thứ ngày tháng năm · web viewi/ mục tiêu: - biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng,...

53
Tập đọc: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiết 33) I/ Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn“Ba cá bống”. Sau đó, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc toàn bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có). Chú ý các câu văn: + Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. + Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào. - Gọi HS đọc từ chú giải. - Y/c HS luyện đọc nhóm đôi. - Gọi 1HS đọc toàn bài. (?): Vời có nghĩa là gì? - 4HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: + HS1: Ở vương quốc nọ … nhà vua. + HS2: Nhà vua buồn lắm … bằng vàng rồi. + HS3: Chú hề tức tốc … khắp vườn. - 1HS đọc. - HS luyện đọc nhóm 2. - 1HS đọc toàn bài. + Vời có nghĩa là cho mời người dưới quyền. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Nghe đọc và trả lời các câu hỏi. GV: Trần Thị Thùy Phương

Upload: others

Post on 29-Jan-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thứ ngày tháng năm

Tập đọc: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiết 33)

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 4HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn“Ba cá bống”. Sau đó, trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).

Chú ý các câu văn:

+ Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được / vì mặt trăng ở rất xa / và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

+ Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào.

- Gọi HS đọc từ chú giải.

- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi.

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

(?): Vời có nghĩa là gì?

- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.

b. Tìm hiểu bài

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi:

(?): Chuyện gì đã xảy ra với công chúa?

(?): Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

(?): Trước y/c của công chúa nhà vua đã làm gì?

(?): Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?

(?): Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thức hiện được?

(?): Nội dung chính của đoạn 1 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 1.

- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

(?): Nhà vua đã than phiều với ai?

(?): Cách nghĩ của chú hề có gì khác so với các vị đại thần và các nhà khoa học?

(?): Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

(?): Đoạn 2 cho em biết điều gì?

- Ghi lên bảng ý chính đoạn 2.

- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

(?): Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa?

( Ciảng và chốt: Mặt trăng: chỉ bằng ngón tay, bằng vàng.

(?): Thái độ của công chúa ntn khi nhận được món quà đó?

(?): Nội dung của đoạn 3 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 3.

(?): Câu chuyện “Rất nhiều mặt trăng” cho em hiểu điều gì?

- Ghi nội dung chính của bài.

c. Đọc diễn cảm

- Y/c 3HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).

- H/d luyện đọc đoạn: “Thế là chú hề … bằng vàng rồi”.

- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài.

- Nhận xét về giọng đọc và tuyên dương HS.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về tập kể câu chuyện trên cho người thân nghe; đọc trước phần tiếp theo của truyện sẽ được học trong tiết sau.

- 4HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:

+ HS1: Ở vương quốc nọ … nhà vua.

+ HS2: Nhà vua buồn lắm … bằng vàng rồi.

+ HS3: Chú hề tức tốc … khắp vườn.

- 1HS đọc.

- HS luyện đọc nhóm 2.

- 1HS đọc toàn bài.

+ Vời có nghĩa là cho mời người dưới quyền.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Nghe đọc và trả lời các câu hỏi.

+ Cô bị ốm nặng.

+ Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

+ Nhà vua cho với tất cả các vị đại thần và các nhà khoa học để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.

+ Họ nói đồi hỏi đó không thể thực hiện được.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp ngàn lần so với đất nước.

+ Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào để có mặt trăng cho công chúa.

- 1HS nhắc lại.

- Nghe đọc và trả lời các câu hỏi.

+ Vua than phiến với chú hề.

+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ gì về mặt trăng. Vì chú tin rằng cách nghĩ của của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.

+ Mặt trăng chỉ to hơn cái móng tay, mặt trăng treo ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

+ Mặt trăng trong suy nghĩ của nàng công chúa.

- 1HS nhắc lại.

- 1HS đọc

+ Chú hề đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa.

+ Vui sướng ra khỏi gường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

+ Chú hề đã mang đến một mặt trăng như mong muốn của công chúa.

- 1HS nhắc lại.

+ Suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.

- 2HS nhắc lại.

- 3HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi và tìm ra cách đọc hay.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 lượt HS thi đọc.

- Bình chọn HS đọc hay.

Chính tả: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO (Tiết 17)

I/ Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT 2b, BT3.

* Liên hệ GDMT: GV giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II/ Đồ dùng dạy - học:

- Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a hoặc 2b, BT3.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1HS lên bảng đọc cho 3HS lên bảng viết bảng lớp các từ sau: tất bật, lật đật, lấc cấc, lấc xấc, đấu vật.

- Nhận xét về chữ viết của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.

2.2 Hướng dẫn viết chính tả:

a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết

- Gọi HS đọc đoạn văn.

(?): Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?

( GDMT: GV giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết.

c. Nghe - viết chính tả

- GV đọc cho HS viết.

- Lưu ý tư thế ngồi viết của HS.

d. Chấm bài - nhận xét

- GV chấm vở một số HS.

- Nhận xét chung.

2.3 Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2b:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc và bổ sung.

KL: giấc ngủ, đất trời, vất vả.

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

- Tổ chức thi tiếp sức. GV chia lớp thành 2 nhóm. Y/c HS lần lượt lên bảng dùng bút màu gạch chân vào từ đúng (mỗi HS chỉ chọn 1 từ).

KL: giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở BT2 và ôn tập để thi học kì I.

- 3HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp sau đó nhận xét bài trên bảng.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.

- HS luyện viết các từ ngữ: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống …

- HS viết bài.

- 2HS cùng bàn đổi vở để soát lỗi cho nhau.

- 1HS đọc.

- HS tự làm bài.

- Đọc bài, nhận xét và bổ sung.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.

- Thi tiếp sức.

- Chữa bài.

Luyện từ và câu: CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

(Tiết 33)

I/ Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì?

II/ Đồ dùng dạy học:

· Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT.I.1 để phân tích mẫu.

· Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT.I.2 và 3.

· Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung BT.III.1.

· Ba băng giấy - mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn ở BT.III.1.

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS lên bảng viết câu kể tự chọn theo các đề tài ở BT2. Y/c HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là câu hỏi?

- Nhận xét, sửa chữa câu và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2.2 Tìm hiểu ví dụ:

Bài 1, 2 :

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Viết bảng câu: Người lớn đánh trâu ra cày.

