day hoc truc tuyen tren mang internet

160
KHOA CNTT – ĐH KHTN LI CÁM ƠN Chúng em xin chân thành cm ơn Khoa Công NghThông Tin, trường Đại Hc Khoa Hc TNhiên, TpHCM đã to điu kin tt cho chúng em thc hin đề tài tt nghip này. Chúng em xin chân thành cm ơn Thy Đỗ Hoàng Cường đã tn tình hướng dn, chbo chúng em trong sut thi gian thc hin đề tài. Chúng em xin chân thành cm ơn quý Thy Cô trong Khoa đã tn tình ging dy, trang bcho chúng em nhng kiến thc quí báu trong nhng năm hc va qua. Chúng con xin gi lòng biết ơn sâu sc đến ba, m, và gia đình đã nuôi dưỡng, giáo dc chúng con thành người. Chúng em xin chân thành các anh chem và bn bè đã ng h, giúp đỡ động viên trong nhng lúc khó khăn cũng như trong sut thi gian hc tp và nghiên cu.Đặc bit chúng em xin chân thành cm ơn anh Tô Hiu Tho thuc công ty Global CyberSoft đã giúp chúng em thc hin đề tài này. Nhanh mà chúng em có thnhanh chóng hiu được công nghH323 đang được sdng rng rãi hin nay. Mc dù chúng em đã cgng hoàn thành lun văn trong phm vi và khnăng cho phép, nhưng chc chn skhông tránh khi nhng thiếu sót, kính mong scm thông và tn tình chbo ca quý Thy Cô và các bn. Nhóm thc hin Nguyn Minh Trí & Nguyn Thanh Tun i

Upload: vcoi-vit

Post on 08-Jul-2015

157 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

LỜI CÁM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại Học

Khoa Học Tự Nhiên, TpHCM đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực hiện đề tài tốt

nghiệp này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Hoàng Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy,

trang bị cho chúng em những kiến thức quí báu trong những năm học vừa qua.

Chúng con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ, và gia đình đã nuôi dưỡng, giáo

dục chúng con thành người.

Chúng em xin chân thành các anh chị em và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên

trong những lúc khó khăn cũng như trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.Đặc

biệt chúng em xin chân thành cảm ơn anh Tô Hiểu Thảo thuộc công ty Global

CyberSoft đã giúp chúng em thực hiện đề tài này. Nhờ anh mà chúng em có thể

nhanh chóng hiểu được công nghệ H323 đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho

phép, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự cảm thông

và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn.

Nhóm thực hiện Nguyễn Minh Trí & Nguyễn Thanh Tuấn

i

Page 2: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại ngày này, công nghệ thông tin đóng vài trò quan trọng hầu như trong

tất cả các lĩnh vực. Do vậy con người phải không ngừng học tập để mở mang, trao

dồi kiến thức. Nếu không bổ sung kiến thức chúng ta sẽ bị tụt hậu trong thời đại

thông tin phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay. Nhất là khi internet xuất

hiện, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao, nhu cầu học hỏi kiến thức không chỉ

gói gọn trong nhà trường, hoặc trong lớp học., giờ đây với máy vi tính cùng với

mạng internet, chúng ta có thể tham gia vào các lớp học được mở trực tuyến, tham

gia phát biểu trong lớp học. Bây giờ cũng có những trang web hỗ trợ việc học trực

tuyến nhưng giá thành mắc, có khi không hỗ trợ người học tập tham gia trực tiếp vào

lớp học. Các bài giảng được thiết kế trước và được đưa lên mạng để cho người học

chép về học hoặc học trực tiếp trên trang web đó.

Trong những năm trước đây, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện đều rất khó

thực hiện bởi ít có sự hỗ trợ về phần cứng, đặc biệt băng thông chính là điều khó

khăn nhất trong việc truyền tín hiệu âm thanh, và hình ảnh. Tuy nhiên, với kỹ thuật

phát triển hiện nay, các tín hiệu âm thanh và hình ảnh có thể được nén lại một cách

dễ dàng, tiết kiệm được băng thông. Do vậy, chúng em chọn đề tài “ Nghiên cứu và

xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ việc dạy học trực tuyến trên mạng

internet/intranet ” nhằm xây dựng lên một hệ thống đào tạo từ xa, có hỗ trợ âm thanh

và hình ảnh để giúp cho giáo viên có thể giáo tiếp trực tiếp với sinh viên.

ii

Page 3: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Nội dung của luận văn được trình bày trong 9 chương :

Chương 1 : Tổng Quan : Giới thiệu sơ lược về dạy học trực tuyến và nêu lên mục

tiêu của đề tài

Chương 2 : Tìm hiều chuẩn H323 và các ưu điểm của chuẩn H323

Chương 3 :Cấu hình mạng theo chuẩn H323 và các giao thức được sử dụng trong

chuẩn H323

Chương 4 : Nghiên cứu cách thức thiết lập cuộc gọi thông qua mạng H323

Chương 5 : Nghiên cứu các khả năng của chuẩn H323, các chuẩn nén âm thanh,

hình ảnh, các ứng dụng của chuẩn H323 trong việc xây dựng hội nghị và các dịch vụ

điện thoại thông qua IP

Chương 6 : Giới thiệu về hệ thống Student hỗ trợ trong việc dạy học trực tuyến

Chương 7 : Phân tích : trình bày bước phân tích trong xây dựng hệ thống

Chương 8 : Thiết kế và cài đặt : Trình bày bước thiết kế và cài đặt hệ thống

Chương 9 : Tổng kết : đánh giá hệ thống và nêu những bước phát triển trong tương

lai của hệ thống

iii

Page 4: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... ii DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................. vii DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................. xi Chương 1 : Tổng quan.............................................................................................................1

1.1 Tổng quan.......................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài : .......................................................................................................1

Chương 2 : Tìm hiều chuẩn H323...........................................................................................2 2.1 Giới thiệu chuẩn H323: ..................................................................................................2 2.2 Các ưu điểm của chuẩn H323: .......................................................................................2

2.2.1 Cung cấp các bộ mã hoá đã được chuẩn hoá : ........................................................2 2.2.2 Tính tương thích cao : .............................................................................................2 2.2.3 Độc lập hệ thống mạng : .........................................................................................3 2.2.4 Độc lập với ứng dụng và hệ điều hành :..................................................................3 2.2.5 Hỗ trợ đa điểm : ......................................................................................................3 2.2.6 Quản lý băng thông : ...............................................................................................3 2.2.7 Hỗ trợ khả năng quản bá thông tin :........................................................................3 2.2.8 Linh hoạt : ...............................................................................................................3 2.2.9 Khả năng hội nghị liên mạng : ................................................................................3

Chương 3 : Cấu hình mạng theo chuẩn H323 .......................................................................4 3.1 Terminal : .......................................................................................................................4 3.2 Gateway : .......................................................................................................................6 3.3 Gatekeeper : ...................................................................................................................8 3.4 MCU (Multipoint Control Unit): .................................................................................10 3.5 Các giao thức sử dụng trong H323 : ............................................................................11

3.5.1 Giao thức H225 RAS ( Registration/Admission/Status) :.....................................11 3.5.2 Giao thức báo hiệu cuộc gọi H225 :......................................................................12 3.5.3 Giao thức điều khiển cuộc gọi H245 :...................................................................13 3.5.4 Giao thức RTP (Real-time Transport Protocol) : ..................................................14 3.5.5 Giao thức RTCP (Real-time Transport Control Protocol): ...................................17

3.6 Mã hóa/giải mã (CODEC) tín hiệu Audio : .................................................................17 3.7 Mã hoá/giải mã (CODEC)tín hiệu Video : ..................................................................18 3.8 Data channel (Kênh dữ liệu): .......................................................................................19

Chương 4 Thiết lập cuộc gọi thông qua mạng H323...........................................................20 4.1 Các thủ tục thực hiện trên kênh H225 RAS : ...............................................................20

4.1.1 Tìm gatekeeper :....................................................................................................20 4.1.2 Thủ tục đăng ký với gatekeeper : ..........................................................................21 4.1.3 Định vị điểm cuối :................................................................................................23 4.1.4 Các thủ tục khác : ..................................................................................................24

4.2 Thiết lập cuộc gọi giữa hai điềm cuối qua mạng H323 : .............................................24 4.2.1 Định tuyến kênh điều khiển và báo hiệu :.............................................................25 4.2.2 Quá trình thiết lập cuộc gọi qua mạng H323 : ......................................................27

Chương 5 : Các khả năng của chuẩn H323 và ứng dụng ...................................................49 5.1 Chuẩn nén âm thanh :...................................................................................................50

iv

Page 5: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

5.1.1 Chuẩn nén âm thanh G711:...................................................................................50 5.1.2 Chuẩn nén âm thanh G723 :..................................................................................50 5.1.3 Chuẩn nén âm thanh G729 :..................................................................................50

5.2 Chuẩn nén hình ảnh :....................................................................................................51 5.2.1 Chuẩn nén hình ảnh H261 :...................................................................................51 5.2.2 Chuẩn nén hình ảnh H263:....................................................................................51

5.3 Chuẩn T120 :................................................................................................................51 5.3.1 Giới thiệu : ............................................................................................................51 5.3.2 Các ưu điểm của T120 : ........................................................................................52

5.4 Phát triển dịch vụ điện thoại thông qua IP (VoIP): ......................................................53 5.4.1 Giới thiệu : ............................................................................................................53 5.4.2 Các ứng dụng của điện thoại IP : ..........................................................................54 5.4.3 Các ưu điểm của VoIP : ........................................................................................55

5.5 Xây dựng hội nghị đa truyền thông:.............................................................................56 5.5.1 Hội nghị đa điểm tập trung (Centralized multipoint conference): ........................56 5.5.2 Hội nghị đa điểm phân tán (Decentralized multipoint conference): .....................57 5.5.3 Hội nghị đa điểm phân tán tập trung kết hợp:.......................................................58

5.6 Bộ thư viện OpenH323: ...............................................................................................59 5.6.1 Giới thiệu : ............................................................................................................59 5.6.2 Cấu trúc phân lớp của thư viên OpenH323 :.........................................................59 5.6.3 Diễn giải ý nghĩa một số lớp : ...............................................................................63

Chương 6 : Student - Hệ thống hỗ trợ học từ xa :...............................................................64 6.1 Giới thiệu : ...................................................................................................................64 6.2 Đối tượng sử dụng hệ thống:........................................................................................65 6.3 Các chức năng : ............................................................................................................66

6.3.1 Chức năng dàng cho Admin :................................................................................66 6.3.2 Chức năng dành cho giáo viên : ............................................................................67 6.3.3 Chức năng dành cho sinh viên : ............................................................................69

Chương 7 : Phân tích .............................................................................................................70 7.1 Mô hình Use case : .......................................................................................................70 7.2 Danh sách các Actor : ..................................................................................................70 7.3 Danh sách các Use-case: ..............................................................................................71 7.4 Đặc tả các use-case chính :...........................................................................................73

7.4.1 Đặc tả use-case “KetNoi”: ....................................................................................73 7.4.2 Đặc tả use-case “DangNhap” : ..............................................................................74 7.4.3 Đặc tả use-case “ThayDoiThongTinCaNhan” : ....................................................75 7.4.4 Đặc tả use-case “DangKy” :..................................................................................76 7.4.5 Đặc tả use-case “QuanLyLop” :............................................................................77 7.4.6 Đặc tả use-case “QuanLyTextChat” : ...................................................................79 7.4.7 Đặc tả use-case “QuanLyHinhAnh” : ...................................................................80 7.4.8 Đặc tả use-case “QuanLyAmThanh” : ..................................................................81 7.4.9 Đặc tả use-case “QuanLyThanhVien” : ................................................................82 7.4.10 Đặc tả use-case “TaoLopHoc” : ..........................................................................84 7.4.11 Đặc tả use-case “ThayDoiChuLop” : ..................................................................85 7.4.12 Đặc tả use-case “QuanLyDSNguoiDung” : ........................................................86 7.4.13 Đặc tả use-case “ThayDoiQuyenNguoiDung” : .................................................87 7.4.14 Đặc tả use-case “TruyenAmThanh” : .................................................................88

v

Page 6: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.5 Phân tích kiến trúc hệ thống :.......................................................................................88 7.6 Phân tích các use-case chính : ......................................................................................90

7.6.1 Phân tích Use case “KetNoi”: ...............................................................................90 7.6.2 Phân tích Use case “DangNhap”:..........................................................................91 7.6.3 Phân tích Use case “DangKy”: .............................................................................92 7.6.4 Phân tích Use case “QuanLyLopHoc”:.................................................................93 7.6.5 Phân tích Use case “QuanLyThanhVien”: ............................................................95 7.6.6 Phân tích Use case “TaoLopHoc”:........................................................................97 7.6.7 Phân tích Use case “ThayDoiChuLop”:................................................................98 7.6.8 Phân tích Use case “ThayDoiQuyenNguoiDung”: ...............................................99 7.6.9 Phân tích Use case “TruyenAmThanh”: .............................................................100

Chương 8 : Thiết kế và cài đặt ............................................................................................101 8.1 Lược đồ triển khai của hệ thống :...............................................................................101

8.1.1 Các node và chức năng của các node..................................................................101 8.1.2 Triển khai hệ thống : ...........................................................................................101

8.2 Thiết kế dữ liệu : ........................................................................................................102 8.2.1 Sơ đồ lớp : ...........................................................................................................102 8.2.2 Thiết kế bảng lưu thông tin của lớp học :............................................................102 8.2.3 Thiết kế bảng lưu thông tin người sử dụng : .......................................................103

8.3 Thiết kế giao diện :.....................................................................................................104 8.3.1 Thiết kế màn hình chính :....................................................................................104 8.3.2 Thiết kế màn hình đăng nhập : ............................................................................109 8.3.3 Thiết kế màn hình hiển thị danh sách lớp : .........................................................110 8.3.4 Thiết kế màn hình tạo lớp học mới : ...................................................................112 8.3.5 Thiết kế màn hình xoá một lớp : .........................................................................113 8.3.6 Thiết kế màn hình thay đổi mật khẩu :................................................................114 8.3.7 Thiết kế màn hình server :...................................................................................115

8.4 Thiết kế xử lý : ...........................................................................................................116 8.4.1 Danh sách các xử lý : ..........................................................................................116 8.4.2 Thiết kế các xử lý chính : ....................................................................................117

8.5 Sơ đồ lớp của một số lớp xử lý chính : ......................................................................141 8.6 Công cụ và môi trường phát triển hệ thống................................................................142 8.7 Yêu cầu về phần cứng : ..............................................................................................143 8.8 Hướng dẫn sử dụng hệ thống : ...................................................................................143

8.8.1 Khởi động Server : ..............................................................................................143 8.8.2 Khởi động các client : .........................................................................................144

Chương 9 : Tổng kết ............................................................................................................145 9.1 Kết luận : ....................................................................................................................145 9.2 Hướng phát triển : ......................................................................................................145

vi

Page 7: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3-1: Cấu hình mạng theo chuẩn H323 ........................................................................4

Hình 3-2: Cấu hình một terminal .........................................................................................5

Hình 3-3: Gateway .................................................................................................................6

Hình 3-4: Nội dung cơ bản của Gateway .............................................................................7

Hình 3-5: Kết hợp giữa đầu cuối (terminal), gatekeeper, gateway..................................10

Hình 3-6: Các giao thức sử dụng trong H323....................................................................11

Hình 3-7: Mã hoá gói tin RTP trong gói IP .......................................................................16

Hình 4-1: Tự động tìm gatekeeper......................................................................................21

Hình 4-2: Thủ tục đăng ký với gatekeeper ........................................................................22

Hình 4-3: Thủ tục đăng ký với gatekeeper ........................................................................23

Hình 4-4: Các kênh logic trong một cuộc gọi ....................................................................24

Hình 4-5: Gatekeeper tìm đường báo hiệu cuộc gọi .........................................................25

Hình 4-6: Báo hiệu cuộc gọi trực tiếp giữa các Endpoint.................................................26

Hình 4-7: Thiết lập kênh điều khiển H.245 trực tiếp giữa các Endpoint........................27

Hình 4-8: Gatekeeper định tuyến kênh điều khiển H.245................................................27

Hình 4-9: Cuộc gọi cơ bản không có gatekeeper...............................................................28

Hình 4-10: Hai điểm cuối đều đăng ký với một gatekeeper .............................................29

Hình 4-11: Hai điểm cuối đều đăng ký với một gatekeeper .............................................30

Hình 4-12: Chỉ có phía chủ gọi đăng ký – Báo hiệu trực tiếp ..........................................31

Hình 4-13: Chỉ có phía chủ gọi đăng ký – gatekeeper định tuyến báo hiệu ...................31

Hình 4-14: Chỉ có phía bị gọi đăng ký – Báo hiệu truyền trực tiếp.................................32

Hình 4-15: Chỉ có phía bị gọi đăng ký gatekeeper định tuyến báo hiệu .........................33

Hình 4-16: Hai đầu cuối đăng ký với hai gatekeeper –.....................................................34

Hình 4-17: Hai bên đăng ký với hai gatekeeper – Phía gọi truyền trực tiếp còn phía bị

gọi thì định tuyến báo hiệu qua gatekeeper 2 ............................................................35

Hình 4-18: Hai bên đăng ký với 2 gatekeeper – gatekeeper 1 phía gọi định tuyến báo

hiệu còn phía bị gọi thì truyền trực tiếp.....................................................................36

Hình 4-19: Hai đầu cuối đều đăng ký - Định tuyến qua hai gatekeeper .........................37

Hình 4-20: Yêu cầu thay đổi độ rộng của băng tần – thay đổi thông số truyền.............43

vii

Page 8: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-21: Yêu cầu thay đổi độ rộng băng tần – thay đổi thông số nhận.......................44

Hình 4-22: Điểm cuối kết thúc cuộc gọi có sự tham gia của gatekeeper .........................46

Hình 4-23: Kết thúc cuộc gọi bắt đầu từ gatekeeper ........................................................47

Hình 5-1: Các chuẩn được cung cấp trong chuẩn H323...................................................49

Hình 5-2: Hội nghị phân tán và tập trung .........................................................................57

Hình 5-3: Hội nghị đa điểm phân tán tập trung kết hợp..................................................59

Hình 7-1: Mô hình UseCase ................................................................................................70

Hình 7-2: Kiến trúc hệ thống .................................................. Error! Bookmark not defined.

Hình 7-3: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “KetNoi” .....................................................90

Hình 7-4: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “DangNhap”...............................................91

Hình 7-5: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “DangKy” ...................................................92

Hình 7-6: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc” – Thay doi mat khau.93

Hình 7-7: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc” – Xoa lop hoc .............94

Hình 7-8: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Cho phép phát

biểu ................................................................................................................................95

Hình 7-9: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Cho phép phát

hình ảnh.........................................................................................................................95

Hình 7-10: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Đuổi sinh viên .96

Hình 7-11: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “TaoLopHoc” ...........................................97

Hình 7-12: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “ThayDoiChuLop” ..................................98

Hình 7-13: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “ThayQuyenNguoiDung”........................99

Hình 7-14: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “TruyenAmThanh” ...............................100

Hình 8-1: Lược đồ triển khai của hệ thống......................................................................101

Hình 8-2: Ánh xạ từ lớp entity CClassDB sang lớp CRoomSet.....................................102

Hình 8-3: Ánh xạ từ lớp entity CuserDB sang lớp CusersSet........................................103

Hình 8-4: Màn hình chính .................................................................................................104

Hình 8-5: Màn hình thể hiện webcam..............................................................................105

Hình 8-6: Màn hình danh sách thành viên ......................................................................106

Hình 8-7: Menu call ...........................................................................................................107

Hình 8-8: Menu chat ..........................................................................................................107

Hình 8-9: Menu audio........................................................................................................107

Hình 8-10: Menu video ......................................................................................................108

viii

Page 9: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-11: Màn hình sau khi kết nối................................................................................109

Hình 8-12: Màn hình đăng nhập.......................................................................................109

Hình 8-13: Màn hình danh sách lớp.................................................................................111

Hình 8-14: Menu lớp học...................................................................................................112

Hình 8-15: Menu người dùng............................................................................................112

Hình 8-16: Màn hình tạo lớp học......................................................................................113

Hình 8-17: Màn hình xoá lớp học .....................................................................................113

Hình 8-18: Màn hình thay đổi mật khẩu .........................................................................114

Hình 8-19: Màn hình server ..............................................................................................115

Hình 8-20: Lược đồ tuần tự của xử lý XL1......................................................................117

Hình 8-21: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL1 .....................................................................118

Hình 8-22: Lược đồ tuần tự của xử lý XL2......................................................................119

Hình 8-23: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL2 .....................................................................120

Hình 8-24: Lược đồ tuần tự của xử lý XL3......................................................................121

Hình 8-25: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL3 .....................................................................122

Hình 8-26: Lược đồ tuần tự của xử lý XL5......................................................................123

Hình 8-27: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL5 .....................................................................124

Hình 8-28: Lược đồ tuần tự của xử lý XL6......................................................................125

Hình 8-29: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL6 .....................................................................126

Hình 8-30: Lược đồ tuần tự của xử lý XL13....................................................................127

Hình 8-31: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL13 ...................................................................128

Hình 8-32: Lược đồ của xử lý XL14 .................................................................................129

Hình 8-33: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL14 ...................................................................130

Hình 8-34: Lược đồ tuần tự của xử lý XL15....................................................................131

Hình 8-35: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL15 ...................................................................132

Hình 8-36: Lược đồ tuần tự của xử lý XL16....................................................................133

Hình 8-37: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL16 ...................................................................134

Hình 8-38: Lược đồ tuần tự của xử lý XL17....................................................................135

Hình 8-39: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL17 ...................................................................136

Hình 8-40: Lược đồ tuần tự của xử lý XL19....................................................................137

Hình 8-41: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL19 ...................................................................138

Hình 8-42: Lược đồ tuần tự của xử lý XL24....................................................................139

ix

Page 10: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-43: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL24 ...................................................................140

Hình 8-44: Khởi động server.............................................................................................143

Hình 8-45: Khởi động client ..............................................................................................144

Hình 8-46: Client đăng nhập.............................................................................................145

x

Page 11: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2-1: Bảng so sánh các chuẩn CODEC ......................................................................18

Bảng 5-1: Bảng tổng kết các chuẩn trong năm..................................................................49

Bảng 7-1: Danh sách các actor............................................................................................71

Bảng 7-2: Danh sách các use case .......................................................................................72

Bảng 7-3: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “KetNoi” ......................................90

Bảng 7-4: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “DangNhap”................................92

Bảng 7-5: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “DangKy” ....................................93

Bảng 7-6: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc” ......................94

Bảng 7-7: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien”.................96

Bảng 7-8: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “TaoLopHoc”..............................97

Bảng 7-9: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “ThayDoiChuLop” .....................99

Bảng 7-10: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “ThayDoiNguoiDung”............100

Bảng 7-11: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “TruyenAmThanh” ................100

Bảng 8-1: Danh sách các thuộc tính của bảng CRoomSet .............................................103

Bảng 8-2: Danh sách các thuộc tính của bảng CUsersSet ..............................................103

Bảng 8-3: Các trường trên màn hình chính.....................................................................105

Bảng 8-4: Các trường trên màn hình thể hiện webcam..................................................106

Bảng 8-5: Các trường trên màn hình danh sách thành viên..........................................107

Bảng 8-6: Các trường trên menu call ...............................................................................107

Bảng 8-7: Các trường trên menu chat..............................................................................107

Bảng 8-8: Các trường trên menu audio ...........................................................................108

Bảng 8-9: Các trường trên menu video............................................................................108

Bảng 8-10: Các trường trên màn hình đăng nhập ..........................................................110

Bảng 8-11: Các trường trên màn hình thể hiện danh sách lớp......................................111

Bảng 8-12: Các trường trên menu lớp học ......................................................................112

Bảng 8-13: Các trường trên menu người dùng ...............................................................112

Bảng 8-14: Các trường trên màn hình tạo lớp học .........................................................113

Bảng 8-15: Các trường trên màn hình xóa lớp học.........................................................114

xi

Page 12: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Bảng 8-16: Các trường trên màn hình thay đổi mật khẩu.............................................115

Bảng 8-17: Các trường trên màn hình server..................................................................115

Bảng 8-18: Danh sách các xử lý ........................................................................................117

Bảng 8-19: Danh sách các hành động của xử lý XL1......................................................119

Bảng 8-20: Danh sách các hành động của xử lý XL2......................................................121

Bảng 8-21: Danh sách các hành động của xử lý XL3......................................................123

Bảng 8-22: Danh sách các hành động của xử lý XL5......................................................125

Bảng 8-23: Danh sách các hành động của xử lý XL6......................................................127

Bảng 8-24: Danh sách các hành động của xử lý XL13....................................................129

Bảng 8-25: Danh sách các hành động của xử lý XL14....................................................131

Bảng 8-26: Danh sách các hành động của xử lý XL15....................................................133

Bảng 8-27: Danh sách các hành động của xử lý XL16....................................................135

Bảng 8-28: Danh sách các hành động của xử lý XL17....................................................137

Bảng 8-29: Danh sách các hành động của xử lý XL19....................................................139

Bảng 8-30: Danh sách các hành động của xử lý XL24....................................................141

xii

Page 13: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 1 : Tổng quan 1.1 Tổng quan

Dạy học trực tuyến là hình thức đào tạo không tập trung, các học viên không cần phải

tập trung tại một địa điểm cụ thể nào, điều này sẽ giúp cho các học viên ở xa không

có điều kiện đến lớp nhưng vẫn có thể tham gia vào lớp học. Điều đặc biệt là giáo

viên có thể trực tham gia giảng dạy tại một địa điểm nào đó. Học viên có thể trao đổi

trực tiếp với giáo viên.

1.2 Mục tiêu của đề tài :

Ở nước ta hiện nay, hình thức đào tạo thông dụng là học viên trực tiếp trên truyền

hình, các bài giảng được các giáo viên thu lại và phát trên truyền hình vào một thời

điểm nhất định. Hình thức này giúp cho học viên có thể tiếp thu bài tốt hơn nhưng lại

thiếu sự giao tiếp trực tiếp với giáo viên.

Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy hiện đại hiện nay đều do nước ngoài viết, do vậy giá

thành mắc không phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Do vậy, chúng em đã

nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện đa truyền thông hiện nay để tạo ra một hệ thống

giúp cho việc dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Một

trong những chuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay là chuẩn H323. Chúng em đã

nghiên cứu các tình năng ưu việt của chuẩn H323, những khả năng do chuẩn này

mang lại và đã xây dựng nên hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến Student.

1

Page 14: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 2 : Tìm hiều chuẩn H323 2.1 Giới thiệu chuẩn H323:

H323 là một chuẩn quốc tế về hội thoại trên mạng được đưa ra bởi hiệp hội viễn

thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union). Chuẩn H323 của ITU

xác định các thành phần, các giao thức, các thủ tục cho phép cung cấp dịch vụ truyền

dữ liệu đa phương tiện (multimedia) audio, video, data thời gian thực qua mạng

chuyển mạch gói (bao gồm cả mạng IP) mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ.

H323 nằm trong bộ các khuyến nghị H32x cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu đa

phương tiện qua các loại mạng khác nhau. Một trong các ứng dụng của H323 chính

là dịch vụ điện thoại IP và hội nghị đa truyền thông. Đến nay, H323 đã phát triển

thông qua hai phiên bản. Phiên bản thứ nhất được thông qua vào năm 1996 và phiên

bản thứ hai được thông qua vào năm 1998. ứng dụng vào chuẩn này rất rộng bao gồm

cả các thiết bị hoạt động độc lập cũng như ứng dụng truyền thông nhúng trong môi

trường máy tính cá nhân, có thể áp dụng cho đàm thoại điểm - điểm cũng như cho

truyền thông hội nghị. H323 còn bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lí

thông tin đa phương tiện và quản lí băng thông và đồng thời còn cung cấp giao diện

giữa mạng LAN và các mạng khác.

2.2 Các ưu điểm của chuẩn H323:

2.2.1 Cung cấp các bộ mã hoá đã được chuẩn hoá :

H.323 thiết lập các chuẩn nén và giải nén cho các luồng dữ liệu audio và video, bảo

đảm cho các thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau có sự hỗ trợ chung.

