chuyên đề 1: Ôn tẬp kiẾn thỨc ĐỌc hiỂu ĐoẠn ngỮ liỆu. i. …

34
Chuyên đề 1: ÔN TP KIN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGLIU. I. Mt skiến thc vlí thuyết: 1. Các kiến thc vt: tđơn; từ ghép; tláy... 1.1. Các lp ta. Txét vcu to: Nắm được đặc điểm các t: tđơn, từ láy, tghép. - Tđơn: + Khái nim: là tchgm mt tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò; dùng để to tghép, tláy làm cho vn tthêm phong phú. - Tghép: + Khái nim: là nhng tphức được to ra bng cách ghép các tiếng có quan hvi nhau vnghĩa. + Tác dụng: dùng định danh svt, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính cht trng thái ca svt. - Tláy: + Khái nim: là nhng tphc có quan hláy âm gia các tiếng. + Vai trò: to nên nhng ttượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gi hình gi cm. b. Txét vngun gc - Tmượn: gm tHán Vit ( là nhng tgốc Hán được phát âm theo cách của người Vit )và tmượn các nước khác ( n Âu ). - Tđịa phương ( phương ngữ ): là tdùng một địa phương nào đó ( có từ toàn dân tương ứng ). - Bit ngxã hi: là tđược dùng trong mt tng lp xã hi nhất định. c. Txét vnghĩa - Nghĩa của t: là ni dung (svt, tính cht, hoạt động , quan h..) mà tbiu th. - Tnhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của t: * Các loi txét vnghĩa: - Tđồng nghĩa: là những tcó nghĩa tương tự nhau. - Ttrái nghĩa: là những tcó nghĩa trái ngược nhau. - Tđồng âm: là nhng tcó âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. * Cấp độ khái quát nghĩa của t: là nghĩa của mt tngcó thrộng hơn ( khái quát hơn ) hay hẹp hơn ( cthhơn ) nghĩa của tngkhác. * Trường tvng: là tp hp ca nhng tcó ít nht mt nét chung vnghĩa. * Tcó nghĩa gợi liên tưởng:

Upload: others

Post on 17-Oct-2021

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU.

I. Một số kiến thức về lí thuyết:

1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...

1.1. Các lớp từ

a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.

- Từ đơn:

+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

+ Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau

về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất

trạng thái của sự vật.

- Từ láy:

+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

+ Vai trò: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng

gợi hình gợi cảm.

b. Từ xét về nguồn gốc

- Từ mượn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người

Việt )và từ mượn các nước khác ( ấn Âu ).

- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn dân

tương ứng ).

- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

c. Từ xét về nghĩa

- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.

- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

* Các loại từ xét về nghĩa:

- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.

- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

* Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát

hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác.

* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:

Page 2: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.

1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ

- Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:

+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm

cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn

ngữ.

+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài ( chủ yếu là từ

Hán Việt ) để làm tăng số lượng từ.

- Các cách phát triển và mở rộng vốn từ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới

hoàn toàn, ví dụ như: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước...

+ Mượn từ của tiếng nước ngoài:

1.3. Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong

giao tiếp để đạt hiệu quả cao.

1.4. Phân loại từ tiếng Việt

- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.

- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng làm vị ngữ

trong câu.

- Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làm

chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong

một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật trong không

gian hoặc thời gian.

- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân

quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.

- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị

thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi,

đáp.

- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm

thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép...

2.1. Câu và các thành phần câu

a. Các thành phần câu

Page 3: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Thành phần chính:

+ Chủ ngữ:

Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động đặmc

điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.

Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị

ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1

tính từ.

+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ

thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..

- Thành phần phụ:

+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên nhân, mục

đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.

+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của

câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:

Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói

đến trong câu

Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng,

giận...).

Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn

hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt

sau dấu hai chấm.

Thành phần gọi đáp: được dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.

+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong

câu.

2.2. Phân loại câu

a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.

b. Câu phân loại theo mục đích nói

Các kiểu câu Khái niệm Ví dụ

Câu trần thuật

được dùng để miêu tả, kể, nhận

xét sự vật. Cuối câu trần thuật

người viết đặt dấu chấm.

- Sau cơn mưa rào, lúa vươn lên

bát ngát một màu xanh mỡ màng.

Câu nghi vấn

được dùng trước hết với mục đích

nêu lên điều chưa rõ (chưa biết

còn hoài nghi) và cần được giải

đáp. Cuối câu nghi vấn, người

viết dùng dấu chấm ?

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre

xanh

Page 4: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Câu cầu khiến

Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu,

đề nghị, khuyên bảo...đối với

người tiếp nhận lời. Câu cầu

khiến thường được dùng như

những từ ngữ: hãy, đừng, chớ,

thôi, nào....Cuối câu cầu khiến

người viết đặt dấu chấm hay dấu

chấm than.

- Hãy đóng cửa lại.

- Không được hút thuốc lá ở

những nơi công cộng

- Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

Câu cảm thán Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm

xúc của người nói ...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác

- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với

nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để

gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.

- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tương

đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.

- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi

hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.

- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây

cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Liệt kê: là cchs sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ

hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.

- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ 9 hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc động

mạnh.

- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài

hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ

4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự

nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt

- Phân loại: VB nói; VB viết

- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.

4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Page 5: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc

lĩnh vực văn chương.

- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch

- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.

4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo

tin tức thời sự

- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm

- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.

4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực

tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời

sống, chính trị - xã hội.

- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...

- Đặc điểm:

+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị

+ Tính chặt chẽ trong lập luận

+ Tính truyền cảm mạnh mẽ

4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa hoc

- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc

lĩnh vực khoa học – công nghệ

- Phân loại:

+ Văn bản khoa học chuyên sâu

+ Văn bản khoa học giáo khoa

+ Văn bản khoa học phổ cập

- Đặc điểm:

+ Tính khái quát, trừu tượng

+ Tính lí trí, logic

+ Tính khách quan, phi cá thể.

4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính

- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc

lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.

- Phân loại:

+ Văn bản quy phạm pháp luật

+ Văn bản hội nghị

Page 6: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

+ Văn bản thủ tục hành chính

- Đặc điểm:

+ Tính khuôn mẫu

+ Tính minh xác

+ Tính công vụ

5. Các kiểu văn bản

Kiểu văn

bản Phương thức biểu đạt Ví dụ

Văn bản tự

sự

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan

hệ nhân quả dẫn đến kết quả.

- Múc đích: biểu hiện con người, quy luật

đời sống, bày tỏ thái độ.

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường

trình

- Tác phẩm văn học nghệ

thuật (truyện, tiểu thuyết)

Văn bản

miêu tả

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật,

hiện tượng, giúp con người cảm nhận và

hiểu được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người, vật...

- Đoạn văn miêu tả trong tác

phẩm tự sự.

Văn biểu

cảm

- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm,

cảm xúc của con người trước những vấn

đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi, chia

buồn

- Tác phẩm văn học: thơ trữ

tình, tuỳ bút.

Văn thuyết

minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên

nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự

vật hiện tượng, để người đọc có tri thức

và có thái độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm

- Giới thiệu di tích, thắng

cảnh, nhân vật

- Trình bày tri thức và

phương pháp trong khoa học.

Văn bản

nghị luận

- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan

điểm của con người đối với tự nhiên, xã

hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập

luận thuyết phục.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu

gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề

trính trị, xã hội, văn hoá.

Văn bản

điều hành

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách

nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng

của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản

lí.

- Đơn từ

- Báo cáo

- Đề nghị.

Page 7: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

6. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Thao

tác

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm

Giải

thích

Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị

luận một cách rõ ràng và giúp người

khác hiểu đúng ý của mình

- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ,

khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng

của từ

- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn

đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa

hàm ẩn

Phân

tích

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện

tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ;

xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên

hệ.

- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa

của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa

hình thức với bản chất, nội dung. Phân

tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái

giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.

- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc

của đối tượng, chia tách một cách hợp

lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp

khái quát lại để nhận thức đối tượng

đầy đủ, sâu sắc

- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi

tiết

- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội

dung ý nghĩa

- Các cách phân tích thông dụng

+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận

để xem xét

+ Phân loại đối tượng

+ Liên hệ, đối chiếu

+ Cắt nghĩa bình giá

+ Nêu định nghĩa

Chứng

minh

Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác

đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến

để thuyết phục người đọc người nghe

tin tưởng vào vấn đề

- Đưa lí lẽ trước

- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng.

Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để

lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi

thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng

sau.

Bình

luận

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện

tượng … đúng hay sai, hay / dở; tốt /

xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng,

cách ứng xử phù hợp và có phương

châm hành động đúng.

- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối

tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện,

khách quan và phải có lập trường tư

tưởng đúng đắn, rõ ràng

BL luôn có hai phần:

- Đưa ra những nhận định về đối tượng

nghị luận.

- Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn

và nhất thiết phải có tiêu chí).

So sánh - Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu

hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là

các mặt của một sự vật để chỉ ra những

nét giống nhau hay khác nhau, từ đó

thấy được giá trị của từng sự vật

- Có so sánh tương đồng và so sánh tương

phản.

- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh

- Xác định đối tượng nghị luận, tìm

một đối tượng tương đồng hay tương

phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa

các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra

điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối

Page 8: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng

và cùng lúc hiểu biết được hai hay

nhiều đối tượng.

tượng.

Bác bỏ

- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên

cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và

bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của

mình.

- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn

chứng để phân tích, lí giải tại sao như

thế là sai.

* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề

nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy,

khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân

nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình

trạng khẳng định chung chung hay bác

bỏ, phủ nhận tất cả.

- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện

bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác

bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc

kết hợp cả ba cách.

a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có

hai cách bác bỏ

- Dùng thực tế

- Dùng phép suy luận

b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm,

giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử

dụng.

c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn,

phi lôgíc trong lập luận của đối phương.

II, Luyện tập:

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thật ra, cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy

rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: Trước hết hãy tôn trọng người

khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người

có một cuộc sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John

Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản

sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị.

Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn

trọng.

Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như một đôi giày mà tôi phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ

đôi giày đó, và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi đều

không theo ý mình. Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có

mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình.

Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình

mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó

chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay

theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.

(Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận của văn bản trên.

Page 9: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một

bản sao.

Câu 3: Tại sao tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình?

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

Câu 5: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được

nêu trong phần Đọc hiểu: Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng

nghe lời thì thầm của trái tim.

ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể

sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng

chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là

mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già.

Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý

trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời

gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép;

con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn

kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí

là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai

đất nước…

(Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang.

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên? (thông hiểu)

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào? (nhận biết)

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tế trí thức đã và đang

làm cho thời gian trở nên vô giá. (nhận biết)

Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô

vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu). (thông hiểu)

Câu 5. Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ

của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs: Tương lai được mua bằng hiện tại.

ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

... Bây giờ, tôi muốn bạn xem lại hai thực đơn mà lâu nay bạn cũng như xã hội vẫn

dùng. Chúng ta đang chạy đua nhiều lúc quá sức cho thực đơn thể chất của chúng ta. Chúng ta

tìm mọi cách để có được những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất, và lạ nhất để phục vụ mình.

Chúng ta thường cất câu hỏi: Hôm nay sẽ ăn gì? Thế nhưng, chúng ta hầu như không cất tiếng

Page 10: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ đọc gì, xem gì, nghe gì. Khi chúng ta kiếm được tiền thì hầu như

chúng ta chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ vật chất như ăn uống, mua sắm, tích lũy mà chúng ta quá

ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần. Nhiều người khi có một mảnh đất rộng thường

xây một ngôi nhà càng to càng tốt mà không nghĩ đến một mảnh vườn để trồng cây và hoa và

chim chóc đến ở...

Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường

đại học ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án Phục hồi Kỷ

niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó

cuốn đi. .. Có một người cha chỉ có duy nhất một đứa con gái nhưng đã bị sóng thần cướp đi

sinh mạng. Ông không còn bất cứ tấm ảnh nào của con ông. Dự án Phục hồi Kỷ niệm đã tìm lại

được một tấm ảnh con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài

sản quý báu nhất của ông và làm cho nỗi đau đớn mất con của ông vơi đi rất nhiều. Vật chất và

đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí

ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng...

(Nguyễn Quang Thiều – Người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn?)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết)

Câu 2: Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong văn bản là gì? (thông hiểu)

Câu 3: Nhận xét của Anh/chị về Dự án Phục hồi Kỷ niệm của những sinh viên Nhật được đề

cập trong đoạn trích trên. (thông hiểu)

Câu 4: Qua việc đọc hiểu đoạn trích trên, anh chị có nhận thức như thế nào về một cuộc sống

hạnh phúc thực sự. (vận dụng)

Câu 5 Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy

nghĩ của mình về những hậu quả của việc: Chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống

tinh thần. (vận dụng cao)

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm

những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ,

những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ

cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn, theo https://trinhcongsonblog.wordpress.com )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (nhận biết)

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (thông hiểu)

Page 11: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu

thương vô tận. (vận dụng)

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng

nhân ái? Vì sao? (vận dụng)

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm

hại nhau. (vận dụng cao)

ĐỀ 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giận dữ là cảm xúc rất tự nhiên khi ta thấy điều gì đó trái ý mình. Nhưng sự tức giận

cũng là “con dao hai lưỡi”. Không nên để “nóng giận mất khôn”, cũng như không nên cố tình

chôn vùi hay che giấu sự giận dữ đang sôi sục trong lòng. Tuy nhiên, nếu giận dữ vào đúng lúc

và đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Khi một sự việc nào đó diễn ra ngoài ý muốn, ta có thể lựa chọn: hoặc bước thêm một

bước, cố gắng kiểm soát sự việc, và khiến chúng diễn tiến như cách ta muốn, hoặc lùi lại một

bước, lặng lẽ quan sát sự việc, suy ngẫm và tìm ra cách phản ứng khiến cho tâm hồn mình thanh

thản. Đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời.

Trước đây, tôi thường cố che giấu sự giận dữ của mình, cũng vì thế mà trong tôi lúc nào

cũng như chất chứa một dòng nham thạch chỉ trực chờ cơ hội là tuôn trào phá hủy tất cả. Nhưng

giờ đây, tôi hiểu rằng, mình cần thiết nhìn nhận và làm chủ cảm xúc nguy hiểm ấy, đồng thời

lựa chọn thời điểm thích hợp để giải thoát chúng. Có như thế, chúng mới không khiến tôi mắc

phải sai lầm, hoặc làm tổn thương người khác.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.11-12)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Vì sao người viết lại cho rằng sự tức giận là "con dao hai lưỡi"?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao đừng bao giờ đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những

nóng giận nhất thời?

Câu 4. Anh/Chị thường làm gì khi giận dữ hoặc chứng kiến cơn giận dữ của người khác?

Câu 5. Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy

nghĩ của anh/chị về cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân.

ĐỀ 6: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Page 12: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Có một chú nhện vàng tình cờ xuất hiện trên cánh tay tôi, tạo nên một cảm giác buồn

buồn giữa những sợi lông măng. Em vội vã chặn ngón tay đao phủ của tôi lại, và thổi một hơi

thật nhẹ giúp chú nhện tiếp tục cuộc hành trình trên sợi tơ vô hình của chính mình.

Đúng ngày bão rớt, giờ cao điểm, tôi gọi taxi đưa ngoại đi khám theo hẹn với bác sĩ.

Ngoại dặn tôi "đừng có giục người ta, con nhé!". Để người ta bình tâm mà đi, ngoại chờ

được!" .Mẹ đi chợ, bao giờ cũng mua hoa quả, thịt cá đắt hơn người ta vài nghìn đồng. Chẳng

phải vì mẹ giàu có gì. Chỉ vì "người ta dậy sớm thức khuya, ngày kiếm được vài chục ngàn, gặp

người khách dễ dãi, người ta thấy vui vẻ hơn trong cả một ngày cực nhọc, mấy ngàn mà mua

được một niềm vui của ta, cũng chẳng đắt đỏ gì…"

Nội cứ đến dịp cuối năm là lại dọn đồ đạc. Những đồ đạc lâu nay không dùng, từ cái xe

đạp ba bánh cũ của đứa cháu, cái bàn long chân, nội lau chùi cẩn thận rồi đem xếp ở ngoài

hàng hiên…

Chỉ nửa buổi là thế nào cũng có người qua. Có người mẹ trẻ xin cho đứa con trai đầu

lòng chiếc xe đạp cũ. Một ông bố xin cái bàn nhỏ về đóng lại cho con trai ngồi học.

