báo cáo thực tập tốt nghiệp

44
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục..................................................1 Danh mục các từ viết tắt.................................2 Danh mục các hình vẽ.....................................3 Danh mục các bảng biểu...................................4 Mở đầu...................................................5 Lời cảm ơn...............................................6 Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP Phần 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1: TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN.............7 1.1. Giới thiệu về truyền hình...........................8 1.1.1. Khái niệm.........................................9 1.1.2. Sóng điện từ.....................................10 1.2. Các phương thức truyền dẫn.........................11 1.2.1. Truyền hình quảng bá tương tự mặt đất (truyền hình vô tuyến)...............................................12 1.2.2. Truyền hình quảng bá số mặt đất..................13 1.2.3. Truyền hình vệ tinh tương tự và số...............14 1.2.4. Truyền hình vi ba................................15 1.2.5. Truyền hình cáp tương tự và số...................16 GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc 1

Upload: tunguyenkhac

Post on 05-Aug-2015

82 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Mục lục.............................................................................................................................1

Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................2

Danh mục các hình vẽ......................................................................................................3

Danh mục các bảng biểu..................................................................................................4

Mở đầu.............................................................................................................................5

Lời cảm ơn.......................................................................................................................6

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Phần 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1: TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN.............................7

1.1. Giới thiệu về truyền hình........................................................................................8

1.1.1. Khái niệm...............................................................................................................9

1.1.2. Sóng điện từ.........................................................................................................10

1.2. Các phương thức truyền dẫn...............................................................................11

1.2.1. Truyền hình quảng bá tương tự mặt đất (truyền hình vô tuyến)..........................12

1.2.2. Truyền hình quảng bá số mặt đất.........................................................................13

1.2.3. Truyền hình vệ tinh tương tự và số......................................................................14

1.2.4. Truyền hình vi ba.................................................................................................15

1.2.5. Truyền hình cáp tương tự và số............................................................................16

1.2.6. Truyền hình SMATV (Sattelite Master Antenna Television)..............................17

1.3. Băng tần của hệ thống truyền hình cáp tại Việt Nam

2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG PHÁT VÀ THU TRUYỀN HÌNH VỆ

TINH..............................................................................................................................18

2.1. Trạm phát mặt đất................................................................................................19

2.2. Vệ tinh....................................................................................................................20

2.2.1. Giới thiệu về vệ tinh.............................................................................................21

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

1

Page 2: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.2. Băng tần vệ tinh...................................................................................................22

2.2.3. So sánh giữa hai băng tần.....................................................................................23

2.3. Trung tâm Headend..............................................................................................21

3: CÁC THÀNH PHẦN CỦA TRUNG TÂM...........................................................22

3.1. Các loại anten thu..................................................................................................23

3.1.1. Anten Yagi...........................................................................................................24

3.1.2. Anten Parabol.......................................................................................................25

3.2. Các loại máy thu....................................................................................................25

3.3. Bộ Convertor.........................................................................................................25

3.4. Bộ điều chế và Giải điều chế.................................................................................25

3.4.1. Bộ điều chế Modulator.........................................................................................26

3.4.2. Bộ giải điều chế Demodulator..............................................................................26

3.5. Bộ ghép kênh – Bộ cộng tín hiệu (Combiner).....................................................26

3.6. Bộ mã hóa/giải mã................................................................................................26

3.6.1. Bộ mã hóa – Encoder...........................................................................................26

3.6.2. Bộ giải mã – Decoder...........................................................................................27

3.7. Thẻ giải mã, thiết bị mua bản quyền...................................................................27

3.8. Thiết bị đo..............................................................................................................27

4: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG PHÂN PHỐI................................................28

4.1. Cáp đồng trục........................................................................................................28

4.2. Bộ chia, tap............................................................................................................30

4.2.1. Bộ chia, tap chỉ dùng để phân phối tín hiệu.........................................................30

4.2.2. Bộ chia, tap có khả năng cấp nguồn.....................................................................31

4.3. Thiết bị khuếch đại tín hiệu..................................................................................32

4.4. Đầu nối (Connector)..............................................................................................32

Kết luận..........................................................................................................................33

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................34

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

2

Page 3: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

Như chúng ta đều biết công nghệ truyền thanh và truyền hình đã ra đời từ rất lâu

đồng thời đã cung cấp rất nhiều thông tin thiết thực về văn hóa – xã hội và kinh tế -

chính trị cho đời sống nhân dân. Truyền hình còn là cơ quan thông tin, ngôn luận của

quần chúng nhân dân. Ngoài ra còn cung cấp nhiều chương trình giải trí phong phú và

hấp dẫn đối với người xem.

Tuy vậy, việc thu sóng truyền hình tại các vùng lõm, các chung cư và cao ốc

thường rất khó khăn vì các chung cư hay cao ốc đã trở thành vật cản sóng truyền hình

với các căn hộ bên trong cao ốc hay chung cư đó dẫn đến tín hiệu thu được thường rất

xấu gây ra hiện tượng bóng và nhiễu. Đòi hỏi của người xem về chất lượng của các

chương trình truyền hình ngày càng cao không chỉ với các chương trình quảng bá mà

còn có nhu cầu được cung cấp thông tin về các sự kiện mọi lúc, mọi nơi trên thế giới kể

cả những yêu cầu được học tập, giải trí, giao dịch mua sắm ngay trên thiết bị truyền

hình của mình. Nhất là tại các khách sạn hay chung cư cao cấp thì nhu cầu giải trí về

truyền hình của khách hàng là rất phong phú. Từ đó đã có nhiều công nghệ, dịch vụ

truyền hình ra đời với nhiều chủng loại và phương pháp truyền dẫn khác nhau. Cung

cấp ngày càng nhiều các chương trình truyền hình hấp dẫn và phong phú phục vụ cho

mọi nhu cầu của các tầng lớp khán giả.

Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền hình, một hệ thống truyền hình mới

đã ra đời có tên gọi là Hệ thống truyền hình SMATV (Sattelite Master Antenna

Television). Nó thích hợp với các khách sạn hay các chung cư cao cấp vì chi phí thấp

số lượng và chất lượng các kênh truyền hình cao đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi

của khách hàng. Xuất phát từ những lý do trên nên em đã chọn chủ đề “Hệ thống

truyền hình SMATV” cho bài báo cáo thực tập của mình.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

3

Page 4: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô khoa Điện tử - Viễn

thông, trường Đại học Điện Lực đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em tiếp cận được

với môi trường thực tế thông qua đợt thực tập đầy ý nghĩa thiết thực này.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Trung tâm kĩ

thuật và dịch vụ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu công nghệ mới đã tạo điều kiện thuận

lợi trong suốt thời gian em thực tập. Giúp em tiếp thu được những kiến thức bổ ích từ

thực tế và góp phần to lớn vào việc bổ sung vốn kiến thức của mình.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – thầy Đặng Trung

Hiếu đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian

quy định.

Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hoàn thiện bài viết tuy có

cố gắng, nhưng em sẽ còn có nhiều thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những

đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.

Trân trọng cảm ơn!

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

4

Page 5: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu công nghệ mới - NacenComm là công ty cổ

phần chuyển đổi từ DNNN trực thuộc Bộ khoa học và công nghệ theo quyết định theo

quyết định số 2679/QĐ – BKHCN ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng BKHCN.

Là một doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình,

điện nhẹ viễn thông và cung cấp các sản phẩm và giải pháp về công nghệ thẻ thông

minh. Với trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động cùng đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật

viên lành nghề. Công ty có ba trung tâm chính:

Trung tâm kỹ thuật và dịch vụ.

Trung tâm kỹ thuật điện nhẹ viễn thông.

Trung tâm giải pháp thẻ.

Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ hoạt động về lĩnh vực truyền hình. Trung tâm

gồm có các nhóm chính sau:

1. Nhóm Truyền hình cáp:

Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống truyền hình cáp gồm 31 toà nhà chung

cư với khoảng 3000 thuê bao.

Bảo trì hệ thống điện nhẹ cho 14 toà nhà bên VINASINCO mỗi tháng

(doorphone, loa truyền thanh nội bộ, điện thoại, camera giám sát, truyền

hình địa phương).

Thực hiện khảo sát lên phương án và trực tiếp tham gia thi công các công

trình của công ty như : Thi công lắp đặt hệ thống tuyến trục truyền hình

cáp.

2. Nhóm Truyền hình vệ tinh:

Thực hiện bảo trì định kỳ hệ thống MATV (Master Antenna Television)

cho 7 khách sạn.

Thực hiện cung cấp lắp đặt dịch vụ truyền hình cáp quang cho 34 khách

sạn và chung cư cao cấp.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

5

Page 6: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thực hiện khảo sát, lên phương án và trực tiếp tham gia thi công các

công trình của công ty.

3. Nhóm Truyền dẫn:

Hiện tại nhóm quản lý 145km cáp quang trong đó tuyến cáp trục chiếm

120km còn lại 25km là cáp vào các hộp thuê bao.

Công ty có hai cơ sở:

Cơ sở 1: Trụ sở giao dịch: 40 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Cơ sở 2: C6 – Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

6

Page 7: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1: TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN

1.1. Giới thiệu về truyền hình

1.1.1. Khái niệm

Định nghĩa: Truyền hình là hệ thống cho phép truyền hình ảnh và âm thanh

tương ứng từ trạm phát đến người xem ở một khoảng cách nhất định.

Phương thức truyền dẫn là sử dụng khả năng truyền lan của sóng điện từ trong

môi trường xác định. Môi trường truyền dẫn có thể là vô tuyến hoặc hữu tuyến. Khi

truyền sóng điện từ ra không gian thì người ta gọi là sóng vô tuyến.

Hình ảnh mà mắt người cảm nhận được có bản chất là tín hiệu điện từ nhưng ở

tần số rất cao, trong dải sóng ánh sáng, không thể thu trực tiếp lại rồi truyền đi được.

Do vậy, người ta phải chuyển đổi từ ánh sáng sang tín hiệu điện từ ở tần số thấp hơn,

có thể lưu trữ và truyền đi được. Trong quá trình truyền dẫn, ta phải điều chế tín hiệu

đã có lên dải tần số phục vụ cho việc truyền dẫn tín hiệu hình ảnh. Quy định quốc tế

cho dải tần này là từ 45 - 860 MHz. Qua nghiên cứu thực tế, dải tần này phù hợp với

việc truyền dẫn tín hiệu trên mặt đất và trong mạng cáp. Tín hiệu có thể truyền được đi

khá xa, ít bị can nhiễu.