2.2.2 Tính tương thích cao :

Người sử dụng có thể trao đổi dữ liệu mà không phải lo lắng về tính tương thích ở

bên nhận. Bên cạnh việc đảm bảo bên nhận có thể giải nén thông tin nhận được,

H.323 còn thiết lập những khả năng cho phép bên nhận có thể trao đổi khả năng đối

với bên gởi.

2

Page 15: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

2.2.3 Độc lập hệ thống mạng :

H.323 được thiết kế để chạy ở tầng trên của kiến trúc mạng. Những giải pháp cơ bản

của H.323 cho phép tận dụng được những cải tiến về kỹ thuật mạng và sự phát triển

băng thông.

2.2.4 Độc lập với ứng dụng và hệ điều hành :

H.322 không bị ràng buộc với phần cứng hay hệ điều hành.

2.2.5 Hỗ trợ đa điểm :

Tuy H.323 có thể quản lý được những cuộc hội nghị có nhiều kết nối mà không cần

sử dụng thêm một trình điều khiển đa điểm chuyên dụng nào, nhưng việc sử dụng

MCU (Multipoint Control Unit – trình điều khiển đa điểm) sẽ cung cấp một kiến trúc

mạnh và linh hoạt hơn cho hội nghị kiểu nhiều kết nối.

2.2.6 Quản lý băng thông :

Việc truyền các dữ liệu truyền thông đa phương tiện đòi hỏi băng thông rất lớn và có

thể làm nghẽn mạch. Để giải quyết vấn đề này, H.323 đưa ra trình quản lý băng

thông. Nhân viên quản trị mạng có thể giới hạn số kết nối H.323 hay giới hạn băng

thông cho các ứng dụng sử dụng H.323. Điều này đảm bảo cho sự lưu thông trên

mạng không bị tắt nghẽn.

2.2.7 Hỗ trợ khả năng quản bá thông tin :

Giúp cho việc sử dụng băng thông hiệu quả hơn.

2.2.8 Linh hoạt :

Một hội nghị sử dụng chuẩn H.323 có khả năng tiếp nhận các thiết bị đầu cuối khác

nhau. Ví du: một terminal chỉ hỗ trợ khả năng truyền và nhận âm thanh có thể tham

gia hội nghị với các máy hỗ trợ khả năng truyền dữ liệu và hình ảnh. Máy sử dụng

chuẩn H.323 có thể chia sẽ dữ liệu, âm thanh, hình ảnh với các máy khác.

2.2.9 Khả năng hội nghị liên mạng :

Nhiều người dùng muốn kết nối từ mạng LAN đến một đầu xa chẳng hạn như kết nối

giữa hệ thống LAN với hệ thống ISDN. H.323 cũng hỗ trợ khả năng này và sử dụng

kỹ thuật mã hoá chung từ các chuẩn hội nghị khác nhau để giảm thiểu thời gian

chuyển đổi mã và tạo một hiệu suất tối ưu cho hội nghị.

3

Page 16: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 3 : Cấu hình mạng theo chuẩn H323 Chuẩn H.323 của ITU là một tập hợp các tiểu chuẩn, giao thức liên quan đến truyền

thông âm thanh và hình ảnh trong mạng LAN mà chất lượng dịch vụ không bảo đảm.

Kiến trúc của H.323 không bao gồm cả mạng LAN hay tầng transport dùng để kết

nối giữa các mạng LAN khác mà chỉ có những thành phần cần thiết cho việc tương

tác với mạng chuyển mạch điện tử SCN (Switched Circuit Network).

H.323 gồm có bốn thành phần chính cho một hệ thống truyền tin trên mạng đó là:

Terminal, Gateway, Gatekeeper và MCU.

Intenet

PSTN

Cell phone

Router

Gateway

Gatekeeper

MangH323

MCU

Mang H320(ISDN)

Gateway

ISDNvideophoneIBM Compatible

H323terminal

Laptop computerH323

terminal Hình 3-1: Cấu hình mạng theo chuẩn H323

3.1 Terminal :

H323 Terminal là một thiết bị đầu cuối trong mạng LAN có khả năng truyền thông

hai chiều theo thời gian thực. Nó có thể là một máy PC hoặc một thiết bị độc lập. Tất

cả các đầu cuối H323 đều phải được hỗ trợ khả năng truyền dữ liệu audio hai chiều,

còn dữ liệu và video là lựa chọn. H323 chỉ ra những cách thức cho những hoạt động

mà cần audio, video, dữ liệu làm việc chung với nhau được. Nó mở ra một thế hệ mới

cho sử dụng điện thoại internet, hội nghị truyền thông. Các thiết bị đầu cuối H323

phải hỗ trợ chuẩn H245 được dùng để điều tiết các kênh truyền dữ liệu, và khà năng

của thiết bị. Ngoài ra nó phải được hỗ trợ các thành phần sau:

- Giao thức báo hiệu H225 phục vụ trong quá trình thiết lập và huỷ bỏ cuộc gọi.

4

Page 17: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

- Giao thức H225 RAS (Registration/Admision/Status) thực hiện các chức năng

đăng kí, thu nhận... với gatekeeper.

- Giao thức Q.931 dùng cho báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.

- Giao thức RTP/RCTP để truyền và kết hợp các gói tin audio, video...

Một đầu cuối H323 cũng có thể được trang bị thêm các tính năng như:

- Mã hoá và giải mã các tín hiệu audio, video.

- Hỗ trợ giao thức T120 phục vụ cho việc trao đổi thông tin số liệu (data).

- Tương thích với MCU để hỗ trợ các liên kết đa điểm

Hình 3-2: Cấu hình một terminal

5

Page 18: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

3.2 Gateway :

Nhiệm vụ của gateway là thực hiện việc kết nối gữa 2 mạng khác nhau. H323

gateway cung cấp khả năng kết nối giữa 1 mạng H323 và một mạng khác (không

phải H323) . Ví dụ như một gateway có thể kết nối và cung cấp khả năng truyền tin

giữa một đầu cuối H323 và mạng chuyển mạch kênh (bao gồm tất cả các loại mạng

chuyển mạch điện thoại chẳng hạn PSTN). Việc kết nối này được thực hiện nhờ chức

năng chuyển đổi giao thức trong quá trình thiết lập, giải phóng cuộc gọi và chức năng

biến đổi khuôn dạng dữ liệu giữa hai mạng khác nhau của gateway. Như vậy đối với

kết nối giữa hai thiết bị đầu cuối H323 thì không cần thiết phải có gateway, nhưng

đối với cuộc gọi có sự tham gia của mạng chuyển mạch kênh thì gateway là bắt buộc

phải có.

Hình 3-3: Gateway

Gateway là một thành phần tuỳ chọn trong hội nghị H.323, thường là các máy tính có

nhiều giao diện với các mạng khác nhau. Gateway cung cấp nhiều dịch vụ, tổng quát

nhất là chức năng biên dịch giữa các đầu cuối H.323 và các loại đầu cuối khác. Bằng

những bộ chuyển mã thích hợp, Gateway H.323 có thể hỗ trợ những thiết bị đầu cuối

tuân theo các chuẩn H.310, H.321, H.322 và V.70. Chức năng này bao gồm biên dịch

giữa những khuôn dạng truyền (H.225.0 đến H.221) và giữa những thủ tục truyền

thông (H.245 sang H.242). Ngoài ra, Gateway cũng biên dịch giữa các bộ mã hoá âm

6

Page 19: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

thanh và hình ảnh, thực hiện thiết lập và kết thúc cuộc gọi trên cả đầu mạng LAN và

đầu mạng chuyển mạch điện tử SCN.

Gateway khi hoạt động sẽ có đặc điểm của một thiết bị đầu cuối H.323 hoặc một

MCU trong mạng LAN và có đặc điểm của một thiết bị đầu cuối trong SCN hoặc

một MCU trong SCN. Vì vậy ta có 4 cấu hình cơ sở của gateway . Mỗi gateway có

thể có tổ hợp của các cấu hình cơ sở hoặc có thể gồm cả 4 cấu hình này.

Hình 3-4: Nội dung cơ bản của Gateway

Những ứng dụng cơ bản của Gateway là:

• Thiết lập kết nối với đầu cuối PSTN tương tự.

• Thiết lập kết nối với đầu cuối tương hợp H.320 đầu xa qua mạng chuyển

mạch mạch dựa trên nền ISDN.

• Thiết lập kết nối với các đầu cuối tương hợp H.324 đầu xa qua mạng

PSTN.

Các thiết bị đầu cuối giao tiếp với Gateway sử dụng giao thức H.245 và

Q.931.

7

Page 20: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

3.3 Gatekeeper :

Gatekeeper là một thành phần quan trọng trong mạng H323, nó được xem như bộ não

của mạng. Gatekeeper hoạt động như một bộ chuyển mạch ảo. Gatkeeper có các chức

năng như đánh địa chỉ; cho phép và xác nhận các đầu cuối H323, các gateway; quản

lí giải thông; tính cước cuộc gọi; ngoài ra nó còn có thể cung cấp khả năng định

tuyến cuộc gọi. gatekeeper quản lí giải thông nhờ khả năng cho phép hay không cho

phép các cuộc gọi xảy ra. Khi số cuộc gọi đã vượt qua một ngưỡng nào đó thì nó sẽ

từ chối tất cả các cuộc gọi khác.

Mặc dù vậy, gatekeeper là thành phần tuỳ chọn trong mạng H323 nhưng nó có khả

năng định tuyến các cuộc gọi H323. Bằng cách này, các cuộc gọi thông qua

gatekeeper được kiểm soát hiệu qủa hơn. Nhưng người cung cấp dịch vụ cần khả

năng này để có thể tính tiền cuộc gọi. Dịch vụ này có thể được dùng để định tuyến lại

một cuộc gọi nếu điểm được gọi không xác định được. Khả năng định tuyến của

gatekeeper có thể giúp giải quyết sự cân bằng giữa nhiều gateway. Gatekeeper là một

thành phần độc lập với các thiết bị H323, những nhà cung cấp có thể tích hợp những

chức năng của gatekeeper vào thành phần của MCU.

Một gatekeeper không cần thiết trong mạng H323, tuy nhiên nếu trong mạng có

gatekeeper thì các thiết bị đầu cuối và các Gateway phải sử dụng các thủ tục của

gatekeeper. Các chức năng của một gatekeeper được phân biệt làm 2 loại là các chức

năng bắt buộc và các chức năng không bắt buộc.

Các chức năng bắt buộc của gatekeeper :

- Chức năng dịch địa chỉ: - gatekeeper sẽ thực hiện việc chuyển đổi từ một địa chỉ

hình thức (dạng tên gọi) của các thiết bị đầu cuối và gateway sang địa chỉ truyền dẫn

thực trong mạng (địa chỉ IP). Chuyển đổi này dựa trên bảng đối chiếu địa chỉ được

cập nhật thường xuyên bằng bản tin đăng ký dịch vụ của các đầu cuối.

- Điều khiển truy nhập - gatekeeper sẽ chấp nhận một truy nhập mạng LAN bằng

cách sử dụng các bản tin H.225.0 là ARQ/ACF/ARJ . Việc điều khiển này dựa trên

độ rộng băng tần và đăng ký dịch vụ hoặc các thông số khác do nhà sản xuất qui

định.

8

Page 21: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Đây cũng có thể là một thủ tục rỗng có nghĩa là chấp nhận mọi yêu cầu truy nhập của

các thiết bị đầu cuối.

- Điều khiển độ rộng băng tần - gatekeeper hỗ trợ việc trao đổi các bản tin H.225.0 là

BRQ/BCF/BRJ để điều khiển độ rộng băng tần của một cuộc gọi. Đây cũng có thể là

một thủ tục rỗng có nghĩa là nó chấp nhận mọi yêu cầu về sự thay đổi độ rộng băng

tần.

- Điều khiển miền - Một miền là một nhóm các đầu cuối H323, các gateway, MCU

được quản lí bởi 1 gatekeeper. Trong một miền có tối tiểu một đầu cuối H323, mỗi

miền chỉ có duy nhất một gatekeeper. Một miền hoàn toàn có thể độc lập với cấu trúc

mạng, bao gồm nhiều mạng được kết nối với nhau. Thông qua các chức năng ở trên:

dịch địa chỉ, điều khiển truy nhập, điều khiển độ rộng băng tần, gatekeeper cung cấp

khả năng quản lí miền.

Các chức năng không bắt buộc của Gatekeeper :

- Điều khiển báo hiệu cuộc gọi - gatekeeper có thể lựa chọn giữa hai phương thức

điều khiển báo hiệu cuộc gọi là: nó kết hợp với kênh báo hiệu trực tiếp giữa các đầu

cuối để hoàn thành báo hiệu cuộc gọi hoặc chỉ sử dụng các kênh báo hiệu của nó để

xử lý báo hiệu cuộc gọi.

Khi chọn phương thức định tuyến báo hiệu cuộc gọi trực tiếp giữa các đầu cuối, thì

gatekeeper sẽ không phải giám sát báo hiệu trên kênh H.225.0.

- Hạn chế truy nhập - Gatekeeper có thể sử dụng báo hiệu trên kênh H.225.0 để từ

chối một cuộc gọi của một thiết bị đầu cuối khi nhận thấy có lỗi trong việc đăng ký.

Những nguyên nhân từ chối bao gồm: một Gateway hoặc đầu cuối đăng ký hạn chế

gọi đi mà lại cố

gắng thực hiện một cuộc gọi đi và ngược lại hoặc một đầu cuối đăng ký hạn chế truy

nhập trong những giờ nhất định.

- Giám sát độ rộng băng tần - Gatekeeper có thể hạn chế một lượng nhất định các đầu

cuối H.232 cùng một lúc sử dụng mạng. Nó có thể thông qua kênh báo hiệu H.225.0

từ chối một cuộc gọi do không có đủ băng tần để thực hiện cuộc gọi. Việc từ chối

này cũng có thể xảy ra khi một đầu cuối đang hoạt động yêu cầu thêm độ rộng băng.

9

Page 22: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Đây có thể là một thủ tục rỗng nghĩa là tất cả mọi yêu cầu truy nhập đều được đồng

ý.

- Giám sát cuộc gọi - Một ví dụ cụ thể về chức năng này của Gatekeeper là nó lưu

danh sách tất cả các cuộc gọi H.323 hướng đi đang thực hiện để chỉ thị các đầu cuối

bị gọi nào đang bận và cung cấp thông tin cho chức năng quản lý độ rộng băng tần.

Gatekeeper cũng có thể đóng vai trò trong đa kết nối. Để có thể hỗ trợ hội nghị đa

điểm, thì phải sử dụng gatekeeper để nhận kênh điều khiển H245 từ hai đầu cuối

trong hội nghị point-to-point. Khi hội nghị chuyển sang đa điểm, gatekeeper có thể

định hướng lại kênh điều khiển H245 sang bộ phận điều khiển đa điểm, gọi là MC.

Gatekeeper không cần xử lý tín hiệu H245, nó chỉ cần truyền đó sang các đầu cuối

hoặc giữa đầu cuối và MC.

Mạng LAN mà có sử dụng gateway cũng có thể có gatekeeper để chuyển đổi địa chỉ

vào E.164 sang Transport Address.

Hình 3-5: Kết hợp giữa đầu cuối (terminal), gatekeeper, gateway

3.4 MCU (Multipoint Control Unit):

MCU là một điểm cuối (Endpoint) trong mạng, nó cung cấp khả năng nhiều thiết bị

đầu cuối, gateway cùng tham gia vào một liên kết đa điểm (multipoint conference).

Nó bao gồm một MC (Multipoimt Controller) bắt buộc phải có và một MP

(Multipoint Process) có thể có hoặc không.

Nhiệm vụ của MC là điều tiết khả năng audio, video, data giữa các thiết bị đầu cuối

theo giao thức H245. Nó cũng điều khiển các tài nguyên của hội thoại bằng việc xác

định dòng audio, video, data nào cần được gửi đến các đầu cuối. Tuy nhiên, MC

10

Page 23: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

không thao tác trực tiếp trên các dòng dữ liệu mà nhiệm vụ này được giao cho MP.

MP sẽ thực hiện việc kết hợp, chuyển đổi, xử lí các bít dữ liệu.

3.5 Các giao thức sử dụng trong H323 :

Khuyến nghị H323 đưa ra một tập các giao thức phục vụ cho quá trình truyền dữ liệu

media thời gian thực trên mạng chuyển mạch gói. Kiến trúc phân tầng giao thức được

mô tả trên hình :

Hình 3-6: Các giao thức sử dụng trong H323

3.5.1 Giao thức H225 RAS ( Registration/Admission/Status) :

Các bản tin H225 RAS được dùng để trao đổi giữa các điểm cuối (các đầu

cuối, các gateway) và gatekeeper cho các chức năng như tìm gatekeeper, đăng kí,

quản lí giải thông...Kênh này độc lập với kênh báo hiệu cuộc gọi và kênh điều khiển

H.245. Thủ tục mở kênh logic H.245 không dùng để thiết lập kênh báo hiệu RAS.

Trong môi trường mạng không có Gatekeeper thì không sử dụng kênh báo hiệu RAS.

Nếu có Gatekeeper thì kênh báo hiệu RAS được mở giữa Endpoint và Gatekeeper và

được mở trước khi thiết lập các kênh khác giữa các H.323 Endpoint.

11

Page 24: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Kênh báo hiệu RAS H.225.0 là kênh không tin cậy vì vậy chúng được tải đi

trong gói tin UDP, mang thông điệp dùng trong quá trình tìm Gatekeeper và đăng ký

Endpoint liên quan đến địa chỉ định danh của Endpoint trong địa chỉ chuyển tải kênh

báo hiệu cuộc gọi. Vì kênh báo hiệu RAS không tin cậy nên chuẩn H.225.0 đưa ra

thời gian Timeout và được đếm lại cho mỗi thông điệp khác nhau. Một Endpoint hay

Gatekeeper không đáp ứng được yêu cầu trong thời gian Timeout thì có thể dùng

thông điệp RIP (Request In Progress) để thông báo rằng nó vẫn đang tiếp tục yêu

cầu. Một Endpoint hay Gatekeeper nhận RIP sẽ xoá Timeout của nó và đếm lại.

- Tìm gatekeeper: Là quá trình điểm cuối tìm một gatekeeper để nó có thể đăng kí.

- Đăng kí: Để tham gia vào một miền do gatekeeper quản lí, các điểm cuối phải đăng

kí với gatekeeper và thông báo địa chỉ giao vận và các địa chỉ hình thức của nó.

(Trong hệ thống có gatekeeper thì địa chỉ hình thức chính là số được quay) .

- Định vị các điểm cuối: Là tiến trình tìm địa chỉ giao vận cho một điểm cuối khi biết

địa chỉ hình thức của nó (thông qua gatekeeper). Mỗi khi có cuộc gọi, gatekeeper

nhận được địa chỉ hình thức của phía bị gọi, nó phải thực hiện thủ tục này để xác

định được địa chỉ dùng để truyền tin của bị gọi.

- Các điều khiển khác: Giao thức RAS còn được dùng trong các cơ chế điều khiển

khác như điều khiển thu nhận để hạn chế số điểm cuối tham gia vào miền, điều khiển

giải thông, điều khiển giải phóng khỏi gatekeeper.

3.5.2 Giao thức báo hiệu cuộc gọi H225 :

Giao thức H225 dùng để thiết lập liên kết giữa các điểm cuối H323 (các đầu cuối, các

Gateway), qua liên kết đó các dữ liệu thời gian thực sẽ được truyền đi. Báo hiệu cuộc

gọi ở mạng H323 là trao đổi các bản tin của giao thức H225 qua một kênh báo hiệu

tin cậy. Do

yêu cầu tin cậy của báo hiệu nên các thông báo của H225 sẽ được truyền đi trong gói

tin TCP. Kênh báo hiệu cuộc gọi độc lập với kênh RAS và kênh điều khiển H.245.

Không dùng thủ tục mở kênh logic H.245 để thiết lập kênh báo hiệu cuộc gọi. Kênh

báo hiệu cuộc gọi được mở trước khi thiết lập kênh H.245 và các kênh logic giữa các

12

Page 25: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

H.323 Endpoint. Kênh báo hiệu cuộc gọi là một kênh tin cậy, được dùng để mang

thông điệp điều khiển cuộc gọi H.225.0.

Quá trình báo hiệu của cuộc gọi được bắt đầu bởi bản tin SETUP được gửi đi trên

kênh báo hiệu tin cậy H.225.0. Theo sau bản tin này sẽ là chuỗi các bản tin phục vụ

cho quá trình thiết lập cuộc gọi với trình tự dựa trên khuyến nghị H225 mà đầu tiên là

bản tin yêu cầu giám sát bắt buộc. Yêu cầu này cùng với những bản tin sau đó liên

quan đến quá trình khai báo/tìm kiếm giữa đầu cuối và Gatekeeper sẽ được truyền đi

trên kênh không tin cậy RAS (kênh

truyền thông tin về khai báo, giám sát và trạng thái). Quá trình này kết thúc khi thiết

bị đầu cuối nhận được trong bản tin CONNECT địa chỉ chuyển tải an toàn mà trên đó

sẽ gửi đi các bản tin điều khiển H.245. Bản tin báo hiệu H.225.0 sẽ không bị phân

đoạn khi đi qua các PDU (Protocol Datagram Unit), còn những bản tin được truyền

đi trên kênh RAS là những bản tin không chuẩn hoá.

Trong hệ thống không có Gatekeeper , kênh báo hiệu cuộc gọi được mở giữa hai

Endpoint liên quan đến cuộc gọi. Thông điệp báo hiệu cuộc gọi được truyền trực tiếp

giữa hai Endpoint chủ gọi và Endpoint bị gọi sử dụng địa chỉ chuyển tải kênh báo

hiệu. Trong trường hợp này, xem như Endpoint chủ gọi đã biết địa chỉ chuyển tải

kênh báo hiệu cuộc gọi của Endpoint bị gọi nên có thể truyền trực tiếp.

Trong hệ thống có Gatekeeper, kênh báo hiệu cuộc gọi được mở giữa Endpoint và

Gatekeeper, hoặc giữa các Endpoint với nhau ( do Gatekeeper quyết định).

Trong chương sau khi nghiên cứu về xử lí cuộc gọi sẽ nói rõ hơn về giao thức báo

hiệu cuộc gọi H225.

3.5.3 Giao thức điều khiển cuộc gọi H245 :

Giao thức điều khiển H245 dùng để thực hiện việc giám sát các hoạt động của các

thực thể H323 bao gồm: trao đổi khả năng các điểm cuối; đóng mở kênh logic; điều

khiển luồng; quyết định chủ tớ; và các lệnh và chỉ thị khác.

Kênh H245 được thiết lập giữa hai điểm cuối, một điểm cuối với MC, hoặc một điểm

cuối với gatekeeper. Các điểm cuối chỉ thiết lập một kênh H245 duy nhất cho mỗi

cuộc gọi mà nó tham gia.Kênh này sử dụng các thông điệp và thủ tục trong chuẩn

13

Page 26: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

H.245. Một Terminal, MCU, Gateway, hoặc Gatekeeper có thể hỗ trợ nhiều cuộc gọi,

do đó có nhiều kênh điều khiển H.245.

Khuyến cáo H.245 chỉ ra một số phương thức độc lập hỗ trợ báo hiệu Endpoint – to –

Endpoint. Một phương thức được chỉ rõ bởi cú pháp, ngữ nghĩa, và một tập các thủ

tục của nó để chỉ rõ sự trao đổi thông điệp và sự tương tác với người dùng. Các

Endpoint H.323 sẽ hỗ trợ cú pháp, ngữ nghĩa và các thủ tục bởi các giao thức sau:

- Trao đổi khả năng: Trước khi tiến hành cuộc gọi đa phương tiện, mỗi đầu cuối phải

biết được khả năng nhận và giải mã tín hiệu của đầu cuối kia. Biết được khả năng

nhận của đầu cuối nhận, đầu cuối truyền sẽ giới hạn nội dung của thông tin mà nó

truyền đi, ngược lại, thông báo khả năng truyền nó sẽ cho phép đầu cuối nhận lựa

chọn chế độ thu phù hợp. Tập hợp các khả năng của đầu cuối cho nhiều luồng thông

tin có thể được truyền đi đồng thời và đầu cuối có thể khai báo lại tập hợp các khả

năng của nó bất kỳ lúc nào. Tập hợp các khả năng của mỗi đầu cuối được cung cấp

trong bản tin H245 TerminalCapabilitySet.

- Báo hiệu kênh logic: Một kênh logic là một kênh mang thông tin từ điểm cuối này

tới điểm cuối khác (trong trường hợp hội thoại điểm - điểm) hoặc đến nhiều điểm

cuối khác (trong trường hợp hội thoại điểm - đa điểm). H245 cung cấp các bản tin để

đóng mở các kênh logic. Sau khi kênh logic được mở thông tin media mới được

truyền đi trên các kênh này.

- Xác định chủ tớ: Thủ tục này nhằm giải quyết vấn đề xung đột giữa hai điểm cuối

đều có khả năng MC khi cùng tham gia vào một cuộc gọi hội nghị, hoặc giữa hai

điểm cuối khi muốn mở một kênh thông tin một chiều.

Các thông điệp của H.245 gồm: Request, Respone, Command, và Indication.

3.5.4 Giao thức RTP (Real-time Transport Protocol) :

Realtime Protocol là một chuẩn Internet để truyền các luồng thông tin giữa các thành

phần tương tác trên mạng. RTP cung cấp các dịch vụ về dữ liệu mang tính thời gian

thực như video và audio. Thông thường các ứng dụng chạy RTP dựa trên UDP để tận

dụng khả năng multiplexing và kiểm lỗi. RTP hỗ trợ việc truyền dữ liệu đến nhiều

địa chỉ đích bằng cách dùng cơ chế multicast nếu được hỗ trợ bởi hệ thống mạng.

14

Page 27: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Giao thức truyền thời gian thực (RTP) là một thủ tục dựa trên kỹ thuật IP tạo ra các

hỗ trợ để truyền tải các dữ liệu yêu cầu thời gian thực, ví dụ như các dòng dữ liệu

hình ảnh và âm thanh. Các dịch vụ cung cấp bởi RTP bao gồm các cơ chế khôi phục

thời gian, phát hiện các lỗi, bảo an và xác định nội dung. RTP được thiết kế chủ yếu

cho việc truyền đa đối tượng nhưng nó vẫn có thể được sử dụng để truyền cho một

đối tượng. RTP có thể truyền tải một chiều như dịch vụ video theo yêu cầu cũng như

các dịch vụ trao đổi qua lại như điện thoại Internet.

Hoạt động của RTP được hỗ trợ bởi một thủ tục khác là RCTP để nhận các thông tin

phản hồi về chất lượng truyền dẫn và các thông tin về thành phần tham dự các phiên

hiện thời.

Hoạt động của giao thức.

RTP không có sẵn các cơ chế để đảm bảo việc truyền theo thời gian hay các kỹ thuật

về QoS mà dựa vào các dịch vụ ở lớp dưới để thực hiện những khả năng này. RTP

không đảm bảo an toàn hay thứ tự các packet khi truyền, số thứ tự trong RTP packet

cho phép bên nhận sắp xếp lại các packet theo thứ tự khi truyền của bên gửi. Ngoài ra

số thứ tự cũng có thể được tận dụng để xác định vị trí thích hợp của một packet, ví dụ

trong việc giải mã video, mà không cần phải giải mã các packet theo thứ tự.

Các gói tin truyền trên mạng Internet có trễ và jitter không dự đoán được. Nhưng các

ứng dụng đa phương tiện yêu cầu một thời gian thích hợp khi truyền các dữ liệu và

phát lại. RTP cung cấp các cơ chế bảo đảm thời gian, số thứ tự và các cơ chế khác

liên quan đến thời gian. Bằng các cơ chế này RTP cung cấp sự truyền tải dữ liệu thời

gian thực giữa các đầu cuối qua mạng.

Tem thời gian (time-stamping) là thành phần thông tin quan trọng nhất trong các ứng

dụng thời gian thực. Người gửi thiết lập các “tem thời gian” ngay thời điểm octet đầu

tiên của gói được lấy mẫu.

“Tem thời gian” tăng dần theo thời gian đối với mọi gói. Sau khi nhận được gói dữ

liệu, bên thu sử dụng các “tem thời gian” này nhằm khôi phục thời gian gốc để chạy

các dữ liệu này với tốc độ thích hợp.

