ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘirepository.vnu.edu.vn/bitstream/vnu_123/5095/1/01050002658.pdf ·...

12
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI KHOA SAU ĐẠI HC NGUYN KIM HOÀN ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CA GII PHÁP GIM PHÁT THI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA XLÝ CHT THI RN BÃI CHÔN LẤP NAM SƠN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dn khoa hc: TS. Đỗ Nam Thng HÀ NI 2015

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN KIM HOÀN

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT

THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA XỬ LÝ CHẤT

THẢI RẮN Ở BÃI CHÔN LẤP NAM SƠN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Nam Thắng

HÀ NỘI – 2015

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................... i

............................................ iii

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... v

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .......................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài ...................................................................... 2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2

5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 3

6. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3

8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁCH TIẾP

CẬN LỢI ÍCH CỦA PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ........................ 7

1.1 Tổng quan chất thải rắn, phƣơng pháp xử lý và phát thải khí nhà kính do

chất thải rắn ................................................................................................................ 7

1.1.1 Chất thải rắn ..................................................................................................... 7

1.1.2 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn .......................................... 11

1.2.3 Thách thức trong xử lý chất thải rắn .............................................................. 14

1.2. Tổng quan về đánh giá các lợi ích của việc xử lý chất thải rắn .................... 15

1.2.1 Sự cần thiết của việc đánh giá các lợi ích của hoạt động ứng phó với biến đổi

khí hậu ..................................................................................................................... 15

1.2.2 Tiềm năng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải rắn ở Việt Nam .. 17

1.2.3 Các lợi ích của việc giảm phát thải khí nhà kính do quản lý chất thải rắn .... 19

1.3 Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu .................................................... 21

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 21

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài. .......................................................................... 29

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

ii

CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ LƢỢNG HÓA CÁC LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP

GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA QUẢN LÝ CHẤT THẢI

RẮN Ở BÃI CHÔN LẤP NAM SƠN ........................................................................ 36

2.1. Giới thiệu chung về bãi chôn lấp Nam Sơn .................................................... 36

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 36

2.1.2 Công suất thiết kế .......................................................................................... 36

2.1.3 Quy mô các hạng mục trong quy hoạch Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn ... 36

2.1.4 Các công trình chính của Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. .............. 38

2.1.5 Quá trình hoạt động và quản lý bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt ................... 39

2.1.6 Công nghệ chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại bãi Nam Sơn: ......................... 40

2.1.7 Hiện trạng môi trường khu vực ..................................................................... 42

2.2 Xác định và lƣợng hóa các lợi ích ở bãi chôn lấp Nam Sơn ........................... 45

2.2.1. Lợi ích giảm phát thải khí Methane .............................................................. 45

2.2.2 Lợi ích .............................. 49

........................................................ 54

2.2.4 Lợi ích về sức khỏe ........................................................................................ 56

2.2.5 Lợi ích về môi trường ................................................................................... 58

CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................. 64

3.1 Đánh giá các lợi ích ............................................................................................ 64

3.2 Đề xuất các giải pháp ......................................................................................... 67

3.2.1 Về Chính sách ................................................................................................ 67

3.2.2 Về đầu tư tài chính ......................................................................................... 68

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 72

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) vào khí quyển là một trong những mục tiêu

quan trọng nhằm giảm nhẹ Biến đổi khí hậu. Nhằm thực hiện mục tiêu này ngày

21/11/2012 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 1775/QĐ-TTg phê duyệt Đề án

quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ

carbon ra thị trường thế giới, mục tiêu của Dề án là quản lý phát thải khí nhà kính

nhằm thực hiện công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và các điều

ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế

trong nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính năm 2010 của Việt Nam thì lĩnh vực chất

thải rắn đóng góp đáng kể lượng phát thải các khí nhà kính, trong đó đáng quan tâm là

khí thải từ các bãi chôn lấp. Chính vì vậy, việc quản lý chất thải rắn theo hướng bền

vững là một trong mười nhiệm vụ chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

trong Quyết định Số 2139 /QĐ-TTg ngày 5/12/2011 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia

về biến đổi khí hậu. Theo đó cần chú ý quy hoạch quản lý chất thải, tăng cường năng

lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm phát thải khí

nhà kính.