Sư bác đến xin cái giường về kê thêm cho mấy đứa trẻ mồ côi nhà chùa mới nhận nuôi.

Lần này nội tôi còn huy động cả mấy anh em tôi sang khiêng chiếc giường sang chùa.

Những thứ đồ cũ, nội chỉ lau sạch sẽ chứ không sửa chữa để người ta thấy "đúng là đồ

cũ, người ta mang về mà không ngại vì phải mang ơn mình".

Có người bảo nội không tiết kiệm, những thứ đồ đạc chỉ sửa sang một chút là dùng được,

sao không giữ được, sao không giữ lại phòng khi dùng đến.

Nội bảo, những thứ đồ đạc còn dùng được mà không được dùng mới là đáng tiếc.

Đôi khi tôi nghĩ Trái Đất của tình yêu thương và lòng tử tế này vẫn không ngừng quay là

nhờ cô bạn gái mà tôi yêu mến đã thổi đi một chú nhện. Nhờ người mẹ không giàu có của tôi

hào phóng với một người mẹ cũng không giàu có khác, đang đầu tắt mặt tối với gánh rau để

nuôi con mình ăn học. Nhờ nội tôi mỗi dịp cuối năm lại đem tặng đi một cách rất kín đáo những

món đồ còn dùng được mà không được dùng…

Để thế giới này tiếp tục đi về phía trước, đừng để trái tim ngủ yên. Hãy dựng đứng trái

tim mình lên, bạn sẽ thấy hình ảnh một ngọn lửa nhỏ, đang không ngừng sưởi ấm bạn và những

người xung quanh…

(Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui - Ngô Thị Phú Bình, NXB Kim Đồng)

Câu 1. Văn bản vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Những cử chỉ, hành động của em, ngoại, mẹ, người mẹ trẻ, ông bố, sư bác gặp nhau ở

điều gì?

Page 13: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao để thế giới này tiếp tục đi về phía trước, mỗi chúng ta cần đừng để

trái tim ngủ yên?

Câu 4. Anh/Chị nhận được thông điệp nào từ bài viết?

Câu 5 Từ văn bản thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày câu

trả lời của anh/chị trước câu hỏi: Anh/Chị đã và có thể làm gì để "thế giới này tiếp tục đi về phía

trước"?

ĐỀ 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

... Tôi lại nhớ dạo đi thăm vùng đất lòng chảo ở Yamagata có nghe được câu chuyện thế này:

Một đoàn người trồng nho đến từ vùng đất lòng chảo Kofu ở Yamanashi đến đây tìm hiểu tại

sao nho vùng Yamagata lại ngọt đến thế. (Dạo đó, ở Tokyo mọi người rất yêu thích nho không

hạt của Yamagata. Có lẽ vì thế mà đoàn thị sát Kofu đã đến đây.)

Đến thăm vườn, đoàn thị sát hết sức ngạc nhiên vì cỏ vẫn mọc um tùm trong vườn như

thể thiếu vắng bàn tay chăm sóc chu đáo của con người. Ở Yamanashi, họ không để cỏ mọc

trong vườn, dù chỉ là một ngọn.

Vậy tại sao nho vùng này lại ngọt? Cuối cùng đoàn cũng tìm ra được nguyên nhân. Đó là

do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Cũng giống như vùng đất lòng chảo Kofu,

Yamagata mang khí hậu lục địa. Vào mùa hè, trời nắng nóng như thiêu như đốt, từng đạt mức

cao kỷ lục ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vào buổi sáng sớm và chiều tối, thời tiết lại rất mát mẻ. Cây

nho cũng cảm nhận được sự thay đổi đột ngột đó. Để bảo vệ mình, cây tự sản sinh ra một lượng

đường. Điều này cũng tương tự như lá cây phong chuyển sang sắc đỏ khi nhiệt độ ngày và đêm

chênh lệch quá mức. Sự chênh lệch nhiệt độ của vùng này quá lớn, nên nho đặc biệt thơm ngon.

Vì thế từ xưa Yamagata đã có tiếng là vùng đất của nho.

Con người cũng vậy, có người rất thú vị, cũng có người rất tẻ nhạt. Nếu ta cứ sống dưới

tia nắng ấm áp của mặt trời thì sẽ không tạo ra được vị ngọt cuộc sống...

(Trích Bài học trồng nho, theo Cha mẹ nên dạy gì cho con cái?,

Toyama Shigehiko, NXB Phụ nữ, tr.122-125)

Câu 1. Theo tác giả, vì sao nho ở vùng Yamagata lại rất ngọt và thơm ngon?

Câu 2. Cây nho đã "làm gì" để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời kết ở Yamata?

Câu 3. Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận trong đoạn

trích.

Câu 4. Anh/Chị nhận được bài học nào từ việc trồng nho ở Yamagata?

Page 14: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 5. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày

suy nghĩ của anh/chị về ý kiến cho rằng: Nếu ta cứ sống dưới tia nắng ấm áp của mặt trời thì sẽ

không tạo ra được vị ngọt cuộc sống.

ĐỀ 8: Đọc các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Một anh chàng có tên là Bryan Anderson đang lái xe trên đường cao tốc thì gặp một

bà cụ già đang đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes mới cứng bị xịt lốp với dáng vẻ lo lắng.

Anderson liền dừng xe và đi bộ lại chỗ cũ. Thấy một anh đầu tóc bù xù, quần áo nhếch

nhác, vẻ mặt hơi dữ, râu ria không cạo, cụ già hơi sợ. Cụ đành gật đầu vì đã đợi cả tiếng trên

cao tốc dưới nắng gắt mà không ai dừng lại giúp.

Chỉ trong mươi phút, chàng trai đã thay xong cái lốp bị hỏng dù quần áo bị bẩn lem luốc

thêm, tay anh bị kẹt sưng tấy. Khi xong việc, cụ bà hỏi, anh lấy bao nhiêu nhưng Anderson cười

và nói “Cụ chẳng nợ chi ạ. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy

giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.

(Con người và sự tử tế, Hiệu Minh, Báo Vietnamnet, 29/03/2016)

2. Giờ đã là 1 giờ sáng nhưng cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang, 22 tuổi, vẫn

đang ngồi ngoài vỉa hè lạnh giá để khám bệnh miễn phí cho ông Nguyễn, một người đàn ông vô

gia cư 70 tuổi. Con đường này là nơi nương náu duy nhất của ông khi đêm xuống.

Ông mặc 3 lớp áo để chống lại cái lạnh. Ông kêu đau tay và lưng do công việc sửa xe

đạp. Không do dự, Trang nhẹ nhàng đưa tay xoa các ngón tay cho ông. Sau khi hỏi han xong,

cô đã trao cho ông ba miếng dán Salonpas. Ông Nguyễn đã rất xúc động cảm ơn cô.

Ông nói: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này

tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết

có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”.

(“Chuyện người tử tế” Việt Nam lên báo nước ngoài, Phạm Khánh lược dịch, Infonet,

22/03/2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn trích trên. (nhận biết)

Câu 2. Việc làm của anh Bryan Anderson và cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang

trong hai đoạn trích trên có thể gọi tên là gì? Anh/ chị có đồng tình với những việc làm đó

không, vì sao? (thông hiểu)

Câu 3. Câu nói của anh Bryan Anderson và lời chia sẻ của ông Nguyễn trong hai đoạn trích trên

gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Anh Bryan Anderson: “Cụ chẳng nợ chi cả. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ

giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.

Page 15: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Ông Nguyễn: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này

tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết

có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”. (vận dụng)

Câu 5: Từ hai đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày

suy nghĩ của anh/ chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay.

ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị

chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh

lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương

lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào

một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến

khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền

hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui

sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho

tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế

hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây

phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017)

Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết)

Câu 2.Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). (nhận biết)

Câu 3.Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ

cuộc sống? (thông hiểu)

Câu 4.Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người

không? Vì sao? (vận dụng)

Câu 5. Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200

chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc. (vận dụng cao)

ĐỀ 10: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin.

Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi

dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn

đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc

Page 16: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin

rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc

mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng

trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào,

nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn

tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

(Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo http://www.vnexpress.net, ngày

26/8/2011)

Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ.

Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: "Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã

bạn."?

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: "Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý."?

Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

Câu 5: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của

Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất để thành công một cách

thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt v

Đáp án đề 1:

Câu 1:Thao tác lập luận: bình luận.

Câu 2:Câu nói: Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao.

_Bạn sinh ra là một nguyên bản: Khi sinh ra đã mang một ngoại hình, một tích cách và tài năng

riêng biệt. Mình là chính mình không trộn lẫn bất kì ai.

_đừng chết như một bản sao: khi lớn lên do tác động của môi trường sống, môi trường làm việc

mà đánh mất mình, sống theo cách sống người khác; do “sung” thần tượng của mình mà “bắt

chước” từ ăn mặc, nói năng,… nhưng làm sao có thể giống như “bản chính” được mà sẽ chết

như bản sao. Hãy là chính mình.

Câu 3:Tác giả nói: Chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình là vì:

Cuộc đời của mỗi con người rất ngắn ngủi, chỉ là chớp mắt của vũ trụ. Vì vậy ta không có cơ hội

để sống cuộc đời mình lần thứ hai. Cho nên hãy sống thật với chính mình, sống với những đam

mê khát vọng của mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình

khát khao để khi từ giã cuộc đời này không có điều gì phải hối tiếc.

Câu 4:Điều tâm đắc nhất là: Thí sinh chọn điều mình tâm đắc nhất và nêu rõ vì sao thông điệp

đó có ý nghĩa với mình nhất.

Page 17: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Có thể chọn: chúng ta được là chính mình. Sống như nguyên bản của mình, làm những điều

mình tin, theo đuổi điều mình khát khao.

Nếu chọn thông điệp khác thì phải có cách kiến giải hợp lí.

Câu 5:

Giải thích:Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác: là không sống thụ động;

không để hoàn cảnh chi phối, tác động; không chạy theo “hiệu ứng đám đông”.

_Lắng nghe lời thì thầm của trái tim là phải biết lắng nghe tiếng nói của con tim, lắng nghe xem

nó muốn gì, thích gì và hãy làm theo những gì trái tim muốn.

Ý nghĩa của câu nói: Hãy sống và làm theo điều con tim muốn. Hãy sống là mình, không bị

tác động, chi phối những gì xung quanh.

Bàn luận vấn đề:Tại sao Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác. Bởi vì mình

đã là nguyên bản của mình. Phải có chính kiến, bản lĩnh để mình là chính mình tức là không bị

khách quan tác động, chi phối, không làm theo “đám đông” xung quanh mà phải làm những

điều mình thích, nói những điều mình nghĩ.

_Tại sao hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim tức là hãy lắng nghe và làm theo những gì con

tim muốn; tin vào chính mình, tin vào trí tuệ, năng lực của mình; tin vào trực giác của mình để

biến thành sức mạnh tinh thần. Có vậy mới thực hiện được đam mê, khát vọng của mình.

Dẫn chứng phù hợp với vấn đề:Tuy nhiên lắng nghe sự mách bảo của trái tim không có nghĩa là

không biết tiếp thu cái hay của người khác. Không có nghĩa là bảo thủ chỉ tin vào chính mình

không lắng nghe ý kiến của tập thể… Phê phán những ai không bản lĩnh, sống a dua, bắt chước.

Bài học nhận thức và hành động:Ý kiến trên là bài học cuộc sống cho tất cả chúng ta.

_Hãy học cách sống là chính mình. Tự trang bị kiến thức, kĩ năng sống, không để hoàn cảnh tác

động, chi phối.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2:

Câu 1 Đề tài: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian với cuộc sống con người hiện đại.

Câu 2:Trình bày theo cách: diễn dịch.

Câu 3:Dẫn chứng: Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép; con tàu

tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet.

Câu 4: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao

động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo

đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời

Page 18: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên

sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước

Câu 5:* Giới thiệu vấn đề:

* Giải thích vấn đề:

_ Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước,

biết trước được

_ Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở,

đang sống.

Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại?

_ Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một

quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả.

_ Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện

tại.

=> Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương

lai mới tốt đẹp.

* Bàn luận vấn đề:

_ Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều

quan trọng nhất. Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta

không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả.

_ Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần:

+ Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí.

+ Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó.

+ Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ.

_ Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, có phân tích ngắn gọn.

_ Bên cạnh đó còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định

được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ

ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

* Liên hệ bản thân:Em đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình?

Page 19: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

* Kết thúc vấn đề: Để tương lai không vượt ra khỏi tầm tay, ngay từ hôm nay các bạn trẻ phải

biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như

vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp.

ĐÁP ÁN ĐỀ 3:

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:Hai thực đơn này được tác giả đề cập đến trong bài là thực đơn thể chất (vật chất) và

thực đơn cho cuộc sống tinh thần.

Câu 3:Học sinh trình bày nhận xét, quan điểm cá nhân, có thể dựa vào một số gợi ý sau:

+ Dự án này chính là một lời khẳng định vai trò to lớn của đời sống tinh thần đối với mỗi con

người. Cuộc sống bề bộn với gánh nặng vật chất đôi khi làm người ta lãng quên đi những giá trị

tinh thần vô giá. Dù vậy, đời sống tinh thần vẫn là yếu tố cần thiết và không thể thiếu để có cuộc

sống hạnh phúc.

+ Đây là một dự án có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ đối với đất nước Nhật Bản mà còn đối

với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng sinh viên Nhật

Bản ý thức được mối quan hệ giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần trong cuộc sống con

người, là điều mà thế hệ trẻ hiện nay cần học hỏi.

Câu 4:Học sinh trình bày nhận xét, quan điểm cá nhân, có thể dựa vào một số gợi ý sau:

+ Một cuộc sống hạnh phúc thực sự là một cuộc sống có sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố vật

chất và yếu tố tinh thần.

+ Yếu tố vật chất cần thiết cho cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên, con người cần biết sử dụng yếu

tố vật chất như một phương tiện để tạo nên một đời sống tinh thần phong phú, giàu có.

Câu 5:

+ Giới thiệu vấn đề

+ Giải thích vấn đề: Tinh thần là những gì thuộc về ý nghĩa, tình cảm,… thuộc về nội tâm của

con người. Như vậy cuộc sống tinh thần có thể hiểu là những hoạt động để duy trì yếu tố tinh

thần của con người.

+ Khái quát thực trạng: Một thực trạng vô cùng đáng buồn hiện nay đó là con người ngày càng

chạy theo những nhu cầu, mong muốn vô tận về vật chất mà bỏ quên việc phải xây dựng đời

sống tinh thần.

+ Nêu hậu quả:

_Việc quá ít nghĩ đến việc xây dựng đời sống tinh thần sẽ dẫn đến việc đời sống tinh thần con

người ngày càng trở nên khô héo, đơn điệu, nhàm chán.

Page 20: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

_Quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện

tượng vô cảm trong cuộc sống ngày nay.

_Vô cảm, đời sống tinh thần đơn điệu, bị bỏ quên sẽ dẫn đến việc con người không biết cách cư

xử với nhau, không biết đến lòng nhân văn nhân ái. Dễ mắc các thói kiêu ngạo, tàn nhẫn, vô

tâm.

_Đời sống tinh thần con người không phong phú cũng góp phần làm cho hiệu quả công việc

giảm sút, kìm hãm sự phát triển kinh tế cá nhân và xã hội.

+ Giải pháp:

_Bồi đắp tâm hồn bằng những hoạt động nghệ thuật như: đọc sách, đọc thơ, nghe nhạc, ngắm

tranh, trồng cây ...Hiểu một bài thơ hay, đọc một quyển sách hay, ngắm một bức tranh đẹp, nghe

một bài nhạc đặc sắc v.v… đều làm cho ta có những cảm xúc tuyệt vời về cái Đẹp. Những cảm

xúc tuyệt vời về cái Đẹp sẽ dẫn đến những hành động đẹp trong cuộc sống.

