bài sửa hoàn chỉnh

61
Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 0 -

Upload: nguyen-bao

Post on 20-Jul-2015

1.056 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 0 -

Page 2: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 1 -

NỘI DUNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ RƠLE TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN. ..........- 2 -

1. Tổng quan về BVRL trong hệ thống điện..........................- 2 -

a. Các yêu cầu của BVRL trong HTĐ: ............................- 2 -

b. Các phương thức BVRL trong lưới điện phân phối Bình Định đang sử dụng hiện nay: -

2 -

II GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN

HÀNH CÁC MC RECLOSER, CÁC TỦ ĐIỀU KHIỂN THÔNG DỤNG HIỆN NAY

TRONG ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH. ..................................- 3 -

1. Giới thiệu chung: ...........................................- 3 -

2. Các nội dung chính trong công tác quản lý vận hành các Recloser: ............- 3 -

a. Công tác lắp đặt: ..........................................- 3 -

b. Công tác kiểm tra định kỳ: ...................................- 3 -

c. Công tác vận hành: ........................................- 3 -

d. Công tác bảo dưỡng: .......................................- 3 -

III HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH TỦ ĐIỀU KHIỂN RECLOSER. ............- 3 -

III.1 TỦ ĐIỀU KHIỂN FXB. ...................................- 3 -

a. Giới thiệu chung. ......................................- 3 -

b. Diễn giải các tính năng của tủ điều khiển: ......................- 4 -

III.2 TỦ ĐIỀU KHIỂN F6.....................................- 10 -

a. Giới thiệu chung về máy cắt Nova 27i: .......................- 10 -

b. Tủ điều khiển F6: .....................................- 11 -

III.3 TỦ ĐIỀU KHIỂN NULEC N12-27. ...........................- 19 -

a. Giới thiệu chung......................................- 19 -

b. Tủ điều khiển: .......................................- 29 -

III.4 TỦ ĐIỀU KHIỂN POLARR ...............................- 48 -

a. Giới thiệu chung......................................- 48 -

b. Tủ điều khiển RC .....................................- 54 -

Page 3: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 2 -

CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY CẮT RECLOSE.

I TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ RƠLE TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN. 1. Tổng quan về BVRL trong hệ thống điện.

a. Các yêu cầu của BVRL trong HTĐ:

- Tính chọn lọc. - Tác động nhanh.

- Đảm bảo độ nhạy. - Làm việc tin cậy và chắc chắn.

b. Các phương thức BVRL trong lưới điện phân phối Bình Định đang sử dụng hiện nay:

- Bảo vệ đường dây có trung tính trực tiếp nối đất có các loại BVRL:

Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ).

Quá dòng điện 50/51N ( cắt nhanh/ có thời gian đất ).

Bảo vệ kém, quá điện áp ( một số các đường dây từ TBA110).

- Bảo vệ đường dây có trung tính cách đất có các loại BVRL:

Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ).

Báo tín hiệu chạm đất trên lưới điện (Uo).

Hiện nay các xuất tuyến đầu TBA 110kV và TBA trung gian đã và đang tiến hành đưa role tự Động đóng Lại (TĐL) vào hoạt động.

BVRL MBA trong các TBA trung Gian 35/15/6kV -Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ) các phía của MBA.

-Báo tín hiệu quá tải MBA. -Báo tín hiệu nhiệt độ 2 cấp dầu, cuộn dây MBA. -So lệch dọc MBA.

-Hơi 2 cấp. -Báo tín hiệu chạm đất trên các cuộn dây MBA (Uo).

-BVRL MBA 110/22kV trong các TBA 110kV: -Quá dòng điện 50/51 ( cắt nhanh/ có thời gian pha ) các phía của MBA.

-Quá dòng điện 50/51N ( cắt nhanh/ có thời gian đất ) các phía của MBA. -Báo tín hiệu quá tải MBA.

-Báo tín hiệu nhiệt độ 2 cấp dầu, cuộn dây MBA. -So lệch dọc MBA.

-Hơi 2 cấp. -Dòng dầu MBA ( các MBA có bộ điều áp dưới tải ).

-Quá, kém áp trên các phía của MBA.

Page 4: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 3 -

II GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VẬN HÀNH CÁC MC RECLOSER, CÁC TỦ ĐIỀU KHIỂN THÔNG DỤNG

HIỆN NAY TRONG ĐIỆN LỰC BÌNH ĐỊNH.

1. Giới thiệu chung:

Hiện nay trên lưới điện Bình Định đang sử nhiều loại MC Recloser công nghệ cao do nhiều nước sản xuất như:

- Recloser Cooper VWVE 27 tủ điều khiển F4C, FXB. - Recloser Cooper NoVa tủ điều khiển F6.

- Recloser Nulec N12-27 - Recloser W & B tủ điều khiển POLARR

- Recloser TAVIDA loại OSM/TEL-27-12.5/630-205 Tủ điều khiển RC/TEL-01E Các Recloser có cấu tạo khác nhau về cơ cấu cơ khí và tủ điều khiển, các chức

năng hoạt động cũng tương đối đa dạng. Các Recloser đòi hỏi một chế độ kiểm tra bảo dưỡng chặt chẽ để làm việc đúng các yêu cầu theo chương trình đã cài đặt. 2. Các nội dung chính trong công tác quản lý vận hành các Recloser:

a. Công tác lắp đặt: - Lắp đặt đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo.

- Lắp đăt đúng theo các khuyến cáo của nhà cung cấp hàng. b. Công tác kiểm tra định kỳ:

- Kiểm tra đầy đủ các hạng mục theo phiếu kiểm tra định kỳ mà Điện lực đã ban hành.

- Kiểm tra đột xuất khi có tình trạng làm việc không bình thường đề xuất các phương án giải quyết

c. Công tác vận hành: - Vận hành đúng theo qui trình qui phạm đã ban hành.

- Theo dõi các thông số sự cố để kiểm tra tình trạng tác động của bảo vệ. - Theo dõi số lần tác động và độ hao mòn tiếp điểm của MC để đưa MC ra bảo dưỡng đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo.

d. Công tác bảo dưỡng: - Bảo dưỡng đầy đủ các hạng mục, đúng thời gian qui định.

- Bảo dưỡng đúng theo các yêu cầu của nhà chế tạo và nhà cung cấp hàng.

III HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH TỦ ĐIỀU KHIỂN RECLOSER. III.1 TỦ ĐIỀU KHIỂN FXB.

a. Giới thiệu chung.

Bộ điều khiển đặt trong tủ thép kín, chịu được thời tiết môi trường.

Nguồn điện sơ cấp 120 hoặc 240V AC. Nguồn này được chỉnh lưu nạp vào bộ accu

và bộ chuyển đổi DC/DC cung cấp điện áp phù hợp cho tủ điều khiển.

Tủ được trang bị một bộ accu chì 24VDC – 2.5Ah để duy trì mọi hoạt động của tủ điều khiển trong 48 giờ khi nguồn điện AC bị mất.

Page 5: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 4 -

Một tụ điện công suất lắp phần trên cùng của tủ điều khiển để cấp nguồn cho cuộn dây đóng và cắt của máy cắt.

Mặt giao diện của tủ điều khiển FXB: 01 màn hình tinh thể lỏng, các phím bấm nhanh, các đèn hiển thị và phím khóa

hoặc mở các chức năng đặc biệt của tủ điều khiển;

Hình 1: Mặt giao diện của tủ điều khiển FXB và các bộ phận bên trong.

b. Diễn giải các tính năng của tủ điều khiển:

HOT LINE TAG/OFF : Khi contact ở vị trí HOT LINE TAG chức năng chỉ thị đường dây có điện được tác động và lúc này mọi thao tác đóng, cắt Recloser từ tủ điều

khiển bằng tay hay từ tín hiệu Scada, hoặc từ phần mềm máy tính đều bị khóa.

GROUND TRIP BLOCKED: Nhấn nút này để khóa chế độ cắt dòng chạm đất tác động. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi chọn tính năng này. Khi đó, Recloser không tác

động cắt khi có sự cố dòng chạm đất hoặc sự cố dòng chạm đất nhạy.

ALTERNATE MINIMUM TRIP: Nhấn nút này khi ta muốn Recloser làm việc theo giá trị dự phòng. Khi đó tủ sẽ tự động chuyển qua các giá trị cắt nhỏ nhất dự phòng

(ALT MT PH, GRD, SGF) của dòng pha, dòng chạm đất hay dòng đất nhạy. Led chỉ thị

tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn.

NON RECLOSING: Khóa chức năng tự đóng lại của Recloser. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn.

Tụ điện

công suất

Cổng RS-232

Phím ON/OFF

chức năng giám sát

Công tắc ON/OFF

và đèn chỉ thị Hot

Line Tag

Công tắc chọn điện

áp 120 Vac/240 Vac

Nút

TRIP/CLOSE Trạm đấu dây

cấp nguồn AC Công tắc hiển

thị màn hình

Đầu kiểm

tra pin

Phím khoá

SGF/SEF

Các đèn LED

chỉ thị trạng thái

Các đèn LED

chỉ thị sự cố

Bàn phím điều

chỉnh chế độ

vận hành

Page 6: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 5 -

SGF/SEF BLOCKED: Khóa chức năng dòng cắt nhạy của Recloser. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi tính năng này được chọn.

SUPERVISORY ON: Chức năng giám sát tác động. Led chỉ thị tương ứng sẽ sáng khi chức năng này được chọn.

TRIP: Nhấn nút này để cắt máy cắt. Led chỉ thị tương ứng sẽ tác động.

CLOSE: Nhấn nút này để đóng máy cắt. Led chỉ thị tương ứng sẽ tác động.

Đèn BUSHINGS 1-2: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 1;

Đèn BUSHINGS 3-4: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 2;

Đèn BUSHINGS 5-6: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố pha 3;

Đèn GROUND EARTH: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố chạm đất;

Đèn SGF/SEF: Đèn này sáng, chỉ thị máy cắt cắt do sự cố dòng đất nhạy;

HOT LINE TAG

OFF

SGF/SEF BLOCKED

ANTERNATE MINIMUM

TRIP

GROUND TRIP

BLOCKED

NONE

RECLOSING

SUPERVISORY

ON

TRIP (LOCKOUT)

CLOSE

Page 7: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 6 -

CONTROL OK: Chỉ thị tủ điều khiển hoạt động bình thường;

CONTROL LOCKOUT: Chỉ thị tủ điều khiển đang bị khóa;

CURRENT ABOVE MINIMUM TRIP: Máy cắt cắt do dòng chỉnh định cắt pha, đất, chạm đất nhạy thấp hơn dòng tải hiện tại;

+ Các phím bấm nhanh:

OPER COUNTER: Hiển thị tổng số lần tác động của máy cắt;

RMS CURRENT: Hiển thị giá trị tức thời dòng pha, đất;

DISPLAY TEST: Nhấn phím này để kiểm tra sự hiển thị của các Led chỉ thị;

BATTERY TEST: Nhấn phím này để kiểm tra nguồn pin của tủ điều khiển (OK:

tốt, NOT OK: không tốt)

RESET TARGE: Reset lại việc hiển thị các pha sự cố (nghĩa là Event bị delete)

EDIT: Chỉnh sửa thông số MENU, giúp người sử dụng thay đổi các thông số cài đặt bằng cách sử dụng các phím mũi tên lên , xuống để tăng hoặc giảm giá trị đó;

ENTER: Đưa các thông số mới cài đặt vào bộ nhớ. Phím này cũng cho phép người sử dụng tiếp cận các menu con từ menu chính.

c. Đọc dữ liệu :

1. Configuration – Cấu hình: Phần này chỉ cài đặt một lần khi mới lắp đặt lần đầu

tiên, đơn vị quản lý không được phép thay đổi giá trị các thông số. Muốn xem chi tiết

nhấn phím ENTER, khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính (Configuration) .

2. Basic parameters – Các thông số cơ bản: Khi màn hình đang hiển thị

Configuration ấn phím mũi tên xuống sẽ chuyển sang Basic Parameters và nhấn phím ENTER để truy cập vào các menu con.

Minimum Trips – Dòng cắt nhỏ nhất:

NOR MT PH : Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ ngắn mạch pha ở chế độ bình thường.

NOR MT GND: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất ở chế độ bình thường.

NOR MT SGF: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất nhạy ở chế độ bình thường. Sau đó nhấn phím mũi tên xuống để xem giá trị dòng cắt dự phòng.

ALT MT PH: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ ngắn mạch pha ở chế độ dự phòng.

ALT MT GND: Dòng cắt nhỏ nhất cài đặt bảo vệ chạm đất ở chế độ dự phòng.

ALT MT SGF: Dòng cắt nhỏ nhất chạm đất nhạy ở chế độ dự phòng.

Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính Minimum Trips.

Operations to lockout – Số lần tác động sau đó khóa lại: sử dụng phím mũi

tên xuống để có menu Operations to lockout và nhấn phím ENTER.

PH OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ pha đến lúc máy cắt tự động khóa.

GND OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ chạm đất đến lúc máy cắt tự động khóa.

Page 8: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 7 -

SGF OPS L.O: Số lần tác động ở chế độ bảo vệ chạm đất nhạy đến lúc máy cắt tự động khóa. Sau đó nhấn phím ESC để trở lại menu chính Operations to lockout.

Reclose/Reset Time – Thời gian tự đóng lại:

INTRVL 1: Máy cắt bật lần thứ nhất, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại.

INTRVL 2: Máy cắt bật lần thứ hai, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại.

INTRVL 3: Máy cắt bật lần thứ ba, sau khoảng thời gian cài đặt này máy cắt sẽ tự động đóng lại.

ATTEMPTS : Số lần đóng thêm. Nếu một trong ba lần đóng trên mà máy cắt chưa đóng được do nguyên nhân nguồn điện hoặc trạng thái cuộn đóng cắt bên trong

máy – không phải là sự cố lưới điện. Trong trường hợp này ta chỉnh định cho máy cắt

đóng thêm một số lần nữa tùy theo số lần chỉnh định.

Retry time: Thời gian qui định cho số lần đóng thêm sau khi đóng không thành công.

Reset time: Thời gian thực hiện hết một chu trình ghi nhận sự cố.

Sau khi truy cập xong mục Retry time/Reset time nhấn phím ESC và sử

dụng mũi tên xuống để truy cập vào mục đường đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian.

Time current Curves: Đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian

TCC PHASE OPER 1: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 1.

TCC PHASE OPER 2: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 2.

TCC PHASE OPER 3: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 3.

TCC PHASE OPER 4: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động sự cố pha, lần cắt thứ 4.

TCC PHASE CLPU: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian pha theo chế độ Cold Load Pickup.

TCC GROUND OPER 1: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 1.

TCC GROUND OPER 2: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 2.

TCC GROUND OPER 3: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần

tác động chạm đất, lần cắt thứ 3.

TCC GROUND OPER 4: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian ở lần tác động chạm đất, lần cắt thứ 4.

