụng các tài liệu có các định dạng có khả năng đọc được trong mọi trình soạn thảo → văn bản thô hoặc chuẩn tài liệu mở khác. Một số ứng dụng làm tài liệu: Docbook (theo chuẩn SGML), Wiki (rất phổ biến hiện nay)...

7. Quản lý lỗi: thường có trình theo dõi lỗi ngay trong các hệ thống quản lý phiên bản như Git, SVN...

8. Hỗ trợ các kiến trúc khác. Ví dụ, SourceForge đã đưa ra một thời gian các môi trường của Debian GNU/Linux cho Intel x86, DEC Alpha, PowerPC và SPARC, bổ sung thêm vào các môi trường của Solaris và Mac OS/X.

9. Các xưởng hỗ trợ phát triển: cung cấp các công cụ phát triển: GitHub, SourceForge

Môi trường & công nghệ phát triển

Điển hình tính tới thời điểm tài liệu FTA ra đời, năm 2010:

1. Nhân Linux: (1) lịch sử; (2) cách thức làm việc; (3) hiện trạng của Linux;

2. FreeBSD: (1) lịch sử; (2) sự phát triển; (3) qui trình ra quyết định; (4) các công ty làm việc xung quanh FreeBSD; (5) hiện trạng FreeBSD; (6) thông tin thêm về FreeBSD; (7) các nghiên cứu hàn lâm về FreeBSD.

3. KDE: (1) lịch sử; (2) sự phát triển; (3) liên đoàn KDE; (4) hiện trạng; (5) thông tin thêm về KDE.

4. GNOME: (1) lịch sử; (2) Quỹ GNOME; (3) các công ty làm việc xung quanh GNOME; (4) hiện trạng GNOME; (5) thông tin thêm về GNOME; (6) các nghiên cứu hàn lâm về GNOME.

5. Apache: (1) lịch sử; (2) sự phát triển; (3) thông tin thêm;

6. Mozilla: (1) lịch sử; (2) thông tin thêm.

7. OpenOffice.org: (1) lịch sử; (2) tổ chức; (3) thông tin thêm;

8. RedHat Linux: (1) lịch sử; (2) hiện trạng; (3) thông tin thêm;

9. Debian GNU/Linux: (1) lịch sử; (2) so sánh với các hệ điều hành khác.

10. Eclipse: (1) lịch sử; (2) hiện trạng; (3) thông tin thêm;

Trường hợp điển hình

1. Tài nguyên tự do quan trọng: Ngoài tài liệu tự do của các PMTD ra, còn nhiều dạng tài liệu tự do khác nêu ở đây.

- Tài liệu khoa học: các nhà khoa học xuất bản các tài liệu nghiên cứu tới được công chúng rộng rãi, trong khi họ nhận được doanh thu từ các hợp đồng nghiên cứu mà họ giành được nhờ uy tín nghiên cứu của họ.

- Luật pháp và chuẩn → những tài liệu cần phổ biến càng rộng càng tốt. Với chuẩn, có chuẩn mở, dù chuẩn mở có các định nghĩa khác nhau.

- Các dạng bách khoa toàn thư và tài liệu học tập tự do, http://www.wikipedia.org/ và nhiều dạng wiki khác.

- Các khóa học tự do, dạng như, http://ocw.mit.edu/index.htm

- Các bộ sưu tập, các cơ sở dữ liệu, dạng như, http://www.dmoz.org/

- Phần cứng tự do, http://en.wikipedia.org/wiki/Open-source_computing_hardware

- Văn học nghệ thuật, http://www.wumingfoundation.com/

- Hiện có rất nhiều dạng mở và tự do, khó mà liệt kê hết được.

2. Giấy phép cho các tài nguyên tự do: các hệ thống: GFDL và Creative Commons.

Các nguồn tự do khác

Tài liệu tham khảo1. Giới thiệu phần mềm tự do, FTA xuất bản, năm 2010.

2. Nhà thờ lớn và cái chợ, 27/05/1997, Eric S. Raymond.

3. Hiểu biết về mô hình phát triển nguồn mở. Quỹ Linux, 11/2011.

4. Ngược lên dòng trên. Quỹ Linux, 01/2012.

5. Hệ thống tư vấn PMNM của OSS Watch.

6. Các giấy phép khác nhau và bình luận về chúng.

7. Video: Hệ điều hành cách mạng - Revolution OS.

8. Video: Chiến tranh phần mềm - Software Wars.

Cảm ơn!

Hỏi đáp

LÊ TRUNG NGHĨA

Email: [email protected]: http://vnfoss.blogspot.com/

http://letrungnghia.mangvn.org/Trang web CLB PMTDNM Việt Nam: http://vfossa.vn/vi/HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/