15

Page 28: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đồng bộ các dòng dữ liệu khác nhau ( chẳng hạn

như giữa hình và tiếng). Tuy nhiên RTP không thực hiện đồng bộ mà các mức ứng

dụng phía trên sẽ thực hiện sự đồng bộ này.

Bộ phận nhận dạng tải xác định kiểu định dạng của tải tin cũng như các phương cách

mã hoá và nén. Từ các bộ phận định dạng này, các ứng dụng phía thu biết cách phân

tích và chạy các dòng dữ liệu tải tin. Tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình truyền

tin, các bộ phát RTP chỉ có thể gửi một dạng của tải tin cho dù dạng của tải tin có thể

thay đổi trong thời gian truyền (thay đổi để thích ứng với sự tắc nghẽn của mạng).

Một chức năng khác mà RTP có là xác định nguồn . Nó cho phép các ứng dụng thu

biết được dữ liệu đến từ đâu. Ví dụ thoại hội nghị, từ thông tin nhận dạng nguồn một

người sử dụng có thể biết được ai đang nói.

Hình 3-7: Mã hoá gói tin RTP trong gói IP

Các cơ chế trên được thực hiện thông qua mào đầu của RTP. Cách mã hoá gói tin

RTP trong gói tin IP được mô tả trên hình vẽ.

RTP nằm ở phía trên UDP, sử dụng các chức năng ghép kênh và kiểm tra của UDP.

UDP và TCP là hai giao thức được sử dụng chủ yếu trên Internet. TCP cung cấp các

kết nối định hướng và các dòng thông tin với độ tin cậy cao trong khi UDP cung cấp

các dịch vụ không liên kết và có độ tin cậy thấp giữa hai trạm chủ. Sở dĩ UDP được

sử dụng làm thủ tục truyền tải cho RTP là bởi vì 2 lí do:

- Thứ nhất, RTP được thiết kế chủ yếu cho việc truyền tin đa đối tượng, các kết nối

có định hướng, có báo nhận không đáp ứng tốt điều này.

- Thứ hai, đối với dữ liệu thời gian thực, độ tin cây không quan trọng bằng truyền

đúng theo thời gian. Hơn nữa, sự tin cậy trong TCP là do cơ chế báo phát lại, không

thích hợp cho RTP. Ví dụ khi mạng bị tắc nghẽn một số gói có thể mất, chất lượng

dịch vụ dù thấp nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Nếu thực hiện việc phát lại thì sẽ

gây nên độ trễ rất lớn cho chất lượng thấp và gây ra sự tắc nghẽn của mạng.

16

Page 29: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Thực tế RTP được thực hiện chủ yếu trong các ứng dụng mà tại các mức ứng dụng

này có các cơ chế khôi phục lại gói bị mất, điều khiển tắc nghẽn.

3.5.5 Giao thức RTCP (Real-time Transport Control Protocol):

RTCP (Real-time Transport Control Protocol) là giao thức hỗ trợ cho RTP cung cấp

các thông tin phản hồi về chất lượng truyền dữ liệu. Các dịch vụ mà RTCP cung cấp

là:

- Giám sát chất lượng và điều khiển tắc nghẽn: Đây là chức năng cơ bản của RTCP.

Nó cung cấp thông tin phản hồi tới một ứng dụng về chất lượng phân phối dữ liệu.

Thông tin điều khiển này rất hữu ích cho các bộ phát, bộ thu và giám sát. Bộ phát có

thể điều chỉnh cách thức truyền dữ liệu dựa trên các thông báo phản hồi của bộ thu.

Bộ thu có thể xác định được tắc nghẽn là cục bộ, từng phần hay toàn bộ. Người quản

lí mạng có thể đánh giá được hiệu suất mạng.

- Xác định nguồn: Trong các gói RTP, các nguồn được xác định bởi các số ngẫu

nhiên có độ dài 32 bít. Các số này không thuận tiện đối với người sử dụng RTCP

cung cấp thông tin nhận dạng nguồn cụ thể hơn ở dạng văn bản. Nó có thể bao gồm

tên người sử dụng, số điện thoại, địa chỉ e-mail và các thông tin khác.

- Đồng bộ môi trường: Các thông báo của bộ phát RTCP chứa thông tin để xác định

thời gian và nhãn thời gian RTP tương ứng.

Chúng có thể được sử dụng để đồng bộ giữa âm thanh với hình ảnh.

- Điều chỉnh thông tin điều khiển: Các gói RTCP được gửi theo chu kỳ giữa những

người tham dự. Khi số lượng người tham dự tăng lên, cần phải cân bằng giữa việc

nhận thông tin điều khiển mới nhất và hạn chế lưu lượng điều khiển. Để hỗ trợ một

nhóm người sử dụng lớn, RTCP phải cấm lưu lượng điều khiển rất lớn đến từ các tài

nguyên khác của mạng. RTP chỉ cho phép tối đa 5% lưu lượng cho điều khiển toàn

bộ lưu lượng của phiên làm việc. Điều này được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc

độ phát của RTCP theo số lượng người tham dự.

3.6 Mã hóa/giải mã (CODEC) tín hiệu Audio :

Ở bên phát, tín hiệu Audio từ microphone trước khi được truyền tiếp phải được mã

hoá. Còn ở bên nhận, chúng phải được giải mã trước khi đưa đến speaker. CODEC là

17

Page 30: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

dịch vụ tối thiểu mà đầu cuối H323 nào cũng phải có. Vì vậy một thiết bị đầu cuối

H323 phải được hỗ trợ tối thiểu là một chuẩn CODEC. Hiện nay đang tồn tại một số

chuẩn mã hoá như sau: G.711 (mã hoá tốc độ 64kbps); G.722 (64,56,48 kbps);

G.723.1 (5.3 và 6.3 kbps); G.728 (16 kbps); G.729 (8 kbps).

Bảng 3-1: Bảng so sánh các chuẩn CODEC

Việc lựa chọn thuật toán CODEC là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất

lượng thoại Internet.

3.7 Mã hoá/giải mã (CODEC)tín hiệu Video :

Video CODEC mã hoá tín hiệu hình ảnh từ camera để truyền dẫn và giải mã các tín

hiệu video nhận được (đã được mã hoá) để hiển thị hình ảnh. Trong H323, truyền

hình ảnh có thể có hoặc không, vì vậy việc hỗ trợ video CODEC là tuỳ chọn. Tuy

nhiên các đầu cuối cung cấp khả năng liên lạc hình ảnh phải được hỗ trợ giao thức

mã hoá, giải mã tín hiệu video. Các giao thức hỗ trợ là H261, H263...

Mã hóa hình ảnh là khả năng tùy chọn. Nếu được cung cấp nó sẽ theo các yêu cầu

trong khuyến cáo này. Mọi đầu cuối H.323 cung cấp truyền thông hình ảnh đều phải

18

Page 31: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

có khả năng mã hóa và giải mã hình ảnh theo chuẩn QCIF H.261. Một đầu cuối cũng

có thể tùy chọn khả năng mã hóa và giải mã hình ảnh theo H.261 hoặc H.263. Nếu

một đầu cuối hỗ trợ H.263 CIF hoặc cao hơn thì cũng hỗ trợ H.261 CIF. Tất cả đầu

cuối hỗ trợ H.263 sẽ hỗ trợ H.263 QCIF. Các bộ mã hóa hình ảnh khác và các dạng

hình ảnh khác cũng có thể được dùng thông qua thoả thuận trong H.245. Nhiều kênh

hình ảnh được truyền và nhận qua kênh điều khiển H.245.

Các tuỳ chọn về tốc độ truyền bit ảnh, dạng ảnh và giải thuật truyền có thể được chấp

nhận bởi bộ giải mã được định nghĩa trong suốt thời gian trao đổi khả năng sử dụng

H.245.Các đầu cuối H.323 có thể hoạt động ở các tốc độ bit hình ảnh, tốc độ khung

không cân đối và các giải pháp hình ảnh nếu có nhiều giải pháp hình ảnh hỗ trợ.

Chẳng hạn cho phép một đầu cuối CIF truyền hình ảnh QCIF trong khi nhận hình ảnh

CIF. Dòng hình ảnh được định dạng như mô tả trong chuẩn H.225.0

Trong những trường hợp các đầu cuối H.323 nhận nhiều kênh hình ảnh, đầu cuối cần

thực hiện chức năng trộn hoặc chuyển mạch hình ảnh để truyền báo hiệu hình ảnh

đến người dùng. Chức năng này có thể bao gồm truyền nhiều hình ảnh đến người

dùng.

3.8 Data channel (Kênh dữ liệu):

Truyền dữ liệu là khả năng tùy chọn. Khi được hỗ trợ, thì dữ liệu có thể được chia sẻ

cho các đầu cuối thông qua các ứng dụng như white board, chia sẻ ứng dụng, chia sẻ

tập tin. H323 hỗ trợ dữ liệu truyền thông thông qua chuẩn T120.Một hệ thống có thể

cung cấp dữ liệu bằng cách tích hợp khả năng T120 vào các client và multipoint

control unit (MCU). MCU có thể điều khiển và tổng hợp các thông tin lại với nhau.

Tóm lại, H323 sử dụng cả truyền thông tin cậy và không tin cậy. Các tín hiệu điều

khiển và dữ liệu cần sự truyền thông tin cậy bởi vì tín hiệu phải được nhận lại để có

thể xử lý được. Các dòng dữ liệu âm thanh và hình ảnh có thể bị thất lạc.

19

Page 32: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 4 Thiết lập cuộc gọi thông qua mạng H323 Trong chương này, trước tiên chúng ta nghiên cứu các thủ tục báo hiệu xử lí cuộc gọi

giữa hai điểm cuối (đầu cuối hoặc gateway) trong mạng H323 với các trường hợp

khác nhau. Các thủ tục này tuân theo các khuyến nghị H323, H225, H245 của ITU-T.

Có nhiều cách để thiết lập một cuộc hội thoại. Các đầu cuối có thể quảng bá thông tin

của mình cho các đầu cuối khác hoặc gởi đến MP, MP thực hiện trộn và phân phối,

chuyển các dữ liệu này đến các thành phần khác tham gia trong cuôc hội thoại. MCU

quản lý hội thoại bằng cách sử dụng các chức năng điều khiển của H.245. Các thông

tin điều khiển được truyền đến MC trên kênh điều khiển H.245. Trong trường hợp

các đẩu cuối tham gia hội thoại quảng bá thông tin của mình đến cách đầu cuối khác

thì MP không được sử dụng để trộn và xử lý dữ liệu, trong khi đó, các thông tin điều

khiển cuộc hội thoại vẫn được truyền trên kênh điều khiển H.245.Trong quá trình

nghiên cứu thủ tục xử lí cuộc gọi, chúng ta sẽ không đi sâu vào cấu trúc, các thành

phần thông tin của các gói tin mà ta chỉ xem xét hoạt động của các thủ tục này như

thế nào.

4.1 Các thủ tục thực hiện trên kênh H225 RAS :

Kênh H225 RAS là một kênh logic không tin cậy được dùng để truyền tải các bản tin

giữa gatekeeper và các phần tử khác trong mạng để thực hiện các thủ tục như: Tìm

gatekeeper, đăng kí...

Bởi vì các bản tin RAS được truyền trên kênh không tin cậy nên các bản tin này phải

được đặt một khoảng thời gian timeout và số lần phát lại khi không nhận được hồi

âm. Một điểm cuối hoặc gatekeeper không thể đáp ứng lại một yêu cầu trong thời

gian timeout thì nó phải trả lời bằng bản tin RIP (Request In Progress) để cho biết nó

đang xử lí yêu cầu. Khi nhận được bản tin RIP, chúng phải khởi động lại timeout và

số lần phát lại.

4.1.1 Tìm gatekeeper :

Thủ tục này được thực hiện khi một điểm cuối muốn tìm cho nó một gatekeeper để

đăng kí. Thủ tục này phải được thực hiện ngay khi điểm cuối đó hoạt động. Có hai

phương thức tìm gatekeeper:

20

Page 33: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-1: Tự động tìm gatekeeper

+ Trong cấu hình của điểm cuối có địa chỉ của gatekeeper (có thể đặt trong tập tin

khởi động).

+ Điểm cuối gửi bản tin GRQ theo địa chỉ multicast đến tất cả các gatekeeper (Địa

chỉ này được quy định trong khuyến nghị H225).

Nếu gatekeeper nào đó có thể quản lí được điểm cuối này thì có thể trả lời bằng bản

tin GCF có chứa địa chỉ của kênh RAS .

Với mục đích dự trữ, gatekeeper chỉ định các gatekeeper thay thế trong trường hợp

xảy ra lỗi. Danh sách các gatekeeper thay thế này được lưu ở trường

AlternateGatekeeper trong các bản tin GCF và RCF (xem mục sau).

Nếu một điểm cuối nhận thấy sự đăng kí của nó không hợp lệ, nó phải thực hiện lại

thủ tục tìm gatekeeper. Đăng kí là không hợp lệ khi điểm cuối nhận được bản tin RRJ

trả lời cho bản tin RRQ hoặc không nhận được trả lời cho bản tin RRQ trong thời

gian timeout.

4.1.2 Thủ tục đăng ký với gatekeeper :

Để tham gia vào một miền do gatekeepet quản lí, các điểm cuối phải thực hiện thủ

tục đăng kí. Đây là quá trình điểm cuối thông báo cho gatekeeper biết địa chỉ giao

vận cũng như địa chỉ hình thức (alias address) của nó. Thủ tục đăng kí phải được

thực hiện trước khi có các cuộc gọi xảy ra và sau khi đã thực hiện thủ tục tìm

gatekeeper.

21

Page 34: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Điểm cuối gửi bản tin RRQ (Registration Request) đến gatekeeper trên kênh H225

RAS. Kênh H225 RAS được xác định trong thủ tục tìm gatekeeper. Gatekeeper có

thể trả lời bằng bản tin RCF (Request Confirm) hoặc RRJ (Request Reject) . Một

điểm cuối chỉ đăng kí với 1 gatekeeper.

Hình 4-2: Thủ tục đăng ký với gatekeeper

Điểm cuối có thể đăng kí thời hạn sử dụng bởi yêu cầu timeToLive (tính bằng giây)

trong bản tin RRQ. Gatekeeper trả lời bằng bản tin RCF với cùng giá trị timeToLive

hoặc bé hơn. Sau khoảng thời gian này, sự đăng kí này hết hiệu lực. Trước khi hết

thời gian đăng kí hết, điểm cuối có thể thiết lập lại timeToLive để kéo dài thời hạn

đăng kí bằng cách gửi đi bản tin RRQ với bit keepAlive được thiết lập (bản tin RRQ

này chỉ có một ít thông tin được chỉ rõ trong khuyến nghị H225.0). Sau khi hết thời

hạn, các điểm cuối phải đăng kí lại với gatekeeper với bản tin RRQ đầy đủ.

Gatekeeper phải đảm bảo mỗi địa chỉ hình thức được chuyển đổi thành một địa chỉ

giao vận. Tuy nhiên, điểm cuối có thể chỉ định một địa chỉ giao vận dự trữ hay thay

thế nhờ cấu trúc alternateEndpoint trong bản tin RAS cho phép điểm cuối có một

giao diện mạng thứ cấp. Gatekeeper sẽ từ chối đăng kí nếu xét thấy sự đăng kí đó là

mập mờ, không đủ thông tin.

Nếu điểm cuối không xác định một địa chỉ hình thức trong bản tin RRQ thì

gatekeeper sẽ cấp phát cho nó một địa chỉ hình thức và thông báo cho nó trong bản

tin xác nhận RCF.

22

Page 35: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Điểm cuối có thể huỷ bỏ sự đăng kí bằng cách gửi bản tin URQ (Unregistration

Request) đến gatekeeper. Gatekeeper xác nhận bằng bản tin UCF (Unregistration

Confirm). Điều này cho phép điểm cuối thay đổi địa chỉ hình thức liêt kết với địa chỉ

giao vận hoặc ngược lại. Nếu nhận thấy điểm cuối chưa đăng kí, gatekeeper trả lời

bằng bản tin URJ (Unregistration Reject).

Gatekeeper cũng có thể yêu cầu huỷ bỏ đăng kí của điểm cuối (dùng bản tin URQ),

lúc đó điểm cuối phải trả lời bằng bản tin UCF.

Hình 4-3: Thủ tục đăng ký với gatekeeper

Sau khi huỷ bỏ đăng kí, điểm cuối phải đăng kí lại (có thể với một gatekeeper khác).

Một điểm cuối nếu không đăng kí sẽ không chịu sự quản lí của gatekeeper.

4.1.3 Định vị điểm cuối :

Một điểm cuối hoặc gatekeeper có địa chỉ hình thức của một điểm cuối khác và muốn

biết thông tin liên lạc của điểm cuối này, nó sẽ sử dụng bản tin LRQ (Location

Request). Bản tin này có thể được gửi đến một gatekeeper nào đó (có địa chỉ rõ ràng)

hoặc gửi theo địa chỉ multicast đến nhiều gatekeeper. Gatekeeper quản lí điểm cuối

có địa chỉ hình thức trong bản tin LRQ sẽ trả lời lại bằng bản tin LCF chứa các thông

tin liên lạc của điểm cuối đó. Thông tin liên lạc bao gồm địa chỉ kênh báo hiệu, địa

chỉ kênh RAS và một số thông tin khác.

Nếu một gatekeepr nào đó nhận được bản tin LRQ trên kênh RAS của nó thì phải trả

lời lại. Nếu gatekeeper nhận được trên kênh RAS multicast thì nó sẽ không trả lời

(trong trường hợp nó không quản lí điểm cuối).

23

Page 36: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

4.1.4 Các thủ tục khác :

Ngoài các thủ tục trên, kênh RAS còn dùng để truyền tải các bản tin điều khiển truy

nhập, thay đổi băng thông, giám sát trạng thái và giải phóng. Chi tiết về các thủ tục

này được trình bày ở phần sau.

Trong bản tin ARQ ( Admission Request) yêu cầu truy nhập, điểm cuối xác định một

giá trị băng thông để truyền và nhận thông tin. Giá trị này là giới hạn trên của tốc độ

luồng tổng hợp audio, video truyền và nhận (không kể các header ở các lớp giao

thức). Gatekeeper có thể giảm giá trị này xuống trong bản tin xác nhận ACF. Các

điểm cuối chỉ được phép truyền thông tin với tốc độ nằm trong giới hạn này.

4.2 Thiết lập cuộc gọi giữa hai điềm cuối qua mạng H323 :

Điểm cuối trong mạng H323 có thể là một thiết bị đầu cuối hoặc một gateway. Các

thủ tục xử lí cuộc gọi giữa hai điểm cuối trong mạng H323 tuân theo các thủ tục

trong khuyến nghị H323, H225.0 và H245. Đầu tiên, kênh báo hiệu được thiết lập

(bên gọi phải biết địa chỉ tầng mạng (IP) và địa chỉ tầng giao vận (TCP) của bên bị

gọi) , sau đó địa chỉ của kênh điều khiển được xác định trong quá trình trao đổi các

bản tin báo hiệu. Sau khi xác định được địa chỉ, kênh điều khiển được thiết lập và địa

chỉ của kênh thông tin sẽ được xác định qua các bản tin trên kênh đIều khiển. Cuối

cùng, kênh thông tin được thiết lập cho phép hai điểm cuối có thể trao đổi thông tin.

Ngoài ra, H323 còn hỗ trợ thủ tục kết nối nhanh (không cần mở kênh H245).

Hình 4-4: Các kênh logic trong một cuộc gọi

24

Page 37: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

4.2.1 Định tuyến kênh điều khiển và báo hiệu :

Báo hiệu xử lí cuộc gọi giữa hai điểm cuối trong mạng H323 liên quan đến ba kênh

báo hiệu tồn tại độc lập với nhau là: kênh điều khiển H.245, kênh báo hiệu cuộc gọi

và kênh báo hiệu RAS.

Trong mạng không có gatekeeper, các bản tin báo hiệu cuộc gọi được truyền trực tiếp

giữa hai điểm cuối chủ gọi và bị gọi bằng cách truyền báo hiệu địa chỉ trực tiếp.

Trong cấu hình mạng này thì phía chủ gọi phải biết địa chỉ báo hiệu của phía bị gọi

trong mạng và vì vậy có thể giao tiếp một cách trực tiếp.

Nếu trong mạng có gatekeeper, trao đổi báo hiệu giữa chủ gọi và gatekeeper được

thiết lập bằng cách sử dụng kênh RAS của gatekeeper để truyền địa chỉ. Sau khi trao

đổi bản tin báo hiệu đã được thiết lập, khi đó gatekeeper mới xác định truyền các bản

tin trực tiếp giữa hai điểm cuối hay định tuyến chúng qua gatekeeper.

4.2.1.1 Định tuyến kênh báo hiệu cuộc gọi :

Các bản tin báo hiệu cuộc gọi có thể được truyền theo một trong hai phương thức và

việc lựa chọn giữa các phương thức này do gatekeeper quyết định:

+ Thứ nhất là các bản tin báo hiệu của cuộc gọi được truyền từ điểm cuối nọ tới điểm

cuối kia thông qua gatekeeper giữa hai điểm cuối .

Hình 4-5: Gatekeeper tìm đường báo hiệu cuộc gọi

25

Page 38: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

+ Thứ hai là các bản tin báo hiệu của cuộc gọi được truyền trực tiếp giữa hai điểm

cuối .

Hình 4-6: Báo hiệu cuộc gọi trực tiếp giữa các Endpoint

Cả hai phương thức này đều sử dụng các kết nối giống nhau với cùng mục đích, dạng

bản tin được sử dụng cũng giống nhau, các bản tin thiết lập báo hiệu được trao đổi

trên kênh RAS của gatekeeper, sau đó tới trao đổi bản tin báo hiệu cuộc gọi trên kênh

báo hiệu cuộc gọi. Sau đó mới tới thiết lập kênh điều khiển H.245.

Trong phương thức gatekeeper định tuyến các bản tin thì nó có thể đóng kênh báo

hiệu cuộc gọi khi việc thiết lập cuộc gọi hoàn thành hoặc vẫn duy trì kênh này để hỗ

trợ các dịch vụ bổ xung. Chỉ có gatekeeper mới có thể đóng kênh báo hiệu cuộc gọi,

nhưng khi Gateway tham gia vào cuộc gọi thì các kênh này không được phép đóng.

4.2.1.2 Định tuyến kênh điều khiển :

Khi các bản tin báo hiệu cuộc gọi được gatekeeper định tuyến thì sau đó kênh điều

khiển H.245 sẽ được định tuyến theo 2 cách thể hiện trên hình :

- Kênh điều khiển H.245 được thiết lập một cách trực tiếp giữa các điểm cuối. Khi

đó chỉ cho phép kết nối trực tiếp 2 điểm cuối.

26

Page 39: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-7: Thiết lập kênh điều khiển H.245 trực tiếp giữa các Endpoint

- Kênh điều khiển H.245 được thiết lập từ điểm cuối này tới điểm cuối kia

thông qua gatekeeper. Khi đó cho phép gatekeeper định tuyến lại kênh điều

khiển H.245 tới một MC khi thực hiện dịch vụ hội nghị.

Hình 4-8: Gatekeeper định tuyến kênh điều khiển H.245

4.2.2 Quá trình thiết lập cuộc gọi qua mạng H323 :

• Endpoint đăng ký với Gatekeeper.

• Gatekeeper nhận đăng ký của endpoint và cho phép Endpoint thiết lập

cuộc gọi và thực hiện chuyển đổi địa chỉ (ARP)

27

Page 40: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

• Thiết lập các báo hiệu cuộc gọi tương ứng, khởi động cuộc gọi nếu thành

công hoặc từ chối cuộc gọi nếu không thể kết nôis

• Điều chỉnh các chức năng của hệ thống trong suốt cuộc gọi, trao đổi thông

tin và xác định chế độ hoạt động của hệ thống

• Định dạng và mở kênh truyền, thu và phát dòng dữ liệu

• Thay đổi người gọi, các thông số, phương tiện truyền thông

• Kết thúc cuộc gọi và loại bỏ đăng ký ban đầu ở Gatekeeper.

Người ta chia một cuộc gọi làm 5 giai đoạn gồm :

4.2.2.1 Thiết lập cuộc gọi :

Trong giai đoạn này các phần tử trao đổi với nhau các bản tin được định nghĩa trong

khuyến nghị H.225.0 theo một trong các thủ tục được trình bày sau đây.

Cuộc gọi cơ bản - Cả hai điểm cuối đều không đăng ký

Khi cả hai điểm cuối đều không đăng ký với gatekeeper, thì chúng sẽ trao đổi trực

tiếp các bản tin với nhau . Khi đó chủ gọi sẽ gửi bản tin thiết lập cuộc gọi trên kênh

báo hiệu đã biết trước địa chỉ của bị gọi.

Hình 4-9: Cuộc gọi cơ bản không có gatekeeper

Cả hai điểm cuối đều đăng ký tới một gatekeeper

Tình huống này có 2 trường hợp xảy ra:

+ Cả hai điểm cuối đều đăng ký tới một gatekeeper và gatekeeper chọn phương thức

truyền báo hiệu trực tiếp giữa 2 điểm cuối.

28

Page 41: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-10: Hai điểm cuối đều đăng ký với một gatekeeper

- Báo hiệu trực tiếp

Đầu tiên phía chủ gọi trao đổi với gatekeeper cặp bản tin ARQ (1)/ACF (2) để thiết

lập báo hiệu. Trong bản tin ACF do gatekeeper trả lời cho phía chủ gọi có chứa địa

chỉ kênh báo hiệu của phía bị gọi. Sau đó phía chủ gọi sẽ căn cứ vào địa chỉ này để

gửi bản tin Setup (3) tới phía bị gọi. Nếu phía bị gọi chấp nhận yêu cầu, nó sẽ trao

đổi cặp bản tin ARQ (5)/ ACF (6) với gatekeeper. Nếu phía bị gọi nhận được ARJ (6)

thì nó sẽ gửi bản tin Release Complete tới phía chủ gọi.

+ Cả hai đầu cuối đều đăng ký với một gatekeeper và báo hiệu cuộc gọi được định

tuyến qua gatekeeper .

29

Page 42: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-11: Hai điểm cuối đều đăng ký với một gatekeeper

– Báo hiệu qua gatekeeper

Khi nhận được ACF (2) có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của gatekeeper, phía chủ gọi

sẽ căn cứ vào địa chỉ này gửi bản tin Setup (3) tới gatekeeper. Sau đó gatekeeper sẽ

gửi Setup (4) tới phía bị gọi. Nếu phía bị gọi chấp nhận cuộc gọi, nó sẽ trao đổi ARQ

(6)/ACF (7) với gatekeeper. Nếu nhận được ARJ (7) thì phía bị gọi sẽ gửi bản tin

Release Complete tới gatekeeper.

Chỉ có phía chủ gọi có đăng ký với gatekeeper

Trong trường hợp chỉ có phía chủ gọi có đăng ký với gatekeeper và báo hiệu cuộc gọi

được truyền trực tiếp giữa hai điểm cuối, thủ tục báo hiệu của nó được thể hiện trên

hình.

30

Page 43: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-12: Chỉ có phía chủ gọi đăng ký – Báo hiệu trực tiếp

Sau khi nhận được ACF (2), phía chủ gọi sẽ gửi bản tin Setup (3) tới phía bị gọi. Nếu

phía bị gọi chấp nhận cuộc gọi nó sẽ trả lời bằng bản tin Connect tới phía chủ gọi.

Khi các bản tin báo hiệu cuộc gọi do gatekeeper định tuyến, thì thủ tục thiết lập cuộc

gọi được thể hiện trên hình.

Hình 4-13: Chỉ có phía chủ gọi đăng ký – gatekeeper định tuyến báo hiệu

Trong trường hợp này các thứ tự bản tin của thủ tục giống hệt trường hợp trên, chỉ

khác duy nhất một điểm đó là tất cả các bản tin báo hiệu gửi từ đầu cuối này tới đầu

cuối kia đều thông qua phần tử trung gian là gatekeeper 1.

31

Page 44: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chỉ có phía bị gọi có đăng ký với gatekeeper

Trong trường hợp chỉ có phía bị gọi đăng ký với gatekeeper và các bản tin báo hiệu

truyền trực tiếp thì thủ tục báo hiệu của nó sẽ có dạng như hình.