TCC GROUND CLPU: Chọn đặc tính quan hệ dòng cắt và thời gian cắt chạm đất theo chế độ Cold Load Pickup.

SGF Time: Thời gian bắt đầu tác động chế độ dòng cắt nhạy.

Sau khi truy cập các thông tin này xong nhấn phím ESC để trở về menu chính và sử dụng các phím mũi tên xuống để xem chế độ Cold Load Pickup.

Page 9: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 8 -

Cold Load Pickup: Chế độ dòng khởi động từ trạng thái tỉnh sang động

CLPU TIME: Thời gian qui định sau khi máy cắt tác động thực hiện chế độ Cold Load Pickup.

CLPU MAN CLOSE: Chọn chế độ ON-mở (OFF-tắt) Cold Load Pickup tại tủ điều khiển.

CLPU COM CLOSE: Chọn chế độ mở ( tắt) Cold Load Pickup trên phần miền máy vi tính.

CLPU PH OPS LO: Số lần máy cắt hoạt động theo chế độ Cold Load Pickup pha.

CLPU GND OPS LO: Số lần máy cắt hoạt động theo chế độ Cold Load Pickup cắt chạm đất.

Sau đó nhấn phím ESC để trở ra menu chính và tiếp tục nhấn phím ESC để trở lại menu ban đầu khi mở máy, sử dụng phím mũi tên xuống để xem các thông số

cao cấp (Advanced Parameters ).

3. Advanced Parameters – Các thông số cao cấp

Nhấn phím Enter để vào các thư mục con:

High Current Lockout: Khóa máy cắt khi dòng sự cố cao; Nhấn Enter để vào thư mục con bên trong:

HCLO GND: Chọn chế độ ON/OFF, máy cắt sẽ tự động khóa chức năng tự đóng lại khi dòng chạm đất tăng cao.

HCLO GND MULTI: Hệ số nhân dòng cắt sự cố chạm đất so với dòng chỉnh định cắt chạm đất để máy cắt hoạt động theo chế độ High Current Lockout.

Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem tiếp các thông số:

HCLO GND OP1: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ nhất.

HCLO GND OP 2: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ hai.

HCLO GND OP 3: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ ba.

HCLO GND OP 4: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng chạm đất cao ở lần tác động thứ tư.

Sau đó nhấn mũi tên xuống để xem các thông số khác:

HCLO PHASE: Chọn chế độ ON/OFF, máy cắt sẽ tự động khóa chức năng tự đóng lại khi dòng sự cố pha tăng cao.

HCLO PHASE MULTI: Hệ số nhân dòng cắt so với dòng chỉnh định cắt pha để máy cắt hoạt động theo chế độ High Current Lockout.

Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem tiếp các thông số:

HCLO PHASE OP1: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ nhất.

HCLO PHASE OP 2: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ hai.

Page 10: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 9 -

HCLO GND OP 3: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ ba.

HCLO GND OP 4: Bật hay tắt chế độ khóa máy cắt khi dòng pha tăng cao ở lần tác động thứ tư.

Sau đó nhấn phím ESC để trở lại menu chính.

General: Chế độ chung

MAX SEQ COORD NUM: Số lần phối hợp tuần tự với các Recloser lắp phía sau.

SEQ COORD: Chọn chế độ phối hợp tuần tự hoạt động.

GND TRIP PREC: Chọn chế độ ưu tiên cắt dòng chạm đất.

TARGET RST RCLS: Chọn chế độ reset về các trạng thái ban đầu sau khi có sự cố xảy ra.

Tiếp tục nhấn các phím mũi tên xuống để xem các thông tin khác:

OPERATION CNTR: Chọn chức năng đếm số lần tác động.

EVENT RECORDER: Chọn chức năng ghi nhận các thông tin sự cố.

INTER DUTY MON: Chọn chức năng hiển thị phần trăm còn lại của bề mặt tiếp điểm.

Sau đó nhấn phím ESC để trở lại meunu chính và tiếp tục nhấn phím ESC một

lần nữa để trở lại menu ban đầu khi mở máy và sử dụng phím mũi tên xuống để

xem các thông số đo đếm.

4. Interrupter Duty – Các thông số đo đếm:

Nhấn phím mũi tên xuống để truy cập vào các menu con:

Interrupter Duty: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm làm việc:

Duty PH 1-2: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 1 đã làm việc.

Duty PH 3-4: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 2 đã làm việc.

Duty PH 5-6: Số phần trăm bề mặt tiếp điểm pha 3 đã làm việc. Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính và sử dụng phím mũi tên

để xem giá trị dòng trung điện trung bình qua máy cắt.

RMS Currents: Xem giá trị dòng điện tức thời qua máy cắt:

RMS GND: Giá trị dòng điện tức thời dây trung hòa.

RMS PH 1-2: Giá trị dòng điện tức thời pha 1.

RMS PH 3-4: Giá trị dòng điện tức thời pha 2.

RMS PH 5-6: Giá trị dòng điện tức thời pha 3.

Demand currents: Xem giá trị dòng điện cung cấp qua máy cắt:

DEM GND: Giá trị dòng điện cung cấp trên dây trung hòa.

DEM PH 1-2: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 1.

DEM PH 3-4: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 2.

DEM PH 5-6: Giá trị dòng điện cung cấp trên pha 3.

Max. Demand currents: Xem giá trị dòng điện cung cấp cực đại qua máy cắt.

MAX GND: Giá trị dòng cung cấp cực đại dây trung hòa.

Page 11: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 10 -

MAX PH 1-2: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 1.

MAX PH 3-4: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 2.

MAX PH 5-6: Giá trị dòng cung cấp cực đại trên pha 3.

Target Counter (Đếm số lần tác động do biến cố)

GND TARGETS: Số lần tác động do sự cố dòng chạm đất.

PH 1-2 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha1.

PH 3-4 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha 2.

PH 5-6 TARGETS: Số lần tác động do sự cố pha 3.

State (Trạng thái)

OPRATIONS : Số lần tác động máy cắt;

ESLR: Số lần tác động do sự cố kể từ lần Reset sau cùng;

SEQ POSITION: Vị trí máy cắt hoạt động tuần tự.

Cấu hình đo đếm ( Metering Configuration)

DEM UP DATE : Thời gian truy cập đo đếm dòng cung cấp.

PH INTG TIME: Thời gian truy cập đo đếm dòng tức thời pha.

GND INTG TIME : Thời gian để truy cập đo đếm dòng tức thời của dây trung hòa.

Sau khi xem xong nhấn phím ESC để trở lại menu chính rồi tiếp tục nhấn phím

ESC để lại menu ban đầu. Sau đó sử dụng phím mũi tên xuống để xem thông tin biến cố

Event Recorder.

5. Thông tin biến cố ( Event Recorder ): Sau khi sử dụng phím mũi tên xuống

để chọn thông tin biến cố và nhấn phím Enter để truy cập vào các menu con.

Event XXX: Chọn biến cố cần xem.

CLOSE –VIA CNTRL: Đóng lại bằng các phím nhấn tại tủ điều khiển.

DATE: Ngày xuất hiện biến cố.

TIME : Giờ xuất hiện biến cố.

GROUND : Dòng cắt dây trung hòa.

PHASE 1-2: Dòng cắt pha 1.

PHASE 3-4: Dòng cắt pha 2.

PHASE 5-6: Dòng cắt pha 3. Chú ý : Đối với tủ điều khiển FXB chỉ lưu lại thông tin của 50 sự kiện gần nhất.

III.2 TỦ ĐIỀU KHIỂN F6.

a. Giới thiệu chung về máy cắt Nova 27i:

Máy cắt tự đóng lại Nova 27i là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho lưới phân phối

điện áp đến 27 kV; cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần cài đặt trước (tối đa là 3

lần trước khi cô lập máy cắt).

Máy cắt tự đóng lại Nova 27i có thể lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu

có nhu cầu phù hợp với tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp đặt, phải chọn

vị trí phù hợp, tính toán trị số cài đặt của Rơle, kiểm tra lại tình trạng máy cắt, acquy.

Page 12: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 11 -

Đặc tính kỹ thuật: - Vỏ máy cắt làm bằng hợp kim nhôm không rỉ.

- Giá đỡ làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng.

- Bên hông máy cắt có cần móc để cắt máy cắt bằng tay và bộ chỉ thị đóng cắt.

- Dập hồ quang : trong chân không.

- Cách điện : bằng polyme rắn.

- Điều khiển bằng tủ điều khiển F6: có thể điều khiển trực tiếp tại tủ điều khiển bằng các

phím trên tủ hoặc bằng phần mềm giao tiếp với máy tính và có thể điều khiển từ xa.

- Tỉ số biến điện áp: 2200:1.

- Tỉ số biến dòng chân sứ: 1000:1.

- Nhiệt độ hoạt động: -400C đến +650C.

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp định mức : 27kV

- Dòng điện định mức : 630A

- Dòng điện cắt định mức : 12,5kA

- Khả năng chịu điện áp xung định mức : 150kV - Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp, khô : 60kV

- Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp, ướt : 50kV

- Số lần đóng cắt tối thiểu không cần bảo trì : 10.000 lần

- Trọng lượng của máy cắt : 115kg

- Điện áp cung cấp cho tủ điều khiển : 24VDC

- Điện áp nạp cho tụ điện đóng, cắt : 53VDC

- Acquy : acid chì, 13Ah

- Tuổi thọ của acquy : 4-6 năm

Nguyên lý hoạt động:

Các biến dòng chân sứ cung cấp tín hiệu phát hiện sự cố đến bộ điều khiển điện tử.

Tín hiệu đóng và cắt sẽ làm mạch điều khiển trong máy cắt hoạt động;

+ Đóng máy cắt: Khi có tín hiệu đóng máy cắt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu

đóng, cuộn đóng được cấp điện từ tụ điện đóng để đóng tiếp điểm chính của máy cắt;

+ Cắt máy cắt: Khi có tín hiệu cắt máy cắt hay dòng tải tăng cao vượt quá giá trị cài đặt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu cắt, cuộn cắt được cấp điện từ tụ điện cắt để mở

tiếp điểm chính của máy cắt.

Máy cắt này có một mạch chuyển đổi điện áp DC-DC biến điện áp 24VDC từ tủ

điều khiển thành điện áp 53VDC để nạp cho tụ điện đóng, cắt. Điện áp 24VDC của tủ

điều khiển có thể cấp từ acquy hoặc mạch chỉnh lưu điện áp 120/240VAC thành 24VDC.

Do đó, khi không có nguồn ngoài cấp vào tủ điều khiển thì máy cắt vẫn hoạt động bình

thường nhờ vào acquy. Hệ thống tủ điều khiển và máy cắt có thể thực hiện đến cả ngàn

lần thao tác đóng cắt chỉ nhờ vào nguồn cấp từ acquy.

b. Tủ điều khiển F6:

- Bộ điều khiển đặt trong tủ kín làm bằng thép không rỉ, có 2 cửa để thao tác, chịu được

thời tiết môi trường;

Page 13: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 12 -

- Nguồn điện sơ cấp: 120/240VAC, cần lưu ý chỉnh công tắc màu đỏ phía sau tủ để lựa chọn nguồn điện sơ cấp cho phù hợp, nguồn điện sơ cấp này sẽ qua bộ chỉnh lưu thành

điện áp 24VDC cấp cho tủ điều khiển và nạp cho acquy;

- Bộ acquy 24VDC/13Ah bảo đảm cho tủ điều khiển hoạt động khi bị mất điện lưới

trong thời gian tối đa 25 giờ.

1. Mặt giao diện của tủ điều khiển:

- Màn hình LCD, hệ thống đèn led chỉ thị trạng thái, các phím bấm để cài đặt và

truy xuất thông số Recloser, một ngõ giao tiếp RS232, một công tắc Hotline Tag, hai nút đóng và cắt Recloser.

2. Phía dưới đáy của tủ điều khiển:

- Cổng 19 chân kết nối với máy cắt, cổng cấp nguồn 240VAC từ TU.

3. Ý nghĩa các phím bấm, đèn led cảnh báo và thông số hiển thị trên màn hình:

a. 25 đèn led cảnh báo:

CONTROL OK: báo hiệu tủ điều khiển hoạt động bình thường.

CONTROL POWER: báo hiệu có điện áp để đóng cắt máy cắt.

CONTROL LOCKOUT: báo hiệu máy cắt đang cắt và bị khóa.

RECLOSER OPEN: báo hiệu máy cắt đang cắt.

RECLOSER CLOSE: báo hiệu máy cắt đang đóng.

A PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha A.

B PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha B.

C PHASE FAULT: báo hiệu có sự cố pha C.

GROUND FAULT: báo hiệu có sự cố chạm đất. SENSITIVE GROUND FAULT: báo hiệu có sự cố chạm đất nhạy.

ALARM: báo hiệu có cảnh báo và mở màn hình để xem thông tin cảnh báo.

ABOVE MINIMUM TRIP: phát hiện có dòng lớn hơn dòng cài đặt.

A PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha A.

Page 14: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 13 -

B PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha B. C PHASE VOLTAGE: báo hiệu có điện áp trên pha C.

FREQUENCY TRIP: báo hiệu máy cắt tác động do thấp hoặc quá tần.

VOLTAGE TRIP: báo hiệu máy cắt tác động do thấp hoặc quá áp.

INDICATOR 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8: các đèn led này có thể cấu hình bằng phần mềm

để báo hiệu cảnh báo theo ý muốn. Tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng

không thực hiện được các chức năng này.

b. Màn hình LCD và các phím nhấn kèm theo màn hình:

Màn hình LCD: có thể hiển thị 4 dòng và 20 ký tự.

Bốn phím <, >, ^, v: di chuyển con trỏ trên màn hình LCD qua trái, qua phải, lên

trên và xuống dưới.

Phím Menu: cho phép chọn một chức năng hiển thị trên menu hoặc thoát ra khỏi

menu con.

Phím Enter: cho phép chọn menu con.

Phím +, -: cho phép tăng hoặc giảm giá trị của các thông số cài đặt.

4 phím F1, F2, F3, F4: khi nhấn 1 trong bốn phím này sẽ thực thi một chức năng hiển thị trên màn hình LCD ngay tại vị trí phím tương ứng (thông thường là: Select-

Chọn, Cancel-Hủy bỏ, Back-Quay về trang trước, Accept-Chấp nhận, Revert-Trả về

thông số trước khi điều chỉnh, Use-Sử dụng thông số đã điều chỉnh). Khi cài đặt thông

số cho máy cắt trước khi thoát ra bắt buộc phải chọn Use, nếu không các thông số đã

điều chỉnh sẽ không được lưu lại.

c. 8 phím nóng để truy xuất nhanh thông số điều khiển (các chức năng tương ứng

với 8 phím này đều có thể vào các menu con để truy xuất):

METERING: hiển thị thông số đo lường tức thời của dòng và áp.