ĐÁP ÁN ĐỀ 4:

Câu 1:Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2:Nội dung đoạn trích: lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ai giữa con

người với con người.

Câu 3:_ Biện pháp: so sánh

_ Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

Câu 4:Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục. Ví dụ:

_ Đồng tình: cuộc sống hiện này dường như làm con người ta xa cách hơn, xảy ra nhiều xung

đột, bạo lực hơn.

_ Không đồng tình: cuộc sống vẫn còn nhiều hơn lòng yêu thương, bao dung, nhân ái.

Câu 5:Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương.

_ Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con

người. Bởi vì:

+ Cảm xúc là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định

không được hãm hại, gây tổn thương đến họ.

+ Khi hãm hại người khác, cũng chính là tự hãm hại bản thân mình.

Page 21: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

+ Chính tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm thế giới

này trở nên tốt đẹp.

_ Bài học nhận thức và hành động: cần biết sẻ chia và yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn, hoàn

thiện nhân cách.

ĐÁP ÁN ĐỀ 5:

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận.

Câu 2 Sự tức giận là con dao hai lưỡi vì khi nóng giận ta "mất khôn", tức là không còn bình

tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo, nhưng nếu giận dữ vào đúng lúc và

đúng chỗ, ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Câu 3 Không nên đánh mất sự bình yên trong tâm hồn chỉ vì những nóng giận nhất thời vì

những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối, căm

hờn, thậm chí muốn trả thù... – đây đều là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ khiến

tâm hồn ta trở nên sục sôi thay vì tĩnh lặng, yên bình. Trong khi đó, sự bình yên trong tâm hồn

mới là điều quí giá hơn cả.

Câu 4 Khi giận dữ, tôi thường nói nhiều và nói rất to. Cơn giận dữ của tôi đi qua rất nhanh sau

khi tôi đã nói hết những điều bực bội trong lòng.

Nếu tôi là người gây ra cơn giận dữ cho người khác, tôi thường xin lỗi rồi im lặng chịu đựng

cơn giận dữ của họ. Nếu tôi không phải là nguyên nhân gây ra cơn giận dữ đó, tôi thường tìm lời

khuyên can, chia sẻ, động viên làm nguôi cơn nóng giận của họ.

Câu 5 - Tức giận là cảm xúc tự nhiên của con người khi gặp điều gì đó không được như ý mình.

Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, có những hành vi như quăng đập

các đồ vật gần quanh mình, thậm chí đánh đuổi đối tượng gây ra cơn giận dữ của mình...

- Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của

bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh, chúng ta có thể:

chủ động tránh mặt nguyên nhân gây ra cơn tức giận của ta; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng;

tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân

khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ,

thiếu văn hóa; hít thở sâu cũng là một cách giúp ta lấy lại sự bình tĩnh; suy nghĩ xem từ chính

bản thân ta, ta có mắc lỗi/ sai lầm nào không; dự đoán về hậu quả của cơn tức giận (nghĩ về

những hậu quả nghiêm trọng cũng là cách để ta kiềm chế bản thân)...

ĐÁP ÁN ĐỀ 6

Câu 1 Văn bản vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Câu 2 Những cử chỉ, hành động của em, ngoại, mẹ, người mẹ trẻ, ông bố, sư bác gặp nhau ở sự

thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia/ ở lòng vị tha, nhân hậu.

Page 22: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 3 Để thế giới này tiếp tục đi về phía trước (thế giới phát triển và trường tồn vĩnh cửu), mỗi

chúng ta cần đừng để trái tim ngủ yên vì đồng cảm, sẻ chia chính là một phần sức mạnh giúp

con người kết nối với nhau, đạp bằng mọi chông gai, thách thức. Con người khác muôn loài

khác ở điều này.

Câu 4 Thông điệp của bài viết: Hãy biết đồng cảm, sẻ chia, từ những điều nhỏ bé, giản dị nhất.

Câu 5 Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản ở phần Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ

của mình về vấn đề cần nghị luận (đóng góp của bản thân để "thế giới này tiếp tục đi về phía

trước") theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Thí sinh có thể lựa chọn một

trong các nội dung sau đây để viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 2/3 trang giấy thi):

- Giải thích ngắn gọn: "thế giới đi về phía trước" nghĩa là thế giới phát triển và trường tồn vĩnh

cửu.

- Chia sẻ một cách chân thực đóng góp của bản thân (những điều đã và có thể làm) để góp phần

duy trì, phát triển thế giới, từ những điều nhỏ bé nhất (chẳng hạn mua một gói tăm làm từ thiện,

ủng hộ đồng bào bị thiên tai, viết một lá thư động viên người bạn vừa mới mất người thân, trồng

thêm cây xanh, giữ vệ sinh môi trường, giúp bố mẹ làm việc nhà...) đến những ý tưởng, hành

động lớn lao hơn...

ĐÁP ÁN ĐỀ 7:

Câu 1 Nho ở vùng Yamagata rất ngọt và thơm ngon là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và

đêm

Câu 2 Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở Yamagata, cây nho đã tự sản sinh

ra một lượng đường để tự bảo vệ mình trước hoàn cảnh sống khắc nghiệt.

Câu 3 Phương thức biểu đạt tự sự giúp người viết kể lại cho chúng ta câu chuyện lí thú về cây

nho ở Yamagata, phương thức nghị luận giúp tác giả đưa ra được bài học nhân sinh từ việc

trồng nho. Sự kết hợp giữa hai phương thức này thực chất chính là sự kết dính câu chuyện thú vị

với triết lí giản dị mà giàu tính nhân văn.

Câu 4 Bài học nào từ việc trồng nho ở Yamagata: Nếu biết vượt lên trên điều kiện/ hoàn cảnh

sống khắc nghiệt, ta có thể thành công/ tạo nên giá trị đặc biệt trong cuộc sống.

Câu 5 - Giải thích ngắn gọn: tia nắng ấm áp chỉ điều kiện thuận lợi, vị ngọt chỉ thành quả tốt

đẹp. Ý kiến khẳng định trong điều kiện lí tưởng, con người ta khó có thể tạo ra được những điều

tốt đẹp khác.

- Bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng thời lí giải vì sao đồng tình

hoặc không đồng tình. Chẳng hạn: Ý kiến xác đáng vì môi trường, điều kiện sống tốt đẹp không

tạo ra được thử thách, sự kích thích để con người có động lực chinh phục. Theo đó, sẽ không có

những thành quả tốt đẹp nào khác được tạo ra.../ Ý kiến không xác đáng vì điều kiện thuận lợi

Page 23: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

có thể giúp những con người sáng tạo khám phá bản thân, thiên nhiên, xã hội... để tạo nên

những điều mới lạ, kì diệu hơn nữa...

ĐÁP ÁN ĐỀ 8:

Câu 1:Phương thức biểu đạt: tự sự.

Câu 2:_Việc làm của hai người trong hai đoạn trích trên là việc làm tử tế.

_Đồng tình với những việc làm trên vì đó là những việc làm tốt, xuất phát từ tấm lòng nhân ai,

yêu thương con người. Nếu mỗi người đều có những việc làm, những tấm lòng như vậy thì xã

hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3:Câu nói của hai nhân vật trong hai đoạn trích gợi cho anh/ chị những suy nghĩ:

_Sự tử tế, lòng nhân ái cần được mang đến cho tất cả mọi người, cần được nhân rộng ra.

_Sự tử tế , lòng nhân ái đem lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ cho người cho mà còn cho cả

người nhận. Đó cũng là sự chia sẻ, đồng cảm.

Câu 5:

Giải thích vấn đề

_Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình

thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé. tử tế là một chuẩn mực đạo

đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con

người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn.

_Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành,

được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn. Sự lan tỏa của tử tế tức là sự tử tế được nhân rộng ra khắp

toàn xã hội.

Bàn luận, mở rộng vấn đề:

_Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:

+Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.

+Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia

với nhau hơn.

+Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

_Việc làn tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày

càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

Page 24: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

+Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân

xử thế một cách đàng hoàng.

_Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách

cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị

tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế

cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng

tiêu cực, những hành động xấu.