GV: Trong câu văn trên từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày; từ chỉ người: Người lớn

- Phát giấy bút dạ cho từng nhóm. Y/c HS hoạt động trong nhóm 4 và hoàn thành phiếu.

- Gọi các nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét và KL lời giải đúng.

GV: Câu Trên nương, mỗi người một việc là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, VN của câu là cụm danh từ.

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

(?): Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động ta hỏi thế nào?

(?): Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?

- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể.

- Nhận xét HS đặt câu và KL câu hỏi đúng.

GV: Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu Ai làm gì? Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì? Con gì?) gọi là CN. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? gọi là VN.

(?): Câu kể Ai làm gì? Thường gồm những bộ phận nào?

2.3 Phần ghi nhớ:

- Y/c HS đọc phần ghi nhớ.

- Y/c HS đặt câu kể theo kiểu Ai làm gì?

2.4 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Y/c HS thảo luận nhóm 2 để làm bài.

- Gọi một số HS trả lời.

KL:

Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ đẻ gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Y/c HS tự làm bài. GV nhắc HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ. Chủ ngữ viết tắt là CN, vị ngữ viết tắt là VN. Ranh giới giữa CN và VN có dấu gạch chéo (/).

KL:

Cha tôi / làm cho tôi … để quét sân.

CN VN

Mẹ / đựng hạt giống …. gieo cấy mùa sau.

CN VN

Chị tôi / đan nón …. làm cọ xuất khẩu.

CN VN

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS tự làm bài. GV h/d các HS gặp khó khăn.

- Gọi HS trình bày.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Câu kể Ai làm gì? có những bộ phận nào? Cho VD.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại BT3 và chuẩn bị bài Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

- 3HS lên bảng đặt câu; 2HS đứng tại chỗ trả lời. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc.

- 1HS đọc câu văn.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Dán phiếu lên bảng và nhận xét.

- 1HS đọc.

+ Người lớn làm gì?

+ Ai đánh trâu ra cày?

- 2HS thực hiện: 1HS đọc câu kể, 1HS đọc câu hỏi.

- Trả lời theo ý hiểu.

- 2HS đọc.

- HS tự do đặt.

- 1HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Một số HS trả lời.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.

- 3HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét.

- 1HS đọc.

- 2HS cùng bàn trao đổi cho nhau để làm bài.

- 3HS trình bày.

- Một số HS trả lời.

Kể chuyện: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ (Tiết 17)

I/ Mục tiêu:

- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.- Nhận xét, cho điểm từng HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2.2 Hướng dẫn kể chuyện:

a. GV kể

- GV kể lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.

- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.

Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

Tranh 3: Ma-ri-a làm nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

b. Kể trong nhóm

- Y/c HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

c. Kể trước lớp

- Gọi HS thi kể tiếp nối.

- Gọi HS thi kể toàn truyện. GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.

VD:

+ Theo bạn, Ma-ri-a là người thế nào?

+ Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò, ham hiểu biết như Ma-ri-a không?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Nhận xét và tuyên dương HS.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- 2HS thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe GV kể.

- HS kể chuyện nhóm 4, trao đổi ý nghĩa câu chuyện và sửa chữa cho nhau.

- 2lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về n/d một bức tranh.

- 3HS thi kể.

- HS phát biểu theo ý hiểu.

Tập đọc: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TT)

(Tiết 34)

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ND: Cách suy nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).

Chú ý các câu văn:

+ Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đó / mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời.

+ Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy…// - giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần.

- Gọi HS đọc từ chú giải.

- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi.

- Gọi 1HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.

b. Tìm hiểu bài

- Y/c HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:

(?): Nhà vua lo lắng về điều gì?

(?): Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?

(?): Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học không giúp gì được?

(?): Nội dung chính đoạn 1 là gì?

- Ghi ý chính đoạn 1.

- Y/c HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:

(?): Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về 2 mặt trăng để làm gì?

(?): Công chúa trả lời thế nào?

- Gọi HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.

Chốt: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn. Đó cũng chính là nội dung chính của bài.

- Ghi nội dung chính của bài.

c. Đọc diễn cảm

- Y/c 3HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).

- H/d HS luyện đọc đoạn: “Làm sao mặt trăng lại … Nàng đã ngủ”.

- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

(?): Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?

- Nhận xét lớp học.

- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và ôn tập để thi cuối kì I đạt kết quả tốt.

- 3HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:

+ HS1: Nhà vua rất mừng … bó tay.

+ HS2: Mặt trăng … dây chuyền ở cổ.

+ HS3: Làm sao … khỏi phòng.

- 1HS đọc.

- HS luyện đọc nhóm 2.

- 1HS đọc.

- Lắng nghe.

- Nghe đọc và trả lời các câu hỏi.

+ Vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy sẽ ốm lại.

+ Nghĩ cách làm cho công chúa không thấy mặt trăng.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.

+ Nỗi lo lắng của nhà vua.

- 1HS nhắc lại.

- Nghe đọc và trả lời các câu hỏi.

+ Để dò hỏi công chúa nghĩ ntn khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô.

+ Khi mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên … Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy.

- Trả lời theo ý hiểu của mình.

- 2HS nhắc lại.

- 3HS phân vai, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.

- Luyện đọc trong nhóm.

- 3 lượt HS thi đọc.

- HS tự do trả lời.

Tập làm văn: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

(Tiết 33)

I/ Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.

- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; biết được một đoạn văn miêu tả được chiếc bút.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Một tờ phiếu khổ to viết bảng lời giải BT2, 3.

· Bút dạ và một tờ phiếu khổ to để HS làm BT1.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích. Nhận xét chung về cách viết văn của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.

2.2 Tìm hiểu ví dụ:

Bài 1, 2, 3:

- Gọi HS đọc y/c.

- Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143, 144 SGK. Y/c trao đổi trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một đoạn.

KL:

Đoạn 1: (MB) : Cái cối xinh xinh … gian nhà trống. ( Giới thiệu về cái cối được tả trong bài.

Đoạn 2: (TB): U gọi nó là cái cối tân … kêu ù ù.

( Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.