Ở Việt Nam đã có nhiều giải pháp trong việc tích hợp giảm phát thải khí nhà

kính từ quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trong đó có các giải pháp thu hồi khí CH4

từ các bãi chôn lấp và sử dụng nó. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chưa có phân tích

về các lợi ích đi kèm về môi trường và lợi ích kinh tế khác của nó. Vì vậy, việc triển

khai các giải pháp còn chậm, do chưa cung cấp được đầy đủ thông tin cho các nhà ra

quyết định.

Cách tiếp cận lợi ích kép là một giải pháp hiệu quả góp phần hỗ trợ các nhà

quản lý, nhà hoạch định trong việc ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực quản lý chất thải

rắn, vừa đạt mục tiêu giảm phát thải KNK vừa đạt mục tiêu bảo vệ môi trường. Cách

tiếp cận này ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm nhằm xác định lợi ích tổng hợp

của các phương án ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn là một vấn

đề mới mẻ đối với Việt Nam, do đó nhiều lợi ích tiềm năng về môi trường và kinh tế

của các chính sách ứng phó với BĐKH chưa được biết tới. Chính vì vậy, rất cần có các

nghiên cứu làm rõ cách tiếp cận này cũng như lượng hóa các lợi ích đi kèm về kinh tế

và môi trường của chính sách về BĐKH.

Hiện nay, Dự án thu hồi và sử dụng khí Methane từ bãi chôn lấp Nam Sơn tại

Hà Nội là một trong 3 dự án trong lĩnh vực chất thải rắn của Việt Nam được Ban điều

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

2

hành Dự án Cơ chế phát triển sạch (EB) chấp nhận là dự án CDM. Hoạt động của dự

án sẽ từng bước nâng cao công tác quản lý tổng thể bãi rác và giảm được những tác

động tiêu cực về mặt môi trường do các quá trình phải thải khí bãi rác. Dự án sẽ mang

lại các lợi ích kép như giảm thiểu và ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu và giảm

nguy cơ cháy nổ do kiểm soát lượng phát thải khí Methane; Ngăn chặn sự phát sinh

các mùi khó chịu gây ra bởi việc phát thải khí bãi rác vào môi trường, nâng cao chất

lượng môi trường vì khí bãi rác được hệ thống thu gom và được kiểm soát; Việc phát

điện từ dự án sẽ giảm thiểu lượng nhập khẩu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, ngoài ra

dự án sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội thông qua việc phát triển công nghệ

thu gom và sử dụng khí tiên tiến; tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả xin đề xuất đề tài: „„Đánh giá lợi ích của

giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp

Nam Sơn, Hà Nội‟‟.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định và lượng hóa được các lợi ích đi kèm (bao gồm doanh thu tiềm năng

từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CER, lợi ích môi trường, lợi ích kinh tế đi kèm

khác) của các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK thông qua cải thiện xử lý chất thải rắn.

- Đề xuất được các giải pháp chính sách nhằm tích hợp lợi ích về môi trường

trong quá trình hoạch định chính sách về BĐKH và bảo vệ môi trường..

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài

- Góp phần rà soát, tổng hợp các nghiên cứu trước đây về các giải pháp giảm

phát thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn và các lợi ích đi kèm khác.

- Góp phần làm rõ các lợi ích đi kèm khác của giải pháp giảm nhẹ phát thải khí

nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn trong đó có các lợi ích về môi trường. Đây là

nhóm lợi ích dễ bị bỏ qua khi đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp,

chính sách vì khó đo lường, lượng hóa dưới dạng tiền tệ.

- Kiến nghị một số giải pháp chính sách thúc đẩy việc triển khai mở rộng mô

hình xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi khí methane trên phạm vi cả nước.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào việc

phân tích, đánh giá lợi ích về kinh tế và môi trường đi kèm đối với các giải pháp giảm

nhẹ BĐKH trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá lợi ích đi kèm về kinh tế và môi

trường của các giải pháp giảm nhẹ BĐKH mang lại ở thời điểm hiện tại.

+ Phạm vi không gian: Tại bãi chôn lấp Nam Sơn, Hà Nội.

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

3

+ Phạm vi thời gian: Các số liệu và cơ sở dữ liệu sẽ được đưa vào nghiên cứu từ

năm 2010 – 2014 (thời điểm mà dự án "Thu hồi và sử dụng khí thải từ các bãi chôn lấp

Nam Sơn‟‟ được EB công nhận là dự án CDM).

5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Đánh giá lợi ích về môi trường của giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong xử lý

chất thải rắn.