1.1.2. Sóng điện từ

Khái niệm: Tín hiệu điện từ là tín hiệu biến đổi liên tục từ dạng điện sang dạng

từ và ngược lại. Quá trình biến đổi liên tục này cho phép tín hiệu điện từ được truyền

lan trong không gian giống như dạng sóng trên mặt nước, do vậy người ta gọi là sóng

điện từ.

Khi truyền lan trong không gian, sóng điện từ thể hiện bản chất sóng. Có nghĩa

là nó có các hiện tượng như phản xạ, giao thoa, khúc xạ, hấp thụ và suy hao khi gặp vật

cản.

1.2. Các phương thức truyền dẫn

1.2.1. Truyền hình quảng bá tương tự mặt đất (truyền hình vô tuyến)

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

7

Page 8: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.1 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình quảng bá tương tự mặt đất.

Phương thức truyền dẫn vô tuyến tương tự tuy không phải là phương thức truyền

dẫn đầu tiên đối với truyền hình nhưng do ưu điểm là giá thành rẻ, phạm vi phủ sóng

tương đối lớn nên phương thức truyền dẫn này đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ

trước, khi truyền hình mới ra đời.

1.2.2. Truyền hình quảng bá số mặt đất (truyền hình vô tuyến)

Hình 1.2 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình quảng bá số mặt đất.

Với phương pháp này ta vẫn sử dụng các thiết bị khuếch đại công suất, anten và

cột phát sóng giống như tương tự, chỉ khác là tín hiệu phát đi là tín hiệu số, được điều

chế theo phương thức điều chế số (PSK, QAM).

1.2.3. Truyền hình vệ tinh tương tự và số

Hình 1.3 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền vệ tinh tương tự và số.

Đối với truyền hình vệ tinh, tín hiệu này được điều chế một lần nữa để đưa lên

tần số phát lên vệ tinh rồi mới được khuếch đại công suất và đưa ra antten phát lên vệ

tinh. Tại vệ tinh, tín hiệu được này được đổi về tần số phát xuống để phát xuống mặt

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

Trung tâm phát hình

Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất

Không gian

Trung tâm phát hnh

Anten phát sóng

Anten phát sóng

Không gian

Trung tâm phát hình

Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất

Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất

Anten phát sóng

Vệ tinh

Tuyến lên Tuyến xuống

8

Page 9: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đất. Hệ thống thu tín hiệu vệ tinh, bao gồm antten parabol, LNB, đầu thu vệ tinh sẽ

chuyển tín hiệu về dạng Video để có thể hiện thị trên màn hình tivi. Truyền hình vệ

tinh cũng có hai hình thức là truyền hình tương tự và truyền hình số. Hiện tại, truyền

hình vệ tinh chủ yếu là truyền hình số.

1.2.4. Truyền hình vi ba

Hình 1.4 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình viba.

Tín hiệu truyền hình sau khi được điều chế lên dải sóng truyền hình được điều

chế một lần nữa lên dải tần số viba (2,5 - 2,7 GHz). Về phía thu, người thu phải sử

dụng anten chuyên dụng ở dải tần số viba, thiết bị chuyển đổi từ tần số viba về tần số

trong dải truyền hình để có thể xem được trên tivi.

1.2.5. Truyền hình cáp tương tự và số

Hình 1.5 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình cáp tương tự và số.

Đây là hình thức đầu tiên của truyền hình, do việc truyền dẫn bằng cáp luôn là

nền tảng của việc truyền dẫn sóng điện từ. Tín hiệu truyền hình trong dải tần số truyền

hình được đưa đến từng thuê bao qua hệ thống cáp quang, cáp đồng trục. Chính vì vậy

hệ thống này còn được gọi là hệ thống hữu tuyến.

1.2.6. Truyền hình SMATV (Sattelite Master Antenna Television)

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

Trung tâm phát hình

Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất

Anten phát sóng

Không gian

Trung tâm phát hình

Hệ thống điều chế và khuếch đại công suất

Mạng HFC

Thuê bao sử dụng tín hiệu

9

Page 10: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.6 : Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình SMATV.

Là hệ thống truyền hình đa kênh được truyền dẫn từ trung tâm đến các thuê bao

khác, chủ yếu dùng cho các khu khách sạn, khu chung cư,... Thực chất SMATV là một

hệ thống thu nhỏ của truyền hình cáp CATV mà trong đó tín hiệu truyền dẫn từ trung

tâm tới các thuê bao qua hệ thống cáp đồng trục.

Ưu điểm:

Các thiết bị mạng đơn giản, giá thành thấp.

Nhược điểm:

Do truyền tín hiệu bằng cáp đồng trục có mức suy hao lớn nên khi sử

dụng nhiều bộ khuếch đại dẫn đến chi phí cho mạng tăng cao, đồng thời

kéo theo các chi phí khác như nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại và điện

năng tiêu thụ của mạng cũng tăng.

Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao nên nhiễu đường truyền tác

động vào tín hiệu cùng với nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại tích tụ lại theo

chiều dài đường truyền dẫn do đó mà càng xa trung tâm thì chất lượng tín

hiệu càng giảm.