RESET TARGETS: xóa cờ sự cố ngay tức thì (trong một số trường hợp không cho

phép đóng máy cắt phải Reset Targets trước khi đóng).

EVENTS: hiển thị 25 sự kiện gần nhất máy cắt ghi nhận.

LAMP TEST: kiểm tra hệ thống đèn led cảnh báo.

SETTINGS: vào chế độ cài đặt máy cắt. OPER COUNTER: hiển thị tổng số lần tác động, số lần dòng vượt quá dòng cài đặt

và số lần reset bộ đếm.

ALARMS: cung cấp thông tin trạng thái tất cả các cảnh báo của máy cắt.

CHANGE: phải nhấn phím này trước khi nhấn 9 phím chức năng (sẽ đề cập ở phần

kế tiếp), nếu sau 10s không nhấn các phím chức năng thì tủ điều khiển sẽ trở lại menu

gốc.

d. phím chức năng:

GROUND TRIP BLOCKED: khóa chức năng phát hiện sự cố chạm đất.

NON-RECLOSING: khóa chức năng tự đóng lại của máy cắt.

SUPERVISORY OFF: khóa chức năng điều khiển thông qua máy tính và điều khiển

từ xa.

Page 15: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 14 -

A PHASE SELECT: cho phép chọn pha A sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này).

B PHASE SELECT: cho phép chọn pha B sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy

nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này).

C PHASE SELECT: cho phép chọn pha C sẽ tác động riêng lẻ khi đóng cắt (tuy

nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện được các chức năng này).

OPTION 1, 2, 3: các phím này có thể cấu hình bằng phần mềm để thực thi các chức

năng theo ý muốn. Tuy nhiên, phiên bản tủ điều khiển đang sử dụng không thực hiện

được các chức năng này.

e. Nút đóng cắt và Hotline Tag:

CLOSE: đóng máy cắt.

TRIP: cắt máy cắt.

HOTLINE TAG: khi chuyển nút này sang trạng thái ON, sẽ không thể đóng máy cắt

từ tủ điều khiển và máy cắt sẽ chuyển sang chế độ cắt một lần rồi khóa khi có sự cố

xảy ra.

f. Ý nghĩa của các menu và menu con:

- Khi nhấn phím Menu trên màn hình LCD sẽ xuất hiện các menu sau:

(Tùy theo phiên bản tủ điều khiển có

thể không có đầy đủ các menu như

hình bên)

RECLOSER STATUS: hiển thị trạng thái đóng cắt của mỗi pha (phiên bản

đang dùng không có chức năng này).

SETTINGS:

Page 16: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 15 -

Di chuyển con trỏ xuống SETTINGS, bấm Enter để

vào chế độ

SETTINGS>Mod/View

Settings>Enter Password: để

mặc định giá trị là 0 và bấm

Enter để vào cài đặt thông số.

Sau khi vào màn hình cài đặt

thông số, di chuyển con trỏ

xuống để lần lượt cài đặt các

chức năng:

+ Active Profile: chọn cấu hình

bảo vệ.

+ Edit Profile: chỉnh sửa cấu hình

bảo vệ.

+ Oper Sequence: chỉnh chu trình đóng, cắt máy cắt.

+ Reclose Intervals: chỉnh thời

gian chết trước khi tự đóng lại.

Reset Time: chỉnh thời gian thực

hiện một chu trình giải trừ sự cố.

+ Cold Load Pickup: cài đặt chế

độ tải khởi động đồng loạt.

+ Frequency: cài đặt bảo vệ tần

số.

+ Voltage: cài đặt bảo vệ điện áp.

+ Sensitive Earth Fault: cài đặt

bảo vệ chạm đất nhạy.

+ Overcurrent Setting: cài đặt

bảo vệ quá dòng. METERING:

Di chuyển con trỏ xuống

METERING, bấm Enter để

vào chế độ METERING xem

các thông số đo lường.

Sau khi vào màn hình xem

các thông số đo lường, di

chuyển con trỏ xuống để lần

lượt xem các nội dung:

+ Inst Metering: hiển thị các giá

trị dòng điện và điện áp tức thời.

+ Demand Metering: hiển thị các

giá trị trung bình và giá trị đỉnh

Page 17: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 16 -

của dòng điện, công suất thực và công suất phản kháng.

+ Power Metering: hiển thị giá trị

tức thời của công suất thực và

công suất phản kháng trên từng

pha và tổng cả 3 pha.

+ Energy Metering: hiển thị giá

trị tức thời của năng lượng thực

và năng lượng phản kháng trên

từng pha và tổng cả 3 pha.

+ Power Factor: hiển thị hệ số

công suất của từng pha và giá trị

trung bình của 3 pha.

+ freq = hiển thị tần số tức thời

của lưới điện.

SEQUENCE OF EVENTS:

Di chuyển con trỏ xuống

SEQUENCE OF EVENTS,

bấm Enter để vào chế độ

SEQUENCE OF EVENTS >

ENTER to view SOE xem 25

sự kiện gần nhất mà máy cắt

ghi nhận lại.

Sau khi vào màn hình xem

các sự kiện, bấm phím v và ^

để di chuyển qua lại giữa các

sự kiện.

ALARM LOG AND STATUS:

Page 18: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 17 -

Di chuyển con trỏ xuống ALARM LOG AND STATUS, bấm Enter

để vào chế độ ALARM LOG

AND STATUS xem trạng thái của

các cảnh báo.

Sau khi vào màn hình xem trạng

thái của các cảnh báo, bấm phím v

và ^ để di chuyển qua lại giữa các

menu sau:

+ Reset Alarms: xóa hết các cảnh báo.

+ Trip Malf: lỗi chức năng cắt.

+ Close Malf: lỗi chức năng đóng.

+ Interrupter Malf: lỗi tiếp điểm đóng

cắt.

+ Loss of Sensing: lỗi mất cảm biến.

+ Power Supply Malf: lỗi nguồn cấp điện.

+ Sync Close Alarm: lỗi chức năng

đóng đồng bộ.

+ Ram Failure: lỗi Ram.

+ Rom Failure: lỗi Rom.

+ Battery Alarm: lỗi acquy.

+ No AC Present: không có nguồn

AC.

+ HLT Close Attempt: cảnh báo đang

bật chức năng Hotline Tag.

+ Seft-Clear Fault: lỗi chức năng tự

giải trừ hư hỏng hệ thống.

+ RIF Comm Failure: lỗi hệ thống

giao tiếp máy tính. COUNTERS:

Page 19: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 18 -

Di chuyển con trỏ xuống COUNTERS, bấm Enter để vào chế độ COUNTERS xem số lần xảy ra các

sự cố.

Sau khi vào màn hình xem số lần xảy ra các sự cố,

bấm phím v và ^ để di chuyển qua lại giữa các

menu sau:

+ Reset Target Cntrs: xóa hết số lần vượt ngưỡng.

+ Trip Count A: số lần cắt pha A.

+ Trip Count B: số lần cắt pha B.

+ Trip Count C: số lần cắt pha C.

+ A Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha A.

+ B Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha B.

+ C Ph Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng pha C.

+ Gnd Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng đất.

+ SEF Targ Cntr: số lần vượt ngưỡng chạm đất nhạy.

+ Reset Trip Counters: xóa hết số lần cắt. BATTERY:

Di chuyển con trỏ xuống

BATTERY, bấm Enter để

vào chế độ BATTERY

xem thông số acquy.

Sau khi vào màn hình xem

thông số acquy, bấm phím

v và ^ để di chuyển qua lại

giữa các menu sau:

+ Vbat: điện áp acquy.

+ Ibat: dòng điện acquy.

+ Test Battery: kiểm tra acquy.

DNP PROTOCOL: cài đặt giao thức truyền thông cho tủ điều khiển.

WORKBENCH: hỗ trợ tùy chỉnh các thông tin hiển thị, các chức năng và các cảnh báo theo ý muốn.

CLOCK:

Di chuyển con trỏ xuống

CLOCK, bấm Enter để vào

chế độ CLOCK xem giờ hệ

thống.

Sau khi vào màn hình xem

giờ hệ thống, bấm ENTER

để chỉnh giờ hệ thống lại

đúng với giờ hiện tại, bấm

phím < và > để di chuyển

qua lại giữa ngày, tháng,

năm và giờ, phút, giây.

Page 20: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 19 -

FAULT LOCATOR: hiển thị các thông số của sự cố như dòng sự cố, thời gian

giải trừ sự cố, khoảng cách bị sự cố và loại sự cố.

DIAGNOSTICS: hiển thị trạng thái hiện tại của các kết nối từ máy cắt đến tủ

điều khiển, phục vụ cho công tác chẩn đoán và xử lý hư hỏng.

I/O CONTROL: cho phép kiểm tra hoạt động của các tiếp điểm vào ra từ tủ

điều khiển.

I/O STATUS: cho phép hiển thị trạng thái hiện tại của các tiếp điểm vào ra từ

tủ điều khiển.

SELF-CLEAR FAULT: cho phép hiển thị các thông tin liên quan đến lỗi của

sợi cáp kết nối máy cắt và tủ điều khiển.

TEST MODES: cho phép người sử dụng có thể kiểm tra sự hoạt động của tủ

điều khiển.

NAMEPLATE DATA: hiển thị các thông tin về máy cắt và tủ điều khiển.

III.3 TỦ ĐIỀU KHIỂN NULEC N12-27. a. Giới thiệu chung

1. Máy cắt :

Máy cắt tự đóng lại NU-LEC U-SERIES là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho

lưới phân phối điện áp đến 27 kV; cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần cài đặt

trước (4 lần tác động trước khi cô lập máy cắt).

Máy cắt tự đóng lại NU-LEC U-SERIES có thể lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu có nhu cầu phù hợp với tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp

đặt phải chọn vị trí phù hợp, tính toán trị số cài đặt của Rơle, kiểm tra lại tình trạng máy

cắt, accu.

2. Đặc tính kỹ thuật :

a) Cấu tạo :

- Vỏ máy cắt làm thép không rỉ.

- Giá đở làm bằng thép mạ kẽm.

- Dưới đáy máy cắt có cần móc màu vàng (còn gọi là cần an toàn cắt khẩn cấp) để cắt

máy cắt bằng sào thao tác và bộ chỉ thị đóng cắt.

- Buồng dập hồ quang chân không.

- Cách điện bằng chất rắn.

- Tích hợp biến dòng (CT) và biến điện áp kiểu tụ (CVT) đo được dòng điện và điện

áp trên cả ba pha.

b) Thông số kỹ thuật :

- Điện áp định mức : 27kV - Dòng điện định mức : 630A

- Dòng điện cắt định mức : 12.5KA

- Khả năng chịu điện áp xung định mức : 125kV

- Tuổi thọ tiếp điểm : 10.000 lần đóng cắt

Page 21: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 20 -

- Nguồn cung cấp cho tủ điều khiển : Accu 2x12 VDC (cấp nguồn cho tủ điều khiển và cho cuộn đóng, cắt)

- Nguồn phụ cung cấp cho tủ điều khiển : 110/220 VAC (cấp nguồn cho

bộ sạc Accu).

- Accu : 12V-7,2Ah.

- Nhiệt độ làm việc : -300C – 500C.

- Trọng lượng các bộ phận của Recloser:

+ Cáp điều khiển : 6 kg.

+ Tủ điều khiển : 35 kg.

+ Thân máy cắt : 118 kg.

+ Giá treo máy cắt : 28 kg.

+ Giá treo chống sét van : 8 kg.

c) Các phần tử bảo vệ:

- Bảo vệ quá dòng:

+ Bao gồm pha, đất, SEF (bảo vệ chạm đất nhạy), NPS (bảo vệ quá dòng thứ tự

nghịch). + Các đặc tính bảo vệ: cắt nhanh (Instantaneous), cắt có thời gian (Definite time), cắt

theo đường cong đặc tính (Inverse time).

- Bảo vệ mất pha.

- Bảo vệ tần số.

- Bảo vệ thấp/quá áp.

- Cắt có hướng.

d) Mặt cắt của thân máy:

3. Nguyên lý hoạt động:

1. Cực sứ Phía X 2. Buồng cắt chân không

3. Sứ bằng Epoxy 4. Điểm tiếp địa

5. Thùng máy bằng thép không gỉ 6. Bộ đóng cắt từ tính

7. Mạch SCEM 8. Cáp điều khiển

9. Móc cắt cơ khí 10. Kim chỉ thị trạng thái

11. Giá lắp LA 12. Nắp máy bằng thép không gỉ 13. Biến dòng (CT)

14. Biến điện áp kiểu tụ (CVT) 15. Cực sứ phía I

Page 22: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 21 -

Các biến dòng chân sứ cung cấp tín hiệu phát hiện sự cố đến bộ điều khiển điện tử. Tín hiệu đóng và cắt sẽ làm các bộ phận cơ khí bên trong máy cắt hoạt động;

a) Đóng máy cắt: Khi có tín hiệu đóng máy cắt, bộ điều khiển sẽ kích hoạt cơ cấu đóng

bằng cách cấp nguồn cho cuộn đóng, khe hở không khí và lực từ của cuộn đóng lớn hơn

lực hút của nam châm vĩnh cữu loại trừ được lực giữ cơ cấu làm cho phần ứng bị hút sang

bên trái; khe hở không khí được hình thành phía bên phải, lực từ của cuộn đóng kết thúc

nam châm vĩnh cữu sẽ giữ chặt cơ cấu ở vị trí đóng.

b) Cắt máy cắt: Khi có tín hiệu cắt máy cắt do dòng tải tăng cao vượt quá giá trị nhỏ nhất

hay có tín hiệu cắt, bộ điều khiển sẽ cung cấp điện cho cuộn cắt làm cơ cấu dịch chuyển

theo chiều ngược lại với chu trình đóng;

4. Lắp đặt máy cắt:

a) Các bộ phận bên trong thùng máy gồm:

- Thân máy cắt treo trụ mã hiệu U-Series.

- Giá treo trụ là loại treo máy về một bên hay ở giữa trụ. Giá treo này được bắt bulong vào

thành của thùng và được gắn các bulong và đai ốc cần thiết để lắp vào thân máy cắt.

Vị trí Mở

• Nam châm tạo lực giữ.

• Phần ứng được cài giữ ở vị trí “mở”.

Cuộn dây Đóng

Cuộn dây Cắt

Khe hở không khí

Nam châm vĩnh cửu

Cắt

3. Lò xo nén tiếp điểm 8. Nắp máy 18. Cần đẩy tiếp điểm

19. Khớp nối cơ học 20. Thanh dẫn động

21. Bộ phận kích thích/ phần ứng

22. Cơ cấu cắt bằng tay

Đóng

Page 23: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 22 -

- Tủ điều khiển. - Cáp điều khiển.

- Các phụ kiện tuỳ chọn theo yêu cầu của khách hàng:

+ Giá treo chống sét van (LA). Dây là thanh sắt V10 mạ kẽm dài khoảng 1 mét.