- Nghiên cứu, tiến hành lượng hóa một số giá trị lợi ích có thể được lượng hóa

dưới dạng tiền tệ. Các lợi ích được lượng hóa được tập trung vào lợi ích môi trường,

tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính, lợi ích kinh tế đi kèm khác.

6. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá lượng khí CO2 tương đương có thể giảm thiểu thông qua

xử lý chất thải rắn.

Nội dung 2: Đánh giá các lợi ích

- Lợi ích giảm phát thải khí nhà kính, Doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng

chỉ giảm phát thải (CER);

- Lợi ích của việc tạo ra năng lượng điện, Doanh thu từ việc bán điện;

- Lợi ích về sức khỏe thông qua giảm số ca bệnh khi thực hiện dự án;

- Lợi ích về môi trường;

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung trên đ ụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phƣơng pháp thống kê

Nghiên cứu sử dụng các số liệu, dữ liệu thống kê về thực trạng hiện tại và dự

báo tiềm năng phát sinh chất thải trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phục vụ cho quá

trình tính toán lượng phát thải KNK phát sinh và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ với

BĐKH trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Phƣơng pháp kế thừa

Nghiên cứu kế thừa các phương pháp luận, số liệu, dữ liệu, mô hình tính toán,

phương pháp lượng hóa của các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã được thực

hiện trước đó để vận dụng trong việc xây dựng quy trình tính toán và lượng hóa được

các lợi ích đi kèm về kinh tế và môi trường của các giải pháp giảm nhẹ với BĐKH

trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị.

- Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analysis)

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) là một phương pháp được dùng

để nhận dạng, lượng hóa bằng tiền tất cả cái “được” và “mất” tiềm năng từ một dự án

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

4

nhất định nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã

hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách. Đánh giá các lợi

ích và chi phí sẽ giúp cung cấp cho các chính sách các số liệu kinh tế để đưa ra các

quyết định về các chính sách giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dựa vào thị trường và phương pháp phi

thị trường để lượng hóa các giá trị lợi ích kép trong đó có lợi ích về môi trường và lợi

ích kinh tế khác đi kèm do dự án mang lại. Các phương pháp được sử dụng trong

nghiên cứu như: phương pháp chi phí bệnh tật (COI); phương pháp chuyển giao lợi ích

(Benefit Transfer). Phương pháp giá thị trường (Market based Approach).

+ Phương pháp chuyển giao lợi ích(Benefit Transfers - BT)

Phương pháp chuyển giao lợi ích để định giá các giá trị đơn vị của các chỉ số lợi

ích đi kèm khác. Chuyển giao lợi ích (Benefit Transfers - BT) là phương pháp chuyển

giao lợi ích kinh tế đã được ước lượng tại một “địa điểm nghiên cứu đến một địa điểm

mới, có đặc điểm tương đồng với “địa điểm nghiên cứu” (gọi là “địa điểm chính

sách”). Giá trị được chuyển giao nếu cần sẽ được điều chỉnh cho phù hợp tùy vào mức

độ tương đồng về tác động của môi trường của chính sách hay dự án giữa hai địa điểm

nghiên cứu” và “địa điểm chính sách”.

Có 3 phương pháp chính để thực hiện chuyển đổi giá trị: (1) Chuyển đổi các giá

trị đơn vị trung bình; (2) Chuyển đổi các giá trị đơn vị hiệu chỉnh; (3) Chuyển đổi các

hàm cầu.

+ Phương pháp Chi phí bệnh tật (Cost of illness)

Phương pháp chi phí bệnh tật (Cost of illness) được thực hiện trong các trường

hợp sự thay đổi hàng hóa hay dịch vụ môi trường có tác động đến sức khỏe của con

người. Ví dụ, lợi ích đi kèm của chính sách BĐKH là giảm ô nhiễm không khí sẽ làm

giảm số ca bệnh liên quan đến hô hấp.

Các bước thực hiện gồm 2 bước

Bước 1: Thiết lập mối quan hệ giữa thay đổi của hàng hóa hay dịch vụ môi

trường với tác động đến sức khỏe con người thông qua hàm số liều lượng - đáp ứng.

Ví dụ, nếu ô nhiễm không khí giảm 1 microgram/m3 PM10 thì số ca bệnh liên quan

đến hô hấp giảm xuống là bao nhiêu.

Bước 2: Ước lượng giá trị kinh tế cho sự thay đổi của hàng hóa hay dịch vụ môi

trường được đánh giá bằng chi phí y tế để chữa trị bệnh.