Hình 4-14: Chỉ có phía bị gọi đăng ký – Báo hiệu truyền trực tiếp

Đầu tiên phía chủ gọi gửi bản tin Setup (1) trên kênh báo hiệu đã biết địa chỉ tới phía

bị gọi. Nếu phía bị gọi chấp nhận nó sẽ trao đổi cặp bản tin ARQ (3)/ACF (4) với

gatekeeper 2. Phía bị gọi cũng có thể nhận được ARJ (4), khi đó nó sẽ gửi bản tin

Release Complete tới phía chủ gọi. Trong trường hợp chấp nhận phía bị gọi sẽ trả lời

bằng bản tin Connect (6) có chứa địa chỉ kênh điều khiển H.245 cho phía chủ gọi.

Trường hợp báo hiệu do gatekeeper định tuyến, thủ tục báo hiệu được thể hiện trên

hình .

32

Page 45: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-15: Chỉ có phía bị gọi đăng ký gatekeeper định tuyến báo hiệu

Đầu tiên phía chủ gọi sẽ gửi bản tin Setup (1) trên kênh báo hiệu đã biết trước địa chỉ

tới phía bị gọi , nếu phía bị gọi chấp nhận cuộc gọi nó sẽ trao đổi bản tin ARQ

(3)/ARJ (4) với gatekeeper. Trong bản tin ARJ mà gatekeeper trả lời cho phía bị gọi

chứa mã yêu cầu định tuyến cuộc gọi qua gatekeeper (routeCallTogatekeeper). Khi

đó phía bị gọi sẽ gửi bản tin Facility (5) có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của gatekeeper

tới phía chủ gọi. Sau đó phía chủ gọi gửi bản tin Release Complete (6) tới phía chủ

gọi và căn cứ vào địa chỉ kênh báo hiệu phía chủ gọi sẽ gửi bản tin Setup (7) tới

gatekeeper, gatekeeper gửi bản tin Setup (8) tới phía bị gọi. Sau đó phía bị gọi sẽ trao

đổi bản tin ARQ (9)/ACF (10) với gatekeeper, phía bị gọi gửi bản tin Connect (12)

có chứa địa chỉ kênh điều khiển H.245 tới gatekeeper. gatekeeper sẽ gửi bản tin

Connect (13) có chứa địa chỉ kênh điều khiển H.245 của phía bị gọi.

33

Page 46: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hai đầu cuối đăng ký với hai gatekeeper khác nhau

Tình huống này có 4 trường hợp xảy ra:

+ Cả hai gatekeeper đều chọn cách định tuyến báo hiệu trực tiếp giữa hai đầu cuối,

khi đó thủ tục báo hiệu được thể hiện trên hình .

Hình 4-16: Hai đầu cuối đăng ký với hai gatekeeper –

Cả hai gatekeeper đều truyền báo hiệu trực tiếp giữa hai đầu cuối

Đầu tiên phía chủ gọi trao đổi các bản tin ARQ (1)/ACF (2) với gatekeeper 1, trong

bản tin ACF sẽ chứa địa chỉ kênh báo hiệu của phía bị gọi. Căn cứ vào địa chỉ này

phía chủ gọi gửi bản tin Setup (3) tới đầu cuối bị gọi. Nếu phía bị gọi chấp nhận thì

nó sẽ trao đổi ARQ (5)/ACF (6) với gatekeeper 2, nếu phía bị gọi nhận được ARJ (6)

thì nó sẽ gửi bản tin Release Complete tới phía chủ gọi. phía bị gọi.

Khi nhận được ACF phía bị gọi sẽ gửi bảo tin Connect (8) có chứa địa chỉ kênh điều

khiển H.245 tới phía chủ gọi.

+ Trường hợp thứ hai là gatekeeper 1 phía chủ gọi truyền báo hiệu theo phương thức

trực tiếp còn gatekeeper 2 phía bị gọi định tuyến báo hiệu cuộc gọi qua nó. Thủ tục

báo hiệu trong trường hợp này được thể hiện trên hình.

34

Page 47: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 4-17: Hai bên đăng ký với hai gatekeeper – Phía gọi truyền trực tiếp còn

phía bị gọi thì định tuyến báo hiệu qua gatekeeper 2

Đầu tiên phía chủ gọi trao đổi ARQ (1)/ACF (2) với gatekeeper 1, sau đó phía chủ

gọi sẽ gửi bản tin Setup (3) tới phía bị gọi. Nếu phía bị gọi chấp nhận, nó sẽ trao đổi

ARQ (5)/ARJ (6) với gatekeeper 2, trong bản tin ARJ (6) có chứa địa chỉ kênh báo

hiệu của nó và chứa mã chỉ thị báo hiệu định tuyến tới gatekeeper 2

(routeCallTogatekeeper). Sau đó phía bị gọi sẽ trả lời phía chủ gọi bằng bản tin

Facility (7) có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của gatekeeper 2. Tiếp theo phía chủ gọi sẽ

gửi bản tin Release

35

Page 48: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Complete tới phía bị gọi và trao đổi cặp bản tin DRQ (9)/DCF (10) với gatekeeper 1.

Khi nhận được DCF phía chủ gọi sẽ lại bắt đầu trao đổi bản tin ARQ (11)/ACF (12)

với gatekeeper 1. Tiếp theo phía chủ Gọi sẽ gửi bản tin Setup (13) tới địa chỉ kênh

báo hiệu của gatekeeper 2, sau đó gatekeeper 2 sẽ gửi bản tin Setup (13) tới phía bị

gọi. Phía bị gọi sẽ bắt đầu trao đổi ARQ (15)/ACF (16) với gatekeeper 2, sau đó phía

bị gọi sẽ gửi bản tin Connect (18) có chứa địa chỉ kênh điều khiển H.245 của nó tới

gatekeeper 2. gatekeeper 2 sẽ gửi bản tin Connect (19) tới phía chủ gọi.

+ Trường hợp thứ 3 là gatekeeper 1 phía chủ gọi định tuyến báo hiệu qua nó còn

gatekeeper 2 phía bị gọi chọn phương thức truyến báo hiệu trực tiếp. Thủ tục báo

hiệu của trường hợp này được thể hiện trên hình :

Hình 4-18: Hai bên đăng ký với 2 gatekeeper – gatekeeper 1 phía gọi định tuyến

báo hiệu còn phía bị gọi thì truyền trực tiếp

Đầu tiên phía chủ gọi trao đổi bản tin ARQ (1)/ACF (2) với gatekeeper 1, khi nhận

được ACF có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của gatekeeper 1 thì TB chủ gọi sẽ gửi bản

tin Setup (3) tới gatekeeper 1.

gatekeeper 1 sẽ gửi bản tin Setup (4) có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của nó tới TB bị

gọi. Nếu TB bị gọi chấp nhận, nó sẽ trao đổi ARQ (6)/ACF (7) với gatekeeper 2, nếu

nhận được ARJ (7) thì nó sẽ gửi bản tin Release Complete tới phía chủ gọi. Nếu nhận

được ACF (7) thì TB bị gọi sẽ gửi bản tin Connect (9) có chứa địa chỉ kênh điều

36

Page 49: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

khiển H.245 của nó tới gatekeeper 1. gatekeeper 1 sẽ gửi bản tin Connect (10) có

chứa địa chỉ kênh điều khiển H.245 của TB bị gọi tới TB chủ gọi.

+ Trường hợp thứ 4 là hai điểm cuối đăng ký với 2 gatekeeper và cả hai gatekeeper

này đều chọn phương thức định tuyến báo hiệu cuộc gọi qua chúng. Thủ tục báo hiệu

của trường hợp này được thể hiện trên hình :

Hình 4-19: Hai đầu cuối đều đăng ký - Định tuyến qua hai gatekeeper

Đầu tiên TB chủ gọi trao đổi ARQ (1)/ACF (2) với gatekeeper 1, trong bản tin ACF

có chứa địa chỉ kênh báo hiệu của gatekeeper 1.

Tiếp theo TB chủ gọi căn cứ vào địa chỉ này gửi bản tin Setup (3) tới gatekeeper 1..

Quá trình trao đổi bản tin có trình tự gần giống các trường hợp trước nhưng chỉ khác

một điểm đó là các TB chỉ trao đổi bản tin báo hiệu với các gatekeeper quản lý nó và

các gatekeeper có trao đổi bản tin báo hiệu cuộc gọi với nhau.

37

Page 50: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Báo hiệu kiểu Overlap

Các thành phần trong mạng H323 có thể được hỗ trợ khả năng báo hiệu kiểu

Overlap. Nếu trong mạng có gatekeeper thì thủ tục báo hiệu kiểu Overlap sẽ được

dùng, các điểm cuối gửi đến gatekeeper bản tin ARQ mỗi khi có thêm thông tin về

địa chỉ gọi. Địa chỉ này được lưu trong trường destinationInfo của bản tin ARQ. Nếu

địa chỉ này là chưa đầy đủ (gatekeeper không thể xác định được đích) thì gatekeeper

sẽ trả lời bằng bản tin ARJ với thành phần thông tin AddmissionRejectReason có giá

trị là incompleteAddress (nếu có giá trị khác thì cuộc gọi coi như bị huỷ bỏ). Vì vậy,

điểm cuối phải gửi tiếp các bản tin ARQ cho đến khi địa chỉ mà gatekeeper nhận

được là đầy đủ. Nếu đã nhận đủ địa chỉ, gatekeeper trả lời bằng bản tin ACF.

Khi điểm cuối nhận được địa chỉ kênh báo hiệu đích destCallSignalAddress (có thể là

của gatekeeper hoặc của đích tuỳ theo phương pháp định tuyến báo hiệu) từ

gatekeeper, nó gửi đến địa chỉ này gói tin Setup với trường canOverlapSend chỉ định

liệu phương pháp báo hiệu Overlap có được áp dụng hay không. Nếu phía nhận nhận

được bản tin Setup với địa chỉ chưa đầy đủ và thành phần thông tin canOverlapSend

có giá trị là TRUE thì nó sẽ khởi động thủ tục báo hiệu kiểu Overlap bằng cách trả

lời bằng bản tin Setup Acknowledge. Các thông tin thêm về địa chỉ sẽ được phía chủ

gọi gửi trong bản tin Information. Nếu địa chỉ nhận được là không đầy đủ và trường

canOverlapSend có giá trị FALSE thì phía nhận trả lời bằng bản tin ReleaseComplete

để huỷ bỏ cuộc gọi.

Thủ tục kết nối nhanh

Sau khi trao đổi các bản tin báo hiệu, kênh điều khiển được thiết lập, sau đó kênh

thông tin mới được mở. Tuy nhiên, có thể bỏ qua giai đoạn thiết lập kênh điều khiển

bằng cách dùng thủ tục kết nối nhanh trên kênh báo hiệu.

Phía chủ gọi khởi động thủ tục kết nối nhanh khi gửi bản tin Setup có kèm theo thành

phần thông tin fastStart đến phí bị gọi.

Thành phần thông tin fastSatrt này chứa một chuỗi cấu trúc OpenLogicalChanel mô

tả đầy đủ các thông tin về kênh thông tin mà nó đề nghị thiết lập.

38

Page 51: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Phía bị gọi có thể từ chối thủ tục kết nối nhanh bằng cách không gửi thành phần

thông tin fastStart trong bất cứ gói tin trả lời nào. Lúc đó, kênh điều khiển H245 phải

được thiết lập. Ngược lại, nếu phía bị gọi chấp nhận, trong gói tin trả lời sẽ có chứa

thành phần thông tin fastStart lựa chọn một cấu trúc Open LogicalChanel trong số

các cấu trúc mà bên gọi đề nghị. Qua đó, kênh thông tin được thiết lập giống như thủ

tục đóng mở kênh logic của kênh H245.

Phía bị gọi có thể bắt đầu truyền thông tin (media) ngay sau khi nhận được gói tin

báo hiệu từ phía chủ gọi có chứa thành phần thông tin fastStart. Do đó phía chủ gọi

phải chuẩn bị sẵn sàng để nhận bất cứ một kênh thông tin nào mà nó đã đưa ra trong

bản tin Setup. Khi nhận được bản tin trả lời có chứa thành phần thông tin fastStart ,

phía chủ gọi có thể ngừng chuẩn bị nhận thông tin trên các kênh không được chấp

nhận. Phía chủ gọi có thể yêu cầu phía bị gọi chưa gửi thông tin trước khi trả lời bằng

bản tin Connect. Nếu như trong bản tin Setup, thành phần thông tin

mediaWaitForConnect được thiết lập là TRUE thì phía bị goi không được phép gửi

dòng thông tin media cho đến khi đã gửi đi bản tin Connect.

Phía chủ gọi có thể bắt đầu truyền thông tin media ngay khi nhận được bản tin trả lời

có thành phần thông tin fastStart.Vì vậy, bên bị gọi phải sẵn sàng nhận thông tin

media trên kênh mà nó đã chấp nhận.

Chuyển sang kênh H245

Sau khi thiết lập cuộc gọi sử dụng thủ tục kết nối nhanh, một trong hai bên có nhu

cầu sử dụng các thủ tục chỉ có ở kênh H245.

Một trong hai bên có thể khởi động thủ tục thiết lập kênh H245 trong bất kì thời điểm

nào của cuộc gọi, sử dụng phương thức mã hoá gói tin H245 trong gói tin H225 (xem

phần sau) hoặc sử dụng kết nối kênh H245 riêng. Khi sử dụng thủ tục kết nối nhanh,

kênh báo hiệu phải được mở cho đến khi cuộc gọi kết thúc hoặc kênh H245 được

thiết lập.

Khi sử dụng kênh H245 riêng, tất cả các thủ tục bắt buộc của H245 phải được thực

hiện trước khi khởi động các thủ tục khác.

39

Page 52: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Kênh thông tin đã được thiết lập trong thủ tục kết nối nhanh sẽ được thừa kế và được

xem như chúng đã được mở bởi thủ tục mở kênh thông tin của H245.

Giải phóng cuộc gọi

Nếu kênh thông tin được thiết lập bằng thủ tục kết nối nhanh và không chuyển sang

kênh H245, cuộc gọi được giải phóng khi một trong hai bên gửi đi gói tin báo hiệu

ReleaseComplete.

4.2.2.2 Thiết lập kênh điều khiển :

Sau khi trao đổi csác bản tin thiết lập cuộc gọi, các điểm cuối sẽ thiết lập kênh điều

khiển H.245 với địa chỉ được xác định trong bước 1. Kênh điều khiển này có thể do

phía bị gọi thiết lập sau khi nó nhận được bản tin Setup hoặc do phía chủ gọi thiết lập

khi nó nhận được bản tin Alerting hoặc Call Proceeding. Trong trường hợp không

nhận được bản tin Connect hoặc một điểm cuối gửi Release Complete, thì kênh điều

khiển H.245 sẽ bị đóng. Đầu tiên các điểm cuối trao đổi các bản tin để trao đổi khả

năng thu phát luồng thông tin media. Sau đó chúng sẽ thực hiện thủ tục để xác định

chủ - tớ (master - slave). Trong trường hợp cả hai điểm cuối đều có khả năng của

MC, thủ tục này sẽ xác định điểm cuối nào là active MC (active MC sẽ là chủ trong

cuộc gọi hội nghị).

Sau khi thực hiện xong các thủ tục này, cuộc gọi chuyển sang bước thứ 3 để thiết lập

kênh thông tin.

Mã hoá bản tin H245 trong bản tin báo hiệu H225.0 Với mục đích duy trì tài nguyên,

đồng bộ hoá giữa báo hiệu và điều khiển cuộc gọi, giảm thời gian thiết lập cuộc gọi,

các bản tin H245 sẽ được mã hoá trong bản tin báo hiệu H225 truyền trên kênh báo

hiệu thay vì thiết lập một kênh điều khiển H245 riêng.

Điểm cuối muốn sử dụng phương thức này sẽ thiết lập thành phần thông tin

h245Tunneling lên giá trị TRUE trong bản tin Setup và các bản tin báo hiệu sau đó

trong thời gian phương thức này vẫn được sử dụng. Nếu chấp nhận phương thức này,

bên nhận sẽ thiết lập thành phần thông tin h245Tunneling lên giá trị TRUE trong bản

tin trả lời cho bản tin Setup và trong các bản tin tiếp theo trong thời gian phương thức

này vẫn được sử dụng.

40

Page 53: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Một hoặc nhiều bản tin H245 có thể được mã hoá trong một bản tin H225.0. Trong

thời gian không cần truyền bản tin báo hiệu nào mà cần phải gửi bản tin điều khiển

H245 thì bản tin H245 sẽ đươc gửi đi trong bản tin báo hiệu Facility trên kênh báo

hiệu.

Nếu trong bản tin Setup có mã hoá bán tin H245 nhưng phía bị gọi lại không chấp

nhận thì phía chủ gọi phải coi như phía bị gọi đã bỏ qua thành phần thông tin này.

Phía chủ gọi không được phép sử dụng thành phần thông tin fastStart và gói tin H245

được mã hoá trong cùng bản tin Setup, bởi vì như vậy thì thủ tục kết nối nhanh sẽ bị

bỏ qua. Mặc dù vậy, cả hai bên vẫn có thể gửi thành phần thông tin fastStart và thiết

lập giá trị h245Tunneling bằng TRUE trong cùng bản tin Setup. Trong trường hợp

này, thủ tục kết nối nhanh sẽ được thực hiện và kết nối H245 vẫn chưa được thiết lập.

Khi khởi động thiết lập kênh H245 hoặc các bản tin H245 được mã hoá trong gói tin

H225.0 được truyền đi thì thủ tục kết nối nhanh được kết thúc.

Khi sử dụng phương thức này, kênh báo hiệu phải được duy trì cho đến khi cuộc gọi

kết thúc hoặc kênh H245 được thiết lập.

Chuyển sang kết nối H245 riêng

Khi phương thức mã hoá bản tin H245 trong bản tin báo hiệu hoặc thủ tục kết nối

nhanh được sử dụng, một trong hai điểm cuối có thể khởi động chuyển sang sử dụng

một kênh H245 riêng. Để có thể chuyển sang kênh H245 tại một thời điểm bất kì, các

bản tin báo hiệu phải luôn chứa địa chỉ của kênh H245. Nếu một điểm cuối muối

chuyển sang sử dụng kênh H245 riêng mà chưa nhận được địa chỉ của kênh H245

trong bản tin báo hiệu thì nó sẽ gửi đi một bản tin FACILITY kèm theo địa chỉ của

nó, đồng thời yêu cầu bên kia gửi trả lại địa chỉ của kênh H245. Sau khi đã có địa chỉ

chúng sẽ mở kết nối TCP để thiết lập kênh điều khiển. Bên khởi tạo kênh điều khiển

không được phép gửi thêm bất cứ bản tin báo hiệu nào có chứa bản tin H245, đồng

thời các bản tin H245 cũng chưa được phép truyền cho đến khi kết nối TCP được xác

nhận. Bên xác nhận kết nối TCP sau khi đã xác nhận không được phép gửi thêm các

bản tin báo hiệu có mã hoá bản tin điều khiển nữa.

41

Page 54: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Bởi vì có thể trong thời gian khởi tạo kênh H245, các bản tin báo hiệu có mã hoá bản

tin H245 vẫn có thể được truyền đi, nên các điểm cuối phải có khả năng xử lí các bản

tin này cho đến khi nhận được bản tin báo hiệu có thành phần thông tin

h245Tunneling là FALSE. Trả lời cho các bản tin này sẽ được truyền trên kênh điều

khiển đã được thiết lập. Sau khi kênh H245 được thiết lập thì không thể quay trở lại

sử dụng phương thức mã hoá bản tin H245 trong bản tin báo hiệu nữa.

4.2.2.3 Thiết lập truyền thông :

Sau khi trao đổi khả năng (tốc độ nhận tối đa, phương thức mã hoá..) và xác định

master-slave trong giao tiếp trong giai đoạn 2, thủ tục điều khiển kênh H.245 sẽ thực

hiện việc mở kênh logic để truyền thông tin. Sau khi mở kênh logic để truyền tín hiệu

là âm thanh và hình ảnh thì mỗi điểm cuối truyền tín hiệu sẽ truyền đi một bản tin

h2250MaximumSkewIndication để xác định thông số truyền.

Thay đổi chế độ hoạt động

Trong giai đoạn này các điểm cuối có thể thực hiện thủ tục thay đổi cấu trúc kênh,

thay đổi khả năng và chế độ truyền cũng như nhận.

Trao đổi các luồng tín hiệu video

Việc sử dụng chỉ thị videoIndicateReadyToActive được định nghĩa trong khuyến

nghị H.245 là không bắt buộc, nhưng khi sử dụng thì thủ tục của nó như sau. Đầu

tiên phía chủ gọi sẽ không được phép truyền video cho đến khi phía bị gọi chỉ thị sẵn

sàng để truyền video. Phía chủ gọi sẽ truyền bản tin videoIndicateReadyToActive sau

khi kết thúc quá trình trao đổi khả năng, nhưng nó sẽ không truyuền tín hiệu video

cho đến khi nhận được bản tin videoIndicateReadyToActive hoặc nhận được luồng

tín hiệu video đến từ phía phía bị gọi.

Phân phối các địa chỉ luồng dữ liệu Trong chế độ một địa chỉ, một điểm cuối sẽ mở

một kênh logic tới MCU hoặc một điểm cuối khác. Địa chỉ của các kênh chứa trong

bản tin openLogicalChannel và openLogicalChannelAck.

Trong chế độ địa chỉ nhóm, địa chỉ nhóm sẽ được xác định bởi MC và được truyền

tới các điểm cuối trong bản tin communicationModeCommand. Một điểm cuối sẽ

42

Page 55: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

báo cho MC việc mở một kênh logic với địa chỉ nhóm thông qua bản tin

openLogicalChannel và MC sẽ truyền bản tin đó tới tất cả các điểm cuối trong nhóm.

4.2.2.4 Dịch vụ :

Lúc này, cuộc gọi đã được thiết lập, hai bên có thể trao đổi thông tin media. Các dịch

vụ giám sát chất lượng hoạt động, thay đổi độ rộng băng tần, các dịch vụ bổ trợ khác

cũng được tiến hành.

Thay đổi độ rộng băng tần

Độ rộng băng tần của một cuộc gọi được gatekeeper thiết lập trong khoảng thời gian

thiết lập trao đổi. Một điểm cuối phải chắc chắn rằng tổng tất cả luồng truyền, nhận

âm thanh và hình ảnh đều phải nằm trong độ rộng băng tần đã thiết lập.

Tại mọi thời điểm trong khi hội thoại, điểm cuối hoặc gatekeeper đều có thể yêu cầu

tăng hoặc giảm độ rộng băng tần. Một điểm cuối có thể thay đổi tốc độ truyền trên

một kênh logic mà không yêu cầu gatekeeper thay đổi độ rộng băng tần nếu như tổng

tốc độ truyền và nhận không vượt quá độ rộng băng tần hiện tại. Trong trường hợp

ngược lại thì điểm cuối phải yêu cầu gatekeeper mà nó đăng ký thay đổi độ rộng

băng tần.

Thủ tục thay đổi độ rộng băng tần - thay đổi thông số truyền được thể hiện trên hình .

Hình 4-20: Yêu cầu thay đổi độ rộng của băng tần – thay đổi thông số truyền

Khi điểm cuối 1 muốn tăng tốc độ truyền trên kênh logic trước hết nó phải xác định

xem có thể vượt quá độ rộng băng tần của cuộc gọi hiện tại không. Nếu có thể thì nó

sẽ gửi bản tin BRQ (1) tới gatekeeper 1. Khi nhận được bản tin BCF (2) có nghĩa là

43

Page 56: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

có đủ độ rộng băng tần cho yêu cầu, điểm cuối 1 sẽ gửi bản tin closeLogicalChannel

(3) để đóng kênh logic. Sau đó nó sẽ mở lại kênh logic bằng cách gửi bản tin

openLogicalChannel (4) có chứa giá trị tốc độ mới tới điểm cuối 2. Trước hết nó phải

xác định xem giá trị đó có vượt quá độ rộng băng tần của kênh hay không, nếu chấp

nhận giá trị này thì nó sẽ trao đổi bản tin yêu cầu thay đổi độ rộng băng tần BRQ

(5)/BCF (6) với gatekeeper 2. Nếu độ rộng băng tần đủ cho yêu cầu thay đổi thì điểm

cuối 2 sẽ trả lời điểm cuối 1 bằng bản tin openLogicChannelAck (7), trong trường

hợp ngược lại nó sẽ từ chối bằng bản tin openLogicChannelReject.

Thủ tục thay đổi độ rộng băng tần - Thay đổi thông số nhận được thể hiện trên hình:

Hình 4-21: Yêu cầu thay đổi độ rộng băng tần – thay đổi thông số nhận

Khi điểm cuối 1 muốn tăng tốc độ nhận trên kênh logic của mình, trước hết nó phải

xác định xem có thể vượt quá độ rộng băng tần của cuộc gọi hiện tại không. Nếu có

thể thì nó sẽ gửi BRQ (1) tới gatekeeper 1, khi nhận được BCF (2) thì nó sẽ gửi bản

tin flowControlCommand (3) có chứa giới hạn tốc độ mới của kênh tới điểm cuối 2.

Trước hết điểm cuối 2 phải xác định xem băng tần mới có vượt quá khả năng của

kênh không, nếu chấp nhận được thì nó sẽ gửi bản tin yêu cầu thay đổi độ rộng băng

tần BRQ (4) tới gatekeeper 2. Khi nhận được BCF (5) thì điểm cuối 2 sẽ gửi bản tin

closeLogiclChannel (6) để đóng kênh logic sau đó mở lại kênh logic bằng bản tin

44

Page 57: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

openLogicalChannel (7) có chứa tốc độ bit mới tới điểm cuối 1. Đầu cuối 1 sẽ xác

định tốc độ mới và trả lời điểm cuối 2 bằng bản tin openLogicalChannelAck (6).

Giám sát trạng thái

Để giám sát trạng thái hoạt động của điểm cuối, gatekeeper liên tục trao đổi cặp bản

tin IRQ/IRR với các điểm cuối do nó kiểm soát . Khoảng thời gian đều đặn giữa các

lần trao đổi các bản tin có thể lớn hơn 10 giây và giá trị của nó do nhà sản xuất quyết

định.

Gatekeeper có thể yêu cầu một điểm cuối gửi cho nó bản tin IRR một cách đều đặn

nhờ giá trị của trường irrFrequency trong bản tin ACF gửi cho điểm cuối đó để xác

định tốc độ truyền bản tin IRR.

Khi xác định được giá trị của trường irrFrequency, điểm cuối sẽ gửi bản tin IRR với

tốc độ đó trong suốt khoảng thời gian của cuộc gọi.

Trong khi đó gatekeeper có thể vẫn gửi IRQ tới điểm cuối và yêu cầu trả lời theo cơ

chế như đã trình bày ở trên.

Trong khoảng thời gian diễn ra cuộc gọi, một điểm cuối hoặc gatekeeper có thể đều

đặn hỏi trạng thái từ điểm cuối bên kia bằng cách sử dụng bản tin Status Enquiry.

Điểm cuối nhận được bản tin Status Enquiry sẽ trả lời bằng bản tin chỉ thị trạng thái

hiện thời.

Thủ tục hỏi đáp này có thể được gatekeeper sử dụng để kiểm tra một cách đều đặn

xem cuộc gọi có còn đang hoạt động không. Có một lưu ý là các bản tin này là bản

tin H.225.0 được truyền trên kênh báo hiệu cuộc gọi không ảnh hưởng đến các bản

tin IRR được truyền trên kênh RAS.

4.2.2.5 Kết thúc cuộc gọi :

Một điểm cuối có thể kết thúc cuộc gọi theo các bước của thủ tục sau:

Dừng truyền luồng tín hiệu video khi kết thúc truyền một ảnh, sau đó đóng tất

cả các kênh logic phục vụ truyền video.

Dừng truyền dữ liệu và đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền dữ liệu.

Dừng truyền audio sau đó đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền audio.

45

Page 58: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Truyền bản tin H.245 endSessionCommand trên kênh điều khiển H.245 để

báo cho đầu kia biết nó muốn kết thúc cuộc gọi. Sau đó nó dừng truyền các

bản tin H.245 và đóng kênh điều khiển H.245.

Nó sẽ chờ nhận bản tin endSessionCommand từ bên kia và sẽ đóng kênh điều

khiển H.245

Nếu kênh báo hiệu cuộc gọi đang mở, thì nó sẽ truyền đi bản tin Release

Complete sau đó đóng kênh báo hiệu.