Đoạn 3: (TB): Chọn được ngày … vui cả xóm.

( Tả hoạt động của cái cối.

Đoạn 4: (KB): Cái cối cũng như … bước đi của anh. ( Nêu cảm nghĩ về cái cối.

(?): Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa ntn?

(?): Nhờ đâu nhận biết được bài văn có mấy đoạn?

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

2.3 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c và nội dung.

- Y/c HS suy nghĩ, thảo luận và làm bài.

- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung.

KL:

a) Bài văn gồm có 4 đoạn:

Đoạn 1: Hồi học lớp 2 … máy bằng nhựa.

Đoạn 2: Cây bút dài … mạ bóng loáng.

Đoạn 3: Mở nắp ra, … cất vào cặp.

Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi … trên đồng ruộng.

b) Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cây bút.

c) Đoạn 3: Tả cái ngòi bút.

d) Câu mở đoạn: Mở nắp ra, em thấy …. không rõ.

Câu kết đoạn: Rồi em tra … cất vào cặp.

Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ ngòi bút.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS tự làm bài. GV chú ý nhắc HS:

+ Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài.

+ Khi miêu tả cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái bút.

- Gọi HS trình bày. Nhận xét sữa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì?

(?): Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành BT2 và quan sát kĩ chiếc cặp sách của em.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi, trao đổi, dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của mỗi đoạn văn.

- Lần lượt trình bày.

- Lắng nghe.

+ Giới thiệu đồ vật được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó.

+ Dấu chấm xuống dòng.

- 2HS đọc phần ghi nhớ.

- 2HS đọc.

- 2HS cùng bàn trao đổi, thảo luận và dùng bút chì đánh dấu vào SGK.

- Tiếp nối thực hiện y/c.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- Lắng nghe.

- Tự viết bài.

- 3 đến 5HS trình bày.

- HS trả lời.

Luyện từ và câu: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?(Tiết 34)

I/ Mục tiêu:

- Nắm được kiến thức cơ bản để thuận tiện cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập.

* Với HS khá, giỏi: nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Ba băng giấy - mỗi băng viết một câu kể Ai làm gì? tìm được ở BT.I.1 để HS làm BT.I.2.

+ Một số tờ phiếu viết các câu kể Ai làm gì? ở BT.III.1.

+ Một tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT.III.2.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì?. HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Câu kể Ai làm gì? thường có những bộ phận nào?

- Gọi HS đọc lại đoạn văn ở BT3.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Tìm hiểu ví dụ:

- Gọi HS đọc đoạn 1.

- Y/c HS suy nghĩ, trao đổi và làm BT.

Bài 1:

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

KL: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

Mấy thanh niên khua chiêng rộn ràng.

GV: Các câu 4, 5, 6 cũng là câu kể nhưng thuộc kiểu Ai thế nào? Các em sẽ được học kĩ ở tiết sau.

Bài 2:

- Gọi 3HS lên bảng làm bài, cả lớp dùng bút chì gạch vào SGK.

KL:

Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi.

Người các buôn làng / kéo về nườm nượp.

Mấy thanh niên/ khua chiêng rộn ràng.

Bài 3:

(?): VN trong các câu trên có ý nghĩa gì?

Bài 4:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Gọi HS trả lời và nhận xét.

GV: VN trong câu kể Ai làm gì? Có thể là ĐT hoặc ĐT kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc gọi là cụm ĐT.

(?): VN trong câu có ý nghĩa gì?

2.3 Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?

2.4 Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS. Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung.

KL:

Thanh niên / đeo gùi vào rừng.

Phụ nữ / giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ / đùa vui trước sàn nhà.

Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượu cần.

Các bà, các chị / sửa soạn khung cửi.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng.

KL: Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.

Bà em kể chuyện cổ tích.

Bộ đội giúp dân gặt lúa.

- Gọi HS đọc lại các câu kể Ai làm gì?

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c.

(?): Trong tranh những ai đang làm gì?

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt của HS.

* Đối với HS khá, giỏi: GV y/c HS viết từ 3 – 5 câu.

3. Củng cố - dặn dò:

(?): Trong câu kể Ai làm gì? VN do từ nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và ôn tập để thi cuối kì I đạt được kết quả tốt.

- 2HS đặt câu, một số HS dưới lớp trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- 1HS thực hiện y/c.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- Trao đổi, thảo luận cặp đôi.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp gạch bút chì vào SGK.

- Nhận xét, bổ sung.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp gạch bằng chì vào SGK.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Nêu lên hoạt động của người, của vật.

- 1HS đọc.

+ VN trong câu do ĐT và các từ kèm theo nó (cụm ĐT) tạo thành.

- Phát biểu theo ý hiểu.

- 3HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS phát biểu.

- 1HS đọc.

- HS hoạt động theo cặp.

- Bổ sung, hoàn thành phiếu.

- 1HS đọc.

- 1HS lên bảng nối, cả lớp làm vào SGK.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc.

- 1HS đọc.

- Quan sát và trả lời.

- Tự làm bài.

- 5HS trình bày.

- Một số HS trả lời.

Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

(Tiết 34)

I/ Mục tiêu:

- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn; viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Một số kiểu, mẫu cặp sách HS.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trang 170 / SGK.

- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.

- Nhận xét việc học bài, làm bài ở nhà của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c và n/d.

- Y/c HS trao đổi, thực hiện y/c.

- Gọi HS trình bày nhận xét. Sau mỗi phần GV KL, chốt lời giải đúng:

a) Các câu văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

b) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp … sáng long lanh.

( Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.

Đoạn 2: Quai cặp … chiếc ba lô.

(Tả quai cặp và dây đeo.

Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy … thước kẻ.

( Tả cấu tạo bên trong của cặp.

c) Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:

Đoạn 1: màu đỏ tươi…

Đoạn 2: Quai cặp …

Đoạn 3: Mở cặp ra …

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c và gợi ý.

- Y/c HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS:

+ Chỉ viết 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp.

+ Nên viết theo các gợi ý.

+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống với chiếc cặp của bạn.

+ Khi viết nhớ chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.

- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.

Bài 3:

- Tiến hành tương tự như BT2.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn: Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em và dặn HS ôn tập kĩ để thi HKI cho thật tốt.