Hệ thống SMATV bao gồm hai thành phần:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

10

Page 11: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trung tâm (Headend).

Mạng phân phối.

1.3. Băng tần của hệ thống truyền hình cáp tại Việt Nam

Hình 1.7: Dải tần của hệ thống truyền hình cáp.

Ta thấy, dải tần của hệ thống truyền hình cáp chia làm 3 dải tần rõ dệt. Với mỗi

dải tần thì đều có sự phân chia rõ ràng.

Dải tần từ 5 – 65 MHz. Đây là dải tần số dùng cho việc truyền tín hiệu

trở về. Tức là dùng để truyền tín hiệu từ mạng cáp ngược về trung tâm xử

lý (Headend) như cho việc truyền tín hiệu truyền hình trực tiếp...

Dải tần từ 87 – 550 MHz. Dùng để truyền đi (Từ Headend) các kênh

truyền hình tương tự (Analogue) tới các thiết bị đầu cuối (Hộp thiết bị

thuê bao).

Dải tần từ 550 – 860 MHZ. Dùng để truyền đi (Từ Headend) các kênh

truyền hính số (Digital) tới các thiết bị đấu cuối (Hộp thiết bị thuê bao).

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

11

Page 12: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG PHÁT VÀ THU TRUYỀN HÌNH VỆ

TINH

Hình 2.1 : Sơ đồ của hệ thống phát và thu truyền hình vệ tinh.

Với truyền hình vệ tinh, tín hiệu này được điều chế một lần nữa để đưa lên tần

số phát lên vệ tinh rồi mới được khuếch đại công suất và đưa ra antten phát lên vệ tinh.

Tại vệ tinh, tín hiệu được này được đổi về tần số phát xuống để phát xuống mặt đất. Hệ

thống thu tín hiệu vệ tinh, bao gồm antten parabol, LNB, đầu thu vệ tinh sẽ chuyển tín

hiệu về dạng Video để có thể hiện thị trên màn hình TV.

2.1. Trạm phát mặt đất

Sơ đồ khối trạm phát:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

Vệ tinh

Đường lên

Đường xuống

Trạm phátTrạm thu

12

Page 13: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.2 : Sơ khối trạm phát vệ tinh.

Tín hiệu A/V từ studio được chuyển đổi sang tín hiệu số, mã hoá và nén MPEG-

2. Đây là tiêu chuẩn thống nhất trong việc truyền dẫn phát sóng tín hiệu video số qua

vệ tinh có độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV). Đối với tiêu chuẩn tiếng : MPEG-1. Sau đó

các tín hiệu A/V qua các bộ phận sau như:

Scrambler (xáo trộn mật mã tín hiệu) của hệ thống truy nhập có điều kiện CA

(Conditional Access) theo các yêu cầu về quản lý thuê bao và chương trình cung cấp

cho thuê bao. Tín hiệu sau khoá mã được ghép kênh để tạo thành dòng truyền tải đa

chương trình (từ 10 đến 20 chương trình).

Tín hiệu sau ghép kênh được đưa đến khối điều chế. Trong truyền hình số qua vệ tinh

sử dụng kỹ thuật điều chế QPSK. Tiếp theo đến bộ khuếch đại công suất và đưa lên hệ

thống anten phát lên vệ tinh.

2.2. Vệ tinh

2.2.1. Giới thiệu về vệ tinh

Vệ tinh có tác dụng như một trạm chuyển tiếp tín hiệu (transponder): nhận tín

hiệu phát ra từ trạm mặt đất sau đó dịch tần, khuếch đại rồi phát trở lại trái đất. Vệ tinh

chuyển động quanh trái đất theo một quỹ đạo nhất định. Vị trí này được xác định bằng

kinh tuyến chứa vệ tinh. Các vệ tinh của một quốc gia phải được xác lập trên một quỹ

đạo theo sự phân chia của chuẩn quốc tế.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

13

Page 14: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.3 : Quỹ đạo của vệ tinh.

Hình 2.4 : Toạ độ của vệ tinh trên bản đồ.

Việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn này nhằm tránh khỏi hiện tượng nhiễu giữa

các kênh vệ tinh. Khoảng cách giữa các vị trí quỹ đạo càng bé thì số lượng vệ tinh càng

nhiều trên quỹ đạo. Khoảng cách nhỏ nhất của chúng được xác định bằng tính định

hướng của antena phát và thu. Ban đầu đối với băng C khoảng cách giữc các vệ tinh là

40 và đối với băng Ku khoảng cách đó là 30, tuy nhiên hiện nay khoảng cách đó là nhỏ

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

14

Page 15: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hơn 20. Băng Ku có khoảng cách quỹ đạo nhỏ hơn vì bước sóng hẹp hơn, tính định

hướng của antena cũng đạt cao hơn.

2.2.2. Băng tần vệ tinh

Theo tiêu chuẩn quốc tế, các vệ tinh viễn thông sử dụng các dải tần số L, S, C,

X, Ku, K, và dải tần có bước sóng milimet. Trong đó, các dải tần C và Ku được sử

dụng rộng rãi trong truyền hình với dạng truyền thông cố định (FSS-Fixed Satellite

Service). Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh (DBS-Direct Broadcast Satellite) cũng sử

dụng trong dải tần Ku.