Liên hệ bản thân: Anh/chị đã làm gì để góp mình vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Có câu

chuyện nào về việc tử tế/ chưa tử tế với người nào để chia sẻ?

ĐÁP ÁN ĐỀ 9:

Câu 1. phương thức nghị luận.

Câu 2. Hs nêu tên được một trong các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.

Câu 3:Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy

biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 4:Nêu rõ quan điểm bản thân; lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế

hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau:

_Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

_Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

Câu 5:

_Trì hoãn công việc có thể khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn; thậm chí bỏ lỡ

những cơ hội.

_Thói quen trĩ hoàn công việc sẽ dẫn đến tính bê trễ, thiếu kỉ luật, vô trách nhiệm…

_Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen

học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học.

ĐÁP ÁN ĐỀ 10:

Câu 1: HS nêu được 05 trong số các cụm từ: "đừng mất lòng tin", "đừng bỏ cuộc", "hãy cό

gắng", "hãy tiếp tục", "hãy yêu việc mình làm", "đừng từ bỏ"...

Page 25: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

Câu 2: HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả

lời sau:

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến

chúng ta thất bại.

Câu 3: Tham khảo cách trả lời sau:

Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý - đó có thể là một công việc hoặc một con

người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là

tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4: HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với

mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

- Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm.

- Phải yêu quý những công việc mình làm.

- Không được bỏ cuộc khi thất bại.

- Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.

Câu 5:

- Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc

(tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó

khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta

không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt

vời).

- Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin,

tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực

hiện công việc đó, ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ

đến thành công của mỗi người trong công việc.

- Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. ÔN LÝ THUYẾT

1. Đoạn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý a.Kiến thức chung

-Dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng

khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,…

Page 26: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

-Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong

ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý

kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học…

b. Cách làm

-Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác

định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận

nào).

c. Dàn ý khái quát

* Mở đoạn: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.

* Thân đoạn:

- Giải thích tư tưởng đạo lí.

- Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.

- Phương hướng phấn đấu.

*Kết đoạn: khẳng định ý nghĩa, kêu gọi, liên hệ bản thân

2. Đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống

a. Kiến thức chung

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một

vấn đề của xã hội (tốt–xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao

thông , bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, …

b. Cách làm

-Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên nhân.

-Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bằng các thao tác lập luận phù hợp.

-Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.

c. Dàn ý khái quát

* Mở doạn: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.

* Thân đoạn:

- Triển khai các vấn đề cần nghị luận

- Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực)

- Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách

quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.

*Kết đoạn:

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận

II. VẬN DỤNG ĐỀ 1: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa

sửa sai lầm trong cuộc sống

DÀN Ý:

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: Sai lầm là những điều trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải,

dẫn đến hậu quả không hay. Sửa sai lầm là tìm cách khắc phục cái sai, đi đến cái đúng

một cách kịp thời.

-Bàn luận, phân tích, chứng minh

Page 27: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

+ Tại sao con người dễ mắc sai lầm? Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ

dàng; con người thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng

lực của con người có giới hạn. Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi.

+ Ý nghĩa của việc sửa sai lầm: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy

lại” - sẽ chẳng ai trách bạn nếu bạn nhận ra và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân.

Sẽ tốt hơn nếu bạn tự sửa chữa, biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử

dụng nó để giúp bạn làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân và

tránh sai sót về sau.

+ Phê phán những người mắc sai lầm, biết sai mà không nhận ra hoặc không

biết sửa sai kịp thời, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm nặng hơn

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Tuổi trẻ cần

nhận thức được ý nghĩa của việc sửa sai, tránh tự ti, mặc cảm. Phải chứng minh việc sửa

sai bằng việc làm cụ thể…

ĐỀ 2: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về : “Hãy

sống thật với chính mình”

DÀN Ý

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: sống thật với chính mình là sống chân thật với cảm xúc của mình.

Thực chất câu nói là lời khuyên con người sống thật với chính mình để cuộc đời có ý

nghĩa hơn.

-Bàn luận, phân tích, chứng minh:

+ Tại sao con người phải sống thật với chính mình? Vì con người vốn là một thể

thông nhất giữa tinh thần và thể xác. Nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ

gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình, cho những người xung quanh và làm cho chính

minh bị tổn thương khi suốt ngày phải giấu cảm xúc, phải mang bộ mặt giả tạo thì làm

sao có thể sông tốt, làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu

xung quanh họ?

+Khi sống thật với chính mình, ta đã để những suy nghĩ, cách hành xử của bản

thân được tự do bộc lộ ra ngoài, không bị chi phối bởi tác động của người xung quanh;

+Sống thật với chính mình, con người sẽ làm chủ cuộc đời, nhận ra mặt mạnh

của bản thân để phát huy, mặt yếu để rút kinh nghiệm;

+Nhờ có sống thật với chính mình, ta sẽ trở nên lạc quan, tự tin vào bản thân. Từ

có , ta sẽ có động lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua những cám dỗ của tiến tài, địa vị,

đồng thời ta sẽ được được người khác tôn trọng.

+ Phê phán những kẻ sống giả dối, sống nhờ, sống bám

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:

Page 28: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Về nhận thức: phải hiểu được giá trị của sống thật với chính mình

- Về hành động: mỗi học sinh cần học tập và rèn luyện nhân cách, nhất là học kĩ

năng sống, tu tưỡng đạo đức, biết đấu tranh với lối sống gấp, sống ích kỉ, vụ lợi cá

nhân…

ĐỀ 3: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa

câu nói: hãy sống với những ước mơ của mình

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: ước mơ là những điều tuy vượt ra khỏi tầm tay với nhưng lại là điều tốt

đẹp mà con người ấp ủ và hướng đến. Thực chất câu nói hãy sống với những ước mơ của

mình là lời khuyên nhủ chân tình về quan niệm sống tích cực dành cho mỗi người

-Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Vì sao hãy sống với những ước mơ của mình?

++Ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục đích, nghị lực. Cuộc sống sẽ trở

nên tươi đẹp hơn khi ta nuôi dưỡng ước mơ. Ước mơ được gieo mầm, ấp ủ và rồi một

ngày bỗng trở thành hiện thực. Nó chắp cánh cho chúng ta để bay cao, bay xa, vươn tới

những dự dịnh hoài bão của mình.

++ Ước mơ làm cuộc sống đáng sống. Ước mơ sẽ giúp bạn vượt qua những

ngày tồi tệ nhất. Khi gặp khó khăn, ước mơ là lý do để bạn tiến lên. Mỗi buổi sáng khi

thức dậy, ước mơ cho bạn động lực để tiếp tục cố gắng. Ước mơ làm cuộc sống của bạn

có ý nghĩa. Không có ước mơ, chúng ta không là gì cả.

++ Ước mơ giúp ta trở thành nguồn cảm hứng cho người khác. Nếu ta quyết

định theo đuổi ước mơ của mình, ta sẽ đem lại hy vọng cho những người có cùng chí

hướng. Ta sẽ là tấm gương và là lý do để họ thử sức mình. Ta có thể giúp đỡ họ, huấn

luyện họ và khuyến khích họ vững bước trên con đường của mình.

++Khi ta sống mà không có ước mơ là ta đã đánh mất mục tiêu sống của mình.

Ta sẽ phải sống theo sự sắp đặt, sống theo rập khuôn vốn có của nó. Điều đó làm cho con

ngươi ta thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Những người không có ước mơ là những

người chưa hề suy nghĩ về mục đích sống của bản thân. Họ chán nản và không tâm huyết

về công việc mình đang làm.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp

ĐỀ 4:Viết đoạn văn 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của câu nói: Thành

công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là

ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nàoc.

c1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

Page 29: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Giải thích: Thành công là những kết quả mà ta đạt được từ những nỗ lực, cố gắng

và phấn đấu không ngừng; Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta

gặp khó khăn, không có kết quả tốt như mong đợi. Thực chất ý cả câu nói: cách đương

đầu với khó khăn quyết định sự thành công hay thất bại.

-Bàn luận, phân tích, chứng minh :

+ Vì sao Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn

chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào?

++ Cuộc sống vô cùng phức tạp, đa dạng và phong phú, thậm chí đầy nghịch lí.