- 1HS đọc thuộc lòng.

- 2HS đọc bài văn của mình. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS nối tiếp nhau đọc.

- 2HS cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối trình bày, nhận xét.

- 1HS đọc.

- Nghe GV gợi ý và tự làm bài.

- 3HS trình bày.

Toán: LUYỆN TẬP

(Tiết 81)

I/ Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

* Bài tập cần làm : BT 1(a)

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các BT của tiết 80.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

(?): BT y/c làm gì?

- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.

- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Luyện tập chung.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính.

- HS nhận xét, sau đó 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG

(Tiết 82)

I/ Mục tiêu:

- Thực hiện được phép nhân, phép chia.

- Biết đọc thông tin trên biểu đồ.

- Bài 1: Bảng 1 (3 cột đầu); Bảng 2 (3 cột đầu); Bài 4 (a,b)

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các BT của tiết 81.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

(?): BT y/c làm gì?

(?): Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép nhân, phép tính chia?

- Y/c HS nêu cách tính thừa số, tìm tích trong phép nhân, tìm số bị chia, số chia, thương trong phép chia.

- Y/c HS làm bài.

- Nhận xét.

Bài 4:

- Y/c HS quan sát biểu đồ trang 91 SGK.

(?): Biểu đồ cho biết điều gì?

- Y/c HS đọc các câu hỏi trong SGK và làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài Dấu hiệu chia hết cho 2.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Điền số thích hợp vào ô trống.

+ Là thừa số, tích, số bị chia, số chia và thương.

- 5HS lần lượt nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 câu. Dưới lớp: tổ 1 + 2: 3 cột đầu; tổ 3 + 4: 3 cột còn lại.

- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

- HS cả lớp cùng quan sát.

+ Số sách bán được trong 4 tuần.

- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu, cả lớp làm bài vào VBT.

a) Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là: 5500 – 4500 = 1000 cuốn sách.

b) Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là: 6250 – 5750 = 500 cuốn sách.

- Chữa bài (nếu sai).

Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 (Tiết 83)

I/ Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

- Biết số chẵn, số lẻ.

- Bài 1; Bài 2

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các BT của tiết 82.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 H/d HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:

a) Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2. GV chia lớp thành 2 đội.

b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2

- Y/c HS viết các số chia hết cho 2 vào cột bên trái tương ứng. Viết số chia hết cho 2 vào cột bên phải.

- Y/c HS nhận xét.

- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2.

GV h/d VD như: 32 : 2; 14 : 2; 36 : 2; …

- GV nhận xét gộp: “Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8, thì chia hết cho 2”.

KL: Muốn biết một số có chia hết cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.

Các số chia hết cho 2 là số chẵn, còn các số không chia hết cho 2 là số lẻ.

- Y/c một số HS nhắc lại kết luận.

2.3 Luyện tập:

Bài 1a:

(?): BT y/c chúng ta tìm gì?

- Y/c HS tự tìm.

- Tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 1b: Tiến hành tương tự như phần a.

Bài 2a:

- Y/c HS tự làm bài.

- Y/c HS tự kiểm tra chéo.

Bài 2b: Tiến hành tương tự như phần a.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Dấu hiệu chia hết cho 5.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS tìm :

12 : 2; 24 : 2; …

- Một số HS lên bảng vết các số mình vừa tìm được.

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm đôi và rút ra kết luận.

- Lắng nghe.

- Một số HS nhắc lại.

+ Chọn ra số chia hết cho 2.

- HS tham gia thi tiếp sức.

- HS làm bài vào vở.

- 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5

(Tiết 84)

I/ Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.

- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.

- Bài 1; Bài 4

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các tiết 84.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:

a) GV đặt vấn đề

b) Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5.

c) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2

- Y/c HS viết các số chia hết cho 5 vào cột bên trái tương ứng. Viết số chia hết cho 5 vào cột bên phải.

- Y/c HS nhận xét.

- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 5.

- H/d VD như: 30 : 5; 15 : 5; 65 : 5; …

- GV nhận xét gộp: “Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5”

KL: Muốn biết một số có chia hết cho 5 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. Nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5.

- Y/c một số HS nhắc lại kết luận.

2.3 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS đọc đề.

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

- Y/c HS đọc đề bài.

- Y/c HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

(?): Vậy một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì phải có chữ số tận cùng là mấy?

- Y/c HS làm bài theo nhóm 4. Hai nhóm làm nhânh đính phiếu lên bảng lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS tìm :

15 : 5; 20 : 5; …

- Một số HS lên bảng viết kết quả.

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm đôi và rút ra kết luận.

- Lắng nghe.

- Một số HS nhắc lại.

- 1HS đọc.

- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu. Dưới lớp: tổ 1 + 2: câu a; tổ 3 + 4: câu b.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc đề.

- 1HS nêu lại.

+ Là 0.

- HS làm việc nhóm 4.

Toán: LUYỆN TẬP

(Tiết 85)

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài 1; Bài 2; Bài 3

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng nêu dấu hiệu chia hết cho 5 và làm các bài tập của tiết 84.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS thảo luận nhóm 4 và làm bài vào phiếu học tập.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Y/c HS nêu số có ba chữ số và chia hết cho 2; số có ba chữ số và chia hết cho 5.

Bài 3:

- Y/c HS tự làm bài.

- Sau đó, y/c HS giải thích cách làm của mình. (Có nhiều cách chọn khác nhau).

- Nhận xét và cho điểm HS.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Dấu hiệu chia hết cho 9.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS làm bài vào phiếu học tập.

- Nhận xét.

- HS nêu miệng.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- HS giải thích theo 2 cách.

Lịch sử: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

(Tiết 17)

I. Mục tiêu:

- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.

II. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Bài cũ

- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời:

-Những chi tiết nào cho em biết vua tôi nhà Trần rất quyết tâm đánh giặc ?

- Khi giặc Mông- Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?

- 1 em đọc ghi nhớ

- GV nhận xét- ghi điểm

B. Dạy bài mới :

1.Giới thiệu :

Nêu mục tiêu của yêu cầu của tiết ôn tập

2.Hướng dẫn ôn tập

Hoạt động 1: Ôn buổi đầu dựng nước và giữ nước ( khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN)

* Giới thiệu kiến thức cần ghi nhớ - GV nêu.

+ Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào ? Ở khu vực nào trên đất nước ta?

+Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ?

+ Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?

- GV nhận xét- bổ sung

- GV : Từ xa xưa trên đất nước ta đã có người sinh sống. Nước Văn Lang ra đời khoảng 700 năm TCN, tiếp nối Văn Lang đó là Âu Lạc.

- Hãy cho biết :

+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ?

+ Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?

+ Em biết câu chuyện lịch sử nào ở thời Âu Lạc ? Hãy kể lại truyện đó.

- GV nhận xét- chốt ý

Hoạt động 2

Ôn giai đoạn hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN – 938 )

- Gv tổ chức cho HS làm bài trên bảng. Bảng phụ kẻ sẵn 2 cột

A

B

Tên các cuộc khởi nghĩa

Thời gian

- Khới nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Khới nghĩa Hai Bà Trưng

- Khới nghĩa Khúc Thừa Dụ

- Chiến Thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền

Năm 40

Năm 248

Năm 722

Năm 938

Năm 905

- GV gọi HS lên bảng nỗi mũi tên vào khởi nghĩa đúng với thời gian

=> Tại sao nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh.

Hoạt động 4

NướcĐại Việt thời Lý

- GV chuẩn bị sẵn các câu hỏi trong những lá thăm cử đại diện nhóm bốc thăm trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?

+ Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.

+ Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

- GV nêu câu hỏi

- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?

- Thăng Long còn có những tên gọi nào khác ?

- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng ?

- Hãy nhìn vào lược đồ trang 35/ SGK trình bày lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên sông Như Nguyệt của quân dân ta ?

- GV nhận xét- bổ sung

- GV nêu câu hỏi

Hoạt động 5: Nước ta dưới thời Trần

- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước?

- Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê ?

- Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc Mông – Nguyên ?

- GV nhận xét- bổ sung

3. Củng cố dặn dò

- GV nhận xét tiết học

* Bài sau : Kiểm tra cuối kì I

- 3 HS trả lời

- Lớp nhận xét, bổ sung

- HS xem sách trang 11-17

- HS trả lời.

- 2-3 HS trình bày.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- HS trả lời.

- 1 HS kể chuyện Mỵ Châu- Trọng Thuỷ

- Chấm Đ, S vào bảng con

- HS trả lời.

- HS hoạt động theo nhóm

- HS trả lời.

- HS xung phong trình bày.

- HS trả lời.

Đạo đức: YÊU LAO ĐỘNG (T2) (Tiết 17)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được ích lợi và ý nghĩa của lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

* Giáo dục KNS: Rèn cho HS các kĩ năng: xác định giá trị của lao động; quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c HS nêu lại phần ghi nhớ.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động

(BT5, SGK)

- Y/c HS kể về tấm gương lao động theo nhóm đôi.

(?): Biểu hiện yêu lao động là gì?

- GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp. Lớp lắng nghe để nhận xét.

- Nhận xét và nhắc nhở HS cần cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.

(Nếu có thể thì GV kể cho HS nghe thêm một câu chuyện về tấm gương yêu lao động).

HĐ2: HS trình bày, giới thiệu

về các bài viết, tranh vẽ

- Y/c HS trình bày giới thiệu bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà em thích và các tư liệu sưu tầm được (BT 3, 4, 6 SGK).

- Y/c cả lớp thảo luận nhận xét.

- GV khen những bài viết, tranh vẽ tốt.

KL: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng bản thân.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài Kính trọng, biết ơn người lao động.

- 2HS nêu lại, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm 2.

+ Vượt khó khăn, chấp nhận thử thách. Tự mình làm lấy công việc của mình….

- Lắng nghe.

- HS trình bày.

- Nhận xét.

- Lắng nghe.

Khoa học: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

(Tiết 33)

I/ Mục tiêu:

Ôn tập các kiến thức về:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tích chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

- Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.. GV hướng dẫn ,động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh,triển lãm.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm.

· Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

· Giấy khổ to bút màu đủ dùng cho các nhóm.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 3HS lên bảng trả lời các câu hỏi:

1) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1.

2) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2.

3) Không khí gồm những thành phần nào?

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Ôn tập về phần vật chất

- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.

- Y/c HS hoàn thành phiếu khoảng 5 – 7 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

ÔN TẬP VỀ VẬT CHẤT

Họ và tên: …………………

Lớp: ………

1. Em hãy hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng sau:

2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a. Không khí và nước có những tính chất giống nhau là:

A. Không màu, không mùi, không vị.

B. Không có hình dạng xác định

C. Không thể bị nén

b. các thành phần chính của không khí là:

A. Ni-tơ và khí các-bô-níc

B. Ô-xi và hơi nước

C. Ni-tơ và ô-xi

c. Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là:

A. Ô-xi

B. Hơi nước

C. Ni-tơ

3. Em hãy hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sau:

- GV thu bài, chấm 5 – 7 bài tại lớp.

- Nhận xét bài làm của HS.

HĐ2: Củng cố và hệ thống kiến thức

- Chia nhóm HS, y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của mình.

- Y/c các nhóm trình bày theo từng chủ đề:

+ Vai trò của nước.

+ Vai trò của không khí.

+ Xen kẽ nước và không khí.

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Nhận xét.

HĐ3: Vẽ tranh cổ động

- Y/c các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí, vẽ cả 2 chủ đề: Bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí. GV kiểm tra và giúp đỡ, bảo đảm mọi HS đều tham gia.

- Các nhóm treo sản phẩm của mình. Cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động.

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về ôn lại kiến thức đã học và học bài kĩ để thi đạt kết quả tốt.

- 3HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu và hoàn thành bài.

- Hoạt động trong nhóm 6. Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân.

- Thảo luận cách trình bày, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Cử đại diện thuyết minh.

- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.

- Lắng nghe.

- Các nhóm làm việc theo h/d của GV.

- Đại diện lên nêu ý tưởng của bức tranh cổ động.