Vùng phủ sóng băng C và băng Ku:

Hình 2.5 : Vùng phủ sóng vệ tinh băng C.

Hình 2.6 : Vùng phủ sóng vệ tinh băng Ku.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

15

Page 16: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.3. So sánh giữa hai băng tần

Băng C:

Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết (mưa...), đường truyền ổn định.

Anten có kích thước đòi hỏi lớn, đường kính tối thiểu 2,4 m, giá thành hệ

thống thu tín hiệu lớn.

Phù hợp cho các hệ thống truyền hình chuyên nghiệp, trạm phát lại.

Băng Ku:

Chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết (mưa...), đường truyền không ổn định.

Truyền được nhiều kênh trên cùng một băng tần.

Kích thước anten nhỏ, đường kính từ 0,6 – 0,9 m, giá thành hệ thống thu

tín hiệu không quá lớn.

Hiện tại , truyền hình vệ tinh chủ yếu là truyền hình số. Gồm 2 dải tần là băng C

và băng Ku. Băng C có tần số phát lên từ 5 - 6,5 GHz, tần số phát

xuống từ 2-3,5 GHz. Băng Ku có dải tần phát lên từ 13 - 15 GHz, phát xuống từ

10 - 12 GHz.

2.3. Trung tâm Headend

Trung tâm truyền hình cáp Headend là nơi tập hợp, chọn lọc và quy tụ các kênh

truyền hình trong nước và thế giới. Các kênh tín hiệu truyền hình có thể lấy từ nhiều

nguồn khác nhau như :

Các kênh truyền hình độc quyền trong nước được biên tập từ các trung

tâm sản xuất chương trình sau đó được đưa đến trung tâm truyền hình.

Các kênh truyền hình địa phương lân cận có thể được thu lại bằng các

anten Yagi băng tần VHF , UHF.

Còn các kênh truyền hình quốc tế thì được thu trực tiếp từ vệ tinh bằng

các loại anten parapol băng tần C-band hay Ku-band.

Để quản lý hệ thống được chặt chẽ hơn hay hạn chế kênh phát hoặc để dễ dàng

quản lý các thuê bao, chống thu trộm tín hiệu ta đưa tín hiệu Video-Audio từ các máy

thu vào bộ khóa mã kênh (Encoder). Ta có thể mã hóa một vài chương trình đặc biệt

hay mã hóa toàn bộ chương trình. Chương trình được mã hóa và quản lý bằng 1 số

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

16

Page 17: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

code cho từng nhóm kênh khác nhau để khi phân nhóm chương trình thuê bao được

thực hiện dễ dàng.

Tín hiệu Video-Audio từ các máy thu, Encorder được đưa qua bộ điều chế

Modulator. Mỗi bộ điều chế Modulator cho ra 1 tần số RF khác nhau sao cho mỗi kênh

cách nhau khoảng 8Mhz.

Các kênh thu bằng anten Yagi UHF, VHF ta có thể thu lại bằng thiết bị De-

modulator để điều chế cho ra 1 tần số RF khác với tần số RF ban đầu thu được.

Sau khi điều chế tần số ta tổng hợp tất cả các kênh tín hiệu RF lại bằng các bộ

trộn và ghép kênh nhằm mục đích cho ra 1 đường truyền tín hiệu RF duy nhất.

Tín hiệu RF từ bộ ghép kênh sẽ được đưa vào bộ khuếch đại dùng để khuếch đại tín

hiệu rồi đưa lên đường truyền.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

17

Page 18: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3: CÁC THÀNH PHẦN CỦA TRUNG TÂM (HEADEND)

3.1. Các loại anten thu

3.1.1. Anten Yagi

Anten Yagi là loại anten thu hình đặt ngoài trời có cấu tạo bền vững. Anten

Yagi nằm trên mặt phẳng song song với mặt đất . Độ lợi của anten Yagi có thể tăng cao

bằng cách tăng số lượng chấn tử và chiều dài khung sườn, có thể ghép thành hệ 2 hoặc

4 anten .

Anten thường được chia làm 3 loại chính : Anten VHF Low, anten VHF High,

anten UHF . Anten thu trước hết phải phù hợp với chương trình cần thu, có thể dùng

anten chuyên kênh để thu, để xác định anten thu chuyên kênh nào cần căn cứ vào chiều

dài của chấn tử thu sóng, chiều dài này phải là ½ bước sóng, anten chuyên kênh giúp

thu tốt sóng của những đài ở xa. Ngoài ra, cần chọn anten có hệ số khuếch đại phù hợp

với nhu cầu. Nếu như anten thu có hệ số khuếch đại vượt mức yêu cầu thì sẽ sinh ra

hiện tượng sóng phản chiếu, các tần số tạp sẽ có cơ hội xâm nhập vào đường truyền để

gây rối hướng sóng chính từ đài phát, ngược lại nếu như anten thu có hệ số khuếch đại

thấp hơn so với yêu cầu thì hình ảnh sẽ bị bóng mờ, phù hạt và âm thanh bị rè …

Hình 3.1: Một số loại anten yagi.

3.1.2. Anten Parabol

Anten thu tín hiệu vệ tinh gồm có: anten parabol, phễu hứng sóng (feed horn) và

bộ dịch tần tạp âm thấp LNB (Low-Noise Block Converter).