Nó cũng có thể kết thúc cuộc gọi theo các thủ tục sau đây: một điểm cuối nhận bản

tin endSessionCommand mà trước đó nó không truyền đi bản tin này, thì nó sẽ lần

lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6 trên đây chỉ bỏ qua bước 5.

Chú ý: Kết thúc một cuộc gọi không có nghĩa là kết thúc một hội nghị (cuộc gọi có

nhiều điểm cuối tham gia), một hội nghị sẽ chắc chắn kết thúc khi sử dụng bản tin

H.245 dropConference. Khi đó các điểm cuối sẽ chờ MC kết thúc cuộc gọi theo thủ

tục trên.Trong một cuộc gọi không có sự tham gia của gatekeeper thì chỉ cần thực

hiện các bước từ 1 đến 6.

Nhưng trong cuộc gọi có sự tham gia của gatekeeper thì cần có hoạt động giải phóng

băng tần, thủ tục này được thể hiện trên hình.

Hình 4-22: Điểm cuối kết thúc cuộc gọi có sự tham gia của gatekeeper

46

Page 59: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Vì vậy sau khi thực hiện các bước từ 1 đến 6, mỗi điểm cuối sẽ truyền đi bản tin

DRQ (3) tới gatekeeper để yêu cầu giải phóng khỏi gatekeeper. Sau đó gatekeeper sẽ

trả lời bằng bản tin DCF (4). Sau khi gửi DRQ, thì điểm cuối sẽ không gửi bản tin

IRR tới gatekeeper nữa và khi đó cuộc gọi kết thúc.

Trên đây là thủ tục kết thúc cuộc gọi có sự tham gia của gatekeeper do điểm cuối

thực hiện. Thủ tục kết thúc cuộc gọi do gatekeeper thực hiện được thể hiện trên hình

2.23. Đầu tiên gatekeeper gửi bản tin DRQ tới điểm cuối, khi nhận được bản tin này

điểm cuối sẽ lần lượt thực hiện các bước từ 1 đến 6 sau đó trả lời gatekeeper bằng

bản tin DCF. Đầu kia khi nhận được bản tin endSessionCommand sẽ thực hiện thủ

tục giải phóng giống trường hợp điểm cuối chủ động kết thúc cuộc gọi .

Hình 4-23: Kết thúc cuộc gọi bắt đầu từ gatekeeper

Nếu cuộc gọi là một hội nghị thì gatekeeper sẽ gửi DRQ tới tất cả các điểm cuối tham

gia hội nghị.

Tổng kết các phương pháp thiết lập cuộc gọi giữa các đầu cuối :

Cả hai Endpoint thiết lập cuộc gọi không thông qua Gatekeeper.

Cả hai Endpoint đăng ký cùng một Gatekeeper và báo hiệu cuộc gọi trực tiếp

giữa hai Endpoint với nhau.

Cả hai Endpoint đăng ký cùng một Gatekeeper và Gatekeeper báo hiệu cuộc gọi.

47

Page 60: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chỉ có Endpoint gọi đăng ký với Gatekeeper và sử dụng báo hiệu trực tiếp.

Chỉ có Endpoint gọi đăng ký với Gatekeeper và Gatekeeper báo hiệu cuộc gọi.

Chỉ có Endpoint được gọi đăng ký với Gatekeeper và sử dụng báo hiệu trực tiếp.

Chỉ có Endpoint được gọi đăng ký với Gatekeeper và Gatekeeper báo hiệu cuộc

gọi.

Cả hai Endpoint đăng ký hai Gatekeeper khác nhau và sử dụng báo hiệu cuộc

gọi trực tiếp.

Cả hai Endpoint đăng ký hai Gatekeeper khác nhau và hai Gatekeeper báo hiệu

cuộc gọi

48

Page 61: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 5 : Các khả năng của chuẩn H323 và ứng dụng Các chuẩn được cung cấp trong chuẩn H323 :

Hình 5-1: Các chuẩn được cung cấp trong chuẩn H323

Bảng tổng kết các chuẩn được công bố theo năm :

Bảng 5-1: Bảng tổng kết các chuẩn trong năm

49

Page 62: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

5.1 Chuẩn nén âm thanh :

5.1.1 Chuẩn nén âm thanh G711: Chuẩn G.711 là một chuẩn nén âm thanh được sử dụng rộng rãi cho các hội nghị âm

thanh. Chuẩn này mô tả phương pháp mã hoá và giải mã âm thanh với tốc độ

64Kbps.Mỗi mẫu âm thanh là một số nhị phân có tám bit được sử dụng cho phạm vi

toàn cầu. ITU – T đưa ra hai quy luật mã hóa là mã hóa theo quy luật A và mã hóa

theo quy luật µ. Khi sử dụng luật mã hóa µ trong mạng truyền thông thì việc chặn tất

cả các tín hiệu ký tự 0 là yêu cầu nhất thiết. Giá trị lượng tử hóa là kết quả của luật

mã hóa. Bất cứ sự chuyển đổi cần thiết giữa các quốc gia đều sử dụng quy luật µ.

Khi tín hiệu ký tự được truyền tuần tự trong một tầng vật lý, bit số 1 (bit dấu) được

truyền trước tiên và bit số 8 (bit ít có ý nghĩa nhất) được truyền cuối cùng.

5.1.2 Chuẩn nén âm thanh G723 : Chuẩn G.723 giới thiệu một bộ nén có thể dùng để nén tín hiệu thoại hoặc những tín

hiệu âm thanh khác của các dịch vụ đa phương tiện ở tốc độ bit rất thấp. Trong thiết

kế của chuẩn này, nguyên lý ứng dụng làm việc ở tốc độ truyền bit rất nhỏ. Bộ mã

hóa này được tích hợp hai tốc độ khác nhau: 5.3 và 6.3kbit/s. Cả hai tốc độ đều hỗ trợ

bởi bộ mã hóa và giải mã. Chúng có thể chuyển đổi qua lại tại bất kì khung truyền

(30 ms) nào. Với tốc độ 6.3 kbit/s chất lượng âm thanh tốt hơn. Bộ mã hóa này nén

thoại với chất lượng cao ở cả hai tốc độ nhưng ít sử dụng kĩ thuật phức tạp. Các tín

hiệu âm thanh khác sau khi được nén cho âm thanh có chất lượng không thực lắm.

Về độ trễ, bộ mã hóa này mã hóa tín hiệu thoại và những tín hiệu âm thanh khác bằng

những khung 30 ms, thêm độ trễ của phần chuyển đổi giữa các khung 7.5 ms, thời

gian trễ tổng cộng là 37.5 ms.

5.1.3 Chuẩn nén âm thanh G729 : Chuẩn nén âm thanh G729 là chuẩn nén mới nhất được ITU-T đưa ra. Những đặc

điểm của chuẩn : chuẩn này sử dụng thuật toán mã hoá 8 kbit/s .Một trong những

chuẩn dùng cho mọi ứng dụng bao gồm cả không dây. Các chuẩn cùng được phát

triển với chuẩn này là G729A, G729D, G729E. Các ưu điểm của chuẩn G729 :

50

Page 63: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chất lượng của dịch vụ : bởi vì độ trễ của chuẩn này là 10 ms, nên nó được

dùng trong truyền âm thanh. Chất lượng của âm thanh không phụ thuộc vào

khoảng cách giữa các máy điện thoại.

Tính tương thích : Bởi vì nâng cấp mạng để tăng khả năng băng thông là rất

tốn kém. Do vậy các nhà cung cấp sẽ sử dụng những chuẩn chung để tương

thích với những nhà phát triển khác.

Tính kinh tế : các công ty muốn tăng khả năng truyền âm thành, dữ liệu, nâng

cao chất lượng và giảm giá thành thì chuẩn này là một đề nghị có giá trị.

5.2 Chuẩn nén hình ảnh :

5.2.1 Chuẩn nén hình ảnh H261 : Chuẩn H.261được ITU-T đưa ra vào năm 1990. Chuẩn này đưa ra những phương

pháp mã hoá và giải mã hình ảnh, dùng trong việc truyền hình ảnh video của các dịch

vụ nghe nhìn với tốc độ px64Kbps ( p = 1- 30 ). Chuẩn này thực sự hiệu quả khi sử

dụng cho các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyển mạch điện tử (SCN). H.261

thường được dùng với các chuẩn khác như: H221, H230, H242 và H320 hoặc những

chuẩn mới.

5.2.2 Chuẩn nén hình ảnh H263: H263 ra đời khoảng 5 năm sau chuẩn H261, là phần mới thêm vào trong loạt chuẩn H

của ITU và mục đích là để mở rộng khả năng mã hóa video cho việc truyền thông tốc

độ thấp (Low Bit Rate Communication). H.263 được thiết kế cho mạng có tốc độ nhỏ

hơn 64 Kbps, rất thích hợp cho các mạng truyền thông có băng thông thấp. Chuẩn

này chỉ mở rộng thêm một vài phần so với chuẩn H.261.

5.3 Chuẩn T120 :

5.3.1 Giới thiệu :

Chuẩn T120 bao gồm một tập hợp các dịch vụ, giao thức ứng dụng và truyền thông

mà cung cấp cho truyền thông dữ liệu đa điểm thời gian thực. Chuẩn T120 cung cấp

cho những khả năng xây dựng những ứng dụng dựa trên sự hợp tác giữa các điểm,

bao gồm chia sẻ ứng dụng, ứng dụng đa người dùng…

51

Page 64: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chuẩn T120 được đưa ra bởi International Telecommunications Union (ITU) . Chuẩn

này cũng được hỗ trợ bởi các công ty lớn như Apple, AT&T, British Telecom, Cisco

Sytems, Intel, MCI, Mircosoft, Picture Tel cho các dịch vụ, sản phẩm dựa trên T120.

5.3.2 Các ưu điểm của T120 :

5.3.2.1 Truyền dữ liệu đa điểm :

T120 cung cấp cho những người phát triển một cách nhìn thông thoáng về tạo và

quản lý đa điểm dễ dàng. Dữ liệu có thể truyền đến nhiều điểm trong thời gian thực.

5.3.2.2 Tính tương thích :

T120 cho phép các ứng dụng đầu cuối từ các nhà cung cấp khác nhau có thể tương

tác qua lại với nhau. T120 cũng chỉ ra làm thế nào những ứng dụng có thể tương tác

với hoặc thông qua các hệ thống mạng khác nhau mà cũng cung cấp chuẩn T120.

5.3.2.3 Truyền dữ liệu tin cậy :

Dữ liệu được truyền đi sẽ được đảm bảo rằng là truyền đúng.

5.3.2.4 Hiệu qủa trong multicast :

Bằng cách sử dụng multicast, kiến trúc T120 làm giảm sự tắc nghẽn và tăng hiệu suất

cho người sử dụng cuối. Kiến trúc T120 có thể dùng cả unicast, multicast đồng thời,

cung cấp một giải pháp linh hoạt cho tổng hợp các mạng dùng unicast và

multicast.Multicast Adaptation Protocol (MAP) được phê duyệt vào năm 1998.

5.3.2.5 Trong suốt mạng :

Những ứng dụng đuợc tách biệt hoàn toàn khỏi kỹ thuật truyền dữ liệu cơ sở mà

được dùng. Truyền thông sử dụng mạng LAN hay quay số đơn giản, người phát triển

ứng dụng chỉ cần quan tâm đến một tập hợp của những dịch vụ ứng dụng đơn, phù

hợp.

5.3.2.6 Độc lập hệ điều hành :

Chuẩn T120 được xây dựng độc lập với hệ điều hành. Sự chuyển đổi T120 giữa các

hệ điều hành với nhau là dễ dàng.

5.3.2.7 Độc lập mạng :

Chuẩn T120 cung cấp một phạm vi rộng của những lựa chọn truyền thông, bao gồm

Public Switched Telephone Network (PSTN hoặc POTS), Integrated Switched

52

Page 65: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Digital Network (ISDN) , Packet Switched Digital Network (PSDN), Circuit

Switched Digital Network (CSDN) và những giao thức mạng thông dụng như

TCP/IP, IPX.

5.3.2.8 Hỗ trợ các kiểu mạng khác nhau :

Hội nghị đa điểm có thể được thiết lập mà không có sự giới hạn nào về các cấu hình

mạng. Cấu hình mạng sao với một Multipoint Control Unit (MCU) xuất hiện sớm.

Chuẩn cũng hỗ trợ số lượng lớn các cấu hình mạng khác nhau.

5.3.2.9 Độc lập ứng dụng :

Ngày nay, T120 được sử dụng trong nhiều ứng dụng thời gian thực.

5.3.2.10 Tính mang chuyển :

T120 được định nghĩa để có thể dễ dàng mang chuyển từ kiến trúc máy đơn sang

kiến trúc đa xử lý. Những tài nguyên của T120 thì phong phú .

5.3.2.11 Có thể tích hợp với các chuẩn khác :

T120 được thiết kế để có thể hoạt động một mình hoặc các chuẩn khác thuộc ITU

như là họ chuẩn H32x về hình ảnh. T120 cũng hỗ trợ và tham chiếu đến các chuẩn

quan trọng khác của ITU.

5.3.2.12 Tính mở rộng :

Chuẩn T120 có thể được bổ sung thêm những khả năng khác một cách dễ dàng, nâng

cao hiệu qủa bảo mật.

Các chuẩn đáng chú ý trong chuẩn T120 là :

T.126 : Whiteboard

T127 : Chia sẻ ứng dụng

T128 : Truyền file.

5.4 Phát triển dịch vụ điện thoại thông qua IP (VoIP):

5.4.1 Giới thiệu : VoIP là từ viết tắt của Voice Over Internet Protocol. Đúng như tên gọi của chúng,

nghi thức truyền âm thanh này sử dụng phương pháp truyền tín hiệu âm thanh thông

qua truyền các gói tin thông qua mạng IP. Bằng cách này, VoIP có thể sử dụng tốc độ

của phần cứng để hoàn thành mục đích và có thể hữu dụng trên môi trường PC.

53

Page 66: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

5.4.2 Các ứng dụng của điện thoại IP : Giao tiếp thoại sẽ vẫn là dạng giao tiếp cơ bản của con người.Mạng điện thoại công

cộng không thể bị đơn giản thay thế, thậm chí thay đổi trong thời gian tới. Mục đích

tức thời của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP là tái tạo lại khả năng của điện

thoại với một chi phí vận hành thấp hơn nhiều và đưa ra các giải pháp kỹ thuật bổ

sung cho mạng PSTN.

Điện thoại có thể được áp dụng cho gần như mọi yêu cầu của giao tiếp thoại, từ một

cuộc đàm thoại đơn giản cho đến một cuộc gọi hội nghị nhiều người phức tạp. Chất

lượng âm thanh được truyền cũng có thể biến đổi tuỳ theo ứng dụng. Ngoài ra, với

khả năng của Internet, dịch vụ điện thoại IP sẽ cung cấp thêm nhiều tính năng mới.

Thoại thông minh :

Hệ thống điện thoại ngày càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử dụng, cơ động.

Nhưng nó hoàn toàn “ngớ ngẩn”. Nó chỉ có một số phím để điều khiển . Trong những

năm gần đây, người ta đã cố gắng để tạo ra thoại thông minh, đầu tiên là các thoại để

bàn, sau là đến các server. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại do sự tồn tại của các hệ

thống có sẵn.

Intrnet sẽ thay đổi điều này. Kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu, nó đã được sử

dụng để tăng thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa mạng máy

tính và mạng điện thoại tồn tại một mối liên hệ. Internet cung cấp cách giám sát và

điều khiển các cuộc thoại một cách tiện lợi hơn. Chúng ta có thể thấy được khả năng

kiểm soát và điều khiển các cuộc thoại thông qua mạng Internet.

Dịch vụ điện thoại web :

"World Wide Web" đã làm cuộc cách mạng trong cách giao dịch với khách hàng của

các doanh nghiệp. Điện thoại Web hay " bấm số" (click to dial) cho phép các nhà

doanh nghiệp có thể đưa thêm các phím bấm lên trang web để kết nối tới hệ thống

điện thoại của họ.

Dịch vụ bấm số là cách dễ nhất và an toàn nhất để đưa thêm các kênh trực tiếp từ

trang Web của bạn vào hệ thống điện thoại. Truy cập các trung tâm trả lời điện thoại.

Truy nhập đến các trung tâm phục vụ khách hành qua mạng Internet sẽ thúc đẩy

54

Page 67: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

mạnh mẽ thương mại điện tử. Dịch vụ này sẽ cho phép một khách hành có câu hỏi về

một sản phẩm được chào hàng qua Internet đưọc các nhân viên của công ty trả lời

trực tuyến.

Dịch vụ fax qua IP :

Nếu bạn gửi nhiều fax từ PC, đặc biệt là gửi ra nước ngoài thì việc sử dụng dịch vụ

Internet faxing sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và cả kênh thoại. Dịch vụ này sẽ

chuyển trực tiếp từ PC của bạn qua kết nối Internet. Hàng năm, thế giới tốn hơn 30 tỷ

USD cho việc gửi fax đường dài. Nhưng ngày nay Internet fax đã làm thay đổi điều

này.Việc sử dụng Internet không những được mở rộng cho thoại mà còn cho cả dịch

vụ fax.

Khi sử dụng dịch vụ thoại và fax qua Internet, có hai vấn đề cơ bản :

Những người sử dụng dịch vụ thoại qua Internet cần có chương trình phần mềm

chẳng hạn Quicknet's Internet PhoneJACK. Cấu hình này cung cấp cho người sử

dụng khả năng sử dụng thoại qua Internet thay cho sử dụng điện thoại để bàn truyền

thống.

Kết nối một gateway thoại qua Internet với hệ thống điện thoại hiện hành. Cấu hình

này cung cấp dịch vụ thoại qua Internet giống như việc mở rộng hệ thống điện thoại

hiện hành của bạn.

5.4.3 Các ưu điểm của VoIP : Giảm chi phí:

Một giá cước chung sẽ thực hiện được với mạng Internet và do đó tiết kiệm đáng kể

các dịch vụ thoại và fax. Người ta ước tính có khoảng 70% các cuộc gọi đến Châu Á

là để gửi fax, phần lớn trong số đó có thể được thay thế bởi FoIP (Fax over IP). Sự

chia sẽ chi phí thiết bị và thao tác giữa những người sử dụng thoại và dữ liệu cũng

tăng cường hiệu quả sử dụng mạng bởi lẽ dư thừa băng tần trên mạng của người này

có thể được sử dụng bởi một người khác.

Đơn giản hoá :

55

Page 68: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Một cơ sở hạ tầng tích hợp hỗ trợ tất cả các hình thức thông tin cho phép chuẩn hoá

tốt hơn và giảm tổng số thiết bị. Cơ sở hạ tầng kết hợp này có thể hỗ trợ việc tối ưu

hoá băng tần động.

Thống nhất :

Vì con người là nhân tố quan trọng nhưng cũng dễ sai lầm nhất trong một mạng viễn

thông, mọi cơ hội để hợp nhất các thao tác, loại bỏ các điểm sai sót và thống nhất các

điểm thanh toán sẽ rất có ích.

Trong các tổ chức kinh doanh, sự quản lí trên cơ sở SNMP (Simple Network

Management Protocol) có thể được cung cấp cho cả dịch vụ thoại và dữ liệu sử dụng

VoIP. Việc sử dụng thống nhất giao thức IP cho tất cả các ứng dụng hứa hẹn giảm

bớt phức tạp và tăng cường tính mềm dẻo. Các ứng dụng liên quan như dịch vụ danh

bạ và dịch vụ an ninh mạng có thể được chia sẻ dễ dàng hơn.

Nâng cao ứng dụng :

Thoại và fax chỉ là các ứng dụng khởi đầu cho VoIP, các lợi ích trong thời gian dài

hơn được mong đợi từ các ứng dụng đa phương tiện (multimedia) và đa dịch vụ.

Chẳng hạn các giải pháp thương mại Internet có thể kết hợp truy cập Web với việc

truy nhập trực tiếp đến một nhân viên hỗ trợ khách hàng...

5.5 Xây dựng hội nghị đa truyền thông:

Chuẩn H323 có thể tổ chức được các hội nghị đa điểm theo nhiều phương pháp và

cấu hình khác nhau. Các mô hình hội nghị được đề nghị là hội nghị tập trung, hội

nghị phân tán, và hội nghị tập trung, phân tán.

5.5.1 Hội nghị đa điểm tập trung (Centralized multipoint

conference):

Hội nghị kiểu này cần MCU để có thể điều khiển hội nghị được linh hoạt, dễ dàng

hơn. Các đầu cuối gửi dữ liệu, âm thanh, hình ảnh và các dòng điều khiển đến MCU

trong mô hình điểm - điểm. MC quản lý hội nghị dùng các chức năng điều khiển của

H245 , đồng thời cũng xác định khả năng của các đầu cuối. Bộ phận MP sẽ thực hiện

việc tổng hợp âm thanh, phân phối dữ liệu, tổng hợp hoặc chuuyển mạch hình ảnh và

gửi đến các đầu cuối được xác định. MP có thể cung cấp sự chuyển đổi giữa các mã

56

Page 69: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

khác nhau, và tốc độ bit. MP cũng có thể dùng phân tán để phân phối hình ảnh đã

được xử lý. Do vậy, một MCU dùng cho hội nghị đa điểm tập trung phải có hai thành

phần là MC và MP.

5.5.2 Hội nghị đa điểm phân tán (Decentralized multipoint

conference):

Hội nghị này dùng kỹ thuật phân tán. Thiết bị đầu cuối H323 phát tán dữ liệu dữ liệu

hình ảnh, âm thanh đến các thiết bị đầu cuối khác mà không thông qua MCU Tuy

nhiên dữ liệu điều khiển vẫn được gửi về cho MCU, vì MCU vẫn là bộ phận quản lý,

và thông tin kênh điều khiển H245 vẫn được truyền cho MC .Những thiết bị đầu cuối

nhận được âm thanh, hình ảnh phải có trách nhiệm sử lý đa luồng âm thanh, hình

ảnh. Các đầu cuối dùng kênh điều khiển H245 để chỉ cho MC biết chúng có thể sử lý

được bao nhiêu luồng dữ liệu âm thanh, hình ảnh một lúc. Khả năng xử lý đồng thời

bao nhiêu luồng của một đầu cuối không ảnh hưởng đến số lượng bao nhiêu luồng

được phát tán trên hội nghị. MP cũng cung cấp lựa chọn hình ảnh và tổng hợp âm

thanh trong hội nghị đa điểm phân tán.

Hình 5-2: Hội nghị phân tán và tập trung

57

Page 70: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

5.5.3 Hội nghị đa điểm phân tán tập trung kết hợp: Hội nghị này kết hợp những đặc tính của hai loại hội trên. Những tín hiệu H245 và cả

âm thanh hay hình ảnh được xử lý thông qua những thông điệp điểm - điểm đến

MCU. Những tín hiệu còn lại được chuyển đến các đầu cuối H323 thông qua phân

tán.

Một lợi điểm của hội nghị tập trung là tất cả các đầu cuối H323 đều hỗ trợ trao đổi

thông tin điểm - điểm. Một MCU có thể phát đi nhiều tín hiệu đơn đến các đầu cuối

tham gia hội nghị mà không cần yêu cầu đặc biệt nào của mạng. Ngược lại, MCU có

thể nhận nhiều dòng tín hiệu đơn, tổng hợp âm thanh, chuyển mạch hình ảnh, phát

tán dòng dữ liệu, và duy trì băng thông cho mạng.

H323 cũng hỗ trợ hội nghị đa điểm hỗn hợp, trong đó một số đầu cuối thuộc hội nghị

đa điểm tập trung, số còn lại thuộc hội nghị đa điểm phân tán. MCU đóng vai trò là

cầu nối giữa hai hội nghị này. Các đầu cuối tham gia trong hội nghị không biết được

bản chất thật sử của hội nghị hỗn hợp mà chỉ hiểu đơn giản đó là một kiểu kết nối mà

trong đó nó gởi và nhận.

Bằng cách hỗ trợ hai loại truyền thông là truyền theo multicast và unicast nên H323

mở rông công nghệ mạng hiện tại và tương lai. Dùng multicast làm tăng khả sử dụng

băng thông của mạng. nhưng các đầu cuối phải xử lý nhiều. Hơn nữa, multicast được

dùng trong trong mạng có router và switch.

Một MC có thể được đặt trong một gatekeeper, một gateway, đầu cuối (terminal),

hoặc MCU . Ví dụ như ta có cách bố trí một hội nghị đa điểm gồm 3 đầu cuối theo

nhu hình dưới.

58

Page 71: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 5-3: Hội nghị đa điểm phân tán tập trung kết hợp

Một client B đóng vai trò là MC. Tất cả các đầu cuối có thể multicast trong mạng

phân tán. Một MP trên mỗi đầu cuối có tổng hợp, hiển thị các tín hiệu âm thanh, hình

ảnh đến người dùng. Cách này làm giảm đi sự cần thiết tài nguyên của hệ thống

mạng. Tuy nhiên, mạng này phải được cấu hình để có thể cung cấp được multicast.

Một MCU riêng biệt có thể được chỉ dùng để điều khiển âm thanh, dữ liệu, và các

chức năng điều khiển. Trong hệ thống này, hình ảnh vẫn có thể dùng multicast để có

thể bảo tồn băng thông.

5.6 Bộ thư viện OpenH323:

5.6.1 Giới thiệu :

5.6.2 Cấu trúc phân lớp của thư viên OpenH323 : • H225_RAS

o H323GatekeeperListener

o H323Gatekeeper

• H235Authenticator

o H235AuthSimpleMD5

o H235AuthProcedure1

• H245Negotiator

59

Page 72: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

o H245NegTerminalCapabilitySet

o H245NegRoundTripDelay

o H245NegRequestMode

o H245NegMasterSlaveDetermination

o H245NegLogicalChannels

o H245NegLogicalChannel

• H323Capabilities

• H323Capability

o H323_UserInputCapability

o H323RealTimeCapability

H323VideoCapability

H323_H261Capability

H323NonStandardVideoCapability

H323AudioCapability

H323_LIDCapability

H323_GSM0610Capability

H323_G729ACapability

H323_G7231Capability

H323_G711Capability

H323NonStandardAudioCapability

MicrosoftNonStandardAudioCapability

H323_LPC10Capability

o H323DataCapability

H323_T38Capability

H323_T120Capability

H323NonStandardDataCapability

• H323CapabilityRegistration

• H323Channel

o H323UnidirectionalChannel

60

Page 73: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

H323_RTPChannel

H323DataChannel

H323_T38Channel

H323_T120Channel

o H323BidirectionalChannel

• H323ChannelNumber

• H323Codec

o H323VideoCodec

H323_H261Codec

o H323AudioCodec

H323_LIDCodec

H323FramedAudioCodec

H323_LPC10Codec

H323_GSM0610Codec

H323_G729ACodec

H323_G7231Codec

H323StreamedAudioCodec

H323_muLawCodec

H323_ALawCodec

• H323Connection

• H323ControlPDU

• H323EndPoint

• H323GatekeeperCall

• H323GatekeeperServer

• H323Listener

o H323ListenerTCP

• H323NonStandardCapabilityInfo

o H323NonStandardVideoCapability

o H323NonStandardDataCapability

61

Page 74: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

o H323NonStandardAudioCapability

MicrosoftNonStandardAudioCapability

H323_LPC10Capability

• H323RasPDU

• H323RegisteredEndPoint

• H323SignalPDU

• H323Transport

o H323TransportIP

H323TransportUDP

• H323TransportAddress

• H323VideoDevice

o PPMVideoOutputDevice

o NullVideoOutputDevice

• H450ServiceAPDU

• OpalGloballyUniqueID

• OpalLineChannel

• OpalLineInterfaceDevice

o OpalVpbDevice

o OpalIxJDevice

• OpalMediaFormat

• OpalT120Protocol

• OpalT38Protocol

• Q931

• RTP_ControlFrame

• RTP_DataFrame

• RTP_JitterBuffer

• RTP_Session

o RTP_UDP

• RTP_SessionManager

62

Page 75: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

• RTP_UserData

o H323_RTP_Session

H323_RTP_UDP

• X224

5.6.3 Diễn giải ý nghĩa một số lớp :

H323EndPoint : Lớp này dùng để quản lý đầu cuối H323. Một đầu cuối có thể

không có hoặc nhiều trình listener để lắng nghe các kết nối vào hoặc dùng để kết nối

ra ngoài thông qua hàm MakeCall.