+ Phương pháp giá thị trường (Market based Approach)

Là phương pháp dựa vào giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ là giá mua, bán,

giao dịch theo thỏa thuận đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giữa người mua và

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

5

người bán trong điều kiện thương mại bình thường (việc mua bán được tiến hành khi

các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không xẩy ra những đột biến do chịu tác động

của thiên tai, địch họa, suy thoái kinh tế... ; các thông tin, cung, cầu, giá cả hàng hóa,

dịch vụ được thể hiện công khai trên thị trường). Giá phổ biến trên thị trường của hàng

hóa, dịch vụ là giá mua, bán theo thỏa thuận và là mức giá có số lần xuất hiện nhiều

nhất trên thị trường đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó.

- Mô hình, kỹ thuật tính toán

Nghiên cứu sử dụ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

(IPCC) (2006) để tính toán lượng phát thải KNK và lượng giảm phát thải KNK. Nghiên

cứu cũng sử dụng công cụ xác định lượng phát thải giảm được so với việc thải bỏ rác

thải tại nơi thải bỏ chất thải rắn trong phương pháp luận ACM0001 của UNFCCC.

8. Cấu trúc luận văn

Bên cạnh các phần theo quy định của khoa sau đại học luận văn được cấu trúc

thành ba chương như sau:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về xử lý chất thải rắn và cách tiếp cận lợi ích của

phƣơng pháp xử lý chất thải rắn.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về xử lý chất thải rắn và lý thuyết về cách tiếp cận

tính toán lợi ích của các hoạt động ứng phó với BĐKH. Chương này đề cập đến nội

dung như: khái niệm, phạm vi, phương pháp xử lý và thách thức trong xử lý chất thải

rắn đô thị. Ngoài ra, chương này cũng phân tích sự cần thiết của việc đánh giá các lợi

ích của hoạt động xử lý chất thải rắn và các lợi ích tiềm năng của việc thực hiện các

giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông quan xử lý chất thải rắn.

Trong chương này cũng trình bày những công trình nghiên cứu trong nước và

ngoài nước có liên quan đến đề tài hoặc cùng hướng nghiên cứu với đề tài. Đánh giá

những kết quả đã đạt được đồng thời chỉ ra được những hạn chế, tồn tại trong kết quả

nghiên cứu của các đề tài này.

Chƣơng 2. Xác định và tính toán các lợi ích của giải pháp giảm phát thải

khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn ở bãi chôn lấp Nam Sơn, Hà Nội

Chương này giới thiệu chung về địa điểm nghiên cứu và hoạt động giảm phát

thải khí nhà kính thông qua xử lý chất thải rắn (Dự án thu hồi và sử dụng khí thải từ

bãi chôn lấp Nam Sơn). Tiềm năng phát thải KNK và các giải pháp trong quản lý chất

thải tại BCL Nam Sơn. Chương này tập trung đánh giá lợi ích đi kèm về kinh tế và

môi trường của giải pháp thu hồi và sử dụng khí thải từ bãi chôn lấp Nam Sơn. Quy

trình đánh giá bao gồm xác định lợi ích và lượng hóa các lợi ích dưới dạng tiền tệ.

Trong phần xác định lợi ích tác giả xác định các lợi ích mà việc thực hiện giải pháp

giảm nhẹ với BĐKH có thể mang lại bao gồm cả lợi ích về môi trường cũng như các

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

6

lợi ích kinh tế đi kèm. Tác giả tiến hành lượng hóa các lợi ích dưới dạng tiền tệ, trong

đó tập trung vào các lợi ích về doanh thu tiềm năng từ việc bán chứng chỉ giảm phát

thải KNK, Lợi ích về môi trường, lợi ích kinh tế đi kèm khác (năng lượng, quỹ đất…).

Chƣơng 3. Đánh giá lợi ích và đề xuất các giải pháp

Chương này đánh giá khi thực thi các chính sách về giảm phát thải KNK sẽ tạo

ra các lợi ích khác đi kèm bao gồm các lợi ích về kinh tế; lợi ích môi trường v.v… Cụ

thể là việc tăng cường quản lý CTR sẽ dẫn đến 3 nhóm lợi ích chính sau: (1) Doanh

thu tiềm năng từ bán chứng chỉ giả t thải; (2) Lợi ích về môi trường; (3) Lợi ích

kinh tế đi kèm khác gồm doanh thu từ việc bán năng lượng.