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

18

Page 19: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3.2 : Anten Parabol.

Tín hiệu siêu cao tần truyền từ vệ tinh xuống đập vào bề mặt anten thu, phản xạ

vào phễu hứng sóng(feed-horn) đặt tại tiêu điểm của gương parabol. Sau đó, tín hiệu sẽ

được khuyếch đại nhờ LNA(Low-Noise-Amplifier) và được dịch tần số xuống (950-

2150MHz) nhờ LNB. Tín hiệu này sẽ được dẫn bằng cáp tới thiết bị thu vệ tinh.

- Anten parabol: Thường có 2 dạng chính: Dạng Anten parapol làm bằng Tole

đặc và dạng Anten parapol làm bằng lưới nhôm.

Anten parapol có kích thước nhỏ đường kính từ 0,4m~1,8m thường được

làm bằng Tole đặc.

Các loại anten có đường kính lớn hơn thừơng được làm bằng lưới nhôm

nhằm tránh được sức gió khi lắp đặt trên cao.

Các Anten có đường kính nhỏ thường có hình ô van, làm bằng Tole đặc,

sử dụng cho Band Ku .

Một số loại anten parabol:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

19

Page 20: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3.3 : Anten tole đặc và anten lưới nhôm

- Phễu thu sóng (feed horn):

Hình 3.4: Phễu Thu sóng.

Phễu thu sóng gồm có phễu và ống dẩn sóng được gắn chung với bộ dịch tần

LNB như hình 3.3. Vành phễu có dạng hình loa hay dạng hình vành khuyên. Phễu hình

vành khuyên được dùng phổ biến hơn hình loa, được đúc bằng nhôm có từ 3 đến 4

vòng, lồng vào ống dẫn sóng để có thể di động theo đúng tiêu cự cùng với ống dẫn

sóng. Những vành khuyên có nhiệm vụ thu gom năng lượng phản xạ từ lòng chảo với

cường độ trường rất nhỏ (khoảng dưới một picrowatt) đưa vào ống dẫn sóng. Các tia

sóng tới lòng chảo rồi phản xạ lại, tập trung vào phễu đặt tại tiêu điểm như hình 3.6.

Một số loại phễu thu sóng:

Hình 3.5: Một số loại phễu thu sóng

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

20

Page 21: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.2. Các loại máy thu

Có một số loại chính sau:

Máy thu kỹ thuật số mặt đất.

Máy thu kỹ thuật số vệ tinh không sử dụng thẻ giải mã.

Máy thu kỹ thuật số vệ tinh có sử dụng thẻ giải mã hoặc máy chuyên

dùng.

Một số loại đầu thu:

Hình 3.6: Một số loại máy thu kĩ thuật số mặt đất.

Hình 3.7: Một số loại máy thu kĩ thuật số vệ tinh3.3. Bộ converter

Các bộ converter thường được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu từ hệ màu này

sang hệ màu khác để phù hợp với tiêu chuẩn truyền hình của mỗi nước.

Hình 3.8: Bộ converter3.4. Bộ điều chế và Giải điều chế

3.4.1. Bộ điều chế (Modulator)

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

21

Page 22: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ điều chế dùng để điều chế lại tín hiệu Audio và Video với sóng mang thích

hợp. Hiện nay, trung tâm đang điều chế lại tín hiệu với sóng mang từ tần số 85.25MHz

đến 862.25 MHZ. Các kênh lân cận cách nhau 8MHz đúng với khoảng băng thông cho

một kênh truyền hình tương tự. Hiện nay, ở Việt Nam ta chưa sản xuất các bộ điều chế

trên nên hầu như phải mua từ nước ngoài.

Hình 3.9: Bộ điều chế (Modulator)3.4.2. Bộ giải điều chế (Demodulator)

Là thiết bị biến đổi tín hiệu đã được điều chế thành tín hiệu trước khi qua bộ

điều chế. Bộ giải điều chế dùng để giải điều chế tín hiệu tương tự thành tín hiệu Audio

và Video riêng biệt.

Hình 3.10: Bộ giải điều chế (Demodulator)

3.5. Bộ ghép kênh – Bộ cộng tín hiệu (Combiner)

Bộ cộng tín hiệu có chức năng cộng 2 hay nhiều tín hiệu ở ngõ vào nhằm tạo ra

một tín hiệu duy nhất tại ngõ ra (là tín hiệu RF) .

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

Tín hiệu sóng mang

22

Page 23: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ ghép kênh có thể thực hiện phương pháp kết hợp các tín hiệu tin tức từ một

hay nhiều nguồn chương trình khác nhau .

Trước khi vào bộ ghép kênh, mỗi tín hiệu được truyền theo một đường sóng

điện từ riêng biệt, truyền trong lõi cáp. Sau đó, luồng tín hiệu sau khi ghép kênh sẽ

được truyền trên đường truyền với băng thông trong phạm vi cho phép của đường

truyền.

Mỗi tín hiệu RF có một dải tần riêng biệt. Khi cộng những tín hiệu này lại với

nhau thì ở ngõ ra vẫn giữ nguyên dải tần riêng của mỗi tín hiệu. Các bộ cộng tín hiệu

RF thường dùng trong các bộ truyền hình cáp.