H323Connection : Thể hiện kết nối giữa hai điểm cuối.Có ít nhất hai tiến trình

được dùng, một dùng để lắng nghe các kênh điều khiển, tiến trình còn lại dùng để

lắng nghe kênh điều khiển.Cứ mỗi kênh dữ liệu được tạo ra bởi kênh điều khiển thì

tương ứng có một tiểu trình được tạo ra để quản lý.

H323TransportAddress : Tạo chuỗi chứa địa chỉ truyền thông.

H323Listener : Lớp này mô tả một listener trên một giao thức truyền thông.Một

listener là một đối tượng dùng để lắng nghe những kết nối đến. Nó được thực hiện

trên một tiến trình riêng biệt. Hàm Main() dùng để quản lý các kết nối H323 đến và

phân phối chúng trong những tiến trình mới khác dựa trên lớp H323Transport

H323Transport : Lớp này mô tả giao thức truyền thông I/O

H323TransportIP : Lớp này thể hiện một truyền thông H323 sử dụng IP

H323ListenerTCP : Quản lý kết nối sử dụng TCP/IP

H323TransportUDP :Thể hiện truyền thông dùng UDP/IP

H323RegisteredEndPoint : Thể hiện một đầu cuối đã đăng ký với gatekeeper

H323Channel : Thể hiện kênh logic giữa hai endpoint

H323UnidirectionalChannel : Thể hiện kênh logic một hướng giữa hai endpoint

H323DataChannel : Thể hiện kênh logic dữ liệu giữa hai đầu cuối

H323Capability : Mô tả bề mặt chung cho các khả năng của một endpoint. Nó được

dùng để truyền dữ liệu thông qua kênh logic mà được mở và quản bởi kênh điều

khiển H323

H323AudioCapability : Mô tả giao diện cho âm thanh, được dùng để truyền dữ liệu

thông qua kênh logic mà được mở và quản lý bởi kênh điều khiển H323

63

Page 76: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

H323VideoCapability : Mô tả giao diện cho hình ảnh, được dùng để truyền dữ liệu

thông qua kênh logic mà được mở và quản lý bởi kênh điều khiển H323

H323DataCapability : Mô tả giao diện cho dữ liệu, được dùng để truyền dữ liệu

thông qua kênh logic mà được mở và quản lý bởi kênh điều khiển H323

H323_G711Capability : Mô tả khả năng G711

H323_T120Capability : Mô tà kênh logic T120

Q931 : Lớp chứa một Q931 Protocol Data Unit

Chương 6 : Student - Hệ thống hỗ trợ học từ xa : 6.1 Giới thiệu :

Student là một hệ thống hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến thông qua mạng Internet

và Intranet . Hệ thống này được xây dựng theo dạng window application , sử dụng

chuẩn H323 trong truyền thông.

Với hệ thống này, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy trong một

lớp ảo do hệ thống tạo ra. Giáo viên được hệ thống hỗ trợ những công cụ để quản lý

các thành viên trong lớp. Hệ thống phải có chức năng cho phép hiển thị hình ảnh của

giáo viên khi cần thiết, đồng thời phải có chức năng thu giọng nói của giáo viên và

phát đi cho các thành viên trong lớp nghe thấy. Trong quá trình giảng dạy, nếu sinh

viên có ý kiến phát biểu thì hệ thống cũng phải có các chức năng hỗ trợ giúp thông

báo cho giáo viên đứng lớp biết. Khi có yêu cầu từ phía sinh viên , hệ thống phải

thông báo lại cho giáo viên đứng lớp, nếu được giáo viên cho phép thì sinh viên đó

mới được phát biểu.

Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ chat bằng text. Việc này cũng do giáo viên đứng lớp

quản lý. Khi giáo viên cho phép thì mới được phép chat. Trong lúc chat, người sử

dụng có thể chọn đối tượng để chat bằng giao diện đơn giản, tiện dụng. Nếu giáo

viên không cho chat bằng text thì sinh viên không được chat tự do nữa, khi đó mọi

thông tin chat đều được gửi đến cho giáo viên. Nhưng đối với giáo viên thì vẫn còn

quyền được chat. Giáo viên vẫn chat được với các thành viên trong lớp. Hệ thống

cũng cho phép giáo viên chọn một thành viên bất kỳ đang tham gia lớp học để yêu

64

Page 77: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

cầu thành viên đó cho phép xem hình ảnh của họ. Hình ảnh phát đi là hình ảnh lấy từ

webcam.

Khi một thành viên có biểu hiện “quậy phá” trong lớp, thì hệ thống phải có chức

năng hỗ trợ giáo viên đuổi thành viên đó ra khỏi lớp.

Ngoài các lớp được tạo sẵn, hệ thống phải có chức năng cho giáo viên tạo ra một lớp

học hoặc một diễn đàn của riêng mình. Lớp được tạo ra có thể có mật khẩu bảo vệ

tuỳ theo yêu cầu của giáo viên. Khi tạo ra lớp học mới, giáo viên là người tạo sẽ là

chủ của lớp đó và có quyền hạn đối với lớp của mình như có thay đổi mật khẩu, thay

đổi người chủ của lớp, xoá lớp khi không còn dùng đến.

Sinh viên là người tham gia hệ thống thì phải có một tài khoản và một mật khẩu riêng

để có thể đăng nhập vào hệ thống. Đối với những người muốn tham gia lớp học thì

hệ thống phải hỗ trợ người đó đăng ký làm thành viên.

Hệ thống này được quản lý bởi một người quản trị. Người quản trị là người có quyền

cao nhất, có thể thực hiện tất cả các chức năng của giáo viên như tạo lớp học mới…

Ngoài ra, người quản trị cũng có trách nhiệm quản lý hệ thống, quản lý những người

sử dụng hệ thống.

Hệ thống được chia thành hai phần : phần server và phần client. Phần server đóng vai

trò quản lý các lớp học và duy trì các kết nối đến các thành viên tham gia lớp học.

Phần này đóng vai trò trung tâm trong việc sử lý các thông tin đến từ các thành viên.

Đồng thời nhận trách nhiệm phát hình ảnh, âm thanh đến đúng lớp. Phần thứ hai là

phần client giữ vai trò kết nối với server. Phần client này có thể dùng cho giáo viên

hoặc sinh viên. Tuỳ theo quyền của từng nhóm người sử dụng mà hệ thống sẽ hiển

thị các quyền tương ứng. Phần client cũng đóng vai trò thu nhận tín hiệu âm thanh,

hình ảnh của người sử dụng để truyền đến cho các thành viên khác.

6.2 Đối tượng sử dụng hệ thống:

Những đối tượng sử dụng hệ thống gồm có :

Admin : người quản trị hệ thống

Giáo viên : Người làm công tác giảng dạy

Sinh viên : Người học thông qua hệ thống

65

Page 78: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Người vãng lai : Bất cứ người sử dụng không thuộc hệ thống đào tạo, có thể

đăng nhập vào hệ thống, và có thể đăng ký làm thành viên.

6.3 Các chức năng :

6.3.1 Chức năng dàng cho Admin :

6.3.1.1 Quản lý danh sách giáo viên, sinh viên :

Người quản trị có thể cấp cho giáo viên, sinh viên một username và một

passwod. Password này có thể do giao viên, sinh viên thay đổi về sau.

Người quản trị có thể thay đổi mật khẩu của những người tham gia hệ thống

Người quản trị có thể xoá những người sử dụng không còn hiệu lực trong hệ

thống

6.3.1.2 Quản lý danh sách lớp học :

Tạo sẵn lớp học : Lớp học được tạo sẵn có thể có mật khẩn bảo vệ. Chỉ có

admin hoặc người biết mật khẩu mới có thể vào được lớp.

Chỉnh sửa lớp học : Admin có thể thay đổi được người chủ của lớp, có thể

thay đổi mật khẩu của lớp đó.

Xoá lớp học : Khi lớp học không còn hiệu lực thì có thể xoá đi, là admin nên

không cần mật khẩu mới có thể xoá được.

6.3.1.3 Thay đổi người chủ của lớp học :

Người quản trị có thể thay đổi người chủ của lớp học, khi đã login vào trong

hệ thống là quyền admin thì không cần phải là người chủ, và có mật khẩu của

lớp đó (nếu có) mà vẫn có thể thay đổi được.

6.3.1.4 Thay đổi quyển đăng nhập cho người sử dụng :

Đối với mỗi người sử dụng, khi đăng ký vào hệ thống thì được hệ thống cấp

cho một quyền nhất định. Có bốn loại quyền trong hệ thống : quyền admin,

quyền người chủ, quyền giáo viên, quyền sinh viên. Mặc định khi đăng nhập

vào hệ thống, thì hệ thống cấp cho quyền là quyền sinh viên. Admin là người

chủ, do vậy cũng có thể thay đổi quyền cho những người dùng.

66

Page 79: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6.3.1.5 Quản lý hệ thống Server:

Khởi động hệ thống Server : Chỉ có admin mới có thể khởi động được hệ

thống

Dừng hệ thống Server : Chỉ có admin mới có thể dừng được hệ thống

6.3.1.6 Thay đổi thông tin cá nhân :

Người quản trị có thể thay đổi thông tin cá nhân của mình như thay đổi mật

khẩu

6.3.2 Chức năng dành cho giáo viên :

6.3.2.1 Quản lý lớp học của mình :

Ngoài các lớp học do admin tạo ra sẵn, giáo viên có thể tự tạo ra cho mình lớp

học riêng. Lớp học do giáo viên tạo ra cũng có thể có mật khẩu. Những sinh

viên biết mật khẩu thì mới có thể tham gia lớp học. Mặc định là các lớp được

tạo ra là không có mật khẩu, mọi sinh viên hoặc người có username, password

trong hệ thống đều có thể tham gia vào lớp học được.

Giáo viên có thể thay đổi mật khẩu của lớp mình

Giáo viên là người chủ của một lớp học cũng có thể xoá đi lớp học đó. Khi

xoá lớp học thì phải có quyền là người chủ, phải nhập đúng mật khẩu.

6.3.2.2 Thay đổi người chủ của lớp học :

Giáo viên là người chủ của lớp học có thể thay đổi người chủ của lớp học

mình sở hựu. Khi thay đổi người chủ của lớp học, giáo viên phải là người chủ

của lớp đó, phải nhập đúng mật khẩu (nếu có) của lớp học thì mới có thể thay

đổi người chủ của lớp được.

6.3.2.3 Thay đổi thông tin cá nhân của mình :

Giáo viên có thể thay đổi thông tin cá nhân của mình như thay đổi mật khẩu

6.3.2.4 Cho phép – không cho phép text chat :

Giáo viên là người đứng lớp có quyền quản lý lớp của mình, giáo viên sẽ cho

phép những người tham gia lớp học có thể text chat được hay không.

67

Page 80: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Khi giáo viên bật chức năng cho phép text chat, những người tham gia lớp học

mới có quyền được chat với nhau. Người dùng có thể chọn người chat với

mình.

Khi giáo viên tắt chức năng cho text chat đi, lớp học đó không thể thực hiện

text chat được. Người dùng chỉ có thể text chat được với giáo viên đứng lớp.

Còn riêng với giáo viên thì vẫn có thể chat được với các thành viên còn lại

trong lớp học.

6.3.2.5 Cho xem – không cho xem hình ảnh giáo viên (lấy từ webcam):

Hệ thống hỗ trợ cho người sử dụng có thể thấy hình ảnh của giáo viên.

Khi vào lớp, giáo viên đứng lớp có thể cho phép thấy hoặc không cho thấy

hình ảnh của mình cho những người tham gia trong lớp thấy. Mặc định là các

sinh viên tham gia lớp học không thể thấy được hình ảnh của giáo viên, khi

giáo viên bật chức năng cho phép xem thì mới có thể thấy được hình ảnh của

giáo viên thông qua webcam.

6.3.2.6 Cho phép sinh viên (hoặc người tham gia lớp học ) có thể phát biểu :

Khi vào lớp, chỉ có giáo viên mới có thể nói cho các thành viên còn lại nghe.

Khi có nhu cầu nói, sinh viên phải xin phép và được giáo viên cho phép thì

mới được nó.

Giáo viên cũng có thể chọn nhiều người cùng nói một lúc.

6.3.2.7 Cho phép xem – không cho xem hình ảnh của thành viên trong lớp :

Những người tham gia lớp học không thể gửi hình ảnh của mình đi được, chỉ

khi giáo viên yêu cầu cho xem thì lúc đó mới có thể gửi hình ảnh của mình đi

được.

Đến một thời gian nào đó, giáo viên sẽ lấy lại quyền phát hình của người đó

để chuyển cho người khác.

6.3.2.8 “Đuổi” sinh viên ra khỏi lớp học :

Khi một sinh viên làm gì đó, giáo viên có thể “đuổi” sinh viên đó ra khỏi lớp

học.

68

Page 81: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6.3.3 Chức năng dành cho sinh viên :

6.3.3.1 Đăng nhập vào lớp học :

Khi sinh viên đã có một tài khoản trong hệ thống, sau khi đăng nhập vào hệ

thống, sinh viên đó mới có quyền tham gia vào trong lớp học được mở.

6.3.3.2 Đăng ký là thành viên :

Khi muốn là tham gia hệ thống, sinh viên đó phải đăng ký là thành viên của hệ

thống. Sau khi đăng ký thì sinh viên đó có thể tham gia vào lớp học ngay sau

đó.

6.3.3.3 Phát biểu trong lớp học :

Khi sinh viên muốn phát biểu trong lớp học, hệ thống sẽ cung cấp cho sinh

viên chức năng xin phép được phát biểu. Nếu được giáo viên đứng lớp đồng ý,

sinh viên đó có thể phát biểu ý kiến của mình.

6.3.3.4 Cho phép phát hình ảnh của mình :

Khi được giáo viên yêu cầu cho phép xem hình ảnh, hệ thống sẽ cung cấp

chức năng cho sinh viên đó trả lời lại yêu cầu đó.

6.3.3.5 Thực hiện text chat :

Hệ thống cung cấp cho sinh viên chức năng text chat. Sinh viên có thể chọn

đối tượng mà mình muốn chat.

6.3.3.6 Thay đổi thông tin cá nhân :

Sinh viên có thể thay đổi thông tin cá nhân của mình

69

Page 82: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 7 : Phân tích 7.1 Mô hình Use case :

Hình 7-1: Mô hình UseCase

7.2 Danh sách các Actor :

STT Actor Ý nghĩa

1 Quản trị Người quản trị hệ thống

2 Giáo viên Người tham gia đứng lớp để quản lý lớp

70

Page 83: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

3 Sinh viên Người tham gia hệ thống để học tập

4 Người dùng Tổng quát hoá các người dùng

Bảng 7-1: Danh sách các actor

7.3 Danh sách các Use-case:

STT Use-case Ý nghĩa

1 KetNoi Người dùng khi muốn tham gia vào hệ thống thì

phải thực hiện kết nối vào trong server của hệ

thống bằng cách dùng địa chỉ IP

2 DangKy Người dùng muốn tham gia vào hệ thống thì phải

là thành viên của hệ thống đó

3 ThayDoiThongTinCaNhan Người dùng có thể thay đổi thông tin cá nhân của

mình ví dụ thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống

4 DangNhap Sau khi kết nối được với hệ thống, người dùng

phải thực hiện đăng nhập

5 QuanLyLop Người quản trị co thể tạo sẵn lớp học, xoá các lớp

học, thay đổi thông tin của lớp học như thay đổi

mật khẩu của lớp học

6 QuanLyTextChat Giáo viên đứng lớp có thể cho phép chat hay

không chat trong lớp học. Khi không được chat

thì chỉ có giáo viên mới có thể chat được với các

thành viên khác trong lớp, còn các thành viên thì

chỉ có thể chat với giáo viên đứng lớp. Khi được

phép chat, sinh viên có thể chọn cho mình những

đối tượng muốn chat.

7 QuanLyHinhAnh Giáo viên đứng lớp có quyền cho hay không cho

xem hình ảnh của mình cũng như chọn người sẽ

phát hình ảnh của họ cho các thành viên khác

trong lớp thấy.

8 QuanLyAmThanh Giáo viên đứng lớp có quyền cho hay không cho

71

Page 84: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

nói trong lớp học. Người muốn nói phải xin phép

và phải được chấp nhận thì mới có thể nói. Giáo

viên có thể chọn nhiều thành viên nói trong cùng

một lúc.

9 QuanLyThanhVien Các thành viên tham gia trong lớp học phải chịu

sự quản lý của giáo viên đứng lớp. Nếu thành

viên nào trong lớp mà không nghiêm túc thì giáo

viên có thể đuổi sinh viên đó ra khỏi lớp học hiện

tại.

10 ThayDoiChuLop Là người chủ của một lớp hay là người quản trị

thì có thể thay đổi người chủ quản lý lớp học.

11 TaoLopHoc Là giáo viên hay người quản trị đều có thể tạo ra

lớp học. Lớp học được tạo ra có thể có mật khẩu

12 QuanLyDSNguoiDung Người quản trị quản lý người sử dụng hệ thống

13 ThayDoiQuyenNguoiDung Người quản trị có quyền thay đổi quyền đăng

nhập của người sử dụng

14 QuanLyHeThong Chỉ có người quản trị mới có thể quản lý được hệ

thống

15 QuanLyDSLopHoc Người quản trị quản lý các lớp học hiện có trên

hệ thống.

16 ChatText Người dùng có thể dùng text để chat với nhau

17 TruyenHinhAnh Sinh viên có thể cho phép truyền hình ảnh của

mình

18 TruyenAmThanh Sinh viên có thể phát biểu trong lớp học

Bảng 7-2: Danh sách các use case

72

Page 85: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4 Đặc tả các use-case chính :

7.4.1 Đặc tả use-case “KetNoi”:

7.4.1.1 Tóm tắt :

Use-case này thực hiện việc kết nối giữa những đầu cuối với Server. Use-case này

quan trọng ví phải thực hiện kết nối với server trước thì mới thực hiện được các chức

năng khác sau này.

7.4.1.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi người sử dụng muốn đăng nhập vào hệ thống.

1. Dòng sự kiện chính :

Use-case này bắt đầu khi người sử dụng chọn chức năng tạo kết nối.

Người dùng nhập địa chỉ IP của server

Sau khi nhập xong, người dùng nhấn nút MakeCall để thưc hiện việc

kết nối với sever

Chương trình thực hiện kết nối với server, nếu server đang hoạt động

và kết nối thành công, thì server sẽ báo trở lại với người dùng là kết nối

thành công

2. Các dòng sự kiện khác:

Kết nối không thành công : Có nhiều lý do

o Server chưa hoạt động

o Người dùng nhập sai địa chỉ của sever

Lúc này chương trình của người sử dụng dùng để kết nối với server không

thay đổi trạng thái. Người dùng có thể nhập lại địa chỉ kết nối hoặc huỷ nỏ

việc kết nối, lúc này use-case kết thúc.

7.4.1.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có.

7.4.1.4 Điều kiện tiên quyết:

Không có.

73

Page 86: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.1.5 Kết quả :

Nếu kết nối thành công, thì server sẽ thông báo màn hình login, và actor sẽ thực hiện

việc login.

7.4.1.6 Điểm mở rộng:

Không có.

7.4.2 Đặc tả use-case “DangNhap” :

7.4.2.1 Tóm tắt :

Use-case này mô tả cách một người dùng đăng nhập vào hệ thống.

7.4.2.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi hệ thống yêu cầu người dùng đăng nhập.

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi kết nối thành công, hệ thông sẽ hiển thị một màn hình yêu cầu người

sử dụng nhập tên và mật khẩu.

Người dùng nhập tên và mật khẩu

Sau khi nhập xong, nhấn nút login

Hệ thống sẽ chuyển thông tin lên server để xử lý

Hệ thống sẽ kiểm tra tên và mật khẩu xem có trong cơ sở dữ liệu hay không

Hệ thống dựa vào quyền của người đăng nhập để cấp cho các chức năng tương

ứng.

Sau đó hệ thống báo cho người sử dụng biết đăng nhập thành công

2. Các dòng sự kiện khác :

Tên/mật khẩu sai :

o Nếu trong dòng sự kiện chính, actor nhập sai tên và mật khẩu thì hệ

thống sẽ thông báo là nhập tên và mật khẩu sai. Hệ thống sẽ hiện thỉ lại

màn hình đăng nhập yêu cầu người sử dụng đăng nhập lại.

o Người dùng có thể đăng nhập lại hoặc là hủy bỏ việc đăng nhập. Nếu

người sử dụng hủy bỏ việc đăng nhập thì hệ thống sẽ tự động ngắt kết

nối đã thực hiện trước khi thực hiện việc đăng nhập, lúc này use-case

74

Page 87: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

kết thúc. Nếu người dùng muốn đăng nhập lại thì phải quay lại use-case

KetNoi.

7.4.2.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.2.4 Điều kiện tiên quyết :

Hệ thống phải được kết nối thành công với server trước khi thực hiện việc đăng nhập

7.4.2.5 Kết qủa :

Nếu đăng nhập thành công, hệ thống sẽ hiện thị ra màn hình các lớp học đang được

mở trên hệ thống. Đồng thời dựa vào quyền của người đăng nhập mà hiển thị các

chức năng tương ứng với quyền đó.

7.4.2.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.3 Đặc tả use-case “ThayDoiThongTinCaNhan” :

7.4.3.1 Tóm tắt :

Use-case này mô tả cách mà người dùng thay đổi thông tin cá nhân. Use-case này

dùng chung cho tất cả các actor sử dụng hệ thống.

7.4.3.2 Dòng sự kiện :

Use-case này hoạt động khi actor muốn thay đổi thông tin cá nhân của mình(thay đổi

mật khẩu).

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ hiển thị màn hình trên đó sẽ

liệt kê các lớp đang được mở và các chức năng tương ứng với quyền

của người đăng nhập đó.

Actor chọn chức năng thay đổi mật khẩu

Hệ thống sẽ hiển thị một màn hình yêu cầu nhập mật khẩu mới và cũ

Sau khi actor nhập xong, nhấn nút để thay đổi.

Hệ thống sẽ tự động lấy tên đăng nhập hiện tại, và chuyển các thông tin

mới nhập của actor lên server và tiến hành thay đổi thông tin.

Sau khi thay đổi thành công sẽ thông báo lại cho người sử dụng biết.

75

Page 88: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hệ thống sẽ quay lại màn hình trước lúc gọi chức năng thay đổi thông

tin.

2. Các dòng sự kiện khác :

Actor nhập sai mật khẩu cũ :

o Nếu trong dòng sự kiện chính, actor nhập sai mật khẩu thì hệ thống sẽ

thông báo lại cho actor biết để yêu cầu nhập lại hoặc actor kết thúc việc

thay đổi thông tin cá nhân. Lúc này, hệ thống sẽ quay lại màn hình

trước khi gọi chức năng thay đổi thông tin cá nhân và use-case kết thúc.

7.4.3.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.3.4 Điều kiện tiên quyết :

Hệ thống phải được kết nối thành công với server trước khi thực hiện việc đăng nhập.

7.4.3.5 Kết qủa :

Nếu thay đổi thành công hệ thống sẽ thông báo lại cho actor biết.

7.4.3.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.4 Đặc tả use-case “DangKy” :

7.4.4.1 Tóm tắt :

Use-case thể hiện cách thức đăng ký là thành viên của hệ thống.

7.4.4.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi actor nhấn muốn SignIn

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi kết nối thành công với server, hệ thống bên actor sẽ hiện thị

màn hình dùng để đăng nhập và để đăng ký là thành viên.

Actor khi không có tài khoản trên hệ thống sẽ phải thực hiện chức năng

đăng ký

Hệ thống sẽ hiển thị màn hình để cho actor đăng ký

Actor nhập vào các thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu.

Actor nhấn nút đắng ký.

76

Page 89: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hệ thống sẽ chuyển các thông tin của actor lên server để được xử lý

Trên server, tài khoản mới được tạo ra và trả lại kết quả cho actor,

quyền của tài khoản này là quyền sinh viên.

Nếu thành công, hệ thống trên server sẽ trả về danh sách các lớp đang

được mở trên hệ thống.

Với tài khoản mới này, actor có thể tham gia vào lớp học ngay lúc đó.

2. Các dòng sự kiện khác :

Actor không nhập tên đăng nhập hoặc mật khẩu.

Actor nhập hai lần mật khẩu không đúng

Actor đăng ký với tên đăng nhập đã có trong hệ thống

o Khi đó hệ thống sẽ thông báo cho người dùng biết là đăng ký không

thành công.

o Hệ thống sẽ hiển thị lại màn hình đăng ký cho actor hoặc actor kết thúc

đăng ký vào hệ thống. Lúc này use-case kết thúc.

7.4.4.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.4.4 Điều kiện tiên quyết :

Hệ thống phải được kết nối thành công với server trước khi thực hiện việc đăng ký

7.4.4.5 Kết qủa :

Nếu đăng ký thành công, trên database của server sẽ có một tài khoản mới với quyền

đăng nhập là quyền sinh viên.

7.4.4.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.5 Đặc tả use-case “QuanLyLop” :

7.4.5.1 Tóm tắt :

Use-case thể hiện chức năng quản lý các lớp của giáo viên là chủ của các lớp đó.

77

Page 90: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.5.2 Dòng sự kiện :

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi actor đăng nhập thành công với quyền là giáo viên hệ thống sẽ

hiển thị danh sách các lớp đang có trên hệ thống, actor đó sẽ chọn một

lớp và thực hiện các chức năng cần thiết đối với lớp đó.

Giáo viên có thể chọn các chức năng như : thay đổi mật khẩu của lớp

học, xóa lớp hoc.

1.1. Thay đổi mật khẩu :

Giáo viên chọn chức năng thay đổi mật của lớp.

Hệ thống sẽ hiển thị màn hình yêu cầu nhập mật khẩu cũ và mật khẩu

mới của lớp học

Actor nhấn nút thay đổi mật khẩu

Hệ thống sẽ tự động lấy tên đăng nhập hiện tại và mật khẩu do actor

cung cấp chuyển đến server xử lý.

Trên server sẽ kiểm tra xem tên đăng nhập có phải là người chủ của lớp

không, đồng thời kiểm tra xem co đúng mật khẩu không.

Nếu các điều kiện đúng thì sẽ thực hiện thay đổi mật khẩu

Sau khi làm xong sẽ thông báo lại cho actor biết.

1.2. Xoá lớp học :

Actor chọn lớp học và chọn chức năng xoá lớp học

Hệ thống sẽ hiển thị màn hình cho actor nhập mật khẩu của lớp

Actor nhập xong, nhấn nút xóa lớp học

Hệ thống sẽ tự động lấy tên đăng nhập hiện tại, mật khẩu do actor cung

cấp và truyền đến server

Trên server sẽ kiểm tra xem tên đăng nhập có phải là chủ của lớp học

đó không , đồng thời kiểm tra mật khẩu xem có đúng không

Sau đó thực hiện xoá lớp

Thông báo lại cho client biết

78

Page 91: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

2. Các dòng sự kiện khác :

Actor nhập mật khẩu sai

Actor không là chủ của lớp đó

o Hệ thống thông báo cho client biết là thực hiện chức năng đó không

được

o Hiển thị lại màn hình trước đó.

7.4.5.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.5.4 Điều kiện tiên quyết :

Phải đăng nhập với quyền là giáo viên, và phải có quyền là chủ của lớp học đó.

7.4.5.5 Kết qủa :

Nếu thành công, lớp học sẽ thay đổi mật khẩu, hoặc sẽ bị xoá khỏi database.

7.4.5.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.6 Đặc tả use-case “QuanLyTextChat” :

7.4.6.1 Tóm tắt :

Use-case này thể hiện chức năng quản lý chat của giáo viên chính trong lớp

7.4.6.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi giáo viên thực hiện chức năng quản lý text chat trong lớp

học.

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập đăng nhập vào hệ thống với quyền là giáo viên hệ

thống sẽ hiện thị lên chức năng cho phép hoặc không cho chat bằng

text.

Mặc định là không cho chat, khi giáo viên cho phép, thì sẽ nhấn vào

chức năng cho phép chat

Hệ thống sẽ gửi tín hiệu đến các thành viên trong lớp học đó là được

phép chat trong lớp.