+ 06 đầu cosse để đấu nối cáp cao thế vào máy cắt.

b) Các trình tự mở thùng:

- Tháo nắp thùng.

- Tháo mặt trước của thùng, phía đặt máy cắt.

- Tháo giá treo máy bằng cách tháo 02 thanh gỗ đỡ giá treo và 02 bulong cố định giá treo

vào mặt sau của thùng. Lưu ý : phải cẩn thận tránh làm hỏng các bệ sứ do va đập giá treo,

nặng gần 30kg, với máy cắt.

- Nâng máy cắt ra khỏi thùng và đặt xuống đất.

- Nâng tủ điều khiển ra khỏi thùng. Tủ điều khiển nặng khoảng 35kg.

- Lấy cáp điều khiển ra. Cất cẩn thận vào một nơi sạch sẽ khô ráo.

c) Chuẩn bị lắp đặt:

- Chống sét van. - Dây đồng và cọc tiếp địa.

- Dây cáp hạ áp 2 lõi để cấp nguồn phụ từ VT.

- Bulong xuyên trụ để lắp máy cắt và tủ điều khiển vào thân trụ.

- Các dụng cụ, đồ nghề cần thiết khác để lắp đặt.

d) Lắp đặt máy cắt:

- Treo máy cắt lên trụ, tùy theo giá treo có thể treo máy lệch một bên trụ hoặc đối

xứng thân trụ.

Treo máy cắt lệch về một bên trụ Treo máy cắt đối xứng trụ

Page 24: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 23 -

Dây đấu nối

LA

Máy cắt

Cáp điều khiển

Tủ điều khiển

Lỗ bắt bulong

Bulong xuyên

trụ

Các chi tiết khi treo trụ

- Treo tủ điều khiển lên trụ, dùng bulong hoặc đai ốp để giữ chặt tủ trên trụ.

- Lắp tiếp địa cho máy cắt, tủ điều khiển và chống sét van.

Page 25: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 24 -

- Cắm cáp điều khiển máy cắt: cần xem xét kỹ đầu cáp và ổ cắm để chọn hướng cắm cho thích hợp. Điểm nhận dạng cần lưu ý là 2 cạnh bên của đầu cáp không giống

nhau. Phải xoay đầu cáp cho thích hợp với ổ cắm trước khi cắm cáp vào. Lưu ý: cắm cáp

điều khiển không đúng cách sẽ làm hỏng các đầu cáp cũng như ổ cắm. Máy cắt sẽ không

thể hoạt động nếu đầu cáp bị hỏng. Khi cắm hoặc rút cáp điều khiển phải cắt tất cả các

MCB bên trong tủ điều khiển. Khi cắm cáp điều khiển phải cắm đầu máy cắt trước, đầu tủ

điều khiển sau và khi tháo thì làm ngược lại.

Các rãnh định vị bất đối xứng

Ổ cắm cáp

1. Kiểm tra hướng cắm.

2. Định vị và ấn đầu cắm vào vị trí.

3. Lắc nhẹ đầu cắm để kiểm tra.

Cắm cáp điều khiển

1. Cầm và bấm mạnh để mở các ngạch khóa.

2. Lắc đầu cắm để thoát khỏi ngạch khoá.

3. Kéo đầu cắm ra.

Rút cáp điều khiển

Page 26: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 25 -

Kiểm tra thiết lập này trước khi cấp nguồn

phụ. Có thể nối Line-240V hay Line-110V để

thiết lập tủ điều khiển tiếp nhận nguồn

240VAC hay 110VAC.

- Đấu nối nguồn cung cấp phụ: nguồn phụ xoay chiều cấp nguồn cho bộ sạc dùng để nạp năng lượng cho accu tạo thành một hệ thống nguồn liên tục. Có thể sử dụng các

nguồn phụ như sau:

+ Nguồn phụ lấy từ máy biến áp cấp nguồn thứ cấp 110/220VAC hoặc từ máy

biến áp tích hợp đầu ra 26VAC. Lưu ý: phải nối đất một đầu dây ra (thứ cấp) của biến áp

nguồn để làm điểm trung tính. Đấu nối nguồn 240VAC vào tủ điều khiển sử dụng

110VAC sẽ làm hỏng tủ điều khiển do đó phải xác định được tủ điều khiển thiết lập để sử

dụng cho cấp điện áp nào bằng cách xem trên nhãn lắp bên trong tủ gần chỗ lắp bình accu

và sơ đồ đấu dây cấp nguồn của tủ điều khiển.

Máy biến áp chuyên dùng

Nối đất MBA chung với Recloser

Thứ cấp 110 hay 240V

Đấu nối trên bảng thiết

bị. Lưu ý: một sợi của dây thứ cấp được nối vào bulon nối đất

Tủ điều

khiển

Dây nối đất chính

Đấu nối thứ cấp của MBA

với ngăn chứa SCEM đặt

dưới đáy máy cắt

Nguồn phụ từ MBA có thứ cấp 110 hay 240VAC

Nguồn phụ từ MBA có thứ cấp 26VAC

MBA nguồn tích hợp đầu ra 26VAC

Page 27: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 26 -

Hệ thống 4 dây

Hệ thống 2 dây

Các chống sét van hạ áp

Nguồn phụ hạ áp

Đấu nối vào MCB AUX 1 hoặc AUX 2 trên bảng

thiết bị

Tủ điều

khiển

Khoảng cách

tối đa 4 mét

Nối T

Dây trung tính

Nguồn phụ lấy từ lưới hạ áp 2 dây hoặc 4 dây

Kiểm tra thiết lập nhận nguồn 110 hay 240VAC

+ Nguồn phụ lấy từ lưới hạ áp 110/220VAC bên ngoài. Dây trung tính của lưới hạ

áp phải được nối T với dây nối đất chính của máy cắt và phải lắp chống sét van hạ áp từ

dây pha đến điểm T này.

Cáp cấp nguồn

110/240VAC

Cấp nguồn từ nguồn 110/240VAC bên ngoài

Vị trí đấu nối

vào MCB AUX

1 hoặc AUX 2

Vị trí đấu nối MCB

AUX SUPPLY bên

trong tủ điều khiển

Cấp nguồn từ nguồn phụ 26VAC nối trực

tiếp vào mạch SCEM dưới đáy máy cắt

Page 28: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 27 -

Dây màu đen

Dây màu đỏ hoặc xanh

Sơ đồ đấu nối accu

12V

7,2A

h

- Đấu nối nguồn Pin: nguồn pin gồm 2 accu 12V - 7,2Ah có khả năng cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của tủ, bao gồm bảo vệ và rất nhiều lần đóng cắt, trong

khoảng 5-7 ngày liên tục mà không cần nguồn xoay chiều từ bên ngoài. Lưu ý: phải chắc

chắn cắm đúng cực cho accu. Nếu cắm ngược cực tính accu sẽ làm hỏng mạch điện tử bên

trong tủ điều khiển.

MCB nguồn phụ 26VAC

MCB nguồn phụ 110/240VAC

MCB nguồn accu

Trạm nối dây

Trạm nối dây

Biến áp nguồn phụ

Accu

Tụ cắt Tụ đóng

Sơ đồ nguyên lý các đường cáp bên trong tủ

Page 29: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 28 -

e) Đấu nối trung áp và chống sét van: các đầu cực phía cao áp là các lõi đồng mạ thiếc đường kính 20mm có các lỗ được ren răng trong M10x1,5 ở đầu. Có thể dùng một trong

ba cách sau để đấu nối máy cắt với đường dây, xem hình vẽ dưới đây:

A. Dùng các kẹp rãnh song song kẹp cáp dẫn với lõi đồng. Kẹp này là loại phụ kiện

đường dây tiêu chuẩn, có sẵn loại kẹp để nối với dây nhôm. Kẹp này thích hợp với tất

cả các kích cỡ cáp.

B. Dùng các đầu cốt ép có lỗ bulong M10. Các đầu cốt này thích hợp để nối cáp có

đường kính tối đa đến 70mm2 và cũng có sẵn loại cốt ép đồng nhôm.

C. Dùng các đầu kẹp HJ, các đầu này được cung cấp bởi nhà sản xuất và phù hợp cho

định mức dòng 400A và 630A. Đầu kẹp HJ là loại kẹp có đầu kẹp hình ống đường kính

20mm để kẹp vào cực máy cắt bằng 2 bulong; đầu kia là các rãnh kẹp 04 bulong quay

theo chiều hướng cho phép đấu nối với nhiều kích cỡ cáp khác nhau.

Kẹp nối song song

thích hợp cho hầu

hết các kích cỡ cáp

Kẹp song song

Kẹp đồng hoặc

nhôm với lõi kẹp

lưỡng kim nếu cần

Đầu cốt ép chuẩn

với lỗ vặn bulong

10mm, thích hợp

cho các cỡ cáp nhỏ

Đầu cốt bằng đồng

hay lưỡng kim

Bulong và vòng đệm

M10 được siết đến

30Nm

C Kẹp nối HJ Kẹp 630A phù hợp nhiều

cỡ cáp, có thể xoay mọi

hướng

Đấu nối cáp lực

Page 30: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 29 -

Ổ cắm điện

Bảng điều khiển

Acc

u

Tủ điều khiển

1 Ngăn chứa nguồn nuôi:

ổ cắm điện;

biến thế xuyến 2 Kết nối RS232 tại chỗ

3 Bảng điều khiển 4 Ngăn chứa các mạch điện tử

5 Mạch tiếp nhận cáp điều khiển 6 Cáp điều khiển 7 Cáp nguồn hạ thế và cáp tín hiệu I/O

8 Ac qui 9 Ngăn chứa acqui

10 Bộ sưởi (tuỳ chọn theo khách hàng) 11 Khay gắn radio dùng để lắp

Radio;

Modem;

IOEX.

Mặt cắt tủ điều khiển

b. Tủ điều khiển:

Page 31: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 30 -

b.1 Bảng điều khiển:

ST

T

Biểu tượng Chỉ dẫn

1 Màn hình Màn hình tinh thể lỏng, hiển thị 4 dòng mỗi dòng

40 ký tự.

2 Phím đóng Gởi một yêu cầu đóng đến mạch CAMP khi bảng điều khiển đang hoạt động. Đèn LED màu đỏ bên

trong phím sẽ sáng khi recloser đã được đóng.

3 Công tắc khóa xung đóng

Khi công tắc này ở vị trí “Isolate” cuộn dây đóng

được cách ly ra khỏi mạch điều khiển. Công tắc

này tạo một khoảng cách ly vật lý với mạch điều

khiển. Recloser không thể đóng được và một âm

thanh cảnh báo sẽ được phát ra từ bảng điều khiển.

Phím đóng hoạt động bình thường khi công tắc này

ở vị trí “Enable”.

4 Công tắc khóa xung cắt Chức năng tương tự như công tắc khoá xung đóng.

5 Phím cắt

Gởi một yêu cầu đóng đến mạch CAMP khi bảng

điều khiển đang hoạt động. Đèn LED màu xanh

bên trong phím sẽ sáng khi recloser đã được cắt.

Bảng điều khiển

Page 32: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 31 -

ST

T

Biểu tượng Chỉ dẫn

6 Phím tắt/mở nguồn Phím tắt mở nguồn cho bảng điều khiển.

7 Đèn báo vi xử lý đang

chạy

Đèn LED màu xanh sẽ chớp nháy chu kỳ 2 giây,

chỉ thị mạch điều khiển đang hoạt động bình

thường. Nếu ngưng chớp nháy hoặc bị gián đoạn

chỉ thị mạch điều khiển bị trục trặc.

8 Phím nóng Phím nóng bật tắc chức năng tự đóng lại.

9 Phím xác nhận Dùng để xác nhận các phím nóng được cài đặt và

trở về màn hình ban đầu.

10 Phím nóng Phím nóng chọn nhóm bảo vệ.

11 Phím nóng Phím nóng bảo vệ chạm đất.

12 Phím nóng Phím nóng chuyển chế độ điều khiển từ xa hay

điều khiển tại tủ.

13 Phím cuộn phải Dùng để cuộn trang màn hình.

14 Phím chọn Nhấn để chọn biểu tượng trên Menu.

15 Phím cuộn trái Dùng để cuộn trang màn hình.

16 Phím cuộn Menu Dùng để cuộn nhóm màn hình.

b.2 Các nhóm màn hình:

Có rất nhiều trang màn hình để hiển thị thông tin cần thiết. Các trang màn hình này

được chia thành 04 nhóm chính như sau:

a) Menu System Status (nhóm tình trạng hệ thống): nhóm này chứa tất cả các

thông tin về recloser và các bộ phận điện tử, ví dụ như tình trạng accu, số lần đóng cắt,

bảo vệ SEF Enable/Disable. Tất cả các trang màn hình thuộc nhóm này đều có chữ S ở góc bên phải.

Các trang màn hình trong Menu System Status

1

x

Trip

Flags

2x Operator and System

Settings

8

x

Switchgear Status and

Settings

3

x

Options

1x Quick Key

Selection

1

x

WSOS Port P8

Communications

1

x

IOEX Status

14x Communications Setup

Chữ S chỉ thị ở Menu System Status Số trang

Page 33: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 32 -

- Trang Trip Flags (các cờ chỉ thị sự cố): trang này xuất hiện đầu tiên khi màn hình được bật. Ghi nhận lại số lần sự cố máy cắt đã tác động.

Thông số Giải thích

O/C Quá dòng pha

Các ký tự nằm về phía bên phải của thông số O/C

cho biết pha hay các pha bị sự cố. ký tự “I” cho

biết tác động cắt tức thời.

E/F Sự cố quá dòng đất Ký tự “I” cho biết tác động cắt tức thời.

SEF Sự cố quá dòng đất

nhạy

Thông số này không hiển thị khi bảo vệ quá dòng

đất nhạy bị khoá (Unavailable)

LOP Bảo vệ mất pha Pha hay các pha bị mất được chỉ thị bằng ký tự

nằm phía bên phải.

UOV Bảo vệ thấp/quá áp Tác động khi điện áp nằm ngoài ngưỡng áp bình

thường.

NPS Quá dòng thứ tự nghịch

Ký tự “I” cho biết tác động cắt tức thời.

EXT Tác động cắt do tín

hiệu từ bên ngoài

Các tín hiệu cắt từ bên ngoài: là tác động cắt gây ra

do kích hoạt tín hiệu cắt của mạch FTIM hay

IOEX

FRQ Sự cố về tần số Hoạt động cho cả các điều kiện thấp lẫn quá tần.

OPS Bộ đếm số lần thao tác Thông số này cho biết tổng số lần đóng cắt mà

máy cắt đã thực hiện.

Lưu ý: để reset bộ đếm của các cờ chỉ thị sự cố này bằng cách nhấn phím “SELECT” liên

tiếp trong vòng 10 giây khi ở trang màn hình Trip Flags. Ở lần nhấn đầu tiên màn hình sau sẽ xuất hiện:

-------------------RESET TRIP FLAGS------------------S

Press the key again to reset the flags. Press the menu key

to cancel.