Hình 3.11: Bộ ghép kênh Combiner3.6. Bộ mã hóa/Giải mã

3.6.1. Bộ mã hóa – Encoder

Bộ mã hóa tín hiệu theo một loại mã đã được chọn sẵn và loại mã sử dụng trong

bộ mã hóa là mã kiểm soát lỗi. Tín hiệu sẽ được mã hóa trước khi đưa vào bộ điều

chế .

Hình 3.12: Thiết bị mã hóa – Encoder

Một số kỹ thuật mã hóa phổ biến:

Mã hóa Viterbi (mã hóa chập).

Mã hóa Reed Solomon (RS) .

Mã Turbo : kết hợp sử dụng mã khối và mã xoắn ( gần đây được sử dụng

rất rộng rãi) .

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

23

Page 24: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3.13: Biểu đồ mã hóa và giải mã3.6.2. Bộ giải mã – Decoder

Quá trình giải mã tín hiệu sẽ giải mã dãy bit của tín hiệu đã được mã hóa trước

đó. Quá trình này diễn ra sau khi tín hiệu đã giải điều chế .

3.7. Thẻ giải mã, thiết bị mua bản quyền

Bản quyền là 1 vấn đề cần đặt ra đối với các công ty truyền hình cáp. Nhằm

tránh tình trạng các công ty truyền hình cáp (THC) sao chép các kênh truyền hình độc

quyền trong nước và quốc tế để phổ biến rộng rãi gây thất thu cho các hãng truyền

hình.

Vì vậy, để tránh các thưa kiện về sau các công ty truyền hình cáp cần phải thận

trọng, mua bản quyền đầy đủ từ các đơn vị phát sóng trong nước cũng như trên thế

giới. Các loại mã cần mua bản quyền: PowerVu, Irdeto 2, Videoguard, Viaccess 2.5 -

2.6.

3.8. Thiết bị đo

Trong quá trình thực hiện công tác lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra thiết bị truyền

hình như anten, khuếch đại, điều chế, phân phối kênh hình, đo mức tín hiệu, tỷ số

tín/tạp, tỷ lệ bít lỗi... rất cần các thiết bị đo chuyên dụng.

Qua kinh nghiệm thực tế, các máy đo phân tích phổ cho truyền hình vệ tinh có

nhiều tính năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Một số loại máy đo:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

24

Page 25: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Máy đo phổ tần DL-1(hãng Rover/Italy):

Máy đo phổ tần Prolink–3 (hãng Promax/ Tây ban nha):

Hình 3.14: Các máy đo số dùng để đo tín hiệu truyền hình vệ tinh.

Một số chức năng của máy đo:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

25

Page 26: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp vỏ phi kim

Lớp chống nhiễu kim loại

Dây thép chịu lực

Lõi cáp, dây hợp kim mạ đồng

Lớp điện môi

4: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG PHÂN PHỐI

4.1. Cáp đồng trục

Cáp đồng trục dùng để truyền dẫn tín hiệu đến thuê bao và dùng để kết nối các

thiết bị với nhau. Tùy vào tần số, công suất tín hiệu mà ta lựa chọn loại cáp thích hợp

để đáp ứng 2 yêu cầu là chất lượng tín hiệu và giá thành hệ thống. Dải tần số dùng cho

truyền hình thì cáp đồng trục là loại dây dẫn tối ưu nhất.

Cấu tạo của cáp đồng trục gồm có:

Hình 4.1: Cấu tạo của cáp đồng trục

Đặc tính truyền dẫn của cáp đồng trục:

Truyền được tín hiệu điện từ ở tất cả các dải tần số. Tín hiệu truyền trên

bề mặt của lõi cáp.

Hệ số suy hao tín hiệu phục thuộc vào các yếu tố: tần số tín hiệu, vật liệu

làm dây cáp, kích thước lõi cáp, hình dạng của lõi cáp, lớp vỏ kim loại.

Tần số càng cao thì suy hao càng lớn trên cùng 1 khoảng cách dây dẫn.

Vật liệu có điện trở xuất càng nhỏ thì suy hao của cáp nhỏ (ví dụ đồng,

bạc...). Lõi cáp càng nhỏ thì suy hao càng lớn. Lõi cáp càng nhẵn thì suy

hao càng ít. Nếu lõi cáp gồ ghề thì suy hao càng nhiều và khó xác định

giữa các tần số. Vỏ bọc kim phải có tiết diện là hình tròn, nếu tại 1 điểm

nào đó, vỏ bọc kim bị biến dạng thì sẽ có hiện tượng suy hao do tán xạ và

phản xạ.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

26

Page 27: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Điện trở đặc tính đối với tín hiệu cao tần là 75 Ω.

Có khả năng chống nhiễu điện từ ở môi trường cao, tín hiệu cao tần

truyền trong lõi cáp phát xạ ra bên ngoài ở mức độ rất thấp. Khả năng

chống nhiễu và chống phát xạ phụ thuộc vào lớp vỏ kim loại.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hệ số suy hao tín hiệu là kích thước của

lõi cáp. Lõi cáp càng lớn thì hệ số suy hao càng nhỏ vì tín hiệu cao tần

truyền dẫn trên bề mặt của lõi cáp, nên đường kính lõi càng lớn thì diện

tích bề mặt tăng theo, điện trở suất sẽ giảm đi. Tuy nhiên, để có thể đảm

bảo điện trở đặc tính là 75 Ω thì đường kính lớp vỏ kim loại chống nhiễu

phải tăng theo. Tùy vào vị trí lắp đặt mà người ta sử dụng loại cáp phù

hợp, như thế phạm vi phục vụ của mạng cáp sẽ là tối ưu trong khả năng

cho phép. Cáp càng lớn suy hao càng nhỏ thì chiều dài tuyến cáp càng

được tăng lên, bù lại giá thành cũng tăng theo.