79

Page 92: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Khi giáo viên tắt chức năng cho chat, thì hệ thống sẽ gửi thông điệp đến

các thành viên trong lớp học biết, và hệ thống sẽ không cung cấp chức

năng chat. Nếu các thành viên khác mà vẫn gửi message đi thì tất cá

message đó đều được gửi đến cho giáo viên. Còn giáo viên vẫn có thể

chọn đối tượng chat.

2. Các dòng sự kiện khác :

Không có

7.4.6.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.6.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor đăng nhập phải có quyền là giáo viên.

7.4.6.5 Kết qủa :

Hệ thống sẽ thay đổi trạng thái là được chat bằng text hay không được chat bằng text.

7.4.6.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.7 Đặc tả use-case “QuanLyHinhAnh” :

7.4.7.1 Tóm tắt :

Use-case này thể hiện chức năng quản lý hình ảnh gửi đi của giáo viên chính trong

lớp

7.4.7.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi giáo viên thực hiện chức năng quản lý hình ảnh trong lớp

học.

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập đăng nhập vào hệ thống với quyền là giáo viên hệ

thống sẽ hiện thị lên chức năng cho phép hoặc không cho gửi hình ảnh

của giáo viên.

Mặc định là không cho gửi hình ảnh của giáo viên, khi giáo viên cho

phép, thì sẽ nhấn vào chức năng cho phép gửi hình ảnh đi.

80

Page 93: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hệ thống sẽ lấy hình ảnh của giáo viên và gửi đi cho các thành viên

trong lớp có thể thấy được.

Khi không muốn cho gửi hình ảnh của mình thì giáo viên chọn chức

năng không cho gửi hình ảnh đi. Lúc này hệ thống sẽ ngừng cung cấp

hình ảnh của giáo viên.

2. Các dòng sự kiện khác :

7.4.7.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.7.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor đăng nhập phải có quyền là giáo viên.

7.4.7.5 Kết qủa :

Hệ thống sẽ thay đổi trạng thái từ cho phép gửi hình ảnh giáo viên sang không cho

phép và ngược lại

7.4.7.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.8 Đặc tả use-case “QuanLyAmThanh” :

7.4.8.1 Tóm tắt :

Use-case này thể hiện chức năng quản lý âm thanh gửi đi của giáo viên chính trong

lớp

7.4.8.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi giáo viên thực hiện chức năng quản lý âm thanh trong lớp

học.

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập đăng nhập vào hệ thống với quyền là giáo viên hệ

thống sẽ hiện thị lên chức năng cho phép hoặc không cho gửi tiếng nói

của giáo viên.

Mặc định là không cho gửi tiếng nói của giáo viên, khi giáo viên cho

phép, thì sẽ nhấn vào chức năng cho phép gửi tiếng nói đi.

81

Page 94: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hệ thống sẽ lấy tiếng nói của giáo viên và gửi đi cho các thành viên

trong lớp có thể nghe được.

Khi không muốn cho gửi tiếng nói của mình thì giáo viên chọn chức

năng không cho gửi tiếng nói đi. Lúc này hệ thống sẽ ngừng cung cấp

tiếng nói của giáo viên.

2. Các dòng sự kiện khác :

Không có.

7.4.8.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.8.4 Điều kiện tiên quyết :

Hệ thống phải được kết nối thành công với server trước khi thực hiện việc đăng nhập

7.4.8.5 Kết qủa :

Hệ thống sẽ thay đổi trạng thái từ cho phép gửi tiếng nói của giáo viên sang không

cho phép và ngược lại

7.4.8.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.9 Đặc tả use-case “QuanLyThanhVien” :

7.4.9.1 Tóm tắt :

Use-case này thể hiện chức năng quản lý các thành viên trong lớp của giáo viên.

7.4.9.2 Dòng sự kiện :

Use-case bắt đầu khi giáo viên chọn một trong các chức năng trong quản lý các thành

viên trong lớp của mình quản lý,

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập thành công với quyền là giáo viên, hệ thống sẽ hiện

thị các chức năng cho việc quản lý các thành viên trong lớp học

Giáo viên chọn một thành viên trong lớp, và thực hiện một trong các

chức năng sau : cho phép hiển thi hình ảnh của thành viên đó cho các

thành viên khác trong lớp có thể thấy được, chọn chức năng cho phép

phát biểu trong lớp, hoặc đuổi sinh viên đó ra khỏi lớp.

82

Page 95: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

1.1. Cho phép phát hình ảnh của một thành viên khác trong lớp :

Giáo viên chọn một thành viên trong lớp cho phép hiển thị hình ảnh

của thành viên đó.

Hệ thống sẽ gửi thông điệp đến thành viên đó và yêu cầu được hiển thị

hình ảnh của thành viên đó.

Nếu được thành viên đó chấp nhận thì hệ thống sẽ ngưng phát hình ảnh

của người hiện thời và lấy hình ảnh của người mới và phát đi.

Sau đó, giáo viên có thể lấy lại quyền phát hình ảnh.

1.2. Cho phép nhiều thành viên phát biểu trong lớp cùng lúc :

Giáo viên chọn các thành viên trong lớp để yêu cầu phát biều

Hệ thống sẽ gửi tín hiệu đến các thành viên được chọn trong lớp và yêu

cầu phát biểu.

Nếu đồng ý, thì các thành viên này sẽ phát biểu.

Sau đó giáo viên có thể ngừng việc phát biểu của những thành viên này

và có thể chuyển cho các thành viên khác.

1.3. Đuổi một thành viên ra khỏi lớp :

Giáo viên chọn 1 thành viên và nhấn chức năng đuổi ra khỏi lớp

Hệ thống sẽ gửi thông điệp đến server và yêu cầu ngắt kết nối của

thành viên này ra khỏi lớp đang tham gia.

Sau khi thành viên đó bị đuổi ra khỏi lớp học, server sẽ cập nhật lại

trạng thái là có bao nhiêu người đang tham gia lớp học.

2. Các dòng sự kiện khác :

Thành viên được yêu cầu cho xem hình từ chối thực hiện

Thành viên được yêu cầu phát biểu từ chối thực hiện

7.4.9.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.9.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor làm chủ phải đăng nhập vào hệ thống có quyền là quyền giáo viên.

83

Page 96: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.9.5 Kết quả:

Nếu giáo viên chọn người để thực hiện phát hình hoặc phát biểu trong lớp thì quyền

phát hình và phát tiếng nói sẽ thuộc về người đó.

Nếu giáo viên cho đuổi sinh viên đó ra khỏi lớp học thì số thành viên tham gia lớp

học sẽ giảm đi.

7.4.9.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.10 Đặc tả use-case “TaoLopHoc” :

7.4.10.1 Tóm tắt :

Use-case này thể hiện cách một người quản trị hay một giáo viên tạo một lớp học

7.4.10.2 Dòng sự kiện :

Use-case này bắt đầu khi actor muốn tạo một lớp học mới

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các lớp

học đang có cùng với các chức năng tương ứng với quyền của actor.

Giáo viên chọn chức năng tạo mới một lớp học

Hệ thống hiển thị một màn hình yêu cầu actor nhập tên của lớp học,

mật khuẩu của lớp học (nếu cần)

Actor nhấn nút tạo lớp

Hệ thống tự động lấy tên người đang đăng nhập, và các thông tin do

người đó cung cấp chuyển đến server.

Trên server, sẽ tạo ra một lớp học trong cơ sở dữ liệu với người chủ là

người đã thực hiện chức năng tạo lớp.

Sau khi tạo xong, server sẽ thực hiện việc cập nhật lại danh sách các

lớp và gửi lại cho giáo viên.

Sau khi tạo xong thì có thể tham gia vào được.

2. Các dòng sự kiện khác :

Không có

84

Page 97: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.10.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.10.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor đăng nhập vào trong hệ thống phải có quyền là giáo viên.

7.4.10.5 Kết qủa :

Nếu tạo lớp thành công thì trong cơ sở dữ liệu sẽ có một lớp mới.

7.4.10.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.11 Đặc tả use-case “ThayDoiChuLop” :

7.4.11.1 Tóm tắt :

Use-case này cho phép giáo viên là chủ của lớp học và người quản trị có thể thay đổi

được người chủ của lớp học.

7.4.11.2 Dòng sự kiện :

1. Dòng sự kiện chính :

Sau khi đăng nhập vào hệ thống với quyền là giáo viên hoặc quản trị,

hệ thống sẽ hiển thị các lớp học hiện có trên hệ thống.

Actor chọn một lớp học muốn thay đổi người chủ và nhấn vào chức

năng thay đổi người chủ.

Hệ thống sẽ hiển thị màn hình yêu cầu nhập vào mật khẩu nếu có, nhập

vào tên người chủ lớp học.

Actor nhấn vào nút thay đổi

Hệ thống sẽ chuyễn dữ liệu đến server và thực hịên việc thay đổi

Trên server sẽ tiến hành kiểm tra hợp lệ và thay đổi

Sau khi thay đổi xong báo lại cho actor biết.

2. Các dòng sự kiện khác :

Actor không là người chủ của lớp học : actor không thể thay đổi được

Actor nhập sai mật khẩu của lớp học

7.4.11.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

85

Page 98: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.11.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor phải có quyền là chủ của lớp học hoặc là người quản trị.

7.4.11.5 Kết qủa :

Nếu thay đổi thành công, lớp học đó sẽ có người chủ mới.

7.4.11.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.12 Đặc tả use-case “QuanLyDSNguoiDung” :

7.4.12.1 Tóm tắt :

Use-case thể hiện chức năng quản lý người dùng của người quản trị.

7.4.12.2 Dòng sự kiện :

1. Dòng sự kiện chính :

Actor đăng nhập là quyền quản trị

Actor chọn một trong các chức năng sau : đăng ký một tài khoản mới,

chỉnh sửa tài khoản, xoá tài khoản đó.

1.1. Đăng ký một tài khoản mới :

Actor chọn đăng ký tài khoản mới

Hệ thống hiển thị màn hình yêu cầu nhập thông tin : tên đăng nhập, mật

khẩu, quyền đăng nhập.

Actor nhấn nút thực hiện

Hệ thống thực hiện việc thêm tài khoản mới.

1.2. Chỉnh sửa tài khoản :

Actor chọn một tài khoản cần thay đổi

Hệ thống hiện màn hình yêu cầu nhập mật khẩu mới

Actor nhập mật khẩu và nhấn nút thực hiện

Hệ thống sẽ cập nhật lại vào trong database.

1.3. Xoá một tài khoản :

Actor chọn một tài khoản

Thực hiện xoá

Hệ thống xoá tài khoản đó trong cở sở dữ liệu.

86

Page 99: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

2. Các dòng sự kiện khác :

Không có.

7.4.12.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.12.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor phải là người quản trị.

7.4.12.5 Kết qủa :

Trong cơ sở dữ liệu sẽ thay đổi tương ứng với chức năng mà người quản trị thực

hiện.

7.4.12.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.13 Đặc tả use-case “ThayDoiQuyenNguoiDung” :

7.4.13.1 Tóm tắt :

Use-case thể hiện chức năng thay đổi quyền đối với người dùng.

7.4.13.2 Dòng sự kiện :

1. Dòng sự kiện chính :

Actor đăng nhập với quyền là người quản trị

Chọn chức năng thay đổi quyền người dùng

Hệ thống sẽ hiển thị danh sách người dùng

Actor chọn quyền tương ứng cho người dùng và nhấn nút thực hiện

Hệ thống sẽ cập nhật lại trong cơ sở dữ liệu.

2. Các dòng sự kiện khác :

Không có

7.4.13.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.13.4 Điều kiện tiên quyết :

Actor phải là người quản trị,

7.4.13.5 Kết quả:

Cơ sở dữ liệu thay đổi theo như người quản trị thực hiện.

87

Page 100: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.4.13.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.4.14 Đặc tả use-case “TruyenAmThanh” :

7.4.14.1 Tóm tắt :

Use-case thể hiện chức năng xin được phép nói của sinh viên.

7.4.14.2 Dòng sự kiện :

1. Dòng sự kiện chính :

Actor khi muốn nói thì sẽ nhấn vào nút xin phát biểu

Hệ thống sẽ truyền tín hiệu đến giáo viên đứng lớp

Nếu giáo viên cho phép thì sẽ bật chức năng cho phép nói.

Khi sinh viên phát biểu xong thì giáo viên sẽ lấy lại quyền nói.

2. Các dòng sự kiện khác :

Giáo viên không cho phép nói : khi đó actor đợi hoặc hủy bỏ việc xin

được phát biểu.

7.4.14.3 Các yêu cầu đặc biệt :

Không có

7.4.14.4 Điều kiện tiên quyết :

Không có

7.4.14.5 Kết qủa :

Actor đó có thể phát biểu trong lớp hoặc không được phát biểu trong lớp.

7.4.14.6 Điểm mở rộng :

Không có.

7.5 Phân tích kiến trúc hệ thống :

Từ mô hình use case, ta phân chia hệ thống thành các phân hệ nhóm theo các chức

năng cho từng Actor cụ thể.

- Quản trị :

o Quản lý người dùng

o Quản lý hệ thống

o Thay đổi quyền người dùng

88

Page 101: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

o Quản lý danh sách lớp học

- Giáo viên :

o Quản lý thành viên trong lớp

o Quản lý lớp

o Quản lý phát hình ảnh

o Quản lý phát âm thanh

o Quản lý text chat

o Thay đổi chủ lớp

o Tạo lớp học

- Sinh viên :

o Đăng ký

o Truyền hình ảnh

o Truyền am thanh

o Chat text

- Người dùng :

o Thay đổi thông tin cá nhân

o Kết nối

o Đăng nhập

o Đăng ký

89

Page 102: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.6 Phân tích các use-case chính :

7.6.1 Phân tích Use case “KetNoi”:

7.6.1.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

CMainDlg

CKetNoiDlg

CServerEndPointCtrl

CClientEndPointCtrl

Hình 7-2: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “KetNoi”

7.6.1.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CKetNoiDlg Boundary Màn hình yêu cầu nhập địa chỉ kết nối

2 CMainDlg Boundary Màn hình chính

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

Bảng 7-3: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “KetNoi”

90

Page 103: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.6.2 Phân tích Use case “DangNhap”:

7.6.2.1 Sơ đồ lớp đối tượng

CMainDlg

CManHinhDangNhapDlg

CClientEndPointCtrl

CServerEndPointCtrl

CUsersDB

CUsersUtility

Hình 7-3: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “DangNhap”

7.6.2.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CManHinhDangNhapDlg Boundary Màn hình đăng nhập

2 CMainDlg Boundary Màn hình chính

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

5 CUsersUtility Control Control thực hiện lấy dữ liệu về

người sử dụng trong hệ thống

91

Page 104: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6 CUsersDB Entity Cơ sở dữ liệu vể người dùng

Bảng 7-4: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “DangNhap”

7.6.3 Phân tích Use case “DangKy”:

7.6.3.1 Sơ đồ lớp đối tượng

CUsersUtility

CUsersDB

CServerEndPointCtrl

CClientEndPointCtrl

CDangKyDlgCMainDlg

CDSLopDlg

Hình 7-4: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “DangKy”

7.6.3.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CDangKyDlg Boundary Màn hình đăng ký thành viên mới

2 CMainDlg Boundary Màn hình chính

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

5 CUsersUtility Control Control thực hiện lấy dữ liệu về người

sử dụng trong hệ thống

92

Page 105: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6 CUsersDB Entity Cơ sở dữ liệu vể người dùng

7 CDSLopDlg Boundary Màn hình hiển thị danh sách các lớp

Bảng 7-5: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “DangKy”

7.6.4 Phân tích Use case “QuanLyLopHoc”:

7.6.4.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

Thay đổi mật khẩu :

CMainDlg

CMatKhauDlg

CDSLopDlg

CClientEndPointCtrl

CServerEndPointCtrl

CClassDB

CClassUtility

Hình 7-5: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc” – Thay doi mat

khau

93

Page 106: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Xoá lớp học :

CMainDlg

CDSLopDlgCMatKhauDlg

CClientEndPointCtrl

CServerEndPointCtrl

CClassUtility

CClassDB

Hình 7-6: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc” – Xoa lop hoc

7.6.4.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CDangKyDlg Boundary Màn hình đăng ký thành viên mới

2 CMainDlg Boundary Màn hình chính

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

5 CUsersUtility Control Control thực hiện lấy dữ liệu về người

sử dụng trong hệ thống

6 CUsersDB Entity Cơ sở dữ liệu vể người dùng

7 CDSLopDlg Boundary Màn hình hiển thị danh sách các lớp

8 CMatKhauDlg Boundary Màn hình yêu cầu nhập mật khẩu

Bảng 7-6: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “QuanLyLopHoc”

94

Page 107: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.6.5 Phân tích Use case “QuanLyThanhVien”:

7.6.5.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

Cho phép phát biểu trong lớp :

CMainDlg

CUsersDlg

CServerEndPointCtrlCClientEndPointCtrl

CThongBaoDlg

Hình 7-7: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Cho phép

phát biểu

Cho phép phát hình ảnh :

CMainDlg

CUsersDlg

CServerEndPointCtrlCClientEndPointCtrl

CThongBaoDlg

Hình 7-8: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Cho phép

phát hình ảnh

95

Page 108: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Đuổi sinh viên:

CMainDlgCServerEndPointCtrl

CUsersDlg

CThongBaoDlg

CClientEndPointCtrl

Hình 7-9: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien” – Đuổi sinh

viên

7.6.5.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CMainDlg Boundary Màn hình chính

2 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

3 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

4 CDSLopDlg Boundary Màn hình hiển thị danh sách các lớp

5 CThongBaoDlg Boundary Màn hình yêu cầu nhập mật khẩu

Bảng 7-7: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “QuanLyThanhVien”

96

Page 109: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.6.6 Phân tích Use case “TaoLopHoc”:

7.6.6.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

CClassUtility

CClassDB

CMainDlg

CServerEndPointCtrl

CClientEndPointCtrl

CTaoLopDlg

Hình 7-10: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “TaoLopHoc”

7.6.6.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CtaoLopDlg Boundary Màn hình đăng tạo lớp mới

2 CMainDlg Boundary Màn hình chính

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

5 CClassUtility Control Control dùng để giao tiếp giữa cơ sở

dữ liệu lớp và boundary

6 CThongBaoDlg Boundary Màn hình yêu cầu nhập mật khẩu

7 CClassDB Entity Cơ sở dữ liệu liên quan đến lớp

Bảng 7-8: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “TaoLopHoc”

97

Page 110: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7.6.7 Phân tích Use case “ThayDoiChuLop”:

7.6.7.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

CMatKhauDlg

(from Logical View)CDSLopDlg

(from Logical View)

CClientEndPointCtrl

(from Logical View)

CServerEndPointCtrl

(from Logical View)

CClassUtility

(from Logical View)

CClassDB

(from Logical View)

Hình 7-11: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “ThayDoiChuLop”

7.6.7.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CDSLopDlg Boundary Màn hình đăng tạo lớp mới

2 CMatKhauDlg Boundary Màn hình nhập mật khẩu

3 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

4 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

5 CClassUtility Control Control dùng để giao tiếp giữa cơ sở

98

Page 111: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

dữ liệu lớp và boundary

6 CClassDB Entity Cơ sở dữ liệu liên quan đến lớp

Bảng 7-9: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “ThayDoiChuLop”

7.6.8 Phân tích Use case “ThayDoiQuyenNguoiDung”:

7.6.8.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

CUsersDlg

CClientEndPointCtrl

CServerEndPointCtrl

CUsersUtility

CUsersDB

Hình 7-12: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “ThayQuyenNguoiDung”

7.6.8.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CUesrsDlg Boundary Màn hình hiển thị danh sách người

dùng

2 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

3 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

4 CClassUtility Control Control dùng để giao tiếp giữa cơ sở

dữ liệu lớp và boundary

5 CClassDB Entity Cơ sở dữ liệu liên quan đến lớp

99

Page 112: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Bảng 7-10: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “ThayDoiNguoiDung”

7.6.9 Phân tích Use case “TruyenAmThanh”:

7.6.9.1 Sơ đồ lớp đối tượng :

CMainDlg

CServerEndPointCtrl

CClientEndPointCtrl

CAudioUI

CAudioCtrl

Hình 7-13: Sơ đồ lớp đối tượng của Use case “TruyenAmThanh”

7.6.9.2 Danh sách các lớp đối tượng :

STT Lôùp ñoái töôïng Loaïi YÙ nghóa

1 CMainDlg Boundary Màn hình hiển thị danh sách người

dùng

2 CClientEndPointCtrl Control Điều khiển các hoạt động ở client đối

với server

3 CServerEndPointCtrl Control Điều khiển hoạt động ở server

4 CAudioCtrl Control Control dữ trách nhiệm liên quan đến

audio

5 CAudioUI Boundary Dùng để phát âm thanh

Bảng 7-11: Danh sách các lớp đối tượng của Use case “TruyenAmThanh”

100

Page 113: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Chương 8 : Thiết kế và cài đặt 8.1 Lược đồ triển khai của hệ thống :

Client

GiaoVien Client

SinhVien Client

QuanTri Client

<<network>>

RemoteLearningServer

Hình 8-1: Lược đồ triển khai của hệ thống

8.1.1 Các node và chức năng của các node

STT Node Chức năng 1 RemoteLearning

Server Có chức năng làm Server và quản lý database

2 Các client Giáo viên, sinh viên, người quản trị…

Các client truy xuất vào trong hệ thống của các người dùng khác nhau

8.1.2 Triển khai hệ thống :

Do hệ làm việc trên môi trường mạng nên cần bổ sung thiết bị làm giao diện mạng.

Mạng ở đây có thể là intranet hoặc internet.

Server được đặt ở nơi mà người quản trị có thể dễ dàng kiểm soát được. Server cần

được đặt ở trên máy chủ có cấu hình mạnh để có thể giúp cho hệ thống hoạt động

nhanh chóng và có đủ khả năng hỗ trợ nhiều lớp học cùng mở cùng lúc. Server nên

đặt cùng máy có cơ sở dữ liệu của hệ thống.

101

Page 114: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Các client được đặt trên các máy do người sử dụng quyết định. Các máy tính này

phải có khả năng nối mạng để có thể kết nối với server được. Ngoài ra các máy tính

này cần có microphone và webcam cho việc tham gia lớp học. Các client cần cấu

hình mạng trước khi kết nối vào trong hệ thống.

8.2 Thiết kế dữ liệu : 8.2.1 Sơ đồ lớp :

USER

ĐANGKY

ROOM

QUYEN

8.2.2 Thiết kế bảng lưu thông tin của lớp học :

Ánh xạ từ lớp entity CClassDB sang lớp CRoomSet :

Hình 8-2: Ánh xạ từ lớp entity CClassDB sang lớp CRoomSet

102

Page 115: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Thông tin các trường :

STT Thuộc tính Kiểu Mô tả

1 RoomID Integer Chỉ số của room

2 RoomName CString Tên của room

3 Owner CString Tên người tạo ra room

4 Content CString Nội dung tóm tắt của room

Bảng 8-1: Danh sách các thuộc tính của bảng CRoomSet

8.2.3 Thiết kế bảng lưu thông tin người sử dụng : Ánh xạ từ lớp CUserDB sang lớp CusersSet :

Hình 8-3: Ánh xạ từ lớp entity CuserDB sang lớp CusersSet

Thông tin các trường :

STT Thuộc tính Kiểu Mô tả

1 Tên Cstring Tên đăng nhập

2 MatKhau CString Mật khẩu đăng nhập

3 Quyen Integer Quyền của người sử dụng

Bảng 8-2: Danh sách các thuộc tính của bảng CUsersSet

103

Page 116: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8.3 Thiết kế giao diện :

8.3.1 Thiết kế màn hình chính :

Hình 8-4: Màn hình chính

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 ComboBox đển gõ địa chỉ IP vào, có thể chọn địa chỉ IP được lưu sẵn trong dữ

liệu của chương trình

2 Menu dùng để thực hiện kết nối như hình

3 Menu cho viện quản lý text chat trong lớp học

4 Menu hỗ trợ sinh viên phát biểu trong lớp học

5 Menu hỗ trợ giáo viên trong trong việc quản lý về hình ảnh

6 Hỗ trợ người sử dụng trong việc điều chỉnh độ lớn của âm thanh

7 Hỗ trợ người sử dụng trong việc điều chỉnh độ lớn của micro trong việc thu

giọng nói

104

Page 117: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8 Log của những lần chat bằng text

9 Vị trí để gõ text chat, dùng control_Enter để gửi text đi

10 Cho biết trạng thái hiện giờ của chương trình, theo như hình là đang lắng nghe

chờ kết nối hoặc kết nối với server

11 Cho biết địa chỉ IP hiện thời của máy tính trong mạng

12 Cho xem hoặc không xem phần hình ảnh được gửi từ server và hình ảnh hiện

tại lấy được từ webcam

13 Hiển thị danh sách của các thành viên hiện tại trong lớp học

14 Menu Setting : dùng để cấu hình này hệ thống.

Bảng 8-3: Các trường trên màn hình chính

Khi nhấn vào nút mang số 12 ta có hình ảnh sau :

Hình 8-5: Màn hình thể hiện webcam

105

Page 118: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

15 Hình ảnh thu được từ giáo viên, do server gửi về

16 Hình ảnh lấy được từ webcam của máy đang sử dụng

Bảng 8-4: Các trường trên màn hình thể hiện webcam

Khi nhấn vào nút mang số 13 ta có hình :

Hình 8-6: Màn hình danh sách thành viên

Liệt kê theo thứ tự từ trên xuống, từ trái sang phải :

STT Moâ taû

17 Phía trên là danh sách những thành viên hiện có trong lớp

18 Nút thêm 1 thành viên để chat

19 Thêm tất cả thành viên để chat

20 Xoá 1 thành viên ra khỏi nhóm đang chat

106

Page 119: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

21 Xoá tất cả thành viên ra khỏi nhóm đang chat

22 Danh sách các thành viên đang chat

Bảng 8-5: Các trường trên màn hình danh sách thành viên

Hình 8-7: Menu call

Danh sách các chức năng được thể hiện trong menu :

STT Moâ taû

23 Thực hiện chức năng tạo kết nối

24 Thực hiện chức năng ngắt kết nối

Bảng 8-6: Các trường trên menu call

Hình 8-8: Menu chat

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

25 Cho phép sinh viên chat trong lớp học

26 Không cho phép sinh viên chat trong lớp học, duy chỉ có giáo viên mới có

quyền chat khi bật chức năng này lên.

Bảng 8-7: Các trường trên menu chat

Hình 8-9: Menu audio

107

Page 120: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

27 Sinh viên xin được phát biểu

28 Khi đang xin phát biểu thì có thể không phát biểu nữa

Bảng 8-8: Các trường trên menu audio

Hình 8-10: Menu video

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

29 Giáo viên Cho phép xem hình của giáo viên, hình ảnh thu được từ webcam

30 Giáo viên không cho phép xem hình ảnh của mình, ngưng việc cung cấp hình

ảnh

31 Giáo viên cho phép sinh viên xem màn hình, chức năng này dùng để hỗ trợ

giáo viên giảng những bài giảng được thực hiện trên desktop như giảng bàng

slide

32 Giáo viên không cho phép xem màn hình của mình

Bảng 8-9: Các trường trên menu video

108

Page 121: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Khi thực hiện kết nối và đăng nhập thành công, ta được màn hình sau :

Hình 8-11: Màn hình sau khi kết nối

Do đăng nhập là quyền giáo viên, và cho thu webcam ta mới có màn hình như vậy.

8.3.2 Thiết kế màn hình đăng nhập : Màn hình này chỉ xuất hiện khi đã kết nối thành công với máy chủ.

Hình 8-12: Màn hình đăng nhập

109

Page 122: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 Textbox dùng để gõ tên đăng nhập

2 Textbox dùng để gõ mật khẩu

3 Button Login dùng để thực hiện chức năng đăng nhập vào hệ thống (đối với

những người dùng đã có tài khoản đăng nhập)

4 Button Sign in dùng để thực hiện chức năng đăng ký làm thành viên mới

5 Button Cancel dùng để kết thúc việc đăng nhập, việc này đồng nghĩa với việc

ngắt khỏi server.