Khi đó nhấn phím “SELECT” một lần nữa để reset tất cả các cờ. Nhấn phím “MENU” để huỷ bỏ lệnh.

- Trang Operator and System Settings (cài đặt các thông số vận hành): các thông số

vận hành khác với thông số bảo vệ. Chúng được các nhân viên vận hành sử dụng hàng

03 ABC

I

Tô đen chỉ thị sự cố gần

nhất

Số lần ghi

nhận sự

cố 0-99

Pha bị

sự cố

I cắt

tức thời Tổng số lần đóng cắt mà

máy cắt đã thực hiện

Màn hình Trip Flags

Page 34: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 33 -

ngày để cài đặt mạch điều khiển vào các chế độ làm việc mong muốn. Ví dụ như có thể cần phải tắt chức năng tự đóng lại hoặc tắt chức năng bảo vệ quá dòng đất nhạy....

STT Diễn giải

1

Lựa chọn điều khiển: Local (tại tủ), Remote (từ xa), Hit and Run (nhấn nút

và có thời gian chờ tác động được đặt trước từ 10 đến 120 giây, chức năng

Hit and Run sẽ hết hiệu lực khi: bảng điều khiển tắt hoặc sau 30 giây mà không nhấn nút “CLOSE” hoặc “TRIP” hoặc hủy lệnh Hit and Run bằng

phím “SELECT”).

2

Lựa chọn bảo vệ: Auto-Recloser On (bật chế độ tự đóng lại), Auto-Recloser

Off (tắt chế độ tự đóng lại), Protection Off (tắt chế độ bảo vệ, máy cắt sẽ

không tác động khi có sự cố xảy ra. Khi đó Recloser vẫn ghi lại các sự kiện

khởi động và các dòng sự cố lớn nhất và vẫn gán giá trị cho các cờ khởi

động tuy nhiên máy cắt sẽ không tác động cắt sự cố và các sự kiện về tác

động cắt sẽ không được ghi nhận)

3

Lựa chọn số lần tự đóng lại trước khi Lockout: Single Shot Active (không

đóng lại), Recloser 1 (đóng lại 1 lần), Recloser 2 (đóng lại 2 lần), Recloser 3

(đóng lại 3 lần)

4 Lựa chọn bảo vệ quá dòng đất: E/F On (bật), E/F Off (tắt).

5 Lựa chọn bảo vệ quá dòng đất nhạy: SEF On (bật). SEF Off (tắt).

6

Lựa chọn bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch: NPS Off (tắt), NPS On (bật), NPS

Prot Alarm (cảnh báo được lưu vào Event Log nhưng máy cắt không tác

động)

7

Lựa chọn bộ bảo vệ: tủ điều khiển có thể lưu trữ được 10 bộ bảo vệ khác

nhau (từ bộ A đến bộ J) do đó phải chọn bộ bảo vệ thích hợp với các thông

số vận hành. Lưu ý: nếu chỉ sử dụng một bộ thông số bảo vệ duy nhất thì

nên copy các bộ bảo vệ có thông số đều giống nhau để tránh nhầm lẫn khi

lựa chọn bộ bảo vệ.

8 Lựa chọn chế độ bù tải nguội.

1

2

3 4

5

6

7

8

Trang

1

Trang

2

Màn hình Operrator and System Settings

Page 35: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 34 -

- Trang Switchgear Status and Settings (tình trạng máy cắt và cài đặt) gồm có 8 trang màn hình như hình dưới đây:

STT Diễn giải

1

Màn hình Switchgear Status (trạng thái máy cắt): thông báo tình trạng máy

cắt - Work Tag: Off (tắt), Applied (kích hoạt) khi được kích hoạt không một

tác động đóng nào có thể xảy ra dù là bởi người vận hành tại chỗ, từ xa hay

tự đóng lại.

- Aux Supply (tình trạng nguồn phụ): Normal (bình thường), Fail (sự cố).

- ACR (tình trạng kết nối tủ điều khiển với máy cắt): Connected ( được kết

nối), Unplugged (chưa cắm dây).

- Bty (tình trạng accu): Normal (bình thường), Off (tắt), Low Volts (điện

áp thấp), Overvolt (điện áp cao).

- ACR Data (dữ liệu máy cắt): Valid (hợp lệ), Invalid (không hợp lệ)

2 Màn hình Radio and time set: đặt thời gian và radio

3 Màn hình Live/Dead Indication: chỉ thị có điện (Live) hay không có điện

(Dead) ở các đầu cực máy cắt.

4 Màn hình Switchgear Type and Ratings: hiển thị các thông số kỹ thuật của

máy cắt.

5

Màn hình Phase Voltage and Power Flow: cài đặt điện áp, chiều công suất

cung cấp cho mạch đo đếm.

- “LIVE” if > 2000V: giá trị điện áp nhận biết có điện. Khi điện áp đầu

cực nhỏ hơn 80% giá trị ngưỡng và tồn tại lớn hơn thời gian Supply

Timeout thì máy cắt sẽ xem như không có điện.

- Supply Timeout: thời gian xác định có điện hay không có điện ở các đầu

cực máy cắt.

- Power Flow: chọn chiều công suất để đưa vào mạch đo đếm, Signed (phụ

thuộc chiều công suất) khi đó mạch đo đếm sẽ ghi nhận công suất theo một

Page 36: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 35 -

STT Diễn giải

chiều, Unsigned (không phụ thuộc chiều công suất) khi đó mạch đo đếm sẽ

ghi nhận công suất chạy theo cả hai chiều.

- Source, Load: quy định phía nguồn, phía tải. Máy cắt có thể vận hành

theo cả hai chiều tùy thuộc vào người vận hành quy định.

- Display volt: chọn chế độ hiển thị điện áp, Ph/Ph (điện áp dây), Ph/Earth (điện áp pha).

- System Freq: chọn tần số hệ thống.

6 Màn hình Switchgear Wear/General Details: hiển thị các thông tin về tiếp

điểm máy cắt, phiên bản phần mềm.

7

Màn hình Switchgear Terminal designation: chỉ định thứ tự pha trên các đầu cực máy cắt, sau khi chỉ định thứ tự pha nên ghi lại các chi tiết lên trên

miếng nhãn dán trên mặt trong cửa tủ điều khiển để xác định mối quan hệ

giữa các đầu cực của máy cắt và tên các pha.

8 Màn hình Capability: hiển thị các thông tin về cổng truyền thông.

- Trang Options (các tuỳ chọn) gồm có 3 trang màn hình như hình dưới đây:

STT Diễn giải

1

Màn hình Options 1 (tuỳ chọn 1):

- SEF (bảo vệ chạm đất nhạy): Available (cho phép), Not Available (không

cho phép).

- Prot OFF (tắt bảo vệ): Allowed (cho phép) lệnh này sẽ khoá tất cả các phần

tử bảo vệ và máy cắt sẽ chỉ thực hiện các thao tác đóng và cắt bằng tay. Not

Allowed (không cho phép) máy cắt sẽ hoạt động bình thường.

- E/F OFF (tắt bảo vệ quá dòng đất): Allowed (cho phép), Not Allowed (không

---------------------------OPTION 1--

------------------------S

SEF Available Prot OFF

Allowed

E/F OFF Allowed

APGS Allowed APGS Change 60s ---------------------------OPTION 2--

------------------------S

DIRB Available Loop Auto Allowed

LOP/Loop Auto Linked Dead Lockout

OFF

English (Intl) Gen Ctrl Not

Avail ---------------------------OPTION 3--

------------------------S

ACO Not Available

Page 37: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 36 -

STT Diễn giải

cho phép).

- APGS (tự động chọn thông số bảo vệ): Allowed (cho phép), Not Allowed

(không cho phép).

- APGS Change (thời gian thay đổi bộ thông số bảo vệ).

2

Màn hình Options 2 (tuỳ chọn 2):

- DIRB (cắt có hướng): Allowed (cho phép), Not Allowed (không cho phép).

- Loop Auto (tự động hoá mạch vòng): Available (cho phép), Not Avail

(không cho phép).

- LOP/Loop Auto: Linked (liên kết), Unlinked (không liên kết).

- Dead Lockout (khóa khi mất điện): OFF (tắt), On (mở).

- English (Intl): chọn ngôn ngữ hiển thị.

- Gen Ctrl (điều khiển máy phát điện): Not Avail (không cho phép), Available

(cho phép).

3

Màn hình Options 3 (tuỳ chọn 3):

- ACO (tự động chuyển nguồn): Not Available (không cho phép), Available

(cho phép).

- Trang Quik Key Selection: lựa chọn phím nóng.

- Trang WSOS Port P8 Communications: cổng truyền thông kết nối với phần mềm WSOS.

- Trang IOXE Status: trạng thái mở rộng tính hiệu vào ra.

- Communications Setup: các thiết lập truyền thông.

b) Menu Event Log (nhóm nhật ký vận hành): khi có sự thay đổi về tình trạng của

các mạch điều khiển hay máy cắt thì sẽ tạo ra các sự kiện được lưu lại trong một nhật ký

vận hành để hiển thị cho người vận hành xem sau đó. các sự kiện sẽ được lưu trữ theo thứ

tự thời gian với độ phân giải đến 10 mili giây. Sự kiện mới nhất sẽ được ghi vào dòng

cuối cùng, tủ điều khiển U-Series có thể lưu trữ đến 5.000 dòng sự kiện.

* Các ví dụ về màn hình Event Log:

Một chuỗi các sự kiện điển hình cho một số sự cố chạm pha với bảo vệ cắt tức thời

trong lần cắt thứ nhất, bảo vệ thời gian phụ thuộc trong lần cắt thứ hai và số lần cắt được

cài đặt là 2 lần có thể có dạng như sau:

Page 38: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 37 -

-------------------------------------EVENT LOG---------------------------------------

Sự kiện Diễn giải

07/01/2007 07:02:53.90 Pickup

07/01/2007 07:02:53.92 Prot Group A Active

07/01/2007 07:02:53.92 Phase Prot Trip

07/01/2007 07:02:53.92 Prot Trip 1

07/01/2007 07:02:53.92 A Max 543 AMP

07/01/2007 07:02:53.92 B Max 527 AMP

07/01/2007 07:02:54.76 Automatic Recloser

07/01/2007 07:02:54.77 Pickup

07/01/2007 07:02:57.24 Prot Group A Active

07/01/2007 07:02:57.24 Phase Prot Group

07/01/2007 07:02:57.24 Prot Trip 2

07/01/2007 07:02:57.24 A Max 1315 AMP

07/01/2007 07:02:57.24 B Max 1315 AMP

07/01/2007 07:02:57.38 Lockout

Bắt đầu sự cố

Bộ thông số bảo vệ A làm việc

Phần tử quá dòng pha tác động

Lần cắt thứ nhất 20ms sau pickup

Dòng đỉnh pha A

Dòng đỉnh pha B

Đóng lại lần thứ nhất

Khởi động một lần nữa

Bộ thông số bảo vệ A làm việc

Phần tử quá dòng pha tác động

Lần cắt thứ nhất 2.47s sau đó

Dòng đỉnh pha A

Dòng đỉnh pha B

Lockout sau 2 lần cắt

Tuy nhiên nếu sự cố được loại trừ sau lần cắt đầu tiên, mạch điều khiển sẽ tạo ra

một sự kiện “Sequence Reset” ngay khi thời gian trở về chuỗi đóng lại (Sequence Reset

Time) kết thúc.

-------------------------------------EVENT LOG---------------------------------------

Sự kiện Diễn giải

07/01/2007 07:02:53.90 Pickup

07/01/2007 07:02:53.92 Prot Group A Active

07/01/2007 07:02:53.92 Phase Prot Trip

07/01/2007 07:02:53.92 Prot Trip 1 07/01/2007 07:02:53.92 A Max 543 AMP

07/01/2007 07:02:53.92 B Max 527 AMP

07/01/2007 07:02:54.76 Automatic Recloser

07/01/2007 07:02:59.76 Sequence Reset

Bắt đầu sự cố

Bộ thông số bảo vệ A làm việc

Phần tử quá dòng pha tác động

Lần cắt thứ nhất 20ms sau pickup Dòng đỉnh pha A

Dòng đỉnh pha B

Đóng lại lần thứ nhất

Đóng lại thành công

Một vài sự cố có thể gây ra khởi động của cả bảo vệ quá dòng pha lẫn quá dòng đất

nhưng chỉ có một phần tử sẽ tạo ra tác động máy cắt. Trong trường hợp này các sự kiện

về tác động cắt bảo vệ sẽ cho thấy phần tử nào đã gây ra tác động cắt và các sự kiện về

dòng sự cố sẽ cho thấy độ lớn của dòng sự cố đã ghi nhận được.

c) Menu Measurement (nhóm đo lường): nhóm này bao gồm các trang màn hình về các thông số đo được của phụ tải như: dòng, áp, các dữ liệu cực đại của tải. Tất cả các

trang màn hình thuộc nhóm này đều có chữ M ở góc bên phải.

Page 39: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 38 -

Dòng đất

Dòng thứ tự nghịch

Dòng pha

Tần số hệ thống

Công suất hữu dụng

Hệ số

công suất Công suất

phản kháng

2x

Các thông số tức

thời của tải

1x Thống kê các lần mất điện

3

x

Các giá trị tải cực đại và

trung bình

2x Điện áp tức thời

- Trang Instantaneous Deman and System Measurements (hiển thị các thông số tức

thời của tải) gồm có 2 trang màn hình như hình dưới đây:

- Trang Source and Load Side Voltages (hiển thị điện áp phía nguồn và phía tải)

gồm có 2 trang màn hình như hình dưới đây:

Page 40: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 39 -

Phụ tải cực đại

hàng tháng

Phụ tải cực

đại hàng

tuần

Phụ tải trung bình

- Trang Supply Outages (thống kê số lần mất điện) gồm có 1 trang màn hình như hình dưới đây:

STT Diễn giải

1

Measure Outages: chức năng đo đếm các chỉ số chất lượng điện

- ON: bật.

- OFF: tắt.

2

Out. Duration: thời gian cài đặt tối thiểu, (tính bằng giây) để các cực được

xem là mất điện khi mất áp. Thời gian này cũng được dùng làm thời gian tối

thiểu để xác định có điện áp trước khi một lần mất điện được xem là kết

thúc. Phạm vi đặt: từ 1 đến 3600 giây.

3 Source Outages: Số lần mất điện bên các cực phía nguồn.

4 Load Outages: Số lần mất điện bên các cực phía tải.

5 Duration: Tổng thời gian mất điện tính bằng giờ, phút, và giây cho các cực

phía nguồn và phía tải. Tối đa: 9999 giờ, 59 phút, 59 giây.

- Trang Weekly, Monthly Maximun and Average Demand (thống kê dữ liệu về phụ

tải cực đại và trung bình) gồm có 3 trang màn hình như hình dưới đây:

d) Menu Protection (nhóm thông số bảo vệ): nhóm này bao gồm các trang màn

hình về các thông số bảo vệ đang được sử dụng như: dòng cắt cài đặt, các đường cong

bảo vệ,.... Tất cả các trang màn hình thuộc nhóm này đều có chữ P ở góc bên phải.