Một số loại cáp đồng trục được sử dụng trong hệ thống truyền hình cáp: QR 540, RG 11, RG 6,… .Nên chọn các loại theo tiêu chuẩn USA nhằm giảm tối thiểu suy hao đường truyền.

Hình 4.2: Một số loại cáp đồng trục4.2. Bộ chia, Tap

4.2.1. Bộ chia, Tap dùng để phân phối tín hiệu

a. Bộ chia

- Bộ chia có chức năng chia một tín hiệu ngõ vào thành nhiều tín hiệu ngõ ra có

tổn hao bằng nhau.

- Ta có các loại bộ chia là: chia 2, chia 3, chia 4 chia 6 và chia 8.

Loại chia 2 mỗi đầu ra có tổn hao 3,5 dB.

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

27

Page 28: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Loại chia 3 mỗi đầu ra có tổn hao 4,5 dB.

Loại chia 4 mỗi đầu ra có tổn hao 7 dB.

Loại chia 6 mỗi đầu ra có tổn hao 8 dB đến 9 dB.

Loại chia 8 mỗi đầu ra có tổn hao 10,5 dB.

Hình 4.3: Bộ chia

- Hai thông số quan trọng của bộ chia:

- Suy hao giữa đầu vào so với đầu ra:(through loss)- Isolation giữa đầu ra

b. Bô Tap

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

28

Page 29: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 4.4: Bộ tap

Bộ Tap tương tự như bộ chia nhưng có khả năng giới hạn độ lợi. Mục đích là

giới hạn, giảm bớt tín hiệu đầu vào.

Bộ Tap thường có 1 ngõ IN , 1 ngõ OUT & N ngõ Tap.

Các giá trị Tap giảm : -12dB ; -16dB ; -20 dB ; -24dB...

Các thông số quan trọng của bộ Tap:

-Suy hao giữa đầu vào so với đầu ra (Insertion loss).-Isolation giữa các đầu ra.-Suy hao Tap giữa đầu tap so với đầu vào (tap loss).

4.2.2. Bộ chia, Tap có khả năng cấp nguồn

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

29

Page 30: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cộng tín hiệu điện 50V- 50Hz vào tín hiệu mạng cáp tần số cao (RF) để truyền

đi cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác như bộ khuếch đại hoạt động. Trên thị

trường Việt Nam thường sử dụng Coupler của các hãng như PARMA, MaiWei.. có

khả năng chịu dòng điện đến 10A.

4.3. Thiết bị khuếch đại tín hiệu

Là thiết bị có nhiệm vụ bù đắp lại những suy hao trên thiết bị phân chia, cáp

đồng trục và cân chỉnh độ lệch mức đỉnh giữa các kênh trong hệ thống.

Có 3 loại khuếch đại:

Khuếch đại trục chính: : có hệ số khuếch đại không lớn, có nền nhiễu tối

thiểu.

Khuếch đại nhánh: có hệ số khuếch đại lớn, nền nhiễu cho phép.

Khuếch đại mở rộng: hệ số khuếch đại tối đa cho phép.

4.4. Đầu nối (Connector)

Đầu nối dùng để nối cáp đồng trục với các thiết bị như máy thu, bộ điều chế

(modulator),… Việc đấu nối trong mạng cáp là rất quan trọng. Điểm đấu nối phải đảm

bảo chống được can nhiễu, phát xạ tín hiệu, phản xạ tín hiệu, tác động từ môi trường,

đảm bảo tiếp xúc giữa cáp và thiết bị là tốt nhất, thuận tiện trong thi công lắp đặt.

Với mỗi loại cáp ta có những thiết bị đấu nối thích hợp.

Đầu nối F5, F6 là đầu nối dạng vặn, đầu nối chụp lên điểm tiếp xúc với

thiết bị, có đường kính tương ứng là 0,5 và 0,6 cm.

Đầu nối KS là đầu nối vặn, đầu nối chui vào bên trong thiết bị, đường

kính là 1,5 cm.

Đầu nối dùng kim: điểm tiếp xúc bên trong thiết bị là kim được là riêng,

một đầu có điểm để ôm vào cáp.

Đầu nối thẳng: lõi cáp được đưa thẳng vào điểm nối ghép bên trong thiết

bị.

Một số loại đầu nối:

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

30

Page 31: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 4.5: Đầu nối cáp

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

31

Page 32: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

32

Page 33: Báo cáo thực tập tốt nghiệp

[1] SMATV Semina của Mr. Pakorn Prompattanakul.

[2] Tài liệu giảng dạy lớp CATV( không rõ tác giả).

Một số Website:

http://www.eightgroup.com

http://www.google.com

http://www.fracarro.com

http://www.lyngsat.com

GVHD: Th.S Đặng Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Khắc Tú

33