Bảng 8-10: Các trường trên màn hình đăng nhập

8.3.3 Thiết kế màn hình hiển thị danh sách lớp : Màn hình này chỉ xuất hiện khi đã đăng nhập thành công vào trong hệ thống. Sau khi

đăng nhập thành công sẽ hiển thị danh sách của các lớp đang được mở trên hệ thống.

Đồng thời dựa vào bước đăng nhập ban đầu để xác định quyền của người sử dụng, và

hiển thị các chức năng tương ứng. Hình dưới là thể hiện người đăng nhập có quyền là

giáo viên.

110

Page 123: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-13: Màn hình danh sách lớp

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 ListCtrl hiển thị danh sách các lớp đang được mở, đồng thời hiển thị số lượng

người đang có trong lớp, giáo viên có ở trong lớp không. Người dùng phải

chọn một trong các lớp đang mở trước khi nhấn vào button Join in

2 Tên đăng nhập hiện tại, chương trình tự động lấy

3 Textbox để nhập mật khẩu vào trong lớp, nếu lớp đó có bảo vệ bằng mật khẩu

4 Button Join thực hiện chức năng tham gia vào lớp học

5 Button Room : hiển thị các chức năng liên quan đến lớp học như tạo lớp học,

xoá lớp học, thay đổi mật khẩu của lớp học, thay đổi người chủ của lớp học

6 Button User : hiển thị các chức năng liên quan đến người sử dụng như thay

đổi mật khẩu, xoá tài khoản, thay đổi quyền của người sử dụng (chức năng của

người quản trị)

7 Button đóng : ngắt kết nối với hệ thống server

Bảng 8-11: Các trường trên màn hình thể hiện danh sách lớp

111

Page 124: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-14: Menu lớp học

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 Thực hiện chức năng tạo lớp học mới

2 Thực hiện chức năng xoá lớp học

3 Thực hiện chức năng thay đổi mật khẩu lớp học

Bảng 8-12: Các trường trên menu lớp học

Hình 8-15: Menu người dùng

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 Thực hiện chức năng thay đổi mật khẩu người sử dụng

2 Thực hiện chức năng xoá người sử dụng

Bảng 8-13: Các trường trên menu người dùng

8.3.4 Thiết kế màn hình tạo lớp học mới : Khi người dùng đăng nhập vào có quyền là giáo viên hoặc người quản trị thì mới có

quyền thực hiện chức năng này :

112

Page 125: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-16: Màn hình tạo lớp học

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 TextBox dùng để nhập tên lớp học

2 CheckBox dùng để xác nhận xem lớp học này có cần mầt khẩu không

3 TextBox dùng để nhập mật khẩu của lớp

4 TextBox dùng để nhập lại mật khẩu trong trường hợp lớp có dùng mật khẩu

5 Button CreateRoom : thực hiện chức năng tạo lớp học mới

6 Button Cancel : hủy bỏ việc tạo lớp học mới, quay trở về màn hình trước đó

Bảng 8-14: Các trường trên màn hình tạo lớp học

8.3.5 Thiết kế màn hình xoá một lớp : Màn hình này xuất hiện khi người dùng muốn tham gia vào lớp học :

Hình 8-17: Màn hình xoá lớp học

113

Page 126: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 TextBox hiển thị lớp muốn xoá

2 TextBox dùng để nhập mật khẩu của lớp muốn xoá

3 Button Remove thực hiện chức năng xoá lớp

4 Button Cancel : hủy bỏ chức năng xoá lớp

Bảng 8-15: Các trường trên màn hình xóa lớp học

8.3.6 Thiết kế màn hình thay đổi mật khẩu : Màn hình này được sử dụng khi người sử dụng thực hiện các chức năng thay đổi mật

khẩu của lớp, thay đổi mật khẩu của người sử dụng

Hình 8-18: Màn hình thay đổi mật khẩu

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 TextBox : dùng để nhập mật khẩu cũ

2 CheckBox dùng để xác nhận là có cần mật khẩu không

3 TextBox : dùng để nhập mật khẩu mới

4 TextBox : gõ lại mật khẩu trong trường hợp có sử dụng mật khẩu

5 Button Change : dùng để thực hiện chức năng thay đổi mật khậu

114

Page 127: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6 Button Cancel : hủy bỏ việc thay đổi mật khẩu

Bảng 8-16: Các trường trên màn hình thay đổi mật khẩu

8.3.7 Thiết kế màn hình server : Màn hình server được thiết kế để cho người quản trị có thể kiểm soáat được có bao

nhiêu lớp đang được mở, các lớp này có giáo viên đang dạy hay không.

Hình 8-19: Màn hình server

Mô tả các trường trên màn hình :

STT Moâ taû

1 ListCtrl thể hiện danh sách các lớp học đang được mở

2 Button Start : thực hiện chức năng khởi động server

3 Button Shutdown : thực hiện chức năng ngừng server

4 Button Exit : chấm dứt hoạt động của chương trình.

Bảng 8-17: Các trường trên màn hình server

115

Page 128: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8.4 Thiết kế xử lý :

8.4.1 Danh sách các xử lý :

STT Xöû lyù Moâ taû Use Case töông öùng

1 XL1 Đăng ký làm thành viên mới DangKy

2 XL2 Kết nối client với server KetNoi

3 XL3 Đăng nhập vào hệ thống DangNhap

4 XL4 Thay đổi thông tin cá nhân ThayDoiThongTinCaNhan

5 XL5 Thay đổi mật khẩu của lớp QuanLyLop

6 XL6 Xoá lớp học QuanLyLop

7 XL7 Cho phép lớp học có text chat QuanLyTextChat

8 XL8 Không cho phép lớp học có text chat QuanLyTextChat

9 XL9 Cho phép xem hình ảnh của giáo viên QuanLyHinhAnh

10 XL10 Khong cho phép xem hình ảnh giáo

viên

QuanLyHinhAnh

11 XL11 Cho phép phát tiếng nói QuanLyAmThanh

12 XL12 Không cho phép phát tiếng nói QuanLyAmThanh

13 XL13 Yêu cầu phát biểu QuanLyThanhVien

14 XL14 Phát giọng nói của thành viên khác QuanLyThanhVien

15 XL15 Phát hình ảnh của thành viên khác QuanLyThanhVien

16 XL16 Thay đổi người chủ của lớp ThayDoiChuLop

17 XL17 Tạo một lớp học mới TaoLopHoc

18 XL18 Quản lý danh sách người dùng QuanLyDSNguoiDung

19 XL19 Thay đổi quyền đăng nhập của người

dùng

ThayDoiQuyenNguoiDung

20 XL20 Quản lý hệ thống QuanLyHeThong

21 XL21 Quản lý danh sách lớp học QuanLyDSLopHoc

22 XL22 Chat bằng text trong lớp học ChatText

23 XL23 Truyền hình ảnh của thành viên trong TruyenHinhAnh

116

Page 129: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

lớp

24 XL24 Truyền tiếng nói của thành viên trong

lớp

TruyềnHìnhAnh

Bảng 8-18: Danh sách các xử lý

8.4.2 Thiết kế các xử lý chính : 8.4.2.1 Thiết kế xử lý XL1 (Use case “DangKy”)

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-20: Lược đồ tuần tự của xử lý XL1

117

Page 130: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-21: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL1

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 YeuCauDangKy Ngừơi dùng có yêu cầu đăng ký là thành viên

của hệ thống

2 HienThiDangKy Hiển thị màn hình đăng ký

3 NhapTenMatKhau Người dùng nhập vào tên mật khẩu đăng nhập

hệ thống

4 ThucHienDangKy Người dùng nhấn vào nút thực hiện việc đăng

5 GuiThongTinDangKy Thông tin của người dùng được gửi đến cho

server

6 KiêmTraThongTinDangKy Thực hiện việc kiểm tra xem có hợp lệ không

118

Page 131: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

7 ThucHienDangKy Thực hiện việc đăng ký

8 LayThongTin Thực hiện lấy thông tin trong cơ sở dữ liệu

9 XuLyDangKy Xử lý việc tạo thêm tài khoản mới

10 GuiThongBao Gửi thông báo cho việc đăng ký

11 ThongBaoKetQua Server gửi thông báo lại cho người dùng biết

12 HienThiDanhSachLop Đăng ký thành công thì hiển thị danh sách lớp

hiện có trên hệ thống

13 XuLyPhanQuyen Dựa vào quyền của người mới đăng ký hiển

thị các chức năng tương ứng.

14 ThongBaoKetQua Thông báo lại kết qủa cho người sử dụng biết

Bảng 8-19: Danh sách các hành động của xử lý XL1

8.4.2.2 Thiết kế xử lý XL2 (Use case KetNoi):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-22: Lược đồ tuần tự của xử lý XL2

119

Page 132: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-23: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL2

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 ThucHienKetNoi Người dùng muốn kết nối với server

2 HienThiManHinhKetNoi Hiển thị màn hình kết nối

3 NhapDiaChiIP Nhập địa chỉ Ip vào

4 NhanKetNoi Người dùng thực hiện nhấn kết nối

5 ThucHienKetNoi Chương trình bắt đầu thực hiện việc kết nối

6 KetNoiServer Chương trình yêu cầu kết nối với server

7 XuLyKetNoi Xử lý kết nối trên server

8 ThongBaoKetNoi Server ee4 gửi thông báo kết nối nếu thành công

120

Page 133: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

9 XuLyKetNoi Trên client sẽ xử lý kết nối với server thành

công

10 ThôngBaoKetNoi Thông báo lại cho người dùng biếtt

11 ThongBao Hiển thị thông báo

Bảng 8-20: Danh sách các hành động của xử lý XL2

8.4.2.3 Thiết kế xử lý XL3 (Use case DangNhap ):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-24: Lược đồ tuần tự của xử lý XL3

121

Page 134: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-25: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL3

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 Yeu CauDangNhap Khi kết nối với server thành công, thì server yêu

cầu đăng nhập

2 HienThiDangNhap Hiển thị màn hình đăng nhập

3 NhapMatKhau Người dùng cung cấp thông tin về mật khầu, tên

đăng nhập

4 ThucHienDangNhap Người dùng thực hiện việc đăng nhập

5 GuiThongTinDangNhap Yêu cầu gửi thông tin đăng nhập

6 DangNhap Xử lý thông tin đăng nhập

7 KiemTraDangNhap Kiểm tra việc đăng nhập

8 LayThông Tin Lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

122

Page 135: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

9 XuLyDangNhap Xử lý viêc đăng nhập

10 ThongBaoKetQua Thông báo kết quả của việc đăng nhập

11 GuiThongTinDangNhap Server yêu cầu gửi thông tin đăng nhập cho

người sử dụng

12 PhanQuyen Dựa vào thông tin do server gửi trả lại, client

thực hiện việc phân quyền.

13 ThongBaoKetQua Thông báo kết qủa lại cho người ử dụng biết

Bảng 8-21: Danh sách các hành động của xử lý XL3

8.4.2.4 Thiết kế xử lý XL5 (Use case QuanLyLop):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-26: Lược đồ tuần tự của xử lý XL5

123

Page 136: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-27: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL5

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 YeuCauhienThiDSLop Khi kết nối thành công, server sẽ yêu cầu hiển

thị danh sách lớp

2 HienThi Hiển thị danh sách lớp

3 ChonLop Người dùng chọn 1 lớp

4 ThayDoiMatKhau Người dùng thực hiện chức năng thay đổi mật

khẩu

124

Page 137: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

5 HienThi Hiển thị màn hình nhập mật khẩu

6 NhâpThongTin Nhập thông tin mật khẩu của lớp cần đổi

7 TraThongTin Trả thông tin lại cho màn hình trước đó

8 GuiThongTinMatKhau Yêu cầu gửi thông tin mật khẩu về cho server

9 XuLyThongTin Server xử lý thông tin nhận được

10 ThayDoiMatKhau Thực hiện việc thay đổi mật khẩu

11 KiemTraHopLe Kiểm tra xem thông tin có hợp lệ không

12 CapNhatThongTin Cập nhật lại thông tin đã được thay đổi

13 GuiKetQua Yêu cầu gửi kết qủa lại cho client

14 ThongBaoKetQua Thông báo kết qủa lại cho người xử dụng

15 Cập nhật lại lớp Cập nhật lại thông tin của lớp

16 ThongBaoKetQua Thông báo lại kết quả cho người sử dụng

Bảng 8-22: Danh sách các hành động của xử lý XL5

8.4.2.5 Thiết kế xử lý XL6 (Use case QuanLyLop):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-28: Lược đồ tuần tự của xử lý XL6

125

Page 138: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-29: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL6

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 YeuCauHienThiDSLop Server yêu cầu hiển thị danh sách lớp

2 HienThi Hiển thị danh sách lớp

3 ChọnLop Người dùng chọn lớp

4 XoaLop Người dùng thực hiện chức năng xoá lớp

5 HienThi Hiên thị màn hình yêu cầu nhập thông tin về lớp

để xoá

126

Page 139: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

6 NhapThongTin Người dùng nhập thông tin vào

7 TraThongTin Trả lại thông tin cho màn hình trước đó

8 GuiThongTin Yêu cầu gửi thông tin của lớp bị xoá

9 XuLyThongTin Server nhận được thông tin về xoá lớp học

10 XoaLop Thực hiện việc xoá lớp

11 KiemTraHopLe Kiểm tra điều kiện hợp lệ để xoá

12 XoaLop Cập nhật lại trong cơ sở dữ liệu

13 GuiKetQua Yêu cầu gửi kết qủa lại cho người dùng

14 ThôngBáoKetQua Nhận thông báo do server gửi trở lại

15 CapNhatLop Cập nhật lại danh sách lớp

16 ThôngBaoKetQua Thông báo kết quả lại cho người dùng biết

Bảng 8-23: Danh sách các hành động của xử lý XL6

8.4.2.6Thiết kế xử lý XL13 (Use case QuanLyThanhVien):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-30: Lược đồ tuần tự của xử lý XL13

127

Page 140: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-31: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL13

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 HienThiDS Người dùng yêu cầu hiển thị danh sách thành

viên trong lớp

2 HienThi Hiển thị danh sách lớp

3 ChonUsersPhatAmThanh Chọn người sẽ nói

4 GuiThongTinYeuCau Yêu cầu gửi thông tin đến server

5 XuLyThongTin Server nhậm được yêu cầu, và tiến hành xử lý

6 ThôngBao Thông báo yêu cầu của giáo viên cho người

được chọn

7 HienThiThongBao Hiện thị thông báo cho người được chọn biết

8 ChapNhan Người được chọn chấp nhận

9 GuiThongBaoChapNhan Yêu Cầu gừi thông báo chấp nhận

128

Page 141: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

10 XuLyThongTin Xử lý thông tin

11 GuiChapNhan Nhận thông báo chấp nhận

12 ThongBaoChapNhan Thông báo lại cho người dùng biết

13 ThongBao Hiển thị thông báo

Bảng 8-24: Danh sách các hành động của xử lý XL13

8.4.2.7Thiết kế xử lý XL14 (Use case QuanLyThanhVien):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-32: Lược đồ của xử lý XL14

129

Page 142: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-33: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL14

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 HienThiDS Hiển thị danh sách thành viên trong lớp

2 HienThi Hiển thị danh sách các thành viên

3 ChoUserDuoi Chọn một thành viên

4 GuiThongTinYeuCau Gửi thông tin yêu cầu đuổi thành viên

5 XuLyThongTin Xử lý thông tin nhận được

6 ThôngBaoDuoi Gửi thông báo đuổi đến thành viên

7 HienThongBao Hiển thị thông báo

8 NgatKetNoi Thực hiện ngắt kết nối

9 ThongBaoNgatKetNoi THông báo lại ngắt kết nối cho giáo viên

130

Page 143: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

10 CapNhatDanhSach Cập nhật danh sách các thành viên

11 Thông báo Hiển thị thông báo cho giáo viên

Bảng 8-25: Danh sách các hành động của xử lý XL14

8.4.2.8 Thiết kế xử lý XL15 (Use case QuanLyThanhVien):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-34: Lược đồ tuần tự của xử lý XL15

131

Page 144: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-35: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL15

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 HienThiDS Người dùng yêu cầu hiển thị danh sách thành

viên trong lớp

2 HienThi Hiển thị danh sách lớp

3 ChonUsersPhatHinh Chọn người sẽ phát hình

4 GuiThongTinYeuCau Yêu cầu gửi thông tin đến server

5 XuLyThongTin Server nhậm được yêu cầu, và tiến hành xử lý

6 GuiThongTinYeuCau Gửi thông tin yêu cầu đến cho thành viên được

132

Page 145: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

chọn

7 ThôngBao Thông báo yêu cầu của giáo viên cho người

được chọn

8 HienThiThongBao Hiện thị thông báo cho người được chọn biết

9 ChapNhan Người được chọn chấp nhận

10 GuiThongBaoChapNhan Yêu Cầu gừi thông báo chấp nhận

11 XuLyThongTin Xử lý thông tin

12 GuiChapNhan Nhận thông báo chấp nhận

13 ThongBaoChapNhan Thông báo lại cho người dùng biết

14 ThongBao Hiển thị thông báo

Bảng 8-26: Danh sách các hành động của xử lý XL15

8.4.2.9Thiết kế xử lý XL16 (Use case ThayDoiChuLop):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-36: Lược đồ tuần tự của xử lý XL16

133

Page 146: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-37: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL16

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 ChonLop Chọn lớp cần thay đồi

2 ThayDoiChuLop Thực hiện việc thay đối chủ lớp

3 hienThi Hiện thị màn hình nhập mật khẩu

4 NhapMatKhau Người dùng nhập mật khẩu

5 TraLaiGiaTri Trả lại giá trị cho màn hình trước đó

6 GuiThongTin Yêu cầu gửi thông tin cho server

7 XuLyThongTin Xử lý thông tin nhận đựơc

134

Page 147: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8 ThayDoiChu Tiến hành thay đổi chủ lớp học

9 CapNhatDuLieu Cập nhật lại dữ liệu

10 ThongBaoThanhCong Yêu cầu gừi lại thông báo

11 NhanThongTin Nhận thông tin trả lại từ server

12 ThôngBáoThànhCong Thông báo thành công cho giáo viên

13 HienThiThôngBao Hiển thị thông báo

Bảng 8-27: Danh sách các hành động của xử lý XL16

8.4.2.10 Thiết kế xử lý XL17 (Use case TaoLopHoc):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-38: Lược đồ tuần tự của xử lý XL17

135

Page 148: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-39: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL17

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 YeuCauTaoLop Yêu cầu tạo lớp mới

2 HienThiTaoLop Hiển thị màn hình tạo lớp

3 NhapThongTinLop Nhập thông tin cần tạo lớp

4 ThucHienTaoLop Thực hiện việc tạo lớp

5 GuiThôngTin Yêu cầu gửi thông tin đến cho server

6 XuLyThongTin Server nhận được yêu cầu tiến hành xử lý thông

tin

7 TaoLop Tiến hành tạo lớp mới

136

Page 149: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8 CapNhatDuLieu Thêm lớp mới vào trong dữ liệu

9 ThongBaoThanhCong Yêu cầu gửi thông báo lại cho giáo viên

10 XuLyThongTin Clien xử lý thông tin

11 NhanThongTin Nhận thông tin được gừi lại

12 ThongBaoThanhCong Thông báo thành công

13 CapNhatHienThi Cập nhật lại việc hiển thị

14 HienThiThongBao Hiển thị thông báo cho giáo viên

Bảng 8-28: Danh sách các hành động của xử lý XL17

8.4.2.11 Thiết kế xử lý XL19 (Use case ThayDoiQuyenNguoiDung):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-40: Lược đồ tuần tự của xử lý XL19

137

Page 150: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-41: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL19

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 HienThiDS Hiển thị danh sách người dùng

2 ChonThayDoiQuyen Chọn người và quyền để thay đổi

3 GuiThongTin Yêu cầu gửi thông tin

4 XuLyThongTin Xử lý thông tin nhận được trên server

5 ThayDoiQuyen Thực hiện thay đổi quyền

6 CapNhatDuLieu Cập nhật vào trong dữ liệu

7 ThongBaoThanhCong Thông báo cập nhật thành công

8 GuiThongTin Nhận thông tin từ phía server

9 CapNhatHienThi Cập nhật lại việc hiện thị

138

Page 151: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

10 ThongBaoThanhCong Thông báo thành công cho người quản trị

Bảng 8-29: Danh sách các hành động của xử lý XL19

8.4.2.12 Thiết kế xử lý XL24 (Use case TruyenAmThanh):

Lược đồ tuần tự (Sequence Diagram) :

Hình 8-42: Lược đồ tuần tự của xử lý XL24

139

Page 152: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Biều đồ cộng tác (Collaboration Diagram)

Hình 8-43: Biểu đồ cộng tác của xử lý XL24

Danh sách các hành động :

STT Haønh ñoäng YÙ nghóa

1 YeuCauDuocNoi Sinh viên yêu cầu được phát biểu

2 TruyenYeuCau Yêu cầu truyền đến cho server

3 XyLyThongTin Server xử lý yêu cầu nhận được

4 GuiYeuCauDuocNoi Gửi yêu cần được nói đến cho giáo viên

5 ThongBao Thông báo yêu cầu cho giáo viên

6 HienThongBao Hiện thông báo cho giáo viên

7 ChapNhanYeuCau Chấp nhận yêu cầu của giáo viên

8 GuiChapNhan Gửi trả lại yêu cầu được chấp nhận

140

Page 153: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

9 XuLyThongTin Server xử lý thông tin nhận được

10 ThôngBaoDuocChapNhan Thông báo được chấp nhận

11 ThongBao Truyền thông báo cho màn hình chính

12 Hiên Thong Bao Hiện thông báo được chấp nhận

13 GửiAmThanh Sau khi chap nhận thì gừi âm thanh

14 NhanAmThanh Nhận âm thanh của các thành viên khác trong

lớp

15 XuLyAmThanh Xử lý âm thanh nhận được

16 PhatAmThanh Chuẩn vị phát âm thanh

Bảng 8-30: Danh sách các hành động của xử lý XL24

8.5 Sơ đồ lớp của một số lớp xử lý chính :

141

Page 154: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

H323Connection

Lock()Unlock() OnEstablished()OnCleared() ClearCall(…) OnIncomingCall AnsweringCall

H323ConnectionClient H323ConnectionServer

H323EndPoint

AddCapabilitySetCapability RemoveCapabilitiesSetGatekeeper LocateGatekeeper CreateGatekeeper MakeCall ClearCall ClearAllCalls HasConnection OpenAudioChannel OpenVideoChannel

ServerEndPointCtrl ClientEndPointCtrl

8.6 Công cụ và môi trường phát triển hệ thống

Hệ thống Student được xây dựng trên các công cụ và môi trường sau :

Công cụ phân tích và thiết kế : Rational Rose 2001

Môi trường cài đặt ứng dụng : Microsoft WindowXP

Môi trường lập trình : Mircosoft Visual C++ 6.0

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Mircosoft Access 2003

Ngoài ra trong quá trình phát triển hệ thống Student, nhóm chúng em còn sử dụng

thêm bộ thư viện sau :

142

Page 155: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Thư viện OpenH323

8.7 Yêu cầu về phần cứng :

Hệ thống chạy được phải có tốt thiểu là 3 máy tính và được nối mạng lại với nhau.

Trong đó có một máy đóng vai trò là server, 2 máy còn lại đóng vai trò là client.

Các máy đóng vai trò client cần phải có microphone và webcam để có thể tham gia

vào lớp học.

8.8 Hướng dẫn sử dụng hệ thống :

8.8.1 Khởi động Server :

Chạy chương trình : MyMCU.exe để đóng vai trò là server. Cần chép thêm tập

tin StudyOnlineDB.mdb. Sau khi chạy MyMCU.exe xong nhấn nút Start để

cho server hoạt động.

Hình 8-44: Khởi động server

Muống dừng server thì nhấn nút Shutdown.

143

Page 156: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

8.8.2 Khởi động các client : Chạy chương trình Student.exe ở các máy còn lại.

Gõ địa chỉ IP của máy server

Nhấn nút Call

Hình 8-45: Khởi động client

Sau khi kết nối thành công thì chương trình sẽ hiển thị bằng đăng nhập, có thể

đăng nhập hoặc đăng ký mới :

144

Page 157: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

Hình 8-46: Client đăng nhập

Khi muốn kết thúc nhấn vào nút Call và chọn Hang Up

Chương 9 : Tổng kết 9.1 Kết luận :

Dựa trên tìm hiểu và nghiên cứu công nghệ truyền thông đa phương tiện sử dụng

công nghệ H323, chúng em bước đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ cho việc đào tạo từ

xa thông qua mạng Internet/Intranet.

Hệ thống cung cấp cho giáo viên những công cụ giúp việc thu hình, phát hình, và âm

thanh. Hệ thống đã giúp cho giáo viên thực sự tham gia vào một lớp học ảo, giúp cho

sinh viên có điều kiện giao tiếp trực tiếp với giáo viên đứng lớp.

Hệ thống cũng giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học riêng của chính mình hoặc tạo

ra một diễn đàn thảo luận. Đồng thời cũng giúp cho sinh viên có thể đăng ký làm

thành viên của lớp học.

Hệ thống được tổ chức thành hai phần :

Phần Server : Giữ trách nghiệm tạo, quản lý các lớp học trong hệ thống. Làm

nhiệm vụ giữ kết nối với các thành viên khác trên hệ thống.Hỗ trợ người dùng

có thể truyền nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh.

Phần Client : Giữ trách nhiệm kết nối với server. Hỗ trợ người sử dụng liên lạc

với các thành viên khác trong hệ thống. Nhận và phát tín hiệu âm thanh, hình

ảnh cho các thành viên khác có tham gia hệ thống.

9.2 Hướng phát triển :

Cải tiến chất lượng truyền thông về hình ảnh, âm thanh

Xây dựng hệ thống có hỗ trợ các chuẩn nén âm thanh khác như G723, G729

Xây dựng hệ thống có hỗ trợ các chuẩn nén hình ảnh khác như H263

Hỗ trợ chuẩn T120 trong việc truyền file, và chia sẻ ứng dụng

Cho phép sinh viên lưu lại bài giảng của giáo viên lên máy tính.

145

Page 158: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACF Admissions Confirm

AFC Application Foudation Code

API Application Program Interface

ASIC Application Specific Integrated Circuit

ASR Automatic Speech Recognization

ARJ Admissions Reject

ARQ Admissions Request

BCF Bandwidth Confirm

BRJ Bandwidth Reject

BRQ Bandwidth Request

CP Control Processor

CT Computer Telephony

DCF Disengage Confirm

DNI Digital Network Interface

DTMF Dual-Tone MultiFrequency

DRJ Disengage Reject

DRQ Disengage Request

GCF Gatekeeper Confirmation

GK Gatekeeper

GCF Gatekeeper Confirm

GRJ Gatekeeper Reject

GRQ Gatekeeper Request

GW Gateway

IRQ Information Request

IRR Information Request Response

ISDN Integrated Services Digital Network

IE Information Element

146

Page 159: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

IP Internet Protocol

LCF Location Confirm

LRJ Location Reject

LRQ Location Request

LAN Local Area Network

MC Multipoint Controller

MCU Multipoint Control Unit

MP Multipoint Processor

MMA Mediastream Management ASIC

PC Personal Computer

PCM Pulse Code Modulation

PDU Protocol Data Unit

QoS Quality of Service

RAS Registration, Admission and Status

RIP Request In Progress

RRJ Registration Reject

RRQ Registration Request

RTCP Real-time Transport Control Protocol

RTOS Real-Time Operating System

RTP Real-time Transport Protocol

SCN Switched Circuit Network

SP Signal Processor

TCP Transport Control Protocol

TSAP Transport Service Access Point

TSP Telephone Service Provider.

UDP User Datagram Protocol

UCF Unregistration Confirm

URJ Unregistration Reject

URQ Unregistration Request

147

Page 160: Day hoc truc tuyen tren mang internet

KHOA CNTT –

ĐH KHTN

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1] ITU-T Recommendation H.323 Series H

[ 2] ITU-T Recommendation H.245

[ 3] ITU-T Recommendation H.225.0

[ 4] ITU-T Recommendation H.323

[ 5] ITU-T Recommendation H.261

[ 6] ITU-T Recommendation G.723.1

[ 7] ITU-T Recommendation G.729

[ 8] ITU-T Recommendation G.711

[ 9] A Primer on the H.323 Series Standard

[ 10] A Primer on the T.120 Series Standard

[ 11] OpenH323 Library

[ 12] www.OpenH323.org

148