Page 41: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 40 -

2x

Các thông số dùng chung 3x

2x

2x

6x

6x

6x

3x

Các tính năng phụ trợ

Bảo vệ tần số

Đặc tính bảo vệ quá dòng pha

Đặc tính bảo vệ quá dòng đất

Đặc tính bảo vệ quá dòng NPS

Bảo vệ tháp quá áp

- Trang Protection Settings 1-3 (cài đặt các thông số dùng chung) gồm có 3 trang

màn hình như hình dưới đây:

Page 42: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 41 -

Trang Diễn giải

1

- Group Displayed: hiển thị bộ bảo vệ (từ A-J).

- Copy: sao chép dữ liệu từ bộ được hiển thị sang các bộ khác.

- Phase Trip: dòng cắt pha.

- Earth Trip: dòng cắt đất. - Phase Threshold: hệ số quá dòng pha.

- Earth Threshold: hệ số quá dòng đất.

2

- NPS Trip: dòng cắt thứ tự nghịch.

- Seq Reset Time: thời gian giải trừ chuỗi tự đóng lại.

- NPS Threshold: hệ số quá dòng thứ tự nghịch.

- Flt Reset Time: thời gian giải trừ sự cố.

- NPS Trips to Lockout: số lấn cắt thứ tự nghịch trước khi Lockout.

- SS Reset Time: thời gian duy trì chế độ cắt một lần.

3

- SEF Trip: dòng cắt sự cố chạm đất nhạy.

- Live Load Block (chống đóng vào tải đang mang điện): OFF (tắt), ON

(mở).

- SEF Trips Lockout: số lần cắt đất nhạy trước khi Lockout.

- Maximum Time (thời gian cắt tối đa): OFF (tắt), 2.0S (2 giây).

- Trips to Lockout: số lấn cắt trước khi Lockout.

- Sequence Control (phối hợp tuần tự): OFF (tắt), ON (mở).

- Trang Protection Settings 4-5 (cài đặt các tính năng phụ trợ) gồm có 2 trang màn

hình như hình dưới đây:

Trang Diễn giải

4

- High Lockout (khoá khi cắt dòng cao): OFF (tắt), ON (mở).

- Loss Phase Prot (bảo vệ mất pha): OFF (tắt), ON (mở). - High Lockout: dòng Lockout.

- Phase Loss @: ngưỡng điện áp mất pha.

- Activation Trip: chỉ định lần cắt dòng cao.

Page 43: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 42 -

Trang Diễn giải

- Phase Lost: thời gian duy trì để nhận biết mất pha.

5

- Inrush (chống dòng khởi động): OFF (tắt), ON (mở).

- Cold Load (bù tải nguội): OFF (tắt), ON (mở).

- Inrush Time: thời gian tồn tại dòng khởi động.

- Cold Load Time: thời gian bù tải nguội.

- Inrush Mult: hệ số nhân dòng khởi động.

- Cold Load Mult: hệ số nhân bù tải nguội.

- Trang Under/Over Frequency Protection (bảo vệ tần số) gồm có 2 trang màn hình

như hình dưới đây:

Trang Diễn giải

1

- U/F Trip (cắt thấp tần): OFF (tắt), ON (mở).

- O/F Trip (cắt quá tần): OFF (tắt), ON (mở).

- U/F Trip at: ngưỡng tần số thấp.

- O/F Trip at: ngưỡng tần số cao.

- After: tác động sau chu kỳ thứ i nếu tần số chưa trở về bình thường (2

i 1000).

2

- U/F Normal: tần số thấp bình thường. - O/F Normal: tần số cao bình thường.

- Low V Inhibit: khoá bảo vệ tần số khi điện áp thấp hơn giá trị quy

định (2kV đến 15kV).

- Normal Freq Close (đóng lại khi tần số trở về bình thường): OFF (tắt),

ON (mở). Tính năng này chỉ hoạt động khi đầu cực phía I được nối với

phía nguồn.

- Trang Phase Protection Trip Number (chọn đặc tính bảo vệ quá dòng pha, chế độ

cắt một lần (Single Shot), chế độ không cho đóng (Work Tag)) gồm có 6 trang màn hình

như hình dưới đây:

Page 44: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 43 -

Trang Diễn giải

1, 2, 3,

4, 5, 6

- Inv (chọn đường cong đặc tính): IEC255 (đường cong theo tiêu chuẩn IEC255), Definite Time (bảo vệ theo thời gian), Instantaneous Only (bảo

vệ theo dòng), IEEE (đường cong theo tiêu chuẩn IEEE), User Defined

Curve (đường cong do người dòng định nghĩa).

- Time Multiplier: hệ số nhân thời gian.

- Instantaneous Multiplier: hệ số nhân dòng cắt tức thời.

- Recloser Time: thời gian đóng lại.

- Minimum Time: thời gian cắt tối thiểu.

- Additional Time: thời gian cộng thêm.

- Trang Earth Protection Trip Number (chọn đặc tính bảo vệ quá dòng đất, chế độ cắt một lần (Single Shot), chế độ không cho đóng (Work Tag)) gồm có 6 trang màn hình

tương tự như quá dòng pha.

- Trang NPS Protection Trip Number (chọn đặc tính bảo vệ quá dòng thứ tự

nghịch, chế độ cắt một lần (Single Shot), chế độ không cho đóng (Work Tag)) gồm có 6

trang màn hình tương tự như quá dòng pha.

- Trang Under/Over Voltage Protection (bảo vệ điện áp) gồm có 3 trang màn hình

như hình dưới đây:

Page 45: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 44 -

Trang Diễn giải

1

- U/V Trip (cắt thấp áp): OFF (tắt), ON (mở).

- O/V Trip (cắt quá áp): OFF (tắt), ON (mở).

- U/V Trip at: ngưỡng điện áp thấp. - O/V Trip at: ngưỡng điện áp cao.

- After: tác động sau khoảng thời gian đặt trước nếu điện áp chưa trở về

bình thường (từ 0-60 giây).

2

- U/V Normal: điệp áp thấp bình thường.

- O/V Normal: điện áp cao bình thường.

- Normal Volt Close (đóng lại khi điện áp trở về bình thường): OFF (tắt),

ON (mở).

- After: thời gian trì hoãn tính từ trạng thái xác lập điện áp bình thường đến

khi lệnh đóng được phát ra (từ 1-1000 giây).

- Nom P-E Volts: điện áp danh định pha đất (từ 2-25kV).

3

- U/V Phase Logic (chọn phương pháp đánh giá điện áp đo được so với các

ngưỡng điện áp để quyết định trạng thái điện áp thấp bình thường): AND

(và), OR (hoặc), AVERAGE (trung bình).

- O/V Phase Logic (chọn phương pháp đánh giá điện áp đo được so với các

ngưỡng điện áp để quyết định trạng thái điện áp cao bình thường): AND (và),

OR (hoặc), AVERAGE (trung bình).

- Sequence Excess: ngưỡng giới hạn chuỗi cắt-đóng do bảo vệ điện áp (từ 0-

20 lần).

- Within Last: khoảng thời gian tích luỹ cho phép của số lần cắt-đóng do

bảo vệ điện áp (từ 0-2880 phút). - Recovery TO: khoảng thời gian cho phép một chuỗi tác động bảo vệ điện

áp hoàn tất. Giá trị khả dụng phải là 0 hoặc lớn hơn thời gian chờ đóng lại

bình thường (Normal Volt Close After).

Page 46: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 45 -

SƠ ĐỒ DI CHUYỂN GIỮA CÁC TRANG MÀN HÌNH

Nhấn để

mở nguồn

Nhấn để di

chuyển giữa các

nhóm màn hình

Nhấn để di

chuyển giữa

các trang

b.3 Sử dụng các phím nhấn để truy xuấn màn hình:

a) Bật bảng điều khiển:

- Nhấn phím PANEL ON/OFF để mở màn hình (màn hình sẽ tự động tắt sau 10 phút

nếu không có phím nào được nhấn). Màn hình sẽ hiển thị câu khởi động trong 5 giây sau

đó sẽ vào màn hình System Status Trip Flags.

- Nếu khởi động lần đầu tiên màn hình chỉnh ngày, giờ sẽ hiện lên khi đó bắt buộc

phải cài đặt lại ngày giờ bằng cách nhấn nút SELECT để chọn thông số cần chỉnh, dùng

phím > để tăng hoặc phím < để giảm giá trị của thông số đang nhấp nháy. Khi chỉnh song

nhấn phím MENU hai lần khi đó sẽ xuất hiện trang màn hình System Status Trip Flags

như trên.

b) Chọn trang màn hình: có thể áp dụng theo nguyên tắc sau để di chuyển giữa các trang

màn hình:

- Nhấn phím MENU để di chuyển giữa các nhóm màn hình.

- Nhấn phím <> để di chuyển giữa các trang màn hình trong cùng một nhóm.

- Nếu cần thiết có thể nhấn phím SELECT để đến trang màn hình phụ.

Page 47: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 46 -

Nhấn

PANEL

ON/OFF

Nhấn

MENU

c) Thay đổi thông số: tất cả các thông số cần thiết đều có thể thay đổi được bằng bàn phím theo các trình tự sau:

- Di chuyển đến trang màn hình có chứa thông tin cần sửa.

- Nhấn phím SELECT cho đến khi thông số đó bắt đầu nhấp nháy.

- Nhấn phím < hoặc > để thay đổi giá trị của thông số.

- Nhấn phím MENU hoặc ENTER để lưu lại giá trị mới.

- Lưu ý: những thông số quan trọng được bảo vệ bằng mật mã ngay sau khi thay đổi

thông số màn hình nhập mật mã sẽ hiện lên và nhập mật mã theo các trình tự sau:

+ Nhấm phím < hoặc > cho đến khi ký tự đầu tiên của mật mã xuất hiện.

+ Nhấm phím SELECT để chuyển sang ký tự kế tiếp.

+ Lập lại các bước trên cho đến khi xuất hiện đầy đủ các ký tự của mật mã.

d) Các ví dụ truy xuất màn hình:

* Ví dụ 1: truy xuất màn hình xem dữ kiện sự cố sự.

- Nhấn phím PANEL ON/OFF để mở nguồn.

- Nhấm phím MENU để di chuyển đến nhóm màn hình EVENT LOG.

- Nhấm phím < hoặc > để cuộn dòng màn hình. - Nhấm phím MENU để thoát.

* Ví dụ 2: truy xuất màn hình xem các thông số vận hành tức thời.

- Nhấn phím PANEL ON/OFF để mở nguồn.

- Nhấm phím MENU 2 lần để di chuyển đến nhóm màn hình

MEASUREMENT.

- Nhấm phím < hoặc > để di chuyển giữa các trang trong nhóm màn hình

MEASUREMENT.

- Nhấm phím MENU để thoát.

Page 48: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 47 -

Nhấn PANEL

ON/OFF

Nhấn MENU

Nhấn

MENU

Nhấn <

hoặc >

Page 49: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 48 -

III.4 TỦ ĐIỀU KHIỂN POLARR

a. Giới thiệu chung

Máy cắt:

Máy cắt tự đóng lại Whipp & Bourne là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho lưới

phân phối điện áp đến 27 kV. Cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần đã cài đặt trước

( 4 lần tác động trước khi cô lập máy cắt );

Máy cắt lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu có nhu cầu phù hợp với

tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp đặt phải chọn vị trí phù hợp, tính toán trị

số cài đặt của Rơle, kiểm tra lại tình trạng máy cắt, tủ điều khiển và các thiết bị phụ kiện kèm theo;

a.1 Đặc tính kỹ thuật :

+ Cấu tạo :

- Vỏ máy cắt làm bằng nhôm

- Giá đở làm bằng thép mạ kẽm

- Dưới đáy máy cắt có cần móc màu vàng (còn gọi là cần an toàn cắt khẩn cấp)

để cắt máy cắt bằng sào thao tác và bộ chỉ thị đóng cắt

- Dập hồ quang : Trong chân không

- Cách điện : Bằng khí SF6

- Tỉ số biến dòng chân sứ : 200/1 A a.2 Thông số kỹ thuật :

- Điện áp định mức : 27kV

- Dòng điện định mức : 630A

- Dòng điện cắt định mức : 12KA - Khả năng chịu điện áp xung định mức : 125kV

- Tuổi thọ tiếp điểm : 10.000 lần đóng cắt

- Điện áp đóng mở cơ cấu truyền động : 90VDC

- Điện áp cung cấp cho tủ điều khiển : 15VDC

- Accu 90 VDC : Loại LIMnO2 a.3 Nguyên lý hoạt động :

+ Bình thường : tiếp điểm chính của máy cắt được giử ở vị trí mở nhờ lực từ của

nam châm vĩnh cửu và lực căng lò xo nhả.

+ Khi có tín hiệu đóng : cuộn dây được tích năng lượng bởi xung điện DC và phát

sinh lực từ theo hướng xuống. Lực này đủ lớn để thắng lực từ của nam châm và lực căng

lò xo nhả, làm di chuyển trục đĩa không từ tính đi xuống, đóng tiếp điểm chính, khép kín

mạch từ và nén lò xo nhả.

+ Khi có tín hiệu cắt : cuộn dây được tích năng lượng với xung điện DC theo

chiều ngược lại. Lực từ này được cung cấp đủ lớn để thắng lực từ của nam châm vĩnh

cửu, di chuyển trục đỉa đi lên để mở tiếp điểm chính của máy cắt. Dòng điện cung cấp cho cuộn dây trong giai đoạn này nhỏ hơn nhiều so với dòng điện cung cấp điện cho cuộn dây

trong quá trình đóng.

Cơ cấu đóng cắt của máy cắt WHIPP&BOURNE lấy điện từ nguồn pin Lithium

90VDC có tuổi thọ rất cao. Việc thao tác máy cắt bằng tay tại tủ điều khiển không phụ

thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài. Đây chính là ưu điểm của loại máy cắt này.

Page 50: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 49 -

b. Tủ điều khiển.

+ Bộ điều khiển đặt trong tủ thép kín, chịu được thời tiết môi trường.

+ Nguồn điện cung cấp cho tủ là 15VDC từ Accu Lithium. Đảm bảo tủ điều khiển

hoạt động bình thường khi đường dây mất điện. b.1 Mặt giao diện của tủ điều khiển POLARR :

01 màn hình tinh thể lỏng, các phím bấm nhanh, các đèn hiển thị và phím khóa

hoặc mở các chức năng làm việc của tủ. b.2 Diễn giải các tính năng của tủ điều khiển:

+ Các phím điều khiển chế độ VH của máy cắt :

- PRESS TO CHESS

Status : Kiểm tra hiển thị của các đèn led

- PROTECTION SUPPLY

ENABLE : Đóng nguồn điều khiển cho Rơle POLARR.