Con người có thể đứng trước thuận lợi hoặc khó khăn trên hành trình đi tìm hạnh phúc

của mình;

++ Khó khăn dù nhỏ mà không biết cách giải quyết thì sẽ gặp thất bại; khó khăn dù

lớn nhưng biết cách đối diện để tháo gỡ thì sẽ nắm lấy thành công.

++Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu,

đó chỉ là cơ hội để ta đứng vững hơn trên con đường sắp bước.

+ Ý nghĩa của cách chúng ta đương đầu với những khó khăn:

++ Khi biết cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, ta sẽ có động lực

để rèn luyện bản thân ngày càng vững vàng, trưởng thành trước sóng gió để về đích

nhanh nhất có thể.

++Biết cách đương đầu với khó khăn, con người sẽ rèn được sự tự tin vào khả năng

vượt qua của mình, trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng tìm ra cách để giải quyết

những vấn đề khó khăn đó.

+ Bàn luận mở rộng: Khi có thành công, không nên rơi vào chủ quan. Khi gặp thất

bại, không nên nản chí, đầu hàng hoàn cảnh. Ngoài ra cũng cần phê phán những người

thiếu bản lĩnh, nhụt chí khi đối diện với khó khăn thử thách trong cuộc sống.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp

ĐỀ 5:Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý

nghĩa của Thời gian đối với cuộc sống con người.

DÀN Ý

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: Thời gian: không định nghĩa được rõ ràng, nhưng vẫn biết có cái gì đó

đang chảy trôi làm thay đổi mọi vật (nước có thể làm mòn đá phải trải qua ngày này đến

ngày khác thì mới mòn được). Cái sự trải qua đó, tạm gọi là thời gian. Thời gian: sẽ

không bao giờ giống nhau vì nó không quay trở lại. Ngày hôm qua sẽ không giống ngày

hôm nay, kể cả ngày mai.

Page 30: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

-Bàn luận, phân tích, chứng minh

+ Những biểu hiện của thời gian:

++Thời gian khách quan: có thể đo bước đi của thời gian bằng những dụng cụ cụ

thể như: bóng mặt trời, đồng hồ treo tường, đồng hồ cát… Đơn vị đo lường là giờ, ngày,

tuần, tháng, mùa, năm, thế kỉ, thiên kỉ, niên đại,… Nhưng đó chỉ là dấu hiệu bên ngoài

thời gian, chứ không phải chính thời gian.

++Thời gian chủ quan được nhận thức thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm tùy

thuộc vào sự cảm nhận của mọi người ở từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Thời gian trôi

qua nhanh chóng khi ta ngoái nhìn lại quá khứ. Thời gian lặng lẽ trôi đi khi ta mải mê với

công việc. Thời gian thật quý giá khi ta cần thời gian để thực hiện công việc. Hoặc khi

con người ở trong trạng thái vui vẻ thỏa mái, khi sống trong hạnh phúc, thời gian thật

ngắn ngủi.

+ Vì sao thời gian vô cùng quan trọng? vì đây là cái duy nhất không lặp lại trong

cuộc sống. Đó là điều độc đáo - là quà tặng kì diệu của tạo hoá.

+ Ý nghĩa của thời gian:

++ Ai cũng có một quỹ thời gian không bao giờ nhiều hơn tuổi thọ của mình. Thời

gian làm cho ta khôn lớn lên, nhưng cũng làm cho ta già và chết đi.

++Thời gian sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta

làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời.

++Thời gian chính là liều thuốc làm quên đau khổ, dập tắt oán thù, xoa dịu nóng

giận, ghen ghét. Thời gian cũng có thể chữa được những vết thương lòng. Tâm hồn,

phẩm chất, giá trị con người được thanh lọc và khẳng định qua thời gian.

++Thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Tiền bạc

có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian. Suy cho cùng

thời gian là thứ quý giá nhất mà con người có thể cảm nhận được. Vươn lên làm chủ thời

gian là khát vọng mãnh liệt nhất của loài người.

++Thời gian là nguồn lực không thể làm mới lại được. Thời gian lặng lẽ tước đoạt

sức khỏe và những gì cuối cùng còn sót lại của một đời người. Thời gian có thể làm thay

đổi tất cả, thay đổi cả tính tình con người. Nó làm xoa nhòa tất cả, làm tất cả rơi vào lãng

quên. Kể cả tình yêu cũng không tồn tại mãi mãi với thời gian.

+ Bàn luận mở rộng:

++ Ai lãng phí thời gian, sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản - trở thành đời

thừa.

++ Ai làm chủ thời gian, làm việc một cách khoa học nhật định sẽ thành công.

++Phê phán những phung phí thời gian: Trong cuộc sống có nhiều người không biết

quý trọng thời gian. Họ vùi đầu vào những chốn ăn chơi, ngày đêm game online, phá

Page 31: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

hoại tuổi trẻ, sức khỏe, làm băng hoại phẩm chất của mình. Không đồng tình với những

người chỉ biết vùi đầu vào học hoặc làm việc, không biết gì đến mọi thứ xung quanh.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:

-Mỗi người phải nhận thức ý nghĩa quan trọng của thời gian.

-Từ đó, cần biết tiết kiệm thời gian để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình và xã

hội.

ĐỀ 6: Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về câu nói: Öôùc mô khoâng phaûi laø

caùi gì saün coù, cuõng khoâng phaûi laø caùi gì khoâng theå coù.

DÀN Ý

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Ưôùc mô laø moät khaùi nieäm tröøu töôïng vì theá noù khoâng phaûi laø thöù gì ñoù luoân coù

saün trong cuoäc soáng cuûa con ngöôøi.

- Con ngöôøi caàn phaûi bieát öôùc mô nhöng quan trong hôn laø khoâng chæ mô öôùc maø

coøn phaûi bieát haønh ñoäng ñeå bieán öôùc mô thaønh hieän thöïc.

- Trong cuoäc ñôøi moãi con ngöôøi, ai cuõng coù öôùc mô nhöng khoâng phaûi ai cuõng thöïc

hieän ñöôïc öôùc mô moät caùch deã daøng. Vì theá, moãi chuùng ta haõy coá gaéng vöôït leân, vöôït

leân chính mình ñeå thöùc hieän ñieàu mô öôùc cuûa mình, cho duø laø nhoû nhoi.

c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp

ĐỀ 7:Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng

quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

DÀN Ý

c.1. Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận.

c.2. Các câu phát triển đoạn:

- Nêu cách hiểu mê say với thế giới ảo

- Tóm lược những nguyên nhân, tác hại của thế giới ảo

- Biện pháp khắc phục:

+ Bản thân tuổi trẻ cần sống thật với cuộc đời, đam mê học tập , sáng tạo; biết đấu

tranh với chính mình để không sa ngã, chìm đắm vào thế giới ảo.

+ Nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ. Các tổ chức trong

nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để học sinh nâng cao bản lĩnh

trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ những cám dỗ.

Page 32: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

+ Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn, bởi hiện nay chúng ta chưa có

những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ…

c.3. Câu kết đoạn: khẳng định lại vấn đề

CHUYÊN ĐỀ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – KHỐI 11 PHẦN 1: Ôn lại một số kiến thức đã học:

Bài: Hầu trời ( Tản Đà )

1. Tác giả:(1889- 1939)

- Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu

- Bút danh: Tản Đà – Ghép từ tên ngọn núi( Tản Viên) và con sông (Sông Đà)-> Tình yêu quê

hương, đất nước

- Là người của hai thế kỉ (XIX và XX)

- Thơ văn là cầu nối gữa hai thời kì văn học: Trung đại và hiện đại.

- PCST: lãng mạn, bay bổng, ngông nghênh, vừa kế thừa thơ ca dân tộc vừa sáng tạo cái mới.

2. Cái tôi độc đáo của Tản Đà ( cảm hứng lãng mạn)

a. Kể chuyện sáng tạo

- Kể giấc mơ lãng mạn: “chẳng biết có hay không”

- Cảm xúc thực: “chẳng mơ mòng”, “thật hồn.”

-> Câu chuyên hư mà thực, mộng như tĩnh, gợi trí tò mò của người đọc, làm cho câu chuyện hấp

dẫn

b. Bản lĩnh “ngông” của Tản Đà.