Địa lí: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

(Tiết 17)

I/ Mục tiêu:

- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Lược đồ, bản đồ địa lí Việt Nam.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng tả lời các câu hỏi sau:

Hãy tìm dẫn chứng chứng tỏ cho các nhận xét các nhận xét sau:

1. Hà Nội là thành phố cổ đang phát triển.

2. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học.

2. Bài mới:

2.1Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Thống kê lại kiến thức đã học

- Cho HS thống kê lại các mạch kiến thức đã học.

- Sau đó thống kê cho HS sau:

+ Thống kê theo mạch kiến thức.

+ Mỗi vùng đất đều học về con người, kinh tế của người dân.

+ Mỗi vùng đất đều học 1 thành phố chính.

* Tây Nguyên: Học về TP. Đà Lạt

* Đồng Bằng Bắc Bộ: Học về TP. Hà Nội

HĐ2: Chỉ bản đồ các vùng địa lí vừa học

- Cho HS thảo luận nhóm 4. Chỉ bản đồ các vùng địa lí vừa ôn.

HĐ3: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”

- Chia lớp thành 2 đội.

- GV làm trọng tài và ghi điểm.

* Một số câu hỏi để HS trả lời:

1. Tại sao đỉnh núi Phan-Xi-păng gọi là “Nóc nhà” của TQ?

2. Người dân ở phía núi phía Bắc thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?

3. Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng gì trên ruộng bậc thang?

4. Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?

5. Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?

…….

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài để thi học kì I đạt được kết quả tốt.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Trung du Bắc Bộ

+ Tây Nguyên

+ Đồng Bằng Bắc Bộ

- Cùng GV thống kê lại những kiến thức chính đã học.

- 4HS tạo thành 1 nhóm thảo luận và chỉ vào bản đồ các vùng địa lí đã học.

- Đại diện nhóm lên chỉ bản đồ.

- HS lên hái hoa dân chủ, đọc câu hỏi và trả lời. Mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.

Toán (TC49): ÔN TẬP THI HỌC KÌ I

I/ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức sau:

· Đọc, viết các số có nhiều chữ số.

· Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia.

· Tính giá trị biểu thức.

· Giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của HS

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Bài 1: Viết, đọc các số sau:

a) Một trăm ba mươi sáu triệu hai trăm chín mươi bốn ngàn bốn trăm viết là:……………….

b) 45593670 đọc là:…………………………………..

Bài 2: Đặt tính và tính:

a) 634507 + 74695

b) 593728 – 95463

c) 428 x 36

d) 5850 : 25

Bài 3:

a) Tính giá trị của biểu thức:

325 x 8 – 3150 : 9

b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:

4 x 37 x 25

Bài 4:

Hai phân xưởng cùng làm được 1500 sản phẩm. Phân xưởng A làm được nhiều hơn phân xưởng B 106 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?

(?): Bài toán này thuộc dạng toán gì?

- Y/c HS tự giải bài.

- Nhận xét, chữa bài.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn tập kĩ để thi HKI đạt kết quả cao.

- HS làm miệng.

- HS làm vào bảng con.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VTTC.

+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.

- Chữa bài (nếu sai).

Luyện từ và câu (TC50): LUYỆN TẬP CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

I/ Mục tiêu:

· Giúp HS củng cố lại kiểu câu kể Ai làm gì?

· Đặt được câu kể Ai làm gì? từ cụm từ cho trước.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Bài 1: Gạch dưới câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cánh hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể trong đoạn văn sau:

(1) Mùa xuân, gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. (2) Mùa thu, gấu đi nhặt hạt dẻ…(3) Mùa đông, cả nhà gấu tránh rét trong hốc cây. (4) Suốt mùa đông, gấu không đi kiếm ăn. (5) Gấu mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

- Y/c HS hoạt động nhóm 4. Hai nhóm làm xong trước thì đính bài lên bảng lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Điền CN hoặc VN còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh những câu kể Ai làm gì? dưới đây.

a) ……………đang bơi tung tăng dưới nước.

b) …………….đi lại tấp nập trên đường phố.

c) Buổi sáng, em……………………………

d) Mẹ em……………………………………

- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa bài.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà luyện tập thêm các bài tập có dạng tương tự.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài để chuẩn bị thi học kì I.

- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS làm bài.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

- 2HS cùng bàn đổi vở cho nhau để cùng kiểm tra.

Luyện đọc (TC49): LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI THI HỌC KÌ + ĐỌC HIỂU

I/Mục tiêu:

- Nhằm ôn luyện đọc các bài thi học kì và làm 1 bài đọc hiểu.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện đọc

- GV cho HS luyện đọc trôi chảy và trả lời câu hỏi của các bài tập đọc có trong đề cương.

* HĐ2: Đọc hiểu

Sang cả mình con

Mùa hè nóng nực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm. Lão ta sai người lấy quạt ra quạt.

Người ở cắm đầu cắm cổ quạt. Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói:

- Ồ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ?

Người ở bỏ quạt thưa:

- Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1) Câu hỏi Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ? đã dùng những từ nghi vấn nào?

a. đâu … ấy

b. đâu … cả

c. đâu … nhỉ

2) Câu hỏi Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ? được dùng để làm gì?

a. Dùng để tự hỏi mình.

b. Dùng để hỏi người khác.

c. Dùng để thể hiện thái độ khen ngợi.

3) Hai từ quạt trong câu Lão ta sai người ở lấy quạt (1) ra quạt (2) có nghĩa giống nhau hay khác nhau, vì sao?

a. Giống nhau, vì chúng đều là danh từ.

b. Giống nhau, vì chúng đều là động từ.

c. Khác nhau, vì quạt (1) là danh từ, quạt (2) là động từ.

4) Trong câu Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt, bộ phận nào là vị ngữ?

a. sai người ở lấy quạt ra quạt.

b. người ở lấy quạt ra quạt.

c. lấy quạt ra quạt.

5) Nếu không dùng dấu gạch ngang ở câu cuối của câu chuyện trên, ta phải viết như thế nào?

a. Người ở bỏ quạt thưa: Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!

b. Người ở bỏ quạt thưa: “Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!”

c. Người ở bỏ quạt thưa “Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!”

- Y/c một số HS đọc bài làm của mình.

- GV nêu đáp án.

- Nhận xét chung.

* HĐ3: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài để thi cuối kì cho tốt.