Chương này xem xét tổng thể các lợi ích nhằm thấy được tỷ trọng đóng góp và

cơ cấu phần lợi ích trong tổng thể lợi ích của giải pháp mang lại.

Trên cơ sở kết quả tính toán ở chương 2, chương này đưa ra một số đề xuất về

chính sách nhằm tích hợp lợi ích đi kèm về môi trường và kinh tế trong các chính sách

về BĐKH.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁCH TIẾP

CẬN LỢI ÍCH CỦA PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN.

1.1 Tổng quan chất thải rắn, phƣơng pháp xử lý và phát thải khí nhà kính do

chất thải rắn

1.1.1 Chất thải rắn

1.1.1.1 Khái niệm

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn

thông thường và chất thải rắn nguy hại. [5]

Chất thải rắn thông thường: là các loại chất thải rắn đô thị, chất thải rắn công

nghiệp không chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức

có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các

tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và

các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường

và sức khỏe con người.

Chất thải rắn đô thị là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu

vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải

được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà

thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được

gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công

nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là

chất thải rắn công nghiệp. [5]

Trong đề tài này nghiên cứu chính là về chất thải rắn đô thị, các nội dung liên quan

đến nguồn gốc phát sinh, thành phần, đặc điểm, tính chất là của chất thải rắn đô thị.

1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn nói chung phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau đây: các hộ gia

đình, các trung tâm thương mại, các cơ quan, các công trường xây dựng, dịch vụ công

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ (2010). Báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010

2. Bộ (2011). Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất

thải rắn.

3. Bộ (2013). Báo cáo môi trường quốc gia 2013: môi

trường không khí.

4. Bộ xây dựng (2013). Tổng hợp hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn trên toàn quốc.

5. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

6. Nguyễn Đình Hương (2006). Giáo trình kinh tế chất thải. NXB Giáo dục

7. Nguyễn Nguyệt Nga (2012). Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc giảm thải khí nhà

kính từ chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí môi trường số 3/2012

8. Lê Thị Kim Oanh (2014). Công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị - khả năng ứng

dụng tại các nước đang phát triển. Tạp chí môi trường 4/2014

9. Nguyễn Văn Phước (2012). Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị

lớn theo hướng phát triển bền vững. Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học

Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

10. Tạp chí môi trường (2013). Mô hình xử lý CTR sinh hoạt liên hoàn hiện đại tại

Hàn Quốc.

11. Nguyễn Phúc Thanh, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyên Võ Châu

Ngân (2012). Đánh giá tác động của các phương pháp xử lý rác thải đô thị vùng

đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ số 1 năm 2012

12. (2014).

Chương trình

KHCN cấp nhà nước KHCN-BĐKH/11-15

13. Trần Ngọc Tuấn, Thân Thị Ánh Điệp (2014). Đánh giá giảm phát thải khí nhà

kính của phương pháp ủ so với chôn lấp chất thải rắn ở thành phố Huế. Tạp chí

khoa học và công nghệ, Trường Đại học Huế

14. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường –

CENTEMA (2007). Đánh giá khả năng sinh khí và tái sinh năng lượng của bãi

chôn lấp Đông Thạnh và Phước Hiệp và nghiên cứu các tác động do hoạt động

của dự án thu khí và tái sinh năng lượng theo cơ chế phát triển sạch CDM đến

môi trường.

15. Quyết định Số 2139 /QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ Tướng Chính phủ về Phê

duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5095/1/01050002658.pdf · quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt

73

16. Quyết định Số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về phê

duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động

kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới

17. Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc

ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020

Tài liệu tiếng anh

18. CERs and ERUs market as from 2013- Emisions EUETS.com

19. IPCC (2006). Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories

20. EPA, Clean Energy Strategies for Local Governments - Landfill Methane

Utilization, 2008

21. IPCC (2006). Default CO2 emission factors for combustion. Volume 2: Energy,

Table 1.4

22. Ministry of Environment and Natural Resources; World Bank; Waste-Econ

Project (2004)

23. Sarah A, Foster and Paul C. Chrostowski. Methods For Addressing Public Health

Concerns At Municipal Solid Waste Landfills QEP CPF Associates, Inc.

24. The Department of the Environment, Water, Heritage and the Arts - BDA Group

(2009). The full cost of landfill disposal in Australia

25. World Bank (2009). Potential Climate change mitigation opportunities in waste

management sector in Vietnam

26. World Bank (2012). Economic Assessment of Sanitation Intervention in Vietnam