DISABLE : Tắt nguồn điều khiển cho Rơle POLLAR.

- CONTROL PRIORITY

Local : Chọn chế độ thao tác máy cắt từ tủ điều khiển bằng tay tại tủ điều khiển

Remote : Chọn chế độ thao tác máy cắt từ tủ điều khiển bởi bộ điều

khiển từ xa

- AUTO - RECLOSER

Auto : Chọn chế độ cài đặt tư ùđóng lại của máy cắt

1SHOT : Khóa chế độ tự đóng lại của máy cắt

- EARTH / GROUND PROTECTION

IN : Chọn “tác động” khi có sự cố chạm đất

OUT: Không “tác động” khi có sự có chạm đất

- SEF ( SGF ) PROTECTION

IN : Chọn “tác động” khi có sự cố quá dòng chạm đất nhạy

OUT: Không “tác động” khi có sự cố quá dòng chạm đất nhạy

+ Sự hiển thị của các đèn Led :

- SEQUENCE LOCKOUT: Thể hiện tình trạng cô lập MC khi sự cố - POLARR AWARE : Tự tắt nguồn pin khi đường dây bị mất điện

+ Các phím bấm nhanh :

- LOAD CURRENTS : Thể hiện giá trị hiệu dụng dòng điện pha

- LAST TRIP : Xem thông tin sự cố gần nhất

- CONDITION VERIFY : Thể hiện việc kiểm tra các tiếp điểm trong buồng

dập hồ quang chân không, chu trình đóng cắt, tình trạng làm việc của các

Accu, tiếp điểm, dòng khởi động chạm đất, pha.

- POWER : Đóng nguồn cung cấp 15VDC cho tủ điều khiển

- ENTER : Đưa các giá trị cài đặt vào bộ nhớ tủ điều khiển.

- Các phím mũi tên : để truy cập vào các menu, xem thông số cài

đặt hay vận hành của máy cắt.

- Các phím mũi tên lên xuống góc bên phải : để tăng hay giảm các giá trị

thông số cài đặt vận hành

Page 51: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 50 -

- Nút nhấn TRIP : cắt máy cắt - Nút nhấn CLOSE : đóng máy cắt

b.3 Đọc dữ liệu : (các giá trị mang tính chất tham khảo)

b.3.1 Xem các thông số vận hành của máy cắt:

Nhấn phím LOAD CURRENTS để xem giá trị hiệu dụng dòng tải trên các pha.

+ LOAD CURRENTS : xem trị hiệu dụng dòng tải từng pha

- RED 254 AMPS : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 1 là 254 A

- YEL 280 AMPS : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 2 là 280A

- BLUE 221 AMPS : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 3 là 221A

+ LAST TRIP : xem thông tin sự cố gần nhất

- * ** E * : Máy cắt tác động do sự cố chạm đất ( R, Y, B: sự cố pha; S: sự cố

chạm đất nhạy )

- TIME : 06:16:37 : Sự cố xảy ra lúc 06 giờ 16 phút 37 giây

- DATE : 18:11:07 : Sự cố xảy ra ngày 18 tháng 11 năm 2007

+ CONDITION VERIFY : để xem tình trạng vận hành của máy cắt, tủ điều khiển

- CONTACT 78% : Tuổi thọ tiếp điểm còn lại là 78%

- 72 V BATTERY OK : Nguồn pin cung cấp cơ cấu đóng cắt bình thường có

giá trị 72V

- 15 V BATTERY 77% : Nguồn pin cung cấp cho tủ điều khiển có giá trị là

15V, tuổi thọ còn lại là 77%

- SEQUENCES : Số lần tác động máy cắt.

- RECLAIMS : Số lần máy cắt đóng lại thành công.

- TRIPS : Số lần cắt máy cắt

- R 180% : Cài đặt IMinimun trip pha 1 =180% x tỉ số biến CT

- Y 180% : Cài đặt IMinimun trip pha 2 =180% x tỉ số biến CT

- B 180% : Cài đặt IMinimun trip pha 3 =180% x tỉ số biến CT

- E 150% : Cài đặt IMinimun trip chạm đất =150% x tỉ số biến CT

- S 250% : Cài đặt IMinimun trip chạm đất nhạùy =250% x tỉ số biến CT

b.3.2 Xem các thông tin sự cố (VIEW HISTORY) :

Nhấn phím “Power” để cung cấp nguồn cho tủ điều khiển, màn hình tủ sẽ hiển thị

“ WHIPP & BOURNE POLLAR FOR GVR”. Tiếp tục nhấn phím mũi tên xuống ,

màn hình sẽ hiển thị “ PROGRAM SETTINGs”. Nhấn phím mũi tên qua trái vào

thư mục VIEW HISTORY để xem các thông tin sự cố, sử dụng phím mũi tên xuống

để xem thông tin sự cố chi tiết.

+ SEQUENCE 1 : Sự kiện gần nhất

2 TRIP – LOCKOUT : MC tác động 02 lần sau đó tự động khóa

TIME : Hiển thị giờ tác động

DATE : Hiện thị ngày tác động. Tiếp tục nhấn phím mũi tên xuống xem thời gian tác động khi sự cố ( SEQ 1 TO TRIP TIMES ).

1 000.10 : Máy cắt cắt lần thứ nhất khi nhận biết sự cố trong thời gian là 0,1s

Page 52: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 51 -

2 000.20 : Máy cắt cắt lần thứ hai khi sự cố vẫn còn tồn tại trong thời gian là 0,2s.

Tiếp tục nhấn phím mũi tên xuống để xem giá trị dòng pha, đất khi sự cố (

SEQ 1 TRIP AMPS ).

R < 00100 : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 1 khi sự cố là 100A

Y < 00100 : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 2 khi sự cố là 100A

B < 00100 : trị hiệu dụng dòng điện trên pha 3 khi sự cố là 100A

E < 05136 : trị hiệu dụng dòng điện trên dây trung hòa là 5136A

S < 016.0 : Giá trị dòng nhạy là 16A

Tiếp tục nhấn phím mũi tên lên để trở lại menu chính (SEQUENCE 1)

+ Muốn xem các thông tin sự kiện kế tiếp, sử dụng phím mũi tên qua trái (

SEQUENCE 2)

Trong trường hợp máy cắt tác động không do sự cố thì khi xem thông tin sự kiện,

màn hình sẽ hiển thị như sau :

0 TRIP – LOCKOUT : MC tác động không do sự cố đường dây TIME : Hiển thị giờ tác động

DATE : Hiện thị ngày tác động. Nhấn phím mũi tên xuống , trên màn hình

sẽ hiển thị “ THERE HAVE BEEN NO SEQUENCES ”. Tiếp tục nhấn

phím mủi tên lên để trở lại menu chính

Nhấn phím mũi tên lên s để trở lại menu : “VIEW HISTORY” và nhấn phím

mũi tên lên đến khi màn hình tắt để tiết kiệm nguồn pin.

Chú ý : Đối với tủ điều khiển POLLAR chỉ lưu lại thông tin của 04 sự kiện gần nhất

III.5 TỦ ĐIỀU KHIỂN RC/TEL-01E. a. Giới thiệu chung:

1. Đặc tính kỹ thuật.

Điện áp định mức 27kV

Dòng điện liên tục định mức 630A

Tần số nguồn 50/60Hz

Điện áp chịu đựng xung sét định mức 125kV

Điện áp chịu đựng định mức ở tần số công nghiệp

Khô ( 1phút ) 60kV

Ướt ( 10giây) 50kV

Khả năng cắt dòng sự cố đỉnh 31.5kA

Khả năng cắt dòng sự cố hiệu dụng 12.5kA

Khả năng cắt dòng ngắn mạch

ngắn hạn(4giây) 12.5kA

Thời gian chịu đựng dòng ngắn mạch 0.01s

Page 53: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 52 -

Dòng từ hoá trong MBA 22A

Chu trình vận hành theo tiêu chuẩn ANSI với

tỉ lệ: X/R = 4 44

X/R = 8 56

X/R = 14 16

Dòng điện sạc đường dây 5A

Dòng điện sạc cáp 25A

Số lần thao tác cơ khí 30.000

Số lần thao tác cắt

Khi dòng điện là định mức 30.000

Khi dòng điện là dòng ngắn mạch 200

Khi dòng điện ngoài hai loại trên Tham khảo hình vẽ bên dưới

Thời gian đóng 50ms

Thời gian mở 30ms

Thời gian cắt 40ms

Điện trở tiếp xúc chính < 95mkOhm

Công suất tiêu thụ của cơ cấu truyền động

Công suất khi cắt máy cắt 200VA

Công suất khi đóng máy cắt 2.000VA

Điện áp định mức của cuộn cắt 230V

Độ chính xác của cảm biến

Về dòng điện + 1% hoặc + 4A

Về điện áp + 5%

Nguồn UPS

Điện áp xoay chiều đầu vào 100/127/230V + 20%

Tần số điện áp đầu vào 45- 65 Hz

Tiêu thụ điện năng lớn nhất

- Liên tục 6 W

- Trong 60 giây sau khi đóng lại và giải trừ sự cố

60 W

Page 54: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 53 -

Nguồn phụ định mức theo yêu cầu 200 VA

Kiểu acquy HawkerGenesis G12V26Ah10 EPX

Công suất acquy 26Ah

Thời gian vận hành 48 giờ

Thời gian nạp điện 12 giờ

Khoảng thời gian thay thế acquy 10 năm

Điện áp nhỏ nhất của acquy 10.2 V

Điện áp lớn nhất của acquy 16 V

Điện áp cung cấp cho modem 12 V

Dòng điện liên tục cấp cho modem 4 A

Dòng điện lớn nhất cung cấp cho modem 4 A (giới hạn của cầu chì)

Thời gian tắt modem 1 - 720 phút

2. Các đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Recloser Tavrida gồm có các bộ phận chính như sau:

Bộ phận đóng cắt ngoài trời (máy cắt) OSM (Outdoor Switching Module)

Máy cắt OSM của Recloser kiểu KTR có 3 cực, mỗi cực có buồng cắt chân không

riêng và thanh truyền động cách điện được lồng trong một vỏ bằng polycarbonat. Mỗi

cực có cơ cấu dẫn động bằng nam châm riêng đặt bên trong hộp cơ cấu truyền động. 3

cực và hộp cơ cấu được lắp trong một thùng có mức bảo vệ IP65. Thùng và nắp đáy làm

bằng hợp kim nhôm chống ăn mòn. Tất cả bề mặt nhôm đều được phủ một lớp chống oxy

hoá. Van xả nằm ở đáy thùng nhằm cân bằng áp suất. Van có một lưới lọc bằng sứ để

ngăn bụi và chống ô nhiễm.

Ba cơ cấu dẫn động nam châm được khóa liên động để đảm bảo thao tác 3 pha

đồng bộ và cơ cấu được giữ ở vị trí đóng hay cắt là bởi lẫy nam châm. Mỗi cơ cấu dẫn

động được dẫn động bởi một cuộn hút (solenoid). Quá trình cắt được thực hiện bằng việc

đổi chiều dòng điện làm phát sinh ra một lực dẫn động theo hướng ngược với thao tác

đóng. Năng lượng để thao tác được cung cấp bởi các tụ điện trong tủ điều khiển RC.

Máy cắt OSM có thể được cắt bằng cơ khí (tay) bằng cách dùng sào cách điện kéo

móc cắt bằng tay (Manual Tripping Hook) ở dưới đáy thùng và người vận hành có thể nhìn thấy từ mặt đất. Trạng thái đóng / cắt của recloser được phát hiện bởi tủ điều khiển

nhờ việc theo dõi trạng thái của các tiếp điểm phụ mắc song song, các tiếp điểm này phản

ảnh trạng thái của cơ cấu.

Các màng cao su dẫn điện được ghép nối điện dung với các đầu cực cao áp (HV)

dùng để đo lường điện áp. Sáu cảm biến Rogowski, mỗi cái có một cực HV, cảm biến

dòng điện. Ba cảm biến trên các đầu cực ABC được nối Y ở phía thứ cấp dùng để theo

Page 55: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 54 -

dõi dòng điện pha. 3 cảm biến trên các đầu cực R,S,T được nối tam giác ở thứ cấp, dùng đo dòng điện dư (residual current) để chỉ báo và dùng cho chỉ thị và bảo vệ quá dòng đất .

Cảm biến dòng điện Rogowski về cơ bản là một máy biến dòng lõi không khí, do

đó sẽ không bão hoà khi chịu dòng sự cố. Tuy nhiên, không như biến dòng thông thường,

biến dòng Rogowski không phát ra điện áp nguy hiểm khi phía thứ cấp hở mạch. Điện áp

ra của biến dòng Rogowski tỉ lệ với tỷ lệ thay đổi của dòng điện trong mạch . Tín hiệu

đầu ra được tích phân theo kiểu số để tạo ra một quan hệ giữa điện áp ra và dòng điện của

mạch chính.

Sứ đầu vào được chế tạo bằng polimer chịu tia cực tím (UV) có bọc cao su silicon

có tổng chiều dài đường rò là 837mm và khoảng cách phóng điện là 235mm. Trên các sứ

được đánh dấu chỉ định rõ các đầu A, B, C, R, S, T. Các đầu cực có gắn sẵn đầu cốt đồng

mạ thiếc thuận tiện cho việc đấu nối dây trần hoặc dây bọc với mọi tiết diện cáp. Nắp

chụp bảo vệ ở đáy thùng có đầu nối dùng để đấu nối và cố định cáp điều khiển.

1. Đầu cực sứ đầu vào

2. Bao sứ bằng cao su silicon 3. Sứ polyme

4. Biến dòng chân sứ

5. Biến áp chân sứ

6. Thùng chứa

7. Vỏ polycarbonate

8. Buồng cắt chân không

9. Cần truyền động cách điện

10. Cơ cấu dẫn động nam châm

11. Móc cắt bằng tay

12. Nắp chụp bảo vệ

13. Lưới lọc

14. Các tiếp điểm phụ

Lưu ý:

+ Việc đóng bằng tay máy cắt OSM là không thể được. Việc đóng máy cắt chỉ có thể được thực hiện qua tủ điều khiển.

+ Móc thao tác cắt vẫn giữ nguyên vị trí hướng xuống sau khi máy cắt được cắt

bằng tay cho đến khi người vận hành quay nó về vị trí bình thường. Ở vị trí hướng xuống,

máy cắt bị khoá cơ khí và điện chống lại các thao tác đóng.

b. Tủ điều khiển RC

Tủ điều khiển gồm có các bộ phận chính sau đây:

1. Bộ phận xử lý chính (MPM)

2. Bộ phận điều khiển (driver)

Page 56: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 55 -

3. Bộ phận cấp nguồn

4. Bộ phận cổng I/O ( < 2)

5. Nguồn acquy

6. Bộ phận thiết bị truyền thông

Tủ điều khiển RC có không gian cho radio, modem hay các thiết bị truyền thông

khác và được trang bị các cổng giao tiếp đặc biệt, bao gồm cổng RS 485, đầu đấu nối

nguồn cấp và cổng RS 232.