- Luyện đọc trong nhóm.

- HS đọc và làm bài.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

- 2HS ngồi cùng bàn kiểm tra nhau.

Toán (TC50): LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức sau:

· Các phép toán nhân, chia.

· Tính giá trị biểu thức.

· Tìm thành phần chưa biết.

· Giải toán có lời văn dạng “Trung bình cộng”.

II/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a/ 345 x 504

b/ 4938 : 44

- Y/c HS làm bài vào bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Tính giá trị biểu thức :

a/ (1960 + 2940) : 245

b/ 9072 : 81 x 45

- Y/c HS làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Tìm x

a/ x : 104 = 635 x 3

b/ 8064 : x = 63 x 2

- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi. Hai nhóm làm phiếu học tập.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Có 5 ô tô chở thóc vào kho, trong đó 3 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chở được 36 tạ thóc và 2 ô tô đi sau, mỗi ô tô chở được 46 tạ thóc. Hỏi trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu tấn thóc.

- Y/c 1HS đọc đề bài.

- GV cùng HS phân tích đề bài.

- Y/c 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- Nhận xét, chữa bài.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn tập để thi cuối kì đạt điểm cao.

- 2HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS làm bài nhóm 2. Hai nhóm làm bài vào phiếu và đính trên bảng lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc đề bài.

- Cùng GV phân tích đề bài.

- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm toán chạy.

Giải:

Số thóc 3 ô tô đầu chở được:

36 x 3 = 108 (tạ)

Số thóc 2 ô tô sau chuyển được:

46 x 2 = 92 (tạ)

Trung bình mỗi ô tô chở được:

(108 + 92) : 5 = 40 (tạ) = 4 tấn

ĐS: 4 tấn

SINH HOẠT LỚP (Tuần 17)

I/ Mục tiêu:

- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 17. Triển khai các hoạt động trong tuần 18.

- Sinh hoạt chủ điểm: Kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Ổn định tổ chức:

- Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.

* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 17:

- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 17.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 17:

* Ưu điểm:

+ Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

+ Đi học chuyên cần, đúng giờ.

+ Tham gia tốt phong trào “Kế hoạch nhỏ”.

* Tồn tại:

+ Một số HS chưa chăm học.

+ Xếp hàng còn chậm, tập thể dục chưa đều.

* HĐ3: Triển khai công tác tuần 18:

+ Khắc phục những hạn chế của tuần 17.

+ Nhắc nhở HS tập trung ôn bài để thi cuối kì I.

+ Tác phong đội viên phải nghiêm túc.

+ Y/c HS xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn.

+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.+ Tiết kiệm điện, nước.

+ Tiếp tục tham gia các phong trào GTQM, Tiếng Anh. + Giữ vở sạch, đẹp.

+ Tiếp tục trang trí lớp học, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa HS.

+ Tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.

* HĐ4: Sinh hoạt chủ điểm: Kỉ niệm 22/12

- GV giới thiệu để HS nắm được đôi nét về ngày 22/12.

(?): Em cần làm gì để ghi nhớ công ơn của những anh hùng dân tộc?

(GD HS biết ơn và tiếp tục cố gắng học tập để mai này góp phần xây dựng đất nước.

* HĐ5: Nhận xét tiết học.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS thực hiện tốt các công việc tuần 18.

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.

- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Một số HS trả lời.

Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.

Bài 1:

Tuy câu chuyện này đã xảy ra cách đây hơn 10 năm rồi nhưng nó vẫn cứ dằn vặt, ray rứt tôi cho đến tận bây giờ. Câu chuyện thế này:…………

Kể một câu chuyện về một tấm gương biết đoàn kết, thương yêu bạn bè.

Chuyện về những người bạn biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, em đã được học, được đọc và nghe kể rất nhiều. Trong đó, em rất khâm phục bạn Đoàn Trường Sinh trong câu chuyện “Mười năm cõng bạn đi học” trên báo Đại Đoàn Kết. Câu chuyện như sau:

Ở xã Quang Vinh, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai ai cũng biết Sinh và Hanh là đôi bạn thân. Thế nhưng Hanh không được may mắn như Sinh. Từ nhỏ, Hanh đã bị liệt cả hai chân nên không thể đi lại được. Đến tuổi đi học, Hanh cũng ước ao được đến trường như các bạn. Biết được ước mơ của bạn, Sinh đã tự nguyện cõng Hanh đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản ngại khó khăn, đã ngày ngày cõng Hanh đến trường trong suốt 10 năm liền. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiến tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện. Tình bạn của hai bạn thật đáng quý biết bao!

Bạn Đoàn Trường Sinh đã không quản khó khăn, mệt nhọc để giúp đỡ bạn mình. Bạn là tấm gương cho chúng em học tập.

Kể chuyện về một tấm gương biết giúp đỡ người tàn tật.

Câu chuyện về những tấm gương biết giúp đỡ người tàn tật, em đã được học, được đoc và được nghe kể rất nhiều. Trong đó, em rất khâm phục bạn Đoàn Trường Sinh trong câu chuyện “Mười năm cõng bạn đi học” được đăng trên báo Đại Đoàn Kết.

Ở xã Quang Vinh, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai ai cũng biết

Sinh và Hanh là đôi bạn thân. Thế nhưng Hanh không được may mắn như Sinh. Từ nhỏ, Hanh đã bị liệt cả hai chân nên không thể đi lại được. Đến tuổi đi học, Hanh cũng ước ao được đến trường như các bạn. Biết được ước mơ của bạn, Sinh đã tự nguyện cõng Hanh đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản ngại khó khăn, đã ngày ngày cõng Hanh đến trường trong suốt 10 năm liền. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiến tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện. Tình bạn của hai bạn thật đáng quý biết bao!

Bạn Đoàn Trường Sinh đã không quản khó khăn, mệt nhọc để giúp đỡ bạn mình. Bạn là tấm gương cho chúng em học tập.

Kể một câu chuyện về tấm gương thật thà, trung thực trong đời sống.

Bài 1:

Trong tiết chào cờ đầu tuần, bạn Mai lớp em đã được tuyên dương vì đã nêu một tấm gương sáng về tính trung thực, thật thà.