- Thi sĩ đọc thơ: cao hứng và đắc ý

+ Đương cơn đắc ý

+Văn dài hơi tốt

+Văn giàu, lắm lối

- Chư tiên nghe thơ: xúc động, tán thưởng, hâm mộ

+ Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi

+ Hằng Nga, Chức Nữ..

+ Song Thành, Tiểu Ngọc…

- Trời khen: văn hay, chắc có ít, đẹp như sao băng, hùng mạnh như mây chuyển…

-> Ý thức về tài năng, là người táo bạo dám mạnh dạn thể hiện cái tôi “ngông” của mình.

3.Bức tranh hiện thực trần thế ( cảm hứng hiện thực)

- Thiên chức văn chương: truyền bá thiên lương cho nhân loại

- Nghề văn: là nghề kiếm sống mới, có kẻ bán người mua, có thị trường tiêu thụ…người nghệ sĩ

kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”

- Cuộc đời thi sĩ dưới trần: không tất đất, thân phận bị rẻ rúng, chèn ép.

- Những yêu cầu rất cao của nghề văn: nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống

phong phú; sự đa dạng về loại và thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác.-> phải thiên lương

=> Muốn thoát li hiện tại nhưng vẫn đau đáu với đời

4. Nghệ thuật

- Thể thơ: thất ngôn trường thiên -> Cảm xúc tự do, phóng túng.

- Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, lối kể có duyên, hóm hỉnh, lôi cuốn.

- Ngôn ngữ: giản dị, sống động..

Bài: Xuất dương lưu biệt ( Phan Bội Châu )

1. Tác giả

- Biệt hiệu: Sào Nam, ông già bến Ngự (lúc bị giam ở Huế)

Page 33: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Sở trường: văn, thơ tuyên truyền cổ động CM, là cây bút xuất sắc của văn thơ CM mấy chục

năm đầu thế kỉ XX.

- Tác phẩm tiêu biểu: SGK

* PBC là một trí thức yêu nước, một vị lãnh tụ CM, nhà văn, nhà thơ lớn.

1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông sáng tác bài thơ để từ giã bạn bè đồng chí.

2. Chí làm trai (2 câu đề)

- Lí tưởng nam nhi “phải lạ trên đời”: Sống hiển hách phi thường,dám ngạo nghễ, thách thức với

càn khôn..

- Sống là hành động “há ….dời”:phải xoay trời chuyển đất chứ không buông xuôi theo số phận.

-> Lẽ sống đẹp, lí tưởng lớn lao của bậc nam nhi.

3. Ý thức trách nhiệm (2 câu thực)

- Khẳng định: “100 năm ….tớ”: tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, cống hiến tài năng và lưu

danh thiên cổ.

- “Tớ”, nghi vấn, khẳng định “há không ai”: cái tôi tự nguyện vấn thân dứt khoát và đầy niềm

tin.

- Tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại nhưng cũng là lời giục giã cứu nước.

- NT đối-> khẳng định nhân cách cứng cỏi, đẹp, cao cả bởi ý thức trách nhiệm cao trước thời

cuộc

-> Cổ động, tạo niềm tin cho cả thế hệ sống theo lí tưởng đẹp.

4. Quan niệm nhục-vinh (2 câu luận)

- Lựa chọn cách sống: (trong hoàn cảnh thực tế của đất nước)

Non soâng ñaõ cheát” :NT nhaân hoùa

+ Không chịu sống nhục nhã

+ Chiến đấu, xả thân vì nước là vinh

-> Tấm lòng yêu nước nồng cháy.

- Nhận thức: “Hiền….cũng hoài”: sách vở thánh hiền không giúp cho nước nhà trong giai đoạn

này.

-> Ý tưởng mới mẻ, táo bạo, tiên phong.

5. Tư thế, khát vọng lên đường.(2 câu kết)

- Hình ảnh: bể đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc: hình tượng kì vĩ, không gian vũ trụ ->

cuộc hành trình đầy niềm tin, nhiệt huyết và khát vọng lớn lao.

- Tư thế: “Muôn …..bay lên”:con người được chấp đôi cánh thiên thần vượt lên hiện thực tối

tăm, khắc nghiệt -> hình ảnh hào hùng, lãng mạn, đâm chất sử thi.

6. Nghệ thuật

Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.

Bài Vội vàng ( Xuân Diệu )

1. Tác giả:

- Tên thật: Ngô Xuân Diệu(1916- 1985)

- Nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, cây bút có

sức sáng tạo bền bỉ.

* Sự nghiệp :

- Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có những đóng góp lớn trên nhiều lĩnh

vực đối với nền VHHĐ.

2. Bức tranh thiên nhiên và niềm khao khát sống

- Điệp ngữ: “Tôi muốn”, hành động “tắt nắng, buộc gió”-> Ý tưởng táo bạo, muốn thay đổi quy

luật tạo hóa để giữ mãi vẻ đẹp.

Page 34: Chuyên đề 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU ĐOẠN NGỮ LIỆU. I. …

- Điệp ngữ: “Này đây”-> liệt kê cụ thể

- Hình ảnh: “tuần tháng mật”, “hoa đồng nội xanh rì”, “lá cành tơ”, “khúc tình si”, “ánh sáng

chớp hàng mi”

-> Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, đầy quyến rũ.

- So sánh : tháng giêng- ngon- cặp môi gần -> Hình ảnh mới lạ, táo bạo thể hiện khát vọng tận

hưởng mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ.

=> Một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất của tác giả với thiên nhiên với cuộc đời.

- Điệp cú pháp: Xuân…..nghĩa là...(3l), ý niệm thời gian “ non- già, tới- qua, hết- mất”

-> Quan niệm mới về thời gian: 1 đi không trở lại( tuyến tính), trôi nhanh.-> Nuối tiếc, lo âu.

- Tương phản: Lòng tôi rộng>< trời chật

Xuân tuần hoàn>< tuổi trẻ chẳng 2 lần

Còn trời đất >< Chẳng còn tôi

-> Thời gian đời người không đồng nhất thời gian vũ trụ: đời người hữu hạn, vũ trụ vô hạn -> sự

ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.

- Điệp từ nghìa là như để giải thích để tìm ra bản chất , quy luật của tự nhiên và cuộc sống. Mỗi

khoảnh khắc của cuộc sống cá thể vô cùng quý giá thiêng liêng – tư tưởng tiến bộ.

- Nhân hóa: “mùi tháng năm” “vị chia phôi”, gió “hờn”, chim “sợ phai tàn”-> ý thức: thời gian

trôi nhanh = sự mất mát, li biệt( tuổi trẻ, tình yêu).

=>Sự thức tỉnh sâu sâu sắc của cái tôi cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của con người trên đời ->

nâng niu trân trọng.

3. Quan niệm sống “Vội vàng”

- Điệp tăng cấp: “ta muốn”: ôm- riết- say- thâu- cắn

->Sử dụng tất cả các giác quan để tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Lòng khao khát mãnh liệt

đang dâng trào, tăng tiến, ngày một tăng cao không có mức độ =>khát vọng tân hưởng trọn

vẹn.

- Lời giục giã: “Mau….hôm”-> sống phải chạy đua với thời gian, nắm bắt cuộc sống trong từng

giây từng phút.

- Hành động táo bạo: “Hỡi….ngươi”-> khát vọng chiếm đoạt, tận hưởng.

=> Quan niệm sống tích cực (phong cách XD): sống hết mình, yêu hết mình, tận hưởng hết

mình.

*. Nghệ thuật

- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.

- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồn nhiệt.

PHẦN 2: Một số dạng đề

Đề 1: Qua bài thơ Hầu trời của Tản Đà em hãy phân tích để làm rõ bản lĩnh ngông và

hiện thực trần thế được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Đề 2: Hãy phân tích để làm nổi bật quan niệm về chí làm trai của tác giả Phan Bội Châu

qua bài thơ Xuất dương lưu biệt.

Đề 3: Qua bài thơ Vội vàng em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên và

niềm khao khát sống của nhà thơ Xuân Diệu.

Đề 4: Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông có

một quan niềm sống vội vàng, yêu thiết tha mãnh liệt cuộc sống. Qua bài thơ Vội vàng em hãy

phân tích để làm rõ điều đó.