Tủ điều khiển được nối với máy cắt OSM bằng cáp điều khiển. Tủ có các lỗ treo ở

mặt sau để lắp vào cột bêtông hoặc cột gỗ.

1. Bộ phận xử lý chính (Main Processing Modul - MPM)

Bộ phận xử lý chính MPM kích hoạt tất cả các chức năng có sẵn trong tủ điều

khiển RC bằng việc tương tác với máy cắt OSM, UPS và Driver. Phần chính của MPM là bộ vi xử lý. MPM có bảng điều khiển còn gọi là giao diện người- máy (MMI). Trên bảng

có một cổng RS 232- 9chân dùng để nối với máy tính và chạy phần mềm TELUS.

Chức năng MPM được chia ra thành nhiều nhóm mà các tương tác của chúng sẽ

cung cấp các tính năng bảo vệ và chỉ thị. Các nhóm chức năng của MPM gồm:

- Đo lường;

- Bảo vệ;

- Giám sát; và

- Điều khiển và chỉ thị.

Giao diện MMI gồm 1 bàn phím

cảm ứng có các đèn LED chỉ thị, 1 màn

hình tinh thể lỏng 4 dòng và rộng 20 ký

tự, các nút điều hướng (navigation).

Page 57: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 56 -

Các đèn LED được dùng để chỉ thị trạng thái và thay đổi trạng thái. Ở trạng thái mới đèn LED sẽ nhấp nháy khi thực hiện một lệnh điều khiển, chỉ báo rằng thay đổi đã

được chấp nhận và đang được xử lý. Một khi thay đổi trạng thái đã được xác nhận, đèn

LED trạng thái cũ tắt và đèn LED trạng thái mới sáng lên. Quá trình đó diễn ra không quá

một giây.

Các nút điều khiển chung

Các nút điều khiển chung sẽ cung cấp các lệnh điều khiển Bật/Tắt (On/Off) giao

diện MMI, lệnh điều khiển và chỉ thị đóng/cắt (Open/Close) recloser, điều khiển và chỉ thị

từ xa/ tại chỗ (Local/Remote).

Nút ON/OFF

Lệnh điều khiển và chỉ báo của MMI chỉ hoạt động khi MMI được bật lên, nó

được chỉ báo bằng văn bản hiển thị trên LCD. MMI có tính năng tiết kiệm năng

lượng, nên sẽ tự động tắt đi trong vòng 5 phút khi không hoạt động.

Khi bộ UPS ở chế độ hoạt động bình thường, thì MMI có thể được bật hoặc tắt

bằng nút ON/OFF.

Khi UPS tắt hoặc ở chế độ ngừng, thì có thể bật lại bằng cách sử dụng phím ON/OFF của MMI.

Nút ON/OFF cũng được dùng để thử màn hình LCD và các diod chỉ thị. Ấn và giữ

sẽ làm cho tất cả các đèn LED sẽ nhấp nháy và hiện thông báo TEST chạy tuần

hoàn trên 4 dòng của LCD. Nhấn giữ bất kỳ nút nào và sau đó nhả nút ON/OFF thì

dòng chữ TEST vẫn tiếp tục hiện với điều kiện nút đang ấn còn tốt.

Nút MODE - Chế độ điều khiển

Nút MODE cho phép tủ điều khiển recloser được cài đặt ở chế độ điều khiển tại

chỗ (Local) hoặc từ xa (Remote). Đèn LOCAL và REMOTE, sẽ chỉ báo chế độ mà

nó được cài đặt. Khi ở chế độ điều khiển tại chỗ, chỉ thị có thể sáng ở cả hai vị trí

nhưng lệnh điều khiển chỉ được thực thi tại tủ điều khiển. Khi ở chế độ điều khiển

từ xa, đèn chỉ thị có thể sáng ở cả hai vị trí nhưng các lệnh điều khiển chỉ thể được

thực thi bởi các ứng dụng điều khiển xa.

Trường hợp ngoại lệ là lệnh cắt (Open), lệnh này có thể được thực thi tại chỗ hay

từ xa, không phụ thuộc vào chế độ điều khiển.

Nút "I" (Close)- Đóng:

Nút màu đỏ có nhãn là "I" được dùng để đóng recloser. Nút này chỉ làm việc nếu

MMI được đặt ở chế độ Local. Nếu MMI đặt ở chế độ Remote thì đèn CLOSE sẽ

không nhấp nháy để chỉ báo rằng thao tác không được chấp nhận.

Nút "O" (Open) – Cắt:

Nút màu xanh có nhãn là "O" được dùng để cắt recloser. Lệnh cắt (Open) của

MMI được thực thi ở bất kì chế độ điều khiển nào (từ xa và tại chỗ).

Page 58: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 57 -

Các nút điều khiển LCD

Các nút điều khiển LCD được sử dụng để điều chỉnh độ tương phản của LCD, di

chuyển qua lại trong menu và để chọn hoặc thay đổi các giá trị.

Nút điều chỉnh tương phản LCD

Ấn giữ hoặc ấn lặp lại nút này sẽ điều chỉnh được độ tương phản của LCD .

Các nút điều hướng

Những nút này cho phép di chuyển xuyên suốt menu của giao diện MMI và thay

đổi giá trị cài đặt.

Mỗi màn hình có một hoặc hai biểu tượng điều hướng ở góc trên bên phải, “"

chỉ báo cuộn dọc, tức là các nút lên và xuống được dùng để cuộn giữa các mục,

"" cho biết có 4 cách di chuyển, đó là các nút lên, xuống, qua phải, qua trái để sử

dụng menu.

Mỗi khi một trường được chọn để soạn thảo, thì nút lên xuống được dùng để thay

đổi giá trị. Nếu giá trị được thay đổi là chữ số, thì nút mũi tên phải, mũi tên trái

được dùng để chọn từng chữ số muốn thay đổi, nút mũi tên lên, xuống được dùng

để thay đổi chỉ giá trị của chữ số đó.

Nút ENTER

Nút Enter dùng để truy cập mục menu được chọn; (các trường read-only không

được soạn thảo được đặt trong các dấu mũi tên ).

Khi nút Enter được nhấn thì màn hình kế tiếp được hiển thị hoặc trường được chọn sẽ được bao trong dấu ngoặc. Các dấu ngoặc tam giác chỉ báo rằng khi nút

ENTER được thì một màn hình khác sẽ xuất hiện. Các dấu ngoặc vuông [ ] chỉ báo

rằng các giá trị là các giá trị có thể soạn thảo bằng các nút mũi tên.

Mọi cài đặt mà có thể soạn thảo được bảo vệ bằng mật mã ngoại trừ các cài đặt có

thể truy cập bằng các phím tắt (Fast Key). Hệ thống sẽ tự động yêu cầu mật mã khi

các cài đặt mật mã bảo vệ đã được soạn thảo ở lần đầu, sau khi bật MMI. Mật mã

đúng phải được nhập vào để được chấp nhận truy cập để thay đổi các giá trị. Mật

mã của MMI có định dạng chữ số là AAAA, trong đó A có thể là một số (từ 1 đến

9) hoặc một chữ (từ A đến Z).

Nút ESC

Phím ESC làm quay trở lại các các lệnh điều hướng trong menu. Khi ấn ESC

màn hình trước đó sẽ hiển thị hoặc giá trị sẽ bị hủy chọn.

Các nút điều khiển LCD còn cho phép người vận hành truy cập vào các chức năng

sau đây trong menu MMI :

+ Xem trạng thái của hệ thống: ngày, tháng, trạng thái của recloser (đóng/ cắt/ lockout), các tín hiệu hoạt động sai và cảnh báo, các tín hiệu chỉ báo bảo vệ đã kích hoạt,

đo lường, trạng thái cổng I/O, trạng thái của UPS, trạng thái bảo vệ.

Page 59: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 58 -

+ Xem bảng ghi số lần thao tác đóng cắt, tuổi thọ và bộ ghi số lần sự cố, các cài đặt nhóm bảo vệ, các cài đặt hệ thống.

+ Thay đổi trạng thái bảo vệ, thay đổi các cài đặt ngoại trừ các tên mhoms bảo vệ

và tốc độ truyền (baud rate) của PC.

+ Xem các thông tin nhận dạng của MPM: số chế tạo, phiên bản phần mềm.

+ Kiểm tra khả năng làm việc của các rơle số đầu vào đầu ra.

+ Đóng /cắt điện áp phụ tải ngoài, tắt MMI.

+ Xoá bảng ghi, các chỉ số của bộ đếm số lần sự cố và công tơ điện.

Các phím tắt

Phím tắt cho phép người vận hành cài đặt trạng thái của các phần tử bảo vệ và các nhóm

bảo vệ có hiệu lưc chỉ bằng một lần ấn nút.

Mỗi phím tắt có hoặc không có hiệu lực trong các cài đặt MMI, khi có hiệu lực thì chúng

chỉ sử dụng được khi MMI được đặt ở chế độ Local. Bất kỳ phím tắt nào khi nhấn nhiều

lần sẽ quay vòng các tùy chọn có sẵn; tùy chọn cuối cùng sẽ được kích hoạt, ngoại trừ

phím GRP .

Các phím tắt hoạt động bằng cách truy cập vào các phần tử điều khiển trạng thái bảo vệ (PSC).

Phím PROT sẽ bật hoặc tắt (ON/OFF) chức năng bảo vệ. Khi đặt ở OFF, tất cả

các phần tử bảo vệ của tất cả các nhóm sẽ không có hiệu lực.

Phím EF sẽ cho phép hoặc vô hiệu tất cả các phần tử quá dòng chạm đất của các

nhóm. Khi đặt OFF, thì tất cả các phần tử EF bị vô hiệu.

Phím SEF sẽ cho phép hoặc vô hiệu tất cả các phần tử quá dòng chạm đất nhạy

của các nhóm. Khi đặt OFF, tất cả các phần tử SEF sẽ bị vô hiệu.

Phím AR sẽ bật hoặc tắt chức năng tự động đóng lại của Recloser. Khi đặt ở

OFF, tất cả các phần tử tự động đóng lại bị vô hiệu.

Phím CLP sẽ cho phép hay vô hiệu việc khởi động tải nguội (Cold Load Pickup).

Khi đặt OFF, tất cả các phần tử CLP bị vô hiệu.

Phím LL sẽ cho phép hoặc vô hiệu tất cả các phần tử đường dây mang điện (Live

Line) của các nhóm. Khi đặt OFF, tất cả các phần tử LL sẽ bị vô hiệu.

Phím GRP, Phím này cho phép chọn một trong bốn nhóm bảo vệ. Khi nhóm

thích hợp được chọn (số của nhóm được hiển thị bằng đèn Led), nút ENTER sẽ sẽ

làm nhóm này có hiệu lực.

Nhóm bảo vệ đang hoạt động không thể thay đổi nếu một phần tử bảo vệ được kích hoạt.

Nhóm mới sẽ trở thành nhóm hoạt động khi nhấn ENTER và tất cả các phần tử bảo vệ sẽ

được reset lại.

Page 60: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 59 -

2. Bộ phận điều khiển (Driver)

Bộ phận điều khiển chuyển đổi tín hiệu Đóng/ Cắt từ MPM thành các xung dòng

điện cấp cho cuộn dây của bộ dẫn động kiểu nam châm để mở hoặc đóng tiếp điểm. Nó

còn chuyển đổi trạng thái tiếp điểm phụ của recloser thành một tín hiệu logic chỉ vị trí cho

các phần tử bảo vệ và chỉ thị của MPM.

Bộ phận điều khiển giám sát trạng thái mạch cuộn dây của máy cắt OSM và khả

năng thực hiện thao tác Đóng/Cắt tiếp theo của bộ phận dẫn động. Các sự kiện cảnh báo

được ghi bởi MPM, đó là các sự kiện sau: ngắn mạch cuộn dây máy cắt (OSM Coil SC),

sự kiện hoạt động sai (Malfunction) hoặc "Bộ phận điều khiển chưa sẵn sàng"(Driver Not

Ready), hoặc "cuộn dây máy cắt đã cách ly" (OSM Coil Isolated).

Các tụ điện đóng cắt của bộ phận điều khiển có khả năng cung cấp một chu trình

làm việc đầy đủ là O - 0.1s – CO - 1s - CO. Các tụ điện được nạp điện trong vòng 80 giây

đầu tiên từ nguồn phụ để thực thi chu trình này.

Lưu ý

Trong khi nạp điện cho tụ, bộ điều khiển sẽ kích hoạt tín hiệu DNR (Driver Not

Ready) chỉ báo rằng không thể thực hiện thao tác điều khiển tiếp theo. Một khi các tụ điện đã nạp đầy đủ, thì tín hiệu DNR sẽ bị khử đi.

3. Bộ phận nguồn cấp PSM (Power Supply Module) và acquy

Bộ phận PSM là một bộ phận then chốt trong việc cấp điện cho tất cả các bộ phận

của tủ điều khiển RC kể cả 12Vdc cho các tải bên ngoài (như radio, modem). Tùy thuộc

vào cấu hình đấu nối của PSM mà điện áp 110Vac hoặc 127Vac hoặc 220Vac có thể được

đặt vào, Nguồn cấp ac có thể cấp từ một nguồn vào duy nhất hoặc 2 nguồn vào để nâng

cao tính an ninh của nguồn cấp. Các đầu vào điện áp phụ được bảo vệ bằng các cầu chảy

(fuse) 1A, 250V. Cùng với một acquy acid chì 12V 26Ah loại HAWKER, PSM cung cấp

một hệ thống cung cấp nguồn không bị mất (UPS) hỗ trợ các hoạt động. Nhiệt độ acquy

được giám sát bởi PSM và dòng điện nạp được điều chỉnh để đảm bảo điều kiện nạp tối

ưu. Một phụ tải ngoài có thể được cung cấp trong thời gian người dùng cấu hình lên đến

720 phút sau khi nguồn ac bị mất trước khi tự động ngừng để bảo toàn acquy.

PSM điều khiển điện áp làm việc của MPM, bộ điiều khiển và phụ tải ngoài và

thường sẽ ngừng hẵn trong trường hợp nguồn phụ bị mất kéo dài. Khi nguồn phụ được phục hồi, UPS sẽ tự động đưa chúng lại điiều kiện làm việc bình thường.

Lưu ý

Việc thay đổi chủng loại acquy là có thể được, mặc dù việc này không được

khuyên dùng bởi vì loại acquy khác có thể không phù hợp với các đặc điểm riêng của hệ

thống nguồn cấp.

4. Các bộ phận khác (cổng I/O; thiết bị truyền thông,...) xin xem thêm ở tài liệu ứng

dụng và lắp đặt của nhà chế tạo.

Page 61: Bài sửa hoàn chỉnh

Chuyên đề máy cắt recloser. Page - 60 -