Mai là chị cả trong một gia đình nghèo. Bố bạn không may mất sớm do tai nạn lao động. Mẹ bạn bán rau ở chợ. Hằng ngày, sau mỗi buổi học, Mai lại phụ mẹ làm công việc nhà, chỉ cho các em học… Thế nhưng, năm học nào Mai cũng là một học sinh giỏi.

Chiều thứ sáu tuần trước, trên đường đi học về, Mai thấy một cái ví da nhỏ nằm ở một bụi cỏ ven đường. Mai lại gần nhặt lên. Mai mở ví ra thì thấy trong đó có rất nhiều tiền. Mai nghĩ với số tiền này, mình sẽ có tiền nộp học phí, sẽ có tiền để phụ mẹ … Thế nhưng, Mai nhớ đến lời cô giáo dạy “nhặt được của rơi phải đem trả lại”. Thế là, Mai không đi về nhà mà quay lại đi về phía đồn Công an phường.

Bạn Mai xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. Lớp chúng em rất tự hào về bạn.

Bài 2:

Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết trung thực nhận lỗi. Bạn nhỏ An-đrây-ca trong câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” là một bạn như vậy. Bạn ấy đã trung thực, nghiêm khắc với chính lỗi lầm của bản thân mình. Chuyện là thế này:

An-đrây-ca sống với ông và mẹ. Khi cậu lên 9 tuổi thì ông đã 96 tuổi và rất yếu. Một buổi chiều, khi An-đrây-ca đang học bài thì ông kêu mệt và nói với mẹ cậu:

- Bố khó thở lắm!

Mẹ bảo An-đrây-ca chạy ra tiệm thuốc để mua thuốc cho ông. Ân-đrây-ca nhanh nhẹn chạy đi ngay. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng và rủ nhập cuộc. An-đrây-ca mải chơi đá bóng nên một lúc sau mới nhớ ra lời mẹ dặn. Cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Vừa bước vào phòng của ông An-đrây-ca hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc. Thì ra ông đã qua đời! Cậu oà lên khóc nức nở và ân hận về chuyện mải chơi của mình. An-đrây-ca kể hết mọi chuyện với mẹ nhưng mẹ chỉ xoa đầu cậu và nói:

- Không, con không có lỗi gì cả. Chẳng có thuốc nào cứu nổi ông cả. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà.

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, cậu ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng khi còn sống. Nhiều năm sau, An-đrây-ca vẫn luôn tự dằn vặt mình: “Giá mình mua thuốc về kịp có khi ông còn sống thêm vài năm nữa”.

An-đrây-ca đã thể hiện được ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. Đó là những phẩm chất đáng quý mà chúng em cần học tập theo.

Kể một câu chuyện về tấm gương chiến thắng bệnh tật.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong truyện “Bàn chân kì diệu” là một tấm gương sáng về ý chí nghị lực, đã chiến thắng bệnh tật để thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo của mình. Câu chuyện như sau:

Ký bị liệt cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thích lắm. Em quyết định vào lớp xin học. Thế nhưng, cô giáo đã lắc đầu khi thấy hai cánh tay em mềm nhũn và bất động. Về nhà, em tự tập viết bằng chân.

Quyết tâm của Ký làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Cô giáo dọn một góc lớp và trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Ban đầu, cây bút không theo ý muốn của Ký. Mấy ngón chân thì mỏi nhừ. Nhiều lúc, Ký định thôi học nhưng được cô giáo và các bạn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Ký lại kiên nhẫn để đưa bút theo nét chữ. Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Chữ viết của Ký ngày càng đẹp hơn. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp trường đại học, Nguyễn Ngọc Ký trở thành thầy giáo như mong ước lúc nhỏ của mình.

Qua câu chuyện trên, em học được ở anh Ký ý chí vươn lên, vượt qua bệnh tật. Em thấy mình cần cố gắng hơn trong học tập.

Tả một đồ chơi mà em thích.

Bài 1:

Trong số các đồ chơi mà mình có, em thích nhất là chú rô bốt. Đó là món quà mà bố đã tặng em nhân dịp sinh nhật lần thứ 8 của mình.

Đó là một anh chàng rô bốt có màu xanh đậm và thân hình hơi to. Nó được làm bằng nhựa cứng nên có cảm giác cứng và thô ráp khi sờ lên nó. Chiếc đầu của anh chàng rất to và đẹp. Phần thân của chú có khắc những hình rất đẹp và ở phía sau lưng có công tắc để bật và tắt. Anh chàng rô bốt cũng có đủ hai chân và hai tay giống như con người nhưng hơi ngắn. Chân và tay của rô bốt có thể tháo rời ra. Khi bật công tắc, rô bốt có thể di chuyển được một đoạn đường hoặc xoay đầu, cử động chân tay. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em thường chơi với cùng anh chàng rô bốt này.

Em rất thích chú rô bốt này vì đó là món quà mà bố đã tặng em. Em hứa sẽ giữ gìn rô bốt thật cẩn thận.

Bài 2:

Trong số các đồ chơi của mình, em thích nhất là con gấu bông. Đây là món quà mẹ đã tặng em trong ngày Nô-en năm ngoái.

Đó là một con gấu bông không to lắm và là dạng gấu ngồi. Chú gấu này được làm bằng loại len pha bông mềm và mịn. Gấu có bộ lông màu vàng chanh nhưng chân và tay lại có màu nâu xám. Cái đầu tròn vo, hai tai vểnh, mắt đen như hai hạt nhãn. Cái mũi đen và u lên. Miệng chú luôn luôn mỉm cười. Trên thân hình của chú có dòng chữ “Happy bear”. Chân và tay của chú vừa mập vừa ngắn. Trên cổ của chú có thắt một cái nơ màu xanh làm nó thật bảnh. Hằng ngày, sau khi học bài xong, em thường chơi với chú.

Tối nào khi ngủ em cũng ôm chú vào lòng. Em hứa sẽ giữ gấu bông thật cẩn thận để chú trở thành một người bạn thân của em.

Tả một dụng cụ học tập mà em thích.

Nhân dịp năm học mới, ba mua tặng em

GV: Trần Thị Thùy Phương